Ðức Maria, Dấu Chỉ Lòng Cậy Trông Vững Vàng Và Niềm An Ủi
Cho Dân Chúa Ðang Lữ Hành |
Thánh Công
Ðồng Chung Vaticanô II
Hiến Chế
Tín Lý Về Giáo Hội - Lumen Gentium
Bản dịch
Việt Ngữ của Giáo Hoàng Học Viện Piô X
Prepared
for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia
Chương VIII
Ðức Nữ
Trinh Maria Mẹ Thiên Chúa
Trong
Mầu Nhiệm Chúa Kitô
Và Giáo Hội
67*
V. Ðức Maria, Dấu Chỉ Lòng Cậy
Trông Vững Vàng
Và Niềm An Ủi Cho Dân Chúa Ðang Lữ
Hành
90*
68. Ðức Maria, dấu chỉ của Dân
Thiên Chúa. Ngày nay Mẹ Chúa Giêsu đã được
vinh hiển hồn xác trên trời, là hình ảnh và khởi thủy của
Giáo Hội sẽ hoàn thành đời sau; cũng thế, dưới đất này, cho
tới ngày Chúa đến (x. 2P 3,10), Ngài chiếu sáng như dấu chỉ
lòng cậy trông vững vàng và niềm an ủi cho dân Chúa đang lữ
hành.
91*
69. Ðức Maria chuyển cầu cho sự
hiệp nhất các Kitô hữu. Thánh Công Ðồng rất
vui mừng và được an ủi khi thấy ngay giữa các anh em ly khai
không thiếu những người dâng lên Mẹ Chúa Cứu Thế vinh dự
Ngài đáng được, nhất là các anh em Ðông Phương, những người
nhiệt thành và hết lòng sùng kính Mẹ Thiên Chúa trọn đời
đồng trinh
24. Tất cả mọi Kitô hữu hãy thiết tha khẩn nguyện
Mẹ Thiên Chúa cũng là Mẹ loài người, để như Ngài đã trợ giúp
Giáo Hội sơ khai bằng lời cầu nguyện của mình, thì ngày nay
được tôn vinh vượt trên các Thần Thánh trên trời, Ngài cũng
cầu bầu cùng Con Ngài trong sự hiệp thông toàn thể các Thánh
cho tới khi mọi gia đình dân tộc hoặc đã mang danh hiệu Kitô
hữu, hoặc chưa biết Ðấng Cứu Chuộc mình, đều hân hoan đoàn
tụ trong an bình và hòa thuận, hợp thành một dân Thiên Chúa
duy nhất, hầu vinh danh Ba Ngôi Thiên Chúa rất thánh và
không phân chia.
92*.
Tất cả và
từng điều đã được ban bố trong Hiến Chế tín lý này đều được
các Nghị Phụ Thánh Công Ðồng chấp thuận. Và, dùng quyền Tông
Ðồ Chúa Kitô trao ban, hiệp cùng các Nghị Phụ khả kính,
trong Chúa Thánh Thần, Chúng Tôi phê chuẩn, chế định và
quyết nghị, và những gì đã được Thánh Công Ðồng quyết nghị,
Chúng Tôi truyền công bố cho Danh Chúa cả sáng.
Roma, tại Ðền
Thánh Phêrô, ngày 21 tháng 11 năm 1964.
Tôi, Phaolô
Giám Mục Giáo Hội Công Giáo.
Tiếp theo là
chữ ký của các Nghị Phụ.
Chú Thích:
(lưu ý: những số ghi chú nhỏ hơn đã
được đăng vào những số báo trước)
90* Các số 68-69: Kết
luận.
Hai vấn đề
được đặt ra ở Ðức Maria như dấu hiệu cậy trông và như dấu
hiệu hiệp nhất.
91* Số 68: Ðức Maria
như dấu hiệu cậy trông.
Số này bàn
đến một ý tưởng quan trọng: ý nghĩa địa vị được tôn vinh của
Mẹ Chúa Giêsu đối với toàn thể Giáo Hội. Ðức Maria là hình
ảnh cánh chung của Giáo Hội. Mẹ là dấu hiệu cậy trông. Mẹ
cũng đã phải chịu thử thách nên do kinh nghiệm riêng mà biết
được gánh nặng của chúng ta. Tình thương Mẹ dành cho chúng
ta sẽ khuyến khích chúng ta cố gắng không ngừng.
92* Số 69: Ðức Maria và
sự hiệp nhất các Kitô hữu.
Ðây là một
điểm tế nhị. Nhiều người nghĩ dường như Ðức Maria là một trở
ngại trên con đường hiệp nhất các Kitô hữu. Công Ðồng đã đề
cập vấn đề theo khía cạnh tích cực: Công Ðồng nhận định một
sự kiện không ai chối cãi: trong số những anh em ly khai,
cũng có người kêu cầu đến Trinh Nữ hèn mọn thành Nazareth.
Như vậy vẫn còn hy vọng. Công Ðồng muốn mọi Kitô hữu cầu xin
Ðức Maria cho việc hiệp nhất, vì Mẹ bầu cử cho mọi người
tuyên xưng Con Mẹ là Ðấng Cứu Thế, và cho cả những ai chưa
biết Mẹ. Mẹ vẫn luôn giữ vai trò làm mẹ. Như thế sẽ có ánh
sáng làm rạng ngời vinh quang Ba Ngôi Thiên Chúa.
Hiến Chế tín
lý về Giáo Hội khởi đầu và kết thúc bằng mầu nhiệm Một Chúa
Ba Ngôi. Từ Thiên Chúa, do tình yêu mà có mọi sự, và trong
tình yêu mọi sự qui về Ngài. Hiến Chế này là một lời tuyên
xưng đức tin không lay chuyển và sẽ không chịu sự hao mòn
của thời gian.
|
VỀ MỤC LỤC |
|
BÀI GIẢNG
CỦA ĐỨC GIÁO
HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II TRONG ĐẠI LỄ TÔN VINH HIỂN THÁNH 117
CHÂN PHƯỚC TỬ ĐẠO VIỆT NAM TẠI RÔMA NGÀY 19-08-1988 |
Anh
chị em thân mến,
1 – “Chúng tôi rao giảng
Chúa Giêsu tử nạn Thập Giá” (1Cr 1, 23)
Mượn
lời trên đây của Thánh Phaolô, Giáo Hội Rôma hôm nay gửi lời
chào Giáo Hội Việt Nam, mặc dầu trùng dương xa cách, nhưng
rất gần gũi trong tình thân ái của tôi. Đồng thời, tôi xin
chào toan thể dân tộc Việt Nam và nói lên rằng cà Giáo Hội
hoàn vũ hết lòng cầu chúc cho dân tộc quý quốc đựơc trăm
phần an lành.
Mối thịnh
tình ưu ái đầu tiên xin dành cho người anh em thân yêu Giám
Mục Hà Nội, và cho tất cả Giám Mục trong giáo đoàn Việt Nam,
mà giờ này tôi ao ước các ngài hiện diện nơi đây. Cùng với
hàng Giáo Phẩm, tôi chào tất cả các linh mục, tu sĩ nam nữ,
các thành phần giáo dân tham gia công cuộc truyền đạo, và
trong toàn thể giáo dân Việt Nam: trong giờ phút này, tôi
linh cảm mình hiệp thông với họ một cách sâu xa đặc biệt.
Tôi chào
tất cả anh em Giám mục cũng như giáo dân của Tây Ban Nha,
Pháp và Phi Luật Tân, những xứ sở mà trong ba thế kỷ đã góp
phần vào việc truyền giáo tại Việt Nam. Tất cả tuôn về Rôma
hôm nay để tưởng niệm những người anh em trước kia là Thừa
Sai xuất xứ từ ba quốc gia này.
Một tư
tửơng ưu ái xin gửi đến các linh mục Đaminh thuộc tỉnh dòng
Đức Mẹ Mân Côi đã thánh lập từ bốn thế kỷ và Hội Thừa Sai
Ba-Lê đã cống hiến một số đông đảo Giám Mục và Linh mục, mà
hôm nay chúng ta sùng kính như những vị Tử Đạo vì rao giảng
Lời Chúa.
2 – Một cách đặc biệt,
tôi gửi lời chào tất cả anh chị em Việt Nam, hiện là giáo
đòan thế giới, hôm nay từ bốn phương trời: Mỹ Châu, Á Châu,
Úc Châu và Âu Châu tuôn về địa điểm này. Tôi biết rằng anh
em đang ôm nặng ước nguyện tôn vinh các vị Tử Đạo đồng
hương, nhưng trong thâm tâm còn tự cảm nhu cầu - đứng chung
quanh các vị Thánh - để xe kết tình huynh đệ kết nghĩa,
thương mến, hiện đang phập phồng trong đáy lòng vì nghĩ đến
giang sơn gấm vóc ở xa. Hướng về quê hương này, anh chị em
hoài cảm, luyến ái, nhớ nhung, là vì giữa thời gian phiêu
bạt, anh chị em cố tìm ra một giây phút cảm thông với nhau
và cùng chung sống niềm hy vọng.
Lên tiếng
với anh em để hô vang Chúa Kitô tử nạn Thập Giá, tất cả
chúng tôi hôm nay để lời cám ơn anh em vì tấm gương nhân
chứng đặc biệt các vị Thánh Tử Đạo của Giáo Hội Việt Nam anh
em đã nêu cao, bất cứ các ngài là con dân Việt Nam hay là
những vị Thừa Sai, xuất xứ từ những nước đã in sâu mầm mống
Đức Tin Chúa Kitô.
Làm sao
kể lại cho hết? Tất cả là 117 vị Tử Đạo, trong số đó 8 vị
Giám Mục, 50 Linh mục, 59 giáo dân, trong số đó một phụ nữ,
Thánh Agnès Lê Thị Thành, mẹ sáu người con?
Truyền
thống còn ghi nhớ lịch sử chết vì đạo của Giáo Hội Việt Nam
rất bao quát, phức tạp ngay từ lúc ban đầu. Từ năm 1533,
nghĩa từ lúc miền Đông Nam Á Châu vừa đựơc truyền đạo, Giáo
Hội Việt Nam đã bị bách hại suốt ba thế kỷ bắt bớ của Giáo
Hội Âu Châu thời xưa. Từng ngàn giáo dân tử đạo, từng trăm
số người đã chết lưu lạc trên núi, trong rừng sâu nước độc!
Để lấy
một ví dụ: Trong các vị Tử Đạo hôm nay, đi tiền phong có
Thánh Vinh Sơn Liêm, dòng Đaminh là người Việt tử đạo đầu
tiên năm 1733. Rồi tới Linh mục Anrê Dũng Lạc, sinh trưởng
trong một gia đình rất nghèo khó, bên lương từ nhỏ đã phải “bán”
cho một thầy giảng dậy giáo lý, nhưng rồi Chúa cho tới chức
Linh mục năm 1823, đựơc bổ nhiệm chánh xứ và đương nhiên trở
thành nhà truyền giáo trong nhiều địa hạt. Nhiều lần đã bị
lao tù, nhưng vẫn đựơc giáo dân tốt lành đem tiền chuộc về,
trong khi bản thân ngài mong chờ đựơc chết vì Chúa. “Những
ngừời chết vì Đức Tin - ngài nói – thì lên Thiên
Đàng thẳng rẵng; tại sao chúng ta cứ phải ẩn náu, phải tốn
tiền đút lót cho quan quyền: thà để cho chúng tôi bị bắt và
rồi tử đạo có phải hơn không?”. Thực ra, vẫn một ý chí
hăng say và được ơn Chúa nâng đỡ, ngài đã anh dũng chịu trảm
quyết tại Hà Nội ngày 21-12-1839.
3 – Trong bài Phúc Âm
hôm nay nhắc lại những gì Chúa Kitô tiên đoán về sự kiện các
Tông Đồ và những ai theo chân các Ngài sẽ bị bách hại: “Họ
sẽ lôi chúng con ra tòa Công Nghị, sẽ đánh đập chúng con
giữa hội đường, sẽ điệu chúng con trước vua chúa quan quyền
vì danh Cha, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại” (Mt
10, 17-18). Chúa tiên báo một cách hết sức rõ rệt, không có
úp mở. Chúa không đưa đẩy với những lời hứa hẹn xa gần,
nhưng với thói quen nói thẳng lời chân lý toàn diện, Chúa
chuẩn bị tâm hồn các ngài trước nguy cơ: “Anh sẽ nộp em,
cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên tố cáo làm cho cha mẹ
phải chết. Vì danh Cha, chúng con sẽ bị mọi người ghét bỏ,
nhưng ai bền chí tới cùng sẽ đựơc cứu độ.” (Mt 10,
21-22)
4 – Tuy nhiên, Thầy Chí
Thánh không bỏ rới các Tông Đồ và các người tin theo các
Tông Đồ trong những cơn bách hại:
“Khi
bị nộp vào tay họ, chúng con đừng lo phải nói thế nào, Vì
thực ra không phải chúng con nói, nhưng là Thần Linh của
Thân Phụ nói trong chúng con.”
(Mt 10, 19-20).
Thần Linh
chinh là Thần Linh chân lý. Ngài sẽ là mãnh lực trong thân
xác yếu hèn của con người. Nhờ Ngài là mãnh lực mà anh em
mới có thể là chứng nhân. Phải, chính sự kiện anh em là
chứng nhân cho Chúa Kitô tử nạn, sự kiện đó há chẳng phải là
khôn ngoan, là mãnh lực vượt mức loài người đó ư? Thánh
Phaolô hồi xưa đã không nói: “Chính sự kiện Chúa Kitô tử
nạn là một ô nhục cho người Do Thái, là một cử chỉ điên rồ”
(1Cr 1, 23) đó ư? Từ thới các Thánh Tông Đồ đã vẫn thế rồi,
qua các thế hệ lịch sử vẫn tiếp tục như thế; cũng như qua
mấy thế kỷ bách hại tại Việt Nam, sự kiện đó vẫn không thay
đổi.
Phải, cần
phải có mãnh lực, khôn ngoan từ Thiên Chúa mới có thể tuyên
xưng mầu nhiệm tình yêu của Ngài, chính là tình yêu được
diễn tả trong cuộc tử nạn trên Thập Giá để cứu chuộc trần
gian: quả là mầu nhiệm bao la vượt hẳn sự suy lụân loài
người. “Là vì cái điên rồ nơi Thiên Chúa còn khôn ngoan
hơn cả sự khôn ngoan người đời, và yếu hèn nơi Thiên Chúa
còn mạnh sức hơn cả sức lực phàm nhân” (1Cr 1, 25).
Chính vì
thế mà Thánh Tông Đồ đã viết: “Chúng tôi rao giảng Chúa
Kitô tử nạn Thập Giá: Đức Kitô, trong mầu nhiệm Phục Sinh,
đã chứng minh Ngài là mãnh lực của Thiên Chúa, là khôn ngoan
của Thiên Chúa” (1Cr 1, 23-24).
5 – Trước mặt chúng ta
hôm nay, các vị Tử Đạo Việt Nam vai trò những người đi gặt
lúa cho Chúa, như đã ghi trong Thánh Vịnh:
“Ai gieo
trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan.
Lúc ra đi phải khóc than, vì công vất vả gieo
hạt,
Nhưng khi trở về, lòng thênh thang phấn khởi,
Vì ôm nặng nhiều bông lúa.” (Tv 125-126, 5-6)
Lời huyền
diệu trên đây nói lên ý nghĩa cuộc chứng nhân lịch sử nơi
các vị Tử Đạo trong Giáo Hội Việt Nam. Trong vũng nước mắt
của họ đã gieo xuống hạt giống ân sủng, để rồi trở thánh vô
số bông hoa ĐỨC TIN;
“Hạt
giống gieo xuống mà không mục đi thì chỉ trơi trọi một mình,
nhưng nếu mục đi sẽ sinh nhiều bông lúa.“
(Ga 12, 24)
Các vị Tử
Đạo Việt Nam “gieo trong lệ sầu”, có nghĩa là các
ngài đã khởi sự giữa lớp người đồng hương và giữa nền văn
hóa dân tộc một cuộc đối thoại sâu rộng và cởi mở, bằng cách
nêu cao chân lý và tin vào Chúa là sự kiện phổ cập tất cả
hoàn cầu. Đồng thời, các góp phần vào việc nhận định các giá
trị và nghĩa vụ thích hợp với nền văn hóa tôn giáo trong thế
giới Đông Phương. Trong cuốn giáo lý đầu tiên bằng tiếng
Việt, các ngài đã tuyên xưng nghĩa vụ tôn thờ Thiên Chúa Ba
Ngôi một bản thể đã tạo dựng trời đất. Ra trứơc quan quyền
tra khảo về ĐỨC TIN, các vị Tử Đạo đã quả quyết mình đựơc tự
do tín ngưỡng, và đạo Chúa Trời là đạo duy nhất, nếu mình từ
bỏ là bất tuân lệnh Thương Đế, tức là Thiên Chúa. Đồng thời,
các ngài đã can đảm nói lên ý chí tôn trọng quyền bính trong
nước, nhưng không vì thế mà làm điều gì bất chính. Các ngài
đã dậy phải tôn kính Tổ Tiên theo truyền thống dân tộc, và
dưới ánh sang mầu nhiệm Phục Sinh. Do đó, với sự dấn thân và
hành động chứng nhân của các vị Tự Đạo, Giáo Hội Viêt Nam
hiên ngang nói lên sự quyết tâm và tha thiết của mình, không
chối bỏ truyền thống văn hóa và các thể chế quốc gia, trái
lại, Giáo Hội tuyên xưng và chứng minh rằng: nếu mình nhập
cuộc trong truyền thống và văn hóa dân tộc là vì có góp phần
vào việc xây dựng quốc gia một cách trung thực hơn.
Và rồi
những cuộc đấu tranh, những căng thẳng chính trị hồi xưa,
xen lộn vào trong những bang giao giữa giáo dân và nhà cầm
quyền, những quan hệ lợi hại giữa các tôn giáo, những lý do
kinh tế xã hội, sự kiện người ta không hiểu rằng: Tín ngưỡng
bao hàm quan niệm siêu việt và phổ cập toàn thế giới. . là
những yếu tố tạo nên trần gian như một nồi nung nấu, trong
đó thanh lọc mọi khía cạnh, để chỉ nổi bât nét khiết bạch và
sức dũng mạnh của tấm gương nhân chứng.
6 – Đòan thể đông đảo
các Tử Đạo, những gian lao đau khổ, những giọt nước mắt. . .
tất cả đã tạo nên “mùa lúa vàng” của Thiên Chúa. Các
ngài là những bậc Thầy, tôi xin mượn dịp hôm nay, để nêu lên
trước toàn thể Giáo Hội sức linh hoạt và hình vóc hùng tráng
của Giáo Hội Việt Nam: ý chí kiên cường, sự nhẫn nại và khả
năng vượt mọi khó khăn để tuyên xưng Chúa Kitô. Chúng ta cảm
tạ Thiên Chúa vì tất cả mọi ơn lành mà Thánh Linh của Ngài
hiện đang thực hiện một cách dồi dào giữa chúng ta.
Một lần
nữa, giữa giáo đoàn Viêt Nam, chúng tôi nói lại cho anh em
rằng: máu các Tử Đạo là nguồn ân sủng cho anh em trước tiên,
để anh em thăng tiến trong ĐỨC TIN. Giữa anh em, Đức tin của
Tổ Tiên vẫn tiếp tục và còn truyền tụng sang nhiều thế hệ
tương lai. ĐỨC TIN này tồn tại để làm nền tảng xây dựng sự
kiên trì cho tất cả những người là Việt Nam thuần túy sẽ
trung thành với quê hương đất nước, nhưng đồng thời vẫn còn
là người tín hữu của Chúa Kitô. Ai là người tín hữu đều ý
thức rằng: Lời kêu gọi của Phúc Âm vẫn là phải tuân phục các
thể chế loài người, để tôn thờ tình yêu Thiên Chúa bằng cách
làm việc thiện, sống xứng đáng con ngừơi tự do,, kiêng nể
tha nhân, yêu thương anh em, kính sợ Thiên Chúa và tôn trọng
công quyền và thể chế quốc gia (1Pr 2, 13-17). Do đó, công
ích của quốc gia vẫn là điểm người công dân có đạo phải dấn
thân, nhưng đồng thời phải đựơc tự do tuyên xưng chân lý của
Chúa, đựơc cảm thông với những với các vị Chủ chăn và anh em
đồng tín ngưỡng: và như thế là để sống an bình với mọi người
và thực tâm xây dựng hạnh phúc cho toàn dân.
7 – “Máu các Tử Đạo là
hạt giống sinh nhiều tín hữu”.
“Hạt
giống các tín hữu”: Ngoài con số từng ngàn từng vạn giáo
dân trong các thế kỷ trứơc đây đã đi theo con đường tử nạn
của Chúa, ngày nay là tất cả những ai đang lao động trong
khắc khoải, trong khó nghèo cực độ về thể chất, kinh tế,
trong hy sinh liên tục, nhưng chỉ mang một hoài bão là có
thể trung kiên trong vườn nho Thiên Chúa, xứng với danh hiệu
những người quản lý trung thành trong nước Trời.
“Hạt
giống các tín hữu” là tất cả những ai ngày nay vì chính
nghĩa Thiên Chúa và sống giữa những người đồng hương đang cố
gắng tìm hiểu ý nghĩa cây Thập Giá của Chúa Kitô: Thánh Giá
bài trừ sự nói dối, bài trừ tội ác, nhưng thúc đẩy con ngừơi
biết thinh lặng, biết tha thứ, biết cầu xin cho nước Cha trị
đến trong tâm linh nhân loại, và đặc biệt tại quê hương của
họ là môi trường đời sống.
Công tác
này: công tác liên tục diễn tiến trong nội tâm vừa gây go
vừa trường kỳ vì luôn luôn bị hoàn cảnh đặc thù chế ngự, và
âm mưu thử thách ĐỨC TIN, do đó, đòi hỏi rất nhiều nhẫn nại.
Phải xác tín rằng: đêm tối rồi cũng qua đi và ánh bình minh
đang ló rạng ngoài ngưỡng cửa.
8 – “Những linh hồn
lành thánh . . . ở trong tay Thiên Chúa”. (Kn 3, 1)
Chân lý
trên đây đựơc đề cao trong sách Khôn ngoan càng là ánh sáng
quảng diễn biến cố long trọng hôm nay. Phải, “linh hồn
lành thánh ở trong tay Thiên Chúa, không hình khổ nào chạm
tới đựơc.” Quả quyết như thế có vẻ là không chính xác
với thực tế lịch sử: thực ra hình khổ đã va chạm thân xác
các vị Tử Đạo, và va chạm ghê gớm. Tuy nhiên, tác giả Kinh
Thánh tiếp tục quảng diễn tư tưởng:
“Một
người điên dại cho rằng các ngài đã mệnh một và kết liễu
cuộc đời bằng cái chết là một tai họa: Chết đi là một đổ vỡ,
tuy nhiên, các ngài vẫn sống trong an bình. Trước mắt trần
gian, các ngài đã bị đau khổ,
nhưng niềm hy vọng nơi các ngài mang nặng mầm mống trường
sinh.” (Kn 3, 2-4)
Các Thánh
Tử Đạo: Tử Đạo Việt Nam! Các ngài là chúng nhân cho Chúa
Kitô đã toàn thắng sự chết. Chứng nhân là con ngừơi vẫn đựơc
kêu gọi về hướng trường sinh. Thay vì hình khổ ngắn ngủi,
anh em sẽ đựơc nhiều ơn vĩ đại, là ví Thiên Chúa đã luyện
lọc anh em và thấy anh em xứng đáng, Ngài đã thử thách anh
em như thử vàng trên lửa và đã chấp nhận anh em như của lễ
toàn thiêu. Phải, của lễ toàn thiêu hợp với của lễ hy sinh
trên Thập Giá của Chúa Kitô. Là vì kiên cường cho đến chết,
anh em đã tuyên xưng Chúa Kitô tử nạn – Ngài là sự khôn
ngoan, là quyền năng Thiên Chúa. Chúa Kitô: trong Ngài chúng
ta đựơc Thiên Chúa cứu rỗi.
9 – Tất cả những ai tin
cậy nơi Ngài – nơi Chúa Kitô tử nạn và phục sinh – họ sẽ
đựơc hiều biết chân lý; những ai trung thành với Ngài sẽ
đựơc cùng Ngài sống trong yêu thương, ví là ân sủng và tình
thương vẫn đựơc dành cho những người được tuyển chọn. (Kn 3,
9)
ANH EM:
dòng giống các vị Tử Đạo, ANH EM: dòng giống những người
được kêu gọi. Anh em hãy nghe hết lời sách Khôn ngoan: “Trong
ngày phán xét, họ sẽ long lanh như những tia sáng chiếu trên
đồng cỏ từ Đông sang Tây.” (Kn 3, 7) Những tia sáng,
những ánh đèn phản chiếu nguồn quang minh rữc rỡ. Và đây là
câu sau cùng trong sách Khôn ngoan: “Các dân tộc sẽ trị
vì, họ cai trị dân chúng. Nhưng trên tất cả, Thiên Chúa sẽ
thống trị mọi loài.’ (Kn 3, 17) Chúa đây, tức là Chúa
Kitô tử nạn và phục sinh, Ngài xuống trần gian “không để
xét xử thế giới, nhưng để thế giới nhờ Ngài mà đựơc cứu rỗi.”
(Ga 3, 17) Chính Chúa Kitô này: anh em đã tham gia vào cuộc
thống khổ và tử nạn Thập Giá của Ngài, hôm nay anh em hãy
tham gia vào việc cứu độ trần gian mà chính Ngài đã kết
liễu. Nguyện Chúa cho mùa lúa vàng của anh em muôn năm tồn
tại trong hoan lạc.
Bản dịch
của Đức Ông Vinh Sơn TRẦN NGỌC THỤ |
VỀ MỤC LỤC |
|
VÁ LƯỚI
(CHIA SẺ về Truyền Giáo, bài 4)
|
(Mt 4, 21 ; Mc 1, 19)
Lạng sơn-Cao bằng là vùng biên
giới phải hứng chịu nhiều cuộc chiến tranh. 1945 Nhật vào
Lạng sơn. 1947 Pháp đổ bộ trở lại Lạng sơn. 1950 Cách mạng
thành công sau chiến dịch Đông khê ác liệt. 1967 Mỹ oanh tạc
Lạng sơn. 1979 Trung quốc đánh vào Lạng sơn. Mãi đến năm
1990 tất cả dân chúng mới trở lại yên ổn làm ăn.
Chiến tranh liên miên tàn phá
rất nhiều, Giáo hội cùng chung số phận. Vào năm 1945 Lạng
sơn-Cao bằng có khoảng 30 nhà thờ. Nhưng sau các cuộc chiến
tranh, Lạng sơn chỉ còn 5 nhà thờ. Cao bằng không còn nhà
thờ nào. Nhà thờ chính toà bị bom phá sập. Toà giám mục
không còn. Chủng viện tiêu tan. Nhà cửa cháy rụi. Đường xá
bị xe tăng cày nát loang lổ ổ gà. Cầu cống chỉ còn hai mố
không nguyên vẹn. Rừng Lạng sơn biến mất để lại những mảng
đồi nham nhở.
Có những ngôi nhà thờ nay trở
thành chuồng trâu bò, lợn gà. Có những nơi nhà xứ nay trở
thành nơi phóng uế. Có ngôi nhà thờ vì giáo dân chạy loạn đã
đóng cửa hơn 10 năm trời. Khi trở về, nhà thờ đã trở thành
chỗ cho dơi dơi trú ngụ. Lễ Tro năm đầu tiên mọi người dự lễ
phải tay che đầu, tay bịt mũi. Khi cha xức tro, dơi dơi cũng
giúp xức các thứ khó ngửi xuống đầu mọi người. Nếu ví Lạng
sơn như một tấm áo, tấm áo đó đã bị chuột cắn lỗ chỗ. Nếu ví
Lạng sơn như một thân thể, thân thể đó đã bị lở loét đầy
thương tích.
Còn lại vài ngôi nhà xứ ọp ẹp.
Có những đêm mưa, nhìn nước mưa chảy qua những kẽ nứt trên
mái, trên tường nhà. Con hiểu rằng nhiệm vụ của con sẽ hàn
gắn lại những rạn nứt. Đi vá những rách nát, băng bó những
vết thương. Như người ngư phủ vá lại manh lưới trước khi ra
khơi đánh cá.
Càng gần gũi dân chúng, con
càng thấy rằng xây dựng cơ sở vật chất tuy khó, nhưng hàn
gắn những tâm hồn mới thật là vấn đề.
1.
Vá tâm hồn
Tâm hồn con người thật sâu xa,
ẩn kín. Nhưng khi nó đã bị tổn thương sẽ rất khó bình phục.
Vết thương sâu xa khó phát hiện. Phát hiện rồi cũng khó chữa
lành.
Khi một cơ thể yếu nhược sẽ có
đủ thứ vi trùng, bệnh tật xâm nhập, tàn phá.
Giáo dân Lạng sơn là một cộng
đoàn bé nhỏ, một thân thể gầy yếu. Lại bị những hoàn cảnh
khó khăn, tạo cơ hội thuận tiện cho bệnh tật xâm nhập, tàn
phá, đục khoét tâm hồn.
Có những lỗ hổng mê tín do
thiếu hiểu biết Phúc âm, đức tin yếu kém.
Có những lỗ hổng chán nản, sợ
sệt, vì đã gặp những khó khăn quá mức chịu đựng.
Có những lỗ hổng tham lam do
hoàn cảnh túng thiếu nghèo nàn.
Nhưng trầm trọng nhất có lẽ là
những lỗ hổng bất mãn, bị tổn thương vì thái độ bất công,
hống hách của chính hàng giáo sĩ.
Có lẽ ai cũng biết chuyện ông
Gandhi. Người Ấn độ coi ông là vị thánh vì ông đã có công
giải phóng dân tộc Ấn khỏi ách nô lệ Anh quốc, mà chỉ bằng
thái độ bất bạo động. Bản thân ông lãnh đạo nước Ấn bằng một
đời sống đạo đức, liêm khiết. Khi đi tìm con đường giải
phóng dân tộc, ông đã say mê Phúc âm. Những chân lý chói
ngời ánh sáng tự do, bình đẳng, bác ái huynh đệ lôi cuốn
ông. Ông đã tìm đến nhà thờ học hỏi. Nhưng buồn thay, ông
vào đúng nhà thờ dành cho người da trắng. Người ta xua đuổi
ông. Ông ngỡ ngàng thất vọng vì thấy người có đạo không đẹp
như đạo lý của Chúa. Lòng ông mang một vết thương. Vết
thương ấy không bao giờ lành.
Giáo hội đã nhiều lần tự mình
làm rách lưới nên đã để mất những mẻ cá quan trọng.
Tại Lạng sơn đã có những bản
làng muốn theo đạo. Nhưng khi biết theo đạo phải bỏ bát
hương, bỏ bàn thờ ông bà, họ không muốn theo nữa (tìm thêm
Trung quốc).
Ý thức được những mảng lưới
rách ấy, Giáo hội đã không ngừng ra sức vá lưới.
Đức Giáo hoàng đương kim là
một người vá lưới vĩ đại. Từ 10 năm nay, ngài không ngừng đi
tìm những mảng lưới rách để vá. Hàng trăm lần, ngài khiêm
nhường công khai xin lỗi vì những lỗi lầm Giáo hội mắc phải
trong quá khứ : như kết án Galilê, buôn bán nô lệ tại Phi
châu, ép buộc người thổ dân Châu Mỹ theo đạo, thiếu kính
trọng nền văn hoá Trung quốc. Đó là những lỗi lầm do thái độ
tự tôn đi đến độc tôn. Từ độc tôn đi đến độc tài và độc ác.
Ngày nay Giáo hội hiểu được những tác hại ấy. Nên đã biết
khiêm nhường xét mình và nhận lỗi hơn. Trường hợp Pedo ở Mỹ
là một bằng chứng.
2.
Nối liền những khoảng
cách
Những cộng đoàn yếu kém lại
thiếu người hướng dẫn dễ đi đến chỗ phân tán. Lạng sơn do
địa hình phức tạp lại trải qua nhiều thăng trầm nên cộng
đoàn có nhiều khoảng cách.
Có những khoảng cách tranh
giành quyền lợi làm suy yếu cộng đoàn. Có những khoảng cách
lạnh lùng nghi kị làm héo úa cộng đoàn. Có những khoảng cách
ghen ghét hận thù giết chết cộng đoàn.
Đó cũng là những mảng lưới
rách làm mất đàn cá. Đó cũng là những vết thương cần hàn
gắn.
Từ Công đồng Vatican II, Giáo
hội đã không ngừng hoạt động để nối liền các khoảng cách
trong lòng Giáo hội. Biết bao nỗ lực đưa đến hoà giải, tha
thứ, đại kết. Đã có những đối thoại. Đã có những công bố
chung. Đã có những hợp tác. Rút ngắn những khoảng cách trong
lòng Giáo hội chưa đủ. Giáo hội còn muốn xoá đi những khoảng
trống ngăn cách Giáo hội với thế giới. Công đồng Vatican II
đã mở ra một hướng mới, đặt Giáo hội vào trong lòng thế giới
để đồng cảm, để chung chia vui buồn, lo âu, hy vọng. Hiến
chế Gaudium et
Spes là một cánh cửa mở ra đem Giáo hội và thế giới lại gần
nhau.
Dịp Ad limina vừa rồi Đức
Thánh Cha đã nhắn nhủ Giáo hội Việt nam ba điểm, trong đó
hai điểm khuyến khích Giáo hội Việt nam xích lại gần xã hội.
Đó là đối thoại và cộng tác. Đây quả là một quan điểm rất
mới mẻ của Giáo hội, của Đức Thánh Cha đối với xã hội nói
chung, đặc biệt với chính quyền XHCN tại Việt nam nói riêng.
Đối thoại tức là thôi lên án,
thôi thù ghét. Đối thoại là quên đi những quá khứ chống đối
đau buồn. Đối thoại là xích lại gần nhau để nghe nhau, để
nói với nhau những lời xây dựng. Đối thoại là tin tưởng
nhau. Đối thoại là cùng nhau tìm một hướng mới, một lối mở
ra tương lai. Đối thoại như thế là tin vào những gì tươi đẹp
sẽ gặt hái được.
Đức Thánh Cha còn đi xa hơn
nữa khi khuyến dụ Giáo hội Việt nam hãy hợp tác với Nhà
nước.
Đây quả là một bước đi rất xa,
rất mới. Vì ngay tại Việt nam không thiếu người cho rằng
Cộng sản là ma quỉ. Tiếp tay với Cộng sản là tiếp tay với ma
quỉ. Đã có nhiều người không cho con cháu đi học trường Nhà
nước. Đã có nhiều người ngăn cấm không cho con cháu được
tham gia công tác. Riêng Toà Thánh vẫn chưa có quan hệ ngoại
giao với Việt nam, tôn giáo vẫn còn gặp khó khăn.
Thế mà Đức Thánh Cha thúc giục
ta phải cộng tác với Việt nam. Thật là một bước đi rất nhanh
và rất xa, không những đến nói chuyện trao đổi mà còn cùng
nhau làm việc. Đây là một bước đi chủ động, bước trước. Đây
là bàn tay chủ động giơ ra bắt tay.
Cộng tác không những là chấp
nhận mà còn đồng ý ở mức độ cao, để có thể cùng nhau làm
việc chung, chấp nhận con người, chấp nhận chương trình và
sẵn sàng.
ĐỨC GIÊSU VÀ THIẾU PHỤ SAMARIA
( Ga 4, 1-41 )
Nhưng có lẽ không gì bằng nhìn
lên tấm gương của Đức Giêsu trong cuộc gặp gỡ với người
thiếu phụ xứ Samaria bên bờ giếng Giacóp. Đây là khuôn mẫu
của một cuộc truyền giáo thành công. Thành công nhờ vá lưới.
Vá những vết thương. Vá những khoảng cách. Vá những mặc cảm.
Qua cuộc tiếp xúc, Đức Giêsu
đã làm nên những thay đổi kỳ diệu :
1.
Từ xa lạ trở nên thân
tình
2.
Từ câu chuyện thông
thường dẫn đến câu chuyện ơn cứu độ
3.
Từ tội nhân trở nên nhà
truyền giáo
1.
Từ xa lạ đến thân
tình
Theo tục lệ Đông phương giữa
người nam và người nữ có một sự xa cách. Việt nam xưa đã có
câu “nam nữ thọ thọ bất thân”. Gặp gỡ nhau đã trở thành một
điều cấm kỵ. Không có gặp gỡ tự do tuỳ tiện. Muốn gặp gỡ
phải qua những qui định xã hội.
Người Samaria với người Giuđêa
có mối bất hoà từ lâu đời. Do những phân ly về tôn giáo,
chính trị mà hai bên coi nhau như thù địch. Người Giuđêa có
đền thờ tại Giêrusalem trung tâm chính trị và tôn giáo. Cả
nước chỉ có một đền thờ. Những ngày lễ trọng mọi người trong
cả nước phải về Giêrusalem dự lễ. Thánh Giuse, Đức Maria và
Đức Giêsu cũng thường tham dự những buổi hành hương này.
Trong khi đó người Samaria có đền thờ trên núi Garizim và có
nước, có vua riêng. Người Giuđêa vẫn coi người Samaria như
ngoại đạo.
Đức Giêsu là nam giới, một
người Giuđêa, trong khi người phụ nữ là người Samaria. Một
khoảng cách rất xa. Nhưng sau một vài câu chuyện, người phụ
nữ đã trở nên thân tình và đã bộc bạch tất cả ý nghĩ của
mình về tôn giáo. Sau cùng thì tâm sự cả chuyện gia đình.
2.
Từ câu chuyện thông
thường đến câu chuyện về ơn cứu độ
Đức Giêsu đã khởi đầu bằng
chuyện xin nước. Một chuyện rất bình thường trong đời sống.
Cũng như ta nói chuyện thời tiết mưa nắng. Rất nhẹ nhàng và
tự nhiên Đức Giêsu chuyển sang lãnh vực thiêng liêng. Nước
uống được chuyển đề tài sang nước hằng sống. Vừa gợi trí tò
mò. Vừa gợi niềm khao khát.
Tò mò “Ông không có gầu làm
sao múc nước”. Khao khát “Xin ông cho tôi thứ nước ấy”. Thật
là một nghệ thuật dẫn dắt tuyệt vời. Rồi đi đến kết luận về
một tôn giáo đúng nghĩa “Phải thờ phượng trong tinh thần và
chân lý”. Và sau cùng đi đến niềm tin.
3.
Từ một tội nhân đến
một nhà truyền giáo
Nhưng biến đổi kỳ diệu nhất
chính là biến đổi sâu xa trong tâm hồn nguời phụ nữ. Từ một
thái độ xa cách, chị đã trở nên thân tình thổ lộ với Chúa
những chuyện riêng tư. Từ một thái độ kiêu hãnh của người có
nước, có đền thờ, có gia đình, chị đã đi đến thái độ khiêm
nhường nhận biết sự thiếu thốn của mình để xin Chúa giúp đỡ.
Những biến đổi đó đã khiến chị thay đổi hẳn cuộc đời. Từ một
người tội lỗi công khai nay trở thành nhà truyền giáo. Sự
biến đổi trong tâm hồn quá mãnh liệt. Khám phá Đức Kitô soi
sáng tâm hồn đem đến cho chị niềm vui, niềm hạnh phúc, niềm
bình an. Phấn khích vì được ơn soi sáng chị không cầm lòng
được nên đã về nói với mọi người trong làng. Lời nói của chị
phải rất xác tín, hùng hồn nên đã khiến cả làng ra xem và
nghe Chúa.
Đức Giêsu đã tiến hành cuộc
truyền giáo thành công này nhờ những thái độ sau :
a)
Đi bước trước
Không uý kị, không rụt rè, Đức
Giêsu đã chủ động đến gặp người phụ nữ. Nếu không có người
đi bước trước hố cách ngăn sẽ không xoá được. Kinh nghiệm
cho thấy những thiên kiến, những hiểu lầm, những nghi ngại
rất khó vượt qua. Phải mạnh dạn. Phải gạt bỏ tất cả quá khứ.
Phải xoá đi mọi thiên kiến.
Đi bước trước là một thái độ
phóng khoáng. Đi bước trước gợi lên niềm tin tưởng : mình
tin người để người cũng tin mình. Tôi có chủ động đến với
những người không ưa tôi, những người khác đạo, những người
ghét đạo không ?
b)
Thái độ khiêm nhường
Đức Giêsu đến với người phụ nữ
với thái độ khiêm nhường. Người không đến như kẻ cả để lên
lớp dạy chị. Người không đến như kẻ có quyền để ban ơn cho
chị. Trái lại Người đến như một kẻ yếu đuối, đói khát cầu
xin chị giúp đỡ. Một người Do thái đến xin nước một người
phụ nữ mà đó lại là người xứ Samaria, một người ngoại đạo,
một người bỏ đạo, một người phản đạo.
Một người thánh thiện đi xin
một tội nhân. Phải khiêm nhường lắm mới có thể hạ mình như
thế. Chính thái độ khiêm nhường làm cho chị phụ nữ cảm thấy
dễ gần, thông cảm với Chúa.
c)
Thái độ kính trọng
Đức Giêsu đến xin nước. Đó là
một thái độ trân trọng. Người công nhận chị là chủ nhân.
Người đánh giá cao cái giếng, nước giếng. Người trân trọng
chị dù chị là người tội lỗi, không có danh giá trong làng.
Chính thái độ kính trọng này gây được cảm tình nơi chị. Đây
chính là một bài học về hội nhập văn hoá. Nhà truyền giáo
khi đến một nơi xa lạ phải biết trân trọng những gì sẵn có,
những giá trị của nền văn hoá địa phương.
Chính nhờ những thái độ chủ
động, khiêm nhường, kính trọng, Đức Giêsu đã thành công
trong việc vá lưới.
Người đã vá được những mảng
rách trong quan hệ giữa người Giuđêa và Samaria. Người đã
nối liền những khoảng cách về giới tính, về chính trị, về
tôn giáo giữa hai miền.
Người đã vá được tâm hồn người
phụ nữ. Một tâm hồn đã có quá nhiều thương tích và chắc chắn
mang nặng mặc cảm. Không những chữa lành tâm hồn chị, Người
đưa chị trở lại mối liên hệ tốt đẹp với con người. Và trên
hết Người dẫn chị tới mối liên hệ tốt đẹp với Thiên Chúa.
Người đã nối được nhịp cầu.
Chính chị phụ nữ giờ đây trở thành nhịp cầu cho dân làng đến
gặp Chúa.
Qua việc gặp người phụ nữ
Samaria bên bờ giếng Giacóp, Đức Giêsu dạy ta hiểu truyền
giáo là tiếp xúc với tâm hồn con người. Tâm hồn con người
rất tế nhị và phức tạp. Phải có thái độ rất cởi mở, rất
khiêm nhường và rất trân trọng mới mong thành công.
Trong Giáo hội, trong giáo
phận, trong giáo xứ, trong mỗi người ta gặp đều có những
khoảng cách, những phần lưới rách. Nhất là trong bản thân
tâm hồn người tông đồ có nhiều mảng rách. Những mảng lưới
rách làm cho chúng ta lỡ nhiều đàn cá.
Chúng ta hãy biết khâu vá cho
nhau. Và xin Chúa khâu vá tâm hồn chúng ta.
Một điều kiện để khâu vá là
phải nhìn thẳng vào chỗ rách, thành thực không giấu giếm. Và
khiêm nhường xin Chúa và anh em khâu vá cho ta.
Lạy Chúa, một tấm lòng tan nát
giày vò
Chúa chẳng khinh chê (Tv 50).
TGM. Jos Ngô
Quang Kiệt |
VỀ MỤC LỤC |
|
BA VỊ ẨN TU: MỘT TRUYỀN THUYẾT ĐƯỢC LƯU HÀNH Ở THỊ TRẤN
VOLGA
|
Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ
rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì
Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu
xin. Matthew VI: 7, 8
Cùng trẩy đi trên chuyến tàu từ Archangel đến Đan Viện
Solovétsk, Đức giám mục và các khách hành hương định đến
viếng ngôi đền ở đó. Chuyến du hành thật êm ả. Gió thổi nhẹ
và khí hậu mát mẻ. Khách hành hương nằm trên boong tàu, ăn
uống, và ngồi thành từng nhóm nhỏ chuyện trò với nhau. Đức
giám mục cũng bước lên lan can và khi đang rảo bước ngài chú
ý một nhóm các ông đứng gần mui tàu đang lắng nghe một ngư
phủ tay chỉ về hướng biển và nói điều gì đó. Đức giám mục
dừng lại và nhìn theo hướng tay của người ngư phủ. Ngài
chẳng thấy gì ngoại trừ mặt biển lóng lánh ánh mặt trời.
Ngài đến gần hơn để nghe, nhưng khi thấy ngài, người ngư phủ
cất mũ và yên lặng. Những người khác cũng cất mũ và cúi đầu
chào.
Đức giám mục lên tiếng, “Tôi không dám làm phiền, anh em cứ
tự nhiên. Tôi cũng muốn nghe điều anh bạn nói”.
Một người là lái buôn, mạnh dạn hơn tất cả những người
trong nhóm, đáp lại, “Người ngư phủ nói về các đan sĩ”.
“Đan sĩ nào?” Đức giám mục vừa hỏi vừa đi về phía hông tàu,
và ngồi lên một cái bục. “Kể cho tôi về họ. Tôi cũng muốn
nghe. Anh đang chỉ tay vào cái gì vậy?”
Người ngư phủ vừa trỏ ngón tay vào một chấm nhỏ về phía tay
phải ở đằng xa vưà trả lời, “Một hòn đảo nhỏ ngài đang thấy
đó. Đây là hòn đảo các nhà ẩn tu sống để được phần rỗi linh
hồn”.
Đức giám mục hỏi, “Đâu, hòn đảo ở đâu? Tôi chẳng thấy gì
cả.”
“Ở đằng xa kia, xin ngài nhìn theo tay tôi. Ngài có thấy
đám mây nhỏ đó không? Bên dưới đám mây đó, chếch bên trái
một chút, có một vệt mờ mờ. Đó là hòn đảo.”
Đức giám mục nhìn kỹ hơn, nhưng ánh mắt không quen của ngài
chẳng nhìn thấy gì mà chỉ toàn những ánh lung linh trên mặt
biển.
“Tôi không thấy gì”, ngài nói. “Nhưng các vị ẩn tu ở đó là
ai vậy?”
Người ngư phủ trả lời, “Đó là những vị thánh. Tôi đã nghe
nhiều về họ nhưng mãi đến năm trước mới có dịp diện kiến.”
Và người ngư phủ kể lại có một lần khi đang đánh cá, anh ta
bị sóng đánh dạt vô hải đảo lúc ban đêm, nhưng chẳng biết đó
là đâu. Vào sáng sớm, khi đang lang thang trên hòn đảo, anh
đi qua một túp lều, và gặp một cụ gìa đứng gần. Ngay lúc đó
hai người khác bước ra, và họ đã cho anh ta ăn, phơi khô
quần áo, giúp sửa lại chiếc thuyền.
Đức giám mục hỏi, “Họ nhìn như thế nào?”
“Một người thì nhỏ con, lưng bị gù. Ông ta mặc áo dòng và
nom rất già; có lẽ cả trên trăm tuổi, tôi nghĩ vậy. Ông ta
già với bộ râu bạc màu, nhưng miệng lúc nào cũng nở một nụ
cười, và khuôn mặt rạng rỡ như mặt một thiên thần. Người thứ
hai cao hơn, nhưng cũng rất già. Ông ta mặc chiếc áo khoác
rách rưới như một người nông phu. Chòm râu của ông ta rậm,
và đang ngã qua màu vàng. Ông là một người lực lưỡng. Trước
khi tôi có thể giúp ông ta một tay, thì ông đã lật ngược
chiếc thuyền của tôi như nâng một xô nước. Ông ta cũng rất
tử tế và vui vẻ. Còn người thứ ba thì cao, và chòm râu trắng
như tuyết gần chạm đến đầu gối. Ông nom khắc khổ, với đôi
lông mày dựng ngược; ông chẳng mang gì ngoại trừ một mảnh
vải thắt ngang lưng.”
“Họ có nói gì với anh không?”, Đức giám mục hỏi.
“Phần lớn họ làm mọi sự trong thinh lặng, và nói rất ít,
ngay cả với nhau. Khi một người nhướng mắt nhìn, người kia
đã hiểu ý. Tôi hỏi người cao nhất là họ đã ở đó bao lâu, ông
ta nhướng mày nom rất giận dữ. Nhưng người già nhất nắm lấy
tay ông và mỉm cười, còn người cao thứ hai thì im lặng.
Người cao tuổi nhất chỉ nói, ‘Xin thương xót chúng tôi’ và
mỉm cười.”
Trong khi người ngư phủ đang nói, chiếc tàu đã đến gần hòn
đảo hơn.
Người lái buôn trỏ ngón tay và nói, “Đó, bây giờ Đức Cha có
thể nhìn rõ rồi, nếu ngài muốn.”
Đức giám mục nhìn lên, và lúc nầy ngài thấy một vệt đen, đó
là hải đảo. Ngài rời mũi tàu, nhìn kỹ hơn một chút nữa, rồi
đi về phía đuôi tàu và nói với viên cầm lái:
“Đó là hòn đảo, phải không?”
Người đàn ông trả lời, “Vâng, đảo nầy không có tên. Có
nhiều hòn đảo như thế ở biển nầy.”
“Có những đan sĩ sống ở đó để cứu rỗi linh hồn của họ, phải
không?”
“Thưa ngài, vâng, nhưng tôi không biết điều đó có đúng
không. Những ngư phủ ở đây đều nói đã thấy họ; nhưng dĩ
nhiên đó cũng có thể là chuyện biạ.”
“Tôi muốn vào hòn đảo đó để gặp họ,” Đức giám mục nói. “Làm
sao tôi có thể vào được?”
Người lái tàu nói, “Tàu không thể đến gần bờ đảo. Nhưng
ngài có thể chèo xuồng vào. Ngài nên nói chuyện với ông
thuyền trưởng.”
Người ta đi gọi viên thuyền trưởng và ông đến.
Đức giám mục nói, “Tôi muốn gặp các đan sĩ. Có thể nào tôi
không vào được chăng?”
Viên thuyền trưởng cố khuyên can ngài.
Ông nói, “Dĩ nhiên điều đó có thể làm được, nhưng chúng ta
sẽ mất rất nhiều thì giờ. Và ngay cả tôi có cố gắng, những
ông già đó cũng chẳng đáng công để ngài vào gặp. Tôi đã từng
nghe nói rằng những ông gìa da vàng đó ngây ngô, chẳng hiểu
gì, mà cũng chẳng nói lời nào, không hơn gì cá ở biển.”
“Tôi mong muốn gặp họ dẫu cho khó khăn và tốn nhiều thì
giờ”, Đức giám mục nói. “Làm ơn cho tôi mượn một chiếc
xuồng”.
Không làm được gì hơn, vì lệnh đã ban hành. Các thủy thủ
sửa lại buồm, hạ bánh lái, và chiếc tàu hướng mũi vào hải
đảo. Một chiếc ghế được sắp sẵn ở đầu mũi tàu cho Đức giám
mục, và ngài ngồi xuống nhìn ra đằng trước. Các hành khách
tuôn về đầu mũi, và chăm chú nhìn vào hòn đảo. Những người
mắt tỏ bây giờ có thể nhìn thấy các mỏm đá, và một túp lều
cỏ. Cuối cùng một người nhìn thấy các đan sĩ. Viên thuyền
trưởng mang ống nhòm đến, và sau khi nhìn kỹ, ông đưa ống
nhòm cho Đức giám mục.
“Đúng rồi. Có ba đan sĩ đang đứng trên bờ. Đó, họ đứng về
mé trái của cục đá lớn.”
Đức giám mục cầm lấy ống nhòm, nhắm và nhìn thấy ba người:
một người cao, một người thấp hơn, và một người nhỏ con lưng
gù, họ đứng trên bờ cùng nắm tay nhau.
Ông thuyền trưởng quay qua Đức giám mục và nói, “Thưa Đức
cha, tàu không thể đến gần hơn được nữa. Nếu ngài muốn lên
bờ, xin bước xuống xuồng và tàu sẽ hạ neo ở đây”.
Giây cáp được nhanh chóng hạ xuống; neo thả ra và buồm cuốn
lại. Con tàu bị ghì lại và lắc mạnh. Khi chiếc xuồng nhả ra,
các tay chèo nhảy xuống, còn Đức giám mục bước lần theo cầu
thang và ngồi vào chỗ. Các nhịp chèo đẩy nhanh chiếc xuồng
hướng vào bờ đảo. Khi họ tới gần cách khoảng ném một cục đá,
họ nhìn thấy ba người già: một người cao với một mảnh giải
đeo ngang thắt lưng, người thấp hơn trong chiếc áo nhà nông
rách nát, và một cụ già còng lưng mặc một chiếc áo dòng—cả
ba tay nắm tay.
Các tay chèo kéo xuồng vào bờ, giữ chặt xuồng để Đức giám
mục bước ra.
Ba người già bái chào Đức giám mục và ngài ban phép lành
trong lúc họ đang cúi đầu.
Đức giám mục nói, “Tôi được biết các vị sống tốt lành ở đây
cho phần rỗi linh hồn của mình và cầu nguyện cho những người
khác. Là tôi tá bất xứng của Chúa, tôi cũng được gọi do lòng
thương của Người để chăm sóc và dạy dỗ đàn chiên Chúa. Tôi
mong muốn được gặp các vị là những tôi trung của Chúa để có
thể hướng dẫn được điều gì chăng”.
Những người già nhìn nhau mỉm cười, nhưng vẫn giữ im lặng.
Đức giám mục nói, “Nói cho tôi hay các vị làm gì để cứu
rỗi, và làm sao để phụng sự Chúa trên đảo nầy.”
Vị đan sĩ thứ hai thở dài và ngước nhìn vị cao tuổi. Vị nầy
mỉm cười và nói, “Chúng con không biết phục vụ Chúa thế nào,
vì vậy chỉ biết phục vụ và giúp đỡ nhau như là các đầy tớ
của Chúa mà thôi.”
“Nhưng các người cầu nguyện với Chúa thế nào?” Đức giám mục
hỏi.
Vị đan sĩ đáp, “Chúng con cầu nguyện như thế nầy. Lạy Ba
đấng, ba chúng con đây, xin thương xót chúng con.”
Và khi người cao tuổi nói những lời nầy, cả ba ngước mắt
lên trời, và lập lại:
“Lạy Ba đấng, ba chúng con đây, xin thương xót chúng con.”
Đức giám mục mỉm cười.
Ngài nói, “Chắc hẳn các ngươi đã nghe biết về Thiên Chúa Ba
Ngôi. Nhưng các ngươi không cầu nguyện đúng cách. Các ngươi
là những người lành thánh đã làm tôi động lòng. Tôi biết
rằng các ngươi muốn đẹp lòng Chúa, nhưng các ngươi không
biết cách phục vụ Ngài. Đây không phải là cách để các ngươi
cầu nguyện; nhưng hãy nghe, tôi sẽ chỉ cách. Tôi dạy các
ngươi, không bằng cách của tôi, nhưng là cách Thiên Chúa
trong Thánh Kinh đã dạy mọi người cầu nguyện.”
Thế rồi Đức giám mục bắt đầu giải thích cho các đan sĩ Chúa
đã tỏ mình ra cho con người thế nào, và dạy họ về Đức Chúa
Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần.
Ngài nói, “Chuá Con đã xuống thế để cứu chuộc nhân loại, và
đây là điều Ngài đã dạy chúng ta cầu nguyện. Hãy lắng nghe
và lập lại theo tôi: ‘Lạy Cha chúng con’.
Người thứ nhất lập lại, “Lạy Cha chúng con” và người thứ
hai đọc, “Lạy Cha chúng con” và người thứ ba, “Lạy Cha chúng
con”.
“Đấng ngự trên trời,” Đức giám mục đọc tiếp.
Người thứ nhất lập lại, “Đấng ngự trên trời,” nhưng người
thứ hai vụng về đáp lại, còn người cao to thứ ba không thể
lập lại đúng chữ. Tóc của ông đã phủ che cả miệng vì vậy ông
không phát âm rõ tiếng. Vị đan sĩ cao tuổi nhất, không có
răng, cũng mấp máy không rõ ràng.
Đức giám mục lập lại lần nữa, và ba người già lập lại sau
ngài. Đức giám mục ngồi xuống một tảng đá, còn những người
già đứng trước mặt ngài, quan sát miệng ngài và lập lại từng
lời ngài nói. Và sau một ngày dài lao động vất vả, đọc lời
kinh hai mươi, ba mươi và cả hàng trăm lần, và sau mỗi lần
các đan sĩ tiếp tục đọc theo. Họ vụng về, và ngài tiếp tục
sửa, và muốn họ lập lại từ đầu.
Đức giám mục đã không rời chỗ cho đến khi đã dạy họ toàn bộ
Kinh Lạy Cha để họ không phải lập lại sau ngài mà có thể tự
đọc một mình. Người đứng giữa là người đầu tiên học thuộc,
và có thể tự lập lại một mình. Đức giám mục bắt người nầy
đọc đi đọc lại, để ít nhất hai người kia cũng lập lại được.
Trời đã tối và ánh trăng đang hiện lên trên mặt biển. Đức
giám mục đứng lên và bước xuống tàu. Khi ngài rời đi, các
đan sĩ cúi rạp mình xuống đất trước mặt ngài. Ngài nâng họ
lên, hôn từng vị một, dặn họ cầu nguyện theo cách ngài đã
dạy. Thế rồi ngài rảo bước xuống xuồng để trở lại con tàu.
Đang khi ngồi trên xuồng và chiếc xuồng chèo ra tàu lớn,
ngài nghe ba đan sĩ lớn tiếng lập lại Kinh Lạy Cha. Khi
chiếc xuồng đến gần con tàu, tiếng kinh của họ không còn
nghe được nữa nhưng bóng họ còn nhìn thấy trên mặt biển dưới
ánh trăng, nom giống như lúc ngài rời họ trên bờ đảo: người
thấp nhất ở giữa, người cao nhất bên phải, và người cao vừa
bên trái. Khi Đức giám mục vừa đến tàu và trèo lên, neo được
nhổ lên và buồm thả ra. Gío thổi mạnh và con tàu trẩy đi.
Đức giám mục đến ngồi cuối đuôi tàu nhìn hòn đảo đang rời
xa. Một lúc sau ngài còn thấy ba đan sĩ, tuy hòn đảo đã cách
xa chỉ thấy lờ mờ. Cuối cùng hải đảo biến mất, chỉ còn mặt
biển lung linh với ánh trăng.
Các khách hành hương đã đi ngủ và quang cảnh yên lặng trên
boong tàu. Đức giám mục chưa muốn ngủ, ngài ngồi yên ở cuối
con tàu, mắt nhìn ra mặt biển nơi hải đảo đã rời xa, và suy
nghĩ miên man về ba đan sĩ. Ngài nghĩ hẳn họ đã rất vui học
được Kinh Lạy Cha; và ngài cám ơn Chúa đã gửi ngài đến giúp
họ.
Đức giám mục tiếp tục ngồi, suy nghĩ, và dán mắt vào mặt
biển khi hải đảo đã biến đi. Rồi ánh trăng lóe lên trước mắt
ngài, các tia sáng lóng lánh, khi chỗ nầy, khi chỗ khác trên
các lượn sóng. Thình lình ngài nhìn thấy vật gì đó màu trắng
và chiếu sáng, băng băng trên biển thành một đường thẳng
phát quang dưới ánh trăng. Một con chim biển lớn, hoặc một
cánh buồm lấp lóe của con thuyền nào đó? Đức giám mục dán
mắt vào vật đó và quá đỗi ngạc nhiên.
Ngài thốt nghĩ, “Phải là một con thuyền chạy đằng sau,
nhưng nó vượt lên nhanh qúa. Nó mới còn ở xa mà đã đến gần
rồi. Nhưng nó không thể là con thuyền, vì không có buồm;
nhưng dầu nó là vật gì đi nữa, nó đang chạy theo và đuổi kịp
mình.”
Và ngài không thể đoán ra đó là vật gì nữa. Không phải con
thuyền, cũng chẳng phải chim, cũng không là cá! Nó qúa lớn,
không thể là con người, mà con người làm sao đang chạy trên
biển. Đức giám mục đứng phắt dậy, và nói với người lái tàu:
“Coi kià, cái gì vậy, anh bạn? Cái gì vậy?” Đức giám mục
lập lại, mặc dầu lúc nầy ngài đã thấy rõ—đó chính là ba vị
đan sĩ đang chạy trên mặt nước, ánh quang của chòm râu trắng
lấp lánh tiến gần con tàu, nhanh đến nỗi như tàu đang ngừng
chạy.
Người lái tàu nhìn, và vụt bỏ tay lái vì sợ hãi.
“Ôi, lạy Chúa tôi! Các đan sĩ đang chạy theo giống như họ
đang chạy trên bờ!”
Các hành khách nghe ông nói bật dậy và tập họp ở cuối con
tàu. Họ nhìn thấy các đan sĩ đang chạy theo, tay trong tay,
và hai người bên ngoài vẫy tay ra hiệu cho con tàu ngừng
lại. Cả ba đang trượt trên nước mà không phải cử động bàn
chân. Trước khi con tàu ngừng lại, các đan sĩ đã bắt kịp, họ
cùng nâng đầu lên, và nói:
“Chúng con đã quên lời dạy của ngài, vị tôi tớ Chúa. Khi
lập lại lời kinh thì chúng con còn nhớ, nhưng khi ngừng một
chút thì quên từng chữ, bây giờ thì quên hết rồi. Xin ngài
dạy lại cho chúng con.”
Đức giám mục làm dấu thánh gía, rồi dựa bên thành tàu, ngài
nói:
“Lời cầu của các ngươi đã thấu tai Chúa, hỡi người con của
Chúa. Đó không phải là điều tôi đã dạy các ngươi. Xin cầu
cho chúng tôi là kẻ tội lỗi.”
Và Đức giám mục bái lạy các người già; họ quay đi và băng
qua mặt biển. Một vệt sáng lóe lên mãi cho đến lúc rạng đông
khi dấu vết của họ biến mất cuối chân trời.
Tác
giả Leon Tolstoy, Trần Hiếu dịch |
VỀ MỤC LỤC |
|
“SUY NGHĨ CỦA CHÚNG TA PHẢI PHÙ HỢP VỚI Ý MUỐN CỦA THIÊN
CHÚA”
|
Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ
Bài giảng
trong thánh lễ bế mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới với
chủ đề “Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội” của
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI tại Vương Cung Thánh Đường Thánh
Phêrô, Chúa Nhật 26 tháng 10 năm 2008.
Chư huynh
trong hàng Giáo Phẩm và Giáo Sỹ
Anh Chị
Em thân mến,
Lời của
Chúa, được vang vọng trong Tin Mừng mới đây, đã nhắc nhở
chúng ta rằng tất cả mọi Lề Luật đều được tóm lược trong
tình yêu. Thánh sử Mátthêu kể rằng, những người Pharisiêu,
sau khi biết Chúa đã bịt miệng bọn Sađốc, đã hội họp nhau để
thử thách Ngài (cf. 22:34-35). Moät trong boïn hoï laø tieán
só luaät ñaõ hoûi Ngaøi: “Thöa Thaày, giới răn nào là giới
răn trọng nhất? (22:36). Câu hỏi cho phép ta nhìn thấy sự lo
lắng, hiện diện trong truyền thống cổ xưa của người Do Thái,
của việc tìm kiếm một nguyên tắc chung giữa nhiều cách thức
bày tỏ Ý muốn của Thiên Chúa. Đây không phải là một câu hỏi
dễ trả lời, vì có đến 613 huấn lệnh và điều cấm kỵ trong bộ
luật của Maisen. Làm sao tìm được điều nào là điều quan
trọng nhất giữa những luật lệ ấy? Nhưng Chúa Giêsu đã không
ngần ngại, và trả lời ngay lập tức: “Ngươi phải kính mến
Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, và hết trí
khôn. Đấy là giới luật trọng đại nhất” (22:37-38). Chúa
Giêsu trưng dẫn Shemà (lời tuyên bố về một nguyên tắc căn
bản của niềm tin Do Thái Giáo), một lời cầu của người Do
Thái sốt sắng đọc nhiều lần mỗi ngày, đặc biệt vào buổi sáng
và buổi chiều (cf. Dt 6:4-9; 11:13-21; Nb 15:37-41): Lời
công bố về một tình yêu toàn diện và hoàn vẹn đối với Thiên
Chúa, như một Thiên Chúa duy nhất. Nhấn mạnh về việc đặt tất
cả sự dâng hiến này cho Thiên Chúa, về việc liệt kê ba cơ
năng mà nó định nghĩa con người trong cấu trúc tâm lý sâu xa
của nó: trái tim, linh hồn và trí khôn.
Chữ trí
khôn, diánoia, bao gồm yếu tố lý lẽ. Thiên Chúa không chỉ là
mục tiêu của tình yêu, của ý chí và cảm tình, nhưng còn là
đối tượng của thông minh mà nó không thể bị tách biệt khỏi
tình yêu. Suy nghĩ của chúng ta phải phù hợp với ý muốn của
Thiên Chúa. Và vì thế, Chúa Giêsu thêm vào một số điều trong
đóù, thật ra, vị tiến sỹ luật đã không hỏi tới: “Điều thứ
hai cũng giống như thế: Ngươi phải yêu thương cận thân như
chính mình” (22:39). Điều ngạc nhiên trong câu trả lời của
Chúa Giêsu bao gồm trong sự kiện đó là Ngài thiết lập một sự
tương đồng giữa giới răn thứ nhất và thứ hai, mà ở vào thời
điểm đó, đã định nghĩa như một lề luật Thánh Kinh rút ra từ
sự thánh thiện của luật Lêvy (cf. Lv 19:18). Và do đó, hai
giới luật được liên kết bằng một trục chính, trên đó tất cả
mặc khải Thánh Kinh dựa vào nó: “Tất cả mọi lề luật và lời
tiên tri đều gồm tóm trong hai giới răn này” (22:40).
Lời Phúc
Âm mà chúng ta đang suy niệm, chiếu lên ánh sáng về ý nghĩa
của việc làm môn đệ Chúa Kitô, là thực hành lời giảng dậy
của Ngài, điều này có thể được qui về trong giới luật trọng
đại nhất và đầu tiên của Thánh Luật, giới luật tình yêu.
Ngay trong Bài Đọc Đầu Tiên, trích từ Sách Xuất Hành, gồm
tóm nhiệm vụ của tình yêu, một tình yêu được minh chứng cách
thiết thực trong những tương quan giữa con người: đó phải là
những mối liên kết của kính trọng, hợp tác, giúp đỡ tận
tình. Kế đến là yêu thương những người xa lạ, cô nhi, quả
phụ và bần cùng, hay có thể nói là những công dân không thể
tự “bảo vệ” được mình. Thánh ký đi sâu vào những chi tiết
như trường hợp một người nghèo đi cầm đồ vật của mình (cf.
Ex 22:25-26). Trong trường hợp này, chính Thiên Chúa là
người bảo đảm cho tình trạng của người nghèo ấy. Trong Bài
Đọc Thứ Hai, chúng ta có thể tìm thấy một ứng dụng cụ thể
của giới luật cao cả nhất của tình yêu tại một trong những
Cộng Đoàn Kitô Giáo Tiên Khởi.
Thánh
Phaolô viết cho giáo dân Thesalonia, hướng dẫn họ để hiểu
rằng, trong khi biết họ chỉ với một thời gian vắn vỏi, ngài
đã tiếp nhận họ và mang trong lòng mối cảm khích đối với họ.
Bởi thế, ngài coi họ như như “tấm gương cho tất cả những
người tin nhận ở Maceđônia và Achaia” (1 Th 1:6-7). Không
thiếu những vấn nạn và yếu kém trong cộng đoàn vừa mới được
thành lập này, nhưng tình yêu thắng vượt tất cả, đổi mới tất
cả, chiến thắng tất cả: tình yêu của những người hiểu được
những giới hạn của họ, một cách ngoan ngoãn đi theo lời của
Chúa Kitô, Vị Thầy Thần Linh, đã được chuyển đạt qua một
trong những môn đệ trung tín của Ngài. Thánh Tông Đồ viết:
“Anh em coi chúng tôi và Thiên Chúa như mẫu mực của anh em,
đón nhận lời ngài với niềm vui của Thánh Thần mặc dù thử
thách lớn lao”. Ngài viết tiếp: “vì từ anh em mà lời của
Thiên Chúa được rao giảng – không phải chỉ quanh Macedonia
và Achaia, vì đức tin của anh em vào Thiên Chúa đã được lan
rộng khắp nơi” (1 Th 1:6,8). Baøi hoïc maø chuùng ta coù
theå ruùt ra töø kinh nghieäm cuûa giaùo ñoaøn Thessaloânia,
vaø kinh nghieäm töø söï kieän thoâng thöôøng trong baát cöù
moät coäng ñoaøn Kitoâ höõu chaân thaønh naøo, laø tình yeâu
ñoái vôùi caän thaân ñöôïc troå sinh töø vieäc chaân thaønh
lắng nghe Lời Chúa, cũng như đón nhận những thử thách đối
với lời chân lý để từ đó tình yêu chân thật mọc lên và chân
lý chiếu sáng. Điều rất quan trọng là lắng nghe Lời và nhập
thể lời vào sự có mặt của cá nhân cũng như cộng đoàn!
Trong khi
cử hành Thánh Lễ này, thánh lễ bế mạc công việc của Thượng
Hội Đồng, trong một cách đặc biệt, chúng ta cảm thấy sự gắn
bó mà nó hiện hữu giữa việc yêu mến lắng nghe lời Chúa, và
việc phục vụ bất vụ lợi đối với anh chị em. Bao nhiêu lần
trong ít ngày qua, chúng ta đã nghe những kinh nghiệm và
những phản ảnh nhu cầu nổi bật của ngày nay của việc chân
thành lắng nghe lời Chúa, của việc hiểu biết thành thật hơn
Lời Cứu Độ của Ngài; của việc chia sẻ nhiệt tình hơn đức tin
được nuôi dưỡng một cách vững vàng nơi bàn tiệc Lời Chúa!
Chư huynh khả kính, cám ơn sự đóng góp mà mỗi chư huynh đã
cống hiến trong việc thảo luận quanh chủ đề của Thượng Hội
Đồng: “Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội”. Tôi
chào đón tất cả chư huynh với cảm tình tha thiết. Đặc biệt
xin chào mừng quí Hồng Y, những vị Chủ Tịch của Thượng Hội
Đồng, và Tổng Thư Ký, những vị mà tôi xin cảm ơn về sự cống
hiến nhiệt tình của quí vị cho Thượng Hội Đồng. Thưa anh chị
em thân mến, tôi chào mừng anh chị em, những người đến từ
những lục địa với kinh nghiệm phong phú mình. Khi trở lại
quê hương, xin hãy trao cho từng người lời chào thăm thắm
thiết của vị Giám Mục Rôma. Tôi chào mừng các phái đoàn
Thượng Phu, những Nhà Chuyên Môn, những Quan Sát Viên, và
những Thượng Khách của Thượng Hội Đồng: những thành viên của
Tổng Thư Ký của Thượng Hội Đồng, và tất cả những người làm
việc trong ngành truyền thông. Đặc biệt, tôi nghĩ về những
Giám Mục của Trung Hoa Lục Địa, những vị đã không được đại
diện trong Thượng Hội Đồng này. Tôi muốn nhân danh các vị
này và cảm tạ Thiên Chúa vì tình yêu của các vị đã dâng cho
Chúa Kitô, sự hiệp nhất với Giáo Hội Hoàn Vũ, và lòng trung
thành của các vị đối với đấng kế vị Thánh Phêrô Tông Đồ. Các
ngài hiện diện trong những lời cầu nguyện của chúng ta, cùng
với mọi tín hữu được trao phó cho sự săn sóc mục vụ của các
ngài. Chúng ta hãy cầu xin “Đấng Chăn Chiên Tối Cao” (1 Pt
5:4) ban cho họ niềm vui tông đồ, sức mạnh, và sự hướng dẫn
nhiệt tâm, với sự khôn ngoan và tầm nhìn xa xôi, cộng đồng
Công Giáo Trung Hoa rất quí mến của tất cả chúng ta.
Tất cả
chúng ta, những người tham dự vào công việc của Thượng Hội
Đồng sẽ mang theo với mình kiến thức mới mẻ mà công tác
chính của Giáo Hội, ngay khi bắt đầu tân thiên niên kỷ, là
trên tất cả là nuôi dưỡng chúng ta ta bằng Lời của Thiên
Chúa, để có thể ảnh hưởng hơn việc tân phúc âm hóa, lời công
bố của thời đại chúng ta. Điều cần thiết lúc này là kinh
nghiệm hội thánh đây phải vươn tới mọi cộng đoàn; chúng ta
phải hiểu sự cần thiết của việc chuyển đổi Lời Chúa mà chúng
ta đã nghe thành những nghĩa cử yêu thương, bởi vì đó là con
đường duy nhất làm cho Tin Mừng thành một lời công bố đáng
tin cậy, mặc dù có những yếu đuối con người nơi mỗi người.
Điều đòi hỏi đầu tiên trên tất cả là hiểu biết mật thiết hơn
về Chúa Kitô và chân thành hơn đón nhận lời Ngài.
Trong Năm
Thánh Phaolô này, hãy làm cho những lời này của ngài trở
thành của chúng ta: “Khốn cho tôi, nếu tôi không [rao giảng
Phúc Âm]” (1 Cor 9:16), tôi hy vọng với tất cả tấm lòng tôi
rằng trong mỗi một cộng đoàn trong Năm Thánh Phaolô này sẽ
được cảm nhận bằng một lòng xác tín hơn bao giờ như một ơn
gọi trong việc phục vụ Phúc Âm đối với thế giới. Ngay lúc
khai mạc Thượng Hội Đồng, tôi đã hồi tưởng lại lời mời gọi
của Chúa Giêsu: “Mùa màng thì bề bộn” (Mt 9:37), một lời mời
gọi chúng ta phải đáp trả không mệt mỏi giữa tất cả mọi khó
khăn mà chúng ta gặp phải. Càng nhiều người tìm kiếm, một
đôi khi bằng một cách không chủ ý, cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô
và Phúc Âm của Ngài; càng có nhiều người tìm thấy nơi Ngài
một ý nghĩa cho cuộc đời của họ. Đưa ra lời chứng chia sẻ và
trong sáng về một cuộc đời theo Lời Chúa, được chứng nhận
bởi Chúa Giêsu, do đó, trở nên một tiêu chuẩn thiết thực
chứng tỏ sứ vụ của Chúa Kitô.
Những Bài
Đọc trong phụng vụ giúp chúng ta suy niệm hầu nhắc nhớ chúng
ta rằng giữa trọn lề luật, cũng như mọi lời Thánh Kinh, là
tình yêu. Vì thế, tất cả những ai tin rằng mình hiểu biết
Thánh Kinh, hoặc ít nhất một phần nào của Thánh Kinh, mà
không xây dựng, bằng sự khôn ngoan của mình, tình yêu giữa
Thiên Chúa và cận thân mình, chứng tỏ rằng trong thực tế, họ
còn xa cách trên con đường bắt gặp gỡ ý nghĩa sâu thẳm hơn
của nó. Nhưng làm sao chúng ta có thể đem vào thực hành giới
luật này. Làm sao chúng ta có thể sống trong tình yêu của
Thiên Chúa và tình yêu anh chị em mình mà thiếu vắng sự sống
và tiếp xúc mật thiết với Thánh Kinh? Công Đồng Vaticanô II
xác định sự cần thiết này rằng “sự tiếp cận dễ dàng với
Thánh Kinh sẽ đem lại cho tất cả Kitô hữu niềm tin” (Cost.
Dei Verbum, 22), vì thế, những người trong việcï gặp gỡ chân
lý, có thể sẽ lớn lên trong tình yêu chân chính. Đây là điều
kiện cần thiết cho việc phúc âm hóa ngày nay. Và vì thường
xuyên sự va chạm với Thánh Kinh đang bị đe dọa không phải
“một dữ kiện” từ phía Giáo Hội, nhưng do hướng dẫn bở chủ
thể, và tự ý, một sự thăng hoa uy tín mục vụ do hiểu biết
chắc chắn Thánh Kinh, để công bố, cử hành và sống Lời Chúa
trong cộng đồng Kitô hữu, để trở thành cần thiết, một cuộc
đối thoại với những nền văn hóa của thời đại chúng ta, đặt
chúng ta vào việc phục vụ chân lý, và không chỉ những tư
tưởng hiện tại, và gia tăng cuộc đối thoại Thiên Chúa mong
muốn với mọi người (cf ibid 21). Với ý nghĩa này, việc săn
sóc đặc biệt đòi hỏi các vị mục tử phải chuẩn bị, sẵn sàng,
và phải làm bất cứ điều gì cần thiết để truyền bá sinh hoạt
Phúc Âm với những phương tiện thích hợp.
Những cố
gắng tiếp tục để làm sống động phong trào Thánh Kinh giữa
những tín hữu giáo dân cần được khuyến khích, song song với
việc thành lập nhóm người cổ võ, đặc biệt chú ý đến giới
trẻ. Chúng ta cũng phải giúp đỡ sự cố gắng để đức tin được
biết tới qua Lời Chúa đối với những người “xa lạ”, cũng như
đặc biệt đối với những ai đang thành tâm kiếm tìm cho họ một
ý nghĩa cho đời sống của họ.
Còn nhiều
suy nghĩ nữa cần được thêm vào, nhưng tôi muốn tự giới hạn
để nhấn mạnh rằng chỗ đứng riêng biệt ở đó Lời của Thiên
Chúa vang vọng, rằng việc xây dựng Giáo Hội, như đã được đề
cập nhiều lần trong Thượng Hội Đồng, không thể nghi ngờ là
phụng vụ. Ở trong đó, Thánh Kinh là cuốn sách của con người
và cho con người; một di sản, một giao ước được trao cho
người đọc để nó được đem vào thực hành trong đời sống của
mỗi người lịch sử ơn cứu độ đã được ghi chép trong đó. Vì
thế, sẽ có một mối hiệp thông hỗ tương trong sự liên kết
sống động giữa con người và Sách Thánh: Thánh Kinh luôn luôn
là một cuốn Sách sống động với con người mà điều cốt yếu là
đọc nó; con người không thể tồn tại mà không có sách Thánh,
bởi vì ở trong đó mà con người tìm được lý do cho cuộc sống,
ơn gọi, và phẩm vị của mình. Muối liên kết hỗ tương giữa con
người và Sách Thánh được cử hành mỗi khi cử hành phụng vụ,
mà ở đó nhờ Chúa Thánh Thần, lắng nghe Chúa Kitô vì chính
Ngài là Đấng nói khi Thánh Kinh được công bố trong Giáo Hội
và đón nhận Giao Ước mà Thiên Chúa làm mới mẻ với dân Ngài.
Do đó, Thánh Kinh và việc hội họp phụng vụ, với một mục đích
đơn thuần là mang con người đến cuộc đối thoại với Thiên
Chúa và để vâng nghe ý muốn của Chúa. Lời Chúa phát ra từ
miệng Ngài, được chứng minh trong Sách Thánh, trở lại với
Ngài trong hình thức của một lời đáp trả nguyện cầu, của một
lời đáp trả sống sống, của một lời đáp trả của tình yêu (cf
Is 55:10-11).
Anh chị
em thân mến, chúng ta hãy cầu xin rằng từ việc đổi mới cách
lắng nghe Lời Chúa, được hướng dẫn bởi tác động Chúa Thánh
Thần, một cuộc đổi mới chính thức của Giáo Hội hoàn vũ, cũng
như nơi mọi cộng đồng Kitô hữu sẽ trổ sinh. Chúng ta phó
thác những hoa trái của Thượng Hội Đồng cho sự chuyển cầu từ
mẫu của Trinh Nữ Maria. Tôi cũng tín thác nơi Người Hội Nghị
Đặc Biệt Lần Thứ Hai của Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi Châu
sẽ được tổ chức tại Rôma vào tháng Mười năm tới.
Tháng Ba
năm tới, tôi dự định tới Cameroon để công bố kết quả Văn
Kiện của Thượng Hội Đồng với đại diện các Hội Đồng Giám Mục
Phi Châu. Từ đó, với ý muốn của Thiên Chúa, tôi sẽ đi tới
Angola để long trọng kỷ niệm 500 năm quốc gia này đón nhận
Tin Mừng. Rất Thánh Maria, người đã dâng đời sống anh chị em
lên như “người tôi tớ của Thiên Chúa”, để nhờ đó mọi việc sẽ
xẩy ra theo với thánh ý của Ngài (cf Lk 1:38) và là người
bảo chúng ta hãy làm những gì Chúa Giêsu bảo chúng ta làm
(cf Jn 2:5), dạy cho chúng ta nhận thức trong cuộc sống của
chúng ta nét đặc thù của Lời Chúa mà chỉ có mình nó có thể
ban cho chúng ta ơn cứu độ. Amen.
(Theo tài
liệu bằng Anh ngữ phổ biến trên màn
điện toán toàn cầu
Permalink:http://zenit.org/article-).082?|=english) |
VỀ MỤC LỤC |
|
SỨ ĐIỆP CỦA NGÔI MỘ ĐÁ
|
(suy niệm nhân dịp lễ cầu cho
các linh hồn)
Có ai trong chúng ta mà đã
không hơn một lần đến viếng người thân và đã trầm ngâm bên
ngôi mộ. Có biết bao hình thức khác nhau của ngôi mộ: một
đá, mộ xây, mộ xi măng, mộ đất. Mỗi ngôi mộ thường chỉ được
ghi vài dòng chữ đơn sơ nói lên tên, tuổi ngày sinh và ngày
mất của người nằm bên dưới 3 tấc đất. Dừng chân suy tư bên
những ngôi mộ, có lẽ mỗi người chúng ta đã tự hỏi: phải
chăng cuộc đời con người, đã có thời huy hoàng là thế, mà
nay chỉ còn lại ngôi mộ lanh lẽo với vài dòng chữ đó thôi
sao ?
Không ! ngôi mộ không chỉ là
nấm đất vô hồn. Đó là nơi an nghỉ của một con người, một
cuộc đời. Nằm dưới ngôi mộ là cả một lịch sử đời người với
những tháng ngày vinh quang xen lẫn với ô nhục; với những
giọt nước mắt và những nụ cười; với một thời yêu thương và
một thuở giận hờn… nói tóm lại, dưới ngôi mộ là cả một chặng
đường của một con người có Thiên Chúa luôn đồng hành. Vì
vậy, ngôi mộ đá có biết bao điều nói với chúng ta:
1- Điều
thứ nhất ngôi mộ đá nói với chúng ta: cuộc đời này
thật mỏng manh quá đỗi. Như bông hoa phù dung sớm nở tối
tàn, cuộc đời thật ngắn ngủi. Mới ngày nào còn cắp sách
đến trường, hôm nay đã lên ông lên bà, rồi già lão, bệnh
tật, rồi chấm dứt cuộc đời. Khi nghĩ về cuộc đời quá ngắn
ngủi như thế, xin đừng mưu mô tính toán mà làm gì. Xin đừng
chia rẽ và giận ghét làm chi. Cuộc đời này ngắn lắm, tiền
bạc trên thế gian này nhiều lắm, bàn tay ta có tham mấy cũng
chẳng vơ vét hết được. Rồi đến lúc bàn tay xuôi xuống, lạnh
cóng, cô đơn, chẳng nắm giữ được gì.
2- Điều
thứ hai ngôi mộ đá nói với chúng ta: đây chỉ là một
điểm dừng. Những ngôi mộ đá không nằm yên bất động mãi mãi.
Cũng như cuộc đời này chỉ là cõi tạm, là quán trọ, ngôi mộ
chỉ là một chỗ dừng chân. Thân xác con người được an táng
trong lòng đất như hạt giống được gieo xuống. Hạt ấy bị mục
nát, nhưng đó là điều cần thiết để mọc lên một cây mới. Sẽ
có ngày Thiên Chúa mở tung các ngôi mộ. Sẽ có ngày Ngài cất
tấm khăn tang bao trùm thế giới. Khi ý thức ngôi mộ chỉ là
nơi dừng chân, chúng ta được yên ủi, vì chúng ta không mãi
mãi mất những người thân, nhưng họ đang an giấc trong bụi
đất, chờ ngày phục sinh. Chính vì vậy, một số nghĩa trang
công giáo được gọi là “nhà chờ”, một số phòng chứa hài cốt
được gọi là “phòng đợi”. Đây chính là nơi chờ đợi đến ngày
ra trình diện trước nhan Chúa và để gặp gỡ Ngài.
3- Điều
thứ ba ngôi mộ đá nhắc nhở chúng ta về một ngôi mộ
trống: sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần -Tin Mừng Thánh
Gioan kể lại - Maria Mađalêna ra mồ từ sáng sớm và bà thấy
ngôi mộ trống. Ngôi mộ ấy là mộ của Đức Giêsu. Ngài đã được
an táng ba ngày trước và nay không còn ở đó nữa. Đức Giêsu
đã chiến thắng tử thần. Thân xác Người không bị hư nát trong
mồ. Thiên Chúa đã cho Người sống lại vinh quang. Cùng với
Người, những ai tin vào Người cũng sẽ được sống lại như vậy
“ai tin Ta sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,47). Như vậy, ngôi
mộ nhắc nhở chúng ta về biến cố Đức Giêsu phục sinh và đồng
thời nhắc chúng ta rằng những người đang an nghỉ nơi đây sẽ
được sống lại. Người lành được sống lại để hưởng vinh quang;
kẻ dữ được sống lại để lĩnh án phạt đời đời.
Như vậy, khi dừng chân suy
niệm bên mộ người thân, chúng ta hãy lắng nghe điều được
phát biểu qua những nấm mộ tưởng chừng như vô tri vô giác và
lạnh băng ấy. Suy nghĩ về cuộc đời, về linh hồn, về sự chết
cũng giúp chúng ta hãy cố gắng sống hoàn thiện hơn.
+ GM. Giuse
Vũ Văn Thiên |
VỀ MỤC LỤC |
|
HÔN NHÂN
ĐỒNG TÍNH VÀ NHỮNG MÂU THUẪN
|
Bác sĩ Nguyễn
Tiến cảnh
Người đầu tiên
được Thiên Chúa dựng nên là ông Adam và bà Eva, tức là một
người Nam và một người Nữ với mục đích để hai người ăn ở với
nhau và sinh con đẻ cái hầu thờ phượng, làm sáng danh Chúa
(St1-27,28. Mt.19-4). Chúa đã không chỉ tạo nên hoặc hai
người Nam hay hai người Nữ để họ chung sống với nhau. Sau
này khi Chúa Giêsu giáng trần, nói về phép hôn phối, Chúa
cũng đã nói hai người nam và nữ kết hợp với nhau nên cùng
một thân xác, yêu thương gắn bó với nhau để sinh con cái thờ
phượng Chúa. (Mt.19-5,6). Chúa đã quở trách những người
ngoại tình (Mt.5-27,28). Trong cựu ước ta thấy Chúa đã phạt
cả dân thành Sodom vì họ không vâng lời Chúa thờ ngẫu tượng
và phạm tội sodoma (St.18-19).
Vậy thì theo
luật Chúa và luật tự nhiên, để thành vợ chồng phải là một
người Nam và một người Nữ, không thể là hai người Nam hoặc
hai người nữ với nhau.
Qua nhiều triều
đại từ thuở tạo thiên lập địa, tất cả những gì trái với luật
tự nhiên là trái đạo và kỳ quái bất thường không được xã hội
chấp nhận. Nó trái cả với sinh lý bình thường tự nhiên của
con người.
Nhưng ngày nay
con người càng văn minh tiến bộ thì người ta lại càng làm
nhiều điều trái lẽ tự nhiên lấy cớ tự do, buông chiều theo
dục tính hay tâm tư mình, cho rằng Chúa dựng nên như vậy.
Vấn đề hôn nhân đồng tính giữa nam với nam hoặc nữ với nữ đã
nảy sinh và phát triển mỗi ngày mỗi rộng, đặc biệt ở Âu Châu
và Châu Mỹ / Hoa Kỳ.
Tại Hoa Kỳ, hôn
nhân đồng tính đã trở thành trọng tâm của mọi cuộc tranh
luận. Mới đây ngày 10-10 2008 Tối Cao Pháp Viện Connecticut
đã đồng ý cho những cặp đồng tính được chính thức lấy nhau
thành vợ chồng, đưa Connecticut lên hàng thứ ba sau
Massachusetts và California.
Chúng ta
thử tìm hiểu xem phản ứng của Giáo Hội Công Giáo thế nào đối
với quyết định đó. Tòa Thánh thì dĩ nhiên đã lên tiếng tỏ
thái độ bất đồng từ lâu. Tại Connecticut, Hội Đồng Giám Mục
Connecticut (HĐGM) đã lên tiếng phản đối và trong một tuyên
cáo cùng ngày 10-10-2008 đã đưa ra lời bình luận: “Tối
Cao Pháp Viện đã quên rằng bổn phận của Tòa Án là cắt nghĩa
luật và cơ quan lập pháp mới có quyền làm ra luật”.
Nhưng ở đây Tòa Án lại làm ra luật. Phải chăng có cái gì bất
ổn, không được chỉnh và trái nguyên tắc. Các ngài cho rằng
quyết định đó của TCPV chứng tỏ đã coi thường nguyên tắc Tự
Do Tôn Giáo nếu không muốn nói là đã vi phạm Tự Do Tôn Giáo.
Những ưu tư đó chính là đầu đề của một cuốn sách mới xuất
bản nói về hôn nhân đồng tính:
“HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH VÀ TỰ DO TÔN GIÁO: Những xung đột”.
Đây là một cuốn
sách gồm một số bài viết của những học giả chuyên viên về
luật đã được trình bày trong một hội nghị dưới sự bảo trợ
của quỹ Tự Do Tôn Giáo Becket mà Douglas Laycock, Anthony R.
Picarello Jr. và Robin Fretwell Wilson đã thu nhặt lại rồi
in thành sách. Hai cộng tác viên Rowman và Litlefield đã đưa
ra vấn đề để thảo luận là khi mà quyền hôn nhân đồng tính
được chính thức công nhận thì sẽ có những xung đột nào xẩy
ra.
Marc D. Stern,
phụ tá giám đốc hội nghị những người Mỹ gốc Do Thái đã nêu
vấn đề là: Các cơ quan / tổ chức tôn giáo có bổn phận “rao
truyền niềm tin của họ” cho cả những
tín hữu của họ lẫn những người ngoài tôn giáo họ. Như vậy
thì quyền tự do phát biểu, tự do ngôn luận chống lại hôn
nhân đồng tính có tiếp tục được nhà nước lắng nghe hay
không? Điều thắc mắc đòi hỏi đó xem ra có vẻ không vừa lòng
phía nhà nước. Ông đã nêu trường hợp ở Canada, những than
phiền phản đối được đưa lên Ủy Ban Nhân Quyền cấp Tỉnh và
Liên Bang đã đưa đến hậu quả là nhà nước đã ra luật chống
lại những mục sư và những ai đã công khai phê phán chỉ trích
đồng tính luyến ái. Tuy nhiên ông lại cho biết là quyền tự
do ngôn luận và tự do tư tưởng ở Hoa Kỳ được tôn trọng hơn ở
Âu Châu và những quốc gia khác thì luật về sách nhiễu phái
tính rất dễ dàng đưa tới tình trạng chống đối hôn nhân đồng
tính.
NHỮNG CƠ QUAN CÔNG GIÁO
Stern cũng nêu
vấn đề nhân viên của các cơ sở hoặc cơ quan Công Giáo. Mới
đây tòa ra lệnh cho các cơ quan Công Giáo phải cung cấp bảo
hiểm sức khỏe có ngừa thai cho nhân viên. Như vậy các nhà
xứ, nhà thờ sẽ gặp trở ngại lôi thôi khi nhân viên của họ là
những cặp vợ chồng đồng tính. Stern cũng báo động là các cơ
quan tư vấn hôn nhân, các phòng tâm lý và những cơ sở tương
tự của một số nhà xứ, nhà thờ, cơ quan tôn giáo rất có thể
sẽ gặp khó khăn khi xin chính quyền giấy phép hành nghề nếu
mà họ có khuynh hướng chống đối hôn nhân đồng tính. Ngoài ra
một số cơ quan của nhà thờ nhận tài trợ của nhà nước cũng sẽ
gặp khó khăn. Stern kết luận bài viết của ông là chắc chắn
những ai chống đối hôn nhân đồng tính sẽ bị ảnh hưởng một
khi hôn nhân đồng tính được công nhận và hợp pháp hóa, và
dựa vào luật hiện hành thì những ai bất đồng ý kiến hoặc
chống đối hôn nhân đồng tính chắc chắn sẽ khó có thể thoát
khỏi hậu quả của pháp luật.
Jonathan
Turley, giáo sư đại học George Washington đã lý luận rằng
nguyên tắc luật lệ của Tối Cao Pháp Viện về vấn đề kỳ thị
dựa trên tôn giáo có “những cái mâu thuẫn chõi ngược làm
người ta phân vân không biết khi nào nó đúng khi nào sai”.
Chẳng hạn Tòa cho phép chính quyền phạt những tổ chức
tôn giáo bằng cách từ chối không cho họ được miễn thuế với
tư cách là hội vô vị lợi, trong khi đó lại tuyên bố mọi
người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu và tự do
lập hội. Ông cho rằng hôn nhân đồng tính lại một lần nữa tạo
ra những xung đột trầm trọng giữa việc thi hành luật tu
chính số Một
và luật cấm không đựoc kỳ thị và phạt những ai phạm luật kỳ
thị.
NHỮNG MÂU THUẪN
Turley đã chứng
minh cái mâu thuẫn chõi ngược đó là một đàng thì nói là các
tổ chức tôn giáo có quyền phản đối đồng tính luyến ái trong
các giáo huấn của mình, một đàng lại buộc họ phải nhận những
người đồng tính luyến ái vào làm việc trong những cơ sở tổ
chức của họ.
Ngoài chuyện từ
chối không cho họ được quyền miễn thuế, Tòa Án còn có thể
phạt những tổ chức, cơ quan nào có tính kỳ thị. Tối Cao Pháp
Viện California đã đồng ý từ chối không cấp loại giường đặc
biệt của hải quân ở Berkeley cho hội Hướng Đạo Nam vì tổ
chức này chống đối đồng tính luyến ái.
Charles J.Reid,
Jr., giáo sư luật Đại Học Thánh Thomas đã so sánh sự tương
quan giữa Tôn Giáo, Luật Pháp và Nhà Nước. Luật pháp chứng
tỏ giá trị của nó qua cung cách xử phạt cũng như cách thức
cấm đoán. Kitô giáo đã giữ một vai trò chính yếu trong việc
định đoạt luật lệ về hôn nhân, không phải chỉ ở Âu Châu từ
thời Trung Cổ mà còn ở ngay Hoa Kỳ này. Từ thế kỷ XII cho
đến cách đây mấy thập niên về trước, điều đó đã được đương
nhiên công nhận như là luật về hôn nhân của con người đã
được Thiên Chúa hướng dẫn. Trong nhiều thế kỷ, hôn nhân đã
giữ một vai trò tối quan trọng trong trật tự xã hội và được
coi là nền tảng căn bản của xã hội loài người. Hôn nhân đã
được coi như không phải chỉ là yếu tố tạo thành quốc gia, mà
còn là một tổ chức định đoạt tương lai của quốc gia.
Theo Reid, hôn
nhân ngày nay đang bị tục hóa, làm mất đi tính cách thanh
sạch thánh đức của nó để rồi đi đến chỗ ly dị ngày càng gia
tăng và những đứa con ngoại hôn ngày càng nhiều.
NHỮNG BÀI HỌC
Một hệ quả khác
nữa là cách cắt nghĩa luật trong những quyết định của TCPV
Massachusetts khi luật hôn nhân đồng tính được hợp thức hóa.
Nói về tương quan giữa hôn nhân và nhà nước, Tòa phán rằng:
“Nói một cách đơn giản là nhà nước tạo nên hôn nhân dân sự”.
Vậy thì làm sao
mà xã hội có thể tạo ra luật lệ để điều khiển hôn nhân và
những thề hứa của họ được. Làm sao một đứa trẻ nít miệng còn
hoi sữa lại có thể giảng giải về những giá trị của đời sống
ở những khía cạnh thực tế sống động khác nhau. Reid đã kết
luận là cuộc tranh luận hiện nay về hôn nhân là một cuộc
tranh đấu một phần nào cho những bài học chính đáng đã được
luật pháp chỉ bảo.
Trong phần kết
thúc của cuốn sách, Douglas Laycok, giáo sư luật Đại Học
Michigan đã đưa ra nhận xét:
-
Các tác giả đã có những
cái nhìn khác nhau về hôn nhân đồng tính và tôn giáo, nhưng
tất cả đều đồng ý rằng hôn nhân đồng tính là một đe dọa cho
tự do tôn giáo.
Ngoài ra Laycok
còn thêm:
-
Những người đồng ý ủng
hộ hôn nhân đồng tính đòi hỏi không phải chỉ được luật pháp
công nhận, các tổ chức tư nhân dễ dãi mà còn đòi hỏi cả hai
phía nhà nước và tổ chức tư nhân công nhận và tích cực yểm
trợ. Một số người còn đang tìm cách loại bỏ những ý kiến
chống đối và phủ nhận hôn nhân đồng tính.
Laycok nhận
xét:
-
Kinh nghiệm về những
xung đột văn hóa ở quá khứ cho thấy là một khi có điều gì
mới mẻ và quan trọng được công nhận và bảo đảm thì đồng thời
tiếp theo đó lại có những đòi hỏi khác được đưa ra….
Vì vậy ông đề
nghị là cứ để cho tôn giáo định đoạt về hôn nhân, nhà nước
chỉ nên làm công việc của mình là phần dân sự mà thôi. Tuy
nhiên –ông cho biết- cho dù có chấp nhận giải pháp đó đi nữa
thì vấn đề vẫn không thể giải quyết được tất cả những khúc
mắc phức tạp của nó.
PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT.
Trong khi Giáo
Hội Công giáo Hoa Kỳ nhất định không nhân nhượng những quan
niệm của mình về hôn nhân thì ngày 15 tháng 10 vừa qua Hội
Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đưa ra báo chí một tuyên cáo là đã phối
hợp với Hội Hiệp Sĩ Columbus “thành lập một kế
hoạch hành động trên toàn nước để bảo vệ hôn nhân”.
Một phần của
sáng kiến đó là Đức Hồng Y Francis George, chủ tich HĐGM đã
cho thành lập một Ủy Ban đặc trách hôn nhân và chỉ định Đức
TGM Joseph Kurtz của Louisville thuộc tiểu bang Kentucky
làm chủ tịch.
Đức TGM Kurtz
đã tuyên bố khi ra mắt Ủy Ban:
-
“Chúng ta phải hết sức
cố gắng làm sao cho mọi người hiểu biết được vẻ đẹp
độc nhất của ơn gọi hôn nhân”
Một trong những
hành động đầu tiên của các Giám Mục là phát động bản tuyên
cáo 2003 của các Giám Mục Hoa Kỳ, xác định rằng hôn nhân là
sợi dây liên kết tương giao duy nhất giữa một người nam và
một người nữ, và như vậy nó là một yếu tố nòng cốt và chính
yếu của những xã hội lành mạnh. Quan niệm như vậy về hôn
nhân có được thực hiện hay không thì còn cần phải quan sát.
Fleming Island,
Florida- Nov.10, 2008
NTC
|
VỀ MỤC LỤC |
|
NỖI NIỀM
CỦA MỘT NỮ TU SAU KHI DU HỌC
|
Chẳng biết đổ lỗi cho ai : cho
chiến tranh ? cho thời cuộc ? cho hoàn cảnh ? để rồi sau mấy
chục năm trời xa cách tôi mới nhận ra một gia đình ở Huế là
bà con gần của mình. Thoạt đầu, khi nói chuyện với bà cố thì
tưởng chừng bà có 1 người con tận hiến cho Chúa hiện đang
giúp một giáo xứ ở Mỹ thôi thế nhưng sau khi hỏi kỹ mới biết
bà còn 1 người con đang giúp 1 xứ nghèo ngoại ô Thành phố
Huế và 1 nữ tu đang đi học bên Tây. Gia đình có 1 người con
tận hiến người ta thường bảo là có phúc rồi vậy mà bà có đến
3 người con tận hiến và 1 cô gái cưng đi học bên Tây những
đến 6 năm !
Vừa rồi, nhân dịp ra Huế dự lễ
kỷ niệm 10 năm linh mục của các linh mục lớp cha anh, tôi
tranh thủ ghé thăm bà cố. Lần này, thật ngạc nhiên khi thấy
bà sơ con của bà cố cùng dùng cơm tối chung. Sơ cho biết là
đã hoàn tất chương trình và giờ đây về lại Việt nam chờ bài
sai của Nhà Dòng.
Vì thời gian có hạn nên giờ
cơm cũng là giờ chị em tâm sự với nhau về đời tu, về việc
học và nhất là việc mà chị được Nhà Dòng gửi sang trời Tây
để bổ sung kiến thức.
Chị chẳng ngại gì để nói rằng
khi đi qua bên đó và khi được học mình mới càng nhận ra là
mình ngu ?! Chị nói rằng chỉ khi nào qua đó mới thấy được
biển học là bao la. Người Việt của chúng ta vẫn quen lối học
từ chương nên khi qua đó phải cố gắng lắm mới có thể chống
chõi được với cách học nặng phần tự lập và nghiên cứu.
Xa quê hương, xa Hội Dòng, xa
gia đình nên chuyện nhớ nhà là một chuyện luôn ám ảnh của
các sinh viên khi đi học. Có những lúc nhớ nhà chỉ còn biết
khóc mà thôi. Với những ai còn mẹ như chị thì nỗi niềm
thương nhớ ấy còn da diết gấp bội khi nghĩ về tuổi già của
mẹ phải đối diện với đau yếu bệnh tật. Chị cũng đã tâm sự
rằng có những lúc đã viết thư gửi về cho Bề Trên ở Việt Nam
để xin đi về chứ không thể nào chịu nỗi với những khó khăn
đang gặp phải. Chẳng hiểu sao mỗi lần viết xong tính gửi về
thì lại xé vì sợ các chị ở nhà tưởng chừng như “được gửi đi
học rồi làm nư !”.
Sau những năm tháng cố gắng,
giờ đây chị hoàn thành chương trình học của mình, chị tạ ơn
Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã ban cho chị trong những năm “du
học”.
Về thăm mẹ già, thăm gia đình,
chị vào chào Cha nguyên chánh xứ. Sau khi chào xong chị bị
“sốc” vì câu nói của Cha già mến yêu : “Đi du học về phải
làm lớn cho xứng với học vị tiến sĩ chứ !”. Thật ra chị
không buồn Cha già nhưng chị thấy quan điểm của Cha già vẫn
còn cổ hũ làm sao ấy ! Chị nói với tôi rằng tiến sĩ không
phải làm lớn nhưng làm cái gì cũng được. Thậm chí những việc
nho nhỏ trong nhà dòng như quét rác, làm cỏ cũng được vì
thật sự học vị tiến sĩ chẳng là gì cả vì càng học mình càng
thấy ngu.
Chị nói là ngày nay việc du
học quá dễ dàng để rồi được đi thì chẳng là gì cả. Thế nhưng
có một dòng nọ người ta đang đua nhau để lấy học vị tiến sĩ.
Tưởng chị nói đùa nhưng chị minh chứng cho tôi đó là một sự
thật đang diễn ra trong một dòng tu nọ.
Tôi tin là chị không nói dối
vì lẽ chị được may mắn ra nước ngoài học thì chị có cái nhìn
rộng rãi hơn, thông thoáng hơn.
Người chị họ vừa du học về mà
tôi được gặp gỡ, tiếp xúc không phải là một tu sĩ du học đầu
tiên mà tôi được gặp. Chị đi học, chị đi Tây về nhưng mà lối
sống, lối suy nghĩ của chị đơn sơ và khiêm hạ.
Thật ra thì quan niệm sau khi
đi học bên Tây về của chị cũng là quan niệm của phần đông tu
sĩ, linh mục được gửi đi học về. Thế nhưng, đáng tiếc thay
trong phần đông đấy lại có lợn cợn vài “người tu” mà chẳng
tu gì cả. Phải đau đớn khi mà nói như vậy khi nhìn lại hành
trình đời tu của những người ấy. Họ không biết tận dụng trí
thông minh, tài hiểu biết của Chúa ban cho họ để họ đầu tư
kiến thức về Thiên Chúa, về lòng tin, về mạc khải của Thiên
Chúa. Họ đã quá kiêu ngạo để tỏ mình cho mọi người biết ta
đây là người “ăn trên ngồi chốc”, là người được đi Tây đi U.
Nói chuyện với chị, tôi nhớ
đến Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên. Trong một lần nói chuyện
với các tu sĩ nam nữ nhân ngày khai giảng năm học mới, Ngài
chia sẻ về việc học của Ngài bên trời Tây. Sau khi cố gắng
lấy cho được tấm bằng, Ngài trở về Việt Nam. Tấm bằng Ngài
lấy được Ngài treo ngay đầu giường. Treo để làm gì ? Xin
thưa, treo để nhắc nhớ rằng Ngài nợ biết bao nhiêu người đã
cưu mang, lo lắng cho Ngài ăn học và Ngài nguyện ước sẽ cố
gắng hết sức để phục vụ lại Giáo Hội trong khả năng cho phép
của Ngài.
Thế đấy ! Một tâm tình đơn sơ,
nhỏ bé của một Gíam mục một địa phận. Chắc ít nhiều gì ai ai
cũng biết Ngài là một giám mục bình dân, đơn giản. Từ Cần
Thơ về Sài Gòn có việc hay đi đâu đó ngoài tỉnh, ít khi Ngài
dùng xe của Toà Giám Mục dẫu rằng đó là phương tiện cần cho
Ngài. Ngài đi Sài Gòn hay đi đâu đó với một cái giỏ xách con
con và nhảy phốc lên xe đò là xong chuyện. Trên những chuyến
xe Cần Thơ về Sài Gòn, đâu ai biết ngồi chung xe của họ có
một vị giám mục một địa phận, một người đã từng đi tu học
bên trời Tây ? Không phải ca tụng, tung hô Ngài nhưng hình
ảnh của một vị giám mục hiền lành, đơn sơ và khiêm hạ ấy
phải chăng là bài học quá lớn cho mỗi người chúng ta ?
Có một vị linh mục nọ dám
tuyên bố rằng một cách khinh tướng với bạn bè rằng : “Tao
sang đó 2 năm tao lấy tiến sĩ”. Không biết khả năng, trình
độ của vị ấy ra sao mà chỉ mới 1 năm sang Mỹ, linh mục ấy đã
phải quay lại Việt Nam với chứng nhận “Cái đầu có vấn đề !”.
Thế đấy ! Quá cao ngạo để cuối cùng phải đón nhận hậu quả
của lòng kiêu căng của mình.
Cạnh trường hợp đó thì có
trường hợp quá cay đắng là được Hội Dòng dốc cho không biết
bao nhiêu tiền của để đi học. Chẳng hiểu sao qua đó học
không xong rồi lại về. Tưởng chừng vị ấy phải xin lỗi Hội
Dòng vì mình không hoàn thành trách nhiệm, bổn phận nhà Dòng
trao phó mà còn cao ngạo nịnh trên đạp dưới để rồi biết bao
nhiêu người đau khổ với người đó. Học thì lo đi học đàng
hoàng, học xong lấy bằng cấp về hẳn hoi đi chứ còn học dở dở
ương ương xong về rồi lại bi ba bi bô. Bao nhiêu năm đi học
rồi trở về với hai bàn tay trắng. Biết bao nhiêu tiền của,
hy sinh, đóng góp của Hội Dòng cho đi học vậy mà giờ đây trở
về tay không. Bi đát ở chỗ là về tay không mà không biết
mình về tay không mà đi đâu cũng huyên hoang tự cao tự đắc.
Chỉ có những người kém hiểu biết mới tung hô những kiểu mẫu
cao ngạo như thế thôi. Còn nữa, người ấy không biết xấu hổ
mà còn lu loa nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Trường
hợp ấy tôi chẳng hiểu là tu kiểu nào ? Tu cách nào đây ?
Chuyện này xin gửi lại trong tâm tư sâu lắng của người tu ấy
với Chúa, còn tôi, tôi xin phép miễn bàn.
Còn một trường hợp quá bi đát
là Hội Dòng dốc hết hầu bao cho sang Tây học mấy năm trời.
Vừa đáp máy bay về Việt nam thì cộng đoàn thấy có cái gì
khác khác nơi vị này. Và cái khác khác đó đã thành hiện thực
khi vài tuần về thăm gia đình thì tu sĩ ấy đã đệ đơn lên Bề
Trên để xin ra khỏi Dòng. Thế là bao nhiêu tiền của, bao
nhiêu đầu tư, bao nhiêu hy vọng của Hội Dòng dành cho vị ấy
bây giờ tan tành mây khói !
Thông minh, được Hội Dòng tín
nhiệm quả là hồng ân bao la mà Thiên Chúa ban cho những
người đi du học. Họ được gửi đi học thì họ quá đủ thông minh
để nhận ra điều ấy nhưng cách cư xử đời thường thì ngược
lại. Họ quá cao ngạo, họ quá quấy nhiễu để rồi họ trở thành
gánh nặng cho người khác. Ai ai cũng biết cả nhưng vì lòng
bác ái, vì tình người người ta không nói ra thôi chứ ở đó mà
vênh vang !
Có vênh vang chăng ? Có tự hào
chăng ? Thì hãy tự hào, hãy vênh vang trong Chúa chứ ai đâu
mà vênh vang với mảnh bằng tiến sĩ cỏn con.
Tất cả đều nằm trong lòng bàn
tay của Thiên Chúa vậy mà cứ mãi vênh vang trước ân huệ của
Ngài chăng ?
Tiến sĩ hay không tiến sĩ,
giàu hay nghèo, sang hay hèn, chức cao hay quyền thấp không
quan trọng. Chuyện quan trọng, chuyện cần nhất của đời người
đó là lòng khiêm hạ, sự khiêm cung trước tình yêu bao la và
sự quan phòng của Thiên Chúa mà thôi.
Lm. Anmai, C.Ss.R.
|
VỀ MỤC LỤC |
|
ĐỪNG XEN VÀO
CHUYỆN NGƯỜI KHÁC (2)
|
Mỹ Thanh
là một đứa cháu nội 7 tuổi. Bà nội rất thích cô bé và mang
nhiều quà đến cho cô bé mỗi lần bà đến thăm. Bố mẹ nó thì
chỉ muốn cho những quà mà họ cho là thích hợp. Cô bé nhận 6
món quà từ bà nội vào ngày phục sinh, 5 vào ngày sinh nhật
của cô bé, và 10 vào ngày Chúa Giáng Sinh. Cô mở quà của bố
mẹ cho, và cảm ơn bố mẹ. Cô nhìn những món quà rất thích thú
trong dáng điệu thật tự nhiên. Nhưng, sau khi cô bé mở món
quà cuối cùng của bà nội cho, cô bé lại phàn nàn: “Chỉ vậy
sao?” Một ít ngày sau đó, bà mẹ mới khám phá ra cô bé đã
đánh dấu tất cả những ngày có quà trên tờ lịch của cô bé
bằøng bút chì đỏ. Rất khó chịu với thái độ như thế, bà mẹ
nói với ông bố và xin ông nói với bà nội phải giới hạn quà
cho cô bé. Ông bố từ chối. Ông nghĩ rằng yêu sách đó quá vô
lý, và một sự cãi vả xảy ra. Bà mẹ cảm thấy rằng bà nội làm
hư cô bé ngoài điều mong ước.
Bà mẹ ít
hiểu biết, không tự tin vào ảnh hưởng của mình trên đứa con
nên luôn thấy nhiều nguy hiểm từ chỗ thiếu cân bằng trong
thực tại. Vì bà mẹ và ông bố giữ được thế quân bình trong
việc cho quà, cô bé không tỏ ra thái độ tham lam với họ,
nhưng lại có thái độ đó đối với bà nội. Bà mẹ không thể kiểm
soát điều mà bà nội muốn làm. Đó không phải là công việc của
bà. Sự liên hệ mà bà nội muốn phát triển với cô bé thì thuộc
về họ. Trong trường hợp nầy bà mẹ nghĩ rằng việc trao đổi
quà cáp trong gia đình cần thiết lập một mẫu mực để tránh
việc cho quá nhiều quà cáp của bà nội, và như vậy sẽ làm hư
đứa trẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng và cần thiết là làm sao
cho đứa trẻ biết học không chỉ nhận mà cũng phải cho nữa -
dạy cho cô bé nhớ ngày sinh nhãt của bà nội, phải cho và còn
cho nhiều hơn nữa vào những ngày lễ đặc biệt dành cho bà
nội. Bà mẹ nên chuẩn bị quà cáp và để cho cô bé trao quà cho
bà nội để thiết lập một quan hệ tốt đẹp với bà nội.
Mỗi đứa
trẻ sống trong một môi trường gồm có bố mẹ và nhiều người
lớn khác. Sau bố mẹ là ông bà và bà con là những giao tiếp
gần nhất, sau đó đến những người láng giềng, bạn bè của bố
mẹ, các cô thầy giáo, và sau cùng là một vòng quây rộng lớn
của những người trong cộng đồng. Việc kiểm soát những ảnh
hưởng mà những người nầy gây trên đứa trẻ thì hoàn toàn
không thể đối với bố mẹ. Tuy nhiên, khi đứa trẻ phải đối đầu
với ảnh hưởng bất lợi, chúng ta dễ có phản ứng chống lại
những người lớn liên quan, hy vọng loại bỏ được sự ảnh hưởng
của họ trên đứa trẻ. Đây là sự vô ích. Đứa trẻ không cần
được bảo vệ khỏi môi trường của nó, cũng không cần phải xếp
đặt lại mọi sự cho nó. Điều nó cần là hướng dẫn để đáp lại.
Cái nguyên nhân kích thích được phơi bày trước mặt đứa trẻ
không quan trọng cho bằng sự đáp trả của nó đối với vấn đề
đó.
Đứa trẻ
là một cá nhân, và như thế phát triển những tương quan cá
nhân riêng của nó với những người mà nó tiếp xúc trong sự
gần gũi thân thiện. Con trẻ chúng ta cần có kinh nghiệm với
nhiều người để chúng có thể hiểu biết và đánh giá người ta.
Bổn phận chúng ta là trông coi để nâng đỡ chúng có sự đánh
giá đúng đắn.
Liên hệ
với ông bà là nguồn gốc của nhiều sự xung khắc trong gia
đình ngày hôm nay. Sự kiện đó là dấu chỉ của những thay đổi
đang xảy ra trong văn hóa chúng ta và trong sự tách rời khỏi
truyền thống chúng ta. Con gái và con trai có những ý nghĩ
hoàn toàn khác nhau về cách thế con cái nên dược dạy dỗ và
cách thế phản ứng sự can thiệp của bố mẹ họ. Nếu họ cố gắng
ép buộc bố mẹ họ chấp nhận cách thế của họ, họ chỉ làm cho
sự liên hệ của họ không được tốt đẹp thôi. Họ có thể tránh
khỏi sự xung khắc với bố mẹ họ bằng cách nói với người vợ
hoặc ông chồng rằng “Anh (hay em) có thể đúng. Anh (hoặc em)
sẽ nghĩ lại chín chắn về vấn đề đó.” Và bấy giờ hãy làm điều
mà họ cảm thấy là đúng. Hãy nhớ rằng ông bà lúc nào cũng
thương mến con cháu. Họ ở trong vị thế có những đặc quyền mà
không có bổn phận nuôi nấng con cháu. Nếu người mẹ hoặc
người cha cảm thấy khó chịu về sự làm hư hỏng của ông bà,
điều đó cho thấy sự bi quan và sự thiếu tự tin vào khả năng
riêng của họ trong việc hướng dẫn đứa trẻ. Bất cứ cố gắng
nào để sửa sai ông bà đều là một sự sai lầm, vô ích, và chỉ
tạo nên sự căng thẳng và xung khắc mà thôi. Sự liên hệ giữa
đứa trẻ và ông bà là công việc của họ. Tuy nhiên chúng ta
phải giúp đứa trẻ trong việc đáp trả đối với ông bà. Một ông
bà quá cưng chìu con trẻ có thể cho đứa trẻ một ấn tượng
rằng nó có quyền có cái nó muốn, và rằng ai chống lại ước
muốn của nó là kẻ thù địch. Trong trường hợp như thế, chúng
ta phải giúp đứa trẻ thay đổi đầu óc của nó. Qua việc giúp
đỡ cho sự đáp trả của đứa trẻ, bà mẹ có thể khiến ông bà
ngưng tạo cho đứa trẻ một ấn tượng sai lầm về cuộc đời và
quyền riêng của nó.
Quang
Minh 6 tuổi đang đi thăm ba nó, người đã ly dị với mẹ nó và
đã tái hôn. Khi trở về nhà, mũi nó đỏ lên. Bà mẹ quan tâm,
hỏi nó cái gì đã xảy ra. “Bà nội đánh con và làm mũi con đỏ
lên” “Sao vậy? Con đã làm gì? “ “Đọc sách cho bà nội.” “Tại
sao bà nội đánh con?” “Vì con không thể đọc được tiếng khó.”
Bà mẹ nổi giận. Chiều hôm đó, bà gọi cho bố đứa trẻ trong sự
giận dữ, và ngày hôm sau bà gọi luật sư. Một chuyện lớn xảy
ra nhưng không có gì là cụ thể từ chuyện đó.
Trong sự
phức tạp của những tương quan ngày hôm nay, những biến cố
như thế không phải là bất thường. Ly dị và tái hôn tạo nên
những tình cảnh phức tạp cho những đứa trẻ cũng như cho
người lớn. Những hận thù ngày xưa đã gây nên sự ly dị lại
được củng cố, và trẻ con rất nhiều lần cũng chỉ là những nạn
nhân của cuộc chiến. Chúng lẫn lộn không biết đứng về phía
nào để chống lại phía kia. Người ta có thể tưởng tượng: một
đứa trẻ có thể tạo nên những xáo trộn để chiếm được cảm tình
và sự an ủi đặc biệt. Cần thiết là bà mẹ không nên rơi vào
những biến cố như vậy và bà không nên làm lớn chuyện. Nếu
cậu bé không tạo nên một xáo trộn nào trong một hoàn cảnh
phức tạp như thế, cậu bé có thể phát triển một tương quan
tốt với người vợ kế của ông bố. Bà mẹ có thể giúp cậu bé
bằng cách gợi ý cho nó một cách thế hành động để khỏi bi ăn
đòn, chẳng hạn như: “Cưng ơi, đó là sự chọn lựa của con. Mẹ
nghĩ rằng con sẽ tìm thấy cách thế để khỏi có vấn đề với bà
nội con.”
Một người
láng giềng gọi ông bố để phàn nàn rằng cậu bé Quốc Bảo đã
chạy xe đạp tông vào xe đạp của con ông là Văn Minh khiến
con ông té và bị đau. Cả 2 đứa đều 9 tuổi. Ông láng giềng
rất giận dữ và muốn người bố phạt cậu bé Quốc Bảo và bảo nó
không được gây chiến nữa. “Tôi xin lỗi. Ông quá làm lớn
chuyện. Nhưng ông không nghĩ rằng trận chiến giữa hai đứa
trẻ là vấn đề của chúng sao?” Ông láng giềng nhìn một lúc,
đoạn nói: “Ông có ý muốn nói gì?” “Tôi có ý nói rằng tôi
không biến điều đó thành việc của tôi để kiểm soát những
liên hệ của bé Quốc Bảo với bạn nó. Tôi bảo đảm rằng hai đứa
trẻ sẽ tạo ra nhiều chuyện nếu để chúng cô đơn.” “Nhưng con
tôi, Văn Minh luôn luôn bị đau đớn. Cậu bé Quốc bảo luôn làm
một cái gì để làm đau đớn nó. Và tôi thì cảm thấy mệt mỏi
rồi.” Ông nầy nghe nói cảm thấy buồn cười vì cậu bé Văn Minh
cao và nặng hơn Quốc Bảo. “Quốc Bảo về nhà nhiều lần cũng
đau đớn vậy! Tôi chỉ cảm thấy rằng nếu ông và tôi để ý công
việc riêng của chúng ta thì hai đứa nhóc cũng sẽ cảm thấy
mệt mỏi về việc bị thương tích đó, và chúng sẽ làm một cái
gì về việc đó.” “Tôi nghĩ đã đến lúc ông nên kiểm soát đứa
con ông.” “Tôi không có ý tưởng nào để làm cho cậu bé ngưng
cả, ngoại trừ giới hạn nó và ở với nó mọi giây phút. Tôi
không nghĩ hành động như thế sẽ giúp nó chơi phù hợp với
những đứa trẻ khác và giải quyết được vấn đề xảy ra giữa
chúng với nhau. Dĩ nhiên, tôi sẽ nói chuyện với con tôi và
thử xem tôi có thể giúp nó hiểu được tình cảnh hay không?
Nhưng đó là tất cả những gì mà tôi có thể làm.”
Sau khi
ông láng giềng rời bỏ đi, cậu bé Quốc Bảo đi vào nhà, sau
khi nghe rõ toàn thể cuộc đối thoại, trong cách thế nửa do
dự nửa tự mãn. Ông bố vẫn yên lặng. “Bố ơi, Văn Minh chạy xe
ở phía bên cấm.” “Con ơi, bố không muốn nghe chi tiết. Bố
lấy làm lạ: Chớ không phải con và Văn Minh không thích gây
chiến với nhau sao? Xem ra con làm cho gia đình của nó nổi
giận.” Cậu bé chỉ biết cắn răng ngậm miệng và cười gượng cho
xong chuyện. “Có lẽ con và Văn Minh nên tìm ra cách thế khác
để chơi. Đó là sự lựa chọn của con. Bố xem thử con sẽ làm
thế nào về điều đó?”
Giao tiếp
với những người khác là một phần của cuộc đời. Công việc của
chúng ta là giúp trẻ con phát triển những thái độ thích hợp
và cách thức hữu hiệu cho thực tại. Bố của Văn Minh cố gắng
kiểm soát hoặc thay đổi thực tại. Ông không đang giúp cho
cậu bé Văn Minh nhưng đang cho nó một quan niệm sai lầm rằng
bố sẽ luôn luôn ở đó để xếp đặt mọi sự. Câu bé không cần làm
một chút cố gắng nào về phần nó để phát triển nghệ thuật
tham gia về vấn đề xã hội. Trái với Văn Minh, cậu bé Quốc
Bảo đã được trao trách nhiệm cho những vấn đề riêng của nó.
Không cần dạy dỗ, ông bố đã gợi ý cho nó rằng nó phải tái
thẩm định cách thế của nó và rồi đã gợi ý cho sự thích thú
của nó bằng câu cuối cùng.
Lm. Lê văn
Quảng, tiến sĩ tâm lý |
VỀ MỤC LỤC |
|
ĐỨc Tin -
Thánh ThẦn - HIẾn TẾ |
Tác Phẩm
CHÚA VẪN THƯƠNG
Lm. MICAE-PHAOLÔ TRẦN MINH HUY pss
Phần
hai
BẠn cỘng
tác vào Chương trình CỨu ĐỘ cỦa Thiên Chúa
2.
ĐỨc
Tin - Thánh ThẦn - HIẾn TẾ
Bạn hãy xin Chúa một
Đức Tin sống động
Đức Tin là một ân huệ
không bao giờ Chúa từ chối với người kiên nhẫn cầu xin.
Đó là phương thế duy nhất cho bạn có được tiếp sóng với cõi
bên kia. Bao lâu còn tại thế, bạn sống trong bầu khí Đức
Tin, pha trộn ánh sáng và bóng tối, kết hợp với Chúa mà
không lãnh hội được Chúa. Tuy nhiên, càng sống Đức Tin trong
đức Mến, bạn càng nhận thức được sự hiện diện thần linh của
Chúa trong bóng tối.
Người công chính sống
nhờ Đức Tin, sự phong phú của họ là nhận thức được những
thực tại vô hình. Lương thực của họ là sự hiện diện của
Chúa, cái nhìn của Chúa, sự trợ giúp của Chúa, đòi hỏi tình
yêu của Chúa. Tham vọng của họ là muốn làm cho Chúa sinh ra
và lớn lên trong các linh hồn. Xã hội của họ là nhiệm thể
của Chúa. Gia đình họ là gia đình Chúa Ba Ngôi, mọi sự đều
từ đó mà ra và mọi sự đều quy về đó nhờ Chúa, với Chúa và
trong Chúa. Chúa mời gọi bạn hãy sống chương trình đó một
ngày một hơn.
Bạn hãy trung thành xin
Chúa một Đức Tin sâu xa, vững chắc và tỏa sáng. Đức Tin
không chỉ là kết hợp trí khôn và ý chí với những Chân lý
trừu tượng, mà là nhận thức sự sống động của Chúa, tiếng nói
nội tâm của Chúa, sự dịu dàng yêu thương của Chúa, những ước
muốn của Chúa. Bạn hãy nhận biết rằng Chúa muốn nhận lời
bạn, nhưng bạn hãy tha thiết cầu xin hơn nữa. Lòng tín nhiệm
của bạn chứng tỏ tình yêu của bạn đối với Chúa.
Bạn không kêu xin đủ vì
bạn chưa có đủ Đức Tin. Bạn chưa có đủ Đức Tin để tin rằng
Chúa có thể nhậm lời bạn, rằng Chúa có đó chờ đón những ước
muốn của bạn. Bạn chưa có đủ Đức Tin để bền lòng kêu xin.
Chúa xem ra giữ im lặng là để thử thách Đức Tin ấy và gia
tăng phần thưởng của bạn. Bạn chưa có đủ Đức Tin để chú tâm
đến tầm quan trọng của những ân huệ bạn phải đạt được cho
bạn và cho người khác, cho Giáo hội và cho thế giới.
Bạn chưa có đủ Đức Tin
để mãnh liệt ước ao những gì cần thiết cho bao nhiêu linh
hồn ngày nay. Bạn chưa có đủ Đức Tin để thỉnh thoảng đến bên
Chúa một giờ. Bạn chưa có đủ Đức Tin để không cảm thấy sỉ
nhục khi bị gạt ra bên lề, trong khi bạn lại quá hay bỏ rơi
Chúa, để Chúa hoàn toàn đứng bên lề cuộc đời bạn. Bạn chưa
có đủ Đức Tin để nhịn đôi món thèm khát vô ích, trong khi
nhờ những hy sinh đó bạn có thể lôi kéo được bao nhiêu ơn
cho các linh hồn.
Chúa thích bạn biết
khám phá Chúa, nhận ra Chúa qua anh chị em bạn, qua thiên
nhiên, qua các biến cố lớn nhỏ. Tất cả là hồng ân và Chúa
luôn có mặt.
Bao lâu bạn còn ở trần
gian, mắt bạn như bị băng lại. Chỉ bằng Đức Tin dưới tác
động của Thánh Linh mà bạn nhận thức được sự hiện diện của
Chúa, tiếng nói của Chúa, tình yêu của Chúa. Bạn hãy hành
động như bạn nhìn thấy Chúa.
Chúa tôn trọng con
người biết bao! Chúa không muốn hối hả. Chúa hết sức nhẫn
nại, đến đỗi cảm nhận từng dấu hiệu nhỏ nhặt biểu lộ tình
yêu, ngay cả một sự chú ý. Hãy mở rộng con tim ra với thế
giới bao la. Bạn tưởng Chúa không có chi để đổ đầy nó sao?
Bạn hãy kêu xin
Thánh Thần
Bạn hãy năng kêu đến
Thánh Thần. Chỉ có Ngài mới có thể thanh tẩy bạn, gợi hứng
cho bạn, soi sáng bạn, sưởi ấm bạn, tăng sức cho bạn, làm
cho bạn nên phong phú. Chính Ngài giải thoát bạn khỏi mọi
tinh thần thế tục, óc vụ hình thức bề ngoài hay hẹp hòi thu
vào mình. Chính Ngài giúp bạn đánh giá đúng những sỉ nhục,
đau khổ, cố gắng, phần thưởng, trong tổng thể của Nhiệm Cục
Cứu Độ.
Chính Ngài sẽ dọi chiếu
sự khôn ngoan của Thiên Chúa vào mọi trạng thái tâm hồn, vui
mừng hay đau khổ của bạn trong chương trình Quan Phòng của
Chúa. Chính Ngài bảo đảm cho bạn hiệu năng phục vụ Giáo Hội.
Chính Ngài sẽ gợi lên cho bạn những gì phải làm, những gì
phải xin, để Chúa có thể hành động qua hoạt động của bạn và
cầu nguyện qua lời cầu nguyện của bạn.
Chính ngài sẽ thanh tẩy
bạn khỏi lý trí, phán đoán, tình cảm, ý chí cá nhân bạn,
trong khi bạn hoạt động. Chính Ngài gìn giữ cuộc sống bạn
trong trọng tâm tình yêu và ngăn cản bạn chiếm lấy cho mình
thiện ích Ngài dạy bạn làm. Chính Ngài đặt lửa vào trong
trái tim bạn và làm cho nó linh hoạt trong hiệp thông với
Thánh Tâm Chúa.
Chính Ngài dọi vào trí
khôn bạn những ý tưởng mà bạn không hề nghĩ tới. Chính Ngài
soi sáng cho bạn những quyết định nào thích hợp, cách sống
nào đạt tới ơn cứu độ và lúc nào phải trở lại sa mạc. Chính
Ngài sẽ ban cho bạn sức mạnh để hoạch định công việc và can
đảm để tiếp tục, mặc dầu những trở ngại, những mâu thuẫn và
chống đối. Và chính Ngài sẽ gìn giữ bạn trong bình an, trong
thanh tĩnh, trong ánh sáng, trong bền vững, trong an toàn.
Bạn cần đến Thánh Thần
để Ngài nuôi lớn lên trong bạn tinh thần nghĩa tử đối với
Chúa Cha và tinh thần huynh đệ đối với tha nhân. Bạn cần
Thánh Thần để lời cầu nguyện của bạn được tựa vào lời cầu
nguyện của Chúa Giêsu và đạt được mọi hiệu quả. Bạn cần
Thánh Thần để lòng muốn của bạn được cương quyết, bền bỉ và
mạnh mẽ, vì không có Ngài, bạn chỉ là yếu đuối và khiếm
khuyết. Bạn cần Thánh Thần để được sinh hoa kết trái như
Chúa mong muốn, vì không có Ngài, bạn chỉ là tro bụi và khô
khẳng. Bạn cần Thánh Thần để thấy mọi sự như Chúa thấy và
nhận ra được các biến cố trong tổng thể của Lịch sử đích
thực. Bạn cần Thánh Thần để dọn mình bước vào cuộc sống đích
thực, để cầu nguyện, yêu mến và hành động dường như bạn đã
đi đến Thiên Đàng.
Bạn hãy tin vào sự hiện
diện của Thánh Thần trong bạn. Nhưng Ngài chỉ có thể hành
động và cho bạn cảm nhận thực tại thiêng liêng của Ngài khi
bạn hiệp thông với Mẹ Maria mà kêu đến Ngài. Bạn hãy kêu xin
Thánh Thần cho bạn và cho tha nhân, vì Ngài ở trong lòng
nhiều người như bị bịt miệng, như bị trói chặt, như bị bất
toại, và chính vì vậy mà thế giới thường đi sai lạc.
Bạn hãy kêu xin Thánh
Thần cho những người bạn gặp gỡ. Ngài sẽ đến trong mỗi người
tùy theo mức độ cảm thụ của họ. Bạn hãy kêu xin Thánh Thần
cho tất cả các linh hồn bạn chưa biết mà Chúa ủy thác cho
bạn và sự trung thành của bạn có thể lôi kéo được nhiều ơn
huệ quí báu cho họ.
Nhất là bạn hãy kêu xin
Thánh Thần cho các linh mục và những linh hồn dâng hiến để
ngày càng thêm số những người chiêm niệm đích thực trong thế
giới hôm nay. Giai đoạn hậu Công Đồng luôn cho Giáo Hội là
một giai đoạn tế nhị mà kẻ thù con người đang đêm gieo cỏ
lùng lẫn vào với lúa tốt. Ai khao khát Thánh Thần Chúa sẽ
được hít thở tình thương của Thánh Tâm Chúa.
Thế giới sẽ bước đi tốt
đẹp hơn, Giáo Hội sẽ sống động hơn và hiệp nhất hơn biết
bao, nếu Thánh Thần được ước ao tha thiết hơn và trung thành
vâng phục hơn. Bạn hãy xin Mẹ Maria đem bạn vào trong nhà
tiệc ly của các tâm hồn nghèo khó và bé nhỏ. Dưới sự hướng
dẫn từ mẫu của Mẹ, họ đang kéo xuống cho thế giới Thánh Thần
tình yêu của Chúa một cách phong phú và hiệu quả.
Hỡi bạn, hãy tín thác.
Chúa muốn càng ngày người ta càng cảm thấy sự sống của Chúa
linh hoạt trong bạn. Tất cả những gì bạn dâng, tất cả những
gì bạn làm, tất cả những gì bạn cho Chúa, Chúa đều đón nhận
với tư cách là Đấng Cứu Thế. Và đến phiên Chúa Giêsu, trong
hiệp nhất với Thánh Thần, Ngài lại dâng lên Chúa Cha, được
thanh tẩy khỏi những mơ hồ của nhân loại và được phong phú
nhờ tình yêu của Ngài vì lợi ích của Giáo Hội và của toàn
thể nhân loại.
Chớ chi bạn biết được
năng lực hiệp nhất của Thánh Thần! Ngài hoạt động dịu
dàng nhưng mạnh mẽ trong thâm sâu của các tâm hồn
ngay thẳng đặt mình dưới tác động của Ngài. Nhưng có ít
người thực sự kêu đến Ngài, vì vậy nên biết bao nhiêu quốc
gia, biết bao nhiêu cộng đoàn, biết bao nhiêu gia đình chia
rẽ.
Bạn hãy kêu xin Ngài để
Ngài làm lớn lên trong bạn niềm vui của Chúa Ba Ngôi. Chúa
muốn đưa bạn vào trong niềm vui trọn vẹn hiến dâng, trao đổi
và hiệp thông đó. Lửa tình yêu Chúa muốn tràn vào bạn không
phải để phá hủy mà để biến đổi bạn. Chúa muốn đem lại lửa,
ánh sáng, bình an và hiệp nhất. Nhưng bạn cần mãnh liệt ước
mong Chúa đến, tăng trưởng và chiếm ngự, trung thành hy sinh
và khiêm tốn, đồng thời để Chúa sử dụng bạn mà bộc lộ lòng
nhân từ của Chúa. Chớ gì, dưới ảnh hưởng của Thánh Thần
Chúa, bạn trở lên mồi lửa tình yêu!
Thời giờ đặt mình dưới
tác động của Thánh Thần và thời giờ cho Chúa khi Chúa xin
không bao giờ mất đi. Thánh Thần không ngừng làm việc trong
mỗi người, cũng như trong mỗi thể chế nhân loại. Nhưng cần
những tông đồ trung thành với những soi dẫn của Ngài, trong
sự vâng phục Phẩm Trật đại diện và tiếp nối Chúa ở giữa trần
gian.
Hãy cộng tác tích cực
với Ngài bằng cách tận dụng các tài năng và phương tiện Chúa
đã ban cho bạn. Dù chúng bị giới hạn đến đâu. Cộng tác tích
cực với Thánh Thần nghĩa là làm việc trong sự liên lạc với
Chúa và hiệp thông với anh chị em. Chúa không xin bạn đem
vào trong trí não bạn sự khổ đau của thế giới, cả những cơn
khủng hoảng của Giáo Hội Chúa, nhưng là đem vào trong trái
tim bạn, trong lời cầu nguyện của bạn và trong sự hiến dâng
của bạn.
Thánh Thần của Chúa ở
với bạn. Ngài là Ánh Sáng và Sự Sống. Ngài là ánh sáng nội
tâm soi dẫn cho bạn tất cả những gì bạn cần biết và lãnh
hội. Ngài không mạc khải trước cho bạn những ý định của Chúa
Cha, nhưng trong Đức Tin, Ngài cho bạn ánh sáng cần thiết
cho đời sống nội tâm và hoạt động tông đồ của bạn.
Ngài là Sự Sống, nghĩa
là ngài khơi dậy những khát vọng, hướng dẫn những chọn lựa,
thúc đẩy những cố gắng của bạn, đồng thời gia tăng sự sống
của Chúa trong bạn, dùng đời sống nghèo hèn và những phương
tiện yếu đuối của bạn mà hoạt động, như dầu thấm vào làm cho
những hoạt động của con người được dễ dàng và hiệu quả.
Thánh Thần đổ xuống
trên người nào thì người đó được biến đổi. Chớ gì lòng ước
ao Thánh Thần đến trong bạn và trong Giáo Hội ngày một mạnh
mẽ hơn! Chính bạn sẽ kinh ngạc về những kết quả nơi bạn và
nơi những ai bạn đã kêu xin Thánh Thần cho họ.
Bạn hãy ở trong
trạng thái hiến dâng
Chúa Giêsu là Đấng dâng
hiến. Bạn hãy liên kết vào của lễ của Ngài dâng lên chúc
tụng Chúa Cha tất cả những niềm vui của con người: niềm vui
của tình bằng hữu, niềm vui của nghệ thuật, niềm vui vì được
nghỉ ngơi, niềm vui khi công việc hoàn tất, nhất là niềm vui
được mật thiết với Chúa, được tận tụy phục vụ Chúa trong tha
nhân.
Bạn hãy dâng Chúa “mộc
dược” của tất cả những khổ đau con người: đau khổ trong tâm
trí, đau khổ trên thân xác, đau khổ trong tâm hồn, đau khổ
của những người hấp hối, đau khổ của những người tù đày, đau
khổ của những người hoạn nạn, đau khổ của những người phải
đơn chiếc… Một cách dịu dàng, trầm lắng, yêu thương, bạn hãy
kêu xin Chúa hãy đến cứu giúp tất cả những ai đang phải đau
khổ, và bạn hãy liên kết những đau khổ đó với những đau khổ
của Chúa để kéo lôi được những ơn an ủi và nâng đỡ cho họ.
Bạn hãy dâng cho Chúa
“vàng” của tất cả những hành vi bác ái, tốt bụng, niềm nở,
dễ thương, tận tụy gieo vãi khắp trên trần gian. Chúa nhìn
mọi sự với con mắt yêu thương và cái Chúa kiếm tìm chính là
những cố gắng của con người để có được một tình yêu đích
thực dựa trên căn bản của sự quên mình.
Bạn hãy dâng cho Chúa
tất cả để Chúa khích lệ và nuôi dưỡng chúng ngõ hầu Chúa
được lớn lên trong thế giới. Sự hiến dâng chính là chìa khóa
mở tuôn những ngọn sóng ân sủng cho các linh hồn. Xét bề
ngoài thì chẳng đáng là bao cái cử chỉ, cái ý tưởng Chúa
hiến dâng cho những người đau khổ, những người cô đơn, những
người thất vọng, những người chiến đấu, những người vấp ngã,
những người than khóc, những người lâm chung, và cả những
người không nhận biết Chúa hay bỏ Chúa sau khi đã theo
Chúa…
Bạn hãy dâng cho Chúa
toàn thể thế giới: tất cả những linh mục trên thế giới, tất
cả các tu sĩ trên thế giới, tất cả các tâm hồn nhiệt thành
trên thế giới, tất cả những tâm hồn chiêm niệm, tất cả những
người nguội lạnh, tất cả những người tội lỗi, tất cả những
người đau khổ…
Bạn hãy dâng cho Chúa
mọi ngày trong suốt năm, tất cả những ngày giờ hạnh phúc vui
vẻ, cũng như tất cả những ngày giờ khổ đau buồn bã. Bạn hãy
dâng cho Chúa để Chúa làm tràn qua chúng một tia hy vọng, và
như vậy Chúa sẽ lớn lên trong nhiều tâm hồn. Chỉ một mình
Chúa có thể đổ đầy những khát vọng sâu xa của họ về vĩnh
cửu, công lý, hòa bình mà chỉ một mình Chúa có thể ban cho
họ.
Mỗi ngày một hơn, bạn
hãy sống cho tha nhân, hiệp thông với tất cả. Bạn hãy quy tụ
họ lại nơi bạn vào giờ cầu nguyện, cũng như lúc nghỉ ngơi.
Trong bạn và nhờ bạn, Chúa lôi kéo đến cùng Chúa các linh
hồn mà bạn đem trình diện trước mặt Chúa. Bạn hãy tha thiết
ước ao Chúa là ánh sáng, là cứu độ, là niềm vui cho họ.
Chính nhờ những ước muốn tha thiết như thế được nhân thêm
mãi trên khắp thế giới mà nhiệm thể của Chúa được kiến tạo
và tăng triển.
Hãy dâng cho Chúa những
đau khổ của con người để Chúa nâng đỡ và sử dụng cho lợi ích
của họ. Cũng hãy dâng cho Chúa tất cả niềm vui trên mặt đất
để Chúa thanh luyện và làm cho chúng lớn thêm lên bằng cách
liên kết chúng với niềm vui của Chúa và niềm vui của các
thánh ở trên trời.
Hãy dâng cho Chúa tội
lỗi của thế gian để Chúa tha thứ và nhận chìm chúng đi trong
máu tẩy rửa của Chúa. Cũng hãy dâng cho Chúa những hành vi
nhân đức, những chọn lựa đã được chu toàn cho Chúa và cho
tha nhân để Chúa ban cho chúng chiều kích vĩnh cửu.
Hãy dâng cho Chúa những
gì không xuôi chảy trên mặt đất, để Chúa đem lại trật tự và
bù đắp những thiệt hại. Cũng hãy dâng cho Chúa những gì trôi
chảy tốt đẹp, từ sự trong sạch của trẻ thơ, can đảm của
thanh niên, khiết trinh của thiếu nữ, tận tụy của bà mẹ,
quân bình của người cha, độ lượng của người già, nhẫn nại
của bệnh nhân, hiến dâng của người hấp hối, một cách tổng
quát là tất cả những hành vi yêu thương phát ra từ trái tim
con người.
Có nhiều cái tốt đẹp mà
người ta không ngờ trong tâm hồn của nhiều anh chị em của
bạn, có khi còn tuyệt hảo hơn mà người ta chẳng để ý. Nhưng
Chúa thấy tận sâu thẳm của mỗi người và xét đoán với bao
dung và nhân từ. Chúa thường khám phá ra dưới đống tro những
đồng tiền vàng. Bạn hãy dâng cho Chúa để Chúa làm cho chúng
thêm giá trị. Như vậy, nhờ cử chỉ hiến dâng mà Tình Yêu lớn
lên trong trái tim con người và cuối cùng chiến thắng được
hận thù.
Bạn đừng ngã lòng khi
phải sống, hành động và đau khổ cho tha nhân, quen biết hay
không quen biết. Ở trần gian này bạn không thấy hết được
những gì bạn thực hiện, nhưng Chúa bảo đảm với bạn rằng
không có cái gì bạn hiến dâng liên kết với lời cầu nguyện,
hiến dâng và tạ ơn của chính Chúa bị mất đi. Như thế, bạn sẽ
làm cho nhiều tâm hồn xa lạ được hội tụ với Chúa, nhờ đó khi
giờ đến, dù phải trải qua những trở ngại trên đường trần
thế, họ sẽ được cứu độ. Chính Chúa sẽ định cho mỗi người
cách thế cộng tác mà Chúa chờ đợi.
Mỗi lúc một hơn, bạn
hãy trung thành liên kết trong Chúa tất cả những lời cầu
nguyện, tất cả mọi hoạt động, tất cả những cử chỉ của lòng
tốt, tất cả những niềm vui cũng như những nhọc nhằn, tất cả
những khổ đau và hấp hối của con người để chúng được thanh
luyện và giúp vào việc hồi sinh thế gian.
May mắn thay thế giới
hiện nay có nhiều tâm hồn quảng đại giúp kẻ khác gặp Chúa,
nhận biết Chúa, nghe Chúa. Lời kêu gọi của Chúa có lẽ sẽ
được lắng nghe hơn và nhiều người, khi hướng về Chúa trong
thâm cung lòng mình, sẽ tìm được triển nở và cứu độ.
Chớ gì bạn đừng để mất
thời giờ trong những hội họp vô bổ và năng đến với Chúa hơn.
Sở dĩ Chúa đã chọn bạn là để bạn nối kết với sự hiến dâng
của Chúa, hầu cộng tác vào việc kéo lôi được nhiều anh chị
em của bạn trở về. Bạn hãy đến và ở bình an trước mặt Chúa.
Hãy đến với Chúa, nhưng đừng đến một mình, bạn hãy nghĩ đến
đoàn dân đông đảo mà Chúa chạnh lòng thương và biết rõ từng
yếu tố của những nỗi buồn phiền, âu lo và nhu cầu bức thiết
của mỗi người.
Không một người nào
trong họ không được Chúa quan tâm đến. Nhưng Chúa không muốn
làm chi mà không có sự cộng tác của những người mà Chúa đã
đặc biệt dành riêng ra để phục vụ họ. Nhiệm vụ bao la và mùa
gặt phong phú, nhưng thợ gặt, những người thợ đích thực
trung thành đặt việc tìm kiếm Nước Chúa lên hàng đầu thật
quá ít.
Bạn hãy tha thiết nối
kết lời cầu nguyện của bạn vào lời cầu nguyện của Chúa dâng
lên Chúa Cha là chủ mùa gặt, bạn sẽ thấy con số các tông đồ
chiêm niệm và những nhà đào tạo thiêng liêng lớn lên và nhân
nhiều ra. Bất cứ ở đâu Chúa cũng gióng lên một lời yêu cầu
đó với các tâm hồn quảng đại trong các cộng đoàn và trong
thế giới. Dĩ nhiên, con số chưa đủ để đáp ứng, nhưng
"phẩm cũng bù cho lượng", điều chính yếu là họ hãy cầu
nguyện trong Chúa và nối kết sâu xa với lời cầu nguyện của
chính Chúa ở trong họ.
|
VỀ MỤC LỤC |
|
ĐAU TIM, TỨC NGỰC
|
Trong suốt cuộc đời, thế nào
chúng ta cũng có lúc ôm ngực kêu đau.
Có người thì hơi đau một chút
đã hoảng hốt la làng là đang bị cơn-đau-tim và vội vàng kêu
xe cấp cứu. Ngược lại thì cũng có người mặt xanh như tầu lá,
ngực nhói đau thì lại bảo vì ăn không tiêu, uống vài viên
chống acit là ổn.
Cả hai thái độ coi bộ đều cần
được xét lại.
Thành ra, thêm một chút
hiểu biết về những cơn đau từ ngực tưởng cũng không phải là
dư.
Lồng ngực
Ngực là khoảng trống trước của
cơ thể, nằm giữa cổ và hoành cách mô.
Các xương của ngực kết hợp với
nhau thành một cái chuồng hình nón.
Mười hai xương sườn là chấn
song của lồng ngực. Xuơng sườn nối với xương ức ở phía trước
và các đốt sống ở phía sau.
Giữa các xương sườn là khoảng
cách liên sườn, trong đó có dây thần kinh, mạch máu và cơ.
Lồng ngực bao bọc và che chở
cho hai lá phổi, trái tim, thực quản và các bộ phận phụ
thuộc.
Thực quản là ống dẫn thực phẩm
từ miệng xuống bao tứ, nằm sau xương ức.
Từ trái tim đi ra là động mạch
chủ, chạy dọc xuống dưới, phân phối máu đỏ có nhiều dưỡng
khí để nuôi tế bào.
Tĩnh mạch chủ chạy từ phía
dưới cơ thể lên tim, chuyển máu có nhiều khí carbon, rồi lên
phổi để đổi lấy dưỡng khí.
Dưới lồng ngực là xoang bụng
chứa các bộ phận như dạ dày, ruột già ruột non, gan, lá
lách, tuyến tụy, thận, bọng đái. Các bộ phận này nằm sát
ngay dưới lồng ngực.
Ngực và bụng ngăn cách nhau
bằng cơ hoành. Khi áp xuất trong bụng tăng, các bộ phận này
cũng ép lên lồng ngực.
Với sự sắp đặt như vậy, cơn
đau ngực có thể là từ nhiều cơ quan khác nhau, chứ không
riêng gì từ trái tim.
1- Đau không từ trái tim
a. Bệnh của túi mật như viêm
hoặc sỏi mật đôi khi cũng gây đau tương tự như cơn đau của
tim.
b. Chứng ợ chua với chất acit
từ bao tử trào ngược lên thực quản, tạo ra cảm giác nóng
cháy sau xương ức.
c. Viêm màng bọc hai lá phổi
vì sưng phổi gây ra cảm giác đau, nhất là khi ho hoặc hít
thở mạnh.
d. Đau khi gẫy nứt xương sườn
hoặc viêm lớp sụn nối tiếp xương sườn với xương ức.
e. Đau nhức các cơ liên sườn
hoặc khi dây thần kinh bị kẹp.
g. Đau ngực trong các bệnh
phổi như phổi tràn khí phế mạc (pneumothorax), hen suyễn,
nghẽn động mạch phổi.
h. Trong bệnh zona do virus
thủy đậu gây ra, đau nhức từ sau lưng tới lồng ngực kèm theo
một dải những mụn nước.
i. Nuốt nhiều không khí khi
vội vàng ăn hoặc uống nước có hơi hoặc uống với ống hút.
Không khí làm căng bao tử, tạo ra cảm giác đau đau ở phía
trái bụng dưới. Người đang tức giận bực mình cũng nuốt nhiều
hơi trong khi ồn ào, hổn hển diễn tả lời nói.
k. Nằm ngủ với cánh tay, bả
vai ở vị thế bất bình thường cũng đưa tới đau ngực.
l. Trong cơn hoảng sợ, tim đập
nhanh, hơi thở dồn dập, đổ mồ hôi, hụt hơi thở cũng thường
có cơn đau trước ngực.
2- Đau từ
trái tim
Đau từ trái tim cũng có nhiều
loại:
a- Cơn-đau-thắt-ngực,
tiếng Anh gọi là
angina pectoris. Angina có nghĩa đau như co thắt, xiết chặt
trái tim lại (constricting pain). Pectoris là lồng ngực.
Năm 1768, bác sĩ người Anh
William Heberden là người đầu tiên tả cảm giác này một cách
ngắn gọn, linh động như sau: “Người bị cơn đau thắt ngực
hành hạ khi đang đi lên một con đường dốc hoặc sau khi ăn
no. Đau rất khó chịu tưởng như có thể chết đi được nếu cơn
đau cứ tiếp tục. Nhưng may mắn là khi người đó nghỉ thì cơn
đau hết tức thì”.
Đau của angina cho cảm giác
như co thắt toàn thể hoặc phần ngực nằm sau xương ức, lan
lên cổ, hàm, má, bả vai, cánh tay và xuống cả vùng giữa bụng
hoặc giữa hai xương bả vai.
Đau thắt ngực thường xảy ra
khi ta leo lên một ngọn đồi hoặc bước những bậc cầu thang
lên lầu, khi đi trong gió lạnh, mang vật nặng, cào lá, làm
vườn, xúc tuyết, vươn mình chạy đỡ đường banh quần vợt, đang
coi một truyện phim nhiều kích động, đôi khi cả trong lúc
hấp dẫn giao hợp hoặc những cơn thịnh nộ, lo âu. Cũng có
trường hợp đang ngủ, cơn đau xuất hiện đánh thức nạn nhân
bừng dậy ôm ngực nhăn nhó.
Mỗi cơn đau như vậy kéo dài
không quá 10 hoặc 20 phút và hầu như chầm dứt khi ta ngưng
hoạt động đã gây ra cơn đau. Hoặc đặt dưới lưỡi một viên
nitroglycerin. Và khi được hỏi đau ở đâu thì hầu như mọi
người đều chỉ vào ngực với cả bàn tay chứ không với một ngón
tay.
Tại sao có cơn đau thắt ngực
như vậy?
Thưa đau là tiếng kêu cứu,
phản kháng của trái tim bị bỏ đói, thiếu dưỡng khí mà còn bị
lạm dụng bóc lột sức lao động quá mức.
Với kích thước bằng nắm tay,
trái tim co bóp liên tục ngày đêm 70 lần trong một phút để
bơm ra, hút vào một lượng máu khổng lồ là 6 tấn máu vào cả
ngàn cây số mạch máu mỗi ngày.
Để hoàn tất nhiệm vụ của một
cái bơm, các cơ của tim cần được nuôi dưỡng với oxy. Động
mạch vành lãnh trách nhiệm nuôi dưỡng này.
Động mạch vành có hai nhánh
chính trước và sau tim và các nhánh phụ bao phủ toàn bộ trái
tim như một cái vương miện. Bình thường, tim và động mạch có
khả năng thích nghi, làm việc nhiều hơn một chút để đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng khi cơ thể hoạt động mạnh mẽ hơn.
Động mạch vành có đường kính
khoảng từ 2-3 mm, vừa đủ rộng để chứa một chiếc que diêm.
Nhưng khi động mạch vành bị
thu hẹp, sự nuôi dưỡng cơ tim giảm đi. Cơ tim gào thét bằng
những cơn đau, để báo động cho con người là họ đang trong
tình trạng hiểm nghèo.
Thu hẹp thông thường của động
mạch là do những mảng chất béo cholesterol bám vào thành
động mạch vành. Cholesterol cần cho cơ thể, nhưng chỉ ở mức
độ vừa phải. Nếu cao quá thì chúng phải kiếm chỗ để dung
thân. Mà gần nhất là ở ngay các động mạch mà chúng đang lưu
hành. Đó là sự Vữa Xơ Động Mạch (Atherosclerosis).
Khởi thủy là lớp màng lót của
một chỗ nào đó trong động mạch trở nên mềm rồi một thời gian
sau cứng lại. Cholesterol bắt đầu bám vào đó, mỗi ngày mỗi
cao hơn. Khoáng chất calci trong máu cũng nhân cơ hội táp
vô, làm mảng cứng, khó tan.
Diễn tiến của sự vữa xơ rất
chậm, có khi cả năm và không có triệu chứng báo hiệu. Con
người vẫn “vô tư” ăn uống, với nhiều chất béo cholesterol
rất ngon miệng trong món ăn. Lòng động mạch thu hep dần dần
và khi đường kính động mạch giảm tới 75% thì chuyện chẳng
lành xảy ra. Đó là cơn đau-thắt-ngực, angina.
Mỗi cơn đau tại một vùng cơ
thể là một lời cảnh cáo, một báo hiệu có hiểm nguy, khó khăn
đâu đó. Để con người biết mà đề phòng, đối phó, chữa trị.
Trái tim thiếu nuôi dưỡng, làm
việc quá sức và kêu đau. Nếu ngưng nguyên nhân gây đau, tim
dịu xuống, hết nhăn nhó.
Cũng có một số trường hợp, vữa
xơ không đưa tới cơn đau thắt ngực. Đó là ở những người mà
động mạch vành thu hẹp đã tạo ra được vài mạch máu bên lề
(collateral), vòng qua đường hẹp tắc, dẫn máu nuôi tim.
Hiện tượng vữa xơ cũng thấy ở
các động mạch nuôi thận, nuôi não, nuôi ruột, nuôi tứ chi.
Ở não, vữa xơ gây ra tai biến
não (stroke). Ở thận đưa tới suy thận, phải lọc máu, thay
thận. Ở chân đưa tới khập khiễng cách hồi (clauditation
intermittant) với đau bắp vế khi đi, khi chạy, hết đau khi
ngồi khi nghỉ…
Những rủi ro đưa tới vữa xơ là
cao huyết áp, béo phì, cao cholesterol trong máu, phì phèo
thuốc lá luôn miệng, tiểu đường, không vận động cơ thể, căng
thẳng tâm thần…
Để xác định cơn-đau-thắt-ngực,
bác sĩ cần tìm hiểu y sử người bệnh, hoàn cảnh nào angina
xảy ra, cơn đau như thế nào, thường thường nạn nhân làm gì
để giảm cơn đau.
Rồi khám tổng quát, nghe nhịp
tim, đo điện tâm đồ khi bệnh nhân nghỉ và sau khi bệnh nhân
bước lên chục bực thang hoặc đi trên máy đi bộ (treadmill).
Angina thường thường giảm hết
sau khi ngưng động tác gây ra nó hoặc sau khi dùng
nitroglycerin.
Nitroglycerin
là dược phẩm có tác dụng trị liệu rất lớn và thường được
dùng để loại bỏ cấp kỳ cũng như giảm tần số và phòng tránh
các cơn angina.
Thuốc làm giãn mở động mạch
vành, khiến cho máu lưu thông tới tim nhiều hơn để giải tỏa
cơn đau kêu gào thiếu dưỡng khí của cơ tim. Thuốc cũng làm
giãn mở mạch máu toàn thân, nhờ đó tim cũng bớt phải co bóp
mạnh hơn để bơm máu ra.
Thuốc được đặt dưới lưỡi để tự
tan ngấm váo máu và tác động tức thì. Nhớ đừng nhai đừng
nuốt nitroglycerin.
Cũng có loại nitroglycerin
dạng mỡ thoa trên ngực với tác dụng kéo dài vài giờ.
Dùng thuốc theo hướng dẫn của
bác sĩ. Nếu viên đầu không thấy công hiệu, có thể dùng thêm
một viên nữa. Và nếu cơn đau không giảm sau khi dùng thuốc
15 phút, nên cho bác sĩ hay ngay.
Cơn đau liên tục xẩy ra cần
được điều trị tại nhà thương, vì rất có thể là ta bị cái đau
của cơn-đau-tim, Heart attack.
Để được an toàn, nên nghĩ tới
heart attack khi angina không thuyên giảm với nghỉ hoặc với
hai ba viên nitroglycerin.
Cũng nghĩ tới heart attack nếu
chưa bao giờ bị angina mà bây giờ chợt bị đau nơi ngực,
không bớt khi ngưng công việc đang làm.
b- Cơn-đau-tim
Trên đây là đau-nghỉ-hết đau.
Bây giờ là đau, nghỉ cũng
chẳng hết mà lại có nhiều nguy cơ nghỉ luôn trong lòng đất.
Đó là cơn-đau-tim, heart attack.
Heart attack cũng báo hiệu
bằng cơn đau trước ngực, đau như trái tim bị kẹp giữa hai
ngàm của chiếc máy ép nước mía, kéo dài nhiều giờ và không
thuyên giảm cho tới khi được cấp cứu (với morphine). Đau
cũng xuất hiện ở vùng trên bụng, lan lên cổ, ra hai vai, tới
cánh tay và có khi vòng ra sau lưng.
Bệnh nhân ở trong tình trạng
lo sợ, toát mồ hôi lạnh, mặt xanh như tàu lá, ợ hơi
(belching), ọe khan hoặc ói mửa. Thêm vào đó là cảm giác hụt
hơi thở, hổn hển ngáp ngáp không khí, tim đập nhanh.
Ở nữ giới và lão niên, các dấu
hiệu nhiều khi không rõ rệt, chỉ cảm thấy mệt mỏi, yếu sức
khiến cho họ không nhận ra là đang trong cơn hiểm nghèo.
Nguyên do đưa tới heart attack
cũng bắt nguồn từ những mảng cholesterol trong động mạch.
Tới một lúc nào đó, một mảnh của mảng này tách ra, tạo thành
ra một máu cục, di chuyển tới động mạch tim và hoàn toàn gây
tắc nghẽn sự lưu thông máu tới nuôi tế bào tim. Tế bào chết
vì thiếu oxy, mà y học gọi là nhồi-máu-cơ-tim (myocardial
infarction).
Ngoài ra, heart attack cũng
gây do một số nguy cơ khác như gia đình có người bị nan bệnh
này, do hút nhiều thuốc lá, do cao huyết áp, tiểu đường, lạm
dụng thuốc cấm cocaine…Đáng tiếc là trong nhiều trường hợp,
các rủi ro này kết cấu với nhau để gây ra thiệt hại cho trái
tim và đưa tới heart attack.
Xác định heart attack bằng
khám tổng quát, đo điện tâm đồ, chụp x-quang tim và thử máu
tìm mức độ men tế bào tim. Khi tế bào tim bị hủy hoại, chúng
nhả ra những enzyme và tế bào càng chết nhiều thì enzyme
trong máu càng cao.
Cơn-đau-tim là một cấp cứu y
khoa vì tử vong có thể xảy ra trong vài chục phút. Nhiều
người thiệt mạng trước khi tới bệnh viện vì họ coi thường
các dấu hiệu báo động.
Bệnh nhân thiệt mạng phần lớn
là do rối loạn nhịp tim. Nhịp tim nhanh loạn xạ
(tachycardia), rung tim thất (ventricular fibrillation) đưa
tới tim rung rinh (quivering), co giật (twitching) thay vì
co bóp (beating) và cuối cùng là ngưng tim, nhiệm vụ bơm máu
chấm dứt.
Do đó, các cơn đau ngực đều
nên coi là khẩn cấp. Nếu bất cứ dấu hiệu nào mà ta nghĩ là
có thể xuất phát từ trái tim, thì kêu cấp cứu ngay.
c- Viêm màng
bọc trái tim
Màng bọc trái tim hoặc
ngoại-tâm-mạc (pericardium) là một cái màng bao quanh tim để
che chở cho cơ quan nhỏ bé nhưng quý giá này. Màng có thể bị
viêm vì nhiễm virus, chứng ure huyết, ung thư và có các
triệu chứng như đau ngực, nóng sốt…
d- Rách động
mạch chủ
Động mạch chủ (aorta) là động
mạch chính của cơ thể, xuất phát từ tâm thất trái, uốn cong
phía trên tim rồi chạy xuống ngực và bụng, phía trước xương
sống.
Khi bị một cú đập mạnh vào
ngực, hoặc khi huyết áp lên quá cao, lớp màng lót của động
mạch chủ có thề bị rách (aorta dissection), tạo ra một cơn
đau ngực không lường trước, rất dữ dội, có thể chết ngưới.
May mắn là chuyện này rất hiếm khi xảy ra.
e- Co thắt
cơ của động mạch vành
Đôi khi cơ của động mạch vành
co thắt và cũng đưa tới đau ngực từng cơn. Nguyên do có thể
là tự nhiên co hoặc bị các chất như nicotine, caffeine kích
thích. Co thắt xảy ra khi nghỉ cũng như đang hoạt động.
Kết
luận
Đó là những cơn đau ngực với
các nguyên nhân. Biết chúng để đối phó với chúng là điều
cần, vì cẩn tắc vô ưu, cứu bệnh như cứu hỏa.
Bác sĩ chuyên bệnh Tim Mạch
Harvey Simon, Đại học Y khoa Harvard, thường nói với các
sinh viên của ông rằng: “Dấu hiệu thông thường nhất của
cơn-đau-tim là cơn đau thắt ngực và dấu hiệu thứ nhì là sự
phủ nhận denial, vùi đầu trong cát. - Ôi chỉ một chút căng
thẳng, khó tiêu, hết ngay ấy mà!”.
Và ông đề nghị: với mọi nhói tim, nặng
ngực, khó thở, cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay. Kẻo rồi lại
quá trễ.
Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức, Texas-Hoa
Kỳ |
VỀ MỤC LỤC |
TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI
Chuyện phiếm của Gã Siêu |
Nói theo kiểu “nhà đạo”
thì ngôn ngữ và tiếng nói là một quà tặng, Thiên Chúa đã
trao ban cho con người, để truyền đạt tư tưởng và ý muốn của
mình cho người khác, nhờ đó mà hiểu biết và xích lại gần
nhau hơn.
Chính vì thế, gã có thể
xác quyết :
- Người là một con vật có
ngôn ngữ, có tiếng nói.
Thế nhưng, ngày nay người
ta đang tìm hiểu xem liệu loài vật có ngôn ngữ và tiếng nói
hay không ? Chẳng hạn tiếng hót của loài chim. Mấy người
chuyên nghề đi bẫy đã thu tiếng chim hót vào băng “cát sét”,
rồi sau đó đem ra ngoài cánh đồng và mở vang để dụ khị những
con chim khác và thế là chúng bị…sập bẫy.
Tuy nhiên nếu có chăng
nữa, thì cũng chỉ là một phương tiện còn rất thô sơ, chứ
chưa thể được phát triển thành hệ thống như ngôn ngữ và
tiếng nói của loài người.
Theo Thánh Kinh, thì thuở
ban đầu con người có chung một ngôn ngữ, một tiếng nói. Thế
rồi vì hè nhau xây một ngọn tháp chọc trời, được gọi là ngọn
tháp Baben, như một đối chọi với quyền năng Thiên Chúa, nên
Ngài đã khiến cho ngôn ngữ và tiếng nói của họ trở nên bất
đồng, nên phải phân tán, mỗi người đi một phương.
Không biết câu chuyện
trên thực hư như thế nào xét theo phương diện lịch sử, nhưng
từ đó gã có thể rút ra hai điểm :
Một là chắc chắn ngày xửa
ngày xưa nhân loại đã có chung một thứ ngôn ngữ, một thứ
tiếng nói, bởi vì hiện giờ vẫn còn nhiều tiếng giống nhau
nơi ngôn ngữ của các dân tộc. Chẳng hạn như :
- Ba, phụ, pater, père,
father…
- Má, mẫu, mater, mère,
mother…
Hai là do môi trường và
hoàn cảnh sống, dần dần những khác biệt nảy sinh, và những
khác biệt này mỗi ngày một gia tăng và liên tục phát triển
theo kiểu “tam sao thất bổn”, để rồi hình thành những ngôn
ngữ, những tiếng nói riêng của tùng bộ tộc, của từng sắc
dân.
Theo một giả thuyết có
phần sát với thực tế và được nhiều người nêu lên, đó là dân
Việt chúng ta là dòng giống Bách Việt, ngày xưa sống tại lưu
vực sông Dương Tử, thuộc tỉnh Chiết Giang bên Tàu. Trước
hiểm họa bị đồng hóa với người Tàu và các sắc dân khác, một
số đã tách khỏi nhóm Bách Việt và di cư xuống miền nam, lấy
tên là Lạc Việt.
Dù sao chăng nữa thì đây
cũng chỉ là một giả thuyết, nhưng ít nhiều cũng ẩn chứa một
chút sự thật nào đó. Chẳng hạn ai trong chúng ta cũng đều
biết câu chuyện : Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ, đẻ ra một cái
bọc, và trong cái bọc ấy có một trăm trái trứng, nở ra một
trăm người con. Rồi sau đó, năm mươi người theo cha lên núi
và năm mươi người theo mẹ xuống biển…Chính vì thế, nảy sinh
hai chữ “đồng bào” nghĩa là cùng một bọc, để ám chỉ anh chị
em cùng cha cùng mẹ, hay những người cùng một dòng giống,
cùng một quê hương đất nước.
Huyền thoại này cắt nghĩa
được sự hiện diện của dân Việt và dân Mường, một sắc dân
thiểu số, sinh sống từ Đà Giang đến Thanh Nghệ. Rất có thể
cả hai cùng một dòng Lạc Việt ở phía bắc, rồi sau mới chia
thành hai : dân Mường sống trên rừng trên núi, còn dân Việt
xuống đồng bằng và ra biển.
Về phương diện ngôn ngữ
và tiếng nói, có thể nhóm Lạc Việt ngày xưa đã nói một thứ
ngôn ngữ, phần trọng yếu còn trong tiếng Mường, vì Mường và
Việt có nhiều tiếng tương tự với nhau. Chúng ta cũng có thể
xác quyết : tiếng Mường là hình thức tối cổ của tiếng Việt,
hay nói cách khác : tiếng Lạc Việt ngày xưa không xa mấy với
tiếng Mường ngày nay, nhờ những vay mượn từ bên ngoài, dần
dần đã trở thành tiếng Việt.
Có một nhà ngôn ngữ học
người Pháp, mà gã quên tiệt mất tên, đã phán như thế này :
- Tiếng Việt là “mère des
langues”, là mẹ của các ngôn ngữ.
Rồi ông ta đưa ra những
bằng chứng :
Thứ nhất : tiếng Việt là
tiếng đơn âm, mà đơn âm là hình thức cổ xưa nhất của ngôn
ngữ. Một đứa trẻ khi bập bẹ tập nói, nó không thể nói nhiều
âm nhiều tiếng, mà mỗi tiếng phải là một âm.
Thứ hai, các ngôn ngữ
khác trên thế giới đều ít nhiều mang dấu ấn của tiếng Việt,
như gã đã đưa ra chữ ba, chữ má làm điển hình.
Thứ ba tiếng Việt có đủ
các âm, nên con em của chúng ta học sinh ngữ tương đối không
khó khăn. Trong khi đó người Tàu không đọc được âm B. Bất cứ
chữ B nào, họ cũng phang thành P hết ráo trọi. Vì thế, phải
hỏi lại cho kỹ :
- B bò, hay B phở.
Còn dân “Phăng xe” chính
hiệu con gà cồ, thì lại không nói được âm H, thành thử họ
đọc “haut” thành “ô” và “les héros” thì cũng giống như
“Zéros” mà thôi.
Khi nghe lời phát biểu
của ông tây trên kia, gã đã phổng mũi và rất lấy làm hãnh
diện. Tuy nhiên, sự thật có đúng như vậy hay không, thì còn
phải chờ những “ngâm kíu” nghiêm túc khác nữa.
Tuy nhiên, gã có thể chắc
chắn điều này, đó là từ ngàn xưa, dân Việt đã có một thứ
ngôn ngữ, một thứ tiếng nói riêng, không giống với tiếng
Tàu. Sách sử Tàu cho biết :
“Vào năm Tân Mão, đời vua
Thành Vương nhà Chu (1108), có nước Việt phía nam sai sứ đem
chim bạch trĩ sang cống, phải thông ngôn ba lần mới hiểu…”
Tiếng nói ấy, ngôn ngữ ấy
còn rất mộc mạc, nhưng rồi cùng với thời gian, đã được tinh
luyện để đi vào lòng người với những câu tục ngữ ca dao
tuyệt vời :
- Hỡi cô tát nước bên
đàng,
Sao cô múc ánh trăng
vàng đổ đi.
Có tiếng nói, có ngôn ngữ
thì dân tộc nào cũng có, nhưng để ghi lại tiếng nói ấy, ngôn
ngữ ấy bằng chữ viết, thì không phải dân tộc nào cũng có.
Gã nghiệm ra rằng : Dân
Việt thuở ban đầu chưa có một thứ chữ viết riêng. Tất cả chỉ
là “truyền miệng” với nhau mà thôi, như tục ngữ, ca dao, vè,
câu đố, chuyện cổ tích…tất cả làm thành cái kho tàng văn
chương bình dân, hay văn chương truyền khẩu.
Sau khi tiếp xúc với
người Tàu, đồng thời trước nhu cầu phải ghi lại những ý
tưởng của mình, người ta đã học tiếng Tàu và ghi lại bằng
chữ Tàu.
Tuy nhiên vì tự ái dân
tộc, muốn có được một bản sắc riêng, một cung cách riêng,
các nhà nho đã “phệu ra” một cách viết khác, đó là chữ Nôm,
để ghi lại những ý nghĩ của mình, mà người Tàu cũng khó lòng
biết được.
Chữ Tàu đã khó, chữ nôm
lại càng khó hơn, vì thế một số nhà nho chính hiệu con nai
vàng ngơ ngác, đã phải chép miệng phê bình :
- Nôm na là cha mánh
khóe.
Khi các nhà truyền giáo
đặt chân tới Việt Nam, vì nhu cầu cần phải dọn những bài
giảng của mình, các ngài đã dùng mẫu tự La tinh để ghi lại
tiếng Việt và tạo thành chữ Quốc ngữ mà chúng ta hiện nay
đang sử dụng.
Đây là một công trình của
nhiều người qua nhiều thời gian khác nhau, nhưng người có
công đầu hẳn phải là cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes). Cuốn
sách đầu tiên cha đã viết bằng Việt ngữ với mẫu tự La tinh,
đối chiếu với La ngữ và Pháp ngữ, đó là cuốn :
- Phép giảng tám ngày -
Cathechismus in octo dies divisus – Catéchisme divisé en
huit jours.
Cuốn sách này được xuất
bản tại Rôma năm 1651. Cùng năm ấy cha còn xuất bản cuốn Tự
điển Việt La Bồ.
Có một thời người ta đã
hô hào :
- Chữ quốc ngữ,
Tiếng nước ta,
Con cái nhà,
Mau học lấy.
Người phương tây rất lấy
làm ngạc nhiên khi thấy giữa vùng Đông Nam Châu Á này lại có
một dân tộc với chữ viết bằng mẫu tự La tinh giống như họ,
khiến họ phải tâm phục khẩu phục.
Sỡ dĩ gã phải dài dòng
văn tự, cà kê dê ngỗng như vậy là để bàn dân thiên hạ thấy
được rằng tiếng Việt và Chữ quốc ngữ của mình hiện nay thật
là tuyệt vời, để rồi cố gắng gìn giữ và làm cho nó được
trong sáng. Gã xin tán hươu tán vượn về hai lãnh vực này.
Trước hết là những
những cố gắng làm cho tiếng Việt được trong sáng.
Nói tới lãnh vực này, gã
cảm thấy hơi bị…buồn. Thực vậy, thay vì làm cho trong sáng,
một số người đã làm cho tiếng Việt của mình trở nên tăm tối
mù mịt. Vậy họ là những ai ?
Tiên vàn họ là ông nhà
nước.
Sau ngày 30 tháng 4 năm
1975, gã đã khấp khởi mừng thầm vì hy vọng một luồng gió mới
sẽ thổi vào lãnh vực văn học nghệ thuật. Nhưng rồi gã đã
thất vọng ê chề.
Thất vọng vì việc dùng
tiếng ta một cách thô thiển : có lần đi bộ trên đường Hồng
Thập Tự (cũ), khi ngang qua bệnh viện Từ Dũ, bất chợt ngước
lên lầu, gã thấy một tấm bảng với hai chữ được viết bằng màu
đỏ : XƯỞNG ĐẺ. Gã đã rụng rời cả tay chân và thở dài đánh
thượt một cái.
Thất vọng vì việc dùng
tiếng Tàu một cách bừa bãi : có một thời, các ông cán bộ hễ
mở miệng ra là phát biểu : Nhất trí, đồng ý, đăng ký, quản
lý….khẩn trương!!! Còn những tác phẩm văn học, nhất là những
cuốn chuyện bài bác tôn giáo lại ấu trĩ tới mức không thể
nào…ngửi nổi.
Thất vọng vì việc dùng
tiếng Tây một cách không cần thiết. Cho tới hôm nay vẫn còn
đó những chữ như : cái lô-gích, cái mô-típ, binh chủng
Tăng-Thiết giáp, căng tin…
Thất vọng vi việc đặt câu
đặt cú một cách vô tội vạ : có lần đi qua một quầy hàng bán
thịt, gã thấy một bảng hiệu viết như sau : CỬA HÀNG THỊT PHỤ
NỮ, thì ra đây là của hàng bán thịt do các chị em phụ nữ đảm
trách. Mới đây thôi, khi đi tham quan khu du lịch Tức Dụp,
thuộc tỉnh An Giang, gã thấy có một cái hang, muốn vô thì
phải chui. Và cái hang ấy được gọi là : CƠ QUAN PHỤ NỮ. Thấy
vậy, gã đành phải bó tay.
Thất vọng vì những cải
cách về việc giảng dạy bộ môn Việt văn. Nào là cải cách chữ
viết, nào là cải cách đánh vần…Cứ mỗi lần cải cách, thì hình
như lại thụt lùi một bước. Và chẳng năm nào mà không có một
cải cách nào đó. Hay thiên hạ chỉ đưa ra cải cách cốt để
sách bán chạy, tha hồ hốt bạc mà thôi.
Chính vì vậy mà mức độ
Việt văn hiện giờ của các em học sinh đã xuống thấp tới mức
báo động : chữ viết thì như gà bới, lỗi chính tả thì không
đếm xuể, câu không thì ra câu, cú chẳng thì ra cú, còn các
chấm và phẩy thì cứ loạn cào cào. Không hiểu với cái đà này,
mai ngày tiếng Việt sẽ đi về đâu ?
Cách đây khá lâu, một
người bạn đã gửi cho gã những bài luận văn tiêu biểu của một
số học sinh. Đọc những mẩu luận văn này, gã chẳng biết nên
cười hay nên khóc. Có lẽ cả hai. Cười rồi khóc. Gã xin trích
dẫn một ít bài để bàn dân thiên hạ cùng chiêm ngưỡng.
Bài của cấp tiểu
học :
Đề tài : Em hãy tả hình
dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu”.
Hình dáng của bà nội
rất là thấp được hai mét rưỡi, dáng đi rất chậm chạp, mắt
thì lừ đừ ít thấy gì nữa. Tính tình cụ già rất là bực bội.
Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì
mà thôi. Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ,
cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn,
thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.
Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba
mươi, chiều cao một mét sáu. Khi cười miệng bà em móm mém
như miệng cái hố.
Đề tài : Em hãy tả bạn
em.
Bạn em ko cao không
thấp, trung bình. Bạn em ko gầy, ko béo, trung bình. Bạn em
ko đen ko trắng, trung bình. Bạn em ko giỏi ko kém, trung
bình…
Đề tài : Em hãy tả đêm
giao thừa.
Em bước ra sân để
chuẩn bị thắp hương giao thừa. Ánh trăng tròn vằng vặc soi
rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang loáng…
Bài của cấp trung
học :
Đề tài : Em hãy phân tích
hai câu thơ trong tập “Nhật ký trong tù” của tác giả Hồ Chí
Minh:
Ngủ thì ai cũng như lương
thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ
hiền.
Khi ngủ thì cơ thể
chúng ta nằm im, bất động, mắt nhắm, trông ai cũng giống ai.
Nhưng khi tỉnh dậy, do nhu cầu sinh lý, cơ thể con người cần
đào thải một số cặn bã trong cơ thể nên câu thơ đã tả thực
rất chính xác: “ngủ dậy phân ra…”.
Đề tài : Em hãy phân tích
tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện “Vợ nhặt” của
nhà văn Kim Lân.
Trong cuộc sống sinh
hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức
rất nhiều loại lòng như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng
vịt… Chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng
tất cả đều không thể bằng lòng… mẹ.
Đề tài :Em hãy phát biểu
cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta
tác phẩm Truyện Kiều.
Nguyễn Du là lão tiền
bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều
gió lạnh nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng
ta, qua bí kíp võ công Vương Thuý Liều hay còn gọi là Đoạn
trường thất thanh hay biến thể của nó là “Đoạn trường tiết
canh”. Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất
hiện và làm thất điên bát đảo cả giới hậu bối của chúng ta!
Bài của cấp đại học
:
Đề tài : Tìm hiều câu
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ” trong bài “Chiều tối” của
tác giả Hồ Chí Minh. (Tuyển sinh đại học năm 2004, Đại học
khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM)
Bài thơ “Chiều tối”
của Bác Hồ làm ta nhớ đến câu thơ của Nguyễn Du “Chim hôm
thoi thóp về rừng” hay câu thơ “Ngàn năm gió cuốn chim bay
mỏi” của Bà Huyện Thanh Quan. Nhưng so sánh ta thấy rõ chim
Bác Hồ khác hẳn chim Nguyễn Du và còn khác hơn chim Bà Huyện
Thanh Quan. Chim Bà Huyện tự nhiên mỏi còn chim Bác Hồ là
con chim phi thường, nó mỏi có mục đích: “Chim mỏi về rừng
tìm chốn ngủ”…
Tiếp đến, họ là những
kẻ thích chơi trội và tỏ ra hơn người.
Đi trên hè phố, gã thấy
nhan nhan những bảng hiệu, cũng như những sản phẩm, từ viên
kẹo ngọt đến gói băng vệ sinh…tất tật được ghi bằng tiếng
nước ngoài. Thậm chí đến cả phân bón và thuốc sâu, dành cho
nông dân chăm bón ruộng đồng, cũng đều có những tên Tây, tên
Anh…rất oách.
Có một thời, những nhà
trí thức nửa vời trong câu chuyện trao đổi họ thường chêm
tiếng Phăng-xe hay tiếng Ăng-le để chứng tỏ mình là người
học rộng biết nhiều. Cũng giống như mấy cô cậu Việt kiều khi
về nước vốn thường hay nói : Cái này nặng bao nhiêu “pao”,
con đường dài bao nhiêu “mai”…khiến cho bà con “Hai Lúa” cứ
há hốc miệng, chẳng hiểu cái pao và cái mai là cái chi chi.
Trong lãnh vực này, quí
vị trí thức nửa vời đã dùng tiếng Tây bồi để làm những bài
thơ hầu tỏ bày tình cảm của mình :
- Chiều chiều đi dạo chốn
la rue,
Thấy ở đàng kia có một
fille,
Tuổi tác tuy đang còn
petite,
Xem ra đã thấy cái
jolie.
(La rue : đường phố.
Fille : cô gái. Petite : nhỏ. Jolie : đẹp).
Hay :
- Đầu phố đàng kia có một
fille,
Nay moi muốn kết mari
cùng nàng.
Lorsque moi gửi thư
sang,
J’écris une lettre cho
nàng savoir.
(Moi : tôi. Mari : vợ
chồng. Lorsque : thế là. J’écris une letre :
tôi viết một lá thư.
Savoir : biết).
Nhưng xét về tính các lâm
ly bi đát có lẽ còn thua xa những me Tây :
- Dê-cờ-ri tình thơ uyn
lét,
Để cho mình con-nét
mông cơ.
Từ khi mình kít-tê dơ,
Bon-nơ cũng lắm,
ma-lơ cũng nhiều.
(J’écris une lettre –
connaitre mon coeur – quitter je – bonheur – malheur : Em
viết tình thư một bức, để cho mình biết trái tim em. Từ khi
mình bỏ em, hạnh phúc cũng lắm, khổ đau cũng nhiều).
- Đờ puy cờ dơ tơ con
nét,
Duýt ki sì sít sép
ta- nê.
(Depuis que je te
connais jusqu’ici six sept années : Từ khi em biết anh đến
nay đã sáu bảy năm)
Hay dùng tiếng Tây bồi để
ru con :
- Cút-xê đồng, mông se
pơ-tí,
Mảnh-tơ-mằng, phi ní
pa-pa.
(Couchez donc, mon cher
petit, maintenant fini papa.
Vậy ngủ đi, bé bỏng yêu
dấu của mẹ, giờ thì ba đã hết rồi).
Hay vui đùa, dùng tiếng
Tây bồi để làm câu đố :
- Tí ti noa, tí ti dôn.
Lúy gầm, lúy gừ. Lúy măng-gê me-xừ. Lúy man-gê cả moi. Đố
là con gì? Thưa đó chính là con…hổ.
(Tí ti đen, tí ti
vàng. Nó gần, nó gừ. Nó ăn ông. Nó ăn cả tôi).
Và đôi khi còn dùng cả
tiếng Tây bồi này để mà nói lái : Vợ Việt đi với chồng Pháp
vào tiệm mua đồ. Thấy nhà hàng nói thách quá, vợ bèn rỉ tai
chồng :
- Très chaud ! Très
chaud !
Chồng tưởng vợ kêu nhà
hàng nóng bức quá, nên vội mua và lập cập trả tiền để ra
ngoài cho mát. Thế nhưng, ra tới ngoài, vợ trách chồng :
- Đã bảo quá đắt mà cứ
mua.
- Thì có thấy mình kêu
đắt lúc nào đâu ?
- Người ta không tiện nói
trước mặt người bán hàng, sợ họ bảo mình là người Việt mà
lại dèm pha mất món lời của họ, nên đã phải nói lái là “très
chaud”thế mà cũng chẳng hiểu. “Très chaud là trop cher”
đó ông kễnh ạ.
(Très chaud là trời rất
nóng, còn trop cher là quá mắc).
Chuyện rằng có một học
sinh từ miền Nam ra Hà Nội thi tú tài Tây. Anh ta đậu thi
viết. Lúc vào thi o-ran (vấn đáp), thầy giáo Tây hỏi anh có
biết một công trình kiến trúc lớn nào vừa được xây dựng xong
tại Việt Nam hay không ? Anh ta đỏ mặt tía tai và trả lời
không biết. Thầy giáo Tây đuổi anh về chỗ và cho không điểm.
Bực quá, anh ta buông tiếng chửi thề theo phong cách miền
Nam :
- Đu me!
Ai ngờ vừa nghe thấy,
thầy giáo Tây bèn gọi anh ta lại và khen lấy khen để :
- Giỏi, giỏi. Tôi cho anh
mười điểm
Thì ra công trình kiến
trúc ấy chính là cầu Long Biên, bắc qua sông Hồng, được đặt
bằng tên của viên quan toàn quyền Đông Dương khi ấy là…Paul
Doumer!
Đến thời quân đội Hoa kỳ
sang tham chiến tại Việt Nam, các me Mỹ nói tiếng Mẽo giả
cầy cũng chẳng thua gì các me Tây. Các nàng nói cứ như gió
khiến gã rất lấy làm bái phục. Gã xin ghi lại một vài mẩu
đối thoại mà thôi.
- Ây khôn mà anh Mỹ ơi
(Em lạnh : I’cold).
- Du đã là mai hớt
bân, đến khi tao có bê-bi, thì du lại đi cát mao với con đĩ
ấy hả (Mày đã là chồng tao – my husband – đến
khi tao có em bé – baby – thì mày lại đi mèo chuột – cat
mouse – với con đĩ ấy hả).
Một cặp vợ chồng khác đã
dùng tiếng Mẽo giả cầy để cãi nhau. Anh chồng nói :
- Sugar you, you go.
Sugar me, me go
(Đường cô, cô đi. Đường
tôi, tôi đi.
Chị vợ đáp :
- You think you tasty
?
(Anh nghĩ anh ngon hả
?)
Anh chồng bảo :
- I love toilet you go
go !
(Tôi yêu cầu cô đi đi).
Rồi nói tiếp :
- You onion summer me
three down seven up. No, enough listen.
(Cô hành hạ tôi ba chìm
bảy nổi. Thôi, đủ rồi nghe.)
Về chuyện tiếng Tây bồi
hay tiếng Mẽo giả cầy thì còn dài dài, gã xin tạm ngưng ở
đây để bàn sơ qua tới việc thứ hai :
Tiếp đến là hãy gìn
giữ tiếng Việt.
Đây phải là một công việc
cấp bách của mọi người dân Việt, nhất là đối với những người
sống ở nước ngoài. Bởi vì nếu không nỗ lực, nếu không cố
gắng, thì sang thế hệ thứ hai, thứ ba và thứ tư…chắc chắn
tiếng Việt sẽ bị quên lãng và đi đến chỗ mai một.
Vì thế, gã rất cảm phục
những bậc làm cha làm mẹ luôn băn khoăn lo lắng về vấn đề
này, bằng cách luôn dạy và bắt con cái nói tiếng Việt mỗi
khi chúng ở nhà.
Đồng thời gã cũng rất cảm
phục những người đã tốn công mở ra những trung tâm dạy tiếng
Việt và tất cả những người thiện chí đã góp sức bằng cách
vào những ngày nghỉ cuối tuần đã tới để dạy cho con em biết
viết và nói tiếng Việt.
Nếu gã nhớ không lầm thì
hình như Phạm Duy có một bài hát với những lời ca như sau :
- Tôi yêu tiếng nước tôi,
từ khi mới ra đời…
Và một học giả nào đó đã
phát biểu :
- Tiếng ta còn, dân ta
còn. Tiếng ta mất, dân ta mất.
Tài liệu tham khảo :
“Chơi Chữ” của Lãng
Nhân.
Tạp chí “Kiến Thức
Ngày Nay” số 562
Gã Siêu
gasieu@gmail.com
|
VỀ MỤC LỤC |
|
- Mọi liên lạc:
Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin
gởi về địa chỉ
giaosivietnam@gmail.com
- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:
Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục
vụ của Giáo sĩ; Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các
Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn
gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực
Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh
vực; Mỗi Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức
Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và
Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)
- Quy vị cũng có
thể tham khảo những số báo đã phát hành tại
www.conggiaovietnam.net
Rất mong được sự
cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị
Xin chân thành
cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi
bằng nhiều cách thế khác nhau.
TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam
Lm. Luca
Phạm Quốc Sử
USA
|
|
*************
|
|