Giáo Dân
tham dự vào chức vụ Ngôn Sứ của Đức Kitô |
Đức
Kitô, vị Ngôn Sứ cao cả, Đấng đã dùng chứng tá đời
sống và
sức mạnh của lời nói để công bố Nước Chúa Cha, chu toàn chức vụ ngôn
sứ, cho đên lúc sự vinh hiển của Ngưởì tỏ ra trọn vẹn, không những nhờ
hàng giáo phẩm là những người nhân danh và lấy quyền Ngưòi mà giảng
dạy, nhưng cũng nhờ giáo dân nữa. Người đặt họ làm chứng nhân, đồng
thời ban cho họ cảm thức đức tin vè ơn biêt nói năng (x. Cv 2,17-18);
Kh 19,10), là để sức mạnh Tin Mừng sáng ngời trong đời sông thường
ngày, trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Nếu giáọ dân vững lòng tin
cậy mà tận dụng thời gían hiện tại (x. Ep 5,16 ; Cl 4,5) và kiên trì
trông đợi Vinh quang một ngày kia sẽ đến (x. Rm 8,25), họ sẽ tỏ ra là
con cái của lời hứa. Nhưng họ không được giấu kín niềm hy vọng đó
trong lònlg, trái lạl, bằng cách hoán cải khộng ngừng và chiên đấu
chống lại "những bậc thống trị thê giới tộí tăm này, với những thần
linh quái ác" (Ep 6,12), họ cũng diễn tả niềm hy vọng đó qua những cơ
cấu của cuộc sống trần gian.
Những bí tích của Luật
mới, là của ăn nuôi dưỡng đời sống
và hoạt động tông đồ
của người tín hữu, tiên báo trời mới và đất mới (x.. Kh 21,1) ; cũng
vậy, giáo.dân cũng trở nên những sứ giả hữu hiệu rao giảng niềm tin
vào điều mình trông đợi (x. Dt 11,1 ), nếu họ không ngần ngại nối kết
đời sống đức tin với
việc tuyên xưng
đức tin. Việc
rao giảng Tin Mừng đó, nghĩa là
việc
loan báo Đưc Kitô bằng chứng từ của đời sống và bắng lời nói, mang
một sắc thái và hiệu quả đặc biệt, vì được thực híện trong những hoàn
cảnh chung của trần thế.
(Trich
Hiến chế tln lý về Giáo Hội Ánh sáng muôn dân của Công Đồng Vatican
II, số 85)
|
VỀ MỤC LỤC |
|
LINH
MỤC LÀ NGƯỜI CỦA CHÚA VÌ ĐƯỢC CHÚA TUYỂN CHỌN. |
LINH MỤC BƯỚC VÀO THẾ KỶ
21
“CHÍNH THÀY ĐÃ
CHỌN CÁC CON VÀ SAI CÁC CON ĐI” (Gio 15,16)
1- ƠN GỌI LÀ MỘT SÁNG
KIẾN CỦA CHÚA.
Đọc lại Kinh thánh, chúng ta thấy ơn gọi
bao giờ cũng là một sáng kiến, một quà tặng nhưng không của Thiên Chúa.
Trong Cựu Ước :
Chính Chúa đã tuyển chọn các tổ phụ như
Abraham, Maisen…
Chính Chúa đã tuyển chọng các ngôn sứ như
Samuel, Giêrêmia…
Trong Tân Ước :
- Chính Chúa Giêsu đã tuyển chọn các tông
đồ :
* Không phải các con đã chọn Thày, nhưng
chính Thày đã chọn các con và sai các con đi. (Gio 15,16).
* Ngài gọi những người Ngài muốn và họ đến
với Ngài. (Mc 3,13).
* Hãy theo Ta và Ta sẽ làm cho các con trở
thành những ngư phủ chài lưới người. (Mt 4,19-20).
* Trường hợp của Andrê và Phêrô, của
Giacôbê và Gioan, cũng như của Matthêu…là những bằng chứng cụ thể cho
việc kêu gọi và tuyển chọn của Chúa Giêsu.
- Chính Chúa Giêsu đã trực tiếp huấn luyện
các ông :
* Ngài để cho các ông được sống thân mật
với Ngài.
* Ngài để cho các ông được lắng nghe những
lời Ngài dạy và chứng kiến những việc Ngài làm.
* Ngài cắt nghĩa cho các ông được hiểu
những lời Ngài đã rao giảng.
* Ngài trao ban quyền hành và sai các ông
lên đường truyền giáo.
- Chính Chúa Giêsu đã trao ban quyền hành
cho các ông :
* Ai đón nhận các con là đón nhận Ta…(Mt
10,40)
* Ai nghe các con là nghe Ta…(Lc 10,16)
* Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta.
(Lc 22,19)
* Các con tha tội cho ai, thì người ấy
được tha…(Gio 20,23)
- Chính Chúa Giêsu đã sai các ông đi :
* Như Cha đã sai Ta, cũng vậy Ta sai các
con. (Gio 20,21)
* Các con hãy đi khắp thế gian, loan báo
Tin mừng cho mọi loài thụ tạo. (Mc 16,15)
Trong Giáo Hội :
Các tông đồ cũng đã kêu mời và tuyển chọn
các Giám mục, Linh mục và Phó tế để cộng tác với mình, hầu nối dài sự
hiện diện của Đức Kitô và chu toàm sứ mệnh đã lãnh nhận trong lòng
Giáo hội “
- Với cử chỉ đặt tay (Cv 6,6 1Tm 4,14…),
chuyển ban Thần khí, các Tông đồ trang bị cho những con người được mời
gọi ấy để tiếp nối cùng một tác vụ hòa giải, giảng dạy và chăn dắt đàn
chiên Thiên Chúa. (Pastores dabo vobis, số 15)
2- ĐƯỢC TUYỂN CHỌN, LINH
MỤC PHẢI LÀ NGƯỜI CỦA CHÚA.
Được Chúa kêu mời và tuyển chọn, nên Linh
mục phải là người của Chúa, phải trọn vẹn thuộc về Ngài và phải làm
việc cho Ngài. Nói cách khác, Chúa phải nỗi ưu tư số một trong cuộc
đời của Linh mục. Để rồi từ đó, Linh mục làm cho người ta suy nghĩ về
Chúa và tìm gặp được Ngài.
Để thực hiện lý tưởng trên, Linh mục phải
làm gì ?
Như Đức Kitô, Linh mục
phải biết sống tinh thần cầu nguyện trong thinh lặng và suy niệm.
- Chúng ta hôm nay :
* Hình như là đạo Công giáo của chúng ta
đã nói quá nhiều : chỉ cần lược qua một trang Web, chẳng han như
Vietcatholic, chúng ta ghi nhận được biết bao nhiêu bài giảng, bài
giáo lý, bài phát biểu của mọi tầng lớp Dân Chúa. Chỉ một tuần lễ
khong làm việc với nó, khi mở ra là đã phải đọc đến mờ cả mắt…
* Hình như là cách riêng các Linh mục
chúng ta cũng đã nói quá nhiều. Chỉ trong một thánh lễ mà thôi thì đã
thấy : nào gợi ý, nào bài giảng, nào lời cầu nguyện, nào lời cám ơn….
* Nhiều lúc bản thân chúng ta cũng cảm
thấy, sau những lúc nói dài, nói dẻo, nói dai…trở về với lòng mình,
bỗng cảm thấy tâm hồn trống vắng, lời nói của mình thiếu xác tín. Sự
trống rỗng nội tâm chắc chắn sẽ dẫn đến sự trống rỗng trong lời nói,
giống như thùng rỗng kêu to, hay như não bạt ầm vang mà chẳng hiểu có
đem lại ơn ích gì ? Cụ thể là đời sống của người công giáo, xét theo
góc cạnh công bằng và bác ái, chưa chắc đã hơn những anh em Phật giáo,
Hồi giáo…hay vô thần.
* Rồi cuối cùng, vì thiếu căn bản và nền
tảng, chính con người chúng ta cũng bị “cuốn theo chiều gió”, mất hút
trong “giòng chảy” của cuộc đời.
- Còn Đức Kitô ngày xưa :
* Cuộc đời của Ngài là một dung hòa tuyệt
vời và lý tưởng giữa cầu nguyện và hoạt động.
* Mặc dù bận rộn với việc rao giảng Tin
mừng, chữa lành các bệnh nhân, gặp gỡ đám đông….bao giờ Ngài cũng dành
lấy cho mình những giây phút thinh lặng, vào nơi hoang vắng để thực sự
sống tinh thần cầu nguyện, kết hiệp mật thiết với Chúa Cha.
* Vì thế, chúng ta cũng phải cầu nguyện,
kết hiệp với Chúa trong thinh lặng qua Lời Chúa cũng như qua Bí tích
Thánh thể.
Như Đức Kitô, Linh mục
phải biết chu toàn thánh ý Chúa ở mọi nơi và trong mọi lúc.
- Chúng ta hôm nay :
* Nhiều lúc chúng ta chỉ làm việc theo sở
thích, nhằm thỏa mãn những ước muốn và những toan tính hay những tham
vọng riêng tư, thành thử mới dẫn đến những bế tắc trong việc thuyên
chuyển…
* Chúng ta lấy ý mình, chứ không phải ý
Chúa làm tiêu chuẩn hướng dẫn cho hành động. Chúng ta chọn công việc,
chọn chức vụ chứ không phải là chọn Chúa. Chúng ta gắn bó với cá nhân
này, địa điểm nọ chứ không phải là gắn bó với Chúa.
- Còn Đức Kitô ngày xưa :
* Thánh ý Chúa Cha là tiêu chuẩy duy nhất
hướng dẫn Ngài trong cuộc sống , như lời Ngài đã nói : của ăn của Ta
là làm theo ý Đấng đã sai Ta.
* Ngài đã vâng phục thánh ý Chúa Cha ở mọi
nơi và trong mọi lúc, ngay cả trong những hoàn cảnh bi đát và đen tối
nhất, chẳng hạn như trong vườn Cây Dầu, Ngài đã cầu nguyện : Xin đừng
theo ý Con, một theo ý Cha mà thôi. Và thánh Phaolô đã diễn tả : Đức
Kitô đã vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá.
* Ngài cũng muốn các Kitô hữu, cách riêng
các Linh mục, noi gương Ngài, để lời kinh Ngài day sẽ trở thành sự
thật : Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
KẾT LUẬN
Như các môn đệ ngày xưa, Chúa cũng đã mời
gọi cũng như sai các Linh mục ra khơi và thả lưới.
Thế nhưng, các Linh mục hôm nay có sẵn
sàng và mau mắn đáp trả lời mời gọi của Ngài hay không ?
Câu trả lời là của mỗi cá nhân Linh mục
đối với Chúa.
GSVN
|
VỀ MỤC LỤC |
|
TRÊN ĐĨA THÁNH |
"Trên đĩa
thánh con dâng Ngài tấm bánh.
Là giọt mồ hôi, là
sức lao công.
Cuộc đời gian khó
kết nên lễ dâng.
Trong chén thánh
con dâng Ngài chút rượu.
Chính Chúa nhân
hiền điểm tô đời con,
Thánh hóa lao công,
xóa bao tội tình.
Xin Ngài nhận của
lễ con dâng.
Lễ vật do sức lao
công con người gian nan kiếp sống.
Xin Ngài nhận của
lễ con dâng,
Rộng tình ân phúc
thương ban,
Tô đời tươi
thắm ơn lành…" (Mi Trầm, Trên đĩa thánh).
Đó là lời của một bài ca thường được hát
trong khi dâng lễ vật, bởi nó diễn tả sự lao nhọc trong cuộc sống con
người. Khi hát trong thánh lễ, ta muốn dâng lên Chúa những lao nhọc ấy,
xin Chúa thánh hóa ta, thánh hóa mọi hành động trong cuộc sống của
mình.
Vì thế, tôi biết đó là lời ca mang nhịp
thở của cả một kiếp làm người. Nhưng từ biết đến ý thức là cả một con
đường dài…
Chính vì vậy mà bao nhiêu thánh lễ, bạn và
tôi đã hát lời ca ấy cũng như rất nhiều những lời ca tương tự mang hơi
thở cuộc đời, nhưng đã có mấy lần bạn và tôi nhận ra đó là lời cầu
nguyện chất chứa nhịp thở oằn nặng của kiếp con người?
Cho đến một ngày…
…Vâng, hôm ấy, mẹ của một người bạn thân
của tôi qua đời. Rất tình cờ trong thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn bà,
cộng đoàn, nơi tôi cùng đồng tế thánh lễ, lại hát khúc ca "Dâng Ngài
tấm bánh…".
Hôm ấy nhờ tay các linh mục, cùng với
chính đôi tay của mình, tôi đã nâng cao đĩa thánh, dâng Chúa tấm bánh
là cả một kiếp sống vừa khuất, dâng thân xác bất động, dâng nỗi đau
của những nguời thân còn sống, và dâng những giọt nước mắt của người
bạn của tôi….
Những năm tháng làm linh mục, chẳng những
không ít lần, mà còn rất nhiều lần, tôi tự nhắc nhở mình phải ý thức
và tập trung tư tưởng hết sức, để dâng thánh lễ sốt sắng. Nhưng hình
như, không phải lần nào cũng như ý. Chỉ hôm ấy, dù chỉ đồng tế, tôi
đã dâng thánh lễ sốt sắng lạ thường, đến nỗi tôi ngỡ ngàng với chính
tôi. Một cái gì quá gần gũi, quá quen thuộc, bởi đó là những hành động,
mình đã thực hiện mỗi ngày, nhưng lại quá trễ tràng cho một lần nhận
ra cách xác đáng và hoàn hảo. Đúng hơn, đã biết, đã nhận ra nhiều,
nhưng chưa bao giờ có ý thức đủ trong tôi.
Từ hôm ấy, trong khi dâng đĩa thánh và
dâng chén rượu kia, dù đã là linh mục, tôi lại phải bắt đầu học dâng
chính cuộc đời mình, dâng những người anh em cùng lý tưởng quanh mình,
dâng gia đình mình, dâng cuồng phong đang xảy ra trên ba miền đất nước
và trên khắp hành tinh, dâng những người đã chết trong những cuộc tàn
sát đẫm máu bởi những kẻ vô lương tâm, dâng các chuyến viếng thăm của
Đức Thánh Cha và của Đức Giám Mục giáo phận tôi, dâng những người lính
xa nhà, dâng mọi người, mọi sự, mọi điều diễn ra xung quanh tôi...
Tôi còn phải học, học trong từng thánh lễ,
trót đời mình, để cùng với sự ý thức ngày một hơn, mỗi thánh lễ tôi
dâng, trở nên hoàn hảo hơn, trở nên máng chuyển tông ơn Chúa hữu hiệu
hơn.
Bây giờ đã là linh mục, cử hành đã có đến
hàng ngàn thánh lễ, mới bắt đầu học hiến dâng cho Thiên Chúa, nói ra
điều đó thật xấu hổ.
Nhưng sự thật là như thế, dù có xấu hổ,
vẫn cứ phải thú nhận sự thật ê chề ấy, để chính bản thân người linh
mục biết tự sám hối về biết bao nhiêu thiếu sót, lỗi lầm của bản thân,
nhất là những lỗi phạm đối với nghĩa vụ tôn thờ Thiên Chúa của mình.
Vẫn cứ phải nói ra sự thật chưa hay ấy, để
từ nay, biết cố gắng hơn trong từng việc làm, lời nói và hành động, để
mỗi một ngày, một bớt bất xứng hơn đối với trách vụ Thiên Chúa và Giáo
Hội tin tưởng ủy thác: Đại diện cả loài người dâng lên Thiên Chúa sự
tôn thờ chính đáng.
Từ hôm ấy tôi yêu thánh lễ vô cùng. Một
ngày không dâng thánh lễ, tôi cảm nhận mình thiếu sót một điều gì lớn
lắm. Dẫu có trễ tràng cho một bài học vừa cần thiết, vừa quá sức quen
thuộc, cụ thể, nhưng tôi đã kịp nhận ra nhịp thở oằn nặng của cả nhân
loại trong từng lời ca, lời cầu nguyện của mỗi thánh lễ.
Ngày qua ngày, Chúa đã và vẫn ghi khắc tên
tôi trong lòng bàn tay và con tim của Chúa, để tôi được làm linh mục
dưới sự bảo vệ và tình yêu mà Chúa dành cho tôi.
Xin cho tôi luôn biết trung thành giữ vững
chính mình trong tình yêu của Chúa.
Bởi có trung thành và trung thành suốt đời,
thì chính đôi tay này sẽ còn tiếp tục nâng cao đĩa thánh, sẽ còn tiếp
tục tế lễ chúc tụng, thờ lạy Chúa và trao ban ơn cứu độ của Người để
thánh hóa nhân loại.
Xin cho tôi trung thành mãi trong đời ơn
gọi của mình, giống như Chúa là Đấng trung thành, để tôi hoàn thành sứ
vụ Chúa trao bằng sự tận tụy phụng sự Chúa và phục vụ con người giữa
lòng Giáo Hội, trọn một đời làm linh mục của tôi.
Tôi nhận ra rằng, yêu thánh lễ là một hồng
phúc, vì đời tôi đã và sẽ còn gắn liền với thánh lễ.
Yêu thánh lễ là một niềm vui, vì tôi biết,
ngày nào mình còn có thể dâng thánh lễ mà không có bất kỳ một chút tỳ
ố làm hổ thẹn lương tâm, dẫu tỳ ố ấy chỉ mỗi một mình tôi và Chúa biết,
ngày ấy mình vẫn còn là linh mục như lòng Chúa mong ước và như sự kỳ
vọng của Giáo Hội.
Yêu thánh lễ là một loại lương thực quý
giá trên mọi thứ quý giá. Vì khi vẫn còn có thể dâng thánh lễ sốt sắng,
thánh lễ vẫn tiếp tục là nguồn sống thánh thiêng cho chính đời linh
mục của cá nhân tôi trước, và sau đó là sự sống tâm linh của nhiều anh
chị em quanh tôi.
Hôm nay và mãi về sau, trên đôi tay này,
tôi sẽ tiếp tục dâng niềm vui của người hạnh phúc, dâng những ưu tư về
cuộc nhân sinh đang giăng mắc đầy những cảnh đời nghiệt ngã.
Tôi sẽ đem những mảnh đời rất thực làm
hiến vật sống động kết hợp cùng hiến tế của Vua Kitô mà dâng lên Cha
trong từng thánh lễ…
Tôi xin dâng lên Chúa bất cứ ai đã qua đời,
hay đang đối diện với giờ lâm tử.
Tôi dâng lên Chúa những anh chị em đang
đau khổ tinh thần và thể xác, những người nghèo đói, những người bệnh
tật lâu năm, những người bị bỏ rơi, những người có kiến thức và những
ai ít học…
Tôi sẽ còn dâng lên Chúa mỗi một ngày bừng
sáng sau giấc ngủ dài của đêm mà vẫn bình an thở và sống.
Tôi cũng sẽ dâng lên Chúa trót một ngày
làm việc của tôi với biết bao nhiêu tương quan, biết bao nhiêu suy
nghĩ, biết bao nhiêu lời giảng dạy của chính mình, biết bao nhiêu
gương lành tôi học được như một bài giảng hay mà tôi đón nhận từ anh
chị em…
Tôi dâng lên Chúa lời cảm tạ chân thành
sau khi viết xong một bài viết để gởi tặng anh chị em tình yêu của
Chúa mà mình đã có thể cảm nhận và dàn trải nơi bài viết ấy.
Tôi cũng không quên cảm tạ Chúa vì, dù
không nhiều, nhưng cũng không ít lần, có những anh chị em gởi thư cám
ơn tôi bởi một vài từ tưởng nào đó trong các bài viết của tôi, họ được
đáng động. Họ là những anh chị khắp nơi mà tôi chẳng hề biết mặt biết
tên. Dù được cám ơn, tôi vẫn phải tự nhủ rằng, mình chẳng xứng để mà
nhận lời cám ơn. Tất cả chỉ nhờ ơn Chúa mà thôi. Thế rồi tôi lại để
cho lòng mình trĩu nặng hai tiếng cám ơn, dành cho những người cám ơn
tôi, bởi nhờ họ, tôi được tiếp sức và an ủi dể tiếp tục làm điều mà
Chúa đã muốn tôi làm…
Và tôi sẽ làm như thế: Dâng lên Thiên Chúa
vô vàn lời cầu nguyện trong từng thánh lễ đến nhịp thở sau cùng của
mạng sống tôi…
****
Lạy Chúa, trên dĩa thánh con dâng Ngài tấm
bánh, trong chén thánh con dâng Ngài chút rượu; là giọt mồ hôi là sức
lao công. Cuộc đời gian khó kết nên lễ dâng. Xin Ngài chấp nhận của lễ
con hiến dâng đại diện cho cả trần gian. Đó là Lễ vật do sức lao công
của biết bao nhiêu con người gian nan kiếp sống đã kết dệt nên, dù họ
còn sống hay đã qua đời…
Lạy Chúa con xin dâng mãi mãi, dâng đến
trọn cả cuộc đời mà chính Chúa đã thương ban cho con...
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
|
VỀ MỤC LỤC |
|
VIỆC HUẤN LUYỆN
GIÁO SĨ, TU SĨ THỜI NAY
VỀ
ĐỨC KHIẾT TỊNH, TRONG NẾP SỐNG ĐỘC THÂN |
Trong tuần Thăm viếng Mục Vụ vừa qua, Đức
Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền Bá Tin Mừng cho các Dân tộc, khi
tiếp xúc với các chủng sinh thuộc các Chủng Viện HàNội, Huế, và Saigòn,
Ngài đã quan tâm đến việc đào luyện các Giáo Sĩ tương lai của Giáo
Hội,về phương diện Nhân Bản, Trí Thức, Tâm
Linh và Mục Vụ, sao cho thích hợp với thời đại ngày nay.
Trong bài này, chỉ xin giới hạn bàn về đường hướng
TU ĐỨC, hay nếp sống
TÂM LINH, đặc biệt nhấn
mạnh vào đời sống Thiêng Liêng,(spiritual Life) tức là Kết Hiệp với
Chúa Cứu Thế, bằng ba Nhân Đức nền tảng là: Khiết Tịnh, Thanh Bần và
Phục Thiện( Vâng lời vì Thiện Ích chung của Địa phận hay Dòng tu)
Bộ Ba Nhân Đức này, luôn phải đính liền
nhau, và hỗ trợ cho nhau, nhưng vì tính cách khẩn thiết của cuộc
khủng hoảng TÍNH DỤC toàn cầu hiện nay, nên trước tiên, xin đề cập đến
Đức KHIẾT TỊNH, làm thành trì chống lại trào lưu buông thả , phóng
đãng và dâm ô của cái gọi là:”Cách mạng Tính dục”(sex
revolution), đã ảnh hưởng tai hại đến nếp sống tu trì, và gây ra cuộc
khủng hoảng về Ơn Thiên Triệu trong Giáo Hội Công Giáo, đặc biệt tại
Hoa kỳ.
Xin chia ra mấy đoạn như : I/ Cơn khủng
hoảng Tính dục hiện nay trong giới giáo sĩ, đặc biệt tại Hoa kỳ; I I/
Nguồn gốc Kinh Thánh về Giới Tính của con người và Điều Kiện của Phúc
Âm đối với các môn đệ như: Tự nguyện, Hy sinh, Từ bỏ. (Xin Lưu ý: Kỳ
tới, sẽ tiếp tục bàn thêm về: “Suy luận Triết lý, Văn hóa về nguồn gốc
Tính Dục của con người, và Mấy kinh nghiệm về Nếp Sống tu trì, độc
thân, Khiết Tịnh.
II. CƠN KHỦNG HOẢNG
TÍNH DỤC TRONG GIỚI GIÁO Sĩ, TU SĨ
Qua các cơ quan Truyền thông, Báo chí,
Truyền hình, Truyền thanhv.v, trên thế giới trong những thập niên gần
đây, người ta đã chứng kiến cuộc”khủng hoảng về Luân lý” , hay cuộc
“nổi loạn” về Tính dục(Sex Revolution), đặc biệt từ năm 1960, tại Hoa
Kỳ. Không cần mô tả hay nhắc lại những biến cố, hay sự kiện cụ thể mà
mọi người đã biết, chỉ xin nêu ra cách tổng quát một số vấn đề đã gây
náo động trong Giáo Hội, đặc biệt tại Hoa Kỳ như:
1. Tại
Toà án Tiểu bang, những vụ kiện “lạm dụng
tính dục đối với trẻ vị thành niên” (sex abuse of the
children), khiến nhiều Giáo phận phải khai “phá sản”, tiền nộp phạt,
bồi thường cho các nạn nhân có thể lên tới bạc tỷ.
2. Vấn
đề “đồng tính luyến ái”
(Homosexuality): có được phép nhận các chủng sinh có khuynh hướng về
“đồng tính” vào học trong Chủng viện không? Các ứng viên là “đồng tính”,
có được chịu chức Linh Mục không? Theo thông cáo của Tòa Thánh mới
công bố, thì đã dứt khoát từ chối các người “đồng tính” gia nhập
Chủng Viện. Người có khuynh hướng “đồng tính”, cần được chữa trị, và
thử thách trong ba năm trước khi được chấp thuận chịu chức Linh Mục.
3. Ơn
Thiên Triệu sa sút một cách thảm thương trong các nước Âu-Mỹ, các
Chủng Viện thiếu chủng sinh, nên phải đóng cửa. Nhiều Thánh Đường
không có đủ Linh Mục quản trị, nên phải đóng cửa hoặc sát nhập vào các
Giáo xứ khác. Trái lại, tại Việt Nam, (và một số nước tại Phi Châu),
số chủng sinh quá đông không đủ phòng ốc để trú ngụ; vì mỗi hai năm
mới được chiêu sinh, nên các chủng sinh cần chờ đợi, trong một thời
gian lâu dài mới được chấp thuận cho gia nhập Chủng viện.
4. Do
sự thiếu hụt về ứng viên muốn làm Linh Mục, nên một số người đề nghị
cho Linh Mục được phép lập gia đình. Về điểm này, gần đây trong phiên
họp của Thượng Hội Đồng các Giám Mục Hoàn Cầu đã long trọng đề cao và
duy trì truyền thống tốt đẹp về nếp Sống Độc thân của Linh Mục, trong
Giáo Hội Công Giáo La Mã.
5. Qua
những nhận xét ở trên, ta có thể rút tỉa một vài thẩm định như sau:
- Ngày nay, đã có thể phá vỡ một số “Húy
Kị(taboos)thường in sâu trong tâm trí một số tín hữu, chẳng hạn như,
vì sợ gây gương mù gương xấu cho những người yếu đức tin, nên các bề
trên thường “che dấu” các tội phạm về lạm dụng tính dục của các Linh
mục. Nhưng ngày nay, việc bao che là một tội vi phạm pháp luật của
quốc gia, và bị phạt rất nặng. Vả lại, tâm trí và đức tin của đa số
tín hữu đã trưởng thành, cho dầu một số giáo sĩ phạm luật độc thân,
nhưng không vì thế mà mất lòng tin vào Giáo Hội. Ngoài ra, theo thống
kê từ 1960 đến nay, tỉ lệ phạm pháp của các giáo sĩ là 5%, so sánh với
phần lớn các giáo sĩ là những vị chân tu, hy sinh đời sống để phục vụ
tha nhân. Hơn nữa, người ta cũng hiểu rõ hơn về nếp sống của Linh Mục.
Dầu được huấn luyện lâu năm để thi hành chức vụ thánh, nhưng cá nhân
Linh Mục không phải là đã hoàn toàn thánh thiện, vẫn còn có thể sa ngã,
“càng trèo cao, ngã càng đau”. Bởi vậy, ngoài Ơn Chúa giúp, việc huấn
luyện về tu đức và sự cầu nguyện, nâng đỡ các Linh Mục được kiên trì
trong Ơn Thiện Triệu, và trong nếp sống Khiết tịnh là cần thiết.
II. NGUỒN GỐC KINH
THÁNH và ĐIỀU KIỆN CỦA PHÚC ÂM
Muốn hiểu yếu tính của TÍNH DỤC của Nhân
Loại, cần phải truy tầm về lý do hiện hữu của Con Người, tức là: Định
nghĩa bản tính Con Người là gì? Tại sao Con Người( kể cả súc vật, và
thảo mộc) sinh ra có “Nam- Nữ, Đực- Cái, Trống-Mái? Và không có loài
thứ ba nào khác nũa?( Ái nam ái nữ là trường hợp ngoại lệ). Tại sao sự
sinh sản, truyền nòi giống lại theo sự phối hợp của Nam-Nữ? Công việc
tạo dựng nên Người Nam, Người Nữ, và phối hiệp họ nên Một Thân Mình,
nên Vợ-Chồng, có phải là một kế hoạch, một sáng tạo, và là một công
trình tuyệt tác của Thượng Đế không?
A. Sau
đây, xin trích dẫn bản văn trong Sách Sáng
Thế (Gen 2,18-24), thường được đọc và diễn giảng trong
các Thánh Lể Hôn Phối:
Thiên Chúa phán:” Đàn ông ở một mình
không tốt. Ta hãy tạo dựng cho nó một nội trợ giống như nó.”…..Thiên
Chúa làm cho chiếc xương sườn đã lấy từ Adong trở thành Người đàn bà,
rồi dẫn đến Adong. Adong liền nói:”Bây giờ đây xương bởi xương tôi, và
thịt bởi thịt tôi.”…Vì thế , Người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ và kết hợp
với vợ mình, và cả Hai nên Một Thân Mình.
Qua bản văn trên, ta có thể rút ra những
chân lý liên quan đến Tính Dục của Nhân loại như:
1.
Tính Dục, tức việc tạo dựng nên Người Nam- Người Nữ, với các đặc điểm
riêng biệt về thân thể, cũng như về tài năng, tâm lý, rõ rệt với chủ
ý là để cho hai người kết hiệp và bổ túc lẫn cho nhau, thành nên Một
Con Người Toàn Vẹn, Hoàn Hảo hơn.
2.
Việc Hôn nhân, Gia đình, con cháu..cũng do Ý Định An Bài của Tạo Hóa,
theo yêu cầu đòi hỏi của bản năng tự nhiên. Các tôn giáo hay xã hội
đặt ra luật lệ, phong tục, tập quán, nghi lễ với mục đích là để xã
hội, làng ước, họ hàng công nhận việc phối hiệp Vợ-Chồng, theo nhu cầu
tự nhiên của bản năng Tính dục của con người.
3. Nểu
bản tính con người là luôn xu hướng về
Tính dục, về Phái tính (a sexual being), thì mỗi cá
nhân Nam hay Nữ, sắp sửa kết hôn, (hay muốn chọn nếp sống độc thân
trong bậc tu trì), mọi người đều cần học hỏi để hiểu biết về những đặc
điểm của mỗi phái tính, và những bổn phận hay cam kết trong đời sống
Vợ-Chồng trong Hôn nhân, như thế nào? Đối với những người muốn tập
luyện để sống nếp sống độc thân cũng cần hiểu biết những bổn phận,
những cam kết, kể cả những vui thú lành mạnh trong một gia đình đầm
ấm, yêu thương, thì mới có thể sống vững bền, an tâm trong nếp sống
khiết tịnh, độc thân được! Vì không hiểu biết và tôn trọng các giá trị
và bổn phận trong đời sống Lứa Đôi, một tu sĩ độc thân cô đơn buồn
nản, đã không thể cảm nghiệm được tình yêu vị tha của cha mẹ đối với
con cái, nên mới lợi dụng trẻ nhỏ để thỏa mãn dục tính, một cách bỉ
ổi. Vì không hiểu biết giá trị của lời thề nguyền trong Hôn Ước, nên
một tu sĩ cô đơn, hối tiếc, mới dám phạm tội dụ dỗ, ngoại tình và phá
hoại gia đình người ta. Vì không hiểu biết và không quí trọng vẻ đẹp
kiều diễm, và sự trinh tiết của người con gái, nên một tu sĩ độc thân,
bị dồn ép lâu ngày về ham mê dục tính, mới cam tâm phá hoại một đời
người.
B.
Trong SÁCH PHÚC ÂM, Chúa Cứu Thế
cũng đã đề cập đến Tính Dục liên quan mật thiết đến Bí Tích Hôn Phối,
và vấn đề tận hiến toàn vẹn đời sống của một con người, để trở nên Môn
đệ, phục vụ Chúa và Nhân loại. Xin trích dẫn nguyên bản những đoạn văn
liên quan đến vấn đề Tính Dục, hoặc lập gia đình, hay nếp sống độc
thân, tận hiến cho Nước Trời.
a/ Trong Sách
Phúc Âm, theo Thánh Matthêu (19, 1-10), Chúa Cứu Thế đã
diễn giảng về vấn đề Hôn Ước: cấm ly dị, và Tự nguyện sống khiết
tịnh, độc thân, tận hiến :
“…..Vì thế, người chồng sẽ lìa cha mẹ
và gắn bó với vợ mình, và cả Hai sẽ thành Một xương Một thịt. Như vậy,
họ không còn là Hai, nhưng chỉ là Một xương Một thịt. Vậy sự gì Thiên
chúa đã phối hiệp, loài người không được phân ly”. Họ thưa với Chúa:”
Thế sao Ông Maisen lại truyền cấp giấy ly dị mà bỏ vợ? Chúa phán:”Vì
các ông lòng chai dạ đá, nên ông Maisen đã cho phép các ông bỏ vợ, chứ
thuở ban đầu, không có thế đâu……
Thánh
Matthêu (19, 10-12): Các môn đệ thưa Người rằng:”Nếu làm
chồng mà phải cư xử như thế đối với vợ, thà đừng lấy vợ còn hơn. Nhưng
Chúa phán cùng các ông rằng:”Không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy,
nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu mới hiểu. Quả vậy, có
những người là ‘Hoạn nhân”từ lòng mẹ sinh ra đã như thế; có người là
hoạn nhân vì bị người ta hoạn; và có những người là “hoạn nhân”do họ
tự ý sống như thế vì Nước Trời….”
b/ Thánh
PHAOLÔ, trong Thư (1 Corintô, 32-39) cũng giải thích
và hướng dẫn các tín hữu về đời sống Hôn phối, Vợ-Chồng, hay nếp sống
Độc thân, Tận hiến:
“…..Đàn ông không có vợ thì chuyên lo
việc Chúa: họ tìm cách làm đẹp lòng Chúa. Còn người có vợ thì lo lắng
việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng vợ, thế là họ bị chia đôi. Cũng
vậy, đàn bà không có chồng và người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa,
để thuộc trọn về Chúa cả Hồn lẫn Xác. Còn người có chồng thì lo lắng
việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng chồng. Tôi nói thế là để tìm ich
lợi cho anh chị em, tôi không có ý gài bẫy anh chị em đâu, nhưng chỉ
muốn đề nghị với anh chị em một điều tốt, để anh chị em được gắn bó
cùng Chúa mà không bị giằng co…….Như thế, ai cưới người trinh nữ của
mình, thì làm một việc tốt, nhưng ai không cưới, thì làm một việc tốt
hơn. Người vợ bị ràng buộc bao lâu chồng còn sống. Nếu chồng chết rồi,
thì vợ được tự do, muốn lấy ai thì lấy, miễn là trong Chúa. Nhưng theo
ý kiến tôi, người ấy có phước hơn, nếu cứ ở vậy. Tôi thiết nghĩ: tôi
cũng được Thánh Thần của Chúa soi sáng.”
Qua những đoạn trích trong Phúc Âm và Thư
của Thánh Tông đồ Phao Lô đã giải nghĩa để đem áp dụng vào đời sống
luân lý của các tín hữu, ta có thể rút ra được những Huấn Dụ gọi là”
Lời Khuyên Phúc Âm” như sau:
1.
Chính Chúa Cứu Thế đã khẳng định một lần nữa về nguồn gốc của Tính
Dục, Phái Tính, Nam-Nữ, và việc hiện thực trong Hôn Ước: đó là sáng
kiến và kế hoạch của Đấng Tạo Hóa, để cho dân số được phát triển, gia
đình thêm bền vững, và vợ-chồng, con cái yêu thương nhau. Ngày
nay, cuộc khủng hoảng Tính Dục chỉ chiếm 5% tổng số các giáo sĩ , tu
sĩ, kể từ năm1960-2005, tức chừng 5000 vụ bị tố giác . Nhưng cuộc cách
mạng Tính dục , riêng tại Hoa Kỳ đã là nguyên do của 50% những vụ ly
dị, hàng triệu vụ phá thai, và thiếu niên chửa hoang, đồng tính luyến
ái “kết hôn hợp pháp”(?). Nhiều vụ bắt cóc trẻ em, xâm phạm tiết trinh
rồi giết đi…., bệnh HIV/AIDS lan tràn . Do đó, Tính dục rất thiết yếu
cho đời sống của con người, nên cần noi theo Lời Khuyên khôn ngoan của
Chúa Cứu Thế để tránh hậu họa.
2. Về
vấn đề nếp sống độc thân, theo Chúa Cứu Thế và Thánh Tông Đồ giải
thích, đó là nếp sống đặc biệt do sự TỰ
NGUYỆN chấp nhận. Khách quan mà nói, sống trong bậc
Vợ-chồng hay nếp sống tu sĩ độc thân, vẫn có thể nên thánh, nên trọn
lành được. Nhưng nếp sống Khiết Tịnh, độc thân được dễ dàng Phụng sự
Chúa và phục vụ tha nhân hơn, vì đã Tự nguyện chấp thuận nếp sống khắc
khổ, và Hy Sinh nhiều quyền lợi đáng được hưởng, để được sống Tự Do,
không bị ràng buộc bởi cảnh”thê nhi” để mở rộng đức Bác ái, Yêu Thương
đến cho mọi người và nhất là để vác Thánh Giá theo chân Thày Chí
Thánh.
ĐỂ TẠM KẾT,
theo Sách Kinh Thánh mặc khải về Nguồn gốc và Yếu tính của Tính dục
của nhân loại, ta hiểu được định nghĩa về con người là một ”hữu
thể có phái tính”( sexual being), và luôn luôn suy nghĩ
hay hành động trong đời sống như một con người “có phái tính”, cho đến
chết. Có hai cách hiện thực Tính Dục: một là, lập gia đình, phối hợp
với người khác phái tính, trong HÔN PHỐI; hai là, tự nguyện chấp nhận
cách thế sống nếp sống độc thân,
không thể triệt tiêu Tính dục, Phái Tính được, chỉ có thề “Tiết dục”.
Nhưng nhờ ý chí và khả năng hùng mạnh của con người và nhờ Ơn Chúa
giúp, con người có thể “thăng hoa” (sublimation) đời sống Tính dục
lên một “Nếp Sống Khiết Tịnh, Độc Thân”, bằng cách thế sống khắc khổ,
hy sinh đời sống vị kỉ, để được Tự Do thi hành Đức Bác Ái và Phục vụ
Nhân loại.
Xin đón đọc,
ký tới: Suy luận Triết Lý về Tính Dục và mấy Phương
thế huấn luyện, tu thân trong Nếp Sống Độc thân, Khiết tịnh.
Seattle, December/12/2005
L.M. Jos. Cao phương Kỷ |
VỀ MỤC LỤC |
|
VỊ THÁNH CHUYÊN
TRỊ MẮT:
THÁNH PHAOLÔ LÊ BẢO TỊNH |
Thánh Lê Bảo Tịnh khi còn
làm thầy giảng đã nổi tiếng về tài chữa thuốc. Bị bắt lần thứ nhất,
Thầy bị giam tù bẩy năm, rồi năm 1848 thì được đổi án phát lưu đi Phú
Yên. Trên đường đi đầy, Thầy và Cha Khanh được dừng lại Huế ít lâu.
Trong thời gian đó, ở Huế có một vì quan hồi hưu bị đau mắt nặng nghe
tin Thầy chữa thuốc mát tay liền cho tìm đến gặp. Thầy Tịnh hết sức từ
chối, nhưng rồi cũng gắng giúp cùng với lời cầu nguyện để Chúa cứu
chữa. Vậy mà ông quan được khỏi mắt khiến tiếng đồn lan rộng. Giữa các
quan có một vị quan trẻ làm ngự sử bị bệnh mắt kinh niên tên là Nguyễn
Đình Tân (tức Hưng) nghe biết cũng xin Thầy chữa cho. Và ông cũng được
khỏi bệnh. Ông liền mang tiền bạc đến tạ ơn, nhưng Thầy tịnh không
nhận, nói rằng mình chỉ chữa thuốc giúp đời, vậy chỉ xin khi nào quan
nhậm chức nơi có người Công giáo thì xin thương tình, vì thực người
Công giáo chỉ biết ăn ngay ở lành và trung thành với nhà Vua.
Chính vì vậy mà sau này
quan Nguyễn Đình Tân khi được làm tổng đốc Nam Định, đã đền ơn bằng
cách cho phép Cha Lê Bảo Tịnh lúc đó đã được tha trở về Kẻ Vĩnh và đã
thụ phong linh mục được mở trường dạy thuốc. Thực ra đây chỉ là cớ bao
che cho Cha Lê Bảo Tịnh mở chủng viện. Việc này về sau bại lộ, quan
Nguyễn Đình Tân không dám bênh đỡ nữa nên Cha Lê Bảo Tịnh lại bị bắt
một lầnhữngưã.
I. PHÉP LẠ CỦA MỞ MẮT NIỀM TIN
Thánh Lê Bảo Tịnh sinh
năm 1793 tại Trinh Hà Thanh Hóa, là con thứ ba trong một gia đình 6
anh em. Năm 12 tuổi cậu Tịnh được cha Duệ xứ Bạch Bát giúp chuẩn bị
vào chủng viện.
Trong chủng viện, Thầy Lê
bảo Tịnh không học giỏi đặc biệt, nhưng rất chăm chỉ và ham đọc sách
nên hiểu biết nhiều. Thầy Tịnh ảnh hưởng đường lối tu đức của cha
Havard giám đốc chủng viện, thích đời sống khắc khổ của các thánh tu
rừng như thánh Antôn... nên tập bớt ăn bớt ngủ, ăn chay hãm mình, nằm
ngủ dưới đất. Đặc biệt mỗi ngày Thày lén để dành một phần cơm phơi khô
chuẩn bị trốn đi tu rừng.
Một ngày kia Thày đã âm
thầm bỏ chủng viện để lên rừng Bạch Bát tập sống đời ẩn tu. Thầy đã
tìm được một cái hang yên tĩnh để cầu nguyện chiêm niệm. Thày tự tay
trồng khoai mì để sinh sống.
Trong thời gian này thì
chủng viện và Đức Cha cho lệnh tìm Thày khắp nơi, không cha nào được
phép giải tội cho Thày Tịnh. Vào dịp lễ Phục Sinh năm ấy, Thầy Tịnh về
đồng bằng xưng tội thì bị khám phá ra nên phải về trình diện Đức Cha.
Thầy Tịnh tiếp tục học
Thần Học và được Đức Cha tín nhiệm phái đi Macao đón hai cha thừa sai
và đồ tiếp tế cho địa phận. Năm 1837 Thầy Tịnh được cử đi lo việc
truyền giáo tại vùng Bái Thượng ranh giới Lào. Vùng này nổi tiếng
nhiều cọp. Có lần trên đường đi Thầy đã phải ngủ lại giữa rừng cùng
với vài người cùng đi. Trong tình trạng nguy hiểm, Thầy đã lấy cây làm
bốn Thánh Giá cắm chung quanh chỗ ngủ, xin Thánh Giá Chúa che chở bảo
vệ. Quả thực sáng dậy, họ thấy các lốt chân cọp giẵm nát chung
quanh...
Cuộc truyền giáo kéo dài
một năm thật kết quả, nhiều người đã được rửa tội. Thầy về Kẻ Vĩnh báo
cáo Đức Cha.Trong thời gian này đang có cuộc bắt đạo dữ dội. Đức Cha
lại sai Thầy Tịnh đi Macao đón cha thừa sai. Về được ít lâu, năm 1841
Thầy Tịnh đi dạy giáo lý ở Kẻ Đầm thì bị bắt và bị đánh đập tàn nhẫn.
Lúc đó Thầy Tịnh đã 48 tuổi.
Một hôm bị đánh quá đau,
Thầy sợ chết trước khi có án tử, nên Thầy đã ngoái cổ lại nói với bọn
lính: ”Các anh đánh như gãi ngứa vậy thì nhằm nhò gì!”. Quan thấy đã
hết sức hành hạ Thầy như vậy mà không ăn thua gì nên tạm ra lệnh ngưng
đánh.
Thầy Tịnh có tài tranh
luận và châm biếm. Một hôm quan hỏi tại sao các linh mục Công giáo có
thể sống độc thân được, Thầy đã trả lời bằng cách chơi chữ nho: người
độc thân là ”nhân” (người), người có gia đình thêm một nét nữa thành
”đại” (gồ ghề ), người nhiều vợ thêm một nét nữa thành ”khuyển” (chó).
Thời đó quan nào cũng nhiều vợ, nên quan đã tức giận lấy thước đánh
gẫy răng Thầy Tịnh.
Tình trạng tù đày như vậy
kéo dài . Ngày 20.4.1843 Thày đã viết một lá thư dài cho chủng viện Kẻ
Vĩnh:
Tôi, Phaolô, đang bị xiềng
xích vì Chúa Kitô. Tôi xin tường thuật những gian nan khốn khó. Lao tù
này thật là hình ảnh sống động của hỏa ngục đời đời. Xin anh em khẩn
nguyện với Vua quyền năng dũng mạnh ban cho tôi đủ gan dạ chiến thắng.
Xin thương đến tôi vì tay Chúa đã đụng chạm đến tôi. ”Lạy Chúa, Chúa
đã cảm nghiệm vâng lời khó khăn chừng nào. Mỗi ngày Chúa nhìn thấy tôi
tớ Chúa bị còng chân tay, bị đeo gông xiềng xích, bị đủ mọi thứ gian
nan. Xin Chúa hãy biểu dương uy quyền của Chúa, xin hãy cứu thoát và
nâng đỡ con, để trong thân xác yếu hèn này cả trăm họ sẽ nhìn thấy và
ca tụng sự dũng mạnh của Chúa.” Tuy nhiên tôi vẫn tạ ơn Chúa, vì Ngài
đã chọn sự yếu đuối để làm cho sự hùng mạnh phải bẽ mặt, đã chọn sự
hèn mọn để đả phá sự cao sang. Tôi vẫn hân hoan vì đâu tôi có đơn
phương độc mã mà luôn có Chúa ở cùng. Chính Ngài, Thày chí thánh, đã
vác hết gánh nặng Thánh giá, tôi chỉ ghé vai chịu một chút phần đuôi.
Nên tôi sẽ cam chịu tất cả những gian lao khốn khó ở đời này cho tới
hơi thở cuối cùng. Giữa lúc cuồng phong vũ bão, tôi thả neo níu chặt
vào ngai Chúa: đây là niềm tin tôi giữ mãi trong lòng.”
Cũng năm đó án tử hình của
Thày được đổi thành án lưu đầy đi Bình Định. Trên đường đi, Thầy dừng
tại Huế. Nhiều người lương và cả quan nghe tiếng các linh mục Công
giáo có tài chữa bệnh thì tìm đến Thầy. Thực sự Thầy Tịnh không có khả
năng đó, nhưng rồi Thầy cũng cầu nguyện xin sức mạnh chữa lành của
Chúa, rồi lấy cao nóng dán vào đôi mắt lòa của quan Nguyễn Đình Tân,
và ông ta được chữa khỏi cách lạ lùng.
Cuối năm 1848 vua Tự Đức
lên ngôi ra lệnh ân xá tù nhân, nên Thầy Tịnh được thả về chủng viện
Kẻ Vĩnh sau 7 năm tù đày. Đức Cha ra lệnh Thầy học làm lễ và đã truyền
chức linh mục cho Thầy năm 56 tuổi.
Năm 1849 cha Tịnh được cử
làm giám đốc chủng viện. Cha cổ võ đời sống nội tâm rất mạnh nơi các
chủng sinh. Cha ham mộ Kinh Thánh và có lòng sùng kính Đức Mẹ đặc
biệt. Cha thường lần chuỗi, ăn chay trước các ngày lễ kính Đức Mẹ. Cha
nói:”Mọi ơn được ban qua Đức Mẹ. Yêu mến Mẹ thì Mẹ sẽ dẫn đến với
Chúa.“ Cha đề cao đời sống cầu nguyện, vì cầu nguyện có sức mạnh cứu
các linh hồn và làm cho người ta được ơn biến đổi hơn cả lời giảng.
Cha có một phong thái dâng lễ rất sốt sắng, và rất chịu khó giải tội
như Thánh Vianney.
Cha soạn một số sách cần
thiết cho giáo dân: đời sống Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, dẫn giải Phúc
âm, giáo lý căn bản, sách Xét Mình và những Lời nhắn nhủ...
Cha có lòng tôn kính và
tin tưởng vào sức mạnh của Thánh Giá. Nên Cha đã cho dựng Thánh Giá
ngoài trời, để cùng đi chặng đàng, và chính Ngài vác Thánh Giá để nói
lên ý nghĩa lời Chúa vác Thánh Giá của chính mình mà theo Chúa. Cha
thường nói: ”Thánh Giá là sức mạnh và là dấu nhắc nhớ Chúa.”
BỊ BẮT LẦN THỨ HAI
Cha Tịnh làm bề trên chủng
viện được 8 năm, nổi tiếng đạo đức và khôn ngoan. Nhưng dù được quan
Nguyễn đình Tân nhớ ơn cũ hết lòng che chở, cha Tịnh cũng bị vây bắt
bất ngờ cùng với chủng viện Kẻ Vĩnh. Cha đã đứng ra chịu mọi trách
nhiệm và bị tống giam.
Mười hai ngày trước khi bị
xử tử, ngày 24.3.1857 Cha Tịnh đã viết một lá thư dài cho chủng viện
với tâm tình rất sâu sắc. Cũng như thư trước, sau khi tả cảnh khốn
cùng và những phấn đấu vật vã trong lao tù, ngài tin tưởng : ”Tôi vẫn
thầm xác tín rằng: không gì có thể làm cho tôi xa lìa tình thương của
Chúa Giêsu Kitô dù lao tù, dù đói khát, dù gươm giáo, dù sự chết, là
vì chính Chúa Giêsu là sự sống của tôi...” Và Ngài nhận ra ý Chúa và
tình thương của Chúa qua mọi khó khăn : ”Không phải vì tình cờ mà
chúng tôi bị rơi vào những bàn tay hung ác, nhưng đó là một sự xếp đặt
của Chúa Quan Phòng.”
Ngài cũng chỉ dẫn các
chủng sinh cách tử đạo bằng đời sống thường ngày, làm chứng có thể đạt
bằng bát phúc: ”Tử đạo bằng máu quả thật là họa hiếm, Thiên Chúa chỉ
ban cho một số ít người: vì là hồng ân hoàn toàn chứ không phải công
nghiệp của ai. Nhưng mà tử đạo bằng ước muốn, bằng tình yêu... là của
hết mọi người. Và cũng có thể là của riêng của những người có tinh
thần nghèo khó, hiếu hòa và tâm hồn trong sạch.”
Lần thứ hai này Cha Tịnh
bị cầm tù 38 ngày. Trước ngày tử hình, Cha còn nói: ”Là đạo thật thì
dù có bị bắt bớ tàn phá cũng không hề gì, trái lại sẽ còn đông người
theo.” Ngày 6 tháng 4.1857 Cha bị điệu ra pháp trường Bảy Mẫu, ăn mặc
chỉnh tề như để tiến lên bàn thờ hiến lễ cuộc đời, trên tay vẫn cầm
cuốn sách nguyện và tràng hạt Mân Côi.
Sau khi bị chém đầu, xác
Ngài được đưa về an táng tại chủng viện Kẻ Vĩnh.
II. PHƯƠNG THUỐC CHỮA BỆNH CỦA THÁNH LÊ BẢO TỊNH
1. Chia sẻ được với cả nhiệm thể Chúa và được thương cảm đỡ nâng
"Tôi, Phaolô Tịnh, trong
lao tù và bị xiềng xích vì Chúa Kitô, xin gửi lời kính thăm tất cả anh
em. Hôm nay tôi xin gửi về anh em nỗi tâm sự.
Để anh em khỏi mong chờ,
tôi xin tường thuật những gian lao khốn khó tôi đang phải chịu, nhưng
với mục đích là thêm lòng kính mến mà anh em sẽ cùng tôi ca ngợi Thiên
Chúa, vì muôn đời Ngài vẫn là Đấng từ bi nhân hậu.
Lao tù này, quả thực là
hình ảnh sống động của hỏa ngục đời đời. Ngoài xiềng xích gông cùm
còng chân tay, còn có giận dữ, oán thù, nguyền rủa, tục tĩu, cãi lộn,
bậy bạ, chửi thề, nói hành, và sau đó là chán nản, buồn sầu, ruồi
muỗi, chấy rận, bọ mát, nhất là những con rệp chui rúc trong bao gối,
chăn chiếu, quần áo... rất khó chịu. Còn có oán hận vua quan, thù ghét
bạn hữu và chửi bới cha mẹ!"
2. Nhận ra Chúa vẫn có mặt và cùng vác thập giá
"Tuy nhiên, tôi vẫn tạ ơn
Chúa, vì các hình khổ bày ra để làm khổ tù nhân chứ phần tôi thì vẫn
hân hoan, vì đâu tôi có đơn phương độc mã, nhưng là có Chúa Kitô ở
cùng.
Chính Ngài, Thày Chí
Thánh, đã vác hết gánh nặng Thánh Giá, tôi chỉ ghé vai chịu một chút
phần đuôi. Chúa không phải khách bàng quan chỉ đứng nhìn cuộc chiến,
nhưng Chúa là chiến sĩ, là người chiến thắng kết liễu cuộc chiến. Do
đó triều thiên vinh quang được đặt trên đầu vị chỉ huy, các chi thể
tham gia vào sự vinh quang của Ngài."
3. Tin tưởng mọi sự đều do Chúa xếp đặt biến đổi sinh ích
"Tôi xin nhắc lại: không
phải tình cờ mà chúng tôi bị rơi vào những bàn tay hung tàn, nhưng đó
là một xếp đặt của Chúa Quan Phòng.
Nhưng Đấng mà đời xưa đã
cứu thoát ba anh em trong lửa bừng bừng, Ngài vẫn ở bên tôi, cứu thoát
tôi khỏi những tai họa nói trên, và biến tất cả thành êm dịu ngọt
ngào, vì muôn đời Ngài vẫn là Đấng từ bi nhân hậu."
4. Phó thác hoàn toàn vào tình Chúa và bằng lòng chấp nhận
"Tôi vẫn thầm xác tín
rằng: không gì có thể làm cho tôi xa lìa tình thương của Chúa Giêsu
Kitô, dù lao tù, dù đói khát, dù gươm giáo, dù sự chết, là vì chính
Chúa Kitô là sự sống của tôi.
Những dòng chữ này viết về
để phối hợp niềm tin anh em với niềm xác tín của tôi. Giữa lúc cuồng
phong vũ bão, tôi thả neo níu chặt vào ngai Chúa. Đây là niềm tin tôi
giữ mãi trong lòng."
5. Cùng với Đức Mẹ đứng dưới chân Thánh Giá tin vào phép lạ Phục Sinh.
Mẹ làm phép lạ nhiều vì Mẹ
tin tay Chúa an bài, Mẹ nên phúc ân muôn loài.
"Với anh em là những người
tôi quí mến, xin anh em nhớ rằng Đức Mẹ Maria phải được tuyên dương là
Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo, mặc dù Ngài không thực sự bị gươm đâm thâu
qua.
Anh em cũng có thể là Tử
Đạo giống như thế, nghĩa là tử đạo trong tình yêu mến, tử đạo trong
ước muốn, tử đạo trong đau khổ vì Chúa Kitô."
Lòng sùng kính Đức Mẹ của thánh Tịnh.
1.
Đức Mẹ hiện ra một lần ở Macao: “ Phaolô, khi về Việt Nam con sẽ phải
chịu khổ vì đạo”. Ngài hỏi lại bằng tiếng Latinh, Việt, Tầu, đều được
trả lời: “Ta là Đức Bà Maria”.
2.
Ngài thích hát bài Lạy mẹ là ngôi sao sáng, biểu hiện nguồn ánh sáng
như Hàn Mặc Tử, và bảo hát 4 lần: Xin tỏ cho con biết Đức Mẹ là Mẹ của
con.
3.
Trước lễ Đức Mẹ: Ngài ăn chay và lần chuỗi.
4.
“Đức Mẹ chẳng chuộc tội cho ta được, nhưng những ơn Chúa ban cho ta
thì lại qua tay Đức Mẹ. Cho nên chúng ta phải sốt sắng mà kêu xin với
Đức Mẹ gìn giữ che chở cho. Vì chưng ai kính mến Đức Mẹ thật lòng thì
Đức Mẹ sẽ mở lòng cho người ấy kính mến Đức Chúa Trời”.
Lm. Dũng Lạc Trần Cao
Tường
Qúi vị có thể tham khảo
những tác phẩm của Lm Trần Cao Tường và nhiều tác giả khác tại địa chỉ
www.dunglac.net . Hoặc cũng có
thể ghi danh để nhận những bài Suy Niệm hằng tuần tại địa chỉ
tinvuithoidiem@gmail.com
|
VỀ MỤC LỤC |
|
MỘT HỘI
THÁNH HẠNH PHÚC TUYỆT
VỜI :
Đạo Đức -- Thánh Thiện và Công
Bằng -- Bác Ái . |
(LTS.
Những chi tiết góp ý của tác giả trong bài viết dưới đây, dù có thể
chưa khả thi trong hiện tại ở một số địa phương; Nhưng tự nó đã nói
lên một nhu cầu cấp thiết: Cần phải đổi mới để GHVN có thể vươn lên
trong mọi hoàn cảnh. Rất mong được mọi thành phân Dân Chúa cùng nhau
thao thức để có thể dễ dàng nhận ra Ý Chúa: Lạy Chúa! Chúa muốn chúng
con phải làm gì?)
Hạnh Phúc Thật :
Đã là con người bình thường, ai ai cũng
mong ước và khao khát có được một cuộc sống Hạnh Phúc thật sự. Nhưng
để có được như thế, mỗi người chúng ta phải có một Tình Yêu Thương
đích thực xuất phát từ căn nguồn nền tảng duy nhất là
Tấm Lòng “Đạo Đức – Thánh Thiện và Công
Bằng – Bác Ái” .
Chúng ta không thể cho cái mình không có
! Và cũng không thể có được Hạnh Phúc nếu không có cái tạo ra nó !
Chính vì thế, chỉ nhìn vào cách sống của
một cá nhân, một gia đình, một tập thể, một cộng đoàn, một xã hội, một
quốc gia, chúng ta có thể biết được trong đó có Hạnh Phúc thật hay
không ?
Đúng vậy, nhìn vào
“Giáo Hội sơ khai”, chúng ta thấy ngay một cuộc sống quá
Hạnh Phúc : Mọi người biết yêu thương nhau qua một nếp sống thật Đạo
Đức – Công Bằng và Thánh Thiện – Bác Ái ( không còn bị vướng mắc vào
tiền bạc, của cải, vật chất và danh vọng, chức quyền nữa) , như sách
Tông Đồ Công Vụ đã mô tả :
“Họ chuyên cần với giáo huấn của các
Tông đồ và sự hiệp thông, việc bẻ bánh và kinh nguyện.
Các kẻ tin hết thảy đều coi mọi sự như
của chung : đất đai của cải, thì họ bán đi mà phân phát cho mọi người,
ai nấy tùy theo nhu cầu của mình.
Ngày ngày họ đồng tâm nhất trí chuyên
cần lui tới Đền thờ, bẻ bánh ở nhà, cùng nhau chia sẻ của nuôi thân,
lòng hân hoan, dạ đơn thành, trong lời ngợi khen Thiên Chúa, trong sự
mến phục của toàn dân. Và số những kẻ được cứu rỗi cứ mỗi ngày được
Chúa ban thêm mà nên một cùng nhau”
(TĐCV.2,42 – 47).
“Đoàn lũ những kẻ tin chỉ có một tấm
lòng, một linh hồn.
Không một người nào nói là mình có của
gì riêng, nhưng đối với họ MỌI SỰ ĐỀU LÀ CỦA CHUNG.
Với quyền năng lớn lao, các Tông đồ đoan
chứng về sự sống lại của Chúa Giêsu và Ân sủng dồi dào xuống trên họ
hết thảy.
Vả lại giữa họ không có ai phải túng
thiếu. Vì những người làm chủ đất đai hay nhà cửa, thì bán đi và đem
giá cả các vật bán được mà đặt dưới chân các Tông đồ, để phân phát cho
mỗi người, ai nấy tùy theo nhu cầu của mình”
(TĐCV.4, 32 – 35).
Quả thật, mọi người đã biết khước từ của
cải, vật chất, không còn muốn chiếm hữu cái gì làm của riêng mình nữa,
mặc dù đang sống giữa thế giới vật chất, kim tiền ! Cũng như từ bỏ mọi
danh vọng, chức quyền hão huyền mà trần gian ưa thích…Đó là điều kiện
tiên quyết, là khởi thủy bước vào Đời sống
thiêng liêng thánh thiện.
Nhưng, vì còn là con người xác thịt nên
vẫn chỉ cần đến những nhu cầu thiết yếu nhất cho cuộc sống hằng ngày
mà thôi, chứ không cần gì những thứ xa hoa phú quí…chỉ làm cho con
người ra hư hỏng, sa đọa và thô tục…
Rồi từ đó, mọi người mới bước nhanh trên
con đường đạo đức – thánh thiện, và tạo dựng cho mình một cộng đồng
yêu thương đích thực dựa trên nền tảng công bằng – bác ái, để cùng
nhau chuyên tâm làm mọi việc cho Vinh Danh Thiên Chúa mà thôi. Đó
chính là gương sáng tự phản chiếu cho mọi hạng người chung quanh nhận
biết Thiên Chúa là ai ? mà tìm kiếm và cùng chia sẻ Con Đường Cứu Rỗi
của Chúa Kitô ngay ở trần gian này…
Thiên Đường Hạnh Phúc
ai ơi !
Thế gian trần tục chỉ
chơi ngoại hình.
Tâm hồn chẳng có chút
tình!
Ăn gian nói dối riêng
mình biết thôi.
Cuộc đời đã lắm khúc
nhôi !
Thế mà Hạnh Phúc lôi
thôi chẳng tìm.
Thế giới vật chất
:
Mọi xã hội, mọi quốc gia đều có những cơ
chế “Dao to Búa lớn” : Lập Pháp – Hành Pháp – Tư Pháp để tổ chức và
cai trị nước theo như chính thể của mình. Nhưng vẫn có những kẻ “tai
to mặt lớn” lộng hành quấy nhiễu dân đen, và cũng chẳng thiếu những
người “thấp cổ bé miệng” kêu chẳng thấu và bị đè bẹp suốt cả đời !
Thực tế là thế đó…
Bởi vì, mọi hạng người đều chỉ chạy đua
theo tiền bạc, của cải, vật chất, danh vọng, chức quyền và thú vui
theo sở thích của riêng mình mà bất chấp mọi thủ đoạn miễn là đạt được
ước nguyện như ý. Và một khi đã có dư thừa tiền của rồi thì tha hồ
thao túng… “có tiền mua Tiên cũng được”…”mạnh vì gạo, bạo vì tiền”…Có
tiền có của, thì trái cũng ra phải, xấu cũng thành tốt… chẳng ai dám
làm gì họ cả ! Chính vì thế hằng ngày mới có vô số tội phạm…dưới ngay
ánh sáng mặt trời. Và với quốc gia thì chiến tranh lại đến viếng
thăm…kiểu “cá lớn nuốt cá bé”…”kẻ mạnh áp bức người yếu”…chẳng bao giờ
có thanh bình đích thực được!
Hơn nữa, ai ai cũng chỉ tìm phe cánh,
đảng phái và đồng bọn, để được bao che, cân nhắc, và tâng bốc nhau
lên, bằng những cách hối lộ, đút lót, ăn chặn… hầu cùng đạt được ý đồ
riêng của mình và của nhau mà thôi. Nên không bao giờ có sự đoàn kết
với cùng một chí hướng cao đẹp cả! Do đó, chia rẽ là nguy cơ mất nước,
nhà tan cửa nát, gia đình tan vỡ…chẳng có gì lạ cả !
Thế giới vật chất mất đi cái nền tảng
Đạo Đức – Công Bằng, thì làm sao
mà có được cuộc sống an lành ổn định và hòa bình! Và hơn thế nữa,tìm
đâu ra được Hạnh Phúc đích thật, nếu không bước lên bậc thang
Thánh Thiện – Bác Ái ! Thật là
tuyệt vọng chăng ?
Đã sinh ra kiếp con
người,
Ham tiền ham của chỉ
Trời biết thôi.
Chuyện gì cũng có nước
đôi!
Tâm đầu ý hiệp nổi
trôi như bèo.
Nghĩa tình lộng gió
bay vèo!
Ham danh ham lợi cứ
chèo vào thân.
Mặc cho tội ác lan
dần,
Phá tan thế giới gian
trần này đi !
Giáo Hội Công Giáo
:
Cũng là một Cộng Đồng nằm trong thế giới
trần gian, nhưng không thuộc về gian trần thế tục! Sự khác biệt căn
bản nòng cốt chính là một Cộng Đoàn có nền tảng
Đạo Đức – Thánh Thiện và Công Bằng – Bác Ái
phát xuất từ Tình Yêu duy nhất của chính Chúa Giêsu Kitô.
Vì thế, mọi thành phần Dân Chúa sống,
sinh hoạt, và làm mọi việc phải đặt trên nền tảng “Đạo Đức – Thánh
Thiện và Công Bằng – Bác Ái”. Nếu có ai đó mà đánh mất đi “Viên Ngọc
quí giá” này, thì không còn thuộc về Dân Chúa nữa. Dù có làm việc gì
to lớn, vĩ đại đi chăng nữa, cũng chỉ là làm hại cho Giáo hội của Chúa
mà thôi. Vì là của thế tục !
Do đó, “Giáo Hộ
sơ khai” đã khai mở ra một con
đường Hạnh Phúc chân thật cho mọi người, để
mọi Cộng Đoàn Dân Chúa cứ như thế
mà tiến bước đến đỉnh Trọn Lành.
Và không ai có quyền hướng dẫn đi sai hay trệch con đường duy nhất đó
được !
Nên mỗi Giáo Phận tiêu biểu cho một Cộng
Đồng Dân Chúa tại Địa phương cũng dựa trên căn bản “Đạo Đức – Thánh
Thiện và Công Bằng – Bác Ái” để tổ chức và điều hành mọi sinh hoạt
từ Giáo Phận đến Giáo Xứ :
* Tài Sản:
Mọi tài sản, của cải, vật chất đều thuộc về Dân Chúa, không phải của
một cá nhân nào cả! Vì thế, mọi thành phần Dân Chúa đều có bổn phận và
trách nhiệm đóng góp, bảo trì và xây dựng cho đúng và hợp ý Chúa, chứ
không phải ý cá nhân nào hết !
Từ đó, chúng ta tránh được những tình
trạng không tốt đẹp và khó xử như :
+ Việc xây cất các cơ sở , nhà thờ… của
Dân Chúa không thể để gánh nặng cho Linh mục
quản xứ, mà phải do một ủy ban kiến thiết của Giáo Phận
đứng ra xem xét có cần xây dựng lại hay không, để giảm bớt sự hoang
phí quá đáng, trong khi toàn thể Dân Chúa còn nghèo khổ ! Và nếu cần
xây dựng lại, thì Ban kiến thiết cùng với ban tài chánh của Giáo Phận
đứng ra lo liệu mọi việc. Nhờ đó, việc thuyên chuyển Linh mục quản xứ
được mọi sự dễ dàng không bị ràng buộc nào cả ! Việc đóng góp xây dựng
là của mọi thành phần Dân Chúa trong toàn Giáo Phận, không phải chỉ
thuộc giáo xứ đó mà thôi ! Đó là tài sản chung của Giáo Phận.
+ Việc chăm lo đời sống của các Linh
mục, cũng như các chi phí của mỗi giáo xứ cũng phải do ban tài chánh
của Giáo Phận lo liệu, để không ai phải bị túng thiếu hay được giàu
sang quá đáng! Mọi tiền của, vật chất đều được ban tài chánh của Giáo
Phận quản lý và chi tiêu cách công bằng cho mọi Giáo xứ, nên không còn
xứ giàu, xứ nghèo nữa ! và cũng chẳng còn tình trạng Linh mục giàu đi
xe hơi, Linh mục nghèo đi xe đạp nữa !… Đó chính là sự công bằng và
bác ái .
* Nhân Sự:
Việc thuyên chuyển các Linh mục cũng nằm trong đường hướng đó, nên mọi
Linh mục cũng phải được bổ nhiệm đi các nơi một cách hợp tình hợp lý
một cách công bằng, ngoại trừ những nhiệm vụ đòi hỏi có bằng cấp và
nghiệp vụ chuyên môn. Còn tất cả các Linh mục không phân biệt gốc gác,
chủng tộc, màu da, phe phái…đều phải có mọi quyền lợi đồng đều thật
công bằng, không một ai bị chèn ép, bị thua thiệt trong việc thuyên
chuyển này. Tuyệt đối không thể có tình trạng “con ông cháu cha” ở đây
được !
Do đó, Nhiệm kỳ cha sở chỉ 3 hoặc 4 năm,
còn Nhiệm kỳ cha phó 2 năm, rồi thuyên chuyển đi xứ mới theo kiểu “bốc
thăm” hay theo “số thứ tự”…, để các Linh mục và Giáo dân đều được
hưởng nhiều lợi ích hơn, không ai phải chịu khổ và bị phiền phức cách
quá đáng cả !
*
Việc đào tạo Nhân sự:
Chính Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã kêu gọi cần phải đề ra những
hình thức tương xứng hơn trong việc đào tạo Linh mục. Ngài kêu gọi các
Đức Giám mục “hãy đề ra phương cách đào tạo thích hợp và tốt hơn để
giúp các ứng sinh biết chuẩn bị kỹ càng về mặt tri thức, nhân loại và
tâm linh để có thể đối phó với những thử thách đương đại trong sứ vụ
Linh mục”…Nhất là ”Ngày hôm nay, Giáo Hội cần đến những vị Linh
mục hoàn toàn ý thức được về Hồng Ân của Thiên Chúa mà các vị lãnh
nhận được qua việc được phong chức và sứ mạng được ủy thác cho các vị
trong thời buổi đổi thay và có lắm nhiều biến loạn, thử thách”…Và
”Bằng việc ý thức được sứ vụ của các Linh mục là trọng tâm và không
thể thay thế được, do đó tất cả mọi nỗ lực đều phải chú trọng vào việc
đào tạo, khởi đầu bằng những phẩm chất của những người đào tạo”.
Tuy nhiên, việc đào tạo Linh mục “không chỉ là trách nhiệm của các
Đức Giám mục, hay chính các Linh mục không thôi, mà mỗi một người sau
khi đã lãnh nhận Phép Rửa Tội, cũng đều phải có trách nhiệm”. Và
Ngài đã khẳng định : “Tất cả mọi tín hữu, hãy biết cầu nguyện cho
mùa gặt của Thiên Chúa, để chúng giúp làm nảy sinh các hoa trái về ơn
gọi, và về việc đào tạo các Linh mục tương lai”.(Thông điệp gởi
các Đức Giám mục Ý ).
Thật vậy, hơn bao giờ hết, Giáo Hội Công
Giáo ngày nay rất cần những thợ gặt lành
nghề: biết tháo vát mọi mặt, cần mẫn, không sợ gian khổ,
luôn theo kịp với đà tiến bộ của văn minh, kỹ thuật hiện đại, nhưng
cuộc sống không bao giờ đánh mất đi cái giá trị nền tảng
“Đạo đức – Thánh thiện và Công bằng – Bác
ái” trong mọi sinh hoạt giao tiếp.
Phúc thay Giáo Phận
tình yêu,
Cha con gắn bó chẳng
điều gì than!
Ơn Trời chia sớt trao
ban,
Công bằng Bác ái tràn
lan mọi bề.
Anh em huynh đệ kề kề,
Kẻ thù chia rẽ không
hề lẻn vô!
Tâm hồn Đạo đức chẳng
khô,
Con đường Thánh thiện
điểm tô suốt đời.
Giáo sĩ phụng sự Chúa
Trời,
Giáo dân tiến bước kịp
thời cùng nhau.
Toàn dân kết thúc
thương đau,
Thiên Đàng sum họp gọi
nhau cùng về.
Ước gì mọi thành phần Dân Chúa đều ý
thức được vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm của mình trong Cộng Đoàn, để
cùng nhau hun đúc một Tâm hồn, một tấm lòng đạo đức – thánh
thiện, và làm việc, sinh hoạt với mọi người một cách công bằng
– bác ái, mà không ai có thể chê trách gì được cả! Có như thế,
Giáo Hội Công Giáo mới chiếu giãi Ánh Sáng Tin Mừng của Chúa Kitô cho
thế giới ngày nay, và đúng với ý nghĩa Giáo Hội Công Giáo ở giữa trần
gian, nhưng không thuộc về gian trần và cũng không giống đường lối của
thế gian.
Qua những suy nghĩ nêu trên, mong rằng
mọi thành phần Dân Chúa cùng suy tư, góp ý và cùng giúp nhau tiến bước
đến đỉnh Trọn Lành mà Thày Chí Thánh là chính Chúa Giêsu Kitô hằng
mong muốn như thế.
Gs. THIỆN NHÂN.
|
VỀ MỤC LỤC |
|
Mẹ khóc |
Gần đây, chúng ta được nghe nhiều
tin Đức Mẹ khóc. Đức Mẹ khóc ở Việt Nam. Đức Mẹ khóc ở Sacramento,
California. Ở đây, chúng ta không nhận định việc Đức Mẹ khóc ở nơi đây
hay nơi kia có thật hay không? Chúng ta chỉ suy nghĩ đến việc Đức Mẹ
khóc có lạ lùng không ?
Có lẽ việc Đức Mẹ khóc
không có gì lạ lùng
lắm, vì Mẹ đã khóc từ ngay sau khi Mẹ chân thành nói lên hai chữ “Xin
Vâng”.
1.
Mẹ đã khóc vì có thể bị hiểu lầm mang thai mà không có chồng (Mt
1:18-25).
2. Mẹ
đã khóc vì có thể bị ném đá cho chết vì đã mang thai (Đnl 22:21).
3. Mẹ
đã khóc vì bơ vơ, vất vả không tìm được nơi trú ngụ khi trở về quê
quán Belem, ghi danh vào sổ kiểm tra dân số theo lệnh hoàng đế Augustô
(Lc 2:5).
4. Mẹ
đã khóc khi sinh Con Mẹ nơi hang lừa nghèo hèn (Lc 2:7).
5. Mẹ
đã khóc khi phải đem Con Mẹ mới sinh trốn sang Ai Cập, vì vua Hêrôđê
đang tìm giết Con Mẹ (Mt 2:13-14).
6. Mẹ
đã khóc trong ngày đem Con Mẹ lên Giêrusalem tiến dâng cho Chúa, khi
nghe ông già Simêon nói tiên tri về Con Mẹ “cháu bé này sẽ là duyên cớ
cho nhiều người Israel vấp ngã, cháu còn là dấu hiệu bị người đời
chống báng” và về Mẹ “còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn
bà” (Lc 2:34-35).
7. Mẹ
đã khóc khi Mẹ mất Con sau lễ vượt qua tại Giêrusalem (Lc 2:41-50).
8. Mẹ
đã khóc khi Con Mẹ bị chính người đồng hương rẻ rúng khinh khi (Mt
13:57).
9. Mẹ
đã khóc khi Con Mẹ bị môn đệ phản bội đem bán lấy ba mươi đồng bạc (Mt
26:14-16).
10.
Mẹ đã khóc khi nhóm môn đệ bỏ Con Mẹ mà trốn chạy (Mt 26:56).
11. Mẹ
đã khóc khi Con Mẹ bị khạc nhổ đánh đập (Mt 26:67).
12. Mẹ
đã khóc khi môn đệ Phêrô chối Con Mẹ (Mt 26:69-75).
13. Mẹ
đã khóc khi Con Mẹ bị lên án, đội mạo gai, chế giễu, vác thập giá (Mt
27:27-33).
14. Mẹ
đã khóc khi Con Mẹ bị đóng đinh trên thập giá giữa hai tên trộm cướp
(Mt 27:35-38).
Mẹ đã khóc. Mẹ đã khóc nhiều lắm.
Mẹ đã khóc suốt đời Mẹ. Như thế việc Mẹ có khóc nữa cũng không lạ lùng
lắm.
Chỉ
có lạ lùng khi chúng ta biết khóc:
Khóc vì tội lỗi đã phạm đến Chúa,
Khóc ăn năn thống hối,
Khóc xin quyết tâm chừa cải,
Khóc xin sống một cuộc sống mới tốt
lành thánh thiện,
Khóc vì tình yêu đã nhận mà không
một lần đáp trả, hay vì đáp trả chưa đủ,
Khóc như Phêrô (Mt 27:75),
Khóc như người đàn bà tội lỗi (Lc
7:37-38),
Khóc như người con hoang đàng trở
về (Lc 15:21)…
12-12-2005
Lm. Giuse Ngô Văn Thích, OP.
|
VỀ MỤC LỤC |
|
TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN |
Năm 2005 là kết thúc nhiệm kỳ 4 năm của
Hội Đồng Mục Vụ các giáo xứ thuộc giáo phận Phan Thiết, để bầu lại
những thành viên mới, giúp các Linh Mục chăm sóc cộng đoàn Dân Chúa.
Đây là những thành viên tích cực trong công tác “Tông Đồ Giáo Dân”,
với sự bảo trợ của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam làm Bổn Mạng. Nhân dịp
chuẩn bị cho việc bầu chọn HĐMV mới vào Mùa Chay 2006, chúng ta cùng
suy nghĩ về sứ mạng làm Tông Đồ của các Kitô hữu giáo dân.
1. Lời mời gọi tham gia
việc tông đồ giáo dân.
Khởi đầu Sắc lệnh “Tông Đồ Giáo Dân”
(TĐGD), Công đồng Vatican II đã viết : “Thánh Công Đồng muốn phát động
mạnh mẽ hơn việc tông đồ của dân Thiên Chúa, nên chú tâm hướng về các
Kitô hữu giáo dân, những người có phần riêng biệt và cần thiết trong
sứ mạng của Giáo Hội, như đã nhắc đến trong các văn kiện khác.” ( x.
Hiến chế Tín Lý về Giáo Hội, số 33 ; Hiến Chế Phụng Vụ Thánh số 26-40)
Vì sự cần thiết và vai trò quan trọng của
giáo dân, nên Giáo Hội không ngừng kêu mời tham gia công việc cao quí
này, nơi nhiều văn kiện khác nhau :
Công đồng Vatican II :
“Thánh Công đồng nhân danh Thiên Chúa tha
thiết khuyên nhủ tất cả giáo dân, hưởng ứng sự thúc đẩy của Thánh
Thần, hãy mau mắn, quảng đại và hy sinh đáp lại tiếng gọi của Đức Kitô
giờ đây đang tha thiết kêu mời họ…công tác vào việc tông đồ của Hội
Thánh bằng nhiều hình thức và phương tiện khác nhau” (TĐGD, số 33)
“…Giáo dân có thể và phải có một hoạt động
cao quý là loan báo Tin Mừng cho thế giới, ngay cả lúc họ bận tâm lo
lắng cho việc trần thế. Nếu đôi khi thiếu các thừa tác viên có chức
thánh, hoặc khi các ngài bị ngăn trở vì bách hại, thì có một số giáo
dân thay thế các ngài thi hành vài phận vụ thánh tùy khả năng của họ…
Giáo dân phải cố gắng tìm hiểu sâu xa hơn chân lý được mạc khải, và
tha thiết nài xin Thiên Chúa ban ơn khôn ngoan cho mình.” (Hiến Chế
Ánh Sáng Muôn Dân, số 35)
Giáo Luật
Điều 225 : Xét vì các giáo dân cũng như
mọi tín hữu khác, được Thiên Chúa uỷ thác làm việc tông đồ do phép rửa
tội và thêm sức…
Điều 228 : #1.Các giáo dân nào được nhận
thấy là có khả năng thì có năng cách để được các chủ chăn mời đảm nhận
các chức vụ trong Giáo Hội và các nhiệm vụ mà họ có thể hành sử được
chiếu theo qui tắc luật định.
#2 : Các giáo dân nào xuất
xắc trong sự hiểu biết, khôn ngoan và thanh liêm thì có năng lực để
giúp đỡ các Chủ chăn của Giáo Hội với tư cách chuyên viên hoặc cố vấn,
kể cả trong các hội đồng tư vấn theo qui tắc luật định.
Chính Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
cũng kêu gọi sự cộng tác của giáo dân với mục tử của mình :
“Giáo xứ là một hình thức tông đồ cộng
đồng kiểu mẫu, vì đó là nơi qui tụ mọi hạng người thành một cộng đoàn
và đem họ vào tinh thần đại đồng của Hội Thánh. Giáo dân nên tập thói
quen cộng tác chặt chẽ với các Linh Mục của mình trong các hoạt động
giáo xứ…” (Tông Huấn Kitô Hữu Giáo Dân, 27). Ngài cũng nhắc các mục tử
tạo điều kiện cho giáo dân tham gia :“Các vị chủ chăn có bổn phận phải
nhìn nhận và cổ võ các tác vụ, trách vụ và nhiệm vụ của giáo dân,
những trách vụ và nhiệm vụ này đặt nền tảng trên bí tích Thánh Tẩy và
Thêm Sức, hơn nữa đối với phần đông trong số họ, còn thêm bí tích Hôn
Phối.” (nt, số 23)
Triển khai ý tưởng trên, Huấn Thị Liên Bộ
(HTLB) “Hoa quả của một sự cộng tác đặc biệt giữa 8 cơ quan Rôma” : Bộ
Giáo Sĩ, Hội Đồng Giáo Hoàng Đặc Trách Giáo Dân, Bộ Đức Tin, Bộ Phụng
Tự và Kỷ Luật Bí Tích, Bộ Giám Mục, Bộ Truyền Giáo, Bộ lo về Đời Sống
Tận Hiến và các Hiệp Hội Tông Đồ, Hội Đồng Giáo Hoàng giải Thích Văn
Bản Luật Pháp, đã hướng dẫn : “Khi sự cần thiết hay lợi ích của Giáo
Hội đòi buộc, các vị mục tử có thể, theo những qui luật được thiết lập
do luật chung, giao phó cho giáo dân một số nhiệm vụ liên quan tới
trách nhiệm riêng mục tử của mình, nhưng lại không đòi hỏi phải có ấn
tín phép Truyền Chức” (điều 4)
“Tông đồ giáo dân” không phải chỉ là nhiệm
vụ của các thành viên HĐMV (các tên gọi khác : Hội Đồng Giáo Xứ, Ban
Hành Giáo, Ban Chức Việc…) mà “Thực ra ơn gọi làm Kitô hữu, tự bản
chất là ơn gọi làm tông đồ” (TĐGD, số 2), vì là “chi thể” (x. Ep 4,
16) là “những viên đá sống động” (1Pr 2, 5) xây dựng Giáo Hội, “Giáo
dân có bổn phận và quyền làm tông đồ do chính việc kết hợp với Chúa
Kitô là Đầu. Ho được chính Chúa chỉ định làm việc tông đồ, vì phép Rửa
Tội sát nhập họ vào Nhiệm Thể Chúa Kitô, phép Thêm Sức làm cho họ nên
mạnh mẽ nhờ quyền năng của Thánh Thần” (TĐGD, số 3)
Dù được Đức Giám Mục bổ nhiệm, hay cộng
đoàn giáo xứ bầu chọn hoặc được Cha Xứ tuyển chọn, “trong hàng ngũ dân
xứ” (Qui Chế HĐMV Phan Thiết, điều III) những người “có lòng đạo đức,
uy tín, nhiệt thành việc chung, không tai tiếng, có kiến thức và khả
năng tạm đủ, biết làm việc tập thể, có tinh thần trách nhiệm…” (nt,
điều VIII) sẽ là thành viên HĐMV, phải ý thức như Thánh Công Đồng xác
định là : “họ được Thánh Thần thúc đẩy” và “được chính Chúa Kitô chỉ
định làm việc tông đồ”. Có như vậy, những “chức việc không có lương”
đầy thiện chí này, mới vượt qua những khó khăn của công việc nhà bề
bộn, của xu thế kinh tế thị trường, hưởng thụ cá nhân nơi xã hội… vượt
qua dư luận “ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng”… để noi gương 6 vị trong
117 thánh tử đạo Việt Nam, là Trùm Họ và Chánh Trương, mà chấp nhận
vào Ban Hành Giáo là “bị hành xác”, hy sinh cho sự phát triển Giáo Hội
Việt Nam.
2. Thi hành vai trò tông
đồ theo sự hướng dân của Giáo Hội :
Vì lý do hiện hữu và mục đích của HĐMV là
giúp các chủ chăn trong việc mục vụ, nên không thể thay thế, hay bất
đồng với chủ chăn trong công việc. Cha Sở luôn là người chủ toạ HĐMV,
và kiến nghị của HĐMV có tính cách cố vấn. (x. Gl 536/2 ; QCHĐMVPT,
điều XV, XXIX). Vì thế, nguyên nhân bãi nhiệm thành viên, ngoài tư
cách đạo đức và tinh thần trách nhiệm, còn do “chống đối hoặc bất tuân
Cha Xứ trong việc mục vụ quan trọng” (nt, điều XXXII).
Huấn Thị Liên Bộ cũng nói rõ nơi điều 5 :
“HĐMV thuộc giáo phận và giáo xứ và HĐGX chuyên lo về kinh tế, mà
những tín hữu không được tấn phong cũng là thành phần, chỉ có quyền tư
vấn và không cách nào có thể trở nên cơ quan quyết định. Linh Mục Quản
Xứ mới có quyền chủ toạ các HĐGX. Cho nên những quyết định thực hành
do Hội Đồng nhóm họp mà không có sự chủ toạ của Linh Mục Quản Xứ, kể
cả họp chống ý ngài, đều bất thành và vô giá trị.”
Chính Đức Gioan Phaolô II, trong buổi gặp
gỡ Bộ Giáo Sĩ, ngày 10.01.2004, nhắn nhủ rằng : “HĐMV giáo xứ và giáo
phận đưa ý kiến, chứ không đưa ra mệnh lệnh cho các Cha Xứ và Giám Mục
địa phương phải theo.”
Ngài triển khai thêm : “Người giáo dân cần
tích cực trong chương trình truyền giáo của Giáo Hội, cần đóng góp các
ý kiến và kinh nghiệm, nhưng không nên nhầm lẫn vai trò của mình với
vai trò của Giám Mục hoặc Linh Mục. Trong khi làm bổn phận của mình,
các Cha Chánh Xứ và Giám Mục Chánh không chỉ đóng vai trò người thực
hành các quyết định mà đa số giáo dân hoặc HĐMV đưa ra. Cơ cấu phẩm
trật của Giáo Hội Công Giáo dựa theo ý muốn của Chúa Kitô. Trong khi
mọi người trong Giáo Hội đều được kính trọng bằng nhau và mỗi người có
vai trò riêng, thì vai trò của mọi người không phải như nhau”.
Nhắc nhở những lời giáo huấn này không làm
căng thẳng mối tương quan vốn tốt đẹp và hữu ích giữa HĐMV và các Linh
Mục coi sóc giáo xứ, nhưng cho thấy mỗi người đều có vai trò và sứ
mạng riêng theo phẩm trật Hội Thánh. Giáo dân có thể theo sự hướng dẫn
của Công Đồng hợp tác, giúp đỡ các Linh Mục phát triển giáo xứ thân
yêu của mình : “Như con cái Thiên Chúa và anh em trong Đức Kitô, giáo
dân sẽ trình bày với các vị mục tử những nhu cầu và khát vọng của mình
cách tự do và tín cẩn. Họ nên thực hiện điều đó nếu cần, nhờ các cơ
quan Giáo Hội thiết lập nhẳm mục đích ấy ; và hãy luôn luôn chân
thành, can đảm và khôn ngoan, kính trọng và yêu mến những người thay
mặt Chúa Kitô vì nhiệm vụ thánh của các ngài.”
“Như mọi tín hữu khác, với tinh thần vâng
lời của người Kitô hữu, giáo dân cũng hãy mau măn chấp nhận những điều
mà các vị mục tử có chức thánh đại diện Đức Kitô, đã quyết định với tư
cách là thầy dạy và lãnh đạo trong Giáo Hội. Khi làm như thế, họ theo
gương Đức Kitô, Đấng đã vâng lời cho đến chết, để mở ra con đường hạnh
phúc cho sự tư do của con cái Thiên Chúa.” (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn
Dân. 37)
3. Tâm tình :
Xin cám ơn những vị HĐMV nhiệm kỳ
2002-2005, xin khích lệ những vị sẽ đảm nhận nhiệm kỳ 2006-2009. Cầu
chúc mọi Kitô hữu giáo dân, khi cầu nguyện cho các mục tử của mình
bằng Kinh Cầu Cho Các Linh Mục mà ĐGM Nicolas kính yêu đã soạn, được
Chúa cho thành sự bây giờ và mai sau : “…Xin cho chúng con biết yêu
mến, vâng phục và thành tâm cộng tác với các Linh Mục coi sóc chúng
con, để đời này cùng nhau xây dựng Nước Chúa, đời sau chúng con lại
được sum hợp với nhau trong Nước Hằng Sống. Amen.”
Bình An, 13.12.2005
Lm. Phêrô Nguyễn
Hữu Duy |
VỀ MỤC LỤC |
|
Hoa Tâm |
Trong
muôn loài hoa khoe sắc thắm hương thơm,
hoa
tâm
là xinh đẹp và giá trị hơn cả vì hoa tâm là hoa lòng, hoa nở trong
trái tim con người.
Vâng,
bạn hãy nở đóa hoa
YÊU THƯƠNG
trong lòng mình, để từ nơi sâu thẳm tâm hồn không có một bóng dáng hận
thù của bất cứ thứ hận thù nào. Hãy " yêu thương kẻ thù " như lời của
Chúa Giêsu đã dạy.
Bạn
hãy nở đóa hoa
BÁC ÁI
trong lòng mình, để đôi tay bạn không bao giờ lãnh đạm chối từ một sự
giúp đỡ cho những người đồng hương, đồng loại đang lâm cảnh thiếu thốn
nghèo nàn.
Bạn
hãy nở đóa hoa
PHỤC VỤ
trong lòng mình, để bạn luôn luôn sẵn sàng như một hướng đạo sinh
trong mọi công tác thiện nguyện vô vị lợi, đem lại hữu ích cho tha
nhân. Bạn hãy hát lên: "Chính lúc hiến thân là khi vui sống muôn
đời".
Bạn
hãy nở đóa hoa
KHIÊM NHƯỜNG
trong lòng mình, để bạn nhìn nhận sự yếu đuối của mình. Nếu bạn có
vênh vang, tự cao tự đắc về bản thân mình, thì hãy " vênh vang về
những yếu đuối ".
Bạn
hãy nở đóa hoa
THA THỨ
trong lòng mình, để bạn không cầm giữ bất cứ một xúc phạm nào người
khác gây ra cho mình, làm tổn thương địa vị danh dự của mình. Bạn hãy
tha thứ cho người, để bạn được Chúa thứ tha cho muôn vàn tội lỗi của
chính mình. “ Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ “
Bạn
hãy nở đóa hoa
HÒA BÌNH
trong lòng mình, để bạn chỉ biết kiến tạo sự hiệp nhất, yêu thương vun
xới cho sự thuận hòa, cảm thông giữa con người với con người. Bạn hãy
đón nhận lấy lời chúc phúc của Chúa: " Phúc cho những ai biết xây
dựng hòa bình."
Bạn
hãy nở đóa hoa
XÂY DỰNG
trong lòng mình, để không khi nào bạn phá đổ, hay đạp đổ các công
trình chân-thiện-mỹ của những người thành tâm thiện chí trên đời. Bạn
hãy ghi nhớ rằng nói dễ hơn làm, phê phán dễ hơn góp ý và phá hoại dễ
hơn xây dựng.
Bạn
hãy nở đóa hoa
CÔNG CHÍNH
trong lòng mình, để bạn can đảm khước từ những gì đi ngược với công
bình bác ái, không tham lam những của bất chính.
Bạn
hãy nở đóa hoa
CHÂN THẬT
trong lòng mình, để bạn dứt khoát loại bỏ các thứ dối trá, gian tà.
Bạn hãy sống trong chân lý, sự thật. Vì chính Chúa là “ Sự thật
“
Bạn
hãy nở đóa hoa
ÁNH SÁNG
trong lòng mình, để bạn cố gắng bước ra khỏi bóng tối của tội lỗi,
không ẩn mình trong cám dỗ của ma quỷ, không để chúng giam hãm, nô lệ
hóa mình.
Bạn
hãy nở đóa hoa
CAO THƯỢNG
trong lòng mình, để bạn biết nâng mình lên trên mọi ti tiện tầm
thường, không tính toán nhỏ nhen, không cư xử theo lối tiểu nhân.
Bạn
hãy nở đóa hoa
VUI MỪNG
trong lòng mình, ngõ hầu bạn biết đem lại niềm vui an ủi cho những kẻ
buồn sầu, tủi phận, khóc than cho định mệnh nghiệt ngã, cho tương lai
đen tối, cho đường đời thử thách...” tìm an ủi người hơn được người
ủi an “
Cuối
cùng, bạn hãy nở đóa hoa
HẠNH
PHÚC
trong lòng mình, vì bạn đã diệt trừ những xấu xa để cải thiện thăng
tiến trở nên con cái của Chúa " thiện toàn như Cha trên trời là
Ðấng thiện toàn."
Lạy
Chúa từ nhân !
Xin
cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người.
Lạy
Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa. ( Phanxicô Assisi )
Lạy
Chúa Giêsu !
Xin
cho con một tâm hồn theo hình ảnh tấm Bánh Thánh
Một
tâm hồn trong trắng, cố tránh cả những ô uế nhỏ mọn để luôn xứng đáng
với Chúa.
Một
tâm hồn khiêm hạ, tìm chiếm chổ nhỏ bé nhưng luôn luôn muốn bày tỏ một
tình yêu lớn lao,
Một
tâm hồn đơn sơ, không biết đến phức tạp của ích kỷ và tìm hiến dâng mà
không đòi lại.
Một
tâm hồn lặng lẽ, hạnh phúc khi thấy sự quãng đại của mình không được
người khác biết đến.
Một
tâm hồn nghèo khó, chỉ làm giàu cho chính mình nhờ chiếm được chính
Chúa.
Một
tâm hồn hướng về tha nhân, quan tâm đến những nhu cầu và ước muốn của
họ.
Một
tâm hồn luôn kết hiệp với Chúa và múc lấy nguồn sống từ nơi Chúa.
Maria
Magdalena BíchVân (Mai Ðệ Liên)
Tâm
tình chia sẻ - Cảm nhận từ Ðại Hội Giới Trẻ camp117 tại NewYork
|
VỀ MỤC LỤC |
|
Từ ‘Gíop’ đến Linh Hồn |
Năm ấy là năm 1987.
Danh, bạn tôi ra trường gần một năm rồi mà vẫn chưa có việc làm đúng
với khả năng. Tôi cũng vậy.
Danh thông minh và
học hỏi những điều mới lạ khá nhanh. Điện toán cũng như Kinh Tế và Xã
Hội Chính Trị. Còn tôi thì chắc chắn không phải là một sinh viên suất
sắc, nhưng nếu bảo tôi là một học sinh dở thì tôi cũng buồn và không
thích đâu. Bạn bè sinh viên Việt Nam trong lớp tôi ra trường đã có
việc làm lai rai, nhất là các bà các cô và những người có ‘móc ngoặc’
từ bên trong các công ty Quốc Phòng lớn như Lockheed, Northrop,
Rockwell hoặc các công ty dân sự như Hewlett Packard, IBM…
Thường ngày Danh và
tôi hay rủ nhau chạy khắp vùng Los Angeles, Orange, và San Bernadino
để kiếm việc làm mà Danh hay dí dỏm gọi là ‘đi cắm câu’. Trong cặp của
chúng tôi lúc nào cũng có sẵn mấy chục bản resume mà chúng tôi tự cho
là rất bắt mắt. Riêng cặp của Danh thì có thêm vài ba cái thơ tình và
mấy tấm hình của người tình(chắc mới xin được) mà chàng cũng dí dỏm
gọi là ‘của ăn đàng’. Máy đánh chữ thì hai đứa bỏ sẵn ở trong cốp xe
để khi cần thì cover letter được ‘sáng chế’ ngay lập tức.
Những lúc rảnh rỗi
thì chúng tôi chạy ra giúp việc cho một tiệm buôn bán bàn ghế do người
quen làm chủ để tán gẫu và nhìn người qua lại cho khuây khỏa. Đến đêm
thì hai đứa lại cùng nhau ngồi dịch một vài bài báo cho tờ liên lạc
Đạo Binh Xanh gọi là lập công để cầu khẩn ơn trên cho sớm có việc làm.
Hai đứa thân với
nhau vì đồng cảnh ngộ: NGHÈO. Danh không mặc vừa quần của tôi, nhưng
tôi mặc vừa áo của Danh. Hamburger loại rẻ ở ngoài đường và cơm với
trứng chiên ở nhà bên cạnh những thùng mì gói là hai món hợp khẩu và
hợp cảnh nhất của chúng tôi. Hai đứa cũng gần nhau vì những chữ KHÔNG
to tướng: không tiền, không việc làm, không gia đình ở gần…
Còn tình yêu? Thứ
này mới chết người đây. Kể ra thì người tình cũng có, nhưng lại
cũng…không, không chắc. Không chắc lắm dù ‘họ’ bảo họ ‘thương’ mình
đấy, nhưng hai đứa vẫn hồi hộp, chỉ sợ thành ngữ ‘no money no honey’
được áp dụng khắp nơi trên đất Mỹ và không trừ người Viêt Nam ra thôi.
Sốt ruột nhất là những ngày họ không điện thoại, nhưng lại cũng tủi
thân lắm mỗi khi nghe những lời hỏi thăm: ‘How is the interview?’.
Không biết họ quan tâm thật hay chỉ hỏi dò để còn tính truyện riêng.
Đôi lúc tôi thấy cái bằng BS Điện Toán của mình vô cùng vô duyên và
trách cứ trường học đã không dậy những cái updated, những cái mà các
công ty bên ngoài đang làm và đang cần. Mỗi lần nghe tin bạn bè có
việc làm thì tôi vừa vui vừa buồn. Vui cho bạn và buồn cho số phận èo
ọt của mình.
Biết rằng ‘sông có
khúc và người có lúc’, nhưng cả gần một năm rồi mà chả thấy ‘lúc’ đâu
nên cũng chán nản. Resume của chúng tôi đẹp như tranh, nhưng lại là
bức tranh mây trắng trên bầu trời Cali mùa hạ nên các công ty chỉ vẽ
vời phỏng vấn cho qua rồi để nó ‘cuốn theo chiều gío’ và chạy xuống
thùng recyclable chứ chẳng hề có truyện ốp-phơ gióp, dù là gióp rẻ
mạt.
Danh và tôi bàn nhau
phải sửa lại resume, dĩ nhiên là phải bỏ thêm kinh nghiệm, nhưng kinh
nghiệm ở đâu bây giờ? Ai dám cho những bạch diện thư sinh(dù tuổi đời
đã bước vào thời băm) mới ra trường những ba hay bốn năm kinh nghiệm?
Tôi định trở lại trường để vơ xong mảnh bằng MBA, nhưng lại có lời đồn
rằng: ‘MBA càng khó kiếm việc hơn’.
Thôi, không ai cho
thì mình phải tự cho mình vậy. Sau một đêm suy nghĩ, chúng tôi quyết
định thành lập một đại công ty. Rồi chỉ sau một giờ họp khẩn với nhau
thì đại công ty có tên là DBX INCORPORATED đã được thành lập và được
viết vào resume ngay. Tên của công ty nghe cũng vang lắm đấy chứ?
Resume của chúng tôi đẹp hẳn ra và có chất lượng hẳn lên.
Lạy Chúa tôi, công
ty này chỉ có ở trên Thiên Đàng chứ làm gì có hiện hữu ở dưới thế gian
này. DBX thực ra là chữ viết tắt từ danh từ Đ(ẠO) B(INH) X(ANH),
nhưng nếu có ai hỏi thì chúng tôi phải nhanh nhẹn lấy ‘tự tin’ từ bụng
lên đầu mà trả lời ngay rằng ‘It stands for Database Expertises, một
công ty tham vấn về Database Design và chuyên hợp đồng để viết những
programs điện toán.
Rồi hai đứa cũng cọp
dê những gì mà một người bạn đang làm trong Union Bank và dồn hết lên
resume của mình. Người ‘nhân viên’ duy nhất của công ty DBX
INCORPORATED lại chính là vợ của người bạn này, chị Kim. Chi Kim đang
nghỉ dưỡng thai đứa con đầu lòng ở nhà. Chúng tôi xin lấy điện thoại
của nhà anh chị làm điện thoại của công ty và nhờ chị bắt điện thoại
nếu có ai gọi đến để xác nhận cái đại công ty bất đắc dĩ nhưng lại rất
cần thiết của chúng tôi. Chị run lắm khi phải tập nói: ‘DBX
Incorporated. May I help you’ thay vì lời chào ‘Hello’ thường ngày.
Thành lập xong công
ty và sửa xong resume, chúng tôi lại tiếp tục ‘đi cắm câu’. Vừa cắm
vừa run, lại vừa buồn cười trong bụng.
Ấy thế mà lại có
nhiều con cá to cắn mồi giả đấy. Một tháng sau Danh có việc làm ở Bank
of America. Nhìn thấy Danh mỗi buổi sáng áo quần chỉnh tề, ca-ra-vat
dài đến rốn, giầy bóng láng, xách cặp lên làm việc ở lầu 7 giữa thành
phố vĩ đại Los Angeles mà tôi thèm vô cùng, thèm như ngày còn ở Việt
Nam đi công tác thuỷ lợi đắp đê ngăn nước mặn cửa biển Đình Huỳnh nhìn
người Việt Gốc Hoa đăng ký lên tầu đi ngoại quốc vậy.
Có gióp trong tay tự
nhiên tôi thấy Danh chững chạc và chuyên nghiệp hẳn ra mặc dù nụ cười
của chàng vẫn chưa mãn nguyện và tự tin lắm. Chàng và người tình cũng
gặp nhau đều đặn hơn. Và dĩ nhiên là họ mặn mà với nhau hơn trước
nhiều. Cái xe cũ của Danh cũng sạch và thơm hẳn lên sau cái pay check
đầu tiên. Danh càng tỏ ra quan tâm lo lắng và khuyến khích tôi thì tôi
lại càng rầu cho mình.
Thế là bạn bè của
tôi đã dần ổn định với công việc. Xinh Huỳnh, anh chàng gốc gác vườn
điều Long Khánh và hiền như thầy chùa đã nhảy vào được McDonnell
Douglas. Xuân Anh, người chuyên hỏi tôi homework và suốt ngày chỉ
thích mày mò Lotus, Access, Fortran… nghe đâu cũng đã ôm được cái gióp
network manager cho một hãng nhỏ rồi. Còn đám Nhung, Ngọc, Vân, Trang…
cũng đã có việc làm và đang tung tăng shopping bù những đêm học thi
mặt mày hốc hác.
Chỉ có mình tôi bị
vướng bắc, cái bắc Cần Thơ rất to. Làm sao mà bơi qua để về Sai Gòn
đây? Buồn quá.
Thế nhưng ba tháng
sau, cái ‘lúc’ của tôi đã đến. Cái mồi giả của tôi cũng đã có con cá
lóc đớp vào. Công ty Carter Haley Hale chuyên lo data cho Broadway
Department Store nhận tôi vào làm việc. Chắc như bắp, nhưng ngày mà
tôi nhận được offer letter cũng là ngày Danh bị manager gọi vào để hỏi
truyện. Danh bủn rủn tay chân, mồ hôi toát ra trong phòng lạnh như
người sốt rét. Danh cầm chắc mình bị khiển trách hoặc cho nghỉ việc vì
kinh nghiệm…ma. Nhưng không phải vậy, manager chỉ hỏi truyện xã giao
qua loa rồi cho về. Danh vui mừng thoát nạn và qua được ba tháng thử
việc(probation).
Nghe Danh kể truyện
tôi thấy có phần không chắc ăn nên điện thoại lại cho con cá lóc
Carter Haley Hale để từ chối việc làm. Tay hiring manager rất dễ mến
tưởng tôi chê ít tiền không nhận việc nên đề nghị tăng thêm. Lưỡi câu
lại từ miệng cá rơi xuống bao tử của nó. Tôi đặt điều nói dối là mẹ
đau nặng cần về Việt Nam một tháng. Tay ấy bảo sẽ chờ đến ngày tôi trở
lại Mỹ. Tôi ậm ự làm như mình vừa thiết tha với công việc vừa phải giữ
bổn phận làm con. Thực ra tiếng Anh của tôi quá dở và lại nói dối nên
câu cú chẳng rõ nét. Nghe vậy, tay ấy lại tưởng tôi bối rối nên thương
tôi hơn và sợ mất một nhân viên giỏi và có hiếu. Cuối cùng hắn cho tôi
ba ngày để suy nghĩ. Suy nghĩ gì nữa vì tôi có tí kinh nghiệm nào đâu
mà dám nhận công việc CICS. Hơn nữa lúc ấy tôi cũng được công ty
Laser Micro Software nhận vào làm việc sau một đống bài thi dài, làm
cả ngày mới xong. Thôi thà bắt con cá rô nhỏ mà chắc ăn hơn là con cá
lóc bự. Tôi quyết định đi làm cho Laser Micro Software dù lương thấp
hơn cả 10 ngàn đồng và phải đi làm mãi tận El Toro thay vì Anaheim vì
tôi cảm thấy tự tin hơn. Tự tin hơn vì tôi biết chắc công việc sẽ làm.
Tự tin hơn vì tôi đã nộp cho công ty này một bản resume có thật.
Xin đừng cười tôi
gian dối và xin đừng bắt chước tôi mà dối gian. Người ơi.
Mỗi năm đến mùa
chay, tôi lại nhớ đến cái gióp đầu đời ở Mỹ này. Gióp đầu, xe đầu, và
tình đầu ai mà chẳng nhớ. Tôi thấy mình giống Adam và Eva trong vườn
địa đàng xưa khi nghe tiếng Chúa hát ‘Come back to me… for long I have
been waiting for you…’ vang vang trong ngày Lễ Tro và những ngày Chúa
Nhật trước Lễ Phục Sinh.
Mới nghe tiếng Chúa
mà ông bà tổ tông của tôi đã ngại ngùng và lúng túng. Chưa biết Chúa
làm gì mà hai ông bà đã khiếp sợ và xấu hổ. Tôi cũng vậy. Tôi chắc hai
ông bà đã lấy lá cây che thân vì sự trần truồng của linh hồn hơn là sự
trần truồng về thể xác. Thật vậy, những gì Chúa dựng nên có chi là xấu
và phải xấu hổ đâu. Và sự trần truồng của Eva lại chẳng là sự hấp dẫn
cho Adam và ngược lại hay sao? Có lẽ Adam xấu hổ và sợ hãi vì thấy
mình là kẻ phản bội, thấy mình đã lỗi hẹn, và từ thấy linh hồn mình
trống trải. Còn Eva thì thấy mình là kẻ đồng lõa, thấy hối tiếc, và
cũng từ đó thấy trong linh hồn cái cô đơn chết người. Cả hai đều sợ
hãi vì phải đối diện với sự thật. Tôi cũng thế.
Danh, bạn tôi sợ mất
việc vì ‘kinh nghiệm dỗm’. Còn tôi thì không dám nhận việc vì ‘dổm
trong kinh nghiệm’. Dù sao thì đây cũng là những dối trá thế gian’ và
chúng tôi có thể qua mặt được những manager trần thế, nhưng còn những
lần review linh hồn với Đức Chúa Trời thì chúng tôi không thể ‘tơ lơ
mơ’ như vậy được vì ‘con kiến đen nằm trên hòn đá đen giữa trời tối
đen Ngài cũng biết hết’ cơ mà.
Với những người
thánh thiện thì mùa chay có thể là mùa đền tội, còn với tôi thì mùa
chay chỉ là mùa thú tội mà thôi vì một vài lần nhịn ăn hay kiêng thịt
thì làm sao có thể đền bù được các tội của tôi trong năm qua. Lại còn
tội lỗi của những năm trước dồn lại nữa. Thú thật, tôi chỉ biết gục
đầu năn nỉ với Chúa:”Here I am Lord, have mercy on me…” mà thôi.
Hôm qua Chúa Nhật
thứ hai mùa chay, ngồi trong nhà thờ, tôi đang vẩn vơ nghĩ đến những
hỗn loạn trên thế giới, đến căn bệnh SARS quái ác đang xảy ra ở miền
Châu Á thì giật mình lõm bõm nghe được một lời trong Kinh Thánh:”Nếu
Chúa ở với tôi thì ai làm gì tôi được”.
Nếu tội lỗi tôi đươc
Chúa tha thứ rồi thì còn gì hạnh phúc hơn và nếu tôi biết và dám cùng
Chúa vượt qua cái chết để tìm sự sống đời đời thì còn gì vững tâm hơn.
Nói vậy, nhưng không dễ.
Danh chết đã gần hai
năm rồi. Tôi nhớ đêm hôm ấy, mấy đứa bạn cũ – Xinh, Tuyến, Bách, và
tôi – cứ quanh quẩn bên giường của anh trong bệnh viện UCLA mãi cho
đến lúc anh tắt thở vào khoảng 2 giờ sáng. Bệnh gan làm da của Danh
xám ngắt trông thật đáng thương. Huệ, vợ anh thì khóc không thành
tiếng nữa và cứ vuột khỏi cánh tay tôi như một cái gối mỏng.
Đời người mong manh
thật Chúa ơi.
Cái email cuối cùng
tôi còn giữ được của Danh là:
‘Chắc kỳ này hết
bệnh, mình đổi sang làm bên Oracle với bác cho vui. Có job opening,
gọi mình nhá’.
Danh ơi, trên Thiên
Đàng có công ty ĐẠO BINH XANH thật phải không?
Joseph Vũ. Fullerton 03/19/2003
|
VỀ MỤC LỤC |
|
- Mọi liên lạc: Ghi danh,
thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ
giaosivietnam@gmail.com
-
Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:
Trao
đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;
Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng
tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia
công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong
mọi lãnh vực; Mỗi Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức
Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ…
(Truyền giáo hay xây pháo đài?)
- Quí vị cũng có thể tham
khảo những số báo đã phát hành tại
www.conggiaovietnam.net
Rất mong được sự cộng tác,
hưởng ứng của tất cả Quí vị
Nhóm chủ trương xin chân
thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng
nhiều cách thế khác nhau.
Lm. Luca Phạm Quốc
Sử (TGP Baltimore, Maryland, USA)
Lm. Giuse Nguyễn
Viết Đinh, Việt Nam
Lm. Px. Mai Hoàng,
Việt Nam
Và các cộng tác
viên. |
|
*************
|
|