Linh Mục
Trong SỨ MỆNH CỦA GIÁO HỘI |
LTS :
Kính thưa Quí vị,
Bốn mươi năm sau Thánh
Công Đồng Vatican II, Dân Chúa tại Việt Nam vẫn chỉ biết rất ít về
những nội dung canh tân mà Giáo hội toàn cầu đã công bố rộng rãi.
Trước sự thúc bách ấy và trong khả năng hạn hẹp của minh, GSVN sẽ cố
gắng giới thiệu những bản văn quan trọng. Trước hết là sắc lệnh
PRESBYTERORUM
ORDINIS, về chức vụ
và đời sống các linh muc. (Bản dịch của GHHV Pio X, 1975).
Sắc
Lệnh về Chức vụ & Đời sống các Linh mục
Chương I
Linh Mục
Trong SỨ MỆNH CỦA GIÁO HỘI
Chúa Giêsu “Đấng đã được Chúa Cha thánh hóa và sai xuống
trần gian” (Gio 10, 36 ) và đã được Chúa Thánh Thấn xức
dấu. Người đã làm cho tật cả Nhiệm Thể của Người được thông phần vào
sự xức dầu đó: vì trong Người, mọi tín hữu hóa thành một chức tư tê
thánh thiện và vương giả đề nhờ Chúa Kitô họ hiến dâng lên Thiên Chúa
những lễ tế thiêng liêng và tuyên xưng quyên năng của Đấng đã kêu gọi
họ ra khỏi tối tăm đưa vào ánh sáng diệu kỳ của Ngài. Do đó, không một
chi thể nào mà không thông phần vào sứ mệnh của toàn Thân, nhưng mỗi
một chi thể đều phải tôn vinh Chúa Giêsu trong tâm hồn mình và phải
dùng tinh thần sứ ngôn mà làm chứng vè Người.
Tuy
nhiên, để hợp thành một thân thể duy nhất, trong đó "mỗi chi thể có
nhiệm vụ riêng" (Rm. 12, 4 ), chính Chúa đã cắt đặt giữa các tín hữu
một số thừa tác viên, nhờ Chức Thánh họ được trao quyền tế lễ và tha
tội trong cộng đoàn tín hữu, và nhân danh Chúa Kitô họ chính thức thi
hành chức vụ Linh Mục cho loài người. Bởi vậy, Chúa Kitô đã sai các
Tông Đồ như chính Người được Chúa Cha sai, và rồi qua các Tông Đồ,
Người đã làm cho các đấng kế vị là các Giám Mục cũng được tham dự việc
thánh hiên và sứ mệnh của Người, Người lại trao ban cho các Linh Mục
chức vụ thừa hành nầy ở một cấp độ tùy thuộc, để một khi gia nhập hàng
Linh Mục họ là những cộng tác viên của hàng Gíám Mục đề chu toàn một
cách tốt đẹp sứ mệnh tông đồ mà Chúa Kitô trao phó.
Chức vụ
Linh Mục liên kêt với chức Giám Mục, nên cũng được tham dự vào quyền
bính mà chính Chúa Kitô đã dùng đề kiến tạo, thánh hóa và cai quản
Thân Thể Người. Vì vậy, chức Linh Mục của các ngài dù giả thiềt đã có
những Bí Tích khai sinh đời sống Kitô giáo, nhưng lại được một Bí Tích
riêng in dấu đặc biệt khi các
ngài
được Chúa Thánh Thần xức dầu. Như thế các ngài nên giống
Chúa Kitô Linh Mục, đến nỗi có quyền thay mặt Chúa Kitô là Đầu mà hành
đồng.
Vì được
tham dự chức vụ của các Tông Đồ theo phận vụ mình, nên các Linh Mục
đựợc Thiên Chúa ban ơn sủng đề làm thừa tác viên của Chúa Giêsu Kitô
giữa muôn dân, và thi hành chức vụ thánh rao giảng Phúc âm để muôn dân
trở nên hiến lễ đẹp lòng Chúa và được Thánh Thần Thánh hóa. Thật vậy,
việc loan truyền Phúc âm của các Tông Đồ đã triệu tập và đoàn tụ Dân
Chúa, để một khi đã được Chúa Thánh Thần thánh hóa tất cả những ai
thuộc vê dân này sẽ tự hiến làm "lễ vật sồng động, thánh thiện, đẹp
lòng Thiên Chúa" ( Rm 12, 1 ). Nhưng nhờ thừa tác vụ của các Linh Mục,
hy tế thiêng liêng của các tín hữu được hoàn tãt vì kêt hơp với hy tế
của Chúa Kitộ, Đấng Trung Gian duy nhất hy tế này nhờ tay các Linh Mục,
Nhân danh Giáo Hội, hiến dâng một cách bí tích và không đổ máu trong
phép Thánh Thể, cho tới khi Chúa lại đến. Chính việc tế lễ nầy là điểm
nhằm tới và hoàn tầt cúa tác vụ Linh Mục. Thực vậy, việc thi hành tác
vụ của các Ngài bắt đầu bằng việc rao giảng Phúc âm, múc lấy sức mạnh
và năng lực từ Hy Tế Chúa Kitô, và rồi kết thúc bằng việc "hiến dâng
lên Thiên Chúa toàn thể thành đô đươc cứu rỗi, đó là cộng đoàn và xã
hội các Thánh, như một lễ vật của toàn dân, nhờ vị Linh Mục Thượng
Phẩm, cũng là Đấng tự hiến trong cuộc Tử Nạn vì chúng ta để chúng ta
trở nên Thân Thể của Người là Đầu vô cùng cao cả".
Bởi
vậy, trong chức vụ và đời sông của mình, các Linh Mục
phải
nhằn mục đích tìm kiếm vinh danh Thiên Chúa Chúa Cha trong Chúa Kịtô.
Vinh danh này hệ tại việc mọi người đón nhận một cách ý thức, tự do và
biết ơn công trình của Thiện Chúa đã được hoàn tất trong Chúa Kitô lại
biểu lộ công trình đó trong suốt
cuộc
đời mình. Vì thế, khi cầu nguyện và tôn thờ cũng như khi giảng
thuyết, khi dâng Hy Tế Thánh Thể và làm các Bí Tích cũng như khi thi
hành những thừa tác vụ khác giúp người ta, các Linh Mục đều qui hướng
về việc làm vinh danh Thiên Chúa hơn, đồng thời giúp con người tiến
tới trong đời sống thiêng liêng. Tất cả những điều đó bắt nguồn từ Mầu
Nhiệm Phục Sinh của Chúa Kitô và sẽ được hoàn tất khi chính Người lại
đến trong vinh quang, vì khi đó Người sẽ trao lại Vương Quyên cho
Thiên Chúa là Cha.
Được
tuyển chọn từ loài người và thiết lập vì loài người để lo việc Thiên
Chúa hầu dâng những hiến vật và hy tế đền tội, các Linh Mục sông với
người khác như anh em. Thực vậy, chính Chúa Giêsu, Con. Thiên Chúa, là
Người được Chúa Cha sai đến với loài người, đã ở giữa chúng ta và muốn
nên giống chúng ta là anh em Người trong mọi sự, ngoại trừ tội lỗi.
Các Thánh Tông Đồ đã bắt chước Người, và Thánh Phaolô, vị Tiên Sĩ dân
ngoại "Đấng được lựa chọn để rao giảng Phúc âm của Thiên Chúa" (Rm 1,
1 ), chứng thực rằng Người đã trở nên mọi sự cho mọi người để cứu
chuộc mọi người. Các Linh Mục Tân Uớc, do ơn gọi và chức thánh, một
cách nào đó được tuyển chọn ngay giữa Dân Chúa, nhưng không phải để
tách biệt khỏi họ hoặc bất cứ một người nào, mà để hoàn toàn tận hiến
làm công việc Chúa đã chọn họ làm. Các ngài không thể là thừa tác viên
của Chúa Kitô nếu không là chứng nhân và là người ban phát một đời
sống khác đời sống thế tục; tuy nhiên các ngài không thể phục vụ nhân
loại nếu lại sông xa cuộc sống và những hoàn cảnh của họ. Chính thừa
tác vụ của các Ngài, vì mang một danh nghĩa đặc biệt, nên đòi buộc các
ngàị không đưọc theo thói thế gian; nhưng đồng thời lại đòi hỏi các
ngài sống trong thế gian giữa loài người. Hơn nữa, như các mục tử nhân
lành, các ngài phải nhận biết các chiên của mình và còn tìm cách dẫn
về những chiên không thuộc đoàn này, để chúng cũng nghe tiếng Chúa
Kitô, hầu nên một đoàn chiên và một Chủ Chăn. Để đựợc thế, cần phải có
nhiều đức tính đáng cho xã hội loài người kính chuộng như từ tâm,
thành thật, dũng cám, kiên nhẫn, say mê công chính, lịch thiệp và
những đức tính khác mà Thânh Phaolô Tông Đồ khuyên nhủ khi Ngài nói: "Tât
cả những gì là chân thật, là trong sạch, là công bằng, là thánh thiện,
là khả ái, là danh thơm tiếng tốt, hoặc nhân đức, hoặc hạnh kiểm nào
đáng khen, thì xin anh em hãy tưởng nghĩ đến" (Ph 4, 8 )
Còn tiếp
|
VỀ MỤC LỤC |
|
LINH MỤC BƯỚC VÀO
THẾ KỶ 21
LINH MỤC LÀ
NGƯỜI KHÔNG THUỘC VỀ THẾ GIAN. |
“HỌ KHÔNG THUỘC VỀ THẾ
GIAN, CŨNG NHƯ CON ĐÂY KHÔNG THUỘC VỀ THẾ GIAN”.
(Gio 17,16).
THẾ GIAN.
Xu hướng toàn cầu hóa có
thể gây ra :
* Tình trạng thất nghiệp, bởi vì
những công ty hay xí nghiệp nhỏ không đủ sức cạnh tranh sẽ bị đóng cửa.
* Qui luật của thị trường là mạnh
được yếu thua. Nhiều quốc gia lâm vào cảnh khốn cùng do trình độ thấp,
ít vốn, không thể cạnh tranh nổi. Khơi sâu hố ngăn cách giữa giàu và
nghèo.
* Ngân sách phục vụ cho xã hội bị
cắt giảm.
* Yếu tố kinh tế có địa vị số một,
chi phối mọi quyết định.
* Giá trị con người được đo bằng
những thứ họ mua sắm. Tinh thần lợi nhuận bao trùm trên mọi lãnh vực.
Xu hướng tục hóa có thể
gây ra :
* Dửng dưng với tôn giáo.
* Xa lìa Thiên Chúa, xa lìa Đức
Kitô và Giáo Hội.
Xu hướng cá nhân và hưởng
thụ có thể gây ra :
* Chối từ tha nhân.
* Ngại khó khăn, không chấp nhận
khổ đau và thập giá.
LINH MỤC VÀ BỔN PHẬN
NÊN THÁNH.
* Cũng như các Kitô hữu, linh mục
phải là người có Đức Kitô trong tâm hồn trước khi đem Đức Kitô đến cho
người khác, như lời thánh Grêgôriô đã nói :
- Trước khi thanh luyện kẻ khác,
các linh mục phải thanh luyện lấy mình. Muốn dạy dỗ kẻ khác, các ngài
phải được dạy dỗ. Các ngài phải trở nên ánh sáng để soi sáng và trở
nên gần gũi với Chúa để mang kẻ khác tới gần Chúa. Các ngài phải được
thánh hóa để thánh háo kẻ khác.
* Nên thánh là bổn phận của mọi
người tín hữu, như Chúa Giêsu đã nói :
- Các con hãy nên trọn lành, như
Cha các con là Đấng trọn lành. (Mt 5,48).
Hay như Công đồng Vaticanô II đã
xác quyết :
- Lời mời gọi sống viên mãn đời
sống Kitô hữu và thực thi đức ái trọn hảo được ngỏ đến mọi người tin
vào Đức Kitô, bất kể bậc sống và lối sống của họ. (LG số 40).
* Lời mời gọi này đặc biệt được áp
dụng cho các Linh mục, vì Linh mục được mời gọi với tư cách thụ nhân
của Bí tích Rửa tội đã đành, mà còn với tư cách Linh mục, bắt nguồn từ
Bí tích Truyền chức :
- Thần Khí Chúa ngự trên tôi,
Vì Ngài đã xức dầu thánh hiến tôi.
(Lc 4,18).
* Ơn gọi Linh mục cốt yếu là một
lời mời gọi nên thánh với mô hình bắt nguồn từ Bí tích Truyền chức
thánh :
- Sống thân mật với Thiên Chúa.
- Sống khó nghèo, khiết tịnh và
khiêm nhường noi gường Đức Kitô.
- Sống yêu thương không hạn chế đối
với các linh hồn.
(Pastores dabo vobis, số 33).
CON ĐƯỜNG TU ĐỨC.
Cha Alex Rebello, trong đại hội
Seoul về đào tạo Linh mục, đã giới thiệu một con đường tu đức dành cho
Linh mục. Con đường ấy được minh họa trong một từ duy nhất, đó là
CHRIST. (Phần này xin lấy lại và tóm lược trong “Linh mục thiên niên
kỷ mới, trang 127-149).
1- C
tượng trưng cho Thập giá (Cross).
* Đức Kitô :
- Thập giá gắn liền với thân phận
của Ngài bởi vì nuc đích của Ngài nơi trần gian là gì nếu không phải
là chấp nhận thập giá để cứu chuộc chúng ta :
. Con người đến để phục vụ và hiến
mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người. (Mt 10,28).
- Ngay cả sau khi sống lại vinh
quang, thì những thương tích từ cuộc khổ nạn vẫn không bị xóa nhòa.
. Nếu Đức Kitô chúng ta mường tượng
không phải là “Đức Kitô khổ nạn” thì đó là chúng ta đang mường tượnng
một ai đó khác, chứ không phải là Đức Kitô thực.
Linh mục.
* Chức Linh mục phải cắm rễ trong
thập giá, như lời Chúa đã phán :
- Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình,
vác thập giá mình mà theo Ta. (Mt 16,24).
* Thập giá là :
- Chấp nhận hy sinh và từ bỏ ý
riêng.
- Vâng phục thánh ý Chúa và vâng
phục cho đến chết.
* Linh mục thường bị cám dỗ tìm
kiếm : Một Đức Kitô không thập giá, một thứ Kitô giáo dễ dãi, một tin
mừng không nước mắt. Thế nhưng, nếu chúng ta cố tìm kiếm một Đức Kitô
không có thập giá, thì chúng ta sẽ chỉ gặp thập giá mà không có Đức
Kitô.
* Càng bén rễ sâu trong thập giá,
thì linh mục càng đâm bông kết trái, như “hạt lúa mì có thối đi thì
mới trổ sinh nhiều bông hạt”. (Gio 12,21).
2- C
tượng trưng cho Nhân ái (Humanity).
Đức Kitô :
* Luôn tỏ lòng nhân ái đối với các
trẻ nhỏ, bạn hữu, nhất là đối với những người đau ốm, bất hạnh, khổ
đau và tội lỗi.
* Ngài cùng chịu đau khổ với con
người : cũng mệt, cũng đói, cũng khát…
* Ngài luôn cảm nhận được :
- Sự đói mệt của đám đông.
- Nỗi buồn đau của người mẹ đã mất
đi người con trai duy nhất.
- Lòng sám hối của người đàn bà tội
lỗi.
* Như vậy, lòng nhân ái của Ngài đã
đi vào mọi người và từng người.
Linh mục :
* Không thể vô cảm và lãnh đạm đối
với những khổ đau của những người mình có bổn phận phục vụ.
* Phải trở nên như người Samaritanô
nhân từ.
* Yêu thương và quan tâm chăm sóc
mọi người.
3- R
tượng trưng cho Hòa giải (Reconciliation).
Đức Kitô :
* Hòa giải chúng ta với nhau và với
Chúa Cha nhờ cái chết trên thập giá.
* Là nhịp cầu Pontifex, Ngài không
phải chỉ nối kết những cá nhân đang chia rẽ nhau, mà còn hiệp nhất
những gì đang phân rẽ bên trong con người, đó chính là tội lỗi và sự
dữ.
* Bản thân Ngài đã từng giao du với
những kẻ thu thuế và tội lỗi. Và ngay cả lúc sắp trút hơi thở cuối
cùng trên thập giá, Ngài vẫn còn tha thứ cho anh trộm lành.
Linh mục :
* Là sứ giả của sự hòa giải, nối
lại nhịp cầu kiến tạo hòa bình,
* Thực thi vai trò thừa tác viên
của Bí tích Hòa giải đã đành, mà Linh mục còn phải là người ân cần và
đều đặn lãnh nhận bí tích này, để trở thành chứng nhân cho lòng thương
xót của Chúa.
4- I
tượng trưng cho Nội tâm (Interiority).
Đức Kitô :
* Luôn cầu nguyện, kết hiệp mật
theít với Chúa Cha.
* Ngài cũng đã dạy cho các môn đệ
cầu nguyện.
Linh mục :
* Giữa những công việc bận rộn,
phải biết dành cho Chúa thời gian để cầu nguyện và phải cầu nguyện một
cách có chất lượng, nhờ đó được kết hiệp với Đức Kitô một cách mật
thiết như cành nho với cây nho.
5- S
tượng trưng cho tinh thần Phục vụ (Servanthood).
Đức Kitô :
* Đã đến để phục vụ và hiến mạng
sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người (Mt 10,28).
* Ngài đã làm gương cho các môn đệ
bằng cách quì xuống rửa chân cho các ông.
Linh mục :
* Là Thừa tác viên, Linh mục có bổn
phận phải phục vụ.
* Là mục tử, Linh mục có bổn phận
phải hy sinh và hiến mạng sống cho đàn chiên.
* Tự bản chất, Linh mục cũng chỉ là
một đày tớ vô dụng mà thôi.
6- T
tượng trưng cho Thày dạy (Teacher).
Đức Kitô :
* Ngài đến trong trần gian là để
rao giảng Tin mừng Cứu độ.
Linh mục :
* Là Thày dạy lời Chúa. Việc giảng
giải của Linh mục phải :
- Dựa trên sự cầu nguyện cá nhân.
- Dựa trên chứng từ của đời sống
bản thân, như lời Đức thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói : Con người
thời nay thích nghe các chứng nhân hơn nghe những thày dạy. Và nếu họ
lắng nghe những thày dạy, là bởi vì những thày dạy này là các chứng
nhân.
KẾT LUẬN.
Với sự trợ giúp của ơn Chúa, với sự
cố gắng của bản thân, Linh mục sẽ trở nên là như :
- Muối ướp cho thức ăn.
- Men làm dậy bột.
- Ánh sáng chiếu trong đêm tối.
GSVN
|
VỀ MỤC LỤC |
|
LỜI SÁNG
TẠO
(Suy niệm trong năm Sống
Lời Chúa) |
Trong bất kỳ nền văn hóa nào, ta đều thấy
những huyền thoại về sự tích trời đất. Những huyền thoại này cho thấy
con người không ngừng thao thức với những vấn nạn về nguồn gốc của
mình. Và, tuỳ theo mỗi nơi mỗi thời, người ta tìm cách lý giải để tìm
ra ý nghĩa cuộc đời, điều mà chúng ta gọi là vũ trụ quan và nhân sinh
quan của một nền văn hóa.
Cũng trong chiều hướng ấy, những trang đầu
của Kinh Thánh nói về sự tích trời đất, sự tích mọi loài và nhất là
loài người. Thoáng qua, độc giả có thể nghĩ sự tích trong Kinh Thánh
cũng giống như những huyền thoại khác về khởi thuỷ trời đất. Quả thật,
tác giả sách Sáng Thế đã mượn những nét văn chương và quan niệm của
người đương thời để nói về công trình sáng tạo. Tuy vậy, hãy đọc kỹ
những gì được trình bày, chúng ta sẽ thấy có những điểm đặc biệt:
Thiên Chúa sáng tạo mọi sự từ hư vô, và Ngài sáng tạo bằng LỜI của
Ngài.
1- Thiên Chúa sáng tạo từ
hư vô (creatio ex nihilo )
Trong những trình thuật về sáng tạo của
các nền văn hoá miền Trung cận Đông hay ở Việt nam chúng ta, các vị
thần đã lấy vật liệu có trước như đất, đá, gỗ mà tạo nên vạn vật. Hơn
nữa, chính các ngài trực tiếp dày công lao nhọc để tạo thành thế giới.
Công trình sáng tạo còn là một quá trình tranh đấu gian khổ giữa thế
giới các vị thần linh để tồn tại và thống trị.
Động từ được dùng trong trình thuật là
động từ sáng tạo (nguyên gốc Do thái là ba-ra). Ý nghĩa của động từ
này là hành động làm nên một vật mà không cần chất liệu có sẵn. Thiên
Chúa sáng tạo mọi sự từ hư vô, từ không không. Nghĩa là Ngài không cần
chất liệu gì. Điều này hoàn toàn khác với các truyền thuyết sáng tạo
đương thời khác.
Thế giới này được sáng tạo không phải từ
chất liệu đã có sẵn. Cũng không phải từ chất liệu là một phần của
chính bản thể Thiên Chúa như một số tác giả đã chủ trương. Ngài đã làm
cho chúng nên hiện hữu hoàn toàn do sự tự do tuyệt đối của Ngài. Ngài
tạo dựng vũ trụ càn khôn không phải vì nhu cầu, nhưng vì tình yêu
thương. Qua công trình sáng tạo Thiên Chúa mạc khải tình yêu của Ngài.
Như thế, công trình sáng tạo là sự “tự-tỏ-bày-và-hiệp-thông” của Thiên
Chúa (auto-communication). Dante đã viết: “chính từ tình yêu của Thiên
Chúa mà xuất phát vũ trụ tuyệt vời này”.
2- Thiên Chúa sáng tạo
bằng LỜI của Ngài
Trình thuật sáng tạo trong chương 1 của
sách Sáng Thế đã diễn tả Thiên Chúa là Đấng quyền năng. Ngài ra lệnh
cho mọi vật hiện hữu. Nói cách khác, Ngài dùng Lời của Ngài mà sáng
tạo mọi vật mọi loài: “Thiên Chúa phán: Phải có ánh sáng. Liền có ánh
sáng” (St 1,3). Trong tiến trình sáu ngày của công trình tạo dựng,
Thiên Chúa dùng Lời của Ngài để ra lệnh. Tác giả ghi lại 10 lần “Thiên
Chúa phán” và điều này làm cho độc giả Do thái dễ dàng liên tưởng đến
Thập Điều trong Luật Giao ước ký kết giữa Thiên Chúa với Dân Ngài trên
núi Si-nai, sau khi Dân vừa được dẫn đưa khỏi Ai-cập. Chính nơi đây,
Israel có thời gian suy tư về cội nguồn của mình, về thân phận của cả
một dân bị đày đọa 430 năm (Xh 12,40). Với họ, luật Giao ước được ban
bố trên núi Si-nai là sự cam kết đối với Đấng đã giải phóng và dẫn đưa
họ tới bến bờ của tự do. Nếu 10 Lời của Thiên Chúa đã hoàn thành công
trình sáng tạo thì nay 10 giới răn của Ngài nhắc nhở và cam kết với
con người về những đòi buộc luân lý để dẫn đưa công trình sáng tạo ấy
đến hoàn thiện.
Trời đất, con người và vạn vật được tạo
thành qua những lệnh truyền của Đấng Tối cao. Tác nhân thực hành những
lệnh truyền ấy là LỜI của Thiên Chúa. Qua dòng thời gian của Mạc Khải,
chúng ta nhận ra Lời này là chính Đức Giêsu, Lời của Thiên Chúa nhập
thể để cứu độ trần gian. Hãy xem tác giả Tin mừng thứ bốn viết thế
nào: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời… nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo
thành và không có Người thì chẳng có gì được tạo thành” (Ga 1,1). “Lúc
khởi đầu” của công trình Sáng tạo được ghi trong sách Sáng thế được
nhắc lại trong lời tựa của Tin Mừng Thánh Gioan như lời nhấn mạnh đến
nguồn gốc và vai trò của Lời: Ngôi Lời là Thiên Chúa và Ngài là tác
nhân thực hiện công trình sáng tạo. Tác giả Jurgen Moltmann đã viết:
“Thiên Chúa hoàn thành công trình của mình bằng lời mà Ngài đã thể
hiện. Lời sáng tạo là trung gian kế cận giữa Đấng tạo hóa với công
trình sáng tạo… Việc Thiên Chúa sáng tạo bằng Lời cho thấy Ngài hoàn
toàn tự do đối với công trình sáng tạo” (J Motlmann: Dieu dans la
Création, trang 108). Thiên Chúa đã dùng Lời của Ngài để “gọi” vạn vật
từ hư vô đến hiện hữu. Không những chỉ “gọi” chúng đến hiện hữu. Thiên
Chúa dùng Lời của Ngài để chọn lựa, phân tách ánh sáng khỏi tối tăm,
đất liền khỏi biển cả. Ngài đặt tên cho chúng, chúc lành và khen là
tốt đẹp. Thiên Chúa hài lòng về công trình sáng tạo của Ngài. Ngài hài
lòng về Lời của Ngài. Lời sau này sẽ hóa thân làm Người, là Con yêu
dấu, Đấng luôn làm đẹp lòng Cha (x Mt 3,17; Mc1,11). Đức Giêsu đến
trần gian để thi hành Thánh ý Chúa Cha. Việc thi hành ấy hoàn hảo đến
nỗi chính Thánh ý Chúa Cha là lương thực và lẽ sống của Người (Ga
4,34).
3- LỜI đã trở nên người
phàm
Thiên Chúa không tạo dựng vũ trụ vì nhu
cầu của Ngài. Bởi lẽ Ngài là Đấng Toàn Năng. Ngài tạo dựng vì yêu
thương. Ngài muốn san sẻ tình yêu từ cung lòng Ba Ngôi cho mọi tạo
vật. Mục đích của công trình sáng tạo không chỉ để con người thờ
phượng Chúa, nhưng Thiên Chúa muốn cho vinh quang và tình yêu của Ngài
tràn ngập nơi gương mặt và tâm hồn con người cũng như nơi mọi tạo vật.
Vì vậy, trình thuật về việc tạo dựng con người như một nghi thức long
trọng. Thiên Chúa bàn tính, định ra một kế hoạch trước khi tạo dựng
con người: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta,
giống như chúng ta” (St 1,26). Như thế, “linh hồn” chưa hẳn đã là đặc
tính nổi bật của con người, vì chính nơi loài động vật cũng có “sinh
hồn”. Đặc tính nổi bật của con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Như
J Moltmann viết: “con người là hình ảnh của Thiên Chúa, điều này có
nghĩa là Thiên Chúa muốn ghi lại nơi cuộc sáng tạo không phải chỉ là
công trình của mình, mà Ngài muốn thấy lại chính mình ở nơi đó. Sự
sáng tạo con người giống hình ảnh Thiên Chúa cho thấy Ngài tìm nơi con
người sự phản chiếu của chính mình, như trong một chiếc gương, qua đó
Ngài thấy chính gương mặt của mình, thấy con người giống như mình”
(Sđd, p 109).
Và, một gương mặt nhân loại đã phản chiếu
cách hoàn hảo hình ảnh của Thiên Chúa như Ngài đã muốn từ ban đầu.
Gương mặt ấy là chính Đức Giêsu, Ngài là phản ánh của Đấng Vô hình
“Người là phản ảnh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể
Thiên Chúa. Người là Đấng dùng lời quyền năng mà duy trì vạn vật…”
(Dt 1,3). Như thế, qua Đức Giêsu, Thiên Chúa Cha hiện diện nơi trần
gian. Đức Giêsu chính là mẫu mực lý tưởng cho con người mới, con
người do Chính Thiên Chúa tạo dựng và thực sự phản ánh hình ảnh của
Ngài. Ngài chính là điểm quy tóm mọi sự, là đích điểm mà con người
đang dần dần phấn đấu để đạt tới. Đức Giêsu là Adam mới – hay nói như
một số tác giả hiện nay – Ngài là Adam cuối cùng, tức là không có Adam
thứ ba hay Adam nào nữa để nhờ đó ơn cứu chuộc được thông ban cho trần
gian.
Nếu từ thuở bình minh của công trình sáng
tạo, Thiên Chúa đã dùng Lời của Ngài để phân rẽ ánh sáng khỏi bóng
tối, phân rẽ nước phía dưới vòm trời và nước phía trên vòm trời, thì
hôm nay, chính Đức Giêsu Kitô, Lời Thiên Chúa nhập thể, đang thúc giục
mời gọi chúng ta hãy cộng tác với Ngài để ánh sáng của ân sủng, của
tình yêu ngời sáng trong cuộc đời, đẩy lui bóng tối của tội lỗi, của
ghen tương và ích kỷ.
4- Sáng tạo: một công
trình đang tiếp diễn:
Thiên Chúa đã dùng Lời của Ngài để sáng
tạo trần gian. Lời từ thuở bình minh ấy vẫn đang âm vang trong cuộc
đời này. Mỗi ngày, mỗi phút mỗi giây, Thiên Chúa vẫn đang phán: “Phải
có ánh sáng. Liền có ánh sáng…” Bởi lẽ hành động sáng tạo của Thiên
Chúa là hành động liên lỉ. Chúa Thánh Thần đang làm cho Lời của Thiên
Chúa âm vang trong mọi tạo vật để mọi vật được tiếp tục hoàn thiện mỗi
ngày như tầm mức Chúa muốn. Nếu ta so sánh công trình sáng tạo như một
cỗ máy, thì Thiên Chúa Cha đã tác tạo nên cỗ máy ấy; Chúa Con là Ngôi
Lời làm cho cỗ máy ấy hoạt động. Chúa Thánh Thần chính là năng lượng,
là nhiên liệu để cho cỗ máy luôn hoạt động. Hình ảnh được nêu lên
trong sách Sáng thế: “Thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước” (St
1,2) cho chúng ta hình ảnh của một gà mẹ ấp ủ quả trứng chờ đợi ngày
nở thành một chú gà con. Vâng, Thần khí của Thiên Chúa vẫn đang ấp ủ
vũ trụ này, chờ đợi một ngày quả trứng khổng lồ vũ trụ nở ra, lúc đó
toàn thể mọi tạo vật, trong đó có chúng ta được chiêm ngưỡng Thiên
Chúa cách nhãn tiền, không còn như trong gương, nhưng mặt giáp mặt.
Chúa Thánh Thần luôn hoạt động để cỗ máy tạo vật được sống động, bởi
vì “Ngài rút hơi thở chúng đi, chúng chết ngay, và chúng trở về chỗ
tro bụi của mình. Nếu Ngài gửi hơi thở tới, chúng được tạo thành...”
(Tv 103,29). Một ngày nào đó nếu Chúa Thánh Thần không hoạt động thì
mặt trời mặt trăng mất sáng, cỏ cây vạn vật không còn sự sống và con
người cũng trở nên bất động. Chính trong Chúa mà chúng ta hiện hữu và
sống động.
Công trình sáng tạo là công trình của yêu
thương. Thiên Chúa sáng tạo giống như nước thuỷ triều hạ thấp xuống để
nhường đất khô cho con người cư ngụ, để muôn vật có đất sinh sống. Với
công trình sáng tạo, Thiên Chúa đã thu bớt mình lại để nhường chỗ cho
con người. Ngài cho con người thay mặt Ngài làm chủ mọi loài thọ tạo
và qua những cố gắng của con người, những tạo vật được giải thoát khỏi
sự dữ, lúc đó vinh quang Thiên Chúa cũng được tỏ hiện nơi mọi vật mọi
loài. Mùa Xuân Địa Đàng sẽ được phục hồi và con người lại tiếp tục đàm
đạo với Chúa trong làn gió hiu hiu của buổi chiều hôm. Đó chính là mối
thân tình giữa chúng ta là tạo vật với Thiên Chúa, Đấng tạo dựng. Lời
đàm đạo giữa buổi chiều hôm thơ mộng ấy được tái lập và thể hiện qua
chính Đức Giêsu, Ngôi Lời nhập thể. Ngài là Thày và Anh Cả của chúng
ta.
+ Gm. Giuse Vũ
văn Thiên, Hải phòng |
VỀ MỤC LỤC |
|
Chúa là ai ? |
Ðể trả lời cho thắc mắc
này, Ta, Thiên Chúa của con, mời con cùng đi lướt qua một vài chặng
đường đời sống:
Trong đóm tia ánh sáng
niềm hy vọng, và cả trong bóng rợp lo âu sợ hãi che khuất đời con.
Trong lúc con gặp thất
vọng, và khi con nhận được qùa tặng lòng tin tưởng.
Ta hằng giữ lời hứa:
luôn ở bên con !
Trong bóng tối của qúa
khứ, và cả trong tương lai mù mịt.
Trong khi con sống hạnh
phúc, vì có đời sống khỏe mạnh; và cả trong hoàn cảnh khó khăn phức
tạp hầu như bị bỏ rơi, vì bị bệnh tật.
Ta hằng giữ lời hứa:
cùng đồng hành với con!
Trong lúc con cảm thấy đời
lâng lâng nhẹ nhàng ; và cả những khi con phải suy nghĩ tìm lối thoát,
vì cảm thấy đời sống nặng nề, buồn tẻ…
Trong lúc con có cuộc sống
sung túc đầy đủ ; và cả trong lúc con phải trải qua giai đoạn sống
nghèo khổ túng cực.
Ta hằng giữ lời hứa:
luôn nâng đỡ con!
Trong những khi con vui
mừng chu toàn việc bổn phận ; và cả khi con cảm thấy trống rỗng hoang
vắng, dù vất vả bận rộn.
Trong khi con phấn khởi
thi thố phát triển khả năng của mình; và cả khi con phải dừng lại nơi
giới hạn khả năng của mình.
Ta hằng hằng giữ lời hứa:
luôn lắng nghe con!
Trong những khi con hấp
dẫn được người khác lúc nói chuyện ; và cả khi con cảm thấy buồn tẻ
nhạt nhẽo lúc cầu nguyện.
Trong lúc con có niềm vui,
vì gặt hái được thành công ; và cả khi con phải chịu đựng, vì gặp thất
bại.
Ta hằng giữ lời hứa:
là người cùng thông cảm với con !
Trong những khi con cảm
thấy hạnh phúc, vì tìm được điều mình mong muốn ; và cả khi con phải
bồn chồn lo âu chờ đợi
Trong những lúc con tưởng
là phép lạ, vì được yêu thương tán thưởng ; và cả khi con phải chấp
nhận, vì bị hiểu lầm hay bị phản đối chối từ.
Ta hằng giữ lời hứa:
không để con một mình !
Trong những khi đời sống
con bị giới hạn thu hẹp lại và cả khi con được tự do suy tưởng mơ
mộng, rồi cả khi sức sống trào dâng lên từ trong trái tim tâm hồn.
Ta hằng giữ lời hứa:
cùng chia sẻ với con !
Từ trong bụi gai cháy rực
khi xưa (Xh 3,14) Cha đã nói cho Maisen tên của Cha.
Và ngày nay Cha cũng nói
với con: Cha là người luôn ở bên con, là người hằng cùng đồng hành với
trong đời sống!
Phỏng theo suy tư của
một tác gỉa vô danh.
Lm.
Nguyễn Ngọc Long |
VỀ MỤC LỤC |
|
PHÉP KHAI MỞ MẮT THẦN |
Mắt thần là con mắt thứ ba. Mắt này mà
được khai mở hoặc giác ngộ thì thần thông vũ trụ, thấu suốt được lòng
người cả tim gan phèp phổi cõi sâu cõi nông theo ngôn ngữ tâm lý bây
giờ. Nhiều người thì chỉ coi đó là chuyện vui như một ao ước chẳng bao
giờ có được. Nhưng nhiều truyền thống vẫn tin rằng mắt thần có thực.
Người An Độ thường vẽ con mắt thứ ba bằng một chấm đỏ trên trán ngay
giữa hai mắt. Mấy người khoa học bèn tìm cách thí nghiệm xem có phải
do hai hạch Pituary ở trán và Pineal trong óc không. Thôi thì cứ tha
hồ mà đoán mò.
Nhưng có điều chắc chắn là lịch sử đã ghi
nhận có nhiều người đã thấy được cái mà nhiều người khác không thấy
bằng con mắt thịt.
BÙA PHÉP TRONG TRẬT TỰ MỚI
Bước sang ngàn năm thứ ba, người ta có dịp
nhìn lại văn minh con người qua bao thời đại. Văn minh từ nông nghiệp
chuyển sang văn minh kỹ thuật của mấy thế kỷ qua đã đội mũ triều thiên
ưu thế cho các nước Au Mỹ. Rồi sau trận chiến vùng Vịnh thắng Iraq,
hay nói khác hơn, là xóa được sức vùng dậy cuối cùng của văn minh Ả
Rập đối kháng với văn minh kỹ thuật Au Mỹ, tổng thống Bush của nước Mỹ
đã ngang nhiên nói tới một trật tự mới. Và người ta bàn về trật tự
vòng đai Thái Bình Dương, mà Mỹ đương nhiên phải là “trung quốc”, là
trọng tâm và tiêu chuẩn giá trị để mọi “hành tinh” xoay quanh. Trật tự
cũ của vòng đai nông nhiệp Địa Trung Hải như Roma, Hy Lạp bên Au, và
“Trung” Quốc bên Đông cũng đã là “rốn vũ trụ”, nay chỉ còn tìm thấy
vết tích trong viện bảo tàng hoặc trong Tam Quốc diễn nghĩa do Tử Vi
Lang dịch thuật mà thôi.
Từ vòng đai Địa Trung Hải văn minh nông
nghiệp đã phải nhường bước cho văn minh cơ khí của vòng đai Đại Tây
Dương với Anh, Pháp, Ý, Bỉ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hòa Lan.... Nền
văn minh này một thời cũng tự phong cho mình cái quyền chia nhau đi
bắt các nước Á Phi, Nam Mỹ quì dưới chân mà phục lạy ánh sáng phương
Tây qua chính sách thuộc địa, thì nay cũng đã bế mạc chương trình để
theo đi tàu ngầm với ông De Gaulle... Đám táng nền văn minh này được
tổ chức trong một cảnh hữu nghị “môi hở răng lạnh” của cái bàn chia
chác trên một chiếc tàu hồi nào giữa Rossevelt (rồi Truman), Stalin,
và Churchill. Sau đó là chiến tranh lạnh, chiến tranh được xếp đặt
trước, hai phe phải khéo đóng kịch gầm gừ nhau làm như bom nguyên tử
sắp sửa tiêu hủy thế giới đến nơi, cho các đàn em sợ hãi mà đi vào
khuôn cho phải phép.
Và bây giờ xem ra 8 anh nhà giầu tự phong
chức cho nhau trong những lần hội nghị kinh tế thượng đỉnh thế giới để
chia chác kiểu mới: chỗ này phần mày, chỗ kia phần tao, liệu mà biết
điều với nhau. Có chụp hình lưu niệm, bắt tay ríu rít. Một số nước
Đông Nam Á “may mắn” được ở trong vòng đai kinh tế của trật tự mới
Thái Bình Dương như Đại Hàn, Đài Loan, Tân Gia Ba, Hồng Công, đang
hãnh diện biết uống Coca, biết nhai kẹo cao su, và rủng rỉnh xu hào
Mẽo. Việt Nam ta vốn tự hào là con của bố rồng bự là Lạc Long Quân và
bà tổ là Long Nữ, vậy mà vẫn chửa thấy “trứng rồng lại nở ra rồng”.
Bằng chứng là bây giờ người mình chỉ có một ước mơ được trở thành một
con rồng nhỏ theo đuôi mấy con rồng Á Đông kia mà hy vọng vào được
trật ự mới cũng không nổi.
Thì ra là trong tật tự mới, đồng đô la
đang là phép bùa có thể khai mở mọi thứ mắt. Thấy đô la là mắt phải
sáng lên. Trật tự mới mà cũng là tiêu chuẩn mới để đo mọi giá trị.
Đồng đô la mới là đỉnh cao trí tuệ trong trật tự mới. Có đô la mới có
quyền ăn nói, mới “mua tiên cũng được”. Vạn tuế đô la!
MÙI ĐU ĐỦ XANH
Nhưng rồi xã hội này đang phải trả giá.
Những hồ hởi của nền văn minh vật chất đã đến hồi mệt mỏi. Hiến chế
của Công Đồng Vatican II về Giáo Hội trong thế giới ngày nay đã nói
tới vui mừng và hy vọng, nhưng đồng thời cũng nói trước về nỗi lo âu
và khắc khoải. Con người đang đánh mất hạnh phúc trong tầm tay để chạy
theo ảo ảnh, đang tự đuổi mình ra khỏi vườn địa đàng như Ađam và E-Và.
Nhiều nhà văn hóa đang tìm những lối thoát
mới. Sau những thành công của phim Hội Phúc Lạc (The Joy Luck Club),
Vườn Bí Mật (The Secret Garden), một phim khá nổi tiếng do đạo diễn
người Việt là Trần Anh Hùng được chiếu tại các rạp Mỹ. Đó là phim Mùi
Đu Đủ Xanh. Ong chủ nhà giàu trong phim là hình ảnh “ông cường quốc
kinh tế trong trật tự mới”. Ong đang đánh mất hạnh phúc, không bao giờ
biết cười. Có vợ con đầm ấm mà lại chỉ thích đi tìm niềm vui mãi đâu
đâu. Mắt ông tối lại, sống cô độc, và chết trong chán chường.
Trái lại, Mùi là cô bé nhà nghèo phải đi ở
đợ, thì có nụ cười lúc nào cũng tươi, mắt lúc nào cũng sáng lên long
lanh. Cô bé thích thú hút hồn nhìn ngắm sức sống từ cành lá xanh cây
đu đủ, từ động tác của con dế, từng giọt nắng mới, từng tiếng mưa rơi
hay tiếng kêu lách tách trong chảo nấu đồ ăn. Một cách nào đó, bé Mùi
đã được khai mở mắt thần, giống như thằng Bờm thấy được hạnh phúc đơn
giản nơi nắm xôi với cái quật mo, chứ không phải ba bò chín trâu như
“trật tự mới” của phú ông
Thì ra trong máu người Việt vốn đã có chất
khai mở con mắt thứ ba rồi đấy. Hạnh phúc đâu có quá phức tạp như thế
giới loài người đang vất vả đi tìm. Bí quyết khai mở này được tìm thấy
nhan nhản trong Phúc Am. Nước Trời, vườn địa đàng hạnh phúc thuôc về
những ai có con mắt như trẻ thơ, con mắt thứ ba được khai mở để thấy
được “nước Trời đang ở giữa”.
Và con người đang chờ một nền văn minh mới
để bước vào thiên kỷ mới, một nền văn minh có thể khai mở mắt thần.
Thánh Đoàn Công Quí
làm chứng phép khai mở mắt thần
Đạo Công Giáo là đạo của Tin Mừng, chỉ cho
thấy con đường tìm thấy niềm vui hạnh phúc trong cuộc sống. Nhưng trên
thực tế người Công Giáo có tin gì thật mừng để tỏ lộ ra được qua nếp
sống thường ngày hơn những người ngoài Công Giáo không?
Tử đạo theo nguyên nghĩa là làm chứng, là
tỏ lộ một điều gì thật mừng. Một người vừa trúng số hay khám phá ra
một kho tàng, thì nét mặt hân hoan. Một nghệ sĩ sáng tác thì dồn hết
tâm huyết vào tác phẩm mình, ánh mắt rực sáng bất kể phải hy sinh thời
giờ và sức lực. Những người này làm chứng bằng niềm vui thấy được cái
mà người khác không thấy.
Mắt thần của Thánh Đoàn Công Quí
Mắt thần chính là con mắt đức Tin. Con mắt
này được khai mở thì thấy được Chúa đã sống lại, đang hiện ra và hiện
diện trong cuộc sống mọi ngày cho đến tận thế. Và nơi nào có Chúa thì
đó là nước Chúa, nơi đầy đủ mọi giàu sang hạnh phúc, vì có Chúa chẳng
còn thiếu thốn chi. Vì Chúa là Đấng toàn năng, là nguồn mọi ơn phúc.
Thầy đến để chúng con được sống, mà sống sung mãn (Gioan 10:10). Chỉ
cần mở con mắt đức tin là thấy đã có hết mọi sự. Chúa Giêsu đã mở đầu
tin mừng bằng lời công bố: Nước Trời đã ở gần bên. Hãy hối cải và tin
vào Tin Mừng”
Mẹ Maria đã được khai mở con mắt này, nên
Mẹ luôn đầy ơn phúc. Mẹ luôn thấy “Chúa đã làm cho tôi muôn việc kỳ
diệu”. Phúc cho Chị vì Chị đã tin.
Thánh Phêrô Đoàn Công Quí là một nhạc sĩ
và là một thi sĩ. Ngài đúng là một nghệ sĩ theo nghĩa tích cực nhất.
Ngài đã cảm nghiệm được tin mừng bằng con mắt đức tin, thấy được Chúa
trong bổn phận thường ngày, thấy được con đường đạt hạnh phúc trong
ngay cả những gian nan khốn khổ. Trước khi bị chém đầu tại pháp trường
vùng Châu Đốc , Ngài đã nói với giáo dân bằng chính lời Chúa:
“Anh em hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa trước
hết”.
Vì thấy được Chúa luôn hiện diện và an
bài, Thánh Đoàn Công Quí đã nhận ra những bước chân của Chúa qua mọi
chuyện xảy ra cho mình. Trong những lúc khó khăn, Ngài luôn cầu nguyện
để biết ý Chúa muốn xếp đặt thế nào cho mình.
Thấy tay Chúa dẫn dắt xếp đặt
Thánh Phêrô Đoàn Công Quí sinh năm 1826
tại họ Búng, tỉnh Bình Dương. Cha là Antôn Đoàn Công Miêng và mẹ là
Anê Nguyễn Thị Thường. Ngay từ nhỏ cậu Quí đã muốn đi tu, nhưng cha mẹ
thấy cậu thông minh và là con út nên giữ lại nhà mà chỉ cho người anh
đi tu thôi. Nhưng ý Chúa lại khác. Sau một thời gian, người anh tu
không được phải trở về, năm 1847 cha mẹ mới bằng lòng cho cậu Quí lúc
đó đã 21 tuổi được vào chủng viện thánh Giuse ở Thị Nghè. Và một năm
sau thì Thầy Quí được gửi đi du học tại đại chủng viện của Hội Thừa
Sai Paris bên Penang, Mã Lai.
Sau 7 năm du học triết học và thần học,
Thầy Quí trở về nước năm 1855, giữa lúc cuộc bắt đạo của vua Tự Đức
đến lúc gay gắt cao độ nhất. Nhà vua ra sắc dụ phân tán mọi gia đình
Công Giáo, phá hủy các nhà thờ và cơ sở tôn giáo, lùng bắt các linh
mục. Trong hoàn cảnh khó khăn như thế, Thầy Quí vẫn nhận lệnh Đức Cha
đi giúp giữ vững tinh thần và dạy giáo lý tại các họ đạo. Thầy có biệt
tài về ca nhạc, sáng tác nhiều bài hát đạo và thích hát những bài về
Đức Mẹ. Về sau trong lớp cháu chắt của Ngài có cha Phaolô Đoàn Đạt
cũng rất giỏi nhạc.
Và sau 3 năm giúp xứ, tháng 9 năm 1858 Đức
Cha đã truyền chức linh mục cho Ngài tại nhà thờ Thủ Đầu Một, lúc đó
Ngài được 32 tuổi. Sau một thời gian phục vụ tại các Họ Lái Thiêu, Gia
Định và Kiến Hòa, Cha Quí được bổ nhiệm làm phó xứ Cái Mơn tỉnh Vĩnh
Long. Chỉ sau ba tháng về Cái Mơn, Cha đã bị truy lùng. Quân quan đã
bao vây dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn ngày 10 tháng 12 năm đó để khai
thác chỗ các cha trốn ẩn. Nghe tin các nữ tu bị bắt, Cha Quí muốn nộp
mình để lính tha cho các chị. Cha đã viết thư lãnh ý bề trên nơi cha
chính Borelle Hòa:
“Thưa cha, thật con đang ở giữa những nguy
hiểm, nhưng Chúa đã giữ gìn chưa để con bị bắt, vì tội lỗi con còn
nhiều chưa được phúc chịu khổ vì Chúa. Oi ngày xưa Chúa Cứu Thế đã
phải chết treo trên Thánh Giá, con thật chưa xứng đáng. Con mong ước
được đến nhà tù để khuyến khích các người xưng đức tin. Khi nào cha
mới cho phép con làm điều đó?”
Cha Chính Hòa đã không cho phép làm như
thế, và Ngài đã tuân theo vì nhận ra ý Chúa qua ý bề trên. Từ đó Cha
phải cải trang làm thường dân, đi thăm mục vụ và cử hành bí tích cách
âm thầm.
Đức Tin làm được phép lạ: xiềng xích thành
vòng đeo quí giá
Niềm tin mọc cánh chim Âu
Lòng đầy thần lực tuôn
trào suối thiêng.
Đức tin có thể chuyển núi rời non. Con mắt
đức tin của Ngài đã thấy được phúc lành nơi cái chết vì Chúa, và thấy
mọi đau khổ được biến đổi trong cái nhìn mới như có lần Ngài đã bày
tỏ:
“Chớ thì tôi không được diễm phúc chiến
đấu và chết vì danh Chúa sao. Ước gì xích xiềng trở thành những vòng
đeo quí giá, gông cùm thành vòng đeo tay. Hãy xem bao nhiêu bạn hữu đã
được ngành lá chiến thắng, còn tôi như người lính canh bị quên bỏ. Oi
lạy Chúa, xin ban phúc tử đạo cho con”
Ngày 27 tháng 12 năm 1858, Cha Quí được
lệnh đi làm cha sở họ Đầu Nước ở Cù Lao Giêng, tỉnh An Giang, nơi có
ông Lê Văn Phụng làm trùm trưởng đang hết mình dấn thân cho Hội Thánh
qua cho họ đạo. Nhờ vị thế Họ Đầu Nước nằm trong một cù lao ngăn cách
bằng những con sông lớn, nên dù trong thời kỳ bắt đạo khủng khiếp như
vậy mà ông Lê Văn Phụng vẫn khôn khéo xếp đặt và tiếp tục xây nhà thờ,
nhà xứ, nhà dòng, dạy giáo lý, đào hầm cho các linh mục trốn ẩn ngay
trong nhà mình để lo thánh lễ và các bí tích cho giáo dân. Nhưng rồi
những hoạt động này cũng khó thoát khỏi sự dòm ngó của các quan. Tin
đồn có các linh mục trốn ẩn ở Cù Lao Giêng được nhiều người biết. Nghe
vậy, cha chính Borelle Hòa liền nhắn Cha Quí tạm thời trốn đi khỏi xứ.
Nhưng Cha Quí cảm thấy trách nhiệm chủ chiên và sự hiện diện của mình
giữa đoàn chiên trong cơn giông bão thật là cần thiết. Tuy nhiên Cha
vẫn lắng nghe ý Chúa qua ý bề trên, nên Ngài đã trả lời:
“Nếu bề trên muốn tôi trốn khỏi đây thì
tôi xin Ngài viết cho tôi bài sai chính thức. Nếu không tôi sẽ ở lại
xứ.”
Cha Borelle Hòa liền lãnh ý Đức Cha và sai
đem hai chiếc thuyền đến đưa cha Quí về nhà chung để tránh cuộc lùng
bắt có thể xảy ra.
Xin ban phúc tử đạo cho con
Nhưng ý Chúa đã xếp đặt khác. Lòng ước ao
được chết vì Chúa đã được Ngài diễn tả qua những lời cầu nguyện. Ngài
đã viết lời cầu xin này bằng dấu nhạc: “Lạy Chúa, xin ban phúc tử đạo
cho con”. Lời cầu nguyện nay được Chúa thực hiện. Vì chính những hoạt
động kéo dài mà vào ngày 7 tháng 1 năm 1859 quan đã sai 100 lính đến
bao vây nhà ông Phụng. Hôm đó Cha Quí mới về nhận sở Cù Lao Giêng được
đúng 10 ngày. Khi lính đến gần làng thì giáo hữu liến cấp báo cho gia
đình ông Phụng. Nghe tin này, cha Pernot Định đã đề nghị với Cha Quí
cùng đi trốn, nhưng cha Quí bình tĩnh trả lời:
“Tôi là người bản xứ chắc quan quân khó
nhận ra, cha cứ đi trước, tôi ở lại thu dọn đồ lễ để khỏi gây phiền hà
cho chủ nhà và giáo họ, rồi sẽ theo sau”.
Vậy là sau khi Cha Pernot Định vừa trốn
khỏi nhà thì quan quân ập tới bắt ông Phụng phải nộp đạo trưởng ngoại
quốc như đã được mật báo. Ong Phụng trả lời rằng không có đạo trưởng
nguời Tây nào ở đây cả. Đang khi lính định tra tấn ông Phụng thì Cha
Quí đứng ra nhận:
“Ở đây chỉ có tôi là đạo trưởng, ai muốn
theo đạo tôi sẵn sàng chỉ dạy”.
Thế là lính liền trói Cha Quí, ông Phụng
và 32 giáo hữu giải về Châu Đốc.
Trước mặt quan tỉnh Châu Đốc, Cha Quí một
mực xưng mình là đạo trưởng:
“Làm sao tôi có thể bỏ đạo trong khi tôi
dạy bảo người khác. Nếu quan thương thì tôi được nhờ, bằng quan muốn
kết án thì tôi sẵn sàng, còn chối bỏ Thiên Chúa thì không bao giờ”.
Phép khai mở mắt thần
Trong 7 tháng bị giam trong tù, Cha Quí
luôn sốt sắng cầu nguyện, ăn chay, đọc kinh lần chuỗi chung với các
bổn đạo, và khích lệ các bạn tù và những người đến thăm. Vì chính nhờ
cầu nguyện mà Thánh Đoàn Công Quí đã “luyện được phép” khai mở mắt
thần, tức là mắt đức tin. Ngày nay ai đến thăm Hội Thừa Sai Paris đều
để ý trong Phòng Các Vị Tử Đạo, một cuốn sách nguyện của Thánh Đoàn
Công Quí được đặt trong một hộp kính bên cạnh nhiều di tích quí báu
của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Đi tìm đường tu đức Việt, tìm vết chân
trên con đường khai mở mắt thần, người ta lấy làm kinh ngạc trước một
phương pháp khai mở mắt thần, xem ra quá đơn sơ và thông thường, nhưng
lại là cốt lõi của mọi đường tu đức: đó là phép bí tích và kinh nguyện
qua cuốn sách nguyện đã được in dấu đậm hằng ngày do bàn tay và hơi
thở của Thánh Đoàn Công Quí. Cũng chính vì xác tín sức mạnh của bí
tích và kinh nguyện, trước khi bị xử tử, Cha Thánh Đoàn Công Quí đã
khuyên chú Tam con ông Phụng:
“Con hãy siêng năn đến tòa giải tội, đừng
quên đọc kinh, cũng đừng phạm tội để linh hồn con được mạnh mẽ”.
Thấy được tình Chúa qua tình mẹ
Trong những ngày tù khổ cực, Cha Quí luôn
tưởng nhớ và cầu nguyện cho người mẹ đã già ở họ Búng. Có lần cha Quí
đã gửi thư cho mẹ bằng một bài thơ rất cảm động diễn tả tình mẹ con
thắm thiết, và cũng là dịp nói với mẹ về niềm trung thành và tin cậy
nơi Chúa, con mắt đức tin thấy Chúa qua mọi thử thách.
Gửi về mẹ đôi dòng chữ thông tri
Kể từ ngày con vâng lệnh ra đi
Lòng lã chã lệ rơi buồn lụy
Ngỡ tới đây hành công biện sự
Một hai tháng về viếng từ thân
Ai ngờ rầy sớm tách lìa phân
Trời cùng đất không còn xum họp.
Hễ đạo làm tôi đua giữ lời răn dạy.
Cho nên con vâng lệnh chỉ sai
Đường xa xôi cách trở lại chi nài.
Miễn đặng tiếng vâng lời chịu lụy.
Khi con tới An Giang tạm nghỉ
Gặp chân trời gặp hội khoa thi
Nên con phải liều công ứng cử.
Ay là Thiên Chúa cứ sổ ghi
Người tuân theo tất được hoan hỉ
Dầu trăng trói gông cùm tù rạc
Chén ngục hình xiềng xích chi nề
Miễn vui lòng cam chịu một bề
Cho trọn đạo trung thần hiếu tử
Chí con dốc đền công ơn Chúa
Dạ con làm báo hiếu mẹ cha
Con xin mẹ chớ chút phiền hà
Một cam chịu cho danh Cha cả sáng.
Trúng Chúa
Cha Đoàn Công Quí đã cảm nhận được Tin
Mừng và trúng Chúa như trúng độc đắc. Không có gì có thể lay chuyển so
với vinh quang nước trời, vì “nước Trời giống như một kho tàng chôn
giấu trong một thửa ruộng; có người khám phá ra liền vội vùi lại, rồi
về bán tất cả mọi sự mình có mà mua lấy thuở tuộng ấy” (Mt 13:44).
Một hình ảnh thật cao đẹp: một người chủ
chiên và một người trùm trưởng của Họ Đạo Cù Lao Giêng cùng hân hoan
tiến ra pháp trường lãnh triều thiên tử đạo. Hôm đó là ngày ngày 31
tháng 7 năm 1859. Cha Quí cầm tượng Đức Mẹ trong tay, ngực đeo hài cốt
tử đạo. Ngài nói với ông Lê Văn Phụng: “
Đây là giờ Thiên Chúa ấn định cho cuộc
chiến đấu cuối cùng, chúng ta hãy can đảm chịu đựng vì Chúa”.
Đoàn lính cầm gươm dẫn hai vị anh hùng tử
đạo ra pháp trường Chà Và. Và lời cuối cùng Ngài trối cho giáo dân
trước khi bị chém đầu:
“Anh em hãy tìm nước Chúa trước hết, hãy
tránh xa các tật xấu và hãy tập luyện nhân đức”.
hánh Quí tử đạo năm 33 tuổi, cùng tuổi với
Chúa Giêsu trong cuộc sống trần thế. Xác Ngài về sau được đưa về táng
tại Cù Lao Giêng, tỉnh An Giang, cùng với Thánh Lê Văn Phụng như lời
trối. Cha sở và vị trùm trưởng cùng hoạt động xây dựng nước Chúa trong
Họ Đạo, cùng bị bắt và tử đạo một ngày, và nay cùng được an táng bên
nhau. Thật là một hình ảnh cảm động.
Lm. Dũng Lạc Trần Cao
Tường
Xin mời thăm gia trang giới thiệu
Tư Liệu Xây Nhà Niềm Tin và Văn Hoá Việt:
www.dunglac.net
|
VỀ MỤC LỤC |
|
CĂN
TÍNH LINH MỤC: NGƯỜI CỦA LỜI CHÚA VÀ NHIỆM TÍCH |
LTS:
Linh
mục Giuse Phạm Ngọc Khuê sinh năm 1960 tại xứ Miếu Thuận, Giáo phận
Phát Diệm. Cha được thụ phong linh mục ngày
25/4/1985. Cha đi du học tại Pháp từ năm 1995 đến 2003.
Hiện là cha Giám học tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, giảng dạy
các môn Thần học tín lý. Đồng thời, cha còn là cha chính xứ Mưỡu Giáp,
Giáo phận Phát Diệm. Cha là cha giáo chủ nhiệm năm cuối cùng lớp các
tân linh mục chịu chức dịp vừa qua. Vì thế, cha được mời giảng thuyết
trong Thánh lễ tạ ơn của các tân linh mục tại Đại Chủng viện ngày
14/12/2005. Sau đây là toàn văn bài giảng của Cha.
Kính thưa Cha Giám đốc Đại Chủng viện Laurensô Chu Văn Minh.
Kính thưa quí cha trong Ban Giám đốc và Ban giáo sư.
Kính thưa các tân linh mục.
Thưa toàn thể cộng đoàn.
Khách hành hương đến xứ Ars, ít ai không đến chiêm ngưỡng bức tượng
đài cha thánh Gioan Maria Vianney ở cách nhà thờ giáo xứ chừng hơn 1
km. Nơi đặt tượng đài chính là nơi lần đầu tiên được bổ nhiệm đến Ars
làm cha sở, vì không biết đường đến giáo xứ, nên Vianey đã phải hỏi
thăm một cậu bé: "Con chỉ cho cha đường đến giáo xứ, cha sẽ chỉ cho
con đường lên trời." Nhà điêu khắc rất thâm thúy khi tạc tượng thánh
Gioan Vianney với em bé nhà quê: một tay nắm tay em, còn tay kia chỉ
lên trời. Và câu nói thời danh kia được ghi khắc ngay chân tượng đài.
Vianney suốt đời trung thành với phương châm hành động này: Luôn luôn
nhận mình là người chỉ đường về trời cho dân Thiên Chúa.
Vậy linh mục là người hướng đạo, là người chỉ vẽ, hướng dẫn người khác
về với Thiên Chúa. Trong những ngày đầu đời linh mục của các anh em
vừa được chịu chức, mình nghĩ cách ý nghĩa nhất là cùng phác họa đôi
nét về căn tính linh mục.
Người ta có thể gọi linh mục bằng nhiều danh hiệu đẹp đẽ, bóng bẩy,
như bài hát: "Đuốc sáng tâm linh" của nhạc sĩ Trầm Hương: "Linh mục là
chính Chúa trong kiếp người, là điểm tiếp nối đất trời, là tinh hoa
của Giáo hội, là ngọn hải đăng thắp trên dương trần... " Nhưng tôi
nghĩ, không cách diễn tả nào đẹp và đượm chất thần học cho bằng khi
định nghĩa:
Linh mục là "người của Lời Thiên Chúa" bởi vì mục đích rao giảng Lời
Chúa mà các ngài được gọi và được cất nhắc lên: "Thánh Thần Chúa ngự
trên tôi, Người sai tôi đi rao giảng Tin Mừng..." (Lc 4,18-19). Tin
Mừng ở đây là Tin Mừng cứu độ, là chính Thiên Chúa chứ không phải ai
khác. Vì vậy, là người của Lời Chúa, linh mục phải có bổn phận tích
lũy cho mình thật nhiều Chúa - như cách diễn tả của Đức Cố Hồng Y
Nguyễn Văn Thuận: "Linh mục phải là người có Chúa Giêsu trên đầu, trên
mắt, trên môi miệng, trên tay chân..."
Muốn có Chúa Giêsu, thì cách tốt nhất là phải năng gặp gỡ Ngài, đặt
mình trong trường của Ngài - để suy gẫm và để sống Lời Ngài. Làm thế
để Lời Ngài thấm vào máu thịt của ta, tạo nên sức sống và phong nhiêu
trong cuộc sống đời thường.Có như thế mới có thể rao giảng Lời Chúa
cách hữu hiệu. Bởi vậy, trong ngày chịu chức phó tế, mỗi tân chức đều
được căn dặn rất cụ thể khi Giáo hội trao cho họ sách Kinh Thánh "Các
con hãy nhận lấy sách Thánh, hãy tin điều con đọc, dạy điều con tin và
thi hành điều con dạy."
Là thừa tác viên Lời Chúa, linh mục không rao giảng một lý thuyết về
Chúa, mà làm chứng về ngài trong bổn phận của mình: "Chúng con hãy là
những chứng nhân... ". Chứng nhân về một Thiên Chúa khiêm tốn, một
Thiên Chúa là chân lý, một Thiên Chúa tự hủy đến tận diệt vì yêu
thương. Người linh mục phải là người sẵn sàng chấp nhận thương tích vì
Đức Ki-tô khi phải làm chứng cho công bình và chân lý (Như Gioan tiền
Hô - chứng nhân của lòng trung thực và ông đã sẵn lòng chịu chết cho
chân lí). Phải để cho Lời Chúa lớn lên còn tôi thì nhỏ lại. Nếu linh
mục ý thức được điều này, ngài sẽ dành cho Lời Chúa chỗ đứng số một
trong cuộc đời mình và khát khao đến héo hắt hao mòn cho việc rao
giảng Lời Cứu Độ của Thiên Chúa đến nỗi có thế nói như thánh Phaolô:
"Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng."
Linh mục là người của Nhiệm tích. Nhiệm tích ở đây không chỉ là quản
lý và ban phát ân sủng của Thiên Chúa qua các Bí tích mà linh mục cử
hành; nhưng nhiệm tích theo mô hình nhập thể của Đức Ki-tô: Chúa Giêsu
là bí tích cứu rỗi của Thiên Chúa. Nhân tính của Ngài là dấu chỉ hữu
hình của họat động thần linh nhằm sinh ơn cứu độ cho cả thế gian. Đó
là Bí tích yêu thương của Thiên Chúa được thực hiện trong sự tự hủy
đến tận cùng trên bàn thờ thập giá vì chúng ta: "Đức Giê-su Kitô, vốn
dĩ là Thiên Chúa, mà không nhất quyết phải duy trì, địa vị ngang hàng
với Thiên Chúa. Nhưng Ngài đã hòan tòan trút bỏ vinh quang, mặc lấy
thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân..." (x.Pl 2,4-6).
Là người của Nhiệm tích, các linh mục không chỉ quảng đại, mau mắn,
vui tươi trao ban Bí tích cho dân Chúa. Nhưng trên hết, cuộc đời linh
mục còn phải trở thành Nhiệm tích nhờ đó Chúa cứu độ nhân loại qua con
người linh mục. Chẳng vậy, mà trong ngày chịu chức linh mục, Giáo hội
căn dặn mỗi tân chức:"Con hãy nhận lấy lễ vật của dân thánh. Con hãy ý
thức việc con làm, noi theo điều con thực hiện và dập đời sống con
theo khuôn mẫu mầu nhiệm thập giá Đức Ki-tô".
Gương mẫu của chúng ta là Thầy Chí Thánh, bên cạnh Ngài là cha thánh
Vianney- Bổn mạng các cha sở, đã thực sự trở thành người của Nhiệm
tích khi hăng hái sống và ban Bí tích cho dân Thiên Chúa.
Trong ngày tạ ơn này, chúng ta cầu xin Thiên Chúa thánh hoá các linh
mục, để các ngài biết đáp trả ơn Thiên Chúa trong bổn phận mục vụ và
trong đời sống hiến dâng mỗi ngày. Để các ngài trở nên những mục tử
như lòng Chúa mong ước, xứng đáng với căn tính linh mục: Là người của
Lời Thiên Chúa và là người của Nhiệm tích cứu độ cho mọi người trong
thế giới hôm nay. Amen.
Lm.
Giuse Phạm Ngọc Khuê.
www.daichungvienhanoi.org
|
VỀ MỤC LỤC |
|
ĐỐM LỬA VÀ ĐÁM CHÁY CỦA
TÌNH YÊU ! |
LTS. Đứng
trước thảm cảnh nạo phá thai tại Việt Nam thuộc vào hàng nhất nhì trên
thế giới, đã đến lúc phải báo động khẩn cấp và đưa ra câu hỏi cho
lương tâm mỗi người: Chúng ta phải làm gì
trước thảm cảnh này?
GSVN hân hạnh giới thiệu hoạt động của một số
Giáo sĩ tại Việt Nam, cùng với sự cộng tác của rất nhiều Giáo dân
nhiệt thành..., rất đáng trân trọng.
Quý độc giả
Ephata và Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam thân mến,
Vậy là chương
trình học hỏi về Bảo Vệ Sự Sống ở DCCT Sài-gòn đã khởi động được tròn
một tuần. Đã có liên tiếp 3 buổi trình bày về Giới Tính, Tính Dục và
Tình Dục. Tạ Ơn Chúa, đến hôm nay thì chúng tôi mới tạm thở phào nhẹ
nhõm. Nói thở phào là vì cũng hồi hộp lắm, biết mọi người có hưởng ứng
không ? Khoảng 6 giờ rưỡi chiều, sao vắng hoe ! Đến kém mười lăm bảy
giờ, thì thấy đã được mấy trăm người ngồi tản ra trong lòng Nhà Thờ.
Vẫn cứ lo ngay ngáy ! Nhưng đúng bảy giờ tối thì cử tọa đầy kín, xấp
xỉ một ngàn người ! Mà mừng quá đi, đa số lại là các bạn trẻ, con trai
con gái đủ cả, là đối tượng trực tiếp chúng tôi muốn nhắm tới.
Lại nữa, tổ chức
học hỏi ngay trong Nhà Thờ kể ra cũng bạo gan bạo phổi. Nội dung chắc
chắn sẽ đề cập toàn những vấn đề âm dương nhạy cảm, và sẽ cần phải
chiếu cả những hình ảnh hết sức tế nhị liên quan đến thân thể con
người. Ban tổ chức xin cho căng một tấm màn trắng rất lớn ngang phía
trước bàn thờ, vừa để làm écran chiếu hình ảnh, vừa để cách ly an
toàn, tránh bị các cụ lớn tuổi kết tội... phạm sự thánh ! Dù vậy vẫn
cứ sợ ! Nhỡ có vị Kinh Sư Thông Luật như ở thời Chúa Giê-su mà ngứa
mắt ngứa miệng thì cũng gay go !
Chưa hết, người
lãnh ấn tiên phong lại là một nữ bác sĩ ngành Tâm Lý Học và Tình Dục
Học. Chị Lan Hải thâm niên hai chục năm, từng làm công việc tư vấn,
điều trị, giảng dạy và thuyết trình khắp nơi, lại là Giáo Lý Viên xuất
sắc trong các khóa Hôn Nhân “Hai Nên Một” của Nhà Thờ Chính Tòa
Sài-gòn. Ấy thế mà buổi đầu tiên, chị đã phát hoảng trước đám đông,
may mà cái tính cách duyên dáng tự tin, cái khoa ăn nói văn hoa bóng
bảy của người Hà Nội chính cống đã giúp chị dần dần vượt qua để trở
thành một diễn giả xuất sắc, được mọi người chăm chú lắng nghe, đặt
câu hỏi liên tiếp bằng phiếu và còn quyến luyến mãi sau đó ngoài sân
Nhà Thờ.
Bác sĩ Lan Hải
mừng vì thành công một thì bản thân chúng tôi mừng gấp hai gấp ba. Bởi
như vậy là chúng tôi cũng đã khởi động và đi được một chặng đường ngắn
trong việc tổ chức các khóa học hỏi. Mặt trận Bảo Vệ Sự Sống thật mênh
mông tỏa rộng, cứ đụng đến lãnh vực nào đó lại thấy nảy sinh vấn nạn ở
một hai lãnh vực khác nữa. Có lúc thấy ngộp, thấy choáng váng, đâm ra
hoang mang, có cám dỗ bỏ cuộc vì thấy sao chuyện mình làm cứ như muối
bỏ biển, dã tràng se cát !
Nhiều anh chị em,
thậm chí có cha ngay trong Dòng tỏ ra hoài nghi, buông một lời phê
bình nặng và đau lắm, rằng: “Các anh Bảo Vệ Sự Sống mà lại chỉ lo
chuyện đằng ngọn thế này thì phá thai nó vẫn cứ tiếp tục... phá thai.
Vô ích ! Phải lo đằng gốc ấy chứ, phải mở các lớp dạy cho người ta
biết phương pháp Tự Quan Sát thì mới giảm được nguy cơ phá thai !” Lại
có người bảo phải dạy cho người ta Kinh Thánh và Giáo Huấn của Hội
Thánh để người ta mến Chúa yêu người, để người ta trân trọng đời sống
gia đình thì mới mong chấm dứt tệ nạn phá thai. Một nhóm khác nữa thôi
thúc chúng tôi phải mở ngay các lớp giáo dục Giới Tính, hướng dẫn hành
vi và ứng xử cho các bạn trẻ, nhất là mấy cô mấy chú vị thành niên....
Khổ quá, chúng
tôi biết rất rõ tất cả những nội dung học hỏi ấy là chính đáng, là cần
thiết. Thế nhưng, xét cho cùng, những người còn biết tìm đến với các
lớp Giáo Lý Hôn Nhân, đến với các khóa Kinh Thánh và cầu nguyện, đến
với các nhóm trẻ sinh hoạt ở Nhà Thờ thì có lẽ khó mà rơi vào hiểm họa
nạo phá thai. Thế còn cả một cái mảng khổng lồ những người không Công
Giáo thì lấy đâu cơ hội để ta gặp gỡ, giảng giải cho họ hiểu vấn đề ?
Trong khi đó, hàng ngày hàng giờ vẫn có hàng trăm hàng ngàn người tìm
đến các bệnh viện để phá thai, không Công Giáo rất đông, mà Công Giáo
cũng không ít. Vậy giữa lúc ta còn đang loay hoay tranh cãi xem phải
làm những gì, phải làm như thế nào thì đã có hàng triệu thai nhi bị
giết mỗi năm trên toàn đất nước Việt Nam.
Nghĩ đến thế thì
giật mình, nhói đau quặn thắt trong lòng, phải xắn tay áo vào cuộc
ngay thôi. Cái gì cũng cần thiết nhưng cái gì quá bức bách cần kíp thì
phải làm ngay tức khắc. Rồi dần dần, từng mặt một sẽ được triển khai
nối tiếp nhau làm nên một mặt trận chung Bảo Vệ Sự Sống. Xin điểm danh
những mặt chính:
1. Một ngôi nhà
Tình Thương mang tên Giê-ra-đô nằm ở ngoại thành, được mở ra để đón về
những cô gái chưa hề được chuẩn bị làm mẹ, lại bị người yêu, bị cha
mẹ, bị dư luận độc mồm độc miệng của xã hội bủa vây lườm nguýt và xâu
xé. Ngôi nhà chật chội, cố cơi ra bên hông, thông ra bên dưới, nới lên
phía trên thì cũng chỉ tối đa nuôi được 15 cặp mẹ-con. Gần như tuần
nào cũng có ít là một ca đi sanh nên bây giờ xem lại sổ sách khai sinh
mới biết hai anh chị Giáo Dân cộng tác với chúng tôi đã nhận làm cha
làm mẹ được 56 cháu bé rồi. Ngày 31 tháng 5 năm nay, Thánh Lễ mừng Bổn
Mạng Đức Mẹ Đi Viếng lần thứ hai chắc chắn sẽ đông vui lắm đây !
2. Một nhóm những
anh chị em chia nhau tình nguyện vào các bệnh viện để ngồi cầu nguyện
và thuyết phục người ta bỏ ý định phá thai. Mặt này tính đến hôm nay
mới làm được tròn bốn tháng. Chỉ là mấy chục con người bình thường,
được “vũ trang” bởi sách Tân Ước và chuỗi Mai Khôi, ra thẳng “tiền
tuyến” với một nhiệm vụ là không ngừng cầu nguyện. Và họ đã cứu được
ngót một trăm bà mẹ, cũng là ngót một trăm cháu bé thoát khỏi bi kịch
phá thai. Thật ra, con số được “cứu vớt” này chẳng thấm thía gì so với
con số thực tế đau xót. Thôi, vẫn cứ phải làm, còn nước còn tát, sinh
mạng con người chứ có phải... con gà con vịt trong nạn dịch cúm gia
cầm đâu !
3. Một toán
khoảng 5, 6 anh chị em chuyên âm thầm đi thu gom các thai nhi bị giết
tại các bệnh viện, chiều chiều mang về cho Trung Tâm Mục Vụ chúng tôi,
ít thì 50, nhiều thì 200, tất cả bọc trong túi ni-lông đen, đặt dưới
chân tượng Ma-ri-a, Mẹ các Thai Nhi. Rồi xẩm tối, một cô bé sinh viên
đến cất hết vào ba-lô, chạy Honda về một cộng đoàn ở ngoại thành, giao
lại cho một thầy Trợ Sĩ DCCT. Hậu sự của các cháu mai này sẽ là một
cái lăng mang tên Anh Hài được xây bởi những viên gạch bên trong là
tro cốt của hàng vạn cháu bé.
4. Công việc
truyền thông thì chúng tôi chỉ có trang báo Ephata và mục Bảo Vệ Sự
Sống trên website của TTMV. Các ngòi bút gần xa cộng tác, trong Dòng
và ngoài Dòng góp gió, trong 256 số báo ít cũng phải được 50 số chuyên
đề Bảo Vệ Sự Sống được gửi đi như những lá thư điện tử, gợi suy tư,
mời cầu nguyện và đẩy tới hành động... Lại phải kể đến các tờ bươm
bướm của các ân nhân làm giúp và cũng truyền tay phổ biến giúp, đến
nay không biết số lượng là bao nhiêu bản mà sao ra Bắc, vào Nam, lên
miền Đông, xuống miền Tây chỗ nào cũng gặp. Tất cả đã khơi lên thật
nhiều những tâm tình sám hối, nhận thức và nỗ lực Bảo Vệ Sự Sống nơi
người đọc.
5. Và nay thì
cuối cùng, chúng tôi cũng cố gắng làm được cả công việc Giáo Dục,
nghĩa là bên cạnh việc các cha các thầy chia nhau thành từng tốp đi
giảng, đi nói chuyện về Bảo Vệ Sự Sống thì đồng thời, các khóa học hỏi
cũng được mở ra. Nhắm đến quần chúng đám đông để gây ý thức theo chiều
rộng thì mở luôn trong Nhà Thờ, còn nếu dành riêng cho từng lứa tuổi,
từng đối tượng để hướng dẫn và huấn luyện theo chiều sâu và chiều xa
thì sẽ mở thành các lớp 30 – 60 người. Các bác sĩ, các nhà chuyên môn
xã hội và tâm lý có tài và có lòng đã nhận lời cộng tác với chúng tôi
không chỉ một khóa và cũng không chỉ dừng lại tại Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng
Cứu Giúp Sài-gòn, mà còn sẵn sàng lan ra, chuyền đi, nhất là đến các
vùng có đông các bạn nghèo Di Dân Xa Quê.
Nhìn chung toàn
cảnh “mặt trận” Bảo Vệ Sự Sống thì thấy... hết hồn ! Trời ơi, quá
nhiều, quá căng, cái gì cũng làm thế này không khéo lại ôm đồm bao
biện, rồi chẳng ra đâu vào đâu ! Sợ nhất là... đánh trống bỏ dùi !
Biết thế, anh em
chúng tôi càng phải khiêm tốn nhìn nhận đây là công trình của Thiên
Chúa. Mà “Thiên Chúa là Tình Yêu” như tên và nội dung của Thông Điệp
mới nhất Đức Thánh Cha Biển Đức XVI vừa ban hành dịp Lễ Noel 2005 vừa
qua. Mà đã là Tình Yêu thì sức thiêng sẽ mạnh mẽ ghê lắm, dễ gì mà
Thiên Chúa Ngài để cho chúng ta phải kiệt quệ quỵ ngã hoặc buông xuôi
bỏ cuộc. Chỉ cần chúng ta tự nguyện xin được làm “khí cụ Bình An” của
Chúa thôi, là đủ rồi !
Biết thế, anh em
chúng tôi càng phải nhìn nhận đây là công trình của toàn Hội Thánh nữa
cơ. Đâu chỉ có mấy ông DCCT, còn đó các anh chị em Tu Sĩ các Dòng Tu,
các Tu Hội, các Hội Tông Đồ, còn đó bao nhiêu anh em Linh Mục Triều ở
các Giáo Phận, còn đó cả một Hội Đồng Giám Mục Việt Nam... Chuyện Bảo
Vệ Sự Sống đang được chính Chúa Thánh Thần nhen nhóm lên đây đó như
những đốm lửa leo loét lập lòe. Đấy, thoạt đầu là những sáng kiến kiểu
như Nghĩa Trang của cha Giải ở Huế, của cha Đông ở Pleiku, của DCCT ở
Bình Thạnh, của anh Tống Phước Phúc ở Nha Trang, của các thầy Dòng
Bệnh Viện ở Biên Hòa, và chắc chắn còn nhiều nơi khác nữa mà chúng ta
chưa biết tông tích đấy thôi. Cũng vậy, đây đó đã nhô lên những ngôi
nhà mở, những mái ấm mang tên Mẫu Đơn, Thanh Tâm, Giê-ra-đô, Mai
Linh...
Rồi sẽ đến lúc
bùng lên... Đám Cháy của Tình Yêu ! Chúng tôi tin như thế. Chúng ta
hãy xác tín như thế !
Lm. LÊ QUANG UY,
DCCT |
VỀ MỤC LỤC |
|
Cười- Mười Thang Thuốc Bổ |
Câu chuyện Thầy Lang
Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Cười- Mười Thang Thuốc
Bổ
“
Laughter is the most inexpensive and most effective wonder drug”.
Bertrand Russel
Ta thường nghe nói: “Cười bằng mười thang
thuốc bổ ”, “Cười là dược phẩm tuyệt hảo”, hoặc “Cười mang vui cho
người, cho ta”..
Những ý kiến về sự ích lợi của nụ cười với
sức khỏe này không phải là khám phá mới lạ, nhưng khoa học thực nghiệm
ngày nay đã chứng minh các nhận xét đó là đúng.
Cụ Nguyễn Công Trứ của ta chẳng lấy nụ
cười để giải cơn sầu:
“Ngồi buồn mà trách
ông Xanh,
Khi vui muốn khóc,
buồn tênh lại cười;
Kiếp sau xin chớ làm
người,
Làm cây thông đứng
giữa trời mà reo”.
Vâng, làm cây thông ngạo nghễ vươn cao lên
mà reo cười chẳng thú lắm sao.
Cụ Nguyễn Khuyến thì:
“ Được thua hơn kém
lưng hồ rượu,
Hay dở khen chê, một
trận cười”
để xóa bỏ mọi tỵ hiềm trách móc khen chê.
Cụ Phan Bội Châu thì lấy nụ cười để xóa bỏ
mọi dị biệt, oán thù giữa con người với con người:
“ Bủa tay ôm chặt bồ
kinh tế,
Mở miệng cười tan
cuộc oán thù”
Nhưng nhân ái hơn vẫn là nụ cười của mẹ
hiền:
“Ví mà tôi đổi thời
gian được,
Ðổi cả thiên
thu tiếng mẹ cười” - Trần Trung Ðạo
Friedrich Nietzche triết lý “ Trên thế
gian, con người chịu nhiều đau đớn quá ghê gớm khiến họ bắt buộc phải
sáng tạo ra tiếng cười”
Nhà nhân chủng học Francois Rabelais thì
cho “Cười là đặc tính của con người”; triết gia Pháp Henri Louis
Bergson thêm “ Biết cười và biết chọc cười là hai đặc tính của con
người và là một hiện tượng tích cực của xã hội”
Nhà văn tiền phong Nguyễn Văn Vĩnh thì:
“Việt nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng
cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì mà dở cũng hì; phải cũng hì,
quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang”
Người Nhật mỗi buổi sáng đều chào đón bình
minh với lời cầu nguyện và vỗ tay, như để khơi động mở màn cho một
ngày mới. Chỉ với vỗ tay là tiếng gọi thể xác bừng tỉnh, làm ta thấy
vui vẻ, sung sướng.
Vậy Cười là gì nhỉ?
Theo Tự Điển Việt Nam của Nguyễn Như Ý,
cười là “ tỏ rõ sự vui vẻ, thích thú bằng sự cử động môi hoặc miệng và
có thể phát ra thành tiếng”.
Các tác giả Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ định
nghĩa cười là “nhích môi, há miệng, nhe răng, phát ra tiếng hay không
để tỏ sự vui mừng hay một ý tứ gì”.
Một tác giả khác giải thích “cười là một
hành động tạo ra những âm thanh và cử động của mặt và thân thể, biểu
thị một cách sôi nổi một sự thích thú, vui vẻ hoặc khinh bỉ”.
Cười là một động tác bẩm sinh, xuất hiện ở
bất cứ em bé nào sanh ra được dăm tuần lễ, dù các em chẳng may có bị
tật nguyền khiếm khuyết thính thị. Bé mới sanh 10 ngày tới sáu tháng
chưa biết nhột mà cảm thấy khó chịu khi ta cù vào chân. Sau tuổi đó,
khi cù thì bé lại lăn ra ngủ vì không biết cách đối phó. Mãi tới bốn
tuổi bé mới biết nhột và cười khi ta cù gãi vào chân.
Nói chung, để được gọi là cười, phải có sự
phối hợp của ba yếu tố: hơi thở thoát khỏi miệng từng hồi đứt đoạn;
tiếng động do không khí chạm vào thanh quản và sự co giựt của bắp thịt
trên mặt. Các bắp thịt này rất nhỏ, ngắn nhưng tương ứng với nhau: một
cơ chuyển động thì các cơ khác cũng phụ họa theo.
Cười bắt đầu ở cửa miệng với sự nhếch mép
làm chuyển động các bắp thịt ở miệng, mũi, má, quanh mắt. Chuyển động
lan xuống khí quản, dây thanh âm, các bắp thịt ở bụng, hoành cách mô,
phổi. Hơi thở thoát ra rồn rập và nếu kéo dài có thể đưa tới hụt hơi,
ngộp thở.
Những kiều cười
Trên mặt có 15 cặp bắp thịt tham dự vào
việc cười, trong khi đó thì có tới 72 bắp thịt cần được vận dụng để
nhăn nhó, khó chịu. Y lý và võ thuật Đông phương cho là có cả trăm
huyệt cười trên cơ thể, với ba huyệt chính: một nằm ở gan bàn chân,
huyệt đại tiếu ở nách và huyệt kinh môn ở lưng.
Tùy theo các bắp thịt co mà ta có những nụ
cười khác nhau:
nụ cười nửa miệng, cười miếng chi, chúm
chím;
cười duyên, cười tình, cười con mắt có
đuôi;
cười rúc rích với nhau như mấy bé gái nói
vụng với nhau về mấy cậu trai cùng trường;
cười khì, cười hề hề thành thật vì vui
không hậu ý, vô thưởng vô phạt;
cười khoái trá, cười giòn tạo không khí
vui vẻ, sung sướng;
cười hóm hỉnh ranh mãnh nhìn vào mắt kẻ
đối thoại như muốn tỏ rằng mình đã biết cái bí ẩn, bề trái của họ;
cười xòa, cười huề bỏ qua mọi căng thẳng
cho xuôi công việc;
cười ngoại giao, cầu tài nịnh, cười lỏn
lẻn, dã lã để được việc cho mình;
cười mát chế riễu, cười khẩy coi thường,
cười nhạt không bằng lòng, cười quỷ quyệt ngọt ngào nhưng đầy âm mưu
xấu;
cười tới chẩy nước mắt, vãi đái và đau cả
bụng;
Lịch sử kim cổ đã có nhiều nụ cười đáng
nhắc nhở như tiếng cười ô trọc, ngạo mạn củaVõ Tắc Thiên; cười khêu
gợi của Dương Quý Phi; nụ cười thầm kín, huyền bí khi ẩn khi hiện trên
bức tranh của thiếu phụ Joconde; nụ cười hứa hẹn của Điêu Thuyền khi
chuốc rượu Lã Bố; cười vô tư, tự do của bầy trẻ vừa tan lớp học; cười
đáng giá ngàn vàng của Bao Tự; cái cười khoái trá, liên tục đến chết
của Trình Giảo Kim trước tình đời đen bạc tráo trở; cười hà hà, khanh
khách, the thé rồi ằng ặc của Bành Trưởng Lão khi bị Hoàng Dung thôi
miên; cười thỏa mãn của Ngưu Cao khi nhẩy xuống sông bắt sống được
tướng địch Ngột Duật.. Hoặc
“ Miệng cười bừng nở
hàm răng lựu;
Sáng cả trời
xanh mấy dặm trường”, qua thơ Huy Cận.
Và công dụng của Cười
ra sao?
Đã có nhiều quan sát, nghiên cứu thực
nghiệm về công dụng của nụ cười với sức khỏe.
a-
Theo bác sĩ thần kinh tâm trí William Fry, chuyên gia về hài hước và
sức khỏe, thì đã có những chứng minh khoa học là sự cười đùa thích thú
kích thích đa số các hệ thống sinh lý trong cơ thể. Một cơn cười rung
bụng làm tim đập mau hơn, máu lưu thông dễ dàng hơn, các bắp thịt vận
động co duỗi tốt hơn. Nó giống như một sự vận động và sau trận cười ta
cảm thấy thư giãn thoải mái. Những nụ cười như vậy ngăn cơn suy tim
bằng cách làm tâm thần thoải mái, nhẹ nhàng, tan biến buồn rầu, tức
giận, giảm ứ đọng máu lưu thông tránh tai biến não, làm giảm khó chịu
vì nan bệnh ung thư..
Trên Tạp san Y Học Hoa Kỳ JAMA ngày 12-7-
1984, bác sĩ Donald Black cho hay cơn cười vui tái tạo sự thăng bằng,
kích thích máu lưu thông và tạo ra cảm giác thoải mái.
Tại Đại Hội lần thứ 73 của hiệp Hội Tim
Hoa Kỳ tại thành phố New Orleans, Hoa Kỳ, ngày 15 tháng 11 năm 2000,
bác sĩ chuyên khoa Tim Mạch Michael Miller trình bầy là người bị bệnh
tim cười 40% ít hơn so với người cùng lứa tuổi không có bệnh tim. Họ
thường ít nhận ra hoàn cảnh đáng cười hoặc là lợi dụng hoàn cảnh đó để
thoát ra khỏi một khó chịu. Ngoài việc cười ít hơn , họ còn dễ giận
hờn dù hoàn cảnh có tích cực, đáng vui. Theo bác sĩ Miller, cho tới
bây giờ, để giảm nguy cơ lên cơn suy tim, ta thường giảm chất béo, vận
động cơ thể, không hút thuốc lá. Nhưng trong tương lai, có lẽ lời
khuyên để có một trái tim lành mạnh, sẽ gồm có vận động cơ thể, ăn
uống đúng cách, giảm chất béo, không hút thuốc lá kèm theo một hoạt
động hữu ích khác là cười đùa vui vẻ nhiều lần trong ngày.
Người ta chưa biết tại sao cười ngừa được
bệnh tim nhưng chắc chắn là sự căng thẳng tâm thần có liên hệ tới tổn
thương viêm thành mạch máu rồi chất béo đóng trên động mạch vành, đưa
tới lên cơn đau tim. Nên nhớ một trong những nguy cơ của cơn suy tim
là căng thẳng, lo âu.. Khi tươi cười thì ta cảm thấy tự tin, tích cực
và kiểm soát được sự hoảng sợ và sẽ phục hồi mau hơn
b-
Cười tăng khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Theo Hội Tiếu Trị
Liệu American Association for Therapeutic Humor, cười tăng sản xuất
T-cell chống lại vi khuẩn, tăng sức đề kháng, tăng hóa chất tốt trong
cơ thể.
c- Nhà
báo Norman Cousins bị bệnh viêm cứng khớp đốt xương sống. Ông ta thấy
mỗi ngày khi cười rung bụng mươi phút thì giảm đau và ngủ thoải mái
được hai giờ mà không cần dùng thuốc men gì. Theo Cousins, sự cười có
tác dụng tốt vào tâm trí ông ta do đó giảm khó khăn bệnh hoạn. Cười
làm thư giãn bắp thịt bằng cách tăng hóa chất catecholamine, hóa chất
này lại kích thích tiết ra một chất giảm đau tự nhiên của cơ thể là
endorphins.
Nhiều bệnh viện đã áp dụng trị liệu bằng
Cười như một thứ thuốc làm giảm đau đớn, lo âu ở bệnh nhân ung thư
giai đoạn cuối. Hiện nay có trên 1300 Câu Lạc Bộ Cười Laughter Club
trên thế giới do bác sĩ Kataria bên Ấn Ðộ khởi xướng thành lập. Ta nhớ
rằng có nhiều cơn đau cũng do cảm xúc mà ra và nếu ta ngâm mình trong
sầu bi, tự trách thì cơn đau tăng, mà qua sự vui cười hớn hở thì đau
cũng giảm lần.
d-
Theo Joe Goodman, Giám Đốc Chương Trình Hài Hước Humor Project, thì
một số kích thích tố tiết ra do căng thẳng đều bị cơn cười vui làm tan
biến. Trong đời sống hàng ngày, ta không thể tránh được những phút
căng thẳng, nhưng một cơn cười phá đều làm nó hết đi. Ta có thể tự hài
hước mà không mất tiền mua, không cần gia nhập câu lạc bộ sức khỏe
hoặc đi khám bác sĩ.. Ông ta đề nghị chúng ta lập một thư viện với
nhiều phim, sách hài hước khác nhau. Khi thấy dấu hiệu buồn phiền thì
vào coi một đoạn phim, đọc một đoạn văn vui, để rồi cười phá lên.
e-
Ngoài ra, Cười làm hô hấp tốt hơn và giảm thán khí trong máu; tăng
cường hệ miễn dịch, có nhiều huyết cầu tố chống lại nhiễm hô hấp; cung
cấp nhiều dưỡng khí cho não bộ, khiến ta suy nghĩ tốt hơn; giảm huyết
áp, giảm u sầu; làm bắp thịt mạnh hơn. Có người đã nói rằng nếu ta
thực hiện từ 100 tới 200 cơn cười mỗi ngày thì sẽ mang lại ích lợi cho
cơ thể tương đương với mươi phút chạy bộ.
g- Về
tâm lý, Freud coi cười là môn thuốc tẩy xổ ưu phiền; Darwin coi cười
là đối nghịch với khóc mà khóc là dấu hiệu của phiền não, đau đớn.
Từ lâu, các nhà y học đã nhận thấy rằng
những bệnh nhân yêu đời, tự tin và hy vọng đáp ứng thuận tiện hơn với
điều trị và mau lành hơn người lúc nào cũng u sầu, than thân, nản
lòng.
Voltaire có ý kiến tương tự: “Có người
cười như lên cơn động kinh; người ta cũng nói có kẻ chết vì cười; điều
này tôi không tin lắm nhưng chắc chắn là có nhiều người chết vì sầu
thảm”.
Tác giả Nguyễn Gia Thiều cũng đã viết:
“ Giết nhau chẳng cái
lưu cầu,
Giết nhau bằng cái u
sầu độc chưa”.
Cười cũng làm ta tự tin, yêu đời hơn, tăng
giao hảo với mọi người. Nơi làm việc mà có sự hòa thuận, vui vẻ thì
nhân viên làm việc với nhiều hiệu năng, giảm căng thẳng, tăng sản xuất
và tăng tình cảm đẹp giữa người này với người khác.
Ngoài ra, Cười là một xúc động lành mạnh
dễ lan truyền, chứ không nguy hiểm như lây lan cúm gia cầm, cúm người.
Đây là một hoạt động giải trí tự nhiên, không tốn tiền, không có tác
dụng xấu, thích hợp cho mọi người, mọi tuổi. Chỉ một nụ cười nhỏ nhưng
niềm vui có thể lan truyền khắp trái đất. Cho nên khi thấy một nụ
cười, hãy tiếp nhận, đừng để nó lạc lõng và hãy tạo ra một dịch cười,
khiến mọi người cùng nhiễm cái vui. Cũng may là rất ít người miễn
nhiễm, dị ứng với cười, dù là đến từ ai.
Kết luận
Nói về ích lợi của Cười đối với cơ thể thì
nhiều vô tận.
Xin kết luận với câu nói của Steve
Bhearman:
“Hài hước có sức mạnh
chữa trị rất lớn đối với xúc động. Ta không thể vừa tức giận, sợ hãi,
đau đớn khi ta đang ôm bụng cười phá lên”
Và của Đức Đạt Lai Lạt Ma:
“Nếu ta duy trì một
tình cảm thân ái và đầy tình thương thì tự nhiên cửa lòng ta mở rộng.
Qua cánh cửa đó, ta sẽ đối thoại dễ dàng với mọi người. Ta sẽ thấy
rằng họ cũng như ta và từ đó ta sẽ sẵn sàng liên hệ với họ và tạo ra
một tình bạn tốt, sẽ bớt đi sự e dè, không còn cảm giác sợ hãi, nghi
ngờ, bất an”.
Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Texas –Hoa Kỳ.
|
VỀ MỤC LỤC |
|
Từ TSUNAMI đến KATRINA và ... |
Cơn bão Tsunami đến trùng hợp với buổi
chiều nàng và tôi có cuộc cãi vã. Buồn thật, nhưng con người mà, chén
bát để trong chạn còn va chạm huống chi vợ chồng, huống chi đàn ông và
đàn bà. Lạy Chúa tôi…
Hôm nay ‘Mặt Trận Miền Viễn Tây’ trong nhà
tôi có phần lắng dịu. Nhìn lên màn ảnh TV với những cảnh nhà cửa trôi
dạt và xác người ngổn ngang, tôi gợi chuyện như một ‘diễn tiến hòa
bình’:
- Hơn 100 ngàn người chết. Ghê quá.
Thật không hiểu được.
Như vẫn còn hậm hực, nàng đưa ngay một lời
cảnh báo đối phương:
-
Chúa gởi hình phạt đến mà
vẫn còn chưa biết thưong yêu nhau.
Lời cảnh báo của nàng còn ‘vững vàng’ hơn
cả giáo huấn của Giáo Hoàng John Paul II, ‘nhanh’ hơn cả sách vở của
Hans Kung, và ‘hùng biện’ hơn cả những thuyết giảng của Bill Graham.
“Chưa biết yêu thương nhau”. Tôi biết chắc
nàng không nói về những người Acer và người Indonesia hay người Thái
theo Phật Giáo và người Thái theo Hồi Giáo đâu. Tôi biết nàng ám chỉ
ai rồi, nhưng nếu ‘tranh cãi’ về ‘tình yêu’ thì
‘không vui’ nên tôi im lặng.
Mấy hôm sau thì trên web đã có những lý
giải về nguyên do cơn sóng thần. Nó là kết quả của một cơn động đất
ngoài khơi Ấn Độ Dương mà sức mạnh bằng hàng chục ngàn quả bom nguyên
tử ở Hirosima năm 1945.
Ai cũng đồng ý về nguyên nhân vật lý này.
Nhưng tại sao lại có động đất? Tại vì quả đất chuyển mình và mặt quả
đất chỉ mong manh như vỏ trứng mà thôi. Nhưng tại sao lại có những
‘bất toàn/thiếu sót’ như vậy? Nói khác là tại sao lại có những tai họa
làm chết nhiều sinh linh đến thê? Câu hỏi vượt khỏi tầm vật lý để nằm
ở mức độ siêu hình và thiêng liêng rồi.
Phật Giáo thì cho đó là cái VÔ THƯỜNG của
cuộc đời, là NGHIỆP BÁO của nhân sinh.
Người thì cho là hình phạt của Thượng
Đế(nàng nhà tôi chác chắn thuộc hệ phái này 100%), nhưng Thượng Đế
phạt ai? Và do tội lỗi của ai?
Bảo rằng đây là Ý Chúa cũng không đúng vì
Chúa nhân từ vô cùng Ngài đâu giết người tội lỗi, nhất là trong số
những nạn nhân có rất nhiều người vô tội cơ mà.
Bảo đây không phải Ý Chúa cũng không đúng
vì Chúa quyền năng vô cùng. Chẳng có gì Ngài không biết và chẳng có gì
xảy ra ngoài quyền năng của Ngài được.
Có một bài báo cắt nghĩa hiện tượng này
như là việc quân Hêrôđê giết các con trẻ ở Do Thái khi Chúa Giêsu sinh
ra. Tác giả này cho rằng Chúa muốn những đứa trẻ này ‘được chết sớm’
vì Ngài thấy trước rằng khi lớn lên chúng sẽ cực khổ hoặc có thể ‘mất
linh hồn’. Tôi không đồng ý với lối lý luận này vì nếu vậy thì Ngài
đừng cho chúng sinh ra thì hơn. Hơn nữa sự chết của chúng tự nó cũng
đã là những đau khổ lớn cho các gia đình và dân tộc Do Thái lúc bấy
giờ rồi. Rồi nhìn ra đời tôi cũng thấy biết bao người đau khổ về thể
xác và tinh thần mà Chúa vẫn để cho họ sống ‘lai rai’ với bệnh ung thư
đau đớn hoặc tai biến mạch máu não nằm trơ như khúc gỗ trong nhà
thương hay trong những viện dưỡng lão cơ mà.
Trước thảm cảnh này (ngay sau ngày Lễ
Giáng Sinh), tôi chỉ dám viết trên emails gởi cho các bạn: “Lạy
Chúa, con chẳng hiểu được những sự kiện này vì đường lối và tư tưởng
của Ngài cao vời như trời với đất. Chỉ xin cho con vững niềm tin nơi
Ngài thôi”.
Rồi cơn bão Tsunami cũng qua đi với hơn
150 ngàn người chết. Họ là những người Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, và
những du khách từ các nước.
Hơn 150 ngàn người chết( bằng 3 lần con số
cư dân của thành phố Fullerton, California). Nhiều thật đấy, nhưng
-
So với số người chết vì trận
động đất ở Băc Trung Hoa 10 năm trước thì con số này mới chỉ bằng ¼
-
So với 2 triệu người
Campuchia bị Pol Pot thảm sát thì con số này chưa thấm thía.
-
So với 6 triệu người Do Thái
bị Đức Quốc Xã tiêu diệt thì con số này lại càng nhỏ hơn.
-
So với số người Việt Nam
chết trong cuộc chiến Nam Bắc hơn 20 năm thì con số này cũng nhỏ
thôi.
-
So với số người Việt Nam
chết trên đường vượt biên thì con số này cũng kém xa.
Chết do thiên tai thì khủng khiếp, nhưng
nhanh chóng. Còn chết do chiến tranh, do ‘nhân tai’ thì đáng sợ và bi
thảm hơn nhiều.
Lạy Chúa, Ngài ở đâu khi cơn sóng thần ập
đến? Ngài bận làm gì khi bọn hải tặc vô nhân tính hãm hiếp những người
trinh nữ Việt Nam rồi vất xác xuống biển Thái Lan và Mã Lai
Bình tâm lại, tôi vẫn thấy mình luẩn quẩn
về huyền nhiệm “D’ou vient le mal?”(Sự dữ từ đau đến?). Biết rằng
huyền nhiệm(mystery) thì khác với vấn đề(problem) nên chẳng ai giải
nghĩa được, nhưng tôi cũng cứ quanh quẩn vì nó có liên hệ đến niềm tin
và sự cứu độ của tôi.
Bình tâm lại, tôi thấy những nạn nhân của
cơn sóng thần Tsunami cũng phần nào giống những vị nữ tu bị bức tử
đang lúc làm việc thiện nguyên ở Iraq. Cũng chẳng mấy khác những cha
dòng tên bị giết lúc sang truyền giáo ở Nam Mỹ. Cũng chẳng khác với
cái chết của thánh Lê Văn Phụng và thánh Nguyễn Công Quí khi muốn giữ
đức tin. Cũng chẳng khác những người mang những bệnh tật bẩm sinh.
Tsunami thật là phi lý với cái nhìn của một con người
‘bình-thường-không-niềm-tin’.
Chính những người Do Thái cũng đã thắc mắc
và hỏi Chúa Giêsu: “Tại vì tội của nó hay tội của bố mẹ, ông nội bà
ngoại của nó mà tay này phải tật nguyền khổ cực thế kia?”.
…
Tôi chưa viết xong những dòng suy tư này
vào ngày 10 tháng 1, năm 2005 thì cơn bão Katrina đã vừa ập xuống vùng
New Orleans, Louisiana. Không làm chết nhiều người như Tsunami, nhưng
Katrina là thiên tai gây thiệt hại nhất trong lịch sủ nước Mỹ.
Dưới một khía cạnh nào đó thì Katrina cũng
giống Tsunami mà thôi. Tôi không dám (tạm gọi là) suy tư nữa, chỉ tin
rằng “Chúa có chương trình riêng cho mổi người Chúa đã sinh ra.”
Nhưng tôi muốn ghi nhận có một số người
nhìn những Thiên Tai…giống tôi:
Bà bề trên dòng DaMinh( hay Mến Thánh Giá)
đang chăm sóc những người tị nạn từ New Orleans ở Houston khi trả lời
phỏng vấn với Đài BBC London: “Tôi coi đó như một mầu nhiệm, mà đã là
mầu nhiệm rồi thì có tìm hiểu mấy cũng chả hiểu được. Tôi chỉ ‘chắp
tay’ cầu xin Chúa cho những nạn nhân bão lụt và ‘đưa tay’ làm được gì
cho họ thì làm thôi.
Một vị mục sư khác tôi không nhớ tên,
nhưng nhớ lời của ông trên đài phát thanh: “ Bảo rằng đây là hình phạt
của Chúa thì đó là một điều ‘tốt nhất’ mà những kẻ vô thần, những kẻ
ghét đạo, chống đạo đang tìm kiếm để phá đạo đấy.”
Nói về sự giúp đỡ nhứng nạn nhân thiên tai
Katrina, tôi cũng không quên lời của Đúc Cha Mai Thanh Lương: “In
these disasters, the prayer is not enough. The prayer should be on the
top of charity”.
Chắc tôi cũng phải thêm vào những dòng này
từ báo Abba số 246 nữa:
Một số người nói gì về thảm kịch 11 tháng
9 năm 2001? Họ nói gì đến trận sóng thần Tsunami năm ngoái? Họ nói gì
về trận bão kinh hoàng Katrina đang xảy ra ở miền Nam nước Mỹ? Họ đang
và sẽ nói gì về Thiên Chúa khi có thảm kịch xảy ra trong cuộc đời? Họ
có nói rằng Chúa đánh phạt những người tội lỗi không?
Bạn có bao giờ nghe người ta nói “Thiên
Chúa giống như một người cha đôi khi dùng hình phạt để răn dạy con
cái”? Và, bạn có đồng ý với ý kiến này không?
Đức Giêsu gọi Thiên Chúa là Abba,
nghĩa là Cha, là Bố. Thiên Chúa và người Cha đó của Đức Giêsu đã làm
gì cho nhân loại? Đức Giêsu khẳng định “Ai thấy tôi là thấy Cha tôi,
Đấng đã sai tôi.” (Ga 12:45). Chúng ta thấy gì nơi Đức Giêsu? Có bao
giờ Đức Giêsu làm hại ai chưa, ngay cả đối với người tội lỗi? Có bao
giờ Người gây ra đau khổ cho ai không? Bạn có thể tìm được một bằng
chứng nào trong Tin Mừng về việc Chúa Giêsu phạt tội nhân không? Còn
tôi thì không. Ngược lại, tôi chỉ có thể tìm được vô số những bằng
chứng về sự tha thứ, lòng nhân hậu, và tình thương yêu của Người dành
cho những người tội lỗi, trong đó có bản thân tôi.
Chúa Giêsu ôm lấy tất cả mọi cuộc đời, đặc
biệt là các tội nhân: “Những người khỏe mạnh thì không cần thầy thuốc,
nhưng những người đau yếu thì cần. Hãy đi và học cho biết điều này: Ta
muốn lòng nhân từ chứ không cần lễ tế. Tôi đến không phải để kêu gọi
những người công chính, nhưng để kêu gọi những người tội lỗi.” (Mt
9:12-13). Chúa Giêsu chỉ muốn họ được sống dồi dào. Vậy thì làm sao
Thiên Chúa, người Cha vô cùng nhân từ của Đức Giêsu, lại có thể liên
quan đến những thảm cảnh cuộc đời như vụ khủng bố 11 tháng 9, cơn sóng
thần Tsunami, trận bão Katrina, bệnh tật, đánh bom tự sát, v.v… Không,
Thiên Chúa không thể làm những chuyện như thế, không phải vì Người
không đủ sức làm, nhưng vì Người là Tình Yêu (1Ga 4:16). Những
thảm cảnh này là do các nguyên nhân khác.
Chúng ta không thể phóng chiếu hình ảnh
mình có về người cha trần thế lên Đấng là Thiên Chúa và là Cha mà Đức
Giêsu nói đến. Thiên Chúa và Người Cha đó không phải là cha mẹ trần
thế của chúng ta. Cách duy nhất để chúng ta có thể hiểu ý nghĩa của
Abba – người Cha – mà Đức Giêsu nói đến là đào sâu tương quan của
Đức Giêsu và Thiên Chúa, chứ không phải bằng cách thay đổi danh xưng
“cha” bằng một danh xưng khác vì mọi danh xưng con người đều giới hạn
và khiếm khuyết về Thiên Chúa.
Chúng ta hãy cùng nhớ rằng Thiên Chúa, Cha
của Đức Giêsu, chính là người Cha đầy lòng yêu thương của hết mọi
người.
Cảm ơn báo Abba.
Các nhà địa chất học cũng đang tiên đoán
là trong thập niên tới sẽ có trận động đất lớn ở Nam hoặc Bắc
California mà số thiệt hại nhân mạng có thể cả chục ngàn và thiệt hại
vật chất có thể gấp đôi, gấp ba trân bão Katrina. Tôi chưa sẵn sàng
cho cơn động đất ấy, nhưng nếu nó xảy đến thì tôi cũng chẳng nghĩ đó
là hình phạt của Chúa. Chẳng lẽ cả tiểu bang California không có một
người thánh hay sao. Chỉ cầu xin Chúa: “Nếu Ngài cất con về thì cho
con về nhà Ngài.”
Joseph Vũ
San Dimas |
VỀ MỤC LỤC |
|
- Mọi liên lạc: Ghi danh,
thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ
giaosivietnam@gmail.com
-
Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:
Trao
đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;
Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng
tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia
công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong
mọi lãnh vực; Mỗi Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức
Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ…
(Truyền giáo hay xây pháo đài?)
- Quí vị cũng có thể tham
khảo những số báo đã phát hành tại
www.conggiaovietnam.net
Rất mong được sự cộng tác,
hưởng ứng của tất cả Quí vị
Xin chân thành cám ơn tất
cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế
khác nhau.
TM.
Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam
Lm.
Luca Phạm Quốc Sử
USA
|
|
*************
|
|