Đức GPII: Vẫn Sống Trong Lòng Người 2005

ĐTC Biển Đức XVI: Huấn Từ ngỏ cùng các Hàn Lâm Viện Khoa Học và Xã Hội Học

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Giám Mục Balan về Gương Làm Giám Mục của Đức Cố Gioan Phaolô II

ĐTC Biển Đức XVI bày tỏ cảm nhận về cuốn phim “Giáo Hoàng Gioan Phaolô II”

Quốc Hội Ý tưởng niệm Đức Gioan Phaolô II

ĐTC Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 29 Thường Niên về Ngày Kỷ Niệm Được Bầu Làm Giáo Hoàng của Đức Gioan Phaolô II

ĐTC Biển Đức XVI với Cuộc Phỏng Vấn Truyền Hình Balan về Vị Tiền Nhiệm Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhân ngày kỷ niệm 16/10

Đức Gioan Phaolô II là vị  đã phấn khích Khối Công Đoàn Balan chiến đấu bất bạo động

Balan thiết lập “Ngày Gioan Phaolô II”

Tòa Thánh Đính Chính Những Lời Do Thái Tố Cáo Vu Khống Cả ĐTCGPII về Những Lần Ngài Không Lên Án Khủng Bố Do Thái

ĐTC GPII: Bức Thư không gửi cho Kẻ Sát Hại Mình và bức tượng của ngài ở Cuba

ĐTGM John Foley chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Truyền Thông Xã Hội:

“Đức Gioan Phaolô II đã Ôm Lấy Cây Thánh Giá”

Do Thái phát hành tem thư để tưởng nhớ Đức Gioan Phaolô II

Phái Đoàn Hành Hương Nga Sô viếng thăm mộ Đức Gioan Phaolô II mở màn cho Năm Kính Ngài

Bài Nói của ĐTC BĐXVI về Cuốn Phim “Karol, Một Con Người đã Trở Thành Giáo Hoàng”

Cuốn phim truyền hình về Đức Karol Wojtyla

Bài Nói của ĐTC BĐXVI về Cuốn Phim “Karol, Một Con Người đã Trở Thành Giáo Hoàng”

Đức Gioan Phaolô II: Một Gương Mẫu Sống Giản Dị và Thoát Ly

"Đó là thứ Giáo Hội ngài muốn và hôm nay đây ngài tiếp tục xin chúng ta hãy trở nên và hãy sống"

Giới Nhân Bản và Tôn Giáo ca tụng Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Tổng Thống Bush bày tỏ cảm nghiệm sau lễ an táng Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II

Đức Gioan Phaolô II, một Vị Tông Đồ của Tình Thương

Tay Ám Sát ĐTC GPII xin được tham dự lễ an táng của ngài nhưng không được

Gorbachev: "He told me he ... was very, very critical of communism”.

Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush: 'A hero for the ages'”

Tổng Thống Cuba Fidel Castro: "Your departure pains us, dear friend. We wish with fervor that your example will endure."

ĐGH GPII: Các Vị Lãnh Đạo Chư Quốc Hướng Về Vị Giáo Hoàng vừa Tạ Thế

 

 

ĐTC Biển Đức XVI: Huấn Từ ngỏ cùng các Hàn Lâm Viện Khoa Học và Xã Hội Học

 

Sau đây là nguyên văn bài huấn từ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI hôm Thứ Hai 21/11/2005 ngỏ cùng phần tử của Chư Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Khoa Học và Khoa Xã Hội Học, ở Casina Pio IV trong Vườn Vatican, phần liên quan tới Đức Gioan Phaolô II.

 

Thật là trùng hợp đó là chúng ta đang bàn đến đề tài về con người vì chúng ta muốn đặc biệt tôn kính vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Một cách nào đó việc ngài đóng góp không thể chối cãi cho quan niệm Kitô giáo có thể được hiểu như là một thứ suy niệm sâu xa về con người. Ngài đã làm phong phú và quảng diễn quan niệm này nơi các bức thông điệp của ngài cũng như ở các văn kiện khác. Những bản văn ấy tiêu biểu cho một gia sản cần phải được ân cần lãnh nhận, thu thập và áp dụng, đặc biệt bởi Chư Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện.

 

Bởi thế, với lòng tri ân, tôi xin lợi dụng dịp này để tháo tấm vải che bức tượng Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, một pho tượng được ghi khắc bên cạnh hai câu nói đáng nhớ. Chúng nhắc nhở chúng ta về mối quan tâm đặc biệt của Người Tôi Tớ Chúa đây nơi hoạt động thuộc Chư Hàn lâm Viện của anh chị em là các cơ cấu được thành lập năm 1994. Chúng cũng nói lên việc ngài khôn ngoan sẵn sàng dấn thân thực hiện cuộc đối thoại cứu độ với thế giới khoa học và văn hóa, một ước muốn được ký thác đặc biệt cho Chư Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện này. Tôi cầu xin cho những hoạt động của anh chị em được tiếp tục mang lại một cuộc trao đổi tốt đẹp giữa giáo huấn của Giáo Hội về con người và các khoa học cùng xã hội học được anh chị em đại diện. Tôi xin muôn vàn ân phúc thần linh đổ xuống cho tất cả mọi người hiện diện trong dịp quan trọng này.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21/11/2005

 

 

TOP

 

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Giám Mục Balan về Gương Làm Giám Mục của Đức Cố Gioan Phaolô II

 

Trong năm 2005, ĐTC Biển Đức XVI đã gặp gỡ hai đợt các Vị Giám Mục Balan nhân dịp các vị viếng thăm Tòa Thánh Ngũ Niên, đợt nhất và ngày 26/11 và đợt hai vào ngày 3/12.

 

Với các vị Giám Mục Balan đợt 2, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến vấn đề tân truyền bá phúc âm hóa theo chiều hướng của cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ở bài ngài giảng trong lần về thăm quê hương đầu tiên của ngài (cf. Homily, Nowa Huta, No. 3, June 9, 1979; L'Osservatore Romano, English edition [ORE], July 16, p. 11):

 

“Từ Cây Thập Giá ở Nowa Huta xuất phát cuộc tân truyền bá phúc âm hóa, một cuộc truyền bá phúc âm hóa của thiên kỷ thứ hai. Giáo Hội này là chứng nhân và là khẳng định cho việc này. Nó xuất phát từ một đức tin sống động ý thức và Giáo Hội cần phải tiếp tục phục vụ đức tin. Việc truyền bá phúc âm hóa cho tân thiên niên kỷ cần phải qui chiếu về giáo huấn của Công Đồng Chung Vaticanô II. Như Công Đồng dạy, nó cần phải là việc chung của các vị giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, của thành phần cha mẹ và giới trẻ”.

 

Thế rồi, vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhận định về chiều hướng tân truyền bá phúc âm hóa của vị tiền nhiệm của mình như sau:

 

“Vào lúc ấy, đây là một trong những Lên Tiếng Kêu Gọi đầu tiên, nếu không muốn nói là tiên khởi, của vị đại tiền nhiệm của tôi về đề tài tân truyền bá phúc âm hóa. Ngài nói về đệ nhị thiên kỷ, nhưng chắc chắn là ngài bấy giờ đang nghĩ tới đệ tam thiên kỷ.

 

“Dưới sự hướng dẫn của ngài, chúng ta đã tiến vào tân thiên kỷ Kitô Giáo, càng ý thức hơn về cái hợp thời của lời ngài kêu gọi thực hiện việc tân truyền bá phúc âm hóa. Với những lời ngắn ngủi này ngài đã nêu lên mục đích cần phải nhắm tới, đó là phục hồi một đức tin “sống động, ý thức và hữu trách”. Sau đó ngài nói rằng đó là công việc chung của các vị giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân.

 

“Hôm nay tôi muốn chia sẻ về đề tài này với an hem, hỡi chư huynh thân mến. Chúng ta biết rõ là nhân vật chính có trách nhiệm với công việc tân truyền bá phúc âm hóa là giám mục, thành phần gánh vác ‘tria munera’ là ngôn sứ, tư tế và mục vụ.

 

“Trong cuốn sách của mình, ‘Hãy Đứng Lên, Nào Chúng Ta Lên Đường!’ và đặc biệt là ở các chương ‘Vị Mục Tử’, ‘Ta Biết Chiên Ta’ và “Việc Ban Phát Các Bí Tích’, Đức Gioan Phaolô II đã phác họa cuộc hành trình của thừa tác vụ giáo phẩm theo kinh nghiệm của ngài, nhờ đó, thừa tác vụ này có thể mang lại hoa trái.

 

“Chúng ta không cần đề cập đến ở đây diễn tiến của những gì ngài chia sẻ. Tất cả chúng ta đều cần tới cái gia sản ngài đã để lại cho chúng ta và có thể rút tỉa dồi dào từ chứng từ của ngài. Chớ gì ngài là mô phạm cho chúng ta và chớ gì cảm quan của ngài về trách nhiệm đối với Giáo Hội cũng như đối với tín hữu được trao phó cho việc chăm sóc của giám mục trở thành niềm phấn khích cho chúng ta.

 

“Theo sự hướng dẫn của ngài, chúng ta đã tiến vào ngàn năm mới Kitô giáo, với ý thức về tính cách hiệu năng liên lỉ của lời ngài kêu gọi hãy thực hiện việc tân truyền bá phúc âm hóa”.

 

Căn cứ vào kinh nghiệm của Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II người Balan này, những kinh nghiệm được ngài chia sẻ trong cuốn “Đứng lên, nào chúng ta đi” ấy, tác phẩm được xuất bản nhân dịp mừng 40 năm làm giám mục của ngài, vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nhắn nhủ các vị Giám Mục Balan về nhiệm vụ và tinh thần của các vị đối với hàng linh mục của mình, nhất là việc huấn luyện cho thành phần chủng sinh, đối với thành phần tu sĩ nam nữ và đối với giáo dân.

 

Nói về thái độ của vị giám mục với hàng giáo sĩ của mình, Giáo Hoàng Biển Đức đã trích lại lời của Đức Gioan Phaolô II đã viết trong tác phẩm trên như sau:

 

“Bằng lối sống của mình, vị giám mục cho thấy rằng Chúa Kitô ‘là Mô Phạm’ vẫn sống và hằng nói với chúng ta hôm nay đây. Người ta có thể nói rằng một giáo phận phản ảnh lối sống của vị giám mục của mình.

 

“Các nhân đức của ngài – trong sạch, tinh thần nghèo khó và cầu nguyện, lòng chân thành, cảm thức lương tâm – có thể nói được ghi khắc trong tâm hồn của các linh mục thuộc về ngài. Về phần mình, họ sẽ chuyển đạt những giá trị ấy cho thành phần tín hữu họ chăm sóc, và nhờ đó giới trẻ sẽ được dẫn dắt đến chỗ đáp ứng quảng đại lời kêu gọi của Chúa Kitô” ("Rise, Let Us Be on Our Way!", Paulines Publications Africa, 2004, p. 129).

 

Nói về thái độ của vị giám mục với đời sống tu trì nam nữ trong giáo phận của mình, Giáo Hoàng Biển Đức cũng đã trích lại lời của Đức Gioan Phaolô II viết trong tác phẩm trên như sau:

 

“Các dòng tu không bao giờ khiến tôi phải lo lắng, và việc tôi liên hệ với tất cả các dòng tu này đều rất tốt đẹp. Họ gíup tôi rất nhiều trong sứ vụ làm giám mục. Tôi cũng nghĩ tới cả các nguồn lực thiêng liêng bị lớn lao ở các dòng tu chiêm niệm nữa” (ibid., p. 120).


Nói về thái độ của vị giám mục với thành phần giáo dân trong giáo phận của mình, Giáo Hoàng Biển Đức cũng đã trích lại lời của Đức Gioan Phaolô II viết trong tác phẩm trên như sau:

“Những lời của vị đại tiền nhiệm của tôi dẫn chúng ta tới chỗ suy nghĩ về vai trò của thành phần giáo dân nơi công cuộc truyền bá phúc âm hóa: ‘Giáo dân có thể hoàn thành ơn gọi thích hợp của mình nơi trần thế và nên thánh chẳng những bằng việc chủ động tham gia giúp đỡ thành phần nghèo nàn và thiếu thốn, mà còn bằng việc làm cho xã hội thấm nhuần tinh thần Kitô Giáo khi họ thi hành các nhiệm vụ chuyên môn của họ và cống hiến một gương mẫu của đời sống gia đình Kitô Giáo’ ("Rise, Let Us," p. 115).

 

“Vào những thời điểm khi mà Đức Gioan Phaolô II viết: ‘Văn hóa Âu Châu hiện lên như một thứ ‘âm thầm bỏ đạo’ nơi một thành phần dân chúng chủ trương có tất cả những gì họ cần và họ sống như thể không có Thiên Chúa’ ("Ecclesia in Europa," No. 9), Giáo Hội không bao giờ thôi loan báo cho thế giới biết rằng Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng của mình. Nơi công việc này, vai trò của giáo dân là những gì bất khả hoán vị. Chứng từ đức tin của họ đặc biệt trở thành sống động và hiệu nghiệm vì nó xuất phát từ thực tại thường nhật và ở những lãnh vực linh mục khó lòng mà tới được”.

 

Sauk hi nghe huấn từ của Đức Thánh Cha, ĐTGM Stanislaw Dziwisz, TGM Krakow, vị bí thư riêng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II 40 năm trời, đã đại diện chư vị giám mục Balan đợt 2 thân thưa cùng ngài để chẳng những ngỏ lời cám ơn ngài mà còn chính thức lên tiếng mời ngài viếng thăm Balan như sau:

 

“Có một lý do chúng con xin bày tỏ niềm tri ân cảm tạ của chúng con, đó là việc Đức Thánh Cha gắn bó với con người và công cuộc của Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II.

 

“Trước hết, chúng con xin cám ơn Đức Thánh Cha về việc hợp tác khôn ngoan, thông thạo và trung thành suốt giáo triều phong phú và quan trọng này. Chúng con chỉ có thể nghĩ được về việc tham vấn khôn ngoan quí hóa biết bao của Đức Thánh Cha đối với Đức Gioan Phaolô II, cả nơi những vấn đề về thần học khó khăn nhất lẫn những vấn đề liên quan tới sinh hoạt hằng ngày của Giáo Hội Hoàn Vũ.

 

“Chúng con xin cám ơn về việc Đức Thánh Cha dấn thân hỗ trợ vị tiền nhiệm thân yêu của Đức Thánh Cha trong những ngày cuối đời của ngài và về chứng từ của Đức Thánh Cha với tư cách là chủ tịch Hồng Y Đoàn trong lễ an táng.

 

“Chúng con cũng không quên việc Đức Thánh Cha liên tục nhắc lại giáo huấn và gương lành của Đức Gioan Phaolô II nơi các bài nói và hoạt động mục vụ của Đức Thánh Cha.

 

“Và chúng con lại không thể nào không cám ơn Đức Thánh Cha về việc Đức Thánh Cha quyết định giảm bớt thời gian khai mở việc điều tra phong chân phước cho vị Giáo Hoàng thân yêu của chúng ta? Xin cám ơn Đức Thánh Cha!

 

“(Nhân dân Balan) đang nao nức tiếp đón Đức Thánh Cha. Tất cả chúng con đang chờ đợi cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha ở xứ sở của chúng con cũng như ở một Giáo Hội mến yêu Đức Thánh Cha và liên lỉ nguyện cầu hỗ trợ Đức Thánh Cha. Xin Đức Thánh Cha hãy tin tưởng vào những niềm cảm mến này.

 

“Như Đức Thánh Cha biết, Đức Gioan Phaolô II thân yêu của chúng ta không bao giờ tìm cách thắt buộc người ta với con người riêng tư của ngài, mà là với Vị Thừa Kế Thánh Phêrô. Dân nhân của chúng con dứt khoát hiểu được quan niệm này; họ không thôi mến yêu Đức Cố Giáo Hoàng mà cũng mến yêu vị thừa kế ngài như thế nữa.

 

“Con cũng cảm thấy cần phải thưa cùng Đức Thánh Cha rằng nhất là giới trẻ là thành phần đã yêu cầu chúng con hãy tâu cùng Đức Thánh Cha rằng họ mong được gặp gỡ Đức Thánh Cha trong cuộc Đức Thánh Cha viếng thăm Balan. Thật hân hạnh cho con nếu cuộc gặp gỡ này xẩy ra ở Krakow”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp theo mạng điện toán toàn cầu Zenit và

 
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

 

TOP

 

 

 

ĐTC Biển Đức XVI bày tỏ cảm nhận về cuốn phim “Giáo Hoàng Gioan Phaolô II”

 

Tối hôm Thứ Năm 17/11/2005, tại Sảnh Đường Vatican Phaolô VI, cuốn phim “Giáo Hoàng Gioan Phaolô II” đã được duyệt chiếu trước sự hiện diện của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Cuốn phim này do hãng phim Lux Vide và Đài Truyền Hình Ý Quốc thực hiện, cùng với sự hợp tác của những đài truyền hình khác ở Âu Châu và đài CBS của Hoa Kỳ.

 

Sau khi cuốn phim được duyệt chiếu xong, ĐTC đã ngỏ lời cám ơn ông Ettore Bernabei, chủ tịch hãng phim Lux Vide cùng thành phần hợp tác để thực hiện cuốn phim này, một cuốn phim được mở đầu bằng cuộc ám sát đức cố giáo hoàng tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981.

 

“Việc xem phim này đã làm sống lại trong tôi, và tôi nghĩ cũng trong hết mọi người được phúc thân quen với Đức Gioan Phaolô II, một cảm thức biết ơn sâu xa đối với Thiên Chúa vì Ngài đã ban cho Giáo Hội và thế giới một vị Giáo Hoàng có một tầm vóc nhân bản và thiêng liêng cao cả như thế.

 

“Vượt trên tất cả mọi thẩm định khác, tôi cảm thấy cuốn phim này cho thấy một chứng cớ khác… về lòng mến yêu dân chúng giành cho Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, cũng như về việc họ hết lòng muốn tưởng nhớ đến ngài, muốn lại xem thấy ngài, muốn cảm thấy ngài gần gũi. Vượt trên những khía cạnh nông nổi và cảm xúc của mình, hiện tượng này hiển nhiên có một chiều kích thiêng liêng sâu xa, một chiều kích ở Vatican đây chúng ta thấy hằng ngày đông đảo giáo lữ đến nguyện cầu, hay chỉ mau chóng ghé kính viếng, ở mộ của ngài trong Hầm Mộ Vatican.

 

“Mối liên kết cảm tình và thiêng liêng này đối với Đức Gioan Phaolô II, mối liên kết đã trở nên gắn bó hơn nữa trong thời gian cơn bệnh cuối cùng của ngài và việc ngài qua đời, là những gì liên tục không bị gián đoạn. Nó vẫn không bao giờ bị đoạn đứt, vì nó là mối liên hệ giữa các linh hồn, giữa linh hồn cao cả của vị Giáo Hoàng này và các linh hồn của vô vàn tín hữu; giữa tấm lòng từ phụ của ngài và tâm can của muôn vàn con người nam nữ thiện chí công nhận ngài là bạn nghĩa, và là một viên bênh vực con người, bênh vực sự thật, bênh vực tự do và bênh vực hòa bình. Trên khắp thế giới, nhiều người đã ca ngợi nơi ngài trên hết là chứng từ gắn bó và quảng đại đối với Thiên Chúa”. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 18/11/2005

 

 

TOP

 

Quốc Hội Ý tưởng niệm Đức Gioan Phaolô II

 

Sáng ngày Thứ Hai 14/11/2005, quốc hội Ý đã cử hành một nghi thức long trọng để tưởng nhớ đến cuộc viếng thăm đầu tiên của Đức Gioan Phaolô II 3 năm trước. Trong cuộc cử hành này có mục mở tấm khảm nhắc nhớ cuộc gặp gỡ của vị cố giáo hoàng này với thành phần hạ nghị sĩ và thượng nghĩ sĩ Ý ngày 14/11/2002.

 

Vị Giáo Hoàng đương kim Biển Đức XVI đã gửi một sứ điệp cho vị chủ tịch của Chủ Tịch Hạ Viện Pier Ferdinando Casini. Sứ điệp của ngài đã ĐTGM Leonardo Sandri, phụ tá Tổng Vụ của Văn Phòng Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh đọc lên trong cuộc cử hành này, trong đó có những câu tiêu biểu sau đây:

 

“Việc viếng thăm của vị tiền nhiệm thân yêu của tôi tới quốc hội Ý quốc là việc chưa bao giờ có, và được khả hiện nhờ việc hiệp nhất quan điểm rõ ràng về những mối liên hệ giữa Giáo Hội và Quốc Gia; trong nhận thức – như vị Giáo Hoàng này đã nói trong bài diễn từ của ngài – về ‘những thành quả hết sức tích cực’ qua giòng thời gian được những liên hệ này mang lại cho cả Giáo Hội cũng như quốc gia Ý Đại Lợi”.

 

ĐTC Biển Đức viết tiếp: “Bởi thế, vào dịp kỷ niệm tốt đẹp này, tất cả những gì tôi cần phải làm đó là bày tỏ niềm hy vọng rằng tinh thần chân thành và việc kiên trì hợp tác càng trở nên vững chắc hơn nữa. Để bảo đảm cho việc liên lỉ dấn thân cho mục đích này, một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh là Giáo Hội – ở Ý quốc, ở tất cả mọi quốc gia khác trên thế giới, và ở những tổ chức quốc tế khác nhau – không có ý định tìm kiếm cho mình bất cứ một đặc ân nào cho mình hết, mà chỉ muốn bảo đảm cơ hội để thi hành sứ vụ của mình mà thôi, một sứ vụ liên quan tới bản chất thường tình của Quốc Gia. Ngoài ra, nếu hiểu rõ vấn đề, điều này không tương phản với sứ điệp Kitô giáo, trái lại, nó còn có trách nhiệm nữa là đàng khác, như các vị học giả lịch sử văn minh quá biết”.

 

Ngài đã kết thúc sứ điệp của mình khi kêu gọi những vị lập pháp trong Quốc Hội Ý hãy nhớ đến Đức Gioan Phaolô II, “bằng cách lấy nguồn hứng từ các giáo huấn của ngài và cổ võ việc hình thành con người, văn hóa, gia đình, học đường và công ăn việc làm đầy đủ cách xứng đáng, cẩn thận chú ý tới thành phần yếu kém nhất cũng như tới những hình thức nghèo khổ tân cổ”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được VIS phổ biến ngày 15/11/2005 

 TOP

ĐTC Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 29 Thường Niên về Ngày Kỷ Niệm Được Bầu Làm Giáo Hoàng của Đức Gioan Phaolô II

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Hai mươi bảy năm trước đây, vào một ngày như hôm nay đây, Chúa đã kêu gọi Hồng Y Karol Wojtyla, TGM Krakow, để kế vị Đức Gioan Phaolô đệ nhất qua đời ngắn ngủi sau một tháng được tuyển bầu. Với Đức Gioan Phaolô II, một trong những giáo triều dài nhất lịch sử Giáo Hội được mở màn, một giáo triều có vị Giáo Hoàng, “người đến từ một xứ sở xa xôi”, được nhìn nhận là một thẩm quyền về luân lý, kể cả nhiều người không phải Kitô hữu và vô tín ngưỡng, như được chứng tỏ qua các cuộc biểu lộ cảm tình trước cơn bệnh của ngài và niềm thương cảm xót xa sau cái chết của ngài.

 

Trước ngôi mộ của ngài trong hầm mộ Vatican, nhiều tín hữu vẫn không ngừng tiếp tục tuốn đến kính viếng, và điều này cho thấy một dấu hiệu hùng hồn là Đức Gioan Phaolô II yêu dấu của chúng ta đã đi vào lòng người như thế nào, trước hết, là vì chứng từ yêu thương của ngài và việc ngài sẵn sàng chấp nhận khổ đau. Nơi ngài, chúng ta có thể ca tụng sức mạnh của đức tin và lời nguyện cầu của ngài, và cách ngài hoàn toàn phó thác bản thân ngài cho Đức Maria Rất Thánh, vị luôn đồng hành với ngài và bảo vệ chở che ngài, nhất là trong những lúc khốn khó nhất và bi thảm nhất trong cuộc đời của ngài. 

 

Chúng ta có thể diễn tả Đức Gioan Phaolô II như là vị Giáo Hoàng hoàn toàn hiến thân cho Chúa Giêsu nhờ Mẹ Maria, như khẩu hiệu của ngài tỏ tường cho thấy: “Totus tuus”. Ngài đã được tuyển chọn vào giữa tháng mân côi, và chuỗi mân côi, thường được ngài cầm trong tay, trở thành một trong những biểu hiệu cho giáo triều của ngài, một giáo triều được Đức Trinh Nữ trông nom săn sóc bằng mối quan tâm từ mẫu. Qua truyền thanh và truyền hình, tín hữu trên thế giới đã có thể liên kết với ngài vào một số dịp cầu loại kinh Thánh Mẫu ấy, và nhờ gương sáng cùng các giáo huấn của ngài, họ tái nhận thức được ý nghĩa đích thực của kinh nguyện này, một ý nghĩa chiêm niệm và Kitô học (xem tông thư “Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria”, các khoản 9-17).

 

Thật vậy, kinh mân côi không nghịch lại với việc suy niệm Lời Chúa và kinh nguyện phụng vụ; trái lại, kinh nguyện này còn là một thứ bổ túc một cách tự nhiên và tuyệt vời, nhất là để sửa soạn và tạ ơn trong việc cử hành Thánh Thể. Chúng ta chiêm ngưỡng Chúa Kitô là Đấng chúng ta gặp gỡ trong Phúc Âm và nơi các bí tích, ở vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời của Người, qua các mầu nhiệm mân côi vui, sáng, thương và mừng.

 

Nơi học đường Maria, chúng ta nhờ đó học biết liên kết bản thân mình với Người Con thần linh của Mẹ và loan báo Người bằng chính cuộc sống của chúng ta. Nếu Thánh Thể, đối với Kitô hữu, là trọng tâm của ngày sống, thì kinh mân côi góp phần một cách đặc biệt vào việc hiệp thông kéo dài với Chúa Kitrô, và kinh này dạy chúng ta sống bằng ánh mắt tâm can gắn chắt vào Người để chiếu tỏa cho mọi người và mọi sự tình yêu nhân hậu của Người.

 

Chiêm niệm và truyền giáo: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II yêu dấu của chúng ta là như thế. Ngài là thế nhờ mối hiệp nhất sâu xa của ngài với Thiên Chúa, một mối hiệp nhất hằng ngày được nuôi dưỡng bởi Thánh Thể và những giây phút nguyện cầu lâu giờ.

 

Vào giây phút nguyện Kinh Truyền Tin này đây, một giây phút ngài rất yêu chuộng, chúng ta cần phải hân hoan và có nhiệm vụ tưởng nhớ đến ngài nhân dịp mừng kỷ niệm này, lập lại việc chúng ta tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài đã ban cho Giáo Hội và thế giới một vị thừa kế rất xứng đáng của Tông Đồ Phêrô. Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta biết trân quí di sản châu báu của ngài.  

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo tín liệu của Zenit và điện thư VIS ngày 17/10/2005 

 

 

TOP

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Cuộc Phỏng Vấn Truyền Hình Balan về Vị Tiền Nhiệm Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhân ngày kỷ niệm 16/10

Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn của Đài Truyền Hình Balan Quốc (TVP: Polish State Television) nhân dịp Ngày Giáo Hoàng, một ngày đã từng được Balan cử hành vào ngày 16/10 từ 5 năm qua.

 

Cuộc phỏng vấn này được thực hiện bởi vị làm đầu chương trình Công Giáo của TVP là Cha Andrzej Majewski, và được thâu tại Tông Dinh Castelgandolfo để phát hình vào chính ngày Chúa Nhật 16/10/2005. Từ 8 giờ chiều cùng ngày này, bản văn phỏng vấn đây được phổ biến trên mạng điện toán toàn cầu của Đài Phát Thanh Vatican bằng nguyên ngữ Ý quốc, với các phần chuyển dịch sang tiếng Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Sau đây là bản tiếng Anh được VIS gửi đi ngày Thứ Hai 17/10/2005.

 

Vị Lm mở đầu:     Con xin cám ơn Đức Thánh Cha đã ban cho chúng con được thực hiện cuộc phỏng vấn ngắn gọn này, nhân dịp Ngày Giáo Hoàng là ngày vẫn đang được cử hành ở Balan.

 

Vào ngày 16/10/1978, Đức Hồng Y Karol Wojtyla lên làm Giáo Hoàng, và từ đó, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, qua hơn 26 năm, đóng vai trò làm vị Thừa Kế Thánh Phêrô, như Đức Thánh Cha hiện nay, đã cùng với các vị giám mục và hồng y dẫn dắt Giáo Hội. Trong số các vị hồng y này, có Đức Thánh Cha đây, người được vị tiền nhiệm của mình cảm mến và trân trọng: một con người được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô viết trong cuốn “Đứng Lên, Nào Chúng Ta Lên Đường” – con xin được trích lại ở đây những gì Đức Gioan Phaolô II đã viết: “Tôi cám ơn Chúa về sự hiện diện và hỗ trợ của Hồng Y Ratzinger. Ngài là một người bạn đích thực“.

 

Vị Lm hỏi:             Tâu Đức Thánh Cha tình bằng hữu này đã được bắt đầu ra sao và Đức Thánh Cha đã gặp Đức Hồng Y Karol Wojtyla khi nào?

 

ĐTC đáp:               Bản thân tôi đã được gặp ngài trong hai cuộc Mật Nghị Hồng Y năm 1978. Thật ra tôi đã nghe về Hồng Y Wojtyla, nhất là trong việc trao đổi thư từ giữa các vị Giám Mục Balan và Đức vào năm 1965. Các vị Hồng Y Đức nói với tôi về những công lênh và đóng góp lớn lao của vị Hồng Y ở Krakow này, và ngài là hồn sống của vấn đề trao đổi thư tín lịch sử này ra sao. Tôi cũng đã nghe thấy những người bạn đại học nói đến vị thế như là một triết gia và tư tưởng gia của ngài. Thế nhưng, như tôi đã nói, tôi được đích thân gặp gỡ ngài lần đầu tiên trong cuộc Mật Nghị Hồng Y năm 1978. Tôi yêu thích ngài ngay từ lúc đầu, và có Chúa biết, tôi tuy chẳng là gì, vị Hồng Y này lúc ấy liền làm bạn với tôi. Tôi tri ân ngài về niềm tin tưởng ngài đặt nơi tôi. Đặc biệt là khi tôi xem ngài cầu nguyện, tôi đã thấy được và hiểu được rằng ngài là một con người của Thiên Chúa. Cái ấn tượng đầu tiên của tôi về ngài thế này: ngài là một con người sống với Thiên Chúa và sống trong Thiên Chúa. Tôi cũng cảm phục về tình thân ái bất thành kiến trong việc ngài làm bạn với tôi. Nhân một cơ hội khác nhau, ngài đã ngỏ lời với những cuộc mật nghị hồng ý này, và nhờ thế tôi đã được dịp cảm thấy vị thế là một tư tưởng gia của ngài. Không cần phải nói nhiều, ngài cũng đã tạo được một mối liên hệ chân thành, và ngay sau khi được chọn làm Giáo Hoàng, ngài đã gọi tôi đến Rôma một số lần để nói chuyện, rồi cuối cùng ngài đã bổ nhiệm tôi làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin.

 

Vị Lm hỏi:             Như thế thì việc bổ nhiệm này và việc triệu mời về Rôma ấy không có gì là lạ?

 

ĐTC đáp:               Thật là khó xử đối với tôi, vì khi tôi được làm Giám Mục Munich, bằng một cuộc long trọng thánh hiến ở vương cung thánh đường Munich, tôi cảm thấy có trách nhiệm với giáo phận này, hầu như là một cuộc thành hôn vậy. Bởi thế mà tôi cảm thấy bị ràng buộc với giáo phận ấy. Cũng có một số vấn đề chưa được giải quyết, nên tôi không muốn rời giáo phận này trong tình trạng như thế. Tôi đã bàn tất cả những điều ấy với Đức Thánh Cha, một cách rất thẳng thắn, và ngài tỏ lòng rất từ phụ đối với tôi. Ngài đã cho tôi thời gian để suy nghĩ và ngài nói với tôi rằng ngài cũng muốn suy nghĩ nữa. Sau cùng, ngài đã thuyết phục tôi rằng đó là ý muốn của Chúa. Thế nên tôi đã chấp nhận lời mời gọi này và trách nhiệm trọng đại này, một trách nhiệm không dễ dàng và là một trách nhiệm vượt ngoài khả năng của tôi. Thế nhưng, tin tưởng vào tấm lòng nhân ái từ phụ của vị Giáo Hoàng này cũng như vào sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, tôi đã thưa vâng.

 

Vị Lm hỏi:             cái kinh nghiệm này đã kéo dài trên 20 năm…

 

ĐTC đáp:               Phải, tôi đã đến Rôma vào tháng 2 năm 1982 và nó đã kéo dài cho tới khi vị Giáo Hoàng này qua đời năm 2005.

 

Vị Lm hỏi:             Tâu Đức Thánh Cha, theo Đức Thánh Cha nghĩ thì đâu là những lúc quan trọng nhất trong Giáo Triều của Đức Gioan Phaolô II?

 

ĐTC đáp:               Chúng ta có thể nhìn Giáo Triều này theo hai quan điểm: quan điểm hướng ngoại “ad extra” – hướng tới thế giới – và quan điểm hướng nội “ad intra” – hướng về Giáo Hội. Về khía cạnh hướng tới thế giới, đối với tôi, qua những lời lẽ của ngài, qua con người của ngài, qua việc ngài hiện diện, qua khả năng thu hút của ngài, Đức Thánh Cha đây đã tạo nên được một cảm thức mới về các thứ giá trị luân lý, về tầm quan trọng của tôn giáo trên thế giới. Điều này đã mở ra một đường hướng mới, một cảm thức mới về tôn giáo, cũng như về nhu cầu cần đến một chiều kích đạo lý nơi con người. Đặc biệt là tầm quan trọng của vị Giám Mục Rôma đã tăng lên quá sức. Bất chấp những khác biệt và bất kể việc không công nhận vai trò Thừa Kế Thánh Phêrô của mình, tất cả mọi Kitô hữu đều nhìn nhận rằng ngài là một phát ngôn viên của Kitô giáo. Không một ai trên thế giới này, ở tầm mức quốc tế có thể nhân danh Kitô giáo nói năng như con người này, làm cho thực thể Kitô giáo có tiếng vang và quyền lực trên thế giới ngày nay. Ngài là phát ngôn viên cho các thứ giá trị cao cả của nhân loại đối với những người không phải là Kitô hữu cũng như đối với các tôn giáo khác nữa. Ngài có thể kiến tạo một bầu khí đối thoại giữa các đại tôn giáo và một cảm quan đồng trách nhiệm mà tất cả chúng ta cần phải có đối với thế giới. Ngài cũng nhấn mạnh rằng bạo lực và tôn giáo là những gì bất tương hợp, và chúng ta cần phải cùng nhau tìm kiếm đường lối dẫn đến hòa bình, đảm nhận trách nhiệm chung đối với nhân loại. Về tình hình của Giáo Hội, tôi có thể nói rằng, trước hết, ngài biết cách để làm cho giới trẻ thấm nhập lòng nhiệt tình sống với Chúa Kitô. Đây là điều mới lạ, nếu chúng ta nghĩ đến giới trẻ của cuối thập niên sáu mươi và bảy mươi. Giới trẻ ấy đã trở nên hăng say sống cho Chúa Kitô và cho Giáo Hội cũng như cho những thứ giá trị khó khăn thách đố. Chính tư cách của ngài và cái thu hút nơi vai trò lãnh đạo của ngài đã góp phần vào việc động viên giới trẻ trên thế giới sống cho Thiên Chúa và vì mến yêu Chúa Kitô. Trong Giáo Hội, ngài đã tạo nên được một lòng kính mến mới mẻ đồi với Thánh Thể. Chúng ta vẫn còn sống trong Năm Thánh Thể là năm do ngài đầy lòng mến yêu bí tích này mở ra. Ngài đã khơi dậy một ý thức mới về sự cao cả của Tình Thương Thần Linh; và ngài hết sức tôn sùng Đức Mẹ. Nhờ đó, ngài đã hướng dẫn chúng ta tiến tới việc nội tâm hóa đức tin, đồng thời cũng tiến tới chỗ hiệu năng hóa đức tin hơn nữa. Dĩ nhiên chúng ta cần phải đề cập tới việc ngài góp phần thiết yếu vào những đổi thay cả thể trên thế giới trong năm 1989, qua việc cộng tác vào cuộc sụp đổ của xã hội chủ nghĩa.

 

Vị Lm hỏi:             Trong thời gian của những cuộc gặp gỡ riêng tư của Đức Thánh Cha và những cuộc nói chuyện của Đức Thánh Cha với Đức Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha cảm thấy điều gì đặc biệt nhất? Đức Thánh Cha có thể cho chúng con  biết về những lần gặp gỡ cuối cùng của Đức Thánh Cha, có thể là trong năm nay, với Đức Gioan Phaolô II hay chăng?

 

ĐTC đáp:               Được. Tôi đã gặp ngài hai lần vào lúc cuối cùng: một lần tại Bệnh Viện Gemelli, khoảng vào ngày 5 hay 6 Tháng Hai; và lần thứ hai là ngày trước khi ngài qua đời, tại phòng của ngài. Trong lần gặp trước, vị Giáo Hoàng này thấy được là đau đớn song hoàn toàn tỉnh táo và rất ý thức. Tôi đã đến gặp ngài để bàn hỏi về công việc, vì tôi cần ngài quyết định mấy điều. Mặc dù bề ngoài trông có vẻ đớn đau Đức Thánh Cha ấy đã hết sức chăm chú tới những gì tôi nói. Ngài đã nói lên quyết định của ngài chỉ bằng mấy lời, rồi ban phép lành cho tôi. Ngài đã chào tôi bằng Đức ngữ và tỏ ra lòng ngài tin tưởng cùng thân tình với tôi. Tôi rất xúc động khi thấy ngài tỏ ra chịu đựng trong sự hiệp nhất với Chúa Kitô khổ đau, cũng như việc ngài chấp nhận đau đớn với Chúa và cho Chúa như thế nào. Cuộc gặp gỡ lần sau xẩy ra vào ngày trước khi ngài chết: bề ngoài ngài rất ư là đau đớn, và được các bác sĩ cùng thân hữu vây quanh. Ngài vẫn tỏ ra rất tỉnh táo và ngài đã ban phép lành cho tôi. Ngài không thể nói được nhiều nữa. Việc ngài nhẫn nại vào lúc đớn đau ấy là một bài học quí giá cho tôi: khi tôi thấy được ngài tin tưởng rằng ngài ở trong tay Chúa ra sao và ngài đã phó mình cho ý định của Thiên Chúa như thế nào. Mặc dù đớn đau trông thấy, ngài vẫn bình thản, vì ngài ở trong bàn tay của Tình Yêu Thần Linh.

 

Vị Lm hỏi:             Tâu Đức Thánh Cha, thường trong các lời lẽ của mình, Đức Thánh Cha đề cao hình ảnh Đức Gioan Phaolô II và nói Đức Gioan Phaolô II là một vị đại Giáo Hoàng, một vị cố tiền nhiệm đáng kính. Chúng con luôn nhớ những lời Đức Thánh Cha tuyên bố ở Thánh Lễ ngày 20 tháng 4 vừa rồi, những lời quả thực là dâng kính Đức Gioan Phaolô II. Tâu Đức Thánh Cha, chính Đức Thánh Cha đã nói những lời, con xin được trích lại ở đây, là “Dường như ngài đã nắm chặt lấy tay tôi, tôi thấy được đôi mắt long lanh của ngài và nghe được những lời của ngài, những lời mà vào lúc ấy ngài đặc biệt hướng về tôi: “Đừng sợ!” Tâu Đức Thánh Cha, sau cùng là một câu hỏi hết sức riêng tư, đó là Đức Thánh Cha có tiếp tục cảm thấy sự hiện diện của Đức Gioan Phaolô II hay chăng, và nếu có thì như thế nào?

 

ĐTC đáp:               Được. Tôi sẽ bắt đầu bằng cách trả lời phần đầu câu hỏi của cha. Lúc đầu, khi nói về di sản của vị Giáo Hoàng này, tôi đã quên đề cập tới nhiều văn kiện được ngài để lại cho chúng ta – 14 bức thông điệp, nhiều Thư Mục Vụ, và những thứ khác. Tất cả những văn kiện này là một gia sản phong phú vẫn chưa được Giáo Hội hấp thụ hết. Sứ vụ của riêng tôi không phải là ban hành nhiều văn kiện mới mà là để bảo đảm cho việc thấm nhuần các văn kiện của ngài, vì chúng là một kho tàng dồi dào, chúng là một thứ đích thực dẫn giải cho Công Đồng Chung Vaticanô II. Chúng ta biết rằng vị Giáo Hoàng này là người của Công Đồng, ngài đã thấm nhuần tinh thần và ngôn từ của Công Đồng này. Qua những văn kiện ấy, ngài giúp chúng ta hiểu được những gì Công Đồng ấy muốn hay không muốn. Điều ấy giúp cho chúng ta trở thành một Giáo Hội của thời đại chúng ta và cho tương lai. Giờ đây đến phần thứ hai của câu cha hỏi. Vị Giáo Hoàng này luôn gần gũi tôi qua những gì ngài viết: Tôi nghe thấy ngài và thấy ngài nói, nhờ đó mà tôi có thể tiếp tục đối thoại với ngài. Ngài luôn nói với tôi qua những gì ngài viết. Thậm chí tôi biết được cả nguồn gốc của một số những văn kiện ấy. Tôi có thể nhớ đến những cuộc bàn luận chúng tôi đã có với nhau về một số trong các văn kiện này. Bởi vậy mà tôi tiếp tục đàm đạo với Đức Thánh Cha đây. Việc gần gũi này không chỉ bị hạn hẹp vào các ngôn từ và văn bản mà thôi, vì đằng sau những bản văn ấy tôi nghe thấy chính vị Giáo Hoàng này. Một con người về với Chúa vẫn không biến mất. Tôi tin rằng một con người về với Chúa thậm chí còn gần gũi chúng ta hơn nữa, và tôi cảm thấy ngài gần gũi tôi và tôi gần gũi Chúa. Tôi cảm thấy gần gũi vị Giáo Hoàng này, và giờ đây ngài giúp tôi được gần gũi Chúa, và tôi cố gắng để đi vào bầu khí của nguyện cầu ấy, của lòng mến yêu Chúa, mến yêu Đức Mẹ, và tôi ký thác cho lời nguyện cầu của ngài. Đó là một cuộc đối thoại thường xuyên và chúng tôi gần gũi nhau một cách mới mẻ, một cách sâu xa.

 

Vị Lm hỏi:             Tâu Đức Thánh Cha, giờ đây chúng con đang đợi chờ Đức Thánh Cha ở Balan. Nhiều người đang thắc mắc là bao giờ Đức Giáo Hoàng tới Balan?

 

ĐTC đáp:               Đúng, nếu Chúa muốn, và nếu chương trình của tôi cho phép, tôi hết sức muốn tới Balan. Tôi đã nói với Đức Ông Dziwisz về ngày giờ và tôi được cho biết là Tháng Sáu là thời gian tốt nhất. Tất nhiên mọi sự vẫn còn cần phải được sắp xếp với các cơ cấu khác nhau. Dù sao cũng còn quá sớm, nhưng có lẽ vào Tháng Sáu năm tới, nếu Chúa muốn, tôi sẽ đến Balan.

 

Vị Lm Kết:            Tâu Đức Thánh Cha, nhân danh tất cả khán giả của đài truyền hình chúng con, con xin cám ơn Đức Thánh Cha về cuộc phỏng vấn này.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo tín liệu của điện thư VIS ngày 17/10/2005.

 

  TOP

 

Đức Gioan Phaolô II là vị  đã phấn khích Khối Công Đoàn Balan chiến đấu bất bạo động

 

Nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập khối lao động Balan hôm Thứ Hai, 22/8/2005, nguyên chủ tịch của khối này và cựu đệ nhất tổng thống Balan Walesa, khi ngỏ lời cùng lưỡng viện lập pháp Balan, đã nói về Đức Gioan Phaolô II như sau:

 

“Ngài đã không xin chúng tôi thực hiện một cuộc cách mạng, ngài không yêu cầu chúng tôi thực hiện một cuộc lật đổ; trái lại, ngài đề nghị chúng tôi hãy xác định về mình.

 

“Bấy giờ nước Balan và nhiều nước khác đã bừng tỉnh. Bất kể những gì ngày nay được nghĩ tới hay những gì chúng tôi đã phải trả giá, chúng tôi đã thành công trong việc kết thúc một kỷ nguyên chia rẽ, phân khối và biên giới, mở đường cho một kỷ nguyên toàn cầu hóa”.

 

Sau đó, theo chiều hướng mừng kỷ niệm 25 năm thành lập này, đương kim Tổng Thống Balan là Aleksander Kwasniewski, một nguyên bộ trưởng cộng sản, đã cho biết:

 

“25 năm trước đây tôi không ở cùng một bên với anh, Tổng Thống Walesa. Thế nhưng, hôm nay đây tôi tin rằng chính viễn ảnh của ông về Balan là những gì đã dẫn chúng ta đi trên con đường tốt đẹp. Tất cả chúng ta đều sống trong một nước Balan tự do, một đất nước tuy thế không được tự do nếu không có ông là Tổng Thống”.

 

Những cuộc xuống đường ở thành phố Gdansk thuộc miền Baltic cũng như ở các miền khác của đất nước này vào mùa hè năm 1980 đã dẫn tới việc mở màn cho khối lao động độc lập đầu tiên ở Đông Âu.

 

Sau khi bị cấm đoán theo thiết quân luật của Tướng Wojciech Jaruzelski, Khối Công Đoàn này âm thầm chiến đấu cho tới năm 1989, khi nó dẫn thành phần Cộng sản tới việc thương thảo việc ôn hòa chuyển sang chế độ dân chủ. Điều ấy mở màn cho việc sụp đổ của những chính thể độc tài ở các quốc gia liên minh còn lại thuộc Khối Sô Viết.

 

Những việc cử hành kỷ niệm 25 năm Khối Công Đoàn sẽ lên tới tột đỉnh vào hôm Thứ Tư, với một Thánh Lễ ở Gdansk, một Thánh Lễ sẽ được một số vị lãnh đạo trên thế giới tới tham dự. Cuộc cử hành này sẽ được chủ sự bởi đặc sứ của ĐTC Biển Đức XVI là ĐTGM Stanislaw Dziwisz TGP Krekow, vị thư ký riêng lâu đời của Đức Gioan Phaolô II.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 30/8/2005

 

 

  TOP

 

Balan thiết lập “Ngày Gioan Phaolô II”

Cơ quan tín vụ KAI của Balan đã tường trình là quốc hội nước này, với số phiếu là 338 thuận, 3 chống và 2 trống, đã đồng ý thành lập Ngày Gioan Phaolô II trong niên lịch ngày lễ hằng năm của quốc gia, và ngày lễ ấy sẽ là ngày 16/10, ngày kỷ niệm Đức Gioan Phaolô II được bầu làm giáo hoàng.

Bản văn của khoản luật được chuẩn nhận này viết rằng: “Giáo triều của Đức Gioan Phaolô II đã làm biến đổi lịch sử thế giới về tất cả mọi khía cạnh của nó. (Ngày này) thể hiện cái hãnh diện của một con người đại nhân bản, một con người có một nền văn hóa và khoa học sâu xa, đã được hình thành nên bởi truyền thống Balan”.

Ngày này cũng giúp để tưởng nhớ đến vô vàn khởi động của vị nguyên tổng giám mục Krakow, vị sau làm Giáo Hoàng, nhắm đến việc giải quyết những xung khắc về xã hội, chính trị và quốc tế.

“Ngài là một con người của hòa bình và niềm hy vọng. Ngài vạch ra cho toàn thế giới, cho hết mọi cộng đồng, cho tất cả mọi người và từng người rằng sự sống có thể trở nên nhân bản hơn, và dạy cách thức, khi vẫn giữ niềm tin của mình, vẫn biết tỏ ra tôn trọng và yêu thương kẻ khác”.

Tâm Phương, theo Zenit ngày 28/7/2005

  TOP

 

Tòa Thánh Lại Đính Chính về Những Lời Do Thái Tố Cáo Vu Khống Cả ĐTCGPII về Những Lần Ngài Không Lên Án Khủng Bố Tấn Công Do Thái

 

Sau khi vị bộ trưởng ngoại giao Do Thái là Nimrod Barkan bày tỏ những nhận định được đăng trên tờ nhật báo Giêrusalem Post hôm Thứ Ba 26/7, Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh đã phổ biến ghi nhận sau đây vào buổi chiều hôm qua:

 

“Tính cách không vững chắc của những tố cáo vô bằng cố ý chống lại Giáo Hoàng Biển Đức XVI vì không đề cập tới – trong lời nhận định sau kinh Truyền Tin hôm 24/7 – về cuộc khủng bố tấn công ngày 12/7 ở Natanya, Do Thái, không thể nào lại không rõ ràng đối với những ai thực hiện những lời tố cáo này. Có lẽ cũng vì lý do ấy mà người ta đã cố gắng tán thành những lời tố cáo này bằng cách hướng tới những lần được cho rằng Đức Gioan Phaolô II đã tỏ ra im lặng về những cuộc tấn công Do Thái trong những năm qua, thậm chí còn tạo ra những lời chính quyền Do Thái lập đi lập lại xin Tòa Thánh để ý tới vấn đề này, và yêu cầu Tòa Thánh hãy thay đổi thái độ trong tân giáo triều đây.

 

“Về vấn đề ấy, cần phải lưu ý là:

 

“Những lời tuyên bố của Đức Gioan Phaolô II lên án tất cả mọi hình thức khủng bố, và lên án từng hành động khủng bố phạm đến Do Thái, thì rất nhiều và công khai tỏ tường.

 

“Không phải là hết mọi cuộc tấn công Do Thái đều có thể được đáp ứng ngay bởi việc lên án công khai. Có nhiều lý do khác nhau về vấn đề này, trong đó có sự kiện là những cuộc tấn công phạm đến Do Thái ấy đôi khi được xẩy ra bởi những phản ứng lập tức của Do Thái là những hành động không xứng hợp với luật quốc tế. Bởi thế, không thể nào lên án một cuộc khủng bố trước mà lại im lặng trước cuộc trả đũa sau.

 

“Như chính phủ Do Thái có lý không để cho các lời công bố của mình bị sai khiến bởi kẻ khác thế nào thì Tòa Thánh cũng không chấp nhận những bài học và bị điều khiển bởi bất cứ một thẩm quyền nào khác liên quan tới việc chỉ dẫn và nội dung của những lời tuyên bố của mình như thế”.

 

Bản văn của Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh còn được kèm theo bằng một liệt kê một số lời của Đức Gioan Phaolô II từ thời khoảng 1979 đến Tháng 2/2005, một tháng rưỡi trước ngày ngài qua đời, những lời ngài đã lên án việc bạo lực phạm đến thành phần dân chúng và khẳng định quyền lợi của Nước Do Thái được sống trong an ninh và an bình. Cuối cùng bản văn của Tòa Thánh đã kết luật thế này:

 

“Thật là đáng buồn và bỡ ngỡ khi thấy vấn đề xẩy ra một cách thiếu nhận định đối với những gì trong 26 năm Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thường lên tiếng mạnh mẽ và thương cảm về tình trạng thê thảm ở Thánh Địa, lên án tất cả mọi cuộc khủng bố và kêu gọi có những cảm thức nhân bản và hòa bình. Những lời tố cáo phản với sự thật của lịch sử ấy chỉ có lợi cho những ai tìm cách làm dậy lên men hận thù và xung khắc mà thôi, chắc chắn sẽ không giúp gì vào việc cải tiến tình trạng này cả”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo VIS ngày 29/7/2005

 TOP

ĐTC GPII: Bức Thư không gửi cho Kẻ Sát Hại Mình và bức tượng của ngài ở Cuba

Vị thư ký riêng của ĐTC GPII là ĐTGM Stanislaw Dziwisz cho cơ quan tin tức Balan PAP biết là ĐTC GPII đã viết một bức thư cho Ali Agca nhưng không bao giờ gửi.

Theo tờ nhật báo Rzeczpospolita thì trong bức thư ấy, được viết vào khoảng Tháng 5/1981 và 12/1983, ĐTC đã đặt vấn đề với Agca là tại sao người Thổ Nhĩ Kỳ này muốn sát hại ngài: “Tại sao anh lại giết tôi, nếu cả hai chúng ta tin vào sự hiện hữu của một Thiên Chúa duy nhất?”

Bức thư này sẽ được trao cho Đức Ông Slawomir Oder, cáo thỉnh viên của tiến trình tôn phong chân phước của ngài.

Tờ L’Osservatore Romano đã tường trình là ở Cuba đã diễn ta một cuộc khánh thành một bức tượng để tôn kính đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại thành phố Holguin. Các vị giám mục ở quốc gia này đã đến tham dự vào ngày Chúa Nhật 26/6/2005, cũng là ngày kỷ niệm 50 thụ phong linh mục của Giám Mục Héctor Luis Pena giáo phận Holguin.

Hội đồng giám mục nước này cho biết đây là bức tượng đầu tiên ở Cuba dựng nên để tôn kính Đức Gioan Phaolô II, vị đã đến viếng thăm quốc gia hải đảo này vào tháng 1/1998. Bức tượng bằng đồng được khắc bởi các điêu khắc gia Cuba là Henry Wilson và Héctor Carrillo. Bức tượng này là hình ảnh một Đức Gioan Phaolô II ở thế đứng, đội tông mão và cầm tông trượng, đang ban phép lành.

Khi tường trình tin này hôm Thứ Bảy 2/7/2005, tờ L’Osservatore Romano đã trích lại những lời quan trọng của Đức Gioan Phaolô II đã nói ở Cuba trong chuyến viếng thăm lịch sử của ngài: “Chớ gì Cuba hướng tất cả năng lực của mình về thế giới và chớ gì thế giới hướng về Cuba”.

Tâm Phương, theo Zenit ngày 4+6/7/2005

TOP

 

ĐTGM John Foley chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Truyền Thông Xã Hội: “Đức Gioan Phaolô II đã Ôm Lấy Cây Thánh Giá”

 

ĐTGM John Foley chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Truyền Thông Xã Hội, trong Thánh Lễ kính nhớ Đức Gioan Phaolô II của Hiệp Hội Báo Chí Công Giáo ở Orlando đã chia sẻ cảm thức của mình về vị cố giáo hoàng như sau:

 

Mến Chào Anh Chị Em trong Đức Giêsu Kitô,


Một trong những hồi niệm sống động nhất của tôi từ những ngày cuối cùng của cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đó là trong cuộc cử hành Đường Thánh Giá vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh ngài đã tham dự qua vô tuyến truyền hình ở nguyện đường của ngàị việc cử hành này ở Hí Trường Coliseum.

Máy chụp truyền hình trong nguyện đường của ngài được đặt ở đằng sau ngài, vì thế ngài không bị chi phối việc tham dự nghi thức được ngài liên tục đích thân theo dõi những gì bấy giờ tôi dẫn giải qua truyền hình bằng Anh ngữ, khi đọc những bài suy niệm rất cảm kích do chính Đức Hồng Y Joseph Ratzinger dọn.

Vào lúc gần kết thúc của Đường Thánh Giá, có ai đó đã đặt Tượng Chịu Nạn khá lớn trên đầu gối của ĐTC và ngài âu yếm ngắm nhìn hình ảnh Chúa Giêsu. Khi nghe đến những lời "Chúa Giêsu chết trên cây thập tự giá," ĐGH Gioan Phaolô II đã kéo tượng chịu nạn về phía mình rồi ôm lấy cây thập giá.


Cha tự nhủ: Thật là một bài giảng không lời tuyệt vời biết bao! Giống như Chúa Giêsu, ĐGH Gioan Phalô II đã ôm lấy cây thập giá; thật vậy, ngài đã ôm ẵm tượng chịu nạn, cùng với Chúa Giêsu ôm lấy thập giá.

 

Như anh chị em còn nhớ, qua nhiều năm, đã có người đề nghị ĐTGH GPII nên từ nhiệm. ĐTC đã nói như sau: "Chúa Giêsu đã không xuống khỏi thập giá cơ mà".


ĐGH Gioan Phaolô II dạy cho chúng ta biết rằng còn có nhiều cái về vai trò làm giáo hoàng hơn là thuyết giảng hay viết sách hoặc chào hỏi dân chúng và đi thăm quan - mặc dù Ngài thực sự đã làm đủ hết tất cả những việc đó rồi.

ĐTC còn dạy chúng ta sống như thế nào, chịu đựng ra sao, và chết cách nào nữa.

Tất cả chúng ta, là những nhà truyền thông Công giáo, một lần nữa đã học được nơi tất cả những điều ấy là, chúng ta có thể truyền đạt bằng chính con người của mình, cũng như chúng ta truyền đạt bằng những gì chúng ta viết và những gì chúng ta nói.

 

Những ai đã vượt qua đời này vào đời sau được chúng ta hôm nay tưởng nhớ thì giờ đây đều là những người đang được hợp đoàn với vị rất thường được chúng ta nhận định – và tôi dám nói, nếu có một danh sách của những ai cần được tưởng nhớ trong phụng vụ hôm nay, thì chúng ta sẽ bắt đầu với tên của ĐGH Gioan Phaolô II, một con ngườiø truyền thông siêu đẳng, một con người đã từng làm ký giả, viết cho tờ Tygodnik Powschechny ở Krakow, và là một vị Giáo Hoàng được truyền hình nhất trong lịch sử.


Một trong những đại lợi điểm do việc tôi làm ở Roma đó là được mời dùng bữa trưa với ĐTC.


Tôi có nhiều kỷ niệm từ những lần dùng bữa trưa ấy, tôi xin đặc biệt kể lại 2 bữa.

Một lần đó là lần cuối cùng tôi được dùng bữa trưa với ngài – cách đây khoảng 1 năm.

Ngài hỏi rằng: "Huynh có muốn tôi viết một văn kiện đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 40 năm hội đồng của huynh hay chăng?" Tôi tự nhiên nói "dạ muốn." Như một nhà báo tài ba, ngài hỏi --- bằng tiếng Ý, một thứ tiếng tôi có thể chuyển dịch một cách thoải mái -- "Thế hạn chót huynh muốn là lúc nào?" Tôi mới ‘táo bạo’ nói rằng: "Chúng con cần trước Tháng 2 năm 2005 để kịp cho cuộc đại hội của hội đồng chúng con". Ngài nói, "Tôi sẽ cố gắng làm xong cho Cha".

Anh chị em có nghĩ rằng vào ngày Thứ Bảy trước cuộc đại hội của chúng tôi, một đại hội được bắt đầu vào ngày 21/2, chúng tôi đã nhận được văn kiện "Il Rapido Sviluppo" -- "Sự phát triển mau chóng" -- đã được chính ngài ký tên và chuyển đến chúng tôi chỉ vài ngày trước khi ngài nhập bệnh viện?

Trong khi ĐTC Gioan Phaolô II đã bỏ lại một thứ di chúc thư đã được đọc cho các vị hồng y và thực sự cũng đã được chia sẻ với thế giới nữa, thì văn kiện chính yếu chính thức cuối cùng ngài gửi cho chúng tôi, những người về ngành truyền thông, là một bức tông thư.

 

Một bữa trưa khác tôi xin được nhắc lại đó là bữa tôi nói với ngài rằng “Tâu Đức Thánh Cha, ĐTC biết rằng đôi khi những hành động tiêu biểu của ĐTC còn hùng biện hơn là một số bài diễn văn của ĐTC nữa” – có lẽ đây là một điều rất ‘táo tợn’ để nói với Vị Giáo Hoàng!

 

Thế nhưng ngài đáp: “Tôi biết thế – nhưng tôi không có ý gì nơi hầu hết các tác động này; chúng là những hành động tự phát, thế nhưng huynh biết rằng chữ ‘biểu hiệu’ của chúng ta từ tiếng Hy Lạp ‘symbolein’ – ‘qui tụ lại’; nó trái với tiếng Hy Lạp ‘diabolein’ là ‘phân ly, chia rẽ’ – căn ngữ tiếng ‘ma quỉ’ của chúng ta.

 

Ngài nói: “Những hành động biểu hiệu giúp con người ta xích lại với nhau trong an bình và yêu thương”.

Đến giây phút ngài mất -- và ngay cả sau đó, ĐGH GPII đã mang con người lại với nhau trong hòa bình và trong yêu thương.
 

Mong sao những gì chúng ta truyền đạt bằng lời nói và bằng hành động ở một tầm mức nhỏ bé cũng có một tác hiệu như thế - và chớ gì hồi niệm về những vị chúng ta nhắc lại hôm nay đây mang tất cả mọi người chúng ta lại với nhau trong hòa bình và trong yêu thương, bằng một quyết tâm mới trong việc nhắc nhở con người về mục đích của cuộc sống, về giá trị của cái chết và về vận mệnh đời đời của chúng ta với những ai chúng ta mến thương trong Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng Cứu Tinh của chúng ta. 

 

Trần Đại (dịch từ Zenit ngày 27/5/2005)

 

TOP

 

 

Do Thái phát hành tem thư để tưởng nhớ Đức Gioan Phaolô II

Vị Lãnh Sự Do Thái ở Vatican chính thức thông báo việc phát hành tem thư bức hình lịch sử Đức Gioan Phaolô II tại Bức Tường Phía Đông Thành Giêrusalem, nhân dịp mừng sinh nhật 85 tuổi của ngài, 18/5/2005. Tờ L’Osservatore Romano hôm Chúa Nhật 22/5/2005 đã cho biết như thế.

Cũng theo tờ báo bán chính thức này của Tòa Thánh thì Cơ Quan Môi Sinh Do Thái sẽ vận động việc thiết lập một “Công Viên Hội Ngộ Cho Vị Giáo Hoàng của Giới Trẻ” ở Galilê, “nơi liên quan đến Kitô giáo và được Đức Gioan Phaolô mến chuộng, vị trí ấy cũng sẽ xây một sân khấu lộ thiên”.

Sáng kiến này nhắm đến mục đích để “phát triển nơi giới trẻ thuộc về các tôn giáo độc thần khác nhau thứ văn hóa đối thoại để xây dựng một tương lai hòa bình”.

 

TOP

 

 

Phái Đoàn Hành Hương Nga Sô viếng thăm mộ Đức Gioan Phaolô II mở màn cho Năm Kính Ngài

Một phái đoàn hành hương đầu tiên đến Rôma từ Nga sau khi Đức Gioan Phaolô II qua đời sẽ đến kính viếng mộ của vị giáo hoàng không thỏa nguyện lòng mong ước muốn viếng thăm Nga. ĐTGM Tadeusz Kondrusiewicz nói với cơ quan tín liệu AsiaNews biết rằng: “Đức Gioan Phaolô II không thể đến Moscow được thì giờ đây chúng tôi sẽ đến với ngài”.

Vị TGM của TGP Mẹ Thiên Chúa ở Moscow này lãnh đạo phái đoàn 40 người hành hương đã cho biết chính giáo dân đã đến với ngài gợi lên ý tưởng này: “Họ cứ yêu cầu tôi tổ chức chuyến đi này là chuyến đi chúng tôi đã không làm được vào thời điểm an táng vì vấn đề giờ giấc cung ứng. Ngày được chọn cho chuyến đi này là ngày 18/5, ngày sinh nhật của Đức Gioan Phaolô II”.

Cao điểm của chuyến đi này là Thứ Tư 18/5, ngày phái đoàn sẽ dự lễ ở mộ Thánh Phêrô, sau đó cầu nguyện ở mộ Đức Gioan Phaolô II: “Chúng tôi cũng sẽ có mặt ở buổi triều kiến chung Thứ Tư, và chúng tôi sẽ được gặp Đức Biển Đức XVI lần đầu tiên”.

Vị giáo chủ Công giáo Nga này cho biết những người Công giáo Nga lấy làm biết ơn Đức Biển Đức XVI về việc cấp tốc tiến hành tiến trình phong chân phước cho vị tiền nhiệm của ngài: “Ngay sau khi nghe tin bất ngờ về việc bắt đầu tiến trình phong thánh, hàng trăm giáo dân đã đến vương cung thánh đường cầu nguyện và tham dự thánh lễ”.

Vì TGM này nói thêm, ngày 18/5/2005 cũng đánh dấu việc mở màn cho một năm kính nhớ Đức Gioan Phaolô II ở các giáo phận Nga: “Có một số sinh hoạt theo chương trình của chúng tôi, chẳng hạn như luân chuyển việc triển lãm hình ảnh, tổ chức các cuộc hội nghị, và phát hành những cuốn sách của Đức Karol Wojtyla chưa được chuyển dịch sang Tiếng Nga”.

Vị TGM này còn nói người Công giáo Nga cảm thấy có một mối liên hệ mãnh liệt với vị Giáo Hoàng này, vị “đã làm quá nhiều cho Nga Sô”, thế nhưng lòng mong ước của ngài muốn đến thăm Nga không bao giờ hiện thực vì việc mạnh mẽ chống đối của Giáo Hội Chính Thống Nga Sô cùng với những lời cáo buộc dụ giáo của họ. Tuy nhiên, “ngày nay Giáo Hội Chính Thống cở mở đối thoại hơn trước nhiều”.

Vị giáo chủ Giáo Hộio Công giáo Nga sô nhận thấy là “giấc mơ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ thành sự thật”. Vì niềm hy vọng của ngài đã xoáy lấy Đức Biển Đức XVI, vị được Giáo Hội Chính Thống cảm phục về “niềm tin vững chắc và những chủ trương mạnh mẽ về các vấn đề tín lý, chẳng hạn như chủ trương lấy Chúa Kitô làm tâm điểm, ngay cả khi ngài còn là hồng y”. Đó có thể là “một trong những điểm chung” giữa hai giáo hội này.

Vị TGM kết luận và nhấn mạnh rằng trong thế giới ngày nay tất cả mọi người đều “cần một chứng từ chung. Giữa việc toàn cầu hóa và các xung khắc hiện nay, vị thế của Giáo Hội Kitô giáo gần như là vị thế của Shakespeare: ‘một là có hai là không’. Để thắng vượt vị thế này cần phải hợp tác thân tình hơn, một bước tiến quan trọng hướng tới mối hiệp nhất khả dĩ”.

 

TOP

 

Bài Nói của ĐTC BĐXVI về Cuốn Phim “Karol, Một Con Người đã Trở Thành Giáo Hoàng”

Tối Thứ Năm 19/5/2005, cùng với mấy ngàn người tại Sảnh Đường Phaolô VI, ĐTC đã xem cuốn phim “Karol un uomo deventato Papa – Karol, Một Người đã Trở Thành Giáo Hoàng”. Sau khi xem xong phần đầu của cuốn phim cho tới khi Đức Karol lên làm giáo hoàng, ĐTC đã bày tỏ nhận định của mình bằng những lời lẽ chính yếu tiêu biểu liên quan đến hai chế độ độc tài chuyên chế của sự dữ như sau.

Anh Chị Em thân mến,

Tôi muốn diễn tả những cảm thức chung và bày tỏ lòng biết ơn đối với những ai muốn cống hiến cho tôi cũng như cho tất cả anh chị em cơ hội xem cuốn phim cảm kích này tối hôm nay; cuốn phim diễn lại cuộc đời của con người trẻ Karol Wojtyla, cho đến khi ngài được chon làm Giáo Hoàng với danh hiệu “Gioan Phaolô II”.

Tôi xin chào và cám ơn ĐHY Roberto Tucci về việc ngài giới thiệu cuốn phim này. Và tôi muốn ngỏ lời ca ngợi đến vị đạo diễn kiêm tác giả Giacomo Battiato, cũng như đến các tài tử, nhất là tài tử Piotr Adamczyk là người đóng vai Đức Gioan Phaolô II, đến nhà sản xuất phim Pietro Valsecchi cũng như đến các đài Taodue và Mediaset.

Tôi thân ái gửi lời chào đến quí Hồng Y, Giám Mục, linh mục, các Vị Thẩm Quyền và tất cả những ai muốn tham dự vào việc xem phim này để tôn kính Vị Giáo Hoàng yêu dấu của chúng ta vừa tạ thế. Tất cả chúng ta đều nhớ đến ngài với niềm cảm xúc sâu xa và tri ân chân thành. Hôm qua là ngày ngài mừng sinh nhật 85 của ngài.

“Karol, Một Con Người đã Trở Thành Giáo Hoàng” là nhan đề của một thảm kịch được trích từ bản văn của Gian Franco Svidercoschi. Phần thứ nhất, như chúng ta đã xem, nhấn mạnh đến những gì đã xẩy ra ở Balan dưới thời Nazi chiếm đóng” và ngài nói tới “tình trạng bị đàn áp của nhân dân Balan cũng như cuộc diệt chủng Do Thái. Đây là những tội ác tàn bạo cho thấy tất cả cái xấu xa dữ ác nơi ý hệ Nazi.

Rùng mình trước quá nhiều khổ đau và quá nhiều bạo lực, con người trẻ Karol đã quyết định biến đổi cuộc đời của mình, khi đáp lại tiếng gọi thần linh đi làm linh mục. Cuốn phim này có những cảnh và những đoạn có tính cách thô bạo đã khơi lên nơi khán giả tự nhiên cảm thấy kinh hoàng “muốn quay đi”, và kích thích họ nghĩ đến những gì sâu xa của tội lỗi có thể ẩn náu nơi linh hồn con người.

Khi khơi lên những gì lầm lạc như thế thì đồng thời nó cũng làm nổi lên nơi tất cả những ai biết suy nghĩ đúng đắn quyết tâm thực hiện tất cả những gì có thể để bảo đảm rằng những hành động man di mọi rợ phi nhân ấy không bao giờ còn tái diễn nữa”.

Việc xem phim hôm nay xẩy ra chỉ sau vài ngày kỷ niệm 60 năm chấm dứt Thế Chiến Thứ II. Vào ngày 8/5/1945 là ngày đánh dấu việc chấm dứt của một thảm cảnh khủng khiếp đã gieo rắc hủy diệt và chết chóc ở Âu Châu cũng như trên thế giới với một mức độ chưa từng có.

Mười năm trước đây, Đức Gioan Phaolô II đã viết rằng Thế Chiến II đã là những gì tỏ tường hơn bao giờ hết cho thấy nó như là một ‘cuộc tự sát nhân loại’. Bất cứ lúc nào con người bị một ý hệ độc tài nào đó đè nén thì toàn thể nhân loại bị trầm trọng đe dọa. Những hồi niệm ấy không được phai nhạt theo thời gian, trái lại, chúng phải tồn tại như một bài học thực sự cho các thế hệ của chúng ta cũng như mai hậu. Chúng ta có nhiệm vụ phải nhắc nhở mình và kẻ khác, nhất là giới trẻ, về những hình thức bạo lực chưa từng thấy có thể xẩy ra bởi thái độ khinh bỉ con người và việc vi phạm đến các thứ nhân quyền”.

Chúng ta lại không thấy được hay sao dự án thần linh nơi sự kiện là trên Ngài Tòa Thánh Phêrô vị Giáo Hoàng Balan được kế vị bởi một người công dân Đức Quốc, nơi chế độ Nazi đã củng cố mình bằng tính chất cực kỳ độc hại, trước khi tấn công láng giềng của mình, nhất là Balan?

Cả hai vị Giáo Hoàng này, trong thời còn trẻ, mặc dù ở hai bên khác nhau và ở hai trường hợp khác nhau, đều bị buộc phải trải qua cái dã man mọi rợ của Thế Chiến Thứ Hai cũng như tình trạng bạo lực vô nghĩa được con người và các dân tộc sử dụng để phạm đến nhau.

Trong những ngày cuối cùng của Công Đồng Chung Vaticanô II được tổ chức ở Rôma đây, những vị Giám Mục Balan đã đồng ký tên vào “Bức Thư Hòa Giải” với các vị Giám Mục Đức Quốc; bức thư này đã chất chứa những lời để đời vẫn còn vang vọng trong tâm hồn của chúng ta hôm nay đây: “Chúng tôi tha thứ và xin được thứ tha”.

Trong bài giảng Chúa Nhật vừa rồi tôi đã nhắc nhở các vị tân linh mục là ‘không gì có thể cải tiến trên thế giới này, nếu không thắng vượt sự dữ; và sự dữ chỉ có thể bị chế ngự bằng lòng thứ tha’ (L'Osservatore Romano English Edition, 18 May, p. 7). Chớ gì việc cùng nhau thành tâm lên án chủ nghĩa Nazi và chủ nghĩa Cộng Sản vô thần góp phần vào việc mọi người dấn thân xây dựng vấn đề hòa giải và hòa bình theo chiều hướng thứ tha.

Đức Gioan Phaolô II thân yêu của chúng ta nhắc nhở chúng ta rằng “Tha thứ không có nghĩa là quên đi, nếu hồi niệm là qui luật của lịch sử thì việc thứ tha là quyền năng của Thiên Chúa, quyền năng của Chúa Kitô đang hoạt động nơi những thăng trầm của con người” (cf. "Insegnamenti di Giovanni Paolo II," XVII/2 [1994], p. 250). Hòa bình trước hết là tặng ân của Thiên Chúa, Đấng làm cho dậy lên những cảm thức yêu thương và đoàn kết nơi tâm can của con người đón nhận hòa bình.


Tôi hy vọng rằng, nhờ chứng từ này của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được tưởng niệm ở cuốn phim ý nghĩa này, mỗi người sẽ lập lại nơi những gì thực hiện – mỗi người ở lãnh vực của mình và tùy theo phương tiện của mình – để phục vụ hoạt động tối hậu cho hòa bình ở Âu Châu cũng như trên toàn thế giới.

Tôi xin ký thác niềm hy vọng hòa bình được tất cả chúng ta ấp ủ trong lòng mình cho việc chuyển cầu từ mẫu của Trinh Nữ Maria, Vị được đặc biệt tôn kính trong Tháng Năm này. Xin Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình phấn khích việc quảng đại góp phần của những ai muốn dồn nỗ lực của mình vào việc xây dựng nền hòa bình chân thực trên những trụ cột vững chắc là chân lý, công lý, tự do và yêu thương. Với những cảm thức ấy, tôi ban Phép Lành Tòa Thánh cho tất cả mọi người.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu bằng tiếng Ý của Tòa Thánh được Zenit chuyển ngữ sang Anh ngữ và phổ biến ngày 12/6/2005


 

TOP

 

 

Cuốn phim truyền hình về Đức Karol Wojtyla

Đức Giáo Hoàng, vào ngày 19/5/2005, tức sau ngày kỷ niệm sinh nhật của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 18/5, sẽ coi cuốn phim về vị tiền nhiệm của mình tại Sảnh Đường Phaolô VI. Cuốn phim mang tựa đề là “Karol, Một Con Người Trở Thành Giáo Hoàng”.

Cuộc trình chiếu về vị giáo hoàng tiền nhiệm này đã được thực hiện hôm 14/4 tại Sảnh Đường Phaolô VI song đức tân giáo hoàng không thể tham dự. Hai buổi phát hình ở Ý này đã diễn ra vào ngày 18-19/4, một cuốn phim truyền hình dựa vào tác phẩm “Câu Truyện về Karol” của ký giả Gianfranco Svidercoschi, một người bạn của Đức Gioan Phaolô II. Vị tác giả này cũng là người hợp taá với ĐGH viết cuốn “Tặng Ân và Mầu Nhiệm”, đã nói với mạng điện toán toàn cầu Zenit rằng vào lúc này đây các nhà sản xuất phim đang thực hiện phần 2 của cuốn phim là phần nói lên trên 26 năm giáo triều của ngài.

Màn nhất của phần hai sẽ tập trung vào hoạt động của ngài trong việc đối đầu với cộng sản, trong khi đó ở màn hai cho thấy ngài đối đầu với chủ nghĩa hưởng thụ, với những đe dọa sự sống, với giới trẻ v.v.


Hai buổi trình chiếu này đã đạt được kỷ lục khán giả xem truyền hình ở Ý quốc trong tháng vừa rồi. Đạo diễn của cuốn phim là Giacomo Battiato, và vai Karol Wojtyla được tài tử Balan Piotr Adamczyc đóng. Hai nhà sản xuất cuốn phim này là Universal Pictures Italy và Taoduefilm, sẽ tặng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI một đĩa hình (DVD) cuốn phim này. Lợi nhuận của cuốn phim một phần được sử dụng cho dự án tiếp nhận và hội nhập thành phần thanh thiếu niên bị bỏ rơi ở Rwandan.

Ký giả Gianfranco Svidercoschi cũng là nguyên phụ tá chủ bút tờ L’Osservatore Romano hiện đang làm việc cho tờ nhật báo Rôma II Tempo đã nói với mạng điện toán toàn cầu Zenit, những lời được Zenit phổ biến ngày 17/5/2005 như sau:

“Từ ban đầu tôi đã hiểu được rằng bí mật của giáo triều này là ở những năm còn ở Balan của Đức Karol Wojtyla. Tôi lại càng hiểu được hơn nữa vào năm 1996, khi tôi thực hiện cuốn ‘Tặng Ân và Mầu Nhiệm’ với ĐGH, nhân dịp kỷ niệm mừng kim khánh 50 năm thụ phong linh mục của ngài.

“Bấy giờ tôi đã hiểu được vị giáo hoàng này hơn. Có một câu trong cuốn sách đó viết như thế này: ‘Tôi đã biết được chủ nghĩa Nazi và sau đó là chủ nghĩa Cộng sản từ bên trong, tức là, hiểu được những trại tiêu diệt và tập trung cùng những gulags… Nhờ thế mới có thể hiểu được cảm quan của tôi trong việc hoạt động cho con người cùng quyền lợi của con người’.

“Tất cả mọi vị Giáo Hoàng trong thế kỷ thứ 20 đều lên tiếng chống lại chiến tranh và phò quyền làm người, thế nhưng, có lẽ không có một vị nào làm như thế với kiến thức thúc đẩy như Đức Gioan Phaolô II. Ngài đã ‘đích thân’ sống dưới những chế độ độc tài của thế kỷ qua.

“Thật thế, cuốn phim này được bắt đầu bằng cuộc bùng nổ của Thế Chiến Thứ Hai, vào ngày 1/9/1939 – từ biến cố Balan bị xâm chiếm. Bấy giờ Đức Karol Wojtyla đã cùng với thân phụ vượt thoát đảng Nazi bằng đường bộ sang miền Đông. Khi hai vị tới sông San, họ thấy những người lính Balan kêu to lên rằng: ‘Trở về, trở về, quân So Viết đang tới!’

“Đó là lý do tại sao ngài là một nhân chứng có uy tín khi nói về hòa bình, và cũng vì lý do này giáo triều của ngài mang đặc tính bênh vực con người, bênh vực nhân quyền. Để hiểu được giáo triều này, người ta cần phải hiểu được những gì ngài đã trải qua ở Balan….

“Tôi không làm như ký giả Vittorio Messori đã thực hiện, người đã viết ra những câu hỏi cho cuốn sách ‘Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng’”, cuốn sách bán chạy nhất vào năm 1994. “Thật vậy, tôi đã viết một thứ bản thảo gợi ý để nhờ đó vị Giáo Hoàng này có thể nhớ lại những năm ấy.

“Chẳng hạn, tôi đã thuật lại biến cố vào một buổi sáng mùa thu năm 1943, Karol Wojtyla, đi đôi guốc, băng ngang qua Krakow để tìm gặp vị giám đốc chủng viện để nói với vị này rằng: ‘con muốn làm linh mục’. Đoạn tôi hỏi ngài rằng: ‘Thưa ĐTC, tại sao ĐTC quyết định làm linh mục?’ ĐGH đã trả lời trong cuốn sách”.

Cuối cùng thì cuốn sách ấy đã được quyết định đem xuất bản chỉ những gì được ĐTC viết, không nhắc đến những lời gợi ý liên hệ. Đó là lý do tại sao Đức Gioan Phaolô II đã cám ơn vị ký giả này trong Lời Mở Đầu. Văn Phòng Quốc Vụ Khanh đã xin vị ký giả ấy giới thiệu cuốn sách cho báo chí.

ĐTGM Stanislaw Dziwisz, vị bí thư của ĐTC, đã yêu cầu cha Pawel Ptasznik, vị đặc trách phần vụ về Balan ở văn phòng Quốc Vụ Khanh, xem cuốn phim và đề nghị những điều chỉnh nếu cần. Tuy nhiên, phần điều chỉnh ấy không có nghĩa là được tòa thánh Vatican chính thức chấp thuận.

 TOP

Bài Nói của ĐTC BĐXVI về Cuốn Phim “Karol, Một Con Người đã Trở Thành Giáo Hoàng”

Tối Thứ Năm 19/5/2005, cùng với mấy ngàn người tại Sảnh Đường Phaolô VI, ĐTC đã xem cuốn phim “Karol un uomo deventato Papa – Karol, Một Người đã Trở Thành Giáo Hoàng”. Sau khi xem xong phần đầu của cuốn phim cho tới khi Đức Karol lên làm giáo hoàng, ĐTC đã bày tỏ nhận định của mình bằng những lời lẽ chính yếu tiêu biểu liên quan đến hai chế độ độc tài chuyên chế của sự dữ như sau.

Anh Chị Em thân mến,

Tôi muốn diễn tả những cảm thức chung và bày tỏ lòng biết ơn đối với những ai muốn cống hiến cho tôi cũng như cho tất cả anh chị em cơ hội xem cuốn phim cảm kích này tối hôm nay; cuốn phim diễn lại cuộc đời của con người trẻ Karol Wojtyla, cho đến khi ngài được chon làm Giáo Hoàng với danh hiệu “Gioan Phaolô II”.

Tôi xin chào và cám ơn ĐHY Roberto Tucci về việc ngài giới thiệu cuốn phim này. Và tôi muốn ngỏ lời ca ngợi đến vị đạo diễn kiêm tác giả Giacomo Battiato, cũng như đến các tài tử, nhất là tài tử Piotr Adamczyk là người đóng vai Đức Gioan Phaolô II, đến nhà sản xuất phim Pietro Valsecchi cũng như đến các đài Taodue và Mediaset.

Tôi thân ái gửi lời chào đến quí Hồng Y, Giám Mục, linh mục, các Vị Thẩm Quyền và tất cả những ai muốn tham dự vào việc xem phim này để tôn kính Vị Giáo Hoàng yêu dấu của chúng ta vừa tạ thế. Tất cả chúng ta đều nhớ đến ngài với niềm cảm xúc sâu xa và tri ân chân thành. Hôm qua là ngày ngài mừng sinh nhật 85 của ngài.

“Karol, Một Con Người đã Trở Thành Giáo Hoàng” là nhan đề của một thảm kịch được trích từ bản văn của Gian Franco Svidercoschi. Phần thứ nhất, như chúng ta đã xem, nhấn mạnh đến những gì đã xẩy ra ở Balan dưới thời Nazi chiếm đóng” và ngài nói tới “tình trạng bị đàn áp của nhân dân Balan cũng như cuộc diệt chủng Do Thái. Đây là những tội ác tàn bạo cho thấy tất cả cái xấu xa dữ ác nơi ý hệ Nazi.

Rùng mình trước quá nhiều khổ đau và quá nhiều bạo lực, con người trẻ Karol đã quyết định biến đổi cuộc đời của mình, khi đáp lại tiếng gọi thần linh đi làm linh mục. Cuốn phim này có những cảnh và những đoạn có tính cách thô bạo đã khơi lên nơi khán giả tự nhiên cảm thấy kinh hoàng “muốn quay đi”, và kích thích họ nghĩ đến những gì sâu xa của tội lỗi có thể ẩn náu nơi linh hồn con người.

Khi khơi lên những gì lầm lạc như thế thì đồng thời nó cũng làm nổi lên nơi tất cả những ai biết suy nghĩ đúng đắn quyết tâm thực hiện tất cả những gì có thể để bảo đảm rằng những hành động man di mọi rợ phi nhân ấy không bao giờ còn tái diễn nữa”.

Việc xem phim hôm nay xẩy ra chỉ sau vài ngày kỷ niệm 60 năm chấm dứt Thế Chiến Thứ II. Vào ngày 8/5/1945 là ngày đánh dấu việc chấm dứt của một thảm cảnh khủng khiếp đã gieo rắc hủy diệt và chết chóc ở Âu Châu cũng như trên thế giới với một mức độ chưa từng có.

Mười năm trước đây, Đức Gioan Phaolô II đã viết rằng Thế Chiến II đã là những gì tỏ tường hơn bao giờ hết cho thấy nó như là một ‘cuộc tự sát nhân loại’. Bất cứ lúc nào con người bị một ý hệ độc tài nào đó đè nén thì toàn thể nhân loại bị trầm trọng đe dọa. Những hồi niệm ấy không được phai nhạt theo thời gian, trái lại, chúng phải tồn tại như một bài học thực sự cho các thế hệ của chúng ta cũng như mai hậu. Chúng ta có nhiệm vụ phải nhắc nhở mình và kẻ khác, nhất là giới trẻ, về những hình thức bạo lực chưa từng thấy có thể xẩy ra bởi thái độ khinh bỉ con người và việc vi phạm đến các thứ nhân quyền”.

Chúng ta lại không thấy được hay sao dự án thần linh nơi sự kiện là trên Ngài Tòa Thánh Phêrô vị Giáo Hoàng Balan được kế vị bởi một người công dân Đức Quốc, nơi chế độ Nazi đã củng cố mình bằng tính chất cực kỳ độc hại, trước khi tấn công láng giềng của mình, nhất là Balan?

Cả hai vị Giáo Hoàng này, trong thời còn trẻ, mặc dù ở hai bên khác nhau và ở hai trường hợp khác nhau, đều bị buộc phải trải qua cái dã man mọi rợ của Thế Chiến Thứ Hai cũng như tình trạng bạo lực vô nghĩa được con người và các dân tộc sử dụng để phạm đến nhau.

Trong những ngày cuối cùng của Công Đồng Chung Vaticanô II được tổ chức ở Rôma đây, những vị Giám Mục Balan đã đồng ký tên vào “Bức Thư Hòa Giải” với các vị Giám Mục Đức Quốc; bức thư này đã chất chứa những lời để đời vẫn còn vang vọng trong tâm hồn của chúng ta hôm nay đây: “Chúng tôi tha thứ và xin được thứ tha”.

Trong bài giảng Chúa Nhật vừa rồi tôi đã nhắc nhở các vị tân linh mục là ‘không gì có thể cải tiến trên thế giới này, nếu không thắng vượt sự dữ; và sự dữ chỉ có thể bị chế ngự bằng lòng thứ tha’ (L'Osservatore Romano English Edition, 18 May, p. 7). Chớ gì việc cùng nhau thành tâm lên án chủ nghĩa Nazi và chủ nghĩa Cộng Sản vô thần góp phần vào việc mọi người dấn thân xây dựng vấn đề hòa giải và hòa bình theo chiều hướng thứ tha.

Đức Gioan Phaolô II thân yêu của chúng ta nhắc nhở chúng ta rằng “Tha thứ không có nghĩa là quên đi, nếu hồi niệm là qui luật của lịch sử thì việc thứ tha là quyền năng của Thiên Chúa, quyền năng của Chúa Kitô đang hoạt động nơi những thăng trầm của con người” (cf. "Insegnamenti di Giovanni Paolo II," XVII/2 [1994], p. 250). Hòa bình trước hết là tặng ân của Thiên Chúa, Đấng làm cho dậy lên những cảm thức yêu thương và đoàn kết nơi tâm can của con người đón nhận hòa bình.


Tôi hy vọng rằng, nhờ chứng từ này của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được tưởng niệm ở cuốn phim ý nghĩa này, mỗi người sẽ lập lại nơi những gì thực hiện – mỗi người ở lãnh vực của mình và tùy theo phương tiện của mình – để phục vụ hoạt động tối hậu cho hòa bình ở Âu Châu cũng như trên toàn thế giới.

Tôi xin ký thác niềm hy vọng hòa bình được tất cả chúng ta ấp ủ trong lòng mình cho việc chuyển cầu từ mẫu của Trinh Nữ Maria, Vị được đặc biệt tôn kính trong Tháng Năm này. Xin Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình phấn khích việc quảng đại góp phần của những ai muốn dồn nỗ lực của mình vào việc xây dựng nền hòa bình chân thực trên những trụ cột vững chắc là chân lý, công lý, tự do và yêu thương. Với những cảm thức ấy, tôi ban Phép Lành Tòa Thánh cho tất cả mọi người.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu bằng tiếng Ý của Tòa Thánh được Zenit chuyển ngữ sang Anh ngữ và phổ biến ngày 12/6/2005


 

TOP

Đức Gioan Phaolô II: Một Gương Mẫu Sống Giản Dị và Thoát Ly

Tối Thứ Tư 13/4, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, ĐTGM Leonardo Sandri, phụ tá Văn Phòng Quốc Vụ Khanh đã chủ tế thánh lễ thứ sáu trong tuần cửu nhật cầu cho Đức cố Thánh Cha Gioan Phaolô II, một Thánh Lễ được giành riêng cho giáo triều Rôma. Trong bài giảng của mình, vị TGM này đã chia sẻ cảm nhận của mình về vị giáo hoàng vừa quá cố như sau:

“Đối với chúng ta, công việc trước tiên của chúng ta đó là làm cho sinh hoa kết trái di sản được vị Giáo Hoàng phi thường này để lại cho Giáo Hội cũng như cho toàn thế giới trong suốt cuộc đời của ngài cũng như vào giây phút lâm chung của ngài.

“Trong Tông Thư ‘Vào Lúc Mở Màn cho Một Tân Thiên Kỷ’, được vị Giáo Hoàng này ký ban hành vào lúc kết thúc Đại Năm Thánh 2000, ngài đã vạch ra những đường hướng để bắt đầu cho đệ tam thiên niên Kitô giáo, khi khẳng định rằng Công Đồng Chung Vaticanô II là ‘địa bàn vững chắc’ hướng dẫn Giáo Hội hành trình tiến vào ngàn năm thứ ba… Bằng việc mở Năm Mân Côi, ngài lại muốn nhấn mạnh đến tầm vóc quan trọng của việc tôn sùng Trinh Nữ Maria. Với đặc biệt Năm Thánh Thể chúng ta hiện sống đây… vị Giáo Hoàng này muốn lập lại vai trọng trọng yếu của mầu nhiệm Thánh Thể trong Giáo Hội”.

Vị TGM chủ tế còn đề cao tình yêu cao cả của đức cố giáo hoàng “đối với Chúa Kitô, Đấng thực sự hiện diện trong Bí Tích trên bàn thờ. Tình yêu này đã trở thành như một lời kêu khẩn theo nhan đề của bức Tông Thư ‘Xin Chúa ở với chúng con’, văn kiện cuối cùng của ngài cho Năm Thánh Thể”.

“Những ai có thể theo dõi sinh hoạt hằng ngày của vị Giáo Hoàng này hầu như khít khao đều chứng kiến thấy tình yêu sâu xa này của ngài đối với Thánh Thể. Trước khi quyết định điều gì quan trọng, ngài đều bỏ nhiều giờ trước Bí Tích Cực Thánh, mang theo những giấy tờ để nghiên cứu vào nguyện đường riêng của ngài, và giành giờ suy tư nguyện cầu trước Nhà Tạm. Mỗi một quyết định bởi thế luôn là và chỉ là nhưữg gì xuất phát từ việc tìm kiếm ý muốn của Thiên Chúa và cho thiện ích thực sự của Giáo Hội”.

Vị TGM giảng thuyết còn đề cập tới “một yếu tố mới xuất phát từ nhân cách và linh đạo của vị Giáo Hoàng này, nhất là trong những tháng đánh dấu sức khỏe của ngài càng ngày càng suy kiệt, đó là tính cách giản dị và nghèo khó nơi đời sống của ngài. Những ai đã có dịp được gặp gỡ ngài trong một số trường hợp nào đó vào những tuần lễ cuối cùng đều không thể tránh được cái cảm giác cảm phục về tính cách sơ sài nơi đồ dùng chung quanh ngài, cũng như cảm phục về sự khiêm tốn cùng đơn sơ của ngài, về cảm thức ly thoát của ngài cũng như việc ngài hoàn toàn phó mình trong tay Chúa”.

Vị TGM kết luận: “Đây là một đại mô phạm và là một giáo huấn quí giá được vị cố giáo hoàng này để lại cho mỗi một người chúng ta là thành phần được kêu gọi để làm việc ở Giáo Triều Rôma, trung tâm điểm của thế giới Công giáo. Đó là một mẫu gương về tính cách đơn sơ giản dị và thoát ly, về việc trung thành phục vụ vô vị lợi cho vườn nho Chúa, về việc sẵn sàng và dễ dạy tuân hợp ý muốn của Thiên Chúa”.
 

 TOP

"Đó là thứ Giáo Hội ngài muốn và hôm nay đây ngài tiếp tục xin chúng ta hãy trở nên và hãy sống"

Theo lịch trình tuần cửu nhật kể từ ngày an táng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II Thứ Sáu 8/4/2005, hôm Chúa Nhật, vào lúc 5 giờ chiều, tại Đền Thờ Vatican, ĐHY Camillo Ruini, tổng đại diện giáo phận Rôma đã chủ tế Thánh Lễ ‘novendiali’, với nhiều vị hồng y, giám mục và linh mục đồng tế.

Trong bài giảng của mình, ngỏ lời cùng tín hữu thuộc giáo phận Rôma (vì thánh lễ này là thánh lễ giành riêng cho họ), đã tự hỏi rằng làm sao Đức GPII đã có thể “quá gần gũi với chúng ta và đã đi sâu vào lòng người dân Rôma như thế, cũng như vào tâm hồn của người dân Ý cùng rất nhiều người dân trên thế giới. Câu trả lời dễ dàng và đầy ý nghĩa đó là vì ngài đã và vẫn còn là một người anh và một người cha đối với hết mọi người, vì ngài là một con người của Thiên Chúa, vì ngài đã sống liên lỉ trước nhan Thiên Chúa, thân mật hiệp nhất với Ngài và hoàn toàn phó mình cho tình thương vô biên của Ngài”.

Tuy nhiên, vị hồng y chủ tế nói tiếp, “sự gần gũi thân mật ngoại thường với Thiên Chúa ấy vẫn không làm cho ngài tách biệt khỏi chúng ta… Trái lại, Đức GPII thật sự là một con người, một con người hoàn toàn biết thưởng thức hương hoa của đời sống, từ cái đẹp của nghệ thuật, của thi ca và của thiên nhiên, đến cái tráng kiện của thể thao cũng như đến lòng can đảm trước những quyết định khó khăn nhất.

Vị hồng y tổng quản giáo phẩn Rôma này đã nhắc lại việc đức cố GH đã viếng thăm 301 trong 333 giáo xứ ở Rôma, thánh lễ hằng năm cho sinh viên đại học ngay trước Lễ Giáng Sinh, và cuộc gặp gỡ giới trẻ trước Chúa Nhật Lễ Lá. Vị hồng y này cũng đề cập tới cả những phát động về mục vụ của ngài, như triệu tập công đồng giáo phận năm 1986, và tổ chức Sứ Vụ Công Dân năm 1995 để sửa soạn cho Năm Thánh 2000.

“Đó là thứ Giáo Hội ngài muốn và hôm nay đây ngài tiếp tục xin chúng ta hãy trở nên và hãy sống, chứ không phải là một Giáo Hội khép kín, một giáo hội nhút nhát rụt rè, một giáo hội thiếu nhuệ khí; mà là một Giáo Hội bừng cháy tình yêu Chúa Kitô cho phần rỗi của tất cả mọi con người nam nữ”.

Cách duy nhất để có thể tỏ ra gắn bó với vị GH này, vị hồng y khẳng định, “không phải một cách cảm xúc hay nông nổi, mà là, mỗi người chúng ta và cả Giáo Hội Rôma cùng với nhau, ở lại trong tình yêu Chúa, một tình yêu được nuôi dưỡng bằng đức tin và vâng phục Ý muốn của Ngườii hằng ngày, nhất là lệnh truyền của Người là các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con”.

Vị hồng y chủ tế tiếp “Đức Gioan Phaolô II, trong đau khổ và trong sự chết của mình, cũng như trong đời sống của ngài, là một chứng nhân và là một người rao giảng đặc biệt hiệu lực cho Chúa Giêsu Kitô tử giá và phục sinh, như hai Tông Đồ Phêrô và Phaolô là những vị nhờ đó ngài có được một di sản Kitô giáo và nhân bản”.

“Khi chúng ta lập lại lòng tri ân cảm tạ của mình với Thiên Chúa về vì Giáo Hoàng đã 26 năm bẻ bánh Thánh Thể với chúng ta và cho chúng ta, chúng ta cũng cám ơn, tận đáy lòng mình, Giáo Hội chị em Krakow và toàn quốc Balan thân yêu là nơi Karol Woytjla đã lãnh nhận sự sống, đức tin và kho tàng Kitô giáo và nhân bản đáng ca tụng của ngài, những gì để rồi ngài đã cống hiến cho Rôma và toàn thế giới”.
 

 TOP

Giới Nhân Bản và Tôn Giáo ca tụng Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

 

Bác sĩ Gian Luigi Gigli, chủ tịch Liên Hiệp Thế Giới Chu Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo FIAMC (World Federation of Catholic Medical Associations):

 

Hơn 26 năm, ngài đã dẫn Giáo Hội đi giữa các biến cố không những đánh dấu lịch sử thế giới mà còn có trách nhiệm về những biến đổi sâu xa về khoa học và về việc hành sự y khoa. Trong thời gian dài này, lời của Đức Giáo Hoàng đã soi sáng tâm trí của thành phần chuyên môn về sức khỏe cũng như của dân Chúa về những vấn đề liên quan tới sức khỏe, sự sống, tới việc chăm sóc sức khỏe, tới những khoa sinh y, khoa đạo lý sinh học, cũng như tới nghề nghiệp đối với các bác sĩ cũng như với những cán sự chăm sóc sức khỏe khác….

 

Chúng tôi cảm ơn về tính cách dồi dào nơi giáo huấn của ngài về những vấn đề liên quan tới nghề nghiệp của chúng tôi, bắt đầu từ “Salvifici Doloris”, văn kiện đầu tiên của giáo hoàng về giá trị đau khổ theo thần học, cũng như từ đại thông điệp Phúc Âm Sự Sống “Evangelium Vitae”, một đại hiến chương thực sự cho tất cả những ai muốn mang nghề nghiệp của mình ra phục vụ sự sống con người…

 

Chúng tôi cảm phục tình ngài yêu thương thành phần bệnh nhân ở nhiều cuộc gặp gỡ ngài thực hiện với bệnh nhân và người bị khuyết tật, cũng như ở những cuộc viếng thăm tại các Bệnh Viện ở Rôma cùng nhiều phần đất trên thế giới, bắt đầu vào ngày đầu tiên sau khi được bầu làm giáo hoàng, khi ngài rời Vatican để viếng thăm một người bạn của mình là Đức Ông Deskur, tại một bệnh viện ở Rôma.

 

Chúng tôi đã vui mừng nhận được tự sắc “Dolentium Hominum” là tự sắc từ đó, lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, một hoạt động có cơ cấu và được điều hành đã bắt đầu trên bình diện quốc tế về ngành chăm sóc mục vụ sức khỏe, và tự sắc “Vitae Mysterium” là tự sắc nhờ đó Giáo Hoàng Học Viện Về Sự Sống được thiết lập…

 

Đối với chúng tôi, trên hết, Đức Thánh Cha từng là một Bậc Thày dạy về đau khổ, từ những ngày có kẻ cố sát ngài vào năm 1981, lúc mà, cùng với rất nhiều người trên khắp thế giới, chúng tôi đã cầu nguyện xin Lòng Thương Xót Chúa và sự chuyển cầu của Mẹ Maria cứu mạng của ngài cho thiện ích của Giáo Hội, và tạ ơn Chúa, những lời nguyện cầu của chúng tôi đã được nhận lời.

 

Ủy Ban Chư Hội Đồng Giám Mục Cộng Đồng Âu Châu COMECE (Commission of the Bishops' Conferences of the European Community)

 

Âu Châu chịu ơn Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về nhãn quan và việc thúc động của ngài. Là một người con của Balan, ngài đã trải qua những cảnh kinh hoàng của chiến tranh và cuộc chia rẽ đau thương sau đó của Âu Châu. Việc ngài dính dáng tới cuộc đấu tranh tận gốc rễ cho tự do thoát khỏi những thứ gông cùm của việc đàn áp đã là những gì ảnh hưởng tới vai trò giáo hoàng của ngài từ ban đầu. Ngài đã thấy trước được một thứ Âu Châu thắng vượt những chia rẽ của Cuộc Chiến Tranh lạnh. Hoàn toàn nhận ra được tầm quan trọng của tiến trình thống nhất Âu Châu, ngài thường bày tỏ lòng ước muốn thấy được tổ chức tự do này của các dân tộc và của các quốc gia đoàn kết, như đã đạt được nơi Khối Hiệp Nhất Âu Châu, một ngày kia sẽ bao gồm cả những quốc gia thuộc Trung Âu và Đông Âu, nhờ đó, Âu Châu mới có thể chiếm được “chiều kích liên quan đến nó về địa dư và còn hơn thế nữa về lịch sử” (Diễn từ ngỏ cùng Quốc Hội Âu Châu, 1989)…

 

Đối với Đức Gioan Phaolô II, thứ đất mùn của nền văn minh Kitô giáo, một nền văn minh được giữ cho sống còn và được nuôi dưỡng bởi thành phần công dân Kitô giáo, là nguồn mạch cho những chọn lựa đáng giá đối với tổ chức về sự sống trong xã hội, đối với nhân phẩm, nhân quyền, công lý và hòa bình, cũng như đối với qui tắc về luật lệ. Ngài liên tục phấn khích người Âu Châu hãy nhận ra “Kitô giáo đã có thể cống hiến cho lục địa Âu Châu một sự nâng đỡ quyết liệt và chính yếu ra sao trong việc cải tiến và hy vọng, khi đề ra việc loan báo Chúa Kitô Cứu Thế bằng một nhiệt tình mới” (COMECE Plenary meeting in Rome, 2001). ...

 

Để giải quyết những thách đố xẩy ra cho xã hội Âu Châu cũng như cho Giáo Hội tại Âu Châu ở ngõ quanh của ngàn năm này, Ngài đã kêu gọi một cuộc Thượng Hội Giám Mục đặc biệt lần thứ hai. Tông Huấn “Giáo Hội tại Âu Châu – Ecclesia in Europa”, được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ký ngày 28/6/2003 sau thượng nghị lần hai này, đã công bố Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng thực sự và tối hậucho Âu Châu. Đây là lần đầu tiên ĐTC đã sử dụng cụm từ “Giáo Hội tại Âu Châu” ("Ecclesia in Europa," Nos. 45, 65, 69, 105), như là một chủ thể và là một tác nhân, để kêu gọi các Giáo Hội địa phương và Kitô hữu hãy suy nghĩ và hãy tác hành theo châu lục, vượt lên trên những giới hạn về biên cương bờ cõi và vươn đến những chân trời mới của cộng đồng. Những nỗ lực không ngừng của ngài trong việc tái thiết một Âu Châu được xây dựng bằng tình đoàn kết sẽ trở thành một di chúc sống động cho vai trò giáo hoàng của ngài.

 

Claudette Habesch, tổng bí thư của Caritas Jerusalem:

 

Đối với chúng ta, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một gương mẫu đặc biệt về những nhân đức vượt thời gian của Kitô giáo là đức tin, đức cậy và đức mến. Đức tin vững mạnh và bất khả chuyển lay của ngài nơi quyền năng của Thiên Chúa đã chạm tới đời sống của tất cả mọi người trên khắp thế giới; đức cậy trông liên lỉ của ngài cho một tương lai tốt đẹp hơn đối với tất cả mọi thành phần con cái Chúa, và đức mến bất tử của ngài đối với toàn thể thế giới, đã cống hiến cho tất cả chúng ta, những người được diễm phúc trở thành một phần trong thừa tác vụ thánh của ngài, một mô phạm cho hành động của Kitô hữu, một mô phạm nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta thực sự diễm phúc.

 

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, qua gương của mình, cho chúng ta thấy rằng Kitô hữu cần phải “bước đi, thậm chí như Người (Chúa Kitô) đã bước đi” (1Jn 2:6). Gương sáng liên lỉ của ngài, qua các hành động của ngài trong việc “bước đi một cách xứng đáng với ơn gọi anh em được kêu gọi, bằng tất cả tấm lòng khiêm hạ và dịu hiền” (Eph 4:1,2) là những gì đánh động tất cả chúng ta. Ngài đã quyết “bước đi theo đức tin” (2Cor 5:7) “trong ánh sáng” (1Jn 1:7), “trong yêu thương” (Eph 5:2), và “trong tinh thần” (Gal 5:16). Chớ gì tất cả chúng ta học lấy từ người đầy tớ đặc biệt này của Thiên Chúa để nhờ đó thế giới của chúng ta có thể trở thành một nơi tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người con cái của Thiên Chúa.

 

ĐTGM Anh Giáo ở Canterbury Rowan Williams:

 

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một vị lãnh đạo hiển nhiên thánh đức và là một người bạn thành tâm nguyện cầu của Giáo Hội Anh giáo. Sẽ có lúc vào những ngày tới đây cần phải thực hiện những việc đền đáp xứng đáng; giờ đây chúng ta nhớ đến đời sống và thừa tác vụ của ngài với lòng biết ơn và suy nghĩ nguyện cầu cho Giáo Hội đã được ngài dẫn dắt.

 

Anti-Defamation League:

 

Với vai trò làm Giáo Hoàng của mình, Đức Gioan Phaolô II đã cách mạng các mối liên hệ giữa Công giáo và Người Do Thái. Có thể nói rằng nhiều thay đổi tốt đẹp hơn đã diễn ra trong 27 năm làm giáo hoàng của ngài hơn gần 2 ngàn năm trước đó.

 

Một dấu chỉ nhỏ cho thấy việc thay đổi này đó là chương trình ADL được gọi là chương trình Làm Chứng Tư, một chương trình mà các thày cô của trường học Công giáo cả nước giành ra cả 1 tuần lễ ở Washington DC với ADL, TGP Washington và nhân viên Bảo Tàng Viện Sát Chủng để học hiểu về Nạn Bài Do Thái, Việc Sát Chủng, và Dân Do Thái. Chương trình này và nhiều những hoạt động liên tôn tuyệt vời khác không thể nào xẩy ra nếu không có sự đóng góp đáng kể của vị Giáo Hoàng đã mở đường cho rất nhiều người Công giáo nhìn những người Do Thái một cách hoàn toàn mới mẻ.

 

Vị Giáo Hoàng này đã làm điều ấy bằng ngòi bút và ngôn từ về sự dữ của nạn Bài Do Thái. Ngài đã làm điều ấy bằng việc viếng thăm hội đường Rôma, vị giáo hoàng đầu tiên làm như thế. Ngài đã làm điều ấy 10 năm trước bằng việc thực hiện liên hệ trọn vẹn với Nước Do Thái, và rồi đã làm cho mối liên hệ này gia tăng bằng cuộc viếng thăm Do Thái lịch sử của mình, bao gồm cả việc dừng lại cảm kích ở bức tường Phía Tây. Ngài đã làm điều ấy bằng việc ban hành một bản tường trình về Nạn Sát Chủng và nêu lên những vấn đề về trách nhiệm của người Kitô hữu…

 

Các thành quả của cuộc cách mạng đáng kể này đến từ đỉnh của Giáo Hội Công giáo là những gì quan trọng. Nói như thế không có nghĩa là tất cả mọi vấn đề đều được giải quyết, còn xa lắm…

 

Thế nhưng, vì viễn ảnh này, vì việc hiểu biết thông cảm với thành phần khổ đau liên hệ tới tín lý Công giáo đối với người Do Thái, mà vị Giáo Hoàng này đã có được cái lăng kính giúp cho các vấn đề được nhìn xem một cách hoàn toàn khác hẳn.  

 

Đối với tất cả chúng ta là thành phần cảm ơn về việc đóng góp của vị Giáo Hoàng này thì cái thách đố là ở chỗ phải làm sao bảo đảm được rằng cái nhãn quan của ngài được tiếp tục âm dội và ăn sâu cắm rễ. Đó là điều đền trả hay nhất cho vị lãnh đạo tôn giáo ngoại lệ này.   

 

Tổng thư ký của Liên Hiệp Thế Giới Lutherô Ishmael Noko:

 

Cái chết của ĐGH Gioan Phaolô II đã chấm dứt chẳng những cuộc sống con người thực sự trổi vượt mà còn cả một giáo triều rất quan trọng của Giáo Hội Công Giáo Rôma ở một giai đoạn quan trọng của lịch sử loài người.

 

Đức Gioan Phaolô II được bầu làm giáo hoàng ở vào một thời điểm chế độ Cộng sản ở Đông Âu vẫn còn vững mạnh. Vai trò của ngài trong việc làm đổi thay đã có thể phá đổ Bức Màn Sắt và mở rộng các biên giới của Âu Châu vẫn còn là một đóng góp quan trọng vào lịch sử của miền này cũng như của thế giới.

 

Chủ trương bảo thủ của Đức Gioan Phaolô II đã là những gì được đặt ra liên quan đến việc vị giáo hoàng này dấn thân cho phong trào đại kết. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng Giáo Hội Công Giáo Rôma suốt giáo triều của ngài đã đóng góp thật nhiều cho các tiến trình đại kết chính, nhất là cho cơ cấu của các cuộc đối thoại song phương về tín lý, những cuộc đối thoại được Giáo Hội Công Giáo Rôma mạnh mẽ cổ võ từ Công Đồng Chung Vaticanô II.  

 

Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ được nhớ đến vì ngài rất chú trọng tới những mối liên hệ riêng tư cũng như vì đời sống nội tâm sâu xa của ngài trong việc thi hành những trách nhiệm khủng khiếp. Trong việc ngài liên lỉ tìm kiếm những đường lối thích hợp nhất đối với một vị Giáo Hoàng Rôma để phục vụ mối hiệp nhất của giáo hội, Đức Gioan Phaolô II, trong thông điệp “Xin Cho Họ Được Hiệp Nhất Nên Một – Ut Unum Sint”, đã mời gọi các vị giám mục thuộc các truyền thống Kitô giáo khác nhau trên thế giới hãy tham dự vào cuộc bàn luận xem để làm sao vai trò giáo hoàng có thể hoàn trọn một cách tốt đẹp nhất thừa tác vụ hiệp nhất Kitô giáo. Trong khi đối với nhiều giáo hội, chính định chế về vai trò giáo hoàng vượt ra ngoài những gì họ có thể chấp nhận nổi, thì nhiều Kitô hữu đồng thời cũng nhìn nhận là Đức Gioan Phaolô II thực sự là một mẫu gương cho một thứ thừa tác vụ mục vụ về sự hiệp nhất.

 

Đối với Liên Hiệp Thế Giới Lutherô, một liên hiệp đã từng tham dự vào cuộc đối thoại quốc tế về thần học với Giáo Hội Công Giáo Rôma từ năm 1967, mối liên hệ song phương này giữa hai cơ cấu giáo hội thế giới của chúng ta đã tiếp tục phát triển một cách tốt đẹp trong thời điểm giáo triều của Đức Gioan Phaolô II.  

 

Việc đạt tới được một “Bản Tuyên Ngôn Chung về Tín Lý Công Chính Hóa”, và việc cử hành ký kết ở Augsburg, Đức quốc vào ngày 31/10/1999, cho thấy mốc điểm trong mối liên hệ này. Bản Tuyên Ngôn Chung ấy là những gì nói lên sự đồng ý với những sự thật căn bản liên quan tới tín lý của thánh kinh về vấn đề công chính hóa, một vấn đề thuộc lãnh vực chính yếu trong cuộc tranh luận vào thời điểm Cải Cách. Bản tuyên ngôn ấy là những gì tiêu biểu cho một cuộc vượt qua quan trọng về đại kết, vượt ngoài cả mối liên hệ song phương của đôi bên ký kết trực tiếp ở trong cuộc.    

 

Ở giai đoạn hiện nay của phong trào đại kết, không dễ gì thấy được sự tiến bộ trọng yếu nào hơn nữa có thể đạt được trên lãnh vực toàn cầu, cũng như những mối liên hệ hiệp thông có thể thiết lập giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và các giáo hội khác. Về lãnh vực này, Giáo Hội Công Giáo Rôma cần phải có những khởi động mới trong tương lai.

 

Từ đầu giáo triều của mình, Đức Gioan Phaolô II hết sức dấn thân cho các vấn đề về công bằng xã hội, và đã chủ động cổ võ việc được tự do thực hành công khai đức tin tôn giáo như là một quyền lợi căn bản của con người. Trong khi những thách đố về xã hội lớn lao của vấn đề toàn cầu hóa càng ngày càng trở nên rõ nét, Đức Gioan Phaolô II đã thích đáng cảnh giác thế giới về những hậu quả nguy hiểm của những thứ quyền lực thao túng thị trường.

 

Giáo triều của Đức Gioan Phaolô II đã là một giáo triều liên lỉ tìm kiếm những đường lối giúp cho Giáo Hội Công Giáo Rôma, ở các miền đất khác nhau trên thế giới, có thể giúp vào việc làm giảm bớt tình trạng khổ đau gây ra bởi việc đàn áp về chính trị và kinh tế, bởi việc kỳ thị và chủng tộc và xã hội, và bởi bần cùng, đói khát và bệnh tật. Ngài đã không bao giờ tỏ ra muốn tránh né những thách đố khó khăn và đầy nguy hiểm, thường là những gì phản nghịch lại với lời khuyên can từ thành phần tùy tùng của ngài. Cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, ngài vẫn đích thân cố gắng giải quyết những xung khắc đặc biệt gây ra bởi những nguyên do tôn giáo. Thật vậy, vị giáo hoàng này đã tỏ ra rất quan tâm đến những thứ căng thẳng hiện nay trên thế giới là những gì được một số người cho là cuộc xung khắc giữa thế giới Hồi giáo Ả Rập và Tây phương Kitô giáo.     

Nhìn nhận rằng hòa bình chỉ có thể xẩy ra bằng đường lối theo chiều hướng đức tin, Đức Gioan Phaolô II mới có thể, bằng những cách thức không ai khác có thể làm nổi, qui tụ lại các vị lãnh đạo tôn giáo khác nhau để cùng nhau suy nghĩ và dấn thân nguyện cầu cho hòa bình, công khai chú trọng tới tình trạng khổ đau đang dằn vặt thế giới gây ra bởi các cuộc chiến tranh và vô vàn thứ xung đột. 

 

Tổng Thư Ký Hội Đồng Các Giáo Hội Trên Thế Giới Samuel Kobia

 

Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một trong số những nhân vật nổi nang nhất trong những thập niên vừa rồi, với một ảnh hưởng vượt hẳn ra ngoài Giáo Hội Công Giáo Rôma và cộng đồng Kitô giáo thế giới. Trong giáo triều của ngài, Giáo Hội Công Giáo Rôma đã tỏ ra vững mạnh về ơn gọi toàn cầu của mình và kiên cường tình trạng liên kết nội tại của mình.   

 

Việc ngài dấn thân cho vấn đề công bằng và hòa giải xã hội, cho nhân quyền và phẩm giá của con người, cũng như cho mối hiệp nhất Kitô giáo và thông cảm liên tôn, là những gì được tri ân tưởng nhớ.

 

Trong nửa phần đầu giáo triều của mình, Đức Gioan Phaolô đã chú trọng tới tình hình của dân chúng sống dưới chế độ cộng sản. Bằng một thứ tổng hợp giữa việc ngoại giao âm thầm với việc mạnh mẽ lên án, ngài đã phát triển một thứ ‘Ostpolitik’ (chính sách cởi mở với cộng sản Đông Âu) có tính cách giáo hội và chính trị, và phấn khích những ai đấu tranh chống lại ý hệ Marxist, nhất là ở quê hương Balan của ngài.  

Trong giai đoạn này, việc ngài muốn chú trọng đến nhân quyền (nhất là theo thông điệp “Redemptor Hominis”) và tự do tôn giáo đã trở thành nền tảng vững mạnh gây nhức nhối cho ý hệ Marxist và chế độ cộng sản.

 

Trong nửa phần sau của giáo triều mình, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tìm cách thách đố những giá trị chi phối văn hóa Tây phương, tìm cách giải quyết những gì ngài thấy như là những chiều hướng bi quan nơi vấn đề tính dục của con người, và củng cố “nền văn hóa sự sống” trên và ngược lại với “nền văn hóa sự chết”. Điều này là những gì rõ ràng nhất nơi các bức thông điệp về xã hội khác nhau được ban hành trong thời của ngài – như thông điệp Việc Làm của Con Người "Laborem Exercens," Mối Quan Tâm Xã Hội của Giáo Hội "Solicitudo Rei Socialis" và Thông Điệp Tân Sự của Đức Lêô XIII Trăm Năm Sau "Centesimus Annus.". Bằng việc lập lại và phát triển tư tưởng về xã hội của Giáo Hội Công Giáo Rôma, ngài đã khơi động một cuộc đối thoại theo những cấu trúc và nền tảng thích hợp về sự sống của con người trong xã hội…

 

Đặc biệt được chú trọng đến nữa là việc ngài nỗ lực cống hiến một nhãn quan về sự hiệp nhất; bức thông điệp “Cho Họ Được Hiệp Nhất Nên Một – Ut Unum Sint” đã là nguồn minh thức và kinh nghiệm cho việc dấn thân của Giáo Hội Công Giáo Rôma trong phong trào đại kết, và đồng thời cũng cống hiến những suy tư trọng yếu về bản chất của việc đối thoại cũng như của mối hiệp nhất. Thật vậy, bức thông điệp này là những gì ngoại thường qua việc trích dẫn những bản tường trình từ phong trào đại kết bao rộng – đặc biệt là từ WCC Faith và Order Commission…

 

Những lời rao giảng và hoạt động mãnh liệt của ngài cho hòa bình, đặc biệt ở hai cuộc chiến tranh Vùng Vịnh cũng như ở cuộc xung đột giữa Palestine với Do Thái đã là những gì thật sự quan trọng. Bằng việc nâng cao mối quan tâm chung này của các giáo hội trên thế giới cũng như của phong trào đại kết nói chung, ngài đã làm vững mạnh tiếng nói của Kitô hữu khắp nơi đang hoạt động để thắng vượt tình trạng bất công và cổ võ hòa bình bền vững.

 

Giáo triều của Đức Gioan Phaolô II đã nối kết một cách can trường một giai đoạn có những thay đổi và biến đổi sâu xa trong giáo hội cũng như trên thế giới. Một kỷ nguyên mới và một thiên niên mới đã bắt đầu, thời điểm cần phải có những đáp ứng mới nơi Giáo Hội Công Giáo Rôma cũng như nơi phong trào đại kết.

 

Giám đốc quốc gia John Smeaton Hội Bảo Vệ Trẻ Em Chưa Sinh SPUC (Society for the Protection of Unborn Children):

 

Chúng tôi quí trọng di sản của Đức Gioan Phaolô II lưu lại cho thế giới, một di sản được ngài nhấn mạnh đến là “Phúc Âm của tình Chúa yêu thương con người, Phúc Âm của phẩm giá con người và Phúc Âm của sự sống là một Phúc Âm duy nhất bất khả phân chia” (Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống Evangelium Vitae, 2). Chúng tôi kêu gọi tất cả mọi người thiện tâm hãy tôn kính tưởng nhớ đến ngài bằng việc đáp ứng lời kêu gọi khẩn trương của ngài đối với “một cuộc động viên lương tâm con người và một nỗ lực liên kết về đạo lý để thực hiện một cuộc đại vận động cho việc ủng hộ sự sống” (cùng nguồn vừa dẫn, 95).

 

Đệ Nhất Hiệp Sĩ thuộc tổ chức Hiệp Sĩ Columbus Carl Anderson:

 

Có ít vị giáo hoàng trong 2000 năm lích sử của Giáo Hội Công giáo có được một ảnh hưởng quá vĩ đại trên Giáo Hội và trên thế giới nói chung như con người giờ đây chúng ta có thể thích đáng gọi là Đại Giáo Hoàng Gioan Phaolô II….

 

Đức Gioan Phaolô II, vị thừa kế Thánh Phêrô làm đầu giáo hội hoàn vũ, đã làm cho Giáo Hội thực sự trở thành một Giáo Hội hoàn vũ, khi đi đến hầu như hết mọi quốc gia trên trái đất này, và tiến đến với 5 tỉ người của thế giới bằng những cách thức chưa từng có. Chúng ta hãnh diện được ở bên ngài, trong các cuộc du hành của ngài khắp thế giới, và là một tổ chức làm cho ngài có thể sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để tiến đến với hằng tỉ con người ta.

 

Nỗ lực phi thường của ngài tiến đến với dân chúng thuộc hết mọi tôn giáo đã thực hiện một trong những giáo huấn quan trọng nhất của Công Đồng Chung Vaticanô II và làm cho giáo huấn ấy sống động. Và những giáo huấn của ngài về phẩm giá con người cũng như về tính cách linh thánh của sự sống con người là những đóng góp khôn sánh cho thế giới tân tiến này, khi chúng ta thấy được những đường lối tán sát và tiêu diệt của thế kỷ 20 cần phải bị chúng ta vĩnh viễn loại trừ. Ngài thực sự là một Giáo Hoàng của Hòa Bình, vị đã dấn thân cho hòa bình không ai địch nổi trong thời đại của chúng ta đây.

 

Chúng ta thật sự là mất ngài. Thế nhưng Giáo Hội Công giáo – và thế giới – sẽ được lợi ích từ di sản của ngài giành cho các thế hế tương lai.

 

Đức Giám Mục William Skylstad giáo phận Spokane, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ:

 

“Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tiến vào chốn viên mãn sự sống đời đời, là dân đức tin, chúng ta cử hành cuộc sống thật là nổi bật của ngài…. Ở ngay cốt lõi đời mình, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một linh mục và là một vị mục tử.

 

Trong lời phát biểu của mình, vị giám mục chủ tịch này nhấn mạnh đến việc vị giáo hoàng vừa quá cố này đã đóng góp vào việc áp dụng Công Đồng Chung Vaticanô II; ảnh hưởng của ngài đối với sinh hoạt thế giới, bao gồm cả việc sụp đổ của Đông Âu; và những nỗ lực của ngài về vấn đề đại kết và liên tôn, nhất là về mối liên hệ giữa Giáo Hội Công giáo và những người Do Thái. Vị giám mục này cũng đề cao việc Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II rao giảng về “tầm quan trọng của việc bảo vệ sự sống con người từ khi thụ thai đến khi tự nhiên qua đời”, việc ngài chống lại án tử hình, việc ngài bênh vực các quyền lợi của nhân công và người nghèo.

 

Vị giám mục gọi ngài là “tiếng nói cho thành phần không có tiếng nói và thành phần yếu thế” và là “người bạn của nhân loại”. Giám mục Skylstad ca ngợi vị giáo hoàng này như là “một vị đại sư phụ”, vị đã viết “một loạt ngoại thường các bức thông điệp”, và là vị đã chú trọng đến diễn tiến hình thành cuốn Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, vì quan tâm đến việc làm sao để “tất cả mọi người trong Giáo Hội có một kiến thức rõ ràng về đức tin”. Ngoài ra, vị giám mục chủ tịch này cũng không quên nhắc đến đức cố giáo hoàng đã chăm sóc giới trẻ cũng như giới già và bệnh nạn.

 

(Riêng nhận định cuối cùng này được lấy từ Zenit ngày 3/4/2005)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit, “Pope Recalled as a Man of Unity, Peace -- and More - Accolades From Lutherans, Anglicans, Jews and Others”, ngày 4/4/2005.

 

 TOP

Tổng Thống Bush bày tỏ cảm nghiệm sau lễ an táng Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II

Tổng Thống Bush từ lễ an táng đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II về đêm Thứ Sáu, ông đã tỏ lòng trọng kính vị cố lãnh đạo của Giáo Hội Công giáo Rôma trong bài diễn văn phát thanh hằng tuần của mình.

Ông nói những việc cử hành đã lôi kéo các vị quốc vương, tổng thống và hành hương từ khắp nơi trên thế giới về Rôma là “một nhắc nhở mãnh liệt và tác động về cái ảnh hưởng sâu xa vị giáo hoàng này có được trên thế giới của chúng ta”.

“Hết mọi nơi ngài đến, vị giáo hoàng này đều rao giảng rằng tiếng gọi tự do là tiếng gọi giành cho hết mọi phần tử thuộc gia đình nhân loại, vì tác giả của sự sống đã viết nó vào bản tính loài người chung của chúng ta. Nhiều người ở Tây phương đã đánh giá nhẹ tầm mức ảnh hưởng của vị giáo hoàng này. Thế nhưng, những ai ở sau Bức Màn Sắt đã biết rõ hơn, và sau cùng ngay cả Bức Tường Bá Linh cũng không đứng vững quyền lực mãnh liệt của vị giáo hoàng Balan này”.

Vị tổng thống này đang tìm cách phổ biến nền dân chủ cho các quốc gia khác, ông thường nói về tự do là tặng ân của Thiên Chúa. Ông nói rằng Đức Gioan Phaolô II đã dấn thân cho lý tưởng này từ khi còn trẻ ở Balan, khi ngài tránh né cơ quan mật vụ Đức Quốc xã để tham dự chủng viện chui.

“Sau đó, khi ngài được bổ nhiệm là vị giám mục trẻ nhất Balan, ngài đã phải đối diện với một chế độ chuyên chế lớn khác của thế kỷ 20 là cộng sản. Và ngài đã sớm dạy cho các kẻ cầm quyền cộng sản ở Warsaw và Moscow rằng sự thật về luân lý có các đạo quân của nó và có một quyền lực còn lớn hơn cả những thứ quân đội và công an mật vụ của họ”.

Vị tổng thống này là tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên tham dự một lễ an táng giáo hoàng. Trong chuyến bay về nước, ông đã cho biết lễ an táng đã tác động ông hơn là ông tưởng và sẽ có ảnh hưởng đến vai trò làm tổng thống của ông.

“Cuộc cử hành hôm nay, tôi dám cá với anh chị em là đối với hằng triệu người, là một sự tái quyết tâm cho nhiều người và là một cách để bảo đảm là những ngờ vực không thấm nhiễm vào tâm hồn của anh chị em”.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo bài ‘Bush praises pope's 'profound impact', được CNN phổ biến ngày 9/4/2005

 TOP

Đức Gioan Phaolô II, một Vị Tông Đồ của Tình Thương

Đức Gioan Phaolô II đã qua đời vào cuối Thánh Lễ vọng Chúa Nhật Chúa Tình Thương, một lễ chính ngài đã thiết lập 5 năm trước đây cho Giáo Hội hoàn vũ.

ĐGM Renato Boccardo, mới đây được bổ nhiệm làm tổng thư ký cho Quốc Đô Vatican, đã hướng dẫn tín hữu cầu nguyện ở Quảng Trường Thánh Phêrô sau lời loan báo về cái chết của Đức Giáo Hoàng. Vị giám mục này đã gọi Đức Gioan Phaolô II là “vị tông đồ của tình thương”.

Thật thế, vị giám mục này sẽ tập trung vào đề tài này khi ngài trình bày cho một cuộc tĩnh tâm chưa từng có cho các vị linh mục từ khắp thế giới, được dự trù thực hiện vào ngày 20-24/6 ở Krakow Balan.

Trong cuộc phỏng vấn với Zenit, vị giám mục này dẫn giải tính cách siêu việt của sứ điệp được Chúa Kitô ban bố qua Nữ Tu Faustina Kowalska (1905-1938), một nữ tu người Balan và là một nhà thần bí liên quan tới lòng sùng kính Lòng Thương Xót Chúa.

Vấn:     Ở cuộc tĩnh tâm cho các linh mục trên thế giới, đức cha đã được mời để nói về Đức Giáo Hoàng này như là một vị tông đồ của tình thương. Vị Giáo Hoàng này là một tông đồ tình thương ở chỗ nào?

Đáp:    Tôi nghĩ rằng trong gần 27 năm trời của giáo triều mình, vị Giáo Hoàng này đã là một vị tông đồ tình thương ở hai lãnh vực.

Trước hết là qua giáo huấn của mình được ban bố qua những văn kiện khác nhau, nhất là qua thông điệp “Giầu Lòng Thương Xót – Dives in Misericordia” của ngài. Thế nhưng, đồng thời cũng qua cả chiều kích thứ hai nơi các hành vi cử chỉ của ngài nữa. Chính hành vi cử chỉ của ngài mới là những gì tồn tại nơi ký ức và lương tâm của Giáo Hội hơn cả lời ngài nói nữa.

Tôi nghĩ tới việc ngài tha thứ cho kẻ ám sát ngài rồi đến viếng thăm anh ta trong tù. Tôi nghĩ đến việc ngài gắn bó nhiều lần được tỏ ra với tất cả những ai đặc biệt cần đến Lòng Thương Xót Chúa. Tức là thành phần bị hội chứng liệt kháng, thành phần già lão bị bỏ rơi, thành phần bệnh nhân nói chung.

Tôi nghĩ tới ngài vào Thứ Sáu Tuần Thánh ở Đền Thờ Thánh Phêrô, tiếp nhận những người hành hương nơi bí tích cáo giải, một dụng cụ cao cả nhất của tình thương Thiên Chúa.

Đối với tôi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã liên kết lời nói và việc làm xót thương lại với nhau. Một tình thương được tỏ hiện ngay ở cử chỉ chăm sóc, lắng nghe, qua cách ngài chăm chú nhìn vào những ai khổ đau.

Tôi nghĩ đến mẫu gương tình thương, một mẫu gương cống hiến cơ hội thứ tha trong Đại Năm Thánh 2000. Bởi thế, qua con người của mình cũng như qua giáo huấn của mình, Vị Giáo Hoàng này đã nhắc nhở Giáo Hội chiều kích sâu xa này của đời sống Kitô giáo.

Vấn:     Đức Gioan Phaolô II đã nói: “Tình Thương là hy vọng duy nhất cho thế giới này”. Tại sao ngài lại quá quan trọng Lòng Thương Xót Chúa đối với tương lai của thế giới này như thế?

Đáp:    Thế giới hậu tân tiến và tân tiến của chúng ta đây dường như đã hết sức cảm thấy được việc cố gắng cải tiến đời sống của mình nhờ tiến bộ khoa học và kỹ thuật, song vẫn tiếp tục trải qua một tình trạng bần cùng khổng lồ. Chúng ta hãy nhớ lại những lời Phúc Âm: Có lợi ích gì cho con người trong việc chiếm được cả thế gian mà lại mất chính linh hồn mình?

Mà thế giới tân tiến của chúng ta đây, rất phong phú về những khám phá khoa học và kỹ thuật, lại thấy mình bị bí tắc trong việc tìm kiếm ý nghĩa cho việc hiện hữu của chính mình. Nó cảm thấy bản thân mình bị phân rẽ nội tâm, bị chi phối bởi hận thù, chiến tranh và chết chóc, và chiến đấu để tìm được sức mạnh cùng với lý do để sống và hy vọng. 

Và Kitô hữu chúng ta tin rằng lý do của chúng ta và niềm hy vọng của chúng ta cho việc hiện hữu được tìm thấy nơi trái tim của Thiên Chúa mà thôi. Bởi thế mà thế giới hậu tân tiến của chúng ta, một thế giới bị chìm đắm trong cảnh bần cùng của mình, cần phải nghe hơn bao giờ hết việc loan báo ân sủng và tình thương từ trời cao.

Vấn:     Lễ Chúa Tình Thương đã tác dụng ra sao, nếu có, trên đời sống của Giáo Hội?

Đáp:    Trước hết, tôi tin rằng lễ Chúa Tình Thương là một tặng vật Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã cống hiến cho Giáo Hội, khi ngài thiết lập lễ này vào Chúa Nhật thứ nhất sau Lễ Phục Sinh, một tặng vật có lẽ để đáp ứng với nhu cầu của thế giới hơn bao giờ hết đang cảm thấy cần đến lòng xót thương và tình nhân ái.

Và chúng ta biết rằng nguồn mạch, suối nguồn tình thương và lòng nhân ái ở nơi con tim của Thiên Chúa. Vấn đề cần là, như vị Giáo Hoàng này đã nói đến một số lần, Giáo Hội càng ngày càng phải trở thành thừa tác viên cho tình thương và lòng lành này của Thiên Chúa.

Bởi giờ, giờ đây, bằng việc công bố một ngày đặc biệt giành cho việc cử hành và loan báo tình thương của Thiên Chúa, Đấng qua hy tế của Chúa Kitô đã vươn tới tất cả loài người, ngày này trở thành một hoạt động truyền bá phúc âm hóa.

Vấn:     Tại sao Đức Thánh Cha đã đặt lễ Chúa Tình Thương quá sát với Lễ Phục Sinh như vậy?

Đáp:    Việc cử hành Tình Thương Chúa vào Chúa Nhật thứ nhất sau Lễ Phục Sinh, tôi có thể nói, là việc tái xác nhận tính cách cao cả của mầu nhiệm Phục Sinh. Thiên Chúa Cha muốn cứu độ nhân loại đã sai Con Ngài đến. Và Con của Ngài đã hiến mạng sống mình vì nhân loại. Bởi thế, điều ấy có nghĩa là gì nếu không phải là tình thương của Thiên Chúa?

Dĩ nhiên, Chúa Nhật Chúa Tình Thương không thể nào còn là một việc tôn sùng tư riêng. Đây là một lễ lập lại và bao gồm toàn thể đời sống của Giáo Hội. Lễ này liên kết chặt chẽ với mầu nhiệm Phục Sinh. Mầu nhiệm Phục Sinh này cho thấy tình thương của Thiên Chúa và lòng lành của Ngài đối với nhân loại.

Vấn:     Tại sao hai vị hồng y và hai vị giám mục đã quyết định tổ chức cưộc tĩnh tâm này cho các linh mục?

Đáp:    Tôi chỉ cần phải nói rằng tôi đã ở với Đức Giáo Hoàng trong cuộc cử hành việc thánh hiến đền thánh ở Lagiewniki. Và tôi đã thực sự bàng hoàng trước những gì Đức Giáo Hoàng đã nói trong cuộc cử hành này: “Ai có thể nghĩ được rằng một con người trẻ đi đôi guốc đi làm về vào mỗi buổi tối dừng lại nơi Nguyện Đường Chúa Tình Thương này để cầu nguyện, một ngày kia đã trở về với tư cách là Giáo Hoàng để thánh hiến đền thờ này hay chăng”.

Như thế có nghĩa là Đấng Quan Phòng Thần Linh viết câu truyện nhiệm mầu nơi đời sống của con người, những giây phút đầy những xúc động mãnh liệt.

Bởi vậy, chúng ta cũng biết rằng từ địa điểm này, từ đền thánh đó lòng tôn sùng Tình Thương Chúa tỏa rạng khắp thế giới. Chắc chắn là đầy những ân sủng và phước lành. Do đó, tôi hy vọng và nghĩ rằng cuộc tĩnh tâm quốc tế này sẽ là một cuộc tuôn trào ân sủng, một phúc ân cho những ai tham dự và qua họ cho Giáo Hội.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit, “John Paul II as an Apostle of Mercy - Interview With Bishop Renato Boccardo”, ngày 3/4/2005.

 

 TOP

 

Tay Ám Sát ĐTC GPII xin được tham dự lễ an táng của ngài nhưng không được
 

Đức giáo hoàng đã tha cho tay sát nhân hụt này của ngài hai năm sau vụ hắn bắn ngài, một biến cố đánh dấu tình trạng bắt đầu suy yếu về sức khỏe của ngài.

Luật sư của Agca là Mustafa Demirdag đã nói với hãng thông tấn Reuters rằng: “Đơn của chúng tôi đã bị bác. Dường như đây là việc do chính phủ tác động. Chúng tôi không đủ thời gian để khiếu nại trước lễ an táng. Mehmet Ali sẽ cảm thấy rất buồn khi anh ta nghe được tin này”.

Agca, 47 tuổi, đang ở trong nhà tù tại Istanbul được canh phòng cẩn mật tối đa, vì tội sát nhân và cướp bóc sau khi bị tù ở Ý 19 năm bởi tội cố sát giáo hoàng. Thẩm quyền Ý đã ân xá cho anh ta theo lời yêu cầu của Đức Giáo Hoàng vào năm 2000.

Hôm Thứ Ba 5/4/2005, Agca đã đệ đơn xin tạm ân dung một thời gian ngắn là những gì vốn được luật pháp Thổ Nhĩ Kỳ cho phép một số phạm nhân thường để cho họ dự lễ án táng của thân nhân trong gia đình.

Agca đã viết “một bức thư ngỏ gửi cho thế giới”, trong đó, anh lập lại rằng anh ta là “vị thiên sai thứ hai”. Anh ta viết về cái chết của ĐTC GPII như sau: “Tôi đã mất đi một người anh tinh thần. Tôi chia sẻ nỗi thương tiếc với thành phần Kitô hữu Công giáo của tôi”.

Luật sư của anh ta cho biết thêm rằng gia đình của anh ta vẫn có thể tham dự lễ an táng này hôm Thứ Sáu. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tiếp người anh và bà mẹ của anh ta ở Vatican nhiều năm trước đây.

Agca đã bắn vị giáo hoàng này vào bụng trong buổi triều kiến chung ở Quảng Trường Thánh Phêrô vào ngày kỷ niệm hiện ra của mẹ Chúa Giêsu, Đức Trinh Nữ Maria, ở gần Fatima Bồ Đào Nha.

Vị giáo hoàng này nói rằng ngài tin là Đức Trinh Nữ đã nhúng tay vào cứu mạng của ngài. Qua nhiều năm tháng, Agca đã nhấn mạnh rằng điều này đã biến anh ta thành một công cụ của dự án thần linh, điều đã bị tòa thánh Vatican phủ nhận.

Trong bức thư ngỏ cùng thế giới, anh ta còn viết: “Dự án thần linh đã đạt được mục đích của mình. Bởi thế chúng ta đang ở vào ngày cùng tận của thế giới”. Anh ta còn cho biết anh ta đang viết lại Thánh Kinh và sẽ sớm tiết lộ “Bí mật Fatima”.
 

Qua nhiều năm tháng, Agca đã đưa ra những lý do xung khắc nhau về việc anh ta cố sát Đức Gioan Phaolô II, bao gồm cả những điều tố giác về một cuộc âm mưu với mật vụ cộng sản nước Bulgaria và tình báo KGB Nga.

Agca thuộc về đảng chiến quân thiên hữu ở Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối thập niên 1970 và đã bị tù về tội sát hại một viên chủ bút nhật báo cấp tiến năm 1979.

Trước năm sang Rôma, anh ta đã thoát ngục nhờ sự giúp đỡ của những tay an ninh Thổ Nhĩ Kỳ có cảm tình với đảng phái của anh ta. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ luôn phủ nhận có bất cứ liên hệ nào với Agca và phủ nhận việc hắn bị bệnh loạn trí.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo CNN, “Attacker barred from funeral”, ngày 5/4/2005.
 

 

 

 TOP

 

 

Gorbachev cảm nhận về vị giáo hoàng đã biến đổi lịch sử cộng sản Đông Âu: "He told me he ... was very, very critical of communism”.
 

Gorbachev, người từng nói rằng việc sụp đổ Bức Tường Sắt không thể nào xẩy ra được nếu không có Đức Gioan Phaolô II, đã cho biết vị giáo hoàng này lên án cộng sản ngay vào lần đầu tiên hai người gặp nhau năm 1989, ngay sau bức tường Ba Linh sụp đổ.

Vị giáo hoàng này, vị bắt đầu vai trò giáo hoàng của mình vào năm 1978 khi Sô Viết Nga đô hộ quê hương Balan của ngài và Đông Âu, đã chỉ trích gắt gao chủ nghĩa cộng sản và ủng hộ những ai chiến đấu đổi thay tình thế ấy từ bên trong.

“Chúng tôi đã có được một cuộc đàm đạo thực sự là hào hứng mặc dù có thể là quá cảm xúc. Ngài đã nói với tôi rằng ngài… rất, rất kỵ chủ nghĩa cộng sản”.

Gorbachev cho biết vị giáo hoàng đã nêu lên Bức Tường Bá Linh trong cuộc gặp gỡ của hai người: “Ngài muốn biết ý của tôi về viễn ảnh của một Âu Châu hiệp nhất. Bức Tường Bá Linh dĩ nhiên là một phần của viễn ảnh này, thế nhưng ngài thực sự đã muốn nói đến việc chấm dứt Cuộc Chiến Tranh Lạnh”.

Những việc cải cách về kinh tế của Gorbachev, được gọi là perestroika, đã góp phần vào việc giải phóng xã hội Sô Viết Nga trong thập niên 1980.

Vị nguyên lãnh đạo Sô Viết Nga này, vị bị ép buộc phải từ nhiệm khi quốc gia của ông bùng nổ vào năm 1991, đã nói rằng vị giáo hoàng cũng phê bình cả chủ nghĩa tư bản nữa trong cuộc gặp gỡ năm 1989.

“Ngài nói ‘tôi không phục vụ bất cứ một đảng phái chính trị nào hết, tôi phụng sự Thiên Chúa. Bởi thế tôi ủng hộ cũng những điều ông đang cố gắng chiếm đạt bằng chính sách cải tổ kinh tế perestroika của ông’”

Gorbachev cho biết rằng ông đã nói với đức giáo hoàng là “ông bị phê bình rất nhiều nữa”.

Sau cuộc gặp gỡ này, Gorbachev nói, ông đã bay đến Malta để gặp tổng thống George H.W. Bush. Sau đó cả hai tuyên bố rằng Hiệp Củng Quốc và Liên Bang Sô Viết không còn là kẻ thù của nhau nữa: “Bởi vậy, thấy không, tất cả đều liên hệ với nhau”.

“Tôi không bao giờ quên được những lời vị giáo hoàng này nói về Âu Châu. Ngài nói rằng ‘Âu Châu cần phải thở bằng hai buồng phổi’”. Gorbachev nói với đức giáo hoàng rằng: “Chúng tôi đang cầu nguyện cho ngài”.

“Tôi thương tiếc về việc mất mát ngài. Chúng ta đã biết là sẽ xẩy ra điều này. Điều tôi có thể nói rằng việc mất mát ấy chắc chắn phải là ý muốn của Thiên Chúa. Ngài đã hành động thực sự là can trường”.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo CNN, “Gorbachev: Pope was 'example to all of us'”, ngày 3/4/2005, CNN's Ryan Chilcote contributed to this report.
 


 TOP


Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush nhận định về vị giáo hoàng vừa quá cố như là 'A hero for the ages'”
 

Tổng Thống Bush đã 3 lần gặp vị giáo hoàng này trong cuộc đời của ông. Vào tháng 6/2001, khi đến viếng thăm Vatican, Tổng Thống Bush đã kính tặng vị giáo hoàng Huy Chương Tự Do của Tổng Thống, vinh dự cao cả nhất của Hoa Kỳ ban tặng cho dân sự.

Sau đây là bản văn của tổng thống phát biểu vào buổi chiều Thứ Bảy 2/4:

“Giáo Hội Công giáo đã mất đi vị chủ chăn của mình. Thế giới đã mất đi một con người chiến đấu cho tự do của con người, và một người tôi tớ nhân lành và tín trung của Thiên Chúa đã được gọi về.

“Đức Gioan Phaolô II đã rời bỏ ngai tòa Phêrô cũng cùng một cách như ngài đã đăng quang, với tư cách là một chứng nhân cho phẩm giá của sự sống con người. Ở quê hương Balan của mình, vị chứng nhân này đã tung ra một cuộc cách mạng dân chủ làm rung chuyển cả Đông Âu và thay đổi giòng lịch sử.

“Ở khắp Tây Phương, chứng từ Đức Gioan Phaolô nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm của chúng ta trong việc xây dựng một nền văn hóa sự sống, một nền văn hóa mà kẻ mạnh phải bảo vệ kẻ yếu.

“Và trong những năm cuối đời của vị Giáo Hoàng này, chứng từ của ngài thậm chí còn mãnh liệt hơn nữa bằng việc can đảm hằng ngày đương đầu với bệnh nạn và nhiều khổ đau.

“Tất cả mọi vị giáo hoàng đều thuộc về thế giới, thế nhưng những người Hoa Kỳ có lý do đặc biệt để yêu mến con người từ Krakow này. Trong những cuộc ngài viếng thăm quê hương của chúng ta, vị giáo hoàng này đã nói về Bản Hiến Pháp thiên định của chúng ta, đến các sự thật hiển nhiên về phẩm vị con người nơi Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của chúng ta, và nói đến những phúc hạnh tự do xuất phát từ những sự thật này.

“Ngài nói, chính những sự thật này, những sự thật khiến tất cả mọi người trên thế giới hướng về Hoa Kỳ với niềm hy vọng và trọng kính. Bản thân Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một nguồn cảm hứng cho hằng triệu người Hoa Kỳ cũng như cho nhiều người nữa trên khắp thế giới.

“Chúng ta sẽ luôn nhớ đến vị linh mục khiêm tốn, khôn ngoan và can đảm này, vị đã trở thành một trong những vị đại lãnh đạo về luân lý trong lịch sử. Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa về việc gửi đến một con người như thế, một người con của Balan trở thành vị giám mục Rôma và là anh hùng của các thời đại”.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo CNN, “Bush: 'A hero for the ages'”, ngày 2/4/2005
 


 TOP


Tổng Thống Cuba Fidel Castro nhận định về vị giáo hoàng quá cố: "Your departure pains us, dear friend. We wish with fervor that your example will endure."
 

Mặc bộ trang phục mầu đen, thay vì bộ đồng phục mầu xanh olive thường lệ, Tổng Thống Castro tỏ vể xúc động khi đọc lên sứ điệp của mình như sau: “Hỡi người bạn thân thương, việc bạn ra đi làm cho chúng tôi cảm thấy đớn đau. Chúng tôi tha thiết muốn rằng gương mẫu của bạn sẽ mãi tồn tại”.

Đức Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng đầu tiên đã đến thăm Cuba, và nhiều quan sát viên đã nghĩ rằng cuộc viếng thăm của ngài sẽ giúp vào việc phấn khởi đổi thay về chính trị ở hải đảo này, như đã xẩy ra ở Balan quê hương của ngài.

Tổng Thống Castro đã viết: “Các nỗ lực của những kẻ nào muốn sử dụng thế giá của bạn và thẩm quyền thiêng liêng lớn lao của bạn ngược lại với lý tưởng chân chính của nhân dân chúng tôi trong cuộc chống chọi với đế quốc khổng lồ (Hiệp Chủng Quốc) đều là những gì luống công vô ích”.

Sau khi nghe thấy các chuông vang lên từ các nhà thờ ở Cuba loan báo cái chết của vị giáo hoàng, vị Bộ Trưởng Ngoại Giao Felipe Perez Roque đã bày tỏ “nuỗi đau buồn sâu xa của nhân dân và chính quyền Cuba”. Cuba “sẽ luôn nhớ đến những lời của ngài phản đối nạn cấm vận kinh tế của Hiệp Chủng Quốc làm cho nhân dân chúng tôi phải khổ cực”.

Tổng Thống Castro, người đã học ở trường các Cha Dòng Tên từ nhỏ, đã không cho cử hành Lễ Giáng Sinh như là một lễ chung vĩnh viễn cho tới khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viếng thăm hải đảo Cuba năm 1998. Cuba chính thức là một quốc gia vô thần cho đến năm 1992. Hiện nay Cuba tạo nhiều cơ hội hơn cho việc hành đạo hơn quá khứ, tuy vẫn còn những hạn chế.

Sau khi ký vào cuốn tập phân ưu với vị giáo hoàng vừa quá cố, vị lãnh đạo cộng sản 78 tuổi này đã có ý định tham dự Lễ an táng đặc biệt ở vương cung thánh đường Havana được cử hành bởi vị lãnh đạo Công Giáo Cuba là ĐHY Jaime Ortega.

Từ chiều Chúa Nhật, cả hằng trăm người Cuba, từ những người vợ của các tù nhân chính trị đến các viên chức cao cấp trong chính phủ, đã đến tòa lãnh sự để ký vào tập sách phân ưu.

Chính phủ Cuba đã tuyên bố 3 ngày tang chế cho toàn quốc và hủy bỏ tất cả mọi cuộc hội lễ, kể cả cuộc mừng kỷ niệm Giới Trẻ Cộng Sản và màn chung kết của trận đấu banh quật toàn quốc của Cuba.

Đức ông Luigi Bonazzi, vị khâm sứ tòa thánh ở Havana đã nói: “Điều này chứng tỏ tình thân hữu và cảm tình được đức giáo hoàng bày tỏ cho Cuba thấy đã ghi lại dấu tích”.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo CNN, “Castro signs pope's condolence book”, ngày 4/4/2005, From Lucia Newman CNN Havana Bureau Chief

 

 TOP

 

ĐGH GPII: Các Vị Lãnh Đạo Chư Quốc Hướng Về Vị Giáo Hoàng vừa Tạ Thế

 

Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush: “Người Hoa Kỳ có những lý do đặc biệt để mến yêu con người từ Krakow này”. Ông cho rằng vị giáo hoàng này là nguồn hứng cho hằng “triệu người Hoa Kỳ”. Ông gọi ngài là “Một trong những đại lãnh đạo của lịch sử”.

 

 

Tổng Thống Pháp Jacques Chirac: Đức Gioan Phaolô II có một “đức tin bất khả lay chuyển, một thẩm quyền gương mẫu và nhiệt tâm đáng khâm phục”, ngài “đã chạm đến nhiều tinh thần và tâm can” bằng lòng can đảm và cương quyết của ngài. Lịch sử “sẽ còn lưu vết và hồi niệm về vị giáo tông ngoại thường này, vị có một hồn sống, niềm xác tín và lòng cảm thương đã làm cho sứ điệp tin mừng được vang vọng chưa từng thấy trên khấu trường thế giới”.

 

Vị Nguyên Lãnh Đạo Khối Cộng Sản Liên Bang Nga Mikhail Gorbachev: “Việc dấn thân cho tín đồ của ngài là một mẫu gương đáng kể cho tất cả chúng ta”. Nhà lãnh đạo này trước đây đã nói rằng việc sụp đổ của Bức Màn Sắt không thể nào xẩy ra nếu không có vị giáo hoàng này, vị giáo hoàng này đã lên án cộng sản trong lần gặp gỡ đầu tiên của ông và ngài vào năm 1989, sau đó ít lâu Bức Tường Bá Linh đã sụp đổ. “Chúng tôi đã thực sự là hào hứng, mặc dù cuộc đối thoại có lẽ quá cảm xúc. Ngài nói với tôi rằng ngài… rất, rất kị cộng sản”.

 

Thủ Tướng Hiệp Vương Quốc Tony Blair: “Lý do tại sao lại xẩy ra đầy những cảm xúc trong mấy ngày vừa rồi là vì bản chất của chính con người này, cho dù quí vị không phải là một người Công giáo hay không phải là Kitô hữu, thật vậy, cho dù quí vị không có tín ngưỡng đi nữa, thì những gì người ta có thể nhìn thấy nơi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đó là một con người có một niềm tin linh thiêng chân thực và sâu xa, một gương mẫu sáng ngời về những gì đức tin phải tỏ ra. Còn đối với những ai đã từng gặp được ngài, như tôi được may mắn ấy, quí vị có thể thấy điều ấy rất rõ ràng. Thế nhưng ngay cả những ai thực sự chưa được gặp ngài, chưa bao giờ đến gần ngài, cũng có thể thấy điều ấy từ xa”.

 

Thủ Tướng Đức Gerhard Schroeder: “Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết lịch sử. Qua hoạt động của ngài, và qua con người thu hút của mình, ngài đã biến đổi thế giới của chúng ta”. Ông đã ca tụng vị giáo hoàng này đã hoạt động cho “hòa bình, nhân quyền, đoàn kết và công bằng xã hội”.

 

Thủ Tướng Ý Silvio Berlusconi: “Tất cả chúng ta đều biết ơn về hoạt động không ngừng và đau khổ ngài đã liên lỉ chịu đựng hết mọi hình thức chuyên chế, bạo lực, đán áp và bại luân nhân danh các giá trị của Giáo Hội Công giáo cũng là các giá trị cao cả của phẩm giá con người và tình đoàn kết nhân loại”.

 

Tổng Thống Ý Carlo Ciampi: “Hỡi những người Ý, cùng với anh chị em tôi khóc thương Đức Thánh Cha, vị giáo hoàng đối với chúng ta là một cận nhân gần gũi. Chúng ta yêu mến ngài, chúng ta ca ngợi ngài về mãnh lực của tư tưởng ngài, về sự can trường của ngài, về lòng nhiệt tình của ngài, về khả năng bày tỏ các giá trị, niềm hy vọng cho tất cả chúng ta, nhất là giới trẻ của chúng ta, giới trẻ trên khắp thế giới. Chúng ta đã ca ngợi việc cởi mở đặc biệt của ngài đối với vấn đề đối thoại liên tôn. Ý quốc đang tiếc thương ngài”.

 

Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan nói vị giáo hoàng này là một con người của hòa bình và là một vị đại ủng hộ Liên Hiệp Quốc: “Ngài… hết sức quan tâm đến thế giới chúng ta đang sống, và như tôi, ngài cũng cảm thấy rằng nơi chiến tranh tất cả chúng ta đều là những kẻ bại trận”.

 

Tổng Thống Ba Tây Luiz Inacio Lula da Silva: “Là một quốc gia nhiều Công giáo nhất thế giới, nơi dân chúng thuộc những niềm tin khác nhau sống hòa hợp với nhau, Ba Tây cảm thấy đau buồn về sự mất đi một trong những con người đã tích cực đánh dấu giai đoạn lịch sử hiện đại này”.

 

Tổng Thống Phi Luật Tân Gloria Arroyo: “Nhân dân chúng tôi nhận được tin về cái chết của ngài với một cảm giác đau thương và mất mát sâu xa. Ngài là một nhà tranh đấu thánh hảo cho gia đình Phi Luật Tân và cho các giá trị Kitô giáo sâu xa, Vị làm cho hết mọi người chúng ta hằng ngày chiêm ngắm thấy những gì là chân chính, luân thường và linh thánh trong đời sống”.

 

Tổng Thống nước Pakistan Pervez Musharraf: “Thật là một mất mát lớn cho toàn thế giới. Chúng ta sẽ mãi nhớ đến ngài như là một vĩ nhân, một nhà biện hộ cho công lý và là một con người của hòa bình. Chính quyền và nhân dân Pakistan cảm thấy hết sức buồn đau khi nghe thấy tin ngài qua đời”.

 

Vị lãnh đạo phong trào Liên Đới Balan và cựu Tổng Thống Balan Lech Walesa: nói rằng Đức Gioan Phaolô II đã tác động việc kết thúc chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu. “Không có ngài sẽ không có vấn đề chấm dứt chủ nghĩa cộng sản, hay ít là mãi sau này và việc chấm dứt sẽ xẩy ra đẫm máu” . "[Without him] there would be no end of communism, or at least much later and the end would have been bloody".

 

Thủ Tướng Do Thái Ariel Sharon: “Đại diện cho chính quyền và quốc gia Do Thái, tôi xin bày tỏ những lời chia buồn về việc qua đi của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và chia sẻ sự thương đau của hằng triệu Kitô hữu và tín hữu ở cả quốc gia Do Thái và khắp thế giới Kitô giáo. Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một con người của hòa bình và là một người bạn của nhân dân Do Thái, vị quen thuộc với cái đặc thù của nhân dân Do Thái và là vị hoạt động cho một cuộc hòa giải lịch sử giữa các dân tộc cũng như cho việc thiết lập các mối liên hệ ngoại giao giữa Do Thái và Vatican hồi cuối năm 1993…. Hôm qua, thế giới đã mất đi một trong những vị lãnh đạo quan trọng nhất của thế hệ chúng ta, vị đã góp phần lớn lao vào việc tái lập tình hữu nghị và hiệp nhất giữa các dân tộc, vị có tấm lòng cảm thông và nhẫn nại sẽ ở với chúng ta nhiều năm tháng”.

 

Tổng Thống Palestine Mahmoud Abbas: “Chúng ta mất đi ngài là một nhân vật lãnh đạo tôn giáo lừng lẫy, một con người hiến cuộc đời mình để bảo vệ các giá trị của hòa bình, tự do và bình đẳng. Ngài đã bênh vực quyền  lợi của nhân dân Palestine, quyền tự do và nền độc lập của họ”.

 

Nữ Hoàng Hiệp Vương Quốc Elizabeth II: “Vị nữ hoàng này cũng nhớ kỹ hoạt động của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho việc hiệp nhất Kitô giáo, bao gồm cả những liên hệ gần gũi hơn giữa Giáo Hội Công giáo Rôma và Anh giáo” (lời phát biểu từ Điện Buckingham).

 

Nữ nguyên thủ tướng Hiệp Vương Quốc Margaret Thatcher: “Hằng triệu người mắc nợ ngài về sự tự do và tự trọng của họ. Tòan thế giới được đánh động bởi gương lành của ngài. Đời sống của ngài là một cuộc chiến đấu lâu dài chống lại những thứ gian dối được lợi dụng để hành ác. Bằng việc chiến đấu với những thứ sai lạc của cộng sản và loan truyền phẩm giá thực sự của cá nhân con người, cuộc đời của ngài là một quyền lực luân lý bên trong cuộc chiến thắng ở Cuộc Chiến Tranh Lạnh”.

 

Nguyên Tổng Thống Tiệp Khắc Vaclav Havel: “Tôi vẫn còn nhớ rõ giây phút vào năm 1978 khi tôi và bạn hữu của tôi biết rằng Karol Wojtyla được bầu làm giáo hoàng. Đó là giây phút hết sức vui mừng cho chúng tôi. Tôi thậm chí nghĩ rằng chúng tôi quá vui đến nỗi nhẩy nhót cả lên”.

 

Tổng Thống Ái Nhĩ Lan Mary McAleese nói rằng Đức Gioan Phaolô II đã từng là một trụ cột của thế giới tân tiến, khi phục vụ Giáo Hội Công giáo và cho lợi ích của toàn thể nhân loại.

 

Tổng Thống Cuba Fidel Castro: Theo tin của Associated Press thì ông đã bày tỏ những lời phân ưu và tuyên bố ba ngày thương tiếc chính thức từ Chúa Nhật. Trong bức thư gửi cho Vatican được phổ biến hôm Chúa Nhật trên trang nhất của nhật báo Juventud Rebelde, ông đã gọi việc qua đi của vị giáo hoàng này là “một tin buồn” và bày tỏ “những lời phân ưu chân thành nhất của nhân dân và chính quyền Cuba”: “Nhân loại sẽ giữ một ký ức cảm kích về hoạt động không ngừng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cho hòa bình, công lý và đoàn kết giữa tất cả mọi dân nước”.

 

Thủ Tướng Úc Đại Lợi John Howard: nói rằng Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã từng là “một trụ cột vững chắc và là một con người giầu lòng thương xót và là một tông đồ hòa bình theo đúng ý nghĩa của từ ngữ”. Ông ca tụng vị giáo hoàng này như là một người bạn của tất cả mọi giáo phái Kitô giáo. “Ngài thúc đẩy phong trào đại kết – ngài vươn tới nhân dân Do Thái, tới những người thuộc niềm tin Hồi giáo, và còn là niềm phấn khởi cho thành phần không có tín ngưỡng gì cả”.

 

Đức Dalai Lama Phật giáo: “Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một con người tôi rất trọng vọng. Kinh nghiệm của ngài ở Balan bấy giờ là một nước cộng sản, và những khó khăn riêng của tôi với cộng sản đã cống hiến cho chúng tôi có chung một nền tảng”.

 

 

 

 

Tổng Thống Nga Vladimir Putin: “Tôi có những kỹ niệm rất nồng nàn về các cuộc gặp gỡ vị giáo hoàng này. Ngài là một con người khôn ngoan, đáp ứng và cởi mở đối thoại”.

 

Nguyên đệ nhất phu nhân Reagan: “Giáo Hoàng Gioan Phaolô II… đã chạm tới tâm can của già trẻ, làm rơi lệ cho những ai cảm thấy cảm kích trước sự hiện diện của ngài. Ngài đã thực hiện một vai trò lãnh đạo bất khả sánh cho giáo hội của ngài và mang lại hy vọng cho những ai vô vọng”.


 

 

Nguyên Tổng Thống Hoa Kỳ Jimmy Carter: “Rosalynn và tôi cảm thấy đau buồn trước sự ra đi của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Một con người được cảm nghiệm thấy những gì xẩy ra trong thời Nazi chiếm đóng thời Thế Chiến Thứ Hai, ngài đã hiến đời mình và ơn gọi của mình để trở thành khí cụ cho hòa bình trên khắp thế giới… Chúng ta sẽ nhớ đến ngài bằng tấm lòng quí mến và tri ân về việc ngài trung thành phục vụ hòa bình và nhân quyền”.

 

Nguyên Tổng Thống Hoa Kỳ Clinton: “Hillary và tôi hết sức đau buồn trước sự ra đi của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Trong việc lên tiếng một cách mãnh liệt và hùng hồn kêu gọi xót thương và hòa giải cho con người bị chia rẽ bởi những thứ hận thù ghen ghét cũ cũng như bị bách hại bởi việc lạm dụng quyền lực, Đức Thánh Cha này đã là ngọn hải đăng chẳng những cho người Công giáo mà còn cho tất cả mọi người… Giờ đây ngài đã về với Thiên Chúa là Đấng ngài đã trung thành phụng sự trọn cả một đời”.
 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo CNN, World mourns Pope John Paul II”, ngày 3/4/2005

 

 TOP