Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

 

 

 

ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI
VÀ CHO LOÀI NGƯỜI  (x. Dt, 5.1)

 

GIÁO SĨ:

Xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân

 

ĐỂ CÙNG LÀM VINH DANH THIÊN CHÚA

 

www.conggiaovietnam.net                          giaosivietnam@gmail.com

Đặc San Điện Tử    Giáo Sĩ Việt Nam    Số 21, Chúa Nhật 13.8.2006


MỤC LỤC 

Sắc lệnh về Đào tạo Linh mục (tiếp theo và hết)                                                 Vatican 2

Người tu sĩ SỐNG ĐỨC TRONG SẠCH VÀ KHIẾT TỊNH                                                GSVN

GƯƠNG MẶT CHÚA GIÊSU TRONG TÔNG HUẤN ECCLESLA IN ASIA                   + Gm. Phaolo Bùi Văn Đọc

Tác vụ Lời Chúa và linh đạo linh mục giáo phận                            Lm. Phêrô Nguyễn Khảm

TỪ TRÊN ÐỈNH NÚI                                                                      Lm. Giuse Đỗ Vân Lực, OP.

CHÚA CHA LÀ “THIÊN TÍNH CỦA CHÚA KITÔ” ?                              Lm. Fx. Ngô Tôn Huấn

BIẾT ƠN NGƯỜI CAO TUỔI                                                                      Lm. Vũ Xuân Hạnh

Đói khát hiệp thông                                                                                Lm Dã Sơn Minh Cát

RA ĐI                                                                                          Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy

GIÁO HỘI TẠI GIA Hay Linh Mục Gia Đình                                      Phó tế GB. Huyền Đồng

Cơn đau tim                                                                                           Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức


Sắc lệnh về Đào tạo Linh mục (tiếp theo và hết)

 

VI. CỔ VÕ VIỆC HUẤN LUYỆN MỤC VU

Mối quan tâm về mục vụ phải chi phối tất cả việc đào tạo chủng sinh, nên cũng đòi hỏi các chủng sinh phải được cẩn thận giáo huấn về những gì đặc biệt liên quan đến chức vụ Thánh, nhất là việc dạy giáo lý và giảng thuyết, việc phụng tự và ban phát các bí tích, về các công cuộc bác ái, nghĩa vụ tìm đến với các chiên lạc và những người vô tín ngưỡng, cùng những công tác mục vụ khác. Phải chăm lo dạy họ nghệ thuật dìu dắt các linh hồn, nhờ vậy họ có thể đào tạo mọi con cái của Giáo Hội, trước hết biết hoàn toàn ý thức sống đời Kitô hữu và có tinh thần tông đồ, thứ đến biết chu toàn bổn phận của bậc sống mình; Chủng sinh cũng phải lưu tâm học cho biết cách giúp đỡ các tu sĩ nam nữ bền đỗ trong ơn gọi riêng và tiến đức theo tinh thấn của Hội Dòng.

Cách chung, phải làm phát triển nơi các Chủng sinh những khả năng thích hợp rất cần thiết để đối thoại được với mọi người, thí dụ: biềt lắng nghe người khác, biết lưu tâm đến những hoàn cảnh khác nhau của thân phận con người trong tinh thần bác ái.

Cũng phải dạy họ biết sử dụng những phương thế mà các khoa sư phạm, tâm lý cũng như xã hội có thể cung cấp cho, theo những phương pháp đúng đắn và các tiêu chuẩn do Giáo Quyền ấn định. Phải lo giáo huấn họ biết khích lệ và nâng đỡ hoạt động tông đồ giáo dân cũng như biết khởi xướng nhiều hình thức hoạt động tông đồ khác nhau cho hữu hiệu hon, họ phải được thấm nhuần tinh thấn Công Giáo đích thực, để biết quen vượt khỏi những ranh giới địa phận, quốc gia hoặc lễ chế riêng hầu hỗ trợ các nhu cầu của toàn thể Giáo Hội và sẵn sàng đi rao giảng Phúc ảm ở bất cứ nơi nào.

Vì các chủng sinh phải học nghệ thuật hoạt động tông đồ không những trên lý thuyết nhưng trên thực hành nữa, và còn phải có khả năng thi hành công tác với tinh thần trách nhiệm cá nhân hay tập đoàn, nên trong kỳ học cũng như kỳ nghỉ, phải cho họ tập sự mục vụ bằng những công tác thực tập thích đáng. Phải tùy theo tuổi của Chủng sinh, tùy theo hoàn cành địa phương và sự xét đoán khôn ngoan của các Giám Mục mà thực hiện các hoạt động ấy cho có phương pháp với sự hướng dẫn của những vị giàu kinh nghiệm mục vụ, đồng thời cũng đừng quên sức hiệu nghiệm của những phương thế hỗ trợ siêu nhiên.

VII. BÔ TÚC VIỆC HUẤN LUYỆN SAU KHI MÃN TRƯỜNG

Nhất là vì hoàn cánh xã hội tân tiên, mà việc huấn luyện Linh mục phải được tiếp tục và kiện toàn, cả sau khi kêt thúc chu trình học vấn trong chủng viện,  nên, các Hội Đồng Giám Mục phải liệu tìm trong mỗi quốc gia những phương thế thích hợp, thí dụ như thiết lập những Học Viện Mục Vụ hợp tác với những họ đạo đã tùy nghi chọn lựa, tổ chức những cuộc hội thảo định kỳ, những khóa thực tập chuyên biệt, nhờ đó lớp Giáo Sĩ còn non trẻ về phương diện tu đức, trí thức và mục vụ được dần dần đưa dẫn vào đời sông Linh mục và hoạt động tông đồ, và họ có thể càng ngày càng cải tiến và phát triển các hoạt động ấy hơn nữa.

KẼT LUẬN

Tiêp tục công trình đo Công Đồng Trentô khời xướng, và trong khi tin tưỏng trao phó cho các vị Giám Đốc và Giáo sư Chủng Viện nhiệm vụ đào tạo các Linh Mục tương lai của Chúa Kitô trong tinh thần canh tân do Thánh Công Đồng này khởi xướng, toàn thể Nghị Phụ của Thánh Công Đồng này thiết tha khuyên dụ những người đang dọn mình nhận lãnh chức Linh Mục hãy cảm thức niềm kỳ vọng của Giáo Hội và phần rỗi các linh hồn đã được trao phó cho họ, các Nghị Phụ cũng khuyến dụ; để một khi hân hoan đón nhận những tiêu chuẩn ghi trong Sắc Lệnh này, họ sẽ thâu lượm được nhiều kết quả mỹ mãn và trường tồn.

Tất cả và từng điều đã được ban bố trong Sắc Lệnh này đều đuợc các Nghị Phụ Thánh Công Đồng chấp thuận. Và, dùng quyền Tông Đồ Chúa Kitô trao ban, hiệp cùng các Nghị Phụ khá kính, trong Chúa Thánh Thần, chúng tôi phê chuẩn, chế định và quyết nghị, và những gì đã được Thánh Công Đồng quyết nghị, Chúng Tôi truyền công bố cho Danh Chúa cả sáng.

Rôma, tại Đền Thánh Phêrô, ngày 28 tháng 10 năm 1965.

Tôi, PHAỌLÔ Giám Mục Giáo Hội Công Giáo

Tiềp theo là chữ ký của các Nghị Phụ .

VỀ MỤC LỤC

 Người tu sĩ SỐNG ĐỨC TRONG SẠCH VÀ KHIẾT TỊNH

      

       Có một cậu bé được vị ẩn sĩ  đưa lên núi từ thưở nhỏ. Ngày ngày tu hành học đạo, xa tránh cuộc sống trần gian. Cho đến ngày kia, cậu bé trở thành một thanh niên khỏe mạnh và cường tráng. Vị ẩn sĩ  mới quyết định đem cậu  ta xuống núi để thử thách.

       Cuộc sống phàm tục có nhiều điều mới lạ khiến cậu ta hết sức ngạc nhiên và thích thú. Gặp bất cứ điều gì, cậu ta cũng ngắm nghía và hỏi han thầy mình.

       Trên đường về, gặp mấy cô gái đang cấy lúa cất tiếng cười trong trẻo, cậu ta liền hỏi :

       - Thưa thầy, cái gì thế ?

       Vị ẩn sĩ ngước nhìn và thấy mấy chiếc nón các cô đang đội, liền ôn tồn trả lời :

       - Ồ, đó chỉ là mấy chiếc nón mà thôi con ạ.

       Về đến núi, tự nhiên cậu ta đâm ra ngẩn ngơ như người mất hồn. Thấy vậy, vị ẩn sĩ mới hỏi :

       - Con đau bệnh hay sao ?

       Cậu ta buồn bã trả lời :

       - Chẳng biết tại sao con nhớ mấy chiếc nón ấy quá, con thương mấy chiếc nón ấy lắm.

       Câu chuyện dí dỏm ấy muốn nói lên một sự thật, đó là nam và nữ, trai và gái thường lôi cuốn và hấp dẫn lẫn nhau. Sự kiện này là điều hết sức tự nhiên và bình thường, như ca dao vốn diễn tả :

       - Mình về, mình nhớ ta chăng ?

         Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười.

       Từ sự lôi cuốn và hấp dẫn ấy mới nảy sinh ra tình yêu, để rồi kết thúc bằng cuộc sống hôn nhân, trong đó hai vợ chồng được Thiên Chúa mời gọi tham dự vào tình yêu quyền năng sáng tạo của Ngài.

       Thế nhưng ngày nay, người ta đã lạm dụng khả năng tính dục mà Thiên Chúa đã trao ban. Khắp nơi trên thế giới, con số những người ly dị cũng như phá thai mỗi ngày một gia tăng, đẩy gia đình vào một cơn khủng hoảng trầm trọng. Người ta cổ võ cho những cuộc tình cùng phái tính, những kiểu sống bệnh hoạn…Phải chăng những giá trị luân lý và đạo đức đang dần dần bị mai một ?

       Đi tới đâu, chúng ta cũng thấy nhan nhản những sách báo, phim ảnh và quảng cáo mang tính cách đồi trụy và khiêu dâm. Thân xác người phụ nữ trở nên như một món hàng được mời chào để đổi chác và mua bán. Phải chăng xã hội đang bùng nổ về tính dục ? Phải chăng bầu khí chúng ta thở hút đã bị ô nhiễm nặng nề ? Phải chăng nói tới đức trong sạch và khiết tịnh là một cái gì lỗi thời và…xưa rồi Diễm ơi!

       Ngay cả trong giới các linh mục và tu sĩ, những ý niệm về hai nhân đức trên cũng đã bị sói mòn và mất dần ý nghĩa nguyên thủy của chúng. Ở bên Mỹ, vụ lạm dụng tình dục của các linh mục và tu sĩ đã là một “gương mù gương xấu”, làm cho Giáo hội phải xất bất xang bang. Còn ở Việt Nam, một vị Giám mục phụ trách về chủng viện, Đức Cha Nguyễn Bình Tĩnh, cũng đã phải than phiền :

       “Vì cởi mở với đời, Linh mục ngày nay rất dễ tiếp xúc với nữ giới. Xu hướng sống tiện nghi thoải mái cũng dễ kéo theo xu hướng tìm vui chơi khoái lạc, nhất là khi các ngài còn có quan niệm phóng khoáng về đòi hỏi của đời độc thân.

        Vì thế, cũng có những Linh mục ngày nay cùng đoàn nữ giới đi tắm biển, đi trại hè…không còn là điều chướng tai gai mắt nữa.

        Có vị còn coi bồ bịch với nữ giới là hợp tình hợp lý. Những phim ảnh lõa lồ, những sách báo khiêu dâm không còn là cấm địa đối với một số vị.

        Giáo dân và chính cả Linh mục không còn dị ứng nữa khi thấy một Linh mục có con mà vãn ngang nhiên làm mục vụ.”

       Thế nhưng, người môn đệ của Đức Kitô, dấn thân vào nếp sống tu trì, không được trôi theo dòng chảy, trái lại phải đi ngược với những trào lưu trên  bằng cách thực thi đức trong sạch và khiết tịnh.

       Như vậy, sống trong sạch và khiết tịnh phải chăng là sự ngược đời thứ hai mà người tu sĩ cần phải tuân giữ trong cuộc sống của mình ? Vậy trong sạch và khiết tịnh là gì ?

       TRONG SẠCH VÀ KHIẾT TỊNH THEO CÁI NHÌN CỦA CHÚA

       Hai chữ “trong sạch” ở đây không được hiểu theo nghĩa hẹp, nói tới việc giữ phép vệ sinh nơi thân xác, chẳng hạn mỗi buổi sáng khi thức dậy phải lấy nước đánh răng và rửa mặt, mỗi ngày phải tắm rửa và kỳ cọ cho sạch sẽ, râu tóc phải cho tươm tất và áo quần phải cho gọn   ghẽ :

       - Đói cho sạch, rách cho thơm…

       Cũng không được hiểu theo nghĩa rộng,  nói tới tình trạng tâm hồn không vướng mắc tội lỗi.

       Trái lại, phải được hiểu theo một nghĩa đặc biệt. Với nghĩa đặc biệt này thì trong sạch là nhân đức giúp chúng ta xa tránh những vui thú thể xác bất chính, không được phép. Cao điểm của đức trong sạch chính là đức khiết tịnh, hoàn toàn xa tránh những vui thú xác thịt, kể cả những vui thú chính đáng và được phép, bằng việc tự nguyện khước từ hôn nhân.

       Tự bản chất, nhân đức trong sạch cho chúng ta thấy rõ sự trổi vượt và chiến thắng của tinh thần trên vật chất, của linh hồn trên thân xác. Chính vì thế, chúng ta thường gọi hai nhân đức này là nhân đức thiên thần, vì nó làm cho chúng ta trở nên giống như các thiên thần ở trên trời.

       Qua bài giảng trên núi, Chúa Giêsu cũng đã xác quyết :

        “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.” (Mt 5,8).

       Kinh nghiệm thường ngày cho hay : phần đông con người thời nay mất đức tin, không phải vì thiếu hiểu biết về Thiên Chúa, nhưng vì đã sống sa đọa, thiếu trong sạch. Điều đó đã trở nên một sự thật tại các nước Âu Mỹ : với những tiện nghi vật chất, với những hưởng thụ dễ dãi, người ta dần dần xa lìa và chôn vùi niềm tin của mình.

       Chính vì thế, Đức Kitô đã đánh giá cao hai nhân đức này, bởi vì chính Ngài đã được sinh ra bởi một người mẹ đồng trinh và cha nuôi của Ngài là một người hoàn toàn trong sạch. Hơn thế nữa, chính bản thân Ngài cũng đã luôn sống đức khiết tịnh tuyệt đối nhất. Nhân đức này chiếu tỏa rạng ngời trong cuộc sống của Ngài, đến nỗi những kẻ thù địch không bao giờ dám lăng nhục Ngài về vấn đề này. Thực vậy, Ngài có rất nhiều kẻ thù địch, họ căm ghét Ngài và vu cáo cho Ngài những tội tày trời, nhưng không bao giờ họ dám tấn công Ngài trong lãnh vực này.

       Suốt dọc cuộc đời, Ngài luôn qui hướng về Cha trên trời, cũng như dồn mọi cố gắng cho việc cứu rỗi nhân loại. Tình yêu đối với Chúa Cha và tình yêu đối với nhân loại đã thúc bách Ngài nhập thể. Trọn thời gian nơi dương thế, trái tim Ngài chỉ đập vì tình yêu đó. Và chúng ta có thể nói được rằng : tình yêu đó chính là hơi thở của Ngài, tình yêu đó đã hướng dẫn từng bước Ngài đi, từng lời Ngài nói và từng việc Ngài làm. Chính tình yêu đó đã dẫn Ngài tới đỉnh Canvê, hy sinh mạng sống mình qua cái chết trên thập giá để mưu cầu lợi ích cho toàn thể nhân loại.

       Vì thế đối với người môn đệ, tấm gương của Ngài về đức khiết tịnh phải là một lời mời gọi tuy âm thầm nhưng lại vô cùng mãnh liệt, để bắt chước Ngài  thực thi nhân đức này trong nếp sống tu trì.

       LỜI MỜI GỌI TỰ NGUYỆN SỐNG KHIẾT TỊNH

       Khi bọn Biệt phái hỏi về vấn đề ly dị, Chúa Giêsu đã xác nhận hôn nhân là một giao ước bất khả phân ly, do Thiên Chúa ấn định ngay từ lúc ban đầu :

        "Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hoá đã làm ra con người có nam có nữ", và Người đã phán: "Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt." Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly." (Mt 19,4-6).

       Lời xác quyết của Chúa là cho các tông đồ chưng hửng, bởi vì các ông đã quen với thói tục rẫy vợ bỏ chồng. Các ông liền thưa lên cùng Chúa :

        "Nếu làm chồng mà phải như thế đối với vợ, thì thà đừng lấy vợ còn hơn." (Mt 19,10).

       Nhân cơ hội này, Ngài đã dạy cho các ông một bài học cao cả, nói với các ông một lời chân thành và ngỏ cùng các ông một mời gọi tha thiết.  Thực vậy, trong xã hội, chúng ta thấy có những kẻ từ chối hôn nhân vì một lý do tự nhiên chẳng hạn như họ đang đầu tư cuộc đời vào một lý tưởng phải theo đuổi hay vào một công trình khoa học phải nghiên cứu…Có những kẻ từ chối hôn nhân vì bị cưỡng bức, bởi họ không thể kết hôn được cũng như không hội đủ những điều kiện cần thiết như sức khỏe…để tạo dựng một mái gia đình hạnh phúc. Có những kẻ từ chối hôn nhân vì muốn lẩn tránh những hy sinh, những trách nhiệm mà những người sống trong bậc vợ chồng phải gánh chịu…Trong khi đó, Chúa Giêsu khuyên các môn đệ tình nguyện từ bỏ vĩnh viễn việc kết hôn, với một lý do duy nhất, đó là vì Chúa và vì Nước Trời.

       Đúng thế, các môn đệ của Chúa không phải chỉ  cho hạnh phúc của bản thân mình, cho phần rỗi của cá nhân mình, cho sự hoàn thiện của phần riêng mình, trái lại họ còn phải yêu thương tha nhân, tìm kiếm lợi ích cho tha nhân cũng như đặc biệt lo đến hạnh phúc đời đời của tha nhân.

       Họ có thể thực hiện mục đích ấy một cách nhiều hơn và tốt hơn,  nếu họ biết thoát ly mọi liên hệ gia đình, hầu dấn thân trọn vẹn cho tha nhân. Nói khác đi : người có tâm hồn trong sạch và thực thi đức khiết tịnh sẽ được hoàn toàn tự do và bình an, nhất là được thành tâm kính mến Chúa. Họ có thể dành tất cả nghị lực cũng như thời gian để phụng sự Chúa và giúp đỡ tha nhân. Trong khi đó, những người sống đời hôn nhân, phải dành phần lớn nghị lực và thời gian cho vợ con và gia đình của mình.

       Vì thế, Chúa Giêsu khuyên các môn đệ từ bỏ hoàn toàn và dứt khoát việc kết hôn để có thể hoạt động hữu hiệu hơn, hăng say hơn, nhiệt thành hơn cho lợi ích của Nước Trời.

       Tuy nhiên để có được một tâm hồn trong sạch và sống trọn vẹn đức khiết tịnh, chúng ta cần phải có hai điều kiện :

       Điều kiện thứ nhất, đó là sự trợ giúp của ơn Chúa.

       Thực vậy, muốn từ khước hôn nhân để được nên hoàn thiện thiêng liêng, cũng như để hy sinh trọn vẹn cho hoạt động của Nước Thiên Chúa, chứ không tìm lợi lộc trần gian, thì không thể dùng những lý luận của loài người hay những nghị lực nghèo nàn của bản thân, trái lại rất cần phải có ơn Chúa trợ giúp đặc biệt, bởi vì thân phận của người vốn yếu đuối và giòn mỏng. Nói cách khác, rất cần phải có ơn Chúa gọi.

       Công đồng Vaticanô đã xác quyết như sau :

        “Đức khiết tịnh vì Nước Trời (Mt 19,12), mà các tu sĩ khấn giữ, phải được quí trọng như một ân huệ cao cả của ơn thánh”. (DT 12).

       Chúa Giêsu cũng cho chúng ta thấy rõ điều ấy qua câu trả lời  sau đây :

        "Không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy, nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu mới hiểu.

        Quả vậy, có những người không kết hôn vì từ khi lọt lòng mẹ, họ đã không có khả năng; có những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn; lại có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu." (Mt 19,10-12).

        Điều kiện thứ hai, đó là thiện chí và lòng quảng đại.

       Chúa Giêsu đã kêu gọi thiện chí và lòng quảng đại của chúng ta khi Ngài nói :

        - Ai hiểu được thì hiểu.(Mt 19,12).

       Chỉ có những người nhận được ánh sáng ân sủng mới có thể thấu hiểu những lợi ích thiêng liêng của đức khiết tịnh, thế nhưng lại có hàng ngàn lý do ngăn cản không cho họ chọn bậc sống ấy. Vì thế, chúng ta cần phải có thiện chí và lòng quảng đại để can đảm bước đi theo sự soi dẫn của ân sủng, cũng như đáp lại lời mời gọi của Chúa.

       Kinh nghiệm cho thấy khi chọn đời sống khiết tịnh, chúng ta có thể được thúc đẩy bởi những lý do mang tính cách nhân loại để khước từ hôn nhân, nhưng nếu chúng ta thật lòng bước theo Chúa, thì lý do khiến chúng ta quyết định phải là những lý do siêu nhiên, đó là để được trở nên hoàn thiện và hiến trọn cuộc đời cho Nước Chúa, như lời Chúa đã nói :

        -  Lại có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời. (Mt 19,12).  

       ĐỨC KHIẾT TỊNH CỦA NGƯỜI TU SĨ

       Từ những điều vừa trình bày, chúng ta đi vào lời khấn khiết tịnh của người tu sĩ và chúng ta có thể định nghĩa : Khấn khiết tịnh có nghĩa là thánh hiến cho Thiên Chúa khả năng yêu thương của riêng mình, bằng cách tự nguyện khước từ hôn nhân để đạt tới sự thánh hóa bản thân và mưu cầu lợi ích cho tha nhân một cách dễ dàng và hữu hiệu hơn.

       Khi kết hôn, người ta ký kết một giao ước bất khả phân ly với kẻ họ yêu. Qua giao ước ấy, người ta dành cho nhau tất cả khả năng yêu thương của mình, người ta trao cho nhau thân xác và tâm hồn mình. Người này có quyền trên thân xác và tâm hồn của người kia. Còn người tu sĩ,  khi tuyên hứa lời khấn khiết tịnh, chúng ta ký kết một giao ước vĩnh viễn với Thiên Chúa, dâng hiến cho Ngài tất cả khả năng yêu thương của chúng ta, nghĩa là tất cả những gì có thể sử dụng để yêu thương một thụ tạo bằng cả trái tim, theo bản năng của con người.

       Và như vậy, kể từ lúc tuyên khấn, kể từ lúc dâng hiến cho Thiên Chúa khả năng ấy, thì tất cả những gì trong tâm hồn và thân xác chúng ta, khả dĩ có thể được sử dụng để yêu thương, đều thuộc về Thiên Chúa và chúng ta có bổn phận phải tôn trọng.

       Trước hết, chúng ta phải bảo vệ và phát huy khả năng yêu thương của mình, bởi vì không gì có thể hủy diệt được khả năng ấy. Nếu chúng ta tìm cách bóp nghẹt khả năng ấy, là chúng ta đã lỗi phạm. Càng có khả năng yêu thương và càng yêu thương thật sự, thì càng chứng tỏ mình là con người đích thực.

       Dĩ nhiên, một khi khả năng yêu thương đã được thánh hiến cho Thiên Chúa, thì khả năng ấy phải thuộc về Ngài và chỉ được sử dụng để phụng sự và làm vinh danh Ngài mà thôi. Thế nhưng, chúng ta phụng sự  và làm vinh danh Ngài như thế nào ?

       Tôi xin thưa : chúng ta phụng sự và làm vinh danh Ngài khi sử dụng khả năng yêu thương để thánh hóa bản thân và mưu cầu lợi ích cho người khác. Công đồng Vaticanô II cũng đã xác nhận như sau :

        “Đức khiết tịnh giải thoát lòng con người cách đặc biệt (x 1Cor 7,32-35) để ngày càng kính mến Chúa và yêu thương mọi người cách nồng nàn hơn.” (DT 12)

       Có một liên hệ mật thiết giữa khả năng yêu thương và sự thánh hóa bản thân : càng trở nên trọn lành thì càng kính mến Thiên Chúa nhiều hơn. Ai tiến  tới mức độ kính mến Thiên Chúa cao nhất thì cũng đạt được mức độ trọn lành cao nhất.

       Như vậy, việc dâng hiến khả năng yêu thương cho Thiên Chúa để không gắn bó và quyến luyến với riêng một thụ tạo, chắc chắn sẽ hỗ trợ cho lòng kính mến Thiên Chúa và cho việc tiến bước trên con đường trọn lành.

       Và như chúng ta đã thấy : không thể tách biệt lòng kính mến Thiên Chúa ra khỏi tình yêu thương anh em, vì đây chỉ là một tình yêu duy nhất, một nhân đức duy nhất : Đức mến có đối tượng là Thiên Chúa, nhưng cũng phải trở lại trên tha nhân, như thánh Gioan đã khẳng định :

        “Nếu ai nói: "Tôi yêu mến Thiên Chúa" mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy. Đây là điều răn mà chúng ta đã nhận được từ Người: ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng yêu thương anh em mình.”  (1Ga 4,20-21).

       Vì thế, chúng ta không thể kính mến Thiên Chúa mà lại không yêu thương anh em, không ước muốn cho họ được những sự tốt lành và không cố gắng mưu cầu lợi ích thiêng liêng cũng như vật chất cho họ. Chúng ta không thể nào tăng trưởng trong tình mến đối với Thiên Chúa, mà  lại không tăng trưởng trong tình yêu đối với tha thân.

       Người tu sĩ tuyên hứa lời khấn khiết tịnh để có thể kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân một cách dễ dàng và hữu hiệu hơn, đồng thời tránh đi những chướng ngại vật cản ngăn không cho tình yêu này được phát triển, lớn mạnh và đạt tới mức độ hoàn thiện.

       Một khi đã tiến triển trong tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân, chúng ta cũng tiến triển trên con đường trọn lành. Đó là những mục đích chúng ta theo đuổi và đó cũng là những hậu quả nhân đức khiết tịnh đem lại nếu chúng ta thực thi nhân đức này trong cuộc sống.

       Chúa Giêsu đã chỉ rõ cho các môn đệ điều ấy khi Ngài khuyên các ông sống khiết tịnh vì Nước trời.

       Thánh Phaolô cũng đã nêu lên những mục đích của đức khiết tịnh khi nói chúng ta phải thánh hóa cả thân xác lẫn tâm hồn để chỉ lo việc của Chúa. Lời khuyên của vị thánh tông đồ dân ngoại được ghi lại như sau :

        “Về vấn đề độc thân, tôi không có chỉ thị nào của Chúa, nhưng tôi chỉ khuyên nhủ anh em với tư cách là người -nhờ Chúa thương- đáng được anh em tín nhiệm. Vậy tôi nghĩ rằng: vì những nỗi thống khổ hiện tại, ở vậy là điều tốt. Phải, tôi nghĩ rằng đối với người ta, như thế là tốt. Bạn đã kết hôn với một người đàn bà ư? Đừng tìm cách gỡ ra. Bạn chưa kết hôn với một người đàn bà ư? Đừng lo kiếm vợ. Nhưng nếu bạn cưới vợ, thì cũng chẳng có tội gì. Và nếu người con gái lấy chồng, thì cũng chẳng có tội gì. Tuy nhiên, những người ấy sẽ tự chuốc lấy những nỗi gian truân khốn khổ. Mà tôi, tôi muốn cho anh em thoát khỏi điều đó. Thưa anh em, tôi xin nói với anh em điều này: thời gian chẳng còn bao lâu. Vậy từ nay những người có vợ hãy sống như không có; ai khóc lóc, hãy làm như không khóc; ai vui mừng, như chẳng mừng vui; ai mua sắm, hãy làm như không có gì cả, kẻ hưởng dùng của cải đời này, hãy làm như chẳng hưởng. Vì bộ mặt thế gian này đang biến đi. Tôi muốn anh chị em không phải bận tâm lo lắng điều gì. Đàn ông không có vợ thì chuyên lo việc Chúa: họ tìm cách làm đẹp lòng Người. Còn người có vợ thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng vợ, thế là họ bị chia đôi. Cũng vậy, đàn bà không có chồng và người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa, để thuộc trọn về Người cả hồn lẫn xác. Còn người có chồng thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng chồng. Tôi nói thế là để mong tìm ích lợi cho anh chị em, tôi không có ý gài bẫy anh chị em đâu, nhưng chỉ muốn đề nghị với anh chị em một điều tốt, để anh chị em được gắn bó cùng Chúa mà không bị giằng co.” (1Cr 7,25-30).

       KẾT LUẬN

       Để kết luận, tôi xin kể lại một mẩu chuyện nho nhỏ :

       Có hai vị sư, một già và một trẻ, sau một ngày khất thực xin ăn, đang cất bước trở về chùa. Trên con đường trở về này có một đoạn lầy lội. Hai vị sư nhìn thấy một cô gái vừa trẻ lại vừa đẹp đang loay hoay bấm từng bước một giữa đám bùn đen. Áo quần lòa xòa. Giày dép lỉnh kỉnh. Đường sá trơn trượt. Cô gái té lên ngã xuống nhiều lần.

       Trước tình cảnh ấy, vị sư trẻ đã nhanh chân chạy tới và bế cô gái qua khỏi đoạn đường khó khăn ấy. Sau đó, hai vị sư tiếp tục bước đi trong thinh lặng.

       Về tới chùa, vị sự già mới nói với vị sư trẻ rằng :

       - Chúng ta là những người tu hành, không được phép bế cô gái như thế để băng qua quãng sình lầy.

       Thế nhưng, vị sư trẻ đã trả lời :

       - Thưa thầy, con đã để cô gái ấy lại trên đường sau quãng sình lầy. Còn thầy, sao thầy lại mang cô gái ấy về tận đây, nơi cửa chùa này.

       Câu chuyện trên làm tôi nhớ tới lời Chúa đã phán :

        - Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch,  vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.” (Mt 5,8).

       Lời chúc phúc của Chúa, phải chăng cũng chính là sự ngược đời mà người tu sĩ cần phải thực thi và sống trong suốt cả cuộc đời của mình.

GSVN

VỀ MỤC LỤC

GƯƠNG MẶT CHÚA GIÊSU TRONG TÔNG HUẤN ECCLESLA IN ASIA

Món Quà đức tin

Đức Giêsu Kitô. Đấng Cứu Độ Thần Nhân

Con người và sứ mạng Con Thiên Chúa

Đức Giêsu Ki tô: Sự Thật về con người

Ơn Cứu Độ Duy Nhất và Phổ Quát nơi Đức Giêsu

Một vài nhận xét về cách giới thiệu Chúa Giêsu Kitô trong Ecclesia in Asia

Kitô học và Thánh Linh học là nội dung rất quan trọng cần phải bàn đến, khi muốn trình bày về Tông Huấn Ecclesia in Asia. Đó là phần Thần Học được trao đổi và tranh luận nhiều trong các nhóm nghị phụ Thượng Hội Đồng.

Các vấn đề được trao đổi và được sắp xếp thành 4 phần: Phần 1 là Kitô học và Thánh Linh Học; Phần 2 là Sứ vụ Loan Báo Tin Mừng của Giáo Hội; Phần 3 là Sứ mạng Yêu Thương và Phục Vụ của Giáo Hội;  Phần 4 là các vấn đề liên quan khác.

Bố cục của Tông Huấn Ecclesia in Asia gồm 7 chương, trong đó chương 2 là chương Kitô học và chương 3 là chương Thánh Linh học. Hai chương ấy đi liền nhau, gắn bó với nhau mật thiết và bổ sung cho nhau. Chúng ta không được tách rời hai chương ấy, vì Thượng Hội Đồng, với tất cả các nghị phụ, đã nỗ lực tối đa để giữ cho Thánh Linh học gắn liền với Kitô học. Nỗ lực này cần thiết, vì nhờ đó chúng ta vừa nhận ra giá trị cứu độ của các tôn giáo ngoài Kitô giáo, vừa giữ vững đức tin tông truyền tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Đấng Cứu Độ Duy Nhất.

Đạo của chúng ta là Đạo của Chúa Giêsu, nên không thể tránh né đề cập đến Người. Loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu là nhiệm vụ của mọi  Kitô hữu. Tin Mừng Chúa Giêsu được hiểu theo hai nghĩa: Chúa Giêsu là Chủ Thể của Tin Mừng, Người loan báo Tin Mừng về Nước Trời, Tin Mừng về tình Yêu Tạo Dựng và Cứu Độ của Thiên Chúa; Chúa Giêsu là Đối Tượng của Tin Mừng, Người là nội dung của Tin Mừng, Người là Đấng Chúa Cha sai đến trần gian để cứu độ trần gian, Người đã chết để chuộc tội loài người và đã sống lại cho loài người được thông phần sự sống của Thiên Chúa.

Món Quà đức tin:

Đóng góp lớn nhất và duy nhất của Giáo Hội Công Giáo với các Dân Tộc Á Châu là loan báo Đức Giêsu Kitô, Đấng là Thiên Chúa thật và thực sự là con người, Đấng Cứu Độ Duy Nhất của mọi dân tộc. Điều phân biệt Giáo Hội với những cộng đoàn tôn giáo khác là niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô. Đó là Ánh Sáng Giáo Hội không thể giữ riêng cho mình, mà phải chia sẻ cho mọi người. Giáo Hội muốn hiến cho các dân tộc Sự Sống Mới trong Chúa Giêsu Kitô, vì biết mọi người đều đi tìm Sự Sống viên mãn. Niềm tin vào Chúa Giêsu Kilô là động lực cho việc loan báo Tin Mừng tại Á Châu của Giáo Hội. Niềm tin ấy, Giáo Hội thừa hưởng từ các Tông Đồ, là Hồng Ân đã nhận lãnh và cần được chia sẻ. ( x.EA số 10 ).

Đức Giêsu Kitô. Đấng Cứu Độ Thần Nhân:

Đức Giêsu Kitô mà Giáo Hội tin và loan báo là một con người cụ thể, một con người lịch sử đã sinh ra tại mãnh đất thuộc miền tây Á Châu, mà ngày nay đang là mãnh đất tranh chấp giữa Israel và Palestine. Người đã sinh ra yếu đuối như những trẻ thơ khác, đã trải qua thân phận người di dân, trốn chạy sự tàn ác của vua Hêrôđê. Người có cha mẹ trần gian, nhưng luôn sống trong tương quan thân mật với Thiên Chúa, mà Người gọi là Abba.

Đức Giêsu gần gũi với những người nghèo khổ, những người bị lãng quên, những người thấp cổ bé họng. Người dùng bữa với những người tội lỗi và bảo đảm với họ bàn tiệc của Cha trên trời có chỗ cho họ, nếu họ trở về với Ngài. Một nhóm môn đồ theo sau Người, phần lớn là những người ít thông hiểu lề luật, và có cả phụ nữ.  Nhóm người ấy trở thành một gia đình mới sống trong tình yêu lạ lùng của Chúa Cha.

Đức Giêsu giảng dạy cách đơn sơ, dùng những hình ảnh và ví dụ trong đời sống hằng ngày để nói về Tình Yêu của Thiên Chúa và Nước Trời. Dân chúng nhận ra rằng Người nói với uy quyền. Là một con người có bản chất hiền lành dịu dàng, nhưng không tránh né sự thật, Đức Giêsu sẵn sàng trả giá cho sứ mạng của mình. Người đã bị vu cáo là phạm thượng và phỉ báng lề luật, luôn bị coi là một người nguy hiểm cho xã hội, cần phải loại trừ. Người đã bị xử tử như một phạm nhân, bị đóng đinh thập giá, chết đau thương và chôn cất vội vã, nhưng ngày thứ ba Người đã sống lại.

Đức Giêsu là con người bình thường, đơn sơ, nhưng rất lạ lùng và huyền nhiệm. Người đã thi hành thánh ý Chúa Cha là hòa giải nhân loại với Cha. Người là Đấng Cứu Độ theo nghĩa tròn đầy nhất, vì các lời nói và việc làm, mà nhất là sự Phục Sinh của Người đã mạc khải Người là Con Thiên Chúa.

Con người và sứ mạng Con Thiên Chúa:

Chân tính và sứ mạng của Đức Giêsu chỉ có thể hiểu được cách đầy đủ, khi được đặt trong mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa. Hành vi cứu độ của Người bắt nguồn từ sự Hiệp Thông Ba Ngôi, từ Tình Yêu và Sự Sống của Ba Ngôi. Nơi con người Đức Giêsu có trọn vẹn thần tính của Thiên Chúa ( Cl 2, 9 ); Người mở đường cho chúng ta đi sâu vào mầu nhiệm Hiệp Thông Ba Ngôi.  Là Lời Nói Tối Hậu của Thiên Chúa, Người mạc khải Thiên Chúa và Ý Muốn Cứu Độ của Thiên Chúa cách đầy đủ nhất.

Sứ mạng của Đấng Cứu Thế đat tới Tột Đỉnh trong mầu nhiệm Vượt Qua. Nhờ Hy Tế Thập Giá của Người, Chúa Cha đã ban cho thế giới ơn Tha Tội và Sự Sống Viên Mãn. Hồng Ân ấy chỉ có thể đến với chúng ta qua Người Con Yêu Dấu, Đấng Duy Nhất có thể đáp trả tình Yêu của Cha cách trọn vẹn.

Trong Đức Giêsu Kitô, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, chúng ta được biết Thiên Chúa không ở xa, tách biệt với con người, nhưng ớ gần, thậm chí còn kết hợp với mỗi một con người và với toàn thể nhân loại trong tất cả mọi tình huống. Đó là sứ điệp mà Kitô giáo hiến cho thế giới, là nguồn an ủi và niềm hy vọng cho mọi tín hữu.

Đức Giêsu Ki tô: Sự Thật về con người:

Nhờ Đức Giêsu, con người biết được sự thật về chính mình. Nơi Đức Giêsu, chúng ta nhận ra sự cao cả và địa vị của mỗi con người trong Lòng, trong trái tim của Thiên Chúa. Vì mầu nhiệm Nhập Thể, Người đã kết hợp một cách nào đó với từng cá nhân con người. Nơi Đức Giêsu, chúng ta khám phá khả năng vô tận của trái tim con người, đối với Thiên Chúa và đối với con người.

Đức Giêsu không những tái tạo sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và nhân loại, mà còn làm nên một sự hiệp thông mới mẽ giữa những con người đã bị xa cách nhau vì tội lỗi. Nơi Người, chúng ta có một trật tự mới, một hòa điệu mới. Người là Bình An của chúng ta. Trong tất cả những gì Người đã nói và đã làm, Người giống như tiếng nói, giống như bàn tay và cánh tay quy tụ tất cả con cái của Thiên Chúa thành một gia đình yêu thương.

Đức Giêsu đã nối kết Trời và Đất nơi con người của mình. Nhân loại có thể tìm gặp ơn Cứu Độ nơi Ngôi Vị Con Thiên Chúa làm người và nơi sứ mạng được trao phó cho một mình ngài với tư cách là Người Con, sứ mạng yêu thương và phục vụ sự sống của mọi người.

 Ơn Cứu Độ Duy Nhất và Phổ Quát nơi Đức Giêsu:

Nhờ Ngôi Lời hiện diện trước khi có biến cố Nhập Thể mà thế giới được tạo thành. Nhưng với tư cách là Ngôi Lời Nhập Thể, đã sống, đã chết và đã phục sinh, Đức Giêsu Kitô đã được loan báo là Đấng hoàn tất công trình tạo dựng, hoàn tất lịch sử, hoàn thành những khát vọng sống viên mãn của con người.

Phục Sinh từ kẻ chết, Đức Giêsu Kitô hiện diện với mọi người, với toàn thể tạo vật một cách mới mẽ và huyền nhiệm. Nơi Người, mọi giá trị chân chính của các tôn giáo và các nền văn hóa đạt tới sự viên  mãn và hoàn thành. Từ lúc khởi thủy cho tới ngày cùng tận, Đức Giêsu là Đấng Trung Gian Duy Nhất. Ngay cả cho những người không tuyên xưng Người là Đấng Cứu Độ, vẫn có ơn Cứu Độ là ân sủng bởi Người, vì Thần Khí vẫn được Người thông ban.

Chúng ta tin Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là Người thật, là Đấng Cứu Độ Duy Nhất vì chỉ một mình Người đã hoàn tất chương trình cứu độ phổ quát của Chúa Cha. Ngài là Người duy nhất biểu lộ trọn vẹn Tình Yêu của Chúa Cha cho loài người. Tính Độc Nhất ấy làm cho Đức Giêsu có một cương vị tuyệt đối và phổ quát. Ngài thuộc về lịch sử, nhưng vẫn là trọng tâm và là cùng đích của lịch sử.

Một vài nhận xét về cách giới thiệu Chúa Giêsu Kitô trong Ecclesia in Asia:

Kitô học trong Ecclesia in Asia rất trung thành với đức tin tông truyền của Hội Thánh Công Giáo, triệt để tôn trọng các tín điều của Công Đồng Nixê và Calcêđônia. Nhưng cũng rất sinh động, nhẹ nhàng, không kinh viện, trường ốc, trái lại đi sát với Kinh Thánh.

Tông Huấn không tránh né khẳng định lập trường chính thống của Giáo Hội về Đức Kitô là Đấng Cứu Độ Duy Nhất, mặc dù vẫn công nhận các giá trị cứu độ trong các tôn giáo khác, vì mọi ân sủng đều được ban trong Đức Kitô và nhờ Đức Kitô.

Quan điểm của Tông Huấn có tính mục vụ và truyền giáo nhiều hơn.  Bận tâm của các Chủ Chăn mà Đức Thánh Cha hoàn toàn chia sẻ là làm thế nào để có được những cách trình bày, giới thiệu những hình ảnh, những cách nói về Chúa Giêsu phù hợp với người Á Châu hơn, đánh động tâm hồn, trái tim họ nhiều hơn.  Điều này đã được thảo luận sôi nỗi trong các nhóm tại Thượng Hội Đồng. Thượng Hội Đồng, cũng như Tông Huấn chỉ đề ra hướng đi, phần còn lại là công việc của các nhà thần học.

Quan điểm mục vụ ấy của Giáo Hội được trình bày trong chương 4 của Tông Huấn, đề cập đến các vấn đề loan báo Đức Kitô tại Á Châu (số 20) những thách đố của Hội Nhập Văn Hoá (số 21), các lãnh vực then chốt của Hội Nhập Văn Hóa (số 22).  Tông Huấn có lưu ý rằng nhiều nghị phụ đã nêu lên sự kiện Đức Giêsu là một người Á Châu lại được coi là xa lạ với Á Châu. Phần lớn những người Á Châu có khuynh hướng coi Đức Giêsu như một Gương Mặt Tây Phương hơn là Gương Mặt Á Châu.

Như vậy vấn đề cụ thể hiện nay là làm sao cho Kitô học có nhiều sắc thái Á Châu hơn nữa. Kitô học phải có chiều hướng mục vụ nhiều hơn. Và trong chiều hướng ấy nên phân biệt làm 2 giai đoạn: giai đoạn bắt đầu giới thiệu Đức Giêsu cho những người không là Kitô hữu, giai đoạn tiếp tục loan truyền về Ngài cho các tín hữu Kitô.

Trong giai đoạn đầu, phải làm thế nào để giới thiệu Đức Giêsu là Đấng đáp ứng những khát vọng sâu thẳm của con người Á Châu biểu lộ trong văn hóa dân gian, trong các huyền thoại. Nói chung nên dùng những phương thức kể chuyện, vì chúng gần gũi với các hình thái văn hóa Á Châu hơn là suy luận. Còn trong giai đoạn hai, nên dùng lối sư phạm khơi gợi, vận dụng các câu truyện, dụ ngôn, biểu tượng.

Các nghị  phụ đã đưa ra một số hình ảnh về Đức Giêsu, mà các ngài cho là vừa trung thành với Mạc Khải và Truyền Thống, vừa có khả năng đánh động con người Á Châu: Đức Giêsu là Minh Sư, là Thần Y, là Vị Linh Hướng, là Con Người Giác Ngộ, là Bạn của người nghèo, là Chủ Chăn Tốt Lành… Các nghị phụ mới phác họa, chưa có thể nghiên  cứu đào sâu. Đây là một công việc rất lớn, rất lý thú, nhưng cũng rất khó khăn mà các nhà thần học phải đảm nhận để giúp đỡ Giáo Hội.

Một số nghị phụ đã đề ra một hướng đi khá rõ trong các bản trả lời các câu hỏi của Thượng Hội Đồng, được đúc kết khá cô đọng trong lnstrumentum Laboris số 30. Nhấn mạnh sự gặp gỡ giữa trời và đất, giữa thần linh và con người, giữa vô hạn và hữu hạn nơi Đức Giêsu Kitô. Văn hóa Á Châu yêu thích sự hòa điệu giữa các tương phản, vì sự hòa điệu ấy vừa rất huyền nhiệm, nhưng cũng rất gần gũi với con người: hòa điệu giữa siêu việt và nội tại, giữa không và có, giữa rỗng và đầy, giữa chết và sống, giữa đau khổ và hạnh phúc, giữa yếu và mạnh, giữa nghèo và giàu, giữa tĩnh và động, giữa âm và dương, giữa thời gian và vĩnh cửu, giữa lịch sử và tuần hoàn vũ trụ... Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa Nhập Thể, đã chết và đã sống lại là Điểm Hội Tụ tuyệt vời của các tương phản ấy. 

+ Phaolô BÙI VĂN ĐỌC

Giám Mục Mỹ Tho

VỀ MỤC LỤC

Tác vụ Lời Chúa và linh đạo linh mục giáo phận

 

Trong Thư Mục Vụ 2005, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhắn nhủ các linh mục: “Loan báo Lời Chúa là sứ mạng chính yếu và là lẽ sống của chúng ta. Chính vì sứ mạng này mà chúng ta được chọn và sai đi (x. Mt 10,4; Mc 3, 13-14). Đó cũng là di chúc của Thày Chí Thánh trước khi về trời (x. Mt 28, 19-20; Mc 16, 15-18).” Lời nhắn nhủ này hàm chứa khẳng định: sứ mạng loan báo Lời Chúa làm nên lý do hiện hữu của linh mục nói chung và linh mục giáo phận nói riêng; vì thế, sứ mạng này phải đóng vai trò cốt lõi trong linh đạo linh mục. Chính vì thế, tuần tĩnh tâm linh mục trong năm 2006 này tập trung vào chủ đề : Tác Vụ Lời Chúa và Linh Đạo Linh Mục Giáo Phận.

1. Trước Công đồng Vaticano II

Nói theo ngôn ngữ của thần học kinh viện thì linh đạo của linh mục nói chung và linh mục giáo phận nói riêng được đặt nền trên vị thế hữu thể học (ontological status). Lãnh nhận chức linh mục (qua bí tích Truyền Chức Thánh) là mang một status mới cắm rễ sâu trong chính hữu thể linh mục. Chính do vị thế này mà linh mục có thể hành động in persona Christi Capitis, được ban năng quyền đặc biệt mà người giáo dân không có: thánh hoá, tha tội, xức dầu, chúc phúc. Cũng vì thế, linh mục có vị trí hết sức cao cả trong đời sống Giáo Hội.1 Dĩ nhiên cũng không thể không quan tâm đến những yếu tố khác về mặt xã hội đã tạo nên hào quang cho linh mục, chẳng hạn trong nhiều thế kỷ qua, tại Việt Nam, linh mục vẫn được coi là người học cao hiểu rộng và có quyền lực lớn trong xã hội; vì thế được hưởng sự nể trọng đặc biệt của giáo dân.

Vì mang vị thế và có quyền năng đặc biệt, linh mục có trách nhiệm phải sống thánh thiện để có thể chu toàn nhiệm vụ cao quý: cử hành Thánh Thể, đọc sách nguyện, lần chuỗi, và những việc đạo đức khác. Tất cả những việc đạo đức trên được coi là suối nguồn và nhiên liệu cho đời sống thiêng liêng của linh mục. Suy tư của thánh Grêgôriô Nadianô có thể tóm tắt cách nhìn này: “Trước tiên, phải thanh luyện mình rồi mới thanh luyện người khác, phải trở nên ánh sáng rồi mới chiếu soi, phải đến với Chúa rồi mới kéo kẻ khác được, phải tự thánh hoá rồi mới thánh hoá kẻ khác”2

Dù tất cả những công việc trên đều nhằm mục đích phục vụ cộng đoàn, linh đạo linh mục chủ yếu vẫn mang tính đạo đức cá nhân nhiều hơn, nghĩa là hoàn toàn nằm trong chiều hướng từ cá nhân linh mục đến cộng đoàn chứ không có chiều ngược lại. Linh mục cầu nguyện và làm các việc đạo đức là để chính mình được nên thánh, nhờ đó phục vụ Chúa và con người tốt hơn.

2. Sau Công đồng Vaticano II

Những phát triển trong suy tư về linh đạo linh mục sau Vaticano II không phải là đứt đoạn với quá khứ nhưng đúng hơn, mang tính tiếp nối. Nếu trước kia, đời sống thiêng liêng của cá nhân linh mục được coi là nguồn của tác vụ và đời sống linh mục, thì bây giờ, tuy tầm nhìn trên không bị phủ nhận nhưng đồng thời được gắn thêm một chiều kích khác, tức là chính việc thi hành tác vụ cũng là nguồn cho đời sống thiêng liêng.

Cách nhìn này được khơi nguồn từ chính cách nhìn về Giáo Hội. Vào thời của Công đồng Tridentino, Giáo Hội được nhìn như trung tâm của ơn cứu độ và như thế, linh mục đóng vai trò chủ chốt  trong Giáo Hội. Có người gọi mô hình Giáo hội đó là một cộng đoàn tập trung vào linh mục (a priest-centered community). Ngày nay, theo Hiến chế Giáo Hội, Giáo Hội được trình bày như là mầu nhiệm và là Dân Thiên Chúa. Điểm tập trung không còn là linh mục mà là Dân Chúa (people-centered community). Trong Giáo Hội, dĩ nhiên tác vụ linh mục vẫn là tác vụ đặc biệt nhưng cũng có những tác vụ khác.3 Vì thế, linh mục được mời gọi thi hành tác vụ của mình trong tinh thần của người tôi tớ và thúc đẩy sự hợp tác (servant leadership and collaborative leadership). Trong Thư Gửi các Linh Mục vào Thứ Năm Tuần Thánh 1990, Đức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh đến điều này: “Chức linh mục không phải là một thể chế hiện hữu song hành với giáo dân, hoặc “ở trên” giáo dân. Chức tư tế của các giám mục và linh mục cũng như thừa tác vụ của các phó tế là “cho” giáo dân, và chính vì thế mà chức tư tế mang tính phục vụ. “Tính thừa tác” ở đây có nghĩa là một công việc phục vụ.”

Trong cách nhìn này, chính công tác mục vụ của linh mục trở thành nguồn cho linh đạo linh mục: Sắc lệnh về Chức vụ và Đời Sống Linh Mục khẳng định: “Thành tâm và kiên nhẫn thi hành nhiệm vụ của mình trong tinh thần Chúa Kitô là cách thế riêng giúp các linh mục theo đuổi sự thánh thiện.” Tiếp đó, khi bàn đến sự thống nhất trong đời sống linh mục, Sắc Lệnh viết tiếp: “Nhờ thi hành nhiệm vụ của mục tử nhân lành và chính trong khi thi hành đức Ai mục tử, các linh mục tìm được mối dây hoàn thiện nối kết đời sống và hoạt động của mình làm một.”4

Như thế, đời sống nội tâm của cá nhân linh mục và những công việc mục vụ của linh mục ở trong thế hỗ tương và bổ túc cho nhau, chứ không chỉ theo một chiều như trước. Có thể nói chính điểm này  làm nên nét độc đáo trong linh đạo của linh mục giáo phận. Cũng vì thế, có tác giả đề nghị gọi linh đạo này là linh đạo mang tính biện chứng. Đúng là đời sống nội tâm của cá nhân linh mục khơi nguồn cho công tác mục vụ của linh mục,  nhưng đồng thời chính khi cố gắng thi hành công việc của một mục tử, công việc đó sẽ biến đổi con người linh mục nên giống Vị Mục Tử nhân lành hơn, nghĩa là sống chức linh mục của mình đúng nghĩa hơn.

3. Linh đạo linh mục: linh đạo phục vụ Lời

Trong các nhiệm vụ của linh mục thì nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa được xếp hàng ưu tiên:

“Dân Chúa được quy tụ trước hết là nhờ Lời Thiên Chúa hằng sống; lời này phải được đặc biệt tìm thấy nơi môi miệng các linh mục... Do đó các linh mục, vì là cộng sự viên của giám mục, có nhiệm vụ đầu tiên là loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa... Các ngài mắc nợ với mọi người về việc thông truyền cho họ chân lý Phúc Am mà các ngài đã nhận được nơi Chúa.”5

Yves Congar - nhà thần học đã đóng vai trò lớn trong việc soạn thảo các văn bản Công đồng, và đã được Đức Gioan Phaolô II nâng lên hàng Hồng y – đã phát biểu rằng : “Tôi có thể trích dẫn một loạt các văn bản xưa với chung một nội dung rằng: nếu trong một đất nước mà trong suốt 30 năm người ta cử hành Thánh Lễ hằng ngày nhưng không giảng, và một nơi mà trong suốt 30 năm không có Thánh Lễ nhưng có giảng Lời Chúa, thì chắc chắn dân chúng ở nơi có nghe giảng sẽ là những người Kitô hữu tốt hơn.”6

Vì là nhiệm vụ hàng đầu nên linh mục được mời gọi phải giảng trong Thánh Lễ Chúa nhật: “Trong những Thánh Lễ được cử hành những ngày Chúa nhật và lễ buộc, có dân chúng tham dự, không được bỏ giảng nếu không có lý do hệ trọng.7 Hơn thế nữa, linh mục còn được khuyến khích giảng Lời Chúa hằng ngày: “Trong các Chúa nhật và lễ buộc, phải giảng trong mọi Thánh Lễ có giáo dân tham dự. Còn trong những ngày khác, nên giảng, nhất là trong Mùa Vọng, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh, cũng như trong các ngày lễ khác và những dịp có đông giáo dân đến tập họp nơi thánh đường.”8  Để có thể chu toàn nhiệm vụ cao quý này, linh mục được nhắn nhủ là phải gắn bó với Thánh Kinh qua việc chăm chú đọc Thánh Kinh và ân cần học hỏi; nếu không, linh mục có thể trở thành những người “huênh hoang rao giảng Lời Thiên Chúa ngoài môi miệng vì đã không lắng nghe Lời Thiên Chúa trong lòng.”9

Dĩ nhiên nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa chỉ có thể chu toàn và mang lại hiệu quả nếu bản thân linh mục có đời sống thánh thiện; do đó linh mục phải có đời sống cầu nguyện sâu xa để có thể chu toàn nhiệm vụ rao giảng Lời. Tông huấn về Chức Linh Mục Thừa Tác vẫn nhắc nhớ điều này: “Theo gương Chúa Kitô là Đấng không ngừng cầu nguyện và đặt mình trong sự hướng dẫn của Thánh Thần, các linh mục nên tận hiến cho việc chiêm ngắm Lời Chúa, và hằng ngày nhìn mọi biến cố đời sống trong ánh sáng Phúc Am, để một khi trở thành những người lắng nghe Lời Chúa cách trung thành và chăm chú, các linh mục cũng trở thành những thừa tác viên đích thực của Lời Chúa.” 10

Tuy nhiên, trong cách nhìn biện chứng như đã trình bày thì cần nói thêm: đúng là linh mục phải nên thánh để có thể thi hành tác vụ giảng dạy cách hiệu quả nhưng đồng thời chính việc thi hành nhiệm vụ giảng dạy giúp linh mục nên thánh. Nếu linh mục được khuyến khích giảng Lời Chúa mỗi ngày, và nếu linh mục muốn thi hành nhiệm vụ đó cách nghiêm túc, thì mỗi ngày bản thân linh mục phải đọc Lời Chúa, cầu nguyện và suy niệm để soạn bài giảng. Như thế, mỗi ngày bản thân linh mục được Lời Chúa mà mình rao giảng soi sáng, hướng dẫn và tác tạo chính con người mình. Chính vì thế, việc rao giảng Lời Chúa trở thành trọng tâm và nền tảng trong linh đạo linh mục giáo phận. Đối với một linh mục trung thành với việc cầu nguyện và suy niệm, đọc và lắng nghe Lời Chúa để có thể chia sẻ cho người khác, thì chính bổn phận rao giảng Lời Chúa sẽ trở thành cái neo giữ cho đời sống linh mục được vững vàng trong mọi sóng gió.

Robert M. Schwartz, linh mục đặc trách Ủy Ban Thường Huấn Linh Mục thuộc HĐGM Hoa Kỳ, đã chia sẻ kinh nghiệm của ngài về việc soạn bài giảng Chúa nhật trong nhiều năm như sau: Thứ Hai, đọc bài Tin Mừng – Thứ Ba, đọc bài đọc I – Thứ Tư, đọc bài đọc II. Mỗi ngày như thế, tâm trí của cha thấm nhuần Lời Chúa sẽ được công bố vào Chúa nhật tới, đồng thời qua những tiếp xúc gặp gỡ giáo dân và mọi biến cố xảy ra trong tuần, chất liệu bài giảng Chúa nhật mỗi ngày mỗi rõ nét hơn.11  

Nếu một linh mục trung thành với việc soạn bài giảng như thế, thì Lời Chúa sẽ tác động trên linh mục đó sâu xa thế nào! Thế nên có thể nói chính nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa làm nên linh đạo linh mục, linh đạo phục vụ Lời.

4. Dẫn vào những đề tài sẽ trình bày

Trong ý hướng trên, những đề tài được trình bày trong tuần tĩnh tâm này nhằm mục đích khắc hoạ những khía cạnh khác nhau trong chân dung linh mục xét như người phục vụ Lời. Avery Dulles, nhà thần học Hoa Kỳ đầu tiên được trao mũ Hồng Y, đã viết tác phẩm nổi tiếng mang tựa đề Những Mô Hình của Giáo Hội (Models of the Church). Trong tác phẩm này, tác giả đã dựa vào những nghiên cứu sâu rộng để trình bày 5 mô hình về Giáo hội.12  Không chỉ một nhưng là 5 mô hình. Lý do là vì Giáo hội là một mầu nhiệm và một thực tại hết sức phong phú, cho nên không thể chỉ nhìn Giáo hội theo một mô hình duy nhất nhưng cần nhiều mô hình để diễn tả và bổ túc cho nhau.

Tương tự như thế, đã có nhiều hình ảnh để diễn tả chân dung linh mục như người rao giảng Lời Chúa. Mỗi hình ảnh nói lên một khía cạnh trong sứ mạng rao giảng Lời Chúa của linh mục, đồng thời khắc hoạ những đòi hỏi của sứ mạng đó. Thiết nghĩ  khai triển những hình ảnh này vừa là cơ hội chiêm ngắm chân dung người rao giảng, lại vừa là dịp để soi bóng chính mình trong tuần tĩnh tâm. Theo đó, trong tuần tĩnh tâm này, những hình ảnh sau đây sẽ được vận dụng để phần nào khắc hoạ chân dung người rao giảng Lời Chúa: (1) Phát ngôn viên, (2) Giáo viên, (3) Thông dịch viên, (4) Chứng nhân, và (5) Ngôn sứ.

Lm. Phêrô Nguyễn Khảm

1 Donald B. Cozzens, The Spirituality of the Diocesan Priest, Minnesota: Collegeville, The Liturgical Press, 1997, 50.

2 Or. 2,73

3 Trong  thực tế, thừa tác vụ giáo dân (Lay Ministry) càng ngày càng được quan tâm hơn. Có thể do tình trạng thiếu vắng linh mục nên có nhiều giáo dân được đào tạo để làm một số công việc thay thế linh mục. Tuy nhiên, không thể không nghĩ đến ảnh hưởng của Vaticano II khi nhấn mạnh đến ơn gọi và sứ mạng của giáo dân.

4 Sắc lệnh về Chức Vụ và Đời Sống Linh Mục, số 13 & 14.

5 Ibid., 4.

6 Yves Congar, O.P., “Sacrament, Worship and Preaching,” trong The Renewal of Preaching: Theory and Practice (Concilium 33; New York: Paulist 1968), 51-63.

7 Hiến chế Phụng Vụ, số 52.

8 Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma, số 42.

9 Hiến chế Mạc Khải, số 25.

10 Phaolô VI, Tông huấn Chức Linh Mục Thừa Tác, II. I/3.

11 Donald B. Cozzens, The Spirituality of the Diocesan Priest, Minnesota: The Liturgical Press, 1997, 5-6.

12 Những mô hình về Giáo hội mà tác giả trình bày là: Giáo hội như một cơ chế, Giáo hội như sự hiệp thông huyền nhiệm, Giáo hội như bí tích, Giáo hội như phát ngôn viên, Giáo hội người tôi tớ. X. Avery Cardinal Dulles, Models of the Church, Image Book, Doubleday, 2002.

VỀ MỤC LỤC

TỪ TRÊN ÐỈNH NÚI

 

Phúc Âm Nhật Ký Ngày 06.08.2006

TỪ TRÊN ÐỈNH NÚI

Mc 9:2-10

Cách đây hơn mười năm, một người bạn linh mục ở Úc lâm trọng bệnh.  Những ngày tháng cuối cùng, anh đã tìm được nguồn an ủi nơi bạn bè và giáo dân.  Một ngày đẹp trời nọ, chúng tôi đã mời anh tới Canberra, thủ đô Úc để tham quan lần chót.   Chúng tôi đã đưa anh lên ngọn tháp cao nhất nước Úc : tháp Telecom xây trên đỉnh núi.  Anh có dịp quên cơn bệnh trong vài giờ và chia sẻ về những năm tháng hoạt động bên nhau.  Anh đã thấy rõ thân phận con người trước Ðấng Tạo Hóa và hồng ân lớn lao của Thiên Chúa là Cha.  Anh thầm cảm tạ vì Chúa  đã kêu gọi anh làm linh mục và trao cho anh sứ mệnh cao cả.  Mặc dù cuộc đời và sứ mạng dở dang, nhưng anh đã tìm được sự bình an trong vòng tay đầy ắp tình thương của Chúa.

Ngày xưa, trước cảnh chia lìa với bao thử thách sắp tới, Chúa Giêsu cũng rủ các môn đệ thân tín lên núi với mình.  Nhưng thay vì ngắm nhìn cảnh vật ngoài trời, các ông được chiêm ngắm tự bên trong mạc khải sự thật về Con Thiên Chúa (x. Mc 9:7).  Nhờ đó, niềm tin vững mạnh và hy vọng tràn trề.  Nếu Chúa Giêsu cứ mải mê với công cuộc giảng dạy và làm phép lạ dưới chân núi, chắc chắn cũng không thể thay đổi nhiều nơi các môn đệ.  Bằng chứng các người pharisêu cũng nghe lời giảng và chứng kiến tận mắt các phép lạ, nhưng họ có tiến được bước nào đâu ? 

Chúa đã chọn đúng thời điểm để làm một việc vô cùng cần thiết cho các môn đệ.  Tại sao Chúa không hoãn lại sau khi phục sinh mới cho các tông đồ thấy tất cả sự thật về mình ?  Phải chăng Chúa thiếu kiên nhẫn hay các môn đệ không đủ lòng tin ?  Nếu đợi tới ngày phục sinh Chúa mới mạc khải tất cả căn tính của mình, e rằng quá trễ.  Cuộc thương khó quá lớn, đến nỗi các môn đệ không thể vượt qua.  Dù đã lên núi chứng kiến những cảnh lạ lùng như thế, Phêrô vẫn thẳng thừng chối Chúa tới ba lần. Nhưng có lẽ ánh sáng Chúa hiển dung hôm nay vẫn chưa biến mất hoàn toàn trong tâm trí, nên ông mới có ngày bị giật ngược lại.  Nếu không, số phận Phêrô chắc chẳng hơn Giuđa ! 

Mạc khải đã diễn ra trong một khung cảnh thật hoành tráng.  Ngọn núi cao tỏa sáng.  Chúa Giêsu đã xuất hiện giữa các nhân vật cực kỳ quan trọng trong Cựu ước và Tân ước.  Hội Ðường và Hội Thánh đều vây quanh Chúa.  Trước cảnh tượng vô cùng lớn lao đó, các môn đệ đều kinh hoàng (x. Mc 9:6).  Nhưng lên tới núi cao vẫn chưa phải là cao.  Phải lên tới mây xanh, các ông mới có thể được mạc khải về bản chất con người của Chúa Giêsu và vị thế của Người (x. Mc 9:7; 2 Pr 1:17).  Từ đó, các ông mới biết mình đang theo ai và đi tới đâu.  Nếu không trải qua kinh nghiệm tuyệt vời này, các ông sẽ không biết tại sao mình phải vâng nghe những lời chói tai và phải từ bỏ mình mà vác thập giá theo Chúa Kitô.

Chúa Giêsu xuất hiện ở trung tâm mạc khải.  Ðịa vị độc tôn của Chúa không ai có thể so sánh được.  Người là Con chí ái của Chúa Cha (x. Mc 9:7).  Thư Do thái đã quả quyết thiên thần cũng không xứng đáng đón nhận được thiên tính và địa vị cao cả đó (x. Dt 1:5).  Nếu thiên thần còn không xứng đáng, làm sao chúng ta dám tự phụ mình thiên tính như Chúa Giêsu ?  Có chăng, chúng ta chỉ được tiền định “làm nghĩa tử nhờ Ðức Giêsu Kitô.” (Ep 1:5)  Bởi đấy, ngày chịu thanh tẩy, nếu chúng ta trở thành con Thiên Chúa, thì cũng chỉ theo nghĩa loại suy hay đạo đứcmà thôi. Nếu Chúa không chết và phục sinh, chắc chắn đời đời chúng ta vẫn là kẻ thù của Thiên Chúa (x. Rm 5:10).  Nếu có thiên tính như Chúa Giêsu và được sinh ra từ Chúa Cha như Người, tại sao chúng ta lại bất lực như vậy ?

Sau khi đón nhận mạc khải lớn nhất về Chúa Giêsu, “các ông (...) không thấy ai nữa, chỉ còn Ðức Giêsu và các ông mà thôi.” (Mc 9:8)   Mạc khải về Thầy không giữ  mãi họ trên mây. Cảnh huy hoàng thiên quốc như khép lại, nhường cho thực tế cuộc sống.  Các ông đã xuống núi với Chúa (x. Mc 9:9).  Họ đã bị trả về thực tế.  Siêu nhiên và thực tại cuộc đời gặp nhau.  Chính lúc biết rõ về Thầy cũng là lúc hiểu về chính mình và cuộc đời. 

Nhưng bao lâu Chúa chưa phục sinh, các ông không thể hiểu tại sao có sự kiện “Con Người từ cõi chết sống lại.” (Mc 9:10)  Ðó là một sự kiện độc nhất trên trần gian.  Chưa ai trải qua kinh nghiệm đó để giải thích cho người khác.  Nhưng trước khi trở thành điểm tựa cho niềm hy vọng lớn lao và là sức mạnh giúp các ông vượt qua mọi thử thách, sự kiện đó đã gây nhức nhối khủng khiếp cho người môn đệ. 

Lạy Chúa, xin dẫn con lên núi với Chúa.  Xin dẫn con lên cao hơn nữa để con  lắng nghe mạc khải về Con Chúa.  Nhờ đó, con có thể vận dụng những thực tại hôm nay cho công cuộc xây dựng Nước Chúa cùng với anh em.  Amen.

dzuize@gmail.com

VỀ MỤC LỤC
CHÚA CHA LÀ “THIÊN TÍNH CỦA CHÚA KITÔ” ?

 

Sau bài  viết  của tôi  để giải thích  điều sai lầm có người nói về “thiên tính của người Kitôhữu”, tôi lại nhận được bài thứ hai cũng từ Website Tâm Linh Vào Đời và cùng tác giả dưới nhan đề “Giải mã thiên tính của Đức Kitô”.  Tôi không  có giờ đọc ngay và cũng không muốn đọc vì biết tác giả lại viết sai lạc nữa về Đức Kitô. Trong lúc ấy, tôi lại nhận thêm một bài nữa  cũng từ Website và tác giả nói trên luận bàn sai lạc về bài viết của tôi và lập  lại luận cứ sai lầm về cái gọi là “thiên tính của người Kitôhữu” cũng như  kết luận rằng “ Đức Chúa Cha là thiên tính của Chúa Kitô” !.Đây là kết quả “giải mã thiên tính của Chúa Kitô” tiếp theo “công trình giải mã về thiên tính của người Kitô hữu”. Tôi biết có viết gì thêm thì tác giả và một vài người phụ họa khác cũng không hiểu được hay không muốn  điều tôi muốn nói vì họ cho rằng tôi chỉ nói theo “ quan điểm học thức có bài  bản”  và mang nhãn quan “nhân loại” nên  họ không hiểu được ! Nghĩa là phải có “kiến thức đặc biệt” như  tác giả kia thì mới hiểu được được điều tác giả  muốn nói về “thiên tính của người Kitôhữu” cũng như về “thiên tính của Chúa Kitô”! Tôi xin chào thua loại “kiến thức” này và chắc chắn không muốn viết để tranh luận gì với các bạn đó vì hoàn toàn vô ích, và mất thì giờ.

Tuy nhiên, vì sự hiểu biết không chính xác của mấy anh  em này về những vấn đề có liên quan đến thần học, kinh thánh và giáo lý của Giáo Hội  qua những bài viết chỉ gây hiểu lầm  cho người khác,  nên tôi lại phải  viết một lần nữa để giải thích cho độc giả Công giáo vô tình đọc những bài viết của các tác giả này và hoang mang về những  gì họ viết, như một độc giả kia đã thắc mắc “ xin các vị mục tử giải thích hộ nội dung bài viết ấy”. Đó là lý do khiến tôi viết chứ không phải muốn viết để bút chiến với ai cảvì không đáng. Tôi xin minh xác rõ điều này. Sau đây là những điều tôi muốn giải thích:

  Trước hết về từ ngữ “giải mã”.

Tôi không mấy vừa ý về từ ngữ này vì nó gợi lại cho tôi – và chắc cũng cho nhiều người khác- cảm nghĩ không tốt đẹp về việc làm tồi bại của Dan Brown khi anh này cố ý “giải mã”(decode) bức hoạ Bữa Tiệc Ly của DaVinci với chủ tâm  lăng mạ Kitôgiáo nói chung và niềm tin của người Công Giáo nói riêng về Chúa Giêsu Kitô và công nghiệp cứu chuộc của Người.Vì thế, từ ngữ “giải mã” đã gắn liền với âm mưu thâm độc của Dan Brown tiếp tay với các thế lực thù nghịch KitôGiáo từ Đông sang Tây và từ xưa đến nay nhằm đánh phá điên cuồng Đaọ thánh của Chúa Kitô.Nhưng càng đánh phá, chúng càng giúp cho Đạo Công Giáo trêm vững mạnh và ngày một lan rộng khắp nơi trên thế giới vì đã có lời hứa bảo vệ của chính Đấng sáng lập là Chúa Kitô: “  anh là Phêrô, nghĩa là Tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.” (Mt 16:18).

Như vậy, từ ngữ “giải mã” đã trở thành đồng nghĩa với hư cấu, ngụy tạo, lăng mạ,  và bôi bẩn cách tệ mạt  của Dan Brown, kẻ  vô lương tâm đã  “giải mã” tầm bậy bức tranh của Da Vinci với mục đích đánh phá KitôGiáo, xúc phạm  nặng nề đến Chúa GIêsu và cũng  để kiếm tiền không hơn không kém.

Nay lại có người dùng từ ngữ này để quảng bá  (hay giải mã) về vài vấn đề  có liên quan đến  thần học, kinh thánh và giáo lý  mà chính tác giả cũng không hiểu rõ, nhưng  cứ viết để gây hiểu lầm cho người khác dưới nhãn hiệu “giải mã”.

 ĐỨC KITÔ  là AI ?

Trước hết,  từ ngữ “ Kitô”, lấy từ tiếng  Hy lạp “Christos”được phiên dịch nguyên ngữ  từ tiếng Do Thái “Messiah”,  có nghiã là “Đấng được xức dầu=Anointed One”. Trong Cựu ước, từ ngữ này được dùng để chỉ việc xức dầu cho những người  được phong Vương  để cai trị Israel như các Vua  Saul, David, Solomon , Jehu và cả vua dân ngoại (pagan king)Cyrus …( x. 1 Sam 9:16; 2 Sam 2:4,7; Ps 89: 20; 1 Kings 1:39…Isa.45:1) . Ngoài ra,  đôi khi từ ngữ này cũng  chỉ các ngôn sứ và tư  tế như  lời Thiên Chúa nói với  ông Mai-sen sau đây:

Ngươi cũng xức dầu cho A-ha-ron và các con của ông; ngươisẽ thánh hiến họ làm tư tế phục vụ Ta” (Xh 30:30)

Nhưng chủ yếu từ ngữ này được dùng để chỉ Đấng Thiên Sai sẽ xuất hiện vào thời cuối cùng để cứu nhân loại khỏi tội và khỏi chết đời đời:

“ Sau sáu  muơi hai tuần một Vị được xức dầu sẽ bị thủ tiêu…..(Đaniel  9:26)

Trong sứ mạng cứu thế đó, Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể (the Incarnate Word) đã sinh xuống thế làm Con Người bởi Đức Trính Nữ  Maria nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần cách nay trên 2000 năm như chúng ta đọc thấy trong Tin Mừng các Thánh  Luca và Gioan:

“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta…”(Jn 1:14)

“Hôm nay, một Đấng Cứu Độ sẽ sinh ra cho anh  em trong thành vua Đa-vít. Người là Đấng Kitô Đức Chúa.”(Lc 2:11)                    

Trong Kinh Thánh Tân Ược , từ ngữ Kitô được dùng như tên thứ hai của Chúa Giêsu :

“Gia-cóp sinh Giuse, chồng của bà Maria, bà là mẹ Đức Giêsu cũng gọi là Đấng Kitô.” ( Mt 1:16)

Hoặc:

“Còn chúng ta,quê hương chúng ta ở trên trời , và chúng ta nóng lòng mong đợi

Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta.” ( 1Phil 3:20)

Chính Chúa Giêsu cũng đã công khai xác nhận tên Kitô dành cho Người khi Philatô hỏi Chúa: “ Ông có phải là Đấng Kitô, Con của Đấng  đáng chúc tụng không ?” Chúa Giêsu đã trả lời: “ Phải chính thế.” ( Mk 15:62).

Đó là tất cả nguồn gốc và ý nghĩa của từ ngữ “Kitô” chỉ sứ mạng cứu thế của Chúa Giêsu , Ngôi Hai Thiên Chúa trong trần gian này.Với tước hiệu và sứ mệnh ấy, Chúa Kitô đã lẩn lượt đóng những vai trò sau đây trong Chương Trình Cứu Chuộc loài người của Thiên Chúa:

1- Là Con Người (Son of Man) vì được sinh ra bởi  Đức Trính Nữ Maria là người thật và nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần như chúng ta đọc trong Kinh Tín kính Nicene mỗi ngày Chúa Nhật.Tước hiệu này trước  tiên đã được tiên tri Daniel nói đến trước khi Chúa Giêsu sinh ra làm Người  như sau :

“ Trong những thị kiến ban đêm, Tôi mải nhìn thì kià Có ai như một Con Người Đang ngự giá mây trời mà đến…(Đn 7:13)

 Chúa Giêsu cũng tự nhận mình là Con Người như sau :

“ Từ nay các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn năng và ngự giá mây trời mà đến.”(Mt 26:64)

Là Con Người, Chúa Giêsu có hai bản tính không hề tách rời nhau đó là thiên tính (divinity) và nhân tính( humanity).

Nghĩa là chỉ có Chúa Giêsu mới chung phần nhân tính với con người chúng ta mà thôi. Chúa Cha và Chúa Thánh Thần không chung  bản tính với nhân loại và chỉ có Ba Ngôi Thiên Chúa cùng bản tính hay bản thể.( Consubstantialis). Ngoài Ba Ngôi ra, không một thần linh hay tạo vật nào có chung bản tính hay bản thể (substance) với Thiên Chúa. Xin nhớ kỹ điều này.

Trong  Lễ Qui Rôma,  khi  nhỏ giọt nước vào chén rượu nho trước khi truyền phép Thánh Thể, Giáo Hội đọc lời nguyện sau đây qua miệng  Chủ tế hay Phó tế:

“Nhờ mầu nhiệm nước hoà rượu này, xin cho chúng con được tham dự vào thiên tính của Đấng đã đoái thương thông phần nhân tính của chúng con.” (Per huius  aqu„ et vini mystérium, eius efficiamur divinitatis consortes, qui humanitatis nostr„ fieri dignatus  est  particeps)

Như thế, qua lời cầu nguyện trên đây, chúng ta thấy rõ Giáo Hội cầu xin cho con người được “thông phần thiên tính” với Thiên Chúa nhờ Chúa Giêsu đã mặc lấy nhân tính khi làm Con Người. Nếu con người chúng ta  cũng  có “thiên tính”(cùng bản thể=consubstantialis”với Thiên Chúa)  như có người không hiểu gì đã viết  và còn chưa chịu nhận mình sai lạc thì Giáo Hội cầu như trên để làm gì ?

 Vậy xin nhắc lại cho người anh  em biết là có thiên tính thì khác xa một trời một vực với  được “tham dự vào thiên tính.” của Thiên Chúa nhờ công nghiệp của Chúa  Kitô và trong viễn ảnh được ơn cứu chuộc để được chung hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa trên thiên đàng.Tất cả viễn ảnh được kết hơp với  Thiên Chúa trong sự  sống, sự trọn hảo và hạnh phúc của Người  chính là được “thông phần thiên tính” –hay nói khác đi-  được chia sẻ chính đời  sống và sự cực tốt cực lành  của Thiên Chúa, Cha chúng ta ở trên trời nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần.

Đây là kiến thức thần học (theology) và bản thể học (ontology) chứ không phải là “quan niệm bình dân” hay “quan niệm học thức bài bản” nào cả.Xin đừng nói vớ vẩn  kẻo người ta cười cho là không  hiểu biết chính xác mà dám nói.

Người tín hữu chúng ta mới chỉ có hy vọng được hưởng ơn cứu độ và được “thông phần bản tính Thiên Chúa” trong tinh thần được chia sẻ chính đời sống và sự trọn hảo của Người ,  NẾU chúng ta sống trọn vẹn với những cam kết của bí tích Rửa tội là từ bỏ ma quỉ vàmọi tội lỗi song song với nỗ lực yêu mến Chúa hết tâm trí và yêu người khác như chính mình, tức là sống đúng với tinh thần của con người mới sau khi được tái sinh qua bí tích rửa tội.

Nhưng bao lâu  chúng ta còn sống trên đời này và trong thân xác hay chết với  bản chất (nature) đã bị “vong thân” này vì hậu quả của tội nguyên tổ (original sin) thì bấy lâu còn đầy rẫy những  cơ hội bị đẩy xa khỏi tình yêu của Thiên Chúa và làm hư công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô. Ai không nhìn nhận thực tế và nhãn giới thần học này thì đúng là người sống trên mây trên gió với những lý thuyết không tưởng hoàn toàn thiếu căn bản giáo lý và thần học. Chắc chắn như vậy , vì không làm gì có cái  gọi là “thiên tính bị chôn vùi hay bị lãng quên” trong  con người chúng ta cả  vì tự bản chất,  con người đã không hề có “thiên tính” thì làm sao nói đến chuyện “thiên tính bị chôn vùi hay lãng quên” được ?.  Có chăng, chỉ có thể  nói  là ơn tái sinh của phép rửa đã “bị lãng quên hay bị chôn vùi” nơi nhiều người  nên  ơn cứu chuộc của Chúa Kitô đã không sinh hoa kết trái gì được nơi những tâm hồn tiếp tục  sống trong tội và bọp nghẹt hạt giống đức tin không cho nẩy nở được nữa. Đó là tình trạng của những người đã lãnh bí tích rửa tội khi còn nhỏ nhưng  nay đang tôn thờ vật chất và khoái lạc vô luân thay vì tôn thờ Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc thật. Đó là những người mang danh Kitôhữu nhưng  đang sống theo “văn hoá sự chết”  làm những điều gian ác, lường gạt tình và tiền của người khác để thoả mãn lòng tham vô đạo của mình.Tắt một lời,  đó là những người đang khước từ Thiên Chúa hoàn toàn bằng chính đời sống của họ.

Nếu tiếp tục sống như  thế thì phải chăng họ đang chôn vùi “ơn cứu độ và hạnh phúc” mà Thiên  Chúa hứa ban trong Đức Kitô ?

Tóm lại,   con người chỉ có hy vọng được tham dự vào thiên tính củaThiên Chúa NẾU thực tâm muốn hoán cải (convert, transform) đời sống theo  tinh thần của Tin Mừng Cứu  Độ, nghĩa  là “mặc lấy Chúa Kitô” ngay từ  bây giờ trong cuộc sống lữ hành trên trần thế này trước khi được gặp Người cách nhãn tiền trong Nước Thiên Chúa ở chung cuộc.

Đây là giáo lý chân chính  phải tin và thực hành để được cứu rỗi  chứ không phải là “quan niệm học thức  bài bản” nào cả.

2- Là Con Thiên Chúa:

Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa vì được sinh ra bởi  quyền năng của Chúa Thánh Thần như  lời Sứ Thần Gabriel đã nói với Đức Trinh Nữ Mariạ ngày Truyền tin: “ Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tôí Cao sẽ phủ bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.” (x. Lc 1:35)

Chúa Cha đã xác nhận tước hiệu này của Chúa Giêsu nhân dịp Chúa Con nhận phép rửa của Gioan Tẩy Giả tại sông Jordan:

“ Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người.” ( x.Mt 3:17)

Chúa Giêsu cũng đã nhận tước hiêụ này trong nhiều dịp công khai rao giảng Tin Mừng :

“ Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho. (x. Mt 11: 27; Lc 10:21-22)

3- Là Chiên Thiên Chúa:

Trong Kinh Thánh Tân Ước, tước hiệu này trước hết đã được Thánh Gioan Tiền Hô giới thiệu với các môn đệ của ngài khi thấy Chúa Giêsu đi ngang qua một ngày kia:

“Đây là Chiên Thiên Chúa” (Jn 1:36)

Giáo Hội đã mượn lời giới thiệu trên để thêm vào lời tuyên xưng của mình về sứ mạng của Chúa Cưú Thế trước khi trao Mình Thánh Người cho giáo hữu tham dự Thánh Lễ :

“ Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian.Phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa.”

Trong Cựu Ước, ngôn sứ Isa-ia đã nói đến “con chiên  bị đem đi giết”  như sau:

“ Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca như chiên bị đem đi làm thịt,như cừu câm nín khi bị xén lông người chẳng hề mở miệng.” ( Is  53:7)

Rỏ rệt, ngôn sứ đã ám chỉ Đức Kitô khiêm hạ và nhẫn nhục chịu đựng mọi thống khỗ để chu toàn sứ mạng là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian”. Người đã im lặng không trả lời Philatô (x.Jn 19,9) hay khi  bị điệu ra trước Hội Đồng Do Thái và bị các thượng tế và kỳ mục tra hỏi.(x. Mt 26:63). Chính nhờ sự nhẫn nhục hy sinh này của Đức Kitô, Chiên Thiên Chúa, Chiên Vượt qua mà nhân loại được tha thứ tội lỗi và được giao hoà lại với Thiên Chúa.

4- Là người tôi tớ trung thành nhưng đau khổ (the Suffering Servant) của Thiên Chúa

Tước hiệu này được  ngôn sứ Isa-ia đã nói đến từ 7 thế kỷ trước khi Chúa Giêsu đến trần gian như sau :

“ Cũng như bao kẻ đã sửng sốt khi thấy tôi trung của Ta mặt mày tan nát chẳng ra người không còn dáng vẻ người ta nữa.” (Is 52:14)

hoậc:

“ Người bị đời khinh bỉ ruồng rãy phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn

Bị chúng ta khinh khi, không đếm xiả đến.” ( cf. 53:3)

Nhưng dù là “con chiên bị đem đi giết” hay là “người tôi trung đau khổ” như trên thì Chúa Giêsu cũng chỉ hy sinh nhẫn nhục chịu đựng  tất cả như vậy để thực hiện Mầu Nhiệm yêu thương và cứu chuộc của Thiên Chúa mà thôi, chứ không vì một lý do nào khác :

“ĐỨC CHÚA  đã muốn người phải bị nghiền nát vì đau khổ. Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội Người sẽ được thấy kẻ nối dõi,sẽ được trường tồn Và nhờ người, ý muốn của ĐỨC CHÚA sẽ thành tựu.” (cf. 53:10)

Tôi phải nhấn mạnh điều trên đây để đính chính một sai lầm to lớn của một người  đã nói: “ Đức Kitô là đấng thánh đã thành Thánh, còn chúng ta là những người đang cố gắng để thành thánh.” ! Sở dĩ có suy luận rất  sai lầm này vì người đó đã hiểu và giải nghĩa  sai hoàn toàn  câu kinh thánh sau đây :

“ Đức Kitô đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu người khỏi chết. Người đã được nhậm lời vì có lòng tôn kính. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người đã trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh viễn cho tất cả những ai tùng phục Người, vì Người đã được Thiên Chúa tôn xưng là Thượng Tế theo phẩm hàm Men-ki-xê-đê.” (Dt 5: 7-10)

Hiểu  theo nghĩa đen (literal or textual meaning) thì câu trên có thể giải thích  là Chúa Kitô phải trải qua một tiến trình đào luyện trong đau khổ và nhẫn nhục để được cứu sống và trở nên hoàn hảo ( nên thánh).Nhưng thực ra có phải như vậy không ?

Chắc chắn không phải vậy. Nhìn từ góc độ thần học sâu xa hơn  thì phải nói ngược lại là Chúa Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể đã cam lòng chịu đựng  mọi thống khổ trong thân phận Con Người, hay trong vai trò là Chiên Thiên Chúa hoặc  là Người tôi trung đau khổ của Đức Yavê Thiên Chúa chỉ vì  Người đã vâng phục Chúa Cha để thi hành Chương Trình cứu rỗi nhân loại của Thiên Chúa chứ tuyệt đối không vì  lý do nào khác.

Thật vậy, Đức Kitô không cần phải xuống thế làm người, phải chịu đau khổ nhục nhã ê chề mới được “mức thập toàn” cho chính mình bao giờ.   Là Thiên Chúa “ cùng bản thể và quyền phép như Chúa Cha và Chúa Thánh Thần”, Chúa Giêu đã thập toàn ngay từ đầu với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần rồi, chứ không cần phải làm gì thêm về phần Ngài nữa để được “thành Thánh” như có người hiểu lầm và giải nghĩa sai hoàn toàn cho người khác. Chúa Kitô  chịu đau khổ nhực nhã vì “Sứ  Mệnh  Thiên sai=Messianic Mission” của Ngài và vì  sự “khôn ngoan của Thiên Chúa” trong việc thanh tẩy và cưú rỗi cho con người như Thánh Phaolô đã viết:

“Đức  Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết  duy trì địa vị ngang hàng với  Thiên Chúa, nhưng đãhoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ trở nên giống người phàm sống như người trần thế…..(Pl 2:6-7)

Nghĩa là,  dù đóng vai “Người tôi tớ đau khổ”, “con chiên bị đem đi giết”,   dù bị xử án như một tội nhân, dù  bị khinh chê như một vật ô uế, dù cúi  đầu nhận phép rửa của Gioan tại sông Gio-đan hay dù “than khóc” để xin tha chết  trong vườn Cây Dầu ,  Chúa Giêsu chỉ  làm tất cả  để  thay cho nhân loại và để  cứu chuộc cho loài người  khỏi án phạt vì tội mà thôi, chứ tuyệt nhiên không phải vì  lợi  ích nào của riêng Người.

Chắc chắn như vậy. Xin nhấn mạnh  điều này.

Người quả thật là Đấng Thánh vẹn toàn nhưng đã đóng vai người tội lỗi, bất toàn để đền tội thay  và nêu gương kiện toàn cho chúng ta là những người tội lỗi và bất toàn. Người chịu đau khổ để nói lên giá trị của khổ đau theo khôn ngoan của Thiên Chúa trong việc cứu chữa nhân loại, chứ không phải Người đáng chịu đau khổ để  được “thành Thánh”!

Sau hết, trong phạm trù bản tính hay bản thể, Chúa Kitô hoàn toàn là Thiên Chúa thật “bởi Thiên Chúa thật” và cùng bản  tính với Chúa Cha như  Giáo Hội tuyên xưng trong Kinh Tin Kính Nicene.Vậy không thể nói cách ngớ ngẩn rằng “ Chúa Cha là thiên tính của Chúa Kitô.” !  Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần cùng chung bản thể (consubstantialis) thì thiên tính của Chúa Kitô cũng là thiên tính của Chúa Cha và Chúa Thánh Thần chứ ?  Nếu nói Chúa Cha là thiên tính của Chúa Kitô thì tự bản chất, bản thể, Chúa Giêsu không có thiên tính đó hay sao ? Vậy là không đúng  nhé, thưa người anh  em.

Có chăng,  chúng ta chỉ có thể nói rằng:  Chúa Kitô là vinh quang của Chúa Cha, là hiện thân  tình yêu và ơn  tha thứ của Chúa Cha cho toàn thể nhân loại, vì qua sự hy sinh chịu đau khổ của Người,  Chúa Cha đã tha thứ  cho con người đáng bị luật phạt vì tôi lỗi, và hứa ban phúc trường sinh, “thông phần thiên tính” cho những ai quyết tâm sống và chết như  Chúa Kitô.   Đúng không ?

Đó là tất cả những gì tôi muốn nói thêm để sửa chữa những sai lầm của người anh  em kia đã nói không đúng  về “thiên tính của người Kitô hữu,” về “thiên tính của Đức Kitô” cũng như giải thích sai của người anh  em khác về ý nghĩa sự đau khổ, nhẫn nhục mà Chúa Giêsu đã vui lòng chịu trong vai trò “người tôi tớ đau khổ” của Thiên Chúa.

LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

VỀ MỤC LỤC
BIẾT ƠN NGƯỜI CAO TUỔI

 

Kính dâng hương hồn Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình.

Kính tặng Đức Cha GB. Bùi Tuần, các Đức Giám mục, linh mục, tu sĩ về hưu.

Tôi đọc trong mục Thông báo của tài liệu tĩnh tâm linh mục giáo phận Phú Cường tháng 6.2006, thấy một mẫu thông báo ngắn: “Tiền thau thu được trong lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu (ngày 23.06.2006) sẽ được dùng để giúp đỡ quý cha hưu dưỡng của giáo phận. Xin quý cha nhắc nhở giáo dân quảng đại giúp đỡ quý cha hưu dưỡng…”.

Tôi hiểu giáo Phú Cường có những nỗ lực hết sức, và quan tâm cách cụ thể đến những mục tử trong giáo phận, mà nay đang sống ở tuổi xế chiều. Điều đó đúng đắn, đáng hoan nghênh, đáng nhân lên.

Nhưng cũng từ mẫu tin ngắn ấy, tôi hiểu rằng, sự giúp đỡ vật chất chưa phải là tất cả của lòng quan tâm, sự nâng đỡ. Suy nghĩ đó, gợi lên trong tôi mấy việc phải làm, có khi còn quan trọng hơn cả vật chất. Đó là lòng biết ơn đối với những người cao niên. Từ lòng biết ơn, tôi biết mình cần phải thông cảmcầu nguyện cho những người cao niên.

I. LÒNG BIẾT ƠN.

Ngày ấy, khi chúng tôi đến thăm, Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã yếu nhiều. Biết chúng tôi ở giáo phận A., và cũng trong thời gian đó, Đức Giám mục L. của giáo phận chúng tôi vừa qua đời. Nhưng dường như mọi người đều muốn dấu Đức Tổng Phaolô tin buồn này. Vì thế, Đức Tổng chẳng biết gì. Đức Tổng hỏi thăm: “Đức Cha của anh em đã khỏe chưa?”. Trong một thoáng, chúng tôi nhìn nhau không biết trả lời thế nào. Rồi một người anh em của chúng tôi có vẻ nhanh trí hơn, đã trả lời Đức Tổng bằng một câu… không thành thực cho lắm: “Kính thưa Đức Tổng, Đức Cha của chúng con không còn ở nhà thương nữa ạ!”. Không biết Đức Tổng Phaolô hiểu câu nói ấy thế nào, mà lại vui ra mặt: “Thế là tốt rồi. Không biết chúng tôi đã làm được gì cho giáo phận. Nhưng những lúc yếu đau như thế này, giáo phận vất vả với chúng tôi quá. Chúa thương chúng tôi quá”.

“Chúa thương chúng tôi quá”. Một lời nói quá đơn sơ, nhưng tôi lại thấy chứa cả một nỗi niềm của đức tin, của sự cậy trông và của lòng bình an lớn. Đối với người bình thường, thì lời nói ấy sẽ rất bình thường. Tôi cũng hay nói như thế. Nhưng có khi trong tôi, đó chỉ là lời sáo rỗng, nói để mà nói, nói để người ta thấy mình… “có Chúa”. Nhưng với một người đang tiến về cõi chết như Đức Tổng, đó phải là lời nói của một người biết mình đang tiến về cùng Cha. Vì thế, trong giọng nói yếu ớt, run run ấy, lại có sức lôi cuốn và gây cảm động.

Lời của Đức Tổng làm chúng tôi nghèn nghẹn làm sao ấy. Bởi chính lúc già nua tuổi tác và yếu đau thế này, là lúc cả giáo phận và mỗi một thành viên trong giáo phận phải chứng tỏ lòng biết ơn của mình qua những cử chỉ chăm sóc, viếng thăm, thì chính Đức Tổng lại biết ơn giáo phận! Bởi thế, dù Đức Tổng đã ra đi khá lâu rồi, nhưng không chỉ lời nói mà cả hình ảnh của ngài, tôi vẫn nhớ như in. Người lẽ ra phải được đền ơn, lại là người mang ơn người khác. Chính những lời, những hình ảnh cuối đời ấy của Đức Tổng đã nhắc tôi rất nhiều về lòng biết ơn những người già cả, trong đó có cha mẹ tôi, những người thân yêu trong gia đình, trong dòng họ, bạn bè, và đông đảo những người già cả âm thầm dâng hiến những hy sinh từng ngày để cầu nguyện cho ơn gọi trong Hội Thánh. Trong số đó còn có không biết bao nhiêu hồng y, giám mục, linh mục, tu sĩ ở tuổi nghỉ hưu.

Cách riêng, là linh mục đang coi xứ, tôi duy trì lòng biết ơn các vị tiền nhiệm của mình. Nơi giáo xứ mà tôi đang có trách nhiệm, có cả một bề dày lịch sử hàng trăm năm. Hàng trăm năm, để lại dấu ấn của không biết bao nhiêu người đã đi qua. Từ những vị thừa sai khởi gieo mầm giống đức tin, đến tất cả những ai chung sức, chung lòng, nhuộm thắm mồ hôi, nước mắt, và cả xương máu nữa, trao lại gia sản đức tin quý giá cho đời sau. Vì thế, để thỏa lòng biết ơn của mình, thế hệ con cháu phải làm sống động đức tin, lòng đạo đức và xây dựng giáo xứ bằng tất cả tinh thần trách nhiệm của mình.

II. NIỀM CẢM THÔNG.

Đã chứng kiến những ngày cuối đời của Đức Tổng Phaolô Nguyễn Văn Bình, gần đây lại được đọc cảm nghiệm lắng sâu như một lời trăn trối của một vị Giám mục “chẳng còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu”, tôi lại thấy lòng mình dâng tràn thương cảm, đồng thời cũng kính phục sự chiến đấu dũng cảm đối với những đau đớn, bệt tật, sự cô đơn của những con người ở tuổi hoàng hôn khi phải cùng vác thánh giá với Chúa Kitô lên Đồi Tử Nạn. Cảm nghiệm lắng sâu đó là hai bài viết của Đức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần: “Xin đừng sa thải và bỏ rơi con” (Công giáo và Dân tộc số 1549) và “Cuộc đời thanh vắng” (Công giáo và Dân tộc số 1560).

Để thông cảm với người lớn tuổi, và thông cảm cách hiệu quả nhất, thông cảm như chính mình là người trong cuộc, tôi nghĩ, cách hay nhất là lắng nghe tâm tư của họ. Tôi coi những chia sẻ rất cảm động của Đức Cha Bùi Tuần là đại diện cho nỗi lòng của lớp người lớn tuổi. Đọc lại những chia sẻ đó, tôi thấy mình thật sự gần gũi, không chỉ với Đức Cha mà còn với lớp lớp người tuổi cao, sức yếu.

Bằng suy niệm Thánh Kinh: “Xin đừng sa thải con lúc tuổi đà xế bóng. Chớ bỏ rơi con khi sức lực suy tàn” (Tv 71,9), Đức Cha Gioan Baotixia Bùi Tuần, không chỉ muốn viết về mình, viết cho mình mà còn viết về và viết cho cả một lớp người dễ bị chúng ta “bỏ quên”, hoặc tệ hơn, nhiều người già bị con cháu coi là “phế nhân”: “Đây là những lời  (tức TV 71,9) xem ra nói lên đúng hoàn cảnh của tôi. Thiết tưởng hoàn cảnh của tôi cũng là hoàn cảnh của nhiều người" (Xin đừng sa thải và bỏ rơi con).

Đức Cha thật lòng bộc bạch: “Các ngài đang sống hiệp thông giữa Hội Thánh Việt Nam vừa hoạt động, vừa thầm lặng. Gánh nặng trách nhiệm đã trao nay được cất khỏi các ngài. Nhưng gánh nặng về bệnh tật thân xác và về khổ đau tâm hồn nhiều khi lại mỗi ngày mỗi tăng thêm. Với những gánh nặng âm thầm ấy, nhiều vị sống cuộc đời hưu thanh vắng. Trong cuộc sống thanh vắng ấy, nhiều giáo sĩ và tu sĩ về hưu đã là những thành phần thật sự phục vụ hữu ích, ngay trong hoàn cảnh bại liệt…” (Cuộc đời thanh vắng). Hoặc: “Tuổi già sức yếu và bao điều đi theo tuổi già sức yếu đều là những xuống cấp gây nên do luật tự nhiên một cách thông thường” (Xin đừng sa thải và bỏ rơi con).

Dù phải gánh nhiều khó khăn nơi thân xác, lẽ ra người ta sẽ rã rời mệt mỏi. Cũng có thể, có lúc do phải chịu đựng nhiều, người ta dễ cay đắng cho bản thân mình. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Những người phải sống “cuộc đời thanh vắng”, lại cảm nghiệm rất sâu lòng yêu thương của Chúa. Dường như chính lúc thanh vắng này, là lúc sự cảm nghiệm ấy càng mạnh mẽ, càng lớn lao: “Mặc dầu hưu, các ngài vẫn đi theo Chúa bằng cách thích hợp mà Chúa soi cho các ngài…Nhiều vị về hưu đã chia sẻ cho tôi biết sự các ngài nghe tiếng Chúa gọi các ngài trong đời hưu” (Cuộc đời thanh vắng). Dù phải sống cuộc đời thanh vắng, các ngài vẫn khẳng định: “Đó không phải là dấu Chúa sa thải, bỏ rơi. Trái lại, những ai khiêm tốn vâng phục ý Chúa, chấp nhận chuyển biến tự nhiên đó, sẽ cảm thấy thanh thản. Hơn nữa, nếu họ đón nhận với lòng mến Chúa, với ý thức mình được Chúa yêu thương, thì họ sẽ được hạnh phúc. Hạnh phúc này Chúa dành riêng cho những ai chịu thử thách mà vẫn trung thành” (Xin đừng sa thải và bỏ rơi con).

Đọc lại, dù chỉ là một chút những tâm tình của Đức Cha, chúng ta thấy trong nội tâm của chính mình gọi về một đòi hỏi lớn: đó là niềm kính trọng, sự yêu thương đối với người cao tuổi. Yêu thương và kính trọng sẽ giúp ta thông cảm với những đổi thay của tuổi già. Những đổi thay đó càng gây cực lòng bao nhiêu, thì càng phải cảm thông bấy nhiêu. Niềm cảm thông của chúng ta còn là sự nâng đỡ tốt nhất mà người tuổi già rất cần. Niềm cảm thông ấy lớn bao nhiêu thì sẽ mang lại cho người tuổi già sự vui sống, lòng ham thích được sống lớn bấy nhiêu. Chúng ta không được quyền bỏ rơi người lớn tuổi, càng không bao giờ được phép coi họ như phế nhân. Hãy để cho người tuổi già có dịp trụ lại trong trái tim mỗi người chúng ta. Vì nếu cư ngụ được trong trái tim ai, đó là hạnh của người được cư ngụ. Hạnh phúc khi được trụ lại trong trái tim yêu thương của ta, hạnh phúc ấy chính là quà tặng quý giá vô cùng, ta dành cho người ở tuổi cao.

Nếu Chúa muốn chúng ta sống lâu năm, thì rồi bất cứ là ai, giai tầng nào, đều phải sống những ngày hoàng hôn của đời mình. Đọc những suy tư quý báu của Đức Cha, tôi không chỉ hiểu và đồng cảm hơn với người tuổi già, mà còn nhìn thấy trước chính tương lai đời mình. Càng hiểu rằng bất cứ ai cũng đều có thể bước vào hoàng hôn cuộc đời, tôi càng muốn chia sẻ thật nhiều, nhiều hơn nữa niềm thông cảm của mình với người tuổi cao.

III. CẦU NGUYỆN.

Cầu nguyện phải là việc làm trước tiên, khi chúng ta tỏ lòng kính trọng, yêu mến người già. Chính bản thân tôi, không thể nhớ là bao nhiêu lần, đã xin người khác cầu nguyện cho mình. Mỗi một lần thăm viếng bệnh nhân, thăm viếng người già yếu liệt, tôi đều xin họ dâng hy sinh của chính họ cầu nguyện cho tôi. Cũng vậy, không ít lần, anh chị em được tôi thăm viếng đã ngỏ lời xin tôi cầu nguyện. Hiểu được tầm quan trọng của ơn  Chúa cho đời người, trong các giờ kinh hằng ngày, tôi vẫn thường thốt lên cùng Chúa: “Lạy Chúa, xin Chúa đoái thương đến tất cả những người đã từng xin con cầu nguyện, những người con có trách nhiệm phải cầu nguyện cho, những người con đã hứa cầu nguyện cho. Xin Chúa ban cho họ ơn của Chúa và giúp họ sống theo thánh ý Chúa”.

Tin tưởng vào ơn Chúa là món quà rất đỗi thánh thiêng, hiệu nghiệm, có sức mạnh diệu kỳ, tôi vẫn thầm thỉ cầu nguyện cho những bậc cao niên. Những bậc cao niên ấy là ông bà, cha mẹ, mọi người thân thuộc của tôi. Họ cũng là tất cả những người để lại những dấu ấn, những kỷ niệm trong cuộc đời tôi. Họ còn là tất cả những người tôi biết mặt biết tên, hay không biết mặt, biết tên:

Tôi xin Chúa ban cho họ sức mạnh để họ chịu đựng những khó khăn, những bệnh tật và vô vàn các giới hạn của tuổi già.

Tôi hiến dâng những người lớn tuổi cho Chúa Kitô thánh giá, Người sẽ biến đau khổ của những bậc già nua thành hoa trái đạo đức, hoa trái của ơn cứu chuộc.

Tôi hiến dâng những người lớn tuổi cho mầu nhiệm phục sinh của Chúa Kitô, để từ trong chính những đau khổ của mình, họ được nâng đỡ, được vui mừng và hạnh phúc vì được tin tưởng và cảm nhận sức sống của ơn thánh bừng lên trong đau khổ mà họ phải chịu đựng.

Tôi xin Chúa chấp nhận và biến lòng can đảm, sự chịu đựng của người lớn tuổi thành hoa trái của ơn truyền giáo, để danh Chúa được cả sáng và họ được tham dự vào sứ mạng truyền giáo của Hội Thánh.

Tôi xin Chúa, nhờ những hy sinh và lời cầu nguyện thầm lặng của những người lớn tuổi, làm cho mọi người thiện tâm được ơn thánh hóa; người nguội lạnh được ơn trở lại; người đau khổ, nghèo khó, bệnh tật, dốt nát, tù đày, mồ côi, bị bỏ rơi, mỏi mệt, bạc mệnh, thất vọng, bị phụ tình, góa bụa, các trẻ em và các phụ nữ bị mua bán, bị lợi dụng… được ơn ủi an và nâng đỡ; người vất vả lầm than được ơn hiểu biết sức mạnh cứu chuộc trong lao động; cả những người giàu sang, hạnh phúc cũng được ơn biết rung động con tim, để họ không vô tâm nhưng chia sớt và thông cảm trước những anh chị em rủi ro, xấu số; và tất cả những ai là con cháu, người thân thuộc, những ai được coi là bình thường, mạnh khỏe, trẻ trung được ơn yêu mến, tận tụy, kiên nhẫn, quan tâm săn sóc những người lớn tuổi, những người thiếu khả năng về tinh thần cũng như thể lý…

Tôi xin Chúa ban cho các mục tử ơn quan tâm đặc biệt đối với những bậc già cả và người bất hạnh trong công tác mục vụ hằng ngày.

Tôi cũng xin Chúa ban cho mọi người, nhất là anh chị em tín hữu ơn yêu thương, quý trọng các mục tử đã từng sống với họ, và tất cả các giáo sĩ, tu sĩ hiện đang phải sống trong tuổi hoàng hôn.

Tôi đặc biệt xin Chúa ban cho tôi có một trái tim biết đập bằng chính những nhịp đập của Trái Tim Chúa Giêsu, để như Người, tôi luôn sống với mọi người bằng đức bác ái mục tử cao độ, nhất là sống bác ái với những người lớn tuổi xung quanh tôi.

Lm. VŨ XUÂN HẠNH

 
VỀ MỤC LỤC
Đói khát hiệp thông
 

Trong sống chung ở đời, các cụm từ diễn tả mối quan hệ giữa người với người kể ra rất nhiều: trao đổi, giao lưu, đối thọai, vv.. Đối thọai với địch thù, kẻ lạ cả với người thân. Trong quá trình đối thoại và trao đổi với nhà Đạo, các cụm từ này nhường chỗ cho sự hiệp thông, kết hợp. Đây là sự liên kết cả về thể xác, lẫn tinh thần. Chí ít, là chuyện thiêng liêng, linh đạo.

Mới đây, tôi được mời đến ăn tối ở nhà người bà con, thân thuộc. Gia đình lúc ấy đang ở trong tình huống lúng túng với cô con gái tuổi mới 13, mà tinh khí đã thất thường. Trước mặt khách quan, mà cô bé vẫn tỏ thái độ bất cần đời, nổi lọan. Cô không thích món rau trộn mẹ cô làm. Nên, mặt mày cô ủ rũ, nhất quyết tuyệt thực, để phản đối. Tự nhiên, món rau trộn trở thành đầu giây mối nhợ cho một mâu thuẫn, nghịch thường giữa hai thế hệ, mẹ và con.

Bà mẹ cố nhỏ nhẹ thuyết phục con gái yêu bằng những lời lẽ, rất ôn tồn: “Con à, phí của giời như thế, tội chết! Con biết không, trên thế giới còn rất nhiều người thèm được ăn cọng rau con bỏ đi, đấy. Họ mà ăn được đĩa sà-lát này, chắc sẽ nhớ ơn suốt đời”. Nghe thế, chẳng nói chẳng rằng, cô bé vụt dậy, bỏ đi nơi khác. Hồi sau trở lại, cầm chiếc phong bì lớn với cây bút nét đậm, cô đổ luôn đĩa rau  vào phong bì, dán lại rồi vùng vằng nói: “Vậy chứ, bà muốn tôi gửi gói rau thúi cho đứa chó chết nào đây? Địa chỉ đâu?” Chứng kiến cảnh ‘hỡi ôi’ ấy, tôi thấy, ở đời làm cha làm mẹ không phải chuyện dễ. Sống độc thân như tôi, có khi thế mà lại hay. Nhưng, tất cả vẫn là: thông cảm, hòa hoãn, và kết hợp.

Phúc âm hôm nay cho thấy, khi biến 7 chiếc bánh và 5 con cá nuôi đủ 5 ngàn người, Đức Kitô nói thêm: “Mấy ông hãy thâu nhặt các vụn vặt, còn thừa. Đừng bỏ phí.”  Nghe Ngài nói, chắc người phương Tây chúng ta cũng chẳng bao giờ mường tượng nổi cái cảnh bụng đói cồn cào mà người dân ở các nước chậm phát triển đang gặp, hằng ngày. Có chứng kiến cảnh người nghèo đói chết dọc đường, các nước Âu Mỹ mới biết họ đang phung phí của ăn thức uống, đến chừng nào. Có lẽ, phải là than thuộc người nhà đang chết dần chết mòn vì đói, hẳn mọi người mới thấy quý cuống rau, hột gạo. Và, dân tộc nào một khi đã kinh qua cảnh kinh tế suy thoái, chiến tranh điêu tàn, mới thấu hiểu ý nghĩa của câu nói: “Đừng bỏ phí!”.

Ngày nay, những ai có kinh nghiệm về đói - nghèo, đều đã cảnh giác trước những tình huống phung phí, đổ bỏ. Trong khi đó, ngược lại, vẫn có nhiều người tìm cách quên đi những tháng ngày cồn cào, thời bĩ cực. Họ chỉ biết quan tâm chuyện ‘khoan khóai’, hưởng thụ. Với người sống ở các nước đã phát triển, như cô bé tuổi 13 vừa kể, đói và khát chỉ là chuyện trong sách vở, quá khứ. Con người ngày nay đã quên đi các thảm cảnh xưa cũ, đang ‘ăn vào’ thân xác của mình, để rồi cứ thế béo phì, dư mỡ. 

Có người còn cho rằng: câu truyện Phúc âm về 5000 người được nuôi béo, đủ ăn, hòan toàn có tính cách tượng trưng, giả tưởng. Chẳng cần tranh cãi, câu truyện Tin Mừng hôm nay qui chiếu về Thân Mình Đức Kitô, nơi đó chúng ta đang được Đức Chúa nuôi dưỡng bằng tình thương yêu, linh đạo. Tin Mừng của Chúa còn soi dọi về bữa tiệc long mến viên mãn, kéo dài. Ở nơi đó, không còn ai bụng đói, chết thèm. Dù chỉ cuống rau, hột gạo hoặc giọt nước trong lành.

Tin Mừng của Chúa đòi chúng ta nhìn vào thế giới hôm này, với nhãn giới Vương quốc Nước Trời; ở đó, vị Chúa tể Tình thương vẫn san sẻ, quyết rời bỏ chốn ngai vàng bệ cao, ngõ hầu những người bụng cồn dạ đói, mới có được sự đỡ nâng, no đầy. Và, cùng lúc ấy, các người giàu sang, phung phí lâu nay  chẳng đoái hoài đến chuyện sẻ san, nuôi sống kẻ khác, sẽ bị án phạt, chúc dữ.

Có một yếu tố được gọi là sự ‘lầm-lỡ ân-tình’. Chính nhờ yếu tố này, chúng ta biết được những gì ta chịu làm, hoặc vẫn không muốn làm, ngõ hầu đem Vương quốc Nước Trời về với thế-giới-có-quá-nhiều-thức-ăn-thừa-mứa. Nếu biết rằng, trên thế giới, mỗi ngày bình quân có đến 29,000 người đã và đang chết một cách lãng phí, chỉ vì thiếu thức ăn, nước uống; và từ đó, là bệnh tật do thiếu thốn, do thái độ cố ý quên lãng nơi những người dư ăn, dư mặc là chúng ta; thì thử hỏi: phải chăng đây là một đáp trả có lý lẽ, hẳn hòi?

Vấn đề đặt ra hôm nay, là: có một khoảnh khắc trầm lặng, lành mạnh nào đó khơi dậy cuộc sống của chúng ta, về một chuyển đổi các thứ tự ưu tiên trong mọi sự việc. Chuyển đổi các thứ tự ưu tiên trong hành động, để rồi dẫn đến kêu gọi phải có thay đổi trong quyết định đối xử với nước nghèo, người nghèo?  Cụ thể hơn, cần có một thay đổi về hệ cấp ưu tiên trong hành xử; ưu tiên cao, từ nay, không còn tùy vào số lượng và kết quả của súng ống bom đạn nữa, mà là số lượng các bé lê lết thân gầy, những bụng cồn, dạ đói, đang chết khát.

Tôi vẫn tự hỏi: Đức Chúa nghĩ gì khi Ngài nghe người các nước giàu sang biện luận rằng: sở dĩ họ không chia sớt thức ăn, của cải cho người nghèo đói, là vì tại đây vẫn còn các nhà độc tài, tự cao tự mãn, chuyên ăn trên ngồi chốc, không lo cho con dân của mình; thậm chí, vẫn cứ vơ vét tiền tài, vật chất đem chôn giấu tại các ngân hàng úp mở ở Thụy sỹ -hay đâu đó- hoặc vẫn bỏ tiền ra quyết xây dựng thật nhiều vũ khí hạt nhân, qui ước. Và, muôn ngàn lý do khác khả dĩ biện minh cho thái độ ơ hờ, quên lãng.

Dù có phải đối đầu với những vấn đề phức tạp như thế, chúng ta vẫn còn khá nhiều phương thế  thực tiễn hầu cứu sống người đói kém, nghèo hèn. Bởi, người nghèo đói có được cứu sống, đỡ nâng tăng cường sinh lực, thì một ngày nào đó, mới có khả năng lo cho đất nước, dân tộc của chính mình.

Với câu xấc xược của cô bé tuổi 13: “Vậy chứ, bà muốn tôi gửi mớ rau thúi cho đứa nào đây?” tôi đã có câu trả lời: “Này cháu, hãy viết chính tên mình vào bì thư mà gửi. Bởi, chính sự dư dật thừa mứa lâu nay đã biến cháu thành người có nhiều nhu cầu nhất thế giới rồi đó.”

Cầu mong Tiệc thánh hôm nay giúp ta làm được đôi chuyện cho trái đất này, như ta sẽ làm ở nơi cao, chốn vĩnh hằng, muôn thuở. Bởi, Vương quốc Nước Trời chính là chốn có nhiều người bụng đói, môi miệng khát thèm dù chỉ một giọt nước trong lành. Bởi, nơi đó, mọi người không kể đói no giàu nghèo, đều được đón tiếp, ăn uống thỏa thuê.  Bởi, những gì ‘dư thừa còn sót’ đã được các đấng công chính thu nhặt lại, chẳng bỏ phí. Và, ở nơi đó, chẳng có gì để vứt bỏ, phung phí.

Quả là, trần gian còn đó nỗi buồn. Buồn, vì vẫn còn nghịch lý, trớ trêu. Trớ trêu và lý lẽ rất nghịch là bởi người đời sống với nhau rất gần, kéo dài nhiều năm tháng, nhưng vẫn chẳng tìm đâu ra nỗi niềm hân hoan, trao đổi. Người người vẫn cứ quan hệ đối trao, nhưng nào có được sự cảm thông, kết hợp. Chí ít, là thông cảm thắm thiết tình mẹ con, chồng vợ. Nỗi buồn trần gian cứ mãi miên trường, không dứt. Và, trớ trêu vẫn chỉ chấm dứt, khi những người con trâng tráo, xấc xược biết thông cảm, hiểu được mẹ hiền. Nghịch lý cuộc đời sẽ chỉ kết thúc, một khi kẻ giàu người sang biết san sẻ tiền tài, vật chất với dân hèn mạt kiếp, đang cồn cào đói khát hiệp thông, chia sớt. Chia thức ăn, nước uống; sớt tình yêu thương, vỗ về. Khi ấy, Nước Trời đã trở thành hiện thực. Vương quốc Đức Kitô đã nên ngời sáng.

Đấy mới là nhu cầu ‘ắt và đủ’ trong cuộc sống, người đời.

Lm Dã Sơn Minh Cát (Úc châu)

Mai Tá diễn dịch.             

VỀ MỤC LỤC
RA ĐI

 

Trong công tác mục vụ, “vì phần rỗi các linh hồn” (x. Giáo luật  điều 1752) các Giám Mục, hay Bề Trên Dòng sẽ thuyên chuyển các Linh Mục và Tu Sĩ từ giáo xứ này đến giáo xứ khác. Nhận “bài sai” của bề trên, đương sự phải sẵn sàng rời xa nơi mình đã gắn bó, lên đường, ra đi.

Con ra đi vì được sai đi. Ra đi là chấp nhận rời xa người ở lại, ra đi để thi hành một công việc mới mà Chúa muốn.

Có người nói, ra đi là chia ly, chia ly là “chết đi trong lòng một ít.” Nếu điều này đúng thì ai chết ? Người đi hay người ở lại ? Người sống đời thánh hiến, theo Chúa Kitô, Đấng luôn lên đường thi hành sứ vụ, Đấng “không có chỗ tựa đầu” (Mt 8, 20) thì phải dám ra đi, kể cả đi để chết “Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người.” (Mt 26, 24)

Biết bao tấm gương trong Kinh Thánh đã dám can đảm ra đi. “Ông Áp-ram ra đi, như ĐỨC CHÚA đã phán với ông. Ông Áp-ram được bảy mươi lăm tuổi khi ông rời Kha-ran.” (St, 12, 4) Tuổi 75 của Abraham là tuổi hưu theo giáo luật ngày nay của các Giám Mục và Cha Sở, tuổi an phận, hưởng già, thế mà phải ra đi, dám ra đi, dám lên đường theo lệnh Chúa, đi để bắt đầu một cuộc sống khác, ở nơi khác.

Được gọi là Cha của kẻ tin, mẫu mực của lòng tín thác trong Cựu Ước, “Nhờ đức tin, ông Áp-ra-ham đã vâng nghe tiếng Chúa gọi mà ra đi đến một nơi ông sẽ được lãnh nhận làm gia nghiệp, và ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu.” (Dt11, 8) nhưng tổ phụ của chúng ta ra đi đâu có dễ, ông đã phải hỏi Chúa : “Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, Chúa sẽ ban cho con cái gì? Con ra đi mà không con cái, và người thừa tự gia đình con là Ê-li-e-de, một người Đa-mát."(St 15, 2).

Linh mục, Tu sĩ ngày nay phải ra đi, phải dám rời nơi mình muốn lưu lại, can đảm đi đến nơi mình không rõ. Người ra đi có hỏi gì Chúa không ? Nếu có hỏi đến đó con sẽ sống với ai, liệu những người mới có dễ chịu, phù hợp với con không… thì chắc chắn sẽ nhận được câu trả lời mà Chúa đã dành cho Abraham, cho Môsê, và bao người khác khi còn do dự : “Đừng sợ, vì Ta ở với ngươi.” (St 26, 24) ; “Này Ta ở với ngươi; ngươi đi bất cứ nơi nào, Ta sẽ giữ gìn ngươi” (Xh 28,15). Người tu sĩ đến đâu cũng là đến nơi Chúa bảo, để sống với Chúa, ở với Chúa, và được Chúa giữ gìn.

Theo chương trình của Chúa, cô Rêbêca đã dám rời gia đình để đến với tổ phụ Isáac : “Cô Rê-bê-ca cùng với các tớ gái đứng dậy, cỡi lên lạc đà mà đi theo người lão bộc. Ông nhận cô Rê-bê-ca và ra đi.” (St, 24, 61). Phận nữ nhi một thân một mình đến chung sống với người khác. Nhưng Rêbêca cứ đi và lại thích đi nữa.

Ra đi theo lệnh Chúa sẽ luôn bình an, vì hy vọng ân sủng sẽ thực hiện những điều kỳ diệu mà Đức Chúa đã làm cho Môsê khi sai ông đi. Đức Chúa đã hứa, và thực hiện nơi vị anh hùng giải phóng Dân Chúa thời nô lệ :"Khi ngươi ra đi để trở về Ai-cập, ngươi hãy nhìn xem: mọi điều lạ lùng Ta đã ban cho ngươi có quyền làm, thì ngươi sẽ làm trước mặt Pha-ra-ô…"(Xh 4, 21). Và Môsê, người chăn chiên ấy đã dám đương đầu, cùng làm được nhiều điều kỳ diệu với Pharaô và toàn cõi Aicâp.

Ra đi sau khi cầu nguyện, và trong tinh thần cầu nguyện sẽ được hưởng lời chúc phúc của ông Eli dành cho bà Anna, mẹ ngôn sứ Samuen : “Bà hãy đi về bình an, Thiên Chúa của Israel ban cho bà điều bà xin người” ; và người nữ được tán dương ấy đã quên đi những ưu sầu : "Ước chi nữ tỳ của ngài đây được đẹp lòng ngài!" Rồi người đàn bà ra đi; bà dùng bữa và nét mặt bà không còn như trước nữa.” (1Sm 1, 17-18)

Ra đi thi hành sứ vụ quan trọng, sẽ được hưởng lời chúc phúc của Ông Út-di-gia và các thủ lãnh dành cho bà Giuđitha "Chúc bà ra đi bình an và xin Đức Chúa là Thiên Chúa hằng đi trước …” (Gđ 8, 35)

Ước mong những lời cầu chúc ấy được thành sự nơi những người ra đi, để cho dù phải đến nơi khắc nghiệt, xa cách, nơi : “Trước khi con ra đi, không hẹn ngày trở lại, đi về nơi tăm tối, dưới bóng tử thần,” (G 10, 21) ; ra đi với tâm trạng có lúc nặng nề “Xin ngoảnh mặt đi cho lòng con thanh thoả, trước lúc thân này phải ra đi và không còn nữa.” ( Tv 39, 14) ; “Con ra đi, như chiều tà bóng ngả, bị cuốn lôi đi như gió cuốn cào cào.” (Tv 109, 23), “Tôi có nói: nửa cuộc đời dang dở mà đã phải ra đi, bao tháng năm còn lại, giam tại cửa âm ty.” (Is 38, 10), người ra đi luôn xác tín “Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo; lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng.” (Tv 126, 5-6)

Các nữ tu ra đi truyền giáo, là làm công việc đưa đàn chiên đến gặp chủ chăn của cộng đoàn, xứng đáng hưởng lời ca của Diễm Ca1, 8 : “Này hỡi trang tuyệt thế giai nhân, nếu quả nàng không biết, thì hãy ra đi theo vết chân đàn cừu, mà dẫn dê con của nàng đi ăn quanh các lều mục tử.” Giúp các tông đồ ngày nay, và làm việc tông đồ, người nữ tu được động viên bằng chính lời Thầy Giêsu Chí Thánh dành cho các tông đồ : "Khi các con vào bất cứ thành nào hay làng nào, thì hãy dò hỏi xem ở đó ai là người xứng đáng, và hãy ở lại đó cho đến lúc ra đi”. (Mt 10, 11) ; “Các con hãy ra đi. Này Thầy sai các con đi như chiên con đi vào giữa bầy sói.” (Lc 10, 3) ; “Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con, và cắt cử các con để các con ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của các con tồn tại.” (Ga 15, 16). Nhờ sức mạnh của Lời Chúa, người được sai đi sẽ ra sức chu toàn sứ vụ như các tông đồ : “Các môn đệ ra đi và làm theo lời Đức Giê-su đã truyền.” (Mt 21, 6) ; “Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động .” (Mc 16, 20)

Nhớ đến những người mình đã chung sống và phục vụ, người ra đi có thể lưỡng lự như thánh Phaolô : “Vì tôi bị giằng co giữa hai đàng: ao ước của tôi là ra đi để được ở với Đức Ki-tô, điều này tốt hơn bội phần, nhưng ở lại thì cần thiết hơn vì anh em… ở lại và ở bên cạnh tất cả anh em để giúp anh em…” (Pl 1,23-24) ; hay lo lắng cho thiệt hại có thể xảy đến với cộng đoàn mình gắn bó :"Phần tôi, tôi biết rằng khi tôi đi rồi, thì sẽ có những sói dữ đột nhập vào anh em, chúng không tha đàn chiên…” (Cv 20, 29) Thế nhưng, phải can đảm và tín thác vào Chúa quan phòng, biết khiêm tốn nhìn nhận có khi mình ra đi vì lợi ích của đoàn chiên, như Chúa Giêsu đã tâmsự :“Thầy nói thật với anh em: Thầy ra đi thì có lợi cho anh em.” (Ga 16, 7) và mạnh mẽ lên đường, sau khi dâng những người thân yêu ở lại cho Chúa :”Giờ đây, tôi xin phó thác anh em cho Thiên Chúa và cho lời ân sủng của Người, là lời có sức xây dựng và ban cho anh em được hưởng phần gia tài cùng với tất cả những người đã được thánh hiến.” (Cv 20, 32)

Có thể có những cuộc chia ly rất cảm động diễn ra như thánh Phaolô và các kỳ mục Ephêsô tại Milêtô : “Nói thế rồi, ông Phao-lô cùng với tất cả các anh em quỳ gối xuống cầu nguyện. Ai nấy oà lên khóc và ôm cổ ông mà hôn. Họ đau đớn nhất vì lời ông vừa nói là họ sẽ không còn thấy mặt ông nữa. Rồi họ tiễn ông xuống tàu.” (Cv 20 36-38)

Người ở lại muốn tiễn người ra đi bằng lời ông Gít-rô-bố vợ Môsê dành cho Mô-sê –lời của Cha dành cho con “Con đi bình an!" (Xh 4, 18) và tin tưởng cầu chúc rằng :

“Đức Khôn Ngoan đã xây cất nhà mình,

dựng lên bảy cây cột,

hạ thú vật, pha chế rượu, dọn bàn ăn

và sai các nữ tỳ ra đi.

Đức Khôn Ngoan còn lên các nơi cao trong thành phố

và kêu gọi:

"Hỡi người ngây thơ, hãy lại đây!"

Với người ngu si, Đức Khôn Ngoan bảo:

"Hãy đến mà ăn bánh của ta và uống rượu do ta pha chế!

Đừng ngây thơ khờ dại nữa, và các con sẽ được sống;

hãy bước đi trên con đường hiểu biết." (Cn 9, 1-6)

Chính Chúa Giêsu Thánh Thể-“Đức Khôn Ngoan sẽ xây nhà, dọn bàn ăn, ban khôn ngoan cho những “nữ tì ra đi”, cho những Cha Sở đến nhiệm sở mới, những người đã, đang và sẽ cảm nghiệm “Việc Chúa khởi sự nơi con, Ngài sẽ hoàn tất. Lạy Chúa, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.” (Tv 138, 8) 

Bình An, 09.08.2006

Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
 

VỀ MỤC LỤC

GIÁO HỘI TẠI GIA Hay Linh Mục Gia Đình

 

Từ sau Công đồng Vatican II , Giáo hội đã rất quan tâm đến Gia đình một cách đặc biệt và gọi Gia đình là Giáo hội tại gia hay Giáo hội nhỏ. Đến đời ĐTC Phaolô VI, ngài gọi các cha mẹ, gia trưởng hay anh chị lớn là Linh mục Gia đình hay Linh mục tại gia.

1- Những danh từ này vẫn còn xa lạ với nhiều Kitô hữu, vì họ chưa được học hỏi, nhất là các bậc cha mẹ, vì bận kế sinh nhai nên chưa có giờ suy nghĩ về nhiệm vụ thật quan trọng này.

2- Theo hiến chế về Giáo hội hôm nay thì Giáo hội là mỗi người Kitô hữu, mỗi Gia đình, mỗi Cộng đoàn Giáo xứ, Giáo phận chúng ta là Giáo hội, chứ không phải Giáo hội chỉ ở bên Rôma.

3- Giáo hội tai gia hay Gia đình là Giáo hội nhỏ. Vậy ai là người có trách nhiệm trong Giáo hội này? Chính là các cha mẹ hay anh chị lớn, họ có một chức năng và trách nhiệm như là môt Linh mục phụ trách một Giáo xứ. Đó là “Linh mục tại gia hay Linh mục Gia đình.”

4- Họ có trách nhiệm dạy bảo con em về đời sống đạo đức nhân bản đối với mỗi người trong Gia đình và tha nhân ngoài Xã hội. Họ có bộn phận dạy Giáo lý và dẫn giải Lời Chúa cho con em qua bài bài giảng của Cha sở hay những kinh nghiệm về sống đạo của mình.

5- Mỗi buổi tối trong ngày hoặc ít mỗi tuần một lần, Gia trưởng nên xếp thì giờ thuận tiện tập hợp mọi người lại, chính cha mẹ hay anh chị đốt nến trên bàn thờ, rồi nói ý cầu nguyện chung. Phân công người đọc Lời Chúa, dẫn ý suy niệm xem ý Chúa muốn dạy điều gì và áp dụng bài Phúc âm vừa đọc vào đời sống. Có thể suy niệm một chục kinh Mân côi, rồi Cám ơn trông cậy, Sau cùng, cha mẹ, con em cùng chia sẻ những vui buồn và nhắc nhở những điều cần thiết.

6- Nhiều vị Gia trưởng hay cha mẹ kêu rằng đời sống hôm nay nhiều cực nhọc, vất vả, về đến nhà thì qúa mệt, còn thì giờ đâu mà lo cho việc đạo đức cho con cái, đã có các Linh mục, các Dì, Sơ lo việc đó. Nghĩ như thế, qúi vị đã khoán trắng cho các ngài, mà quên rằng từ sau khi chịu phép Rửa tội mỗi Tín hữu đã đã lãnh nhận ba chức vụ Tư tế, Tiên tri và Vương đế, nhất là từ sau Công Đồng Vatican II, Giáo hội đã trả lại ba chức vụ này cho các Tín hữu rồi.

7- Trong thực tế, hàng tuần các Cha xứ hay các Sơ chỉ dạy cho con em chúng ta được một giờ và hai giờ học Giáo lý là nhiều. Các ngài không thể làm thay chúng ta bẩy ngày trong tuần được. Do đó chức vụ Linh mục Gia đình hay tại gia của qúi vị thật là quan trọng.

8- Chỉ khi nào các bậc phụ huynh quan tâm đến “Giáo hội tại gia” cùng với các Linh mục, Phó tế, Tu sĩ thì mới thực sự đáp lại Lời mời gọi của Chúa Kitô để thực hiện một Giáo hội tai gia hay Gia đình là Giáo hội nhỏ, trong thân thể là Giáo hội Mẹ được. Lúc ấy, các cha mẹ đã làm tròn chức vụ Linh mục Gia đình của mình.

Thánh Phaolô đã gọi qúi vị là dân thánh, hàng tư tế thánh của Chúa, thật qúi trọng biết bao !

Mới đây nhất trong bài diễn văn của ĐTC Biển Đức XVI cho các Gia đình trong Đại hội lần thứ V về Gia đình trên thế giới, tại Valencia Tây Ban Nha, tôi xin tóm tắt vài điểm chính như sau:

   Gia đình được gọi là Giáo hội tại gia vì hiệp thông với Giáo hội.

   Gia đình là trường học huấn luyện công cuộc phát triển nhân bản.

   Gia đình là môi trường ưu tiên Một cho việc học hỏi sống đạo.

   Gia đình là cơ chế trung gian giữa cá nhân, Xã hội và  Dân tộc.

   Gia đình là nơi vun trồng tình yêu với sự trợ giúp của Thiên Chúa.

   Gia đình là điều thiện hảo, là nền tảng không thể thiếu cho Xã hội.

   Gia đình là nơi cha mẹ hứa trước mặt Thiên Chúa chấp nhận nhau.

Cuối cùng ĐTC nói đây là chủ đề trách nhiệm “Thông Truyền Đức Tin trong Gia đình”. Giáo hội có trách nhiệm Mục vụ giảng dạy, nâng đỡ, khích lệ sự gắn chặt giữa cha mẹ, con cái trong Gia đình.

Tôi muốn ngỏ lời với các ông bà Nội Ngoại, những thành phần rất quan trọng trong Gia đình; những người bảo đảm cho tình thương và sự dịu dàng mà mọi người cần cho đi và lãnh nhận. Ông bà Nội Ngoại cống hiến cho các cháu một ký ức và sự phong phú của Gia đình. Và là một kho tàng không thể  nào quên lãng trong thế hệ mới này, khi làm chứng về đức tin cho con cháu, lúc cái chết gần bên.

Ưóc mong từ năm nay, mỗi Gia trưởng hãy dành thì giờ tìm hiểu về trách nhiệm về Linh mục Gia đình, Giáo hội tại gia và Gia đình là Giáo hội nhỏ để thực hiện sứ mạng mà quý vị đã lãnh nhận. Xin đừng chờ hay khoán trắng cho ai, để Gia đình ta là Gia đình Thánh.

Phó tế GB Huyền Đồng
 

VỀ MỤC LỤC
Cơn đau tim

 

Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người bị Cơn đau tim (heart attack) với hậu quả là gần 500,000 trường hợp tử vong. Hơn một nửa số tử vong này xảy ra trong khoảng thời gian 1 giờ sau cơn đau và trước khi bệnh nhân tới bệnh viện. Vì cơn đau tim là một trường hợp khẩn cấp, cần được điều trị tức thì. Mỗi mỗi giây phút trì hoãn là giây phút dẫn tới “thập tử nhất sinh” cho người bệnh.

Tuy nhiên, cơn đau tim có thể điều trị được và các nguy cơ gây ra cơn đau tim có thể đối phó, thay đổi để phòng ngừa căn bệnh hiểm nghèo này.

Xin cùng tìm hiểu về các nguy cơ gây bệnh cũng như các phương thức phòng ngừa, điều trị. 

1. Cơn đau tim là gì?

Tim là bộ phận thiết yếu trong việc nuôi dưỡng toàn bộ tế bào trong cơ thể. Hằng ngày, tim liên tục làm việc suốt 24 giờ để bơm một khối lượng hơn 7000 lít máu . Ðể hoàn thành công việc này, tim cần oxy và chất dinh dưỡng do động mạch vành cung cấp.

Khi động mạch vành bị tắc nghẽn, sự lưu hành của máu bị gián đoạn, tế bào tim sẽ bị tổn thương vì thiếu oxy. Nếu không được điều trị tức thì để tái lập dòng máu nuôi tim thì tim sẽ bị hủy hoại nhiều hơn và đưa tới cơn đau tim.

2- Nguyên nhân cơn đau tim

Trong đa số các trường hợp, cơn đau tim gây ra do bệnh của động mạch vành. Vì nhiều lý do khác nhau, mặt trong của động mạch bị các mảng chất béo bám vào, làm cho động mạch trở nên cứng và hẹp, máu lưu thông giảm đi. Một máu cục có thể thành hình và gây tắc nghẽn hoàn toàn sự lưu hành của máu. Tế bào tim không nhận được chất dinh dưỡng và oxy, sẽ bị hủy hoại Ðó là sự nhồi máu cơ tim (myocardial infarction). Thời gian thiếu máu càng lâu thì sự hủy hoại của tế bào tim càng lan rộng và cơn đau tim càng trầm trọng hơn.

Ðôi khi, cơn đau tim cũng xảy ra khi động mạch vành co thắt tạm thời làm cho lưu lượng máu tới tim giảm đi. Các cơn co thắt tạm thời này có thể gây ra do căng thẳng tâm thần, tiếp xúc với thời ti ết lạnh, khói thuốc lá hoặc khi sử dụng vài loại thuốc như bạch phiến...  

3- Những rủi ro đưa tới cơn đau tim

Có hai loại nguy cơ có thể đưa tới cơn đau tim:

a- Các nguy cơ không thay đổi được:

- Nam giới từ 45 tuổi trở lên, nữ giới từ 55 tuổi trở lên;

- Trong gia đình có người bị bệnh tim (cha hoặc anh em có bệnh trước 55 tuổi, mẹ hoặc chị, em có bệnh trước 65 tuổi);

- Ðã từng bị cơn đau thắt tim (angina) hoặc cơn đau tim;

- Ðã được thông mạch máu tim (angioplasty) hoặc giải phẫu cầu vượt động mạch vành (coronary artery bypass surgery)

b- Các nguy cơ gây cơn đau tim có thể thay đổi được gồm có hút thuốc lá, béo phì, ít vận động cơ thể, huyết áp cao, cholesterol trong máu cao, bệnh tiểu đường..

4-Những dấu hiệu báo trước Cơn ÐauTim

Có một số dấu hiệu báo trước sự xuất hiện của cơn đau tim:

a- Cảm giác khó chịu, nặng  nặng đau như có vật nặng đè trên ngực, kéo dài tới mấy phút rồi mất đi, nhưng có thể tái xuất hiện. Cơn đau có thể nhè nhẹ vừa phải tới đau không chịu được. Ðiểm đặc biệt là các cơn đau này không giống như khi cơ thể bị xé, bị đâm.

b- Cảm giác đau từ ngực chạy lên vai, cổ hoặc lan ra cánh tay; đầu ngón tay cảm thấy tê tê..

c- Choáng váng, muốn sỉu, đổ mồ hôi, buồn nôn, khó thở.

d- Lo sợ, nóng nẩy, bồn chồn.

đ- Da xanh nhợt..

e- Nhịp tim nhanh, không đều.

Nếu cảm thấy một trong những dấu hiệu này thì phải kêu cấp cứu ngay. Nhiều người trì hoãn cấp cứu vì cho rằng đó chỉ là dấu hiệu của ăn khó tiêu, ợ chua, nên khi tới bệnh viện thì đôi khi đã quá trễ.

5. Xác định bệnh

Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương thức cấp cứu sơ khởi, đồng thời tìm hiểu xem người bệnh đã bị cơn đau tim trong quá khứ, hỏi y sử cá nhân và gia đình, làm các thử nghiệm y khoa.. 

Có nhiều thử nghiệm để xác định bệnh:

a- Ðiện tâm đồ

Ðiện tâm đồ ghi các hoạt động điện của tim trên một băng giấy chuyển động. Ðiện tâm đồ giúp theo dõi số lượng và sự đều đặn của nhịp tim, tình trạng thương tổn của tế bào tim... Ðây là thử nghiệm rất quan trọng và cần được thực hiện càng sớm càng tốt, trong vòng 10 phút, kể từ khi có dấu hiệu cơn đau tim.

b-Thử nghiệm máu.

 Khi bị hủy hoại, tế bào tim nhả vào máu mấy loại men (enzyme) mà khi đo số lượng có thể giúp bác sĩ biết được mức độ hủy hoại của tế bào tim.

Ngoài ra, chụp X-quang động mạch tim, siêu âm đôi khi cũng được dùng để tìm hiểu tình trạng tắc nghẽn của động mạch vành, kích thước, hình dạng và sự tổn thương các thành phần của trái tim.

6. Ðiều trị

Ngay khi cảm thấy có dấu hiệu bị cơn đau tim, bệnh nhân cần phải kêu số điện thoại cấp cứu ngay để được đưa đi khám bệnh và điều trị càng sớm càng tốt. Ðiều trị sớm có thề ngăn ngừa hoặc giới hạn sự hư hao của tế bào tim và giảm được tử vong cho người bệnh.

Trên đường chuyên trở bệnh nhân tới bệnh viện, nhân viên cấp cứu đã có thể bắt đầu sự chữa trị với phương tiện sẵn có trong xe cấp cứu. Họ thường xuyên liên lạc trực tiếp với bác sĩ tại bệnh viện để thông báo tình trạng người bệnh và tham khảo ý kiến về cách thức đối phó với cơn đau tim. Họ có thể cho bệnh nhân thở oxy, dùng thuốc giảm đau tim nitroglycerin, morphine..Họ cũng sử dụng máy cấp cứu tim khi nhịp tim rối loạn, tạm ngưng..

Tới nhà thương, bệnh nhân thường được đưa vào phòng cấp cứu tim trang bị đầy đủ dụng cụ, và dược phẩm. Các bác sĩ sẽ hành động ngay để phục hồi sự lưu hành máu tới tim, giảm thiểu tổn thương cho các tế bào và liên tục theo dõi tình trạng bệnh.

Thuốc gây tan cục huyết được dùng trong vòng 1 giờ kể từ khi bắt đầu có dấu hiệu của cơn đau tim.Thuốc loại nitrate để giúp động mạch bớt co thắt và giảm cơn đau trước ngực.Thuốc chống đông máu đề làm máu loãng, tránh đóng cục trong lòng động mạch. Thuốc viên aspirin để ngăn ngừa tiều cầu kết tụ với nhau...

Ngoài ra còn các dược phẩm giúp hạ huyết áp, giảm sức căng của động mạch, nhờ đó  tim làm việc nhẹ nhàng hơn; thuốc điều hòa nhịp tim; thuốc an thần giảm đau. Bệnh nhân liên tục được hít thở oxy...

Thời gian điều trị tại bệnh việc tùy thuộc tình trạng nặng hay nhẹ của bệnh, sự đáp ứng với các phương thức chữa trị,  thường thường là năm, sáu ngày nếu không có biến chứng.

Trước khi xuất viện, bệnh nhân được hướng dẫn về cách thức chăm sóc và dùng thuốc, về chế độ dinh dưỡng, về nếp sống, về sự vận động cơ thể với chương trình vật lý trị liệu, phục hồi chức năng của tim. Bệnh nhân sẽ hiểu rõ nên vận động như thế nào để tăng cường sức mạnh của cơ thể mà không gây ra rủi ro cho trái tim, hiểu rõ về bệnh tim của mình và biết cách đối phó với các khó khăn trong đời sống hằng ngày để tránh cơn đau tim tái phát.

7. Phòng ngừa

Ða số cơn đau tim là do bệnh của động mạch vành (coronary artery disease) gây ra. Vì thế, để phòng ngừa cơn đau tim, phải giảm thiểu, loại trừ các nguy cơ đưa tới bệnh của mạch máu nuôi dưỡng trái tim này.

Ðó là: không hút thuốc lá, giảm tiêu thụ quá nhiều chất béo động vật, cholesterol, ăn nhiều rau trái cây, giảm muối, giới hạn tiêu thụ rượu, niauống thuốc hạ cao cholesterol trong máu, giữ huyết áp ở mức trung bình 120 / 80mm Hg, giảm cân nếu béo phì, giữ mức đường huyết dưới 110mg/dl, năng vận động cơ thể, tránh các căng thẳng tinh thần, ngủ nghỉ đầy đủ...

Nếu đã có tiền sử cơn đau tim, cần phải lưu ý chăm sóc sức khỏe, theo lời hướng dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc và tập luyện phục hồi chức năng tim, thay đổi nếp sống.. để tránh cơn đau tim tái phát.

Cần giữ hẹn tái khám với bác sĩ để theo dõi tình trạng trái tim và thay đổi thuốc nếu cần...

 Kết luận

Thường thường, khoảng 6 tuần lễ sau cơn đau tim, đa số bệnh nhân có thể trở lại đời sống bình thường, nếu được điều trị sớm và đúng đắn, cũng như không có biến chứng và không bị những cơn đau thắt tim quấy rầy.

 Nhiều người có thể đi lại ngay sau khi cơn đau tim đã được điều trị. Ða số có thể lái xe trở lại sau vài tuần lễ, nếu không có biến chứng, đau ngực. Và sau vài tuần lễ không còn cơn đau thắt tim thì cũng có thể sinh hoạt tình dục với người bạn thân quen..

Một số người, sau khi qua khỏi cơn đau tim, thường rơi vào tâm trạng buồn rầu, lo ngại: lo ngại cơn đau tim tái phát.

Trong trường hợp này, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẩn cách thức đối phó. Nếu cần, bác sĩ cũng có thể cho dùng vài loại thuốc an thần để giảm lo âu, trầm cảm...

 Ðặc biệt là người bệnh cần có những hỗ trợ, những tình cảm thương yêu của thân nhân gia đình, để tránh rơi vào hoàn cảnh lẻ loi, canh cánh niềm đau một mình...

Bác sĩ Nguyển Ý Ðức, Texas-Hoa Kỳ

www.khoahoc.net

VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ

giaosivietnam@gmail.com

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;  Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi  Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quí vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

Lm. Luca Phạm Quốc Sử  USA

 

 

Được chọn giữa loài người và cho loài người; GÍAO SĨ: Xuất phát từ gíao dân, hiện diện vì gíao dân và cậy dựa vào gíao dân, để cùng làm VINH DANH THIÊN CHÚA

*************