“Tất Cả Mọi Giáo Hội cho toàn thế giới”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI – Sứ Điệp cho Ngày Truyền Giáo Thế Giới lần thứ 81 Chúa Nhật 21/10/2007

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Nhân dịp Ngày Truyền Giáo Thế Giới tôi muốn kêu gọi toàn thể Dân Chúa – các vị Mục Tử, linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân  - hãy cùng nhau suy niệm về nhu cầu khẩn trương và tầm quan trọng của hoạt động truyền giáo của Giáo Hội nơi cả thời đại của chúng ta đây.

 

Thật vậy, những lời được Chúa Giêsu Tử Giá và Phục Sinh sử dụng để ủy thác sứ  mệnh truyền giáo cho các vị Tông Đồ trước khi lên Trời không ngừng vang lên như một tiếng gọi phổ quát và lời mời gọi thiết tha: “Vậy các con hãy đi tuyển mộ các môn đề nơi tất cả mọi dân  nước, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy cho họ tuân  giữ tất cả những gì Thày đã truyền cho các con”. Rồi Người thêm: “Này đây Thày sẽ ở cùng  các con cho đến tận  thế” (Mt 28:19-20).

 

Trong công cuộc đòi hỏi cần  phải truyền bá phúc âm hóa này, chúng ta được nâng đỡ và hộ trợ bởi niềm tin tưởng rằng vị Chúa của mùa màng ở với chúng ta và tiếp tục hướng dẫn dân của Người.  Chúa Kitô là nguộn mạch vô tận cho sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội. Năm nay có một lý do hơn nữa thúc đẩy chúng ta lập lại quyết tâm truyền giáo của chúng ta, đó là dịp mừng kỷ niệm 50 năm Thông Điệp của Người Tôi Tớ Chúa Piô XII Fidei Donum, một văn kiện cổ võ và phấn khích việc cộng tác giữa Chư Giáo Hội về việc truyền giáo ad gentescho muôn dân.

 

“Tất Cả Mọi Giáo Hội cho toàn thế giới”: đây là đề tài được chọn cho Ngày Truyền Giáo Thế Giới tới đây. Nó mời gọi Chư Giáo Hội địa phương thuộc mọi châu lục có một ý thức chung về nhu cầu khẩn trương trong việc tái tấu hoạt động truyền giáo trước nhiều thách đố trầm trọng của thời đại chúng ta.  

 

Những điều kiện nhân loại đang sống đây dĩ nhiên là đã được đổi thay, và trong mấy thập niên gần đây, nhất là từ Công Đồng Chung Vaticanô II, đã có nhiều nỗ lực trong việc truyền bá Phúc Âm.

 

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần phải làm để đáp ứng tiếng gọi truyền giáo được Chúa không ngừng ngỏ cùng mọi người đã lãnh nhận phép rửa. Trước hết, Người tiếp tục kêu gọi Chư Giáo Hội được gọi là “truyền thống cổ xưa”, những giáo hội trong quá khứ đã cung cấp những phái đoàn truyền giáo bằng một con số liên tục các vị linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân cùng với phương tiện vật chất, làm sống động cho việc hợp tác hiệu nghiệm giữa các cộng đồng Kitô hữu.

 

Việc hợp tác này đã trổ sinh muôn vàn hoa trái tông đồ đối với Chư Giáo Hội trẻ ở các xứ truyền giáo cũng như ở những trụ sở truyền giáo của giáo hội là nơi gửi đi các vị thừa sai. Trước nền văn hóa bị tục hóa, một nền văn hóa đôi khi dường như thấm sâu vào các xã hội Tây phương, ngoài tình trạng khủng hoảng về gia đình, còn sự kiện suy yếu về con số ơn gọi và gia tăng tuổi tác của hàng giáo sĩ, Chư Giáo Hội này đang gặp nguy cơ thu mình lại, ít hy vọng với tương lai hơn bao giờ hết và trở nên yếu kém về nỗ lực truyền giáo của mình.

 

Tuy nhiên, đây chính là lúc cởi mở bản thân mình bằng lòng tin tưởng vào Sự Quan Phòng của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ bỏ rơi Dân của Ngài, và là Đấng, bằng quyền lực Thánh Linh, hướng dẫn họ tiến tới chỗ hoàn thành dự án cứu độ đời đời của Ngài.

 

Vị Mục Tử  Nhân Lành này cũng mời gọi Chư Giáo Hội mới được truyền bá phúc âm hóa hãy quảng đại dấn thân truyền giáo cho muôn dân - mission ad gentes. Bất chấp nhiều khó khăn và trở ngại Chư Giáo Hội này gặp phải trong việc phát triển của mình, những cộng đồng này vẫn đang liên lỉ tăng trưởng. May mắn thay, một số trong các giáo hội này có nhiều số linh mục và thành phần sống đời tận hiến, trong số đó, nhiều người, cho dù có rất nhiều nhu cầu tại địa phương – in loco, vẫn được sai đi thi hành thừa tác mục vụ của mình và việc phục vụ tông đồ ở các nơi khác, thậm chí ở những miền đất đã được truyền bá phúc âm hóa lâu đời trước đây.

 

Bởi thế, chúng ta đang chứng kiến thấy một “cuộc trao đổi tặng ân” thuận lợi góp phần vào thiện ích cho toàn Nhiệm Thể Chúa Kitô.

 

Tôi hy vọng rằng việc hợp tác truyền giáo sẽ được gia tăng và khả năng cùng đoàn sủng của mỗi giáo hội sẽ đạt được thành quả tốt đẹp nhất. Tôi cũng hy vọng rằng Ngày Truyền Giáo Thế Giới sẽ góp phần làm cho tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu và hết mọi người đã lãnh nhận phép rửa càng ý thức hơn bao giờ hết rằng tiếng gọi của Chúa Kitô trong việc loan truyền Vương Quốc của Người cho đến tận cùng trái đất là một ơn gọi phổ quát.

 

“Giáo Hội tự bản chất của mình là truyền giáo”, Đức Gioan Phaolô II đã viết trong Thông Điệp Sứ Vụ của Đấng Cứu Chuộc – Redemptoris Missio, “vì lệnh truyền của Chúa Kitô không phải là những gì tùy nghi hay bề ngoài vậy thôi, mà là những gì tiến đến tận tâm điểm của Giáo Hội. Tức là Giáo Hội hoàn vũ và từng Giáo Hội đều được sai đến với các quốc gia… Thật là thích đáng khi các Giáo Hội trẻ ‘cần phải thông phần vào, sớm bao nhiêu có thể, hoạt động truyền giáo phổ quát của Giáo Hội. Chính những Giáo Hội này sai các vị thừa sai đi loan truyền Phúc Âm khắp thế giới, cho dù họ gặp phải tình trạng thiếu hụt hàng giáo sĩ’” (khoản 62). 

 

Năm mươi năm sau lời kêu gọi lịch sử của vị Tiền Nhiệm tôi là Đức Piô XII trong vấn đề hợp tác này giữa Chư Giáo Hội để phục vụ việc truyền giáo, qua Thông Điệp Fidei Donum, tôi muốn tái khẳng định rằng việc loan truyền Phúc Âm vẫn tiếp tục là những gì hợp thời và khẩn thiết.

 

Trong Thông Điệp Sứ Vụ Của Đấng Cứu Chuộc - Redemptoris Missio trên đây, về phần mình, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã công nhận rằng “sứ vụ của Giáo Hội thì bao rộng hơn là ‘mối hiệp thông giữa Chư Giáo Hội’; nó cần phải được nhắm đến vấn đề chẳng những phụ giúp việc tái truyền bá phúc âm hóa mà còn chính yếu cho hoạt động truyền giáo như vậy nữa” (khoản 64).

 

Bởi thế, như vẫn thường nói, việc dấn thân  truyền giáo vẫn là việc phục vụ đầu tiên Giáo Hội cảm thấy mắc nợ với nhân loại ngày nay trong việc hướng dẫn và truyền bá phúc âm hóa những biến đổi về văn hóa, xã hội và đạo đức; trong việc cống hiến ơn cứu độ của Chúa Kitô cho dân chúng thuộc thời đại của chúng ta nơi rất nhiều phần đất trên thế giới là những người đang bị đọa đầy và đàn áp bởi tình trạng nghèo khổ địa phương, bởi bạo động và bởi việc chối từ c ó phương pháp các quyền lợi của con người.

 

Giáo Hội không thể lẩn trốn sứ vụ phổ quát này được; vì đối với Giáo Hội thì nó có một quyền lực thắt buộc. B ởi Chúa Kitô ban đầu đã ủy thác sứ vụ truyền giáo cho Thánh Phêrô và các Vị Tông Đồ, ngày nay chính yếu nó là trách nhiệm của Vị Thừa Kế Thánh Phêrô là vị được Đấng Quan Phòng Thần Linh tuyển chọn như là một nền tảng hữu hình cho mối hiệp nhất của Giáo Hội, cũng như của các Vị Giám Mục trực tiếp có trách nhiệm với việc truyền bá phúc âm hóa, vừa như là những phần tử của Hàng Giáo Phẩm và vừa như là Mục Tử của Giáo Hội riêng (Sứ Vụ Của Đấng Cứu Chuộc - Redemptoris Missio, khoản 63).

 

Bởi thế tôi ngỏ lời cùng các vị Mục Tử của tất cả mọi Giáo Hội được Chúa chọn hướng dẫn đàn chiên của mình để chúng thông phần vào mối quan tâm thôi thúc trong việc loan báo và lan truyền Phúc Âm.

 

Chính vì mối quan tâm này mà 50 n ăm trước đây đã thôi thúc Người Tôi Tớ Chúa Piô XII đã làm cho việc hợp tác truyền giáo được cập nhật hóa.

Đặc biệt quan tâm tới tương lai của việc truyền bá phúc âm hóa, ngài đã yêu cầu Chư Giáo Hội  “đã được thành hình lâu đời” hãy gửi các vị linh mục đến để nâng đỡ cho các Giáo Hội mới được thành lập.

 

Do đó, ngài đã mang lại sức sống cho một “vấn đề truyền giáo” mới được mang đúng tên gọi “Fidei Donum” là những chữ đầu tiên của Bức Thông Điệp này.

 

Ngài đã viết về vấn đề truyền  giáo mới này rằng: “Một đàng, khi Chúng Tôi hướng ý nghĩ tới vô vàn đám đông con cái của chúng ta, thành phần được thừa hưởng những phúc lành của đức tin thần linh, nhất là ở những quốc gia có một truyền thống Kitô Giáo lâu đời, đàng khác, khi Chúng Tôi chú ý tới nhữ ng đám đông còn nhiều hơn thế nữa những ai vẫn  đang đợi chờ ngày cứu độ được loan báo cho họ, Chúng Tôi cảm thấy hết sức muốn tiếp tục kêu gọi chư huynh, Chư Huynh Khả Kính, hãy nhiệt liệt hỗ trợ cho động lực rất thánh là mang Giáo Hội đến với tất cả thế giới”. Ngài thêm: “Xin Chúa cho những lời khuyên răn của Chúng Tôi gợi lên niềm hứng thú sâu xa nơi v iệc tông đồ truyền giáo giữa các vị linh mục của chư huynh và qua họ tâm trí của tín hữu cũng được nung nấu!” (cf. Fidei Donum, n. 4).

 

Chúng ta hãy tạ ơn Chúa về những hoa trái dồi dào đạt được nhờ việc hợp tác truyền giáo ấy ở Phi Châu cũng như ở các vùng khác trên trái đất này.

 

Hàng loạt linh mục, sau khi lìa xa  cộng đồng quê hương của mình, đã hiến  nghị lực tông đồ của mình cho việc phục vụ các cộng đồng mà đôi khi mới được hiện  hữu ở các miền  nghèo khổ và đang phát triển. Trong số những vị linh mục ấy có nhiều vị tử đạo, những vị đã hòa hợp hy tế sự sống của mình với chứng từ lời nói của mình và việc dấn thân tông đồ.

 

Chúng ta không quên nhiều tu sĩ nam nữ và các tình nguyện viên giáo dân, cùng với các vị linh mục, không bỏ qua một nỗ lực nào để truyền bá Phúc Âm cho đến tận cùng trái đất. Chớ gì Ngày Truyền Giáo Thế Giới là một cơ hội để trong lời nguyện cầu nhớ tới anh chị em cùng niềm tin với chúng ta cũng như tất cả những ai tiếp tục hoạt động ở cánh đồng truyền giáo bao la.

 

Chúng ta hãy xin Thiên Chúa để cho gương mẫu của các vị tác động ở mọi nơi những ơn gọi mới và ý thức truyền giáo mới nơi dân Kitô giáo. Thật vậy, hết mọi cộng đồng Kitô hữu hiện hữu là để truyền giáo, và tình yêu mến của tín hữu đối với Chúa c ủa mình được đo lường căn cứ vào lòng can đảm để truyền bá phúc âm hóa này.

 

Bởi thế, chúng ta có thể nói rằng đối với những phần tử tín hữu thì không còn chỉ là vấn đề hợp tác trong hoạt động truyền bá phúc âm hóa mà còn là cảm thấy rằng chính họ là thành phần đóng vai chính và đồng trách nhiệm. Vấn đề đồng trách nhiệm này bao gồm việc gia tăng mối hiệp thông giữa các cộng đồng và gia tăng việc tương trợ về vấn đề nhân sự (linh mục, tu sĩ nam nữ và tình nguyện viên  giáo dân) cũng như về vấn đề sử dụng phương tiện cần thiết cho việc truyền bá phúc âm hóa ngày nay.

 

Anh chị em thân mến, sứ mệnh truyền giáo được Chúa Kitô ủy thác cho các vị Tông Đồ thực sự bao gồm tất cả chúng ta nữa. Bởi thế, chớ gì Ngày Truyền Giáo Thế Giới trở thành một cơ hội thuận lợi để có được một ý thức sâu xa hơn và để cùng nhau thực hiện những cuộc hành trình một cách thiêng liêng và liên kết thích đáng, phấn khích việc hợp tác liên Giáo Hội và việc huấn luyện những nhà truyền giáo mới trong việc loan truyền  Phúc Âm trong thời đại của chúng ta.

 

Tuy nhiên, đừng quên  rằng việc đóng góp đầu tiên và ưu tiên chúng ta được kêu gọi để cống hiến cho hoạt động truyền giáo của Giáo Hội đó là việc cầu nguyện. Chúa phán: “Mùa màng thì bề bộn nhưng thợ thì lại ít ỏi. Bởi thế hãy cầu nguyện cùng Chủ mùa để sai thợ đến làm mùa cho Người” (Lk 10:2).

 

Đức Giáo Hoàng Piô XII đáng kính nhớ đã viết cách đây 50 năm rằng: “Bởi vậy, Chư Huynh đáng kính, trước hết, Chúng Tôi tin tưởng rằng vì việc này mà cần phải dâng lên Thiên Chúa những lời nguyện cầu tiếp tục và sốt sắng hơn nữa” (Fidei Donum, 49). Hãy nhớ rằng nhu cầu thiêng liêng khổng lồ của rất nhiều thành phần xa cách đức tin chân thật hay thành phần rất cần đến phương tiện sống kiên trung (cf. 55). Và ngài thôi thúc tín hữu hãy gia tăng số Thánh Lễ được dâng cầu cho các việc truyền giáo mà rằng “đó là những gì hợp với các lời nguyện cầu của Chúa chúng ta, Đấng yêu thương Giáo Hội của Người và muốn Giáo Hội nẩy nở và mở rộng biên cương bờ cõi trên khắp thế giới (ibid, 52).

 

Anh chị em thân mến, tôi cũng lập lại lời mời gọi này, một lời mời gọi hợp thời hơn bao giờ hết. Chớ gì lời thỉnh cầu đồng nhất dâng lên “Cha chúng con ở trên trời” được v ươn  tới hết mọi cộng đồng, để Nước Ngài được trị đến  trên trái đất này.

 

Tôi đặc biệt kêu gọi trẻ em và giới trẻ, những con người lúc nào cũng sẵn sàng và quảng đại trong việc dấn thân truyền giáo của mình. Tôi ngỏ lời cùng bệnh n hân và người khổ đau, nhắc nhở họ về giá trị của việc hợp tác nhiệm mầu và bất khả thiếu của họ trong công cuộc cứu độ. Tôi xin các người sống đời tận hiến, nhất là những ai ở trong các đan viện kín, hãy gia tăng lời nguyện cầu cho các việc truyền giáo.

 

Nhờ việc dấn thân của hết mọi tín hữu mà  việc liên hết nguyện cầu thiêng liêng và hỗ trợ cho việc truyền bá phúc âm hóa đang được bao trùm khắp Giáo Hội. Chớ gì Trinh Nữ Maria, Người đã đồng hành bằng mối quan tâm từ mẫu của mình với việc phát triển của Giáo Hội sơ sinh, cũng hướng dẫn đường đi nước bước cho chúng ta trong thời đại của chúng ta và xin cho chúng ta được một Lễ Hiện Xuống yêu thương mới. Chớ gì Mẹ đặc biệt làm cho tất cả chúng ta ý thức được mình là các thừa sai, tức là những người đã được Chúa Kitô sai đi để làm chứng  nhân cho Người ở mọi lúc trong cuộc sống của chúng ta. 

 

Tôi hứa nhớ đến các vị linh mục fidei donum, đến các tu sĩ nam nữ và thành phần tình nguyện viên giáo dân đang hoạt động ở tiền tuyến của việc truyền bá phúc âm hóa cũng như đến tất cả những ai tùy theo khả năng khác nhau dấn thân  loan truyền Phúc Âm,  với lòng cảm mến tôi ban Phép Lành Tòa Thánh cho tất cả.

 

Tại Vatican ngày 27/5/2007, Lễ Trọng Hiện Xuống

 

Giáo Hoàng Biển Đức XVI

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/missions/documents/hf_ben-xvi_mes_20070527_world-mission-day-2007_en.html