2- Yếu t t mình nơi Thi Đim Maria

Yếu tố thứ hai của Thời Điểm Maria này liên quan trc tiếp đến đặc ân Vô Nhim Nguyên Ti M Maria. Đúng thế, mối liên hệ mật thiết giữa Paris (1830), Lộ Đức (1858) và Fatima (1917) là ở đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria. Ở Paris, Mẹ xin Chị Thánh Catherine Laboure làm một mẫu ảnh có hàng chữ “Ôi Maria, ly M Vô Nhim Nguyên Ti, xin cu cho chúng con là k chy đến cùng M”. Ở Lộ Đức, Mẹ đã tự xưng với Chị Thánh Bernadette là thụ khải nhân thiếu niên mấy lần hỏi tên của Mẹ, rằng “MĐấng đầu thai vô nhim nguyên ti”. Ở Fatima, vào lần hiện ra thuư ba 13/7, Mẹ Maria đã tiết lộ chính cốt lõi của tất cả Bí Mật Fatima 3 phần là: “Thiên Chúa mun thiết lp lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhim Nguyên Ti M trên thế gii”, một Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội, mà vào lần hiện ra thứ hai 13/6, ba Thiếu Nhi Fatima là Lucia, Phanxicô và Giaxinta đã được chính Mẹ Maria tỏ cho thấy bị một vòng gai nhọn quấn chung quanh, và vào ngày 10/12/1925, riêng chị Lucia, (bấy giờ đã là một nữ tu ở Dòng Đôrôthêu ở Thành Tuy nước Tây Ban Nha), còn được thấy một lần nữa cũng hình ảnh lần đầu này, sau đó chị đã được Chúa Hài Đồng và Mẹ cùng kêu gọi hãy làm việc đền tạ để rút những gai nhọn ấy ra.

Tại sao Thời Điểm Maria có mầu sắc và nặng yếu tố Vô Nhiễm Nguyên Tội như thế? Câu trả lời được tìm thấy ngay nơi bối cảnh lịch sử của Thời Điểm Maria, nhất là những gì liên quan tới yếu tố căn nguyên về ý hệ làm biến đổi tâm thức và xã hội loài người được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhận định và phân tích, (như đã được trích dẫn trên đây), trong tác phẩm cuối đời mang tựa đề “Hi Nim và Căn Tính” như một di chúc cho riêng Âu Châu và chung văn minh Tây phương. Yếu tố căn nguyên về ý hệ này đó là tâm trạng con người, sau Thời Minh Tri, như được “giác ngộ” và bừng tỉnh ý thức được nhân tính, nhân phẩm và nhân quyền của mình, đã tỏ ra hết cỡ muốn lên giống như Thiên Chúa, trong việc toàn quyền định đoạt lành dữ theo ý mình. Chính vì tâm trạng muốn nên bằng Thiên Chúa này của mình mà hai nguyên tổ mới sa ngã, mới có vấn đề nguyên tội, thứ nguyên tội mà chỉ một mình Mẹ Maria duy nhất được gìn giữ cho khỏi vướng mắc ngay từ khi vừa được hoài thai, và là một đặc ân cho thấy Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa nơi loài người, một ơn cứu độ được hoàn toàn viên trọn nơi Mẹ Maria, một Trinh Mẫu đầy ơn phúc chẳng những vì được Thiên Chúa ở cùng mà còn nhờ đức tin tuân phục của Mẹ, liên lỉ đáp ứng mọi tác động thần linh được tỏ ra cho Mẹ nơi Chúa Giêsu Kitô Con Mẹ, cho tới khi Mẹ đứng kề bên thập giá của Người. Như thế, nơi Mẹ Maria, đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội chẳng những liên quan tới Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa mà còn tới đức tin tuân  phục của Mẹ nữa. Đó là lý do, Thời Điểm Maria đã lên tới tuyeêt đỉnh ở Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, một biến cố cho thấy Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, vì “Trái Tim” ở đây biểu hiệu cho đức tin tuân phục của Mẹ đáp ứng mạc khải thần linh, được thể hiện và hiện thực nơi đặc ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội”. Loài người đã được cứu độ chẳng những bởi công Ơn Cứu Chuộc của Chúa Kitô mà còn nhở đức tin tuân phục Đồng Công của Mẹ Maria Vô Nhiễm nữa. Đó là lý do, ở Fatima, Mẹ đã cho biết: “MĐức Bà Mân Côi” (13/10/1917) và “Trái Tim Vô Nhim Nguyên Ti M là nơi cho con nương náu và là đường đưa con đến vi Thiên Chúa” (13/6/1917).
Tuy La Salette không thấy chi tiết nào đề cập tới những lời Mẹ Maria trực tiếp nói tới đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, như ở 3 kia, nhưng gián tiếp cũng cho thấy như vậy. Gián tiếp ở đây, trước hết, nơi cảm nhận của Melanie về đôi mắt tuyệt trần của Mẹ Maria hai lần như sau: “Đôi mắt của Vị Trinh Nữ Rất Thánh, Người Mẹ Ngọt Ngào của chúng ta, không thể nào diễn tả được bằng ngôn ngữ loài người. Để nói về cặp mặt ấy, bạn cần đến một thiên thần seraphim, bạn cần còn hơn thế nữa, cần đến ngôn ngữ của chính Thiên Chúa, của Vị Thiên Chúa đã hình thành Đức Trinh Nữ vô nhim là tuyệt tác của quyền toàn năng Ngài… Tôi càng nhìn thì càng muốn thấy; tôi càng thấy thì càng kính mến Người và kính mến Người hết sức mình. Đôi mắt của V Vô Nhim tuyệt vời này giống như của vào Vương Quốc của Thiên Chúa…”

La Salette còn gián tiếp liên quan tới đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria là vì tâm trạng sầu thương của Mẹ trước tội lỗi của Kitô hữu. Thật vậy, nếu ở Fatima, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria được tỏ cho thấy qua hình ảnh bị vòng gai nhọn quấn chung quanh, tiêu biểu cho niềm đau nhức nhối của Mẹ trước tội lỗi thành phần Kitô hữu vô ơn bội nghĩa, thì ở La Salette, Mẹ Maria thực sự đã khóc. Trong tập tự thuật của mình, Melanie đã cho biết Mẹ khóc ngay lúc vừa hiện ra với em và Maximin ngày 19/9/1946 như sau: “… Tôi đã thấy một người nữ tuyệt đẹp ngồi trên nóc của cái Thiên Đàng chúng tôi đã làm, hai tay ôm lấy đầu… Khi tôi tới gần Người Nữ Tuyệt Đẹp ấy, đứng ở phía trước về bên tay phải, thì Người bắt đầu lên tiếng nói với những giọt lệ cũng bắt đầu tuôn ra từ đôi mắt tuyệt vời của Người… Vị Trinh Nữ Thánh này đã khóc hầu như suốt thời gian Người nói với tôi. Những giọt nước mắt của Người đã nhẹ nhàng tiết ra, từng giọt một, nhỏ xuống đầu gối của Người, đoạn, như những tia sáng, chúng đã biến đi. Chúng lấp lánh và tràn đầy yêu thương. Tôi muốn an ủi Người và chặn lại những giọt nước mắt của Người. Thế nhưng, tôi cảm thấy rằng Người cần phải khóc để chứng tỏ hơn nữa cho con người thấy rằng họ đã quên đi mất tình yêu của Người rồi. Tôi muốn gieo mình vào vòng tay của Người mà nói cùng Người rằng: ‘Mẹ nhân ái ơi, xin đừng khóc nữa! Con muốn yêu mến Mẹ thay cho tất cả mọi người trên  trái đất này’. Thế nhưng, bấy giờ dường như Mẹ đã nói cùng tôi rằng: ‘Có quá nhiu người chng nhn biết M gì hết!’” Đến đây, qua lời này của Mẹ Maria ở La Salette, theo như cảm nhận của Melanie, chúng ta thấy rất hợp với Bí Mật Fatima, chẳng những liên quan tới việc “Thiên Chúa muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”, mà còn tới sứ vụ Thánh Mẫu của chị Lucia là “Chúa Giêsu mun dùng con để làm cho Mđược nhn biết và yêu mến”.