9.
HỌC
THỨC:
Thứ Ba 23/5 đến
Thứ Năm 25/5: hai ngày đầu 300 đại biểu
các ngành khoa học họp bàn về mối liên hệ giữa
đức tin và lý trí, và ngày cuối cùng tham dự lễ tại
Đền Thờ Thánh Phêrô do Đức Hồng Y Paul
Poupard, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn
Hóa dâng. Sau lễ được ĐTC ban huấn từ.
N |
gày nay ‘chúng ta đang đối
diện với một thách đố cả thể... trong
việc chuyển hướng từ hiện tượng
đến bản chất, một bước vừa
cần thiết lại khẩn trương. Chúng
ta không thể ngừng lại ở nghiệm thực mà thôi;
... việc suy tư hiểu biết phải đi sâu vào cốt
lõi tâm linh cũng như vào gốc gác phát xuất ra nó’ (Thông Điệp Đức
Tin và Lý Trí, đoạn 83). Việc tìm tòi theo khoa học cũng được dựa
vào khả năng của lý trí con người trong việc
khám phá ra những gì là phổ quát. Tính cách cởi
mở trong việc tìm hiểu này mang lại ý nghĩa tối
hậu và sâu xa về con người sống trên thế
gian (cùng nguồn,
đoạn 81)” (đoạn 2.2).
“Căn
cứ vào việc chuyên chú quan sát hiện tượng phúc tạp
trên mặt đất, và tuân theo đối
tượng cũng như phương pháp hợp với mỗi
một ngành, các khoa học gia khám phá ra những định
luật điều hành vũ trụ cùng với mối tương
liên của chúng. Họ ngỡ ngàng cùng cảm phục trước
trật tự thiên nhiên và cảm thấy mình gần gũi với lòng kính mến Tác Giả của
tất cả mọi sự. Về phần mình, đức
tin có thể hội nhập với và đồng hóa với
mọi cuộc tìm tòi, vì tất cả mọi cuộc tìm tòi
hiểu biết, nhờ hiểu biết sâu xa hơn thực
tại thiên nhiên nơi tất cả mọi khía cạnh
chuyên biệt của thực tại này, đều cống
hiến cho con người cơ hội nhận ra Đấng
Hóa Công là nguồn gốc và là đích điểm của tất
cả mọi sự...” (đoạn 3.1).
“Giáo Hội rất tôn trọng
việc tìm tòi về khoa học và kỹ thuật, vì việc
tìm tòi này ‘là một diễn đạt quan trọng của
việc con người làm chủ thiên nhiên tạo vật’
(Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo,
số 2293), và là việc
phục vụ cho chân thiện mỹ. Từ Copernicus đến
Mendel, từ Albert Cả đến Pascal, từ Galileo đến
Marconi, lịch sử Giáo Hội và lịch sử khoa học
rõ ràng cho chúng ta thấy văn hóa khoa học được
bắt nguồn nơi Kitô Giáo. Thật vậy, có thể nói
được rằng, việc tìm tòi, bằng cách khám phá
ra những cái vĩ đại nhất cũng như những
cái ti tiểu nhất, đều góp phần vào việc tôn
vinh Thiên Chúa, một hiển vinh được phản ánh
qua mọi phần thể của vũ trụ” (đoạn
4.1).
“Đức tin
không sợ lý trí.
Chúng ‘giống như là đôi cánh nâng tâm linh của con người
lên đến việc chiêm ngưỡng thấy chân lý; Thiên
Chúa đã đặt nơi lòng trí con người một ước
vọng muốn biết sự thật – nghĩa là muốn
biết chính Ngài – để, nhờ nhận biết và yêu mến
Thiên Chúa, con người nam nữ cũng có thể đạt
đến sự thật trọn vẹn về chính bản
thân mình’ (Thông Điệp Đức Tin và
Lý Trí, Proem). Nếu
trong quá khứ, việc tách lìa đức tin và lý trí là một
thảm trạng cho con người, thành phần đã dám
liều mình làm mất đi sự hiệp nhất nội
tâm của mình bởi mối đe dọa của một thứ
kiến thức phân mảnh hơn bao giờ hết, thì ngày
nay đây, sứ mạng của quí vị là thực hiện
việc tìm tòi bằng một niềm xác tín là, ‘đối
với một người minh mẫn... tất cả mọi
sự đều hòa hợp và ăn khớp với nhau’ (Gregory
Palamas, Theophanes)”
(đoạn 4.2).
“Quí vị thức giả nam
nữ thân mến, trách nhiệm mà quí vị được
kêu gọi nắm giữ thật là cao cả. Quí vị cần
phải hoạt động làm sao để phục vụ
thiện ích của cá nhân cũng như của toàn thể
nhân loại, trong khi đó vốn phải chú trọng đến
phẩm giá của mọi người và tôn trọng thiên
nhiên tạo vật nữa. Mọi phương
pháp khoa học cần phải có một nền luân lý, cũng
như phải có tính cách cởi mở khéo léo hướng về
một thứ văn hóa biết tôn trọng nhu cầu của
con người... …. ... khoa học và kỹ thuật cần
phải qui chiếu dứt khoát về giá trị của nội
tâm con người” (đoạn 5.1).
“... Bởi thế, trước
hết quí vị hãy trở thành những người hăm
hở tìm kiếm Thiên Chúa vô hình, Đấng duy nhất có
thể làm thỏa mãn khát vọng sâu xa của đời sống
quí vị và làm cho quí vị được tràn đầy ân
sủng của Ngài” (đoạn 5.2).
“Hỡi quí vị thức giả
nam nữ, quí vị hãy phấn khởi lên bằng ước
vọng chứng tỏ lòng trung thành của mình đối
với Chúa Kitô!
Vào lúc bình minh của thiên niên kỷ thứ ba này, toàn cảnh
trí phong phú của nền văn hóa hiện đại đang
mở ra những chiều hướng hứa hẹn chưa
từng thấy nơi việc trao đổi giữa khoa học
và đức tin, cũng như giữa triết lý và thần
học. Quí vị hãy hiến tất cả nghị lực
của mình vào việc phát triển một thứ văn hóa
và một phương pháp khoa học làm sao để sự
hiện diện quan phòng và quan tâm của Thiên Chúa luôn luôn được
tỏ hiện” (đoạn 6.1).
“Hỡi quí vị
thức giả nam nữ, quí vị hãy trở thành những
tay thợ xây niềm hy vọng cho toàn thể nhân loại!” (đoạn
6.3).
(L’Osservatore Romano
ấn bản Anh ngữ,