Tiến Trình và Chiều Hướng Đại Kết

Giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma

và Giáo Hi Chính Thng Giáo Contantinôpôli

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, nhận định, tổng hợp và tuyển dịch

 

 

Phong trào Đại Kết Kitô Giáo giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và các Giáo Hội Kitô Giáo khác, như những Giáo Hội Chính Thống Giáo (ly khai từ năm 1054 ở Thổ Nhĩ Kỳ), những cộng đồng Cải Cách Tin Lành (ly khai từ năm 1517 ở Đức quốc), và Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo (ly khai từ năm 1535 ở Anh quốc), được bắt đầu bùng lên từ Công Đồng Chung Vaticanô II (11/10/1962-8/12/1965), với Sắc Lệnh về Hiệp Nhất Unitatis Redintegratio được ban hành ngày 21/11/1964, và được đẩy mạnh từ đầu giáo triều của vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI, khi ngài công khai tuyên bố trong bài giảng cho hồng y đoàn tại Nguyện Đường Sistine ngày Thứ Tư 20/4/2005, sau ngày ngài được bầu làm giáo hoàng, về mối ưu tiên hàng đầu của giáo triều ngài là vấn đề đại kết Kitô Giáo:

 

·        Bằng tất cả ý thức và vào lúc mở đầu cho thừa tác vụ của mình ở Giáo Hội Rôma là nơi Thánh Phêrô đã tắm máu, vị Thừa Kế này quyết tâm không ngừng hoạt động hướng đến việc tái thiết mối hiệp nhất trọn vẹn và hữu hình nơi tất cả mọi thành phần môn đệ của Chúa Kitô. Đó là tham vọng của ngài, đó là nhiệm vụ bó buộc của ngài. Ngài biết rằng, để làm điều này, những bày tỏ về cảm tình thiện cảm mà thôi chưa đủ. Cần phải có những cử chỉ cụ thể để thấm nhập các tâm hồn và đánh động lương tâm, phấn khích mọi người tiến đến chỗ hoán cải nội tâm là điều căn bản cho tất cả mọi thứ tiến bộ trên con đường đại kết….. Vị Thừa Kế Thánh Phêrô đây tự cảm thấy chính mình liên quan đến vấn đề này và sẵn sàng làm tất cả những gì trong khả năng của mình để cổ võ lợi ích chính yếu cho việc đại kết. Theo những vị tiền nhiệm của mình, ngài nhất định quyết tâm nâng đỡ bất cứ sáng kiến nào có vẻ thích hợp với việc đẩy mạnh việc giao tiếp và thỏa hiệp với những vị đại diện thuộc các Giáo Hội khác và các cộng đồng giáo hội khác”.

 

Vấn đề đại kết Kitô Giáo, vào 2 tháng cuối năm 2006 đã trở nên khởi sắc, chẳng những với Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo, qua cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với vị Giáo Chủ Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo là Đức Tổng Giám Mục Rowan Williams ở Canterbury, để cùng ngài ký kết một Bản Tuyên Ngôn Chung về vấn đề đại kết giữa đôi bên hôm 23/11/2006, mà nhất là với Giáo Hội Chính Thống Constantinople qua chuyến tông du Thổ Nhĩ Kỳ (28/11/-1/12/2006) trong dịp mừng Lễ Tông Đồ Anrê, Thánh Sư của Giáo Hội này. Ngoài tiến trình đại kết Kitô Giáo giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo (xin xem Nguyệt San Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp 1/2007) như hy vọng đang vươn lên như thế, tiến trình đại kết Kitô Giáo giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma với Giáo Hội Chính Thống Constantinople cũng tiến tới một trang sử mới.

 

Quyết tâm n lc thc hin vic đại kết Kitô Giáo nơi hai v lãnh đạo

 

Đúng thế, căn cứ vào những gì được trao đổi giữa hai vị lãnh đạo của hai Giáo Hội này, nhất là của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và Bản Tuyên Ngôn Chung giữa hai vị lãnh đạo, chúng ta chẳng những thấy được những tiến triển trong quá khứ cho tới nay, mà còn thấy được cả những bước tiến trong tương lai nữa, nhất là cảm thấy hết sức phấn khởi trước quyết tâm của hai vị lãnh đạo hai Giáo Hội này, như được bày tỏ rõ ràng trong lời nghênh đón ĐTC của Đức Thượng Phụ Bartholomew I hôm Thứ Tư 29/11/2006 sau đây:

 

“Với vòng tay rộng mở chúng tôi nghênh đón ngài nhân dịp hồng ân đến thăm Thành Phố này lần đầu tiên, như các vị tiền nhiệm của tôi là các Đức Thượng Phụ Athenagoras và Demetrios, đã tiếp đón các vị tiền nhiệm của ngài là Giáo Hoàng Phaolô VI và Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Những con người khả kính này của Giáo Hội cảm nhận được giá trị khôn lường và nhu cầu khẩn thiết về những cuộc gặp gỡ như thế trong tiến trình hòa giải bằng việc đối thoại trong yêu thương và chân lý.

 

“Thế nên, cả hai chúng ta, như những người thừa kế của các vị và là những người thừa kế Ngai Tòa Rôma và Tân Rôma, chúng ta đồng chịu trách nhiệm về những bước – dĩ nhiên như chúng ta chịu trách nhiệm về những lỡ bước – trong cuộc hành trình này cũng như trong cuộc chiến đấu của chúng ta để tuân lệnh của Chúa chúng ta đó là xin cho thành phần môn đệ của Người ‘được nên một’. 

 

“Chính trong tinh thần này mà nhờ ơn Chúa, chúng tôi đã nhiều lần đến viếng Rôma và hai năm trước đây để hộ tống các hài tích của Thánh Grêgôriô Thần Học Gia và Thánh Gioan Kim Khẩu, nguyên là những vị Tổng Giám Mục của Thành Phố này, những vị có thánh tích được đức cố Giáo Hoàng quảng đại trả về cho Vương Cung Thánh Đường Thượng Phụ này. Chính trong tinh thần ấy nữa mà chúng tôi đã đến Rôma vào những tháng sau đó để tham dự lễ an táng của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

 

“Chúng tôi hết lòng cảm tạ Thiên Chúa về việc Đức Thánh Cha đã thực hiện những bước tương tự hôm nay đây với cùng một tinh thần”.

 

Về phần Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, tron g bài diễn từ vào lúc kết Lễ Thánh Anrê, cũng đã mạnh mẽ khẳng định lập trường của chung Giáo Hội Công Giáo Rôma mà ngài quyết tâm đặc biệt theo đuổi tron g giáo triều của ngài ngay từ ban đầu, như sau:

 

“Hôm nay, trong Thánh Đường Thượng Phụ Thánh George này, chúng ta có thể cảm thấy một lần nữa mối hiệp thông và ơn gọi của hai anh em Simon Phêrô và Anrê, nơi cuộc gặp gỡ của Vị Thừa Kế  Thánh Phêrô và Người Anh của mình trong thừa tác vụ giáo phẩm, vị lãnh đạo một Giáo Hội theo truyền thống được thành lập bởi Tông Đồ Anrê. Cuộc gặp gỡ huynh đệ của chúng ta làm nổi bật mối liên hệ đặc biệt liên kết Giáo Hội Rome và Constantinople như hai Giáo Hội Chị Em với nhau…

 

“Trong cùng một tinh thần ấy, việc tôi hiện diện ở đây hôm nay là để lập lại quyết tâm của chúng ta trong việc tiến bước trên con đường hướng về vấn đề tái thiết lập – theo ơn Chúa – mối hiệp thông trọn vẹn giữa Giáo Hội Rome và Giáo Hội Constantinople. Tôi có thể bảo đảm cùng huynh rằng Giáo Hội Công Giáo sẵn sàng làm mọi sự có thể để thắng vượt những trở ngại và, cùng với anh chị em Chính Thống Giáo của chúng ta, tìm cách hiệu nghiệm nhất của vấn đề hợp tác về mục vụ để đạt được mục đích này”.

 

Quyết tâm thực hiện nỗ lực đại kết của hai vị lãnh đạo này còn được tỏ hiện rõ ràng ở ngay phần mở đầu của Bản Tuyên Ngôn Chung như sau:

 

“Cuộc gặp gỡ huynh đệ này đã mang chúng tôi lại với nhau, Giáo Hoàng Rôma Biển Đức XVI và Thượng Phụ Toàn Cầu Bartholomew I, là việc Thiên Chúa làm, và ở một nghĩa nào đó là tặng ân của Ngài. Chúng tôi dâng lời cảm tạ lên Vị Tác Giả của tất cả những gì là tốt đẹp này, Đấng cho chúng tôi một lần nữa có thể, trong nguyện cầu và qua đối thoại, bày tỏ niềm vui chúng tôi cảm thấy như là anh  em và lập lại quyết tâm của chúng tôi trong việc tiến tới mối hiệp thông trọn vẹn. Quyết tâm này bắt nguồn từ ý muốn của Chúa và từ trách nhiệm của chúng tôi là những Mục Tử trong Giáo Hội Chúa Kitô. Chớ gì cuộc gặp gỡ của chúng tôi trở thành một dấu hiệu và là một phấn khởi cho chúng tôi trong việc chia sẻ cùng những cảm thức như nhau và những thái độ giống nhau của tình huynh đệ, việc hợp tác và mối hiệp thông trong bác ái và chân lý. Chúa Thánh Thần là Đấng sẽ giúp chúng tôi sửa soạn cho ngày trọng đại của việc tái thiết mối hiệp nhất trọn vẹn, bao giờ và ra sao tùy ý Chúa. Bấy giờ chúng tôi mới có thể thực sự mừng rỡ hân hoan”.

 

Căn cứ vào những lời lẽ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, như trong bài đáp từ cho riêng Đức Thượng Phụ hôm Thứ Tư 29/11 (1), rồi bài diễn từ cho chung cộng đồng Giáo Hội Chính Thống Contanstinople sau Lễ Thánh Anrê 30/11 (2), và Bản Tuyên Ngôn Chung giữa hai vị cùng thời điểm kết Lễ Thánh Anrê (3), chúng ta thấy được tiến trình đại kết Kitô Giáo giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và Giáo Hội Chính Thống Giáo Constantinople đã diễn tiến trong quá kh và hướng đi của tiến trình này trong tương lai như sau:

 

1) Quá kh: Xóa b v tuyt thông ln nhau

 

Tôi cảm thấy hết sức vui mừng được ở giữa những người anh em của tôi trong Chúa Kitô, nơi Vương Cung Thánh Đường này, để cùng nguyện cầu với Chúa cũng như để nhớ lại những biến cố trọng yếu đã từng bảo trì cuộc dấn thân của chúng ta trong việc hoạt động cho mối hiệp nhất trọn vẹn giữa Kitô hữu Công Giáo và Chính Thống Giáo. Trước hết tôi muốn nhắc lại quyết định can đảm trong việc xóa bỏ đi cái ký ức về những cuộc tuyệt thông nhau vào năm 1054. Bản tuyên ngôn chung của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras, một bản tuyên ngôn được viết lên bằng một tinh thần tái ý thức yêu thương, được long trọng đọc trong một cuộc cử hành cùng một lúc tại cả Đền Thờ Thánh Phêrô ở Rôma lẫn tại Vương Cung Thánh Đường Thượng Phụ này. Câu Tomos của vị Thượng Phụ này được căn cứ vào lời tuyên xưng đức tin của Thánh Gioan: ‘Ho Theós agapé estin’ (1Jn 4:8) - Thiên Chúa là tình yêu! Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã chọn để bắt đầu cuộc Brief riêng của ngài cũng hoàn toàn xứng hợp như thế, với lời khuyến dụ của Thánh Phaolô là: ‘Ambulate in dilectione’ (Eph 5:2) – ‘Hãy tiến bước trong yêu thương’. Chính trên nền tảng yêu thương nhau này mà những mối liên hệ mới giữa hai Giáo Hội Rome và Constantinople đã phát triển” (1).

 

“Với niềm vui chân tình, chúng ta tạ ơn Thiên Chúa đã làm tái sinh động mối liên hệ đã được phát triển từ cuộc gặp gỡ đáng ghi nhớ ở Giêrusalem vào Tháng 12 năm 1964 giữa các vị tiền nhiệm của chúng ta là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras. Việc các vị trao đổi thư từ với nhau, những bức thư được phổ biến trong cuốn sách tựa đề ‘Tomos Agapis’, là những gì chứng thực cái sâu đậm của những thắt kết đã phát triển giữa các vị, những thắt kết đã phản ảnh nơi mối liên hệ giữa hai Giáo Hội Chị Em với nhau là Rome và Constantinople. Vào ngày 7/12/1965, ngày áp kết khóa cuối cùng của Công Đồng Chung Vaticanô II, các vị tiền nhiệm khả kính của chúng ta đã thực hiện một bước tiến đặc biệt không thể nào quên được tại Thánh Đường Thượng Phụ Thánh George và tại Đền Thờ Thánh Phêrô ở Vatican riêng biệt: các vị loại bỏ khỏi ký ức của Giáo Hội những thứ tuyệt thông thê thảm năm 1054. Nhờ đó, các vị đã khẳng định một xoay hướng quyết liệt nơi mối liên hệ của chúng ta” (2)

 

“Đối với vấn đề liên hệ giữa Giáo Hội Rôma và Giáo Hội Constantinople, chúng tôi không thể không nhắc tới tác động long trọng có tính cách giáo hội trong việc xóa bỏ ký ức của những thứ tuyệt thông xưa kia là những gì đã từng gây tác dụng tiêu cực qua các thế kỷ  đối với hai Giáo Hội của chúng ta. Chúng ta vẫn chưa rút tỉa được từ hành động này tất cả mọi thành quả tích cực xuất phát từ đó cho việc tiến bộ của chúng ta hướng tới mối hiệp nhất trọn vẹn, những thành quả mà Ủy Ban Hỗn Hợp được kêu gọi để thực hiện việc đóng góp quan trọng. Chúng tôi kêu gọi tín hữu của chúng tôi hãy tích cực tham gia vào tiến trình này, bằng việc nguyện cầu và bằng những cử chỉ ý nghĩa”. (3)

 

2) Quá kh: Những cuộc viếng thăm nhau và những tuyên ngôn chung

 

“Các dấu hiệu của tình yêu thương này đã được hiển nhiên nơi nhiều bản tuyên ngôn về việc quyết tâm chung cũng như nơi nhiều cử chỉ đầy ý nghĩa. Cả hai vị Giáo Hoàng Phaolô VI và Gioan Phaolô II đều đã được nồng hậu tiếp đón như những người viếng thăm Ngôi Thánh Đường Thánh George này, và đã trân trọng liên kết với các Đức Thượng Phụ Athenagoras I và Dimitrios I để củng cố động lực hướng tới chỗ tương kiến và tìm cầu mối hiệp nhất trọn vẹn. Chớ gì tên tuổi của các vị được kính nhớ và ca ngợi!” (1)

 

“Chúng tôi đã tri ân nhớ lại những cuộc gặp gỡ của các vị tiền nhiệm của chúng tôi, những cuộc gặp gỡ được Chúa chúc phúc, những vị đã tỏ cho thế giới thấy nhu cầu khẩn trương của mối hiệp nhất và tìm kiếm những đường lối vững chắc để đạt tới m ối hiệp nhất này, bằng việc đối thoại, nguyện cầu và bằng cuộc sống hằng ngày của Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras I đã đến Giêrusalem như những người hành hương, đến chính nơi Chúa Giêsu đã chết và sống lại vì phần rỗi của thế giới, và các vị cũng đã gặp nhau một lần nữa ở Phanar đây cũng như ở Rôma. Các vị đã để lại cho chúng ta một bản tuyên ngôn chung vẫn còn nguyên tất cả giá trị của nó; nó nhấn mạnh rằng việc thực sự đối thoại với nhau trong bác ái cần phải làm sao để có thể duy trì và tác động tất cả mọi liên hệ giữa cá nhân với nhau cũng như giữa các Giáo Hội với nhau, và nó ‘phải được bắt nguồn từ việc hoàn toàn trung thành với một Chúa Giêsu Kitô duy nhất và từ việc tương kính truyền thống riêng của nhau’ ("Tomos Agapis," 195).

 

“Chúng tôi cũng không quên những cuộc viếng thăm nhau giữa Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Đức Thượng PhụDimitrios I. Chính trong cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, chuyến viếng thăm đầu tiên về đại kết của ngài, đã xẩy ra việc loan báo vấn đề thành hình Ủy Ban Hỗn Hợp cho việc đối thoại về thần học giữa  Giáo Hội Công Giáo Rôma và Giáo Hội Chính Thống. Việc này đã làm cho hai Giáo Hội của chúng ta tiến lại với nhau trong cùng một mục đích được ấn định là việc tái thiết mối hiệp thông trọn vẹn”. (3)

 

Đin hình cho c cuc viếng thăm nhau ln tuyên ngôn chung này đã được ĐTC GPII tổng kết trong Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 4/7/2004 như sau:

 

“Tôi hết lòng tạ ơn Chúa về cuộc viếng thăm mới đây của vị thượng phụ giáo chủ thế giới Chính Thống Giáo ở Costantinople, Đức Bartholomew I, vị mà trong những ngày vừa qua Tôi đã vui mừng tiếp đón như là một vị khách của Tòa Thánh Vatican, cùng với đoàn tùy tùng quí hóa của Ngài. Chúng tôi đã cùng nhau cử hành lễ Hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, cùng tưởng niệm cuộc hội ngộ lịch sử giữa các vị tiền nhiệm đáng kính của chúng tôi là Đức Phaolô VI và Đức Athenagoras I xẩy ra 40 năm trước đây ở Giêrusalem.


”Thêm vào đó, chúng tôi đã ký vào một bản tuyên ngôn chung để khẳng định và tái tấu việc dấn thân của những người Công Giáo và Chính Thống trong việc góp phần xây dựng lý tưởng cao cả của mối trọn vẹn hiệp thông Kitô hữu.


”Khi nhận thấy những bước tiến khả quan cho đến nay, cũng như không quên để ý tới những trở ngại vẫn còn hiện hữu, chúng tôi đã tái khẳng định quyết tâm tiếp tục, đúng hơn, gia tăng việc đối thoại đại kết, dù trên lãnh vực liên hệ huynh đệ (“đối thoại bác ái”), hay trên lãnh vực cân đo về tín điều (“đối thoại về sự thật”).


”Với tinh thần ấy, chúng tôi đã nói lên một số vấn đề và hiểu lầm xuất phát mới đây, chứng tỏ cho thấy một dấu hiệu cụ thể về cách thức Kitô hữu có thể và cần phải luôn luôn hợp tác với nhau, ngay cả khi xẩy ra những chia rẽ và xung khắc. Đó là cách sống động để loan truyền một thứ Phúc Âm hòa bình trong một thế giới, bất hạnh thay, đầy những chênh lệch và bạo động.


”Ngoài ra, theo diễn tiến của cuộc hội ngộ này, chúng tôi đã nhận thức được rằng những người Công Giáo và Chính Thống được kêu gọi để cùng nhau hoạt động để giúp cho Châu Âu khỏi quên đi các căn gốc Kitô Giáo của mình. Chỉ có thế Âu Châu mới có thể đóng trọn vai trò của mình trong việc đối thoại giữa các nền văn minh cũng như trong việc phát động toàn cầu về vấn đề công lý, đoàn kết, và bảo toàn thiên nhiên tạo vật”.

 

3) Quá kh: Ủy Ban Hỗn Hợp đối thoại về thần học được tái diễn sau khi bị tắc nghẽn

 

“Vào thời điểm của khóa họp thường niên của Ủy Ban hỗn hợp đặc trách đối thoại về thần học này, một khóa họp vừa được tổ chức ở Belgrade nhờ việc nồng hậu tiếp đãi của Giáo Hội Chính Thống Serbia, chúng tôi đã bày tỏ niềm vui sâu xa của mình ở việc tái diễn việc đối thoại về thần học này. Việc này đã từng bị gián đoạn mấy năm trời vì những khó khăn khác nhau, thế nhưng giờ đây Ủy Ban này đã có thể hoạt động lại trong một tinh thần thân hữu và hợp tác. Trong việc bàn đến đề tài ‘Vấn Đề Công Đồng và Thẩm Quyền trong Giáo Hội’ ở các cấp địa phương, theo miền và toàn cầu, Ủy Ban này đã thực hiện một giai đoạn nghiên cứu về những thành quả theo giáo hội học và giáo luật học liên quan tới bản chất bí tích của Giáo Hội. Điều này sẽ giúp cho chúng ta giải quyết một số những vấn đề chính yếu vẫn còn bận tâm. Chúng tôi quyết tâm không ngừng ủng hộ, như trong quá khứ, việc làm được ủy thác cho Ủy Ban này và chúng tôi hỗ trợ các phần tử của ủy ban này bằng lời nguyện cầu của chúng tôi”. (3)

 

Thật vậy, vào thời gian 27-30/1/2004, tại Cairô Ai Cập đã diễn tiến một cuộc họp đầu tiên của Ủy Ban Quốc Tế Chung Về Việc Đối Thoại Thần Học giữa Giáo Hội Công Giáo và Các Giáo Hội Chính Thống Coptic. Cuộc họp do Đức Shenouda III sắp xếp, vị Thượng Phụ Chính Thống Coptic ở Alexandria và của Giáo Hội Thánh Marcô, và là cuộc họp được chủ tọa bởi ĐHY Walter Kasper, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo cũng như bởi ĐTGM Amba Bishoy ở Maniette, Tổng Thư Ký Hội Đồng Giáo Hội Chính Thống Coptic. Trong lời mở đầu, cả hai vị chủ tọa đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cuộc họp này, một cuộc họp mở màn cho một cuộc tân đối thoại chính thức về thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và Các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương như là một gia đình với nhau.

 

Ở phần đầu của cuộc họp này là việc xét lại những vấn đề nghiên cứu học hỏi và sinh hoạt trong 30 năm qua. Sau đó là phần bàn luận về những đề tài như các vấn đề tham vấn không chính thức giữa Giáo Hội Công Giáo và Các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương; cuộc đối thoại chính thức giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Coptic; Cuộc đối thoại chính thức giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Syria Chính Thống Malankara; những bản tuyên ngôn được công bố bởi Giáo Hội Công Giáo và một Giáo Hội Chính Thống nào đó. Phần thứ hai của cuộc họp này là ‘dự án hoạt động’ và lịch trình đối thoại liên quan đến chủ đề “Giáo Hội như một mối hiệp thông” cho phiên họp năm tới, 25-30/1/2005, tại Rôma, theo lời mời của ĐHY Kasper.

 

4) Tương lai: Nhu cầu đại kết khẩn trương cho sứ vụ truyền  giáo của Giáo Hội Chúa Kitô

 

“Hai anh em Simon cũng là Phêrô và Anrê là những người đánh cá được Chúa Giêsu kêu gọi trở thành những tay đánh cá người. Chúa Kitô Phục Sinh, trước khi Thăng Thiên, đã sai họ ra đi cùng với các Tông Đồ khác với sứ vụ làm cho tất cả mọi quốc gia thành môn đệ của Người, rửa tội cho họ và truyền dạy giáo huấn của Người (x Mt 28:19ff; Lk 24:27; Acts 1:8).

 

“Trách nhiệm được hai người anh em thánh là Phêrô và Anrê này lưu lại cho chúng ta còn xa chỗ hoàn trọn. Trái lại, ngày nay nó lại trở nên khẩn trương và cần thiết hơn nữa. Vì nó hướng tới chẳng những các  nền văn hóa mới chỉ được sứ điệp Phúc Âm chạm tới một cách hời hợt, mà còn tới cả những nền văn hóa Âu Châu lâu đời được sâu xa bắt nguồn vào truyền thống Kitô Giáo. Tiến trình tục hóa đã làm yếu kém đi việc nắm giữ truyền thống ấy; thật vậy, nó đang được xét lại, thậm chí bị loại trừ nữa. Trước thực tại này, chúng ta được kêu gọi, cùng với tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu khác, canh tân ý thức của Âu Châu về các gốc gác Kitô Giáo của nó, những truyền thống và các giá trị Kitô Giáo của nó, cống hiến cho chúng một sức sống mới.

 

“Các nỗ lực của chúng ta trong việc thiết lập các thắt buộc chặt chẽ hơn giữa Giáo Hội Công Giáo và Chư Giáo Hội Chính Thống Giáo là một phần thuộc công cuộc truyền giáo này. Những thứ chia rẽ diễn ra nơi thành phần Kitô hữu là một gương mù đối với thế giới và là một ngãng trở cho việc loan truyền Phúc Âm. Vào lúc áp cuộc khổ nạn và tử nạn của mình, Chúa Kitô, có môn đệ chung quanh, đã thiết tha nguyện cầu cho tất cả được nên một, để thế gian nhận biết (x Jn 17:21). Chỉ nhờ mối hiệp thông huynh đệ  giữa các Kitô hữu và qua tình yêu thương nhau của họ sứ điệp về tình yêu Thiên Chúa đối với mỗi và mọi con người nam nữ mới trở thành uy tín. Bất cứ ai thoáng nhìn một cách thực tế vào thế giới Kitô Giáo ngày nay sẽ thấy được cái khẩn tương của thứ chứng từ ấy”. (2)

 

“Là những Mục Tử, trước hết chúng tôi suy nghĩ về sứ vụ loan báo Phúc Âm trong thế giới ngày nay. Sứ vụ này, ‘Các con hãy đi tuyển mộ các môn đồ ở tất cả mọi dân nước’ (Mt 28:19), ngày nay là những gì hợp thời và khẩn thiết hơn bao giờ hết, ngay cả nơi các quốc gia Kitô Giáo truyền thống. Ngoài ra, chúng tôi không thể nào không lưu ý tới việc gia tăng tình trạng tục hóa, chủ nghĩa tương đối, thậm chí chủ nghĩa tuyệt mệnh, nhất là ở thế giới Tây phương. Tất cả những thứ ấy đòi hỏi một cuộc loan báo Phúc Âm một cách mới mẻ và mãnh liệt, một cuộc loan báo được thích ứng với các nền văn hóa của thời đại chúng ta. Các truyền thống của chúng ta cho chúng ta thấy cả một gia sản cần phải được liên tục chia sẻ, bàn luận và dẫn giải một cách mới mẻ. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải củng cố việc hợp tác của chúng ta và việc cùng làm chứng trước thế giới….” (3)

 

5) Tương lai: Vai trò lãnh đạo thừa kế Thánh Phêrô không thể là đầu mối gây chia rẽ trong Giáo Hội

 

“Simon Phêrô và Anrê đã cùng được kêu gọi với nhau để trở thành những tay đánh cá người. Tuy  nhiên, cùng một công việc ấy lại mặc một hình thức khác nhau đối với từng người trong hai anh em. Simon, bất kể nỗi yếu hèn của con người, đã được gọi là ‘Phêrô’, là ‘đá’ làm nền tảng dựng xây Giáo Hội; ngài đặc biệt được trao cho chìa khóa Nước Trời (x Mt 16:18). Cuộc hành trình của ngài mang ngài từ Giêrusalem tới Antioch, và từ Antioch đến Rôma, để ở Thành Phố này, ngài có thể hành sử một trách nhiệm toàn cầu. Vấn đề phục vụ hoàn vũ của Thánh Phêrô và của những người Thừa Kế thánh nhân chẳng may lại gây ra những ý kiến khác nhau nơi chúng ta, những gì chúng ta hy vọng thắng vượt, cũng nhờ vào cuộc đối thoại về thần học mới đây được tái tấu.

 

“Vị tiền nhiệm khả kính của tôi là Người Tôi Tớ Chúa Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói về một thứ tình thương làm nên đặc tính của việc ngài phục vụ cho mối hiệp nhất, một thứ tinh thương mà chính bản thân Thánh Phêrô là người đầu tiên đã cảm nghiệm thấy (Thông Điệp Ut Unum Sint, 91). Chính trên căn bản ấy Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô này đã thực hiện lời mời gọi tham gia vào một cuộc đối thoại huynh đệ nhắm đến chỗ tìm ra những đường lối giúp cho việc hành sử thừa tác vụ thừa kế Thánh Phêrô ngày nay, trong khi vẫn tôn trọng bản chất và yếu tính của thừa tác vụ này, nhờ đó ‘hoàn thành việc phục vụ của tình yêu thương được nhìn nhận bởi tất cả mọi người trong cuộc’ (cùng nguồn, 95). Ước muốn của tôi hôm nay đây là để nhắc lại và lập lại lời mời gọi này”. (2)

 

6) Quá kh & Tương lai: Số phận hạt lúa miến tử đạo của Giáo Hội Rome - Constantinople

 

“Bài học về hạt lúa miến chết đi để trổ sinh hoa trái cũng có một ý nghĩa tương tự nơi cuộc đời của Thánh Anrê. Truyền thống cho chúng ta biết rằng ngài đã theo cùng một số phận như Chúa của ngài và Thày của ngài, kết thúc những ngày sống của mình ở Patras, Hy Lạp. Như Thánh Phêrô, ngài đã chịu tử đạo trên một cây thập tự giá, một câu thập tự giá chéo được chúng ta tôn kính ngày nay như cây thập giá của Thánh Anrê. Từ gương của ngài, chúng ta học được là con đường của mỗi một Kitô hữu, như con đường của cả Giáo Hội, là con đường dẫn tới sự sống mới, sự sống đời đời, nhờ việc bắt chước Chúa Kitô và cảm nghiệm được thánh giá của Người.

 

“Theo giòng lịch sử, cả hai Giáo Hội Rome và Giáo Hội Constantinople đều cảm nghiệm được bài học của hạt lúa miến này. Cùng nhau chúng ta tôn kính nhiều vị tử đạo giống nhau, những vị mà máu của các ngài, theo câu nói nổi tiếng của giáo phụ Tertullian, đã trở thành hạt giống cho thành phần tân Kitô hữu ("Apologeticum," 50, 13). Với các vị ấy, chúng ta chia sẻ cùng một niềm hy vọng thúc đẩy Giáo Hội ‘tiến bước , như một kẻ lạ mặt trên miền đất ngoại bang, giữa những bách hại của thế giới lẫn các niềm ủi an của Thiên Chúa’ ("Lumen Gentium," 8, cf. Saint Augustine, "De Civ. Dei," XVIII, 51, 2). Về phần mình, thế kỷ vừa kết thúc cũng đã chứng kiến thấy những chứng nhân can trường cho đức tin, ở cả Đông lẫn Tây. Thậm chi cho đến giờ đây, có nhiều nhân chứng như thế ở các phần đất khác nhau trên thế giới. Chúng ta nhớ đến họ trong lời nguyện cầu của chúng ta, và bằng bất cứ cánh nào có thể, chúng ta tỏ ra ủng hộ họ, khi chúng ta tha thiết xin tất cả mọi nhà lãnh đạo trên thế giới hãy tôn trọng quyền tự do tôn giáo như là một quyền lợi nồng cốt của con người” (2).

 

Trong cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo Ý quốc là Avvenire ngay sau khi kết thúc lễ nghi đại kết giữa hai vị lãnh đạo hai Giáo Hội, Đức Thượng Phụ Chính Thống Toàn Cầu Bartholomew I đã cho biết là chuyến viếng thăm của ĐTC có một “giá trị khôn lường trong tiến trình hòa giải”, và vị giáo chủ Chính Thống Giáo này còn cho biết rằng ngài đã đề nghị một điều không ngờ về đại kết với Đức Thánh Cha, như sau:

 

“Trước hết, tôi phải nói rằng tôi thực sự cám ơn Đức Thánh Cha về chuyến viếng thăm của ngài vào ngày lễ Thánh Anrê. Nó thực sự là một bước tiến rất quan trọng trong mối liên hệ của chúng ta, và đã được thực hiện trong bối cảnh của một cuộc hành trình nói chung góp phần vào vấn đề đối thoại liên tôn theo tôi nghĩ thật là quan trọng…

 

“Tôi có thể thực sự nói rằng ngày Thứ Năm đây chúng tôi đã sống như là một ngày lịch sử dưới nhiều khía cạnh. Lịch sử vì cuộc đối thoại đại kết và, như chúng ta đã thấy vào buổi chiều, lịch sử vì mối liên hệ giữa các nền văn hóa và tôn giáo. Dĩ nhiên vì tất cả những lý do ấy nó cũng lịch sử đối với xứ sở của chúng tôi nữa….

 

“Tôi đã nói với Đức Thánh Cha về một điều – một điều chúng tôi có thể thực hiện. Tôi đã trình bày với ngài một dự án mà hiện nay tôi không thể nào nói rõ hơn, vì chúng tôi đang đợi ngài chính thức trả lời, thế nhưng tôi có thể nói rằng Đức Thánh Cha rất hào hứng và ngài tiếp nhận nó một cách nhiệt tình.

 

“Chúng tôi hy vọng nó có thể được thực hiện vì nó hướng đến việc tiến bộ đại kết, một sự tiến bộ, như chúng tôi đã khẳng định và viết trong bản tuyên ngôn chung, cả hai chúng tôi đều quyết tâm theo đuổi.


”Hiệp nhất là một trách nhiệm cao quí, thế nhưng đồng thời lại là một trách nhiệm khó khăn cần phải được lãnh nhận nếu nó không được chia sẻ giữa anh em với nhau. Lịch sử của ngàn năm qua là một thứ ‘ký ức’ đau thương về thực tại này.

 

“Chúng tôi mạnh mẽ tin tưởng rằng chuyến viếng thăm của Giáo Hoàng Biển Đức XVI  có một giá trị khôn lường cho tiến trình hòa giải ấy, vì ngoài ra nó đã diễn ra ở một thời điểm khó khăn và trong những hoàn cảnh rất tế nhị như thế.

 

“Chắc chắn, với ơn Chúa giúp, chúng tôi được có cơ hội để thực hiện những bước tiến thiện ích trong tiến trình hòa giải nơi hai Giáo Hội của chúng tôi. Và có lẽ, nhờ ơn Chúa giúp, chúng tôi sẽ có cơ hội để thắng vượt một số những chướng ngại về sự không hiểu biết đầy đủ nơi các tín đồ thuộc các tôn giáo khác, đặc biệt là giữa tín đồ Kitô Giáo và tín đồ Hồi Giáo”.