Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin

Tổng Lược Bản Hướng Dẫn Dignitas Personae – Phẩm Giá Con Người

 

 

 

 

Mục đích

 

Trong những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu về ngành y khoa sinh học đã tạo nên được những bước tiến lớn lao, mở ra những cơ hội mới cho việc chữa trị bệnh nạn, nhưng cũng gây ra những vấn đề nghiêm trọng không được trực tiếp giải quyết trong Bản Hướng Dẫn Donum Vitae (22/2/1987). Một Bản Hướng Dẫn mới, đề ngày 8/9/2008, Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, tìm cách cung cấp một số những giải đáp cho những vấn đề đạo lý sinh học mới này, vì những vấn đề này đã từng là mục tiêu mong đợi và quan tâm ở những lãnh vực xã hội rộng lớn. Bởi vậy, Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin tìm cách đóng góp cả vào việc “hình thành lương tâm” (khoản 10) lẫn việc khuyến khích nghiên cứu ngành y khoa sinh học tỏ ra trân trọng với phẩm giá của hết mọi người cũng như với việc truyền sinh.

 

Nhan Đề

 

Bản Hướng Dẫn này được bắt đầu bàng những chữ Dignitas personae – phẩm giá con người, một phẩm giá cần phải được nhìn nhận nơi hết mọi con người từ khi đươc thụ thai cho tới khi tự nhiên qua đi. Nguyên tắc nồng cốt  này là những gì thể hiện “một ‘đáp ứng’ cao cả với sự sống con người và cần phải là tâm điểm của vấn đề suy nghĩ theo đạo lý về việc nghiên cứu ngành y khoa sinh học” (Khoản 1).

 

Giá Trị

 

Bản văn kiện này là một Bản Hướng Dẫn có bản chất về tín lý, được Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin ban hành và được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI minh nhiên phê chuẩn. Vì thế, Bản Hướng Dẫn này thuộc về loại văn kiện “dự phần vào Huấn Quyền thông thường của vị thừa kế Thánh Phêrô” (Bản Hướng Dẫn Donum veritatis, khoản 18), và cần phải được người Công Giáo đón nhận “bằng tinh thần thuận thảo đạo hạnh của mình” (Dignitas personae, khoản 37)

 

Soạn Dọn

 

Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin mấy năm trời tìm hiểu về những vấn đề y khoa sinh học mới với mục đích để cập nhật hóa Bản Hướng Dẫn Donum vitae. Trong việc khảo sát những vấn đề mới như thế, Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin “đã được giúp đáp bởi việc phân tách của Giáo Hoàng Học Viện về Sự Sống và đã tham vấn với nhiều chuyên gia liên quan tới những khía cạnh khoa học của các vấn đề này, để giải quyết những vấn đề ấy theo các nguyên tắc của khoa nhân loại học Kitô Giáo. Thông Điệp Rạng Ngời Chân Lý – Veritatis splendor và Phúc Âm Sự Sống – Evangelium vitae của Đức Gioan Phaolô II, cũng như các chỉ dẫn khác của Huấn Quyền, là những gì cống hiến các ấn định rõ ràng về cả phương pháp lẫn nội dung của việc xem xét những vấn đề được quan tâm” (khoản 2).

 

Thụ Nhân Văn Kiện

 

Bản Hướng Dẫn này nhắm đến “tất cả những ai tìm kiếm chân lý” (khoản 3). Thật vậy, trong việc trình bày cho thấy những nguyên tắc cùng với những thẩm định về luân lý liên quan tới việc nghiên cứu ngành y khoa sinh học về sự sống con người, Giáo Hội Công Giáo “rút tỉa ánh sáng từ lý trí cũng như từ đức tin, và tìm cách nêu lên một nhãn quan toàn diện về con người cùng với ơn gọi của con người, một nhãn quan có thể kết hợp hết mọi sự thiện hảo nơi hoạt động của con người cũng như nơi các truyền thống khác nhau về văn hóa và tôn giáo không phải là hiếm thấy tỏ ra thật trân trọng đối với sự sống” (khoản 3).

 

Cấu Trúc

 

Bản Hướng Dẫn này được chia làm 3 phần: “phần nhất nhắc lại một số yếu tố về nhân loại học, thần học và đạo đức học có tầm vóc trọng yếu; phần thứ hai giải quyết những vấn đề mới liên quan tới việc sinh sản; phần thứ ba khảo sát những cách thức mới liên quan tới việc mạo dụng các phôi thai bào và gia sản di giống của nhân loại” (khoản 3).

 

 

 

Phần Nhất

 

Những Khía Cạnh Nhân Loại Học, Thần Học và Đạo Đức Học

về Sự Sống Con Người và Việc Truyền Sinh

 

 

Hai nguyên tắc cốt yếu

 

Nhân loại cần phải đươc tôn trọng và đối xử như là một con người từ lúc thụ thai; và vì thế, cũng từ lúc ấy các quyền lợi của họ là một con người cần phải được nhìn nhận, trong số đó trước hết là quyền sống bất khả vi phạm của hết mọi con người vô tội” (khoản 4).

 

“Nguồn gốc của sự sống con người thực sự liên quan tới hôn nhân và gia đình, nơi nó xuất phát nhờ tác động bày tỏ yêu thương nhau giữa một người nam và một người nữ. Việc truyền sinh thực sự tỏ ra hữu trách liên quan con trẻ được sinh ra cần phải là hoa trái của hôn nhân” (khoản 6). 

 

Đức tin và nhân phẩm

 

“Giáo Hội xác tín rằng những gì là con người không phải chỉ được đức tin chấp nhận và tôn trọng, mà con được thanh tẩy, thăng hóa và nên trọn hảo nữa” (khoản 7). Thiên Chúa đã dựng nên hết mọi người theo hình ảnh của Ngài, và Con của Ngài đã làm cho chúng ta có thể trở nên con cái của Thiên Chúa. “Nhờ mối liên hệ tương giao giữa hai chiều kích này, chiều kích nhân loại và thần linh, như là khởi điểm, mà người ta hiểu hơn nữa lý do tại sao con người có một giá trị bất khả xâm phạm: họ có một ơn gọi vĩnh cửu và được kêu gọi thông phần vào tình yêu ba ngôi của Vị Thiên Chúa hằng sống” (khopản 8). 

 

Đức tin và đời sống hôn nhân

 

“Hai chiều kích này của sự sống, chiều kích tự nhiên và siêu nhiên, giúp chúng ta có thể hiểu hơn nữa cái ý nghĩa chất chứa các tác động có thể tạo nên một con người mới hiện hữu trên đời, những tác động hiến thân cho nhau của một người nam và một người nữ là phản ảnh của tình yêu ba ngôi. Thiên Chúa, Đấng là tình yêu và là sự sống, đã in ấn nơi con người nam nữ ơn gọi thông phần một cách đặc biệt vào mầu nhiệm hiệp thông ngôi vị cũng như vào việc làm của Ngài là Đấng Hóa Công và là Cha… Thánh Linh là Đấng được tuôn đổ nơi việc cử hành bí tích công hiến cho đôi phối ngẫu Kitô hữu tặng ân của một mối hiệp thông mới yêu thương là hình ảnh sống động và thực sự cho mối hiệp nhất đặc thù làm cho Giáo Hội trở thành Nhiệm Thể bất khả phân ly của Chúa Giêsu” (khoản 9).

 

Huấn Quyền của Giáo Hội và tính cách độc lập hợp lý của khoa học

 

“Giáo Hội, bằng việc bày tỏ phán đoán nào đó về đạo lý đối với một số tiến triển của việc nghiên cứu y khoa gần đây liên quan tới con người cùng với những khởi điểm của họ, không pha mình vào lãnh vực hợp với chính khoa y học, nhưng kêu gọi mọi người tỏ ra hữu trách về đạo đức và xã hội nơi các hành động của họ. Giáo Hội nhắc nhở họ là giá trị về đạo lý của ngành y khoa sinh học được đo lường căn cứ vào cả việc tôn trọng vô điều kiện với hết mọi con người ở mọi lúc họ sống, lẫn việc bênh vực tính chất đặc biệt của tác động cá thể trong việc truyền đạt sự sống” (khoản 10).

 

 

Phần Hai

 

Những Vấn Đề Mới Liên Quan Tới Việc Sinh Sản

 

 

Những kỹ thuật trợ giúp khả năng sinh sản

 

Trong số những phương thức đáp ứng những vấn đề về khả năng sinh sản như sau:

 

“những kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bất tương hợp về nguồn gốc (heterologous)” (khoản 12): tức là “các kỹ thuật được sử dụng để tạo nên một thứ thụ thai con người cách nhân tạo bằng việc sử dụng những giao tử (gamates) từ ít là một hiến nhân hơn là bởi đôi phối ngẫu kết hợp với nhau trong hôn nhân” (ghi chú 22).

 

“những kỹ thuật thụ tinh nhân tạo tương ứng (homologous)” (khoản 12): tức là “các kỹ thuật được sử dụng để tạo nên một cuộc thụ thai con người bằng việc sử dụng những giao tử của đôi phối ngẫu kết hợp với nhau trong hôn nhân” (ghi chú 23).

“các kỹ thuật tác dụng như là một thứ hỗ trợ cho tác động vợ chồng cũng như cho việc sinh sản của tác động này” (khoản 12).

 

“các kỹ thuật nhắm tới việc loại trừ đi những thứ cản trở cho việc thụ thai tự nhiên” (khoản 13).

 

“việc nhận con nuôi” (khoản 13).

 

Những kỹ thuật bình thường được phép nếu chúng tôn trọng: “quyền sống và tinh cách toàn vẹn về thể lý của hết mọi con người”, tôn trọng “mối hiệp nhất của hôn nhân, tức là việc tương kính quyền của nhau trong hôn nhân được trở thành một người cha hay một người mẹ chỉ bằng cách hợp với người phối ngẫu kia” và tôn trọng “những giá trị về tính dục đặc biệt của con người” (khoản 12), những thứ giá trị đòi hỏi việc sinh sản một con người mới cần phải xuất phát như là thành quả của tác động vợ chồng giành riêng cho tình yêu thương giữa một người chồng và một người vợ. 

 

Bởi thế, “những thứ kỹ thuật tác hành như là một trợ giúp cho tác động vợ chồng cũng như cho khả năng sinh sản của tác động này đều là những gì được phép làm” (khoản 12). Nơi những phươngt thức như vậy, “vấn đề can thiệp về y khoa tôn trọng phẩm giá con người là ở chỗ khi nó tìm cách hỗ trợ tác động vợ chồng để làm cho tác động này được dễ dàng thi hành hay để giúp tác động ấy có thể đạt được mục tiêu của mình một khi tác động ấy đã được thực hiện một cách bình thường” (khoản 12). 

 

“Những kỹ thuật nhắm tới chỗ loại trừ đi các thứ trở ngại cho việc thụ thai tự nhiên thật sự … là những gì được phép làm” (khoản 13).

 

“Việc nhận con nuôi là những gì cần được khuyến khích, cổ võ và dễ dàng hóa để nhiều trẻ em thiếu cha mẹ được có một gia đình… Ngoài ra, việc nghiên cứu và đầu tư nhắm tới chỗ ngăn ngừa bị hiếm muộn cũng đáng được khuyến kích” (khoản 13).

 

Việc thụ thai ngoài thân thể (in vitro) và việc cố ý hủy diệt các phôi thai bào

 

Kinh nghiệm của những năm gần đây đã cho thấy rằng trong tất cả mọi kỹ thuật về việc thụ thai ngoài thân thể  “con số những phôi thai bào bị hy sinh hết sức cao” (khoản 14). Ngay cả ở những trung tâm tân tiến nhất về kỹ thuật thụ thai nhân tạo, con số này xẩy ra trên 80% (cf. ghi chú 27). “Những phôi thai bào được sản xuất ngoài thân thể có những hư hại thì liền được loại bỏ”; đang gia tăng con số các cặp vợ chồng “sử dụng phương tiện sinh sản nhân tạo để thực hiện việc chọn lựa di giống con cái của mình”; về những phôi thai bào được sản xuất ngoài thân thể có “một số được chuyển vào tử cung của người đàn bà, trong khi những phôi thai bào khác được giữ đông lạnh”; kỹ thuật chuyển nhiều phôi thai bào mà “con số phôi thai bào được chuyển nhiều hơn một con trẻ được mong muốn, để phòng hờ có một số phôi thai bào bị mất mát… là những gì bao hàm một thứ đối xử thuần thực dụng đối với các phôi thai bào” (khoản 15).

 

“Việc vô tư chấp nhận con số khổng lồ những vụ phá thai liên quan tới tiến trình thụ thai ngoài thân thể là những gì hùng hồn cho thấy việc thay thế tác động vợ chồng bằng một phương thức kỹ thuật… sẽ dẫn tới tình trạng làm suy yếu đi việc tôn trọng đối với hết mọi con người ra sao. Trái lại, việc nhìn nhận sự tôn trọng này được gia tăng bởi tính cách thân mật vợ chồng trong tình yêu hôn nhân… Trước việc mạo dụng này đối với con người nơi tình trạng phôi thai của họ, cần phải lập lại là tình yêu của Thiên Chúa không phân biệt giữa một hài nhi mới được thụ thai vẫn còn trong bụng mẹ với một con trẻ hay một người trẻ, hoặc một người lớn và một người già. Thiên Chúa không phân biệt giữa họ vì Ngài nhìn vào cái ấn tượng hình ảnh và giống nhau của mình. Bởi thế, Huấn Quyền của Giáo Hội liên lỉ loan truyền tính cách linh thánh và bất khả vi phạm của hết mọi sự sống con người từ khi được thụ thai cho đến khi tự nhiên qua đi” (khoản 16).  

 

Việc cấy tinh trùng vào noãn bào

 

Việc cấy tinh trùng vào noãn bào một cách sinh sản khác ngoài thân thể, trong đó việc đậu thai trong ống nghiệm không chỉ “tự mình xẩy ra mà phải bằng cách cấy một tinh trùng duy nhất được chọn trước đó vào trong noãn bào (oocyte), hay bằng cách cấy những tế bào làm giống còn non được lấy từ nam nhân” (ghi chú 32). 

 

“Kỹ thuật này, một kỹ thuật bất hợp pháp về luân lý, là những gì gây ra một cuộc tách biệt hoàn toàn giữa vấn đề sinh sản với tác động vợ chồng” (khoản 17). Nó xẩy ra “ngoài thân thể của đôi phối ngẫu nhờ những tác động của thành phần thứ ba có khả năng và hoạt động về kỹ thuật mang lại thành đạt về phương thức. Việc đậu thai như thế là việc ký thác sự sống và căn tính của phôi thai bào vào quyền năng của các vị bác sĩ và những chuyên viên sinh học, và là việc thiết lập sự thống trị của kỹ thuật trên nguồn gốc và định mệnh của con người” (khoản 17). 

 

Những phôi thai bào đông lạnh

 

“Để tránh việc cứ phải lấy noãn bào ra từ thân thể của người đàn bà, nhiều noãn bào có thể được lấy ra bằng tiến trình chỉ cần can thiệp một lần mà thôi, một tiến trình được tiếp nối bởi việc bảo trì ở nhiệt độ rất thấp một số khá nhiều những phôi thai bào đươc thụ thai ngoài thân thể. Nhờ đó, nếu không thành công trong nỗ lực thụ thai ban đầu, phương thức này có thể được tái diễn hay những cuộc thụ thai khác lại được thử nghiệm vào một ngày nào sau đó” (khoản 18). Việc đông lạnh hay bảo trì ở một nhiệt độ rất thấp những phôi thai bào “liên quan tới việc làm cho chúng đông lạnh ở một nhiệt độ cực thấp để giúp vào việc có thể cất giữ dài hạn” (cf ghi chú 35).

 

“Vấn đề bảo trì ở một nhiệt độ cực thấp này không xứng hợp với việc tôn trọng cần phải tỏ ra đối với các phôi thai nhân bào; nó bao hàm việc sản xuất những phôi thai nhân bào ngoài thân thể; nó gây nguy tử trầm trọng hay tai hại về thể lý cho những phôi thai nhân bào, vì tiến trình làm đông lạnh và làm ấm nồng này không đạt được tỷ lệ cao; nó làm cho những phôi thai nhân bào mất đi ít là tạm thời việc được thai mẫu tiếp nhận và thai nghén; nó đặt những phôi thai nhân bào vào tình trạng những phôi thai nhân bào ấy có thể bị xúc phạm và mạo dụng hơn nữa” (khoản 18).

 

Đối với một số lớn những phôi thai bào đông lạnh đang hiện hữu, vấn đề được đặt ra là: cần phải làm gì với những phôi thai bào đông lạnh ấy đây? Tất cả những câu trả lời đã từng được nêu lên (như sử dụng chúng để nghiên cứu hay để chữa trị bệnh tật; làm cho chúng ấm lại nhưng không để cho chúng tái sinh động và sử dụng chúng vào việc nghiên cứu, như thể chúng là những tử thi như thường; để chúng được tùy nghi sử dụng bởi những cặp vợ chồng hiếm muộn như là một “thứ chữa trị triệu chứng hiếm muộn”; chấp nhận một thứ hình thức “nhận con nuôi trước khi sinh”) đều thực sự cho thấy chúng có đủ thứ những vấn đề trong đó. Cần phải nhìn nhận rằng “hàng ngàn những phôi thai bào bị bỏ rơi cho thấy một tình trạng bất chính thật sự không thể nào có thể giải quyết được”. Bởi thế, Đức Gioan Phaolô II đã lên tiếng “kêu gọi lương tâm của các vị thẩm quyền về khoa học trên thế giới, nhất là của các vị bác sĩ, là cần phải ngăn chặn việc sản xuất ra những phôi thai nhân bào, bằng mối quan tâm là dường như không có một giải quyết hợp pháp nào về luân lý đối với số phận con người của hằng ngàn ngàn những phôi thai bào ‘đông lạnh’ đang là và vẫn là những chủ thể của các quyền lợi thiết yếu và vì thế cần phải được luật pháp bảo vệ như là những con người” (khoản 19).

 

Việc làm đông lạnh các noãn bào

 

“Để tránh những vấn đề trầm trọng về đạo đức gây ra bởi việc làm đông lạnh các phôi thai bào, việc làm đông lạnh các noãn bào cũng đã được tiến triển về lãnh vực kỹ thuật thụ thai ngoài thân thể” (khoản 20).

 

Về vấn đề này, cần phải nói rằng cho dù việc giữ ở nhiệt độ cực thấp các noãn bào, tự nó, không phải là những gì vô luân, và được sử dụng ở các phạm vi khác về y khoa không thuộc thẩm quyền của bản văn kiện đây, nhưng nếu việc này xẩy ra “vì mục đích được dùng vào việc sinh sản nhân tạo” thì việc ấy “được cho là bất khả chấp về luân lý” (khoản 20).

 

Việc giảm bớt các phôi thai bào

 

“Một số kỹ thuật được sử dụng vào việc sinh sản nhân tạo, nhất là việc chuyển nhiều phôi thai bào vào tử cung của người đàn bà, đã gây ra một thứ gia tăng quan trọng nơi tính cách thường xuyên của việc thai nghén dồi dào. Tình trạng này trái lại đưa đến việc được gọi là vấn đề giảm bớt phôi thai bào, một phương thức trực tiếp hủy diệt đi những phôi thai bào hay bào thai” (khoản 21).

 

“Theo quan điểm đạo đức học, thì việc làm giảm bớt phôi thai bào là một thứ phá thai chọn lựa cố ý. Thật sự nó là việc cố ý và trực tiếp loại trừ đi một hay nhiều con người vô tội trong giai đoạn khởi đầu của việc họ hiện hữu, và vì thế nó bao giờ cũng tạo nên một thứ lệch lạc trầm trọng về luân lý” (khoản 21).

 

Việc chẩn đoán trước khi cấy

 

“Việc chẩn đoán trước khi cấy là một hình thức chẩn đoán trước khi sinh liên quan tới các thứ kỹ thuật thụ thai nhân tạo, trong đó, các phôi thai bào được hình thành ngoài thân thể phải chịu một thứ chẩn đoán về chất di giống trước khi được chuyển vào bụng người đàn bà. Việc chẩn đoán này được thực hiện để bảo đảm rằng chỉ có những phôi thai bào không bị hư hại gì hay có phái tính được mong muốn hoặc có những phẩm chất đặc biệt khác được chuyển mà thôi” (khoản 22).

 

“Không như những hình thức chẩn đoán trước khi sinh khác…, việc chẩn đoán trước khi cấy được tiếp nối ngay bằng việc oại trừ một phôi thai bào được nghi là có những hư hại về chất di giống hay về nhiễm sắc thể, hoặc không phải là phái tính mong muốn, hay có những phẩm chất không như ý muốn. Việc chẩn đoán tiền cấy này … trực tiếp nhắm đến vấn đề lựa chọn về phẩm chất và hủy hoại sau đó các phôi thai bào, một việc tạo nên một hành động phá thai… Khi đối xử với các phôi thai nhân bào thuần túy như “chất liệu thí nghiệm”, thì chính quan niệm về nhân phẩm cũng bị biến đổi và trở thành kỳ thị… Việc kỳ thị này là những gì vô luân và bởi đó phải được coi là bất khả chấp về pháp lý… “ (khoản 22).

 

Những hình thức mới về việc ngăn chặn thai nghén và chống thai nghén

 

Có những phương pháp ngăn ngừa thai nghén tác dụng sau khi thụ thai, khi phôi thai bào đã được hình thành.

 

“Những phương pháp này là những gì ngăn chặn nếu chúng gây trở ngại cho phôi thai bào trước khi đậu thai” (khoản 23); chẳng hạn như bộ phận trong dạ con IUD (intrauterine device) và những gì được gọi là ‘liều thuốc sáng hôm sau’ (morning-after pills). Chúng là những gì “chống thai nghén nếu chúng đi đến chỗ loại trừ đi phôi thai bào một khi đã đậu thai” (khoản 23); chẳng hạn như việc mua bán thứ thuốc về thương mại được mang tên là RU-486 (ghi chú 43). Tuy nhiên, ngay cả khi những thứ chống thai nghén này không gây ra hậu quả phá thai mỗi lần chúng được sử dụng đi nữa, vì việc thụ thai không phải là sẽ xẩy ra sau mỗi lẫn giao hợp, mới cần phải lưu ý là “ai tìm cách ngăn cản việc đậu thai một phôi thai bào có thể đã được thụ thai, và vì thế ai yêu cầu hay cho toa mua một thứ thuốc như vậy, thì nói chung đều có ý phá thai”. Trong trường hợp những cuộc chống thai nghén này thì “những gì xẩy ra thực tế là việc phá hủy một phôi thai bào vừa mới đậu thai… việc sử dụng phương tiện ngăn chặn và chống thai nghén thuộc về tội phá thai và là những gì vô luân cách nghiêm trọng” (khoản 23).

 

 

 

Phần Ba

 

Những Trị Liệu Mi

Liên Quan ti Việc Mạo Dng Phôi Thai Bào hay

Gia Sản Di Giống ca Nhân Loại

 

 

Trị Liệu Về Chất Di Giống

 

Việc trị liệu về chất di giống là những gì liên quan ti “các kỹ thuật khéo léo sử dng chất di giống đươc áp dng cho con người vì các mc đích trị liệu, tc là vi mc đích chữa trị các th bệnh gây ra bi di truyền” (khoản 25).

 

Việc trị liệu chất di giống ca tế bào về cơ thể là việc “tìm cách loại tr đi hay làm giảm bt đi những hư hại về di truyền nơi tầm mưc ca các tế bào trong cơ thể” (khoản 25).

 

Việc trị liệu tế bào mầm giống có mc đích “hoàn chỉnh những hư hại về di truyền nơi các tế bào mầm giống để truyền đạt những hiệu quả trị liệu cho giòng giống ca mt con người” (khoản 25).

 

Theo quan điểm đạo đức học:

 

Những phương thc được sử dng về các tế bào cơ thể triệt để cho mc đích trị liệu “theo nguyên tắc là những gì hp pháp về luân lý… Trong trường hp việc trị liệu về chất di giống này liên quan ti những nguy hiểm quan trọng cho bệnh nhân, thì cần phải tuân theo nguyên tắc đạo đức, theo đó, để tiến hành mt th can thiệp về trị liệu cần phải nắm vững vấn đề con người được trị liệu sẽ không đi ti ch gặp phải các nguy hiểm cho sc khỏe ca họ hay cho tính chất toàn vẹn về thể lý ca họ, những nguy hiểm thái quá hay bất cân xng vi tính cách trầm trọng ca bệnh lý cần được chữa trị. Cũng cần phải có sự đồng ý sáng suốt ca bệnh nhân hay người đại diện hp pháp nữa” (khoản 26).

 

Về vấn đề trị liệu tế bào cùng mầm mống, “những nguy hiểm gắn liền vi bất c việc mạo dng di giống nào đều là những gì đáng chú trọng và chưa hoàn toàn làm ch được tình hình”, bi thế “trong tình trạng nghiên cu hiện nay, về luân lý, không được phép tác động có thể gây nguy hại đến cho mầm mống mai hậu” (khoản 26).

 

Về vấn đề triển vọng sử dng những kỹ thuật điều chế chất di giống để mang lại những thay đổi nhắm đến ch cải tiến và cng cố chất di giống, cần phải được nhận định xem những can thiệp như thế có c võ mt th “tâm thc về ưu sinh” hay chăng và có gây ra mt th “sỉ nhc gián tiếp về xã hi đối vi thành phần thiếu ht mt số phẩm chất nào đó hay chăng, trong khi đó những phẩm chất ưu biệt chỉ được cảm nhận mt số văn hóa hay xã hi nào đó mà thôi; những phẩm chất như thế không tạo nên những gì là chuyên biệt con người. Điều này có thể tương phản vi sự thật cốt yếu về phẩm chất ca hết tất cả mọi con người, mt sự thật được thể hiện nơi nguyên tắc về công lý, mt nguyên tắc mà nếu bị phạm ti thì về lâu về dài sẽ nguy hại ti việc chung sống hòa thuận giữa các cá nhân con người vi nhau…  Sau hết, cũng cần phải nhận định rằng trong việc cố gắng tạo nên mt kiểu mẫu mi về con người, người ta có thể nhận thấy mt yếu tố về ý hệ cho thấy con người đang cố gắng chiếm ch ca Đấng Hóa Công” (khoản 27).

 

Việc tạo sinh sao bản con người

 

Việc tạo sinh sao bản con người là những gì liên quan ti “việc sinh sản phi tính dc hay phi giao tử ca toàn b cơ thể con người để tạo nên, theo quan điểm di giống học, mt hay nhiều ‘sao bản’ hoàn toàn giống hệt vi cái gốc duy nhất” (khoản 28). Những kỹ thuật đã tng được đề ra để hoàn thành việc tạo sinh sao bản con người là việc ghép đôi phôi thai bào nhân tạo, mt việc làm “ ch phân tách mt cách nhân tạo những tế bào riêng hay những nhóm tế bào khỏi phôi thai bào giai đoạn phát triển sm nhất ca phôi thai bào này… ri chuyển vào tử cung để có được những phôi thai bào đồng nhất mt cách nhân tạo” (ghi chú 47) cùng vi việc chuyển nhân bào, mt việc chuyển nhân bào xẩy ra “ ch mang mt nhân bào được lấy t mt tế bào phôi thai hay trong cơ thể vào mt noãn bào đã bị mất nhân bào. Việc này được tiếp nối bằng cách kích thích noãn bào ấy để nó bắt đầu phát triển thành mt phôi thai bào” (ghi chú 47). Việc tạo sinh sao bản được đề ra vì hai mc đích chính yếu, đó là mc đích sản sinh, tc để có được mt em bé, và mc đích trị liệu về y khoa hay nghiên cu y khoa.

 

Việc tạo sinh sao bản con người là những gì “tự bản chất trái phép ch… nó tìm cách làm phát sinh mt con người mi chẳng liên hệ gì ti tác động trao thân cho nhau giữa v chng, nhất là không có bất c mt liên hệ nào về tình dc. Điều này dẫn ti việc mạo dng cũng như những lạm dng gây tn thương trầm trọng ti phẩm giá ca con người” (khoản 28).

 

Về vấn đề tạo sinh sao bản vi mc đích sinh sản, “việc này sẽ áp đặt lên cá nhân t đó mà có mt căn tính t chất di giống được ấn định trước, khiến cá nhân này – như đã tng nói – thuc về mt hình thc nô lệ sinh thể, làm họ khó có thể thoát được hình thc ấy. Sự kiện là mt người nào đó sẽ nhận bậy cho mình cái độc quyền ấn định những tính chất về di giống nơi người khác là những gì cho thấy mt vi phạm trầm trọng ti phẩm giá ca con người đó cũng như đến quyền bình đẳng căn bản ca tất cả mọi người… Trong việc gặp g người khác, chúng ta gặp thấy mt con người được Thiên Chúa yêu thương dựng nên cho hiện hữu cùng vi những tính chất xng vi họ, và chỉ có tình yêu thương nhau giữa v chng mi tr thành mt th trung gian môi gii cho tình yêu ấy, hp vi dự án ca Đấng Tạo Hóa và Cha trên tri” (khoản 29).

 

Về vấn đề tạo sinh sao bản vi mc đích trị liệu về y khoa hay nghiên cu y khoa, cần phải nói ngay rằng “việc tạo nên các phôi thai bào vi ý định hy diệt chúng đi, thậm chí vi ý định giúp đỡ cho các bệnh nhân chăng nữa, hoàn toàn bất xng vi phẩm giá con người, vì nó tạo nên việc hiện hữu ca mt con người giai đoạn phôi thai chỉ bằng cách để sử dng và hy diệt đi. Thật là hết sc vô luân trong việc hy sinh sự sống ca con người cho những mc đích trị liệu” (khoản 30).      

 

Như mt giải pháp thay thế cho việc tạo sinh sao bản để trị liệu, mt số nghiên cu gia đã đề ra những kỹ thuật mi được cho rằng có khả năng tạo được các thân bào t mt loại phôi thai bào mà không bao gm việc hy diệt đi những phôi thai nhân bào thực sự, chẳng hạn bằng việc chuyển nhân bào đã được thay đổi hay bằng việc noãn bào được giúp tái cấu lập. Tuy nhiên, vẫn chưa có gì là chắc chắn “đối vi tình trạng về bản thể học ca ‘sản phẩm’ có được theo đường lối này” (khoản 30).

 

Việc sử dng các thân bào để trị liệu

 

“Những thân bào là những tế bào chưa được biệt phân vi hai đặc tính căn bản, đó là a) khả năng tn tại bằng việc tăng bi mình lên trong khi vẫn trong tình trạng bất biệt phân; b) khả năng sản xuất ra những tế bào tiên khi tạm thi để t những tế bào tiên khi này xuất phát ra những tế bào được biệt phân, chẳng hạn như các tế bào thần kinh, các tế bào bắp thịt và các tế bào máu. Mt khi nh thí nghiệm chng minh được rằng những thân bào được cấy vào mt th thịt bị hư hại nào đó chúng có khuynh hướng làm tăng trưởng tế bào và gây ra việc hi phc th thịt ấy, thì những chân tri mi đã m ra cho ngành y khoa về phc hi, những chân tri đã tng là đề tài rất hào hng trong thành phần nghiên cu khắp thế gii” (khoản 31).

 

Đối vi việc thẩm định về đạo đức học thì trước hết cần phải xem xét ti những phương pháp làm sao lấy được những thân bào.

 

“Những phương pháp không gây tai hại trầm trọng cho ch thể là nơi các thân bào được lấy thì được phép làm. Nói chung thì đây là trường hp khi các th thịt được lấy t a) cơ thể mt người ln; b) máu ca cái nhau vào lúc sinh n; c) những bào thai đã chết bi những nguyên do tự nhiên” (khoản 32).

 

“Việc tạo được những thân bào t mt phôi thai nhân bào sống … bao gi cũng gây ra cái chết ca phôi thai bào ấy và vì thế là những gì hết sc trái phép… Trong trường hp này, nhà nghiên cu… không thực  sự phc v nhân loại. Thật vậy, việc nghiên cu này tiến triển bằng việc triệt hạ những mạng sống con người bình đẳng về phẩm giá vi các sự sống ca các con người khác và vi mạng sống ca chính những nghiên cu gia” (khoản 32).

 

“Việc sử dng các thân bào t phôi thai bào hay t các tế bào đã được biệt phân t phôi thai bào – ngay cả khi những tế bào này được cung cấp t những nghiên cu viên khác qua việc hy hoại các phôi thai bào, hay khi những tế bào như vậy được đem rao bán – là những gì cho thấy các vấn đề nghiêm trọng theo quan điểm cng tác hành ác và gây gương mù” (khoản 32). 

 

Tuy nhiên, có nhiều nghiên cu đã cho thấy rằng những thân bào già dặn có thể mang lại những thành quả tích cực hơn là những thân bào t phôi thai bào.

 

Những n lực làm lai giống

 

“Gần đây các noãn bào ca thú vật đã được sử dng trong việc tái cấu thể các nhân trung ca những tế bào thuc cơ thể con người… để lấy ra những thân bào ca phôi thai bào t những phôi thai bào thành quả mà không cần sử dng ti các noãn bào ca con người” (khoản 33).

 

“Theo quan điểm đạo đức học thì những phương thc như vậy cho thấy mt th xúc phạm ti phẩm giá ca con người gây ra bi cái hn hp giữa những yếu tố về di giống chất ca con người và thú vật, mt xúc phạm có thể phá v căn tính chuyên biệt ca con người” (khoản 33).

 

Việc sử dng “sinh chất” có ngun gốc trái phép ca con người

 

Có những lúc hằng loạt các tế bào được sử dng cho việc nghiên cu khoa học cũng như cho việc sản xuất các th thuốc chng nga hoặc các sản phẩm khác, là thành quả ca mt việc can thiệp trái phép phạm đến sự sống hay tính cách toàn vẹn về thể lý ca mt con người.

 

Việc thí nghiệm đối vi các phôi thai nhân bào “là mt ti ác phạm đến phẩm giá làm người ca họ, thành phần có quyền được tôn trọng như mt con trẻ được sinh ra, như hết mọi người. Những hình thc thí nghiệm này bao gi cũng tạo nên mt th lệch lạc trầm trọng về luân lý” (khoản 34).

 

Về vấn đề sử dng “sinh chất” có ngun gốc trái phép  bi những nghiên cu gia, th sinh chất được sản xuất ngoài trung tâm nghiên cu ca họ hay được mua bán, thì vấn đ đòi hỏi về luân lý “cần phải được bảo toàn để không rơi vào trường hp đồng lõa cố ý phá thai và tránh nguy cơ gây ra gương mù. Về vấn đề này, tiêu chuẩn ca vấn đ độc lập như đã được thiết định bi mt số tiểu ban đạo đức học không đủ. Theo tiêu chuẩn ấy thì việc sử dng ‘sinh chất’ có ngun gốc trái phép về đạo đức là những gì được phép làm nếu không phân biệt rõ ràng mt bên những người sản xuất, làm đông lạnh và gây tử vong cho các phôi thai bào, và mt bên là những nghiên cu gia liên quan ti việc thí nghiệm khoa học”.  Cần phải nh rằng “nhiệm v t chối sử dng ‘sinh chất’ ấy xuất phát t nhu cầu cần phải làm sao, trong lãnh vực nghiên cu ca mình, không dính dáng ti mt tình trạng pháp lý bất chính trầm trọng và phải minh nhiên khẳng định giá trị ca sự sống con người. Bi thế, tiêu chuẩn về sự độc lập được đề cập đến trên đây là cần thiết những lại là những gì thiếu sót về đạo đức học” (khoản 35).

 

“Dĩ nhiên, trong bc ảnh chung này vẫn có những mc độ khác nhau về trách nhiệm. Những lý do hệ trọng, về luân lý, có thể tương xng để biện minh cho việc sử dng “sinh chất” ấy. Chẳng hạn như trường hp nguy hiểm cho sc khỏe ca con cái cha mẹ có thể được phép sử dng mt loại chng nga nào đó đã được phát minh nh sử dng những loạt tế bào có ngun gốc trái phép, trong khi vẫn ý thc rằng hết mọi người đều có nhiệm v phải bày tỏ thái độ bất đồng ý ca mình, và yêu cấu hệ thống chăm sóc sc khỏe thực hiện những loại thuốc chng nga thuận li khác. Ngoài ra, các t chc, nơi hàng loạt các tế bào có nguốn gốc bất hp pháp đang được sử dng, trách nhiệm ca những ai quyết định sử dng chúng không giống như trách nhiệm ca những ai không góp phần vào quyết định như vậy” (khoản 35).

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_20081212_sintesi-dignitas-personae_en.html