Tuyên bố của Tòa Thánh đối với những chỉ trích của Hồi Giáo trong việc rửa tội cho ông Magdi Allam
Lễ phong Chân Phước cho chị Celestina Donati
ĐGM Julian Porteous gặp gỡ Giới Trẻ CĐCGVN Sydney
Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng tu nghị Dòng Don Bosco
Giáo hội tại Trung quốc đón nhận thêm tín hữu
Mộ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ không di chuyển
Do Thái tiếp tục áp lực việc sửa lời nguyện ngày Thứ Sáu Tuần Thánh
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cử hành lễ giỗ 3 năm của vị tôi tớ Chúa Đức Gioan Phaolô II.
GIÁO PHẬN THƯỢNG HẢI MỪNG 400 NĂM TRUYỀN GIÁO
Giáo phận Shreveport ở TB Lousiana có tân giám mục
Những hoạt động người dân Ba Lan tưởng nhớ ĐGH Gioan Phaolô II nhân lễ giỗ 3 năm
Bài thuyết trình của ĐHY Audrys Backis về Lòng Từ Bi Chúa
Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm một nguyện đường Do Thái Giáo tại New York
Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng thêm khu nhà mới Trung Tâm Mục vụ Giáo phãn TP.HCM
CHÚA ĐẾN GẦN VÀ CÙNG ĐI VỚI HỌ
VÀI SUY NGHĨ VỀ GIÁO DỤC KITÔ GIÁO
TÀI LIỆU TĨNH TÂM LINH MỤC GIÁO PHẬN NHA TRANG
PHỤC VỤ LÀ LINH HỒN CỦA LINH ĐẠO HÔN NHÂN
"Hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Cùng ngày thứ nhất trong tuần, có hai môn đệ đi đến một làng tên là Emmaus, cách Giêrusalem độ sáu mươi dặm. Dọc đường, các ông nói với nhau về những việc vừa xảy ra. Đang khi họ nói truyện và trao đổi ý kiến với nhau, thì chính Chúa Giêsu tiến lại cùng đi với họ, nhưng mắt họ bị che phủ nên không nhận ra Người. Người hỏi: "Các ông có truyện gì vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bã vậy?" Một người tên là Clêophas trả lời: "Có lẽ ông là khách hành hương duy nhất ở Giêrusalem mà không hay biết những sự việc vừa xảy ra trong thành mấy ngày nay". Chúa hỏi: "Việc gì thế?" Các ông thưa: "Sự việc liên can đến ông Giêsu quê thành Nadarét. Người là một vị tiên tri có quyền lực trong hành động và ngôn ngữ, trước mặt Thiên Chúa và toàn thể dân chúng. Thế mà các trưởng tế và thủ lãnh của chúng ta đã bắt nộp Người để xử tử và đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, chúng tôi vẫn hy vọng Người sẽ cứu Israel. Các việc ấy đã xảy ra nay đã đến ngày thứ ba rồi. Nhưng mấy phụ nữ trong nhóm chúng tôi, quả thật, đã làm chúng tôi lo sợ. Họ đến mồ từ tảng sáng. Và không thấy xác Người, họ trở về nói đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng: Người đang sống. Vài người trong chúng tôi cũng ra thăm mồ và thấy mọi sự đều đúng như lời các phụ nữ đã nói; còn Người thì họ không gặp".
Bấy giờ Người bảo họ: "Ôi kẻ khờ dại chậm tin các điều tiên tri đã nói! Chớ thì Đấng Kitô chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới được vinh quang sao?" Đoạn Người bắt đầu từ Môsê đến tất cả các tiên tri, giải thích cho hai ông tất cả các lời Kinh Thánh chỉ về Người. Khi gần đến làng hai ông định tới, Người giả vờ muốn đi xa hơn nữa. Nhưng hai môn đệ nài ép Người rằng: "Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều, và ngày sắp tàn". Người liền vào với các ông.
Đang khi cùng các ông ngồi bàn, Người cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông. Mắt họ sáng ra và nhận ra Người. Đoạn Người biến mất. Họ bảo nhau: "Phải chăng lòng chúng ta đã chẳng sốt sắng lên trong ta, khi Người đi đường đàm đạo và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta đó ư?" Ngay lúc ấy họ chỗi dậy trở về Giêrusalem, và gặp mười một tông đồ và các bạn khác đang tụ họp. Họ bảo hai ông: "Thật Chúa đã sống lại, và đã hiện ra với Simon". Hai ông cũng thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào.
Đó là lời Chúa.
Điều xảy ra cho hai môn đệ trên đường Emmaus, ba ngày sau cái chết của Chúa Giêsu, thực sự có một tầm quan trọng đặc biệt cho chúng ta. Thánh Luca đã viết và chuyển thông cho các tín hữu của tất cả mọi thời đại, để làm cho hiểu rằng, bí tích Thánh Thể mời gọi chúng ta sống những cảm nghiệm giống như những cảm nghiệm mà hai môn đệ làng Emmaus đã sống.
Lời khẳng định đầu tiên dược đặt ra cho đức tin của chúng ta là, Đức Kitô Phục Sinh luôn hiện diện trong cuộc đời chúng ta. Ngài có mặt ở đó, đặc biệt trong những giờ phút khó khăn, thử thách, thất vọng hay bế tắc. Sự hiện diện của ngài không có thể dễ dàng nhận ra được, nhưng rất thực. Đức Kitô vẫn ở bên cạnh chúng ta, trong khi mắt chúng ta giống như các môn đệ trên đường Emmaus, bị “che phủ”, nên chúng ta đã không nhận ra ngài. Cần phải có sự can thiệp của ngài, cũng như thiện chí và nỗ lực của bản thân chúng ta.
Thứ đến,. Chúa Giêsu đã thực hiện một cuộc tiếp cận kín đáo, tế nhị, khá dài ; ngài rảo bước dần dần để bắt kịp họ. Một tiếp cận trong thinh lặng, chú ý lắng nghe, để cho người khác” trút bầu tâm sự”, Ngài coi là quan trọng tất cả những nỗi khổ nhọc và thất vọng của họ. Rối đến một thời điểm thích hợp, ngài đề nghị họ nhìn lại những gì vừa xảy ra, dưới ánh sáng Kinh Thánh. Bấy giờ tất cả xuất hiện dưới một cái nhìn mới. Điều không có ý nghĩa đã có ý nghĩa. Sự giải thích của các môn đệ trước kia về biến cố Thương Khó không phải là cách giải thích đúng. Dưới ánh sang Lời Chúa, cơn hấp hối, việc đóng đinh trên thập giá và cái chết của ngài không phải là một thất bại, mà là một mầu nhiệm của sự sống. Như thế, phải chăng có một mối liên hệ nào đó giữa việc nói về ngài và việc ngài đến, giữa Lời Chúa và chính Chúa Giêsu Phục Sinh? Và như thế, phải chăng mỗi khi chúng ta học hỏi, tìm hiểu Kinh Thánh, mỗi khi chúng ta cùng cầu nguyện chung với nhau, mỗi khi chúng ta sống Lời Chúa dạy trong đời thường …thì Chúa Phục Sinh đều đến với chúng ta, để nâng đỡ và hỗ trợ chúng ta ?
Một điều cần lưu ý là :Đức tin đòi hỏi sự dấn thân, đầu tư của toàn thể con người tinh thần, tâm hồn và thân xác. Không nên loại trừ bất cứ một yếu tố nào của bản tính con người. Chúa Giêsu muốn chúng ta kết hợp với ngài như một con người đang sống. Tuỳ trường hợp, ngài can thiệp bằng những phương thế đụng chạm đến con người ở một vài điểm nhạy cảm nào đó. Đối với môn đệ trên đường Emmaus, điểm nhạy cảm đó chính là tâm hồn. Họ đã bảo nhau : “Tâm hồn chúng ta đã chẳng sốt nóng lên trong chúng ta, khi ngài đi đường đàm đạo với chúng ta hay sao? “ Khi ngài cử hành nghi thức “ Bẻ Bánh’ thì chính là trí thông minh của họ đã giúp nhận ra ngài. Do đó, ở điểm hội tụ của đức tin, toàn thể con người được mời gọi để liên kết với ngài.
Ngoài ra, hai môn đệ trên đây đã nhận ra Chúa Phục Sinh nhờ ở Kinh Thánh và nghi thức “Bẻ Bánh”. Cũng vậy, Chúa Giêsu Phục Sinh ở lại với chúng ta trong Kinh Thánh, trong Lời Chùa mà chúng ta lắng nghe, suy gẫm trong thánh lễ mỗi ngày. Ngài ở lại với chúng ta trong Tiệc Thánh Thể mà ngài trao ban cho chúng ta bất cứ lúc nào chúng ta muốn. Chính Lời Chúa và Tiệc Thánh Thể sẽ củng cố nơi chúng ta niềm tin vào sự phục sinh của chúng ta, sẽ trao ban cho chúng ta sức mạnh và sự can đảm chu toàn sứ mạng được ủy thác, trên đường đời. Hãy biết tận dụng những phương thế quí báu đặc biệt đó để nhận ra và đón tiếp Đấng Cứu Độ chúng ta.
Đàng khác, như các môn đệ trên đường Emmaus, nhiều lúc chúng ta cũng rơi vào chỗ hoang mang, bối rối do chương trình kỳ lạ của Thiên Chúa, mà không phải lúc nào chúng ta cũng hiểu. Trong những cơn thử thách và thất bại, chúng ta thường bị cám dỗ buông xuôi, chán nản, thậm chí đi đến chỗ nghi ngờ Thiên Chúa, nghi ngờ tình yêu của Ngài. Trong những trường hợp như thế, chúng ta hãy bắt chước các môn đệ trên đây, hãy thổ lộ tất cả những khó khăn, uẩn khúc của chúng ta cho ngài, và hãy lắng nghe ngài nói với chúng ta. Bấy giờ, chúng ta sẽ tìm thấy lại sự bình an và niềm tin. Bấy giờ, chúng ta hiểu Thiên Chúa và Đức Giêsu Kitô thương yêu chúng ta dường nào.
Và, sở dĩ chúng ta có mặt ở nhà thờ để tham dự thánh lễ vào mỗi Chúa nhật là vì, vào một lúc quyết định nào đó trong cuộc đời, đã có ai đó cùng đi đường với chúng ta, đã giúp chúng ta gặp gỡ Đức Kitô hằng sống. Đó là cha mẹ, là bạn bè, là người thân…Dĩ nhiên, chúng ta phải cám ơn các vị ấy rất nhiều. Thế nhưng, về phía chúng ta, chúng ta phải tự hỏi : chúng ta phải chọn con đường nào để có thể có cơ may gặp được Đấng Phục Sinh đến với chúng ta ?
Hai môn đệ trên đường Emmaus, sau khi nhận ra Chúa Phục Sinh, đã vội vã trở lại Giêrusalem để chia sẻ niềm tin với các tông đồ khác. Còn chúng ta, là Kitô hữu, chúng ta có biết quan tâm chuyển thông cho những người chung quanh Tin Mừng Phục Sinh : Đức Kitô đã sống lại, ngài là ơn cứu độ của tấc cả mọi người hay không ?
Đức Kitô Phục Sinh hằng sống ! Ngài luôn đến với chúng ta cách đặc biệt trong bí tích Thánh Thể. Hãy nhận ra ngài và đón tiếp ngài, để ngài biến đổi chúng ta thành những con người mới, chứng nhân nhiệt thành của Đấng Phục Sinh, cho một thế giới đang cần được sống lại.
Lm Nguyễn Tấn Khoa,
Gx. Cần Xây, Gp. Long Xuyên
Đối với người Công Giáo, ơn thánh Chúa là vấn đề rất quan trọng. Từ khi Chúa Giêsu phán : “Không có Thầy, chúng con không làm gì được” (Ga 15, 5). Ơn thánh Chúa được coi là hết sức cần thiết, riêng trong lãnh vực đạo đức, ơn thánh Chúa giữ một vai trò đặc biệt không gì thay thế được. Ở đây, chúng ta gẫm suy về vài điểm mà thôi.
1/ Rất cần ơn thánh Chúa để đối phó với các lực lượng phá hoại trong mình ta
Trong mỗi người chúng ta luôn có ánh sáng, nhưng cũng luôn có bóng tối. Ánh sáng thôi thúc chọn điều lành. Bóng tối dụ dỗ chọn điều xấu. Càng nơi người đạo đức, cuộc chiến nội tâm càng quyết liệt. Thánh tông đồ Phaolô tự cáo mình : “Điều tôi muốn thì tôi không làm, nhưng điều tôi nghét thì tôi lại cứ làm…Khi tôi muốn làm điều thiện, thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay… Tôi thật là người khốn nạn. ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này! Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” ( Rm 7, 16-24).
Nhờ ơn Chúa, mà thánh Phaolô nhận ra mình mang trong bản thân những lực lượng phá hoại.
Cũng nhờ ơn Chúa, mà thánh Phaol6\ô đã thắng được những lực lượng phá hoại đó.
Biết bao người không được như vậy. Không những họ không thắng được sự ác trong mình, mà cũng không nhận ra trong mình có nhiều sự ác.
Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu nêu lên trường hợp người biệt phái và người thu thuế cùng lên đền thờ cầu nguyện. Người biệt phái được dư luận coi là loại đạo đức. Ông ta cũng tự tin như vậy, khi ông nói với Chúa : “Lạy Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: Tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con. Còn người thu thuế thì đứng đàng xa, thậm chí không dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng : Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” ( Lc 18, 11-13).
Và Chúa Giêsu kêt luận : Người thu thuế thì được nên công chính, còn người biệt phái thì không.
Chuyện trên đây cho ta thấy :Người thu thuế tuy rất tội lỗi, nhưng đã đón nhận ơn Chúa, để biết mình và biết sám hối, nên đã được tha. Còn người biệt phái đã không nhận ơn Chúa, nên không biết mình, không biết sám hối, nên không được tha.
Hai người khác nhau ở chỗ : Kẻ thì có khiêm nhường, nên đã đón nhận ơn Chúa, và người thì không có khiêm nhường, nên đã không đón nhận được ơn Chúa.
Dụ ngôn vừa nêu vẫn xảy ra mọi thời. Nếu chúng ta không khiêm nhường, cứ tưởng mình đạo đức, nên tự tin, tự mãn, tự kiêu, do đó mà không đón nhận được ơn Chúa, thì số phận dành cho ta cũng sẽ như số phận dành cho người biệt phái.
2/ Rất cần ơn thánh Chúa để giải thoát mình ra khỏi những tội tập thể
Tội tập thể là những sai trái thuộc chung cộng đoàn và quần chúng.
Trong Phúc Âm, tội tập thể trước hết là tội thuộc một nhóm. Họ là các kinh sư và biệt phái. Thánh Mátthêu liệt kệ các tội tập thể của kinh sư và biệt phái trong hẳn một chương dài, tức chương 23,Chúa Giêsu gọi đích danh những kinh sư và biệt phái ra, và kể cụ thể các tội của nhóm họ (x .Mt 13, 1-36).
Tiếp đến, tập thể là quần chúng, Chúa Giêsu đã nói về đám đông đó rất rõ : “Giá như Thầy không làm giữa họ những việc không một ai khác đã làm, thì họ đã không có tội. Nhưng nay họ đã thấy rồi, mà vẫn còn ghét cả Thầy lẫn Cha Thầy” (Ga 15, 24).
Hồi đó, đích thân Chúa Giêsu sống giữa đám đông Do Thái, và bên cạnh nhóm kinh sư và biệt phái. Chúa giảng dạy, Chúa làm phép lạ, Chúa mời gọi, Chúa răn đe, Chúa chịu khổ nạn vì họ. Nhưng ít người trong họ đã rút mình ra khỏi được cách suy nghĩ và cách sống của tập thể. Tại sao vậy ? Thưa vì họ có tự do, và Chúa trọng sự tự do của họ. Chúa sẵn sàng ban ơn. Nhưng Chúa không ép ai phải nhận. Chỉ những ai khiêm nhường.
Đối với nhiều người, nhóm là chỗ dựa, đám đông là tiêu chuẩn. Họ ẩn mình trong nhóm. Họ đẩy trách nhiệm cho đám đông. Áp lực của tập thể rất lớn. Nhưng những ai khiêm nhường, biết cầu xin với Chúa , thì Chúa sẽ ban cho họ ơn biết đón nhận ý Chúa. Họ vẫn thương tập thể, nhưng chỉ để cho ơn Chúa lôi kéo mình mà thôi.
3/ Rất cần ơn thánh Chúa để sám hối trở về
Đọc Phúc Âm, chúng ta thấy sám hối là cửa lối vào Tin Mừng. Nhưng không phải tất cả mọi người đã đi qua cửa sám hối.
Đọc chuyện Hội Thánh chúng ta thấy : Đức Mẹ Maria nhiều lần khẫn khoản mời gọi sám hối. Nhưng số người vâng lời Mẹ để sám hối vẫn không đông.
Có nhiều người, tuy biết mình sống trong tội lỗi, nhưng vẫn không sám hối, hoặc có sám hối, nhưng chỉ hời hợt. Sự thực trên đây là rất đáng buồn và rất nguy hiểm.
Tại sao người ta không chịu sám hối. Thưa không phải vì thiếu lời răn bảo, cũng không phải vì không gặp được nhà thờ, hay linh mục giải tội, cũng không phải vì họ cảm thấy không cần thiết. Nhưng thường vì họ không tự mình chỗi dậy được.
Chỗi dậy khỏi tội là bẻ gẫy được xiềng xích sự ác quấn quanh mình. Chỗi dậy là thắng được lũ quỷ Satan chiếm đoạt lòng mình. Chỗi dậy là sống giữa đời mà không bị thói xấu của đời vây hãm.
Chỗi dậy như thế đâu phải việc dễ. Kinh nghiệm cho thấy : Chỗi dậy tuy khó, nhưng với ơn thánh Chúa, việc chỗi dậy sẽ dễ dàng.
Ơn thánh sẽ đến với ta, nhờ lòng thương xót Chúa, và một phần cũng vì ta được nhiều người cầu nguyện hy sinh đền tội cho, và cũng vì ta biết đón nhận ơn thánh một cách khiêm nhường.
Hiện nay, trong lãnh vực đạo đức, đâu đâu cũng kêu cứu. Nơi tốt kêu cứu, vì tình hình bị đe dọa. Nơi không tốt kêu cứu, vì tình hình rất bi đát. Nơi lưng chừng kêu cứu, vì tình hình rất mong manh.
Chúng ta hãy khiêm tốn cầu xin Chúa thương đến mọi người mọi nơi.
Chúng ta khiêm tốn xin Chúa ban ơn thánh của Người, để công việc chấn chỉnh Hội Thánh ViệtNam được thực hiện tốt bây giờ và mãi mãi.
Chúng ta khiêm tốn cầu xin Chúa thương đến chúng ta cách riêng, vì chúng ta xác tín : Không có ơn thánh Chúa, chúng ta không thể làm gì được trong lãnh vực đạo đức.
ĐGM GB Bùi Tuần
Vatican -Linh mục Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, lên tiếng minh xác rằng những lời tuyên bố của ông Magdi Allam không nhất thiết là lập trường của Tòa Thánh. Ông Allam là ký giả nổi tiếng người Italia gốc Ai Cập, vừa được Đức Thánh Cha ban phép Rửa Tội trong thánh lễ Vọng Phục Sinh hôm thứ Bẩy 22/3 vừa qua.
Trong cuộc họp báo hôm 27/3, cha Lombardi đã đưa ra thông báo chính thức của Tòa Thánh nhằm đáp lại những lời phê bình gần đây của giáo sư Arif Ali Nayed, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Hồi Giáo tại Jordan và là thành viên trong nhóm “Lời Chung”, người đã đưa ra những lời chỉ trích Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI chung quanh việc cải đạo của anh Allam. Theo giáo sư Nayed, qua việc rửa tội cho Allam, Đức Thánh Cha muốn “tái khẳng định bài diễn từ Regensburg”.
Theo cha Lombardi, những lời chỉ trích gay gắt chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan của
Allam vẫn là những ý kiến cá nhân của ông không nhất thiết trở thành ý kiến
chính thức của Đức Thánh Cha hay của Tòa Thánh. “Khi đón nhận một người vào Giáo
Hội, Tòa Thánh không nhất thiết phải chấp nhận tất cả những ý kiến và lập trường
của người ấy đặc biệt trong những vấn đề về chính trị và xã hội. Ông Allam có
quyền bày tỏ những ý kiến riêng của ông, nhưng những ý kiến đó không phải là lập
trường của Đức Thánh Cha và Tòa Thánh”.
Cha Lombardi cũng nói rằng “Phép rửa tội là một sự nhìn nhận một người gia nhập
Giáo Hội đã tự do và thành thật đón nhận đức tin Kitô qua những tín điều căn bản
được biểu lộ trong kinh Tin Kính. Dĩ nhiên các tín hữu vẫn được tự do duy trì
những ý kiến riêng của họ về rất nhiều vấn đề và nơi các tín hữu Kitô có một sự
đa nguyên ý kiến về những vấn đề ấy”.
Cha Lombardi cũng lên tiếng bác bỏ những ý kiến sai trái của giáo sư Nayed về
hoạt động của Đức Thánh Cha và hoạt động của các trường Công Giáo. Ông Nayed cho
rằng các trường Công Giáo có mục đích chiêu dụ tín đồ. Theo cha Lombardi: “Các
trường Công Giáo hoạt động tại các nước đa số dân không phải tín hữu Kitô luôn
đề cao sự tôn trọng tự do và phẩm giá của con người. Chính vì muốn khẳng định
rằng tự do tôn giáo là hệ luận của phẩm giá của con người mà Đức Thánh Cha đã
chấp nhận mọi rủi ro khi cử hành phép rửa tội cho ông Magdi Allam”.
Cha Lombardi lên tiếng hoan hô lời tuyên bố của giáo sư Nayed tiếp tục cuộc đối
thoại với Tòa Thánh bất chấp biến cố rửa tội vừa qua.
lorence – Sáng Chúa Nhật 30/3, Đức Hồng Y José Saraiva Martins, Bộ Trưởng Bộ Phong Thánh đã chủ sự lễ phong Chân Phước cho nữ tu Celestina Donati. Đức Hồng Y Ennio Antonelli, Tổng Giám Mục Florence đã cùng đồng tế với ngài trong thánh lễ long trọng tại Vương Cung Thánh Đường Florence.
Chị Mary Ann Donati, sinh năm 1848, đã lấy tên là Celestina Donati sau khi khấn
dòng. Chị là vị sáng lập dòng Nử Tử Khó Nghèo Thánh Giuse Calasanz, với chủ
trương cung cấp giáo dục cho những thiếu nữ thuộc các gia đình nghèo. Dòng hiện
nay hoạt động mạnh tại Italia, Ba Tây, Nicaragua, và Rumani.
Chân Phước Celestina qua đời năm 1925 và án phong Chân Phước của chị đã được mở
10 năm sau đó.
Mục lụ
Sydney - Trưa Chúa Nhật 30/03/2008 Đức Giám Mục Julian Porteous Phụ tá TGP Sydney đã đến nhà thờ St. Mary Queen, George Hall gặp gỡ Giới Trẻ VN Sydney chia sẻ với chủ đề: “Thách Đố Giới Trẻ Sống Yêu Thương” và Chủ tế Thánh lễ dành cho Giới Trẻ Cha Paul Văn Chi Đặc trách Giới Trẻ giới thiệu Đức Giám Mục với Giới Trẻ và trân trọng chào mừng Đức Giám Mục đã ưu ái đến với Giới Trẻ Việt Nam ngày hôm nay và đặc biệt dâng Thánh lễ dành cho Giới Trẻ.
Đức Giám Mục cũng ngỏ lời chào mừng các Bạn Trẻ Việt Nam và Ngài cùng với quý
Cha Paul Văn Chi, Cha Dương Thanh Liêm và Cha Nguyễn Văn Tuyết hiệp dâng Thánh
lễ tạ ơn. Trong bài giảng, Ngài nói về Đức Giêsu đã sống lại hiện ra củng cố
niềm tin của các Tông Đồ đặc biệt là ông Tôma là người hay hồ nghi. ĐGM khuyến
khích Giới Trẻ hãy luôn vững niềm tin và tín thác vào Thiên Chúa, đón nhận quyền
lực của Chúa Thánh Thần để làm nhân chứng Đức Tin và rao truyền Lời Chúa.
Trước khi kết thúc Thánh le, Cha Dương Thanh Liêm Đặc trách Liên đoàn Thanh Niên
Công Giáo Sydney cám ơn Đức Giám Mục và các bạn trẻ. Diễm Phương thay mặt cho
Giới Trẻ VN Sydney lên ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục Julian Porteous đã thương mến
Giới Trẻ VN đến chia sẻ và dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Giới Trẻ. Sau đó Ca đoàn
Giới Trẻ cùng dâng lên Thiên Chúa nhạc khúc Receive The Power với lời Anh và lời
Việt rất linh động sốt sắng để tạ ơn Thiên Chúa.
Thánh lễ kết thúc ĐGM ở lại cùng chung vui tham dự bữa ăn thân mật với Giới Trẻ
CGVN tổ chức trong khuôn viên nhà thờ.
VATICAN. Sáng 31-3-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến 250 thành viên Tổng tu nghị thứ 26 của dòng Salêdiêng Don Bosco. Ngài khích lệ toàn dòng chu toàn sứ mạng với một lòng nhiệt thành mới mẻ.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến sau lời chào mừng của Cha Bề trên Tổng quyền
Pascual Chávez Villanueva mới được tái cử, ĐTC nhắc đến những biến chuyển lớn về
xã hội, kinh tế, và chính trị ngày nay, với những vấn đề luân lý, văn hóa và môi
sinh, những cuộc xung đột không được giải quyết giữa các chủng tộc và quốc gia,
tất cả đề ra những thách đố cho khả năng của Giáo Hội trong việc truyền giảng
Tin Mừng với tất cả tiềm năng hy vọng. Ngài nói: ”Tôi nhiệt liệt cầu chúc toàn
dòng Salêdiêng, nhờ kết quả tổng tu nghị của anh em, có thể sống sứ mạng với một
lòng nhiệt thành và đà tiến mới mẻ, sứ mạng mà Chúa Thánh Linh đã khơi lên trong
Giáo Hội, nhờ sự can thiệp từ mẫu của Mẹ Maria Phù Hộ”.
ĐTC nhận định rằng dòng Salêdiêng chỉ có thể tăng trưởng trong niềm trung thành
với đoàn sủng của mình, nếu tiếp tục là tập thể mạnh mẽ và sinh động của những
người thánh hiến. Cụ thể là đứng trước trào lưu tục hóa đang lan tràn, kể cả
trong các cộng đoàn tu trì, cần phải cảnh giác đối với những hình thức và lối
sống có nguy cơ làm suy yếu chứng tá Tin Mừng, và làm cho hoạt động mục vụ không
còn hiệu năng. ĐTC đề cao đời sống cầu nguyện, lòng gắn bó với Chúa Giêsu, và
đặt Lời Chúa và Phụng Vụ làm nguồn mạch của linh đạo Salêdiêng. Đặc biệt việc
đọc và cầu nguyện với Lời Chúa (lectio divina) được thực thi hằng ngày, và Thánh
Lễ được cử hành mỗi ngày trong các cộng đoàn, phải trở thành lương thực và sự
nâng đỡ cho mỗi tu sĩ Salêdiêng.
Sau cùng, ĐTC kêu gọi làm sao để tâm hồn của mỗi tu sĩ Salesien nhiệt thành đối
với sứ mạng tông đồ, không sợ dấn thân một cách can đảm trong những môi trường
khó khăn nhất của hoạt động rao giảng Tin Mừng, cho người trẻ, nhất là những
người nghèo nàn nhất về vật chất và tinh thần”.
Tổng tu nghị dòng Don Bosco khai diễn ngày 3-3 tại Roma và kéo dài tới ngày
13-4-2008 tới đây. Dòng hiện có 15.700 tu sĩ hoạt động tại 129 quốc gia (SD
31-3-2008)
Rome (Zenit) – Cũng như những nơi khác trên thế giới, Giáo hội tại Trung quốc đã hân hoan chào đón các thành viên mới trong mùa Phục sinh năm nay.
Thông tấn xã Fides loan báo rằng chỉ trong giáo phận Hong Kong thôi đã có 2800
người chịu phép thanh tẩy vào dịp lễ Phục sinh.
Cộng đoàn Tie Ling ở Hoa lục đón nhận 9 thành viên mới, được rửa tội ngày Chủ
nhật kính Lòng Thương xót Chúa, cộng thêm với 11 người khác chịu phép thanh tẩy
hôm lễ Phục sinh. Thông tấn xã Fides cũng xác nhận đã có nhiều cộng đoàn Công
giáo ở Hoa lục nhận được tín hữu mới trong mùa Phục sinh.
Theo báo Kong Ko, một tập san của giáo phận Hong Kong, trong số 2800 người tân
tòng nói trên được rửa tội hôm lễ Phục sinh, đã gồm cả một gia đình có 4 chị em.
Người chị cả nói: “Tất cả chị em chúng tôi đều đã học ở các trường tiểu học và
trung học Công giáo. Nền giáo dục Công giáo và các bạn bè Công giáo đã gieo vãi
hạt giống Phúc âm nơi chúng tôi, khuyến khích chúng tôi tìm hiểu thêm về đức
tin. Bây giờ chúng tôi hy vọng lại thuyết phục cha mẹ đến dự các lớp học giáo
lý.”
VATICAN: 31, tháng 3, 2008 – Giám đốc Văn Phòng Truyền Thông Vatican phủ nhận nguồn tin mộ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sẽ được di chuyển từ hầm Vatican lên tầng trên của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Theo tin của nhật báo La Stampa, một cuộc nghiên cứu có sự hợp tác của cảnh sát
Vatican đã được thực hiện về việc di chuyển hài cốt Đức Thánh Cha Gioan Phaolô
II. Báo cáo này cho biết một ủy ban của Tòa Thánh do Đức Hồng Y Angelo Comastri
điều khiển đã chấp thuận dự án này.
Cha Lombardi tuyên bố "Tôi có thể phủ nhận sự hiện hữu của một ủy ban do Đức
Hồng Y Angelo Comastri điều khiển."
Cha Lombardi cũng giải thích thêm là "nguồn tin về sự tham gia của cảnh sát
Vatican cũng thất thiệt, bất cứ quyết định nào về việc này sẽ không được thực
hiện trước khi Đức Giáo Hoàng người Ba Lan được phong thánh."
Cha Lombardi nói "những gì bản tin của tờ báo trên khẳng định đã vượt qúa mức độ một giả thuyết và việc thảo luận bây giờ hòan toàn qúa sớm."
Rome -Một thầy cả Do Thái Giáo tham dự trong các cuộc thảo luận liên tôn với
Giáo Hội cho rằng trong tuần tới đây Tòa Thánh sẽ đưa ra một thông báo minh xác
lập trường đối với bản văn lời cầu nguyện dành cho người Do Thái trong Phụng Vụ
La Tinh ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
Thầy cả David Rosen, chủ tịch Ủy Ban Quốc Tế Do Thái Giáo về Tham Vấn Liên Tôn nói với các ký giả hôm 3/4 rằng Đức Hồng Y Tarciscio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh sẽ ký một tuyên cáo đã được Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI chuẩn y. Bản tuyên cáo này nhằm đáp trả những quan tâm được nêu lên bởi những nhà lãnh đạo Do Thái sau khi Đức Thánh Cha đưa ra bản văn mới thay cho lời nguyện truyền thống trong sách lễ Rôma 1962 dành cho Phụng Vụ tiếng La Tinh ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
Ông Rosen nói thêm là ông đã thấy bản thảo lời tuyên cáo này và theo ông thì nó sẽ giúp người ta hiểu đúng rằng “Giáo Hội Công Giáo hoàn toàn chống lại việc chiêu dụ tín đồ” và do đó, sẽ giúp cải thiện quan hệ giữa Công Giáo và Do Thái Giáo. Tuyên bố của ông Rosen có hàm ý cho rằng Giáo Hội sẽ ngưng truyền giáo cho người Do Thái Giáo.
Tòa Thánh không bình luận gì về các tuyên bố của ông David Rosen. Nhiều người cảm thấy trong những lời tuyên bố của ông Rosen có những điều khó hiểu và mâu thuẫn. Lập trường của Giáo Hội từ trước đến nay vẫn là chống đối lại những hình thức cưỡng bách cải đạo. Giáo Hội luôn xem đức tin là một hồng ân Thiên Chúa ban cho mỗi người. Vì thế, Giáo Hội không dùng những mánh khoé bất chính để rao giảng Tin Mừng. Tuy nhiên, sứ vụ chính yếu của Giáo Hội là truyền giáo trước hết và trên hết là qua những chứng tá cho Chúa Kitô và cho Tin Mừng, và qua lời cầu nguyện. Giáo Hội có bổn phận truyền giáo cho người Do Thái và cho mọi dân tộc và Giáo Hội sẽ không ngơi cầu nguyện cho ơn hoán cải.
Tưởng cũng nên nhắc lại, trong số ra ngày 6/2, tờ L'Osservatore Romano (Quan Sát Viên Rôma) đã đưa ra một thông báo của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh theo đó Đức Thánh Cha đã truyền cho sửa lại lời cầu cho người Do Thái trong Phụng Vụ tiếng La Tinh ngày Thứ Sáu Tuần Thánh trong sách lễ Rôma 1962.
Thay đổi này chỉ áp dụng cho “hình thức ngoại thường” của Phụng Vụ (ý chỉ Thánh lễ tiếng La Tinh). Sách Lễ Rôma dành cho nghi thức Phụng Vụ sau Công Đồng Vatican II vẫn giữ nguyên lời cầu ngày Thứ Sáu Tuần Thánh như hiện nay.
Nhiều nhà lãnh đạo Do Thái Giáo đã xin Đức Thánh Cha duyệt xét lại lời cầu dành cho người Do Thái trong nghi thức tưởng niệm Chúa chịu chết. Cụ thể, họ xin bỏ đi những ý liên quan đến “sự mù quáng” không tin vào Chúa Kitô là Mêsia như đã được loan báo.
Nhiều người còn đi xa hơn khi lên tiếng yêu cầu Giáo Hội phải bỏ đi ý cầu nguyện cho sự trở lại của người Do Thái.
Lời cầu mới bỏ đi những ý liên quan đến “sự mù quáng” nhưng vẫn giữ ý cầu nguyện cho sự hoán cải của người Do Thái.
Lời cầu mới được Đức Thánh Cha sửa đổi đã từng được Đức Thánh Cha Piô XII, và Đức Thánh Cha Gioan XXIII sửa lại. Bản đang dùng trong sách lễ 1962 là bản của Đức Thánh Cha Gioan XXIII.
Lời cầu mới do Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đưa ra có nội dung như sau:
Chúng ta hãy cầu nguyện cho người Do Thái: Xin Thiên Chúa là Chúa chúng ta soi sáng tâm hồn họ, để họ nhận biết Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu Độ của toàn thể nhân loại.
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã muốn cho mọi người được cứu độ và nhận ra chân lý, xin vì lòng thương xót Chúa cho toàn thể nhà Israel cũng được giải thoát khi cùng toàn thể nhân loại tiến vào Giáo Hội của Chúa, nhờ Chúa Kitô chúng ta. Amen. <Đặng Tự Do>
Vatican - Sáng thứ tư 2-4-2008 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã cử hành thánh lễ trước thềm đền thờ thánh Phêrô nhân lễ giỗ 3 năm của vị tôi tớ Chúa Đức Gioan Phaolô II.
Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có khoảng 30 Hồng Y, trong đó có Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám Mục Cracovia, nguyên Bí thư của Đức Gioan Phaolô II. Cùng với hàng chục Tổng Giám Mục và Giám Mục, đã có hơn 50 ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự thánh lễ.
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người nâng lời cảm tạ Thiên
Chúa vì đã ban cho Giáo Hội người tôi tớ trung thành và can đảm là Đức cố Giáo
Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài cũng mời gọi mọi người chúc tụng Đức Trinh Nữ Maria
vì đã liên lỉ che chở con người và sứ vụ của Đức Gioan Phaolô II vì ích lợi của
dân Chúa và toàn nhân loại. Gợi lại biến cố Đức Gioan Phaolô II qua đời cách đây
3 năm Đức Thánh Cha nói:
Ngày mùng 2 tháng 4 đã in sâu trong ký ức của Giáo Hội như là ngày ra đi khỏi
thế giới này của vị tôi tớ Chúa là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Chúng ta xúc
động sống lại các giờ phút của chiều thứ bẩy ấy, khi tin người qua đời được một
đám đông lớn tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô để cầu nguyện tiếp nhận. Trong
nhiều ngày đền thờ và quảng trường thánh Phêrô đã thực sự trở thành con tim của
thế giới. Một dòng sông tín hữu hành hương liên tục đến kính viếng thi hài của
vị Giáo Hoàng đáng kính, và lễ nghi an táng đã ghi dấu chứng tá cuối cùng của sự
kính trọng và lòng qúy mến mà người đã chinh phục được trong tâm lòng của biết
bao nhiêu tín hữu và con người thuộc mọi phần đất trên thế giới này.
Cũng như cách đây ba năm hôm nay con tim của Giáo Hội vẫn còn chìm sâu trong mầu
nhiệm phục sinh của Chúa. Và chúng ta có thể đọc tất cả cuộc sống của Vị Tiền
Nhiệm qúy yêu của tôi, đặc biệt là sứ vụ Phêrô của người, trong dấu chỉ của Chúa
Kitô Phục Sinh. Người đã nuôi dưỡng một lòng tin ngoại thường nơi Chúa Phục Sinh
và đặc biệt thân tình liên lỉ đàm đạo với Chúa. Trong biết bao nhiêu đức tính
nhân bản và siêu nhiên Đức Gioan Phaolô II đặc biệt có sự nhậy cảm thiêng liêng
và thần bí: chỉ cần nhìn người cầu nguyện và cử hành Thánh Lễ để thấy người hoàn
toàn chìm đắm trong mầu nhiệm của Chúa như thế nào. Thánh Lễ là trung tâm của
mỗi ngày sống và toàn cuộc đời người. Thực tại ”sống động và thánh thiện” của Bí
tích Thánh Thể trao ban cho người nghị lực tinh thần để hướng dẫn Dân Chúa trên
con đường lịch sử.
Đức Gioan Phaolô II đã tắt thở ngày áp Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh... Triều đại
của người, cuộc sống của người cùng với biết bao nhiêu thời điểm khác xem ra là
một dấu chỉ và một chứng tá của sự Phục Sinh của Chúa Kitô. Sự năng động phục
sinh biến cuộc sống của Đức Gioan Phaolô II trở thành một câu trả lời hoàn toàn
cho lời mời gọi của Chúa, không thể được diễn tả mà không có sự tham dự vào các
khổ đau và cái chết của Thầy Chí Thánh và Đấng Cứu Thế. Thánh Phaolô khẳng định
rằng: ”Đây là lời đáng tin cậy: Nếu chúng ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng
sống với Người. Nếu chúng ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người”
(2 Tm 2,11-12). Ngay từ ngày còn bé Karol Wojtyla đã sống thực tại của các lời
này, khi gặp gỡ thập giá trên đường đi của mình, trong gia đình và nơi dân tộc
mình. Người đã quyết định cùng Chúa Giêsu vác thập giá và theo chân Chúa. Người
đã muốn là tôi tớ trung thành của Chúa cho tới chấp nhận ơn gọi linh mục như ơn
thánh và sự dấn thân suốt đời.
Nhắc lại lời mời gọi ”đừng sợ hãi” Đức Gioan Phaolô II đã nói lên ngay đầu triều
đại của người Đức Thánh Cha nói:
Ước chi các bài Kinh Thánh vừa được tuyên đọc ”Đừng sợ hãi” (Mt 28,5) hướng dẫn
chúng ta trong suy tư này. Các lời sứ thần phục sinh nói với các phụ nữ gần mộ
trống, mà chúng ta vừa mới nghe, đã trở thành một loại khẩu hiệu trên môi miệng
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngay từ đầu sứ vụ Phêrô của người. Người đã lập
lại nhiều lần với Giáo Hội và nhân loại trên đường tiến tới năm 2000 và vượt xa
hơn vào bình minh của ngàn năm thứ ba nữa. Người đã luôn luôn nói lên các lời đó
với sự cương quyết cứng rắn, trước hết bằng cách rung cây gậy mục tử có Thánh
Giá, rồi khi sức lực thể lý suy yếu, bằng cách hầu như bám vào thập giá cho tới
ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, khi từ nhà nguyện riêng người tham dự vào cuộc đi đàng
Thánh Giá bằng cách ôm Thánh Giá trong tay. Chúng ta không thể nào quên được
chứng tá cuối cùng và thinh lặng đó của tình yêu của người đối với Chúa Giêsu.
Cả cảnh khổ đau nhân loại và lòng tin trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh cuối cùng ấy
cũng đã chỉ cho các tín hữu và thế giới thấy bí quyết của toàn cuộc sống Kitô.
Lời mời gọi ”Đừng sợ” của người đã không dựa trên các sức mạnh của con người,
cũng không dựa trên các thành công đã đạt được, nhưng chỉ dựa trên Lời Chúa nói
trên Thập Giá và trên sự Sống Lại của Chúa Kitô. Từ từ người đã bị lột bỏ tất
cả, sau cùng là cả tiếng nói nữa, nhưng sự tín thác nơi Chúa Kitô gia tăng cho
đến chỗ tận hiến chính mình và cái chết là dấu ấn của một cuộc sống hoàn toàn
hiến dâng cho Chúa Kitô và đồng hình đồng dạng với Chúa cả trong các nét của khổ
đau và sự phó thác.
Đức Thánh Cha đã đặc biệt chào mấy ngàn tham dự viên hội nghị quốc tế lần đầu
tiên về Lòng Thương Xót Chúa khai diễn hôm 2-4-2008 tại Roma. Lòng Thương Xót
Chúa là chìa khóa giúp đọc hiểu triều đại của Đức Gioan Phaolô II. Người muốn
Lòng Từ Bi của Chúa đến với tất cả mọi người và khuyến khích tín hữu làm chứng
cho Lòng Thương Xót Chúa. Vì thế Đức Gioan Phaolô II đã nâng nữ tu Faustina
Kowalska, tông đồ Lòng Thương Xót Chúa lên hàng hiển thánh. Vị tôi tớ Chúa Gioan
Phaolô II đã biết và sống các thảm cảnh của thế kỷ XX và tự hỏi cái gì có thể
loại bỏ được thủy triều của sự dữ. Câu trả lời chỉ có thể tìm thấy trong tình
yêu của Thiên Chúa. Thật vậy, chỉ có Lòng Thương Xót Chúa mới có thể giới hạn sự
dữ; chỉ có tình yêu toàn năng của Thiên Chúa mới có thể đánh bại quyền năng của
các kẻ gian ác và sức mạnh tàn phá của lòng ích kỷ và thù hận. Vì thế trong
chuyến viếng thăm Ba Lan lần cuối cùng người đã nói: ”Không có suối nguồn hy
vọng nào khác cho con người hơn là Lòng Thương Xót Chúa”.
Kết thúc bài giảng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nói: trong khi chúng ta dâng Hiến
Lễ cứu độ đễ cầu cho linhh hồn người, chúng ta cũng cầu xin người tiếp tục bầu
cử cho từng người trong chúng ta từ trên Trời, đặc biệt là cho tôi mà Chúa Quan
Phòng đã muốn mời gọi tiếp nhận gia tài tinh thần vô giá của người. Ước chi Giáo
Hội có thể tiếp tục sứ mệnh truyền giáo của mình một cách trung thành và không
giàn xếp, bằng cách nghe theo giáo huấn và noi gương người, không mỏi mệt phổ
biến tình yêu thương từ bi của Chúa Kitô, suối nguồn hòa bình đích thật cho toàn
thế giới.
Các lời cầu nguyện giáo dân đã được tuyên đọc bằng 6 thứ tiếng Pháp, Ba Lan,
Đức, Bồ Đào Nha, Anh và Tây Ban Nha. Đức Thánh Cha đã cho một số người rước lễ,
trong khi 120 linh mục khác phân phát Mình Thánh Chúa cho giáo dân. Vào cuối
thánh lễ Đức Thánh Cha đã chào tìn hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau trước khi
ban phép lành cuối lễ cho mọi người.
Linh Tiến Khải
Radio Varican
Giáo phận Thượng HảI đã đề ra một loạt các hoạt động năm nay nhằm đánh dấu kỷ niệm 400 năm Đạo Công-giáo đến với phần đất Nam Trung Quốc nầy. Lễ mừng sẽ bao gồm việc đề cao cuộc sống của người Công giáo đầu tiên ở Thượng Hải,XU GUANGQI, những giá trị ông đón nhận qua đức tin của ông và ông đã rao giảng Tin Mừng trong gia đình,bạn hữu và đồng nghiệp ra sao. Đức GM Xing, 44 tuổi, cho biết Ngài hy vọng tín hữu Công giáo sở tại sẽ học hỏi từ gương của Ông Xu để rao giảng Tin Mừng trước tiên cho gia đình của mình. Người Công giáo ngày nay ít sốt sắng mộ đạo và hướng về gia đình hơn, đặt ra một thách thức cho Giáo Hội. Khi tìm bạn đời, chỉ một ít thanh niên Công giáo ưu tiên tìm kiếm một người Công giáo. Đức GM đã tổ chức một thánh lễ tạ ơn vào ngày 01.03 tại nhà thờ Thánh Inhatiô, do Đức GM Thượng Hải Aloysius Jin Luxian, Dòng Tên, chủ tế cùng với hơn 70 linh mục đồng tế. Trong bài giảng lễ, Cha Tađêô Ma Daqin, trình bày lịch sử 400 năm của giáo phận, khởi àâu với Ông Xu được rửa tội năm 1603 từ Cha Dòng Tên Joao da Rocha và trở thành người Công giáo đầu tiên ở Thượng Hải, với tên thánh bổn mạng là Phaolô. Giáo phận Thượng HảI được thiết lập chính thức năm 1946, khi Hàng Giáo Phẩm trung Quốc được thành lập. Lễ mừng sẽ kết thúc vào ngày 06.12 với việc truyền chức cho các tân linh mục. UCAN 28.03)
VATICAN (CNA) 01/04/2008 - Giáo phận Shreveport, bang Louisiana với dân số Công giáo khoảng 40,000 người, hôm nay đã có tân Giám mục. Đức Tổng Giám Mục Pietro Sambi, sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ sáng nay đã công bố: "Đức ông Michael Duca của giáo phận Dallas sẽ trở thành tân Giám mục của giáo phận Shreveport."
Đức ông Michael Duca sẽ là vị Giám mục thứ 2 của giáo phận Shreveport đang trống
tòa, thay thế cho Đức Cha William Friend đã nghỉ hưu vào tháng 12 năm 2006.
Ứng cử viên Giám mục Duca đã nói sau khi được bổ nhiệm: "Tôi thật hèn mọn khi
vinh dự được Đức Thánh Cha chỉ định làm Giám mục giáo phận Shreveport. Thật là
một hồng ân lớn lao không thể ngờ được, nhưng không phải không có một số cảm xúc
lẫn lộn. Ba mươi năm linh mục của tôi tại giáo phận Dallas là kinh nghiệm rất
phong phú. Tôi có cơ hội được phục vụ tại các giáo xứ và làm việc với những
chủng sinh mà tương lai sẽ trở thành linh mục trong giáo phận Dallas với cương
vị hiệu trưởng Chủng viện Chúa Ba Ngôi. Điều ấy thực sự giúp tôi nhiều trong
việc trở thành vị mục tử của Chúa."
Đức Cha Kevin Farrell - Giám mục giáo phận Dallas đã chúc mừng Giám mục tân cử
Duca: "Tôi vui sướng và cảm động về việc cha Duca được bổ nhiệm làm Giám mục.
Giáo phận sẽ được lợi với sự bổ nhiệm này nhờ khả năng lãnh đạo và nhiều tài
năng khác của ngài. Tôi sẽ nhớ mãi những gì ngài đã để lại nơi đây, tôi cũng vui
mừng vì giáo phận Shreveport sắp có một nhà lãnh đạo tinh thần mạnh mẽ và có
năng lực như vậy. Tất cả chúng ta sẽ cầu nguyện cho hạnh phúc và thành công của
ngài.
Cha Duca, năm nay 55 tuổi, là người gốc Dallas, gia nhập chủng viện Chúa Ba Ngôi
ở Irving, Texas nơi mà sau này ngài trở thành hiệu trưởng. Thụ phong linh mục
năm 1978, ngài phục vụ trong cương vị giám đốc về ơn gọi cho giáo phận, hiệu
trưởng đại học Công giáo Southern Methodist và coi xứ tại một số giáo xứ của
Dallas.
Cha Duca chỉ vừa được chỉ định làm Giám mục một tháng sau lễ kỷ niệm 30 năm linh
mục của ngài.
Theo văn phòng TGM Dallas, Thánh lễ thụ phong Giám mục dự tính sẽ diễn ra vào
ngày 19 tháng 05.
BA LAN - Sau ba năm ĐGH J.P II qua đời, hôm nay thứ tư, người dân Ba Lan cử hành tưởng nhớ ĐGH của họ, trong khi đang chờ đợi Ngài được phong thánh, thì họ đã tôn kính Ngài như một vị thánh.
Đêm canh thức cầu nguyện tối thứ ba qui tụ hàng trăm bạn trẻ tại giáo đường
thánh Anne- Varsovie, nơi ĐGH đã từng đến và có nhiều cuộc gặp gỡ với các bạn
trẻ lúc Ngài có những chuyến Tông Du Ba Lan.
Giáo dân đến tĩnh nguyện và thắp nến tại quảng đường chiến thắng Varsovie, tại
đây năm 1979, Ngài có lời cầu xin Chúa Thánh Thần nổi tiếng “Xin Ngài đến canh
tân bộ mặt trái đất nay”. Những lời này được người dân hiểu như là một lời động
viện chống chế độ cộng sản: hơn một năm sau, một phong trào chống cộng sản, có
tên Calidarnosc ra đời.
Tại Cracovie, thành phố mà ĐGH từng làm tổng giám mục trước khi được bầu làm
Giáo Hoàng và có những cuộc du viễn trên hồ Mazurie miền bắc Ba Lan, nhiều bạn
trẻ nối vòng tay nhau cùng xuống phố.
Một cuộc tụ hợp lớn theo dự tính sẽ diễn ra vào tối nay tại toà tổng giám mục
Cracovie, dưới cửa sổ mà ĐGH có thói quen trò chuyện với đám đông
Vào lúc 21 giờ 37 phút ngày 02/04/05 là giây phút giã đời của ĐGH, tối nay người
ta sẽ thắp sáng nến hướng lên trời với ý nguyện cho Ngài sớm được phong thánh.
Tại Wadowie, miền nam Ba Lan, quê hương của Ngài cũng diễn ra nghi thức tương
tự. Ngay từ buổi sáng, đã có cử hành lời kinh phụng vụ với lời cầu cho Ngài được
phong thánh.
Rất nhiều thánh lễ, triển lãm, văn nghệ, hòa nhạc, các hoạt động thể thao diễn
ra khăp Ba Lan để tưởng nhớ ĐGH kính yêu của họ.
(Nguồn: La Croix 02/04 /08)
Trong những ngày này, từ 2-4, đến 6-4-2008, Hội nghị tông đồ quốc tế đầu tiên về lòng từ bi Chúa đang tiến hành tại Roma với sự tham dự của hơn 4 ngàn người, trong đó có 20 HY, GM, đến từ các nước năm châu.
Trong phiên họp sáng 3-4-2008, tại Đền thờ thánh Gioan Laterano với chủ đề ”Mầu nhiệm lòng từ bi, kho tàng của Giáo Hội”, đã có bài thuyết trình của ĐHY Audrys Backis, TGM giáo phận Vilnius, thủ đô Lituani, tiếp đến là phần trình bày chứng từ của ĐHY Philippe Barbarin, TGM giáo phận Lyon và Cha Daniel Ange, người Pháp. Sau đó là thánh lễ quốc tế. Ban chiều đã có buổi cầu nguyện tại nhiều thánh đường ở Roma, rồi hội thảo và chầu Mình Thánh Chúa.
Sau đây là một số đoạn nổi bật trong bài thuyết trình của ĐHY Juozas Audrys Backis. Năm nay ngài 71 tuổi, nguyên là thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh, trước khi được bổ nhiệm làm TGM tại Lituani sau khi chế độ cộng sản tại đây chấm dứt. Đức TGM nói:
Bức ảnh Chúa Từ Bi
Một câu hỏi một người nào đó có thể nêu lên tại đây là: ”Tại sao vị TGM giáo phận Vilnius lại đến nói với chúng ta về lòng Từ Bi Chúa?”
Thưa có một lý do lịch sử. Bức họa đầu tiên diễn tả Chúa Giêsu Từ Bi đã được vẽ tại Vilnius vào năm 1934 do họa sĩ Eugeniusz Kazimirowski theo những lời chỉ dẫn của nữ tu Faustina Kowalska, dựa vào những thị kiến của chị. Bức họa ấy lần đầu tiên đã được trưng bày cho các tín hữu tôn kính nhân dịp tam nhật bế mạc Năm Thánh cứu Độ, 1935, tại Đền Thánh ”Cửa Hừng Đông” ở thủ đô Vilnius, nơi mà từ bao thế kỷ có tôn kính ảnh Đức Mẹ Từ Bi hay làm phép lạ. Ngày cuối cùng trong tam nhật ấy chính là chúa nhật thứ II Phục Sinh. Trong dịp đó, Linh mục Sopocko, cha giải tội của thánh Faustina, đã giảng về lòng Từ Bi Chúa. Nữ tu Faustina đã tham dự buổi lễ với tâm hồn tràn đầy vui mừng, và trong nhật ký, chị ghi lại là đã nghe thấy tiếng Chúa nói với chị: ”Đây là lễ xuất phát từ lòng Từ Bi của Cha. Linh hồn nào tin và tín thác nơi lòng Từ Bi của Cha thì sẽ được lòng Từ Bi ấy” (Nhật ký, 420). Chúng ta có thể nói rằng đó chính là buổi cử hành đầu tiên Chúa Nhật kính Lòng Từ Bi Chúa, vốn được Chúa Giêsu mong ước và về sau được ĐTC Gioan Phaolô 2 thiết lập trong Đại Năm Thánh Nhập Thể 2000.
Bức họa Chúa Giêsu Từ Bi ấy đã được giấu kín tại nhiều nơi trong thế chiến thứ II và trong thời Liên xô chiếm đóng Lituani, bức họa được cứu thoát một cách lạ lùng, và sau nhiều cuộc hành hương, ảnh đã được rước tới Vilnius vào năm 1986. Từ năm 2005, làn sóng các tín hữu hành hương gia tăng, nên bức họa được đặt cho các tín hữu tôn kính tại Đền Thánh Chúa Từ Bi ở Vilnius.
Ngày nay có nhiều bức họa Chúa Giêsu Từ Bi được phổ biến trên thế giới. Mỗi ảnh thánh đều là một dấu hiệu, như thánh nữ Faustina đã viết, là ”một bình chứa” qua đó con người phải đến để kín múc ơn thánh nơi nguồn mạch Lòng Từ Bi Chúa ” (Nhật ký 137). Những dấu hiệu ấy có những ý nghĩa phong phú, giúp đỡ và mời gọi chúng ta khám phá tôn nhan Thiên Chúa, là Đấng Từ Bi. Bức ảnh được vẽ theo chỉ dẫn của thánh nữ Faustina thật là hùng hồn, nói với chúng ta một cách sinh động.
Khi chiêm ngắm ảnh thánh Chúa Kitô Phục Sinh đang giơ một tay chúc lành cho chúng ta, còn tay kia Chúa chạm đến cạnh sườn mở toang của Ngài, từ đó có nước và máu chảy ra, tôi có cảm tưởng như đang sống lại cuộc gặp gỡ của Chúa Kitô Phục Sinh với Tông Đồ Tôma, là người không những từ khước chứng từ của các tông đồ khác, nhưng còn đòi những bằng chứng nữa. ”Nếu tôi không đặt bàn tay tôi vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin” (Ga 20,25). Thánh Augustino bình luận rằng nghi ngờ của Tôma hữu ích cho chúng ta hơn là niềm tin mau lẹ của các Tông Đồ khác. Chúa Kitô Phục Sinh, qua một cử chỉ nói lên lòng Từ Bi lớn lao, đã thỏa mãn yêu cầu của Tôma. Ngài đã hiện ra và đích thân mời ông hãy nhìn tận mắt và hãy động chạm đến Ngài. 'Hãy giơ tay của con ra và đặt vào cạnh sườn của Thầy, và đừng cứng lòng tin, nhưng hãy tin” (Ga 20,27). Đó là một lời kêu gọi mạnh mẽ đối với Tôma vì sự cứng lòng tin của ông. Nhưng nhất là đó là một lời kêu gọi tha thiết Chúa Giêsu Phục Sinh gửi đến tất cả các tín hữu, tất cả chúng ta, con người thuộc mọi thời đại: ”Phúc cho những người không thấy mà tin” (Ga 20,29).
Khi chúng ta ngắm nhìn ảnh Chúa Giêsu Từ Bi, nhìn cạnh sườn của Ngài bị đâm thâu qua, từ đó nước và máu chảy ra, tự nhiên chúng ta nghĩ đến cuộc khổ nạn đau thương của Chúa và đáp lại lời mời gọi của Tin Mừng hãy tin nơi Con Thiên Chúa Đấng mạc khải cho chúng ta tình yêu thương xót của Chúa Cha. Thái độ đức tin sâu xa này, hoàn toàn tín thác nơi Chúa Giêsu, là điều kiện tối cần thiết để tôn sùng lòng Từ Bi Chúa. Lòng sùng mộ này là một lời mời gọi củng cố niềm tin của chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô, trong vòng tay của Giáo Hội, được diễn tả qua kinh nguyện sâu xa, được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và qua các bí tích.
ĐHY Audrys Backis lần lượt trình bày vai trò của kinh nguyện, Lời Chúa, Thánh Thể , bí tích Hòa Giải và sau cùng là Đức Maria, Mẹ Từ Bi trong việc nuôi dưỡng và củng cố lòng sùng kính của các tín hữu đối với Lòng Từ Bi Chúa.
Việc cầu nguyện
Tất cả chúng ta đều thích đọc Chuỗi Kinh Từ Bi, kinh nguyện đã được chính Chúa Giêsu đọc cho thánh nữ Faustina ghi lại, và Ngài hứa sẽ ban ân phúc lớn lao cho những linh hồn đọc kinh này: ”Lòng Từ Bi của Cha sẽ bảo bọc trong cuộc sống và đặc biệt là trong giờ lâm tử những linh hồn nào đọc kinh này” (Nhật ký 754).
Kinh nguyện này là một lời mời gọi chúng ta hãy dìm mình trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô, đặc biệt là trong sự tín thác của Ngài nơi Chúa Cha, trong giờ lâm tử vào lúc 3 giờ chiều, ”giờ của lòng đại Từ Bi đối với toàn thế giới” (Nhật ký 1320).
Tất cả các kinh nguyện, việc thực hành sùng kính lòng Từ Bi Chúa bao trùm toàn thế giới, làm cho chúng ta cảm thấy liên đới với tất cả anh chị em chúng ta. Lòng sùng mộ này làm phong phú, thông truyền một luồng sáng mới vào mầu nhiệm Lòng Từ Bi Chúa, nhưng không làm cạn kho tàng vô biên của Giáo Hội.
Để có thể ngày càng đi sâu hơn vào trong mầu nhiệm Lòng Từ Bi Chúa, tôi muốn khuyến khích tất cả anh chị em hãy nuôi dưỡng đức tin bằng Lời Chúa, tham dự thánh lễ với lòng yêu mến được đổi mới, tái khám phá niềm vui ơn tha thứ của Thiên Chúa trong bí tích hòa giải, và lắng nghe Mẹ Từ Bi nơi trường học của Mẹ.
Lời Chúa
Việc đọc và suy niệm Lời Chúa giúp chúng ta khám phá toàn thể ý định cứu độ, từ lúc tạo dựng cho đến khi Chúa nhập thể và cứu chuộc nhân loại.
Lòng Từ Bi Chúa được diễn tả qua những hình ảnh tuyệt vời trong toàn thể Kinh Thánh. Bắt đầu từ sự tạo dựng người nam và người nữ theo hình ảnh Thiên CHúa, việc tạo dựng này làm hài lòng Đấng Tạo Hóa, 'Đó là điều rất tốt'. Việc sáng tạo diễn ra chỉ do lòng yêu thương nhưng không của Thiên Chúa, Ngài không được lợi điều gì cho mình, Ngài cho đi và thế là đủ. Thánh Ambrosio đã diễn tả một cách thật đẹp khi ngài nói: ”Thiên Chúa đã sáng tạo loài người để có ai mà tha thứ”. Khi sáng tạo vì yêu thương, Thiên Chúa có thể mạc khải khuôn mặt lạ lùng của tình yêu Ngài, là một sự luôn sẵn sàng tha thứ vô biên, với bất kỳ giá nào, kể cả giá đắt đỏ, giá máu Con của Ngài.
Chúng ta thấy trong Cựu Ước những thành ngữ tuyệt vời chúc tụng lòng Từ Bi Chúa.
Lòng Từ Bi này được trình bày như tình yêu không thể hồi lại của Thiên Chúa . Thiên Chúa trung tín với chính mình, trung tín với tình yêu của Ngài đối với con người. Tình yêu lớn hơn tội lỗi, yếu đuối, bất trung. Được tình yêu thúc đẩy, Thiên Chúa luôn sẵn sàng tha thứ cho dân tuyển thường xa lìa Ngài. Mặc dù những bất trung và bội phản của họ, Thiên Chúa vẫn luôn trung thành với Lời Ngài đã hứa. Thiên Chúa đã diễn tả lòng từ bi của Ngài đối với dân phản loạn qua miệng của ngôn sứ Ezechiel: ”Nhưng mắt Ta thương xót chúng và không hủy diệt chúng, không tận diệt tất cả chúng trong sa mạc” (Ez 20,17).
Tác giả Thánh Vịnh không ngừng tuyên dương lòng Từ Bi cao cả của Chúa: ”Chúa kiên nhẫn và từ bi, Ngài chậm giận và giầu ân phúc. Chúa từ nhân đối với tất cả mọi người, và lòng dịu dàng của Ngài trải dài trên mọi loài thụ tạo” (Tv 145,8-9). Trọn một thánh vịnh đọc lại công trình của Thiên Chúa, trong việc tạo dựng, tuyển chọn và bảo vệ dân Chúa dưới ánh sáng lòng nhân lành từ bi của Ngài: 'Hãy chúc tụng Chúa vì Ngài nhân hậu, đức từ bi của Ngài tồn tại muôn đời” (Tv 136)
Lòng Từ Bi của Chúa được biểu lộ qua những hành động cụ thể tha thứ, chữa lành và cứu giúp. ”Ngài tha thứ mọi tội lỗi của bạn, chữa lành mọi tật bệnh của bạn, cứu mạng bạn khỏi hố sâu, ban ân phúc và lòng từ bi cho bạn” (TV 103,8).
Nơi các Ngôn Sứ, lòng từ nhân và từ bi của Thiên Chúa được biểu lộ qua những hình ảnh về sự dịu hiền của bà mẹ: ”Một người mẹ quên được con mình đến độ không cảm động vì người con từ lòng mình sao? Cho dù người mẹ quên con mình đi nữa, Cha sẽ không bao giờ quên con” (Is 49, 15).
Cả Tân Ước cũng là một lời nhắc nhở liên tục về lòng từ bi của Thiên Chúa đối với dân của Giao Ước mới, được Con Chúa nhập thể đóng ấn.
Mầu nhiệm Nhập Thể là công trình và là sự biểu lộ lòng Từ Bi của Thiên Chúa khi Ngài sai Con của Ngài đến trần thế. Chính Chúa Giêsu là hiện thân lòng từ bi của Thiên Chúa! ”Thiên Chúa đã yêu thế gian đến độ đã ban Con duy nhất của Ngài, để tất cả những ai tin nơi Người thì không phải chết, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16). Chúa Giêsu là Lòng Từ Bi của Thiên Chúa.
Tin Mừng cho chúng ta nhiều thí dụ về lòng từ bi của Chúa Giêsu đối với những người chạy đến cùng Ngài. Trong bao nhiêu cuộc gặp gỡ, Chúa Giêsu dường như dành ưu tiên cho những người cần đến lòng từ bi: những người tội lỗi, người phong cùi, người mù, người bất toại, què quặt, phụ nữ, người ngoại kiều và thậm chí cả các kẻ thù nữa. Chúng ta nhớ cuộc gặp gỡ của Chúa với người phụ nữ tội lỗi thống hối, Ngài tha hết mọi tội lỗi cho bà vì bà đã tin và yêu mến nhiều (Lc 7,36-50). Tất cả chúng ta đều biết những dụ ngôn rất đẹp về lòng từ bi trong Tin Mừng Luca: dụ ngôn người con trai hoang đàng được người ta từ bi đón tiếp với vòng tay mở rộng, dụ ngôn con chiên lạc và được tìm lại. Dường như chính Thiên Chúa cảm thấy vui mừng khi có lòng từ bi như thế. Thầy bảo các con, ”niềm vui ở trên trời sẽ lớn lao hơn vì một tội nhân hoán cải hơn là vì 99 người công chính không cần hoán cải” (Lc 15,6). Tất cả những điều đó biểu lộ khuôn mặt từ bi của Chúa Giêsu.
Tột đỉnh mạc khải lòng từ bi Chúa là ở trong mầu nhiệm cứu chuộc, trong cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Chính vì yêu mà Chúa Cha, vốn luôn trung tín với mình, đã sai Con Ngài đến trong thế giới. Chính vì yêu thương, Chúa Kitô đã tự hiến cho Chúa Cha để cứu chuộc nhân loại tội lỗi. Chính vì tình yêu Chúa Giêsu đã chấp nhận trung thành cho đến độ chịu chết, chống lại tội lỗi và sự bất trung của con người. Thánh Phaolô đã viết: ”Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu của Ngài đối với chúng ta, vì trong khi chúng ta còn là người tội lỗi, Chúa Kitô đã chết cho chúng ta” (Rm 5,8). Chính vì yêu thương, Chúa Kitô phục sinh đã ban tặng Thánh Linh cho Giáo Hội của Ngài, với quyền tha thứ tội lỗi (Ga 20,22-23). Chúa Kitô Phục Sinh là hiện thân chung kết của lòng từ bi Chúa, là dấu chỉ sinh động, vừa có tính chất lịch sử cứu độ và có tính chất mai hậu (..).
Qua kinh nghiệm, chúng ta biết rằng căn cội sâu xa nhất của sự ác ở trong tội lỗi. Khi chết trên thập giá, Chúa Kitô cho chúng ta hiểu rằng tình yêu lớn hơn tội lỗi, mạnh mẽ hơn cái chết, ”chính tình yêu luôn sẵn sàng nâng dậy và tha thứ, luôn sẵn sàng đi gặp người con trai hoang đàng” (Dives in Misericordia, 9).
Thánh Thể
”Mạc khải về lòng từ bi Chúa, đạt tới tột đỉnh trong thập giá và sự sống lại của Chúa Giêsu, được kéo dài mỗi ngày trong Thánh Thể, hy lễ tưởng niệm cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa.
Thánh Thể là hồng ân tình yêu được Chúa Kitô để lại cho Giáo Hội của Ngài; chính Chúa Giêsu hiện diện giữa chúng ta, như Bánh Hằng Sống để nâng đỡ hành trình của chúng ta. Đó là sự kết hiệp sinh động của Nhiệm Thể với Đầu của mình.
Những kinh nguyện của chúng ta dâng lên Chúa Giêsu từ bi phải làm cho chúng ta xích lại gần hơn nguồn mạch lòng từ bi Chúa và phải giúp chúng ta hiểu rõ hơn Thánh Thể, trong đó có gồm tóm tất cả thiện ích thiêng liêng của Giáo Hội, nghĩa là Chúa Kitô, Lễ Vượt Qua của chúng ta. Trong Thánh Thể, Chúa Kitô đến gặp chúng ta, làm cho chúng ta được tham dự vào Mình và Máu Ngài, để họp thành một thân thể duy nhất. Trong Thánh Thể, chúng ta kín múc sức mạnh để mang lòng từ bi Chúa cho toàn thế giới, làm cho thế giới trở nên nhân bản hơn và ngày càng cởi mở đối với Tình yêu của Chúa Cha.
Thánh Faustina, trong Nhật Ký của ngài, đã kể lại rằng mình sống trong cuộc đối thoại liên tục với Chúa Giêsu Thánh Thể, được một ước muốn nồng nhiệt hướng dẫn, mong ước được thờ lạy Chúa trong Thánh Thể. ”Trong Bí tích Thánh Thể Chúa để lại cho chúng con lòng Từ Bi Chúa” (Nhật ký 1748).
Thánh nữ sống kết hiệp sâu xa với Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể và biểu lộ điều đó bằng những lời cảm động: ”Lạy Chúa Giêsu, khi Chúa đến với con trong khi con được rước lễ, Chúa đã khấng ở lại cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Linh trong khung trời nhỏ bé của trái tim con, con cố gắng suốt ngày để tháp tùng Chúa, không để Chúa lẻ loi một mình một giây phút nào” (Nhật ký 486).
Thánh nữ Faustina rất yêu mến Chầu Thánh Thể dường nào! Cần phải đọc lại những lời chúc tụng của Thánh Nữ: ”Lạy Bánh Thánh, trong đó có chứa đựng di chúc lòng từ bi Chúa cho chúng con và những người tội lỗi đáng thương!”, và thánh nữ tiếp tục gọi ”Bánh Thánh là nguồn mạch nước hằng sống, là lửa tình yêu tinh tuyền, là thuốc chữa lành mọi yếu nhược của chúng ta. Bánh Thánh là hy vọng duy nhất của chúng ta trong mọi đau khổ và nghịch cảnh của cuộc đời, giữa tăm tối và giông ba bão táp trong tâm hồn và bên ngoài, trong cuộc sống cũng như trong giờ lâm tử, giữa những thất bại và vực thẳm tuyệt vọng, giữa những dối trá và phản bội” (Nhật ký 356 tt). Lời chúc tụng này được kết thúc bằng sự tín thác hoàn toàn khi những khó khăn trong cuộc sống vượt quá sức lực của thánh nữ. ”Toàn thể sức mạnh của linh hồn tôi đến từ Thánh Thể. Tất cả những giờ rảnh rỗi tôi dùng để chuyện vãn với Chúa, Ngài là Thầy của tôi” (Nhật ký 1404).
G. Trần Đức Anh OP chuyển ý
Tòa Thánh vừa cho biết Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm một nguyện đường Do Thái Giáo tại New York vào ngày 18/4/2008. Đây là chi tiết mới được thêm vào trong chương trình viếng thăm Hoa Kỳ của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI.
Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm nguyện đường Do Thái Park East, trong buổi chiều trước lễ Vượt Qua của người Do Thái.
Thầy cả Arthur Schneier, lãnh đạo cộng đoàn Do Thái Giáo Park East – thường được mệnh danh như là một cộng đoàn “Chính Thống tân tiến” – nói rằng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha là “một lời xác nhận quyết tâm của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI trên con đường đối thoại liên tôn và là một vinh dự cho cộng đoàn Do Thái Giáo”.
Theo chương trình đã được công bố Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI sẽ đến sân bay quân sự Andrews bên ngoài Washington, D.C ngày thứ Ba 15/4. Tại đây, ngài sẽ được tổng thống George W. Bush và phu nhân, cùng sứ thần Tòa Thánh đón tiếp.
Sáng thứ Tư, 16/4, Đức Thánh Cha sẽ được tổng thống đón tiếp tại Tòa Bạch Ốc. Hôm đó cũng đúng vào ngày sinh nhật của Đức Thánh Cha. Buổi chiều, Đức Thánh Cha sẽ gặp các Giám Mục Hoa Kỳ tại Đền Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm và thăm Đại Học Công Giáo Mỹ Châu.
Sáng thứ Năm, 17/4, Đức Thánh Cha dâng lễ tại Vận Động Trường Quốc Gia tại Washington. Buổi trưa ngài sẽ gặp gỡ hiệu trưởng các đại học Công Giáo và những nhà lãnh đạo giáo dục Công Giáo Hoa Kỳ. Sau đó, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với đại diện các tôn giáo tại Trung Tâm Văn Hoá Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Tất cả đại diện các tôn giáo tại Hoa Kỳ sẽ có cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha tại đây trừ ra đạo Sikh. Satnam Singh, lãnh đạo tinh thần của đạo Sikh ở New York, tôn giáo có số tín đồ đông hàng thứ năm trên thế giới đã có ý định gặp gỡ Đức Thánh Cha. Tuy nhiên, theo Sikh Reht Maryada (luật đạo Sikh), Satnam Singh phải đeo một con dao găm Kirpan khi gặp Đức Thánh Cha. Trước đây, trong các cuộc gặp gỡ tại Vatican, Tòa Thánh chấp nhận điều đó. Tuy nhiên, an ninh Hoa Kỳ không đồng ý như vậy. Thành ra, Satnam Singh của New York đã âm thầm rút lui.
Sáng thứ Sáu 18/4, Đức Thánh Cha sẽ ra phi trường JFK gặp gỡ Đức Hồng Y Edward Egan và Đức Giám Mục Nicholas DiMarzio của giáo phận Brooklyn. Từ đó, ngài sẽ đi phi cơ trực thăng lên New York để đọc diễn văn tại Liên Hiệp Quốc lúc 10:45 sáng. Đức Thánh Cha sẽ dùng bữa trưa tại văn phòng Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc. Buổi trưa ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với các hệ phái Kitô tại nhà thờ Thánh Giuse ở Manhattan. Và như chương trình vừa được thay đổi thì ngài sẽ viếng thăm nguyện đường Do Thái Park East vào buổi chiều.
Sáng thứ Bẩy 19/4, Đức Thánh Cha sẽ dâng lễ tại nhà thờ St. Patrick, New York. Đây cũng là ngày 3 năm trước Đức Thánh Cha được bầu vào ngôi Giáo Hoàng. Buổi trưa ngài sẽ dùng bữa tại Tòa Giám Mục. Đức Thánh Cha sẽ dâng lễ tại chủng viện Thánh Giuse ở Yonkers sau đó gặp gỡ giới trẻ.
Sáng Chúa Nhật, 20/04, Đức Thánh Cha sẽ thăm Ground Zero và cử hành thánh lễ tại sân vận động Yankee. Chiều tối cùng ngày, chính quyền Hoa Kỳ sẽ tiễn ngài đáp máy bay trở về Rome.
Lễ kính Lòng Thương Xót Chúa tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Sài gòn
SAIGÒN - Chiều Chúa nhật ngày 30/3/2008, khoảng mười ngàn người từ nhiều giáo xứ đổ về Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Sài Gòn để tham dự đại lễ kính Lòng Thương Xót Chúa. Một đại lễ dành cho tất cả những ai có lòng tôn kính Lòng Thương Xót Chúa.
Nắng chiều vừa tắt, từng đoàn, từng nhóm, từng tốp người đã lũ lượt đổ về Trung
tâm. Lượng người mỗi lúc một đông làm Ban tổ chức rất vất vả mới có được sự trật
tự, nhịp nhàng từ lễ đài đến khu vực sát cổng chào. Tất cả các ghế được tận
dụng. Và khi bắt đầu phần cầu nguyện khai mạc thì chỉ còn chỗ đứng ở gần cổng ra
vào.
Thử tưởng tượng hàng chục ngàn người cùng lần chuỗi, cùng cất lên một lời kinh -
đó là một hình ảnh đẹp hòa với những giai điệu âm thanh của lời kinh mà người ta
không thể tự sáng tạo, chỉ có lòng yêu mến và niềm tin mới làm nên được.
Hôm
nay, người dự lại được gặp gỡ những chứng nhân nhưng là chứng nhân của Lòng
Thương Xót Chúa.
Đúng vậy; khi anh Nguyễn Văn Tâm cho mọi người biết sự tàn khốc của chiến tranh
đã khiến anh trở thành một đứa bé tàn phế cụt một chân, mất một bộ phận mà người
ta thường nhờ đó mà phân biệt đó là bé trai hay gái. Được đưa vào trại mồ côi,
lớn lên vào đời lăn lóc bằng bao nhiêu thứ nghề kiếm sống với thân thể khiếm
khuyết đó. Anh khẩn khoản van nài Chúa cho anh một…đứa con nuôi (một đứa trẻ lẫm
chẫn đi mà mẹ mới chết, cha nó quyết định trao nó cho anh) thì điều đó thành
hiện thực. Rồi Chúa còn thương cho anh vược qua cơn bệnh rất nặng cách đây hai
năm. Và giờ đây cậu con trai nuôi ấy đã mười bảy tuổi và đang được một người hảo
tâm cho học nghề.
Lòng Thương Xót Chúa còn đến bất ngờ với bạn Hồ Văn Luyện, nghiện ma túy năm hai
mươi tuổi, bị nhiễn HIV, vật vã mãi trong vũng lầy mà không thể nào rút chân ra
được, gia đình rất khổ sở…một ngày nọ, tượng Chúa Giêsu ở nhà bên cạnh chảy máu,
bạn chạy sang xem, rồi xúc động, rồi tự hối và quyết tâm cai nghiện, nhờ ơn Chúa
lạ lùng, bạn cai nghiện được mà không phải mất quá một trăm ngàn đồng. Rồi tham
gia vào Gia Đình Thánh Tâm lại còn là Giáo Lý viên nữa. Không có lòng thương xót
của Chúa làm sao bạn có thể đổi đời được như thế?
Hôm nay, trên khán đài, chẳng có một giọng ca nổi tiếng nào mà chỉ có hai cô ca
sĩ khuyết tật. Ca sĩ Thủy Tiên hát bài Tình Chúa, còn ca sĩ Phương Dung, chống
nạng trên khán đài, hát trong tiếng đàn guitar và tiếng harmonica của anh Thế
Vinh, một người chỉ còn một cánh tay. Mà cuộc đời của ba bạn trẻ này cũng được
bao bọc bởi Lòng Chúa Thương Xót.
Trước khi Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, chủ tịch Ủy ban Phụng tự, chủ sự thánh lễ
đồng tế, Đức Cha Phaolô Nguyễn văn Hòa, chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc, đã lên chia
sẻ với mọi người về câu hỏi: “Cộng đoàn Lòng Thương Xót Chúa ở Hoa Kỳ sinh hoạt
thế nào?” Đức Cha đã trả lời ngắn gọn giới thiệu một cộng đoàn ở Long Beach, Hoa
Kỳ thường tổ chức đại lễ có rất đông người tham dự. Bên cạnh đó, cộng đoàn còn
có những phương tiện để quảng bá Lòng Thương Xót Chúa như làm đĩa DVD, thực hiện
một tờ báo…Đức Cha còn nói qua về chương trình riêng của Tòa Thánh sắp tới trong
việc tổ chức kính Lòng Thương Xót Chúa tại các châu lục, các quốc gia và toàn
thế giới tại Rôma.
Tiếp lời Đức cha Phaolô, cha Giám đốc Trung tâm Mục vụ đã chia sẻ thông điệp của
Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II, rất xúc tích và ý nghĩa.
Trong thánh lễ, vị chủ tế đã dẫn chứng khá nhiều sự việc Chúa làm khiến cho
nhiều người nhận ra lòng xót thương của Thiên Chúa; và mười ngàn tấm ảnh Lòng
Thương Xót Chúa đã được làm phép để trao đến tay mọi người.
Theo một suy nghĩ khác nữa, có tính cá nhân của người viết bản tin này, thì ở
nơi nào có đau khổ thì ắt có lòng thương xót của Chúa. Tình thương này có rải
đều như những cơn mưa từ trên cao đổ xuống không? Chắc là lòng thương xót ấy
phải tỉ lệ thuận với sự đau khổ của mỗi người, mỗi dân tộc, mỗi đất nước. Thỉnh
thoảng con người thường ném cho nhau một chút lòng thương hại, còn Thiên Chúa
lại trao tặng lòng xót thương. Tiếc rằng lòng thương hại và lòng thương xót khác
nhau nhiều! Ai ôm lấy lòng thương xót của Chúa rồi bung ra cho anh em thì tuyệt
vời! Ai chỉ quen gieo vãi lòng thương hại thì quả là… tội nghiệp cho người ấy!
Chỉ có điều những đối tượng được thương xót có hiểu và nhận ra tình thương đó
đang phủ tràn trên nỗi đau của mình. Nếu lòng nhân từ của Thiên Chúa yêu thương,
quan tâm, đỡ nâng, vực dậy, trợ sức …mà con người không nhận ra, không đưa tay
víu lấy lòng thương xót ấy thì dường như nỗi khổ đau đó lại chảy ngược về Thiên
Chúa làm cho Người đau âm ỉ vì lòng thương xót được ban phát đi mà không no
thỏa.
Đại lễ kính Lòng Thương Xót Chúa của giáo phận Sài Gòn kết thúc thành công rực
rỡ. Dòng người khổng lồ chảy từ sân Trung tâm Mục vụ Giáo phận ra các nẻo đường
trông đẹp làm sao!
Maria Vũ Loan
Sáng thứ bảy 29/3/2008, tại Nhà thờ Chính toà Giáo phận TP. Hồ Chí Minh đã diễn
ra Thánh lễ Tạ ơn kỉ niệm 10 năm Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn về
nhận Tổng Giáo phận.
Trong thánh lễ có sự hiện diện của quý Đức cha trên toàn đất nước Việt Nam: Đức
cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Tổng Giám
mục Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giáo phận Huế, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt,
Tổng Giáo phận Hà Nội, và các Giám mục của các Giáo phận : Hưng Hoá, Bùi Chu,
Lạng Sơn, Vinh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Mỹ Tho, Phú Cường, Long Xuyên,
Đức cha phụ tá Tổng Giáo phận Huế và Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, với khoảng
150 linh mục và 700 giáo dân.
Đầu thánh lễ, Linh mục GB. Huỳnh Công Minh,Tổng Đại diện, đại diện toàn thể cộng
đồng Tổng Giáo phận đọc lời chúc mừng, tóm tắt sơ lược một số công trình mà Tổng
Giáo phận đã đạt được dưới sự dẫn dắt của Đức Hồng y trong việc xây dựng cộng
đồng tín hữu thành một cộng đồng cầu nguyện, yêu thương, năng động, truyền giáo.
Tất cả đều là nhờ ơn Chúa tác động trong những con người yếu đuối, mỏng dòn, chứ
không phải là do tài đức của con người.
Trong bài huấn từ, Đức Hồng y kêu gọi mọi người cùng tạ ơn Chúa vì những ơn Chúa
đã ban cho Tổng Giáo phận và tham gia vào việc xây dựng cộng đồng dân Chúa tích
cực hơn để mang lại những kết quả lớn lao hơn.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, Đức Hồng y cám ơn mọi người tham dự và kêu gọi
mọi người tiếp tục cầu nguyện cho Tổng Giáo phận cũng như cho cá nhân ngài, vì
cầu nguyện giống như nguồn nước làm cho hạt giống đức tin trong mỗi người được
nảy nở và sinh hoa kết trái; và thể hiện lòng bác ái vì lòng bác ái giống như
phân bón góp phần vào sự phát triển của hạt giống đức tin này.
Mỗi người tham dự thánh lễ đều nhận được phần quà để chia sẻ niềm vui trong ngày
họp mặt. Các linh mục và các tu sĩ đại biểu đã được mời chia sẻ bữa ăn thân tình
tại Toà Tổng Giám mục cùng với Đức Hồng y và các giám mục.
Mười năm trong cương vị chủ chăn của Tổng giáo phận Tp.Hồ Chí Minh, Đức Hồng y đã thành lập một số ban mục vụ như : Ban Mục vụ Di dân, Ban Mục vụ Thiếu nhi, Ban Mục vụ Giới trẻ, Ban Mục vụ Gia đình, Ban Mục vụ Phụng vụ, Loan báo Tin Mừng. Trong 10 năm qua số linh mục giáo phận tăng từ 254 (năm 1998) lên 316 (2008) tổng số linh mục được thụ phong là 112. Hiện nay số linh mục đang làm mục vụ là 264 người ; trong 10 năm qua đã có 80 linh mục nghỉ hưu và 70 linh mục qua đời. Về tu sĩ hiện nay có 1145 nam, 3.516 nữ so với năm 1998 là 551 tu sĩ nam và 2.104 tu sĩ nữ. Số giáo dân năm 1998 là 524.281 tín hữu, năm 2007 là 646.732 tín hữu.
Trần Tâm
Trung
tâm Mục vụ của Tổng Giáo phận Sài Gòn bắt đầu xây dựng một khu nhà mới nhằm đáp
ứng nhu cầu đào tạo và sinh hoạt ngày càng gia tăng.
Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã chủ sự lễ đặt viên đá đầu tiên xây
dựng khu nhà mới tại Trung tâm Mục vụ hôm 2-4. Có mặt tại buổi lễ có linh mục
Tổng Đại diện Giáo phận, các linh mục trong ban giảng huấn của trung tâm, và
khoảng 100 tu sĩ và giáo dân. Một số viên chức đại diện chính quyền cũng có mặt.
Tại buổi lễ, Đức Hồng y G.B. Phạm Minh Mẫn phát biểu rằng sau khi ngài nhậm chức
Tổng Giám mục Tổng Giáo phận ngày 2-4-1998, nhiều người nói với ngài rằng họ rất
cần học giáo lý, Kinh Thánh và các môn thần học để sống đức tin trưởng thành và
tích cực hơn vì sau một thời gian dài trong thời đất nước đóng cửa, họ không
được học hành gì cả.
Ngài nói Trung tâm Mục vụ đi vào hoạt động từ tháng 10-2004 sau khi Nhà nước trả
lại cho Giáo Hội một tháng trước đó, đã tìm cách đáp ứng nhu cầu học hỏi ngày
càng tăng của giáo dân.
Trung tâm Mục vụ sẽ khởi công xây dựng một khu nhà mới 3 tầng lầu, diện tích mỗi
tầng là 640 m2, với các chức năng sau:
- Một giảng đường 560 ghế ngồi
- Nhà ở và học tập của 30 - 40 chủng sinh dự bị
- Một số phòng học mới đáp ứng nhu cầu thiếu thốn phòng lớp.
- Phòng ở cho các giáo sư ngoại trú, các giáo sư thỉnh giảng, các tham dự viên trong các hội nghị.
Công trình này chỉ có thể hoàn thành nhờ ơn Chúa và nhờ lòng hảo tâm của quý vị
ân nhân. Ước mong công trình này sẽ góp phần tích cực và thiết thực vào việc đào
tạo con người và xây dựng Nước Chúa.
Trung tâm Mục vụ hiện nay là nơi quy tụ của cộng đoàn giáo phận trong những lễ
hội lớn và quan trọng như dịp đón Đức Hồng y Tổng trưởng Bộ Truyền giáo năm
2005, đón tiếp phái đoàn các Hồng y từ Á châu và Pháp năm 2006, các đại hội giới
trẻ và giáo lý viên trong giáo phận, Thánh ca Giáng Sinh và nhiều sinh hoạt
khác.
Đồng thời, vì nhằm mục đích chính là đào tạo người giáo dân trưởng thành, nên
Trung tâm Mục vụ được tổ chức như một trường học với nhiều phân khoa khác nhau:
phân khoa Thánh Kinh và Giáo lý, phân khoa Thánh nhạc, phân khoa Quản trị, phân
khoa Mục vụ Hôn nhân và Gia đình, phân khoa Ngoại ngữ… Số học viên tham dự các
lớp và các khoá gia tăng rất nhanh, do đó đôi khi xảy ra tình trạng thiếu phòng
lớp. Trong tương lai, những chương trình này có thể còn mở rộng cho các học viên
đến từ những giáo phận khác.
Ngoài ra, Trung tâm Mục vụ còn là Học viện Thần học cho 200 nữ tu thuộc nhiều
dòng tu trong giáo phận, và là nơi huấn luyện các chủng sinh dự bị trước khi vào
Đại Chủng viện.
Sở dĩ Trung tâm Mục vụ có thể phát triển mạnh là nhờ sự cộng tác tích cực và
hiệu quả của các linh mục, tu sĩ, giáo dân nhiệt tình và có khả năng chuyên môn.
Hiện nay, ban giáo sư nội trú tại Trung tâm gồm có:
- Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm, giám đốc
- Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hiền, giám học
- Lm. Lôrensô Đỗ Hữu Chỉnh, quản thủ thư viện
- Lm. Rôcô Nguyễn Duy, khoa Thánh nhạc
- Lm. Phanxicô Bảo Lộc, chuyên ngành Tôn giáo
- Lm. Luy Nguyễn Anh Tuấn, khoa Mục vụ Hôn nhân Gia đình
- Lm. Giuse Tạ Huy Hoàng, khoa Quản trị và Ngoại ngữ
Trong tương lai gần, sẽ còn một số linh mục tham gia vào ban giáo sư nội trú sau
thời gian tu nghiệp tại nước ngoài. Ngoài ra, còn rất đông giáo sư là linh mục,
tu sĩ và giáo dân tham gia vào công tác giảng dạy tại Trung tâm Mục vụ.
Trước năm 1975, Tổng Giáo phận Sài Gòn có Đại Chủng viện và Tiểu Chủng viện,
cùng toạ lạc trên khu đất số 6, Cường Để, Quận 1.
Sau năm 1975, Bộ Tài chính đã mượn cơ sở Đại Chủng viện làm Trường Cao đẳng Tài
chính - Kế toán.
Do nhu cầu mục vụ trong giáo phận càng lúc càng gia tăng, Đức Hồng y G.B. Phạm
Minh Mẫn, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận, đã yêu cầu Chính quyền trả lại cho giáo
phận cơ sở Tiểu Chủng viện cũ để sử dụng cho những sinh hoạt tôn giáo. Tháng
9-2004, Bộ Tài chính đã chính thức hoàn trả cho giáo phận cơ sở này, và ngay lập
tức, Đức Hồng Y đã quyết định sử dụng cơ sở này làm Trung tâm Mục vụ Giáo phận.
Ban truyền thông HĐGMVN
Ba năm trước, vào tối ngày 02/4/2005, hơn 60 ngàn người chen nhau ở quảng trường thánh Phêrô chỉ để theo dõi tình hình sức khoẻ của Đức Gioan Phaolô II, và khi Đức Tổng Giám mục Leonardo Sandri, Phụ tá Quốc vụ khanh Toà Thánh loan báo trong tiếng nức nở là ĐTC đã ra đi thì không chỉ những ai ở quảng trường thánh Phêrô mà có thể nói được là toàn thế giới rung động lên trong niềm thương mến.
Tại Ba lan, quê hương của ĐTC, “Đức Giáo hoàng” là những tiếng cửa miệng của mọi người từ hai tuần trước đó.
Không chỉ tại Ba lan, mà trên khắp thế giới ai cũng muốn tỏ ra lòng quí mến dành cho ngài. Tổng thống Mỹ đã quyết định treo cờ rũ trên cả nước cho đến hết lễ tang, còn Chủ tịch nước Cuba thì thực hiện ba ngày quốc tang, từ 03/4/2005. Đài CNN phát hình trực tiếp 24/24 về thời sự tại Vatican, thỉnh thoảng chen vào đó một vài tin thế giới khác.
Ngay cả một phát thanh viên Việt ngữ của đài BBC, chưa hẳn là công giáo, vẫn có chút nghẹn ngào khi nhắc đến ĐTC. Và nước Ý phải chuẩn bị cho khoảng hai triệu người đến tham dự lễ tang của ngài với khoảng 200 nguyên thủ các quốc gia trên khắp thế giới.
Tại sao mọi người thuộc mọi dân tộc, mọi ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau mà lại có chung một lòng quí mến dành cho ĐTC như thế?
Vì ai cũng cảm thấy ngài là người thân của mình, quan tâm đến mình, lo lắng cho mình. Bởi đó, ngày ra đi của ĐGH Gioan-Phaolô II có thể gọi là cuộc khải hoàn của Đức Ái Kitô giáo, của sức mạnh đến từ tình yêu Thiên Chúa được tỏ ra trong đời sống và lời giảng dạy của Đức Kitô, và đạt đến tột điểm trong hy lễ cuối cùng trên cây thập giá : “theo kế hoạch Thiên Chúa đã định và biết trước, Đức Giêsu ấy đã bị nộp, và anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ đóng đinh Người vào thập giá mà giết đi” (Cv 6,23).
Mọi người bị hút về với Đức Gioan-Phaolô II vì ngài đã để đời mình bị lôi kéo bởi Đức Kitô, Đấng chịu chết vì yêu thương.
Tình yêu bao la của Thiên Chúa đã chạm vào đời sống thế nhân và trở nên một biến cố lịch sử không thể chối bỏ, như suy nghĩ của hai môn đệ Emau : “Chắc ông là người duy nhất tại Giêrusalem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay” (Lc 24,18).
Nhưng sự từ bỏ đến cùng vì yêu của Chúa thực sự vượt quá tầm suy nghĩ của con người. “Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo, muôn trăng sao Chúa đã an bài, thì con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm?” (Tv 8,4-5).
Chúa không chỉ nhớ đến mà còn luôn đi theo, tìm kiếm con người.
Khi đưa Dân ra khỏi Ai cập, Chúa là cột lửa đi trước soi đường cho họ; còn với hai môn đệ đang về Emmau, “chính Đức Giêsu tiến đến gần và cùng đi với họ”. Thật là “Chúa cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy, ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên” (Tv 8,6)!
Hạnh phúc thay cho ai nhận biết tình yêu Chúa! Người ấy sẽ trở nên nô lệ cho tình yêu, một “nô-lệ-hạnh-phúc”!
Câu chuyện trên môi của hai môn đệ Emau cho thấy Đức Kitô đã trở nên một phần đáng kể trong đời sống của họ. Họ vừa đi vừa trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra.
Bận tâm đến tương lai của mình, vẻ mặt họ buồn rầu vì chưa hiểu được bàn tay yêu thương của Chúa, “mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người”. Họ thấy được quyền thế trong việc làm cũng như lời nói của Đức Kitô, nhưng vẫn chưa nhìn ra sự khôn ngoan của Thiên Chúa trong sự từ bỏ đến cùng vì yêu trên thập giá, khác xa những tính toán của họ : “Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Đức Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?” (Lc 24,25-26)
Và Đức Kitô đã dùng toàn bộ Sách Thánh (bắt đầu từ Môsê và tất cả các ngôn sứ) mà giải thích cho hai ông về chương trình cứu độ, chương trình của tình yêu Thiên Chúa, một điều vượt trên lý trí tự nhiên và chỉ có thể được hiểu nơi những ai đã gặp được Đức Kitô, Đấng đã chết vì yêu và sống lại để dạy cho mọi người “biết con đường về cõi sống” (Cv 2,28).
Có chịu mất mát vì yêu, người ta mới nên giống Chúa, mới có sự sống của Chúa, Đấng đã nộp mình vì yêu.
Trong tang lễ của Đức Gioan-Phaolô II, nhiều bạn trẻ vừa đi vừa giơ hình ngài vừa khóc. Ngay cả người vô thần cũng thấy một điều gì linh thiêng nơi một đời sống hy sinh tất cả vì yêu. Trong những lời cuối cùng của Đức Gioan-Phaolô II được ghi nhận trước khi đi vào hôn mê, ngài cố gắng thốt lên những lời cho các bạn trẻ đang đứng đợi ở ngoài quảng trường thánh Phêrô : “Các con thân mến, trong mọi hoàn cảnh, Cha luôn luôn cố gắng để có thể đến gần với các con...”
Không chỉ riêng Đức Gioan-Phaolô II, mà các tông đồ xưa nay như cha M. Kolbe, Mẹ Têrêxa, Đức Cha Cassaigne v.v… đều có một tâm hồn bừng cháy lên như hai môn đệ Emau đang đêm quay ngay về Giêrusalem mà loan báo Tin Mừng.
Hãy sống gần Chúa, có được tình yêu của Chúa, tôi sẽ không đợi ai đến với mình mà chính mình sẽ “đến gần và cùng đi với họ”.
Lm. HK
Bỏ qua thời gian qúa khứ cùng mặt tiêu cực của nước Đức ngày xưa. Bây giờ khi hướng nhìn sang đất nước này, người ta ca ngợi tinh thần kỷ luật, cung cách làm việc chăm chỉ đúng giờ, và lối sống tiết kiệm cùng sạch sẽ của người dân Đức.
Người ta thán phục nền âm nhạc với những nhạc sĩ đại tài bậc thầy mọi thời đại như Bach, Beethoven, Schumann, Händel, Hayden…nền lý luận văn chương triết lý như Kant, Heidegger, nền thần học uyên thâm như Karl Rahner, Đức giáo hoàng Benedictô 16.… Người ta còn thán phục hơn nữa óc sáng tạo phát minh kỹ thuật của họ về xe hơi, về máy móc kỹ nghệ nặng, nhất là về tinh thần cầu tiến vươn lên xây dựng nền kinh tế đất nước đổ nát sau chiến tranh trên khắp đất nước.
Người ta ngạc nhiên về lối sống lòng đạo đức bái ái của người Đức. Một đất nước có diện tích đất đai nhỏ, cùng tài nguyên không nhiều như so với nước Pháp, Tây ban Nha , Hoa kỳ…Một dân tộc tính nghiêng chuộng về lý trí, về khoa học hơn là theo cảm tính của con tim, nhưng lại có tấm lòng bác ái quảng đại hướng về giúp đỡ những người nghèo khổ xấu số trên thế giới.
Người Giáo dân của Giáo Hội Công giáo trên đất nước này, vào khoảng trên dưới một phần ba dân số của nước Đức, góp phần to lớn đáng kể vào công việc đó. Chỉ nguyên Giáo Hội Công giáo ở đây có nhiều hội đoàn tổ chức cho việc bác ái xã hội trên thế giới: Adveniat, Bonifatius-Diaspora, Caritas, Renovabis, Kindermissionswerk-Sternsingen, Kirche in Not, Missio, Misereor.
Hội từ thiện bác ái
Misereor năm nay có kỷ niệm mừng 50 năm thành lập. Một kỷ niệm đạo đức tình
người, từ nửa thế kỷ qua đã luôn hằng cùng sát cánh đồng hành với những người
nghèo khổ trên thế giới.
Misereor, hội từ thiện bác ái
Từ năm 1948 đến 1951, sau chiến tranh Cộng hoà liên bang Đức cũng là người đã nhận được sự trợ giúp của thế giới. Nhờ đó, nền kinh tế nước Đức, như một phép lạ phát triển nhanh chóng thịnh vượng. Đời sống trở nên sung túc.
Qua kinh nghiệm ngay chính trong cuộc sống về sự đau khổ thiếu thốn, cùng cảm nghiệm được sự giúp đỡ cần thiết như thế nào cho người nghèo túng, bệnh tật. Nên ngày 17.08.1958 Đức Hồng y Giuse Frings, Tổng giám mục Köln đã đưa ra ý kiến lập Hội từ thiện Misereor hướng về những người nghèo trên thế giới, nhằm giúp họ chống lại đói khát và bệnh tật .
Hội từ thiện lấy chữ đầu bằng tiếng Latinh của Lời Chúa làm danh xưng cho Hội: „Misereor super turbam – Ngài chạnh lòng thương dân. “ (Mc 8,2)
Hội Misereor do Hội đồng giám mục Công giáo Đức cổ võ điều hành, như một phần trong việc rao giảng làm chứng cho Tin Mừng tình yêu Chúa Giêsu qua công việc từ thiện bác ái giữa con người, cho con người và vì con người.
Từ sáng kiến đó cho đến hôm nay, kỷ niệm 50 năm thành lập, Hội Misereor đã liên tục giúp đỡ xây dựng gần 94.500 dự án trên thế giới, cho 98 quốc gia, với hơn 05 tỷ Euro.
Từ nửa thế kỷ nay, hằng năm vào mùa Chay, Hội Misereor phát động chiến dịch bác ái mùa Chay kêu gọi mọi người dành phần từ bỏ tiêu dùng tặng những người nghèo đói, bệnh tật trên thế giới đang cần sự giúp đỡ. Với số tiền hy sinh đóng góp đó, Misereor tài trợ những dự án giúp đỡ cho đời sống những người nghèo khổ bệnh tật ở các nước bên Phi Châu , Á Châu, Châu Mỹ Latinh và Úc châu Thái bình Dương.
Từ nửa thế kỷ nay, hằng năm Misereor chọn một khía cạnh trong đời sống, như về Nước trong lành, về phẩm gía người phụ nữ, về trường học cho trẻ em, về trường dạy nghề nghiệp, về vệ sinh bệnh xá trạm y tế, về thực phẩm… làm trọng điểm cho chiến dịch bác ái mùa Chay.
Chiến dịch bác ái mùa Chay không chỉ khơi động lòng quảng đại của con người nơi đây đối với hoàn ảnh cuộc sống những người cần được giúp đỡ không thôi. Nhưng chiến dịch được đặt dựa trên căn bản Kinh Thánh thần học, như động lực cùng nêu ra phương hướng tinh thần đạo đức cho việc làm bác ái truyền giáo.
Năm nay 2008 năm mừng kỷ niệm 50 tuổi của Misereor, chiến dịch bác ái mùa chay chọn khẩu hiệu „ Mit Zorn und Zärtlichkeit an der Seite der Armen: Entdecke die Liebe - Với sự phẫn nộ và lòng bao dung âu yếm sát cánh với những người nghèo khổ: cùng khám phá tình yêu thương“.
Cũng từ 30 năm nay (năm 1976 với Tấm khăn mùa Chay thứ nhất Jyoti Sahi), cứ mỗi hai năm, Misereor cùng với chiến dịch mùa Chay cho phát hành in Tấm Khăn mùa Chay (Hungertuch) mới, vừa để kéo chú ý mọi người hướng đến chiến dịch, đến cảnh sống cùng cung cách văn hóa sống đức tin của con người ở những đất nước khác, và vừa hỗ trợ phần thiêng liêng cho việc bác ái mùa Chay do Misereor phát động. Tấm khăn mùa chay năm 2007 do nhà nghệ thuật người Trung Hoa Li Jinyuan vẽ. Tấm khăn này được vẽ diễn tả theo tinh thần bài giảng Tám mối phúc thật của Chúa Giêsu ( Mt 5,1-12).
Tuy là một Hội từ thiện bác ái Công giáo đặt dựa trên nền tảng kinh thánh thần học, nhưng trọng điểm quy hướng về nhu cầu căn bản đời sống con người.
Misereor hướng đến đời sống con người
Dịp kỷ niệm 50 năm Misereor cùng đồng hành với người nghèo, với những người nhỏ bé trong xã hội cần được giúp đỡ nâng cao đời sống, cùng nhân phẩm của họ thoát ra khỏi bệnh tật nghèo đói, là dịp tốt suy nghĩ về cung cách làm việc sống giới luật bác ái yêu thương như ý Chúa truyền dậy của Hội Misereor.
Hội Misereor được lập ra nhằm giúp chống nghèo đói, như qua việc giúp cải thiện đời sống cách thế làm việc, để người nghèo tự giúp mình làm ăn thoát ra khỏi cảnh nghèo.
Hội Misereor, qua cung cách tình liên đới hữu nghị, giúp tìm tạo nguồn nước vệ sinh sạch sẽ, gìn giữ sức khoẻ, tránh bệnh tật nhất là nơi các trẻ em.
Hội Misereor muốn giúp đỡ tạo cho các thanh thiếu niên bạn trẻ có cơ hội học hành mở mang trí tuệ, học một nghề nghiệp, qua đó họ có hướng nhìn tích cực về tương lai xây dựng đời sống cho có ý nghĩa tồt đẹp.
Hội Misereor muốn nâng đỡ các phụ nữ, cụ thể là các người mẹ gia đình ở những nơi nghèo, qua hình thức giúp cho họ một số vốn căn bản. Từ đó họ có thể tự lực cánh sinh làm ăn giúp bảo đảm nuôi sống gia đình của họ có đủ ăn mặc.
Hội Misereor cùng đồng hành giúp đỡ những người vì hoàn cảnh chiến tranh phải sống di cư tỵ nạn rời xa quê hương của mình.
Hội Misereor sẵn sàng bắc nhịp cầu từ những người có tấm lòng quảng đại bác ái tới những người đang cần sự giúp đỡ chống lại nghèo đói, bệnh tật và mù chữ.
Hội Misereor mong giúp con người nhận ra, đời sống cần được thay đổi nâng cao cho tốt đẹp hơn. Đời sống con người cần phải được kiến tạo xây dựng trước hết bằng chính đôi bàn tay cùng sức lực của chính mình cho xứng với phẩm gía con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Vì thế, Hội Misereor mong muốn sự giúp đỡ của Hội cho người được giúp đỡ tinh thần lối sống tự lực cánh sinh.
Qua những việc làm giúp đỡ cụ thể, Misereor muốn cùng với con người gìn giữ, cùng nâng cao phẩm gía con người, nhất là nơi người nghèo đói, đời sống gia đình, đời sống xã hội có hòa bình như tài nguyên Thiên Chúa tạo dựng ban cho vũ trụ hôm qua hôm nay và ngày mai.
Misereor, như thế, muốn bắc nhịp cầu tinh thần cho đời sống con người.
Misereor, nhịp cầu nối liền
Nhịp cầu Misereor muốn bắc cho con người là thu nhỏ cùng xóa bỏ khoảng cách nghèo đói, khoảng cách mặc cảm vì yếu kém hay không có nghề nghiệp.
Nhịp cầu Misereor muốn xây là giúp những người sống trong cô đơn tủi nhục có niềm hy vọng, sự tự tin vào ngày mai qua cách thế giúp làm việc tự nâng cao đời sống.
Nhịp cầu Misereor muốn kiến tạo không phải là nhịp cầu chật hẹp một chiều, nhưng đó là con đường thông thương hai chiều trao đổi qua lại. Như thế Người Giúp không có niềm kiêu hãnh của người có lòng thương cảm với người nghèo. Và Người Được Giúp không phải mang mặc cảm chịu ơn.
Hội Misereor không làm đúc nhịp cầu một mình. Nhưng cổ võ người khác cùng làm xây dựng chung: nhịp cầu tự lực cánh sinh.
Trước hết và trên hết, nhịp cầu bác ái Misereor muốn bắc xây dựng là liên kết con người lại với nhau: Người có đời sống may mắn tốt đẹp ở nước Đức với những người có cuộc sống kém may mắn ở những nơi nghèo đói bệnh tật trên thế giới, trong tình nghĩa con người liên đới giúp đỡ nhau.
Từ 50 năm nay, Hội Misereor đã trải rộng sự giúp đỡ tới rất nhiều người cần được giúp đỡ ở những đất nước bên Á Châu, Phi Châu, Đại dương châu.
Tuy sự giúp đỡ đó nhỏ ít cùng hạn chế, so với nhu cầu to lớn mênh mông.
Tuy càng ngày càng có nhiều đòi hỏi thách đố mới về nhu cầu giúp đỡ, mà Misereor không thể nào đáp ứng chia sẻ hết được.
Tuy Misereor không thể biết hết, cùng đáp ứng sự giúp đỡ cho hết mọi người nghèo, mà ưu tiên cho những người cần được giúp đỡ khẩn thiết, cùng cho những người mà Misereor biết được.
Nhưng những sự trợ giúp đó của Misereor cũng tạo cho những con người cần được giúp đỡ cơ hội vươn lên sống tự lực cánh sinh vẫn luôn là điều qúy gía đem đến nhân phẩm hạnh phúc cho đời họ.
Misereor cho đời sống con người. Và con người cần Misereor cho đời sống mình.
Kỷ niệm 50 năm Misereor Đức quốc, 1958-2008
Lm. Nguyễn Ngọc Long
Mc 16, 9-15
Sau khi tóm tắt các lần hiện ra của Chúa Kitô Phục sinh, trước hết cho bà Maria Magdala, rồi cho hai môn đệ Emmau, và một cách chính thức cho nhóm 11 Tông đồ, đoạn Tin Mừng theo thánh Marcô hôm nay kết thúc bằng lệnh truyền minh nhiên và rõ ràng của Chúa cho các Tông đồ: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”.
Đoạn sách Công vụ các Tông đồ tường thuật việc hai ông Phêrô và Gioan can đảm đối diện với các lãnh đạo Do thái giáo muốn ngăn cấm các ông rao giảng Tin Mừng về Chúa Giêsu Phục Sinh.
Cả hai đoạn Kinh Thánh này thật là phù hợp cho ngày lễ hôm nay, mừng 10 năm nhậm chức tổng giám mục giáo phận TP. Hồ chí Minh của đức Hồng Y Gioan Baotixita, cũng là dịp cho chúng ta suy nghĩ về thừa tác vụ giám mục trong Giáo hội dưới ánh sáng của Chúa Phục Sinh.
Thượng hội đồng giám mục thế giới lần thứ 10 năm 2001, họp bàn về sứ vụ giám mục dựa vào ‘dụng cụ làm việc’ có chủ đề: giám mục là tôi tớ phục vụ Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô cho niềm hy vọng của thế giới. Đang lúc họp Thượng hội đồng thì xảy ra biến cố 11 tháng 9 tại New York, làm cho cả Nước Mỹ rúng động và cả thế giới bàng hoàng. Biến cố ấy xảy ra trong bối cảnh thế giới vừa mới bước sang thiên niên kỷ thứ III, và Giáo hội Công giáo vừa mừng xong Đại Năm Thánh 2000 trong khí thế hăng say và đầy phấn khởi.
Chính biến cố ấy làm trỗi dậy trong lòng người hôm nay những câu hỏi hết sức căn bản. Bước sang thiên niên kỷ thứ III, nhân loại và thế giới đặt hy vọng vào đâu? Xã hội loài người đặt hy vọng vào đâu? Thế giới sẽ hoà bình và ổn định hơn không? Xã hội có tốt đẹp và lành mạnh hơn không? Biết bao nhiêu câu hỏi vừa rất thực tế, vừa biểu lộ ước mơ bình an và hạnh phúc của con người.
Những câu hỏi ấy cũng liên quan trực tiếp đến sứ vụ của Giáo hội. Giáo hội có gì để trả lời cho những câu hỏi ấy hay không? Các chủ chăn trong Giáo hội có tiếng nói gì về các vấn đề của con người và xã hội không? Giáo hội có góp phần mang lại cho con người niềm vui và lẽ sống không?
Để trả lời cho các câu hỏi đó, Giáo hội có Tin Mừng Phục Sinh. Giáo hội không ngừng loan báo Tin Mừng theo lệnh truyền của Chúa. Đó là Tin Vui lớn nhất cho nhân loại: Chúa đã sống lại rồi. Đó không phải là tin vui của ngày hôm qua, của quá khứ, mà là tin vui cho cả ngày hôm nay, tin vui cho mọi người, cho mọi thời đại. Chúa Phục Sinh là Đấng hằng sống, và đang sống ở giữa chúng ta. Người đã chiến thắng tội lỗi, chiến thắng sự chết, chiến thắng địa ngục.
Ta không thể nào diễn tả nỗi niềm vui của các Tông đồ và môn đệ của Chúa Giêsu, khi họ nghe tin Chúa đã sống lại, khi họ gặp được Chúa. Niềm vui Phục Sinh mãi mãi là niềm vui lớn nhất của Giáo hội dành cho nhân loại. Tin Mừng Phục Sinh là suối nguồn của niềm hy vọng, đã được Chúa Phục Sinh trao phó cho toàn thể Giáo hội, đặc biệt là cho các chủ chăn, vì các ngài là những người kế vị các Tông đồ. Các giám mục là những người mang tin vui hy vọng, là những con người của hy vọng, là chứng nhân cho Chúa Phục Sinh, Đấng là niềm hy vọng của chúng ta (1Tm 1, 1).
Niềm hy vọng Kitô giáo gắn chặt với việc mạnh dạn loan báo Tin Mừng cách toàn vẹn, một trong các chức năng chính yếu của tác vụ giám mục. Kết hợp mật thiết với Đức Kitô, trung thành với Tin Mừng của Chúa, cởi mở thực tế với thế giới mà Thiên Chúa yêu thương, giám mục sẽ trở thành nhà tiên tri cho thế giới về niềm hy vọng Kitô giáo.
Trong bài tham luận tại Thượng hội đồng giám mục thế giới năm 2001, khoá X, Đức Hồng Y Gioan Baotixita, bấy giờ còn là Tổng giám mục, đã phát biểu như sau: “Ba năm qua, trong cương vị tổng giám mục giáo phận Thành phố Hồ chí Minh, tôi được đánh động bởi một hiện tượng phổ biến trong giáo phận của tôi là rất nhiều giáo dân thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau rất ước mong được gặp giám mục của mình. Điều đó bó buộc tôi phải suy nghĩ: giám mục có thực sự là chỗ dựa, là niềm hy vọng, là người quy tụ, đáp ứng các khát vọng của con người không? Câu hỏi đó đặt giám mục trước nhiều trách nhiệm: - Trách nhiệm lắng nghe các khát vọng của con người; - trách nhiệm hướng hy vọng của con người tới Thiên Chúa là nguồn gốc và là cứu cánh của mọi sự; - trách nhiệm sống cách mãnh liệt lòng trông cậy vào Đức Kitô Phục Sinh”.
Những lời này là những lời tâm huyết và đậm chất thiêng liêng, nên được một số hồng y và giám mục nghị phụ rất ưng ý. Có thể đó là bước đầu Toà Thánh lưu ý nhiều hơn đến vị Tổng giám mục và tổng giáo phận thành phố Hồ chí Minh. Và sau đó 2 năm, ngày 21 tháng 10 năm 2003, tổng giáo phận Sài gòn có Hồng Y, là điều trước đó chưa hề có.
Nhưng chúng ta không dừng lại ở đây, vì như thế là dừng lại ở quyền cao chức trọng, mà chúng ta hãy nhắc lại lệnh truyền của Chúa Phục Sinh. Cả Giáo hội tại Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của các chủ chăn, hồng y, tổng giám mục, giám mục và linh mục, hãy mạnh dạn loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho mọi người trên đất nước Việt Nam và cả ngoài Việt Nam nữa. Tin Mừng Phục Sinh đó cũng chính là Tin vui hy vọng: vì niềm hy vọng của chúng ta, chính là Chúa Kitô Phục Sinh. Anh chị em hãy đặt hy vọng vào Chúa! Chúng tôi chỉ là những dấu chỉ hữu hình của Chúa, là những thừa tác viên và tôi tớ phục vụ Tin Mừng của Chúa cho niềm hy vọng của thế giới. Anh chị em hãy cầu nguyện cho chúng tôi.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, ngày 29.03.2008
+ Gm. Phaolô Bùi Văn Đọc
Phải nói là cao trào, vì tư sau Công đồng đến nay, giáo dân được đề
cao và khuyến khích tham gia vào các công việc của Hội thánh, chung vai
sát cánh với các linh mục. Nhà thần học Yves Congar đã coi linh mục
và giáo dân như cặp bài trùng và trong tác phẩm Những chặng đường
tiến tơi một nền thần học giáo dân (Jalons pour une théologie du laicat)
tác giả đã vạch ra những cột mốc cho giao dân dựa vào để hoạt
động. Hồng Y Suénens người Bỉ cũng đã viết một cuốn sách đề là
Giáo dân đứng hàng đầu để cho thấy vai trò và vi trí của người
giáo dân trong Hội thánh ngày nay. Rồi việc phục hồi chức thầy sáu
vĩnh viễn cũng là một hành vi và cử chỉ coi trọng vai trò giáo dân,
nghĩa là lựa chọn từ trong giáo dân những thành phân đích đáng có
khả năng làm công việc này.
Như vậy, từ sau Công đồng Va-ti-ca-nô II đã có nhiều thay đổi v? gio dn. Bây giờ
họ là những người được thức tỉnh và sự thức tỉnh ấy là một dấu chỉ mới trong Hội
thánh. Nghĩa là thế nào? Thưa nghĩa là giáo dân thấy rằng mình cùng có trách
nhiệm với hàng giáo sĩ và cùng cảm thông với Hội thánh trong công việc tông đồ.
Có nhiều sự việc xẩy ra làm chứng điều này.
1. Các sự việc
1.1 Các Hội thánh địa phương, đa số là những Hội thánh trẻ có một sức sống mạnh
mẽ, phần lớn là nhờ ở tinh thần cùng chia sẻ trách nhiệm của giáo dân nam nữ.
Các giáo dân này hiểu biết bổn phận là người có đạo của mình, và bằng lòng nhận
làm những công việc tông đồ thích hợp với giới của mình. Các cố gắng tạo bầu khí
mới, cải tiến nội bộ, đổi mới đường lối truyền giáo đã được khơi lên và đem ra
thực hành, thường là nhờ giáo dân biết đối thoại và hợp tác với các linh mục có
trách nhiệm.
1.2 Sự kiện giáo dân ngày càng nhận làm nhiều công việc trong các cộng đồng
Ki-tô hữu có một tầm quan trọng đặc biệt. Số giáo dân làm những công việc này
mỗi ngày một tăng thêm. Phần đông các linh mục có trách nhiệm về họ đều công
nhận và tán thành những công việc của ho. Cũng đang tăng thêm các giáo dân dạy
giáo lý và loan báo Tin Mừng bằng nhiều hình thức khác nhau, học hỏi và dạy thần
học, hướng dẫn và linh hoạt cộng đoàn, quản trị tài chánh và làm công tác xã
hội.
1.3 Về mặt thần học, giáo hội học và mục vụ, sự gia tăng con số giáo dân ở các
nước tiên tiến đóng vai trò lãnh đạo thật rất có ý nghĩa. Đây hoàn toàn không
phải là một công việc lãnh đạo để bù vào sự thiếu vắng linh mục, hay gạt linh
mục ra bên lề mà là sự lãnh đạo của những người giáo dân, nhờ ơn thánh đặc biệt
làm cho họ cảm thấy mình được mời gọi trở nên những người dơn đốc sinh hoạt
trong các cộng đồng Ki-tô hữu, bằng sự cầu nguyện, chia sẻ lời Chúa và dấn thân
vào các lãnh vực xã hội và chính trị.
1.4 Trong cuộc thức tỉnh của người giáo dân, sự hiện diện của phụ nữ sau nhiều
thế kỷ phải im hơi lặng tiếng và đứng bên lề, có một tầm quan trọng đáng lưu tâm
đặc biệt. Những tài năng tự nhiên và đặc sủng của họ đang thổi một luồng sinh
khí mới vào cộng đồng và cho thấy một bộ mặt mới của Ki-tô giáo. Nhận th?c tinh
tế của họ về những gi` la` thực tiễn, khả năng nhậy cảm của nữ tính, bản năng
làm mẹ, sức kiên trì chịu đựng, tất cả đều biểu lộ những góc cạnh bấy lâu còn bị
ẩn giấu.
Những hiện tượng trên đã tạo ra một sự hợp tác ngày càng gia tăng giữa giáo dân,
tu sĩ và linh mục về các lãnh vực khác nhau trong đời sống của Hội thánh. Các tu
sĩ nam nữ năng chia sẻ những chương trình hoạt động tông đồ của Dòng mình với
các tu sĩ khác, với các giáo dân nam nữ có gia đình hay sống độc thân. Gíáo dân
không còn đơn thuần là những người đón nhận sứ vụ của linh mục mà chia sẻ với
linh mục và linh mục chia sẻ với họ trách nhiệm đích thực này trong cộng đồng
Ki-tô hữu.
Trước thực tại này của Hội thánh, thiết tưởng các linh mu?c nên đặt ra cho mình
một số câu hỏi như:
* Phải đón nhận và phản ứng thế nào trước sự thức tỉnh của giáo dân?
* Có vui lòng đón nhận những sự kiện đó không hay làm ngơ vì tự mãn? Có chối bỏ vì sợ hãi không?
* Có những thái độ và hành động nào trong các mối liên lạc với giáo dân? * Giáo dân có vị trí nào trong tác vụ tông đồ của linh mục?
2. Phải làm gì với giáo dân?
Phải khai mở và củng cố những thực hành mới của Hội thánh nhằm đưa giáo dân vào
cộng tác trong sứ vụ của Hội thánh. Việc cầu nguyện chung với giáo dân cung cấp
cho họ sự phong phú của một hình thức cầu nguyện từng được bảo đảm qua bao thế
kỷ, đồng thời cũng rút ra được từ nơi ho sự mới mẻ và tươi sáng của những kinh
nghiệm trong đời sống Ki-tô hữu. Một số cộng đoàn tu sĩ có thể được tăng sinh
lực trong việc cầu nguyện, nếu để cho giáo dân cùng tham dự.
Cũng cần phải biết bắt đầu và nâng đỡ những kiểu cách mới trong việc nghiên cứu
học hỏi với sự hợp tác của giáo dân. Công việc này không thể hướng theo một
chiều như thể linh mục là thày và giáo dân là môn sinh mà phải cùng chia sẻ và
tương trợ lẫn nhau. Lời Chúa không th? bị trói buộc mà phải mở ra cho mọi tín
hữu lắng nghe và tìm hiểu. Các linh mục có thể đem lại cho giáo dân sự phong phú
của khoa thần học mình đã được hấp thụ, nhưng cũng phải học cho biết nghe để làm
cho mình nên phong phú nhờ đối thoại với tín hữu.
Như vậy, sự hợp tác giữa linh mục và giáo dân là cần thiết và bổ ích..Giáo
dân đón nhận sự tín nhiệm và lời mời gọi của linh mục một cách chân
thành và khiêm tốn. Linh mục coi trọng khả năng chuyên môn và lòng tận
tâm của giáo dân. Cả hai cùng đồng lao cộng tác trong việc phụng thờ
Chúa và muu ích cho các linh hồn.
Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế, OP
Suy gẫm về vạn vật, về đời người, ta thấy Thiên Chúa quả là mầu nhiệm. Đường lối và cách hành xử thật khó hiểu. Ngài làm kiểu gì mà suy mãi chưa ra, nghĩ mãi cũng không hiểu, đối chiếu rồi mà vẫn chưa sáng. Nói thế không sai, vì Thiên Chúa khác con người.
Nhưng xét cho cùng, con người cũng phức tạp và khó hiểu không kém.
Phức tạp vì con người không thống nhất đời sống, ngôn hành bất nhất. Không thống nhất giữa cái là và cái làm, nói vậy mà không phải vậy. “Điều con người muốn thì lại không làm, điều không muốn thì lại làm” (Rm 7,15). Con người không chấp nhận thân phận của mình. Vì vậy, con người luôn bị xung khắc giữa chọn lựa, chấp nhận bản thân và chấp nhận Thiên Chúa. Con người luôn có khuynh hướng đấu tranh để chứng tỏ bản lãnh của mình là mạnh, là nhất, có đủ mọi điều kiện làm chủ đời mình, làm chủ thế giới. Vì lẽ ấy mà con người rất chậm trong việc đón nhận sự thật, đón nhận chân lý.
Con người thật khó hiểu
Khi Gioan tiền hô đến với họ trong chay tịnh, ăn uống nghiêm ngặt, đời sống khắc khổ, lương thực bằng châu chấu và mật ong, mặc áo nhặm da thú thì họ gọi là “bị quỉ ám”. Còn Chúa Giêsu đến cũng ăn cũng uống, cuộc sống không có gì dị biệt, thì bị kết án là mê ăn uống, bạn bè với quân thu thuế và tội lỗi.
Khi Chúa Giêsu đến đưa ra luật tình yêu thì người biệt phái cứ khư khư lấy luật công bằng, luật “mắt đền mắt, răng đền răng”.
Khi Chúa Giêsu dạy lúc chay tịnh cần tắm rửa cho sạch, xức dầu cho thơm, cuộc sống hãy lạc quan yêu đời, vui tươi phấn khởi, thì con người lại nhăn nhó, âu sầu, phiền não.
Khi Chúa Giêsu dạy cần chay tịnh từ căn bản bên trong tâm hồn, hãy xé lòng chứ đừng xé áo, Ngài nhắm đến chất lượng, thì con người lại nhắm đến số lượng, đến hình thức bên ngoài, ăn chay mấy lần, ăn chay ở đâu…
Khi cầu nguyện Chúa Giêsu dạy phải âm thầm, đóng kín cửa phòng và cửa lòng lại để chỉ còn một mình đối diện với Đấng thấu suốt mọi bí ẩn biết mà thôi, thì con người lại phô trưởng việc cầu nguyện ở giữa đường giữa phố, ở chốn đông người để nhiều người biết đến.
Con người thật khó hiểu
Khi Chúa Giêsu cầu nguyện và dạy các tông đông là hãy xin cho danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời, thì con người lại khoe khoang và xin cho chính mình.
Khi Chúa Giêsu làm những phép lạ để phục vụ cho con người được ấm no, khoẻ mạnh, được chữa lành và được sống lại, thì con người lại nói là ông ấy dựa vào tướng quỷ mà trừ quỷ.
Khi Chúa Giêsu dạy lời hằng sống, nói lời chân thật, thì con người cho là chói tai, khó nghe, không thể chấp nhận, rồi bỏ đi.
Khi Chúa Giêsu làm phép lạ cho Lazarô sống lại thì con người lại quyết định giết cả ông luôn.
Khi Chúa Giêsu chịu treo trên thập giá vì tội lỗi của con người thì con người lại thách thức cứ nhảy xuống khỏi cây thập giá đi rồi sẽ tin, hay như thầy lang ơi hãy tự cứu mình đi.
Khi Chúa Giêsu sống lại thì họ nói là xác Chúa bị ăn cắp (Mt 28,13).
Con người thật khó hiểu
"Không phải anh em chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em" (Ga 15,16). Thiên Chúa Đấng khôn ngoan đã chọn và hướng dẫn con người, thì con người lại tưởng rằng mình đủ sáng suốt trong chọn Chúa, rồi dễ bực tức khi thực tế xảy đến, lúc Chúa làm không theo con đường mình đã đặt ra.
"Không phải là tôi sống, chính là Chúa Kitô đang sống trong tôi" (Gl 2,20). Vậy mà con người tưởng rằng mình tự lo liệu, giải quyết được mọi vấn đề cho đời mình với những bon chen vun góp đủ thứ rồi coi đó là bảo đảm để tự kiêu, không cần phải cần đến ai hay Chúa nào cả.
“Không phải con người đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương con người trước" (1Ga 4,10). Con người nghĩ rằng mình có đi lễ, có đọc nhiều kinh, làm một số việc đạo đức và bác ái thì coi là mình đã yêu mến Thiên Chúa trước và đủ rồi.
“Thầy đã yêu thương anh em, vậy anh em cũng hãy yêu thương nhau” (Ga 15,12). Một vài nghĩa cử phục vụ, chia sẻ thì dễ coi đó là lớn lao, là đi tiên phong trong việc yêu thương.
"Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng hãy tha thứ cho nhau" (Cl 3,13). Con người cứ nghĩ mình quảng đại, bao dung, là tha thứ đủ, là nhiều, đến 7 lần một ngày. Không phải, bảy mươi lần bảy…
Con người thật khó hiểu
Chúa nói ta nghe, nhưng thực tế ta nói cho Chúa nghe là chính.
Gặp Chúa là để Chúa làm và biến đổi, thì ta lại khác làm và tìm cách biến đổi Chúa theo dự định của mình.
Gặp Chúa để khao khát tìm Thánh ý, thì ta lại tìm mọi cách để Thiên Chúa nghe và thực hiện chương trình của mình.
Thiên Chúa khôn ngoan hơn con người thì con người lại coi đó là điên rồ.
Con người tưởng rằng mình đang đứng thì có nghĩa là vững, không, con người có thể té ngã bất cứ lúc nào. Vì khi tự cho mình là mạnh thì lúc đó mình yếu.
Thánh Phaolô tông đồ nói cho giáo đoàn Corintô thật hay : “gieo xuống thì hèn hạ, mà chỗi dậy thì vinh quang ; gieo xuống thì yếu đuối, mà chỗi dậy thì mạnh mẽ” (1Cr 15,43). Kinh hoà bình của thánh Phaxicô cũng hay : "Tìm an ủi người hơn được người ủi an, tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết, tìm yêu mến người hơn được người mến yêu. Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ”.
Con người thật khó hiểu
Chúa nói mọi sự đều có thể, thì con người lại cho là không thể.
“Hỡi những ai vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến với Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28), thì con người lại kêu mệt mỏi, nặng nề, quá sức.
“Anh em hãy mang lấy ách của Ta, học với Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường”(Mt 11,29), thì con người lại kêu là vất vả, khổ cực.
“Không có tình yêu nào quý hơn người hiến mạng sống vì người mình yêu”(Ga 15,13), thì con người lại than phiền mình chẳng được ai yêu thương, quan tâm giúp đỡ.
“Không có Thầy, anh em không làm gì được” (Ga 15,5), “ơn của Ta đủ cho con” (2Cr 12,9), thì con người lại không muốn hay không thể tiếp tục được.
Chúa Giêsu nói đừng sợ, thì con người lại sợ hãi, lại đóng kín cửa phòng, nản lòng, bỏ cuộc, về quê…
Ôi, con người thật khó hiểu…
Thanh Thanh
.1. Từ một vài sự kiện
* Thế giới của sinh vật là thế giới của quy luật mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé. Thế giới sinh vật là thế giới của móng vuốt, của răng nhọn, của bắp thịt. Xã hội con người thì luôn luôn muốn vượt lên trên quy luật của sức mạnh để xây dựng một xã hội công bằng mà ta có thể tạm gọi là thế giới “thuận mua vừa bán”. Bởi đó, người ta có thể luôn luôn tìm thấy những chuẩn mực luân lý và những thể chế luật pháp trong đời sống xã hội của con người.
Thế nhưng các xã hội loài người có thật sự vượt qua được “tính sinh vật” ăn sâu trong bản chất con người không ? Các xã hội loài người, dù là xã hội văn minh nhất hoặc “lý tưởng” nhất có thật sự loại trừ được nhiều tình trạng cá lớn nuốt cá bé không ? Ta có thể thấy rõ ràng rằng, ở mức độ của đời sống xã hội, con người chưa thể thoát ra khỏi được sức hút của quy luật sinh vật. Ở đâu cũng vậy, ngay cả trong những xã hội được coi là văn minh nhất; và đối với mọi thể chế mà con người có thể sáng chế ra được, tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa, người ta vẫn thấy thực chất của chúng là cá lớn vẫn nuốt cá bé, kẻ mạnh vẫn luôn đàn áp kẻ yếu. Ngày xưa cha ông chúng ta đã nói về những kẻ “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, hoặc “miệng người sang có gang có thép”, thì ngày nay người ta vẫn thấy tính chất ấy không giảm nhẹ một chút nào trong xã hội “nhất thân nhì thế” hiện nay. Điều mà văn hào Dostoievsky đã nói, trong một chương nổi tiếng “Viên Đại Pháp Quan Tôn Giáo” của tác phẩm “Anh Em nhà Karamadốp, vẫn là chân lý trong cuộc sống xã hội con người, ít là cho đến đầu thế kỷ XXI này, ông nói chưa bao giơ con người đồng ý với nhau được về việc phân phối tài sản.
* Như chúng ta biết, nước ta là một trong những nước có mức độ phá thai nhiều nhất thế giới; và “sự kiện Vàng Anh” thật ra không phải là một sự kiện đơn lẻ nhưng chỉ là “cây kim giấu lâu trong bị” mà thôi. Trước đây một vài năm, báo chí đã từng nêu sự kiện “góp gạo nấu cơm chung” như tình trạng khá phổ biến trong giới trẻ, công nhân và sinh viên. Những tệ nạn của đời sống tính dục như lạm dụng tình dục trẻ em, quấy rối tình dục, hãm hiếp, trẻ em mồ côi,… ít nhiều, là những hậu quả của một sự hư hoại trong đời sống đạo đức về phương diện tính dục.
Đứng trước tình trạng đó, ta thấy có một số ý kiến cho rằng không nên quá câu nệ về quan điểm đạo đức, không nên lấy quan niệm đạo đức của mấy chục năm trước mà áp đặt lên giới trẻ ngày nay,… và đề nghị nên chọn thái độ giúp cho giới trẻ biết sống “tình dục an toàn”. Quan điểm đó cũng có lý của nó, vì nó có vẻ “khả thi” trong hoàn cảnh hiện nay, vì nói chung người ta cần phải chấp nhận sự biến chuyển của văn hóa, vì mục tiêu là làm sao cho giới trẻ ngày nay thực sự thoát được những tệ nạn trong lãnh vực tính dục, chứ không phải là để bảo vệ một lý tưởng đạo đức bất di bất dịch nào đó. . . Thế nhưng, liệu chừng thứ “tình dục an toàn” ấy có khả năng làm cho tâm hồn con người bớt đi những khao khát bất chính không ? Liệu chừng việc lựa chọn đường lối “tình dục an toàn” có giảm bớt được những tệ nạn của tình dục không ?
2. Qui luật đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu
Nếu chúng ta có một mảnh đất đầy cỏ dại, rồi chúng ta muốn diệt cỏ dại chỉ bằng cách nhổ cỏ dại mà thôi, thì có lẽ sẽ chẳng bao giờ hết cỏ được. Cỏ dại tồn tại một cách lì lợm, mà việc nhổ cỏ thì giống như người ta “bói ra ma quét nhà ra rác”. Muốn diệt cỏ dại một cách hiệu nghiệm hơn, người ta cần phải trồng bông vào đấy, cần vun xới cho bông hoa phát triển thì mới có thể ngăn cản được cỏ dại.
2.1 Sức mạnh của sự dữ
Sự ác không phải là cái ngẫu nhiên tình cờ; cái ác cũng không phải là cái đơn lẻ xẩy ra trong một hoàn cảnh đặc thù nào đó. Cái ác là một khuynh hướng nằm trong bản chất con người, là cả một thế lực, là sức mạnh trì kéo tâm hồn con người, là “tội tổ tông” đã rớt xuống vận mạng nhân loại như một án lệnh. Có lẽ một trong những cám dỗ nguy hiểm nhất của con người, đặt biệt ở mức độ cá nhân, là người ta đã không nhận ra được sức mạnh thực sự của sự ác, không nhận ra được khuôn mặt của cái ác trong cuộc sống; cái ác dấu mặt là cái ác nguy hiểm nhất; và người ta thường bị lừa khi hy vọng có thể vượt thắng được sự ác bằng một vài biện pháp tình thế.
2.2 Khẳng định sức mạnh của sự thiện
Vào thế kỷ XVIII, ở Tây phương, khi mà lý trí muốn lên ngôi để thay thế tôn giáo, khi mà người ta tin tưởng rằng những nguyên tắc hợp lý của lý trí có thể xua tan bóng đêm của mê lầm, của mê tín, của những niềm tin tôn giáo vô căn cứ, thì người ta đã từng nghĩ rằng xã hội con người có thể được điều hành một cách tốt đẹp bằng sự công bằng, theo nguyên tắc cái lợi ích của người này cũng là cái lợi ích của người kia, lợi ích của cộng đoàn cũng là lợi ích của cá nhân và ngược lại. Những quan điểm quá lạc quan về lý trí con người như thế không là gì khác hơn một cách giải quyết cái xấu bằng cái không xấu. Cũng thế, những quan điểm vô thần sẽ chẳng thể nào duyệt chính và chẳng thể nào cung cấp được một động lực thực sự vượt trên quy luật công bằng của lý trí. Bạn ra bạn thù ra thù, đó là kết luật dĩ nhiên, kết luận công bằng của thế giới vô thần. Thế nhưng làm sao thế giới con người có thể vận hành theo chiều hướng vươn lên sự thiện nếu như không có được giá trị và sức mạnh của hy sinh, của phục vụ, của tự hiến, của qui luật hạt lúa chết đi để nẩy sinh những bông hạt mới ?
Trong kinh nghiệm thực tế của cuộc sống, ta có thể khẳng định một quy luật cần thiết : muốn chống lại cái xấu thì không thể chọn cái cái không tốt không xấu, nhưng phải là cái tốt. Muốn vượt thắng được nhiều hơn tình trạng cá lớn nuốt cá bé của xã hội nhân loại thì phải củng cố, đề cao thế giới của sự tặng-không, và nhất là dâng tặng chính bản thân của mình cho sự phát triển của người khác, như trong đời sống gia đình chẳng hạn. Gia đình là nơi, nói chung, người ta có thể đồng ý với nhau, một cách tự nguyện, một cách bình thường, về cách sống : người này làm ra tiền để nuôi người khác; cha mẹ hy sinh cả một đời cho con cái. Cũng thế, muốn thực sự giảm bớt được những tệ nạn của đời sống tính dục, thì phải tạo nên được một xã hội có phong hóa, giáo dục được nhiều công dân có đức độ, xây dựng được một bầu khí mà những giá trị nhân bản tốt đẹp trở nên những khái niệm chung của xã hội. Thế giới là một cuộc chiến gay gắt giữa cái xấu và cái tốt, chứ không phải chỉ là một chút lệch lạc cần sửa chữa, một chút yếu đuối cần được nâng đỡ. Chính cái thiện mới đủ tầm, đủ sức để chống lại cái xấu chứ không phải cái bình-bình.
3. Tình tự của ơn cứu độ Kitô giáo
3.1 “Cái ác” trở thành ”tội lỗi”
Kinh Thánh thì cho thấy cái ác nằm trong bản chất của con người, cái ác là tội tổ tông đè nặng trên dòng dõi Adam. Kinh Thánh cho thấy tội lỗi chính là một đường nét trong tình tự ơn cứu độ Kitô giáo. Trong hoàn cảnh thực tế của con người có tội, thì chính tội lỗi lại là khung cửa để con người nhận ra mối tương quan với Thiên Chúa. Theo nhãn quan Kinh Thánh, cái ác không phải chỉ là một sự bất toàn mà mình “có gan chơi” thì “có gan chịu”, nhưng cái ác đặt con người đối diện với Chúa và với tha nhân. Cái ác trở thành tội vì cái ác không phải chỉ là chuyện giữa ta với sự vật, những là chuyện giữa ta với ai khác. Cái ác trở thành tội, vì cái ác diễn tả trách nhiệm của ta với ai khác; cái ác không còn chỉ là vô minh, không còn chỉ là ngu dốt, không còn chỉ là lầm lẫn, nhưng là một thái độ bất trung. Chính vì thế, tội lỗi hé lộ cho con người nẻo đường đi vào ơn cứu độ. Như thế, trong chiều hướng của Thánh Kinh, để giải quyết cái ác, thì không phải là chọn phương cách giảm nhẹ cái ác, làm cho các ác trở thành một “sự vật”, nhưng một cách nào đó là gia trọng tầm mức của cái ác để trở thành tội lỗi, thành trách nhiệm đối với ai khác.
3.2 Tội lỗi và ơn cứu độ
Chính từ nẻo đường của mối tương quan ngôi vị tội lỗi đặt ra mà người Kitô hữu được mời gọi để đi vào ơn cứu độ trong Đức Giêsu Kitô. Chính người tội lỗi lại là những người có nhiều cơ may nhất để đón nhận được ơn cứu độ của Chúa, bởi vì họ nhận ra trách nhiệm của mình với Chúa và nhận ra mình cần tới Chúa. Nhận ra mức độ trầm trọng của tội lỗi để có thể nhận ra lòng khao khát ơn cứu độ; nhận ra sự bất trung để nhận ra nẻo đường của ơn cứu độ bằng tình yêu thương. Đó là một trong muôn vàn nét “đảo ngược” kỳ lạ của Tin Mừng Đức Giêsu Kitô :
“Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói với họ : "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi." (Mc 2,17).
“Vậy, tôi nói cho các ông hay : trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn”. (Lc 15,7).
3.3 Cứu độ và nên thánh
Các môn đệ của Chúa Giêsu không phải là những con người ưu tuyển, cả về phương diện trí thức cũng như về phương diện đời sống luân lý; các thính giả của Chúa Giêsu cũng không phải là những người có văn hóa cao hoặc là những người lành thánh nào cả. Ngược lại, những người chung quanh Chúa, hầu hết là những con người bình thường, hoặc có thể nói là tầm thường, hoặc rất tầm thường nữa. Dĩ nhiên, với những người như thế, Chúa Giêsu thường dùng những dụ ngôn, với những hình ảnh và những chuyện đời thường để tỏ bầy những chân lý cao siêu; và dĩ nhiên Chúa Giêsu cũng không thể một lúc trình bày được hết những mầu nhiệm thâm sâu của Thiên Chúa. Thế nhưng, về phương diện đạo đức, Chúa lại không ngần ngại đặt ra những lý tưởng cao vời của đời sống luân lý. Chúa không giảm nhẹ chút nào đòi hỏi của lý tưởng Tin Mừng. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó trong toàn bộ giáo huấn luân lý của Chúa Giêsu, đặc biệt trong bài giảng trên núi :
“Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.” (Mt 5,48)
Nẻo đường mà Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ bước vào là một nẻo đường mà ngay cả những bậc thánh hiền cao cả nhất của nhân loại cũng không dám nghĩ đến :
"Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ là thế đó”. (Mt 7,12).
Điều mình không muốn người khác làm cho mình, như đức Khổng Tử dạy, thì chỉ giới hạn trong một số điều thôi; nhưng điều mình muốn người khác làm cho mình thì lại vô cùng, không có giới hạn, đó mới chính là điều đức Giêsu dạy.
Chúng ta có thể thấy rõ, nẻo đường đi vào ơn cứu độ của Chúa Giêsu không phải là bình bình, vừa vừa, phai phải, nhưng là một bước nhẩy trọn vẹn và quyết liệt vào con đường nên thánh, vào con đường hun hút đến trời mà tự thân nhân loại không dám bước vào. Con đường ấy dĩ nhiên chỉ khả thi trong ơn cứu độ của Đức Giêsu, chỉ khả thi khi người Kitô hữu nhẩy vào thế giới của Nước Trời và đón nhận được sự sống mới trong ơn sủng của Chúa Thánh Thần. Quả thật tình tự của ơn cứu độ Kitô giáo chỉ có thể hình thành được từ con đường nhận ra tầm mức hệ trọng của tội lỗi để có thể bước vào con đường trở nên con cái của Thiên Chúa. Một cái ác lớn thì chỉ có thể được giải quyết bằng một cái thiện lớn.
“Nếu tôi dựa thế Bê-en-dê-bun mà trừ quỷ, thì con cái các ông dựa thế ai mà trừ ? Bởi vậy, chính họ sẽ xét xử các ông. Còn nếu tôi dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là Triều Đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông. Khi một người mạnh được vũ trang đầy đủ canh giữ lâu đài của mình, thì của cải người ấy được an toàn. Nhưng nếu có người mạnh thế hơn đột nhập và thắng được người ấy, thì sẽ tước lấy vũ khí mà người ấy vẫn tin tưởng và sẽ đem phân phát những gì đã lấy được.” (Lc 11,19-22)
4. Giáo dục Kitô giáo
Từ những suy niệm ở trên, ta cũng có thể đặt ra một vài vấn nạn cho nếp sống và phong cách giáo dục đức tin trong đời sống Giáo Hội hiện nay. Trong Giáo Hội, người ta phân biệt đời sống luân lý và tu đức là hai lãnh vực khác nhau. Đời sống luân lý là những đòi hỏi ở mức độ trung bình đối với người giáo dân, còn tu đức là lãnh vực riêng của một số người ưu tuyển. Đời sống luân lý của người tín hữu thì thường được hướng dẫn dựa theo Mười Điều Răn của Cựu Ước chứ không phải dựa theo các nhân đức Kitô giáo và nhất là dựa theo các ân sủng của Chúa Thánh Thần. Các bài giảng của linh mục rất thường là những bài giảng luân lý, nghĩa là kêu gọi nỗ lực của con người chứ không mấy khi công bố vận hành của thế giới mới, thế giới của Nước Trời. . . Trong chiều hướng đó, chẳng hạn, người ta thường giải quyết lời kêu mời : “hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Mt 5,44) bằng phương cách không gặp, không chơi, không làm việc với những người mà lòng mình không yêu thương được; và rồi người ta an tâm, dừng lại với phương cách đó mà không còn khao khát chờ đợi Chúa biến đổi lòng mình để có thể đón nhận được kẻ thù của mình.
Tất cả những điều ấy phải chăng cũng là đường hướng giải quyết cái xấu bằng cái không xấu ? Những điều ấy có vẻ khả thi, nhưng có phải là biểu lộ một niềm tin yếu kém về sự hiện diện của Nước Chúa ? Những điều đó phải chăng cũng chính là thái độ “tương đối hóa luật” của Chúa để khả thi hơn, như đức Gioan Phaolô II đã cảnh giác : “Bởi thế cho nên, điều mà người ta thường gọi là “luật tiệm tiến” hay con đường tiến từng bậc, không thể nào được đồng hóa với sự “chia luật thành từng bậc”, dường như thể là trong luật Thiên Chúa có những cấp bậc và những hình thức luật buộc khác nhau, tùy theo người và theo những tính cách khác nhau” (Tông Huấn Gia Đình, số 34) ?
Phải chăng đó là một lập trường luân lý khắt khe ? Phải chăng đó là thái độ không biết cảm thông với những yếu đuối, những tình huống éo le, những hoàn cảnh thương tâm của con người ? Vấn đề này là một vấn đề lớn của Giáo Hội Công Giáo hiện nay, nghĩa là người ta thấy lập trường luân lý của Giáo Hội, nhất là trong lãnh vực tính dục, quá khắt khe, khiến cho nhiều người không sống nổi; và đó cũng là một lý do khiến nhiều người xa lìa Giáo Hội. Các nghị phụ trong Thượng Hội Đồng Giám Mục 1980 đã đề ra luật tiệm tiến trong đời sống luân lý như một cách làm giảm bớt khoảng cách giữa thực tế cuộc đời và giáo huấn luân lý.
Tôi cho rằng con đường Kitô giáo là con đường có khả năng khởi đi từ đáy cuộc đời, nghĩa là từ những con người yếu đuối và ê chề nhất, để mời gọi đi lên đến đỉnh núi thánh cao vời nhất của Thiên Chúa. Con đường ấy vẫn khả thi với điều kiện người Kitô hữu phải bước vào thế giới của Nước Trời chứ không đi trên nẻo đường có vẻ song song của nẻo đường luân lý; với điều kiện giáo huấn Kitô giáo phải công bố được một tình thương giáng thế có khả năng liên lụy với những con người yếu đuối và ê chề nhất; với điều kiện tâm thức chung của Giáo Hội không đánh đồng mọi người trong một “bài thi luân lý” chung cho mọi người; với điều kiện những người yếu đuối và ê chề ấy không bị đe dọa để sống dúm dó trước Thiên Chúa như ông chủ nợ, nhưng được Thiên Chúa liên lụy như một Đấng giúp ta trả nợ đời.
Kết
Trước những khó khăn trong lãnh vực giáo dục của thế giới, Đức Bênêdictô XVI nói rằng : “Trong thực tế, vấn đề ở đây không phải chỉ là trách nhiệm bản thân của người lớn hay người trẻ - những trách nhiệm này có thực và không nên che đậy – nhưng còn có một bầu không khí lan tràn, một não trạng và một hình thái văn hóa khiến cho người ta nghi ngờ về giá trị nhân vị, ý nghĩa của sự thật và sự thiện, và xét cho cùng, người ta nghi ngờ về chính đặc tính tốt lành của cuộc sống” (huấn từ trước các phụ huynh, giáo chức và học sinh tại Roma, ngày 23-2-2008)
Trước cơn khủng hoảng về giáo dục hiện nay ở nước ta, chắc chắc cũng không thể nào không có khuynh hướng thích nghi đạo đức với thời đại mới, và ước vọng thích nghi chính đáng đó lại thường rơi vào lập trường giảm nhẹ lý tưởng, giảm nhẹ giá trị, giảm nhẹ khát vọng sự thiện sâu xa trong tâm hồn con người. Đó là một nguy cơ không nhỏ. Tôi nghĩ rằng giải pháp cho vấn đề luân lý của Giáo Hội Công Giáo không hẳn nằm trong lãnh vực luân lý, những lại nằm trong lãnh vực của đức tin, đức tin vào một Thiên Chúa, không phải chỉ như một ông thầy dạy bảo đường ngay nẻo chính, nhưng còn như người cha, người mẹ có khả năng liên lụy với hành trình trầy trật con con người. Cũng thế giải pháp căn bản cho vấn đề giáo dục của xã hội chúng ta không hẳn nằm trong những cách thức giáo dục, nhưng còn dính dáng tới động lực căn bản để con người có thể vươn lên đến sự thiện, điều mà xã hội vô thần trong thời bình này hình như đã không còn gì để truyền đạt nữa.
Lm.Nguyễn Trọng Viễn O.P
Ðối với linh mục, mối quan hệ căn bản nhất chính là mối quan hệ với Chúa Giêsu. "Kim chỉ Nam thừa tác vụ và đời sống linh mục số 7 viết rằng, "Linh mục phải ý thức rằng đời sống của mình là một mầu nhiệm hoàn toàn đâm rễ nơi mầu nhiệm Ðức Kitô". Ơn gọi linh mục tự bản chất là một mối quan hệ, quan hệ với Chúa Giêsu, Ðấng đã chọn gọi mình. Mối quan hệ này có tính quyết định đối với sự thành bại của tất cả những mối quan hệ khác.
Vì tầm quan trọng đặc biệt đó, chúng ta hãy dành ra bài suy niệm này để ôn lại một số đặc tính của ơn gọi linh mục. Mục đích là để chúng ta tìm lại sự xác tín tinh tuyền ngày chúng ta thụ phong linh mục.
1. QUAN HỆ QUI CHIẾU.
"Cẩm nang cho đời sống và thừa tác vụ linh
mục" viết : "Trong Bí tích truyền chức linh mục. ấn tín của Chúa Thánh Thần biến
linh mục thành một người được ghi dấu bí tích để muôn đời là thừa tác viên của
Ðức Kitô" (số 8). Trở thành linh mục có nghĩa là mãi mãi thuộc về Ðức Kitô. Bí
tích truyền chức là một động tác ân sủng vĩnh viễn tháp nhập cuộc đời tiến chức
vào chức linh mục của Ðức Kitô.
Tông Huấn "Pastores dabo vobis" (ta sẽ ban cho các ngươi những mục tử) cũng gọi
linh mục là thừa tác viên Lời Chúa. Thừa tác viên không phải là chủ mà là tôi
tớ, là người mà Tin Mừng Luca 1,2 mô tả là người "phục vụ Lời Chúa truyền lại
cho ta". Linh mục phải là ngôn sứ, là thừa sai.
Ðể ám chỉ sự kêu gọi của Chúa, tiếng Latin gọi là vocatio. Tiếng Pháp và tiếng Anh cũng dùng chữ vocation, chỉ có nghĩa là "sự kêu gọi". Tiếng Việt thêm chứ "ơn" vào chữ "gọi" quả là ý nghĩa : sự kêu gọi của Chúa, chức linh mục, quả là một "ơn".
Bản thân tôi đã cảm nghiệm điều đó cách rất rõ ràng. Vì thời thế, tôi đã phải chờ đợi đến mười lăm năm mới được chịu chức linh mục. Thời gian chờ đợi là cả một một thời gian chịu đựng "tứ đốm tam khoanh", muôn nghìn nông nỗi. Khi con được đức cha gọi chịu chức vào năm 1992 rất nhiều người đã tấm tắc khen tôi là kiên trì. Nhưng đối với tôi, đó là lúc bàng hoàng khám phá ra rằng không phải do mình đã kiên trì mà chính là sức mạnh của ơn Chúa đã gìn giữ. Anh em bao nhiêu người lỗi lạc kẻ trước người sau đã ra đi. Kém cõi hơn, mong manh hơn như mình lại được chọn.
Tôi cũng có một người bạn rất giỏi giang
thuộc giáo phận khác nhân một lần gặp gỡ đã kể lại rằng vì vắng mặt lúc đức giám
mục giáo phận đột xuất phong chức cho những người cùng lớp nên anh mất cơ hội
làm linh mục. Anh rất buồn nhưng một thời gian sau khi lập gia đình anh mới nhận
ra quả tình anh không có ơn gọi. Tiếc và trân trọng chức linh mục nhưng anh vẫn
nhìn nhận Chúa không ban "ơn linh mục" cho anh.
Cả hai câu chuyện trên chứng tỏ rằng khi
chọn chúng ta làm linh mục, Chúa ban cho chúng ta một hồng ân đặc biệt và nhưng
không. Chúng ta còn lại đây trong thiên chức linh mục là do ơn của Chúa chứ
không phải do tài năng hay công trạng của chúng ta. Tại sao Ngài đã chọn ta, đó
là một huyền nhiệm mà theo diễn tả của Chúa Giêsu, không phải ai cũng có thể
hiểu được. Cũng có khi chính chúng ta cũng không hiểu. Ðiều chắc chắn chúng ta
tin đó là một hồng ân đặc biệt Chúa chỉ dành riêng cho chúng ta.
Nói đến hồng ân là phải nói đến tri ân. Ðời linh mục phải là một đời dâng chén
chúc tụng tạ ơn. Trong kinh tiền tụng thứ bốn, có câu "lời ca tụng của chúng con
không thêm gì cho Chúa". Thật vậy, chúng ta tạ ơn Chúa không phải vì Chúa cần
chúng ta. Chúng ta tạ ơn Người vì đó là lẽ đương nhiên, là nghĩa vụ, nhất là vì
lợi ích đời linh mục chúng ta.
Ðức Maria trong kinh Magnificat luôn chan chứa hạnh phúc là lúc nào Mẹ cũng cảm thấy phận nữ từ hèn mọn được "đoái thương nhìn tới". Ðời Mẹ bằng an vì Mẹ tin luôn có Chúa phủ bóng yêu thương. Cũng thế, đời linh mục chỉ thực sự bằng yên khi chúng ta ý thức mình đang được Chúa Giêsu đồng hành che chở qua việc Ngài kêu gọi và tuyển chọn chúng ta.
Có những người giáo dân khi được cha xứ sai đi công tác, được cha đến thăm hoặc dùng bữa, cảm thấy rất vui và rất hãnh diện. Ðược Ðức Kitô ban vinh dự cộng tác vào công trình cứu chuộc của Ngài như chúng ta, niềm vinh hạnh và tri ân phải lớn lao hơn biết bao.
2. YÊU MẾN VÀ HIỂU BIẾT CHÚA GIÊSU.
Tất cả những ý tưởng trên đây cho phép chúng ta kết luận rằng đời linh mục gắn liền với Chúa Giêsu nên linh mục phải luôn luôn qui chiếu về Chúa Giêsu, nhất là phải yêu mến và hiểu biết Chúa Giêsu như một lẽ sống. Phải thấy Chúa Giêsu hiện diện sống động trong đời mình.
Một linh mục Kontum coi xứ đạo người dân tộc đã cho biết rằng nét đặc thù của giáo dân gốc dân tộc Tây nguyên là cảm thức linh thánh của họ rất cao. Có khi họ tham dự cử hành phụng vụ đông đến hàng chục ngàn người mà vẫn im phăng phắc từ đầu đến cuối. Có lẽ vì trước khi gia nhập đạo họ đã quen kính sợ thần rừng thần núi. Chúa là một ai đó có chỗ đứng rất lớn trong đời của họ.
Ngược lại hiện nay ở phương Tây, người ta lại nói rất nhiều đến một căn bệnh đức tin, đó là căn bệnh mất cảm thức về linh thánh. Vì thế mà người ta rơi vào chủ nghĩa dửng dưng tôn giáo (indifférentisme religieux). Người ta cho rằng tôn giáo không cần thiết nữa là vì không thấy được sự uy nghi của thần thánh, của Thiên Chúa nữa.
Ðiều đáng báo động là có khi chính linh mục chúng ta cũng bị ảnh hưởng. Ít ra là chúng ta cũng chưa làm chứng về sự linh thánh. Dâng lễ cẩu thả, ăn nói hung dữ trên bàn thờ là những phản chứng từ về linh thánh. Hồi nhỏ con bị một cha tạt nguyên bình rượu vào mặt chỉ vì ngài thấy có con kiến trong rượu. Lỗi của con kiến, lỗi của cái nắp bình mà ngài lại trút vào mặt con thế mới hay chứ. Cũng có thể do tính nóng ngài không kềm chế được nhưng cũng có thể vì ngài không ý thức sự hiện diện linh thiêng của Chúa nơi bàn thờ nên mới có một hành vi có thể nói là phàm phu như vậy trên bàn thờ.
Nhiều khi cách ứng xử hoặc cử hành của chúng ta tố cáo một đời sống thiêng liêng quá nhạt nhẽo, một mối quan hệ quá lỏng lẻo với Ðấng đã kêu gọi chúng ta vào thánh chức linh mục.
Mới đây tôi nghe một giáo dân đạo đức than phiền rằng "con thấy cha X lúc mới chịu chức được lắm nhưng không hiểu sao bây giờ có vẻ như ngài bị lãnh cảm về thiêng liêng". Thú thật với các cha tôi giật mình vì cách dùng từ của người giáo dân này. Ngạc nhiên nhưng một cách nghịch lý, tôi thấy chữ "lãnh cảm" thật chính xác. Nó diễn tả căn bệnh thời đại của linh mục chúng ta. Có thể chúng ta cũng đang bị lãnh cảm thiêng liêng như phát biểu của người giáo dân trên đây.
Vì thế bằng mọi giá linh mục phải hun đúc cho mình tình yêu Chúa Giêsu Ðể nhận công nhân, người ta phỏng vấn người xin việc để thẩm định tay nghề của đương sự. Ngược lại khi muốn đặt Phêrô làm thủ lãnh nhóm 12 môn đệ, Ngài không thẩm vấn Phêrô về tay nghề. Mà thật ra quê mùa dốt nát như Phêrô nếu Chúa trắc nghiệm khả năng lãnh đạo chắc chắn Phêrô bị đánh rớt. Chúa chỉ hỏi Phêrô "anh có yêu mến ta không?". Phêrô được đặt làm thủ lãnh là để phục vụ cộng đoàn. Và theo Chúa Giêsu, Phêrô chỉ chu toàn được nghĩa vụ đó một khi biết yêu mến Ðức Kitô. Tình yêu đó phải là tình yêu triệt để, trọn vẹn : "ai yêu mến cha mẹ hơn Ta, người đó không đáng làm môn đệ Ta". Ðó cũng là điều kiện Chúa đặt ra cho linh mục chúng ta. Con tim linh mục phải là con tim đầy ắp Chúa Giêsu. Nếu không nó sẽ bị những đối tượng khác xâm chiếm.
Cũng vì vậy mà cách huấn luyện môn đệ của Chúa Giêsu luôn luôn là tạo ra một mối quan hệ nồng nàn giữa các môn đệ với Thiên Chúa Cha và với Ngài như chúng ta đã nghe trong bài Mừng 14, 23-29 sáng nay. Ngài dạy dỗ trong đền thờ nhưng ngài luôn luôn dành thì giờ để một mình lên núi, vào sa mạc hoặc rừng vắng để cầu nguyện.
Tin Mừng Mc 3, 13-19 kể lại việc Chúa Giêsu
kêu gọi các môn đệ với một câu kết rất đáng cho chúng ta suy nghĩ. Ngài kêu gọi
họ "để họ ở lại với Người". Các nhà chú giải cho rằng Tin Mừng Mac-cô được chia
làm hai cuộc hành trình rất rõ rệt : cuộc hành trình thứ nhất từ đoạn 1 đến đọan
8 là cuộc hành trình băng qua Galilê. Ðây quả thật là mùa xuân của ơn gọi vì các
môn đệ không làm gì hơn là ở bên cạnh Chúa Giêsu.
Ðiều rất đáng ngạc nhiên là cuộc hành trình thứ nhất này kết thúc bằng câu hỏi
"các con bảo thầy là ai?"
(Mc 8, 26), có nghĩa là Chúa Giêsu thăm dò sự hiểu biết của các môn đệ về chính Người. Nếu gọi Chúa Giêsu là sư phụ, chúng ta có thể nói được rằng chưa biết đủ về sư phụ, dứt khoát sư phụ chưa cho xuống núi. Lời tuyên xưng của Phêrô "Thầy là Ðức Ktô" (8, 27) có thể được xem như Phêrô đã "thi đậu" trong cuộc phỏng vấn của Chúa Giêsu.
Cuộc hành trình qua Galilê chúng ta vừa nhắc trên đây kết thúc với việc chữa người hành khất mù tên Báctimê tại Giêrikhô. Báctimê được chữa lành hoàn toàn và sau khi vất áo choàng lại, anh ta bước theo Đức Giêsu để đi Giêrusalem. Dường như Máccô coi Báctimê như biểu tượng của bất kỳ người môn đệ nào khi đã nhận thức hoàn toàn được ôn gọi của mình. Trước đó anh chỉ làm được một việc duy nhất là ngồi bên vệ đường (10,46). Sau khi nhận ra Chúa anh mới có thể bước theo Người (10,52). Bất cứ ai không nhìn thấy, tức không nhận ra Đức Giêsu đều không thể đi theo Người và bất cứ ai không đi theo Người đều không nhận ra Người. Môn đệ phải là người muốn đi với Thầy đến Giêrusalem, chịu đau khổ và bị loại trừ. Các môn đệ đầu tiên được mô tả trong Mc 1,18-20 cũng đã làm như thế nhưng ở Mc 8, 33 chúng ta thấy Phêrô đã thay mặt các môn đệ khác phát biểu khước từ một Đấng Messia đau khổ. Nếu đọc Mc 9,34; 10,32-34 ta sẽ thấy các vị khác cũng nghĩ như Phêrô!
Thật ra lúc bình thường, trong đại chủng viện, trung thành với Chúa không có gì khó. Chỉ khi nào đời chúng ta mưa gió chúng ta mới thấy mình có đủ can đảm đồng lao cộng khổ với Chúa Giêsu trên đường khổ nạn hay không.
3. XUẤT PHÁT LẠI TỪ ÐỨC KITÔ.
Những ý tưởng trên đây cho chúng ta thấy rằng để đứng vững trong đời linh mục,
chúng ta cần phải tạo lại chỗ đứng cho Chúa Giêsu, phải đặt Ngài vào vị trí hàng
đầu trong đời sống linh mục. Hay nói theo ngôn từ của Ðức Gioan Phaolô II, cần
phải xuất phát lại từ Ðức Kitô . Cần phải thấy Chúa Giêsu khắp nơi. Một số nơi ở
miền Bắc, người giáo dân vẫn còn giữ thói quen đi qua nhà thờ bỏ mũ cúi đầu.
Chúa đối với họ vẫn còn rất gần gũi. Chúa là một người quen họ chào hỏi thường
xuyên. Ðó là một mẫu gương thiết thực để chúng ta noi theo.
Chắc các cha cũng đã đọc câu chuyện Don Camillo. Thoạt đọc, ta dễ có cảm tưởng
Cha Don Camillo là một con người ngớ ngẩn. Nhưng đọc kỹ, chúng ta sẽ thấy toát
ra tinh thần đức tin mạnh mẽ nơi vị linh mục này : luôn luôn dành chỗ ưu tiên
cho Chúa Giêsu trong mọi tình huống cuộc đời, luôn luôn lui tới để chia sẻ vui
buồn với Người và xin Người chỉ đạo tất cả mọi công việc.
Ðó cũng là điều mà trong đời linh mục, chúng ta phải đạt được trong mối quan hệ
đối với Chúa Giêsu. Thường chúng ta chỉ giới hạn mối quan hệ đó trong phạm vi cử
hành phụng vụ. Nhưng đúng ra nó phải bao trùm cả cuộc sống của chúng ta.
Có lần, lúc tôi còn là một cha phó, có một giáo dân già gần trăm tuổi một hôm đã
nói với tôi rằng : "thưa cha, con nhớ các cha ngày xưa hay viếng Thánh Thể lắm
nhưng sao con chẳng bao giờ thấy cha viếng Chúa cả vậy?" Tôi rất xấu hổ và nhận
ra nhận xét của cụ già đó đúng với sự thật. Hình ảnh linh mục một ngày viếng
Chúa hai ba lần dường như không còn nữa hoặc rất hiếm. Phải chăng đó là những
bằng chứng cho thấy rằng dưới mắt người giáo dân, linh mục thời đại chúng ta
không còn yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể nữa.
Trong khoá tu nghiệp dành cho giám mục tân nhiệm cuối tháng 9-2007 vừa qua tại
Roma, có vị đã báo động rằng càng ngày càng thấy các linh muc ít xưng tội. Có
một vị khác cho rằng điều quan trọng là tìm hiểu nguyên nhân và theo ngài,
nguyên nhân đó chính là đời sống kết hiệp của linh mục không đủ sức tác động.
Phải chăng đàng sau những tiêu cực đó, tương quan giữa Chúa Giêsu với linh mục chúng ta đang trên đà suy thoái ?
Kết luận
Ðể kết luận tôi xin mượn lời thánh Phaolô trong thư Dt 13, 8 : "Ðã đến lúc phải
canh tân niềm tin của chúng ta vào Ðức Kitô, Ðấng vẫn là một hôm qua, hôm nay và
mãi mãi".
+ ĐGM Giuse Nguyễn Chí Linh
+ Ghi chú :
Loạt bài tĩnh tâm các linh mục giáo phận Nha Trang được khởi đăng từ Tin vui số 125
Bài này tiếp theo từ Tuần san Tin vui 126
Chúng ta không thể phủ nhận tình thương sâu đậm của cha mẹ dành cho con, thật khó tả xiết. Đúng là “cha mẹ thương con bằng trời bằng biển…”Nỗi bận tâm vì con, vì tương lai và cuộc sống của chúng đã làm nhiều bậc phụ huynh thao thức lo lắng, băn khoăn. Cũng chính vì thế mà nhiều phụ huynh đã vô tình làm tổn thương và có khi “hại” đến con em vì những áp lực của tình thương. Nhiều trẻ đã không chịu nổi áp lực tứ phía : chuyện học, chuyện ăn, chuyện ngủ, chuyện chơi đùa, giải trí, bạn bè, yêu đương và cả nhựng việc vặt trong nhà nữa.
Con phải học giỏi là ước mong của tất cả bậc làm cha mẹ. Nhưng chờ đợi và muốn con mình giỏi trên mọi lãnh vực là điều đem lại nhiều khó khăn cho trẻ và thiếu thực tế. Thời gian và sức lực trẻ có hạn, mức hiểu biết của trẻ còn non yếu. Có lẽ trẻ sẽ cố gắng được một thời gian. Có những trẻ trở nên xuất sắc hay thần đồng rất sớm. Nhưng lâu ngày dài tháng, sự cố gắng quá mực đã hút cạn kiệt sức lực và tinh thần trẻ.
Trường hợp em Linh là một ví dụ điển hình. Với khả năng sẵn có và sự thúc ép của cha mẹ, em đã trở nên giỏi giang như một thần đồng. Cha mẹ em rất hài lòng và hãnh diện về em. Nhưng lên đại học em phải đi học xa nhà cũng có nghĩa là thoát khỏi áp lực của cha mẹ. Bây giờ những sự mệt mỏi căng thẳng của nhiều năm qua có dịp giải tỏa, em dần buông lỏng nên sức học sa sút dần. Kết quả Linh trở nên chán nản vì cha mẹ thất vọng về mình, vì bị người chung quanh coi thường, em bắt đầu bước vào tệ nạn, vào tình yêu, tình dục để khuây khỏa, và khi sự việc đã tiến xa, em tuyệt vọng và đã dùng xăng tự thiêu.
Nhưng nếu Linh còn ở dưới áp lực của cha mẹ thêm một thời gian nữa, điều gì sẽ “xảy ra”. Em có thể trở nên một người mất trí chăng ? Đâu là nguyên nhân của bi kịch này ? Việc ép buộc học tập khiến Linh trở nên như một người máy, phát triển tâm lý không bình thường vì những lãnh vực khác của cuộc sống không được phát triển. Nhất là cha mẹ thì giúp lo chuyện học mà không vun đắp lòng đạo đức và nhân cách cho con. Áp lực và sự bất quân bình trong giáo dục đã không giúp trẻ đứng vững.
Một thực tế khác. Áp lực học hành đã đưa đến việc con giết mẹ.
“Từ Lực một hôm thấy mẹ đang xem chương trình TV hấp dẫn, thấy con tối gần mẹ liền mắng : “Thi cử đến nơi rồi, lần này phải ở trong nhóm 10 đứa đứng đầu lớp”. Lần khác thì mẹ mắng : “Nếu lần sau mà còn đá bóng thì sẽ bị đánh gãy chân”, “Phải thi vào trường điểm”. Ngay cả khi bị bịnh, Từ Lực vẫn không dám nghỉ học. Một hôm, mẹ đang ca thán, cằn nhằn, vẫn mãi cái điềp khúc: Trường chuyên, điểm cao. Từ Lực vừa lo, vừa sợ vừa tức giận, bất chợt nhìn thấy cái gậy trên giá để giầy. Một cơn hung hăng nổi lên do những bất mãn giận dữ dồn nén từ lâu. Tiếng bà mẹ vẫn sang sảng thách thức. Cậu Từ Lực đã vung gậy.
Khi ra tòa về tội này. Từ Lực nói lúc đó cậu chỉ muốn mẹ mình đừng nói nữa. Trong vụ thảm sát này. Chúng ta đau lòng vì sự chai lì, tàn nhẫn của trẻ. Nhưng người mẹ có trách nhiệm gì với hành vi này không ?
Kỷ luật luôn là phương tiện giáo dục tốt, tạo nên những đứa trẻ quân bình, tự chủ và làm việc có tổ chức, hình thành cho trẻ những thói quen lành mạnh. Tuy nhiên, nếu kỷ luật quá khắc khe có nghĩa là la mắng, đánh phạt thường xuyên sẽ gây nhiều bất lợi trong sự phát triển của trẻ. Hệ quả đầu tiên của kỷ luật quá cứng cỏi, nghiêm khắc sẽ làm bóp nghẹt tài năng và sự sang tạo. Vì trẻ sợ bị la mắng, phạt và đánh đòn, nên chúng không dám làm nhữngđiều chúng thích, chúng muốn.
Bé Tâm, một trẻ khoẻ mạnh, nhiều năng lực, đầy sức sống, chơi đùa chạy nhảy rất hào hùng. Một hôm thấy đồng hồ của cha bị trục trặc nên đã cởi ra và để trên bàn. Tâm tự hỏi không biết đồng hồ bị hư cái gì mà không chạy nữa. Tò mò em tháo ra xem. Thấy thế, cha em tức giận và đánh Tâm một trận nhớ đời. Mẹ nói : “Anh cọi trọng đồng hồ hơn con sao “. Tâm nức nở bày tỏ “Con chỉ định xem bên trong để biết nó hỏng chỗ nào”. Sau trận đòn đó, Tâm khóc rất lâu, hôm sau em trốn đi theo một đoàn xiếc.
Tâm bảo em muốn được tự do. Em thích được làm những gì mình muốn. Kết quả của kỷ luật khắc khe : Sợ sệt, căng thẳng, bất mãn và buồn chán, xa lánh, và khi không còn chịu được nữa, trẻ rời gia đình để tìm bầu trời riêng. Thậm chí có trẻ tìm đến cái chết một cách hết sức oan uổng.
Thống kê cho thấy những trẻ phạm pháp tuy bỏ nhà ra đi hoặc tự tử đều do chịu đựng lâu ngày dưới áp lực của kỷ luật khắc khe. Phụ huynh nghĩ gì với nhận định sau đây của các nhà tâm lý. Phải, bầu khí và cách ứng xử đã làm cho sức non trẻ của con em chúng ta không chịu đựng được. Chúng sẽ làm gì ?
Áp lực này có thể đến từ hai phía, gia đình và nhà trường. Cha mẹ hay thầy cô khi giáo dục con em và học sinh thường không chú ý đủ đến những lời nói và hành vi của mình. Những trẻ lanh lợi, thông minh thường hay đặt câu hỏi hay làm những chuyện mang tính tò mò sáng tạo, và nhiều người lớn hay trách mắng phạt tội.
Kinh nghiệm của cậu bé Churchill lúc 7 tuổi, lần đầu tiên đến trường đã có một bài tập khó. Sau khi giải đáp đúng, bé còn đặt mấy câu hỏi cho rõ hơn, thầy giáo tức giận hét lên : “Vô lễ, nếu lần sau con làm như thế, đợi đấy xem ta sẻ phạt trò như thế nào” Ngoài ra, bé Churchill còn chứng kiến nhiều học sinh khác bị đòn roi, hay ứng xử thiếu tôn trọng. Từ một trẻ ngoan đã trở nên một trẻ hay phản kháng, bất mãn đến nỗi có lần khi hiệu trưởng vắng mặt, ông đã dẫm đạp lên chiếc mũ của ông ấy và trở nên căm hét việc học.
Nhiều phụ huynh và thầy giáo đã tạo cho con em sự bướng bỉnh phản kháng và mất hứng thú học tập. Đây là trách nhiệm của ai. Trẻ hay những người có trách nhiệm giáo dục ?
Dân gian thường nói : “Không roi vọt, không nên người” hay “thương con cho roi cho vọt”. Có lẽ vì thế mà nhiều phụ huynh đã dùng bạo lực la mắng nậng lời “sao con dốt thế”, “chết quách cho rảnh”, “ngu như bò, việc có thế mà không làm được”. Thay vì chỉ bảo, giải thích. Những lời xúc phạm và roi đòn không giải quyết được vấn đề gì cả.
Thú thật, tôi chưa tìm ra nghiên cứu ở nước chúng ta, nhưng ở Trung Quốc theo một nghiên cứu trên 1000 học sinh tuổi vị thành niên cho thấy. Bạo lực gia đình kể cả lời nói chính là chất xúc tác làm nảy sinh nhửng con người có hành vi bất lương và tội phạm trầm trọng.
Tiểu Hồng 16 tuổi, suốt thời gian lớn lên luôn bị cấm đoán và kết quả do hận cha mẹ quản lý quá chặt đã sát hại cả bố lẫn mẹ. Nhưng đau lòng hơn nữa là Tiểu Hồng đã không hề tỏ ra ân hận hay sợ hãi, trái lại đắc ý vì được tự do.
Có phải Tiểu Hồng không thương cha ? Không còn nhân tính? Ở câu chuyện này, cho chúng ta thấy tự do và giá trị của mỗi người quá sức quý giá. Người ta có thể làm nhiều chuyện “động trời” để bảo vệ nó. Nhất là trẻ con, vì chúng chưa biết suy nghĩ chin chắn. Bạo lực đã làm cho trẻ tê liệt và dửng dưng trước những sự ác, sự xấu. Năm ngoái, với việc tự tử tập thể của 5 em nữ học sinh ở miền bắc và bốn em khác ở Thị trấn Thành Quan bên Trung Quốc.. Trong thơ để lại chẳng phải là các em đã nhắc đến lời la mắng của cha mẹ và áo lực của học hành đó sao ?
Áp lực của sự kiểm soát quá gắt gao không còn khoảng trời riêng.
Thực tế cho thấy ! Những qui tắc, đòi hỏi của nhiều bậc phụ huynh và thấy cô đặt ra luôn có hai mặt. Có thể xây dựng hay huỷ hoại nhân cách trẻ, và làm hạn chế rất lớn sự phát triển quân bình của trẻ, khiến nhiều trẻ vốn có khả năng thành người hữu ích và giá trị đã trở nên vô dụng và gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Nt. M. Thécla Trần Thị Giồng
Tất cả yếu tính của Kitô giáo được tìm thấy được tìm thấy trong thư của thánh Phaolô gởi cho giáo đoàn Philipphê đoạn 2. Trong đoạn thư này thánh Phaolô khuyên nhủ chúng ta không nên làm điều gì vì tham vọng, ích kỷ hay hư danh, nhưng hãy lấy lòng kiên nhẫn mà coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác.
Thánh Phaolô đẩy mạnh giáo huấn này khi mời gọi chúng ta noi gương Chúa Giêsu. Đấng vốn chỉ là Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang. Mặc lấy thân phân nô lệ, trở nên giống phàm nhân. Như vậy, làm tín hữu Kitô là phải tự nguyện trở thành đầy tớ để phục vụ.
Ngày nay, hai tiếng “đầy tớ” hầu như đã trở thành vô nghĩa. Vô nghĩa không những bởi vì xã hội hầu như không còn chấp nhận ý niệm đầy tớ, mà còn vì danh từ đầy tớ đã bị lạm dụng một cách trơ trẽn. Ngày nay, những người tự xưng là đầy tớ của nhân dân lại là những người đang ngồi trên đầu trên cổ nhân dân.
Trong Giáo Hội, những người mà ơn gọi là trở thành đầy tớ phục vụ mọi người có khi lại có cuộc sống và cung cách hoàn toàn vương giả. Liệu chúng ta có thể áp dụng hình ảnh đầy tớ phục vụ vào trong quan hệ vợ chồng không? Đây không phải là điều dễ dàng, người ta lấy nhau không phải để trở thành đầy tớ phục vụ nhau. Người đàn ông đi lấy vợ về không phải để trở thành đầy tớ phục vụ vợ. Người đàn bà lấy chồng thường đi tìm một nơi nương tựa hơn là để phục vụ.
Lấy nhau để trở thành đầy tớ phục vụ nhau có phải là một điều bình thường không? Quan niệm “chồng chúa vợ tôi” có lẽ vẫn còn ăn sâu trong tâm trí của người đàn ông Việt Nam. Nhưng không riêng gì trong quan niệm của người Á Châu, ngay cả trong thế kỷ XX vừa qua, những người đàn ông Kitô ở Tây phương cũng không xa lạ với quan niệm ấy. Người ta vẫn nghĩ rằng, người vợ phải phục vụ chồng trong mọi sự.
Ngày nay quan niệm ấy đổi thay, sự bình đẳng giữa vợ chồng được đề cao. Tuy nhiên vẫn không thiếu những người đàn ông Tây phương còn bám víu vào quan niệm “chồng chúa vợ tôi” của người Á đông. Nếu có những người đàn ông Đài loan đổ xô qua Việt Nam cưới vợ hay đúng hơn mua vợ, thì cũng không thiếu những người đàn ông Tây phương sang các nước Á châu tìm vợ.
Tại Hoa Kỳ chẳng hạn, hiện nay có một công ty chuyên đứng ra làm môi giới để những người đàn ông Mỹ có tuổi sang Phi Luật Tân tìm những cô vợ trẻ, có khi tuổi chỉ bằng con cháu của mình. Những người đàn ông này trả một số tiền và mua những cô gái trẻ nghèo người Phi về làm vợ. Đây là một thứ hợp đồng dựa trên tiền bạc.
Một người đàn ông Mỹ đã có thể viết cho người vợ Phi tương lai của mình như sau: Công việc chính của cô là phục vụ tôi. Việc phụ của cô là làm một người mẹ gương mẫu. Mỗi ngày cô sẽ thức dậy lúc 6 giờ sáng, sau khi đi tắm rửa đánh răng, chải tóc, cô sẽ đánh thức các con tôi dậy. Mỗi ngày tuyệt đối phải có trật tự trong nhà khi tôi trở về, cô không được rửa mặt một ngày quá ba lần, cô chỉ trả lời khi tôi hỏi.
Ngoài những bổn phận trên đây, dĩ nhiên người vợ tương lai còn phải có bổn phận đáp ứng những đòi hỏi sinh lý của người chồng Mỹ nữa. Tựu trung, người ta xem người vợ Phi chẳng khác nào một thứ người ở phải phục vụ mọi nhu cầu của người chồng.
Dĩ nhiên, trước một quan niệm như thế, người ta không ngạc nhiên tại sao người phụ nữ tân thời đã đứng lên đòi quyền bình đẳng. Nhưng từ chỗ đòi quyền bình đẳng, phong trào nữ quyền đã đi đến chỗ tranh đấu cho những quyền vốn không nằm trong bản tính của người phụ nữ. Nếu đã có những người đàn ông chỉ muốn xem phụ nữ như những người đầy tớ để phục vụ cho mình, thì ngược lại ngày nay người phụ nữ cũng chối bỏ ơn gọi phục vụ của mình. Hôn phối chỉ còn là một thứ khế ước, mà vì không đặt căn bản trên sự phục vụ lẫn nhau cho nên cũng dễ dàng bị xé bỏ.
Muốn được hầu hạ và phục vụ là điều tự nhiên đối với con người. Do đó, hạ mình để trở thành đầy tớ phục vụ là một thái độ hoàn toàn siêu nhiên. Nhưng chỉ có một thái độ siêu nhiên như thế mới mang lại ý nghĩa cho hôn nhân và làm cho nó được bền vững. Hôn nhân tạo ra một hoàn cảnh, trong đó ước muốn tự nhiên là được phục vụ, được thay thế bằng một ước muốn cao quý hơn là phục vụ và ngay cả hy sinh cho người khác. Đây là một ơn gọi cho cả vợ lẫn chồng. Vẻ đẹp của hôn nhân là đối đầu với sự ích kỷ của chúng ta và đòi hỏi chúng ta phải phục vụ 24 giờ trong một ngày.
Phục vụ và hy sinh đó là linh hồn của linh đạo hôn nhân, đó là con đường nên thánh của bậc vợ chồng. Trong hàng bao thế kỷ, nói lên linh đạo hay con đường nên thánh người ta thường chỉ nghĩ đến bậc độc thân. Dĩ nhiên, như lịch sử Giáo Hội đã chứng minh đã có biết bao nhiêu tu sĩ sống một cuộc đời quảng đại phục vụ và hy sinh cho người khác.
Một lý tưởng sống như thế là đáng ca ngợi, nhưng cũng đáng ca ngợi không kém khi một người đàn ông hay một người đàn bà không chỉ tận hiến cho Chúa mà còn cho một người khác, để cùng với người đó sinh dưởng con cái, để chúng lớn lên yêu thương phục vụ Chúa và tha nhân. Người ta không nhận ra được vẻ đẹp của đời sống hôn nhân và linh đạo hôn nhân là bởi vì đa số không bước vào đời sống hôn nhân với quyết tâm phục vụ.
Quan hệ vợ chồng thường chỉ được nhìn bằng con mắt tính toán, bởi vì những động lực thúc đẩy con người lập gia đình thường là ích kỷ. Để thánh hóa trọn vẹn quan hệ vợ chồng, chúng ta phải cùng nhau sống quan hệ đó như Chúa Giêsu đã từng sống cuộc sống của Ngài, như là hy sinh và phục vụ trong cuộc sống hằng ngày. Cũng như Chúa Giêsu đã trao ban chính mình cho chúng ta, chúng ta cũng phải hiến dâng tất cả nghị lực, thân xác và cuộc sống chúng ta cho nhau.
Hiểu trong ý nghĩa ấy, lời cầu hôn của một tín hữu Kitô phải là một đề nghị hiến dâng, chớ không phải là một lời cầu xin. Xin cưới một người nào đó là hỏi người đó có chấp nhận sự hy sinh phục vụ của mình không? Nếu cuộc sống vợ chồng được nhìn dưới nhân quan ấy thì sẽ không có vấn đề thất vọng hay chán nản mỗi khi gặp gian khổ hay thử thách. Bởi vì cả hai đều biết rằng, họ lấy nhau là để phục vụ nhau. Mà nói đến phục vụ là nói đến hy sinh, từ bỏ và khổ đau.
Mai Hương
Radio Veritas
(Ga 6,1-13)
Thầy kính mến,
Phép lạ hóa bánh ra nhiều là phép lạ duy nhất được cả bốn thánh ký tường thuật. Cả bốn ông cùng kể, nhưng chẳng ông nào nói hết lời. Con phải đọc cả bốn ông để có được một bức tranh tương đối sống động. Vui buồn lẫn lộn. Vui da diết. Buồn tê tái. Buồn rầu cũng có. Buồn cười cũng không thiếu.
1. Lúc ấy thời tiết đã sang xuân. Khí hậu ấm áp. Cỏ cây xanh rờn. Đẹp lắm. Nông dân vừa buông tay cày, kết thúc mùa gieo trồng. Thầy bung ra một chiến dịch truyền giáo. 12 đệ tử lên đường. Chia thành 6 nhóm. Họ đặt tay trị bệnh, bệnh hết. Họ nhân danh Thầy để trừ quỷ, quỷ chạy te te. Họ hãnh diện và sung sướng vô cùng, hí hửng như tân binh ôm súng ra chiến trường, rồi vác súng trở về lãnh huy chương. Ngày trở về, dân chúng đeo theo. Theo để tiển chân người thương. Trùng trùng điệp điệp. Tầng tầng lớp lớp. Cả Thầy lẫn trò mệt khờ, không còn thời giờ để ăn. Oi siêu sao, sướng quá mà cũng khổ quá. Sướng quá vì được yêu. Khổ quá vì bị yêu. Đành phải trốn thôi. Thầy nói nhỏ bên tai ai đó (có lẽ là Phêrô). Bỗng cả Thầy lẫn trò nhảy vội lên thuyền đánh cá. Cởi dây thật lẹ. Căng buồm thật nhanh. Con thuyền vọt ra khơi. Trên bờ, tiếng người kêu ơi ới … ơi ới. Con thuyền điếc, không nghe … Bây giờ Thầy mới được nghỉ. Mồ hôi thôi nhểu tồm tộp. Gió mát lùa vào người, lau sạch từng mảng da thịt nhớp nháp. Sướng thật! Còn các đệ tử của Thầy thì nhâm nhi, nhóp nhép. Đã quá!
2. Giữa rừng người đang kêu ơi ới, đang tiếc ngẩn ngơ, có một cánh tay vung lên:
Theo tôi! Thầy đi Bétsaiđa.
Sao ông biết!
Nội bộ xì ra.
Ai?
Ong bạn nỏ mồm, ruột để ngoài da. Bật mí bấy nhiêu thôi. Cấm hỏi.
Một người đi. Trăm người đi. Ngàn người đi. Người đi đầu biết mình đi đầu. Người theo sau lẩm bẩm trong miệng: “Người ta sao, mình vậy”. Dòng thác người tuôn chảy. Chảy về đâu? Không biết. Quần chúng là thế. Rất vô tâm. Rất vô tình. Rất buồn cười, nhưng cũng rất đáng sợ.
3. Sau ba tiếng đồng hồ, thuyền ghé bến Bétxaiđa. Trời! Lại một rừng người. Lại kêu ơi ới. Dòng người lại siết lấy siêu sao của mình. Rờ một cái. Vuốt một cái. Giành nhau rờ. Giành nhau vuốt. Khổ ơi là khổ! Thương quá là thương!
Thấy lòng dân quá ái mộ, Thầy thốt lên một lời làm não lòng mọi người: “Ta thương dân. Họ như những con chiên bơ vơ không người chăn dắt. Tội nghiệp dân. Thầy lại giảng. Giảng thật nhiều.
Nhưng con không thấy tín đồ Do Thái giáo bơ vơ như bầy chiên không chủ chăn. Con chỉ thấy họ bị các kinh sư và Pharixêu chăn dắt quá kỹ, quá nghiêm khắc đến mức độ ngộp thở. Họ đang bị chăn dắt, còn khổ hơn là bơ vơ. Cứ hai trăm tín đồ thì có quyền lập một hội đường. Mỗi hội đường lại có một kinh sư làm cha linh hướng. Đường lối mục vụ của họ biến con cái của Giavê trở thành tên nô lệ chỉ biết sợ mà không biết yêu. Họ chủ trương “luật vị luật” chứ không phải “luật vị nhân sinh”. Đức Giáo Hoàng Phêrô, tại công đồng Giêrusalem đã gọi luật ấy là cái ách mà chẳng ai vác nổi (Cv 15,10). Thầy tội nghiệp dân là thậm phải.
4. Một rừng người chiếm hết một sườn đồi, năm ngàn cái đầu đàn ông nhấp nhô. Đàn bà, con nít thì ít hơn, nhưng cũng vài ba ngàn mái tóc óng ả … Trên là bầu trời. Dưới là đầu người.
Thầy bắt đầu giảng. Người ta lắng nghe. Nhưng chỉ dăm trăm người nghe được. Không micro, không loa phóng thanh, cho dù Thầy hét lên thì cũng chỉ bấy nhiêu người nghe. Tỷ lệ 5 phần trăm. Con số nhỏ nhoi ấy chẳng là nên niềm phấn khởi cho một nhà giảng thuyết siêu việt như Thầy. Con đánh giá là không tương xứng giữa công lao và kết quả. Au cũng là số phận của kiếp thừa sai, của Thầy cũng như của mọi thừa sai.
Biết thế mà Thầy vẫn giảng, giảng dài, giảng mãi cho tới lúc đệ tử giật mình, vì mặt trời chỉ còn nửa vành gác hờ trên sườn đồi hướng tây.
Xin Thầy cho bà con giải tán, để bà con còn về. Xế dữ rồi.
Các anh phải lo cho người ta ăn đã. Philip, có cách nào lo cho người ta ăn không?
Thưa Thầy, 200 đồng cũng chẳng nhằm nhò gì. (Con phỏng đoán 200 đồng này tương đương với 700 USD bây giờ).
Có một thằng cu tí bán bánh. Nó còn trong rổ năm ổ bánh mì và hai con cá. Anrê vừa báo cáo vừa lắc đầu tuyệt vọng.
Được rồi. Các anh bảo bà con tập trung vào các bãi cỏ ngồi chờ.
Thầy bưng rổ bánh, ngước mắt nhìn trời. Cặp mắt xuất thần chọc thủng cõi vô biên. Thầy thấy Cha của Thầy ở trong cõi vô biên ấy … Năm ổ bánh mì cỏn con được bẻ ra chia mãi chia mãi cho hằng chục ngàn người ăn. An mãi, ăn mãi … vẫn còn … Thấy còn hoài, bà con bắt đầu kén ăn. Người già ăn ruột, bỏ vỏ. Người trẻ ăn vỏ, bỏ ruột. Mảnh vụn bánh bị vứt bỏ một cách vô tội vạ thấy mà đau. Thầy ra lệnh gom lại hết, lắc đầu than thở: “Uổng phí quá”.
Thầy ơi! Thầy kẹo quá! Những mãnh vụn ấy để cho chim ăn, cho kiến ăn. Thầy nỡ lòng nào bắt người ta đi gom. Gom được 12 thúng. Gom lâu lắm đấy. Tội nghiệp người ta. Nhưng bây giờ con mới biết rõ tánh ý của Thầy: Việc lớn không bỏ, việc nhỏ không quên. Thầy luôn hoàn hảo trong cái tổng quát. Thầy chu đáo cả trong các chi tiết. Và Thầy không cho phép chúng con hoang phí, dù là một cắc, dù là một xu. Chuyện nhỏ ấy cũng là mạc khải của Chúa Cha, vì chính Ngôi-Lời-Làm-Người đã xuýt xoa: “Uổng phí quá” – (Ga 6,12)
5. Bỗng các tông đồ vội vã xuống thuyền để đi về Caphácnaum. Còn Thầy thì chuồn lên núi, lẹ như một con sóc. Thế là có vấn đề.
Có ai đó đang vận động quần chúng tổ chức nghi thức tôn Thầy làm vua. Thầy làm vua thì dân có cơm no áo ấm. Ai cũng nghĩ vậy. Thế là lịch sử cứu độ đã bị chính trị và kinh tế hủ hóa. Thầy bỏ chạy để bảo toàn sự trong sáng của ơn cứu độ ấy.
Không thấy Thầy đâu, mà trời thì bắt đầu nhá nhem tối, ai nấy chép miệng rồi lục tục ra về. Lại tầng tầng lớp lớp. Nhưng lặng lẽ như bầy ốc bươu.
Trong bóng đêm nặng nề của rừng núi, chỉ có Thầy và Chúa Cha. Thầy dai dứt vì bị rơi vào thế chẳng đặng đừng: Để dân đói bụng ra về thì không nỡ, làm phép lạ cho dân ăn thì dân hiểu lầm Nước Trời là cái bụng no tròn. Không làm phép lạ thì là bất nhân. Bất nhân là tội. Làm phép lạ thì là sai lầm ở hệ quả. Hệ quả sai lầm chỉ là thiếu sót. Đành phải chọn cái thiếu sót để tránh cái tội. Khổ ơi là khổ! Oi thân phận làm người! (dù là Thiên chúa làm người).
Thầy kính mến.
Người loan báo Tin Mừng nào cũng phải thương giúp người nghèo. Đó là bổn phận của con người. Nhắm mắt trước nỗi thống khổ của người nghèo là một tội, tội với người, tội với Chúa. Nhưng được ăn no rồi, người nghèo có nguy cơ coi ĐẠO là cái nồi cơm. Biết thế mà không thừa sai nào tránh được vì … chính Thầy cũng không tránh khỏi … Rồi sau đó là lương tâm day dứt. Day dứt cho đến chết.
Lm. Piô NGÔ PHÚC HẬU