Bài
14 (Thứ Tư
1- Trong
cuộc lữ hành của mình tiến đến việc trọn
vẹn hiệp thông yêu thương với Thiên Chúa, Giáo Hội
tỏ mình ra như là “một dân tộc được nên
một với mối hiệp nhất của Chúa Cha, Chúa
Con và Thánh Linh”. Câu định nghĩa tuyệt vời của
Thánh Cyprianô (De Orat. Dom. 23; xem Hiến Chế Ánh Sáng
Muôn Dân, đoạn 4) đã đưa chúng ta vào mầu
nhiệm Giáo Hội, một Giáo Hội được thành
nên như một cộng đồng cứu độ bởi
sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi. Như Dân Chúa
xưa, Giáo Hội cũng được dẫn dắt
trong một cuộc tân Xuất Hành của mình bằng cột
mây ban ngày và cột lửa ban đêm, những biểu hiệu
nói lên việc Thiên Chúa liên lỉ hiện diện. Về phương
diện này, chúng ta hãy chiêm ngưỡng vinh quang của Thiên
Chúa Ba Ngôi, Đấng làm cho Giáo Hội duy nhất, thánh thiện,
công giáo và tông truyền.
2- Trước
hết, Giáo Hội là Giáo Hội duy nhất. Thật vậy,
người được rửa tội được
liên kết mầu nhiệm với Chúa Kitô và làm nên Nhiệm
Thể của Người nhờ quyền phép Chúa Thánh Thần.
Công Đồng Chung Vaticanô II dạy: “Tuyệt mẫu và nguồn
mạch của mầu nhiệm này là mối hiệp nhất
của một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh
Thần” (Sắc Lệnh về Hiệp Nhất Unitatis
Redentegratio, đoạn 2). Mặc dầu trong quá khứ
mối hiệp nhất này đã phải trải qua một
cuộc thử thánh đau thương với nhiều cuộc
chia rẽ, nguồn mạch Ba Ngôi vô tận của Giáo Hội
vẫn thôi thúc Giáo Hội càng cần phải sống sâu xa
hơn mối koinonia, hay mối hiệp thông, được
chiếu tỏa nơi cộng đồng tiên khởi ở
Giêrusalem xưa (Acts 2:42; 4:32).
Ý nghĩa đối thoại
đại kết được bắt nguồn từ khía
cạnh này, vì tất cả mọi Kitô hữu đều
nhìn nhận nền tảng hiệp thông theo chiều hướng
Chúa Ba Ngôi, ở chỗ, chúng ta nhấn mạnh đến
“một Thiên Chúa ban phát của mối koinonia và đến
đặc tính Ba Ngôi. Khởi điểm là việc gia nhập
bằng phép rửa vào mối koinonia bằng đức
tin, nhờ Đức Kitô trong Thần Linh của Người.
Phương tiện để thông ban Thần Linh để
bảo tồn mối koinonia này là Lời Chúa, là thừa
tác vụ, là các bí tích, là các đoàn sủng” (Những Khía
Cạnh về Koinonia, Bản Tường Trình đối
thoại ngũ niên thứ ba, 1985-1989, giữa Công Giáo và
Pentecost, đoạn 31). Theo ý nghĩa này, Công Đồng nhắc
nhở tất cả mọi tín hữu là “càng hiệp nhất
hơn với Chúa Cha, với Lời và với Thần Linh,
họ càng có thể lớn lên trong tình yêu thương nhau
như anh em một cách sâu xa và dễ dàng hơn” (Sắc Lệnh
Hiệp Nhất, đoạn 7).
3- Giáo
Hội cũng là Giáo Hội thánh thiện nữa. Theo
ngôn ngữ thánh kinh, ngay cả trước khi trở thành một
diễn đạt thánh thiện về luân lý và sự sống
của tín hữu thì quan niệm “thánh thiện” đã ám chỉ
đến việc thánh hiến do Thiên Chúa thực hiện
qua việc tuyển chọn và ân sủng Ngài ban cho dân Ngài.
Thế nên, chính việc hiện diện thần linh là điều
“thánh hóa” cộng đồng tín hữu “trong chân lý” (Jn
Dấu hiệu cao cả nhất
của sự hiện diện này ở nơi phụng vụ
là cuộc thần hiển thánh hiến Dân Chúa. Nơi phụng
vụ, chẳng những có sự hiện hiện Thánh Thể
là Mình Máu Chúa Kitô, mà còn có cả “Hiến Tế Tạ Ơn
của chúng ta nữa, tức là việc chúng ta tạ ơn
Thiên Chúa, việc chúng ta chúc tụng Ngài vì Ngài đã cứu
chuộc chúng ta bằng cuộc tử nạn của Ngài và
làm cho chúng ta trở thành những kẻ được thông
phần vào sự sống bất tử bằng cuộc phục
sinh của Ngài. Như thế, được hiến dâng lên
Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần, việc thờ phượng
này, trước hết, hòa hợp với và thấm nhập
vào việc cử hành phụng vụ Thánh Thể. Thế nhưng,
nó cũng phải làm tràn đầy các giáo hội của chúng
ta nữa” và tràn đầy cả đời sống của
Giáo Hội nữa (Tông Thư Donininae Cenae, đoạn
3). Tức là, “nếu chúng ta tiếp tục yêu thương
nhau và hợp nhau chúc tụng Ba Ngôi Chí Thánh... chúng ta sẽ
trung thành với ơn gọi sâu xa nhất của Giáo Hội
và sẽ được nếm trước phụng vụ
vinh hiển toàn hảo” (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân,
đoạn 51).
4- Giáo
Hội là Giáo Hội công giáo, được sai đi để
loan báo Chúa Kitô cho toàn thể thế giới với niềm
hy vọng là tất cả mọi vị lãnh đạo các
dân nước sẽ qui tụ lại với dân của Thiên
Chúa Abraham (x Ps 47:9; Mt 28:19). Công Đồng Chung Vaticanô II dạy
rằng: “Giáo Hội trên trần gian là truyền giáo ở
ngay bản chất của mình, vì, theo dự án của Chúa
Cha, nguồn gốc của Giáo Hội khởi sự từ
sứ vụ của Chúa Con và Thánh Linh.
Dự án này bắt nguồn từ
“tình yêu như nguồn suối”, tình yêu của Thiên Chúa là
Cha. Là một nguyên lý vô nguyên lý, Đấng Chúa Con phát sinh và
là Đấng Thánh Linh phát xuất qua Chúa Con, Thiên Chúa đã
nhưng không dựng nên chúng ta theo lòng từ ái cao cả và
xót thương của Ngài, cũng như đã ưu ái mời
gọi chúng ta chia sẻ với sự sống và vinh hiển
của Ngài. Ngài quảng đại tuôn trào và không ngừng
trào tuôn thiện hảo tính thần linh của Ngài, để
Ngài là Đấng Tạo Dựng tất cả mọi sự
sau cùng có thể trở nên “tất cả trong mọi sự”
(1Cor 15:28), nhờ đó Ngài vừa bảo đảm được
vinh quang của Ngài lẫn hạnh phúc của chúng ta” (Sắc
Lệnh Truyền Giáo Cho Muôn Dân Ad Gentes, đoạn 2).
5- Sau
hết, Giáo Hội là Giáo Hội tông truyền. Theo lệnh
truyền của Chúa Kitô, các Tông Đồ của Người
phải ra đi tuyển mộ môn đồ nơi tất
cả mọi dân nước, rửa tội cho họ nhân
danh Cha và Con và Thánh Thần, cùng dạy cho họ tuân giữ
tất cả những gì Người đã truyền cho các
vị (x Mt 28:19-20). Sứ mệnh này được áp dụng
cho toàn thể Giáo Hội, một Giáo Hội, nhờ Lời
Chúa, sống động, chiếu soi và sinh hoa kết trái bởi
Thánh Linh cùng các bí tích, nhờ đó “làm trọn dự án của
Thiên Chúa, một dự án Chúa Kitô đã yêu thương và
ngoan ngoãn hoàn tất cho vinh quang của Cha là Đấng đã
sai Người đến để toàn thể nhân loại
được trở nên Dân Chúa, làm nên một Thân Thể
Chúa Kitô duy nhất, và được xây dựng thành một
Đền Thờ duy nhất của Chúa Thánh Thần” (Sắc
Lệnh về Truyền Giáo Cho Muôn Dân Ad Gentes, đoạn
7).
Giáo Hội duy nhất, thánh
thiện, công giáo và tông truyền là Dân Chúa, là Thân Thể Chúa
Kitô và là Đền Thờ Chúa Thánh Thần. Ba hình ảnh thánh
kinh này cho thấy chiều kích Ba Ngôi của Giáo Hội. Chiều
kích này bao gồm tất cả mọi môn đệ của
Chúa Kitô, thành phần được kêu gọi để sống
chiều kích này sâu xa hơn bao giờ hết và trong mối
hiệp thông thiết tha hơn bao gờ hết. Chính việc
đại kết tìm thấy được nền tảng
vững chắc của mình trong mối liên hệ với Chúa
Ba Ngôi này, vì Thần Linh “liên kết tín hữu với Chúa
Kitô, vị trung gian của mọi tặng ân cứu độ
và nhờ Người họ mới có thể đến cùng
Chúa Cha, Đấng họ kêu cầu là ‘Abba, Lạy Cha’ trong
cùng một Thần Linh” (Ủy Ban Liên Hiệp Lutherô và Công
Giáo Rôma, Giáo Hội và Đức Công Chính Hóa, đoạn
64). Như thế, trong Giáo Hội, chúng ta thấy được
một cuộc hiển linh cao cả của vinh quang Ba Ngôi.
Bởi vậy, chúng ta hãy chấp nhận lời mời gọi
của Thánh Ambrôsiô gửi đến chúng ta sau đây: “Hãy
chỗi dậy, hỡi anh em là những người đang
say ngủ ... Hãy chỗi dậy và mau mắn chạy đến
với Giáo Hội, ở đó có Chúa Cha, ở đó có Chúa
Con, ở đó có Thánh Thần” (In Lucam, VII).
(Tuần
san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 21/6/2000)