HUẤN LUYỆN GIÁO LÝ
 

 

Vị Trí của Việc Huấn Luyện Giáo Lý

 

1.      Việc huấn luyện xứng hợp cho các giáo lý viên cần phải được thực hiện trước việc đổi mới các sách giáo khoa cũng như việc cải tiến công sức tổ chức giảng dạy giáo lý. (DCG: 108)

 

Trách Nhiệm nơi Việc Huấn Luyện Giáo Lý

 

2.      Các vị có thẩm quyền trong giáo hội cần phải coi việc huấn luyện giáo lý viên là một trong những việc quan trọng nhất. (DCG: 115)

 

3.      Trước hết, cần phải chú ý đến việc huấn luyện cho những ai tham gia hoạt động giáo lý ở cấp toàn quốc. Phận vụ này thuộc về Hội Đồng Giám Mục. (DCG: 108)

 

4.      Tuy nhiên, việc huấn luyện những người điều hành các hoạt động giáo lý thuộc cấp toàn quốc phải được kết hợp với, như nó là một việc thực sự nối dài và hoàn tất, với việc huấn luyện các giáo lý viên tham gia hoạt động giáo lý này ở cấp miền và cấp giáo phận. (DCG: 108)

 

5.      Trách nhiệm đối với việc huấn luyện cho thành phần giáo lý viên ở cấp miền và cấp giáo phận là của Hội Đồng Giám Mục miền, nếu có, cũng như của mỗi vị giám mục. (DCG: 108)

 

6.      Các vị có thẩm quyền trong giáo hội cần phải coi việc huấn luyện giáo lý viên là một trong những việc quan trọng nhất. (DCG: 115)

 

Thời Gian cho Việc Huấn Luyện Giáo Lý

 

7.      Việc tiếp tục huấn luyện bao gồm những phương pháp khác nhau và các trình độ kiến thức. Việc huấn luyện này cần phải được tiếp tục mọi lúc để các giáo lý viên giữ được việc dấn thân thi hành phận vụ của họ… (DCG: 110)

 

8.      Thành phần giáo sĩ và tất cả những ai có trách nhiệm trông coi và điều hành vấn đề giáo lý có nhiệm vụ phải để ý tới việc tiếp tục huấn luyện này cho tất cả mọi cộng sự viên giáo lý của mình. (DCG: 110)

 

Thụ Viên của Việc Huấn Luyện Giáo Lý

 

9.      Việc huấn luyện này là để cho tất cả mọi giáo lý viên (x. AG. 17, 26), cả giáo dân lẫn tu sĩ, cũng như cha mẹ Kitô hữu, thành phần có thể nhờ đó lĩnh hội được ích lợi giúp vào việc hướng dẫn giáo lý ban đầu và từng dịp mà họ có trách nhiệm. (DCG: 115)

 

10.  Việc huấn luyện này là để cho cả các thày sáu, nhất là cho các vị linh mục, vì “nhờ năng lực của bí tích Truyền Chúa Thánh, và theo hình ảnh của Vị Thượng Tế Đời Đời (x. Heb.5:1-10; 7:24; 9:11-28), các vị được thánh hiến để rao giảng Phúc Âm, để chăn dắt tín hữu, và để cử hành việc tôn thờ thần linh như là các vị tư tế thực sự của Tân Ước” (LG, 28)… (DCG: 115)

11.  Bởi thế, thật là quan trọng đối với việc huấn luyện giáo lý đầy đủ cho sinh viên nơi các chủng viện, cũng như nơi các học viện là chỗ sau đó việc tiếp tục huấn luyện nói đến trên đây cần phải được hoàn tất. (DCG: 115)

 

12.  Sau hết, việc huấn luyện này còn là để cho các thày cô dạy về tôn giáo nơi các trường công, dù các trường này thuộc về Giáo Hội hay chính phủ. Chỉ có những người nổi nang về tài năng, giáo lý và đời sống thiêng liêng (x.GS, 5) mới được tuyển chọn để thực hiện một công việc rất quan trọng như vậy mà thôi. (DCG: 115)

 

Lãnh Vực của Việc Huấn Luyện Giáo Lý

 

13.  Trong bất cứ trường hợp nào, tín lý phải được thấu triệt để làm sao giáo lý viên chẳng những có thể truyền đạt sứ điệp Phúc Âm một cách chính xác, mà còn làm cho giáo lý sinh có khả năng lãnh nhận sứ điệp Phúc Âm một cách chủ động cũng như có khả năng nhận ra những gì ở trong cuộc hành trình thiêng liêng của họ am hợp với đức tin. (DCG: 112a)

 

14.  Trong việc giảng dạy các khoa học về con người, nếu có rất nhiều môn và lại khác biệt nhau, thì sẽ có nhiều vấn đề khó khăn trong việc chọn môn dạy và phương pháp dạy. Vì vấn đề ở đây là vấn đề huấn luyện giáo lý viên chứ không phải các chuyên gia tâm lý, nên qui tắc cần phải theo là hãy xác định và chọn lựa môn nào có thể trực tiếp giúp cho giáo lý viên thêm kiến thức để dễ dàng truyền đạt. (DCG: 112b)

 

15.  Phương pháp học tự bản chất của nó không là gì khác ngoài việc cẩn thận cứu xét những phương tiện đã được thử nghiệm. Bởi thế, việc thực tập cụ thể phải được coi là quan trọng hơn việc hướng dẫn về lý thuyết sư phạm. Tuy nhiên, việc hướng dẫn về lý thuyết cũng cần để giúp giáo lý viên biết đối đầu với các hoàn cảnh khác nhau một cách thích đáng, để tránh đi hình thức cảm nghiệm trong việc dạy giáo lý, để hiểu được những đổi thay do các tường trình về việc giáo dục cho thấy, và để hướng dẫn công việc sau này một cách đúng đắn hơn. (DCG: 112c)

 

16.  Phải cẩn thận chú trọng đến sự kiện là, khi đặt vấn đề huấn luyện các giáo lý viên bình thường, (tức là thành phần dạy những vấn đề giáo lý cơ bản), thì các nguyên tắc chúng ta bàn đến trên đây có thể được lĩnh hội khá hơn, nếu chúng được dạy cùng một lúc với việc đang làm, (như trong các buổi dọn bài giáo lý hay thử nghiệm giáo lý). (DCG: 112c)

 

Đích Điểm của Việc Huấn Luyện Giáo Lý

 

17.  Tột đỉnh và trung tâm của việc huấn luyện giáo lý là ở chỗ có năng khiếu và khả năng thông đạt sứ điệp Phúc Âm. Bởi thế, việc huấn luyện này phải là một việc huấn luyện chính xác về vấn đề tín lý thần học, nhân loại học và phương pháp học, hợp với trình độ kiến thức cần phải đạt tới. (DCG: 111)

 

18.  Tuy nhiên, việc huấn luyện không kết thúc ở chỗ thâu đạt được kiến thức về tín lý. Việc huấn luyện này chỉ trọn vẹn khi người giáo lý viên có khả năng chọn lựa phương pháp thích hợp nhất để truyền đạt sứ điệp Phúc Âm cho các nhóm hội và cho các người sống ở những hoàn cảnh bao giờ cũng khác nhau và riêng biệt. (DCG: 111)

 

19.  Việc trang bị cho giáo lý viên phải được thực hiện để làm sao cho họ có thể chính xác hiểu được các phản ứng của từng người hay nhóm hội, nhờ đó họ có thể nhận ra những khả năng tâm linh của thành phần này mà chọn lựa những phương tiện giúp thành phần ấy lãnh nhận sứ điệp Phúc Âm một cách thành qủa và hiệu nghiệm… (DCG: 113)

 

20.  Nghệ thuật dạy giáo lý có được là nhờ kinh nghiệm, nhờ các vị chuyên môn chỉ dẫn và nhờ việc thực sự thi hành nhiệm vụ dạy giáo lý. Năng khiếu hoạt động tông đồ và kiến thức về đức tin, về con người và về các cộng đồng, góp phần vào việc chiếm đạt khả năng trong lãnh vực nghệ thuật này. (DCG: 113)