Chúa Giêsu Thánh Th
là Trng Tâm ca S Đip Fatima

Trên đây là những gì chứng minh cho chúng ta thấy Chúa Giêsu Thánh Thể thực sự là trọng tâm của toàn thể Biến Cố Fatima, kể cả giai đoạn tiền biến cố năm 1916, giai đoạn chính biến cố năm 1917 và giai đoạn hậu biến cố năm 1929 này. Đó là lý do, Chúa Giêsu Thánh Thể cũng là cốt lõi của cả Sứ Điệp Fatima nữa.
   
Chúa Giêsu Thánh Thể là cốt lõi của Sứ Điệp Fatima đối với Mệnh Lệnh Cải Thiện Đời Sống, ở chỗ con cái Giáo Hội, như lời Mẹ Maria trăn trối trước khi biến đi vào lần cuối cùng 13/10/1917: “đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, vì Người đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”.
   
Về chủ thể xúc phạm, nếu “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta” đây là Chúa Giêsu Thánh Thể, thì phạm nhân chính là thành phần Kitô hữu Công giáo. Bởi vì, Giáo Hội Công Giáo tin thờ Chúa Giêsu Thánh Thể hết sức đặc biệt, chẳng những qua việc cử hành Mầu Nhiệm Đức Tin là Thánh Lễ mà còn qua việc ban phát các Bí Tích Thánh. Do đó, Kitô hữu Công Giáo “xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta” khi họ không tin Người ngự trong Bí Tích yêu thương, không tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật hằng tuần nữa, coi thường các bí tích thánh, hay lên rước lễ với trọng tội trong mình v.v.
Về vấn đề xúc phạm, nếu căn cứ vào những chữ kết là “vì Ngài đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”, thì chúng ta có thể kết luận rằng, vấn đề xúc phạm đến Ngài không phải chỉ có những tội lỗi liên quan trực tiếp đến Thánh Thể hay Phụng Vụ mà thôi, do thành phần Kitô hữu Công giáo chúng ta gây ra cho Ngài, mà còn là tội lỗi của chung loài người đã xúc phạm đến Ngài như là một vị Thiên Chúa của loài người, một vị Thiên Chúa đã nhập thể làm người như họ trên thế gian, qua những vi phạm về đức bác ái, đến nhân quyền, đến sự sống v.v.
   
Về cả thành phần xúc phạm và vấn đề xúc phạm đến “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta” ở đây, còn được hiểu là thành phần Kitô hữu nói chung, và tội lỗi của họ phạm đến “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa”. Thành phần này, cùng với tội lỗi xúc phạm đến “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa” đây, là những người và những tội được Thiên Thần Hòa Bình dạy cho các em Thiếu Nhi Fatima vào lần hiện ra thứ nhất năm 1916 là thành phần Kitô hữu “không tin kính Chúa, không th ly Chúa, không trông cy Chúa và không yêu mến Chúa”.

Chưa hết, nếu “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta” đây là Chúa của cả Kitô hữu lẫn Mẹ Maria là Đấng đã kêu gọi chúng ta trước khi hoàn toàn kết thúc Biến Cố Fatima 1917 ấy, thì tội “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta” bị xúc phạm đây còn là những tội lộng ngôn và vô ơn của thành phần vong ân bội nghĩa, lăng nhục phạm thánh và thờ ơ lãnh đạm, như được chất chứa trong lời cầu đền tạ Thiên Thần dạy 3 Thiếu Nhi Fatima vào lần hiện ra thứ ba năm 1916 như sau:

"Các em hãy nhận lãnh Mình và uống Máu Chúa Kitô bị xúc phạm khủng khiếp bởi nhng ti vong ân bi nghĩa. Các em hãy đền bồi tội lỗi của họ và hãy an ủi Thiên Chúa của các em". Đoạn vị thiên thần này đã sấp mình trước Thánh Thể mà nguyện 3 lần rằng: "Lạy Chúa Ba Ngôi Chí Thánh là Cha và Con và Thánh Thần, con sấp mình thờ lạy Chúa. Con xin dâng lên Chúa Mình Máu châu báu, linh hồn và Thiên Tính của Chúa Giêsu Kitô đang hiện diện trong các nhà tạm trên khắp thế giới, để đền tạ nhng lăng nhc, phm thánh và thơ lãnh đạm mà chính Người đã phải chịu. Xin vì công nghiệp vô cùng của Thánh Tâm Chúa Giêsu và của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, xin Chúa ban cho các tội nhân ơn ăn năn hối cải".

Chúa Giêsu Thánh Thể là cốt lõi của Sứ Điệp Fatima đối với Mệnh Lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm, bởi vì, một trong những tội phạm đến Chúa Giêsu Thánh Thể đó là tội lộng ngôn và vô ơn phạm đến Mẹ Maria của Người, Người Mẹ đã ban cho Người huyết nhục, một huyết nhục đã tự hiến cho chung loài người và cho riêng Giáo Hội. Đó là lý do, trong giai đoạn Hậu Biến Cố Fatima, vào ngày 10/12/1925, Mẹ đã hiện ra với chị Lucia ở Pontevedra nước Tây Ban Nha khi chị đang tu tại dòng thánh Đôrôthêu. Mẹ hiện ra cùng với Chúa Hài Nhi, dưới chân Chúa có mây trời rực sáng làm bệ chân cho Người. Mẹ đặt tay lên vai chị, và chỉ cho chị một trái tim bị gai nhọn cuốn quanh được Mẹ cầm trên một bàn tay kia. Bấy giờ cả Chúa Hài Nhi và Mẹ Maria, thay phiên nhau lên tiếng nói với chị, Chúa Hài Nhi trước và Mẹ Maria sau, song cả hai Mẹ Con cùng nhau kêu gọi một điều.

Chúa Hài Nhi kêu gọi chị Lucia rằng: "Con hãy thương cảm Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Rất Thánh của con đã bị gai nhọn cuốn quanh do những vô ơn bội nghĩa hằng giây hằng phút đâm tan nát mà chẳng có ai làm việc đền tạ để rút những gai ấy ra". Mẹ Maria cũng kêu gọi chị Lucia như sau: "Hỡi con yếu dấu, con hãy nhìn Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ bị gai nhọn cuốn chung quanh mà những kẻ vô ơn bội nghĩa hằng đâm nát từng giây từng phút bởi tội lộng ngôn và vô ơn của họ. Ít là con, con hãy gắng an ủi Mẹ. Mẹ hứa sẽ phù giúp, trong giờ lâm tử, bằng những ơn cần thiết đến phần rỗi, cho những ai, trong năm ngày thứ bảy đầu tháng liên tiếp, xưng tội và rước lễ, lần hạt 50 kinh Mân Côi và suy gẫm 15 phút 15 mầu nhiệm Mân Côi, với ý đền tạ Mẹ". Như thế, một trong những dấu hiệu tỏ ra con người thực sự cải thiện đời sống, tức đừng xúc phạm đến Chúa Giêsu Thánh Thể nữa là hãy thật lòng Tôn Sùng Mẫu Tâm.

Chúa Giêsu Thánh Thể là cốt lõi của Sứ Điệp Fatima đối với Mệnh Lệnh Lần Hạt Mân Côi, là vì Cầu Kinh Mân Côi là một trong những cách chẳng những tỏ ra nhận biết và yêu mến Mẹ Maria, cùng đền tạ Mẹ Maria thích hợp nhất, mà còn là việc cùng Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô, “Đấng cứu chuộc tôi” (Lk 1:47) của Mẹ Maria, tức cùng Mẹ chúng ta nhận biết, mến yêu và đền tạ “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta”, Đấng đã tỏ mình cho chúng ta qua các Mầu Nhiệm Mân Côi. Đúng thế, nếu Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria hằng giây hằng phút bị những gai nhọn lộng ngôn và vô ơn đâm chọc bởi thành phần vô ơn bội nghĩa, thì việc cầu Kinh Mân Côi hằng ngày, như Mẹ Maria lần nào hiện ra ở Fatima cũng kêu gọi, thực sự là việc đền tạ Mẹ, ở chỗ, tuyên xưng “Kính mừng Maria đầy ơn phúc… Thánh Maria Đức Mẹ Chúa trời” để đền bù lại những tội lộng ngôn phạm đến Mẹ; và ở chỗ, suy niệm các Mầu Nhiệm Mân Côi, tức tưởng nhớ đến những gì Vị Thiên Chúa Nhập Thể và Vượt Qua đã làm cho loài người, một tác động bày tỏ lòng tri ân cảm tạ Người, để bù lại những tội vô ơn của con cái Giáo Hội.

Nguyên việc nhận biết và yêu mến Mẹ Maria cùng đền tạ Mẹ qua việc thực lòng và trung thành liên lỉ cầu Kinh Mân Côi hằng ngày đã là những gì an ủi Chúa Giêsu Thánh Thể lắm rồi. Việc cầu Kinh Mân Côi còn là việc làm tông đồ cho Người nữa, làm cho Người được nhận biết và yêu mến nữa, nếu chúng ta biết sống trọn vẹn Mầu Nhiệm Mân Côi, tức nếu chúng ta biết Sống Chúa Kitô, một Chúa Kitô đến để phục vụ, đến hiến mạng sống mình cho chiên được sự sống và là một sự sống viên mãn (x Jn 10:10), chẳng những bằng cuộc Vượt Qua của mình mà còn bằng chính Mình Máu Thánh Người trong Bí Tích Thánh Thể cực linh nữa.