17. GIA ĐÌNH:
Chúa Nhật
15/10, tại Quảng Trường Thánh Phêrô.
Trong Thánh Lễ, ĐTC
đã ban Bí Tích Hôn Phối cho 8 đôi tân hôn tiêu biểu, gồm
có các cặp người Balan, Đại Hàn, Phi Luật Tân,
Ý Đại Lợi, Cameroon, Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi
và Mễ Tây Cơ.
A |
nh chị em đến đây
không phải với tư cách cá nhân mà là với tư cách
gia đình. Anh chị em từ khắp nơi trên thế giới
đến Rôma, mang theo niềm xác tín sâu
xa về vấn đề gia đình là tặng ân cao cả
của Thiên Chúa, một tặng ân tiên nguyên được đánh
dấu bằng phép lành của Người” (đoạn
1.2).
“Phép lành tiên nguyên này được
gắn liền với chính dự án của
Thiên Chúa... ‘Con người lẻ loi một mình không tốt;
Ta sẽ tạo nên cho con người một trợ nhân xứng
hợp với con người’ (Gen
“Đối với con người,
những mối giao hữu thuần túy về phận
vụ vẫn chưa đủ. Họ cần
có cả những mối giao hữu liên cá vị nữa,
những mối giao hữu phong phú sâu xa trong nội tâm, vô tư
và hy sinh tự hiến. Căn bản nhất trong những
mối giao hữu liên cá vị này là mối giao hữu hiện
diện nơi gia đình giữa vợ chồng với
nhau, cũng như giữa họ và con cái của họ. Toàn
thể cơ cấu bao rộng nơi những mối giao
hữu của loài người đều được
phát xuất từ cũng như được tái sinh một
cách ý thức từ mối giao hữu làm cho con người
nam nữ nhận ra rằng, họ được dựng
nên cho nhau và đã đi đến quyết định kết
hợp đời sống riêng tư của mình thành một
dự án của đời sống: ‘Thế nên người
nam đã lìa bỏ cha mẹ mình mà gắn bó với vợ của
mình, và cả hai đã trở nên một xác thịt duy nhất’
(Gen 2:24)”
(đoạn 2.2).
“Một xác thịt
duy nhất!
Làm sao các con lại có thể không thấy được cái
mãnh lực của lời diễn tả này? Chữ ‘xác thịt’
theo thánh kinh không phải chỉ có ý nghĩa
về bản chất thể lý của con người, mà còn
là toàn thể con người có thể xác và tinh thần của
họ nữa. Cái mà đôi phôi ngẫu đạt
được không phải chỉ là việc kết hợp
thân thể với nhau mà là một mối hiệp nhất
thực sự nơi ngôi vị của họ với nhau.
Một mối hiệp nhất sâu xa đến nỗi làm
cho họ, một cách nào đó, đã trở thành một hình
ảnh trong lịch sử loài người phản ánh
cho thấy ‘cái Chúng Ta’ nơi Ba Ngôi Vị thần linh
(xem Thư gửi Các Gia Đình, 8)” (đoạn 3.1).
“... Trong hôn nhân theo bí tích, đôi
phối ngẫu – như những cặp trẻ trung Cha sắp
sửa chúc lành cho đang làm đây – dấn thân để nói
lên với nhau cũng như để chứng tỏ cho thế
giới thấy tình yêu mãnh liệt bất khả phân ly
Chúa Kitô dành cho Giáo Hội. Đó là một ‘mầu nhiệm
cao cả’ theo nhận định của
Thánh Phaolô Tông Đồ (x Eph
“’Xin Chúa là nguồn
mạch sự sống chúc lành cho các người!’ (đáp
ca). Phúc lành của
Thiên Chúa ngay từ đầu không phải chỉ ban cho việc
hiệp thông hôn nhân mà thôi, còn cho cả việc họ quảng
đại đảm nhận trách nhiệm hướng đến
sự sống nữa. Con cái thực sự là ‘mùa xuân của
gia đình và xã hội’, như khẩu hiệu của Cuộc
Mừng Kỷ Niệm của các con nói lên. Chính nơi con cái
mà hôn nhân nở hoa, ở chỗ chúng làm thăng hóa tất
cả mối hiệp thông của sự sống (‘totius
vitae consortium’: Giáo Luật khoản 1055.1), một mối hiệp thông
làm cho vợ chồng nên ‘một xác thịt duy nhất’; điều
này thực sự là như thế đối với cả
con cái được sinh ra từ mối giao thân tự
nhiên của đôi phối ngẫu lẫn những đứa
con được họ nhận làm con nuôi. Con cái không
phải là ‘đồ phụ tùng’ đối với dự án của cuộc sống hôn nhân. Chúng không phải
là một thứ ‘chọn lựa tùy ý’ mà là một
‘tặng ân cao cả’ (Hiến
Chế Vui Mừng và Hy Vọng, 50), được ghi dấu
ngay nơi chính cơ cấu của việc hiệp nhất
vợ chồng... Như thế, trong việc
sống hợp với lời của Thiên Chúa, gia đình trở
nên một học đường dạy làm người và
tình đoàn kết chân thực” (đoạn 5).
“Cả cha mẹ lẫn con cái
đều được kêu gọi để thực hiện
công việc này, thế nhưng, như Cha đã viết
trong Năm Gia Đình 1994 thì ‘Cái chúng tôi của cha mẹ,
của vợ chồng, phát triển thành cái chúng tôi của
gia đình, một thứ chúng tôi được ghép vào những
thế hệ tiền thân và hướng tới chỗ lan
rộng’...” (đoạn 6.1).
“Các gia đình Kitô hữu rất
thân mến... Chớ gì gia đình của anh chị em tiếp
tục lớn lên như là một ‘giáo hội tại gia’, bằng
việc hằng ngày anh chị em dâng lời chúc tụng Thiên
Chúa, cũng như bằng việc anh chị em làm tràn lan giòng
tình yêu thương đầy phúc đức và tái sinh ra trên
khắp xã hội loài người” (đoạn 7.1).
(L’Osservatore Romano
ấn bản Anh ngữ,