15.  ĐẠI BIỂU TÒA THÁNH:   

 

Thứ Năm 14/9, tại Giêrusalem và Thứ Sáu 15/9 tại Vatican. ĐTC đã ban huấn từ cho các vị đại biểu tham dự viên trong buổi các vị triều kiến Ngài.

 

 

Theo Màn Điện Toàn Cầu Vatican Information Service (VIS) ngày 14/9/2000, cơ quan đại biểu tòa thánh được lịch sử ghi nhận là đã được bắt đầu thiết lập từ năm 1500 ở Venice. Hiện nay Tòa Thánh trao đổi đại biểu với 184 quốc gia trên thế giới. Ngày 24/6/1969, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã công bố văn kiện Motu Proprio ‘Sollicitudo Omnium Ecclesiarum – Việc Quan Tâm đến Tất Cả Mọi Giáo Hội’, trong đó, Ngài phân loại các vị đại biểu tòa thánh thành 5 cấp như sau: thứ nhất là vị Đại Biểu Tòa Thánh Apostolic Nuncio, đó là một vị Tổng Giám Mục giữ cấp vụ khâm mạng, đại diện cho ĐTC, chẳng những tại Giáo Hội địa phương mà còn tại Quốc Gia hay chính quyền ở đó nữa; thứ hai là vị Phò Biểu Tòa Thánh Apostolic Pro-Nuncio, cũng có cùng nhiệm vụ và cấp bậc như vị Đại Biểu, nhưng không làm trưởng giám của ngoại giao đoàn; thứ ba là vị Đại Diện Tòa Thánh Apostolic Delegate, đó là một vị tổng giám mục đại diện cho ĐTC tại một Giáo Hội địa phương mà thôi, lý do là vì nước ấy và Tòa Thánh không có liên hệ ngoại giao gì với nhau; thứ bốn là vị Phụ Biểu Tòa Thánh Charge D’affaires, đó là vị làm đầu thay thế vị Đại Biểu hay Đại Diện; thứ năm là vị Liên Biểu Tòa Thánh Inter-Nuncio, cấp này không còn được bộ Tân Giáo Luật kể tới nữa; chỉ còn duy danh xưng ‘nuncio’ mà thôi, chứ không còn ‘pro-nuncio’ hay ‘inter-nuntio’ nữa. Ngoài ra, hai thành phần Đại Biểu Tòa Thánh khác còn được Giáo Luật kể đến là các vị Thừa Sai Giáo Hoàng Pontifical Missions, như vai trò của các vị Đại Diện Delegates hay Quan Sát Viên Observers tại các hội đồng quốc tế hay các hội nghị và họp bàn quốc tế nữa.

 

 

T

hật vậy, Quí Huynh là đại diện của Giáo Hoàng tại các chính quyền quốc gia hay các tổ chức quốc tế, thế nhưng, trước hết và trên hết, Quí Huynh là chứng nhân cho thừa tác vụ hiệp nhất của Ngài tại các Giáo Hội địa phương, những Giáo Hội mà Quí Huynh làm cho các Vị Mục Tử ở đấy bảo đảm có cơ hội được liên lỉ giao tiếp với Tòa Thánh. Một công việc khác, một công việc được Công Đồng Chung Vaticanô II thúc đẩy cũng đang phát triển tầm vóc quan trọng của mình trong những năm gần đây, đó là việc Quí Huynh phục vụ cho công cuộc hoàn toàn hiệp nhất nơi tất cả mọi người Kitô hữu, một ước vọng của trái tim Chúa Kitô, vì thế, cũng là ước vọng tha thiết của Giáo Hoàng cũng như của Hàng Giáo Phẩm. Hơn nữa, chúng ta cũng không được phép quên không nhắc đến những đóng góp lớn lao mà Quí Huynh đã được kêu gọi để thực hiện trong việc tìm kiếm và hợp kết trong mối liên hệ hài hòa với tất cả mọi tín đồ tin vào Thiên Chúa, cũng như trong việc chân thành đối thoại với những người thiện tâm” (đoạn 2.1).

 

“Đến đây Tôi muốn nhấn mạnh đến việc làm của Vị Đại Biểu tại Giáo Hội ở xứ sở vị ấy được sai đến với tư cách là Đại Diện của Giáo Hoàng. Đó là một việc làm quan trọng và tế nhị, phải được hành sử trong chiều hướng hiệp thông giáo hội được Công Đồng Chung Vaticanô II đề cao (xem Sắc Lệnh Christus Dominus, 9; Giáo Luật khoản 364). Thật vậy, đó là một việc làm của mối hiệp thông mà Quí Huynh được kêu gọi đến để phục vụ, một việc làm tự bản chất của nó không thể nào lại bị giới hạn vào tình trạng môi giới theo thủ tục hành chính có tính cách cứng cỏi, mà phải là một hiện diện mục vụ chuyên chính. Quí Vị Đại Biểu – xin đừng quên – cũng là một Vị Mục Tử nữa, và phải mặc lấy tinh thần của Chúa Kitô ‘Mục Tử Nhân Lành’! (đoạn 4.1).

 

“Nếu Vị Đại Biểu tỏ ra cho thấy ‘tính cách mục vụ’ như thế với tư cách là một vị đại diện của Đấng Kế Thừa Thánh Phêrô, thì tự mình vị ấy còn phải cảm thấy gần gũi thân tình với các vị Mục Tử của Giáo Hội địa phương nữa, khi thông dự vào mối quan tâm tông đồ của các vị mục tử này, bằng lời cầu nguyện, bằng chứng từ cũng như bằng những hình thức hiện diện và thừa tác vụ đúng lúc để mang lại lợi ích cho Dân Chúa, trong khi vẫn tôn trọng trách nhiệm riêng của mỗi vị Giám Mục” (đoạn 4.2).

 

“Quí Vị Đại Biểu thân mến, một khi sống như thế, thừa tác vụ của Quí Huynh mới rõ ràng cho thấy mối liên hệ cần thiết giữa những chiều kích riêng biệt và đại đồng của Giáo Hội. Bằng việc giúp đỡ cho Vị Thừa Kế của Chúa Kitô chăn dắt đoàn chiên của Người, Quí Huynh giúp cho các Giáo Hội riêng lớn lên và phát triển. Trong việc phục vụ này, Quí Huynh thường phải đối diện với những trục trặc, khó khăn và căng thẳng...” (đoạn 4.3).

 

“Thật ra, cơ hội được cảm nghiệm thấy tính cách đa diện hợp tình hợp lý nơi Giáo Hội, mà vẫn tỏ ra tôn trọng việc hiệp nhất chính đáng, đó là một quà tặng chắc chắn sẽ làm cho Quí Huynh được thăng tiến về tinh thần cũng như về nhân bản, và bù đắp lại cho Quí Huynh một phần nào những hy sinh Quí Huynh gặp phải, nơi những đổi thay về khí hậu, ngôn ngữ, tâm thức, văn hóa cũng như hoàn cảnh sống” (đoạn 5.1).

 

“Tôi rất cảm phục việc dấn thân của Quí Huynh trong việc Quí Huynh tác hành như là những người môi giới giữa Tòa Thánh và Hàng Giáo Phẩm địa phương, cũng như trong tất cả những việc Quí Huynh điều đình liên quan đến các tổ chức chính trị và xã hội ở các xứ sở Quí Huynh hành sự, hay nơi những mối liên hệ với các tổ chức quốc tế Quí Huynh được phái tới. Mục tiêu liên lỉ của Quí Huynh đó là việc cổ võ hòa bình, một thứ hòa bình chân chính, một thứ hòa bình chỉ xẩy ra khi nó được xây dựng trên các cột trụ sự thật, công chính, tự do và đoàn kết (x Thông Điệp Pacem in Terris, 49-55, 64)” (đoạn 5.2).

 

“Tuy nhiên, ánh sáng chân thật đến với Quí Huynh phát xuất từ Chúa Kitô và từ Phúc Âm của Người, hơn ngay cả và trên ngay cả những điểm tựa của con người trần gian. Nơi mỗi một người trong Quí Huynh, những tặng ân như khôn ngoan nhân bản, óc thông minh và lòng nhậy cảm phải được kết hợp với tinh thần của các Mối Phúc Đức. Ở một nghĩa nào đó, Quí Huynh phải biết ‘ngoại giao theo Phúc Âm’! Sức mạnh và bí mật của Quí Huynh nơi nguồn cảm hứng linh thiêng này là ở chỗ đó. Bởi thế, niềm tin của Quí Huynh vào Chúa Kitô phải là ngọn lửa soi sáng và sưởi ấm mỗi một ngày sống của Quí Huynh” (đoạn 6.2).

(L’Osservatore Romano ấn bản Anh ngữ, 20/9/2000, trang 3)