Bài
15 (Thứ Tư
1- “Giáo Hội trên trần thế
thấy rằng mình như đang sống lưu đầy
xa Chúa giống người di dân ở một miền đất
lạ. Giáo Hội tìm kiếm và quan tâm đến những
sự trên trời, nơi Chúa Kitô ngự bên hữu Chúa Cha,
chỗ mà sự sống của Giáo Hội được
tàng ẩn nơi Chúa Kitô trong Thiên Chúa, cho đến khi Giáo
Hội cùng với Vị Hôn Phu của mình tỏ hiện
trong vinh quang” (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân Lumen
Gentium, đoạn 6). Những lời của Công Đồng
Chung Vaticanô II này nói lên cho thấy cuộc hành trình của Giáo
Hội, một Giáo Hội biết rằng mình “không có một
thành đô nào trên mặt đất này”, song “tìm kiếm một
thành đô sẽ xuất hiện” (Heb 13:14), đó là Giêrusalem
trên trời, “thành đô của Thiên Chúa hằng sống” (cùng
nguồn vừa dẫn 12:22).
2- Khi chúng ta tiến đến đích
điểm cuối cùng của lịch sử, thì như Thánh
Phaolô nói với chúng ta là, chúng ta sẽ không còn “thấy lờ
mờ như trong một tấm gương soi, mà là diện
đối diện... bấy giờ tôi sẽ hiểu được
tất cả, như chính Thiên Chúa thực sự biết tôi”
(1Cor
Như
thế thì, cuộc hiển linh hoàn toàn ngời sáng của
Chúa Ba Ngôi đang đợi chờ chúng ta ở ngoài các giới
tuyến của lịch sử. Trong cuộc tân tạo, Thiên
Chúa sẽ làm cho chúng ta được hoàn toàn thân mật hiệp
thông với Ngài, một cuộc hiệp thông được
Phúc Âm thứ bốn gọi là “sự sống trường
sinh”, nguồn mạch của việc “nhận biết” mà
theo ngôn từ kinh thánh chính là cuộc hiệp thông yêu thương:
“Sự sống đời đời đó là họ nhận
biết Cha, Thiên Chúa chân thật duy nhất, và Giêsu Kitô, Đấng
Cha sai” (Jn 17:3).
3- Chúa Kitô phục sinh đã mở
ra chân trời sáng lạn này, một chân trời được
Giao Ước Thứ Nhất ca tụng như là một vương
quốc của an bình và hoan lạc, nơi đó “Chúa sẽ
lau khô châu lệ trên mọi khuôn mặt” (Is 25:8). Bấy giờ, cuối cùng “nhân ái và chân thật sẽ
hội ngộ; công chính và bình an sẽ hôn nhau” (Ps 85:11).
Tuy nhiên, chỉ có những trang cuối cùng của
Thánh Kinh, tức chỉ có cuộc thị kiến vinh quang
cuối cùng của Sách Khải Huyền mới cho chúng ta thấy
được thành đô Giêrusalem thiên đình là đích điểm
cuối cùng cho cuộc hành hương của chúng ta.
Trước hết, chúng ta sẽ
gặp được Chúa Cha là “Alpha và là Omega, là khởi
nguyên và là cùng tận” của tất cả mọi tạo vật
(Rev 21:6). Ngài sẽ hoàn toàn tỏ hiện như một
Emmanuel, Thiên Chúa ở với loài người, khi lau khô châu
lệ cùng khóc than và canh tân lại tất cả mọi sự
(x Rev 21:3-5). Cả Con Chiên là Đức
Kitô, Đấng Giáo Hội được kết hiệp
trong hôn ước, cũng sẽ xuất hiện giữa
thành đô này. Giáo Hội sẽ nhận được
từ Người ánh vinh quang; Giáo Hội sẽ không còn thân
mật kết hiệp với Người qua một đền
thờ nữa mà là trực tiếp và trọn vẹn ở
với Người (x Rev 21:9,22,23). Thánh Thần thôi thúc chúng ta hướng về thành
đô này. Chính Ngài là Đấng bảo trì cuộc đối
thoại yêu đương giữa thành phần được
tuyển chọn và Chúa Kitô: “Thần Linh và Lang Quân nói ‘nào hãy
đến’” (
4- Chúng ta hãy hướng mắt
về cuộc tỏ hiện vinh quang trọn vẹn của
Chúa Ba Ngôi ấy, một cái nhìn vượt ra ngoài giới hạn
của thân phận loài người chúng ta, vượt lên trên gánh nặng
khốn cùng và lầm lỗi thấm nhiễm vào cuộc sống
nhân loại của chúng ta. Để sửa soạn cho cuộc
hội ngộ này, mỗi ngày chúng ta hãy cầu xin cho được
ơn gĩ mình luôn luôn tinh tuyền, bởi biết rằng
“không một sự gì ô uế được vào” Giêrusalem
thiên đình, “ai làm điều gian trá cũng không được
vào, mà chỉ có những ai được ghi trong sổ sự
sống của Con Chiên mà thôi” (Rev 21:27). Như Công Đồng
Chung Vaticanô II dạy thì phụng vụ chúng ta cử hành
trong những ngày sống của chúng ta thực sự là một
“nếm hưởng” ánh sáng đó, cuộc chiêm ngưỡng
đó, tình yêu trọn hảo đó: “Nơi phụng vụ
trần thế, chúng ta tham phần vào việc nếm hưởng
trước phụng vụ thiên quốc là phụng vụ được
cử hành nơi Thành Thánh Giêrusalem mà chúng ta như những
người lữ hành đang hành trình tiến đến,
nơi Chúa Kitô là thừa tác viên của thánh cung và của nhà
tạm đích thực ngự bên hữu Thiên Chúa” (Hiến
Chế Phụng Vụ Thánh Sacrosanctum Concilium, đoạn
8).
Bởi thế, chúng ta mới
hướng về Chúa Kitô, để nhờ Thánh Linh, Ngài sẽ
giúp cho chúng ta được giữ mình tinh tuyền trước
Chúa Cha. Đó là
những gì Simeon Metaphrastes, qua một lời nguyện cầu
dành cho tín hữu trong phụng vụ của các Giáo Hội Đông
Phương, xin chúng ta thực hiện: “Lạy Chúa, Đấng
đã làm cho các môn đệ thánh hảo của mình, nhờ
việc Thần Linh Khuyến Dụ ngự xuống, trở
thành những bình đựng vinh dự, xin hãy làm con trở
nên một nơi trú ngụ xứng đáng cho Ngài ngự đến.
Lạy Chúa là Đấng sẽ tái giáng để phán xét thế
gian trong công lý, xin hãy cho phép con được hợp với
tất cả các thánh nhân của Chúa đến trước
nhan Chúa, Vị Quan Án và là Đấng Tạo Hóa của con, để
muôn đời con chúc tụng và ca khen Chúa cũng như Cha
hằng hữu của Chúa và Thần Linh toàn thánh, toàn thiện
và là Đấng ban sự sống, bây giờ và cho đến
muôn đời” (Lời Nguyện Hiệp Thông).
5- Cùng với chúng ta, “toàn thể
tạo vật đang ngong ngóng mong đợi cuộc tỏ
hiện của con cái Thiên Chúa... không phải là không có hy vọng
gì, vì chính thế giới cũng sẽ được giải
thoát khỏi tình trạng lụy thuộc vào sự băng
hoại của mình để được thông phần vào
tình trạng tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa” (Rm
8:19-21). Sách Khải Huyền đã loan báo “một trời mới
và một đất mới”, vì trời trước và đất
trước sẽ qua đi (x Rev 21:1). Cũng thế, trong
Bức Thư Thứ Hai của mình, Thánh Phêrô đã sử dụng
những hình ảnh khải thị để nhấn mạnh
cùng một tư tưởng: “Các tầng trời sẽ bị
bốc cháy và tan chảy, rồi các chất sẽ bị rữa
ra trong lửa! Thế nhưng, theo lời
Ngài hứa, chúng ta mong đợi các tầng trời mới
và một trái đất mới là nơi công chính ngự trị”
(2Pt
Trong niềm mong đợi tình
trạng hòa hợp hết sức ước mong này, tất
cả mọi tạo vật giờ đây phải cùng với
loài người ca lên một bản hát hân hoan và hy vọng. Chúng ta hãy làm điều này cũng
bằng những lời của một bản thánh ca từ
thế kỷ thứ ba được tìm thấy ở Ai
Cập: “Nào cùng nhau đừng có một tạo vật tuyệt
vời nào của Thiên Chúa giữ mình câm lặng vào buổi
sáng mai hay buổi chiều tối! Chớ gì đừng có
một tinh tú sáng ngời nào, một ngọn núi cao cả nào,
một biển khơi sâu thẳm nào hay một giòng sông tuôn
chảy nào giữ mình im lặng khi chúng ta ca khen những bản
hát chúc tụng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chớ gì tất
cả mọi thần trời hãy đáp lại: Amen! Amen!
Amen!” (bản văn được phổ
biến do A. Gastoné trong La Tribune de saint Gervais, 9-10/1922).
(Tuần san L’Osservatore Romano, ấn
bản Anh ngữ,