Bài 03:
KHẮC KHỔ và THẦN NHIỆM
(Ascetic and Mystic)
Như đã trình bày trong hai bài thảo luận
trước, việc Huấn Luyện về Nếp Sống Độc thân, Khiết Tịnh, phải dẫn đến
một lý tưởng sống cao siêu, thoát tục để Kết Nghĩa với Chúa trong đời
sống Tâm Linh(Spiritual Life), Thần nhiệm(Mystic Life) như kinh nghiệm
sống của các vị Thần Nhiệm, Thần Bí, chẳng hạn, Thánh nữ Têrêsa Avila,
Thành nữ Têrêsa Lisieux, hay Mẹ Têrêsa Calcutta...Vì nếp sống Thần
Nhiệm cần phải được thao luyện, lâu ngày lâu năm, cần “Linh
Thao”(Spiritual Exercises), nghĩa là cần một nếp sống Khắc
Khổ, Tiết Dục, thì mới mong thành công. Do đó, xin chia làm
hai đoạn:I/. Cách Sống Khắc Khổ giúp chế ngự ham mê và thăng hoa
đời sống con người như thế nào?I I/. Kết Nghĩa với Chúa, trong Đời
Sống Tâm Linh, Thần Nhiệm là làm sao?
1. Đây
là một đề tài vừa trừu tựợng, siêu nhiên nhưng lại phong phú vô tận,
vì là những kinh nghiệm sống của mọi nguời, mọi tôn giáo, mọi thời
đại. Những Kinh nghiệm của một Nhân Loại luôn khát khao đi tìm về
Cội Nguồn của mình, như Thánh Âu Cơ Tinh( St. Augustin) đã nhận
định một cách sâu xa:” Trái tim Con Người vẫn còn khắc khoải xao
xuyến, cho đến khi được An Tâm trong Chúa”. Bởi vậy, trong
bài này, chỉ xin nêu lên một số Kinh Nghiệm Thao Luyện, mang
tính chất khả thi, thực hành, không diễn giảng dài về các lý
thuyết, hay các Trường phái Tu Đức. Vả lại, trong ít trang Điện Báo,
chỉ có thể cung cấp một số tài liệu, sách báo, hay giới thiệu tác
giả.., để thông tin và giúp độc giả sưu tầm thêm.
2.Trong
Lịch Sử Tu Đức của Thiên Chúa Giáo, đặc biệt của Công Giáo,
“Trào Lưu các Vị Ẩn Tu”(hermit), hay các Vị Tu Rừng(Desert Fathers),
đã xuất hiện từ thế kỷ 2, 3, tại miền Ai Cập. Các vị Tu sĩ đó xa lánh
cảnh đời phồn hoa, thị tứ, tìm đến chốn rừng sâu, thanh vắng để sống
gần thiên nhiên, chăm chú vào việc chiêm niệm, cầu nguyện và tập tành
các nhân đức, đặc biệt cam kết giữ mình đồng trinh. Những Vị Ẩn tu
danh tiếng còn lưu truyền như Thánh An tôn, hay những mẩu
truyện về cách tu luyện nhiệm nhặt lạ thường như “Ông Simon Cột”.
Trong tiểu sử của Thánh Lê Bảo Tịnh, cũng đã thuật lại
câu chuyện Ngài đã bỏ Địa sở để trốn lên Rừng Bạch Bát( có thể là
vùng Rừng Cúc Phương , ngày nay), sống đời Ẩ n dật. Nhưng khi Bề Trên
biết được, thì đã buộc Ngài trở về Nhà Chung Kẻ Vĩnh, và làm Giám đốc
Chủng Viện ở đấy, cho đến khi bị bắt, rồi chịu chết vì Đạo.
3.
Suốt dòng Lịch Sử Hội Thánh, không thể kể hết những Trường Phái
Tu Đức như muôn hoa tươi nở trong Vườn Thiêng của Chúa. Về
lãnh vực đời sống Tâm linh, Giáo hội thường tôn trọng đường hướng,
cách thế tu luyện của cá nhân, chỉ can thiệp khi nghịch lại Truyền
Thống hay Giáo Lý của Hội Thánh. Do đó, mãi cho đến ngày nay, ta thấy
xuất hiện những Trường Phái Tu Đức lớn như: Thánh Biển Đức(Benedictô),
Thánh ĐaMinh( Dominicô)/ Thánh Phan Sinh( Franciscô), Thánh Inhã(
Ignatiô), Dòng Cát Minh(Carmelites) như Thánh Têrêsa Avila, Thánh
Têrêsa Lisieux. Ngoài ra, còn nhiều khuynh hướng đạo đức của các Dòng
Nữ, không thể kể hết được.
4. Huấn
Luyện Tu Đức cho các Chủng Sinh trong các Giáo Phận. Hội các Linh Mục
Xuân Bích, chuyên chú vào việc Đào tạo các Linh Mục làm việc
mục vụ quản trị các Giáo Xứ, trong các Giáo Phận, nên cũng cần một
Đường Hướng Tu Đức thích hợp với đời sống hoạt động Tông đồ. Trong
nhiều năm, ở nhiều nước trên thế giới, các Chủng Viện Xuân Bích đã
dung một tài liệu giáo khoa để giảng dạy Khoa Tu Đức cho các chủng
sinh: Sách”TU ĐỨC HỌC” do Linh Mục Xuân Bích
Tanquerey sưu tập, soạn thảo. Sách giáo khoa này đã phiên dịch
từ nguyên bản Pháp văn ra nhiều thứ tiếng;( bản dịch Việt ngữ có bán
tại Regina Gift Shop, 1900 Grand Ave. Carthage, Mo.64836). Ngày nay,
nhất là sau cải cách của Công Đồng Vatican I I, tình hình tôn giáo, xã
hội thay đổi, nên phương pháp Huấn Luyện về Tu Đức cho các Linh Mục
Giáo phận cũng cần phù hợp với hoàn cảnh mới. Vì thế, Hội Xuân
Bích tại Hoa Kỳ, đã gia nhập và hợp tác chặt chẽ với tổ chức”Liên
Hội các Dòng Tu Nam”, để kiện toàn phương pháp huấn luyện Tu Đức,
đặc biệt về Huấn Luyện Tính Dục cho các chủng sinh.
5. Hội
các Linh Mục Xuân Bích tại Việt Nam, thuộc Tỉnh Dỏng Pháp, đã
được các Giám Mục Địa Phận Hànội cho phép xây một Chủng Viện tại Liễu
Giai, gần Hồ Tây, Hà nội, từ 1930 cho đến 1946, đóng cửa vì chiến
tranh. Năm 1950, mở lại với một ban giáo sư mới; di tản vào Vĩnh Long,
năm 1954; tạm cư tại Thị Nghè (Sài gòn) từ 1956 đến năm 1962, thì được
Đức Giám Mục Giáo Phận Huế mời về cư trú tại Kim Long, bên bờ Sông
Hương, cạnh Thành Nội. Ngoài ra, Hội Xuân Bích cũng phụ trách quản trị
Chủng viện Thánh Gioan, và Chủng Viện Hòa Bình( banTriết lý)tại Đà
nẵng. Sau ngảy 30, tháng tư,năm 1975, tất cả các Chủng Viện đều đóng
cửa, và chỉ được phép mở lại vào năm 1994 cho đến ngày nay. Trong suốt
thời gian hơn 70 năm hoạt động, Hội Xuân Bích Việt nam đả phụ trách
đào tạo được một số lớn các Vị trong Giáo Phẩm như: ĐHY Trịnh Văn Căn,
Phạm Đình Tụng, các Vị GM như: Nguyễn Huy Mai, Trịnh Chính Trực,
Nguyễn Tùng Cương, Lê Văn Trọng, Phạm Tần, Nguyễn Văn Dụ, Nguyễn Sơn
Lâm, Nguyễn Bình Tĩnh, Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Quang Tuyến, Nguyễn Văn
Hoan…Và một số đông các Vị Linh Mục danh tiếng như Cao Văn Luận, Lê
văn Lý, Nguyễn Văn Vinh,..Và hàng mấy ngàn các Linh Mục cho các Giáo
Phận từ bắc chí nam.
6. Hội
Xuân Bích đã theo đường hướng hay phương pháp Tu Đức, Linh Đạo nào?
Khi Đại Chủng Viện Xuân Bích tại Giáo Phận Hà Nội được mở lại vào năm
1950, vị Giám đốc và ban giáo sư mới đảm trách, thay thế ban Giám đốc
cũ. Do đó, đường hướng giáo dục và Linh Đạo cũng cải tiến theo sự canh
tân của Giáo Hội. Một đặc điểm nổi bật là khởi sự tuyển chọn một số
Linh Mục Việt Nam bổ sung vào Ban Giám đốc, và Giáo sư. Cha Giám Đốc
Pierre Gastine, (đã sang Việt Nam từ 1930), đạm nhận chức Giám
đốc từ 1951 đến 1970. Ngài thông thạo Hán văn và Việt văn, có thể viết
và giảng khoa Triết Lý bằng Việt Ngữ. Ngài đã “nhập tịch” vào làng
nước Việt và đổi sang tên Việt là Phêrô Bùi Đức
Tín. Ngài đã có công lớn lao về việc đào tạo các Linh Mục
Việt nam, thế hệ 1950-1975. Nét nổi bật trong chiều hướng Tu Đức Linh
Đạo cho các chủng sinh là Cha Bùi Đức Tín đã từng liên hệ mật thiết
với các bạn học cũ như Cha Vuillaume, cựu Bề Trên của Dòng các “Tiểu
Đệ Chúa Giê su”(Petit Frères de Jésus)do Chân Phước Charles De
Foucauld sáng lập(1858-1916). Tôn chỉ của Dòng là:”Chúa
Giêsu là Tình Yêu”( Jésus est Caritas). Các Anh Tiểu Đệ, các Chị
Tiểu Muội nêu gương khó nghèo, kết hiệp với Chúa và hòa mình với mọi
người để sống thông cảm, yêu thương.
Một Linh Mục Xuân Bích, Cha Khổng
tiến Xuân, (quốc tịch Pháp)đã từng làm giáo sư dạy tâm lý học
tại Chủng Viện Xuân Bích, Ngài đã gia nhập Dòng các Tiểu Đệ Chúa
Giêsu, và hiện nay đang hoạt động truyền giáo ở Đại Hàn. Ngoài ra,
Anh Tiểu Đệ hay lui tới thăm viếng Chủng Viện Xuân Bích là L.M Nguyễn
Kim Điền, sau này làm Giám Mục Cần Thơ, và TGM Giáo Phận Huế. Anh Tiểu
Đệ này, cũng đã nêu gương sáng về nhân đức khó nghèo, hy sinh tính
mạng vì bổn phận, và hòa hợp với nếp sống của giới lao động.
Hàng năm, Ngày Giỗ Tổ, 21 Tháng Mười Một,
Lễ Đức Mẹ Maria Dâng Mình trong Đền Thánh, các Cựu Chủng Sinh Chủng
Viện Xuân Bính khắp nơi trong nước, thường tập họp để hâm nóng lại đời
sống tận hiến cho Chúa, theo gương Đức Mẹ Maria. Có thể nhận xét:
Lớp Giáo sĩ, Tu sĩ do Hội Các Linh Mục Xuân Bích đào tạo, sống đơn sơ,
(không quan liêu), dễ hòa hợp với giới lao động, bình dân, và hăng hái
hoạt động mục vụ, truyền giáo.
I. SỐNG KHẮC KHỔ TRONG
NẾP SỐNG KHIẾT TỊNH
Như đả trình bày ở trên, sống nếp sống
Khiết Tịnh, không phải là một sự nghịch lý, bệnh hoạn, hay không thể
thực hiện được. Trái lại, như gương sáng và kinh nghiệm rất phong phú
của các vị Giáo Sĩ Tu Sĩ minh chứng, nếp sống siêu nhiên này cùng với
Ơn Trên phù giúp, có thể hoàn thành được, miễn là người tu sĩ tự do
chấp nhận nếp sống “anh hùng” ấy, bằng cách sống KHẮC KHỔ, chay tịnh,
để tiết dục, và chú trọng vào việc chiêm niệm, Kết Nghĩa với Chúa, gọi
là THẦN NHIỆM. Tu Thân bằng nếp sống Khắc Khổ, chay tịnh, thì có rất
nhiều phương pháp khác nhau tùy theo Trường phái Linh Đạo của các Dòng
Tu như Linh Đạo của Thánh Biển Đức, Thánh Phan Sinh, Thánh Inhã, Thánh
Têrêsa Avila,v,v. Sau đây, xin nêu ra một vài phương cách phổ thông,
những lời khuyên răn, chỉ giáo giúp các chủng sinh thực tập trong nếp
sống Khắc Khổ, chế ngự thân xác để tiến lên từng bậc thang Thánh
thiện,Toàn hảo( Perfection).
1/ Tính chất “ Khả
Thi” của nếp sống Độc Thân, Khiết Tịnh
Ngày nay, vì thiếu những thanh thiếu niên
tự nguyện dấn thân gia nhập các Chủng Viện và các Dòng Tu Nam Nữ, vì
gương xấu của một số giáo sĩ lạm dụng tính dục đối với trẻ em, nên một
số tín hữu lầm tưởng rằng: chính nếp sống độc thân quá khắc khổ, “phi
nhân bản”(inhuman), đã là nguyên cớ gây ra cuộc khủng hoảng. Do đó, họ
đề nghị Tòa Thánh cho phép “các Linh mục được lấy vợ, thì sẽ có nhiều
người đi tu làm linh mục”. Nhưng gần đây, Tòa Thánh đã nhất quyết duy
trì nếp sống độc thân, khiết tịnh của các Linh Mục trong Hội Thánh
Công Giáo Rôma. Nếp sống độc thân, tuy là một Lý tưởng cao cà, khó
khăn, phi thường, nhưng không phải là điều nghịch lý, trái với bản
tính con người. Trong xã hội, dân chúng vẫn cảm phục những vị anh hùng
ái quốc, hy sinh đời sống gia đình,”thê nhi”, để được thảnh thơi lo
việc cứu nước; những nhà khoa học tận tụy suốt đời cho việc nghiên
cứu, cứu nhân độ thế. Trong văn chương, thi ca, tuy là giả tưởng, “lý
tưởng”, nhưng không phải vô thực, như những truyện tình ái lâm ly
giữa “Lan và Điệp”, hay mối tình cao thượng giữa “Anh Gù Nhà Thờ Đức
Bà Paris, và nàng Du Ca”( Victor Hugo). Hàng ngày, ta có thể chứng
kiến những vị chân tu trong các tôn giáo như Mẹ Têrêsa Calcutta, ĐGH
Gioan Phao Lô I I, 22 vị Thừa sai Công giáo bị giết chết trong năm
2005, hy sinh nếp sống gia đình để thực hiện lòng Mến Chúa, Yêu
Người. Các Ngài sống hạnh phúc, vui vẻ, và điều hòa, quân bình. Trong
tâm trạng của người dân Việt, đã gọi là một vị chân tu”xuất gia tu
hành”mà còn vương vấn cảnh “thê nhi”tùm lum, là không đứng đắn, không
nghiêm chỉnh. Do dó, các Linh Mục, các tín hữu Việt Nam không đặt ra
vấn nạn phi lý này trong một xã hội vật chất dâm loạn, tỷ lệ ly dị lên
tới 50%. Có gì bảo đảm các “Linh Mục lấy vợ”sẽ trung thành với bà xã
suốt đời chăng? Trên cõi đời này, nhiều điều tưởng khó xẩy ra, nhưng
đã xuất hiện trước mắt chúng ta. Chẳng hạn, tại Trung Tâm thương
mại”Little SaiGon”, Phước -Lộc- Thọ, Bolsa, Santa Ana, trong cảnh phồn
hoa, nhộn nhịp, ăn nhậu, mỗi ngày khách du lịch thường thấy tận mắt
một thanh niên, một vị khất sĩ, chừng trên 20 tuổi, vận áo vàng, đầu
trọc, đứng ngoài nắng, ngay cửa ra vào, để xin bố thí, khất thực.
2/ Nếp sống chay
tịnh, đơn sơ, giản dị, vận động, tập thể dục mỗi ngày
Con người có Xác và Hồn, liên hệ mật thiết
với nhau. Do đó, từ xưa tới nay, trong mọi Trường phái Tu đức, đều tìm
cách chế ngự thân xác để việc “tu tâm dưỡng tánh” được dễ dàng tiến
lên đới sống tinh thần, siêu thoát. Lịch sử các Dòng Khổ Tu Công Giáo
như Châu Sơn (Ninh Bình), Phước Sơn, Phước Lý.. vẫn thực hành những
cách thế”hãm dẹp xác thịt” như ăn chay, đánh tội( dùng giây thắt lưng
quất vào lưng), kiêng thịt, kiêng rượu và lao động chân tay, hay trí
thức. Nhờ ăn chay trường với thức ăn đạm bạc, nhưng nhiều chất dinh
dưỡng như đậu phụ, dưa chua, canh rau…mà nghị lực dồi dào, thân xác
khoẻ mạnh, cân đối, nhờ chơi thể thao, thể dục, bớt phì nộn, béo mập.
Ngoài ra, người tu hành cũng tránh ăn mặc sa hoa, nhà lầu, xe hơi,
tiện nghi đồ dùng đắt tiền. Ngày nay, khách hành hương vẫn còn chứng
giám những gian phòng nhỏ hẹp, tấm phản gỗ dùng làm giường nằm, tại
các Thí điểm truyền giáo của các vị Thừa sai tiên khởi như Chân Phước
Junipero Sierra,( Mt Carmel, California). Cũng vì ăn uống”cao lương mĩ
vị”, tiệc tùng, cùng với tâm trạng cô đơn, nên một số giáo sĩ, tu sĩ
đã rơi vào cạm bẫy của nghiện rượu. Do say sưa, không còn kiểm soát
được dục tính, nên đã dùng bạo lực để hãm hiếp.
3/ Ba Lời Khấn:
“Khiết Tịnh, Khó Nghèo, Vâng Phục” Ràng Buộc, Hỗ Trợ nhau
Theo kinh nghiệm Tu Thân của các Dòng Tu,
ba lời khấn hứa, hay cam kết: Khiết tịnh, Khó nghèo, Vâng phục,
là phương pháp Khắc Khổ cao quí nhất để giúp người tu sĩ được
Tự Do, thảnh thơi tiến lên bậc Thiện Toàn. Bộ Ba Nhân Đức này cấu kết
lại để diệt tính cái “giả Ngả”(false-Self), tức tính vị kỷ, “yêu
mình”, tự cao, tự đại, kiêu ngạo, ham sung sướng, giầu sang, quyền cao
chức trọng. Nhưng kinh nghiệm tu đức cũng cho thấy: ba tính xấu nghịch
với ba Nhân Đức kể trên, luôn cấu kết, và chuyển biến cho nhau, dưới
nhiều hình thức. Một tu sĩ sống nghiệm ngặt về Khiết tịnh, nhưng để bù
lại, lại khó tính khó nết, ham tiền, ham quyền. Nhiều tiền, dễ :mua
dâm”, nhiều quyền dễ “cưỡng hiếp”. Nhiều khi, cá nhân tu sĩ thì không
có của riêng, nhưng cơ sở chung của Dòng quá lớn lao, nguy nga, đồ sộ,
thật “khó mà nghèo” được! Do đó, cần phải đề phòng để tiêu diệt cả ba
nết xấu, luôn biến thể dưới nhiều hình thức. Trong văn hóa, văn chương
Việt Nam, nhà thơ trào phúng Tú Xương(?)đã khéo bộc lộ tâm lý éo le
của lòng ham muốn vị kỷ như sau:
Một trà, một rượu, một
đàn bà,
Ba cái lăng nhăng nó
quấy ta.
Chừa được món nào, hay
món ấy,
Có chăng chừa rượu với
chừa trà.
Một vị Thầy Giảng già, làm thơ, “nhái lại”
như sau:
Một Tiền, Một Quyền,
một “Liền Bà”
Ba chước quân thù, cám dỗ
ta.
Trừ được thứ nào, vui
thứ nấy,
Nên chăng phải trừ tuốt
luốt ba.
4/ Tính Dục và văn
thơ “Hài” trong Văn Hóa Việt Nam
Triêt gia Henri Bergson, thuộc Trường phái
Triết học “Trực Giác”(Intuition).( Theo học giả Trần Trọng Kim, các vị
hiền triết Á đông, như Việt Nam, cũng thường dùng Trực Giác, để tìm
ra Chân lý). Ông Bergson đã xuất bản cuốn sách nổi tiếng:”Le
Rire”( Cái Cười) để bàn luận về ý nghĩa của hài kịch, chuyện
tiếu lâm, pha trò: bản chất của Cười là gì? tại sao Cười? cách dàn
dựng vở hài kịch như thế nào? Sauk hi khảo cứu những tác phẩm, và tác
giả nổi tiếng về hài hước như Molière.., ông Bergson đã định nghĩa :
cái Cười có Xã hội tính( Le Rire est social). Ở đây, ý
nghĩa tiếng Cười, không hẳn là “vui mừng, ngợi khen”, nhưng là”CHÊ
CƯỜI”. Tại sao, tự nhiên ta bật cười khi thấy anh nghiện rượu,
chân thấp chân cao, đi lẹo xẹo, ngả nghiêng, hoặc chế nhạo khi gặp
cảnh:” Bây giờ chồng thấp vợ cao, Như đôi đũa lệch, so sao cho
bằng!”…Lý do, tự nhiên ta bật cười, vì cảm thấy nó “khác đời”,
không bình thường như mọi người vẫn thấy vẫn làm, nghĩa là nó “trật
ra bên lề xã hội, thói quen”; do đó, ta dùng tiếng Cười để chê
cười, nhạo cười, để bắt phải trở về với thói quen, với tập quán trong
xã hội. Bị làng xóm chê cười vì lối sống khác lạ, lệch lạc, mất quân
bình, thái quá. Áp dụng phương pháp của Henri Bergson để khảo sát văn
chương, nghệ thuật của Việt Nam, ta nhận thấy tính chất HÀI
rất sâu đậm trong những câu ca dao tục ngữ, câu Hò, câu Đố(đố
tục, giảng thanh, đố thanh giảng tục), những chuyện Tiếu lâm, Trạng
Quỳnh, Trạng Lợn..và loại thơ phú “Hồ Xuân Hương”, Ba Giai Tú Xuất, Tú
Xương, Tú Mỡ..Và ngày nay, những ban “hài”như Vân Sơn, Tam ca, Hoài
linh, Hồng Đào, Quanh Minh..(trong các CD của Thúy Nga, Asia..) được
các gia đình ưa thích thưởng thức. Nhận xét chung, văn hóa và tinh
thần người dân Việt vẫn còn quân bình, không lệch lạc, không ”LỐ
BỊCH”(grotesque) đối với nhu cầu “Tính dục”(Sex)của con người. Trong
khi “cách mạng Tính dục”(sex revolution) đề cao quá mức, tô điểm bộ
phận sinh dục, khêu gợi, kích thích dục tính cuồng dâm của văn minh
tiêu thụ, thì dân “Hài” Việt được dịp đem ra chế diễu những cái “Lố
bịch”, thái quá về “Sex”, để giúp người đởi trở về với lương tri, với
Xã Hội lành mạnh. Bởi vậy, văn chương Hài Hước, châm biếm của tinh
thần Âm-Dương Điều hòa của Văn Hóa Việt, đã đóng góp vào việc tìm hiểu
giá trị cao quí thật của Tính Dục, và đả phá, chê cười những thói
rởm, khiêu dâm, làm rối loạn tâm thần. Người không biết xấu hổ,
người “vô liêm sỉ” là người nguy hiểm đối với xã hội.
Nói tóm lại, theo sinh lý, con người và
loài cầm thú rất giống nhau trong “hành vi tính dục”(sexual act). Nếu
có khác nhau, chỉ vì con người, “linh ư vạn vật”, ban cho hành vi đó
một ý nghĩa đặc biệt cao quí là biểu lộ tình Yêu Mến, lòng Chung Thủy,
và nghĩa Vợ-Chồng.
5/ Người Lính Đào
Trong tập sách Tự Thuật của Thánh Têrêsa
thành Lisieux, có đoạn tả tâm trạng của người “lính đào ngũ” (le
soldat deserté). Mới 16 tuổi, Têrêsa đã được phép vào sống trong Dòng
Kín tại Lisieux. Sống chung với các chị đã ngoài 70, 80 tuổi, rất khó
tính khó nết, không làm sao mà chiều chuộng cho nổi được. Một chị già
nua bệnh tật, có ác cảm , luôn trách móc, bắt bẻ Têrêsa về những
chuyện lặt vặt, không đâu. Nhưng vì lòng Bác ái, Têrêsa luôn nhịn
nhục, không cãi lại. Chịu đựng một thời gian khá lâu, mỗi lần có việc
phải gặp, là lại sinh chuyện la rầy, làm tâm thần Têrêsa thêm mệt mỏi,
căng thẳng vì sức chịu đựng đã kiệt kệ. Một lần, vì nén cơn tức giận,
Têrêsa, run rẩy, không bước đi được, phải ngồi lại trên bậc cầu thang
để nghỉ. Vì sức yếu đuối của con người, để khỏi phải tranh cãi, giận
dữ, đối đầu với chị già khó tính, Têrêsa đã nghĩ ra mưu kế của “người
Lính Đào”, là chạy trốn chị ấy, để bảo toàn lòng bác ái, tha thứ.
Trong đường Tu Đức cũng như trong phép
“Binh Thư, Chiến Thuật”, cần phải biết lượng sức mình và sức quân
địch, thì mới mong thắng trận được. Nếu sức quân mình yếu, khó có thể
thắng, thì nên rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ dịp khác sẽ tấn
công. Vì thế, có câu: ”Tam thập lục kế, đào vi thượng sách”
(trong 36 kế, chạy trốn là kế hoạch tốt nhất”.
Câu chuyện ngưòi Lính Đào, cũng chính là
lời cầu nguyện: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, hay
“tránh xa dịp tội” . Kinh nghiệm cho thấy: các giáo sĩ tu sĩ
sa ngã về “sex”, vì coi thường sức cám dỗ của luật “Âm-Dương”,
(vợ-chồng). Về vấn đề ”tránh xa dịp tội” của các tu sĩ, cần sự cộng
tác của gia đình cha mẹ, anh chị em, bà con thân quyến, các tín hữu,
bạn bè, nhất là nữ giới để ngăn ngừa, và đề phòng những “dịp
tội”.
Sau đây xin trích mấy lời khuyên thực tế
giúp tránh xa mưu chước của “Ba Thù”:
“Xét
theo quá trình trong gia đình, phần đông các giáo sĩ xuất thân từ
những gia đình khiêm tốn trong xã hội, tính tham lam và hà tiện sẽ làm
chai lòng dạ của linh mục trước ân sủng của Thiên Chúa và nỗi bất hạnh
của người khác.
Ngày nay giáo sĩ cởi mở hơn đối với xã hội, vì thế họ có nhiều cơ hội
tiếp xúc với nữ giới. Khuynh hướng đeo đuổi một cuộc sống thanh thản
và tiện nghi cũng đẩy đưa đến việc kiếm tìm sự giải trí và hoan lạc,
nhất là khi họ có một khái niệm mơ hồ đến những đòi hỏi của đức khiết
tịnh. Ðó là tại sao ngày nay các linh mục đi theo phụ nữ ra bải biển
hay đi cắm trại thật là không hiếm.
Một số linh mục coi việc làm bạn với nữ giới là một chuyện bình
thường. Ðối với vài linh mục, hình ảnh khỏa thân và tài liệu dâm ô
không còn coi là điều cấm. Giáo dân và ngay cả linh mục dường như
không còn ác cảm tới các linh mục có con riêng và vẫn còn thi hành
chức linh mục. Tạ ơn Chúa, hầu hết các linh mục Việt
Nam vẫn sống theo nhân đức khiết tịnh”
(Trích
Thông Tấn Xã Á Châu,
Nov/09/2002, Bài Phỏng Vấn ĐGM Nguyễn Bình Tĩnh, Cựu Giám Đốc CHỦNG
VIỆN XUÂN BÍCH, HUẾ)
II. ĐỜI SỐNG
THẦN NHIỆM, KẾT NGHĨA VỚI CHÚA
Đời sống Thần Nhiệm (Mystic), Thần
Bí, Kết nghĩa với Chúa mới thật sự là tuyệt đỉnh của nếp sồng Độc
thân, Khiết tịnh. Con người không thể sống hoàn toàn cô đơn, cô
thế được. Nhưng con người có khả năng “thăng hoa” đời
sống dục tính tự nhiên lên nếp sống tâm linh, “Thần nhiệm”, Kết nghĩa
với Đấng Thiêng Liêng cao cả. Đây cũng là kinh nghiệm vẫn tìm thấy
trong các Tôn Giáo lớn như Phật giáo, như LM Thomas Merton (và các
Linh Mục thuộc Dòng Biển Đức , tại Tu Viện Giệtsêmani(Kentucky)) đã
viết trong sách:”Mystics and Zen Masters”. Sau đây, là mấy
phương thế thực hành do các vị thần bí thường dùng để nuôi dưỡng đời
sống Tâm linh.
1/Tính Chất
”Bí-Tích” Trong Thiên Chúa Giáo
Trong Công Giáo, các tín hữu bắt buộc
phải học biết ý nghĩa thiêng liêng của “Bảy Phép Bí Tích”
trước khi được lãnh nhận như: Bí tích Thánh Tẩy(Rửa tội), Thêm Sức,
Xưng tội, Rước Lễ, Hôn phối, Truyền chức, và Sức dầu bệnh nhân. Theo
Giáo lý, mỗi BÍ-TÍCH đều có hai phần: Tích là Dấu
Tích, hữu hình, chỉ thể chất ngũ quan có thể cảm nhận được( trong
nguyên tự chữ Nho, chữ Tích vẽ hình một vết bàn chân); và Bí là
Bí Mật, vô hình, chỉ những thực tại thiêng liêng, là Ơn Thánh. Người
tín hữu Thiên chúa giáo, đặc biệt người Công giáo, ngay khi còn nhỏ,
đã được huấn luyện về tính chất Bí-Tích(Sacramentality), trong đời
sống Đức tin, Phụng vụ. Tinh thần “Bí -Tích”này còn bao trùm lên ý
nghĩa thiêng liêng của các hiện tượng thiên nhiên, và xã hội, nhân
sinh. Chẳng hạn, người Công giáo tin rằng: Nhìn vũ trụ bao la, muôn
muôn triệu tinh tú, vạn vật vận chuyển ĐIỀU HÒA, thì liền nhận
biết có MỘT ĐẤNG THIÊNG LIÊNG điều khiển. Người theo Đạo Công
Giáo cũng được đào luyện một tinh thần trung hòa trong lý luận, cân
đối, không thái quá không bất cập. Sách Giáo lý dạy rằng: Con người có
:Xác- Hồn, Vật chất-Tinh thần, Thiên đàng-Hỏa ngục, Tự nhiên-Siêu
nhiên, Cá nhân-Xã hội… Những cặp “Song Trùng”(hay
Đạo Hai)này biểu lộ một tinh thần quân bình, điều hòa trong nhận thức
và cách tiếp cận với thế giới bên ngoài. Triết Lý Âm-Dương Điều hòa
của Văn hóa Việt Nam cũng giúp ta hiểu biết, và quen thuộc với ý niệm
về “Bí –Tích” trong Đạo Công Giáo. Trong Bí-Tích Rửa
tội(Baptism), nước lã, dầu thánh, lời đọc là phần Hữu Hình,
đồng thời ám chỉ, biểu trưng cho thực tại Vô-Hình, chính là Ơn
Nghĩa tử với Chúa tẩy sạch mọi tội lỗi, và ban Ơn Chúa Thánh
Thần để tăng cường đời sống tâm linh, và bảo đảm cho người lãnh
Bí-Tích Ơn Trường Sinh, Vĩnh Phước.
2/Tình Yêu Tự Nhiên
và Tình Yêu Siêu Nhiên
Ngay trong lãnh vực TÌNH ÁI,
Kinh Thánh và Thần Học Công Giáo cũng nhìn nhận những thực tại tự
nhiên, vật chất làm biểu tượng ám chỉ những thực tại thiêng liêng vô
hình: Do đó, Kinh Thánh Cựu Ước so sánh Tình ái của Vợ-Chồng với
Tình Thương của Giavê đối với dân Do thái. Các tiên tri đã sánh ví
tội bất trung của dân Do thái đối với vị Chú Tể như tội bội tín của
một người vợ ngoại tình. Thánh Tông Đồ Paulô đã viết, và so sánh
tình yêu Vợ-Chồng như Tình Thương của Chúa Cứu Thế đối với Hội
Thánh.
Như đã định nghĩa:con người là một
“nhân vị có tính dục”(a sexual Person), nhưng con người cũng có
khả năng “thăng hoa” đời sống tính dục tự nhiên lên nếp sống
Siêu Nhiên, để hoàn toàn dâng hiến bản thân phụng sự Chúa và tha nhân.
Bởi vậy, nếu một tu sĩ thiếu Tình Yêu siêu nhiên, Kết Nghĩa với
Chúa, thì đời sống tự nhiên trở nên cô đơn, cô độc, cô thân, cô
thế, vất vưởng, vì thiếu nơi nương náu. Do đó, theo kinh nghiệm Tu
Đức của các vị Thánh nhân, để khỏa lấp vào nỗi trống rỗng của tâm
hồn, hàng triệu triệu tu sĩ đã chạy đến nhờ bàn tay Từ ái của MẸ
MARIA nâng đỡ, phù trì, trên bước đường gian lao, và HY SINH
vác Thánh Giá, theo Chân Thày Chí Thánh để cộng tác vào công cuộc cứu
chuộc nhân loại. Ngoài ra, gương sáng về Nhân Đức Trinh Khiết của
Thánh Cả Giuse, các Thánh Nam Nữ , của các vị Thừa sai Truyền Giáo,
(hơn 20 vị bị giết chết năm 2005), vì đem Tin Mừng của Chúa đến những
nơi hẻo lánh, nguy hiểm, cũng đem lại nguồn an ủi lớn lao, và khích lệ
cho những người trẻ đang tập sự trong nếp sống độc thân, khiết tịnh.
Tuy bề ngoài, vị chân tu cũng ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc sinh sống
như mọi người khác, nhưng đời sống Nội Tâm, và Ý nghĩa cuộc đời thì
khác. Thánh Phao Lô, nhà “Đại-thần-bí” đã diễn tả cuộc sống siêu
nhiên đó là”Chúa Sống trong Tôi”
3/ Suy Niệm và Bí
–Tích Thánh Thể
Để nuôi dưỡng nếp sống khiết tịnh, độc
thân, các Trường phái Tu đức của các Dòng Tu Công Giáo (như Thánh
Beneditô, Thánh Ignatiô..) đã đặt ra nhiều Phương Pháp Suy Niệm
(Meditation) để thực hành, nhưng mọi cách thế đều cùng chung một chủ
đích là huy động toàn thân con người, các giác quan, nhất là tập trung
tư tưởng, tình cảm và ý chí muốn KẾT HIỆP cùng Chúa Cứu Thế là cứu
cánh của đời tận hiến. Suy Niệm cũng là một hình thức Cầu Nguyện,
nhưng đặc biệt dùng Lý trí, để tìm hiểu và nghiền ngẫm những Chân Lý
đã được mạc khải trong Kinh Thánh.
Theo kinh nghiệm của các vị Thánh Nhân,
như Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phao Lô I I, việc cầu nguyện, và suy
niệm trước Thánh Thể là cách thế tốt nhất để tăng cường sức
mạnh thiêng liêng, để chống lại cơn cám dỗ trong nếp sống độc thân, cô
đơn và được Chúa an ủi khi tâm trí hoàn toàn kết hiệp với Chúa đang
hiện diện. Kinh nghiệm trong các tuần Tĩnh Huấn của Phong Trào
Cursillo cũng minh chứng một hiện tượng tâm linh khác thường. Trong
phòng tối, các khóa sinh quì cầu nguyện, và bộc lộ tâm sự với Chúa
Giêsu hiện diện trong Thánh Thể, thì hầu hết mọi người đều tuôn trào
nước mắt vì quá xúc động, vì Tình Yêu mật thiết với Thày Chí Thánh. Do
đó, Dòng “Anh Em Tiểu Đệ”hay “Tiểu Muội”do Chân Phước Charles de
Foucauld sáng lập, đã coi việc chầu Thánh Thể, trong sa mạc vắng
lặng, hoặc dưới túp lều tranh tả tơi, nóng bức, là nguồn sinh khí ban
thần lực cho các tâm hồn khiêm nhu, nghèo khó, khiết tịnh.
4/ Suy Niệm và cuộc
đời “Phù Vân”
Suy niệm về cuộc đời “Phù Vân”( mây trôi
nổi, chóng qua mau hết), cũng là một nhận xét sâu xa về giá trị thật
của đời người, và là một phương thế Tu Thân khá hiệu nghiệm. Cho đời
là “Bể khổ”, là “Vô thường”, biến đổi luôn, chẳng có gì là “thường
hằng bất biến”, có thể bị người đời phê phán là bi quan, yếm thế,
trốn tránh cuộc đời, vì thiếu qui hướng về Chúa là Đấng Vĩnh Cửu.
Trong các Sách dạy về Tu Đức, cuốn sách “GƯƠNG CHÚA GIÊSU”( Imitation
of Jesus Christ, thường gọi là:Sách Gương Phúc) mở đầu bằng những lời
khuyên như sau:
“ Mọi sự đều giả dối, trừ ra yêu mến
và làm tôi một mình Chúa mà thôi!”
Đây là một châm ngôn và nguyên tắc để
giảng nghĩa Sách Thánh như Sách GIẢNG VIÊN( Ecclesiastes), Các Thánh
Vịnh (Psalms), Thơ của Thánh Phao Lô Tông Đồ. Thật vậy, mọi sự trên
đời là mau qua may hết, nhưng con người không bi quan như câu
nói:”chết là hết”, hay”chó chết, hết chuyện”, vì đó là mối tuyệt vọng
của kẻ vô tín ngưỡng. Trái lại, niềm TIN bất biến vào Một Đấng Hằng
Có, Vĩnh Cửu, Trường Tồn, khiến ta càng lạc quan làm việc lành,
phước thiện để lập công nghiệp, để được sống trường
sinh, vĩnh phước. Đây chính là phương thức suy luận điều hòa,
quân bình, trong tư tưởng triết lý của Thiên Chúa Giáo.
-
Trong Sách “GIẢNG VIÊN”:(
Đoạn 12, và Kết Luận, câu:8-13):
“ Giả trá, phù vân, mọi sự đều là giả
trá” (câu 8)..
“Hãy Kinh sợ Chúa, và tuân giữ Lề Luật
của Chúa, vì đây là tài sản của con người, Chúa sẽ xét xử mọi việc
làm, mọi việc thầm kín, tốt hay xấu(Câu: 13-14)
- THÁNH VỊNH (Psalms). Số
150 Ca Vịnh, là những Thánh Thi được dùng trong Phụng vụ các Giờ Kinh,
được các Giáo si, Tu sĩ đọc hằng ngày, hằng giờ. Ý THƠ và lời văn của
mỗi Thánh Vịnh luôn nhắc nhở người tu sĩ độc thân nhận định một cách
sáng suốt về sự mong manh, hư nát của thân thể, vui thú trần gian, và
lòng trung thành, kiên tâm tin tưởng và yêu mến Chúa mới đem lại Hạnh
Phúc thật. Do đó, một tu sĩ độc thân bỏ đọc Thánh Vịnh mỗi ngày, hay
đọc một cách máy móc, thiếu cảm nghiệm, thì khó mà sống đời Khiết tịnh
một cách vui tươi, hứng khởi, lạc quan được.
- THÁNH PHAO LÔ, đã viết
:( 1 Cor .7,29-31): “Thời giờ vắn vỏi; còn có cách là những ai có
vợ, hãy ở như không có; những ai than khóc, hãy ăn ỏ như không khóc;
những kẻ hân hoan, hãy ăn ở như không hân hoan; những người mua sắm
hãy ăn ở như không có gì; những ai dùng sự đời này, hãy ăn ở như không
tận hưởng, vì chưng bộ mặt thế gian này đang qua đi.”
TẠM KẾT: TU ĐỨC của
HỘI XUÂN BÍCH
Tu đức được giảng dạy và huấn luyện trong
các Chủng Viện do Hội các Linh Mục Xuân Bích quản trị, thuộc “Trường
Phái Tu Đức Pháp quốc” (French School of Spirituality, với các vị
như Thánh John Eudes, Thánh Vincent de Paul, Cardinal Bérulle, Thánh
J.B de la Salle, Jean Jacques Olier..) Chủ đích là huấn luyện cho các
Linh Mục, Giáo sĩ” đời sống nội tâm”( interior life) và”
tinh thần tông đồ, truyền giáo” (apostolic spirit). Cha
Jean Jacques Olier, vị Sáng lập Hội các Linh Mục Xuân Bích đã viết:
“Chủng Viện Xuân Bích.. đã thánh hiến,
tận hiến mình để Tôn Thờ Chúa Giêsu Kytô là Vị Thượng Tế và là Vị Tông
Đồ cao cả của Chúa Cha; và Tôn Kính Ngài đang sống động trong Hội
Thánh (Phẩm trật Hội Thánh). Hằng ngày, Chủng Viện Xuân Bích cầu
nguyện cho mình và cho toàn thể Hội Thánh được tinh thần tông đồ, để
đổi mới nơi chính mình Tình Yêu của Chúa Giêsu Kytô, và thái độ Tôn
Thờ của Người đối với Đức Chúa Cha; đặc biệt, cầu nguyện cho hàng
Giáo sĩ có tinh thần tông đồ, vì các vị này là nguồn mạch sự thánh
thiện, để các ngài phân phát cho giáo dân” (Divers écrits, I, 67)
Qua bản văn trên, có thể tóm tắt: Sứ
Mệnh (Mission) của Chủng viện Xuân Bích là canh tân tình yêu
mến cúa Giêsu Kytô trong Hội Thánh, qua việc canh tân lòng đạo đức của
các Giáo sĩ Địa phận. Do đó, các Linh Mục, Giáo sĩ phải là MÔ
PHẠM, GƯƠNG MẪU cho đời sống của các Tín Hữu. Cũng vì những lý
do kể trên, Các Chủng Viện Xuân Bích đặc biệt quan tâm để ngăn ngừa
những tội phạm về” Lạm dụng tính dục đối với trẻ em”, vì
phạm đến nhân phẩm của nạn nhân, hơn nữa, vì mâu thuẫn với niềm TIN
NƠI CHÚA GIÊSU, là cùng đích của đời Sống Tận Hiến, Khiết Tịnh.
Lm. Jos. Cao Phương Kỷ |