Bài
26 (Thứ Tư
1. “Nhờ Người, với
Người và trong Người mà mọi chúc tụng và vinh
quang đều qui về Chúa là Cha toàn năng cùng với Chúa
Thánh Thần”. Lời tuyên tụng Ba Ngôi này kết thúc lời cầu của
Kinh Nguyện Thánh Thể mỗi lần cử hành Thánh Lễ.
Thật vậy, Thánh Thể là “hy tế chúc tụng” tuyệt
hảo, là việc tôn vinh cao cả nhất từ đất
dâng lên trời, là “nguồn mạch và là tột đỉnh
của đời sống Kitô hữu, thành phần hiến
dâng tế vật thần linh nơi Thánh Thể (lên Chúa Cha)
cùng với chính bản thân mình nữa” (Hiến Chế Lumen
Gentium, 11). Trong Tân Ước, Thư gửi giáo đoàn
Do Thái dạy chúng ta rằng phụng vụ Kitô Giáo được
hiến dâng bởi “một thượng tế thánh thiện,
liêm chính, vẹn tuyền, không dính dáng với tội nhân, vượt
trên các tầng trời”, Đấng thực hiện một
hy tế chuyên nhất một lần vĩnh viễn bằng
“việc dâng hiến bản thân mình” (x Heb 7:26-27). Bức Thư
viết: “Thế nên, nhờ Người, chúng ta hãy tiếp
tục hiến dâng lên Thiên Chúa hy tế chúc tụng” (Heb
2. Trước hết, hy tế
của Chúa Kitô hiện diện nơi Thánh Thể. Chúa Giêsu
thực sự hiện diện dưới hình bánh và rượu,
như chính Người đã bảo đảm với chúng
ta rằng: “Đây là mình Thày... đây là máu Thày” (Mt 26:26, 28).
Thế nhưng, Chúa Kitô hiện diện nơi Thánh Thể
là một Chúa Kitô hiện đang được vinh quang, Đấng
đã hiến mình trên thập giá vào Ngày Thứ Sáu Tuần
Thánh. Đó là những gì được nhấn mạnh bởi
những lời Người phán trên chén rượu: “Đây
là máu giao ước đổ ra cho nhiều người”
(Mt 26:28; x Mk
3. Khía cạnh vừa hy tế lẫn
cứu chuộc của Thánh Thể được thể
hiện nơi những lời Chúa Giêsu phán trên bánh trong Bữa
Tiệc Ly, những lời theo truyền
thống được Thánh Luca và Phaolô thuật lại: “Đây
là mình Thày sẽ bị nộp vì các con” (Lk
4. Thánh Thể, như một hy
tế của Tân Ước, là việc phát triển và hoàn tất
giao ước được cử hành trên núi Sinai, khi
Moisen đổ một nửa máu của các tế vật
hy sinh trên bàn thờ, biểu hiệu cho Thiên Chúa, và một
nửa trên cộng đồng con cái Yến Duyên (x Ex
24:5-8). “Máu giao ước” này gắn bó Thiên Chúa
với loài người lại với nhau một cách chặt
chẽ bằng một mối giây liên kết. Mối thân mật trở nên trọn vẹn nơi
Thánh Thể; việc Thiên Chúa và loài người gắn bó với
nhau đạt đến tột đỉnh của mình.
Đó là việc hoàn tất của “tân ước” được
tiên tri Giêrêmia tiên báo (x 31:31-34): một giao ước trong
tinh thần và trong tâm can, một giao ước được
Thư gửi giáo đoàn Do Thái hết sức ca ngợi,
khi trích lại lời của vị tiên tri này mà đem ghép
nó với hy tế tối hậu duy nhất của Chúa Kitô
(x Heb 10:14-17).
5. Đến đây, chúng ta có thể
dẫn chứng một xác nhận khác về Thánh Thể là
một hy tế chúc tụng. Thực sự hướng
đến việc hiệp thông trọn vẹn giữa Thiên
Chúa và con người, “hy tế Thánh Thể là nguồn mạch
và là tột đỉnh cho tất cả việc phụng
thờ của Giáo Hội cũng như của đời
sống Kitô hữu. Tín hữu tham dự trọn vẹn hơn
vào bí tích tạ ơn, đền bồi, nguyện xin và chúc
tụng, chẳng những lúc họ cùng với vị linh mục
hết lòng hiến dâng tế vật linh thánh cũng như
chính mình với tế vật này lên Chúa Cha, mà còn cả lúc họ
lãnh nhận tế vật này trong bí tích nữa” (Thánh Bộ
Lễ Nghi, Eucharisticum Mysterium, 3e).
Như
chính nguyên ngữ Hy Lạp thì Thánh Thể nghĩa là “tạ
ơn”; nơi Thánh Thể Con của Thiên Chúa liên kết nhân
loại được cứu chuộc với chính mình
trong bản thánh ca tạ ơn và chúc tụng. Chúng ta hãy nhớ
rằng tiếng todah của Do Thái, được phiên
dịch là “chúc tụng”, cũng có nghĩa là “tạ ơn”
nữa. Hy tế chúc tụng là một hy tế tạ ơn
(x Ps 50 [49]: 14, 23). Trong Bữa Tiệc Ly, để
thiết lập bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu đã tạ ơn
Cha Người (x Mt 26:26-27 và những đoạn Phúc Âm Nhất
Lãm tương đương); đó là nguồn gốc cho
tên gọi của bí tích này.
6. “Nơi hy tế Thánh Thể,
toàn thể tạo vật Thiên Chúa yêu thương được
hiến dâng lên Chúa Cha qua cuộc tử nạn và Phục
Sinh của Chúa Kitô” (Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, số
1359). Hiệp nhất mình với hy tế của
Chúa Kitô, Giáo Hội, qua bí tích Thánh Thể, vang lên lời chúc
tụng của tất cả mọi tạo vật. Việc mọi tín hữu quyết tâm hiến dâng
cuộc sống của mình, “thân xác” của mình, như Thánh
Phaolô nói, như một “hy tế sống động, thánh hảo,
đáng Thiên Chúa chấp nhận” (Rm 12:1), trong niềm hiệp
thông trọn vẹn với Chúa Kitô, phải hợp với điều
này. Như thế, chỉ có một sự sống duy
nhất hiệp nhất Thiên Chúa với con người, đó
là Chúa Kitô tử giá và phục sinh vì tất cả chúng ta với
người môn đệ được kêu gọi hoàn toàn
hiến mình cho Người.
Thi sĩ
người Pháp Paul Claudel đã ca lên bản hát về mối
hiệp thông yêu thương, khi đặt những lời
sau đây vào môi miệng của Chúa Kitô: “Hãy đến với
Ta, nơi Ta Hiện Hữu, ở trong bản thân con,/ và Ta sẽ trao cho con chìa khóa vào sự sống./
Nơi nào Ta Hiện Hữu, ở nơi đó có bí mật đời
đời về nguồn gốc của con.../ ... Đôi
tay của con ở đâu mà không phải là của Ta? Và đôi
chân của con lại không bị đóng đanh vào cùng một
thập giá với Ta hay sao? Ta đã chết và sống lại
một lần vĩnh viễn! Chúng ta rất gần gũi với nhau/... Con làm sao lại có thể
tách lìa khỏi Ta/ mà không làm tan nát trái tim
Ta?” (La Messe là-bas).
(Tuần
san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ,