TẬP BA
PHÂN MỤC TỔNG KẾT để HỌC HỎI

 

Tông Huấn Về Giáo Lý Catechesi Tradendae (CT)  

 Bản Tổng Dẫn Giáo Lý Directorium Catechisticum Generale (DCG)

 

Phân Mục Chung Hai Văn Kiện Giáo Lý CT và DCG

 

BỐI CẢNH GIÁO LÝ

 

Bối Cảnh Thế Giới: Xa Truyền Thống

 

1.      Trong qúa khứ, truyền thống văn hóa thích thuận cho việc truyền đạt đức tin một cách rộng rãi hơn là ngày hôm nay; còn ở vào thời của chúng ta đây, truyền thống văn hóa đã trải qua một cuộc thay đổi đáng kể, với kết qủa là càng ngày con người càng ít lệ thuộc vào việc nhờ truyền thống văn hóa này để tiếp tục việc truyền đạt ấy. (DCG: 2a)

 

Bối Cảnh Thế Giới: Vấn Đề Mới

 

2.      Cho dù các khát vọng và nhu cầu căn bản có kỳ lạ đối với bản tính loài người, và cho dù thân phận loài người thực sự vẫn nguyên thế, song loài người của kỷ nguyên chúng ta lại đang đặt ra những vấn nạn mới về ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc sống. Các tín hữu của thời đại chúng ta chắc chắn không như các tín hữu xưa kia về mọi phương diện. Đó là lý do tại sao cần phải xác nhận tính cách vĩnh viễn của đức tin và trình bày sứ điệp cứu độ bằng những đường lối mới mẻ. (DCG: 2b)

 

Bối Cảnh Thế Giới: Khủng Hoảng Đạo

 

3.      Hình thức được gọi là khoa học, kỹ thuật, kỹ nghệ và thành thị đó không phải là không thường xuyên lái chú tâm của con người lệnh ra khỏi những vấn đề thần linh, và làm cho những quan tâm nội tại của họ liên quan đến tôn giáo trở thành khó khăn hơn. Nhiều người cảm thấy rằng Thiên Chúa ít hiện diện hơn, không cần thiết mấy, và Thiên Chúa đối với họ dường như không thể cắt nghĩa được mấy những gì xẩy ra trong cả đời sống cá nhân cũng như xã hội. Do đó, đã dễ dàng xẩy ra một cuộc khủng hoảng về tôn giáo.

 

4.      Đức tin Kitô giáo, cũng như các niềm tin của các tôn giáo khác, đang nghiệm thấy một cuộc khủng hoảng về tôn giáo này nơi các tín đồ của mình. (DCG: 5)

 

Bối Cảnh Thế Giới: Đầy Sai Lầm

 

5.      Trong qúa khứ, những ý nghĩ sai khuyết và những lầm lẫn về đức tin cũng như về đường lối sống đạo Kitô giáo thường chỉ xẩy ra nơi một số tương đối ít người, và phần nhiều xẩy ra trong các nhóm trí thức, giống như bây giờ. Thế mà, hiện nay, mức tiến bộ của loài người và các phương tiện truyền thông xã hội lại mang đến hậu qủa là: những ý nghĩ sai khuyết đang lan tràn rộng rãi với một tốc độ nhanh hơn, và đang tác dụng sâu rộng hơn trong thành phần tín hữu, nhất là đám mới thành nhân, thành phần bị khủng hoảng nặng nề và thường bị đưa đẩy đến việc chiều theo lối tác hành và suy tưởng hận thù tôn giáo. Tình trạng này cần phải có những phương trị mục vụ thật sự thích ứng với những hoàn cảnh như vậy. (DCG: 5)