Bài
27 (Thứ Tư
1. “Chúng ta đã trở nên Chúa
Kitô. Vì nếu Người là đầu và chúng ta là chi thể
thì Người và chúng ta hợp
thành một con người hoàn toàn” (Thánh Âu-Quốc-Tinh, Tractatus
in Joh., 21, 8). Những lời mạnh mẽ của Thánh
Âu-Quốc-Tinh đã đề cao mối hiệp thông thân mật
được thiết lập giữa Thiên Chúa và con
người nơi mầu nhiệm Giáo Hội, một mối
hiệp thông theo giòng lịch sử hành trình của chúng ta
được biểu hiệu tột đỉnh nơi
bí tích Thánh Thể. Những lời truyền: “Các con hãy cầm
lấy mà ăn... mà uống...” (Mt 26:26-27) Chúa Giêsu nói với
các môn đệ trong căn thương lầu của một
ngôi nhà ở Giêrusalem vào đêm cuối cùng cuộc sống
trần gian của Người (x Mk
2- Như trong Cựu Ước,
đền thánh di động trong sa mạc được
gọi là “lều hội ngộ” thế nào, tức là lều
Thiên Chúa và dân Ngài gặp gỡ nhau cũng là lều của
anh em trong đức tin ở giữa họ, truyền thống
Kitô giáo cổ thời cũng gọi việc cử hành
Thánh Thể là “synaxis”, nghĩa là “hội ngộ” như vậy.
Nơi việc cử hành Thánh Thể này, “bản tính nội
tại của Giáo Hội được tỏ hiện, một
bản tính cho thấy Giáo Hội là một cộng đồng
của những ai được triệu tập lại
để cử hành tặng ân của Đấng trao ban cũng
là Đấng được dâng hiến, ở chỗ, khi
tham dự vào Mầu Nhiệm Thánh, họ trở nên ‘họ
hàng’ của Chúa Kitô, cảm nghiệm trước được
việc thần linh hóa hiện hữu trong mối liên kết
bất khả phân ly giữa thần tính và nhân tính nơi
Chúa Kitô” (Orientale Lumen, 10).
Nếu
chúng ta muốn suy nghĩ sâu xa hơn về ý nghĩa
đích thực của mầu nhiệm hiệp thông này giữa
Thiên Chúa và tín hữu, chúng ta phải hướng về những
lời Chúa Giêsu nói trong Bữa Tiệc Ly. Những lời ấy
ám chỉ về một thứ “giao ước” thánh kinh,
được thực sự nhắc lại nhờ mối
liên hệ giữa máu của Chúa Kitô và máu hy tế đổ
ra trên núi Sinai: “Đây là máu giao ước của Thày” (Mk
14:24). Moisen đã nói: “Đây là máu giao ước” (Ex 24:8).
Giao ước núi Sinai liên kết dân Yến Duyên với Chúa
bằng mối giây máu huyết đã tiên báo trước một
tân ước sẽ đưa đến – như các Giáo Phụ
Hy Lạp diễn đạt – mối cận thân thực sự
giữa Chúa Kitô và tín hữu (x Thánh Cyril of Alexandria, In
Johannis Evangelium, XI; John Chrysostom, In Matthaeum Hom., LXXXII,
5).
3. Mối hiệp thông của
tín hữu với Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể đặc
biệt được đề cao nơi thần học
của Thánh Gioan và Phaolô. Trong bài diễn từ tại hội
đường
4. Thế rồi đến từ
ngữ Hy Lạp koinonia, tức “hiệp thông”,
được Thư Thứ Nhất gửi Giáo Đoàn
Côrintô sử dụng, một bức thư trong khi nói về
những bữa tiệc hiến tế của việc tôn
thờ ngẫu tượng, được gọi là “bàn
tiệc ma quỉ” (10:21), Thánh Phaolô cũng cho thấy nguyên
tắc thực sự của tất cả mọi hy tế,
đó là “Những ai ăn các của hy tế là những
người dự phần vào bàn thờ” (10:18). Thánh Tông
Đồ đã áp dụng nguyên tắc này một cách rõ ràng
và triệt để vào bí tích Thánh Thể: “Chén chúc tụng
chúng ta tôn vinh không phải là việc chúng ta thông phần vào
(koinonia) máu của Chúa Kitô hay sao?... Bánh chúng ta bẻ ra
thì không phải là việc chúng ta thông phần vào (koinonia)
thân mình của Chúa Kitô hay sao?... Tất cả chúng ta đều
dự phần cùng một tấm bánh duy nhất” (
5. Việc hiệp thông với
Chúa Kitô như thế làm phát sinh một cuộc biến
đổi nội tâm nơi người tín hữu. Thánh
Cyril Alexandria đã diễn tả rất hay về biến
cố này, khi cho thấy âm vang của biến cố ấy
trong đời sống cũng như trong lịch sử
như thế này: “Chúa Kitô khuôn đúc chúng ta theo hình ảnh
của Người, để những tính chất của
bản tính thần linh nơi Người chiếu tỏa
nơi chúng ta qua ơn thánh hóa, qua đức chính trực cũng
như qua đời sống tốt lành xứng hợp với
nhân đức. Vẻ đẹp của hình ảnh này chiếu
tỏa nơi chúng ta, thành phần ở trong Chúa Kitô, khi
chúng ta chứng tỏ mình là người tốt qua các việc
làm của mình” (Tractatus ad Tiberum Diaconum Sociosque, II,
Tesponsiones ad Tiberium Diaconum Sociosque, in In Divi Johannis
Evangelium, vol. III, Brussels 1965, p. 590). “Bằng việc tham dự
vào hy tế Thập Giá, người Kitô hữu dự phần
vào tình yêu tự hiến của Chúa Kitô và được
trang bị cũng như thôi thúc sống cùng một đức
ái này qua tất cả mọi tâm tưởng và việc làm
của họ. Việc Kitô hữu trung thành phục vụ cũng
trở nên sáng tỏ và hiệu quả trong đời sống
luân lý” (Thông Điệp Veritatis Splendor, 107). Việc
trung thành phục vụ này được bắt nguồn
từ Bí Tích Rửa Tội và nở hoa nơi mối hiệp
thông Thánh Thể. Thế nên, con đường thánh thiện,
yêu thương và chân lý là việc tỏ cho thế gian thấy
mối thân mật giữa chúng ta với Thiên Chúa được
thể hiện nơi bàn tiệc Thánh Thể.
Chúng
ta hãy bộc phát lòng ước vọng của mình khao khát sự
sống thần linh được ban phát nơi Chúa Kitô, bằng
cung giọng trầm ấm của Gregory Narek (thế kỷ
thứ 10), một đại thần học gia thuộc
Giáo Hội Armenia: “Tôi luôn mong mỏi Đấng Hiến Ban
chứ không phải là các tặng ân của Người. Tôi
không hào hứng vinh quang mà là Đấng Hiển Vinh tôi mong
được ấp ủ... Tôi không tìm kiếm nghỉ
ngơi mà là dung nhan của Đấng ban cho tôi nghỉ
ngơi tôi van xin Người. Tôi không mỏi mòn về tiệc
cưới mà là về lòng khao khát của Vị Hôn Phu” (XII
Prayer).
(Tuần san
L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ,