ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAOLÔ II TẠ THẾ

 

Thánh Lễ thứ 3 trong tuần cửu nhật cầu cho Cố Giáo Hoàng GPII: "Đó là thứ Giáo Hội ngài muốn và hôm nay đây ngài tiếp tục xin chúng ta hãy trở nên và hãy sống"

Tường Trình chính thức của Tòa Thánh về Thánh Lễ An Táng của ĐTC GPII ngày 8/4/2005

Bản Văn ‘Rogito’ về đời sống và hoạt động của ĐTC GPII được đặt trong quan tài của ngài

Lễ An Táng ĐTC GPII 8/4/2005: Bài Giảng của ĐHY chủ tế Joseph Ratzinger

Thánh Lễ An Táng Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sáng Thứ Sáu 8/4/2005

ĐTC GPII: Những giây phút cuối cùng của một vị giáo hoàng chăn dắt Hội Thánh dài thứ ba

ĐTC GPII: Chứng thư khai tử về việc ngài tạ thế

ĐTC GPII: Tổng Hội Hồng Y quyết định về việc Chuyển Thi Hài và Thánh Lễ An Táng cho Ngài

ĐTC GPII: Tòa Thánh Vatican chính thức loan báo qua đời

ĐTC GPII: Thông Báo của Tòa Thánh về Việc Chứng Nhận Cái Chết của Ngài

ĐTC GPII: Thánh Lễ Cầu Hồn tại Quảng Trường Thánh Phêrô vào Lễ Kính Chúa Tình Thương

ĐTC GPII: Lễ Nghi An Táng tại Sảnh Đường Clementine

ĐTC GPII: Sứ Điệp cho Chúa Nhật Lễ Chúa Tình Thương 3/4/2005

ĐTC GPII: Ai sẽ điều hành Giáo Hội sau khi ngài qua đời trước khi có tân giáo hoàng

 

 

Thánh Lễ thứ 3 trong tuần cửu nhật cầu cho Cố Giáo Hoàng GPII: "Đó là thứ Giáo Hội ngài muốn và hôm nay đây ngài tiếp tục xin chúng ta hãy trở nên và hãy sống"

Theo lịch trình tuần cửu nhật kể từ ngày an táng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II Thứ Sáu 8/4/2005, hôm Chúa Nhật, vào lúc 5 giờ chiều, tại Đền Thờ Vatican, ĐHY Camillo Ruini, tổng đại diện giáo phận Rôma đã chủ tế Thánh Lễ ‘novendiali’, với nhiều vị hồng y, giám mục và linh mục đồng tế.

Trong bài giảng của mình, ngỏ lời cùng tín hữu thuộc giáo phận Rôma (vì thánh lễ này là thánh lễ giành riêng cho họ), đã tự hỏi rằng làm sao Đức GPII đã có thể “quá gần gũi với chúng ta và đã đi sâu vào lòng người dân Rôma như thế, cũng như vào tâm hồn của người dân Ý cùng rất nhiều người dân trên thế giới. Câu trả lời dễ dàng và đầy ý nghĩa đó là vì ngài đã và vẫn còn là một người anh và một người cha đối với hết mọi người, vì ngài là một con người của Thiên Chúa, vì ngài đã sống liên lỉ trước nhan Thiên Chúa, thân mật hiệp nhất với Ngài và hoàn toàn phó mình cho tình thương vô biên của Ngài”.

Tuy nhiên, vị hồng y chủ tế nói tiếp, “sự gần gũi thân mật ngoại thường với Thiên Chúa ấy vẫn không làm cho ngài tách biệt khỏi chúng ta… Trái lại, Đức GPII thật sự là một con người, một con người hoàn toàn biết thưởng thức hương hoa của đời sống, từ cái đẹp của nghệ thuật, của thi ca và của thiên nhiên, đến cái tráng kiện của thể thao cũng như đến lòng can đảm trước những quyết định khó khăn nhất.

Vị hồng y tổng quản giáo phẩn Rôma này đã nhắc lại việc đức cố GH đã viếng thăm 301 trong 333 giáo xứ ở Rôma, thánh lễ hằng năm cho sinh viên đại học ngay trước Lễ Giáng Sinh, và cuộc gặp gỡ giới trẻ trước Chúa Nhật Lễ Lá. Vị hồng y này cũng đề cập tới cả những phát động về mục vụ của ngài, như triệu tập công đồng giáo phận năm 1986, và tổ chức Sứ Vụ Công Dân năm 1995 để sửa soạn cho Năm Thánh 2000.

“Đó là thứ Giáo Hội ngài muốn và hôm nay đây ngài tiếp tục xin chúng ta hãy trở nên và hãy sống, chứ không phải là một Giáo Hội khép kín, một giáo hội nhút nhát rụt rè, một giáo hội thiếu nhuệ khí; mà là một Giáo Hội bừng cháy tình yêu Chúa Kitô cho phần rỗi của tất cả mọi con người nam nữ”.

Cách duy nhất để có thể tỏ ra gắn bó với vị GH này, vị hồng y khẳng định, “không phải một cách cảm xúc hay nông nổi, mà là, mỗi người chúng ta và cả Giáo Hội Rôma cùng với nhau, ở lại trong tình yêu Chúa, một tình yêu được nuôi dưỡng bằng đức tin và vâng phục Ý muốn của Ngườii hằng ngày, nhất là lệnh truyền của Người là các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con”.

Vị hồng y chủ tế tiếp “Đức Gioan Phaolô II, trong đau khổ và trong sự chết của mình, cũng như trong đời sống của ngài, là một chứng nhân và là một người rao giảng đặc biệt hiệu lực cho Chúa Giêsu Kitô tử giá và phục sinh, như hai Tông Đồ Phêrô và Phaolô là những vị nhờ đó ngài có được một di sản Kitô giáo và nhân bản”.

“Khi chúng ta lập lại lòng tri ân cảm tạ của mình với Thiên Chúa về vì Giáo Hoàng đã 26 năm bẻ bánh Thánh Thể với chúng ta và cho chúng ta, chúng ta cũng cám ơn, tận đáy lòng mình, Giáo Hội chị em Krakow và toàn quốc Balan thân yêu là nơi Karol Woytjla đã lãnh nhận sự sống, đức tin và kho tàng Kitô giáo và nhân bản đáng ca tụng của ngài, những gì để rồi ngài đã cống hiến cho Rôma và toàn thế giới”.
 

 TOP

 

Tường Trình chính thức của Tòa Thánh về Thánh Lễ An Táng của ĐTC GPII ngày 8/4/2005

 

Trước khi bắt đầu Lễ an táng hôm nay cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ở Quảng Trường Thánh Phêrô trước sự hiện diện của 300 ngàn người, bao gồm cả 200 vị lãnh đạo Quốc gia và chính quyền, thi thể của vị Giáo Hoàng quá cố đã được đặt trong một chiếc quan tài bằng gỗ bá hương trước sự hiện diện của một số vị chứng dự.

Trong số những vị chứng dự nghi thức này có các vị hồng y Martinez Somalo, tổng quản Hội Thánh Rôma, Angelo Sodano, nguyên quốc vụ khanh tòa thánh, Joseph Ratzinger, trưởng Hồng Y Đoàn, Camillo Ruini, tổng đại diện giáo phận Rôma, Francesco Marchisano, Đền Thờ Vatican, và các vị TGM Stanislaw Dziwisz, bí thư riêng của ĐTC và James Harvey, trưởng ban Giáo Hoàng Gia.
 

 

Đức hồng y tổng quản giới thiệu nghi thức đóng quan tài. ĐTGM Piero Marini, trưởng ban nghi lễ giáo hoàng, bấy giờ đọc bản “Rogito”, bản văn tóm tắt về đời sống của Đức Giáo Hoàng, bản văn được ký nhận bởi những ai tham dự bấy giờ. Một bài đối ca và thánh vịnh được xướng lên, và sau đó là giây phút thinh lặng nguyện cầu. Thế rồi vị trưởng ban nghi lễ che mặt vị giáo hoàng quá cố bằng một tấm khăn lụa trắng và vị tổng quản ray nước thánh trên thi thể người chết. Sau đó vị trưởng nghi đặt một bọc đựng các thứ huy chương trong giáo triều của người quá cố và ống đựng bản văn Rogito vào trong quan tài.

 

Cuối cùng quan tài được đậy lại và Thánh Vịnh 41 được xướng lên.

Quan tài của Đức Gioan Phaolô II được khênh rước ra Quảng Trường Thánh Phêrô, được đặt trên một tấm thảm dưới nền trước bàn thờ chính và một cuốn sách Phúc Âm mở được đặt trên nắp quan tài. Đoàn rước bao gồm Hồng Y Đoàn và chư vị thượng phụ thuộc Các Giáo Hội Đông phương, tất cả đều mặc áo lễ đỏ, đến hôn bàn thờ trước khi về chỗ của mình. Thánh Lễ do Đức Hồng Y Joseph Ratzinger chủ tế và được đồng tế bởi 164 vị hồng y.

 

Hằng triệu người đã đến Rôma để dự lễ an táng Đức Gioan Phaolô II nhưng không thể dồn cả vào Quảng Trường Thánh Phêrô, nên đã theo dõi buổi lễ qua 27 đại màn ảnh truyền hình được đặt ở khắp thành phố, kể cả ở 2 vận động trường túc cầu, Đại Học Tor Vergata, Circus Maximus, các Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, Đức Bà Cả và Thánh Phaolô Ngoại Thành, Piazza del Popolo, Piazza Risorgimento gần Vatican, Hí Trường Colosseum, và Via della Conciliazione, đại lộ dẫn đến Quảng Trường Thánh Phêrô.

 

Nhiều người ở Quảng Trường Thánh Phêrô, vào những lúc khác nhau trong Thánh Lễ, đã hô lên xin cho Đức Gioan Phaolô II được phong thánh. Những tiếng hô hoán này, được kèm theo bằng tràng vỗ tay kéo dài, bắt đầu khi ĐHY Ratzinger chấm dứt bài giảng của ngài. Một số biểu ngữ mang hàng chữ như “Santo Subito” (một vị thánh cấp thời), “John Paul II the Great” (Đại Giáo Hoàng Gioan Phaolô II), và “Pope John Paul II – saint” (Giáo Hoàng Gioan Phaolô II – một đấng thánh).

Tiếp theo lời nguyện sau hiệp lễ ĐHY Ratzinger đã tiến hành nghi thức cuối cùng và tiễn đưa, đứng gần quan tài của Đức Gioan Phaolô II. Thế rồi đến ĐHY Ruini đến đứng cạnh quan tài, ca đoàn hát Kinh Cầu Các Thánh và vị hồng y này kết thúc bằng lời nguyện cầu của Giáo Hội Rôma rồi trở về chỗ của mình.

Tới lúc này, các vị thượng phụ và TGM thuộc các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương “sui iuris”, đã tiến đến quan tài, hướng về bàn thờ, đọc lời nguyện của các Giáo Hội Đông phương theo Kinh Phụng Vụ lễ nghi Byzantines cầu cho Người Chết. Hết mọi người hiện diện đã nguyện cầu trong thinh lặng và ĐHY Ratzinger vẩy nước thánh trên thi hài trong khi ca đoàn hát bài đáp ca.

Rồi quan tài của Đức Gioan Phaolô II được mang vào Đền Thờ Vatican để an táng khi tín hữu hát bài Ca Vịnh Ngợi Khen Magnificat. Những vị hiện diện ở nghi thức đóng quan tài theo quan tài vào đền thờ. Đức Gioan Phaolô II được mang xuống vùng hầm mộ của Đền Thờ Thánh Phêrô để chôn táng với một nghi thúc do vị hồng y tổng quản chủ sự.

 

Quan tài bằng gỗ bá hương đựng các hài tích của Đức Gioan Phaolô được buộc bằng những cuộn giây băng mầu đỏ được đóng ấn tín của Apostolic Camera, Prefecture of the Papal Household, Office of Liturgical Celebrations of the Supreme Pontiff và Vatican Chapter. Sau đó, quan tài bằng gỗ bá hương được đặt vào trong những cỗ quan bằng đồng và gỗ được hàn lại và được bọc bởi những ấn tín của các văn phòng được kể đến trên đây. Trên nắp quan tài là cây thập giá và y hiệu giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II.

Văn phòng Basilica Chapter thị thực để chứng nhận việc an táng và đọc bản thị thực này cho những ai hiện diện bấy giờ nghe.

Mộ của ngài chỉ cách một của Thánh Phêrô một ít thước, gần Đức Phaolô VI và ở phía trước Đức Gioan Phaolô I (riêng chi tiết này lấy từ Zenit ngày 9/4/2005).

Tham dự Thánh Lễ an táng cho Đức Thánh Cha bao gồm những quốc vương của 10 quốc gia, 57 vị lãnh đạo quốc gia, 3 nữ hoàng, 17 vị lãnh đạo chính quyền, các vị lãnh đạo 3 tổ chức quốc tế, và các vị đại diện thuộc 10 tổ chức khác, 3 phu nhân của các vị lãnh đạo quốc gia, 8 vị phó lãnh đạo quốc gia, 6 vị phó chủ tịch, 4 vị chủ tịch quốc hội, 12 vị ngoại trưởng, 13 vị bộ trưởng, và các vị lãnh sự thuộc 24 quốc gia.

Các phái đoàn đại biểu tôn giáo bao gồm 140 vị, kể cả những vị đại diện của Giáo Hội Chính Thống, Các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương, các Giáo Hội và các cộng đoàn giáo hội Tây phương, những tổ chức Kitô giáo quốc tế, Hiệp Hội Quốc Gia Tin Lành, các vị đại diện Do Thái giáo, Hồi giáo và các đại biểu thuộc các tôn giáo ngoài Kitô giáo.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu của mạng điện toán toàn cầu VIS của Tòa Thánh phổ biến qua điện thư ngày 8/4/2005

 

 

 TOP

 

 

Bản Văn ‘Rogito’ về đời sống và hoạt động của ĐTC GPII được đặt trong quan tài của ngài

 

Sau đây là bản văn ‘Rogito’ về lịch sử và hoạt động của đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II, bản văn được ĐTGM Piero Marini, trưởng ban lễ nghi giáo hoàng, đọc trước khi hạ huyệt và sau đó được ký bởi tất cả những ai hiện diện bấy giờ trước khi đặt nó vào trong quan tài của vị giáo hoàng vừa quá cố.

OBITUS, DEPOSITO ET TUMULATO
IOANNIS PAULI PP II SANCTAE MEMORIAE

Trong ánh sáng của Chúa Phục Sinh từ trong kẻ chết, vào ngày 2 Tháng Tư năm 2005 của Chúa, vào lúc 9 giờ 37 phút tối, khi mà ngày Thứ Bảy đang qua đi và chúng ta đã bắt đầu sang ngày của Chúa, kết tuần Bát Nhật Phục Sinh và là Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa, vị mục tử thân yêu của Giáo Hội là Đức Gioan Phaolô II đã qua đời về cùng Cha. Bằng việc nguyện cầu, toàn thể Giáo Hội đã hỗ trợ cho cuộc ra đi của ngài.

Đức Gioan Phaolô II là vị Giáo Hoàng thứ 264. Hồi niệm về ngài vẫn còn tồn tại trong tâm khảm của Giáo Hội cũng như của toàn thể nhân loại.

Karol Wojtyla, vị đưoơc bầu làm Giáo Hoàng ngày 16/10/1978, đã vào đời ở Wadowice, một thành phố cách Krakow 50 cây số, vào ngày 18/5/1920, và được rửa tội hai ngày sau đó ở Nhà Thờ giáo xứ bởi linh mục Francis Zak.

Ngài đã rước lễ lần đầu khi lên 9 tuổi, và bí tích thêm sức khi được 18 tuổi. Việc học hành của ngài bị gián đoạn bởi việc các lực lượng Nazi chiếm đóng và đóng cửa đại học, ngài đã làm việc ở một mỏ đá, sau đó ở xưởng hóa chất Solway.

Vào năm 1942, biết mình co ơn gọi làm linh mục, ngài bắt đầu những khóa huấn luyện tại chủng viện chui ở Krakow. Ngài đã được thụ phong linh mục ngày 1/11/1946 bởi tay ĐHY Adam Sapieha. Thế rồi ngài được sai đi Rôma học và đã đạt được cấp bằng tiến sĩ về thần học, với luận án Giáo Huấn về Đức Tin nơi Thánh Gioan Thánh Giá "Doctrina de fide apud Sanctum Ioannem a Cruce."

Ngài đã trở lại Balan để thi hành một số nhiệm vụ mục vụ và dạy các khoa học thánh. Vào ngày 4/7/1958, ĐGH Piô XII đã bổ nhiệm ngài làm giám mục phụ tá Krakow. Ngài được Đức Phaolô VI chỉ định làm tổng giám mục của cùng giáo phận này vào năm 1964. Với tư cách giáo phẩm của mình, ngài đã tham dự Công Đồng Chung Vatican II. Đức Phaolô VI đã phong ngài làm hồng y ngày 26/6/1967.

Ngài đã được bầu làm Giáo Hoàng bởi các vị hồng y trong mật nghị ngày 16/10/1978, và đã lấy tên Gioan Phaolô II. Vào ngày 22/10, ngày của Chúa, ngài đã long trọng mở màn cho thừa tác vụ thừa kế Thánh Phêrô của ngài.

Giáo triều của Đức Gioan Phaolô II là một trong những giáo triều lịch sử Giáo Hội. Trong thời đoạn này, có nhiều sự thay đổi ở một số khía cạnh. Trong số đó được kể đến là việc sụp đổ của một số chế độ do chính ngài đã góp phần của ngài. Ngài đã thực hiện nhiều chuyến tông du đến các quốc gia khác nhau với mục đích để loan truyền Phúc Âm.

Đức Gioan Phaolô II đã thi hành thừa tác vụ thừa kế Thánh Phêrô của mình với một tinh thần truyền giáo không biết mệt mỏi, tận dụng tất cả mọi nghị lực của mình vì mối quan tâm duy nhất đối với giáo hội “sollicitudo omnium ecclesiarum”, cũng như vì đức ái cởi mở đối với toàn thể nhân loại. Hơn bất cứ một vị tiền nhiệm nào của mình, ngài đã gặp gỡ dân Chúa cũng như các vị lãnh đạo quốc gia, trong các cuộc cử hành, những buổi triều kiến chung và đặc biệt, và trong các cuộc thăm viếng mục vụ.

Việc ngài yêu thương giới trẻ đã khiến ngài khởi xướng Ngày Giới Trẻ Thế Giới, triệu tập cả hằng triệu giời trẻ ở các phần đất khác nhau trên thế giới.

Ngài đã phát động một cách hiệu quả vấn đề đối thoại với những người Do Thái cũng như với những vị đại diện các tôn giáo khác, triệu tập họ mấy lần đến các cuộc gặp gỡ nguyện cầu cho hòa bình, nhất là ở Assisi.

Ngài đã nới rộng Hồng Y Đoàn, khi thiết lập tất cả 231 vị hồng y (chưa kể 1 ‘còn giữ kín’). Ngài đã triệu tập 15 Thượng Hội Giám Mục, 7 thường lệ và 8 đặc biệt. Ngài đã thiết lập nhiều giáo phận, và các chia giáo phận nhất là ở Đông Âu.

Ngài đã canh tân Bộ Giáo Luật Tây và Đông phương, và đã thiết lập thêm 9 cơ cấu cùng tái tổ chức lại Giáo Triều Rôma.

Với vai trò tư tế “sacerdos magnus”, ngài đã thi hành thừa tác vụ phụng vụ ở Giáo Phận Rôma cũng như trên toàn thế giới, hoàn toàn trung thành với Công Đồng Chung Vaticanô II. Ngài đã phát động, một cách gương mẫu, đời sống phụng vụ và thiêng liêng cùng việc cầu nguyện chiêm niệm, nhất là việc tôn thờ Thánh Thể và cầu Kinh Mân Côi (x tông thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria"Rosarium Virginis Mariae").

Giáo Hội đã tiến vào ngàn năm thứ ba dưới sự lãnh đạo của ngài và đã cử hành Đại Năm Thánh 2000, theo những điều hướng dẫn được đề ra trong tông thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến "Tertio Millennio Adveniente." Thế rồi đối diện với thời đại mới Giáo Hội nhận được những điều hướng dẫn trong tông thư Vào Lúc Mở Màn Cho Một Tân Thiên Kỷ "Novo Millennio Ineunte" là những gì tín hữu thấy được đường đi nước bước của mình trong tương lai.

Với Năm Thánh Cứu Chuộc, Năm Thánh Mẫu và Năm Thánh Thể, ngài đã phát động việc canh tân thiêng liêng của Giáo Hội. Ngài đã đẩy rất mạnh việc phong hiển thánh và á thánh, cho thấy vô số những gương thánh đức ngày nay là những gì phấn khích cho con người ở thời đại chúng ta đây. Ngài đã công bố Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu là Tiến Sĩ Giáo Hội.

Giáo huấn về tín lý của Đức Gioan Phaolô II rất ư là phong phú. Là người bảo quản kho tàng đức tin, với đức khôn ngoan và lòng can đảm, ngài đã làm hết sức để phổ biến tín lý về thần học, luân lý và tu đức Công giáo, cũng như trong suốt giáo triều của mình chống lại những khuynh hướng phản lại truyền thống đích thực của Giáo Hội.

Trong số những văn kiện chính của ngài có 14 thông điệp, 15 tông huấn, 11 tông hiến, 45 tông thư, không kể đến những bài giáo lý được ngài chia sẻ vào các buổi triều kiến chung và những bài diễn từ ngỏ khắp thế giới. Bằng giáo huấn của mình, Đức Gioan Phaolô II đã làm vững mạnh và soi động dân Chúa về tín lý thần học (nhất là nơi 3 thông điệp đầu tiên là Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần “Redemptor Hominis”, Giầu Lòng Xót Thương “Dives in Misericordia” và Là Chúa và là Đấng Ban Sự Sống “Dominum et Vivificantem’), về nhân loại học và về các vấn đề xã hội (về Việc Làm của Con Người "Laborem Exercens," về Mối Quan Tâm Xã Hội của Giáo Hội "Sollicitudo Rei Socialis", và Bách Niên Thông Điệp Tân Sự của Đức Lêô XIII "Centesimus Annus"), về luân lý (Rạng Ngời Chân Lý "Veritatis Splendor" và Phúc Âm Sự Sống "Evangelium Vitae"), về đại kết (Xin Cho Họ Được Hiệp Nhất Nên Một “Ut Unum Sint”), về truyền giáo (Sứ Vụ của Chúa Cứu Thế "Redemptoris Mission"), và về thánh mẫu học (Mẹ Đấng Cứu Chuộc “Redemptoris Mater”).

Ngài đã ban hành cuốn Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, theo chiều hướng truyền thống và được giải thích một cách đích thực theo Công Đồng Chung Vaticanô II. Ngài cũng đã phát hành một số sách với tư cách là một Tiến Sĩ.

Giáo huấn của ngài đã đạt đến tuyệt đỉnh, trong Năm Thánh Thể, nơi Thông Điệp Giáo Hội Sống Bởi Thánh Thể “Ecclesia de Eucharistia” cũng như nơi Tông Thư Xin Chúa Ở Với Chúng Con “Mane Nobiscum Domine”.

Đức Gioan Phaolô đã lưu lại cho tất cả mọi người một chứng từ đáng khâm phục về lòng đạo đức, thánh thiện và tình cha chung.

 

(Chữ ký của những người chứng dự vào nghi thức đóng quan tài…)

CORPUS IOANNIS PAULI II P.M.
VIXIT ANNOS LXXXIV, MENSES X DIES XV
ECCLESIAE UNIVERSAE PRAEFUIT
ANNOS XXVI MENSES V DIES XVII

Semper in Christo vivas, Pater Sancte!

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo bản dịch Anh ngữ của Zenit ngày 9/4/2005.


Trong số những vị chứng dự nghi thức đóng quan tài này, sau khi bỏ bản văn trên vào bên trọng (như hình đầu cho thấy) và che mặt của vị cố giáo hoàng bằng tấm khăn lụa trắng (như hình cuối cho thấy), có các vị hồng y Martinez Somalo, tổng quản Hội Thánh Rôma, Angelo Sodano, nguyên quốc vụ khanh tòa thánh, Joseph Ratzinger, trưởng Hồng Y Đoàn, Camillo Ruini, tổng đại diện giáo phận Rôma, Francesco Marchisano, Đền Thờ Vatican, và các vị TGM Stanislaw Dziwisz, bí thư riêng của ĐTC và James Harvey, trưởng ban Giáo Hoàng Gia.

 

 

 TOP

 

 

Lễ An Táng ĐTC GPII 8/4/2005: Bài Giảng của ĐHY chủ tế Joseph Ratzinger

“Hỡi Đức Thánh Cha, xin hãy ban phép lành cho chúng tôi từ cửa sổ phòng của ngài”

 

’Hãy theo Thày’. Chúa Phục Sinh đã nói những lời này với Thánh Phêrô. Chúng là những lời cuối cùng Người nói với người môn đệ này, người môn đệ được chọn để chăn dắt đàn chiên của Người. ‘Hãy theo Thày’ – lời nói gẫy gọn này của Chúa Kitô có thể được coi như là chìa khóa để hiểu được sứ điệp được chuyển đến cho chúng ta từ cuộc sống của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thân yêu của chúng ta. Hôm nay chúng ta an táng thi hài của ngài trong lòng đất như một hạt giống bất tử – tâm can chúng ta tràn ngập buồn đau, song đồng thời cũng đầy niềm hân hoan hy vọng và tri ân sâu xa.

Đó là những cảm tình đang tác động chúng ta, Anh Chị Em thân mến, những người đang hiện diện ở Quảng Trường Thánh Phêrô này, ở các đường phố lân cận cũng như ở các địa điểm khác trong thành Rôma, nơi mà cả một đám đông khổng lồ, trong thinh lặng nguyện cầu, đã tụ họp lại với nhau mấy ngày vừa rồi. Tôi xin chân thành chào tất cả anh chị em. Thay mặt Hồng Y Đoàn, tôi cũng muốn bày tỏ lòng trọng kính của tôi với các vị Thủ Lãnh Quốc Gia, các Vị Đứng Đầu Chính Phủ và các phái đoàn đại biểu thuộc các quốc gia khác nhau. Tôi xin chào các Vị Thẩm Quyền và các vị đại diện chính thức của các Giáo Hội và các Cộng Đồng Kitô hữu khác, cũng như những vị thẩm quyền của các tôn giáo khác. Tiếp theo, tôi xin chào các vị Tổng Giám Mục, các vị Giám Mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và tín hữu đã từ mọi châu lục đến đây; nhất là giới trẻ, thành phần Đức Gioan Phaolô II thích gọi là tương lai và là niềm hy vọng của Giáo Hội. Ngoài ra, tôi xin chào tất cả những ai trên khắp thế giới hiệp với chúng tôi qua truyền thanh và truyền hình để long trọng cử hành lễ an táng của Đức Thánh Cha thân yêu của chúng tôi.

 

Hãy theo Thày! Là một sinh viên trẻ, Karol Wojtyla say sưa với văn chương, kịch nghệ và thi ca. Làm việc ở một xưởng hóa chất, bị vây bủa và đe dọa bởi việc khủng bố của Nazi, ngài đã nghe thấy tiếng gọi của Chúa: Hãy theo Thày! Trong hoàn cảnh ngoại thường ấy, ngài đã bắt đầu đọc các sách về triết lý và thần học, rồi nhập chủng viện chui do ĐHY Sapieha thiết lập. Sau chuộc chiến, ngài đã hoàn tất việc học hành của mình theo phân khoa thần học ở Đại Học Jagiellonian ở Krakow. Nhiều lần, trong thư gửi cho các linh mục hằng năm cũng như trong các tác phẩm tự truyện của mình, ngài đã nói cho chúng ta biết về thiên chức linh mục của ngài, một thiên chức ngài đã được thụ phong ngày 1 tháng 11 năm 1946. Trong các bản văn này, ngài đã cắt nghĩa thiên chức linh mục của mình đặc biệt liên quan tới 3 câu nói của Chúa: ‘Không phải các con đã chọn Thày, song Thày đã chọn các con. Và Thày đã sai các con đi để sinh hoa kết trái, những hoa trái lâu bền’ (Jn 15:16). Câu thứ hai là ‘Vị mục tử nhân lành bỏ sự sống mình cho chiên’ (Jn 10:11). Rồi câu: ‘Như Cha đã yêu thương Thày thế nào Thày cũng yêu thương các con như vậy; hãy ở lại trong tình yêu của Thày’ (Jn 15:9). Nơi 3 câu nói này chúng ta thấy được tâm can và linh hồn Đức Thánh Cha của chúng ta. Ngài đã thực sự đi khắp nơi, không ngừng nghỉ, để sinh hoa trái, một thứ hoa trái lâu bền. ‘Hãy chỗi dậy, Nào chúng ta lên Đường!’ là nhan đề của cuốn sách áp cuối của ngài. ‘Hãy đứng dậy, nào chúng ta lên Đường!’ – với những lời này, ngài đã thức tỉnh chúng ta khỏi một thứ đức tin lim dim, khỏi một giấc ngủ của thành phần môn đệ hôm qua và hôm nay. ‘Hãy đứng dậy, nào chúng ta lên đường!’ ngài tiếp tục nói với chúng ta cho đến cả hôm nay đây. Đức Thánh Cha là một vị linh mục cho tới cùng, vì ngài đã hiến dâng sự sống của mình cho Thiên Chúa vì đàn chiên của mình cũng như vì toàn thể nhân loại, bằng một cuộc tự hiến hằng ngày để phục vụ Giáo Hội, nhất là giữa những đớn đau của các tháng cuối đời. Nhờ đó, ngài được nên một với Chúa Kitô, Vị Mục Tử Nhân Lành đã yêu thương chiên của Người. Sau hết, ‘hãy ở lại trong tình yêu của Thày’: Vị Giáo Hoàng này đã cố gắng gặp gỡ hết mọi người, vị đã có khả năng tha thứ và cởi mở tâm hồn với tất cả mọi người, bằng những lời của Chúa ấy, nói với chúng ta hôm nay đây một lần nữa rằng, nhờ việc ở lại trong tình yêu của Chúa Kitô chúng ta học được, nơi học đường của Chúa Kitô, nghệ thuật yêu thương chân thật.


Hãy theo Thày! Vào tháng 7 năm 1958, vị linh mục trẻ Karol Wajtyla đã bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc hành trình của ngài với Chúa và bước theo vết chân của Chúa. Karol đã đi đến hồ Masuri để nghỉ hè như thường lệ, cùng với một nhóm giới trẻ yêu thích chèo thuyền. Thế nhưng, ngài đã mang theo bên mình một bức thư mời ngài gặp vị Giáo Chủ Balan là ĐHY Wyszynski. Ngài có thể đoán được mục đích của cuộc gặp gỡ này: đó là ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục phụ tá ở Krakow. Rời bỏ thế giới văn học, rời bỏ việc dấn thân thách đố với giới trẻ này, rời bỏ nỗ lực về tri thức trong việc cố gắng hiểu biết và giải thích mầu nhiệm về tạo vật là con người cũng như về việc truyền đạt cho thế giới ngày nay vấn đề dẫn giải của Kitô giáo đối với con người của chúng ta – tất cả những điều ấy đối với ngài, phải nói rằng, như mất đi chính bản thân ngài vậy, mất đi những gì đã trở thành chính căn tính con người của vị linh mục trẻ này. Hãy theo Thày – Karol Wojtyla đã chấp nhận việc bổ nhiệm ấy, vì ngài đã nghe thấy nơi tiếng Giáo Hội mời gọi tiếng của Chúa Kitô. Và rồi ngài đã nhận thức những lời của Chúa chân thực biết bao: ‘Những ai cố giữ sự sống mình sẽ mất nó, còn những ai mất sự sống mình sẽ giữ được nó’ (Lk 17:33). Vị Giáo Hoàng của chúng ta – như tất cả chúng ta đều biết điều này là – không bao giờ muốn giữ lấy sự sống của ngài, giữ lấy nó cho bản thân của ngài; ngài muốn hoàn toàn trao tặng bản thân mình, cho đến giây phút cuối cùng, vì Chúa Kitô và do đó cũng vì chúng ta nữa. Nhờ đó, ngài đã cảm thấy được rằng hết những gì ngài đã hiến dâng vào bàn tay Chúa đã trở về với ngài như thế nào một cách mới mẻ. Lòng ngài mộ mến ngôn từ, thi ca, văn chương, đã trở nên một phần chính yếu của sứ vụ mục vụ của ngài và cống hiến cho việc giảng dạy Phúc Âm tính cách sinh động mới, thôi thúc mới, thu hút mới, cho dù có là một dấu hiệu phản khắc chăng nữa.


Hãy theo Thày! Vào tháng 10/1978, ĐHY Wojtyla, một lần nữa, đã nghe thấy tiếng Chúa gọi. Một lần nữa, lại xẩy ra cuộc đối thoại với Thánh Phêrô được trình thuật trong bài Phúc Âm Thánh Lễ hôm nay: ‘Simon, con Jonah, con có yêu mến Thày hay chăng?’ Hãy chăn các chiên mẹ của Thày!’ Trước câu hỏi Chúa hỏi ‘Karol, con có yêu mến Thày hay chăng?’, ĐTGM Krakow đã đáp lại tận đáy lòng mình rằng: ‘Chúa biết hết mọi sự; Chúa biết rằng con yêu mến Chúa’. Tình yêu Chúa Kitôđã động lực chính yếu nơi đời sống Đức Thánh Cha thân yêu của chúng ta. Bất cứ ai đã từng thấy ngài cầu nguyện, những ai đã từng nghe ngài giảng, đều biết được điều ấy. Nhờ việc ngài sống sâu xa thân mật với Chúa Kitô như thế, ngài đã có thể mang vác một gánh nặng vượt trên khả năng thuần túy của phàm nhân: gánh nặng làm mục tử của đàn chiên Chúa Kitô, của Giáo Hội hoàn vũ của mình. Đây không phải là lúc nói về những gì đặc biệt của giáo triều phong phú này. Tôi chỉ xin đọc hai đoạn phụng vụ hôm nay nói lên những yếu tố chính yếu nơi sứ điệp của ngài. Trong bài đọc thứ nhất, Thánh Phêrô – và cùng với Thánh Phêrô cả vị Giáo Hoàng này nữa – nói rằng ‘Tôi thực sự hiểu được rằng Thiên Chúa đã không tỏ ra thiên vị, thế nhưng, nơi hết mọi dân nước, ai kính sợ Ngài và làm những gì chân thực đều đáng được Ngài chấp nhận. Anh em biết rằng sứ điệp Ngài đã gửi đến cho dân Do Thái, đó là việc rao giảng hòa bình của Chúa Giêsu Kitô – Người là Chúa của tất cả mọi người’ (Acts 10:34-36). Và trong bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô – và cùng với Thánh Phaolô, vị cố Giáo Hoàng của chúng ta, đã kêu gọi chúng ta khi kêu lên rằng: ‘Anh chị em thân mến, những người tôi yêu thương và mong đợi, là niềm vui và là vinh dự của tôi, anh chị em hãy đứng vững như thế trong Chúa, hỡi những người tôi quí mến’ (Phil 4:1).

Hãy theo Thày! Kèm theo lệnh truyền chăm sóc cho đàn chiên của Người, Chúa Kitô còn báo cho Phêrô rằng thánh nhân sẽ phải chịu một cái chết tử đạo. Bằng những lời này, những lời kết thúc và tóm tắt cuộc đối thoại về lòng mến yêu cũng như về lệnh truyền làm chủ chiên hoàn vũ, Chúa Kitô đã nhắc lại một cuộc đối thoại khác đã diễn ra trong Bữa Tiệc Ly. Bấy giờ Chúa Giêsu đã phán: ‘Nơi Thày đi các con không thể nào tới được’ Thánh Phêrô thưa Người rằng: ‘Lạy Thày, Thày đi đâu thế?’ Chúa Giêsu đáp: ‘Nơi Thày đi hiện nay con không thể nào theo Thày nổi đâu; nhưng sau này con sẽ theo Thày’ (Jn 13:33,36). Từ Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã tiến tới Thập Giá, tiến tới cuộc phục sinh của Người – Người đã đi vào cuộc vượt qua của Người; và Thánh Phêrô chưa thể nào theo được Người. Giờ đây, sau cuộc phục sinh, thời giờ ấy đã đến, thời điểm ‘sau này’ đã đến. Bằng việc chăn dắt đàn chiên của Chúa Kitô, Thánh Phêrô đã đi vào mầu nhiệm vượt qua, thánh nhân đã tiến về phía thập tự giá và về cuộc phục sinh. Chúa Kitô đã nói về điều này bằng những lời: ‘… khi con còn trẻ, con thường tự mình thắt lưng lấy và đi đâu tùy ý con muốn’ (Jn 21:18). Trong những năm đầu của giáo triều mình, những năm còn trẻ trung và đầy nhiệt huyết, Đức Thánh Cha đã đi đến tận cùng trái đất theo sự dẫn dắt của Chúa Kitô. Thế nhưng sau đó, ngài càng ngày càng đi sâu vào cuộc hiệp thông khổ đau với Chúa Kitô; càng hiểu được sự thật của những lời này: ‘Người ta sẽ thắt lưng cho con’. Và trong chính cuộc hiệp thông đau khổ này với Chúa Kitô một cách liên tục và càng gia tăng hơn, ngài đã loan báo Phúc Âm, loan báo mầu nhiệm về một tình yêu thương cho đến cùng tận (x Jn 13:1).

Ngài đã giải thích cho chúng ta mầu nhiệm vượt qua như là một mầu nhiệm của lòng thương xót Chúa. Trong tác phẩm cuối cùng của mình, ngài đã viết: Cái giới hạn áp đặt trên sự dữ ‘tối hậu là Lòng Thương Xót Chúa’ (Hồi Niệm và Căn Tính, trang 60-61). Và khi suy nghĩ về biến cố mạng sống ngài bị cố sát, ngài đã nói: ‘Trong việc hy hiến mình cho tất cả chúng ta, Chúa Kitô đã cống hiến cho đau khổ một ý nghĩa mới, mở ra một chiều kích mới, một trật tự mới, đó là trật tự của yêu thương… Chính cái đau khổ này đốt cháy và thiêu rụi đi sự dữ bằng ngọn lửa yêu thương và rút ran gay từ tội lỗi cả một cuộc bừng nở đầy những thiện hảo’ (cùng nguồn, trang 189-190). Được thôi thúc bởi nhãn quan ấy, vị Giáo Hoàng này đã chịu đựng khổ đau và đã yêu qúi việc hiệp thông với Chúa Kitô, nên đó là lý do tại sao sứ điệp về khổ đau của ngài cùng việc thinh lặng của ngài là những gì thất là sống động và hiệu năng.

Lòng Thương Xót Chúa: Đức Thánh Cha đã thấy được cái phản ảnh thuần khiết nhất của tình thương Thiên Chúa nơi Người Mẹ Thiên Chúa. Ngài là người đã mồ côi mẹ từ nhỏ đã càng tỏ ra kính mến người mẹ thần linh này hơn nữa. Ngài đã nghe thấy những lời của Chúa Kitô tử giá như là lời nói với riêng ngài: ‘Này là Mẹ của con’. Bởi thế, ngài thực hiện như người môn đệ yêu dấu đã làm, đó là ngài đã đem Mẹ về nhà của ngài (eis ta idia: Jn 19:27) – ‘Totus Tuus – tất cả của con là của Mẹ’. Và từ người mẹ này, ngài đã học nên giống Chúa Kitô.

Không ai trong chúng ta có thể quên được cảnh tượng diễn ra hôm Chúa Nhật Phục Sinh vừa rồi trong cuộc đời của ngài, Đức Thánh Cha, đầy những đớn đau, lại tiến đến cửa sổ Tông Dinh của mình để ban phép lành ‘urbi et orbi – cho thành Rôma và cho thế giới’ một lần cuối cùng. Chúng ta có thể chắc chắn rằng vị Giáo Hoàng thân yêu của chúng ta hôm nay đang đứng ở cửa sổ phòng của một Người Cha, ngài đang trông thấy chúng ta và ban phép lành cho chúng ta. Vâng, xin hãy ban phép lành cho chúng con, Đức Thánh Cha ơi. Chúng con xin dâng phú linh hồn yêu dấu của cha cho Mẹ Thiên Chúa cũng là Mẹ của cha, Vị đã hướng dẫn cha từng ngày và là vị giờ đây dẫn cha đến vinh quang đời đời của Con Mẹ là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Amen.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo VIS của Tòa Thánh qua điện thư ngày 7/4/2005.

 

 TOP

 

Thánh Lễ An Táng Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sáng Thứ Sáu 8/4/2005
 

Hai triệu người đã tham dự Thánh Lễ An Táng Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong một buổi sáng lộng gió ở Rôma kéo dài đúng 2 tiếng rưỡi đồng hồ, một lễ an táng lớn nhất và hùng vĩ nhất lịch sử hiện đại, với sự hiện diện của 4 quốc vương, 5 nữ hoàng, và ít là 70 tổng thống cùng thủ tướng và trên 14 vị lãnh đạo các tôn giáo khác.

Thành phố Rôma với 3 triệu dân này đã đặt các màn truyền hình vĩ đại ở các địa điểm khác nhau cho những ai không thể đến Vatican theo dõi Thánh Lễ này. Các viên chức của thành phố này ước lượng có tới 5 triệu người đến Vatican trong tuần lễ này.

Cha Thomas Reese, chủ bút tờ nguyệt san Công giáo “Hoa Kỳ” đã nói: “Chúng tôi chưa hề thấy một lễ an táng nào như thế này, với cả hằng triệu triệu người tuốn đến Rôma… để ở đây cử hành sự sống của Đức Gioan Phaolô II. Đây là một điều quá sức tưởng tượng… Ngài đã đến thăm các xứ sở của họ. Giờ đây họ đến Rôma để bái biệt ngài”.
 

Khi quan tài của cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được 12 người mặc bộ vét đen khênh từ trong Đền Thờ Thánh Phêrô ra ngoài thì tự nhiên vang lên một tràng pháo tay, một sự kiện vui mừng chưa từng xẩy ra ở bất cứ một đám tang hay tang lễ nào. Những tràng pháo tay này cũng vang lên cả chục lần trong suốt bài giảng dài khoảng 20 phút của Đức Hồng Y chủ tế Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin kiêm Trưởng Hồng Y Đoàn.

Ngài đã dẫn giải và áp dụng bài Phúc Âm Chúa Giêsu với tông đồ Phêrô trên bờ hồ Tibêria về sự vụ chăn dắt đàn chiên được ngài ủy thác cho, vị hồng y này đã nhận định là Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II đã dấn thân thực hiện sứ vụ chăn dắt của mình cho đến cùng, đã nhờ Mẹ Maria theo Chúa Kitô cho đến cùng: “Đối với tất cả chúng ta, ngài là người không thể nào quên được”.
 

Chủ tế đoàn (hồng y) mặc áo lễ đỏ ám chỉ trước hết tính cách phục sinh và sau nữa là sứ vụ tông đồ của thành phần mục tử, nhất là vai trò của giáo hoàng, kế vị Thánh Phêrô, đại diện Chúa Kitô trên trần gian. Trên quan tài của cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, quan tài được đặt trước bàn thờ, bên trên quan tài là cuốn Sách Thánh Kinh, cuốn sách lúc đầu mở ra, song bị gió thổi đã tự động gấp lại và nằm lệnh sang bên trái của quan tài (từ trên bàn thờ nhìn xuống cộng đồng phụng vụ), như dấu hiệu con người nằm xuống đã hoàn tất sứ vụ rao giảng "Phúc Âm Sự Sống - Evangelium Vitae" của mình.

 

Trước khi lãnh nhận phép lành cuối lễ, trong vòng 5 phút, cộng đoàn đã vừa vỗ tay vừa hô tên của cố giáo hoàng "Gioan Phaolô". Sau phép lành cuối lễ là Kinh Cầu Các Thánh ĐHY Ruini Camillo, tổng đại diện giáo phận Rôma đọc lời nguyện trước quan tài. Tiếp theo là các vị Thượng Phụ thuộc các Giáo Hội Đông Phương thuộc đủ mọi lễ nghi thay nhau xông hương quanh quan tài, trong khi đó, những bài hát Giáo Hội Công giáo Đông Phương vang lên, kéo dài 15 phút, và được kết thúc bằng tràng pháo tay của cộng đồng.

 

 

 

Cuối cùng, ĐHY chủ tế đã vẩy nước thánh, xông hương quan tài và đọc lời nguyện kết thúc. Khi quan tài được khênh trở vào Đền Thờ Vatican để đưa xuống hầm mộ, thì cộng đoàn dân Chúa đã vỗ tay rất dài cùng với chuông đổ và lệ rơi, dưới nền trời vang tiếng trực thăng kiểm soát an ninh. (Hình bên là dân Công giáo ở Việt Nam đang theo dõi Lễ An Táng của đức cố giáo hoàng ở Vatican).
 

 

 

 

 

 TOP

 

 

ĐTC GPII: Những giây phút cuối cùng của một vị giáo hoàng chăn dắt Hội Thánh dài thứ ba

 

Vào lúc 11 giờ 30 sáng Thứ Bảy, 2/4/2005, vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh là Joaquin Navarro-Valls, đã tổ chức một cuộc tường trình cho thành phần phóng viên báo chí làm việc với Tòa Thánh về bệnh trạng của ĐTC nguyên văn như sau:

 

“Bản thông tin sau đây là một bản thông tin được cập nhật hóa kể từ lúc 9 giờ sáng nay:

 

“Bệnh trạng tổng quát, về tim phổi và về việc sinh hóa của ĐTC hoàn toàn không thay đổi gì và bởi thế rất ư là trầm trọng.

 

“Kể khi lúc rạng đông sáng nay đã cho thấy hiện lên trạng thái nửa tỉnh nửa mê.

 

“Sáng này, vào lúc 7 giờ 30, Thánh Lễ đã được cử hành trước sự hiện diện của ĐGH.

 

“Đêm hôm qua ĐGH có lẽ đã nghĩ đến giới trẻ thành phần ngài đã gặp gỡ trên khắp thế giới trong suốt giáo triều của ngài. Thật vậy, ngài dường như muốn ám chỉ đến họ khi, qua những lời của ngài, mấy lần lập đi lập lại như thế đã muốn nói câu sau đây: ‘Tôi vẫn trông chờ quí bạn. Giờ đây quí bạn đã đến với tôi. Tôi xin cám ơn quí bạn’.

 

Được hỏi về tình trạng nhận thức của ĐTC trong khi cử hành Thánh Lễ lúc 7 giờ 30 sáng, vị giám đốc này cho biết “tỉnh trạng nửa tỉnh nửa mê cho thấy xẩy ra bắt đầu từ lúc rạng đông. Điều này không có nghĩa là, nói một cách tuyệt đối, theo kỹ thuật, người ta có thể nói về tình trạng bị hôn mê. Khi có người nói thì ngài mở mắt và nhận thức, có những lúc ngài dường như thiếp ngủ. Khi nói với ngài, ngài có phản ứng. Bản thông tin không sử dụng chữ ‘hôn mê’ hay ở trong tình trạng hôn mê”.

 

Chiều hôm qua, Thứ Sáu, ¼, vào lúc 6 giờ 30 chiều, vị giám đốc này đã phổ biến tin tức cho phóng viên báo chí như sau:

 

“Bệnh trạng tổng quan và tim phổi của ĐTC càng tệ hơn trước.

“Tình trạng mỗi lúc một tệ hại hơn này xẩy ra nơi vấn đề áp huyết giảm và hơi thở yếu.

 

“Hình ảnh về bệnh lý cho thấy tim phổi và thận không còn làm việc hữu hiệu nữa. Những dấu hiệu về thể lý bị hư hại trông thấy.

 

“ĐTC thực sự tỏ ra việc ngài muốn phó mình cho những lời nguyện cầu liên lỉ của những ai hỗ trợ ngài”.

 

Khi ĐTC GPII qua đời vào lúc 9 giờ 37 phút tối Thứ Bảy 2/4/2005, có trên 70 ngàn tín hữu đang tập trung ở Quảng Trường Thánh Phêrô để cầu kinh mân côi. Họ đã từng tuốn đến quảng trường này suốt ngày hôm Thứ Bảy cũng như hôm Thứ Sáu, càng ngày càng đông, thuộc tất cả mọi lứa tuổi và đến từ các lục địa, các giai cấp xã hội, các gia đình lớn nhỏ, Công giáo cũng như ngoài Công giáo, các vị hồng y và giám mục, các vị linh mục và chủng sinh, các tu sĩ nam nữ.

 

 

Sau buổi cầu kinh mân côi do ĐHY Edmund Szoka chủ sự, và sau lời thông báo của ĐTGM Leonardo Sandri cho mọi người ở Quảng Trường Thánh Phêrô bấy giờ biết rằng ĐGH đã qua đời, thì ĐHY Angelo Sodano đã dâng lời nguyện cầu cho ĐTC. Sau đó, vị TGM này loan báo rằng ĐHY Sodano sẽ chủ tế Thánh Lễ vào sáng ngày mai vào lúc 10 giờ 30 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Dân chúng tiếp tục ở lại quảng trường này để cầu nguyện thêm khi chuông phát ra từ bên cánh trái của Đền Thờ Thánh Phêrô vang lên báo hiệu chết chóc, một trong những dấu hiệu cho thế giới biết rằng ĐGH đã qua đời.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo VIS dịch từ tài liệu của mạng điện toán toàn cầu VIS của Tòa Thánh phổ biến qua điện thư ngày 4/4/2005

 

 TOP

 

ĐTC GPII: Chứng thư khai tử về việc ngài tạ thế

 

Sau đây là chứng thư khai tử cho việc tạ thế của ĐTC GPII được văn phòng báo chí của Tòa Thánh phổ biến hôm qua, Chúa Nhật ¾:

 

“Tôi chứng nhận rằng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (Karol Wojtyla) vào đời ở Wadowice (Krakow, Balan) ngày 18/5/1920, cư ngụ ở Thánh Vatican, và là một công dân Vatican, đã tạ thế lúc 9 giờ 37 phút đêm ngày 2/4/2005 tại phòng của mình ở Tông Điện thuộc Thành Vatican, vì  

-          bị đột xuất nhiễm trùng (septic shock)

-          bị hoại tâm mạch bất khả vãn hồi (irreversible cardio-circulatory                

           collapse)

 “Nơi một con người còn bị  

-          bệnh lẩy bẩy (Parkinson).

-          xưng ống tiểu tiện bởi thận nhiễm trùng.

-          tăng áp huyết tim và thiếu máu cục bộ

”Cái chết đã được xác định là xẩy ra nhờ bộ phận tuyến điện tim kéo dài 20 phút.

 

“Tôi tuyên bố rằng những nguyên nhân gây ra chết chóc, theo kiến thức khoa học và lương tâm của tôi, gây ra bởi những gì được đề cập tới trên đây.

 

“Thành Vatican ngày 2/4/2005

“Giám Đốc Sức Khỏe và Vệ Sinh Thành Quốc Vatican

 

“Bác sĩ Renato Buffonetti”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu của mạng điện toán toàn cầu VIS của Tòa Thánh phổ biến qua điện thư ngày 4/4/2005

 

 TOP

 

ĐTC GPII: Tổng Hội Hồng Y quyết định về việc Chuyển Thi Hài và Thánh Lễ An Táng cho Ngài

 

Cuối buổi sáng Thứ Hai 4/4, vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh là Joaquin Navarro-Valls đã tường trình tại văn phòng báo chí của tòa thánh với thành phần phóng viên báo chí làm việc với tòa thánh những vấn đề sau đây:

 

“Những Cuộc Tổng Hội Thứ Nhất và Thứ Hai của Chư Hồng Y.

 

“Hai cuộc tổng hội đầu tiên của chư Hồng Y trong thời gian trống ngôi giáo hoàng được tổ chức sáng nay ở Sảnh Đường Bologna thuộc Tông Điện Vatican theo các qui tắc của Tông Hiến UDG (Universi Dominici Gregis).

 

“Có 65 vị hồng y đã tham dự cuộc Tổng Hội thứ nhất được bắt đầu lúc 10 giờ sáng. Các vị đã tuyên thệ theo khoản 12 của UDG.

 

“Trong cuộc Tổng Hội thứ hai, 65 vị hồng y hiện diện đã thực hiện những quyết định khẩn trương nhất, bao gồm cả cách thức di chuyển thi thể của vị cố giáo hoàng đến Đền Thờ Vatican, và ngày cử hành Lễ An Táng cho Đức Gioan Phaolô II.

 

“Hiện diện trong các cuộc Tổng Hội sáng nay ấy còn có cả ĐTGM Leonardo Sandri, phụ tác Văn Phòng Quốc Vụ Khanh, Francesco Monterisi, bí thứ của Hồng Y Đoàn, và Piero Marini, trưởng ban cử hành phụng vụ của giáo hoàng, cùng một số phụ tác về lễ nghi nữa.

 

“Việc chuyển thi thể của Đức Gioan Phaolô II

 

“Vào lúc 5 giờ chiều hôm nay, Thứ Hai, 4/4, thi thể của Đức Gioan Phaolô II sẽ được di chuyển từ Sảnh Đường Clementine tới Đền Thờ Vatican.

 

“Sau giây phút nguyện cầu do ĐHY Camerlengo Eduardo Martinez Somalo chủ sự, việc chuyển thi hài được bắt đầu.

 

“Cuộc chuyển thi hài sẽ được diễn tiến theo lộ trình Scala Nobile, First Loggia, Sala Ducale, Sala Regia, Scala Regia rồi qua Bronze Door, băng qua Quảng Trường Thánh Phêrô và tiến qua các cửa tiền đường vào Đền Thờ.

 

“Tại Đền Thớ Vatican, ĐHY Camerlengo sẽ chủ sự Phụng Vụ Lời Chúa.

 

“Tín hữu được đến kính viếng bắt đầu từ 8 giờ tối.

 

“Hôm nay, theo quyết định thì Đền Thờ Vatican sẽ được mở cả đêm. Đền thờ sẽ đóng cửa chỉ từ 2 đến 5 giờ sáng để thực hiện việc bảo trì về kỹ thuật của đền thờ này mà thôi.

 

“Lễ An Táng cho Đức Gioan Phaolô II

 

“Thánh Lễ án táng cho Đức Gioan Phaolô sẽ được cử hành vào Thứ Sáu, 8/4, lúc 10 giờ sáng ở Quảng Trường Thánh Phêrô.

 

“Phụng vụ an táng sẽ được cử hành bởi các vị hồng y và thượng phụ thuộc các Giáo Hội Đông phương. Vị chủ tế là ĐHY Joseph Ratzinger, trưởng hồng y đoàn.

 

“Kết thúc phụng vụ, quan tài của Đức Giáo Hoàng sẽ được đưa vào Đền Thờ Vatican đoạn vào Hầm Mộ Vatican để an táng.

 

“Cuộc Tổng Hội hồng y lần tới.

 

“Các cuộc Tổng Hội của Chư Hồng Y tới, kể từ sáng ngày mai, sẽ được diễn tiến ở Sảnh Đường Tân Synod vào lúc 10 giờ sáng”.

 

Vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh còn cho biết thi thể của Đức Gioan Phaolô II sẽ được an nghỉ cùng một chỗ Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII được chôn táng. Những hài cốt của vị giáo hoàng qua đời năm 1963 này đã được chuyển từ các hầm mộ lên Đền Thờ Vatican vào ngày 3/6/2001, 9 tháng sau cuộc phong chân phước cho ngài hôm 3/9/2000.

 

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo VIS dịch từ tài liệu của mạng điện toán toàn cầu VIS của Tòa Thánh phổ biến qua điện thư ngày 4/4/2005)

 

Ngoài ra tin tức còn cho biết, quan tài của ĐTC được 12 người khênh, và đoàn người đi theo gồm có hơn 2000 vị linh mục, mấy trăm giám mục và khoảng 70 hồng y. Cả 10 ngàn người chờ từ sáng để vào kính viếng xác của vị giáo hoàng vừa quá cố.

 

Theo tin tức cho biết, con số có thể lên tới 2 triệu người sẽ tới tham dự lễ an táng của ngài. Trong đó có vợ chồng Tổng Thống Bush, có Thủ Tướng Hiệp Vương Quốc Tony Blair và Hoàng Tử Charles (dời đám cưới lại cho khỏi trùng hợp với đám tang của ĐTC GPII).

 

 

TOP

 

ĐTC GPII: Tòa Thánh Vatican chính thức loan báo qua đời
 

Sau đây là thông báo chính thức được vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh Joaquín Navarro Valls phổ biến đêm hôm Thứ Bảy, 2/4/2005:

Đức Thánh Cha đã chết vào lúc 9 giờ 37 tối hôm nay ở phòng riêng của ngài.

“Vào lúc 8 giờ tối, việc cử hành Chúa Nhật Lễ kính Chúa Tình Thương được bắt đầu ở phòng của ĐTC, do ĐTGM Stanislaw Sziwisz chủ tế, với sự tham dự của ĐHY Maria Jaworski, ĐTGM Stanislaw Rylko và Đức Ông Mieczyslaw Mokrzycki.

“Trong khi cử hành Thánh Lễ, ĐTC đã lãnh nhận các Phép Sau Hết và lãnh nhận Bí Tích Xức Dầu Thánh một lần nữa.

“Những giây phút sau cùng của ĐTC đầy những lời nguyện cầu liên lỉ của tất cả mọi người giúp ngài dọn mình chết lành, cũng như của việc hiệp nguyện của hằng ngàn ngàn tín hữu nhiều giờ ở Quảng Trường Thánh Phêrô.

“Hiện diện trong giờ chết của Đức Gioan Phaolô II gồm có: hai vị bí thư riêng của ngài là ĐTGM Stanislaw Dziwisz và Đức Ông Mieczyslaw Mokrzycki, ĐHY Marian Jaworski, ĐTGM Stanislaw Rylko, cha Tadeusz Styczen, và 3 nữ tu, thuộc dòng Nữ Tỳ Thánh Tâm Chúa Giêsu, các nữ tu chăm sóc nơi ăn chốn ở của ĐTC được dẫn đầu bởi Nữ Tu Bề Trên Tobiana Sobódka, và vị ý sĩ riêng của ĐTC là Renato Buzzonetti cùng với 2 vị trực khác là bác sĩ Alessandro Barelli và Ciro D’Allo với 2 người y tá trực nữa.

“Ngay sau đó những vị đã đến là ĐHY Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano, cũng như vị tổng quản Hội Thánh Rôma là ĐHY Eduardo Martínez Somalo, ĐTGM Leonardo Sandri, phụ tá văn phòng Quốc Vụ Khanh, và ĐTGM Paolo Sardi, phó tổng quản Hội Thánh Rôma.

“Sau đó là ĐHY Joseph Ratzinger, trưởng hồng y đoàn, và ĐHY Jozef Tomko cũng đến.


“Ngày mai, Lễ Chúa Tình Thường, vào lúc 10 giờ 30 sáng, Thánh Lễ an táng cho linh hồn ĐTC sẽ được cử hành ở Quảng Trường Thánh Phêrô do ĐHY Angelo Sodano chủ tế.

“Vào lúc 12 giờ trưa, sẽ nguyện kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đình, kinh nguyện Thánh Mẫu cho Mùa Phục Sinh.

“Thi thể của vị cố giáo hoàng sẽ được mang đến Đền Thờ Vatican không sớm hơn chiều Thứ Hai.

“Tổng Hội Hồng Y Đoàn sẽ được tổ chức vào 10 giờ sáng Thứ hai 4/4 ở Sảnh Đường Bologna ở Điện Giáo Hoàng.

Theo biên bản về cái chết của ĐTC với chữ ký của vị y sĩ riêng của ngài là Renato Buzzonetti thì ĐTC chết vì “động giật nhiễm trùng” và “hoại cơ mạch tim bất khả vãn hồi”.

Cái chết của ngài đã được ĐTGM Leonardo Sandri công bố vào đêm Thứ Bảy sau khi dấu hiệu máy đo tim của ngài không hoạt động nữa hơn 20 phút.



TOP


ĐTC GPII: Thông Báo của Tòa Thánh về Việc Chứng Nhận Cái Chết của Ngài

 

Sau đây là văn thư chính thức của Tòa Thánh về cái chết của ĐTC GPII do vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh là Joaquín Navarro Valls phổ biến hôm Chúa Nhật 3/4/2005:

Những thủ tục đang được thực hiện ở Vatican theo Tông Hiến của Đức Gioan Phaolô II “Universi Dominici Gregis” ấn định về cái chết của Vị Giáo Hoàng.
 

Việc Chứng Nhận Chết. Nghi thức chứng nhận Đức Gioan Phaolô II đã chết ("Universi Dominici Gregis," 17) được thực hiện vào lúc 9 giờ 30 sáng hôm nay. ĐHY Eduardo Martínez Somalo, vị hồng y tổng quản; ĐTGM Paolo Sardi, phó tổng quản; ĐTGM Piero Marini, đặc trách các việc cử hành phụng vụ của giáo hoàng; và hàng giáo sĩ vị vọng thuộc Apostolic Chamber, đã đến phòng của vị Giáo Hoàng qua đời, cùng với bác sĩ riêng của Đức Giáo Hoàng là Renato Buzzonetti, để tiến hành việc chứng nhận về cái chết này, theo nghi thức của ‘Ordo Exsequiarum Romani Pontifici’.

Vị Bí Thư Chưởng Ấn của Apostolic Chamber là luật sư Enrico Serafin bấy giờ soạn Văn Bản Qua Đời được kèm theo chứng thư y khoa của bác sĩ Renato Buzzonetti.

Việc Trưng Bày Hài Cốt ở Điện Tòa Thánh. Vào lúc 12 giờ 30 vị hồng y tổng quản sẽ chủ sự việc cử hành mở đầu những cuộc thăm viếng hài cốt của Đức Gioan Phaolô II được trừng bày ở Sảnh Đường Clementine, để các phần tử của Giáo Triều Rôma và qúi vị thẩm quyền thuộc phái đoàn ngoại giao kính viếng và nguyện cầu. Những cuộc kính viếng này sẽ chấm dứt vào lúc 4 giờ chiều.

Việc Chuyển Hài Cốt đến Đền Thờ Vatican cho tất cả mọi Tín Hữu Kính Viếng. Giờ giấc chuyển hài cốt sẽ được quyết định bởi hội nghị đầu tiên các hồng y, hội nghị sẽ được thực hiện vào ngày mai, 4/4, vào lúc 10 giờ 30 sáng tại Sảnh Đường Bologna. Như được dự tính là việc chuyển hài cốt này sẽ được thực hiện vào khoảng 5 giờ chiều.



TOP

 

ĐTC GPII: Thánh Lễ Cầu Hồn tại Quảng Trường Thánh Phêrô vào Lễ Kính Chúa Tình Thương

 

Chúa Nhật Lễ Chúa Tình Thương 2/4/2005, như đã được loan báo trong văn thư chính thức về cái chết của ĐTC, tại Quảng Trường Thánh Phêrô, vào lúc 10 giờ 30 sáng, Thánh Lễ cầu hồn của ngài đã được long trọng cử hành với sự tham dự của 130 ngàn người, do Đức Hồng Y Angelo Sodano chủ tế. Trong bài giảng của mình vào sáng Chúa Nhật II Phục Sinh kính Chúa Tình Thương, ĐHY Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh đã bày tỏ cảm nhận của mình về vị giáo hoàng vừa quá cố với những điểm chính yếu tiêu biểu như sau:

Trước hết, vị hồng y chủ tế nói đến cái đau của việc mất đi “người cha và mục tử của chúng ta là Đức Gioan Phaolô II”, vị mà hơn 26 năm đã “luôn kêu gọi chúng ta nhìn lên Chúa Kitô là lý do duy nhất cho niềm hy vọng của chúng ta”.

“Vì hơn một phần tư thế kỷ, ngài đã mang Phúc Âm của niềm hy vọng Kitô giáo đến cho tất cả mọi nơi trên thế giới, dạy cho mọi người biết rằng sự chết chính là cửa ngỏ để về quê hương thiên đình của chúng ta. Định mệnh đời đời của chúng ta là ở đó, nơi Thiên Chúa là Cha chúng ta đang đợi chờ chúng ta.

“Đó là đức tin của chúng ta, đó là đức tin của Kitô hữu. Nỗi đớn đau của chúng ta liền được biến thành một thái độ hết sức bình thản. Tôi đã chứng kiến thấy một sự bình thản ấy, khi đứng nguyện cầu trước giường của ĐTC vào những giây phút cuối cùng của ngài, một sự bình thản của các vị thánh nhân, một sự bình thản xuất phát từ Thiên Chúa”.

“Khi chúng ta khóc thương về cái chết của vị Giáo Hoàng đã lìa bỏ chúng ta ấy, chúng ta hướng lòng mình về viễn ảnh định mệnh đời đời của chúng ta… Chúng ta biết rằng, mặc dù chúng ta là những tội nhân, chúng ta được nâng đỡ bởi tình thương của Thiên Chúa Cha là Đấng đợi chờ chúng ta. Đó là ý nghĩa của Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa hôm nay, một lễ được thiết lập bởi chính vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thân yêu vừa ra đi, như là một trong những di sản của giáo triều ngài, để đề cao khía cạnh an ủi nhất của mầu nhiệm Kitô giáo.

“Chúa Nhật này, sẽ là những gì cảm kích khi đọc lại một trong những thông điệp tuyệt vời nhất của ngài, đó là thông điệp ‘Giầu Lòng Thương Xót’ – Dives in Misericordia’, được viết trong năm 1980, năm thứ ba của giáo triều ngài”. Trong bức thông điệp này, vị hồng y quốc vụ khanh tòa thánh cho biết, Đức Gioan Phaolô II “mời gọi chúng ta hãy nhìn lên Chúa Cha, Đấng ‘là tình thương và là Vị Thiên Chúa của mọi niềm ủi an, Đấng an ủi chúng ta trong tất cả mọi ưu phiền đớn đau của chúng ta’”, cũng như nhìn lên “Maria là Mẹ Tình Thương”.

Vị hồng y chủ tế nhấn mạnh đến nhiều lần vị Giáo Hoàng này đã lập đi lập lại qua nhiều năm “rằng những mối tương liên giữa con người cũng như giữa các dân tộc không thể chỉ được dựa vào công lý mà còn phải được hoàn hảo bằng tình yêu nhân hậu nữa, một thứ tình yêu là tiêu biểu của sứ điệp Kitô giáo. Đó là lý do Đức Gioan Phaolô II đã dẫn dắt Giáo Hội của ngàn năm thứ ba Kitô giáo trở thành một người Samaritanô Nhân Lành mới trên các nẻo đường thế giới, trên các con đường của một thế giới vẫn bị rúng động bởi những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Như thế, vị Giáo Hoàng này đã trở thành một điểu khiển viên văn minh yêu thương, khi thấy nơi từ ngữ này là một trong những định nghĩa tuyệt vời nhất về ‘văn minh Kitô giáo’. Phải, văn minh Kitô giáo là văn minh yêu thương, hoàn toàn khác hắn với những thứ văn minh hận thù, những thứ văn minh trong thế kỷ 20 là hậu quả của rất nhiều ý hệ”.

Chớ gì vị Giáo Hoàng này, “từ trời cao, hãy luôn nhìn xuống trên chúng ta và giúp chúng ta ‘vượt qua ngưỡng cửa hy vọng’ là những gì ngài đã nói rất nhiều với chúng ta. Chớ gì sứ điệp của ngài luôn được ghi khắc trong tâm can của con người nam nữ hôm nay. Đức Gioan Phaolô II đã từng lập lại những lời của Chúa Kitô: ‘Con Người đến thế gian không phải để luận phát thế gian mà là để thế gian nhờ Người được cứu độ’”.

Vị hồng y chủ tế nhặc lại rằng Đức Gioan Phaolô II “truyền bá Phúc Âm hy vọng này trên thế giới, khi kêu gọi tất cả Giáo Hội hãy ôm ấp con người ngày nay, nâng họ lên bằng tình yêu cứu độ. Chúng ta hãy lãnh nhận công việc tiếp tục sứ điệp của vị đã để lại cho chúng ta và làm cho nó sinh hoa kết trái vì phần rỗi của thế giới”.

“Với người Cha không thể quên được của chúng tôi, chúng tôi xin nói bằng những lời phụng vụ là ‘Xin các thiên thần dẫn ngài vào Thiên Đàng! In Paradisum deducant te Angeli!’ Chớ gì một ca đoàn hân hoan đón mừng ngài và dẫn ngài đến Thành Thánh là Giêrusalem thiên đình, để ngài được muôn nđời nghĩ yên. Amen!”

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo VIS dịch từ tài liệu của mạng điện toán toàn cầu VIS của Tòa Thánh phổ biến qua điện thư ngày 3/4/2005
 

 

TOP


ĐTC GPII: Lễ Nghi An Táng tại Sảnh Đường Clementine


 

Tại Sảnh Đường Clementine sáng Chúa Nhật ớ Lễ Chúa Tình Thương, lễ nghi an táng đầu tiên cho vị cố giáo hoàng đã bắt đầu được cử hành với sự tham dự của những vị cộng sự viên của ngài ở Tòa Thánh cùng một số nhỏ phóng viên báo chí, do ĐHY tổng quản Eduardo Martínez Somalo chủ sự.


Lễ nghi được bắt đầu bằng những lời nguyện cầu và những bài Thánh Vịnh do vị hồng y chủ sự đọc lên, vị thắp cây nến Phục Sinh được đặt ở gần nhà quàn là nơi thi thể của ngài đang được kính giữ, đoạn làm phép thân thể của ngài 3 lần rồi vẩy nước thánh. Cuối cùng là Kinh lạy Cha, được đọc bằng cả tiếng Latinh.


Trong tay của vị cố giáo hoàng có một cỗ tràng hạt trắng và bên cạnh là cây gậy mục tử bằng bạc. Thi thể ngài được mặc bộ áo lễ đỏ thẵm, mũ tế trắng, với giây choàng tổng giáo mục. Phóng viên Juan Lara thuộc cơ quan Efe có mặt bấy giờ đã diễn tả về thi thể của vị cố giáo hoàng cho Zenit biết như sau:


“Ngài đã có khuôn mặt của một con người chịu nhiều khổ đau nhưng giờ đây đã tiến vào một sự sống tốt đẹp hơn”. Người phóng viên này cho biết đôi tay của ngài “rất trắng”, và bầu khí ở Sảnh Đường Clementine bấy giờ “trang trọng”.


Một phóng viên khác là Salvatore Izzo thuộc cơ quan AGI của Ý ở đó bấy giờ cũng thấy được khuôn mặt “khổ đau dai dẳng” của vị cố giáo hoàng này.


Các ký giả cơ quan Reuters cho biết: “Một trong những người đầu tiên nói bái biệt ĐGH là ĐTGM Emmanuel Milingo”.


 

Ở bên phải thi thể của vị giáo hoàng vừa quá cố bấy giờ là chỗ cho thành phần thuộc giáo hoàng gia như các nữ tu Balan là những người vốn phục vụ ngài, và vị thư ký riêng của ngài là ĐTGM Stanislaw Dziwisz, vị đã sử dụng khăn tay của mình mấy lần và đã khóc khi được Tổng Thống Ý Carlo Azeglio Ciampi ôm, theo như các phóng viên cho biết.


Bên trái là những vị hồng y, trong đó có ĐHY Joseph Ratzinger, trưởng hồng ý đoàn, người ngồi “cuí mình xuống với hai tay ôm đầu”, và ĐHY Edmund Casimir Szoka, “rất xúc động”, theo Pullela.

 

TOP


ĐTC GPII: Sứ Điệp cho Chúa Nhật Lễ Chúa Tình Thương 3/4/2005


Sau đây là sứ điệp của ĐTC GPII đã dọn sẵn cho ngày Chúa Nhật Lễ Chúa Tình Thương 3/4/2005 để đọc vào giờ kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng sau Thánh Lễ Sáng tại Quảng Trường Thánh Phêrô, như mọi Chúa Nhật trong năm, và đây là sứ điệp cuối cùng từ một giáo triều trên 26 năm của vị giáo hoàng Lòng Thương Xót Chúa:


Anh Chị Em thân mến!


1.     Lời Alleluia Phục Sinh vui lên cũng âm vang vào ngày hôm nay nữa. Bài Phúc Âm của Thánh Gioan hôm nay nói lên rằng Đấng Phục Sinh, vào đêm hôm đó, đã hiện ra với các vị Tông Đồ và “đã tỏ cho các vị thấy đôi tay và cạnh sườn của Người” (Jn 20:20), tức là cho thấy những dấu hiệu của Cuộc Khổ Nạn đau thương còn hằn vết bất khả xóa mờ trên thân xác của Người cả sau khi Người Phục Sinh. Những thương tích hiển vinh này, những thương tích mà 8 ngày sau đó Người đã cho người tông đồ Tôma nghi ngờ chạm tới, đã cho thấy tình thương của Thiên Chúa “vì Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con duy nhất của mình” (Jn 3:16).


Mầu nhiệm yêu thương này là tâm điểm của phụng vụ hôm nay, Chúa Nhật ‘in Albis’, được giành để tôn thờ Lòng Thương Xót Chúa.


2.     Chúa Kitô phục sinh đã hiến ban cho nhân loại, một nhân loại có những lúc dường như bị lạc mất và bị thống trị bởi quyền lực sự dữ, cái tôi và sợ hãi, tặng ân tình ngài yêu thương, một tình yêu tha thứ, hòa giải và phục hồi tinh thần hy vọng. Đó là một tình yêu hoán cải tâm can và ban phát an bình. Thế giới này cần phải hiểu biết và chấp nhận Kòng Thương Xót Chúa biết bao!


Lạy Chúa, Đấng đã tỏ tình yêu thương của Chúa Cha qua Cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa ra, chúng con tin tưởng vào Chúa và tin tưởng lập lại cùng Chúa hôm nay rằng: Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng nơi Chúa, xin thương xót chúng con và toàn thế giới.


3.     Phụng vụ trọng thể của Lễ Truyền Tin là lễ sẽ được cử hành ngày mai, đưa chúng ta đến việc chiêm ngưỡng mầu nhiệm vĩ đại của tình yêu nhân hậu xuất phát từ thánh tâm Chúa Giêsu này bằng ánh mắt của Mẹ Maria. Nhờ Mẹ giúp đỡ, chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa đích thực của niềm vui phục sinh là niềm vui được căn cứ vào niềm tin tưởng rằng Đấng được Đức Trinh Nữ cưu mang trong lòng, Đấng đã khổ nạn và tử giá vì chúng ta, đã thực sự phục sinh. Alleluia Hãy Vui Lên!



TOP


ĐTC GPII: Ai sẽ điều hành Giáo Hội sau khi ngài qua đời trước khi có tân giáo hoàng
 

Văn kiện mang tực đề Tông Huấn Universi Dominici Gregis do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành năm 1996 đã ấn định việc quản trị Giáo Hội sau khi vị giáo hoàng đương nhiệm băng hà và ngôi giáo hoàng chưa được thay thế bằng vị tân giáo hoàng.


Văn kiện này đã ấn định rằng việc cai quản như thế được ủy thác cho “Hồng Y Đoàn để chỉ giải quyết các sinh hoạt vụ bình thường và những vấn đề không thể trì hoãn, để sửa soạn những gì cần thiết trong việc tuyển bầu vị tân Giáo Hoàng”.


Hồng Y Đoàn cần phải thực hiện công việc này “theo những cách thức và trong giới hạn được ấn định” trong Tông Huấn Universi Dominic Gregis.


“Bởi thế, những vấn đề hoàn toàn không được đụng tới là những gì, theo luật lệ hay thực hành, chỉ thuộc về quyền hạn của Giáo Hoàng mà thôi hoặc liên quan tới các qui tắc tuyển bầu một vị tân Giáo Hoàng đã được ấn định trong Tông Hiến này”.


“Hồng Y Đoàn không được đụng chạm gì tới bất cứ những gì liên quan tới những quyền lợi của Tòa Thánh và của Giáo Hội Rôma, lại càng không được phép làm mất hiệu lực đi của bất cứ quyền lợi nào trong những quyền lợi này, dù trực tiếp hay gián tiếp, cho dù có cần phải giải quyết những vấn đề tranh luận hay truy tố những hành động vi phạm đến các quyền lợi này sau khi Vị Giáo Hoàng qua đời hoặc chính thức hưu trí.


“Trong khi trống ngôi Giáo Hoàng, các luật phép được ban bố bởi các vị Giáo Hoàng không được phép sửa đổi hay điều chỉnh, cũng như không được thêm bớt bất cứ sự gì, hoặc tha phép cho bất cứ phần nào trong các luật phép ấy, nhất là liên quan tới những thủ tục quản trị việc tuyển bầu vị Giáo Hoàng.


“Thật vậy, bất cứ những gì thực hiện hay thậm chí cố gắng thực hiện phạm đến qui định này, nhân danh thẩm quyền tối cao của mình, tôi quyên bố là vô hiệu và không thành”.

 

TOP