Ý  Nghĩa Thăng Thiên với Giáo Hội

 

ĐTC Bin Đức XVI viếng thăm Cassino Piazza Miranda và Đan Vin Monte Cassino –

Bài Ging Chúa Nht VII Phc Sinh 24/5/2009 v Chúa Giêsu Thăng Thiên

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

“Các con sẽ lãnh nhận quyền năng khi Thánh Thần xuống trên các con; và các con sẽ làm chứng cho Thày ở Gia Liêm, khắp Giuđêa và Samaria, cho đến tận cùng trái đất” (Acts 1:8). Bằng những lời này, Chúa Giêsu xa lìa các Tông Đồ, như chúng ta đã nghe trong Bài Đọc Thứ Nhất. Ngay sau đó vị Tác Giả thánh đã thêm là “khi các vị còn đang ngước lên thì Người nâng mình lên, rồi có một đám mây che khuất Người khỏi mắt các vị” (Acts 1:9). Đó là mầu nhiệm Thăng Thiên chúng ta đang cử hành hôm nay đây. Thế nhưng, Thánh Kinh và Phụng Vụ muốn nói với chúng ta những gì khi bảo rằng Chúa Giêsu “nhấc mình lên”? Chúng ta không thể hiểu được ý nghĩa của những lời này từ nguyên một đoạn văn hay từ một cuốn sách của Tân Ước mà là bằng việc chăm chú lắng nghe toàn bộ Thánh Kinh. Thật vậy, động từ “nâng lên” từ nguyên khởi thường được sử dụng trong Cựu Ước và ám chỉ việc lên ngôi hoàng vương. Bởi thế, việc Thăng Thiên của Chúa Kitô trước hết có nghĩa là việc lên ngôi của Con Người Tử Giá và Phục Sinh, việc tỏ hiện vương quốc của Thiên Chúa trên trần gian.

 

Tuy nhiên, có một ý nghĩa còn sâu xa hơn nữa không thể nào thấy ngay được. Trong đoạn Sách Tông Vụ này trước tiên Chúa Giêsu được cho biết là “nâng mình lên” (câu 9) thế rồi sau đó “được đưa lên” (câu 11). Biến cố này không được diễn tả như là một cuộc hành trình lên cao mà như một hành động của quyền năng Thiên Chúa là Đấng đưa Chúa Giêsu đến chỗ gần gũi với Thần Linh. Sự hiện diện của đám mây “che khuất Người khỏi mắt họ” (câu 9), nhắc lại một hình ảnh rất cổ theo thần học Cựu Ước và ghép trình thuật Thăng Thiên vào lịch sử của Thiên Chúa với Do Thái, từ đám mây ở Núi Sinai và nhất là trên lều Giao Ước trong sa mạc đến đám mây sáng chói trên núi Biến Hình.

 

Việc trình bày cho thấy Chúa Kitô được bao phủ trong đám mây nhắc nhở mãi mãi cùng một mầu nhiệm được bày tỏ trong biểu hiệu của cụm từ “ngự bên hữu Thiên Chúa”. Nơi Chúa Kitô thăng thiên về Trời, con người đã tiến tới chỗ thân mật với Thiên Chúa một cách mới mẻ chưa từng có; con người từ đó trở đi muôn đời tìm thấy chỗ của mình nơi Thiên Chúa. “Trời”: Chữ Trời này không nói về một nơi chốn trên các tinh tú mà là một cái gì đó táo bạo hơn và cao sang hơn: chữ này có ý nói đến chính Chúa Kitô, Ngôi Vị thần linh là Đấng đã đón nhận nhân tính một cách trọn vẹn và vĩnh viễn, Đấng mà trong Người Thiên Chúa và con người muôn đời hiệp nhất bất khả phân ly. Hữu thể của con người ở nơi Thiên Chúa là Trời. Và chúng ta đang tiến gần tới Trời, thật vậy chúng ta vào Trời cho đến độ chúng ta đến gần với Chúa Giêsu và được hiệp thông với Người. Vì lý do ấy mà Lễ Trọng Thăng Thiên hôm nay mời chúng ta hãy sâu xa hiệp thông với Chúa Giêsu đã chết và Phục Sinh, vô hình hiện diện trong đời sống của mỗi người chúng ta.

 

Theo chiều hướng ấy chúng ta mới hiểu tại sao Thánh Ký Luca đã nói rằng sau biến cố Thăng Thiên các môn đệ “rất vui mừng” (24:52) trở về Gia Liêm. Niềm vui của các vị xuất phát từ sự kiện là những gì đã xẩy ra không phải thực sự là một cuộc chia cách, một vĩnh viễn vắng mặt của Chúa Kitô, trái lại, bấy giờ các vị tin rằng Đấng Phục Sinh Tử Giá đang sống động và nơi Người những cửa của Thiên Chúa, những cửa của sự sống đời đời đã mở ra cho nhân loại đến muôn đời. Nói cách khác, việc Người Thăng Thiên không bao hàm một thứ vắng bóng tạm thời trên thế giới này mà là khai mở cho một hình thức hiện diện của Người một cách mới mẻ, vĩnh viễn và bất khả trấn áp, nhờ việc Người tham phần vào quyền năng vương đế của Thiên Chúa. Chính vì thế mới tùy ở các vị, thành phần môn đệ được vững mạnh nhờ quyền năng của Thánh Thần, trong việc làm cho sự hiện diện của Người trở nên khả thị bởi chứng từ của các vị, bởi việc giảng dạy và nhiệt tình truyền giáo của các vị. Lễ Trọng Thăng Thiên cũng cần phải làm cho chúng ta tràn đầy thanh thản và nhiệt thành, như các Tông Đồ đã bắt đầu “hết sức hân hoan” từ Núi Cây Dầu. Như các vị, cả chúng ta nữa, chấp nhận của lời mời gọi của “hai người nam y phục sáng láng”, không được cứ ngước mắt nhìn trời, mà, theo sự hướng dẫn của Thánh Thần, cần phải đi khắp nơi loan báo sứ điệp cứu độ về cái chết và Phục Sinh của Chúa Kitô. Chính những lời của Người, những lời kết thúc Phúc Âm Thánh Mathêu, là những gì hỗ trợ và an ủi chúng ta: “Này đây Thày ở cùng các con luôn mãi cho tới tận thế” (Mt 28:19). 

 

Anh chị em thân mến, tính chất lịch sử của mầu nhiệm Chúa Kitô Phục Sinh và Thăng Thiên giúp chúng ta nhận ra và hiểu được thân phận siêu việt của Giáo Hội, một Giáo Hội không được hạ sinh và sống động để bù đắp sự thiếu vắng của Chúa mình, Đấng đã “biến mất”, nhưng trái lại, tìm thấy lý do hiện hữu và truyền giáo trong sự hiện diện vô hình của Chúa Giêsu, một hiện diện hoạt động nhờ quyền năng của Thần Linh Người. Nói cách khác, chúng ta có thể nói rằng Giáo Hội không thực thi vai trò sửa soạn cho Chúa Giêsu “vắng bóng” trở lại, mà là sống và hoạt động để loan báo “việc hiện diện hiển vinh” của Người một cách lịch sử và hiện sinh. Từ ngày Thăng Thiên, hết mọi cộng đồng Kitô hữu đã tiến triển trong cuộc hành trình trần thế của mình tiến tới chỗ hoàn thành những lời hứa hẹn thiên sai, một cuộc hành trình được nuôi dưỡng bằng lời Chúa và được dinh dưỡng bằng Mình Máu Chúa. Đó là thân phận của Giáo Hội, như Công Đồng Chung Vaticanô II nhắc nhở, khi Giáo Hội “tiến bước giữa những bách hại của thế giới và những an ủi của Thiên Chúa, loan báo Thập Giá và cái chết của Chúa cho tới khi Người đến” (Lumen Gentium, 8).

 

Hỡi anh chị em của cộng đồng giáo phận yêu dấu này, Lễ Trọng hôm nay thôi thúc chúng ta hãy củng cố đức tin của chúng ta nơi Sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa Giêsu trong lịch sử: không có Người chúng ta chẳng làm gì hiệu nghiệm trong đời sống của chúng ta hay hoạt động tông đồ của chúng ta. Chính Người, như Tông Đồ Phaolô nhắc nhở trong Bài Đọc II, Đấng ban “tặng ân cho một số làm tông đồ, một số làm tiên tri, một số làm thánh ký, một số làm mục tử và thày dạy, để trang bị cho các thánh nhân, cho hoạt động của thừa tác vụ, cho việc xây dựng Thân Thể Chúa Kitô” là Giáo Hội. Và điều này là để chúng ta “đạt đến mối hiệp nhất của đức tin và kiến thức về Con Thiên Chúa” (Eph 4:11-13), vì ơn gọi chung của từng người và của tất cả đó là hình thành “một thân thể và một tinh thần, như anh chị em được kêu gọi đến một niềm hy vọng duy nhất thuộc về ơn gọi của anh chị em” (Eph 4:41). Việc thăm viếng của tôi hôm nay xứng hợp với chiều hướng ấy. Như vị Mục Tử của anh chị em ghi nhận, mục đích của cuộc viếng thăm này là để phấn khích anh chị em hãy “xây dựng, thành lập và tái thiết” cộng đồng giáo phận của anh chị em không ngừng trên Chúa Kitô. Bằng cách nào? Chính Thánh Biển Đức đã vạch đường chỉ lối cho chúng ta trong bộ Luật của ngài khi ngài huấn dụ là chứng ta đừng coi gì hơn Chúa Kitô: “Christo nihil omnino praeponere” (LXII, 11).

 

(đọan chào các vị hữu trách và tín hữu)

 

Anh chị em thân mến, trong cuộc cử hành này chúng ta nghe âm vang lời kêu gọi của Thánh Biển Đức là hãy giữ cho lòng mình gắn bó với Chúa Kitô, đừng yêu thích gì hơn Người. Điều này không làm cho chúng ta phân tâm, trái lại nó còn là một phấn khích hơn nữa cho việc  xây dựng một xã hội trong đó thể hiện tình đoàn kết bằng những dấu hiệu cụ thể. Thế nhưng bằng cách nào? Linh đạo Biển Đức, như anh chị em quá biết, đề ra một chương trình phúc âm được tóm gọn trong câu tâm niệm: ora et lobora et lege cầu nguyện, làm việc và văn hóa.

 

Trước hết là cầu nguyện là một di sản tuyệt vời nhất được Thánh Biển Đức truyền lại cho các đan sĩ của ngài, cũng đặc biệt cho Giáo Hội riêng của anh chị em nữa: cho hàng giáo sĩ của anh chị em mà đa số họ được huấn luyện ở Chủng Viện Giáo Phận qua nhiều thế kỷ trú ngụ tại cùng Đan Viện Monte Cassino này, cho các chủng sinh, cho nhiều người được giáo dục ở các học đường Biển Đức và các trung tâm “giải trí” và tronmg các giáo xứ của anh chị em, cho tất cả anh chị em sống ở miền này. Trong viến hướng mắt của anh chị em lên từ hết mọi thôn làng và là một phần trong giáo phận của mình, anh chị em có thể ca ngợi Đam Viện Monte Cassino, một đan viện liên lỉ nhắc nhở về Trời, nơi anh chị em hằng năm leo lên để đi kiệu vào ngày áp Lễ Hiện Xuống. Cầu nguyện, một việc được tiếng chuông ngân của Thánh Biển Đức triệu tập các vị đan sĩ mỗi buổi sáng, là một con đường thinh lặng dẫn chúng ta thẳng tới Tâm Can của Thiên Chúa; nó là hơi thở của tâm hồn để phục hồi bình an cho chúng ta trong bão tố cuộc đời. Chưa hết, ở học đường Thánh Biển Đức, các đan sĩ luôn vun trồng một tình yêu đặc biệt đối với lời Chúa trong lectio divina, một việc đọc sách thánh ngày nay đã trở nên gia sản chung của nhiều người. Tôi biết rằng Hội Hội địa phận của anh chị em, trong việc áp dụng những hướng dẫn của Hội Đồng Giám Mục Ý, đã chịu khó tìm hiểu Thánh Kinh sâu xa hơn, và thực sự đã khai mở một chương trình học hỏi Thánh Kinh, năm nay học hỏi Thánh Ký Marcô, một cuộc học hỏi sẽ tiếp tục trong vòng 4 năm tới và đúc kết, nếu Chúa muốn, với cuộc hành hương giáo phận đến Thánh Địa. Chớ gì việc chuyên chú lằng nghe lời thần linh nuôi dưỡng việc nguyện cầu của anh chị em và làm cho anh chị em thành những ngôn xứ của sự thật và yêu thương bằng một cuộc nhất trí dấn thân cho việc truyền bá phúc âm hóa và việc tiến bộ của nhân loại.

 

Một cái trục khác của linh đạo Biển Đức đó là làm việc. Nhân bản hóa thế giới làm việc là đặc tính của hồn sống chiều hướng đan tu và đây cũng là một nỗ lực của cộng đồng anh chị em đang tìm cách đứng bên nhiều nhân công trong nền kỹ nghệ rộng lớn hiện nay ở Cassino cũng như nơi các thương vụ liên hệ tới nó.

 

(ĐTC nói về tình trạng làm việc ở đây, nhất là liên quan tới giới trẻ)

 

Sau hết, việc chú trọng tới thế giới văn hóa và giáo dục là những gì thuộc về truyền thống của anh chị em. Những Văn Khố và Thư Viện nổi tiếng của Monte Cassino chứa đựng vô vàn những chứng từ cho việc dấn thân của những con người nam nữ, thành phần suy niệm về và tìm kiếm những đường lối để cải tiến đời sống tinh thần và vật chất của con người. Trong Đan Viện của anh chị em, vấn đề “quaerere Deum” là những gì tỏ tường, tức là có thể cảm thấy rằng văn hóa Âu Châu được bao gồm nơi việc tìm kiếm Thiên Chúa và sẵn lòng nghe tiếng Ngài và điều này cũng áp dụng cho thời đại của chúng ta nữa. Tôi biết rằng anh chị em làm việc với cùng một tinh thần ở các đại học đường và học đường nhờ đó chúng có thể trở thành những cơ sở của kiến thức, việc tím kiếm và lòng nhiệt thành cho tương lai của các thế hệ hậu sinh. Tôi cũng biết rằng để sửa soạn cho cuộc viếng thăm này, anh chị em mới đây đã tổ chức một hội nghị về đề tài giáo dục, thôi thúc mọi người một quyết tâm truyền đạt cho giới trẻ những giá trị bất khả châm chước của gia sản nhân loại và Kitô giáo. Trong nỗ lực về văn hóa ngày nay, một nỗ lực thôi thúc kiến tạo nên một nền nhân bản mới, trung thành với truyền thống Biển Đức, anh chị em đã có lý muốn chú ý tới cả thành phần mềm yếu, đến thành phần tật nguyền và di dân, và tôi xin cám ơn anh chị em đã cho tôi cơ hội để khai mạc vào chính hôm nay đây “Nhà Bác Ái” là nơi nền văn hóa chú trọng tới sự sống được xây dựng bằng những việc làm.

 

Anh ch em thân mến, không khó khi thy rng cng đồng ca anh ch em, phn này ca Giáo Hi đang sng chung quanh Monte Cassino, là thành phn tha kế và là thành phn gi gìn s v sâu xa bt ngun t tinh thn ca Thánh Bin Đức trong vic loan báo bng đời sng ca chúng ta rng không ai và không gì được coi ưu tiên hơn Chúa Giêsu; s v kiến thiết, nhân danh Chúa Kitô, mt nhân loi mi theo chiu hướng chp nhn và tr giúp thành phn yếu kém nht. Ch gì v T Ph thánh đức ca anh ch em giúp anh ch em và đồng hành cùng anh ch em vi Thánh Scholastica, em gái ca ngài, và ch gì nhng v Thánh Quan Thày này và nht là M Maria, M Giáo Hi và là Ngôi Sao cho Nim Hy Vng ca chúng ta bo v anh ch em. Amen!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2009/documents/hf_ben-xvi_hom_20090524_cassino_en.html

(những chỗ được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)