Bài
9 (Thứ Tư
1- Cuối trình thuật của
Phúc Âm về cuộc tử nạn của Chúa Kitô, có tiếng
của viên đại đội trưởng người
Rôma vang lên, như báo trước việc Giáo Hội tuyên xưng
đức tin: “Người này thật là Con Thiên Chúa” (Mk
15:39). Vào những giờ phút cuối cùng của
cuộc sống trần gian của Chúa Giêsu, cuộc tỏ
hiện cao điểm của Ba Ngôi xẩy ra trong tăm tối.
Trình thuật Phúc Âm về cuộc khổ nạn và tử
giá của Chúa Kitô ghi nhận là mối liên hệ thân mật
giữa Người với Cha trên trời vẫn tiếp
tục cho dù trong vực sâu khổ ải.
Mọi
sự được bắt đầu vào buổi tối
của Bữa Tiệc Ly, bên trong những bức tường
âm thầm kín đáo của Căn Thượng Lầu, nơi
mà dầu thế bóng dáng của sự phản bội cũng
đã mờ mờ xuất hiện. Thánh Gioan đã giữ
cho chúng ta những lời tạ từ tuyệt vời nhấn
mạnh đến mối liên hệ sâu xa và thấp nhập
nhau giữa Chúa Giêsu với Chúa Cha: “Nếu các con biết Thày,
các con cũng biết Cha Thày nữa... Ai thấy Thày là thấy
Cha... Những lời Thày nói với các con không phải Thày lấy
quyền mình mà nói, song Cha là Đấng ở trong Thày làm các
việc của Ngài. Các con hãy tin rằng Thày ở trong Cha và
Cha ở trong Thày” (Jn 14: 7, 9-11).
Nói
như thế là Chúa Giêsu đang lập lại những lời
Người đã nói trước đó ít lâu khi Người
công bố một cách rõ ràng rằng: “Tôi và Cha là một... Cha ở trong Tôi và Tôi ở trong Cha” (Jn
2- Trong cuộc khổ nạn, mối
liên hệ kết hợp Người với Cha được
biểu lộ đặc biệt mạnh mẽ song hết
sức thảm thương. Người Con Thiên Chúa đã
sống trọn nhân tính của mình, ở chỗ đã đi
sâu vào bóng tối khổ đau và sự chết là những
gì làm nên thân phận của con người. Nơi Vườn
Nhiệt, trong khi cầu nguyện, chẳng khác gì như đang
sống trong một cuộc đối chọi, một “cuộc
sầu thảm”, Chúa Giêsu đã dâng lên Cha bằng
một thứ ngôn ngữ Aramaic nói lên mối thân mật con
cái của mình: “Abba, Lạy Cha! Cha có thể làm được
mọi sự; xin Cha hãy cất chén này đi cho Con; nhưng
cũng đừng chiều theo ý Con mà là
ý Cha” (Mk
3- Khi bị chất vấn trước
Hội Đồng Do Thái, cuộc đối thoại với
vị thượng tế cũng được biến
thành một cuộc mạc khải vinh quang thiên sai và thần
linh liên quan đến Con Thiên Chúa: “Vị thượng tế
nói với Người: ‘Nhân danh Thiên Chúa hằng sống Ta
truyền cho ngươi phải nói cho chúng ta biết ngươi
có phải là Kitô, Con Thiên Chúa hay chăng?’ Chúa Giêsu nói với
ông: ‘Ông đã nói như thế. Nhưng Tôi nói cho ông hay, sau này
ông sẽ thấy Con người ngự bên hữu Quyền
Năng và đến trên mây trời’” (Mt 26:63-64).
Khi
Người ở trên cây thập giá, những kẻ tham
quan mỉa mai nhắc nhở Người về lời Người
tuyên bố là “Hắn tin vào Thiên Chúa; giờ đây hãy để
cho Thiên Chúa giải cứu hắn nếu Ngài muốn; vì hắn
nói ‘Ta là Con Thiên Chúa’” (Mt 27:43). Thế nhưng, về phần
Người, vào lúc ấy Chúa Cha lại im lặng, đến
nỗi Người có thể tỏ ra cho thấy Người
hoàn toàn liên kết với các tội nhân để cứu
chuộc họ. Như Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo dạy:
“Chúa Giêsu không bị ruồng bỏ như thể vì chính Người
đã phạm tội. Thế nhưng, bằng tình yêu cứu
chuộc luôn hiệp nhất Người với Chúa Cha, Người
đã mặc lấy chúng ta trong tình trạng chúng ta bị bại
hoại theo tội lỗi” (số 603).
4- Trên thập giá, Chúa Giêsu thực
sự vẫn tiếp tục cuộc đối thoại
thân tình với Chúa Cha, sống cuộc đối thoại
này bằng cả sức lực của một nhân tính bị
tan nát và thương đau, không bao giờ mất đi thái
độ tin tưởng của một Người Con, Đấng
là “một” với Cha. Thế nhưng, Cha vẫn âm thầm
một cách lạ lùng, một thái độ âm thầm còn được
vây phủ bởi một màn tối tăm cả trời đất
và bị xé ra bởi tiếng kêu: “Eli, Eli, lama sabachthani?’
tức là, ‘Chúa con ơi, Chúa con ơi, tại sao Ngài lại
bỏ rơi con?’” (Mt 27:46).
Ngoài
ra, Thánh Vịnh 22, được Chúa Giêsu trích lại ở
đây, chấm dứt bằng một bản thánh ca chúc tụng
Vị Chúa có thượng quyền trên thế giới và lịch
sử; chiều kích này được trình thuật Thánh
Luca đề cập đến, một trình thuật nói đến
những lời cuối cùng của Chúa Giêsu hấp hối
rõ ràng trích lại một lời của Thánh Vịnh, lời
Thánh Vịnh được Chúa Giêsu thêm vào bằng lời
kêu lên cùng Cha: “Lạy Cha, Con phó thần trí con trong tay Cha” (Lk
23:46; x Ps 31:6).
5- Chúa Thánh Thần cũng tham dự
vào cuộc đối thoại liên tục giữa Cha và Con
này. Chúng ta biết điều ấy nhờ Bức Thư
gửi Do Thái, bức thư diễn tả việc hy hiến
của Chúa Kitô một cách nào đó theo mô thức Ba Ngôi, ở
chỗ “nhờ Thần Linh hằng sống (Người) đã
tự hiến mình cho Thiên Chúa” (Heb 9:14). Trong cuộc khổ
nạn của mình, Chúa Kitô hoàn toàn hướng cuộc sống
nhân loại đau thương của mình theo tác động
của Thánh Linh, Đấng đã ban cho Người sức
lực cần thiết để làm cho cuộc tử nạn
của Người thành một hy hiến trọn hảo dâng
lên Chúa Cha.
Về
phần mình, Phúc Âm thứ bốn liên kết chặt chẽ
tặng ân của Đấng An Ủi với “việc ra đi”
của Chúa Giêsu, tức là với cuộc khổ nạn và
tử giá của Người, khi lập lại những lời
của Đấng Cứu Thế: “Thế nhưng, Thày nói
thật với các con: chính vì lợi ích của các con mà Thày
ra đi, vì nếu Thày không ra đi thì Đấng Cố Vấn
sẽ không đến với các con; song nếu Thày đi,
Thày sẽ sai Ngài đến với các con” (Jn 16:7). Sau khi Chúa
Giêsu chết trên thập giá, thứ nước chảy ra từ
cạnh sườn bị đâm thâu qua của Người
(x Jn
(Tuần
san L’Osseervatore Romano, ấn bản Anh ngữ,