Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

 

 

 

ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI
VÀ CHO LOÀI NGƯỜI  (x. Dt, 5.1)

 

GIÁO SĨ:

Xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân

 

ĐỂ CÙNG LÀM VINH DANH THIÊN CHÚA

 

www.conggiaovietnam.net                          giaosivietnam@gmail.com

Đặc San Điện Tử    Giáo Sĩ Việt Nam    Số 52, Chúa Nhật 21.10.2007


MỤC LỤC 

Một Vài Nguyên Tắc Hướng Dẫn Việc Phát Triển Văn Hóa                       Gaudium Et Spes

Tâm Thư Gởi các Linh Mục (tiếp theo)                                             Đình Chẩn chuyển ngữ

Tác phẩm Giáo Hội Cần Loại Linh Mục Nào? (ký cuối) Lm Giuse Lê Công Đức chuyển ngữ

NHỨC NHỐI VỀ ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN                                                      Anmai, C.Ss.R.

THƠ THÁNG MÂN CÔI                                                     Nhà văn Xuân Vũ Trần Đình Ngọc

MỒ HÔI, NƯỚC MẮT VÀ MÁU                                                         Hương Vĩnh chuyển ngữ

THIẾT LẬP THÓI QUEN TỐT                                                                   Lm. Lê Văn Quảng

THU HUYỀN                                                                                                          Vân Thanh

TÌNH YÊU LUÔN HY VỌNG VÀ CHỊU ĐỰNG TẤT CẢ         Lm Micae-Phaolô Trần Minh Huy   chuyển ngữ

Tại Sao Cần Uống Nước?                                                                     Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức

BÀN VỀ CON KHỈ                                                                       Chuyện phiếm của Gã Siêu


Gaudium Et Spes

Phần Thứ Hai

Chương II

Cổ Võ Việc Phát triển Văn Hóa

 

Ðoạn 2: Một Vài Nguyên Tắc Hướng Dẫn Việc Phát Triển Văn Hóa

57. Ðức tin và văn hóa. Người Kitô hữu đang hành trình về quê trời phải tìm kiếm và yêu thích những sự trên trời 2. Ðó là điều chẳng những không bớt mà còn làm tăng bổn phận của họ là góp sức với mọi người kiến tạo một thế giới nhân đạo hơn. Thực ra, mầu nhiệm của đức tin Kitô giáo đã đem đến cho họ nhiều khích lệ và trợ lực quí giá để họ chu toàn bổn phận ấy cách hăng say hơn và nhất là để họ khám phá được ý nghĩa trọn vẹn của công việc họ làm. Nhờ đó, văn hóa nhân loại có được một địa vị cao cả trong ơn gọi toàn diện của con người.

Thực vậy, khi cày cấy với hai bàn tay hoặc với phương tiện kỹ thuật để trái đất nẩy sinh hoa quả và trở thành nơi cư ngụ xứng đáng của toàn thể gia đình nhân loại, và khi tham dự cách ý thức vào tập thể xã hội, con người đã tuân theo ý định của Thiên Chúa được tỏ bày ngay từ thuở đầu là loài người phải chế ngự trái đất 3 và hoàn tất công cuộc tạo dựng, đồng thời con người phát triển được chính bản thân; và cùng khi ấy con người tuân giữ giới răn quan trọng của Chúa Kitô là hiến thân phục vụ anh em.

Hơn nữa, khi chuyên tâm học hỏi các bộ môn triết học, sử học, toán học, vạn vật học và trau giồi nghệ thuật, con người có thể góp phần lớn lao vào công cuộc thăng tiến gia đình nhân loại để đạt tới những giá trị cao cả của chân, thiện, mỹ, và một phán đoán có giá trị phổ quát. Nhờ đó, con người được soi chiếu rạng rỡ hơn, do Ðấng Khôn Ngoan kỳ diệu đã có bên Chúa từ thuở đời đời, cùng Chúa an bài mọi sự, nô đùa trên trái đất và vui sướng ở với con cái loài người 4.

Cũng nhờ đó mà tâm trí nhân loại bớt nô lệ sự vật và có thể dễ dàng bay bổng để thờ phượng và chiêm ngưỡng Ðấng Tạo Hóa. Hơn nữa, con người còn được ân sủng thúc đẩy để nhận ra Ngôi Lời Thiên Chúa, Ðấng trước khi nên xác thể để cứu chuộc và kết thâu muôn loài nơi Người, đã ở trong thế gian như "anh sáng thật... vốn hằng soi sáng mọi loài dương gian" (Gio 1,9) 5.

Vì do phương pháp của chúng, khoa học và kỹ thuật không thể xâm nhập cơ cấu sâu xa của sự vật, nên sự tiến bộ ngày nay của chúng dĩ nhiên có thể đưa đến một thứ chủ thuyết duy hiện tượng và bất khả tri, khi phương pháp khảo sát của những bộ môn này được đánh giá quá cao và được coi như luật tối hậu để khám phá toàn thể chân lý. Cũng nguy hiểm hơn nữa khi con người tin tưởng thái quá vào những phát minh hiện đại đến độ tự mãn và không còn kiếm tìm những giá trị cao hơn 70*.

Tuy nhiên, những hậu quả tai hại ấy không nhất thiết phát sinh từ nên văn hóa hiện đại, và chúng ta không được ỷ vào đó mà phủ nhận những giá trị tích cực của nền văn hóa này. Trong số những giá trị ấy phải kể đến: lòng yêu chuộng khoa học, thái độ nghiêm chỉnh trung thành với chân lý trong các công trình nghiên cứu khoa học, nhu cầu làm việc tập thể trong các toán chuyên viên, tình liên đới quốc tế, ý thức ngày càng mãnh liệt nơi các nhà thông thái về trách nhiệm phải giúp đỡ và hơn nữa phải bảo vệ con người, ý muốn đem lại cho mọi người tình trạng sinh sống thuận lợi hơn, nhất là cho những người chịu thiệt thòi vì không được trao trách nhiệm và vì thiếu văn hóa. Tất cả những giá trị này có thể góp phần chuẩn bị cho con người lãnh nhận sứ điệp Phúc Âm. Và công cuộc chuẩn bị này có thể được thấm nhuần nhờ tình yêu thần linh của Ðấng đã đến để cứu chuộc thế gian.

58. Liên hệ đa diện giữa Phúc Âm của Chúa Kitô và văn hóa nhân loại. Giữa sứ điệp cứu độ và văn hóa nhân loại có nhiều mối liên hệ. Thực vậy, khi tự mạc khải cùng dân Ngài cho tới khi tỏ mình đầy đủ trong Chúa Con nhập thể, Thiên Chúa đã nói theo văn hóa riêng của từng thời đại.

Cũng vậy, trải qua các thế kỷ sống trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, Giáo Hội đã xử dụng những tài nguyên của các nền văn hóa khác biệt để phổ biến và giải thích cho muôn dân sứ điệp của Chúa Kitô trong khi rao giảng, để tìm tòi và thấu hiểu sâu xa hơn, để diễn tả sứ điệp ấy cách tốt đẹp hơn trong các lễ nghi phụng vụ và trong cuộc sống muôn mặt của cộng đoàn các tín hữu.

Nhưng đồng thời, Giáo Hội không bị ràng buộc cách độc quyền và bất khả phân ly với một chủng tộc hay quốc gia, với một lối sống đặc thù hoặc một tập tục cũ hay mới nào, vì Giáo Hội được sai đến với mọi dân tộc thuộc mọi nơi và mọi thời. Trung thành với truyền thống riêng và đồng thời ý thức sứ mệnh phổ quát của mình, Giáo Hội có thể hòa mình với nhiều hình thức văn hóa khác nhau. Nhờ đó, chính Giáo Hội cũng như các nền văn hóa ấy đều được phong phú hơn 71*.

Phúc Âm của Chúa Kitô không ngừng đổi mới cuộc sống và văn hóa của con người đã sa ngã, chống đối và khử trừ các sai lầm và tai họa phát sinh từ sức quyến rũ thường xuyên của tội lỗi luôn đe dọa. Phúc Âm không ngừng tinh luyện và nâng cao phong hóa các dân tộc. Những đức tính của mọi thời như được Phúc Âm làm cho phong phú từ bên trong, được củng cố, bổ túc và tái tạo trong Chúa Kitô 6 nhờ những ân huệ bởi trời. Như thế, trong khi chu toàn bổn phận riêng 7, Giáo Hội cũng đồng thời thúc đẩy và góp phần vào công cuộc phát triển văn hóa nhân loại, và nhờ hoạt động của mình, ngay cả trong các nghi lễ phụng vụ, Giáo Hội giáo dục cho con người đạt tới tự do nội tâm.

59. Hợp tác các giá trị trong những hình thức văn hóa nhân loại. Vì những lý do đã trình bày, Giáo Hội nhắc nhủ mọi người: văn hóa phải nhằm đạt sự hoàn hảo toàn diện của nhân vị, lợi ích của cộng đoàn và của toàn thể xã hội nhân loại. Do đó, phải tôi luyện tâm hồn làm sao để phát triển khả năng tuân phục, thấu triệt, chiêm ngưỡng, phán đoán riêng tư, lại phải có thể phát huy ý thức tôn giáo, luân lý cũng như xã hội.

Thực vậy, vì trực tiếp phát sinh từ xã hội tính và lý trí của con người nên văn hóa luôn cần được tự do đúng mức để phát triển, cũng như cần có quyền hợp pháp để hành động độc lập theo các nguyên tắc riêng. Do đó, văn hóa có quyền được tôn trọng và được hưởng một quyền bất khả xâm phạm nào đó, dĩ nhiên vẫn phải duy trì quyền lợi cá nhân và cộng đoàn hoặc riêng biệt hoặc phổ quát, trong giới hạn của công ích.

Thánh Công Ðồng lập lại những điều Công Ðồng Vaticanô thứ nhất đã dạy, và tuyên bố rằng: "Có hai lãnh vực trí thức" khác nhau, lãnh vực đức tin và lãnh vực lý trí; Giáo Hội không cấm "các kỹ thuật và các bộ môn văn hóa nhân loại dùng những nguyên lý và phương pháp riêng trong phạm vi của mình"; do đó, Giáo Hội "nhìn nhận sự tự do chính đáng này", và xác nhận sự tự trị hợp pháp của văn hóa, nhất là các khoa học 8.

Tất cả những điều vừa trình bày cũng đòi hỏi cho con người có thể tự do đi tìm chân lý, phát biểu, phổ biến ý kiến mình và được tự do hành nghề tùy sở thích, miễn là tôn trọng công ích và trật tự luân lý; sau hết, những điều ấy cũng đòi cho con người phải được thông tin chính xác về những biến cố xảy ra thuộc đời sống công cộng 9.

Bổn phận của công quyền không phải là quy định một hình thức văn hóa nhân loại đặc thù nào, nhưng là tạo những điều kiện và phương tiện thuận lợi để phát triển đời sống văn hóa trong toàn thể dân chúng, cả trong những thành phần thiểu số của quốc gia 10. Do đó, phải hết sức tránh sao để văn hóa khỏi bị sai lạc mục đích cá biệt của mình và khỏi bị cưỡng ép làm công cụ cho các thế lực chính trị hay kinh tế.


 

Chú Thích:

(lưu ý: những số ghi chú nhỏ hơn đã được đăng vào những số báo trước)

70* Hiện tượng luận chủ trương rằng ta phải đánh giá các hiện tượng mà không cần tìm đến những thực thể siêu việt. Ví dụ: trong cơn khủng hoảng đối với quyền bính trong Giáo Hội hay trong xã hội, chúng ta không cần dựa trên bất cứ nguyên tắc lý thuyết nào, mà phải chấp nhận những thực tại mới, thích hợp với các hiện tượng xảy ra. "Bất khả tri luận" chủ trương rằng trí con người thiếu khả năng để hiểu biết các thực tại siêu hình. Nhiều khi đó chỉ là một lập trường trong thực tế. Khoa học có thể đưa tới chủ trương ấy, không phải vì bản tính đòi hỏi như vậy, nhưng chỉ vì người ta muốn xét tới tất cả mọi vấn đề dựa trên những phương pháp thí nghiệm và thực tế của khoa học.

71* Ðoạn trên đã được hàng trăm các Ðức Giám Mục Á Phi và Nam Mỹ xác nhận. Có lẽ nhiều giáo dân thuộc giới trí thức (ở Việt Nam cũng như ở nhiều nơi khác) có cảm tưởng rằng mấy đoạn đó hợp với lý tưởng của Giáo Hội hơn là hợp với lịch sử. Quả quyết rằng Giáo Hội đã dùng những kho tàng của các nền văn hóa khác nhau để giảng dạy và diễn tả Phúc Âm trong Phụng Vụ mà không hề cấu kết với một dân tộc hay phong tục dân tộc nào... phải chăng hơi có tính cách tự đắc huênh hoang quá đáng? (Ví dụ, hơn ba thế kỷ, ở Việt Nam vẫn cử hành Phụng Vụ bằng tiếng Latinh và theo đúng như các nghi thức Roma). Dù ta cảm thấy Giáo Hội đã thực hiện một thứ thực dân tôn giáo và do đó trái với nguyên tắc tốt đẹp này (ở đây không cần nói đến vấn đề Giáo Hội có giúp đỡ cho thực dân chính trị hay không, vì có thể phức tạp hơn), nhưng nguyên tắc của Công Ðồng đã rõ ràng. Ta phải làm sao để con cháu ta không thể tố cáo được rằng chúng ta đã không làm gì để thực hiện nguyên tắc đó trong thực tế.

 
VỀ MỤC LỤC
Tâm Thư Gởi các Linh Mục (tiếp theo)

 

Nguyên tác: ”Lettres d’amour aux prêtres” –  “Thư tình gửi các Linh mục”

của Catherine DE HUECK DOHERTY

Người chuyển ngữ, Đình Chẩn.

 

CHƯƠNG I: XIN ĐỪNG BỎ CHÚNG CON 

Trước đây, con đã viết một số cuốn sách với tựa đề là: “ Thư gửi Đức Giám Mục” , “Thư gửi các chủng sinh”, và “Thư gửi  các nữ tu”. Con yêu mến các Đức Giám Mục, các chủng sinh và các nữ tu,  nhưng không hoàn toàn giống như con yêu các cha, những Linh mục của Chúa, những người mà mỗi ngày có nhiệm vụ chăm sóc đời sống tinh thần cho dân Chúa. Chính bởi tình yêu cách riêng này mà  con đã ấp ủ từ lâu viết lại những tâm tình của con theo cái nhìn của các cha dưới dạng một cuốn sách. 

Tình yêu của con dành cho cha và sự kính trọng của con đối với sứ vụ Linh mục đã được đào sâu cách đặc biệt và triển nở trong suốt cuộc đời của con. 

Từ rất lâu, khi con lên 11 hay 12 tuổi, cách nơi này rất xa, con sống trong một tu viện của các Soeur dòng Sion bên Ramleh gần Alexandrie Ai cập- Một cha dòng tên đã trò chuyện thân mật với chúng con, những đứa con bé nhỏ . Đó là một Linh mục thánh thiện và rất giản dị. Ngài đã  làm trái tim trẻ thơ của con xúc động mạnh mẽ. Tuy nhiên, con không mấy vui khi người nói: “ Khi các con lớn hơn một chút nữa , các con hãy cầu nguyện cho các Linh mục. Con đã tự hỏi:”Tại sao mình phải đợi đến năm 18 hay 19 tuổi mới có thể cầu nguyện cho các Linh mục?” Ngay lập tức, con đã thưa riêng với cha dòng Tên đó và trình bày với Ngài ước muốn cháy bỏng cầu nguyện cho các Linh mục của con. Người nhìn con chăm chú và với vẻ nghiêm nghị hỏi con có thực sự ao ước cầu nguyện cho các Linh mục hay không. Khi con đáp lại cách quả quyết thì ngài đã đặt tay lên đầu con và cầu xin Chúa Ba Ngôi chúc lành cho con rồi ngài âu yếm má con và nói:”Con yêu, cha vừa chúc lành cho con để ngay khi còn nhỏ, con đã có thể cầu nguyện cho các Linh mục. Con đừng quyên điều đó nghe con!” 

Quả vậy, con chưa bao giờ quên lời cầu chúc đặc biệt này. Ngay khi còn là trẻ con, con đã yêu mến các Linh mục với tất cả tấm lòng con.Trong những suy nghĩ còn non trẻ, con đã xác tín rằng Chúa Giêsu đã ban các Linh mục cho chúng con vì Ngài không muốn chúng con mồ côi, không muốn rời xa chúng con. Con đã không hiểu được những điều lớn lao về Thân Thể mầu nhiệm và những phương cách mà Chúa Kitô ở lại giữa chúng con. Tuy nhiên, con đã cảm nghiệm được vai trò đặc biệt của các Linh mục trong chương trình của Chúa Kitô và con nhận thấy thực sự cần thiết cầu nguyện cho các ngài.

Từ năm 12 tuổi, con đã không ngừng cầu nguyện cho các Linh mục. Ngoại trừ trong những lúc  con cùng với gia đình phải chạy trốn vòng quay cộng sản, con bị ốm nặng không thể cầu nguyện được ( Con chỉ còn chưa được 37kg) . Con đã luôn trung thành với lời cầu chúc của cha Dòng Tên bên Ai- Cập từ nhiều thập kỷ nay. 

Con đã ấp ủ trong lòng những những tâm tình mà từ lâu con do dự hay ngại nói ra. Trước công đồng Vatican II, có những ý kiến hoặc những tư tưởng mà người ta chưa bao giờ nghĩ đến sẽ nói ra. Nhưng giờ đây, ở cái tuổi thất thập này, con chẳng còn lo sợ như lúc còn trẻ, mà con chạy đến với cha- Linh mục của Chúa để con giãi bày tâm sự. 

Thực sự, con đã viết  cuốn sách này hàng ngàn lần trong trí óc và trong thâm tâm con. Thế mà, chính vào lúc con cầm cây bút, con không chắc có làm cho các cha hiểu tình yêu của con đối với Thiên chức Linh mục và đối với từng người trong các cha hay không.

Mặc dầu, con thấy thật là khó mà diễn tả được tình yêu của con đối với các Linh mục, nhưng con phải cố gắng làm điều đó. Cha kính yêu, con thấy thực sự cần thiết bày tỏ những tâm tình và ước vọng của chúng con, những con chiên, với các cha. Cuốn sách này là những trang thư con viết cho cha, con muốn làm cho cha hiểu nhu cầu của đoàn chiên chúng con là được chủ chiên dẫn dắt. Chúng con khao khát cháy bỏng được nghe tiếng nói của cha vang vọng tiếng gọi của Chủ chiên duy nhất, mà đối với chúng con, cha hiện hiện một cách thật cụ thể. Nếu chúng con không nghe được tiếng của Chủ chiên duy nhất qua các cha, thì chúng con sẽ nghe tiếng Người bằng cách nào đây? Thời gian qua, tiếng nói mang lại bình an của cha đã bị nghẹt hoặc đơn giản là bị chìm  trong sự náo động của một thế giới ồn ào hối hả. Chúng con cần được nghe tiếng nói của cha một cách rõ ràng ngay bây giờ. Đồng cỏ nuôi dưỡng đoàn chiên chúng con, khi xưa thật xanh tốt và đầy sức sống, nay đang bị khô héo dần dưới sức nóng như lửa thiêu của chủ nghĩa vật chất, của tính ích kỷ và của sự nghi ngờ.Chỉ có tiếng nói của cha kết hiệp mật thiết với tiếng nói của Đấng Chủ chiên nhân lành, mới có thể dẫn chúng con, một lần nữa đến với đồng cỏ xanh tươi. Satan bóng đêm đang bao phủ tâm trí, đang đe doạ đoàn chiên và bắt chiên chúng con phải xâu xé nhau, người này chống lại người kia vì không có sự lãnh đạo chắc chắn dẫn  chúng con tiến lên. Nhưng thưa các cha, trong cảnh chiều tà ấy, chúng con những con chiên vẫn luôn tin tưởng rằng các cha sẽ còn ở gần chúng con, sẽ hướng dẫn chúng con đối mặt với sự dữ.

Ở Madonna House, chúng con xưng hô với các Linh mục là ‘’Cha”. Tuy nhiên một số Linh mục thích chúng con gọi các ngài bằng chính tên riêng. Tuy nhiên, chúng con không thể theo ý muốn của các ngài được. Chúng con biết rằng Linh mục phục vụ những nhu cầu của một gia đình thiêng liêng tương tự như một người cha chăm lo cho gia đình  của mình. Nếu người cha trong gia đình kiếm cơm bánh cho con cái thì Linh mục, người cũng trao ban của ăn qua Bí tích Thánh Thể. Cũng vậy, nếu chúng con bắt đầu học biết được Tình yêu của Chúa Cha đối với chúng con qua việc cảm nghiệm tình yêu của người cha riêng của chúng con đối với gia đình của mình thì chúng con sẽ còn biết được điều lớn lao hơn về Tình Yêu Cha, Con Thiên Chúa dành cho mỗi người qua các Linh mục. Chính vì vậy mà chúng con gọi các cha là “ Cha”. 

Một người cha là một người có những đứa con, có một gia đình để chăm sóc. Người cha cần phải chăm sóc những nhu cầu ăn mặc chỗ ở, dạy dỗ và chữa chạy thuốc thang. Người cha phải luôn thể hiện tình cảm ,sự quan tâm chăm sóc đến từng người trong gia đình. Người cha gia đình là người chủ của cộng đoàn yêu thương. Cùng với vợ của mình, người cha tạo ra một bầu khí yêu thương, tạo điều kiện thuận lợi cho những đứa con phát triển tốt, không chỉ về thể chất mà còn cả về mặt tinh thần. Chính qua mẫu gương sống, mà người cha trong gia đình giảng dạy cho con cái những bài học quý giá nhất và có sức mạnh lay động tâm hồn con cái nhất. Chính qua những cử chỉ, việc làm đầy yêu thương và trách nhiệm mà con cái học biết yêu thương. Người bố yêu thương gia đình của mình hơn tất cả những gia đình khác, không phải người ấy không biết những nhu cầu của người láng giềng. Thực vậy, tuỳ theo điều kiện xã hội và tình hình cụ thể của người ấy trong cuộc sống mà họ quan tâm đến những nhu cầu của thế giới bên ngoài. Nhưng trong mọi trường hợp, một người cha yêu thương gia đình mình thì luôn ưu tiên cho những nhu cầu của gia đình mình trước tiên. Đó chính là người cha lý tưởng mà chúng con, những con chiên có được. 

Chúng con gọi các cha là “Cha” bởi các ngài đã sinh chúng con ra trong mầu nhiệm của một chuyện tình huyền diệu giữa Thiên Chúa và các cha. Bởi các cha  tham dự vào Thiên chức duy nhất của Đức Kitô. Các cha kết hôn với Hội Thánh-Hiền thê của Đức Kitô. Ngay cả khi luật độc thân không còn nữa, các cha vẫn  mãi luôn kết hôn với Hội Thánh, và trong cuộc sống của các cha, Hội Thánh sẽ phải là trên hết.

Chúng con gọi các cha là “cha”  và chúng con là gia đình của cha. Chúng con cần đến các cha, nơi mà Thiên Chúa đã đặt các cha là đầu của gia đình chúng con, đúng như trong thế gian, Ngài đã đặt những người cha làm chủ gia đình của họ để nuôi dưỡng và yêu thương gia đình ấy.

Mỗi khi người cha rời bỏ gia đình mình để thoả mãn những nhu cầu cá nhân, thì người ấy gây ra thảm kịch cho gia đình mình. Cả gia đình, nhất là những đứa con sẽ bị lạc hướng, khiếp sợ và hư hỏng. Chính sự giũ  bỏ trách nhiệm của mình đối với gia đình đã gây ra hỗn loạn trên thế giới. Và một số không nhỏ các Linh mục chối bỏ bổn phận của mình cũng làm cho Giáo hội hoàn vũ đau đớn.

Thật là khó mà biết được tại sao nhiều Linh mục lại rời bỏ gia đình thiêng liêng của mình. Phải chăng đó là do sức ép của những giá trị hay thay đổi, đột nhiên các ngài đặt những nhu cầu riêng tư lên trên những đòi hỏi của gia đình các ngài? Con không muốn đánh giá nghiêm khắc quyết định của những Linh mục này, bởi con biết  những áp lực, những gánh nặng và cả những đau khổ tinh thần các ngài phải chịu. Tuy nhiên, thưa cha, xin cha nhớ lại rằng các cha không cô độc. Chúa Kitô hằng ở với các cha. Và chúng con, những người con, cần đến các cha.

Cha kính mến, con xin cha hãy thường xuyên ưu tư đến tình trạng và những khó khăn của các con chiên nơi cha coi sóc. Chúng con gồm những người trẻ, trưởng thành hay cao niên. Có những người đã lập gia đình, số khác còn độc thân. Có những người được học hành tử tế, lại có những người không được biết chữ, một số giầu có, và một số khác lại nghèo đói. Nhưng mà tất cả chúng con đều giống như hoa cỏ ngoài đồng: nay còn mai mất. Tuy nhiên, các cha cũng học được chúng con nhiều điều. Xin cha hãy coi một chút tình cảnh của một người cha trong gia đình. Ông phải lao động cật lực để đáp ứng những nhu cầu của gia đình. Đôi khi ông mơ mộng đến một “đồng cỏ xanh tốt hơn”. Nhưng nếu ông yêu thương gia đình của mình, ông sẽ không chạy theo những ước mơ không mang lại lợi ích thực sự cho những người ông yêu quý. Cũng tẻ nhạt, cũng nhàm chán và cũng cực nhọc, nhưng những người cha tận tâm ,  sẽ tỏ ra quan tâm tới những nhu cầu của người khác khi kiên nhẫn trong những việc họ làm. Mặc dù có đến cả nghìn lẻ một vấn đề công kích gia đình, nhưng mọi việc  sẽ đâu vào đấy nhờ vào tình yêu và lòng cậy trông vào Chúa.

Chúng con, những con chiên, gọi các cha với một danh xưng kính trọng “Cha” bởi chúng con nhận thấy các cha quan tâm đến những nhu cầu thiêng liêng của chúng con.  Xin cha đừng bao giờ  quên rằng các cha được truyền chức là để phục vụ chúng con, để nuôi dưỡng chúng con bằng Thánh Thể, để thêm sức cho chúng con bằng Dầu thánh, để hoà giải chúng con với Chúa và với anh em qua Bí tích Giải tội, để làm chứng cho sự hoà hợp tình yêu của chúng con qua Bí tích Hôn phối và để loan báo Tin Mừng của Chúa.

Chúng con, những con chiên, có thể chăm sóc cho đồng loại bằng những cách khác nhau. Chúng con có thể chăm sóc cho  họ bằng việc chữa bệnh như bác sĩ, nhà tâm lý học, tâm thần học hay công nhân viên. Thậm chí, chúng con cũng có thể chăm sóc các cha, những Linh mục của chúng con, những cố vấn kỳ diệu. Thế nhưng, chúng con không thể tự chăm sóc cho mình bằng Thánh Lễ như các cha, chỉ có các Linh mục mới làm được việc đó.

Nếu cha trung thành đảm nhận sứ vụ chữa lành của riêng mình thì các cha sẽ thúc đẩy chúng con, những con chiên, mang Lời Cứu chuộc của Chúa đến giữa thành phố, đến giữa nông thôn, đến với người giầu cũng như đến với người nghèo. Chúng con có thể làm được việc đó chừng nào  các cha  gieo Tin Mừng cho chúng con, và chừng nào các cha còn nuôi  chúng con bằng Thánh Lễ, chúng con cần các cha ở với chúng con nơi mà các cha có thể còn ưu tư. Chúng con cần học nơi các cha đức tính kiên nhẫn, lòng nhân từ, sự cảm thông và sức mạnh là một Kitô hữu. 

Hãy đoái thương chúng con!  Một đoàn chiên không khác biệt, không có gì là to lớn của các cha. Hãy dạy chúng con biết yêu thương! Hãy dạy chúng con biết cầu nguyện! Hãy thắp lên trong trái tim chúng con ước muốn rửa chân cho anh em chúng con, nuôi dưỡng người nghèo bằng tình thương và loan báo Tin Mừng bằng chính cuộc sống của chúng con. Hãy sai chúng con đi khắp thế gian- thế gian của sự nghèo đói, đau khổ- theo cách mà chúng con có thể làm được bởi chúng con đã nghe được tiếng của các cha-Tiếng nói của chủ chiên sai chúng con đi.

Hãy đến với chúng con nếu Chúa thúc đẩy cha đến! Hãy dẫn chúng con đi khắp nơi  mà Người muốn các cha dẫn chúng con đi. Nhưng đừng bỏ chúng con để đi thoả mãn những tham vọng cá nhân hay những nhu cầu chóng qua. Xin cha hãy luôn tuân theo Thánh ý Chúa và khi đó cha sẽ được thoả mãn những ước muốn, những nhu cầu một cách trọn vẹn nhất. 

Luôn theo đuổi những cách sống mới, những bằng cấp này nọ không phải là con đường dẫn đến hạnh phúc cho các Linh mục. Nếu các cha đi theo tiếng gọi của Chủ chiên nhân lành và tìm kiếm những giá trị của Người, các cha sẽ được bình an. Thực vậy, sẽ có những biến động trong cuộc đời của các cha, cũng giống như những gì đã xảy ra trong cuộc đời của tất cả các Ngôn sứ, và ngay chính trong cuộc đời của Thầy chí thánh Giêsu. Tuy nhiên, các cha sẽ có được sự bình an mà không gì có thể lay chuyển được bởi các cha biết rằng các cha đang thi hành Thánh Ý Thiên Chúa, chứ không phải  ý muốn của các cha. 

Các Ngôn sứ ngày xưa đã chiếm được khao khát rao giảng Lời Chúa và giảng dạy cho dân chúng. Các ngài đã từ bỏ chính mình vì phần rỗi của người khác. Các ngài đã phục vụ Chúa và tha nhân đến những hơi thở cuối cùng. Các ngài đã từ bỏ việc kiếm tìm những sự phàm tục để hiến dâng cho sứ vụ Lời Chúa. Cha kính mến, xin cha cảnh giác kẻo chối bỏ bổn phận của Linh mục vì những lợi ích của trần gian này. Xin các cha đừng để bị cuốn hút bởi những yếu tố vật chất của đời sống các cha ( tài sản Giáo Hội, thu vốn quỹ…) mà lơ là bổn phận thiêng liêng của mình. Thưa cha, nhất là cha đừng bao giờ bị cuốn hút bởi cách sống của dân chúng, chỉ cần một cú trong giây lát cũng có thể từ bỏ Thiên chức của mình.

Có lẽ cha ước ao sẽ thực hiện bao việc làm cao quý và hoàn thành nhiều nhiệm vụ. Rất có thể, cha muốn trở thành nhà tâm lý học, hay một nhà truyền giáo ở nước ngoài. Nhưng câu hỏi quan trọng nhất mà cha phải trả lời đó là: Phải chăng đây là Thánh Ý Chúa hay chỉ là những gì mình muốn?  Nếu cha muốn trở thành chuyên gia tâm lý học hay là nhà truyền giáo để thoả mãn những ước muốn riêng tư của mình mà không phải để phục vụ người khác hay thi hành Thánh ý Chúa, cha sẽ không được thoả mãn như là Linh mục, cũng chẳng như một người bình thường. Đức ái luôn luôn là câu trả lời và Kinh Thánh nói với chúng ta rằng Đức ái thì nhẫn nhục, hiền hậu, khiêm cung… đức ái tìm phục vụ người khác chứ không tìm tư lợi cho mình.

Thưa cha, con muốn nói với cha rằng tất cả sự khao khát mãnh liệt thoả mãn những nhu cầu riêng tư của cha, sẽ gây thiệt hại cho đoàn chiên-gia đình thiêng liêng của cha, và những ước muốn này không phát xuất từ Thiên Chúa. Ước muốn cháy bỏng đòi thay đổi tất cả bằng một cú chiều theo sở thích hay ý muốn của cha không bắt nguồn từ Thiên Chúa- Đấng nhẫn nại và đầy yêu thương hằng có đời đời.

Càng nóng lòng thực hiện những ước muốn và thoả mãn những ước muốn, cha càng bộc lộ ra sự sa sút về phẩm chất hoặc lộ ra là “ông hoàng” của những lời hứa suông. Có lẽ sẽ còn nực cười khi còn nói về Satan ở thời đại khoa học. Nhưng trong khi từng đêm con không khỏi bị dằn vặt bởi những vấn đề đang quấy nhiễu, công kích các cha, con chỉ biết cầu nguyện cho các cha- những linh mục mà con kính mến đặc biệt, con nghe thấy tiếng  chuyển động của con rắn đang trườn. Tiếng động của con rắn đang trườn bò ấy sẽ còn mãi cho đến tận cùng của thời gian. Chừng nào chúng ta còn muốn làm theo ý riêng hơn theo ý Chúa thì tiếng động ấy vẫn còn ám ảnh chúng ta. Thật rùng rợn khi phải nghe tiếng động ấy. Nhưng còn đáng sợ hơn khi nhìn thấy một số Linh mục của Chúa nghe theo tiếng động này bởi những lời hứa đầy vẻ bề ngoài của nó. Chỉ có cách cầu nguyện mới giúp chúng ta trong cảnh huống ấy hoặc trong tất cả những tình huống khác. Khi cha khiêm tốn cầu nguyện và xin Chúa hướng dẫn cha, cha hãy luôn nhớ rằng, cha không cầu nguyện lẻ loi đâu, nhưng có biết bao người tin tưởng cha cũng đang cầu nguyện với và cho các cha.

Cha đã suy niệm về sách Dân số chưa? Con mới đọc gần đây. Đó là câu hỏi về việc điều tra dân số các bộ lạc theo thống kê của các thầy Lê vi:” Còn các thầy Lê vi thì sẽ dựng lều xung quanh nhà Tạm Chứng Ước. Như thế cơn thịnh nộ sẽ không giáng xuống cộng đồng con cái Israel. Các thầy Lê vi sẽ phụ trách Nhà Tạm” ( Ds 1,57).

Một đoạn khác con đọc thấy:”  Thiên Chúa phán với ông Mô sê rằng: Đây chính ta đã chọn các Thầy Lê vi con cái Israel thay thế tất cả các trưởng nam, các con trai đầu lòng trong số con cái Israel, cho nên các Thầy Lê vi thuộc về Ta” ( Ds 3, 12) 

Con lại đọc thấy:” Hãy lấy các người Lêvi thay cho các trưởng nam của con cái Israel và súc vật của các người Lê vi thay thế các súc vật của chúng, các người Lê vi sẽ thuộc về Ta. Ta là Đức Chúa” ( Ds 3, 45)

Điều lạ lùng này làm con nghĩ đến các Linh mục. Các thầy Lê vi hiển nhiên là những người đứng đầu. Con hiểu đơn giản rằng điều này làm nảy nở trong Thiên chức Kitô giáo ngày nay.

Cha kính mến, cha đã nghĩ đến điều đó chưa? Điều đó chứng minh cho người không ngừng tưởng nghĩ đến Thiên chức này với bao yêu thương vỗ về như thế.

Hiển nhiên rằng, Linh mục thời nay cũng phải dựng lều của mình gần nhà Tạm chứng Ước. Theo con hiểu điều đó có nghĩa là cha phải luôn đặt lòng mình vào Ngôi Lời Thiên Chúa, vào Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Linh mục ngày nay sẽ phải ghi nhớ lời này kẻo mà Thiên Chúa sẽ giáng cơn giận của Ngài xuống dân tộc của Ngài. Và không một Linh mục nào mong điều đó xảy ra!

Con cảm thấy có bao thanh kiếm đang xâu xé tâm hồn con khi con nghĩ rằng ngày càng có nhiều Linh mục rời bỏ chiếc lều của mình khi mà cơn giông tố không xuất phát từ trời đang hoành hành dữ dội chiếc lều ấy. Các Linh mục ngày nay cũng như các Thầy Lê vi ngày xưa, nắm giữ vị trí đầu cùng với Chúa Giêsu Kitô. Đó là lý do tại sao  khi con đến nơi nào con cũng có thói quen đến gặp gỡ Linh mục. Vì thực sự từng người trong các Linh mục là Chúa Giêsu Kitô. Chính Thiên Chúa đã nói với Linh mục khi người nói về các Thầy Lê vi và vai trò của họ.

Càng suy niệm về sách Dân số, con càng giác ngộ ra rằng các Thầy Lêvi

( các Linh mục ngày nay) thuộc sở hữu của Chúa.

Những suy tư trên con viết trong một đêm và những lời cầu nguyện của con cho các Linh mục còn sốt sắng hơn bao giờ hết.  Con bị ám ảnh bởi sự khẩn thiết cầu xin Thiên Chúa ra tay  ngay kẻo các Linh mục cứ ra đi mãi. Tất cả những gì thuộc vai trò của các Linh mục, đối với con, đều trở thành một ánh sáng kì diệu, nhất là điều “ các ngài thuộc sở hữu đặc biệt của Thiên Chúa và bởi vậy nên các Linh mục được Chúa chúc phúc cách riêng. Chúa nhìn các ngài là những trưởng tử đứng đầu nên phải ở lại trong lều của mình , ở bên Chúa. Thật vậy bàn thờ của Chứng Ước là gì nếu đó không phải là chính Người? 

Khi mà vinh quang của Thiên chức Linh mục tràn ngập tâm hồn con, con đã kêu lên: “Lạy Chúa, xin Chúa làm cho các Linh mục thấu hiểu các ngài là ai. Xin đừng để các ngài mắc phải sai lầm trong bóng tối và trong cơn giông tố không xuất phát từ Trời. Nhưng trong suốt thời gian này, con cũng biết rằng Thiên Chúa luôn thêm ơn, ban quyền phép và tình yêu của Ngài cho các Linh mục; Chúa hiến chính thân mình cho các ngài khắp nơi, nhưng không bao giờ Thiên Chúa muốn cản trở sự tự do của các Linh mục.

Sự tự do mà chính Chúa đã ban cho tất cả mọi người. Đây đúng là điều không thể tin được: Đấng toàn năng lại tự đặt cho mình sự hạn chế, một giới hạn quyền năng của Ngài để cho chúng ta, những con người bất toàn có thể thực sự được tự do! Điều này lại không kỳ diệu hay sao?

Con không biết tại sao con lại chia sẻ với các cha điều này, nhưng con nghĩ rằng Thiên Chúa đã chọn các cha để sống gần, sống trong đền Thờ của Người, để hiểu Người hơn những người khác, để các cha thuộc trọn về Người, để mỗi ngày trôi qua các cha nhận thấy mình  là những trưởng tử của Người. Các cha được trao ban để mà các cha có thể loan báo và trao ban  trong chén Thánh yêu thương của các cha. 

Vâng thưa cha kính mến, con biết rằng chương thứ nhất này, thư con không được mạnh lạc lắm, nhưng mỗi từ trong đó được rứt ra từ trái tim con trong một đêm con thao thức cầu nguyện cho tất cả các Linh mục trên thế giới. Và không ai có thể viết hay được với những gì rứt  ra từ con tim.

còn tiếp

VỀ MỤC LỤC
NÀY TÔI LÀ NỮ TÌ CỦA ĐỨC CHÚA!

 

Tác phẩm Giáo Hội Cần Loại Linh Mục Nào? (ký cuối)

Lm Giuse Lê Công Đức chuyển ngữ từ bản tiếng Anh:

PRIESTHOOD IMPERILED,   Tác giả: Lm. BERNARD HARING, C.SS.R. 

 

NÀY TÔI LÀ NỮ TÌ CỦA ĐỨC CHÚA!

Tôi kết thúc quyển sách này bằng cách qui hướng tất cả sự chú ý của mình về Đức Maria – đây hoàn toàn không phải chỉ là chuyện cảm tính hay chuyện điểm tô cho có màu mè đạo đức. Một cách độc đáo, Đức Maria đứng bên cạnh Đức Kitô, Người Tôi Tớ Giavê. Đáp lại lời Thiên Chúa đề nghị, Maria đã thưa: “Này tôi đây, là nữ tì của Đức Chúa” (Lc 1,38). Lời ấy không cho thấy rằng Maria (mà Giáo Hội gọi là “Đức Trinh Nữ”) đã nhận hiểu sâu sắc về vai trò hiện diện của mình bên cạnh Đức Giêsu trong ánh sáng của bốn Bài Ca Người Tôi Tớ đó sao?

Maria: Nữ Tì của Thiên Chúa và mẫu gương của con người linh mục

Cùng với Giu-se, phải chăng chúng ta không thể giả định rằng Maria đã rót vào lòng con trẻ chính những Bài Ca Người Tôi Tớ trong truyền thống Do Thái của mình – những Bài Ca đã nuôi dưỡng đức tin của Maria một cách sâu sắc? Niềm hy vọng nơi Maria hoàn toàn tương phản với niềm hy vọng của các thượng tế Do Thái, những người bắt hụt sứ điệp đích thực của Thánh Kinh và đã ngưỡng vọng một Mêsia quyền uy vung gươm lấp lóa. Đức tin của Maria là đức tin của những người anawim, những con người bé nhỏ thấp hèn trong It-ra-en. Với niềm hy vọng không lay chuyển, họ không ngừng cầu xin Người Tôi Tớ khiêm nhường và phi bạo lực đến giải phóng họ. Niềm hy vọng thẳm sâu ấy âm vang trong họ qua những lời đầy cảm kích của Ngôn Sứ Isaia Đệ Nhị. Maria là Nữ Tì được đặc tuyển cho con trai mình, Đức Giêsu, Đấng là hiện thân trọn vẹn niềm hy vọng của những người anawim.

Maria, trong tư cách là Nữ Tì khiêm tốn của Giavê (như ngài tự mô tả chính mình trong khoảnh khắc quyết định), là con người đi vào sâu thẳm nhất trong mầu nhiệm và trong sứ mạng của Đức Kitô - một mầu nhiệm được vén mở ngay từ đầu trong biến cố phép rửa của Ngài ở sông Gio-đan, được mang tới chỗ hoàn tất trong phép rửa bằng máu của Ngài trên Thập Giá, và cuối cùng được đóng ấn bằng cuộc Phục Sinh.

Có lẽ ở đây cần phải nhắc qua giáo thuyết truyền thống vốn quả quyết rằng nghi thức truyền chức linh mục in một dấu ấn không thể xóa được trong linh hồn của người linh mục – một giáo thuyết (mà tôi nói thêm rằng) không hề liên quan gì với những quan niệm pháp thuật và cũng không được hiểu theo nghĩa đen. Từ quan điểm của Maria, chúng ta có thể thực sự nói rằng Maria là hình ảnh phản chiếu cách hiện lộ của con mình, được đóng dấu và niêm ấn bởi ơn gọi trở thành người Nữ Tì của Chúa. Chính bởi quyền năng Chúa Thánh Thần mà Maria được “rửa” và được thánh hiến để phục vụ cho “Người Tôi Tớ Vô Song Của Đức Chúa”, trong tư cách là người nữ tì đau khổ và phi bạo lực để tôn vinh Thiên Chúa, để phục vụ cho ơn cứu độ của loài người và của mọi tạo vật. Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng Maria là một người tham dự chính yếu vào cuộc chiến thắng cánh chung đập tan tinh thần cao ngạo và bạo lực. Nếu cách giải thích của tôi về đặc tính không thể xóa nhòa của chức linh mục – như cũng được mạc khải trong vai trò của Đức Maria - là đúng, thì tôi hy vọng rằng cách giải thích này có thể trở nên một động lực mạnh mẽ và một viễn tượng thiết yếu cho đời sống linh mục, một cách hoàn toàn cụ thể.

Vai trò của Đức Maria trong đời sống Giáo Hội được kết tinh nơi sự hiện diện trung kiên của ngài với Đức Kitô trong cuộc khổ nạn và cái chết Thập Giá. Chúng ta ca ngợi Đức Maria bởi vì Thiên Chúa “đã nhìn đến phận hèn nữ tì của Chúa / ... Thiên Chúa đã xô người quyền thế xuống khỏi ngai vàng / và nâng lên những người bé mọn” (Lc 1, 48-52). Bài kinh Magnificat, lời cầu nguyện bất hủ của những người anawim, không chỉ là một lời tiên tri tuyệt vời được thốt lên từ môi miệng Đức Maria. Đúng hơn, chính Maria là Bài Kinh Magnificat nhập thể. Cả cuộc sống mình, Maria hiện diện với Đức Giêsu, Người Tôi Tớ Giavê, trong tất cả những khoảnh khắc ý nghĩa nhất của cuộc sống Người Tôi Tớ này.

Ở đây, tưởng nên quay trở lại với các tiêu chuẩn mà Phê-rô đưa ra để tuyển chọn một tông đồ: Đó là một người “đã đi với chúng ta suốt quãng thời gian mà Chúa Giêsu hiện diện với chúng ta, bắt đầu từ phép rửa của ông Gioan, cho đến khi Ngài được đưa lên khỏi chúng ta .... để người ấy cùng với chúng ta làm chứng cho sự Phục Sinh của Chúa” (Cv 1,21-22). Hơn tất cả các tông đồ của thuở ấy và hơn tất cả các Kitôhữu nhiệt thành trong mọi thời đại, Maria hoàn toàn đáp ứng những tiêu chuẩn về sự hiện diện của người tông đồ - qua việc sinh hạ Đức Giêsu trong khó nghèo, dâng Đức Giêsu trong Đền Thờ, chia sẻ với Đức Giêsu cuộc trốn thoát sang Ai cập, nuôi dạy Đức Giêsu cho đến tuổi trưởng thành, và cuối cùng đứng bên Thập Giá Đức Giêsu cùng với Gioan, người tông đồ duy nhất khác hiện diện. Đức Giêsu đã trao phó hai người cho nhau.

Tại sao Thánh Kinh không nói gì về những cuộc hiện ra của Đức Kitô Phục Sinh với Maria, Mẹ Ngài? Tôi cho rằng sự giải thích sau đây có thể thuyết phục: Tất cả các trình thuật Tin Mừng về những cuộc hiện ra của Chúa Phục Sinh đều tập chú chủ yếu đến viễn tượng giúp cho các môn đệ Đức Giêsu dần dần vượt qua nỗi thất vọng và nghi ngờ. Maria, đàng khác, đã được đặc ân đi vào trực tiếp trong đức tin đối với cuộc Phục Sinh vinh quang của Đức Giêsu – trên cơ sở mối hiệp thông độc đáo trong tinh thần của Maria với Người Tôi Tớ Giavê.

Trong văn kiện Marialis Cultus nổi tiếng của mình, chính Giáo Hoàng Phao-lô VI đã hướng Thánh Mẫu học và lòng tôn sùng Đức Maria theo chiều nhận thức Thánh Kinh như trên. Bài kinh Magnificat là một trong những lời cầu nguyện vô song của một thần học giải phóng đích thực. Nếu chúng ta, những linh mục, nhận biết và yêu mến Đức Maria, Nữ Vương các ngôn sứ và các tông đồ, Đấng đứng gần sát nhất với Người Tôi Tớ Giavê, thì chắc chắn chúng ta sẽ nhảy được một bước dài trong việc nhận thức và sống tốt hơn ơn gọi của mình. <OJ>

 

lời nguyện đúc kết 

Lạy Chúa Giêsu Kitô,

năm mươi sáu năm qua,

Chúa đã cho phép con làm sứ vụ của mình

với hàng ngàn anh em trong chức linh mục,

bằng việc giảng dạy, tư vấn, khích lệ, và an ủi họ.

Cùng với nhau, chúng con đã học và – con hy vọng rằng - 

sẽ còn tiếp tục học

để biết khiêm nhường

và can đảm theo Chúa, Người Tôi Tớ Đau Khổ của Giavê,

để biết kính trọng và phục vụ mọi thành viên đoàn dân tư tế của Chúa trên thế giới này.

Xin hãy đổ đầy trong chúng con đức tin,

niềm vui, hy vọng và tình yêu nồng cháy!

Xin hãy đào sâu trong chúng con

khả năng nhận biết Chúa mỗi ngày một hơn – Chúa là Người Tôi Tớ phi bạo lực,

là Con Đường Hòa Bình,

là Đấng An Ủi của những ai sầu muộn và thất vọng!

Bằng sức mạnh của Thánh Thần,

xin hãy giúp chúng con nhận hiểu hơn

và thăng tiến hơn nữa các đại lộ hòa bình,

Xin giúp mỗi người trong chúng con

quyết tâm trở thành –

trước hết – những đầy tớ trung tín của Lời Chúa,

những thừa tác viên vui tươi và khiêm tốn

để phục vụ tất cả mọi người

mà Chúa ủy thác cho chúng con.

Xin Chúa chúc lành cho giáo hoàng

và các giám mục của chúng con,

cho tất cả những ai đang nắm quyền bính trong Giáo Hội,

để các vị sống tốt hơn

và thúc đẩy một cách sáng tạo hơn

sự hiệp nhất trong khác biệt.

Xin ban nghị lực cho tất cả chúng con,

để chúng con có thể trở thành

những chứng nhân đích thực và thánh thiện

cho Chân Lý của Chúa,

và trở thành những khí cụ hữu hiệu

trong công cuộc thăng tiến sự hiệp nhất các Kitôhữu,

thăng tiến mối liên đới giữa mọi người –

vì ơn cứu độ của toàn thế giới. Amen.

  

hậu chú

Bản văn của sách này đã được viết trước khi Vatican tuyên bố rằng việc không chấp nhận phụ nữ vào chức linh mục thừa tác phải được coi như một chân lý bất khả ngộ. Tôi nghĩ rằng cho tới nay, bạn đọc cũng đã nhận ra vấn đề không hẳn như vậy. Những phản ứng trên khắp thế giới, nội trong phạm vi Kitô giáo, có thể cho thấy rõ điều này.

Sự phê phán rộng rãi đối với việc sử dụng phạm trù “bất khả ngộ” tựu trung dựa vào hai lý do sau đây:

1. Cách thức công bố “bất khả ngộ” trong vụ này không đáp ứng những điều kiện bắt buộc cho một giáo thuyết bất khả ngộ của giáo hoàng, như đã được ấn định bởi Công Đồng Vatican I (Pastor aeternus), nghĩa là, mọi tuyên bố bất khả ngộ phải được chuẩn bị trước bằng một cuộc thẩm tra niềm xác tín của mọi tín hữu, và khi thẩm tra như vậy, “mọi phương tiện mà Chúa Quan Phòng ban cho phải được vận dụng.” Hơn nữa, sự tuyên bố bất khả ngộ phải được chứng minh là đặt nền trên Thánh Kinh và trên truyền thống cổ sơ nhất của Giáo Hội.

2. Phần đông các nhà thần học và nhất là các học giả Thánh Kinh đều đồng ý rằng trong Thánh Kinh không thể tìm thấy chứng cứ thuyết phục nào cho việc tích cực ngăn chặn phụ nữ khỏi chức linh mục. Chứng cứ rằng Đức Giêsu “đã không truyền chức cho phụ nữ” là một chứng cứ ngớ ngẩn, vì Thánh Kinh cũng đâu có nói gì về việc “truyền chức” cho nam giới. Đức Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể, ủy trao cho toàn thể các tín hữu như một quà tặng tối thượng, một mệnh lệnh và một di chúc: “Hết thảy các con hãy làm việc này để tưởng nhớ Thầy!” Cũng rất cần ghi nhận rằng Đức Giêsu đã chọn các phụ nữ để làm chứng nhân và sứ giả loan báo về cuộc Phục Sinh của Người.

Trong bản văn quyển sách của tôi, tôi đã tránh không ủng hộ hay phản đối việc truyền chức linh mục cho phụ nữ. Tôi muốn để độc giả tự rút ra kết luận dựa vào các dữ kiện của Thánh Kinh và từ “các dấu chỉ của thời đại”. Tuy nhiên, tôi muốn nhắc độc giả rằng Giáo Hoàng Gioan XXIII không chỉ khẩn thiết kêu gọi chúng ta ý thức các dấu chỉ của thời đại mà ngài còn vạch rõ rằng vai trò ngày càng quan trọng của phụ nữ trong xã hội, trong văn hóa, và trong Giáo Hội là một trong những dấu chỉ nổi bật nhất của thời đại chúng ta.

Tôi nghĩ rằng chúng ta nên thảo luận một cách tử tế và nhã nhặn về vấn đề nóng bỏng này, với những luận cứ có cơ sở đàng hoàng, và với khiếu hài hước nữa.

BERNARD HARING

  

ĐÔI DÒNG VỀ TÁC GIẢ

Cha Bernard Haring, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, là một nhà thần học luân lý lừng danh và là tác giả của hơn tám mươi quyển sách. Luật Của Đức Kitô (The Law of Christ) (1954), một bộ sách nhiều tập, và Tự Do Và Trung Thành Trong Đức Kitô (Free and Faithful in Christ) (1978,1980) là hai trong số những tác phẩm chính yếu nhất của ngài.

Ngài sinh ngày 10-11-1912, là con áp út trong 12 người con của một gia đình người Đức mộ đạo. Cuộc đời đầy biến cố của Cha Haring đã đi qua các giai đoạn khốc liệt của lịch sử. Tuổi ấu thời, ngài chứng kiến những tàn phá của Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất. Rồi sau đó, những năm tháng trưởng thành của ngài trùng với sự xuất hiện của Hitler và Chủ Nghĩa Quốc xã.

Là một linh mục trẻ, ngài bị động viên vào ngành quân y. Ngài phục vụ cho quân đội và cho thường dân ở Pháp, Ba lan và Nga - cả trong tư cách là lính cứu thương lẫn trong tư cách một linh mục. Trong cuộc rút quân của quân đội Đức khỏi Stalingrad, Cha Haring đã thuyết phục các đồng đội ngài buông vũ khí và theo ngài để bảo toàn sinh mạng; ngài được cứu khỏi một trại tù binh ở Nga – nhờ sự giúp đỡ của cả một giáo xứ Ba lan.

Sau chiến tranh, Cha Haring trở về Đức, ở đó, ngài hoàn thành học trình tiến sĩ vào năm 1947, và trở thành một giáo sư thần học luân lý ở Gars am Inn. Trong thời gian này, ngài cũng phục vụ cho những người dân Âu Châu tị nạn trong tư cách là một mục tử lưu động.

Sau đó Cha Haring được bổ nhiệm giảng dạy thần học luân lý tại Rôma và tham gia vào công việc chuẩn bị Công Đồng Vatican II – ngài cũng tham gia cả trong tiến trình chính thức của Công Đồng nữa.

Vào thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, Cha Haring phải đương đầu với không chỉ một cuộc điều tra đầy phiền phức về các tác phẩm của ngài – do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin tiến hành – mà ngài còn phải vật lộn dằng dai và sống dở chết dở với căn bệnh ung thư cuống họng. Do chứng bệnh này, ngài mất tiếng nói và phải bập bẹ tập nói lại.

Hiện nay, Cha Haring đang sống ở Đức.

(Hết)

VỀ MỤC LỤC
NHỨC NHỐI VỀ ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN

 

Thao thức mãi, dằn vặt mãi đến lúc không còn giữ được nên đành mạo muội viết ra vài dòng suy tư về hiện trạng đời sống cộng đoàn ngày hôm nay trong các nhà tu. Có thể suy tư, cảm nhận này mang tính cách cá nhân, có cái nhìn thiển cận nhưng biết đâu nó đụng, nó chạm đến những người đang, đã và sẽ phải đối diện với một đời sống cộng đoàn chẳng mấy là êm đềm.

Ai cũng biết rằng căn bản của đời tu đó là lời tuyên giữ các lời khuyên Tin mừng : Khó nghèo – Khiết tịnh – Vâng phục. Ba lời khấn hứa này xem ra đã hứa, đã khấn rồi nên không còn cách nào khác nữa là cứ phải răm rắp mà thi hành. Thế nhưng đối diện với ba lời khấn hứa này, giữ ba lời khấn hứa này nó lại được bao trùm lên bằng đời sống cộng đoàn.

Giữa một cộng đoàn mà người ta du nhập đời sống thế tục vào để rồi chạy theo hưởng thụ vật chất thì các thành viên trong cộng đoàn cũng sẽ khó mà giữ được đức Khó nghèo. Khi thấy anh em, chị em của mình được cái này cái kia một chút bỗng dưng lòng ta nó lại nổi lên một chút gì đó để cho được “bằng chị bằng em”. Cứ như thế, từ những cái nho nhỏ như cái đồng hồ đeo tay nó sẽ đến những cái lớn hơn như cái xe, cái máy tính, cái máy hát ... Dẫu biết rằng nó chỉ là phương tiện, dụng cụ để giúp cho tu sĩ làm việc nhanh hơn, tốt hơn nhưng vì chạy theo thời thượng bỗng dưng những thứ ấy vô tình trở thành vật trang sức cho tu sĩ ngày nay. Thế là đời sống khó nghèo bị đời sống cộng đoàn chi phối khi nào không biết. Từ những hơn thua vật chất bên ngoài đấy nảy sinh ra mâu thuẫn trong cộng đoàn tự lúc nào ta cũng chẳng hề biết.

Sống là một chuỗi tương quan. Ai càng có nhiều mối tương quan càng tốt vì lẽ mình không sống một mình mình nhưng mình sống là sống cho và sống với và sống vì người khác. Từ chuyện nhỏ như thế này nó lại phát sinh ra chuyện hơn thua là nữ tu thì phải quen nhiều nam tu và nam tu thì làm sao mình phải quen thật nhiều nữ tu để cho mọi người nhìn thấy mình có một mối tương quan rộng lớn. Những tương quan đó được che đậy, được sơn phết, được đánh bóng bằng một cái tên rất hoa mỹ “bố thiêng liêng”, “con thiêng liêng”, “chị thiêng liêng”, “em thiêng liêng” ... Những tương quan này sẽ không xấu nếu như ta coi mọi người như nhau và ngược lại khi người này người kia là của riêng tôi để rồi tu nhưng tôi cứ phải lo lắng cho người “thiêng liêng” của tôi quá nhiều chuyện đến nỗi làm xáo động đời tu của mình. Khổ một cái là đâu có phải ai cũng như ai, người quen nhiều, người quen ít và từ chỗ quen nhiều quen ít này cũng phát sinh một mầm mống nghi kỵ, hơn thua nhau trong đời sống cộng đoàn.

Về lời khấn vâng phục cũng tác động, cũng ảnh hưởng đến đời sống chung. Có những người vâng lời một cách tuyệt đối nhưng rồi cũng có những người bên ngoài dạ dạ vâng vâng đấy nhưng ngấm ngầm bên dưới tìm đủ mọi cách để phá bĩnh những người có trách nhiệm trong cộng đoàn. Khi coi thường vị phụ trách của mình thì người ta tìm đủ mọi cách để mà biện minh cho cái tôi, cho cái lý sự cùn của mình để bảo vệ cho “sáng kiến cá nhân” cá nhân của mình mà quên đi chiều kích thiêng liêng rằng những người phụ trách trong cộng đoàn là những người được Chúa gửi đến để phục vụ anh chị em trong cộng đoàn tu.

Mấy ai bảo làm bề trên, làm phụ trách trong các cộng đoàn nhà tu là sướng ? Có chăng đêm đêm về trằn trọc băn khoăn mất ngủ hơn những người chẳng mang trách nhiệm gì cả trong mình.

Từ những cá tính, từ những lối sống đặc thù của mỗi người cộng thêm với tinh thần thế tục du nhập vào các cộng đoàn tu để rồi đời sống cộng đoàn không biết là vô tình hay cố ý trở thành gánh nặng cho tu sĩ.

Một lần nọ, gặp một masơ có tuổi thì bà tâm sự rằng cái khó nhất trong đời tu của bà đó chính là đời sống cộng đoàn. Bà cũng chẳng ngần ngại để nói lên rằng giữ đời sống cộng đoàn khó hơn giữ ba lời khấn. Có lẽ với thâm niên hơn 40 năm tu trì, trải nghiệm của bà về đời sống cộng đoàn phần nào là xác đáng.

Chắc có lẽ thấy được nỗi khó khăn, vất vả của đời sống cộng đoàn nên sau những lời khấn giữ các lời khuyên Tin mừng thì tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế chúng tôi lại thêm một lời thao thức : “Nguyện xin ơn Thánh Chúa, sự trợ giúp của Đức Trinh Nữ Maria và sự hợp tác của anh em luôn luôn ở với con”.

Vâng ! Cảm động lắm khi mình tuyên giữ các lời khuyên Tin mừng có anh em bên cạnh động viên và nâng đỡ mình.

Đi tu không phải ta sống một mình mình, ta làm việc một mình mình nhưng ta luôn luôn sống trong bầu khí của cộng đoàn, của anh em. Thế nên sự hợp tác của anh em dành cho mình quả là một điều cần thiết và cực kỳ quan trọng để ta hoàn thành đời tu của ta một cách tốt đẹp.

Một thực tế quả là đau lòng về đời sống cộng đoàn ngày hôm nay đang ở mức báo động chứ không còn là chuyện dửng dưng, chuyện ngoài lề được. Đau lòng lắm nhưng phải nhìn nhận để rồi nhờ ơn Chúa giúp, nhờ sự cộng tác của mỗi thành viên trong nhà dòng để làm giảm nhẹ đời sống cộng đoàn hơn.

Một nữ tu đến chia sẻ với Cha giáo của mình rằng : “Những gì mà Cha dạy chúng con ngày hôm nay chúng con thấy hoàn toàn sai thực tế. Chúng con sống thật với lòng mình thì chị phụ trách cảm thấy không hài lòng, chúng con phải sống luồn lách thì mới làm hài lòng chị phụ trách hơn ! ... Trong trường mẫu giáo chúng con phụ trách thì có đến hai sổ về khẩu phần thức ăn của các cháu : một sổ để báo cáo còn một sổ nội bộ ! ... Chị Tổng về kinh lý gửi con cho chị phụ trách để chị phụ trách quan tâm giúp đỡ cho con thì chị phụ trách tưởng con được chị Tổng thương riêng để rồi chị phụ trách coi con như người xa lạ !”.

Có một điều lạ là ngày hôm nay nhiều và nhiều người tu sống không thật ! Đây là nỗi đau như cắt trong tim nhưng phải nói ra. Những người sống thẳng thắn thường bị thua thiệt và bị trù dập còn những ai sống hai mặt, sống luồn lách, ăn nói “chỉn chu” thì dường như là có ơn gọi hơn.

Một thực tế đó là những người nào sống đời tu mà như nhiều người nói là “đi bằng đầu gối” thì đời tu của người ấy bằng yên hơn là những người đi bằng chính đôi chân của mình.

Ai biết cách nịnh chị phụ trách hơn, cha bề trên hơn thì đời tu của người đó được bảo đảm hơn. Chuyện này thì hình như bề trên và bề dưới đều bé cái lầm rằng kẻ ở dưới nịnh mình để được mình bao bọc, chở che còn người trên khoái người dưới tâng bốc để thể hiện cái chức vị mà mình đang có.

Thế nhưng một chân lý mà những người ấy quên đó là làm phụ trách, làm bề trên cùng lắm với 3 nhiệm kỳ mà thôi, muốn ngồi lâu hơn trên “chiếc ghế danh vọng” ấy cũng chẳng được vì Luật Dòng đã viết như vậy. Còn bề dưới thì chẳng lẽ cả đời tu sống mãi với cái vị bề trên mà mình nịnh hót hay chăng ?

Kinh nghiệm thực tiễn về chuyện này ta nên đi hỏi những vị có chức có quyền một thời và sau khi nghỉ việc thì như thế nào ? Khi nghỉ việc rồi thì những người ngày xưa xum xum xoe xoe bên mình đâu ?

Sống đúng nhân bản một con người thật sự thì ai lại làm thế khi “còn tiền còn bạc còn thầy tôi”. Những bậc giang hồ hảo hớn khi gác kiếm may ra được các đệ tử thân tín ngày xưa đền đáp công ơn. Mấy ai đi tu mà còn giữ tình, giữ nghĩa với những vị bề trên tiền nhiệm của mình hay là khi không còn chức còn vụ gì thì ta chẳng bao giờ đoái đến họ cả ?

Còn nhiều và rất nhiều trường hợp phải phát khóc lên để mà nói lên những nỗi đau đớn nhức nhối trong đời sống cộng đoàn. Viết nhiều, nói nhiều chỉ thêm đau mà thôi.

Chuyện quan trọng bây giờ mà các tu sĩ cần phải làm đó là phải đặt lại mối tương quan giữa mình và vị Thiên Chúa mà cả đời mình dâng hiến, mối tương quan giữa mình và Mẹ Nhà Dòng mà mình phục vụ để ta xem ai là chủ, là chúa cuộc đời của ta. Chúa còn ở trong cộng đoàn hay không ? Chúa còn ở trong ta hay không ?

Ta bảo ta bỏ mọi sự để ta đi tu, để ta dâng hiến cuộc đời cho Chúa nhưng có thật sự có Chúa ở trong ta và ta ở trong Chúa hay không ? Hay là ta để cho tiền, tài, danh vọng, địa vị vây quanh đời ta đến nỗi Chúa không còn một chỗ nào trong cõi lòng ta. Nếu có Chúa thật sự ở trong lòng ta thì ta sẽ không bao giờ đối xử với anh chị em tu chung với ta như những người xa lạ, như những người tệ hơn là những người không có đạo, không đi tu.

Nếu Chúa còn ở trong ta, Chúa còn ở trong cộng đoàn thì Ngài sẽ thay đổi để cộng đoàn ngày mỗi ngày tốt hơn.

Nguyện xin Chúa Giêsu là gương mẫu của các tu sĩ suốt cả cuộc đời dấn thân đến và ở lại trong các cộng đoàn để đời sống cộng đoàn ngày mỗi ngày được nên nhẹ nhàng hơn, hạnh phúc hơn.

(Xin niệm tình tha thứ cho kẻ phàm phu tục tử này với những ý niệm đầy tính cá nhân và riêng tư này nếu như nó có đụng chạm đến qúy vị).

Anmai, C.Ss.R.

VỀ MỤC LỤC

THƠ THÁNG MÂN CÔI

 
 

TRÀNG MÂN CÔI

Ôi trân quí! Tràng Mân Côi huyền diệu!

Là tràng kinh tôi đọc thuở ấu thơ

Buổi ban mai thực sớm, đến nhà thờ

Và buổi tối khi nắng vàng vừa tắt.

 

Kế bên tôi là chiếc đàn khoan nhặt

Thánh ca chiều làm hứng khởi tim tôi

Một hồi chuông rộn rã đọng nguồn vui

Tôi quì đó tâm hồn  dường  bay bổng!

 

Maria! Tràng Mân Côi hằng sống!

Ðã dìu con khi chập chững tuổi thơ

Nhiều năm sau con lại sống thờ ơ

Không lần chuỗi, ít  đọc kinh ban  tối!

 

Như có Mẹ nhủ con  đầy thúc hối

Cuộc đời này nhiều  gai góc con ơi!

Hãy siêng năng, con lần chuỗi Mân Côi

Tìm thanh thản trong  tâm hồn lắng đọng!

 

Tràng Mân Côi! Hỡi con! Là tiếng vọng

Cuộc đời đầy gương mẫu của Chúa Con

Tràng Mân Côi! Những đau khổ héo mòn

Những nhẫn nhục Mẹ chịu trong đời  sống!

 

Mẹ thương mến! Cùng tràng kinh sốt sắng

Niệm vui, mừng cùng với những bi  thương

Con  nguyện  xin  Mẹ  nhân ái chỉ đưòng

Dắt con tới miền  An hòa Hạnh phúc!

Bút Xuân  TRẦN ÐÌNH NGỌC

VỀ MỤC LỤC
MỒ HÔI, NƯỚC MẮT VÀ MÁU 

 

Nguyên Tác IN STEP WITH GOD

LM Vincent Travers, OP.  HƯƠNG VĨNH chuyển ngữ

MỒ HÔI, NƯỚC MẮT VÀ MÁU 

Có rất đông người cùng đi đường với Chúa Giêsu. Người quay lại bảo họ: ‘Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em và cả mạng sống mình nữa thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi thì không thể làm môn đệ tôi được.

Quả thế, ai trong anh em muốn xây một cây tháp mà trước tiên lại không ngồi xuống tính toán phí tổn, xem mình có đủ để hoàn thành không? Kẻo lỡ ra, đặt móng rồi mà không có khả năng làm xong thì mọi người thấy vậy sẽ lên tiếng chê cười mà bảo: Anh ta đã khởi công xây mà chẳng có sức làm cho xong việc.

Hoặc có vua nào đi giao chiến với một vua khác mà trước tiên lại không ngồi xuống bàn tính xem mình có thể đem một vạn quân ra, đương đầu với đối phương dẫn hai vạn quân tiến đánh mình chăng? Nếu không đủ sức thì khi đối phương còn ở xa, ắt nhà vua đã phải sai sứ đi cầu hoà.

Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có thì không thể làm môn đệ tôi được.’(Lc 14, 25-33)

***

Trong thời Chúa Giêsu, giấc mơ của những nông gia nghèo hèn ở Pa-lét-tin là có được một tháp canh trên phần đất sở hữu của mình. Trong mùa gặt, họ có thể ở trên tháp canh, coi chừng những kẻ xâm phạm cùng những súc vật và như thế, bảo đảm hoa màu của mình khỏi bị thất thoát.

Những người nghe Chúa Giêsu nói như vậy lúc bấy giờ đều hiểu giá trị của cây tháp canh như thế nào. Họ hiểu thật ngớ ngẩn khi bắt đầu xây cất mà trước tiên không tính toán sở phí. Người nông gia khởi công xây cất mà hết tiền, khi nền móng vừa xây xong, sẽ làm trò cười cho biết bao người trong cộng đồng địa phương. 

Tính toán sở phí 

Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để diễn tả như sau: Trước khi các bạn theo tôi, hãy suy nghĩ cho kỹ, tính toán hơn thiệt. Tôi không chút nghi ngờ là bất cứ ai khi nghe đoạn Phúc Âm nầy mà không cảm kích sâu xa về sự lương thiện tuyệt đối của Chúa Giêsu. Ngài không bao giờ do dự nói rõ ràng là người ta trông đợi điều gì khi theo Chúa Giêsu. Ngài nói rõ hết ý định của Ngài, không chút giấu giếm 

Ngoài ra, Chúa Giêsu không bao giờ tẩy não bất cứ ai. Trái lại, Ngài đã mô tả việc theo Ngài bằng những ngôn từ có tính cách thực tế và ai cũng có thể hiểu được: “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi thì không thể làm môn đệ tôi được”. (Lc 14, 27)

Nói rõ hơn, Ngài truyền dạy: Hãy vác thánh giá mình và theo Ngài. Ngài không bao giờ tự áp đặt mình lên trên người khác nhưng luôn luôn dành chỗ cho họ chọn lựa và ngay cả khước từ nữa.

Một người chơi đàn piano nổi danh trong các buổi trình diễn đã trả lời một cuộc phỏng vấn trên vô tuyến truyền hình về những sự hy sinh cần thiết phải có để đạt tới sự thành công trong nghề nghiệp: “Khi người ta quyết định hy sinh cuộc đời cho âm nhạc, người ta không bao giờ ngó lui đằng sau. Người ta chỉ nói một cách đơn giản như sau: ‘Ngoài âm nhạc ra, không có gì hết’.” Thật hấp dẫn và cũng đầy hứng khởi.

Điều đó không khác với những đòi hỏi của Chúa Giêsu. Người ta không thể có cuộc sống mà không đau khổ. Điều đó rất chính xác đối với mọi cuộc sống. Mọi tiến bộ y khoa xem ra phải trải qua sức ép của khổ đau. Chim cần sức đề kháng của gió để bay tới và bay cao. Cá cần sức đề kháng của nước để dùng vây bơi tới như những mái chèo.  

Kitô hữu cần thánh giá. “Không đau khổ, không tiến bộ” không phải là một thành ngữ vu vơ. Kitô giáo dành cho những người mang con tim quả cảm, không phải cho những người giỏi giang lúc ban đầu nhưng không giỏi giang đến phút cuối, giống như những người được nhắc tới trong đoạn Phúc Âm nầy đã khởi công xây cất nhưng không thể hoàn thành được. 

Khi cố công dùi mài, người ta có thể thất bại nhiều lần, nhưng mỗi lần ngã xuống, người ta chỗi dậy và bắt đầu lại. Cụm từ “bỏ cuộc” không có trong ngôn ngữ Kitô giáo.

Đôi khi chúng ta hiểu tại sao Chúa đã dựng nên cuộc sống khó khăn như thế. Một em bé không thích rau cải đã hỏi người mẹ: “Tại sao Chúa đã để vitamin trong rau cải mà không để trong kem lạnh?” Bà mẹ trả lời: “Mẹ lo sợ là cuộc sống cũng giống như thế đó!” 

Vẻ đẹp còn lại  

Hai họa sĩ người Pháp là Henry Matisse Auguste Renoir là đôi bạn tri âm, mặc dù Renoir lớn hơn Matisse hai mươi tám tuổi. Trong những năm cuối đời, Renoir gần như bị co quắp vì chứng viêm khớp. Tuy nhiên Renoir vẫn vẽ mỗi ngày và khi những ngón tay không còn mềm mại đủ để cầm cây cọ cho đúng, Renoir và bà vợ là Alice đã buộc cây cọ vào bàn tay ông để ông có thể tiếp tục hội họa. 

Matisse thăm viếng ông hằng ngày. Một bữa kia, khi nhìn bạn mình co rúm lại hết sức đau đớn mỗi khi phết lên một nét tô màu, anh hỏi: “Auguste ơi, sao bạn còn tiếp tục vẽ khi bạn đang ở trong tình trạng hấp hối như thế?” Renoir đáp lại ngay: “Vẻ đẹp còn lại, sự đớn đau qua đi.” 

Sự đam mê nghệ thuật đã chế ngự sự đau đớn của Renoir và làm cho ông có thể hội họa cho tới ngày lìa đời. Những ai còn tiếp tục say mê ngắm nhìn vẻ đẹp lưu lại trên những bức tranh rạng rỡ của ông, những phong cảnh ông vẽ ra, những nét sống tĩnh lặng của hoa quả trong các bức tranh…sẽ không tìm thấy dấu vết của sự đớn đau đòi hỏi phải có để sáng tạo ra chúng. Nhưng mọi người đều đồng ý là cái giá phải trả thật xứng đáng.

Thật đáng giá

Chúa Kitô đã hứa hẹn với các môn đệ không phải là mẩu-bánh-trên-trời khi họ nhắm mắt, nhưng là thánh giá. Nếu người ta lấy thánh giá ra khỏi Kitô giáo, người ta sẽ giết chết tôn giáo đó không chút tiếc thương.

Nếu chúng ta không cảm thấy bị dằn vặt, dày vò thì chúng ta chưa nhận được sứ điệp của Phúc Âm. Chúa Kitô đã quả quyết với chúng ta là nếu chúng ta lưu lại với Ngài thì Ngài và chúng ta cùng nhau sẽ làm nên đại cuộc, chúng ta sẽ xây nên những tháp canh lớn. Chúa Giêsu luôn đòi hỏi nhiều hơn, chứ không bao giờ ít hơn.

Là những Kitô hữu, chúng ta đang đi theo một vị lãnh đạo bị đóng đinh. Ngài vẫn ở với chúng ta trên mỗi bước đường đời như là bạn đồng hành của chúng ta. Khi chúng ta đi tới đoạn cuối hành trình, Ngài đoan hứa là sẽ đưa tay ra chào đón chúng ta.

Đức Hồng Y John Henry Newman đã nói lên những ngôn từ thật tuyệt vời: “Khi cơn sốt cuộc sống qua đi và công tác của chúng ta đã làm xong, Ngài sẽ cho chúng ta một chỗ ở an toàn, một nơi nghỉ ngơi linh thánh và cuối cùng được bình an.” Đau khổ mà chúng ta đã chịu đựng trên đường đời thật đáng giá!

VỀ MỤC LỤC
THIẾT LẬP THÓI QUEN TỐT
 

Tôi thường hay nhắc nhở những người em họ của tôi về vấn đề giáo dục con cái. Rất tiếc, người bố thường hay thiên về lý trí, còn người mẹ thường sống theo tình cảm, nên có nhiều chuyện trục trặïc xảy ra. Và đây là một trong những câu chuyện mà tôi được chứng kiến: 

Ông bố hỏi khi ngồi vào bàn ăn sáng:

- Kim Thùy đâu rồi?

Bà vợ trả lời:

Đêm qua cô bé đi ngủ trễ, bố à!

- Sao vậy?

- Nó muốn gặp bố trước khi đi ngủ.

- Nhưng tôi đã bảo tôi về trễ mà.

- Tôi biết. Nhưng cô bé không hiểu điều đó. Vì thế, tôi để nó thức khuya cho đến khi nó thiếp ngủ.

- Vậy hôm nay nó làm sao đi học.

- Điều đó không thành vấn đề. Mới lớp mẫu giáo mà! Tôi sẽ viết vài chữ nói rằng nó không được khoẻ lắm sáng nay.

- Tôi không biết đó nhé! Xem ra với tôi, cô bé phải giữ một vài luật lệ.

- Vâng, còn có nhiều thời giờ cho nó để học về luật lệ. Nó còn quá nhỏ mà! 

Ông bố nói đúng. Cô bé Kim Thùy cần có thói quen tốt để theo. Thói quen tốt đối với con trẻ cũng giống như bức tường đối với cái nhà. Nó cho biên giới và kích thước cho đời sống. Không có đứa trẻ nào cảm thấy thoải mái trong một tình trạng trong đó nó không biết xác thực mình mong đợi gì? Thói quen cho cảm giác an toàn. Một thói quen được thiết lập cung cấp một cảm giác trật tự từ đó sự tự do lớn lên. Cho phép cô bé tự do thức khuya là từ chối cho cô bé quyền nghỉ đúng giờ, tất nhiên sẽ làm rối loạn ngày hôm sau và cũng từ chối cho nó quyền đi học ngày hôm sau đó. Điều đó không phải là tự do. Cô bé không thể phát triển sự khôn ngoan về những quyết định của nó nếu bà mẹ tước đoạt mất đi những kết quả bằng cách cho một lý do sai lầm để nó khỏi đến trường. Kim Thùy cũng như những đứa trẻ khác học tìm thoải mái trong những giới hạn và trật tự. Chúng ta có biết không: cô bé đang tìm để biết xem cô có thể đi ra ngoài giới hạn được bao nhiêu. Bổn phận của bố mẹ là thiết lập và giữ một trật tự hàng ngày, một thói quen tốt để con cái sống trong hàng ngũ trật tự và gia đình có thể sinh hoạt một cách thoải mái. Hãy nhớ rằng không có đứa trẻ nào là quá trẻ để học một đời sống trật tự. Một khi luật lệ được thiết lập, con trẻ cảm nhận được điều đó và biết phải làm gì như là một vấn đề của cuộc sống. 

Nếu bạn muốn đi từ Sài Gòn đến Hà nội hay từ New York đến Washington DC, bạn không thể ngồi vào bất cứ xe khách nào hay lái xe vào bất cứ con đường nào , nhưng bạn phải chọn lấy những xe hoặc tự lái xe đi vào những con đường nhất định. Cũng thế, chúng ta phải giáo dục con trẻ chúng ta như vậy. Hà Nội hay Washington DC là mục tiêu chúng ta nhắm tới cho cuộc hành trình của chúng ta. Và chúng ta chỉ đến được đó bằng cách phải theo những con đường rõ rệt phải đi. Chúng ta có sự lựa chọn, chẳng hạn như thói quen nào chúng ta muốn thiết lập cho gia đình cũng giống như chúng ta có sự lựa chọn những con đường nào chúng ta sẽ đi để đi đến đích. Thiết lập một thói quen, một trật tự là cần thiết nhưng không nên quá cứng nhắc đến nỗi không có chỗ cho sự tùy cơ ứng biến. Cũng có nhiều cơ hội để thích ứng như nếu cần phải bỏ thói quen đó để đáp ứng một nhu cầu bất ngờ xảy ra. Tuy nhiên, những loại bỏ như thế phải là một bất thường hơn là một luật lệ. Chúng không nên được thực hiện cho sự thoải mái của cha mẹ, cũng không phải cho sự thỏa mãn những ước muốn không mấy tốt đẹp của con trẻ. 

Suốt những tháng hè, Hồng Hà và Hồng Liên đã sống thỏai mái như chúng nó thích. Chúng thức khuya ban đêm, ăn sáng khi thức giấc, bánh kẹo và nước ngọt thì bất cứ lúc nào chúng muốn.. Việc nhà thì gác sang một bên để đi chơi với chúng bạn và còn yêu sách mẹ lái xe để đưa chúng đi đây đó. Vào giữa tháng 8 bà mẹ mới thở dài phàn nàn: “Mẹ rất vui khi trường khởi sự học lại và mọi sự trở lại cuộc sống trật tự bình thường”.

Cho phép con trẻ được tự do thoát khỏi những chương trình làm việc trong suốt mùa nghỉ hè là một chuyện xem ra thông thường với chúng ta. Dĩ nhiên, chương trình và lối sống quen thuộc nên được thay đổi ít nhiều trong mùa nghỉ, nhưng không được đưa đến tình trạng vô trật tự. Chính việc để con trẻ được tự do nhiều trong mùa hè gây cho chúng một ấn tượng rằng công việc hay trường học thì không thoải mái, và rằng được tự do khỏi những đòi hỏi đó là một điều đáng ước ao. Đây là một quan niệm sai lầm. Đi học là một bổn phận của con trẻ trong cuộc sống, cũng như đi làm là bổn phận của người cha và xếp đặt việc nhà là bổn phận của người mẹ. Tất cả những công việc đó đòi phải có thói quen, nếu không, chúng sẽ trở nên rối loạn. Mùa nghỉ xem ra rất cần cho con người. Mỗi mùa nghỉ là một thời gian thay đổi lối sống quen thuộc, một cách thế làm tươi trẻ con người chúng ta. Nhưng nó không có nghĩa là một sự bỏ mất thói quen. Lối sống mùa hè có thể khác với lối sống trong năm học. Giờ ngủ có thể được sắp xếp để gia đình có nhiều thời gian vui vẻ với nhau hơn, giờ ngủ cũng có thể nhiều hơn, thời giờ ăn uống cũng uyển chuyển để thích hợp với sinh hoạt mùa nghỉ. Tất cả những điều nói trên cho thấy có một sự thay đổi cuộc sống giữa mùa học và mùa nghỉ rất là rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta phải giữ hệ thống trật tự, nếu không, sự cộng tác và sự hòa hợp xã hội không thể thực hiện được.

Con trẻ cần sự chú ý của chúng ta. Làm sao để thiết lập một tương quan hòa hợp và vui thích hơn là thời gian nhất định và không thể thay đổi, vì thời gian nghỉ là thời gian của con trẻ. Nếu cả bố mẹ và con cái đều ý thức rằng đó là thời gian để cùng nhau vui vẻ, cả hai bên đều cố gắng loại bỏ những xung đột để tạo cho bầu khí cực kỳ vui thích.

Nhưng ngoài mùa nghỉ ra, cuộc sống nên trở lại bình thường. Chúng ta có thể xem lại một vài trường hợp mà trước đây chúng ta đã đề cập đến. Bà mẹ bảo cô bé đi ngủ đúng giờ. Cô bé không chịu vâng phục và cả hai mẹ con đã đi vào một cuộc xung đột quyền hành mà lẽ ra đã có thể tránh được nếu một thói quen đã thành quen thuộc và nếu cô bé biết rằng bà mẹ thì cứng nhắc về điều đó. Giờ ngủ là giờ ngủ. Không cần nói nhiều. Nếu trẻ con kinh nghiệm sự cứng nhắc của một thói quen, chúng ít khi cảm thấy có hứng khởi để phá luật. Dĩ nhiên, nếu một sự đụng độ quyền hành xảy ra, con trẻ sẽ dùng thói quen như một lợi điểm để tấn công. Chỉ khi thói quen được cảm nghiêm như một vấn đề của cuộc sống, với sự nhấn mạnh trong yên lặng và không cần tranh cãi nhiều lời, cha mẹ có thể áp dụng để phù hợp với hệ thống trật tự trong gia đình. Dĩ nhiên, ở đâu thường có những sinh hoạt chung ở đó dễ dàng có thói quen cho người lớn lẫn con trẻ. Một ví dụ của vấn đề nầy là giờ ăn. Tuy nhiên, phận vụ khác nhau của mỗi phần tử trong gia đình có thể đòi hỏi những thói quen khác nhau. Nhưng những khác nhau nầy phải thật rõ ràng trong những phận vụ khác nhau. Con trẻ một tuổi đi ngủ sớm hơn đứa 9 tuổi, và đứa 9 tuổi dĩ nhiên đi ngủ sớm hơn bố mẹ nó. 

Trong trường hợp của cậu bé không chịu ngồi ăn chung bữa cơm với gia đình, bà mẹ có thể giải quyết vấn đề nếu có một thói quen về bữa cơm chiều và tất cả mọi người trong nhà đều ăn vào giờ đó. Thật có lý để hiểu rằng không ai xếp một bữa ăn tối vào lúc không thích hợp cho mọi người. Mỗi gia đình phải tìm ra một mẫu mực phục vụ cho lợi ích của mọi người trong nhà. Không có một mẫu mực nào là lý tưởng cho hết mọi gia đình. Nhưng thường thì bà mẹ thiết lập mẫu mực và luật lệ để gia đình tuân giữ và phát triển. Mỗi khi có đứa trẻ nào phá lệ, bà mẹ bắt buộc phải nhấn mạnh cách yên lặng rằng thói quen đó cần phải được tuân giữ. Việc phá lệ chỉ có khi cha mẹ cho phép mà thôi. Cũng vậy, bà mẹ thường thiết lập những mẫu mực để gia đình tuân theo và sống. Chẳng hạn, giường chiếu phải ngăn nắp trước khi đi làm những công việc thường ngày, phòng xem tivi phải gọn gàng sạch sẽ trước khi ông bố về nhà, bữa ăn tối chúa nhật phải được bày dọn trong phòng đặc biệt, và cách thế gia đình cần cử hành cho những ngày đại lễ. Đây là truyền thống văn hóa cần phải truyền lại cho con cháu. Những điều đó trở thành thói quen tốt đẹp mà chúng ta cần phải sống và lưu giữ.

Lm. Lê Văn Quảng, tiến sĩ tâm lý

VỀ MỤC LỤC

THU HUYỀN

 

THU HUYỀN

Trời đất sang thu chuyển dạ sầu,

Ngày dài quyến luyến cảnh đêm thâu,

sông hồ cô tịch vùng biên giới,

rừng núi hoang vu chốn địa đầu.

cành lá xác xơ chiều ảm đạm,

cỏ cây nghiêng ngả dạ thương đau, 

Hỡi ai gậm nhấm tháng ngày cũ,

có biết thời gian đã thay màu ?!

 

THU SẮC

Cả một trời thu rộn sắc màu,

tím xanh váng đỏ trắng pha nâu,

lá vàng đeo đẳng trên cành cũ,

lá xám dập dồn dưới gốc sâu.

từng cánh chim chiều khoe cánh lạ,

một bầy ngựa sớm hí giang đầu,

Có ai đang đón mùa thu chết,

đợi tới thu tàn sao có nhau ?!

 

THU KHÔNG

Thu sang khoe sắc khắp non sông

cành lá chen vai dưới nắng hồng,

Màu áo cà sa trùm vạn vật,

oan hồn thập giới ngập không trung,

Khói sương mờ mịt hồn nhân thế,

Mây gió đẩy đưa dáng cửu trùng,

Giữa cảnh ‘sắc không’ muôn diệu vợi,

có ai lưu luyến cõi thu không ?!

Vân Thanh

VỀ MỤC LỤC

TÌNH YÊU LUÔN HY VỌNG VÀ CHỊU ĐỰNG TẤT CẢ 

 

Tác phẩm 13 Nét Mặt Tình Yêu

 

Dominique AUZENET

Lm Micae-Phaolô Trần Minh Huy   chuyển ngữ

Chương Mười Ba (chương cuối)

TÌNH YÊU LUÔN HY VỌNG VÀ CHỊU ĐỰNG TẤT CẢ 

Tình yêu làm phát sinh sự tha thứ và lòng trung thành đối với kẻ khác : Tình yêu tha thứ và vẫn trung thành, dù việc gì xảy ra đi nữa. Chương nầy nhấn mạnh lòng trung thành, đặc biệt là tính không thay đổi... Thánh Phaolô viết : "Tình yêu chịu đựng tất cả". Động từ chịu đựng diễn tả sự vững chắc, sẵn sàng trụ được với va chạm, chấp nhận kéo dài... Đó là một tình yêu bền bỉ, tồn tại trong thời gian và khó khăn gian khổ, nghĩa là luôn hy vọng.

Thánh Phaolô luôn liên kết niềm hy vọng và tính kiên trì không thay đổi với nhau. Trong thư gởi tín hữu Thessalonica, ngài nhấn mạnh rằng hy vọng được biểu lộ qua sự kiên trì : "Trước mặt Thiên Chúa là Cha chúng ta, chúng tôi không ngừng nhớ đến những việc anh em làm vì lòng tin, những việc khó nhọc anh em gánh vác vì lòng mến, và những gì anh em kiên nhẫn chịu đựng vì trông đợi Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô" (1 Th 1,3). Trong thư gởi tín hữu Rôma, thanh Phaolô cho hy vọng định nghĩa đẹp đẻ nầy : "Hy vọng điều chúng ta không thấy, chính là chúng ta bền chí đợi chờ" (Rm 8,25).

Chúng ta hầu như tìm thấy một sự tương đương giữa hy vọng và tính kiên trì trong các thư của thánh Phaolô. Ngài đã viết như thế nầy cho Timôtê : "Phần anh, hỡi người của Thiên Chúa, ... hãy gắng trở nên người công chính, đạo đức, giàu lòng tin và lòng mến, hãy gắng sống nhẫn nại và hiền hòa" (1 Tm 6,11). "Anh đã theo sát đạo lý, cách sống và dự định của tôi; anh đã thấy lòng tin, sự nhẫn nại, lòng yêu mến và sự kiên trì của tôi; anh đã biết những cơn bắt bớ, những sự đau khổ tôi đã gặp..., đã biết tôi chịu bắt bớ như thế nào. Nhưng Chúa đã giải thoát tôi khỏi tất cả" (2 Tm 3,10-11). Thánh Phaolô cũng viết cho Titô : "Hãy khuyên các cụ ông phải tiết độ, đàng hoàng, chừng mực, vững mạnh trong đức tin, đức mến và đức nhẫn nại" (Tt 2,2).

Vậy chúng ta có thể nói rằng hy vọng và kiên nhẫn là một, sự bền bĩ là dấu hiệu của hy vọng. Dù gì xảy đến đi nữa, chúng ta muốn tiếp tục hy vọng vào Thiên Chúa và vào tha nhân. Ý chí muốn hy vọng về tất cả và ngược lại tất cả, được ngầm hiểu là nhờ tình yêu, chính là sự kiên trì bền bỉ.

1. Tính lạc quan hay niềm hy vọng ?

Chúng ta đều biết những người luôn nhìn khía cạnh tốt của cuộc đời, bằng cách giảm thiểu những điều đáng buồn xảy ra... "Còn sống, còn hy vọng". Những tính khí lạc quan tự thuyết phục mình về điều đó cách dễ dàng hơn những kẻ khác.

Khác với tính lạc quan, hy vọng không phải là một nét của tính khí và không cắm rễ trong một tư thế tự nhiên. Hy vọng phát xuất bởi Thánh Thần, đúng như điều thánh Phaolô đã viết :

"Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta" (Rm 5,5).

Tính lạc quan dựa trên chính mình, đến đỗi có thể trở thành tự mãn và để mình bị kiêu ngạo lôi kéo. Hy vọng khiêm tốn và kín đáo hơn, nhưng lại mạnh mẽ hơn, bởi vì nó dựa vào Lời Chúa, chứ không dựa trên một đặc tính hạnh phúc, hoặc những hoàn cảnh thuận lợi.

Những giờ phút đen tối và những thời khắc thử thách thường không khởi đầu được một niềm hy vọng đích thực, cũng còn không phải là những biến cố hạnh phúc có thể nâng đỡ cho niềm hy vọng. Như đức tin, hy vọng là một nhân đức đối thần có đặc tính siêu nhiên. Hy vọng tựa vào Chúa Kitô, chứng nhân cho lòng trung thành của Thiên Chúa. Trong sách Khải Huyền, thánh Gioan đã không gọi Chúa Giêsu là "chứng nhân trung thành" sao (1,5 ; 3,14 ; 19,11) ?

Đức trông cậy cắm rễ sâu trong niềm tin vào Lời Chúa. Chính khởi đi từ một lời hứa của Thiên Chúa mà Abraham đã lên đường. Tin tưởng vào lời hứa nầy, ông đã dứt khoát rời bỏ quê hương, không có bảo đảm nào khác ngoài lời đó.

Chỉ có người nào biết lời mời gọi của Thiên Chúa và tán thành mới có thể đáp lại lời mời gọi đó của Ngài. Rõ ràng chính đức tin mạc khải cho chúng ta thánh ý Chúa trên chúng ta. Nhưng biết rõ mục đích mà không có lòng ao ước thì không đạt tới mục đích đó được. Chính vì thế mà hy vọng thêm vào một cái gì đó cho đức tin. Tính năng động của hy vọng chính là họat động của một đức tin kiên bền. Trong khi nhờ đức tin mà nhận lãnh lời mời gọi của Thiên Chúa, chúng ta tin tưởng nơi Ngài và kiên bền trả lời Ngài. Hy vọng chính là một nhân đức của những quyết định không ngừng đổi mới và bền bỉ.

2. Tình yêu không thất vọng bao giờ :

Tình yêu đích thực, như thánh Phaolô mô tả trong bài ca đức ái, luôn luôn tiếp tục hy vọng, dĩ nhiên hy vọng vào Thiên Chúa, nhưng cũng hy vọng vào tha nhân nữa. Dù hòan cảnh có thế nào đi nữa, hy vọng luôn luôn mở ra một tương lai :

* Ở đâu thử thách khắc nghiệt biến thành trở ngại thì hy vọng làm cho nó nên bàn đạp và giúp kiên vững trong đức tin vào Chúa Giêsu Phục sinh.

* Ở đâu sự xét đóan về người khác trở thành loại trừ họ thì hy vọng nhìn thấy vượt xa hơn và mang lại khả dĩ tiếp đón tha nhân trong sự khốn cùng của họ.

"Đức tin chỉ nhìn thấy cái ở trong thời gian và trong vĩnh cửu. Còn hy vọng nhìn thấy cái sẽ xảy đến trong thời gian và hướng về vĩnh cửu. Đức ái yêu thích cái có ở trong thời gian và trong vĩnh cửu...Nhưng hy vọng yêu thích cái sẽ xảy đến trong thời gian và cho vĩnh cửu. Hy vọng nhìn thấy cái chưa có và sẽ có, trong tương lai của thời gian và của vĩnh cửu. Hy vọng yêu thích cái chưa có và sẽ có"[1]

Chính vì vậy chúng ta phải cầu xin Chúa Thánh Thần phát triển trong chúng ta niềm hy vọng "không thất vọng" nầy, vốn được ăn rễ sâu trong "tình yêu của Thiên Chúa được Thánh Thần trải rộng trong lòng chúng ta".

Hy vọng là tính bền bỉ của đức tin.

"Nhờ đức tin, ông Áp-ra-ham đã vâng nghe tiếng Chúa gọi mà ra đi đến một nơi ông sẽ được lãnh nhận làm gia nghiệp, và ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu. Nhờ đức tin, ông đã tới cư ngụ tại đất hứa như tại một nơi đất khách, ông sống trong lều cũng như ông I-xa-ác và ông Gia-cóp là những người đồng thừa kế cũng một lời hứa, vì ông trông đợi một thành có nền móng do chính Thiên Chúa vẽ mẫu và xây dựng. Nhờ đức tin, cả bà Xa-ra vốn hiếm muộn, cũng đã có thể thụ thai và sinh con nối dòng vào lúc tuổi đã cao, vì bà tin rằng Đấng đã hứa là Đấng trung tín. Vì thế, do một người duy nhất, một người kể như chết rồi mà đã sinh ra một dòng dõi nhiều như sao trời cát biển, không tài nào đếm được. Tất cả các ngài đã chết, lúc vẫn còn tin như vậy, mặc dù chưa được hưởng các điều Thiên Chúa hứa; nhưng từ xa các ngài đã thấy và đón chào các điều ấy, cùng xưng mình là ngoại kiều, là lữ khách trên mặt đất. Những người nói như vậy cho thấy là họ đang đi tìm một quê hương. Và nếu quả thật họ còn nhớ tới quê hương mình đã bỏ ra đi, thì họ vẫn có cơ hội trở về. Nhưng thực ra các ngài mong ước một quê hương tốt đẹp hơn, đó là quê hương trên trời. Bởi vậy, Thiên Chúa đã không hổ thẹn để cho các ngài gọi mình là Thiên Chúa của các ngài, vì Người đã chuẫn bị một thành cho các ngài. Nhờ đức tin, khi bị thử thách, ông Áp-ra-ham đã hiến tế I-xa-ác; dù đã nhận được lời hứa, ông vẫn hiến tế người con một. Về người con này, Thiên Chúa đã phán bảo : Chính do I-xa-ác mà sẽ có một dòng dõi mang tên ngươi. Quả thật, ông Áp-ra-ham nghĩ rằng Thiên Chúa có quyền năng cho người chết chỗi dậy. Rốt cuộc, ông đã nhận lại người con ấy như là một biểu tượng" (Dt 11,8-19).

"Mặc dầu không còn gì để hy vọng, ông vẫn hy vọng và vững tin, do đó ông đã trở thành tổ phụ nhiều dân tộc như  lời Thiên Chúa phán : Dòng dõi ngươi sẽ đông như thế. Ông đã gần một trăm tuổi, nhưng ông vẫn vững tin không nao núng, khi nghĩ rằng thân xác ông cũng như dạ bà Sara đều đã chết. Ông đã chẳng mất niềm tin, chẳng chút nghi ngờ lời Thiên Chúa hứa ; trái lại nhờ niềm tin, ông đã nên vững mạnh và tôn vinh Thiên Chúa, vì ông hoàn toàn xác tín rằng điều gì Thiên Chúa đã hứa thì Người cũng có đủ quyền năng thực hiện" (Rm,4,18-21).

Hy vọng cũng là tính bền bỉ của tình yêu.

"Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình thì có gì là ân với nghĩa ? Ngay cả kẻ tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình thì còn gì là ân với nghĩa ? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được thì còn gì là ân với nghĩa ? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng.

Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác. Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. Anh em hãy cho thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn đã lắc và đầy tràn mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy" (Lc 6, 32-38).

3. Sự không thay đổi và lòng trung thành :

Tính bền bỉ trong tình yêu, sự không thay đổi và lòng trung thành được xây dựng trong cách thức chúng ta tích cực đón nhận những khó khăn, những nỗi gian truân, những thử thách lớn nhỏ gieo rắc trên đường cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

"Chúng ta còn tự hào khi gặp gian truân, vì biết rằng ai gặp gian truân thì quen chịu đựng, ai quen chịu đựng thì được kể là người trung kiên, ai được công nhận là trung kiên thì được quyền hy vọng" (Rm 5,3-4).

"Anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều. Vì như anh em biết đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn" (Jc 1,2-3).

Cuộc đời chúng ta chẳng khác một cơn thử thách đầy  khó khăn gian khổ mà chúng ta phải vượt thắng. Trong sách Khải Huyền, thánh Gioan được chiêm ngưỡng đoàn người tín hữu được đóng ấn trên mặt đất, mặc áo dài trắng trong vinh quang :

"Họ là những người đã đến sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên. Vì thế họ được chầu trước ngai Thiên Chúa" (Kh 7, 14-15).

Đó là thực tại sâu xa của cuộc đời trần thế của chúng ta : một thử thách lớn lao để sống thông hiệp với cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu, hầu được dự phần Phục sinh với Ngài.

Khi thánh Phaolô viết "Tình yêu luôn luôn hy vọng, tình yêu chịu đựng tất cả", có lẽ ngài nghĩ đến sự bền vững mà người tín hữu biết yêu Thiên Chúa và yêu các anh em của mình đã đắc thủ được. Sự bền vững của tình yêu nầy, Thánh Thần làm cho nó triển nở nơi người ấy xuyên qua :

* Sự từ bỏ :

Thánh giá là nền tảng của một đời sống phong phú :

"Trên mặt đất nầy mọi sự đều thay đổi, chỉ có một vật vững bền, đó chính là cách cư xử của Vua Trời đối với các bạn hữu của Người. Từ khi Ngài đã phất cao cờ hiệu thập giá, tất cả mọi người phải chiến đấu dưới bóng nó và phải mang lại chiến thắng"[1]

* Dạt dào hiến dâng :

Dạt dào hiến dâng, như lời Chúa Giêsu trong Phúc Âm Luca đã trích dẫn trên kia nhắc lại cho chúng ta. Luôn cho nhiều hơn cái người ta xin, có lẽ đó là dấu hiệu phân biệt người tín hữu :

"Tấm lòng yêu thương làm việc với tình yêu, nghĩa là với nhiệt huyết : tâm hồn đó chạy ngược chạy xuôi, bay đi bay lại, chẳng có gì là không thể và không có gì cản bước nó được"[1]

Nhưng đó cũng chính là sự bền tâm mà chúng ta phải vun trồng hầu sản sinh ra hoa trái của một tình yêu chịu đựng tất cả. Trong dụ ngôn người gieo giống, khi nói về những chỗ sỏi đá mà hạt giống rơi xuống, Chúa Giêsu phán:

"Còn những kẻ ở trên đá là những kẻ khi nghe thì vui vẻ tiếp nhận Lời, nhưng họ không có rễ. Họ tin nhất thời, và khi gặp thử thách, họ bỏ cuộc..." Ngược lại, đất tốt mà hạt giống được gieo xuống, "là những kẻ nghe Lời với tấm lòng cao thượng và quảng đại, rồi nắm giữ và nhờ kiên trì mà sinh hoa kết trái" (Lc 8, 13-15)

"Trong mọi công việc của nhân đức, cần phải có sự kiên trì ; không có kiên trì, ta không đi đến cùng được mong ước của mình, không đạt tới hoàn thành công việc mà mình đã bắt đầu hành động. Không, không có kiên trì, ta sẽ không bao giờ đạt được mục đích tìm kiếm ; không có kiên trì, ta sẽ không bao giờ thực hiện được đối tượng mình mơ ước"[1]

Tình yêu luôn hy vọng và chịu đựng tất cả là một tình yêu trung thành. Chúng ta chán nãn sâu xa về một người chúng ta đã tin cậy chăng ? Thay vì loại trừ người đó, tốt hơn chúng ta nên để Thánh Thần thanh tẩy tâm hồn chúng ta khỏi mọi tình cảm cay đắng hay loại trừ, ngõ hầu Ngài có thể chữa lành nội tâm chúng ta khỏi thương tổn người đó đã gây ra cho chúng ta. Một cái nhìn mới đầy lòng nhân hậu có thể có được, và một con đường đã được hy vọng mở ra. Một tình yêu vẫn trung thành vượt qua dòng thời gian, một tình yêu biết vượt quá những thử thách lớn nhỏ, cả những cú đánh đã nhận chịu, đó chính là một đại chứng tá.

4. Không có gì tách biệt chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa :

"Tình yêu luôn hy vọng, chịu đựng tất cả". Luôn luôn hy vọng, chính là tin rằng tình yêu sẽ luôn luôn có lời nói cuối cùng. Nếu có một cơn cám dỗ đè nặng trên xã hội vật chất của chúng ta, thì đó chính là sự thất vọng. Vậy chúng ta hãy công bố cùng với thánh Phaolô :

"Tôi tin chắc rằng cho dầu sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách biệt được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, được thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta"[1] (Rm 8,38-39) 

 

Suy niệm để lần hạt Mân Côi

1. Tình yêu luôn hy vọng và chịu đựng tất cả. "Cậy trông sẽ không thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta" (Rm 5,5). Nhờ lời cầu bàu của Mẹ Maria, chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần củng cố trong chúng ta niềm hy vọng.

2. Tình yêu luôn hy vọng và chịu đựng tất cả. "Mặc dầu không còn gì để hy vọng, ông vẫn hy vọng và vững tin, do đó ông đã trở thành tổ phụ nhiều dân tộc như  lời Thiên Chúa phán : Dòng dõi ngươi sẽ đông như thế. Ông đã gần một trăm tuổi, nhưng ông vẫn vững tin không nao núng, khi nghĩ rằng thân xác ông cũng như dạ bà Sara đều đã chết. Ông đã chẳng mất niềm tin, chẳng chút nghi ngờ lời Thiên Chúa hứa ; trái lại nhờ niềm tin, ông đã nên vững mạnh và tôn vinh Thiên Chúa, vì ông hoàn toàn xác tín rằng điều gì Thiên Chúa đã hứa thì Người cũng có đủ quyền năng thực hiện" (Rm,4,18-21). Lạy Chúa, xin tha thứ cho những nghi ngờ, những do dự của chúng con... Nhờ lời cầu nguyện của Mẹ Maria, mà đức tin còn lớn lao hơn đức tin của Abraham, chớ gì Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta sự bền vững đức tin.

3. Tình yêu luôn hy vọng và chịu đựng tất cả. "Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. Anh em hãy cho thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn đã lắc và đầy tràn mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy" (Lc 6, 32-38). Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi những hành động ti tiện và những sự bo bo cho mình của chúng con. Chớ gì Chúa Thánh Thần làm phát sinh trong chúng con sự dạt dào hiến dâng, sự bền vững của tình yêu luôn hy vọng...

4. Tình yêu luôn hy vọng và chịu đựng tất cả. "Chúng ta còn tự hào khi gặp gian truân, vì biết rằng ai gặp gian truân thì quen chịu đựng, ai quen chịu đựng thì được kể là người trung kiên, ai được công nhận là trung kiên thì được quyền hy vọng" (Rm 5,3-4). "Anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều. Vì như anh em biết đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn" (Jc 1,2-3). Với Mẹ Maria dưới chân thánh giá, chúng ta hãy đón nhận những thánh giá riêng của mỗi người như là một khả thể lớn lên trong tình yêu chịu đựng tất cả.

5. Tình yêu luôn hy vọng và chịu đựng tất cả. "Chúng ta hãy cởi bỏ mọi gánh nặng và tội lỗi đang trói buộc mình, và hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho chúng ta, mắt hướng về Đức Giêsu Kitô là Đấng khai mở và kiện tòan đức tin. Chính Người đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập giá, chẳng nề chi ô nhục, và nay đang ngự bên hữu ngai Thiên Chúa" (Dt 12, 1-2. Nhờ lời cầu nguyện của Mẹ Maria Vô Nhiễm, chớ gì Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta lòng khao khát trở lại và chấp nhận những từ bỏ mà Mẹ đề nghị.

Tất cả đã được nói về Tình Yêu chăng ? Chắc chắn là không. Nhưng mấy lời của thánh Phaolô cho phép chúng ta hiểu rõ hơn "sống tình yêu trong chân lý" là gì... Đó chính là một chương trình sống thánh thiện đòi hỏi một cuộc trở lại liên lĩ... Xin Chúa Thánh Thần dần dần khắc sâu vào chúng ta những đường nét nầy của Tình Yêu làm cho chúng ta nên giống Chúa Giêsu.

  

Lời nguyện khiêm tốn

Lạy Chúa, để tình yêu Chúa được muôn người biết tới, xin Chúa thương ban cho con hồng ân nầy, là biết ân hận hối tiếc vì đã nói hoặc làm cho người khác phải đau buồn một cách nào đó, và biết vui mừng vì đã giúp anh chị em bớt đau khổ và buồn phiền.

Xin ban cho con tính mềm dẻo, để con ý thức được mình yếu đuối, cần được người khác giúp đỡ, hơn là chính con gây phiền hà, hoặc có thái độ khinh khi người khác.

Xin ban cho con tính ngay thẳng, biết tôn trọng chân lý, để không bao giờ con hiểu theo nghĩa xấu điều mà  ai đó đã làm phiền lòng con.

Xin ban cho con tính đơn sơ, để có thể giúp người khác dễ sống bên con, và con không trở nên gánh nặng cho những ai đang sống gần con.

Xin ban cho con một tấm lòng hăng hái vui tươi, để con luôn cởi mở đối với những ai ghét bỏ, ghen tỵ và phân bì với con.

Xin ban cho con một tấm lòng khiêm tốn, để con không nên cứng cỏi, bất chấp những lời chỉ dạy, những lời phê bình, những lời kết án khắt khe từ mọi phía.

Xin ban cho con một tấm lòng quảng đại, để con biết chịu đựng và đón nhận những ai có óc hẹp hòi, cố chấp, ích kỷ đến độ không ai chịu nổi.

Xin ban cho con một ý chí vững vàng, để con mãi kiên tâm, dầu có phải mệt mỏi, dầu có gặp phải thái độ vô ơn, nhất là đối với những người con đã tận tình giúp đỡ.

Xin ban cho con một tấm lòng quả cảm, chịu đựng anh chị em con một cách lâu bền, để giúp họ được bình an hạnh phúc, dầu cho họ còn yếu đuối và đầy khuyết điểm.

Xin ban cho con ơn sống chứng tá cho Chúa ở khắp mọi nơi và mọi lúc, để không một ai chung quanh con phải chán nản, phải ngã lòng do lỗi con đã gây ra.

Xin ban cho con biết dè dặt, đừng vội phê phán khi không có thẩm quyền, khi chưa có đủ bằng chứng xác thực, và nếu có phải phê phán, thì phải thận trọng cân nhắc từng lời, và nghiêng về sự khoan hậu nhân từ.

Xin ban cho con ơn sáng suốt, đừng dễ tin vào điều xấu  người ta đã nói về kẻ vắng mặt, và nhất là cương quyết không kể lại cho ai những điều xấu đã lọt vào tai con.

Xin ban cho con một đức tin nhạy cảm, để có thể khám phá ra ngay rằng Đức Giêsu đang ẩn mình trong ai đó trước mặt con, sau lưng con, bên cạnh con, để con biết chín chắn trong lời nói, cử chỉ và tâm tình.

Sau hết, trong mọi sự và với mọi người, xin Chúa dạy con biết lắng nghe, biết đoán hiểu, biết nhạy cảm phán đoán theo ý tốt cho người khác, và sẵn sàng tha thứ bỏ qua những lầm lỗi của họ với con, chỉ bởi vì Chúa cũng luôn đối xử với con như thế, và còn hơn cả thế nữa.

Lạy Chúa, từ sáng tinh sương cho đến lúc đêm khuya, xin thương tỏ ra Chúa là Chúa của tình yêu thương mà nhận lời một đứa con đang tha thiết nài van, và ban cho con những ơn con vừa xin. Con xin tạ ơn Chúa muôn đời. Amen. 

Dominique AUZENET

Đại Chủng Viện Xuân Bích, Huế – Mùa Chay 2003

Micae-Phaolo Trần Minh Huy, pss.

VỀ MỤC LỤC
Tại Sao Cần Uống Nước? 

 

1- Nước là thành phần chính yếu cấu tạo cơ thể.

Thực vậy, khoảng 60-70% sức nặng của cơ thể là nước, phân phối ở khắp nơi như máu, cơ bắp, não bộ, phổi, xương khớp…

 Con người có thể chịu đựng đói ăn trong vài tháng, nhưng thiếu nước trong dăm ba ngày là đã có nhiều nguy cơ tử vong.

Ngoài ra, mỗi ngày cơ thể mất đi khoảng 1,5 lit nước qua đại tiểu tiện, đổ mồ hôi, hơi thở. Làm việc, vận động cơ thể sẽ mất thêm nước.

Vì vậy, để giữ lượng nước của cơ thể bình thường, cần phải uống nước để thay thế phần mất đi.

2- Vai trò của nước trong cơ thể

Nước có nhiều vai trò rất quan trọng trong:

a. Duy trì nhiệt độ trung bình của cơ thể, như nước trong bộ tản nhiệt (radiator) xe hơi, tầu bay.

b. Chuyên chở chất dinh dưỡng và oxy nuôi tất cả tế bào.

c. Giúp chuyển hóa thực phẩm ra năng lượng, cần thiết cho các chức năng cơ thể.

d. Giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng

e. Loại bỏ các chất thải của cơ thể qua hệ tiết niệu, da, ruột, hơi thở.

g. Bao che các cơ quan sinh tử trong cơ thể, tránh tổn thương do sự cọ xát, va chạm

h. Bảo vệ các khớp xương, tránh viêm sưng, đau nhức vì nước là chất nhờn làm cho khớp cử động trơn tru

i. Làm ẩm không khí để sự hô hấp dễ dàng, tránh dị ứng, ho khan

k. Phòng chống sự đóng cục máu ở các động mạch của tim, não, giảm nguy cơ tai biến tim và não.

l. Cần thiết cho sự sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, các hormone cần thiết cho các chức năng và các phản ứng sinh hóa của cơ thể

m. Là thành phần cấu tạo của các bộ phận quan trọng: não chứa 85% nước, xương 22%, cơ bắp 75%, máu 92%, dịch bao tử 95%, răng 10%...

3- Hậu quả của không uống nước đầy đủ

Khi thiếu nước, cơ thể sẽ làm một cuộc tái phối trí: đưa nước tới các cơ quan sinh tử như não, tim, phổi, gan và thận và giảm nước tới các cơ quan ít quan trọng hơn như da, tiêu hóa, khớp. Do đó dấu hiệu thiếu nước xuất hiện sớm nhất ở các cơ quan hạng hai này.

1- Thiếu nước vừa phải đưa tới:

- Mệt mỏi, buồn ngủ, không có nước mắt khi khóc

- Táo bón vì không đủ nước để làm mềm chất phế thải tiêu hóa thực phẩm.

- Ít tiểu tiện

- Khô và ngứa da các tế bào da không có nước, tróc rụng

- Nổi mụn trứng cá

- Chẩy máu mũi vì niêm mạc khô, mạch máu dễ hư hao

- Tái phát nhiễm trùng tiết niệu vì không có nước để loại chất hóa học có hại và vi khuẩn ra ngoài cơ thể qua sự tiểu tiện. Sạn thận cũng dễ tái sinh.

- Ho khan, viêm phế quản vì không khí qua mũi không được làm ẩm, kích thích và khiến cho phổi nhậy cảm với bụi bặm, khói thuốc, các hóa chất

- Chẩy nước mũi vì mũi dễ bị dị ứng.

- Nhức đầu, chóng mặt, cơ bắp yếu mềm. 

2- Thiếu trầm trọng đưa tới giảm huyết áp, tim đập nhanh; miệng, da, niêm mạc khô, không đổ mồ hôi; mắt sưng, rất khát nước, tiểu tiện ít, mất định hướng…

Nhiều người dùng tiêu chuẩn “khát” để uống nước. Thực ra, khát không phải là dấu hiệu toàn hảo để báo hiệu nhu cầu uống nước. Ở người cao tuổi hoặc trong vài bệnh, cảm giác khát giảm. Vì thế, cần uống nước đều đều dù ta có khát hay không.

Có thể quan sát mầu của nước tiểu để biết thiếu nước. Nếu nước tiểu trong sáng là có đủ nước; vẩn đục mầu vàng là dấu hiệu của thiếu nước.

Nhu cầu nước

Nhu cầu nước của mỗi người thay đổi tùy theo tuổi tác, nhiệt độ cơ thể, cân nặng, mức độ vận động, làm việc, thời tiết...

Nhiều ý kiến cho rằng một người trưởng thành mỗi ngày cần khoảng 2 lít nước. Trong khi đó, một số khoa học gia lại cho là mỗi ngày chỉ cần uống 1 lít là được rồi.

Có thể tính số nước nên uống mỗi ngày bằng cách chia sức nặng cơ thể theo kilogram cho 30. Thí dụ một người nặng 70 kí sẽ cần khoảng 2.3 lít nước mỗi ngày.

Nếu là lbs thì chia đôi. Nặng 120 lbs cần 60 oz nước/ngày. 

Nên lưu ý là 80% số chất lỏng này là từ nước và các loại nước uống khác và 20% từ thực phẩm.

Cà phê, nước trà, nước ngọt có hơi thường có caffeine là chất lợi tiểu, làm cho sự thiếu nước trở nên trầm trọng hơn.

 Uống vào lúc nào?

Nhiều người đợi khi nào cảm thấy khát hoặc miệng khô ran rồi mới uống nước thì sợ rằng hơi trễ đấy. Vì cảm giác khát giảm rất nhiều ở người cao tuổi và vì khô miệng là một trong những dấu hiệu cuối cùng của sự ráo nước (dehydration) của cơ thể.

Do đó, nên có thói quen uống nước vào những thời điểm nhất định để khỏi quên, khỏi thiếu nước.

Thường thường nên uống một ly nước lạnh ngay khi thức dậy để động viên tế bào cơ thể rồi uống trước bữa điểm tâm; lúc 10 giờ sáng; trước khi ăn trưa; lúc 4 giờ chiều; trước khi ăn tối; lúc 9 giờ và trước khi đi ngủ.

Khi rất khát, chẳng nên nốc một hơi hết ly nước. Mà nên từ từ uống từng ngụm một để cho nước có thì giờ thấm qua thành ruột vào mạch máu, tưới mát các mô bào và thỏa mãn nhu cầu khát của một cơ thể bị thiếu nước. 

Những trường hợp cần uống thêm nước

a. Không khí khô, như ngồi trong máy bay đường trường, cần uống 8oz nước mỗi giờ

b. Với thời tiết lạnh, cơ thể cần thêm nước và năng lượng để duy trì thân nhiệt ở mức độ 98.6.

c. Với thời tiết nóng mà làm việc ngoài trời, cần uống thêm một, hai ly nước.

d. Bị cảm cúm, sưng phổi có thể đưa tới khô nước cơ thể, vì vậy nhớ uống thêm vài ly nước.

đ. Bà mẹ có bầu, cần uống thêm 2-3 ly nước mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu nước cho máu, nước bình ối, tế bào.

Cho con bú sữa mẹ cũng cần thêm nước để có nhiều sữa.

e. Tiêu chẩy, ói mửa, băng huyết, bệnh tiểu đường… 

Nước máy hay nước vô chai?

Dù là nước máy hoặc nước đóng chai, nên tìm hiểu nguồn gốc của nước coi xem chúng có bảo đảm an toàn không.

Tại Hoa Kỳ, nước máy do Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường (EPA) kiểm soát, còn nước chai được coi như thực phẩm cho nên đều do Cơ Quan Thực Dược Phẩm kiểm soát.

Các giới chức y tế đều cho là nước máy an toàn và có nhiều ích lợi vì luôn luôn được các cơ quan chính quyền kiểm tra, thử nghiệm mỗi ngày để  coi xem có bị ô nhiễm với hóa chất hoặc vi khuẩn.

Nước chai chỉ cần chứng minh tính cách an toàn cho người tiêu thụ là được bán và mỗi năm chỉ cần thử nghiệm một lần. Nhiều loại nước chai dùng nước máy chế biến mà thành, vì họ không cần chứng minh nguồn gốc của nước.  

Mấy mẹo vặt để uống nước đầy đủ

1- Luôn luôn kè kè bên mình một chai nước để khi uống, có sẵn.

2- Nếu hay quên và nếu có thể, mang một đồng hồ báo hiệu mỗi đầu giờ để nhắc nhở uống nước

3- Nhỏ vài giọt nước chanh vào chai nước để có thêm chút hương vị thơm thơm, dễ uống.

4- Nhiều người thấy uống nước lạnh hấp dẫn hơn. Nếu không thích nước lạnh thì hâm hơi ấm một chút. Nước ấm có hương vị khác và có thể làm dịu cuống họng.

5- Có thể ăn một miếng bánh hơi mặn trước khi uống một ly nước. Vị mặn làm miệng khô khô, tăng cảm giác khát, cần nước.

6- Có thể ăn đá cục để có nước, nhưng đừng nhai, hư răng.

7- Mỗi lần đi qua một vòi nước máy trong sở làm, ghé miệng uống vài ngụm.

8- Nếu không thích hương vị của nước, có thể uống với một ống hút. Nước sẽ ít tiếp xúc với lưỡi và chạy thẳng xuống họng.

9- Cũng chẳng cần mua loại nước chai quá đắt, nhiều công ty sản xuất nước chai khuếch đại là nước máy không tốt. Lọc nước máy với đồ lọc là quá an toàn. Thường thường, chỉ cần nước chai khi tới các quốc gia đang trên đường phát triển.

10- Ăn nhiều rau, trái cây cũng chứa nhiều nước: chuối có 70% nước, táo 80%, cà chua, dưa hấu 90%, rau sà lách 95% nước.

Vài điều cần lưu ý

1- Trong khi uống nước là cần thiết, nhưng nếu uống quá nhu cầu hoặc sự chịu đựng của cơ thể lại là điều không tốt, đôi khi ngộ độc nước.

2- Bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp, phù nề bàn chân cần tránh uống quá nhiều nước.

3- Nếu có bệnh thận, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống thêm nước.

4- Không nên uống nhiều nước trong khi ăn. Nước sẽ làm loãng dung dịch acit hydrochloric, dịch vị và enzym trong dạ dày, gây ra chậm tiêu hóa.

5- Đa số nước có thêm khoáng chất đều có acit acetic và acit này hay làm hư răng.

6- Uống nhiều nước có thể khiến cho ta phải thức giấc nửa đêm để đi tiểu, gây gián đoạn giấc ngủ. Có thể tránh bằng cách cắt giảm tiêu thụ nước mấy giờ trước khi đi ngủ và đi tiểu trước khi lên giường. 

Kết luận

Con cá nó sống vì nước vì cần nước để tung tăng vẫy vùng bơi lội, kiếm ăn.

 Con người không sống trong nước nhưng nước nằm trong người với 70% sức nặng cơ thể. Chỉ vài ngày thiếu nước là đã thấy hậu quả.

Không có nước miếng làm sao nhai, nuốt cơm thịt hàng ngày, phát ngôn hàng giờ.

Không có nước làm sao có máu lưu thông nuôi dưỡng tế bào và loại bỏ độc chất trong cơ thể.

Không có nước lấy gì mà tạo ra hormon nam nữ để có nối dõi tông đường. 

Lại cón da nhăn, mắt khô, miệng đắng, nhức đầu chóng mặt, bước đi loạng quang, khớp kêu “cót két” khô dầu, sạn thận, …

Eo ôi, sợ quá…

Tui đi uống nước đây, bà con cô bác trong họ ngoài làng ơi!!

 

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức   Texas-Hoa Kỳ.

VỀ MỤC LỤC
BÀN VỀ CON KHỈ   Chuyện phiếm của Gã Siêu.

 

Nằm vắt tay lên trán mà suy gẫm sự đời, gã nhận thấy việc lên voi xuống chó, âu cũng chỉ là việc rất thường tình. Mới hôm nào, năm Quí Mùi trở về với sự lên ngôi của loài dê, còn bây giờ loài dê bị đá văng xuống làm…phó thường dân, nhường chỗ cho loài khỉ đăng quang khi năm Giáp Thân đang tiến tới. Vì thế, gã bèn xin được hầu chuyện về con…khỉ.

Theo “Việt Nam Tự Điển” của Lê Văn Đức, thì khỉ là một loài động vật có vú, bốn chân có bàn trũng và ngón dài khả dĩ nắm được, trèo  giỏi, sống bằng trái cây và ngũ cốc…

Gã quen một anh bạn tên là Bảy. Anh Bảy là người rất tốt bụng, nhưng chẳng may bị trời phú cho một khuôn mặt hơi bị giống với khỉ. Vì thế, thiên hạ thường gọi anh ta là anh Bảy Khỉ. Tuy nhiên, thiên hạ cũng chỉ dám gọi lén sau lưng mà thôi, chứ đường đường mặt đối mặt mà gọi như thế, chắc chắn sẽ bị anh ta đấm cho vỡ…mỏ, khi tự ái nổi lên đùng đùng. Và cũng thật trùng hợp, anh Bảy lại có tài leo trèo. Ngọn tháp nhà thờ thật cao, mà anh ta cứ phom phom bò lên, chẳng cần dây đai an toàn chi cả, hai tay và hai chân cứ dính chặt vào tường vách như con thạch sùng. Gã đứng dưới đất ngước nhìn mà còn chóng cả mặt. Thấy vậy, thiên hạ bèn ưu ái phong cho anh ta một tên gọi đậm đà khác nữa, đó là anh Bảy Tổ Tông.

Bốn chữ “Anh Bảy Tổ Tông” làm cho gã nhớ lại gần ba mươi năm về trước, hồi đất nước mình mới được giải phóng, bất kể giai hay gái, già hay trẻ, tất cả nam phụ lão ấu, từ thành thị cho đến thôn quê, đều được học tập về thuyết tiến hóa.

Dựa vào những mẩu xương được tìm thấy, cũng như dựa vào những di tích của ngành khảo cổ, một số nhà khoa học đã đưa ra cái giả thuyết : người bởi khỉ mà ra và loài khỉ chính là tổ tiên của con người.

Mục đích của việc phổ biến thuyết tiến hóa nhằm đả phá tôn giáo, để rồi đi tới kết luận : vật chất đẻ ra vật chất, chẳng có Thiên Chúa hay thần thánh nào cả.

Thế nhưng, theo gã nghĩ : cho dù vật chất có đẻ ra vật chất và con người có bởi khỉ mà ra chăng nữa, thì bàn dân thiên hạ vẫn phải công nhận : cái vật chất đầu tiên ấy do đâu mà có nếu không  phải là đã được dựng nên bởi một Đấng tạo hóa, hơn thế nữa giữa người và khỉ luôn luôn có một sự khác biệt, để người luôn luôn là người và khỉ vẫn luôn luôn là khỉ.

Cũng trong chiều hướng ấy, Teilhard de Chadin đã đưa ra ý niệm về một cú nhảy vọt. Trong cú nhảy vọt ngoạn mục và tuyệt vời này phải có sự can thiệp trực tiếp của Thiên Chúa, để trao ban cho con người một linh hồn, nhờ vậy người  mãi mãi là người và khỉ vẫn mãi mãi là khỉ.

Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ, cấu trúc AND của người và khỉ giống nhau đến…99,4%, thế nhưng giữa người và khỉ lại khác nhau một trời một vực. Và trong một bài viết trên báo “Kiến thức ngày nay”, thiên hạ đã liệt kê một số những khác biệt căn bản như sau :

Thứ nhất, đó là loài khỉ không biết nói. Rất có thể loài khỉ cũng  đưa ra những yêu cầu đơn giản nhưng không có khả năng gợi lên những gì tai không nghe, mắt không thấy hay những gì sắp xảy ra và càng không thể nào trao đổi tư tưởng như con người. Vì vậy, ngôn ngữ và tiếng nói là một đặc điểm của người và chúng ta có thể xác quyết : người là một con vật có ngôn ngữ, có tiếng nói nhờ đó mà xích lại gần nhau và cảm thông với nhau hơn.

Thứ hai, đó là loài khỉ không biết cười. Rất có thể khi gặp điều gì vui thú, loài khỉ cũng…khúc khích. Thế nhưng, tiếng cười của loài khỉ khác hẳn tiếng cười của con người. Thực vậy, loài khỉ chỉ biết khúc khích khi vui chơi, nhưng lại chẳng biết sử dụng tiếng cười để nổi giận, để châm biếm, để bỡn cợt. Và như vậy chúng ta cũng có thể xác   quyết : người là một con vật duy nhất biết…cười.

Thứ ba, đó là loài khỉ không biết cái chết là cái chi chi. Rất có thể khỉ mẹ vẫn tiếp tục chăm sóc cho những chú khỉ con chết yểu, nhưng chưa bao giờ người ta thấy loài khỉ chôn cất đồng loại hay làm nghi lễ an táng cho kẻ đã khuất.

Thứ tư, đó là loài khỉ chẳng có khái niệm về luân lý và đạo đức. Rất có thể loài  khỉ cũng biết chia ngọt sẻ bùi, bảo vệ những kẻ yếu thế trong những cuộc xung đột, giúp đỡ kẻ tàn tật và tránh chuyện loạn luân! Tuy nhiên chúng ta cũng đừng vội kết luận là loài  khỉ cũng có luân lý và đạo đức riêng của mình. Thực ra chúng chẳng phải là những con vật hiền lành. Để bảo vệ lãnh thổ, chúng sẵn sàng tấn công, thậm chí giết chết thành viên của bầy đàn bên cạnh, kể cả những chú khỉ con chúng cũng không tha.

Thứ năm, đó là loài khỉ không biết chế tạo dụng cụ. Rất có thể loài khỉ cũng dùng được một vài dụng cụ đơn giản như cành cây, búa, đe…nhưng chúng không có khả năng thực hiện những công việc khó khăn, cũng như không có khả năng học thêm những điều mới.

Sau cùng, đó là loài khỉ không biết…nói dối. Rất có thể loài khỉ cũng dấu giếm thức ăn vừa kiếm được để xơi một mình, nhưng chẳng qua chỉ là một cách che dấu mà thôi, chứ còn nói dối, tức là đưa ra những thông tin sai  nhằm đánh lạc hướng và lừa gạt đối phương, thì loài khỉ hoàn toàn không thể thực hiện nổi.

Khỉ có nhiều loại và có những loại được kê tên trong sách đỏ, được liệt vào hàng quí hiếm, cần phải  bảo vệ cho khỏi nguy cơ bị tuyệt chủng. Bình thường gã thấy có khỉ đột là loại khỉ to. Còn khỉ giả nhân hay đười ươi cũng là loại khỉ to, đi bằng hai chân giống như người, vì thế Cao Bá Quát đã có câu đối :

- Nhà trống ba gian, một thầy, một cô, một chó cái.

Học trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.

Trong khi đó vượn lại là một  loại khỉ có đuôi và chân rất dài. Chuyện rằng : ngày xưa vua nước Sở có một con vượn rất đẹp, chẳng may nó bị xổng chuồng và chạy vào rừng.  Nhà vua bèn truyền cho quan quân vô rừng tìm, nhưng tìm mãi tìm hoài cũng chẳng thấy. Cuối cùng nhà vua ra lệnh đốt rừng, để con vượn phải chạy ra. Và thế là chỉ vì một con vượn mà cả cánh rừng rộng lớn bị thiêu rụi.

Bây giờ, gã xin điểm qua một vài đặc tính của khỉ.

Trước hết khỉ là một loài vật tương đối có chỉ số thông minh khá cao. Vì thế, chúng ta đã thấy, khỉ có thể sử dụng một vài đồ dùng thô thiển như cành cây…để tự vệ cũng như để tìm mồi. Nếu gã không lầm thì vào năm 1959, phi thuyền Jupiter đã đưa hai con khỉ gốc Á Châu, thuộc nòi “Macaca”, tên là “Aybơn” và “Baikơ” lên không gian, bay chung quanh trái đất với độ cao 450 ki lô mét. Sau khi trở về được hai ngày thì con “Aybơn” lăn đùng ra chết, còn con “Baikơ” sống thêm được một thời gian nữa.

Tuy nhiên sự thông minh của khỉ chỉ là một sự thông minh “vốn sẵn tính trời”, được di truyền từ đời khỉ ông tổ xì hơi cho đến đời khỉ  con cháu chút chít, có bao nhiêu xài bấy nhiêu, chứ chẳng được cập nhật hóa và phát triển thêm chút nào. Thành thử họ hàng nhà khỉ hôm nay vẫn cứ…ngu như tổ tông chúng hàng ngàn  năm về trước.

Có năm trăm con khỉ mặt đỏ đi trong rừng, đến dưới một gốc cây cổ thụ. Bên cạnh gốc cây cổ thụ lại có một cái giếng. Nước trong giếng phản chiếu ánh trăng vàng. Chú khỉ đầu đàn nhìn thấy, liền vội vã nói với đồng bạn :

- Mặt trăng đã bị rơi xuống giếng rồi kìa, chúng ta hãy cùng nhau kéo nó lên. Thế này nhé, tôi sẽ bám vào cành cây trên mặt giếng, sau đó các anh từng người một bám vào đuôi nhau mà trèo xuống, như thế mới có thể cứu được mặt trăng.

Bầy khỉ mặt đỏ từng con và từng con liên tục treo thành một chùm dài. Lúc còn một chút xíu nữa thì đụng mặt nước, trọng lượng của bầy khỉ vượt quá sức chịu đựng của cành cây. Một tiếng “rắc” vang lên, cành cây bị gẫy và bầy khỉ mặt đỏ rơi xuống giếng, giẫy giụa mãi không thôi. Còn mặt trăng trong giếng cũng “mất tích” luôn.

Một câu chuyện khác chứng tỏ khỉ cũng…ngu, chứ chẳng khôn ngoan gì cho lắm. Ở nước Tống có người khéo nuôi khỉ, sống bằng nghề dạy khỉ làm trò. Thầy dạy khỉ hiểu tâm lý loài khỉ và những con khỉ được ông nuôi dạy cũng hiểu được tiếng nói và cử chỉ của ông.

Thầy dạy khỉ vẫn nuôi khỉ bằng hạt giẻ. Hạt giẻ bên Tàu rất lớn, có hạt lớn bằng cái chén uống nước chứ không nhỏ như hạt dẻ bên ta. Mỗi bữa ông phát cho mỗi chú khỉ bốn hạt giẻ. Ngày hai bữa như thế. Gặp hồi thầy dạy hết tiền mà giá hạt giẻ lại leo thang, nên ông thầy thấy cần phải giảm bớt số hạt giẻ cấp phát mỗi bữa cho lũ khỉ, ông liền nói với chúng :

- Từ nay ta phát cho chúng mày mỗi con bữa sáng ba hạt giẻ, bữa tối bốn hạt giẻ.

Lũ khỉ trước đó vẫn quen được phát mỗi bữa bốn hạt, nay bớt đi một hạt, đều phản  đối, kêu la chí chóe, nhất định không chịu. Ông thầy dạy khỉ bèn sửa lại :

- Nếu vậy, từ nay ta phát cho mỗi con bữa sáng bốn hạt, bữa chiều ba hạt. Chịu không ?

Lũ khỉ nghe nói bữa sáng đổi thành bốn hạt như cũ đều hài lòng, không còn la ó phản đối nữa.

Nhiều người trong chúng ta cũng hành động giống như khỉ, nghĩa là họ tham cái lợi nhỏ trước mắt, mà quên mất tiêu cái hại lớn sau lưng :

- Khỉ thật.

Tiếp đến, khỉ là một loài vật có tính tò mò và hay bắt chước. Thấy người ta làm gì, thì khỉ cũng bắt chước mà làm theo. Người ta nhăn mặt thì khỉ cũng nhăn mặt. Người ta gãi sườn, thì khỉ cũng gãi sườn. Người ta toét miệng cười, thì khỉ cũng toét miệng cười.

Biết tính khỉ là như thế, bọn thợ săn bèn bày mưu rượu uống, rồi cùng nhau đi guốc. Sau đó bỏ rượu và guốc dưới gốc cây rồi nấp vào một chỗ mà rình. Lũ khỉ kéo nhau ra, thấy guốc và rượu. Con đầu đàn tinh khôn, cho rằng người ta gài bẫy, nên giục những con khác hãy mau mau đi khỏi. Cả bầy cất bước, nhưng vẫn cứ ngoảnh lại. Cuối cùng chúng bảo nhau :

- Ta hãy nếm thử xem sao ?

Và thế là chúng tay chấm miệng mút, bén mùi làm mãi, cho tới khi say tít thò lò, quên cả lời nhắc bảo của con đầu đàn. Chếnh choáng nghiêng ngả, nói nói cười cười, chân đưa vào guốc và bước đi cà lơ thất thểu.

Bọn thợ săn bấy giờ mới xông tới. Bầy khỉ lảo đảo chạy, con ngã nghiêng, con ngã ngửa, bị bắt sạch, không sót một con nào.

Nhiều người trong chúng ta cũng hành động giống khỉ, nghĩa là họ nhắm mắt bắt chước thiên hạ, không phân biệt cái tốt hay cái xấu, cái đúng hay cái sai. Thậm chí cái tốt và cái đúng thì không theo mà chỉ theo cái xấu và cái sai.

Thấy cầu thủ bóng đá David Beckham húi trọc, thế là a-lê-hấp, để trở nên giống thần tượng của mình, họ cũng phó thác cái đầu bù xù của mình cho bác phó cạo trọc lóc. Thấy các ca sĩ nữ khi trình diễn mặc áo váy thiếu trước hở sau, thế là “a-la-mốt” mỗi khi ra đường họ cũng khoác vào mình những bộ váy áo mát mẻ và nghèo nàn, rất ư là chướng tai gai mắt, chỉ còn nước lẩm bẩm :

- Khỉ thật.

Ngoài ra, khỉ còn là một loài vật có tính láu cá và hay quậy phá. Thực vậy, biết bao nhiêu phen người nông dân trồng rẫy ven rừng đã phải khốn đốn vì lũ khỉ. Trồng được mấy trăm gốc bắp, sắp sửa đến ngày thu hoạch, thì chỉ một đêm bị lũ khỉ kéo đến phá cho một trận te tua, thành thử phải ca bài :

- Xôi hỏng bỏng không,

Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì.

Vì thế, người ta cũng hay la mắng những kẻ phá phách :

- Rõ khỉ.

Ngày kia, con hổ tát chết hai con trâu và xé tan xác một con lạc đà. Hổ lấy làm kiêu hãnh rằng mình dũng cảm, bèn lên một mỏm đá nằm lăn ra, khoái chí và lớn tiếng khoe khoang :

- Không có con vật nào có thể đọ sức cùng ta được. Ngay cả đến voi cũng phải cúp đuôi chạy mất, nếu gặp ta và bị ta tát cho vài tát. Trời đã sinh ta như vậy. Chẳng thèm cầu cạnh nhờ vả ai.

Bỗng nhiên, một phiến đá nhọn lở ra rơi từ đỉnh núi xuống, trúng lưng hổ làm hổ bị thương. Nhưng hổ vẫn không tỉnh ngộ. Lát sau, hổ trở dậy, đi ra suối uống nước và nằm trên bờ ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Cạnh đấy có một tổ kiến lửa. Kiến bò ra, leo lên, chui vào vết thương của hổ và ra sức đốt. Hổ đau quá, chồm dậy, lồng lộn và gầm vang chuyển cả đồi núi. Cạnh đấy có một chú khỉ ngồi trên cây. Chú khỉ thấy hổ quay cuồng bèn phá lên cười và nói :

- Ê chàng dũng sĩ kia! Lòng can đảm và sức lực của ngươi bỏ đâu mất rồi ? Ngươi vừa mới khoe khoang là chẳng có con vật nào địch nổi sức mạnh của ngươi cơ mà. Tại sao bây giờ ngươi lại hoảng hốt giãy giụa lên như thế. Rõ thật là bêu chưa ?

Hổ nghe nói rất lấy làm xấu hổ, liền năn nỉ :

- Tôi lạy anh, xin anh làm phúc phủi kiến ra khỏi vết thương hộ tôi. Ơn này suốt đời tôi thề sẽ chẳng bao giờ quên.

Một câu chuyện nữa chứng minh cho tính láu cá của khỉ. Ngày nọ, khỉ đang lang thang thì gặp bác bò đang cày ruộng. Khỉ nói :

- Tôi rất thích cày ruộng, bác để tôi giúp cho nhé.

Cày được mấy luống, khỉ nói :

- Ấy chết, tôi quên mất một việc quan trọng, tôi cần phải đi ngay đây.

Đi được một quãng, khỉ gặp thím chim ưng đang làm tổ. Khỉ vội nói :

- Làm tổ là nghề của tôi, thím để tôi giúp cho nhé.

Nhặt được mấy cọng cỏ khô, khỉ nói :

- Ấy chết, tôi quên mất một việc quan trọng, tôi cần phải đi ngay đây.

Đi được một quãng, khỉ gặp chú thỏ đang đào hang. Khỉ nói :

- Tôi rất rành nghề đào hang, chú để tôi giúp cho nhé.

Gãi  đất được mấy cái, khỉ nói :

- Ấy chết, tôi quên mất một việc quan trọng, tôi cần phải đi ngay đây.

Thời gian trôi qua, khỉ trở về vào mùa lúa chín. Thấy mọi người ca tụng bác bò vì thửa ruộng bác cày thật trúng, khỉ vội nói :

- Ấy ấy, tôi cày ruộng đấy chứ.

Thấy mọi người khen ngợi thím chim ưng vì chiếc tổ thím làm thật bền chắc, khỉ vội nói :

- Ấy ấy, tôi làm đấy chứ.

Thấy mọi người chúc mùng chú thỏ vì chiếc hang chú đào thật ấm áp, khỉ vội nói :

- Ấy ấy, tôi đào đấy chứ.

Nghe thấy vậy, nhiều người ấm ức trong bụng và đã phát ngôn thành lời :

- Có cái khỉ mốc gì đâu.

Nhiều người trong chúng ta cũng hành động giống như khỉ, nghĩa là họ nói thì nhiều mà làm chẳng được bao nhiêu, họ nói thì hay mà làm lại chẳng hay chút nào. Họ thích làm giám…đốc, giám…xúi, chứ chẳng muốn giơ ngón tay lay thử một ly ông cụ nào sốt.

- Khỉ thật.

Tuy nhiên, có một nét nổi bật của loài khỉ thường các cụ ta ngày xưa nhắc đến qua văn chương chữ nghĩa, đó là một tình thương chan hòa và lai láng.

Hẳn rằng khi học truyện Kiều của Nguyễn Du, chúng ta đều thuộc lòng câu thơ bất hủ :

- Đoạn trường ai có qua cầu mới hay.

Hai chữ “đoạn trường” ở đây có nghĩa là đứt ruột, để chỉ những sự việc thảm thương đến cùng độ, khiến cho người ta nghe qua cảm thấy như đứt từng đoạn ruột, tan nát cả cõi lòng.

Theo sách “Sưu Thần Hậu Ký” thì có một người thợ săn bắt được một con khỉ con, đem về làm thịt. Khỉ mẹ trông thấy, cứ ở trên cây kêu la thảm thiết mãi, rồi buông tay té xuống đất mà chết. Đến khi mổ bụng ra, người thợ săn thấy ruột của khỉ mẹ đứt ra từng khúc.

Tương truyền rằng : Ở đất Vũ Bình có giống vượn, lông đỏ như vang, nõn như tơ, trông xa lấp lánh rất là đẹp mắt. Hai mẹ con nhà vượn, mẹ thì khôn ngoan và tai quái, còn con thì ngây ngô và nhẹ dạ, nhưng lúc nào cũng đi liền bên mẹ.

Người thợ săn không thể nào nhử mồi, đánh bẫy được, mới lấy thuốc độc xát đầu mũi tên, rình lúc vượn mẹ vô ý, thì bắn ngay. Vượn mẹ bị bắn, biết  mình không thể sống được, vắt sữa xuống cỏ cho con uống, xong rồi lăn ra mà chết.

Người thợ săn quay về phía vượn con, cầm roi quật vào xác vượn mẹ. Vượn con thấy thế, kêu gào thương xót, chạy ngay lại gần và người thợ săn bắt sống được.

Lúc về nhà, cứ đêm đêm vượn con nằm phục bên xác mẹ, thì mới yên. Một đôi khi lại ôm lấy kêu gào, vật vã rất thảm thiết. Không được mấy hôm vượn con cũng chết.

Than ôi! Vượn là giống vật còn biết thương mẹ, huống chi là giống người lại nỡ nhẫn tâm quên mẹ, phụ lòng mẹ ư ?

Thế nhưng, nhiều người trong chúng ta lại hành động thua kém cả loài khỉ. Cha mẹ thì đay nghiến và đánh đập con cái, còn con cái thì hất hủi và bạc bẽo với cha mẹ.

Theo một bài viết trên báo Phụ nữ Chủ nhật số ra ngày 29.6.2003 thì tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra một vụ án đau  lòng. Vụ án đau lòng này rất đáng cho chúng ta dừng lại và suy gẫm. 

Một người mẹ nhẫn tâm đổ dầu sôi vào mặt con gái, người mẫu Võ Thị Thu Trâm, trước ngày cô lên đường tham dự cuộc thi “Hoa hậu liên lục địa” tại Đức. Lý do người mẹ ấy đưa ra sau khi sát hại con, đó là bà đã có hai mươi năm mua bán ve chai, vất vả nuôi con khôn lớn, để rồi khi bắt đầu nổi tiếng, cô cũng mặc cảm về thân phận người mẹ, lẩn tránh sự kiểm soát của bà và nhất là đã đối xử tệ bạc..

Bài báo còn đưa ra những trường hợp điển hình khác nữa. Chẳng hạn mấy ngày trước, một phụ nữ ở huyện Bình Chánh trong khi cãi cọ với chồng, đã bị chồng đạp vỡ lá lách phải đi cấp cứu ở bệnh viện. Tòa án tỉnh Vĩnh phú vừa tuyên án tử hình Trần Văn Nam, do ham chơi và đua đòi đã giết bà nội để lấy năm chỉ vàng và bảy trăm ngàn đồng. Một đứa con trai trong những cơn say triền miên thường hay quậy phá, gây sự với cha mẹ già và đã ra tay giết người cha 74 tuổi bằng bốn nhát dao…

Đọc những mẩu tin trên, ai mà chẳng phải lắc đầu ngao ngán cho “cái tình đời lạnh lẽo và cái tình người bạc bẽo” :

- Khỉ thật.

Để kết thúc những chuyện lỉnh kỉnh về khỉ, gã xin giới thiệu một món  đặc sản cho dân bợm nhậu trong những ngày đầu xuân, đó là món óc khỉ.

Tương truyền rằng khi bà Từ Hi Thái Hậu bên Tàu mở tiệc thết đãi các quan chức chính gốc Ăng Lê, thì trong thực đơn có món tuyệt chiêu này. Tuy là tuyệt chiêu, nhưng lại thật đơn giản. Phía dưới bàn ăn, người ta đóng những chiếc hộc nhỏ. Trong mỗi chiếc hộc nhỏ, người ta nhốt một con khỉ. Phía trên bàn ăn, người ta khoét lỗ để cái  chỏm đầu của con khỉ được nhô lên.

Tới lúc các quan chức dùng, thì người hầu bàn mang dao tới, rồi phụt một cú, cái chỏm đầu của con khỉ bị cắt ngang, để lộ ra bộ óc còn nguyên vẹn và…đỏ hỏn. Bấy giờ các quan chức chỉ cần vắt chanh, nêm muối tiêu, rồi lấy thìa xúc mà ăn. Ăn vào, thập phần bổ béo, còn đầu óc thì trở nên minh mẫn và thông suốt.

Không hiểu các quan chức lúc bấy giờ cảm nhận như thế nào, chứ riêng gã khi nhìn thấy người ta làm thịt khỉ thì đã rùng mình khiếp sợ. Con khỉ bị cạo lông trông giống y chang một đứa con nít…làm sao mà nuốt cho nổi.

Riêng những ai mình mẩy đau nhức, mắt mũi kèm nhèm thì trong năm mới này, hãy tìm mua cho được một lạng cao khỉ, đem về ngâm với rượu mà uống. Uống vào, mình mẩy sẽ khỏe khoắn. Ngoài ra, cao khỉ còn có tác dụng tuyệt vời, đó là làm  sáng mắt mình mà tối mắt thiên hạ.

- Khỉ thật.

Gã Siêu

VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ

giaosivietnam@gmail.com

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;  Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi  Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quí vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

Lm. Luca Phạm Quốc Sử  USA

 

 

Được chọn giữa loài người và cho loài người; GÍAO SĨ: Xuất phát từ gíao dân, hiện diện vì gíao dân và cậy dựa vào gíao dân, để cùng làm VINH DANH THIÊN CHÚA

*************