“Cu Kinh Mân Côi hng ngày”
- Ci Thin Đời Sng và Tôn Sùng Mu Tâm

Cứ coi như Fatima có 3 Mệnh Lệnh đi, thì mệnh lệnh Cầu Kinh Mân Côi là mệnh lệnh bao gồm và thể hiện hai mệnh lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm và Cải Thiện Đời Sống. Cầu Kinh Mân Côi không phải là việc tỏ ra Tôn Sùng Mẫu Tâm hay sao, khi chúng ta nhận biết và yêu mến Mẹ nơi phần đầu của Kinh Kính Mừng: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc…”? Cầu Kinh Mân Côi cũng không phải là việc tỏ ra ước nguyện muốn cải thiện đời sống, muốn được cứu rỗi hay sao, nơi phần cuối của Kinh Kính Mừng: “… cầu cho chúng con là kẻ có tội”.

Kinh Mân Côi ở Fatima và theo chiều hướng Fatima liên quan tới mệnh lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm còn ở chỗ nó là một cách thức để Đền Tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ hết sức hiệu nghiệm nữa, nhờ đó, đối với riêng thành phần đền tạ Mẹ thì quả như Mẹ đã hứa cùng Thiếu Nhi Fatima Lucia vào lần hiện ra thứ hai 13/6/1917 rằng: “Trái Tim Vô Nhim Nguyên Ti M là nơi cho con nương náu và là đường đưa con đến cùng Thiên Chúa”.

Đúng thế, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, như Mẹ đã tỏ cho 3 Thiếu Nhi Fatima thấy lần đầu tiên vào lần hiện ra thứ hai 13/6/1917, không phải là Trái Tim Đau Thương, trái tim bị một lưỡi gươm xuyên thấu, như lời tiên tri của vị tư tế lão thành Simeon (x Lk 2:35), mà là một trái tim bị quấn chung quanh bởi một vòng gai, tiêu biểu cho những tội vô ơn và lộng ngôn của thành phần vong ân bội nghĩa hằng liên lỉ đâm vào, như được Mẹ cùng với Chúa Hài Đồng hiện ra cho chị Lucia biết tại Pontevedra nước Tây Ban Nha biết vào ngày 10/12/1925, và Mẹ đã kêu gọi chị “ít là con hãy an ủi Mẹ bằng cách rút những gai nhọn ấy ra”.

Biến cố hậu Fatima lần đầu này đã được chị Lucia thuật lại rằng Chúa Hài Nhi đã kêu gọi chị trước như sau: "Con hãy thương cảm Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Rất Thánh của con đã bị gai nhọn cuốn quanh do những vô ơn bội nghĩa hằng giây hằng phút đâm tan nát mà chẳng có ai làm việc đền tạ để rút những gai ấy ra". Rồi Mẹ Maria cũng kêu gọi chị Lucia rằng: "Hỡi con yếu dấu, con hãy nhìn Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ bị gai nhọn cuốn chung quanh mà những kẻ vô ơn bội nghĩa hằng đâm nát từng giây từng phút bởi tôi lộng ngôn và vô ơn của họ. Ít là con, con hãy gắng an ủi Mẹ. Mẹ hứa sẽ phù giúp, trong giờ lâm tử, bằng những ơn cần thiết đến phần rỗi, cho những ai, trong năm ngày thứ bảy đầu tháng liên tiếp, xưng tội và rước lễ, lần hạt 50 kinh Mân Côi và suy gẫm 15 phút 15 mầu nhiệm Mân Côi, với ý đền tạ Mẹ".

Việc “cầu kinh Mân Côi hằng ngày”, như thế, đối với thành phần Thiếu Nhi Fatima hay Tông Đồ Fatima, còn là việc đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria. Ở chỗ, để đền tạ những “tội lộng ngôn”, chúng ta tuyên tụng “Kính mừng Maria đầy ơn Phúc…”; và để đền tạ những “tội vô ơn”, chúng ta suy gẫm những Mầu Nhiệm Mân Côi, như một tác động tâm nguyện đáp ứng chính lời Chúa Giêsu kêu gọi trong Bữa Tiệc Ly: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thày”. 

“Cu Kinh Mân Côi hng ngày” - Chia Lòng Chia Trí

Đúng thế, theo tinh thần và chiều hướng Thánh Thể, một Hiến Tế Thánh Giá, một Hiến Tế Tạ Ơn cần phải được liên lỉ cử hành để nhớ đến Chúa như Chúa muốn như thế, nhớ đến tình yêu vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa, Kinh Mân Côi có một tác dụng thần linh trong việc hiện thực nơi thành phần Kitô hữu sốt sắng “cầu kinh Mân Côi hằng ngày” chẳng những tình yêu Thiên Chúa mà còn cả đức tin tuân phục “đầy ơn phúc” của Mẹ Maria nữa, một đức tin tuân phục liên lỉ đáp ứng tình yêu của Chúa hết sức trọn lành. Phải chăng đó là một trong những lý do chính yếu Mẹ Maria đã kêu gọi cần phải “cầu kinh Mân Côi hằng ngày”?

Thế nhưng, để được như thế, tức để nhờ Kinh Mân Côi mà bản thân con người Kitô hữu, càng ngày càng được biến đổi, ở chỗ càng nên giống Chúa Kitô và Mẹ Maria hơn, càng Sống Chúa Kitô như Mẹ Maria hơn, như bánh và rượu trong Thánh Lễ được trở thành Mình Máu Chúa Kitô, thì họ phải “cu kinh Mân Côi hằng ngày” chứ không phải “đọc” Kinh Mân Côi hằng ngày. Bởi vì, tác động “cầu” ở đây liên quan tới cả tấm lòng, còn tác động “đọc” chỉ cho thấy những gì là môi miệng hời hợt bề ngoài vậy thôi. Đó là tất cả lý do tại sao Kitô hữu hay chia trí khi lần hạt Mân Côi nếu chỉ “đọc” mà không “cầu” kinh Mân Côi hằng ngày. Việt Nam ta có một nhận định rất chính xác ở chỗ này, khi nói “chia lòng chia trí”. Tức con người vì “chia lòng” trước mới “chia trí” sau, hay ngược lại, chính vì “chia lòng” mà chúng ta mới “chia trí”.

Bởi vậy, căn cứ vào nguyên tắc tâm lý hết sức thực tế “chia lòng chia trí” này, chúng ta có thể khẳng định về phương diện tu đức rằng: muốn lần hạt Mân Côi sốt sắng và có tối đa hiệu quả, Kitô hữu chúng ta cần phải có lòng với Chúa và Mẹ, nếu không muốn nói là “phải lòng” tình yêu Chúa và Mẹ. Không phải hay sao, một khi “lòng” của chúng ta chỉ còn duy một mình Chúa, ngoài ra không còn một tạo vật nào khác, như Mẹ Maria “không h biết đến nam nhân” (Lk 1:34), chỉ khao khát duy một mình Chúa, chỉ lấy Chúa là lẽ sống tuyệt đối và trên hết của cuộc đời mình, không thể nào sống mà thiếu Ngài, sẵn sàng từ bỏ mọi sự và chịu đựng mọi sự vì Ngài, nghĩa là Ngài hoàn toàn làm chủ tâm trí chúng ta, điều khiển cuộc đời chúng ta, thì thử hỏi chúng ta có chia trí khi cầu nguyện nói chung và khi lần hạt Mân Côi nói riêng hay chăng? Bấy giờ, việc lần hạt Mân Côi, hay những lời kinh nguyện được chúng ta bộc phát ra, chẳng khác gì như “mch nước vt lên s sng đời đời” (Jn 4:14), mang tính cách như “nhng li than khôn t” (Rm 8:26).
Tuy nhiên, thực tế sống đạo cho thấy, hiếm có tâm hồn lên đến bậc tu đức hiệp sinh cao cả như thế, để không bị chia trí hay ít bị chia trí khi cầu nguyện hay “cầu kinh Mân Côi hằng ngày”, để cả cuộc sống thường nhật của họ trở thành một cuộc liên lỉ nguyện cầu. Nếu cầu nguyện là khao khát thần linh, là giao tiếp với “Thiên Chúa là Thn Linh… trong Thn Linh và chân lý” (Jn 4:24), thì tâm hồn đã lên tới bậc tu đức hiệp sinh là tâm hồn chỉ biết “yêu mến Chúa hết lòng, hết linh hn, hết trí khôn và hết sc lc ca mình” (Mk 12:30), và tất cả mọi hành động và hoạt động của họ, trong đó có việc đọc kinh cầu nguyện, đều trở thành cơ hội cho họ bày tỏ hay bộc lộ lòng mến yêu Thiên Chúa hết mình của họ. Vậy nếu lòng của chúng ta còn quyến luyến trần gian, còn bị trần gian chi phối và làm chủ, còn bị đam mê nhục dục thu hút và sai khiến, thì không lạ gì hiện tượng chia trí hằng liên lỉ xẩy ra trong khi chúng ta cầu nguyện, nhất là khi chúng ta “đọc” Kinh Mân Côi. “Ca các con đâu thì lòng các con đó” (Mt 6:21) là như thế.

Ngoài ra, Kinh Mân Côi, tự bản chất, lại là thứ kinh nguyện dễ chia trí nữa. Ở chỗ, cứ đọc đi đọc lại hoài Kinh Kính Mừng. Trong khi đó, miệng thì đọc Kinh Kính Mừng chúc tụng Mẹ Maria, thì trí lại phải suy về Chúa Giêsu, một trạng thái cầu nguyện dường như ngược ngạo giữa khẩu nguyện (Kinh Nguyện Mân Côi) và tâm nguyện (Mầu Nhiệm Mân Côi). Bởi thế, vì chúng ta hầu hết chưa ai đạt đến bậc chiêm niệm cao siêu, và vì chính Kinh Mân Côi lại dễ chia trí, mà để “cầu kinh Mân Côi hằng ngày” một cách thích đáng và mang lại hiệu năng thần diệu hơn nữa, chúng ta cần phải làm cho có phương pháp, để ít là bớt chia trí hơn. Đó là phương pháp Cử Hành Mầu Nhiệm Mân Côi.