Chương II

 VẤN ĐỀ GIÁO LÝ TRONG VAI TRÒ MỤC VỤ CỦA GIÁO HỘI

 

 

THỪA TÁC VỤ LỜI CHÚA TRONG GIÁO HỘI

 

17-       Thừa tác vụ lời Chúa có nhiều hình thức, bao gồm cả vấn đề giáo lý, tùy theo các điều kiện khác nhau việc này được thực hiện và mục đích việc này nỗ lực đạt tớị

 

Có hình thức được gọi là việc truyền bá phúc âm, hay việc rao giảng truyền giáọ Hình thức này nhắm đến việc khơi lên những mầm mống đức tin (x. CD, 11, 13; AG 6, 13, 14), để làm cho con người gắn liền với lời Chúạ

 

Tiếp theo là hình thức giáo lý, “nhắm đến việc làm cho đức tin của con người trở nên sống động, ý thức và chủ động, nhờ được hướng dẫn chỉ bảo” (CD, 14).

 

Rồi tới hình thức phụng vụ, trong khung cảnh của việc cử hành phụng vụ, nhất là trong khung cảnh của việc cử hành phụng vụ Thánh Thể (chẳng hạn bài giảng) (x. SC, 33, 52; Inter Oecum. 54).

 

Sau hết là hình thức thần học, tức là việc học hỏi có phương pháp và việc khảo cứu theo khoa học các chân lý đức tin.

 

Căn cứ vào mục đích của mình, chúng ta cần phải tách  các hình thức này ra khỏi nhau, vì mỗi hình thức theo luật lệ riêng biệt. Tuy nhiên, theo thực tại cụ thể của thừa tác mục vụ thì các hình thức này lại dính liền với nhaụ

 

Thế nên, tất cả những gì đã được nói đến từ trước cho tới nay tổng quát về thừa tác vụ lời Chúa cũng phải được áp dụng cho cả vấn đề giáo lý nữạ

 

GIÁO LÝ VÀ VIỆC TRUYỀN BÁ PHÚC ÂM

 

18-       Giáo lý thực ra là việc chuẩn bị cho mối liên kết đại đồng với Phúc Aâm Chúa Kitô, theo như Giáo Hội trình bàỵ Tuy nhiên, giáo lý lại thường hướng đến những người, mặc dầu đã thuộc về Giáo Hội, thực tế chưa hề liên kết chân thực riêng tư với sứ điệp mạc khảị

 

Điều này cho thấy là, theo hoàn cảnh, việc truyền bá phúc âm có thể đi trước hay đi cùng với công việc được gọi là giáo lý ấỵ Dầu vậy, ở vào trường hợp nào đi nữa, người ta cũng phải nhớ rằng, yếu tố ăn năn trở lại luôn luôn có mặt trong cơ cấu đức tin, và vì lý do đó, bất cứ hình thức giáo lý nào cũng phải thực thi vai trò của việc truyền bá phúc âm.

 

CÁC HÌNH THỨC CỦA GIÁO LÝ

 

19-       Vì các hoàn cảnh khác nhau và bao nhiêu là nhu cầu mà sinh hoạt giáo lý cần phải có những hình thức khác nhaụ

 

Ơû những miền lâu đời Kitô Giáo, giáo lý thường có hình thức dạy đạo cho trẻ em và thanh thiếu niên nơi học đường hay ngoài bầu khi học đường. Ở những miền này cũng có các chương trình khác nhau về giáo lý cho người lớn. Có cả các chương trình giáo lý dự tòng khác nhau cho những ai đang dọn mình lãnh nhận bí tích rửa tội, hay cho những ai đã được rửa tội mà còn thiếu việc hướng dẫn thích hợp để gia nhập Kitô Giáọ Theo nhu cầu của mình, điều kiện thực tế của một số lớn tín hữu thường thường đòi hỏi phải có một hình thức truyền bá phúc âm nào đó trước vấn đề giáo lý cho người lãnh nhận bí tích rửa tộị

 

Ở các giáo hội vừa được thiết lập, công cuộc truyền bá phúc âm theo đúng với ý nghĩa của nó có một tầm mức quan trọng đặc biệt. Vì thế các giáo hội này có một hình thức giáo lý dự tòng qúa quen thuộc cho những ai đang được hướng dẫn gia nhập đức tin để họ có thể dọn mình lãnh nhận phép rửa (x. AG, 4).

 

Tóm lại, sinh hoạt giáo lý có thể mặc lấy các hình thức và cấu trúc hoàn toàn khác nhau, tức là, sinh hoạt giáo lý có thể theo cấp hay tùy dịp, có thể cho cá nhân hay cộng đồng, có thể được sắp xếp hay tự nhiên thực hiện, v.v.

 

20-       Những vị chăn dắt các linh hồn phải luôn luôn nhớ rằng họ buộc phải nhờ lời Chúa canh giữ và khai sáng việc hiện hữu của Kitô Giáo đối với con người ở mọi thời đại và trong mọi hoàn cảnh lịch sử (x.CD, 14), để lời Chúa có thể tiếp xúc với mọi người và mọi cộng đoàn trong một trạng thái linh thiêng của họ.

 

Các vị cũng phải nhớ rằng vấn đề giáo lý cho người lớn là vấn đề liên quan tới những con người có khả năng liên kết một cách hoàn toàn sáng suốt nên nó phải được coi như là một hình thức giáo lý chính. Tất cả những hình thức giáo lý khác, những hình thức thực sự bao giờ cũng cần thiết, đều hướng về nó một cách nào đó. Tuân theo các tiêu chuẩn của Công Đồng Chung Vaticanô II, những vị chăn dắt các linh hồn còn phải nỗ lực “để tái thiết lập hay thích ứng tốt đẹp hơn việc hướng dẫn giáo lý người lớn dự tòng” (CD, 14; x. AG, 14).

 

CÁC PHẬN VỤ CỦA GIÁO LÝ

 

21-       Trong lãnh vực sinh hoạt mục vụ, giáo lý là từ ngữ được dùng cho một hình thức hoạt động của hội thánh để làm cho cả các cộng đồng tín hữu cũng như các phần tử tín hữu đạt đến tầm mức trưởng thành của đức tin.

 

Với sự hỗ trợ của giáo lý, các cộng đồng Kitô hữu có được một kiến thức sống động sâu xa hơn về Thiên Chúa và về dự án cứu rỗi của Ngài, một dự án đặt tâm điểm nơi Chúa Kitô, Lời nhập thể của Thiên Chúạ

 

Đối với mọi người biết mở lòng trí ra đón nhận sứ điệp Phúc Aâm thì giáo lý là một phương tiện đặc biệt thích hợp để họ hiểu được ý định của Thiên Chúa trong đời sống riêng của họ cũng như để họ thấy được ý nghĩa cao cả nhất của việc con người hiện hữu và của lịch sử, nhờ đó, đời sống cá nhân cùng với xã hội mới được soi dẫn bởi ánh sáng của vương quốc Thiên Chúa rồi mới tỏ ra am hợp với các đòi hỏi của vương quốc này, và nhờ đó mầu nhiệm về Giáo Hội như một cộng đồng những người tin vào Phúc Aâm cũng mới có thể được nhận biết.

 

Tất cả những điều này cho thấy các trách vụ xứng hợp với vấn đề giáo lý.

 

GIÁO LÝ VÀ ƠN ĐỨC TIN

 

22-       Đức tin là một tặng ân của Thiên Chúa ban để kêu gọi con người trở về với Ngàị “Để lãnh nhận được đức tin này thì ơn Chúa và việc Chúa Thánh Thần hỗ trợ bề trong cần phải có trước để giúp đỡ, bằng cách đánh động cõi lòng, hướng nó về Thiên Chúa, mở mắt trí khôn, ban niềm vui và làm cho mọi người dễ dàng thuận theo chân lý mà tin vào chân lý” (DV, 5).

 

Một khi sốt sắng lắng nghe lời Thiên Chúa, Cộng đồng Kitô hữu sẽ sống với một đức tin chín chắn, liên lỉ cố gắng cải thiện và canh tân, hân hoan lắng nghe những gì Thần Linh nói với Giáo Hộị

 

Như thế giáo lý thi hành phận vụ là giúp cho con người có thể lãnh nhận tác động của Chúa Thánh Thần và đi sâu vào việc cải thiện của họ. Giáo lý thi hành phận vụ này là nhờ ở lời Chúa cùng với chứng tá đời sống và lời cầu nguyện.

 

 

GIÁO LÝ VÀ VIỆC THI HÀNH CÁC NHIỆM VỤ ĐỨC TIN

 

23-       Một con người trưởng thành trong đức tin thì hoàn toàn chấp nhận lời mời gọi của Phúc Aâm, lời mời gọi thúc đẩy họ tới việc hiệp thông với Thiên Chúa cũng như với anh chị em mình; họ dấn thân làm những phận vụ liên hệ với lời mời gọi này (x.AG, 12).

 

Giáo lý thi hành phận vụ giúp con người trong việc làm cho niềm hiệp thông của họ với Thiên Chúa này thành hiện thực, và phận vụ tỏ bày sứ điệp Kitô Giáo để làm sao cho giá trị cao cả nhất của sự sống con người được sứ điệp này tỏ tường bảo toàn. Tất cả những việc ấy đòi giáo lý phải để ý đến các ước vọng sâu xa của con người, cũng như đến sự tiến bộ và thành đạt của các giá trị được chất chứa nơi các ước vọng nàỵ

 

Mối hiệp thông với Thiên Chúa và liên kết với Ngài cần phải thi hành cả các trách nhiệm nhân bản cũng như nhiệm vụ kết đoàn, vì tất cả những điều này hợp với ý muốn của Thiên Chúa Cứu Độ (x. GS, 4).

 

Bởi thế, giáo lý phải biết bồi dưỡng và soi sáng cho việc tăng triển thần đức yêu mến nơi các cá nhân tín hữu cùng với các cộng đồng hội thánh, cũng như phải biết bồi dưỡng và soi sáng cho việc biểu lộ của cùng thần đức này đối với các nhiệm vụ liên quan đến cá nhân cũng như cộng đồng.

 

GIÁO LÝ VÀ KIẾN THỨC ĐỨC TIN

 

24-       Một con người trưởng thành trong đức tin nhận biết mầu nhiệm cứu độ được tỏ hiện trong Chúa Kitô, và biết được cả các dấu hiệu cùng các việc làm thần linh là những gì làm chứng cho sự kiện là mầu nhiệm này được thể hiện nơi lịch sử loài ngườị Bởi thế, giáo lý chỉ làm khơi lên một cảm nghiệm về đạo mà thôi thì vẫn chưa đủ, dù cảm nghiệm về đạo này là một cảm nghiệm thực sự đi nữa; hơn thế nữa, giáo lý phải góp phần vào việc làm cho tín hữu hiểu được dần dần tất cả sự thật về dự án thần linh, bằng cách giúp họ đọc Sách Thánh và học hiểu về thánh truyền.

 

GIÁO LÝ VỚI ĐỜI SỐNG PHỤNG VỤ VÀ CẦU NGUYỆN RIÊNG

 

25-       “Vì là tác động của Chúa Kitô tư tế và của Giáo Hội Thân Thể Người mà mọi cử hành phụng vụ đều là tác động thánh, vượt trên tất cả mọi tác động khác. Không một tác động nào của Giáo Hội có hiệu lực bằng, hay có đẳng cấp tương đương” (SC, 7). Nên một cộng đồng Kitô giáo càng trưởng thành trong đức tin sẽ càng sống việc tôn thờ trong tinh thần và chân lý (x.Jn. 4:23) qua các việc cử hành phụng vụ, nhất là nơi việc cử hành phụng vụ Thánh Thể.

 

Thế nên, giáo lý cần phải phát động việc tham dự chủ động, ý thức, đích thực vào phụng vụ của Giáo Hội, chẳng những bằng việc giải thích về ý nghĩa các lễ nghi, mà còn bằng việc luyện cho tâm trí tín hữu biết cầu nguyện, biết tạ ơn, biết thống hối, biết cầu nguyện với lòng cậy trông, biết tinh thần cộng đồng, và biết hiểu đúng ý nghĩa của các bản tuyên xưng đức tin. Tất cả những việc này đều cần thiết cho một đời sống phụng vụ thực sự.

 

“Tuy nhiên, đời sống thiêng liêng không chỉ giới hạn trong việc tham dự vào phụng vụ mà thôi. Kitô hữu thực sự được kêu gọi để cầu nguyện với anh chị em mình, song họ cũng phải vào phọng của mình để cầu nguyện cùng Chúa Cha trong nơi kín đáo nữa (x.Mt.6,6), thật thế, theo giáo huấn của Thánh Tông Đồ Phaolô (x.1Thess. 5:17) thì họ phải cầu nguyện không ngừng” (SC, 12).

 

Bởi vậy, Giáo lý cũng cần phải luyện cho tín hữu biết suy niệm lời Thiên Chúa và tha thiết với việc cầu nguyện riêng.

 

GIÁO LÝ VÀ ÁNH SÁNG KITÔ GIÁO NƠI CUỘC SỐNG LOÀI NGƯỜI

 

26-       Một con người trưởng thành trong đức tin có thể nhận ra trong những hoàn cảnh khác nhau và gặp gỡ anh chị em đồng loại của mình lời mời gọi của Thiên Chúa hoạt động cho việc hoàn thành dự án cứu độ thần linh.

 

Thế nên giáo lý phải chú trọng đến phận vụ này, bằng cách dạy cho tín hữu biết các biến cố trần gian theo quan điểm Kitô Giáo, nhất là những dấu chỉ thời đại, để “tất cả có thể xem xét và giải thích mọi sự hoàn toàn theo tinh thần Kitô Giáo” (GS, 62).

 

GIÁO LÝ VÀ TÌNH TRẠNG HIỆP NHẤT KITÔ HỮU

 

27-       Tùy theo hoàn cảnh sống của mình, các cộng đồng tín hữu phải góp phần vào việc đối thoại đại kết, cũng như phải đóng góp vào những đảm trách khác đối với việc phục hồi tình trạng hiệp nhất Kitô Giáo (x.UR, 5).

 

Thế nên, giáo lý phải hỗ trợ trong vấn đề hiệp nhất này (x.UR, 6), bằng cách giải thích rõ ràng giáo huấn nguyên vẹn của Giáo Hội (x.UR, 11), và bằng cách bồi dưỡng kiến thức thích hợp về các giáo phái khác, cả về các vấn đề hợp với đức tin Công Giáo cũng như những vấn đề khác biệt. Thực hiện việc này, giáo lý cần phải tránh những từ ngữ hay những cách cắt nghĩa tín lý có thể “làm cho anh em ly khai hay cho bất cứ một ai khác bị lầm lẫn về tín lý chân thực của Giáo Hội” (LG, 67). Phải giữ thứ tự hay cấp trật các chân lý của giáo huấn Công Giáo (x. UR, 11; AG, 15; Ad Ecclesiam totam, May 14, 1967, AAS, 1967, trang 574-592). Tuy nhiên, cũng phải trình bày vấn đề tín lý Công Giáo bằng một đức ái cũng như bằng sự vững vàng cần có.

 

 

GIÁO LÝ VÀ VIỆC GIÁO HỘI TRUYỀN GIÁO TRONG THẾ GIỚI

 

28-       Giáo Hội ở trong Chúa Kitô như một bí tích hay một dấu hiệu hoặc một phương tiện cứu độ và hiệp nhất toàn thể loài người (x.LG, 1). Tuy nhiên, nhận định này càng rõ ràng hơn khi các cộng đồng tín hữu riêng trở nên chín chắn hơn trong đức tin.

 

Giáo lý phải giúp cho các cộng đồng này chiếu giãi ánh sáng Phúc Aâm và tạo nên một cuộc đối thoại tốt đẹp với con người cũng như với các nền văn hóa không phải Kitô Giáo, miễn là hiểu đúng quyền tự do tôn giáo ở đây (x. DH; AG, 22).

 

GIÁO LÝ VÀ NIỀM HY VỌNG CÁNH CHUNG

 

29-       Một con người trưởng thành trong đức tin thì hướng tư tưởng và ước muốn của mình về cuộc chung kết trọn vẹn của vương quốc Thiên Chúa ở sự sống đời đời.

 

Thế nên, giáo lý phải thi hành phận vụ hướng niềm hy vọng của con người trước tiên về những sản vật tương lai trong Gialiêm thiên quốc. Đồng thời, giáo lý cũng kêu gọi con người phải sẵn sàng cộng tác trong việc lãnh nhận trách nhiệm đối với các người cận thân của mình cũng như đối với nhân loại, để làm cho xã hội loài người được cải tiến (x. GS, 39, 40-43).

 

GIÁO LÝ VÀ VIỆC PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN

 

30-       Một đức tin duy nhất nơi các tín hữu tỏ ra mạnh hay yếu tùy theo ân sủng Thánh Linh ban cho mỗi người, một ân sủng phải được liên lỉ cầu xin (x.Mk. 9:23), và tùy theo đáp ứng của mỗi người đối với ân sủng ấy. Hơn nữa, đời sống đức tin lại còn trải qua các giai đoạn khác nhau, giống như việc hiện hữu của con người, ở chỗ họ vừa đạt đến tầm mức trưởng thành vừa lãnh nhận các nhiệm vụ trong đời sống của mình vậy. Do đó đời sống đức tin mới có các trình độ khác nhau, cả về việc chấp nhận chung trọn vẹn lời Chúa lẫn việc giải thích lời Chúa và áp dụng lời Ngài vào các nhiệm vụ khác nhau của đời sống con người, tùy theo mức độ chín chắn của mỗi người và tùy theo những cái khác nhau nơi các cá nhân (xem Bản Tổng Dẫn Giáo Lý này ở đoạn 38). Việc chấp nhận đức tin này và việc cắt nghĩa lẫn áp dụng vào đời sống con người chắc chắn khác nhau, tùy theo đó là vấn đề ở tuổi ấu nhi, thiếu nhi, thanh xuân, thanh nhân hay người lớn. Giáo lý có phận vụ trợ giúp cho việc bắt đầu và tiến triển của đời sống đức tin kéo dài suốt cả cuộc sống của con người, cho tới chỗ chân lý mạc khải được hoàn toàn hiểu biết và áp dụng vào đời sống con người.

 

SỰ PHONG PHÚ CỦA CÔNG VIỆC GIÁO LÝ

 

31-       Giáo lý quan tâm đến cộng đồng, song cũng không bỏ quên cá nhân tín hữu. Giáo lý liên hệ với các phận vụ mục vụ khác của Giáo Hội, song giáo lý cũng không mất đặc tính riêng biệt của mình. Cùng một lúc, giáo lý thi hành các phận vụ của việc nhập đạo, chỉ dạy và huấn luyện.

Giáo lý rất cần phải giữ lấy tính cách phong phú của mình trong những lãnh vực khác nhau đó, để làm sao lãnh vực này không tách rời khỏi các lãnh vực còn lại đến độ tác hại đến các lãnh vực khác.

 

HIỆU QỦA CỦA LỜI CHÚA NƠI GIÁO LÝ

 

32-       Câu Sách Thánh sau đây cũng liên quan đến cả giáo lý nữa: “Thật vậy, lời Chúa là lời sống động và là lời tác hiệu” (Heb. 4:12).

 

Lời thần linh hiện diện nơi giáo lý nhờ lời con người. Để lời thần linh được sinh hoa kết trái nơi con người và làm phát sinh những biến động nội tâm là những biến động loại trừ đi cái khô cứng hay bất định để dẫn họ tới việc gắn bó với đức tin, giáo lý phải diễn đạt lời Chúa một cách trung thực và trình bày lời Chúa một cách xứng hợp. Hơn thế nữa, việc cả giáo lý viên và cộng đồng giáo hội lấy đời sống mình để làm chứng đóng góp rất nhiều cho tác hiệu của giáo lý (xem Bản Tổng Dẫn Giáo Lý này ở đoạn 35).

 

Bởi thế, giáo lý phải chuyên chở lời Chúa, như lời Chúa được Giáo Hội trình bày, bằng một ngôn ngữ của con người là thành phần lời Chúa hướng tới (x. DV, 13; OT, 16). Khi Thiên Chúa mạc khải mình ra cho loài người, Ngài đã dùng ngôn ngữ loài người làm dấu chỉ cho lời của Ngài, bằng cách diễn đạt lời của Ngài theo một thứ ngôn ngữ thuộc về một nền văn hóa đặc biệt (x. DV, 12). Giáo Hội mà Chúa Kitô ủy thác kho tàng mạc khải cho nỗ lực cho tới khi chung cuộc của thế giới trong việc truyền đạt, cắt nghĩa và dẫn giải lời Chúa một cách sống động cho các dân nước của mọi văn hóa và cho con người của mọi cảnh sống.

 

ĐƯỜNG LỐI CỦA THIÊN CHÚA TRONG VIỆC MẠC KHẢI

VÀ CỦA GIÁO HỘI TRONG VIỆC GIẢNG DẠY GIÁO LÝ

 

33-       Theo lịch sử của việc mạc khải, Thiên Chúa đã dùng phương pháp truyền đạt ở chỗ, Ngài đã loan báo trước và loan báo qua những nhân vật, dự án cứu độ của Ngài trong Cựu Ứơc, nhờ đó Ngài đã sửa soạn cho việc Con Ngài đến trần gian, vị tác giả của Tân Ước và là Đấng làm hoàn trọn đức tin (x.Heb.12:2).

 

Tuy nhiên, giờ đây, sau cuộc chung kết của mạc khải, Giáo Hội có nhiệm vụ buộc phải chia sẻ toàn thể mầu nhiệm ơn cứu độ trong Chúa Kitô của chúng ta cho thành phần được truyền giảng. Lưu ý đến phương pháp truyền đạt của Thiên Chúa, Giáo Hội cũng dùng một phương pháp sư phạm, một phương pháp mới, tuy nhiên, lại là một phương pháp đáp ứng các đòi hỏi mới của sứ điệp Ngài. Dĩ nhiên, Giáo Hội đã thấy được rằng, sứ điệp này, một khi được trình bày không cắt xén hay thêm bớt, phải hợp với khả năng của thành phần học hỏi.

 

Để quan tâm tới khả năng hạn hẹp của một số người, Giáo Hội cần phải cắt nghĩa vấn đề một cách giản dị và ngắn gọn, thậm chí dùng đến các công thức tóm tắt thích hợp, những công thức sẽ được cắt nghĩa rõ hơn sau đó. Ngoài ra, để thỏa đáng những đòi hỏi của các trí khôn linh hoạt và có khả năng hơn, Giáo Hội cũng cố gắng sử dụng đến những giải thích sâu xa hơn.

 

TRUNG THÀNH VỚI CHÚA VÀ QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI

 

34-       Giáo Hội thi hành loại phận vụ này chính là nhờ ở giáo lý (x. DV, 24). Bằng việc rút tỉa chân lý từ lời Chúa và bằng việc trung thành liên kết với cách diễn đạt an toàn lời Chúa ấy, giáo lý nỗ lực truyền dạy lời Chúa một cách hoàn toàn trung thực. Tuy nhiên, phận vụ của giáo lý không thể bị gò bó trong việc lập lại các công thức cổ truyền; thực thế, phận sự của giáo lý cần phải cắt nghĩa các công thức này cho rõ ràng, và trung thành diễn đạt ra bằng ngôn ngữ thích ứng với trí khôn của người nghe, thậm chí phải dùng đến các phương pháp mới nếu cần. Ngôn ngữ thích ứng sẽ khác nhau tùy theo lứa tuổi, theo  điều kiện xã hội, theo các nền văn hóa và theo các thể chế dân sự (x. DV, 8; CD, 14).

 

SỰ THIẾT YẾU CỦA CHỨNG TỪ GIÁO HỘI

 

35-       Sau hết, giáo lý cần phải có chứng từ đức tin nữa, cả từ nơi các giáo lý viên lẫn cộng đồng giáo hội, một chứng từ liên kết với mẫu sống Kitô Giáo đích thực và với một tấm lòng sẵn sàng hy sinh (x.LG, 12, 17; NA, 2).

 

Con người gặp gỡ Chúa Kitô chẳng những qua thừa tác vụ thánh, mà còn qua các phần tử tín hữu cá nhân và cộng đồng của họ (x.LG, 35), và vì thế thành phần cá nhân và cộng đồng này có nhiệm vụ phải làm chứng. Nếu thiếu chứng từ như vậy sẽ gây trở ngại cho việc chấp nhận lời Chúa nơi thành phần nghe giảng dạy.

 

Giáo lý phải được hỗ trợ bằng chứng từ của cộng đồng giáo hội. Điều giáo lý nói về những gì thực sự hiện hữu nơi cuộc sống bề ngoài của cộng đồng giáo hội sẽ mang lại kết qủa hơn. Giáo lý viên, một cách nào đó, là người dẫn giải của Giáo Hội giữa những ai được hướng dẫn. Họ đọc được các dấu hiệu đức tin và chỉ dạy cho người khác cách đọc được các dấu hiệu đức tin ấy. Dấu hiệu chính trong các dấu hiệu đức tin này là chính Giáo Hội (x. Công Đồng Chung Vaticanô I, Hiến Chế Tín Lý Dei Filius, Dz.-Sch. 3014).

 

Bởi vậy rõ ràng là, theo tâm ý của Giáo Hội và theo sự hướng dẫn của các vị giám mục trong Giáo Hội, cộng đồng giáo hội cần thiết biết bao trong việc bỏ đi hay sửa chữa những gì làm mờ diện mạo của Giáo Hội và tạo nên một trở ngại cho con người chấp nhận đức tin (x. GS, 19).

 

Thế nên, giáo lý có nhiệm vụ chẳng những trực tiếp truyền đạt giáo lý mà còn giúp vào việc làm cho cộng đồng giáo hội sống động nữa, để cộng đồng giáo hội có thể thực hiện một chứng từ đích thực Kitô Giáo.

 

Do đó, việc làm của giáo lý ăn khớp với công việc mục vụ chung là công việc mà tất cả mọi yếu tố trong đời sống giáo hội đều được sắp xếp và ràng buộc thích thuận với nhau (x. GS, 4, 7, 43).