TIN VUI
Web site ww.tinvui.org E-mail : bantreconggiao@yahoo.com
MỤC LỤC
350,000 bạn trẻ đã gặp ĐTC Biển Đức 16
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008 : 184.800 bạn trẻ ghi danh
Cái Nhìn của một người Phi Châu về nhu cầu chính yếu của Ðại Lục Phi Châu ngày nay.
ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI NOI GƯƠNG MẸ TÊRÊSA CALCUTTA
Vài con số về Giáo Hội công giáo tại Áo Quốc dịp ÐTC Beneđitô XVI đến viếng thăm.
Vài nét về Ðền Thánh Kính Ðức Mẹ tại Mariazell, Áo quốc.
BỔ NHIỆM THUYÊN CHUYỂN CÁC LINH MỤC TRONG TỔNG GIÁO PHẬN TP.HCM
Ngày Nhạc Sĩ Công Giáo tại Thủ Đức nhân lễ kính thánh Grêgôriô
Giáo Phận Phan Thiết tiễn biệt cha JB Trần Xuân Long đến nơi an nghĩ cuối cùng
Thánh lễ khai giảng đầu năm của lớp Học Viện Liên Dòng Thánh Toma.
Khai giảng khóa học Giáo Dục Nhân Bản và Kỹ Năng Sống
Giáo xứ Phú Bình với nghề làm lồng đèn truyển thống
Kỉ niệm 10 năm ngày Mẹ Têrêsa Calcutta qua đời :
Mẹ Têrêsa Calcutta, Gương Chứng Nhân Thời Đại
Lời Cầu Nguyện Của Mẹ Têrêsa Calcutta:
LÒNG CHUNG THỦY TRONG BẬC VỢ CHỒNG
Tương quan giữa cha sở với các nữ tu, ban hành giáo và các đoàn thể trong giáo xứ (tiếp theo)
SỐNG LỜI CHÚA
Lc 12, 49-53
"Thầy không đến để đem bình an, nhưng đem sự chia rẽ".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian và Thầy mong muốn biết bao cho lửa cháy lên. Thầy phải chịu một phép rửa, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi hoàn tất. Các con tưởng Thầy đến để đem sự bình an xuống thế gian ư? Thầy bảo các con: không phải thế, nhưng Thầy đến để đem sự chia rẽ. Vì từ nay, năm người trong một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba người chống lại hai, và hai người chống lại ba: cha chống đối con trai, và con trai chống đối cha; mẹ chống đối con gái, và con gái chống đối mẹ; mẹ chồng chống đối nàng dâu, và nàng dâu chống đối mẹ chồng". Đó là lời Chúa.
Thường tình ở đời, khi quyết định tiến hành thực hiện một việc gì, người ta phải ngồi lại, tính toán xem việc đó sẽ được cái gì, bao nhiêu, thì mới quyết định làm, nhất là trong thời đại thị trường, mọi sự đều đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Ở đây Chúa Giêsu lại đưa ra một lối suy nghĩ, một cách làm ngược hẳn lại, đó là PHẢI MẤT RỒI MỚI ĐƯỢC “Ai đến với Tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ Tôi được” ( Lc 14, 27).
Chọn lựa từ bỏ, hay mất rồi mới được là quy luật để sống, phát triển, quy luật áp dụng cho cả vạn vật và con người. Hạt lúa phải vùi sâu vào lòng đất mới sinh hoa trái, em bé phải ra khỏi lòng mẹ mới sống và lớn lên…
Trong cuộc sống đời thường tôi có nhiều cái để chọn lựa. Bản năng tự nhiên xui khiến tôi chọn cái tầm thường hơn cái cao cả, chọn khoái lạc phù du hơn hạnh phúc bền vững. Xem ra con người, thích cái dễ dãi hơn cái khó, cái tầm thường hơn cái cao cả.
Trong khi đó điều kiện để trở thành môn đệ Đức Giêsu, là một chọn lựa đòi hỏi mọi người phải biết dứt bỏ, phải dám liều, do đó không phải ai cũng làm được.
Một số người dám làm, dám liều, dám chọn lựa và dứt bỏ, để trở thành môn đệ Đức Giêsu, nhưng chọn lựa không phải chỉ một lần là xong, mà phải lặp lại nhiều lần trong cuộc sống. Đời người lại trải dài từ năm này qua năm khác, và năm tháng không êm ả trôi đi, biết bao thử thách, biết bao cám dỗ xảy ra từng ngày, đến nỗi những gì đã quyết định dứt bỏ, lại lượm lên, bỏ mà không dứt.
Điều hôm nay chưa thấy dính bén, mai đã thấy khó gỡ. Điều đã bỏ từ lâu, nay bất ngờ lại hấp dẫn, thật là một cuộc chiến dài và gian khổ. Chính tình trạng này tạo nên trong con người một sự giằng co, bất ổn, một ray rứt triền miên. Cũng vì vậy mà trong Giáo hội có những ngày tĩnh tâm hằng tháng, hằng năm, để có dịp ngồi lại với chính mình, với Chúa, để người môn đệ Đức Giêsu rà soát lại những gì mình đã làm, những gì mình đã quyết định dứt bỏ, chịu mất để được, nhìn lại hướng đi mình đang bước.
Điều kiện Chúa đưa ra ở đây là rất gắt gao : Phải đặt Chúa lên mọi giá trị khác. Mọi giá trị đều trở nên tương đối trước Đấng tuyệt đối.
Tiền bạc, của cải là một giá trị cần cho cuộc sống. Cha mẹ, vợ con, gia đình là giá trị tinh thần. Mạng sống là một giá trị trổi vượt. Những giá trị đó cũng phải hy sinh, khi cần, để tôi chọn Đức Giêsu một giá trị trên mọi giá trị.
Chọn Đức Giêsu là tôi chọn đi con đường hẹp, đi vào cửa hẹp. Tôi phải tắt tivi để đọc kinh tối, phải bỏ cuộc đi chơi với bạn bè vào ngày Chủ Nhật, để đi làm việc xã hội, để đi thăm người bệnh. Sự chọn lựa này trở nên nhẹ nhàng, nếu tôi biết thực hiện trong tình yêu : Người mẹ ngồn bên giường bệnh suốt đêm để săn sóc đứa con đang yếu liệt, thì không hề cảm thấy mệt mỏi.
Lạy Chúa Giêsu, khi con nhìn lên cây thánh giá, con hiểu được rằng : Vì yêu, Chúa đã bỏ vinh quang thần linh để sống kiếp người như con. Từ bỏ và vác thập giá là chấp nhận được Chúa cắt tỉa để trổ sinh nhiều hoa trái.
Xin cho con dám ra khỏi mình, ra khỏi những tâm tính toán trần tục, để sống những đòi hỏi bất ngờ của Chúa, dù phải mất mát và thua thiệt vì có Chúa là con đã có tất cả.
Chính lúc hiến thân là lúc nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Chính lúc mất chính mình là lúc được lại tất cả.
Lm. Lê Hiển, Cà Mau
CON ĐƯỜNG TU ĐỨC
Lễ Đức Mẹ sầu bi (15.9) có thể gọi là lễ trở về. Con cái Đức Mẹ khắp nơi về xum họp quanh Đức Mẹ của mình, Đức Mẹ muốn vậy, con cái Đức Mẹ có nhiệm vụ đó. Bởi vì hôm nay Hội Thánh nhớ về Đức Mẹ như người Mẹ đau khổ.
Trước hết, ta hãy nghe mấy lời Hội Thánh gợi ý trong ca tiếp liên của thánh lễ Đức Mẹ sầu bi :
- Mẹ sầu bi, tầm tã giọt châu, đang đứng bên cây thánh giá, nơi Con Người đã bị treo lên.
- Bà Mẹ hiền nhìn xem nỗi khổ hình của người con chí thánh, mà đau lòng thổn thức tâm can.
- Tôi ao ước được cùng với Mẹ đứng bên cây thánh giá và hợp nhất cùng Mẹ trong tiếng khóc than.
- Từ gợi ý trên đây, chúng tôi suy gẫm đôi chút về vai trò của đau khổ :
Nơi Chúa Giêsu,
Nơi Đức Mẹ,
Nơi những người con Đức Mẹ
Chúa Giêsu đã chịu nhiều đau khổ. Từ sinh ra nghèo khó ở Bêlem cho đến chết nhục nhã trên núi Calvariô.
Để làm gì ?
Trước hết, để hiến dâng mình cho Chúa Cha, như một lễ tế nói lên sự vâng phục, nhờ đó nhân loại sẽ được cứu độ.
“Dẫu là con Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu. Và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những ai tùng phục Người”. ( Dt 5, 8-9).
Tác giả thư gởi Do thái đã nối kết vâng phục, đau khổ, và cứu độ. Đau khổ như dấu chỉ vâng phục,nhờ đó mà cứu độ.
Trong thư gởi giáo đoàn Philipphê thánh Phaolô cũng nhắc đến sự nối kết đó, nhưng lại thêm vào sự tự hạ :
“Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế.
“Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến chết, chết trên cây thập giá.
“Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt hơn mọi danh hiệu “ (Pl 2, 6-9).
Như vậy, đau khổ, tự tạ diễn tả tâm hồn vâng phục, để cứu độ.
Suy gẫm những nét đó trong con người Chúa Giêsu, chúng ta thấy những nét đó được đề cao, mang giá trị lớn.
Ngoài ra, đau khổ, tự hạ không những diễn tả sự hiến dâng vâng phục, mà còn diễn tả một ý nghĩa khác nữa. Đó là diễn tả tình yêu.
Thánh Phaolô quả quyết : “Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi, đó là bằng chứng Người thương yêu chúng ta” ( Rm 5, 8).
Bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta là Đức Kitô chết cho chúng ta.
“Chúa Cha đã không tha cho con mình, nhưng đã phó con mình vì chúng ta”( Rm 8, 32).
Vì chúng ta, nghĩa là vì yêu chúng ta.
Tại đây, chúng ta có thể xác tín điều này : Sự Đức Kitô đã chịu đau khổ, đã tự hạ, đã vâng lời, đã chịu chết, tất cả đều để mạc khải tình yêu của Thiên Chúa.
Vì yêu ta, mà Chúa Giêsu vâng lời.
Vì yêu ta, mà Chúa Giêsu tự hạ.
Vì yêu ta, mà Chúa Giêsu chịu muôn vàn đau khổ.
Vì yêu ta, mà Chúa Giêsu chịu chết.
Với lòng xác tín đó, chúng ta cúi mình cảm tạ Chúa.
Bây giờ chúng ta nhìn sang vai trò của đau khổ nơi Đức Mẹ.
Khi nói về Đức Mẹ sầu bi, người ta hay nhắc đến bảy sự thương khó Đức Mẹ. Cách đó hợp với lòng sùng kính bình dân.
Còn trong Phúc Âm, sự đau khổ của Đức Mẹ đã được diễn tả rõ nét qua hình ảnh lưỡi gươm đâm thâu qua trái tim Mẹ, như lời tiên tri Simeon đã nói (x. Lc 2, 35), rồi qua hình ảnh Đức Mẹ đi tìm con thất lạc (x. Lc 2, 41-50), và qua hình ảnh Đức Mẹ đứng dưới chân Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thập giá ( x Ga 19, 25-27).
Nếu suy gẫm thêm, chúng ta có thể tóm tắt sự đau đớn của Đức Mẹ qua hình ảnh hạt lúa trong lòng đất, mà chính Chúa Giêsu đã nêu lên :
“Thật, Thầy bảo thật các con, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không thối đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình. Còn nếu nó chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12, 24).
Tôi thường hay mượn hình ảnh hạt lúa Chúa nói trên đây, để nhìn gặp Đức Mẹ sầu bi.
Tôi đã gặp Đức Mẹ đau khổ rất tự hạ, rất khiêm ngường, rất âm thầm, rất kín đáo.
Chính trong thái độ chôn vùi đó, mà tính cách người mẹ càng rất là mẹ. Nhất là thái độ ẩn dật chôn vùi đó đã phản ánh sự hiệp thông hữu hiệu của Mẹ với những đớn đau cứu độ của Chúa Giêsu.
Sự hiệp thông lặng lẽ đó tỏa sáng tâm hồn cầu nguyện.
Đau khổ trở thành cầu nguyện. Đau khổ trở thành tình yêu.
Mấy suy gẫm trên đây dẫn dắt chúng ta đến việc suy gẫm vai trò của đau khổ nơi những người con Đức Mẹ.
Nói về đau khổ mà không có kinh nghiệm về đau khổ sẽ dễ sai lầm. Nhưng không phải mọi kinh nghiệm về đau khổ đều hữu ích. Chỉ những kinh nghiệm về đau khổ được đạo đức hoá mới làm giàu nội tâm.
Khi đau khổ của ta được thanh luyện, thánh hoá nhờ Mẹ sầu bi, nó sẽ diễn tả một chiến thắng của tình yêu trên tất cả những gì không là tình yêu.
Lúc đó, đau khổ mở rộng trái tim ta, cho nó một khả năng đón nhân những gì cao cả, mà những niềm vui trần thế không mang lại được.
Lúc đó, sự Chúa sai ta đi sẽ được hoàn thành trên thánh giá. Nó sẽ là của lễ hiến dâng trọn vẹn. Chứng tỏ Chúa là tất cả cho ta. Như thế, Chúa sẽ cứu độ ta và cũng cứu độ bao người khác.
Người con Mẹ đi theo Mẹ trên đường thánh giá, sẽ phải trải qua những cuộc chiến đấu quyết liệt. Những cuộc chiến này phần lớn thuộc nội tâm.
Ngày lễ Đức Mẹ sầu bi, họ sẽ cùng Mẹ hướng lòng về thánh giá Đức Kitô, để dâng mình như của lễ vâng phục và tin yêu.
ĐGM GB. Bùi Tuần
HIỆP THÔNG GIÁO HỘI
LORETO. Chiều 1-9-2007, ĐTC Biển Đức 16 đã đến Trung tâm Thánh Mẫu Loreto để gặp gỡ 350 ngàn bạn trẻ Công Giáo Italia.
Ngoài các bạn trẻ Italia, con có 800 đại diện giới trẻ đến từ 53 nước Âu Châu và vùng quanh Địa Trung Hải, đặc biệt là phái đoàn 14 bạn trẻ đến từ Sydney bên Úc, nơi sẽ diễn ra Ngày Quốc tế giới trẻ năm tới.
Sáng 1-9-2007, các bạn trẻ đã tiến về Loreto bằng nhiều phương tiện di chuyển khác nhau, đặc biệt là 107 chuyến xe lửa đặc biệt và hàng trăm xe bus. Mỗi bạn trẻ đã đi bộ vài cây số, để sống kinh nghiệm là người lữ hành trong đức tin. Trong số các bạn trẻ có hơn 80 ngàn người đã sinh hoạt trong 2 ngày trước đó 32 giáo phận phụ cận. Cuộc gặp này được gọi là ”Diễn đàn giới trẻ Italia”, và được coi như một giai đoạn chuẩn bị cho Ngày Quốc Tế giới trẻ vào tháng 7 năm tới tại Sydney bên Úc.
ĐTC đã đáp trực thăng lúc 4 giờ 10 phút chiều từ Castel Gandolfo đến Trung tâm Gioan Phaolô 2 tại Montorso, cách Loreto 5 cây số, lúc 5 giờ 15 và từ đây ngài dùng xe bọc kính tiến qua các lối đi để chào thăm các bạn trẻ tụ tập tại khu vực Montorso gần bờ biển Adriatique. Hiện diện tại buổi gặp gỡ còn có đông đảo các GM Italia, đặc biệt là Đức TG và Phó thủ tướng Italia, Ông Francesco Rutelli.
Cuộc gặp gỡ giữa ĐTC với các bạn trẻ bắt đầu lúc 6 giờ chiều, dưới bầu trời nắng đẹp, với phần cầu nguyện, trình bày chứng từ. Cuộc gặp gỡ cũng diễn ra dưới hình thức một cuộc đối thoại, một số đại diện bạn trẻ đã nêu lên cho ĐTC một số câu hỏi và ngài đã trả lời.
Về băn khoăn của người trẻ làm thế nào để khỏi bị ở ngoài lề xã hội và lịch sử, ĐTC khẳng định rằng ”đối với Thiên Chúa tất cả chúng ta đều ở trung tâm, vì tất cả chúng ta đều được người yêu thương đồng đều và kêu gọi thực hiện những điều vĩ đại, mỗi người theo ơn gọi của mình, tận dụng những nén bạc và tài năng của mình”.
ĐTC nói: ”Hỡi các con quí mến, nhân danh CHúa Giêsu, tối hôm nay cha mạnh mẽ lập lại với các con rằng: Các con hãy ra đi, hãy sống và yêu mến! Trước mặt Chúa mỗi người chúng con đều quan trọng. Các con quan trọng đối với gia đình, bạn hữu, các nhà giáo dục các con và tất cả những người mà con con yêu mến và họ cũng yêu thương các con, các con quan trọng đối với đất nước, toàn thế giới, Giáo Hội và Chúa Giêsu Kitô.. Đừng ai trong các con cảm thấy mình ở ngoài lề, trái lại, các con hãy cảm thấy mình thực sự quan trọng, giữ vai chính, vì các con ở trung tâm tình yêu của Thiên Chúa”.
ĐTC cũng nhắc nhở các bạn trẻ rằng: “Trong Chúa Kitô các con có thể tìm được câu trả lời cho những câu hỏi thâm sâu nhất trong tâm hồn các con, vì Chúa, và chỉ có Chúa mới có thể làm cho các con hoàn toàn tự do và có khả năng yêu mến. Nếu các con ở lại với Chúa Giêsu, các con sẽ không sợ gì, vì cả khi Chúa có vẻ im lặng trước bao nhiêu câu hỏi của các con, Chúa vẫn ở cạnh chúng ta, và đúng hơn, ngài cầm tay chúng ta”.
ĐTC cũng nói rằng: ”Giáo Hội mở rộng vòng tay, xác quyết với các con tình yêu Chúa lớn hơn mức độ các con có thể tưởng tượng được; không sự sợ hãi và không sự yếu đuối con người nào có thể tách rời chúng ta khỏi CHúa Kitô...”.
Ngài nhắn nhủ các bạn trẻ rằng: ”Trong những công chuyện hằng ngày, trong nhũng chọn lựa của xã hội chúng ta, các tín hữu Kitô, như những công dân có tinh thần trách nhiệm, có nghĩa vụ can thiệp, một cách cương quyết nhưng dịu dàng, không bao giờ dùng bạo lực hoặc sự cưỡng bách: nơi nào có cưỡng bách và bạo lực, thì không thể có Thiên Chúa. Như Chúa Kitô không bao giờ tránh né những thách đố và những khiêu khích của con người thời Ngài, các con cũng vậy, hỡi những người trẻ yêu quí, các con hãy chuẩn bị lên tiếng, biểu lộ tư tưởng của các con, nếu cần cả sự phê bình của con con, nhưng luôn dùng sức mạnh thuyết phục của lý trí và tình thương”.
Sau cùng, trong bài huấn dụ, ĐTC cho biết ngài hẹn các bạn trẻ tại Sydney, nhân Ngày Quốc Tế giới trẻ năm tới. Ngài nói: ”Cha biết là nước Úc xa xăm, và đối với các bạn trẻ Italia, nước Úc càng xa hơn nữa. Chúng ta hãy cầu xin Chúa là Đấng thực hiện mọi sự lạ lùng, ban cho nhiều người trong các con được đến đó tham dự. Xin Chúa ban điều đó cho Cha và cho các con. Đó là một trong bao nhiêu giấc mơ mà đêm nay chúng ta cầu xin và phó thác cho Mẹ Maria”.
Sau đó, vào lúc quá 9 giờ tối, khi ĐTC kính viếng và cầu nguyện tại Nhà Đức Mẹ trong Đền thánh Loreto, các bạn trẻ còn ở lại tham dự buổi canh thức gồm 8 hồi với các phần suy niệm và cầu nguyện, xoay quanh chủ đề ”Cuộc truyền tin của Chúa” (Lc 1,26-28).
Sáng chúa nhật 2-9-2007, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ đồng tế với khoảng 160 GM Italia cũng tại cánh đồng Montorso.
LM Trần Đức Anh, OP
Roma, ngày 31/8/2007 (Zenit)
– Tính cho tới hôm nay, cuối tháng tám 2007, tức là còn 319 ngày tính đến ngày
khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vào tháng 7/2008, đã có tổng cộng 184.800 bạn
trẻ ghi danh tham dự.
Ban tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008 Úc châu ước lượng khoảng 500.000 bạn trẻ sẽ tham dự Đại Hội này do Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI chủ toạ. Đây cũng là cuộc viếng thăm mục vụ đầu tiên của ĐTC tới lục địa Úc châu.
Chỉ còn 11 tháng nữa là Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008 (JMJ
2008) sẽ khai mạc tại Sydney, theo tổng kết sổ ghi danh từ khắp nơi trên thế
giới, đã có tổng cộng 184.800 bạn trẻ ghi danh tham dự, trong số đó có 50.710
bạn trẻ Úc châu.
Ông Danny Casey, giám đốc điều hành Đại Hội Giới Trẻ Thế
Giới 2008 Úc châu đã tuyên bố rằng ông hy vọng sẽ còn nhiều người ghi danh tham
dự.
Ông tuyên bố như sau : « Chúng tôi đã vượt qua con số ghi
danh mong đợi từ các khách tham dự quốc tế. Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng
sẽ còn nhiều người địa phương ở Úc châu ghi danh tham dự. Biến cố này chắc chắn
sẽ là cuộc tụ họp đông đảo nhất tại Úc châu và sẽ là động lực góp phần phát
triển kinh tế cho tiểu bang miền nam New South Wales (NSW) nói riêng và nước Úc
nói chung. »
Ông còn ghi nhận thêm : « Nhờ vào sự trợ giúp của chính phủ liên bang và của tiểu bang miền Nam New South Wales (NSW), các dự án về chỗ ăn chỗ ở cũng như chuẩn bị chương trình được tiến hành rất tốt đẹp »
Sau đây là tổng kết sĩ số các quốc gia ghi danh đông đảo
nhất :
-Úc châu : 50.710 bạn trẻ ghi danh.
-Mỹ châu : 36.171 bạn trẻ ghi danh.
-Ý : 18.849 bạn trẻ ghi danh.
-Đức : 9.506 bạn trẻ ghi danh.
-Tân Tây Lan : 6.043 bạn trẻ ghi danh.
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
(Phỏng theo Apic 27/08/2007) - Quý vị và các bạn thân mến. Như chúng tôi đã đưa tin, Phong Trào "Hiệp Thông và Giải Phóng" đã tổ chức cuộc Gặp Gỡ Tình Thân Hữu Giữa các Dân Tộc tại Rimini, miền Trung Italia, trong những ngày từ 19 đến 25 tháng 8 năm 2007. Ðây là một sinh hoạt đặc biệt theo định kỳ mỗi năm một lần, vào khoảng cuối tháng 8, và luôn được tổ chức tại thành phố Rimini, nên ngưòi ta đã có thói quen gọi vắn tắt là "Cuộc Gặp Gỡ Rimini". Những đại diện của các quốc gia tham dự Cuộc Gặp Gỡ được mời lên diễn đàn phát biểu theo chủ để riêng của từng ngày. Chẳng hạn như, chủ đề của ngày 20 tháng 8 năm 2007 của cuộc Gặp Gỡ Rimini là về Phi Châu, và được diễn tả theo đề tài như sau: "Một niềm hy vọng cho Phi Châu: Burundi, Ouganda..."
Trong khung của ngày họp 20 tháng 8 năm 2007, Cô Rose Busingye, một Nữ Y Tá, người Ouganda, hiện đang dấn thân phục vụ những người bị nhiễm HIV và bệnh nhân Aids, tại Kampala, thủ đô của Ouganda, đã lên diễn đàn phát biểu nhận định của chị, cho rằng nguồn phong phú đích thực của Phi Châu là việc tái khám phá nét cao cả của con người. Chị nhấn mạnh rằng vấn đề to lớn nhất của Phi Châu ngày nay không phải là vấn đề về sự nghèo cùng, hay là vấn đề thiếu những hạ tầng cơ sở; vấn đề to lớn nhất của Phi Châu ngày nay là sự thiếu vắng những điểm quy chiếu. Người dân cảm thấy mình không thuộc về ai cả. Và người đó thiếu một lý tưởng sống và một ý nghĩa cho cuộc đời. Tâm thức này tạo ra một ấn tượng không an tâm trong những mối tương quan giữa người với người. Chính vì thế, khi phục vụ các bệnh nhân bị nhiễm HIV, cô Rose không những chỉ lo săn sóc những nhu cầu vật chất của các bệnh nhân, nhưng còn giúp cho các bệnh nhân được ý thức về giá trị vô song của họ, một giá trị không thể nào bị rút gọn vào sự cùng khổ mà họ đang gánh chịu. Cô Rose đã nhận định tiếp như sau: "Niềm hy vọng của Phi Châu là niềm hy vọng mà mọi người nam nữ trên khắp thế giới cần đến: đó là biết mình thuộc về ai. Từ ý thức nầy phát sinh một nền văn minh mới."
Cô Rose nhấn mạnh đến nhu cầu giáo dục, không phải chỉ dành cho những trẻ nhỏ, mà còn cho cả những cha mẹ của chúng nữa. Ðây không phải chỉ thuần tuý là một sự giáo dục để biết đọc biết viết mà thôi, nhưng còn là giáo dục cho những con người này biết cảm nếm vẽ đẹp của những thắng cảnh, những điệu múa, những truyền thống riêng biệt của dân tộc họ.
Liên quan đến đề tài "mang niềm hy vọng đến cho Phi Châu", Ông Mario Mauro, phó chủ tịch quốc hội Âu Châu, cũng đã lên diễn đàn của ngày 20 tháng 8 năm 2007, để chia sẻ về sự dấn thân của mình cho Phi Châu. Ông cho biết là đã cố gắng vận động ngõ hầu các quốc gia Âu Châu không chỉ mang đến sự trợ giúp kinh tế riêng cho các Chính Phủ tại Phi Châu, mà còn cung cấp những phương tiện cho các tổ chức địa phương đang dấn thân trong lãnh vực phát triển nữa.
Theo Ông Mario Mauro, thì một trong những điều kiện để viện trợ kinh tế cho các Chính Phủ tại Phi Châu, là các Chính Phủ này tôn trọng sự tự do tôn giáo. Ông nhắc đến tình trạng đặc biệt tại Ouganda. Người dân tại đất nước này phải khai báo về tôn giáo của mình cho Bộ Nội Vụ. Nếu không làm như thế, thì sẽ bị phạt một năm tù ở, hoặc phải trả phạt một số tiền tương đương một năm tiền lương của một người ở mức thu nhập trung bình.
Ðược biết, trong thời gian từ ngày 19 đến 25 tháng 8 của Cuộc Gặp Gỡ Rimini năm 2007, ban tổ chức đã thực hiện 118 lần Gặp Nhau theo nhóm, 20 lần trình diễn văn nghệ, 12 cuộc triển lãm, 13 cuộc tranh tài thể thao. Tổng cộng có 408 người lên diễn đàn phát biểu, 3,211 thiện nguyện viên giúp ban tổ chức. Từ năm 1980 đến nay, mỗi năm Phong Trào Hiệp Thông và Giải Phóng đều có tổ chức Cuộc Gặp Gỡ Tình Thân Giữa Các Dân Tộc tại Rimini.
(Ðặng Thế Dũng)
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 nhắc đến kỷ niệm 10 năm Chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta
qua đời và mời gọi các tín hữu noi gương mẹ trong việc phục vụ Thiên Chúa và
người nghèo.
Trong lời chào thăm 1.500 tu sĩ nam nữ dòng Thừa sai bác ái do Mẹ Têrêsa sáng lập, cùng với các giáo dân trợ tá, tại buổi tiếp kiến chung các tín hữu hành hương sáng ngày 5-9-2007 tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC nói:
”Các bạn thân mến, cuộc sống và chứng tá của Mẹ Têrêsa, người nữ môn đệ chân chính của Chúa Kitô, mà hôm nay chúng ta cử hành lễ nhớ, chính là một lời mời gọi cho các bạn và toàn thể Giáo Hội, hãy luôn trung thành phục vụ Thiên Chúa nơi những người nghèo túng nhất. Các bạn hãy tiếp tục noi gương Mẹ Têrêsa và hãy trở thành dụng cụ của lòng từ bi Chúa ở mọi nơi”.
Sau buổi tiếp kiến, ĐTC cũng chào riêng cha Brian Kolodiejchuk, người Canada gốc Ucraine, thuộc dòng nam thừa sai bác ái và là thỉnh nguyện viên án phong thánh cho Mẹ Têrêsa. Nhân dịp này cha đã trao tặng ĐTC cuốn sách bằng tiếng Anh ”Come be my light” (Hãy đến trở thành ánh sáng cho con”, gồm các lá thư của Mẹ Têrêsa bày tỏ tình trạng tâm hồn cho các cha linh hướng và giải tội, nói về tình trạng đêm đen tâm hồn của Mẹ trước sự im lặng của Chúa.
Trong cuộc gặp gỡ giới báo chí sau đó, Cha Brian giải thích rằng: qua việc xuất bản cuốn sách này, tôi muốn chứng tỏ sự thánh thiện sâu xa của Mẹ Têrêsa. Sau những cuộc chuyện vãn thân mật với Chúa Giêsu trong tâm hồn vào những năm 1946 và 1947, Mẹ Têrêsa bắt đầu đi vào tình trạng đêm đen sâu đậm. Đó là một cách thức để Mẹ Têrêsa kết hợp với Chúa Giêsu, với những đau khổ của Chúa tại vườn Giệtsimani và trên Thánh Giá.
Cha Brian nói thêm rằng: ”Đêm đen tâm hồn của Mẹ Têrêsa ở bình diện tâm tình, vì như Mẹ đã hói tâm hồn và ý chí của Mẹ vẫn luôn kết hiệp với Chúa Giêsu. Mẹ Têrêsa là người say mến Chúa, nhưng đồng thời Mẹ cảm thấy không yêu Chúa”.
Mẹ Têrêsa qua đời ngày 5-9 năm 1997, hưởng thọ 87 tuổi, và đã được phong chân phước 6 năm sau đó (2003). Biến cố này đã được kỷ niệm tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt tại Calcutta với một loạt các buổi lễ và sinh hoạt, trong đó có cả cuộc tuần hành hòa bình, hòa nhạc và rước nến lúc 5 giờ sáng ngày 5-9-2007 với sự tham dự của 300 người.
Trong thánh lễ do Đức TGM Lucas Sirkar của giáo phận Calcutta chủ sự, 100 nữ tập sinh và các nữ tu thừa sai bác ái đã hát bài ”Happy Birthday” để mừng Mẹ Têrêsa.
Tại
Roma, các nữ tu thừa sai bác ái đã tổ chức thánh lễ tại Đền thờ thánh Gioan
Laterano.
Dòng các nữ tu thừa sai bác ái hiện có 4.823 nữ tu, 265 tập sinh, và 757 nhà. Số
nữ tu của dòng đã tăng 25,5% trong vòng 10 năm qua, từ sau khi Mẹ Têrêsa qua đời.
G. Trần Đức Anh OP
Tin Roma (Apic 4/09/2007) - Từ thứ Sáu mùng 7 cho đến Chúa Nhật mùng 9 tháng 9 năm 2007, ÐTC Bênêđitô XVI sẽ viếng thăm Áo Quốc tại ba địa điểm: thủ đô Viêna, đền thánh Ðức Mẹ Mariazell, và Ðan Viện Xitô tại Heiligenkreuz. Ðây là chuyến tông du quốc tế lần thứ 7 của ÐTC Bênêđitô XVI, kể từ khi được chọn lên kế vị Thánh Phêrô ở ngai toà Roma (19 tháng 5 năm 2005). Chuyến tông du Áo Quốc mang đặc tính một cuộc hành hương kính Ðức Mẹ tại Mariazell, nhân dịp kỷ niệm 850 năm Ðền Thánh Ðức Mẹ Mariazell.
Trong ba ngày viếng thăm Áo Quốc, tại ba địa điểm chính, là thủ đô Viêna, Ðền thánh Ðức Mẹ Mariazell và Ðan Viện Xitô tại Heiligenkreuz, ÐTC có những sinh sinh hoạt chính như sau:
Tại thủ đô Viêna, ÐTC đến cầu nguyện tại Ðài Tưởng Niệm những nạn nhân của Cuộc Tàn Sát Người Do Thái (Shoah) do Ðức Quốc Xã chủ trương. ÐTC cũng sẽ gặp Tổng Thống Áo Quốc và Ngoại Giao Ðoàn cạnh chính phủ Áo.
Cao Ðiểm của chuyến viếng thăm là một ngày hành hương kính Ðức Mẹ tại Mariazell, vào thứ Bảy mùng 8 tháng 9 năm 2007, đúng lễ Sinh Nhật Ðức Mẹ.
Biến cố thứ tư là cuộc gặp gỡ với các linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh, tại Ðan Viện Xitô ở Heiligenkreuz, cách thủ đô Viêna 30 cây số.
Ðược biết Ðức Thánh Cha sẽ đọc tất cả 11 diễn văn và bài giảng, tất cả bằng tiếng Ðức.
Theo những con số của Văn Phòng Trung Ương Toà Thánh đặc trách về thống kê, tính cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2005, thì Áo Quốc có tổng cộng 8 triệu dân, trong số này có khoảng 6 triệu người công giáo.
Tính đến ngày 31 tháng 7 năm 2007, thì Giáo Hội công giáo Áo Quốc được chia thành 12 giáo phận, với 26 giám mục, 4,323 linh mục, 534 phó tế vĩnh viễn, 439 tu sĩ không có chức linh mục, 5,041 nữ tu, 228 thành viên các tu hội đời, và 2,170 chủng sinh.
Trên bình diện giáo dục, Giáo Hội công giáo tại Áo có 738 trường mẫu giáo và tiểu học, với tổng cộng 57, 555 học sinh, 172 học viện và trung học, với khoảng 43,515 học sinh, 14 Viện Cao Ðẳng và Ðại Học với khoảng 26,319 sinh viên.
Liên quan đến những trung tâm từ thiện và xã hội thuộc quyền hoặc được điều hành bởi các giáo sĩ hoặc tu sĩ, thì Giáo Hội công giáo tại Áo Quốc có 21 Bệnh Viện, 47 trạm phát thuốc, 85 nhà hưu dưỡng hoặc chăm sóc y tế, 92 viện mồ côi, 89 trung tâm gia đình để giúp bảo vệ mạng sống con người, 544 trung tâm chuyên về chỉnh hình.
(Ðặng Thế Dũng)
Tin Roma (Apic 4/09/2007) - Sáng thứ Sáu, mùng 7 tháng 9 năm 2007, theo giờ Roma, Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI lên đường viếng thăm ba ngày tại Áo quốc, từ ngày thứ Sáu mùng 7 đến Chúa Nhật mùng 9 tháng 9 năm 2007. Cao điểm của chuyến viếng thăm này là một ngày hành hương đến Ðền Thánh Kính Ðức Mẹ tại Mariazell, vào ngày thứ Bảy mùng 8 tháng 9 năm 2007, đúng ngày lễ phụng vụ mừng Sinh Nhật Ðức Maria. Có thể nói, một trong những lý do chính của việc ÐTC hành hương đến Mariazell, là lễ mừng kỷ niệm 850 năm thiết lập Ðền Thánh Mariazell.
Nhân dịp này, chúng ta hãy tìm hiểu thêm vài chi tiết về Trung Tâm Hành Hương Mariazell.
Theo hãng tin công giáo Thụy Sĩ, (Apic, ngày 4/09/2007), lịch sử của sự hiện diện kitô tại Mariazell bắt đầu từ năm 1157, tức cách đây 850 năm.
Truyền thuyết kể lại rằng có một thày dòng tên là Magnus được Bề Trên sai đến vùng Mariazell này, để giúp cho các cư dân về mặt tu đức. Bề Trên của Thày Magnus cho phép Thầy mang theo với mình một bức tượng Ðức Mẹ được khắc bằng gỗ quý mà thày đã có từ trước. Buổi chiều ngày 21 tháng 12 năm 1157, lúc thày sắp đến địa điểm, thì gặp một tảng đá lớn chắn ngang đường. Thày Magnus liền cầu xin Ðức Mẹ trợ giúp. Tảng đá nứt ra làm hai, mở đường cho thầy Magnus đi qua. Khi đến địa điểm, thày Magnus đặt tượng Mẹ Maria trên một "gốc cây dùng làm bệ", và xây lên nơi đó chỗ cư ngụ cho mình trong đó có nhà nguyện. Danh xưng "Mariazell" được sử dụng, để chỉ địa điểm này; và trong từ "Mariazell" có hai từ ghép lại thành một từ mới; đó là từ "Maria", tên của Mẹ Maria; và từ "zell" có nghĩa là "nơi cư ngụ"; vậy ta có thể hiểu "Mariazell" như là "Nhà của Ðức Mẹ Maria". Và Bức Tượng gỗ nổi tiếng Mẹ Maria của Thày Magnus, là bức tượng còn giữ cho đến ngày nay, và được gọi bằng danh hiệu mới: "Magna Mater Austriae", có nghĩa là "Người Mẹ Vĩ Ðại của Nước Áo".
Qua các thế kỷ, khách hành hương, nhất là từ các quốc gia trung âu, càng ngày càng đông người đến kính Ðức Mẹ Mariazell. Vào thế kỷ thứ 16, Mariazell đã được kể như là một trong những địa điểm hành hương quốc tế. Năm 1948, Mariazell được nâng lên bậc "thành phố", không phải vì số đông dân cư, nhưng vì đặc tính Mariazell như là trung tâm hành hương tôn giáo và văn hóa nổi tiếng vượt ra ngoài biên giới nước Áo. Khi bức màn sắt sụp đổ vào năm 1989, khách hành hương từ các quốc gia lân cận, thuộc miền nam và miền đông của Áo Quốc, đã có thể hành hương đến Mariazell này.
Ðền Thờ Ðức Mẹ Mariazell hiện tại, đã được xây cất trong khoảng thời gian từ năm 1644 cho đến năm 1693, theo kiểu của kiến trúc sư nổi tiếng lúc đó, là Ông Dômênicô Sciassia. Ðức Gioan Phaolô II (1978-2005) đã đến hành hương Trung Tâm Mariazell, ngày 13 tháng 9 năm 1983. Sau đó, ngài còn thực hiện hai chuyến viếng thăm Áo Quốc, một vào tháng Sáu năm 1988 , và một vào tháng Sáu năm 1998.
Ðược biết, tại Mariazell, Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI cử hành một thánh lễ lúc 10.30 sáng thứ Bảy (8/09/2007); ban chiều thứ Bảy (8/09/2007), lúc 16.45, ÐTC chủ sự giờ Kinh Chiều, cùng với các linh mục, tu sĩ nam nữ, các phó tế và chủng sinh, trong Ðền Thánh Ðức Mẹ Mariazell.
Hằng năm tổng cộng có khoảng một triệu khách hành hương, từ trong và ngoài nước Áo, đến kính viếng Ðức Mẹ Mariazell.
(Ðặng Thế Dũng)
I. Bổ nhiệm các linh mục phụ tá và thuyên chuyển chánh xứ.
- Nhà thờ Bình An : Lm Giuse Lê Ngọc Đa
- Nhà thờ Bình Thái : Lm. Giuse Đinh Đức Hậu.
- Nhà thờ Bình Đông : Lm. Giuse Nguyễn Quốc Thắng (chánh xứ)
- Nhà thờ Nam Hoà : Lm. Giuse Trần Trung Hiếu
- Nhà thờ Tân Sa Châu : Lm. Giuse Ngô Viết Thanh
- Nhà thờ Nghỉa Hoà : Lm.Giuse Nguyễn Vĩnh Lộc
- Nhà thờ Vinh Sơn : Lm.Giuse Nguyễn Minh Khôi.(chánh xứ)
- Nhà thờ Chí Hoà : Lm.GB.Huỳnh Văn Huệ (chánh xứ)
- Nhà thờ Mai Khôi : Lm. Phaolô Đỗ Quang Chí (chánh xứ)
- Nhà thờ Thị Nghè : Lm. Giuse Phạm Văn Trọng
- Nhà thờ Bác Ái : Lm. Giuse Trần Văn Thuỵ
- Nhà thờ Hạnh Thông Tây : Lm. Giuse Vũ Văn Quyên
6. Hạt Hóc Môn :
- Nhà thờ Tân Hưng : Lm. Đaminh Nguyễn Văn Ngọc
- Nhà thờ Lạc Quang : Lm. Phanxicô X. Trần Văn Thi.
- Nhà thờ Bạch Đằng : Lm. Phanxicô Át. Nguyễn Văn Dinh
- Nhà thờ Tân Mỹ : Lm. Máctinô Đoàn Văn Hoàng Tham Đạm
- Nhà thờ Nam Hưng : Lm.Giuse Nguyễn Đức Trí
- Nhà thờ Đồng Tiến : Lm. Gioan B. Trần Văn Trí
- Nhà thờ Phú Hoà : Lm. Antôn Mai Đức Huy (chánh xứ)
- Nhà thờ Fatima : Lm.Anrê Nguyễn Văn Hai (chánh xứ)
- Nhà thờ Vườn Xoài : Lm. Giuse Hoàng Minh Liệu
11. Hạt Tân Sơn Nhì :
- Nhà thờ Bình Thuận : Lm. Giuse Nguyễn Văn Long
- Nhà thờ Tân Hương : Lm. Giuse Lê Hoàng Minh
12. Hạt Thủ Đức
- Nhà thờ Thủ Đức ; Lm.GB. Phạm Văn Lâm
- Nhà thờ Fatima Bình Triệu : Lm.Giuse Nguyễn Trí Dũng
- Nhà thờ Tam Hà : Lm. GB Nguyễn Hữu Hiệp
- Nhà thờ Bình Chiểu : Lm. Anrê Trần Minh Thông (chánh xứ)
13. Hạt Thủ Thiêm :
- Nhà thờ Thủ Thiêm : Lm.Lôrensô Hoàng Bá Quốc Huy
- Nhà thờ Thánh Linh : Vinhsơn Phạm Văn Tính (chánh xứ)
14. Hạt Xóm Chiếu :
- Nhà thờ Vĩnh Hội : Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hành
- Nhà thờ Môi Khội : Lm. Phêrô Nguyễn Quang Toàn (chánh xứ)
- Nhà thờ Mẫu Tâm : Lm. GB Bùi Bá Tam Quan (chánh xứ)
15. Hạt Xóm Mới :
- Nhà thờ Hà Đông : Lm. Giuse Vũ Minh Thuỳ
- Nhà thờ Lạng Sơn : Lm. Phaolô Nguyễn Quốc Duy
II. Thuận cho hơn 2/15 linh mục đến tuổi hưu : Lm Giuse Trịnh Hưng Kỷ, Lm Giuse Phạm Văn Thăng, tăng số linh mục hưu lên 55.
Tin vui tổng hợp
SAIGÒN -- Sáng ngày thứ hai 03.09.2007 lễ thánh Grêgôriô Giáo Hoàng-Tiến Sĩ Hội Thánh, tại Tu Viện Dòng Anh Em Đức Mẹ Người Nghèo thuộc quận Thủ Đức, có khoảng hơn 200 Nhạc sĩ Công Giáo đương thời cùng thân nhân của các nhạc sĩ quá cố và khách mời đặc biệt đã đến tham dự ngày Nhạc Sĩ lần II do Báo Thánh Nhạc Ngày Nay (TNNN) tổ chức với sự hiện diện của những gương mặt tên tuổi trong làng thánh nhạc như các linh mục nhạc sĩ: Duy Ân Mai, Phạm Liên Hùng, Vương Diệu, Minh Kông, Oanh Sông Lam, Gioan Minh, Thiên Ý, Tiến Lộc, Thái Nguyên, Duy Thiên, La Thập Tự, cùng một số nhạc sĩ quen thuộc khác, cũng có sự hiện diện của linh mục Vương Đình Bích Bề Trên tu viện.
Khuôn viên tu viện hôm nay được ban tổ chức bố trí trưng bày với thật nhiều tranh nghệ thuật của nhóm họa sĩ Nhật Ký, tranh thư pháp của Xuân Quang, các gian hàng ấn phẩm và CD, VCD, DVD, nhạc Thánh Ca của các Nhạc sĩ, ca sĩ Công Giáo cũng rất phong phú, gian hàng của các em khuyết tật… các nhạc sĩ và khách mời đã tranh thủ tham quan và được ký họa hình ảnh để lưu niệm trước giờ vào dâng thánh lễ.
Ý nghĩa chính và cũng là trọng tâm cho ngày Nhạc sĩ hằng
năm là phần Lễ Giỗ và phần Tế Lễ tưởng niệm các nhạc sĩ quá cố. Thánh lễ đồng tế
do linh mục nhạc sĩ (lmns) lảo thành Duy Ân Mai chủ tế và lmns Gioan Minh chia
sẻ lời Chúa, thánh lễ bằng hai thứ tiếng Latinh và Việt Nam đã làm cho những
người tham dự thật sốt sắng. Tiếp sau thánh lễ là phần niệm hương và đọc văn tế,
có khoảng trên 40 nhạc sĩ trong và ngoài nước được xướng danh tưởng niệm trong
phần tế lễ năm nay.
Đặc biệt năm nay báo Thánh Nhạc Ngày Nay đã hoàn tất công
trình xây dựng khu vườn tượng các nhạc sĩ quá cố: Linh mục nhạc sĩ Phaolồ Đạt,
linh mục nhạc sĩ Hoài Đức, nhạc sĩ Hùng Lân và nhạc sĩ Đoàn Công Chánh. Các tác
phẩm nầy do tu sĩ kiêm nhạc sĩ và điêu khắc gia Trần Mừng sáng tác. Với chủ
trương của báo là mỗi năm xây dựng một tượng của một nhạc sĩ quá cố và kinh phí
do báo đài thọ, với mục đích cho người đời sau đựoc biết và nhớ đến những nhạc
sĩ quá cố, nhưng theo lời của ban tổ chức nếu có được sự hổ trợ của gia đình các
nhạc sĩ thì có thể xây dựng nhiều tượng trong một năm.
Sau khi thắp hương tại khu vườn tượng, các nhạc sĩ hiện
diện đã cùng nhau gặp gỡ trong phần tọa đàm về chủ đề đang được rất nhiều nhạc
sĩ viết thánh ca quan tâm: “Nhạc sĩ & vấn đề Imprimatur” Có nhiều vị phát biểu
rất bức xúc về cái khó sau khi viết xong những bài thánh ca họ muốn được phổ
biến rộng rải và được cho phép dùng trong thánh lể (Imprimatur) nhưng sao khó
quá? xin phép của Đấng bản quyền trong giáo phận mình đang sinh sống có khi
không được hoặc nếu được cũng rất lâu! Rồi do không thể để những tác phẩm của
mình bị mai một các nhạc sĩ tìm cách xin phép ở nơi khác không thuộc giáo phận
mình thì lại bị trách móc là không theo nguyên tắc v.v… Vậy thì phải làm sao?
Một số linh mục nhạc sĩ Trưởng Ban Thánh Nhạc của các giáo phận hiện diện cũng
đã phát biểu ý kiến riêng của mình rất sôi nổi.
Ngày Nhạc Sĩ năm nay phong phú hơn khi có sự hiện diện và
biểu diễn của các ca sĩ trong Giới NSCG do nghệ sĩ Kim Lệ phụ trách, trong phần
sinh hoạt văn nghệ linh mục nhạc sĩ Tiến Lộc đã lên sân khấu để cùng hát với:
Thanh Sử, Xuân Trường, Phi Nguyễn, Trung Đông, Tuyết Mai Ly, Thụy Nhiên…
Các nhạc sĩ hiện diện đã cùng nhau chia sẻ bữa ăn huynh đệ và thưởng thức chương trình văn nghệ cho đến hơn hai giờ chiều cùng ngày mới chia tay nhau và hẹn sang năm “đến hẹn lại lên”. Mỗi nhạc sĩ đều có quà đặc biệt khi ra về.
Cũng cần ghi nhận sự hy sinh của các thành viên trong Ban
Biên Tập Báo TNNN đã tổ chức Ngày Nhạc Sĩ lần II, các Ns Ngọc Kôn, Xuân Quang,
Kim Lệ, Hải Nguyễn, Cao Xuân Vỹ, Bình Nhiêu Lộc, Bạch Thảo, Thạc sĩ Trung Nhân,
Luật gia Lan Chi, Nhà giáo Phạm Thị Nhơn đã hết lòng và cũng hết sức cho Ngày
Nhạc Sĩ được thành công tốt đẹp.
Lê Kim
Hôm nay 3.9.2007, Giáo Phận Phan Thiết tiễn biệt cha JB Trần Xuân Long. Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Đức Ông JB Lê Xuân Hoa, linh mục đoàn, đông đảo chủng sinh tu sĩ, các thân nhân cùng hiệp dâng thánh lễ và tiễn đưa cha già đến nơi an nghĩ cuối cùng tại nghĩa trang linh mục Phan Thiết, thuộc giáo xứ Vinh An.
Cha JB Trần Xuân Long sinh ngày 17/11/1926 tại giáo họ Đông Kiều, giáo xứ Đông Tháp, hạt Đông Tháp, Giáo Phận Vinh. Là con trai thứ ba trong một gia đình gồm 7 người con gồm: 5 trai và 2 gái.
Chịu phép rửa tội năm 1926. Chịu phép thêm sức tại giáo xứ Đông Tháp.
Năm 1938 : nhập học trường tập Xuân Phong.
Năm 1943 : học tiểu chủng viện Xã Đoài.
Năm 1949 : cư ngụ tại Hải Phòng.
Từ năm 1950 – 1957 : học tại Đại Chủng Viện Xuân Bích Hà Nội – Vĩnh Long – Thị Nghè.
Ngày 29/06/1958 thụ phong linh mục tại Sài Gòn. Phó xứ Vinh Tân kiêm hiệu trưởng trường Trung Học Vinh Tân.
Năm 1960 : Chánh xứ Duy Cần (nay là Gia An).
Năm 1966 : Chánh xứ Thọ Tràng.
Năm 1975 : Chánh xứ Đồng Tiến.
Năm 1994 : Chánh xứ Vinh Thanh.
Năm 2004 : Chánh xứ Vinh Thủy, ngay sau đó cha bị bạo bệnh.
Từ năm 2004, cha về hưu dưỡng tại Nhà hưu dưỡng linh mục giáo phận Phan Thiết Sau gần 3 năm chịu đựng bệnh tật, vào lúc 13g 40 ngày 30/08/2007 ngài được Chúa gọi về tại nhà hưu dưỡng linh mục Phan Thiết.
Sau hành trình 81 năm cuộc đời, 49 năm linh mục, cha già vui mừng về với Chúa. Ngài đã hoàn tất đời người trong tuổi thọ đáng kính. Ngài cũng hoàn tất sứ vụ linh mục qua bao nẻo đường phục vụ yêu thương tại 6 giáo xứ trong giáo phận.
Lm Giuse nguyễn Hữu An
Saigòn, Việt Nam (3/09/2007) - Vào lúc 8g sáng ngày 3 tháng 9 năm 2007, ngôi nhà thờ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp của Dòng Chúa Cứu Thế đón chào đông đảo quý nữ tu thuộc nhiều hội dòng của lớp Học Viện Liên Dòng Thánh Toma về dâng thánh lễ khai giảng đầu năm. Ngoài ra còn có sự hiện diện của quý Bề trên trong ban điều hành Liên Hiệp Nữ Ðaminh Việt Nam cùng quý Bề Trên và các Dì Giáo thuộc nhiều Hội Dòng khác đã đến hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho các sinh viên.
Sr. Maria Bùi Thị Ðiểm cho biết năm nay có 232 sinh viên trong đó có ba lớp, lớp một với 92 sinh vien, lớp hai 75 sinh viên và lớp ba có 65 sinh viên. Trong số 232 sinh viên thì số sinh viên thuộc các Dòng Ðaminh chiếm 166 sinh viên và 66 sinh viên thuộc 11 dòng và tu hội khác nhau.
Trong bài giảng, cha Ignatiô Nguyễn Ngọc Rao chia sẻ về sự tác động của ơn Thánh Thần. Tác động của Ngài rất phong phú, lúc nhẹ nhàng như hơi thở, khi mạnh mẽ như gió bão lùa vào nhà. Nhờ Thánh Thần chúng ta sống tương lai của mỗi người, của Hội Dòng và của Giáo Hội. Thánh Thần hà hơi vào các môn đệ nhắc nhớ cho chúng ta nhớ lại câu chuyện xưa trong vườn địa đàng Thiên Chúa cũng hà hơi vào Adam. Con người sống là nhờ Thần Khí Chúa, chúng ta sống ngập tràn Thánh Thần để thực hiện điều Chúa Giêsu muốn. Trong trình thuật Chúa Giêsu hiện ra, Tin Mừng Gioan cho ta thấy một Giêsu với vết thương ở cạnh sườn mà Nhất Lãm không có. Ðiều đó có nghĩa là thánh Gioan mời gọi chúng ta chiêm ngắm vết thương, đó cũng là nguồn suối hồng ân. Chiêm ngắm tình yêu trên thập giá để sống theo Thánh Thần.
Trong ngày khai giảng năm học mới cha Ignatiô mời gọi các chị em sinh viên sống theo tinh thần của thánh Toma Aquinô, cũng là bổn mạng của các chị em. Người đã để lại một sự nghiệp Thần học rất lớn cho Giáo Hội, Ngài học tất cả những điều đó dưới chân cây Thập Giá và Ngài không muốn được thưởng điều gì ngoài Chúa.
Sau thánh lễ, Soeur giám đốc
Học Viện liên Dòng Thánh Toma đã chia sẻ những lời đầu năm với sinh viên và
tuyên bố năm học mới bắt đầu. Tiếng vỗ tay như chỉ đợi có thế bừng nổ trong ngôi
nguyện đường ấm cúng. Mọi gương mặt như bừng sáng hơn dưới vành lúp trên đầu,
trong bộ tu phục của mỗi Dòng.
Cha Vinc Phạm Trung Thành - phó Giám tỉnh Tỉnh dòng Chúa
Cứu Thế với tất cả sự gần gũi đã nhắn nhủ với chị em ngắn gọn trong 3 điều:
- Không chỉ tin Chúa mà thôi nhưng phải tin cả con người nữa.
- Phải biết vâng lời cách dễ thương.
- Giữ ngọn lửa Thánh Thần sáng mãi cho đến ngày ra trước mặt Chúa.
Tiếp đến là lời chia sẻ của Sr. Bạch Tuyết - chủ tịch liên hiệp nữ Ðaminh Việt Nam - Các chị em sẽ trở thành những người không chỉ là chuyên viên về giáo dục nhưng còn là chuyên viên về đức tin. Chúc cho chị em trở thành người tu sĩ thực thụ khao khát kết hiệp cùng Chúa Giêsu, đua nhau học để trở thành người có ích cho Giáo Hội và đua nhau nở hoa nhân đức để trở nên như lòng Chúa mong ước.
Ðược biết quý giáo sư của Học Viện Liên Dòng Thánh Toma gồm 29 linh mục thuộc các dòng Ðaminh, Chúa Cứu Thế, Phanxico, Thánh Thể, Don Bosco, Dòng Tên và một số linh mục trong các giáo phận Saigon, Phú Cường và Phan Thiết. Ngoài ra còn có 3 sư huynh dòng Lasan, 7 nữ tu và 5 giáo sư đại học cùng tham gia giảng dạy.
Sau 3 tháng nghỉ hè, chị em sinh viên gặp nhau tíu tít mừng, háo hức gặp lại bạn cũ, gặp lại quý Dì Giáo, quý Cha giáo và giáo sư... biết bao nhiêu chuyện để chia sẻ, để kể, để trao đổi kinh nghiệm sau 3 tháng đi giúp mục vụ tại các giáo xứ.
Có lẽ vậy nên sau thánh lễ trong lúc chụp hình lưu niệm chung của cả trường, miệng ma soeur nào cũng rất tươi, không đợi "bác phó nhòm" hô cười như mọi lần chụp hình khác.
Sau thánh lễ, Quý Bề Trên các Dòng ngồi lại chia sẻ cùng ban điều hành những công việc của một năm học. Các lớp về phòng học của mình sinh hoạt đầu năm bầu ban cán sự cho năm học mới.
Một năm học mới bắt đầu, một khởi đầu mới cho tương lai đang chờ đón. Ước mong năm học mới với lời chúc của Quý Cha, Quý Dì giáo, lời cầu nguyện của các chị em, sự cố gắng của bản thân và nhất là sự nâng đỡ của Thánh Thần sẽ giúp cho chị em thâu lượm được nhiều hoa quả tốt đẹp, làm hành trang cho người môn đệ dễ thương của Thầy Giêsu. Người môn đệ học dưới chân Thập Giá.
Minh Nguyên
Chiều ngày 01/09/2007, Nhóm Đức Tin & Văn Hóa đã khai
giảng chương trình: Giáo dục Nhân bản và kỹ năng sống, tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo
phận Tp HCM. Khóa học này nhấn mạnh kỹ năng sống cho các bậc cha mẹ, giúp cha mẹ
hiểu con qua các lứa tuổi, có khả năng đối thoại, biết cách hướng dẫn con trưởng
thành và thành công trên trường đời.
Đối với môi trường Việt Nam, đây là một đề tài ưu tiên và khẩn thiết. Hơn 120 học viên đã ghi danh tham dự khóa học. Người ta nhận thấy có nhiều nhà giáo, nhiều phụ huynh, các đôi tân hôn và các bạn trẻ thuộc nhiều thành phần xã hội và tôn giáo khác nhau. Giảng đường 2 của Trung tâm trở nên quá nhỏ. Ban Tổ chức đã liên hệ để đổi sang một Giảng đường khác lớn hơn, nhưng con số học viên tối đa sẽ không quá 150 người.
Trong bài diễn văn khai mạc, linh muc Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ nhiệm CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình và Linh hướng nhóm Đức tin & Văn hóa, lý giải: “Đòi hỏi thay đổi cả một hệ thống giáo dục là điều không tưởng và ở ngoài tầm tay của người nói và có lẽ của tất cả những người nghe. Tuy nhiên, cũng không thể thụ động, khoanh tay, ngồi chờ … mà không làm gì. Nếu thực sự con em chúng ta đang ngụp lặn “trong nền giáo dục ô nhiễm” thì giải pháp lý tưởng là phải làm sạch môi trường và thay đổi hệ thống giáo dục đó. Tuy nhiên, bao lâu chưa thực hiện được điều đó, phải chăng chúng ta phải làm một cái gì để con em chúng ta bớt bị tác hại bởi môi trường xấu đó?.. . Ít nhất thử cùng nhau nhập cuộc, cùng nhau đốt lên một ngọn nến, hơn là ngồi nguyền rủa đêm đen!”.
Linh mục Louis Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng ban Mục vụ Gia đình của Tổng Giáo phận, hoan nghênh sáng kiến của Ban Tổ chức và tuyên bố : “Trung tâm Mục vụ luôn sãn sàng mở rộng cửa để đón nhận, hỗ trỡ, cộng tác với những hoạt động của Nhóm Đức tin &Văn hóa nhằm xây dựng các gia đình ngày một tốt hơn và các giá trị nhân bản ngày càng được đề cao,.. . ngõ hầu mọi người được sống và sống dồi dào” . Linh mục Louis Tuấn cũng cho biết: “Đức Hồng-y GB. Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Giáo phận Tp.HCM, rất vui mừng và phấn khởi khi trong giáo phận có những hoạt động như khóa học này, một khóa học đặc biệt nhấn mạnh đến Mục vụ gia đình và các giá trị nhân bản”.
Ông Phạm Khắc Thiện người điều khiển lễ khai giảng cho biết thêm: “Tham dự khóa học này có nhiều nhà giáo, nhiều người thức giả, nhiều bạn trẻ, vì thế đây là một cơ hội tốt để chúng ta cộng tác với nhau từ nhiều phía, cùng trang bị thêm cho nhau những kỹ năng làm cha mẹ, những hành trang cần thiết để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng và giáo dục nhân bản cho con cái ngõ hầu thế hệ đi sau thành công và thành nhân”.
Bác sĩ Đinh Viết Dự, Trưởng ban Tổ chức, cũng loan báo tinh thần và định hướng của khóa học: “Khóa học này chủ trương lấy học viên làm trung tâm, trong suốt khóa học luôn đề cao việc trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, phản hồi giữa giảng viên với học viên và giữa học viên với nhau”.
Khóa học sẽ thực hiện vào mỗi buổi chiều thứ 7 và kéo dài 17 tuần. Hai đề tài chính của khóa học này là:
Được biết đây mới chỉ là một trong ba phần chính của chương trình: Giáo dục Nhân bản và kỹ năng sống. Nếu muốn biết thêm chi tiết, xin vào gia trang: www.vongtrondongtam.com.
Joseph Thiên
Nếu ai đó có dịp đi ngang qua khu vực giáo xứ Phú Bình trong những ngày tháng bảy, tháng tám âm lịch chắc sẽ thấy được không khí mua bán sầm uất ở đây. Ngay từ cổng giáo xứ Phú Bình đi vào trên đường Lạc Long Quân, quận 11, chúng ta sẽ bắt gặp những cửa hàng bán lồng đèn đủ loại, đủ kiểu, từ đèn Trung Quốc xài pin phong phú mẫu mã, đến những chiếc đèn giấy xếp, đèn giấy kiếng hình các con vật, hay máy bay trực thăng, tàu thủy... Nơi đây là đại lý phân phối lồng đèn đi khắp nơi trong thành phố và các tỉnh thành lân cận.
Làm lồng đèn là một nghề truyền thống lâu đời ở khu Phú Bình từ mấy chục năm nay. Trên mảnh đất Sài Gòn này nói đến khu làm lồng đèn Phú Bình không ai mà không biết Ngày nay, lồng đèn giấy kiếng dường như không còn hấp dẫn các em thiếu nhi như những năm thập niên 70, 80 về trước. Đến với giáo xứ Phú Bình hôm nay chúng ta sẽ chỉ đếm được trên dưới khoảng 20 hộ gia đình còn duy trì được nghề.làm lồng đèn. Không như trước đây, khi mà cái nghề này còn gọi là “sống được” thì các gia đình làm nghề rất đông. Mới đây thôi vào năm 1990, các gia đình làm nghề lồng đèn nhiều lan sang cả xứ bên cạnh là địa bàn giáo xứ Tân Phú Hoà. Đa số các gia đình làm lồng đèn đều là người Công giáo niềm Bắc từ làng Báo Đáp di cư vào Nam năm 1954 khi mới lập xứ. Chia sẻ với chúng tôi, ông N. một nghệ nhân làm lồng đèn trên 30 năm đã nói “Nghề này bây giờ hết thời rồi anh ạ, từ khi đèn Trung Quốc tràn ngập thị trường mùa trung thu, loại lồng đèn này bán chậm lắm, bây giờ chỉ còn một số ít gia đình có tâm huyết muốn giữ gìn nghề của cha ông mà thôi” Ông nói thêm : “Một chiếc lồng đèn loại trung giá sỉ từ 3500/đ – 4000/đ lãi chẳng bao nhiêu mà lắm công phu, vốn bỏ ra hết một nửa, nào giấy bóng kiếng, tre nứa, tiền công thợ dán, lại phải làm sớm từ sau tết âm lịch”.Chúng tôi cũng thấy điều vất vả khi nhìn những nghệ nhân làm lồng đèn châm chút từng tí một cho sản phẩm của mình làm ra. Lồng đèn giấy kiếng được làm hoàn toàn bằng tay, bắt đầu bẻ khung sườn bằng tre nứa, rồi cột kẽm lại với nhau, sau đó dán giấy kiếng lên và cuối cùng là công đoạn vẽ. Từng công đoạn một tuy nhỏ nhặt nhưng bắt buộc người nghệ nhân không được bỏ qua phần nào. Vẽ là khâu cuối cùng mang tính quyết định chiếc lồng đèn đẹp hay xấu. Chúng tôi cũng được thấy họ dùng những chiếc xe gắn máy chở lồng đèn đi bỏ sỉ ở Chợ Lớn, nơi chuyên phân phối những chiếc lồng đèn đi các tỉnh. Số lương lồng đèn tiêu thụ ở Chợ Lớn được xem là lớn nhất thành phố từ trước tới nay.
Như vậy, có thể nói : đối với các gia đình làm lồng đèn truyền thống, đây không phải là một nghề sinh nhai chính. Họ chỉ làm ở nhà lúc rảnh rỗi. Trong gia đình, ai cũng có một cái nghề riêng để đi làm ban ngày, khi tối về mọi người lại quay quần bên nhau cùng làm lồng đèn. Làm lồng đèn là một nghề mang tính gia đình. Từng thành viên trong gia đình, không ai bảo ai, mỗi người một khâu để hoàn chỉnh chiếc lồng đèn. Những đứa trẻ và người già thì làm những việc nhẹ nhàng như cột dây, gắn lò xo đèn cày… Giáo xứ Phú Bình cũng là một địa bàn có khá đông người Hoa sinh sống. Mỗi năm cứ đến đầu tháng bảy âm lịch, họ cũng được mướn dán giấy kiếng cho những chiếc lồng đèn. Xong Tết Trung Thu, một số gia đình lại quay sang làm đèn ông sao Noel để bán ở các xứ đạo. Tuy nhiên số lượng đèn ông sao họ làm ít vì nó cồng kềnh và lượng người Công Giáo mua cũng ít hơn nhiều.
Viết những dòng này, chúng tôi nhớ lại khung trời tuổi thơ của mình. Lúc đó ai cũng “thèm” một chiếc lồng đèn để rước với bạn bè khi trăng rằm tháng tám tới. Trẻ em gia đình nghèo thì tự chế cho mình một chiếc lồng đèn bằng những cái lon rất độc đáo. Những ánh nền lung linh huyền ảo vào những đêm cúp điện thường xuyên như thắp sáng lên bao nhiêu hy vọng về một ngày mai tươi sáng. Những chiếc lồng đèn giấy kiếng vẫn còn đó khi mùa trung thu về, vậy mà hôm nay giữa muôn thứ đồ chơi hiện đại của trẻ em thành phố những nghệ nhân làm lồng đèn có tâm huyết đang phải cố gắng giữ gìn một cái nghề của cha ông để lại.
Martin Lê Hoàng Vũ
TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO
Trong lịch sử Kitô giáo, Thập giá đi liền với công cuộc Khổ nạn và Phục sinh của Đức Kitô, đã trở thành nguồn cội ơn cứu độ của Thiên Chúa và trở nên mẫu mực lời đáp trả của con người. Từ hình ảnh đơn sơ về một đứa bé đưa tay làm dấu Thánh giá cho đến chuyện kể về một vị thánh chiến đấu anh dũng theo gương Chúa Giêsu Khổ Nan, cả hai đều cho thấy ý nghĩa muôn đời của Thập giá trong đời sống và hoạt động Kitô giáo. Bằng nhiều hình ảnh bóng bẩy, người ta cố gắng tìm ra chiều sâu ý nghĩa Thập giá để đem áp dụng vào cuộc sống tâm linh. Chẳng hạn như nhìn Thập giá như hai cây gỗ đặt trái chiều nhau, cây chiều dọc tượng trưng thánh ý Chúa, cây chiều ngang là ý riêng con người, để nhận ra giá trị của việc hy sinh vác lấy Thập giá. Chẳng hạn như nhìn Thập giá như một chữ T còn Đấng chịu chết treo tựa hình chữ Y, để nhận ra Tình Yệu duy nhất không có tình yêu nào lớn hơn.
1. Thập giá trong đời sống Chúa Giêsu.
Sự chết của Chúa Giêsu trên thập giá chỉ có thể hiểu được trong ánh sáng sứ vụ của Người. Thật vậy, Chúa Giêsu đã hiến thân mình để chu toàn sứ mạng Chúa Cha uỷ thác, là quy tự toàn thể nhân loại về dưới quyền thống trị của Cha. Dẫu trên bước đường rao giảng, Chúa Giêsu đã gặp phải những khước từ và chông đối, nhưng thay vì rút lui bỏ dở, Người vẫn một dạ trung thành, ngay cả trong những lúc khó khăn gia tăng dồn dập.
Phúc âm thứ tư đã nói tới sự vâng phục của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha được thể hiện trong ý thức tròn đầy, đến độ như chính Thiên Chúa trong Đức Kitô thực hiện công cuộc cứu rỗi con người. (Ga 3, 17). Tất nhiên những khó khăn con người gây ra không ngăn cản được ý định cứu độ, nhưng Đức Giêsu vẫn tiếp tục hiến thân không mỏi mệt để chu toàn sứ mạng, ngay cả khi xem ra thất bại trên bình diện nhân sinh.
Nửa chừng đời sứ mạng, Đức Giêsu đã không úp mở báo trước kết cục bi thương trong đó Người sẽ phải chết bởi tay con người. Nhưng khi nhấn mạnh đến sự cần thiết phải chết để chu toàn thánh ý cũng như khi hứa hẹn sẽ Phục sinh. Người mạc khải cho biết sự chết là một yếu tố chính yếu trong việc thể hiện chương trình cứu độ.
Các Tông đồ không hiểu điều này, nên khi đến giờ Thập giá, họ chua chát nhìn niềm hy vọng của mình bị sụp đổ. Chỉ khi đã được biến đổi nhờ biến cố Phục sinh và Hiện xuống, họ mới hiểu ra rằng Thập giá không gây cản trở cho việc chu toàn sứ vụ.
2. Thập giá trong đời sống Giáo hội.
Trong Tân ước, người ta có thể nhận ra nhiều mức độ nhận thức về ý nghĩa Thập giá Đức Giêsu trong chương trình cứu thế.
Mức độ đầu tiên trong việc lãnh hội ý nghĩa sự chết của Đức Giêsu chính là lời chứng của các Tông đồ nhằm phi bác những lập trường chống lại sự Phục sinh. Nếu các địch thủ nêu lên việc Đức Giêsu đã bị kết án bởi Do Thái giáo và bị hành quyết trên Thập giá bi thương, thì các Tông đồ lo bênh vực bằng cách giải thích cho thấy Thập giá sở dĩ có là do sự gian ác của con người, nhưng lại phù hợp với thánh ý Chúa và đã được báo trước trong Cựu ước bởi các Tiên tri, cách riêng trong bài ca về người Tôi tớ đau khổ của Isaia.
Các thư Thánh Phaolô cho thấy mức độ thứ hai qua đó các Kitô hữu nhanh chóng khám phá ra nét phong phú của mầu nhiệm Thập giá Đức Kitô. Họ coi sự chết như của lể hoàn hảo khả dĩ chuộc lại tội lỗi và thiếp lập một giao ước mới với Thiên Chúa. Bởi vì Đức Giêsu đã vâng lời Chúa Cha cho đến chết, nên Thập giá đã được tôn vinh như là biểu lộ tuyệt hảo về tình thương Thiên Chúa, và như là dụng cụ hữu hiệu của sự khôn ngoan và quyền năng Thiên Chúa hoà giải con người với Ngài.
Và tác giả thư Do Thái đã nêu lên mức độ thứ ba trong việc đón nhận Thập giá. Vì gắn liền với bản tính nhân loại của Đức Giêsu và hoàn tất trong cuộc khổ nạn, nên Thập giá đã khai mở một giao ước mới. Những đau khổ nhân loại được Đức Giêsu mang lấy đã biến Người nên vị Thượng Tế giàu tình thương, và sự chết của Người trên Thập giá đã thành của lễ hiến dâng vẹn toàn tồn tại mãi mãi nhằm thanh tẩy con người khỏi tội lỗi hầu kết hiệp với Thiên Chúa.
3. Thập giá trong đời kẻ tin.
Nếu sự chết của Đức Giêsu trên Thập giá đã bộc lộ ý nghĩa và sức mạnh cứu rỗi, nhờ vào tình yêu trung tín vâng phục sứ mệnh Chúa Cha giao phó, thì mẫu gương của sự trung tín đến chết ấy cũng được khai triển trong đời sống của mỗi kẻ tin. Và hơn thế nữa, sự trung tín trong những đau khổ còn hàm chứa tính bí tích, quy hướng tới sự Phục sinh, vốn đem lại sự sống, ánh sáng và sức mạnh nhờ biết sống kết hợp với Thiên Chúa và kết hợp tích cực vào công cuộc cứu độ trần gian.
“Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác Thập giá mình mà theo Ta”. Đó là lời mời gọi Chúa Giêsu dành cho những kẻ muốn tiếp bước đi theo Người, để họ nhân ra điều kiện tiên quyết là phải hy sinh. Dù các nhà chú giải không thấy có sự liên hệ trực tiếp giữa Thập giá trong lời gọi này và Thập giá ngày Thứ sáu Tuần thánh, vì không được phép đi quá xa bản văn, nhưng không phải vì thế mà cho rằng ngữ vựng Thập giá ở đây không được thích hợp. Đơn giản, thập giá ở đây là hình bóng của những hy sinh từ bỏ thường xuyên trong đời kẻ tin.
Theo quan điểm của Phaolô, mọi Kitô hữu qua Bí tích Thánh tẩy, đều phải sống như người đã chịu đóng đinh vào Thập giá Chúa Giêsu, nghĩa là thông phần vào tình yêu và sự vâng phục của Chúa Giêsu trên Thập giá. Do đó, họ phải thường xuyên tự nguyện đóng đinh cho tính ích kỷ và chịu chết đi cho tội lỗi, để được tự do trên đường mến Chúa yêu người, cũng như trên hành trình đón nhận niềm vui và bình an của Chúa Kitô Phục sinh.
Khi đời sống Kitô hữu gặp phải khó khăn, họ nhìn lên Thập giá trước hết như một mẫu gương để học sống tinh thần tín trung yêu mến, và sau đó như một điểm tựa mà cậy trông tìm kiếm sức mạnh vượt thắng gian nan. Nếu theo nhãn giới thư Do Thái, Đức Giêsu đã nên hoàn hảo, tức là được tấn phong Thượng tế một lần thay cho tất cả, nhờ trải qua cuộc Khổ nạn và Phục sinh, thì Kitô hữu trong cộng đoàn dân tư tế cũng chỉ nên hoàn hảo nhờ sẵn sàng sống tinh thần hiến dâng với và trong Đức Kitô trên Thánh giá.
Tóm lại, hình thức và điểm nhấn linh đạo có thay đổi tuỳ theo mức độ nhận thức, nhưng cho đến muôn đời, Thập giá với Chúa Giêsu chịu đóng đinh vẫn mãi là cây sự sống rợp bóng trện đời tín hữu, bởi ở đó người ta nhận được ơn cứu độ, và cũng ở đó người ta nhận ra vinh quang mà Thiên Chúa muốn tỏ lộ cho loài người.
Giuse Vũ Duy Thống
Giám mục Phụ tá Giáo phận Tp.HCM
Ngày 05.09 hằng năm được xem là ngày khai giảng năm học mới của học sinh Việt Nam. Sau ba tháng hè, nay tất cả đồng loạt đến trường, có trường đã nhập học một tháng trước đó để học sinh “chạy” trước chương trình. Nhìn các em nhỏ nôn nao đến trường, rồi sau đó hai ngày, bắt đầu thắm mệt, có em ngã bịnh… sao mà tội nghiệp quá. Nhìn những phụ huynh làm thuê, cuốc mướn, đôi lúc phải bán những đồ dùng tối thiểu để lo học phí cho con thật không thể không động lòng. Sự học là gì mà làm cho con người tất bật đến vậy ?
HỌC LÀ CẦN
“Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”. Cũng như viên ngọc là vật quí chỉ được nhận ra giá trị sau khi mài giũa, trao chuốc, người có khả năng thiên phú, nếu không học hành sẽ không trở thành nhân tài, hữu ích cho đồng loại.
Hình như Thiên Chúa cũng tuân theo qui luật tự nhiên chính Ngài tạo dựng, khi an bài cho Môsê được công chúa Pharaon nuôi dưỡng, để thừa hưởng nền giáo dục của vương triều, hầu sau này có thể lãnh đạo Dân Chúa. Ân sủng Ngài ban cho Môsê sẽ bổ khuyết những gì còn thiếu sót trong đào tạo.
Các Thủ Lãnh Dân Chúa cũng vậy. Họ là những người được Chúa chọn cách đặc biệt, nhưng cũng đều tiếp nhận sự giáo dục của một vị thầy nào đó như Giôsuê tiếp bước Môsê, Elisa là học trò của Elia. Các Tông Đồ thì được chính Chúa Giêsu đào tạo, rồi Phaolô đã từng học dưới chân thầy Gamaliel… Học hành thời xưa khi chưa có trường lớp, thì chính cuộc sống chung của môn đệ với một sư phụ, giúp huấn luyện những con người kế thừa, hữu ích cho tương lai. “Không thầy đố mầy làm nên” là thế đó !
“Kiến thức thiên phú” của Chúa Giêsu, hay của những thánh nhân được mạc khải riêng không phải ai cũng có được, mà phần lớn chúng ta có được sự hiểu biết là “kiến thức đắc thủ”. Bởi thế, việc học rất cần thiết. Nó được nhắc nhớ từ kinh nghiệm ngàn xưa cho đến những giáo huấn hiện đại. “Con ơi, từ thiếu thời, hãy hấp thụ giáo huấn, thì tới khi tóc bạc, con sẽ được khôn ngoan” (Hc 6, 18), “Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học” (J. Heywood), “Còn sống còn học” (Tục Ngữ Việt Nam). “Bạn cầu nguyện, bạn hãm mình, bạn làm trăm thứ việc tông đồ…nhưng bạn không học tập à. Nếu bạn không đổi lề thói, bạn sẽ trở thành thứ vô dụng.” ; “Bạn năng chịu các Bí tích, bạn cầu nguyện và giữ lòng trong sạch…nhưng bạn không học tập. Khi đó đừng nói là bạn tốt, mà là bạn “khờ.” (Chân Phước Giám Mục Josemaira Escriva De Balaguer)
Chính vì sự cần thiết của việc học tập mà Công Đồng Vatican II đã có Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo, hướng dẫn Giáo Hội lưu tâm đến việc học hành của con em mình : “Vai trò vô cùng quan trọng của việc giáo dục trong đời sống con người và ảnh hưởng của nó luôn gia tăng trên đà tiến triển của xã hội hiện nay đã được thánh Công Đồng đặc biệt lưu ý.” (số 1), và Công Đồng đã có những chỉ dẫn cụ thể trong việc học hành và giáo dục cho mọi thành phần Dân Chúa.
Trong cuốn Đường Hy Vọng, ĐHY. Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, một gương mẫu hiếu học đã dành hẳn một chương bàn về Học. Ngài dạy : “Muốn tiến kịp, tiến nhanh, tiến vững trên đường Hy Vọng, con phải học” (ĐHV. Số 557) ; “Ngươi hãy yêu mến Chúa, Thiên Chúa ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi !” (Mt 22, 37). Chưa học để phục vụ đúng mức, con chưa mến Chúa đủ”. (ĐHV 559) ; “Học để biết. Học để canh tân. Học để yêu mến.” (ĐHV. 560) ; “Học đây không chỉ là vào lớp trao dồi kiến thức văn chương khoa học. Học là luyện khả năng con, nghề nghiệp của con cho tinh vi, hiện đại”. (ĐHV. 562). Bởi thế, không chỉ có người cắp sách đến trường mới học, mà tất cả mọi người khi tận dụng mọi hoàn cảnh, thời gian để tự đào tạo mình, đều là người đang học.
Đó là lý do không ai được tự mãn với vốn hiểu biết ít oi của mình so với kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại. Linh mục-“thầy dạy đức tin” vẫn phải làm người học trò để cập nhật, bổ túc kiến thức. Thường huấn là giúp các linh mục thực hiện lời dạy của Bộ Truyền Giáo trong Chỉ Nam Linh Mục : “Đời sống trí thức không những giả thiết có niềm xác tín và thư thế sẵn sàng, mà cũng cần tới việc sử dụng thường xuyên những phương tiện thích hợp, chẳng hạn như cần có thời gian riêng để học tập, nghiên cứu, tích cực tham gia các sáng kiến thuộc lãnh vực này và vào các cuộc gặp gỡ do giáo phận tổ chức, lựa chọn nên đọc những gì, cũng nên tổ chức một thư viện cá nhân hoặc sử dụng một thư viện của giáo phận mà ai náy có thể chạy tới nhờ vả dễ dàng. Ngoài ra, linh mục phải sắm những tài liệu mới ra của Đức Giáo Hoàng của của Đức Giám Mục, để có thể đào tạo và dùng nó làm phương tiện huấn luyện tín hữu. Các ngài cũng cần biết tự bảo vệ chống những gì được phổ biến để truyền bá những tư tưởng lầm lạc và nguy hiểm cho đời sống cá nhân và cho hoạt động mục vụ.” (số 25c)
“Có tài mà không có đức thì vứt đi, có đức mà không có tài, còn sài được” (Tục Ngữ). Từ kinh nghiệm của cuộc sống cha ông đúc kết lại, nên nếu chỉ lo đào tào kiến thức mà sao nhãng việc rèn nhân cách con người, thì e nguy hiểm. Đó là lý do thứ tự đào tạo của người xưa : “tu thân-tề gia-trị quốc-bình thiên hạ” và ” ngày nay nơi dòng tu, chủng viện : “đào tạo nhân bản- tu đức-tri thức-mục vụ.”
Phụ huynh Công Giáo có quyền và nghĩa vụ lớn trong việc học của con em mình : “Nhiệm vụ và quyền lợi đầu tiên bất khả nhượng của cha mẹ là giáo dục con cái, nên họ phải thực sự tự do trong việc lựa chọn trường học…(Tuyên Ngôn Giáo Dục Kitô Giáo. số 6) ; nhưng nếu lấy lý do con em bận học ở trường để từ chối tham gia, hỗ trợ chương trình dạy giáo lý của giáo xứ là không thích hợp. Bởi họ phải xác tín và thực thi điều Công Đồng dạy : “Hơn nữa, ý thức sâu xa nhiệm vụ vô cùng quan trọng là phải ân cần lo lắng giáo dục mọi con cái mình về phương diện luân lý và tôn giáo, Giáo Hội bằng tấm lòng ưu ái và trợ giúp đặc biệt cần phải hiện diện cho biết bao thanh thiếu niên đang được đào luyện trong các trường không Công Giáo…Giáo Hội cũng nhắc nhở cho cha mẹ nhiệm vụ quan trọng cố hữu của họ là phải lo liệu mọi sự và mọi đòi hỏi sao cho con cái họ có thể hưởng nhờ những trợ giúp và được tấn tới trong việc giáo dục theo tinh thần Kitô giáo và ăn nhịp với giáo huấn trần thế.” (sđd. Số 7)
HỌC CHỈ LÀ PHƯƠNG TIỆN
Không ai chối cải tầm quan trọng của việc học hành. Đánh giá kiến thức, kết quả học tập của một con người, thường qua bằng cấp. Đó chỉ là tính cách pháp lý vì có nhiều người không bằng cấp nhưng kiến thức rộng, làm việc và phục vụ tốt, lại có những người học hành nhiều bằng cấp mà không chịu làm việc, hay chỉ là bằng giả.
Xã hội ngày này, không ít người chạy theo thành tích, bằng cấp để kiếm một chỗ đứng, một địa vị có lợi riêng, mà đua nhau hay miễn cưỡng học, chuyên tu, bổ túc… cách này hay cách khác để rồi gian lận trong thi cử, bằng giả, bằng mượn, thi mướn…Học hành và bằng cấp không còn là phương thế để làm việc mà trở thành cái đích phải đạt bằng mọi giá. Thật ra“Văn bằng chứng tỏ con đã thông minh trong một giai đoạn nào đó, đặc biệt lúc đi thi. Nếu sự học của con đứng ngang đó, dù một đóng văn bằng cũng không bảo đảm sự thông minh của con.” (ĐHV. 579)
Phải nên nhớ, học hành, kiến thức chỉ là phương tiện. “Vậy nền giáo dục chân chính là việc đào tạo con người, nhằm đạt tới cùng đích của mình cũng như lợi ích của các đoàn thể mà họ là đoàn viên, và họ sẽ tham gia phục vụ cho đến tuổi trưởng thành.” (Tuyên Ngôn Giáo Dục Kitô Giáo. Số 1). Đích đến của phương thế học hành là phục vụ cộng đoàn, phục vụ Giáo Hội và xã hội. Emerson còn nói: “Những gì dạy ở các trường học và đại học không phải là giáo dục, mà chỉ là phương tiện của giáo dục.” Khi đó nếu người “học chẳng hay, thi may thì đỗ”(Tục Ngữ Việt Nam) không tự tôn, tự mãn, tự kiêu, tự phụ lười biếng trao dồi kiến thức thực hành ; và người “học tài thi phận” bị rớt, không tự ti, mặc cảm mà không dám làm việc hay bỏ cuộc sớm.
“Văn hoá, văn hoá ! Tốt lắm : ước chi đừng ai mong đợi có văn hoá hơn chúng ta. Nhưng văn hoá là phương tiện, không là cùng đích.” (Chân Phước Giám Mục Josemaira Escriva De Balaguer). “Hy sinh cho nghề nghiệp, tận tuỵ cho văn hoá, phục vụ cho khoa học, cao đẹp lắm, nhưng con nhớ đây chỉ là phương tiện, không phải là cùng đích.” (ĐHV. 566) Vì việc học là phương tiện phục vụ và nhắm phục vụ cộng đoàn, nên Bộ Truyền Giáo dạy các linh mục : “Mọi linh mục phải ở trong tư thế sẵn sàng và thích nghi theo chương trình của giáo phận hoặc của Hội Đồng Giám Mục và phải tránh mọi cái nhìn tham vọng. Sau khi hoàn tất chu kỳ học, các ngài phải mau mắn trở về giáo phận và dấn thân trong công việc được giao phó, đem thực hiện những gì đã học được, và đừng nại vào trình độ mà đòi hỏi những ưu đãi.” (Chỉ Nam Linh Mục, số 25d)
Lạy Chúa Giêsu, Vị Thầy Tối Cao Duy Nhất,
Phúc Âm không kể việc Chúa học hành thế nào, ngoài một lần đàm đạo giáo lý với các luật sĩ trong đền thờ đến 3 ngày lúc Chúa 12 tuổi (x. Lc 2, 41-52).
Chúng con xin xem hình ảnh này như là gương mẫu học hành của Chúa, một cách học đi trước thời đại của những năm đầu kỷ nguyên : Thuyết trình và thi vấn đáp.
Khi chia sẻ kinh nghiệm dạy và học với chúng con, xin Chúa chúc lành cho những người đang học hành.
Ước gì mọi quốc gia lưu tâm đến quyền học tập là quyền căn bản của con người mà đầu tư, và tổ chức đúng mức.
Mong sao những ai lo việc “trồng người” dám vượt qua những cám dỗ của tư lợi, để luôn giữ đúng vị trí của một nhà giáo chân chính, đáng được kính trọng.
Xin giúp chúng con biết siêng năng học tập, và dùng những gì mình tiếp thu được để phục vụ Giáo Hội và đồng loại.
Xin cho chúng con ý thức “bài học đầu tiên” và suốt đời là sống theo lời Chúa: “Hãy học với Ta, vì Ta có lòng hiền hậu và khiêm nhượng. Tâm hồn các con sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng”. (Mt 11, 29). Amen.
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Duy
Ngoài bờ biển, nơi bờ sông thường có những vỏ con sò nằm rải rác lẫn trong sỏi cát. Vỏ sò cứng, có mầu trắng đục ngà ngà.
Cũng có nhiều nơi người ta kết vỏ sò thành dây trang trí đeo cổ. Vỏ sò là Logo của nơi hành hương Thánh Giacôbê bên Santiago de Compostela bên Tây ban nha.
Xưa nay người ta thường truyền tụng xuống biển mò bắt sò về cạy ra lấy ngọc trai bên trong. Như thế nhìn con sò, nhìn vỏ sò ta liên tưởng ngay tới vật ngọc trai qúy gía đã thành hình trong lòng con sò.
Viên ngọc trai thành như thế nào trong lòng con sò?
Thời xa xưa người ta tin rằng, con sò tiếp nhận cưu mang ngọc trai do tia chớp xuyên vào trong con sò.
Thánh Clêmentê thành Alịchsơn ( + 215) đã dùng hình ảnh này nói về cung lòng đức mẹ Maria: “ Chúa Giêsu như viên ngọc qúy đã được sinh ra từ cung lòng đức mẹ Maria đồng trinh, do làn sáng tia chớp từ Thiên Chúa.”
Ngày nay, người ta biết rõ hơn về ngọc trai thành hình trong con sò như thế nào: Một hạt cát nhỏ theo sóng nước tràn vào miệng con sò. Và rồi con sò nuốt hạt cát đó vào bụng. Một qúa trình làm đau đớn do hạt cát gây ra trong lòng con sò.
Nhả ra không được, nên con sò tiết ra một chất từ thân thể nó bao bọc hạt cát, để những mong hạt cát không còn sắc bén làm đau đớn, gây lợn cợn trong thân thể nó nữa. Từng lớp thịt sò bao phủ hạt cát, kéo dài hằng chục năm. Hạt cát dần dà không còn là hạt cát ngày xưa nữa. Nhưng đã to dần biến thành viên ngọc trai do thân thể con sò bao phủ trong lòng vỏ sò.
Cũng tương tự như vậy, thiếu nữ Maria đã bối rối, lo âu sợ hãi trước một quyết định quan trọng. Sau khi bày tỏ thắc mắc của mình với Thiên Thần, và được giải đáp thỏa đáng, Maria đã nói lời ưng thuận chấp nhận ý Chúa muốn thực hiện nơi mình. Chỉ trong sự tin tưởng vào Chúa, Maria đã bằng lòng nhận cưu mang Chúa Giêsu trong cung lòng mình. Và từ đó chương trình cứu chuộc con người khỏi hình phạt tội lỗi thành hiện thực.
Trong Phúc âm (Mt 13,45) nước trời được ví như viên ngọc trai qúy gía. Để tìm được viên ngọc trai qúy đó, người ta phải trải qua một quãng thời gian dài, phải đi qua những ngõ đường hẹp nhỏ ( Mt 7,14).
Trong đời sống làm người, để có được ngọc trai qúy gía, ai cũng phải trải qua những giai đoạn chiến đấu vất vả dài đằng đẵng. Ngọc trai qúy giá đó là một tâm hồn có đời sống kính trọng Đấng dựng nên mình, sống tình liên đới với con người trong xã hội, sống làm đầy đủ bổn phận là một người cha gia đình, một người mẹ đàn con, một người học sinh, một linh mục tu sĩ…
Những hạt trong chuỗi kinh mân côi giúp người cầu nguyện xoay quanh đời sống Chúa Giêsu. Những lời kinh mân côi giúp ta can đảm theo lốt chân Chúa Giêsu đã sống trải qua. Chỉ nơi cổng thành Giêrusalem trên trời mới chấm dứt cuộc hành trình đời sống trên trần gian. Những cổng thành thành này được xây bằng những hạt ngọc trai qúy gía ( Kh 21,21).
Nơi cung lòng Đức Mẹ Maria viên ngọc trai quý gíá Giêsu đã hình thành làm người ở giữa trần gian.
Lm. Nguyễn Ngọc Long
Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ
Một trong những cuốn tự điển có uy tín xuất bản năm 1944 đã định nghĩa về chất Uranium như sau : “Uranium là một nguyên tố kim loại trắng, nặng và hiếm có, … chưa bao giờ thấy được ở dạng tự nhiên, và không có công dụng quan trọng nào cả, dù một vài loại muối của nó được dùng làm thuốc nhuộm, nhất là trong việc sản xuất thủy tinh và đồ sứ.”
“Không có công dụng nào quan trọng” là những gì đã từng được viết về Uranium, một nguyên tố mà chỉ một năm sau đó đã làm cho cả thế giới phải sợ hãi khi hai quả bom nguyên tử được thả xuống nước Nhật.
Một câu định nghĩa có kèm theo một nhận định mới nghe có vẻ uyên bác như thế mà chỉ có giá trị tương đối và dễ thay đổi!
Ngay trong kiến thức tự nhiên mà con người còn có nhiều giới hạn, thì ai dám nói về sự hiểu biết đời đời : “Chúng tôi ước lượng cách khó khăn các việc dưới đất, và khó nhọc tìm thấy những sự trước mắt. Còn những sự trên trời nào ai khám phá ra được” (Kn 9,16).
Với tâm trí hèn mọn, “chết mà chẳng hiểu tại sao mình chết” (G 4,21), thì con người biết dựa vào đâu để có được sự khôn ngoan mà cầm lái đời mình đến được hạnh phúc thật, mà nhìn được mọi sự việc đúng như nó là, nếu không dựa vào Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên con người và đặt để trong lòng họ sự khôn ngoan.“Ai hiểu thấu thánh ý của Chúa, nếu Chúa không ban sự khôn ngoan?”.
Sự khôn ngoan của Chúa giúp người ta khỏi làm nô lệ cho cái nhìn trần tục mà lý giải mọi sự theo sự tự-do-bởi-tình-yêu của người con. Philêmôn có một người nô lệ mà thánh Phaolô đã khéo léo gợi ý để ông trả tự do cho anh ta hầu chính ông cũng được tự do bởi tình yêu, và lại có thêm một người anh em : “Con hãy tiếp nhận nó không phải như là một người nô lệ, nhưng như một người anh em rất thân mến” (Plm c.6).
Ai lắng nghe và sống theo lời Chúa là để cho tình yêu Chúa chiếu một luồng sáng mới vào mọi ngõ ngách của cuộc đời. Ánh sáng đó làm cho tất cả bừng sáng lên như một vườn hoa, xoá tan mọi bóng tối đau khổ trong đời : “Ai theo Ta, sẽ không đi trong tối tăm, nhưng sẽ có ánh sáng ban sự sống”. Ánh sáng đó toả xuống thân phận con người phù du một niềm hy vọng lớn lao, và đem đến an vui trong mọi tình huống : “Thân lạy Chúa, Ngài là chỗ chúng con dung thân, từ đời nọ trải qua đời kia”.
Cây thập giá, sự khôn ngoan của tình yêu Chúa, rất khác xa nhưng có giá trị trổi vượt so với những suy tính tự nhiên của con người, như xác tín của thánh Phaolô : “Thưa anh em, khi tôi đến với anh em, tôi đã không dùng lời lẽ hùng hồn hoặc triết lý cao siêu mà loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa. Vì hồi còn ở giữa anh em, tôi đã không biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá” (1Cr 2,1-2)
Trong Phúc âm Luca, đi lên Giêrusalem là hành trình tiến đến thập giá của Đức Kitô. Vì thế, khi thấy nhiều người đi theo, Ngài phải hé mở ngay cho họ thấy sự khôn ngoan của Thiên Chúa trong sự từ bỏ đến cùng vì yêu nơi mầu nhiệm thập giá. Trong khi Phúc âm Matthêu viết ‘Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy …thì không xứng với Thầy’, thì Phúc âm Luca, dù vẫn được gọi là Phúc âm của lòng nhân từ, lại đòi hỏi thật nghiêm khắc : ‘Nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, …, thì không thể làm môn đệ Ta. Còn ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta’.
Theo Đức Kitô là một quyết định tối quan trọng, chìa khóa cho hạnh phúc sau cùng. Thế nên Đức Kitô mới đưa ra những đòi hỏi gắt gao cho ai muốn theo Chúa, là phải theo đến cùng : “có ai trong các ngươi muốn xây tháp mà trước tiên không ngồi tính toán phí tổn cần thiết?”, là phải sẵn lòng từ tỏ tất cả cho chọn lựa đó : “ai trong các ngươi không từ bỏ tất cả của cải mình có, thì không thể làm môn đệ Ta”.
Đức Cha Von Ketteler, Giám mục thành Mayence ở nước Đức, là một người rất cương trực. Khi còn là sinh viên đại học, có lần ngài đi săn được vịt mà con chó săn lại ăn mất, thế là ngài bắn luôn con chó. Lúc còn trẻ tính tình hùng hổ như thế mà khi lớn lên, ngài đã dầy công tập luyện để nên một người rất hiền hoà và thương người.
Năm 1848, chính quyền Đức chống đối Giáo hội rất mạnh, lúc đó Von Ketteler đã là một Giám mục. Một hôm lúc ngài đi dạo thì có một em bé chạy lại gần. Tưởng là nó muốn hôn nhẫn, ngài đưa tay ra. Đứa bé khinh bỉ nhổ nước bọt vào tay ngài. Ngài bình tĩnh và ôn tồn hỏi :
- Họ thuê con mấy xu để nhổ nước miếng vào tay cha?
- Hai xu.
Biết đứa bé bị xúi giục, ngài không một lời trách móc mà còn bảo :
- Còn cha, cha cho con mười xu đây.
Đời sống người môn đệ Chúa là vác thánh giá trong an vui : “Ôi! Con phải cảm tạ ơn Chúa chừng nào vì đã thương chỉ cho con và các tín hữu đường thẳng và vững chắc để lên nước đời đời.” (Imit III, XVIII, 8)
Lm. HK
Khi nói về phương tiện và mục đích, người ta thường nhắc lại nguyên tắc đạo đức: mục đích không biện minh cho phương tiện, nghĩa là anh không được phép dùng bất cứ phương tiện nào để đạt tới mục đích, cho dù đó là mục đích tốt. Điều này là không thể bàn cãi. Còn một nguyên tắc khác nữa--không nhất thiết thuộc phạm vi đạo đức và cũng đôi khi được nói tới, là phương tiện phải tương xứng với mục đích. Nhưng đọc Phúc Âm tôi thấy điều này nhiều khi không được Chúa Giêsu coi trọng. Thử lấy vài thí dụ:
Khi lập nhóm Tông Đồ là những người sẽ nối tiếp công trình cao cả của mình, Chúa Giêsu đã không chọn những người mà xã hội bấy giờ đề cao nhưng là những con người bình thuờng có thể gặp trong bất cứ đám đông quần chúng nào, có người thậm chí bị dư luận coi là kẻ tội lỗi. Người đã rất vất vả để huấn luyện họ thành những môn đệ chân chính. Xét về quan điểm của Người, họ là những "ưng viên" thích hợp cho mục đích Người theo đuổi, nhưng theo tiêu chuẩn thông thường của các xã hội mọi thời thì sự chênh lệch giữa sứ mạng được trao phó và bản thân họ--những người sẽ thi hành sứ mạng--là không thể lớn hơn. Sau này thánh Gio-an Kim Khẩu đã lưu ý đến sự chênh lệch này khi bình luận về mệnh lệnh của Chúa Giêsu cho Nhóm Mười Hai: "Thầy trao lời cho anh em không phải cho mình anh em mà cho khắp cả thiên hạ được sống. Thầy không chỉ sai anh em đến với hai thành, mười thành hay hai mươi thành, cũng không sai anh em đến với một dân tộc như sai các ngôn sứ xưa, nhưng Thầy sai anh em đi khắp cả địa cầu, biển khơi, đến với toàn thể thế giới đang bị ảnh hưởng xấu xa."
Nhiệm vụ thì lớn lao như thế nhưng Chúa cho phép các Tông Đồ sử dụng những phương tiện nào? Thưa hầu như "con số không". Này nhé, Tin Mừng theo thánh Lu-ca viết: "Người sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân. Người nói: 'Anh em đừng mang gì đi đường, đừng mang gậy, bao bị, lương thực, tiền bạc, cũng đừng có hai áo. Khi anh em vào bất cứ nhà nào, thì ở lại đó mà ra đi. Hễ người ta không đón tiếp anh em, thì khi ra khỏi thành, anh em hãy giũ bụi chân để tỏ ý phản đối họ'" (Mt 9,3-5).
Người ta lưu ý rằng những chỉ thị về truyền giáo trên đây thích hợp với hoàn cảnh xã hội và tôn giáo vùng Pa-lét-tin mà lúc đầu Chúa Giêsu giới hạn việc rao giảng của các Tông Đồ vào đó (x.Mt 10,5), nhưng sau này, trong một bối cảnh xã hội-văn hoá khác, thánh Phaolô sẽ không hiểu chúng theo nghĩa đen một cách máy móc. Chẳng hạn có lúc ngài đã ngày đêm vất vả làm một nghề tay chân để khỏi thành gánh nặng cho ai, lại còn có thể giúp đỡ kẻ thiếu thốn (x. Cv 18,3; 1 Tx 2,9; 2 Tx 3,8); những lúc khác, ngài không ngại nhận sự chu cấp của các giáo đoàn (x. Pl 4,10-20) và hình như cũng có khi sử dụng một thứ "quỹ truyền giáo". Đối với ngài, "kho tàng" dư dật của mình là Đức Kitô, còn mọi thứ của cải khác đều không quan trọng, như ngài tâm sự với tín hữu Phi-líp-phê thân yêu của ngài: "Tôi sống thiếu thốn cũng được, mà sống dư dật cũng được. Trong mọi hoàn cảnh, no hay đói, dư dật hay túng bấn, tôi đã tập quen cả. Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết" (4,12-13). Đó là bí quyết của tinh thần nghèo khó Phúc Âm nơi vị Tông Đồ. Phần chúng ta, lo lắng băn khoăn tìm kiếm các phương tiện vật chất, biết đâu là do ta thiếu tinh thần nghèo khó Phúc Âm hơn là do ta đầy nhiệt tình truyền giáo.
Tại sao Chúa Giêsu tỏ ra coi thường các phương tiện "tự nhiên" (như tài năng vốn có của con người) và phương tiện vật chất (như tiền bạc) đến mức ấy? Không phải là Chúa không ban cho các Tông Đồ phương tiện nào trong khi sai họ ra đi. Trái lại, phương tiện Người ban thì dồi dào và hữu hiệu nhất, không có gì sánh nổi. Quả thế, Người ban cho họ "năng lực và quyền phép trừ mọi thứ quỷ và chữa các bệnh tật" (Lc 9,1 ; x.Mt 10,1 ; Mc 6,7); nhất là Người gởi Thần Khí của Người là Thánh Thần đến với họ. Chính "Thánh Thần sẽ cảm hoá tâm hồn và trí tuệ của những ai nghe Lời Người. Nhờ Thánh Thần, họ sẽ nhận ra lời Thiên Chúa trong những lời nói vụng về của những sứ giả không có học thức cao cho lắm ấy. Thánh Thần sẽ ban những dấu lạ ... củng cố chứng từ của các sứ giả."
Nếu thế thì rõ ràng các phương tiện nhân loại đều là tương đối, hết sức tương đối. Nếu thế thì không có hoàn cảnh nào (dù khó khăn hay dễ dàng theo phán đoán tự nhiên) mà người môn đệ không thể loan báo Nước Thiên Chúa và làm chứng cho Tin Mừng cứu độ được. Không bao giờ nhà thừa sai nào sẽ có thể nói: tôi đang thiếu cơ sở, thiếu tiền nong, thiếu mọi thứ như thế này thì làm được "cơm cháo" gì cho Nuớc Chúa, đành bó tay thôi!
Tôi thiển nghĩ mối nguy cơ lớn nhất của chúng ta là:
- quá cậy dựa vào các phương tiện tự nhiên và vật chất;
- trói buộc sứ mạng loan báo Tin Mừng vào các điều kiện vật chất (và xã hội)
- đánh giá và đo lường tiến bộ của Nước Trời căn cứ vào những gì mình thực hiện được với các phương tiện ấy (tôi xây được ngần ấy cơ sở, tôi tạo được một uy thế khiến cả quyền bính phần đời phải nể sợ...).
Phải chăng chúng ta càng "hài lòng" với những phương tiện vật chất và những thành tích, thì càng coi nhẹ các phương thế siêu nhiên mà Chúa và các Tông Đồ đề cao hơn cả? Phải chăng nhiều khi tinh thần truyền giáo giảm sút không phải vì thiếu phương tiện nhưng trái lại vì quá giàu có phương tiện? Nhưng nhu cầu vật chất thì bao giờ cho vừa? Một giáo dân Việt kiều than thở rằng xem ra từ khoảng gần vài chục năm nay, các linh mục tu sĩ trong nước không bao giờ "hết" nhu cầu xin giúp đỡ cả! Tôi nhắc lại lời nhận xét phê bình này trong mạch văn của bài viết vì thấy nó ăn khớp mạch lạc với suy nghĩ của mình ở đây, tuy không biết nó đúng đến mức nào.
Phương tiện vật chất dù cần thiết đến đâu cho công cuộc loan báo Tin Mừng, cũng chỉ đóng vai trò thứ yếu. Phương thế quyết định phải luôn luôn thuộc phạm vi tinh thần và siêu nhiên: đó là Thánh Thần Chúa, là ân sủng, là cầu nguyện, là gương sáng bằng đời sống bác ái, nghèo khó, khiêm nhường, phục vụ và hiếu hoà--, những thứ mà nhiều khi ta dễ chạy tới lúc gặp gian nan thử thách hơn lúc ta được dễ dãi và sung túc. Đó là một kinh nghiệm rất quen thuộc trong lịch sử dân Chúa thời Cựu Ước cũng như thời Tân Ước, trên diện rộng và trên diện hẹp.
(5.8.2007)
Lm Nguyễn Hồng Giáo, dòng Phanxicô
Ngày 5 tháng 9 năm 2007, thế giới kỷ niệm 10 năm ngày chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta lìa xa trần gian để về trời, (5/9/1997- 5/9/2007) chúng tôi xin gửi đến quý vị những lời khôn ngoan của Mẹ Têrêsa Calcutta. Mẹ có những lời nói nổi tiếng khắp thế giới như sau:
”Hoa quả của sự thinh lặng là lời cầu nguyện,
Hoa quả của lời cầu nguyện là đức tin,
Hoa quả của đức tin là tình yêu,
Hoa quả của tình yêu là sự phục vụ,
Hoa quả của sự phục vụ là sự bình an.”
Khi được hỏi là nhân loại cần làm điều gì để trở lại với Chúa và cần làm điều gì để cứu thế giới thì Mẹ Têrêsa đáp:
“Điều quan trọng nhất là chúng ta cần cầu nguyện nhiều. Điều cần nhất là mỗi giáo xứ hãy đến trước Chúa Giêsu Thánh Thể và dâng những giờ chầu để đền tạ Thánh Tâm Chúa.”
“Chầu Thánh Thể là một nhu cầu cấp bách và cần thiết. Chúa Giêsu là Bánh Hằng Sống để ban cho chúng tôi một cuộc sống sung mãn. Ngày đêm, Chúa Giêsu luôn ở trong Nhà Tạm. Nếu bạn muốn trưởng thành trong yêu thương thì hãy trở về với Thánh Thể Chúa Giêsu để thờ phượng, tôn vình và tâm sự với Chúa. Bởi vì:
“Đời sống chúng ta phải
được đan kết chung quanh Nhà Tạm của Chúa Thánh Thể.
Hãy hướng đôi mắt bạn vào Chúa Giêsu vì Ngài là ánh sáng.
Hãy để trái tim bạn ở gần bên Thánh Tâm của Chúa.
Hãy cầu xin Chúa ban cho ta một hồng ân là được nhận biết Ngài.
Hãy xin Chúa cho ta yêu mến Ngài.
Hãy xin Chúa cho ta lòng cam đảm để phục vụ Ngài.
Hãy tìm kiếm Chúa Giêsu không bao giờ ngừng nghỉ.”
“Hãy hướng đến Đức Mẹ Maria vì Mẹ là nguồn vui và hy vọng. Qua Mẹ, bạn sẽ nhận ra rằng không có nơi nào trên trái đất mà bạn được đón nhận, được yêu thương như ở nơi Chúa Giêsu. Chúa đang thực sự sống và hiện diện sống động nơi phép Thánh Thể. Ngài luôn ở trong Nhà Tạm như một người bạn để đón chào bạn và lắng nghe bạn tâm tình.”
“Chúng ta không thể tách rời đời sống mình ra khỏi Chúa Thánh Thể. Khi ta lìa xa Ngài thì cuộc sống ta sẽ rách nát, tả tơi. Có nhiều người hỏi chúng tôi rằng:
“Tại sao các nữ tu luôn vui tươi và có đầy sinh lực để làm những công tác mà họ đang phục vụ?’
“Khi đi chầu Chúa Thánh Thể thì chúng ta được nhận ơn của Ngài mà còn làm thỏa mãn nỗi khát khao của Chúa Giêsu. Ngài đã phán:
“Hãy đến cùng Ta!”
“Vì Chúa Giêsu đang khát khao linh hồn chúng ta. Trước đây, chúng tôi chỉ chầu Thánh Thể hàng tuần thôi, nhưng từ năm 1973 trở đi thì Cộng đoàn chúng tôi bắt đầu có một giờ chầu Thánh Thể mỗi ngày. Từ đấy trở đi, mọi công việc của Cộng đoàn chúng tôi trở nên phát triển và nở rộ. Trong thời gian ấy, chúng tôi có rất nhiều việc để làm. Nhà hưu dưỡng dành cho bịnh nhân và người hấp hối thật đông đảo. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn dành thì giờ để viếng Chúa Thánh Thể. Từ đó, tình yêu chúng tôi dành cho Chúa Giêsu trở nên thâm sâu hơn và thân mật hơn.”
“Thêm vào đó, tình yêu giữa các chị em trở nên tốt hơn. Chúng tôi thông cảm nhau hơn, và cảm thấy yêu thương những bịnh nhân nghèo hơn. Cũng từ đó, ơn Thiên Triệu tăng gấp đôi. Thiên Chúa đã ban cho chúng tôi nhiều ơn gọi tuyệt vời. Khoảng thời giờ mà chúng tôi dành để thưa chuyện với Chúa Giêsu là những thời giờ qúy báu nhất trong ngày.”
“Giờ chầu Chúa Thánh Thể là những giờ phút thăng hoa đặc biệt để chúng tôi xin đền tội, và cầu thay cho nhu cầu của toàn thế giới. Đó cũng là giờ phút thân thương mà chúng tôi trình lên Chúa về những cơn bịnh tội lỗi và những nỗi thống khổ của nhân loại để xin ơn chữa lành của Chúa, để xin ánh sáng của Chúa Giêsu từ Thánh Thể tẩy sạch mọi tội lỗi và biến đổi mọi người trở nên thánh thiện và sống an vui hơn.”
“Giờ chầu Thánh Thể cũng là giờ cầu nguyện hàng ngày của gia đình và Cộng đoàn. Đó là giờ mà chúng tôi tụ họp nhau lại để cầu nguyện bằng Chuỗi Mân Côi trước Thánh Thể Chúa. Trong nửa tiếng đầu giờ thì chúng tôi cầu nguyện chung với nhau, trong nửa giờ sau thì chúng tôi cầu nguyện trong im lặng.”
Khi được hỏi là nhà Dòng của Mẹ có bao nhiêu tu viện thì Mẹ Têrêsa lại cho biết là Dòng của Mẹ có 584 bàn thờ, nhưng lại không cho biết là có bao nhiêu tu viện. Mẹ nói rắng:
“Khi bạn nhìn lên thánh giá Chúa, bạn hiểu rằng Chúa Giêsu đã yêu thương bạn nhiều như thế nào. Khi bạn nhìn lên Nhà Tạm, nơi có Thánh Thể Chúa, bạn sẽ hiểu Chúa Giêsu đang yêu bạn nhiều như thế nào. Đó là lý do tại sao bạn nên trình với vị linh mục chính xứ để xin ngài cho có giờ chầu Chúa Thánh Thể thường xuyên hơn trong giáo xứ bạn.”
“Tôi khấn xin Đức Mẹ Maria hãy đụng chạm đến trái tim của các vị linh mục ở từng giáo xứ để các ngài có thể dành giờ chầu Chúa Thánh Thể hàng tuần cho các giáo dân, nhờ thế, họ được đến thờ phượng Chúa Giêsu. Tôi cũng cầu xin Mẹ Maria để Me cho tất cả mọi giáo xứ trên thế giới đều có giờ chầu thường xuyên để tôn vinh và thờ lạy Chúa Giêsu.”
“Những thì giờ mà bạn sống bên Chúa Giêsu, qua bí tích Thánh Thể là những giờ thiêng liêng tốt đẹp nhất mà bạn sử dụng trên trái đất này. Mỗi giây phút mà bạn sống bên Chúa Giêsu Thánh Thể sẽ làm cho mối tương quan giữa Chúa và bạn trở nên sâu đậm hơn, và linh hồn bạn sẽ sáng ngời và đẹp đẽ trên Thiên Đàng. Cùng với Chúa Thánh Thể, bạn sẽ có thể xây dựng sự bình an vĩnh cửu cho trần gian.”
“Lạy Chúa, chúng con tin tưởng Chúa đang hiện diện nơi đây. Chúng con tôn vinh Chúa và kính yêu Chúa với tất cả trái tim và linh hồn của chúng con, bởi vì Chúa là Đấng đáng cho chúng con ngợi khen và yêu mến. Chúng con ao uớc yêu mến Chúa như các Thánh ở trên Thiên Đàng yêu mến Chúa. Xin Chúa hãy đổ xuống trên linh hồn chúng con Thần Khí Thánh và Nguồn sống của Chúa. Xin Chúa hãy thấm ngập và chiếm hữu chúng con, để rồi đời sống chúng con chỉ còn là ánh sáng rực rỡ huy hoàng của Chúa. Xin Chúa hãy chiếu ánh sáng của Ngài qua chúng con và trong chúng con. Từ đó, các linh hồn tiếp xúc với chúng con sẽ cảm nhận được sự hiện diện thiêng liêng của Chúa nơi linh hồn chúng con. Xin Chúa cho họ nhìn thấy Chúa Giêsu, chứ không phải thấy chúng con nữa. Amen.”
Bài được đăng trên Nguyệt San Hiệp Nhất số 177, tháng 9 năm 2007
CÙNG ĐỌC & SUY GẪM
Ngay cái tên gọi thì nón bảo hiểm thì nó có chức năng bảo hiểm. Cũng từ hậu quả của tai nạn giao thông đến mức báo động thì chiếc nón bảo hiểm lên ngôi. Có thể nói rằng những chiếc nón lá, nón vải che nắng che mưa ngày nay đã tạm lui vào đàng sau để cho nón bảo hiểm thi hành phận sự của mình.
Tự chiếc nón bảo hiểm nó chẳng có tội tình gì cả và hơn thế nữa, nó đã góp một
phần lớn tác dụng của mình để bảo vệ cho “bộ vi xử lý” của con người được an
toàn khi chẳng may tai nạn xảy đến. Thế nhưng thực tế đau lòng đang diễn ra
trước mắt của mọi người đó là vấn nạn chất lượng của nó.
Vì lợi nhuận, vì đối phó người ta ào ào đi mua cho mình một chiếc nón bảo hiểm
để tránh sự làm khó dễ của các đồng chí công an đang thi hành phận sự trên mọi
nẻo được. Giờ G đã điểm để rồi nón bảo hiểm đã “hot” dần lên. Nón bảo hiểm trước
đây chỉ được bán ở các tiệm bán đồ thể thao, các tiệm chuyên bán nón bảo hiểm
nhưng do “hot” qua nón bảo hiểm đã tràn ngập thị trường, từ lề đường đến phố chợ
đi đâu ta cũng mua được chiếc nón để không phải vi phạm luật !
Điều trăn trở ở đây đó là nhiều cơ quan chức năng đã thử nghiệm chất lượng của
chiếc nón nhưng hỡi ôi có nhiều chiếc nón làm cho mọi người không thể khỏi bỡ
ngỡ và kinh hoàng.
Vì sinh kế, nhiều người vô lương đã tìm mọi cách để làm hàng giả : từ thực phẩm,
mỹ phẩm, phụ tùng xe máy ... và giờ đây khi chiếc nón bảo hiểm lên ngôi, khi nhu
cầu thực tế về nó quá lớn thì nó cũng được tranh thủ làm giả. Và hình như các cơ
quan chức năng cũng đành bó tay trước tệ nạn nón giả này. Và cũng hình như là
chưa có một chuẩn mực nghiêm túc với những chiếc nón xuất xưởng. Tại sao không
làm thẳng tay với những chiếc nón giả cứ tràn ngập thị trường để rồi người tiêu
dùng cứ vui vẻ mua mà không biết chất lượng thật của chiếc nón mà mình mua là
gì.
Cười ra nước mắt khi người tiêu dùng cứ thanh thản và vui vẻ mang trên “bộ vi xử
lý” của mình chiếc nón nhỏ nhỏ xinh xinh nhưng chẳng có chút chất lượng gì cả.
Và cũng vui khi các chú công an thấy người điều khiển giao thông có nón là được
rồi và không cần biết nón đó có đạt chất lượng hay không ?
Vô tình hay hữu ý mà con người ngày hôm nay lại mang lên trong mình một món đồ
giả ! Điều này thì chính con người đã gây cho cho chính mình chứ không phải ai
khác.
Sợ thật khi mà con người ngày mỗi ngày phải đối diện, phải sống giữa cái thật và
cái giả. Đó là phương tiện, vật chất, thực phẩm. Đau hơn nữa, khủng khiếp hơn
nữa là cái tiềm thức giả – thật nó ăn sâu vào lòng con trẻ ngay từ những ngày
chập chững bước vào đời.
Đau lắm khi mà cứ phải nhầm lẫn giữa thật và giả.
Nhìn những chiếc nón bảo hiểm bày bán thật đẹp mắt nhưng chất lượng của nó thì
cũng chỉ có trời mới biết được. Mà cũng khổ ! Ai cũng thích nhìn chiếc mũ đẹp
chứ chẳng hề để ý đến chất lượng của nó như thế nào.
Nhìn những cách cư xử, ăn nói hoa mỹ bề ngoài của con người nhưng lòng thật bên
trong thì cũng chỉ có trời mới biết được mà thôi. Mà cũng đau khi con người phần
lớn chỉ nhìn nhau ở cái dáng vẻ bên ngoài chứ chẳng để tâm suy xét tận bên trong
cái sự thật của người đồng loại. Để từ đó những người nào khéo ăn, khéo nói một
chút là được nhiều người đón nhận còn những người ăn nói bộc trực, đơn sơ, giản
dị thường bị người ta coi thường và bỏ rơi.
Thật giả cứ còn mãi trong cuộc đời.
Day dứt, trăn trở và hậu quả về thật giả hình như nó cứ nhởn nhơ, nó cứ còn mãi
nơi con người thì phải.
Anmai CSsR
SỐNG CHỨNG NHÂN
Ông Bà Francois và Jacqueline Robert có 5 người con. Ông bà là thành viên Ủy Ban
Toàn Quốc Mục Vụ Gia Đình Pháp. Cả hai người cùng gia nhập phong trào Focolare -
Tổ Ấm, ngay từ khi mới lấy nhau. Ông bà phụ trách nhóm ”Gia Đình Mới”, tại Pháp,
một ngành của phong trào Tổ Ấm. Dưới đây là chứng từ của ông bà về tình yêu
chung thủy.
Ông Francois Robert: Khi quyết định lấy nhau, chúng tôi chỉ muốn đơn sơ một điều:
chung sống với nhau. Có lẽ chúng tôi bằng lòng làm bất cứ điều gì, ngay cả trên
phạm vi nghề nghiệp, với ước nguyện duy nhất cùng sống và cùng xây dựng. ”Yêu
Thương” đối với chúng tôi đồng nghĩa với ”nên một”, và nên một cho đến chết!
Giờ đây, sau hơn 30 năm chung sống, ước muốn nên một vẫn tồn tại. Chỉ khác một
điều, chúng tôi hiểu sâu xa hơn mọi chiều kích của cuộc sống chung nên một này.
Thêm vào đó, với tư cách là tín hữu Công Giáo và là thành viên phong trào Tổ Ấm,
chúng tôi được củng cố trong chọn lựa sống mối tình hiệp nhất yêu thương này.
Năm tháng càng trôi đi, chúng tôi càng khám phá ra đâu là giá trị chính yếu: dấn
thân làm cho Đức Chúa GIÊSU hiện diện giữa chúng tôi.
Bà Jacqueline Robert: Cách thức sống hiệp nhất ấy giúp chúng tôi có nghị lực
đương đầu với khó khăn gặp phải. Do đó, mỗi khi xuất hiện vấn đề gì với con cái,
chúng tôi cảm nghiệm tầm quan trọng của sự hiệp nhất nên một, bởi vì nó giúp
chúng tôi sức mạnh để giải quyết vấn đề.
Cùng với năm tháng trôi qua trong đời vợ chồng, tôi rút ra kinh nghiệm: để có
thể nên một, tôi không nên ước muốn chiếm hữu chồng, nhưng phải yêu chồng vì
chồng và luôn luôn biết tha thứ cho chồng. Tôi phải kính trọng chồng, và biết
chấp nhận những phần riêng tư khép kín của chồng.
Dĩ nhiên cuộc sống hôn nhân vợ chồng của chúng tôi cũng dẫy đầy bước thăng trầm,
căng thẳng và khó khăn. Nhưng những lúc ấy chính là lúc chúng tôi sống kinh
nghiệm tha thứ. Càng biết tha thứ cho nhau, tình yêu càng củng cố và gia tăng.
Ngoài ra, càng biết tha thứ cho nhau, càng giúp chúng tôi biết mở rộng lòng tiếp
nhận Đấng là nguồn mạch mọi sự: của tha thứ và nhất là, của tình yêu.
Ngoài kinh nghiệm biết tha thứ lẫn nhau, để duy trì mối giây hiệp nhất vợ chồng,
tôi còn sống kinh nghiệm khác. Đó là biết để cho chồng tự do phát biểu, diễn tả
và biết lắng nghe chồng nói, lắng nghe nguyện ước của chồng. Nhưng nhất là, biết
dọn một chỗ trống trong tâm hồn, trong trái tim, để tiếp nhận chồng. Năm tháng
càng chồng chất, cách thức yêu thương nhau cũng đổi khác. Sau hơn 30 năm chung
sống, chắc hẳn đâu có yêu thương nhau dễ hơn là sau hai năm mới lấy nhau!
Ông Francois Robert: Tôi muốn thêm vào một chiều kích khác của đời sống hôn nhân.
Ngược dòng thời gian, bây giờ tôi hiểu rõ hơn rằng, khi chúng tôi quyết định lấy
nhau, chính là lúc chúng tôi chấp nhận sống ơn gọi vợ chồng. Đối với chúng tôi,
bí tích Hôn Phối đúng thực là sức mạnh và là ánh sáng. Hôn nhân cũng còn là lời
mời gọi. Đáp lại lời mời gọi tức là chúng tôi ước muốn cùng nhau chung sống,
trong mỗi giây phút của cuộc đời, trong hiệp nhất và trong sự hiện diện của Đấng
đã kêu mời chúng tôi hãy làm cho Ngài được hiện diện giữa chúng tôi và giữa thế
giới.
... ”Nhan sắc phụ nữ làm mát mắt người nhìn, và đó là điều khiến đàn ông khoái
nhất. Nếu nàng còn ăn nói dịu dàng yêu thương, thì trong thiên hạ chẳng có ai
được như chồng nàng. Cưới vợ là khởi đầu sự nghiệp, là có một trợ lực tương xứng,
và một cột trụ để tựa nương. Phúc thay ai cưới được vợ hiền, tuổi thọ sẽ tăng
lên gấp đôi. Vợ đảm đang khiến chồng được sung sướng, được an vui suốt cả cuộc
đời. Vợ hiền là số tốt phận may dành cho những người kính sợ THIÊN CHÚA: Giàu
hay nghèo, lòng vẫn cứ an vui, lúc nào nét mặt cũng tươi cười” (Sách Huấn Ca
36,22-24 / 26,1-4).
(”Annales d'Issoudun”, Octobre/1993, trang 292-295).
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH
Làm cha, hai chữ đơn giản nhưng thực tế lại chẳng đơn giản chút nào về cả phương tiện ý nghĩa lẫn thực tế trong gia đình.
Một buổi chiều, Ông T. đang chơi bóng bàn với mấy con trong nhà. Có người bạn mang về cho ông chiếc bánh sinh nhật. Chiếc bánh do bạn bè trong nhóm người già tặng ông như một kiểu làm ông ngạc nhiên chơi. Đang hăng say và đang hứng khởi với chiêu bóng bàn, ông cầm chiếc bánh chạy vô và hô mấy đứa nhỏ lấy dao, muỗng rĩa để ăn bánh sinh nhật bỏ mặc người bạn mang bánh về dùm cho ông đứng ngoài cửa. Ông cũng quên cả cám ơn người mang bánh về cho mình và cũng quên hỏi ai đã tặng bánh. Các con ông vui vẻ cũng như ông chẳng thắc mắc gì.
Ông V. thì không rơi vào trường hợp sơ xuất lớn như ông T. vừa kể. Ông có thói quen sáng sáng dậy sớm, lúc mặt trời hừng đông…Ông “lên đồ” với áo thun trắng, quần soóc trắng, nón kếp trắng và giày Adidas, tất cả là hàng hiệu để lên xe đạp chạy vòng vòng trong sân nhà. Cũng may là nhà ông ở ngoại ô nên có mảnh sân khá rộng, cỡ một sân chơi vũ cầu. Bà vợ và các con làm gì vào lúc đó. Họ dậy sớm, chuẩn bị vệ sinh cá nhân, ăn sáng, và bà đi làm, các con đi học. Ông V. có cái thú sống nhàn hạ như vậy. Còn chuyện nhà, chuyện con cái có “mẹ con nó lo”.
Ông R. thì khác hẳn, là con út trong gia đình, ông có thói quen ‘không làm gì trong nhà cả”. Cho dù đã có gia đình và có con có cái đủ ”cả nếp cả tẻ”. Sáng sáng ông dậy thật trễ khi bà vơ đã tất bật đi làm từ sáu giờ sau khi đã lo sẵn bữa ăn sáng cho các con chờ chúng chuẩn bị dậy đi học. Ngày cuối tuần, các con nghỉ học, ông cũng chơi luôn một giấc tới 10 hay 11 giờ trưa mới thức dậy. Buổi chiều khi ông đi làm về cũng là lúc bà vợ vừa đi chợ và đi làm về là ông ngồi đọc báo hay ngồi dựa ngửa xem tivi, mặc vợ con bận rộn bữa ăn chiều. Ăn xong ông đọc báo tiếp và lên giường vào phòng riêng của ông để ngủ, lúc bà vợ và các con của ông còn đang thu dọn, rửa chén và học bài. Ngày chủ nhật đi lễ là ông quát vợ con. Hình như trong nhà vợ con ông là người để ông sai bảo. Ông cũng được cái là tự giặt ủi quần áo lấy cho mình. Dĩ nhiên quần áo của vợ con ông không bao giờ rớ tới. Khi nào bà vợ nhờ thì cũng làm, nhưng không bao giờ tụ nguyện làm việc nhà hay lo cơm nước áo quần cho con như một người chồng, người cha biết chia sẻ và có trách nhiệm với con cái. Những tấm gương “ngủ sớm dậy trễ” hơn con cái đã làm một tấm gương mờ, không mấy tốt cho con cái.
Chưa nói tới những người cha cờ bạc, rượu chè, gia trưởng, bạo hành, vợ nọ con kia đầy rẫy trong xã hội, tràn ngập ngoài thôn xóm, lối sống của ông ba ông bố, ba ông chồng, ba người cha vừa kể chẳng giúp ích gì cho việc giáo dục con cái trong gia đình. S. Johnson nói : “ Làm gương bao giờ cũng hiệu nghiệm hơn là lời giáo huấn”.
Nếu ông T. khi nhận chiếc bánh biết mời người bạn đưa bánh về cho mình vào nhà, uống miếng nước, nói lời cám ơn, và hỏi xem ai gởi bánh cho mình để còn cám ơn họ thì có phải con ông đã học được một bài học thực tế quá tốt chẳng phải nhọc công lên lớp. Con cái thấy cha mình biết bộc lộ sự biết ơn người khác sẽ học được thói quen tốt đó.
Ông V. biết tập luyện cơ thể mỗi sáng như vậy cũng tốt cho sức khoẻ và cũng dạy cho con cái bài học rèn luyện cơ thể buổi sáng. Nhưng ông bà ta thường nói : “liệu cơm gắp mắm”. Gia đình chưa giàu có cho lắm, sáng sáng vợ con còn tất bật chuẩn bị mọi việc trong ngày mà người đầu tầu trong gia đình ung dung lên đồ láng cóong để đạp xe như một người thong dong nhàn hạ, mặc kệ chuyện đời xảy ra vì công việc thì thử hỏi con cái có học được thứ gì tích cực từ cái tấm gương “ chỉ biết sống lấy cho mình” của ông.
Ông R. thì quá tệ. Thái độ gia trưởng của ông phản lại ngay hai chữ “gia trường” . Đông phương quan niệm “ cha là người lo trước cái lo của gia đình, hưởng sau cái vui của gia đình. Tây phương cũng quan niệm hus-bondi (hus- là nhà, bondi là người chủ) là người chủ gia đình, là người làm ơn (benevolent) cho người khác, là đầu tầu. Cha là người đi sớm về khuya, thức trước khi vợ con thức, ngủ sau khi vợ con yên giấc.
Không có trường lớp nào dạy làm cha đang và sẽ làm cha. Phần lớn sống theo cảm nghĩ riêng của mình và ai cũng cho là mình đã đóng đúng vai trò làm cha của mình. Ba ông bố kể trên không phải lá tác phẩm tưởng tượng. Họ là những người đã và đang sống như vậy trước mặt mọi người. Không thiếu những người cha gương mẫu cho con cái, những người chồng là nơi dựa vững chắc cho người vợ, biết lo trước cho con, biết làm trước vợ con, biết tươi cười trước những cực nhọc của gia đình, biết sống hoà mình với ông bà, vợ con, biết nén những bực bội khó chịu nơi sở làm. Không thiếu những ông bố, những người cha bỏ bê gia đình, khiến vợ con phải tìm cách lánh xa hay bỏ chạy. Bệnh truyền nhiễm hay lây và càng khó chữa. Ung nhọt trong cơ thể lúc nào cũng chực chờ phát triển bên trong cơ thể lành lặn cùng với những tác động bệnh hoạn bên ngoài. Nếu người cha không làm đúng, làm đủ vai trò trụ cột gia đình của mình thì tránh sao ngôi nhà gia đình không bị dột nát, gãy đổ. “ con trẻ cần tấm gương tốt hơn là những lời khuyên hay lời chỉ trích”.
Để kết luận xin kể quý vị nghe câu chuyện một người cha có thật. Ph. là một ông bố có bốn người con. Hai vợ chồng đều là thầy cô giáo. Anh mồ côi từ nhỏ, sống trong nhà dòng. Sau 1975, anh ra đời khi nhà dòng đóng cửa. Hai anh chị có một cuộc sống cũng lên voi xuống chó theo thời cuộc như mọi thanh niên khác. Anh có một niềm say mê đó là chuyên dạy học không lấy tiền cho các dòng tu. Nhiều khi giờ dạy học tai trường lúc 7 g 30 sáng đã là lúc anh hoàn thành hai giờ dạy cho một nhà dòng nào đó. Trong gia đình, anh làm đủ mọi việc, nấu nướng giặt giũ. Thời khó khăn, lúc mà lương dạy học chỉ đủ ăn sáng, anh chị chạy đầu này đầu kia buôn bán thẩp cẩm ngoài chợ trời từ quần áo đến thuốc men đủ thứ. Người con gái lớn thấy bố làm việc và hy sinh cho gia đình hết mình như vậy đã nói : “Con sẽ chẳng lấy ai trên đời này vi con biết sẽ chẳng có người đàn ông nào lo lắng được cho gia đình như bố”. Và cô con gái lớn đã đến tuổi trăng tròn lẻ ấy cương quyết đi tu. Câu chuyện đến đây là chấm dứt. Cuộc sống vẫn diễn tiến với đủ mọi hình ảnh người cha như vừa kể.
Chú thích (1). Trong “ Tự điển Lời hay Ý đẹp. Túi khôn muôn đời của loài người” Tác giả Nguyễn Hùng Trương ( Ông Khai Trí), nhà xuất bản Thanh Niên 2002.
Trần Bá Nguyệt
ĐỌC SÁCH
Tính nhẫn nại và chịu đựng
Phụ nữ Việt Nam nổi tiếng là nhẫn nại, các nữ tu Việt Nam lại càng nhẫn nại hơn nữa, bởi vì ngoài tính nhẫn nại vốn có của họ, thì các nữ tu được ơn sủng của Thiên Chúa để biết nhẫn nại nhìn thấy ý Chúa qua cuộc sống tu trì của mình, hơn nữa, các nữ tu cũng luôn ý thức rằng: tính nhẫn nại thì luôn đơm hoa kết trái hơn là nóng nảy hục hặc.
Trong giáo xứ, giáo dân thường thích nói chuyện hoặc
yêu mến các nữ tu hơn, bởi vì các nữ tu luôn hòa nhã và dịu dàng hơn...cha sở,
bởi vì các nữ tu vốn là những con người khả ái, là những thiên thần làm cho giáo
xứ tươi vui hơn với những tiếng cười rộn rã của các trẻ em lớp giáo lý, các đoàn
thể do các nữ tu phụ trách.
Có một vài nữ tu công tác tại giáo xứ với tư cách ngoại trú (không ở trong giáo
xứ) đã chia sẻ rằng: "cha sở X...khó chịu quá, con đi học về chưa kịp ăn uống
là chạy đến nhà thờ liền, vậy mà cha cũng càm ràm nói là con không lo bổn phận...”,
lại có nữ tu khác nói: “Chúng con đến giáo xứ phục vụ, nhưng cha sở không
thèm hỏi chúng con một câu, lại còn hạch sách chúng con ca đoàn hát lộn xộn quá,
tụi nhỏ không biết Chúa ở đâu cả...” – Có những công việc không ảnh hưởng gì
đến “thời thế” cả, nhưng có một vài cha sở muốn tỏ uy quyền của mình với các nữ
tu, vì nghĩ rằng, họ (các tu sĩ nam nữ) đến làm việc trong giáo xứ thì phải
thuộc quyền của mình. Đúng vậy, nhưng thuộc quyền không có nghĩa là làm đầy tớ,
thuộc quyền không có nghĩa là coi các tu sĩ nam nữ đang phục vụ trong giáo xứ
như một giáo dân bình thường, nhưng là một con người được hiến dâng cho Thiên
Chúa được giáo luật bảo đảm.
Nếu với thái độ trên của cha sở, thì đối với giáo dân họ sẽ giao công việc lại cho ngài, và thế là tiếng tăm cha sở thế này, cha sở thế nọ sẽ bay khắp giáo xứ. Nhưng với các nữ tu thì chỉ âm thầm chịu đựng và phó dâng cho Thiên Chúa, đây là sự nhẫn nại đầy tính tu đức của những người dâng mình làm tôi tớ Chúa: bỏ ngoài tai những lời càm ràm trách móc vô lý của cha sở, để phục vụ Chúa cách trọn vẹn hơn trong giáo xứ mà mình công tác.
Nhẫn nại và chịu đựng thì các nữ tu lớn tuổi có thừa kinh nghiệm hơn, bởi vì “công phu” tu đức thâm hậu hơn các nữ tu trẻ tuổi, và có khi thâm hậu hơn cả cha sở, khi mà cha sở tuổi đời tuổi tu chỉ bằng hạng em út của họ, do đó mà cha sở -nếu trẻ tuổi- thì cần phải tu dưỡng đạo đức về mọi phương diện, nhất là sự khiêm tốn và vui vẻ, bởi vì có một thực tế mà ngày nay giáo dân đều thấy rất rõ: các tu sĩ nam nữ và giáo dân trình độ ngày càng cao, hiểu biết càng rộng, tham gia sâu vào các công việc của Giáo Hội, nhất là các đoàn thể ban ngành, mà có khi cha sở không hiểu hết.
Với tính nhẫn nại và chịu đựng của tinh thần tu đức, mà các nữ tu nhìn thấy Chúa Giê-su nơi cha sở, chứ không nhìn thấy con người với những cá tính khó chịu của cha sở; với tính nhẫn nại và chịu đựng vì công việc nhà Chúa, mà các nữ tu vui vẻ phục vụ dưới quyền của cha sở thiếu kinh nghiệm tu đức và kinh nghiệm xử thế, đầy kiêu ngạo hách dịch. Nhìn thấy sự nhẫn nại và chịu đựng của các nữ tu (hay bất kỳ tu sĩ nam nữ nào) phục vụ trong giáo xứ của mình, thì cha sở sẽ rút ra được cho mình nhiều kinh nghiệm trong công việc truyền giáo, nhất là sẽ làm cho các thành phần trong cộng đoàn giáo xứ được hài hòa hiệp nhất bởi sự khiêm tốn và vui vẻ của mình.
Đương nhiên trong công việc phục vụ tại giáo xứ, các nữ tu cũng chỉ là những con người, nên cũng có những khuyết điểm mà -đôi lúc- cha sở không thích hoặc không bằng lòng. Bởi vì các nữ tu không chỉ đơn thuần là giúp việc nhà xứ, mà còn làm những việc khác nữa để lo đời sống vật chất như dạy nhà trẻ, do đó mà cũng có những phiền muộn hoặc sức ép từ công việc mà các nữ tu đôi lúc cau có, thiếu nhẫn nại và thiếu sự chịu đựng, thì cha sở cũng cần biết thông cảm để chia sẻ những khó khăn ấy với các nữ tu, đó chính là bày tỏ thái độ hiền lành và khiêm tốn của một mục tử từng trãi nhiều kinh nghiệm, và nói lên được công phu tu đức của ngài.
Tương quan giữa cha sở với các nữ tu đang phục vụ trong giáo xứ của ngài, là một tương quan được hình thành bởi nhu cầu truyền giáo, mà bản thân cha sở, với sức lực và trí lực có hạn, cần phải có những người cùng chí hướng cộng tác để Lời Chúa được mau mắn xuôi chạy đến với mọi tâm hồn. Đó cũng là tương quan được hình thành trong đức ái mà Giáo Hội tiên khởi đã áp dụng, bởi có những giáo dân và những phụ nữ đạo đức cộng tác với hàng giáo phẩm để ai nấy theo phận sự của mình mà chu toàn bổn phận mà Chúa Giê-su đã giao phó (1 Cr 12, 4-11), để công việc rao giảng Phúc Âm của Giáo Hội cách chung, và của cha sở cách riêng, được như trăm hoa đua nở trong giáo xứ của ngài, với nhiều phong phú bởi những người cộng tác đắc lực là các nữ tu khả ái dịu dàng.
Chỉ có những người tự coi mình toàn năng hoàn hảo mới không cần đến người khác
cộng tác, giúp đỡ. Nhưng cha sở với tâm tình truyền giáo đầy nhiệt huyết, với
tâm tình khiêm tốn nhận thấy mình bất toàn, nên cần đến sự cộng tác của những
người cùng chí hướng là các tu sĩ nam nữ, nhất là các nữ tu trong các lãnh vực
thuộc nhu cầu truyền giáo ngay trong giáo xứ của mình, không phải cho mình nhưng
cho giáo dân, không phải sáng danh mình nhưng là sáng danh Thiên Chúa...
Tương quan giữa cha sở và các nữ tu trong giáo xứ chỉ tốt đẹp khi cha sở lấy lòng mục tử chăm sóc quan tâm đến họ, như quan tâm đến các giáo dân trong giáo xứ của mình, và không gạt họ ra khỏi cộng đoàn giáo xứ dù họ đang làm việc trong giáo xứ, có nghĩa là cha sở không coi các nữ tu giúp xứ như người giúp việc cho mình, vui vẻ thì trò chuyện không vui thì cáu gắt lên to tiếng như những chủ nhân ông, nhưng là như những cánh tay phải đắc lực của mình trong việc xây dựng giáo xứ, mà sự vui tính, cảm thông và hiền lành của ngài là một nhân tố hình thành nên những giáo dân biết yêu mến Thiên Chúa, đoàn kết và phục vụ Ngài qua giáo xứ của mình.
Thật là không phải khi có một vài cha sở coi các nữ tu đang công tác trong giáo
xứ của mình ngang hàng như giáo dân, và vì không tôn trọng “những người được
thánh hiến” nên có một vài cha sở xử sự với các nữ tu giúp xứ như kẻ cha chú: có
giáo xứ nọ cha sở bạt tai nữ tu ngay giữa cộng đoàn, có giáo xứ kia cha sở đang
dâng thánh lễ thì ngưng lại la mắng bà sơ đừng hát nữa vì ca đoàn hát không đúng
bài của ngài đã chỉ. Hồi tôi còn học lớp Năm trường làng, chính mắt tôi thấy cha
sở của mình dùng tay cú trên đầu nữ tu dạy lớp tôi trước mặt học sinh, không
phải một cú, mà là ba cú, kết quả là bà sơ ấy phải chống nắp bàn dạy học (bureaux)
lên để khóc (vì sợ học sinh tụi tôi thấy).
Giáo luật điều 574 dạy rằng: 1/ Hàng ngũ của những người tuyên giữ các lời
khuyên Phúc Âm trong các hội dòng tận hiến, thuộc về sức sống và sự thánh thiện
của Giáo Hội; do đó cần được hết mọi người trong Giáo Hội nâng đỡ và cổ võ. 2/
Thiên Chúa kêu gọi đặc biệt một số tín hữu vào hàng ngũ ấy, để họ hưởng nhờ hồng
ân đặc biệt trong đời sống Giáo Hội và giúp ích cho sứ mạng cứu rỗi của Giáo Hội,
theo mục tiêu và tinh thần của hội dòng”.
Ơn
gọi linh mục là để lãnh đạo hướng dẫn giáo dân, ơn gọi tu sĩ là để phục vụ Thiên
Chúa qua Giáo Hội và qua con người, cho nên nếu suy xét tận căn của ơn gọi thì
dù là ơn gọi linh mục hay tu sĩ đều giống nhau ở một điểm, đó là hiến dâng trọn
cuộc đời mình để làm tôi tớ Thiên Chúa trong bậc của ơn gọi mình.
Do đó, để trở thành một tương quan tốt giữa cha sở và các tu sĩ nam nữ giúp xứ
của mình, thì cha sở nên và phải chủ động bày tỏ lòng ưu ái với họ bằng tình cảm
cha con, mục tử đoàn chiên, và tình huynh đệ chân thành, và nhất là tôn trọng
đời sống thánh hiến của họ, để không những các tu sĩ phục vụ trong giáo xứ, mà
ngay cả giáo dân cũng nhìn thấy được sự tương quan cần thiết như kiềng ba chân
là cha sở, tu sĩ và giáo dân, để giáo xứ ngày càng phát triển hài hòa hơn giữa
những con người được hiến thánh –linh mục tu sĩ- và những con người được mời gọi
nên thánh –giáo dân. Đó chính là bức tranh sống động nhất của Giáo Hội trần thế
ngay trong giáo xứ của mình, mà cha sở chính là người họa sĩ vẽ bức tranh ấy do
lòng yêu thương, khiêm tốn và hy sinh của mình.
(còn tiếp)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb