“Họ sẽ Nhìn Lên Đấng Họ Đã Đâm Thâu” (Jn 19:37)

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI – Sứ Điệp Mùa Chay 2007,

được Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh phổ biến ngày Thứ Ba 13/2/2007.

 

 

Anh Chị Em thân mến!

 

“Họ sẽ nhìn xem Đấng họ đã đâm thâu qua” (Jn 19:37). Đây là đề tài thánh kinh hướng dẫn chúng ta suy nghĩ cho Mùa Chay năm nay. Mùa Chay là một thời điểm thuận lợi để cùng với Mẹ Maria và Thánh Gioan, vị tông đồ yêu dấu, sống gần gũi với Đấng trên cây Thập Giá đã hoàn thành hy tế mạng sống của mình cho toàn thể nhân loại (x JJn 19:25). Bởi thế, bằng việc sốt sắng dự phần vào thời điểm thống hối và nguyện cầu này, chúng ta hãy hướng mắt mình lên Chúa Kitô tử giá, Đấng hấp hối trên  Đồi Canvê, Đấng đã tỏ cho chúng ta tất cả tình yêu thương của Thiên Chúa. Trong Thông Điệp Thiên Chúa là Tình Yêu, tôi đã chia sẻ về đề tài yêu thương này, nhất mạnh đến hai hìn h thức nống cốt của nó, đó là.

 

Tình Yêu của Thiên Chúa: đức ái – agape và tình ái – eros

 

Chữ agape, một chữ xuất hiện nhiều lần  trong Tân Ước, nói lên tình yêu tự hiến của một người chỉ hoàn toàn tìm kiếm sự thiện cho người khác. Chữ eros, ngược lại, cho thấy tình yêu của một kẻ muốn chiếm hữu những gì họ thiếu thốn và mong được nên một với người yêu. Tình yêu Thiên Chúa bao bọc chúng ta thật sự là đức ái. Thật vậy, ai có thể hiến cho Thiên Chúa một sự thiện Ngài đã chẳng có rồi hay chăng? Tất cả những gì loài người tạo vật là và có đều là tặng ân thần linh. Bởi thế mà chính tạo vật là loài cần đến Thiên Chúa trong hết mọi sự. Thế nhưng tình yêu của Thiên Chúa cũng là eros nữa. Trong Cựu Ước, Đấng Hóa Công của vũ trụ này đã bày tỏ một tấm lòng ưa chuộng, vượt lên trên tất cả mọi động lực trần thế, đối với thành phần dân được Ngài tuyển chọn như của riêng Ngài. Tiên tri Hosea bày tỏ mối say mê thần  linh này bằng những hình ảnh táo bạo, như tình yêu của một nam nhân đối với một nữ nhân ngoại tình (x 3:1-3). Còn tiên tri Êzêkiên, khi nói về mối liên hệ của Thiên Chúa với dân Yến Duyên, đã không sợ sử dụng ngôn từ mạnh mẽ và đắm đuối (x 16:1-22). Các bản văn thánh kinh ấy cho thấy rằng eros là một yếu tố làm nên chính tâm can của Thiên Chúa, ở chỗ, Đấng Toàn Năng đang đợi chờ các tạo vật của Ngài ‘chấp nhận’, như chàng hôn phu đợi chờ người hôn thê của mình đáp ứng vậy. Tiếc  thay, ngay từ ban đầu, nhân loại, bị dụ dỗ bởi những thứ dối trá của Tên Gian Ác, đã ruồng rẫy tình yêu thương của Thiên Chúa bằng cái ảo tưởng về một thứ tự mãn, những gì không thể nào xẩy ra được (x Gen 3:1-7). Quay về với chính bản thân mình, Adong đã ra khỏi nguồn mạch sự sống là Chính Thiên Chúa, và đã trở thành người đầu tiên trong số “những người vì sợ chết mà cả đời mang thân nô lệ” (Heb 2:15). Tuy nhiên, Thiên Chúa đã không bỏ cuộc. Trái lại, việc ‘khước từ’ của con người lại trở thành một động lực quyết liệt thúc đẩy Ngài bộc lộ tất cả sức mạnh cứu chuộc của tình Ngài yêu thương.

 

Thập Giá mạc khải tất cả tình yêu thương của Thiên Chúa

 

Chính nơi mầu nhiệm của Thập Giá mà quyền lực siêu việt của tình thương nơi Cha trên trời được hoàn toàn tỏ hiện. Để chiếm lại tình yêu nơi tạo vật của mình, Ngài đã chấp nhận trả một giá rất cao, đó là giá máu Người Con duy nhất của Ngài. Chết chóc nhờ thế, một thứ chết chóc đối với Adong tiên khởi là một dấu hiệu cực kỳ đơn độc và bất lực, được biến đổi thành một tác động yêu thương cao cả và tự do của vị tân Adong. Bởi vậy người ta có thể cùng với Thánh Maximus là vị Giải Tội quả quyết rất rõ ràng là Chúa Kitô “đã chết về thần linh, nếu người ta có thể nói được như thế, là vì Người đã chết một cách tự do” (De divinis nominibus, IV, 13: PG 3, 712).  Trên cây Thánh Giá, cái eros của Thiên Chúa đối với chúng ta đã được bộc lộ. Eros thực sự là – như Pseudo-Dionysius diễn tả – quyền lực “không để cho chủ thể yêu vẫn còn ở nguyên nơi bản thân mình mà là làm cho họ vươn mình ra để nên một với người yêu” (De divinis nominibus, IV, 13: PG 3, 712). Còn “cái tình ái điên dại” (N. Cabasilas, Vita in Cristo, 648) nào hơn cái tình ái đã khiến cho Con Thiên Chúa trở nên một với chúng ta, cho đến độ chịu đựng những hậu quả vấp phạm của chúng ta như là của Người hay chăng?  

 

“Đấng họ đã đâm thâu qua”

 

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy nhìn lên Chúa Kitô bị đâm thâu trên  Thập Giá! Người là mạc khải siêu việt về tình yêu thương của Thiên Chúa, một tình yêu mà eros và agape, chẳng những không tương phản nhau, còn làm cho nhau sáng tỏ. Trên Thập Giá, chính Thiên Chúa đã ăn mày ăn xin tình yêu tạo vật của mình: Người khao khát tình yêu của từng người chúng ta. Tông Đồ Tôma đã tuyên nhận Chúa Giêsu là “Chúa và là Thiên Chúa” khi ngài thọc bàn tay vào vết thương cạnh sườn của Người. Chẳng lạ gì mà nhiều thánh nhân đã tìm thấy nơi Trái Tim của Chúa Giêsu những gì sâu xa nhất trong mầu nhiệm yêu thương ấy. Người ta có thể xác đáng nói rằng mạc khải về tình ái của Thiên Chúa đối với con người thực sự là những gì bày tỏ cao cả nhất về đức ái của Ngài. Thật thế, chỉ có thứ tình yêu liên kết việc tự  nguyện ban tặng bản thân mình với lòng thiết tha mong ước được tiếp nhận mới là những gì tiết tỏa niềm vui làm nhẹ nhõm những gánh nặng nề nhất. Chúa Giêsu nói: “Khi nào Tôi được treo lên khỏi đất, tôi sẽ kéo tất cả mọi người lên cùng Tôi” (Jn 12:32). Thiên Chúa thiết tha mong muốn việc chúng ta đáp ứng trên hết đó là việc chúng ta hãy đón nhận tình yêu của Ngài và cảm thấy thu hút đến với Ngài. Tuy nhiên, việc chấp nhận tình yêu của Ngài thôi vẫn chưa đủ. Chúng ta cần phải đáp ứng tình yêu này, và dấn thân truyền  đạt tình yêu ấy cho những người khác nữa. Chúa Kitô “lôi kéo tôi đến cùng Người” để liên kết Người với tôi, để tôi biết yêu thương anh chị em bằng tình yêu của Người.

 

Máu và Nước

 

“Họ sẽ nhìn xem Đấng họ đâm thâu qua”. Chún g ta hãy tin tưởng nhìn vào cạnh sườn bị đâm thâu của Chúa Giêsu là nơi chảy ra “máu cùng nước “ (Jn 19:34)! Các vị Giáo Phụ của Hội Thánh đã coi những yếu tố này như là biểu hiệu cho bí tích Rửa Tội và Thánh Thể. Qua nước Rửa Tội, nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể tiến đến chỗ sống thân mật với tình yêu của Chúa Ba Ngôi. Trong hành trình Mùa Chay này, ý thức về Phép Rửa của mình, chúng ta được kêu gọi vươn ra khỏi bản thân mình để tin tưởng phó thác hướng về vòng tay nhân hậu của Cha (cf. Saint John Chrysostom, Catecheses, 3,14ff). Máu, biểu hiệu cho tình yêu của Vị Mục Tử Nhân Lành, tuôn chảy vào chúng ta đặc biệt nơi mầu nhiệm Thánh Thể: “Thánh Thể lôi kéo chúng ta đến với tác động tự hiến của Chúa Giêsu… chúng ta tham dự vào chính năng lực của việc tự hiến của Người” (Thông Điệp Thiên Chúa là Tình Yêu, 13). Bởi vậy chúng ta hãy sống Mùa Chay, như là một thời điểm “Thánh Thể”, để bằng việc đón nhận  tình yêu của Chúa Giêsu, chúng ta biết truyền đạt tình yêu của Người ra chung quanh chúng ta bằng từng lời nói và việc làm. Việc chiêm ngưỡng “Đấng họ đã đâm thâu qua” nhờ đó tác động chúng ta mở lòng mình ra cho người khác, khi nhận ra những thương tích gây ra cho phẩm vị của con người; việc chiêm ngưỡng ấy đặc  biệt thúc động chúng ta chiến đấu chống lại hết mọi hình thức khinh thường sự sống và việc khai thác con người, cũng như thúc động chúng ta làm lắng dịu tình trạng lẻ loi cô độc và bị bỏ rơi một cách bi thảm của rất nhiều người. Chớ gì Mùa C hay đối với mọi Kitô hữu trở thành một cảm nghiệm mới mẻ về tình yêu thương của Thiên Chúa đối với chúng ta nơi Chúa Kitô, một tình yêu mà mỗi ngày về phần mình chúng ta cần phải “ban tặng lại” cho anh chị em của mình, nhất là cho những ai bị khổ đau nhất và cần đến nó. Chỉ có thế chúng ta mới có thể hoàn toàn dự phần vào niềm vui Phục Sinh. Chớ gì Mẹ Maria, Mẹ của Tình Yêu Diễm Lệ, hướng dẫn chúng ta trong cuộc hành trình Mùa Chay này, một cuộc hành trình thực sự trở về với tình yêu của Chúa Kitô. Anh chị em thân mến, tôi chúc anh chị em sống cuộc hành trình Mùa Chay tốt đẹp, với lòng ưu ái tôi ban Phép Lành Tòa Thánh đặc biệt cho tất cả mọi anh chị em.  

 

Tại Vatican ngày 21/11/2006

 

Giáo Hoàng Biển  Đức XVI

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/lent/documents/hf_ben-xvi_mes_20061121_lent-2007_en.html

 

 

Dẫn Giải về Sứ Điệp Mùa Chay 2007 của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

ĐTGM Paul Josef Cordes, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Đồng Tâm – Cor Unum, đã trình bày về sứ điệp Mùa Chay của ĐTC ở văn phòng báo chí của Tòa Thánh hôm Thứ Ba 13/2/2007.

 

Theo ngài thì sứ điệp này tìm cách chứng tỏ cho thấy cách đức tin dần tới những chiều kích sâu xa nhất của đức ái. Sứ điệp này xaoy quanh mầu nhiệm hy tế trên thập giá của Chúa Kitô. Ngài mở đầu bài nói của mình bằng việc giải thích làm thế nào giới luật bác ái được chấp nhận về phương diện văn hóa.

 

“Những tay thương mại trên thế giới, chẳng hạn như Bill Gates hay Warren Buffet, đã thiết lập những tổ chức về xã hội; những minh tinh màn ảnh và các chính trị gia mời những bữa ăn bác ái; các chính quyền tạo bạn hữu cho nơi công luận nhờ việc hợp tác quốc tế; và những nỗ lực gây quĩ lớn – có những lúc đưa đến hậu quả thê thảm – ở một số trường hợp đạt được những số lượng đáng kể.

 

“Là Kitô hữu, chúng ta có thể nhận định mà không khỏi cảm thấy mãn nguyện rằng trong đời sống xã hội giới huấn yêu thương tha nhân của thánh kin h này dường như được toàn cầu chấp nhận”.

 

ĐTGM Cordes cho biết rằng sứ điệp Mùa Chay của ĐTC “rất khác” hơn những sứ điệp trước của Đức Gioan Phaolô II.

 

Những sứ điệp trước đã tập trung vào “những công việc bác ái theo chiều kích dấn thân về xã hội của Kitô hữu”. Lần này, Vị đương kim Giáo Hoàng “mạnh mẽ tập trung vào Thiên Chúa Cha của Chúa Giêsu Kitô”. Bởi thế, điểm được n hấn mạnh ở đây khôn g phải là nhân trung (anthropocentric) mà là thần trung (theocentric).

 

“Đức Thánh Cha ít quan tâm tới chiều kích hàng ngang, để làm sáng tỏ hơn chiều kích hàng dọc  nơi đời sống Kitô hữu”.

 

“Cái thay đổi về ý nghĩ này có thể được nhận thấy một cách chung chung nơi việc giảng dạy của Đức Biển Đức XVI”. Nơi bức thông điệp của mình cũng như các bài nói khác của ngài thì đề tài chính yếu bao giờ cũng là tình yêu của Cha trên trời làm người nơi Người Con Giêsu Kitô. Vị TGM này đã suy đoán những lý do thay đổi trọng tâm của sứ điệp Mùa Chay. Theo vì TGM này hiểu thì:

 

“Việc vắng thiếu Thiên Chúa còn tệ hại hơn cả tình trạng nghèo khổ về vật chất, vì việc thiếu vắng này sẽ giết chết mọi niềm hy vọng vững chắc và bỏ mặc con người quằn quại với đớn đau và than vãn của họ”.

 

Trong sứ điệp Mùa Chay năm nay của mình, “Đức Giáo Hoàng giới hạn nỗi đớn đau đang đè nặng trên đời sống của c hung ta vì lỗi lầm của chúng ta hay của kẻ khác, và kêu gọi chún g ta hãy từ trần gian này nhìn lên cao”. Đó là lý do tại sao ngài đã chọn đề tài “Họ Sẽ Nhìn Xem Đấng Họ Đã Đâm Thâu Qua”.

 

Tuy nhiên, ĐTC cũng không bỏ qua khía cạnh công việc bác ái cụ thể, vì ngài nói rằng cạn h sườn bị đâm thâu của Chúa Kitô “sẽ đặc biệt thôi thúc chúng ta chiến đấu với hết mọi hình thức khinh thường sự sống hay mọi hình thức khai thác con người, và làm giảm nhẹ những thảm cảnh lẻ loi cộ độc và bị bỏ rơi của rất nhiều người”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 13/2/2007

 

 

 

“Hoán cải nghĩa là tìm kiếm Thiên Chúa, là bước đi với Thiên Chúa, là ngoan ngoãn theo các giáo huấn của Con Ngài là Chúa Giêsu Kitô”

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 28/2/2007 về Lễ Tro và 40 Ngày Mùa Chay

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Đối với chúng ta, Thứ Tư Lễ Tro chúng ta cử hành hôm nay đây là một ngày đặc biệt, được đánh dấu bằng một tinh thần thiết tha phản tỉnh và suy tư. Thật vậy, chúng ta đã bắt đầu hành trình Mùa Chay là thơi gian để lắng nghe Lời Chúa, nguyện cầu và thống hối. Trong thời gian 40 ngày này  phuịng vụ sẽ giúp chúng ta sống lại những giai đoạn quan trọng của mầu nhiệm cứu độ.

 

Như chúng ta biết, con người được dựng nên để trở thành bạn hữu của Thiên Chúa, thế nhưng tội lỗi bởi những vị cha mẹ đầu tiên của chúng ta đã làm đứt đoạn mối liên hệ tin tưởng và yêu thương này, mà hậu quả đó là nhân loại không thể làm nên ơn gọi nguyên thủy của mình.

 

Tuy nhiên, nhờ hy tế cứu chuộc của Chúa Kitô, chúng ta đã được giải cứu khỏi quyền lực của sự dữ: Thật vậy, tông đồ Gioan đã viết, Chúa Kitô đã trở thành thí vật đền bồi tội lỗi của chúng ta (x 1Jn 2:2); và Thánh Phêrô còn  thêm: “Chúa Kitô cũng đã chết cho tội lỗi một lần vĩnh viễn” (1Pt 3:18).

 

Khi cùng Chúa Kitô chết cho tội lỗi, con người được lãnh nhận phép rửa cũng được tái sinh vào một sự sống mới và nhưng không được tái thiết phẩm vị làm con cái của Thiên Chúa. Đó là lý do trong cộng đồng Kitô hữu sơ khai, phép rửa đã được coi như là ‘cuộc phục sinh đầu tiên’ (x Rev 20:5; Rm 6:1-11; Jn 5:25-28).

 

Bởi thế, từ ban đầu, Mùa Chay đã được sống như là một thời gian sửa soạn gần để lãnh nhận phép rửa, một phép rửa được long trọng cử hành trong lễ vọng phục sinh. Toàn thể Mùa Chay là một cuộc hành trình hướng tới cuộc gặp gỡ trọng đại với Chúa Kitô, hướng tới việc trầm mình vào Chúa Kitô và việc canh tân  đời sống.

 

Chúng ta đã được lãnh nhận phép rửa, thế nhưng phép rửa thường không có tác dụng mấy trong đời sống thường nhật của chúng ta. Bởi thế, Mùa Chay đối với chúng ta cũng là một ‘cuộc học hỏi giáo lý dự tòng’  mới mẻ để chúng ta nhờ đó tái hội ngộ với phép rửa của mình cũng như tái nhận thức và tái sống phép rửa này một cách sâu xa, để trở thành những Kitô hữu thực sự một lần nữa.

 

Như vậy, Mùa Chay là một cơ hội “làm” Kitô hữu “một lần nữa”, nhờ tiến trình liên lỉ biến đổi nội tâm và tiến triển trong sự nhện biết và mến  yêu Chúa Kitô. Việc hoán cải không bao giờ xẩy ra một lần là xong mà là m ột tiến trình, một cuộc hành trình nội tâm cho cả đời sống của chúng ta. Chắc chắn cuôc hành trình hoán cải theo phúc âm này không thể nào chỉ vỏn vẹn qua một giai đoạn đặc biệt nào đó trong năm: Nó là một cuộc hành trình hằng ngày bao gồm cả cuộc đời của chúng ta, hết mọi ngày trong cuộc sống của chúng ta.

 

Theo quan điểm này, đối với hết mọi Kitô hữu cũng như với tất cả các cộng đồng giáo hội, Mùa Chay là một mùa thiêng liêng thích hợp để tỏ ar kiên trì hơn trong việc tìm kiếm Thiên Chúa, mở lòng ra cho Chúa Kitô.

 

Thánh Âu Quốc Tinh có lần đã nói rằng cuộc sống của chúng ta là một cuộc thực hiện duy nhất cho cái ước vọng của chúng ta muốn đến gần Thiên Chúa, cho việc có thể để cho Thiên Chúa đi vào cuộc đời của chúng ta. Ngài nói: ‘Tất cả cuộc đời của người Kitô hữu sốt sắng là một ước v ọng thánh hảo’. Nếu vậy thì trong Mùa Chay chúng ta được mời gọi còn hơn thế nữa trong việc nhổ đi ‘những gốc rễ hão huyền c ho khỏi những ước muốn của chúng ta’ để uốn nắn tâm can theo ước vọng ấy, tức là theo tình yêu mến Thiên Chúa. Thánh Âu  Quốc Tinh nói: ‘Thiên Chúa là tất cả những gì chúng ta ước mong’ (x ‘Tract in  John”, 4). Và chúng ta hy vọng rằng chúng ta thực sự bắt đầu ước vọng Thiên Chúa, nhờ đó, ước vọng sự sống chân thực, ước vọng chính tình yêu và chân lý.

 

Thật là thích hợp lời huấn dụ của Chúa Giêsu được Thánh Ký Marcô ghi lại là: ‘Hãy thống hối và tin vào Phúc Âm’ (1:15). Niếm chân thành ước vọng Thiên Chúa dẫn chúng ta tới chỗ loại bỏ sự dữ và hành thiện.  Cuộc hoán cải tâm hồn này trườc hết là một tặng ân nhưng không của Thiên Chúa là Đấng đã dựng nên chúng ta cho chính Ngài và đã cứu chuộc chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô: Hạnh phúc của chúng ta là được ở trong Người (x Jn 15:3). Vì lý do đó, chính Người tác động ước muốn của chúng ta bằng ân sủng của Người và nâng đỡ các nỗ lực hoán cải của chúng ta.

 

Thế nhưng việc hoán cải thực sự có nghĩa là gì? Hoán cải nghĩa là tìm kiếm Thiên Chúa, là bước đi với Thiên Chúa, là ngoan ngoãn theo các giáo huấn của Con Ngài là Chúa Giêsu Kitô; được hoán cải không phải là một nỗ lực hoàn trọn bản thân mình, vì nhân loại không phải là kiến trúc viên cho định mệnh của họ. Chúng ta không làm nên chính bản thân mình. Bởi thế, việc tự mình viên trọn là những gì phản khắc và là những gì quá bé nhỏ đối với chúng ta. Chúng ta còn có một đích điểm cao hơn thế nữa.

 

Chúng ta có thể nói rằng việc hoán cải thực sự không phải là việc chúng ta coi mình là ‘thành phần  kiến tạo’ nên bản thân chúng ta, nhờ đó khám phá ra chân lý, vì chúng ta không phải là tác giả của bản thân  mình. Việc hoán cải là ở chỗ tự do và yêu mến chấp nhận rằng chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa, Đấng Hóa Công đích thật của chúng ta, chúng ta lệ thuộc vào tình yêu. Đó không phải là lệ thuộc mà là tự do.

 

Thế nên, để được hoán cải có nghĩa là không theo đuổi việc thành đạt riêng tư là những gì sẽ qua đi mà là, bằng việc loại trừ đi tất cả mọi sự an toàn của loài người, chúng ta theo Chúa một cách chân thành và tin tưởng, nhờ đó Chúa Giêsu, đối với mỗi một người trong chúng ta, như Mẹ Têrêsa Calcutta thích nói rằng, sẽ trở nên ‘tất cả của tôi trong hết mọi sự’. Ai để cho mình được Người chiếm đoạt thì không sợ mất mạn g sống mình, vì trên cây thập giá, Người đã yêu thương chúng ta và đã ban mình cho chúng ta. Thật vậy, bằng việc mất sự sống mình đi vì yêu, chúng ta lại tìm được nó.

 

Tôi muốn nhấn mạnh đến tình yêu bao la của Thiên Chúa đối với chúng ta trong sứ điệp nhân dịp Mùa Chay được phổ biến mấy hôm trước đây, nhờ đó Kitô hữu của tất cả mọi cộng đồng có thể lắng tâm trong thời gian của Mùa Chay, cùng với Mẹ Maria và Gioan là người tông đồ yêu dấu, trước Đấng trên thập giá đã hoàn tất hy tế mạng sống của mình cho nhân loại (x Jn 19:25).

 

Phải, anh chị em thân mến, thập giá, đối với chúng ta là thành phần nam nữ trong thời đại của chúng ta – tất cả những ai rất hay thường bị phân tâm bởi những lo toan và lợi lộc trần gian nhất thời – là mạc khải tối hậu của tình yêu và tình thương thần linh. Thiên Chúa là tình yêu và tình yêu của Ngài là bí quyết hạnh phục của chúng ta. Tuy nhiên, để đi sâu vào mầu nhiệm yêu thương này không có con đường nào khác ngoài con đường mất mát bản thân mình, là con đường dấn thân chấp nhận thập giá.

 

‘Nếu ai muốn theo Thày thì hãy bỏ mình đi và vác thập giá mà theo Thày’ (Mk 8:34). Đó là lý do, phụng vụ Mùa Chay, khi kêi gọi chúng ta hãy suy tư và cầu nguyện, phấn khích chúng ta hãy coi trọng việc thống hối và hy sinh hơn nữa, hãy từ bỏ tội lỗi và sự dữ và hãy khống chế cái tôi và tình trạng lạnh lùng dửng dưng. Việc cầu nguyện, chay tịnh và thống hối, những việc bác ái đối với anh chị em, nhờ đó trở thành những đường lối thiêng liêng chún g ta cần  phải thực hiện để trở về cùng Thiên Chúa để đáp lại những lời kêu gọi hãy hoán cải được lập đi lập lại trong phụng vụ hôm nay (x Gal 2:12-13; Mt 6:16-18).

 

Anh chị em thân mến, chớ gì giai đoạn Mùa Chay chúng ta thực hiện hôm nay đây, với việc khổ chế và nghi thức xức tro ý nghĩa, đối với tất cả chúng ta trở thành một cảm nghiệm mới mẻ về tình yêu nhân hậu của Chúa Kitô, Đấng đã đổ máu mình ra cho chúng ta trên thập giá.

 

Chúng ta hãy ngoan ngoãn lắng nghe Người để biết ‘tái cống hiến’ tình yêu thươn g của Người cho tha nhân của chúng ta, nhất là những ai đang đau khổ và đang trải qua khốn khó. Đó là sứ vụ của hết mọi người môn đệ của Chúa Kitô, thế nhưng để thực hiện nó cần phải lắng nghe lời của Người và si6ng năng nuôi dưỡng mình bằng mình máu của Người. Chớ gì cuộc hành trình Mùa Chay, cuộc hành trình vào thời Giáo Hội sơ khai là cuộc hành trình gia nhập Kitô Giáo, hà nh trình tiến đến phép rửa và Thánh Thể, đối với chúng ta là thành phần đã lãnh nhận phép rửa, trở thành một ‘thời gian ‘Thánh Thể’ được chúng ta lợi dụng để hết sức sốt sắng tham dự vào hy tế của Thánh Thể.

 

Chớ gì Trinh Nữ Maria – vị sau khi chia sẻ với cuộc khổ nạn sầu thương của Người Con Thần Linh, đã cảm nghiệm thấy niềm vui phục sinh – đồng hành với chúng ta trong Mùa Chay này hướng về mầu nhiệm Phục Sinh là mạc khải cao cả của tình yêu Thiên Chúa. 

 

Chúc tất cả một Mùa Chay tốt đẹp!


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21/2/2007