20.  NÔNG DÂN:      

 

Chúa Nhật 12/11, lễ tại Quảng Trường Thánh Phêrô. ĐTC đã đồng tế với 350 vị Hồng Y, Giám Mục và linh mục. Tham dự viên còn có đại diện các tổ chức nông nghiệp quốc tế và văn phòng Liên Hiệp Quốc như FAO (Food and Agricultural Organization), IFAD và WFP.

 

 

C

húa trung thành đến muôn đời’ (Ps 146:6)... (đoạn 1.1)….

 

Thiên Chúa trung thành! Đối với anh chị em là thành phần của giới nông nghiệp, thì đó là một kinh nghiệm hằng ngày, được liên lỉ tái diễn qua việc quí vị quan sát thiên nhiên. Anh chị em biết được ngôn ngữ của đất đai và các loại hạt giống, của rau cỏ và các thứ cây cối, của hoa trái và các kiểu bông hoa. Ở các miền đất khác nhau nhất, từ miền đất cằn cỗi của núi non cho đến những đồng bằng mầu mỡ nơi những vùng trời khác nhau nhất, thứ ngôn ngữ mà anh chị em quá thành thạo này có một sức hấp dẫn riêng. Nơi thứ ngôn ngữ này, anh chị em thấy được sự trung thành của Thiên Chúa đã được Ngài tuyên phán vào ngày tạo dựng thứ ba: ‘Đất hãy sinh ra rau cỏ, cây cối sinh ra hạt giống và cây ăn trái sinh ra hoa trái’ (Gen 1:11). Qua việc chuyển biến của thiên nhiên, âm thầm và lặng lẽ song đầy sức sống, niềm mãn nguyện ban đầu của Đấng Hóa Công vẫn còn sống động: ‘Và Thiên Chúa thấy rằng đó là điều tốt đẹp’! (Gen 1:12)” (đoạn 2.1).

 

“Thứ văn hóa của giới nông nghiệp luôn luôn được đánh dấu bằng một cảm thức về mối nguy cơ xẩy ra bất cứ lúc nào cho mùa màng, vì những bất thường về khí hậu không thể nào lường trước được. Tuy nhiên, thêm vào những gánh nặng cổ truyền này, thường thấy còn có những gánh nặng khác nữa, gây ra bởi việc bất cẩn trọng của con người. Sinh hoạt về nông nghiệp trong kỷ nguyên của chúng ta có liên quan đến những hậu quả của việc kỹ nghệ hóa cũng như việc phát triển đôi khi mất trật tự của các vùng ngoại ô, đến hiện tượng không khí ô nhiễm cũng như tình trạng lũng đoạn về môi sinh, đến việc bừa bãi thải đi những độc tố cũng như việc phá rừng…... Nếu thế giới của một thứ kỹ thuật hay ho nhất đây không hòa hợp với thứ ngôn ngữ thiên nhiên đơn giản ấy ở một mức độ quân bình lành mạnh, thì sự sống của con người sẽ phải chạm trán với những mối nguy cơ hơn nữa chưa từng thấy, những mối nguy cơ chúng ta đã chứng kiến được các dấu hiệu bất thường đầu tiên của chúng xuất hiện” (đoạn 3.2).

 

“Bởi thế, anh chị em thân mến, hãy tri ân cảm tạ Chúa, đồng thời cũng hãy hãnh diện về công việc anh chị em đang đảm nhiệm. Anh chị em hãy làm việc thế nào để không bị sa chước cám dỗ trong việc sản xuất và kiếm lợi đến độ tác hại đến việc tôn trọng thiên nhiên. Thiên Chúa đã trao phó trái đất cho con người ‘để canh tác và canh giữ nó’ (x Gen 2:15). Một khi nguyên tắc này bị coi thường và con người trở thành những vị hung thần hơn là những người canh giữ thiên nhiên, thì không sớm thì muộn, thành phần canh giữ ấy sẽ phản loạn” (đoạn 4.1).

 

“Thế nhưng, quí bạn thân mến, quí bạn quá hiểu là nguyên tắc về trật tự này, một nguyên tắc được áp dụng vào công việc đồng áng cũng như cho mọi lãnh vực khác của sinh hoạt loài người, được bắt nguồn từ cõi lòng của con người. Bởi thế, chính ‘cõi lòng’ của con người là mảnh đất đầu tiên phải được vun trồng... “ (đoạn 4.2).

 

“Chính vì việc ‘vun trồng về tinh thần’ này mà quí bạn đã có mặt ở đây hôm nay để cử hành Cuộc Mừng Kỷ Niệm. Quí bạn dâng lên cho Chúa, ngay cả trước những nỗ lực chuyên nghiệp của quí bạn, công cuộc hằng ngày của việc thanh tẩy tấm lòng của mình, một việc cần thiết mà chúng ta sẽ không bao giờ tự mình đạt được. Sức mạnh của chúng ta là Chúa Kitô, Đấng mà Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái vừa nhắc cho chúng ta nhớ rằng ‘đã xuất hiện một lần là vĩnh viễn cho đến tận cùng thời gian để xóa bỏ tội lỗi bằng hy sinh bản thân của Người’ (Heb 9:26)” (đoạn 4.3).

 

“Hiến tế này, được hiến dâng một lần là vĩnh viễn trên đồi Golgota, trở thành thực hữu đối với chúng ta mỗi lần chúng ta cử hành Thánh Thể. Qua Thánh Thể, Chúa Kitô hiện diện bằng mình và máu của Người để trở nên lương thực cho chúng ta” (đoạn 5.1).

 

“Hỡi quí vị nam nữ thuộc giới nông nghiệp, quan trọng biết bao việc quí vị cần phải chiêm ngưỡng trên bàn thờ pháp lạ ấy, một phép lạ thăng hoa và nâng cao chính những kỳ công của thiên nhiên. Không phải là một phép lạ xẩy ra mỗi ngày hay sao, khi một hạt giống trở thành trái bắp và rất nhiều hạt từ trái bắp được xay làm thành tấm bánh? Không phải hay sao chùm nho lủng lẳng trên cành nho là một trong những phép lạ của thiên nhiên? Tất cả những điều này đã nhiệm mầu mang dấu vết của Chúa Kitô, vì ‘tất cả mọi sự nhờ Người mà được tạo thành, và không có Người không một sự gì được thành nên’ (Jn 1:3). Thế nhưng, cao cả hơn vẫn là biến cố của ân sủng, một biến cố mà Lời và Thần Linh của Thiên Chúa biến bánh và rượu, ‘hoa mầu của ruộng đất và lao công của con người’, thành Mình và Máu của Đấng Cứu Chuộc. Ân sủng của Cuộc Mừng Kỷ Niệm mà anh chị em đã đến để nài xin không là gì khác hơn ân sủng sung mãn của Thánh Thể, một quyền lực nâng chúng ta lên và chữa lành chúng ta từ bên trong, bằng việc tháp nhập chúng ta vào với Chúa Kitô” (đoạn 5.2).

 

(L’Osservatore Romano ấn bản Anh ngữ, 15/11/2000, trang 1 và 2)