Lời mở đầu.
Vai trò vô cùng quan trọng của việc giáo dục trong đời sống
con người và ảnh hưởng của nó luôn gia tăng trên đà tiến
triển của xã hội hiện nay đã được Thánh Công Ðồng đặc biệt
lưu ý
1. Quả thực, hoàn cảnh của thời đại chúng ta làm
cho việc giáo dục thanh thiếu niên, ngay cả việc tiếp tục
huấn luyện
1* giới trưởng thành, trở nên ngày một dễ dàng và
khẩn cấp hơn.
2* Vì ý thức đầy đủ hơn về phẩm giá và bổn phận
của mình, nên con người ao ước được tham dự tích cực hơn vào
đời sống xã hội, nhất là đời sống kinh tế và chính trị
2.
Những tiến bộ kỳ diệu trong lãnh vực kỹ
thuật và nghiên cứu khoa học, những phương tiện truyền thông
xã hội tân tiến hiến cho con người hoàn cảnh thuận tiện, nhờ
đó con người còn nhiều thời giờ nhàn rỗi, không vướng mắc
công việc, dễ dàng tham dự vào gia sản văn hóa và tinh thần,
và bổ túc lẫn nhau nhờ những liên lạc mật thiết hơn giữa các
đoàn thể cũng như giữa chính các dân tộc.
Bởi đó khắp nơi đều cố gắng đẩy mạnh
công cuộc giáo dục mỗi ngày một hơn. Người ta thừa nhận
những quyền lợi căn bản liên hệ đến việc giáo dục của con
người,
3* nhất là của trẻ em và cha mẹ. Các quyền lợi ấy
được xác định trong nhiều văn kiện chính thức
3. Trước con số học sinh gia tăng mau chóng,
4* người ta gia tăng trường ốc và cải tiến học
đường, thiết lập thêm những cơ sở giáo dục khác. Các phương
tiện giáo dục và giảng huấn được canh tân dựa vào những kinh
nghiệm mới.
5* mặc dù đã có nhiều nỗ lực lớn lao để đem lại
những lợi ích trên cho mọi người, nhưng vẫn còn rất nhiều
trẻ em và thanh thiếu niên chưa được hưởng sự huấn luyện căn
bản và biết bao người khác vẫn còn thiếu một nền giáo dục
thích hợp để phát huy chân lý và bác ái.
Vì vậy, để chu toàn sứ mệnh mà Chúa là
Ðấng sáng lập đã trao ban, là loan truyền mầu nhiệm ơn cứu
độ cho mọi người và thiết lập mọi sự trong Chúa Kitô, Mẹ
Thánh Giáo Hội có nhiệm vụ săn sóc toàn diện đời sống con
người
6*, kể cả đời sống trần tục, trong mức độ liên hệ
với lời mời gọi của Thiên Chúa
4. Vì thế Giáo Hội thông phần vào việc mở mang và
phát huy nền giáo dục.
7* Do đó, Thánh Công Ðồng tuyên bố một số nguyên
tắc căn bản về giáo dục Kitô giáo, nhất là giáo dục học
đường. Một Ủy Ban đặc biệt sau Công Ðồng phải giải thích cặn
kẽ và các Hội Ðồng Giám Mục phải thích nghi các nguyên tắc
đó tùy theo hoàn cảnh khác biệt tại mỗi địa phương.
1. Quyền
hưởng một nền giáo dục xứng hợp.
Tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, giai cấp và
tuổi tác, do phẩm giá con người, đều có một quyền bất khả
nhượng là phải được hưởng một nền giáo dục
5 đáp ứng với sứ mệnh riêng
6,
8* phù hợp với cá tính
9* của từng phái
10*, thích nghi với văn hóa và truyền thống dân
tộc
11*, đồng thời mở rộng sự hợp tác huynh đệ với các
dân tộc khác, để hỗ trợ công cuộc hợp nhất chân chính và hòa
bình trên mặt đất
12*. Vậy nền giáo dục chân chính là việc đào tạo
con người, nhằm đạt tới cùng đích của mình cũng như lợi ích
của các đoàn thể mà họ là đoàn viên, và họ sẽ tham gia phục
vụ khi đến tuổi trưởng thành
13*.
Bởi thế, phải để ý đến những tiến triển
14* của khoa tâm lý, sư phạm và giáo khoa, hầu
giúp trẻ em và thanh thiếu niên phát triển điều hòa những
năng khiếu thể xác, luân lý và tinh thần, ý thức dần dần
trách nhiệm cách rõ rệt hơn, nhờ luôn cố gắng trau dồi đúng
mức đời sống cá nhân và theo đuổi sự tự do chân chính,
15* với lòng can đảm và kiên nhẫn lướt thắng mọi
trở ngại. Phải tích cực và thận trọng giáo dục chúng về phái
tính
16* tùy tứng lứa tuổi. Ngoài ra, phải huấn luyện
cho chúng biết tham dự đời sống xã hội, để sau khi được chỉ
dẫn đầy đủ về những phương tiện cần thiết và thích hợp,
chúng có thể tích cực dấn thân
17* vào những đoàn thể khác nhau của cộng đoàn
nhân loại sẵn sàng đối thoại với người khác cũng như hăng
say hoạt động để góp phần thực hiện lợi ích chung.
Cũng vậy, Thánh Công Ðồng còn tuyên bố
rằng trẻ em và thanh thiếu niên có quyền được hướng dẫn
trong việc phê phán những giá trị luân lý theo lương tâm
thẳng thắn, tự ý
18* chấp nhận và tuân giữ những giá trị ấy và nhận
biết yêu mến Thiên Chúa cách hoàn hảo hơn. Vì thế Công Ðồng
tha thiết mời gọi những nhà lãnh đạo các dân tộc hãy hướng
dẫn công việc giáo dục, hãy lo lắng sao cho giới trẻ không
bao giờ bị tước mất quyền lợi thiêng liêng ấy
19*. Công Ðồng còn khuyên nhủ các con cái Giáo Hội
hãy quảng đại hoạt động trong mọi lãnh vực giáo dục, nhất là
để có thể sớm đem lại những lợi ích của một nền giáo dục và
giáo huấn xứng hợp cho mọi người ở khắp nơi trên toàn thế
giới
7.
2. Nền giáo
dục Kitô giáo.
Mọi Kitô hữu
20*, nhờ việc tái sinh bởi nước và Thánh Thần, đã
trở nên những tạo vật mới
8, được gọi là con Thiên Chúa và quả thực như thế,
nên có quyền hưởng một nền giáo dục Kitô giáo. Nền giáo dục
này không chỉ nhằm giúp con người được trưởng thành như vừa
trình bày, nhưng cốt yếu là nhằm giúp những người đã rửa tội
ngày càng ý thức hơn về hồng ân Ðức Tin đã nhận lãnh trong
khi họ được hứơng dẫn để dần dần hiểu biết mầu nhiệm cứu
rỗi. Nền giáo dục ấy còn giúp họ biết cách thờ phượng Thiên
Chúa Cha trong tinh thần và chân lý (x. Gio 4,23), nhất là
qua việc cử hành phụng vụ
21*, cũng như huấn luyện họ biết sống theo con
người mới trong công bình và thánh thiện của chân lý (Eph
4,22-24). Nhờ vậy họ đạt tới con người hoàn thiện, tới tuổi
sung mãn của Chúa Kitô (x. Eph 4,13) và góp phần vào việc
tăng trưởng của Nhiệm Thể
22*. Hơn nữa, vì ý thức được ơn kêu gọi của mình,
chính họ phải tập thói quen minh chứng niềm cậy trông của
mình (x. 1P 3,15) cũng như phải giúp cải tạo thế giới theo
tinh thần Kitô giáo. Nhờ đó những giá trị tự nhiên sẽ góp
phần vào lợi ích của toàn thể xã hội
23*, khi được hòa hợp vào viễn ảnh toàn vẹn của
con người được Chúa Kitô cứu chuộc
9. Vì vậy Thánh Công Ðồng nhắc lại cho những Chủ
Chăn hướng dẫn các linh hồn nhiệm vụ rất quan trọng là phải
thu xếp mọi sự để các tín hữu được hưởng nhờ nền giáo dục
Kitô giáo nhất là giới trẻ, niềm hy vọng của Giáo Hội
10.
3. Những
người lãnh nhận trách nhiệm giáo dục.
Vì là người truyền sự sống cho con cái, nên cha mẹ
24* có bổn phận hết sức quan trọng là giáo dục
chúng và vì thế họ được coi là những nhà giáo dục đầu tiên
và chính yếu của chúng
11. Vai trò giáo dục này quan trọng đến nỗi nếu
thiếu sót thì khó lòng bổ khuyết được. Thực vậy, chính cha
mẹ có nhiệm vụ tạo cho gia đình một bầu khí thấm nhuần tình
yêu cũng như lòng tôn kính đối với Thiên Chúa và tha nhân,
để hỗ trợ việc giáo dục toàn diện cho con cái trong đời sống
cá nhân, để hỗ trợ việc giáo dục toàn diện cho con cái trong
đời sống cá nhân và xã hội. Do đó gia đình là trường học đầu
tiên
25* dạy các đức tính xã hội cần thiết cho mọi đoàn
thể. Nhưng đặc biệt trong gia đình Kitô giáo,
26* vì đã nhận ân sủng cũng như bổn phận của bí
tích hôn phối, nên cha mẹ phải dạy dỗ con cái ngay từ nhỏ,
để chúng nhận biết và thờ kính Thiên Chúa cùng yêu mến tha
nhân theo đức tin chúng đã lãnh nhận khi chịu phép rửa tội.
Chính tại nơi đây, con trẻ có kinh nghiệm đầu tiên về xã hội
lành mạnh của nhân loại và về Giáo Hội. Sau hết nhờ gia
đình, chúng được hướng dẫn dần dần vào cộng đoàn nhân loại
cũng như vào Dân Thiên Chúa. Bởi vậy cha mẹ phải ý thức sâu
xa tầm quan trọng của gia đình Kitô giáo đích thực trong đời
sống và đà thăng tiến của chính dân Thiên Chúa
12.
Nhiệm vụ giáo dục trước hết thuộc về
gia đình, nhưng cũng cần đến sự trợ giúp của toàn thể xã
hội.
27* Thực vậy, ngoài những quyền lợi của cha mẹ và
của những người được cha mẹ ủy thác cho một phần công việc
giáo dục, chắc chắn xã hội dân sự cũng còn có những quyền
lợi và bổn phận vì xã hội dân sự có nhiệm vụ tổ chức những
gì đem lại lợi ích chung trong phạm vi thế tục. Một trong
những gì đem lại lợi ích chung trong phạm vi thế tục. Một
trong những bổn phận của xã hội dân sự là đẩy mạnh công cuộc
giáo dục giới trẻ bằng nhiều phương cách, như bảo vệ quyền
lợi cha mẹ và những người góp phần vào việc giáo dục và phải
giúp đỡ họ trong công tác đó. Theo nguyên tắc đồng trách
nhiệm, khi cha mẹ và các đoàn thể khác thiếu sáng kiến, xã
hội dân sự phải kiện toàn công việc giáo dục, nhưng cũng
phải để ý đến nguyện vọng của cha mẹ. Ngoài ra còn phải
thiết lập các trường ốc và cơ sở giáo dục riêng theo lợi ích
chung đòi hỏi
13.
Sau cùng với danh nghĩa đặc biệt, Giáo
Hội có trách nhiệm giáo dục
28* không những vì Giáo Hội là xã hội trần gian,
phải được thừa nhận có khả năng giáo dục,
29* nhưng nhất là vì Giáo Hội có nhiệm vụ loan
truyền cho mọi người biết con đường cứu rỗi, cũng như thông
ban sự sống Chúa Kitô cho các tín hữu và luôn lo lắng giúp
đỡ họ đạt tới sự viên mãn của đời sống ấy
14. Bởi vậy như một Người Mẹ, Giáo Hội có nhiệm vụ
bảo đảm cho con cái một nền giáo dục, đem tinh thần Chúa
Kitô thấm nhuần đời sống chúng, nhưng đồng thời cũng cổ võ
mọi dân tộc phát triển sự hoàn thiện toàn vẹn của con người,
phục vụ lợi ích của xã hội trần thế và xây dựng một thế giới
nhân đạo hơn
15.
4. Phương thế
của nền giáo dục Kitô giáo.
Ðể chu toàn nhiệm vụ giáo dục, Giáo Hội quan tâm đến tất cả
các phương thế thích hợp, đặc biệt là những phương thế riêng
của mình. Trước hết là việc giảng dạy giáo lý
16 nhằm soi sáng và củng cố đức tin, nuôi dưỡng
đời sống theo tinh thần Chúa Kitô, đưa đến việc ý thức và
tham dự linh động vào mầu nhiệm phụng vụ
17, khuyến khích hoạt động tông đồ. Nhưng Giáo Hội
cũng tôn trọng và tìm cách đem tinh thần mình thấm nhuần và
nâng cao những phương thế khác
30* thuộc di sản chung của nhân loại và góp phần
lớn lao vào việc trau dồi tinh thần và đào luyện con người,
như các phương tiện truyền thông xã hội
18, các tổ chức có mục đích tập luyện tinh thần và
thể xác, các phong trào thanh thiếu niên và nhất là các
trường học.
5. Tầm quan
trọng của học đường.
Trong tất cả các phương tiện giáo dục, học đường
31* giữ một vai trò quan trọng đặc biệt
19, vì học đường theo sứ mạng mình luôn lo lắng
trau dồi các khả năng tinh thần, dẫn vào gia sản văn hóa mà
các thế hệ trước đã thu lượm được, phát huy nhận thức về các
giá trị, chuẩn bị đời sống nghề nghiệp, và khuyến khích niềm
thông cảm lẫn nhau trong khi cổ cõ tình thân hữu cộng đoàn
giữa những học sinh khác biệt về tâm linh và giai cấp. Hơn
nữa học đường còn trở nên trung tâm hoạt động và tiến triển,
tại đây cần đến sự tham dự của gia đình, thầy dạy, mọi đoàn
thể có mục đích phát triển đời sống văn hóa, đời sống công
dân và tôn giáo, cả chính quyền cũng như toàn thể cộng đoàn
nhân loại.
Như thế, thực cao đẹp nhưng cũng thực
nặng nề thiên chức của tất cả những ai giúp đỡ cha mẹ chu
toàn nhiệm vụ của họ và thay thế cộng đoàn nhân loại nhận
lãnh chức vụ giáo dục nơi học đường. Thiên chức này dòi phải
có những tài năng đặc biệt về trí tuệ và tâm hồn, được chuẩn
bị hết sức kỹ càng, với thái độ sẵn sàng canh tân và thích
nghi không ngừng.
6. Nhiệm vụ
và quyền lợi của cha mẹ.
Nhiệm vụ và quyền lợi đầu tiên bất khả nhượng của cha mẹ là
giáo dục con cái, nên họ phải được thực sự tự do trong việc
lựa chọn trường học. Do đó, vì có bổn phận bảo vệ và bênh
vực quyền tự do của công dân, chính quyền khi chú tâm đến
công bằng phân phối
32* phải lo phân chia những ngân khoản tài trợ
chung sao cho cha mẹ có thể được thực sự tự do lựa chọn
trường học cho con cái theo lương tâm mình
20.
Ngoài ra chính quyền còn có bổn phận lo
liệu cho mọi công dân được tham dự thực sự vào nền văn hóa
và được huấn luyện thích đáng để thi hành nhiệm vụ và quyền
lợi công dân. Bởi thế chính quyền phải bảo đảm cho thanh
thiếu niên được hưởng một nền giáo dục học đường đầy đủ,
phải quan tâm đến khả năng của nhà giáo và trình độ học vấn
của học sinh cũng như phải chăm sóc đến cả sức khỏe của
chúng. Như thế chính quyền phải phát triển toàn diện học
chế, nhưng đừng quên nguyên tắc đồng trách nhiệm. Do đó phải
loại trừ mọi chế độ độc quyền học hiệu
33*, vì tất cả mọi chế độ độc quyền thuộc loại này
đều trái với quyền tự nhiên của con người, cản trở sự tiến
bộ và việc phổ biến văn hóa, làm tan loãng bầu khí thuận hòa
giữa các công dân và nghịch với thuyết đa dạng
34* mà ngày nay đang thịnh hành tại nhiều cộng
đoàn
21.
Do đó, Thánh Công Ðồng khuyến khích các
Kitô hữu hãy tự động góp phần vào việc khám phá những phương
pháp giáo dục thích hợp, cách tổ chức việc học hành và góp
phần vào việc đào tạo các giáo chức có khả năng giáo dục
thanh thiếu niên một cách đúng đắn bằng cách hỗ trợ họ, và
nhất là qua các hội phụ huynh học sinh, phải theo dõi và
nâng đỡ mọi công việc của nhà trường, đặc biệt việc giáo dục
luân lý được giảng dạy nơi đó
22.
7. Giáo dục
luân lý và tôn giáo nơi học đường.
Hơn nữa, ý thức sâu xa nhiệm vụ vô cùng quan trọng là phải
ân cần lo lắng giáo dục mọi con cái mình về phương diện luân
lý và tôn giáo. Giáo Hội, bằng tấm lòng ưu ái và trợ giúp
đặc biệt cần phải hiện diện cho biết bao thanh thiếu niên
đang được đào luyện trong các trường không công giáo.
35* Sự hiện diện ấy được cụ thể hóa qua chứng từ
đời sống của người giảng dạy và hướng dẫn chúng, qua việc
tông đồ của các bạn học
23, và nhất là qua lời giảng dạy giáo lý cứu rỗi
của những linh mục và giáo dân có trách nhiệm bằng những
phương pháp thích hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh, cùng với
việc giúp đỡ thiêng liêng bằng mọi sáng kiến thích nghi theo
điều kiện thời gian và sự việc.
Giáo Hội cũng nhắc nhở cho cha mẹ nhiệm
vụ quan trọng cố hữu của họ là phải lo liệu mọi sự và đòi
hỏi sao cho con cái họ có thể hưởng nhờ những trợ giúp ấy và
được tấn tới trong việc giáo dục theo tinh thần Kitô giáo và
ăn nhịp với giáo huấn trần thế.
Ngoài ra Giáo Hội còn ca ngợi những cơ
quan cũng như các đoàn thể dân sự nào chủ trương thuyết đa
dạng trong xã hội hiện nay và chú tâm đến quyền tự do tôn
giáo, giúp đỡ các gia đình để việc giáo dục con cái nơi học
đường được phù hợp với các nguyên tắc luân lý và tôn giáo
riêng của gia đình họ
24.
8. Trường
Công Giáo. Giáo
Hội hiện diện đặc biệt trong lãnh vực học đường qua trường
công giáo.
36* Thực ra trường công giáo cũng theo đuổi những
mục tiêu văn hóa và giáo dục nhân bản cho thanh thiếu niên
không kém gì các trường khác. Ðiều riêng biệt của trường
công giáo là có sứ mệnh tạo cho môi trường học đường một bầu
khí
37* sống động, thấm nhuần tự do và bác ái theo
tinh thần Phúc Âm, giúp thanh thiếu niên phát triển nhân
cách mình đồng thời làm phát triển con người mới đã được
thành hình khi chịu phép rửa tội. Sau cùng, trường công giáo
còn phải hướng nền văn hóa chung của nhân loại vào việc loan
truyền ơn cứu rỗi để cho các học sinh dần dần nhận thức về
thế giới, cuộc đời và con người nhờ ánh sáng đức tin soi
chiếu
25. Như thế trong khi mở cửa tiếp nhận đúng mức
những điều kiện của thời đại đương tiến bộ, trường công giáo
huấn luyện học sinh biết mưu cầu lợi ích cho xã hội trần
gian một cách hữu hiệu, và chuẩn bị cho chúng biết phục vụ
để mở mang Nước Chúa. Do đó, nhờ sống đời gương mẫu và tông
đồ, chúng trở nên như men cứu rỗi cho cộng đoàn nhân loại.
Thực vậy, trường công giáo còn giữ một
vai trò rất quan trọng trong hoàn cảnh chúng ta đang sống,
vì có khả năng góp phần lớn lao trong việc chu toàn sứ mệnh
của Dân Thiên Chúa và giúp cuộc đối thoại
38* giữa Giáo Hội và cộng đoàn nhân loại nhằm đạt
tới lợi ích cho cả đôi bên. Vì thế Thánh Công Ðồng tuyên bố
một lần nữa rằng Giáo Hội có quyền thiết lập và điều khiển
các trường thuộc các cấp và các ngành, như Quyền Giáo Huấn
đã xác nhận qua nhiều văn kiện
26. Công Ðồng cũng nhắc lại rằng việc thi hành
quyền lợi này sẽ đóng góp nhiều cho việc bảo đảm tự do lương
tâm và những quyền lợi của cha mẹ cũng như sự tiên bộ của
nền văn hóa
39*.
Tuy nhiên các nhà giáo nên nhớ rằng họ
là những nhân vật chính giúp cho trường công giáo thực hiện
được những chương trình và sáng kiến của mình
27. Vậy họ phải được chuẩn bị
40* hết sức chu đáo để lãnh hội những kiến thức
đạo đời, được chứng thực do những văn bằng tương xứng, cũng
như phương thức giáo dục phù hợp với những phát minh của
thời đại tiến bộ. Các nhà giáo dục, nhờ liên kết với các bạn
đồng nghiệp và với các học sinh trong tình bác ái và thấm
nhiễm tinh thần tông đồ, sẽ làm chứng cho một vị Thầy duy
nhất là Chúa Kitô bằng đời sống cũng như bằng lời giảng dạy.
Hãy cộng tác với nhau, nhất là với các bậc phụ huynh, và
trong suốt thời gian giáo huấn, hãy cùng với họ quan tâm
đúng mức đến sự khác biệt phái tính
41* và mục đích riêng của cả hai phái trong gia
đình cũng như ngoài xã hội do Chúa Quan Phòng đã đặt định.
Hãy cố gắng khuyến khích học sinh làm việc riêng,
42* và khi thời gian học tập chấm dứt, hãy tiếp
tục liên lạc với chúng bằng những ý kiến xây dựng, tình thân
hữu và bằng việc thành lập các hiệp hội theo đúng tinh thần
của Giáo Hội. Thánh Công Ðồng cũng tuyên bố rằng chức vụ của
nhà giáo là một hoạt động tông đồ đích thực, rất thích hợp
và cần thiết cho thời đại chúng ta, đồng thời là một phục vụ
chính đáng cho xã hội. Công Ðồng còn nhắc nhở cho cha mẹ
công giáo bổn phận ký thác con em vào các trường công giáo
nếu hoàn cảnh thời gian và nơi chốn cho phép. Phải tùy khả
năng nâng đỡ và hợp tác với các trường ấy để mưu cầu lợi ích
cho con em mình
28.
9. Các loại
trường Công Giáo.
Tất cả các trường tùy thuộc Giáo Hội bằng bất cứ cách nào
phải phù hợp với hình ảnh của trường công giáo trên theo khả
năng mình, dù có thề mang những hình thức khác nhau tùy hoàn
cảnh địa phương
29. Hội Thánh rất khen ngợi những trường công giáo
hâu nhận cả những học sinh không công giáo, nhất là ở những
miền thuộc các Giáo Hội tân lập.
Ngoài ra, khi thiết lập và điều hành
các trường công giáo, cần phải để ý đến những nhu cầu của
thời tân tiến. Vì thế, trong khi quan tâm đến các trường
tiểu học và trung học là nền tảng của việc giáo dục, người
ta cũng phải chú trọng tới những trường do hoàn cảnh hiện
tại đòi hỏi, chẳng hạn những trường chuyên nghiệp
30 và kỹ thuật
43*, những viện giáo huấn cho lứa tuổi trưởng
thành, cổ võ công tác cứu trợ xã hội, và cả những nhà dành
cho những người vì tàn tật cần được chăm sóc đặc biệt, những
trường sư phạm đào luyện giáo chức vừa về việc dạy giáo lý,
vừa về những hình thức giáo dục khác.
Thánh Công Ðồng ân cần nhắc nhủ các Chủ
Chăn của Giáo Hội cũng như mọi Kitô hữu đừng quản ngại hy
sinh giúp đỡ các trường công giáo chu toàn bổn phận ngày
càng hoàn hảo hơn, và nhất là quan tâm đến nhu cầu của những
người thiếu thốn phương tiện vật chất, thiếu tình thương,
thiếu sự nâng đỡ của gia đình hoặc còn xa lạ với đức tin.
10. Phân khoa
và đại học Công Giáo.
Giáo Hội cũng đặc biệt quan tâm đến những trường Cao Ðẳng,
nhất là những viện Ðại Học và Phân Khoa
44*. Hơn nữa, đối với các trường hợp thuộc quyền,
Giáo Hội ước mong tổ chức sao cho mỗi môn được nghiên cứu
tường tận theo những nguyên tắc riêng, phương pháp riêng và
quyền tự do riêng của việc nghiên cứu khoa học, để hiểu các
môn học ấy ngày càng sâu xa hơn, Và để một khi đã tìm hiểu
thấu đáo những vần đề mới mẻ, cũng như các công cuộc tìm tòi
của thời đại đang tiến bộ, đồng thời theo đường lối của các
vị Tiến Sĩ Giáo Hội, nhất là thánh Tôma thành Aquina, người
ta sẽ nhận thức sâu xa hơn đức tin và lý trí cùng quy hướng
về một mục đích duy nhất
31. Như thế, tinh thần Kitô giáo sẽ hiện diện một
cách công khai, vững mạnh và phổ quát trong mọi nỗ lực đưa
đến một nền văn hóa sâu xa hơn, và các học viên xuất thân từ
những trường ấy sẽ là những người có kiến thức vững chắc
thực sự, sẵn sàng đảm nhận mọi trọng trách trong xã hội và
trở nên nhân chứng đức tin nơi trần thế
32.
Tại các Ðại Học Công Giáo không có Phân
Khoa Thần Học,
45* nên thành lập một Viện hay một giảng đường
thần học
46* để các sinh viên giáo dân cũng có thể lĩnh hội
những bài giảng huấn thích hợp. Các khoa học sở dĩ tiến bộ
được là nhờ ở các cuộc khảo cứu chuyên biệt có giá trị khoa
học cao độ, nên các Ðại Học và các Phân Khoa Công Giáo phải
hết sức nâng đỡ các tổ chức nào có mục đích chính yếu là xúc
tiến công cuộc khảo cứu khoa học.
Thánh Công Ðồng tha thiết khuyên nhủ
các Viện Ðại Học và các Phân Khoa Công Giáo đã được phân
phối thích đáng tại các phần đất khác nhau trên hoàn cầu,
phải phát triển làm sao để nổi tiếng không phải nhờ số lượng
mà nhờ ở phẩm chất của giáo huấn. Phải dễ dãi trong việc thu
nhận những sinh viên có nhiều triển vọng dù họ thuộc thành
phần kém may mắn, nhất là những người đến từ các quốc gia
mới thành lập.
Vì tương lai của xã hội và của chính
Giáo Hội liên kết mật thiết với sự tiến bộ của các thanh
niên đang hấp thụ nền học vấn cao đẳng
33, nên các Vị Chủ Chăn trong Giáo Hội không những
chỉ săn sóc đến đời sống thiêng liêng, mà còn phải chăm lo
việc giáo dục tinh thần cho hết mọi sinh viên con cái mình
học tại các Ðại Học Công Giáo. Vì thế, sau khi tùy hoàn cảnh
tham khảo ý kiến các Giám Mục, các ngài hãy lo liệu thiết
lập tại các Viện Ðại Học không Công Giáo những cư xá và
trung tâm Ðại Học Công Giáo. Ở đó, những linh mục, tu sĩ và
giáo dân được tuyển chọn và huấn luyện kỹ càng, sẽ thường
xuyên giúp đỡ thanh niên đại học về phương diện tinh thần và
trí tuệ. Các ngài cũng nên đặc biệt quan tâm và khuyến khích
những thanh niên ưu tú trong các Ðại Học Công Giáo cũng như
các Ðại Học khác để họ bước vào nghề giáo nếu thấy họ có khả
năng giảng huấn và nghiên cứu.
11. Phân khoa
dạy các môn học thánh.
Giáo Hội đặt kỳ vọng vào hoạt động của các phân khoa dạy các
môn học thánh
34. Vì thế, Giáo Hội ủy thác cho các phân khoa ấy
một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là chuẩn bị sinh viên của
mình, không những để họ tiến tới chức linh mục, nhưng nhất
là để họ hoặc giảng dạy tại các ghế giáo sư cao đẳng của
Giáo Hội, hoặc cải tiến các môn học nhờ việc nghiên cứu cá
nhân hay để họ nhận lãnh những phần việc khó khăn hơn trong
nhiệm vụ tông đồ cho giới trí thức. Các phân khoa ấy cũng có
nhiệm vụ khảo cứu sâu xa mọi ngành khác nhau của các môn học
thánh để mỗi ngày một thấu hiểu tường tận hơn Mạc Khải
Thánh, mở rộng hơn di sản khôn ngoan Kitô giáo do các bậc
tiền nhân truyền lại, phát động cuộc đối thoại với các anh
em ly khai, với các người ngoài Kitô giáo, và sau hết để
giải đáp những vấn đề do sự tiến bộ của các học thuyết đặt
ra
35.
Vì thế, các Phân Khoa Giáo Hội phải lo
tu chỉnh những điều lệ cho hợp thời để phát triển mạnh mẽ
các khoa học thánh và những khoa học liên hệ. Phải sử dụng
những phương pháp và phương tiện tân tiến để hưởng các sinh
viên đến những cuộc khảo cứu sâu rộng hơn.
12. Hợp tác
trong lãnh vực giáo dục.
Sự cộng tác
47* ngày một khẩn thiết và đang được củng cố trong
phạm vi giáo phận, quốc gia và quốc tế cũng rất cần thiết
trong lãnh vực học đường. Vì thế, bằng mọi cách, phải lo
liệu thế nào việc hợp tác giữa các trường công giáo với nhau
được thuận lợi, đồng thời vì ích lợi chung của cộng đồng
nhân loại đòi hỏi, phải đẩy mạnh việc hợp tác giữa chính các
trường công giáo với các trường khác
36.
Càng liên kết và cộng tác chặt chẽ với
nhau, nhất là ở bậc Ðại Học, càng thu lượm được nhiều kết
quả. Vì thế trong mỗi Ðại Học, các Phân Khoa phải hợp tác
với nhau, tùy theo mục tiêu cho phép. Chính các Ðại Học cũng
phải liên kết hỗ tương hành động, đồng thời cổ võ những cuộc
họp mặt quốc tế, phân phối với nhau việc nghiên cứu khoa
học, thông báo cho nhau những phát minh, trao đổi với nhau
các giáo sư trong một thời gian nào đó và phát huy những gì
mang lại việc hỗ trợ lớn lao hơn.
Kết luận.
Thánh Công Ðồng tha thiết khuyên nhủ các thanh niên hãy ý
thức nhiệm vụ cao cả của việc giáo dục, hãy sẵn sàng nhận
lãnh nhiệm vụ này với tâm hồn quảng đại, nhất là tại những
miền nào việc giáo dục thanh niên đang bị lâm nguy vì thiếu
thầy dạy.
Thánh Công Ðồng tỏ lòng biết ơn sâu xa
đối với các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân, đã tự hiến
theo tinh thần Phúc Âm dấn thân vào công cuộc trọng đại này
là giáo dục trong các trường thuộc mọi cấp và mọi ngành.
Ðồng thời khuyến khích họ hãy quảng đại và kiên tâm trong
bổn phận đã lãnh nhận, nỗ lực vươn lên trong việc đào luyện
học sinh thấm nhuần tinh thần của Chúa Kitô, trong khoa sư
phạm và trong việc trau dồi kiến thức, để họ không những đẩy
mạnh cuộc canh tân bên trong Giáo Hội mà còn duy trì và phát
huy thêm sự hiện diện hữu ích của Giáo Hội trong thế giới
ngày nay nhất là trong giới trí thức.
Tất cả và từng điều đã được ban bố
trong Tuyên Ngôn này đều được các Nghị Phụ Thánh Công Ðồng
chấp thuận. Và dùng quyền Tông Ðồ Chúa Kitô trao ban, hiệp
cùng các Nghị Phụ khả kính, trong Chúa Thánh Thần, Chúng Tôi
phê chuẩn, chế định và quyết nghị, và những gì đã được Thánh
Công Ðồng quyết nghị, Chúng Tôi truyền công bố cho Danh Chúa
cả sáng.
Roma, tại Ðền Thánh Phêrô, ngày 28
tháng 10 năm 1965.
Tôi, Phaolô Giám Mục
Giáo Hội Công Giáo.
Tiếp theo là chữ ký của các Nghị Phụ.
Chú Thích:
1
Trong số nhiều văn kiện giải thích tầm quan trọng của việc
giáo dục, trước hết xem: - Benedictô XV, Tông thư Communes
Litteras, 10-4-1919: AAS 11 (1919), trg 172. - Piô XI, Tđ
Divini Illius Magistri, 31-12-1929: AAS 22 (1930), trg
49-86. - Piô XII, Huấn từ cho thanh niên A.C.I. 20-4-1946;
Discorsi e Radiomessaggi VIII, trg 53-57. - Huấn từ cho các
người cha gia đình nước Pháp, 18-9-1951: Discorsi e
Radiomessaggi XIII, tr 241-245. - Gioan XXIII, sứ điệp kỷ
niệm 30 năm ban hành Tđ Divini Illius Magistri, 30-12-1959:
AAS 52 (1960), trg 57-59. - Phaolô VI Huấn từ cho các hội
viên F.I.D.A.E. (Federazione Istituti Dipendenti
dall'Autorità Ecclesiastica), 30-12-1963: Encicliche e
Discorsi di S.S. Paolo VI, I, Roma 1964, trg 601-603. Cũng
nên xem Acta et Documenta Concilio Oecumenico Vaticano II
apparando, loại I, Antepraeparatoria, 1. III, trg 363-364,
370-371, 373-374.
1*
Kiểu nói mới diễn tả nghĩa vụ phải luôn giúp con người sống
hợp thời vì họ có trách nhiệm sống và làm việc trong một thế
giới luôn tiến bộ nhanh chóng.
2*
Dễ dàng hơn vì các phương tiện phong phú, mới mẻ và hữu hiệu
hơn - khẩn cấp hơn - vì nếu không vậy thì sự sai biệt liên
lỉ giữa người không được chuẩn bị, không được giáo dục và
nền văn minh luôn tiến bộ sẽ biến con người thành nạn nhân
của văn minh tiến bộ đó.
2
Xem Gioan XXIII, Tđ Mater et Magistra, 15-5-1961:AAS 53
(1961), trg 413, 415-417, 424. - Tđ Pacem in Terris,
11-4-1963: AAS 55 (1963), trg 278t.
3*
Các nguyên tắc về vấn đề này đã được Cơ Quan Giáo Dục, Khoa
Học và Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công bố ngày
20-11-1958 với 78 phiếu thuận, không có phiếu nào chống.
3
Xem Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Déclaration des droits de
l'homme) do Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận ngày
10-12-1948 và xem Déclaration des droits de l'enfant,
20-11-1959; Protocole additionnel à la convention de
sauvegarde des droits de l'homme et des libertés
fondamentales, Paris, 20-3-1952; về Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân
Quyền, xem Gioan XXIII, Tđ Pacem in Terris, 11-4-1963: AAS
55 (1963), trg 295t.
4*
Ðâu đâu người ta cũng thấy như thế và đó cũng là một điều
đáng mừng. Tuy nhiên Cơ Quan Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa
của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) lại nhấm mạnh tới phẩm hơn là
tới lượng. Trong thực tế cơ quan này cho rằng phẩm chất rất
thiếu sót, rõ ràng nhất là sự yếu kém của hiệu năng nội tại
(sự giảm bớt về bài học) và hiệu năng ngoại tại (phẩm chất
của việc nhận định sự thực). Những nguyên nhân chính yếu là
do trình độ thiếu sót của các giáo sư và do chương trình
không thích hợp. - Tuyên Ngôn có lý khi nhấn mạnh tới mặt
trong của sự phát triển đó.
5*
Sự chắc chắn của những nguyên tắc tâm lý cho phép ta mạnh
dạn áp dụng những kinh nghiệm đó và hơn nữa, sự thành công
của những cuộc cải cách còn khuyến khích ta làm như vậy.
Không cần phải nhắc lại ở đây tất cả những kinh nghiệm đó.
Tuy nhiên cũng xin nhắc đến những gì mà khoa sư phạm đã dùng
tới như những lý thuyết về ích lợi, những nguyên tắc về phối
hợp luân lý và về việc tập trung tinh thần, việc tự hoạt
động, việc cá tính hóa, việc hoạt động tập thể và về việc tự
chủ...
6*
Tất cả đối tượng lo âu của Giáo Hội là con người toàn diện,
xác và hồn. Hiểu khác đi chính là phản bội lại tư tưởng và
sứ mạng của Giáo Hội.
4
Xem Gioan XXIII, Tđ Mater et Magistra, 15-5-1961: AAS 53
(1961), trg 402. - CÐ Vat. II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội,
số 17: AAS 57 (1965), trg 21.
7*
Người ta có thể định nghĩa danh từ này rất nhiều cách, nhưng
để gọi được là xác thực, các định nghĩa đó phải có những đặc
tính chung sau đây:
a. Giáo dục chỉ có thể có nơi loài
người.
b. Nó là hoạt động của một hữu thể đối
với một hữu thể khác.
c. Hoạt động này được hướng tới một mục
đích.
d. Mục đích đó là đạt được một số tính
chất đại cương giúp con người dẽ dàng đạt được lợi ích của
mình.
5
Piô XII, Sứ Ðiệp truyền thanh, 24-12-1942: AAS 35 (1943),
trg 12,19. Gioan XXIII, Tđ Pacem in Terris, 11-4-1963: AAS
55 (1963), trg 259t. Và xem những Tuyên Ngôn Nhân Quyền ở
ghi chú 3.
6
Xem Piô XI, Tđ Divini Illius Magistri, 31-12-1929: AAS 22
(1930), trg 50t.
8*
Theo Kant, giáo dục phải phát triển nơi cá nhân tất cả sự
toàn hảo mà họ có thể có.
9*
Ðốivới Henri Joly, giáo dục có mục đích giúp con ngùi hoàn
toàn làm chủ và sử dụng đúng mức tất cả mọi khả năng của
mình.
10*
Hình như những khác biệt về hai phái có tính cách về lượng
hơn là về phẩm. Nói theo sinh lý học, trước thời kỳ dậy thì,
con trai và con gái có một hình thái khá ngang nhau, Nhưng
sau đó thì hoàn toàn khác biệt, nhất là về những hình thái
cân đối (chiều cao và sức nặng, kích thước, xương chậu và
vai...) (theo Heymans và Weinbey). Trên lãnh vực tâm lý,
những sự khác vẫn còn có tính cách về lượng và về sự tương
phản giữa đàn ông và đàn bà chỉ thu hẹp thành sự khác biệt
về sự phát triển theo lượng. Nhưng nói rằng không có những
khác biệt quan trọng giữa hai phái không có nghĩa là việc
giáo dục và sự đối xử trong xã hội phải hoàn toàn giống nhau
đối với cả hai phái, vì vẫn còn có một kiểu mẫu đàn ông và
một kiểu mẫu đàn bà rất dễ phân tích.
11*
Thuyết xã hội học của Durkheim và Dewey muốn rằng giáo dục
sửa soạn cho đứa bé thích ứng với xã hội chính trị và môi
trường riêng mà sau nầy nó sẽ sống. Giáo dục là hoạt động
của cả một cộng đoàn đối với một thế hệ để bảo đảm cho thế
hệ đó tồn tại và tăng trưởng không ngừng.
12*
Aldous Huxley cho rằng phải giáo hóa con người để có tự do,
công bằng và hòa bình.
13*
Ðây là bản đúc kết tuyệt hảo của một bản tóm lược về những
giáo thuyết khác nhau đối với vấn đề giáo dục.
14*
Biết bao tiến triển đáng chú ý từ đầu thế kỷ này trên ba
lãnh vực tâm lý, phương pháp kỹ thuật giảng dạy.
15*
Giả thuyết là đã tự thắng mình, đã tự thoát khỏi lệ thuộc
bản thân.
16*
Trong xã hội văn minh của chúng ta, người ta đã luôn luôn
yên lặng khi đề cập đến vấn đề này. Nhưng ngày nay người ta
bó buộc phải nhận rằng phái tính là một hiện tượng trọng yếu
trong đời sống cá nhân và các dân tộc. Nhận biết sự cần
thiết của việc giáo dục phái tính chính là nhận thấy những
biểu hiện liên lỉ của nó (sự bành trướng quá lý tửng, khuynh
hứng tìm kiếm nam tính hay nữ tính) và người ta có thể hướng
dẫn những biểu hiện đó theo một chiều hứng thích hợp với
khung cảnh luân lý của các xã hội văn minh.
17*
Quan niệm tuyệt hảo về con người, một sinh vật có trách
nhiệm phải sống với và cho kẻ khác hầu sống trọn vẹn đời
sống của mình.
18*
Trong vấn đề luân lý, chỉ có sự tự ý chấp nhận là đáng kể vì
nó giả thiết đã nhìn thấy, yêu thích và tự do chọn lựa sự
thiện.
19*
Vì sự thành công toàn diện của con người tùy thuộc ở việc
kính trọng quyền ấy, và vì quyền này nâng cao giá trị những
quyền cao quý và chính yếu khác của con người, một sinh vật
thông minh và tự do.
7
Xem Gioan XXIII, Tđ Mater et Magistra, 15-5-1961: AAS 53
(1961), trg 441t.
20*
Với tư cách là con người, các Kitô hữu có quyền hưởng một
nền giáo dục đầy đủ và thích hợp. Với tư cách là người đã
được rửa tội, họ có quyền hưởng một nền giáo dục Kitô giáo
giúp họ xứng đáng đón nhận sự cung hiến tối cao cho nhân
phẩm con người.
8
Xem Piô XI, Tđ Divini Illius Magistri, n.v.t. trg 83.
21*
Là một tập hợp các lễ nghi để chu toàn việc kính thờ Thiên
Chúa qua trung gian Chúa Kitô Cứu Thế.
22*
Chính là Giáo Hội kết hiệp làm một với Chúa Kitô.
23*
Ðịnh nghĩa vắn tắt và tuyệt diệu về những bổn phận của người
Kitô hữu đối với những giá trị tự nhiên trong xã hội loài
người.
9
Xem CÐ Vat. II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội, số 36: AAS 57
(1965), trg 41t.
10
Xem CÐ Vat. II, Sắc lệnh về Nhiệm Vụ Mục Vụ của các Giám Mục
trong Giáo Hội, số 12-14.
24*
Tuyên ngôn nói về cha mẹ trước khi nói tới gia đình vì chính
do những người thuộc gia đình mà Tuyên Ngôn chấp nhận quyền
lợi và bổn phận là "những nhà giáo dục đầu tiên và chính
thức". - Ðiều này khác với Thông Ðiệp Divini Illius Magistri
nói nhiều về gia đình.
11
Xem Piô XI, Tđ Divini Illius Magistri, n.v.t. trg 59t. Tđ
Mit Brenender Sorge, 14-3-1937: AAS 29 (1937), trg 164t. -
Piô XII, Huấn từ cho đại hội toàn quốc lần đầu tiên của Hiệp
Hội Công Giáo các giáo chức Ý (A.I.M.C.), 18-9-1946:
Discorsi e radiomessaggi VIII, trg 218.
25*
Thuở sơ khai gia đình cung cấp mọi sự cho con người. Nhưng
về sau tín ngưỡng được dành cho tôn giáo, binh bị và tài
phán được dành cho quốc gia, kinh tế được dành cho kỹ nghệ,
gia đình chỉ còn lại có chức vụ giáo dục.
Nhưng chính ra chức vụ
này lại bị hạn hẹp tùy thuộc vào khả năng giáo huấn của gia
đình.
Vả lại, vì chức vụ này
có tính cách bảo tồn hơn là biến đổi, hay vì chính nó đã quá
lỗi thời, nên không đáp ứng được nhu cầu của cả thế giới
hiện đại.
Vì phạm vi kinh nghiệm
quá nhỏ hẹp đầy những mãnh lực trái ngược đối chọi nhau, và
người thanh niên thường chưa được sửa soạn lại giữ nhiệm vụ
quá quan trọng, nên gia đình không duy trì được địa vị chính
yếu như những thời xa xưa. Trẻ con không những chỉ thích
nghi với sự vật, nhưng cả với những sản phẩm kỹ nghệ và
những sinh vật chung quanh. Nó phản ứng lại bằng những cảm
xúc sau này sẽ thành nhân cách của nó. Thật ra, nền giáo dục
gia đình chính nó không phải là tất cả. Ðúng hơn, nó cộng
tác vào một công cuộc vượt quá tầm s?#7911;a nó.
26*
hầu như chỉ có gia đình Kitô giáo còn giữ được học thuyết
chân chính về luân lý, xã hội, chính trị và tôn giáo. Các
học thuyết đó thấm nhuần cuộc sống và gieo rắc ảnh hưởng của
gia đình, giống như những thời sơ khai khi tôn giáo còn đi
liền với thành thị và quốc gia, và nền giáo dục tôn giáo
song song với nền giáo dục chính trị và gia đình.
12
Xem CÐ Vat. II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội, số 11 và 35:
AAS 57 (1965), trg 16 và 40t.
27*
Trẻ con không được thuộc về gia đình nữa, nhưng thuộc về xã
hội hoặc quốc gia. Ðó là một kỳ vọng thái quá trái ngược hẳn
với những đòi hỏi thiết định của chính lương tâm.
Nếu quốc gia có giữ
quyền kiểm soát thì đây là lý do: vì là cơ quan pháp luật
tối cao, quốc gia có nhiệm vụ bảo đảm để mọi người được huấn
luyện về trí thức, nghề nghiệp, luân lý và thiêng liêng cần
thiết cho cuộc sống của họ.
13
Xem Piô XI, Tđ Divini Illius Magistri, n.v.t. trg 63t. - Piô
XII, Sứ điệp truyền thanh, 1-6-1941: AAS 33 (1941), trg 200;
Huấn từ cho đại hội toàn quốc lần đầu tiên của Hiệp Hội Công
Giáo các giáo chức Ý, 8-9-1946: Discorsi e Radiomessaggi
VIII, trg 218. - Về nguyên tắc đồng trách nhiệm, xem Gioan
XXIII, Tđ Pacem in Terris, 11-4-1963: AAS 55 (1963), trg
294.
28*
Tất cả đoạn này đều lý luận về sứ mệnh giáo dục của Giáo Hội
bắt nguồn từ bản tính xã hội nhân bản của mình và từ những
quyền lợi của con người mà Giáo Hội có bổn phận phải thăng
tiến. Giáo Hội lãnh trách nhiệm thiêng liêng đối với các con
cái mình nơi Chúa Kitô.
29*
Giáo Hội cung cấp một phương tiện hết sức tốt đẹp để giáo
dục con người. Giáo Hội xét tới con người toàn diện thuộc
mọi nghề nghiệp và mọi lứa tuổi. Hơn nữa, Giáo Hội còn theo
dõi con người qua các giai đoạn phát triển và cống hiến cho
mỗi lứa tuổi những phương thế giáo dục thích hợp. Ðối với
trẻ thì có các tập quán và thần thoại. - Ðối với những thanh
niên thì có những bài học và sự nâng đỡ tuyệt hảo về luân
lý. - Ðối với những người trưởng thành thì có một thuyết
mang lại những giải đáp cho mọi vấn đề của cuộc sống.
14
Xem Tđ Divini Illius Magistri, n.v.t. trg 53t, 56t. - Tđ Non
abbiamo bisogno, 29-6-1931: AAS 23 (1931), trg 311t, - Piô
XII, Thư của Quốc Vụ Khanh gởi cho tuần lễ xã hội Ý lần thứ
XXVIII, 20-9-1955: L'Osservatore Romano, 29-9-1955.
15
Giáo Hội ca tựng các nhà cầm quyền dân sự địa phương, quốc
gia và quốc tế ý thức những nhu cầu khẩn thiết của thời đại
hiện nay, hết sức cố gắng để mọi dân tộc có thể tham dự vào
việc giáo dục đầy đủ hơn và vào nền văn hóa của nhân loại.
Xem Phaolô VI: Diễn văn trước Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc,
4-10-1965: AAS 57 (1965), trg 877-885.
16
Xem Piô XI, Tự sắc Orbem catholicum, 29-6-1923: AAS 15
(1923), trg 327-329; Sắc lệnh Provido Sane, 12-1-1935: AAS
27 (1935), trg 145-152. - CÐ Vat. II, Sắc lệnh về Nhiệm Vụ
mục vụ của các Giám Mục trong Giáo Hội, số 13 và 14.
17
Xem CÐ Vat. II, Hiến chế về phụng vụ Thánh, số 14: AAS 56
(1964), trg 104.
30*
Là những phương thế mà nền văn minh hiện đại sử dụng trong
lãnh vực giáo huấn và lãnh vực truyền thông xã hội.
18
Xem CÐ vat. II Sắc lệnh về các Phương Tiện Truyền Thông Xã
Hội, số 13 và 14: AAS 56 (1964), trg 149t.
31*
Hiện nay học đường đã được xác định rõ trong vai trò tinh
thần và xã hội. Thường thường người ta nói tới vai trò thứ
nhất mà quên không nhấn mạnh đến vai trò thứ hai. Theo định
nghĩa, nền giáo dục đích thực phải là giáo dục đại chúng,
nghĩa là chuẩn bị tinh thần cho con người tham gia vào việc
điều hành xã hội bằng sự chiếm hữu được các biểu tượng (biểu
tượng về khoa học, kỹ thuật, lịch sử, chính trị, kinh tế,
nghệ thuật, tôn giáo, tắt một lời tất cả di sản văn hóa của
nhân loại). Bí nhiệm của học đừng chính là việc khởi sự tìm
về những biểu tượng bao bọc tất cả những tình cảm cao quý
của nhân loại, để nhờ đó các đòi hỏi của tinh thần thật sự
đực thành hình.
19
Xem Piô XI, Tđ Divini Illius Magistri, n.v.t. trg 76. - Piô
XII, Huấn từ cho Hiệp Hội Giáo Chức Công Giáo Bavaria,
31-12-1956: Discorsi e Radiomessaggi XVIII, trg 746.
32*
Tuyên Ngôn không đi ngược lại nguyên tắc ưu tiên về quyền
hạn của quốc gia trong việc giáo dục. Tuyên Ngôn chỉ đòi hỏi
sự công bằng phân phối theo quyền của con người và của người
công dân.
20
Xem CÐ Giáo Tỉnh Cincinnati III, năm 1961: Collectio
Lacensis III, cột 1240, c/d. - Piô XI, Tđ Divini Illius
Magistri, n.v.t. trg 60, 63t.
33*
Nguyên tắc giữ độc quyền các học đường là: quốc gia là cơ
quan của ý chỉ tập thể và nguyên khởi của nhân loại, quốc
gia có sứ mệnh đảm bảo vận mệnh ghi sẵn trong hiến pháp dân
tộc. Mục đích của quốc gia là gây được sự thuần nhất rõ rệt
trong các tâm thức, tình cảm, ý kiến và khát vọng của toàn
tập thể. Do đó, giáo dục có mục đích tạo nên một thứ quần
chúng trong đó cá nhân bị đồng hóa và bị tiêu diệt. Ðó là sự
chối bỏ các quyền lợi của con người.
34*
Ðể các sáng kiến muốn thí nghiệm những điều ham thích được
tự do phát triển, và nhờ những kinh nghiệm đó, tất cả tập
thể thêm phong phú.
21
Xem Piô XI, Tđ. Divini Illius Magistri, n.v.t. trg 63. - Tđ.
Non abbiamo bisogno, 29-6-1963: AAS 91931), trg 305. - Piô
XII, Thư của Quốc vụ khanh gởi cho tuần lễ xã hội lần thứ
XVIII tại Ý, 20-9-1955: L'Osservatore Romano, 29-9-1955. -
Phaolô VI, Huấn từ cho Hiệp Hội thợ thuyền Kitô giáo Ý
(A.C.L.I.), 6-10-1963: Encicliche e Discorsi di Paolo VI, I,
Roma 1964, trg 230.
22
Xem Gioan XXIII, Sứ điệp kỷ niệm 30 năm ban hành Tđ. Divini
Illius Magistri, 30-12-1959: AAS 52 (1960), trg 57.
35*
Chúng ta hãy so sánh đoạn này với khoản 1374 trong giáo
luật: "Trừ những trường hợp vi phạm đã được biện minh, các
thanh thiếu niên công giáo không được theo học những trường
không công giáo, trung lập, hoặc không phân biệt tôn giáo".
Tuyên Ngôn này của Công Ðồng đã tiến bộ biết bao khi nhìn
nhận sự hiện diện của các trẻ em công giáo nơi những học
đường không công giáo như là một điều tự nhiên, vì vấn đề là
cha mẹ các trẻ em đó phải giúp đỡ vào để có một nền giáo dục
Kitô giáo. Vì thế "sự va chạm giữa Giáo Hội và thế giới
ngoài Kitô giáo ngày nay không còn độc hại như 50 năm trước
đây nữa. Riêng phần Giáo Hội, Giáo Hội đã chú ý nhiều hơn
tới những nhu cầu của những người chưa biết Phúc Âm. Công
Ðồng đã cố ý đặt mình vào đúng trào lưu các đòi hỏi khẩn
thiết của thế giới ngày nay" (Edmond Vandermeersch SJ.).
23
Giáo Hội rất quý trọng hoạt động tông đồ do các giáo sư và
học sinh công giáo có thể thực hiện được trong lãnh vực học
đường.
24
Xem Piô XII, Huấn từ cho Hiệp Hội Công Giáo Bavaria,
31-12-1956: Discorsi e Radiomessaggi XVIII, trg 745t.
36*
Trường học công giáo không cần phải thành công nhiều về kinh
tài hay số lượng, nhưng cần đầy đủ dụng cụ nhất, hợp thời
nhất xét về các phương pháp giáo dục và giáo huấn.
37*
Công giáo tiến hành như men trong bột, phải len lỏi vào các
trường học này. Ngay cả ở Việt Nam cũng thế. Thời xưa, chỉ
một "nhóm nhỏ" tín hữu mà đã làm sống động cả một khối đông
đảo chưa nhận biết Thiên Chúa và đã chinh phục họ trở về với
Ngài.
25
Xem CÐ Giáo tỉnh Westminster I, năm 1852: Collestio Lacensis
III, cột 1334, 1/b. - Piô XI, Tđ Divini Illius Magistri,
n.v.t. trg 77t. - Piô XII, Huấn từ cho Hiệp Hội Giáo Chức
Công Giáo Bavaria 31-12-1956: Discorsi e Radiomessaggi
XVIII, trg 746. - Phaolô VI, Huấn từ cho các Hội viên
F.I.D.A.E. (Federazione Istituti Dipendenti dall'Autorità
Ecclesiastica), 30-12-1963: Encicliche e Discorsi di Paolo
VI, I, Roma 1964, trg 602t.
38*
Là nhịp cầu giao kết giữa Giáo Hội và xã hội trần thế, học
đường Kitô giáo thể hiện sự hòa hợp giữa khoa học và tôn
giáo.
26
Xem đặc biệt là các tài liệu trong ghi chú 1; hơn nữa, quyền
lợi này của Giáo Hội đã được nhiều Công Ðồng giáo tỉnh, cũng
như những tuyên ngôn mới nhất được nhiều Hội Ðồng Giám Mục
công bố.
39*
Những chú giải ở trên đã minh chứng đầy đủ lời quả quyết
này.
27
Xem Piô XI, Tđ. Divini Illius Magistri, n.v.t. trg 80t. -
Piô XII, Huấn từ cho Hiệp Hội Giáo Chức Công Giáo trung học
Ý (U.C.I.I.M.), 5-1-1944: Discorsi e Radiomessaggi XV, trg
551-556. - Gioan XXIII, Huấn từ cho đại hội Hiệp Hội Công
Giáo các Giáo Chứa Ý (A.I.M.C.) lần VI, ngày 5-9-1959:
Discorsi , Messaggi, Colloqui, I, Roma 1960, trg 427-431.
40*
Việc chuẩn bị các nhà giáo dục chính là nền tảng cho nền văn
hóa nhân bản. Sự chuẩn bị đó khởi sự từ cấp sơ học, nhưng
nhất là ở bậc trung học với những phát minh khoa học, luân
lý và thẩm mỹ bảo đảm cho họ một kiến thức phổ quát giúp vào
việc giải phóng tâm trí. Sau đó việc huấn luyện về tâm lý sư
phạm sẽ giúp họ nhậy cảm trước những vấn đề mà họ sẽ gặp
phải trong sứ mạng dẫn dắt thanh thiếu niên. Sau cùng, sự
đào tạo luân lý và tôn giáo sẽ giúp họ thấy rõ lý tưởng siêu
nhiên của con người mà những tâm hồn được họ dìu dắt phải
theo đó mà sống.
41*
Nam tính và nữ tính khác nhau và bổ túc cho nhau. Nghĩa là
chúng đòi hỏi phải có những hoàn cảnh riêng biệt để sinh
trưởng và phát triển, nhưng đồng thời chúng cũng ảnh hưởng
lẫn nhau một cách tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu muốn xét tới một
nền giáo dục hỗn hợp cho cả hai phái, ta phải để ý tới tình
trạng đại cương về phong tục cũng như phải lưu ý tới tâm
tình của mỗi dân tộc.
42*
Ðây là đặc điểm của những phương pháp năng động hiện đại.
28
Xem Piô XII, Huấn từ Hiệp Hội Giáo Chức Công Giáo trung học
Ý (U.C.I.I.M.), 5-1-1954, n.v.t. trg 555.
29
Xem Phaolô VI, Huấn từ cho Cơ Quan Quốc Tế Giáo Dục Công
Giáo (O.I.E.C.), 25-2-1964: Encicliche e Discorsi di Paolo
VI, II, Roma 1964, trg 232.
30
Xem Phaolô VI, Huấn từ cho Hiệp Hội Công Giáo các Thợ Thuyền
Ý (A.C.I.I.), 6-10-1963: Encicliche e Discorsi di Paolo VI,
I, Roma 1964, trg 229.
43*
Lập ra nhiều loại trường là để khai thác tối đa những khả
năng cá nhân và nhằm tới sự điều hòa các tiềm năng của con
người trong quốc gia. Ðây là một trong những đặc tính của
nền văn minh hiện đại, không muốn để một tài nguyên nào của
quốc gia bị uổng phí.
44*
Ðây là một đoạn văn tuyệt diệu xác định vai trò giáo huấn
cao đẳng của công giáo.
31
Xem Phaolô VI, Huấn từ cho Ðại Hội Quốc Tế lần thứ VI về
thuyết Tôma, 10-9-1965: AAS 57 (1965), trg 788-792.
32
Xem Piô XII, Huấn từ cho giáo chức và sinh viên các trường
cao đẳng Công Giáo Pháp, 21-9-1950: Discorsie Radiomessaggi
XII, trg 219-221; - Thư gởi đại hội "Pax Romana" lần thứ
XXII, 12-8-1952: Discorsi e Radiomessaggi XIV, trg 567-569.
- Gioan XXIII, Huấn từ cho Liên Viện Ðại Học Công Giáo,
1-4-1959: Discorsi, Messaggi, Colloqui, I, Roma 1960, trg
226-229; - Phaolô VI, Huấn từ cho hội đồng giáo sư Ðại Học
Công Giáo Milan, 5-4-1964: Encicliche e Discorsi di Paolo
VI, Roma 1964, trg 438-443.
45*
Một trong những mục đích của các phân khoa thần học là lưu
truyền mãi mãi và cổ võ tư tưởng công giáo trong thế giới
bằng cách hướng dẫn luồng suy tư Kitô giáo.
46*
Ðó là điều kiện tối thiểu, vì nếu không được như vậy, các
đại học Công Giáo cũng chỉ giống như những đại học thông
thường vì chỉ lo lắng tới những việc trần gian.
33
Xem Piô XII, Huấn từ cho Hội Ðồng Giáo Sư và các sinh viên
Ðại Học Roma, 15-6-1952: Discorsi e Radiomessaggi XIV, trg
208: "Hướng đi của xã hội ngày mai trước hết căn cứ trên não
trạng và tâm thức của các Ðại Học hiện nay".
34
Xem Piô XI, Tông hiến Deus Scientiarum Dominus, 24-5-1931:
AAS 23 (1931), trg 245-247.
35
Xem Piô XII, Tđ Humani Generis, 12-8-1950: AAS (1950), trg
568t, 578. - Phaolô VI, Tđ Ecclesiam suam, phần III,
6-8-1964: AAS 56 (1964), trg 637-659. - CÐ Vat. II, Sắc lệnh
về Hiệp Nhất: AAS 57, trg 90-107.
47*
Sự phối trí học đường ngày nay được cụ thể hóa đặc biệt
chính là nhờ Cơ Quan Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa Liên Hiệp
Quốc (UNESCO). Tất cả các nền văn minh và các lý thuyết đều
gặp gỡ nhau tại đó, qua việc cộng tác quốc tế rất phong phú
và dễ dàng; người ta thi đua nhau trong mọi lãnh vực: vật
chất và chính trị, luân lý và tinh thần nhằm nâng cao mọi
chủng tộc.
36
Xem Gioan XXIII, Tđ Pacem in Terris, 11-4-1963: AAS 55
(1963), trg 248 và các đoạn khác. |