MỤC LỤC
NHÌN VÀO BA HÌNH ẢNH SỐNG ĐỘNG CỦA CHÚA GIÊSU
(Tổng hợp từ các bản tin Công Giáo)
Đức Thánh Cha chủ sự nghi thức an táng ĐHY Lopez Trujillo
ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐÍCTÔ XVI KẾT THÚC CHUYẾN TÔNG DU HOA KỲ
Đức Giáo Hoàng Đạt Được Các Mục Tiêu Quan Trọng Cho Tương Lai Giáo Hội Hoa Kỳ
Linh Mục Federico Lombardi nhận định về chuyến tông du của Ðức Thánh Cha Biển Ðức XVI tại Hoa Kỳ
Ðức Thánh Cha gặp các bạn trẻ tại chủng viện Thánh Giuse ở New York
Đức Thánh Cha viếng thăm Hoa Kỳ: ngày 17 và 18-4-2008
BÀI DIỄN VĂN CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI VỚI CÁC NHÀ GIÁO DỤC CÔNG GIÁO
“Tự do không phải là chọn thoái thủ, nhưng là chọn hoà nhập”
Mừng Kim Khánh linh mục của Đức Cha F.X Nguyễn Văn Sang, Giám mục Giáo phận.Thái Bình
Đức Giám Mục Giáo Phận Ubon Ratchathani và các Nữ Tu Dòng MTG Thái Lan thăm Tòa Giám Mục Nha Trang
Tọa đàm “Tả quân Lê Văn Duyệt với Nam bộ và với Công giáo”
Thánh lễ khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập giáo xứ Trì Chính, Phát Diệm
VUI MỪNG VÀ HY VỌNG CÙNG VỚI GIÁO HỘI MIỀN NAM
Bài phỏng vấn ĐGM GB Bùi Tuần nhân kỷ niệm 33 năm ngày 30-4-1975
Một thực trạng không thể tin nổi
TÀI LIỆU TĨNH TÂM LINH MỤC GIÁO PHẬN NHA TRANG
TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH
"Thầy sẽ xin Cha và Người sẽ ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy. Và Thầy sẽ xin Cha, và Người sẽ ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn mãi. Ngài là Thần Chân Lý mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết được Ngài; còn các con, các con biết Ngài, vì Ngài sẽ ở nơi các con và ở trong các con. Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con. Một ít nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần các con, các con thấy Thầy vì Thầy sống và các con cũng sẽ sống. Trong ngày đó, các con sẽ hiểu biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, và các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, thì người ấy là kẻ mến Thầy. Và ai mến Thầy sẽ được Cha Thầy yêu mến, và Thầy sẽ yêu nó, và sẽ tỏ mình ra cho nó". Đó là lời Chúa.
Chúa Nhật VI Phục Sinh
Bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay nằm trong bối cảnh của bữa tiệc ly, Chúa Giêsu bộc lộ những lời tâm huyết của Người và các môn đệ trước khi Người lìa xa họ đi vào mầu nhiệm thập giá và lên trời. Lúc này, Chúa Giêsu biết các ông rất buồn rầu xao xuyến, nên Người đã ban cho các ông lời hứa về Chúa Thánh Thần : “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến với anh em luôn mãi” Như thế là một lời hứa có kèm theo một điều kiện để lãnh nhận.
Thầy không để anh em mồ côi
Trong đời sống, tất cả chúng ta, đôi lần đã có kinh nghiệm về những nỗi buồn phiền như khi phải đồi diện với cái chết của người bạn đời, cha mẹ hoặc con cái. Chiến tranh, thiên tai và tội phạm cũng là nguyên nhân gây suy sụp trong tâm hồn chúng ta. Cụ thể như khi chúng ta mất việc hay phải xa cách một người thân yêu, chúng ta cũng cảm thấy cô đơn, đau khổ. Bất cứ kinh nghiệm cá nhân nào chúng ta đã trải qua, nó đều giúp cho chúng ta hiểu được và cảm thông với sự sợ hãi của các tông đồ khi họ biết sắp phải mất Chúa Giêsu. Đối với họ, Chúa Giêsu còn ý nghĩa hơn một người thân hay một vị thầy tài giỏi, thậm chí còn hơn một người bạn. Một cách nào đó, Chúa Giêsu đã trở nên ý nghĩa cuộc sống của họ. Vì thế, tư tưởng bị mất Chúa Giêsu thật quả là kinh khủng! Và lời hứa của Chúa Giêsu : “Thầy không để anh em mồ côi” đối với họ quan trọng biết bao ! Theo các nhà chú giải Thánh Kinh, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ rằng : mối tương quan mà họ đang có với Chúa trên trái đất này sẽ không kết thúc. Sau cái chết của Người, Người sẽ ở lại với họ trong một cách khác. Qua Thánh Thần, Chúa Giêsu gọi là Đấng an ủi khác. Người sẽ ở với các môn đệ cũng như mỗi người chúng ta mọi nơi, mọi lúc. Ôi thật hạnh phúc biết bao !
Thần Khí sự thật ở với anh em luôn mãi
Đây là tin mừng cho chúng ta, vì Chúa Giêsu không chỉ giới hạn món quà này cho Nhóm Mười Hai tông đồ của Người. Trong ngày lễ Ngũ Tuần, thánh Phêrô đã công bố : “Thật vậy, đó là điều Thiên Chúa đã hứa cho anh em, cũng như cho con cháu anh em và tất cả những người ở xa, tất cả những người mà Chúa là Thiên Chúa chúng ta sẽ kêu gọi” Như vậy, trong từng giây phút mỗi người, Chúa Thánh Thần, Đấng An ủi luôn ở với chúng ta. Người là Thần Khí sự thật, đã khuyến khích các môn đệ nhận ra tình yêu đích thực, không điều kiện mà Đức Kitô đã dành cho các ông, dù trong yếu đuối các ông đã chối bỏ Chúa. Nhờ sức mạnh của Người, Thần Khí sự thật, các ông đã can đảm làm chứng cho Đức Kitô đến tận cùng trái đất. Và hôm nay, Người cũng đang ở trong chúng ta, phấn chấn khi chúng ta yếu đuối, nhắc nhở cho chúng ta về sự hiện diện của Đức Kitô đang ở trong chúng ta, uốn nắn chúng ta theo khuôn mẵu của Đức Kitô, và chỉ cho chúng ta thấy những bóng tối tội lỗi của mình để mỗi ngày trở về lãnh nhận ơn tha thứ và đổi mới tâm hồn.
Chúa Thánh Thần là quà tặng tình yêu của Chúa Giêsu, nên chỉ những ai ở trong tình yêu của Chúa Giêsu mới nhận lãnh được Người vì Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ : “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi” Điều răn của Chúa Giêsu ở đây là : hãy yêu nhau như Thầy đã yêu, một tình yêu vô điều kiện, yêu đến cùng, chịu đựng tất cả, cảm thông tất cả, tha thứ tất cả, để tất cả mọi người được lãnh ơn cứu độ, được trở nên con cái Thiên Chúa theo như ý định cứu độ của Cha ngay từ đầu. Vì thế cho nên, trong kinh nghiệm bản thân chúng ta nhận thấy rằng : tất cả những ai ở trong tình yêu đều nhạy bén trước những ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần để phục vụ và hiến thân cho tha nhân một cách quảng đại bền bỉ và hiệu quả. Ngược lại, những lúc chúng ta cảm thấy khô khan,căng thẳng và buồn chán thường là những lúc chúng ta chỉ biết sống cho riêng mình, cô lập và tách lìa khỏi mối tương quan với Thiên Chúa và tha nhân. Khi đó, chúng ta thật khó để đi vào cầu nguyện và sống cởi mở cảm thông với những người chung quanh.
Nhưng điều hạnh phúc ở đây là Chúa Thánh Thần là lời hứa của Chúa Giêsu đã được ban cho chúng ta, vậy trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta hãy cứ dâng lời cầu nguyện tới Chúa Thánh Thần, Người sẽ tỏ cho chúng ta thấy sự hiện diện của Chúa Giêsu ở trong chúng ta và giúp chúng ta biết yêu thương như Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta. Đặc biệt, mỗi khi chúng ta tham dự tiệc Thánh Thể, hãy xin Chúa Thánh Thần tiếp tục soi sáng cho chúng ta mỗi ngày một hiểu sâu thêm về tình yêu vô điều kiện của Chúa Giêsu khi Chúa trở nên lương thực của chúng ta, sức sống của chúng ta. Người ở trong chúng ta và chúng ta ở trong Người.Thiên Chúa là Đấng luôn trung thành với lời hứa của Ngài, vì thế Chúa Thánh Thần sẽ không bao giờ lìa xa chúng ta.
Lạy Chúa Thánh Thần, con cám ơn Chúa vì Chúa luôn ở với con. Ngài là quà tặng để con không bao giờ cô đơn. Xin tha thứ cho con những khi con quên sự hiện diện của Chúa. Xin giúp con biết nhạy bén với những tác động của Ngài.
Nt. Têrêsa Phạm Thị Oanh
Dòng Đaminh Tam Hiệp
Ngày 30 tháng 4 năm 2008 này là dịp thúc đẩy tôi nhìn lại.
Bởi vì đây là kỉ niệm 33 năm biến cố quan trọng của lịch sử Đất Nước tôi ( 30.4.1975-30.4.2008).
Bởi vậy đây cũng là kỉ niệm 33 năm thụ phong giám mục của tôi (30.4.1975-30.4.2008).
Riêng đối với tôi, hai kỷ niệm này là rất sâu đậm. Sâu đậm nhất là do đức tin. Tôi đã trải qua thời gian này với đức tin. Niềm tin vào Chúa Giêsu đã soi sáng tôi, đã nâng đỡ tôi.
Cũng như đức tin đã cho tôi thấy Chúa rất thương Hội Thánh Việt Nam. Yêu thương này rất phong phú, rất đa dạng
Ở đây tôi chỉ xin chia sẻ cái nhìn của riêng tôi về sự Chúa yêu thương chúng ta qua ba hình ảnh Phúc Âm.
- Hình ảnh Chúa Giêsu nhập thể.
- Hình ảnh Chúa Giêsu cứu độ.
- Hình ảnh Chúa Giêsu Thánh Thể
1/ Làm mới lại cách sống mầu nhiệm nhập thể
Khi bước vào ngày 30.4.1975, rất nhiều người công giáo đã cảm thấy bầu trời quá mới. Nhiều e ngại đã được đặt ra : Không biết đạo Chúa sẽ còn tồn tại ở Việt Nam được bao lâu nữa ?
Nhưng giữa những hoang mang như thế. Chúa Giêsu đã vẫn ở lại với con cái Người. Một trong những cách Người ở lại là làm mới lại cách sống mầu nhiệm nhập thể.
Noi gương Chúa Giêsu nhập thể, nhiều cá nhân, nhiều nhóm, nhiều cộng đoàn đã sống mầu nhiệm nhập thể một cách cụ thể và sâu sắc.
Như Chúa Giêsu, họ tình nguyện mặc lấy thân phận kẻ hèn mọn.
Họ tình nguyện trút bỏ vinh quang. Họ tình nguyện sống giữa đám đông bình thường. Họ tình nguyện sống như phần đông nghèo túng.
Qua đời sống nhập thể, họ mang đến cho những người xung quanh tình thương và chân lý của Chúa Giêsu.
Chân lý và tình thương của Chúa được tỏa sáng qua nếp sống của những người sống mầu nhiệm nhập thể. Họ là người của một địa phương rõ rệt. Họ kính yêu gắn bó với mảnh đất mà họ gọi là quê hương của họ. Họ đồng hành một cách khiệm tốn và có trách nhiệm với những chặng đường lịch sử cụ thể. Họ sống trọn vẹn thân phận con người của lịch sử, chỉ trừ những gì tiêu cực.
Nhờ sống mầu nhiệm nhập thể, họ gần gũi không chỉ bằng sự hiện diện, mà nhất là bằng sự nhạy cảm với những gì đồng bào cảm thấy, bằng sự linh cảm với những gì sẽ xảy ra cho đồng bào.
Sự làm mới lại cách sống mầu nhiệm nhập thể đã đem lại cho Hội Thánh Việt Nam một bộ mặt tươi trẻ của Phúc Âm.
2/ Cùng với sự làm mới lại cách sống mầu nhiệm nhập thể, Chúa cũng đã làm mới lại cách sống mầu nhiệm cứu độ
Mầu nhiệm cứu độ vẫn hoạt động trong Hội Thánh Việt Nam từ lâu rồi. Nhưng biến cố 30.4.1975 đã là cơ hội để mầu nhiệm cứu độ được thời sự hóa với những cái nhìn mới.
Thay vì chủ trương bảo thủ vệ nguyên trạng và đắc thắng, nhiều người nhiều nơi đã được Chúa cho thấy cần phải chủ trương sám hối, canh tân và hòa giải để cứu độ.
Thay vì chủ trương đào sâu hận thù, loại trừ và nghi kỵ, nhiều người nhiều nơi đã được Chúa cho thấy cần phải có thiện chí gần lại bên nhau trong bao dung, kính trọng và yêu thương để được cứu độ.
Những ai sống mầu nhiệm cứu độ đã thầy chính bản thân mình, chính Hội Thánh mình, chính Quê Hương mình có thể cùng nhau nhìn vào những gì chung để cứu độ, như cứu khỏi mọi hình thức sự ác ngăn cản việc thăng tiến con người. Những hình thức sự ác có thể ở khắp nơi, nơi những người ngoài Hội Thánh và nơi những người trong Hội Thánh.
Từ 30.4.1975 đến giờ, nhiều nơi đã chứng kiến sự lan rộng của hình ảnh Chúa cứu độ. Chứng kiến không qua lý thuyết, mà qua gặp gỡ và hiểu biết. Không ít giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân đã được đồng bào lương giáo yêu thương. Họ được nhìn như những người cứu độ. Cứu độ về nhiều phương diện, nhưng nhất là về mặt yêu thương, kính trọng. Yêu thương và kính trọng nhau đã cứu khỏi những thành kiến, hận thù, nghi kỵ. Nhờ dấn thân yêu thương khiêm tốn, họ trở thành người của tất cả mọi người, không phân biệt lương giáo, có tôn gíáo hay không có tôn giáo.
Hiện nay, cuốn sách được bán chạy nhất tại địa phương tôi là “Trên cả tình yêu” của Mẹ Têrêsa Calcutta. Những người mua sách phần đông là ngoài công giáo. Họ nhìn Mẹ Têrêsa là con người cứu độ. Đọc xong, họ tìm thấy một số hình ảnh thân thương đó. Và hình ảnh đó đã đưa tới hình ảnh Chúa Giêsu cứu độ.
Tiếp theo sự đổi mới cách sống mầu nhiệm cứu độ và mầu nhiệm nhập thể, là sự đổi mới cách sống mầu nhiệm Thánh Thể.
3/ Làm mới lại cách sống mầu nhiệm Thánh Thể
Từ biến cố 30.4.1975 đến giờ, tôi thấy tại Hội Thánh Việt Nam có một biến chuyển về cách sống mầu nhiệm Thánh Thể.
Mới ở chổ :
- Nhiều người tập trung vào Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể hơn trước.
- Nhiều người để ý nhiều hơn đến việc sống kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể.
- Nhiều người thực hiện nhiều hơn việc tạ ơn, sám hối và đền tội với Chúa Giêsu Thánh Thể.
- Nhiều người áp dụng nghiêm túc hơn giới luật yêu thương của Chúa Giêsu Thánh Thể.
- Nhiều người đã sống khiêm tốn bé nhỏ hơn trước, theo gương Chúa Giêsu Thánh Thể.
Sự đổi mới cách sống mầu nhiệm Thánh Thể thường được thực hiện một phần do sự đổi mới cách sống của những tư tế của Chúa. Khi các vị tư tế sống thực sự là ngưởi của phép Thánh Thể, thì bầu khí phượng tự, mục vụ sẽ ra khác. Sự kiện đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến bầu khí xã hội.
ù
Ba cách sống trên đây đã trình bày ba hình ảnh sống động của Chúa Giêsu : Chúa nhập thể, Chúa cứu độ, Chúa Thánh Thể. Ba cách sống này là chứng từ về Thiên Chúa chúng ta. Tất nhiên chúng ta sẽ phải đau khổ trên đường làm chứng. Nhưng chúng ta vững tin. Chúa luôn ở với chúng ta. Người đang đổi mới mọi sự theo thánh ý Người.
Xin khiêm tốn cảm tạ Chúa giàu lòng thương xót đến muôn đời.
ĐGM GB Bùi Tuần
VATICAN. Trưa ngày 24-4-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự nghi thức tiễn biệt ĐHY Lopez Trujillo người Colombia, đã qua đời hôm 19-4-2008 vì bệnh tim, hưởng thọ 73 tuổi, sau 18 năm làm Chủ tịch HĐGM về gia đình.
Thánh lễ an táng bắt đầu lúc 11 giờ tại Đền thờ Thánh Phêrô do ĐHY Angelo
Sodano, niên trưởng Hồng y đoàn chủ sự, cùng với hơn 40 HY đồng tế, trước sự
hiện diện của 50 GM, các chức sắc Tòa Thánh, khoảng 1 ngàn người gồm các thân
nhân và tín hữu.
Cuối thánh lễ, ĐTC đã tiến vào đền thờ và trong bài giảng, ngài ca ngợi lòng
hăng say của Đức Cố HY Lopez Trujillo trong việc bênh vực hôn nhân Kitô giáo và
gia đình trước các cuộc tấn công trong nhiều xã hội ngày nay. Ngài nhắc lại thân
thế và sự nghiệp của ĐHY Lopez, đã làm TGM giáo phận Medellín, trong 12 năm, từ
1979 đến 1991, và từng làm Chủ tịch HĐGM Colombia, Tổng thư ký rồi Chủ tịch Liên
HĐGM Mỹ châu la tinh, gọi tắt là Celam, trước khi được ĐTC Gioan Phaolô 2 mời về
Roma đảm nhận Hội đồng Tòa Thánh về gia đình. Trong công nghị tấn phong Hồng Y
năm 1983, ĐHY Lopez Trujillo là vị trẻ nhất trong hồng y đoàn với 48 tuổi.
ĐTC nói: ”Chúng ta không thể không biết ơn Đức Cố HY vì cuộc chiến kiên trì ngài
thực hiện để bênh vực chân lý về tình yêu gia đình và để phổ biến Tin Mừng gia
đình. Lòng hăng say và quyết tâm ngài hoạt động trong lãnh vực này là thành quả
kinh nghiệm bản thân, đặc biệt gán liền với đau khổ mà thân mẫu ĐHY đã phải
đương đầu, qua đời năm 44 tuổi vì một cơn bệnh rất đau thương.” ĐTC cũng ghi
nhận rằng quảng đại của ĐHY Lopez Trujillo cũng được biểu lộ qua nhiều công
trình bác ái nâng đỡ các trẻ em tại nhiều nơi trên thế giới.
Trong tư cách chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, ĐHY Lopez đã nhiều lần tố
giác đề nghị của nhiều quốc gia cho phép các cặp đồng phái tính kết hôn và nhận
con nuôi. ĐHY cũng giúp nhiều Giáo Hội địa phương chống lại các dự luật vừa nói,
cũng như các đạo luật cho phép phá thai dễ dàng hơn, đặc biệt là việc cho bán
các thuốc phá thai, các viên thuốc ”ngày hôm sau”. ĐHY gọi đây là một hình thức
”thực dân về sinh học” do các công ty dược phẩm và các nước giàu cổ võ.
Ngài được Đức Gioan Phaolô 2 bổ nhiệm làm Hồng Y năm 1983, và năm 2001, ngài
thăng HY đẳng GM với giáo phận hiệu tòa là Frasctati, phụ cận Roma.
Trong diện văn gửi đến Ông Anibal Lopez Trujillo, ĐTC Biển Đức 16 chia buồn với
toàn thể thân quyến và cầu xin Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Chiquinquirà,
bổn mạng Colombia, ban cho vị mục tử nhiệt thành ơn an nghỉ đời đời, sau khi đã
quảng đại phục vụ Giáo Hội và Tin Mừng sự sống. ĐTC cũng chia buồn với các GM,
LM, tu sĩ nam nữ và giáo dân liên hệ với Đức Cố HY.
Với sự qua đi của ĐHY Trujillo, Hồng y đoàn còn 195 vị, trong đó có 118 vị dưới
80 tuổi. (SD 23-4-2008)
G. Trần Đức Anh OP
Tin Nữu Ước (CNS)—Trong chuyến tông du đầu tiên đến Hoa Kỳ, ĐGH Bênêđíctô XVI đã đạt được ba mục tiêu được coi là quan trọng cho tương lai mục vụ của giáo hội Hoa Kỳ.
Trước hết, đức giáo hoàng đã phần nào đó chấm dứt được sự tai tiếng về lạm dụng tình dục của giáo sĩ mà nó đã rúng động giáo hội hơn sáu năm qua, bằng những cảm nghĩ cá nhân về sự kiện đã xảy ra và bằng sự cầu nguyện với các nạn nhân.
Thứ hai, ngài đề ra một thử thách luân lý cho nền văn hóa Hoa Kỳ nói chung về một loạt vấn đề, từ công bằng kinh tế cho đến phá thai mà không phải dùng đến giáo điều hay sự đe dọa.
Thứ ba, đối với một giáo hội thường chia ra làm hai nhóm bảo thủ và tự do, ngài kiên quyết kêu gọi "hãy gạt mọi sự giận dữ sang một bên" và đoàn kết lại để phúc âm hóa xã hội một cách hữu hiệu hơn.
Trong chuyến tông du từ 15 đến 20 tháng Tư, vị giáo hoàng 81 tuổi đã thiết lập được căn tính của mình trong một quốc gia mà trước đây không biết rõ về ngài và trong một ý nghĩa nào đó, lép vế hơn ĐGH Gioan Phaolô II.
"Tôi cảm thấy tôi biết ngài nhiều hơn. Tôi hiểu rằng ngài cố gắng hết sức để đến với giới trẻ," đó là lời nhận xét của cô Gabriella Fiorentino, 18 tuổi ở Yonkers, N.Y. trong cuộc họp giới trẻ ngày 19 tháng Tư.
Cô có hiểu những gì mà vị giáo hoàng, một thần học gia nổi tiếng, muốn chuyển giao hay không?
"Thông điệp hy vọng của Chúa Giêsu—đó là điều ngài muốn nói," cô cho biết.
Đức giáo hoàng đề cập đến việc lạm dụng tình dục của giáo sĩ trong năm dịp khác nhau, bắt đầu trong cuộc gặp gỡ với các thông tín viên trên phi cơ bay từ Rôma. Ngài thật lòng cho biết về sự xấu hổ, sự thiệt hại đối với giáo hội và sự đau khổ của những nạn nhân.
Ngài cũng thân mật nói về các nỗ lực của giáo hội nhằm ngăn chặn những thủ phạm len lỏi trong các tác vụ và thi hành việc thanh lọc các linh mục tương lai kỹ càng hơn.
Trong một dịp, ngài nói rằng khi đọc hồ sơ các nạn nhân, ngài không thể tưởng được là một linh mục lại có thể phản bội nhiệm vụ là phải trở nên một tác nhân tình yêu của Thiên Chúa.
So với ĐGH Gioan Phaolô II, ngài có nhiều chi tiết và nhận xét trực tiếp về vấn đề này hơn, lý do là vì khi còn là ĐHY Joseph Ratzinger, ĐGH Bênêđíctô đứng đầu thánh bộ tín lý và đã trực tiếp xử lý các vụ lạm dụng tình dục trong năm 2001.
Điều mà ĐHY Ratzinger nhìn thấy trong đống hồ sơ ấy đã khiến ngài phải tố giác đống "rác rưới" trong lòng giáo hội—ngay giữa các linh mục của mình, vào đầu năm 2005.
Cuộc họp bất ngờ với năm nạn nhân của sự lạm dụng tình dục là một cuộc gặp gỡ cảm động và nhiều nước mắt. Dường như nó đánh dấu một khúc quanh đầy cảm xúc cho những ai tham dự và có lẽ gián tiếp cho hàng ngàn nạn nhân ở Hoa Kỳ.
Nói chung, đức giáo hoàng đã để lại ấn tượng sâu xa cho người Hoa Kỳ rằng, về vấn đề lạm dụng tình dục, ngài "biết rõ."
Ở Hoa Kỳ, vấn đề rộng lớn hơn đối với đức giáo hoàng là điều mà ngài gọi là "cuộc tấn công của trào lưu thế tục mới", nó đe dọa làm suy yếu các giá trị luân lý truyền thống và tiếng nói của tôn giáo trong sinh hoạt công cộng.
Ngài nói lưu loát về thử thách này trong một vài trường hợp, nhất là trước 45,000 người trong Thánh Lễ ở Hoa Thịnh Đốn mà xã hội Hoa Kỳ đang đứng trước ngã tư luân lý.
Ngài nói, "Chúng ta thấy rõ các dấu hiệu suy sụp đầy lo âu trong mọi nền tảng xã hội: dấu hiệu của sự bất hòa, giận dữ và phân biệt của nhiều người đương thời; sự bạo động gia tăng; sự suy yếu của ý nghĩa luân lý; những tương giao lỗ mãng trong xã hội; và ngày càng lãng quên Thiên Chúa."
Để chống với các trào lưu này, ngài nói, người ta cần đến thông điệp hy vọng của Giáo Hội và trung thành với những đòi hỏi của Phúc Âm.
Điều kinh ngạc về phương cách tiếp cận của đức giáo hoàng là ngài đóng khung nó trong một khung cảnh tích cực. Nhiều lần, ngài ca ngợi Hoa Kỳ vì đã hoà hợp một hình thức chính phủ thế tục với một trật tự luân lý được dựa trên "quyền thế của Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo."
Ngài trích lời của George Washington, là người đã gọi tôn giáo và luân lý là "những hỗ trợ không thể thiếu" của sự thành công chính trị, và ngài trích lời của Franklin Roosevelt rằng "không có gì lớn lao hơn đến với quê hương chúng ta hôm nay cho bằng một sự hồi sinh tinh thần đức tin."
Tuy nhiên, đức giáo hoàng đã cảnh cáo rằng ngày nay sự quân bình giữa thế tục và luân lý có nguy cơ nghiêng về một hình thức tự do có tính cách vô thần, cá nhân chủ nghĩa. Để cho thấy sự thích đáng của lý luận ngài đã nối kết nó với vấn đề phổ thông ngày nay: sự suy thoái môi trường sống.
Ngài nói với giới trẻ, "Chính trái đất rên rỉ dưới sức nặng của sự tham lam tiêu thụ và sự khai thác vô trách nhiệm." Theo quan điểm của đức giáo hoàng, sinh thái học là một phần của thái độ tôn trọng xứng hợp đối với tạo vật và tạo hóa.
Khi đề cập đến giáo hội và nhiều khi sự chia rẽ của các phần tử, đức giáo hoàng cũng có cùng một phương cách tiếp cận. Nhiều lần, ngài ca tụng sức sống và các phong trào trong giáo xứ và nhận xét rằng người Công Giáo Hoa Kỳ tiếp tục góp phần sự sống của quê hương này.
Ngài cho biết ngài tin tưởng rằng Thiên Chúa đang chuẩn bị một "mùa xuân mới" cho giáo hội ở Hoa Kỳ.
Đức giáo hoàng cũng thành thật nói lên khuyết điểm khi than thở rằng một số người Công Giáo không tuân theo sự giảng dậy của giáo hội, ngay cả vấn đề phá thai. Nhưng biện pháp của ngài, được bày tỏ với các giám mục, không phải là những mệnh lệnh hay hình phạt ngắn hạn mà là chương trình giáo dục tôn giáo.
Trong một nhận xét nhắm đến những người bên trong và bên ngoài giáo hội, ngài nói đức tin thì không phải là một bộ luật và đề nghị hãy chú ý hơn đến các thử thách ở bên ngoài.
Ngài nói, "Có lẽ chúng ta đã mất hướng nhìn về vấn đề này: Trong một xã hội mà giáo hội dường như hợp pháp và 'có tổ chức' đối với nhiều người, thử thách cấp bách của chúng ta là phải nói lên niềm vui phát sinh từ đức tin và cảm nghiệm tình yêu Thiên Chúa."
Một trong những chủ đề chính là vấn đề hợp nhất giáo hội. Trong Thánh Lễ ở Vương Cung Thánh Đường T. Patrick ở Nữu Ước, ngài bày tỏ sự thất vọng trước những chia rẽ giữa các nhóm, thế hệ và cá nhân Công Giáo.
Ngài nói, giáo hội cần "gạt ra ngoài mọi giận dữ và tranh chấp" và cùng nhau hướng về Chúa Kitô.
Trong Thánh Lễ ở Vận Động Trường Yankee vào ngày cuối cùng ở Nữu Ước, ngài nói người Công Giáo hãy nhớ rằng mọi nhóm, mọi tổ chức và chương trình trong giáo hội là để hỗ trợ và nuôi dưỡng sự hiệp nhất sâu đậm hơn trong Chúa Kitô.
Các Thánh Lễ ngài cử hành đều nói lên tính cách đa dạng của giáo hội ở Hoa Kỳ mà, như ngài nói, hài hòa với nhau trong một "sự quyết tâm chung là loan truyền Tin Mừng." Đây là những hình thức phụng vụ đầy mầu sắc, âm nhạc mà dường như đức giáo hoàng rất vui thích.
Chuyến thăm viếng của đức giáo hoàng không nói nhiều về các đề tài thời sự. Ngài tránh né các câu hỏi về chính trị đảng phái, không nhắc đến cuộc chiến Iraq và, tuy có đến thăm nơi thảm khốc World Trade Center nhưng ngài không đề cập đến nạn khủng bố.
Bài diễn văn của ngài tại Liên Hiệp Quốc không phải là một sự thăm dò tình trạng thế giới nhưng là lời kêu gọi lương tâm về các nền tảng luân lý của nhân quyền.
Hướng nhắm của đức giáo hoàng là tôn giáo và vị trí của nó trong mọi lãnh vực của đời sống.
Trước khi đức giáo hoàng đến đây, hầu hết người Hoa Kỳ nói rằng họ không biết nhiều về ĐGH Bênêđíctô. Khi ngài từ giã quê hương này, họ thấy ngài đúng với điều ngài đã diễn tả khi mới đến: là "một người bạn, người rao giảng Phúc Âm và người rất tôn trọng xã hội thật đa dạng này."
(Trích từ Catholic News Service của John Thavis—Pt. TVN lược dịch)
Tin Vatican (RG 21-4-2008) - Lúc sau 10 giờ rưỡi sáng ngày 21-4-2008 Ðức Thánh Cha Biển Ðức XVI đã về tới phi trường Ciampino của Roma bằng an, kết thúc chuyến tông du 6 ngày tại Hoa Kỳ. Chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha đã diễn ra tốt đẹp ngoài sự chờ mong của mọi người, kể các Giám Mục Hoa Kỳ.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài của phái viên Alessandro Gisotti phỏng vấn Linh Mục Federico Lombardi, Giám đốc đài Phát thanh Vaticăng, kiêm Phát ngôn viên Tòa Thánh, về chuyến tông du nói trên.
Hỏi 1: Thưa cha Lombardi, Ðức Thánh Cha Biển Ðức vừa kết thúc chuyến tông du 6 ngày tại Hoa Kỳ. Trong tư cách là Giám đốc đài phát thanh Vaticăng, kiêm Phát ngôn viên của Tòa Thánh tháp tùng Ðức Thánh Cha, cha có cảm tưởng gì?
Ðáp: Tôi xin nhắc lại là trong sứ điệp gửi nhân dân Mỹ một tuần trước khi lên đường viếng thăm Hoa Kỳ, Ðức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng đề tài chuyến tông du là "Chúa Kitô niềm hy vọng của chúng ta". Và đó đã là đề tài thống nhất biết bao nhiêu sứ điệp, trong nhiều hướng khác nhau, mà Ðức Thánh Cha đã muốn nhắn gửi nhân dân và Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ, cũng như tất cả mọi quốc gia trong Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc. Tôi thực sự có cảm tưởng đây là điều đã đạt đích, và chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha đã là một chuyến viếng thăm loan báo niềm hy vọng cho tất cả mọi người: loan báo niềm hy vọng cho một đại quốc, phải có phẩm giá và ý thức về sự cao cả trong ơn gọi của mình trên thế giới ngày nay; loan báo niềm hy vọng cho một Giáo Hội đã sống một giai đoạn đặc biệt giao động trong các năm gần đây và vì thế rất cần được tái củng cố và vươn tới tương lai; và cả Giáo Hội nữa cũng phải ý thức về các trách nhiệm địa phương của mình cũng về trách nhiệm trong Giáo Hội đại đồng. Và sau cùng là loan báo niềm hy vọng cho Liên Hiệp Quốc, nghĩa là cho tất cả mọi dân tộc trên thế giới, nhân dịp kỷ niệm 60 năm công bố Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền. Mọi người có dip suy tư về các nền tảng đích thật giúp xây dựng tương lai, và như thế cũng là dịp để nhìn về phía trước. Chúa Kitô giúp có cái nhìn này về con người, về số phận của nó, về thực tại của con người cho phép xây dựng tương lai nhân loại trên các nền tảng vững chắc.
Hỏi 2: Người ta đã rất cảm phục sự rõ ràng của Ðức Thánh Cha Biển Ðức XVI, khi thấy Ðức Thánh Cha nói với Giáo Hội và xã hội Mỹ, bằng cách can đảm đương đầu với các đề tài khó khăn như việc lạm dụng tính dục trẻ em. Ðâu là các kết qủa có thể chờ đợi từ kiểu cách khiêm tốn và cứng rắn mạnh mẽ này của Ðức Thánh Cha?
Ðáp: Vâng, qúy vị nói đúng. Xem ra Ðức Thánh Cha đã dùng kiểu cách riêng của ngài để đương đầu với các vấn đề: nghĩa là rất liêm chính, không bao giờ trốn chạy trước các khó khăn, nhưng nhìn thẳng vào các khó khăn đó, nhìn xa hơn tới phía trước một cách sáng suốt và với ý thức rõ ràng. Khi nhìn vào các vấn đề của Giáo Hội tại Hoa Kỳ Ðức Thánh Cha đã đương đầu với chúng với cả ý thức nhìn nhận lỗi lầm, và dấn thân để chữa lành các vết thương và sử dụng tinh thần trách nhiệm đó cho tương lai, để các sự kiện trầm trọng như thế không bao giờ lập lại nữa. Tuy nhiên điều này đã được đưa vào trong diễn văn Ðức Thánh Cha Biển Ðức XVI nói với Giáo Hội Mỹ trong một bối cảnh rất rộng rãi, qua đó điều đã được loan báo là bổn phận giới thiệu sứ điệp của Chúa Kitô một cách toàn vẹn trong xã hội ngày nay, tìm lại vẻ đẹp và sự cao cả của ơn gọi giáo dục của Giáo Hội.
Diễn văn Ðức Thánh Cha nói với các đại học và giới chức giáo dục Hoa Kỳ đã là một bài diễn văn đáng ghi nhớ, trong đó Ðức Thánh Cha nêu bật những gì mà tín hữu công giáo Mỹ đã làm được trong lãnh vực giáo dục và văn hóa. Chúng ta phải nhớ điều này: đó là đã không có một quốc gia nào trên thế giới, trong đó Giáo Hội đã hoạt động nhiều cho nền văn hóa như Giáo Hội Mỹ, không phải chỉ cho tín hữu công giáo, mà còn cho tất cả mọi người dân nữa. Ðây là điều Ðức Thánh Cha đã thấy và đã tái đề cao với sự tin tưởng lớn lao nơi tương lai. Ðức Thánh Cha cũng đã nhắc lại biết bao công lao của tín hữu công giáo Mỹ trong tình liên đới đối với các người nghèo, các dân tộc khác cũng như tất cả mọi người cần được trợ giúp. Ngài mời gọi có cái nhìn tích cực đối với Giáo Hội Công Giáo, mà trong bài giảng tại nhà thờ chính tòa Thánh Patrick Ðức Thánh Cha dùng một hình ảnh rất đẹp để so sánh. Ðó là hình ảnh các kính mầu xinh đẹp của nhà thờ. Chúng sáng lên và ai sống kinh nghiệm từ bên trong mới hiểu được vẻ đẹp, sự cao cả và cảm tạ Chúa đã mời gọi mình làm thành phần của Giáo Hội này.
Trong diễn văn nói với giới trẻ cũng thế, Ðức Thánh Cha đã biết khơi dậy một sự hăng say lớn và trình bầy sự tích cực và vẻ đẹp của ơn gọi Kitô. Vì thế tôi nghĩ Ðức Thánh Cha đã thực sự giúp Giáo Hội Mỹ khép lại một trang sử xấu hổ, vì đây là từ mà chính Ðức Thánh Cha đã dùng, một trang sử đớn đau vì các lỗi lầm và các trách nhiệm nặng nề của qúa khứ, cả khi chỉ do một nhóm nhỏ trong số đông đảo các linh mục của Giáo Hội Mỹ, gây ra. Chắc chắn đây là thời gian khó khăn đối với các nạn nhân cũng như đối với các người có trách nhiệm và các vết thương mà Giáo Hội cảm nghiệm trong chính thân thể mình; nhưng trong tình bác ái và trong nỗ lực chữa lành các vết thương qúa khứ, giờ đây Giáo Hội Mỹ có thể tin tưởng nhìn về tương lai, vì biết rằng có sự tha thứ, có sự hòa giải, có khả năng tiếp tục sống ơn gọi Kitô với sự tích cực lớn lao hơn.
Hỏi 3: Thưa cha, Ðức Thánh Cha đã chinh phục con tim không phải chỉ của các tín hữu công giáo mà của toàn dân Mỹ, khi nói tới các giá trị xây nền cho Hoa Kỳ, các giá trị mà trong bao nhiêu thế hệ đã khiến cho vùng đất này trở thành một đích tới của niềm hy vọng. Chuyến tông du này của Ðức Thánh Cha có thể giúp nước Mỹ suy tư về vai trò của mình trong thế giới ngày nay hay không?
Ðáp: Chắc chắn là có rồi. Ðức Thánh Cha đã dùng một khoa sư phạm cổ điển của các Giáo Hoàng, cũng là của vị tiền nhiệm của ngài, đó là nói với cả một dân tộc và nhận diện các gốc rễ, các giá trị và ơn gọi lịch sử của nó với tất cả uy tín của một vị lãnh đạo tinh thần. Ðức Thánh Cha đã nói với người dân Mỹ về các đặc tính chung sống giữa biết bao nhiêu dân tộc có các nền văn hóa và niềm tin khác nhau, trong việc cùng nhau chung xây một cộng đoàn lớn trong tự do và dân chủ. Ðây là điều có thể trở thành một sứ điệp hòa bình, hòa giải và chung sống cho toàn nhân loại, trong tự do, một sự tự do được xây dựng một cách rõ ràng trên việc thừa nhận Thiên Chúa Tạo Hóa, và như thế thừa nhận các giá trị nền tảng của bản chất con người, như là hình ảnh của Thiên Chúa. Ðó là điều mà Ðức Thánh Cha đã rút tỉa ra và đã nói một cách hết sức rõ ràng, và người dân Mỹ cảm thấy họ được hiểu biết và được thừa nhận trong giá trị lịch sử và các khía cạnh tốt đẹp nhất của họ. Và dĩ nhiên đây là một thiện ích rất lớn. Cả các vị lãnh đạo cấp cao nhất của Hoa Kỳ như tổng thống Bush và phó tổng thổng Cheney, cũng đã thừa nhận khả năng này của Ðức Thánh Cha, trong việc gợi lại các khía cạnh tích cực của người dân Mỹ và trao ban cho nó một sứ điệp lớn.
Chiều ngày 20 tháng 4 (năm 2008) khi nghe diễn văn của phó tổng thống Cheney, tôi nghe những người Mỹ đứng chung quanh nói: những lời ca tụng quan trọng từ một trong các nhân vật cao cấp như thế trong chính quyền của đất nước chúng tôi đối với vị Thủ Lãnh của Giáo Hội Công Giáo là điều mà cho tới cách đây vài năm chúng tôi đã không thể tưởng tượng được. Ðiều này có nghĩa là nhân dân Hoa Kỳ, trong tất cả mọi khía cạnh của họ kể cả các giới lãnh đạo, thừa nhận rằng Giáo Hội Công Giáo và Ðức Thánh Cha là những người đối tác xứng đáng và hữu hiệu, vì giúp tìm ra điều tốt đẹp nhất của chính dân tộc Mỹ.
Hỏi 4: Chuyến tông du của Ðức Thánh Cha, như cha đã biết, cũng có thể được kể lại bằng các hình ảnh nữa. Chắc chắn cảnh tượng Ðức Thánh Cha Biển Ðức XVI qùy cầu nguyện tại Ground Zero, nền của Tháp Song Sinh, sẽ là hình ảnh không bao giờ phai nhòa trong ký ức của từng người chúng ta và đặc biệt trong ký ức của người dân thành phố New York. Vượt ngoài các cảm xúc thì đâu là ý nghĩa sâu xa nhất của biến cố này thưa cha?
Ðáp: Ðức Thánh Cha đã đến cầu nguyện tại Ground Zero, và ngài đã không đọc diễn văn lớn nào. Ngài đã đến để suy niệm, và qua đó ngài mời gọi chúng ta tất cả suy tư về mầu nhiệm của biến cố 11 tháng 9 năm 2001. Ðó là mầu nhiệm của sự dữ, lộ hiện ra với một sự hiếu chiến và bạo lực không thể nào hiểu nổi trong lịch sử của chúng ta, trong thời đại ngày nay. Sự dữ sát nhân đó giết chết hàng ngàn người vô tội, mà không lo âu gì, còn hơn thế nữa nó tìm sát hại để giữ thế đứng của nó trong cuộc sống của chúng ta, để khuấy động và đảo lộn cuộc sống. Nhớ lại sự kiện này nhưng đồng thời cũng là để nhớ lại rằng Ground Zero cũng đã là nơi nảy sinh ra điều tốt đẹp nhất của tình liên đới đối với những ai đang phải đau khổ.
Tôi đã rất xúc động vì không biết rằng 400 trên tổng số gần 3,000 người đã chết, là những nhân viên cấp cứu. Ðã có 340 nhân viên cứu hỏa bị chết trong biến cố này. Trộn lẫn với cái chết của người vô tội là sự hy sinh của người liều mạng để cứu giúp họ. Ðây là điều chúng ta không được quên. Nó diễn tả yếu tố của niềm hy vọng gắn liền với biến cố thê thảm buồn thương này, và nó là điều khiến cho chúng ta nhìn tới trước, hay đúng hơn là điểm tựa giúp nhìn tới trước và nói: "Không phải chỉ có sự dữ, mà cũng có sự thiện nữa!".
Với thái độ này chúng ta phải nhìn về tương lai và không để cho mình bị khuấy động và sợ hãi qúa đáng, bằng cách tiếp tục tìm xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, dựa trên nền tảng của các nguyên tắc, mà Ðức Thánh Cha đã nhắc tới trong bài diễn văn trước Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc, nghĩa là phẩm giá con người, thừa nhận Thiên Chúa Tạo Hóa và tất cả các nguyên tắc, mà chúa Kitô niềm hy vọng của chúng ta, giúp chúng ta trông thấy. Như thế, cả việc suy niệm biến cố thê thảm này nhưng rất đặc thù của lịch sử ngày nay, xem ra cũng được dẫn tới đề tài hy vọng trong chuyến viếng thăm này của Ðức Thánh Cha. Thực tế trong việc nhìn và trông thấy sự dữ hiện diện, nhưng cũng hy vọng vì biết rằng sự dữ không có tiếng nói cuối cùng, và có một tình yêu thương cho phép chúng ta bắt đầu trở lại và tái xây dựng cuộc sống.
Tin New York (Apic 18/04/2008) - Hôm ngày 17 tháng 4 năm 2008, áp ngày ÐTC đến đọc diễn văn tại Liên Hiệp Quốc, Ðức Tổng Giám Mục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã phát biểu trên đài Phát Thanh Vatican rằng ngài rất lấy làm tiếc vì các tôn giáo đôi khi đã bị lạm dụng để "hạ bệ, truất phế, gây chia rẽ và chiến tranh". Ðức Tổng Giám Mục đã nói như sau: "Chúng tôi chờ đợi ÐTC đến như là một uy tín tinh thần". "Cần đối xử với các tôn giáo đúng theo bản chất của tôn giáo, nghĩa là như những con đường để tôn vinh Thiên Chúa và làm cho con người được hạnh phúc; các tôn giáo cần làm cho con người trở nên kẻ cộng tác để giải quyết vấn đề, hơn là trở thành chính vấn đề." "Chúng ta không đòi các tôn giáo phải lãnh đạo những phương thế kỹ thuật để đem lại hoà bình, cũng không đòi các tôn giáo đưa ra những phương tiện kỹ thuật để thương thuyết, hoặc để công bố những nghị quyết." "Các tôn giáo cần tạo ra con đường tu đức, cần khai sáng một nền văn hoá, cần đào luyện một nhân loại mới, cần một tư tưởng tốt hướng đến việc phục vụ con người và thế giới".
Nhắc đến lễ kỷ niệm 60 năm công bố Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền, trong năm 2008 này, Ðức Tổng Giám Mục Migliore đã nhận định rằng hiện tại không có nhân quyền căn bản nào không bị bỏ lơ là hoặc bị xúc phạm, khắp nơi trên thế giới. Theo Ðức Tổng Giám Mục, sở dĩ có tình trạng vừa nói trên, là bởi vì vẫn còn lập trường cho rằng nhà nước là kẻ có quyền trao ban những quyền lợi cho công dân, và có quyền giới hạn tầm mức áp dụng quyền đó, thay vì phải xem những quyền lợi đó như là những quyền tự nhiên, bẩm sinh và gắng liền với ngôi vị con người". Ðức Tổng Giám Mục Migliore cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở lại sự cộng tác pháp lý giữa các quốc gia. Những tổ chức quốc tế có thể trợ giúp, vì đó là những thành tố quý báu và không thể thay thế của việc áp dụng những nhân quyền.
Cuối cùng, Ðức Tổng Giám Mục còn cho biết rằng phần đóng góp của phái đoàn Toà Thánh cho tổ chức Liên Hiệp Quốc là khai mở cuộc thảo luận về tất cả mọi khía cạnh của sự tự do tôn giáo liên quan đến các chính phủ, các xã hội dân sự, các tôn giáo, và cả đến những ai xem tôn giáo như là "một vấn đề", một ngăn trở cho hoà bình và phát triển.
(Radio Veritas Asia 22/04/2008) - Quý vị và các bạn thân mến. Vào lúc 10:40 trưa thứ Hai ngày 21/04/2008, chuyến bay chở ÐTC Beneđitô XVI đã về tới Phi Trường Quân Sự Squadroon 31 tại Ciampino, Italia, cách Roma 30 cây số về phía Ðông Nam, kết thúc tốt đẹp sáu ngày viếng thăm Hoa Kỳ tại hai địa điềm: thủ đô Washington và New York.
ÐTC đã để lại âm hưởng tốt không những trên các tín hữu công giáo nói riêng, mà còn trên dân chúng Hoa Kỳ nói chung. Cô luật sư Rosemary Yu, sinh sống tại Hoa Kỳ đã tâm sự với phóng viên Carrie Gress làm việc cho hãng tin Zenit như sau: "Lúc đầu tôi không muốn có liên hệ gì với chuyến viếng thăm. Nhưng rồi, sau khi theo dõi cuộc tiếp rước Ðức Thánh Cha tại thủ đô Washington, thì tôi không còn cưỡng lại được nữa." Cô Yu đến với đám đông đứng chờ tại Toà Ðức Hồng Y Tổng Giám Mục New York, với hy vọng được thấy ÐTC, khi ngài bước ra từ đó. Không những cô đã được thấy, mà còn được bắt tay ÐTC và nói vội vài lời với ÐTC rằng "hàng triệu người công giáo tại Trung Quốc yêu mến ngài và sống trung thành với ngài".
Thật là quá sớm để thẩm định đúng tầm ảnh hưởng của chuyến viếng thăm nói chung, và của những sứ điệp được ÐTC nói lên trong các bài diễn văn của ngài trong nhiều dịp khác nhau. Tuy nhiên, Cha George Rutler đã chia sẻ với hãng tin Zenit kinh nghiệm của ngài rằng hôm thứ Bảy 19 tháng 4 năm 2008 đã có nhiều người đến xưng tội hơn, trong số này, đã có những người đã bỏ xưng tội từ 16 hay 17 năm nay. Và cũng có nhiều người trẻ đến lãnh bí tích hoà giải nữa."
Giờ đây, trong bài tường thuật này, chúng tôi kính mời quý vị và các bạn theo dõi vài chi tiến liên quan đến biến cố cuối cùng của chuyến viếng thăm tại Hoa Kỳ. Ðó là Thánh Lễ tại Vận Ðộng Trường Yankee New York, để kỷ niệm 200 năm thành lập các giáo phận New York, Boston, Philadelphia và Louisville, và kỷ niệm 200 năm giáo phận Baltimore được nâng lên hàng Tổng Giáo Phận. Khi ÐTC đến, cộng đoàn tín hữu, đông khoảng 60,000 người, đã hoan hô ngài vang dội. Ðiều này cho thấy ÐTC đã thành công thu phục tâm hồn của mọi người.
Trong bài giảng, ÐTC đã nhắc đến sự phát triển gây ấn tượng của Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ, trong 200 năm qua. Ngoài ra, ÐTC cũng mời gọi người công giáo Hoa Kỳ đừng đưa Ðức Tin ra khỏi sinh hoạt chính trị, và hãy bênh vực các thai nhi còn trong lòng mẹ. Dù đây là thời gian tranh cử, chuẩn bị cho cuôc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm 2008, nhưng ÐTC không do dự kêu gọi những người công giáo tại Hoa Kỳ hãy dấn thân chống phá thai, và hãy chống lại những "tin mừng giả" về tự do".
Tưởng cũng nên nhắc lại nơi đây rằng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, hai ứng cử viên của đảng Dân Chủ, Bà Hilary Clinton và Ông Barack Obama, đã công khai nói lên lập trường ủng hộ phá thai; trong khi đó thì Ông John McCain, thuộc đảng Cộng Hoà, thì mạnh mẽ giữ lập trường chống phá thai.
Trở lại bài giảng, ÐTC đã nói như sau: "Trên đất nước của tự do tôn giáo, những người công giáo không những đã gặp được sự tự do thi hành Ðức Tin, mà còn được tham dự trọn vẹn vào đời sống dân sự".
ÐTC đã mời gọi các tín hữu hãy tiến về phía trước với quyết tâm vững chắc và biết khôn ngoan sử dụng sự tự do, để xây dựng một tương lai hy vọng cho những thế hệ đến sau.
ÐTC đã khuyến khích người công giáo "hãy loại bỏ sự phân rẻ giữa đức tin và sinh hoạt chính trị, hãy vượt qua mọi tách rời giữa đức tin và đời sống, vừa đồng thời chống lại những tin mừng giả về tự do và hạnh phúc. ÐTC nói: "Xin anh chị em hãy có can đảm công bố Chúa Giêsu Kitô và những sự thật không biến đổi dựa trên nền tảng Chúa Giêsu Kitô.
Sau Thánh Lễ, ÐTC về nghỉ một chút tại Trụ Sở của Phân Bộ Toà Thánh cạnh Liên Hiệp Quốc, để rồi sau đó ra phi trường quốc tế Kennedy giã từ mọi người, để lên đường trở về lại Roma, lúc 20.30 phút tối ngày 20/04/2008.
Lần này cầm đầu phái đoàn chính phủ ra chào từ giã Ðức Thánh Cha tại Phi Trường là Phó Tổng Thống Richard Cheney, và đứng đầu bên giáo hội công giáo là Ðức Hồng Y chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ. Ban tổ chức đã muốn cho buổi lễ tiễn đưa ÐTC mang sắc thái "đa dân tộc", với 1,500 người đại diện cho 20 sắc dân có mặt trong giáo phận Brooklyn, New York, trong đó có người Phi, ngưòi BaLan, Brazile, Nigeria,Croat, Ghana và Việt Nam.
Sau đây xin mời quý vị theo dõi bài diễn văn cuối cùng của Ðức Thánh Cha vào lúc kết thúc chuyến viếng thăm Hoa Kỳ như sau:
Thưa ngài phó Tổng Thống, thưa quý thẩm quyền dân sự,
Anh em giám mục, và anh chị em thân mến,
Ðã đến lúc tôi phải tạm biệt Ðất Nước của quý vị và anh chị em. Những ngày Tôi trải qua tại Hoa Kỳ có nhiều kỷ niệm đáng ghi nhớ về sự hiếu khách của quý vị và anh chị em; tôi muốn nói lên lòng ghi ơn sâu xa với tất cả quý vị, quý chư huynh, và anh chị em tất cả, vì đã tiếp rước Tôi cách thân tình.
Tôi vui mừng được chứng kiến đức tin và lòng đạo đức của cộng đoàn công giáo nơi đây. Tâm hồn tôi cảm động vì được gặp những vị lãnh đạo và đại diện của những cộng đồng kitô và của những tôn giáo khác. Tôi xin lặp lại nơi đây những tâm tình tôn trọng và mến thương với tất cả quý vị, quý chư huynh, và quý anh chị em. Tôi biết ơn ngài Tổng thống Bush, vì đã đến chào tôi, ngay từ giây phút đầu tiên của chuyến viếng thăm. Tôi cám ơn ngài phó tổng thống Cheney, vì đã đến đây trong giây phút từ biệt này. Quý thẩm quyền dân sự, những nhân viên và những anh chị em thiện nguyện tại Washington và New York, đã quảng đại đóng góp thời giờ và phương tiện, để bảo đảm cho chuyến viếng thăm của tôi được diễn ra tốt đẹp. Vì vậy, tôi tri ân ông thị trưởng Adrian Fenty của Washington, và ông thị trưởng Michael Bloomberg của New York.
Một lần nữa, trong tâm tình cầu nguyện, tôi gởi lời chúc mừng đến những đại diện của Tổng Giáo Phận Baltimore, Tổng Giáo Phận đầu tiên, và đến các giáo phận New York, Boston, Philadelphia và Louis ville, trong Năm Mừng Lễ này. Xin Thiên Chúa tiếp tục ban phước lành cho anh chị em trong những năm sắp đến.
Với tất cả chư huynh trong hàng giám mục, với Ðức Cha Di Marzio, giám mục giáo phận Brooklym, với những viên chức và những nhân viên của Hội Ðồng Giám Mục, đã đóng góp nhiều cách, để chuẩn bị chuyến viếng thăm này, tôi xin nói lên lòng biết ơn, vì đã chịu cực và tận tuỵ. Với tâm tình mộ mến, một lần nữa, tôi xin chào các linh mục, tu sĩ, phó tế, chủng sinh, các bạn trẻ,và tất cả anh chị em tín hữu Hoa Kỳ, và tôi khuyến khích quý anh chị em tiếp tục vui tươi làm chứng cho Chúa Kitô, niềm hy vọng chúng ta, là Ðấng Phục Sinh, Ðấng cứu thế, Ðấng làm cho mọi sự nên mới và ban cho chúng ta sự sống dồi dào.
Một trong những cao điểm của chuyến viếng thăm này là dịp đọc diễn văn tại Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc. Tôi cám ơn ngài tổng thư ký Ban-Ki-Moon vì đã mời tôi đến. Nhìn lại 60 năm qua, kể từ lúc Tuyên Ngôn Nhân Quyền được công bố, tôi dâng lời cảm tạ vì tất cả những gì Liên Hiệp Quốc đã có thể chu toàn, để bênh vưc và cổ võ những nhân quyền căn bản trên khắp thế giới. Tôi khuyến khích những con người thiện chí khắp nơi hãy tiếp tục làm việc không mệt mỏi, để cổ võ sự công bằng và chung sống an hoà giữa các dân tộc và các quốc gia.
Chuyến viếng thăm sáng nay của tôi tại "Mặt Bằng Zerô", sẽ còn mãi trong ký ức tôi vì tôi tiếp tục cầu nguyện cho những kẻ đã chết và cho những ai đau khổ do hậu quả của thảm kịch đã xảy ra tại đây năm 2001. Cho mọi người tại Hoa Kỳ và trên khắp thế giới, tôi cầu xin cho tương lai không ngừng mang đến mỗi ngày một nhiều hơn tình huynh đệ và liên đới, sự gia tăng niềm kính trọng lẫn nhau, niềm tin tưởng và sự phó thác vào Thiên Chúa, Cha chúng ta trên trời.
Với những lời trên, tôi xin chào tạm biệt. Tôi xin anh chị em nhớ cầu nguyện cho tôi, và tôi bảo đảm với quý vị và anh chị em tình thương và tình bằng hữu trong Chúa. Xin Thiên Chúa chúc lành cho Hoa Kỳ!
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã là vị Giáo Hoàng thứ Ba đến thăm Vương Cung Thánh Đường St. Patrick New York. Trong khi khiêm nhường xem mình là “người kế tục kém tài của thánh Phêrô”, Đức Thánh Cha đã cám ơn người Công Giáo Hoa Kỳ vì những lời cầu nguyện và tình yêu thương nồng nhiệt dành cho ngài.
Đức Thánh Cha đã đưa ra những nhận xét ứng khẩu vào cuối thánh lễ sáng thứ Bẩy 19/4 tại Vương Cung Thánh Đường St. Patrick New York với 3000 Giám Mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh để mừng ba năm triều Giáo Hoàng của ngài.
Cộng đoàn đã vỗ tay hoan hô nhiệt liệt sau khi Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đọc một lời chúc mừng bằng tiếng Tây Ban Nha và chúc triều Giáo Hoàng của ngài kéo dài nhiều năm nữa.
Đức Thánh Cha cầm lấy máy vi âm, ngài nhìn một biển người trong ngôi thánh đường kiến trúc theo lối Gothic, mỉm cười và nói rất nhẹ nhàng.
“Tôi chỉ có thể cám ơn anh chị em vì tình yêu dành cho Giáo Hội, vì tình yêu dành cho Chúa chúng ta và tình yêu mà anh chị em cũng dành cho người kế tục kém tài của thánh Phêrô này”.
“Tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để trở nên người kế vị thực sự của thánh Phêrô, người cũng chỉ là một con người với những khiếm khuyết và tội lỗi, nhưng cuối cùng ngài vẫn là đá tảng của Giáo Hội”.
Đức Thánh Cha cầu xin sao cho, với ơn Chúa, ngài cũng xứng đáng trở thành đấng kế vị của thánh Phêrô dù với điều mà ngài gọi là “sự nghèo nàn” thiêng liêng của mình.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã được bầu làm vị Giáo Hoàng thứ 265 vào ngày 19/4/2005 trong ngày thứ hai của Cơ Mật Viện gồm 115 vị Hồng Y. Khi xuất hiện trước bao lơn hướng ra quảng trường Thánh Phêrô ngài cũng đã đưa ra một nhận xét khiêm nhường:
“Sau vị đại Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, các Hồng Y đã chọn tôi, một thợ vườn nho đơn giản và khiêm hạ của Chúa. Tôi lấy làm an ủi trước sự kiện Chúa có thể hoạt động ngay cả với những khí cụ bất xứng và tôi đặc biệt ký thác mình trong lời cầu nguyện của anh chị em”.
Trong thánh lễ tại St. Patrick's, New York, Đức Hồng Y Edward M. Egan đã nói với Đức Thánh Cha rằng người Công Giáo tại New York rất hân hạnh khi thấy Đức Thánh Cha “bắt đầu năm thứ Tư của sứ vụ mục tử toàn thể Hội Thánh tại đây giữa chúng con”.
Ngỏ lời với các linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ, và chủng sinh trong bài gảng Thánh Lễ sáng thứ Bảy 19/04/2008, ÐTC đưa ra lời mời gọi và khích lệ quan trọng. Ðó là ngài mời gọi Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ hãy "mở ra trang mới", vượt qua cuộc khủng khoảng trong những năm qua. Và không phải chỉ khủng hoảng vì những gương xấu lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, mà còn khủng hoảng vì những chia rẽ trong nội bộ giáo hội từ sau Công Ðồng Vaticanô II đến nay.
Lời kêu gọi "hãy mở ra trang mới" được ÐTC gởi đến không những cho khoảng 3,000 linh mục, thầy phó tế, tu sĩ nam nữ, hiện diện trong Nhà Thờ Chánh Toà Thánh Patrick, mà còn cho cả những anh chị em giáo dân, cho mọi thành phần giáo hội. Vì không còn chỗ trống trong Nhà Thờ Chánh Toà, nên hàng ngàn anh chị em giáo dân phải dành đứng ở bên ngoài, nơi con đường số 5, để tham dự thánh lễ.
ÐTC giải thích thêm như sau: "Có lẽ chúng ta đã quên rằng --- trong một xã hội trong đó Giáo Hội xem ra đối với nhiều người như là một "cộng đoàn pháp lý và tổ chức phẩm trật" --- (quên rằng) thách thức khẩn thiết nhất của chúng ta là thông truyền niềm vui phát sinh từ Ðức Tin và từ kinh nghiệm về Tình yêu Thiên Chúa." "Anh chị em là những kẻ đã tận hiến đời mình để làm chứng cho tình yêu Chúa Kitô và cho công cuộc xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô; anh chị em biết rõ, --- từ những tiếp xúc hằng ngày với thế giới quanh chúng ta, --- biết rõ biết bao lần chúng ta bị cám dỗ buông xuôi, rút lui và cả bi quan về tương lai." ÐTC mời gọi hãy có một đức tin mỗi ngày một sâu xa hơn, tin vào quyền năng vô cùng của Thiên Chúa có sức biến đổi mọi hoàn cảnh con người, có sức tạo ra sự sống từ sự chết, có sức soi sáng những đêm đen tối nhất." Theo ÐTC, bí quyết sống là nhìn thực tại với đôi mắt Thiên Chúa, nghĩa là với cái mà chúng ta gọi là "cuộc trở lại của tri thức", một cuộc trở lại cũng cần thiết như là "cuộc trở lại luân lý", ngõ hầu đức tin được lớn lên, ngõ hầu chúng ta có thể phân biệt các dấu chỉ của thời đại và ngõ hầu chúng ta có thể đích thân đóng góp phần của mình cho đời sống và sứ mạng của Giáo Hội". Như thế, ÐTC kêu gọi thực hiện cuộc canh tân thiêng liêng đích thật theo Công Ðồng Vaticanô II, một cuộc canh tân làm cho Giáo Hội được vững mạnh trong sự thánh thiện và trong sự hiệp nhất, hai điều rất cần thiết để rao giảng hữu hiệu Phúc Âm cho thế giới ngày nay.
Nhắc đến những lạm dụng tính dục đã xảy ra, ÐTC không nói lời phiền trách, nhưng lời an ủi và khích lệ. Ngài nói: "Tôi hiệp ý cầu nguyện với anh chị em, ngõ hầu đây sẽ là thời gian thanh luyện cho mỗi người, cho mỗi cộng đoàn, mỗi cộng đoàn tu trì, là thời gian để chữa lành.
Nguyện xin Chúa Giêsu Kitô ban cho Giáo Hội tại Hoa kỳ một ý thức hiệp nhất đã được canh tân, trong khi tất cả mọi thành phần giáo hội --- giám mục, giáo sĩ, tu sĩ nam nữ và giáo dân --- đều cùng tiến bước trong hy vọng, trong tình yêu thương lẫn nhau, để phục vụ cho sự thật.
Như vậy, Giáo Hội tại Hoa Kỳ sẽ sống một Mùa xuân mới!
ÐTC kết thúc bài giảng của ngài với những lời như sau:
" Chúng ta hãy đưa mắt nhìn lên cao! Với sự khiêm nhường và tin tưởng thật mạnh mẽ, chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta mỗi ngày được lớn lên trong sự thánh thiện, một sự thánh thiện làm cho chúng ta trở thành những viên đá sống động trong đền thờ được xây lên giữa thế giới hôm nay. Nếu chúng ta thật sự là sức mạnh hiệp nhất, thì chúng ta hãy là những kẻ đầu tiên tìm đến với sự hoà giải nội tâm nhờ qua sự ăn năn đền tội. Chúng ta hãy tha thứ cho những sai lỗi đã làm khổ chúng ta và bỏ đi mọi tâm tình nóng giận và chống đối. Chúng ta hãy là những kẻ đầu tiên làm chứng cho sự khiêm tốn và trong sạch của con tim, hai điều cần thiết để đến gần với ánh sáng sự thật của Thiên Chúa.
Anh chị em thân mến,
Trong truyền thống tốt đẹp nhất của Giáo Hội tại đất nước này, anh chị em hãy là những người bạn đầu tiên của người nghèo, người không nhà cửa, người khách lạ, người đau bệnh, và tất cả những ai đang đau khổ. Anh chị em hãy hành động như những cột tru của niềm hy vọng, hãy chiếu dọi ánh sáng của Chúa Giêsu trên thế gian, và hãy khuyến khích các bạn trẻ biết khám phá nét đẹp của một cuộc sống được tận hiến hoàn toàn cho Chúa và cho giáo hội. Tôi nói lên điều này cách riêng cho các chủng sinh và các ứng sinh các dòng đang hiện diện nơi đây... Chúng con đừng bao giờ quên rằng chúng con được gọi, để chu toàn cách hăng say và vui mừng --- hăng say và vui mừng là hồng ân Chúa Thánh Thần --- (chu toàn) một công việc mà những kẻ khác đã bắt đầu, công việc mà một ngày kia chúng con cũng sẽ trao lại cho thế hệ mới. Hãy làm việc cách quảng đại và vui tươi, bởi vì Ðấng mà anh chị em phuc vụ là Chúa!
Tin Vatican (Vat 20/04/2008) - Biến cố kết thúc chuyến tông du của Ðức Thánh Cha Bênêđictô XVI sang Hoa kỳ là Thánh lễ cử hành tại sân vận động Yankee vào lúc 2 giờ rưỡi chiều chúa nhựt 20/04/2008 (giờ địa phương, tương đương với 1 giờ rưỡi sáng thứ Hai 21/04/2008 tại Việt Nam), dành cho cộng đồng Dân Chúa, nhân kỷ niệm 200 năm thành lập các tổng giáo phận Baltimore, Boston, Lousville, New York, Philadelphia.
Bây giờ chúng tôi xin kính mời quý vị trở lại với sinh hoạt của Ðức Thánh Cha vào thứ Bảy 19/04/2008. Vào buổi sáng, tại nhà thờ chánh toà, ngài đã chủ sự thánh lễ dành cho các linh mục và tu sĩ nam nữ. Vào buổi chiều, tại chủng viện thánh Giuse, đã diễn ra một cuộc gặp gỡ với các chủng sinh và các bạn trẻ, với bầu khí nhộn nhịp không khác gì Ðại hội giới trẻ. Chúng tôi muốn dừng lại cách riêng ở bài nói chuyện này.
Ðại chủng viện thánh Giuse được khánh thành từ năm 1896, và có khả năng tiếp đón 160 sinh viên từ nhiều giáo phận. Trước tiên, Ðức Bênêđictô XVI đi vào viếng nhà nguyện, và tại đây ngài đã dành một buổi tiếp kiến cho 56 thiếu nhi khuyết tật, trong khoảng tuổi từ 3 đến 18. Những người hiện diện bị xúc động vì những cử chỉ hơn là các lời nói, khi thấy ngài đến vuốt ve, chúc lành cho các em, hoặc an ủi các phụ huynh của các em. Các em đã tặng Ðức Thánh Cha một bức tranh do các em đã vẽ, cùng với những lời vắn tắt: "Thưa Ðức Thánh Cha, xin cám ơn cha vì đã dành cho chúng con một khoảng thời giờ khi đến New York. Cha đã thúc đẩy chúng con yêu mến Chúa Giêsu hơn nữa. Mong rằng sự có mặt của Cha sẽ nhắc nhở cho hết mọi người rằng sự sống con người rất là quý giá và thánh thiêng, kể cả khi gặp thử thách". Một chi tiết đáng ghi nhận là những bài hát mừng vị Cha Chung do một ca đoàn gồm 16 người điếc thuộc giáo xứ thánh nữ Elizabeth Hungari. Ðây là điểm được nêu bật trong bài đáp từ, nghĩa là mỗi người được Chúa ban nhiều ân huệ khác nhau, trong đó ân huệ quý giá nhất là sự sống: chính sự khó khăn của cuộc sống của họ đã mang lại niềm hy vọng cho tha nhân. ÐTC đã xin các em hãy dâng những đau khổ để cầu nguyện cho Ngài, cho thế giới, cho những người chưa biết Chúa.
Kế đó ngài đi đến sân vận động của chủng viện, nơi mà 25 ngàn bạn trẻ đang tụ họp và đón tiếp với bài ca mừng sinh nhật 82 tuổi cũng như ba năm đắc cử giáo hoàng. Nội dung của bài nói chuyện là niềm hy vọng của người Kitô hữu, dựa theo lời khuyến của thánh Phêrô tông đồ "anh em hãy sẵn sàng trả lời cho những ai chất vấn về niềm hy vọng mang trong mình" (1 Pr 3,15).
Mở đầu, ÐTC đã trưng dẫn tấm gương của các vị thánh của Hoa kỳ, họ đến từ những xứ khác nhau, và họ đã đến đất này để phục vụ Thiên Chúa, và những anh chị em của mình. Những tấm gương cũng mời gọi chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa cuả thế hệ ngày nay, cũng đang đi tìm ý nghĩa cuộc đời, giữa bao nhiêu hoang mang, vì không biết đâu là con đường đưa tới hạnh phúc đích thực. Ngài cũng kể lại kinh nghiệm đen tối của bản thân khi còn là thanh niên, sống dưới một chế độ độc tài cho rằng mình mang giải pháp cho tất cả mọi vấn đề. Họ đã kiểm soát các trường học, các cơ quan hành chính, và thậm chí len vào cả lãnh vực tôn giáo. Chũ nghĩa đã cho Thiên Chúa vào sổ đen, và như vậy đã không cho biết bao người được đi tìm hiểu điều gì là chân chính vầ tốt lành. Trong thời gian đó, đã có nhiều người đã sang Hoa kỳ lánh nạn. Tạ ơn Chúa vì những ngày đen tối ấy đã qua đi, sự dữ tuy có lúc thắng thế những đã bị lật đổ. Và đây chính là niềm xác tín mang lại niềm hy vọng cho các tín hữu, tin rằng cuối cùng sự thiện sẽ thắng, như phụng vụ nhắc nhở chúng ta trong lễ Phục sinh.
Tuy nhiên, ÐTC nói tiếp, ngày hôm nay lực lượng của đen tối và đàn áp vẫn còn ngự trị ở nhiều nơi. Truớc hết, nó nằm ngay trong chính trái tim của con người, khiến cho biết bao nhiêu giấc mơ và ước muốn của các bạn trẻ bị tan vỡ. Ðó là trường hợp của những người bị tàn phá bởi ma tuý, hoặc những kẻ bị dày vò vì thiếu nhà cửa, vì cảnh túng thiếu, vì nạn kỳ thị màu da, vì baọ lực, vì sa đoạ. Tuy những cảnh tượng này xuất phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nói chung, tất cả đều chung ở chỗ là con tim bị nhiễm độc bởi tâm trạng đối xử tha nhân như đồ vật, gây ra trái tim chai cứng, không còn biết tôn trọng phẩm giá mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi người. Những hoàn cảnh này kêu gọi chúng ta hãy chìa tay ra để giúp cho họ tìm lại con đường của hy vọng và lương thiện.
Vùng đen tối thứ hai chi phối trí tuệ, và lắm lần gây ra tai hại mà chúng ta không lương được: đó khi sự thật bị bóp méo, khiến cho nhận thức và ước nguyện bị lệnh lạc. Ðiều này xảy ra khi mà người ta đề cao tự do, nhưng không cần đếm xỉa đến chân lý. Nhiều người tranh đấu cho tự do cho cá nhân, nhưng họ nghĩ rằng không cần biết đến chân lý kể cả chân lý về điều gì là tốt. Tại nhiều nơi, ra như bàn đến chân lý có nghĩa là gây ra tranh cãi, vì thế nên dẹp qua một bên.
Nhiều người cho rằng thay vì chân lý, nên chấp nhận tất cả, và có như vậy thì lương tâm mới được giải thoát. Nhưng thử hỏi: tự do còn có giá trị gì, một khi mà nó không còn theo đuổi chân lý? Từ đó biết bao bạn trẻ bị dẫn vào đường nghiện ngập, không còn biết tôn trọng phẩm giá của mình hay của tha nhân. Sự thật không phải là cái gì áp đặt, cũng không phải là một mớ những quy luật, nhưng là khám phá ra một kẻ không bao giờ lường gạt chúng ta. Chân lý là một người, đức Giêsu Kitô.
Nhắc lại khuôn mặt của vài vị thánh nhân Hoa ky, ÐTC nhắc nhở rằng các ngài là chứng nhân cho niềm hy vọng, có khả năng giải thoát những người khác khỏi cảnh tối tăm của con tim và tinh thần. Kể cả khi bị cám dỗ muốn đóng kín mình lại, chúng ta hãy nhìn lên tấm gương của các thánh để lấy sức mạnh.
Lắm lần chúng ta bị coi là những kẻ chỉ biết nói đến những điều cấm đoán. Ðiều đó không đúng tí nào. Một người môn đệ chân chính của đức Kitô là một kẻ biết trầm trồ ngạc nhiên. Chúng ta đứng trước một Thiên Chúa mà chúng ta biết và yêu mến như là người bạn, đứng trước cảnh mênh mông của vũ trụ và trước vẻ đẹp của niềm tin Kitô giáo. Tấm gương của các vị thánh mời gọi chúng ta hãy nhìn đến bốn khía cạnh cốt yếu của gia sản đức tin: cầu nguyện riêng tư, thinh lặng, cầu nguyện phụng vụ, đức ái thực hành, ơn gọi.
Sự cầu nguyện nuôi dưỡng mối tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa. Sự cầu nguyện mở rộng tâm hồn chúng ta đến Thiên Chúa và tha nhân, và như các thánh cho thấy, sự cầu nguyện trở thành động lực cho hy vọng. Một khía cạnh quan trọng của cầu nguyện là thinh lặng để lắng nghe Thiên Chúa thỏ thẻ trong ta.
Bài nói chuyện kết luận với vài suy tư về ơn kêu gọi, dành cho các chủng sinh. ÐTC đã cám ơn các phụ huỵnh và khuyên nhủ các chủng sinh hãy tránh những cơn cám dố muốn biểu dương, tìm chức vị; trái lại, các chủng sinh hãy tìm một nếp sống thực sự mang tính bác ái, khiết tịnh và khiêm nhường, bắt chước Chúa Kitô. Nhìn lên gương các thánh, chúng ta hãy biết lắng nghe tiếng Chúa thỏ thẻ trong tâm hồn, và hãy vui vẻ đáp lại lời mời của Chúa, để lên đường mang niềm hy vọng cho thế giới.
(Radio Vatican)
ÐTC đến cầu nguyện tại "Mặt Bằng Zêrô"
Đức Thánh Cha đã bắt đầu ngày cuối cùng trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ngài bằng cách thăm viếng Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế nơi quân khủng bố đã đâm hai máy bay vào Tòa Tháp Đôi ngày 11/9/2001.
Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Ground Zero đã diễn ra trong không khí trầm mặc trái hẳn với những buổi lễ tưng bừng với con số đông đảo người Công Giáo và không Công Giáo tại Hoa Kỳ chào đón ngài thật náo nhiệt trong những ngày qua. Bầu trời xám xịt giăng trên khung trời khu vực tài chính thế giới trong một ngày giá lạnh như chia sẻ lòng thương cảm đối với những nạn nhân của vụ tấn công khủng bố dã man này.
Xe của Đức Thánh Cha đã đi xuống dưới tầng hầm bằng đường đi chỉ dành cho các
nhân viên kiến trúc đang xây dựng cao ốc 120 tầng, một khu vực tưởng niệm và một
trạm chuyển tiếp. Thông thường, các buổi tưởng niệm các nạn nhân được cử hành
bên trên ở khu vực trạm xe điện. Buổi cử hành của Đức Thánh Cha đã diễn ra bên
dưới tầng hầm ngay tại địa điểm của Tòa Tháp phía Bắc.
Đức Thánh Cha đã quỳ gối cầu nguyện sau đó ngài thắp một ngọn nến tưởng niệm cho
hơn 2900 nạn nhân bị giết tại đây, cũng như trong 4 vụ đâm máy bay và một vụ rớt
máy bay của hãng hàng không United Airlines số 93 tại Shanksville, Pensylvania.
Cho đến nay 1100 người vẫn không tìm thấy xác.
Đức Thánh Cha đã dâng lên cầu nguyện sau đây:
“Chúng con xin vì lòng nhân lành Chúa
ban ánh sáng và an bình trường cửu
cho những ai đã chết nơi đây –
những người anh hùng đã đáp lại đầu tiên:
những người lính cứu hỏa, những cảnh sát viên chúng con,
những nhân viên cấp cứu, và những nhân viên Port Authority,
cùng với tất cả những người nam nữ vô tội
là nạn nhân của thảm kịch này
chỉ vì công việc hay sự phục vụ của họ
đã đưa họ đến đây ngày 11/9/2001
Chúng con cậy vì lòng nhân từ của Chúa
xin mang ơn chữa lành đến những ai
vì sự hiện diện của họ trong ngày đó
chịu đựng những vết thương và đau yếu.
Xin Chúa cũng chữa lành đau thương của những gia đình than khóc
và của tất cả những ai mất đi người thân yêu trong thảm kịch này.
Xin Chúa ban cho họ sức mạnh tiếp tục cuộc sống với lòng can đảm và hy vọng.
Lạy Thiên Chúa của bình an, xin Chúa ban hòa bình cho thế giới bạo lực này của
chúng con. Xin Chúa biến cải theo đường lối yêu thương của Chúa những tâm hồn và
tâm trí chất chứa đầy thù hận”.
Sau lời nguyện Đức Thánh Cha đã rảy nước thánh ban phép lành cho địa điểm này và
những người tham dự buổi cầu nguyện.
24 người có liên hệ trong vụ này gồm những nạn nhân sống sót, những thân nhân,
và 4 người đến trợ giúp đã được mời để tham dự buổi cầu nguyện này cùng với
ngài. Ngài hỏi han từng người một. Trong số họ cũng có những người không Công
Giáo. Những người Công Giáo đã quỳ xuống hôn nhẫn ngài.
Ông James Riches, giám đốc Cứu Hỏa New York có người con cũng là lính cứu hỏa đã
tử nạn trong vụ này nói rằng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha mang lại ủi an
trong tâm hồn cho ông.
Hàng ngàn người đã đứng chung quanh khu vực cố nhìn cho được Đức Thánh Cha. Đức
Hồng Y Edward Egan của tổng giáo phận New York, thị trưởng Michael Bloomberg,
Thống Đốc New York David Paterson và Thống Đốc New Jersey Jon Corzine đã tháp
tùng Đức Thánh Cha.
Gặp các nạn nhân bị lạm dụng tính dục
Hôm thứ năm, 17-4-2008, ĐTC đã có một cuộc gặp gỡ ngoài chương trình với một nhóm các nạn nhân bị LM lạm dụng tính dục và ngài cho biết Giáo Hội tiếp tục nỗ lực giúp hàn gắn các vết thương do những hành động ấy gây ra.
LM Lombardi S.J, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết: tại nhà nguyện riêng trong tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Washington, ĐTC đã gặp 5 nạn nhân cả nam lẫn nữ do ĐHY Sean O'Malley, TGM giáo phận Boston, hướng dẫn. Họ đã cầu nguyện với ĐTC, ngài lắng nghe mỗi người kể lại sự tích đau thương họ đã phải chịu, khích lệ họ và cho biết ngài sẽ cầu nguyện cho họ, cho gia đình họ cũng như cho tất cả các nạn nhân của những vụ lạm dụng tính dục”. Cuộc gặp gỡ kéo dài khoảng 25 phút. Cha Lombardi cũng nói rằng đó là một cuộc gặp gỡ rất cảm động, và một số người đã rơi lệ. ĐHY O'Malley đã trao cho ĐTC một cuốn sách liệt kê tên của khoảng 1 ngàn nạn nhân bị lạm dụng tại tổng giáo phận Boston của ngài trong nhiều thập niên qua, để ĐTC nhớ cầu nguyện cho họ.
Gặp giới giáo dục Công Giáo
Chiều ngày 17-4-2007, ĐTC đã có hai cuộc gặp gỡ quan
trọng: với giới giáo dục Công Giáo tại Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ và với các vị
lãnh đạo liên tôn tại Trung Tâm Văn Hóa Gioan Phaolô 2.
Khi ĐTC đến khuôn viên đại học Công Giáo Hoa Kỳ lúc 6 giờ chiều, hàng trăm sinh
viên tụ tập tại đây đã reo hò chào đón ngài.
ĐTC đã gặp 400 người gồm 200 giáo sư viện trưởng các Đại học và trường cao đẳng Công Giáo ở Mỹ, và 200 vị đặc trách về các học đường Công Giáo thuộc các giáo phận toàn quốc Hoa Kỳ. Cuộc gặp gỡ diễn ra tại hội trường và ĐTC ngồi trên chiếc ghế gỗ do chính các sinh viên Công Giáo vẽ kiểu và thực hiện. Sau lời chào mừng của Đức Ông David O'Connell, Viện trưởng Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, ĐTC đã ngỏ lời với mọi người và tái khẳng định vai trò quan trọng của nền giáo dục Công Giáo đối với gia đình, Giáo Hội và xã hội. Ngài nói:
”Giáo dục là một phần sứ mệnh loan báo Tin Mừng của Giáo Hội, vì mỗi một cơ cấu
giáo dục Công Giáo trước hết và trên hết là nơi giúp gặp gỡ Thiên Chúa hằng
sống, Đấng đã mạc khải qua Đức Giêsu Kitô tình yêu và chân lý, trao ban cho con
người cuộc sống mới xinh đẹp, tốt lành và chân thật. Mặc khải của Thiên Chúa
cống hiến cho mọi thế hệ cơ may khám phá ra chân lý cuối cùng về cuộc sống của
con người và mục đích của lịch sử. Nhiệm vụ này không dễ dàng. Nó liên hệ tới
toàn cộng đoàn Kitô và động viên mọi thế hệ các nhà giáo dục Kitô bảo đảm làm
sao để quyền năng chân lý của Chúa thấm nhập mọi chiều kích các cơ cấu mà họ
phục vụ.”
ĐTC gọi các giáo sư, giáo chức và nhà giáo dục Công Giáo là ”những người mang
trong mình sự khôn ngoan”, và ngài mời gọi suy tư về căn tính của các trường
Công Giáo và phần đóng góp của nó cho thiện ích của xã hội qua sứ mệnh đầu tiên
của Giáo Hội là loan báo Tin Mừng. Mọi hoạt động của Giáo Hội bắt nguồn từ Tin
Mừng phát xuất từ chính Thiên Chúa.
ĐTC kêu gọi bảo vệ căn tính Công Giáo của các cơ sở giáo dục của Giáo Hội và
nhấn mạnh rằng: ”căn tính của một đại học hay trường học công giáo không tùy
thuộc thống kê con số sinh viên học sinh Công Giáo, mà còn là vấn đề của sự xác
tín nữa: chấp nhận, hiểu biết và sống chân lý mạc khải, làm sao để niềm tin được
lộ hiện rõ ràng trong các cơ cấu giáo dục, được diễn tả ra qua phụng vụ, bí
tích, lời cầu nguyện, các việc bác ái và lo lắng cho công lý và tôn trọng thụ
tạo... Cuộc khủng hoảng chân lý ngày nay bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng lòng tin.
Vì thế đã xảy ra nhiều lệch lạc trong phương cách giáo dục: như chú ý quá nhiều
đến trí thông minh mà quên đào tạo ý chí, quan niệm méo mó về sự tự do. Tự do
không phải là chọn lựa đi ra ngoài, nhưng là chọn đi vào, chọn tham dự vào chính
Đấng là Hiện Hữu. Do đó không thể đạt tự do đích thật bằng cách xa rời Thiên
Chúa. Các giáo chức phải khơi dậy nơi người trẻ ước muốn có một cử chỉ của lòng
tin và khích lệ họ dấn thận cho cuộc sống giáo hội. Chính nơi đây sự tự do đạt
cái chắc chắn của chân lý, Khi chọn lựa sống chân lý đó là chúng ta có sự sống
lòng tin tràn đầy được trao ban cho chúng ta trong Giáo Hội... Các chân lý của
lòng tin và của lý trí không bao giờ mâu thuẫn nhau.”
Gặp gỡ liên tôn
Liền đó, ĐTC đã đến Trung tâm Văn hóa Gioan Phaolô 2 chỉ cách đó 1 cây số để gặp
gỡ 200 vị lãnh đạo các tôn giáo khác như Hồi giáo, đạo Jaina, Phật giáo, ấn giáo
và Do thái giáo. Khi ngài vừa đến đây, ĐHY Adam Maida, TGM giáo phận Detroit, là
người đã có công rất nhiều trong việc khởi xướng và thực hiện trung tâm Văn hóa
này đã quì xuống hôn nhẫn của ĐTC.
Tại hội trường Rotunda của trung tâm hai lầu này, ĐTC đã được vị giám đốc và Đức
Cha Richard Sklba, GM phụ tá giáo phận Milwaukee, Chủ tịch Ủy ban GM Hoa Kỳ về
đại kết và liên tôn tiếp đón và ngỏ lời chào mừng, trước sự hiện diện của các
chức sắc các tôn giáo theo phẩm phục cổ truyền của tôn giáo liên hệ.
Lên tiếng trong buổi gặp gỡ, ĐTC đề cao truyền thống cộng tác giữa các tôn giáo
trong nhiều lãnh vực cuộc sống công cộng dọc dài lịch sử Hoa Kỳ như các buổi cầu
nguyện liên tôn trong ngày lễ Tạ Ơn, các sáng kiến hoạt động bác ái tông đồ và
phục vụ công ích. Ngài khích lệ mọi nhóm tôn giáo tại Hoa Kỳ tiếp tục duy trì
truyền thống cộng tác cao qúy ấy, vì nó khiến cho cuộc sống chung được phong phú
với các giá trị tinh thần thúc xẩy hoạt động của các tôn giáo.
Đề cập tới quyền tự do tôn giáo ĐTC nói: ”Nhiệm vụ duy trì tự do tôn giáo không
bao giờ hoàn tất. Có các hoàn cảnh và thách đố mới mời gọi các công dân và giới
lãnh đạo suy tư về việc làm thế nào để các quyết định của họ tôn trọng quyền căn
bản này của con người. Bảo vệ tự do tôn giáo trong khuôn khổ luật lệ không bảo
đảm cho các dân tộc, đặc biệt là các nhóm thiểu số, tránh được các hình thức kỳ
thị bất công và thành kiến. Điều này đỏi hỏi mt cố gắng liện tục từ phía mọi
thành phần xã hội để bảo đảm cho các công dân có cơ may thực hành việc thờ tự
trong an bình và thông truyền gia tài tôn giáo cho con cái họ.”
”Việc thông truyền các gía trị tôn giáo cho các thế hệ tiếp nối không chỉ giúp
duy trì một gia sản, nhưng cũng nâng đỡ và dưỡng nuôi nền văn hóa chung quanh.
Điều này cũng có giá trị đối với cuộc đối thoại giữa các tôn giáo: người tham dự
cũng như xã hội đều hưởng được sự phong phú của nó.”
ĐTC cũng nêu bật trách nhiệm của giới lãnh đạo tôn giáo trong nền giáo dục người
trẻ. Phần đóng góp của các tôn giáo cho xã hội dân sự là các trường học đào tạo
trí tuệ, đức dục và tinh thần, dậy tôn trọng phẩm giá con người và tôn trọng tín
ngưỡng của nhau. Ngài cũng ca ngợi sáng kiến của nhiều chính quyền bảo trợ các
chương trình thăng tiến đối thoại liên tôn và liên văn hóa.
Sau bài diễn văn của ĐTC, 5 thiếu niên đại diện cho 5 tôn giáo lớn đã tặng cho
ĐTC 5 biểu hiểu tượng trưng sự đóng góp của truyền thống tôn giáo liên hệ cho
thế giới.
Viếng thăm Liên hợp quốc
Sáng sớm thứ sáu 18-4-2008, ĐTC đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện tòa Sứ Thần
Tòa Thánh ở thủ đô Washington, rồi ra phi trường căn cứ quân sự Andrews để đáp
máy bay tới phi trường thành phố New York cách đó 330 cây số, là chặng thứ hai
và cũng là chặng chót trong cuộc viếng thăm 6 ngày của ngài tại Hoa Kỳ.
Khi đến LHQ, ĐTC đã được ông Tổng thư ký Ban Ki Moon và Chủ tịch Đại hội đồng
LHQ Kerim Srgjan tiếp đón. Sau khi Hội kiến riêng với Ông Tổng thư ký, ngài tiến
ra hội trường Đại hội đồng giữa tiếng vỗ tay chào mừng của các vị Đại Sứ và đại
diện của các nước.
Diễn văn
Trong diễn văn trước đại hội đồng, ĐTC lần lượt đề cập đến vai trò của LHQ, sự
cần thiết phải có sự hoạt động đồng thuận để thăng tiến tình liên đới quốc tế,
và cần có sự phù hợp giữa khoa học và luân lý. Trong bối cảnh kỷ niệm 60 năm
công bố Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, ĐTC đặc biệt nhấn mạnh tới các quyền con
người và nền tảng của các quyền này ở nơi luật luân lý tự nhiên. Ngài không quên
khai triển các chiều kích của quyền tự do tôn giáo và kêu gọi hoàn toàn tôn
trọng quyền này.
Trước tiên về vai trò của LHQ, ĐTC nói: ”LHQ cụ thể hóa khát vọng ”có một tổ
chức ở cấp độ cao, có tầm mức quốc tế” (JPII, Sollicitudo rei socialis, 43),
phải được soi sáng và hướng dẫn do nguyên tắc phụ đới, và có khả năng đáp ứng
các đòi hỏi của gia đình nhận loại, nhờ những qui luật quốc tế hữu hiệu và thiết
lập những cơ cấu có khả năng đảm bảo sự diễn tiến hòa hợp trong đời sống thường
nhật của các dân tộc. Điều này càng cần thiết hơn trong bối cảnh hiện nay, qua
đó người ta đang cảm nghiệm một sự nghịch lý hiển nhiên: sự đồng thuận đa phương
giữa các nước tiếp tục bị khủng hoảng vì nó còn phải tùy thuộc những quyết định
của một số nhỏ, trong khi những vấn đề của thế giới đòi cộng đồng quốc tế phải
có những cuộc can thiệp dưới hình thức những hoạt động chung”.
”Thực vậy, những vấn đề an ninh, các đối tượng phát triển, giảm bớt chênh lệch ở
bình diện địa phương và thế giới, việc bảo vệ môi sinh, các nguồn tài nguyên
thiên nhiên và khí hậu, đòi mọi vị hữu trách của đời sống thế giới phải hành
động có phối hợp với nhau, và sẵn sàng làm việc chân thành, trong niềm tôn trọng
công pháp, để thăng tiến tình liên đới tại những miền mong manh nhất thế giới.
Tôi đặc biệt nghĩ đến một số nước Phi châu và các đại lục khác vẫn còn ở ngoài
lề sự phát triển toàn diện đích thực, và có nguy cơ chỉ cảm nhận được những hậu
quả tiêu cực của sự hoàn cầu hóa. Trong bối cảnh các quan hệ quốc tế, cần phải
nhìn nhận vai trò hàng đầu của các qui luật và các cơ cấu, tự bản chất, nhắm
thăng tiến công ích, và bảo tồn tự do của con người. Những qui luật ấy không
giới hạn tự do, trái lại chúng thăng tiến tự do khi cấm những thái độ và hành
động đi ngược công ích, cản trở sự thực thi hữu hiệu tự do và vì thế làm thương
tổn phẩm giá của mọi người. Nhân danh tự do, cần phải có một sự tương quan giữa
quyền lợi và nghĩa vụ.. Ở đây chúng tôi nghĩ đến cách thức sử dụng những tiến bộ
của kỹ thuật. Tuy những tiến bộ ấy có thể mang lại ích lợi lớn lao cho nhân
loại, nhưng một số ứng dụng của chúng là một sự vi phạm tỏ tưởng trật tự tự
nhiên, đến độ không những chúng trái ngược đặc tính thánh thiêng của sự sống,
nhưng còn tước đoạt căn tính tự nhiên của con người và của gia đình... Vấn đề là
không bao giờ phải chọn lựa giữa khoa học và luân lý, nhưng đúng hơn là chấp
nhận một phương pháp khoa học thực sự tôn trọng các qui luật của luân lý đạo
đức”.
Bảo vệ dân chúng
ĐTC nói đến nghĩa vụ của mọi Quốc gia trong việc bảo vệ dân chúng của mình chống
lại những vi phạm trầm trọng và tái diễn đối với các quyền con người, cũng như
những hậu quả của các cuộc khủng hoảng nhân đạo vì những thiên tai do hoạt động
của con người gây nên: ”Nếu các quốc gia không có khả năng thực hiện sự bảo vệ
ấy, thì cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ phải can thiệp với những phương thế mà
Hiến chương của LHQ và các văn kiện công pháp quốc tế đã dự trù, theo mức độ
hoạt động ấy tôn trọng các nguyên tắc của trật tự quốc tế, thì nó không thể bị
giải thích như một sự cưỡng bách bất công, hoặc một sự giới hạn chủ quyền quốc
gia. Trái lại, chính sự dửng dưng hoặc không can thiệp mới là điều gây thiệt hại
đích thực”.
ĐTC cũng nhắc đến biến cố kỷ niệm 60 năm Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Văn kiện
này là kết quả một sự đồng qui của các truyền thống văn hóa và tôn giáo khác
nhau, tất cả đều muốn đặt con người ở trung tâm các tổ chức, các luật lệ và hoạt
động của xã hội, và coi nhân vị con người như điều thiết yếu đối với thế giới
văn hóa, tôn giáo và khoa học.. .Các quyền được nhìn nhận và trình bày trong bản
Tuyên ngôn được áp dụng cho tất cả mọi người, vì nguồn gốc chung của con người,
vốn là điểm nòng cốt trong ý định sáng tạo của Thiên Chúa đối với thế giới và
lịch sự. Các quyền ấy có nền tảng nơi luật tự nhiên được ghi khắc trong tâm hồn
con người và hiện diện trong các nền văn hóa và văn minh khách nhau. Tách rời
các quyền con người ra khỏi bối cảnh ấy có nghĩa là thu hẹp phạm vi của nó và
chiều theo một quan niệm duy tương đối, cho rằng ý nghĩa và sự giải thích các
quyền con người có thể thay đổi, và đặc tính phổ quát của các quyền ấy có thể bị
phủ nhận nhân danh những quan niệm khác nhau về văn hóa, chính trị, xã hội và cả
tôn giáo nữa.
ĐTC xác quyết rằng việc thăng tiến các quyền con người vẫn là một chiến lược hữu
hiệu nhất để lấp đầy hố chênh lệch giữa các nước và các nhóm xã hội, và để củng
cố an ninh. Thực vậy, nạn nhân của lầm than và tuyệt vọng, khi phẩm giá của họ
bị người ta chà đạp và những thủ phạm như thế không bị trừng phạt, họ dễ trở
thành mồi cho những kẻ chủ trương dùng bạo lực và trở thành những người phá hủy
hòa bình”.
Đề cập đến tự do tôn giáo, ĐTC khẳng định rằng:
”Dĩ nhiên các quyền con người cũng phải bao gồm cả quyền tự do tôn giáo, được hiểu như một sự diễn tả chiều kích vừa cá nhân và cộng đoàn, viễn tượng này phải làm nổi bật sự đơn nhất của con người, đồng thời phân biệt rõ ràng giữa chiều kích công dân và chiều kích tín hữu... Vì thế, không thể tưởng tượng được các công dân phải chịu mất một phần của mình, tức là niềm tin của họ, để trở thành những công dân tích cực. Không bao giờ cần phải chối bỏ Thiên Chúa để được hưởng các quyền của mình. Nhất là cần phải bảo vệ các quyền liên quan đến tôn giáo, nếu chúng bị coi như đối nghịch với một ý thức hệ thế tục đang thịnh hành hoặc những lập trường tôn giáo của đa số có tính chất loại trừ tôn giáo khác. Sự bảo đảm hoàn toàn tự do tôn giáo không thể bị thu hẹp vào việc tự do làm việc thờ phượng, nhưng còn phải để ý đến chiều kích công cộng của tôn giáo và làm sao để các tín hữu có thể tham gia vào việc xây dựng trật tự xã hội. Hiện nay họ thực sự thi hành điều đó, ví dụ qua sự dấn thân hữu hiệu và quảng đại trong một hệ thống rộng lớn các sáng kiến, từ các đại học, các học viện khoa học và trường học, cho đến các cơ cấu thăng tiến sức khỏe các các tổ chức bác ái, phục vụ những người nghèo khổ nhất và những người bị bỏ rơi. Từ chối nhìn nhận sự đóng góp cho xã hội ăn rễ nơi chiều kích tôn giáo và trong sự tìm kiếm Đấng Tuyệt Đối, có nghĩa là dành ưu tiên cho thái độ cá nhân chủ nghĩa và như thế là làm băng hoại sự đơn nhất của con người.
Và ĐTC kết luận rằng: ”Sự hiện diện của tôi giữa Đại hội đồng này là dấu chỉ nói
lên lòng quí chuộng của tôi đối với LHQ và bày tỏ mong ước rằng tổ chức này ngày
càng có thể là dấu chỉ đoàn kết giữa các quốc gia và là một dụng cụ phục vụ toàn
thể gia đình nhân loại. Sự hiện diện này cũng biểu lộ ý chí của Giáo Hội Công
Giáo đóng góp vào những quan hệ quốc tế, làm sao để mọi người và toàn thể các
dân tộc cảm thấy tầm quan trọng của họ. LHQ tiếp tục là một nơi ưu tiên trong đó
Giáo Hội cố gắng chia sẻ kinh nghiệm của mình về tình người, vốn đã được chín
mùi qua bao thế kỷ giữa cac dân tộc thuộc mọi chủng tộc và văn hóa, và dành kinh
nghiệm ấy cho mọi thành phần của cộng đồng quốc tế. Kinh nghiệm và hoạt động ấy,
nhắm đạt được tự do cho mọi tín hữu và cũng nỗ lực làm cho các quyền của con
người được bảo vệ một cách hữu hiệu hơn.”
Sau bài diễn văn trên đây, ĐTC còn hội kiến riêng với ông chủ tịch Đại hội đồng
LHQ, Chủ tịch Hội đồng bảo an, và ngài gặp 60 quan chức của LHQ. Trong dịp này,
ĐTC đánh giá cao hoạt động của các quan chức và nhân viên tổ chức quốc tế này,
cũng như nhắc đến nhiều nhân viên LHQ đã hy sinh trong khi thi hành sứ mạng, kể
các các binh sĩ bảo hòa. Chẳng hạn, nguyên trong năm 2007 đã có 42 người hy sinh
trong chiều hướng đó.
Rời LHQ, ĐTC đã về trụ sở Phái Bộ quan sát thường trực của Tòa Thánh cạnh LHQ để
dùng bữa vào lúc 2 giờ chiều.
Lúc quá 5 giờ chiều, ngài đã hoạt động trở lại, và viếng thăm Hội đường Do thái
Công viên Phía Đông, chỉ cách trụ sở phái bộ Tòa Thánh nửa cây số. Sau đó, ngài
đến Nhà thờ thánh Giuse ở khu vực Manhattan để chủ sự cuộc gặp gỡ đại kết dưới
hình thức một buổi phụng vụ Lời Chúa với 250 đại diện của 10 cộng đồng Kitô.
Kính thưa các Hồng y,
Anh em Giám mục thân mến,
Thưa các vị Giáo sư ưu tú, các Thầy Cô giáo và các nhà Giáo dục,
“Đẹp thay bước chân những sứ giả loan báo tin mừng” (Rm 10, 15- 17). Với những lời của tiên tri Isaia được Thánh Phaolô trích dẫn, tôi nồng nhiệt chào thăm mỗi người trong quý vị- những người mang sự khôn ngoan minh triết- và qua quý vị, đến ban giám hiệu, sinh viên và gia đình của những học viện mà qúy vị đại diện. Tôi rất sung sướng được gặp gỡ qúy vị và chia sẻ với qúy vị một vài suy nghĩ liên quan đến bản chất và căn tính của nền giáo dục Công giáo. Tôi đặc biệt cảm ơn Cha David O’Connell, là Chủ tịch và Viện trưởng Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ. Tôi hết sức cảm kích trước những lời chào đón tốt đẹp của cha. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của tôi đến toàn thể cộng đồng- các phân khoa, ban giám hiệu và sinh viên- của Đại học này.
Giáo dục là toàn diện đối với sứ mệnh loan báo Tin Mừng của Giáo Hội. Tiên vàn mỗi học viện giáo dục Công giáo là một nơi để gặp gỡ Thiên Chúa hằng sống, Đấng mặc khải tình yêu và chân lí của Người trong Chúa Giêsu Kitô (x. Spe Salvi, 4). Mối tương quan này làm nảy sinh lòng ước muốn được tiến tới trong việc nhận biết Chúa Kitô cũng như giáo huấn của Người. Do đó, những ai gặp Người đều được lôi cuốn bởi chính sức mạnh của Tin Mừng để bước vào một đời sống mới, nổi bật bởi tất cả những gì là chân, thiện, mĩ; một đời sống của người làm chứng cho Chúa Kitô đựơc nuôi dưỡng và được củng cố trong cộng đồng những người môn đệ của Chúa chúng ta, là Giáo Hội.
Động lực cho sự gặp gỡ cá nhân, tri thức và làm chứng cho Chúa Kitô là thống nhất trong việc phục vụ chân lí mà Giáo Hội đang thực hiện giữa nhân loại. Mặc khải của Thiên Chúa trao cho mỗi thế hệ cơ hội để khám phá chân lí tối hậu về chính đời sống của nó và mục tiêu của lịch sử. Nhiệm vụ này không phải dễ dàng; nó bao hàm toàn thể cộng đồng Kitô giáo, nó thôi thúc mỗi thế hệ những nhà giáo dục Kitô giáo phải bảo đảm rằng sức mạnh của chân lí về Thiên Chúa phải thấm nhập vào hết mọi bình diện tại các học viện mà họ phục vụ. Như vậy, Tin Mừng của Chúa Kitô mới bắt đầu hoạt động, dẫn dắt cả giáo sư và sinh viên hướng về chân lí khách quan, để trong khi vượt lên cái đặc thù và cái chủ quan, thì hướng đến điều phổ quát và tuyệt đối, giúp chúng ta vững tin công bố niềm hi vọng mà không làm chúng ta ngã lòng (x. Rm 5, 5). Những mục tiêu cao cả của học thuật và giáo dục, vốn được xây dựng để đối lại những cuộc tranh đấu cá nhân, sự sai lầm luân lí và sự phân mảnh tri thức, lại được đặt trên tính đồng nhất của chân lí và để phục vụ con người và cộng đồng, sẽ trở nên một khí cụ đặc biệt mạnh mẽ cho niềm hi vọng.
Các bạn thân mến, lịch sử quốc gia này có nhiều mẫu gương về việc dấn thân của Giáo Hội trong lãnh vực giáo dục. Quả thật cộng đồng Công giáo tại đây đã đặt giáo dục lên một trong những ưu tiên hàng đầu. Thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi những hi sinh to lớn. Những nhân vật cao cả, như Thánh Elizabeth Ann Seton cùng nhiều nhà sáng lập nam nữ, với con mắt nhìn xa trông rộng và lòng kiên trì, đã đặt nền móng cho một mạng lưới chặt chẽ các trường học thuộc giáo xư, góp phần vào việc hoàn thiện chương trình đào tạo trí thức cho Giáo Hội và quốc gia. Một số người khác, như Thánh Katharine Drexel, đã dành trọn cuộc đời của mình để giáo dục những người bị bỏ rơi- đó là những người Mỹ gốc Châu Phi và người Mỹ bản địa. Biết bao Nữ Tu, Sư Huynh, và Linh mục cùng với các bậc phụ huynh tận tâm, thông qua các trường Công giáo, đã giúp đỡ nhiều thế hệ những người di dân vươn lên từ đói nghèo và tìm được chỗ đứng trong dòng chảy xã hội.
Lòng hi sinh này hôm nay vẫn được tiếp nối. Đó là sứ vụ nổi bật của niềm hi vọng trong việc tìm cách đáp ứng nhu cầu vật chất và thiêng liêng cho hơn ba triệu trẻ em và sinh viên. Sứ vụ đó cũng tạo cơ hội dễ dàng cho toàn thể cộng đồng Công giáo đóng góp một cách quảng đại vào những nhu cầu tài chánh cho các học viện của chúng ta. Việc duy trì lâu dài các cơ sở này phải được bảo đảm. Thật vậy, phải tìm mọi cách có thể để, với sự hợp tác của cộng đồng rộng lớn hơn, có thể bảo đảm rằng dân chúng thuộc mọi tầng lớp kinh tế và xã hội đều có thể được học trong các trường này. Không trẻ em nào bị khước từ quyền được giáo dục trong đức tin, để rồi chính việc giáo dục này nuôi dưỡng trở lại linh hồn của một quốc gia.
Ngày nay một ít người đặt vấn đề về việc Giáo Hội tham gia vào giáo dục, họ tự hỏi những nguồn lực đó tốt hơn nên được đặt vào lãnh vực khác chăng. Chắc chắn, trong một quốc gia như quốc gia này, Nhà Nước tạo nhiều cơ hội rộng rãi cho giáo dục và thu hút những người nam nữ quảng đại và dấn thân cho nghề cao quý này. Thật là đúng lúc khi suy nghĩ về nét đặc thù của các học viện Công giáo của chúng ta. Những học viện ấy đóng góp thế nào vào phúc lợi xã hội thông qua sứ mạng rao giảng Tin Mừng ưu tiên của Giáo Hội?
Mọi hoạt động của Giáo Hội đều bắt nguồn từ việc ý thức rằng Giáo Hội là người mang sứ điệp xuất phát từ chính Thiên Chúa: trong sự thiện hảo và sự khôn ngoan của Người, Thiên Chúa đã chủ động mặc khải chính Người và tỏ lộ mục đích sâu kín về thánh ý của Người (x. Ep 1, 9; Dei Verbum, 2). Ước muốn tỏ lộ chính mình của Thiên Chúa, và nỗi khao khát sâu thẳm của mọi người là muốn tìm biết chân lí tạo nên bối cảnh cho con người tìm hiểu ý nghĩa của cuộc đời. Sự gặp gỡ duy nhất này được duy trì trong cộng đồng Kitô của chúng ta: người tìm kiếm chân lí trở thành người sống bởi đức tin (x. Fides et Ratio, 31). Sự gặp gỡ ấy có thể được diễn tả như một cuộc chuyển dịch từ “tôi” sang “chúng tôi”, đưa mỗi cá nhân vào nhập đoàn cùng dân Chúa.
Cũng động lực của căn tính chung này - tôi thuộc về ai ?- làm cho nền đạo đức của các học viện Công giáo của chúng ta được sống động. Căn tính Công giáo của một đại học hay một trường không đơn thuần chỉ là vấn đề số lượng sinh viên Công giáo. Nhưng là vấn đề của sự xác tín- chúng ta có thật sự tin rằng chỉ trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể mà mầu nhiệm về con người mới thật sự sáng tỏ không (x. Gaudium et Spes, 22)? Chúng ta có sẵn sàng dấn thân hết mình- lí trí và ý chí, trí năng và tâm hồn- cho Thiên Chúa không? Chúng ta có đón nhận chân lí mà Chúa Kitô mặc khải không? Đức tin có được thể hiện trong các đại học và trường học của chúng ta không? Đức tin ấy có được diễn đạt sốt sắng trong phụng vụ, trong các Bí tích, qua việc cầu nguyện, qua hoạt động bác ái, qua sự quan tâm đến công bằng, và thái độ tôn trọng công trình sáng tạo của Thiên Chúa không? Chỉ như thế chúng ta mới thật sự làm chứng cho ý nghĩa căn tính: chúng ta là ai và chúng ta xác tín gì.
Từ quan điểm này người ta có thể nhìn nhận rằng “cuộc khủng hoảng chân lí” hiện nay bắt nguồn từ một “cuộc khủng hoảng đức tin”. Chỉ qua đức tin chúng ta mới thanh thản chấp nhận chứng cứ của Thiên Chúa và nhìn nhận Người như Đấng Bảo Đảm siêu việt cho chân lí mà Người mặc khải. Lại nữa, chúng ta nhận thấy tại sao việc nuôi dưỡng sự gắn bó mật thiết cá nhân với Chúa Giêsu Kitô và làm chứng cho chân lí yêu thương của Người là thiết yếu trong các học viện Công giáo. Tuy nhiên tất cả chúng ta đều biết và cùng ưu tư nhận thấy, đó là những khó khăn hoặc ngần ngại mà nhiều người thời nay gặp phải trong việc tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa. Đó là một hiện tượng phức tạp và là điều tôi không ngừng trăn trở. Trong khi chuyên chú đầu tư cho giới trẻ về trí năng, thì có lẽ chúng ta lại lơ là phần ý chí. Hậu quả là chúng ta đau đớn nhận thấy quan niệm về tự do đã bị sai trệch. Tự do không phải là một sự chọn thoái thủ. Nhưng là một sự quy nhập - một sự tháp nhập vào chính Đấng Hiện Hữu. Bởi đó, tự do đích thực không bao giờ có thể đạt được bằng cách xa lìa Thiên Chúa. Một chọn lựa như vậy rốt cuộc sẽ khinh miệt chính sự thật mà chúng ta cần có để hiểu rõ chính mình. Vì thế, trách nhiệm đặc thù của mỗi người trong qúy vị cũng như các đồng nghiệp của qúy vị, là khơi dậy nơi người trẻ lòng khao khát thực hành đức tin, là khích lệ chúng dấn thân vào đời sống của Giáo Hội theo niềm tin ấy. Chính tại đó mà tự do đích thực đạt tới tính xác thực của chân lí. Khi chọn sống theo chân lí, chúng ta nắm trọn được sự sung mãn của đời sống đức tin, được trao ban cho chúng ta trong Giáo Hội.
Rõ ràng là căn tính Công giáo không lệ thuộc vào các thống kê. Căn tính ấy cũng không chỉ được đánh đồng với tính chính thống của nội dung học khoá. Nó còn đòi hỏi và thôi thúc hơn nữa: đó là mỗi và mọi khía cạnh của các cộng đồng tầm học phải vang dội trong nó đời sống đức tin của Giáo Hội. Chỉ trong đức tin chân lí mới có thể nhập thể và lí trí đích thực mới có thể hướng dẫn ý chí đi theo con đường của sự tự do (x. Spe Salvi, 23). Như vậy, các học viện của chúng ta mới tích cực đóng góp vào sứ mệnh của Giáo Hội và thực sự phục vụ xã hội. Các học viện ấy trở thành những nơi mà ở đó người ta nhận ra sự hiện diện sống động của Thiên Chúa trong các hoạt động nhân sinh, đồng thời là nơi mà mỗi người trẻ khám phá thấy niềm vui khi chấp nhận “hiện hữu cho tha nhân” theo gương Chúa Kitô (x. ibid., 28).
Sứ mệnh rao giảng Tin Mừng ưu tiên của Giáo Hội, trong đó các viện giáo dục nắm giữ vai trò then chốt, phù hợp với ước vọng chính yếu của một quốc gia là phát triển một xã hội thật sự xứng hợp với nhân phẩm. Tuy nhiên, đôi lúc những giá trị mà Giáo Hội đóng góp bị đặt thành vấn đề trước công luận. Do đó cần phải nhắc lại rằng các chân lí đức tin và lí trí không bao giờ mâu thuẫn nhau (x. Công Đồng Vaticanô I, Hiến Chế Tín Lí về Đức Tin Công Giáo, Dei Filius, IV: DS 3017; Thánh Augustinô, Contra Academicos, III, 20, 43). Thật vậy, sứ vụ của Giáo Hội là đóng góp vào nỗ lực của nhân loại trong việc thấu đạt chân lí. Khi xác quyết chân lí đã được mặc khải, Giáo Hội phục vụ mọi thành phần xã hội bằng cách thanh lọc lí trí, và bảo đảm rằng lí trí vẫn rộng mở để truy tầm những chân lí tối hậu. Kín múc từ nguồn khôn ngoan của Thiên Chúa, Giáo Hội rọi sáng vào các nền tảng luân lí và đạo đức của nhân loại, đồng thời nhắc nhở mọi tập thể xã hội rằng không phải hành động phát sinh chân lí, nhưng chân lí phải là nền tảng cho hành động. Một sự đóng góp như vậy, không coi nhẹ sự dung nạp tính đa dạng hợp pháp, lại soi sáng chính chân lí, giúp người ta có thể đạt được đồng thuận, đồng thời giúp cho việc tranh luận công khai tuân thủ tính hữu lí, lương thiện và có trách nhiệm. Cũng thế, Giáo Hội không bao giờ thờ ơ trong việc xác định những khuôn mẫu luân lí nền tảng về cái đúng và cái sai, mà nếu không làm như vậy, niềm hi vọng sẽ tàn héo, mở đường cho những tính toán thực dụng lạnh lùng, biến con người trở nên chẳng khác gì một quân cờ trong bàn cờ ý thức hệ nào đó.
Liên quan đến các cuộc hội thảo về giáo dục, việc phục vụ chân lí mang một ý nghĩa cao minh trong các xã hội mà ý thức hệ duy tục đang tạo ra xung khắc giữa chân lí và đức tin. Sự tách biệt này dẫn đến khuynh hướng là đồng nhất chân lí với tri thức và dung chấp một tâm thức thực chứng, để khi loại bỏ siêu hình học thì phủ nhận những nền tảng của đức tin, đồng thời chối bỏ nhu cầu phải có một quan điểm luân lí. Chân lí bao hàm nhiều hơn tri thức: biết chân lí dẫn chúng ta khám phá sự thiện. Chân lí nói với mỗi cá nhân trong tính toàn diện của họ, và mời gọi chúng ta đáp trả bằng trọn vẹn con người của chúng ta. Người ta nhận ra quan điểm lạc quan này được trong đức tin Kitô giáo của chúng ta, bởi vì đức tin ấy thấm nhuần cái nhìn về Logos, là Lí Trí sáng tạo của Thiên Chúa, mà trong mầu nhiệm Nhập Thể, được mặc khải như chính Đấng Thiện Hảo. Không chỉ là việc truyền thông những dữ kiện- “thông tin”- chân lí tình yêu của Tin Mừng còn mang tính sáng tạo và thay đổi đời sống- “tác động” (x. Spe Salvi, 2). Với lòng vững tin, các nhà giáo dục Kitô gíao có thể giải phóng giới trẻ khỏi những giới hạn của chủ thuyết thực chứng và đánh thức khả năng tiếp nhận chân lí, đón nhận Thiên Chúa và sự thiện hảo của Người. Như vậy, quý vị cũng sẽ giúp đào luyện lương tâm chúng, mà nhờ được đức tin nuôi dưỡng, sẽ mở ra một con đường an toàn dẫn đến sự bình an nội tâm và lòng tôn trọng người khác.
Vì thế chúng ta chẳng lấy làm lạ khi không chỉ các cộng đồng Giáo Hội mà cả xã hội nói chung đều đặt nhiều kì vọng vào các nhà giáo dục Công giáo. Điều này đặt lên trên vai qúy vị một trách nhiệm nhưng cũng đem đến một cơ hội. Càng ngày người ta- đặc biệt các bậc phụ huynh- càng nhận ra nhu cầu cần chất lượng tuyệt hảo trong vịêc giáo dục nhân bản cho con em của họ. Với tư cách là Mẹ và Thầy, Giáo Hội chia sẻ mối bận tâm của họ. Một khi không còn điều gì ngoài cá nhân được coi là có thẩm quyền thì tiêu chuẩn tối hậu của phán đoán sẽ là cái tôi và sự thoả mãn những ước muốn tức thời của cá nhân. Người ta có thể đánh mất tính khách quan và tầm nhìn, vốn chỉ có thể đạt được qua việc nhận biết chiều kích siêu việt căn bản của con người. Trong một môi trường chịu ảnh hưởng của chủ thuyết tương đối như thế, các mục tiêu giáo dục không tránh khỏi bị cắt xén. Dần dần việc hạ thấp các tiêu chuẩn xảy ra. Hiện nay chúng ta nhận thấy người ta e ngại khi phải đối diện với khuôn mẫu của điều thiện, nhưng họ lại miệt mài theo đuổi cái mới lạluôn phô diễn như để thực hiện sự tự do. Chúng ta cũng chứng kiến sự thừa nhận rằng mỗi kinh nghiệm đều có giá trị như nhau nhưng họ lại miễn cưỡng thú nhận sự bất toàn và lầm lẫn. Và điều đáng lo ngại nhất, đó là sự thu giảm lãnh vực cao quý và tế nhị của việc giáo dục giới tính vào việc tránh “rủi ro”, không còn quy chiếu vào vẻ đẹp của tình yêu hôn nhân.
Các nhà giáo dục Kitô giáo sẽ phải trả lời thế nào? Những sự phát triển nguy hại này chỉ cho chúng ta thấy tính khẩn trương trong việc thực hiện điều mà chúng ta có thể gọi là “bác ái trí thức”. Diện mạo của lòng bác ái này mời gọi các nhà giáo dục nhận thức rằng trách niệm nặng nề trong việc dẫn dắt người trẻ đến với chân lí không hệ tại điều gì khác hơn là thực hành bác ái. Thật vậy, phẩm giá của giáo dục nằm ở việc nuôi dưỡng sự hoàn hảo và hạnh phúc đích thực của những người thụ huấn. Trong thực hành, “bác ái trí thức” nhìn nhận sự thống nhất căn bản của tri thức, trái ngược với sự rời rạc là điều xảy ra khi người ta tách biệt lí trí ra khỏi việc truy tìm chân lí. Nó dẫn người trẻ hướng vào việc thoả mãn sâu xa trong việc thực hiện tự do trong tương quan với chân lí, và nó nỗ lực nối kết tương quan giữa đức tin với mọi khía cạnh của gia đình và đời sống dân sự. Một khi lòng đam mê tìm kiếm sự toàn vẹn và sự duy nhất của chân lí được đánh thức, chắc chắn các bạn trẻ sẽ thích thú khi phát hiện ra rằng điều họ biết cũng mở ra một cuộc tìm tòi sâu rộng đối với những điều họ phải làm. Tại đây các em sẽ cảm nghiệm được rằng các em có thể hi vọng “vào cái gì” và “nhờ ai”, các em sẽ được thúc đẩy để đóng góp cho xã hội theo cách có thể tạo nên niềm hi vọng nơi người khác.
Quý vị thân mến, tôi muốn kết luận bằng việc tập chú đặc biệt vào điều quan trọng tột bậc của nghiệp vụ chuyên môn của chính quý vị cũng như việc làm chứng trong nội vi các đại học và trường học Công giáo. Trước hết, tôi xin cảm ơn sự hi sinh và đại lượng của qúy vị. Tôi biết rõ từ những ngày chính tôi còn là một vị giáo sư, tôi đã nghe biết từ các Giám mục của qúy vị cũng như của các giới chức trong Bộ Giáo Dục Công Giáo rằng danh tiếng của các học viện Công giáo của quốc gia này phần lớn do bởi chính quý vị và những bậc tiền nhiệm của qúy vị. Sự đóng góp vô vị lợi- từ những công trình nghiên cứu xuất sắc cho đến lòng hi sinh của những người làm việc tại những ngôi trường nằm trong nội thành phố- đều phục vụ đất nước cũng như Giáo Hội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu xa.
Đối với các thành viên tại các phân khoa của các trường đại học và cao đẳng Công giáo, tôi muốn tái khẳng định giá trị cao quý của sự tự do nghiên cứu học hỏi. Nhờ sự tự do này qúy vị được kêu gọi truy tìm chân lí ở bất cứ đâu mà sự phân tích cẩn trọng về tính hiển nhiên dẫn qúy vị đến. Tuy nhiên cũng phải nhắc đến trường hợp là bất cứ đòi hỏi nào nại đến nguyên tắc tự do trong học thuật để biện minh cho những lập trường chống lại đức tin và giáo huấn của Giáo Hội đều gây trở ngại hoặc phản bội căn tính và sứ mệnh của đại học; một sứ mệnh là cốt lõi của việc giáo huấn của Giáo Hội, chứ không vì lí do nào đó có thể tự trị hoặc độc lập với nhiệm vụ ấy.
Các thầy cô giáo và các nhà quản trị, dù trong các đại học hay các trường học, đều có bổn phận và đạc quyền để bảo đảm rằng các sinh viên được thụ huấn theo giáo thuyết và sự thực hành Công giáo. Điều này đòi hỏi việc làm chứng công khai cho đường lối của Chúa Kitô, như được tìm thấy trong Tin Mừng và được Huấn Quyền của Giáo Hội xác định, sẽ hình thành mọi khía cạnh của đời sống một học viện, cả trong lẫn ngoài lớp học. Đi trệch khỏi quan điểm này sẽ làm suy yếu căn tính Công giáo, và thay vì thăng tiến tự do, lại không tránh khỏi dẫn đến nhầm lẫn, bất kể về mặt luân lí, trí thức, hoặc thiêng liêng.
Tôi cũng muốn nói lời khích lệ đặc biệt đến các giáo lí viên, cả giáo dân và tu sĩ, những người đang nỗ lực bảo đảm cho giới trẻ mỗi ngày mỗi yêu quý hơn hồng ân đức tin. Giáo dục về tôn giáo là việc tông đồ đầy thách đố, tuy nhiên có nhiều dấu hiệu cho thấy giới trẻ khao khát muốn học hỏi về đức tin và hăng hái thực hành. Nếu sự thức tỉnh này tiếp tục tiến triển, các thầy cô giáo cần thấu triệt bản chất và vai trò đặc thù của nền giáo dục Công giáo. Họ cũng phải sẵn sàng dẫn đầu sự dấn thân của toàn thể cộng đồng nhà trường để hỗ trợ các bạn trẻ của chúng ta, cùng gia đình họ cảm nghiệm được sự hoà hợp giữa đức tin, đời sống và văn hoá.
Tại đây cha muốn đặc biệt kêu gọi các Sư Huynh, các Nữ tu và các Linh mục: đừng từ bỏ sứ vụ học đường; thât vậy, hãy canh tân việc dấn thân phục vụ học đường của các con, đặc biệt những trường ở các khu vực nghèo. Tại những nơi mà những lời hứa sáo rỗng đang dụ dỗ giới trẻ tách khỏi con đường chân lí và tự do chân chính, thì việc làm chứng cho những lời khuyên Phúc âm của các tu sĩ là một hồng ân không gì thay thế được. Cha khích lệ các tu sĩ đang hiện diện hãy đem lòng nhiệt thành đã được canh tân để cổ vũ ơn thiên triệu. Hãy nhớ rằng vịêc làm chứng của các con đối với lí tưởng thánh hiến và sứ mệnh phục vụ người trẻ là một sự thôi thúc đức tin mạnh mẽ cho họ và cho gia đình họ.
Cùng tất cả quý vị tôi xin thưa: hãy làm chứng cho niềm hi vọng. Hãy nuôi dưỡng việc làm chứng của quý vị bằng lời cầu nguyện. Hãy luôn chú tâm đến niềm hi vọng là đặc điểm đời sống của quý vị (x. 1 Pr 3, 15) bằng cách sống chân lí mà quý vị đề ra cho các sinh viên. Hãy giúp người trẻ nhận biết và yêu mến Đấng mà quý vị đã gặp, đã hân hoan cảm nghiệm chân lí và sự thiện hảo của Người. Cùng với Thánh Augustinô, chúng ta hãy nói: “Chúng tôi là người nói và các bạn, những người nghe, chúng ta đều coi mình cùng là những môn đệ của một vị thầy duy nhất” (Bài giảng, 23: 2). Với tâm tình hiệp thông, tôi vui mừng ban Phép Lành Toà Thánh cho quý vị, cho các đồng nghiệp và sinh viên của quý vị, cũng như cho gia đình của qúy vị.
BENEDICTUS PP. XVI
Lm. Giuse Ngô Quang Trung dịch
Hôm nay (20 – 4 – 2008) giáo phận Thái Bình hân hoan mừng kỷ niệm một biến cố
trọng đại – ngày lễ Kim Khánh linh mục của Đức Cha F.X Nguyễn Văn Sang, giám mục
giáo phận.
Ngay từ sớm, từng đoàn người đã nô nức tiến về ngôi nhà thờ chính tòa. Từ xa,
người ta đã có thể nhận thấy vẻ nguy nga tráng lệ của ngôi thánh đường mẹ đang
vươn mình trong nắng sớm. Từng hồi chuông vang lên rộn rã như tiếng Chúa đang
gọi mời. Không khí nơi đây thực sự là một ngày hội, bởi hôm nay, không chỉ có
"nhân hòa" mà còn "thiên thời, địa lợi". Nào cờ, nào hoa, cùng với sắc màu của
những tà áo dài càng làm cho bầu khí thêm tưng bừng, rộn rã.
Quây quần chung quanh vị chủ chăn của giáo phận, ngoài sự hiện diện của đông đảo
các linh mục, còn có sự góp mặt của quý nam nữ tu sĩ với những tu phục khác
nhau. Hình ảnh đó không chỉ phản ánh sự hiệp nhất giữa các thành phần dân Chúa
trong giáo phận mà còn hứa hẹn một tương lai tươi sáng trên cánh đồng truyền
giáo nơi miền quê nhỏ bé này.
Với tâm tình đơn sơ của những người con thảo, trong ngày vui mừng này, từ người
già đến những em thơ, dường như ai ai cũng muốn diện kiến vị mục tử của mình;
cho dù gần hai mươi năm ngài phục vụ tại giáo phận, hầu như trong số họ đều đã
hơn một lần thấy mặt ngài qua những lần kinh lý tại các giáo xứ.
Quả thật, hôm nay là ngày vui không chỉ với Đức Cha giáo phận mà còn với tất cả
mọi người tín hữu Thái Bình. Mừng kỷ niệm 50 năm linh mục của vị chủ chăn giáo
phận nhưng gần nửa quãng thời gian ấy, Thiên Chúa đã dành ngài cho giáo phận
Thái Bình. Đứng trước những ân huệ lớn lao đó, người dân Thái Bình còn biết nói
gì hơn là dâng lời Tạ ơn Thiên Chúa.
Thật như lời Thánh Vịnh 15 rằng:
"Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ
Vì mọi ơn lành Người đã ban cho
Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ
Và kêu cầu Thánh danh Đức Chúa"
(Tv 15, )
Đúng 9h00' đoàn rước khởi đầu từ khuôn viên Tòa Giám mục tiến ra nhà thờ chính
tòa trong tiếng kèn đồng nhịp nhàng và hùng tráng. Nổi bật trong đoàn rước là
hình ảnh Đức Cha chủ tế trong bộ lễ phục màu vàng; ngài đang tươi cười và không
ngừng giơ tay chúc lành cho cộng đoàn hiện diện.
Trước khi bước vào thánh lễ, Cha Chánh Văn Phòng Tòa Giám Mục lên đọc hai Bức
điện văn, một của Đức Hồng Y Tácsixiô Béctônê, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nhân
danh Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, và bức điện văn thứ 2 của Đức Hồng Y Bộ trưởng
Bộ Rao Giảng Phúc Âm Cho Các Dân Tộc, chúc mừng Kim Khánh Đức Cha Phanxicô. Tiếp
theo, Đức Ông Tổng đại diện Hiêr. Nguyễn Phúc Hạnh đã thay mặt toàn thể cộng
đoàn dân Chúa trong giáo phận dâng lên Đức Cha lời chúc mừng nồng nhiệt nhất.
Đức Ông cũng thay mặt giáo phận nói lên lời tri ân Đức Cha vì những cống hiến
không mệt mỏi của ngài cho đoàn chiên giáo phận.
Thánh lễ được khởi đầu với bài hát rất quen thuộc của linh mục nhạc sĩ Kim Long.
"Từ ngàn xưa Cha đã yêu con, Cha gọi con giữa muôn người. Giờ đây, con hân hoan
bước lên bàn thánh. Dâng tiến Cha xác hồn trắng trong như ánh quang rạng ngời.
Đưa bước tung gieo lời Chân Lý, hầu cứu thoát muôn dân muôn đời".
Trong bài giảng của mình, Đức Cha đã chia sẻ:
Kính thưa:
Đức ông Tổng đại diện,
Đức ông Giuse và Đức ông Thomas,
Thưa các Cha, các nam nữ tu sĩ, các vị khách quí,
anh chị em giáo hữu và đồng bào thân mến.
Ngày 22/4/20, tôi đã được mừng lễ Ngân khánh Giám mục, thấy mình vẫn trụ vững
hai chân trên trái đất và được Đức Tổng Giám mục Hà Nội mời gọi tiếp tục bước đi
với "Bước chân không mỏi".
Ngày 13/10/2007, tôi muốn giữ thinh lặng để nghe "Mẹ hát con khen hay", qua bài
giảng của Đức Cha Bùi Chu; và nhất là nghe Ngôi Nhà thờ Chính Tòa hoành tráng
hát lên bài ca cảm tạ đội ơn, vì kỳ công kiệt tác Thiên Chúa đã thương ban.
Năm nay, 20/4/2008, tôi định sẽ được âm thầm yên lặng quỳ trước nhà chầu suy tư
về chức Linh mục qua 50 năm phục vụ.
Ai ngờ, tiếng nói từ bên kia Đại Dương đánh thức tôi dậy, tiếng nói của Tòa
Thánh Vatican, qua bức thư chúc mừng của Đức Hồng y Tổng Trưởng Bộ Phúc Âm Hóa
Các Dân Tộc.
Bức thư dậy tôi làm sống lại một nửa thế kỷ thi hành chức vụ Linh mục: nào dâng
lễ, nào giảng dạy, nào trao ban các bí tích vv..., như đã nhiều lần tôi chia sẻ
với anh em linh mục giáo phận: Chúng ta là Đức Kitô lại đi vào giữa thế gian
(như lời kinh cầu với Thầy Cả Thượng Phẩm) mà giảng dạy, mà tha thứ, mà yêu
thương, mà nối lại mối giây cực thánh giữa quả tim Thiên Chúa với trái tim loài
người.
Bức thư cũng nâng đỡ khuyến khích các linh mục của Chúa, hãy làm việc cho Thiên
Chúa dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, hãy lấy việc phục vụ làm lý tưởng cao cả
nhất.
Nhưng lý tưởng do Bộ Truyền Giáo nêu ra rất phù hợp với phụng vụ Lời Chúa trong
ngày Chúa Nhật thứ V Phục Sinh hôm nay. Chúng ta là các Giám mục, linh mục, kể
cả nam nữ tu sĩ và giáo dân đã được xức dầu khi lãnh nhận bí tích Thanh tẩy, đã
được tham dự vào chức vụ Tư tế của Đức Kitô, đã được chọn lựa để cầu nguyện và
phục vụ Lời Chúa. Do vậy, cuộc sống của chúng ta, những người thuộc dòng giống
được tuyển chọn là hàng tư tế vương giả, phải học biết Chúa là Đường, là Sự
thật, là Sự sống của đời mình. Đồng thời phải sống sao cho đúng lời Chúa Giêsu
dạy trong bài Tin Mừng: "Ai thấy Thầy là thấy Cha". Như thế có nghĩa là: ai thấy
các linh mục của Chúa thì như thấy chính Chúa. Và đấy chính là thành công to lớn
của các môn đệ Chúa Kitô trong hết mọi thời: "Ai tin vào Thầy, người ấy sẽ làm
những việc Thầy đã làm, người ấy còn làm được những việc lớn lao hơn".
Trong dịp vui mừng trọng đại này của Đức Giám Mục giáo phận, xin mọi người hãy
sốt sắng cầu nguyện cho ngài và cho tất cả các linh mục thừa tác, là các cha của
chúng ta, được trở nên một Chúa Kitô khác, lại đi qua giữa thế gian để đem ơn
Cứu độ đến cho mọi người.
Để tóm tắt, tôi xin đọc mấy vần thơ về linh mục như sau:
Là Linh mục là yêu với Chúa
Yêu say mê sống chết vẫn còn yêu
Yêu lệch trời nghiêng đất vẫn cao siêu
vì đấy chính là tình yêu muôn thuở.
Là Linh mục là sống với Chúa
Sống dồi dào, chan chứa trong Ba Ngôi
Tuy tôi sống mà Chúa sống trong tôi
vì cuộc sống đến muôn đời muôn thuở.
Là Linh mục là hi sinh với Chúa
Chết giang tay trên thập giá đồi cao
Lấy Thịt Máu làm lương thực ban trao
Như chứng tích, tình yêu chan chứa.
Ôi Linh mục, vị Thượng Tế tối cao
Xin lại đi qua dương gian cõi thế
Lại yêu thương lại thứ tha tế lễ
Qua các linh mục ban ơn phúc dồi dào.
Amen.
Xin cảm ơn mọi người!
Thánh lễ khép lại khi mặt trời đã đứng bóng. Đoàn người lại tỏa về muôn lối.
Những lá cờ hội đang tung bay phần phật trong gió như cánh tay vẫy chào mọi
người. Vị mục tử vẫn đứng đó với nụ cười đôn hậu và ánh mắt dõi theo những bước
đi của từng con chiên nhỏ bé.
Năm mươi năm là cả một chặng đường dài, làm sao nói hết được những vui buồn,
sướng khổ; những lúc thành công và cả những khi thất bại. Nhưng dưới bàn tay
quan phòng và che trở của Thiên Chúa, Vị mục tử đã vượt qua và còn đang bước
tiếp trong niềm tin tưởng và cậy trông để rồi như lời của ngài trong bài thơ có
tựa đề "Lạc quan" rằng:
"Bước đi phía trước, trời tươi sáng
Bỏ lại sau lưng, đất bạc màu"
Thái Hà
Sáng
ngày 24/04/2008, nhân chuyến hành hương đi thăm những nơi Đấng Sáng Lập Hội Dòng
MTG đã từng sống và họat động, Đức Cha Philip Banchong Chaiyara, 63 tuổi, Giám
Mục Giáo phận Ubon Ratchathani và 30 Nữ tu thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Thái Lan
đã ghé thăm Tòa Giám Mục Nha Trang.
Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám Mục Phó Giáo phận Nha Trang và Cha Thư Ký Gioan
Baotixita Ngô Đình Tiến niềm nở tiếp đón đoàn. Cùng đi với đoàn còn có các Nữ tu
Mến Thánh Giá Nha Trang.
Trong bầu khí tiếp đón thân mật, Đức Cha Giuse đã giới thiệu vài nét về Thành phố biển Nha Trang, ngài nói : "Ngày nay, du khách biết đến Nha Trang là khu nghỉ mát xinh đẹp, ôn hòa. Nhưng, ít ai được biết chính tại vùng đất này, cách đây 337 năm đã lưu dấu vết chân các vị truyền giáo phương xa, trong đó có Đức Cha Lambert de Lamotte, Đấng Sáng Lập Hội Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam và Thái Lan".
Đức Cha Phó cũng đã chia sẻ niềm vui vì được tiếp đón phái đoàn vào chính ngày kỷ niệm 37 năm Linh mục của ngài. Đáp lại, các Nữ tu Thái Lan đã hát tặng Đức Cha Giuse bài "Happy Feast day to You" nhân ngày kỷ niệm hồng phúc này.
Nhân dịp này, Đức Cha Giuse trao tặng Đức Cha Philip và các Nữ tu hai cuốn Kỷ Yếu Giáo Phận Nha Trang để hiểu biết và yêu mến hơn về Giáo phận mang dấu chân Vị Sáng Lập Hội Dòng.
Được biết Giáo phận Ubon Ratchathani, Thái Lan rộng 53.917 km2, có 55 giáo xứ mà chỉ có 30 Linh mục, 12 tu sĩ nam và 163 nữ tu. Số giáo dân là 25.750 trên tổng số dân 8 triệu, chiếm 3% dân số.
Giáo phận Nha Trang
Chiều 19/4/2008 vừa qua, Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình đã tổ chức buổi tọa đàm về thân thế, sự nghiệp và nỗi oan khuất của một trong những vị khai quốc công thần lẫy lừng của Nhà Nguyễn - Đức tả quân Lê Văn Duyệt (1763-1832) - người được nhân dân Nam bộ đặc biệt tôn kính trong việc mở mang, bình định và phát triển vùng đất này, với hai lần được bổ nhiệm làm Tổng trấn Gia Định.
Người Nam bộ tôn xưng ông là “Ông Lớn Thượng” và khi ông mất, đã lập đền thờ - tức Lăng Ông - tại Bình Thạnh hiện nay. Phan Thanh Giản từng hết lời ca ngợi đức độ và tấm lòng vì dân của Lê Văn Duyệt: “Gia Định này thật có phúc mới gặp được một Tổng trấn như đại quan”. Theo các nhà nghiên cứu, riêng đối với người Công giáo và đồng bào Hoa kiều, Lê Văn Duyệt cũng đã có những đối sách sáng suốt, khoan hòa. Cái nhìn của ông trước cục diện dân tộc vào thời điểm ấy đáng khâm phục và ghi ân.
Mới đây, ngày 4/2/2008, lần đầu tiên kể từ biến cố 30/4/1975, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã long trọng cử hành lễ an vị bức tượng đồng của Đức tả quân, cũng đặt tại Lăng Ông Bà Chiểu.
Buổi tọa đàm - gồm các diễn giả chính là PGS. TS. Nguyễn Minh Tường (Viện Sử học), Nhà Sử học Dương Trung Quốc (Tổng Biên tạp chí Xưa - Nay) và Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu - đã tập trung vào mấu chốt khiến Lê Văn Duyệt đã trở thành “nạn nhân” của lịch sử kể từ ngày ông qua đời. Lê Văn Duyệt đã phải hứng chịu bao điều thị phi do cách đánh giá thiên lệch. Chính điều này, đã đang là một phần nguyên nhân của những vấn nạn dạy và học sử ở nước ta hiện nay, khiến dư luận bức xúc.
Tham dự buổi tọa đàm tại Trung tâm Nguyễn Văn Bình (số 43 Nguyễn Thông, Quận 3, Sài Gòn) còn có nhà văn Hoàng Lại Giang (tác giả tiểu thuyết lịch sử “Lê Văn Duyệt - Từ nấm mồ oan khuất đến Lăng Ông”, Hà Nội - 1999), ông Bành Quang Huệ (người tài trợ cho việc đúc tượng đồng Đức tả quân và bộ sách “Lê Văn Duyệt với vùng đất Nam bộ”), TS. Nguyễn Chơn Trung (Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam), Lm Trần Tam Tỉnh, Nữ tu Mai Thành, Lm Thiện Cẩm, nhà báo Nguyễn Quốc Thái, ông Trần Duy Nhiên, ông Vương Đình Chữ, nhà thơ Lê Đình Bảng… cùng gần 200 tham dự viên thuộc nhiều thành phần.
Quốc Ngọc
PHÁT DIỆM 23/04/08 -Chiều nay, ngày 23 tháng 4 năm 2008, hồi 15g, tại giáo xứ Trì Chính, giáo phận Phát Diệm, Đức Cha Giám quản Giuse Nguyễn Chí Linh cùng linh mục đoàn Phát Diệm, quý cha đến từ các giáo phận Hà Nội, Hải phòng, Thanh Hóa, Bùi Chu, Thái Bình, đã dâng Thánh lễ trọng thể khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập giáo xứ Trì Chính (1908-2008).
Từ cổng vào nhà thờ Trì Chính, chúng tôi đọc được băng rôn « Hồng Ân Thiên Chúa
bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người » và trên lễ đài là một câu trong Thánh
vịnh 99 « Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương ». Trong thánh lễ, cả hai bài
đọc (Sir 50, 24-26; 1 Cor 1,3-9) và bài Tin Mừng (Lc 19,11-17) đều nói lên tâm
tình tri ân Thiên Chúa. Năm Thánh là dịp để giáo xứ Trì Chính cảm tạ muôn vàn
hồng ân Thiên Chúa đổ xuống trên giáo xứ, trên mỗi người và cũng là dịp để các
thế hệ người Trì Chính tri ân tổ tiên, các Đấng các bậc đã hy sinh, nhiệt tình
gieo và vun trồng đức tin cho họ trong suốt một trăm năm qua.
Nằm dọc theo bờ sông Vạc, cách Tòa Giám Mục Phát Diệm khoảng 1 km, giáo xứ Trì
Chính là một giáo xứ chỉ có 1.300 nhân danh với 3 giáo họ: Trị Sở, Kiến Thái,
Thủy Cơ. Trì Chính nhỏ bé, nhưng lại là một trong những giáo xứ kỳ cựu của giáo
phận Phát Diệm. Họ Kiến Thái vinh dự là nơi sinh trưởng của Đức Cha Gioan B.
Phan Đình Phùng, vị giám mục đầu tiên xuất thân từ quê hương Phát Diệm. Hơn nữa,
đầu thế kỷ XX, Trì Chính là nơi tọa lạc những cơ sở tu trì, đào tạo, in ấn của
giáo phận Phát Diệm: Dòng Kín Carmel (1939), Trường Thử, Nhà in Lê Bảo Tịnh, trụ
sở Nguyệt san Đường Sống. Một trăm năm đã đi qua, biết bao nhiêu sự kiện thăng
trầm đã diễn ra, để lại bao nhiêu mất mát và thương tích trên mảnh đất của giáo
xứ nhỏ bé và nghèo nàn này. Trong những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, nhiều
trận bom đạn dội xuống đây, phá hủy bình địa Dòng Kín, (sau này là nhà in Lê Bảo
Tịnh), Cô nhi viện, trường học. Hiện nay Trường Thử (do Đức Cha Gioan B. Nguyễn
Bá Tòng mua đất năm 1936 và Đức Cha Anselmo T. Lê Hữu Từ thực hiện từ năm
1946-1954) vẫn còn đó, nhưng Chính quyền đang mượn từ nhiều năm nay.
Trong biến cố 1954, đa số giáo dân Trì Chính đã đi di cư vào miền Nam, từ con số
2.100 nhân danh, sau 1954 chỉ còn lại 8.000 người, dưới sự coi sóc của Cha Giuse
Trần Văn Lại. Trong những thập kỷ 60 và 70, Trì Chính xơ xác điêu tàn vì chiến
tranh, vì những khó khăn mọi mặt của thời thế kéo theo thiếu thốn về nhân sự. Đã
có lúc tưởng chừng cái tên giáo xứ Trì Chính bị xóa sổ. Quá khứ đau thương và
đen tối như thế, nhưng hôm nay, nhìn vào một giáo xứ sầm uất với những sinh hoạt
phong phú của nhiều hội đoàn, một cộng đoàn sống đạo sốt sắng, trong bài giảng
của mình, Đức Cha Giám quản Giuse Nguyễn Chí Linh đã nói đến cuộc đời thánh
Phaolô Tông đồ, đến gương của thánh Alphongsô trạng sư, để làm nổi bật một chân
lý: cho dù lịch sử có thế nào, Thiên Chúa vẫn yêu thương, quan phòng; Thiên Chúa
có thể biến những sự dữ thành sự lành, và theo thánh Phaolô « mọi sự đều có ích
lợi cho những ai có lòng yêu mến » (Rm 8,28). Như vậy, dưới con mắt đức tin, tất
cả đều là hồng ân của Chúa. Cuối bài giảng, Đức Cha Giám quản lấy hình ảnh một
em bé nép vào lòng mẹ vì em hoàn toàn tin tưởng vào mẹ mình để nói lên đời sống
đức tin, tâm tình phó thác, tri ân như sức mạnh, như nền tảng để xây dựng một
giáo xứ hiệp nhất và yêu thương.
Thánh lễ kết thúc khi chiều đã tắt nắng. Các xe ôtô biển số 29D, 16N, 36E vội vã
lên đường. Trong dòng người từ thánh đường tỏa ra các lối, tôi như đọc được niềm
vui, một niềm vui thiêng thánh, trên những khuôn mặt của giáo dân Trì Chính,
nhất là của cha quản nhiệm Phêrô Nguyễn Hồng Phúc, người đã trực tiếp cùng giáo
dân Trì Chính cả tháng trời miệt mài làm đường, trồng cây, sửa sang khuôn viên
nhà thờ để đón chào sự kiện trọng đại này. Tôi cũng thấy những nụ cười rạng rỡ
của những người ngoài Công giáo, hàng xóm của nhà thờ, như ông Như, bà Lan và
rất nhiều người khác nữa. Cả một tháng qua, họ đã xóa tan những mặc cảm, họ hiểu
hơn vấn đề đất đai của giáo xứ, họ hòa mình cùng giáo dân Trì Chính xây dựng
khuôn viên thánh đường cho khang tranh hơn, đẹp đẽ hơn. Cha Hồng Phúc nói với
tôi: « Đó là dấu hiệu đầu tiên của ơn Chúa xuống cho giáo xứ Trì Chính đấy ! ».
Vũ Văn Được
Thánh Lễ sinh viên Việt trên đất Thái với GM Phụ Tá Bùi Chu.
Băng-Cốc--- Vào Chúa nhật ngày 20/04 vừa qua, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, giám mục phụ tá giáo phận Bùi Chu, trong chuyến đi dự cuộc họp của Hội Đồng Giám mục Á Châu, đã kết hợp tới viếng thăm sinh viên Việt Nam và cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở Băng-Cốc, Thái Lan.
Vậy mà, bất chấp nỗi lo lắng của sinh viên chúng tôi, thánh lễ Việt Nam tại
trường đaị học Assumption, vẫn diễn ra trong sự ấm cúng, thân tình của các Kitô
hữu Việt Nam trên xứ sở Chùa Vàng.
Cùng đồng tế trong thánh lễ với Đức cha Phêrô, có cha Giuse Nguyễn Tiến Đức-
dòng Đa Minh Việt Nam, và cha Gioan Phan Quốc Trực- dòng Ngôi Lời. Hiện diện
trong thánh lễ hôm nay, có qúy xơ Việt Nam-dòng Mân Côi, qúy xơ Việt Nam- dòng
Lasan Thái Lan và qúy thầy dòng Chúa Cưú Thế Việt Nam..
Đến tham dự thánh lễ với sinh viện Việt Nam, còn có các bạn lao công Việt Nam ở
Băng-Cốc. Họ là những bạn trẻ người Việt vì hoàn cảnh khó khăn đã sang Thái lao
động. Vì là những người sang Thái làm việc không được chính phủ công nhận, nên
họ luôn lo âu, bất ổn vì sợ cảnh sát Thái bắt. Vậy mà, họ đã vượt những chặng
đường dài, bất chấp khó khăn, đến với Chúa và để gặp gỡ Đức Cha Phêrô trong tâm
tình của những con dân Việt Nam đến gặp mặt vị chủ chăn.
Thánh đường Assumption bé nhỏ như càng ấm cúng hơn bởi cộng đoàn chúng tôi ngồi
xích lại gần nhau để cùng chia sẻ tâm tình với nhau, với vị chủ chăn, và với
Chúa.
Số người tham dự vượt ngoài dự đoán, nên khi chia nhau tờ giấy hát, có chỗ hai
người phải coi chung một tờ. Tiếng hát dù thiếu tiếng đàn piano đệm thường ngày,
nhưng vẫn không kém phần trang trọng và thân tình. Mọi người ai cũng hồ hởi bởi
ai cũng hiểu đâu phải dễ có dịp được tham dự thánh lễ của Đức Cha Việt Nam trên
đất nước đền chùa Thái Lan này!
Một sự trùng hợp thú vị là bài tin mừng ngày hôm nay đề cập về sự mạc khải của Chúa Giêsu “Thầy là đường, là sự thật, và là sự sống.” Trong bài giảng, đức cha Phêrô đã hun đức đức tin cho chúng tôi khi nói: “Chúa Giêsu là đường dẫn chúng ta đến với Chúa Cha…” Ở đất nước Phật Giáo như Thái Lan, tìm đường đến với Chúa, đi lễ, đến nhà thờ quả không thuận tiện như ở Việt Nam, nhất là đối với các bạn trẻ sang lao động. Đối với sinh viên chúng tôi, việc giữ Chúa trong lòng, tránh xa các cám dỗ của đời sống xa nhà, thật là khó!. Huống hồ những bạn trẻ cùng tuổi với chúng tôi, họ vừa phải đánh vật với cuộc sống bên này, vừa phải tìm đường đến với Chúa, nên họ vất vả hơn chúng tôi bội phần!
Những tâm tình của cha Đức với Đức Cha Đệ tự nhiên làm tôi xúc động! Để tổ chức một thánh lễ cho người Việt quả là một sự cố gắng lớn của các cha cũng như của cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở Băng- Cốc. Khởi sự từ việc tìm nhà thờ, đến việc tránh cảnh sát Thái, và trốn chủ nhà để đến nhà thờ, những người đi lao động vẫn không quản ngaị để đến với Chúa.
Tôi cảm phục những người dù vất vả, khổ cực nhưng vẫn giữ trọn niềm tin và hướng
về Chúa như một điểm tựa vững chắc! Và tôi cũng thầm cảm ơn Chúa, cảm ơn những
đóng góp của các bạn sinh viên đã tạo điều kiện để tôi và những bạn trẻ khác
được đến gần Chúa và muốn sống theo Lời Chúa daỵ.
Buổi lễ đã kết thúc trong tình thân ái của mọi người. Những nụ cười thật tươi
bên đức cha Phêrô, bên qúy cha qúy xơ và các bạn trẻ công giáo, có lẽ không chỉ
lưu laị trong quyển album của sinh viên công giáo, mà còn trong trái tim mỗi
người tham dự thánh lễ ngày hôm đó!!!
Phương Nghi Vũ
Kính thưa Đức cha, ngày kỷ niệm lịch sử 30-4 đang đến…,Đức cha có tâm tình nào ?
Tôi cũng chia sẻ suy nghĩ đó với anh. Cho nên càng gần tới kỷ niệm ngày 30-4-1975, tôi càng sống hiệp thông với Giáo hội Miền Nam (GHMN). Bởi vì biến cố 30-4-1975 đã đặt GHMN vào trong một bối cảnh lịch sử và xã hội rất mới, nếu không muốn nói là hoàn toàn khác trước.
Trong tinh thần đó và hoàn toàn không có ý định phân chia Giáo hội Nam, Bắc. Đức cha thấy riêng GHMN đã thay đổi như thế nào ?
Từ ngày 30-4-1975, GHMN đã dần dần đi vào một con đường mới. Đó là sống đức tin giữa lòng Dân tộc. Và giữa lòng Dân tộc, GHMN đã tích cực làm chứng cho Chúa bằng phong cách đồng hành và dấn thân.
Sau 33 năm GHMN mang phong cách đồng hành và dấn thân như Đức cha nhận định đang có một bộ mặt như thế nào ?
Nhìn vào GHMN hôm nay, tôi xúc động trước một bộ mặt đẹp tươi. Đẹp tươi cả về mặt hiện tượng, cả về mặt thực chất.
Vậy đâu là những nét đẹp tươi mà Đức Cha nhận ra ?
Xét về mặt hiện tượng, GHMN đã phát triển mạnh về những mảng sau đây :
Như Đức cha nói, đây là những hiện tượng tươi đẹp của GHMN, nhưng thực chất của những hiện tượng này là gì ?
Thực chất nói đây là cái hồn của mọi đồng hành và dấn thân. Đó là lòng mến Chúa và yêu người.
Được tiếp xúc với các nhóm hoạt động phượng tự, đào tạo, văn hóa, kinh tế, bác ái xã hội và truyền giáo, tôi thấy họ được nâng đỡ bởi cầu nguyện và sống Lời Chúa. Họ gặp nhiều đau đớn và phải trải qua nhiều thử thách. Nhưng chính Chúa đã là ánh sáng và sức sống của họ. Họ sống và hoạt động giữa đời như mọi người, nhưng nơi họ vẫn có một cái gì khác. Cái khác đó là đức tin, là lòng mến Chúa, là tình yêu thiêng liêng đối với đồng bào, là tình gắn bó nồng nàng đối với quê hương.
Và điều khiến tôi để ý nhất nơi họ, là họ hoạt động như những người được Chúa sai đi. Và vì xác tín mình được Chúa sai vào đời, họ khiếm tốn và can đảm, phó thác và tỉnh thức cầu nguyện.
Như thế, sau 33 năm, Đức cha có lạc quan về GHMN ?
Hôm nay, nhìn vào bộ mặt GHMN như tôi vừa trình bày, tôi vui mừng và hy vọng. Bởi vì tôi thấy: Chúng ta đồng hành với dân tộc và đã được chính Chúa đồng hành với chúng ta. Đồng hành và dấn thân như thế vừa là làm chứng,vừa nêu gương sáng, cũng là vừa đối thoại có bản lãnh, đối khi cũng là một cách đấu tranh có hiệu quả.
Nói đến con đường đồng hành và dấn thân của GHMN, hẳn chúng ta không thể không nhớ đến công lao của biết bao giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân đã can đảm và kiên trì đi theo con đường này suốt mấy chục năm qua.
Đúng như vậy. Và với tâm tình cảm tạ Thiên Chúa giàu lòng thương xót, tôi nhớ tới những vị giám mục đã qua đời hay đang còn sống đã vạch ra con đường này cho GHMN. Các ngài đã chấp nhận mọi hoàn cảnh và cả những nghịch cảnh để nêu gương sáng đạo đức cho đoàn chiên. Tôi cũng nhớ tới nhiều linh mục, tu sĩ và nhiều thành phần Dân Chúa đã đóng góp tạo nên những nét tươi đẹp cho Giáo hội. Họ là những ngọn đèn lung linh giữa cuộc đời biến chuyển.
Nhìn dưới một góc độ khác, để có những nét đẹp đó của người công giáo phải chăng cũng có sự đồng cảm của các thành phần dân tộc khác.
Cũng đúng như thế. Tôi cũng đặc biệt nhớ tới các anh chị em ngoài công giáo đã chấp nhận chúng tôi trong tinh thần bao dung, tương thân tương ái. Và họ đã và đang nhìn nhận GHMN có một vị trí đáng trân trọng giữa lòng Dân tộc.
Sự chấp nhận và nhìn nhận đó có ý nghĩa gì đối với GHMN
Tôi cho rằng nhờ thái độ cảm thông đó của anh chị ngoài công giáo mà GHMN thấy mình được đón nhận để tin tưởng sống Phúc Âm giữa lòng Dân tộc và thực hiện sứ mệnh phục vụ hạnh phúc của đồng bào. Và chính sự đón nhận đó đã và đang giúp GHMN nhận thức được những gì là nguy cơ xa rời Dân tộc, kể cả nhận thức được những mầm mống phá hoại, lắm khi từ chính trong nội bộ, mà mầm mống phá hoại nguy hiểm nhất chính là thái độ tự mãn xa rời Đức Kitô, để GHMN luôn khiêm tốn và trung thành với Đức Kitô, để được Chúa ở cùng.
Có thể nói, chúng ta luôn đứng trước những thách thức của cuộc sống. Như ngay lúc này, chúng ta cũng đang nhận thức sâu sắc về một thử thách mới, đó là thái độ sống đạo của mình trong tình hình cuộc sống nói chung của đồng bào hiện nay. Một cuộc sống đang được báo trước sẽ gặp nhiều khó khăn về lạm phát, về giá cả leo thang, về nguy cơ thiếu lương thực, về khả năng bùng phát bệnh tật, tội ác và thiên tai…Trước tình hình này, cách làm chứng cho Chúa cần phải sáng suốt, sát với thực tế cụ thể.
Xin trở lại với ngày 30-4 cách đây 33 năm, cũng là ngày Đức cha được phong chức giám mục.
Đối với tôi, hai kỷ niệm này là rất sâu đậm. Tôi đã trải qua 33 năm này với đức tin trong sự gắn bó mật thiết với Hội Thánh của tôi và Đất nước của tôi. Tôi cũng xin được chia sẻ những cảm nghiệm này trong một bài viết khác. (xin xem thêm bài “ Sau 33 năm nhìn lại – ba hình ảnh sống động nhất của Chúa Giêsu “)
Xin cám ơn Đức cha về cuộc trò chuyện này. Và xin chúc mừng Đức cha nhân kỷ niệm 33 năm giám mục.
Theo CG&DT
Đó là đầu đề của một bài báo đăng trên Tuổi Trẻ cuối tuần ngày 30-3-2008. Nhìn thấy đầu đề, tôi đã giật mình và không muốn tin: đối với tôi, lịch sử tự nó là môn học rất hay; học sử đáng lý phải thú vị lắm, ít nhất thì cũng phải “bình thường” như những môn khác, chứ đến nông nỗi nào mà lại có thể coi như một việc “khổ sai? Trước đây tôi đã có biết rằng học sinh sinh viên ngày nay rất dốt lịch sử nước nhà, nhưng chưa hề nghe nói họ coi việc học sử như một việc khổ sai, nghĩa là một việc khó nhọc mang tính trừng phạt, đoạ đày. Nếu sự thật là đúng như thế chứ không phải là một kiểu nói phóng đại của nhà báo để tạo sự chú ý, thì tình trạng này là “cực kỳ đáng lo ngại cho cả xã hội” (nói theo Giáo sư Đinh Xuân Lâm) và phải có những nguyên nhân sâu xa và rất đặc thù của riêng xã hội chúng ta.
Với những thắc mắc như thế, tôi thử tìm hiểu qua báo chí và trao đổi với một số sinh viên. Trước hết báo chí cung cấp cho tôi một vài con số rất hùng hồn, có thể gián tiếp chứng minh việc học sinh chán ngấy học sử: Năm 2006 trong 4.622 thí sinh thi vào Đại học Sư phạm Hà Nội, 655 thí sinh bị điểm 0 môn sử (chiếm 15%) và chỉ có 6 thí sinh được điểm 8 trở lên. Nếu tính gộp cả bốn trường đại học, trong đó ba là sư phạm nghĩa là trường đào tạo ra người thầy dạy lịch sử, thì 58,5% thí sinh có điểm lịch sử từ 1 trở xuống. – Năm 2007, có 150.234 thí sinh bị điểm từ 0 đến 4,5 điểm, chiếm tỉ lệ 95,74% tổng số thí sinh khối C, số bị điểm 0 gần 6.000!
Báo chí cũng cho tôi biết một số sự kiện khách quan khác, xin kể ra 4 sự kiện.
1. Môn sử bị coi thực tế như một môn phụ: trong chương trình, thời lượng học sử rất ít, từ lớp 6 đến 11 mỗi tuần 1 tiết, lớp 12 được 2 tiết mỗi tuần;
2. Trong thi cử, môn sử khi có khi không, trừ khối C đại học; tốt nghiệp thì năm thi năm không nên chương trình bị cắt xén một cách tùy tiện;
3. Sách giáo khoa sử thường phải liên tục soạn lại theo “chương trình luôn thay đổi đến chóng mặt của Bộ GD-ĐT”;
4. Chất lượng đào tạo và trình độ giáo viên sử đều thấp; việc cho mở tràn lan một số trường đại học và cao đẳng trong khi không đủ giảng viên có trình độ càng làm giảm chất lượng đào tạo giáo viên nói chung, đặc biệt là môn sử.
Bốn sự kiện trên soi sáng cho tôi hiểu nhiều điều nhưng chưa giải thích được tại sao học sinh, sinh viên coi học sử như một việc nặng nề và chán ngán.
Mời đây tôi hỏi thử một nhóm sinh viên: “Tại sao các anh bị coi là dốt sử và ngán sử đến mức ấy?” Xin tổng hợp lại các câu trả lời thành 2 điểm chính:
1/ Chỉ phải học thuộc lòng; mà lấy thí dụ nguyên một trận Điện Biên Phủ thôi, cũng phải nhớ biết bao nhiêu là “những mốc thời gian và sự kiện” rồi, ngày nọ thì quân ta tiến đến đâu, ngày kia chiếm đồi nào, v.v. ; học toán còn phải hiểu, phải lý luận, học sử thì không; học sinh phải lặp lại cách giải thích các biến cố, sự kiện lịch sử như sách đã viết, y như học một công thức toán hay hoá học, không được thêm bớt. Làm sao mà nhớ hết được? Làm sao mà thích cho được?
2/ Chỉ nhìn lịch sử một chiều, toàn là cái hay cái tốt về ta, cái dở cái kém về địch, nghe lắm không muốn tin nữa. Nhất là giai đoạn lịch sử Cách mạng được ưu tiên và tô đậm, làm như thể toàn bộ lịch sử dân tộc ta không có thời kỳ đáng học bằng.
Hai điểm trên cũng gần trùng với ý kiến của mấy nhà chuyên môn phát biểu trên báo chí. “Có hai yếu tố làm cho lịch sử trở nên hấp dẫn: đó là sự trung thực và sự công bằng, mà các sách sử “chúng ta” thường còn thiếu. Nhà sử học Dương Trung Quốc nêu thí dụ về việc “xe tăng nào vào dinh Độc Lập? Các nhà sử học và báo chí đã làm rõ sự thật từ rất lâu, nhưng bên quân đội vẫn rất ngần ngại” (ngần ngại công bố) (TT cuối tuần, số đã dẫn, tr 13). Ông nói thêm: “Sự trung thực và công bằng không đợi thời tiết chính trị” (nt). Gs Đinh Xuân Lâm cũng thừa nhận: “Do những định hướng từ rất lâu, sách sử của chúng ta chỉ thiên về lịch sử chiến tranh mà rất ít nói về lịch sử kinh tế, lịch sử văn hoá. Về chiến tranh thì lại chỉ nhấn mạnh đến thắng lợi của chúng ta mà quên nói về những thiệt hại” (nt).
Nói rõ hơn, chúng ta viết sử, dạy sử thiên về tuyên truyền, về chính trị. Một cái nhìn như thế tất phải che khuất một số mặt của sự thật, đánh giá thiên lệch một số sự kiện và nhân vật lịch sử và bỏ lọt một số những sự kiện và nhân vật khác. Từ ngày có Đổi mới, nhiều nhân vật lịch sử và văn hoá đã được “phục hồi danh dự”, như: triều đình Nhà Nguyễn, Nguyễn Trường Tộ, cha Đắc Lộ với vấn đề chữ quốc ngữ, Lê Văn Duyệt, Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh …Đây là một cách nhìn mới, trung thực và công bằng vì khách quan hơn, khoa học hơn. Đừng quên sử học là một môn khoa học. Dù là một môn khoa học xã hội-nhân văn, nó vẫn đòi hỏi tính khách quan tuy không thể có tính khách quan “tuyệt đối” như trong khoa học tự nhiên được.
Nhưng ai chịu trách nhiệm về tình trạng sa sút trong việc học sử, dạy sử và biên soạn những công trình lịch sử kém chất lượng? Người ta thường qui trách nhiệm cho Bộ GD-ĐT, “chuyện ấy không oan tí nào” (Gs Tương Lai: Từ điểm thi môn lịch sử, trong Tuổi Trẻ ngày 31-3-2008, tr 21), nhưng tác giả thêm, “nếu chỉ nếu chỉ đổ hoàn toàn cho Bộ GD-ĐT thì liệu có thể giải quyết tận gốc vấn đề học sinh không thích học môn sử không?” Theo ông, phải nói tới những công trình nghiên cứu kém chất lượng, và xa hơn, phải hỏi: ai chỉ đạo xây dựng những công trình đó? Trách nhiệm phải đẩy lên tận chỗ này. Và ở đây, ông Tương Lai quay sang nói về tính trung thực của những công trình nghiên cứu đã được xuất bản và là đểm tựa cho việc biên soạn sách giáo khoa môn sử.
Được biết từ năm 2001 đến nay, giới sử học đã nhiều lần lên tiếng về những vấn đề như trên và có khi đã kiến nghị với các cấp trên (Bộ Giáo dục và trên nữa), nhưng thường đụng phải “sự im lặng đáng sợ”.
Dường như gốc rễ của vấn đề đã được nhận ra. Nhiều phụ huynh, học sinh thì than phiền “sách sử của chúng ta gần với chính trị hơn”, các nhà chuyên môn thì nhấn mạnh tính trung thực và công bằng phải có đối với lịch sử. Ai lại không muốn cho con em mình học lịch sử dân tộc để tăng thêm lòng yêu nước thương nòi, thêm ý thức dân tộc và lòng tự hào dân tộc? Theo tôi, có lẽ ít nước nào mà dân chúng và nhất là giới trẻ được nghe, được học, được nhắc nhở về lịch sử dân tộc mình thường xuyên như ở nước ta, không phải chỉ trong nơi trường học mà cả ngoài xã hội nữa; hoàn toàn không thể nói nhà cầm quyền ta coi thường lịch sử. Nhưng sao kết quả lại kém cỏi đến thế? Thiển nghĩ là vì tuy không coi thường lịch sử, song ở nước ta lịch sử được vận dụng chủ yếu như một công cụ truyên truyền, và thường tuyên truyền theo kiểu áp đặt nhồi nhét bất chấp các đòi hỏi của khoa tâm lý, tâm lý xã hội và sư phạm. Điều này giải thích tất cả. Tôi nghĩ rồi đây Bộ GD-ĐT sẽ chấn chỉnh lại việc dạy và học môn sử, xác lập vị trí của môn học này là một môn bắt buộc, tăng thời lượng học, cho soạn lại sách giáo khoa …, nhưng bấy nhiêu mà thôi cũng chưa giải quyết được vấn đề nếu ở cấp lãnh đạo cao nhất không có sự thay đổi thật sự trong cách nhìn và cách làm cố hữu.
19-4-08
Lm Nguyễn Hồng Giáo, dòng Phanxicô
Cuộc sống con người là một cuộc hành trình. Hành trình phấn đấu. Hành trình dấn thân. Hành trình ra khơi. Hành trình tìm kiếm sự thật, tìm kiếm chân lý. Trong cuộc đời, cuộc hành trình lớn lao vĩ đại nhất ấy là hành trình đi tìm sự tự do, trưởng thành và độc lập của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia và từng dân tộc.
Trẻ con thường hay khóc khi phải vâng lời cha mẹ để đi ngủ sớm, hay phải học bài thay vì chơi trò chơi. Các cô cậu choai choai thường muốn lái xe sớm hơn luật cho phép. Thanh thiếu niên lại muốn được tự do yêu thương. Người công dân trong một nước muốn có quyền tự do dân chủ… Như vậy, từ cá nhân tới xã hội, bản tính tự nhiên, con người là một hành trình đi tìm kiếm sự trưởng thành, độc lập, tự do và hạnh phúc.
Ngoài ước muốn rất đời thường và chính đáng ấy, con người còn có một ước vọng cao quý hơn của tinh thần, tâm linh mà thánh Phaolô nhắc cho biết là : “để chúng ta được tự do mà Chúa Giêsu đã giải thoát chúng ta” (Gl 5, 1). Chúa Kitô giải thoát ta khỏi hận thù, tội lỗi và sự chết. Ngài ban cho ta tự do sống theo Thần khí (Gl 5, 13-25 ; Rm 8, 9; 2Cr 3, 17). Đó là cuộc hành trình đi tìm nguồn ơn cứu độ.
Lịch sử dân Thiên Chúa trong Cựu Ước là những cuộc hành trình :
- Apraham đi theo tiếng gọi của Giavê để thực hiện cuộc hành trình tìm đến miền đất chảy sữa và mật ong (St 12, 1).
- Môsê thực hiện cuộc hành trình dài 40 năm dẫn dân chúa rời khỏi Aicập tìm về miền đất hứa, miền đất phì nhiêu (Xh 13, 37).
- Tiên tri Elisa từ bỏ việc đồng áng thực hiện cuộc hành trình để theo tiên tri Elia (2V 19, 19-21).
Sang Tân Ước, theo Tin Mừng thánh Luca :
- Khởi đầu là cuộc hành trình của Đức Maria đi thăm bà Elisabeth.
- Tiếp đến là cuộc hành trình của Giuse và Maria lên Belem sinh Đức Giêsu.
- Sau đó là cuộc hành trình lên Giêrusalem dâng Chúa Giêsu cho Chúa Cha (Lc 2, 22).
- Cuối cùng là cuộc hành trình của chính Chúa Giêsu lên Giêrusalem để cử hành lễ vượt qua, chết, sống lại và hiện ra với hai môn đệ trên cuộc hành trình đi về Em mau (Lc 24, 13-35).
Mỗi cuộc hành trình như thế đều mang một ý nghĩa thiêng liêng trong vai trò cứu độ con người của Chúa Giêsu.
Từ cuộc hành trình cứu độ của Chúa Giêsu, thánh Luca đưa ta vào những cuộc hành trình truyền giáo, làm chứng nhân của các tông đồ, như thánh Phaolô chẳng hạn. Rồi tiếp đến là cuộc hành trình đức tin của riêng mỗi người kitô hữu.
Dù là riêng, nhưng phải đi vào cùng một cuộc hành trình vĩ đại của Chúa Giêsu là lên Giêrusalem – nghĩa là thập giá, là chết.
Hành trình này đòi con người phải đối diện với sự thật là :
Chấp nhận gian khổ
“Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không chỗ tựa đầu” (Lc 9, 58). Chúa không hứa cho ăn ngon mặc đẹp, cũng chẳng hứa ban vinh hoa phú quý giả tạo, nhưng thẳng thắn nói thật để tìm người dám hiến mạng sống cho Ngài.
Lúc này và ở đây
Theo hay không theo Chúa. Chứ không phải là tôi sẽ theo, nhưng sau khi đã chào vợ con, bán ruộng vườn, thăm bạn bè, chăm sóc cha mẹ già, chôn chất người thân. Không, lúc này và ở đây, lúc mà Chúa và Giáo hội mời gọi.
Từ bỏ dứt khoát
Phúc âm diễn tả thái độ dứt khoát của Phêrô, Anrê, Gioan và Giacobê : “Lập tức các ông bỏ thuyền, chài lưới, cha mẹ, vợ con lại mà đi theo Người” (Mt 4, 20). Thái độ lưỡng lự thì không thích hợp với tinh thần của người theo Chúa : “Vì ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại sau lưng thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa” (Lc 9, 62).
Ta chọn ai ?
Mỗi người đều có thể chọn lựa và thực cho mình những cuộc hành trình. Nhưng hành đích thực nhất chính cuộc hành trình cùng với Chúa Giêsu lên Giêrusalem. Biết vậy, nhưng ta có can đảm chọn Chúa hay không. Hay chỉ chọn theo hình thức, lý thuyết mà thôi, còn thực tế ta vẫn sống, hành xử theo cá nhân mình mà không để cho Chúa hướng dẫn.
Tôi có chọn Chúa làm gia nghiệp đời mình hay không ? Và tôi đã thể hiện thiện chí và tin tưởng như thế nào ?
Thanh Thanh
Như một lời cầu chúc sau cùng trước khi chia tay, tôi muốn kết thúc những chia sẻ của tôi trong mấy ngày qua bằng một tâm tình lạc quan, đó là vấn đề hạnh phúc đời linh mục.
Có một bản tình ca ngoại quốc đã được dịch ra Việt Ngữ. Tôi không nhớ tựa đề bài hát nhưng nhớ một câu này : Ðời không có em đời chẳng còn chi để gọi là đời . Chắc các cha thấy buồn cười vì câu hát nặng mùi cải lương. Nhưng tôi muốn mượn câu hát đó để minh họa một điều tương tự : đời linh mục không hạnh phúc thì sẽ chẳng còn chi để gọi là đời. Nhất là khi với tư cách là linh mục, chúng ta là những người rao giảng tám mối phúc thật. Là linh mục, chúng ta phải là chứng nhân của hạnh phúc, của niềm vui Phục Sinh. Không thể thể hiện điều đó, nếu chính linh mục không tìm thấy hạnh phúc trong đời mình.
Nhưng hạnh phúc là một khái
niệm có tính tương đối tùy theo người định nghĩa. Linh mục phải hạnh phúc, nhưng
hạnh phúc theo nghĩa nào? Ðể trả lời chúng ta có thể đặt khái niệm hạnh phúc
trong mối tương quan của nó đối với một số khái niệm liên hệ.
1. TRÁCH NHIỆM ÐỐI VỚI HẠNH
PHÚC.
Hạnh phúc chính là vấn nạn đầu
tiên của giáo lý công giáo, theo đó, khát vọng sâu xa nhất của con người là khát
vọng hạnh phúc. Các tôn giáo được sáng lập thật ra là để cống hiến cho con người
những con đường hạnh phúc khác nhau. Chọn Kitô giáo có nghĩa là chúng ta tin
rằng đó là bí quyết hạnh phúc tối ưu mà con người tìm kiếm. Ðiểm độc đáo của
Kitô giáo là không quan niệm hạnh phúc như một thứ may mắn hay như một món quà
gói sẵn. Hạnh phúc theo nghĩa Kitô giáo là viên ngọc quý giấu trong ruộng phải
khổ công đào bới, là đồng bạc mất phải đi tìm mới thấy, là cánh cửa phải gõ mới
mở. Con người có thể đạt được hạnh phúc đích thật nếu nó biết nỗ lực tìm kiếm.
Ðiều đó đặt ra vấn đề trách nhiệm đối với hạnh phúc.
Có thể nói được rằng nếu đời là
một chuỗi trách nhiệm thì trách nhiệm lớn nhất là trách nhiệm đối với hạnh phúc.
Lớn nhất bởi vì nó quyết định ý nghĩa cuộc đời. Ðời đáng sống hay không đáng
sống, điều đó hoàn toàn lệ thuộc ta có hạnh phúc không.
Theo cách suy nghĩ ở trên, đời
linh mục không hạnh phúc, không phải chỉ là chuyện đáng buồn mà thôi nhưng còn
là lỗi trách nhiệm. Lỗi trách nhiệm đối với bản thân vì một cách nào đó, khi
không tạo được hạnh phúc, chúng ta đánh mất đời mình. Lỗi trách nhiệm đối với
Chúa vì chúng ta không sinh lời cho số vốn Chúa trao, vì chúng ta không lấy Chúa
làm làm gia nghiệp, làm niềm vui đích thật. Lỗi trách nhiệm đối với Giáo hội vì
chúng ta không thể hiện được niềm vui hiền thê của Giáo Hội đối với Ðức Lang
Quân. Lỗi trách nhiệm đối với giáo dân vì không có hạnh phúc, chúng ta sẽ buồn.
Mà chúng ta buồn thì cộng đoàn, giáo dân và tha nhân cũng buồn theo.
Như vậy trách nhiệm xây dựng
hạnh phúc bản thân gắn liền và kéo theo trách nhiệm đối với hạnh phúc của mọi
đối tượng mà chúng ta có tương quan.
2. CÁI GIÁ CỦA HẠNH PHÚC
Dĩ nhiên hạnh phúc và niềm vui
chúng ta đề cập ở đây không chỉ là hạnh phúc và niềm vui bề ngoài thoáng chốc.
Niềm vui chúng ta tìm kiếm phải lâ niềm vui thánh thiện, niềm vui mà Chúa Giêsu
đã hứa là "không ai lấy mất được" (Ga 16, 22), hay như niềm vui giữa gian lao ba
chìm bảy nổi chín lênh đênh như của Phaolô "Tâm hồn tôi chan chứa niềm an ủi và
tràn ngập nỗi vui mừng trong mọi cơn gian nan khốn khó" (2Co 7, 4).
Không phải Phaolô mới có niềm
vui đó. Rất nhiều người cũng đã khám phá niềm vui của Phao lô. Có một cha cựu
tuyên úy quân đội, trong trại cải tạo, thường xuyên bị kết tội vi phạm kỷ luật
vì lén lút làm lễ và phân phát Mình Thánh Chúa cho anh em bạn tù. Sau nhiều lần
bị cảnh cáo và trừng trị ngài vẫn tiếp tục vi phạm. Một hôm viên ban giám thị đã
hăm dọa ngài. "Anh mà cứ như thế thì đừng hòng ra khỏi đây". Thật đáng ngạc
nhiên, ngài nhoẻn miệng cười rạng rỡ, đáp lại rằng : "thưa cán bộ, nếu thế thì
còn gì bằng. Tôi chỉ muốn xin ở lại đây thôi. Ở đây rất nhiều người đang cần tôi
".
Ðúng là thế gian không thể cướp
đi những loại niềm vui như thế. Thứ niềm vui chỉ có Chúa mới có thể ban tặng.
Ðạt được những giấc mơ trần thế, chiếm hữu được một đối tượng tình cảm, đôi khi
chúng ta ngỡ mình đang hạnh phúc. Nhưng rồi những gì diễn ra sau đó cho chúng ta
cái kinh nghiệm chua chát rằng thời gian là một tên cướp sẽ tước đoạt tất cả
những gì thuộc về thế gian giả trá phù du. Chúng ta chợt khám phá ra rằng đó chỉ
là những thứ hạnh phúc hão huyền, thoáng chốc. Hạnh phúc thật đòi chúng ta phải
trả giá, như niềm vui Phục sinh phải đánh đổi bằng cái chết ngày thứ sáu tuần
Thánh.
Ðã có lúc trong vườn cây dầu,
Chúa Giêsu thốt lên "Xin cất chén này xa con" nhưng ngay tức khắc ngài đã thêm
vào "nhưng xin đừng theo ý con một xin vâng ý Cha". Ngài đã chấp nhận thương đau
để niềm vui được nên trọn. Ðó cũng chính là thứ niềm vui Chúa hứa cho môn đệ,
cho chúng ta : "Bây giờ anh em buồn phiền nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh
em sẽ vui mừng".
Trong thông điệp Mùa Chay năm
2006, Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô, gọi Mùa chay là "một cuộc hành hương nội tâm về
với Ðấng nguồn mạch lòng thương xót. Qua cuộc hành hương này, Thiên Chúa đồng
hành với chúng ta xuyên qua sa mạc sự nghèo hèn của chúng ta, nâng đỡ chúng ta
trên con đường tiến về niềm vui phục sinh". Niềm vui Phục sinh sẽ cho chúng ta
sức mạnh vượt qua gian nan thử thách. Chắc chắn rằng cuộc đời của chúng ta không
phải lúc nào cũng êm ả bằng phẳng. Ðôi lúc hay có khi thường xuyên nó là một sa
mạc mùa chay. Nhưng đó là cái giá chúng ta phải trả để có được hạnh phúc lâu
dài. Ðó là điều chắc chắn vì Chúa đã hứa như thế : "Can đảm lên, thầy đã thắng
thế gian" (Ga 16, 33).
3.HẠNH PHÚC VÀ HIỆP THÔNG
Hạnh phúc và niềm vui theo
nghĩa của Chúa Giêsu không phải là hạnh phúc của người đơn độc. Ngài gắn liền
hạnh phúc của Ngài với Cha Ngài và gắn liền hạnh phúc của môn đệ với hạnh phúc
của Ngài. "Anh em hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn
của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy như Thầy đã giữ các điều
răn của cha thầy và ở lại trong tình thương của Người. Các điều ấy Thầy đã nói
với anh em để niềm vui của Thầy ở trong anh em." (Ga 15, 10-11). Linh mục và nói
chung là Kitô hữu, chỉ thực sự hạnh phúc khi đang ở trong Chúa và đang ở với anh
em.
Ðang ở trong Chúa có nghĩa là
đang ở trong tình trạng ơn thánh, đang bình an trong tâm hồn. Khi tôi khuyên một
người anh em đang có ý định từ bỏ đời sống linh mục để ra đi, người anh em đó đã
nói rằng "con yếu đuối quá, con không làm sao chỗi dậy được. Xin Ðức cha thông
cảm. Con không chịu nỗi cái mặc cảm mình nhơ bẩn mỗi lần con làm lễ". Ít lâu sau
tôi nghe tin ngài đã ra đi...Ðó là một bi kịch đời linh mục. Hạnh phúc của người
anh em linh mục đó đã chắp cánh bay xa chỉ vì ngài không giữ được sự bình an tâm
hồn, hay nói theo đề tài hôm nay ngài không giữ được mối giây hiệp thông với
Thiên Chúa Ba Ngôi.
Ngoài Thiên Chúa, hạnh phúc đời
linh mục còn gắn liền với anh em. Thánh Augustinô có một tư tưởng xem ra rất cực
đoan, ngài cho rằng công việc của linh mục sẽ trở thành vô ích nếu không cộng
tác với giám mục và anh em linh mục. Khi hiệp thông với Giáo Hội, linh mục hòa
mình vào đời sống Giáo Hội và khi hòa mình vào đời sống Giáo Hội, linh mục thống
nhất được chính đời sống của mình. Ngài lập luận rằng sự hiệp thông Giáo hội và
hiệp thông linh mục dẫn đến hiệp thông Ba ngôi, suối nguồn mọi niềm vui. Như vậy
đối với thánh Augustinô, sự hiệp thông với Ba ngôi bắt đầu từ hiệp thông đối với
anh em linh mục. Trong bài nói về hiệp thông linh mục, chúng ta đã nói về sự cần
thiết của nó. Hôm nay chúng ta thấy một khía cạnh khác : hiệp thông linh mục là
điều kiện hạnh phúc. Sắc lệnh về đời sống và tác vụ linh mục số 11 viết rằng :
"Nhờ hiệp thông với Giáo Hội và linh mục, linh mục kết hợp với ba Ngôi Thiên
Chúa và cuộc đời họ luôn tràn trề ơn an ủi và chan chứa niềm vui".
Như vậy, niềm vui là kết quả
của tình liên đới, của tinh thần phục vụ cộng đoàn. Có nhiều người tỏ vẻ ái ngại
khi hỏi thăm về Giáo Hội miền Bắc. Nhưng với bản thân, tôi thấy làm việc ở miền
Bắc cũng rất vui. Vui vì trong hoàn cảnh khó khăn, mình dễ thấy thành quả công
việc mình làm. Những niềm vui như thế không phải chỉ ở ngoài Bắc mới tìm thấy. Ở
đâu chúng cũng có thể phục vụ và cũng có thể vui.
Có một ông cố hội thừa sai
Paris (MEP) què chân, kể lại rằng ngài được gửi đến một nơi không có nhà thờ lẫn
nhà xứ ở Thái Lan. Khó khăn lắm ngài mới thực hiện được một ngôi nhà sàn để làm
nơi tập trung dân công giáo trong vùng. Ngày khánh thành tôi mừng quá. Tôi đi
lại lần hạt tạ ơn Ðức Mẹ chung quanh hiên nhà sàn. Nhưng hôm đó tôi mệt quá,
bước thấp bước cao nên té nhào xuống đất gãy chân. Nhưng tôi không hề buồn. Tôi
coi cái chân què của tôi là một kỷ vật đánh dấu tôi đã làm được một cái gì đó
cho Chúa và Giáo Hội.
Ngay cả trong trường hợp thất
vọng như hai môn đệ làng Emmaus Chúa vẫn tạo điều kiện để họ tìm lại niềm vui đã
mất, gặp lại Ðấng rừng rực sức sống. Ðó cũng là điều chúng ta phấn đấu để thực
hiện trong đời linh mục của chúng ta. Luôn luôn ở trong vòng tay của anh em, của
tha nhân, luôn luôn ôm trọn mọi người trong vòng tay của mình. Ðó là một bảo đảm
chắc chắn cho niềm vui và hạnh phúc
4. HẠNH PHÚC VÀ KHÁM PHÁ
May mắn cho chúng ta là hạnh
phúc đời linh mục khả thi hơn là trong đời hôn nhân. Trong đời hôn nhân người ta
không thể chủ động được. Có một đêm một người vợ trẻ ôm con hớt hải chạy vào gặp
tôi lúc đó đang làm cha phó. Ðó là một người vợ khốn khổ chồng say rượu về khuya
đòi hỏi đủ thứ chuyện. Chị ta bảo rằng con chờ tới sáng sẽ làm đơn xin ly dị. Dĩ
nhiên là tôi phải khuyên chị đừng làm như thế. Nhưng chị ta trả lời : ngày thì
con rúc đêm thì thằng chồng khốn nạn nó rúc làm sao con chịu nổi.
Ngược lại, linh mục có thể chủ
động hạnh phúc đời mình. Tối lại đọc kinh rồi đi ngủ thoải mái, không có ai quấy
nhiễu gì. Một cuộc đời bình yên hoàn toàn. Không những chỉ ban đêm mà ban ngày
cũng thế. Nếu biết tìm kiếm khám phá, chúng ta sẽ thấy lúc nào Chúa cũng đang
chơi trò chơi lớn với chúng ta. Ý tôi muốn nói Chúa để sẵn quà khắp nơi để chúng
ta tìm kiếm và khám phá. Vấn đề còn lại là chúng ta phải biết bén nhạy phát hiện
niềm vui trong mọi hoàn cảnh.
Một trong những điều con ớn
nhất là nhà vệ sinh công cộng ở VN. Năm ngoái con dẫn một bà soeur Tây đi Hànội
dọc đường phải đưa vào cây xăng để giải quyết vì tây không thể làm sự ấy bên
đường như ta được. Hôm đó con xấu hổ với bà soeur vô cùng vì cái nhà cầu đó thật
là khủng khiếp. Thế rồi có một ngày mùa chay con bỗng khám phá ra ý tưởng này để
tự nhủ mình : mày phạm đủ thứ tội nên mày hãy ngửi thứ đó một cách vui vẻ để đền
tội.
Tôi rất thích làm lễ cho thiếu
nhi. Nhất là khi thấy hàng ngàn con mắt long lanh sinh động giống như gà công
nghiệp đang nhìn hau háu lên bàn thờ. Thế mà có một bài hát mang tên "những đôi
mắt mang hình viên đạn". Cũng là những con mắt, cũng là những cái nhìn, nhưng có
người thấy ở đó sự ngây thơ, trong trắng, có người lại thấy rực lửa hận thù. Thế
mới biết là vui buồn ở tại lòng ta, đúng y như Nguyễn Du đã mô tả : người buồn
cảnh có vui đâu bao giờ. Ai đó cũng đã nói "một vị thánh buồn là một vị thánh
đáng buồn". Chúng ta cũng có thể nói được rằng "một vị linh mục buồn là một vị
linh mục đáng buồn". Như vậy về tâm lý, nếu muốn hạnh phúc chúng ta cũng phải
tập giải phóng mình khỏi những nỗi buồn không cần thiết, những suy nghĩ tối tăm
bi quan. phải tập nhìn thực tại bằng một cái nhìn lạc quan, khoan thứ.
Xét cho cùng, sống không hạnh
phúc cũng là một thứ dại dột. Dại bởi vì nạn nhân số một chính là mình. Con thấy
có một cha bàn tay sưng vù. Con hỏi thì ngài nói thật là giận các chú tát nó một
cái. Nó thấy cha hung dữ nên sợ quá né sang một bên thế là cha đánh phải cột
đánh bộp một cái sưng lên như ổ bánh mì. Ðời chúng ta nhiều khi mất vui đi là
thế, chúng ta vãi gai ra trước mặt rồi cằn nhằn khó chịu. Tôi xác tín rằng trên
con đường truy tầm hạnh phúc, kẻ thù lớn lao nhất vẫn là bản thân mình.
Theo suy nghĩ đó, Chúa Giêsu là
người khôn ngoan nhất. Ðủ mọi thứ hình tội trên thánh giá, trước khi chết ngài
xoá tội cho tất cả. Thế là mãn nguyện an tâm nhắm mắt. Các thánh cũng vậy. Các
ngài là những người khôn ngoan đã biết tìm cho mình một con đường hạnh phúc
riêng. Niềm vui của thánh Têrêxa Hài Ðồng Giêsu là con đường thơ ấu thiêng
liêng,của thánh Vinh Sơn là người nghèo, của thánh Phanxicô Assisi là sự phó
thác.
Chúng ta cũng có thể làm y như
các thánh. Hãy tìm cho mình một đam mê thánh thiện, hãy tìm hạnh phúc mình trong
việc phục vụ. Ðời là một tặng phẩm cho tha nhân. Hãy tặng quà cho tha nhân và
chúng ta sẽ gặp kinh nghiệm của thánh Phanxicô khó khăn : chính lúc quên mình là
lúc gặp lại bản thân. Ðó cũng chính là lý do tại sao Chúa Giêsu nói đến Tám mối
phúc thật.
Kết luận
Một linh mục đạt đạo là một
linh mục hạnh phúc. Sứ điệp cuối cùng tôi xin thân ái gửi đến quí cha là : BẰNG
MỌI GIÁ, ÐỜI LINH MỤC CHÚNG TA PHẢI HẠNH PHÚC. Xin Chúa chúc lành và giúp quý
cha thành công.
ĐGM Giuse Nguyễn Chí Linh
Có người thương gia nọ đếm kỹ từng đồng tiền vàng bỏ vào bị, thu xếp hàng hoá còn lại và sửa soạn lên đường về nhà, hôm ấy quả là ngày được mùa cho ông .
Hội chợ vừa kết thức, mọi hàng hoá của ông đều bán chạy như tôm tươi . Vốn là người khôn ngoan, ông dự định làm sao về nhà trước khi trời tối để tránh nạn cướp bóc dọc đường, ông cẩn thận buộc đầy ấp cái bị tiền vàng lên lưng ngựa và bắt đầu phóng nhanh từ sáng sớm tinh sương . Trưa đến ông thắng ngựa nghỉ và dùng cơm dưới gốc cây ngoài làng, người đầy tớ có bổn phận coi ngựa và cầm dây cương liền đến gần thưa với ông chủ :
Thưa ông, móng sắt bên chân trái của con ngựa súc mất một cái đinh rồi, xin ông để con chỉnh lại . Ông chủ bực mình lẩm bẩm . Không sao cả, chỉ còn 60 dặm đường nữa, thiếu một cái đinh không hề chi, tôi vội đi cho kịp về đến nhà trước khi trời tối, tôi không thể mất thì giờ để chỉnh lại cái đinh đó . Tới chiều, ông dừng chân trước cửa nhà bác nông phu để mua thêm thức ăn nước uống cho người và ngựa, trong lúc đưa rơm cho ngựa ăn, con trai của bác nông phu nhận ra có cái gì không ổn đối với con ngựa liền đến thưa với người thương gia .
Thưa ông, con ngựa của ông bị mất cái móng sắt bên chân trái phía sau rồi, nếu ông bằng lòng, cháu sẽ xin ba cháu đóng lại cái móng khác cho nó . Ông chủ đáp :
Không sao, tôi vội đi ngay trước khi trời tối, chỉ còn 20 dặm nữa chắc ngựa tôi sẽ chịu được, nói rồi ông chèo lên lưng ngựa phóng đi, được một lúc, ngựa đã bắt đàu đi cà nhắc, đã vậy, ông cũng không tha mà lại còn phóng nhanh hơn nữa, một lúc sau nó lảo đảo té ngã qụy và gẫy một chân, vì thế ông chủ và người đầy tớ đành phải bỏ ngựa lại và khăn gói cuốc bộ tiếp tục cuộc hành trình . Đi được một quãng thì đến một con đường dẫn vào rừng sâu và cũng vừa lúc trời nhá nhem tối, bất chợt từ những lùm cây hai bên đường, hai tên cướp tiến lại gần chỉa súng hăm dọa, hoặc muốn sống hoặc phải chết nếu không giao nộp tiền cho họ . Bấy giờ người lái buôn khờ dại kia mới hồi tĩnh thì đã quá muộn .
Qúy vị và các bạn thân mến .
Cách dao người Anh có câu : Một mũi kim may kịp thời sẽ cứu được chỗ rách toạt khỏi cần đến 9 mũi kim . Thật vậy nếu như người thương gia biết nghe lời người đầy tớ mình, biết để ra mấy phút đồng hồ đóng lại cái đinh đầu tiên của móng sắt vừa mới lung lay chắc ông ta đã không rơi vào cảnh cướp giựt . Nhìn vào đời sống bản thân và của những người sống chung quanh ta, biết bao lần chúng ta bon chen phung phí sức chạy theo những điều xa vời cao cả trong khi đó lại khinh thường những điều tầm thường nhỏ nhen .
Trong đời sống người tín hữu, không phải cương độ sinh hoạt đem lại hiệu năng cho công việc của mình nhưng là sức mạnh của lòng tin chúng ta biết dồn vào những hành động . Những người vô thần xem thường lòng tin như chuyện trẻ con, nhưng chính hạt giống đức tin nhỏ mọn đó có thể ví như cái đinh nối kết con người với Thiên Chúa trong mỗi giây phút hiện tại của cuộc sống đồng thời bảm đảm thắng lợi cuối cùng . Đặt để công việc làm của chúng ta trên lòng tin có nghĩa là nhìn về phía trước và sống chu đáo mỗi giây phút của cuộc đời không phải để chỉ thu lượm một vài kết quả hay lợi lộc vật chất tầm thường mà là để chuyện toàn thánh ý Chúa, là đạt tới kho tàng bất diệt, là tìm thấy giá trị vĩnh cửu cho đời sống chúng ta .
* Lạy Chúa, xin dạy chúng con đừng dại dột chạy theo những ngông cuồng, những tham vọng của tính tự phụ và lòng ích kỷ .
Xin giúp nhận ra tầm quan trọng của những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống con, những điều có giá trị vĩnh cửu vì thực ra không có gì là nhỏ nhặt trước nhan thánh Chúa cả nếu được thực hiện với tình yêu lớn lao và lòng tin vững mạnh Amen .
Lm. Giuse Hoàng Kim Toan
Gần đây, trên các phương tiện truyền thông liên tục xuất hiện thông tin về tình trạng học sinh bỏ học. Nhiều lý do được đưa ra để lý giải cho hiện tượng này như gia cảnh nghèo, bệnh thành tích, ngồi nhầm lớp…
Một thực tế khác đang tồn tại ở các thành phố lớn, đó là vấn đề học sinh bỏ học do hư hỏng bởi cha mẹ bận bịu công việc hoặc gia đình quá nuông chiều… Hầu hết các bậc cha mẹ đều có nhận xét như nhau: không có gì khổ bằng con hư, bởi “bỏ thì thương, vương thì tội”. Nhưng để giành lại đứa con yêu quý khỏi vòng xoáy những cạm bẫy của tuổi mới lớn lại không dễ dàng chút nào…
Bận bịu - chiều chuộng - hư hỏng
Anh Mạnh, một giám đốc công ty chuyên sản xuất ống nước bằng nhựa, nhà ở đường Minh Phụng, quận 11 chỉ có Thế là cậu con trai duy nhất. Công ty của anh có đến ba cơ sở sản xuất ở các quận 11, Tân Phú và Bình Tân. Trong một công ty gia đình, vợ anh - chị Thu - vừa trực tiếp trông coi một cơ sở, vừa lo luôn phần tài chính cho công ty. Hai vợ chồng gần như không có thời gian rảnh rỗi. Khi còn nhỏ, cậu bé Thế rất ngoan, học hành chăm chỉ. Chuyện chỉ tồi tệ đi khi Thế bắt đầu vào lớp 10. Có đủ mọi thứ mình cần bởi “muốn gì được nấy”, lại kết bạn với những học sinh hư hỏng cùng lớp, cậu bé này nhanh chóng dính vào game, đua xe, đánh lộn, hút bồ đà, yêu sớm…
Khi liên tục nhận được những thông tin xấu về con mình từ nhà trường và công an, vợ chồng anh Mạnh mới giật mình và quyết định dành thời gian để uốn nắn con trai. Theo lời khuyên của một đối tác làm ăn vốn có “kinh nghiệm” về chuyện con hư, anh Mạnh thu xếp tổ chức một chuyến đi Vũng Tàu nghỉ ngơi cuối tuần nhưng chỉ độc hai cha con. Suốt cả ngày Chủ nhật ở Vũng Tàu, anh theo sát Thế như hình với bóng, kể cả những lúc cậu ta vào nhà vệ sinh. Một ngày trôi qua mà không thấy con mình có biểu hiện thèm thuốc, anh Mạnh vui mừng vì dù sao điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra với quý tử của mình.
Nhưng nếu ghiền ma túy có thể test được thì những trò hư hỏng khác của tuổi học trò, làm sao anh kiểm soát hết? Thấy con suốt ngày bị cuốn vào game, sổ liên lạc toàn điểm kém cùng những lời phê chẳng êm tai chút nào, chị Thu la mắng, nhắc nhở thì Thế lại đòi… bỏ nhà đi bụi! Hỏi han vài người, anh Mạnh kiếm được một số điện thoại chuyên giải đáp, tư vấn chuyện trẻ em mê game. Nhưng anh đã thất vọng vì chỉ được nghe những lời khuyên chung chung. Hỏi kỹ hơn, anh mới biết cái sự tư vấn ấy do chính… một đơn vị sản xuất game bày ra! Đang lúc bối rối vì chuyện học hành kém cỏi do chứng nghiện game của con, lại nhận được những lời khuyên “nửa nạc nửa mỡ” ấy, anh Mạnh càng giận con và giận… mình!
Nghe lời một người bạn, cũng là giám đốc doanh nghiệp, anh tìm đến một số văn phòng tư vấn trẻ hư ở TP.HCM.
Tư vấn
Với những trường hợp như anh Mạnh, chị Thạch Ngọc Yến - thạc sĩ xã hội học, chuyên gia tư vấn tâm lý tại Văn phòng Tư vấn trẻ em (57 Phạm Ngũ Lão, quận 1) thường đưa ra lời khuyên cụ thể: “Hãy dành thêm nhiều thời gian gần gũi, tìm hiểu, chăm sóc con!”.
Những doanh nhân như anh Mạnh khi nghe lời khuyên này thường thật lòng nói rằng họ rất khó thu xếp thời gian. Công việc điều hành doanh nghiệp, quan hệ gặp gỡ đối tác… bận đến nỗi đôi khi họ còn không có thời gian chăm chút ngay cho bản thân mình, nói gì đến con.
Trong một lần tư vấn cho một quan chức cấp quận có cả hai đứa con cùng hư, chị Yến đã thẳng thắn nói rằng mọi chức vụ đều dễ dàng tìm được người thay thế, nhưng thiên chức làm cha, làm mẹ thì không thể! Thế mà với một số bậc phụ huynh, tất cả sự quan tâm đến con cái đều quy ra… tiền! Chính đó là điểm khởi đầu cho rất nhiều trường hợp hư hỏng của con cái.
Một chuyên gia tư vấn ở quận 3 đã tâm sự rằng nhiều phụ huynh không hiểu tâm lý của trẻ mới lớn thường biến đổi rất phức tạp. Vị chuyên gia nhiều kinh nghiệm này kể về trường hợp một cô bé ở đường Tô Hiến Thành (quận 10) khi gặp chuyên gia tư vấn đã nói ngay: “Con không thích làm con nhà giàu!”. Rồi cô bé cho biết rằng khi xin tiền mua một cây bút, mẹ đưa luôn tờ 100 ngàn đồng, sau đó không hề quan tâm tới việc con gái đã mua bút như thế nào.
Cô bé so sánh với bạn mình trong một gia đình không khá giả, được mẹ chỉ cách mua bút thế nào vừa tốt vừa rẻ, khi mua bút về khoe lại được mẹ khen… Cô bé còn tâm sự rằng chỉ mong được sự quan tâm, chứ không muốn tờ 100 ngàn đồng vô cảm kia. Một trường hợp khác. Một nữ chuyên gia tư vấn ở Văn phòng Tư vấn trẻ em quận 1 kể vào một hôm trực đêm, chị nhận được một cuộc điện thoại của một cậu 17 tuổi ở quận 5. Giọng lè nhè, cậu ta nói rằng đã uống đến chai rượu XO thứ hai.
Khi được hỏi về bản thân, gia đình và lý do phải “độc ẩm” bằng rượu ngoại cao cấp, cậu kể cha mẹ cậu là những doanh nhân thành đạt, thường ra khỏi nhà từ sáng sớm và trở về rất muộn. Cậu cũng tả lại căn nhà năm tầng lầu “như một cung điện” với bể bơi bên trong nhưng lúc nào cũng vắng “như cái chùa Bà Đanh” rồi òa khóc, nói rằng ngay ngày mai sẽ bỏ học theo bạn bè đi bụi…
Anh Mạnh đã thu xếp được thời gian đi Vũng Tàu cùng con trai để kiểm tra khả năng dính ma túy, lại còn bỏ thời gian đến văn phòng tư vấn để xin những lời khuyên từ chuyên gia, nhưng anh Nam - một chủ doanh nghiệp chuyên kinh doanh hàng may mặc ở quận 6 dù biết con gái học lớp 9 đang dần hư hỏng mà chỉ có đủ thời gian nhấc điện thoại gọi… 1080 xin tư vấn!
Chị Như Mai, chuyên gia tư vấn tâm lý trẻ của tổng đài 1080, đồng thời nhận tư vấn trực tiếp ở Trung tâm Giáo dục hướng nghiệp trẻ trên đường Bùi Đình Túy (quận Bình Thạnh) cho hay càng ngày càng có nhiều cuộc gọi của các bậc phụ huynh than vãn về con cái mình. Phổ biến nhất vẫn là chứng nghiện game, đua đòi, yêu sớm… và nguy cơ đáng lo nhất là học hành sa sút, thậm chí bỏ học giữa chừng.
Nhiều chuyên gia tư vấn ở TP.HCM cùng chung nhận định: con cái chỉ dễ dàng uốn nắn khi còn dưới mười tuổi. Ở tuổi lớn hơn, chúng đã biết tự phản kháng và nếu cha mẹ nóng nảy đánh hoặc dọa đuổi ra khỏi nhà thì chúng bỏ đi ngay. Thông thường, các bậc phụ huynh tìm đến nhà tư vấn khi tình trạng con mình đã hư quá. Vì thế, dù nhiều kinh nghiệm, các chuyên gia cũng chỉ dừng lại ở những lời khuyên và một số biện pháp mang tính chữa cháy.
Dẫu sao thì những lời khuyên đó khá thiết thực và hữu ích, chẳng hạn: cha mẹ cần tiếp cận, hiểu biết về Internet để kiểm soát được con cái khi chúng lên mạng, tham gia vào khóa học “Phương pháp dạy con thành công và thành nhân” do Trung tâm Tư vấn Hồn Việt (64-68 Trần Quốc Thảo, quận 3) tổ chức… Một lời khuyên khác rất đang quan tâm là… xin chuyển trường cho con!
Chuyển trường
|
|
Sự thay đổi chỗ học đồng nghĩa với việc cách ly con mình với những bạn bè xấu, với những thói quen không lành mạnh. Lời khuyên này từ các chuyên gia được sự đồng tình của nhiều bậc phụ huynh. Nhưng tìm ở đâu một ngôi trường có không gian học tập lành mạnh, có phương pháp giáo dục tốt để cải tạo trẻ hư thành học trò ngoan ở TP.HCM đây?
Một trong những ngôi trường được khá nhiều bậc cha mẹ tin tưởng là trường Dân lập Thanh Bình (quận Tân Bình). Chứng kiến giờ học, giờ chơi và giờ cơm chiều của học sinh nội trú nơi đây, các vị phụ huynh có con hư có thể tin tưởng vào cách tổ chức quản lý sinh hoạt nề nếp của nhà trường. Chị Thư, thành viên Ban Quản trị nhà trường cho biết: “Đa phần học sinh của trường có gia đình khá giả, trên 70% học sinh ở nội trú, trong đó có cả một số em nhà ở ngay trong quận”.
Chị cũng cho biết rất nhiều em được chuyển đến từ nơi học khác trong tình trạng ngang bướng và mất căn bản và học lực một cách nghiêm trọng. Nhà trường, ngoài việc đưa các em vào nề nếp trong sinh hoạt, luôn tạo ra nhiều sân chơi lành mạnh như văn nghệ, thể thao và còn chú ý đến việc lấy lại kiến thức căn bản cho các em, bởi đó cũng là một nguyên nhân khiến các em chán học, ham chơi. Điều đáng mừng là nhiều năm liền, kết quả các kỳ thi cuối cấp (cả cấp 1, cấp 2 và cấp 3) của trường đều đạt tốt nghiệp 100% học sinh. Không ít trường hợp trẻ hư thuộc loại “hết thuốc chữa” khi được chuyển đến đây, đã tốt nghiệp phổ thông trung học và thi đỗ vào đại học - một kết quả mà ngay cả nằm mơ, phụ huynh cũng không thấy được khi con họ đã quá ham chơi biếng học.
Ngoài trường Thanh Bình (Tân Bình), hiện ở TP.HCM còn có trường Trương Vĩnh Ký (Gò Vấp), trường Ngô Thời Nhiệm (có ba cơ sở ở quận 3, quận Bình Thạnh và quận 9), trường Thái Bình ở Phường 12, Quận Tân Bình cũng sẵn sàng đón nhận những học sinh cá biệt, hư hỏng.
Trở lại câu chuyện của anh Mạnh, đáng tiếc là gia đình đã phát hiện và phản ứng quá muộn. Thế đã không có cơ hội được sửa sai bằng cách chuyển trường. Ở chính ở ngôi trường có nhiều bạn bè hư hỏng, Thế đã không vượt qua được lớp 11. Tệ hơn, do yêu sớm và quan hệ tình dục buông thả, Thế trở thành một người cha khi còn quá trẻ. Cô con dâu mà vợ chồng anh Mạnh phải nghiến răng cưới về trong tình trạng mang thai hơn ba tháng vốn là một cô bé bỏ học sớm, lêu lổng và hơn Thế đến bốn tuổi! Đáng báo động là trường hợp như con anh Mạnh không hề cá biệt và cũng chưa phải là tồi tệ nhất. Rất nhiều bậc cha mẹ vì quá nuông chiều con, đã đẩy con mình trượt dài đến chỗ trở thành tội phạm. Trong vụ án cướp và trả thù đẫm máu người bắt cướp vừa xảy ra ở phường 13, quận Tân Bình, TP.HCM, một trong bốn sát thủ máu lạnh (Lê Đình Tuấn, 20 tuổi) vốn là con một trong gia đình có cha là công chức, mẹ buôn bán ở phường 10, quận 5. Con đường hư hỏng của Lê Đình Tuấn cũng bắt đầu từ sự nuông chiều thái quá của cha mẹ, đến lêu lổng bỏ học lang thang và cuối cùng là phạm tội.
Tuy nhiên, xét cho cùng thì mọi chuyện “chữa cháy” như thay đổi môi trường sống, chuyển trường… đều là việc bất đắc dĩ. Những bậc làm cha làm mẹ, nhất là những người bận rộn kinh doanh, làm ăn, cần hết sức quan tâm đến chuyện học hành, sinh hoạt của con cái mình ngay từ nhỏ. Về lâu dài, những chuyên gia tư vấn tâm lý đều cho rằng, để góp phần tạo ra những thế hệ trẻ em ngoan, cần phải sớm tiến hành cải cách giáo dục, trong đó thay đổi nội dung dạy và học là rất cần thiết, nhất là ở các môn khoa học xã hội. Làm sao để từ đó, học sinh được truyền đạt và thấm nhuần luân lý, tình yêu thương và sự nhân hậu ngay từ những ngày đầu đến trường.
Mới 3 giờ sang, mà chiếc xe chạy tuyến đường Hố Nai -Rạch Giá đã đi đón khách. Xe dừng lại, một đôi nam nữ bước lên. Xe đã hơi đông, người phụ xế chỉ chỗ phía sau cho ngồi. Câu con trai ngồi sát cửa sổ, cô con gái ngồi phía trong
Xe không có máy lạnh, cậu con trai mở toang cửa sổ. Gió vù vù bên tai, cậu con trai sung sướng hít gió buổi sáng, đầy phổi khoan khoái. Đời êm đềm và đẹp biết bao. Bỗng có bàn tay vỗ nhẹ vào đùi, và một âm thanh nhẹ nhàng : Anh đóng cửa vào đi, em lạnh quá. Ngần ngừ một lát, như có cái gì tiếc xót, rồi cậu con trai kéo cánh cửa kiếng lại.
Gần tới cầu Mỹ Thuận, xe dừng lại đổ xăng. Hành khách được nghỉ 20 phút. Vào quán.
Cậu con trai hỏi. Em ăn gì ? Người con gái gọi một tô bánh canh.
Cậu con trai bảo không ăn gì, chỉ kêu một ly cà phê đen và vài điếu thuốc.
Một lát sau, tất cả mọi hành khách đều lên xe. Chuyến xe lại tiếp tục lên đường.
Nhìn chuyến xe đi, quan sát tình huống của đôi bạn trẻ, tôi nghĩ miên man.
‘Hai người chung một chuyến xe. Chung một điểm lên, chung một nơi đến, chung một tình yêu, mà sao quá nhiều khác biệt”.
Thế đấy, sự khác biệt nam nữ là điều rất lớn. Khác biệt về xác thịt thì không nói làm gì, điều hệ trọng là sự khác biệt về tâm lý, về ý thích và nhất là, về cái nhìn cuộc đời.
Cậu B và cô C đừng quên điều đó. Điều hệ trọng phải biết những khác biệt, để có thể thông cảm, để có thể lựa chọn cho đúng, trong cung cách đối xử của mình. Biết người, biết ta,trăm trận trăm thắng là thế.
Biết tâm lý của nhau để không cáu kỉnh, không bực dọc, khi thấy người kia làm khác với suy nghĩ, tính toán của mình.
- Cho xin tiền xe cô cậu ơi !
- Bao nhiêu ?
- Mỗi người 50 ngàn
Thế là đã rõ. Đàn ông nặng ký hơn, cũng năm chục, đàn bà nhẹ ký hơn cũng năm chục. Như thế, cả hai đều mang giá trị bằng nhau. Cũng là một người trưởng thành như nhau. Và cùng bình đẳng với nhau.
Phải rồi, người chồng thì có trách nhiệm nặng nề của người chồng. Người vợ thì có cái gánh nặng của người vợ. Dù gia đình nhà vợ có giàu có bao nhiêu, của hồi môn có đầy ắp tủ, cũng không bao giờ là người chủ, mà chỉ là một người vợ.
Còn với người chồng, xin anh nhớ cho. Anh chỉ là chồng khi anh có vợ. Anh chỉ làm chồng, khi anh chu tất những bổn phận mà một người làm chồng phải có. Vợ anh không bao giờ là nô tỳ Oshin, hay Isaura. Cho nên, chị có quyền để bàn bạc, có quyền góp ý trong những sinh hoạt của gia đình.
Chiếc xe vẫn cứ tiếp tục. Hành trình của chuyến xe, tối đa chỉ là 6 tiếng. Nhưng khổ nỗi, đường xấu quá. Vừa chạy, vừa nhảy, vừa chạy vừa lắc, khiến người con gái và nhiều hành khách bị ói quá trời.
Huống hồ bây giờ là chuyến đi của B và C: chuyến đi dài đến trăm năm. Khó ai lường hết được, bao nhiêu là lắc lơ là dằn xóc, là ổ gà, là chóng mặt, trong hành trình tình yêu ấy. Người ta sẽ chẳng ngạc nhiên, khi thấy những chuyện lục đục, những lúc mặt nặng mặt nhẹ của đôi vợ chồng. Đó là những chuyện bình thường.
Nhưng có một yếu tố hệ trọng, mà đôi bạn không được phép quên. Để chuyến xe có thể bình an về tới bến, đôi bạn phải biết chịu đựng, kiên trì, và bình tĩnh từng bước giải quyết.
Đừng làm to chuyện. Nên khoanh vùng lại để giải quyết. Đừng rơi vào triết lý liều. Cho vỡ hết. Lành làm gáo, vỡ làm muôi. Đừng kéo giằng. Lôi chuyện nọ, kéo chuyện kia vào, làm thế, sẽ rối thêm, khó lòng tháo gỡ.
Và có một thực tế, không thể chối cãi : là có những khó khăn vượt quá khả năng tháo gỡ của hai người. Chỉ có một cách duy nhất, là cậy trông và phó thác vào Chúa. Rồi tin tưởng khiêm tốn cầu xin.
Chiếc xe vẫn chạy, cả hai vẫn ngồi trong xe. Nhưng có một sự thật, mà hai người có biết không ? Là sinh mạng của cả hai, đều đang nằm trong bàn tay của người tài xế.
Và trong chuyến xe hành trình trăm năm, tất cả đều nằm trong bàn tay của Thiên Chúa quan phòng.
Muốn đời mình bình an, hãy bám chặt vào tay Chúa, để xin Chúa dẫn đưa. Giao phó đời mình cho Chúa, và luôn cầu nguyện với Chúa mỗi ngày.
Và khi ở trước mặt Chúa, vợ chồng nhớ cầu nguyện cho nhau. Nhiều người đàn ông hay quên điều này lắm.
Ngoài ra, để cho chuyến xe, khỏi bị “pan” giữa đường, có thể bình an về được tới bến, vợ chồng phải luôn biết cảm thông và nhịn nhục lẫn nhau, và tích cực hơn, phải biết chia sẻ với nhau nữa. Hy sinh là dấu hiệu của tình yêu. Hy sinh là chấp nhận phần thiệt về mình. Và một điều lạ lùng xảy đến. Hoa trái của hy sinh là hạnh phúc. Trái hạnh phúc chin ngay trong vườn nhà mình, chứ không mọc hoang ngoài đường, hay ở một chỗ xa xôi nào đó.
Lm Đaminh Đỗ Văn Thiêm
(Mt 6,9-13)
Thầy kính mến,
Con đọc trình thuật của Matthêu. Con đọc thêm một loạt ba trình thuật của Luca: Lc 11,2-4; Lc 11,5-3; Lc 18,1-8. Con thấy mình đang đi lạc trong rừng rậm. Có tiếng hú ở hướng phải. Con quẹo phải. Đi mãi. Chẳng thấy gì. Có tiếng hú ở hướng trái. Con quẹo trái. Đi hoài. Vẫn chẳng thấy gì. Một cảm giác lạnh buốt chạy dọc theo xương sống. Không tìm được lối ra. Màn đêm đang buông xuống …
Giáo huấn của Thầy về vấn đề cầu nguyện thì y như thế. Ở chỗ này thì Thầy bảo “Đừng lải nhải như người ngoại” (Mt 6,7). Ở chỗ kia thì Thầy lại bảo phải bắt chước bà góa đi thưa kiện. Bà cứ lải nhải, cứ kêu mãi, thế là thắng kiện.
Đi lạc trong rừng, chẳng biết nên quẹo phải hay quẹo trái, con đành đứng lại. Cũng vậy, khi nghe Thầy dạy về việc cầu nguyện, con chẳng biết nên lải nhải hay đừng lải nhải, con đành làm thinh. Con bịt tai để không nghe lời của Thầy. Nhưng con mở mắt thật to để thấy Thầy cầu nguyện thế nào.
1. Không nghe LỜI vì LỜI có vẻ hiền hậu, bất nhất.
LỜI thứ nhất: Thầy vẽ chân dung Chúa Cha đẹp vô cùng. Một người Cha yêu con, biết hết mọi nhu cầu của con, sẵn sàng ban cho con mọi điều cần thiết, ngay cả những điều cần mà nọ chưa biết. Thầy còn minh họa hình ảnh của mọi người cha trên đời, để con thấy rõ và tin tưởng Cha trên trời. Người cha trần gian chẳng nỡ tâm cho con cái hòn đá, khi nó xin ổ bánh; chẳng nỡ tâm cho con cái con rắn, khi nó xin con cá … Huống hồ là … Cha trên trời … Thích quá! Sướng quá! Thế là con chẳng thèm xin gì hết. Nếu xin, thì chỉ xin cho “ý Cha thể hiện”. Nếu có xin gì nữa, thì chỉ xin “hằng ngày dùng đủ”, “xin tha nợ chúng con” và “xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”. Thế nhưng …
LỜI thứ hai: Thầy kể hai dụ ngôn, dụ ngôn nào cũng đề cao tính lải nhải.
Một người đàn ông có khách đến bất ngờ vào lúc đóng cửa tắt bếp. Nồi niêu sạch boong. Anh đành qua gõ cửa nhà người láng giềng. Ong láng giềng đang ôm con, ngủ khò khò. Bị quấy rầy thì bực quá, bèn từ chối ngắn gọn. Người đứng ngoài cửa cứ lải nhải, cứ năn nỉ mãi. Ong láng giềng bèn đi lấy bánh cho mượn. Đó là một cách đuổi khéo … Nhục thấy mồ. Con không thèm bắt chước.
Một bà góa bị bức hiếp. Tức quá, bèn đi thưa kiện. Quan tòa làm bộ điếc không thèm nghe. Bà cứ ngày ngày đến cửa công, kêu mãi, kêu hoài làm điếc lỗ tai ông quan tòa. Ong quan tòa sợ điếc lỗ tai nên xử thắng cho bà, không phải vì thương người, vì trọng công lý, mà vì khổ lỗ tai. Thắng kiện như thế, thì vẫn thấy tức. Tức đến chết được. Con không thèm bắt chước.
2. Nghe LỜI của Thầy, con chưa tìm được lối đi. Con đành thôi nghe để chỉ nhìn thôi. Nhìn và ngắm để thấy Thầy cầu nguyện. Con trố mắt nhìn, nhìn không chớp mắt, để hiểu hết bài học cầu nguyện của Thầy. Con có hiểu hết hay không, thì hạ hồi phân giải.
2.1 Con thấy Thầy lên núi, ăn chay và cầu nguyện bốn mươi ngày. Vậy thời khóa biểu cấm phòng của Thầy là thế nào? Chủ đề tĩnh tâm là gì? Tư thế cầu nguyện của Thầy là quỳ, là ngồi, hay là gì? Không thánh ký nào trả lời. Đáng tiếc vô cùng! Nhưng dù sao, con cũng hiểu được rằng Thầy dành rất nhiều thì giờ để cầu nguyện và cầu nguyện là một sinh hoạt quan trọng nhất của Thầy.
2.2 Con thấy vào một buổi sáng, lúc trời còn tối mịt, Thầy đã ra khỏi nhà ông Phêrô để tìm một nơi thanh vắng mà cầu nguyện (Mc 1,35). Máccô chỉ nói bấy nhiêu. Còn tư thế và nội dung buổi cầu nguyện của Thầy thì Máccô không nói. Có thể là ông cũng mù tịt như con. Tiếc lắm, nhưng đành chịu vậy.
2.3 Con lại thấy Thầy cầu nguyện. Luca kể rằng Thầy vô cùng phấn khởi trong Thánh Thần. Có lẽ Thầy ngước mắt lên trời, giơ hai tay cầu nguyện rằng: “Con ngợi khen Cha là Chúa của trời đất, vì Cha đã mạc khải cho những kẻ bé mọn những điều mà Cha dấu không cho những bậc khôn ngoan và trí thức biết” (Lc 10,21).
2.4 Một lần nữa con lại thấy Thầy cầu nguyện. Lần này, Gioan nói rõ là Thầy ngước mắt lên, Thầy tâm sự với Chúa Cha rằng: “Con cảm tạ Cha vì Cha đã nghe lời con xin. Vâng, con biết rằng lúc nào Cha cũng vẫn nghe lời con xin. Sở dĩ con nói thế là để những người đang đứng bên con đây tin rằng Cha đã sai con” (Ga 11,41-42).
2.5 Đặc biệt là trong phòng tiệc ly, Thầy đã ngước mắt lên trời để cầu nguyện với Chúa Cha. Tâm sự Thầy ngỏ với Chúa Cha rất nhiều, rất tha thiết. Gioan đành phải dành trọn chương 17 cho bài cầu nguyện ấy. Con đoán chừng là Thầy nói trên 500 từ.
2.6 Trong vườn Cây Dầu, Luca nói rõ là Thầy quỳ gối và cầu nguyện: “Lạy Cha, nếu được thì xin cho con khỏi uống chén này”. Dường như chỉ một tích tắc sau đó Thầy đổi ý: “Xin đừng theo ý Con - Xin chỉ thực hiện theo ý của Cha” (Lc 22,42).
2.7 Lần cuối cùng con thấy Thầy cầu nguyện, đó là lúc Thầy hấp hối trên cây khổ giá. Thầy chỉ gởi lên Chúa Cha ba lời tâm sự, vừa tha thiết, vừa vắn tắt:
Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm.
Lạy Cha, sao Cha bỏ con?
Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha.
Sau khi nhìn ngắm Thầy cầu nguyện, con hiểu như sau:
1. Tư thế cầu nguyện thì rất linh động: có thể quỳ, có thể đứng, có thể ngồi … nhưng cặp mắt thì có thể ngước lên xoáy vào không gian để cảm nghiệm được Chúa Cha trong cõi vô biên. Cũng có thể nhắm mắt lại, để cho hồn xoáy vào vô biên ấy …
2. Nội dung cầu nguyện là ngỏ bày tâm tình của mình cho Chúa Cha. Tâm tình thì có thể là ngợi khen, cảm tạ, sám hối, tả oán, kêu trách, xin xỏ … Nhưng bao giờ cũng kết thúc bằng hai tâm ý: “Xin đừng theo ý con, mà chỉ theo ý Cha thôi” và “Con xin phó thác hồn con trong tay Cha”.
3. Vị trí cầu nguyện có thể là một nơi thanh vắng mà cũng có thể là ngay trong chỗ đông người. Tâm tình giữa người với người cũng y như thế: có thể thỏ thẻ bên tai nhau ở một nơi riêng tư; cũng có thể hét lên ở giữa đám đông ồn ào như một cái chợ.
4. Thời gian cầu nguyện thì ban đêm là tuyệt vời. Nhưng không loại trừ mọi thời gian khác.
5. Trình độ cầu nguyện cao nhất là: “Xin đừng theo ý Con, mà chỉ theo ý Cha thôi”. Nhưng không loại trừ việc xin xỏ, năn nỉ, lải nhải. Lải nhải với Chúa Cha cũng là cầu nguyện, nhưng ở bậc thấp nhất.