Ngoài 23 giới chính thức trên
đây, còn 3 giới đặc biệt cũng tổ chức
Mừng Năm Thánh riêng tại Rôma, được triều
kiến ĐTC và được ngài ban huấn từ, như
phái đoàn Giáo Hội nước Romania ngày Thứ Ba 9/5, Giáo
Phận Rôma ngày Chúa Nhật 28/5, và nhất là Phong Trào
Cursillo ngày Thứ Bảy 29/7 như sau:
Đ |
ề tài về ‘Việc
Truyền Bá Phúc Âm Hóa các Môi Trường của Thiên Niên Kỷ
Thứ Ba là Một Thách Đố cho các Cursillos de Cristiandad’
của Ultreya thế giới lần này cho thấy nỗ
lực của anh chị em trong việc tái trình bày cảm
nghiệm về Chúa Kitô cho những con người nam nữ
của thế kỷ 21, bằng phương tiện mới
cũng như bằng một nhiệt tình mới. Điều
này càng trở nên khẩn trương hơn nữa, khi mà
‘tất cả các xứ sở và quốc gia, nơi trước
kia tôn giáo cùng đời sống Kitô giáo nở hoa và có khả
năng nuôi dưỡng cho một cộng đồng đức
tin sinh tồn và hoạt động, thì nay lại bị thử
thách nặng nề..., gây ra bởi việc làn tràn liên tục
tình trạng khô đạo, tục hóa và vô thần’ (Tông
Huấn Christifideles Laici, 34)”
(đoạn 1.8).
“Trước tình trạng ấy,
tình trạng thách đố các tín hữu phải ‘tái tạo
cơ cấu Kitô giáo trong cộng đồng Giáo Hội’ (cùng
nguồn vừa dẫn)
này, phương pháp của Cursillo là sử dụng đường
lối Kitô giáo để biến đổi môi trường
sống và hoạt động của con người, bằng
việc dấn thân của ‘những con người nam nữ
mới’, thành phần đã trở nên như vậy nhờ
họ đã được gặp gỡ Chúa Kitô. Đó là
mục tiêu của ‘khóa học hỏi nhỏ’ ba ngày về
Kitô Giáo, một khóa học do một nhóm linh mục và giáo dân,
với sự hỗ trợ bằng lời cầu nguyện
và hy sinh của các phần tử khác trong phong trào, đã
trao đổi với nhau những sự thật căn bản
về đức tin Kitô giáo một cách đặc biệt
‘sống động’. Được trình bày sống động
như thế, sứ điệp của Chúa Kitô hầu như
bao giờ cũng mở lòng cho các tham dự viên trong một
Cursillo ra để được ơn hoán cải cũng
như để nhận thức sâu xa về Bí Tích Rửa
Tội họ đã lãnh nhận và về vai trò truyền giáo
của họ trong Giáo Hội. Họ cảm thấy họ
được kêu gọi để làm ‘men’ ngôn sứ được
vùi vào trong bột khiến cho toàn khối bột dậy men
(Mt 13:33),
làm ‘muối đất’ (Mt 5:13- 14), cũng như làm ‘ánh sáng thế
gian’ (Mt 5:13-14), để loan báo cho mọi người họ
gặp gỡ biết rằng, ơn cứu độ chỉ
có ở nơi Chúa Giêsu Kitô (Acts 4:12), và cũng ‘chỉ trong mầu
nhiệm Lời hóa thành nhục thể mà mầu nhiệm về
con người mới thực sự sáng tỏ’ (Hiến
Chế Vui Mừng và Hy Vọng, 22)” (đoạn 2.1).
“Anh chị em thân mến, hãy là
những chứng nhân anh dũng cho ‘việc phục vụ
Chân Lý’ và hãy không ngừng hoạt động bằng ‘sức
mạnh hiệp thông’. Cậy dựa
vào những kinh nghiệm thiêng liêng phong phú như một bảo
tàng của mình, anh chị em hãy chấp nhận ‘cuộc thách
đố’ do thời đại chúng ta mang đến cho việc
tân truyền bá phúc âm hóa, và đừng sợ phải tỏ
ra phản ứng của riêng mình” (đoạn 3.1).
“Đối diện với một
thứ văn hóa thường chối bỏ chính việc
hiện hữu của Chân Lý khách quan về giá trị phổ
quát và là một thứ văn hóa thường bị lạc
lõng trong ‘những đụn cát lún‘ của khuynh hướng
thả lỏng (x Thông Điệp Đức
Tin và Lý Trí, 5), người
tín hữu phải biết làm sao để chứng tỏ
rõ ràng cho thấy rằng Chúa Kitô là Đường, là Sự
Thật và là Sự Sống (x Jn 14:6)” (đoạn 3.2).
“Những người đã
quảng đại mở lòng mình ra cho Chúa Giêsu như anh chị
em được Người kêu gọi để hăng
say loan báo danh Người cho những ai chưa nhận biết
Người. Người đang kêu gọi
anh chị em phục vụ Người, phục vụ Chân
Lý của Người, một chân lý giải thoát chúng ta” (đoạn
3.3).
“Đời sống
hằng ngày của anh chị em càng thông suốt cuộc ‘diakonia
chân lý’ này thì anh chị em càng thâm tín được sự
thật hơn.
Anh chị em vẫn thường được nhắc nhở
trong một kinh nguyện của Phong Trào Curssilo là ‘Chúa Kitô
không có tay, Người chỉ có những
bàn tay của chúng ta để biến đổi thế giới
hôm nay. Chúa Kitô không có chân, Người chỉ
có những bàn chân của chúng ta để đưa thế
giới này về với Người. Chúa Kitô không có môi
miệng, Người chỉ có môi miệng của chúng ta để
nói với con người ta’” (đoạn 3.3).
“Đó là công cuộc tông đồ
của anh chị em, được thi hành bằng sự
liên lỉ hòa hợp với Giáo Hội, chứng tỏ cho
thấy ‘sức mạnh hiệp thông’, một sức
mạnh đồng thời cũng là mẫu thức và là
chính yếu tính của Dân Chúa. Khi đối diện với
những hình thức khác nhau của cá nhân chủ nghĩa, một
thứ chủ nghĩa làm phân mảnh và chia rẽ khả năng
truyền bá phúc âm hóa cũng như nguồn nhân lực của
mình, anh chị em hãy liên kết lực lượng truyền
giáo của mình với lực lượng truyền giáo của
những nhóm hội khác trong giáo hội cũng được
Thần Linh khơi lên trong Giáo Hội ở thời đại
của chúng ta đây. Anh chị em hãy nỗ lực phục
hồi vẻ đẹp của các cộng đồng Kitô
giáo tiên khởi, những cộng động đã làm cho dân
ngoại phải lên tiếng ca ngợi là: ‘Xem kìa, họ yêu
thương nhau biết bao!’. Anh chị
em hãy có một tấm lòng dễ dậy luôn nghe theo những chỉ dẫn của Huấn
Quyền. Thật vậy, không có một đặc sủng
nào lại có thể châm chước cho anh chị em việc
phải bàn hỏi và thuận phục các Vị Chủ Chiên
của Giáo Hội, những vị có sự khôn ngoan để
bảo đảm tính cách trung thực của chính đặc
sủng. Chớ gì việc cử hành Cuộc Mừng Kỷ
Niệm này thấp nhập nơi tất cả mọi anh
chị em một tấm lòng trung thành được đổi
mới theo hứng khởi ban đầu
của anh chị em, cùng với mối hiệp thông mạnh
mẽ hơn với Giáo Hội” (đoạn 4.1).
“Vị
Thừa Kế Thánh Phêrô hôm nay đây xin nhắc nhở anh
chị em là ’Hãy can đảm lên! Hỡi Ultraya! Hãy tiến
lên!’. Anh chị em hãy nhìn lên Mẹ Maria, một
mẫu gương trung thành với Thiên Chúa đến cùng,
và như Mẹ, anh chị em hãy đặt lòng tin tưởng
của mình trong tất cả mọi hoàn cảnh vào Thiên Chúa
là Cha Xót Thương, Đấng canh chừng bước
chân của anh chị em trên con đường chân lý và yêu
thương” (đoạn 5.4).
(L’Osservatore Romano
ấn bản Anh ngữ, 9+