Hiến Chế Mục Vụ Về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay
Gaudium Et Spes |
Bản dịch Việt Ngữ của Giáo Hoàng
Học Viện Piô X
Prepared for Internet by
Vietnamese Missionaries in Asia
Chương III
Hoạt Ðộng Của Nhân Loại Trong Vũ
Trụ
36*
33. Ðặt vấn đề. Con
người đã luôn cố gắng phát triển thêm mãi đời sống của mình
bằng việc làm và tài năng. Ngày nay, nhất là với sự trợ giúp
của khoa học và kỹ thuật con người đã và còn đang không
ngừng nới rộng sự thống trị của mình gần như trên tất cả
thiên nhiên, và đặc biệt nhờ sự gia tăng đủ loại phương tiện
trao đổi giữa các quốc gia, gia đình nhân loại dần dần ý
thức về mình và hợp thành gần như một cộng đoàn duy nhất
trong vũ trụ. Do đó, ngày nay con người đã dùng sức cần lao
tự cung ứng nhiều phẩm vật mà xưa kia họ mong đợi trước nhất
nơi các quyền lực thần linh.
Trước nỗ
lực lớn lao đang lan rộng tới tất cả nhân loại này, nhiều
câu hỏi đang được con người nêu lên. Ðâu là ý nghĩa và giá
trị của hoạt động cần lao ấy? Phải xử dụng tất cả các sự ấy
ra sao? Ðâu là mục đích của những cố gắng cá nhân cũng như
tập thể? Dầu Giáo Hội là quản thủ kho tàng lời Chúa để từ đó
rút ra những nguyên tắc luân lý và tôn giáo, nhưng không
phải lúc nào Giáo Hội cũng có ngay câu trả lời cho mỗi một
vấn đề. Tuy nhiên bao giờ Giáo Hội cũng ao ước nối kết ánh
sáng mạc khải với sự khôn khéo của mọi người để soi dẫn con
đường mà nhân loại vừa bước chân vào
37*.
34. Giá trị của hoạt động nhân
loại. Ðối với các tín hữu, chắc chắn hoạt
động cá nhân cũng như tập thể của nhân loại, hoặc nỗ lực vĩ
đại của con người vất vả qua các thế kỷ nhằm cải thiện hoàn
cảnh sinh sống, tự nó vốn phù hợp với ý định của Thiên Chúa.
Thực vậy, được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, con người
đã nhận mệnh lệnh chinh phục trái đất cùng tất cả những gì
chứa đựng trong đó, cai quản vũ trụ trong công bình và thánh
thiện
1 và khi nhìn nhận Thiên Chúa là Ðấng tạo dựng mọi
loài, họ qui hướng về Người chính bản thân mình cũng như
muôn vật: như thế, khi con người chinh phục tất cả thì danh
Chúa được tôn vinh khắp địa cầu
2.
38*
Những điều
nhận định trên đây cũng ứng dụng được nơi những công việc
hoàn toàn thường nhật. Thực vậy trong khi mưu sinh cho mình
và cho gia đình, tất cả những người nam cũng như nữ hoạt
động để phục vụ xã hội một cách hữu hiệu đều có lý để tin
rằng nhờ lao công của mình, họ tiếp nối công trình của Ðấng
Tạo Hóa, phụng sự anh em, đóng góp công lao mình vào việc
hoàn thành ý định của Thiên Chúa trong lịch sử
3.
Người Kitô
hữu không những không coi các công trình do con người dùng
tài năng và sức lực riêng để thực hiện là chống đối quyền
năng của Thiên Chúa, không coi thụ tạo có lý trí như một
địch thủ của Tạo Hóa, mà lại xác tín rằng các thắng lợi của
nhân loại là dấu hiệu biểu dương Thiên Chúa cao cả và là kết
quả của ý định khôn lường của Ngài. Tuy nhiên, quyền lực con
người càng gia tăng, trách nhiệm cá nhân hay tập thể lại
càng nới rộng. Do đó, chúng ta thấy sứ điệp Kitô giáo không
làm cho con người tránh né khỏi công cuộc xây dựng thế giới
hoặc khiến họ không còn thiết tha đến lợi ích của đồng loại,
nhưng trái lại bổn phận thực hiện những điều ấy còn thúc
bách họ hơn nữa
4.
35. Trật tự hoạt động con người.
Hoạt động của con người phát xuất từ con người nên qui hướng
về con người. Thật vậy, khi làm việc con người không những
biến đổi sự vật và xã hội mà còn cải thiện chính mình. Bởi
vì khi làm việc con người học biết được nhiều điều, phát
triển tài năng cũng như thoát ra và vượt khỏi chính mình.
Nếu được hiểu cho đúng thì sự tăng triển này đáng giá hơn
mọi của cải có thể thu tích được. Giá trị con người hệ tại ở
"cái mình là" hơn hệ tại ở "cái mình có"
5. Cũng vậy, tất cả cái gì con người làm để đạt
tới một mức độ công bình cao hơn, một tình huynh đệ rộng lớn
hơn và một trật tự nhân đạo hơn trong các tương quan xã hội,
đều quí trọng hơn các tiến bộ kỹ thuật, bởi vì, các tiến bộ
ấy tuy có thể cung cấp chất liệu cho việc thăng tiến con
người, nhưng tự chúng mà thôi không thể thực hiện được công
cuộc thăng tiến ấy.
Vậy nên,
đây là tiêu chuẩn hoạt động của con người: mọi hoạt động của
con người phải phù hợp với lợi ích đích thực của nhân loại
theo như ý định và ý muốn của Thiên Chúa, lại phải giúp con
người, cá nhân cũng như tập thể, trau dồi và thực hiện ơn
gọi toàn diện của mình.
36. Sự độc lập đúng mức của các
thực tại trần thế. Tuy nhiên, nhiều người
đương thời dường như e ngại rằng sự liên kết khá chặt chẽ
giữa hoạt động của con người và tôn giáo sẽ làm ngăn trở sự
độc lập của con người, của xã hội hoặc của khoa học
39*.
Nếu sự độc
lập của các thực tại trần thế có nghĩa là các tạo vật và các
xã hội đều có những định luật và những giá trị riêng mà con
người phải khám phá dần dần, xử dụng và điều hòa, thì đòi
hỏi một sự độc lập như thế là một việc hoàn toàn chính đáng:
đó là điều không những người đương thời đòi hỏi mà còn phù
hợp với ý muốn của Tạo Hóa. Thực vậy, chính vì được tạo dựng
mà mọi vật đều có sự vững chãi, chân thực và tốt lành cùng
những định luật và trật tự riêng. Con người phải tôn trọng
tất cả những điều ấy, phải nhìn nhận các phương pháp cá biệt
của mỗi khoa học và kỹ thuật. Bởi vậy, việc khảo sát có
phương pháp trong mọi ngành, nếu tiến hành một cách khoa học
thực sự và theo các tiêu chuẩn luân lý, sẽ không bao giờ
thực sự trái nghịch với đức tin, vì các thực tại trần thế và
các thực tại đức tin đều bởi một Thiên Chúa mà ra
6. Hơn nữa, những ai kiên nhẫn và khiêm tốn cố
gắng nghiên cứu sâu xa những bí ẩn của sự vật, mặc dù không
ý thức, nhưng vẫn được bàn tay Chúa hướng dẫn, vì Ngài là
Ðấng bảo trì muôn loài và khiến chúng hiện hữu theo bản tính
riêng của mỗi loài. Do đó đôi khi chúng ta có thể phàn nàn
một số tâm trạng cả nơi các Kitô hữu, không hiểu rõ sự độc
lập hợp lý của khoa học. Những tâm trạng này gây nên nhiều
cuộc tranh luận và bất đồng khiến nhiều người nghĩ rằng đức
tin và khoa học đối nghịch nhau
7.
40*
Nhưng, nếu
"sự độc lập của thực tại trần thế" có nghĩa là: các tạo vật
không lệ thuộc Thiên Chúa và con người có thể xử dụng chúng
mà không cần quy hướng về Ðấng Tạo Hóa thì không một ai nhìn
nhận Thiên Chúa lại không thấy rằng lập trường đó hết sức
sai lầm. Thực vậy, không có Tạo Hóa, tạo vật đều tiêu tan.
Ngoài ra mọi tín hữu, dù thuộc tôn giáo nào đi nữa, cũng
luôn nghe tiếng Thiên Chúa và thấy Ngài hiển hiện qua tiếng
nói của tạo vật. Lại nữa, quên mất Thiên Chúa, mọi tạo vật
đều trở nên mờ tối.
Chú
Thích:
(lưu ý:
những số ghi chú nhỏ hơn đã được đăng vào những số báo
trước)
36* Khi chưa để ý đến
sinh hoạt của con người, ta chưa hiểu biết con người và phẩm
giá của họ. Qua lịch sử, con người đã nỗ lực để chế ngự
thiên nhiên và vũ trụ, hiện nay con người đã đạt tới một mức
độ lớn lao trong công việc ấy. Trước sự kiện này, Công Ðồng
nêu ra ba thắc mắc:
1) Sinh
hoạt có giá trị nào? Và Công Ðồng trả lời: a) nó là phương
tiện để phát triển và tiến tới việc thích hợp với ý muốn của
Ðấng Tạo Hóa. Ðức tin không trái ngược với ý muốn tiến bộ đó
(số 34); b) hơn thế nữa, sinh hoạt làm cho con người lớn lên
về nhân cách, do đó chính con người trở nên tiêu chuẩn luân
lý của sinh hoạt (số 35).
2) Sinh
hoạt như thế nào? a) Làm theo những đòi hỏi riêng và chính
thức của thực tại trần tục là không bao giờ đi ngược với đức
tin (số 36); b) đồng thời, tội lỗi, lòng kiêu ngạo và ích kỷ
có thể làm cho sinh hoạt ấy đổi ý nghĩa (số 37); c) nhưng ơn
Chúa Cứu Thế thanh luyện nó. Chính Chúa Giêsu, Thiên Chúa
Nhập Thể, dạy con người sinh hoạt: nhờ đức ái con người có
thể xây dựng và đổi mới thế giới (số 38).
3) Sinh
hoạt với mục đích gì? Thế giới cuối cùng sẽ đổi mới, chứ
không hoàn toàn hư mất. (số 39).
37* Ba câu hỏi trên của
Công Ðồng có lẽ chưa đủ để biểu lộ các vấn đề bao gồm trong
chương này. Hơn bao giờ hết, thần học hiện đại đang tìm hiểu
thực tại trần thế. Trong chương này ta sẽ tìm thấy một số
nguyên tắc căn bản để giải quyết nhiều vấn đề có thể đặt ra
dưới nhiều khía cạnh khác nhau:
1) Khía
cạnh tín lý thần học: a) Ta phải có quan niệm gì về vũ trụ,
về lịch sử, về sinh hoạt? b) Một thuyết thần học về thực tại
trần thế phải dựa trên nền tảng nào? c) Có một nhân bản chủ
nghĩa Kitô giáo không? d) Cần phải nhở thuyết "trần tục hóa"
tân thời để có một học thuyết thần học về thực tại trần thế
không?
2) Khía
cạnh luân lý thần học: a) Giữa đòi hỏi của Nước Thiên Chúa
và của thực tại trần thế, con người phải có thái độ nào?
Phải sống thế mạt (chỉ hướng về đời sau) hay nhập thể? Hay
là, đúng hơn: ta phải làm thế nào để điều hòa hai cực đoan
ấy một cách thực tế? b) Các tín hữu có chỗ đứng ở giữa cộng
đoàn nhân loại đang lo việc xây dựng thế giới không? Hay là
các tín hữu phải quay lưng lại thế giới và tiến bước trên
con đường khác biệt? c) Các tín hữu có chung một thứ ngôn
ngữ với người ngoại giáo và người vô thần để mở cuộc đối
thoại với họ được không?
3) Khía
cạnh tu đức: Căn cứ vào thực tại trần thế ta có thể lập ra
một thuyết nào về đời sống thiêng liêng không? Ðặc biệt về
đời sống giáo dân?
4) Khía
cạnh tranh luận: Ta phải trả lời như thế nào? a) trước những
lời tố cáo cho rằng đức tin làm cho các tín hữu tách biệt
với thực tại trần thế và với các vấn đề cụ thể của cuộc
sống? b) Cũng như khi người ta đồng hóa tôn giáo với những
việc dị đoan phải bị khoa học loại trừ?
38* Việc làm không phải
là sự trừng phạt vì tội lỗi, chỉ tính cách khó nhọc của việc
làm mới là kết quả của tội phạm. Do việc làm: 1) con người
khắc phục thiên nhiên, 2) kiện toàn vạn vật, 3) thể hiện
nhân cách: đào tạo quyền tự do, trí tuệ và ý chí cũng như sự
khéo léo tinh thần và thể xác, 4) nên chính con người hoàn
thiện hóa bản thân, 5) xây dựng xã hội, 6) cỗ võ sự hiệp
nhất giữa nhân loại, 7) giúp kiến tạo hòa bình (vì việc làm
đòi hỏi sự cộng tác của nhiều người). Do đó việc làm mưu ích
riêng cho con người cũng như ích chung cho xã hội và còn có
thể nói là mưu ích cho cả vũ trụ nữa.
Ðức tin còn
cho ta biết những khía cạnh mới: 8) là nhờ việc làm ta thực
hiện ý muốn của Chúa Tạo Hóa, 9) và ta góp phần để làm sáng
Danh Chúa, 10) khi làm việc, con người càng giống như hình
ảnh của Thiên Chúa Tạo Hóa, 11) và cộng tác với Ngài, 12)
cũng như bắt chước Ðấng Cứu Thế (x. GH 41e). 13) Ðồng thời,
nhờ ơn Chúa, chính việc làm của con người được một giá trị
siêu nhiên, giống như công việc của Ðấng Cứu Chuộc, để đền
tội, để cầu xin, để giúp tha nhân về cùng Chúa và thánh hóa
bản thân cũng như người khác: như vậy việc làm trở nên một
phương tiện để thực hiện đức thương yêu.
39* Ðây là thành kiến
của những hình thức nhân bản chủ nghĩa (xem trên, số 7c).
Ðàng khác, nó cũng có thể là kết quả do kinh nghiệm lịch sử
không tốt đẹp gây nên (xem cuối đoạn b trong số này).
40*
Các ngành nghệ thuật, văn chương, khoa học, kinh tế, chính
trị, xã hội học, v.v... đều có đối tượng riêng biệt, phương
pháp riêng biệt, kỹ thuật riêng biệt. Xét đoán một tài liệu
văn chương chẳng hạn, theo những tiêu chuẩn kinh tế mà thôi,
hay là theo kỹ thuật của khoa học chính xác, dĩ nhiên là vô
nghĩa! Cũng thế, xét các vấn đề tôn giáo với đầu óc mỹ
thuật, văn chương, khoa học..., khi chưa được đào tạo theo
nguyên tắc tôn giáo cũng không kém nguy hiểm. Bởi vậy, Công
Ðồng nhấn mạnh rằng thật là hết sức khôi hài, nếu chúng ta
dựa trên những nguyên tắc tôn giáo để quyết định phải áp
dụng kỹ thuật nào cho các thực tại trần thế. Các nhà sinh
vật học, toán học, kinh tế học, chính trị..., đều phải khám
phá và áp dụng những nguyên tắc và kỹ thuật riêng biệt của
từng ngành. Ðức tin sẽ không giúp họ giải quyết các vấn đề
chuyên môn của họ.
Ðàng khác, chân lý không thể mâu thuẫn với
chân lý. Bởi thế những kết luận đúng sự thật của khoa học
không thể mâu thuẫn với đức tin được (về các thực tại trần
thế khác cũng phải lý luận một cách tương tự). Thiên Chúa,
Ðấng đã mạc khải các tín điều cũng là Ðấng đã tạo nên thực
tại trần thế. Thiên Chúa không thể mâu thuẫn với chính Ngài.
Do đó, khi nào người ta đạt tới kết luận khoa học có vẻ trái
ngược với đức tin thì phải xét lại: hoặc những kết luận đó
chưa vững chắc (có thể chỉ là những giả thuyết nhất thời),
hoặc cách hiểu biết tín điều còn ở trên bình diện thiếu sót,
hoặc là cả hai.
Trong ghi chú, Công Ðồng nhắc lại vụ án
Galileô để chấp nhận phần trách nhiệm của Giáo Hội khi vội
vã quyết đoán rằng giữa kết luận khoa học (quả đất xoay
chung quanh mặt trời) và lời Thánh Kinh ("mặt trời dừng
lại", chẳng hạn) có mâu thuẫn. Hôm nay ai cũng hiểu câu nói
như vậy không khác gì những câu nói thông thường của chúng
ta: "mặt trời mọc lên, lặn xuống". Về phần trách nhiệm của
chính ông Galileô khi ông vượt quá biên giới khoa học để cắt
nghĩa lời Thánh Kinh, thì ở đây Công Ðồng không muốn nhắc
đến làm gì.
còn tiếp |
VỀ MỤC LỤC |
|
NHỮNG PHƯƠNG THẾ SIÊU NHIÊN ĐỂ XÂY DỰNG HIỆP THÔNG
(Con đường đi đến hiệp thông) |
1. Chúa Thánh Thần, nguồn mạch hiệp
nhất.
Thần khí kết hợp Đức Kitô với các tín hữu và là nguyên ủy
hợp nhất của mọi tín hữu (1 Cr 12, 13; cf. Rm 8, 9- 11).
Thánh Thần cầu nguyện trong các tín hữu (Rm 8, 26).
Hãy phát triển những hoa trái của Thánh Thần: bác ái, hoan
lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín hiền
hòa, tiết độ (Gl 5, 22).
Sự hiệp thông là hoa trái của Thánh Thần ban cho các môn đệ
vào lễ Ngũ tuần: họ có khả năng tuyên xưng một đức tin duy
nhất cho dù với những ngôn ngữ khác nhau (Cv 2, 4). Nền tảng
của hiệp thông là chính Đức Kitô tác động qua Thánh Thần.
Nói cách khác, Thánh Thần là nguyên nhân nội tại tạo nên sự
hiệp thông trong Thân Thể Đức Kitô (Ep 2, 18; 4, 4). Vì thế,
bẻ gẫy sự hiệp thông này là “phân chia Đức Kitô” (1Cr 1,
12t) và Thánh Linh (1Cr 6, 17).
Tất cả các môn đệ Chúa Kitô chỉ làm thành một thân mình, bởi
vì mọi người “đã được thanh tẩy trong Thần khí độc nhất,… đã
được cùng uống Thần khí độc nhất” (1Cr 12, 13). Tuy vậy, sự
hiệp thông này không phải là dễ dàng, vì khi đọc hai lá thư
gởi tín hữu Corintô, ta thấy có nhiều chia rẽ, lục đục trong
cộng đoàn được thánh Phaolô yêu qúi này. Do đó, ngài kết
thúc lá thư thứ hai với lời cầu chúc là “sự hiệp thông của
Thánh Thần” ở với họ, bởi vì Thần khí là sự hiệp thông và
giúp thiết lập sự thông hiệp giữa những kẻ đã lãnh nhận
Người.
Thân Mình và Thần khí đi đôi với nhau, bởi vậy, thánh
Augustinô đã nói: “Thánh Thần có vai trò ở trong Hội thánh,
Thân Mình Đức Kitô, như linh hồn có vai trò trong thân xác
chúng ta”. Chính linh hồn mang lại sự sống cho toàn thể thân
xác.
“Tất cả chúng ta đã lãnh nhận cùng một Thần khí duy nhất là
Thánh Thần, chúng ta hiệp nhất với nhau và với Thiên Chúa.
Vì chúng ta tuy nhiều người, nhưng Đức Kitô đã cho Thần khí
của Chúa Cha và của Ngài ngự trong mỗi người chúng ta. Thần
khí duy nhất và không thể phân chia này, qui tụ lại trong
người những con người riêng rẽ và làm cho mọi người nên một
trong Người. Cũng như quyền năng của nhân tính Đức Kitô làm
cho những ai chia sẻ nhân tính đó hợp thành một thân thể duy
nhất, thì cũng vậy, tôi nghĩ rằng, Chúa Thánh Thần duy nhất
và không thể phân chia, Đấng ngự trong mọi người, cũng đưa
mọi người đến sự hiệp nhất thiêng liêng” (Bản văn của Giáo
phụ Syrilô thành Alexandria, trích dẫn trong Sách Giáo lý
của Hột thánh Công giáo, số 738).
Công đồng Vaticanô II quả quyết: “Thánh Thần, Đấng ngự trong
các tín hữu, tràn đầy và điều khiển Giáo hội, làm cho các
tín hữu hiệp thông với nhau cách kỳ diệu và liên kết tất cả
họ lại với nhau cách khắng khít trong Chúa Kitô, tới độ Ngài
là nguyên lý hiệp nhất của Giáo hội “ (HN số 2). Thần khí là
nguyên lý của hiệp thông, bởi vì do bản tính, Agapê tạo nên
hiệp nhất: “Tình yêu của Thiên Chúa được đổ tràn vào lòng
chúng ta nhờ Thánh Thần, Đấng đã được ban cho ta” (Rm 5,
5).
Tính cách duy nhất của Thánh Thần ngay trong sự đa dạng năng
động của các cách Thánh Thần biểu lộ ra, đòi hỏi mỗi người
đã được lãnh bí tích Thánh tẩy phải duy trì sự hiệp nhất của
nhiệm thể Chúa Kitô, tức Hội thánh. Mỗi cộng đoàn Kitô hữu
họp nhau cử hành bí tích tạ ơn là đang sống mầu nhiệm hiệp
nhất này và trong kinh tạ ơn, cộng đoàn kêu xin Thánh Thần:
“Chúng con cúi xin Cha cho Thánh Thần liên kết chúng con nên
một khi chúng con dự tiệc Mình và Máu Chúa Kitô” (Kinh Tạ ơn
2).
Giáo hội là dấu chỉ và phương thế cho sự hiệp nhất với Thiên
Chúa vì Giáo hội là dấu chỉ và khí cụ cho sự hiện diện và
tác động của Thánh Thần. Đồng thời Giáo hội cũng là “bí tích
của sự hiệp nhất nhân loại”. Đó là sự hiệp nhất mà nhân loại
nhận từ Thiên Chúa và có nơi Thiên Chúa.
Theo thánh Augustinô, tương quan Chúa Thánh Thần- Giáo hội
được diễn tả bằng phạm trù hiệp thông và lòng mến. Là tác
phẩm của Chúa Thánh Thần, Giáo hội là hồng ân của tình yêu
Thiên Chúa muốn hiệp nhất loài người trong thế giới này.
“Ngài đã cho thông dự vào Thánh Thần Ngài, cũng một Đấng duy
nhất hiện hữu nơi Đầu cũng như nơi các chi thể, làm cho
sống, hiệp nhất và hoạt động trong toàn thể thân mình, đến
nỗi các Thánh Phụ đã ví nhiệm vụ Chúa Thánh Thần với công
việc mà nguyên lý sự sống tức linh hồn hoàn thành trong thân
xác” (LG, số 7).
Những hoạt động chính của Chúa Thánh Thần trong phụng vụ
được Sách Giáo lý tóm tắt như sau : Chuẩn bị cộng đoàn gặp
gỡ Đức Kitô; nhắc lại và bày tỏ Đức Kitô cho niềm tin của
cộng đoàn; hiện tại hóa công trình cứu độ của Đức Kitô bằng
quyền năng biến đổi; làm cho ơn hiệp thông sinh hoa kết quả
trong Giáo hội (số 1092 và 1112).
Chúa Thánh Thần là Thần khí hiệp thông. Ngài thực hiện nơi
chúng ta sự hiệp thông mà Ngài đã thực hiện giữa Chúa Cha và
Chúa Con: “Vì tất cả đã lãnh nhận một Thần khí duy nhất, nên
chúng ta, một cách nào đó, kết hợp cách thâm sâu với nhau và
với Thiên Chúa. Chỉ có một Thần khí bất khả phân chia, Đấng
qui tụ nơi mình những tinh thần tách biệt nhau do sự hiện
hữu duy nhất nơi Ngài, nếu có thể nói được như thế” (Cyrille
d’ Alexandrie).
Trong phụng vụ, chúng ta nài xin Chúa Thánh Thần giúp ta,
thì trong đời sống hằng ngày cũng phải như vậy : “Chúng ta
cầu xin Chúa Cha sai Chúa Thánh Thần đến để Ngài làm cho đời
sống các tín hữu trở thành một lễ vật sống động dâng lên
Thiên Chúa bằng sự biến đổi thiêng liêng theo hình ảnh Đức
Kitô, bằng mối quan tâm lo cho sự hiệp nhất của Giáo hội và
bằng việc tham dự vào sứ mệnh của Giáo hội bằng chứng từ và
phục vụ bác ái” (SGL, số 1109). Như vậy, hoa quả của sự hiệp
thông, mà chúng ta phải cộng tác với Chúa Thánh Thần để phát
huy, vừa liên hệ tới từng người, vừa liên hệ tới Giáo hội và
thế giới. Chúa Thánh Thần biến đổi ta trong Đức Kitô cả
trong mối tương quan của ta đối với Thiên Chúa lẫn trong mối
tương quan của ta đối với người khác.
Hoa quả của Thánh Thần là tình yêu, tình yêu là mối dây hiệp
thông. “Đâu có Giáo hội, đó có Thánh Thần, và đâu có Thánh
Thần, đó có Giáo hội và mọi ơn thánh” (thánh Irênê). Giáo
hội gắn liền với Chúa Thánh Thần. Giáo hội là đền thờ của
Chúa Thánh Thần. Giáo hội được khai sinh từ cuộc vượt qua
của Đức Kitô , hoặc lúc Thánh Thần được đổ xuống 50 ngày sau
(CVTĐ 2, 32t). Giáo hội được thành lập trong Thánh Thần của
Đấng Phục sinh. Dưới hơi thở của Thánh Thần, Giáo hội khai
sinh tại Giêrusalem giữa những người Do Thái. Giáo hội lớn
lên từ đó, bằng cách sinh hạ không ngừng dưới tác động này.
Giáo hội sinh ra tại Samaria nơi những người Do Thái lạc
giáo và tại Xêsarê giữa dân ngoại, khi Thánh Thần ngự xuống
trên họ (CVTĐ 8, 14- 17; 10, 44- 48). Ở đâu có Giáo hội khai
sinh, ở đó có Thánh Thần làm việc. Ở đâu có cộng đoàn Giáo
hội mới được thành lập hoặc có tín hữu mới gia nhập, thì
chính Thánh Thần tháp nhập cộng đoàn ấy, tín hữu ấy vào Đức
Kitô, làm nên một thân mình duy nhất của Đức Kitô (1Cr 12,
13- 27).
Có Thánh Thần, chúng ta sẽ yêu mến Giáo hội, gắn bó với Giáo
hội và sẵn sàng phục vụ Giáo hội. Chúa Thánh Thần làm cho
chúng ta vui mừng tiếp xúc với Giáo hội, sống trong Giáo
hội. Có Thánh Thần, chúng ta sung sướng tiếp xúc với các
Kitô hữu khác trong Giáo hội. Có Thánh Thần, chúng ta cảm
thấy thoải mái, hạnh phúc trong cộng đoàn. Thánh Thần làm
cho tâm hồn chúng ta nên quảng đại, chấp nhận, tha thứ, qúi
mến, muốn làm điều lành cho anh em. Thánh Thần giúp chúng ta
chiến thắng mọi trở ngại, phá đổ mọi bức tường ngăn cách,
giúp chúng ta đi đến, trao đổi, đối thoại và tỏ lòng yêu
thương anh chị em. Chúa Thánh Thần là dây liên kết trong
tình bác ái, là sức mạnh tình yêu hiệp thông, nối lết chúng
ta nên một. Thông thường, Chúa Thánh Thần nối kết chúng ta
với Chúa Kitô trước, rồi từ đó nối kết chúng ta với anh chị
em.
Được tác tạo trong Thánh Thần, con người có nhu cầu sống
cùng, sống với. Nhưng ở đỉnh cao của lịch sử cứu độ, trong
Đức Kitô Phục sinh, Thánh Thần kiến tạo một sự hiệp thông
viên mãn, mà người ta gọi là ơn cứu độ.
2. Bí tích Thánh Thể, trung tâm của
cộng đoàn.
Thánh Thể là một sở hữu chung của toàn Giáo hội, để làm như
một bí tích hiệp nhất của Giáo hội.
Việc bẻ bánh diễn tả một bữa tiệc huynh đệ, biểu hiện sự
hiệp thông của Hội thánh là Thân Thể Đức Kitô : “Khi ta nâng
chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự
phần vào Máu Đức Ki-tô ư ? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó
chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? Bởi vì chỉ có
một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy,
nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể. Anh
em hãy coi Israel xét theo huyết thống. Những ai ăn tế phẩm,
há chẳng phải là những kẻ được chia lộc bàn thờ sao?” (1Cr
10, 16- 18).
Phép Thánh Thể biểu thị và thực hiện sự hiệp nhất các tín
hữu (LG, số 3). Trước hết, nhiệm tích này hiệp nhất tín hữu
với Đức Kitô nhờ việc kết hiệp thật sự với Mình và Máu bản
thể của Người; mà hậu quả có tính cách bí tích của việc kết
hợp này là đồng hóa giống trường hợp dinh dưỡng: Đức Kitô
đồng hóa các chi thể của Ngài bằng cách thông ban chính sự
sống mình cho chúng (Gl 2, 20) : “Không còn là tôi sống,
nhưng Chúa Kitô sống trong tôi”). Tất cả sống bằng cùng một
sự sống, và là cùng một thân thể : “Vì chỉ có một Bánh, nên
tất cả chúng ta chỉ làm thành một thân thể, vì tất cả chúng
ta dự phần vào một tấm bánh duy nhất.” (1Cr 10, 17). Và đó
chính là sự hiệp nhất nhiệm mầu của Giáo hội.
Nhưng Thánh Thể không phải chỉ liên kết các tín hữu với Đức
Kitô mà còn liên kết họ với nhau. Theo thánh truyền, hiệu
quả đó được tượng trưng trong tấm bánh, được kết thành bởi
nhiều hạt lúa mì hoặc trong chén rượu bởi nhiều trái nho :
“Cũng như tấm bánh mà chúng ta bẻ đây đã nằm rải rác trên
các triền đồi và đã được gom góp để làm thành một tấm bánh,
cũng thế, (chúng con) nguyện xin cho Giáo hội Chúa từ khắp
nơi trên mặt đất được tụ họp trong nước Chúa…”(Didakhé 9,
4). Thánh Thể gia tăng đức ái Giáo hội (xã hội), vì thế cũng
tạo dây liên kết tất cả những người đã nhận lãnh: cũng một
tình yêu trong một tâm hồn (cf. Rm 5, 5). Chính vì thế mà
Giáo hội được gọi là”Agape” (tình yêu), cũng có nghĩa là
tiệc Thánh Thể. Một tiếng khác: communio, vừa có nghĩa là sự
hiệp nhất giữa các Kitô hữu, và vừa có nghĩa là ăn thịt
Thánh Thể của Đức Kitô. Sự hiệp thông vào cùng một Thánh Thể
là tột đỉnh của sự hiệp nhất Giáo hội, và mọi hoạt động xây
dựng hiệp nhất đều phải dẫn vô đó (cf. HN, số 22).
Đứng trước sự cao cả của mầu nhiệm này, thánh Augustinô đã
thốt lên: “Ôi bí tích của lòng thương! Ôi dấu hiệu của hiệp
nhất! Ôi sợi dây ràng buộc của đức ái” (Serm, 272).
“Sự thông hiệp với Mình và Máu Chúa Kitô sẽ gia tăng sự
hiệp nhất của người hiệp lễ với Chúa Kitô, tha các tội mọn
cho người này và giữ người này khỏi sa phạm các tội trọng.
Bởi vì mối liên kết bác ái giữa người hiệp lễ và Chúa Kitô
được tăng cường, cho nên việc rước lễ củng cố sự hiệp nhất
của Giáo hội, Nhiệm thể Chúa Kitô” (SGL, số 1416).
Vì thế, dấu chỉ hữu hình rõ nhất của Giáo hội là việc cử
hành Thánh Thể (cf. PV, số 47, 48; GH, số 3, 11; HN, số 2).
Trong Thánh Thể, dân chúng họp quanh bàn thờ, có chủ chăn
chủ tọa, cầu nguyện cho Đức Giám mục của mình (đầu của Giáo
hội địa phương) và cho Đức Giáo hoàng (đầu của sự hiệp thông
phổ quát). Trong việc cử hành đó, ta thấy đủ mọi yếu tố của
hiệp thông: một đức tin, một phụng tự, một phẩm trật. Thánh
Ignatio Antiokia còn nói : không có Giám mục thì Thánh Thể
không thành (Ad Smyr. 8, 1- 2; cf. LG, số 26), vì chỉ có một
Thánh Thể, một thân xác của Chúa, một bàn thờ, một Giám mục
… (Ad Philad 4).
Đối với Giáo hội phổ quát, chính việc đồng tế đã luôn luôn
là dấu chỉ của sự hiệp thông : khi hai Giám mục gặp nhau,
chính trong việc đồng tế mà các ngài tỏ sự kết hiệp với
nhau; việc đồng tế trong lễ tấn phong Giám mục minh chứng sự
liên kết của chức Giám mục phổ quát; việc đồng tế biểu lộ sự
hiệp nhất phẩm trật các linh mục (cf. LM, số 8; HN, số 15).
Cử hành (hoặc tham dự) chung cùng một Thánh Thể mà không có
hiệp nhất thật sự là một tội phạm thánh. “Luật Chúa cấm
thông dự vào sự thánh có phương hại đến vấn đề hiệp nhất của
Giáo hội, hoặc đưa đến sai lầm hay nguy cơ lệch hướng về đức
tin, sinh ra gương mù gương xấu và tạo nên thái độ lãnh đạm”
(ĐP, số 26).
“Bằng các lời chuyển cầu (trong Thánh lễ), Giáo hội tỏ rằng
Thánh lễ được cử hành trong sự hiệp thông với toàn thể Giáo
hội trên trời và dưới đất, của các người sống và những người
đã qua đời, và trong sự hiệp thông với các vị chủ chăn của
Giáo hội, Đức Giáo hoàng, Đức Giám mục giáo phận, hàng linh
mục của ngài, và các phó tế của ngài, cũng như trong niềm
hiệp thông với tất cả các Giám mục hoàn cầu và các Giáo hội
của các ngài” (SGL, số 1354).
“Thánh Thể nói lên và thực hiện sự hiệp thông vào sự sống
của Thiên Chúa và sự hiệp nhất của dân Thiên Chúa: nhờ hai
điều này mà Giáo hội là Giáo hội” (SGL, số 1325).
Nhờ bí tích Thánh Thể, các cá nhân và các cộng đoàn, dưới
tác động của Thần khí, học cho biết cách khám phá ra ý nghĩa
thần linh của đời sống con người mà Công đồng đã nhắc tới. Ý
nghĩa đó có được khi Đức Giêsu Kitô “mạc khải trọn vẹn về
con người cho con người”, bằng cách cho thấy có điểm “tương
tự giữa sự hiệp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa và sự hợp nhất
của con cái Thiên Chúa trong sự thật và trong tình yêu” (GH
số 24). Một sự hợp nhất như vậy được diễn tả và thực hiện
cách đặc biệt nhờ bí tích Thánh Thể, trong đó, khi con người
tham dự vào lễ tế Thập giá được tái hiện trong buổi cử hành,
họ học được cách tìm lại mình trong việc hiệp thông với
Thiên Chúa và với người khác là anh em của mình bằng sự tự
hiến chính mình (GH số 24).
Thánh Thể là nguyên do, là biểu tượng và là dấu chỉ của sự
hợp nhất Giáo hội. Họp nhau quanh bàn thánh, Giáo hội thể
hiện như một thân thể, vừa kết hợp làm một với Đầu mình, vừa
biệt hóa trong các phận vụ khác nhau. Là bí tích hiệp nhất,
bí tích Thánh Thể gia tăng, xây dựng và đổi mới không ngừng
sự hiệp thông giữa các tín hữu và giữ họ hiệp nhất qua “mối
dây đức ái”. Thừa tác vụ tông đồ, công việc phục vụ của các
giám mục, linh mục và phó tế là phục vụ sự hiệp thông của
Hội Thánh.
Qua bí tích Thánh Thể, Thánh
Thần củng cố con người nội tâm, dạy con người biết ơn gọi
của họ là cho đi chính mình và sống hiệp thông với Chúa và
với anh em. Chính vì vậy mà Giáo hội thuở ban đầu rất siêng
năng “bẻ Bánh”. Đấng đã lên trời, giờ đây đến với họ trong
cộng đoàn Thánh Thể. Được Thánh Thần hướng dẫn, ngay từ thuở
ban đầu, Giáo hội tự diễn tả và củng cố mình trong bí tích
Thánh Thể.
3. Giới luật yêu thương.
Đức Giêsu đã truyền cho Giáo hội một giới răn mới (Ga 13,
34). Mối dây liên kết Ba Ngôi chính là tình yêu, nên tình
yêu cũng phải kết hợp con người lại.
Chỉ yêu thương anh em thôi thì cũng có thể được xem là chu
toàn cả lề luật, vì lề luật không nhằm mục đích nào ngoài
việc yêu thương. Đức Giêsu đã tóm tắt lề luật: “Còn điều răn
thứ hai, cũng giống như điều răn thứ nhất, là ngươi phải yêu
thương người thân cận như chính mình” (Mt 22, 37- 40). Chấp
nhận khác biệt của nhau, yêu thương và tha thứ cho nhau, noi
gương Đức Giêsu, là những điều kiện tối thiểu để xây dựng
cộng đoàn Giáo hội.
Đức Giêsu nhấn mạnh đến lòng yêu mến kẻ thù, để nên giống
Cha trên trời, là Đấng ban phát ơn lành cho mọi người không
phân biệt lành dữ (cf. Mt 5, 44- 45). Vì thế, chúng ta hiểu
tại sao giới răn này lại trở thành luật mới. Noi gương Cha
trên trời, hay nói khác đi, làm như chính Đức Giêsu đã làm;
như Thầy đã yêu thương các con.
Yêu thương như Thiên Chúa (cf. 1Ga 4, 11), yêu thương như
Đức Giêsu (Ga 15, 12). Đây là luật mới của Thánh Thần (Rm 8,
2; Gl 5, 25), là những đòi hỏi quá lớn đối với chúng ta,
chúng ta không cách nào thực hiện được. Chỉ có một cách duy
nhất là, nhờ Chúa Thánh Thần, là sức mạnh tình yêu của Thiên
Chúa, của Đức Kitô ở trong chúng ta, yêu mến chúng ta. Chúng
ta yêu mến nhờ Thánh Thần, bằng tình yêu của Thánh Thần. Chỉ
khi nào có một cái nhìn siêu nhiên về đức ái như thế, chúng
ta mới hiểu được Bài ca Đức ái trong 1Cr 13, 1- 13.
4. Mẹ Maria, gương mẫu của hiệp
thông.
“Vai trò của Mẹ Maria đối với Giáo hội gắn liền với sự hiệp
nhất của Mẹ với Chúa Kitô và xuất phát từ đó.“ Sự hiệp nhất
của Mẹ Maria với Con mình trong công cuộc cứu độ thật là rõ
ràng từ lúc Mẹ cưu mang Chúa cách trinh tuyền cho tới khi
Ngài chết” (GH số 58). Sự hiệp nhất này đã đặc biệt tỏ rõ
vào giờ khổ nạn của Chúa (SGL, số 964).
Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà (Lc 1, 35). Nhờ quyền năng
Thánh Thần, Mẹ đã cưu mang Ngôi Lời của Thiên Chúa, trao ban
Đức Giêsu cho nhân loại. Chúng ta muốn đem lại sự sống đích
thực cho người khác, cũng phải để cho Thần Khí hướng dẫn,
thúc đẩy và uốn nắn từ bên trong, hầu nên giống Đức Kitô
hơn. Nhờ đó được biến đổi để trở thành cộng đoàn chứng nhân.
Mẹ là mẫu gương của việc cầu nguyện: “ Bà Maria thì hằng ghi
nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi, nghĩ lại trong lòng (Lc 2,
19). Mẹ là nhà chiêm niệm trong biến cố dâng Con tại đền thờ
(Lc 2, 51).
Mẹ là nhà truyền giáo đầu tiên khi đon đả đem Chúa đến cho
Gioan Tẩy giả, khi phục vụ tận tình và nhiều ngày cho
Elizabeth (Lc 1, 56), là người phụ nữ có một tâm hồn rất tế
nhị, quan tâm tới nhu cầu của đôi tân hôn tại tiệc cưới Cana
và cầu nguyện cho họ (Ga 2, 3).
Mẹ đã hiệp thông sâu xa với Đức Kitô (Lc 1,46- 55). Mẹ hát
bài Magnificat, ngợi khen Thiên Chúa, thay mặt cho dân
Israel, liên đới với những người nghèo khó của Giavê.
Mẹ đã sống mầu nhiệm thập giá Đức Kitô(Gio 19, 25). Mẹ đã
can đảm đón nhận lưỡi gươm đâm thâu tâm hồn và kiên trì đứng
bên thập giá để chia sẻ nỗi khổ đau, nhục nhã của Con yêu
dấu.
5. Phụng vụ – Cầu nguyện.
Trong Phụng vụ, Thần khí quy tụ mọi tín hữu trong sự hợp
nhất : Phụng vụ, đặc biệt Lễ Tạ ơn, là synaxe, nghĩa là cộng
đoàn các tín hữu, trước kia tản mác và chia rẽ, nay tập họp
lại với nhau như các Tông đồ vào ngày Hiện xuống, “mọi người
tề tựu ở một nơi” (Cv 2, 1). Việc qui tụ trong hiệp nhất,
nghĩa là trong Giáo hội (cộng đoàn, dân hợp nhất) là công
việc của Chúa Cha và thực hiện bằng cách tạo thành Thân Thể
của Chúa Kitô ; mà chính Thần khí là Đấng phối hợp dân chúng
ly tán trong sự hiệp nhất. Bởi vì, khi đã thông ban chính
mình cho mỗi người, Ngài biến đổi đám đông thành thân thể
sống động của Chúa Kitô. Như vậy, Ngài là Đấng tác tạo dân
Chúa, dân của nền phụng tự mới và không ngừng tôn thờ Chúa
Cha, Đền thờ sống động và nơi tuyệt vời để tôn vinh Ba Ngôi.
“Chính Ngài, Thần khí thông hiệp, tồn tại mãi mãi trong Giáo
hội, và chính vì lẽ đó, Giáo hội là bí tích cao cả của sự
hiệp thông thần linh, qui tụ mọi con cái của Thiên Chúa đã
ly tán. Hoa trái của Thần khí trong phụng vụ là sự hiệp
thông với Ba Ngôi cực thánh và sự hiệp thông huynh đệ, cả
hai không thể phân chia” (CEC, số 108).
Cộng đoàn phụng vụ không phải là một tập hợp tự nhiên, nhưng
là một mầu nhiệm, một dấu chỉ thánh, dấu chỉ của dân giao
ước, bày tỏ cách hữu hình và thể hiện trong lịch sử việc quy
tụ những người đã được cứu. Nó biểu thị chính Giáo hội Chúa
Kitô. Cộng đoàn được Lời Chúa triệu tập, để nghe lời giáo
huấn, cầu nguyện và cử hành giao ước mới. Vì là dấu chỉ Giáo
hội, cộng đoàn là mầu nhiệm hiệp thông giữa các tín hữu tụ
họp lại với nhau, một sự hiệp thông trong đức tin, như các
chi thể hiệp nhất với nhau và với đầu. Sự hiệp nhất này được
thực hiện giữa mọi người trong cộng đoàn, bất kể chủng tộc,
màu da, phái tính, nghề nghiệp,…, không phân biệt cũng không
thiên vị, vì tất cả đã được thanh tẩy trong cùng một Thần
khí, để làm nên một thân thể (cf. SGL, số 1097, 1102).
Cộng đoàn phụng vụ có được sự hiệp nhất của mình là nhờ sự
hiệp thông của Chúa Thánh Thần, vì “Thánh Thần là nguyên lý
quy tụ và hiệp nhất” (LG 13), Đấng “tập họp các con cái
Thiên Chúa trong Thân Thể độc nhất của Chúa Kitô” (SGL, số
1097). Là sự hiệp thông giữa Chúa Cha và Chúa Con trong Ba
Ngôi, Thánh Thần làm cho cộng đoàn phụng vụ được hiệp nhất,
và nhờ Đức Kitô mà kết hợp nó với Chúa Cha.
Cộng đoàn là hình ảnh Giáo hội hiệp thông trong cùng một đức
tin, đức cậy, đức mến, tham dự vào cùng một hy tế của Đức
Kitô. Chúng ta đã hợp tác với Chúa Thánh Thần góp phần kiến
tạo và chia sẻ sự hiệp nhất này trong phụng vụ, để có thể
trở nên lễ vật sống động, thì lại càng phải làm như thế
trong đời sống. Một trong những hành vi quan trọng nói lên
mối quan tâm đó, và thường xuyên được mời gọi thi hành, là
cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Giáo hội “ (HN, số 8).
Lòng tin vào Thiên Chúa phải biểu hiện qua việc thờ phượng
và phụng tự. Nếu đức tin thuộc về một cộng đoàn, thì phụng
tự nhất thiết phải có tính cách xã hội. Công khai tuyên xưng
đức tin là một yếu tố hiệp thông trước mặt người khác. Như
thế, hiệp thông trong đức tin biểu lộ qua hiệp nhất các nghi
thức. Trước hết, thánh Phaolô kể ra “một phép rửa duy nhất”
như là dấu chỉ và nguyên nhân của sự hiệp nhất này (Ep 4, 4-
6; Gl 3, 26- 28; 1Cr 12, 13t). “Vậy phép rửa tạo ra mối dây
hiệp nhất cách bí tích, ràng buộc những kẻ đã được tái sinh.
Nhưng phép rửa mà Đức Kitô tháp nhập các chi thể vào mình,
làm chúng nên một trong Ngài: “Tất cả anh em chỉ còn là
một…” (Gl 3, 28).
Tại Á Châu, quê hương của các tôn giáo lớn, nơi mà mọi người
thích sống trầm lặng với tâm hồn hướng thượng, Giáo hội được
kêu gọi trở nên một Giáo hội cầu nguyện. Các Kitô hữu cần
một tu đức truyền giáo thực sự gồm có cầu nguyện và chiêm
niệm (Ecclesia in Asia, số 23). “Việc công bình, bác ái và
thương xót phải gắn bó mật thiết với đời sống cầu nguyện và
chiêm niệm đích thực, và thật vậy, chính cũng một tu đức này
là nguồn suối của mọi công trình rao giảng Tin mừng của
chúng ta” (Ecclesia in Asia, số 23).
Thánh Augustinô: “Chúa Kitô hiện diện nơi Giáo hội của Người
khi Giáo hội cầu nguyện, vì chính Ngài là Đấng cầu nguyện
cho chúng ta, trong chúng ta, và là Đấng mà chúng ta cầu
nguyện với như Thiên Chúa của mình”. “Ở đâu có hai hay ba
người vì danh Thày mà tụ họp lại, thì Thày ở giữa họ” (Mt
18, 20).
Thánh Thần là Đấng soi sáng, gợi hứng, thúc đẩy và là hoa
trái của lời cầu nguyện. Thiên Chúa ban Thánh Thần xuống cho
những ai tin Ngài.
Chúa hiện diện giữa chúng ta mọi ngày, đặc biệt là lúc chúng
ta cầu nguyện chung với nhau (cf. Mt 18, 19- 20), lúc chúng
ta cử hành mầu nhiệm Thánh Thể (cf. Lc 24, 30- 31), và khi
chúng ta cùng cộng tác với nhau để phục vụ những anh em ngèo
khổ (cf. Mt 25, 40. 45). Người nghèo chính là con đường đưa
chúng ta tới sự gặp gỡ, kết hợp với Chúa và hiệp nhất với
nhau.
Cộng đoàn cầu nguyện là biểu tượng của Hội thánh : Sau khi
Chúa lên trời, các Tông đồ trở về Giêrusalem, “đồng tâm nhất
trí, chuyên cần cầu nguyện, cùng với mấy người phụ nữ, với
bà Maria thân mẫu và với anh em của Đức Giêsu” (Cv 1, 14). Ở
đây, tác giả Tông đồ Công vụ không chỉ ghi chép những sự
kiện xảy ra, nhưng ông còn muốn vạch ra một ý tưởng cho cả
cộng đoàn Hội thánh nữa, đó là sự thông hiệp : đồng tâm nhất
trí trong việc cầu nguyện. Sự hiệp thông không những vượt
lên trên những bất đồng do quan điểm riêng tư hay chủng tộc,
mà còn là biểu hiện của Hội thánh.
Hội thánh tiên khởi đã gặp nhiều nguy cơ chia rẽ và những
mối lục đục bất hòa, nên thánh Phalô đã khuyên các tín hữu:
“Xin Thiên Chúa là nguồn kiên nhẫn và an ủi, làm cho anh em
được đồng tâm nhất trí với nhau, như Đức Ki-tô Giê-su đòi
hỏi. Nhờ đó, anh em sẽ có thể hiệp ý đồng thanh mà tôn vinh
Thiên Chúa, là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta” (Rm
15, 5- 6).
“Sứ mạng của Chúa Kitô và của Chúa Thánh Thần là loan báo,
hiện tại hóa và truyền đạt mầu nhiệm ơn cứu độ trong phụng
vụ bí tích của Giáo hội : sứ mạng này được tiếp tục trong
tâm hồn những người cầu nguyện. Các Giáo phụ tu đức đôi khi
vẫn ví tâm hồn người ta với một bàn thờ. Việc cầu nguyện sẽ
nhập tâm và thấm nhiễn lấy phụngvụ, trong khi và sau khi cử
hành phụng vụ. Cả khi diễn ra”trong nơi kín đáo” (Mt 6, 6).
Lời cầu nguyện vẫn luôn luôn là lời cầu nguyện của Giáo hội,
và là 6, 6). Lời cầu nguyện vẫn luôn luôn là lời cầu nguyện
của Giáo hội, và là
Khung cảnh cầu nguyện làm nổi bật căn cước của Kitô giáo.
Tại đây, các tín hữu tuyên xưng đức tin cũng như dâng lời
chúc tụng Thiên Chúa vì đã ban ơn cứu độ cho nhân loại nhờ
Đức Kitô, dưới hình thức tuyên xưng, các thánh thi, thánh
ca…Sự cầu nguyện không chỉ là một hành vi của con người,
nhưng còn là tác động của Thiên Chúa ở nơi ta nhờ Thánh
Thần. Thánh Luca nhiều lần nhắc tới tác động của Thánh Thần
trong lời cầu nguyện (1, 15t; 2, 25t; 4, 1. 14; 10, 21; 11,
13; Cv 2, 38; 10, 46t; cf. Rm 8, 15; 5, 6; 8, 26; Gl 4, 6).
Mọi lời cầu nguyện của Hội thánh được thực hiện trong Chúa
Thánh Thần, vì vậy là lời cầu nguyện của Thánh Thần. “Sự
hiệp nhất của Giáo hội đang cầu nguyện là công trình của
Thánh Thần, Đấng ở trong Đức Kitô, ở trong Giáo hội và ở
trong mỗi người đã được chịu phép rửa. Cùng một Thánh Thần
đến giúp đỡ sự yếu đuối của chúng ta” và “chuyển cầu cho
chúng ta cách khẩn thiết bằng những tiếng rên rỉ không thể
diễn tả” (Rm 8, 26). Chính Ngài, với tư cách là Thần khí của
Con, đổ tràn xuống trên chúng ta”Thần khí nghĩa tử, nhờ đó,
chúng ta được kêu lên: Aùp- ba, Cha ơi!” (Rm 8, 15; cf. Gl
4, 6; 1Cr 12, 3; Ep 5, 18; Gđ 2, 10). “Vậy thì không thể có
một lời cầu nguyện Kitô giáo nếu không có tác động của Thánh
Thần liên kết toàn thể Hội thánh nhờ Chúa Con dẫn Hội thánh
đến với Chúa Cha” (Huấn thị Tổng quát về Phụng vụ Các Giờ
kinh, số 8).
Cầu nguyện là một chiều kích
thiết yếu của phụng vụ. Thái độ thờ phượng lắng nghe và đáp
lại làm thành cơ cấu thiết yếu của cầu nguyện trong Giáo
hội, thái độ này tràn ngập tất cả phụng vụ Thánh Thể cho tới
khi đạt tới đỉnh cao của chính kinh “Tạ ơn”, trong đó, Thánh
Thần làm vọt lên từ tâm hồn đang cầu nguyện của Giáo hội
những kiểu nói độc đáo nhất trong cuộc đối thoại đầy tình
con thảo: tạ ơn, dâng hiến, chuyển cầu, kêu xin. Tất cả được
thực hiện trong Thánh Thần: bài hát, sự thinh lặng, lời cầu
nguyện của thừa tác viên và tiếng A- men của cộng đoàn, lời
tuyên xưng đức tin và lời chuyển cầu phổ quát trong lời
nguyện tín hữu.
GSVN
|
VỀ MỤC LỤC |
|
ĐAN VIỆN BIỂN ĐỨC
THIÊN PHƯỚC |
Tôi quen biết một anh bạn vốn là người
phục vụ đắc lực trong môi trường truyền thông Công Giáo tại
Việt Nam gần ba thập niên qua. Nay anh sắp sửa gác bút để đi
vào tuổi hồi hưu. Anh đang mong muốn trở thành hiến sinh
(oblat) Dòng Biển Đức.
Hằng tuần, mỗi khi có thể được, vào
chiều thứ năm, anh lên Đan Viện Biển Đức Thiên Phước để tham
dự giờ kinh chiều và chầu Thánh Thể. Và mỗi tháng, một hai
chiều thứ bảy, anh lại lên Đan Viện đó để đọc kinh chiều,
ngủ qua đêm và tham dự các giờ phụng vụ vào sáng Chúa nhật
hôm sau.
Do lời yêu cầu của tôi, anh đã chở tôi
bằng xe gắn máy vào một chiều thứ năm thuộc hạ tuần tháng
11/2006 để thăm viếng Đan Viện Biển Đức Thiên Phước: tham dự
giờ kinh chiều, chầu Thánh Thể và dùng bữa cơm tối tại đây.
TIẾT MỘT
THĂM ĐAN VIỆN THIÊN PHƯỚC
Quang cảnh Đan Viện
Vào chiều thứ năm hôm đó, sau khi chạy
xe gắn máy qua lối vào Đan Viện từ ngoài xa lộ – một lối vào
gồ ghề sỏi đá – chúng tôi băng qua một cổng sắt cũ kỹ và rỉ
sét để vào một cái cổng mới, cột xây bằng gạch, trên có mái
ngói che. Vào bên trong sân Đan Viện, nhìn quanh mới thấy
quang cảnh vắng lặng làm sao, khác với không khí nhộn nhịp
xô bồ của Thành Phố Saigon, bao quanh bởi những xa lộ tấp
nập với hàng ngàn loại xe đua nhau chạy.
Ở đây bày ra những tòa nhà im lìm với
những hàng cây cũng im lìm bất động. Đâu đó phô bày một vài
bồn hoa, bãi cỏ, nhưng có phần xơ xác tiêu điều vì không đủ
nước tưới cây. Đăc biệt, có một khoảnh ruộng khá rộng để các
đan sĩ trồng lúa. Vào tháng nầy khoảnh đất đó để lộ những
vũng bùn cỏ mọc um tùm vì không phải là mùa trồng lúa.
Cha Phó Bề Trên
Cha Bề Trên Đan Viện đi vắng nên chúng
tôi được Cha Phó Bề Trên tiếp đón tại một căn phòng đơn sơ.
Quý danh của ngài là Cha Tôma Thiện Lê Thành Cát
có biệt tài về “cảm xạ khám bệnh”. Cha cho biết hằng
ngày cha đã giúp chữa bệnh cho nhiều người về các thứ bệnh
khác nhau.
Ngoài ra cha cũng có biệt tài giúp kiếm
tìm mồ mả những người mất tích. Cha đã giúp đỡ rất nhiều
người ở phương xa và ở nước ngoài nữa. Việt kiều chỉ cần
biên thư hoặc gọi điện thoại cho cha biết vài chi tiết cần
thiết và gởi kèm một tấm ảnh. Cha chỉ hành động theo những
kiến thức về cảm xạ học còn sau đó cha hoàn toàn
phó thác cho Chúa để chính Ngài lo liệu.
Giờ Kinh Thần Vụ Ban
Chiều
Khi hoàng hôn sắp xuống, các tu sĩ già
trẻ lặng lẽ tiến về Nhà Nguyện để đọc kinh chiều. Hôm đó là
ngày lễ kính một vị Thánh Nữ đồng trinh nên
những thánh vịnh cũng như các bài đọc đều hướng về chủ đề “trinh
nữ”, ca tụng đức khiết tịnh nơi các vị Nữ Thánh Đồng
Trinh.
Bỗng chốc trong đầu óc tôi hiện lên
những hình ảnh kiêu sa của đại đa số thiếu nữ thời nay, đặc
biệt ở Việt Nam, đang lao mình vào cơn lốc tiền tài
do hoàn cảnh xã hội thúc đẩy, chẳng khác nào những đám thiêu
thân. Đó là những thiếu nữ trẻ đẹp trên những đường phố
Saigon, Huế, Hà Nội, Bắc Kinh, Thượng Hãi, Thẩm Quyến, Quảng
Châu và ở tận Cao Nguyên Việt Nam nữa… Tôi đã nhìn thấy họ
trên những đoạn đường du lịch.
Tất cả đều có một điểm chung là kiếm
cho thật nhiều tiền bằng mọi phương cách hầu hưởng thụ
tối đa, bất chấp mọi cạm bẫy nguy hiểm đang bủa giăng.
Đối với họ, đó là sự thành công đích thực trong cuộc sống xô
bồ và đa tạp nầy.
Tôi nhớ lại vào một buổi sáng mai tại
một công ty du lịch lớn ở Saigon, trong khi tôi đang cùng
một cô bán vé du lịch trao đổi về hành trình du lịch ở Trung
Quốc, thình lình tất cả các cô khuyến mãi ở các quầy hàng
đều nhốn nháo, đứng lên, nhìn ra phía bên kia đường.
Thì ra lúc đó hai cô người mẫu đang
đứng trước một chiếc xe hơi bóng loáng, được chụp hình lia
lịa và quay phim tới tấp để quảng cáo mẫu xe hơi mới. Tất cả
các cô khuyến mãi của công ty du lịch đều tấm tắc khen ngợi
sắc đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” của hai cô người mẫu và
họ để lộ lòng thèm muốn được trở nên như hai người mẫu đó
hầu cuộc đời sớm được lên hương!
Nhìn vào rất đông những đan sĩ trẻ
tuổi mặc tu phục và mấy em đang trong thời kỳ “tìm
hiểu”, mặc thường phục, quỳ phía trước nhà nguyện, tôi cảm
thấy dâng lên trong tâm hồn một niềm vui lớn lao! Những con
người năng động đó đang trong tuổi thanh xuân, đã có can đảm
đeo đuổi một lý tưởng tuyệt vời giữa thời đại văn minh vật
chất nầy.
Tuy nhiên tôi cảm thấy một chút lo
âu vì tuổi thanh xuân của họ gợi lại trong tôi hai câu
thơ sau đây của một thi sĩ Tiền Chiến khi ông nhìn thấy một
đám thiếu nữ xinh đẹp xuất hiện trước mặt mình:
“Biết đâu trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ yêu mình chẳng nói ra”.
Tự nhiên bỗng xuất phát trong đầu óc
tôi hai câu thơ sau đây:
“Biết đâu trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ rồi đây trở lại trần…”
Nếu thực tế xảy ra như thế, cũng không
có gì lạ. Chúa Kitô ngày xưa đã trả lời cho người thanh niên
giàu có đến gặp Ngài để xin chỉ đường cứu rỗi thì Ngài đã
nói: “Nếu anh muốn được cứu rỗi thì hãy về bán hết tài
sản, phân phát cho người nghèo và trở lại theo tôi”.
Chúa Kitô đã dùng chữ “nếu”, như là một sự “tự
do lựa chọn” dành cho chàng thanh niên đó.
Điều nầy cũng đã xảy ra với Đan Viện
Biển Đức Thiên Phước trong quá khứ: trong ba tập sinh đầu
tiên, hiện nay chỉ còn một là Cha Michel Phạm Văn Khoa.
Bữa cơm tối
Sau Kinh Thần Vụ Ban Chiều và nửa giờ
chầu Thánh Thể trong thinh lặng thật tuyệt vời và sâu lắng,
các tu sĩ lần lượt vào phòng ăn dùng cơm tối. Thức ăn hôm đó
gồm có canh rau và cá kho. Mọi người đều ăn trong
thinh lặng để nghe đài Radio VERITAS.
Tôi liên tưởng đến những bữa ăn thịnh
soạn trong những chuyến du lịch ở hải đảo Phú Quốc, trên
tuyến Xuyên Việt và ở bên Trung Quốc nữa. Tôi bỗng nhận thấy
sự tương phản giữa hai nếp sống và sự chua chát dâng lên
trong tâm hồn! Một chân lý thật đơn giản trong nếp sống tu
đức là sự thanh đạm. Điều nầy tìm thấy trong hết mọi
Linh Đạo của các Dòng Tu trong Giáo Hội Công Giáo.
Ra về
Trước khi về lại đô thị, tôi được một
linh mục trẻ của Dòng trao tặng tập sách nhỏ, nhan đề “Cuộc
Đời Của Thánh Biển Đức” và một tài liệu vỏn vẹn hai
trang giấy nói về “Ơn Gọi Dòng Biển Đức” dùng
cho các em thanh thiếu niên muốn đến tìm hiểu ơn gọi.
Sau khi giã từ Đan Viện Thiên Phước,
chúng tôi ra về lúc trời nhá nhem tối. Xe cộ đã lên đèn trên
các xa lộ đưa vào Thành Phố Saigon. Càng vào trung tâm thành
phố, cảnh tấp nập nhộn nhịp càng sinh động hơn lên.
Lúc bấy giờ tôi mới nhận thấy Đan Viện
Thiên Phước cũng như những đan viện chiêm niệm khác được
mang thêm chức năng mới là cống hiến cho đời môi trường
thuận lợi để những ai đang bị quay cuồng trong “cơn lốc
kinh tế” sẽ tìm được những giây phút thoải mái và
thanh thản nội tâm.
TIẾT HAI
ƠN GỌI BIỂN ĐỨC
Tiểu sử Thánh Tổ Phụ
Biển Đức
Thánh Biển Đức sinh năm 480 tại
Nursie (Trung Ý) cùng với người em gái song sinh là
Scolastica. Năm 14 tuổi, ngài đi học ở Roma. Để phản ứng
lại thời cuộc đồi phong bại tục và để thực hiện ước muốn là
chỉ yêu mến một mình Thiên Chúa, ngài đã bỏ học và lánh vào
hang núi Subiaco.
Khoảng năm 500, do gương sống thánh
thiện đạo đức, ngài được chọn làm Đan Viện Phụ nhà
Vicovaro, nhưng sau đó ngài đã rút lui. Năm 520,
ngài lập Đan Viện Subiaco và dần dần
phát triển thêm 12 đan viện nữa, xung quanh Subiaco.
Năm 530, ngài lập Đan Viện
Monte-Cassino là nơi sau nầy trở thành trung tâm đan
tu, văn hóa, tôn giáo. Cũng tại nơi đây, năm 535 ngài đã
hoàn thành Bộ Tu Luật có chiều kích
rộng lớn và nội dung đầy đủ nhất so với các bộ luật đương
thời.
Ngày 21-03-547, Thánh Biển Đức qua đời
tại Monte-Cassino, hưởng thọ 67 tuổi. Năm 670, hài cốt ngài
được di chuyển và đặt tại Đan Viện Saint Benoit-Sur-Loir
(Pháp). Đức Thánh Cha Phaolô VI đã chọn ngài làm “Quan
Thầy Châu Âu” và kính hằng năm ngày 11/7. Các đan sĩ
Biển Đức mừng kính riêng sinh nhật trên trời của ngài ngày
21/3 và mừng kính chung với toàn thể Giáo Hội ngày di chuyển
hài cốt là 11/7.
Tu Luật Biển Đức
“Tuyệt đối không quí mến gì hơn
Chúa Kitô” (Tu Luật 72, 11).
1.- Luôn nhấn mạnh đến Chúa Kitô
và Tin Mừng của Ngài. Linh đạo Thánh Biển Đức xây
dựng trên nền tảng Kinh Thánh, trang nào cũng
qui chiếu vào Lời Chúa, vì thế có giá trị bất hủ và
bao trùm mọi chiều kích: Ba Ngôi, Kinh Thánh, cánh chung,
con người, đại kết, Tin Mừng, tạ ơn. Tất cả đời sống của
đan sĩ được hấp dẫn nơi Chúa Kitô: thấy Chúa
Kitô trong mọi sự, đặc biệt nơi Đan Viện Phụ, nơi các anh
em, nơi khách đến thăm, nơi người nghèo khó bệnh tật.
2.- Đan Viện là
“Trường Học Phụng Sự Chúa”, trong đó Thầy Dạy là
Chúa Thánh Thần. Đan Viện Phụ là người đại diện
Chúa Kitô. Các đan sĩ phải từ bỏ ý riêng, mặc lấy khí giới
rất mạnh mẽ cao quí là sự tuân phục, để chiến đấu cho
Chúa Kitô là vua thật và sống Đức Tin, Cậy, Mến. Dù không
trực tiếp viết nhiều về Chúa Thánh Thần, nhưng hầu như trang
nào cũng nở rộ hoa trái Thánh Thần.
3.- Bộ Luật mực thước và trong
sáng
Luôn luôn Thánh Biển Đức nhắc tới sự
cẩn trọng chừng mực, tránh những thái quá và bất cập
trên đường tu, đồng thời quan tâm đến hết mọi sinh hoạt của
anh em. Sự quân bình được thể hiện qua cách
sắp xếp bố trí sinh hoạt của cộng đoàn, phân chia rõ ràng
hợp lý các phần vụ chính: thần vụ, lao tác, học vấn…
Lời lẽ bản văn toát lên vẻ kỳ diệu
vừa mạnh vừa êm, rất đòi hỏi yêu sách, tận căn, triệt để
đến mức tối đa như vang lại lời mời gọi của Chúa Kitô: “Hãy
nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện”
(Mt 5, 48).
Những nét chính của
Dòng Biển Đức
Dấu hiệu
Các người muốn trở thành đan sĩ, phải
thực tâm tìm Chúa qua việc ham thích thần vụ, vâng
phục mau lẹ, vui vẻ và đón nhận những thử thách sỉ
nhục theo gương Chúa Kitô.
Mục đích
Làm tất cả mọi sự nhờ Chúa Kitô,
trong Chúa Thánh Thần, qui hướng về Chúa Cha để “Thiên
Chúa được vinh danh trong mọi sự” (“UT IN OMNIBUS
GLORIFICETUR DEUS”).
Châm ngôn
Đó là “Cầu nguyện và Lao Động”
(“ORA ET LABORA”).
Tinh Thần
Đó là phụng sự Chúa và phục
vụ tha nhân. Luôn sống trong sự hiện diện của Chúa
để được vui sống bình an (PAX).
Đức tính
Phải có bốn đức tính sau đây: khiêm
nhường, thinh lặng, biệt thế và đời sống huynh đệ.
Sinh hoạt
-
Cử hành các Giờ Kinh Thần Vụ
(Opus Dei).
-
Đọc và suy niệm Kinh Thánh
(Lectio Divina).
-
Lao động trí thức và
lao động chân tay tùy khả năng.
-
Đón tiếp khách tĩnh tâm.
Tổng quan
Từ ngày thánh lập đến nay đã hơn 15 thế
kỷ, có khoảng 5 triệu đan sĩ Biển Đức và 1 triệu đan sĩ
Xitô. Trong số đó, rất nhiều đan sĩ đã được phong Hiển Thánh
và Chân Phước, 25 vị Giáo Hoàng, nhiều vị Hồng Y, Tổng Giám
Mục và Giám Mục.
Ngày nay con số các đan sĩ Biển Đức
khoảng 50.000 vị. Riêng Việt nam có 20 linh mục và hơn 250
đan sĩ sinh hoạt tại 5 nhà: Thiên An (Huế), Thiên
Hòa (Ban Mê Thuột), Thiên Bình (Long Thành),
Thiên Phước (Thủ Đức) và một Nữ Đan Viện Biển Đức
(Thủ Đức).
TIẾT BA
ĐAN VIỆN BIỂN ĐỨC – THÁNH
GIUSE – THIÊN PHƯỚC
Đầu tháng 05 năm 1972, tình hình thời
cuộc ngày càng sôi động với “mùa hè đỏ lửa” và việc “di
tản chiến thuật” của quân đội miền Nam. Ngày
13-5-1972, Nhà Mẹ Thiên An và cha Đan
Viện Trưởng là Tôma Châu Văn Đằng đã quyết định di
chuyển các đan sĩ trẻ và các tập sinh vào Saigon do cha tập
sư Marian Nguyễn Công Phương phụ trách. Điểm dừng
chân đầu tiên là trụ sở liên lạc của nhà Thiên An tại số
163/9 Hùng Vương, Thị Nghè, Saigon.
Những ngày đầu tiên
Cha Bêđa Ngô Minh Thúy lúc bấy
giờ đang học ở Saigon cũng được chỉ định cộng tác với cha
Marian để chuẩn bị nền móng ban đầu trên đất của ông Tòa
Trí tặng (do bà Hồng Thị Cúc đứng tên) gần Cầu Trắng
thuộc giáo xứ Tam Hải Thủ Đức, đặt cơ sở cho việc xây dựng
Đan Viện Biển Đức Thiên Phước.
Ngày 05-02-1976, Cha Bêda Ngô
Minh Thúy được chỉ định làm Bề Trên tiên khởi
của Đan Viện Thiên Phước. Ngày 11-02-1976, Đức cố Tổng Giám
Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình chính thức chấp
nhận Đan Viện Thiên Phước là Đan Viện giáo phận, thuộc Tổng
Giáo Phận Saigon. Tháng 03-1987, Cộng Đoàn chính thức nhận
Thánh Cả Giuse làm Bổn Mạng Đan Viện, mừng
kính vào ngày 19-03 hằng năm.
Rồi niềm vui của Cộng Đoàn Thiên Phước
càng được nhân lên, ngày 03-09-1988, Đan Viện được
nâng lên hàng tự trị (sui juris), mặc
dù Cộng Đoàn còn rất nhiều khó khăn và thiếu thốn.
Phát triển nhân sự
Ngày 08-12-1989, Đan Viện tiếp
nhận 3 tập sinh đầu tiên, hiện nay chỉ còn một là Cha
Michel Phạm Văn Khoa.
Ngày 11-07-1996 là lễ Thánh Tổ Phụ Biển
Đức, Đan Viện tổ chức lễ Tạ Ơn và khánh thành Nguyện
Đường mới, mở ra một giai đoạn phát triển của Cộng
Đoàn.
Ngày càng có nhiều người trẻ đến tham
dự chia sẻ và tìm hiểu ơn gọi, nhờ đó tình hình Đan Viện có
nhiều tiến triển đáng kể. Đặc biệt giới trẻ của Cộng Đoàn
dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ trên 70% tổng số nhân sự. Ngày
11-07-1997, Cộng Đoàn đã tổ chức lễ Ngân Khánh thành lập Đan
Viện.
Sau bao ngày gieo trồng, ơn gọi đan tu
của Cộng Đoàn Thiên Phước đã đâm hoa kết quả. Ngày
21-01-2000, Đan Viện có một linh mục trẻ đầu tiên là Cha
Michel Phạm Văn khoa (37 tuổi). Ngày 22-12-2000, một
linh mục trẻ thứ hai là Cha Phaolô Nguyễn Hữu Thanh
(38 tuổi). Và ngày 18-10-2002, một linh mục trẻ thứ ba là
Cha Gioankim-Maria Lê Văn Tấn (40 tuổi).
Tháng 03-2004, Cha Đan Viện Phụ Chủ
Tịch Thierry Portevin sang Việt Nam thăm viếng Tỉnh
Dòng Biển Đức Việt Nam lần thứ ba, đã chọn lựa và chỉ định
một linh mục trẻ Đan Viện Thiên Phước là Cha Phaolô
Nguyễn Hữu Thanh làm Bề Trên Cộng Đoàn Biển Đức
Thiên Hòa, Ban Mê Thuột.
Tính đến ngày 15-08-2006, nhân số Cộng
Đoàn Thiên Phước là 73 thành viên, trong đó khấn trọn đời 19
(linh mục 7), khấn tạm 28, tập sinh 14 và thỉnh sinh 12. Bề
Trên là linh mục Bêđa Ngô Minh Thúy.
ĐỊA CHỈ:
Đan Viện Biển Đức Thiên Phước
18 Đường số 7, Khu phố 2, Phường Tam
Bình, Quận Thủ Đức
TP. HCM, Việt Nam
Điện thoại: (84-8) 729 4971
897 7512
Email:
thienphuocosb@vnn.vn
Phát triển hạ tầng
cơ sở
Sau Nhà Nguyện, Đan Viện
tiến hành việc xây dựng một Nhà Khách nhỏ
đổi công năng thành phòng ở cho các đan sĩ lớn tuổi và tu
sĩ khách của Đan Viện. Kế đó là một tòa nhà hai
tầng gồm 38 phòng ở cho các đan sĩ đã khấn,
có khu nhà vệ sinh, giặt giũ và tập thể dục trong nhà. Tiếp
theo là một tòa nhà tương tự được cất song
song với tòa nhà khấn, để làm chỗ ở cá nhân và tập thể cho
những đối tượng chưa khấn là tập sinh, thỉnh sinh,
tìm hiểu nội trú…
Bước thứ hai là khu nhà khách
tĩnh tâm hiện đại, theo chức năng và truyền
thống Biển Đức đón tiếp khách hành hương như đón tiếp chính
Chúa Kitô và nhằm đáp ứng ba đối tượng về khách tĩnh tâm: ở
trong ngày, ở qua đêm, ở nhiều ngày (như các nhóm tu sĩ tĩnh
tâm trước khi tuyên khấn và các ứng viên linh mục trong giáo
phận…). Nhiều tiện nghi được dành cho khách tĩnh tâm: Nhà
Nguyện, phòng họp lớn, vừa hay nhỏ, căng tin 40 chỗ ngồi,
phục vụ bếp riêng theo yêu cầu, khi có đông người, có thể sử
dụng bếp và phòng ăn của Cộng Đoàn theo thỏa thuận trước.
Cuối cùng, kiến trúc mới đây là một tòa
nhà ba tầng nối liền hai dãy “nhà tập” và “nhà
khấn” nói trên, thành hình chữ U mang tên “thư
viện”. Ngoài chức năng thư viện (một tầng),
còn có công dụng tập trung các bộ phận phục vụ khác của Đan
Viện như nhà hội, lớp học, phòng họp, phòng vi tính, phòng
học đàn, nhà may, nhà sinh hoạt năng khiếu mỹ thuật, phòng y
tế…
Hiện trạng Đan Viện
Với nhịp độ đô thị hóa cấp tốc và qui
mô của Thành Phố Saigon, đã phát sinh nhu cầu bồi
dưỡng tâm linh ngày càng gia tăng của nhiều đối
tượng cư dân muốn tìm nơi thinh lặng, cô tịch. Đan Viện sẵn
sàng tiếp đón thân thiện, chân tình, vô vị lợi và không
phân biệt, để họ cầu nguyện riêng tư hoặc tham gia cầu
nguyện với Cộng Đoàn, hoặc với sự đồng hành tư vấn của các
linh mục, tu sĩ của Đan Viện, để họ có điều kiện thuận lợi
tìm lại sự an bình nội tâm của chính mình, hầu giải quyết
những vấn đề tâm lý, tâm linh của họ.
Phần Cộng Đoàn Đan Viện, nhờ những sự
tiếp xúc giao lưu thường xuyên như thế với nhiều giới
bên ngoài nội vi Đan Viện mà nắm bắt được nhiều vấn đề
thiêng liêng, tâm linh của xã hội, để trên cơ sở đó, có
nhiều đề tài, mục tiêu, đối tượng cầu nguyện,
van nài Thiên Chúa cho những cá nhân, cho đất nước, cho thế
giới khổ đau, tuyệt vọng, mất phương hướng. Tất cả chỉ để “làm
vinh danh Thiên Chúa trong mọi sự”, như tôn chỉ của Dòng
chiêm niệm Biển Đức.
Nhà văn Hương Vĩnh
(Trong tác phẩm Những Nẻo Đường Việt Nam)
|
VỀ MỤC LỤC |
|
VỀ DANH XƯNG “ĐẠO
THIÊN CHÚA” hay “ĐẠO CÔNG GIÁO”
NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA CÁC
NHÁNH KITÔ GÍAO |
Phần Một: VỀ DANH XƯNG “ĐẠO THIÊN CHÚA” hay “ĐẠO CÔNG GIÁO”
Hỏi: xin cha giải thích :
1- Đạo
Thiên Chúa là gì và khác Đạo Công Giáo như thế nào ?
2- Có người dịch Đạo
Công Giáo là Public Religion và Tội Tổ
Tông là father’s sin có đúng hay không ?
Trả lời:
Trong thực tế, nhiều
người đã lầm lẫn khi dùng cụm từ “ Đạo Thiên Chúa” hay Thiên
Chúa Giáo để chỉ Đạo Công Giáo (Catholicism ) tức là Đạo
thánh mà chính Chúa Kitô đã rao giảng và thiết lập Giáo Hội
như phương tiện để loan truyền và mang ơn cứu độ của Chúa
đến cho mọi dân mọi nước cho đến ngày mãn thời gian. Đó là
Đạo cứu rỗi mời gọi mọi người đón nhận để được sống hạnh
phúc đời đời với Thiên Chúa trong Vương Quốc tình yêu của
ngài.
Xét về từ ngữ
(terminology) thì danh xưng Đạo Thiên Chúa nghe có vẻ hợp lý
vì mục đích tôn thờ Thiên Chúa là Chủ tể vạn vật và vũ
trụ.Nhưng nếu đi sâu và nôïi dung thần học, thì danh xưng
này không phân biệt rõ đối tượng và mục đích tôn thờ của
các tín hữu có cùng niềm tin vào Thiên Chúa (God) nói chung
và Chúa Cứu Thế Giêsu nói riêng. Các tín hữu này hiện đang
phân tán trong các Giáo Hội hay Đạo có danh xưng khác nhau
như sau :
1- Do
Thái Giáo ( Judaism) , hay còn gọi là Đạo Mai Sen ( Mosaic
Religion) là Đạo tôn thờ Thiên Chúa Yahweh, là Cha của các
Tổ Phụ Abraham, Isaac và Israel (Jacob). Ngài cũng là Đấng,
qua tay ông Mai Sen, đã giải phóng cho dân Do Thái thoát
ách thống khổ bên Ai Cập và mang họ vượt Biển Đỏ trở về quê
hương an toàn. Tín hữu DoThái thuộc Đạo này cho đến nay vẫn
chỉ tôn thờ một Thiên Chúa độc nhất mà thôi (monotheism). Họ
không có ý niệm gì về một Thiên Chúa Ba Ngôi ( The Holy
Trinity) vì họ không nhìn nhận Chúa Giêsu là Ngôi Hai Thiên
Chúa, đã xuống thế làm Người để cứu chuộc nhân loại cũng như
không biết gì về Chúa Thánh Thần trong niềm tin của họ. Vì
thế, Kinh Thánh của Do Thái Giáo chỉ có phần Cựu Ước mà
thôi.ï
2-
Công Giáo La Mã ( Roman
Catholicism) chính là Kitôgíao,tức là Đạo tôn thờ Thiên Chúa
Ba Ngôi nhưng cùng một bản thể (substance) và uy quyền như
nhau. Thiên Chúa của Đạo Công Giáo là Thiên Chúa của Chúa
Kitô (Christian God) và cũng là Thiên Chúa của Tổ Phụ Do
Thái. Do đó, Kinh Thánh của Giáo Hội Công Giáo gồm cả hai
phần Cựu Ước( Old Testament) và Tân Ước ( New Testament).
3-
Chính Thống Giáo ( Eastern
Orthodox) là Nhánh Kitôgíao Đông Phương (Eastern Orthodox
Churches) đã tách ra khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mã từ năm
1054 vì một số bất đồng về tín lý thần học, phụng vụ và
quyền bính. Cho đến nay , Nhánh này vẫn chưa hiệp nhất trọn
vẹn được với Giáo Hội Công Giáo La Mã dù cả hai bên đã có
nhiều thiện chí và cố gắng để xích lại gần nhau.
4-
Tin Lành ( Protestantism) là
Nhánh Kitôgíao đã ly khai khỏi Công Giáo và Chính Thốâng
Giáo sau những cuộc cải cách ( reformations) do Marin Luther
chủ xướng tại Đức năm 1517, lan qua Pháp với John Calvin,
Thuy sĩ với Ulrich Zwingli .
Nhưng chính nội bộ Nhánh
này sau đó cũng phân chia thành rất nhiều giáo phái khác
nhau như Baptists, Methodists, Lutherans, Presbyterians,
Episcopalians, Pentecostals, Quakers, Church of Christ
.v.v Họ cũng tôn thờ một Thiên Chúa và tin Chúa Kitô là
Cứu Chúa (Savior) cũng như lấy Kinh Thánh làm căn bản cho
niềm tin và sứ vụ giảng dạy.(Preaching ministry), nhưng khác
biệt với Công Giáo và Chính Thống Giáo về nhiều điểm căn bản
liên quan đến thần học, bí tích, phụng vụ, quyền bính và
kinh thánh. (họ giải thích kinh thánh theo cách hiểu riêng
của họ). Thêm vào đó, cả hai Nhánh Chính Thống và Tin lành
đều không công nhận vai trò và quyền bính tối cao của Đức
Giáo Hoàng La Mã.
5- Anh Giáo (
Anglicanism) từ nhóm Kitôgíao đã tách khỏi Công Giáo La Mã
vì sự bất mãn liên quan đến vấn đề hôn nhân của Vua Henry
VIII trong thế kỷ 16. Henry đã tuyên bố ly khai khỏi Công
Giáo La Mã và tự phong làm thủ lãnh Nhánh ly khai này. Nhóm
này có tên chung là Anglican Communion, tức là Anh Giáo,
hoàn toàn khác với Giáo Hội Anh Quốc (The Church of
England) là Giáo Hội Công Giáo của nước Anh hiệp thông với
Giáo Hội Công Giáo La Mã (Rome)
Ngoài ra, còn phải kể
thêm một tôn giáo lớn nữa cũng tôn thờ Thiên Chúa mà họ gọi
là Đấng Allah. Đó là Đạo Hồi (Islam) do Muhammad sáng lập
vào năm A.D 622.Từ ngữ Islam trong tiếng Ả Rập có nghĩa là
“Tuân phục ý muốn của Thiên Chúa= (Submission to the will of
God) nhưng Đạo này khác xa Đạo Do Thái và các Nhánh KitôGíao
nói trên về nhiều mặt. Thí dụ họ chỉ coi Chúa Giêsu là một
người thường, một tiên tri như Abraham, Moses , Noah v.v và
kinh thánh của họ là kinh Koran.
Như vậy, không có đạọ nào
gọi là Đạo Thiên Chúa ( Deism) đúng nghĩa với danh xưng này
cả vì trong thực tế thì tất cả các Nhánh hay Đạo mang các
danh xưng riêng biệt trên đây đều tôn thờ Thiên Chúa ( God)
nhưng với nội dung thần học khác nhau, kể cả khác biệt về
phương thế thể hiện sự tôn thờ đó (Liturgy). Nói khác đi ,
các Nhánh Kitôgiáo và Do Thái giáo nói trên, tuy cùng tôn
thờ Thiên Chúa, nhưng rất khác nhau về quan điểm thần học,
bí tích, phụng vụ, mục vụ và quyền bình . Do đó, không thể
gọi Đạo Công Giáo là Đạo Thiên Chúa cách chung được vì như
vậy sẽ lẫn lộn với các đạo cùng tôn thờ Thiên Chúa nhưng
khác nhau về nhiều điểm như đã nói trên đây.
TẠI SAO PHẢI GỌI KITÔGÍAO LA MÃ LÀ ĐẠO CÔNG GIÁO ?
Để trả lới câu hỏi này,
chúng ta cần nhớ lại từ đầu Thiên Chúa (God) chỉ tỏ mình ra
cho dân Do Thái và chọn dân này làm dân riêng mà thôi :
“Vậy giờ đây, nếu các ngươi thực sự nghe tiếng Ta và giữ
giao ước của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngươi sẽ là sở
hữu riêng của Ta.” (Xh 19:5)
Như thế ,trước khi Chúa
Giêsu xuống thế , chỉ có dân Do Thái được biết Thiên Chúa
Yahweh là Cha các Tổ Phụ của họ, là Đấng đã giải phóng họ và
ban cho họ Mười Điều Răn làm Giao ước (Covenant) mà
thôi.Ngoài Dân Do Thái ra, các dân khác đều là dân ngoại
(gentiles) vì không biết Thiên Chúa Yahweh của dân Do Thái.
Nhưng sau khi Chúa Giêsu
giáng sinh ở Bethlehem, Chúa đã tỏ mình ra cho các dân
ngoại qua ánh sao lạ ở Phương Đông, mời gọi ba đạo sĩ dân
ngoại đầu tiên đến thờ lậy Chúa.( x. Mt 2:1-12). Sự kiện này
đã nói lên nét phổ quát (universality) của ơn cứu độ.Nghĩa
là ơn này được dành cho hết mọi dân tộc, không chỉ riêng
cho dân Do Thái. Vì thế , trước ngày về trời Chúa Giêsu đã
truyền cho các Tông Đồ : “anh em
hãy đi và làm cho muôn dân
trở thành môn đệ , rửa tội cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa
Con và Chúa Thánh Thần..” (Mt 28:19). Đây là lý do vì sao
Đạo của Chúa Kitô (Christianity ) được gọi là Đạo
Công Giáo vì mục đích phổ quát của ơn cứu độ mà Chúa đã mang
đến cho nhân loại qua Hy Tế thập giá của Người. Vì thế từ
ngử “Công giáo” ở đây có nghĩa là chung, là phổ quát
(universal), dành cho hết moi người không phân biệt màu da,
tiếng nói và văn hóa. Như vậy từ ngữ “công giáo”
(catholicam= catholique= catholic…..) không hề có nghĩa là
công cộng ( public) như có người không hiểu biết gì nhưng đã
có ác ý dịch ẩu Đạo Công Giáo sang tiếng Anh là Public
Religion. Dịch như vậy cũng tương tư như người mới học tiếng
Anh đãø tự ý dịch nước đá ( ice) là “water stone”! Cũng
vậy, nếu biết tiếng Anh đủ và có đọc sách vở viết bằng Anh
ngữ về các thuật ngữ (terms) của Kitôgíao, thì tội tổ tông ,
người Anh Mỹ gọi là Original sin, người Pháp gọi là Péché
originel, ngưới Tây Ban Nha gọi là Pecado orginal’.. chứ
không ở đâu có từ ngữ “father’s sin” để chỉ tội tổ tông cả.
Dịch kiểu này thì người Anh Mỹ không thể nào hiểu đúng ý
của người dịch được.
Tóm lại, danh xưng phải
chính xác về các vần đề tôn giáo để tránh hiểu lầm hay xuyên
tạc mục đích. Cụ thể, Đạo Công Gíao (Catholicism) là Đạo mà
chính Chúa Giêsu đã khai sinh và giảng dạy để mang ơn cứu độ
của Thiên Chúa đến cho mọi người thành tâm thiện chí muốn
đón nhận để được cứu rỗi và sống đời đời. Giáo Hội Công Giáo
là Giáo Hội duy nhất Chúa Kitô đã thiết lập để tiếp tục rao
giảng và chuyển chở ơn cứu độ đó đến cho những ai muốn tiếp
nhận. Giáo Hội này được đặt dưới quyền lãnh đạo của Đức
Giáo Hoàng là Người duy nhất nối tiếp Sứ vụ chăn dắt đoàn
chiên của Chúa Kitô với sự hiệp thông và vâng phục trọn vẹn
của các Giám mục trong toàn Giáo Hội.
Đó là những nét đại cương
để phân biệt Đạo và Giáo Hội Công Giáo với các Đạo cùng tôn
thờ Thiên Chúa nhưng đang hoạt động bên ngoài Giáo Hội Công
Giáo.
Phần 2. NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA
CÁC NHÁNH KITÔ GÍAO
Hỏi: Trong bài trước cha đã nói đến các Đạo cùng tôn
thờ Thiên Chúa nhưng khác nhau về nhiều mặt thần học, tín
lý, bí tích…, phụng vụ .v.v
Xin cha nói rõ hơn về
những khác biệt này giữa Công Giáo, Chính Thống và Tin Lành.
Trả lời: như đẵ giải thích trong bài trước, cả ba
Nhánh trên đây trước hết đều thuộc Đạo Thánh của Chúa Kitô
gọi chung là Kitô Giáo (Christianity). Nhưng với thời gian,
đã có những biến cố gây ra tình trạng rạn nứt hay ly giáo
(schism) đáng tiếc khiến Kitô Giáo bị phân chia thành 3
Nhánh chính trên đây; và cho đến nay, vẫn chưa có cơ may hàn
gắn được sự phân ly này. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng
giới hạn trong câu hỏi được đặt ra, tôi chỉ xin nêu sau đây
những dị biệt căn bản giữa ba Nhánh Kitôgíao lớn trên đây mà
thôi.
I-
Chính Thống (orthodoxy) khác biệt với Công Gíáo ra sao ?
Trước hết, danh xưng
Orthodoxy, theo ngữ căn (etymology) Hy lap , có nghĩa là
chân chính, đúng đắn (correct) và lành mạnh (sound). Danh
xưng này được dùng trước hết để chỉ lập trường của các giáo
đoàn đã tham dự các Công đồng đại kết (ecumenical Councils)
Nicêa I (325) Ephêsô (431) và Chalcedon (451) trong đó họ đã
chấp thuận và đề cao những giáo lý được coi là chân chính
tinh tuyền của Kitôgíao và cương quyết bác bỏ những gì bị
coi là tà thuyết hay lạc giáo (heresy). Nhưng về sau danh
xưng này được dùng để chỉ Nhánh KitôGíao Đông Phương (Easter
Orthodox Churches) đã tách khỏi Giáo Hội Công Giáo LaMã
(Roman Catholic Church) sau năm 1054.
Trước khi xẩy ra cuộc ly
giáo năm 1054, hai Nhánh Kitôgíao lớn nói trên vẫn hiệp
thông trọn vẹn với nhau về mọi phương diện vì cả hai Giáo
Hội này đều là kết quả truyền giáo ban đầu của các Thánh
Tông Đồ Phêrô và Anrê. Lịch sử truyền giáo cho biết là Thánh
Phêrô đã rao giảng Tin mừng ở vùng đất nay là lãnh địa của
Giáo Hội Công Giáo La Mã (Roma) trong khi em ngài, Thánh
Anrê (Andrew) sang phía Đông để rao giảng trước hết ở Hy
lạp và sau đó trong phần đất nay là Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey). Như
thế, cả hai Giáo Hội Kitôgiáo Đông Phương Constantinople và
Tây Phương (Roma) đều có nguồn gốc Tông đồ thuần túy. Sau
này, Giáo Hội Đông Phương, với Tòa Thượng Phụ (Patriarchate)
ở Constantinople, nay là Istanbul, đã tự cho mình là chính
thống (orthodox), là trung thực với giáo thuyết tinh tuyền
của Chúa Kitô, nên đã tuyệt thông với Giáo Hội Công Giáo Tây
phương Roma từ năm 1054 vì những bất đồng giữa hai bên về
tín lý thần học, phụng vụ, bí tích và quyền bính. Hai Giáo
Hội đã ra vạ tuyệt thông (Anathemas = excommunication) cho
nhau ngày 16 tháng 7 năm 1054, khởi đầu cho cuộc ly giáo
Đông Tây kéo dài cho đến ngày nay.
1- Cụ thể , về tín lý, Giáo Hội Chính Thống Đông
Phương bất đồng với Giáo Hội Công Giáo La Mã về từ ngữ “
Filioque” ( và Con) thêm vào trong Kinh Tin Kính Nicêa tuyên
xưng “ Chúa Thánh Thần bởi Chúa Cha, và Chúa Con mà ra”.
Giáo Hội Chính Thông Đông
Phương cũng không công nhận các tín điều về Đức Mẹ Vô
Nhiễm Thai (Immaculate Conception) và Lên Trời cả hồn xác
(Assumption) mặc dù họ vẫn tôn kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa
(Theotokos). Sở dĩ thế, vì họ không công nhận vai trò
lãnh đạo Giáo Hội của Đức Giáo Hoàng, nên đã bác bỏ mọi tín
điều được các Đức Giáo Hoàng công bố với ơn bất khả ngộ (
Infallibility) mà Công Đồng Vaticanô I (1870) đã nhìn nhận.
Chính vì họ không công
nhận quyền và vai trò lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ của Đức Giáo
Hoàng Rôma nên đây là trở ngại lớn nhất cho sự hiệp nhất
(unity) giữa hai Giáo Hội Chính Thống và Công Giáo cho đến
nay, mặc dù hai bên đã tha vạ tuyệt thông cho nhau sau cuộc
gặp gỡ lịch sử giữa Đức Thánh Cha Phaolô VI và Đức Thượng
Phụ Giáo Chủ Constantinople Athenagoras I năm 1966.
Giáo Hội Chính Thống có
đủ bảy bí tích hữu hiệu như Công Giáo. Tuy nhiên, với bí
tích rửa tội thì họ dùng nghi thức dìm xuống nước
(immersion) 3 lần để nhấn mạnh ý nghĩa tái sinh vào đời sống
mới, trong khi Giáo Hội Công Giáo chỉ dùng nước đổ trên đầu
hay trán của người được rửa tội để vừa chỉ sự tẩy sạch tội
nguyên tổ và các tội cá nhân ( đối với người tân tòng) và
tái sinh vào sự sống mới , mặc lấy Chúa Kitô.
2- Về phụng vụ, Giáo Hội Chính Thống dùng bánh có
men ( leavened bread) khi cử hành Thánh lể trong khi Giáo
Hội Công Giáo dùng bánh không men (unleavened bread).
Mặt khác, Giáo Hội Chính
Thông theo nghi thức Byzantine với ngôn ngữ chính là Hy lạp
và cử hành rất lâu (ít là 2 giờ mỗi thánh lể) trong khi Giáo
Hội Công Giáo theo nghi thức Latin, dùng hoàn toàn tiếng
La-tinh trước Công đồng Vaticanô II và nay là các ngôn ngữ
địa phương.
3- Sau hết, về mặt kỷ luật giáo sĩ: Giáo Hội
Chính Thông cho phép các phó tế và linh muc được kết hôn trừ
Giám mục, trong khi kỷ luật độc thân (celibacy) lại được áp
dụng cho mọi cấp bậc trong hàng giáo sĩ và tu sĩ Công giáo,
trừ phó tế vĩnh viễn (pernanent deacons).
Đó là những khác biệt căn
bản giửa Giáo Hội Chính Thốâng Đông Phương và Giáo Hội Công
Giáo La Mã.
Tuy nhiên, dù có những
khác biệt và khó khăn trên đây, Giáo hội Công Giáo và Giáo
Hội Chính Thống Đông Phương đều rất gần nhau về nguồn gốc
tông đồ và về căn bản đức tin, giáo lý, bí tích và kinh
thánh, vì thế giáo lý của Giáo Hội Công Giáo đã dạy rằng:
“Đối với các Giáo Hội Chính thống, sự hiêp thông này sậu xa
đến nỗi “chỉ còn thiếu một chút là đạt được mức đầy đủ để có
thể cho phép cử hành chung phép Thánh Thể của Chúa Kitô” (x.
SGLGHCG, số 838).
II- Tin lành ( Protestantism) và những khác biệt với Công
giáo.
Như đã nói trong bài
trước, Tin lành, nói chung, là Nhánh Kitôgíao đã tách ra
khỏi Giáo Hội Công Giáo sau những cuộc cải cách do Martin
Luther, một linh mục Dòng thánh Augustinô, chủ xướng vào năm
1517 tại Đức và lan sang Pháp và các nước Bắc Âu sau đó.
1- Ở góc độ thần học, những người chủ trương cải
cách (reformations) trên đã hoàn toàn bác bỏ mọi nền tảng
thần học về bí tích và cơ cấu tổ chức giáo quyền (Hierachy)
của Giáo Hội Công Giáo. Họ chống lại vai trò trung gian của
Giáo Hội trong việc hòa giải con người với Thiên Chúa qua bí
tích tha tội hay hòa giải (reconciliation) vì họ không nhìn
nhận bí tích truyền chức thánh (Holy Orders) qua đó Giám
mục, Linh mục được truyền chức thánh và có quyền tha tội
nhân danh Chúa Kitô (in persona Christi) cũng như thi hành
mọi sứ vụ (ministry) thiêng liêng khác. (rửa tội, thêm sức,
thánh thể, sức dầu thánh, chứng hôn).
Điểm căn bản trong nền
thần học của họ là con người đã bị tội tổ tông phá hủy mọi
khả năng hành thiện rồi (làm việc lành), nên mọi nỗ lực cá
nhân để được cứu rỗi đều vô ích và vô giá trị. Chỉ cần có
đức tin vào Chúa Kitô dựa trên kinh Thánh là được cứu rỗi mà
thôi. (Sola fide, sola scriptura). Ngược lại, Giáo Hội Công
Giáo tin rằng con người vẫn có trách nhiệm cộng tác với ơn
Chúa để được cứu rỗi. Nói khác đi, muốn được cứu độ, con
người phải cây nhờ trước hết vào lòng thương xót vô biên của
Thiên Chúa và công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô,
nhưng cũng phải có thiện chí công tác với ơn thánh để sống
và thực thi những cam kết khi được rửa tội. Nếu không, Chúa
không thể cứu ai được như Chúa Giêsu đã nói rõ :
“Không phải bất cứ ai thưa với Thầy :
lậy Chúa, lạy Chúa là được
vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ có ai thi hành ý muốn của
Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.”
( x Mt 7:21).
Nói khác đi, không phải
rửa tội xong, rồi cứ hát Alleluia và kêu danh Chúa Kitô là
được cứu độ. Điều quan trong hơn nữa là phải sống theo đường
lối của Chúa, nghĩa là thực thi những cam kết khi được rửa
tội : đó là mến Chúa, yêu người và xa lánh tội lỗi. Nếu
không, rửa tội và kêu danh Chúa thôi sẽ ra vô ích.
Anh em tin lành không
chia sẻ quan điển thần học này, nên họ chỉ chú trọng vào
việc đọc và giảng kinh thánh nhưng không nhấn mạnh đến phần
đóng góp của con người như Chúa Giêsu đòi hỏi trên đây.
Ngoài phép rửa và kinh thánh, họ không tin và công nhận một
bí tích nào khác. Điển hình, vì không công nhận phép Thánh
Thể, nên họ không tin Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong
hình bánh và rượu, mặc dù một số Giáo phái Tin lành có nghi
thức bẻ bánh và uống rượu nho khi họ tụ họp để nghe giảng
kinh thánh. Sứ vụ quan trọng của họ chỉ là giảng kinh thánh
mà thôi.
2- Nhưng kinh thánh được cắt nghĩa theo cách hiểu
riêng của họ , nên có rất nhiều mâu thuẫn hay trái
ngược với cách hiểu và cắt nghĩa của Giáo hội Công giáo.
Thí dụ , câu Phúc Âm
trong Matthêu 22 : 8-9 trong đó Chúa Giêsu dạy các tông đồ “
không được gọi ai dưới đất là cha là thầy vì anh em chỉ có
một Cha là Cha trên trời” mà thôi. Vì họ hiểu câu này hoàn
toàn theo nghĩa đen (literal meaning) nên đã chỉ trích Giáo
hội Công giáo là ‘lạc giáo=heretical” vì đã cho gọi Linh mục
là “ Cha” (Father, Père, Padre) !.
Thật ra, Giáo Hội cho
phép gọi như vậy vì căn cứ vào giáo lý của Thánh Phaolô, và
dựa vào giáo lý này, Công Đồng Vaticanô II trong Hiến Chế
Tín lý Lumen Gentium đã dạy rằng; “ Linh mục phải chăm sóc
giáo dân như những người cha trong Chúa Kitô vì đã
sinh ra họ cách thiêng liêng nhờ phép rửa và giáo huấn.” (
x, 1 Cor 4: 15; LG. số 28).
Một điểm sai lầm nữa
trong cách đọc và hiểu kinh thánh của Tin lành là câu Phúc
Âm Thánh Marcô kể lại một ngày kia Chúa Giêsu đang giảng
dạy cho một đám đông người thì Đức Mẹ cà các môn đệ của Chúa
đến. Có người trong đám đông đã nói với Chúa rằng : “ Thưa
Thầy có mẹ và anh em,
chị em của Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy.” ( x. Mc
3:32) . Anh em tin lành đã căn cứ vào câu này để phủ nhận
niềm tin Đức Mẹ trọn đời đồng trinh của Công Giáo và Chính
thống, vì họ cho rằng Mẹ Maria đã sinh thêm con cái sau khi
sinh Chúa Giêsu. Nghĩa là họ chỉ tin Đức Mẹ đồng trinh cho
đến khi sinh Chúa Giêsu mà thôi. Thật ra cụm từ “ anh chị
em “ trong ngữ cảnh (context) trên đây chỉ là anh chị em
theo nghĩa thiêng liêng (spiritual brotherhood, sisterhood)
mà thôi và đây là cách hiểu và giải thích Kinh Thánh của
Công Giáo và Chính Thống, khác với Tin lành.
Sau hết, về mặt quyền
bình, các giáo phái Tin lành đều không công nhận Đức Giáo
Hoàng là Đại Diện duy nhất của Chúa Kitô trong sứ mạng chăn
dắt đoàn chiên của Người trên trần thế.
Đó là những khác biệt căn
bản giữa Công Giáo và Tin Lành nói chung. Tuy nhiên, Giáo
Hội vẫn hướng về các anh em ly khai này và mong ước đạt
được sự hiệp nhất với họ qua nỗ lực đại kết (ecumenism) mà
Giáo hội đã theo đuổi trong nhiều năm qua.
Chúng ta tiếp tục cầu xin
cho mục đích hiệp nhất này giữa những người có chung niềm
tin vào Chúa Kitô nhưng đang không hiệp thông (communion)
với Giáo Hội Công Giáo, là Giáo Hội duy nhất Chúa Giêsu đã
thiết lập trên nền tảng các Tông đồ.
Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn |
VỀ MỤC LỤC |
|
CHỨC LINH MỤC
TRONG BUỔI BAN ĐẦU |
Tác phẩm Giáo Hội Cần Loại Linh Mục
Nào? (tiếp theo)
Lm Giuse Lê Công Đức chuyển ngữ từ
bản tiếng Anh:
PRIESTHOOD IMPERILED, Tác giả:
Lm. BERNARD HARING, C.SS.R.
“Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ.
Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ
vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến”
(Cv 2,46-47). Chúng ta có thể hình dung và hiểu bản văn
ấy như thế nào đây? Có lẽ, thoạt đầu, chúng ta có thể mường
tượng một linh mục nam giới, mới được truyền chức bởi một
trong số các Tông Đồ, cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn cho - và cùng
với - cộng đoàn qui tụ. Điều chắc chắn là những cộng đoàn
non trẻ này của các Tông Đồ, được hình thành bởi một nhóm
các gia đình, biết rất rõ lời di chúc của Đức Giêsu: “Anh em
hãy làm việc này để tưởng nhớ Thầy!”
Những
‘cộng đoàn dùng bữa’ ở Giê-ru-sa-lem
Khi quây quần với nhau,
những cộng đoàn dùng bữa thuở phôi thai này giữ hồi
ức đức tin của họ sống động bằng cách chia sẻ với nhau đức
tin, đức cậy, đức ái, niềm vui. Họ chia sẻ chính con người
họ và những gì mà họ sở hữu, nhưng nhất là họ chia sẻ đức
tin và tâm tình ca ngợi của mình hướng về Thiên Chúa. Họ
chẳng mấy cần đến cơ cấu và tổ chức, mặc dù qua các Thư của
Phao-lô và qua Công Vụ Tông Đồ chúng ta biết rằng vấn đề cảm
thức tôn ti trật tự đã thu hút nhiều sự quan tâm. Nghĩa là,
cần có người canh chừng để bảo đảm mọi sự được làm cách đúng
đắn và không một điều thiết yếu nào bị bỏ sót. Suy đi ngẫm
lại, chúng ta có thể kết luận rằng như vậy cần có một người
nào đó ‘chủ tọa’ những buổi qui tụ này, nhưng tất cả mọi
người đều chịu trách nhiệm về sự trưởng thành thiêng liêng
và về chứng tá của cộng đoàn.
Các cộng đoàn nhỏ ở Phi
Châu hay các cộng đoàn cơ bản ở Châu Mỹ La Tinh có thể giúp
chúng ta mừơng tượng về những cộng đoàn dùng bữa thuở phôi
thai này. Tuy nhiên, chúng ta không nên bỏ qua tầm quan
trọng của sự kiện rằng các cộng đoàn đức tin sơ khai rất
khác nhau về một phương diện. Trong những cộng đoàn quá non
trẻ, người ta không bao giờ bị mất Thánh Lễ do thiếu vắng
một linh mục được truyền chức. Cả Công Vụ Tông Đồ và các Thư
Phao-lô đều sử dụng thuật ngữ oikia, nghĩa là Giáo Hội tại
gia. Rất nhiều những Giáo Hội tại gia này được nhận ra qua
những cái tên phụ nữ. Chẳng hạn, chúng ta đọc thấy “gia đình
của Stephanas” (1Cr 16,15), và một đôi vợ chồng “Prisca
và Aquila
... với toàn gia đình họ” (1Cr 16,19). Trong Thư gửi tín
hữu Rôma, Thánh Phao-lô nồng nhiệt chào “Phoebe, một phó
tế của Giáo Hội ở Cenchreae” (Rm 16,7), và ở cuối thư
chúng ta gặp thấy một danh sách dài những đàn ông và phụ nữ
dấn thân phục vụ cho Tin Mừng và cho các cộng đoàn đức tin
bé nhỏ hay các Giáo Hội tại gia của họ.
Không phải tôi là người
duy nhất nghĩ rằng các phụ nữ đôi khi đã chịu trách nhiệm
toàn bộ buổi qui tụ của cộng đoàn đức tin, việc ca ngợi,
tưởng niệm tạ ơn và huấn giáo tại nhà họ. Lúc ấy họ đã không
– và không thể – lường trước được những vấn đề của chúng ta
hôm nay, họ càng không hiểu được những cân nhắc chi li của
chúng ta liên quan đến “tính hiệu lực của các thứ bậc”,
nhưng chắc chắn họ có quan tâm đến lòng trung thành đối với
Đức Kitô và – một mức nào đó – quan tâm đến tính kỷ luật của
các nghi lễ.
Việc suy tư về những
Giáo Hội tại gia nhỏ bé này phải thúc đẩy chúng ta hăng hái
quay trở về và nắm bắt lại sự tươi trẻ của buổi ban đầu Giáo
Hội và phải giúp chúng ta biết hình dung ra những viễn tượng
đầy sáng tạo và những khả năng khả thi cho thời đại chúng
ta.
Tính
phong phú và đa dạng của các đặc sủng
Cả Công Vụ Tông Đồ lẫn
các Thư Phao-lô đều giới thiệu cho chúng ta những ý tưởng
sống động liên quan đến tính phong phú và đa dạng của các
đặc sủng và các sứ vụ trong Kitô giáo thuở sơ khai. Một điều
hiển nhiên nhất, đó là loại chức linh mục mà sau này Công
Đồng Tridentinô phát triển không hề có gốc rễ nào trong cảm
nghiệm Thánh Kinh này. Cũng không thấy có hướng chỉ nào về
chiều hướng ấy trong cách hiểu và cách thể hiện cử hành thời
sơ khai. Ý niệm về nhóm “một người” (“one-person” team) vốn
không hề được ai tưởng nghĩ tới – tôi muốn nói đến ý niệm về
một cá nhân có năng lực đảm nhận hết mọi sự cho mọi
người! Thật vậy, nhóm “một người” tự thân nó là phản Tin
Mừng. Trong khi các mục tử tốt lành ngày nay phải săn
sóc một số người và một số nhóm chuyên biệt theo những khả
năng, đặc sủng, và mức độ sẵn sàng riêng của họ, thì chính
toàn thể cộng đoàn đảm nhận trách nhiệm quan tâm tới
việc giáo dục, cử hành, săn sóc các bệnh nhân, những
người già, những người neo đơn.
Thánh Phao-lô nói: “Vậy
anh em, anh em là thân thể Đức Kitô, và mỗi người là một
bộ phận. Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người,
thứ nhất là các Tông Đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là
các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được
những đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản
trị, để nói các thứ tiếng lạ” (1Cr 12,27-30). Trong ánh sáng
này, chúng ta được thúc đẩy để nhận ra, biện phân và – trong
sự tự do đầy sáng tạo và trong ý thức trách nhiệm – chúng ta
sẽ ngày càng phát huy những năng lực khác biệt và đa dạng ấy
trong toàn thể Giáo Hội hôm nay.
Các
trưởng lão của Giáo Hội sơ khai và các linh mục hôm nay
Theo từ nguyên, từ hiện đại “linh mục” (priest, prêtre,
presbitero, priester) có gốc ở từ Hi Lạp “presbyteroi”,
nghĩa là “những công dân lão thành”. Trong cộng đoàn Do Thái
giáo truyền thống, có một vị trí dành cho các công dân lão
thành. Sự kiện sống lâu không phải là yếu tố có tầm quyết
định lắm; đúng hơn, điều được người ta kỳ vọng ở đây là sự
khôn ngoan và nhiệt tình phục vụ. Trong truyền thống Do Thái
giáo, người ta thấy một nhóm trưởng lão làm việc sát cánh
với các phẩm trật tư tế và Lê-vi khác nhau. Không bao giờ có
ai nghĩ đến chuyện gạt một trưởng lão ra khỏi nhóm – vì tự
bản chất, nhóm luôn luôn là một cơ chế có tính tập đoàn.
Cùng với nhau, các trưởng lão đưa ra những lời khuyên và
những hướng dẫn cho cộng đoàn trong việc hợp tác với các tư
tế.
Cũng thế, có một sự kiện hiển nhiên rằng trong cộng đoàn
Kitô giáo sơ khai, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi truyền thống
Do Thái giáo, không một trưởng lão đơn độc nào đã từng đứng
ra cai quản cách đơn phương. Một cách thiết yếu, công việc
cai quản là công việc có tính cộng tác, chia sẻ sự khôn
ngoan và quyền bính, mang dấu ấn bởi một tinh thần quảng đại
và nhiệt tâm phục vụ.
Các Thư Mục Vụ cho chúng ta một thoáng nhìn về sự phát triển
tính tổ chức của Giáo Hội vào khoảng năm 100. Một nhóm tương
đối nhỏ các trưởng lão (presbyteroi) thi hành một thứ chức
vụ chủ tọa có tính tập đoàn trong hội đồng, nhằm phục vụ
cho thiện ích của cộng đoàn. Một số trong họ cũng được
cộng đoàn ủy thác sứ vụ giảng thuyết và giáo huấn. Đành rằng
những công việc này được xem như là những công việc đầy vinh
dự, nhưng những con người thi hành các công việc ấy không
bao giờ được coi là bề trên của người ta , cũng không được
ban tặng bất cứ tước hiệu hay sự phân biệt nào theo chiều
hướng đẩy họ lên cao hơn và tách biệt họ khỏi cộng đoàn.
“Những kỳ mục thi hành chức vụ chủ tọa cách tốt đẹp, thì
đáng được đãi ngộ gấp đôi, nhất là những người vất vả phục
vụ Lời Chúa và giảng dạy” (1Tm 5,17).
Như vậy, rõ ràng là không thể tưởng tượng việc tạo lập và
phát triển các cộng đoàn Kitô giáo mà không có một tập đoàn
các trưởng lão được thiết định, như chúng ta thấy trong các
chỉ thị mà Thánh Phao-lô đề ra cho Titô: “Tôi đã để anh ở
lại đảo Crêta, chính là để anh hoàn thành công việc tổ
chức, và đặt những kỳ mục trong mỗi thành, như tôi đã truyền
cho anh ...” (Tt 1,5.
Ở giai đoạn này trong chặng đường phát triển của Giáo Hội,
các Thư Mục Vụ cũng đề cập đến sự tuyển chọn các giám mục.
Mặc dù những qui tắc hay những tiêu chuẩn cụ thể cho việc
lựa chọn các giám mục và các phó tế vốn đã có sẵn rồi, song
các qui tắc ấy luôn luôn được hiểu và được triển khai trong
một bộ khung có tính tập đoàn rộng lớn hơn. Hơn nữa, để phục
vụ cho sự hòa thuận và cho việc làm chứng, trật tự cũng được
nhấn mạnh.
Mối quan tâm sâu xa và sự săn sóc ân cần đối với các bệnh
nhân là mối ưu tiên hàng đầu của những cộng đoàn Kitôhữu bé
nhỏ này, như được ghi nhận rất rõ trong Thư của Thánh
Gia-cô-bê: “Ai trong anh em đau yếu ư? Người ấy hãy mời
các kỳ nục của Hội Thánh đến; họ sẽ cầu nguyện cho người ấy,
sau khi xức dầu nhân danh Chúa” (Gc 5,14). Nói chung, bản
văn này được hiểu trong bối cảnh một tập đoàn tính trong
đó nghi thức xức dầu được cử hành bởi các trưởng lão. Đây
đích thực là một kinh nghiệm phụng vụ không có những áo mão
cân đai của lễ nghi nặng nề.
Trên khắp thế giới ngày nay, người ta đang tha thiết mong
muốn giới cầm quyền trong Giáo Hội ủy trao việc trao ban Bí
Tích Xức Dầu Bệnh Nhân cho các y tá, bác sĩ, các hiệp hội
mục vụ giáo dân hay các nhóm người cao tuổi có năng lực –
trong tính cách tập đoàn, họ có thể thăm viếng và săn sóc
các bệnh nhân và những người già cả. Những người đã về hưu,
cả nam lẫn nữ, là một kho tàng dồi dào chưa được khai thác
để đảm nhận những sứ vụ khác nhau trong Giáo Hội. Nhiều
người trong số này không những đã nhận được sự đào tạo về
thần học, mục vụ và lâm sàng, mà còn có một căn bản linh đạo
sâu sắc ngang bằng hoặc hơn cả một số linh mục hay giám mục.
Thật vô lý khi rả rích than thở rằng Giáo Hội thiếu ơn gọi
linh mục trong khi mà Chúa Quan Phòng cung cấp cho chúng ta
dư dật những con người vừa có khả năng vừa giàu nhiệt tâm
ngay trước mắt chúng ta! Những sứ giả đầy tiềm năng này của
Thiên Chúa cung cấp cho chúng ta không chỉ những cơ hội kịp
thời để bổ sung cho Giáo Hội và giải phóng Giáo Hội khỏi
những khuôn khổ cứng nhắc và não trạng nệ nghi lễ cũ rích,
mà còn có thể thăng tiến tính tập đoàn ở mọi cấp độ.
còn tiếp
|
VỀ MỤC LỤC |
|
LƯƠNG
TÂM THỜI ĐẠI |
‘Thành thật xác tín’ phải chăng là tiêu chuẩn của lương tâm?
Cứ theo ‘lương tâm’ mà sống thì sẽ ra sao? Xin cống hiến bạn
đọc bản lược dịch cuộc phỏng vấn LM Vincent Twomey.
Nguyễn Kim
Ngân thực hiện
Maynooth, Ái Nhĩ Lan, 25 tháng 6 năm 2007 (Zenith.org)
‘Lương tâm,’ theo lối hiểu thời đại hôm nay, đã bị giản
lược thành một thứ động cơ mang tính chất bào chữa, không
thể mắc sai lầm, và điều người ta cho là đúng thì chắc chắn
sẽ phải đúng. Đó là ý kiến của cha Vinh Sơn Twomey, một cựu
giáo sư thần học luân lý tại Đại Học Giáo Hoàng St. Patrick,
thành phố Maynooth, là tác giả cuốn sách “Giáo Hoàng
Bênêđichtô XVI: Lương Tâm của Thời Đại” vừa được phát hành
do Ignatius Press xuất bản. Trong cuộc phỏng vấn dành cho
ZENITH, ngài luận bàn về vai trò của Đức đưong kim Giáo
Hoàng trong việc vạch ra nẻo đường dẫn tới một hiểu biết sâu
xa hơn về lương tâm.
Hỏi (H): Được biết cha đã trình luận án Tiến Sĩ dưới sự
hướng dẫn của LM Giuse Ratzinger (nay là ĐGH Bênêđichtô
XVI). Xin cha cho biết kinh nghiệm ấy đã chuẩn bị cho cha
một cách đặc biệt như thế nào để viết ra tác phẩm mới này?
Đáp (Đ): Mùa xuân năm 1971, tôi gia nhập nhóm ứng sinh tiến
sĩ của Giáo Sư Ratzinger. Dưới sự hướng dẫn của ngài, tôi đã
nghiên cứu và hoàn thành luận án tiến sĩ vào năm 1979.
Kể từ năm 1977 khi được chọn làm Tổng Giám Mục Munich, hằng
năm, ngài vẫn gặp gỡ các sinh viên tiến sĩ haysau tiến sĩ
trong dịp hội luận cuối tuần. Đây là điều ngài vẫn tiếp tục
làm cho dù đã trở thành đương kim Giáo Hoàng.
Thiết tưởng, sự quen biết giữa ngài và tôi là một điều rất
riêng tư, và phải nói là có một không hai. Ngồi học dưới
chân ngài, nghiền ngẫm các tác phẩm của ngài, và tham dự các
buổi bàn luận trong suốt 36 năm trời đã cho tôi một cảm
nghiệm sâu xa về tư tưởng của ngài. Chính tư tưởng này đã
ảnh hưởng sâu đậm đến quan niệm thần học của tôi.
H: Xin cha cho biết đâu là những nét đặc trưng tiêu biểu
nhất trong các tác phẩm của Giuse Ratzinger, nay là ĐGH
Bênêđichtô XVI?
Đ: Những nét đặc trưng tiêu biểu nhất phải nói là nét tạo
độc đáo và phân minh, lối hành văn tuyệt vời thật khó mà
chuyển dịch sang một ngôn ngữ khác. Ratzinger vượt xa tầm
vóc của một học giả dù là ở cấp thế giới. Ngài là một nhà tư
tưởng độc đáo.
Ngài có xúc giác của Midas, theo nghiã là, bất cứ cái gì
ngài chạm đến đều hoá thành vàng hết. Nói cách khác, bất cứ
đề tài nào ngài khảo sát thì đều có một cái gì mới mẻ và
phấn khởi để nói, dù đó là vấn đề tín lý của Hội Thánh, hay
về một bức tranh khảm trong ngôi giáo đường cổ tại Rôma,
hoặc là đề tài về khoa đạo đức sinh học. Lối viết của ngài
khúc triết phân minh một cách lạ lùng. Về cách hành văn, thì
Hồng Y Gioakim Meisner thuộc Giáo Phận Cologne cho rằng
Ratzinger chính là Mozart của thần học, bởi vì ngài viết ra
các tuyệt phẩm một cách thật dễ dàng. Còn về nội dung, thì
chính Ratzinger đã công nhận rằng: “Thiên Chúa mới chính là
trọng điểm mọi nỗ lực của tôi.”
Khó mà tìm thấy một khía cạnh thần học nào mà ngài chưa khảo
sát tường tận, dù đó là tín lý, luân lý, chính trị, đạo đức
sinh học, phụng vụ, chú giái, hay âm nhạc, nghệ thuật. Và
bất cứ điều gì ngài khảo sát, có thể nói là ngài đều đứng từ
quan điểm của Thiên Chúa, nghĩa là ngài cố gắng khám phá ra
nguồn ánh sáng mạc khải nào—Thánh Kinh và Thánh Truyền—đã
dọi chiếu vào vấn đề đang được bàn cãi.
Mặt khác, suy tư thần học của ngài khởi phát vững chắc từ
kinh nghiệm hiện nay : đó là các vấn nạn cũng như các vấn đề
hiện sinh đang được đặt ra cho các tư tưởng gia hiện nay hay
sau này, hoặc của thời hiện đại, và là những biến cố thời sự
đang làm nên lịch sử.
Tuy nhiên, do trách nhiệm mục vụ và quản trị của một Tổng
Giám Mục và Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin,
ngài không đủ thời giờ để viết theo thể thức khai triển, do
đó, phần lớn tác phẩm của ngài là những đúc kết từ nhiều
nguồn vụn vặt. Thế nhưng, đó lại là những vụn vặt, những
đoản khúc tuyệt vời! Chúng có khả năng chuyển tải cảm nhận
của ngài và trở thành chân lý có sức đánh động tâm trí người
đọc—và đã thực sự xoay chuyển được rất nhiều trái tim chai
đá.
H: Cha mô tả Đức Bênêđichtô XVI là không ngại sai phạm,
và còn “có can đảm trở nên bất toàn.” Cha có thể khai triển
thêm được không?
Đ: Có can đảm trở nên bất toàn thì vượt xa hơn là ngại sai
phạm, cho dù nó có thể bao hàm ý đó. Căn bản thái độ sống và
nền thần học của ngài chính là thế này: Chỉ duy một mình
Thiên Chúa mới toàn hảo, còn con người thì bất toàn. Thái độ
duy hoàn hảo thì đối nghịch với con người, nhất là trong
lãnh vực chính trị. Mọi ý thức hệ chính trị đều nhằm tạo ra
một thế giới hoàn hảo, một xã hội toàn hảo, nhưng rốt cục
lại đem hoả ngục đến cho địa cầu. Đó là chủ đề thông thường
khi ngài viết về đời sống chính trị, nhưng cũng có thể áp
dụng cho vấn đề làm thần học của con người. Đây luôn là công
trình bị bỏ dở, luôn có khả năng tiến bộ hơn nữa, đào sâu
hơn nữa, và cần tu chính hơn nữa.
Ta không thể hiểu biết mọi sự, càng ít hiểu biết về Thiên
Chúa và dự định của Ngài dành cho con người. Tôi đã mô tả
các tác phẩm của ngài là “vụn vặt.” Hầu hết tác phẩm của
ngài đều dở dang—y như cuốn sách “Dẫn vào Kitô Giáo” và cuốn
mới đây nhất là “Đức Giêsu thành Nazaret.” Thế nhưng ngài
vẫn có can đảm xuất bản nó trong tình trạng dở dang ấy.
Chính thái độ này đã giúp cho Giuse Ratzinger có được niềm
bình an và thanh thoát nội tâm mà hiện nay cả thế giới đang
cảm nhận được từ Đức Bênêđichtô XVI. Nhưng đó cũng có thể là
bí quyết của tính khôi hài và hóm hỉnh nhẹ nhàng nơi ngài.
H: Cha đã đề cập đến sự bóp méo của từ “lương tâm.” Sự
bóp méo này như thế nào và nó ảnh hưởng đến Hội Thánh ra
sao?
Đ: Tất cả khởi sự từ khái niệm truyền thống về một lương tâm
sai lạc mọc lên từ lớp bụi mù của thời kỳ hậu Humanae Vitae
(tức Thông Điệp Sự Sống Con Người của ĐGH Phaolô VI), đã
được giải thích lạc điệu là: theo đại đa số, làm gì thì làm,
nếu mình thành thật xác tín điều mình làm là đúng, thì nó
phải đúng.
Thành thật đã trở nên tiêu chuẩn của luân lý, và cứ theo kết
luận hợp lý, thì không thể nào lên án một Hitler hay một
Stalin được, bởi vì chính họ cũng hành xử theo “nhận định
sáng suốt của mình,” nghĩa là theo xác tín thành thật của
họ.
Theo truyền thống, việc nhấn mạnh đến tính ưu tiên phải theo
lương tâm, cho dù là sai lạc, đã đưa đến khái niệm “lương
tâm bất khả ngộ.” Có nghĩa là lương tâm không thể sai lầm
được: điều bạn thành thật cho là đúng, thì tất nhiên phải
đúng.
Lối hiểu này đã giản lược lương tâm trở thành một thứ động
cơ mang tính bào chữa. Khái niệm này nhận được sự hỗ trợ,
nếu không bảo là cảm hứng, từ chủ nghĩa duy tương đối hiện
đang nổi bật trong thời kỳ duy tân. Ngày nay, đôi khi người
ta cho rằng có thể chấp nhận bất kỳ nguyên tắc luân lý nào,
miễn là thấy phù hợp nhất với mình là được. Đó là thành quả
của một chọn lựa theo lương tâm, sau khi đã cân nhắc mọi lựa
chọn.
Lý thuyết này xem ra thật hấp dẫn. Nhưng đó có nghĩa là mỗi
người đều có thể xác định cho mình điều gì đúng, điều gì
sai; đó chính là cơn cám dỗ của Adong và Eva trong vườn điạ
đàng. Đôi khi mang danh xưng là “chủ nghĩa công giáo đánh
bài,” có nghĩa là tuyển chọn và rút ra điều phù hợp với
mình. Luân lý bị giản lược trở thành một ưu tiên cá nhân
ngoại lý tối hậu. Quan điểm về lương tâm như thế đã tạo ra
nhiều tai hại cho Hội Thánh và đời sống Kitô giáo.
H: Cha mô tả Đức Bênêđichtô XVI như là hướng dẫn viên của
lương tâm thời đại. Làm sao cha có thể xác tín như thế?
Đ: Trước hết, với tư cách là thần học gia và Tổng Trưởng
Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Ratzinger đã trở thành tiếng nói
của lương tâm Hội Thánh khi xác quyết về chân lý khách quan
vốn đã bị chối bỏ, trên lý thuyết hay trong thực hành.
Điều gây kinh ngạc là các tư tưởng gia trần tục, những kẻ ở
ngoài Hội Thánh, lại sớm nhận ra điều này hơn là con cái
trong nhà. Tỉ như Viện Hàn Lâm Pháp đã vinh danh ngài như là
người xứng đáng kế vị cho Anrê Sacharov, là nhà vật lý
nguyên tử bất đồng trong thời kỳ độc tài Sôviết.
Họ đã công nhận ngài là một tư tưởng gia can đảm, có khả
năng đóng vai bất đồng dưới thời đại “độc tài của chủ nghĩa
duy tương đối” vốn đang hoành hành khắp Âu Châu và Mỹ Châu
suốt nửa thế kỷ qua.
Tiếp đến, dù lương tâm không phải là trọng điểm các tác phẩm
của ngài, nhưng ngài đã có nhiều đóng góp trong việc chỉnh
đốn lối hiểu biết sai lạc về lương tâm nói trên, mà tôi đã
dành nguyên một chương sách để bàn đến.
H: Kinh nghiệm lớn lên trong thời Phát Xít Đức đã giúp
chuẩn bị cho Ratzinger như thế nào để bước lên ngôi Giáo
Hoàng? Đâu là bài học ngài đã thuộc thời đó và nay vẫn còn
được ngài áp dụng?
Đ: Để trả lời cho câu hỏi này, ta cần đọc đoạn bình luận của
ngài qua cuộc phỏng vấn năm 1999: “ Kinh nghiệm sống dưới
thời Đức Quốc Xã đã cho tôi có thái độ dè dặt đối với các ý
thức hệ đương quyền.” Ý thức hệ nói đây hiển nhiên cũng bao
hàm những gì được tìm thấy trong lòng Hội Thánh, vốn mang
tính thời trang, do bởi nó phản ảnh những trào lưu ý thức hệ
trong xã hội hiện tại.
Kinh nghiệm sống dưới một ý thức hệ chính trị và lề lối cầm
quyền của nó đã làm cho ngài nhậy bén trước nhu cầu thực
hành trách nhiệm luân lý nơi mỗi con người, nhất là nơi
những ai nắm chức vụ trong Hội Thánh cũng như trong quốc
gia. Trách nhiệm luân lý chính là một từ ngữ khác để chỉ
lương tâm.
Sự hoài nghi của ngài về các hội đồng giám mục là do kinh
nghiệm có được về hội đồng giám mục Đức Quốc, xét như một
tập thể, đã không ăn khớp với chứng từ được một vài cá nhân
giám mục nêu lên, tỉ như ĐGM Clemens von Galen, Giáo phận
Muenster và ĐTGM Micae Faulhaber, Giáo phận Munich. Ngài kêu
mời tất cả mọi giám mục hãy nêu lên chứng tá cá nhân của
mình, chứ đừng chờ đợi nơi tập thể hội đồng giám mục đóng
dấu vào văn kiện đã được một ủy ban nặc danh nào đó soạn
thảo ra.
Cũng thế, nền thần học của ngài đã được đánh dấu bằng sự
kiếm tìm chân lý, một cách tư riêng, dưới sự thúc bách của
lương tâm. Ngài đã thực hành trách nhiệm luân lý cá nhân của
mình suốt cả đời, cho dù phải mang tiếng “rottweiler” (chó
dữ) hay “thẩm tra viên dữ dằn”—thậm chí còn bị một anh nhà
báo gọi là “kẻ thù của nhân loại.”
Nói lên sự thật bằng tình yêu có nghĩa là rất thường phải đi
ngược lại thói thời thượng để rồi phải chấp nhận tư thế
“không được quần chúng ưa chuộng.”
Hiện tại, với tư cách là đương kim giáo hoàng, Đức
Bênêđichtô XVI vẫn tiếp tục thực hành trách nhiệm luân lý
của mình, ít nhất là trong cách ngài tự viết ra hầu hết các
bài diễn văn của mình, những bài có sức đi thấu vào trái tim
người nghe, bởi vì những lời đó phát xuất từ trái tim của
ngài, chứ không phải từ một cái khung làm sẵn.
|
VỀ MỤC LỤC |
|
PHẢI CỨNG RẮN
NHƯNG KHÔNG THỐNG TRỊ |
Thật khó để hiểu những
khác biệt giữa sự cứng rắn và sự thống trị. Trẻ con cần cứng
rắn. Nó đòi hỏi sự giới hạn và nếu thiếu, chúng ta sẽ cảm
thấy không thoải mái. Nếu không có giới hạn, trẻ con cứ tiếp
tục tiến tới bao lâu nó có thể được. Kết quả thông thường là
hạnh kiểm của nó sẽ đi đến chỗ quá trớn và bấy giờ cơn thịnh
nộ sẽ rơi xuống. Một cảnh không mấy tốt đẹp đi theo sau và
sự an bình không còn.
Khi người mẹ lái xe, Loan
và Liễu, hai đứa trẻ sinh đôi, 5 tuổi, chơi cách vui vẻ ở
đằng sau xe. Chúng nó mỗi lúc càng thêm ồn ào. Bà mẹ bảo
chúng yên lặng nhiều lần. Chúng ngưng được một phút rồi lại
tiếp tục đùa giỡn càng thêm náo động hơn. Thình lình bé Loan
xô bé Liễu ngã nhào vào vai của bà mẹ. Bà mẹ hét lên và dừng
xe lại bên lề đường. Cả hai đứa trẻ xem ra sợ hãi. Bà mẹ
phết cho mỗi đứa một phát. Chúng hết sức ngỡ ngàng vì bà mẹ
rất ít khi dùng vũ lực.
Bà mẹ rất hiền lành và
chịu đựng nhưng cuối cùng thì không chịu nổi nữa. Nếu chúng
ta cho phép con trẻ phá luật một lần và rồi leo thang lần
nữa, chúng ta dạy cho chúng chỉ để ý đến chúng ta khi chúng
ta nổi giận.
Chiếc xe không phải là
chỗ để chúng chơi những trò chơi như thế bất cứ lúc nào.
Người mẹ có thể thiết lập trật tự trong xe mà không cần phải
dùng vũ lực. Bà có thể cứng rắn mà không thống trị. Làm cách
nào có thể thực hiện được? Bí quyết nằm ở chỗ biết cách cứng
rắn. Thống trị có nghĩa là chúng ta cố gắng áp đặt ý muốn
chúng ta trên con trẻ. Ở đây, chúng ta chỉ cần cắt nghĩa cho
nó điều nó nên làm. Nếu bà mẹ cố gắng áp đặt ý muốn của bà
trên hai đứa bé, bà sẽ chỉ thành công trong việc khêu gợi sự
nổi loạn của chúng. Trái lại, cứng rắn diễn tả hành động
riêng của ta. Bà mẹ luôn có thể quyết định điều bà muốn làm
và sẽ thực hiện. Bà mẹ có thể không lái khi con cái không
nghe lời. Mỗi lần chúng phá luật, bà ngừng xe lại. Bà có thể
nói với chúng rằng: “Mẹ sẽ không lái, bao lâu các con còn
quậy phá!” Bấy giờ bà nên ngồi yên lặng cho tới khi chúng
tuân giữ kỷ luật. Không cần cát nghĩa dài dòng. Người mẹ có
uy thế của mình và phải cứng rắn trong quyết định.
Cứng rắn mà không thống
trị đòi hỏi sự kính trọng hổ tương. Chúng ta phải kính trọng
quyền quyết định muốn làm gì của đứa trẻ, và sự kính trọng
dành cho chúng ta có được là nhờ sự cứng rắn không nhân từ
đối với một đứa trẻ không nghe lời.
Cu Nguyên, 7 tuổi, đứa
giữa, là một đứa trẻ rất kén ăn. Trong lúc người bố dọn cho
nó một phần thịt bò nấu nhừ, món mà gia đình thích ăn nhất,
nó nhảy xuống ghế và la lên: “Con không thích món thịt đó.”
Bà mẹ năn nỉ: “Cưng ơi! Con ăn thử đi. Mẹ biết con không
thích những món thịt như vậy.” Cậu bé hét lên: “Con không ăn
nó.” “Thôi được, mẹ làm cho con một miếng bánh mì xúc xích.”
Trong lúc bà mẹ chuẩn bị thức ăn cho nó, nó lấy đồ ra chơi.
Ba nó và những đứa trẻ khác ăn xong, rời khỏi bàn ăn. Mẹ nó
và nó ngồi ăn, nói chuyện về ngày học của nó.
Bé Nguyên xếp đặt mọi
chuyện để mẹ nó không những cho nó một cái gì đặc biệt nhưng
còn cho nó cả sự chú ý nguyên vẹn không chia xẻ. Nó bắt mẹ
nó hoàn toàn phục vụ cho nó.
Cậu bé có quyền khước từ
không ăn món thịt bò đó và người mẹ phải kính trọng quyền
của nó. Nhưng trong ước muốn trở nên một bà mẹ tốt, bà đã
đóng vai trò của kẻ nô lệ. Bà mẹ và người cha nên cứng rắn
về điều họ sẽ làm và để cho cậu bé lo lắng cho chính nó.
Chúng ta hãy xem cái gì sẽ xảy ra nếu bố mẹ cứng rắn.
Bé Nguyên tuyên bố nó
không thích món thịt bò đó. Ông bố đáp lại: “Được rồi, con
ơi. Con không phải ăn nó!” Ông tiếp tục phục vụ mọi người
ngoại trừ cu bé. Cậu bé sẽ hỏi: “Ba không lấy cho con một
món gì sao?” “Tối nay chúng ta chỉ có một món đó. Nếu con
không muốn ăn, con có thể ra ngoài coi Tivi.” Nó sẽ hét lên:
“Nhưng con không thích món thịt đó.” Bà mẹ lập lại: “Mẹ
không làm gì khác ngoài món đó.” Đến lúc đó, cả hai bố mẹ
nên cứng rắn, tránh sự đấu khẩu với nó. Họ nên làm ngơ trước
những lời phê bình hay đòi hỏi của cậu bé và thưởng thức bữa
cơm tối của họ. Cậu bé sẽ rời khỏi bàn cách giận dữ. Một lúc
sau, cậu bé xuống bếp tìm sữa và bánh qui. “Con ơi, mẹ xin
lỗi vì mẹ không có mở quán ăn. Mẹ chỉ phục vụ vào những giờ
ăn.” Cậu bé không được cho gì để ăn cho đến bữa ăn kế tiếp
cho dẫu nó có càm ràm. Cả hai bố mẹ phải cứng rắn trong tư
thế đó. Không bao lâu cậu bé sẽ hòa nhập với gia đình để
cùng ăn món được phục vụ.
Lm. Lê Văn Quảng,
tiến sĩ Tâm lý
|
VỀ MỤC LỤC |
|
CÓ ĐẠO , SỐNG ĐẠO |
Tuần trước đi ngang qua một khu xóm, tôi nghe bài hát có lời
ca : Lạy Chúa con là người ngoại đạo, nhưng con tin có
Chúa ngự trên cao.
Tôi tự hỏi : Tại sao là người ngoại đạo mà lại tin là có
Chúa ngự trên cao ? Đã tin có Chúa ngự trên cao là có đạo
rồi. Nếu tin Chúa ngự trên cao mà vẫn là ngoại đạo thì chỉ
có nghĩa là có đạo mà không vào đạo đó thôi.
Tôi đã gặp nhiều người có đạo mà không sống đạo. Và tôi cũng
đã gặp nhiều người sống đạo mà không có đạo.
Nói về đạo và sống đạo, tôi thấy trong Phúc Aâm có nhiều câu
chuyện tường thuật về những người ngoại đạo nhưng lòng họ
thì lại có đạo.
- Khi Chúa Giêsu vác thập giá lên Núi Sọ, đường dài, sức
nặng của thập giá, kiệt sức vì bị hành hạ, Chúa Giêsu gục
ngã ba lần. Kẻ vác đỡ thập giá cho Chúa là ông Simon người
xứ Kyrênê, một người ngoại đạo.
- Khi Chúa Giêsu đến Caphanaum, Viên Bách Quản, một người
ngoại đạo đến gặp và van xin : Thưa Ngài, tên hầu của tôi
nằm liệt bất toại ở nhà đau đớn lắm. Chúa nói : Ta phải
đến chữa nó. Viên Bách Quản thưa lại: Thưa Ngài, tôi không
đáng được Ngài vào nhà tôi, nhưng Ngài hãy phán một lời, đứa
hầu nhà tôi sẽ khỏi. Nghe vậy Chúa Giêsu ngạc nhiên và
nói với các kẻ theo Ngài : Quả thật Ta bảo các ngươi, Ta
chưa hề gặp được lòng tin lớn như thế nơi một người nào
trong Israel.
- Một lần khác Chúa Giêsu vào một làng kia, có mười người
phong hủi đến gặp Ngài. Từ đàng xa họ đã lên tiếng thưa :
Lạy Thầy Giêsu xin thương xót chúng tôi. Thấy vậy, Chúa bảo
họ : Hãy đi trình diện với hàng Tư Tế. Và xảy ra là khi họ
đi thì họ được lành sạch. Một người trong bọn họ thấy
mình được lành liền quay lại lớn tiếng tôn vinh Thiên
Chúa và sấp mặt dưới chân Ngài mà tạ ơn. Người ấy là một
người Samari, người ngoại đạo. Chúa Giêsu cất tiếng nói :
Không phải là cả mười người được sạch cả sao , chín người
kia đâu không thấy họ quay trở lại mà chúc vinh Thiên Chúa ,
trừ có người ngoại này?
- Bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu kể dụ ngôn :
một người ở Giêrusalem xuống Giêricô, giữa đường bị bọn cướp
trấn lột, đánh cho nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa
sống nửa chết. Thầy Tư Tế đi qua, thấy vậy liền lãng tránh.
Thầy Lêvi đi tới cũng chẳng ngó ngàng, bỏ mặc nạn nhân. Một
người ngoại đạo Samari đi ngang, thấy người lâm nạn, chạnh
lòng thương liền băng bó, đặt lên lưng lừa đưa về quán trọ,
nhờ chủ quán săn sóc rồi trả hết mọi phí tổn.
Thầy Tư Tế, Thầy Lêvi chẳng những là người trong đạo mà còn
hơn nữa họ còn là kẻ rao giảng về đạo. Họ ở trong đạo nhưng
không sống đạo. Người Samari,kẻ sống đạo lại là người không
có đạo.
Như thế kẻ vác đỡ thập giá cho Chúa trên con đường dài với
những bước chân xiêu té cuối đời là người ngoại đạo. Kẻ tỏ
lòng biết ơn khi được Chúa chữa lành là người ngoại đạo. Ke
ûthể hiện lòng bác ái xót thương không phải là Tư Tế, là
Lêvi, các chức sắc trong đạo mà là người Samari, người ngoại
đạo.
Khi băn khoăn tự hỏi : thế nào là người bên ngoài, thế nào
là người bên trong ? Thế nào là có đạo, thế nào là ngoại đạo
? Tôi thấy trong Phúc Aâm có lần Chúa Giêsu nói : Ta bảo
các ngươi, nhiều kẻ từ Phương Đông, Phương Tây mà đến và
được dự tiệc với Abraham, Isaac và Giacop trong Nước
Trời, còn chính con dân trong nước lại sẽ bị đuổi ra ngoài
tối tăm.
Vậy thì có một khoảng cách rất lớn giữa hiểu biết về đạo và
sống đạo. Đạo thì mênh mông vô bờ bến như đất trời, làm sao
có thể đem đạo vào một định nghĩa chật hẹp được ? làm sao có
thể nhốt đạo vào nhà thờ ? làm sao vẽ chân dung đạo bằng tờ
giấy rửa tội được ? bởi lẽ “Đạo khả đạo phi thường Đạo” (
Lão Tử)
Hiểu biết về đạo được thể hiện qua đời sống đạo. Có người
nói rằng : tôi tin đạo chứ tôi không tin người có đạo. Đạo
thì tốt, nhưng nhiều người có đạo lại xấu. Có nhiều người
ngoại đạo lại tốt hơn người có đạo. Họ nói như thế vì họ
thấy nhiều người có đạo mà lại không sống đạo của mình. Quả
thật, con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn
tay. Giữa suy nghĩ, lời nói và việc làm, giữa hiểu biết và
cuộc sống có một khoảng cách thật lớn.
Đức Khổng Tử đã nói chí lý : Đạo bất viễn nhân, nhân chi vi
đạo nhi viễn nhân, bất khả dĩ vi đạo. Nghĩa là : đạo
không xa cái bản tính của người ta, nếu theo đạo để cho xa
cái bản tính của người ta thì không phải là đạo.
Đạo của Chúa Giêsu là Đạo Thiên Chúa làm người, rất gần gũi
với con người. Vì con người là con đường của Giáo hội ( ĐGH
Phaolô II). Người Đông Phương chúng ta lấy chữ nhân mà định
nghĩa con người : nhân là người, nhân là nhân ái là lòng
thương người. Ai không biết thương người khác là kẻ không
xứng danh là người. Nhân bản và nhân ái có quan hệ mật thiết
với nhau.
Qua dụ ngôn Chúa Giêsu kể, tôi thấy rằng, cái khác biệt sâu
xa giữa Kitô giáo và Do Thái giáo đó là : một bên là đạo của
tình yêu, một bên là đạo của lề luật. Tư Tế và Lêvi tượng
trưng cho tinh thần vị luật của Cựu Ước. Người Samari tượng
trưng cho những người sống tình yêu. Những người tốt thì
sống theo sự đòi hỏi của lương tâm hơn là của lề luật thành
văn. Thấy người bị nạn, người Samari tốt lành đã động lòng
xót thương. Lương tâm và tình thương đồng loại thúc đẩy anh
cứu giúp người bị nạn đến nơi đến chốn bất chấp nạn nhân là
người Do Thái thuộc dòng tộc có hiềm khích với dòng tộc của
anh. Cung cách hành xử đầy tình thương này mới làm đẹp lòng
Thiên Chúa.
Chúa Giêsu đã khéo léo lái vấn đề từ câu hỏi người thông
luật : ai là người thân cận của tôi ? sang gợi ý tuyệt
vời của Ngài : tôi là người thân cận của ai ? Trả lời câu
hỏi này có lẽ phải đi từ cuộc sống cụ thể của mình. Khi tôi
đến gần ai để phục vụ với tình yêu thì tôi trở thành người
thân cận với kẻ ấy, và kẻ ấy thành người thân cận với tôi.
Ai cũng có thể trở thành người thân cận của tôi nếu tôi yêu
thương họ bằng tình yêu mà Chúa đã thương yêu tôi.
Càng hiểu biết về đạo càng phải sống đạo. Chúa Giêsu dạy
rằng: “ ai yêu mến Thầy sẽ giữ Lời Thầy”. Đạo của Thầy
Giêsu là Đạo tình yêu. Yêu Chúa, yêu người là hai mặt
của một tình yêu duy nhất. Yêu Chúa đích thực thì phải yêu
người. Thánh Gioan đã viết :ai nói mình yêu Chúa mà không
yêu người thì là kẻ nói dối. Đối với Thánh Phaolô : yêu
thương là giữ trọn lề luật. Lề luật không phải được lập nên
cho người có tình yêu mà cho người không có tình yêu. Nếu
không có tình yêu thì việc làm theo lề luật có tốt đến đâu
cũng vô giá trị : giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp
mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà
không có đức mến thì cũng chẳng ích gì cho tôi. Thánh
Augustinô khuyên nhủ : cứ yêu đi rồi muốn làm gì thì làm.
Tình yêu sẽ cho biết ta phải làm gì.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy chúng con rằng : không phải những
người cứ kêu lên “Lạy Chúa, Lạy Chúa...” là được vào Nước
Trời. Nhưng chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha mới được
vào mà thôi. Xin cho Lời Chúa dạy in vào lòng trí chúng con,
và Lời Chúa được thể hiện trong đời sống đạo của chúng
con hàng ngày. Amen
Lm
Giuse Nguyễn Hữu An
|
VỀ MỤC LỤC |
|
TÌNH YÊU KHÔNG KHIẾM NHÃ |
(Tác Phẩm
13 Nét Mặt Tình Yêu)
1. Sự thẹn thùng mắc cỡ là niềm kính trọng thân xác của mọi
nhân vị :
Xã hội Hy-La vào thời thánh Phaolô chắc cũng suy đồi như xã
hội chúng ta đang sống... bởi vì những lời khuyên nhủ vẫn
mang tính thời sự trong bối cảnh của chúng ta ngày nay !
"Anh em biết chúng ta đang sống trong thời nào. Đã đến
lúc từ nay anh em phải thức dậy, vì hiện nay ngày Thiên Chúa
cứu độ chúng ta đã gần hơn trước kia, khi chúng ta mới tin
Đạo. Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ
những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để
chiến đấu. Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang
sống giữa ban ngày : không chè chén say sưa, không chơi bời
dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc
lấy Chúa Giêsu Kitô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà
thỏa mãn các dục vọng" (Rm 13,11-14).
"Vậy anh em hãy giết chết những gì thuộc về hạ giới
trong con người anh em, ấy là gian dâm, ô uế, đam mê, ước
muốn xấu xa và tham lam, mà tham lam cũng là thờ ngẫu tượng"
(Col 3,5).
"Chuyện gian dâm, mọi thứ ô uế hay tham lam, thì dù
nói đến anh em cũng phải tránh, như thế mới xứng đáng là
những người trong dân thánh" (Eph 5,3).
Một cách sâu xa, thái độ nầy hệ tại việc sống một cách tích
cực giá trị kitô giáo về thân xác. Thân xác không phải là
một vật để hưởng lạc, nhưng là đền thờ của Chúa Thánh Thần :
"Anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là đền thờ
của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là
Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em. Như thế, anh
em đâu còn thuộc về mình nữa, vì Thiên Chúa đã trả giá đắt
mà chuộc lấy anh em. Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi
thân xác anh em" (I Cor 6,19-20).
Tình yêu đích thực không làm chi khiếm nhã, nghĩa là không
thể lắng nghe và chiều theo những cám dỗ đồi bại luân lý.
Tình yêu đích thực giữ mình không nhượng bộ cho những mời
mọc khiêu dâm gây nên bởi những hình ảnh trơ trẽn của phụ nữ
và mối quan hệ đàn ông với đàn bà. Những mời mọc cám dỗ đó
được bày biện qua các bích chương quảng cáo, truyền hình,
truyền thanh, báo chí, nơi bãi biển...
Nếu chúng ta thực sự sống tình yêu Chúa, chúng ta sẽ thường
xuyên chiến đấu để tránh cho chúng ta khỏi bị thấm nhiễm bởi
những khêu gợi do các loại hình ảnh như vậy gây nên. Lòng
bác ái không để cái chi khiếm nhã đến gậm nhấm nó từ bên
trong...
Đồng thời chúng ta sẽ sẵn sàng với hình ảnh mà nhân vị con
người trong phẩm giá là con Thiên Chúa trao ban cho chúng
ta, qua chính cách xử sự của chúng ta : Cách chúng ta và con
cái chúng ta ăn mặc... sự giữ gìn ý tứ của chúng ta trong
những tình huống có thể nguy hiểm... sự trong sạch trong cái
nhìn của chúng ta... sự thanh khiết trong các mối tương quan
hằng ngày của chúng ta... sự từ chối không nhìn những cảnh
làm mất phẩm giá trên truyền hình hoặc trên xinê, được dàn
dựng để kích thích cảm giác dâm dục... tất cả những việc đó
được dẫn dắt nhờ sự mắc cỡ, thẹn thùng.
"Sự thẹn thùng mắc cỡ, là một yếu tố cấu tạo nền tảng
của nhân vị, trên bình diện đạo đức, có thể được xem như
lương tâm tĩnh thức bảo vệ cho phẩm giá con người và tình
yêu đích thực. Sự thẹn thùng mắc cỡ nhằm phản ứng lại trước
một số thái độ nào đó và phanh lại một số ứng xử nào đó làm
tổn thương đến phẩm giá nhân vị. Đó là một phương tiện cần
thiết và hiệu nghiệm để chế ngự bản năng, làm triển nở tình
yêu đích thực, hội nhập cuộc sống tình cảm giới tính trong
một sự hòa điệu nào đó của nhân vị. Sự thẹn thùng mắc cỡ có
một tầm mức sư phạm rất quan trọng và vì thế phải được đánh
giá cao. Như thế, các trẻ con và thanh niên sẽ học kính
trọng thân xác mình như một ân ban của Thiên Chúa, chi thể
của Chúa Kitô và đền thờ của Chúa Thánh Thần. Họ sẽ học
chống cự lại sự xấu bao quanh họ, học cho có một cái nhìn và
một trí tưởng tượng trong sáng, học tìm kiếm, trong sự gặp
gỡ tình cảm với tha nhân, cách biểu lộ của một tình yêu đích
thực con người với mọi yếu tố cấu tạo thiêng liêng của nó"[1]
"Tất cả những gì là chân thật, cao quý, những gì là
chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh
thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh
em hãy để ý" (Ph 4,8).
2. Tính lịch thiệp là sự tôn trọng giá trị của mọi nhân vị :
Tình yêu không nói điều gì khiếm nhã. Trong lãnh vực nầy,
cần phải làm hết sức để tránh cho mình khỏi bị lôi kéo bởi
sự thô tục trong lời nói, hầu giữ được cử chỉ lịch sự trong
xã hội của chúng ta. Bảo đảm tốt nhất là để cho Chúa Thánh
Thần duy trì trong chúng ta sự tế nhị và trong sạch tâm hồn.
"Đừng nói lời thô tục, nhảm nhí, cợt nhả. Đó là những
điều không nên. Trái lại, phải tạ ơn Thiên Chúa thì hơn" (Ep
5,4).
"Nhưng nay, cả anh em nữa, hãy từ bỏ tất cả những cái
đó : nào là giận dữ, nóng nảy, độc ác, nào là thóa mạ, ăn
nói thô tục" (Col 3,8).
Không phải chỉ liên quan đến lời nói, mà cũng còn liên quan
đến các cách ứng xử hôm nay dễ dàng tự do quá trớn, hỗn
xược, trâng tráo, vô liêm sỉ... Việc lái xe là một trắc
nghiệm tốt để đánh giá những thứ đó, dù không được ghi vào
bằng để tính điểm...
Lịch sự trong cử chỉ được biểu lộ ra với người bên cạnh là
phần nào sự dịu dàng tình yêu của Trái Tim Chúa Cứu Thế đến
đóng dấu ấn cho các mối quan hệ tương hổ của chúng ta. Đó
cũng là một cách quan tâm đến giá trị của nhân vị, dù họ thế
nào đi nữa, già cả, bại liệt, khuyết tật, ấu trỉ, bệnh
họan... Mọi hữu thể con người đều có một giá trị vô cùng
trước mặt Chúa và tính lịch sự biểu lộ cái giá mà chúng ta
gắn bó với mỗi con người.
3. Sự tế nhị và khéo xử là một cách yêu thương xứng nhân
phẩm :
Tình yêu không làm gì khiếm nhã... cũng nói lên rằng tình
yêu luôn cố gắng làm và nói những gì thích hợp, là có một
thái độ tốt. Thiên Chúa ban cho chúng ta điều đó, nếu chúng
ta vẫn luôn cầu nguyện và không ngừng kêu xin Ngài. Ngài sẽ
dẫn dắt chúng ta sửa chữa dần dần những gì có thể là không
đúng chỗ, không thích đáng, không đúng lúc, kỳ cục, hay
không nghiêm túc trong các mối quan hệ của chúng ta với tha
nhân.
Những gì thánh Phaolô viết liên quan đến những cách sống
trong sự hòan tòan nghịch đạo giúp chúng ta hiểu rõ điều đó
:
"Vì họ đã không thèm nhận biết Thiên Chúa, nên Người
đã để mặc họ theo trí óc lệch lạc mà làm những điều bất
xứng" (Rm 1,28).
Trái lại, sự nhận biết Thiên Chúa soi sáng trí khôn chúng
ta, ban cho trí khôn chúng ta sự khôn ngoan, biện phân, phán
đoán để rồi kiện toàn những gì là thích hợp...
Sự kiện luôn có một thái độ tốt trong mọi hoàn cảnh rất đa
dạng và với những người rất khác nhau đơn giản là dấu hiệu
của trí tuệ hoặc của một nền giáo dục tốt. Thiên Chúa muốn
ban cho chúng ta nhiều hơn nữa : sự tế nhị
tâm hồn, để đức ái của chúng ta được trở nên cao nhã
qua tất cả mọi việc nhỏ nhặt của cuộc sống thường ngày...
Nơi đó có cả một công trường đang xây dựng phải được mở ra
trong các mối quan hệ cộng đồng hay huynh đệ của chúng ta,
hầu để Chúa Thánh Thần kiến tạo trong chúng ta một thái độ
xứng nhân phẩm, phù hợp với cái nhìn của Thiên Chúa trên
chúng ta. Thánh Phaolô thường nói đến điều đó trong các thư
của Ngài : Sống một cuộc sống xứng đáng với ơn gọi đã nhận
lãnh.
"Vậy tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn
kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. Anh em hãy ăn ở
thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại, hãy lấy tình bác ái mà
chịu đựng lẫn nhau. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp
nhất mà Thánh Thần mang lại, bằng cách ăn ở thuận hòa gắn bó
với nhau"
(Ep 4,1-4).
Trong chiều hướng ấy, chúng ta có thể đọc :
"Chỉ có một điều là anh em hãy ăn ở làm sao cho xứng
với Tin Mừng của Đức Kitô..." (Ph 1,27).
"Như vậy anh em sẽ sống được như Chúa đòi hỏi và làm
đẹp lòng Người về mọi phương diện, sẽ sinh hoa trái là mọi
thứ việc lành, và mỗi ngày một hiểu biết Thiên Chúa hơn"
(Col 1,10).
Trong một lãnh vực khác, làm sao không nghĩ đến cách thức mà
chúng ta phải nói về bí tích Hòa giải và bí tích Thánh Thể.
Khi phạm tội nhiều, chúng ta liều mình rước lễ một cách quá
trớn, nếu trước hết không cấp thiết xin lãnh nhận bí tích
Hòa giải. Chúng ta cần phải tỉnh thức để lãnh nhận Chúa
Giêsu Thánh Thể trong sự tế nhị của một tâm hồn trong sạch
chừng nào có thể đượ :
"... Chúa Giêsu được lãnh nhận trong bí tích Thánh Thể
phải tìm được một chỗ ở xứng đáng trong tâm hồn của mỗi
người chúng ta. Vấn đề nầy không những liên kết chặt chẽ với
sự thực hành bí tích sám hối, mà còn với sự biện phân rõ
ràng thiện ác. Đối với mỗi người tham dự bí tích Thánh Thể,
sự biện phân thiện ác nầy trở thành nền tảng của một phán
đoán chính xác về bản thân trong sâu thẳm lương tâm mình.
Chúng ta biết rõ những lời nầy của Thánh Phaolô : "Mỗi người
hãy soát xét lương tâm mình". Phán đoán nầy là một điều kiện
không thể thiếu cho một quyết định cá nhân hầu tiến tới hiệp
lễ hoặc phải nhịn"[1]
Thẹn thùng mắc cỡ, lịch sự, tế nhị... Chúng ta đang sống
trong một thế giới bạo lực và cứng cõi. Chúa Giêsu nói lại
cho chúng ta : "Các con hãy học cùng
Thầy, vì Thầy dịu hiền và khiêm nhượng thật trong lòng"
(Mt 11,29).
Suy niệm để lần hạt Mân Côi
1. Tình yêu không làm gì khiếm nhã. "Anh em lại chẳng
biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần
sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính
Thiên Chúa đã ban cho anh em. Như thế anh em đâu còn thuộc
về mình nữa, vì Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh
em" (I Co 6,19-20). Chúng ta
hãy chiêm ngắm Mẹ Maria "thánh điện của Chúa
Thánh Thần" (Vaticanô II) và chúng ta hãy xin
ơn tôn vinh Thiên Chúa trong thân xác chúng ta.
2. Tình yêu không làm gì khiếm nhã. "Đã đến lúc anh
em phải thức dậy, vì hiện nay ngày Thiên Chúa cứu độ chúng
ta đã gần hơn trước kia, khi chúng ta mới tin Đạo. Đêm sắp
tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm
đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Chúng
ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày :
không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không
cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô,
và đừng chiều theo tính xác thịt mà thỏa mãn các dục vọng"
(Rm 13,11-14). Chúng ta
hãy cầu nguyện cho tất cả những ai làm nô lệ cho tính dục
của họ và hãy xin cho họ ơn tự do nội tâm.
3. Tình yêu không làm gì khiếm nhã. "Đừng nói lời thô
tục, nhảm nhí, cợt nhả, đó là những điều không nên. Trái
lại, phải tạ ơn Thiên Chúa thì hơn"
(Ep 5,4). "Cả anh em nữa, hãy từ bỏ những cái
đó : nào là giận dữ, nóng nảy, độc ác, nào là thóa mạ, ăn
nói thô tục" (Col 3,8). Chúng ta hãy cầu
xin ơn lịch sự, kính trọng giá trị bất khả nhượng của những
người chung quanh chúng ta.
4. Tình yêu không làm gì khiếm nhã. "Vậy tôi khuyên
nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã
ban cho anh em. Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và
nhẫn nại, hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh em
hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thánh Thần mang lại,
bằng cách ăn ở thuận hòa gắn bó với nhau" (Ep 4,1-4). Lạy
Chúa, nhờ lời Mẹ Maria
chuyển cầu, xin Thánh Thần đào luyện nơi chúng con cách ứng
xử xứng đáng của con cái Chúa.
5. Tình yêu không làm gì khiếm nhã. "Chúa Kitô được
lãnh nhận trong Bí tích Thánh Thể phải tìm được một chỗ ở
xứng đáng trong tâm hồn mỗi người chúng ta. 'Mỗi người hãy
soát xét lưong tâm mình' (Thánh Phaolô); phán đoán nầy là
một điều kiện không thể thiếu cho một quyết định cá nhân hầu
tiến lên rước lễ hay là không được rước lễ"
(Gioan-Phaolô II). Lạy Chúa, xin ban cho chúng con sự tế nhị
tâm hồn đối với Chúa Giêsu Thánh Thể, với sự hiện diện của
Ngài và của anh em chúng con.
Lm. Micae-Phaolo Trần Minh Huy
chuyển ngữ
|
VỀ MỤC LỤC |
|
TÂM BỆNH |
Tâm bệnh là gỉ?
Tâm bệnh hoặc
bệnh tâm lý là các rối loạn về chức năng của não bộ, gây ra
những thay đổi về suy nghĩ, nhận biết, tâm trạng, tính tình
hoặc hành vi của người bệnh. Các thay đổi này không phù hợp
với quan niệm bình thường của mọi người.
Trong đa số các
trường hợp, triệu chứng của bệnh đều tạo ra nhiều khó khăn
cho sức khỏe, đời sống và khả năng làm việc của con người.
Tâm bệnh đã
được biết tới từ nhiều ngàn năm về trước nhưng sự điều trị
chưa hữu hiệu lắm.
Ngày nay, sự
tiến bộ của y khoa học đã giúp hiểu rõ hơn về nguyên nhân
của bệnh và các phương thức điều trị. Do đó, đa số người mắc
bệnh đã sẵn sàng tìm kiếm điều trị, giúp đỡ.
Tâm bệnh
và bệnh Thần kinh có giống nhau không ?
Hai nhóm
bệnh đều có nhiều điểm khác nhau nhưng có liên hệ chặt chẽ
với nhau.
Trong bệnh
thần kinh có tổn thương thực thể tại các phần khác nhau của
hệ thần kinh như não bộ, tủy sống, dây thần kinh ngoại vi.
Người bệnh ít có các hành vi kỳ dị, ý nghĩ bất bình thường
nhưng có thể tê liệt nửa người, khó khăn đi đứng, ăn nói...
Trong tâm
bệnh, các tổn hại thực thể của hệ thần kinh không rõ rệt. Ða
số các dấu hiệu bệnh là do rối loạn chức năng của não. Bệnh
nhân có thể đi lại bình thường nhưng tâm trạng, hành vi, suy
nghĩ của họ đều khác thường.
Tâm Bệnh còn
được gọi bằng từ “Bệnh Tâm Thần”. Tuy nhiên, khi nói tới
“Bệnh Tâm Thần” thì nhiều người hiểu là bệnh Điên. Cho nên
các nhà chuyên môn tâm lý học đề nghị danh từ “Tâm Bệnh”,
tiếng Anh là “Mental illness” và tiếng Pháp là “Maladie
Mentale”.
Nguyên nhân nào gây ra tâm bệnh?
Nguyên nhân
đích thực gây ra một số bệnh tinh thần chưa được biết rõ.
Tuy nhiên đa số bệnh là do sự phối hợp của nhiều yếu tố khác
nhau, như là:
- Sự mất
thăng bằng của một vài hóa chất đặc biệt ở não bộ
- Di truyền
- Ảnh hưởng
xấu lên thai nhi khi mẹ có thai hoặc khi sinh đẻ
- Tổn thương
não bộ vì nhiễm vi khuẩn, chấn thương...
- Yếu tố tâm
lý như biến cố đau thương, mất mát, bị bạc đãi, lạm dụng,
căng thẳng...
- Ảnh hưởng
hóa chất như lạm dụng thuốc, rượu, do ô nhiễm môi trường...
Có bao nhiêu
loại Tâm bệnh?
Tâm bệnh
được phân chia ra làm nhiều loại tùy theo những triệu chứng
mà người bệnh diễn tả và các dấu hiệu do quan sát phát hiện.
Sau đây
là các tâm bệnh thường thấy:
- Rối loạn về tâm trạng như bệnh trầm cảm, bệnh lưỡng cực
- Lo âu như bệnh hoảng loạn, ám ảnh tự kỷ, ám ảnh sợ hãi
- Bệnh liên quan tới nghiện rượu, thuốc cấm, nicotine,
caffein
- Bệnh rối loạn tinh thần như tâm thần phân liệt
- Rối loạn nhận thức như sa sút trí tuệ, mê sảng
- Rối loạn hành vi, bạo động, đập phá, lạm dụng
- Rối loạn về phát triển như Chậm phát triển trí
tuệ
Xin cho biết các dấu hiệu chính của Tâm bệnh
Rối loạn
tinh thần được biểu lộ bằng một số dấu hiệu mà người khác có
thể quan sát thấy hoặc các triệu chứng mà bệnh nhân diễn tả.
Ðó là:
1- Tâm
trạng buồn
Lúc nào
người bệnh cũng có vẻ buồn chán, ít cười nói, hay khóc thầm
2- Thay
đổi tính tình
Người bệnh
hay cáu kỉnh, bực bội, giận dỗi, than phiền, gây gổ với mọi
người.
3- Giảm
quan tâm đến mọi sự việc và mọi người
Bệnh nhân
không còn thích thú và tham gia các sinh hoạt thường lệ,
thích sống một mình, tránh các sinh hoạt xã hội, bỏ hoạt
động tình dục, nằm lì trong giường, không coi TV, nghe
radio, không muốn ra khỏi nhà, bỏ học, bỏ sở làm...
4- Lên
cân hoặc xuống cân
Từ chối ăn
uống hoặc ăn quá nhiều, tăng hoặc giảm ký, dấu thức ăn...
5- Mất
ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
Thường
thường họ khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm, thức giấc
giữa đêm, ngủ nhiều ban ngày, nằm thu mình co ro ở góc nhà,
hành lang. Một số người lại hay ngủ quá nhiều vào ban đêm.
6- Thay
đổi tác phong, dáng điệu
Họ đi đứng
chậm chạp, giảm sinh lực, ít nói hoặc nói nhát gừng, tiếng
một.
7- Mệt
mỏi, hay nẳm vật nằm vạ, ngồi yên một chỗ, không chịu đi
ra ngoài, không chăm sóc vệ sinh cá nhân, hay than phiền đau
đầu, nhức mình mẩy.
8- Cảm
thấy trở thành vô dụng, không có giá trị, cho là mình
xấu xa, bất bình thường
9- Giảm
khả năng suy nghĩ, không sáng suốt, hay quên, kém tập
trung, dễ bị chia trí.
10- Nghĩ
tới chuyện ma chay, chết chóc, dọa và có ý định tự tử,
tự hủy hoại thân xác
11- Có
dấu hiệu hoang tưởng, tin là có mà thực ra không có; có
ảo giác, ảo tưởng như nghe các âm thanh hoặc nhìn thấy sự
vật vô hình.
Dấu hiệu thay đổi tùy theo loại bệnh.
Nếu có một
hay nhiều triệu chứng kể trên, nên tới các nhà chuyên môn để
được giúp đỡ, nhất là khi các triệu chứng đó gây ra ảnh
hưởng không tốt cho sinh hoạt hàng ngày.
Nhận ra bệnh
sớm và được trị liệu ngay, các thay đổi khó khăn này có thể
hết đi.
Tâm bệnh có chữa được không?
Bệnh có thể
chữa được bằng dược phẩm và các phương thức trị liệu khác.
Nói là chữa được mà sao nhiều người không chịu đi chữa?
Có nhiều lý
do khiến người bị bệnh tinh thần, đặc biệt là đối với người
Mỹ gốc Á châu, ít đi các nhà chuyên môn điều trị vì:
- không
muốn bộc lộ cho người khác về chuyện tình cảm của mình,
- bản
chất chịu đựng, vì e ngại người khác biết chuyện riêng tư
của mình
- cho
rằng mắc tâm bệnh là điên khùng, là xấu, là yếu đuối
- sợ
bị cô lập trong bệnh viện tâm trí
- không
tin ở cách thức trị liệu hiện có
- giới hạn
khả năng Anh ngữ, không diễn tả được bệnh nên ngần ngại tới
các nhà chuyên môn
Ai có thể chữa được Tâm bệnh?
Các nhà
chuyên môn sau đây là những người đóng góp vào việc điều trị
và tư vấn, giải tỏa các rối loạn của bệnh nhân. Công việc
của mỗi người có khác nhau nhưng tập trung đều là để phục
hồi sức khỏe của người bệnh.
1- Bác sĩ Thần Kinh Tâm Trí (Psychiatrist).
Ðây là một y
khoa bác sĩ có thêm ít nhất 4 năm huấn luyện chuyên môn về
tâm bệnh lý, sau khi hoàn tất chương trình đại học y khoa.
Các bác sĩ
này có thể khám và chẩn đoán tất cả các loại tâm bệnh, biên
toa cho thuốc, áp dụng tâm lý trị liệu và nhận bệnh nhân vào
bệnh viện để điều trị.
Có bác sĩ
chuyên về bệnh tâm lý của trẻ em, người cao tuổi, lạm dụng
thuốc rượu và bác sĩ tâm lý tổng quát.
2- Nhà tâm lý học (Psychologist).
Ðây là các
nhà chuyên môn nghiên cứu khoa học về tâm lý, có học vị tiến
sĩ nhưng không phải về y khoa.
Họ được
huấn luyện về đánh giá, trắc nghiệm tâm lý, tư vấn, điều trị
tâm bệnh bằng lời nói với cá nhân hoặc một nhóm bệnh nhân.
Họ
làm việc tại trung tâm tư vấn, bệnh viện, trường học hoặc
tại phòng điều trị tư.
3- Ðiều dưỡng tâm lý (Psychiatric nurse)
Những chuyên
viên y tế này đã được huấn luyện về cách phòng chống, điều
trị và phục hồi khả năng cho bệnh nhân tâm lý.
Họ thực hiện
trị liệu cá nhân, nhóm hoặc với thân nhân người bệnh tại
trung tâm tư vấn, bệnh viện, trường học, các trung tâm xã
hội...
4- Chuyên viên xã hội (Social Worker).
Là các nhà
chuyên môn đã được huấn luyện về tâm lý trị liệu, có thể tư
vấn từng người, đôi vợ chồng hoặc từng nhóm bệnh nhân. Họ
cũng hướng dẫn bệnh nhân về các vấn đề liên quan tới chính
quyền, cộng đồng và các cơ sở tư nhân khác.
5- Chuyên viên hỗ trợ (Case Managers and Outreach Workers).
Các chuyên
viên này hành động như người tranh đấu và tư vấn cho bệnh
nhân giải quyết các vấn đề phức tạp trong hệ thống y tế,
giới thiệu người đang bị bệnh trầm trọng, không nhà ở, không
lợi tức... tới các cơ quan chính quyền, cộng đồng để được
giúp đỡ trong cuộc sống. Ðôi khi, họ cũng tranh đấu để bảo
vệ quyền lợi của người bệnh.
Ngoài ra còn
các chuyên viên khác như âm nhạc trị liệu, giải trí, hướng
dẫn nghề nghiệp...cũng có vai trò hỗ trợ cho việc trị bệnh
tâm lý
Bệnh có chữa được bằng dược phẩm không?
Có nhiều
loại thuốc chuyên biệt để chữa từng loại tâm bệnh. Các thuốc
này rất công hiệu nhưng cũng có một số tác dụng phụ không
muốn. Do có bệnh nhân cần dùng thuốc theo chỉ định, hướng
dẫn của bác sĩ, không tự ý gia giảm liều lượng hoặc ngưng
thuốc
Chữa tâm bệnh ở đâu?
Có nhiều cơ
sở công hoặc tư nhân chữa tâm bệnh như tại bệnh viện, trung
tâm bệnh tâm lý, phòng mạch các nhà chuyên môn tâm lý, phòng
tư vấn tại các tổ chức y tế xã hội, các trung tâm sinh hoạt
cộng đồng...
Xin kể những ngộ nhận về tâm bệnh
Một số ngộ
nhận về tâm bệnh mà ta cần để ý như:
Ngộ nhận 1.
Người mắc
tâm bệnh đều là điên khùng, nguy hiểm, cần phải nhốt riêng.
Sự thực: Tâm
bệnh không phải là điên, nguy hiểm như nhiều người thưởng
nghĩ và họ không đáng để được nhốt riêng.
Tuy nhiên,
có một số người mắc bệnh tâm lý có thể có khó khăn ứng phó
với các điệu kiện sống hàng ngày. Nếu khó khăn trở nên tột
độ, họ có thể trở thành nguy hiểm cho chính họ và cho người
khác. Chỉ trong trường hợp này họ mới cần ở riêng trong một
thời gian ngắn.
Ngộ nhận 2.
Người mắc
tâm bệnh không bao giờ trở lại bình thường
Sự thực: Với
điều trị đúng đắn, giúp đỡ tận tình, bệnh nhân có thể trở
lại bình thường và tiếp tục đời sống lành mạnh, sản xuất tốt
như mọi người khác.
Ngộ nhận 3.
Chỉ nhìn vào
mắt là biết người đó bị tâm bệnh.
Sự thực: Mặc
dù có nhiều dấu hiệu, triệu chứng khi một người mắc tâm
bệnh, nhưng chẩn đoán bệnh không phải dễ dàng và cần có sự
ước định của các nhà chuyên môn tâm lý.
Ngộ nhận 4.
Chỉ có mấy
người điên mới đi bác sĩ chuyên về tâm bệnh học để khám và
trị bệnh.
Sự thực:
Mọi người dù ở tuổi nào có khó khăn tinh thần đều có thể và
đều nên đi bác sĩ chuyên khoa để được khám nghiệm điều trị.
Tìm kiếm và nhận giúp đỡ là điều cần thiết và rất tốt, để
tránh bệnh trầm trọng hơn.
Ngộ nhận 5.
Nếu ai nói
đến tự hủy hoại thì chẳng bao giờ thực hiện
Sự thực: Nói
đến tự tử là điều quan trọng vì những người này thường có
các dự định, kế hoạch rồi thực hiện việc tự hủy hoại.
Vì thế, cần
hỏi họ cho rõ ràng để phòng ngừa chuyện chẳng lành có thể
xẩy ra.
Kết luận
Tâm bệnh là
bệnh có thể chữa khỏi nếu chẩn đoán sớm, chữa đúng thầy,
đúng thuốc
Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức
Texas- Hoa Kỳ |
VỀ MỤC LỤC |
|
CHỤP MŨ -
Chuyện phiếm của Gã Siêu. |
Ngày xửa ngày xưa, hồi còn bé tẹo bé teo, gã đã được thày
giáo trường làng dạy cho biết :
- Thân thể con người ta được chia làm ba phần : đầu, mình và
tay chân.
Tất cả ba phần này đều được bảo vệ kỹ càng để chống lại với
những khắc nghiệt của thời tiết. Chẳng hạn để bảo vệ cái
đầu, người ta đã sáng chế ra biết bao nhiêu thứ ô dù, mũ
mão. Chẳng hạn để bảo vệ cái mình, người ta đã tung ra thị
trường biết bao nhiêu thứ áo quần. Chẳng hạn để bảo vệ tay
chân, người ta đã bày bán biết bao nhiêu thứ giày dép, găng
vớ…
Thế nhưng, người là một con vật có trí khôn, là một cây sậy
biết suy tư. Chính nhờ những suy tư của trí khôn mà con
người không ngừng cải tiến và phát triển trên mọi lãnh vực,
chẳng hạn từ chỗ ăn cho no đến chỗ ăn cho ngon, từ chỗ mặc
cho ấm đến chỗ mặc cho đẹp…Chính vì lẽ ấy mà các thứ mẫu mã
thời trang thi nhau chào đời như nấm mọc ào ào sau cơn mưa.
Hơn thế nữa, trên mỗi phần của thân thể lại có những bộ phận
khác nhau và mỗi bộ phận cũng đều có nhu cầu cần được bảo vệ
và làm đẹp. Chẳng hạn trên cái đầu thì có tóc, tai, mắt,
mũi, môi…
Về cái tóc, chúng ta thấy các thứ kiểu cọ từ đầu trọc, đầu
húi cua ba phân đều đến đầu bù xù và các thứ đầu quái đản
khác. Nhất là đối với quí bà quí cô, thì các kiểu tóc, các
màu tóc lại còn thiên biến vạn hóa đến quỉ thần cũng không
lường nổi.
Về cái tai, chúng tha thấy lủng lẳng các thứ vòng to vòng
nhỏ, hình nọ hình kia, thậm chí đến cả cây thập giá cũng đã
được treo toòng teng lúc lắc trên những đôi tai mỹ miều và
dễ thương. Đúng thực “cái tai cái tóc là góc người”.
Ngày nay, đối với dân chơi, không phải chỉ đờn bà con gái
mới xỏ, mà đờn ông con giai cũng xỏ. Không phải chỉ xỏ lỗ
tai, mà còn xỏ cả lỗ mũi, lỗ rốn cũng như xỏ cả cái lưỡi của
mình nữa, mà đôi khi gã được rùng mình chiêm ngưỡng trên
phim ảnh.
Về cái mắt, chúng ta thấy nào là cạo hàng lông mày có từ lúc
cha sinh mẹ đẻ để tô vẽ lên đó theo đúng ý của mình, “lông
mày lá liễu đáng trăm quan tiền”. Hay xâm lên đó để có hàng
“lông mày vĩnh cửu”, từ nay khỏi mất công mất giờ điểm
trang, vì “thời giờ vốn dĩ là vàng bạc”. Còn lông mi ấy hả,
nào là cấy thêm cho nó dày đặc. Còn ví như không có tiền đi
mỹ viện để cấy thêm, thì sẽ phải chịu khó đeo lông mi giả,
để mỗi khi đôi mắt chơm chớp, sẽ tăng thêm phần đơn sơ “con
nai vàng ngơ ngác”.
Về cái môi, cái miệng, cái cằm…người ta cũng rất chịu khó
thẻo bớt chỗ này, vá thêm chỗ kia để được hoàn toàn như ý.
Nguyên son tô môi mà thôi cũng có biết bao nhiêu thứ với
biết bao nhiêu “tông” màu khác nhau, từ tái nhợt như miếng
thịt trâu ươn cho đến đỏ chói như máu gà trống…
Bàn về những thứ phụ tùng lỉnh kỉnh ấy, chả biết đến bao giờ
mới hết. Hôm nay gã chỉ xin nói về những thứ được dùng để
bảo vệ cho cái đầu mà thôi.
Tất cả những thứ được đội để bảo vệ và làm đẹp cho cái đầu
đều được gọi là mũ hay nón. Tuy nhiên, đâu là điểm phân biệt
giữa mũ và nón, thì gã xin chịu, chưa thể đưa ra lời giải
đáp thỏa đáng. Rất có thể vì thói quen, người ta gọi cái này
là mũ, còn cái kia là nón. Hay do thiết kế mẫu mã của nó,
chẳng hạn nón thì thường to hơn mũ.
Người Việt Nam chúng ta có một loại nón đặc biệt, đó là
chiếc nón lá. Chiếc nón lá được trang điểm thêm thành chiếc
nón bài thơ cho các cô gái Huế và chiếc nón quai thao cho
các cô gái Bắc Ninh hát hò quan họ. Chiếc nón lá được các cô
gái Việt Nam đội trên đầu, đi theo với chiếc áo dài hay áo
bà ba thì quả là tuyệt vời. Những lúc cần tỏ ra e ấp thẹn
thùng thì chỉ cần lấy chiếc nón lá che khuất nửa khuôn mặt
là…ăn tiền.
- Trời mưa thì mặc trời mưa,
Tôi không có nón, trời chừa tôi ra.
Tuy nhiên, có một loại nón gã rất thích, đó là chiếc nón sắt
của mấy anh lính. Chiếc nón này thật đa dụng. Có thể dùng
làm ghế để ngồi, có thể dùng làm thùng để múc nước, có thể
dùng làm nồi để nấu cơm và nhất là có thể dùng làm cối để
giã cua, vừa nhẹ lại vừa gọn. Đứa con nít bị mẹ bảo giã cua,
giã xong lại còn phải mang cối đi cọ rửa. Sức con nít làm
sao có thể bưng nổi cái cối đá, không khéo nó rớt vào chân
thì thật…rách việc.
Trở lại với chủ đề chiếc mũ. Trải qua dòng thời gian chiếc
mũ cũng được biến đổi tùy theo vật liệu, tùy theo hình dáng
và tùy theo chức vụ…
Chẳng hạn về vật liệu, chúng ta thấy mũ dạ là loại mũ làm
bằng len để đội cho ấm khi mùa đông trở về, mũ rơm là cái
vòng bện bằng rơm có quấn vải trắng để con trai và cháu nội
người chết đội mà chịu tang, như ca dao đã diễn tả :
- Một mai bóng xế cội tùng,
Mũ rơm ai đội, áo thùng ai mang.
Chẳng hạn về hình dáng, chúng ta thấy mũ nồi hay mũ bê rê là
loại mũ tròn giống như cái nồi úp lên đầu, mũ trái bí là
loại mũ có khía giống như trái bí, mũ lưỡi trai là loại mũ
có vành giống như con sò, con hến, con trai để che mắt cho
bớt nắng, mũ chào mào là loại mũ giống như đầu con chim chào
mào…
Chẳng hạn về chức vụ, chúng ta thấy mũ cử nhân hay mũ tiến
sĩ là loại mũ hình vuông, có tua phủ xuống, mà những người
thi đỗ thường đội khi lãnh nhận văn bằng. Trong ngày tốt
nghiệp, những cô cậu hay ông bà cử nhân và tiến sĩ đều đi
thuê áo mão để chụp cho mình những bức hình làm kỷ niệm lúc
ra trường với bè bạn và những người thân yêu. Đây quả thực
là một dịp tốt để các bác phó nhòm…hốt bạc.
Riêng trong phạm vi tôn giáo, chúng ta thấy bên Phật giáo có
mũ ni là loại mũ dành cho các vị sư sãi :
- Nào mũ ni, nào áo thâm,
Đi đâu chẳng đội, để ong châm.
Bên Công giáo có mũ gàu hay mũ cà cuống là loại mũ dành cho
các giám mục khi cử hành thánh lễ “đại trào”. Ngoài ra, ngày
xưa còn có thêm mũ ba khía là loại mũ vuông, phía trên có ba
cái khía, chẳng biết có phải là để kính Đức Chúa Trời Ba
Ngôi hay không ? Mũ này vốn được các linh mục đội khi cử
hành thánh lễ.
Trong những năm gần đây tại Việt Nam, nhà nước đã qui định
đòi buộc tất cả những người cưỡi xe máy, phóng phom phom
trên đường, phải đội mũ an toàn. Đây cũng là một dịp hốt bạc
cho những tay chế tạo mũ giả cũng như cho các tay lái buôn.
Có những lúc chiếc mũ an toàn lên cơn sốt vì giá cả tăng vùn
vụt. Nhưng rồi ba bảy hai mươi mốt ngày, qui định trên lại
chìm vào quên lãng, như hòn đá chìm xuống đáy hồ. Ai đội thì
cứ đội, ai không đội thì vẫn không đội. Công an cảnh sát
cũng nhắm mắt làm ngơ, mặc dù dọc theo bên đường, không
thiếu những tấm bảng ghi :
- Đoạn đường buộc phải đội mũ an toàn.
Vô phúc cho những ai không đội mũ an toàn vào những ngày nhà
nước phát động chiến dịch, hay vào những ngày anh công an
cảnh sát buồn tình và ngứa tay muốn biên phạt mà chớ.
Trong ngôn ngữ hằng ngày, người ta cũng thường dùng chữ mão
và chữ miện để chỉ về mũ.
Chẳng hạn mão bình thiên là loại mũ phía trên thẳng được nhà
vua đội khi cúng tế, mão cánh chuồn là loại mũ có hai tai
dài như cánh con chuồn chuồn được các quan văn đội, mão tì
lư là loại mũ dành cho các vị hòa thượng.
Còn miện được dùng để chỉ chung các loại mũ được đội trong
những lúc hành lễ, như gia miện, quan miện, triều miện…Riêng
hai chữ vương miện, gã không biết có phải là loại mũ của nhà
vua hay không, nhưng ngày nay nó là một món đồ trang sức
được cài lên đầu cô hoa hậu trong những cuộc thi sắc đẹp.
Thực vậy, để đoạt được cái vương miện, các cô gái đã phải
trải qua nhiều phen sất bất xang bang, lo đến toát cả mồ hôi
hột, bởi vì trong những cuộc thi sắc đẹp ngày nay trên cả và
thế giới, người ta không phải chỉ chú trọng đến ngoại hình,
mà còn chú trọng cả đến kiến thức và cách ứng xử nữa. Thành
thử, mặc dù có điểm cao với trang phục áo tắm, hay có những
vòng số một, số hai và số ba thật lý tưởng, thì cũng chưa ăn
chắc cho lắm, bởi vì còn phải trả lời những câu hỏi ấm ớ
hội tề của ban giam khảo, để trắc nghiệm về kiến thức và
cách ứng xử.
Cũng trong phần thi trắc nghiệm này mà nhiều chuyện vừa buồn
lại vừa cười khiến vãi cả nước mắt đã xảy ra trong các cuộc
thi sắc đẹp tại Việt Nam, bởi vì có những câu trả lời thật
ngây ngô ngốc nghếc không thể chấp nhận được của những người
vốn đã đẹp.
Chẳng hạn ban giám khảo hỏi :
- Trưng Trắc, Trưng Nhị là ai ?
Thí sinh đã trả lời :
- Đó là hai tài tử ăn khách của Hồng Kông !!!
Chẳng hạn ban giám khảo hỏi :
- Nếu đạt danh hiệu hoa hậu, em sẽ làm gì ?
Đây là một câu hỏi mà hầu như các “lò luyện thi hoa hậu” nào
cũng đều cài đặt sẵn cho những con gà của mình. Vì thế, khi
được hỏi, thì hầu như các thí sinh đều có một câu trả lời
giống hệt nhau :
- Em sẽ dành một số tiền để giúp đỡ những nạn nhân chất độc
màu da cam. Rồi sau đó, em sẽ hiến đời mình để phục vụ những
con người bất hạnh…
Và thực tế đã cho thấy nói vậy mà không phải vậy đâu, hay
nói để mà nói, còn làm lại là chuyện khác. Ta cứ nói vung
nói vít để ăn điểm của ban giám khảo cái đã, rồi mọi sự sau
đó sẽ…hạ hồi phân giải. Bởi vì trong đời thường không thiếu
gì những cô hoa hậu, những cô người mẫu lợi dụng sắc đẹp và
tên tuổi của mình để làm những việc não lòng như đi buôn
lậu, hay đi làm…gái gọi !!!
Xét về lợi ích, như đã trình bày ở trên, chiếc mũ được dùng
để bảo vệ cho cái đầu, nó giúp chúng ta che nắng che
mưa…Đồng thời còn được dùng để làm đẹp nữa, vì thế đã có
biết bao nhiêu kiểu cọ và mẫu mã xuất hiện, nhất là những
thứ mũ được dành cho đờn bà con gái. Có chiếc mũ được hình
thành như một một bông hoa, có chiếc mũ được hình thành như
một tổ quạ, có chiếc mũ được hình thành như một cái đuôi con
công…Thôi thì thiên hình vạn trạng làm sao kể ra cho xiết
!!!
Ngoài ra, chúng ta còn có thể ghi nhận được những lợi ích
khác nữa của chiếc mũ, tùy theo quan niệm của từng dân tộc.
Chẳng hạn người Việt Nam chúng ta thường bảo :
- Mũ ni che tai.
Chiếc mũ ni dành cho các vị sư sãi, thường được đan bằng
len, nếu kéo xuống có thể phủ kín cả đôi tai, để rồi chẳng
còn nghe thấy gì nữa. Cử chỉ này muốn nói lên thái độ “phớt
tỉnh ăng lê”, an phận thủ thừa trước những đổi thay và thăng
trầm của cuộc sống. Ta chui vào cái vỏ ốc
của ta. Ta ngủ yên trong tháp ngà của ta :
- Thế sự thăng trầm quân mặc vấn. Chuyện đời
lên xuống anh hỏi làm chi cho mệt.
Chảng hạn đối với người Pháp, trong một cuốn
tự điển thành ngữ, gã đọc được hai câu xin ghi lại đây để
cùng suy nghĩ xem đúng hay sai.
Câu thứ nhất :
- Ngồi trên ngai và đội mũ, người ta sẽ tỏ
lộ được nhiều tác phong của mình.
Theo ngu ý của gã thì câu này ý muốn nói lên
rằng hoàn cảnh bên ngoài cũng giúp chúng ta thể hiện được
phần nào con người của mình.
Câu thứ hai :
- Người ta sẽ đi xa với chiếc mũ cầm trên
tay hơn là với chiếc mũ đội trên đầu.
Cũng theo ngu ý của gã, thì với phép lịch
sự, người ta sẽ chiếm được nhiều cảm tình của những người
chung quanh.
Chả hiểu có đúng như vậy không ?
Sau khi đã xét về lợi ích của chiếc mũ, bây
giờ gã xin nói đến việc người ta đã dùng chiếc mũ như thế
nào ?
Vì chiếc mũ là một đồ dùng để bảo vệ và làm
đẹp cho cái đầu, nên mỗi khi ra đường người ta vốn thường
đội mũ. Đây là một hành động tự ý. Do đó, người ta cũng có
nhiều cách đội mũ.
Có người thích đội mũ thật ngay thật thẳng.
Có người thích đội mũ lệch sang một bên. Và thậm chí có
người thích đội mũ ngược, đằng trước lộn ra đằng sau. Chẳng
hạn như chiếc mũ lưỡi trai, bình thường cái lưỡi trai ở phía
trước để che bớt cho cặp mắt, nhưng bây giờ người ta lại
thích đội ngược, nghĩa là cho cái lưỡi trai về phía đằng sau
để bảo vệ cái ót, cái gáy của mình. Đội ngược như vậy đôi
khi cũng lợi, nhất là khi cần phải cầm máy để chụp hình…
Vì chiếc mũ có liên quan tới địa vị và chức
tước, nên người ta rất lấy làm vinh dự khi lãnh nhận nó cùng
với những thứ phụ tùng lỉnh kỉnh khác nữa. Chẳng hạn khi
được bổ nhiệm làm quan, hẳn đương sự sẽ vô cùng hãnh diện
khi lãnh nhận “áo mão” vua ban. Chẳng hạn khi được tấn phong
làm “vít vồ” tức là làm giám mục, bậc đáng kính nom cũng oai
phong lẫm liệt ra phết khi tiến lên lãnh nhận…”mũ gậy”.
Tuy nhiên có một hành động xem ra chẳng mấy
ai ưa thích, đó là bị thiên hạ…chụp mũ. Vậy chụp mũ là gì ?
Theo gã nghĩ, bị chụp mũ là bị bó buộc đội
phải một chiếc mũ trên đầu, từ đó suy ra là bị gán cho một
nhãn hiệu, một tội trạng nào đó trước mặt bàn dân thiên hạ.
Còn theo “Việt Nam Tự Điển” của Lê Văn Đức, thì chụp mũ là
tròng mũ lên đầu người ta, từ đó suy ra là vu khống, gán
ghép cho người ta một việc làm phi pháp tưởng tượng, với
dụng ý làm hại người ta, khiến người ta, nếu không thân bại
danh liệt, thì cũng mất toi cái danh dự và uy tín vốn dĩ là
những thí quí hiếm trên đời.
Nếu chịu khó “ngâm kíu” một tí, chúng ta sẽ
thấy thói chụp mũ đã được thịnh hành từ một thời rất xa xưa.
Chẳng hạn như tổ phụ Giuse của dân Do Thái,
sau khi bị bán sang Ai Cập, đã phải đi ở đợ cho nhà quan
Putiphar. Nhân lúc quan ông đi vắng, quan bà bèn dụ dỗ tổ
phụ ăn ở với mình, nhưng tổ phụ đã thẳng thừng từ chối. Bực
bội và tức tối, quan bà bèn chụp cho tổ phụ chiếc mũ cưỡng
bức và tổ phụ liền bị tống ngục.
Chẳng hạn như bà Suzana bị hai lão già giở
trò hãm hiếp, nhưng bà một mực cự tuyệt. Thấy ý đồ đen tối
của mình không thành, hai lão già bèn chụp cho bà chiếc mũ
ngoại tình để rồi kết án ném đá bà cho chết. Nhưng may thay,
bà đã được cậu bé Daniel cứu thoát.
Và nhất là Đức Kitô, có lẽ Ngài là người đã
bị chụp mũ nhiều nhất. Nào là chiếc mũ lộng ngôn phạm thượng
dám xưng mình bằng Thiên Chúa. Nào là chiếc mũ phá hoại lề
thói tổ tiên vì không tuân giữ ngày nghỉ lễ. Nào là chiếc mũ
phản loạn vì tự xưng là vua và xúi dân đừng nộp thuế…Cuối
cùng Ngài đã bị đóng đinh vào thập giá như một tử tội.
Chụp mũ cho cá nhân đã đành, nhiều khi người
ta còn chụp mũ cho cả một tập thể, cả một tổ chức. Và Giáo
hội Công giáo đã trở thành nạn nhân số một trong lãnh vực
này.
Thực vậy, suốt ba thế kỷ đầu, Giáo hội đã bị
chụp cho chiếc mũ là nguyên nhân gây ra những tai ương hoạn
nạn để rồi các vua chúa giáng xuống những chiếu chỉ bắt bớ
và cấm cách. Bạo vương Nêrôn, chẳng hiểu vì muốn chỉnh trang
lại thành phố Rôma hay vì muốn lấy hứng làm thơ, bèn ngầm
sai người phóng hỏa đốt cháy kinh thành, rồi chụp cho người
công giáo chiếc mũ là thủ phạm rồi ra tay tàn sát đẫm máu.
Tại Việt Nam cũng thế, các ông vua nhà
Nguyễn như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức cũng đã chụp cho
người công giáo chiếc mũ theo tây, chiếc mũ phản quốc, chiếc
mũ phá hoại truyền thống… rồi ra lệnh truy nã.
Trong phạm vi cá nhân, hằng ngày chúng ta
cũng đã được nghe biết hay chứng kiến bao nhiêu trường hợp
đau buồn đã xảy ra. Cách đây không lâu, một nữ sinh trẻ đẹp
đã nhảy xuống sông tự tử, làm xôn xao dư luận trong nước. Lý
do thật đơn giản. Số là có một chàng thanh niên hàng xóm
thầm yêu trộm nhớ cô ta, nhưng đã bị cô ta lờ tít và chối
từ. Giận cá chém thớt. Không được ăn thì đạp đổ. Anh chàng
này đã tung tin, phao đồn rằng cô ta là đã từng ăn cơm trước
kẻng, đã từng quan hệ trên mức tình cảm cho phép với anh ta.
Và thế là cô nữ sinh trẻ đẹp liền bị mọi người nhìn bằng cặp
mắt khinh bỉ. Chịu không nổi sự khinh bỉ ấy, cô ta đã mượn
dòng nước để minh chứng cho cõi lòng trong trắng của mình.
Xem ra nạn chụp mũ ngày càng gia tăng với
cấp số nhân. Gã còn nhớ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, hình
như nhà nước Việt Nam rất khoái dùng biện pháp chụp mũ để
thực hiện những mưu toan của mình.
Thực vậy, hầu như tất cả các văn nghệ sĩ của
chế độ cũ đều bị chụp cho một trong hai chiếc mũ, nếu không
đồi trụy thì cũng phản động, để rồi cấm tiệt việc lưu hành
các tác phẩm cũng như cấm tiệt mọi hoạt động của giới này.
Muốn tịch thu một cơ sở nào đó, thì chỉ cần
nhờ kẻ lạ dấu vào đó một vài khẩu súng, rồi ra lệnh lục soát
và thế là cơ sở ấy lập tức bị đi đoong. Muốt bắt một người
nào đó, thì chỉ cần ném vào nhà người ấy một vài tờ truyền
đơn rồi chụp cho chiếc mũ phản động, thế là người ấy bèn
tiêu tùng, đi đời nhà ma.
Có một hồi, người ta bảo Giáo Hoàng Học
Viện tại Đalat do các cha dòng Tên điều khiển là cơ sở đào
tạo nhân viên CIA, còn cất giấu nhiều vũ khí, làm cho những
người sống trong đó cứ phập phồng lo âu.
Bản thân gã cũng vậy. Vì cắm dùi tại một
vùng sâu vùng xa, thư từ thường bị thất lạc, nên gã đã phải
mượn địa chỉ của một người bạn trên tỉnh. Chẳng hiểu sao mấy
ông công an biết được, bèn mời gã tới làm việc. Họ nói :
- Chúng tôi biết anh là xịa được gài lại để
quấy phá.
- Thưa cán bộ, tôi chẳng hiểu xịa là gì thì
sao làm xịa được.
- Nếu anh không phải là xịa thì tại sao anh
lại có một hòm thư bí mật trên tỉnh để liên hệ với những
người nước ngoài.
- Thưa cán bộ, nếu tôi là xịa, thì ngu gì
tôi liên hệ với người nước ngoài bằng thư từ qua bưu điện,
vì chắc chắn thế nào cũng bị kiểm soát. Như vậy chẳng khác
chi thưa ông tôi ở bụi này. Hơn nữa, bọn xịa chẳng nhẽ lại
không trang bị cho nhân viên của mình những phương tiện hiện
đại để liên hệ một cách mau chóng, chứ ngồi đó mà chờ bưu
điện chuyển theo vận tốc rùa bò thì tới bao giờ mới nhận
được và còn đâu tính cách nóng sốt của nó nữa.
Thế là tịt ngòi.
Và hiện nay, với sự bùng nổ của thông tin
qua việc nối mạng “internet”, người ta lại càng chịu khó
chụp mũ cho nhau một cách ồn ào. Thực vậy, nếu nói theo ngôn
ngữ của Phúc Âm, thì bây giờ không còn là thời buổi người ta
lấm lét xì xầm với nhau dưới gậm giường nữa, mà là thời buổi
người ta công bố trên mái nhà. Không những chỉ công bố trên
mái nhà mà còn người ta loan truyền cho cả và thiên hạ cùng
biết.
Chỉ cần ngồi nhà, bấm“con-néc” một phát, tức
khắc người ta có thể xem mọi hình ảnh và đọc mọi thứ, từ tin
tức đến những chuyện giải buồn…Nhiều khi lượng thông tin ào
ạt đổ xuống, đến tối tăm mắt mũi, không kịp thở để mà coi
nữa.
Đôi lúc, gã cũng lang thang trên mạng, hay
nhận được những cái “meo”, trong đó người ta chửi nhau búa
xua và chụp cho nhau đủ các thứ mũ. Qua những tài liệu ê hề
ấy, gã ghi nhận một vài điều như sau :
Điều thứ nhất, những kẻ thích chửi bới
thường thường tự phong cho mình là thông minh uyên bác vào
bậc nhất trong thiên hạ. Thế nhưng, sự thông minh uyên bác
của họ cũng chỉ là sự thông minh uyên bác của một con ếch
ngồi đáy giếng coi trời bằng vung mà thôi.
Điều thứ hai, một khi tự cảm thấy mình thông
minh uyên bác, họ liền cho rằng mọi ý nghĩ của mình đều là
“sáng kiến” còn những ý nghĩ của người khác chỉ là “tối
kiến”. Mình luôn luôn đúng, còn người khác luôn luôn sai. Vì
thế, mặc sức mà chửi bới vung vít, như vung gươm giữa cảnh
nhà hoang vườn trống.
Điều thứ ba, đối với những kẻ cùng một lập
trường, họ không ngần ngại bốc thơm và nâng lên tới tận
trời xanh, còn đối với những người không cùng một đường lối,
họ sẵn sàng bốc thối và dìm xuống tận đất đen, bằng cách
chụp mũ, nào là thân cộng, nào là phản bội quê hương, vân
vân và vân vân…
Điều thứ bốn, người ta thường dùng đao to
búa lớn mà phang nhau. Ngày xưa, gã thường rất dị ứng khi
nghe đài Hà Nội gọi thằng Ngụy, thằng Mỹ, thằng Thiệu, thằng
Nixon, thằng nọ và thằng kia…Bây giờ, họ cũng dùng thứ ngôn
ngữ hàng cá hàng thịt, lái trâu lái bò mà chửi nhau như vậy.
Theo gã nghĩ, dù chửi nhau thì cũng phải chửi cho có…văn
hóa, bởi vì người Việt Nam mình vốn thường tự hào là có
những bốn ngàn văn hiến kia mờ.
Sau cùng điều thứ năm, một khi đã không ưa
nhau, họ sẵn sàng vạch áo cho người xem lưng, bới móc nhau
từ chuyện chính chị chính em đến chuyện đời tư, chẳng kiêng
nể gì sốt. Mà chuyện đời tư với những mảnh tình lem nhem mới
câu khách và hấp dẫn người đọc. Nếu không có, người ta cũng
dư sức tưởng tượng mà phệu ra…cho thêm phần giật gân và lâm
ly bi đát.
Thậm chí, gã có anh bạn tính làm sui với
người kia, nhưng chuyện không thành. Thế là anh bạn ấy bèn
nhảy vào trang “web” mà hạch sách, mắng mỏ cho người kia một
trận te tua.
Cái gì, chứ bắn lên mạng, tung lên “net”…bây
giờ quả là việc dễ dàng như trở bàn tay, mà hậu quả lại to
lớn khôn lường vì bàn dân thiên hạ đều biết đến.
Viết tới đây bỗng gã thở dài thườn thượt.
Nếu là kẻ bi quan, gã liền sắm cho mình một chiếc mũ ni che
khuất hai lỗ tai và hai con mắt, để trở thành người không
không thấy và không không nghe, như điệp viên không không
bảy vậy.
Còn nếu là người yêu đời, gã sẽ tặc lưỡi mà
lẩm bẩm :
- Kệ bà nó. Ai khen
ta mà khen phải ấy là bạn ta, còn ai chửi ta mà chửi phải ấy
là thày ta. Chiếc mũ đâu có làm nên ông cử hay ông tú.
Gã Siêu
gasieu@gmail.com
|
VỀ MỤC LỤC |
|
- Mọi liên lạc:
Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin
gởi về địa chỉ
giaosivietnam@gmail.com
- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:
Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục
vụ của Giáo sĩ; Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các
Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn
gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực
Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh
vực; Mỗi Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức
Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và
Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)
- Quí vị cũng có
thể tham khảo những số báo đã phát hành tại
www.conggiaovietnam.net
Rất mong được sự
cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị
Xin chân thành
cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi
bằng nhiều cách thế khác nhau.
TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam
Lm. Luca
Phạm Quốc Sử
USA
|
|
*************
|
|