TÁC VỤ GIÁO LÝ

Nội Dung Tác Vụ Giáo Lý

 

 

Đích Điểm của Tác Vụ Giáo Lý

 

1.      Dạy giáo lý là một cách dẫn con người đến việc học biết mầu nhiệm (Chúa Kitô - xem lại số 34 về đối tượng của vấn đề giáo lý) này ở mọi khía cạnh của nó: “để làm cho tất cả mọi người thấy được ý định của mầu nhiệm này… cùng với tất cả các thánh thấu hiểu được những gì rộng, dài, cao, sâu… biết được tình yêu của Chúa Kitô vượt trên kiến thức… (và được tràn đầy) trọn vẹn mức độ viên mãn của Thiên Chúa” (Eâphêsô 3:9, 18-19). (CT: 5)

 

2.       Bởi thế, dạy giáo lý là việc tỏ ra cho thấy tất cả ý định đời đời của Thiên Chúa được nên trọn nơi Con Người Đức Kitô. Nó là việc tìm kiếm để hiểu biết ý nghĩa các hành động và lời nói của Chúa Kitô, cũng như ý nghĩa các dấu lạ Người thực hiện là những gì vừa che phủ lại vừa tỏ ra mầu nhiệm về Người. (CT: 5)

 

3.      Thế nên, mục đích tối hậu của giáo lý là đem người ta chẳng những đến việc giao tiếp với Chúa Giêsu Kitô mà còn được hiệp thông thân tình với Người nữa: chỉ có Người mới có thể dẫn chúng ta đến tình yêu Chúa Cha trong Thần Linh và làm cho chúng ta thông dự vào sự sống của Chúa Ba Ngôi mà thôi. (CT: 5)

 

Ý Nghĩa của Tác Vụ Giáo Lý

 

4.      Trong lãnh vực sinh hoạt mục vụ, giáo lý là từ ngữ được dùng cho một hình thức hoạt động của hội thánh để làm cho cả các cộng đồng tín hữu cũng như các phần tử tín hữu đạt đến tầm mức trưởng thành của đức tin. Với sự hỗ trợ của giáo lý, các cộng đồng Kitô hữu có được một kiến thức sống động sâu xa hơn về Thiên Chúa và về dự án cứu rỗi của Ngài, một dự án đặt tâm điểm nơi Chúa Kitô, Lời nhập thể của Thiên Chúa. (DCG: 28)

 

5.      Đối với mọi người biết mở lòng trí ra đón nhận sứ điệp Phúc Aâm thì giáo lý là một phương tiện đặc biệt thích hợp để họ hiểu được ý định của Thiên Chúa trong đời sống riêng của họ cũng như để họ thấy được ý nghĩa cao cả nhất của việc con người hiện hữu và của lịch sử, nhờ đó, đời sống cá nhân cùng với xã hội mới được soi dẫn bởi ánh sáng của vương quốc Thiên Chúa rồi mới tỏ ra am hợp với các đòi hỏi của vương quốc này, và nhờ đó mầu nhiệm về Giáo Hội như một cộng đồng những người tin vào Phúc Aâm cũng mới có thể được nhận biết. (DCG: 28)

 

Trọng Tâm của Tác Vụ Giáo Lý

 

6.        Thế nên, chúng ta phải nhận rằng, trong vấn đề giáo lý, chỉ có dạy về Chúa Kitô là Lời Nhập Thể và là Con Thiên Chúa – còn mọi sự khác được dạy trong tương quan với Người – và chỉ có một mình Chúa Kitô là Đấng truyền dạy mà thôi – ngoài ra, ai giảng dạy cũng chỉ là phát ngôn viên của Người, Đấng dùng miệng lưỡi của họ để giảng dạy. (CT: 6)

 

  Sứ Mệnh của Tác Vụ Giáo Lý 

 

7.      Thừa tác vụ lời Chúa là việc truyền đạt sứ điệp cứu độ: đó là việc mang Phúc Aâm đến cho con người. Mầu nhiệm được loan báo và truyền lại có tác dụng sâu xa đến ý muốn được sự sống, đến ước vọng sâu xa nhất trong việc đạt tới tầm vóc viên trọn, và đến niềm mong đợi hạnh phúc tương lai do Thiên Chúa đã gieo mầm trong cõi lòng mỗi người và là thứ hạnh phúc Ngài nâng lên cấp trật siêu nhiên bằng ân sủng của Ngài. (DCG: 16 )

 

8.      Các chân lý phải được tin tưởng bao gồm tình yêu Thiên Chúa. Ngài đã dựng nên tất cả mọi sự vì Chúa Kitô và phục hồi chúng ta cho sự sống trong Chúa Giêsu Kitô. Các phương diện khác nhau của mầu nhiệm này phải được cắt nghĩa để làm sao tâm điểm của mầu nhiệm là Chúa Giêsu, Người với tư cách là tặng ân cao cả nhất Thiên Chúa ban cho loài người, phải chiếm được chỗ nhất, và cũng để làm sao, từ Người, các chân lý khác của giáo huấn Công Giáo được thành hình theo thứ tự và đẳng cấp của mình, hợp với quan điểm giáo huấn (xem các đoạn 43, 49 của Bản Tổng Dẫn này). (DCG: 16 )

 

Mục Tiêu của Tác Vụ Giáo Lý

 

9.      Đặc tính riêng biệt của giáo lý, khác với việc công bố Phúc Aâm để làm cho người ta bắt đầu trở lại, có một mục tiêu lưỡng đôi, đó là mục tiêu làm trưởng thành đức tin ban đầu và mục tiêu giáo huấn môn đệ đích thực của Chúa Kitô bằng kiến thức sâu xa hơn và khoa học hơn về con người cũng như về sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô (xem Synodus Episcoporum, De catechesi hoc nostro tempore tradenda prasertim pueris atque iuvenibus, Ad Populum Dei Nuntitus, 1: loc. cit., trang 3-4; xem tuần san L’Osservatore Romano, 30-10-1977, trang 3). (CT:19)

 

10.  Mục tiêu riêng biệt của giáo lý đó là để, nhờ ơn Chúa giúp, khai triển một đức tin nguyên sơ chưa được triển nở theo tầm mức của mình, và để làm cho cuộc sống Kitô giáo của tín hữu, trẻ cũng như già, tiến triển tới một tầm mức trọn vẹn cũng như được bồi dưỡng hằng ngày. Thật thế, giáo lý là vấn đề làm cho hạt giống đức tin, một hạt giống được Thánh Linh gieo trồng bằng việc loan truyền lời Thiên Chúa lúc ban đầu và được Bí Tích Rửa Tội thực sự truyền đạt, lớn lên theo trình độ hiểu biết cũng như lớn lên trong đời sống. (CT: 20)

 

11.  Bởi thế, giáo lý mới là vấn đề nhắm đến việc khai triển kiến thức hiểu biết về mầu nhiệm Chúa Kitô theo ánh sáng lời Thiên Chúa, để toàn thể nhân tính của con người được thai nghén trong lời này. Được biến đổi thành một tạo vật mới bởi tác dụng của ân sủng, Kitô hữu phải dấn thân theo Chúa Kitô, và được ở trong lòng Giáo Hội họ càng ngày càng phải học biết để tưởng nghĩ như Người, phán đoán như Người, tác hành cho hợp với các giới răn của Người, và hy vọng theo như lời Người đã mời gọi chúng ta. (CT: 20)

 

12.  Trong toàn thể tiến trình của việc truyền bá phúc âm, thì mục tiêu của giáo lý chính là giai đoạn giảng dạy và trưởng thành, tức là giai đoạn Kitô hữu, sau khi lấy đức tin để chấp nhận con người của Đức Giêsu Kitô là Chúa duy nhất cũng như để hoàn toàn gắn liền với Người bằng một tấm lòng chân thành cải hối, nỗ lực hiểu biết Người hơn nữa, Đấng họ đã trao phó bản thân mình, trong việc hiểu biết “mầu nhiệm” của Người, hiểu biết vương quốc Thiên Chúa Người đã loan báo, hiểu biết những đòi hỏi và những hứa hẹn chứa đựng trong sứ điệp Phúc Aâm của Người, và hiểu biết các đường lối Người phác họa cho những ai muốn theo Người. (CT: 20)

Sứ Điệp của Tác Vụ Giáo Lý

 

13.     Chân lý về việc tạo thành không được trình bày một cách sơ sài như là một chân lý đứng đơn độc một mình, tách rời khỏi các chân lý khác, mà là một điều gì đó thực sự hướng về ơn cứu độ được hoàn tất nơi Chúa Giêsu Kitô. Việc tạo dựng các vật hữu hình và vô hình, thế gian và các thiên thần, là khởi đầu của mầu nhiệm cứu độ (x.DV, 3); việc tạo dựng nên con người (x.Piô XII, Thông Điệp Humani Generis, AAS, 1950, trang 575; GS, 12, 14) được coi như tặng ân đầu tiên và là lời mời gọi thứ nhất dẫn tới vinh quang trong Chúa Kitô (x.Rm.8:29-30). Khi một Kitô hữu nghe cắt nghĩa về tín lý tạo dựng, ngoài việc nghĩ về tác động đầu tiên Thiên Chúa “tạo dựng nên trời đất” (Gn.1:1), họ còn phải hướng tâm trí mình về tất cả các việc cứu độ của Thiên Chúa nữa. (DCG: 51)

 

14.  Giáo lý phải rao giảng Chúa Giêsu ở việc hiện hữu cụ thể của Người và ở sứ điệp của Người, tức là, giáo lý phải mở lối cho con người vươn tới tầm mức toàn thiện tuyệt vời của nhân tính Người, để làm sao họ có thể nhận biết mầu nhiệm của thần tính NgườiNgày ngày giáo lý phải bảo vệ và kiên cường niềm tin tưởng vào thần tính của Chúa Giêsu Kitô, để Người được chấp nhận, không phải chỉ vì cuộc sống đáng ca ngợi của Người, mà là để con người có thể nhận biết Người, qua những lời nói và dấu lạ, như Người Con duy nhất của Thiên Chúa (x.Jn.1:18), “Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải tạo thành, đồng bản thể với Chúa Cha” (Dz.-Sch.150). (DCG: 53)

 

15.  Giáo lý một mặt phải chỉ dạy vấn đề các sự sau hết theo khía cạnh an ủi, trông cậy và kính sợ (x.1Thes.4:18) là những gì con người tân tiến rất cần thiết; mặt khác, giáo lý phải được truyền đạt để làm sao thấy được toàn thể sự thật. Việc giảm bớt đến tối thiểu trách nhiệm nặng nề mà mọi người phải có đối với định mệnh của mình trong tương lai là một điều không đúng. Giáo lý không thể âm thầm bỏ qua việc phán xét sau khi chết của mỗi người, hay việc chịu các hình phạt trong Luyện Ngục, hoặc thực tại buồn than của sự chết đời đời, hay việc chung thẩm. (DCG: 69)