Bài
8 (Thứ Tư
1- Trong Tuần Bát Nhật Phục
Sinh này, một tuần được coi như là một
ngày trọng đại duy nhất, phụng vụ không ngừng
lập đi lập lại sứ điệp Phục Sinh:
“Chúa Giêsu thực sự đã sống lại rồi!”. Lời loan báo này mở ra cho
toàn thể nhân loại một chân trời mới. Tất cả những gì được ám chỉ
một cách mầu nhiệm nơi Cuộc Biến Hình trên Núi
Tabo đều trở thành hiện thực nơi Cuộc
Phục Sinh. Lúc biến hình, Chúa Giêsu tỏ cho các vị
tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan thấy phép lạ hiển
vinh cùng với ánh sáng được niêm ấn bằng tiếng
của Chúa Cha: “Đây là Người Con yêu dấu của
Ta” (Mk 9:7).
Vào ngày lễ Phục Sinh, những
lời này hiện lên cho chúng ta thấy trọn vẹn thực
tại của chúng.
Người Con yêu dấu của Chúa Cha, tức
Đức Kitô bị đóng đanh và tử nạn, đã
sống lại vì chúng ta. Trong sự tỏ rạng của
Người, tín hữu chúng ta thấy được ánh sáng,
và, như phụng vụ của Giáo Hội Đông Phương
xướng lên, “được Thần Linh phục sinh, chúng
ta muôn đời chúc tụng Ba Ngôi Thiên Chúa đồng bản
thể” (Kinh Tối Trọng Thể Lễ Chúa Kitô Biến
Hình). Với một tấm lòng tràn đầy niềm
vui Phục Sinh, hôm nay tinh thần chúng ta hãy leo
lên ngọn núi thánh nổi bật trên đồng bằng
Galilêa để chiêm ngưỡng ở chóp đỉnh của
nó một biến cố xẩy ra hướng vọng tới
biến cố Phục Sinh.
2- Chúa
Kitô là tâm điểm của Cuộc Biến Hình. Hai chứng nhân
của Cựu Ước hiện ra với Người là
Moisen, vị trung gian của lề luật, và Elia, vị tiên
tri của Thiên Chúa hằng sống. Thần tính của
Chúa Kitô, được tiếng của Chúa Cha công bố, cũng
tỏ hiện bởi những biểu hiệu bằng hình
ảnh theo kiểu diễn tả của
thánh ký Marcô. Thật vậy, có ánh sáng và mầu trắng tiêu
biểu cho vĩnh cửu và siêu việt tính: “Y phục của
Người trở nên sáng láng, trắng tinh đến nỗi
không một thợ giặt tẩy nào trên trần gian này có
thể làm nổi” (Mk 9:3). Thế rồi có cả mây trời,
dấu hiệu Thiên Chúa hiện diện trong cuộc Xuất
Ai Cập của dân Yến Duyên cũng là dấu hiệu Ngài
hiện diện nơi lều Giao Ước (x Ex 13:21-22,
14:19, 24, 40: 34, 38).
Vào
Buổi Sáng ngày lễ Biến Hình, phụng vụ Đông
Phương cũng xướng lên rằng: “Ôi Lời Thiên
Chúa, sự rạng ngời tinh nguyên của ánh sáng Chúa Cha,
trong ánh sáng tỏa chiếu của Chúa trên Núi Tabo, hôm nay chúng
con đã được thấy ánh sáng là Chúa Cha và ánh sáng là
Thần Linh, một ánh sáng soi chiếu tất cả mọi
tạo vật”.
3- Bản văn phụng vụ
này đề cao chiều kích Ba Ngôi nơi Cuộc Biến Hình
trên núi của Chúa Kitô. Thật vậy, Chúa Cha hiện diện
rõ ràng nơi tiếng nói phát ra. Truyền thống Kitô Giáo có
một thoáng nhìn ngấm ngầm về việc Thánh Linh hiện
diện nơi biến cố biến hình song song với biến
cố Chúa Giêsu chịu Phép Rửa ở sông Dược Đăng,
lúc mà Thần Linh lấy hình bồ câu đậu xuống
trên Người (Mk 1:10). Thật vậy, mệnh lệnh “Hãy
lắng nghe Người” (Mk 9:7) của Chúa Cha cho thấy Chúa
Giêsu đầy Thánh Linh để các lời của Người
đều là “thần trí và là sự sống” (Jn 6:63, x.
3:34-35).
Bởi
vậy, chúng ta có thể leo lên ngọn núi
này để trầm tư, chiêm ngưỡng và dìm mình vào mầu
nhiệm ánh sáng của Thiên Chúa. Tabo tiêu biểu
cho tất cả mọi ngọn núi dẫn chúng ta đến
với Thiên Chúa, như các nhà thần bí vẫn thích dùng hình ảnh
so sánh này. Một bản văn khác của Giáo Hội Đông
Phương kêu gọi chúng ta thực hiện cuộc tiến
lên tới chóp đỉnh và tới ánh sáng như sau: “Hỡi
các dân, hãy đến mà theo tôi! Chúng ta hãy
leo lên ngọn núi thánh thiên đình; tâm linh của chúng ta hãy dừng
lại ở thành đô Thiên Chúa hằng sống và lấy
tinh thần mà chiêm ngưỡng thần tính của Chúa Cha và
Thánh Thần được rạng ngời nơi Người
Con Duy Nhất” (troparion at the conclusion of the Canon of St John
Damascene).
4- Nơi Cuộc Biến Hình, chúng
ta chẳng những chiêm ngưỡng mầu nhiệm Thiên
Chúa, đi từ ánh sáng tới ánh sáng (x Ps 36:10), chúng ta còn được
mời gọi để lắng nghe lời thần linh nói
với chúng ta nữa. Vượt trên ngôn từ của Lề
Luật hiện thân nơi Moisen cũng như ngôn từ của
tiên tri hiện thân nơi Êlia, tiếng nói của Chúa Cha có
thể nghe thấy có liên quan đến tiếng nói của
Chúa Con, như Tôi vừa đề cập tới (x Mk 9:7). Khi dẫn giải về cảnh Biến Hình, Bức
Thư Thứ Hai của Thánh Phêrô nhấn mạnh đến
tiếng nói thần linh. Chúa Giêsu Kitô “đã nhận được
vinh dự cùng vinh quang từ Thiên Chúa Cha và có một tiếng
nói đã phát ra với Người từ vinh quang uy nghi cao
cả: ‘Đây là Người Con yêu dấu của Ta, Người
mà Ta hài lòng’; chúng tôi đã nghe thấy tiếng nói ấy phát
ra từ trời, vì chúng tôi đã ở với Người
trên núi thánh. Do đó chúng tôi càng vững vàng hơn nữa về
lời ngôn sứ. Anh em tỏ ra vững chắc khi chú ý tới
lời như là ngọn đèn sáng soi trong nơi tăm tối
cho đến ngày rạng đông và sao mai mọc lên trong tâm
trí anh em” (2Pt
Chúng ta hãy chúc tụng Chúa Cha,
Ngôi Lời và Thánh Linh.
5- Bởi vậy, nhìn và nghe, chiêm
ngưỡng và tuân phục là những đường lối
dẫn chúng ta lên núi thánh, nơi Ba Ngôi tỏ mình ra trong vinh
quang của Chúa Con. “Cuộc Biến Hình làm cho chúng ta nếm
trước việc Chúa Kitô đến trong vinh quang, khi Người
‘biến đổi thân xác thấp hèn của chúng ta nên giống
như thân xác vinh hiển của Người’ (Phil 3:21). Thế
nhưng, Cuộc Biến Hình đồng thời cũng nhắc
nhớ là ‘chính nhờ trải qua nhiều cuộc bách hại
chúng ta mới được vào vương quốc của
Thiên Chúa’ (Acts
Như
linh đạo của Giáo Hội Đông Phương nêu lên,
phụng vụ về Cuộc Biến Hình cho thấy một
“bộ ba” nhân loại nơi ba vị tông đồ Phêrô,
Giacôbê và Gioan, những vị chiêm ngưỡng Ba Ngôi thần
linh. Như ba người trẻ trong lò lửa của Sách
Tiên Tri Đaniên (3:51-90), phụng vụ “chúc tụng Thiên Chúa
là Cha và là Đấng Hóa Công, ngợi khen Ngôi Lời là Đấng
đã xuống giúp họ và biến lửa thành sương
sa, cùng tôn vinh Thánh Linh là Đấng ban sự sống cho tất
cả mọi người đến muôn đời” (Kinh
Ban Mai Lễ Biến Hình).
Giớ
đây chúng ta hãy cầu nguyện cùng Chúa Kitô biến hình bằng
những lời của Kinh Nguyện Thánh Gioan Đamascênô:
“Ôi Chúa Kitô, Chúa đã thu hút con bằng lòng khao khát Chúa, và đã
biến đổi con bằng tình yêu thần linh. Xin Chúa hãy
thiêu đốt tội lỗi của con bằng lửa thiêng
của Chúa và xin hãy đoái thương làm cho con tràn đầy
nỗi dịu ngọt của Chúa, để vui mừng hớn
hở, con sẽ chúc tụng tất cả mọi biểu
hiện của Chúa”.
(Tuần
san L’Osseervatore Romano, ấn bản Anh ngữ,