Tu là cõi phúc. Chắc chắn là như vậy rồi.
Còn ‘tình là cõi
tiên’ hay ‘tình là giây oan’ thì cũng còn tùy theo đương sự. Đương sự
ấy là nam nhân hay nữ nhân. Đương sự ấy đã nếm đủ hai ‘mùi tu’ và ‘mùi
tình’ chưa hay mới chỉ kinh nghiệm ‘một mùi đu đủ xanh’ rồi suy diễn
ra mùi ‘hoa xoan bên thềm cũ’ hoặc ngược lại.
Tôi không dám
bàn sâu về những Triết Lý Tiên Phúc này vì nó quá bao la, phức tạp, có
khi lại rất linh thánh, và cũng là lý tưởng của cả một đời người nữa.
Nếu ‘bàn thiếu’ thì nguy to hoặc rất vô duyên, và nếu ‘bàn sai’ thì…
chết ngay.
Chỉ xin được một
vài nét chấm phá về những kẻ ‘tu chẳng nên’ và ‘tĩnh không thành’ rồi
đi tìm con đường sống khác thôi. Nói cụ thể là tâm tư của người tu
xuất, loại người mà ngày xưa đã thường được xếp sau ‘thằng quỉ’ và
‘con ma’ dù là có những lần được xếp một cách khá dễ thương.
Và cũng chỉ xin
giới hạn trong đám ‘tu mi nam tử xuất’, đặc biệt trong đám bạn bè cùng
lớp của tôi mà thôi.
Trước hết, xin
hãy đọc bốn câu thơ này:
Hôm qua mất áo chùng thâm
Hay là em đã cầm nhầm của anh
Khôn hồn hãy trả lại nhanh
Anh mà khám được… tan tành đời em.
(Tốt, Bordeaux, France)
Thật oái oăm.
Lơ đễnh, mải chơi để mất áo dòng, là chiếc áo giáp bảo vệ linh hồn và
thân xác của một thầy tu rồi, lại không đi hỏi đúng người để tìm mà đi
hỏi đám đàn bà con gái. Ô hay, ông thầy đi đâu mà lại có sự cầm nhầm
áo quần? Đòi trả lại thế nào được? Vàng bạc đã vào tay bọn cướp, thầy
tu đã vào tay mỹ nhân thì chỉ có… chào thua đi. Cái trớ trêu ở đây nữa
là có chắc muốn tu nữa hay không mà đòi lại áo dòng hay chỉ nói cốt để
làm oai, làm điệu. Lại đòi đi khám thì còn chết người nữa. Làm như
mình có cái chân tu to lắm không bằng. Dẫu sao đây cũng là tâm trạng
của người đang sống trong ‘cõi tiên’ mà còn vương vấn ‘cõi phúc’ vậy.
Cái áo dòng đôi
khi làm cho người mặc nó hấp dẫn hơn, lôi cuốn hơn, lại che đi được
nhiều khiếm khuyết thể xác cũng như tinh thần. Người mặc áo dòng thì
cũng biết thân phận mong dòn của mình, cũng biết áo dòng chẳng làm nên
thầy tu, nhưng vẫn cần nó như khiên thuẫn bảo vệ mình bên cạnh những
ơn đặc sủng (graces d’etat). Biết thế, nhưng áo vẫn có thể đứt cúc.
Đứt cúc có thể vì vướng gai lúc lao động, có thể vì áo cũ hoặc đường
may dở, có thể không biết gìn giữ, và cũng có thể vì người khác cướp
giật. Nhưng đứt cúc mà không thèm đính khâu lại, lại là sự chọn lựa
của đương sự. Để rồi than thân:
Em mến, em thương vạt áo dòng
Gói trọn nhân đức ở bên trong
Diệu huyền thân anh: Ôi bé bỏng
Đứt cúc hỏng tu, phận long đong
(Thái , Los Angeles, USA)
Trời đã sinh ra
âm dương, ngày đêm, nam nữ. Cứ thế mà tuần hoàn để tạo vật tồn tại. Có
người cho rằng đi tu là ngược với thiên nhiên. Có thể là như thế,
nhưng trong Đạo Chúa thì những người tu hành nam cũng như nữ không đi
ngược thiên nhiên mà là đi vượt khỏi tự nhiên. Vượt khỏi tự nhiên đấy,
nhưng chân vẫn đạp đất nên phải có sự từ bỏ. Từ bỏ thì có ray rứt và
luyến tiếc. Luyến tiếc nên còn hẹn hò, dù là hò hẹn mong manh, ỡm ờ
nước đôi.
Tối qua anh mặc áo dòng
Định quên người ấy mà lòng xót xa.
Ngày nào Chúa để anh ra.
Thì anh trở lại quyết là: yêu em
(Tuyến, Los Angeles, USA)
Con người mà, có
nhớ, có thưong, có yêu, có yếu… đuối. Bức tường tu viện bằng gạch đá
có -dầy -cứng-cao cũng chẳng ngăn được con tim những người đã một lần
trộm tương tư:
Nhớ ai như nhớ bún bò
Chua, cay, mặn, ngọt, hành, ngò, chao ôi
Bún tươi anh tưởng bờ môi
Em cười mà ngỡ tình trôi vào hồn
Ớt cay anh tưởng nụ hôn
Đong đưa đôi mắt thả hồn mơ thêm
Hành trần trong nước rất mềm
Nhâm nhi sợi tóc yêu em vô vàn
Bún đâu không có trên bàn
Thì ra anh mới một màn tương tư
(Thái, Los Angeles, USA)
Chẳng Chúa nào
muốn để thầy tu chạy khỏi hàng rào chủng viện cả. Chỉ có anh nhớ đời
mới trốn về thế gian thôi. Chúa cũng chẳng giữ được bước chân muốn đi
hoang.
Đời tu sướng hay
khổ cũng tùy, nhưng điều chắc là đời tu rất quí. Chính kẻ tu hành cũng
không thể dễ dàng quyết định dứt khoát.
Ngài đã chọn con bước vào đời
Ngần ngại băn khoăn quá Chúa ơi
Một đời tận hiến đành dang dở
Giữa ngã ba đường sao chơi vơi
Đời con ôi thật quá dở dang
Bước tới không xong, lui ngỡ ngàng
Chân trong chân ngoài bao lưỡng lự
Nửa vời ray rứt lòng hoang mang
(Tốt, Bordeaux, France)
Không chỉ đương
sự tiếc, mà những người ái mộ cuộc sống tu trì cũng xót xa nữa:
Nhắm mắt theo định mệnh an bài
Mẹ buồn nước mắt giọt vắn dài
Còn con bối rối lòng trống vắng
Gượng gạo âm thầm biết theo ai
(Tốt, Bordeaux, France)
Đời tu quí thế
đấy, người ‘tu ra’ cũng còn mùi tu nên cũng… được quí…hóa:
Lấy được tấm chồng đã tu ra
Mong sao cuộc sống sẽ đậm đà
Yêu Chúa, yêu người mãi thiết tha
Khoe với bạn bè, vểnh môi ra
Tháng ngày thấm thoát cứ trôi qua
Có yêu, có giận, có ba
hoa
Nhưng rồi ơn Chúa luôn
soi tỏa
Vẫn thắm đượm tình ta
với ta.
(Văn Khoa, Núi Tượng,
Việt Nam)
Dĩ nhiên cuộc
đời cũng chẳng luôn lý tưởng như ta tưởng:
Vớ được anh
chồng
mới tu ra
Thơm ngon, nóng hổi cứ như là
Bánh bò Mỹ Thuận còn cuốn lá
Ngày đêm sớm tối chẳng muốn xa
Để rồi
một ngày:
Thấm thoát tháng
ngày cứ trôi qua
Đường đời gian khổ:
lại
tà tà
Bánh bò Vàm Cống khô như đá
‘Lạy Chúa, chồng con?: quẳng cho
xa’.
(Thái, Los Angeles, USA)
Người đời nhìn
kẻ mới tu ra cứ như là ông thánh:
Em cứ bảo tôi: “giống
thầy chùa”
Lâm râm chuông mõ, tối
ngày khua
Nhân đức hiền lành tựa
ông thánh
Chỉ biết từ bi, chẳng
biết đùa.
Và người mới ra tu thì nhìn đời cũng chỉ
toàn mầu hồng:
Tôi bảo: “Em thì giống
ni cô”
Nhan sắc thiên thần
chẳng điểm tô
Mắt ngài khăn phủ
trông rất ngộ.
Hồn tôi choáng ngộp,
biết về mô?
Nhưng rồi vài
thầy tu xuất cũng đi từ quí-hóa đến… ốc-xít-hóa, đến quỉ hóa:
Em lại bảo tôi: “giặc
thầy chùa”
Say sưa chè rượu,
sáng, chiều, trưa
Tội lỗi, cằn khô như
cán búa
Biết quỉ, biết ma,
biết cả bùa
Và với thời gian thì ni cô cũng đi từ
hiền thục đến … chằng
Tôi bảo: “Em giờ khác
ni cô”
Chằng như tên lửa mác
‘Liên-Xô’
Ghen như họ Hoạn hiệu
Nguyễn Du.
Tôi đành ôm trọn kiếp
hỏng tu.
Lại có người
khác tham lam, lộ liễu hơn: muốn hai tay bắt hai con cá ba-sa. Thật
khó. Nhưng cho dù lộ liễu mấy thì ta cũng thấy kẻ tu hành này rất
thành thật với chính mình:
Hôm qua anh mặc áo dòng
Môi hồng nuối tiếc chân trong chân ngoài
Ước gì anh được cả hai
Áo đen, voan trắng ca bài hiến dâng.
(Tòng, San Jose, USA)
Những vần thơ âm
điệu nghe rất nhẹ nhàng êm tai, nhưng lại là cả một bầu trời lãng mạn
và nặng chủ thuyết cấp tiến. Tôi nhớ ông thầy Triết Học Linh Mục Tiến
Sĩ Nguyễn Văn Hùng dòng Đaminh có lần nói: ‘… Cái đó hở? Bên Tây nó bỏ
lâu rồi. Bây giờ có những ông linh mục Tây đòi lấy vợ. Lấy được vợ rồi
lại còn đòi thi hành thánh chức linh mục. Muốn cả hai mới chết người
ta chứ. Hổng biết giáo hội Tây rồi ra sao?’
Hổng biết rồi ra
sao? Chỉ có Chúa biết nên không bàn tới nữa, chỉ biết con người có
giới hạn và tình yêu thì vô biên, dù là tình thật, tình giả, tình
free, hay tình mơ:
Tình em, tình Chúa lâng lâng
Chắp tay quì gối xin vâng một lời.
Bây giờ tình Chúa thì à ơi
Tình em thì không đủ(ấm) một đời anh cô đơn.
(Vô Danh)
Hạnh phúc hay vô
phúc, thiên đàng hay địa ngục cũng là do tự lòng người và do sự định
nghĩa của tĩnh tự ‘trung thành’ và động từ ‘hy sinh’, ‘chấp nhận’. Có
những người mãi không dứt khoát được, nên cả đời cứ không bình an:
Hôm qua anh đã mặc áo dòng
Nhưng quên người ấy ở bên trong
Tim ngủ không yên, đời tu hỏng
Thiên chức gì đâu nữa mà mong.
(Vô danh)
Thật rõ khổ. Nếu
Lan chẳng quên được Điệp thì hương khói trên bàn thờ càng nghi ngút
thì sân chùa càng buồn rũ, nến trên bàn thờ càng lung linh thì hàng
ghế nhà thờ càng thổn thức.
Có những người
quyết bỏ chùa xuống thế, nhưng khi gặp đắng cay thì lại tiếc:
Nếu biết cuộc đời lắm lung tung
Anh thà giữ chặt mảnh áo chùng
Anh thà chôn kín bao háo hức
Còn hơn động cỡn nổi trôi sông
Rồi
Đã biết cuộc tình lắm long đong
Mà anh lại tuốt cả áo dòng
Để anh vồ vập, bao tan tác
Săn đuổi tình tang, rác trôi sông
(Dũng, Albuquerque, USA)
Nghe thê thảm,
nhưng thực tế chắc có thể không như vậy đâu. Có thể người viết viết
hơi quá hoặc hơi bi quan trong nỗi cơ cực thể lý hoặc tinh thần nào
đó, hoặc người viết có óc trào lộng chăng. Nhưng trước hoàn cảnh ‘tang
thương’ ấy, có người biết được cũng hùa theo:
Đã biết cuộc đời lắm lung tung
Anh vẫn liều thân tuột áo chùng
Hí hửng tưởng đời mình số trúng
Anh hùng chẳng thấy, cũng trôi sông
Rồi lại mơ:
Bởi cuộc tình ái quá long đong
Anh ngồi mơ lại chiếc áo dòng
Hơn nửa đời người ngơ ngẩn tiếc
Phận mình giờ chỉ: ấy trôi sông.
(Hải Vũ, San Jose, USA)
Nước đã qua cầu
và ván đã đóng thuyền. Có nuối tiếc cũng chỉ là mơ và có than thở cũng
chỉ là… thơ.
Đây là ‘thơ’ ở
Mỹ:
Nhớ xưa một đóa hoa hồng
Để cho người hái người bồng mang đi
Bây giờ tiếc nuối làm chi
Bông tàn, hoa héo: còn gì mà kêu
(Luong, Texas, USA)
Và đây là ‘thơ’
ở Pháp:
Chả giống ai, nửa thợ, nửa thầy
Ngơ ngác cuộc đời, biết sao xoay
Nghề nghiệp trong tay: nghề tu xuất
Cay đắng một mình làm sao đây?
Con cố dấn thân vào cuộc đời
Cho đi, để đáp lại tình người
“Tu ra” vẫn hằn trong cuộc sống
Biết đến bao giờ đây Chúa ơi.
(Tốt, Bordeaux, France)
Nhưng có những
kẻ tu hành tỏ ra như rất từng trải. Thấy cuộc sống nào như cũng rất
đẹp. Điều quan trọng là đi đúng và đi hết con đường mình đã chọn, để
không chỉ là anh hùng mà còn là … thánh nhân nữa:
Vầng trăng ai xẻ làm
đôi
Nửa soi chén thánh nửa
soi áo nàng
Chén thánh anh mạ bằng
vàng
Áo nàng cũng mượt như
hàng gấm nhung
(Tùng, New Orleans,
USA)
Lạc quan tin
tưởng thế đấy. Nhưng lạc quan hay bi quan, bằng lòng hay tiếc nuối thì
có một sự thật là: Kẻ có vợ mà mơ làm thầy tu thì ô-kê, nhưng kẻ tu
hành mà mơ ngược lại thì là là là… phạm tội… trọng. Có phải thế không?
Nhưng thực ra chỉ có loài người mới mơ làm tiên chứ có bao giờ tiên mơ
xuống làm người đâu.
Thấy kẻ ‘thất
tu’ kêu than, người ‘thành tu’ ủi an:
Xin đừng nuối tiếc nữa mấy ông
Đã quyết theo chân những má hồng
Bồi đắp vun trồng cây hạnh phúc
Mai ngày may Chúa có thưởng công
( Văn Khoa, Núi Tượng, Việt Nam)
Được đỡ nâng,
cái hạt giống tu trong người tu xuất nẩy mầm và vươn lên:
Ta đã cho con bỏ nhà tu
Một đời cay cực giống khoang tù
Vợ đẹp, con khôn, còn la lối
Bối rối, băn khoắn, rõ thật ngu
Cơm nào không của Đức Chúa Trời
Vai tuồng ta trao: vở kịch đời
Đóng đúng vai trò mình được chọn
Tu đáng ra tu, đời đáng đời
Vào đời nhập thế, đúng luật chơi
Ta đã tặng con, một bạn đời
Hạnh phúc thật vừa tầm tay hái
Nuối tiếc, nửa vời: đồ dở hơi
Ta đã trao con người vợ hiền
Còn tiếc đời tu: đúng thằng điên
Mỗi đứa một nghề, một trách nhiệm
Tu là cõi phúc. Tục cõi tiên.
(Tốt, Bordeaux, France)
Có người trong
đời có lẽ cũng đã một lần tu, ngắn thôi, nên chẳng hiểu áo dòng là gì,
cứ tưởng như một cái áo sơ-mi may ở nhà may Chiến Sàigòn năm xưa hoặc
như cái Áo Lụa Hà Đông của Nguyên Sa nên khéo tưởng tượng:
Hôm qua anh mặc áo dòng
Em ngồi em ngắm từ trong ra ngoài
Chờ khi anh bỏ ra ngoài
Em sờ em nắn từ ngoài vào trong
(Nho Bụi, Australia)
Chẳng biết tác
giả nắn cái gì? Áo dòng, thầy tu, thư tình, tiền, hay linh hồn của
thầy tu…Dẫu sao cũng không phải thế. Áo dòng đây tiếng Tây gọi là
soutane, người trong đạo Chúa coi đó như biểu tượng của các nam tu sĩ
. Người bình dân cũng còn gọi đó là áo thâm chùng hay áo chùng đen,
mầu đen là mầu chết cho cuộc đời. Tấm áo dòng này có âm hưởng linh
thiêng lắm:
Trời nóng nhưng người vẫn áo đen
Thế sự thăng trầm chẳng bon chen
Đất hẹp eo xèo, lòng chẳng bén.
Trời rộng thênh thang hồn hoa sen
(Thái, Los Angeles, USA)
Thật cao quí
thay bước chân người mang tấm áo ấy. Chẳng vậy có người ra đi rồi vẫn
tìm trở lại, đã xuống đồi rồi mà vẫn cố trèo lên làm cụ sáu… vĩnh
viễn:
Từ thuở chồng em bỏ áo
dòng
Đường đời dong ruổi
những bòng bong
Thấy tháp chuông cao
ngẩng đầu ngóng
Đế-Cân trèo mãi cũng
chửa xong
(Vô danh)
Có những người đã bỏ
tu ra, đã bương trải cuộc đời với muôn khó khăn như mọi người, nhưng
cái ‘cốt tu’ và cái ‘vỏ tu’ như vẫn còn, nên người đời thỉnh thoảng
lại chạy đến tìm sự nương tựa. Kẻ ‘tu không thành’ vẫn chân thực với
chính mình:
Tôi phải cây leo hạnh phúc đâu
Sao em lại gởi những giọt sầu
Em than phận mình ngôi sao xấu
Tôi đây cũng tiếc mối tình đầu
(Thái, Los Angeles, USA)
Tình
đầu có thể là tình Chúa, cũng có thể là tình người. Dù sao thì chàng
tu-ra cũng vẫn thấy mình không xứng đáng với những việc thánh đức cao
cả nên vẫn tự nhận:
Trong làng nhân đức vắng bóng tôi
Sao em lại muốn truyện trên trời
Quá nửa trong tôi đầy tội lỗi
Non nửa phần kia cũng rất tồi.
(Thái, Los Angeles, USA)
Còn kẻ tu hành
tu đúng điệu luôn được trọng kính dù là ở trong một ngôi chùa nhỏ vùng
Thất Sơn hẻo lánh hay sống giữa chốn phồn hoa náo nhiệt Sài Thành:
Trời đất sanh ra bác
Tùng Phèng**
Ngay buổi thiếu thời
đã cheng cheng
Tiền, tài, sắc, dục:
không léng phéng
Cứu đời dùi thánh: chỉ
leng keng
(Thái, Los Angeles,
USA)
Đời tu đẹp và kẻ tu
hành thật đáng kính. Ai mà chẳng mơ tưởng, chẳng muốn sống cuộc đời
ấy:
Trường xưa ta được mấy
ai
Hiền lành, tốt tướng
từ ngoài vào trong
Môi cười xúng xính áo
dòng
Tưởng rằng ăn chắc từ
trong ra ngoài
(Thái, Los Angeles,
USA)
Muốn lắm chứ, lý
tưởng lắm chứ, nhưng có mấy người đi trọn con đường? Có lẽ lòng còn
nặng tham sân si nên:
Nào ngờ nàng liếc mắt
ngài
Thêm vài nhõng nhẽo
chàng ‘bai’ áo dòng
Tìm nhau: thung lũng
hoa vàng
Thế nhân thôi mặc:
chàng nàng có nhau.
(Thái, Los Angeles,
USA)
Viết đến đây thì tôi
nghe thấy trên ra-dô hát bài nhạc ‘Chiếc Áo Dài’ của nhạc sĩ Nguyên
Chương, người vừa vĩnh viễn ra đi ngày 11/16/2004 vừa qua. Trong bài
nhạc ấy có đoạn mang ý như là:
‘Người yêu anh hay mặc
áo dài.
Áo dài em may ngắn.
Gió thổi áo bay bay.
Cuộc tình mình
cũng…heo may’.
Rồi người dẫn chương
trình kể tiếp: Cũng có những chiếc áo dài rất dài, thướt tha cuốn lấy
những tấm thân mềm mại và ôm trọn những gót chân hồng thon thon. Cầu
cho những áo dài tha thướt ấy có những cuộc tình cũng rất dài và rất
đẹp.
Áo dòng cũng là một
loại áo dài, nhưng áo dài của phụ nữ thì xẻ tà ở phía dưới, còn áo
dòng của thầy tu thì lại mở cúc ở phía trên.
Không biết loại áo
dài nào hạnh phúc hơn? Có lẽ tùy người mặc và người thưởng thức.
Tvu, San Dimas,
11/18/2004
** Phèng là tên
lóng của Linh Mục Tuyên Úy Hải Quân Hoa Kỳ Trung Tá Nguyễn Văn Tùng,
lớp Khai Phá hiện đang sống ở New Orleans, Louisiana, USA.
*** Cha Khoa lớp
Khai Phá, chánh xứ Núi Tượng, Địa Phận Long Xuyên, Việt Nam
|