VII- Cách Thức để Truyền Đạt Giáo Lý

 

CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC NHAU

 

51-       Tuổi đời và mức phát triển tâm trí của Kitô hữu, cấp độ trưởng thành về mặt giáo hội và về mặt thiêng liêng của họ, cùng nhiều hoàn cảnh cá nhân khác nữa, đòi giáo lý phải có nhiều phương pháp khác nhau để đạt được mục tiêu chuyên biệt của giáo lý là việc chỉ dạy trong đức tin. Ở một trình độ bao quát hơn, cũng cần phải có các phương pháp dạy giáo lý khác nhau để đáp ứng hoàn cảnh xã hội và văn hóa cho những nơi Giáo Hội thực hiện việc giảng dạy giáo lý. 

 

Việc sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cho thấy một sự sống dồi dào. Đó là cách nhận định của các nghị phụ của Thượng Hội Giám Mục Thế Giới lần bốn, mặc dù các ngài cũng vẫn lưu ý tới những điều kiện về tính chất đa dạng cần phải có đó để làm lợi cho, hơn là tác hại đến, tình trạng hiệp nhất  giáo huấn của một Đức Tin duy nhất.

 

PHƯƠNG PHÁP GIÚP CHO MẠC KHẢI VÀ VIỆC CẢI THIỆN

 

52-       Vấn đề thứ nhất có tính cách bao quát ở đây cho thấy nó liên quan tới mối nguy hiểm và chước cám dỗ trong việc đem trộn lẫn giáo huấn của giáo lý một cách thất sách với các quan điểm, hiển diện hay ẩn diện, về ý hệ, nhất là với những quan điểm về chính trị và xã hội, hay với những ý kiến chính trị cá nhân riêng tư. Khi những quan điểm như thế chiếm được một vị trí cao hơn cả sứ điệp chính yếu cần phải truyền đạt, cho đến độ những quan điểm ấy làm lu mờ sứ điệp chính yếu đi và hạ sứ điệp chính yếu này xuống chỗ thứ yếu, hay thậm chí sử dụng sứ điệp chính yếu này vào một mục đích khác, thì bấy giờ giáo lý thật sự đã hoàn toàn bị méo mó mất rồi. Thượng Hội Giám Mục Thế Giới lần bốn có lý để nhấn mạnh đến nhu cầu đối với vấn đề giáo lý phải làm sao tránh khỏi các xu hướng lệnh lạc một chiều – tức tránh khỏi những “phân rẽ bất đồng” – ngay cả trong lãnh vực giải thích thần học về những vấn đề như thế. Giáo lý phải gắng phác họa tiến trình của mình theo kim chỉ nam của mạc khải, một mạc khải được huấn quyền phổ quát của Giáo Hội truyền đạt bằng thể thức long trọng hay thông thường. Mạc khải này nói với chúng ta về một Thiên Chúa tạo dựng và cứu chuộc, Đấng mà Con Ngài đã đến ở giữa chúng ta bằng xương bằng thịt, và đã đi vào chẳng những đời sống mỗi cá nhân mà còn cả lịch sử nhân loại nữa, như Người là tâm điểm của lịch sử. Bởi thế, mạc khải này cho thấy một cuộc biến đổi sâu xa nơi con người cũng như nơi vũ trụ, nơi tất cả những gì dính dáng đến sự sống con người dưới ảnh hưởng của Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô. Được thấm nhuần như thế, giáo lý sẽ vượt ra ngoài mọi tính cách luân lý vụ hình thức, mặc dù giáo lý bao gồm cả giáo huấn luân lý Kitô giáo thực sự. Thật vậy, giáo lý vượt ra ngoài “tính cách thiên sai” thuộc về trần thế, xã hội hay chính trị. Giáo lý tìm đạt tới chính bản thân nội tại của con người.

 

PHƯƠNG PHÁP GIÁO LÝ HỘI NHẬP VĂN HÓA

 

53-       Giờ đây tới vấn đề thứ hai. Như Tôi gần đây mới ngỏ lời cùng các phần tử của Uûy Ban Thánh Kinh rằng: “Chữ ‘đồng hóa’ (acculturation) hay chữ ‘hội hóa’ (inculturation) có thể là một lối dùng từ mới, song nó nói lên rất hay cái yếu tố của mầu nhiệm Nhập Thể cao cả” (xem AAS 71 năm 1979 trang 607). Chúng ta có thể nói về vấn đề giáo lý, cũng như về việc truyền bá đức tin nói chung, ở chỗ, giáo lý được kêu gọi để mang quyền lực Phúc Aâm vào ngay lòng văn hóa, vào ngay lòng của các nền văn hóa. Bởi lý do đó, giáo lý phải tìm cách hiểu biết các nền văn hóa này cùng với các yếu tố chính của chúng; giáo lý phải học biết những diễn đạt quan trọng nhất của các nền văn hóa này; giáo lý phải tôn trọng những giá trị và kho tàng chuyên biệt của các nền văn hóa ấy. Trong một cung cách như vậy, giáo lý mới có thể cung hiến cho các nền văn hóa này kiến thức về mầu nhiệm sâu kín (xem Rôma 16:25; Eâphêsô 3:5), và giúp cho chúng mang lại, từ truyền thống tồn tại của mình, những diễn đạt nguyên tuyền của đời sống Kitô giáo, của việc cử hành Kitô giáo và của tư tưởng Kitô giáo.

 

Một đàng thì sứ điệp Phúc Aâm không thể hoàn toàn và thản nhiên tách biệt khỏi văn hóa là môi trường sứ điệp Phúc Aâm được thấm nhập (đó là thế giới của thánh kinh, hay thực tế hơn, là môi trường văn hóa Chúa Giêsu Nazarét đã sống), cũng như tách biệt khỏi các nền văn hóa, mà lại không bị thiệt hại nặng, các nền văn hóa giúp cho sứ điệp Phúc Aâm diễn đạt mình ra qua các thế hệ sau đó; sứ điệp Phúc Aâm không tự nhiên nẩy mầm mọc lên từ bất cứ một mảnh đất văn hóa nào; sứ điệp này bao giờ cũng được truyền đạt bằng một cuộc đối thoại tông truyền, một cuộc đối thoại chắc chắn có can dự vào việc đối thoại nào đó với các văn hóa.

 

Đàng khác, quyền lực của Phúc Aâm có sức biến đổi và truyền lan ở khắp mọi nơi. Một khi quyền lực đó đã đi vào một nền văn hóa nào thì cũng không lạ gì việc quyền lực này sẽ làm hoàn chỉnh nhiều yếu tố của nền văn hóa ấy.  Nếu chính Phúc Aâm là những gì cần phải được biến đổi khi giao tiếp với các nền văn hóa thì không còn là vấn đề giáo lý nữa.

 

Quên đi điều này là “làm cho quyền lực thập giá của Chúa Kitô ra vô hiệu” (1Corintô 1:17), hoàn toàn đúng như lời Thánh Phaolô đã mạnh mẽ nói.

 

Một vấn đề khác nữa đó là, bằng một nhận thức khôn ngoan, chú ý đến một số yếu tố, về tôn giáo hay về những gì khác, làm nên gia sản văn hóa của một nhóm người, rồi sử dụng chúng để giúp cho các phần tử của nền văn hóa ấy hiểu biết hơn toàn thể mầu nhiệm Kitô giáo. Các giáo lý viên chuyên chính đều biết rằng giáo lý “nhập thể” vào các nền văn hóa và vào các môi trường khác nhau: người ta chỉ cần nghĩ đến các dân tộc rất khác nhau, đến giới trẻ tân tiến, đến các hoàn cảnh rất đa diện mà con người của ngày hôm nay đây gặp phải sẽ thấy. Thế nhưng, các giáo lý viên chuyên chính ấy vẫn không chịu chấp nhận làm cho giáo lý trở nên nghèo nàn bởi việc chối bỏ hay để lu mờ đi sứ điệp giáo lý, bởi việc thích ứng, cả bằng ngôn ngữ đi nữa, có thể làm nguy hại đến “kho tàng qúi báu” của đức tin (xem 2Timôthêu 1:14), hoặc bởi việc nhượng bộ trong các vấn đề đức tin hay luân lý. Họ tin tưởng rằng giáo lý đích thực dần dần sẽ thăng hóa các nền văn hóa này, bằng việc giúp cho các nền văn hóa này thoát khỏi tính cách khiếm khuyết hay thậm chí các đặc tính vô nhân bản nơi chúng, và bằng việc truyền đạt cho các giá trị nội tại của chúng tầm vóc viên trọn của Chúa Kitô (xem Gioan 1:16; Eâphêsô 1:10).

 

PHƯƠNG PHÁP GIÚP SỐNG ĐẠO

 

54-       Một vấn đề khác về phương thức có liên quan đến vấn đề lợi dụng các yếu tố cho việc sống đạo phổ thông từ việc giảng dạy giáo lý. Tôi nghĩ đến các việc tôn sùng ở một số nơi được tín hữu thực hành với lòng sốt mến cảm kích và thành tâm thiện ý, mặc dù đức tin ở bên trong các việc tôn sùng ấy cũng cần phải được tinh luyện hay hoàn chỉnh hơn trong nhiều phương diện. Tôi nghĩ đến một số kinh nguyện dễ hiểu mà nhiều người đơn sơ tầm thường thích đọc. Tôi nghĩ đến một số việc đạo đức thực sự muốn làm để đền tội hay làm để đẹp lòng Chúa. Bên trong hầu hết các kinh nguyện và việc đạo đức ấy, ngoài các yếu tố cần phải loại bỏ, còn có các yếu tố khác, nếu được sử dụng thích hợp, vẫn có thể giúp ích rất nhiều cho người ta trong việc tiến tới tình trạng nhận biết mầu nhiệm Chúa Kitô cũng như nhận biết sứ điệp của Người: mầu nhiệm tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa, mầu nhiệm Nhập Thể của Chúa Kitô, mầu nhiệm thập giá cứu chuộc và phục sinh của Người, mầu nhiệm hoạt động của Thần Linh nơi mỗi Kitô hữu và nơi Giáo Hội, mầu nhiệm sự sống đời sau, mầu nhiệm các nhân đức phúc âm cần phải thực hành, mầu nhiệm hiện diện của Kitô hữu trong thế giới v.v. Và đó không phải là lý do tại sao chúng ta chú trọng tới các yếu tố không phải Kitô giáo, hay thậm chí chú trọng tới cả các yếu tố phản Kitô giáo cần phải được điều chỉnh hay cải tiến, các yếu tố phản Kitô giáo vốn có một chút tính chất Kitô giáo gì đó ở tận căn gốc của mình hay sao? 

 

PHƯƠNG PHÁP NHỚ THUỘC LÒNG

 

55-       Vấn đề cuối cùng về phương pháp mà tầm quan trọng của nó tối thiểu cũng phải đề cập đến – một tầm quan trọng đã được bàn cãi một số lần trong Thượng Hội Giám Mục Thế Giới lần bốn – đó là phương pháp nhớ thuộc lòng. Vào những lúc mới bắt đầu giảng dạy giáo lý Kitô giáo, thời điểm trùng hợp với nền văn minh hầu hết chỉ dùng lời nói miệng, thì hoàn toàn phải nhờ đến việc nhớ thuộc lòng. Từ đó giáo lý trở thành một truyền thống lâu đời của việc học thuộc lòng các chân lý chính yếu trong đạo. Tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng phương pháp này có một số điều bất lợi, ở chỗ nó góp phần vào việc hiểu biết thiếu sót, hay có những lúc hầu như chẳng hiểu gì cả, khi giảm thiểu tất cả mọi kiến thức thành công thức, được lập đi lập lại mà không hiểu biết ý nghĩa tương xứng của nó. Những điều bất lợi này, và các đặc tính khác nơi nền văn minh riêng của chúng ta, ở một số nơi, đã đưa đến việc hầu như hoàn toàn bị cấm – như một số vị nghị phụ cho biết, bất hạnh thay, còn bị cấm hẳn là đáng khác  – việc nhớ thuộc lòng trong vấn đề giáo lý. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều tiếng nói uy tín đã phát biểu trong Thượng Hội Giám Mục Thế Giới lần bốn này để kêu gọi phục hồi mức quân bình thỏa đáng giữa suy nghĩ và hồn nhiên, giữa đối thoại và trầm mặc, giữa bút nghiên và trí nhớ. Hơn nữa,  một số nền văn hóa vẫn coi trọng việc nhớ thuộc lòng.

 

Ở vào lúc mà, nơi một số quốc gia, trong việc giảng dạy vấn đề không phải về tôn giáo, càng ngày càng có nhiều phàn nàn đối với những thành qủa không tốt liên quan đến việc coi thường tài năng trí nhớ của con người, chẳng lẽ chúng ta lại không thử tái sử dụng tài năng này hay sao, một cách minh mẫn và thậm chí một cách nguyên thủy, trong vấn đề giáo lý, bởi việc cử hành hay việc “tưởng niệm” các biến cố trọng đại của lịch sử cứu độ đòi phải hiểu biết xác đáng các biến cố ấy hơn nữa? Việc nhớ thuộc lòng những lời của Chúa Giêsu, những đoạn Thánh Kinh quan trọng, Mười Điều Răn, các bản tuyên xưng đức tin, các bản văn phụng vụ, các kinh nguyện chính yếu, các tư tưởng chính về giáo thuyết v.v., không phản nghịch lại với phẩm cách của thành phần Kitô hữu trẻ, hay tạo trở ngại cho việc đối thoại riêng tư của họ với Chúa, là một nhu cầu thực sự, được các nghị phụ của Thượng Hội này mạnh mẽ nhắc lại. Chúng ta phải là những con người thực tế. Các cuộc bừng nở, nếu chúng ta được phép nói như thế, đức tin và lòng đạo đức không phát triển nơi các nơi khô cằn của một thứ giáo lý chẳng có nhớ gì mấy. Điều chính yếu là ở chỗ các câu văn đang nhớ thuộc lòng đồng thời cũng phải được thấm nhuần và từ từ hiểu biết sâu xa hơn, để chúng trở nên nguồn mạch đời sống Kitô hữu, ở cấp độ cá nhân cũng như cộng đồng.

 

Tính cách đa thức nơi việc giảng dạy giáo lý thời nay có thể nói là một dấu hiệu sinh động và sáng kiến tinh khéo. Tuy nhiên, dầu sao đi nữa, phương pháp giáo lý được chọn dùng trước hết phải đối chiếu với qui luật làm nền tảng cho tất cả đời sống Kitô giáo: đó là qui luật trung thành với Thiên Chúa và trung thành với con người trong một tinh thần yêu thương đơn nhất.