NHƯ MỘT LỜI MỜI:
- Kính mời quý vị vào trang web www.tinvui.org để đọc các bài viết khác
- Mọi thư từ cộng tác góp ý và giúp đỡ xin quý vị gửi về địa chỉ E-mail :bantreconggiao@yahoo.com
- Ban biên tập Tin vui rất mong nhận được sự đón nhận của quý vị độc gỉa gần xa
- Xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành và đồng hành với quý vị trong hành trình đời sống Kitô hữu
Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô
Chính quyền Trung quốc cố ngăn chận các cuộc hành hương Đền Thánh Đức Mẹ
THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO CÁC NẠN NHÂN Ở MYANMAR VÀ TRUNG QUỐC
Các giáo sư đại chủng viện Việt Nam sẽ tham dự chương trình đào tạo tại Paris.
Lễ giỗ Đức Hồng y Giuse-Maria Trịnh Văn Căn
Giáo dân Huế thực hiện tháng Năm để tôn vinh Mẹ Thiên Chúa.
THƯ ĐHY.GB. PHẠM MINH MẪN KÊU GỌI GIÚP ĐỠ NẠN NHÂN BÃO VÀ ĐỘNG ĐẤT
Thánh Giê-ro-ni-mô, Tổ phụ dịch giả Kinh Thánh
Tài liệu học tập chuẩn bị Đại hội Thánh Mẫu La Vang (13-15.8/2008):
Bài 2: ĐỨC MARIA, THẦY DẠY LẮNG NGHE VÀ THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
LINH MỤC CỦA NGƯỜI TRẺ LANG THANG
TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH
Ga 6, 51-59
"Thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân Do-thái rằng: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống". Vậy người Do-thái tranh luận với nhau rằng: "Làm sao ông này có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn được?" Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: "Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha là Đấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Đây là bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết. Ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời".
Đó là lời Chúa.
“ Thật, Tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người,
các ông không có sự sống nơi mình.” ( Ga 6, 53 ). Khi Chúa Giêsu đã dùng kiểu
nói trịnh trọng theo văn phong thời bấy giờ “ thật, Tôi bảo thật.. (
Amen…Amen…)” thì không chỉ nói lên tầm quan trọng của nội dung lời tuyên bố mà
còn nói lên tính tất yếu và thiết yếu của chân lý đối với thính giả bấy giờ và
nhân loại mọi thời. Căn cứ vào những lời Chúa Giêsu tuyên phán ở trên, chúng ta
thử hỏi rằng những thính giả lúc bấy giờ, thực sự có sự sống nơi họ không. Hay
nói cách khác, cần phải đặt vấn đề: sống là gì ?
SỐNG LÀ GÌ ?
Một câu hỏi không dễ trả lời. Câu trả lời khá phổ thông: sống là động. Trạng
thái động đối lập với trạng thái tỉnh ( bất động ). Trạng thái này có thể là di
động, chuyển động, cử động hay hành động. Nếu mô tả tình trạng sống là trạng
thái động, thì vừa thái quá lại vừa bất cập. Các khoáng sản như đất đá hay lớn
hơn như quả địa cầu, các tinh tú…chúng hằng di động và đang chuyển động. Vậy
chúng đang sống ư ? Với sinh vật bậc cao là con người, nếu ở trong tình trạng
hôn mê, không còn hành động cũng chẳng cử động thì đã chết chưa ?
Dưới cái nhìn sinh hóa thì sống là một quá trình tổng hợp và trao đổi các hợp
chất hữu cơ. Các học giả trình bày khái niệm: sống là tồn tại có trao đổi chất
với môi trường bên ngoài, có sinh đẻ, lớn lên và chết. Một số triết gia vừa thực
tế vừa phũ phàng cho ta thấy sống là một quá trình tích lũy năng lực: sức khỏe,
tiền bạc, địa vị…để tiến dần về nấm mộ ( cái chết ).
Quả thật nếu quan niệm sống như là một tình trạng đối lập với chết thì cuộc sống
của con người trên bình diện thể lý tự nhiên đúng là nghịch lý và phi lý. Và rồi
người ta dễ dàng đồng quan niệm với anh em Phật tử rằng cuộc sống ( đời ) là bể
khổ với cái vòng lẫn quẩn thành - trụ - hoại – không; sinh - lão - bệnh - tử.
Dưới nhãn quan Kitô giáo theo ánh sáng Lời mạc khải thì sống là một trạng thái,
đúng hơn là một động thái ở cùng, ở với và ở trong Đấng là nguồn sống, là Đấng
Sáng tạo, là căn nguyên và cùng đích của mọi hiện hữu, đặc biệt của loài người.
Con người khi tự ý cắt lìa, xa rời Thiên Chúa là đi vào cõi chết hay là đã chết,
cho dù cơ thể còn sinh động, còn tổng hợp các chất hữu cơ…
Sách Sáng Thế ký diễn tả chân lý này khi cho thấy loài bụi đất chỉ thực sự là
sống khi được Giavê thổi sinh khí vào ( x. St 2,7 ). Đến đây chúng ta mới hiểu
được ý nghĩa lời Chúa trong sách Đệ Nhị Luật khi Giavê thử thách dân Người trong
hoang mạc, khi để họ phải chịu đói cùng cực rồi ban Manna từ trời nuôi sống họ
để họ ý thức, đúng hơn là đẻ họ tin nhận rằng: “người ta sống không nguyên bởi
bánh nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” ( Đnl 8,3 ).
“ Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời. Và
bánh Tôi sẽ ban tặng, chính là thịt Tôi đây, để cho thế gian được sống” ( Ga
6,51 ). Một lời tuyên bố công khai gây nhiều tranh cãi cho thính giả bấy giờ.
Quả là chối tai ! Nhưng đó là sự thật, một sự thật nền tảng và thiết yếu cho con
người đến nỗi Chúa Giêsu trình bày một cách thẳng thừng tới mức “sống sượng”,
không chút rào đón xa gần. Người còn tái khẳng định chân lý ấy ở dạng thức đối
nghịch: “ Thật, Tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con
Người, các ông không có sự sống nơi mình” ( Ga 6,53 ). Chúng ta nhận ra tính tất
yếu và khẩn thiết của chân lý này qua thái độ của Chúa Kitô là sẵn sàng chấp
nhận người ta, kể cả các môn đệ rời bỏ Người, ngoại trừ nhóm Mười hai ( x.Ga
6,60-71 ).
ĐỂ THỰC SỰ LÀ SỐNG CẦN PHẢI ĐÓN NHẬN NGUỒN SỐNG TỪ THIÊN CHÚA VÀ HÀNH XỬ THEO
SỰ SỐNG THIÊN LINH.
Thiên Chúa có thể ban cho nhân loại sự sống của Người dưới nhiều dạng thức khác
nhau. Mình Máu Chúa Kitô chính là một trong những phương thế đặc biệt Chúa ban
sự sống của Người cho nhân loại chúng ta. Là Kitô hữu, chúng ta dễ dàng tin nhận
chân lý này hơn người Do Thái xưa, vì chúng ta tin nhận Chúa Giêsu Kitô là Thiên
Chúa thật. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là chúng ta có biết sống, cư xử, hành động
theo nguyên lý hoạt động của sự sống Thiên Chúa không.
Sự sống của Thiên Chúa chính là tình yêu giữa Ba Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và
Chúa Thánh Thần. Tình yêu ấy được tỏ bày qua dòng lich sử, qua lịch sử ơn cứu độ
và được tỏ bày cách trọn vẹn, hoàn hảo cho nhân loại nơi Đức Kitô, Ngôi Hai nhập
thể làm người. Dựa vào lời mạc khải và qua lời dạy của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô
XVI trong Thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu, chúng ta cùng xem xét một vài sắc
thái của tình yêu Thiên Chúa:
Một tình yêu thể hiện qua tình bạn ( Filia ): Ngay từ thưở đầu công trình sáng
tạo, Giavê đã ngày ngày dạo chơi với con người và con người ở trước nhan Giavê
cách thân tình như bạn hữu. Sau khi phạm tội thì con người mới lánh mặt Giavê
(x. St 3,8 ). Khi đã biết đến giờ phải bỏ thế gian mà về cùng Cha, Chúa Giêsu đã
tỏ bày cho các môn đệ: “ Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ
không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy đã gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì
Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.” ( Ga 15,15 ).
Đã là bạn hữu chân thành thì luôn tín nhiệm nhau. Sự tín nhiệm được thể hiện
không chỉ qua việc tỏ bày cho nhau cả những sự sâu kín của mình mà còn sẵn sàng
trao phó trách nhiệm, cả trong những việc lớn lao, cao cả lẫn hệ trọng. “ Hãy
sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy bá chủ cá
biển, chim trời…” St 1,28 ). Ngay từ đầu Giavê đã trao phó nhiệm vụ làm chủ vũ
trụ thiên nhiên cho con người. Đến thời viên mãn Chúa Kitô lại trao phó việc rao
giảng Tin Mừng cứu độ cho các môn đệ ( x. Mt 28,16-20 ).
Một tình yêu thể hiện qua việc đón nhận và trao ban ( Eros và Agapê ): Khi tạo
dựng con người Giavê Thiên Chúa đã sáng tạo loài tạo vật hữu hình cao cả nhất là
loài người giống hình ảnh và họa ảnh của mình ( x. St 1,26-27 ). Có thể nói đây
là một sự đón nhận toàn vẹn. Xem ai như chính mình là một sự đón nhận hết cả tấm
lòng. Trên thập giá, đôi tay của Chúa Kitô giang ra, Trái Tim cực thánh của
Người mở tung, là hành vi tình yêu đón nhận cách hoàn hảo và trọn vẹn. Người đón
nhận cả những lời hoan hô Người khi Người vào thành thành Giêrusalem lẫn cả
những lời nhục mạ khinh khi của nhiều người Do Thái bấy giờ. Người đón nhận lời
tuyên tín của Phêrô thay mặt nhóm Mười Hai: “ Bỏ Thầy chúng con biết theo ai…” (
Ga 6,68 ) và đón nhận cả sự phản bội, sự hèn nhát của các ngài khi bỏ Thầy chạy
cứu lấy thân mình. Người đón nhận nhiều vị lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ
vốn ghen tức tìm mọi cách loại trừ Người và đón nhận cả sự mê lầm của họ ( x. Lc
23,34 ).
Khi đón nhận con người như là hình ảnh của mình, Giavê Thiên Chúa đã trao ban
chính công trình sáng tạo của mình, một công trình như mới khởi đầu. Và Chúa
Kitô khi đón nhận các môn sinh làm bạn hữu thì Người đã trao ban công trình cứu
độ mà Người vừa khai mở. Khi đón nhận bản tính nhân loại vào Ngôi vị Thiên Chúa
thì Ngôi Hai đã thực sự trao ban chức vị làm con Thiên Chúa cùng với gia sản
thừa kế cho loài người.
Chính khi đón nhận là lúc trao ban. Chính lúc trao ban là lúc đón nhận. Cả hai
động thái trao ban và đón nhận luôn quyện lẫn vào nhau trong một tình yêu đích
thực. Và tình yêu ấy bắt nguồn từ Đấng là Tình Yêu ( x.1Ga 4,8 ). Hôm nay chúng
ta cùng tôn thờ mầu nhiệm Chúa Kitô trao ban cho chúng ta chính Máu Thịt của
Người qua Bí Tích Thánh Thể. Hiện diện trong Thánh Thể là trọn vẹn Chúa Kitô,
Ngôi Hai Thiên Chúa với thiên tình và nhân tính của Người. Trao ban cho ta Thân
Mình Người là Chúa Kitô đón nhận chúng ta nên một với Người. Thánh Tông đồ dân
ngoại khẳng định chân lý này: “ Thưa anh em, khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm
tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Chúa Kitô ư ? Và khi ta cùng bẻ
Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao ?” ( 1 Cor 10,16 ).
Được dự phần vào Mình và Máu Thánh Chúa Kitô là để được sống. Và sự sống đích
thực này phải được thể hiện bằng tình yêu. Đó là tình yêu sẵn sàng đón nhận tha
nhân, cả ưu điểm lẫn khuyết điểm, cả mặt nổi trội lẫn khía cạnh hạn chế… Đó là
tình yêu sẵn sàng trao ban những gì tốt nhất, đẹp nhất của ta cho tha nhân và
trao ban cả con người của ta, sự sống của ta. Và đó phải là tình yêu luôn tìm
cách nâng nhau lên hàng bạn hữu. Nếu như được vậy, thì một điều chắc chắn là
chúng ta đang sống thực sự và thực sự đang sống cách dồi dào.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
Ngày 30 tháng 5 này là lễ kính Trái Tim Chúa Giêsu. Dịp này, phụng vụ nhắc đến
việc thánh hoá các linh mục.
Hơn bao giờ hết, linh mục cần phải nên thánh, để có thể đối phó với biết bao vấn
đề đang được đặt ra. Khắp nơi đang có những hồi chuông báo động thúc giục linh
mục phải nên thánh.
Ngay tại Việt Nam này, trong đạo ngoài đời, Chúa đang dùng nhiều dấu chỉ cho
thấy: Tình hình đạo đức tuỳ thuộc rất nhiều ở việc linh mục có lo nên thánh hay
không.
Ý thức điều đó, nhiều người vốn tha thiết với việc thánh hoá linh mục, nay càng
tha thiết hơn.
Phải làm gì?
Tất nhiên là phải cầu nguyện.
Để việc cầu nguyện thánh hoá linh mục có thể hướng dẫn các suy tư về vấn đề này
được phong phú và cụ thể hơn, chúng ta nên đi vào ba tình yêu, mà linh mục cần
có để nên thánh. Đó là:
- Tình yêu Đức Giêsu Kitô.
- Tình yêu Hội Thánh.
- Tình yêu con người, nhất là người nghèo.
1/ Tình yêu Đức Giêsu Kitô
Khi tiếp xúc với bất cứ linh mục nào, tôi vẫn mong muốn gặp được Chúa Giêsu
trong ngài.
Thánh Phaolô nói: "Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà là Chúa Giêsu sống
trong tôi" (Gl 2,25).
Ước chi mỗi linh mục đều có thể nói câu đó về chính mình.
Khi diễn tả tâm tình của mình đối với Chúa Giêsu, thánh Phaolô quả quyết: "Tôi
coi mọi sự đều là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu
Kitô, Chúa của tôi... Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để
được Đức Giêsu Kitô và được kết hợp với Người" (Ph 3,8-9). Tâm tình trên đây là
ngọn lửa nồng nàn.
Trong những tiếp xúc, người nhạy bén dễ nhận ra ngọn lửa nào vốn thường xuyên
nung nấu tâm hồn người mình gặp gỡ. Lửa đó sẽ bốc ra từ miệng lưỡi, ánh mắt, và
thái độ của mỗi người. Lửa yêu mến Đức Kitô và các giá trị cao thượng thì khác
lửa nung nấu những khát vọng về xác thịt, thế tục và tội lỗi.
Những tiếp xúc với các linh mục càng dễ nhận ra điều đó. Bởi vì linh mục được
coi là một thứ gương chuyên phản ánh lửa tình yêu Chúa.
Lửa mến Chúa Giêsu là lửa mến Chúa Cứu thế, Đấng đã quỳ gối xuống rửa chân cho
các môn đệ, Đấng là người chăn chiên tốt lành, lặn lội đi tìm các con chiên lạc,
Đấng đã phó mình chịu chết trên cây thánh giá để cứu chuộc nhân loại.
Thật là sung sướng, khi nhận được lửa mến đó toả ra từ con người linh mục, nhất
là khi ngài giảng dạy và ban các bí tích.
Tuy nhiên, không thiếu kẻ ghét các linh mục khi các ngài chia sẻ lửa mến Chúa
cho môi trường xung quanh. Những kẻ đó là ma quỷ và các thứ tinh thần thế tục
chống đối Tin Mừng Đức Giêsu Kitô.
Vì thế, khi cầu cho linh mục được thêm lửa mến Chúa, chúng ta nghĩ tới những cản
trở không muốn lửa đó được phát triển trong linh mục và được đón nhận trong thế
giới tục hoá hiện nay.
2/ Tình yêu Hội Thánh
Trước hết, tôi hiểu Hội Thánh một cách bình dân sơ đẳng. Theo đó, Hội Thánh là những ai được Chúa ban quyền, để lo đời sống đạo cho tôi. Đời sống đạo là những gì tôi phải tin, những gì tôi phải xin, những gì tôi phải lãnh, những gì tôi phải giữ.
Rồi, Hội Thánh cũng là cộng đoàn những người có đạo như tôi. Hội Thánh như thế
là một đại gia đình, có sự sống thiêng liêng, có trật tự riêng, được Chúa thiết
lập và được Chúa điều khiển.
Cái nhìn đơn sơ đó khiến tôi yêu mến những ai lo đời sống đạo cho tôi, đồng thời
cũng yêu mến những người cùng có đời sống đạo như tôi.
Tình yêu Hội Thánh là một tình yêu gắn bó. Gắn bó một cách chân thành, hiếu thảo
khiêm nhường và có trách nhiệm.
Hội Thánh còn được hiểu như liên đới giữa các đặc sủng khác nhau. Thánh Phaolô
viết: "Chính Chúa đã ban ơn cho kẻ này làm tông đồ, kẻ nọ làm ngôn sứ, kẻ khác
làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ" (Ep 4,11).
Khi nhìn Hội Thánh như một cộng đoàn gồm nhiều người mang những đặc sủng khác
nhau, tôi phải cúi đầu tôn phục Chúa. Một sự tôn phục kèm theo sự khiêm tốn
trong các thái độ đối với những người mang đặc sủng. Khiêm tốn yêu thương, khiêm
tốn cộng tác với họ, trong tinh thần hiệp nhất.
Các linh mục là những kẻ lãnh nhận được rất nhiều trong Hội Thánh. Nhiều thần
quyền, nhiều đặc sủng. Vì thế các ngài có bổn phận dùng những gì đã được trao
ban. Đối với các ngài, yêu mến Hội Thánh là hãy tận dụng những ơn Chúa ban cho
các ngài vì ích chung Hội Thánh. Tận dụng nói đây là phục vụ hết sức mình những
trách nhiệm mà bề trên đã uỷ thác.
3/ Tình yêu con người
Càng ngày người ta càng thấy: Những giá trị thuyết phục nhất của một tôn giáo
chính là những gì tôn giáo đó làm cho con người, cho đồng bào và cho đất nước.
Đặc biệt là trong công trình kiến tạo văn hoá hoà bình và phục vụ những người
nghèo khổ. Với cái nhìn đó, những hoành tráng nội bộ đã không chứng minh được
nhiều cho tâm linh cao quý của tôn giáo.
Đạo Công giáo là đạo bác ái. Kinh Thánh quả quyết như thế. Hội Thánh khẳng định
như vậy. Dư luận cũng muốn có cái nhìn đẹp đẽ đó về đạo ta.
Trên thực tế, nhiều sinh hoạt đạo ta đã đi vào thân phận những người khổ đau.
Chia sẻ nỗi lo. Thương cảm cảnh nghèo. Dấn thân giúp cho xã hội được công bình
hơn. Sống mầu nhiệm nhập thể, để dân tộc được từng bước đi lên.
Những sinh hoạt như thế nên được tăng lên về lượng và về phẩm. Trong chiều hướng
đó, thiết tưởng nên bớt đi những sinh hoạt có nguy cơ làm cho Hội Thánh bị tiếng
là xa cách người nghèo, nhưng gần lại những cảnh giàu sang hưởng thụ.
Vì thế, cầu cho linh mục được nên thánh là cầu cho linh mục biết yêu thương phục
vụ những người nghèo khổ và thăng tiến con người.
Nguyện xin lửa Trái Tim Chúa Giêsu luôn đốt nóng trái tim các linh mục của chúng
con.
ĐGM GB Bùi Tuần
Cách đây khoảng một năm, vào ngày 27 tháng 5 năm 2007, khi gởi thư cho mọi thành phần Dân Chúa tại Trung Quốc, ÐTC Bênêđitô XVI đã quyết định đặt ngày 24 tháng 5 hằng năm, ngày lễ kính Ðức Maria dưới tước hiệu "Ðấng Phù Hộ Các Tín Hữu", làm ngày thế giới cầu nguyện cho Giáo Hội công giáo tại Trung Quốc.
Giờ đây, nhân ngày Cầu Nguyện này sắp đến, phòng báo chí Toà Thánh vừa cho công bố, vào trưa hôm thứ Sáu 16 tháng 5 năm 2008, Lời Kinh do chính Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI soạn ra, để khẩn cầu Mẹ Maria được tôn kính tại Ðền Thánh Mẫu Sheshan, cách thành phố Thượng Hải vài cây số. ÐTC muốn cho mọi thành phần Giáo Hội đọc Lời Kinh này trong ngày 24 tháng 5, ngày lễ kính Ðức Mẹ, Ðấng Phù Hộ Các Tín Hữu, và là ngày thế giới cầu nguyện cho giáo hội công giáo tại Trung Quốc.
Mục thời sự hôm nay kính mời quý vị và các bạn theo dõi lời Cầu Nguyện này như sau:
Lạy Ðức Nữ Ðồng Trinh rất thánh,
Lạy Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể và là Mẹ chúng con,
Lạy Mẹ được tôn kính dưới tước hiệu "Ðấng Phù Hộ các tín hữu" nơi Ðền Thánh Sheshan, Mẹ là Ðấng được toàn thể giáo hội công giáo tại Trung Quốc hướng về với tình mến thiết tha,
Hôm nay chúng con đến trước nhan Mẹ để cầu xin Mẹ thương bảo vệ.
Xin Mẹ hãy đưa mắt nhìn đến Dân Chúa đây và với sự chăm sóc hiền mẩu xin Mẹ hướng dẫn Dân Chúa trên những con đường sự thật và tình yêu, ngõ hầu, trong mọi hoàn cảnh, Dân Chúa trở thành men của sự chung sống hoà hợp giữa tất cả mọi công dân.
Với tâm tình tuân phục thưa "Vâng" tại Nazareth, Mẹ đã ưng thuận cho Con Một hằng hữu của Thiên Chúa Cha đến nhập thể trong cung lòng đồng trinh của Mẹ, và như thế khai mào công cuộc cứu độ trong lịch sử.
Rồi sau đó, với lòng dấn thân sốt sắng, Mẹ cộng tác vào công cuộc cứu rỗi, chấp nhận cho lưỡi gươm đau khổ đâm thấu linh hồn Mẹ, mãi cho đến giờ cao điểm của Thập Giá, khi Mẹ đứng trên đồi Calvariô bên cạnh Con Mẹ, Ðấng chịu chết ngõ hầu con người được sống.
Kể từ đó, một cách mới mẻ, Mẹ đã trở thành Mẹ của tất cả những ai Tin vào Chúa Giêsu Con Mẹ, và chấp nhận vác lấy Thánh Giá mà theo Chúa.
Lạy Mẹ của niềm hy vọng, trong cảnh mờ tối của ngày thứ Bảy tuần thánh, Mẹ đã tin tưởng tiến bước đến buổi sáng Phục Sinh với niềm phó thác không lay chuyển, xin hãy ban cho các con cái của Mẹ khả năng biết phân định trong mọi hoàn cảnh, cả trong những lúc đen tối nhất, để nhìn thấy những dấu chỉ sự hiện diện đầy yêu thương của Thiên Chúa.
Lạy Ðức Bà Sheshan, xin Mẹ hãy nâng đỡ sự dấn thân của tất cả những ai tại Trung Quốc tiếp tục sống đức tin, sống hy vọng và yêu thương, dù trong những khó khăn hằng ngày, ngõ hầu họ không bao giờ sợ phải nói về Chúa Giêsu cho thế gian biết , và nói về thế gian cho Chúa biết.
Nơi tượng Mẹ đứng trên cao tại Ðền Thánh Sheshan, Mẹ trao ra cho thế gian Con Mẹ đang mở rộng đôi tay tràn đầy yêu thương. Xin Mẹ giúp cho những người công giáo biết luôn sống làm chứng một cách đáng tin cho tình thương này, vừa duy trì sự hiệp nhất với Ðá Tảng Phêrô mà trên đó Giáo Hội được thiết lập.
Lạy Thánh Mẫu của Trung Quốc và của Á Châu, xin Mẹ khẩn cầu cho chúng con bây giờ và mãi mãi. Amen.
(Ðặng Thế Dũng)
Prayer To Our Lady Of Sheshan
(Benedict XVI)
Virgin Most Holy, Mother of the Incarnate Word and our Mother,
venerated in the Shrine of Sheshan under the title "Help of Christians",
the entire Church in China looks to you with devout affection.
We come before you today to implore your protection.
Look upon the People of God and, with a mother?s care, guide them
along the paths of truth and love, so that they may always be
a leaven of harmonious coexistence among all citizens.
When you obediently said "yes" in the house of Nazareth,
you allowed God?s eternal Son to take flesh in your virginal womb
and thus to begin in history the work of our redemption.
You willingly and generously cooperated in that work,
allowing the sword of pain to pierce your soul,
until the supreme hour of the Cross, when you kept watch on Calvary,
standing beside your Son, who died that we might live.
From that moment, you became, in a new way,
the Mother of all those who receive your Son Jesus in faith
and choose to follow in his footsteps by taking up his Cross.
Mother of hope, in the darkness of Holy Saturday you journeyed
with unfailing trust towards the dawn of Easter.
Grant that your children may discern at all times,
even those that are darkest, the signs of God?s loving presence.
Our Lady of Sheshan, sustain all those in China,
who, amid their daily trails, continue to believe, to hope, to love.
May they never be afraid to speak of Jesus to the world,
and of the world to Jesus.
In the statue overlooking the Shrine you lift your Son on high,
offering him to the world with open arms in a gesture of love.
Help Catholics always to be credible witnesses to this love,
ever clinging to the rock of Peter on which the Church is built.
Mother of China and all Asia, pray for us, now and for ever. Amen!
(Radio Veritas Asia 19/05/2008) - Quý vị và các bạn thân mến. Trong hai ngày 17 và 18 tháng 5 năm 2008, Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã đi thăm hai thành phố miền Liguria, Tây Bắc Italia, là Savona và Genova. Mỗi thành phố đều gợi lại một biến cố lịch sử có ý nghĩa. Ðây là chuyến viếng thăm mục vụ lần thứ 9 trong nội địa Italia, kể từ khi được chọn lên kế vị Thánh Phêrô tại ngai toà Roma.
Thành phố Savona là nơi mà Hoàng Ðế Napoléon của Pháp đã "chỉ định cư trú" cho Ðức Giáo Hoàng Piô VII, vào đầu thế kỷ 19. Ðược biết Ðức Piô VII cai trị Giáo Hội từ năm 1800 đến năm 1823.
Hoàng Ðế Napoléon của Pháp đã được Ðức Piô VII "phong vương" ngày 2 tháng 12 năm 1804. Nhưng 5 năm sau đó, tức vào năm 1809, Hoàng Ðế Napoléon sáp nhập các Lãnh Thổ Toà Thánh và bị Ðức Piô VII dứt phép thông công, vào ngày 10 tháng 6 năm 1809. Phản ứng lại, Hoàng Ðế Napolêon ra lệnh cho quân đội đến Roma bắt và dẫn độ Ðức Piô VII về chỉ định cư trú tại Thành Phố Savona. Thời gian "chỉ định cư trú" này kéo dài 5 năm, mãi cho đến năm 1813, là năm Ðức Piô VII đồng ý ký Thoả Ước nhượng địa. Hoàng Ðế Napoléon sau đó bị truất phế, và Ðức Piô VII trở lại Roma năm 1814.
Giảng trong thánh lễ chiều thứ Bảy 17/05/2008, được cử hành tại quảng trường Nhân Dân ở Savona, với khoảng 20,000 tín hữu tham dự, Ðức Thánh Cha đã nhắc lại biến cố lịch sử này, và rút ra từ đó bài học kêu gọi các tín hữu hãy "can đảm đối diện với những thách thức của thế gian như: chủ thuyết duy vật, chủ nghĩa tương đối, chủ nghĩa trần tục", và không bao giờ nhường bước thoả hiệp. Hãy sẵn sàng trả giá bằng chính đời sống mình, để sống trung thành với Chúa và với Giáo Hội". ÐTC còn nói thêm như sau: "Mẫu gương cứng rắn và bình tâm của Ðức Piô VII mời gọi chúng ta hãy duy trì nguyên vẹn niềm tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa trong những lúc gặp thử thách, với ý thức rằng Thiên Chúa không bỏ rơi Giáo Hội, cả khi Chúa cho phép Giáo Hội trải qua những lúc khó khăn. ÐTC cũng đã khuyến khích các tín hữu hãy cầu nguyện, cầu nguyện riêng cá nhân, cầu nguyện chung trong gia đình và trong cộng đoàn. Với các gia đình trẻ, ÐTC đã khuyên hãy sống đơn sơ và duy trì cầu nguyện trong gia đình, tự nhiên hướng về Chúa và Mẹ Maria. Cách riêng với các bạn trẻ, ÐTC đã mời gọi như sau: "Việc theo Chúa Kitô luôn đòi hỏi can đảm đi ngược dòng. Ðây là điều đáng làm; đây là con đường thực hiện chính bản thân và sống hạnh phúc."
Tại Savona, còn có Ðền Thánh Kính Lòng Nhân Từ Thiên Chúa, nơi mà truyền thống còn cho rằng Ðức Mẹ đã hiện ra cho một người dân quê -- Ông Antonio Botta -- vào năm 1536. Trước khi cử hành thánh lễ, ÐTC đã lên viếng Ðền Thánh này lúc 5 giờ chiều, và đã đặt trước Bức Tượng Mẹ Nhân Từ một Bông Hồng Vàng. Sau Thánh Lễ, ÐTC đi viếng nơi Ðức Piô VII bị Hoàng Ðế Napoléon giam giữ, rồi rời Savona, đi Genova.
Tại Genova, trong Thánh Lễ Kính Thiên Chúa Ba Ngôi vào sáng Chúa Nhật, 18 tháng 5 năm 2008, được cử hành tại Quảng Trường Vittoria (có nghĩa là Chiến Thắng), với khoàng 35,000 tín hữu tham dự, ÐTC Bênêđitô XVI đã khuyến khích Giáo Hội hãy làm chứng cho sự hiệp thông trong một xã hội toàn cầu hoá nhưng đầy ích kỷ, hãy là một giáo hội truyền giáo để rao giảng cho tất cả mọi người niềm vui Ðức Tin và vẽ đẹp của đại gia đình của Thiên Chúa, và hãy tin tưởng nhìn về tương lai, cùng nhau xây dựng, đặt công ích trên những tư lợi, dù đó là những điều lợi hợp pháp! Ngỏ lởi đặc biệt với các chủng sinh và những người trẻ, ÐTC khuyến khích họ đừng lo sợ, nhưng hãy vâng theo sức thu hút của những chọn lựa ơn gọi vững bền cho cuộc đời mình, vừa chấp nhận đi trên con đường luyện thân nghiêm chỉnh và đòi hỏi.
Với hàng giáo sĩ và anh chị em giáo dân, ÐTC yêu cầu hãy quan tâm đến việc huấn luyện thiêng liêng và giáo lý, rất cần thiết để sống trọn ơn gọi kitô trong thế giới hôm nay.
Trước khi dùng cơm trưa tại Ðại Chủng Viện Giáo Hoàng Bênêđitô XV của Tổng Giáo Phận Genova, ÐTC có cuộc gặp riêng Kinh Sĩ Ðoàn nhà thờ chánh toà Thánh Lorenxô và với những đại diện đời tận hiến. ÐTC đã nhận định như sau: "Mặc cho những khó khăn mà xã hội đang trải qua, sức hăng say rao giảng phúc âm trong các cộng đoàn của quý anh chị em còn mạnh mẽ. Anh chị em hãy cộng tác vào hoạt động truyền giáo. Hãy trở thành những "chuyên viên" lắng nghe Lời Chúa và làm chứng cho sự thánh thiện, một sự thánh thiện được thể hiện trong sự trung thành với Tin Mừng mà không chiều theo tinh thần thế gian. ÐTC kêu gọi hãy quan tâm trợ giúp cho những bậc làm cha mẹ trong nhiệm vụ khó khăn giáo dục con cái. ÐTC nói: chúng ta cần duy trỉ các trường công giáo, dù phải hy sinh rất nhiều; các trường công giáo là những kho tàng quý báu của công đoàn kitô, và là nguồn tài nguyên đích thật cho đất nước.
Ðặc biệt nhất trong chuyến viếng thăm Genova vào Chúa Nhật, 18 tháng 5 năm 2008, là biến cố ÐTC gặp các bạn trẻ tại quảng trường Mattêôti, trước khi đọc Kinh Truyền Tin Trưa Chúa Nhật. ÐTC đã khuyên các bạn trẻ hãy sống tuổi trẻ thực hiện điều tốt, và đừng chạy theo thời trang chóng qua. "Cha cầu chúc các bạn sống trẻ, mà không sống theo thời trang chóng qua... Nếu một người trẻ khám phá những giá trị thật và cao cả, thì người trẻ đó sẽ không bao giờ bị già đi. Tâm hồn sẽ luôn tươi trẻ mãi và sẽ chiếu toả tuổi trẻ, chiếu toả lòng tốt, ra chung quanh... Vì thế chúng ta có thể nói rằng chỉ những ai sống tốt và sống quảng đại, thì người đó mới thật là người trẻ... Tương lai của người trẻ có nhiều hứa hẹn, nhưng cũng có nhiều nguy hiểm, nhiều hăm doạ, nhất là hăm dọa của sự trống rỗng..." Và lời khuyên cuối cùng của ÐTC cho các bạn trẻ là: "Chúng con hãy chọn điều thiện, và đừng huỷ hoại tương lai!" Cuối buổi gặp gỡ, ÐTC đã trao quyển Phúc Âm cho các bạn trẻ tổng giáo phận Genova, như một cử chỉ tượng trưng cho sự Sai Ði Truyền Giáo: "Chúng con hãy sống hiệp nhất, chớ đừng đóng kín; hãy sống khiêm tốn và đừng lo sợ; hãy sống đơn sơ và đừng cầu kỳ."
Tại Genova, ÐTC cũng đã không quên đến viếng mộ của Ðức Hồng Y Giuseppe Siri, cựu Tổng Giám Mục Genova, qua đời năm 1989. Theo dư luận lúc đó, thì trong hai lần Mật Nghị Hồng Y để bầu giáo hoàng trong năm 1978, Ðức Cố Hồng Y Giuseppe Siri là một trong những vị Hồng Y nhận được số phiếu cao. Ðức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, khi đến thăm Tổng Giáo Phận Genova, cũng đã bày tỏ lòng tôn trọng đặc biệt đối với Ðức Hồng Y Giuseppe Siri.
Quý vị và các bạn thân mến, Vừa rồi là vài nét sơ lược về chuyến viếng thăm mục vụ cuối tuần của ÐTC tại Sanova và Genova, thuộc miền Liguria, Tây Bắc Italia. Hẹn gặp lại quý vị và các bạn.
Tìm hiểu về "Văn Kiện Ðại Cương" (Lineamenta) của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới về Lời Chúa trong Ðời sống và Sứ mạng của Giáo Hội.
Tìm hiểu về "Văn Kiện Ðại Cương" (Lineamenta) của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới về Lời Chúa trong Ðời sống và Sứ mạng của Giáo Hội.Văn Kiện Ðại Cương (Lineamenta) của Khoá Họp Thông Thường thứ XII Thượng Hội Ðồng Giám Mục, ngoài phần Nhập Ðề và Kết Luận, gồm có Ba Chương.
Chương I nói về ba điểm căn bản: Mạc Khải, Lời Chúa, Giáo Hội.
Chương II nói về Lời Chúa trong Ðời Sống của Giáo Hội.
Chương III nói về Lời Chúa trong Sứ Mạng của Giáo Hội.
Nhưng khi công bố Văn Kiện Ðại Cương, thì còn có Lời Tựa
Dẫn Vào Văn Kiện Ðại Cương của Ðức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic Tổng Thư Ký của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới.
Vậy trước khi đọc Văn Kiện Ðại Cương (Lineamenta), chúng ta hãy đọc Lời Tựa của Ðức Tồng Giám Mục Nicola Eterovic, Tổng Thư Ký Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới, như sau:
"Lời Chúa là Lời hằng sống, hiệu nghiệm và sắc bén hơn mọi gươm hai lưỡi; Lời Chúa chém sâu đến mức chẻ đôi tâm linh, chia hai tinh thần; Lời Chúa khảo xét những tâm tình và tư tưởng của lòng người" (DT 4,12).
Trọn cả lịch sử cứu rỗi chứng minh rằng Lời Chúa là Lời hằng sống. Thiên Chúa, nguồn mạch sự sống, là Ðấng có sáng kiến thông ban chính mình (x. Lc 20,38). Lời Ngài được nói cho con người, sản phẩm do ngài tạo dựng (x. Gb 10,3), có khả năng đáp lời Thiên Chúa và bước vào trong truyền thông với Ðấng Tạo Dựng mình. Vì thế, Lời Chúa đồng hành với con người từ lúc được tạo thành cho đến lúc kết thúc cuộc hành hương trên trần gian này. Lời Chúa được biểu lộ bằng nhiều cách thế khác nhau, cho đến cách thức chóp đỉnh là Mầu Nhiệm Nhập Thể, khi Ngôi Lời, Ðấng là Thiên Chúa nơi Thiên Chúa, nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, mà xuống thế làm người (x. Gn 1,1.14). Chúa Giêsu Kitô, chết và đã sống lại, là Ðấng hằng sống (KH 1,18), là Ðấng có lời ban sự sống đời đời (x. Gn 6,58).
Lời Chúa là Lời sắc bén. Lời Chúa soi sáng đời sống con người, vừa chỉ cho con người biết đường phải đi theo, nhất là qua các Giới Răn (x. Xh 20, 1-21) mà Chúa Giêsu đã tổng hợp lại trong mệnh lệnh yêu thương Thiên Chúa và yêu thương người lân cận (x. Mt 22,37-40). Các Mối Phúc (x. Lc 6,20-26) là lý tưởng cho đời kitô được sống trong thái độ lắng nghe Lời Chúa, Lời kháo sát sâu xa những tâm tình của lòng người, vừa hướng tâm lòng đó đến điều thiện hảo và thanh luyện nó khỏi tất cả những gì là tội lỗi. Khi thông truyền chính mình cho con người tội lỗi, nhưng được mời gọi sống thánh thiện, Thiên Chúa khuyến khích con người hãy thay đổi nếp sống xấu xa của họ: "Các người hãy quay trở lại khỏi những con đường xấu và hãy tuân giữ những lệnh Ta truyền và những điều Ta dạy theo lề luật mà ta đã đặt ra buộc cha ông các người tuân giữ và đã truyền nói ra cho các người biết qua các tôi tớ của Ta, các ngôn sứ" (2 Vua 17,13). Trong Phúc âm, Chúa Giêsu kêu mời như sau: "Anh em hãy ăn năn thống hối, vì Nước Trời gần bên" (Mt 3,2). Nhờ hồng ân Chúa Thánh Thần, Lời Chúa chạm đến tâm hồn kẻ tội lỗi thống hối và đem con người trở về hiệp thông với Thiên Chúa trong Giáo Hội. Sự ăn năn trở lại của người tội lỗi là nguyên nhân niềm vui lớn trên trời (x.Lc 15,7). Nhân danh Chúa Phục sinh, Giáo Hội tiếp tục sứ mạng rao giảng "cho tất cả mọi dân nước sự ăn năn thống hối và ơn tha thứ mọi tội lỗi " (Lc 24,47). Chính Giáo Hội, với lòng vâng phục Lời Chúa, bước đi trên con đường khiêm tốn và ăn năn, để mỗi ngày một trung thành hơn với Chúa Giêsu Kitô, là vị Hôn Phu và là Chúa của Giáo Hội, và để rao giảng Tin Vui Mừng, với sức mạnh hơn và cách trung thực hơn.
Lời Chúa là lời hữu hiệu. Chứng minh cho điều này là những biến cố trong đời của các tổ phụ và của các tiên tri, cũng như của Dân được tuyển chọn của Cựu và Tân Ước. Một cách ngoại thường, là chứng tá của Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa, Ðấng qua việc Nhập Thể đã đến cư ngụ giữa chúng ta" (Gn 1,14). Chúa tiếp tục rao giảng Nuớc Trời và chữa lành các bệnh nhân (x. Lc 9,2) qua trung gian của Giáo Hội Chúa. Giáo Hội hoàn thành công cuộc cứu rỗi nhờ qua Lời và các Bí Tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể, nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống và sứ mạng của Giáo Hôi, trong đó, nhờ ơn Chúa Thánh Thần, những lời truyền phép trở nên hữu hiệu, vừa biến đổi bánh nên Mình Thánh và rượu nên Máu Thánh Chúa Giêsu (x. Mt 26,26-28); Mc 14,22-23; Lc 22,19-20). Lời Chúa là nguồn mạch hiệp thông giữa con người và Thiên Chúa, và giữa những con người với nhau, những kẻ được Thiên Chúa yêu thương.
Mối liên hệ chặt chẽ giữa bí tích Thánh Thể và Lời Chúa đã quyết định cho sự chọn lựa chủ đề của Khoá Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục, vừa cũng cố ước nguyện đã có từ lâu muốn dành những suy tư trong Thượng Hội Ðồng Giám Mục cho Lời Chúa. Vì thế, sau Thượng Hội Ðồng Giám Mục về Thánh Thể, nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống và sứ mạng của Giáo Hội, đã diễn ra từ ngày 2 đến 23 tháng 10 năm 2005, thì nay xem ra như là điều hợp lý để tập trung chú ý đến Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo Hội, vừa đào sâu thêm nữa ý nghĩa của bàn tiệc duy nhất trao ban Bánh và Lời. Chủ đề này phản ánh nguyện vọng ưu tiên của các Giáo Hội địa phương, đưọc các giám mục chủ chăn gởi đến Văn Phòng Trung Ương. Quả thật, việc chọn chủ đề Lời Chúa cho khoá họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục sắp tới, đã được thực hiện một "cách tập đoàn". Theo một đường lối thực hành đáng khen, Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã trao phó cho Văn Phòng Tổng thư ký Thượng Hội Ðồng Giám Mục tham khảo hàng giám mục của Giáo Hội Công Giáo. Dựa trên những bản trả lời đến từ Giáo Hội Ðông Phương Công giáo, từ các Hội Ðồng Giám Mục, từ các Bộ trong Giáo Triều Roma, và từ Liên Hiệp các Bề Trên Tổng Quyền, thì thấy hiện rõ chủ đề được nhiều người chọn về Lời Chúa, với những nhấn mạnh khác nhau và với những khía cạnh khác nhau. Chất liệu dồi dào đã được đem ra phân tích bởi Hội Ðồng Thông Thường lần thứ XI của Văn Phòng Tổng Thư Ký Thượng Hội Ðồng Giám Mục. Thật vậy, khi họp Hội Ðồng thông thường, có 12 vị thuộc Hội Ðồng Thư Ký Thượng Hội Ðồng Giám Mục đã được chọn ra. Và đúng theo những gì đã được tiên liệu trong "Nội Quy của Thượng Hội Ðồng Giám Mục", có 3 thành viên khác của Hội Ðồng Thư Ký, được ÐTC bổ nhiệm. Kết quả của cuộc thảo luận phong phú của Hội Ðồng Thông Thường đã được tổng hợp lại theo nhiều chủ đề mà Ðức Cha Tổng Thư Ký đã trình lên cho Ðức Thánh Cha quyết định.
ÐTC là chủ tịch thường quyền của khoá họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục. Vào ngày 6 tháng 10 năm 2006, ÐTC đã chọn và cho biết chủ đề của Khoá Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục sẽ được tổ chức vào tháng 10 năm 2008. Tiếp đó, Hội Ðồng Thông Thường của Văn Phòng Tổng Thư Ký Thượng Hội Ðồng Giám Mục bắt tay làm việc, để chuẩn bị Văn Kiện Ðại Cương (Lineamenta), nhắm trình bày vắn tắt về tầm quan trọng của Lời Chúa, nêu ra những khiá cạnh tích cực trong đời sống và sứ mạng của Giáo Hội, vừa đồng thời nói lên vài vấn đề đang tranh luận ít ra cần được đào sâu, vì lợi ích cho giáo hội và cho sinh hoạt của Giáo Hội trong thế giới. Văn Kiện Ðại Cương (lineamenta) quy chiếu nhiều đến Hiến Chế Tín Lý về Mạc khải Dei Verbum của Công Ðồng Vaticanô II. Văn Kiện Ðại Cưong đi theo đường lối tiếp cận của các nghị phụ Công Ðồng Vaticanô II, là đặt mình trong thái độ kính phục lắng nghe Lời Chúa, để rồi sau đó có thể loan báo một cách tin tưởng (x. DV 1). Việc đọc lại văn kiện Công Ðồng Vaticanô II theo chìa khoá mục vụ, hoà hợp với những tuyên bố sau đó của Huấn Quyền trong giáo hội có trách nhiệm giải thích cách đích thực kho tàng Ðức Tin, được tích chứa trong Thánh Truyền và trong Kinh Thánh.
Ðể giúp suy tư và thảo luận về chủ đề trong toàn thể Giáo Hội, Văn Kiện Ðại Cương (Lineamenta) có gởi thêm bản Câu Hỏi chi tiết, liên quan đến những đề tài được bàn đến trong từng chương của văn Kiện Ðại Cương. Tất cả các cơ cấu của Giáo Hội , như đã kể ra ở trên, được yêu cầu gởi bản trả lời cho những câu hỏi trong vòng một tháng, tức trong tháng 11 năm 2007.
Với sự giúp đỡ của vài vị chuyên môn, Hội Ðồng Thư Ký thông thường sẽ nghiên cứu những bản trả lời và xếp lại theo trật tự những chủ đề, trong một Văn Kiện thứ hai, thường quen được gọi "Tài Liệu Làm Việc" (Instrumentum Laboris), sẽ được nhận làm tài liệu cho Khoá Họp Thông Thường Thượng Hội Ðồng Giám Mục lần thứ XII, từ ngày 5 cho đến 26 tháng 10 năm 2008.
Ngay từ đầu, Giáo Hội sống Lời Chúa. Trong Chúa Kitô, Ngôi lời nhập thể dưới tác động của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội là như "bí tích, nghĩa là, dấu chỉ và phương tiện cho sự hiệp nhất của con người với Thiên Chúa, và cho sự hiệp nhất toàn thể gia đình nhân loại" (LG 1). Lời Chúa còn là sức thúc đẩy không bao giờ cạn của sứ mạng của Giáo Hội cho người gần kẻ xa. Vâng phục mệnh lệnh của Chúa Giêsu và tin tưởng phó thác vào sức mạnh Chúa Thánh Thần, Giáo Hội luôn sống trong tình trạng truyền giáo (x. Mt 28,19). Theo mẫu gương của Mẹ maria, nữ tì khiêm tốn của Thiên Chúa, Thượng Hội Ðồng Giám Mục muốn cổ võ sự tái khám phá tràn đầy kinh ngạc về Lời Chúa, Lời hằng sống, sắc bén và hữu hiệu, bên trong giáo hội, trong sinh hoạt phụng vụ, trong lời cầu nguyện, trong công việc rao giảng Phúc Âm, trong việc dạy giáo lý và trong thần học, trong đời sống cá nhân và cộng đồng, cũng như trong các nền văn hoá của con người, là những nền văn hoá được thanh luyện và trở nên phong phú nhờ Tin Mừng. Ðể cho Lời Chúa thức tỉnh, những người kitô sẽ có khả năng trả lời cho bất cứ ai tra hỏi về lý do của niềm hy vọng mình có, (x. 1 Pet 3,15), vừa đồng thời yêu mến anh chị em, "không phải bằng lời nói suông hay ngoài môi miệng, nhưng bằng việc làm và sự thật." (1 GV 3,18). Nhờ chu toàn những việc tốt, người kitô sẽ chiếu toả trước mặt người đời ánh sáng của mình, một ánh sáng phản chiếu vinh quang của Thiên Chúa; và tất cả mọi người sẽ ngợi khen Thiên Chúa Cha trên trời (x. Mt 5,16).Như thế, Lời Chúa chiếu toả ra trên trọn cả đời sống của Giáo Hội, vừa xác định sự hiện diện của mình trong xã hội như là men của một thế giới công bằng hơn, yêu chuộng hoà bình, vắng mọi hình thức bạo lực và mở rộng cho việc xây dựng một nền văn minh của Tình Thương.
"Lời Chúa tồn tại muôn đời. Và đó là lời Tin Mừng được loan báo cho anh chị em" (I Pet 1, 25).
Ước chi việc suy nghĩ về chủ đề của khoá họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục trở thành lời cầu nguyện khiêm tốn ngỏ hầu việc khám phá lại Lời Chúa soi sáng mỗi ngày một tốt đẹp hơn đường đời chúng ta trong giáo hội và trong xã hội, trên đoạn đường nhiều khi gồ ghề, trong khi chúng ta tin tưởng chờ đợi "trời mới đất mới trong đó công lý ngự trị vững bền" (a Pet 3,13).
(bản dịch Việt ngữ của Ðặng Thế Dũng)
Aschaffenburg, Ðức Quốc (12/05/2008) Ðức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương thuộc Bộ Truyền Giáo và là thành phần Phái Ðoàn Vatican, sẽ thăm viếng Việt Nam vào tháng 6 năm 2008.
LM Stephanô Bùi Thượng Lưu: Ðây là một dịp rất là tốt, Ðức Ông đã đến với cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Ðức, đây là lần thứ hai và con biết Ðức Ông trong trách vụ rất là nặng nề, trọng trách làm trưởng Vụ của mục vụ Á Châu trong Thánh Bộ Văn hóa và Bộ Ngoại giao trước, thành ra trong trách nhiệm đó, Ðức Ông đã dành cho cộng đoàn chúng con ngày hôm nay, trong Ðại hội một cuộc thuyết trình, nhất là chủ đề vào hôm qua. Bây giờ, con xin được mở một cái ngoặc lớn hơn về vấn đề Giáo Hội, thực sự ra, cái đề tài của chúng con không có xa khỏi Giáo Hội tức là nó luôn là một nhịp cầu rất tốt cho Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Ðức, tiếp tục cầu nguyện, tiếp tục hiệp thông với Giáo Hội ở nhà, giống như những người con xa quê hương. Chúng con biết là Ðức Ông sắp sửa cùng với phái đoàn Tòa Thánh để sang Việt Nam lần thứ 15, thì con xin Ðức Ông cho quý khán thính giả được biết chương trình, gồm tóm lại những chương trình chính trong phái đoàn Tòa Thánh sắp tới.
Nghị trình mà Phái đoàn Vatican sẽ bàn tới:
Ð.Ô. Barnabê Nguyễn Văn Phương: Cám ơn Cha, chúng ta sống trong Giáo Hội hiệp thông, chúng ta mặc dầu là ở hải ngoại, chúng ta rất quan tâm đến Giáo Hội Việt Nam của chúng ta và con xin cám ơn Cha cũng đã quan tâm đến phái đoàn Tòa Thánh. Phái đoàn Tòa Thánh đi lần thứ 15, lần này là lần thứ 15, là để làm sao, là để đối thoại với chính quyền Việt Nam hiện nay, đối thoại là để tìm những cái gì để mà có thể cùng nhau xây dựng: xây dựng đất nước, xây dựng Giáo Hội và đối thoại để giúp cho Giáo Hội Việt Nam được chính quyền nhìn nhận hiểu biết hơn là một Giáo Hội muốn xây dựng, muốn kiến tạo, chứ không phải là một Giáo Hội mà có phải là một lực lượng nào đương đầu, nên là con thấy kết quả từ 15 lần đến đây thì thấy rằng là lần lần có sự hiểu biết, có sự thông cảm, có sự chia sẻ một cách nào đó cái mối ưu tư của sự đóng góp của Giáo Hội, mặc dầu là như chúng ta mong muốn, như phái đoàn mong muốn thì chưa được. Rồi cái chương trình của chúng con là, trước hết là như vừa nói là đối thoại với chính phủ Việt Nam những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Cái điều thứ hai là muốn đi thăm Giáo phận Huế, ở trong đó có Thánh Ðịa La Vang của chúng ta, mà chúng ta biết thì những thời gian gần đây đã có vấn đề là yêu cầu chính quyền trao trả đất La Vang lại cho Giáo phận Huế, đó là Thánh Ðịa La Vang, có sự mong mỏi của phái đoàn Tòa Thánh đến La Vang để mà kính viếng Ðức Mẹ. Chúng ta mừng kỷ niệm Ðức Mẹ La Vang, thì đến đó cầu nguyện với Ðức Mẹ La Vang để chứng tỏ mối quan tâm của Tòa Thánh đứng về phía Giáo Hội, đứng về phía Giáo Hội Việt Nam để ủng hộ sự yêu sách chính đáng của Giáo Hội Việt Nam, của Giáo phận Huế trực tiếp. Trả lại đất La Vang để là nơi Trung tâm Hành hương của Giáo Hội Việt Nam, để những người con cái đến đó một cách thoải mái, tự do và cầu nguyện với Ðức Mẹ. Về cái chương trình nữa là chúng con cũng ước muốn đi thăm Giáo phận Ðà Lạt, Giáo phận Ðà Lạt thì Ðức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn vừa mới lên làm Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam, đi thăm vị Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam của phái đoàn Tòa Thánh là một chuyện hết sức là phải lẽ. Ði thăm vị chủ tịch để cho thấy rằng Giáo Hội Việt Nam, đại diện Giáo Hội Việt Nam là Hội đồng Giám Mục, mà Hội đồng Giám Mục Việt Nam có vị chủ tịch thì Tòa Thánh đến thăm, chứng tỏ rằng là cái quyền, quyền bính của Giáo Hội Việt Nam, chính thức là Hội đồng Giám Mục Việt Nam, không có cơ quan nào khác, rồi đại diện cho Hội đồng Giám Mục là Ðức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám Mục. Ở Ðà Lạt cũng có Giáo hoàng Học viện, thì từ lâu các Ðức Giám Mục cũng muốn chính quyền trao trả lại để mà làm những công tác của Giáo Hội phục vụ để mà học hỏi hay bất cứ cái gì, để làm một nơi để mà phục vụ cho những người tín hữu. Vì thế mà, mối quan tâm của Tòa Thánh là như vậy. Ðối thoại chính quyền, thăm Ðức Mẹ la Vang và thăm Chủ tịch Hội đồng Giám Mục, trong đó có những vấn đề liên quan mà Tòa Thánh rất quan tâm.
Hỏi: Như vậy là chỉ có Huế và ở Ðà Lạt mà Hà Nội không có.
Ðáp: Hà Nội là đương nhiên, bởi vì đến là luôn luôn đến giáo đô, thủ đô chứ, xin lỗi đến thủ đô, thì Hà Nội là đương nhiên rồi, phải có.
Hỏi: Tiện thể con nhắc đến Tòa Khâm Sứ. Tòa Khâm Sứ, chắc Ðức Ông cũng chứng kiến, và chứng kiến những biến cố lớn trong cuối năm 2007, từ ngày 15/12 khi Ðức Tổng Giám Mục Kiệt đã ra tông thư để mời gọi giáo dân Hà Nội cầu nguyện để xin trao trả lại Tòa Khâm Sứ vì nhu cầu của Giáo Hội, đồng thời trong chiến dịch cầu nguyện đó, Giáo Hội cũng mời gọi giáo dân ở Việt Nam cũng như ở hải ngoại hợp ý cầu nguyện cho công lý và hòa bình. Bây giờ, tiện thể Ðức Ông nhắc đến Hà Nội, đến chuyến viếng thăm Hà Nội, thì trong phái đoàn Tòa Thánh kỳ này có đặt vấn đề đó với chính phủ không?
Ðáp: Chắc chắn là có, bởi vì vấn đề nó không những là riêng tư, kín đáo giữa Hà Nội, với chính quyền ở tại Hà Nội nhưng mà chúng ta biết là nó đã lớn lên trên bình diện thế giới. Báo chí thế giới, không chỉ là báo chí Việt Nam, các trang Net, các nguồn tin bằng tiếng Việt, nhưng mà cả những tin tức, những hãng thông tấn lớn bằng tiếng ngoại quốc, họ cũng quan tâm. Thì vấn đề đó là vấn đề kể như là lớn, không có thể không đá động đến, công việc nó sẽ như thế nào thì sẽ do sự đối thoại, sự hiểu biết, sự thông cảm, sự nhân nhượng giữa hai bên, cái vấn đề yêu cầu trao trả lại cho Giáo Hội là nhu cầu chính đáng của Giáo Hội. Cho nên rằng là phải đặt ra thì cũng là rất đúng, Giáo Hội rất quan tâm và có lẽ, chắc chứ không phải là có lẽ, một trong những đề tài mà phái đoàn Tòa Thánh đặt ra là vấn đề Tòa Khâm Sứ, đất đai, những cái chính, những cái lớn, còn những đất đai nói chung thì không có đặt ra.
Hỏi: Vâng, xin cám ơn Ðức Ông đã cho khán thính giả biết những điểm căn bản. Con còn hai câu hỏi nhỏ với Ðức Ông: câu hỏi thứ nhất là khi Ðức Ông giao tiếp, ngoài những mục đích chính mà Ðức Ông vừa đặt ra thì mỗi lần phái đoàn Tòa Thánh về, có một số Giám Mục mới, con thấy Giáo Hội Việt Nam vẫn còn trống một số Tòa trống như Thái Bình, Thanh Hóa, Phát Diệm rồi Ban Mê Thuộc, chẳng hạn, như vậy, thì kỳ này phái đoàn Tòa Thánh có đặt vấn đề đó với Giáo Hội Việt Nam và với chính phủ?
Ðáp: Vấn đề đặt thì có đặt trước rồi, bình thường thì như Cha biết, những người Công Giáo Việt Nam chúng ta ở hải ngoại biết, là muốn bổ nhiệm một giám mục thì nhà nước yêu cầu một cách gọi rằng là yêu cầu đòi buộc là Tòa Thánh phải hỏi ý kiến của nhà nước, chính phủ Việt Nam, thì nếu mà đã hỏi ý kiến vị này, vị kia thì hy vọng lần này qua bên đó được chính phủ trả lời, đúng là có hy vọng, còn được bao nhiêu thì cũng là chưa biết, nhưng mà có hy vọng được chút gì chăng?!!
Viễn tượng về liên hệ ngoại giao:
Hỏi:... Chúng con rất vui mừng tại vì trong lần này chúng con kỷ niệm hai mươi năm phong Thánh và nhất là nhìn lại về quê hương, chúng con cũng muốn cùng với Giáo Hội để kỷ niệm 210 năm Ðức Mẹ hiện ra tại La Vang và 150 năm Ðức Mẹ hiện ra tại Lộ Ðức thì chủ đề của Ðại Hội của chúng con là "Ðức Maria Nữ Vương các Thánh Tử Ðạo Việt Nam". Giờ đây, con biết là có nhiều khán thính giả qua Internet cũng như qua diễn đàn của chúng con ở Âu Châu này chắn chắn không có được dịp trực tiếp nghe Ðức Ông, thì bây giờ con xin Ðức Ông trả lời: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã sang gặp Ðức Thánh Cha vào đầu năm 2007, đó là khởi điểm cho những hy vọng mới, thì trong thời điểm đó, Việt Nam cũng đã gia nhập vào WTO, thành thử ra khi nhìn vào phái đoàn Tòa Thánh trong tiến trình thiết lập ngoại giao giữa Tòa Thánh và chính phủ Việt Nam, Ðức Ông thấy lần này phái đoàn Tòa Thánh sẽ đạt được kết quả nào không? hay có hy vọng gì không? Tiến trình đó nó đi đến đâu?
Ðáp: Hy vọng thì con có ý là người ta nói bằng tiếng Ý là "L'esperenza è ultima la morire", nghĩa là hy vọng là cái đích cuối cùng, cứ hy vọng hoài, không biết nó sẽ đi đến lúc nào, hy vọng là không để cho mất, chúng ta hy vọng, hy vọng, hy vọng, về tiến trình liên hệ ngoại giao thì chúng ta vẫn hy vọng và chúng ta tin chắc rằng là liên hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh với chính phủ Việt Nam là một điều tích cực không phải riêng cho Tòa Thánh mà cho cả đất nước Việt Nam nữa. Bởi vì, Tòa Thánh, nếu mà những ai có thiện tâm thì nhìn nhận Tòa Thánh là tiếng nói tinh thần, Tòa Thánh không có đem lại vấn đề kinh tế, không có kỹ nghệ gì cả, nhưng mà thế giới nhìn nhận Tòa Thánh, đặt liên hệ ngoại giao với Tòa Thánh trên 170 quốc gia, là làm sao, là nhìn nhận tiếng nói tinh thần của Tòa Thánh có giá trị, mà tiếng nói đó không phải đứng về một phía nào, đứng về bên tay mặt, đứng về bên tay trái, nhưng mà là tiếng nói chung, tiếng nói của con người, tiếng nói của nhân bản, tiếng nói của lương tâm, tiếng nói của yêu thương, tiếng nói của công bình, tiếng nói của chân lý. Với điều đó, thì con tin tưởng rằng, những người thiện tâm, những chính phủ thiện tâm thấy cái đó, và một khi thấy thì chấp nhận một cách tích cực, tự nguyện và vui vẻ.
Những mong ước của Giáo hội Việt Nam:
Hỏi: Theo như Ðức Ông ở gần Ðức Thánh Cha Bênêđictô, thì có lần nào Ðức Ông đã nghe Ðức Thánh Cha Bênêđictô ngỏ ý được sang thăm viếng Việt Nam không? Nếu quan hệ ngoại giao sẽ được (thiết lập).
Ðáp: Con chưa được biết lần nào Ðức Thánh Cha ngỏ ý trực tiếp, nhưng mà gián tiếp thì Ðức Thánh Cha muốn thăm tất cả các nước, ở trong đó có con cái người tín hữu, Việt Nam là một Giáo Hội quan trọng ở Á Châu của chúng ta, chúng ta phải nhìn nhận điều đó. Và một Giáo Hội quan trọng ở Á Châu như vậy thì việc mà Ðức Thánh Cha ước muốn đến thăm là một điều hết sức là bình thường, phải lẽ và chúng ta tin chắc rằng Ðức Thánh Cha này rất là muốn đi thăm Việt Nam.
Hỏi: Câu hỏi quan trọng nhất mà con muốn nói là Giáo Hội Việt Nam được mời Ðức Ông sang đã là 15 năm, 15 lần thăm viếng Giáo Hội Việt Nam, con xin Ðức Ông cho khán thính giả chúng con, cho tất cả các cộng đoàn Viêt Nam hải ngoại biết là Giáo Hội Việt Nam mong muốn được góp phần trong vấn đề xã hội cũng như vấn đề văn hóa, thì con thấy Giáo Hội đòi hỏi cho mình được cái quyền phục vụ dân tộc, phục vụ đất nước, điều đó nó tiến hành như thế nào và trong những đòi hỏi đó Giáo Hội đang cố gắng để đạt tới dần dần?
Ðáp: Vấn đề rất là lớn, Giáo Hội Việt Nam luôn luôn yêu cầu được góp phần vào một cách tích cực xây dựng đất nước, xây dựng dân tộc, xây dựng quê hương, đào tạo những lớp người trẻ, tương lai của đất nước, tương lai của quê hương. Giáo Hội yêu cầu, mong muốn tích cực tham gia đào tạo xây dựng đất nước, xây dựng đào tạo người trẻ bằng cách nào? Là giáo dục, tới bây giờ thì Giáo Hội chưa được quyền giáo dục trẻ. Cha biết, các nữ tu chỉ được quyền mở lớp mẫu giáo, mầm non chứ không phải mẫu giáo nữa, từ zero tuổi cho đến năm tuổi, từ năm tuổi trở lên thì không được. Xét cho cùng, không phải là giáo dục, giữ trẻ mầm non vậy thôi, cho nó qua. Giáo dục phải từ tiểu học trở lên, thì Giáo Hội mong muốn xây dựng đất nước, đâu phải riêng gì cho Giáo Hội nhưng mà cho đất nước, dân tộc Việt Nam, cái đó là chưa được. Một cái ý muốn thứ hai nữa là góp phần xây dựng vào công tác xã hội, thì cho tới bây giờ nhà nước yêu cầu để cho Giáo Hội lo cho những người bị bệnh HIV (AIDS) tới giai đoạn cuối cùng, hay là những bệnh cùi mà nhà nước thấy rằng không có thiết tha làm những chuyện đó thì để cho Giáo Hội làm. Giáo Hội vui mừng làm công chuyện đó bởi vì là công việc bác ái, cái nền tảng của Giáo Hội, nền tảng của Giáo lý Phúc Âm. Nhưng mà, Giáo Hội muốn làm hơn nữa, phục vụ hơn nữa nhưng mà chưa được, thì chúng ta cầu mong lần lần những người có trách nhiệm thấy rằng là Giáo Hội mong muốn phục vụ và sự phục vụ đó không phải cho Giáo Hội nhưng mà cho đất nước, cho dân tộc.
Hỏi: Con xin Ðức Ông cho chúng con những cảm tưởng quý mến của Ðức Ông đối với Ðại Hội trong những ngày vừa qua.
Ðáp: Con xin hết lòng cảm ơn Cha, con đến đây với Ðại hội, con thấy là niềm vui rất lớn, thấy một số đông những người anh em hay đồng bào Công Giáo Việt Nam của chúng ta đi từ xa. Hồi sáng này, có gặp một số anh em từ bên Tiệp Khắc, đến nữa là họ rất lấy làm vui mừng tham dự Ðại hội và con thấy trong bầu khí hết sức tốt đẹp, sốt sắng nhất là Thánh Lễ đại trào ngày hôm nay mà chúng ta mừng lễ và sau đó thấy một đoàn thiếu nhi rất là đông, cái niềm vui lớn tương lai của Giáo Hội, tương lai của xã hội và chúng ta hy vọng tin tưởng chắc chắn rằng là nguồn gốc người Việt Nam luôn luôn được hướng về, hướng tâm hồn và hướng cả công việc làm để giúp ích cho đất nước Việt Nam, Giáo Hội Việt Nam là một niềm sung sướng và giúp được, thì Giáo Hội ở Ðức này các cha tuyên úy đã từ nhiều năm nay thực hiện Ðại hội như thế này năm nay là lần thứ 32, ở Âu Châu là nhất, đó là công trình lớn lao của các cha tuyên úy. Con xin chân thành chúc mừng, cám ơn các cha tuyên úy về công tác hết sức là tích cực lo đồng bào của chúng ta. Ðó là niềm hạnh phúc, niềm vui mà con thấy được.
Hỏi: Con chân thành cám ơn Ðức Ông đã dành cho chúng con một buổi nói chuyện hết sức là hữu ích. Phần riêng Ðức Ông, và đặc biệt là chúc Ðức Ông chiều hôm nay về Rôma bằng an, rồi lên đường đến Việt Nam với nhiều thành quả rất là tốt đẹp cho Giáo Hội, cho cộng đoàn Công Giáo Việt Nam hải ngoại và chúng con hợp ý hiệp thông cầu nguyện cho phái đoàn Tòa Thánh không những được bằng an mà còn đem lại rất nhiều hoa trái cho quê hương, cho Giáo Hội.
Ðáp: Con xin cám ơn cha và qua cha con xin gởi lời chào tất cả cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam tại Ðức cũng như trên thế giới.
LM Stephanô Bùi Thượng Lưu
(Dân Chúa Âu Châu)
Rome (AsiaNews) – Các giáo phận tại Trung quốc đã sẵn sàng cử hành Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Giáo hội Trung quốc, một sự kiện được Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI ấn định vào ngày 24 tháng 5.
Mặc dầu những cuộc tập hợp và hành hương bị giới hạn, các linh mục, tu sĩ và
giáo dân đã có chương trình chầu Thánh Thể suốt ngày đó.
Các vị cũng hoạch định những cuộc viếng thăm các đền thánh và cầu nguyện xin
Chúa chúc lành cho Trung quốc và Đức giáo hoàng cũng như cầu xin cho những người
đã chết trong trận động đất tại Tứ Xuyên (Sichuan) được an nghỉ đời đời.
Trong lúc đó, Lá thư gửi tín hữu Công giáo Trung quốc của Đức giáo hoàng và ý
chỉ cầu nguyện đặc biệt ngài viết trong dịp này cũng được chú ý đến nhiều hơn,
mặc dầu báo chí Trung quốc ít đề cập đến lời cầu nguyện của Đức thánh cha viết
dâng lên Đức Mẹ Xà sơn (Sheshan).
ĐGH Bênêđictô XVI đã khởi xướng ý tưởng về một Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Giáo
hội Trung quốc ấn định vào 24 tháng 5 trong Lá thư gửi tín hữu Công giáo Trung
quốc ngài viết hồi năm ngoái.
Theo tục lệ, vào ngày nói trên người Công giáo Trung quốc mừng lễ Đức Mẹ Phù Trợ
các Giáo hữu được tôn kính tại đền thánh Xà sơn gần Thượng hải, và kính Đức Mẹ
suốt tháng 5, tháng họ đi hành hương.
Trong Ý cầu nguyện của Đức giáo hoàng, ngài muốn củng cố sự hiệp nhất giữa người
Công giáo chui và giáo hữu công khai, cũng như sự hiệp thông của tín hữu với
người kế nhiệm Thánh Phêrô.
Trong lời cầu nguyện, ngài xin Chúa ban sức mạnh để gìn giữ đức tin cho người
giáo hữu bất chấp các đau khổ phải chịu vì bách hại.
Nhiều giáo hữu khắp nước Trung hoa hy vọng đến viếng đền thánh Xà sơn ngày 24
tháng 5 này, nhưng nhà cầm quyền tại Thượng hải cấm không cho bất cứ giáo phận
nào gửi người hành hương đến đền thánh suốt tháng 5.
Sự kiểm soát rất gắt gao đến độ một người Công giáo ở Bắc kinh nói là “cả một
cây kim cũng qua không lọt.”
Việc kiểm soát của nhà nước dường như được thúc đẩy bởi nỗi lo âu về những cuộc
tập họp đông đảo của công chúng có thể dẫn tới chỗ không thể kiểm soát nổi vào
thời điểm có những mối căng thẳng gây ra do vụ động đất tại Tứ xuyên, cuộc đàn
áp ở Tây tạng, và ước muốn của Trung quốc mong tạo được một hình ảnh toàn hảo
của mình trước thế giới bên ngoài khi tổ chức Thế vận hội. Nhưng đối với một số
người thì đó cũng là một âm mưu tẩy chay lời kêu gọi của Đức giáo hoàng.
Duy chỉ có giáo phận Thượng hải sẽ được phép tổ chức các cuộc hành hương đền
thánh Xà sơn, nhưng bị công an theo dõi, kiểm soát chặt chẽ và ghi danh sách.
Giáo phận này năm nay mừng kỷ niệm 400 năm thành lập.
Một linh mục coi giáo xứ ở Thượng hải cho AsiaNews biết rằng, ngày 24 tháng 5,
các linh mục và nữ tu trong giáo phận đã tổ chức các nhóm tín hữu đến viếng Xà
sơn bằng xe bus. Đền thánh cách khu vực đô thị khoảng 35 km.
Khi đến chân đồi, các tu sĩ sẽ đi bộ lên đỉnh đồi để cầu nguyện. Một số giáo hữu
sẽ đi theo các vị đó “dù họ không được yêu cầu phải làm như thế.”
Thánh lễ tại đền thánh được dự trù cử hành lúc 10 giờ sáng và do Đức cha Joseph
Xing Wenzh, giám mục phụ tá.
Tại Thượng hải, các giáo xứ đã phân phối bản in lời cầu nguyện của Đức giáo
hoàng bằng hai ngôn ngữ, Trung văn và Anh văn.
Ngay tại Bắc kinh, Ngày Cầu Nguyện cũng sẽ được cử hành, ít ra là chính thức, do
các linh mục và nữ tu. Buổi sáng, khoảng 30 linh mục và 10 đại diện của từng xứ
đạo trong giáo phận sẽ hành hương đến Thánh đường Hou Shangyu. Nhà thờ này được
dâng kính Đức Mẹ.
Vì chính quyền lo ngại các đám đông dân chúng tụ tập nên mỗi nhóm chỉ được
khoảng 100 người. Tuy nhiên tại tư gia và nhà thờ giáo xứ ở địa phương, người
Công giáo công khai và chui sẽ hợp nhau đọc bản kinh cầu nguyện do Đức giáo
hoàng viết.
Tại Tây an (Xian), một tín hữu cho AsiaNews biết rằng ông bất mãn vì việc chính
quyền cấm hành hương đến Xà sơn. Ông nói: “Dù vậy, chúng tôi sẽ cầu nguyện theo
ý chỉ của Đức giáo hoàng.”
Tại Nhà thờ Chính tòa Thánh Phanxicô sẽ có chầu Thánh thể suốt ngày 24. Vài nhóm
tín hữu sẽ đến hành hương tại đền thánh Đức Mẹ gần đó, có tên là Núi Thánh giá
và Đức Mẹ, trong giáo phận Duzhi.
Các linh mục trong giáo phận kế cận Tứ Xuyên nói sẽ cũng cầu nguyện cho những
nạn nhân vụ động đất. Nhiều tín hữu Công giáo đang mỗi ngày tham gia vào công
tác giúp đỡ hàng ngàn người ở trong các căn lều trại cắm gần khu nhà thờ chính
tòa, sợ các hậu chấn.
Một nhóm người tình nguyện hiện đang ở Tứ Xuyên để giúp đỡ các nạn nhân.
Tại Quảng châu (Guangzhou), không có công bố về nghi lễ công khai nào được tổ
chức vào Ngày Cầu Nguyện, nhưng nhiều linh mục cho AsiaNews biết Ngày Cầu nguyện
và tầm quan trọng của sự hiệp nhất giữa tín hữu với Đức thánh cha đã được đem ra
thảo luận. Môt linh mục nói ngài biết ơn vì cả Giáo hội Hoàn vũ đã quan tâm đến
số phận của giáo hữu Trung quốc.
Tối ngày 15.5.2008 tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Sài Gòn) các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đã dâng thành lễ đồng tế với sự tham dự của khoảng 800 giáo dân cầu nguyện cho các nạn nhân của cơn bão Nargis ở Myanmar và những nạn nhân trong trận động đất ở Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Chia sẻ trong buổi cầu nguyện, linh mục Giuse Lê Quang Uy, Dòng Chúa Cứu Thế nói rằng “Hai thảm hoạ trên khiến người ta kinh hoàng và đau xót, chỉ trong không đầy 10 ngày đã có hàng vạn người chết và hàng triệu người đang sống trong nguy cơ đói khát và dịch bệnh. Trong líc này đây, chúng tôi không biết làm gì hơn là cùng nhau cầu nguyện cho các nạn nhân vì trong những lúc đất nước Việt Nam xảy ra thiên tai thì các nước khác đã cầu nguyện và cứu trợ cho chúng ta rất nhiều”
Sau thánh lễ, từng đoàn người tiến về hang đá Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ngoài sân nhà thờ trong lời Kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô Assisi.
Saigòn, Việt Nam (UCAN VT04991.1497 Ngày 15-5-2008) -- Các nhà đào tạo của sáu đại chủng viện trong nước sẽ tham dự chương trình đào tạo dài ba tuần tại Pháp.
"30 cha giám đốc, trưởng khoa và giáo sư của tất cả sáu đại chủng viện đang chuẩn bị tham dự chương trình đào tạo hàng năm của chúng tôi từ ngày 5-25/7/2008 tại Paris, Pháp", linh mục Giuse Ðỗ Mạnh Hùng, thư ký Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh của các giám mục Việt Nam, phát biểu với UCA News hôm 13-5-2008.
Cha Hùng, 51 tuổi, cho biết họ vừa được chính quyền cho phép đi và đã nhận được thị thực nhập cảnh nước Pháp. Ðức Giám mục Antôn Vũ Huy Chương của Hưng Hóa, chủ tịch ủy ban, sẽ dẫn đầu đoàn, ngài nói thêm.
Cha Hùng, dạy thần học tại Ðại Chủng viện Thánh Giuse ở Sài Gòn, cho biết Institut Catholique de Paris (Học viện Công giáo Paris) và Missions Etrangeres de Paris (MEP, Hội Thừa sai hải ngoại Paris) sẽ tổ chức đào tạo và lo chi phí.
"Ðây là cơ hội để các nhà đào tạo Việt Nam chia sẻ những thách thức và kinh nghiệm trong đào tạo chủng viện", vị linh mục nói, họ có ít cơ hội gặp gỡ vì họ bận làm việc.
Chương trình ở Paris sẽ là chương trình đào tạo lần hai dành cho các nhà đào tạo từ khi đất nước thống nhất vào năm 1975. Lần thứ nhất được tổ chức tại Rôma vào tháng 7-2006, có 21 nhân viên chủng viện tham dự.
Theo cha Hùng, đây sẽ là chương trình đầu tiên trong các chương trình đào tạo hàng năm được các nhà đào tạo thông qua tại cuộc họp hai năm một lần của họ được tổ chức từ ngày 20-25/8 năm 2007 tại Ðại Chủng viện Sao Biển Nha Trang.
Ngài cho biết chương trình đào tạo còn nhằm thúc đẩy tình liên đới và huynh đệ giữa các nhà đào tạo Pháp và Việt Nam, những người sẽ chia sẻ kinh nghiệm trong việc hướng dẫn chủng sinh.
Các tham dự viên Việt Nam sẽ được cập nhật những kiến thức mới nhất trong các lĩnh vực Kinh Thánh và tu đức để có thể dạy các môn này hiệu quả hơn trong các chủng viện địa phương, ngài nói thêm. Họ cũng sẽ gặp các lãnh đạo của tổng giáo phận Paris và viếng thăm một số giáo xứ và hội đoàn Công giáo trong tổng giáo phận.
Cha Hùng, học thần học luân lý tại Institut Catholique de Paris, nói họ cũng sẽ hành hương đến Lộ Ðức, Thánh địa Thánh Têrêsa ở Lisieux và St Loup Sur Thouet, quê nhà của Thánh Theophane Venard (1829-1861), ngài đến Việt Nam năm 1854. Linh mục thuộc MEP, dạy tại chủng viện ở miền bắc, bị binh lính triều đình bắt và xích trong nhà giam nhiều tháng trước khi bị chặt đầu ngày 2-2-1861. Ngài được phong Chân phước năm 1909 và phong Thánh năm 1988.
Tại Paris, các nhà đào tạo Việt Nam sẽ viếng thăm một phòng triển lãm các vật dụng của các thánh tử đạo Việt Nam tại trụ sở chính của MEP, và cùng mừng kỷ niệm 350 năm thành lập hội thừa sai Pháp. Các vị sáng lập hội, các linh mục Francois Pallu và Lambert de la Motte, sau này trở thành giám mục của hai giáo phận đầu tiên ở Việt Nam -- Ðàng Ngoài và Ðàng Trong -- do Ðức Thánh cha Alexander VII thành lập vào ngày 9-9-1659.
Cha Hùng đứng đầu ủy ban soạn thảo chương trình chung đào tạo linh mục. Chương trình này sẽ bao gồm các giai đoạn tiền chủng viện, chủng viện và hậu chủng viện.
Ðức cha Chương và bảy thành viên trong ban soạn thảo xem xét bản thảo chương trình trong cuộc họp từ ngày 5-9/5/1008 tại Trung tâm Công giáo ở thành phố Saigòn. Cha Hùng cho biết họ sẽ tiếp tục xem xét bản thảo này cho đến cuộc họp vào tháng 10-2008, là lúc bản thảo được thông qua lần cuối.
Bản thảo cuối cùng sẽ được thông qua tại cuộc họp của các giám mục Việt Nam vào tháng 3-2009 trước khi trình lên Vatican. Các giám mục hy vọng phát hành chương trình này vào khoảng ngày 24-11-2010, ngày Giáo hội địa phương mừng kỷ niệm 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam.
UCA News
Hà Nội -- Chiều ngày 19-5-2008, lúc 18 giờ, tại Nhà thờ Chính toà Hà Nội, Toà
Tổng Giám Mục đã cử hành lề giỗ Đức Hồng y Giuse-Maria Trịnh Văn Căn.
Nhà thờ Chính toà tràn ngập bầu khí linh thiêng, trầm lắng toát lên từ những âm
thanh và hình ảnh gợi nhớ về Người Cha khả kính, đấng đã chèo lái con thuyền
Tổng Giáo phận trong những thập niên khó khăn.
Đức cố Hồng Y sinh ngày 19-3-1921, thụ phong linh mục ngày 3-2-1949, làm giám
mục ngày 2-6-1963, được phong Hồng y ngày 30-6-1979 và qua đời ngày 18-5-1990.
Vì Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đang công tác bên Rôma nên chủ tế Thánh lễ là Cha Lôrensô Chu Văn Minh, Giám đốc Đại Chủng viện Hà Nội, và Quý cha trong hạt Hà Nội cùng đồng tế.
Đông đảo quý soeurs và quý ông bà anh chị em giáo dân đã đến tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho Đức Hồng y.
Trong bài giảng, Cha Lôrensô Chu Văn Minh chia sẻ rằng, đối với những người từng
biết Đức Hồng y, nhất là các học trò của ngài, thì sau 18 năm Đức Hồng y qua
đời, nỗi sầu tuy đã nguôi ngoai nhưng những kỷ niệm về ngài vẫn còn tươi mới,
sinh động.
Theo Cha Lôrensô, Đức Cố Hồng y là một con người hiền lành, nhân ái, vui tươi.
Chẳng bao giờ ngài to tiếng hay quát mắng ai.
Ngài là một linh mục giản dị, gần gũi dân chúng, dấn thân phục vụ. Với cái xe
đạp Trung Quốc, ngài đi đây đó gặp gỡ, giúp đỡ giáo dân, huấn đức các hội đoàn;
ngày Lễ Cả, ngài tự tay chia xôi thịt gói bằng lá bàng cho trẻ giúp lễ.
Ngài là vị giám mục tận tuỵ, tận tình lo lắng cho giáo phận, chân tình chỉ bảo
các linh mục, hết lòng hết sức quan tâm hướng dẫn các chủng sinh. Ngài qua đời
đột ngột sau khi vừa kết thúc buổi dạy học ở Chủng viện Hà Nội.
Ngài chăm chút cho đời sống đạo được phong phú: tự tay mua thánh giá, tràng hạt,
ảnh tượng, đàn, chuông cho hội hoa và các hội đoàn, tổ chức dịch thuật và in ấn
Thánh Kinh, sáng tác và tổ chức sáng tác các bài Thánh ca để phổ biến cho giáo
dân.
Ngài là một lãnh tụ của Giáo hội Việt Nam, luôn giữ vững niềm tin và giúp giáo
dân giữ vững niềm tin trong những lúc khó khăn. Chính ngài đã ký thỉnh nguyện
thư xin xúc tiến cuộc phong Thánh Tử đạo Việt Nam. Trong vụ này, ngài chịu nhiều
áp lực, nhiều đau khổ, nhiều hiểu lầm và chống đối nhưng ngài đã âm thầm chịu
đựng, không một lời ta thán.
Ngài là vị mục tử nhân hiền, là người quản lý trung tín của Chúa đã phân phát
lương thực cho người ta đúng giờ đúng lúc, đã làm những việc tầm thường cách
trọn hảo và anh hùng.
Kết thúc bài giảng Cha Lôrensô nói rằng: Khi còn người nhớ đến ta, yêu mến ta thì ta vẫn sống trong tim mọi người. Đức cố Hồng y vẫn sống trong tim chúng ta và chúng ta vẫn yêu mến ngài. Chúng ta hãy học sống như Đức cố Hồng y: Sống trong Đức tin và Tình yêu.
Huế, Việt Nam (22/05/2008) - Tháng năm, người công giáo quen gọi là tháng hoa vì nắng Hè kích thích nhiều loài hoa thi nhau nở, từ vẻ đẹp rực rỡ màuhoa phượng đỏ đến những hồ sen trắng toả ngát hương thơm trong thành nội Huế, dịu dàng hoa loa kèn trắng tinh, thanh khiết, đơn sơ được các gia đình và tu sĩ mua về dâng kính Mẹ với tấm lòng cung kính.
Giáo Hội dành tháng năm để tôn vinh Mẹ Thiên Chúa, đồng thời thúc đẩy người tín hữu thực hiện các nhân đức của Mẹ bằng các việc thăm viếng, chia sẻ, cảm thông và phục vụ mọi người.
''Hãy nên giống Chúa Kitô để trao ban, chia sẻ Tin Mừng cho những người cần đến chúng ta'' Ðức cha phụ tá Huế Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng đã chia sẻ trong, đêm lửa thiêng 18.05.2008 dành cho 70 cử nhân ra trường và bế giảng của 900 sinh viên công giáo đang theo học tại các trường Ðại Học và Cao Ðẳng ở Huế do dòng Thánh Tâm Huế tổ chức.
Ngoài ra, trong tháng 5 này nhiều hoạt động với ý mừng lễ Ðức Mẹ Ði Thăm Bà Êlizabet,các nữ tu dòng Con Ðức Mẹ Ði Viếng Huế đã chọn các gia đình nghèo ở vạn đò sông hương Huế để thăm viếng, chia sẻ niềm vui với anh chị em Phật tử trong ngày lễ Phật đản phật lịch 2552 tại Niệm phật đường Phú Hậu, chia nhóm đi thăm người khuyết tật không phân biệt lương giáo tại các giáo xứ.
Ðặc biệt sáng 21.05.2008, 6 nữ tu cộng đoàn Con Ðức Mẹ Ði Viếng Kim Ðôi cùng một số giáo dân đã đến bệnh viện Huế để thăm, tặng quà cho những bệnh nhân nghèo bị ung thư mắt, viêm phổi, những bệnh nhân bại liệt lớn tuổi, đặc biệt những người sau khi mỗ tim cần rất nhiều sức bồi dưỡng.
''Chúng tôi thực hiện tấm lòng vì tình yêu Chúa như góp những cánh hoa lòng dâng về Mẹ trong mỗi tháng 5'', nữ tu Anna Lê Thị Huệ đặc trách cộng đoàn Kim Ðôi tâm sự.
Riêng chiều ngày 21.05.2008 tại phòng khám Kim Long Huế, 30 anh chị em tình nguyên viên công giáo cùng các nữ tu dòng Ðức Mẹ Vô Nhiễm Huế đã tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho các bệnh nhân AIDS đã qua đời, các nạn nhân bão Nargis ở Miến Ðiện và động đất ở Trung Quốc.
Theo số thống kê tính đến ngày 19.05.2008, bão Nargis ở Miến Ðiện đã làm khoảng 78 nghìn người chết, 56 người mất tích và trận động đất mạnh 7.8 Richter ở Trung Quốc đã làm hơn 40 nghìn người chết, 247 nghìn người bị thương và 32 nghìn người bị mất tích.
Linh mục Giuse Hồ Thứ 49 tuổi cha xứ Kim Long, nói trong Thánh lễ:'' những việc bác ái chúng ta thực hiện cho những anh chị em bằng cảm thông, chia sẻ, phục vụ dù rất nhỏ nhưng vẫn luôn có giá trị trước mặt Chúa vì Chúa đã nói rằng khi chúng ta làm cho một người bé nhỏ là làm cho chính Chúa''.
Tuy nhiên, việc truyền rao lòng sùng kính Ðức Mẹ trong tháng năm cũng được giáo dân từ thành phố đến các miền quê thực hiện mỗi đêm, qua những cuộc kiệu tượng Ðức mẹ La Vang đi quanh xóm làng của giáo xứ Dương Sơn huyện Hương Trà, kiệu tượng Mẹ Hằng Cứu Giúp ở giáo xứ Ðiền Lộc, Phong Ðiền, tôn vinh Mẹ Vô Nhiễm ở giáo xứ Phú Ngạn, Quãng Ðiền hoặc rước tượng Mẹ Maria về các gia đình để lần chuỗi Mân Côi ở giáo xứ Gia Hội, thành phố Huế.
Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 5 năm 2008
Kính gởi : Quý Cha chánh, phó xứ.
Quý Tu sĩ nam nữ và toàn thể anh chị em giáo dân trong gia đình giáo phận Tp. Hồ Chí Minh
Quý cha và anh chị em tu sĩ, giáo dân thân mến
Từ đầu tháng năm cho đến nay, các bài báo, các bản tin phát liên tục về bão Nargis – đại thảm hoạ Myanmar – đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân nước này: thống kê mới nhất vào tối hôm qua (14.5.2008) cho ta thấy gần 32.000 người chết và trên 42.000 người vẫn còn mất tích, hơn một triệu người mất nhà cửa và hàng trăm ngàn người đang phải sống trong các lều trại tạm bợ hoặc phải chịu cảnh màn trời chiếu đất, thiếu thốn thực phẩm, nước sạch và thuốc men…tiếp theo bão Nargis là trận động đất thảm khốc tại Trung Quốc đã giết chết chừng 15.000 người, hơn 26.000 người bị thương, gần 8.000 người bị mất tích và khoảng 20.000 người trong đó có 900 em học sinh vẫn còn bị mắc kẹt dưới đống đổ nát và không có hy vọng sống sót.
Trong tình hiệp thông và liên đới huynh đệ với các nạn nhân thiên tai, tôi tha thiết kêu gọi toàn thể linh mục, tu sĩ nam nữ trong các cộng đoàn, và anh chị em giáo dân đang sống trong 200 giáo xứ taị Tổng Giáo phận Thành phố, hãy giảm bớt chi tiêu và dành 2 Chúa Nhật 18 và 25 tháng này để chia sẻ giúp đỡ anh chị em của chúng ta đang sống trong khổ đau cùng cực, thiếu thốn trăm bề, có điều kiện xây dựng lại cuộc sống của mình : hãy vui với người vui và khóc với người khóc ; hãy rộng rãi giúp đỡ những người đang lâm cảnh màn trời chếu đất : “Trong hoàn cảnh hiện tại, anh em có được dư giả, là để giúp đỡ những người đang lâm cảnh túng thiếu” ( 2 Cr 8, 14) và “ mỗi người hãy cho tuỳ theo quyết định của lòng mình, không buồn phiền cũng không miễn cưỡng, vì “ai vui vẻ dâng hiến thì được Thiên Chúa yêu thương” ( 2Cr 9, 7).
Khi mỗi người trong chúng ta làm như vậy là chúng ta đáp lại tình thương hải hà của Thiên Chúa là Cha như thánh Phaolô đã nói trong thư gửi tín hữu Côrintô : “Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an. Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó” ( 2 Cr 1, 3-4).
Qù tặng của quý cha, quý tu sĩ và anh chị em sẽ được chuyển đến những người đang gặp hoạn nạn qua Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc và Hội Đồng Giám Mục Myanmar.
Nguyện xin Thiên Chúa là Cha gìàu lòng thương xót, nhờ lời chuyểu cầu của Đức Trinh Nữ Maria là Đức Bà phù hộ các giáo hữu, ban muôn ơn lành xuống trên hết thảy anh chị em.
GB. Phạm Minh Mẫn
Hồng y Tổng Giám mục
Thánh Giê-ro-ni-mô được coi là tổ phụ các dịch giải Kinh Thánh. Kinh Thánh là
một cuốn sách rất quan trọng và cần thiết cho Dân Thiên Chúa, nhất là từ sau
Công Đồng Va-ti-ca-nô II. Vậy ngài là ai, cuộc đời của ngài thế nào và ngài đã
để lại những gì cho hậu thế.
1. Thánh Giê-ro-ni-mô là ai ?
Thánh nhân là một trong bốn vị đại tiến sĩ Hội thánh vào sáu thế kỷ đầu, sau
thánh Am-ro-xi-ô thành Mi-la-nô, trước thánh Ghê-go-ri-ô Cả (thế kỷ VI) và đồng
thời với thánh Au-tinh. Ngài không phải là giám mục, cũng không phải là giáo
hoàng mà chỉ là linh mục. Theo truyền khẩu và các hình tượng còn để lại, ngài là
một học giả uyên thâm, một nhà tu hành khổ hạnh, một con người rất chính trực.
Bản Kinh thánh gọi là Phổ thông (Vulgata) là do ngài dịch từ tiếng híp ri sang
tiếng la tinh. Bản dịch này là một công trình độc đáo, được sử dụng khắp Au châu
từ thế kỷ VI và làm cho ngài tr? nên lừng lẫy.
Ngài sinh năm 347 (cũng có người cho là năm 333) ở vùng phụ cận Đan-ma-xi
(Dalmatie) ngày nay là nước Nam tư (cũ) trong một gia đình khá giả theo Ki-tô
giáo. Khi lớn lên, ngài sang Rô-ma học với một giáo sư nổi tiếng tên là Đô-nát
(Donate), sau đó sang Tri-ơ (Trier) bên Đức, tính tìm một công việc trong cung
đình. Nhưng chẳng bao lâu, ngài lại trở về Bắc Ý. Tại đây cũng như ở Tri-ơ,
người ta còn hay nhắc đến thánh A-tha-na-xi-ô, người bị đi đầy vì kịch liệt
chống lại bè rối A-ri-ô. Thánh A-tha-na-xi-ô là tác giả cuốn sách về thánh
An-tôn tu hành. Có lẽ thánh Giê-ro-ni-mô đã đọc cuốn sách này. Vốn sẵn có ý
thích sống đời tu hành trong sa mạc như thánh An-tôn, ngài hướng về Ai cập là
cái nôi đời sống tu hành lúc bấy giờ. Vì thế, năm 372 ngài tìm sang phương Đông.
Đến An-ti-ô-khi-a, ngai bi dau, d?nh vào sa mạc gần Can-xít (Chalcis), ở với các
thày khổ tu. Nhưng chẳng bao lâu, ngài bỏ ý định này, vì thấy mình thích sách
vở, muốn học tiếng híp ri, lại thấy các thày khỗ tu ở đây ít học, không đồng
tình với nhau, nên ngài lại trở về các thành phố.
Ở An-ti-ô-khi-a (Antiokhia) rồi Công-tăng-ti-n?p, (Constantinople), ngài học
xong khoa chú giải với thánh Ghê-go-ri-ô thành Na-di-ăng (Grégoire de Naziance),
dịch các bài giảng của O-ri-giên (Origène) từ tiếng hy lạp sang tiếng la tinh.
Năm 382 có Công đồng nhóm họp tại Rô-ma. Ngài tháp tùng các giám mục
An-ti-ô-khi-a. Chính tại An-ti-ô-khi-a, ngài đã được thụ phong linh mục. Nhờ
thông thạo phiên dịch, lại được tiếng là người thông minh xuất chúng, ngài đươc
chọn làm thư ký cho ĐGH Đa-ma-xô (Damasus). Được đón nhận vào hàng quí tộc, ngài
trở thành người hướng dẫn đường thiêng liêng cho các mệnh phụ như bà Mác-sen-la
(Marcella), bà Pao-la. Ngài thuyết trình nhiều bài chú giải Kinh thánh và những
bài giảng về việc hy sinh hãm mình cho ĐGH và các bà này. Ngoài ra, ngài còn
dịch sách các Giáo phụ, đặc biệt O-ri-giên và Đi-đy-mô (Didymus), duyệt lại bản
dịch la tinh các sách Tin Mừng và Thánh vịnh. Tại Rô-ma, thánh nhân nhìn thấy
nhiều điều cần phải chấn chỉnh, nên đưa ra những nhận xét. Những nhận xét đó
không làm vui lòng một số người. Vì thế, khi ĐGH Đa-ma-xô qua đời, có những
người lấy làm khó chịu vì những nhận xét thẳng thắn của ngài, nên tìm cách loại
trừ ảnh hưởng và uy tín của ngài, đưa ra những lời ong tiếng ve về các mối liên
lạc của ngài với các mệnh phụ, lại phê bình tính mới mẻ độc đáo trong công trình
chú giải, phiên dịch Kinh thánh của ngài, nên đã kiện ngài ở tòa đạo. Ngài bị
thất sủng và mùa hè năm 385 phải ra đi, xuống tầu về lại phương Đông.
2. Thời kỳ ở Be-lem
Dời Rô-ma, thánh Giê-rô-ni-mô đi Sýp (Chypre) và An-ti-ô-khi-a. Tại đây, ngài
nối lại liên lạc với các giám mục mà khi trước vào năm 382, ngài đã tháp tùng đi
Rô-ma. Rồi cũng từ đây ngài đi Giê-ru-sa-lem, gặp lại Ruy-phanh A-ki-lê (Rufin
d’Aquilée), đan sĩ đồng môn và bạn thân cũ. Vị này đã lập hai tu viện theo nghi
thức la tinh tại Giê-ru-sa-lem và cùng với bà Mê-la-ni (Mélanie), người Rô-ma
điều khiển hai tu viện đó. Thánh Giê-rô-ni-mô cùng với bà Pao-la (Paola) cũng
lập tu viện nhưng ở Be-lem. Ngoài việc huấn luyện các tu sĩ, quản trị một lữ
quán cho khách hành hương, dạy dỗ các thiếu niên trong một ngôi trường giống như
đệ tử viện, ngài còn theo đuổi nghề viết văn như không biết mệt mỏi, theo lời
yêu cầu và sự hỗ trợ của các bạn bè ở Ý. Ngài tiếp tục trao đổi thư từ rất rộng
rãi. Người ta còn giữ được gần 120 bức thư của ngài, từ những mẩu giấy nhỏ cho
đến những bài khảo luận dài. Theo kiểu học giả Xuy-ê-tôn (Suétone), ngài cũng
viết một cuốn sách đề là Những con người nổi tiếng (De viris illustribus), gốm
135 bài tiểu sử. Trong tập sách này, ngài liệt kê lịch sử bốn thế kỷ văn chương
Ki-tô giáo. Riêng phần các tác giả hy lạp, ngài dựa theo giám mục Eu-xê-bi-ô
(Eusebius). Nhiều bài giảng của giáo phụ O-ri-giên cũng được ngài dịch sang
tiếng la tinh. O-ri-gin cũng như nhiều giáo phụ hy lạp khác, đã là điểm tựa cho
ngài phỏng theo để chú giải các thư thánh Phao-lô, sách Giảng viên, các Ngôn sứ
và thánh Mát-thêu. Ngài cũng đối chiếu bản dịch Kinh Thánh hy lạp để duyệt lại
bản dịch la tinh. Cuốn Sách Sáu Cột (Hexaples), liệt kê bản dịch Cưu Ước thành
sáu cột của giáo phụ O-ri-giên mà ngài đã có dịp nghiên cứu tại thư viện rất
phong phú và nổi tiếng ở Xê-da-rê (Césarée) lại càng làm cho ngài yêu thích
tiếng híp-ri, và nẩy ra ý tưởng táo bạo là dịch lại bản la tinh cho sát với bản
híp ri. Khi muốn dịch lại theo bản híp ri, ngài không có ý làm giảm giá bản Phổ
thông (Vulgata), nhưng chính là nhằm tạo ra những bằng chứng cho các Ki-tô hữu
dựa vào để bảo vệ danh hiệu Mê-si-a của Đức Ki-tô (điều này người Do thái không
chấp nhận). Trong mười lăm năm trời ròng rã, công việc l?n lao này đã gặp phải
sự hoài nghi chống đối của nhiều người, kể cả những nhân vật nổi tiếng như thánh
Au-tinh và cựu đồng môn Ruy-phanh. Những vị này cho đây là một sự nhượng bộ
người Do thái, môt sự nhượng bộ nguy hiểm, vì người Do thái nghĩ rằng chỉ có họ
mới nắm được tính xác thực của bản văn. Ngoài ra, những người hoài nghi và chống
đối lại còn cho đây là một sự canh tân quá khích, mang tính khuấy động, có thể
làm giảm giá bản dịch chính thức.
Về mặt này, thánh Giê-ro-ni-mô bị coi là cấp tiến, nhưng về nhiều mặt khác lại
bị mang tiếng là bảo thủ, như năm 383 phi bác Hen-vi-di-ô (Helvidius), kẻ phủ
nhận Đức Mẹ trọn đời đồng trinh, rồi mười năm sau, phản đồi Gio-vi-niêng
(Jovinien), người giảm giá bậc độc thân và giá trị của việc chay tịnh. Ngài viết
hai cuốn sách, trích dẫn các tác giả đời cũng như đạo để bênh vực đức đồng trinh
của Đức Mẹ và giá trị của bậc độc thân cũng như việc chay tịnh. Ở đây, ngòi bút
sắc bén của thanh nhân đã cho người ta thấy tài biện giáo và khả năng châm biếm
của ngài.
Sau đó, Vi-gi-lăng-xơ (Vigilance) cũng chỉ trích việc sùng kính các thánh tử đạo
và những lề thói trong bậc đan tu. Ông đã bị thánh Giê-ro-ni-mô phi bác mạnh mẽ
và phản đối thẳng thừng. Ngài còn tỏ ra “dữ dội” hơn trong cuộc tranh luận dai
dẳng về giáo phụ O-ri-giên từ năm 393-402, giữa ngài với hai đối thủ là Gio-an
và Ruy-phanh. Từ lâu, ngài vốn khâm phục và mộ mến O-ri-giên. Không phải chỉ có
ngài mà còn có Vích-to-ranh (Victorin), thánh Hi-la-ri-ô và thánh Am-ro-si-ô;
các vị này cũng thường hay trưng dẫn và phỏng theo O-ri-giên. Ở An-ti-ô-khi-a,
Công-tăng-ti-nốp và Rô-ma, không những ngài chỉ dịch mà còn hết lời ca ngợi
O-ri-giên nữa. Các công trình phiên dịch chú giải Kinh thánh của ngài đều chịu
ảnh hưởng và mô phỏng O-ri-giên.
Thánh Giê-ro-ni-mô cũng kết thân với Đức Cha Ê-pi-phan (Epiphane), giám mục
Xa-ma-min (thuộc đảo Sýp), một người cuồng nhiệt chống đối O-ri-giên. Năm 393,
Đức Cha Ê-pi-phan phát động một chiến dịch nghiêm trọng ở Pa-lét-tin tố cáo Đức
Cha Gio-an, giám mục Giê-ru-sa-lem và linh mục Ruy-phanh. Thánh Giê-ro-ni-mô
được yêu cầu phát biểu ý kiến. Vốn là người theo đường lối chính thống, rất
ngưỡng một O-ri-giên, lại không muốn bị nghi ngờ là ngả theo đường lối rối đạo
của A-ri-ô như Đức Cha Ê-pi-phan, thánh nhân buộc lòng phải dứt khoát với cả đôi
bên mà đành chia tay. Ngài bị Đức Cha Gio-an rút phép thông công, suýt nữa bị
trục xuất, nhưng may mắn sau đó lại có cuộc hoà giải vào năm 397. Dù vậy, ngài
vẫn gủi về Rô-ma một bản văn châm biếm Đức Cha Gio-an.
Trở về Ý, linh mục Ruy-phanh dịch sách Bàn về các nguyên tắc của O-ri-giên, giả
bộ như tiếp nối con đường của thánh Giê-ro-ni-mô. Thánh Giê-ro-ni-mô được thông
báo là ngài bị liên luỵ nên ngài dịch lại thiên khảo luận này cho chính xác, vì
bản dịch Ruy-phanh cho người ta nhìn thấy ở đó những điểm rối đạo. Thế là thánh
Giê-ro-ni-mô đoạn tuyệt với Ruy-phanh; đôi bên trở nên địch thủ và gửi cho nhau
những lời biện hộ gay gắt.
Tuy vậy hai bên vẫn không ngừng tiếp tục nghiên cứu O-ri-giên, người thì với tư
cách nhà chú giải, người thì với tư cách dịch giả. Cũng trong thời gian đó,
thánh Giê-ro-ni-mô bênh vực thượng phụ A-lê-xan-ri-a, đối thủ của các đan sĩ
Ai-cập. Các đan sĩ này chống đối O-ri-giên, bằng cách dịch sang tiếng la tinh
những điểm mà họ cho là rối đạo.
Qua giai đoạn cam go này, thánh Giê-ro-ni-mô đóng vai trò một chiến binh m?
nh?t, bị kẹt cứng giữa hai làn đạn. Những năm cuối đời của ngài khá đen tối:
tranh luận với Vi-gi-lăng-xơ năm 404-406, đương đầu vời bè rối Pê-la-gi-ô
(Pelagius) rồi chung cuộc cùng với thánh Au-tinh tấn công chủ trương tin cậy quá
đáng vào tự do và tính bản thiện của con người, do bè rối này chủ trương. Tiếp
đến là những cái tang dồn dập của môn sinh và người thân. Về già, ngài thường
làm các bài điếu văn tiễn biệt người thân về bên kia thế giới (đặc biệt thư số
107 năm 404, lúc bà Pao-la qua đời). Tiếp đến là nguy cơ quân man-di, khiến
người tỵ nạn đổ về Giê-ru-sa-lem, rồi các đan viện bị đốt. Tuy vậy, cho đến mãn
đời, thánh nhân vẫn tiếp tục các công trình nghiên cứu dịch thuật và trao đổi
thư từ với người ở khắp nơi gửi về.
3. Danh tiếng, các cuộc tranh luận
Một người đương thời với thánh nhân là Pót-tu-mi-a-nút (Postumianus) có những
lời tán dương rất nồng nhiệt do Xuyn pít-xo Xê-ve-rơ (Sulpice Sévère) trích dẫn
lại như sau: “Được cả thế giới đọc, vô địch trong mọi khoa, đắm chìm trong sách
vở, ngày đêm chẳng nghỉ ngơi.” Nhưng một số người khác như Pa-lát-đơ (Pallade)
lại không khen như vậy. Ông cho ngài là người có óc chê bai châm biếm. Điều đó
cũng dễ hiểu vì ngài là con người chính thống, rất nhạy cảm với vẻ đẹp của văn
chương. Ba ngôn ngữ ngài thủ đắc là la tinh, hy lạp và híp ri làm cho ngài đòi
hỏi về tính chính xac c?a ngôn ngữ. Một người thấm nhuần văn chương hoa mỹ của
Xi-xê-rông (Cicéron) không thể chịu được một thứ văn chương kém cỏi trong các
bản dịch đương thời. Vì vậy, ngài hay có những cuộc tranh luận nhiều khi nảy
lửa. Ngài tự cho mình là một thứ “chó săn” để tố giác những sai lầm và bảo vệ sự
chính thống của đức tin. Vì lòng nhiệt thành mến yêu Hội thánh, ngài coi kẻ thù
của Hội thánh cũng là kẻ thù của chính mình. Gần đây, một ky gi? đã gọi ngài là
nhà “ẩn tu nổi đoá” (ermite en couroux) do tính hướng chiều về bút chiến của
ngài. Ngoai ra, cũng do khuynh hướng chống lại bản tính tự nhiên của con người
và lòng say mê văn hóa, khiến cho thánh nhân trở thành một nhà khổ hạnh và nhà
trí thức thuợng đẳng.. Khổ hạnh và trí thức dễ khiến cho con người trở thành đòi
hỏi và nhiều khi bất khoan nhượng.
Điều đáng nói nơi thánh Giê-ro-ni-mô là khả năng và sự say mê tìm tòi nghiên cứu
trong phạm vi trước tác, nghiên cứu, phiên dịch Kinh thánh, cũng như đời sống
khổ hạnh của một nhà trí thức miệt mài trong 35 năm trời cho sinh họat tinh
thần. Nhờ vậy, ngài dã để lại cho đời bản dịch Vulgata và nhiều tác phẩm khác.
Xin tôn vinh và ghi ân sâu sắc công ơn ngài.
Lm. An-rê Ðỗ Xuân Quế, OP
„Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy." Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: "Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người." (Mc 14, 22-24).
Trong niềm tin đạo Công giáo Tấm bánh Thánh Thể và cây Thánh gía Chúa Giêsu là hai biểu tượng cao trọng nhất của đức tin.
Cây Thánh gía diễn tả sự hy sinh của Chúa Giêsu cho con người. Còn tấm bánh Thánh Thể là lương thực nuôi dưỡng nâng đỡ niềm tin con người vào Ngài. Tấm bánh Thánh Thể khác nào ngưòi bạn đồng hành cho niềm tin con người.
Trong tiếng Latinh cổ có chữ Companis. Chữ này có ý nghĩa một người nào đó hằng ngày cùng chia sẻ cơm bánh với. Chúng tôi cùng liên kết với nhau qua sự chia sẻ này: người đó là cơm bánh cho tôi, tôi là cơm bánh cho người đó!
Trong tiếng Pháp cũng có chữ Copain. Chữ này cũng có ý nghĩa noí về tình liên kết giữa con người có chung tình bằng hữu. Người bạn bên cạnh mang lại ý nghĩa cho cuộc sống và không thể thiếu trong đời sống như cơm bánh hằng ngày vậy.
Và trong tiếng Ðức có chữ Kumpan cũng với ý nghĩa tương tự như vậy.
Qua ý nghĩa những từ ngữ đó, một phần nào giúp hiểu tìm ra ý nghĩa tấm bánh Thánh Thể. Chúng ta tất cả mọi người tín hữu Chúa Giêsu Kitô là “Kumpane - Copains” cùng liên kết với nhau trong đức tin, trong niềm hy vọng và trong tình yêu qua tấm bánh Thánh Thể. Sự liên kết đó cần thiết cho đời sống niềm tin như cơm bánh hằng ngày. Cảm nhận này khó diễn tả và vượt qúa tầm suy tưởng con người chúng ta. Chúa Giêsu là người bạn đồng hành - Kumpan, Copain - của ta, ngài vừa là Thiên Chúa và vừa là người, cùng sống chia sẻ đời sống con người như ta và trao cho con người tấm bánh đời sống.
Chúa Giêsu là người Bạn cùng đồng hành trong đời sống đức tin qua tấm bánh Thánh Thể tình yêu. Và con người chúng ta cũng là người bạn đồng hành cho nhau, khi chúng ta thể hiện tình liên đới bác ái yêu thương nhau trong đời sống.
Lạy Chúa Giêsu,
Khi chúng con tiếp nhận Tấm Bánh của Chúa, chúng con nhận được sức sống cho đức tin
Khi chúng con cùng nhau chia sẻ Tấm Bánh của Chúa, chúng con liên kết với Chúa và với nhau.
Khi chúng con cầm Tấm Bánh của Chúa, chúng con nhận ra Chúa là người đến phục vụ
Khi chúng con nhai nuốt Tấm Bánh của Chúa, tâm hồn cảm thấy nhẹ nhàng thảnh thơi
Khi chúng con nếm được hương vị Tấm Bánh của Chúa, tâm hồn không còn lo âu gì.Vì niềm hy vọng đang bừng lên.
Khi chúng con bẻ Tấm Bánh của Chúa, lòng không còn hoài nghi gì.Vì chúng con tin Chúa đang hiện diện trong tấm Bánh..
Lm. Nguyễn ngọc Long
Đó là một buổi chiều cuối năm. Tôi đang một mình lang thang trên phố Sài gòn tìm mua bộ đồ mặc trong mấy ngày Tết, hy vọng chiều 30 giá cả sẽ “mềm” hơn ngày thường. Chuông điện thoại reo. Đầu giây bên kia là giọng nói quen thuộc của anh chàng chuyên lang thang với các em bụi đời xì ke. Giọng khàn khàn của Hùng Nụ Cười : “Cha đến ngay gặp một thằng dính HIV sắp đi rồi. Nó muốn gặp cha gấp, dù là nó chưa có đạo.” Thú thật lúc bấy giờ tôi rất muốn từ chối yêu cầu này. Nhưng Hùng doạ : “Cha mà không đến, nếu nó có mệnh hệ gì, cha chịu trách nhiệm đó !” Tôi đành bỏ dở buổi đi dạo phố chợ chiều 30 Tết đến điểm hẹn với Hùng.
Anh em chúng tôi phải bỏ xe honda ngoài đầu ngõ, đi bộ theo những con hẻm ngoằn ngoèo sâu hun hút nằm trong khu nhà ổ chuột. Leo lên căn gác nhỏ ọp ẹp, chúng tôi gặp bà mẹ đau khổ đang ôm đứa con trai út bị HIV giai đoạn cuối nằm thở thều thào. Em mỉm cười chào tôi. Thì ra đây là một thành viên trong Nhóm Nụ Cười của Hùng. Em biết tôi trong những lần sinh hoạt với nhóm, và câu lạc bộ Lửa Hồng. Qua những buổi giao lưu đó, thấy được tấm lòng của những người có Đạo như “thầy Hùng”, em tìm hiểu, xin học giáo lý và trở thành một “cảm tình Đạo” từ lâu. Hôm nay ngày cuối năm, biết sức mình đã cạn, em muốn xin được rửa tội để được nhắm mắt lìa đời trong tư cách là một Kitô hữu. Sau khi làm những thủ tục cần thiết. Tôi rửa tội cho em. Hùng nhận làm bố đỡ đầu. Sau đó chúng tôi đi gom được ít bánh mứt trái cây, rồi mấy bạn trong nhóm kéo đến nhà em ăn Tết để an ủi gia đình bà mẹ goá chỉ có 2 người con trai này.
Mồng 6 Tết, Hùng gọi điện báo cho biết “thằng đó đã về với Chúa rồi !” Sau đó anh đôn đáo chạy đi xin cho thằng em chiếc quan tài. Khó nhất trong mấy ngày tết là tìm một nơi nào đó để quàng xác, vì căn gác này quá chật hẹp không thể đưa quan tài lên được. Sau đó Hùng lại vận động tìm nơi hoả táng và gởi hài cốt thằng em đó thật chu đáo. Bà mẹ ngạc nhiên, xúc động khi thấy Hùng và cả nhóm hết lòng lo lắng hậu sự cho con bà như vậy. Nhiệt tình, năng nổ, thấy cần là làm, không hề đắn đo suy tính. Đó là tính cách của Hùng Nụ Cười. Một chứng nhân giữa đời thường.
MỘT THỜI ĐI MÂY VỀ GÍO
Sinh ra trong một gia đình nghèo có hoàn cảnh rất phức tạp. Trong khai sinh của Hùng vẫn ghi “cha : vô danh” ! Khi tôi lại nhà thương cho Hùng xưng tộâi rước lễ, bà mẹ nói với tôi trong nước mắt : “Thằng Hùng nó rất có hiếu với tôi. Một người mẹ đường đời lắm nỗi truân chuyên, duyên tình lận đận éo le như đời cô Thuý Kiều. Tôi khuyên nó không nên oán trách cha nó, chỉ vì hoàn cảnh bắt buộc cho nên không thể ghi tên cha trong tờ giấy khai sinh được!”
Trước năm 1975, đang học lớp 11, Hùng theo chúng bạn đi nghỉ mát ở Vũng Tầu. Một cô bạn cùng xóm lấy chồng nước ngoài, có tiền sinh tật, rủ rê Hùng và nhóm bạn lao vào con đường nghiện ngập. Thế là Hùng bỏ học giữa chừøng, đi bán vé số phụ mẹ, nhưng có đồng nào cũng nướng hết cho thú đam mê đi khói về mây. Nghe lời mẹ khuyên bảo, Hùng đã đi cai nghiện cả chục lần, nhưng chưa khi nào dứt bỏ hẳn được xì ke.
Đến năm 37 tuổi, có một người đàn ông sang trọng đến gặp Hùng và khuyên Hùng tin vào Đức Kitô để cuộc đời có ý nghĩa hơn, khỏi sống vất vưởng trong nghiện ngập. Hùng về xin phép mẹ, và gia nhập đạo Tin Lành. Nhưng dường như Hùng vẫn thấy ở đây còn thiếu một cái gì rất quan trọng với Hùng. Một khoảng trống mà sau này khi gia nhập Công giáo rồi Hùng cho biết đó là : “Sự hiện diện của Đức Mẹ”. Chính vì thế, tháng 3 năm 2003 Hùng xin rửa tội theo nghi thức Công Giáo tại nhà nguyện Học Viện Thánh Thể, và hôm sau được chính Đức Hồng Y Gioan B. Phạm Minh Mẫn ban Bí Tích Thêm Sức tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Bà mẹ của Hùng cũng có lòng yêu mến Đức Mẹ : “Dù không có Đạo, nhưng trong những lúc túng quẫn, đau khổ, nhục nhã ê chề, chẳng biết cầu xin với ai, tôi chỉ biết đến với Đức Mẹ nguyện xin Mẹ an ủi đỡ nâng. Nhờ đó tôi vượt qua được những giây phút thử thách nghiệt ngã đó !”
Trung tâm cai nghiện ma tuý ở Bình Triệu nhẵn mặt Hùng, vì anh ra vào nơi này cả chục lần. Các anh em phụ trách ở đây rất thương Hùng vì tính tình hiền lành, nhiệt tình với mọi người, nhưng lại không có đủ nghị lực để nói không với ma tuý. Dường như Hùng cần phải có một sức mạnh thiêng liêng nào đó mới vượt qua được cửa ải đam mê này.
NGÃ NGỰA VÀ ĐỔI ĐỜI
Trong một lần tôi đưa Hùng đi làm chứng cùng với nhóm Nụ Cười dịp Tĩnh Tâm Mùa Vọng ở nhà thờ Fatima Bình Triệu. Hùng thuật lại chuyến “ngã ngựa” của anh : “Thời điểm đó, tôi cảm thấy thất vọng về chính bản thân mình. Đi cai rất nhiều lần mà không cắt được cơn nghiện. Trong một lần tuyệt vọng vì bị cơn nghiện hành hạ vật vã, tôi nằm sống dở chết dở, chẳng còn biết bám víu vào ai trong lúc thập tử nhất sinh này. Tôi nhìn về phía nhà thờ Fatima Bình Triệu, thấy cây Thánh Giá vút cao, thấy tượng Đức Mẹ rực sáng với ánh mắt dịu hiền nhìn tôi vô cùng thương cảm. Nước mắt trào dâng, tôi kêu lên trong cơn sảng sốt : Mẹ ơi. Xin Mẹ thương cứu giúp con. Xin Mẹ thương cứu chữa con! Rồi tôi chìm trong cơn sốt miên man. Mơ màng thấy Mẹ gần bên tôi. Người Mẹ mà trong thời gian theo đạo Tin Lành, tôi không thấy nói đến… Khi tỉnh dậy, tôi thấy cuộc đời mình bắt đầu bước qua trang sách mới. Như Phaolô bị té ngựa rồi mới chịu quay trở lại. Tôi quyết tâm làm lại cuộc đời của mình trong sự hộ phù của Mẹ Maria.” Từ trong trung tâm cai nghiện, Hùng tham gia một tổ chức phi chính phủ làm công tác tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS.
HÙNG THẢO ĐÀN
Sau khi rời trung tâm, Hùng cùng với một một số anh chị em thiện nguyện (có người bây giờ đã làm linh mục) đi tiếp cận với các trẻ em lang thang bụi đời ngoài đường phố. Trong khi đi tuyên truyền phòng chống HIV, nhóm thiện nguyện tiếp cận được với các chị em làm nghề mãi dâm (sex worker) ở khu vực Thảo Cầm Viên và công viên Tao Đàn. Dần dần nhóm anh chị em thiện nguyện này được thành lập lấy tên là Thảo Đàn (ghép bởi chữ Thảo Cầm Viên và Tao Đàn), chuyên chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đường phố. Cũng từ đó một anh chàng nghiện ma tuý mấy chục năm, cuộc đời kể như bỏ đi, đã được Chúa sử dụng làm người tông đồ trẻ em đường phố với biệt danh “Hùng Thảo Đàn”. Hùng làm trưởng nhóm này từ năm 1992 đến năm 2004.
Một buổi chiều Chúa Nhật mưa tầm tã, Hùng rủ tôi đi sinh hoạt với nhóm Thảo Đàn. Hai anh em lách mình qua những con đường lầy lội ngập lụt, ngõ hẻm chi chít như màng nhện. Chúng tôi chui vào một căn nhà thấp lè tè nằm sát bờ kênh, thấy một số bạn với cách ăn mặc và tướng tá rất “bụi” đang ca hát sinh hoạt ở đó. Nếu không được Hùng dắt đi chắc tôi không đủ can đảm tiếp cận ! Thấy Hùng đến, mọi người vui mừng chào đón “Thầy Hùng”. Anh giới thiệu tôi cho cả nhóm, rồi bắt tay đứa này, hỏùi thăm đứa kia. Khi thì an ủi động viên, lúc lại trách móc vì có em dính lại ma tuý. Hùng bẽn lẽn đính chính : “Tụi nó thương con nên gọi là thầy, chứ con chỉ là thằng Hùng xì ke được Đức Mẹ cứu chữa thôi cha ạ! Thấy có đứa nào thoát cơn thì rất mừng. Nhưng rồi nó chích lại, con giận lắm. Nghĩ cũng tội tụi nó, lỡ dính vào cái chết trắng, khó thoát lắm cha ơi! Chúng nó cần có người đồng hành chia sẻ nâng đỡ thật tình mới đủ nghị lực thoát khỏi con ma này!” Mỗi chủ nhật những người đang chơi xì ke, hoặc đã cắt cơn họp nhau tại một địa điểm nào đó mà chủ nhà cho phép (vì nhóm chưa có văn phòng) để chia sẻ vui buồn trong tuần qua, nâng đỡ nhau trên con đường làm lại cuộc đời. Có những bạn đã hết nghiện ngập tình nguyện đi phát thuốc và ở lại chăm sóc giúp các bạn khác cắt cơn. Họ ở bên người bệnh cả tuần lễ an ủi động viên để giúp người bệnh có đủ nghị lực cắt cơn bằng chính kinh nghiệm nơi bản thân của họ.
Năm 2000, Nhóm Thảo Đàn có được một căn nhà lấy tên là Hy Vọng để chăm sóc trẻ em đường phố bị nhiễm HIV, giúp các em cai nghiện ma tuý, và đỡ nâng những chị em bị lạm dụng tình dục, tạo điều kiện cho những người làm nghề mãi dâm có cơ hội hoàn lương. Nhà Hy Vọng này hoạt động đến năm 2005 thì tạm đóng cửa.
HÙNG NỤ CƯỜI
Năm 2004, sau 6 năm sống chết với nhóm Thảo Đàn, Hùng rời nhóm và được Chúa sai đi làm một nhiệm vụ mới. Hùng Thảo Đàn đổi thành Hùng Nụ Cười. Trong những dịp tĩnh tâm Mùa Chay, Thánh Ca Giáng Sinh, Đại Hội Giới Trẻ tổ chức tại Trung Tâm Mục Vụ, tôi thường mời Hùng đến làm chứng cho mọi người biết quyền năng và lòng thương xót của Chúa qua lời bầu cử của Mẹ Maria. Hùng bộc bạch : “Những người đã từng nghiện xì ke như tôi, nhất là lại bị nhiễm HIV nữa luôn sống trong thất vọng, bi quan yếm thế, và mặc cảm vì bị phân biệt đối xử. Người ta nhìn chúng tôi bằng ánh mắt e dè sợ sệt xa tránh. Tôi muốn những người mà cuộc sống chỉ còn đếm từng ngày như chúng tôi được đối xử tử tế hơn. Tôi ước mong họ tìm lại sự lạc quan yêu đời yêu người, và giữ mãi được Nụ Cười cho đến hơi thở cuối cùng. Đó là lý do chúng tôi chọn tên là Nhóm Nụ Cười!”
Nhóm Nụ Cười gồm 2 thành phần :
- Nhóm Đồng Đẳng : Là những bạn đã bị nhiễm HIV. Từ chính kinh nghiệm do nghiện ngập rồi bị lây nhiễm qua tiêm chích, bản thân họ phải trả giá quá đắt. Họ được huấn luyện cho kỹ năng đi tiếp cận chăm sóc những người bị nhiễm, và tham gia tuyên truyền ngăn ngừa phòng chống HIV/AIDS.
- Nhóm trẻ em nhóm Nụ Cười : là con em của những người bị nhiễm HIV, hoặc cha mẹ đã chết vì HIV, hoặc chính các em cũng bị nhiễm do cha mẹ truyền lại. Hiện thời nhóm này có khoảng hơn 100 em được Hùng và các thiện nguyện viên cưu mang, cho dùng thuốc đặc trị, hỗ trợ dinh dưỡng, và tạo điều kiện cho các em được cắp sách đến trường như bao trẻ em khác.
Nhóm cũng thường tổ chức những buổi họp mặt gia đình của các em để chia sẻ đóng góp ý kiến điều trị cho những người bệnh, hỗ trợ chăm sóc cho các gia đình các em bị nhiễm hay bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Mỗi dịp Trung Thu, Noel, Mùa chay, Tết… Hùng luôn là người khởi xướng để chúng tôi tìm những nhà hảo tâm tổ chức những buổi họp mặt chia sẻ và phát quà cho nhóm tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận.
PHỤC VỤ ĐẾN HƠI THỞ CUỐI CÙNG
Năm 2004 Hùng thấy mình yếu dần sau những tháng ngày đạp xe lặn lội các hang cùng ngõ hẻm đội mưa đội nắng tiếp cận với các trẻ em đường phố, những bạn trẻ lỡ lầm để giúp họ làm lại cuộc đời, tranh đấu để họ được xã hội tôn trọng, được sống đúng với phẩm giá con người. Đi khám nghiệm, Hùng biết mình bị viêm gan siêu vi B-C, nhưng con ngựa bất kham đó chưa chịu dừng chân phục vụ. Có thể kiếm tiền hỗ trợ thuốc thang cho người khác, nhưng với chính mình thì Hùng không có đủ khả năng, vì tiền điều trị bệnh này không rẻ. Bằng chính nghị lực của mình, bằng niềm tin nơi sự phù hộ của mẹ Maria, bằng tình yêu vô bờ bến với những người bất hạnh bị bỏ rơi trong giòng đời, Hùng vẫn miệt mài làm sứ mệnh đem Nụ Cười đến tô điểm cuộc đời những người mang căn bệnh thế kỷ.
Lần làm chứng cuối cùng của Hùng với Nhóm Nụ Cười vào tháng 6-2007. Đêm hôm đó trong giờ cầu nguyện Đức Mẹ Mễ Du mỗi tối thứ tư tại tại nhà thờ Huyện Sĩ, cả mấy ngàn người đã xúc động rơi lệ khi gặp gỡ những chứng nhân sống động của lòng Thương Xót Chúa và Mẹ Mễ Du. Khiêm tốn chân thành, Hùng đã bộc bạch quá khứ tội lỗi của mình và những điều lạ lùng Chúa thực hiện qua con người yếu đuối mọi mặt của mình. Một bạn nữ trẻ đẹp có người chồng mới qua đời vì HIV được 100 ngày, nấc lên kể lại cảm xúc của mình khi phát hiện chính mình cũng bị nhiễm HIV do người chồng không biết mình bị bệnh đã truyền bệnh lại cho vợ. Chị chia sẻ với cộng đoàn : “Con sụp đổ hoàn toàn nếu không được Nhóm Nụ Cười động viên vực dậy, nhất là nhờ niềm tin vào Lòng Thương Xót Chúa và Mẹ Maria.” Tình yêu đó còn được minh chứng qua một cặp vợ chồng trẻ với đứa con thơ 2 tuổi. Đây là lời chứng của chị : “Vợ chồng con không có Đạo. Khi biết cả hai bị nhiễm, nhà không có mà ở, lấy tiền đâu chạy thuốc cho hai vợ chồng và đứa con thơ bị bệnh nặng. Chính thầy Hùng lặn lội tìm đến tìm tụi con ở căn chòi dựng dưới gầm cầu, đưa về thành phố lo chữa trị cho đứa con. Trong lúc cùng khốn nhất, đứa bé gần như chết đi sống lại, thầy dạy chúng con cầu nguyện với Đức Mẹ. Con thành tâm cầu khấn. Bây giờ cháu đã đỡ nhiều. Tụi con không có Đạo, nhưng tin có Chúa và Đức Mẹ qua sự chăm sóc của thầy Hùng và Nhóm Nụ Cười. Chắc là Chúa hiện thân nơi những con người tốt bụng đó !”
Tháng 7-2007, Hùng đổ bệnh phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Sau khi xét nghiệm, Hùng choáng váng khi biết mình bị ung thư gan vào giai đoạn cuối. Khối u trong gan vỡ ra và phá nát hết lá gan, phải dùng hoá trị cấp thời. Ai cũng tưởng Hùng không thể sống được nữa. Thế nhưng có lẽ Hùng còn nặng nợ ân tình với các em nhóm Nụ Cười cho nên còn được Chúa cho ở lại trần gian ăn tết trung Thu với đàn con dại của mình lần nữa.
Tết Trung Thu 2007, chúng tôi tổ chức đón trăng cho các em và gia đình trong Nhóm Nụ Cười tại Trung Tâm Mục Vụ. Đây có lẽ là lần cuối cùng Hùng được quây quần bên đàn con thơ của mình. Hình ảnh một chàng thanh niên nhanh nhẹn lăn xả trong mọi công tác xã hội bây giờ được thay bằng người bệnh được dìu đến từng bước. Căn bệnh bất trị đã hủy hoại thân xác, nhưng vẫn không dập tắt được Nụ Cười của anh. Hùng đứng chụp hình giữa gia đình Nhóm Nụ Cười, thều thào đáp lại lời thăm hỏi của mọi người. Cổ họng tôi nghẹn cứng khi một em bé níu lấy tay tôi thắc mắc : “Cha ơi, tại sao thầy Hùng lại yếu vậy? Thầy có chết không cha ?” Đứa khác được thầy cưu mang khi cha mẹ em cùng qua đời vì HIV, tay cầm món quà trung thu, tay lau nước mắt, gục đầu vào vai tôi nức nở : “Thầy Hùng mà chết thì ai sẽ chăm sóc tụi con hả cha? Con thương thầy Hùng quá cha ơi !”
VÀ CHUYỆN TÌNH KHÔNG ĐOẠN KẾT
Hai người bạn kết nghĩa của Hùng đã xin được visa cho Hùng qua Nhật để điều trị từ 25-9 đến 25-12. Họ mời một bác sĩ người Nhật vào tận bệnh viện Pháp Việt để chẩn bệnh, nhưng cuối cùng họ đành bó tay, vì Hùng yếu quá rồi, không thể đưa lên máy bay được. Có lẽ Chúa muốn Hùng sống và chết giữa những người nghèo khổ trên mảnh đất thân yêu này.
Sáng thứ ba đầu tháng Mân Côi, tôi nhận được một cuộc gọi điện thoại do một nữ đạo diễn người Pháp sang làm phim tài liệu về Việt Nam mời tôi đến cho Hùng xưng tội và rước lễ. Đi trên xe, qua câu chuyện trao đổi, tôi được biết đây là người vợ sắp cưới của Hùng. Tên cô là Leslie Wiener, người phụ nữ 56 tuổi (hơn Hùng đến 5 tuổi).
Năm 1994, Leslie sang Việt Nam làm một bộ phim tài liệu về trẻ em đường phố, nhờ đó mà có dịp gặp Hùng với nhóm Thảo Đàn. Từ đó Leslie thường xuyên liên lạc với Hùng và hỗ trợ tài chánh cho Thảo Đàn hoạt động.
Khi Hùng thành lập Nhóm Nụ Cười, Leslie hết sức ủng hộ dự án này. Cô bay sang Việt Nam làm việc trong 2 năm trời để làm môït bộ phim tài liệu về Nhóm này dài khoảng 30 tiếng. Cô tâm sự : “Cho đến cuối năm 2006, tôi vẫn mến phục và coi Hùng như người bạn. Chưa bao giờ nghĩ là có ngày tôi yêu anh ta.”
Thực hiện xong bộ phim, Leslie đem về nước để chuyển ngữ sang tiếng Việt. Cô thổ lộ : “Trong suốt thời gian chuuyển bộ phim về Nhóm Nụ Cười sang tiếng Việt, tôi cảm mến, thán phục vì tính cách sống hết mình cho những người bất hạnh của Hùng, và bắt đầu cảm thấy trái tim mình rung động trước người đàn ông này.”
Đầu năm 2007, cô bay sang Việt Nam để cùng với Hùng tổ chức sinh nhật với nhau và bộc lộ tình cảm cho nhau. Điều lý thú là cả hai cùng sinh ngày 04 – 01, chỉ cách nhau đúng 5 năm. Leslie đã mua một miếng đất ở Mũi Né dự định cùng với Hùng làm một nhà nghỉ mát cho trẻ em bụi đời.
Tháng 7, Hùng bị bệnh nặng, nằm bệnh viện nhắn tin cho Leslie. Cô tức tốc bay sang Việt nam, đến bệnh viện thăm nuôi Hùng. Cô thức suốt đêm bóp chân tay và ngồi canh cho Hùng chạy hoá chất. Cô chạy đôn đáo mua thuốc, đổ bô, tìm bác sĩ, đêm ngủ ngoài hành lang bệnh viện. Hùng xúc động : “Cô tận tình săn sóc cho tôi với tình cảm sâu nặng của người vợ dành cho chồng!”
Sáng thứ ba 03-10-2007 tôi cho Hùng rước Chúa tại bệnh viện Việt –Pháp. Chính trên giường bệnh này, tôi chủ sự nghi thức đính hôn của Hùng và Leslie dưới sự chứng kiến của mẹ Hùng, đại diện nhóm Nụ cười và cộng đoàn Đức Mẹ Mễ Du Saigon. Hùng hai tay ôm ảnh Đức Mẹ Mễ Du. Leslie tay cầm cây Thánh Giá. Sau khi nhận lễ vật đính hôn, hai người ôm nhau, trao cho nhau nụ hôn âu yếm. Leslie nói được mấy câu tiếng Việt : “Em yêu anh mãi mãi…” Hùng thều thào đáp lại : “Anh yêu em nhiều lắm!”
Hai người dự định sẽ tổ chức đám cưới vào ngày 04-01-2008 tại Đầm sen với khoảng 400 trẻ em đường phố tham dự. Tôi hứa với đôi uyên ương này sẽ làm chủ hôn cho đám cưới của họ.
Khi đang viết những giòng này thì Leslie người đạo diễn vốn trầm tĩnh nước mắt tuôn trào nói với tôi : “Nếu cha không có dịp cử hành lễ cưới của chúng con, thì xin cha thương lo liệu mọi sự sau cùng theo nghi thức Công Giáo để cho anh Hùng được an bình ra đi trong niềm tin tưởng vào Thiên Chúa đấng luôn thương xót anh. Hùng sẽ vĩnh viễn ra đi. Nhóm Nụ Cười sẽ có người thay thế. Nhưng tìm được người có tấm lòng quên mình dấn thân chăm sóc, tranh đấu, bảo vệ cho quyền lợi của những người nghèo khổ, bụi đời, xì ke, HIV... để họ được sống và chết đúng với phẩm giá con người thì không dễ đâu, phải không cha ?”
Nụ cười trên môi của Hùng sẽ tắt khi anh trút hơi thở cuối cùng, nhưng nụ cười anh đã trao tặng cho cuộc đời vẫn còn mãi trong trái tim những người bất hạnh cơ nhỡ lầm lỡ đã một lần gặp anh trên cuộc đời.
Lm. Giuse Trần Đình Long, SSS
(Ga 6, 51-58)
Ăn và uống, đói và khát là 2 khía cạnh rất gần gũi với cuộc sống. Con người sẽ chết dần đi nếu thiếu ăn, hoặc khát uống. Con người luôn phải lệ thuộc vào những nhu cầu này.
Điệp khúc đói và khát diễn ra từng ngày từng giờ, bao lâu con người còn sống. Ăn rồi vẫn đói. Uống rồi lại khát. Con người đói khát đủ thứ :
- Đói cơm bánh, khát nước uống
- Đói sức khoẻ, khát sống lâu
- Đói tiền bạc, khát danh vọng
- Đói nghề nghiệp, khát thành công
- Đói lời hay, khát lẽ phải
- Đói hạnh phúc, khát bình an
- Đói khôn ngoan, khát kiến thức
- Đói cảm thông, khát được chia sẻ
- Đói cảm thương, khát lòng nhân ái
- Đói trung tín, khát thật thà
- Đói chân lý, khát công chính
- Đói công bằng, khát bác ái
- Đói nhân đức, khát trưởng thành
- Đói hiền lành, khát khiêm nhường
- Đói tình thương, khát nghĩa tình
- Đói hoà giải, khát hiệp thông
- Đói an nhàn, khát thư thái
- Đói quan tâm, khát được phục vụ
- Đói yêu thương, khát được chấp nhận
- Đói lòng tin, khát lòng mến
- Đói thiêng liêng, khát ân sủng
- Đói tình Chúa, khát tình người
- Đói, khát là hai nhu cầu mà con người xưa, nay và mãi mãi luôn phải kiếm tìm. Tìm được rồi vẫn phải tìm nhiều hơn, nhưng rồi vẫn đói và khát.
Lễ Chúa chiên lành, chúng ta đã được chiêm ngưỡng hình ảnh diễn tả thật đẹp về Chúa Giêsu: Ngài luôn tìm cho chiên có được đồng cỏ xanh tươi : đồng là đồng cỏ tươi, Chúa chiên cho tôi nghỉ ngơi, nghỉ ngơi bên dòng suối mát… Còn hơn thế nữa Chúa Chiên còn luôn sẵn sằng bảo vệ, sẵn sàng chết để cho “chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10, 10).
Hình ảnh đẹp về Ngài, Giáo hội lại cho ta biết cụ thể cách thức Ngài chăm lo cho ta bằng thứ lương thực nào. Lương thực của Ngài là : “Ai ăn thịt Ta không hề phải đói, ai uống Máu ta, chẳng khát bao giờ” (Ga 6, 34).
Mọi người luôn được mời gọi đến và ở trong Ngài. Và qua Ngài, ta được trở nên giống Ngài. Theo Ngài ta được thỏa mãn mọi nhu cầu, mọi khát vọng, mọi ước mơ. Duy chỉ mình Ngài mới là thứ bánh giúp ta không hề phải đói. Duy chỉ mình Ngài mới là thứ nước giúp ta khỏi khát.
Qua các trình thuật của Phúc âm, ta biết có nhiều người theo Ngài, và đã được no thoả. Ví dụ :
- Với những người theo Ngài trong sa mạc ba ngày, họ đói, Ngài đã cho họ bánh tự nhiên thỏa mãn cơn đói thể xác.
- Với người cùi bị mọi người ghê tởm lánh xa, Ngài đã cho anh bánh chữa lành cơn bệnh.
- Với người phụ nữ nhiều chồng bên bờ giếng Giacóp, Ngài đã cho chị thứ bánh nhân ái và cảm thông làm thỏa mãn cơn đói muốn được chấp nhận.
- Với những người tội lỗi như người phụ nữ bị bắt quả tang vì tội ngoại tình, lẽ ra bị ném đá, thì Ngài lại ban bánh của thứ tha. “Chị hãy đi và đừng phạm tội nữa” (Ga 8, 11).
- Với những người bị xã hội ruồng bỏ, Ngài cùng ăn với họ và ban cho họ bánh cảm thông để thỏa mãn cơn đói muốn được người ta nhìn nhận phẩm giá của mình.
- Với người mẹ thành Naim đang đi chôn đứa con độc nhất của mình, và với Matta, Maria đang khóc vì Ladarô mới chết (x. Ga 11), Ngài ban bánh sự sống cho người thân của họ sống lại.
- Với người thu thuế Giakêu bấy lâu nay đã quen ăn cắp phần bánh của người nghèo (x. Lc 19, 1-10), Ngài đến nhà và ăn cùng bàn với ông, ban cho ông bánh thứ bánh công bằng và chia sẻ, để đời sống ông tốt đẹp hơn.
- Với tên trộm bên phải thập giá Ngài (x. Lc 23, 43), Ngài ban cho bánh hòa giải và một chỗ trên bàn tiệc thiên quốc.
Điều quan trọng nhất là đến và hưởng Lương Thực Hằng Sống Ngài này. Đó chính là thân thể Ngài. Nhiều người biết vậy, nhưng thực tế lại khác, đã có rất nhiều người không đón nhận, họ từ chối Thịt máu Ngài.
- Là chàng thanh niên giàu có buồn bã bỏ đi khi Ngài khuyên anh từ bỏ tài sản và đi theo Ngài.
- Là những người biệt phái và luật sĩ nhiều lần cố tình không muốn hiểu Tin Mừng của Ngài.
- Là dân thành Giêrusalem đã khiến Ngài phải khóc vì họ không đón nhận bình an Ngài mang tới.
- Là Philatô, ông đã mỉa mai khi Ngài xưng mình là chứng nhân của Sự Thật. “Sự Thật là cái gì” (Ga 18, 38).
- Là những người Dothái, họ tranh luận sôi nổi với nhau: "Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được ?" (Ga 6, 52).
Mẩu truyện
Một người hỏi : "Làm thế nào mà bánh và rượu trở nên thịt và máu Chúa Giêsu được ?". Linh mục trả lời : Chẳng khó gì. Anh cũng biến đổi thức ăn thành thịt và máu. Sao Chúa lại không làm được.
Anh hỏi tiếp: "Bằng cách nào mà Chúa Giêsu ngự trọn vẹn trong tấm bánh nhỏ như vậy ?"
Chẳng khó gì. Quang cảnh bao la cũng đang ở trước và trong con mắt nhỏ bé của bạn.
Anh vẫn hỏi : "Làm sao Chúa Giêsu có thể hiện diện ở tất cả các nhà thờ cùng một lúc ?"
Linh mục cầm chiếc gương, đập bể nát, rồi cho anh nhìn vào và nói : "Chỉ có một mình anh nhưng bây giờ anh có thể nhìn thấy mặt mình được phản chiếu trong mỗi mảnh gương vỡ này cùng một lúc".
Ví dụ trên phần nào diễn tả về một Thiên Chúa hằng sống. Đấng vô cùng lớn lao và vĩ đại, vô cùng thông suốt và khôn ngoan; vô cùng thánh thiện và đơn sơ, vô cùng khiêm hạ ngự trong tấm bánh nhỏ bé. Một Thiên Chúa vô cùng quyền năng lại chấp nhận hiện diện một cách mạo hiểm và nguy hiểm trong tấm bánh mà rất có thể bị bỏ rơi, bị hất hủi, bị từ chối, bị chà đạp bất cứ lúc nào.
Một Thiên Chúa yêu thương và hy sinh đến chết để cho con người được sống, mà giờ đây lại đang khẩn nài rên siết, đang van xin một chút tình, một chút chia sẻ về cơm bánh, nước uống, về áo mặc, về tinh thần, về trí thức.
Ngài cần một chút chia sẻ và cảm thông với khát vọng của một Thiên Chúa làm người. Vậy, Ngài ở đâu ?
Không đâu xa, đang ngự trong nhà tạm.
Không đâu xa, đang diện diện trong hình bánh.
Không đâu xa, đang diện diện trong hình rượu.
Không đâu xa, đó là tất cả mọi người, những người ta gặp gỡ.
Khi đói và khát, ta mới thấy cần đến lương thực để nuôi sống thể xác.
Linh hồn ta cũng đang đói, đang khát, không phải thứ lương thực chóng qua, như Manna trong sa mạc mà cha ông chúng ta đã ăn và đã chết, nhưng là lương thực bởi trời. Lương thực ấy chính là “Thịt và Máu Đức Kitô”. Bất cứ thời nào và với ai, có đói, biết khát và tìm đến với lương thực hằng sống này, người ấy mới được no thoả, an vui. “Ai ăn bánh này thì được sống đời đời” (Ga 6,54).
Lạy Chúa Giêsu Thánh thể, cảm tạ Chúa đã lập Bí tích Thánh thể làm của ăn thiêng liêng cho loài người. Xin tha thứ những lần con rước lễ một cách máy móc, tỏ thái độ và cử chỉ bất kính với Ngài. Xin làm mới lại đức tin của con vào sự hiện diện thực sự của Ngài trong Bí tích Thánh thể. Xin đến ngự trong tâm hồn, nuôi dưỡng và ban sự sống thiêng liêng cho chúng con. Amen.
Thanh Thanh
Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! Lạy Chúa! là được vào Nước Trời
cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên
trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21). Lời Chúa Giêsu nói trên đây chắc hẳn đã
được Mẹ của Ngài tâm nguyện đêm ngày và thể hiện trong đời sống mình. Lời này
cũng nói lên điều cốt yếu trong việc sống đạo là phụng thờ Chúa trong Thần Khí
và Sự Thật (Ga 4,23-24). Vì lời Chúa là Sự Thật và ai thi hành Lời Chúa, người
ấy là kẻ yêu mến Chúa.
Hơn ai hết Đức Maria đã xác tín về điều cốt yếu này, nên suốt đời Mẹ chỉ có một
ước mơ là ý định của Chúa được thực hiện. “Này tôi là nữ tỳ của Chúa xin Chúa cứ
làm cho tôi theo lời Sứ Thần nói”. (Lc 1,31). Lời phát biểu của Mẹ trong biến cố
Truyền tin là phương châm của đời Mẹ. Chúng ta hãy lần bước theo dấu chân của Mẹ
còn lưu giữ trong các sách Phúc Âm.
1. Qua biến cố Truyền Tin, Đức Maria đã tỏ ra là: “ Một mẫu gương tuyệt vời cho
hết mọi tín hữu về việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa”. (Gioan Phaolô II.
Những bài huấn giáo về Đức Maria trang 234. số 2). Nhờ lắng nghe và đón nhận Lời
Chúa vào trong lòng mà Đức Maria đã trở thành Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể. Thánh
Augustinô xem đây là một hành vi đức tin cao cả của Đức Trinh Nữ Maria. Đức tin
được biểu lộ qua việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Cũng chính vị Thánh tiến
sĩ này đã nói: “Mẹ đã đón nhận Chúa Giêsu vào trong tâm hồn mình trước khi cưu
mang Người trong lòng dạ”. Đức Thánh Cha Phaolô VI trong Tông Huấn Marialis
Cultus đã trích dẫn biến cố này để tặng cho Đức Maria, danh hiệu: Người Trinh Nữ
lắng nghe ( virgo audiens số 17). Ngài nói tiếp: “Đây cũng là điều Hội Thánh
phải thực hiện, nhất là trong phụng vụ: với đức tin, Hội Thánh lắng nghe Lời
Chúa, đón nhận, công bố, tôn kính và ban phát cho các tín hữu như lương thực của
sự sống và dưới ánh sáng Lời Chúa. Hội Thánh đào sâu các dấu chỉ thời đại, giải
thích và sông các biến cố của lịch sử” ( Marialis Cultus số 17).
Người biết lắng nghe là người cầu tiến, muốn nên hoàn thiện. Muốn nên hoàn thiện
thì phải để cho Lời Chúa tác động và giải thoát chúng ta khơi nô lệ tội lỗi. Lời
Chúa là sự thật và chỉ có sự thật mới giải thoát chúng ta (Ga 8,31-32). Trong
đời sống thiêng liêng, người Kitô hữu cũng phải lắng nghe Lời Chúa và đem ra
thực hành để thăng tiến đời sống và trở thành môn đệ Chúa. Ngày xưa, trước khi
vào Đất Hứa, ông Môsê cũng đã huấn dụ con cái Israel như sau: “ Tôi đã dạy cho
anh em những thánh chỉ và quyết định như Đức Chúa, Thiên Chúa của tôi, đã truyền
cho tôi, để anh em đem ra thực hành trong miền đất mà anh em sắp vào chiếm hữu.
Anh em phải giữ và đem ra thực hành vi nhờ đó anh em sẽ được các dân coi là khôn
ngoan và thông minh” (Đnl 4.5-6)
Lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành là hai hành động đức tin liên kết với
nhau, không thể tách rời. Thư Thánh Giacôbê đã khai triển vấn đề này với những
trích dẫn từ đời sống Abraham và cô gái điếm Rakháp rồi kết luận: “Đức tin không
có hành động là đức tin chết” (Gc 2,26).
Mẹ Maria thật là mẫu gương cao cả cho Hội Thánh về điều cốt yếu này: Mẹ đón nhận
Lời Chúa và Mẹ cầu xin cho Thánh ý Chúa được hiện thực. “xin hãy thành sự cho
tôi theo lời thiên sứ nói” (Lc 1,38). Lời xin vâng này đã trở thành hành động cụ
thể mà đỉnh cao là sự hiện diện của Mẹ dưới chân Thập Giá Chúa Giêsu. Đức Thánh
Cha Gioan Phaolô II đã viết: “Đấng mà lúc Truyền tin đã bày tỏ sự ưng thuận hoàn
toàn đối với chương trình của Thiên Chúa, trở thành một mẫu gương tuyệt vời cho
hết mọi tín hữu về việc lắng nghe và tuân giữ Lời của Chúa. Khi đáp lại thiên
sứ: xin hãy thành sự cho tôi theo lời Ngài nói.” ( Lc1,38) và bày tỏ sự mau mắn
chu toàn ý Chúa một cách toàn hảo, Đức Maria đã đi vào chân phúc mà Chúa Giêsu
đã công bố: “Phúc hơn cho kẻ lắng nghe Lời Chúa và mang ra thực hành” (Lc
11,28).
2. Ở tiệc cưới Cana, lời Mẹ nói với những người giúp việc: “Ngài bảo gì các anh
cứ việc làm theo” (Ga 2,5) là một bằng chứng thuyết phục nhất bày tỏ thái độ
lắng nghe và thi hành lời Chúa của Mẹ. Mẹ đã có thói quen như thế và trước một
nhu cầu bức thiết của nhà cưới, Mẹ cũng chỉ biết chỉ bảo điều mà mẹ đã quen làm:
Là cứ lắng nghe theo và làm theo lời Chúa dạy.
Trong bầu khí cầu nguyện của những ngày Đại Hội Thánh Mẫu Toàn Quốc lần thứ 28
này, khi ngước nhìn lên Mẹ là Đấng phù trợ các giáo hữu, là Đấng chỉ bảo đàng
lành, chúng ta cũng được Mẹ nhắn nhủ như thế: Chúa bảo gì, các con cư việc làm
theo. Làm theo lời Chúa dạy có thể sẽ dẫn đưa chúng ta đến những thiệït thòi mất
mát, làm theo lời Chúa dạy cũng sẽ biến chúng ta thành mục tiêu chống đối của
thế gian, nhưng chắc chắn sẽ mang lại sự sống sung mãn của Chúa Kitô Phục Sinh
vinh hiển. Mẹ cũng đã đi qua con đường Thập giá với con Mẹ và nay Mẹ thông phần
vinh quang của Con Mẹ trong Nước Trời.
Tiệc cưới Cana là dấu lạ đầu tiên mà Chúa Giêsu đã thực hiện vào đầu đời sống
công khai rao giảng Tin Mừng của Ngài, nhờ sự can thiệp của Đức Maria. Trong
Phúc Âm Thánh Gioan, Mẹ Maria sẽ còn xuất hiện lần thứ 2 trên đồi Canvê, khi Mẹ
đứng dưới chân Thập giá. Đây cũng là giây phút cuối đời của Chúa Giêsu, giây
phút chấm dứt cuộc đời công khai của Ngài. Như thế cuộc đời công khai của Chúa
Giêsu được Thánh Gioan mô tả như được đóng khung bởi sự hiện diện của Mẹ. Điều
này không có nghĩa là trong suốt 3 năm hoạt động công khai, Chúa Giêsu không có
liên lạc gì với Đức Mẹ. Các Phúc Âm khác điều nói tới những lần Đức Mẹ gặp Chúa
và Mẹ luôn theo dõi các lời Chúa dạy, các việc Chúa làm, những lúc Chúa bị chống
đối, bị oán ghét và bị mưu hại.
Có một biến cố mà cả 3 Phúc Âm Nhất Lãm điều tường thuật: đó là khi Chúa Giêsu
đang rao giảng cho dân chúng, thì Mẹ Ngài và anh em Ngài đến gặp Ngài, và dân
chúng quá đông, Đức Mẹ và anh em Chúa chỉ đứng ngoài xa và nhắn gọi Chúa. Bấy
giờ, Chúa Giêsu đáp lại: “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe Lời Thiên
Chúa và đem ra thực hành” ( Lc 8, 19-21; Mc 3, 33-35; Mt 12, 46-50).
Thoạt đầu mới nghe, ai cũng tưởng rằng Chúa Giêsu muốn phủ nhận các mối dây liên
hệ huyết nhục giữa Ngài với Mẹ và anh em Ngài vì nghĩ rằng để phục vụ cho Nước
Thiên Chúa, thì cần phải cách ly khỏi gia đình như có lần Ngài đã yêu cầu các
môn đệ: “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em và cả
mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được”( Lc 14,26). Nhưng suy
nghĩ cho sâu hơn và đối chiếu lời của Chúa và đời sống của Đức Maria, thì chúng
ta phải nhìn nhận rằng đây là những lời gián tiếp đề cao giá trị đạo đức của Đức
Maria, vì hơn ai hết Mẹ là người đã đón nhận Lời Chúa vào lòng và đã trung thành
thực hiện Lời Chúa dạy. Công Đồng Vatican II đã xác nhận như sau: “ Trong thời
gian Chúa truyền đạo Đức Maria đã đón nhận lời của Con Ngài, những lời nâng cao
Nước Trời lên khỏi những lý do và liên hệ huyết nhục, và tuyên bố là có phúc cho
những ai nghe và giữ Lời Thiên Chúa”( Lc 11,27-28 ). như chính Ngài hằng thực
hành những lời đó cách trung tín ( Lc 2,49,.51), (L.G. 58).
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng có những lời giải thích tương tự: “Tuy coi
nhẹ những mối tương quan gia đình, nhưng kỳ thực Đức Kitô đã tỏ lòng ca ngợi Đức
Mẹ, khẳng định một mối dây liên hệ cao sâu hơn với Người. Thực vậy, Đức Maria,
trong tư cách lắng nghe con của mình, đã đón nhận tất cả những Lời của Chúa và
trung thành đem ra thực hành” (Giáo Lý HTCG trang 179).
4. Thái độ lắng nghe và thực hành Lời Chúa đã dẫn đưa Mẹ đứng kề Thập giá của
Chúa Giêsu. Một tâm hồn luôn ghi nhớ Lời Chúa trong lòng và không ngừng suy niệm
(Lc 2,19-51), không thể nào mà không nhớ lại những lời của cụ già Simêon trong
đền thánh ba chục năm về trước. “Con trẻ này sẽ là mục tiêu chống đối, còn bà,
một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà” (Lc 2,34-35). Mẹ luôn ghi nhớ lời tiên tri
này và Mẹ chờ đợi giây phút trọng đại ấy sắp xảy ra, khi người Do Thái chống đối
Chúa một cách quyết liệt, khi họ bàn mưu tính kế để hãm hại Ngài. Mẹ âm thầm
liên kết những đau khổ của Mẹ với những đau khổ của con Mẹ. Lời Chúa qua miệng
tiên tri Simêon làm cho Mẹ ray rứt không nguôi nhưng Mẹ vẫn chấp nhận một cách
trung thành để cho Lời ấy được hiện thực. Mẹ đã hiến dâng Con vào Đền Thánh cho
Chúa Cha là chấp nhận cùng hiến tế với Con trên bàn thờ Thập giá, cho ý định
nhiệm mầu yêu thương của Chúa Cha được thể hiện, cho ơn cứu độ tuôn trào xuống
cõi nhân sinh.
Kết:
Lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành là thái độ tâm hồn đặc thù của ïMẹ, là
sợi chỉ đỏ xuyên qua cuộc sống của Mẹ, chi phối toàn bộ tâm tư, tình cảm, ươc
mong của Mẹ. Đây là thái độ đã làm cho Mẹ nên cao trọng, xứng đáng lãnh nhận lời
chúc phúc của chính Chúa Giêsu Con Mẹ: “Những ai nghe và giữ Lời Chúa thì thật
có phúc hơn” (xem. Lc 11,28).
LM Giuse Đặng Thanh Minh
Tháng 5 năm 1994, Tổng giáo phận Montréal bên nước Canada có thêm 6 phó tế, trong đó có thầy Claude Paradis, người được các bạn trẻ âu yếm tặng biệt danh ”Người-lang-thang của THIÊN CHÚA”.
Trước khi khám phá ra ý nghĩa đích thực của cuộc đời và Tình Yêu bao la của THIÊN CHÚA, thầy Claude từng kinh nghiệm thế nào là sống ”lang thang về đêm” trên các vỉa hè đường phố. Do đó, ngay khi được hồng phúc trở lại cuộc sống bình thường, Claude quyết định chọn ơn gọi Linh Mục, hầu có thể phục vụ nhiều người, đặc biệt những người trẻ không được chăm sóc và yêu thương dưới mái ấm gia đình.
Khi gia nhập Đại Chủng Viện, thầy Claude trình bày rõ ràng nguyện ước và được Cha Bề Trên cũng như Đức Cha Jean-Claude Turcotte, Tổng Giám Mục Montréal, hoàn toàn chấp thuận. Từ đó, ngoài việc theo chương trình tu học của đại chủng viện ban ngày, thỉnh thoảng về đêm, thầy Claude trở thành Cha Nuôi của các bạn trẻ sống lê lết đầu đường xó chợ. Hơn ai hết, thầy Claude thâm hiểu rằng, chỉ Tình Yêu đích thực của THIÊN CHÚA mới đủ sức mạnh hàn gắn và chữa lành vết thương hằn sâu nơi con tim non nớt của người trẻ. Phải làm sao cho người trẻ không rơi xuống vực thẳm của tuyệt vọng. Bởi vì không gì giết chết con người - đặc biệt các bạn trẻ - cho bằng sự tuyệt vọng.
Để xây dựng đời sống tu đức hầu đối diện với nỗi khổ của người trẻ và nhất là, để rao giảng THIÊN CHÚA và đưa người trẻ về với THIÊN CHÚA, thầy Claude phải thật sự đắm chìm trong kinh nguyện. Thầy phải thủ đắc một đời sống thiêng liêng dồi dào. Ngoài ra thầy cũng phải có đời sống nhân bản thật vững chắc, hầu đối phó với mọi cám dỗ và bất trắc. Chính thầy Claude kể lại:
- Một đêm, tôi bất ngờ gặp một cô gái làng chơi, cô ta vừa khêu gợi mời mọc vừa hất hàm trêu chọc tôi: ”Kìa, xin chào người-lang-thang của THIÊN CHÚA!” Ban đầu tôi cũng hơi khớp-khớp, phải một lúc tôi mới lấy lại bình tĩnh và sau đó, tôi thành công trong việc đưa cô ta trở về với đời sống ngay chính lương thiện.
Ngoài ra thầy Claude cũng phải chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó với tâm thức của con chiên bổn đạo nơi giáo xứ thầy sẽ đảm nhiệm, một khi thầy lãnh thiên chức Linh Mục. Làm sao để giáo hữu hiểu rõ và sẵn sàng chấp nhận rằng:
- Cha Sở của họ, ngoài công việc mục vụ ban ngày, đêm đêm còn rời nhà xứ, lang thang nơi các vỉa hè đường phố để tìm kiếm những con chiên trẻ tuổi lạc loài, để giúp đỡ họ, về vật chất cũng như về tinh thần. Cha Sở cũng cần sự hỗ trợ tinh thần của họ, đặc biệt bằng lời cầu nguyện.
Đây là công tác mục vụ mới mẻ, mở ra cho các tân Linh Mục ở các thủ đô và thành phố lớn như Montréal của Canada chẳng hạn.
Nhiều cộng đoàn giáo xứ tại Montréal ý thức rõ nhu cầu mục vụ ban đêm của các Linh Mục. Do đó, nhiều nhóm cầu nguyện thành hình để cầu nguyện cách riêng cho ý chỉ của các Linh Mục, chuyên giúp đỡ các người trẻ sống về đêm trong các ngỏ hẻm đường phố.
Khi nói lên chứng từ mục vụ của mình bên cạnh những người trẻ kém may mắn, nghiện ngập ma túy, lang thang đầu đường ngỏ hẽm, thầy Claude Paradis trầm tư kết luận:
- Mỗi ngày tôi đều dâng lên THIÊN CHÚA lời cảm tạ vì đã ban cho tôi hồng ân sự sống. Đáp lại Tình Yêu THIÊN CHÚA, tôi phải sống trọn vẹn cuộc đời mình, rồi từ đó mang Tình Yêu THIÊN CHÚA và niềm hy vọng nơi Chúa truyền sang cho những người khác, đặc biệt là người trẻ không có tình thương cũng chẳng có niềm hy vọng.
Năm 1997 thầy Claude Paradis được Đức Hồng Y Jean-Claude Turcotte, Tổng Giám Mục Montréal (Canada) truyền chức Linh Mục. Tân Linh Mục tiếp tục công tác mục vụ cạnh người nghèo, những kẻ bị xã hội bỏ rơi ruồng rẫy. Cha tâm sự:
- Đường phố đưa tôi trở về với Giáo Hội Công Giáo. Giờ đây Giáo Hội trả tôi trở lại với đường phố!
Cha Claude Paradis đã thực hiện giấc mơ ngày còn nhỏ: Trở thành nhà thừa sai, nhưng không phải thừa sai bên Phi Châu mà chính ngay giữa lòng thành phố Montréal của đất nước Canada giàu có. Cha là Linh Mục thừa sai của người nghèo!
... ”Nhờ Đức Chúa GIÊSU KITÔ, THIÊN CHÚA đã ban cho chúng ta những ơn cao trọng và quý báu như đã hứa, để chúng ta được thông phần thiên tính và từ bỏ những sự hư hèn cùng những tham vọng của thế gian. Vì thế, anh chị em hãy cố gắng để bởi có Đức Tin, anh chị em được lòng can đảm, bởi can đảm, anh chị em được hiểu biết hơn. Bởi hiểu biết, anh chị em có đức tiết độ; bởi tiết độ, anh chị em trở nên nhẫn nại, bởi nhẫn nại, anh chị em có lòng đạo đức. Bởi đạo đức, anh chị em biết thương yêu nhau; bởi yêu thương, anh chị em có đức mến Chúa. Vậy, thưa anh chị em, anh chị em hãy có nhiệt tâm làm cho ơn Chúa gọi và chọn anh chị em được bền vững, như thế, anh chị em sẽ không sa ngã. Và lối vào Nước Đức GIÊSU KITÔ, Chúa Cứu Chuộc chúng ta, sẽ rộng mở cho anh chị em” (Thư thứ hai thánh Phêrô 1,4-11).
(”Je Crois”, 5/1994, trang 4-6 / Actualité de la Presse, le Dimanche 6 Avril 2008)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Việc cha mẹ luôn cố gắng thực hiện những hành vi tốt, phù hợp chuẩn mực, biết kiểm soát và điều khiển bản thân mình sẽ góp phần xây dựng và uốn nắn hành vi, thói quen của con cái một cách hiệu quả nhất
Vào những buổi chiều tối, ai đứng ngoài cửa nhà chị Liên cũng đều nghe tiếng trẻ con hét: “Đập chết mẹ nó luôn”, “Đáng kiếp”, “Cho nó tiêu luôn”... Đó là tiếng cu Tin, con chị Liên, từ lớp mẫu giáo về là Tin được coi phim hoạt hình siêu nhân. Và cùng với diễn tiến trong phim, Tin luôn hào hứng xổ liên thanh những câu đầy bạo lực như vậy.
Con tôi mà... giống ai vậy?!
Rồi chừng một giờ sau, khi Tin tắm rửa xong, đến lúc ăn cơm, hàng xóm lại tiếp tục nghe những câu tương tự như vậy. Nhưng lúc này nghe “Đập nó...”, “Đáng kiếp...” một cách mạnh mẽ và có uy lực hơn nhiều vì đó là tiếng của ba Tuấn chứ không phải tiếng của Tin nữa. Tin đang khóc bù lu bù loa, mẹ vừa cằn nhằn vừa dọn dẹp đống cơm Tin phun tùm lum. Đến hôm sau, Tin đi học về, lại coi phim hoạt hình và lại tiếp tục... Vậy mà hôm trước, khi bác tổ trưởng dân phố góp ý chị Liên sao không nhắc nhở, dạy dỗ con ăn nói đàng hoàng, chị Liên chép miệng phân bua: “Cha mẹ sinh con trời sinh tính bác ơi, nó con nhà này mà giống ai đâu, hổng biết nữa?!”.
Rồi chị Liên kể trong lớp mẫu giáo của Tin có một đứa còn “kinh” hơn nhiều, chửi thề, văng tục luôn miệng. Có bữa đưa Tin đến lớp, chị nghe thằng bé kia chửi thề, sợ ảnh hưởng đến con nên chị đến góp ý với cô giáo, nhờ cô phạt bé và nhắc nhở cho phụ huynh của bé biết để uốn nắn, sửa chữa. Ai ngờ cô giáo nói với chị Liên: “Dạ, chị thông cảm, tụi em cũng có nhắc nhưng mà khó quá vì ba của bé đã từng chửi mẹ bé ngay cửa lớp học, trước mặt con và cả cô giáo”.
Vẫn còn đâu đó nhiều bậc phụ huynh có cùng quan điểm với chị Liên như trên, đó là tuy con mình sinh ra, nhưng “đứa nào ngoan thì nhờ, hư thì chịu vì trời định như thế rồi, biết làm sao được”. Cũng có những bố mẹ không đổ thừa ông trời nhưng lại đổ thừa... thầy cô giáo, nhà trường, theo kiểu “trăm sự nhờ thầy” nên con hỗn, con lì cũng “tại thầy”. Kể từ khi cho con đến trường, cứ mỗi lần trẻ có hành vi gì sai trái, bố mẹ lại ta thán: “Ở trường cô (thầy) dạy mày như vậy đó hả?!”. Có người lại đổ thừa tại con người khác. Luận điệu của những phụ huynh này là: “Hồi đó con tôi ngoan lắm, chỉ từ hồi học chung, chơi chung, ngồi chung với con mấy người nó mới đổ đốn ra như vậy”.
Từ thói quen đến... thói quen
Các bậc cha mẹ đã quên một điều là trẻ con nhận thức các tác động xung quanh rất nhanh mà môi trường và những người gần gũi thường xuyên nhất với các em chính là bố mẹ và gia đình. Ngay từ khi lọt lòng, dù trẻ chưa biết nói thì các cơ quan nhận thức của trẻ vẫn luôn hoạt động, và liên tục theo quá trình lớn lên, trẻ tiếp thu mọi nguồn thông tin tác động xung quanh mình. Những hành vi, cử chỉ, lời ăn tiếng nói, cách sinh hoạt, giao tiếp ứng xử của bố mẹ luôn là những tác động trực quan sinh động diễn ra hằng ngày, trẻ nhập tâm những điều đó rất nhanh. Khi lớn lên, trẻ bắt đầu bộc lộ những điều đã tiếp thu trước đó. Khi đó, cha mẹ lại ngỡ ngàng bảo: “Tôi đâu có dạy nó mấy thứ này bao giờ?”.
Khi đến tuổi dậy thì, cơ thể phát triển, các em nhận ra mình đã là người lớn, ít nhất cũng là qua hình thể. Mà đã là người lớn thì phải nói năng, cư xử, hành động như người lớn. Lúc đó, mỗi một hành vi của cha mẹ lại tiếp tục là bài học sinh động cho con cái bắt chước, lây nhiễm. Cùng với những chuẩn mực được cha mẹ khuyên răn mỗi ngày thì những hành vi cụ thể khi người lớn làm điệu, hút thuốc, cãi nhau, gia trưởng, bạo lực, bừa bộn cẩu thả, khinh người, đua đòi, bồ bịch v.v... đều là những điều có thể lây truyền cho con trong môi trường gia đình.
Có một câu chuyện đầy tính giáo dục mà chắc là nhiều người biết: Trong một gia đình ba thế hệ, ông nội đã già yếu, không làm được việc gì phụ giúp con cháu nữa. Một hôm, con trai ông - bố của một đứa trẻ - vào rừng đẵn những khúc cây to đem về nhà. Đứa trẻ mới hỏi bố: “Bố đốn cây làm gì thế hả bố?”. Bố trả lời: “Để đóng xe đẩy ông nội vào rừng, ông nội già rồi vô dụng quá, chẳng làm được gì cả”. Đứa trẻ nhanh nhảu: “Vậy sau khi đẩy ông nội vào rừng, bố nhớ mang cái xe về cho con nhé, để mai mốt đến lúc bố già, con khỏi phải mất công đóng cái xe khác!”...
Ông bà đã dạy “Gieo gì gặt nấy”. Người Trung Hoa cũng có câu “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”. Việc cha mẹ luôn cố gắng thực hiện những hành vi tốt, phù hợp chuẩn mực, biết kiểm soát và điều khiển bản thân mình sẽ góp phần xây dựng và uốn nắn hành vi, thói quen của con cái một cách hiệu quả nhất.
Xã hội ngày nay đang có khuynh hướng thích đi du lịch. Càng đi nhiều chỗ, nhiều nước càng hay. Nhưng không ai, suốt đời là kẻ du lịch. Ví dụ có đi vòng quanh thế giới bao nhiêu vòng, thì cuối cùng, cũng phải tìm một mái nhà để nghỉ chân.
Mái nhà ấy, không phải là một căn phòng của khách sạn, hay là một nhà trọ. Mà là một mái ấm gia đình.
Mái ấm gia đình là một điều kỳ diệu, mà không điều gì có thể thay thế. Bởi đó là nơi tình yêu lộ mặt.Bởi đó là cái sản sinh tình yêu.
Cái kỳ diệu sâu lắng của gia đình, bởi ở đó có hai người thương nhau trong tình nghĩa vợ chồng thắm thiết. Bởi nơi ấy, người ta tự đánh mất chính mình, để sống cho người mình yêu. Để rồi, lại gặp lại chính mình.
Bởi nơi ấy, những khác biệt về nhiều mặt, được cố gắng uốn cho nên một,cho hoà hợp và hiệp nhất.
Cái kỳ diệu và sâu lắng của gia đình bởi nơi ấy có tình cha ấm áp, có tình mẹ ngọt ngào. Trong đó, người ta chia sẻ với nhau cái đắng, cái ngọt, cái buồn cái vui, cái sướng, cái khổ.
Và như thế, gia đình đúng nghĩa sẽ gồm 3 thành phần :
Người cha, người mẹ và con cái.
Như ba chân của một cái kiềng vững chãi.
Ba thành phần ấy tạo thành một gia đình. Nhưng có thể chưa là tổ ấm. Để là tổ ấm, mỗi thành phần trong đó, phải chu toàn được Trách Nhiệm của mình.
Người cha
Với trách nhiệm là một người trưởng gia đình, là người thuyền trưởng, phải lo sao để định hướng cho con tàu gia đình. Phải biết bàn định với người thuyền phó về hướng đi của gia đình mình. Gia đình nhà mình phải là một thánh gia thất ngày xưa của thánh Giuse và Đức Mẹ. Gia đình mình phải là một gia đình luôn biết sống trung thực và cảm thông.
Người gia trưởng, phải là người thuyền trưởng gương mẫu. Mẫu gương về đời đạo đức nội tâm. Mẫu gương về tư cách làm người đàn ông chững chạc, mẫu gương về sự chịu khó, siêng năng. Mẫu gương về sự yêu thương, kính trọng đối với vợ, và yêu thương chân thành đối với con cái.
Người mẹ
Xin người nhớ cho, người chính là nội tướng quan trọng. Là nội tướng, chị phải là chỉ huy nội vụ, sự đạo đức, lễ phép trong gia đình, sự trật tự, ngăn nắp trong mái ấm. Chị phải sắp xếp, để gia đình là một tổ ấm dễ thương. Mà dù đi đâu, người chồng cũng phải nhớ về. Chị phải là người kiên nhẫn chịu đựng trước những đam mê của người đàn ông, để rồi từng bước, nhẹ nhàng giúp chồng thoát được khỏi những đam mê ấy.
Chị phải là người khích lệ trước những nản chí do thất bại trong công ăn việc làm của người chồng. Ông Nixon, Tổng thống nước Mỹ, sau lần thất cử trong chức vụ tổng thống, đã nhất quyết thoái chí, định bỏ đường chính trị, nhưng nhờ người vợ khích lệ, mà ông đã lấy lại tự tin, và đã trở thành Tổng thống nước Mỹ.
Là nội tướng, xin chị hãy quan tâm nhiều đến con cái. Nắm chắc các giờ học hành của con. Biết rõ bạn bè tốt xấu của con. Để giúp con tránh được nhiều hậu quả xấu.
Là con cái
Xin hãy là những đứa con ngoan hiền, luôn biết vâng lời cha mẹ. Làm sao em khôn hơn được mẹ cha. Nhiều đứa con nông cạn, vẫn nghĩ thế. Đừng nghe lời bạn bè xúi giục, hơn vâng lời cha mẹ. Hãy luôn làm rạng rỡ cho cha mẹ. Hãy luôn cố gắng học hỏi những điều hay lẽ phải, biết nâng đỡ những mệt nhọc, khổ sở của mẹ cha, làm thế, là em đã làm cha mẹ tự hào về em. Cảm thấy hạnh phúc, vì đã sinh ra em.
Con cái, phải biết chia sẻ và cảm thông với gánh nặng cha mẹ phải mang. Đừng đua đòi rồi về nhà đòi hỏi, quậy phá cha mẹ. Làm mẹ cha đã mệt nhọc lại thêm phần đau khổ.
Chiếc kiềng ba chân, là một biểu tượng của sự vững chắc “vững như kiềng ba chân”.
Những chiếc kiềng ấy chỉ chắc, khi chân nào cũng vững vàng trong trách nhiệm của mình, một lúc nào chểnh mảng, một trong ba chân ấy, quên mất vị trí và vai trò của mình, sẽ làm chiếc kiềng sụp đổ.
“Tội nghiệp quá, gia đình nhà kia xào xáo tối ngày”
“Nhà kia lỗi đạo con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng”
Lm. Đaminh Đỗ Văn Thiêm
Mầu nhiệm thứ ba : Chúa Giêsu đội mão gai
Vua là người nắm mọi quyền bính trên một quốc gia : quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Ông đội vương miện và ngồi trên ngai để cai trị dân.
Người Do Thái trói và dẫn Chúa Giêsu tới dinh Tổng trấn Philatô. Họ tố cáo Chúa về ba tội : gây rối loạn trong dân, xúi dân chống thuế nhà nước và tự xưng là vua, nghĩa là âm mưu lật đổ chính quyền La Mã.
Philatô không tin. Ông hỏi Chúa :
- Ông là vua thật hả !
- Phải,Tôi là vua. Nhưng nước của tôi không thuộc về trần gian này. Nếu nước của tôi thuộc về trần gian này, thì lính của Tôi đã chiến đấu không để người Do thái nạp Tôi cho ngài…Tôi đến trong trần gian này là để làm chứng cho chân lý. Ai yêu chân lý thì nghe theo Tôi.
Thấy Đức Giêsu xưng mình là vua, một ông vua chỉ có chân lý mà không có quân đội. Philatô buồn cười quá. Ông nói một câu mỉa mai :” Chân lý là cái quái gì ?”.
Ông thì chỉ mỉa mai có thế thôi. Nhưng bọn lính thủ hạ của ông thì bày ra nhiều chuyện để chế giễu một cách hạ cấp. Chúng bắt Chúa diễn tuồng. Họ bắt Chúa mặc cẩm bào, nhưng cẩm bào chỉ là mảnh vải đỏ cũ rách. Chúng bắt Chúa đội triều thiên, nhưng triều thiên chỉ là vòng gai. Chúng bắt Chúa cầm phủ việt, nhưng phủ việt chỉ là một cây sậy.Họ bắt Chúa ngồi trên ngai, nhưng ngai vàng chỉ là bậc thềm.
Chúng đóng vai thần dân khấu đầu phủ phục trước bệ rồng, nhưng là đùa giỡn. Đùa giỡn y như bầy con nít. Giả làm thần dân xong, thì phá đám. Chúng lấy cây đập lên đầu Chúa, đập lên vòng gai cho gai cào đầu Chúa chơi. Chúa đau chừng nào, thì chúng sướng chừng nấy. chúng là phường bất nhân xây dựng niềm vui của mình trên nỗi đau của người khác. Tàn nhẫn như vậy đó. Chúa là nạn nhân của niềm vui tàn ác ấy. Chúa phải nhận tất cả sự tàn bạo của bấy nhiêu tên bất nhân, của bấy nhiêu con thú dữ có trí khôn.
Thượng cấp thì bất công. Hạ cấp thì bất nhân. Còn Chúa thì là nạn nhân của cả hai cấp ấy.Đau quá ! Nhục quá !Trí khôn loài người không thể hiểu được.
Một ông vua thật, vua trên vua mà bị coi như vua giả, bì đùa giỡn dày vò như một vua hề. Thế mà vẫn làm thinh, không giận không ghét. Trong cái im lặng và bình thản ấy có một cái gì cao quý lắm, lạ lùng lắm. Lịch sử loài người phải im lặng hằng ngàn năm để ngẫm nghĩ, để khám phá.
Mẹ yêu dấu.
Từ đàng xa, ở ngoài dinh Tổng trấn, Mẹ vẫn thấp thoáng thấy Con của Mẹ nhẫn nhục; lặng lẽ. Mẹ ghi khắc hình ảnh ấy vào ký ức để suy nghĩ, để đồng cảm. Và sự can đảm nhẫn nhục chịu đựng của Mẹ cũng có một cái gì đó cao cả lắm, lạ lùng lắm…
Mầu nhiệm thứ bốn : Chúa Giêsu vác Thánh giá
Loài người hóa thân làm quỷ dữ đã đày đọa, đã đánh đập, đã lăng nhục một Thiên-Chúa-làm-người suốt một buổi sáng. Người đánh đập thì đã mệt. Người bị đánh đập thì đã đi tới biên giới giữa sự sống và sự chết. Tất cả đều ngưng đọng để chuyển sang một hoạt cảnh mới. Chúa bị dẫn độ đến pháp trường.
Bọn lý hình đặt lên vai Chúa một cây khổ giá. Khi còn là một anh thợ mộc thì một cây gỗ như thế không đủ trọng lượng để cho Chúa vác. Nhưng bây giờ thí quá tải.Trận đòn đẫm máu đã làm mọi cơ bắp nhão ra rồi. Cây gỗ đè xuống. Cột sống bất lực. Đầu gối bất lực. Đành phải khuỵu xuống. Lính phải lôi cả Chúa lẫn cây gỗ. Người ta chẳng biết là Chúa đang bò lết hay đang tập tễnh bước đi.
Bỗng có ông Simêon đi ngược chiều. Thế là bọn lính chộp lấy, bắt ông vác giùm cây gỗ. Chúa cảm thấy nhẹ ở vai, nhẹ ở cột sống và nhẹ ở hai đầu gối. Bây giờ được thở một hơi dễ chịu. Có một cảm giác sung sướng, nhưng giả tạo. Chỉ một phút sau, cảm giác đau đớn lại chạy rần rần trên cơ thể. Cơ bắp lại nhão ra. Lại bước đi tập tễnh. Phải vịn vài vai Simêon mà lết đi.
Mẹ yêu dấu .
Mẹ cùng đồng hành với Con của Mẹ trên đường lên Núi Sọ. Chúa lảo đảo Mẹ đỡ. Chúa tập tễnh lết, Mẹ dìu tay của Chúa, áo của Chúa, chỗ nào cũng máu. Máu quyện với mồ hôi và bụi. Nhớp nhúa quá chừng ! Nhưng Mẹ không thấy dơ mà chỉ đau xót.
Ngoài Mẹ ra, còn có vô số các bà phụ nữ. Họ đã từng đi truyền giáo với Con của Mẹ. Họ đã từng đóng góp thật nhiều cho quỹ truyền giáo. Họ theo Mẹ. Họ theo Con của Mẹ. Họ cũng đau thắt ruột khi thấy Con của Mẹ. Thầy của họ thiểu não quá. Họ cũng cảm thương Mẹ, vì họ biết Mẹ chỉ có một người Con duy nhất này. Họ cũng biết Mẹ chẳng tìm được niềm an ủi nơi dòng tộc ở Nadarét. Họ yêu Mẹ. Họ tội nghiệp Mẹ. Dường như một chút thương cảm đó cũng an ủi Mẹ được một chút.
Bỗng dưng Chúa đứng lại. Nghĩ một chút. Lấy hơi một chút. Chúa nhìn các bà phụ nữ đang than khóc cho số phận cay đắng của Chúa. Dường như Chúa quên đau. Dường như Chúa quên cả chính bản thân mình, quên cả hiện tại để nghĩ về tương lai, một tương lai tối tăm mù mịt của một Giêrusalem, của một dân tộc không sám hối. Lạ thật. Đau như thế, khổ như thế, mà không thèm nghĩ đến mình. Thế mới hay Chúa chỉ nghĩ đến việc sám hối của mỗi tập thể.
Mẹ yêu dấu. Mẹ nghĩ gì và cảm thấy gì khi Con của Mẹ nhắn nhủ các bà phụ nữ. “Đừng than khóc cho Thầy ( có nghĩa là chuyện nhỏ). Tốt hơn hãy than khóc cho mình và cho thế hệ mai sau. Sẽ khổ. Khổ lắm…
Có lẽ Mẹ chẳng hiểu gì đâu. Lại cứ ghi khắc trong lòng để suy đi nghĩ lại. Và lại quên ngay để cùng thất thểu bước theo chân Con lên Núi Sọ.
Mầu nhiệm thứ năm : Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên cây Thập giá
Nói Sọ đây rồi. Pháp trường đây rồi. Trời nắng như đổ lửa. Vài con chim ó vừa bay lượn, vừa dòm ngó. Dường như nó đoán được sẽ có máu đổ. Sẽ có thịt rơi.
Những người lính La mã, mặt lầm lì tỏ vẻ khó chịu, chân tay thao tác như thuộc lòng,xô cây khổ giá xuống : xô Chúa nằm ngửa lên trên ; cột chân tay Chúa vào cây khổ giá, cắm đinh vào cổ tay và nện búa nhịp nhàng.
Cơ bắp của Chúa run bần bật. Máu bắn tung tóe. Mũi đinh thì cứ vô tình. Người lính thì cứ vô tâm, không thấy đau nên không biết xót…
Cây khổ giá được dựng lên. Chúa lắc đầu, nghiến răng. Đau quá ! Tám mươi kílô xương thịt chảy xuống làm cho bốn vết đinh ở hai cổ tay và hai bàn chân càng ngày càng nhức nhối thêm, đến chịu không nổi. Lồng ngực bị ép lại tối đa, khiến Chúa phải nghẹt thở, phải quằn quại, phãi giãy giụa, phải co quắp đau đớn lắm mới hít được vài mươi phân khối không khí. Hào hển. Chết sướng hơn sống.
Liếc mắt xuống : chỉ thấy đầu trâu mặt ngựa. Ông Thượng tế, ông Kinh sư, ông Pharisêu…Ông nào cũng đằng đằng sát khí, vung tay thách đố “Nếu mi là Con Thiên Chúa thì hãy xuống khỏi cây thập giá đi, chúng ta sẽ tin mi ngay”.Chúa không buồn, không giận, chỉ biết thương xót. Thương quá quên cả đau. Chúa ngước mắt lên trời, hít một hơn thật đầy, năn nỉ với Chúa Cha “Lạy Cha, xin Cha tha cho họ…”
Từ từ cúi xuống. Chúa thấy Mẹ và Gioan đang đứng gần kề. Chúa lại quên đau, lại cố gắng hít một hơi đầy nữa để an ủi Mẹ. Thấy Mẹ thì thương quá, tội nghiệp quá. Dường như Chúa hối tiếc : vì suốt cuộc đời của Mẹ chỉ là khổ vì con. Khổ như lúc nào cũng có một lưỡi gươm chọc sâu vào con tim.Chúa gởi gắm Mẹ cho Gioan. Chúa đặn Gioan phải thương và chăm sóc Mẹ
Hai lần quên đau. Một lần quên để xin tha cho kẻ thù. Một lần quên đau để an ủi Mẹ. Bây giờ lại thấy đau, đau gấp đôi, đau quá. Đau đến nỗi Chúa phải thốt lên như thất vọng “Lạy Cha, tại sao Cha bỏ con”. Nhưng…Không phải vậy. Dường như Chúa hối hận, ngước mắt lên trời. Cũng dường như Người thấy Chúa Cha, nên đã thốt lên lời cuối cùng : “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha’. Nói vừa xong thì cái đầu gục xuống. Thế là hết. Thế là xong. Kết thúc một cuộc đời chỉ biết”sống cho”. Hoàn tất một công trình được thiết kế từ muôn thuở. Lịch sử cứu độ được kết thúc và hoàn tất như thế đó.
Mẹ yêu dấu. Mẹ vẫn đứng đó. Thấy hết, hiểu hết và đau lắm. Đau như Con của Mẹ. Đau với Con của Mẹ. Đau để cộng tác với công trình cứu độ của Con Mẹ. Mẹ xứng đáng là “ Đấng Đồng Công Cứu Thế”.
Lm. Piô Ngô Phúc Hậu