ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAOLÔ II
NHỮNG MẨU BÁNH VỤN
2004
ĐTC GPII được Các Khoa Học Gia thế giới trao tặng Giải Thưởng Khoa Học Cho Hòa Bình
Hôm 7/12/2004, một nhóm khoa học gia thuộc Liên Hiệp Khoa Học Gia Thế Giới,
được dẫn đầu bởi vị chủ tịch là nhà vật lý người Ý Antonino Zichichi, đã đến
triều kiến ĐTC GPII và tặng ngài giải thưởng Khoa Học Cho Hòa Bình Ettore
Majorana.
Trong cuộc gặp gỡ họ, ĐTC đã cho họ biết rằng số tiền của giải thưởng này sẽ
được tài trợ cho các sinh viên nghèo túng thuộc thế giới thứ ba.
Giải này được trao tặng cho Đức Thánh Cha bởi Trung Tâm Văn Hóa Khoa Học Thế
Giới do ông Zichichi thành lập 40 năm trước đây ở Sicily, “vì ngài đã cho khoa
học một chỗ đứng như đức tin, nhờ đó, làm cho thế giới có được một nền tảng
liên hiệp vững chắc giữa khoa học và đức tin, một thứ liên minh rất cần có
hiện nay”.
Trong diễn từ của mình, ĐTC nói ngài hy vọng rằng “nỗ lực chung của cộng đồng
khoa học thế giới, của các tổ chức công, cũng như của tất cả mọi người thiện
chí có thể bảo đảm một tương lai hy vọng và bình an cho nhân loại. Xin Thiên
Chúa làm cho việc dấn thân chung này sinh hoa kết trái; nhất là, chớ gì việc
dấn thân chung ấy giúp cho các tín hữu hiến mình cho việc nghiên cứu về khoa
học để thực hiện một chứng từ phúc âm sáng ngời và duy trì việc đối thoại giữa
khoa học và đức tin”.
Phần thưởng này được thực hiện qua một cuộc bỏ phiếu của các khoa học gia trên
thế giới và là phần thưởng được mang danh của nhà vật lý học nguyên tử người Ý
Ettore Majorana (1906-1938).
ĐTC GPII với Tước Hiệu Tiến Sĩ Danh Dự:
Dấu Hiệu của Cuộc Đối Thoại giữa Khoa Học và Đức Tin
Sáng Thứ Ba 23/11/2004, ĐTC GPII đã tiếp viện trưởng Jan Kopcewicz và các phần
tử thuộc các phân khoa và nhân viên của Đại Học Nicolaus Copernicus ở Torun
Balan, thành phần đã đến Vatican để trao tặng Ngài Tước Hiệu Tiến Sĩ Danh Dự.
ĐTC đã nói: “Tôi xin cám ơn chấp nhận nó như là một dấu hiệu của cuộc đối
thoại giữa khoa học và đức tin trong việc liên tục phát triển”.
Ngài nhắc lại là vào cuộc Ngài đến thăm đại học này vào năm 1999, Ngài đã nói
đến cuộc đối thoại này rồi, “một cuộc đối thoại được kêu gọi để thắng vượt cái
tương khắc phát xuất vào Thời Minh Tri giữa sự thật đạt được bằng lý trí và sự
thật biết được bởi đức tin. Ngày nay chúng ta hiểu được hơn bao giờ hết nó
cũng là một sự thật, và con người nam nữ cần làm sao để đừng tiến bước một
mình, song cố gắng thích ứng trực giác của mình bằng việc đối thoại với những
người khác khi họ muốn đạt đến sự thật. Chỉ có thế những nhà chuyên môn và
những con người đi làm văn hóa mới có thể đảm nhận một trách nhiệm đặc biệt
được Tôi đề cập đến ở Torun: ‘trách nhiệm về sự thật; trong việc nỗ lực hướng
về sự thật, bênh vực sự thật và sống theo sự thật’… Không có một sự giầu sang
nào ở một quốc gia bằng sự giầu sang được làm nên bởi những người công dân học
thức”.
Đại học này được thành lập năm 1945, với 11 phân khoa, là một đại học lớn nhất
ở miền bắc Balan, có 1.368 giáo sư và 34 ngàn sinh viên, trong đó có 508 sinh
viên dọn lấy bằng tiến sĩ. Viện đại học này goíp phần vào việc nghiên cứu khoa
học với một Trung Tâm Thiên Văn Học có một viễn vọng kính lớn thứ ba ở Âu Châu.
ĐHY Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin Joseph
Ratzinger về tình trạng xã hội tân tiến vô thần, nhất là vấn đề liên quan tới
hiện tượng hôn nhân đồng tính
Hôm Thứ Sáu 19/11/2004, tờ nhật báo Ý “La Reppublica” đã phổ biến bài phỏng
vấn của họ với ĐHY Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin Joseph Ratzinger, vị đã phát biểu
cảm nhận của mình rằng bất cứ một xã hội nào không coi trọng Thiên Chúa đều sẽ
dần dần tiến đến chỗ tự diệt.
Vấn: Một vấn đề quan trọng là vấn đề về luân thường đạo lý về tình
dục. Thông điệp ‘Sự Sống Con Người – Humanae Vitae’ đã gây ra một khoảng cách
giữa Huấn Quyền của Giáo Hội và việc thực hành cụ thể của tín hữu. Phải chăng
đã tới lúc để sửa chữa lại cái khoảng cách này?
Đáp: Đối với tôi, chúng ta cần phải tiếp tục phản tỉnh. Trong những
năm đầu làm giáo hoàng của mình, Đức Gioan Phaolô II đã cống hiến một đường
lối mới về khoa nhân loại học lấy con người làm chính cho vấn đề này, bằng
cách khai triển một nhãn quan rất khác biệt nơi mối liên hệ giữa ‘cái tôi’ và
‘cái anh/em‘ của nam nhân và nữ giới. Đó thật sự là một liều thuốc làm bừng
lên một cuộc cách mạng về khoa nhân loại học có những chiều kích cao cả. Nó
vẫn không phải là, như được chủ trương ngay từ đầu, giải pháp duy nhất cho
những trường hợp khó khăn, song nó đã làm thay đổi nhãn quan về tính dục, về
con người cũng như về chính thân thể con người. Tính dục đã từng bị tách biệt
khỏi vấn đề sinh sản, và bởi thế quan niệm về sự sống con người đã bị thay đổi
tận gốc rễ. Tác động tính dục đã mất đi mục đích và cứu cánh của mình là những
gì trước đó hiển nhiên và chuyên biệt, làm cho tất cả mọi hình thức về tính
dục hóa ra tương đương như nhau. Từ cuộc cách mạng này, trước hết, đã xuất
phát ra một thứ bình đẳng hóa giữa tình dục đồng tính và tình dục dị tính. Đó
là lý do tại sao tôi cho rằng Đức Phaolô VI đã nói lên tới một vấn đề thật là
quan trọng vậy.
Diễn viên đóng vai Đức Gioan Phaolô II
được triều kiến ĐTC và nghe Ngài khuyên nhủ
Có một chuỗi tuồng truyền hình ngắn về ĐTC GPII ở Ý mang tên “Karol Wojtyla:
Câu Truyện của một Người Trở Thành Giáo Hoàng”, do diễn viên nổi tiếng Balan
Piotr Adamczyk thủ vai.
Ngày Thứ Tư 17/11/2004, tờ nguyệt san Ý Sorrisi e Canzoni, với 10 trang hình
ảnh đính kèm, đã phổ biến bài tường thuật về cuộc gặp gỡ giữa ĐTC GPII với
người diễn viên này cũng như với nhà sản xuất loạt tuồng truyền hình này về
Đức Thánh Cha.
Người diễn viên này tiết lộ các chi tiết liên quan đến cuộc triều kiến đặc
biệt này như sau:
“Khi tôi biết rằng tôi sẽ được gặp Đức Giáo Hoàng, tôi cảm thấy hoảng hốt,
dđ62ng thời lại cảm thấy lo aâ làm sao ấy: Tôi sẽ nói gì với Ngài đây? Tôi
phải trình diễn vai của Ngài nên tôi có cả hằng tá vấn đề để hỏi Ngài.
“Thế nhưng khi giây phút đó tới, được vị thư ký giới thiệu tôi với Ngài với
những lời lẽ: ‘Tâu Đức Thánh Cha, đây là người sẽ đóng vai Karol Wojtyla’ thì
lần đầu tiên trong đời mình, tôi đã quên những điều định hỏi.
“Tôi cảm thấy rất sung sướng, tôi thực sự rất sung sướng”.
Nhà sản xuất cuốn phim cũng được triều kiến Đức Thánh Cha bấy giờ là Pietro
Valsecchi cho biết rõ hơn là “Đức Thánh Cha nhìn thẳng vào mắt Piotr mà nói
‘Các người có khùng không mà lại đi thực hiện một cuốn phim về tôi cơ chứ. Thế
nhưng tôi đã làm những gì nào?”
Cuốn phim này, vốn liếng trên 10 triệu Đồng Âu (tức 12.9 triệu Mỹ Kim), đang
được sản xuất bởi Hãng Phim Taodue và sẽ được trình chiếu trên Đài Truyền Hình
số 5 ở Ý vào mùa xuân này. Nhà xuất bản cuốn phim hy vọng rằng sẽ bán bản
quyền truyền hình cho các đài truyền hình trên khắp thế giới.
Người diễn viên này đã thú nhận rằng việc đóng vai Đức Thánh Cha là cả một vấn
đề khó khăn vì “Ngài là một con người thật, lại vẫn còn hiện đại nữa… Việc cố
gắng bắt chước các cử chỉ và lời nói của Ngài là những gì khó khăn không thể
nào ngờ nổi. Cần phải rõ ràng là cuốn phim này không phải là một cuốn phim tài
liệu mà là một cuốn phim tiểu thuyết được chúng tôi sử dụng để cố gắng cho
thấy khung cảnh cũng như bầu khí của những thời bấy giờ, bằng cách trình thuật
lại như một cuốn tiểu thuyết về đời sống và hoạt động của một con người đã ảnh
hưởng tới lịch sử”.
Tuy nhiên, những địa điểm lịch sử như Krakow là những di tích tài liệu được
quay phim.
Nhân Loại Học Kitô Giáo với Đức Gioan Phaolô II
Tác giả cuốn “Nhân Loại Học Kitô Giáo: Từ Công Đồng Chung Vaticanô II Tới Đức Gioan Phaolô II” là ông Juan Luis Lorda, một kỹ sư về kỹ nghệ, với cấp bằng tiến sĩ thần học, dạy ở Đại Học Navarre từ năm 1983 và là tác giả cuốn “Là Một Kitô Hữu” và “Nghệ Thuật Sống”, đã chủ trương rằng nhân loại học Kitô Giáo, theo lịch sử, là nguồn mạch khơi nay các thứ quyền làm người. Trong cuộc phỏng vấn sau đây với Zenit, vị tác giả này cho biết Đức Gioan Phaolô II đã đóng góp vào việc hiểu biết hơn nữa về nhân loại học Kitô Giáo.
Vấn: Nhân loại học Kitô Giáo từ Công Đồng Chung Vaticanô II đã được
đổi mới ra sao?
Đáp: Điều quan trọng nhất đó là việc giải thích và phát triển được
Đức Gioan Phaolô II cống hiến cho công đồng này, nhất là cho “Vui Mừng Và Hy
Vọng – Gaudium et Spes”. Bản Hiến Chế này là một trong những cột trụ của công
đồng này và Đức Gioan Phaolô II đã trực tiếp hợp tác vào việc viết văn kiện ấy.
Từ đó, ngài đã thực hiện việc dẫn giải sâu xa về nó trong giáo triều của ngài.
Ngày nay mọi người quen thuộc với Khoản Số 22 nổi tiếng của “Vui Mừng Và Hy
Vọng”: “Chúa Kitô hoàn toàn tỏ cho con người biết về con người”. Tuy nhiên,
trước Đức Gioan Phaolô II điều này chẳng nổi nang gì. Sự kiện này có thể thấy
được nơi nhiều bài dẫn giải bình luận vào thời ấy, những bài dẫn giải bình
luận thậm chí không hề đề cập đến nó.
Có nhiều triết gia và thần học gia đã gây nhiều ảnh hưởng đến nhân loại học
Kitô Giáo, vì khoa học này đã từng trải qua một giai đoạn rất phong phú. Thế
nhưng, vấn đề tổng hợp về tín lý của những nguyên tắc này là do Đức Gioan
Phaolô II.
Vấn: Edith Stein, một nữ tu Dòng Camêlô bị đảng Nazis sát hại và
được Đức Gioan Phaolô II phong thánh, cũng đã đóng góp quan trọng vào khoa
nhân loại học này. Vị nữ quan thày của Âu Châu đây đã có một trực giác như thế
nào?
Đáp: Hình ảnh về Edith Stein là một hình ảnh thật là kỳ thú, và tôi
nghĩ rằng vị thánh này sẽ chiếm một vị trí càng ngày càng quan trọng nơi tư
tưởng Kitô Giáo. Về nguồn gốc, ngài là một trí giả Do Thái. Về việc học hỏi
thì ngài thuộc về trường phái đầu tiên của khoa hiện tượng học, với những
nghiên cứu quan trọng.
Sau khi trở lại Công Giáo, ngài đã cố gắng thiết lập liên hệ giữa những luồng
triết học này với của Thánh Tôma Aquinas. Ngài đã chết như một nữ tu Camêlô ở
một trại tập trung, vào lúc cao điểm của thảm cảnh Sát Tế kinh hoàng.
Khi lòng mà tìm thấy được những nhân cách có một chiều kích nhân bản hết sức
sâu xa. Hiện tượng học, nhất là khoa hiện tượng được thực hiện bởi nhóm của
Edith Stein, với Reinach, Max Scheler, Conrad-Martius, von Hildebrand, là một
trong những luồng triết học sinh hoa trái nhất và rõ ràng nhất, đặc biệt trong
việc hiểu biết bản thân nội tại của con người. Nơi Edith Stein cũng như nơi
Đức Gioan Phaolô II sau đó, khoa hiện tượng học này được liên kết với truyền
thống Kitô Giáo. Và đó là vấn đề rất quan trọng.
Chúng ta không được quên rằng việc khám phá ra luồng triết lý này đã giải
thoát ngài khỏi những thành kiến và đặt ngài vào một vị thế lắng nghe chân lý.
Đó là bước đầu tiên trên đường trở lại của ngài.
Đó là một thứ triết học và nhân loại học cần cho chúng ta hôm nay đây: loại
khoa học này hướng về sự thật, khám phá ra bản thân nội tại của con người, và
liên kết với đức tin Kitô Giáo. Nó cũng là một thứ triết học chúng ta cần đến
nơi các phân khoa của chúng ta.
Vấn: Đâu là những đóng góp của Karol Wojtyla vào khoa nhân loại học
Kitô Giáo này?
Đáp: Vẫn khó lòng trong việc phán quyết về tầm ảnh hưởng của Karol
Wojtyla đối với thần học Công Giáo, vì chúng ta thiếu phối cảnh. Tuy nhiên,
sau khi nghiên cứu về ngài nhiều năm, tôi cảm thấy rằng ảnh hưởng của ngài
thật là vĩ đại, nhất là nơi nền tảng về nhân loại học của nền luân lý, như
giáo huấn về tính dục, về tình yêu phối ngẫu, về việc truyền sinh cũng như về
phẩm vị của sự sống con người.
Tôi tin rằng người ta phải thành thực mà nói là ngài đã cải tiến một cách đặc
biệt giáo huấn về thần học nơi tất cả mọi vấn đề. Điều ấy được phản ảnh rõ
ràng nơi cuốn Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo. Có vấn đề trước và có vấn đề sau
cuốn giáo lý này.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit
ngày 9/11/2004
Cuốn Hợp Tuyển về Hoạt Động Ngoại Giáo của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II
Đức Tổng Giám Mục André Dupuy, đức khâm sứ tòa thánh ở Venezuela xem xét việc
tổng hợp bộ sách được Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình này, bộ sách mang
tựa đề: “Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Những Thách Đố Trong Việc Ngoại
Giao Của Giáo Hoàng – Một Tổng Hợp (1978-2003)”.
Tập tổng hợp này bao gồm trên 300 bài nói của Ngài với các tổ chức quốc tế,
137 bài với các vị lãnh thủ quốc gia, 18 với các vị lãnh tụ chính quyền và 691
vài với các vị tân lãnh sự dịp họ trình ủy nhiệm thư để hành sự bên cạnh Tòa
Thánh Vatican.
Trong số những đề tài thường nhắc đến nhất của Ngài nơi các bài về ngoại giao
này là quyền tự do tôn giáo, việc phát triển xã hội, vấn đề cổ võ hòa bình
cùng các quyền lợi của gia đình cũng như quốc gia, và việc dấn thân liên lỉ
trong vấn đề bênh vực mọi sự sống của con người.
Trong buổi họp báo hôm nay, vị TGM này cho biết: “Việc tôn trọng những quyền
lợi này không phải là vấn đề thuận lợi về chính trị, mà phát xuất từ phẩm giá
của bản tính con người theo thân phận họ là tạo vật của Thiên Chúa. (Giáo Hội)
có nhiệm vụ phải nhúng tay vào, phải lên tiếng mỗi khi phẩm giá của con người,
các giá trị về luân lý của công lý, quyền tự do, chân lý, tình đoàn kết và hòa
bình bị đảo nghịch bởi những thăng trầm của thế giới này”.
Kỷ Niệm Mừng 26 Năm được bầu làm Giáo Hoàng
(Sau Kinh Truyền Tin CN 17/10/2004, ĐTC nói
tiếp)
Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành của Tôi với tất cả những ai nhân dịp
kỷ niệm ngày Tôi được bầu làm giáo hoàng gửi đến Tôi những lời chúc mừng và
hứa cầu nguyện cho Tôi.
Trong khi cầu cùng Chúa trả công bội hậu cho từng người, Tôi đồng thời cũng
phó mình cho Ngài và nhờ lời chuyển cầu của Rất Thánh Nữ Maria, xin Ngài liên
lỉ hỗ trợ để Tôi thi hành sứ vụ của mình trong Giáo Hội được tốt đẹp.
Vị giám đốc văn phòng báo chí Tòa Thánh là Joaquín Navarro Valls đã cho biết
trong một văn từ gửi cơ quan ANSA là Đức Thánh Cha đã cử hành hai Thánh Lễ
riêng hôm Thứ Bảy 16/10/2004, đúng ngày kỷ niệm được bầu làm giáo hoàng 26 năm
trước: “Thánh lễ thứ nhất Ngài cử hành như thường lệ, vào lúc thật sớm ban
sáng. Ngài đã dâng lễ này để tạ ơn về tất cả những gì Ngài đã sống trong những
năm này”.
Thánh lễ thứ hai cũng được cử hành tại nhà nguyện riêng của Ngài, vào lúc 6
giờ sáng, cùng giờ với lúc Ngài được tuyển chọn năm 1978. Ngài đã dâng Thánh
Lễ thứ hai để cầu cùng Chúa chúc lành “cho hoạt động còn lại của Ngài trong
tương lai”.
Vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh này còn cho biết Ngài đã nhận được
“hằng ngàn ngàn lời chúc mừng từ khắp thế giới, kể cả từ các quốc gia Hồi Giáo”,
những lời chúc mừng từ “các vị lãnh đạo quốc gia, chín h quyền, các tổ chức
quốc tế”, cũng như từ “thành phần bình dân, cả Công Giáo cũng như ngoài Công
Giáo”. Nhiều lời gửi đến bày tỏ lòng biết ơn “về những gì Ngài đã nói liên
quan đến hòa bình thế giới, nhất là về vấn đề chiến tranh rat ay ngăn ngừa
trước. Những đề tài khác thường thấy là những lời liên quan đến gia đình và Âu
Châu, đặc biệt nói đến các căn gốc Kitô giáo ở Âu Châu”.
Cũng vào chính ngày mừng kỷ niệm 26 năm được bầu làm giáo hoàng này, ĐTC đã
dùng bữa trưa với những cộng sự viên thân cận nhất của Ngài, trong đó có ĐTGM
Stanislaw Dziwisz, bí thư riêng của Ngài; ĐHY Angelo Sodano, quốc vụ khanh Tòa
Thánh; ĐHY Camillo Ruini, đại diện Giáo Phận Rôma; và ĐHY Edmund Szoka, chủ
tịch Ủy Ban Giáo Hoàng Đặc Trách Quốc Đô Vatican.
Vị giám đốc văn phòng báo chí Tòa Thánh còn cho biết thêm Đức Thánh Cha “rất
thích” buổi hòa nhạc hôm Thứ Sáu được trình tấu bởi ca đoàn Đạo Binh Nga Sô để
mừng kỷ niệm này của Ngài.
Nhân dịp kỷ niệm 26 năm giáo triều của ĐTC GPII, theo thông lệ, Văn Phòng Giáo
Hoàng Gia cũng phổ biến những con số liên quan đến các cuộc triều kiến của
Ngài trong vòng một năm.
Cho đến ngày 14/10/2004, ĐTC đã tiếp 1.512.300 người trong năm 2004: 387.100
vào các buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần, 140.200 các cuộc triều kiến
đặc biệt, 380.000 ở các cuộc cử hành phụng vụ, và 671.000 vào các buổi Truyền
Tin Chúa Nhật hằng tuần.
Từ 16/10/1978 đến 16/10/2004, Ngài đã tiếp 426 vị thủ lãnh Quốc Gia, các ông
vua và các bà hoàng, 187 thủ tướng, 190 ngoại trưởng và 642 tân lãnh sự các
nước làm việc bên cạnh Tòa Thánh.
Ngoài ra, giáo triều của ngài dài thứ ba trong lịch sử Giáo Hội, sau Thánh
Phêrô (33-68) và Chân Phước Giáo Hoàng Piô IX (1846-1978).
Ngài là vị giáo hoàng nhiều tuổi thứ 11.
Văn liệu về những gì Ngài nói và viết dầy hơn 90 ngàn trang giấy, được Thư
Viện Vatican đóng thành 55 tập sách.
Tác Phẩm mới của ĐGH GPII sắp xuất bản:
“Ký Ức và Căn Tính. Cuộc Đàm Luận giữa Các Kỷ Nguyên”
Chiều hôm 6/10/2004, ở Frankfurt, vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh
Joaquin Navarro-Valls người Đức đã loan báo rằng ĐTC sẽ phát hành cuốn sách
mới của Ngài, đó là tác phẩm: “Ký Ức và Căn Tính. Cuộc Đàm Luận giữa Các Kỷ
Nguyên”, vào Mùa Xuân 2005. Tác phẩm này sẽ được in ấn bởi nhà xuất bản Ý là
Rizzoli.
Nhà xuất bản Rizzoli này đã xuất bản cuốn “Opera omnia filosofica” của Ngài,
một tác phẩm day 1 ngàn trang, cũng như các bài viết khác của tác giả Karol
Wojtyla. Trong Cuộc Hội Chợ Sách Quốc Tế ở Frankfort này bắt đầu từ hôm qua,
đã có những điều đình về việc phát hành tác phẩm mới của ĐTC sang các thứ
tiếng khác.
Theo vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh thì tác phẩm mới này là một
tác phẩm về triết lý lịch sử mà Ngài muốn bàn đến những vấn đề như nền dân chủ,
tự do và nhân quyền tân tiến, những quan niệm khác nhau về quốc gia, quê hương
và đất nước, mối liên hệ về hành sử giữa quốc gia và văn hóa, các quyền lợi
của con người, mối liên hệ giữa Giáo Hội và quốc gia. Đề tài chung là một
trong những đặc tính của tất cả mọi tác phẩm về triết lý và văn chương của Đức
Gioan Phaolô II là mầu nhiệm cao cả về con người.
Vị giám đốc còn cho biết về xuất xứ của cuốn sách này nữa, đó là từ những cuộc
đối thoại giữa vị Giáo Hoàng Balan với hai người bạn Balan của Ngài, đó là hai
giáo sư Josef Tishner và Krustof Michalski, vào mùa hè năm 1993 ở biệt thự
Castelgandolfo. “Hai nhà trí thức này đã hỏi ĐTC những câu hỏi và Ngài đã trả
lời”. Cuộc đàm thoại này đã được ghi chép và phiên dịch. Bản thảo đã được bảo
trì cho đến khi ĐTC đọc nó và quyết định in thành sách sau khi đã điều chỉnh
chút ít.
Mặc dù tác phẩm mới sắp xuất bản đây của ĐTC có nhắc đến những tình hình và sự
kiện ở các lục địa khác, nhưng chính yếu vẫn là Âu Châu theo chiều hướng của
những gì đôi khi âm ỉ qua nhiều thế kỷ cũng như dẫn giải các thực tại không
thể nào hiểu khác đi được. Trong số những vấn đề được ĐTC nói tới có các đề
tài về sự sống và về tư duy mới. Ngài đã trả lời những vấn đề này một cách
cương quyết về tri thức rằng: “Chúng ta cần phải biết đi sâu vào căn gốc của
vấn đề”. Ngoài ra, ĐTC cũng nói đến “vô vàn hoa trái tích cực” được lịch sử
Tây Phương thực hiện.
Tác phẩm này khiến cho độc giả nghĩ đến vấn đề chính yếu trong việc tìm kiếm ý
nghĩa của loch sử. Từ quan điểm tìm kiếm ý nghĩa của loch sử ấy, tác giả của
nó đã góp phần vô giá cho việc hiểu được những vấn đề lịch sử quan trọng thuộc
thời đại chún g ta đây.
Vị giám đốc văn phòng báo chí còn thêm rằng trong tác phẩm này, ĐTC cũng viết
về nhữngý hệ xấu xa, chủ nghĩa xã hội quốc gia và chủ nghĩa cộng sản, đồng
thời Ngài đào sâu các gốc rễ và chế độ phát xuất của chúng. Ngài cũng chia sẻ
về thần học và triết học về cách thức làm thế nào sự xuất hiện của sự dữ lại
thường đi đến chỗ mời gọi làm lành. “Đôi khi sự dữ, ở một thời điểm nào đó
trong lịch sử, lại cho thấy nó có lợi. Có lợi ở chỗ nó tạo nên cơ hội hành
thiện”.
Trong khi tiết lộ cho biết về tác phẩm mới này của ĐTC, vị giám đốc văn phòng
báo chí tòa thánh cũng nhấn mạnh đến sự kiện là ĐGH GPII là vị Giáo Hoàng đầu
tiên trong lịch sử Hội Thánh xuất bản sách vở trên thị trường. Ngài đã phát
hành trong giáo triều 26 năm của ngài tất cả là 4 tác phẩm: “Vượt Qua Ngưỡng
Cửa Hy Vọng”, “Tặng Ân và Mầu Nhiệm”, “Roman Triptych” và “Đứng Lên Chúng Ta
Đi”.
ĐTC GPII nhận “Giải Can Trường Về Chính Trị” và kêu gọi chấm dứt những cuộc bắt cóc
Hôm Thứ Bảy 3/10/2004, khi lãnh nhận “Giải Can Trường Về Chính Trị” (Prix du Courage Politique), một giải được trao tặng cho Ngài là nhân vật dấn thân phục vụ hòa bình và công lý trên thế giới cũng như hoạt động ngoại giao của Ngài trong việc phục vụ cho tự do.
Giải này được trao tặng bởi tờ Kiểm Xét Chính Trị Thế Giới cùng với Hiệp Hội Chính Sách Ngoại Giao của Đại Học Sorbone ở Paris và đài truyền hình Công Giáo Pháp Quốc KTO. Hiện diện trong buổi trao giải thưởng này gồm có vị chủ bút của tờ báo này là Patrick Wajsman, có vị TGM Paris là ĐHY Jean-Marie Lustiger, và các vị lãnh đạo thế giới văn hóa cùng xã hội dân sự Pháp Quốc.
ĐTC đã nói Ngài lãnh nhận phần thưởng này như dấu chứng tỏ về việc Giáo Hội chú trọng đến sứ vụ hòa bình trên thế giới, “nơi bất hạnh thay đã xẩy ra quá nhiều tình trạng xung đột. Tôi xin kêu gọi hòa bình một lần nữa để dựng xây một xã hội huynh đệ giữa các dân tộc. Tôi nghĩ đến các phóng viên, thành phần nhờ chứng từ và việc xuất bản của mình, là những kiến trúc gia xây dựng hòa bình và tự do ”.
Ngoài ra, ĐTC còn cho biết Ngài cũng đang nghĩ đến “thành phần bị bắt cóc và gia đình của họ, những nạn nhân vô tội của bạo lực và hận thù, kêu gọi tất cả mọi con người thiện chí hãy tôn trọng sự sống của mỗi người. Không có lý nào có thể dẫn đến việc buôn bán mạng sống con người. Đường lối bạo động là một ngõ cụt”.
Trong lời phát biểu với Zenit, tờ Chính Trị Thế Giới này cắt nghĩa rằng giải thưởng này được ban tặng là để nhìn nhận hoạt động “trần gian” của ĐTC, “đặc biệt là việc Ngài giải tỏa đế quốc Nga Sô và làm sụp đổ khối Cộng Sản ở Âu Châu”. Tờ kiểm xét này còn kể ra “cuộc đối chọi không ngừng của Ngài cho các quyền lợi của con người là nhũng gì đã khiến Ngài đi khắp thế giới để bài bác tất cả các nhà độc tài, dù thiên tả hay thiên hữu, từ Augusto Pinochet đến Fidel Castro”.
Trong lễ nghi trao tặng giải thưởng này, ông Patrick Wajsman đã cho biết, với giái thưởng này, việc kiểm xét của ông muốn tôn vinh một con người, “mặc dù đối thoại với Cõi Vĩnh Hằng, vẫn vì điều ấy không thôi thực hiện một công cuộc trần thế lớn lao vĩ đại như vậy. Một công cuộc được hướng dẫn bởi một ý hướng giải phóng ít thấy xẩy ra trường hợp tương đương như thế trong lịch sử”.
Trong lời ngỏ cùng ĐTC, vị chủ bút này đã thêm: “Tâu Đức Thánh Cha, đối với chúng tôi, bất kể thuộc niềm tin và xác tín triết học nào của chúng tôi, Ngài vẫn là một vì tinh tú giữa đêm tối, một qui chiếu về luân thường đạo lý, một ánh sáng chiếu soi đại dương”.
Cảm Nhận của Vị Lãnh Đạo Tin Lành Đức Quốc Tỏ Ra sau khi gặp Đức Gioan Phaolô II
Đức Giám Mục Wolfgang Huber, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hội Tin Lành Đức Quốc, đã
đúc kết một cuộc viếng thăm 3 ngày ở Vatican hôm Thứ Tư 25/8/2004 bằng một
nhận định tích cực với Đài Phát Thanh Vatican.
Ông đã được ĐTC tiếp đón tại dinh nghỉ mát của Ngài ở Castel Gandolfo, “một
cuộc viếng thăm làm tôi cảm kích rất nhiều”.
“Tôi nhớ đến cuộc họp vào năm 1996 dịp tông du của Đức Giáo Hoàng ở Đức. Cuộc
viếng thăm này đã đặt nền tảng cho mối liên hệ đại kết giữa hai Giáo Hội của
chúng ta.
“Cuộc viếng thăm này đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc tiến hóa
nơi những liên hệ đại kết, mặc dù cuộc đàm thoại này không nhắm đến mục tiêu
giải quyết các vấn đề có tính cách đại kết là những gì vẫn còn chờ đó. Điều ấy
không thể nào thực hiện được bằng một cuộc trao đổi ngắn ngủi như thế!
“Vị Giáo Hoàng này chẳng những nói với tôi bằng lời lẽ của Ngài mà còn trao
cho tôi một quà tặng thực sự, đó là một cây thánh giá đeo ở ngực được làm vào
dịp mừng 25 năm ngân khánh giáo hoàng của Ngài. Điều này làm tôi hết sức cảm
kích.
“Chúng tôi cầu xin cho nhau phép lành của Chúa cho con đường của chúng tôi đi,
cho thừa tác vụ của chúng tôi. Tôi ấp ủ trong lòng ánh mắt cởi mở và chăm chú
của vị Giáo Hoàng này. Tôi không bao giờ quên được ánh mắt ấy.
“Ở Đức, chúng tôi cảm thấy rất mạnh mẽ là không còn cách nào khác tiến đến vấn
đề đại kết cả. Đó là lý do tại sao chúng tôi rất chú trọng tới tình trạng tốt
đẹp đạt tới nơi vấn đề đối thoại đại kết.
“Chúng tôi biết rằng chúng ta không thể mong đợi thấy được vấn đề mau chóng
tiến triển vì còn những vấn đề chưa được giải quyết và cần phải tiến hành một
cách khôn ngoan, cũng như cần phải cảm thấy ‘nóng ruột’ về vấn đề đại kết.
“Chúng tôi tin rằng ngoài những vấn đề sáng tỏ đạt được nơi lãnh vực đối thoại
về thần học, chúng ta vẫn có thể mong đợi một sự tiến triển nào đó từ đường
lối chúng ta tỏ ra tương kính và để ý tới thừa tác vụ của nhau.
Để kết luận, sau khi nhận định về “việc hết sức dấn thân của Tòa Thánh Rôma
nơi việc xác định về Giáo Hội Công Giáo Rôma”, vị giám mục lãnh đạo Giáo Hội
Tin Lành Đức Quốc này cho biết:
“Là một giáo hội tin lành, chúng tôi hiện nay đang suy nghĩ về những gì chúng
tôi phải làm để đạt đến cái căn tính và tổng quan, cái ý thức về những gì liên
quan đến chúng tôi, và tỏ ra tôn trọng cùng chú ý tới những gì liên quan đến
người, nhờ đó, việc làm này có thể trở thành một mối giây liên kết mới cho cả
hai Giáo Hội của chúng ta”.
Tuyển Tập “Hãy Đi Khắp Thế Giới: Những Ký Giả Vatican Ý và Đức Gioan Phaolô II”
Thể theo lời mời gọi của Bộ Ngoại Giáo Ý, các ký giả Ý làm việc bên cạnh Tòa
Thánh Vatican, năm ngoái, nhân dịp mừng ngân khánh Giáo Hoàng 25 năm của ĐTC
GPII, đã xuất ngoại để nói về những kinh nghiệm và những cảm tưởng của mình về
Ngài.
Giờ đây, những bài thuyết trình của 27 ký giả ấy đã trở thành một tuyển tập
với tựa đề trên đây, do nhà xuất bản Dehonian House of Bologna phát hành. Các
đề tài của cuốn sách này bao gồm những tư tưởng của ĐTC về Âu Châu, về hòa
bình, về việc truyền đạt niềm hy vọng, về đạo lý của tình đoàn kết, về học
thuyết xã hội, về vấn đề đại kết và vấn đề đối thoại liên tôn.
ĐTC trở lại Vùng Núi Alps để nghỉ hè sau 2
năm
Hôm Thứ Bảy 26/6/2004, Văn Phòng Giáo Hoàng Gia đã phổ biến tin về cuộc nghỉ
hè năm 2004 của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Ngài sẽ nghỉ hè năm nay ở Aosta
Valley thuộc vùng Núi Alps từ ngày 5-17/7/2004. Sau đó, Ngài sẽ trực tiếp về
nhà nghỉ mát của mình ở Castel Gandolfo, phía nam thành phố Rôma, cho tới hết
mùa hè. Khi ở Aosta Valley, tất cả mọi sinh hoạt mục vụ thường nhật của Ngài
đều được tạm ngưng. Nhưng thời gian ở tại nhà nghỉ mát còn lại, Ngài vẫn tiếp
tục các buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần và Nguyện kinh Truyền Tin Chúa
Nhật hằng tuần.
Bắt đầu từ Thứ Hai, 5/7/2004, ĐTC Gioan Phaolô II bắt đầu cuộc nghỉ hè của Ngài ở Valle d’Aosta thuộc miền núi Alps Ý Quốc. Thật vậy, trong hai năm vừa rồi Ngài đã không thể đến đây như mọi năm để bắt đầu nghỉ hè. Năm 2002 vì Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Toronto Canada, và năm 2003 vì vấn đề sức khỏe. Dây là lần thứ 10 Ngài đến đây, tại làng Les Combes ở Introd. Ngài sẽ ở đây tới ngày 17/7/2004.
Sau khi nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 4/7/2004, ĐTC đã loan báo thời gian
nghỉ hè bắt đầu từ ngày hôm sau thế này:
“Trong khi sửa soạn đi hưởng cuộc nghỉ hè ngắn ngủi này, Tôi nghĩ đến các gia
đình đã dự tính đi nghỉ hè vào thời đoạn này: Tôi muốn rằng tất cả mọi gia
đình sử dụng những ngày hè này trong một môi trường nghỉ ngơi bình lặng.
“Tôi đồng thời cũng nghĩ đến những ai vì những lý do khác nhau không thể có
những cuộc nghỉ hè thực sự.
“Tôi hy vọng rằng tất cả mọi người đều có thể lợi dụng một cuộc nghỉ ngơi cần
thiết trong vấn đề sinh hoạt làm việc, và hy vọng rằng các sinh hoạt giải trí
thuận lợi sẽ được cổ võ, được phong phú hóa bằng những mối liên hệ nhân bản
đích thực, để giúp cho những người cô đơn lẻ loi và gặp khốn khó được dịp
thảnh thơi”.
Nơi Đức Thánh Cha nghỉ hè ở một cái chòi được xây bằng gỗ và đá là nơi được
các tu sĩ Dòng Don Bosco nghỉ hè. Cách đây hai năm, các vị đã gắn thang máy ở
cái chòi nghỉ hè này.
Từ cửa sổ phòng của mình, cũng như từ phòng ăn, ĐTC có thể nhìn ngắm Núi
Blanc, ngọn núi cao nhất ở Âu Châu.
Trong dịp kỳ hè này, ĐTC sẽ dùng xe hơi để đi đến các nơi ở miền núi, nói
chuyện với các người bạn già, đọc các sách triết lý, thần học và văn chương,
nhất là bỏ nhiều giờ ra để cầu nguyện. Mùa hè năm ngoái Ngài đã bỏ giờ ra để
bắt đầu viết tác phẩm chia sẻ kinh nghiệm 20 năm làm giám mục của mình ở Balan
(1958-1978), một tác phẩm vừa được xuất bản dịp sinh nhật 84 tuổi của Ngài năm
2004.
Huấn Từ Truyền Tin về ý nghĩa của thinh lặng để suy tư và nguyện cầu
Chúa Nhật 11/7/2004, trước 5 ngàn người ở Les Combes thuộc vùng Núi Alps, nơi
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đang nghỉ hè, Ngài đã chia sẻ mấy tư tưởng trước
khi nguyện Kinh Truyền Tin về ý nghĩa của việc thinh lặng suy tư nguyện cầu
như sau:
Anh Chị Em Thân Mến,
2. Ở nơi nghỉ ngơi tĩnh lặng này, trước cảnh trí tuyệt
vời của thiên nhiên, con người dễ cảm nghiệm thấy được sự thinh lặng bổ ích là
dường nào, một thiện ích ngày nay càng trở nên hiếm hoi hơn bao giờ hết. Nhiều
cơ hội trong vấn đề giao tiếp và thông tin do xã hội tân tiến cung cấp cho con
người đôi khi làm cho họ mất hết thời giờ để suy tưởng, đến nỗi khiến con
người không thể phản tỉnh và nguyện cầu. Thật thế, chỉ trong thinh lặng con
người mới có thể nghe thấy trong tận thâm cung lương tâm của mình tiếng nói
của Thiên Chúa là những gì thực sự làm cho chúng ta được tự do thanh thoát.
Những cuộc nghỉ hè có thể góp phần vào việc tái nhận thức và vun trồng chiều
kích nội tâm bất khả thiếu này của đời sống con người.
Tác Phẩm Thứ Năm ÐTC GPII đang được Ngài biên soạn
Về thời gian nghỉ hè của ĐTC ở vùng núi Alps năm 2004 này, ông cho biết “tiến
triển tốt đẹp, và như đã xẩy ra ở những lần trước đây, sau một số ngày nghỉ ngơi,
Ngài cảm thấy khá hơn. Khí hậu mát mẻ khiến cho Ngài có thể ngủ ngon hơn và
những cuộc ra ngoài ngắm cảnh làm cho tâm thần Ngài cảm thấy rất thoải mái. ĐGH
giành nhiều giờ để đọc sách và cầu nguyện, không phải chỉ ở trong nhà nguyện,
cũng như để đàm đạo lâu giờ về các đề tài khác nhau. (ĐTC) không dọn một văn
kiện này trong thời gian nghỉ ngơi này”.
Về tác phẩm mới của Ngài được báo chí cho rằng sẽ viết về vấn đề chuyên chế độc
tài trong thế kỷ 20, vị giám đốc văn phòng báo chí cho biết, “trong những ngày
này không có như thế, có lẽ tác phẩm đã được hoàn tất, nhưng tôi chưa hề thấy
Ngài làm gì với dự án này ở đây cả”.
Thật vậy, ĐTC có ý định viết một tác phẩm khác nữa, lần này về những chia sẻ
liên quan đến triết lý và nhân sinh. Đây là tác phẩm thứ năm kể từ khi Ngài làm
Giáo Hoàng, thứ tự như sau: “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” (giải đáp về các vấn
đề hiện thế), Tặng Ân Và Mầu Nhiệm (về thiên chức linh mục 50 năm), Roman
Triptych (thi phẩm), và Đứng Lên, Nào Chúng Ta Đi (về thừa tác vụ giám mục 20
năm).
Cha Pawel Ptasznik, vị linh mục người Balan thuộc phòng bộ của Tòa Thánh
Vatican, đã cho cơ quan tín liệu KAI Công Giáo Balan biết về dự tính đang được
ĐTC thực hiện “khá rồi”. Tuy nhiên, “đây là một tiến trình lâu dài và người ta
không thể cho rằng chẳng bao lâu nữa tác phẩm này sẽ được phổ biến. Về vấn đề
nội dung, tôi có thể nói rằng tin tức cho là Ngài sẽ đề cập trước hết đến những
vấn đề chuyên chế thì không đúng. Nó là một bí mật công khai mà nhiều năm nay
Cha Jozef Tischner (một triết gia và là bạn của ĐTC) đã xin ĐTC được phỏng vấn
Ngài về những đề tài liên quan đến triết lý và nhân sinh. Nếu tôi không lầm thì
cuộc phỏng vấn này đã xẩy ra vào mùa hè năm 1984 và là một cuộc phỏng vấn đã
được ghi chép lại”. Sau đó, vị linh mục cho biết thêm, “Đức Giáo Hoàng tiếp tục
khai triển những tư tưởng này”.
ĐTC GPII sẽ thực hiện chuyến tông du 104 đến Lộ Đức dịp Lễ Mẹ Mông Triệu 2004
Thứ Năm 24/6/2004, vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh đã chính thức
loan báo chuyến tông du 104 này của ĐTC GPII để mừng kỷ niệm 150 năm Giáo Hội
qua Đức Thánh Cha Piô IX công bố tín điều Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội
8/12/1854 qua sắc lệnh “Ineffabilis Deus”, một đặc ân được chính Mẹ Maria khi
hiện ra với chị Bernadetta ngày 11/2/1858 đã xác nhận qua lời tự xưng “Ta được
hoài thai vô nhiễm tội”.
Chính phủ Pháp cho biết Tổng Thống Pháp Jacques Chirac sẽ đón tiếp ĐTC ở Lộ
Đức. ĐTC GPII đã đến viếng thăm Đền Thánh Mẫu Lộ Đức này lần cuối vừa rồi vào
Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Pháp 8/1997. Ngoài ra, Ngài cũng đã đến Đền Thánh Mẫu
nổi tiếng này trong Năm Thánh Cứu Chuộc 14-15/1983. Theo nguồn tin báo chí cho
biết ĐTC có thể sẽ ở tại Cư Sở Đức Bà, trung tâm cho những người hành hương
bệnh nhân và tật nguyền.
Tổng Thống Bush sẽ Tặng Thưởng ĐTC
GPII Huy Chương Tự Do
Theo nguồn tin từ Tòa Thánh Vatican cho hay, trong lần triều kiến ĐTC GPII
4/6/2004, Tổng Thống Bush sẽ tặng thượng ĐTC Huy Chương Tự Do.
Tháng 11/2003 vừa rồi, Hạ Viện Hoa Kỳ, qua việc bỏ phiếu bằng miệng đã chấp
thuận quyết định của lưỡng đảng khuyến khích Tổng Thống Bush tặng thưởng vinh
dự đệ nhất về dân sự của chính phủ cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Năm 1963, Tổng Thống John Kennedy đã cho phép thực hiện việc tưởng thưởng Huy
Chương Tự Do Của Tổng Thống cho những người “có công đặc biệt đóng góp vào 1)
nền anh ninh hay thiện ích của quốc gia Hiệp Chủng Quốc, hay 2) nền hòa bình
thế giới, hoặc 3) những nỗ lực quan trọng về văn hóa hay về xã hội hoặc cá
nhân”.
Trong số 400 mề đay đã được tưởng thưởng. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII (qua đời
ngày 3/6/1963) là 1 trong 31 nhân vật được vinh dự này. Tổng Thống Lyndon
Johnson đã trao tặng huy chương này cho ngài là một người quá cố vào tháng
12/1963.
Kỷ Niệm 25 năm Chuyến Tông Du Về Quê Hương Balan Làm Biến Ðổi Lịch Sử Thế Giới
Hôm nay, khi kết thúc bài giáo lý về Thánh Vịnh trên đây tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ĐTC đã nói bằng tiếng Balan về ngày kỷ niệm chuyến tông du đầu tiên về quê hương của Ngài 25 năm về trước, cuộc tông du đã làm biến đổi lịch sử Đông Âu.
“Hôm nay là ngày kỷ niệm 25 năm lần đầu tiên với tư cách là Giáo Hoàng Tôi đã hôn đất Balan. Tâm tư của Tôi luôn luôn nghĩ lại những ngày này và Tôi tạ ơn Chúa về ngọn gió Thánh Linh đã thổi qua mảnh đất ấy tạo nên một cuộ cthay đổi sâu xa. Tôi cầu xin Chúa chúc lành cho quê hương xứ sở của chúng ta cunõng như cho toàn thể nhân dân Balan”.
Trong cuộc tông du 2-10/6/1979 của mình, Ngài đã đọc 36 bài diễn từ. Tối thiểu từ 10 trong số 35 triệu người dân đã được đích thân thấy Ngài, ở 9 thành phố, làng mạc và đền thánh Ngài đã đến thăm.
Bắt đầu năm 1979, ông Edward Gierek, bí thư đầu tiên của Đảng Lao Động Thống Nhất Của Balan, đã nói chuyện điện thoại với lãnh tụ Nga Sô bấy giờ là Leonid Brezhnev, nhân vật đã khuyên can ông hãy cản trở việc viếng thăm của vị giáo hoàng này.
Trong tác phẩm “Giáo
Hoàng Gioan Phaolô II” của Tad Szulc, Gierek tiết lộ là, khi thấy vị bí thư
này bất đồng ý kiến với mình, vị lãnh đạo khối liên bang Nga Cộng liền nói:
“Vậy thì đồng chí cứ làm theo ý muốn của mình, miễn là đàng chí và Đảng của
đồng chí sau này đừng có hối hận”.
ĐTC GPII Mừng Sinh Nhật 84 Tuổi
Trong Tháng, đúng hơn vào cuối tuần trước ngày mừng sinh nhật của ĐTC GHII thường xẩy ra các cuộc phong thánh. Điển hình nhất là năm ngoái và năm nay: 6 vị tân thánh được Ngài tôn phong vào Chúa Nhật 16/5/2004, hay 4 vị vào chính ngày sinh nhật 18/5/2003 của Ngài.
Ngoài ra, năm nay còn một biến cố nữa đánh dấu mừng sinh nhật của Ngài đó là việc ra mắt cuốn sách mới của ngài, “Đứng Lên Nào! Chúng Ta Đi!” về kinh nghiệm làm Tổng Giám Mục ở Krakow, Balan. Hiện nay tác phẩm này mới được xuất bản bằng các thứ tiếng Tây Ban Nha, Ý, Balan, Đức và Pháp, còn tiếng Anh và Bồ Đào Nha sẽ được xuất bản một ngày gần đây.
Theo vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh thì ĐTC không có lệ mừng sinh nhật mà chỉ mừng ngày quan thày Thánh Charles Borromeo (4/11) của Ngài thôi. Bởi thế, Tòa Thánh Vatican không mừng gì đặc biệt cho Ngài và chính Ngài cũng làm việc cả ngày, ngoại trừ việc Ngài mời thành phần cộng tác viên thân cận đến dùng bữa với Ngài, thế thôi.
Vị giám đốc văn phòng báo chí là Navarro-Valls này còn tiết lộ cho biết Tòa Thánh Vatican đã tràn ngập lời chúc mừng sinh nhật ĐTC, kể cả từ thành phần không phải Công Giáo: “Họ là các vị lãnh đạo quốc gia, chính quyền, các nhân vật chính trị gia, nghệ sĩ, nhất là những người muốn bày tỏ lòng cảm mến và tri ân đối với vị Giáo Hoàng”.
Địa chỉ điện toán john_paul_ii@vatican.va năm ngoái 2003 nhận được 100 ngàn điện thư mừng sinh nhật ĐTC, năm 2004 này mới tới buổi trưa đã vượt quá con số năm ngoái. Ngoài ra, đường giây điện thoại cũng bận bịu cả ngày bởi biến cố này.
Buổi chiều, ĐTC tiếp
Tổng Thống Balan Aleksander Kwasniewski với vợ của ông. Ngài cũng gặp 4 vị
Giám Mục Hoa Kỳ từ các giáo phận Oklahoma City, Little Rock và San Angelo, và
các vị Giám Mục Balan ở Wroclaw và Dwidnica. Chưa hết, Ngài còn gặp thành phần
tham dự viên đại hội của Hội Đồng Tòa Thánh Về Di Dân Và Du Hành.
Tác Phẩm Chia Sẻ Cảm Nghiệm Đời
Mục Tử của ĐTC GPII
|
Ðây tác phẩm Ðức Thánh Cha tự thuật về đời làm giám mục của mình. Ngài đã thuật lại biến cố ngài được gọi làm giám mục khi đang du thuyền với vị hồng y giáo chủ Balan bấy giờ, cũng như về việc Ngài đã đương đầu với nhà nớc Cộng Sản, với tư cách là vị mục tử ở Balan cho tới khi làm Giáo Hoàng, thời gian 20 năm, 1958-1978.
Khi nghe thấy tin được bổ nhiệm làm giám mục Krakow, Ngài đã thưa cùng ĐHY Giáo Chủ Stefan Wyszynski rằng: “Thưa ĐHY, con còn quá trẻ – con mới 38 tuổi thôi”. ĐHY Giáo Chủ trả lời: “Xin đừng chống lại ý muốn của Đức Thánh Cha”. Ngài trở về Krakow và xin ĐTGM cho phép tiếp tục cuộc du thuyền. ĐTGM Eugeniusz Baziak đáp: “Cha cứ việc đi, nhưng xin về để được tấn phong”.
Ngài cũng thuật lại những nỗ lực nhà nước cộng sản muốn đàn áp giáo hội ở Balan, và Ngài đã đụng độ với các vị có thẩm quyền để bảo vệ giáo hội cũng như đã tổ chức các cuộc họp mật với các trí thức gia và khoa học gia. Ngài cũng cho biết chuyến tông du đầu tiên của Ngài với tư cách làm giáo hoàng đến Mễ Tây Cơ vào tháng 1/1979 là “một thứ vé vào cửa mở lối cho cuộc tông du về Balan”. Ngài viết: “Tôi nghĩ cộng sản ở Balan sẽ không thể chối từ việc Tôi viếng thăm quê hương của Tôi, nếu Tôi được tiếp đón bởi một quốc gia có một bản hiến pháp trần tục như Mễ Tây Cơ”. Quả thực Ngài đã về Balan vào Tháng 6 cùng năm, một chuyến tông du không ngờ 10 năm sau (1989) đã định đoạt số phận của toàn khối Cộng Sản Đông Âu nói riêng, rồi 2 năm (1991) sau đó tới cả Khối Cộng Sản Liên Bang Sô Viết.
Sau đây là cuộc phỏng vấn của Zenit với linh mục Claudio Rossini, dòng Don Bosco, giám đốc của nhà xuất bản, cho biết về sứ điệp chính yếu của tác phẩm về cảm nghiệm mục vụ này.
Vấn Văn thể của tác phẩm này ra sao?
Đáp Từ những gì người ta thấy được, thì dù chỉ đọc thoáng thôi, họ cũng phải công nhận rằng đây là một cuốn sách được viết bằng một thể loại rất trong sáng dễ đọc.
Vị Giáo Hoàng này ôn lại những hồi niệm của Ngài về kinh nghiệm mục vụ khi còn làm giám mục trong thời gian 20 năm ở Balan. Tám năm trước đây Ngài đã viết về cảm nghiệm làm linh mục của Ngài qua tác phẩm “Tặng Ân và Mầu Nhiệm”. Cuốn sách mới này cũng chia sẻ những vấn đề về tín điều, về những nền tảng, những hình ảnh liên quan đến thừa tác vụ giám mục của Ngài, tất cả những gì sau đó xuất hiện nơi huấn quyền của Ngài với tư cách là một vị Giám Mục Rôma.
Nó như thể là những gì, khi đến tuổi 84 này, Ngài muốn cống hiến những điểm then chốt cho người đọc để họ có thể hiểu được cảm nghiệm làm giám mục và Giáo Hoàng của Ngài.
Vấn Bản quyền của cuốn sách này thuộc về Nhà Xuất Bản Vatican, tuy nhiên nó lại được phát hành bởi Mondadori là nơi ký hợp đồng với các nhà xuất bản quốc tế khác. Tại sao thế?
Đáp ĐTC trao cuốn sách của Ngài cho những nhà xuất bản của Ngài, Nhà Xuất Bản Vatican, vào Tháng Giêng năm nay.
Bấy giờ vấn đề xẩy ra là làm sao để tác phẩm ấy được phổ biến khắp thế giới một cách đồng nhất để chẳng những có thể được chuyển dịch sang các thứ ngôn ngữ chính mà còn sang cả những ngôn ngữ ít thông dụng hơn.
Nhà Xuất Bản Vatican đã phân tích thị trường quốc tế và đã chú ý tới 3 nơi. Trong số 3 nơi ấy, Mondadori cuối cùng đã được chọn, vì một là kinh nghiệm làm việc của nó với 10 năm trước đã xuất bản cuốn “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng”, hai là vì Mondadori có liên hệ với những nhóm xuất bản chính trên thế giới.
Chúng tôi đã liên lạc với Mondadori và trong vòng một thời gian ngắn đã ký hợp đồng với nhà phát hành này. Bởi vậy ngày mai tác phẩm sẽ được phát hành bằng tiếng Ý, Balan, Đức, Pháp và Tây Ban Nha.
Sau đó nó sẽ được xuất bản bằng tiếng Anh và Bồ Đào Nha là những ấn bản thực sự đang được in ấn. Cuốn sách này chắc chắn là một hiện tượng về truyền thông trên thế giới.
Vấn Tiền bạc giành cho bản quyền của tác giả sẽ được sử dụng như thế nào?
Đáp Theo hợp đồng thì lợi tức cho bản quyền của tác giả sẽ được Nhà Xuất Bản Vatican thâu nhận thay cho ĐTC, và nhà xuất bản này sẽ cho vào quĩ bác ái của Đức Giáo Hoàng. Số tiền ấy hoàn toàn tùy Ngài sử dụng.
Tôi nhớ rằng 10 năm trước đây, sau khi xuất bản cuốn “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng”, đã xẩy ra việc cấp cứu quan trọng liên quan đến những cuộc thảm sát ở Rwanda, Burundi và chiến tranh ở Balkans. Lợi tức của tác phẩm này một phần đã được phân phối cho dân chúng ở Rwanda và Burundi, và phần khác đã được chi dùng vào việc tái thiết Balkans.
Việc trợ giúp của tác phẩm mới này sẽ được sử dụng cho việc tái thiết các nhà thờ Công Giáo và Chính Thống Giáo ở những xứ sở bị tàn phá bởi chiến tranh. Khi thâu nhận được lợi tức của tác phẩm mới này ĐGH sẽ quyết định tùy theo những trường hợp khẩn trương xẩy ra.
Vấn Cha là vị chủ biên của ĐGH. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II còn tác phẩm nào bất ngờ trong tương lai nữa chăng?
Đáp ĐGH đã hồi phục sau khi trải qua tình trạng sức khỏe yếu kém trong dịp mừng kỷ niệm 25 năm giáo triều của Ngài. Ngài đã trở lại với hoạt động bình thường, với những bài giáo lý Thứ Tư hằng tuần, với những cuộc triều kiến theo nhóm, như chúng ta được biết qua tin tức.
Bởi thế, chúng ta không được đóng cửa tương lai. Hiện nay chúng ta cứ chú ý tới tác phẩm này đã. Cuốn sách này cho chúng ta thấy nhiều lý do phấn khởi.
Vấn Nhan đề nguyên thủy của cuốn sách này là “Đứng Lên Nào! Chúng Ta Đi!” Cha hiểu thế nào về nhan đề ấy?
Đáp Để khởi đầu cho thiên niên kỷ này, Vị Giáo Hoàng này muốn cầm tay dẫn Giáo Hội, dẫn các anh em giám mục của mình cũng như tất cả mọi người thiện chí hướng về tương lai, biết làm sao thấy được tính cách lạc quan được Thiên Chúa cho hiện lên trong lịch sử, thấy được rằng chính Thiên Chúa mới là Đấng điều dẫn lịch sử loài người. Đó là tất cả ý nghĩa của nhan đề ấy.
Vị Giáo Hoàng cao tuổi này, dù bị giới hạn về tuổi tác và bệnh nạn, vẫn tiếp tục hành trình của Ngài, là vị đầu tiên kêu gọi chúng ta hãy trở thành những con người sống lạc quan.
Ngài nói với chúng ta
rằng “Đứng Lên Nào! Chúng Ta Đi!” “Đây là lúc đứng lên” nơi giới của văn hóa,
nơi giới giáo lý viên, nơi giới trẻ, nơi tất cả mọi lãnh vực… Đó là sứ điệp
của cuốn sách hồi niệm này Ngài giờ đây gửi đến chúng ta.
ĐTC GPII Nhận Phần Thưởng Hiệp
Nhất Âu Châu và Chia Sẻ Nhãn Quan của Ngài về Một Âu Châu Hiệp Nhất
Chiều ngày 24/3/2004, ĐTC GPII đã nhận Phần Thưởng Hiệp
Nhất Âu Châu ở Vatican. Hằng năm, thành phố Aachen ở Đức trao tặng phần thưởng
được gọi là Phần Thưởng Charlemagne Quốc Tế này cho những ai góp phần vào việc
xây dựng tình trạng hiệp nhất cho Âu Châu. Năm nay phần thưởng này được trao
tặng cho ĐTC GPII bởi thị trưởng Jurgen Linden và chủ tịch hội đồng điều hành
Phần Thưởng Charlemagne là Walter Evershein. Ca đoàn của nhà thờ chính tòa
Aachen đã trình diễn cả vào lúc khai mạc và kết thúc lễ nghi trao tặng phần
thưởng.
Phần thưởng này được mang tên của vị Hoàng Đế Rôma Thánh đầu tiên là
Charlemagne, người được coi như là biểu tượng cho mối hiệp nhất Âu Châu, ở chỗ
đế quốc rộng lớn của ông bao gồm cả một số quốc gia Âu Châu tân thời nữa. Phần
thưởng này được bắt đầu ban tặng từ năm 1950. Ủy ban phần thưởng này đã loan
báo vào ngày 22/1/2004 về vị được lãnh thưởng năm nay là ĐTC GPII, vì “việc
đóng góp ngoại hạng của Ngài vào tiến trình hiệp nhất Âu Châu, và cả việc nỗ
lực của Ngài trong vấn đề mang ảnh hưởng của Âu Châu vào cuộc hình thành trật
tự thế giới”. Vai trò của Ngài trong việc làm sụp đổ Bức Màn Sắt đã từng chia
đôi đại lục Âu Châu cũng được ủy ban này ghi nhận.
Hôm 23/1/2004, vị giám đốc văn phòng báo chí của tòa thành là Joaquin Navarro-Valls
đã loan báo rằng phần thưởng này được trao tặng cho ĐTC “để công nhận việc dấn
thân của bản thân Ngài cũng như của Tòa Thánh về nỗ lực cho mối hiệp nhất nơi
các dân tộc ở Âu Châu theo các thứ giá trị được bắt nguồn từ bản tính chung
của loài người cũng như được Kitô giáo phát động một cách hiệu nghiệm”.
Nhận phần thưởng này, ĐTC đã nói bằng Đức ngữ ngỏ lời cám ơn hội đồng này về
việc tôn vinh Ngài. Lợi dụng dịp này, Ngài đã nói đến vấn đề hiệp nhất Âu Châu.
Ngài nhận định rằng “vì nhận thấy rằng mối hiệp nhất của Âu Châu mang một ý
nghĩa rất nhiều đối với Giáo Hội Công Giáo mà quí vị đã đến để tôn vinh Vị
Thừa Kế Thánh Phêrô” bằng phần thưởng này, “một phần thưởng mà, vì một lý do
tốt lành, mang tên của Hoàng Đế Charlemagne. Thật vậy, vị vua của những người
Franks này, với vương quốc lấy thành phố Aachen làm thủ đô, đã thực sự đóng
góp vào việc xây dựng về chính trị và văn hóa cho Âu Châu, và vì thế đã được
mang danh nơi các người đương thời của ông là ‘Pater Europea - Người Cha của
Âu Châu’. Mối hiệp nhất tốt lành về văn hóa cổ thời và đức tin Kitô Giáo với
những truyền thống của các dân tộc khác nhau đã được hình thành nơi đế quốc
Charlemagne và đã phát triển thành những hình thức khác nhau như một di sản về
đạo đức và văn hóa qua các thế kỷ”.
ĐTC nhận định tiếp: “Vì Tòa Thánh ở Âu Châu nên Giáo Hội có những liên hệ đặc
biệt với dân chúng của lục địa này” và “bao giờ cũng tham dự vào tiến trình
hiệp nhất Âu Châu”. Để chứng minh, Ngài đã nhắc lại rằng Đức Piô XII “đã minh
nhiên nâng đỡ tư tưởng hình thành một ‘khối hiệp nhất Âu Châu’”, một khối hiệp
nhất “cần lấy Kitô Giáo như là một yếu tố tạo nên căn tính và hiệp nhất” của
khối này. Ngài đã bày tỏ nhãn quan của Ngài về mối hiệp nhất Âu Châu như sau:
“Tôi đang nghĩ đến một thứ Âu Châu phi trào lưu quốc gia qui ngã, nơi mà các
quốc gia được coi như là những trung tâm của các kho tàng văn hóa cần phải
được bảo vệ và phát triển cho lợi ích của hết mọi người. Tôi đang nghĩ đến một
thứ Âu Châu là nơi mà các tiến bộ về khoa học, kinh tế và an sinh xã hội không
hướng đến chủ nghĩa hưởng thụ” mà là để phục vụ nhân loại. “Tôi đang nghĩ đến
một thứ Âu Châu có một mối hiệp nhất được xây dựng trên quyền tự do đích thực”,
vì “không có tự do cũng không còn cảm thức trách nhiệm gì với Thiên Chúa hay
con người.
“Tôi đang nghĩ đến một thứ Âu Châu hiệp nhất nhờ cuộc dấn thân của giới trẻ….
Thế nhưng làm sao thế hệ trẻ được sinh vào đời hướng về chân, mỹ và cao cả
cũng như về những gì đáng hy sinh cho, nếu nơi Âu Châu gia đình không còn là
một cơ cấu hướng về sự sống và tình yêu vô vị kỷ.
“Âu Châu trong tâm tưởng của Tôi là một hiệp nhất về chính trị, là một hiệp
nhất về thiêng liêng thực sự, một mối hiệp nhất được các chính trị gia Kitô
giáo ở tất cả mọi quốc gia hoạt động, với ý thức về những kho tàng nhân bản
hợp với đức tin, khi con người nam nữ dấn thân để làm cho những giá trị này
sinh hoa kết trái, đem những giá trị này làm lợi cho hết mọi người hầu xây
dựng một Âu Châu của những con người chiếu tỏa dung nhan Thiên Chúa”.
Đứng lên, Chúng Ta Hãy Ði Nào:
Tác Phẩm mới nhất của ĐTC GPII
Nhân dịp mừng sinh nhật 84 tuổi của ĐTC GPII, 18/5/2004, Nhà Xuất Bản Mondadori
đã loan báo trong cuộc họp báo ở Rôma hôm Thứ Tư 24/3/2004 rằng họ hy vọng sẽ
phát hành tác phẩm này vào thời điểm ấy bằng cả tiếng Ý, Anh, Pháp, Tây Ban Nha
và Đức.
Nhan đề của tác phẩm được lấy từ câu Phúc Âm của Thánh Marcô ở đoạn 14 câu 42,
lời Chúa Giêsu nói với Thánh Phêrô, Giacôbê và Gioan trong Vườn Cây Dầu trước
khi bị bắt. Cuốn sách dầy 200 trang, với 40-50 chương ngắn. Vị tác giả Giáo
Hoàng đã viết bằng tay một phần cuốn sách này và đọc phần còn lại, thuật lại 20
năm làm giám mục của mình, từ khi được thụ phong vào năm 1958 tới khi được bầu
làm giáo hoàng năm 1978. Bởi thế vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh mới nói
trong buổi họp báo rằng ề tác phẩm là một tổng hợp các thứ hồi niệm và suy niệm
về các biến cố của thời đoạn ấy.
Vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh cũng xác nhận là Ngài đã viết cuốn sách
này vào khoảng giữa Tháng 3 và Tháng 8/2003. Nghĩa là Ngài bắt đầu viết từ Tháng
3/2003, nhất là vào thời gian nghỉ hè của Ngài từ Tháng 7/2003. Sở dĩ việc phát
hành bị đình trệ cho tới cả hơn 1 năm sau là vì Ngài có ít giờ để kiểm lại, hoàn
chỉnh cùng thêm thắt, chưa kể đến những đòi hỏi của tiến trình in ấn và phát
hành.
Sau khi phát hành tác phẩm Tặng Ân và Mầu Nhiệm để kỷ niệm 50 năm linh mục của
mình, vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh tiết lộ thêm, ĐTC đã đón nhận
những lời đề nghị viết một cuốn sách khác về việc mục vụ làm giám mục của Ngài.
Vị đại diện của Nhà Xuất Bản Mondadori, đặc trách việc in ấn tác phẩm này bằng Ý
ngữ, nhắc lại sự thành công rực rỡ của cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng
của Ngài, với tổng số bán được là 20 triệu cuốn.
Thi Phẩm “Roman Triptych” của ĐTC GPII được dịch sang
các thứ tiếng
Thi phẩm “Roman Triptych” của ĐTC GPII được sáng tác bằng tiếng Balan vào mùa hè
và mùa thu năm 2002 và được xuất bản năm 2003, đã được dịch sang các thứ tiếng
như Ý, Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha. Trong năm 2003, nhà xuất bản Vatican
Publishing House, nơi giữ bản quyền, đã cho phép dịch và xuất bản bằng tiếng Hòa
Lan, Hung Gia Lợi, Đại Hàn, Croatian, Nga, Tiệp Khắc, Romania, Slovenian,
Malayalam (Ấn Độ), Catalan, Basque, Na Uy và Bồ Đào Nha. Trong năm 2004, nhà
xuất bản này đã tiếp tục cho phép dịch và xuất bản bằng tiếng Nhật và Bulgaria.
Ngoài ra, Trung Tâm Truyền Hình Vatican đã thực hiện 1 chương trình với nội dung
đọc bản văn bằng tiếng Ý, được kèm theo những hình ảnh về Nguyện Đường Sistine
cùng với nhạc phụ họa.
ĐTC GPII nhận bằng Tiến Sĩ Danh Dự và nói về vai trò của Đại Học trong Thời Đại Toàn Cầu Hóa
Ngày 17/2/2004, Đại Học Balan Opole, trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, 20 vị đại diện của đại học này đã đến Rôma để trao tặng bằng Tiến Sĩ Danh Dự cho ĐTC GPII vì Ngài đã đóng vai trò trong thập niên trước đây để làm cho thần học được nhìn nhận ở các đại học đường quốc gia nơi xứ sở Balan của Ngài.
Viện trưởng đại học này là Jozef Musielok nhắc lại là 10 năm trước đây ĐTC đã góp phần thực hiện đạt thành việc hội nhập giữa Viện Thần Học Mục Vụ của giáo phận Opole với Trường Cao Đẳng Sư Phạm. Phân Khoa Thần Học của đại học đường này hiện hữu phát xuất từ cuộc sát nhập này. Đó là trường đại học đầu tiên theo kiểu này ở một đại học quốc gia từ khi chế độ cộng sản đóng cửa các trường thần học ở Krakow và Warsaw nửa thế kỷ trước đây.
Sau đây là những ý tưởng chính tiêu biểu của ĐTC về vai trò của đại học đường trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay.
“Tôi tạ ơn Thiên Chúa về sự kiện là Viện Đại Học này hợp tác với Giáo Hội trong công cuộc hội nhập xã hội ở Opole… Khi nói về vấn đề hội nhập xã hội chúng ta không có ý nói theo ý nghĩa hủy bỏ đi những gì khác nhau, theo chiều hướng thống nhất cách thức suy tưởng, theo đường lối lãnh quên lịch sử thường được đánh dấu bằng những biến cố gây ra chia rẽ, trái lại, chúng ta có ý nói đến việc tiếp tục tìm kiếm các thứ giá trị phổ quát nơi con người, thành phần có nguồn gốc khác nhau, có một lịch sử khác nhau bởi thế có những quan niệm riêng của họ về thế giới cũng như có những liên hệ với các xã hội họ đang sống.
“Đại học đường, trong việc tạo nên những khả năng để phát triển những khoa học về nhân bản, có thể góp phần vào cuộc thanh tẩy ký ức, một cuộc thanh tẩy sẽ không quên được những lỗi lầm nhưng là một cuộc thanh tẩy chấp nhận tha thứ và xin thứ tha”.
Nhờ đó, “trí khôn và lòng muốn mới có thể mở ra trước sự thật, sự thiện và sự mỹ, những giá trị tạo nên một đại kho tàng chung, những giá trị cần phải được vun trồng và phát triển một cách hòa hợp.
“Các khoa học cũng có thể hữu dụng trong công cuộc hiệp nhất này. Nhờ sự kiện không dính dáng gì tới những chiều hướng tiết lý thiên về ý hệ, chúng mới có thể hiện thực công việc này một cách trực tiếp hơn.
“Hôm nay, chúng ta nói về các nguồn gốc Kitô giáo của Âu Châu. Nếu các vương cung thánh đường, các công trình nghệ thuật, âm nhạc và văn chương là những dấu hiệu của các (căn gốc Kitô giáo), ở chỗ chúng phát ngôn một cách âm thầm, thì trái lại, các đại học đường là những nơi có thể nói lớn tiếng. Chúng có thể nói bằng ngôn ngữ đương thời ai cũng hiểu được.
“Phải, tiếng nói này có thể không được tất cả mọi người đón nhận, thành phần cứ bị điếc lác bởi ý hệ trần tục của châu lục chúng ta đây. Thế nhưng điều này vẫn không châm chước cho con người khoa học, thành phần trung thành với sự thật lịch sử, khỏi vấn đề làm chứng bằng việc học hỏi vững chắc những bí mật của khoa học và của sự khôn ngoan là những gì đã được phát triển ở mảnh đất phì nhiêu Kitô giáo”.
ĐTC GPII chấp nhận Phần Thưởng Charlemagne của Thành Phố Aachen Đức Quốc
Hôm Thứ Sáu 23/1/2004, Văn Phòng báo chí của Tòa Thánh đã thông báo là Thành Phố Aachen ở Đức Quốc đã trao tặng Phần Thưởng Quốc Tế Charlemagne một cách “ngoại lệ và chuyên nhất” cho ĐTC GPII. Bản thông báo đã giải thích thêm là phần thưởng này là để tỏ ra công nhận “về việc dấn thân của riêng Ngài cũng như của Tòa Thánh quan tâm đến mối hiệp nhất nơi các dân tộc ở Âu Châu liên quan dến các giá trị bắt nguồn từ bản tính của con người và được Kitô giáo phát động một cách tốt đẹp. ĐTC hân hạnh tiếp nhận phần thưởng này, phần thưởng sẽ được tặng cho Ngài vào ngày 25/3/2004 tại Vatican”.
Giai đoạn lịch sử chính yếu của thành phố Aachen này bắt nguồn từ biến cố Charlemange đoạt nắm chính quyền vào năm 768. Dinh Hoàng Đế gần các suối nước nóng chẳng bao lâu trở thành tư gia vĩnh viễn của Charlemagne do đó đã được phát triển thành một nơi chất chứa về tinh thần và văn hóa. Ông đã chết vào năm 814 và được an táng ở Vương Cung Thánh Đường Aachen.
ĐTC GPII Được Bằng Hàn Lâm Danh Dự Vàng của Đại Học Balan
Vào ngày Thứ Năm 8/1/2004, ĐTC đã tiếp các vị đại diện của cộng đồng hàn lâm Wroclaw và Opole Balan, với sự hiện diện của cả ĐHY Henryk Roman Gulbinowicz, TGM Weoclaw. Trong cuộc gặp gỡ này, họ đã trao tặng cho Ngài Bằng Hàn Lâm Danh Dự Vàng nhân dịp kỷ niệm 50 năm biến cố Ngài biện hộ cho luận án của mình trước khi có thể xứng đáng trở thành một giáo sư thuộc phân khoa thần học ở Đại Học Jagiellonia.
ĐTC đã cám ơn họ về vinh dự này và nhắc lại rằng Ngài là vị giáo sư cuối cùng tham gia Phân Khoa Thần Học trước khi thẩm quyền cộng sản đóng cửa phân khoa này không cho dạy nữa. Ngài nói: “Đó là một hành động nhắm đến việc phân rẽ các cơ cấu, cũng như đến việc làm cho lý trí và đức tin chống lại nhau. Tôi không có ý nói về sự phân biệt phát xuất từ cuối thời trung cổ liên quan đến tính cách độc lập của các khoa học, mà là nói đến sự phân ly một cách áp buộc bằng bạo lực đối với gia sản linh thiêng của quốc gia chúng ta”.
ĐTC tiếp tục chia sẻ chủ trương của Ngài như sau: “Tuy nhiên, Tôi không bao giờ thôi xác tín rằng những nỗ lực đó sẽ không đạt được mục đích của chúng. Niềm xác tín này phát triển mạnh mẽ trong Tôi nhờ việc giao tiếp riêng tư với những con người của khoa học, với các vị giáo sư thuộc các lãnh vực khác nhau là những người cho thấy hết sức muốn có một cuộc đối thoại trao đổi cũng như có một cuộc cùng tìm kiếm chân lý”. Tới đây ĐTC trích lại những gì Ngài đã viết trong Thông Điệp “Đức Tin và Lý Trí” của Ngài: “Đức Tin và lý trí giống như đôi cánh giúp cho tâm linh con người bay lên chiêm ngưỡng chân lý”.
Ngài đã kết luận như sau: “Việc quí vị hiện diện nơi đây khiến cho Tôi hy vọng rằng cuộc đối thoại trao đổi sống động này sẽ kéo dài và không có một ý hệ nào hiện nay có thể làm ngăn trở nó. Bằng niềm hy vọng ấy, Tôi hướng mắt tới tất cả mọi viện đại học, mọi học viện và mọi trường trung học”.