Bài
29 (Thứ Tư
THÁNH
THỂ LÀ BÍ TÍCH HIỆP NHẤT CỦA GIÁO HỘI
1- “Ôi
bí tích của lòng mộ mến! Ôi dấu hiệu của sự
hiệp nhất! Ôi mối giây liên kết của đức
bác ái!”. Câu Thánh Âu-Quốc-Tinh than lên khi chú
giải Phúc Âm Thánh Gioan (In Joannis Evangelium, 26, 13) đã đánh
trúng vào đề tài cũng như đã tóm lược những
lời Thánh Phaolô ngỏ cùng giáo đoàn Corintô mà chúng ta vừa
nghe: “Bởi chỉ có một tấm bánh, chúng ta tuy nhiều
song cũng chỉ là một thân thể duy nhất, vì tất
cả chúng ta cùng thông phần vào cùng một tấm bánh”
(1Cor 10:17). Thánh Thể là bí tích và là nguồn mạch
cho sự hiệp nhất của Giáo Hội. Điều này đã được chú trọng từ
những thời truyền thống Kitô Giáo bắt đầu,
cũng là điều đã được biểu hiệu
nơi bánh và rượu. Cuốn Didache, một bản
văn được viết ngay từ thuở Kitô Giáo
khai mở, đã nói về điều này như sau: “Tấm
bánh bẻ ra này, trước hết đã được
gieo vãi trên các núi đồi, sau đó được gặt
hái để trở thành một thực tại duy nhất
thế nào, thì Giáo Hội của Chúa cũng được
qui tụ lại từ tận cùng trái đất vào trong vương
quốc của Chúa như vậy” (9, 1).
2. Vào
thế kỷ thứ ba, Thánh Cyprianô, vị Giám Mục ở
Căn-Thạc, đã vang vọng lại những lời ấy
thế này: “Chính những lễ tế hiến dâng lên Chúa đã
làm sáng tỏ sự nhất trí của Kitô hữu, một sự
nhất trí được kiên cường bởi một đức
bác ái vững chắc và bất khả phân chia. Vì khi Chúa muốn
bánh làm nên thân mình Người được hình thành bởi
việc nên một của nhiều hạt lúa miến, cũng
như khi Người muốn rượu được ép
từ nhiều trái nho hòa hợp lại thành máu của Người
thế nào, thì Người cũng muốn đàn chiên chúng
ta làm nên một khối đông hiệp nhất với nhau
như vậy” (Ep. ad Magnum, 6). Tính cách biểu
hiệu của Thánh Thể cho mối hiệp nhất nơi
Giáo Hội thường được các Giáo Phụ và các
nhà thần học Kinh Viện nhắc lại. “Công Đồng
Chung Tridentinô đã tóm tắt tín lý này, khi dạy rằng Chúa
Cứu Thế đã để lại Thánh Thể cho Giáo Hội
của Người ‘như là một biểu hiệu cho sự
hiệp nhất của Giáo Hội cũng như cho đức
bác ái là những gì Người muốn tất cả mọi
Kitô hữu phải hiệp nhất với nhau; chính vì thế,
Thánh Thể còn là biểu hiệu cho thân mình duy nhất có Người
là đầu này nữa’” (Đức Phaolô VI, Thông Điệp
Mầu Nhiệm Đức Tin: Ench. Vat.,
2, 424; x. Công Đồng Chung Triđentinô, Sắc Lệnh
về Bí Tích Thánh Thể, phần mở đầu và chương
hai). Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã tóm gọn
điều này rất hay: “Những ai lãnh nhận Bí Tích Thánh
Thể thì được hiệp nhất với Chúa Kitô chặt
chẽ hơn. Nhờ Bí Tích Thánh Thể, Chúa
Kitô hiệp nhất họ lại với tất cả mọi
tín hữu để làm nên một thân thể duy nhất là
Giáo Hội” (Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo số
1396).
3. Khoản tín lý truyền thống
này đã được bắt nguồn sâu xa từ trong
Kinh Thánh. Thánh Phaolô đã khai triển khoản tín lý này trong đoạn
thư đã được trích dẫn từ Thư Thứ
Nhất gửi giáo đoàn Côrintô, khi lấy vấn đề
koinonia làm đề tài căn bản, tức là đề
tài về mối hiệp thông được thiết lập
giữa người tín hữu và Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh Thể.
“Chén ân phúc mà chúng ta chúc tụng không phải là việc thông
hiệp (koinonia) vào máu của Chúa Kitô hay sao? Tấm bánh
chúng ta bẻ ra không phải là việc thông hiệp (koinonia)
vào mình Chúa Kitô hay sao?” (
Trong
những lời Chúa Giêsu nói ở Bữa Tiệc Ly thì đó
là một đề tài cũng đã được nhấn
mạnh qua biểu hiệu của cây nho, ở chỗ, cành
nho có xanh tươi và sai trái chỉ khi nào nó được
gắn liền với thân nho là nơi tiếp nhựa và trợ
sức cho nó (Jn 15:1-7). Bằng không, nó chỉ là một cành
khô héo bị ném vào lửa: aut vitis aut ignis “một là cây
nho hai là lửa đốt”, Thánh Âu-Quốc-Tinh đã vắn
tắt dẫn giải như thế (In Johannis Evangelium,
81, 3). Đến đây, chúng ta thấy được mối
hiệp nhất, một mối hiệp thông được
hiện thực giữa người tín hữu và Chúa Kitô hiện
diện trong Bí Tích Thánh Thể, căn cứ vào nguyên tắc
theo như Thánh Phaolô diễn đạt là: “Những ai ăn
uống những của tế lễ ấy là những người
thông phần vào bàn thờ” (1Cor 10:18).
4. Vì kiểu koinonia-hiệp
thông “hàng dọc” này làm cho chúng ta nên một với mầu
nhiệm thần linh, do đó, nó đồng thời cũng
làm phát sinh ra một thứ koinonia-hiệp thông mà chúng
ta gọi là theo “hàng ngang”, hay theo giáo hội, theo tình huynh đệ,
một kiểu hiệp thông có thể hiệp nhất tất
cả những ai thông phần vào cùng một tấm bánh duy
nhất” (1Cor 10:17). Bài diễn từ về Thánh Thể mở
đường cho việc suy tư quan trọng về giáo
hội được Thánh Tông Đồ khai triển ở
đoạn 12 của cùng một Bức Thư, khi ngài nói về
thân thể của Chúa Kitô theo tính cách duy nhất và đa diện
của thân thể này. Lời diễn tả quá quen thuộc
của Thánh Luca trong Sách Tông Vụ về Giáo Hội Giêrusalem
cũng đã vạch ra cho thấy mối hiệp nhất
hay koinonia huynh đệ này, khi ngài liên kết nó với
việc bẻ bánh, tức là với việc cử hành Thánh
Thể (x Acts 2:42). Mối hiệp thông này được hiện
thực nơi thực tại lịch sử cụ thể,
ở chỗ “họ tha thiết với giáo huấn của
các Tông Đồ cũng như với việc hiệp thông
(koinonia), với việc bẻ bánh và các lời cầu
nguyện... Tất cả những ai tin tưởng thì tụ
họp lại với nhau và để tất cả mọi
sự làm của chung” (Acts
5. Như thế, ý nghĩa sâu xa
của Bí Tích Thánh Thể sẽ bị loại trừ một
khi cử hành Thánh Thể mà không chú trọng đến những
đòi hỏi của đức bác ái cũng như của
sự hiệp thông. Thánh Phaolô tỏ ra nghiêm ngặt
với Kitô hữu Côrintô là vì, khi hội họp nhau thì “anh
em đã không dùng bữa của Chúa” (1Cor
Vậy chúng ta hãy đáp
lại lời kêu gọi của vị Giám Mục tử đạo
Ignatiô, người đã khuyến dụ tín hữu Philadelphia
ở Tiểu Á về sự hiệp nhất là: “Chỉ có
một Vị Giám Mục thế nào thì cũng chỉ có một
nhục thể của Chúa Giêsu Kitô, chỉ có một chén duy
nhất trong máu của Người, chỉ có một bàn thờ
như vậy” (Ep. ad Philadelphenses, 4). Rồi chúng ta hãy
cầu cùng Thiên Chúa là Cha bằng lời kinh phụng vụ:
“Xin Cha ban cho chúng con, những người được
nuôi dưỡng bằng mình và máu của Người, được
tràn đầy Thánh Linh của Người, và được
trở nên một thân thể, một tinh thần trong Chúa
Kitô” (Kinh Nguyện Thánh Thể III).
(Tuần
san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ,