ĐTC GIOAN PHAOLÔ II NHỮNG NGÀY CUỐI ĐỜI

 

Những lời cuối cùng bằng tiếng Balan của Đức Gioan Phaolô II

ĐTC GPII: Những giây phút cuối cùng của một vị giáo hoàng chăn dắt Hội Thánh dài thứ ba

Bệnh trạng của ĐTC GPII càng nguy kịch hơn nữa

ĐTC GPII: phục hồi chầm chậm…. ăn uống bằng ống

ĐTC GPII nhìn cuộc sống của mình bằng con mắt chiêm niệm

ĐTC GPII đã trở về Vatican

ĐTC GPII: Ở Lại Nhà Thương thêm vài ngày và tiếp tục sinh hoạt

ĐTC GPII: Bệnh Trạng khả quan và có thể sống Tuần Thánh ở Vatican

Sinh hoạt điện thư gửi đến Đức Thánh Cha nhân dịp ngài bị bệnh

Truyền thông với vấn đề sức khỏe của ĐTC

ĐTC GPII: sinh hoạt ngoại giao tại bệnh viện

Các Vị Bác Sĩ chữa trị cho ĐTC GPII

ĐTC GPII: Thông báo từ văn phòng báo chí của tòa thánh về hiện tình sức khỏe tại bệnh viện và những sinh hoạt tới

ĐTC GPII: với những cuộc thăm viếng thăm hỏi và vẫn hành sự trong thời bệnh

ĐTC GPII: bệnh tình diễn tiến khả quan và chịu đựng khổ đau như việc giảng dạy

ĐTC: Tình Trạng Sức Khỏe diễn tiến tốt đẹp và vẫn tìm cách ban huấn từ truyền tin Chúa Nhật

ĐTC GPII: Đã thở được tự nhiên

ĐTC GPII cấp thời được đưa trở lại bệnh viện
ĐTC GPII đã rời bệnh viện và trở về Điện Vatican để tiếp tục hoạt trình mục vụ của ngài

Trong Trường Hợp Đức Giáo Hoàng bị câm không nói được thì có thể cai trị Giáo Hội được hay chăng?

ĐTC GPII tại bệnh viện: đã hết sốt, ăn uống bình thường và cử hành Thánh Lễ

ĐTC GPII: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật V Thường Niên 6/2/2005 - về Ngày Phò Sự Sống và Cám ơn mọi người

Những Tín Đồ Hồi giáo ở Ý cầu nguyện cho việc bình phục của ĐTC GPII

Hiện tình bệnh trạng của ĐTC và tay sát thủ mạng sống ngài

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II được đưa vào bệnh viện gấp

 

 

Những lời cuối cùng bằng tiếng Balan của Đức Gioan Phaolô II

 

Trình thuật về những giờ phút cuối cùng (từ ngày 31/1 đến 2/4) của Đức Gioan Phaolô II được rõ ràng và chi tiết hơn trong cuốn sách dày 200 trang được nhà xuất bản của Tòa Thánh là Libreria Editrice Vaticana phổ biến vào dịp Lễ Mẹ Đau Thương 15/9.

 

Theo cuốn sách mới này thì sáu tiếng (tức vào lúc 3 giờ 30 chiều) trước khi chết (lúc 9 giờ 37 phút tối), ngài đã nói bằng tiếng Balan “một cách rất yếu ớt bằng mấy lời” rằng: “Nào tôi hãy về nhà Cha”. Câu này của ngài rất giống với câu được vị thư ký lâu năm của ngài là ĐTGM Stanislaw Dziwisz cho phỏng vấn viên truyền hình người Ý biết vào tháng trước, đó là câu một nữ tu ở gần đức cố giáo hoàng bấy giờ nghe thấy là “Nào tôi hãy về cùng Chúa”.

 

Truyền thông đã cho biết vào giờ chết của ngài, ngài đã nhìn ra phía cửa sổ phòng mà thì thào tiếng “Amen”. Tờ nhật báo Vatican là La Repubblica đã trích lại lời của vị linh mục Balan là cha Jarek Cielecki là vị giáo hoàng này đã chết “liền” sau khi ngài lấy hết sức nói: “Amen”. Trước 7 giờ tối 1 chút, ngài đã bị hôn mê không còn biết gì nữa.

 

Mắt của ngài bề ngoài nhắm lại trong Thánh lễ được cử hành tại phòng của ngài vào chiều tối ngày 31/3. “Thế nhưng, vào lúc truyền phép, ngài going gạo giơ bàn tay phải của ngài lên hai lần, tức là, giơ trên bánh và rượu. Ngài đã thực hiện cử chỉ cho thấy ngài cố gắng muốn đấm ngực của ngài trong lúc đọc “Kinh Chiên Thiên Chúa”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo tín liệu của Zenit ngày 20/9/2005

 

TOP

 

ĐTC GPII: Những giây phút cuối cùng của một vị giáo hoàng chăn dắt Hội Thánh dài thứ ba

 

Vào lúc 11 giờ 30 sáng Thứ Bảy, 2/4/2005, vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh là Joaquin Navarro-Valls, đã tổ chức một cuộc tường trình cho thành phần phóng viên báo chí làm việc với Tòa Thánh về bệnh trạng của ĐTC nguyên văn như sau:

 

“Bản thông tin sau đây là một bản thông tin được cập nhật hóa kể từ lúc 9 giờ sáng nay:

 

“Bệnh trạng tổng quát, về tim phổi và về việc sinh hóa của ĐTC hoàn toàn không thay đổi gì và bởi thế rất ư là trầm trọng.

 

“Kể khi lúc rạng đông sáng nay đã cho thấy hiện lên trạng thái nửa tỉnh nửa mê.

 

“Sáng này, vào lúc 7 giờ 30, Thánh Lễ đã được cử hành trước sự hiện diện của ĐGH.

 

“Đêm hôm qua ĐGH có lẽ đã nghĩ đến giới trẻ thành phần ngài đã gặp gỡ trên khắp thế giới trong suốt giáo triều của ngài. Thật vậy, ngài dường như muốn ám chỉ đến họ khi, qua những lời của ngài, mấy lần lập đi lập lại như thế đã muốn nói câu sau đây: ‘Tôi vẫn trông chờ quí bạn. Giờ đây quí bạn đã đến với tôi. Tôi xin cám ơn quí bạn’.

 

Được hỏi về tình trạng nhận thức của ĐTC trong khi cử hành Thánh Lễ lúc 7 giờ 30 sáng, vị giám đốc này cho biết “tỉnh trạng nửa tỉnh nửa mê cho thấy xẩy ra bắt đầu từ lúc rạng đông. Điều này không có nghĩa là, nói một cách tuyệt đối, theo kỹ thuật, người ta có thể nói về tình trạng bị hôn mê. Khi có người nói thì ngài mở mắt và nhận thức, có những lúc ngài dường như thiếp ngủ. Khi nói với ngài, ngài có phản ứng. Bản thông tin không sử dụng chữ ‘hôn mê’ hay ở trong tình trạng hôn mê”.

 

Chiều hôm qua, Thứ Sáu, ¼, vào lúc 6 giờ 30 chiều, vị giám đốc này đã phổ biến tin tức cho phóng viên báo chí như sau:

 

“Bệnh trạng tổng quan và tim phổi của ĐTC càng tệ hơn trước.

“Tình trạng mỗi lúc một tệ hại hơn này xẩy ra nơi vấn đề áp huyết giảm và hơi thở yếu.

 

“Hình ảnh về bệnh lý cho thấy tim phổi và thận không còn làm việc hữu hiệu nữa. Những dấu hiệu về thể lý bị hư hại trông thấy.

 

“ĐTC thực sự tỏ ra việc ngài muốn phó mình cho những lời nguyện cầu liên lỉ của những ai hỗ trợ ngài”.

 

Khi ĐTC GPII qua đời vào lúc 9 giờ 37 phút tối Thứ Bảy 2/4/2005, có trên 70 ngàn tín hữu đang tập trung ở Quảng Trường Thánh Phêrô để cầu kinh mân côi. Họ đã từng tuốn đến quảng trường này suốt ngày hôm Thứ Bảy cũng như hôm Thứ Sáu, càng ngày càng đông, thuộc tất cả mọi lứa tuổi và đến từ các lục địa, các giai cấp xã hội, các gia đình lớn nhỏ, Công giáo cũng như ngoài Công giáo, các vị hồng y và giám mục, các vị linh mục và chủng sinh, các tu sĩ nam nữ.

 

 

Sau buổi cầu kinh mân côi do ĐHY Edmund Szoka chủ sự, và sau lời thông báo của ĐTGM Leonardo Sandri cho mọi người ở Quảng Trường Thánh Phêrô bấy giờ biết rằng ĐGH đã qua đời, thì ĐHY Angelo Sodano đã dâng lời nguyện cầu cho ĐTC. Sau đó, vị TGM này loan báo rằng ĐHY Sodano sẽ chủ tế Thánh Lễ vào sáng ngày mai vào lúc 10 giờ 30 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Dân chúng tiếp tục ở lại quảng trường này để cầu nguyện thêm khi chuông phát ra từ bên cánh trái của Đền Thờ Thánh Phêrô vang lên báo hiệu chết chóc, một trong những dấu hiệu cho thế giới biết rằng ĐGH đã qua đời.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo VIS dịch từ tài liệu của mạng điện toán toàn cầu VIS của Tòa Thánh phổ biến qua điện thư ngày 4/4/2005

 

TOP

Bệnh trạng của ĐTC GPII càng nguy kịch hơn nữa

Vào lúc 10:15 đêm hôm Thứ Năm 31/3/2005, vị giám đốc văn phòng báo chí của tòa thánh là Joaquin Navarro-Valls đã phổ biến tin tức về ĐTC GPII như sau:

“Hôm nay ĐTC đã bị sốt nặng do bởi nhiễm trùng đường tiểu. Vấn đề trị liệu kháng trùng đã được bắt đầu. Tình trạng bệnh lý của ngài đang được theo dõi cẩn thận bởi nhóm ý khoa của Vatican chăm sóc cho ngài”.

Vào lúc 6 giờ 30 sáng Thứ Sáu Ử, vị giám đốc này lại cho biết thêm:

“Sáng nay tình trạng sức khỏe của ĐTC rất ư là trầm trọng. Chiều hôm qua, 31/3, như đã được thông báo, sau khi biết được tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, thì một cơn động xuất nhiễm trùng xẩy ra làm ngưng đọng cơ mạch. Tức thì ĐTC được nhóm y khoa coi sóc ngài tại phòng riêng của ngài. Tất cả mọi phương pháp về trị liệu và tim phổi đều đã được sử dụng.

“ĐTC muốn ở tại phòng của ngài là nơi xẩy ra bất cứ điều gì cũng được chăm sóc đầy đủ. Chiều tối hôm qua, tình trạng bệnh lý của ngài tạm thời được ổn định, nhưng vài tiếng đồng hồ sau tình hình lại không được khả quan cho lắm.

“Tình hình của ĐTC đang được theo dõi và canh chừng cẩn thận. ĐTC còn tỉnh táo và bình thản. Hôm qua, vào lúc 7 giờ 17 phút ngài đã lãnh nhận nghi thức cuối cùng. Vào lúc 6 giờ sáng nay ngài còn đồng tế Thánh Lễ.

“ĐHY Quốc Vụ Khanh và các cộng sự viên thân cận nhất của ĐTC, hiệp lời cầu nguyện với ngài, đang theo dõi diễn tiến bệnh trạng của ĐTC.

“Đức Giáo Hoàng đang được phục vụ bởi vị bác sĩ riêng của ngài là Renato Buzzonetti, cũng như bởi hai chuyên viên về ngành tái sinh động, bởi một chuyên viên về tim, một chuyên viên về tai mũi họng và hai ý tá”.

Bắt đầu buổi tường trình cho báo chì hôm nay vào lúc 12:30 trưa, vị giám đốc này đã lập lại hai thông báo về sức khỏ của ĐTC tối hôm qua và sáng hôm nay, và cho biết thêm những chi tiết mới và trả lời một số câu hỏi. Tuy nhiên, ông quả thực có loan báo rằng Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh sẽ mở cửa suốt đêm. Ông nói:

“Ngay từ giây phút ban đầu, ĐTC đã được báo cho biết về tình trạng trầm trọng của bệnh trạng và ngài đã quyết định lưu lại phòng của ngài ở Vatican, nơi mà, việc giúp đỡ về y khoa còn được bảo đảm đầy đủ và thích hợp. Chiều tối hôm qua tình trạng sức khỏe của ngài đã tạm ổn để rồi mấy tiếng đồng hồ sau lại biến chứng.

“Tình trạng của ĐTC được cẩn thận theo dõi. ĐTC tỉnh táo. Vào lúc 7 giờ 17 phút tối hôm qua ngài đã lãnh nhận các phép cuối cùng. Vào 6 giờ sáng nay ngài muốn đồng tế Thánh Lễ, thường tại ngay giường của ngài. ĐGH, như quí vị đều biết, được chăm sóc bởi vị bác riêng riêng của ngài là Renato Buzzonetti, bởi hai chuyên viên về hồi động, bởi một chuyên viên về tim, bởi một chuyên viên tai mũi họng và bởi 2 y tá”.

“ĐGH bao giờ cũng tỉnh táo. Sáng nay, vào lúc 6 giờ, ngài đã cử hành Thánh Lễ. Khoảng 7 giờ 15, biết rằng hôm nay là Thứ Sáu, một ngày ngài có thói quen đi Đường Thánh Giá, ngài đã xin đọc cho ngài nghe 14 đàng thánh giá. Ngài đã chuyên chú lắng nghe việc đọc bản văn này và làm dấu Thánh Giá ở mỗi chặng.

“Sau khi xong Đường Thánh Giá, ngài nói ngài muốn nguyện Giờ Kinh Phụng Vụ và xin đọc Giờ Nguyện Thứ Ba cho ngài.

“Sáng nay tôi đã thấy ngài tiếp một số vị cộng tác viên của ngài, như ĐHY Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano; ĐTGM Leonardo Sandri, phụ tá văn phòng Tổng Vụ; ĐHY Joseph Ratzinger, trưởng hồng y đoàn; ĐTGM Giovanni Lajolo, bí thư văn phòng Liên Hệ Chư Quốc; và ĐTGM Paolo Sardi, phó viên thị thần.

“Tình hình hiện nay không thay đổi. Những tình trạng trầm trọng đáng kể vẫn còn nguyên như thế. Máy thông số về cơ thể chưa ổn định. Áp huyết của ngài vẫn chưa bình thường. ĐGH vẫn tiếp tục tỉnh táo, hoàn toàn tỉnh táo, tôi phải nói là rất bình thản.

“Một vài phút mới đây ngài đã xin đóc mấy đoạn Thánh Kinh cho ngài nghe, và ngài đã chăm chú lắng nghe những gì được đọc cho ngài”.

Trả lời cho câu hỏi liên quan đến việc trở lại bệnh viện, vị giám đốc này cho biết: “ĐTC, khi được cho biết về thực trạng của bệnh tình, đã xin là nếu thực sự cần thiết phải trở lại bệnh viện, và ngài đã tin rằng việc chăm sóc về y khoa đầy đủ cũng có thể được bảo đảm ở Vatican nữa”.

Được hỏi về phản ứng của bản thân ngài với biến cố này, ông đã bảo đảm là “không gì cần phải để ý tới những cảm tưởng của tôi vào lúc này. Tuy nhiên, đây là một hình ảnh tôi chưa từng thấy ở nơi đây. Đức Giáo Hoàng tỉnh táo và bình thản lạ thường”.

Riêng tôi, người dịch và phổ biến tin tức theo VIS của tòa thánh này thì nếu ĐTC GPII có quả thực tạ thế vào dịp này thì sẽ được Thiên Chúa gọi về vào chính ngày Chúa Nhật Thứ II Phục Sinh, ngày Lễ Kính Tình Thương Chúa, lễ ngài đã chính thức thông báo thiết lập vào lễ ngài phong thánh cho nữ tu Faustina người Balan 30/4/2000. Nếu quả thực xẩy ra như vậy thì lời Chúa Giêsu nói với chị Faustina rằng: “Từ Balan sẽ vọt lên một tia sáng dọn đường cho lần đến cuối cùng của Cha” là những gì Chúa cố ý nói về vị giáo hoàng này. Như chị Lucia sau khi hoàn tất sứ vụ “làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến” đã qua đời vào ngày Fatima 13 và vào Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay (hợp với Sứ Điệp Cải Thiện Đời Sống của Fatima) thế nào, vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng sẽ qua đời vào một ngày ý nghĩa hợp với sứ vụ và ơn gọi của ngài như thế.


TOP

ĐTC GPII: phục hồi chầm chậm…. ăn uống bằng ống

Chiều Thứ Tư, 30/3, ngày hằng tuần theo truyền thống là ngày có buổi triều kiến chung, buổi triều kiến ĐTC sử dụng để giảng dạy giáo lý, và loạt bài giáo lý đã bị ngưng lại từ cuối tháng 1/2005, khi ngài vào bệnh viện lần nhất là loạt bài về Thánh Vịnh, văn phòng báo chí tòa thánh đã phổ biến tin tức về ĐTC GPII nguyên văn như sau:

“Đức Thánh Cha tiếp tục hồi phục chầm chậm và tiến triển.

“Đức Giáo Hoàng bỏ nhiều giờ mỗi ngày ngồi ở ghế, cử hành Lễ ở nguyện đường riêng của mình và vẫn gặp gỡ các phụ tá của mình, trực tiếp theo dõi hoạt động của Tòa Thánh và sinh hoạt của Giáo Hội.

“Để cải tiến vấn đề tiếp nhận nhiệt lượng cũng như để thuận lợi cho việc phục hồi sức khỏe cách vững chắc, việc tiêu thụ dinh dưỡng đã được bắt đầu bằng cách gắn ống qua đường mũi vào dạ dầy.

“Tất cả các cuộc triều kiến công vẫn tạm đình chỉ.

“Việc trợ giúp về sức khỏe được thực hiện bởi nhân viên thuộc Dịch Vụ Sức Khỏe và Vệ Sinh của Vatican Thành theo chỉ dẫn của bác sĩ Renato Buzzonetti, bác sĩ riêng của ĐTC”.

 

TOP

 

ĐTC GPII nhìn cuộc sống của mình bằng con mắt chiêm niệm


Hôm mùng 10 và 11/3/2005, tức Thứ Năm và Thứ Sáu, Trường Thần Học của Đại Học Thánh Giá đã tổ chức một hội nghị về “Việc Chiêm Niệm Kitô Giáo: Cảm Nghiệm và Tín Lý”. Vị linh mục người Pháp, Laurent Touze, vị diễn giảng về tu đức thần học, đã diễn thuyết tại hội nghị này và cho rằng ĐTC GPII là bậc thày của đời sống nguyện cầu và chiêm niệm. Mạng điện toán toàn cầu Zenit đã phỏng vấn vị linh mục này về chiều kích chiêm niệm của ĐTC GPII như sau.


Vấn: Nhiều quan điểm được bày tỏ trong cuộc hội luận này cho rằng Đức Gioan Phaolô II là bậc thày của đời sống cầu nguyện và chiêm niệm. Theo cha thì những đặc tính chính nơi giáo huấn về nguyện cầu của ngài là gì?


Đáp: Trong nhiều đặc tính, tôi xin đề cập đến hai đặc tính mà thôi, vì chúng có tính cách chính yếu hay đẹp đẽ, một thứ đẹp đẽ khích lệ con người nguyện cầu.


Đặc tính thứ nhất đó là Chúa Kitô là đường đến cùng Cha. Bởi thế, việc nguyện cầu của chúng ta nhất định cần phải qua Chúa Kitô là Đấng chúng ta được gặp nơi Lời của Người cũng như nơi Thánh Thể.


Đặc tính thứ hai đó là việc Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa đòi hỏi tất cả mọi người đã lãnh nhận phép rửa, linh mục, giáo dân, tu sĩ, phải có xu hướng trở thành những tâm hồn nguyện cầu hơn bao giờ hết.


Vấn: Đó là một thứ giáo huấn về tín lý hay đặc biệt về cảm nghiệm?


Đáp: Tôi có thể nói rằng nó là một thứ giáo huấn được phát xuất từ cảm nghiệm bản thân về việc nguyện cầu của vị Giáo Hoàng này.


Không phải là tôi đã được gặp Đức Gioan Phaolô II nhiều lận, nhưng khi tôi được diễm hạnh này bao giờ tôi cũng cảm thấy những gì được nhiều người nói tới, rằng ngài là một con người nguyện cầu, vị nhìn người khác bằng con mắt cầu nguyện.


Người ta có thể thực sự thấy rằng việc ngài cầu nguyện đã giúp ngài thấy được con người ta, cũng như thấy được những biến cố lớn nhỏ, bằng con mắt của Thiên Chúa.


Vấn: Một vị Giáo Hoàng “thinh lặng” hơn, như khi vị ấy ở bệnh viện Genelli, và vị hiện nay đang dưỡng bệnh ở Vatican, cho chúng ta thấy về việc cầu nguyện ra sao?


Đáp: Chắc chắn là nhiều lắm! Từ khi ĐTC từ bệnh viện về, tôi hằng nhớ đến những gì được một trong những vị phụ tá của ngài đã bảo tôi, vị mất một người chị đồng thời với kỳ bệnh lần trước của ĐGH.


Khi vị này sau đó được gặp Đức Gioan Phaolô II thì được ngài nói rằng: “Giáo Hội cần đến nỗi đớn đau và khổ đau của huynh”.


Chính vì ngài yêu mến Chúa Kitô, vì ngài mến yêu thập giá, vị Giáo Hoàng này thấy cuộc sống của ngài bằng con mắt của một nhà chiêm niệm, và hiểu được những gì chúng ta có thể trực giác thấy về các dự án thần linh.


Vấn: Nếu đời sống Kitô hữu chính yếu là ở chỗ chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô thì điều này làm sao có thể thực hiện được giữa cảnh nhộn nhịp hầu hết Kitô hữu sống?


Đáp: Nhiều nhà thần bí hiện đại đã tự hỏi về vấn đề này, vì Giáo Hội nhận thức hơn nữa về ơn gọi phổ quát nên thánh.


Nếu tất cả mọi người đã lãnh nhận phép rửa, nhất là thành phần giáo dân chiếm đa số, cần phải trở thành những vị tông đồ của Chúa Kitô và là những vị thánh thì họ cần phải là những nhà chiêm niệm, mỗi một người trong hoàn cảnh gia đình và trong những môi trường xã hội của mình.


Chúng ta nhớ đến gương mẫu của hai ông bà Raissa và Jacques Maritain. Về vấn đề này thì hình ảnh của Thánh Josemaría Escrivá đặc biệt gần gũi với tôi, vị đã dẫn dắt nhiều linh hồn sống trong thế giới nghề nghiệp bằng đường lối nguyện cầu.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được mạng điện tốn tồn cầu Zenit phổ biến ngày 14/3/2005

TOP

 

ĐTC GPII đã trở về Vatican

 

Sáng Chúa Nhật V Mùa Chay 13/3/2005, vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh đã loan báo rằng: “ĐTC, theo các vị bác sĩ chăm sóc cho ngài, chiều nay sẽ trở về Vatican và dưỡng bệnh ở đó”.


Thật vậy, trên chiếc xe minivan từ nhà thương về Vatican, qua một cánh cửa hé mở, ĐTC, sau 18 ngày (từ 24/2) được điều trị bệnh thông khí quản, đã vẫy tay chào hàng ngàn người Rôma và khách hành hương đứng dọc hai bên đường từ nhà thương về Vatican.


ĐTC đã xuất hiện ở cửa sổ bệnh viện vào giữa ngày sau buổi nguyện kinh truyền tin ở Vatican như hai tuần trước. Tuy nhiên, khác với hai tuần trước, lần này, ngồi trong ghế, ngài đã nói mấy lời rõ ràng như sau: “Anh chị em thân mến, cám ơn anh chị em đã đến viếng thăm. Chúc anh chị em một Chúa Nhật vui và một tuần lễ tốt đẹp”. Giọng của ngài lần này trong rõ hơn hôm Thứ Sáu khi giọng ngài được Trung Tâm Truyền Hình Vatican thâu băng hình.


Thật vậy, trong cuốn băng hình được Tòa Thánh phổ biến hôm Thứ Sáu 11/3, người ta thấy ĐTC nói bằng tiếng Ý một cách khàn khàn nhưng nghe được là “Va bene, va bene” – “mạnh giỏi, mạnh giỏi” với ĐHY Polycarp Pengo, TGM Dar-ws Sallam, nước Tanzania, khi ngài tiếp vị hồng y này và ĐGM Severine Niwemugizi, chủ tịch hội đồng giám mục của quốc gia Phi Châu này, dịp viếng thăm tòa thánh ngũ niên của các vị. Hai vị đã đồng tế với ĐTC và vị chủ tế là ĐTGM Stanislaw Sziwisz, bí thư của ĐTC. Cuối lễ, vị hồng y đã cho ĐTC biết rằng nhân dân Tanzania cầu nguyện cho ngài. ĐTC đã ban phép lành cuối lễ. Ngài đã trao cho các vị bài huấn từ của ngài được viết bằng tiếng Anh về việc đặc biệt “chăm sóc cho gia đình, chăm sóc cho hàng giáo sĩ cũng như chăm sóc cho công ích của xã hội”. Cuốn băng hình còn cho thấy ĐTC ngồi trong ghế mặc áo lễ tím mầu Mùa Chay nói chuyện với hai vị này.


Còn chính vào Chúa Nhật 13/3, ngài đã chào một nhóm 50 người Balan từ Wadowice Balan đến cùng với ông thị trưởng của họ là Ewa Filipiak để mang đến cho ngài những sản phẩm truyền thống của Balan cùng với một tập hình ảnh về thành phố quê quán của ngài. Ngài cũng chào 400 vị linh mục và chủng sinh dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC). Hôm nay ĐHY Angelo Sodano quốc vụ khanh và vị viện trưởng Đại Học Thánh Tâm là Lorenzo Ornaghi là những vị hỗ trợ ĐTC ở phòng của ngài.


Tại Vatican, như hai Chúa Nhật trước, ĐTGM Leonardo Sandri, phụ tá Văn Phòng Quốc Vụ Khanh đã đọc huấn từ truyền tin của ĐTC ở Quảng Trường Thánh Phêrô và kết thúc bằng phép lành.
Trong huấn từ Truyền Tin Chúa Nhật V Mùa Chay 13/3/2004 ngài đã tỏ niềm tri ân việc truyền thông.

 

TOP

 

ĐTC GPII: Ở Lại Nhà Thương thêm vài ngày và tiếp tục sinh hoạt

Đúng như đã hẹn, vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh là Joaquin Navarro-Valls đã phổ biến tin tức về tình hình bệnh trạng của ĐTC GPII trong bệnh viện như sau.

“Vì tuân theo lời khuyên của các vị y sĩ của mình, ĐTC sẽ ở lại bệnh viện Đa Khoa Gemelli thêm vài ngày nữa để hoàn tất việc dưỡng bệnh đang tiến triển điều hòa của ngài.

“Tôi sẽ phổ biến một thông báo khác vào trước ngày Thứ Hai 14/3”.

Trong phần trả lời cho các câu hỏi của thành phần phóng viên báo chí, vị giám đốc này cho biết thêm những điều sau đây:

“ĐGH sẽ có mặt tại Vatican trong Tuần Thánh”; buổi nguyện kinh truyền tin Chúa Nhật hằng tuần cho Chúa Nhật V tới đây sẽ “theo giống như kiểu cách của hai tuần vừa rồi”; ĐTC GPII vẫn tiếp tục tiếp các vị cộng sự viên của ngài khi còn trong bệnh viện, “thành phần giúp ngài theo dõi sinh hoạt của Tòa Thánh và đời sống của Giáo Hội. Hôm qua chẳng hạn, ngài đã gặp ĐHY Giovanni Battista Re, tổng trưởng Thánh Bộ Giám Mục, và ĐTGM Leonardo Sandri, phụ tá Tổng Vụ Văn Phòng Quốc Vụ Khanh. Như thế là ngài đã tiếp tục những cuộc gặp gỡ như ngài vẫn thường có khi hành sự tại Vatican”; về việc nói năng phát biểu với ống thông trong khí quản, vị giám đốc xác nhận là “dĩ nhiên ngài nói được”.

Hôm Thứ Tư, 9/3, vốn là buổi triều kiến chung hằng tuần ở Vatican, ĐTC đã đột xuất trước cửa sổ phòng bệnh của ngài, làm cho vị giám đốc này lấy làm bỡ ngỡ không ngờ trước: “Không ngờ ngài đã xuất hiện ở cửa sổ hôm qua, và thực sự ngài đã làm thế. Ngài làm tôi ngạc nhiên”. Lý do là vì, như vị giám đốc này cho Đài Phát Thanh Vatican biết là ngài được báo rằng “nhiều người đã đến, nhất là trẻ em”.

Cũng vào ngày Thứ Tư này, ĐGH đã tiếp cả một phái đoàn đại diện Liên Hiệp Thế Giới Do Thái Giáo Thăng Tiến đến từ Do Thái, Anh Quốc và Hiệp Chủng Quốc. Một trong những vị tôn sư là Stanley Davids đã nói rằng họ đến để “cầu nguyện và an ủi ĐGH, vì ngài đã đặc biệt giang tay của ngài ra cho nhân dân Do Thái”.

Thứ Năm 10/3, một nhóm học sinh từ trường trung cấp Candia ở Milan đã đến bệnh viện. Họ đi với thày cô của mình và hát tiếng Balan cho ĐGH nghe. ĐTC đã cám ơn các em bằng việc phân phát cho họ, qua một trong những vị cộng sự viên của ngài, những tấm thiệp Phục Sinh.

Ngoài ra, vị chủ tịch của nhà xuất bản Znak, nhà xuất bản tác phẩm “Hồi Niệm và Căn Tính” của ngài bằng tiếng Balan, là Henryk Wozniakoswski, đã đến thăm ngài để xin ngài ký vào 1 trong 50 ngàn cuốn sách sắp được phổ biến. Ông đã nói với đài phát thanh Balan RMF-FM là ông đã dự lễ ĐTC đồng tế vào sáng Thứ Tư, 9/3. Khi đồng tế trong 1 nhà nguyện nhỏ với ĐTGM Stanislaw Dziwisz là thư ký riêng của mình, ngài vẫn ngồi ở ghế, có cả sự tham dự của các nữ tu chăm sóc cho ngài, nhân viên trong bệnh viện, các nhân viên an ninh.

“ĐTC yếu, giảm cân, nhưng nói được. Ngài nói bằng giọng nói bình thường. Với tôi thì ngài bao giờ cũng thế; tôi không thấy ngài suy tàn. Tôi tưởng rằng ĐGH gặp trở ngại với cái ống thông mà lại không phải. Ngài rất hạnh phúc. Ngài sờ vào cuốn sách, ký bằng bàn tay run ray rồi thêm ‘nó phải đi đến với dân chúng; nó phải đi đến với dân chúng’”

 

TOP

 

ĐTC GPII: Bệnh Trạng khả quan và có thể sống Tuần Thánh ở Vatican

 

Đúng như đã hẹn, hôm nay, Thứ Hai 7/3/2005, vị giám đốc văn phòng báo chí của tòa thánh đã chính thức phổ biến tình hình bệnh trạng hiện nay của Đức Thánh Cha, nguyên văn như sau:

 

“Bệnh trạng của ĐTC nói chung tiến triển khả quan làm cho Đức Giáo Hoàng ngồi được nhiều lần lâu giờ ở ghế.

 

“Không có những biến chứng gây ra bởi việc giải phẫu khí quản.

 

“Vấn đề nói năng của ngài cũng tiếp tục tiến triển nhờ những buổi phục hồi hằng ngày.

 

“Ngoài ra, các vị bác sĩ đã khuyên ngài sử dụng ngôn tử một cách hạn chế khôn ngoan để giúp cho việc phục hồi hoạt động của thanh quản hơn.

 

“Vào Thứ Năm, 10/3, vào lúc 12 giờ 30 sẽ phổ biến một thông báo khác”.

 

Để trả lời cho các câu hỏi của thành phần phóng viên báo chí, vị giám đốc này cho biết “rất có thể Đức Giáo Hoàng sẽ sống Tuần Thánh ở Vatican. Khi ĐGH về ngài sẽ quyết định về việc ngài tham dự vào các lễ nghi phụng vụ đang được phác họa”.

 

 TOP

 

Sinh hoạt điện thư gửi đến Đức Thánh Cha nhân dịp ngài bị bệnh

 

Từ khi mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh phổ biến cho 6 ngôn ngữ khác nhau (Anh, Pháp, Ý, Đức, TBN - Tây Ban Nha và BĐN - Bồ Đào Nha) địa chỉ điện thư của ĐTC là john_paul_ii@vatican.va, thì muôn vàn điện thư đã gửi về hằng ngày cho ĐTC, chúc ngài mạnh khỏe, mau lành và sớm trở về với thừa tác vụ làm Giám Mục Rôma của ngài.

 

Từ 1/3 đến trưa 3/3, theo thống kê và những mẫu thư được phổ biến hôm nay, có trên 20 ngàn điện thư được gửi đến cho ĐGH: 10 ngàn bằng Anh ngữ, 6.077 bằng tiếng TBN, 2.012 bằng tiếng BĐN, 1.134 bằng tiếng Ý, 850 bằng tiếng Đức và 800 bằng tiếng Pháp. Nhiều điện thư bằng tiếng Balan cũng được gửi đến ngài hằng ngày. Ngoài ra, còn nhiều điện thư, lá thư và viễn phóng ảnh thư (fax) cũng được gửi ĐTC qua các Văn Phòng Quốc Vụ Khanh và các phân bộ khác của Tòa Thánh nữa.

 

Đây không phải là lần đầu tiên Tòa Thánh phổ biến địa chỉ điện thư của ĐTC. Vào dịp mừng kỷ niệm 25 năm ngân khánh giáo hoàng của ngài vào tháng 10/2003 cũng đã được thực hiện lần đầu tiên.

 

Những bức thư được gửi đến từ các vị bác sĩ, những vị lãnh đạo các tổ chức tự nguyện, những bà nội trợ và những bà mẹ, các sinh viên, các dòng tu, nhân viên phục vụ trong các bệnh viện, các vị chủ chiên và các giáo dân trong các giáo xứ. Hầu hết các điện thư được gửi đến từ thành phần tín hữu bình thường trên khắp thế giới, và có một ít từ thành phần xa lìa đức tin nay đã trở lại.

 

Đa số là những bức thư tương đối ngắn chúc ĐTC khỏe mạnh, cho ngài biết ngài được mộ mến và ca ngợi đến đâu với vai trò làm vị lãnh đạo của Giáo Hội Công giáo, việc chịu khổ của ngài làm gương cho tất cả mọi người ra sao, hay chỉ cám ơn ngài về tất cả những gì ngài đã thực hiện và tiếp tục làm cho Giáo Hội, nhất là trong việc cổ võ giá trị của sự sống con người và phẩm vị con người. Một số công văn dài hơn và kể lại những cảm nghiệm riêng tư về yếu bệnh, về nỗi khổ đau về thể lý và tâm thần hay về những cuộc hoàn cải bản thân.

 

Tín hữu hứa “cầu nguyện và hy sinh”, lần hạt, dự lễ hằng ngày và chầu Thánh Thể cho ĐTC.

 

Một người viết: “ĐTC đã phấn khích chúng con biết bao khi chúng con phải chiến đấu trong cuộc sống từng ngày để mãi trung thành với Thiên Chúa”.

 

Một người khác viết: “Tôi cầu xin để khi chịu khổ đau nhiều ĐTC cũng sẽ cảm thấy sự hiện diện rất mãnh liệt của Thiên Chúa ở với ĐTC”.

 

Một bức thư từ Ý viết cho ĐTC rằng: “ĐTC là cha của chúng con trên thế gian này. Chúng con cần ĐTC! Chúng con cần đến chứng từ của ĐTC vì nó tăng sức cho mỗi một người trong chúng con”.

 

Một người ở Ba Tây viết cho ĐTC rằng “trong Năm Thánh Thể này, … Thánh Thể sẽ làm vững mạnh cuộc sống nhiều trục trặc của ĐTC”.

 

Một người trẻ ở Ba Tây việt cho ĐTC rằng em hy vọng ĐTC sẽ sớm mạnh khỏe hơn để “ĐTC có thể đến với giới trẻ chúng con ở Cologne (cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới) và có thể tiếp tục dẫn dắt Hội Thánh nhiều năm nữa”.

 

Tín hữu từ Panama viết cho ĐTC rằng: “Những người Công giáo chúng con rất quan tâm đến sức khỏe của ĐTC. Chúng con đã dâng các Thánh Lễ và kinh nguyện để cầu xin Thiên Chúa Toàn Năng cho sức khỏe của ĐTC”.

 

Một bức thư bằng tiếng Tây Ban Nha viết cho ĐGH như thế này: “Chúng con hy vọng ĐTC sẽ sớm khỏe mạnh và tiếp tục làm gương mạnh bạo và lành thánh cho toàn thế giới”.

 

Một người viết bằng tiếng Pháp nói là sẽ thêm ĐTC vào các ý chỉ lần hạt mân côi của mình: “Chớ gì ĐTC ở với chúng con lâu bao nhiêu có thể bằng một sức khỏe tốt nhất trời cao ban cho ĐTC”.

 

Một điện thư bằng tiếng Pháp khác viết: “ĐTC yêu mến, ĐTC đang dẫn dắt Giáo Hội bằng sự chịu khổ của ĐTC: Chúa Kitô, qua ĐTC, đang dạy cho cả người khôn ngoan lẫn kẻ thận trọng trên thế giới này một bài học”.

 

 TOP

 

Truyền thông với vấn đề sức khỏe của ĐTC

 

Vị cố vấn cho Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông Xã Hội là Norberto Gaitano đã cho mạng điện toán toàn cầu Zenit biết về cách thức truyền thông phổ biến tin tức liên quan tới các vấn đề sức khỏe của ĐTC. Vị này cho biết không lấy gì làm lạ đối với việc phổ biến của truyền thông về vấn đề ấy. Vị này là khoa trưởng của khoa truyền thông cơ cấu ở Đại Học Thánh Giá Rôma, và là tác giả cuốn “Phận Sự Tôn Trọng Quyền Tư Biệt” và cuốn “Việc Giải Thích và Trình Thuật của Phóng Viên Báo Chí”, cả hai đều được nhà xuất bản Eunsa của Đại Học Navarra ở Tây Ban Nha phát hành.

 

Vấn:     Phải chăng truyền thông đã phổ biến tin tức thái quá về sức khỏe của ĐTC?

 

Đáp:    Vào Năm Thánh 2000, ĐTC đã cám ơn các ký giả về công việc phổ biến rất nhiều về việc ý thức và kiến thức của những biến cố đặc biệt nơi đời sống Giáo Hội. Đó không phải là lần đầu tiên và là lần duy nhất ngài đã làm như thế.

 

Hiện nay có một số, bao gồm cả chính thành phần tường trình viên, có thể nghĩ rằng việc truyền thông chú trọng tới vấn đề sức khỏe của ĐTC là quá đáng, vì không hiểu nhiều người cảm thông với việc chịu khổ của ngài, vì ngài vẫn không thôi là một con người và chính vì thế mới được nhiều mến chuộng.

 

ĐHY Ratzinger đã cảm nhận được sự kiện này cùng với những tác dụng của nó một cách xác đáng như sau: “Trong một xã hội muốn che lấp đi cái đớn đau và việc cận kề sự chết thì chứng từ của ĐGH vẫn là những gì rao giảng”, ngài đã nói đại khái như thế sau khi viếng thăm ĐTC mới đây.


Vấn:     ĐTC này hiển nhiên là vị giáo hoàng đầu tiên có một mối liên hệ mật thiết với truyền thông. Ông có nghĩ rằng ngài bị làm phiền hà bởi sự kiện đời sống của ngài hằng bị ánh mắt của thế giới theo dõi hay chăng?

 

Đáp:    Đối với tôi thì chính vị Giáo Hoàng này, ngay từ đầu giáo triều của ngài, đã rõ ràng nhất định không muốn tránh né truyền thông dù nó có thể gây bực bội, và sử dụng truyền thông để giúp vào việc truyền đạt sứ vụ của ngài là chủ chăn hoàn vũ và là hình ảnh của Chúa Kitô đối với nhân loại.

 

Ngài vẫn coi nó là những gì bình thường trong những lúc người ta cho nó là tốt hay những lúc họ gọi nó là xấu. Tóm lại, ngài vượt lên trên truyền thông và trực tiếp vươn tới con người, trong đó có cả thành phần phóng viên ký giả nữa.


Vấn:     Tòa Thánh đang tung ra một hình ảnh êm dịu không có gì là báo động cả. Ông có nghĩ rằng đó là một chính sách hay về truyền thông hay chăng?

 

Đáp:    Sau khi biết được những gì vội vã và những gì giao động về sự kiện khiến ngài phải nhập bệnh viện Gemelli lần đầu thì chẳng những Tòa Thánh mà tất cả chúng ta đều phải công nhận rằng Đức Giáo Hoàng đang trải qua một giai đoạn bệnh trọng mới có thể tới độ không còn trở lại tình trạng như trước nữa.

 

Tòa Thánh có lý để thích ứng chính sách truyền thông của mình cho hợp với thực tại của các sự kiện, những sự kiện không có cả tính cách duy lạc quan lẫn duy náo động là những gì phát xuất từ việc mong thấy được những cái mới mẻ nơi việc tường trình hơn là từ những tình trạng mới mẻ rõ ràng về sức khỏe.

 

Nơi lãnh vực truyền thông vẫn nói đến vấn đề thiếu tín liệu thích đáng, một suy đoán có thể là đúng.

 

Vấn đề có thể hiểu được là những vị quyết định đưa ĐGH vào bệnh viện gấp vào lúc sáng sớm ấy không lấy truyền thông làm ưu tiên. Có thể hiểu được vấn đề tin tức không được tung ra trước lúc ĐTC nhập bệnh viện Gemelli.

 

Truyền thông đã theo dõi kỹ lưỡng sức khỏe của ĐTC trong những năm gần đây. Một tường trình viên thuộc cơ quan ngôn luận nào đó đã thấy ngài nhập bệnh viện để rồi theo tự nhiên tung ra tin tức, làm bùng lên dư luận. Đó là những gì kiểu tếu táo loại hàn lâm chuyên nghiệp gọi là gây tác dụng “giật gân” (‘shotgun’ effect).

 

Văn phòng báo chí tòa thánh Vatican biết được mấy giờ sau đó, nhưng làm chủ được tình thế chưa đầy 12 tiếng đồng hồ bằng một bàn tay sắt cần phải thích hợp với những trường hợp khủng hoảng.

 

Tôi đọc thấy những phàn nàn của các phóng viên báo chí than rằng họ không thể nào có được những bản tường trình của bác sĩ, hay có thể phỏng vấn các vị này như xẩy ra trong quá khứ. Tôi không biết nguyên do của những lời than phiền này hay của trường hợp cần phải được giải quyết bằng mổ xẻ trong quá khứ.

 

Tuy nhiên, tôi biết được những gì là nguyên tắc thuộc cẩm nang của vấn đề truyền thông về cơ cấu, đó là người nói chuyện với truyền thông trong những trường hợp khủng hoảng phải là một người duy nhất mà thôi. Như thế hết mọi người đều được lợi, tổ chức, thành phần ký giả, và dĩ nhiên cả quần chúng nữa.


Vấn:     Phân khoa của ông có giúp cho Giáo Hội về vấn đề khủng hoảng truyền thông hay chăng? Tình trạng hiện nay có thể được gán là một cuộc khủng hoảng hay chăng?

 

Đáp:    Nếu phân khoa của chúng tôi cố gắng để giúp “Giáo Hội” giải quyết các cuộc khủng hoảng, bao gồm cả những cuộc khủng hoảng về truyền thông, thì xin lỗi, chúng tôi đã đóng cửa phân khoa này rồi hay sẽ làm việc cho một tổ chức khác có tương lai hơn lãnh vực này.

 

Giáo Hội có một kinh nghiệm dồi dào giá cội về các thứ khủng hoảng, song Giáo Hội vẫn chưa rút ra được mẹo mực để thắng vượt chúng.

 

Giáo Hội giải quyết những thứ khủng hoảng này một cách huyền nhiệm làm sao ấy, từ bên trong, với những xung khắc to tát, thế nhưng với sự hỗ trợ mãnh liệt xuất phát cũng từ bên trong và bên ngoài bằng một đường lối không thể ngờ được mà lại yên hàn; có những lúc Giáo Hội cần phải trải qua một hay hai thế hệ mới giải quyết được những thứ khủng hoảng ấy.

 

Chúng tôi cố gắng một cách trân trọng hơn trong việc giúp cho thành phần quản trị truyền thông thuộc các cơ cấu giáo hội biết cách giải quyết, theo quan điểm kiến thức, các thứ khủng hoảng xuất phát từ bên trong.

 

Chúng tôi cũng huấn luyện cho những con người gây ra những thứ khủng hoảng ở bên ngoài, trong xã hội, thành phần cần được sứ điệp Kitô giáo tạo nên và đang tạo nên, khi cần phải có một nỗ lực sống và trình bày sứ điệp này một cách trọn vẹn.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được mạng điện tốn tồn cầu Zenit phổ biến ngày 6/3/2005

 

TOP

 

ĐTC GPII: sinh hoạt ngoại giao tại bệnh viện

Trong thời gian nằm bệnh viện, ĐTC chẳng những được các nhân vật cao cấp trong giáo hội Công giáo tới viếng thăm và bàn hỏi về nội bộ Tòa Thánh, còn được các vị chức sắc quốc tế gửi lời kính thăm nữa, trong đó có vị trưởng tôn sư Do Thái và tổng thống Iran.

Ông Obed Ben-Hur, vị lãnh sự của Do Thái tại Tòa Thánh, đã đến viếng thăm ĐGH tại bệnh viện hôm nay, và sau đó ông nói với các ký giả rằng: “thay mặt cho Shlomo Amar, vị tôn sư trưởng của Do Thái, mang một bức thư nguyện chúc cho ĐGH chóng bình phục, vì tôi không thể đích thân gặp ngài”.

Như trường hợp của vị lãnh sự Bulgaria đến trao tặng bức ảnh Mẹ Maria cho ĐTC đã được Đức Ông Tommaso Caputo, vị trưởng nghi của Vatican, đã thay mặt ĐTC tiếp đón thế nào thì vị lãnh sự Do Thái cũng được tiếp đón như thế. Vị lãnh sự Do Thái cho biết: “Tôi đã đọc bức thư này cho ngài nghe, ngoài việc bày tỏ những lời nguyện chúc tốt đẹp, là lời nguyện được viết bằng Do Thái ngữ. Bức thư này là những gì liên kết các tư tưởng của nhân dân Do Thái lẫn quốc gia Do Thái giành cho Đức Thánh Cha là vị đang chịu khổ đau nhiều trong những ngày này”. Sau hết, vị lãnh sự này cũng không quên nhấn mạnh đến giáo triều của Đức Gioan Phaolô II là một giáo triều cổ võ “hòa bình cho nhận loại và vấn điề đối thoại liên tôn”.

Tổng Thống Iran là Mohammed Jhatami cũng gửi “những lời chúc nguyện tốt đẹp nhất cùng với niềm hy vọng mong cho ngài được chóng bình phục”. ĐTGM Angelo Mottola, vị khâm sứ của tòa thánh ở Iran đã cho cơ quan tín vụ Fides biết rằng, báo chí, chính quyền dân sự và quần chúng đang theo dõi những diễn tiến về sức khỏe của ĐTC. Ngài cho biết thêm là tổng thống Iran “luôn nhớ đến mối liên hệ của mình với ĐTC. Trong một cuộc họp mới đây, khi ông hỏi thăm sức khỏe của tôi, ông đã nói rằng ông mong muốn Đức Giáo Hoàng và toàn thể Giáo Hội được khỏe mạnh và thịnh đạt. Đức Giáo Hoàng được thấy và kính trọng như là một vị đại lãnh đạo về tinh thần và bảo vệ nhân quyền”.

Ông lãnh sự của nước Ukraine tại Tòa Thánh là Grygorii Khoruzhyi cũng viếng thăm bệnh viện hôm nay, Thứ Sáu 4/3/2005, bày tỏ những lời chào hỏi của tân tổng thống nước ông là Viktor Yushenko.

Vị chủ tịch Hiệp Hội Ukraine ở Ý quốc là Anna Unleva đã lấy một bức ảnh từ xứ sở của bà để tặng cho ĐTC.

Hôm qua, Thứ Năm 3/3, còn có hai vị lãnh sự Mễ Tây Cơ và Colombo tại Tòa Thánh đến thăm bệnh viện và bày tỏ những lời hỏi thăm của chính quyền và nhân dân của các vị này.

Ngoài ra, cũng vào hôm Thứ Sáu 4/3, ĐTC đã tỏ ra vui mừng khi nghe tin nữ ký giả người Ý 56 tuổi là Giuliana Sgrena đã bị bắt làm con tin ở Iraq ngày 4/2 trước đây, người được ĐTC vào ngày 13/2/2005 kêu gọi trả tự do. Nữ ký giả này đã bị bắt cóc gần Đại Học Bagdad sau vài giờ bà ở trong một trại tị nạn của người Hồi giáo phái Shiite. Cuối tháng 2 vừa rồi, bà đã được thấy xuất hiện trong một cuốn băng hình xin cứu mạng bà và kêu gọi chính quyền của bà hãy hoạt động để chấm dứt việc ngoại quốc xấm chiếm Iraq. Ý hiện có 3000 quân ở Iraq, một lực lượng quân sự đông thứ tư sau Hoa Kỳ, Hiệp Vương Quốc và Nam Hàn

Rất tiếc, vào lúc 8 giờ 55 phút tối giờ địa phương trong ngày bà được thả ra và trên đường bà ra phi trường để về nước, bà đã bị thương và người đi hộ tống bà là Nicola Calipari, một nhân viên tình báo Ý, đã bị bắn chết, bởi Lực Lượng Liên Quốc ở một trạm kiểm soát dân sự vì chiếc xe của bà không chịu dừng lại sau khi lực lượng này đã làm nhiều dấu hiệu.

Thủ Tướng Ý đã lên tiếng hỏi Hoa Kỳ về lý do nội vụ, và Tổng Thống Bush đã gọi điện thoại vào đêm Thứ Sáu bày tỏ tiếc thương và hứa sẽ điều tra nội vụ.



TOP


Các Vị Bác Sĩ chữa trị cho ĐTC GPII


Bác sĩ Renato Buzzonetti được ủy thác cho việc làm bác sĩ riêng của ĐTC GPII từ năm 1978. Tưởng rằng vị giáo hoàng trẻ trung, mạnh khỏe và đầy thể thao tính này sẽ khoi6ng cần đến tài năng y khoa chuyên môn của ông. Không ngờ, biến cố bị ám sát vào ngày 13/5/1981 đã đấy vị giáo hoàng này vào con đường khổ nạn, với một loạt 7 lần nhập bệnh viện Đa Khoa Gemelli ở Rôma, những lần đòi vị bác sĩ này phải trổ hết tài năng và vận dụng tất cả thời giờ của mình để chăm sóc cho ngài.

Những lời vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh tuyên bố về tình trạng sức khỏe của ĐTC đều được phát xuất từ những lời phát biểu bằng giấy tờ của vị y sĩ này, như chính vị giám đốc ấy xác nhận hôm qua, Thứ Năm 3/3/2005.

Vị bác sĩ năm nay 81 tuổi này là một chuyên gia về tiêu hóa học và huyết học chưa từng cho thực hiện một cuộc phỏng vấn nào và tỏ ra hết sức thận trọng. Ông cũng đã phục vụ các vị giáo hoàng khác, bao gồm cả mấy tháng với Đức Phaolô VI, vị qua đời ngày 6/8/1978, một cái chết đã được ông xác nhận ngài 29/9 cùng năm.

Ông ra trường bác sĩ ở Đại Học Perugia năm 1965 và bắt đầu làm việc 5 năm ở bệnh viện Thánh Camillô ở Rôma. Bắt đầu năm 1965 ông làm việc cho cả Vatican nữa. Vào năm 1979, ông được bổ nhiệm làm giám đốc văn phòng Phục Vụ Sức Khỏe của Quốc Đô Vatican, một chức vụ ông vẫn hành sự cho tới nay. Ông cũng là một phần tử của hội đồng quản trị Quĩ Hỗ Trợ Sức Khỏe Thành Vatican.

Ông đã đi hộ tống ĐTC trong 26 năm giáo triều của Đức Gioan Phaolô II ở tất cả mọi cuộc xuất hành ngoài Vatican trong Ý quốc cũng như hải ngoại, kể cả những lần đi nghỉ hè của ngài. Nghĩa là lúc nào cũng kề cận ĐTC dường như còn hơn cả vị giám đốc văn phòng báo chí của tòa thánh nữa.

Phụ tá của vị bác sĩ này là Nữ Tu Tobiana, một trong những nữ tu Balan săn sóc cho ĐTC. Nữ tu này có cấp bằng về y khoa và tiếp tục giúp cho ĐTC ở bệnh viện Gemelli.

Bác sĩ Rodolfo Proietti, vị bác sĩ trưởng phòng cấp cứu và nhập viện, đã cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhập viện từ đầu Tháng 2/2005. Là một giáo sư về khoa đánh mê, vị bác sĩ này đã thực hiện việc đánh mê cả người ĐTC trước cuộc giải phẫu ngày 24/2.

Nói với tờ nhật báo Ý quốc Avvenire sau cuộc nhập viện lần hai này của ĐTC, vị bác sĩ đánh mê ấy đã nói về “cảm xúc rất nhiều” liên quan tới “vinh dự được coi sóc cho ĐTC”. Ông cho biết cảm nhận của mình rằng trong việc làm này ông đã hiểu được những gì “một bác sĩ cần phải tỏ ra với hết mọi bệnh nhân và cách thức một vị bác sĩ cần phải sống sứ vụ của mình”.

Ông nói thêm: “Tôi đã đi đến chỗ ý thức được rằng tôi đã lãnh nhận nhiều hơn là tôi cống hiến. Có những cảm giác sâu xa hơn nữa, những cảm giác tôi sẽ không bao giờ có thể quên được và là những cảm giác tôi muốn giữ lấy cho riêng mình.

Giữa hai lần nằm bệnh viện hiện đang diễn tiến đây, việc tiến triển của ĐTC được theo dõi tại phòng ngài ở Vatican bởi một vị bác sĩ chuyên về vấn đề hồi tỉnh, cũng như bởi bác sĩ tai mũi họng là Angelo Camaioni của Bệnh Viện Thánh Gioan ở Rôma. ĐGH cũng có một y tá thường trực ở Vatican.

Cuộc mổ khí quản của ngài trong lần nhập viện thứ hai vừa rồi được thực hiện bởi bác sĩ Gaetano Paludetti, một chuyên viên tai mũi họng ở Đại Học Thánh Tâm Công Giáo Rôma, bởi bác sĩ Camaioni và bác sĩ Giovanni Almadori. Theo vị giám đốc văn phòng báo chí của tòa thánh cho biết thì hiện diện tại cuộc giải phẫu ấy còn có bác sĩ Encino De Campora, giáo sư về tai mũi họng ở Đại Học Florence và là cố vấn cho văn phòng Phục Vụ Sức Khỏe của Quốc Đô Vatican, cũng như bác sĩ Buzzonetti.

 

TOP

 

ĐTC GPII: Thông báo từ văn phòng báo chí của tòa thánh về hiện tình sức khỏe tại bệnh viện và những sinh hoạt tới

Hôm Thứ Năm 3/3/2005, đúng như đã hứa hẹn, vị giám đoôc văn phòng báo chí tòa thánh là Joaquin Navarro-Valls đã phổ biến tin tức sau đây về hiện tình bệnh trạng của ĐTC tại bệnh viện:

“Sức khỏe của ĐTC GPII tiếp tục tiến triển khả quan.

“Như đã nói trước đây là ĐGH đang ăn uống bình thường và mỗi ngày ngồi ở ghế mấy tiếng đồng hồ.

“Những vết mổ đang lành lại.

“Hằng ngày ĐTC vẫn tiếp tục tích cực tham dự vào các buổi phục hồi việc hít thở và nói năng.

“Bản thông tin mới sẽ được phổ biến vào Thứ Hai, 7/3/2005 vào lúc 12 giờ 30 trưa”.

Vị giám đốc văn phòng báo chí này còn thêm rằng:

“Trong những ngày vừa qua ĐGH đã tiếp một số vị cộng sự viên của ngài, những vị hằng ngày ngài sát cánh theo dõi hoạt động của Tòa Thánh và sinh hoạt của Giáo Hội. Ngài thường gặp một vị cộng sự viên của mình mỗi ngày một vị”.

Về vấn đề bao giờ ĐTC xuất viện, vị giám đốc này đáp chưa biết ngày nào. Về vấn đề chương trình Lễ Phục Sinh, cũng vị này cho biết: “Chương trình lễ Phục Sinh vẫn không có gì thay đổi, thế nhưng sẽ tùy ĐGH quyết định tham phần”. Về buổi huấn từ truyền tin Chúa Nhật 6/3, ông cho biết: “cũng sẽ xẩy ra cùng cảnh ngộ như Chúa Nhật vừa rồi. Tôi sẽ xác nhận về việc này vào Thứ Bảy khi chúng tôi nói về nó hôm nay tại bệnh viện”.

 

TOP
 

ĐTC GPII: với những cuộc thăm viếng thăm hỏi và vẫn hành sự trong thời bệnh

 

Trong thời gian đang được điều trị tại bệnh viện lần thứ hai trong vòng một tháng này, ĐTC vẫn không thôi hành sự để đáp ứng kịp thời những gì cần thiết. Chẳng hạn, hôm Thứ Ba, 1/3, theo ĐHY tổng trưởng thánh bộ tín lý đức tin sau khi gặp ngài cho biết ĐHY đã trình nộp cho ngài “một việc thuộc thánh bộ của chúng tôi”.

 

Hôm Thứ Tư 2/3, văn phòng báo chí của tòa thánh còn cho biết, ĐTC vừa bổ nhiệm ngày hôm qua một tân giám mục ở Ba Tây, đó là cha Eduardo Pinheiro da Silva, giám đốc trung tâm mục vụ của cộng đồng dòng Salesiô ở Aracatuba, tân giám mục phụ tá cho ĐTGM Vitorio Pavanello TGP Campo Grande.

 

Tuy nhiên, buổi triều kiến chung hằng tuần vào ngày Thứ Tư tuần này, 2/3/2005, không thể thực hiện. Do đó, 500 giáo lữ Balan đã đến bệnh viện của ngài, trong đó có khoảng 100 người khuyết tật đến từ Warsaw. Phái đoàn Balan này được giáo lữ Balan ở Chicago Hoa Kỳ nhập bọn. Họ hát những bài hát cổ truyền và tôn giáo, ở ngoài bệnh viện, dưới cửa sổ phòng bệnh của ĐTC, vào một buổi sáng lạnh nhất trong năm ở Rôma.

 

Vị chủ tịch của Tổng Hội Đồng thứ 59 của LHQ đã gửi “lời chào thân ái và nguyện chúc tốt đẹp” đến cho ĐTC. Ông Jean Ping này cũng là ngoại trưởng nước Gabon, đã cùng với vị lãnh sự của nước Gabon là Desiré Koumba đến thăm tòa thánh, gặp ĐHY Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano, và ĐTGM Giovanni Lajolo, bí thư văn phòng liên hệ các quốc gia của tòa thánh.

 

Hôm Thứ Tư 2/3/2005, các vị lãnh sự thuộc nửa số quốc gia đa số là Chính Thống giáo (Cyprus, Russia, Bulgaria, Serbia-Montenegro, Romania và Greece, chỉ thiếu duy 1 vị lãnh sự thuộc nước Ukraine cũng ở Đông Âu không có mặt tại Rôma bấy giờ) đã tặng cho ĐTC đang nằm bệnh viện một bức ảnh Đức Maria và bày tỏ niềm hy vọng ngài mau chóng bình phục.

 

Theo Zenit được biết thì vị lãnh sự Cyprus là Georgios Poulides đã khởi xướng việc làm này. Thật vậy, bức ảnh này phát xuất từ đảo Địa Trung Hải.

 

Sau cuộc viếng thăm tặng quà này cho ĐTC, rời bệnh viện, vị lãnh sự Bulgaria là Vladimir Gradev đã nhắc lại trên Đài Phát Thanh Vatican rằng sau cuộc giải phẫu khí quản, những lời đầu tiên của ĐTC (bằng chữ viết) là việc ngài tận hiến cho Mẹ Maria: “Totus Tuus”. 

 

“Biết rằng ngài mến yêu Đức Trinh Nữ, Vị cũng rất được tôn kính ở các quốc gia Chính Thống, những quốc gia thuộc Đông Âu, chúng tôi nghĩ rằng ngài sẽ thích bức ảnh này lắm. Ngài sẽ có thể cầu nguyện, suy niệm và biết rằng các dân tộc Đông phương ở với ngài và đang nguyện cầu cho sức khỏe của ngài.

 

“Tất cả mọi quốc gia của chúng tôi đều lấy làm quan tâm. Chúng tôi nhận được nhiều sứ điệp từ các chính phủ của chúng tôi hằng ngày, cũng như từ thường dân hỏi thăm tin tức. Họ nói với chúng tôi rằng Các Giáo Hội Chính Thống đang dâng lời cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Thánh Cha.

 

“Chúng tôi đại diện cho nhân dân của chúng tôi chân thành mong muốn ngài được hoàn toàn bình phục. Sức mạnh và lòng can đảm của Đức Thánh Cha ngay cả trong cơn thử thách là tấm gương sáng cho tất cả chúng ta”.

 

Về phần ĐHY Joachim Meisner, sau khi viếng thăm ĐTC tại bệnh viện, TGM Cologne, nơi tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới vào tháng 8/2005 tới đây ở Đức, đã cho biết là ngài hy vọng ĐTC sẽ tới (18-21/8) với ngày này như đã dự định, vì ĐTC chưa hề bỏ qua một ngày giới trẻ thế giới nào. Trong khi đó, ĐTC chưa hề đến với các ngày thế giới khác, như ngày thế giới bệnh nhân là ngày được tổ chức hằng năm (từ năm 1993) ở các đền thánh mẫu khác nhau trên thế giới, hay hội nghị thế giới của các gia đình định kỳ 3 năm 1 lần (1994, 1997, 2000, 2003), thậm chí cả Hội Nghị Thánh Thể Quốc Tế hằng năm ngài cũng không đến ngoại trừ một số lần đặc biệt như ở Balan ngày 4/6/1997.

 

Vị hồng y này cho báo chí biết cảm nhận của mình về bệnh trạng của ĐGH như sau: “Giọng nói của ngài mạnh hơn tôi tưởng. Khi thấy tôi ngài đã nói ‘tôi vui mừng khi thấy huynh đến đây’”. Khi được hỏi bao giờ ngài xuất viện, vị hồng y này trả lời rằng: “Tôi không phải là bác sĩ; tôi hy vọng ngài sẽ có thể xuất viện sớm, và ngài sẽ có thể đến với những người Đức chúng tôi ở Cologne vào Tháng 8 này. Ngài tỏ ra khá. Việc viếng thăm của ĐTC rất quan trọng đối với tôi. Tất cả mọi người Đức đang đợi chờ ngài. Tôi đã nói với ngài rằng ở Cologne ngài không cần phải nói với giới trẻ; chính sự hiện diện của ngài, hình ảnh của Đức Thánh Cha là những gì nói rất nhiều. Theo quan điểm riêng của mình, Đức Thánh Cha có thể đến Cologne vào Tháng 8”.

 

TOP

 

ĐTC GPII: bệnh tình diễn tiến khả quan và chịu đựng khổ đau như việc giảng dạy

 

Mặc dù đã cho biết là Thứ Năm 3/3/2005 mới thông báo cho biết về tình trạng sức khỏe của ĐTC trong bệnh viện, hôm nay, 1/3, vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh, trước 9 giờ sáng, khi ông tiến vào bệnh viện, cũng đã cho phóng viên báo chí biết rằng hôm nay “ĐGH cảm thấy khá và bệnh tình của ngài đang khả quan, như tôi đã nói với quí vị hôm qua”.

 

Một tiếng đồng hồ sau, sau khi đã viếng thăm ĐTC hằng ngày, vị giám đốc này đã xác nhận với các ký giả rằng: “mọi sự bình thường”. Ông cho biết đêm thứ năm của ĐTC trong bệnh viện thì “bình lặng”, ngài “là một bệnh nhân tốt lành và đang tiếp tục các việc thực tập phát âm của mình”. Ông nói thêm, khi ông rời phòng ngài thì ngài đang sửa soạn cử hành Thánh Lễ”.

 

Ngoài vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh ra còn có ĐHY Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin Joseph Ratzinger.

 

Sau cuộc gặp gỡ của mình với ĐTC, ĐHY đã bày tỏ cảm nhận của mình trên Đài Phát Thánh Vatican trong phần chương trình Đức ngữ như sau:

 

“Mẫu gương của một vị Giáo Hoàng khổ đau là những gì rất quan trọng và chúng ta đã chứng kiến thấy nó trong những năm qua: Chịu đựng khổ đau là một đường lối đặc biệt của việc rao giảng.

 

“Vì có nhiều bức thư đã gửi đến cho tôi, cũng như có nhiều chứng từ trực tiếp mà tôi đã hiểu được rằng nhiều người đang chịu khổ hiện nay cảm thấy cuối cùng họ đã được chấp nhận.

 

“Hiệp hội thành phần bị bệnh lẩy bẩy đã viết cho tôi để cám ơn ĐGH, vì nó giúp các bệnh nhân phục hồi thực sự hình ảnh của họ, khi ĐTC công khai can đảm tỏ ra là một con người chịu đựng khổ đau mà vẫn tiếp tục làm việc.

 

“Đức Gioan Phaolô II đã thông đạt cho chúng ta nhiều điều qua việc chịu đựng khổ đau của Người, một thứ đau khổ như là một đoạn đường hành trình của cuộc sống và là một thứ khổ đau ngài thông phần vào cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô.

 

“Khi chúng ta chia sẻ khổ đau với Chúa và sống khổ đau với tất cả những ai đau khổ trên thế giới, khổ đau có một giá trị cao cả và có thể là một cái gì tích cực.

 

“Nếu chúng ta chú ý tới hoạt động và đời sống của vị Giáo Hoàng này, chúng ta hiểu rằng đó là một sứ điệp quan trọng, nhất là trong một thế giới đang có khuynh hướng phủ lấp hay tẩy chay khổ đau là những gì không thể loại trừ nổi.

 

Theo vị hồng y này thì Đức Gioan Phaolô II đã đặc biệt tỏ ra trong cuốn sách mới nhất “Hồi Niệm và Căn Tính” của mình về cách thức ngài thấy được ý nghĩa của sự dữ và khổ đau. Nhất là từ cuộc ám sát ngài năm 1981, ngài tin rằng người nữ tu Balan Faustina Kowalska (1905-1938), vị sứ giả của Lòng Chúa Xót Thương, đã cho thấy những lý do về thần học tại sao Thiên Chúa để xẩy ra sự dữ nơi việc đáp ứng của chị. 

 

Theo vị hồng y tổng trưởng thánh bộ tín lý đức tin này thì Thiên Chúa “không chống lại sự dữ một cách bạo lực; Ngài hạn chế nó bằng lòng thương xót của mình, Ngài không thực hiện sự dữ nhưng lãnh nhận con người và thế giới nơi đau khổ của họ”.

 

Vị hồng y này cho các phóng viên lý giả biết rằng “Đức giáo hoàng đã nói với tôi bằng tiếng Đức và tiếng Ý. Tôi hân hoan cho biết là Đức Thánh Cha hoàn toàn tỉnh táo về tâm thần và cũng có thể lên tiếng nói được những điều thiết yếu”.

 

Có một nhóm chừng 55 người Balan ở Olsztyn đến cầu nguyện bên dưới phòng bệnh của ngài hôm Thứ Ba 1/3, và mang đến cho ngài những quà tặng từ quê hương của ngài là mật ong Balan cho cuống họng của ngài và một số hình ảnh do trẻ em nằm bệnh viện ở Olsztyn vẽ.

 

ĐHY Cormac Murphy O'Connor, TGM Westminster, và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Anh quốc, cũng đã đến thăm ĐTC hôm Thứ Ba, 1/3, nhưng không gặp được vì ngài đang đồng tế. Sáng Thứ Tư, 2/3, ĐHY đã trở lại thăm, sau đó đã nói với báo chí rằng:

 

"Đức Giáo Hoàng, dù khỏe mạnh hay yếu đau, dù sung sức hay suy nhược, vẫn đang dâng lên Chúa một chứng từ đức tin cũng như cho sứ vụ đặc biệt của ngài trong thế giới ngày nay".

 

 

TOP

 

ĐTC: Tình Trạng Sức Khỏe diễn tiến tốt đẹp và vẫn tìm cách ban huấn từ truyền tin Chúa Nhật

 

Đúng như hứa hẹn, sáng Thứ Hai 28/2/2005, văn phòng báo chí của tòa thánh đã thông báo cho thành phần phóng viên báo chí biết về hiện trạng sức khỏe của ĐTC như sau:

 

“Giai đoạn hậu giải phẫu của ĐTC đang diễn tiến không có gì xẩy ra biến chứng rắc rối.

 

“Tình hình chung và các dấu chứng về thể lý tiếp tục khả quan.

 

“ĐTC ăn uống bình thường, ngồi ghế mấy tiếng đồng hồ và bắt đầu tập phục hồi việc hít thở và phát âm.

 

“Thông báo tới sẽ được phổ biến vào Thứ Năm, 3/3”.

Trong hơn 26 năm giáo triều của mình, lần đầu tiên ĐTCGPII đã không thể ban huấn từ truyền tin tại cửa sổ phòng ngài ở Vatican như thường lệ. Thế nhưng, từ bệnh viện, dù không được phép nói, ngài cũng vẫn  tìm cách ban huấn từ truyền tin cho con cái mình. Sau đây là huấn từ truyền tin của ngài được ĐTGM Leonardo Sandri, thay thế cho ĐHY Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đọc tại vườn Đền Thờ Thánh Phêrô. ĐTC GPII đã theo dõi buổi huấn từ truyền tin này tại phòng bệnh của ngài bằng hệ thống truyền hình viễn liên. Sau khi vị TGM này thay ĐTC ban phép lành cho những người hiện diện bấy giờ, Ngài đã bất ngờ xuất hiện ở cửa sổ bệnh viện phòng của ngài trên lầu 10 và giơ tay ban pháp lành hai lần cho dân chúng đang tụ tập ở bên ngoài nhà thương.

TOP

 

ĐTC GPII: Đã thở được tự nhiên


Hôm qua, sau khi được cấp thời đưa trở vào bệnh viện vì bị tái phát những triệu chứng cúm khó thở, ĐTC GPII, vào buổi chiều tối, đã được đặt ống thở sau cuộc giải phẫu an toàn 30 phút.


Vì bệnh tình trở chứng bất thường và tái nhập viện này, lần đầu tiên ngài đã không chủ sự được buổi tuyên nghị phong thánh cho 5 vị chân phước, đến nỗi ĐHY quốc vụ khanh Angelo Sodano đã phải thay thế ngài làm việc này.


Hôm Thứ Sáu 25/2/2005, vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh đã cho thành phần ký giả biết rằng: “Ngài đang hít thở tự nhiên và tình trạng mạch tim của ngài vẫn tốt”.


Vị giám đốc này cũng đính chính tin tức truyền thông về việc ĐTC được đặt ống thở trợ phổi sau khi bị mổ rằng ngài “không cần đến vấn đề trợ hít thở. Máy móc trợ hít thở không được sử dụng đến cả hôm qua, đêm vừa rồi hay sáng nay. Việc này không cần thiết”.


Các vị bác sĩ cho biết ngài đã qua một đêm “yên nghỉ” mặc dù chỉ ngủ được có mấy tiếng đồng hồ. Đó là lý do vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh đã nói thêm: “Có lẽ vì được nhẹ đi mà ngài đã có thể thở lại”.


Vị giám đốc này còn cho biết việc đặt ống trợ phổi tùy nghi chứ không phải là một cuộc giải phẫu cấp cứu: “Nó là vấn đề làm sao để bảo đảm được việc hít thở hoàn toàn cho một bệnh nhân”.


Các vị bác sĩ đã khuyên ĐGH không nói năng gì trong vòng mấy ngày để thanh quản của ngài lành lại. Theo vị giám đốc này thì bữa điểm tâm sáng Thứ Sáu cửa ngài gồm có yogurt, 10 miếng bánh biscuits nhỏ cùng với ly cà phê sữa, và thêm rằng ngài “ăn ngon” và ăn hết.


Văn phòng báo chí tòa thánh cũng cho biết sẽ thông báo về tình trạng sức khỏe của ĐTC vào Thứ Hai tới, và việc ngài ban huấn từ truyền tin hằng tuần vào Chúa Nhật tới đây chưa thể cho biết trước được.


Ngài không có triệu chứng bị nhiễm trùng phổi như trường hợp vị viêm phổi. Hôm Thứ Năm, ngài đã viết mấy chữ cho các trợ tá của ngài rằng: “Họ đã làm gì cho tôi vậy?” Rồi ngài viết thêm: “totus tuus”, khẩu hiệu giáo hoàng của ngài, tức ngài tỏ ý phó thác mọi sự xẩy ra cho Mẹ Maria của ngài.


Tổng Thống Bush, trong cuộc công du Âu Châu, khi nghe tin ĐTC GPII tái nhập bệnh viện đã nói: “Chúng tôi nghĩ đến và nguyện cầu cho đức thánh cha. Chúng tôi mong ngài chóng khỏi để trở về phục vụ giáo hội của ngài và toàn thể nhân loại”.

 

TOP

 

ĐTC GPII cấp thời được đưa trở lại bệnh viện

Vào lúc 10:45 sáng Thứ Năm 24/2/2005, ĐTC GPII lại được cấp thời đưa trở lại bệnh viện, vì bệnh cúm tái phát để được chữa trị chuyên môn và khám nghiệm thêm. Ngài lại bị khó thở và lên cơn sốt.

Bản văn của tòa thánh cho biết về biến động bệnh tình của ngài như sau: “Chiều hôm qua, Thứ Tư 23/2, ĐTC đã tái phát những triệu chứng cúm ngài đã bị trước đây mấy tuần. Bởi thế, sáng nay ngài đã được đưa vào bệnh viện Agostino Gemelli để được chữa trị chuyên môn và khám nghiệm thêm”.

 

TOP

 

ĐTC GPII: Những Lời Nhắn Nhủ cho Buổi Triều Kiến Chung về Mùa Chay qua Truyền Hình Viễn Liên


Theo thông lệ thì cứ vào mỗi Thứ Tư hằng tuần, ĐTC GPII sẽ đến với buổi triều kiến chung ở Sảnh Đường Phaolô VI hay tại Quảng Trường Thánh Phêrô để dạy giáo lý. Loạt bài giáo lý ngài đang giảng dạy là những bài về Thánh Vịnh, đến bài giáo lý thứ 131 ngày 26/1/2005 về Thánh Vịnh 114 (116). Ngài đã bắt đầu loạt bài giáo lý Thánh Vịnh này từ ngày 20/3/2002.


Tuy nhiên, vì bị bệnh, sau thời gian nằm bệnh viện hơn 1 tuần, vả lại vì khí trời không được tốt lắm, ngài cần dưỡng sức. Bởi đó, tuần này, 23/2/2005, ngài đã thực hiên lần đầu tiên buổi triều kiến chung qua viễn liên truyền hình từ thư phòng của ngài đến Sảnh Đường Phaolô VI với mấy lời nhắn nhủ kêu gọi sống Mùa Chay như sau:


“Tôi thân ái chào anh chị em và tôi xin cám ơn anh chị em đã tới tham dự.


“Chúng ta đang tiến hành một Mùa Chay với sự trợ giúp và tác động của phụng vụ để kêu gọi chúng ta hãy đặc biệt chú trọng tới việc cầu nguyện, chay tịnh và thống hối, cũng như đến việc liên kết chặt chẽ hơn nữa với anh chị em đồng loại của mình, nhất là đối với thành phần nghèo khổ thiếu thốn.


“Chúng ta hãy mở lòng mình ra cho những tác động nội tâm của ân sủng. Chớ gì ích kỷ nhường chỗ cho yêu thương, để chúng ta có thể cảm nghiệm được niềm vui tha thứ và thân tình hòa giải với Thiên Chúa cũng như với anh chị em của chúng ta”.

 

TOP

ĐTC GPII đã rời bệnh viện và trở về Điện Vatican để tiếp tục hoạt trình mục vụ của ngài

 

Thứ Năm 10/2/2005, việc ĐTC trở về điện Vatican trên chiếc giáo hoàng xa được xuất hiện trên truyền hình hôm nay. Văn phòng báo chí của tòa thánh cũng loan báo tin này vào trưa cùng ngày như sau:

 

“Viên khí thanh quản cấp tính, bệnh trạng đã khiến ĐTC phải khẩn trương nhập bệnh viện, đã được chữa lành. Bệnh trạng của ngài nói chung tiếp tục tiến triển khả quan. Hai ngày vừa qua, tất cả mọi việc thử nghiệm, kể cả CAT scan không có những bệnh lý nào khác.

 

“Việc ĐTC trở về Vatican được cho rằng sẽ xẩy ra hôm nay. ĐTC đã muốn gửi 1 bức thư cám ơn đến tất cả mọi người đã chăm sóc ngài trong những ngày này, như các y sĩ, nữ tu, y tá, kỹ thuật viên và trợ giúp viên. Tôi đặc biệt muốn nhắc đế Bác Sĩ Rodolfo Proietti, giáo sư khoa đánh mê và tái tỉnh kiêm giám đốc phân bộ Cấp Cứu cùng Nhập Viện, người đã điều hành nhóm y tế của mình, với sự phụ tá của các bác sĩ Massimo Antonelli, cùng bác sĩ Gaetano Paludetti, giáo sư khoa tai mũi họng và Filippo Crea, giáo sư tim bệnh học”.  

 

Vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh, trong những lời phát biểu sau đó trên đài phát thanh Vatican, còn cho biết rằng

 

“Mặc dù vâng lời các vị y sĩ, ĐTC cũng nóng lòng muốn trở về Vatican để thực hiện sớm bao nhiêu có thể các hoạt trình mục vụ sắp tới của ngài.

 

“Về vấn đề sinh hoạt của ngài, người ta có thể nói rằng không bị gián đoạn, bởi khi nào có vấn đề cần đến ngài đều được vị hồng y quốc vụ khanh trình cho ngài. Giờ đây, khi trở về, ngài sẽ xem hoạt trình của mình và quyết định xem có gì cần phải thay đổi hay chăng. Tuy nhiên, tôi nghĩ là ngài muốn tiếp tục sớm bao nhiêu có thể các cuộc hẹn đã được ấn định vào những ngày này và cũng là những gì đã bị trì hoãn mấy ngày vừa qua”.  

 

Thứ Sáu Lễ Đức Mẹ Lộ Đức 11/2/2005, Giáo Hội cử hành Ngày Thế Giới Bệnh Nhân, một ngày do chính vị giáo hoàng đương kim này khởi xướng qua văn thư đề ngày 13/5/1992 và được bắt đầu từ 11/2/1993 tại Lộ Đức, và là ngày năm 2005 này được tổ chức tại Đền Thánh Mẫu ở Yaounde Cameroon. Cũng trong ngày này Tòa Thánh kỷ niệm Hòa Ước Lateran thiết lập Quốc Đô Vatican từ năm 1929.

 

Chúa Nhật này là Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, theo thông lệ hằng năm, giáo triều Rôma sẽ khai mạc tuần phòng cho tới ngày 19/2/2005, thời đoạn ĐTC không gặp gỡ ai, trừ trường hợp quan trọng.    

 

TOP

 

Trong Trường Hợp Đức Giáo Hoàng bị câm không nói được thì có thể cai trị Giáo Hội được hay chăng?

 

Trong tờ nhật báo La Stampa ở Turin Ý quốc phát hành ngày Thứ Ba 8/2/2005, ĐHY Mario Francesco Pompedda, tổng trưởng hồi hưu 75 tuổi của Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh Signature, đã cho biết là cho dù ĐGH không thể nói được ngài vẫn có thể tiếp tục điều hành Giáo Hội, vì việc thi hành quyền bính và thừa tác vụ là quyền thi hành theo pháp quyền, không cần phải nói mới được.

 

“Chỉ cần (ĐGH) có thể diễn tả ý muốn của ngài một cách rõ ràng. Ngài có thể bày tỏ ý muốn của ngài một cách trọn vẹn bằng chữ viết, hay ngài có thể bày tỏ ý muốn ấy bằng những cử chỉ tỏ tường đáng kể.

 

“Quyền  năng cai trị là do ở tác động của ý muốn; không có một công thức nào buộc phải công bố khi thi hành pháp quyền như xẩy ra nơi các phép bí tích cả.

 

“Không ai được hồ nghi gì về quyết định của Đức Giáo Hoàng, cho dù không được bày tỏ bằng lời nói, được diễn tả bằng chữ viết hay bằng các cử chỉ, bằng những hình thức nói lên rõ ràng ý muốn của ngài”.

 

Vị hống y hồi hưu này còn cho biết về cách thức ĐTC có thể tự ý muốn về hưu như sau: “Ngài có thể làm như thế trước hai chứng nhân, trước Hồng Y Đoàn, trước một hội nghị giám mục, hay xuất hiện tại cửa sổ phóng ngài, công khai nói rằng ‘tôi xin giải nhiệm’. Không có một công thức chính thức nào cả”.

 

Vị hồng y này còn cho biết thêm Giáo Luật không có những điều kiện trong trường hợp đức giáo hoàng “không có khả năng cai trị vì yếu bệnh”.

 

TOP

 

ĐTC GPII tại bệnh viện: đã hết sốt, ăn uống bình thường và cử hành Thánh Lễ

 

Vào trưa Thứ Hai 7/2/2005, vị giám đốc văn phòng báo chí đã đọc tờ thông tin tại văn phòng này cho các ký giả biết về hiện tình sức khỏe của ĐTC như sau:

 

“Tình trạng của ĐTC tiếp tục khả quan. Ngài không còn bị sốt, đang ăn uống bình thường và mỗi ngày mấy tiếng ngồi ở ghế bành cạnh giường bệnh của ngài.

 

“Vì những lý do khôn ngoan, Đức Giáo Hoàng đã được khuyên là ở lại bệnh viện Gemelli thêm vài ngày nữa. Bản thông báo tới sẽ được phổ biến vào ngày Thứ Năm 10/2/2005 lúc 12 giờ trưa”.

 

Sauk hi đọc bản thông báo trên, vị giám đốc này còn cho biết “hằng ngày nhiều lời nhắn và thư tín tiếp tục gửi đến cho Đức Giáo Hoàng. Nhiều người đang dâng các khổ đau để cầu cho Đức Giáo Hoàng, vị đang nhớ đến mọi người trong lời kinh nguyện của mình, như đã được đề cập tới trong buổi nguyện Kinh Truyền Tin hôm qua. Nhiều điều rất ư là cảm động. Đức Giáo Hoàng hằng ngày vẫn cử hành Thánh Lễ tại phòng của ngài với sự tham sự của thành phần y khoa được mời đến. Đức Thánh Cha cũng lướt qua các tờ nhật báo, như ngài nói, ‘theo dõi biến chuyển về sức khỏe của tôi’”.

 

Trong số các thư tín gửi về sức khỏe của Đức Thánh Cha có thư của Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống Nga Alexy II ở Moscow, hứa dâng lời “nguyện cầu huynh đệ” trong thời gian ĐTC nằm bệnh viện, để Chúa ban cho Vị Giám Mục Rôma bình phục và được sức mạnh tiếp tục thừa tác vụ của mình. Bức thư này cũng được phổ biến vào ngày 4/2/2005 trên mạnh điện toán toàn cầu www.mospat.ru

 

TOP

ĐTC GPII: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật V Thường Niên 6/2/2005 - về Niềm Tri Ân Cảm tạ của mình và về Ngày Phò Sự Sống ở Ý

1.         Hôm nay tôi ngỏ cùng anh chị em từ Bệnh Viện Gemelli, nơi trong mấy ngày qua tôi đã được ưu ái chăm sóc bởi các vị y sĩ, y tá và nhân viên sức khỏe là thành phần tôi hết lòng cám ơn.

 

Anh chi em thân mến, tôi gửi đến tất cả mọi anh chị em, cũng như đến tất cả những ai ở mọi phần đất trên thế giới đã gắn bó với tôi, lòng tri ân cảm mến chân tình và thành tâm của tôi, một lòng cảm mến tôi cảm thấy một cách đặc biệt trong những ngày vừa qua. 

 

Tôi xin tất cả và từng anh chị em biết rằng tôi cảm tạ anh chị em, một lời cảm tạ được chuyển thành lời khẩn cầu liên lỉ cùng Chúa cho những ý chỉ của anh chị em cũng như cho các nhu cầu của Giáo Hội cùng các vấn đề lớn lao trên thế giới. Như thế, cũng trong bệnh viện này, giữa những bệnh nhân khác là những người tôi cảm mến hướng về, tôi có thể tiếp tục phục vụ Giáo Hội và toàn thể nhân loại.

 

2.-        Hôm nay là ngày Phò Sự Sống ở Ý quốc. Trong sứ điệp được phổ biến cho dịp này, các vị giám mục Ý nhấn mạnh đến mầu nhiệm sự sống như là một thực tại đòi phải tin tưởng. Người ta cần phải tin tưởng vào sự sống!

 

Việc tin tưởng vào sự sống được thành phần trẻ em chưa được vào đời âm thầm đòi hỏi. Việc tin tưởng vào sự sống cũng được rất nhiều trẻ em đòi hỏi, thành phần vì không có gia đình bởi những lý do khác nhau, cần một gia đình đón nhận chúng bằng việc thừa nhận hay tạm thời coi giữ. 

 

3.         Thế nên, bằng lòng đặc biệt quan tâm, tôi nghĩ đến nhân dân Ý đại lợi thân yêu cũng như đến tất cả những ai đang xông pha bảo vệ sự sống mới sinh. Tôi đặc biệt cùng với các vị giám mục Ý tiếp tục khuyến dụ người Công giáo và người thiện tâm bênh vực quyền lợi căn bản đối với sự sống, tỏ ra kính trọng phẩm giá của tất cả mọi người.

 

Xin Mẹ Maria, Nữ Vương Các Gia Đình, giúp chúng ta vượt qua những 'thách đố về sự sống', một thách đố đầu tiên trong số những thách đố cả thể của nhân loại ngày nay".

 

Trước khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban phép lành cho giáo lữ ở ngoài bệnh viện đang hướng lên cửa sổ phòng bệnh ở lầu thứ 10 của ngài, Đức Tổng Giám Mục Leonardo Sandri đã đọc bài huấn từ của ngài thay ngài.  

 

Pope John Paul II blesses the faithful from a window of Rome's Agostino Gemelli hospital Sunday.

Ngài đã xuất hiện ở cửa sổ phòng bệnh của ngài 10 phút, mặc dù khí hậu lành lạnh bên ngoài. Ngài đã vẫy tay chào những người đang hướng lên ngài, khiến họ vỗ tay mừng rỡ. Lời nguyện ban phép lành kết thúc của ngài mặc dù khàn giọng những vẫn có thể nghe rõ.

 

Vị giám đốc văn phòng báo chí của tòa thánh đã tuyên bố là “vô lý” khi bác bỏ những đồn thổi trong giới truyền thông Ý cho rằng tòa thánh đã sử dụng băng cassette được thâu trước để che nay việc nói năng khó khăn của Đức Thánh Cha.

 

Nhiều người tụ tập ở Quảng Trường Thánh Phêrô đã nhắm mắt lại sốt sắng nguyện cầu khi nghe Huấn Từ Truyền Tin của ngài qua máy phóng thanh.

 

Việc ĐTC xuất hiện với Huấn Từ Truyền Tin và ban Phép Lành như thường lệ, dù ở bệnh viện, đã đánh tan những lo âu nơi nhiều người về bệnh tình của ngài liên quan đến việc cai quản Giáo Hội của ngài. Đức Giám Mục Fransesco Lambiasi ở Vatican đã nói ở ngoài bệnh viện của Đức Thánh Cha rằng:

 

“Sự kiện đức giáo hoàng xuất hiện hôm nay là dấu hiệu tốt đẹp cho tương lai. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể cảm thấy an lòng. Đó là một dấu hiệu tốt”.

 

Người Công giáo tên Leigh Allbrook đã đến Quảng Trường Thánh Phêrô vì nghe thấy đức giáo hoàng sẽ xuất hiện ở cửa sổ phòng ngài đã nhận định như sau: “Thân xác của ngài yếu đuối nhưng tinh thần của ngài vẫn mãnh liệt”.

 

 

TOP

 

Những Tín Đồ Hồi giáo ở Ý cầu nguyện cho việc bình phục của ĐTC GPII

 

Tín đồ Hồi giáo tại một số đền thờ ở Ý quốc, kể cả 1 đền thờ ở Milan, theo sáng kiến của đạo trưởng Abdullah Amar ở Naples và việc phát động của Feras Jabareen, vị lãnh đạo của cộng đồng Hồi giáo ở tỉnh Sienna và là vị kêu gọi đồng đạo của mình “hãy bày tỏ việc chúng ta liên đới với con người cao cả này”.

 

Hôm Thứ Sáu 4/2/2005, đạo trưởng Zargar Zahoor, chủ tịch cộng đồng Hồi giáo ở miền Liguria Ý quốc đã giành mấy phút trong cuộc cử hành lễ nghi tôn giáo của mình để nhận định về tình trạng sức khỏe hiện nay của ĐTC và nhắc lại việc dấn thân cho hòa bình cũng như cho người nghèo của ngài: “Ngài luôn tranh đấu cho họ và chống lại chiến tranh”.

 

Gần đây vị đạo trưởng này đã viết một bức thư cảm tạ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về tất cả những gì ngài đã thực hiện để cổ võ việc đối thoại giữa những người Công giáo và Hồi giáo. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng đầu tiên đã ngỏ lời cùng các đám đông tín đồ Hồi giáo trong chuyến tông du đến Morocco của ngài vào năm 1985. Ngài cũng là vị giáo hoàng đầu tiên kêu mời Hồi giáo đến Assisi để cùng với các vị lãnh đạo các tôn giáo chính trên thế giới tham dự Ngày Cầu Nguyện cho Hòa Bình Thế Giới. Đặc biệt ngài còn là vị giáo hoàng đầu tiên viếng thăm 1 đền thờ Hồi giáo vào tháng 5/2001 ở Damasco là nơi có các di tích được cho là của Thánh Tiền Hô Gioan Tẩy Giả.

 

TOP

 

Hiện tình bệnh trạng của ĐTC và tay sát thủ mạng sống ngài

 

Trưa Thứ Sáu, 4/2/2005, vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh đã đọc bản công báo sau đây cho các ký giả biết về tình hình bệnh nạn của Đức Thánh Cha như sau:

 

“Tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha đã tiến triển khả quan. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đang ăn uống bình thường. Dụng cụ y khoa và các thử nghiệm đều cho thấy tính cách ổn định của bệnh trạng theo y khoa. Vào trưa ngày Thứ Hai 7/2/2005 chúng tôi sẽ có thông báo mới về biến chuyển khả quan của bệnh lý về đường hô hấp.

 

“Chiều ngày mai, Đức Giáo Hoàng sẽ theo dõi truyền hình tại giường bệnh của ngài nghi thức mừng lễ Đức Bà của Lòng Tin Tưởng, nữ quan thày của Đại Chủng Viện Rôma được thực hiện tại sảnh đường Phaolô VI ở Vatican. Diễn từ của Đức Thánh Cha sẽ được đọc bởi một vị khác thuộc Văn Phòng Quốc Vụ Khanh là ĐTGM Leonardo Sandri.

 

“Về buổi nguyện kinh Truyền Tin Chúa Nhật 6/2/2005, ai cũng quá rõ đây là cơ hội được Đức Thánh Cha hết sức yêu chuộng và là cơ hội ngài không muốn bỏ mất. Ngày mai tôi mới có thể cho biết đích xác về cách thức thực hiện việc nguyện kinh Thánh Mẫu này ra sao”.

Sức khỏe của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bắt đầu bị suy giảm kể từ ngày 13/5/1981, ngày ngài bị ám sát mà không chết và được đem vào bệnh viện lần đầu tiên trong giáo triều của ngài.

story.pope.attacker.jpg

Tay sát thủ là Mehmet Ali Agca, người Thổ Nhĩ Kỳ. Sau lời yêu cầu xin ân xá của Đức Thánh Cha, anh ta đã được tha án 19 năm tù ở Ý và được thả ra vào ngay trong Đại Năm Thánh 2000. Trong cuộc điều tra về động lực thúc đẩy anh tar a tay hạ thủ ĐTC, có lần anh ta cho biết là mật vụ cộng sản nước Bulgaria, một quốc gia mà vào chuyến tông du năm 2002 ở Sofia, ĐTC đã làm sáng tỏ vấn đề nước này không hề dính dáng gì tới âm mưu sát hại ngài cả. 

Hiện nay, tay thủ phạm này vẫn còn bị chính phủ của mình nhốt ngục vì hai tộc ác khác là giết một ký giả đồng hương và tội trộm cướp, sau khi được ân xá ở Ý. Hôm Thứ Sáu 4/2/2005, tờ nhật báo Vatan ở Ankara Thổ Nhĩ Kỳ đã trích lại những lời của tay thủ phạm tín đồ Hồi giáo này viết nhắn gửi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II như sau:

“Ngài và tôi, cả hai chúng ta đều chịu khổ đau trong việc cố gắng để truyền đạo trên khắp thế giới. Tôi hy vọng rằng ngài sẽ được bình phục một ngày gần đây. Chúng ta đang tiến đến ngày cùng tháng tận của thế giới. Thế hệ này là giòng dõi cuối cùng. Tôi hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ ban cho ngài sức mạnh và sinh lực”.

TOP

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II được đưa vào bệnh viện gấp

Ngày Thứ Ba 1/2/2005, theo CNN, vì bị nhiễm trùng bộ phận hô hấp nguy kịch, ĐTC GPII được đưa vào bệnh viện Gemelli ở Rôma vào khoảng 11 giờ đêm. Ngài đã được chữa trị tại bệnh viện này một số lần. Tuy nhiên, việc nhập viện gấp vào ban đêm như thế này là chuyện bất bình thường.

Tại bệnh viện này, vị giáo hoàng 84 tuổi đã được khám nghiệm đủ thứ, kể cả chụp quang tuyến X, để xem bệnh tình trầm trọng tới đâu. Ngài chưa một lần ở trong phòng khẩn trị ICU (Intensive Care Unit) như lần này.

Từ hôm Thứ Hai, văn phòng báo chí đã tuyên bố ĐTC bãi các cuộc triều kiến vì vấn đề sức khỏe. Sáng Thứ Ba Tòa Thánh lại thông báo ngài hủy bỏ các cuộc gặp gỡ chung riêng trong mấy ngày tới, kể cả buổi triều kiến chung hằng tuần vào ngày Thứ Tư.

Theo vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh thì “Đức Giáo Hoàng cũng bị cúm như cả hằng triệu người Ý”.

Sức khỏe của ngài tương đối khá trong mấy tháng gần đây. Ngài thấy có vẻ khỏe mạnh hơn trong mùa hè và mùa thu năm 2003, thời điểm ngài viếng thăm Croatia và Slovakia rồi trở về Vatican và tưởng ngài đi luôn từ hồi ấy. Vào tháng 9/2003, cũng vì sức khỏe ngài đã bãi việc đi thăm các giáo xứ ở Roma vào Chúa Nhật hằng tuần theo thói quen.

Sáng Thứ Tư, 2/2/2005, Lễ Đức Mẹ Dâng Con, vị giám đốc của văn phòng báo chí của tòa thánh là Navarro-Valls đã phổ biến tại bệnh viện Gemelli Plyclinic một công báo cho các ký giả biết về tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha tại bệnh viện qua đêm. Theo bản công báo này thì nhờ vấn đề trị liệu y khoa nói chung và phương pháp trị liệu về hô hấp nói riêng được liên tục sử dụng đã giúp làm cho “Đức Thánh Cha nghỉ ngơi được mấy tiếng trong đêm hôm qua. Giáo sư Rodolfo Proitetti, giám đốc phân bộ cấp cứu, đã canh chừng tình trạng của sức khỏe của Đức Thánh Cha trong thời gian ngài ở bệnh viện”.

 

Cũng vị giám đốc này còn cho biết sau khi nghỉ ngơi khá ngon trong đêm vừa rồi, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ tại giường bệnh của ngài ở bệnh viện này lúc 10 giờ 15 sáng với thư ký của ngài là ĐTGM Stanislaw Dziwisz và điểm tâm nhẹ “với chút cà phế” nữa. Chứng cảm cúm của ngài “rất là nhẹ”. Vị giám đốc cho biết việc đưa ngài vào bệnh viện gấp đêm hôm qua vào lúc 10 giờ 50 là “một cách thức cẩn trọng” đối với 1 vị giáo hoàng 84 tuổi bị khó thở.  

 

Vị giám đốc văn phòng báo chí của tòa thánh cũng là một y sĩ này đã phủ nhận tin tức cho rằng Đức Thánh Cha đã bất tỉnh nhân sự, đã được chụp CAT scan hay được giải phẫu khí quản. ĐTC cũng không vào phòng khẩn trị (ICU) như được CNN loan báo tối hôm qua: “Đức Giáo Hoàng ở phòng được giành cho ngài ở lầu thứ 10 của bệnh viện Gemelli. Ngài không được đưa vào phòng khẩn trị của bệnh viện này”.

 

Đầy là lần thứ chín Đức Thánh Cha được mang vô bệnh viện trong giáo triều của ngài, trong đó, có hai lần, một vào 7/1993 và một vào 8/1996, chỉ có mấy tiếng để được chụp CAT scan. Những lần ngài nhập bệnh viện này đó là:

 

13/5/1981: bệnh viện Gemelli sau khi bị ám sát chết hụt ở Quảng Trường Thánh Phêrô, và đã trải qua 6 tiếng bị mổ xẻ.

 

20/6/1981: tái nhập bệnh viện này và chịu một cuộc giải phẫu thứ hai vào ngày 5/8, Lễ Đức Mẹ Xuống Tuyết.

15/7/1992: vào cùng bệnh viện để được mổ vì cục bưới lành ở ruột.

 

2/7/1993: Được chụp CAT scan xem tình hình ra sao sau cuộc giải phẫu năm 1992, và ở cùng bệnh viện này chỉ mấy tiếng vào buổi tối.

 

11/11/1993: cũng tại cùng bệnh viện sau khi bị gay xương vai bên phải.

 

29/4/1994: Lại nhập bệnh viện này vì bị ngã gay xương đùi tối hôm trước.

 

14/8/1996: Ở Regina Apostolorum Clinic ở Albano để được chụp CAT scan.

 

8/10/1996: ở bệnh viện Gemelli để cắt ruột dư.