Lễ Mẹ Thiên Chúa

 

 

“Chúng ta hãy bắt đầu một tân niên bằng việc nhìn lên Mẹ Maria”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI – Bài Giảng Đầu Năm, Lễ Mẹ Thiên Chúa và Ngày Hòa Bình Thế Giới Thứ Hai 1/1/2007

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Như trong một bức vi thạch ghép, phụng vụ hôm nay chiêm ngưỡng những b iến cố và những trường hợp cứu độ khác nhau, thế nhưng đặc biệt chú trọng tới Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa. Tám ngày sau cuộc hạ sinh của Chúa Giêsu, chúng ta tưởng niệm đến Người Mẹ này, Theotokos, vị đã hạ sinh Con Trẻ muôn đời là Vua Trời đất (xem Ca Nhập Lễ; Sedulius).

 

Phụng vụ hôm nay suy niệm về Lời đã làm người và lập lại rằng Người đã được hạ sinh bởi một Vị Trinh Nữ. Phụng vụ hôm nay được phản ảnh nơi việc cắt bì của Chúa Giêsu như một thứ nghi thức gia nhập cộng đồng, và chiêm ngưỡng Thiên Chúa, Đấng qua Mẹ Maria, đã ban Người Con Duy Nhất của mình để dẫn dắt ‘dân mới’ ấy. Phụng vụ đã nhắc lại danh xưng được đặt cho Đấng Thiên Sai và nghe thấy danh xưng này được vang lên một cách dịu dàng bởi Mẹ của Người. Danh xưng ấy gợi lên sự bình an cho thế giới, một thứ bình an của Chúa Kitô, và điều gợi lên này được thực hiện qua Mẹ Maria là Môi Giới và là Cộng Tác Viên của Chúa Kitô (cf. "Lumen Gentium," nn. 60-61).

 

Chúng ta bắt đầu một tân niên dương lịch là một khoảng thời gian thêm nữa được Đấng Quan Phòng thần linh cống hiến cho chúng ta liên quan tới ơn cứu độ do Chúa Kitô khai mở. Thế nhưng không phải là Lời hằng hữu đã đi vào thời gian thực sự là qua Mẹ Maria hay sao? Ở Bài Đọc Thứ Hai chúng ta vừa nghe, Thánh Tông Đồ Phaolô đã nhắc lại điều này khi nói rằng Chúa Giêsu được hạ sinh ‘bởi một người nữ’ (Gal 4:4).

 

Ở phụng vụ hôm nay, nổi bật là hình ảnh Mẹ Maria, Người Mẹ thực của Chúa Giêsu, Vị Thiên Chúa làm người. Bởi vậy mà Lễ Trọng hôm nay không phải là để cử hành một ý tưởng trừu tượng mà là một mầu nhiệm và một biến cố lịch sử, đó là Chúa Giêsu Kitô, một Ngôi Vị thần linh, được hạsinh bởi Trinh Nữ Maria, vị là Mẹ của Người theo đúng nghĩa nhất.

 

Ngoài vai trò làm mẹ, hôm nay nữa cũng đề cao tới đức trinh nguyên của Mẹ Maria. Đây là hai đặc ân bao giờ cũng được loan báo chung với nhau, bất khả phân ly, vì chúng bổ khuyến và định phẩm cho nhau. Mẹ Maria là Mẹ nhưng lại là một Người Mẹ Đồng Trinh; Mẹ Maria là một Trinh Nữ, nhưng là một Trinh Nữ Thân Mẫu. Nếu gạt đi một trong hai khía cạnh này thì mầu nhiệm Mẹ Maria như được các Phúc Âm cho chúng ta thấy về Mẹ không thể nào được hiểu một cách chính xác.

 

Là Mẹ của Chúa Kitô, Mẹ Maria cũng là Mẹ của Giáo Hội, một tước hiệu đã được vị Tiền Nhiểm khả kính của tôi là Đầy Tớ Chúa Phaolô VI công bố ngày 21/11/2964 tại Công Đồng Chung Vaticanô II. Sau hết, Mẹ Maria là Người Mẹ Thiêng Liêng của toàn thể nhân loại, vì Chúa Giêsu trên câp thập giá đã đổ máu ra cho tất cả chúng ta và từ Cây Thập Giá này Người đã ký thác tất cả chúng ta cho việc chăm sóc từ mẫu của Mẹ.

 

Bởi thế, chúng ta hãy bắt đầu tân niên này bằng việc nhìn lên Mẹ Maria là vị chúng ta đã lãnh nhận từ bàn tay của Thiên Chúa như là một ‘khả năng’ quí hóa để làm cho sinh hoa kết trái, một cơ hội thuận lợi để góp phần vào việc làm cho Vương Quốc của Thiên Chúa trị đến.

 

Trong bầu khí nguyện cầu và tri ân Thiên Chúa về tặng ân này của một tân niên, tôi hân hoan trân trọng nghĩ tới chư Tôn Vị Lãnh Sự thuộc Phái Đoàn Ngoại Giao làm việc với Tòa Thánh muốn tham dự vào việc long trọng Cử Hành hôm nay.

 

Tôi thân ái chào ĐHY Tarcisio Bertone, vị Quốc Vụ Khanh của tôi. Tôi chào ĐHY Renato Raffaele Martino cùng các phần tử thuộc Hội Đồng Tòa Thánh Về Công Lý Và Hòa Bình và tôi muốn bày tỏ cùng họ lòng biết ơn sâu xa của tôi đối với viếc họ hằng ngày dấn thân cổ võ cho những thứ giá trị rất quan thiết cho đời sống xã hội.

 

Về Ngày Thế Giới Hòa Bình hôm nay đây, theo thường lệ, tôi đã gửi Sứ Điệp đến các Vị Thủ Tướng và Lãnh Đạo Chư Quốc, cũng như đến tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm. Đề tài của sứ điệo này cho năm nay là Con Người – Trọng Tâm của Hòa Bình.

Tôi hết sức tin tưởng rằng ‘việc tôn trọng con  người là những gì cổ võ hòa bình, và trong việc xây dựng hòa bình thì cần phải đặt nền tảng cho một nền nhân bản nguyên vẹn chân thực’ (Message for World Peace Day, 1 January 2007, n. 1).

 

Việc dấn thân này đặc biệt là trách vụ của hết mọi Kitô hữu, thành phần được kêu gọi ‘dấn thân không ngừng cho việc đi làm hòa bình và hăng say bênh vực phẩm giá của con người cùng với các quyền lợi bất khả chuyển nhượng của họ’ (cùng nguồn, 6). Chính vì họ được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và tương tự như Ngài (x Gen 1:27), mà hết mọi cá nhân  bất phân  biệt chủng tộc, văn hóa hay tôn giáo, là một con người được mặc cùng một phẩm vị Thiên Chúa ban. Đó là lý do họ cần phải được tôn trọng, không thể nại bất cứ lý do nào để độc đoán sử dụng họ như là một thứ đồ vật.

 

Lại càng cần phải cùng nhau hoạt động cho hòa bình khi có những thứ đe dọa hòa bình vẫn tiếp tục xẩy ra một cách bất hạnh, có những trường hợp bất công và bạo lực liên tục diễn ra ở các miền đất khác nhau trên thế giới, và có các cuộc xung đột võ trang tiếp tục xẩy ra lại thường bị đa số công luận coi nhe, cũng như có cơ nguy khủng bố đang bao phủ cảnh thanh thản của các dân nước. Như tôi đã nhắc nhở trong sứ điệp hòa bình thì đây vừa là ‘tặng ân vừa là tác vụ’ (đoạn 3): một tặng ân cần cầu xin để có và là một tác vụ cần phải được thi hành một cách can đảm không thôi.

 

Trình thuật chúng ta vừa nghe phác tả cảnh tượng các mục đồng Bêlem, những người, sau khi nghe lời loan báo của Thiên Thần, đã đến hang đá để tôn thờ Con Trẻ (x Lk 2:16). Chẳng lẽ chúng ta không nhìn lại một lần nữa tình hình thể thảm đang hằn vết chính Mảnh Đất Chúa Giêsu sinh ra? Làm sao chúng ta lại không khẩn xin Thiên Chúa bằng những lời nguyện cầu liên lỉ cho ngày hòa bình chóng xẩy ra bao nhiêu có thể cả ở vùng đó nữa, một ngày mà cuộc xung đột hiện nay đã kéo dài quá lâu được giải quyết?

 

Nếu muốn chấp nhận một thỏa ước hòa bình thì cần phải căn cứ vào việc tôn trọng phẩm giá và các thứ quyền lợi của hết mọi người. Tôi muốn bày tỏ cùng những vị đại diện chư quố cđang hiện diện nơi đây niềm hy vọng là Cộng Đồng Quốc Tế sẽ tập trung lực lượng của mình để xây dựng một thế giới vì Danh Chúa, một thế giới mà hết mọi người đều biết tôn trọng nhân quyền. Để điều này có thể xẩy ra, người ta cần phải nhìn nhận rằng các quyền lợi ấy không phải chỉ được căn cứ vào những ý thỏa ước của con người mà ‘vào chính bản tính của con người cùng với phẩm giá bất khả chuyển nhượng của họ như là một con người được Thiên Chúa dựng nên’ (cùng nguồn, đoạn 13).

 

Thật thế, nếu những yếu tố cấu tạo nên phẩm vị của con người được lọt vào vòng tư duy khả hoán của con người thì thậm chí ngay cả những thứ quyền  lợi của con người được long trọng công bố đi nữa cũng sẽ đi đến chỗ suy yếu và được giải thích lung tung. ‘Bởi thế, các cơ quan quốc tế không được lạc hướng khỏi nền tảng tự nhiên này nơi các thứ quyền lợi của con người. Điều này sẽ giúp cho họ có thể tránh đi được cái nguy cơ, bất hạnh thay vẫn hằng diễn ra, chiều theo một thứ dẫn giải thuần thực chứng về các thứ quyền lợi ấy’ (cùng nguồn).

 

‘Chúa chúc phúc cho các người và gìn giữ các người…. Xin Ngài ngước mặt nhìn đến các người và ban cho các người được bình an’ (Num 6:24,26). Đó là c ông thức Chúc Phúc  chúng ta đã nghe thấy ở Bài Đọc Thứ Nhất, trích từ Sách dân Số. Danh Chúa được lập lại 3 lần. Điều này gợi lên cho người ta ý nghĩ về một thứ gia tăng và quyền năng của Phúc Lành được kết thúc bằng lời ‘bình an’.

 

Từ ngữ Thánh Kinh shalom, được chúng ta chuyêå dịch thầh ‘hòa bình’, là những gì bao hàm một thứ chất chồng những gì là tốt lành bao gồm cả ‘ơn cứu độ’ của Chúa Kitô, Đấng Thiên Sai được các Tiên  Tri loan báo. Bởi thế, Kitô hữu chúng ta nhìn nhận Người như là Hoàng Tử Hòa Bình. Người đã trở thành một con người và đã giáng sinh trong một hang động ở Bêlem để mang bình an đến cho người thiện  tâm, cho tất cả những ai đón nhận Người bằng niềm tin tưởng và lòng mến yêu.

 

Thế nên, bình an thực sự là tặng ân và là tác vụ của Lễ Giáng Sinh: một tặng ân cần phải được chấp nhận bằng tấm lòng khiêm cung dễ dậy và bằng một niềm tin tưởng liên lỉ nguyện cầu, một tác vụ trong việc làm cho hết mọi người thành tâm thiện chí trở thành một ‘đường lối hòa bình’.

 

Chúng ta hãy xin Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa giúp chúng ta biết đón nhận Con của Mẹ, và bình an thực sự nơi Người. Chúng ta hãy xin Mẹ hãy giúp chúng ta có một cái nhìn thấu suốt để chúng ta có thể  nhận ra trên  khuôn mặt của hết mọi người Dung Nhan của Chúa Kitô, tâm điểm của hòa bình!


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh Vatican

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070101_world-day-peace_en.html

 

 

 

“Mẹ đã thông phần vào sự vụ của Người vì chúng ta và cho phần  rỗi của tất cả mọi người”

 

ĐTC Biển Đức XVI: Bài Giảng cho Giờ Kinh Tối tất niên 31/12/2007 ở Đền Thờ Thánh Phêrô áp Lễ Mẹ Thiên Chúa

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Vào lúc kết thúc năm này đây chúng ta qui tụ lại ở Đền Thờ Vatican để cử hành Giờ Kinh Tối Trọng Kính Đức Maria Rất Thánh Mẹ Thiên C húa. Phụng vụ làm cho lễ Thánh Mẫu quan trọng này trùng với việc kết thúc và mở đầu cho một năm dương lịch. Bởi thế, bài thánh ca tạ ơn cho năm 2007 là năm đang đi đến lúc kết thúc cũng như cho năm 2008 là năm chúng ta đã thoáng thấy đã được gắn liền với việc chiêm ngắm mầu nhiệm của vai trò làm mẹ thần linh này. Thời gian đang qua đi và việc qua đi không luyến tiếc này của nó thúc nay chúng ta hãy hướng mắt của mình với lòng sâu xa biết ơn Đấng hằng hữu, biết ơn vị Chúa của thời gian. Chúng ta hãy cùng nhau cảm tạ ơn Người, anh chị em thân mến, nhan danh toàn thể cộng đồng giáo phận Rôma. Tôi gửi lời chào đến  từng anh chị em…………

 

Nơi Bài Đọc ngắn được trích từ Thư gửi Giáo Đoàn Galata chúng ta vừa nghe, nói về việc con người được Thiên Chúa giải phóng bằng mầu nhiệm Nhập Thể, Thánh Phaolô đã rất kín đáo đề cập tới Vị mà nhờ đó Con Thiên Chúa vào trần gian, ở chỗ “đến khi thời gian được nên trọn, Thiên Chúa đã sai Con  của Ngài, được hạ sinh bởi một người nữ” (Gal 4:4). Giáo Hội chiêm ngắm nơi “người nữ” này những tính chất của Đức Maria Nazarét, một người nữ đặc biệt vì Mẹ được kêu gọi để thi hành một sứ vụ làm cho Mẹ liên kết rất chặt chẽ với Chúa Kitô: Thật vậy, nó là một mối liên hệ hoàn toàn đặc biệt, vì Mẹ Maria là Mẹ của Đấng Cứu Thế.

 

Tuy nhiên, hiển nhiên là chúng ta có thể và cần phải khẳng định rằng Mẹ là Mẹ của chúng ta, bởi vì, bằng việc sống mối liên hệ mẫu thân với Người Con này, Mẹ đã thông phần vào sự vụ của Người vì chúng tacho phần  rỗi của tất cả mọi người. Trong việc chiêm ngắm Mẹ, Giáo Hội thể hiện những tính chất riêng của Mẹ, đó là những tính chất như Mẹ Maria sống đức tin và đức mến; Mẹ Maria cũng là một tạo vật được cứu độ bởi một Đấng Cứu Thế duy nhất một; Mẹ Maria hợp tác vào việc mở màn cho công cuộc cứu độ toàn thể nhân loại. Nhờ đó Mẹ Maria tạo nên cho Giáo Hội hình ảnh chân thực nhất về Mẹ, ở chỗ, Mẹ là vị mà Cộng Đồng Giáo Hội cần phải tiếp tục khám phá ra cái ý nghĩa thực sự về ơn gọi của mình và mầu nhiệm của mình.

 

Sứ điệp ngắn ngủi nhưng sâu đậm này của Thánh Phaolô, khi cho thấy sự kiện Người Con này mặc lấy bản tính nhân loại, tiếp tục mở ra cái viễn ảnh về một thứ đổi thay sâu xa nơi thân phận thực sự của con người. Qua sứ điệp này, Thánh Phaolô nói rằng “Thiên Chúa đã sai Con của Ngài…. Đến để cứu chuộc những ai ở dưới lề luật, nhờ đó, chúng ta được thừa nhận làm con cái” (Gal 4:4-5). Lời Nhập Thể biến đổi đời sống của con người từ bên  trong, khi chia sẻ với chúng ta việc Người làm Con của Chúa Cha. Người đã trở nên như chúng ta để chúng ta trở nên như Người, trở nên con cái nơi Người Con, nhờ đó trở nên thành phần thoát khỏi luật của tội lỗi. Đó không phải là lý do chính yếu để chúng ta dâng lời cảm tạ lên  Thiên Chúa hay sao? Một lời tri ân cảm tạ chỉ có thể càng trở nên thôi thúc hơn vào lúc kết thúc một năm này, khi nghĩ tới nhiều ơn huệ và việc Ngài liên lỉ hỗ trợ chúng ta cảm nghiệm thấy trong 12 tháng qua. Đó là lý do tại sao hết mọi cộng đồng Kitô hữu cùng nhau qui tụ lại tối hôm nay để hát lên bài Te Deum, một bài thánh ca chúc khen cảm tạ theo truyền thống dâng lên Ba Ngôi Chí Thánh. Đó là những gì chúng ta cũng sẽ thực hiện vào cuối cuộc gặp gỡ phụng vụ của chúng ta nay trước Thánh Thể Cực Thánh.

 

Khi chúng ta hát lên chúng ta sẽ nguyện cầu rằng: "Te ergo, quỉsumus, tuis famulis subveni, quos pretioso sanguine redemisti:  Vậy hãy đến, lạy Chúa để cứu giúp dân của Chúa bằng giá máu của Chúa”. Đây là lời nguyện cầu của chúng ta tối hôm nay: Lạy Chúa, xin hãy đoái thương đến cứu giúp những cư dân thuộc Thành Phố của chúng con là nơi, giống như ở các chỗ khác, đời sống của dân chúng và của các gia đình đang hết sức thiếu thốn và nghèo khổ, khiến họ không tin tưởng hướng về tương lai. Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, bị thu hút bởi cái hào hứng sai lầm, đúng hơn, bởi việc tục hóa thân thể và tầm thường hóa tính dục; bởi thế mới khó lòng liệt kê lắm thứ thách đố dính liền với chủ nghĩa hưởng thụ và khuynh hướng tục hóa khiến những người tín hữu và thành phần thiện tâm cảm thấy bối rối. Tóm lại, ở Rôma, người ta cũng có thể nhận thấy rằng tình trạng hụt hẫng niềm hy vọng và lòng tin tưởng nơi đời sống là những gì tạo nên sự dữ “lu mờ” nơi xã hội Tây Phương tân tiến.

 

Thế nhưng, nếu những khiếm khuyết hiển nhiên thì cũng không thiếu ánh sáng và những lý do hy vọng để nài xin những ân phước thần  linh đặc biệt. Chính vì chiều hướng ấy mà khi hát Kinh Te Deum chúng ta nguyện cầu rằng: "Salvum fac populum tuum, Domine, et benedic hereditati tuỉ – Xin hãy cứu độ dân của Ngài, lạy Chúa, và hãy chúc phúc cho gia sản của Ngài”. Ôi Chúa, xin hãy nhìn đến và bảo vệ cộng đồng giáo phận này cách đặc biệt, một giáo phận dấn thân đi tiên phong giáo dục trong việc đáp ứng mãnh liệt hơn bao giờ hết với “tình trạng khẩn cấp của việc giáo dục” cao cả đã được tôi nói tới vào ngày 11/6 vừa rồi khi tôi gặp các tham dự viên trong hội nghị giáo phận, hay nói cách khác, với tình trạng khó khăn gia tăng trong việc truyền đạt những giá trị căn bản về sự sống cũng như việc làm liêm khiết cho các thế hệ mới (cf. Address to the Diocese of Rome Convention, 11 June 2007; L'Osservatore Romano English edition, 20 June, p. 3). Chúng ta hãy tin tưởng bình tâm và nhẫn nại đối diện với tình trạng khẩn cấp này, trước hết, trong môi trường gia đình. Ngoài ra, cũng an ủi khi nhận thấy rằng công việc được thực hiện trong những năm gần đây của các giáo xứ, các phong trào và các hiệp hội chăm sóc mục vụ cho gia đình là những gì đang tiếp tục phát triển và sinh hoa kết quả.

 

Lạy Chúa, xin cũng hãy bảo vệ những hoạt động truyền giáo liên quan tới thế giới tuổi trẻ: họ đang gia tăng và hiện nay có một số lớn giới trẻ đang lãnh trách nhiệm và hân hoan dấn thân loan báo cùng làm chứng cho Phúc Âm. Theo chiều hướng ấy, chúng ta làm sao lại không dâng lời tạ ơn Thiên Chúa về việc mục vụ quí báu được cống hiến cho thế giới bởi các đại học đường Rôma? Thật là thích đáng khi bắt đầu một điều gì đó tương tự ở các học đường, cho dù có nhiều khó khăn.

 

Lạy Chúa, chúc tụng Chúa về nhiều con người trẻ và thành nhân trong những thập niên gần đây đã chịu chức linh mục cho Giáo Phận Rôma. Hiện nay có 28 phó tế đang chờ được thụ phong linh mục, theo dự định vào tháng 4 tới. Bởi thế, tuổi đời trung bình của hàng giáo sĩ được trẻ trung hóa hơn và cũng có thể đáp ứng với tình trạng gia tăng các nhu cầu phục vụ, như việc đi giúp các giáo phận khác. Đặc biệt là ở các ngoại ô, nhu cầu đối với những thứ phức tạp về tân giáo xứ đang gia tăng và có 8 giáo xứ đang được xây dựng, sau khi chính tôi cách đây không lâu đã hân hoan thánh hiến giáo xứ mới được hoàn tất gần đây nhất là Giáo Xứ Santa Maria del Rosario ai Martiri Portuensi. Thật là vui thích khi có thể cảm được cách cụ thể niềm vui và lòng biết ơn của những dân cư lân cận khi họ tiến vào một ngôi nhà thờ mới của họ lần đầu tiên .   

 

"In te, Domine, speravi: non confundar in ỉternum – Lạy Chúa, xin tỏ cho chúng con thấy tình yêu và lòng xót thương của Chúa; vì chúng con tin tưởng nơi Chúa”. Bài thánh ca uy nghi Te Deum chấm dứt bằng tiếng kêu của đức tin, của lòng tin tưởng hoàn toàn nơi Thiên Chúa, bằng việc long trọng tuyên xưng niềm hy vọng của mình. Chúa Kitô là niềm hy vọng “đáng tin” và chính vì đề tài này tôi đã cống hiến bức Thông Điệp mới đây mang tựa đề Spe Salvi.  Thế nhưng, niềm hy vọng của chúng ta bao giờ thực sự cũng là niềm hy vọng cho những người khác, và chỉ có thế nó mới là niềm hy vọng thực sự đối với mỗi một người trong chúng ta (cf. khoản 48). Anh chị em thân mến của Giáo Hội Rôma, chúng ta hãy xin Chúa làm cho mỗi một người chúng ta trở thành men hy vọng thực sự trong các môi trường khác nhau của chúng ta, nhờ đó nó có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho toàn thể thành phố này. Đó là lời chúc của tôi cho hết mọi người vào ngày áp một Tân Niên, một lời chúc tôi xin ký thác cho việc chuyển cầu từ mẫu của Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa và là Ngôi Sao của Niềm Hy Vọng. Amen!              

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20071231_te-deum_en.html