VẪN SỐNG TRONG LÒNG NGƯỜI

 

Duc_John_Paul II

Quan Thày của Ngày Giới TRẻ Thế Giới 2008 ở Sydney Úc Đại Lợi là Đức gioan phaolô ii

Đức Gioan Phaolô II được nhìn thấy hình bóng trong ánh lửa nơi một tấm hình chụp vào đúng ngày giờ ngài qua đời 2 năm trước

“Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã cứu cuộc sống của tôi”

Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “Xin để cho tôi về cùng Chúa - Let me go to the Lord”

"Đức Gioan Phaolô II yêu dấu là một đại tông đồ của lòng thương xót Chúa"

Tác Phẩm “Một Cuộc Đời với Karol: 40 Năm Thân Thiết với Một Con Người Trở Thành Vị Giáo Hoàng” của ĐHY Dziwisz chiếm Giải Thưởng Rôma

Đức Gioan Phaolô II thực sự là Người Tôi Tớ Chúa

Trung Tâm Gioan Phaolô II ở Thái Lan

‘Ngài đã chào vĩnh bit các v hng y đon mun chào c Francesco là người có nhim v quét dn phòng ca Giáo Hoàng’

‘Mt ngày đen ti trong lch s loài người’ - ‘Vn còn kp’ ‘Không bao gi là quá tr đâu!’ 

 

 

Duc_John_Paul II

 

Ngừơi của thiên niên kỷ

John Paul đại giáo hoàng

Đòi hòa bình công ĺý

Cho khắp cả nhân gian

 

Biến đổi giòng lịch sử

Của thế giới hôm nay

Người tạo nên danh dự

Cho Ba lan những ngày

 

Vòng tay ôm điạ cầu

Trao thương vào thế giới

Đi cùng hết năm châu

Cả những nơi không đợi

 

Lửa tim tặng giới trẻ

Nắm chặt tay trong tay

Vì thanh niên thế hệ

Tình vĩ đại bao ngày

 

Một Giáo hoàng thi sĩ

Cùng giới trẻ đồng hành

Hát thánh ca nghệ sĩ

Yêu hoà ghét chiến tranh

 

Luôn đề cao đại kết

Mọi tôn giáo hoàn cầu

Thân hành và tha thiết

Các tôn giáo nguyện cầu

 

Luôn can đảm xin lỗi

Giáo hội sai xa xưa

Qua lời xin mời gọi

Giòng cảm thông dư thừa

 

Giáo Hoàng của đại chúng

Của tất cả màu da

Của những người tù ngục

Của mồ côi mẹ cha

 

Ôm thương kẻ ám sát

Mắt nghiêm chống độc tài

Nắm tay người đói khát

Tim đau nạn phá thai

Như lãnh đạo thế giới

Run chân già vượt biên

Qùy hôn đất mọi miền

Ôm vòng tay chờ đợị

 

Quyết giữ trọn niềm tin

Dù bị cho bảo thủ

Kỷ cương mãi giữ gìn

Thói đời đang quyến rũ

 

Đám táng thiên niên kỷ

Với ba triệu giáo dân

Và hai trăm nguyên thủ

Tỉ dõi theo ân cần

 

Một trái tim vô biên

Một người cha nhân hiền

Một chủ chăn vĩ đại

Cho giáo hội kỷ nguyên

 

Cùng Mẹ Theresa

Rung lòng bao thế hệ

Triệu con tim nhỏ lệ

Ôi Tình Thương thăng hoa

 

Lê ngọc Hồ

 

 

 

TOP

 

 

 

Quan Thày của Ngày Giới TRẻ Thế Giới 2008 ở Sydney Úc Đại Lợi là Đức gioan phaolô ii

Trong số 9 vị được đề ra để tuyển chọn làm quan thày cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008 ở Sydney Úc Đại Lợi, trong đó có Chân Phước Pier Giorgio Frassati, 24 tuổi, một sinh viên kiêm lực sĩ đã từng hoạt động với Phong Trào Tông Đồ Giáo Dân ở Ý quốc, Thánh Faustina Kowalska, Chân  Phước Mary Mckillop, vị thánh nữ đầu tiên của quốc gia chủ nhà cũng là nữ sáng lập hội dòng Down Under, Chị Em Thánh Giuse Thánh Giá.

Trong 9  vị được đề cử còn có Thánh Phêrô Chanel, và Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Chưa hết, còn có Chân   Phước Peter To Rot, m ột giáo lý viên ở Papua New Guinea, con của một trưởng tộc, vị đã tử đạo trong một trại tập trung của Nhật vào cuối Thế Chiến II. Thánh Maria Goretti và Chân Phước Têrêsa Calcutta được mời. Sau cùng là Trinh Nữ Maria dưới tước hiệu “Đức Bà Thập Giá Miền Nam, xin cứu giúp Kitô hữu”, vị bảo hộ Úc Đại Lợi.

Ban tổ chức khuyến  khích giới trẻ hãy tận hiến cho Đức Trinh Nữ của cây Thập Giá Nam Phương theo tinh thần câu tâm niệm “Totus tuus” của Đức Gioan Phaolô II, vị đã được chọn làm quan thày của Giáo Hội tại đây, vì ngài đã khởi xướng và phát động này.

 

TOP

 

Đức Gioan Phaolô II được nhìn thấy hình bóng trong ánh lửa nơi một tấm hình chụp vào đúng ngày giờ ngài qua đời 2 năm trước

Thật vậy, nhiếp ảnh gia người Balan là Gregorz Lukasic, hôm 2/4/2007, trong một cuộc tổ chức ở Beskid Zywiecki, gần nơi sinh quán Wadowice của vị giáo hoàng bản xứ này để tưởng niệm 2 năm qua đời của ngài đã chụp  

Nhiều hình ảnh lưu niệm, thế nhưng chỉ có tấm hình được nhiếp ảnh gia trẻ trung này chụp vào đúng giờ ngài qua đời mới xuất hiện một hình ảnh giống như ngài.

Tấm hình này đã được Cha Jarek Cielecki, giám đốc Vatican Thông Tín Vụ (Vatican Service News) đài truyền hình Ý quốc phổ biến hôm Thứ Hai, 15/10/2007.

Vị linh mục này cho mạng điện toán toàn cầu Zenit biết rằng ngài không ngờ có một phản ứng rộng rãi như thế, khi hình ảnh này đã được báo chí quốc tế chộp lấy.

“Tôi không nói rằng đó là một phép lạ. Tôi đang nói về một điều cảm xúc giật gân. Thế nhưng rõ ràng đó là một sự lạ. Người ta không thể nói rằng mình chẳng thấy gì hết.

“Đối với tôi, đó là một dấu lạ, vì người ta cần phải lưu ý tới nơi chốn và thời điểm tấm hình được chụp. Nhiếp ảnh gia mỗi phút chụp hai tấm hình. Quí vị chỉ thấy hình ảnh này nơi tấm được chụp vào lúc 9 giờ 37 phút 30 giây. Nơi những tấm khác, chẳng thấy gì trong những ngọn lửa.

“Tấm hình này đã được phân tích theo khoa học và người ta thấy rằng nó không bị điều chỉnh”.

Cha Thomas D. Williams, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, khoa trưởng thần học thuộc đại học đường Regina Apostolorum ở Rôma đã nói rằng: “Thiên Chúa nói với chúng ta nơi bất cứ cách thức nào do Ngài chọn, bởi thế mà những phép lạ thuộc loại này không được thẩm định.

“Chắc chắn là tấm hình chất chứa một cái gì đó kỳ lạ về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và vấn để ở đây là tấm hình này được chụp vào ngày 2/4, ngày kỷ niệm 2 năm qua đời của vị Giáo Hoàng, quả thực là một sự trùng hợp hệ trọng.
Không ai buộc phải tin điều này, và Giáo Hội không bao giờ chính thức ấn định như là một phép lạ đã xẩy ra ở nơi đây. Tuy nhiên, những ai muốn thấy bàn tay của Thiên Chúa nơi tấm hình chụp ấy sẽ cảm thấy phấn khích khi nghĩ thấy rằng Đức Gioan Phaolô II tiếp tục chuyển cầu cho chúng ta ở trên trời,

“Đức tin của chúng ta không dựa trên một loại biến cố, thế nhưng Thiên Chúa quả thực có sai đến với chúng ta nhiều dấu hiệu ám chỉ đến việc Ngài hiện diện và chăm sóc theo quan phòng thần linh, nhờ đó, không có lý do gì cho thấy điều ấy lại không thể là một trong số các dấu lạ hay sao?”

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 16/10/2007
 

 TOP

 

 

“Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã cứu cuộc sống của tôi”

 

Trong bài giảng cho Thánh Lễ Đỏ hằng năm ở Vương Cung Thánh Đường Tông Đồ Mathêu tại Thủ Đô Hoa Kỳ, 30/9/2007, với sự tham dự của 6 trong 9 vị thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Mỹ, của ĐTGM Timothy Dolan TGP Milwaukee đã mở đầu bằng câu truyện cảm động về một thanh nữ buị đời sau đây

 

Vào mùa hè 2002, tôi đã hân hoan được ở với trên một triệu giới trẻ đến từ khắp thế giới cũng như được ở với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Toronto.

 

Những Ngày Giới Trẻ Thế Giới này là những biến cố rạng ngời, với đầy những lời cầu nguyện, hát ca, việc huấn luyện đạo lý, chia sẻ đức tin, cử hành Thánh Thể, bí tích thống hối, cùng nhiều những cuộc vui nhộn bình dị chính đáng… và dĩ nhiên có cả sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng nữa.

 

Chính vào trọn ngày cuối cùng, như các vị giám mục khác, tôi đã qui tụ lại ở một nhà thờ giáo xứ ở ngoại ô thành phố Toronto cùng với khoảng 4 trăm giới trẻ thuộc các quốc gia nói tiếng Anh, để giảng dạy. Các vị giám mục chúng tôi bấy giờ đã được đề nghị cho “diễn đàn tự do” để bất cứ người trẻ nào của chúng ta có thể  chia sẻ về bất cứ ân sủng nào họ đã nhận được trong những Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Sau một chút ngưng đọng, từ một góc ở phía cuối tiến lên một người nữ trẻ trung trước ống nói.

 

Cô bắt đầu: “Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã cứu cuộc sống của tôi”. Cô đã khiến cho chúng tôi phải chú ý. “Tôi 24 tuổi, và đã sống bụi đời từ năm 15 tuổi. Tôi đã trở thành một kẻ nghiện rượu và một tay nghiền ma túy” -  đến đây cô ta đã vén những cánh tay áo của chiếc áo choàng cô đang mặc lên cho mọi người thấy được những vết bầm và xẹo gây ra bởi những thứ kim chích – “và là một gái điếm để kiếm tiền cho thói nghiện ngập này của tôi. Tôi đang chết dần chết mòn và sắp sửa đi đến chỗ sẵn sàng hoàn toàn bỏ cuộc.

 

“Những đứa trẻ trong nhóm giới trẻ ở giáo xứ của tôi, những người bao giờ cũng đối xử tử tế với tôi, đã chấp nhận tôi và đã thanh tẩy tôi, rồi mời tôi đến Toronto với họ để tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới.

 

“Và ở nơi đây, tôi đã gặp được một người già đã thay đổi cuộc sống của tôi. Người già này đã bảo tôi rằng ngài đã yêu thương tôi. Ôi, nhiều người già đã nói với tôi rằng họ yêu thương tôi, trong vòng 15 phút đồng hồ. Con người già này có ý nói thực như thế. Ngài đã bảo tôi rằng Thiên Chúa đã yêu thương tôi, và tôi thực sự là công cuộc nghệ thuật của Thiên Chúa. Ngài đã bảo tôi rằng Vị Thiên Chúa đã dựng nên tất cả mọi tinh tú trên bầu trời này thực sự đã biết đến  tên gọi của tôi. Ngài bảo tôi rằng Thiên Chúa yêu thương tôi đến nỗi Người muốn tôi được sống đời đời với Người, và Người đã sai Con của Người là Chúa Giêsu để giúp tôi đạt được điều ấy. Người già ấy bảo tôi rằng tôi thực sự chia sẻ với sự sống của Thiên Chúa một cách sâu xa trong tôi. Người già ấy nói có lý. Người già này đã tác động được tôi. Bởi vậy mà giờ đây tôi muốn sống”.

 

Dĩ nhiên là “người già” này là Người Đầy Tớ Đáng Kính của Thiên Chúa, Đức Gioan Phaolô Cả.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/10/2007

 

 

 

TOP

 

 

Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “Xin để cho tôi về cùng Chúa - Let me go to the Lord”

 

Vị y sĩ riêng của Đức Gioan Phaolô II minh định về những lời cuối cùng của ngài

 

Trong một bài báo hôm Chúa Nhật 16/9/2007 của tờ nhật báo La Repubblica ở Ý thì bác sĩ Renato Buoãonetti cho rằng những lời cuối cùng “hãy để cho tôi đi về nhà Cha - Let me go to the house of the Father,” của cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là “lời nguyện cầu của một vị thánh tỏ ra yêu chuộng sự sống của mình cho đến khi Chúa nhân  lành gọi ngài về cùng Người”. Vị bác sĩ riêng của Đức Cố Giáo Hoàng này cho biết tiếp:

 

“Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã được chăm sóc cho tới giây phút cuối cùng của đời sống ngài, tức cho tới khi ngài thở hơi cuối cùng vào lúc 9 giờ 37 phút tối ngày 2 tháng 4 năm 2005.

 

“Trước đó ngài quả thực có nói với các vị bác sĩ của mình rằng ‘xin để cho tôi về cùng Chúa – Let me go to the Lord’. Thế nhưng đó là một câu nói khổ hạnh, một hình thức nâng hồn lên từ một lời nguyện cuối cùng của một con người đang hết sức đau khổ và cảm thấy rất mãnh liệt muốn được gần gũi với Cha Trên Trời.

 

“Đó không phải là một sự chối từ hay một hình thức buông xuôi phó mặc sự sống. Nó cũng không phải là lời mời gọi các vị y sĩ đang chăm sóc cho ngài hãy tháo gỡ các thứ hay thôi đừng chăm sóc nữa, một thứ gián tiếp chọn lựa việc triệt sinh an tử, như một số người đang nói bóng gió về điều này. Ai tin như thế là sai lầm”.

 

Theo vị y sĩ này thì Đức Gioan Phaolô II đã than thở lời nguyện này “bằng một giọng yếu ớt với Nữ Tu Tobiana người Ba Lan, trong khi nữ tu đang lo phục vụ ở gần giường của ngài nằm. Khi người nữ tu này ra khỏi phòng thì nói với chúng tôi rằng Đức Giáo Hoàng bảo nữ tu rằng ngài ‘muốn được ra đi, đi về cùng Chúa’.

 

“Tôi xin lập lại rằng đó là một lời mời gọi có tính cách thần bí, một lời nguyện cầu cao cả được thốt lên từ một con người cảm thấy rằng mình gần đi đến chỗ kết thúc cuộc hành trình trần thế của mình. Thế nhưng, ngài đã không bao giờ bị lẻ loi một mình, thiếu chăm sóc hay được bảo vệ, như một số người lầm lạc đang cố gắng léo lái theo ý nghĩ của họ.

 

“Đối với những ai gần gũi với ngài thì lại là một bài học sống cao cả. Một lời nguyện cầu được than lên cho đến cùng, bằng một giọng rất yếu ớt, khó nghe, thì thào, song sâu xa. Lời nguyện cầu của một vị thánh đã yêu chuộng sự sống cho tới khi Chúa nhân lành gọi ngài về với Người”.

 

Sở dĩ vị y sĩ này lên tiếng như thế là vì một số truyền thông chủ trương sai lệch về những lời của Đức Cố Gioan Phaolô II, nhất là từ sau khi văn kiện được Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin phổ biến hôm Thứ Sáu, 13/9/2007 về vấn đề buộc phải sử dụng việc dinh dưỡng bằng ống cho những người trường kỳ ở trong “tình trạng thực vật”.

 

“Câu ‘hãy để cho tôi đi về nhà Cha - Let me go to the house of the Father,’ là một lời nguyện cầu cao cả, sâu xa khổ hạnh, một tấm gương độc đáo và hầu như đặc thù có tính cách gắn bó với niềm tin tưởng vào Thiên Chúa là Cha, cũng như vào sự sống, một sự sống được Đức Gioan Phaolô II yêu chuộng cho tới giây phút cuối cùng.

 

“Ngài đã trải qua một cuộc khổ nạn dài. Vào ngày 31/3, khi ngài nhìn qua cửa sổ phòng của ngài lần đầu tiên thì ngài không thể nói năng gì được. Thế nhưng, ngài vẫn không bỏ cuộc. Từ ngày đó trở đi ngài đã được dinh dưỡng ở ruột bằng một ống từ mũi vào dạ dày, vì ngài không còn ở trong tình trạng ăn uống bằng miệng được nữa.

 

“Việc nhỏ giọt vẫn được sử dụng và bảo toàn cho đến giây phút cuối cùng, không bị đứt đoạn chút nào. Thế rồi, vào ngày 31/3, ngài đã bị một nhiễm trùng nặng, làm ngưng việc tuần hoàn bởi nhiễm trùng đường tiểu; ngài đã được cung cấp đầy đủ tất cả những biện pháp trị liệu thích đáng và việc trợ giúp về đường hô hấp”.

 

Vị y sĩ này khẳng định là cho dù Đức Gioan Phaolô có ở tại dinh Giáo Hoàng đi nữa, ngài cũng được chăm sóc đầy đủ về y khoa. Vị bác sĩ cho biết:

 

“Đức Giám Mục bí thư riêng của ngài là Stanislaw Dziwisz đã minh nhiên hỏi xem rằng ngài có muốn đi nhà thương hay chăng. Nhưng Đức Thánh Cha muốn ở lại Vatican là nơi ngài cũng được bảo đảm cách liên tục cách tốt đẹp về việc trợ giúp chuyên môn về y khoa, 24 tiếng 1 ngày, với nhân viên đầy kinh nghiệm”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 20/9/2007

 

 

TOP

 

 

"Đức Gioan Phaolô II yêu dấu là một đại tông đồ của lòng thương xót Chúa"

 

Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 16/9/2007 về Các Dụ Ngôn Lòng Thương Xót 

 

Hôm nay, phụng vụ lại đề ra cho chúng ta một lần nữa để suy niệm đoạn 15 của Phúc Âm Thánh Luca, một trong những cao điểm và là một trong những đoạn cảm kích nhất trong tất cả các trang Thánh Kinh. Thật là tuyệt vời khiu nghĩ rằng bất cứ ở đâu trên khắp thế giới này cộng đồng Kitô hữu qui tụ lại với nhau để cử hành Thánh Thể Chúa Nhật thì vào ngày nay âm vang tin mừng về sự thật và về ơn cứu độ ấy: Thiên Chúa là tình yêu nhân hậu. Thánh ký Luca đã gom góp lại với nhau 3 dụ ngôn về lòng thương xót Chúa nơi đoạn này. Hai đoạn ngắn cũng được thấy nơi Thánh Mathêu và Marcô là những dụ ngôn về con chiên lạc và đồng bạc cắc bị mất; dụ ngôn thứ ba – dài, chi tiết và đặc thù nơi Phúc Âm Thánh Luca – là bài dụ ngôn nổi tiếng về Người Cha nhân hậu, thường được nói là “dụ ngôn người con trai hoang đàng”.

 

Nơi trang Phúc Âm này chúng ta hầu như có thể nghe thấy tiếng của Chúa Giêsu, Đấng đã mạc khải dung nhan Cha của Người cũng là Cha của chúng ta. Tựu kỳ trung thì đó là những gì Người đã đến thế gian, đó là nói cho chúng ta biết về Cha; là làm cho Ngài được nhận biết đối với chúng ta là những đứa con lạc đường, và làm bừng lên trong tâm can chúng ta niềm vui được thuộc về Ngài, niềm hy vọng được thứ tha và được phục hồi phẩm vị, niềm ước vọng được muôn đời sống trong nhà của Ngài, một ngôi nhà cũng là nhà của chúng ta.

 

Chúa Giêsu thuật lại 3 dụ ngôn về tình thương ấy là vì thành phần Pharisiêu và luật sĩ nói xấu về Người, khi thấy rằng Người để cho đám tội nhân đến gần Người, thậm chí Người lại ngồn ăn uống với họ (x Lk 15:1-3). Bởi vậy, Người đã giải thích, bằng ngôn ngữ thông thường của mình, rằng Thiên Chúa không muốn thậm chí một trong những người con nào của Ngài bị hư đi và linh hồn của Người cảm thấy tràn đầy niềm vui khi một tội nhân  hoán cải. Bởi thế, tôn giáo đích thực là ở chỗ có cùng một tâm tình “giầu lòng xót thương” của trái tim ấy, một trái tim xin chúng ta hãy yêu thương hết mọi người, thậm chí là những ai xa cách và những ai là thù địch của chúng ta, bắt chước Cha trên trời là Đấng tôn trọng tự do của mọi người và kèo tất cả mọi người đến cùng Ngài bằng một quyền  năng vô địch của lòng Ngài thủy chung. Đó là con đường Chúa Giêsu đã tỏ cho những ai muốn làm môn đệ của Người: “Đừng xét đoán… đừng kết án… hãy thứ tha để các con cũng được tha thứ; hãy cho đi thì các con sẽ được nhận lãnh… hãy xót thương như Cha các con trên trời là Đấng xót thương” (Lk 6:36-38). Nơi những dụ ngôn này chúng ta thấy được chính những dấu hiệu cụ thể cho tác hành hằng ngày của chúng ta là thành phần tín hữu.

 

Trong thời đại của chúng ta đây, nhân loại cần thấy được lòng thương xót của Thiên  Chúa được hiên ngang loan truyền và làm chứng cho. Đức Gioan Phaolô II yêu dấu, vị đã là một đại tông đồ của lòng thương xót Chúa, đã trực giác cảm thấy được cái khẩn trương mục vụ này. Ngài đã giành hẳn bức thông điệp thứ hai của ngài cho Người Cha nhân hậu và suốt cả giáo triều của ngài ngài đã là một vị thừa sai của lòng xót thương cho tất cả mọi quốc gia. Sau biến  cố thế thảm của ngày 11/9/2001, một biến cố đã làm lu mờ đi bình minh của thiên kỷ thứ ba, ngài đã mời gọi Kitô hữu và những con người thiên tâm hãy tin tưởng rằng tình thương của Thiên Chúa mạnh hơn hết mọi sự dữ và nơi thập giá của Chúa Kitô thế giới mới tìm được ơn  cứu độ. Chớ gì Trinh Nữ Maria, Mẹ Tình Thương, Vị chúng ta đã chiêm ngưỡng hôm qua như là vị sầu bi dưới chân thập tự giá, xin cho chúng ta tặng ân hằng tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa, và xin Mẹ giúp chúng ta biết xót thương như Cha của chúng ta ở trên trời.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 16/9/2007

 

 TOP

Tác Phẩm “Một Cuộc Đời với Karol: 40 Năm Thân Thiết với Một Con Người Trở Thành Vị Giáo Hoàng” của ĐHY Dziwisz chiếm Giải Thưởng Rôma

 

Hôm Thứ Ba 10/7/2007, ĐHY Stanislaw Dziwisz, TGM Krakow, đã nhận tặng thưởng trong một nghi thức ở Rôma cho tác phẩm của ngài, một tác phẩm sẽ được phổ biến trong thế giới Anh ngữ vào Mùa Xuân tới quãng Tháng 3.

 

Tác phẩm này là cuộc đối thoại trao đổi với ký giả Gian Franco Svidercoschi và được Rioãoli xuất bản. Tặng Thưởng Rôma là tặng thưởng của Hiệp Hội bất vụ lợi Ý quốc Ostia Cultura được trao tặng cho cả các tác giả ngoại quốc cũng như trong nước Ý về các tác phẩm tiểu thuyết lẫn không tiểu thuyết. Tác phẩm của ĐHY đã thắng giải loại không phải tiểu thuyết ngoại quốc. 

 

Theo các phần tử thuộc ban giám khảo thì tác phẩm này là “một tiểu luận lịch sử, như một số tiểu luận khác, cho chúng ta thấy cái chiến thắng của những niềm hy vọng dường như bất khả về một thực tại nghiệt ngã của những gì là tương phản giữa tự do với độc đoán, và về lãnh vực văn hóa giữa nhân bản Kitô giáo với chủ nghĩa duy vật”.

 

Khi lãnh nhận tặng thưởng này, ĐHY Dziwisz đã nói: “Tôi tin rằng ban giám khảo muốn trao tặng giải này cho chủ thể của tác phẩm đây, đó là cho ngài Karol – vì đối với nhiều người thì ngài là Karol Cả, đối với tôi ngài là Cha Karol và cũng là Thánh Karol. Không dễ gì để viết tác phẩm này, vì nhiều lý do, thế nhưng tôi đã được thôi thúc bởi dân chúng viết để họ khỏi quên một con người đã và đang được yêu chuộng và là vị không muốn bị lãng quên. Tôi cống hiến tác phẩm này cho dân chúng trên khắp thế giới – trước hết ở Rôma và ở Ý quốc đây – thành phần đã mến yêu, đang yêu mến và muốn mến yêu ngài.

 

Những ai nhận được giải này đều được một bức tượng của Thánh Phêrô ở Đền Thờ Vatican, được Richard Ginori làm bằng sứ, kèm theo một ngân phiếu 5 ngàn đồng Âu hay 6,854 Mỹ kim.

 

Vị hồng y này nói ngài sẽ tặng số tiền ấy cho Trung Tâm Gioan Phaolô II “Đừng Sợ” là trung tâm được ngài thành lập ở Krakow để tưởng nhớ vị Giáo Hoàng Balan, một trung tâm đã được ĐTC Biển Đức đặt viên đá đầu tiên ngày 27/5/2006, khi viếng thăm Balan.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 11/7/2007  

 

TOP

 

Đức Gioan Phaolô II thực sự là Người Tôi Tớ Chúa

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: bài giảng cho Thánh Lễ kỷ niệm 2 năm băng hà của Đức Gioan Phaolô II tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày Thứ Hai 2/4/2007

 

Theo vị đương kim giáo hoàng thì mục đích của Thánh Lễ đầy 2 năm này là để tạ ơn Chúa về Đức Gioan Phaolô II là vị ‘27 năm … là cha và là hướng đạo viên vững vàng trong đức tin, là vị mục tử nhiệt thành và là ngôn sứ của niềm hy vọng, là chứng nhân không biết mệt mỏi và là người tôi tớ hăng say của tình yêu Thiên Chúa’.

 

Sau khi ngỏ lời đặc biệt chào tới ĐHY Stanislaw Dziwisz là vị thư ký riêng của Đức cố Giáo Hoàng trên 40 năm từ khi còn ở Balan, Đức Thánh Cha đã quay sang diễn gảng bài Phúc Âm của Thứ Hai Tuần Thánh trình thuật về bữa tối ở Bêtania, thời điểm Maria, em của Lazarô, lấy ‘một cân dầu thơm hảo hạng, xức chân  Chúa Giêsu rồi lấy tóc mình mà lau’.

 

ĐTC chia sẻ cảm nghiệm của ngài về ý nghĩa của bài phúc âm này nói chung và của hương liệu ấy nói riêng khi áp dụng vào đời sống thánh đức của vị cố giáo hoàng: ‘Cử chỉ của Maria thành Bêtania có một âm vang và ý nghĩa thêng liêng sâu xa. Nó gợi lên chứng từ ngời sáng nơi tình yêu dấn thân vô vị lợi của Đức Gioan Phaolô II đối với Chúa Kitô. Hương thơm của tình ngài mến yêu lan khắp cả nhà, tức là Giáo Hội… Niềm quí trọng, sự tôn kính, lòng mộ mến đối với ngài được cả thành phần tín hữu lẫn vô tín ngưỡng bày tỏ vào lúc ngài qua đời – không phải là một chứng từ hùng hồn hay sao?

 

‘Thừa tác mục vụ hăng say và trổ sinh hoa trái của ngài, thậm chí còn hơn thế nữa, đồi canvê khổ nạn và c ái chết thanh thản của Vị Giáo Hoàng yêu dấu này của chúng ta đã khiến dân chúng thuộc thời đại của chúng ta có thể nhận biết rằng Chúa Giêsu Kitô thực sự là tất cả mọi sự’.

 

‘Chúng ta biết rằng hoa trái của chứng từ này là những gì lệ thuộc vào thập tự giá. Trong cuộc đời của Đức Karol Wojtyla, thì chữ thập giá không phải chỉ là một lời nói vậy thôi. Từ khi còn niên thiếu và trẻ trung, ngài đã cảm nghiệm thấy nỗi đớn đau và cảnh chết chóc. Đặc biệt là với việc gia tăng chầm chậm nhưng liên lỉ của chứng bệnh ngài chịu, một chứng bệnh mà từ từ đã tước lột mọi sự của ngài, thì cuộc sống của ngài đã trở thành một của lễ toàn thiêu cho Chúa Kitô, một loan báo sống động về cuộc khổ nạn của Người, với niềm hy vọng đầy tin tưởng phục sinh’.

 

‘Giáo triều của ngài được đánh dấu bởi ‘tính chất hào phóng’ của ngài, bởi việc quảng đại và cương quyết hiến thân. Cái gì đã thúc động ngài nếu không phải là tình yêu huyền nhiệm đối với Chúa Kitô?... Magister adest et vocat te – Thày đang có mặt ở đây và Thày gọi em đó. Vào ngày 2/4/2005, vị Thày này đã trở lại… gọi ngài và mang ngài về nhà, về nhà Cha. Và ngài, một lần nữa, đã sẵn sàng đáp lại bằng tâm can dũng cảm với tiếng thì thào: nào tôi về cùng Chúa’.

 

‘Đã từ lâu ngài đã sửa soạn cho cuộc hội ngộ cuối cùng này với Chúa Giêsu, như được chứng thực bởi mấy bản thảo khác nhau cho tờ di chúc của ngài… Ngài đã chết đi đang lúc cầu nguyện. Ngài thực sự thiếp đi trong Chúa. Hương thơm đức tin, đức cậy và đức mến của vị Giáo Hoàng này lan tỏa đầy nhà của ngài, đầy Quảng Trường Thánh Phêrô, đầy Giáo Hội và tràn đầy khắp thế giới’.

 

‘Người Tôi Tớ Chúa, đó là những gì ngài đã là và đó là những gì chúng ta gọi ngài hiện nay trong Giáo Hội, trong khi tiến trình phong chân phước đang được tiến hành cách mau chóng… Người Tôi Tớ Chúa, một tước hiệu đặc biệt thích đáng đối với ngài. Chúa Kitô đã kêu gọi ngài đến  phục vụ Người trên bước đường làm linh mục, để rồi từ từ đã mở rộng chân  trời hơn trước mắt ngài, từ giáo phận của ngài đến Giáo Hội Hoàn Vũ. Chiều kích hoàn vũ này tiến đến tột đỉnh của nó vào lúc ngài qua đời, một biến cố làm cho cả thế giới cảm thấy ở một mức độ tham phần chưa từng có trong lịch sử’

 

‘Chớ gì đường lối totus tuus của vị Giáo Hoàng thân yêu này phấn khích chúng ta tiến bước trên con đường dấn thân mình cho Chúa Kitô nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria. Chúng ta ký thác vào bàn tay từ mẫu của Mẹ người cha, người anh và người bạn này của chúng ta, để trong Chúa, ngài được an nghỉ và vinh phúc’.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được VIS phổ biến ngày 3/4/2007

 

TOP

 

Trung Tâm Gioan Phaolô II ở Thái Lan

 

Hôm Thứ Hai 29/1/2007, một Trung Tâm Gioan Phaolô II về Tư Tưởng Xã Hội Công Giáo đã được khánh thành ở Thái Lan.

 

Nhân dịp này, Đức Hồng Y Renato Martino, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Công Lý Và Hòa Bình đã đọc một bài diễn văn khai mạc.

 

Tòa khâm sứ Tòa Thánh ở Thái Lan cho biết là trung tâm này được thành lập là để “tôn kính và tưởng nhớ đến cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nhất là đến các thông điệp của ngài về Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội”.

 

Trong bài diễn văn khai mạc của mình, đức hồng y chủ tịch đã trình bày về cuốn ‘Tổng Lược Giáo Huấn Về Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo”.

 

Ngài đã giải thích 4 nguyên tắc làm nên nội dung của Cuốn Tổng Lược ấy, đó là phẩm vị và tự do của con người, công ích, vấn đề phụ trợ và tình đoàn kết.

 

Sau bài diễn văn khai mạc này, các viên chức trong chính quyền cùng những vị khách khác tham dự lễ nghi khánh thành đã đặt một số câu hỏi với đức hồng y, nhất là vấn đề làm sao cuốn  Tổng Lược ấy có thể góp phần vào việc giải quyết những  trục trặc trên thế giới.

 

Trung tâm mới này đã đảm trách việc chuyển dịch cuốn Tổng Lược này sang tiếng Thái. Phần được chuyển dịch xong đã được phổ biến và tặng cho các tham dự viên của buổi khánh thành này.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/2/2007

 

 

TOP

 

‘Ngài đã chào vĩnh bit các v hng y đon mun chào c Francesco là người có nhim v quét dn phòng ca Giáo Hoàng’.

 

C Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Tác Phm ‘Mt Cuc Đời vi Karol’ vi nhng chi tiết t V Thư Ký Lâu Đời ca ngài.

 

Đức Hng Y Stanislaw Dziwisz, vi tư cách là người thư ký lâu đời (40 năm) ca v c giáo hoàng này, đã tiết l mt s chi tiết v đời sng ca C Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong tác phm mi được viết bi ký gi Gian Franco Svidercoschi, nguyên phó giám đốc t L’Osservatore Romano.

 

Tác phm ca v thư ký này mang ta đề ‘Mt Cuc Đời vi Karol’. Tác gi cú tác phm mi này cũng đã viết cun ‘Câu Truyn v Karol’, mt câu truyn đã được truyn hình thành phim mang ta đề ‘Karol, Mt Con Người Đã Tr Thành Giáo Hoàng’.

 

Tác phm mi được viết th hình thc ca mt cuc đối thoi dài gia ĐHY Dziwisz và tác gi phóng viên này, và được v hng y viết li gii thiu, trong đó v hng ý gi C Giáo Hoàng là ‘cha’ và là ‘thày’.

 

ĐTGM Wojtyla Krakow đã nói vi linh mc tr Dziwisz năm 1966 rng: ‘Cha s theo tôi. đây cha s có th tiếp tc vic hc ca cha và giúp tôi’. T đó, v thư ký ca c Giáo Hoàng đã ph trách các chương trình hng ngày ca Đức Gioan Phaolô II, chia s tâm tưởng và các mi quan tâm ca ngài.

 

Trong tác phm mi ca người phóng viên tác gi, v hng ý này đã nhc li nhng giây phút đặc bit  ca đời giáo hoàng ca Đức Gioan Phaolô II, như biến c tuyn  bu giáo hoàng, mi liên h gia v giáo hoàng này vi khi Công Đoàn  Balan, cuc ám sát năm 1981, Ngày Cu Nguyn  Cho Hòa Bình Assisi, Đại Năm Thánh 2000, nht là nhng gì xy ra vào Tháng Tư cui đời ca v Giáo Hoàng.

 

Tác phm din t li vĩnh bit ca v Giáo Hoàng vi thành phn cn g s viên ca ngài trước khi chết. Khi tim ngài ngưng đập, v TGM thư ký này đã nghĩ rng: ‘Ngài đã ra đi mt mình chn này. Gi đây, bên kia thế gii, ai là người đang đồng hành vi ngài?’; ‘Ngài đã chào vĩnh bit các v hng y đon mun chào c Francesco là người có nhim v quét dn phòng ca Giáo Hoàng’.

 

Tác gi ca cun sách mi này cho mng đin  toán toàn cu Zenit biết rng cun sách không phi là ‘mt cun sách phng vn, không có nhng câu vn đáp, song là mt cuc đàm thoi dài. Tôi đã viết ra nhng din tiến khác nhau xy ra các biến c y, ri Đức Hng Y Stanislaw thêm vào tng biến c này nhng gì chính mt ngài chng kiến thy’.

 

Tác phm này va được xut bn bng Ý ng bi Rioãoli International Publishers, và s được phát hành sang Tiếng Anh bi nhà xut bn Doubleday.  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 25/1/2007

 

TOP

 

 

‘Mt ngày đen ti trong lch s loài người’ - ‘Vn còn kp’ ‘Không bao gi là quá tr đâu!’ 

 

2 Chi tiết v C Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vi Cuc Chiến Nhân Danh Thiên Chúa (11/9/2001 và 3/2003) chương 34 ‘Nhân Danh Thiên Chúa Sát Hi’ ca tác phm ‘Mt Cuc Đời vi Karol’

 

V ngày 11/9/2001, v Giáo Hoàng đã trông thy trên  truyn hình cao c Tháp Đôi sp đổ.

 

Bấy giờ Đức Thánh Cha đang ở Castel Gandolfo. Điện thoại reo lên, và từ đầu giây bên kia ngài nghe thấy giọng run run của Hồng Y Sodano, Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh Vatican. Ngài bảo bật truyền hình lên để có thể xem thấy những hình ảnh thảm thương ấy, hình ảnh cao ốc tháp đôi sụp đổ, trong đó có rất nhiều nạn nhân đáng thương bị vướng mắc. Ngài đã giành cả buổi chiều hôm ấy giữa nguyện đường và truyền hình, cảm thấy hết sức nhức nhối đau thương.

 

Vào sáng ngày hôm sau, vị Giáo Hoàng đã cử hành Thánh Lễ. Sau đó ngài đã thực hiện một cuộc triều kiến chung đặc biệt ở Quảng Trường Thánh Phêrô. Tôi nhớ những lời ngài nói rằng: ‘Một ngày đen tối trong lịch sử loài người’. Tôi cũng nhớ rằng, trước khi cầu nguyện, tin hữu được yêu cầu là không vỗ tay, không hát xướng. Đó là một ngày thương khóc.

 

Ngài cảm thấy lo âu, hết sức là âu lo, sợ rằng vấn đề không chỉ có thế; cuộc tấn công ấy sẽ làm bùng lên một cơn  lốc  bạo lực khôn cùng. Bởi vì, một phần, theo quan điểm của ngài, tình trạng gia tăng nạn khủng bố đã xuất phát, trong số những lý do khác, từ quốc gia hết sức nghèo khổ, thiếu những cơ hội giáo dục và phát triển văn hóa, những gì đang được nhiều dân tộc Ả Rập trải qua. Bởi thế, để khắc phục nạn khủng bố, đồng thời cũng cần phải loại trừ đi những thứ b ất quân bình  về xã hội và kinh tế giữa Bắc và Nam.

 

Vào Tháng 3/2003, v Giáo Hoàng đã c gng ngăn chn Cuc Chiến Vùng Vnh Th Hai.

 

Thứ Bảy 15/3. Cùng với ĐHY Sodano và ĐTGM Tauran, ĐTC đã tiếp ĐHY Pio Laghi khi vị hồng ý này hoàn tất sứ vụ của mình ở Hiệp Chủng Quốc. Và ĐHY Laghi, bất chấp sự kiện là ngài vẫn không cảm thấy cuộc chiến này bị thua bại, đã thuật lại những gì ngài đã nói với tổng thống Hoa Kỳ. Ông Bush đã hoàn toàn hiểu được những lý do về luân lý của Đức Giáo Hoàng, thế nhưng ông không thể nào quay đầu trở về nữa. Ông đã gửi tối hậu thư 48 tiếng cho Saddam Hussein.

 

Trong khi đó, ĐHY Etchegaray đã có câu trả lời, không hoàn toàn quá tiêu cực, nhưng thực sự là mơ hồ, về các nhà lãnh đạo ở Iraq, đó là họ đã sẵn sàng cộng tác với những thanh tra viên của LHQ, thế nhưng lạ tỏ ra lưỡng lự về những gì được gọi là ‘các thứ vụ khí đại công phá’.

 

Đến lúc ấy thì mọi sự cần biết đã được biết. Bởi thế mà, từ cuộc họp vào hôm 15/3 ấy mới có bài huấn từ Truyền Tin vào ngày hôm sau, với lời kêu gọi khẩn trương và quyết liệt cả Saddam Hussein và các xứ sở thuộc Hội Đồng Bảo An LHQ. Và từ cửa sổ phòng mình, Đức Thánh Cha đã tỏ ra ủng hộ niềm hy vọng cuối cùng đang lan tràn khắp các nẻo đường trên thế giới. Ngài đã lập lại ba lần rằng: ‘Vẫn còn kịp!’ ‘Không bao giờ là quá trễ đâu!’ 

 

Thế nhưng, hiển nhiên là tất cả những điều ấy ngài cảm thấy  vẫn chưa đủ. Ngài trực giác thấy rằng tình hình ấy sắp sửa xẩy ra, và nó đang tiến tới chỗ chiến tranh, nhất là có cơ nguy là nó trở thành một cuộc chiến tranh của các nền văn minh, hay tệ hơn nữa, một thứ ‘thánh chiến’.

 

Bấy giờ ngài cảm thấy cần phải nói những gì chất chứa trong lòng của mình, cần phải cống hiến chứng từ riêng của ngài. Ngài đã muốn nhắc nhở rằng ngài thuộc về thế hệ của những ai đã nếm mùi chiến tranh, và vì thế, ngài cảm thấy nhiệm vụ cần phải khẳng định là ‘Đừng bao giờ xẩy ra chiến tranh nữa!’ Tôi đã có thể thấy được từ nơi tôi đang ở dáng điệu nghiêng người của ngài, với bàn tay phải ngài dường như tỏ ra còn muốn nhấn mạnh hơn nữa những gì ngài muốn nói.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 26/1/2007

 

 TOP