Chưa hết, cũng chính vì các em được Thiên Chúa chiếm đoạt bất ngờ và hoàn toàn như thế, chẳng những các em tỏ ra những tác động của giai đoạn khởi sinh là bỏ mình, mà còn tỏ ra những tác động nội tâm của giai đoạn tiến sinh nữa, đó là tác động sống nguyện cầu thân mật với Thiên Chúa, qua ý hướng làm mọi sự để đền tạ “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta, vì Người đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”. Cá nhân mỗi  em đã tự thực hiện ý hướng và tâm tình đền tạ này mà còn nhắc nhở và thúc giục nhau làm theo ý chỉ ấy nữa. Riêng Phanxicô, dù rất thích chơi với chị Lucia và em Giaxinta, em vẫn tìm dịp lẩn tránh để cầu nguyện một mình với Chúa Giêsu Ẩn Thân của em.

Và cũng chính vì được Thiên Chúa chiếm đoạt như thế, các em đã thật sự trở nên dụng cụ lợi hại trong tay Ngài, được Ngài khôn khéo sử dụng để làm việc của Ngài và cho Ngài, như qua đau khổ các em, cách riêng của Lucia, Ngài tỏ cho con người biết tính chất chân thực của Biến Cố Fatima, qua đời sống chuyên chú nguyện cầu của các em, nhất là của Phanxicô, Ngài thánh hóa bản thân các em, và qua hy sinh của các em, đặc biệt của Giaxinta, Ngài đưa các linh hồn tội nhân lên thiên đàng. Đúng thế, Phanxicô và Giaxinta chỉ được biến đổi từ khi Mẹ Maria hiện ra với các em mà thôi. Nghĩa là, chỉ trong vòng 2 năm (đối với trường hợp của Phanxicô) và 3 năm (đối với trường hợp của Gianxinta), kể từ khi Mẹ Maria hiện ra với các em (1917), hai em đã nên thánh.

Không phải hay sao, kể cả việc các em tự nhiên sẵn lòng chấp nhận lời mời gọi để trở thành của lễ hy sinh đền tạ Thiên Chúa mà cứu các tội nhân, việc các em nhất định từ bỏ những thú vui lành mạnh vô tội tư nhiên của tuổi thiếu nhi hồn nhiên của mình, nhất là việc các em hăng say hy sinh, kiên trì chịu đựng tất cả mọi sự theo ý Chúa v.v. đều bởi ơn Chúa ban cho. Thiên Chúa đã thông sự thánh thiện của Ngài ra cho các em, ở chỗ, cho các em thông phần vào cuộc tử nạn của Chúa Kitô, bằng cách gửi đến cho các em những khổ đau vượt quá tầm sức thiếu nhi của các em.

Đó là lý do, sau khi các em thưa: “Vâng chúng con sn sàng”, Mẹ Maria đã báo trước cho các em thấy cả thập giá lẫn ân sủng của Thiên Chúa: “Vy thì các con s chu nhiu đau kh, song ơn Chúa s nâng đỡ các con”. Thánh nhân nói chung và hai tân Á Thánh Thiếu Nhi Tiên Khởi Phanxicô và Giaxinta nói riêng đúng là Sản Phẩm Thần Linh Thời Đại vậy. Phanxicô và Giaxinta thực sự là Sản Phẩm Thần Linh của Thiên Chúa nhưng lại hoàn toàn được chế tạo tại Hãng Khiết Tâm Mẹ Maria.

Đúng thế, vào lần hiện ra thứ hai, 13/6/1917, Mẹ đã nói riêng với Lucia và chung với ba Thiếu Nhi Fatima như sau: “Trái Tim Vô Nhim Nguyên Ti M là nơi con nương náu và là đưng đưa con đến vi Thiên Chúa”. Sự kiện này đã hoàn toàn ứng nghiệm những gì Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort) đã viết từ đầu thế kỷ 18 trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria của ngài:

Quyn năng ca M Maria trên tt c mi qu ma sđặc bit chiếu sáng vào nhng thi bui sau này, khi mà Satan giăng by gót chân M: tc là giăng by các tôi t khiêm h và con cái nghèo hèn ca M, thành phn M s lp nên để chng li vi hn” (đoạn 54);

H s vác trên vai mình mt th Thánh Giá đẫm máu, tay phi h cm Tượng Chuc Ti, tay trái ca h nm Tràng Kinh Mân Côi, con tim ca h ghi Thánh Danh Chúa Giêsu và M Maria, hành vi c ch ca h bc lđức hnh và kh hnh ca Chúa Giêsu Kitô. H là nhng con người cao c s phi đến; còn M Maria, theo lnh ca Đấng Ti Cao, chính là v s trang b cho h…” (số 59).
Chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong bài giảng Phong Chân Phước cho Thiếu Nhi Fatima Giaxinta, ở đoạn 6, đã xác nhận vai trò của Mẹ Maria nơi cuộc Sống Thánh Chứng Nhân của em như sau:

Tôi mun nói nhng li cui cùng vi các em nh: các em trai em gái thân mến, Cha thy nhiu người trong các em trang phc ging như Phanxicô và Giaxinta vy. Các em mc đẹp lm! Thế nhưng, chút na đây hay ngày mai các em s ci nhng th y phc này ra và... nhng nh mc đồng y không còn na. H không được mt đi phi không các em? Đức M cn tt c các em trong vic an i Chúa Giêsu, Đấng bun phin vì nhiu điu xu xa gây ra cho Người; Người cn đến nhng li cu nguyn cũng như nhng hy sinh cho ti nhân ca các em. Các em hãy xin cha m và thy cô ca mình ghi danh ca các em vào ‘trường’ ca Đức M, đểĐức M có th dy các em nên ging như các bé mc đồng này, nhng bé mc đồng đã c gng làm theo nhng gì M xin h. Cha mun nói cho các em biết là ‘nh phc tùng và l thuc vào M Maria, trong mt thi gian ngn người ta s tiến b hơn là c bao nhiêu năm theo nhng sáng kiến cá nhân khi cy da vào mình’ (Thánh Long Mng Ph – Louis de Montfort, Thành Thc Sùng Kính M Maria, đon s 155). Đó là lý do ti sao các bé mc đồng y đã nên thánh rt nhanh như vy. Có mt người đàn bà tiếp đãi Giaxinta Lisbon, khi nghe nh gái này có nhng li khuyên răn rt hay ho và khôn ngoan thì hi ai đã dy em điu y, em tr li rng: ‘Chính là Đức M’. Bng tt c lòng qung đại ca mình trong vic chuyên tâm sng theo đường hướng ca mt V Thy tt lành như vy, Giaxinta và Phanxicô đã sm đạt ti đỉnh trn lành”.

Nguyên sự kiện Thiếu Nhi Fatima Phanxicô lúc nào cũng cảm thương Chúa Giêsu Thánh Thể mà em gọi là “Chúa Giêsu Ẩn Thân” và tìm dịp để âm thầm an ủi Người vì “Người đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”, với chuỗi kinh mân côi luôn nắm trong tay, đã đủ cho thấy Thiếu Nhi Fatima quả thực là một tinh binh được Mẹ Maria huấn luyện.

Chúng ta không biết Thiếu Nhi Fatima Phanxicô đã an ủi Chúa Giêsu Ẩn Thân của em ra sao và những gì, nhưng, căn cứ vào chuỗi kinh mân côi trong tay của em, chúng ta có thể suy đoán rằng em đã “cầu kinh Mân Côi” bằng tâm tình Magnificat cảm tạ ngợi khen Chúa của Mẹ Maria. Em là một trong ba Thiếu Nhi Fatima không được thấy Đức Mẹ ngay vào lần hiện ra đầu tiên, cho tới khi em lấy chuỗi kinh mân côi ra lần hạt. Sau đó, cho dù em được nhìn thấy Đức Mẹ mỗi lần Mẹ hiện ra, song vẫn không được nghe thấy Mẹ nói gì hết, ngoại trừ nghe Thiếu Nhi Fatima Lucia lớn nhất thuật lại. Đó là lý do, sau khi tiết lộ toàn bộ Bí Mật Fatima 3 phần, Mẹ Maria đã dặn dò “đừng tiết lộ cho một ai. Còn Phanxicô thì được”.

Nếu quả thực Thiếu Nhi Fatima Phanxicô, ngay từ đầu thế kỷ 20, khi em chưa tới tuổi Rước Lễ bấy giờ, đã biết dùng Kinh Mân Côi để an ủi và đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể, thì quả thực Fatima đã đi trước Giáo Hội về vấn đề thực hành sống đạo theo chiều hướng Kitô Thánh Mẫu Học này cả gần một thế kỷ. Tại sao?

Tóm lại, nếu 3 Thiếu Nhi Fatima là một đạo binh dàn trận của Mẹ Maria, thì trận đồ các em đã dàn ra giống như là một vòng tròn, có ba phần: phần ngoại biên, đường bán kính, và tâm điểm của vòng tròn. Ba Mệnh Lệnh Fatima liên quan tới 3 Thiếu Nhi Fatima, ở chỗ, Giaxinta hy sinh cầu nguyện cho các tội nhân Cải Thiện Đời Sống, Phanxicô an ủi Chúa Giêsu Ẩn Thân bằng việc Cầu Kinh Mân Côi, và Lucia làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến qua việc truyền bá lòng Tôn Sùng Mẫu Tâm.

Nếu Chúa Giêsu Thánh Thể là cốt lõi của Biến Cố Fatima và Sứ Điệp Fatima, thì Người là tâm điểm của vòng tròn. Nếu Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria là nơi nương náu và là đường đưa chúng ta đến với Thiên Chúa thì Mẹ Maria là Bán Kính của vòng tròn. Và nếu Chúa Giêsu Thánh Thể như Tâm Điểm của vòng tròn, và Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria như Bán Kính của vòng tròn, thì tội nhân như Ngoại Tuyến của vòng tròn.
Thiếu Nhi Fatima Giaxinta đặc trách vùng Ngoại Tuyến là các tội nhân cần phải được hy sinh giải cứu; Thiếu Nhi Fatima Lucia trấn đóng chiếc cầu nối Bán Kính giữa ngoại tuyến và tâm điểm vòng tròn là Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, nơi nương náu và là đường dẫn cho các tội nhân đến cùng Thiên Chúa; Thiếu Nhi Fatima Phanxicô giữ đồn Thánh Thể là Nơi “đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”.
Thế trận của Lực Lượng Thiếu Nhi Fatima, căn cứ vào chung Ơn Gọi Fatima của 3 em là trở thành vật Tế Thần, cũng như vào đặc vụ chuyên biệt của từng em, như được phân tích trên đây, thì các em dàn trận theo chiến lược vừa thủ (Phanxicô với tâm điểm Thánh Thể) vừa công (Giaxinta với ngoại biên Tội Nhân) vừa tiếp vận và tiếp viện nữa (Lucia với bán kính Trái Tim Mẹ).

Qua đời sống tu đức thánh thiện của hai Thiếu Nhi Fatima nhỏ bé Phanxicô và Gianxinta, chúng ta thấy được những điểm đặc biệt sau đây: