13.
CHÚA GIÊSU ĐƯỢC HẠ XÁC XUỐNG KHỎI
THẬP GIÁ VÀ TRAO CHO MẸ CỦA NGƯỜI
Họ đã đặt thân xác
vô hồn của Người Con trong vòng tay
của Mẹ Ngài. Các Phúc Âm không nói gì về cảm
giác của Mẹ lúc ấy cả. Bằng việc im
lặng của mình, các vị Thánh Ký như muốn tỏ
ra tôn trọng nỗi sầu bi của Mẹ, những cảm
giác của Mẹ và những hoài niệm của Mẹ. Hay
các vị chỉ biết tỏ ra cho thấy cái bất lực
của mình trong việc diễn tả những điều
ấy ra. Việc tôn sùng qua các thế kỷ mới là những
gì còn giữ lại hình ảnh “Sầu Bi” û, mới gợi
cho Kitô hữu nhớ lại hình ảnh sầu thương
nhất nơi mối liên hệ yêu thương không
thể phai mờ, mối yêu thương được nẩy
nở nơi tấm lòng của Người Mẹ vào ngày
Truyền Tin và được chín mùi khi Mẹ đợi
chờ hạ sinh Người Con thần linh.
Tình yêu đó được bộc
lộ nơi hang Bêlem và được thử nếm trong
việc hiến dâng trong đền thờ. Tình
yêu này càng sâu đậm hơn khi Mẹ Maria giữ suy trong
lòng tất cả những gì xẩy ra (x Lk
Và như thế, trải qua các
thế kỷ: con người sẽ thinh lặng trước
tượng Mẹ Sầu Bi của Michelangelo; họ sẽ
quì trước bức ảnh Mẹ yêu thương sầu
bi trong Nhà Thờ dòng Phanxicô ở Krakow, trước Người
Mẹ Bảy Sự Thương Khó, quan thày của Slovakia;
họ tôn kính Đức Mẹ Những Niềm Đau ở
vô số các đền thờ khắp nơi trên thế giới.
Nhờ đó, họ học biết yêu thương
gian khó mà không tránh né khổ đau, song tin tưởng phó mình
cho lòng nhân ái của Thiên Chúa, Đấng làm được
tất cả mọi sự (x Lk
*******
Salve,
Xin Mẹ cầu cho chúng con ơn
đức tin, đức cậy và đức mến, để
như Mẹ, chúng con có thể vững vàng đứng dưới
chân thập giá cho đến hơi thở cuối cùng.
Chúng con xin tôn kính và tôn vinh Chúa
Giêsu là Con của Mẹ và là Đấng Cứu Thế của
chúng con, cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần muôn đời.
Amen.