Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

 

 

 

ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI
VÀ CHO LOÀI NGƯỜI  (x. Dt, 5.1)

 

GIÁO SĨ:

Xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân

 

ĐỂ CÙNG LÀM VINH DANH THIÊN CHÚA

 

www.conggiaovietnam.net                          giaosivietnam@gmail.com

Đặc San Điện Tử    Giáo Sĩ Việt Nam    Số 56, Chúa Nhật 16.12.2007


MỤC LỤC 

Ðời Sống Cộng Ðoàn Chính Trị                                                                   Gaudium Et Spes

Truyền giáo hôm nay theo từng lứa tuổi                           Nguyễn Thảo Nam & Lê An Hòa   

Ý Chúa ???                                                                                                      Anmai, C.Ss.R.

TÌNH YÊU NHIỆM MÀU                                                                  Bác Sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

TÀI KHOẢN VÔ GIÁ                                                                                    Không rõ tác giả

Sợ điều đáng sợ                                                                                                    Joseph Vũ

THỐNG HỐI                                                                                     Hương Vĩnh chuyển ngữ

TÌNH YÊU DÂNG HIẾN                                                                       Đình Chẩn chuyển ngữ

Đối thoại với Chúa thế nào?                                     Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy, pss.

Thực Phẩm Chức Năng                                                                        Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức

CỤ XỨ BÊN TA                                                                            Chuyện phiếm của Gã Siêu


Ðời Sống Cộng Ðoàn Chính Trị

Thánh Công Ðồng Chung Vaticanô II

 

Hiến Chế Mục Vụ Về Giáo Hội

Trong Thế Giới Ngày Nay

Gaudium Et Spes

 

Bản dịch Việt Ngữ của Giáo Hoàng Học Viện Piô X

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia


 

Phần Thứ Hai

Chương IV

Ðời Sống Cộng Ðoàn Chính Trị 85*

 

73. Ðời sống cộng đoàn ngày nay. Thời đại chúng ta đã được đánh dấu bằng những biến đổi sâu rộng ngay trong cơ cấu và các tổ chức của các dân tộc. Những biến đổi này chính là kết quả của tiến bộ về văn hóa, kinh tế và xã hội. Những thay đổi này ảnh hưởng nhiều đến đời sống của cộng đoàn chính trị, nhất là trong những vấn đề liên quan tới quyền lợi và bổn phận của mọi người trong việc hành xử quyền tự do công dân và theo đuổi công ích, cũng như trong vấn đề điều hòa những mối tương quan giữa các công dân với nhau cũng như với chính quyền.

Nhờ ý thức mãnh liệt hơn về phẩm giá con người, ngày nay tại nhiều nước trên thế giới, người ta cố gắng thiết lập một thể chế chính trị pháp lý để bảo vệ hữu hiệu hơn quyền lợi của cá nhân trong đời sống công cộng, chẳng hạn quyền được tự do hội họp, tự do lập hội, tự do phát biểu ý kiến và tự do tuyên xưng tín ngưỡng cách riêng tư hoặc công khai: vì việc đảm bảo những quyền lợi của con người là điều kiện thiết yếu để người công dân, với tư cách cá nhân hay đoàn thể, có thể tham gia cách tích cực vào đời sống và vào guồng máy quốc gia.

Song song với tiến bộ về văn hóa, kinh tế và xã hội, nhiều người còn khao khát mãnh liệt muốn đảm nhận một phần lớn trách nhiệm trong việc tổ chức cộng đoàn chính trị. Nhiều người đã ý thức được mối quan tâm mỗi ngày một lớn là phải bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thiểu số trong một quốc gia, nhưng không vì thế mà làm cho các thành phần thiểu số ấy xao lãng bổn phận của họ đối với cộng đoàn chính trị. Hơn nữa, càng ngày người ta càng tôn trọng những người có tư tưởng hay tôn giáo khác với mình. Ðồng thời một sự cộng tác rộng rãi hơn cũng được thiết lập để mọi công dân có thể thực sự được hưởng những quyền lợi của con người chứ không riêng gì một số người được ưu đãi.

Trái lại, người ta lên án bất cứ thể chế chính trị nào, như hiện có ở một vài nước, nếu nó ngăn chặn tự do công dân hoặc tôn giáo, nếu nó làm gia tăng con số nạn nhân của tham lam và của tội ác chính trị, nếu nó làm cho việc cai trị đi lệch đường, thay vì mưu cầu công ích lại phục vụ cho một tập đoàn hay chính những người cầm quyền.

Ðể xây dựng một đời sống chính trị thực sự nhân đạo, 86* không gì tốt hơn là gây nơi thâm tâm mỗi người ý thức về công bằng, lòng nhân ái, và tinh thần phục vụ công ích. Cũng không gì tốt đẹp hơn là củng cố nơi mọi người những xác tín căn bản về bản chất thích thực của cộng đoàn chính trị cũng như về mục đích, về việc thi hành đúng và về những giới hạn của công quyền.

74. Bản chất và mục đích của cộng đoàn chính trị. Cá nhân, gia đình và tập thể, tức là mọi thành phần của cộng đoàn công dân, đều ý thức rằng tự sức mình không một thành phần nào có thể xây dựng được một đời sống thực sự nhân bản, và đều nhận thấy cần phải có một cộng đoàn rộng lớn hơn, trong đó tất cả mọi người hằng ngày hợp lực để mưu cầu công ích mỗi lúc một tốt đẹp hơn 1. Do đó họ thành lập nên cộng đoàn chính trị dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì thế cộng đoàn chính trị chỉ hiện hữu là vì công ích. Chính công ích là lý do tồn tại, ý nghĩa và là căn bản pháp lý cho cộng đoàn chính trị. Công ích nói đây bao gồm tất cả những điều kiện của đời sống xã hội; nhờ những điều kiện này, cá nhân, gia đình và đoàn thể có thể triển nở cách trọn vẹn và dễ dàng hơn 2.

Tuy nhiên, trong một cộng đoàn chính trị gồm nhiều người thuộc đủ mọi thành phần, do đó họ có thể có nhiều quan điểm khác nhau một cách chính đáng. Vì mỗi cá nhân đều bênh vực quan điểm riêng của mình, nên để tránh cho cộng đoàn chính trị khỏi tan rã, thì cần phải có một quyền bính để hướng dẫn nỗ lực của mọi công dân nhằm tới công ích. Không phải hướng dẫn cách máy móc hay độc đoán, nhưng tiên vàn như một sức mạnh tinh thần dựa trên tự do và ý thức về nghĩa vụ và trách nhiệm.

Ðã hẳn cộng đoàn chính trị và công quyền xây nền tảng trên bản tính con người, cho nên cũng nằm trong trật tự do Chúa an bài, nhưng việc định đoạt một thể chế chính trị hay cắt cử người cầm quyền vẫn là quyền tự do của mọi công dân 3.

Cũng thế, việc hành xử quyền bính chính trị trong chính cộng đoàn hoặc trong các cơ quan đại diện cho quốc gia luôn luôn phải nằm trong giới hạn của trật tự luân lý để đem lại kết quả và mưu cầu công ích - công ích ở đây phải hiểu cách năng động - tùy theo trật tự pháp lý đã hoặc sẽ được thiết lập cách hợp pháp. Trong trường hợp đó mọi công dân buộc phải theo lương tâm mà tuân phục 4. 87* Và do đó, những người lãnh đạo đương nhiên có trách nhiệm, có thế giá và có uy quyền.

Tuy nhiên, khi công quyền vượt quá quyền hạn của mình mà đàn áp công dân, thì lúc đó chính công dân cũng không nên từ chối những gì khách quan xét thấy phù hợp với đòi hỏi của công ích. Nhưng họ được phép bênh vực quyền lợi của riêng mình cũng như của đồng bào chống lại những lạm dụng của công quyền, tuy nhiên phải tôn trọng những giới hạn của luật tự nhiên cũng như luật Phúc Âm.

Những phương thức cụ thể mà mỗi cộng đoàn chính trị áp dụng để tổ chức cơ cấu và phân phối quyền hành có thể khác nhau tùy đặc tính và bước tiến lịch sử của mỗi dân tộc. Dầu sao những phương thức này phải luôn luôn nhằm đào tạo cho con người có văn hóa, yêu chuộng hòa bình và có lòng yêu thương đối với mọi người để giúp ích cho toàn thể gia đình nhân loại.

75. Sự cộng tác của mọi người trong đời sống cộng đoàn. Thiết lập những cơ cấu chính trị pháp lý là điều phù hợp với bản tính con người, vì nhờ đó tất cả mọi công dân, không phân biệt ai, có thể mỗi ngày một có cơ hội tham gia cách tự do và tích cực vào việc thiết lập nền tảng pháp lý của cộng đoàn chính trị, tham gia vào việc điều hành quốc gia và xác định mục tiêu và phạm vi của những cơ quan khác nhau cũng như tham gia vào việc lựa chọn người cầm quyền 5. Vậy mọi công dân cần phải nhớ tới quyền lợi và đồng thời là bổn phận của họ trong việc tự do xử dụng lá phiếu của mình để mưu cầu công ích. Giáo Hội ca ngợi và quí trọng việc làm của những người vì lợi ích quốc gia mà dấn thân phục vụ con người cùng nhận lãnh gánh nặng của trách nhiệm này.

Ðể việc cộng tác của các công dân có ý thức trách nhiệm về nhiệm vụ đem lại kết quả tốt đẹp trong đời sống chính trị thường ngày, cần phải có một nền pháp lý thiết định. Nền pháp lý này giúp phân phối hợp lý các nhiệm vụ và các cơ quan công quyền và đồng thời giúp bảo vệ một cách hữu hiệu quyền lợi công dân mà không lệ thuộc vào ai. Quyền lợi của cá nhân, gia đình và đoàn thể cũng như việc xử dụng những quyền đó phải được công nhận, tôn trọng và cổ võ 6. Nhưng đồng thời cũng phải chú trọng tới bổn phận công dân của họ. Nói đến bổn phận công dân, cần phải nhắc tới nghĩa vụ phải đóng góp cho quốc gia những dịch vụ về tài lực cũng như nhân lực mà công ích đòi hỏi. Chính quyền không nên ngăn cản những hiệp hội có tính cách gia đình, xã hội hay văn hóa, những đoàn thể hay tổ chức trung gian. Cũng không nên cấm chế những hoạt động hữu hiệu và chính đáng của các tổ chức ấy, nhưng tốt hơn nên sẵn sàng cổ võ và phải có đường lối trong việc cổ võ 88*. Về phía người công dân, cá nhân hay đoàn thể không nên trao cho chính quyền một quyền hành quá lớn, cũng đừng đòi hỏi ở chính quyền những giúp đỡ cũng như những đặc ân quá đáng không phải lúc, vì như thế là làm giảm trách nhiệm của cá nhân, gia đình và cả các đoàn thể xã hội.

Ngày nay hoàn cảnh mỗi ngày một phức tạp, buộc chính quyền nhiều lúc phải can thiệp vào các vấn đề xã hội, kinh tế và cả lãnh vục văn hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho các công dân cũng như các đoàn thể được tự do phát triển toàn diện con người cách hữu hiệu hơn. Dĩ nhiên tùy địa phương và tùy theo sự tiến hóa của mỗi dân tộc, mối tương quan giữa việc xã hội hóa 7 và sự tự trị cùng sự phát triển của con người có thể hiểu theo nhiều cách. Nhưng nếu vì công ích mà phải tạm thời hạn chế việc xử dụng các quyền công dân, thì khi hoàn cảnh đã thay đổi, cần phải tái lập tự do càng sớm càng hay. Song nếu chính quyền đi vào những hình thức chuyên chế hoặc độc tài phạm đến quyền lợi cá nhân hay các đoàn thể thì thật là vô nhân đạo.

Công dân phải nung nấu tinh thần ái quốc với lòng đại lượng và trung kiên chứ không hẹp hòi, nghĩa là làm sao để đồng thời vẫn quan tâm đến ích lợi của toàn thể gia đình nhân loại, một gia đình được liên kết lại bằng nhiều ràng buộc giữa các nòi giống, chủng tộc và quốc gia.

Tất cả mọi Kitô hữu phải ý thức về sứ mệnh đặc biệt của mình trong cộng đoàn chính trị. Họ phải nêu gương sáng bằng cách phát biểu ý thức trách nhiệm nơi chính mình và tận tâm phục vụ công ích. Nhờ thế, qua hành động, họ cũng chứng minh cho thấy rằng làm sao dung hòa được quyền bính với tự do, sáng kiến cá nhân với sự liên đới và những đòi hỏi của toàn thể xã hội, dung hòa được sự hiệp nhất sinh ích với những dị biệt phong phú. Trong việc tổ chức trần thế, họ phải nhìn nhận những quan điểm chính đáng dầu đối chọi nhau. Họ phải tôn trọng các công dân khác hay các đoàn thể khi những người này bênh vực quan điểm của mình cách thẳng thắn. Những đảng phái chính trị có bổn phận cổ võ những gì họ xét thấy cần cho công ích, chứ không bao giờ được đặt quyền lợi riêng trên công ích.

Muốn cho mọi công dân xứng đáng nắm giữ vai trò của họ trong đời sống của cộng đoàn chính trị, cần phải hết sức quan tâm đến việc giáo dục cả về công dân và về chính trị. Việc giáo dục này ngày nay rất cần thiết cho mọi người nhất là cho giới trẻ. Những ai có khả năng hoặc có thể có khả năng làm chính trị, một nghệ thuật khó khăn nhưng đồng thời rất cao cả 8, cần phải được chuẩn bị trước và họ phải hăng hái hoạt động và không màng tới tư lợi hay lợi lộc vật chất. Họ phải đem đời sống thanh liêm và sự khôn ngoan chống lại bất công và áp bức, chống độc tài và ngoan cố của một cá nhân hay một đảng phái chính trị. Họ phải đem lòng chân thành và chính trực, hơn nữa tình thương và lòng dũng cảm phải có trong hoạt động chính trị để tận tâm phục vụ ích lợi của mọi người.

76. Cộng đoàn chính trị và Giáo Hội. Ðiều rất quan trọng là cần nhận thức chính xác về mối tương quan giữa cộng đoàn chính trị và Giáo Hội, nhất là trong một xã hội gồm nhiều thành phần. Cũng cần phải phân biệt minh bạch giữa những hành động của các tín hữu hoặc cá nhân hoặc đoàn thể với danh nghĩa công dân dưới sự hướng dẫn của lương tâm Kitô giáo và những hành động của các tín hữu khi họ nhân danh Giáo Hội và hợp nhất với các vị chủ chăn của họ.

Vì lý do chức vụ và thẩm quyền của mình, Giáo Hội không cách nào bị đồng hóa với một cộng đoàn chính trị, và cũng không hề cấu kết với bất cứ hệ thống chính trị nào vì Giáo Hội vừa là dấu chỉ vừa là đảm bảo cho tính cách siêu việt của con người.

Cộng đoàn chính trị và Giáo Hội, mỗi bên với lãnh vực riêng của mình, đều độc lập và tự trị. Tuy nhiên, dầu dưới danh hiệu khác nhau, cả hai cũng đồng phục vụ cho con người trong sứ mệnh cá nhân và xã hội. Tùy theo hoàn cảnh và địa phương, nếu cả hai càng duy trì được sự cộng tác lành mạnh, thì cả hai càng phục vụ lợi ích của con người một cách hữu hiệu hơn. Bởi vì con người không phải chỉ thu hẹp trong nhãn giới trần gian. Nhưng tuy sống trong lịch sử nhân loại, con người vẫn mang một sứ mệnh trường cửu. Ðược thiết lập trong tình yêu của Chúa Cứu Thế, Giáo Hội có sứ mệnh làm cho công bằng và bác ái lan tràn trong mỗi dân tộc và giữa các dân tộc. Khi rao giảng chân lý Phúc Âm và lấy giáo lý và chứng tá của cuộc sống các Kitô hữu soi sáng mọi lãnh vực của sinh hoạt con người, Giáo Hội cũng tôn trọng và cổ võ tự do chính trị cũng như trách nhiệm của các công dân.

Và được sai đi để loan báo Chúa Kitô là Ðấng Cứu Thế cho mọi người, các Tông Ðồ và các Ðấng kế vị cũng như những cộng tác viên của các ngài đều dựa vào quyền lực của Thiên Chúa để làm việc tông đồ; còn Thiên Chúa thường tỏ rõ sức mạnh của Phúc Âm trong chính sự yếu hèn của các chứng nhân. Vậy bất cứ ai hiến thân phục vụ lời Chúa đều phải dùng đến đường lối cũng như phương thế riêng của Phúc Âm. Những đường lối và phương thế này khác biệt ở nhiều điểm với đường lối và phương thế của trần gian.

Thực thế, các thực tại trần thế và những thực tại siêu phàm nơi con người đều liên kết mật thiết với nhau. Và chính Giáo Hội cũng xử dụng các thực tại trần thế tùy mức độ mà sứ mệnh riêng của mình đòi hỏi. Tuy nhiên, Giáo Hội không cậy nhờ vào những đặc ân của thế quyền 89*. Hơn thế nữa, Giáo Hội cũng sẽ từ chối việc xử dụng một số quyền lợi đã được hưởng một cách chính đáng khi thấy rằng việc xử dụng những quyền lợi đó làm cho người ta nghi ngờ về lòng thành thực muốn làm chứng nhân của mình, hoặc trước những hoàn cảnh mới đòi hỏi phải xử sự cách khác. Tuy nhiên, bất cứ ở đâu và bất cứ thời nào Giáo Hội cũng phải được tự do rao giảng đức tin, truyền bá học thuyết xã hội của mình cũng như được dễ dàng chu toàn sứ mệnh của mình giữa loài người. Giáo Hội cũng phải được quyền nói lên nhận định luân lý của mình về cả những vấn đề liên quan đến lãnh vực chính trị khi quyền lợi căn bản của con người hay phần rỗi các linh hồn đòi hỏi. Nhằm mục đích trên, Giáo Hội xử dụng mọi phương tiện và chỉ những phương tiện nào phù hợp với Phúc Âm và lợi ích của mọi người tùy theo thời đại và hoàn cảnh khác nhau.

Trung thành theo sát Phúc Âm và thi hành sứ mệnh của mình trong thế giới, Giáo Hội phải cổ võ và nâng cao bất cứ điều gì là chân, thiện, mỹ trong cộng đoàn nhân loại 9. Làm như thế tức là Giáo Hội xây dựng hòa bình cho con người để làm vinh danh Thiên Chúa 10.

 


Chú Thích:

(lưu ý: những số ghi chú nhỏ hơn đã được đăng vào những số báo trước)

85* 1) Ðời sống chính trị hiện nay: đang thay đổi (số 73a). Sự ý thức về nhân phẩm khiến con người đi tìm một chế độ chính trị biết bảo đảm nhân quyền (b), bảo đảm việc tham gia của nhiều người vào chính trị và sự tôn trọng dân tộc thiểu số cũng như những kẻ phát biểu ý kiến khác với mình (c). Do đó con người lên án chế độ xâm phạm quyền tự do và chỉ tìm kiếm ích lợi riêng (d). Muốn thành công phải đổi mới tâm trạng (e).

2) Cộng đoàn chính trị: Nguyên khởi và mục đích là công ích (số 74a). Cần thiết phải có chính quyền (b). Cộng đoàn chính trị và chính quyền đều bởi Thiên Chúa Tạo Hóa mà có. Còn chế độ chính trị thì trái lại phải chọn lựa cách tự do (c). Khi chính quyền tìm kiếm công ích hợp với luân lý, thì lương tâm buộc phải vâng theo luật pháp (d). Chế độ chính trị, dưới bất cứ hình thức nào, tùy theo đặc tính của từng dân tộc, bao giờ cũng phải phục vụ con người và nhân loại (e).

3) Sự cộng tác vào đời sống chính trị: thích hợp với bản tính con người: hai phương tiện cụ thể là quyền bỏ phiếu và hoạt động chính trị (số 75a). Xã hội phải có trật tự pháp lý: công ích. Công dân không nên nhượng quyền quá đáng cho chính quyền, đàng khác cũng không nên đợi chờ chính quyền làm quá nhiều (b). Qui tắc về việc chính quyền can thiệp và chế tài quyền lợi (c). Lòng yêu quê hương (d). Vai trò của tín hữu trong cộng đoàn chính trị (e). Giáo dục chính trị (f).

4) Cộng đoàn chính trị và Giáo Hội: Phân biệt hoạt động riêng của tín hữu và của Giáo Hội (số 76a). Giáo Hội không chủ trương một chế độ chính trị nào (b), nhưng cả hai có lãnh vực và thẩm quyền riêng và nên cộng tác với nhau (c). Giáo Hội không nhờ quyền thế phàm trần (d), và dù phải xử dụng của cải trong khi thi hành sứ mệnh riêng nhưng không tìm kiếm đặc ân; chỉ đòi hỏi tự do để rao giảng đức tin và bảo vệ nhân quyền cũng như sứ mệnh của mình (e), do đó góp phần cho hòa bình và vinh danh Thiên Chúa (f).

86* Muốn canh tân xã hội qua phạm vi chính trị, con người phải bắt đầu từ nội tâm: ở đây và trong số 75d-f, Công Ðồng phác họa một chương trình căn bản về giáo dục công dân:

1) Những đức tính chính yếu: công bằng, lòng tử tế đối với đồng bào, ý muốn phục vụ công ích, lòng yêu quê hương, sự ý thức về ơn gọi của tín hữu trong cộng đoàn. Tín hữu phải làm gương hoạt động vì lương tâm, vâng lời với tinh thần tự do, có sáng kiến trong khi phải tôn trọng đồng bào, biết cộng tác với người khác cả với những ai không đồng ý với mình.

2) Phải hiểu rõ đặc tính cộng đoàn chính trị; mục đích của chính quyền cũng như cách thức hành động trong những giới hạn phải có.

3) Về hoạt động trong cộng đoàn, phải biết chấp nhận sự kiện có người không đồng ý với mình nghĩa là tôn trọng công dân và đảng phái có đường lối khác. Giáo dân có thể hoạt động trong những đảng phái chính trị nào mưu ích chung. Và khi có đủ khả năng để dấn thân vào cuộc đấu tranh chính trị, phải chuẩn bị trước (cần phải học biết lịch sử, kinh tế, xã hội học, pháp lý, v.v...), phải từ bỏ tư lợi (kẻo dễ bị mua chuộc). Phải trong sạch và khôn ngoan chống lại moị bất công và áp bức cũng như sự thống trị chuyên chế và ngoan cố, bất cứ là của một cá nhân hay của một đảng phái. Chính trị gia phải phát triển nhân đức thành thật, thanh liêm, thương yêu và can đảm để phục vụ mọi người.

87* Phải chăng người công giáo còn chưa ý thức đầy đủ về điều này? Vâng, tuân theo lề luật quốc gia không phải vì sợ chính quyền, cũng không phải vì nhìn nhận rằng muốn hưởng thụ tự do thì phải tôn trọng tự do kẻ khác. Nhưng vâng theo luật vì lương tâm: vì biết rằng chính quyền là do Thiên Chúa muốn có và vì nhiệm vụ phải phục vụ công ích. Dĩ nhiên các luật đó phải là luật công bằng và phục vụ cho công ích; dĩ nhiên có trường hợp các luật lệ không bó buộc một người nào đó vì những nguyên nhân "thác miễn" hay vì "thể ý pháp"; dĩ nhiên có nhà thần học chủ trương rằng một số luật chỉ có tính cách hình luật thuần túy (một lập trường mà các nhà thần học càng ngày càng từ bỏ...), nhưng nếu chúng ta chỉ biết đề cao trường hợp luật trừ thay vì nhấn mạnh tính cách bó buộc của luật pháp, e rằng chúng ta sẽ góp phần quá nhỏ vào việc canh tân xã hội.

88* Ðức Piô XI (Quadragesimo anno, x. Dz 3738/2265-2266) tuyên bố nguyên tắc bổ trợ dạy rằng, những cộng đoàn cấp trên không được giữ riêng cho mình tất cả những việc mà các cộng đoàn cấp dưới có thể thực hiện được. Nguyên tắc có giá trị cho quốc gia và các cộng đoàn trong quốc gia (trong Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô giáo Công Ðồng nhắc lại rằng phải áp dụng nguyên tắc trong phạm vi giáo dục, số 3b), cho các quốc gia và xã hội quốc tế Pacem in terris, AAS 55 (1963), trg 294; và số 86c sau này), cũng như cho các hội đoàn giáo dân và Giáo Hội (Piô XII, diễn văn cho hội đồng các Ðức Hồng Y ngày 20-2-1946: AAS 38 (1946), trg 145). Sở dĩ ta phải công nhận nguyên tắc trên là vì phẩm giá con người, cũng như vì bản thể của xã hội là nhằm phục vụ công ích, chứ không phải chỉ vì lý do thực tế để tránh xa những lạm dụng của các cộng đoàn trên.

Phải lưu ý: nguyên tắc không chỉ cấm các cộng đoàn cấp trên, nhất là quốc gia, làm thay công việc của các cộng đoàn cấp dưới một cách vô lý, mà còn nêu ra phương diện tích cực: trước hết là quốc gia phải cung cấp cho công ích mọi điều các cộng đoàn cấp dưới không đủ khả năng để làm (Populorum progressio, 33; 37; - Mater et Magistra: AAS 53 (1961), trg 414), hơn nữa, quốc gia phải làm sao để giúp sức và phương tiện cho các cộng đoàn cấp dưới (Mater et Magistra, n.v.t., trg 438-439).

Câu tiếp theo của Công Ðồng nhắc lại cho chúng ta rằng sở dĩ quốc gia nhiều khi không tôn trọng nguyên tắc bổ trợ là vì thái độ thiếu trách nhiệm của công dân.

89* Lịch sử gần đây của nước nhà có thể nhắc lại cho chúng ta rằng thái độ ngược lại, nghĩa là trông nhờ vào đặc ân của chính quyền, rất nguy hại cho chính sứ mệnh của Giáo Hội. Hơn thế nữa, tìm kiếm đặc ân cho mình có thể vi phạm công bằng phân phối. Vả lại, dù có thể không phạm lỗi gì nhưng việc tìm kiếm đặc ân đó không thích hợp với sứ mệnh của Giáo Hội là phải phục vụ mọi người theo gương của Chúa Giêsu, Ðấng đã không đến để được hầu hạ (Mc 10,45). Thái độ siêu thoát và quảng đại như thế càng khó tìm thấy ở những xã hội thấm nhuần tinh thần kính trọng các tôn giáo và các vị đại diện tôn giáo.

còn tiếp

VỀ MỤC LỤC
Truyền giáo hôm nay theo từng lứa tuổi      

  

Nguyễn Thảo Nam & Lê An Hòa

Institute for Human Development,

Seattle University, Washington


Vấn Đề Vĩ Đại & Khẩn Thiết

Mối quan tâm hàng đầu đối với Giáo Hội Hoa Kỳ trong những năm gần đây đó là số tín hữu Công Giáo rời bỏ Giáo Hội quá đông. Theo tài liệu thống kê trong những thập niên 80, có khoảng 15 triệu người Công Giáo tại Hoa Kỳ rời bỏ Giáo Hội. Những anh chị em này thuộc mọi tầng lớp khác nhau, nhưng phần đông là ở lứa tuổi từ 18 đến 24. Một khi họ đă ra đi, thật khó mong họ trở về. Nếu có ai đó ước mong trở lại, thì thường phải đến mấy chục năm sau.

Chẳng hạn một người bỏ Giáo Hội vào năm 1980, và lúc đó anh ta 20 tuổi, thì năm nay anh đă là 43 tuổi rồi, và vẫn c̣òn ở ngoài Giáo Hội. Số người ra đi từ những năm trước, lại cộng thêm nhiều người trẻ ra đi hàng năm, nên con số cứ măi tăng dần.

Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ cũng như các chủ chăn băn khoăn, cố gắng tìm mọi cách níu kéo, và hy vọng con số lớn lao ấy ngày sẽ giảm đi trong những thập niên tới. Nhưng buồn thay, con số ấy chẳng những không giảm đi, mà lại vẫn tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây. Cho đến nay, số anh chị em rời bỏ Giáo Hội tại Hoa Kỳ đă lên đến khoảng mười bảy triệu (17.000.000). Một con số khủng khiếp, một mất mát lớn lao. Sự ra đi của họ làm chúng ta đau ḷòng Giả sử nhóm người này gom lại thành một giáo phái, thì giáo phái này sẽ có con số đông thứ hai so với tất cả các giáo phái trên đất Mỹ, và nhóm này đông gấp hai lần số người Công Giáo Việt Nam tại quê nhà cũng như rải rác khắp nơi trên thế giới. Cho đến nay, người ta ước tính có khoảng hơn 65 triệu người Công Giáo trong Giáo Hội Hoa Kỳ, nhưng lại mất đi hơn một phần tư -17 triệu - không còn tham dự vào đời sống Giáo Hội. Người ta “ước tính” khoảng 48 triệu người Công Giáo tại Hoa Kỳ c̣òn sống đạo, có nghĩa là còn thỉnh thoảng lui tới nhà thờ và tham dự bí tích. Và trong số những người c̣òn đến với Giáo Hội, có lẽ lại c̣òn có rất nhiều người đang gặp khủng hoảng về đức tin, hoặc sống đạo hời hợt. Thực trạng này gợi cho chúng ta những suy tư về đối tượng truyền giáo hôm nay. Nếu truyền giáo xưa nay làm theo mệnh lệnh của Đức Kitô: rao giảng tin mừng cho muôn dân, rửa tội cho họ, đem anh em “lương dân” trở về với Chúa, th́ì truyền giáo ngày nay lại đ̣òi hỏi một nhu cầu mới, đó là làm như Đức Kitô đă làm: “đi t́ìm con chiên lạc,” “t́ìm đồng bạc bị đánh rơi,” là mở rộng ṿòng tay của người cha trong dụ ngôn “người con hoang đàng” để đón nhận cả đứa con đi hoang, lẫn người con càm ràm về trong tổ ấm gia đình của cha ḿình.

Có người nói đùa, nếu có ai hỏi rằng trong năm qua các công ty sản xuất được bao nhiêu triệu cây tăm xỉa răng, thì họ sẽ cho bạn biết con số chính xác không trật một cây. Hoặc nếu bạn hỏi có bao nhiêu điếu thuốc lá được tiêu thụ trong mười năm qua, thì bạn cũng sẽ nhận được câu trả lời chính xác như thế. Nhưng khi hỏi có bao nhiêu triệu người Công Giáo, th́ì người ta chỉ có thể ước tính với con số gần đúng mà thôi.

Điều này cũng gợi lên một vấn đề đáng lưu tâm hôm nay, đó là sự gắn bó trong các cộng đoàn xứ đạo đang rời rạc lắm rồi. Trong các Hội Thánh Tin Lành có chương tŕinh membership, họ sinh hoạt từng Hội Thánh tương đối nhỏ và phải đóng tiền quỹ hàng năm, nên các Mục sư có thể biết rơ ai c̣òn sống đạo hoặc ai đã bỏ đi. Trong khi đó, các giáo xứ Công Giáo khá lớn mà lại ít linh mục cũng như tu sĩ nam nữ, sinh hoạt cộng đồng chỉ nổi bật ở một số nhóm và đoàn thể, nên số đông cọ̀n lại, đến hay đi mà chẳng mấy ai biết tới. Người có thể biết rõ nhất ai c̣òn, ai bỏ đó là người thân thuộc trong gia đ́ình hoặc bạn bè thân hữu.

Thế thì những người bỏ Giáo Hội này chẳng là ai xa lạ, mà có khi là con em của chúng ta, là bè bạn, là xóm giềng, là đồng nghiệp, là những người ḿình gặp gỡ mỗi ngày nơi công sở, là đứa bạn ngồi chung một bàn trong lớp học, là đứa bạn cùng chơi thể thao với ḿình mỗi chiều, v.v... Họ có mối quan hệ thân thiết với chúng ta trong gia đì́nh, trong ḍòng tộc, trong tình người. Họ có mối quan hệ với chúng ta trong Thân Thể Mầu Nhiêm Đức Kitô--Giáo Hội. Nên khi họ ra đi, mình cảm thấy nhói đau.

Nguyên Nhân Đa Dạng

Theo lối nói Việt Nam chúng ta, có người cho rằng những anh chị em này đă bỏ đạo chăng! Không, họ không bỏ đạo, họ không chối bỏ niềm tin. Họ chỉ không c̣òn tha thiết gì với Giáo Hội, với cộng đoàn, với đời sống bí tích. Hàng ngàn cuộc phỏng vấn cho biết có khoảng tám mươi lăm phần trăm số người này vẫn nghĩ đến việc lo cho con cái học hành các lớp ở nhà thờ trong tương lai. Như thế, họ không phải là những người khủng hoảng niềm tin. Họ khủng khoảng vì cơ chế, vì luật lệ, và xung khắc với những con người trong cơ chế ấy.

Vì sao họ ra đi? Hàng loạt cuộc nghiên cứu tiến hành trong vài chục năm qua cho biết có nhiều nguyên nhân khiến họ bỏ Giáo Hội. Đơn cử một số nguyên nhân do Hội Đồng Truyền Giáo Hoa Kỳ nêu lên, có thể đó là những xung đột trong gia đ́ình. Những người này là một số bạn trẻ, lớn lên trong một nền văn hóa tương đối tự do và cởi mở. Họ có khuynh hướng “giữ đạo” theo chiều hướng cá nhân hơn là bị ép buộc bởi lối sống đạo đức truyền thống của bố mẹ. Bắt nguồn từ một lối sống nặng tính cá nhân, nên cách sống đạo cũng thiên về sống đạo cá nhân. Họ cho rằng tôn giáo là mối quan hệ giữa cá nhân với Thiên Chúa, không nhất thiết phải lệ thuộc vào một cơ chế của Giáo Hội. Do đó, những bạn trẻ này thường phản ứng mạnh mẽ trước những lời khuyên răn nặng tính luân lý của bố mẹ. Những phản ứng này thường tạo nên bầu khí căng thẳng giữa hai thế hệ, và kết quả cuối cùng dẫn đến là thôi việc đến nhà thờ hoặc nghỉ luôn các sinh hoạt tôn giáo. Một số bạn trẻ khi rời tổ ấm gia đình vì xung đột, thì cũng là lúc họ bỏ luôn cả Giáo Hội. Tuy nhiên, không phải ai bỏ nhà ra đi cũng bỏ luôn Giáo Hội. Nhưng nếu những bạn trẻ nào có xung khắc về vấn đề tôn giáo ngay trong gia đ́ình, thì họ có khuynh hướng thôi việc giữ đạo.

Nhóm người thứ hai, không bất kỳ ở lứa tuổi nào,
một khi bị tổn thương do Linh mục, tu sĩ hoặc những người lănh đạo gây nên, thường có khuynh hướng bất măn và dẫn đến bỏ luôn Giáo Hội. Có khi là những kinh nghiệm đau lọ̀ng từ những lớp giáo lý, sinh hoạt đoàn thể. Có khi là những vấn nạn cá nhân, thay vì cần được nâng đỡ thì lại bị xúc phạm. Hoặc có khi chính các mục tử không nhạy bén với những hoàn cảnh đặc biệt của họ, hoặc gây thêm khó khăn cho họ trong một số trường hợp như tang chế, cưới hỏi, rửa tội v.v... Những anh chị em này cần được lắng nghe từ phía Giáo Hội. Có khi trong sự khiêm tốn của Đức Kitô, các vị lănh đạo có thể gởi lời xin lỗi, thông cảm, giao hảo và mời gọi chính đương sự trở về với cộng đoàn Giáo Hội. Đây là những phút giây ân sủng quí báu, và chính các mục tử hay những người cộng tác là khí cụ của dạng ân sủng đó.

Nhóm người thứ ba là các bạn trẻ, những người không cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa trong các cộng đoàn giáo xứ bởi vì phụng vụ buồn tẻ, bài giảng lạnh nhạt không hồn hoặc nặng tính luân lý. Trong khi người trẻ muốn cảm nghiệm được có sự hiện diện thực sự của Thiên Chúa trong một cộng đoàn đức tin, thì họ lại gặp phải những kinh nghiệm ngược lại. Họ không cảm thấy những người chung quanh có sự gắn bó sâu đậm với Đức Kitô. Họ cảm thấy thánh lễ như một thói quen, hoặc đến nhà thờ v́ì lề luật chứ không thấm sâu trong đời sống tâm linh. Các bạn không cảm thấy thánh lễ lôi cuốn họ đủ. Theo các cuộc phỏng vấn với các bạn trẻ đă bỏ thánh lễ lâu ngày, phần đông phản ứng mạnh mẽ với các bài giảng buồn tẻ, và phụng vụ nhàm chán. Vấn đề này cần được đặt ra từ cả hai phía. Một mặt, nhiều người Công Giáo hôm nay không được đào tạo để có ý thức xây dựng cộng đoàn. Họ đến với cộng đoàn để nhận lănh, nhưng lại thiếu ý thức đóng góp. Chính vì vậy, khi cộng đoàn không đáp ứng nhu cầu tâm linh cho họ là họ rút lui hoặc đi tìm đến các giáo phái Tin Lành. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tiêu cực từ phía những người bỏ đi, những người ở lại cũng cần suy tư xem thử ḿình nên làm gì để bầu khí thờ phượng cũng như các sinh hoạt cộng đoàn trở nên sinh động hơn. Chẳng hạn một bài giảng có chiều sâu và thấm chất Tin Mừng sẽ thu hút được nhiều bạn trẻ, vì chính họ đang khao khát cuộc sống tâm linh. Một ca đoàn chuẩn bị chu đáo và hát xướng tâm tình sẽ lôi kéo được nhiều bạn trẻ đến với giáo xứ mình. Theo những cuộc nghiên cứu mới nhất với giới trẻ tại Hoa Kỳ trong năm qua, các bạn cho biết có hai điều lôi cuốn họ đến với thánh lễ: đó là bài giảng sâu sắc và thánh nhạc sinh động.

Bên cạnh nội dung và chất lượng của phụng vụ, nhiều người cần đến bầu khí thân mật, gần gũi và gắn bó của những người trong cùng họ đạo. Sự gắn bó này đóng một vai tṛò thiết yếu trong việc giúp người khác ở lại với cộng đoàn Giáo Hội. Hiện nay, phần đông giáo hữu tây phương sống đạo theo lối cá nhân, nên khi đến với Giáo Hội họ cũng đến với thái độ cá nhân. Chính vì lối sống đạo cá nhân, ḿình ít khi để ý đến người chung quanh, những người cùng tham dự phụng vụ và sinh hoạt tôn giáo với mình. Đôi khi một cái bắt tay trong khi chúc b́ình an cũng gượng ép, lạnh lùng. Từ một thực trạng như thế, một số người cảm thấy họ quá xa lạ với cộng đoàn. Họ cảm thấy mì́nh là một khán giả vô danh trong một nhà hát nhàm chán. Chính lý do này cũng khiến một số người không c̣òn hào hứng đến với cộng đoàn. Một số trong họ t́ìm đến các Hội Thánh Tin Lành, nơi mà họ cảm thấy được ân cần tiếp đón và có bầu khí thân mật t́ình người. Họ cảm thấy ḿình được quan tâm và có giá trị trong một cộng đoàn tôn giáo. Điều này thật dễ hiểu, bởi vì chẳng ai muốn tham gia vào một tổ chức mà nơi đó tất cả đều xa lạ với nhau. Có lẽ đây cũng là vấn đề gợi cho chúng ta suy tư. Đôi khi mình “sốt sắng quá”, chỉ nghĩ đến Chúa mà quên người anh em bên cạnh chăng! Thái độ nghiêm trang thái quá đôi khi lại trở thành dửng dưng lạnh lùng. Lối sống đạo xưa nay khắt khe đến độ ngại nở một nụ cười ở trong nhà thờ, nên hôm nay ḿình cũng nhì́n nhau bằng ánh mắt tôn giáo nghiêm nghị với nhau. Những anh chị em rời Giáo Hội vì lý do này có lẽ đang khao khát một nụ cười, hay một lời chào đón từ những người trong Giáo Hội. Họ sẽ sẵn sàng quay về, nếu có ai đó thực sự quan tâm đến họ.

Ngoài những vấn đề nêu trên, có một vấn đề tương đối gai góc hiện nay đó là vấn đề giáo huấn về luân lý của Giáo Hội. Một số đông bạn trẻ giằng co với những giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề tính dục trước hôn nhân, ngừa thai nhân tạo, li dị, v.v... Nhiều bạn trẻ phản ứng lại quyền giảng dạy của Giáo Hội về những vấn đề này. Một số khác không phản đối mạnh mẽ, nhưng khi đă quan hệ tính dục ngoài hôn nhân, hoặc ngừa thai nhân tạo, thường ngại đến xưng tội và lănh nhận bí tích. Khi không được nuôi dưỡng bằng đời sống bí tích, các bạn trẻ thường có khuynh hướng xa dần đời sống đạo và cuối cùng quyết định thôi hẳn. Bên cạnh những người độc thân, một số người trong đời sống gia đình khi áp dụng ngừa thai nhân tạo cũng có phản ứng mạnh với huấn quyền Giáo Hội. Họ yêu cầu Giáo Hội cần thay đổi lối giảng dạy về luân lý. Thật vậy, đây là một vấn đề tương đối phức tạp trong vấn đề sống đạo giữa một nền văn hóa tự do tại Hoa Kỳ và các nước Châu Âu. Thật ra, trên bình diện luân lý, có những vẫn đề Giáo Hội không thể thay đổi theo não trạng của người đương thời. Có những vấn đề Giáo Hội có thể thay đổi, nhưng không thể thay đổi trong ngày một ngày hai. Cơ cấu của Giáo Hội như một guồng máy hoạt động trên cả hoàn vũ, nên có khi phải mất cả thế kỷ để thay đổi một vấn đề nào đó. Chúng ta có thể nhận ra sự phức tạp này khi trong chính xứ đạo ḿình có sự thay đổi. Ngay việc đơn giản nhất là khi thay đổi giờ giấc Thánh lễ đă làm xáo trộn sinh hoạt của một giáo xứ, và gây nên phản ứng của biết bao người.

Tuy vậy, nhiều người trẻ hôm nay không chấp nhận quyền giảng dạy về luân lý của Giáo Hội, nên họ từ từ rút lui khỏi Giáo Hội. Vấn đề này cần đặt ra cho những nhà giáo dục trong Giáo Hội hôm nay. Một mặt mình phải trình bày huấn quyền của Giáo Hội, nhưng mặt khác phải nên trình bày vấn đề luân lý dựa trên tính nhân bản và phẩm giá con người để thuyết phục các bạn trẻ về vấn đề luân lý. Do đó, các nhà giáo dục cần đào sâu thêm những tài liệu về nhân bản để đi kèm với Giáo huấn của Giáo Hội trong khi giảng dạy.

Một nhóm người khác thôi giữ đạo vì không có nền tảng căn bản về tôn giáo, nên dễ bị tấn công và bị lôi kéo sai đường do chính bè bạn của mình. Bên cạnh đó, có một số bạn trẻ cặp bạn rồi chung sống hoặc kết hôn với người ngoài Công Giáo, rồi dần dần cảm thấy nguội lạnh khô khan, hoặc chính bạn ḿình thuyết phục từ bỏ Giáo Hội. Một số người khác rời bỏ cộng đoàn v́ì phải thay đổi nếp sống và chỗ ở, nên mất liên đới với cộng đoàn cũ của mình và ngại tìm tới cộng đoàn mới. Biết đâu những anh chị em này lại là người đang sống loanh quanh trong lối xóm của ḿình và họ cần một ai đó bắc nhịp cầu đê liên kết với một cộng đoàn mới. Truyền giáo hôm nay là thế, là bắc một nhịp cầu để anh em mình trở về, là cố gắng xóa đi những rào chắn ngăn cách vô hình giữa những anh em trong cùng một tôn giáo. Một khi họ nhận ra có một cộng đoàn nào đó yêu thương và đón nhận, họ sẽ sẵn sàng gia nhập và trở về với Giáo Hội.

Bao nhiêu lí do nêu trên, c̣òn có một lí do dễ hiểu nhất, nhưng lại lôi cuốn nhiều người nhất đó là vấn đề thiếu hiểu biết nên không cố gắng đủ, không tha thiết với đời sống tâm linh. Những anh chị em này một phần vì quá bận bịu công việc làm ăn, lại cảm thấy chán chường với đời sống đạo nên có nhiều lí do để thoái thác việc đến nhà thờ. Mặc dù những anh chị em này vẫn có những trăn trở vì đã bỏ bê sống đạo, nhưng họ vẫn không vươn nổi ra khỏi cái nặng nề của công việc và bóng tối. Họ cần người khác nâng đỡ, khuyến khích, và mời gọi họ trở lại với đời sống tâm linh. Vấn đê này ông bà cha mẹ mình thường gọi là “ma quỷ níu kéo.” Tuy có những người không tin vào ma quỷ, nhưng thực tế dường như lại luôn có một sức mạnh vô h́ình nào đó níu kéo chúng ta trì trệ trong việc sống đạo, và dần dần xa Chúa.

Phương Pháp Chữa Trị và Ngăn Ngừa: Bắc Cầu Tình Thương

Trên đây là những vấn đề của Giáo Hội hôm nay, và nó cũng là vấn đề thiết thực đặt ra trong việc truyền giáo nơi chúng ta đang sống tại đất Mỹ này. Thực trạng này mời gọi chúng ta suy tư sâu hơn đê cùng thao thức với Giáo Hội trong việc truyền giáo. Đừng kết án những anh chị em đă bỏ đi, bởi vì mỗi người có một lí do riêng khiến họ ra đi. Hăy cùng cảm thông và lắng nghe những trăn trở và nỗi ḷòng của họ, và cùng suy nghĩ xem Giáo Hội, cộng đoàn, gia đ́ình và chính mỗi cá nhân nên làm gì và cần thay đổi những gì để mời gọi anh chị em mình trở về. Chúng ta có tọ̀a nhà Giáo Hội, nhưng muốn tọ̀a nhà ấy trở thành tổ ấm thì cần đến bầu khí yêu thương. Do đó, việc truyền giáo nhiều khi lại đọ̀i hỏi trước hết là sự hoán cải của chính Giáo Hội và thay đổi con tim của mỗi cá nhân, là phúc âm hóa đời sống nội tâm của ḿình trước đã. Bởi vì muốn làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Chúa Kitô, thì trước hết chính ḿình phải là người môn đệ của Chúa Kitô, thấm đượm cái chất Kitô trong đời sống đạo của ḿình.

Mặc dù truyền giáo trong thời đại hôm nay thật đa dạng và phong phú, mỗi một Kitô Hữu có thể làm tốt công việc truyền giáo trong chính môi trường và hoàn cảnh của mình với sự thúc đẩy và gợi ý của Chúa Thánh Thần. Tất cả gợi ý và kết quả của công việc truyền giáo là cho chính Thánh Thần hướng dẫn và chính Ngài mang lại hoa trái. Do đó, chúng ta có lí do để hy vọng vào những công việc của mì́nh, bởi vì Thánh Thần sẽ hoàn tất những gì Ngài đã khởi sự trong ḷòng chúng ta hôm nay. Những năm qua, sự hiện diện của người Công Giáo Việt Nam trên đất Mỹ này đă là một hành vi truyền giáo hết sức ý nghĩa. Sự hiện diện ấy dù âm thầm hay sôi nổi cũng đă làm thay đổi biết bao tâm hồn. Chúng ta không biến đổi người khác, nhưng chính Chúa Thánh Thần biến đổi tâm hồn họ qua sự hiện diện và sống đạo của chính mình. Hôm nay, bên cạnh sự hiện diện của người Công Giáo Việt Nam như một hành vi truyền giáo, Chúa Thánh Thần lại tiếp tục gợi ý và mời gọi chúng ta nối dài sự hiện diện ấy bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, và cấp bách hơn. Mỗi một hoàn cảnh sống mới, lại sinh ra những nhu cầu mới, và chính Thánh Thần đang mời gọi chúng ta đáp ứng những nhu cầu mới này.

Có năm đối tượng chính mà hội đồng truyền giáo Hoa Kỳ đặt ra, đó là truyền giáo cho chính các kitô hữu trong Giáo Hội, mời gọi tất cả các tín hữu làm một cuộc hoán cải nội tâm và canh tân niềm tin trong Đức Kitô; rồi truyền giáo cho những anh chị em đă rời bỏ Giáo Hội, những người đang sống bên lề của đời sống bí tích và đời sống cộng đoàn. Mời gọi họ trở về giao ḥòa với chính Thiên Chúa và với Giáo Hội. Rồi truyền giáo cho chính các em, những môn đệ “tí hon” của Đức Kitô, giúp các em tập sống đức tin và gắn bó với Chúa Kitô ngay từ nhỏ. Đây là công việc trọng tâm của gia đì́nh và của các giáo lý viên trong giáo xứ. Kế đến là truyền giáo cho những anh chị em thuộc Kitô Giáo nhưng không cùng truyền thống với Công Giáo, giúp họ nhận ra sự sung mãn của truyền thống Công Giáo và tiến đến sự hiệp thông Kitô Giáo qua đối thoại và cảm thông. Và cuối cùng là truyền giáo cho những anh chị em không có niềm tin vào Đức Kitô.

Trong số đối tượng truyền giáo của hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ nêu trên, vấn đề truyền giáo cho những anh chị em đă rời bỏ Giáo Hội vẫn là mối quan tâm sâu xa, vẫn là nỗi trăn trở ưu tư của các mục tử, và đó cũng chính là lời mời gọi của mỗi một người trong chúng ta hôm nay. Vì thế, truyền giáo hôm nay là lưu tâm đến những anh chị em đó; họ là con em, là người thân, là bạn hữu của mình. Cố gắng yêu thương và tìm cách mời họ trở về. Trong nhiều cuộc phỏng vấn được thực hiện trong những năm gần đây, dấu hiệu hy vọng cho biết phần đông trong họ muốn quay trở về với Giáo Hội, miễn là có ai đó yêu thương và sẵn lọ̀ng dẫn đưa họ về. Thật ra, họ chẳng cọ̀n là trẻ thơ để đợi người khác đưa dẫn, nhưng vì khi họ ra đi, chiếc cầu năm xưa đã một lần mục gẫy, và nay họ cần một chiếc cầu mới để nối lại nhịp xưa. Chiếc cầu đó là chính mỗi người Kitô Hữu, là bạn bè, là người thân, là đồng nghiệp của họ. Đừng giảng giải cho họ nhiều điều, nhưng lắng nghe, thông cảm và yêu thương. Chỉ có tì́nh thương chân thành mới cảm hóa được ḷòng người. Đó cũng chính là bí quyết truyền giáo của Đức Kitô.

Dấu chỉ hy vọng cho thấy đă có hàng trăm ngàn người trở về trong những năm qua. Một khi họ trở về, đời sống đạo của họ sâu sắc hơn và nhiều người trong họ đă trở thành những nhà truyền giáo nhiệt thành. Đời sống của họ sung măn và hạnh phúc hơn so với những năm tháng sống ng̣òai Giáo Hội.

Mỗi tín hữu Kitô, hơn ai hết, là chiếc cầu hữu hiệu nhất giúp người khác trở về. Phải thành thật rằng, phần đông các mục tử không làm nổi chuyện này. Phần thì các mục tử không biết nổi hết các con chiên, phần khác mối liên hệ giữa các mục tử và đa số những chiên lạc này chẳng mấy thắm thiết-nếu thắm thiết th́ì họ đă chẳng ra đi, chưa kể những người ra đi vì xung khắc với mục tử. Những người này khi trở lại thường gia nhập ở một cộng đoàn khác. Dù gia nhập cộng đoàn nào đi nữa, việc họ quay trở về là một nỗi vui cho cả Giáo Hội. Đó là hình ảnh vui mừng của người chủ chiên cõng con chiên lạc trên vai trở về. Chính vì thế, việc “đi tìm anh chị em” gợi cho chúng ta một ưu tư mới trong vấn đề truyền giáo hôm nay.

Qua nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, phải đến từ 65% đến 90% người ngoài Kitô giáo trở lại là do tiếp xúc cá nhân với người Kitô Hữu
. Phần đông họ không trở về với một Thiên Chúa mơ hồ, một Giáo Hội có nề nếp. Họ cũng chẳng trở về v́i một nền thần học hấp dẫn, mà là họ trở về trước hết với những con người cụ thể trong cộng đoàn, trong từng mối liên hệ mật thiết mà họ cảm nghiệm được t́ình yêu thương.

Chữa bệnh không bằng pḥòng bệnh. Mặc dù số lớn rời bỏ Giáo Hội khi các em lên 18 tuổi, chúng ta cần sửa soạn cho các em ngay từ tuổi thơ. Chúng ta cần xây dựng cộng đoàn yêu thương cho mỗi người và mỗi lứa tuổi, dùng mọi phương cách mà Chúa ban. Cả cộng đoàn cần làm việc với nhau, và chính cách làm việc chung này có thể xây dựng t́nh thân ái nếu chúng ta làm với Chúa và với nhau, hơn là với công việc hay danh tiếng. Ngay trong lớp giáo lí, một “môn học” chính trong mọi lớp là các em có thể cảm nhận được và diễn tả được tình thương. Các em được “chích ngừa” bằng thuốc yêu thương nên sẽ khó bỏ cộng đoàn, bỏ Giáo Hội rồi chính gương sáng của các em này, cùng với tình thương các em có với người khác, cũng sẽ níu kéo người khác trở về và ở lại trong Giáo Hội. Ngoài lớp giáo lí, các đoàn thể trẻ như Thiếu Nhi Thánh Thể, Hướng Đạo Công Giáo, hay lớp Việt Ngữ cũng là những nơi truyền giáo hữu hiệu và cần thiết. Và dĩ nhiên gia đình là nơi quan trọng nhất, và cộng đoàn có thể giúp cho các gia đ́ình qua các hội đoàn thích hợp như Bà Mẹ Công Giáo và Liên Minh Thánh Tâm, cũng như các buổi cấm pḥòng giáo xứ và giáo lí cho người lớn.

Cách pḥòng bệnh này cần được thi hành ngay từ khi lọt lọ̀ng mẹ, và phải thích ứng với nhu cầu và sở thích của từng lứa tuổi và từng văn hóa. Một số khá lớn các mục sư Mỹ vừa trao dồi kiến thức về quá trình phát triển con người cũng như phát triển đức tin theo từng lứa tuổi, vừa chuyên cần học hỏi về vấn đề đa văn hóa. Chúng ta lầm to nếu chúng ta nghĩ chúng ta hiểu các em Việt Nam với chúng ta cùng một văn hóa.

Ngay trên đất Mỹ cũng có những văn hóa khác nhau, mà nếu chỉ nhìn mặt, nhìn tên không thì không biết được. Ngay cả một cô giáo Việt Nam trẻ sanh ra tại Mỹ, học giỏi, đạo đức, đã có một khoảng cách đáng kể với các em Việt Nam học kém trong lớp, huống chi là những người như chúng tôi, sinh trưởng tại Việt Nam. Khoảng cách càng xa ta càng cần tìm hiểu và cố gắng để bắc cầu được với tâm hồn các em. Rồi chính các em này sẽ là những nhà truyền giáo hữu hiệu, ngay bây giờ hay sau này, cho những em khác cùng văn hóa với chúng. Với một cộng đoàn CGViệt Nam tại hải ngoại rất đa diện và phức tạp, nên cần rất nhiều người, nhiều giới cộng tác.

Trong khung cảnh liên tôn, bắc cầu tình thương với các anh chị em ngoài Công Giáo lại càng cần thiết hơn. Đại Sư Thích Nhất Hạnh viết trong cuốn Living Buddha, Living Christ là từ những nhịp cầu thương yêu của các bạn Thiên Chúa Giáo mà Đại Sư đă đổi từ ác cảm đối với Thiên Chúa Giáo qua thiện cảm, và dự thánh lễ Công Giáo nữa.

Xin Chúa Thánh Thần tiếp tục hướng dẫn và gợi lên trong ḷòng mỗi Kitô hữu sự nhiệt thành truyền giáo và lưu tâm đến những anh chị em sống chung quanh ḿnh. Bởi với chia sẽ niềm tin cho người khác chính là cũng cố niềm tin của ḿình. Bao lâu cộng đoàn giáo xứ hay mỗi một cá nhân không chia sẽ niềm tin, hoặc không cổ võ việc truyền giáo theo niềm tin của chúng ta sẽ dần phai nhạt và khô héo. Chính công việc truyền giáo đã nuôi dưỡng sức sống của Giáo Hội. Như Đức Thánh Cha Phao-lô VI nhấn mạnh, Giáo Hội không những sinh ra để truyền giáo, nhưng chính công việc truyền giáo đă khai sinh Giáo Hội. Thật thế, Đức Kitô đă rao giảng tin mừng trước khi Ngài thành lập Giáo Hội, và Giáo Hội đă không ngừng tiếp tục sứ mạng của Đức Kitô qua mọi thời đại. Xin cho mỗi người chúng ta cũng luôn mang tâm t́nh và ḷng nhiệt thành của Đức Kitô, để Tin mừng được rao giảng, để tình thương của Ngài được chạm đến mỗi một con tim trong gia đ́nh nhân loại.

Sách Thao Khảo

Boyack, K. (Ed.). (1987). Catholic evangelization today: A new Pentecost for the
United States . Mahwah, NJ: Paulist Press.

Boyack, K. (Ed.). (1992). The new Catholic evangelization. Mahwah, NJ: Paulist Press.  

Boyack, K. (1995). “Go and make disciple: The United States Bishops’ National plan for Catholic evangelization.” In W. Houck, P. Williamson, & M. Ralph (Eds.) John Paul II and the new evangelization: How you can bring the Good News to others. Ft. Collins, CO: Ignatius Press.

Emmons, R.A., & Paloutzian, R. F. (2003). The psychology of religion. Annual Review of Psychology, 54:377-402.

Fowler, J. (1981). Stages of faith: The psychology of human development and the quest for meaning. New York: Harper Collins Publisher.

Nhất Hạnh. (1997). Living Buddha, living Christ. New York: Riverhead Books.  

Hoge, D. (1981). Converts, dropouts, returnees: A study of religious change among Catholics. Cleveland, OH: Pilgrim Press.

Houck, W., Williamson, P., & Ralph, M. (Eds.). (1995). John Paul II and the new evangelization: How you can bring the Good News to others. Ft. Collins, CO: Ignatius Press. 

United States Conference Catholic Bishops (USCCB) Committee on Evangelization. (1998). A time to listen, a time to heal: A resource directory for reaching out to inactive Catholics. Washington, DC: USCCB.

VỀ MỤC LỤC
Ý Chúa ???

 

Sau Thánh Lễ sang, một nhóm các bà đạo đức quây quần cầu nguyện bên Đức Mẹ. Thấy tôi đi ngang, một bà trong nhóm lên tiếng : “Thầy ơi ! Nhờ quý Thầy cầu nguyện cho chúng con. Chúng con đang cầu nguyện cho một cô kia bị ung thư nặng lắm, gia đình cô theo Phật, cô cũng đã quy y”. Tôi chưa kịp phản ứng gì thì một bà khác lại tiếp : “Bố mẹ của cô ấy nói, nếu chúng con cầu nguyện cho cô ấy lành bệnh thì gia đình cô ấy sẽ tháo bàn thờ Phật xuống để theo Chúa !”.

Nghe xong lời của hai bà đạo đức ấy, bỗng dưng tôi nghẹn lời và tôi chắp tay xá các bà và vội vàng cất bước ra đi chứ chẳng dám đứng lại đó để nghe các bà nói thêm.

Sau khi nghe các lời ấy, lòng tôi cảm thấy có cái gì đó nhoi nhói trong lòng. Tội nghiệp Chúa quá ! Chúa đã chết hơn 2000 năm rồi mà vẫn còn chưa yên.

Chiều nay nhìn lên thập tự, thấy sao mà thương Chúa quá ! Chúa đã chết rồi mà người ta vẫn chưa để cho Chúa được yên. Cái gì người ta cũng đổ cho Chúa cả, mà thật ra Chúa có muốn như thế đâu.

Chuyện cái cô gì đó bị bệnh ung thư như người đang đứng trước bờ vực của lưỡi hái tử thần, được các bà đạo đức đến thăm nom trong cơn đau đớn ấy như vớ được một cái phao để bám vào. Còn hơn nữa là những lời cầu nguyện mang hơi hám sặc mùi đạo đức vì Chúa được đưa vào. Các bà đạo đức cảm thấy ăn chắc khi giao cho Chúa chuyện khó khăn này.

Tôi cảm thấy buồn cười là những bà đạo đức chơi trò đánh đố với Chúa chứ không phải để cho thánh ý Chúa thể hiện trong cuộc đời này. Giả như Chúa cho lành bệnh ung thư thì sẽ bỏ Phật để theo Chúa và sau đó chẳng may bị tiểu đường mà Phật chữa thì lại bỏ Chúa theo Phật chăng ? Chúa nào mà đấu đá với Phật, Phật nào mà giành giật với Chúa một cách thua đủ như thế ! Chẳng lẽ vì chuyện của một người mà Phật phải buồn Chúa khi có một đệ tử bỏ mình theo Chúa sao ? Và nếu như thế thì Chúa cũng chẳng muốn để cho Phật buồn. Hoá ra người ta theo Chúa, theo Phật để rồi bảo Chúa và Phật theo ý của họ chứ họ không xin Chúa, Phật giúp cho họ đón nhận thánh ý của Chúa hay Phật. Làm Chúa, làm Phật để người ta điều khiển theo ý của người ta thì bảo tôi làm Chúa làm Phật tôi cũng chẳng dám làm.

Trở lại chuyện thường ngày ở huyện.

Chúa chẳng làm gì nên tình nên tội cả mà lúc nào họ cũng bảo “ý Chúa”. Thực tế thì chẳng thấy ý Chúa đâu cả mà toàn là ý của con người và áp đặt vào cho Chúa. Đây là chuyện thường xảy ra trong đời thường khi họ thấy biến cố nào đó xảy đến. Lẽ ra họ phải chìm đắm trong sâu lắng để đọc ra Chúa muốn nói cái gì với họ qua biến cố đó, đàng này họ chỉ nhìn bề mặt của biến cố và phán quyết “ý Chúa”.

Tôi không phủ nhận việc tốt lành của các bà đạo đức và nhiều nhóm đạo đức ngày đêm chuyên cần cầu nguyện. Thế nhưng phải cẩn thận đừng biến ý của mình thành ý của Chúa. Ta xin Chúa ban sức cho ta sống theo Thánh ý Chúa chứ đừng bảo Chúa sống theo ý của ta !

Buồn cười một chuyện nữa về chuyện “ý Chúa” xảy đến trong các nhà tu. Phải nhìn nhận thẳng một chuyện khá đau lòng đó là bất cứ chuyện gì người ta cũng quy cho Chúa cả. Cũng có lý thôi vì những người tu sống gần Chúa hơn người đời mà.

Thế nhưng đau một chỗ là nhiều khi người tu nhân danh Chúa để thoả mãn ý riêng của mình mà lại quy cho Chúa. Nếu thực sự nghiêm túc đưa vấn đề dưới ánh sáng của lương tâm thì những người có lương tâm ngay thẳng không bao giờ xử sự với nhau như thế đàng này người ta có thể theo ý riêng của mình mà gạt lương tâm ra để giải quyết vấn đề và lại quy cho Chúa. Có những chuyện rõ rõ rành rành thế nhưng để bảo vệ cho phe cánh mình, cho ý riêng mình và người ta lại đùn cho Chúa. Tội nghiệp Chúa quá !

Có lẽ đến lúc giáo dân cũng như những người sống trong nhà tu phải nghiêm chỉnh duyệt xét lại cách hành xử của mình theo tiếng nói lương tâm chứ đừng bao giờ lèo lái ý của mình xong rồi lại đổ cho Chúa.

Nhớ lại lời của một Cha giáo : “Anh em khoan hãy nghĩ đến chuyện bác ái trong đời tu. Trước khi nghĩ đến bác ái hãy nghĩ đến và sống công bằng đi ! Tại sao sống trong cộng đoàn mà người lại được hưởng chế độ này, người bị chèn ép theo phe cánh kia !”

Thế đấy ! sống không công bằng với nhau, xử với nhau theo ý riêng của mình, thoả mãn cho dục vọng của mình cuối cùng lại đổ thừa ý Chúa. Đâu phải thấy Chúa hiền lành và khiêm nhường, Chúa lúc nào cũng im hơi lặng tiếng nơi nhà Chầu bé nhỏ, Chúa ngao ngán trên thập giá để rồi ta muốn làm gì thì làm, ta muốn nói gì nói. Hãy coi chừng ! Chúa còn sống cơ mà !

Đời tạm này ta có thể lấp liếm nhau, ta có thể chơi trò hai mặt với Chúa nhưng một ngày nào đó diện đối diện với Chúa ta sẽ tra lời sao vì biết bao lần ta cứ đổ thừa “ý Chúa”.

Anmai, C.Ss.R.

VỀ MỤC LỤC

TÌNH  YÊU  NHIỆM  MÀU

 

 

“......Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng Bà, vì thế người con sinh ra sẽ là Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa” (Luca I, 35).  Đây là màu nhiệm nhập thể do bàn tay quyền năng của Thiên Chúa tạo thành không qua phương cách bình thường giữa người nam và người nữ. Huyền nhiệm này cũng chỉ có Thiên Chúa mới mật bí cho chúng ta được mà thôi. Đó là NIỀM TIN. Giáng sinh phải chăng là một Niềm Tin? Niềm Tin này sẽ khởi phát và mở tung vào thế giới tình yêu đích thực vô biên của con người với bản chất  Nhân chi sơ tính bản thiện.

 

Chỉ còn ba tuần lễ nữa thì Giáng Sinh. Mọi người, mọi dân tộc trên khắp thế giới đều bận rộn, ngóng chờ những giây phút trọng đại ấy. Có người nói nó sẽ rất huy hoàng, có người nói có thể rất đen tối vì xã hội sẽ rối loạn hoặc tận thế. Giáo Hội chọn năm 2000 là năm thánh. Tất cả là bí mật, giống như một đống quà được gói cẩn thận đẹp đẽ đang đặt dưới gốc cây Giáng Sinh trong mỗi gia đình. Những đứa trẻ nôn nóng muốn biết bí mật ở bên trong. Chúng muốn cầm lên và lắc thử xem nó là cái gì. Chúng sẽ hỏi cha mẹ “Cái gì ở trong này hử bố mẹ?”.....có ăn được không? ...có mặc được không?..có đi được không?..có chơi được không?  Sáng ngày Giáng Sinh, mọi tặng vật đều được mở ra thì bí mật không còn là bí mật nữa.

 

Có những bí mật không thể giải quyết một cách dễ dàng như vậy. Có những bí mật không thể giải quyết bằng  giác quan, hình thù mạo diện bên ngoài hoặc lý luận bằng trí khôn bất toàn hay khoa học hạn hẹp của con người, mà đòi hỏi phải có những kinh nghiệm nội tại phát xuất từ đáy lòng tâm tư của mình. Trực giác, trực cảm, cảm thông, hiệp thông. Tình yêu là một bí mật. Yêu mình thì dễ mà yêu người thì thật là khó. Chúng ta không thể cắt nghĩa được tình yêu nhưng nó là một sự thực hiển nhiên.  Chúng ta cảm thấy và chẳng cần phải có ai cắt nghĩa. Có cố gắng cắt nghĩa thì cũng chỉ dùng thể so sánh “Tình yêu đẹp và dịu dàng như mặt nước mùa thu, như trăng mờ bên suối, hoặc tình yêu mãnh liệt như thác đổ mây ngàn...” Khi cha mẹ hay người yêu của ta mất, cái đớn đau thương cảm của ta nó xót xa thế nào thì chỉ có ta hiểu và thấm thía, chẳng có ai có thể cắt nghĩa và cảm thông được, có chăng là suy diễn do kinh nghiệm tâm tư của mỗi người. Thánh Phao Lô trong thư gửi dân thành Roma đã nhắc đến loại màu nhiệm bí mật này: “Vinh danh Thiên Chúa, Đấng có quyền năng làm cho anh em được vững mạnh theo Tin Mừng tôi loan báo, khi rao giảng Đức Giê Su Kitô. Tin Mừng đó mặc khải màu nhiệm vốn được giữ kín từ ngàn xưa nhưng nay lại được biểu lộ như lời các Ngôn Sứ trong Sách Thánh. Theo lệnh của Thiên Chúa, Đấng hằng có đời đời, màu nhiệm này được thông báo cho muôn dân biết, để họ tin mà vâng phục Thiên Chúa.” (Roma 16: 25,26) . Màu nhiệm được giữ kín từ ngàn xưa theo kế hoạch của Thiên Chúa được mặc khải trong thời gian qua lịch sử Do Thái; các ngôn sứ đã thông báo nhưng người ta không thể hiểu được kế hoạch ấy. Đức Giê Su đã đến và cho người ta thấy rồi các tông đồ loan báo sứ điệp cứu độ ấy.

 

Đây là một loại màu nhiệm mà chúng ta chỉ có thể biết được do trực cảm từ đáy lòng tâm tư ta. Màu nhiệm này đã được Thánh Phao Lô làm nổi bật qua bàn tay huyền diệu của Thiên Chúa thể hiện trong lịch sử loài người. Tình yêu của Chúa đối với con người và con người đối với tha nhân. Tình yêu này chúng ta không tài nào hiểu nổi bằng lý luận, giác quan...mà chỉ có thể hiểu được một khi chúng ta tự mở rộng lòng chúng ta, cái tâm thiện của chúng ta và đem san sẻ với tha nhân, những người anh em huynh đệ không phân biệt màu da, tiếng nói, tôn giáo, địa phương...Tha Nhân đây  chính là Thiên Chúa (Mt..25:40&45) Có nhiều người không ưa dùng từ “màu nhiệm” bởi nó nói lên cái khả năng hiểu biết giới hạn của con người và do đó người ta không thể kiểm chứng nổi. Nhưng thực ra đây không phải là cái mà ta có thể biết được một cách rõ ràng như khi ta tin vào một bí mật trong khoa học thực nghiệm. Màu nhiệm này đòi hỏi sự tôn thờ và kính sợ ở ngay chính trong tâm chúng ta, trong kinh nghiệm niềm tin tín ngưỡng đích thực. Mỗi khi chúng ta thực tâm tin chọn và ấp ủ nhiệm màu đích thực đó từ đáy lòng ta thì ta đã được mở toang lòng để bước vào thế giới huyền diệu trong cuộc sống mới của loài người. Khi chúng ta làm một việc thiện, gửi 10$, 50$, 100$ hay 200$...vào quĩ cứu trợ nạn lụt miền Trung để chia sẻ, cảm thông sự khốn cùng hoạn nạn với những người kém may mắn ở quê nhà mà không nghĩ đến phải cho người công giáo, phật giáo, cao đài, dân quê tôi, làng tôi, họ đạo tôi, địa phận tôi...hoặc vì ẩn ý cá nhân phe nhóm nào mà lòng cảm thấy hứng khởi vui mừng thì bạn đã có được Kinh nghiệm Niềm Tin Nhiệm Màu Tình Yêu Thiên Chúa đối với loài người và loài người đối với tha nhân.

 

Tha nhân quanh ta chính là Thiên Chúa. (Mt. 25: 40 & 45)

 

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh  Pace Islands, Florida

Giáng Sinh 2007

 
VỀ MỤC LỤC

TÀI KHOẢN VÔ GIÁ

 

Không rõ tác giả

Có một ngân hàng, mỗi buổi sáng,cung cấp vào tài khoản của bạn 86400USD
Số dư trong tài khoản không được phép chuyển từ ngày này qua ngày khác. 

Mỗi buổi chiều, ngân hàng sẽ hủy bỏ hết số dư còn lại mà bạn đã không dùng hết trong ngày. 

Bạn sẽ phải làm gì? 

Sử dụng hết số tiền đó, dĩ nhiên !

Mỗi người trong chúng ta đều có một ngân hàng như vậy. 

Tên ngân hàng là THỜI GIAN

Mỗi buổi sáng, ngân hàng này cung cấp cho bạn 86.400 giây. 

Vào mỗi buổi tối, ngân hàng sẽ xóa bỏ, coi như bạn mất, thời gian mà bạn không đầu tư được vào các mục đích tốt. 

Ngân hàng không cho phép bạn được để lại số dư trong tài khoản. 

Cũng không cho phép bạn bội chi.

Mỗi ngày, ngân hàng lại mở một tài khoản mới cho bạn. 

Mỗi tối nó lại hủy hết những gì còn lại trong ngày. 

Nếu bạn không dùng được hết thời gian mà bạn có trong ngày, người bị mất chính là bạn. 
 

Không có chuyện quay lại ngày hôm qua. 

Không có chuyện tiêu trước cho "ngày mai

Bạn phải sống bằng những gì bạn có trong tài khoản ngày hôm nay. 

Hãy đầu tư vào đấy bằng cách nào đó, để bạn có thể nhận được nhiều sức khỏe, hạnh phúc, và thành công nhất ! 

Đồng hồ vẫn đang chạy. 

Hãy cố thực hiện thật nhiều trong ngày hôm nay.

Để biết được giá trị của MỘT NĂM
hãy hỏi một học sinh bị ở lại một lớp.

Để biết được giá trị của MỘT THÁNG
hãy hỏi một người mẹ sinh con thiếu tháng.

Để biết được giá trị của MỘT TUẦN, 
hãy hỏi biên tập viên của một tuần báo.

Để biết được giá trị của MỘT GIỜ
hãy hỏi những người yêu nhau đang mong chờ được gặp nhau.

Để biết được giá trị của MỘT PHÚT, 
hãy hỏi một người bị lỡ chuyến tàu.

Để biết được giá trị của MỘT GIÂY, 
hãy hỏi một người vừa thoát khỏi một tai nạn.

Để biết được giá trị của MỘT PHẦN NGÀN GIÂY
hãy hỏi người vừa nhận được huy chương bạc trong kỳ thi Olympic.

Hãy quý trọng từng giây phút mà bạn có ! 
Và hãy nên quý thời gian hơn nữa 
bởi vì bạn đang chia sẻ thời gian đó với ai đấy thật đặc biệtđốivớibạn, 
đủ đặc biệt để có thể chia sẻ thời gian của bạn.

Và hãy nhớ rằng thời gian chẳng chờ đợi ai cả. 
Ngày hôm qua dã là lịch sử. Ngày mai là một bí ẩn. 
Hôm nay là quà tặng. Cũng vì vậy mà nó được gọi là PRESENT
(có nghĩa là HIỆN TẠI, mà cũng có nghĩa là QUÀ TẶNG ).

Bạn bè thật sự là một loại nữ trang quý hiếm. 

Họ khiến bạn mĩm cười và khuyến khích bạn thành công. 

Họ lắng nghe bạn, họ chia sẻ với bạn những lời khen tặng, và họ luôn muốn mở trái tim ra với chúng ta.

Hãy gởi những lời này đến với ai mà bạn xem như BẠN MÌNH

Và nếu những dòng này lại trở về với bạn, 

Bạn ắt biết rằng bạn đang có một vòng tròn bạn hữu

VỀ MỤC LỤC
Sợ điều đáng sợ 

 

Anh trưởng phòng đièu hành phong trào Cursillo bảo tôi viết bài cho phong trào. Vì trách nhiệm và vì mến anh, tôi muốn viết lắm, viết trong lúc rảnh rỗi, nhưng vừa nhận công việc mới nên tôi sợ không dám cài đặt Vietkey vào máy tính, cũng sợ đồng nghiệp thấy tôi viết tiếng Việt trong giờ làm việc, và lại sợ xếp của tôi thấy mặt tôi suy tư ‘khác’ với kiểu suy nghĩ của việc làm. Tôi sợ là phải vì “làm việc” là điều quan trọng nhất trong sở làm và “việc làm” lại là một trong những điều quan trọng nhất cho riêng tôi và cho gia đình. 

Tuần trước, tôi phải bay sang thành phố Carthage, tiểu bang Misssouri để dự đám tang người thân. Phi trường Japlin của thành phố Carthage không có nhiều chuyến bay nên tôi phải đi một chặng đường bằng máy bay nhỏ với 19 chỗ ngồi. Máy bay chao đảo nhiều lần khi gặp gió lớn làm tôi sợ, sợ lắm. Tôi vốn sợ chiều cao và sợ đi roller coaster nên tôi sợ máy bay nhỏ là phải.

Thật vây, có nhiều cái sợ chính đáng và do bản tính không thể tránh được, nhưng hình như cũng có những cái sợ không đáng sợ.

Tôi xin mở một cái ngoặc trước khi viết tiếp: khi chiếc máy bay nhỏ sắp cất cánh rời phi trường Chicago thì anh hành khách bên cạnh tôi nghiêm trang làm dấu thánh giá và cúi đầu cầu nguyện. Anh không phải nhà tu hành, nhưng là chủ một tờ báo nhỏ. Anh trở về sau chuyến công tác ở San Jose. Sự cầu nguyện của anh làm tôi ngượng với chính tôi. Thực ra tôi cũng đã cầu nguyện đấy, nhưng có lẽ tôi không cầu nguyện… như anh nên tôi không mấy bình an… như anh. Xin đóng ngoặc. 

Nàng nhà tôi rất sạch sẽ (tôi khen đấy nhá), chén bát trong nhà lúc nào cũng phải rửa bằng xà phòng loại mắc tiền, có nhiều bọt, và thơm phức vì nàng sợ chén bát dơ, sợ mỡ đường, thức ăn dính vào chén bát sẽ lên men, từ  đó có vi trùng sinh bệnh tật. Vì qúa sợ vi trùng, vi khuẩn, nàng dùng nhiều xà phòng, nhưng đôi khi lại không xả nước kỹ nên xà phòng còn dính vào ly cốc. Vài lần, tôi đã chỉ cho nàng thấy ly nước có bọt vì còn dính xà phòng. Vài lần thôi rồi. Để khỏi ‘mất lòng nhau’, tôi không nói nữa, nhưng cám ơn Chúa sự cố ấy đã qua. 

Nàng nhà tôi sợ vi khuẩn từ mỡ đường dính ở chén bát, nhưng lại không sợ những chất hóa học độc hại từ những sản phẩm dùng hằng ngày như các loại keo sơn, thuốc tẩy, thuốc gội đầu… 

Cũng như có nhiều người quá sợ mùi hôi trong nhà vệ sinh, nhưng lại không sợ chất độc từ những bình gọi là fresh air nên cứ vô tư xịt khắp nhà, trắng như tuyết rơi. Lại có nhiều người sợ bụi bặm từ ngoài bay vào nhà nên đóng kín các cửa nhà, cửa to cửa bé, cửa trước cửa sau. Đóng hết. Họ sợ chút bụi bặm, nhưng lại không sợ nhà thiếu không khí trong lành của một ngày mới, hoặc thanh khí của những đêm gió mát vì cửa nhà… đóng kín.

Đúng là sợ quá lố và sợ những cái không đáng sợ. 

Tôi cũng thấy có những người rất sợ thức ăn rơi xuống sàn nhà dù những thức ăn ấy chẳng dễ dính bụi dơ như một miếng bánh mì. Và sàn nhà thì cũng rất sạch. Vậy mà bất cứ thức ăn nào rơi xuống sàn nhà là họ quẳng vào thùng rác ngay. Cả một tờ napskin gió bay xuống sàn nhà cũng thế. Họ sợ mất vệ sinh, sợ bị đau bụng,  sợ bệnh tật, nhưng lại chẳng sợ tí nào khi ăn cả tô thịt béo ngậy hoặc xơi cả nửa lít cà rem đầy đường. 

Với thế hệ người Việt thứ hai, sinh ra ở Mỹ, có những người rất sợ các loại côn trùng như con kiến, con mối,  hoặc con ruồi, nhưng lại chẳng sợ tí nào khi phóng xe bạt mạng trên xa lộ hoặc vừa lái xe, vừa ăn uống, và vừa chơi giỡn hoặc nói truyện bằng điện thoại. 

Còn với thế hệ baby boomer ở Việt Nam thì tôi thấy có nhiều người cứ hay sợ người khác ám hại, sợ người khác dành đường, sợ cúm gà H5N1, và đã phần nào ý thức nên cũng sợ môi sinh ô nhiễm…nhưng lại chẳng sợ lách xe qua phố đông người khi đã uống say bí tỉ hoặc ngồi cả giờ trong quán đầy khói thuốc.

Có những người trẻ Việt cũng như Mỹ rất sợ khi nói về chiến tranh, sợ máu chảy, và sợ không dám nhìn người khác giết một con gà hay con vịt, nhưng lại chẳng sợ khi chở nhau đến những trung tâm phá thai để giết đi chính đứa con trong bụng của mình. Mà chẳng phải chỉ người trẻ tuổi đâu, có những người lớn cũng sợ mất ‘tí mặt’, mất tí danh dự trước người đời, nhưng lại chẳng sợ tí nào khi bước vào những trung tâm nạo thai. Những người này sợ mất một chút danh hão mau qua, nhưng lại chẳng sợ khi giết đi một mạng người. Tôi vô cùng cảm phục chị Sáu trong xóm đạo của tôi, lớn tuổi rồi mà chị vẫn hằng tuần âm thầm chở đứa cháu ngoại đi học kinh xưng tội vì mẹ nó tuổi chưa đầy 20 và  bố của nó chẳng biết giờ đã trôi dạt phương nào. Gặp tôi chị hay cười như khóc: “buồn lắm chú ơi”. Chị buồn nhưng thật can đảm. 

Tôi lại thấy (thấy chứ không phải viễn kiến như thánh Gioan) có những linh mục còn trẻ mà đã sợ cho tuổi già cô đơn, không có người chăm sóc, sợ lúc bệnh hoạn không có tiền bạc để tiêu dùng. Các Ngài sợ cô đơn cho một tương lai chưa tới mà lại không sợ khi tự cô lập mình khỏi tập thể linh mục lúc tuổi còn trẻ, khi không dám chia sẻ buồn vui với những đồng môn lúc tuổi chưa già. “Không lo cho mình thì ai lo cho đây?” “Thưa cha, con chưa thấy một vị linh mục nào sống trọn vẹn tuổi trẻ cho giáo dân mà lại thiếu thốn túng quẫn lúc về già”. 

Có những quí ông chồng lúc nào cũng sợ “mất vợ”, nhưng lại chẳng sợ tí nào khi làm “mất lòng vợ” bằng những lớn tiếng hống hách hoặc những ươn lười vô ích . Ngược lại thì có những quí bà vợ chỉ sợ “chồng không thương” mình, nhưng lại chẳng sợ tí nào khi mình “không thương chồng” cho đủ và cho đúng. Các bà sợ chồng không thương, nhưng lại chẳng sợ khi cứ ôm lấy cái định nghĩa sai lầm ‘yêu em là phải làm những gì em yêu’. Thật Chúa cũng phải thua: “Thà cho Ta bác cây cầu một nhịp từ bờ biển San Diego sang đến tận Hawaii còn dễ hơn con ạ”.

Rồi tôi cũng lại thấy có nhiều người sợ ma là loài hư hư thực thực, lúc có lúc không, hoặc chỉ là những hiện tượng vật lý, nhưng lại chẳng sợ quỉ là loài có thực. Họ sợ ma là loài chẳng làm gì hại được người còn sống, nhưng lại không sợ loài quỉ là loài luôn tìm cách ám hại và bắt đi linh hồn của mình. Có lẽ tại quỉ ít khi xuất hiện như loài ‘quỉ’ thật chăng?

Riêng tôi thì sao?

Ấy, tôi hay sợ người khác hơn là sợ chính tôi. Tôi sợ người khác nhìn thấy điều xấu tôi làm, nhưng lại chẳng sợ tôi nhìn thấy tôi.  Tôi hay sợ người khác lừa dối, tham lam, trổi vượt hơn tôi…dù người khác ở xa tôi, nhưng tôi lại chăng sợ cái tôi đầy tham vọng, đầy đam mê, đầy dục vọng, háo sắc… nó ở ngay trong tôi. 

Thế đấy. Thôi. Tôi không viết về tôi nữa vì càng viết tôi càng thấy sợ mình hơn.

Tôi cũng không viết về cái sợ nữa vì càng viết tôi càng thấy có nhiều cái sợ không đáng sợ và ngược lại.

Tối nay, khi ở nhà tập thể dục đi về. Lên xe, tôi chưa gài dây an toàn thì đèn xanh đã lên. Đèn xanh thì chạy, nhưng một chiếc pickup lớn vượt đèn đỏ cắt ngay trước xe của tôi trong gang tấc với tốc độ khủng khiếp đến độ tôi không nhận ra loại xe gì vì trời vừa sập tối. Tôi xững sờ như vừa thấy lưỡi kiếm sắc vút qua cổ mình cho đến khi người bạn lái xe phía sau gọi điện thoại: “ Oh Gohs, you’re so lucky. Ìf you move secs early you die instantly”. “Yeah, God saved me”.   

Chúa đã cứu tôi? Chắc thế vì hôm nay là ngày 27 tháng 11, năm 2007, ngày tôi cưới nàng của tôi 20 năm trước. Chúa đã cứu tôi? Chắc thế và đã cho tôi thấy: “Tuần trước máy bay của con chao đảo trong gió mà không sao, tối nay ở trên xe SUV, như rất an toàn mà con lại suýt toi mạng đấy”.

Chẳng biết có sự trùng hợp hay Chúa muốn dậy thêm tôi một bài học, một extra homework mà khi đọc kinh tối nay thì lại có đoạn Tin Mừng: Chúa đến lúc con người ta không ngờ, và theo cách thế con người không biết được vì  “hai người đàn ông đang chăm chú chơi game trong khu Phúc Lộc Thọ thì một người còn và một người mất, hai người đàn bà đang mải mê vắt sổ  trong chợ Tầu thì cũng một người còn, một người bị đem đi…”

Lạy Chúa, xin cho con biết sợ điều đáng sợ, chứ đừng sợ điều không đáng. 

Xin cho con biết sợ điều hèn, điều xấu,  và sợ tội, chứ đừng sợ cái nghèo vật chất.

Xin cho biết sợ cái tham trong con, chứ đừng sợ những tay mafia chủ những sòng bài. 

Xin cho con biết sợ lòng ích kỷ trong con, chứ đừng sợ cô đơn nhỏ bé không đáng. 

Joseph Vũ

VỀ MỤC LỤC
THỐNG HỐI

 

Trong Phúc Âm Thánh Luca (3, 2-6), Thánh Gioan Bao-ti-xi-ta được giao phó sứ mệnh như sau: “…có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Da-ca-ri-a là ông Gioan trong hoang địa. Ông liền đi khắp vùng ven sông Gio-đan, rao giảng, kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội, như có lời chép trong sách ngôn sứ I-sai-a rằng: ‘Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, mọi núi đồi phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng. Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.’” 

*** 

Đó là một công việc khá vất vả. Thánh Gioan Tẩy Giả đã rảo bước khắp miền Palestine. Sứ điệp của ngài thật đơn giản nhưng cấp bách: Đấng Thiên Sai sẽ đến. Hãy chuẩn bị tâm hồn. Hãy sửa sang lại những con đường khúc khuỷu quanh co. Hãy thống hối

Những biến cố sau đó cho thấy một số người nghe theo và một số người không nghe. Về sau, Chúa Giêsu cũng băng qua những con đường đó cùng với một sứ điệp như thế: Hãy thống hối! Hãy thay đổi cuộc sống. Hãy trở nên môn đệ của tôi.

Lời kêu gọi của Gioan đôi khi có tính cách bộc trực và hăm dọa. Lời kêu gọi của Chúa Giêsu có tính cách ân cần, đầy lòng nhân ái, ít gây tức giận, đầy tình thương và giàu lòng mẫn cảm. Chúa Giêsu giúp dân chúng hoán cải. Ngài không bao giờ cố tình bắt nạt hay bức bách bất cứ ai thống hối. Một số người nghe theo và một số người không nghe. 

Kể từ đó có nhiều thay đổi. Nhưng một câu ngạn ngữ đã nói: sự việc càng đổi thay, càng giữ nguyên trạng. 

Oscar Wilde

Sau khi xem trình diễn lần đầu tiên một trong những kịch bản của mình, Oscar Wilde lui về câu lạc bộ nghỉ ngơi. Một người bạn hỏi ông: “Vở kịch tối nay như thế nào?” Oscar trả lời: “Vở kịch thành công lớn, nhưng khán giả thật thảm bại.” 

Câu chuyện cứu rỗi mang đến cho chúng ta hai phần vẫn còn chưa biểu lộ hết: Những gì Chúa làm cho chúng ta và sự đáp trả của chúng ta đối với những điều Chúa đã làm.

Tôi hình dung Chúa Cha nói với Chúa Giêsu như sau: “Con ơi, hãy nói cho Cha biết sứ vụ của con trên trần thế diễn tiến như thế nào?” Tôi hình dung Chúa Giêsu nhìn xuống trần thế và trả lời: “Cha ơi, sứ vụ của con thành công mỹ mãn, nhưng còn người trần thế…”  

Không phải phần việc của tôi phải nói cho hết câu. Chính Chúa Giêsu mới nói cho trọn câu. Điều chúng ta có thể nói là lời kêu gọi thống hối không bao giờ thay đổi. Nhưng có những người lắng nghe và những người không quan tâm. 

Hình ảnh nghèo nàn

Bất hạnh thay, từ ngữ “thống hối” gợi lên một hình ảnh nghèo nàn, mang lại một hậu quả tiêu cực. Từ ngữ đó có âm bội cổ lổ sĩ, mang tính cách sùng đạo mê muội khiến dân chúng quay lưng lại. Từ ngữ đó gây nên một âm hưởng như sau: bạn phải đè bẹp mình xuống. Bạn phải ép mình vào một thứ tôn giáo cổ xưa. 

Ngôn từ giống như trận chiến

Nói đúng hơn, nếu từ ngữ chính xác, tức trận chiến đã thắng. Nếu từ ngữ không minh bạch sẽ chuốc lấy thảm bại. Từ ngữ “thống hối” gây ra ấn tượng thất bại. Tuy nhiên, chúng ta không thể kéo cờ trắng đầu hàng. Chúng ta không thể vứt bỏ từ ngữ đó được.

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà nhiều người hổ thẹn về sự thống hối và không thấy có lý do để thú nhận tội lỗi mình. Tuy nhiên, những người trẻ cũng như già – và phần đông trẻ nhiều hơn già – đã chia sẻ trên những băng tầng phát thanh hay truyền hình khắp nơi để thú nhận những điều riêng tư nhất – có khi đầy dơ bẩn xấu xa –  về cuộc sống của chính cá nhân họ. 

Tất cả những điều đó đã xảy ra vào một thời điểm mà tâm lý học và tâm lý trị liệu đã tái khám phá giá trị của sự thống hối. Vài người trong họ đã van xin như Thánh Gioan Bao-ti-xi-ta ngày xưa. Họ không uốn lưỡi. Họ nói thẳng thừng với thính giả: Nếu bạn không thống hối những lỗi lầm quá khứ, bạn sẽ tái phạm và khi tái phạm mãi, bạn trở nên bệnh hoạn.  

Nếu bạn không thống hối…nói cách khác, nếu bạn không hoán cãi, chắc chắn bạn phải chết. Bạn trở thành một cái xác không hồn, tuy bạn vẫn đi đứng như người bình thường. Ở một giai tầng nào đó, có thể bạn hoạt động rất hữu hiệu và thành công trong xã hội. Nhưng ở một mức độ cao hơn, ở trong sâu thẳm nội tâm của bạn mới là vấn đề. Bạn có thể trở thành một con người tuy vẫn đi đứng, cử động, nhưng đã chết về mặt tinh thần. 

Mười hai bước tiến

Trong xã hội của giới nghiện ngập, người ta hiểu rõ tầm mức quan trọng của việc thống hối hơn những người ngày nay thường lui tới nhà thờ. Điều đó có lạ lùng không? Chương trình “mười hai bước tiến” áp dụng cho giới nghiện ngập cho thấy người ta phải thống hối, phải chấm dứt cách sống mang lại sự huỷ diệt, nếu không, người ta tự huỷ hoại lấy mình, rồi rơi xuống hố sâu và còn kéo theo nhiều người khác xuống hố với mình.

Nếu tôi, trong tư cách là một linh mục, lên tiếng kêu gọi “thống hối”, người ta không cho điều đó quan trọng lắm. Tôi bị tố cáo là qui tội cho kẻ khác. Nếu điều đó xảy ra, tôi cũng sẵn sàng chấp nhận. Tôi thiết tưởng điều đó cũng nằm trong lãnh vực trách nhiệm của một linh mục trong xã hội ngày nay.  

Công việc của tôi không nhằm thuyết phục bạn, nhưng để làm chứng tá cho chân lý. Nếu bạn hiểu được điều đó thì thật tuyệt vời! Nếu bạn không hiểu được, thật quá tồi tệ. Một số người nghe theo, nhưng một số khác không nghe. Như người Ả-rập thường nói: Bản chất của nước mưa thì giống nhau. Mưa làm cho gai góc mọc lên ở trong đầm lầy nhưng cũng làm cho bông hoa nở rộ trong ngôi vườn.

Tiền bạc hay cuộc sống 

Thực tế là khi chúng ta không nhận ra những gì sái quấy trong hành động chúng ta và tại sao lại sái quấy, và khi chúng ta không chấp nhận đó là sái quấy thì chúng ta cứ tiếp tục tái phạm mãi mãi. Chúng ta trở thành quen thói rồi. Điều đó trở nên bản tính thứ hai và không làm cho chúng ta áy náy nữa.

Một cách vô thức, chúng ta bắt đầu đánh mất ý niệm về giá trị và ý thức về tội lỗi. Điều đó xảy tới một cách vô ý thức, bởi vì tôi không tin bất cứ ai có chủ tâm vứt bỏ hệ thống giá trị ra ngoài cửa sổ. Thật đáng buồn, không có tinh thần thống hối, chúng ta bị lạc đường. Chúng ta bị rối loạn, không nhận ra điều gì đang xảy tới.

Đối với nhiều người, chân lý chỉ là trò giễu cợt, như trong câu chuyện nói về tên cướp ngân hàng kê súng vào đầu anh Jack và nói: “Đưa tiền đây hay bị mất mạng.” Jack đáp: “Để tôi suy nghĩ!  Để tôi suy nghĩ!

Lòng tham muốn những của cải vật chất đã khiến Jack quên thực tế khẩn trương. Anh nên kiềm chế lòng tham lam và kềm chế như thế nào?

Thần học và sự lành mạnh hóa

Lòng tham có thể là vấn nạn đối với bạn hay không thành vấn đề. Bất cứ điều gì dẫn bạn đi lạc lối thì nền thần học cũng như tinh thần lành mạnh đòi hỏi chúng ta phải nhận dạng điều gì cần thiết để thống hối. Vậy điều gì chúng ta cần phải thay đổi để cuộc sống được đồng điệu hầu trở nên môn đệ Chúa Giêsu? Công việc của tôi không phải nói cho bạn điều gì phải làm, đúng hơn là chỉ cho bạn một hướng đi. Rồi tùy bạn tự lo liệu lấy!

Tommy, cho ngựa ăn đi 

Cho phép tôi kết thúc bằng câu chuyện về một em bé tên Tommy, rất sợ bóng tối. Em sống trong một trang trại, ở nơi đèo heo hút gió, vào thời kỳ chưa phát minh điện lực. Vào một buổi tối mùa đông, cha em sai em ra chuồng ngựa để cho ngựa ăn. Chuồng ngựa ở nơi tối tăm nhất trong trang trại.

Cha em biết em sợ bóng tối nên trao cho em một cây đèn lồng và nói:

Tommy ạ, con cầm đèn đi và cho ba biết con thấy gì?”

- Ba ơi, con thấy nửa đường đi qua sân trại!

- Tốt, bây giờ con hãy đi thật xa mà con có thể thấy được.

Tommy lấy hết gan dạ đi khoảng cách đó. Ba em lại kêu:

Tommy, cầm đèn lồng cao hơn và cho ba biết con thấy gì?”

- Con thấy chuồng ngựa.

- Tommy, con hãy đi thật xa hơn nữa mà con có thể thấy được

Em bé lấy hết can đảm để bước đi trong ánh đèn dầu. Khi em đến chuồng ngựa, ba em gọi em:

Bây giờ con thấy gì?”

- Ba ơi, con thấy những con ngựa.

- Tommy, giờ con cho ngựa ăn đi.

Và em bé đã làm như người cha nói.

 Đèn lồng là hình ảnh Phúc Âm. Điều tôi nói cho bạn, tôi cũng nói cho chính tôi: Hãy cầm đèn lồng lên và lấy hết can đảm đi càng xa càng tốt để có thể thống hối và có can đảm thay đổi những gì cần phải thay đổi và sống những điều trường tồn miên viễn.

Chân thiện mỹ

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói như sau: “Chân thiện mỹ sẽ giải thoát thế giới.” Thống hối là chân thiện mỹ. Khi chúng ta ôm ấp “chân thiện mỹ”, chúng ta giải thoát thế giới.  

Linh Mục Vincent Travers, OP

Hương Vĩnh chuyển ngữ

VỀ MỤC LỤC
TÌNH YÊU DÂNG HIẾN 

 

Nguyên tác: ”Lettres d’amour aux prêtres” –  “Thư tình gửi các Linh mục”

của Catherine DE HUECK DOHERTY

Người chuyển ngữ, Đình Chẩn.

CHƯƠNG V 

TÌNH YÊU DÂNG HIẾN 

Con đã nói với cha về dấu chỉ niềm vui và niềm hy vọng như thế nào, nhưng con chưa nói đến cha cũng là dấu chỉ của Tình yêu dâng hiến. 

Tình yêu là một cái gì đó thật huyền diệu. Thánh Phaolô đã đưa ra một định nghĩa về Tình Yêu (Đức Ái)  chưa từng có từ xưa đến nay. Ngài bắt đầu bằng những lời lẽ giản dị về thứ bậc các đặc sủng:” Trong các ân huệ của Thiên Chúa, anh em hãy tìm những ơn cao trọng nhất. Nhưng đây tôi xin chỉ cho anh em con đường trổi vượt hơn cả”. Vậy nên,  thưa cha kính yêu, đó không phải là điều đáng nói sao? Thánh Phaolô đã chỉ cho chúng ta thấy một con đường trổi vượt hơn cả. Người tách Tình yêu ra khỏi tất cả những gì không thuộc về Thiên Chúa; Người thanh tẩy và thánh hoá Tình yêu. Người nâng Tình yêu lên. Cha hãy lắng nghe những lời ngài muốn nói :

Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các Thiên Thần đi nữa mà tôi không có Đức Mến ( Tình yêu) thì tôi cũng chỉ là thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng”. Ước chi các Kitô hữu biểu lộ đúng điều ấy! Ước chi điều ấy đúng với cha, thưa cha kính yêu! Những câu chữ chau chuốt, những bài giảng  đầy sức thuyết phục, làm sao lại xảy ra chuyện người ta không xúm đến với cha, không cám ơn cha, không vây quanh cha như người ta vây quanh Chúa Kitô?  Người ta đến gần cha và khen:” Cha giảng rất hay, thật đáng ngưỡng mộ! Nhưng người ta buồn khi ra về . Tại sao vậy?  

Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được Đức Tin đến chuyển núi dời non mà tôi không có Đức Mến thì tôi cũng chẳng là gì cả”. Cha có thể hình dung ra điều đó không?  Cha có thể hình dung ra với ơn chữa lành, ơn nói tiên tri, ơn suy xét, và tất nhiên hơn thế nữa, bảy Đặc Sủng của Thánh Thần? Nhưng nếu cha thực thi những ơn đó mà không có Đức Mến, thì như Thánh Phaolô nói:” …Thì tôi cũng chẳng là gì”. 

 Những lời này nghe thật khiếp sợ phải không cha? Bởi có nhiều người trong chúng ta lợi dụng những Đặc Sủng của Thánh Thần ban cho để được nổi danh. Những ơn đó làm rạng ngời vinh quang của chúng ta. Điều đó còn bi kịch hơn. Chúng ta được trao ban những ơn này là để dẫn đưa anh em về với Chúa, chúng ta cất giữ những ơn đó, và cách nào đó, chúng ta bo bo giữ cho mình và kiêu ngạo khi có những ơn đó. 

Chính vì vậy, Thánh Phaolô nói rất chí lý:” Chúng ta chẳng là gì cả”.“ Giả như tôi có đem hết tài sản mà bố thí hay nộp cả thân xác để chịu thiêu đốt mà tôi không có Đức Mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi”. Những lời lẽ thật đanh thép phải không cha? 

Chính vì vậy, Tình yêu hay Đức Mến, như thánh Phaolô gọi, có đủ mọi cung bậc, là bản chất của sinh linh con người. Bởi vì khi cha có Chúa trong mình là cha có Tình yêu. Cha được tấn phong là để thực hành sứ vụ thánh thiện của Ngài, nhưng còn hơn thế nữa, cha được phong chức ở trong Chúa bởi vì Chúa ở trong cha và cha là Đại diện của Chúa, cái duy nhất cha có thể trao ban là Tình Yêu. Cha phải trao ban Tình yêu thật nhiều không tiếc tay. Thực vậy, bàn tay cha  múc lấy nguồn Tình yêu vô tận của Đức Kitô, từng giờ từng phút từng giây. Cha phải trao ban Tình yêu mà cha nhận được từ Thiên Chúa cho chúng con, Tình yêu mà Chúa đã hiến dâng qua sự nhập thể , qua cuộc thương khó và chịu đóng đinh của Người. Tình yêu ấy thuộc về cha! Là của cha! Để mà cha có dược Tình yêu ấy và giữ lại trong một giây, chỉ một giây thôi! Và để cha có thể rộng tay ban phát Tình yêu ấy, bởi vì Tình yêu ấy sẽ trở lại với cha từ chính suối nguồn nó đã vọt lên khi cha được phong chức Linh mục. Chính vì vậy, Đức Mến là điều cha cần phải trao ban luôn luôn.

Nhưng cha hãy đọc kỹ hơn một chút nữa:” Đức Mến thì nhẫn nhục, hiền hậu”. Con nhớ đến những năm 60: Hành động độc ác viện dẫn những tranh biếm họa về Đức Thánh Cha và các Đấng bậc đã biến thành những sự nhạo báng, những điều mà  chẳng thể cười được dù chỉ trong giây lát. 

“Đức Mến luôn luôn nhẫn nhục và hiền hậu”. Liệu con có thể khẳng định với lương tâm mình rằng con là người hoàn hảo, đáng yêu đối với Bề trên đối với anh chị em, đối với những người được gọi là dưới con, đối với người nghèo, đối với những người nhỏ mọn và đối với tất cả mọi người? Tuy nhiên, thưa cha kính yêu, Thiên Chúa luôn luôn kiên nhẫn với chúng ta, Thiên Chúa nhẫn nhục vô cùng. Bằng những phương cách trong các bài Thần học, cha chứng tỏ điều đó và lại hủy bỏ trong những bài Thần học khác. Tại sao vậy? Suối nguồn Đức Mến phải chăng nay cạn kiệt? Tất cả những việc cha có thể làm bây giờ là hãy ngước mắt nhìn lên Chúa và khẩn xin Ngài vì Thiên Chúa luôn xót thương, ngay cả khi Chúa bị ta xúc phạm  thì Chúa vẫn luôn tha thứ và làm hoà với ta. 

“Đức Mến không bao giờ ghen tương vênh vang hay tự đắc”. Tuy nhiên, cách mà con cái đối xử với Giáo Hội Mẹ thật bi thảm phải không cha? Và trong khi hành động như vậy thì cảm giác tội lỗi đã xâm chiếm chúng ta. Chúng ta đã chế giễu, cha không tin sao? Chúng ta đã quá tin tưởng vào lời gièm pha, du nhập vào nhóm quân nhạo báng. Nhưng cha không thấy rằng những nhóm ấy vừa cười vừa khóc sao?  Cha không nhìn thấy nước mắt chúng sao? Những giọt nước mắt ấy cứ uẩn khúc trong tim họ, nhưng cha là người có được ơn nhận biết phân định, và cha có thể trao ban bình an cho quân nhạo báng Thiên Chúa và những người Đại diện Chúa. Người ta không chế giễu Thiên Chúa nhưng có nhiều người không nhớ đến Thiên Chúa. 

Đức Mến không nóng giận không nuôi hận thù”.  Thật rõ ràng! Thế mà tại sao có Linh mục lại còn tìm cách tranh cãi về Thiên Chúa? Tại sao họ không quỳ gối xuống? Tại sao họ không cúi đầu vào tận thẳm sâu lòng mình và kêu lên:” Lạy Chúa, xin thương xót con vì con là kẻ tội lỗi!”? 

Đức Mến không mừng khi thấy sự gian ác nhưng vui khi thấy điều chân thật, Đức Mến tha thứ tất cả,  tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả”. Xin cha hãy ngẫm lại những lời ấy bởi nó thật quan trọng. “Đức Mến không vui mừng khi thấy kẻ khác phạm tội!” Đức mến không bao giờ chế giễu ai mà tự thú tội mình. Lẽ tự nhiên, Đức Mến vui mừng trong sự thật bởi vì không phải chỉ nghĩ và nói sự thật, nhưng còn bởi vì Đức Mến tự biết rõ mình và biết rằng Thiên Chúa luôn luôn sẵn lòng tha thứ. Cha thường nhìn thấy người con trở về với Người cha và trong phép Giải tội, cha nhân danh Chúa Kitô tha thứ và xoá bỏ mọi lỗi lầm. “ Ego te absolve…”  Không phải cha là người tha tội mà đó là Thiên Chúa! Nhưng qua cha mà sự tha thứ của Thiên Chúa được lặp lại. Nếu Thiên Chúa còn tha thứ tội lỗi cho tất cả những người đến xưng tội với cha, há Thiên Chúa lại không tha thứ cho cha, cũng là hối nhân dưới chân Chúa Giêsu sao?. Con chắc chắn rằng Thiên Chúa có tha vì Thiên Chúa là Tình yêu. 

“Đức Mến hy vọng, tin tưởng, chịu đựng tất cả!” Tất nhiên, Đức Mến tin tưởng. Nhất là Đức Mến tin tưởng những người không đáng tin tưởng đơn giản chỉ vì Đức Mến tin tưởng chúng ta, cha và con. Thế mà cha không nghĩ rằng chúng ta đáng tin tưởng dù chút ít thôi sao? Nhưng dẫu cho mọi lời chúc phúc, mọi điều kỳ diệu được thực hiện nơi chúng ta, thì chúng ta cũng không đáng tin tưởng, phải không cha? Vậy nên, nếu Thiên Chúa tin tưởng chúng ta, thì chúng ta cũng cần phải tin tưởng anh em mình, nhất là những người không đáng tin tưởng.  Chúng ta không thể nói:” Ôi, tôi vừa cho ông này một đôla và ông ta lại quay lại xin cũng với những lý do như vậy”. Nhưng Chúa Kitô đã dạy:” Nếu ai xin áo ngoài của anh em thì hãy đưa luôn cả áo trong nữa!” Thực vậy, họ có thể đem áo đi bán lấy hai xu và đi uống, nhưng ai cũng biết rằng ngày nay đồ uống là một căn bệnh, và cha sẽ không từ chối cho chiếc áo ngoài cho một người bệnh phải không? 

Thánh Phaolô tiếp tục nói với chúng ta rằng ngay cả khi tôi tự hiến thân mình mà tôi không có Đức Mến thì tôi cũng chỉ như thanh la phèng phèng chũm chọe trong một “ sa mạc” không có Thiên Chúa.

Ít nhất, Đức Mến trao ban những cử chỉ đẹp và thánh thiện. Ước chi mọi người biết chia sẻ từ que diêm đến trao ban chính mạng sống mình, biết giang tay đón tha nhân, biết chia sẻ nơi ăn chốn ở, tiền bạc, nếu chúng ta làm với Tình yêu thương thì những việc làm ấy sẽ trở thành những hành động của Chúa Giêsu. Khi đó, cha sẽ giống như Chúa Giêsu và không có ai biết được điều gì đã xảy đến cho người mà cha đã cho chiếc áo, những đồng xu, hay que diêm ấy. Không , không có gì biết được. 

Còn hiển nhiên hơn nữa, Chúa Giêsu đã trao cho chúng con- những tín hữu,cho  các cha-những Linh mục, cho Đức Thánh Cha, rồi đến những người ăn xin, những cô gái điếm, một giới răn là: Chúng ta hãy yêu thương nhau, vì khi chúng ta yêu thương nhau chính là khi chúng ta yêu mến Chúa. Chính vì Đức Mến vượt trên tất cả, nên Đức Mến phải là trung tâm của Linh mục. 

Nhưng thánh nhân còn nói tiếp:” Ơn nói tiên tri ư? Cũng chỉ nhất thời thôi. Ơn ngôn ngữ ư?  Chẳng kéo dài mãi mãi; ơn hiểu biết ư?  Cũng có ngày sẽ hết. Vì chưng sự hiểu biết thì có ngần, ơn tiên tri có hạn; một khi cái hoàn hảo đến thì những cái có hạn sẽ biến đi.  Cũng như khi tôi còn là trẻ con, tôi nói năng như trẻ con, suy nghĩ như trẻ con, nhưng khi tôi đã lớn thì tôi bỏ tất cả những gì là trẻ con. Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ qua tấm gương, mai sau chúng ta sẽ thấy rõ trước mặt. Bây giờ sự hiểu biết của tôi có ngần có hạn, mai sau tôi sẽ được biết hết như Thiên Chúa biết tôi”. Tất cả các Ân Sủng của Thánh Linh sẽ biến mất chỉ có Đức Mến là tồn tại. Con hy vọng rằng khi ra trước mặt Chúa cha sẽ mặc chiếc áo khoác bằng Đức Mến. Con hy vọng rằng đó không phải là chiếc áo khoác bị rách nhưng mềm mại phải chiếu hào quang mặt trời. 

Thưa cha kính mến, đời sống Linh mục của cha là đời sống yêu thương, Tình yêu mà con đang nói ở đây được thánh Phaolô miêu tả rất gần  với tình yêu của thế gian. Nó có thể kết hợp  cách dễ dàng bởi vì cha đã được nếm thử Tình yêu của Chúa Cha. Cha được chìm đắm trong biển Yêu thương từ ngày cha lãnh nhận chức Linh mục. Đây là mầu nhiệm của Đức khiết tịnh: Khả năng yêu thương như Chúa yêu. Đó là bí mật của Đức khiết tịnh. Xin cha hãy nhớ lại điều này mỗi khi cám dỗ nổi lên chống lại Đức Mến bởi nó chống lại mầu nhiệm yêu thương mà cha đã được đắm chìm trong đó qua việc thánh hiến lời khấn hứa. Cha chỉ có thể hiểu được Đức khiết tịnh trong bối cảnh ấy, nếu không thì nhân đức này không tồn tại. Thưa cha kính mến, cha không thấy điều gì đã đến với cha sao?  

Cha được khoác lên mình chiếc áo nhuộm máu đào của Chúa. Đó là chiếc áo nhuộm máu đào bởi vì Chúa Kitô đã chết cho cha và cho con, nhưng cách riêng cho cha. Cha được mặc chiếc áo ấy như là lớp da bảo vệ cho cha. Cha có thể đi trên con đường  Chúa đã đi trong sự bình an. Con hình dung ra sự bình an lạ lùng ấy  đã choán hết con người cha khi cha nhận thấy những gì mà Thiên chức Linh mục mang lại cho cha. 

Cha có hiểu Đức khiết tịnh của cha  thể hiện nơi chúng con-người trần tục như thế nào không?  Con không muốn nhắc lại rằng những người trẻ đã xì xào nhau trong những năm 1960, 1970 và cả sau này nữa:” Cam kết sống đời tận hiến làm gì khi người ta chứng kiến cha này hay sơ kia đi lạc đường?” 

Vâng, cha là dấu chỉ niềm hy vọng bất cứ nơi đâu cha đặt chân đến, nhưng cha sẽ nâng tâm hồn người ta lên khi cha sống đời khiết tịnh. Khi đó người ta sẽ hiểu được thế nào là sự thánh thiện và nhất là tại sao tất cả mọi người chúng ta được rửa tội trong sự chết và Phục sinh của Chúa Kitô, nếu đó không phải là để nên thánh sao? Tất cả mọi người cần nên thánh khi xác tín nhìn lên Thầy chí thánh của chúng ta, nhưng đặc biệt hơn cha là người bước đi trong chiếc áo choàng thấm máu đào mà Chúa Kitô đã trao ban cho cha ngày cha lãnh nhận  chức Linh mục. Như vậy, chúng con cũng có thể chạm tới chiếc áo choàng nhuộm máu đào ấy. Khi đó, chúng con cũng có thể trở nên khiết tịnh tuỳ theo bậc sống của mỗi người. Chúng con cũng có thể cảm nhận được Đức khiết tịnh mà chúng con  đã vứt bỏ như đồ trang sức cũ kỹ ấy. Cha ơi, Đức khiết tịnh của cha là cốt lõi của sự thánh thiện. 

Đang suy nghĩ miên man về Đức khiết tịnh và Đức Mến con chợt nghe thấy hai từ khác chen vào. Đó là : sự trắc ẩn hay lòng thương xót. Rất tự nhiên con nghĩ nó phái sinh từ “Đức  khiết tịnh”. Con bắt đầu suy niệm về hai từ đẹp tuyệt ấy.

Đối với con, nhân đức là sự dạt dào của con tim. Cha có tin rằng gọi một nhân đức là sự dạt dào của con tim thì đúng theo phương diện Thần học không?

Con phải thú nhận rằng sự trắc ẩn và lòng thương xót đã được kết dính một cách chặt chẽ trong trái tim con. Hình ảnh hai từ đó giống như hai anh em sinh đôi, nếu như cha thấy được điều con muốn nói. Nhưng đang khi con nghĩ đến lòng trắc ẩn và thương xót, con nghĩ ngay đến Chúa. Thực vậy, há Người chẳng phải là Đấng đầy lòng trắc ẩn và hay thương xót đó sao?

Con lại nghĩ ra một điều khác: Con không biết con tim nhân loại có thể chứa đựng cả một đại dương lòng trắc ẩn không! Có thể nhiều lắm cũng chỉ là một dòng suối hay dòng sông. Nhưng một đại dương ư?  Không, không, con không tin rằng con tim nhỏ bé của con người có thể chứa đựng cả đại dương bao la lòng trắc ẩn và thương xót. Nhưng gần đây, con khám phá ra rằng trái tim nhỏ bé của con có thể chứa được. 

Một đêm kia, đang khi cầu nguyện, con chợt nhìn thấy bức tường gỗ căn nhà con biến mất ( khi đó con đang nửa tỉnh nửa mê); dù thế nào thì túp lều cũng đã biến mất, và nhà con ở dù bé nhỏ, nhưng bất chợt các Linh mục đứng chật nhà! Đó là những Linh mục sống trong sự hồ nghi. Đó là những Linh mục sống trong sự quằn quại. Một nỗi đau thầm kín. Đó là những Linh mục đang mong chờ hồi tục. Đó là những Linh mục đang mong muốn kết hôn. Đó là những Linh mục đang nghĩ đến sự chia cắt. Đó là những Linh mục vẫn còn là Linh mục nhưng tỏ ra mệt mỏi. Vâng, thậm chí có những Linh mục trong số đó đã hoàn toàn kiệt quệ! 

Ngay khi đó, lòng con nổi lên ước muốn kết tội bất cứ một Linh mục nào trong số đó vì yếu đức tin, yếu đuối hay vì còn non nớt. Nhưng bất ngờ thay, lúc đó tâm hồn con lại tràn ngập tình yêu thương và lòng trắc ẩn. Con muốn ôm các ngài vào lòng như thể con đã là người mẹ hay chị gái của các ngài. Con muốn an ủi các ngài biết bao! Con ước ao muốn nói với các ngài rằng con cũng như tất cả các con chiên khác cần đến các ngài biết bao. Nhưng ngay cả khi những nhu cầu của chúng con biến mất thì tình yêu thương và lòng trắc ẩn ấy vẫn tràn đầy trong con. Ước gì con có thể nói, viết hay làm cách nào đó cho từng Linh mục nước Mỹ và Canada, những người đang sống trong sự dằn vặt của nghi ngờ, của sự xáo động nội tâm và của sự chán chường để các ngài hiểu rằng các ngài không cô đơn, rằng ở nơi xa xôi của đất nước Canađa kia có một thiếu phụ kỳ lạ, yêu Thiên chức Linh mục đến nỗi bà không thể hiểu nổi chính mình, bởi tình yêu ấy vượt quá trí hiểu của bà, nhưng con tim người phụ nữ ấy tràn ngập biển trời yêu thương và lòng trắc ẩn.  

Con ước ao có thể viết thư cho từng Linh mục nước Mỹ, Canađa để chia sẻ nỗi đau của từng người, chia sẻ trọn vẹn nỗi khổ ấy, dù nỗi đau ấy thế nào đi nữa, bởi vì con yêu Thiên chức Linh mục của họ. Các Linh mục là những người cha, người anh, và ngày nay họ đang bị cô đơn và  bị lãng quên biết bao! Nhưng con không thể viết thư cho tất cả các Linh mục Mỹ được. Con chỉ có thể nhắc lại những gì đã viết: Cánh cửa nhà Madonna luôn rộng mở. Chúng con dành cho các ngài căn nhà giản dị khiêm tốn. Chúng con có những nơi cô tịch, những căn nhà ổ chuột tầm thường, nơi đó người ta có thể sống một mình với Thiên Chúa, và đó là nơi để học lại cầu nguyện nếu cần. 

Các Linh mục là những người được Thiên Chúa cất nhắc lên hai lần. Các Linh mục là những người đã đáp lời mời gọi của Thiên Chúa hai lần( lần một khi chịu phép Rửa tội, và lần hai vào ngày chịu chức) để trở nên một Kitô khác. Thiên Chúa đã gọi các ngài đứng dậy và lên đường để đi đến tận cùng vực thẳm của ngục tù trần gian do con người xây dựng và sống ở đó cho đến chết, chết cho chính mình, chết về xác thịt, chết đi những ước muốn xa hoa, chết đi tất cả những ước muốn của thế gian này và chết đi tất cả những gì mà thế gian ưa thích. 

Vâng, đứng dậy đi vào trong những vực thẳm ngục tù do con người gây ra, nơi mà chỉ ít người biết được danh Thánh vĩ đại của Thiên Chúa, Danh xưng êm dịu có sức chữa lành. Vào nơi đó để gặp Đức Maria, Đấng hằng ở trong các ngục tù và trong tất cả các sào huyệt của trần gian, vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa cũng là Mẹ của nhân loại. Duy có Mẹ chỉ cho các Linh mục thấy chốn nương náu yêu thương của Mẹ và ở lại đó. Có hề chi, dù nơi nương náu ấy chỉ là ngôi nhà giản dị, tĩnh lặng, xa lánh tất cả những gì thế gian chạy theo. Hay thậm chí một túp lều tranh, một túp lều chống tuyết vùng bắc cực hay chiếc lều dựng trong sa mạc. Mẹ luôn luôn ở lại trong ngôi nhà Tình yêu của Mẹ và các Linh mục phải ở lại đó. 

Những Linh mục này sẽ sống ở đó như những chiên sát tế đối diện với tất cả những Linh mục không sống kiểu Bethlehem, nơi vườn Giệtsimani hay ở Golgotha. Những Linh mục ấy sẽ là những mẫu gương sống đời dâng hiến cho những Linh mục chỉ ưa sống sung túc, thích những nụ cười ngọt ngào, với những lời nói bóng bẩy phát ra từ những miệng lưỡi giả hình, cho những người nhận lấy những đồng xu của bà goá nghèo mua sắm những đồ sa hoa và đi du ngoạn tốn kém. Những Linh mục ấy sẽ trở nên của lễ toàn thiêu thay cho những Linh mục chỉ kính sợ loài người mà không kính sợ Thiên Chúa, thay cho những ai đang say đắm trong phù hoa và danh vọng thế trần. 

Họ sẽ bắt đầu cuộc sống của mình trong sự hiến dâng chính mình. Hiến tế là sự hy sinh trọn vẹn đến nỗi không còn lại gì hết. Với Tình yêu, họ sẽ dâng hiến trọn vẹn làm của lễ hiến tế Đức Mến. Chỉ khi đó, các Linh mục mới có được bình an và các ngài sẽ đem bình an của mình vào địa ngục trần gian của con người, không ai có thể lấy đi mất sự bình an của các Linh mục ấy và của những người họ trao ban.

Nhưng hiến tế nghĩa là chết, và các Linh mục cần phải chết đi. Đối với các Linh mục, đó là sự chết dần chết mòn, giống như Chúa Giêsu đã bị đóng đinh cách tàn bạo và bị chết như vậy. Đấng đã cất nhắc các Linh mục ấy lên, sẽ thừa nhận các ngài là những Linh mục bác ái yêu thương và đầy lòng trắc ẩn.

 

VỀ MỤC LỤC
Đối thoại với Chúa thế nào? 

 

Tác phẩm: Cầu Nguyện Cá Nhân: Bí quyết tình yêu và vui sống 

Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy, pss.

Phần thứ hai 
 
Đối thoại với Chúa thế nào? 
 

 
‘’Nầy đây, Ta đứng ngoài cửa mà gỏ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa cho Ta,Ta sẽ vào với người ấy và dùng bửa với người ấy và người ấy với Ta.’’ 



Chúa đến đứng ngoài cửa của bạn mà gỏ. Để mở cho Ngài, bạn cần biết cách Chúa đến, tiếng Chúa nói, ngôn ngữ Chúa dùng. Những bước nghệ thuật đối thoại tôi trình bày chỉ nhằm giúp dễ dàng và phong phú cho cuộc đối thoại của bạn với Chúa, chứ không bắt buộc phải theo một thứ tự nào cả. Có khi bạn chỉ dùng một điểm để cầu nguyện.

m  ộ t 
 
Bạn chào Chúa
 

 Gặp hay đón tiếp ai, bạn chào người đó. Chào Chúa là bạn bắt liên lạc với Chúa, là sống trong sự hiện diện của Chúa. Nhưng Chúa không phức tạp đâu. Đối với Chúa, giản dị là điều tốt nhất. Bạn xem trong máng cỏ, Chúa hiện diện như thế nào? Là một em bé! Ba vua đi vào, quỳ gối và sụp lạy chào Chúa Hài Nhi. Bạn đặt mình làm một nhân vật nơi máng cỏ. Bạn chào Chúa, mà kỳ thực Ngài chào bạn trước, bởi vì Ngài là Thiên Chúa đã đến làm người và ở giữa chúng ta. Bạn hãy yên lặng nhìn ngắm Chúa và dâng cho Ngài cái gì bạn đang lấy làm quí nhất. Bạn hãy để cho bình an và niềm vui dâng lên trong lòng bạn. 

Có nhiều cuộc gặp gỡ trong Kinh Thánh có thể được dùng làm khung cảnh để bắt đầu việc cầu nguyện của bạn. Thánh Têrêxa Avila bắt đầu nguyện gẫm bằng cảnh Chúa Giêsu hấp hối trong Vườn Dầu. Liên lạc với thiên nhiên cũng giúp bạn đặt mình trong sự hiện diện của Chúa. Biết dừng lại giữa một cảnh đẹp, thinh lặng chiêm ngắm, Chúa cũng cho bạn dấu hiệu và nói với bạn. Thánh Gioan Thánh Giá, Thánh Phanxicô At-xi-di và nhiều vị thánh khác thích cầu nguyện lâu giờ giữa thiên nhiên. 

          Khi mệt mỏi, khô khan, bạn cũng có thể dùng một lời kinh lặp đi lặp lại (như kiểu lần chuổi), để đi vào trong sự hiện diện của Chúa và bắt đầu giờ cầu nguyện của bạn. Một Tập sinh tâm sự: ‘’Tôi lặp đi lặp lại nhiều lần ’Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót con’ - ’Lạy Chúa Giêsu, con yêu mến Chúa’. Điều đó giúp tôi tập trung vào Đấng Cứu Chuộc tôi’’. Hoặc bạn dùng công thức giáo đầu giờ kinh phụng vụ để hướng lòng bạn về với Chúa: “Lạy Chúa, xin mở môi con, cho con dâng lời ngợi khen Chúa.’’ 
 

          Nơi cầu nguyện của bạn

          Có người chỉ cầu nguyện được ở trong Nhà Thờ hay Nhà Nguyện được bài trí theo sở thích của mình. Thật vậy, khung cảnh bên ngoài cũng góp phần dẫn bạn đến với Chúa, hay kéo bạn xa Ngài.

Tôi bàn ưu tiên đến lời cầu nguyện riêng tư, nên ý nghĩa nơi cầu nguyện của bạn đã được nói nhiều ở phần trên. Bạn cần bài trí cho phòng bạn thành một khung cảnh thích hợp cho việc cầu nguyện riêng: một Thánh Giá, một ngọn đèn, một Thánh Kinh chẳng hạn... Nhắm thẳng vào cái chính yếu là có thể gặp gỡ Chúa trong đơn sơ, nhưng đầy tĩnh thức chân lý. Thời điểm thuận tiện là ban sáng: bạn đến trình diện với Chúa và định hướng cả ngày sống của bạn. Nếu ban sáng khó thì ban tối hay sau trưa. Nhưng thời gian vẫn là thứ yếu. Điều quan trọng vẫn là giữ cho được việc cầu nguyện hằng ngày. 
 

        Toàn thân bạn cầu nguyện 

        Thể xác - linh hồn - trí khôn phải liên đới sâu xa. Dĩ nhiên lời cầu nguyện thể hiện trong sâu kín con tim và trí khôn, nhưng để đi vào cung thánh nội tâm nầy thì thể xác và linh hồn cũng cần được hòa hợp thống nhất. Thể xác bạn biến thành một thứ Nhà Tạm cho Chúa hiện diện, như Thánh Phaolô nhấn mạnh: “Thân xác cho Chúa và Chúa cho thân xác... Thân xác bạn là Đền Thờ Chúa Thánh Thần’’ (1Cor.6:13.19). Vì thế, bạn cần chế ngự và vô hiệu hoá ngũ quan vốn làm cho bạn hướng ngoại hơn là hướng nội. Chẳng hạn ngồi thẳng xương sống, nhắm mắt, điều hòa hơi thở, điều chỉnh thư giản cơ bắp. Tóm lại là làm sao cho toàn thân bạn yên tĩnh, bằng an, có cảm giác thoải mái, loại bỏ lo âu để tập trung vào giây phút hiện tại. Tuy nhiên, bạn đừng để mất thời giờ và sức lực vào lối ‘’định tĩnh yoga hay thiền’’, rốt cuộc là tập trung vào chính bạn. Chỉ có mối liên lạc sống động và cá nhân với Chúa Kitô giúp giải thoát thân xác bạn, dành cho việc phụng sự Thiên Chúa. 

          Đứng cầu nguyện cũng là thái độ cầu nguyện thông thường của mọi tôn giáo. Nó diễn tả sự kính trọng, tĩnh thức, sẵn sàng lắng nghe và vâng theo. Qùy gối cầu nguyện diễn tả thái độ lệ thuộc, phục tùng, sám hối, cầu khẩn. Cầu nguyện sấp mình sát đất là dấu hiệu khiêm nhường và thờ lạy trước sự thánh thiện của Thiên Chúa. Trong khi cầu nguyện riêng một mình, bạn tự do sử dụng các tư thế của thân xác. Bạn càng thoải mái tự nhiên trước mặt Chúa, lời cầu nguyện của bạn càng chân thực, và mọi cánh cửa sẽ rộng mở cho cuộc đối thoại thân mật với Chúa.

          Những lo ra chia trí

          Bạn sẽ gặp những lo ra chia trí trong khi cầu nguyện là điều không thể tránh khỏi. Nhiều lúc ta không chú ý vào giây phút hiện tại được, vì ý tưởng ta ở nơi khác, hoặc trong quá khứ hoặc trong tương lai, nghĩa là trong mơ mộng. Khi đặt mình liên lạc với Đấng Vô Hình, bạn thấy diễn ra cả một chuỗi những chia trí, đó là cái hoàn toàn bình thường. Điều chính yếu là không thuận theo hay thụ động chịu đựng chúng, mà phải không ngừng chiến đấu để trở lại cuộc đối thoại. Cuộc chiến đấu nầy giúp mở ra con đường cho lời cầu nguyện phong phú sâu xa. 

          Tôi có một kinh nghiệm sống cá nhân về chuyện nầy là lấy ngay sự chia trí ấy làm đề tài, làm đối tượng để trao đổi đối thoại với Chúa. Ví dụ khi bạn nghĩ đến công việc, bạn cầu xin Chúa ơn chu toàn công việc đó tốt hơn. Một bạn mù chia sẻ: “Tôi mù nên không bị chia trí vì bên ngoài, nhưng lại có chuyện khác là đôi khi bị chia trí vì tưởng tượng. Trí tưởng tượng tôi cứ đi dông dài và lúc đầu sống cầu nguyện thật là vất vả. Thái độ của tôi là cố không dừng lại ở tưởng tượng ấy, mà dâng nó lên Chúa và biến nó thành lời cầu nguyện. Khi trí tôi nghĩ tưởng đến bạo lực, tôi xin Chúa biến đổi nó nên dịu dàng. Khi trí tôi nghĩ tưởng đến điều không trong sạch, tôi xin Chúa thanh tẩy tôi. Và như thế đó mà các cơn cám dỗ biến đi. Ngay khi ý thức mình chia trí, tôi trở lại ngay với Chúa đang hiện diện thực sự trong tôi.’’ 

Có một điều rất lợi ích khi xem xét loại chia trí hằng đến luôn với bạn trong lúc cầu nguyện. Chính những chia trí ấy mặc khải cho bạn là bạn đang ở đâu trong những dính bén, những ước muốn thầm kín, những ám ảnh... Nhờ đó mà bạn khám phá ra ‘’mối tội đầu’’ của mình. Bạn đừng quên Chúa Giêsu đã nói rằng kho tàng bạn ở đâu thì lòng trí bạn cũng ở đó. Đó là nhiệt kế để đo cơn sốt nội tâm và tìm phương thuốc chữa trị. Từ đó mà lời cầu nguyện của bạn sẽ hướng đặc biệt về một khía cạnh nào cụ thể, để cầu xin Chúa ơn hoán cải, trở lại. 

          Dù bạn gặp phải những khó khăn nào trong khi cầu nguyện đi nữa, bạn hãy vững lòng. Sự suy niệm của người kitô hữu luôn có tính chất đối thần, dựa trên Đức Tin - Đức Cậy - Đức Mến. Đôi khi bạn hăm hở với việc cầu nguyện, mọi sự xem ra dễ dàng và bạn cảm thấy lời cầu nguyện sống động, tập trung. Lúc khác lại trái ngược, mọi sự xem ra khó khăn, khô khan, vất vả và bạn có cảm tưởng là lời cầu nguyện chẳng có hiệu lực chi. Bạn đừng xét đoán lời cầu nguyện theo những cảm giác tức thời ấy. Cái quan trọng là sự dấn thân của bạn trong đức tin, đức cậy và đức mến. Thường chính khi cuộc chiến đấu xem ra vất vả nhất, lại là lúc lời cầu nguyện được chúc phúc nhất, dù bề ngoài có như thế nào đi nữa. 
 

          Nối tần sóng liên lạc với Chúa

          Để nối tần sóng liên lạc đối thoại với Chúa, bạn cẩn thận lưu ý những điểm sau đây: 

  • Bắt đầu bằng sự cắt đứt với những mối bận tâm thường ngày của bạn, chẳng hạn khi vào nơi cầu nguyện của mình, bạn hãy thắp lên ngọn nến, đặt mình trong một tư thế thích hợp (ngồi, quỳ, đứng, sụp lạy...), nhắm mắt, tập trung tư tưởng bằng sự hít thở và thư giản.

  • Thiết lập ngay liên lạc với Chúa: Đặt Chúa Giêsu ở trước mặt bạn, bằng hình ảnh hay ký ức (Chúa Hài Đồng, Chúa Biến Hình, Chúa Hấp Hối, Chúa Vác Thánh Giá, Chúa Chịu Đóng Đinh, Chúa Sống Lại...). Bạn thưa với Chúa: ‘’Lạy Chúa, Chúa đang ở trước mặt con, con yêu mến Chúa, con đang lắng nghe Chúa ...’’

  • Xin ơn cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin Chúa dạy con cầu nguyện.’’ Kêu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn và duy trì lời cầu nguyện của bạn, dù bạn có lo ra chia trí. Mới đầu bạn đừng mong đạt chú ý 100%. Cái quan trọng nhất là ý hướng và sự bền tâm.

  • Hãy coi chừng, đừng coi giờ cầu nguyện như là một thứ dịch vụ bắt buộc, để rồi cứ gián mắt xem đồng hồ, vội vả cho xong việc. Nếu thế, bạn nên bắt đầu lại từ đầu.

  • Cuối cùng, hãy nhớ rằng bạn không cô đơn trước mặt Chúa. Bạn đừng ngại liên kết lời cầu nguyện của bạn với Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse, các thánh, các thiên thần và mọi người đang cầu nguyện cùng lúc với bạn trên khắp cùng thế giới, nhất là những người liên hệ thân thiết với bạn: ‘’Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng.’’

Lời cầu nguyện bên máng cỏ. 

          Con đang ở trước mặt Chúa Giêsu Hài Đồng,

          Rất bé nhỏ, rất khó nghèo trong hang đá nầy,

          Giữa Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse,

          Là Ánh Sáng giữa đêm đen,

          Là Thiên Chúa Nhập Thể,

          Là Lời thành xác thịt,

          Là Chúa Con xuống từ trời cao,

          Là Emmanuel, ‘’Thiên Chúa ở cùng chúng con’’,

          Là Đấng Tối Cao trở thành Thấp Hèn Nhất,

Là Bánh Hằng Sống hiến trao cho loài người đói khổ,

Là Đầy Tớ Khiêm Hạ đến trong vương quốc của Kiêu Căng. 

 

          Con cũng biết được một chút Phúc Âm,

          Niềm Tin của Giáo Hội,

Nhưng con khó thực hiện những gì lời mầu nhiệm mang tới.

Con đoán thấy trái ngược bao la và mới mẻ đến kinh ngạc.

Lạy Chúa, con tin rằng Chúa là Thiên Chúa diệu kỳ,

          Mang đầy tình thương cho con người,

          nhưng lại vô cùng khiêm tốn.

          Con tin rằng Chúa tự làm người rất bé nhỏ,

          Để bắt nối cùng con nằm sát tận đất,

          Trong sự ti tiện và những khiếm khuyết của con. 

          Giêsu ơi, Chúa là Đấng duy nhất đáng con tôn thờ,

          Con sấp mình trước mặt Chúa,

          Với tất cả yếu đuối và thiện chí của con,

Con dâng Chúa lời cầu nguyện nhỏ bé không khéo diễn tả của con.

          Con dâng Chúa ước vọng đón tiếp Chúa

          Hầu con được tái sinh vào Sự Sống và Tự Do: 

          ‘’Một trẻ thơ đã sinh ra cho chúng ta,

          Một người con đã được ban cho nhân loại.’’ 
 
 
  

           Lạy Chúa, con cảm thấy mình vụng về, bối rối,

          Vì quà tặng quá quí giá,

Và bâng khuâng lo lắng trước một trách nhiệm bao la. 

          Con mở rộng vòng tay và con tim,

          Xin Chúa hãy vào cuộc sống con,

          Là Đấng Cứu Độ và Thiên Chúa của con,

          Là người anh, người bạn,

          Là kiểu mẫu duy nhất của con,

          Là Thiên Chúa thật và là người thật,

          Con thờ lạy và xin theo Chúa. 

          Lạy Cha trên trời, Cha của Giêsu,

          Con dâng Chúa ý chí của con.

          Lạy Chúa Thánh Thần, Thần Trí của Giêsu,

          Con tín nhiệm vào Chúa,

          Con cám ơn Chúa

          về sự dịu dàng và sức mạnh của Chúa. 
 

VỀ MỤC LỤC
Thực Phẩm Chức Năng
 

Trong hơn 20 năm vừa qua, dân chúng cững như giới khoa học đã có thêm một cái nhìn nữa về thực phẩm. Thực phẩm không chỉ là để duy trì sự sống, mà còn mang thêm khả năng tăng cường sức khỏe, giảm thiểu các bệnh mãn tính do mất cân bằng dinh dưỡng. Từ đó nẩy sinh ra sự tìm hiểu và chế biến loại thực phẩm trong đó các thành phần cấu tạo có tác dụng tích cực vào những nhiệm vụ khác nhau của cơ thể. Đó là “Thực phẩm chức năng”.

Thực phẩm chức năng được quần chúng dễ dàng đón nhận, đặc biệt là với những lời giới thiệu hấp dẫn về ích lợi từ nhà sản xuất. Thực phẩm có vẻ  như đã đáp ứng nhu cầu tự chăm sóc sức khỏe của mọi người. Tuổi thọ gia tăng, quý vị cao niên muốn có các phương thức ở trong tầm tay để giúp cuộc sống an bình, khỏe mạnh hơn. Giới trẻ muốn có “tiên dược” để phòng tránh các bệnh mãn tính mà cha ông mắc phải. Rồi lại còn chi phí khám chữa bệnh quá cao, thời gian ngồi chờ quá lâu, bảo hiểm sức khỏe nhiêu khê, khiến cho nhiều người tìm tới các phương tiện sẵn có.  

Vậy thực phẩm chức năng là gì? Có khác với thực phẩm tự nhiên không? Công dụng có như lời giới thiệu? Có cần thiết và an toàn cho cơ thể không?

Sau đây là ý kiến của một số các nhà chuyên môn, hữu trách. 

Định nghĩa

Vào thập niên 1980, chính phủ Nhật Bản tài trợ một chương trình nghiên cứu sự ích lợi của thực phẩm đối với sức khỏe.

 Năm 1991, chữ Thực Phẩm Chức Năng (Functional Food) được đưa ra với ý nghĩa ban đầu là những thực phẩm chế biến (processed foods) chứa các hoạt chất có thể giúp một vài chức năng cơ thể hoàn thành nhiệm vụ khả quan hơn, ngoài công dụng dinh dưỡng.

Nhật Bản có những tiêu chuẩn cho TPCN, gọi là thực phẩm dành riêng cho sử dụng y tế (Foods for Specified Health Uses), được bộ Y Tế  công nhận.

Sau đó, nhiều quốc gia khác cũng bắt đầu để ý tới những sản phẩm với tên mới mẻ này. Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có một định nghĩa chính thức cho nhóm chữ TPCN. Mỗi quốc gia, mỗi tổ chức nghiên cứu có định nghĩa và quy luật riêng nhưng từa tựa nhau.

Viện Y học Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa: “Thực phẩm chức năng là những thực phẩm chứa các chất có khả năng tốt cho sức khỏe. Các thực phẩm này bao gồm bất cứ thực phẩm chế biến hoặc thành phần nào có thể cung cấp lợi ích cho sức khỏe ngoài giá trị dinh dinh dưỡng cố hữu của thực phẩm”. 

Trong tài liệu “Functional Foods: Opportunities and Challenges” phổ biến vào năm 2003, cơ quan Nghiên Cứu Quốc Tế Bất Vụ Lội về thực phầm, định nghĩa “Thực phẩm chức năng là những thực phẩm và các thành phần thực phẩm có thể cung cấp ích lợi sức khỏe ngoài giá trị dinh dưỡng căn bản. Các thực phẩm này bao gồm thực phẩm thường dùng, thực phẩm được bổ sung, tăng cường hoặc hoàn chỉnh hơn (enhanced) và các thực phẩm phụ thêm”.

Với giới chức y tế Canada: “Thực phẩm chức năng có hình dáng bên ngoài tương tự như thực phẩm thông thường. Ngoài khả năng dinh dưỡng cố hữu, các thực phẩm này phải được chứng minh một cách khoa học là có thể cung cấp những ích lợi sinh học và có khả năng giảm thiểu rủi ro mắc các bệnh mãn tính”

Tại Việt Nam, thông tư số 08/TT-BYT ngày 23-8-2004 của Bộ Y tế quy định: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm để hỗ trợ các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh”

Giới chức y tế Hàn quốc coi thực phẩm chức năng là các thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng và các chất khác dưới dạng cô đặc, có tác dụng nuôi sống hoặc sinh học với mục đích phụ thêm cho thực phẩm tự nhiên”.

Điều cần lưu ý là trong các định nghĩa nêu ở trên, không có định nghĩa nào nói tới công dụng “chữa trị” bệnh của thực phẩm chức năng.

Điều kiện trở thành thực phẩm chức năng 

Theo quy định chung, một thực phẩm chức năng phải hội đủ các điều kiện như sau:

- Các thành phần của thực phẩm phải có khả năng có tác dụng tốt đối với các chức năng sinh hóa học của cơ thể, tăng cường sức khỏe cho người tiêu thụ, ngoài giá trị dinh dưỡng cố hữu.

- Các khả năng này phải được chứng minh bằng các thử nghiệm khoa học.

- Sản phẩm phải có đầy đủ các thành phần đã nêu ra trên bao bì.

- Phải có chứng minh rằng các thành phần cho thêm vào sản phẩm an toàn và không gây ra các tương tác có hại

- Vì không là dược phẩm nên không được giới thiệu là có thể chữa bệnh, mà chỉ có tác dụng phòng tránh, tăng cường sức khỏe, nâng cao đời sống.

- Phải giới thiệu bằng những từ ngữ rõ ràng, dễ hiểu, không có tính cách gây hiểu lầm, lừa dối.

Tại Hoa Kỳ, thực phẩm chức năng được cơ quan Thực Dược Phẩm (Food and Drug Administration) kiểm soát về phẩm chất và sự an toàn. Nhà sản xuất phải được FDA công nhận là thực phẩm chức năng với các dẫn chứng khoa học về ích lợi của sản phẩm. Các điều- cho-là-đúng hoặc khẳng- định, quả-quyết (Claims) của nhà sản xuất được xét theo các tiêu chuẩn sau đây

a. Có một đồng ý khoa học đáng kể (significant scientific agreement) đối với quả quyết của nhà sản xuất.

b. Mặc dù có một vài bằng chứng khoa học hỗ trợ nhưng bằng chứng đó không có tính cách kết luận.

c. Có vài chứng cớ khoa học gián tiếp nhắc tới quả quyết này. Tuy nhiên FDA kết luận là dẫn chứng rất giới hạn (limited) và không có tính cách kết luận

d. Rất ít nghiên cứu khoa học đề cập tới điều mà nhà sản xuất quả quyết. FDA kết luận rằng có rất ít bằng chứng khoa học hỗ trợ cho lời yêu cầu. 

Mới đây nhất, tháng 1 năm 2007, FDA gửi một hướng dẫn tới các nhà sản xuất thực phẩm, trong đó FDA nhấn mạnh ở hai điểm:

- Quà quyết sức khỏe (Health claims) mô tả mối liên hệ giữa một chất (thực phẩm hoặc thành phần thực phẩm) với một bệnh hoặc một tình trạng sức khỏe. Quả quyết của thực phẩm giới hạn ở sự giảm rủi ro bệnh chứ không được quả quyết chữa lành bệnh, giảm bệnh, điều trị hoặc phòng tránh bệnh. Các quả quyết này dành cho dược phẩm.

- Các quả quyết của thực phẩm chức năng (Functional Food Claims) chỉ trình bầy ảnh hưởng của thực phẩm đối với cấu trúc và nhiệm vụ các bộ phận cơ thể.

Chẳng hạn thực phẩm tăng cường calci giúp duy trì xương lành mạnh và giảm rủi ro loãng xương; thực phẩm có chất xơ giúp đại tiện đều đặn và có thể giảm rủi ro vài loại ung thư và bệnh tim; folic acid có thể giảm rủi ro khuyết tật cột tủy sống; chất đạm đậu nành có thể giảm rủi ro bệnh tim…

Tại Hoa Kỳ, giới sản xuất thực phẩm chức năng liên tục tranh luận với cơ quan này về điều mà họ cho là đúng để giới thiệu trên nhãn thực phẩm. Thay vì nói sản phẩm chữa được bệnh thì họ “lách”: sản phẩm có thể thay đổi chức năng và cấu trúc các cơ quan trong cơ thể, trì hoãn sự hóa già hoặc duy trì mức độ cholesterol bình thường, “cải thiện tâm trạng”, “chất bảo vệ sức khỏe”, “Tăng cường sự thư giãn”…

Bên Anh quốc, luật pháp đòi hỏi là mọi giới thiệu trên nhãn hiệu thực phẩm phải đúng và không có tính cách gây hiểu nhầm (misleading).

Liên Hiệp Âu châu cũng có quy luật để bảo đảm là mọi dữ kiện ghi trên bao bì thực phẩm đều rõ ràng, chính xác và có chứng minh để dân chúng dễ lựa chọn thực phẩm, nước uống và để bảo vệ sức khỏe mọi người. 

Việc kiểm soát chặt chẽ như vậy nhằm mục đích bảo vệ người tiêu thụ khỏi bị “thôi miên với các giới thiệu tốt đẹp, không phân biệt được thực hư, dễ bị nhầm lẫn”.

Xin đưa ra trường hợp một sản phẩm tại Việt Nam được Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm cho phép với xác định: ‘’Tảo côn bố là 1 loại tảo biển có nhiều vi chất dinh dưỡng nên dùng tốt cho những người suy nhược cơ thể do dinh dưỡng không cân đối. Ngoài ra, cung cấp một luợng chất xơ tự nhiên cao giúp ổn định hoạt động của bộ máy tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng”.

Nhưng nhà sản xuất lại giới thiệu: “Tảo đặc chế bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, chống loãng xương, táo bón, trĩ, lợi tiểu. Ngăn ngừa chứng huyết khối, giảm cholesterol, phòng chống ung thư dạ dày, đại tràng, trị bướu cổ, tràng nhạc, xám da, lọc máu, thải độc, viêm gan B, giảm béo. Đặc biệt đối với người béo phì, đái tháo đường, huyết áp, tim mạch”.

 Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu nhà sản xuất thu hồi sản phẩm. 

Áp dụng thực tế

Thực ra, 500 năm trước Thiên Chúa, danh y Hi Lạp Hippocrate đã biết rõ vai trò của thực phẩm đối với bệnh và đã viết: “Hãy dùng thực phẩm như dược phẩm”.

Từ lâu, các quan sát dịch tễ đã thấy rằng, thổ dân vài bộ lạc ở châu Phi dùng nhiều thực phẩm có chất xơ ít bị ung thư trực tràng; dân Eskimo rất ít bị bệnh tim vì ăn nhiều cá; người Nhật sống ở quê hương ăn nhiều đậu nành ít bị nhồi máu cơ tim hơn là khi chuyển cư sang Mỹ, tiêu thụ nhiều thịt động vật…

Trong khi đó thì khoa học thực nghiệm cũng chứng minh là các thực phẩm tự nhiên mà chúng ta thường ăn đều có tác dụng tốt lên các chức năng của cơ thể. Như là hạt yến mạch (Oats) có chất xơ b-glucan làm giảm cholesterol, LDL giảm rủi ro bệnh động mạch tim; cà chua với lycopene giảm rủi ro ung thư nhiếp tuyến; tỏi với hóa chất Allium savitum có tác dụng phòng tránh ung thư, tiêu diệt vi khuẩn, giảm cao huyết áp, cao cholesterol; nước trái cây cranberry rất tốt để giảm nhiễm trùng tiểu tiện; cá có omega-3 giảm rủi ro bệnh tim và ung thư; sữa chua có nhiều vi sinh vật rất tốt cho các chức năng của ruột…

Như vậy có nên hoặc cần dùng thêm thực phẩm chức năng hay không. 

Marion Nestle, Trưởng Bộ môn Dinh Dưỡng và Nghiên Cứu Thực phẩm tại Đại học New York có ý kiến: “Điều e ngại của tôi là thực phẩm chức năng sẽ ngăn cản (distract) dân chúng dùng thực phẩm lành mạnh và khuyến khích các nhà sản xuất đưa ra thị trường những sản phẩm vô tích sự, chỉ có một vài chất dinh dưỡng mà nói là thực phẩm tốt lành. Rau và trái cây đã có đầy đủ những chất giúp ngăn ngừa ung thư và bệnh tim”

Về sự an toàn, xin trích dẫn lời nói của Steven DeFelice, Chủ tịch Quỹ Tài trợ Canh tân Y học (Foundation of Innovation in Medicine) tại Cranford, New Jersy: “Chín mươi chín phần trăm thực phẩm chức năng chưa được thử nghiệm lâm sàng và đã đưa ra các khẳng định mà không có sự hỗ trợ của dữ kiện lâm sàng”.

Hoặc như nhận xét của Bruce Silverglade, Giám đốc Pháp lý của Trung tâm Khoa học vì Lợi ích Công cộng (Center for Science in the Public Interest): “Người ta vẫn nói rẳng dược thảo an toàn vì đã được dùng cả nhiều trăm năm. Một số dược thảo có thể an toàn. Nhưng không được thử nghiệm, không ai có thể biết một dược thảo nào đó có thể gây ra ung thư, suy thận hoặc tổn thương khác, dủ là chất đó đã được dùng từ lâu”.

Chính các nhà sản xuất cũng nhận là hiện nay trên thị trường có nhiều loại TPCN không đúng như quảng cáo, sự khuyến mãi không thực thà, sản phẩm không có bổ ích.

Kết luận

Thực phẩm chức năng đang tràn ngập thị trường tại mọi quốc gia với những lời quảng cáo dễ lung lạc lòng người về ích lợi cho sức khỏe.

Dùng hay không là tùy sự suy luận và nhu cầu của mỗi cá nhân.

Chỉ nên nhớ rằng thực phẩm tự nhiên đã chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần cho các chức năng của cơ thể.

Và thực phẩm gọi là chức năng không phải là phương thuốc “bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ” để giải tỏa các các thói quen xấu. Đây cũng chỉ là thức ăn thường được chế biến, thêm bớt vài hóa chất khác nhau.

Hơn nữa, không có thực phẩm xấu tốt mà có cách sử dụng đúng hoặc sai. Sai vì dùng quá ít hoặc quá nhiều. Như Paracelsus vào thế kỷ 15 đã có nhận xét: “Mọi chất đều có mầm độc hại. Sử dụng với số lượng thích hợp phân biệt một chất độc với liều thuốc trị bệnh”

 Mà ăn uống đúng cũng chưa đủ, còn cần có nếp sống lành mạnh, vận động đều đặn, thư giãn tâm hồn.

Thực phẩm chức năng còn cần nhiều nghiên cứu khoa học để chứng minh công dụng phòng ngừa, chữa trị bệnh tật.

Cũng như cần sự “trong sáng lương tâm” của nhà sản xuất để không đưa ra thị trường những sản phẩm “hào nhoáng bề ngoài mà nội dung nghèo nàn, đôi khi có hại”. Hoặc các nhà phân phối phóng đại lời giới thiệu sản phẩm quá mức độ so với tác dụng thực sự của chúng.

Như ý kiến sau đây của Barbara Gollman, Hội Thực Phẩm-Dinh Dưỡng Hoa Kỳ (American Dietetic Association): “Tiêu thụ quá nhiều, các chất đó sẽ gây hại cho sức khỏe. Nếu không thu lượm được điều mà ta tưởng là có thì chỉ tốn tiền vô ích”.

Vì liệu “Cỏ có luôn luôn xanh hơn ở phía bên kia núi” hay không!! 

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức Texas- Hoa Kỳ

VỀ MỤC LỤC
CỤ XỨ BÊN TA  Chuyện phiếm của Gã Siêu.

 

Nếu gã nhớ không lầm, thì trước ngày ba mươi tháng tư năm bảy mươi lăm, tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Saigon các thầy phó tế, hay nói nôm na là các cụ sáu, được lãnh nhận chức vụ linh mục vào cuối tháng tư, trước khi ra trường; còn tại Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đàlạt, thì vào tháng mười hai, trước lễ Giáng Sinh. Thành thử trong năm có những đợt truyền chức, được gọi là những mùa hồng ân,

Vào những mùa và những đợt này, bàn dân thiên hạ lại được nghe trình bày về linh mục. Các vị giảng thuyết cả tiếng lại dài hơi, ca tụng vẻ cao đẹp tuyệt vời của thiên chức ấy. Chẳng hạn linh mục là trung gian giữa trời và đất, là gạch nối giữa Thiên Chúa và nhân loại. Nghe cứ như rót vào tai.

Có vị trích dẫn mẩu đối thoại hình, hình như  của cha thánh Gioan Maria Vianney, để biện minh cho những lời ca tụng của mình. Thánh nhân phát biểu như sau :

- Nếu một ngày nào đó, tôi gặp một thiên thần và một linh mục ở giữa đường, thì tôi sẽ cúi đầu chào linh mục trước, bởi vì linh mục đã đem Chúa đến cho tôi, còn thiên thần thì…không.

Có vị còn xác quyết mạnh mẽ hơn thế nữa, khi nói :

- Mẹ Maria chỉ sinh Chúa có một lần, còn linh mục thì không ngừng sinh Chúa mỗi ngày!

Chỉ sợ rằng các cha mới cứ được nghe miết những lời “khoái cả lỗ nhĩ” này, mà lim dim ngủ trên những hào quang của mình. Cứ ngỡ mình là ông Bụt cao sang, mà quên mất thân phận hòn đất thấp kém, bởi vì từ hòn đất, các ngài đã được cất nên ông Bụt.

Có một anh bạn là linh mục, ngày kia đã tâm sự với gã như thế này :

- Hồi còn bé, mình thích đi tu lắm, ông có biết tại sao không ? Này nhé, đi tu làm cha thì được ở nhà tây, được mang giày tây, được ăn bánh tây. Ra ngoài đường, bất luận già trẻ lớn bé, nam phụ lão ấu đều khoanh tay cúi đầu chào : Con xin phép lạy cha ạ. Lạy cha mà còn cần phải xin phép nữa, thì quả là hết ý. Hồi ấy, mình cũng giống như anh em ông Giacôbê và Gioan, mang nặng đầu óc xôi thịt, theo Chúa với mục đích vinh thân phì gia, mong được ngồi bên tả và bên hữu Chúa, có nghĩa là tìm lấy cho mình ghế nọ ghế kia,  chức này chức khác. Tóm lại là được  làm lớn trong vương quốc của Ngài. Thế rồi những tháng năm dài ở chủng viện đã dần dần thanh luyện cái ý hướng của mình, nhờ đó mình không còn mang ảo tưởng nữa. Chức linh mục là để phục vụ Chúa và người khác, chứ không phải là để phục vụ cho bản thân. Và đời linh mục chẳng phải là một xa lộ an toàn, nhưng cũng chất đầy những chông gai và sỏi đá…

Cũng vị linh mục này, trong một buổi chia sẻ kinh nghiệm sống, đã được mấy bà hiền mẫu góp ý…nhẹ nhàng như sau :

- Đi tu như các cha, các thầy, các dì thế mà sướng, chứ còn đèo bòng như tụi con, khổ lắm cha ơi.

Có bà còn mạnh miệng phán một cách rất quyết liệt và quá khích :

- Khi gặp gỡ và trao đổi với những đôi hôn nhân, cha hãy bảo chúng nó đừng lấy nhau nữa, khổ lắm cha ơi.

Nghe vậy, gã bèn hỏi :

- Vậy cha đã giải tỏa cho họ như thế nào ?

Ngài trả lời :

- Mình cũng chỉ biết nhún vai, nhếch mép…mần duyên mà nói với họ rằng : Có ở trong chăn mới biết chăn có rận và đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Các bà cứ thử đi tu làm…cha mà coi xem có nổ đom đóm mắt và toát mồ hôi hột ra không ?

Đúng thế, bông hồng nào mà chẳng có gai, cuộc đời nào mà chẳng có những đắng cay của nó. Định luật này được áp dụng cho mọi người, ở mọi nơi và trong mọi lúc, chẳng miễn trừ cho một ai, kể cả linh mục và tu sĩ.

Vì thế, hôm nay gã xin hầu chuyện về nỗi đoạn trường và những cay đắng bẽ bàng của các linh mục, đặc biệt các cụ xứ, các cha sở bên ta, tức là bên Việt Nam. Hy vọng có người nào đó sẽ viết tiếp về nỗi đoạn trường và những cay đắng bẽ bàng của các cụ xứ, các cha sở bên tây.

Nhìn thoáng qua con người và cuộc đời, gã thấy linh mục được phủ đầy hào quang, thậm chí có kẻ xấu bụng còn liệt các ngài vào hàng :

- Ngồi nhà mát, mà ăn bát vàng.

- Muốn nói ngoa, thì làm cha mà nói.

Hằng ngày chẳng phải bon chen, bươn chải hay khắc khoải với vấn đề cơm áo gạo tiền. Rồi lại còn được bàn dân thiên hạ trọng kính. Thấy vậy ai mà chẳng ham.

Tuy nhiên, nếu vào sâu hơn một chút, thì con người và cuộc đời linh mục cũng không thiếu những gian nan và thử thách. Yếu tố căn bản tạo nên tấm bi kịch của thân phận linh mục, theo gã nghĩ, đó chính là những mâu thuẫn chồng chéo. Có những mâu thuẫn từ bên ngoài, do hoàn cảnh mang tới. Nhưng cũng có những mâu thuẫn từ bên trong, phát sinh do  bản chất, do căn tính của linh mục.

Trước hết là những mâu thuẫn từ bên ngoài.

Ngày xưa việc huấn luyện và đào tạo linh mục được chia làm hai giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất ở tiểu chủng viện. Các chủng sinh được gọi là các chú. Ngoài những sinh hoạt đạo đức, các chú còn được học một chương trình giống như các thanh thiếu niên ngoài đời, cho đến lúc mãn tràng, hết lớp đệ nhất hay lớp mười hai.

Giai đoạn thứ hai ở đại chủng viện. Các chủng sinh bây giờ được gọi là các thầy. Ngoài những sinh hoạt đạo đức, các thầy còn được trau dồi về triết học và thần học, nghĩa là được tìm hiểu về những sự cao siêu trên trời.

Sau khi lãnh nhận chức linh mục và bước chân xuống cuộc đời, nhất là trong trách nhiệm và bổn phận của một cụ xứ, thì những sự cao siêu trên trời ấy bỗng biến đi đâu mất tiêu, để rồi phải đối đầu với những việc cụ thể dưới đất.

Dĩ nhiên, cái chất đạo đức được tôi luyện trong bao nhiêu năm tháng, không nhiều thì ít, cũng đã thấm được phần nào vào con người linh mục. Nhưng rồi những chi phối của thế gian nhiều lúc cũng đã làm cho cái chất đạo đức ấy bị phai nhạt dần.

Ngày xưa, cụ xứ chỉ được học qua quít về…nghệ thuật hùng biện, thế mà bây giờ, giảng dạy lại trở nên một trong những hoạt động chính yếu của ngài. Nếu ngài giảng về những sự cao siêu trên trời, giáo dân sẽ ngáp lên ngáp xuống. Họ đòi hỏi bài giảng của ngài phải cụ thể và xúc tích, nghĩa là phải xuất phát từ đời thường, để rồi lại được áp dụng vào chính cuộc sống hằng ngày. Vậy phải làm thế nào để đào cho ra cái chất sống ấy ?

Là người luôn đứng trên bục mà dạy thiên hạ, thế nhưng nếu không khéo thì chính ngài lại trở thành kẻ…mất dạy. Hai chữ mất dạy ở đây không có nghĩa là ngỗ nghịch, hỗn láo mà chỉ xin được hiểu là không còn được dạy bảo, như lời một bà mẹ đã nói với người con của mình vừa mới được thụ phong linh mục như sau :

- Con ơi, kể từ ngày hôm nay, nếu không ý tứ, thì con sẽ trở nên một kẻ mất dạy, vì với chức linh mục, con sẽ không còn được ai dạy bảo nữa.

Đúng thế, nếu không kết hiệp mật thiết với Chúa qua những  tâm tình cầu nguyện, thì cụ xứ không còn được Chúa dạy bảo. Hay nói đúng hơn, cụ xứ không còn sẵn sàng đón nhận sự soi dẫn của Chúa.

Đồng thời, với những thành công gặt hái được và những trọng kính người ta dành cho mình, cụ xứ dễ mang ảo tưởng cho rằng mình là một bậc thầy lỗi lạc, ý kiến của mình luôn đúng, cho nên dễ dàng gạt bỏ thẳng thừng những ý kiến đóng góp, những đề nghị xây dựng của người khác. Từ đó, cụ xứ sẽ rơi vào thái độ cực đoan, độc tài và độc đoán, không còn biết lắng nghe. Như thế phải chăng là sẽ làm cho mình dần dần trở nên mất dạy.

Cụ xứ bên ta được sánh ví như một chiếc chìa khóa vạn năng, ổ  nào cũng phải mở được, hay nói một cách khác, đụng đâu thì phải làm đó, mà việc nào xem ra cũng phải được xếp vào bậc thầy, bậc sư phụ, bởi vì ngài là…thầy cả cơ mà.

Ngày xưa, cụ xứ đâu có được học về kiến trúc, thế mà bây giờ ngài phải nhúng tay vào hết mọi công trình, xây từ nhà thờ cho đến nhà bếp, xây từ nhà xứ cho đến nhà sinh hoạt, thậm chí đến cả chuồng heo, chuồng gà. Thế nhưng, những kẻ không hiểu thì chép miệng phê bình :

- Cha xây, rồi cha lại cất. Xây nhiều thì cất cũng nhiều.

Trái lại, nếu không xây, thiên hạ bảo cha cù lần :

- Bao nhiêu năm cha ở với chúng con mà chẳng để lại được một công trình nào cả. Cha chẳng lo xây, nhưng chỉ lo cất mà thôi.

Rất lơ mơ về nghề xây dựng, nhưng vì là cụ xứ có toàn quyền, nên đôi lúc ngài cũng đã ngẫu hứng thò tay điều chỉnh bản vẽ, thêm cái này, bớt cái kia, thành thử kết cấu cứ thay đổi luôn xoành xoạch, đến độ quỷ thần cũng không lường nổi.

Ngày xưa, cụ xứ đâu có được học về việc cấy lúa thần nông, làm đường giao thông, hay đào ao thả cá…thế mà bây giờ, ngài cũng phải lăn xả  vào những ngành nghề này, ít nữa là đưa ra những ý kiến mang nặng tính cách khoa học và kỹ thuật, để dân chúng noi theo mà nâng cao đời sống.

Và còn rất nhiều lãnh vực khác nữa, mặc dù hiểu biết còn rất lơ mơ và kinh nghiệm tích lũy chẳng bao nhiêu, thế mà ngài vẫn cứ phải dấn thân. Thôi thì cha sở đi trước, làng nước theo sau. Hay nói cách khác :

- Đã ăn cơm Chúa thì phải múa tối ngày mà thôi.

Một khó khăn nữa cũng đến từ bên ngoài, đó là cách cư xử của cụ xứ. Ngài phải làm sao để dung hòa được những nghĩa vụ, những hoạt động của mình, luôn đứng ở giữa, không nghiêng bên nọ, cũng không ngả bên kia, bởi vì thái quá thì bất cập.

Trong một bài báo với tựa đề : “Làm cụ xứ thời nay dễ hay    khó ?”, một tác giả đã đưa ra những nhận xét của mình như sau :

“Nếu cha giảng lâu quá mười phút – Cha lại nói thao thao bất tuyệt !

Nếu cha mời mọi người chiêm niệm về Thiên Chúa – Ôi, cha chỉ toàn là nói chuyện trên mây trên gió !

Nếu cha đề cập hơi nhiều đến các vấn đề xã hội – Rõ ràng là cha lại khuynh tả rồi !

Nếu cha chỉ cư ngụ trong khuôn viên Giáo Xứ – Cha đã tự ý cắt đứt liên hệ với thế gian !

Nếu cha cứ cả ngày ở trong Nhà Chung – Cha chẳng chịu đi gặp gỡ tiếp xúc với ai cả !

Nếu cha thường xuyên đi thăm người này người kia – Cha chẳng chịu bao giờ ở Nhà Xứ !

Nếu cha sẵn sàng làm Phép Rửa Tội và chứng Hôn Phối cho bất cứ ai đến xin – Đúng là cha đã bán tống bán tháo các Bí Tích !

Nếu cha đòi hỏi cao hơn và nhiều hơn – Cha chỉ muốn Giáo Hội gồm toàn những người trọn hảo !

Nếu cha thành công với thiếu nhi – Đạo của cha là đạo ấu trĩ !

Nếu cha năng thăm viếng các bệnh nhân – Cha chỉ phí thời giờ, và không đi sát với các vấn đề của thời đại!

Nếu cha sửa sang Nhà Thờ – Cha lại ném tiền qua cửa sổ mất rồi !

Nếu cha không tu bổ gì – Cha đã bỏ bê mọi sự !

Nếu cha cộng tác chặt chẽ với Hội Đồng Giáo Xứ – Cha lại để cho người ta xỏ mũi cha rồi !

Nếu cha không lập Hội Đồng Giáo Xứ – Cha độc tài quá đi mất !

Nếu cha hay mỉm cười – Cha quá dễ dãi !

Nếu vì đãng trí hay quá bận tâm một chuyện gì đó nên cha không nhìn thấy một người nào đó – Cha khinh người vừa vừa chứ !

Nếu cha hay bực bội vì một sai sót nào đó của người khác – Cha thiếu sự độ lượng nhân từ rồi đấy !

Nếu cha hiền hòa nhẫn nhục – Cha thiếu nghị lực quả  quyết !

Nếu cha còn trẻ – Đúng là cha còn thiếu kinh nghiệm trường đời !

Nếu cha đã có tuổi – Xin mời cha nghỉ hưu đi là vừa !

Vậy thì, kính thưa cha sở, xin cha cứ can đảm lên nhé !”

Qua những cuộc tiếp xúc, gã cũng nhận thấy tương tự như vậy : một cha sở, nếu vui tính thì bị hiểu là quá dễ dãi và thân mật, còn nếu nghiêm nghị ít nói thì bị mang tiếng là khó tính, nếu bình dân ăn nói như mọi người thì bị chê là không có tác phong đứng đắn, nếu áo quần  tề chỉnh và ít đi lại thì bị khép vào hạng người kiêu kỳ quan liêu và cách biệt, nếu hăng hái lao động thì bị kêu là kẻ ham của cải vật chất, còn nếu ít làm việc tay chân thì bị trách là con nhà trưởng giả…

Thật đúng như cha ông chúng ta đã nói :

- Ở sao cho vừa lòng người,

  Ở rộng người cười, ở hẹp người chê.

  Cao chê ngỏng, thấp chê lùn,

  Béo chê béo trục béo tròn,

  Gầy chê xương sống, xương sườn phơi ra.

Nếu muốn làm vừa lòng mọi người, thì cụ xứ sẽ chẳng làm vừa lòng được một ai, hay cụ xứ phải là người khôn ngoan như Salomon, bằng không thì sẽ điên cái đầu. Mà dù có khôn ngoan như Salomon chăng nữa, biết đâu lại chẳng có kẻ chê là thủ cựu, là dè đặt, là bảo hoàng hơn vua…Cho nên, cụ xứ vừa phải khôn ngoan như con rắn, lại vừa phải đơn sơ như chim bồ câu, vừa phải cứng như thép, lại vừa phải dịu như nước. Ôi quả thực là nhiêu khê và rắc rối quá đi thôi!

Sau khi đã rảo qua một vài mâu thuẫn từ bên ngoài, bây giờ gã xin trình bày những mâu thuẫn từ bên trong, phát sinh bởi bản chất hay căn tính của linh mục.

Thứ nhất, con người linh mục thì yếu đuối, nhưng lại mang lấy một chức vụ cao cả, chức vụ trung gian giữa Thiên Chúa và nhân loại. Nói theo kiểu thánh Phaolô thì chức vụ ấy chính là một kho tàng quý giá. Thế nhưng, kho tàng quý giá này lại được đựng trong một chiếc bình sành dễ vỡ là thân xác linh mục. Gìn giữ chiếc bình này sao cho không bị bể vỡ cũng là chuyện rất cam go trong suốt cả cuộc đời linh mục.

Ngày xưa, gã có quen một anh bạn bổn đạo mới, tên là Minh. Trong chỗ bạn bè thân mật với nhau, chúng tôi thường gọi anh là…”Minh Tốc”. Chắc hẳn anh đã được nghe thuyết giảng nhiều về sự cao cả của thiên chức linh mục, nên luôn xác tín rằng : Linh mục là người không thể nào sa ngã bởi vì luôn được Chúa yêu thương, nâng đỡ và chở che. Chúng tôi có cắt nghĩa thế nào chăng nữa, anh cũng không chấp nhận. Chúng tôi có đưa ra những bằng chứng cụ thể, chẳng hạn linh mục này đã sa ngã, linh mục kia cởi bỏ chiếc áo chùng thâm để trở về làm…phó giáo dân ngoài đời, anh cũng chẳng chịu nghe. Lập trường của anh trước sau như một :

- Linh mục là người thánh, không thể nào phạm tội!!!

Là trung gian giữa Thiên Chúa và nhân loại, nên linh mục vừa phải gắn bó với Thiên Chúa, nhưng đồng thời cũng phải gắn bó với con người. Vừa nắm chặt lấy bàn tay Thiên Chúa, nhưng đồng thời cũng phải nắm chặt lấy bàn tay con người. Vừa là tôi tớ của Thiên Chúa, nhưng đồng thời cũng phải là tôi tớ của con người. Dung hòa được hai điều này không phải là chuyện dễ dàng chút nào.

Vì thế, trong khi thi hành bổn phận, cụ xứ càng dấn thân vào đời bao nhiêu, thì lại càng phải siêu thoát đối với đời bấy nhiêu, chứ không được quyến luyến với đời. Dưới mắt ngài, cuộc đời chỉ là quán trọ trong hành trình tiến về Nước Trời vì chỉ Nước Trời mới là quê hương đích thực mà thôi. Hay như người ta thường bảo :

- Thân xác là bụi tro, danh vọng là mây khói và tiền bạc là phân bón.

Ý thức mình chỉ là một con người yếu đuối, trong tay không có những phương tiện chính trị, những nguồn tài chánh, hay những vũ khí quân sự, thế nhưng linh mục lại chất chứa một sức mạnh vô song, sức mạnh của tình yêu và thập giá, hay nói đúng hơn là sức mạnh của chính Thiên Chúa, như thánh Phaolô đã viết :

- Chính lúc tôi yếu lại là lúc tôi mạnh.

Những kẻ muốn tẩy trừ Giáo hội ra khỏi thế giới đã biết rõ điều ấy. Bởi vì với biết bao nhiêu quyền lực và sức mạnh, họ cũng vẫn không thể nào đè bẹp nổi linh mục và làm cho Giáo hội bị sụp đổ.

Linh mục không phải chỉ là một con người vừa yếu lại vừa mạnh, nhưng còn là một con người vừa được yêu lại vừa bị ghét.

Như trên, chúng ta đã thấy người giáo dân Việt Nam đã dành cho linh mục những yêu thương và trọng kính. Trong khi đó, linh mục cũng lại là người bị thù oán, bị chỉ trích nhiều hơn cả. Cũng như Đức Kitô, cụ xứ trở nên bia cho người ta chống đối.

Bernanos, một nhà văn công giáo, đã có lý khi thốt lên :

- Phải bị ghét bỏ mới chính là linh mục đích thực của Đức Kitô.

Linh mục bị những kẻ thù của Giáo hội hạ nhục, bôi nhọ và vu khống vốn dĩ chỉ là chuyện…thường ngày ở huyện. Thế nhưng, linh mục còn bị chính con cái mình, những kẻ được ngài dẫn dắt, quay lưng chống lại và phản bội.

Bằng chứng là những đơn kiện cáo các linh mục nơi phần đời cũng như nơi phần đạo tại Việt Nam hình như mỗi ngày một gia tăng và nổi cộm. Thậm chí, có linh mục đã phải ngậm đắng nuốt cay mà than thở cả tiếng, khi đời mình đã ngả bóng về chiều :

- Bạc như dân, bất nhân như lính.

Sau cùng, trong khi thi hành chức vụ, linh mục và nhất là cụ xứ thường gặp phải một loại mâu thuẫn khác nữa, đó là mâu thuẫn giữa nhiều và chẳng có chi.

Đúng thế, đôi khi cụ xứ cầm trong tay cả một đống tiền, thế mà nếp sống vẫn cứ đơn giản, vẫn cứ đạm bạc, bởi vì  đống tiền ấy chẳng phải là của riêng mình, nhưng là của chung và được tiêu dùng cho những công việc đem lại lợi ích cho mọi người,  thật đúng với cốt cách : có cũng như không.

Đặc biệt trong lãnh vực tình cảm, cụ xứ cũng như linh mục phải có một trái tim rộng mở để chia sẻ và cảm thông với hết mọi người, từ những đứa con nít cho đến những ông già bà cả, từ những kẻ giàu nứt khố đổ vách đến những người nghèo túng khố rách áo ôm.

Tình yêu của ngài phải là một tình yêu không biên giới, không loại trừ, không phân cách. Tình yêu ấy phải được trải dài, trải rộng trên mọi người, nhưng lại không được phép đóng lại trên ai cả. Ngài chẳng phải là của riêng một ai và chẳng một ai là của riêng mình ngài. Ngài yêu rất nhiều, nhưng cuối cùng lại chẳng được bao nhiêu. Ngài là bạn của mọi người, nhưng rốt cục lại là người cô đơn nhất. Cô đơn trong trách nhiệm và bổn phận. Cô đơn trong khó khăn và thử thách. Cô đơn trong đau yếu và tuổi già.

Gã xin đưa ra một thí dụ điển hình : buổi chiều Chúa nhật, thánh lễ thật đông vui làm sao. Tiếp nối là giờ sinh hoạt của giới thiếu nhi : những tiếng hát hồn nhiên và những nụ cười ngây thơ của lứa tuổi thiên thần mới rộn rã làm sao…Nhưng rồi sau đó, mọi người ra về và cánh cổng nhà thờ khép lại. Cụ xứ lầm lũi và âm thầm bước vào căn phòng nhỏ hẹp của mình. Có nói thì cũng chỉ nói với chính mình. Có nhìn thì cũng chỉ nhìn hình bóng  mình in trên tường vách. May mà ngài còn có Chúa. Chúa đã cứu ngài một bàn thua trông thấy, bằng không thì chỉ còn nước phá sản và vỡ nợ mà thôi!!!

Để kết luận, gã xin ghi lại ý kiến sau đây của cha Chevrier. Ngài nói :

- Xin hãy giúp tôi xây dựng một ngôi thánh đường. Chỉ có ngôi thánh đường này mới cứu được thế giới.

Người ta ngạc nhiên bèn hỏi :

- Ngôi thánh đường nào vậy ?

Ngài nói tiếp :

- Tôi muốn làm hết sức để xây một ngôi thánh đường mà nền móng là những linh mục thánh thiện, các cột đỡ cũng là những linh mục thánh thiện, nhà tạm cũng là những linh mục thánh thiện, tòa giảng cũng là những linh mục thánh thiện và bàn thờ cũng là những linh mục thánh thiện. Chỉ có ngôi thánh đường này mới cần thiết cho mọi người, ở mọi nơi và trong mọi lúc.

Sở dĩ như vậy vì đời sống đạo đức của người giáo dân lệ thuộc khá nhiều vào sự thánh thiện của các linh mục và các…cụ xứ!!!

Gã Siêu    gasieu@gmail.com

VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ

giaosivietnam@gmail.com

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;  Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi  Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

Lm. Luca Phạm Quốc Sử  USA

 

 

Được chọn giữa loài người và cho loài người; GÍAO SĨ: Xuất phát từ gíao dân, hiện diện vì gíao dân và cậy dựa vào gíao dân, để cùng làm VINH DANH THIÊN CHÚA

*************