NHƯ MỘT LỜI MỜI:
- Kính mời quý vị vào trang web www.tinvui.org để đọc các bài viết khác
- Mọi thư từ cộng tác góp ý và giúp đỡ xin quý vị gửi về địa chỉ E-mail :bantreconggiao@yahoo.com
- Ban biên tập Tin vui rất mong nhận được sự đón nhận của quý vị độc gỉa gần xa
- Xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành và đồng hành với quý vị trong hành trình đời sống Kitô hữu
HÃY ĐI ĐỂ HỌC BIẾT ĐIỀU CẦN BIẾT
TỈNH THỨC TRƯỚC NHỮNG XÁO TRỘN
WYD 2008 - Lần đầu tiên Thánh Giá ngày Quốc Tế Giới Trẻ viếng thăm một nhà tù
Chương Trình chi tiết chuyến tông du Giáo Hoàng cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Hội nghị Lương Nông quốc tế (FAO)
ĐTC Biển Đức XVI cho phép Tổng giáo phận Torino bắc Italia, long trong trưng bày Khăn Liệm Thánh
ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG 2008
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt nói chuyện với giới trẻ công giáo Paris
Giáo Phận Bắc Ninh Mừng Kỷ Niệm 125 Năm Ngày Thành Lập (29/05/1883 - 29/05/2008).
GIÁO XỨ MẸ VÔ NHIỄM – PHAN THIẾT KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ
Lễ Phong chức cho 19 tân Linh mục tại Giáo xứ Ngọc Thạch, giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Đà Nẵng có thêm 4 tân linh mục
Thư ngỏ của ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn về việc tham du WYD-2008, Sydney
Lịch sử Họ đạo La Mã, Bến Tre, Việt Nam
Đức Mẹ hiện hình tại Họ La Mã, Bến Tre, Việt Nam
TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH
Cha mẹ ghen tuông : Con cái gánh hệ lụy
Điểm số quan trọng hơn lễ phép
Chia Sẻ với các Nữ Tu khấn trọn :
Chúa Nhật X Thường Niên A
Mt 9, 9-13
"Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi ngang qua, thấy một người ngồi ở bàn thu thuế, tên là Matthêu. Người phán bảo ông: "Hãy theo Ta". Ông ấy đứng dậy đi theo Người. Và xảy ra là khi Người ngồi dùng bữa trong nhà, thì có nhiều người thu thuế và tội lỗi đến ngồi đồng bàn cùng Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. Những người biệt phái thấy vậy, liền nói với các môn đệ Người rằng: "Tại sao Thầy các ông lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như thế?" Nghe vậy, Chúa Giêsu bảo rằng: "Người lành mạnh không cần đến thầy thuốc, nhưng là người đau yếu! Các ông hãy đi học xem lời này có ý nghĩa gì: 'Ta muốn lòng nhân từ, chớ không phải là hy lễ'. Vì Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi".
Đó là lời Chúa.
Áng văn Tin Mừng Mt 9,9-13 Hội Thánh dọn cho đoàn tín hữu nghe trong Chúa Nhật X TN A quả là ý vị. Nét ý vị không dừng lại ở thái độ của Chúa Kitô khi Người vượt qua dư luận và quan niệm người đương thời để chọn lấy một người thu thuế là Lêvi làm môn sinh hay cùng ngồi ăn với nhóm người bị liệt vào hàng tội nhân công khai, mà còn rất ý vị nơi chính câu nói của Người: “Hãy đi và học biết lời này: Ta muốn lòng nhân từ chứ không muốn hy lễ”.
LÒNG NHÂN TỪ HAY HY LỄ ?
Chúa Kitô lấy lại lời của Giavê Thiên Chúa nói với dân Người qua miệng Ngôn sứ Hôsê: “Ta muốn tình yêu chứ không cần hy lễ, thích được các ngươi nhận biết hơn là nhận của lễ toàn thiêu” ( Hs 6,6 ). Thiên Chúa là Đấng chúng ta phải tôn thờ, thế mà ta lại thích lợi dụng Người thay vì phải suy phục. Dù rằng các lế tế cũng là một trong những cách thế bày tỏ sự thần phục, nhưng có khi chúng trở thành một trong những phương thế để ta lợi dụng thần minh và lắm lúc còn muốn bắt thần minh thực hiện ý muốn của mình.
Hằng năm cứ mỗi dịp xuân về hay vào các dịp mừng lễ thánh quan thầy, đoàn tín hữu thường dâng biếu quà cáp cho các đấng bậc bề trên, chẳng hạn như cha quản xứ, để bày tỏ lòng yên mến. Thế nhưng cũng không thiếu những món quà tặng đi trước dọn đường cho những yêu cầu, xin xỏ phía sau, mỗi khi có nhu cầu nào đó, đặc biệt là để chuẩn chước cho một vài điều kiện để lãnh nhận bí tích. Đã là bậc cha mẹ anh minh thì vẫn thích đón nhận tấm lòng hiếu thảo của đoàn con hơn là những tặng phẩm vô tình, chưa kể là khi có hậu ý ích kỷ không chính đáng.
Dùng hy lễ để thoái thác trách nhiệm kính tôn thần phục, dùng hy lễ để che đậy hay bù trù những thiếu sót trong cách sống quả là một phương thế nguy hại nhưng khó cưỡng lại. Vẫn còn đó nhiều tâm hồn ngụp lặn trong bất công để thu lợi bất chính ngay cả trên xương máu của người nghèo, thế rồi thỉnh thoảng dâng cúng một vài lễ phẩm kiểu làm công quả chuộc tội và rồi thấy an tâm. Các ngôn sứ thời Cựu Ước đã mạnh mẽ lên án lối sống này. Thiên Chúa đã chán ngấy thịt chiên, mỡ bò các ngươi dâng tiến rồi. Hãy thôi làm điều bất công. Hãy tích cực thực thi công bình, tỏ tình tương thân với những mãnh đời bất hạn, cô thế. Vì đó là hy lễ làm đẹp lòng Thiên Chúa nhất.
HÃY ĐI ĐỂ HỌC BIẾT:
Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Chính Chúa Kitô đã làm gương cho các môn sinh khi không ngừng ra đi. Người ra đi khỏi thân phận của một vị Thiên Chúa để đến với con người trong kiếp phàm hèn. Người ra đi khỏi nới chôn nhau cắt rốn, làm kiếp không chỗ tựa đầu ròng rã suốt ba năm rao giảng tin mừng, để đến với nhiều người trong nhiều hoàn cảnh sống. Nhờ ra đi, đến với Gioan trên bờ sông Giođan, Người đã học được cách thế tốt nhất để thực thi chương trình cứu độ là cúi xuống thật sâu trong kiếp tội lụy của con người, để nâng từng người và cả nhân loại lên cùng Chúa Cha. Nhờ ra đi, đi đến với người bị thiên hạ xếp vào hàng tội nhân, Người nhận ra họ cũng là con cái Abraham, nghĩa là vẫn còn hằn in dấu vết hình ảnh của Đấng tạo thành. Nhờ ra đi, Người đã nhận biết rằng một con chiên lạc đàn vẫn đáng quý, đáng yêu như 99 con chiên trong đàn.
Có ra đi thì ta mới có cớ may tìm được hạt ngọc quý đang vùi sâu trong lớp đất đá khô cằn. Dù cho một Madalêna đang bị bảy thứ quỷ ám thì trong con người cô vẫn tràn trề một trái tim nồng cháy tình yêu. Chỉ cần một ai đó đến giúp chỉnh hướng tình yêu của cô cho ngay chính và phải đạo thì mọi sự tốt đẹp sẽ bừng sáng và dĩ nhiên ma quỷ sẽ lùi xa. Dù cho một Lêvi đang hăng say phục vụ ngoại bang để tích lợi cho bản thân thì trong tâm hồn của ông vẫn có đó hạt mầm sự quảng đại. Chỉ cần có ai đó đến giúp cạo bỏ đi lớp đất cứng thì hạt mầm sẽ nẫy lộc, đâm chồi, đơm hoa, mộng trái. Và Hội Thánh nói riêng, nhân loại nói chung đã có một vị Tông đồ nhiệt thành, một tác giả sách Tin Mừng với những áng văn đươm nét sâu xa và chắc chắn trong đức tin.
Có ra đi, ra đi khỏi cái tôi vừa ích kỷ vừa đầy thành kiến thì ta mới có thể biết được tha nhân thật dễ thương và đáng thương chừng nào. Dù cho họ là một quan quân của đế quốc ngoại bang, đang đô hộ đồng bào ta, nhưng từ đáy lòng ông ta vẫn chan chứa một niềm tin mà ít có ai thời bấy giờ có thể sánh ví. Dù họ là một thiếu phụ Samaria đỏng đảnh, thiếu đạo hạnh nhưng con tim vẫn còn bén nhạy với chân lý. Và một khi có ai đó đến với mình cách chân thành và thẳng thắn thì chị đã can đảm đối diện chân lý và đồng thời nhiệt thành quảng bá sự thật mình lãnh nhận. Dù cho họ là những đấng bậc vị vọng, thông thuộc Thánh kinh, được dân chúng kính nễ, nhưng vì lòng đố kỵ ganh tương mà biến thành người thâm độc, ác hiểm, sẵn sàng loại trừ đối thủ bằng mọi giá thì chính họ cũng là đáng thương do bởi sự mê lầm ( x. Mt 27,18; Lc 23,34 ).
Một trong những phương thế giáo dục của Chúa Kitô là sai người thụ giáo ra đi. Người sai các môn sinh đi đến với các chiên lạc nhà Israel để loan báo tin mừng, chữa lành bệnh tật và xua trừ ma quỷ ( x.Lc 10,1-16 ). Người sai các vị ra đi, đi khắp tứ phương thiên hạ để rao giảng tin mừng và làm cho muôn dân thành môn đệ ( x.Mt 28,16-20 ). Chính nhờ ra đi, các tông đồ đã nhận biết rằng không một ai là phận nhơ uế ( x. Cvtđ 10,9-16 ), và tất cả mọi người bất phân nộ lệ hay tự do, bất phân Do Thái hay Hy Lạp đều là con cái Chúa, đều đáng được thừa hưởng gia tài Chúa hứa ban. Nhờ có ra đi các ngài mới nhận biết đức ái là cao trọng hơn cả vì mọi sự rồi sẽ qua đi chỉ còn đức ái mới tồn tại như Đấng có tự đời đời và mãi thường tồn chính là Tình Yêu ( 1 Ga 4,8 ).
Ta muốn tình yêu, ta muốn lòng nhân từ hơn là lễ tế. Một chân lý xem ra dễ đón nhận ngay cả trong đời thường lẫn trong đời sống đạo. Tuy nhiên, quả là không dễ để “biết” ( biết theo nghĩa Thánh Kinh là gắn bó thiết thân, một sự gắn bó mang tính sống còn ), nếu chúng ta không ra đi, ra đi khỏi cái tôi ích kỷ, ra đi khỏi cái nhìn chủ quan vướng nhiều định kiến, ra đi khỏi cả cái không gian yên ổn của mình…Hãy đi để học biết…
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
Tỉnh thức là đức tính luôn cần cho cuộc sống con người. Riêng đối với cuộc sống
đạo, tỉnh thức càng là điều không thể thiếu.
Một trong những lý do đòi ta tỉnh thức là để biết sáng suốt trong một tình hình
có nhiều xáo trộn.
Xáo trộn trong đạo là tình hình đã được Chúa Giêsu báo trước. Ở đây, chỉ xin đưa
ra ba hình ảnh do chính Kinh Thánh đã chọn.
1/ Ba hình ảnh gây xáo trộn
a) Hình ảnh cỏ lùng giữa lúa
Chúa Giêsu phán: "Nước Trời ví như chuyện người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Khi mọi người đang ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất. Khi lúa mọc lên và trổ bông thì cỏ lùng cũng xuất hiện. Đầy tớ mới đến thưa chủ nhà rằng: Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy? Ông đáp: Kẻ thù đã làm đó". (Mt 13,24-28).
Những lời Chúa phán trên đây cho ta thấy một tình hình coi bề ngoài có vẻ bình
an, nhưng thực ra là rất xáo trộn. Cộng đoàn của ta là một cánh đồng lúa coi như
xanh tốt, nhưng có thể là đang pha trộn nhiều cỏ lùng. Chính bản thân ta cũng là
thửa ruộng có lúa và cũng có cỏ lùng. Phải tỉnh thức trong Chúa mới nhận ra được
cảnh xáo trộn nguy hiểm đó. Đừng dối lừa mình bằng những ảo tưởng.
Một hình ảnh khác Chúa Giêsu đã dùng để báo về cảnh xáo trộn, đó là hình ảnh
kitô giả và ngôn sứ giả.
b) Hình ảnh kitô giả và ngôn sứ giả
Chúa phán: "Thật vậy, sẽ có những ktiô giả và ngôn sứ giả xuất hiện, đưa ra
những dấu lạ lớn lao và những điều thiêng, đến nỗi chúng lừa gạt cả những người
đã được tuyển chọn, nếu có thể. Thầy báo trước cho anh em đấy" (Mt 24,24-25).
Những lời Chúa phán trên đây cho ta thấy: Sức mạnh của những kitô giả và ngôn sứ
giả là rất lớn, rất mạnh, rất tinh vi. Nếu cả những người được tuyển chọn mà còn
bị lừa, phương chi những người bình thường, ngây thơ. Phải rất tỉnh thức trong
ơn Chúa, mới hy vọng thoát được những lường gạt đạo đức không bao giờ thiếu xung
quanh ta. Đừng tự mãn ẩn mình trong nhận định ngây thơ.
Cỏ lùng và ngôn sứ giả là những hình ảnh gây xáo trộn một cách êm nhẹ. Còn hình
ảnh sau đây sẽ gây xáo trộn một cách tàn bạo, trắng trợn.
c) Hình ảnh sói dữ
Thánh Phaolô xưa khi từ biệt các kỳ lão Hội thánh Êphêsô, ngài đã nói: "Phần
tôi, tôi biết rằng: Khi tôi đi rồi, thì sẽ có những sói dữ đột nhập vào anh em,
chúng không tha đàn chiên. Ngay từ giữa hàng ngũ anh em cũng sẽ xuất hiện những
người giảng dạy những điều sai lạc, hòng lôi cuốn các môn đệ theo chúng" (Cv
20,29-30).
Với những lời báo trước trên đây, thánh Phaolô cho thấy: Ngài coi việc truyền
giáo của ngài là rất mong manh. Ngài linh cảm kết quả truyền giáo sẽ bị chính
nội bộ tàn phá. Và sự tàn phá sẽ được thực hiện một cách dữ dằn thô bạo như kiểu
chó sói. Đừng lạc quan hão huyền.
Ba hình ảnh gây xáo trộn đạo Chúa luôn xảy ra dưới mọi thời, không nhiều thì ít,
dưới nhiều hình thức khác nhau.
Việc xáo trộn hiện nay càng trở nên trầm trọng. Khi mấy lời Chúa căn dặn tha
thiết đang bị coi thường.
2/ Xáo trộn hiện nay
a) Do bỏ đường hẹp
Chúa phán: "Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến
diệt vong. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm
được lối ấy" (Mt 7,13-14).
Chính Chúa cho thấy sẽ ít người đi vào đường hẹp. Tôi có chút kinh nghiệm về
điều đó. Cách đây mấy chục năm, tôi được mời nói chuyện với vài cộng đoàn nhỏ
bên Âu châu. Tôi nói về vai trò của thánh giá trong đời sống thiêng liêng. Sau
đó, ít là có hai bề trên cộng đoàn đã nhắc cho tôi biết: Thời nay, nhiều nơi tại
các nước phát triển, người ta không muốn nghe đến chuyện đau khổ, chuyện từ bỏ,
chuyện thánh giá, chuyện khổ chế trong tu đức.
Hồi đó, tôi nghe vậy thì lấy làm lạ. Bây giờ thì não trạng sống hưởng thụ cũng
đã lan tới Hội Thánh Việt Nam. Rất nhiều nơi coi tự do hưởng thụ và thi đua
hưởng thụ là chuyện bình thường, thậm chí còn coi như một đòi hỏi chính đáng. Do
đó mà phong trào tục hoá đã phát triển, sinh ra bao xáo trộn đau buồn.
b) Không thi hành thánh ý Chúa Cha
Một điều đang gây xáo trộn rất nhiều hiện nay là không thực thi thánh ý Chúa.
Thực thi thánh ý Chúa được Chúa coi là rất quan trọng, đến nỗi Chúa phán: "Không
phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa, lạy Chúa, là được vào Nước Trời cả đâu.
Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà
thôi" (Mt 7,21).
Thánh ý Chúa là mỗi người hãy chu toàn bổn phận của mình. Hiện nay nhiều người
đã chu toàn bổn phận của mình một cách can đảm rất đáng khen ngợi. Trong những
hoàn cảnh rất khó, rất khổ, họ vẫn là người cha người mẹ đảm đang, họ vẫn là
người con, người cháu hiếu thảo, họ vẫn là người vượt qua chính mình, để chu
toàn trách nhiệm truyền giáo.
Đang khi đó, nhiều người có những hoàn cảnh thuận tiện, lại rất thiếu sót với
bổn phận của mình. Ở đây, tôi nhớ tới những lời than phiền về một số kitô hữu
chúng tôi đó đây đã chểng mảng trong bổn phận tự đào tạo. Chúng tôi được kêu gọi
không ngừng nâng cao hơn trình độ đạo đức và trình độ trí thức của mình. Nhưng
chúng tôi ngại phấn đấu. Chểnh mảng như thế là một lỗi bổn phận, gây xáo trộn
trong cộng đoàn và Hội Thánh.
c) Thiếu sót về yêu thương
Yêu thương nhau như Chúa yêu thương ta, đó là điều răn mới rất quan trọng của
đạo Công giáo. Chúa phán: "Thầy ban cho các con một điều răn mới là các con hãy
yêu thương nhau. Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con. Ở
điểm này, mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ Thầy: là các con có lòng yêu
thương nhau" (Ga 13,34-35).
Tôi mới gặp mấy người ngoài Công giáo. Gia đình họ nghèo. Nghèo của cải, nhưng
giàu bác ái. Hầu như cả ngày họ đều đi lo cho các người bị xã hội và gia đình bỏ
rơi. Họ chia sẻ cho nhau những nỗi đau buồn và thất vọng. Thấy họ có lòng bác
ái, dấn thân không mệt mỏi, tôi rất ngỡ ngàng. Tôi thầm nghĩ: Tấm lòng của họ
đầy lửa yêu thương khiêm nhường, mỗi ngày của họ là những dấu chỉ sáng lạn về
tình yêu quên mình của Chúa. Đời sống của họ rất lặng lẽ. Nhưng dần dà mọi người
lối xóm đều biết họ là niềm hy vọng của những kẻ khốn cùng trên một địa bàn chìm
sâu trong đau khổ. Nhiều người chúng ta không bằng họ.
Xáo trộn sẽ còn thêm xáo trộn. Bổn phận của mỗi người chúng ta là hãy tỉnh thức
đón nhận ơn cứu độ. Ơn Chúa cứu độ sẽ được ban cho ta như những giọt máu trái
tim Chúa Giêsu. Những giọt máu đó ngọt ngào yêu thương và thơm tho tâm tình
khiêm tốn vâng phục thánh ý Chúa Cha.
+ GM JB Bùi Tuần
Perth - Nhà tù Hakea ở Tây Úc Đại Lợi đã chứng kiến biến cố lịch sử là cây Thánh Giá ngày Quốc Tế Giới Trẻ và ảnh Đức Mẹ lần đầu tiên viếng thăm một trung tâm cải huấn. Cha David Shelton, OMI, tuyên úy nhà tù Hakea đã cho biết như trên.
Tờ The Record của tổng giáo phận Perth, số ra ngày 28/5, cho biết sau khi Thánh
Giá được long trọng rước vào hội trường của nhà tù, nơi đang giam giữ 740 can
phạm, 25 người tù đã tiến lên hôn kính Thánh Giá và cử hành thánh lễ Kính Mình
Máu Thánh Chúa với Đức Tổng Giám Mục Barry James Hickey của tổng giáo phận.
Nhiều người tù khi hôn kính Thánh Giá đã quỳ gối cầu nguyện hồi lâu trước Thánh
Giá và ảnh Đức Mẹ. Một người tù vào độ tuổi 20 cho biết khi chạm đến Thánh Giá,
anh đã cầu xin được ơn tha thứ và hoán cải. Anh cho biết anh đã theo học một
trường tiểu học và trung học Công Giáo và lớn lên trong một gia đình Công Giáo.
Anh đã trở lại niềm tin của mình vài tháng trước đây khi phải ngồi tù.
Dù an ninh trong nhà tù nghiêm nhặt nhưng một vài thành viên trong ca đoàn của
tổng giáo phận Perth đã được phép chơi các nhạc cụ trong khi các tù nhân hôn
kính Thánh Giá. Một tù nhân đã được mời đọc các bài sách Thánh.
Cha Shelton cho biết đây là lần đầu tiên một nhà tù tại Úc cho phép đưa cây
Thánh Giá vào bên trong nhà tù. Thanh tra nhà tù Hakea, ông Ian Clark, một người
Anh Giáo cho biết ông không thấy có lý do gì để ngăn không cho hôn kính Thánh
Giá trong tù. “Việc đó sẽ mở rộng con đường cải hối”. Ông Ian Clark đã nhận định
như thế.
Cha Shelton cho biết các tù nhân Công Giáo đã thường xuyên tham dự thánh lễ Chúa
Nhật do ngài cử hành và vào buổi sáng ngày cây Thánh Giá viếng thăm, một tù nhân
đã xin ngài giải tội.
Đức Tổng Giám Mục Hickey, người đến thăm nhà tù này ít nhất 2 lần trong một năm
đã đề cập đến bản chất cứu cuộc của đau khổ trong bài giảng của ngài. Theo Đức
Tổng Giám Mục, vì Chúa Kitô đã sống lại từ trong cõi chết Thánh Giá không chỉ là
biểu tượng cho đau khổ nhưng còn biểu hiện cho chiến thắng trên quyền năng của
sự chết và khổ đau. Ngài mời gọi các tù nhân hãy dâng những khốn khó của họ lên
Chúa Kitô. Ngài cũng mời gọi họ cầu nguyện để can đảm “vác Thánh Giá” của họ và
xin Đức Mẹ giúp họ chịu đựng.
ROMA - Một số nhận định của Đức Cha Luigi Bressan, Tổng Giám Mục Trento Chủ tịch Ủy ban Giám Mục Italia, về truyền giáo và cộng tác giữa các Giáo Hội, về hiện tình Giáo Hội Myanmar
Từ ngày 28-5-2008 các Giám Mục Myanmar viếng mộ hai thánh Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh. Trong buổi tiếp các Giám Mục sáng ngày 30-5-2008, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã ca ngợi các hoạt động cứu trợ của Giáo Hội Công Giáo Myanmar, đồng thời cầu mong có sự cởi mở của mọi người để công tác cứu trợ và tái thiết đất nước này được tiến hành dễ dàng hơn. Đức Thánh Cha nói: ”Giáo Hội tại Myanmar được biết đến và ngưỡng mộ vì tình liên đới với những người nghèo túng. Điều này đặc biệt hiển nhiên qua mối quan tâm của anh em đối với các nạn nhân cuồng phong Nargis... Tôi hy vọng rằng sau thỏa hiệp mới đây về việc cứu trợ của cộng đồng quốc tế, tất cả những ai sẵn sàng trợ giúp sẽ có thể thực hiện các công trình ấy và được thực sự lui tới những nơi cần nhất. Xin Chúa mở lòng mọi người để cùng nhau cố gắng phối hợp lòng hăng say cứu trợ những người đau khổ và tái thiết hạ tầng cơ sở cho đất nước Myanmar”.
Như đã biết đêm mùng 2 rạng ngày mùng 3-5-2008 trận bão Nargis đã tàn phá
Yangoon và các tỉnh lân cận đặc biệt là vùng đồng bằng sông Irrawaddy, khiến cho
hơn 140 ngàn người chết và hơn 2 triệu người lâm cảnh không nhà. Mặc đù cộng
đồng quốc tế và các tổ chức bác ái nhân đạo sẵn sàng trợ giúp, nhưng Ủy Ban quân
quản do tướng Than Shwe lãnh đạo, chỉ cấp chiếu khán nhỏ giọt cho các nhân viên
thiện nguyện của Liên Hiệp Quốc và của các tổ chức nhân đạo quốc tế. Một số
chuyến bay chở đồ cứu trợ đã tới được Yangoon, thì bị chính quyền tịch thu và
dành quyền phân phát với nhiều thất thoát kể cả việc đem bán ngoài chợ.
Bà Elisabeth Byrs, phát ngôn viên văn phòng phối hợp cứu trợ nhân đạo của Liên
Hiệp Quốc ở Genève, cho biết gần một tháng sau khi xảy ra trận bão tàn hại đã
chỉ có 137 nhân viên Liên Hiệp Quốc được cấp chiếu khán nhập cảnh và đã chỉ thực
hiện được 153 chuyến bay chở phẩm vật cứu trợ. Chỉ gần phân nửa các nạn nhân đã
nhận được phẩm vật cứu trợ quốc tế. Trong 15 quận bị bão nặng nhất đã chỉ có 23%
các nạn nhân trên 2 triệu người nhận được trợ giúp. Chính quyền quân quản đã chỉ
có thái độ cởi mở hơn, sau khi ông Ban Ki Moon Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, đến
Yangoon để thôi thúc mở cửa tiếp nhận phẩm vật cứu trợ quốc tế.
Tuy nhân dân gặp nạn, nhưng Ủy Ban quân quản vẫn duy trì cuộc trưng cầu dân ý
liên quan tới bản tân Hiến Pháp ngày 19 tháng 5. Dân chúng các tỉnh vùng bị nạn
phải đi bỏ phiếu ngày 24 tháng 5. Trước đó quân đội đã bắt giải tán các nạn nhân
tạm trú trong các trường học để lấy chỗ tổ chức trưng cầu dân ý. Song song với
thái độ ”sống chết mặc bay” đối với nhân dân các vùng bị cuồng phong tàn phá,
chính quyền quân đội độc tài Myanmar liên tục đàn áp các thành viên đảng Liên
Minh Quốc Gia Dân Chủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, và ra lệnh quản thúc bà
Aung Suu Kyi. Bà đã bị chính phủ quân đội quản thúc tại gia từ năm 1989, khi
chính phủ tuyên bố thiết quân luật.
Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1990 đảng Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ thắng lớn,
nhưng Ủy Ban quân quản không thừa nhận kết qủa cuộc tổng tuyển cử. Năm 1991 bà
Aung Suu Kyi được giải Nobel hòa bình. Năm 1995 chính quyền thu hồi lệnh quản
thúc, nhưng hạn chế sự di chuyển của bà. Năm 2000 bà lại bị quản thúc tại gia,
và tháng 5 năm 2003 bị bắt sau các vụ đụng độ giữa các lực lượng của chính quyền
và các người ủng hộ đảng Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ. Vào tháng 9 cùng năm bà
được trở về nhà để chữa bệnh và tiếp tục bị quản thúc. Để trấn an dư luận quốc
tế sau các vụ đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình xuống đường đòi dân chủ của giới
sinh viên học sinh và các nhà sư hồi tháng 3 năm nay, đại diện Ủy ban quân quản
đã gặp bà Aung Suu Kyi, nhưng rồi đâu vẫn vào đó. Đa số các nước có chút ảnh
hưởng trên Myanmar như Trung Quốc, Ấn Độ, một số các quốc gia Tây Âu và các nước
trong khối Asian, thì thinh lặng vì không muốn mất đi các lợi nhuận thương mại
và khai thác quặng mỏ với Myanmar, trong đó có mỏ dầu hỏa.
Đức Cha John Hsane Hgyi, Giám Mục Pathrin, cho biết tình hình tại Myanmar còn
rất khó khăn. Nhưng giới lãnh đạo các tôn giáo đã sát cánh với nhau trong việc
tổ chức công tác cứu trợ. Đức Cha Charles Maung Bo, Tổng Giám Mục Yangonn cho
biết Giáo Hội Công Giáo đã cung cấp thực phẩm nước uống, chăn mền và quần áo cho
25 ngàn người cũng như săn sóc tinh thần và tâm lý cho các nạn nhân. Tuy chỉ
chiếm 1,3 % tổng số dân và gặp nhiều hạn chế khó khăn, như phải xin phép mỗi khi
tổ chức hội họp, Giáo Hội Công Giáo rất sinh động, với 14 giáo phận và khoảng
800 linh mục săm sóc cho hơn 600 ngàn tín hữu.
Các Giám Mục Myanmar cũng đã gặp phái đoàn của Hội Đồng Giám Mục Italia gồm Đức
Cha Luigi Bressan, Tổng Giám Mục Trento, Chủ tịch Ủy ban Giám Mục Italia về
truyền giáo và cộng tác giữa các Giáo Hội, Đức Ông Agostino Suberbo, Phó chủ
tịch Ủy Ban, và Đức Ông Giuseppe Merisi, Chủ tịch Caritas Italia.
Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Cha
Luigi Bressan về hiện tình Myanmar.
Hỏi: Thưa Đức Cha, cuộc gặp gỡ với các Giám Mục Myanmar đã diễn ra như thế
nào và các Đức Cha đã thảo luận những gì?
Đáp: Chúng tôi đã có những giờ phút rất huynh đệ bên nhau, trong đó tôi đã tái
bày tổ tình liên đới của Giáo Hội Italia với Giáo Hội và nhân dân Myanmar hiện
đang phải sống trong cảnh tang tóc, khổ đau và thiếu thốn. Các Giám Mục Myanmar
đã tỏ lòng biết ơn đối với sự gần gũi và liên đới này. Chúng tôi đã đề cập tới
thực tại Myanmar nói chung, và nhất là trận cuồng phong Nargis tàn phá Myanmar
khiến cho hàng trăm ngàn người chết hàng triệu người mất nhà cửa.
Tình hình rất là kinh khủng, Đức Cha Charles Maung Bo, Tổng Giám Mục Yangoon, là
thành phố bị trận bão tàn phá nặng nề nhất, đã không thể về Roma vì có qúa nhiều
việc phải làm. Tuy cũng chịu nhiều thiệt hại như tất cả mọi người, Giáo Hội
Myanmar đã huy động công tác cứu trợ ngay. Cùng với nhiều tín hữu bị chết cũng
có một linh mục và ba giáo lý viên làm việc toàn thời. Giáo Hội đã quy tụ các
chủng sinh và các nữ tu và dậy khóa cứu trợ cấp tốc. Và rất may là nhờ hệ thống
Caritas hiện diện trong tất cả mọi giáo phận, công tác cứu trợ đã hữu hiệu, mặc
dù phẩm vật ít và khả năng hạn chế.
Hỏi: Tình hình tại Myanmar hiện nay ra sao, thưa Đức Cha?
Đáp: Ban đầu chính quyền chống lại việc nhận các trợ giúp từ nước ngoài, nhưng
từ từ chính quyền đang cho phép chở phẩm vật cứu trợ đến Myanmar, và hy vọng là
mọi chuyện sẽ được cải tiến tốt đẹp hơn. Dĩ nhiên dân chúng những vùng bị nạn là
những người rất nghèo. Chúng ta phải nhớ Myanmar là quốc gia có đa số dân chúng
phải sống dưới mức nghèo túng. Một giáo viên tiểu học lãnh lương tháng là 5 mỹ
kim, trong khi chúng ta thì nói tới lương tháng 3-4 ngàn Euros.
Hỏi: Thế còn cuộc sống Giáo Hội thì ra sao thưa Đức Cha?
Đáp: Chúng tôi cũng đã đề cập tới cuộc sống của Giáo Hội Myanmar. Như mọi người
đều biết, Giáo Hội Công Giáo Myanmar có khoảng 700 ngàn tín hữu, phần đông thuộc
các sắc tộc thiểu số, với gần 800 linh mục, khoảng 200 nữ tu, và 160 đại chủng
sinh thần học. Điều hay nhất đó là Giáo Hội Myanmar cũng thành công trong việc
duy trì tương quan với Trung Quốc, và giúp đỡ các linh mục, các giáo lý viên và
nhiều người trẻ theo học tai một ít trường dậy nghề của Giáo Hội.
Hỏi: Tuy nhiên người ta vẫn tiếp tục nói tới các khó khăn liên quan tới tự do
tôn giáo. Đức Cha nghĩ sao?
Đáp: Dĩ nhiên rõ ràng là luôn luôn có các khó khăn. Cuộc sống của dân chúng rất
là khổ sở, chính quyền thì luôn luôn theo biện pháp mạnh và cho rằng nếu không
như vậy thì đất nước bị chia rẽ. Điều này có nghĩa là không có các viễn tượng ý
thức hệ, chủ trương tiêu thụ, đem lại bình đẳng hay thăng tiến phát triển, mà
chỉ có việc duy trì quyền bính mà thôi.
Hỏi: Hiến Pháp mới có đem lại các lợi ích nào cho dân chúng không thưa Đức Cha?
Đáp: Hiến Pháp mới thì có đó, nhưng không ai cho nó một giá trị thực tế nào, vì
chính quyền có khuynh hướng duy trì tình trạng y nguyên như hiện nay, chứ không
muốn có các thay đổi. Trong cuộc nói chuyện chúng tôi đã không đề cập tới vấn đề
này, nhưng xem ra không có các viễn tượng dân chủ lớn.
Hỏi: Thế còn về vấn đề tự do tôn giáo thì sao thưa Đức Cha?
Đáp: Không thể nói là có đàn áp tôn giáo. Ai muốn theo đạo thì có thể theo, cũng
như có sự tự do thờ phượng. Tổ chức Cariatas có hoạt động và có thể giáo dục,
nhưng ngoài các thực tại bé nhỏ như tôi đã nói trên đây, chẳng hạn như các
trường dậy nghề, các trạm phát thuốc vv... không thể có các cơ cấu xã hội lớn
như mở các trường học riêng của Giáo Hội hay có các nhà thương. Tuy nhiên nó
cũng còn tùy thuộc rất nhiều nơi tương quan với chính quyền địa phương. Nếu có
tương quan tốt, thì có thể làm việc, nhưng nếu chính quyền địa phương cuồng tín,
thì mọi chuyện đều thay đổi hoàn toàn.
(Avvenire 28.30-5-2008)
Sydney- Australia Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI sẽ dùng bữa trưa thân mật với 12 bạn trẻ đại diện tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới được tổ chức tại Sydney và Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các bạn trẻ kém may mắn cũng như các bạn trẻ ghiền xì ke ma túy đã hoàn thiện.
Đức Giám Mục Anthony Fisher, Giám Mục Phó Tổng Giáo Phận Sydney, người chịu trách nhiệm tổ chức cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới cho biết: “Đức Thánh Cha đã có một chương trình dày đặc cho chuyến viếng thăm lần đầu tiên tới Australia. Ngài đã yêu cầu để có những buổi gặp gỡ đặc biệt đế nối kết với mọi thành phần giới trẻ Úc và giới trẻ trên toàn thế giới”.
Đức Giám Mục Fisher đã cho biết về cuộc hành trình của
Đức Giáo Hoàng vừa ngay trước khi Tòa Thánh cho công bố chương trình chi tiết
vào ngày 30/5 đến chuyến tông du Giáo Hoàng từ ngày 12-21/7/2008.
Mặc dầu chương trình chi tiết được đưa ra, nhưng không cho biết địa điểm Đức
Thánh Cha sẽ trú ngụ 3 ngày nghỉ trước khi Đức Giáo Hoàng xuất hiện trước công
chúng vào ngày 14-16/7. 3 ngày nghỉ để Đức Giáo Hoàng tịnh dưỡng trong chuyến
bay dài và múi giờ thay đổi.
Đức Giáo hoàng sẽ dâng Thánh Lễ với các Giám Mục Úc Châu với sự tham dự của các chủng sinh và các ứng sinh trong các Dòng Tu, một buổi đại kết liên tôn và các buổi gặp gỡ với chính quyền, nhưng trọng tâm chính vẫn là dành cho giới trẻ, những người đến tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Ngoài buổi chào mừng tại cảng Sydney, đêm canh thức và Thánh Lễ đại trào, Đức Giáo Hoàng cũng tham dự chặng Đàng Thánh Giá và dâng lời cầu nguyện trong chặng đàng thứ nhất. Ngài sẽ chủ sự chặng đàng Thánh Giá thứ nhất thềm nhà thờ Chánh Tòa St Mary của Sydney vào tối thứ Sáu 18/7.
8 địa điểm khác tại Sydney cũng được dùng cho chặng Đàng Thánh Giá, từ nhà thờ Chánh Tòa cho đến Nhà Hát Lớn và tới Barangaroo. Tất cả chặng Đàng Thánh Giá sẽ được truyền thanh truyền hình trên khắp thế giới.
Vừa sau khi cử hành Thánh Lễ Bế Mạc vào ngày 20/7, Đức Thánh Cha sẽ đáp trực
thăng bay lượn quan sát đến đám đông giới trẻ đang có mặt tại Công Viên
Centennial và tại Sân Đua Royal Randwick.
Sau đây là chương trình chi tiết theo giờ địa phương tại Sydney, giờ trong ngoặc theo giờ Tây Phương. Giờ Sydney đi trước giờ Tây Phương 14 tiếng đồng hồ.
Thứ Bảy, 12/7 (Rome)
-- 10 g sáng. (4 g sáng.) Khởi hành từ Phi Trường Leonardo da Vinci tại Roma.
Chúa Nhật, 13/7 (Darwin, Sydney)
-- 9:15 sáng. (7:45 chiều. 12/7 ) tới Phi Trường Quân Sự Darwin để tiếp nhiên liệu.
-- 10:30 sáng. (9 chiều. 12/7 ) Khởi hành từ Phi Trường Quân Sự Darwin.
-- 3 g chiều. (1:00 g sáng.) Tới Phi Trường Quân Sự Richmond tại Sydney.
-- 3:15 chiều. (1:15 sáng.) Di chuyển tới nơi cư trú để nghỉ ngơi..
Thứ Hai-Thứ Tư, 14-16/7 thời gian nghỉ ngơi và dành riêng cho Đức Giáo
Hoàng.
Thứ Năm, 17/7 (Sydney)
-- 7:30 sáng. (5:30 chiều. 16/7) Cử hành Thánh Lễ riêng tại Nhà xứ Chánh Tòa Mary Sydney.
-- 9 g sáng. (7 g chiều. 16/7) Nghi Lễ chào mừng tại Quốc Hội Sydney. Đức Giáo Hoàng đọc diễn văn.
-- 9:30 sáng. (7:30 chiều. 16/7) di chuyển bằng xe hơi tới Mộ Chân Phước Mary MacKillop.
-- 9:45 sáng. (7:45 chiều. 16/7) Đức Thánh Cha cầu nguyện tại nguyện đường Chân
Phước Mary MacKillop.
-- 10 g sáng. (8 g tối. 16/7) Di chuyển tới Căn Cứ Hải Quân.
-- 10:05 sáng. (8:05 tối. /7 16) Viếng thăm Căn Cứ Hải Quân được tháp tùng bởi Thống Đốc toàn quyền Úc và gặp gỡ Thủ Tướng Úc Kevin Rudd.
-- 11:05 sáng. (9:05 tối. 16/7 ) Di Chuyển tới Nhà Xứ Nhà Thờ Chánh Tòa St Mary.
-- 11:30 sáng (9:30 tối16 /7) Tới Nhà Xứ Nhà Thờ Chánh Tòa St Mary.
-- 2:20 chiều. (12:20 đêm.) Tới cầu tầu Rose Bay tại Sydney's Rose Bay. Buổi lễ chào mừng với người thổ dân Aboriginal qua phần trình diễn ca vũ dân tộc của người thổ dân.
-- 2:45 chiều. (12:45 đêm.) Đi lên tàu "Sydney 2000" và đi dọc theo bến cảng tới Barangaroo nằm phía đông bến cảng Darling.
-- 3:30 chiều. (1:30 sáng.) Tới Barangaroo. Buổi lễ chào mừng của Giới Trẻ. Đức Giáo Hoàng ban bài diễn từ.
-- 4:45 chiều. (2:45 sáng.) Di Chuyển bằng xe Giáo Hoàng tới Nhà Xứ Nhà Thờ Chánh Tòa St Mary
-- 5:30 chiều. (3:30 sáng.) tới Tòa Giám Mục.
Thứ Sáu, 18/7 (Sydney)
-- 7:30 sáng. (5:30 chiều. 17/7 ) Thánh Lễ riêng tại Nhà Xứ St Mary.
-- 9:30 sáng. (7:30 chiều.17/7) Tiếp kiến riêng với Thống Đốc bang New South Wales, Thủ Tướng bang New South Wales, thị trưởng Sydney và gia đình tại phòng tiếp tân của nhà Xứ Nhà Thờ Chánh Tòa St. Mary.
-- 10:25 sáng. (8:25 tối. 17/7 ) Đi bộ tới Nhà Thờ Chánh Tòa St Mary.
-- 10:30 sáng. (8:30 tối. 17/7 ) Buổi gặp gỡ đại kết tại hầm mộ trong Nhà Thờ Chánh Tòa St. Mary. Đức Giáo Hoàng đọc diễn văn.
-- 11:15 sáng. (9:15 tối. 17/7 ) Đi bộ tới phòng nguyện đường Nhà Thờ Chánh Tòa St Mary.
-- 11:20 sáng. (9:20 tối. 17/7) Gặp gỡ đại diện các tôn
giáo. Đức Giáo Hoàng đọc diễn văn.
-- 12 g trưa (10 g tối. 17/7 ) Đi bộ tới nhà Xứ Nhà Thờ Chánh Tòa St. Mary.
-- 12:30 chiều. (10:30 tối. 17/7 ) Ăn trưa với 12 bạn trẻ đại diện tại phòng tiếp tân thuộc nhà Xứ Nhà Thờ Chánh Tòa St. Mary.
-- 2:55 chiều. (12:55 đêm.) Đi bộ tới Nhà Thờ Chánh Tòa St. Mary.
-- 3 g chiều. (1 g sáng.) Chủ sự cầu nguyện tại chặng
đàng Thánh Giá đầu tiên tại khuôn viên Nhà Thờ Chánh Tòa.Đức Giáo Hoàng sẽ đọc
lời nguyện kết thúc chặng Đàng Thánh Giá thứ nhất và hiệp thông theo dõi các
chặng Đàng Thánh Giá còn lại qua màng truyền hình đặt tại khu hầm mộ Nhà Thờ
Chánh Tòa.
-- 6:30 chiều. (4:30 sáng.) Di chuyển bằng xe hơi tới nhà thờ Thánh Tâm thuộc
Đại Học Công Giáo Notre Dame.
-- 6:45 chiều. (4:45 sáng.) Gặp gỡ tại nhà thờ Sacred Heart với các bạn trẻ kém may mắn và các bạn trẻ cai nghiện. Đức Giáo Hoàng ban diễn từ.
-- 7:45 chiều. (5:45 sáng.) Di chuyển bằng xe hơi về Nhà Xứ Nhà Thờ Chánh Tòa St. Mary.
-- 8 g tối (6 g sáng ) về lại Nhà Xứ Nhà Thờ Chánh Tòa St Mary.
Thứ Bảy, 19/7 (Sydney)
-- 9 sáng. (7 chiều18/7 ) Đi bộ qua Nhà Thờ Chánh Tòa St. Mary.
-- 9:30 sáng. (7:30 chiều 18/7) Thánh lễ với các Giám Mục tại Úc Châu, với sự tham dự của các chủng sinh, các tập sinh và cung hiến bàn thánh mới tại Nhà Thờ Chánh Tòa. Đức Giáo Hoàng giảng.
-- 11:45 sáng. (9:45 tối 18 /7) Đi bộ qua nhà Xứ Nhà Thờ Chánh Tòa St Marỵ.
-- 12:15 chiều. (10:15 tối 18/7 Đức Giáo Hoàng và Đoàn tùy tùng dùng bữa trưa với các Giám Mục Úc Châu tại phòng tiếp tân của Nhà Xứ Nhà Thờ Chánh Tòa St. Mary.
6:30 chiều. (4:30 sáng.) Di chuyển bằng xe hơi tới Sân đua ngựa Royal Randwick.
-- 7 g tối. (5 g sáng.) Đêm canh thức tại Sân đua ngựa Royal Randwick Đức Giáo Hoàng nhắn nhủ các bạn trẻ.
-- 9 g chiều. (7 g sáng.) Di chuyển bằng xe tới Nhà Thờ Chánh Tòa St. Mary.
-- 9:30 chiều. (7:30 sáng.) Tới Nhà Xứ Nhà Thờ Chánh Tòa St Mary.
Chúa Nhật, 20/7 (Sydney)
-- 8:30 sáng. (6:30 chiều. 19/7) Di chuyển tới bãi trực thăng trong khu quân sự Victoria.
-- 8:45 sáng. (6:45 chiều.19 /7) Tới bãi trực thăng khu quân sự Victoria. Đáp trực thăng bay trên vòm trời nơi các bạn trẻ quy tụ tại vùng ngoại ô Southern Cross Precinct (Công Viên Centennial và Sân đua ngựa Royal Randwick ).
-- 9:15 sáng. (7:15 chiều. 19/7) Di chuyển bằng xe từ khu quân sự Victoria tới
Sân đua ngựa Royal Randwick. Đức Thánh Cha ngồi trên xe Giáo Hoàng đi vòng quang
công viên Centennial và Sân đua ngựa Royal Randwick chào các bạn trẻ.
-- 9:45 sáng. (7:45 chiều. 19/7) Tới phòng Thánh tại Randwick.
-- 10 gsáng. (8 g tối. 19/7) Cử hành Thánh Lễ đại trào cho Ngày Đại Hội Thế Giới
Trẻ lần thứ 23. Đức Giáo Hoàng ban bài giảng. Sau Thánh Lễ Đức Thánh Cha đọc
kinh Truyền Tin ban trưa và nhắn nhủ các bạn trẻ.
-- 12:15 chiều. (10:15 tối.19/7) Trở về lại phòng Thánh.
-- 12:30 chiều. (10:30 tối 19/7 ) Transfer by car to St. Mary's Cathedral House.
-- 1 g chiều. (11 g đêm 19/7) Tới Nhà Xứ Nhà Thờ Chánh Tòa St Mary. Dùng bữa
trưa với đoàn tùy tùng của Đức Giáo Hoàng.
-- 6 g chiều. (4 gsáng.) Gặp gỡ các nhà bảo trợ và ban tổ chức Đại Hội Thế Giới
Trẻ tại Phòng Tiếp Tân của Nhà Xứ Nhà Thờ Chánh Tòa St Mary, sau đó đi tới phòng
nguyện đường Nhà Thờ Chánh Tòa St Mary. Đức Thánh Cha bày tỏ lòng cám ơn.
-- 7 g tối. (5 sáng.) Trở về lại Nhà Xứ và nghỉ đêm
Thứ Hai, 21/7 (Sydney, Darwin, Rome)
-- 7 gsáng. (5 gchiều. 20/7 ) Cử hành Thánh Lễ riêng tại Nguyện Đường Nhà Xứ của
Nhà Thờ Chánh Tòa St. Mary.
-- 8:35 sáng. (6:35 chiều. 20/7) Chào giã từ tại Nhà Xứ.
-- 8:45 sáng. (6:45 chiều. 20/7) Di chuyển bằng xe Giáo Hoàng tới Domain.
-- 8:50 sáng. (6:50 chiều.20/7) Gặp gỡ các Thiện Nguyện Viên Đại Hội Thế Giới
Trẻ, Đức Giáo
Hoàng cám ơn và ban diễn từ.
-- 9:10 sáng. (7:10 chiều. /7 20) Di chuyển bằng xe hơi tới Phi Trường Quốc Tế
Sydney.
-- 9:30 sáng. (7:30 chiều. 20/7) Buổi lễ tiễn đưa tại Phi Trường Quốc Tế Sydney.
Đức Giáo Hoàng đọc bài diễn văn.
n 10 g sáng. (8 tối. 20/7 Đáp chuyến bay từ Phi Trường Quốc Tế Sydney.
n
-- 1:50 chiều. (11:20 đêm. 20/7) Tới phi trường Quân Sự Darwin để tiếp nhiên
liệu.
n
-- 3:05 chiều. (12:35 đêm.) Khởi hành từ phi trường Darwin.
n
-- 11 g đêm. (5 g sáng.) Tới phi trường Ciampino tại Roma.
VATICAN - ĐTC Biển Đức XVI mạnh mẽ tái khẳng định rằng ”nạn đói và suy dinh dưỡng là điều không thể chấp nhận được trong một thế giới có mức độ sản xuất, có tài nguyên và kiến thức đủ để chấm dứt những thảm trạng ấy.”
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong Sứ điệp gửi Hội nghị Thượng Đỉnh của Tổ chức Lương nông quốc tế, gọi tắt là FAO, nhóm tại Roma từ ngày 3 đến 5-6-2008 về cuộc khủng hoảng lương thực và những thay đổi khí hậu. Trong số các tham dự viên có nhiều vị quốc trưởng và phái đoàn cấp cao của hơn 100 quốc gia.
Sứ điệp của ĐTC được ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh tuyên đọc
trong buổi khai mạc sáng 3-6-2008 trong đó ĐGH Benedictô nhận định rằng ”Sự hoàn
cầu hóa thị trường ngày càng gia tăng không luôn luôn làm cho người dân có được
lương thực và các hệ thống sản xuất thường bị ảnh hưởng tiêu cực vì những giới
hạn về cơ cấu cũng như các chính sách bảo vệ thị trường, những hiện tượng đầu cơ
tích trữ làm cho nhiều người dân phải ở ngoài lề sự phát triển.. Vì thế, thách
đố lớn ngày nay chính là ”hoàn cầu hóa không những các quyền lợi kinh tế và
thương mại, nhưng cả những mong đợi về tình liên đới nữa, trong niềm tôn trọng
và đề cao giá trị của mỗi thành phần nhân loại”.
ĐTC kêu gọi Hội nghị thượng đỉnh của tổ chức FAO tiếp tục theo đuổi những cải tổ
cơ cấu, trên bình diện quốc gia, vì đây là điều tối quan trọng để đối phó hữu
hiệu với các vấn đề chậm tiến, trong đó có cả hậu quả là nạn đói và suy dinh
dưỡng”.
Ngài nhấn mạnh rằng ”nghèo đói và suy dinh dưỡng không phải là một định mệnh
không thể trán được do nghịch cảnh và thiên tai gây ra. Đàng khác, những khía
cạnh thuần túy kỹ thuật hoặc kinh tế không được trổi vượt hơn nghĩa vụ công bằng
đối với những người đang chịu đói. Quyền có lương thực tương ứng với một động
lực luân lý đạo đức, đó là ”hãy cho kẻ đói ăn” (Mt 25,35), động lực này thúc đẩy
chia sẻ những của cải vất chất, như một dấu chỉ tình thương mà tất cả chúng ta
đều cần đến. Quyền có lương thực là một quyền chủ yếu, gắn liền với việc bảo vệ
và bênh đỡ sự sống con người, và là đá tảng vững chắc không thể vi phạm, làm nền
móng cho toàn thể tòa nhà nhân quyền”.
ĐTC cũng nhắc nhở rằng sự gia tăng sản xuất nông nghiệp trên thế giới chỉ hữu
hiệu nếu có kèm theo sự phân phối thực sự các sản phẩm ấy, và nhắm thỏa mãn
trước tiên các nhu cầu thiết yếu của con người”.
Sau cùng ĐTC khuyến khích các phái đoàn chính phủ tham dự Hội nghị Fao trong
những ngày này đưa ra những biện pháp can đảm, không đầu hàng trước nạn đói và
suy dinh dưỡng. Việc bảo vệ phẩm giá con người trong hoạt động quốc tế, cả những
hoạt động cấp thời, sẽ giúp đo lường những gì là dư thừa đứng trước nhu cầu của
người khác, và quản lý các tài nguyên thiên nhiên theo đức công bằng, làm sao để
chúng mưu ích cho mọi thế hệ”.
ĐTC không tiếp các vị quốc trưởng
Cũng liên quan đến hội nghị Thượng Đỉnh FAO, trong những ngày qua, báo chí quốc
tế đưa tin ĐTC không tiếp các vị quốc trưởng nhân dịp các vị đến Roma dự Hội
nghị thượng định này.
Hôm 3-6-2008, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, LM Lombardi, đã ra thông cáo
minh xác rằng: ĐTC Biển Đức 16 không thể nhận lời thỉnh cầu tiếp kiến riêng của
các vị Quốc trưởng và Thủ Tướng chính phủ nhân hội nghị cấp cao của tổ chức FAO,
vì số người thỉnh cầu quá nhiều và thời gian hạn hẹp của ĐTC cũng như vì công
tác khác ngài đã nhận trước. Trong chiều hướng đó, ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh
đã đích thân viết thư cho cho các vị Quốc trưởng và Thủ Tướng chính phủ để thông
báo ĐTC lấy làm tiếc vì không thể đích thân gặp các vị và Ngài tái khẳng định sự
sẵn sàng tiếp các vị trong một dịp khác tới đây.
Cha Lombardi nói thêm rằng đây không phải là một biện pháp mới mẻ, xét vì từ
tháng 4 năm 2006, ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã thông báo cho các sứ quán ngoại
giao cạnh Tòa Thánh rằng Tòa Thánh sẽ rất khó nhận lời yêu cầu tiếp kiến riêng
các vị Quốc trưởng và Thủ tướng nhân dịp các Hội nghị quốc tế. (SD 3-6-2008)
VATICAN - ĐTC Biển Đức XVI cho phép Tổng giáo phận Torino bắc Italia, long trong trưng bày Khăn Liệm Thánh vào mùa xuân năm 2010 tới đây.
Ngài tuyên bố như trên trong buổi tiếp kiến sáng 2-6-2008 dành cho 7 ngàn tín
hữu thuộc tổng giáo phận Torino, về Roma hành hương dưới sự hướng dẫn của ĐHY
Severino Poletto và các GM phụ tá.
Trong bài huấn dụ tại Đại thính đường Phaolô 6, ĐTC nhắc đến sự kiện năm mục vụ
tới đây, 2009, của giáo phận Torino hướng về Lời Chúa, và năm kế đó, 2010, hướng
về sự chiêm ngắm mầu nhiệm Khổ Nạn của Chúa Kitô. Ngài nói: ”Trong bối cảnh đó,
tôi vui mừng đáp lại mong đợi lớn của anh chị em và đáp ứng ước muốn của Đức TGM
của anh chị em và đồng ý để cuộc trưng bày trọng thể Khăn Liệm diễn ra vào mùa
xuân năm 2010. Tôi chắc chắn rằng đây sẽ là một dịp rất thuận lợi để chiêm ngắm
Khuôn Mặt huyền nhiệm, vẫn âm thần nói với con tim của nhân loại và mời gọi họ
nhận ra nơi đó Tôn Nhan của Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương thế gian đến nỗi đã
ban con duy nhất của Ngài, để bất kỳ ai tin nơi Ngài thì không phải chết, nhưng
được sự sống đời đời” (Gv 3,16).
Tấm khăn liệm dài 4,36 mét, ngang 1,10 mét bằng vải gai và hiện giữ tại Nhà thờ
chính tòa Torino và ĐGH được coi là sở hữu chủ của Khăn Liệm. Trên khăn có in
hình âm bản một người chịu chịu khổ nạn với những chi tiết giống hệt với những
mô tả của các sách Phúc Âm về cuộc thương khó của Chúa Giêsu. Tuy Giáo quyền
không bao giờ tuyên bố nhìn nhận, nhưng nhiều người vẫn xác tín Tấm Khăn Liệm
hiện giữ tại Nhà thờ chính tòa Torino là khăn được dùng để liệm xác Chúa.
Hồi năm 1998 và ăm Thánh 2000, Khăn Liệm cũng đã được trưng bày cho các tín hữu kính viếng. Hàng triệu người đã đến viếng Tấm Khăn trong các dịp đó.
Cũng trong buổi tiếp kiến, ĐHY Severino Poletto đã tường trình cho ĐTC về hành trình mục vụ của giáo phận, đặc biệt là sự kiện vào chúa nhật 7-6-2008 tới đây, ĐHY sẽ hoàn tất chương trình viếng thăm mục vụ tại 359 giáo xứ trong toàn giáo phận.
ĐTC ca ngợi hành trình của giáo phận Torino như một hoạt động tông đồ và truyền
giáo rộng lớn, đi từ các sinh hoạt thiêng liêng hoàn toàn qui hướng vào thánh lễ
Chúa nhật, Chầu Mình Thánh hằng tuần, và tái khám phá tầm quan trọng của bí tích
hòa giải.
Và ĐTC nhắn nhủ các tín hữu thuộc giáo phận Torino rằng: ”Anh chị em đừng sợ tín thác nơi Chúa Kitô: Chỉ có Chúa mới có thể thỏa mãn những mong đợi sâu xá nhất của tâm hồn con người. Không một khó khăn nào, không một chướng ngại nào được làm trì trệ tình yêu của anh chị em đối với Tin Mừng của Chúa! Nếu Chúa Giêsu ở trung tâm gia đình, giáo xứ và mọi cộng đoàn của anh chị em, thì anh chị em sẽ cảm thấy sự hiện diện sinh động của Chúa và tình đoàn kết hiệp thông giữa mọi thành phần giáo phận cũng sẽ tăng trưởng”.
Tổng giáo phận Torino có 2 triệu 77 ngàn tín hữu Công Giáo (SD 2-6-2008)
Chủ đề: “Anh em là chứng nhân của Thầy”
(Cv 1. 8)
Để chào mừng Đại Hội Giới Trẻ Quốc Tế sẽ diễn ra từ ngày 15 đến ngày 20 tháng
Bảy tại Sydney, Ban Mục Vụ giới trẻ giáo phận Phú Cường tổ chức Đại Hội Giới Trẻ
giáo phận năm 2008 với chủ đề: “Anh em là chứng nhân của Thầy” (Cv 1, 8).
Chiều Thứ Bảy 31/05/2008, các bạn trẻ từ khắp nơi trong giáo phận qui tụ về Nhà
Chung giáo phận để tham dự Đại Hội. Ngoài các bạn trẻ từ bảy giáo hạt trong giáo
phận, còn có các bạn trẻ là sinh viên và công nhân từ khắp mọi miền của đất nước
đang học và làm việc tại giáo phận Phú Cường cũng đến tham dự Đại Hội.
Chương trình được bắt đầu bằng phần sinh hoạt khởi động với những bài hát cử
điệu sôi động và trẻ trung đã làm cho các bạn trẻ liên kết với nhau và chính
thức hòa nhập vào với chương trình của Đại Hội.
Nghi thức khai mạc được mở đầu bằng tiếng trống Khai Hội với những màn trình
diễn trống đầy ấn tượng và đầy mầu sắc của hội trống liên xứ Hiền Quan – Bà Lụa.
Cha Giuse Phan Trọng Quang, đặc trách giới trẻ giáo phận chào mừng Cha Tổng Đại
Diện, Quý Cha đặc trách giới trẻ các giáo hạt, Quý Tu sĩ nam nữ và tất cả các
bạn trẻ đến tham dự Đại Hội.
Tiếp theo là việc cung nghinh Thánh Giá. Thánh Giá do các bạn trẻ đại diện bảy
giáo hạt kiệu từ hội trường ra lễ đài và đây là biểu tượng trung tâm của Đại Hội
giới trẻ Phú Cường 2008 cũng như của các kỳ Đại Hội giới trẻ nói chung. Khi
Thánh Giá được dựng lên thì tất cả mọi người tham dự cùng hát vang bài hát:
“Receive the Power” (Hãy lãnh nhận Thần Lực) là bài hát chủ đề của Đại Hội Giới
Trẻ Quốc Tế năm 2008 tại Sydney.
Sau nghi thức cung nghinh Thánh Giá, Cha Tổng Đại Diện giáo phận Phú Cường Micae
Lê Văn Khâm đã thay mặt Đức Giám Mục giáo phận chào mừng các bạn trẻ và bày tỏ
sự quan tâm của giáo phận đối với giới trẻ qua những lời huấn dụ của ngài. Ngài
đã đề cập tới những thực trạng của giới trẻ trong thời đại hôm nay với những
thuận lợi và những khó khăn trong một xã hội đầy những biến động, với những cơ
hội và thách thức cho người trẻ.
Chương trình được tiếp tục với phần thuyết trình của Thạc sĩ – Bác sĩ Lan Hải
với nội dung: “Những thách đố của giới trẻ về nạn sống thử trước hôn nhân”. Với
cách trình bày dí dỏm, thực tế, với những câu chuyện dẫn chứng cụ thể, bác sĩ
Lan Hải đã giúp các bạn trẻ có những cái nhìn đúng đắn hơn về tình yêu và tình
dục. Theo bác sĩ Lan Hải: “Có những bạn trẻ lầm tưởng kiến thức là sự khôn
ngoan, nên không cần tìm kiếm sự dẫn dắt ở bất cứ đâu. Điều ấy dẫn đến một số
ngộ nhận đáng tiếc”. Sau khi nghe thuyết trình, các bạn trẻ đã có dịp đối thoại
với chuyên viên, đặt ra những câu hỏi liên quan đến tình yêu, tình dục và đặc
biệt là liên quan đến nội dung sống thử trước hôn nhân mà bác sĩ Lan Hải vừa
trình bày. Hàng trăm câu hỏi được gửi lên nhưng vì thời gian có hạn nên Bác sĩ
Lan Hải chỉ trả lời một số câu có nội dung mà đa số các bạn trẻ quan tâm. Cuối
cùng, để kết thúc phần chia sẻ của mình, bác sĩ Lan Hải đã nhắn nhủ các bạn trẻ:
“Tình yêu là quà tặng. Hãy đón nhận và trao tặng cho người mình tin tưởng nhất,
yêu thương nhất, hãy tôn trọng món quà quý giá, lành thánh, nguyên vẹn và đầy
sức sống. Đừng biến món quà thành mối nguy hiểm và những hệ lụy”.
Sau phần thuyết trình của bác sĩ Lan Hải, chương trình được tiếp tục với các
tiết mục giao lưu văn nghệ giữa các giáo hạt diễn ra trong bầu khí vui tươi,
thân ái và trẻ trung.
Khoảng 23g00, mọi người tham dự giờ cầu nguyện Taizé trong bầu khí thật linh
thánh. Đây là giờ phút các bạn trẻ chìm sâu vào sự lắng đọng của tâm hồn bằng
tâm tình cầu nguyện thật sốt sắng. Với giờ cầu này đã kết thúc ngày thứ nhất của
chương trình Đại Hội.
Sáng Chúa Nhật 01/06/2008, các bạn trẻ đã khởi đầu một ngày mới với giờ kinh
sáng chung tại lễ đài. Điểm nhấn của Đại Hội giới trẻ lần này là các bạn trẻ
tham dự Hội Thi Giáo Lý với chủ đề: “Giáo dục Gia Đình Kitô giáo” với sự tham dự
của bảy đội đại diện cho bảy Giáo Hạt trong giáo phận. Trước khi bắt đầu hội
thi, cha Antôn Hà Văn Minh, Thư ký Tòa Giám Mục, chủ tịch Ủy Ban Giáo Dân giáo
phận Phú Cường chia sẻ với các bạn trẻ Tài liệu học hỏi năm mục vụ 2008 của giáo
phận Phú Cường về Giáo dục Kitô giáo – chấn chỉnh môi trường giáo dục gia đình
Công Giáo. Đây cũng chính là nội dung của hội thi. Sau khi trải qua phần thi
vòng loại, hai đội Tây Ninh và Phước Thành đã vào chung kết. Với những chặng thi
đầy kịch tính và sôi động, cuối cùng đội Tây Ninh đã đoạt giải nhất và đội Phước
Thành đoạt giải nhì.
Đúng 10g00, các bạn trẻ đã hân hoan chào mừng Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Giám
Mục giáo phận Phú Cường đã đến để gặp gỡ các bạn trẻ và chủ sự Thánh Lễ đồng tế
bế mạc Đại Hội. Sự hiện diện của Đức Giám mục giáo phận đã làm cho các bạn trẻ
thật sự xúc động vì ngay chiều hôm nay, Đức Cha sẽ lên đường sang Rôma để họp
Hội Đồng về Đối Thoại Liên Tôn, ngài đã dành thời gian thật quý báu để đến với
các bạn trẻ đang tham dự Đại Hội giới trẻ giáo phận. Đức Cha đã nhắn nhủ các bạn
trẻ: “Chúng con hãy trở thành những chứng nhân trung kiên cho tình yêu của Đức
Giêsu Kitô. Chúng con hãy dùng những tài năng và sự hăng say của tuổi trẻ để
phục vụ cho việc rao giảng Tin Mừng. Chúng con hãy cảm thấy mình có trách nhiệm
rao giảng Phúc Âm cho những bạn đồng tuổi với chúng con. Và đặc biệt, các con
phải là những chứng nhân sống động giữa cuộc sống đầy những thách đố và cạm bẫy
của xã hội hôm nay”.
Hai ngày Đại Hội đã khép lại, mặc dù các bạn trẻ đã thấm mệt vì thời tiết rất
nóng bức cộng với sự liên tục của chương trình, nhưng các bạn vẫn đầy ắp những
tiếng cười và trên khuôn mặt của các bạn vẫn ngời sáng lên sự rạng rỡ của niềm
vui cùng với tình thân ái. Ước mong trên bước đường tương lai các bạn trẻ sẽ
luôn trở thành những chứng từ sống động gieo mầm tin yêu và hy vọng như chủ đề
của Đại Hội đã mời gọi: “Anh em là chứng nhân của Thầy” (Cv 1, 8).
Lê Vy
PARIS - Vào ngày chủ nhật 01/06/2008 vừa qua, Đức TGM Ngô Quang Kiệt nói với các bạn trẻ Việt nam ở Paris như sau: « Hỡi các bạn trẻ, chúng con là tương lai của Hội Thánh », « Cùng nhau, chúng ta tiếp tục,..bạn và chúng tôi ». Đó là hai lời mời viết chữ đậm mà « Giới trẻ Giáo Xứ Việt Nam Paris » muốn gởi đến các bạn trẻ đến tham dự chủ nhật họp mặt hôm nay, chủ nhật 01.06.2008.
Chủ nhật họp mặt hôm nay có điểm gì đặc biệt đối với các bạn trẻ ? Có bạn thì
cho rằng đây là chủ nhật họp mặt cuối cùng, kết thúc niên khóa 2007-2008, nó có
cái nét « biệt ly ». Biệt ly vì có kẻ đi xa, có người ở lại; mà đi xa nhất là
nhóm 20 người trẻ công giáo việt nam Paris đi tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
2008 tại Úc vào tháng 07 tới.
Có bạn thì cảm kích được tham dự thánh lễ, được nghe chia sẻ Lời Chúa và được
hỏi chuyện trực tiếp với Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Giáo Phận
Hà Nội, Tổng thơ ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
1. Đức cha Giuse chia sẻ Lời Chúa với giới trẻ
Cùng đồng tế với 8 linh mục, trong đó có hai cha tuyên úy giới trẻ là cha Đinh
Đồng Thượng Sách và cha Giuse Nguyễn Thanh Điển, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã
chia sẻ Lời Chúa của Chủ nhật IX thường niên A, về Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
thánh Mát-thêu (Mt 7, 21-27).
Sau thánh lễ, trong bữa cơm trưa, tôi có làm một cuộc phỏng vấn nhỏ để xem các
bạn trẻ đã ghi nhớ gì trong những lời chia sẻ Lời Chúa của Đức cha Giuse. Một
chị cho hay điều đánh động chị nhất và làm chị nhớ nhất là lời đức cha nói rằng
mình không cần phải làm điều gì to tát, nhưng trong tất cả những việc mình làm,
dẫu là những việc nhỏ nhặt, nếu mình làm theo thánh ý Chúa, con người dù chức
trọng cao quyền hay địa vị thấp bé, mà biết làm việc theo thánh ý Chúa, thì khi
đến trước mặt Chúa cũng ngang hàng với nhau thôi. Ba chị khác, đang cùng nhau
dùng cơm trưa cũng nói với tôi như vậy. « Không cần phải làm điều to tát. Nhưng
làm việc gì cũng nên làm trong tình yêu Chúa ». Một chị khác lại nói thêm: «
Điều quan trọng nhất là sống theo thánh ý Chúa, sống theo tình yêu Chúa thực sự
và xây dựng tình yêu trên nền đá tảng vững chắc ». Một nhóm khác, khoảng năm sáu
anh chị lại đặc biệt nhấn mạnh rằng: « Dù sang dù hèn, dù cao dù thấp, dù có học
hay không, dù giầu dù nghèo, bất cứ mình làm việc gì, cao cả hay bé mọn, nếu làm
với tình yêu Chúa thì đều ngang hàng như nhau, đều là những công việc vĩ đại ».
Một nhóm khác lại nói rằng điều làm họ nhớ nhất trong bài giảng của đức cha là
làm việc gì cũng phải làm theo thánh ý Chúa, mà thánh ý Chúa thì có thể khác
nhau cho những người khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau. Thánh ý Chúa
nói cho mỗi người không nhất thiết là giống nhau, mỗi người phải tìm ra thánh ý
Chúa muốn gì cho mình và làm điều ấy.
Một chị khác, có óc tổng hợp hơn, ghi nhận bài chia sẻ Lời Chúa của đức cha như
sau: « Đức cha đặc biệt muốn quảng diễn Lời này của Chúa: Không phải bất cứ ai
thưa với thầy Lậy Chúa, Lậy Chúa là được vào nước trời cả đâu. Nhưng chỉ ai thi
hành ý muốn của Cha Thầy, là Đấng ngự trên trời mới được vào mà thôi.
Để quảng diễn lời ấy, đức cha đã kể hai câu chuyện. Chuyện thứ nhất về một bà sơ
già được chuyển về ở Rôma. Một hôm kia, Đức Giáo Hoàng đến thăm tu viện, gặp bà
sơ, ĐGH hỏi bà: « Bà làm gì ở đây » ? Bà trả lời: « Con làm giống như cha ».
Không hiểu ngụ ý của bà, ĐGH họi chuyện thêm bà sơ. Cuối cùng ĐGH mới hiểu rằng
bà sơ có ý bảo rằng: « Trong tất cả mọi việc cha làm, cha đều làm theo thánh ý
Thiên Chúa. Bà cũng vậy, việc to, việc nhỏ, việc gì bà cũng làm chỉ vì và theo
thánh ý Chúa.
Chuyện thứ hai về một bí quyết làm dâu và làm vợ. Một cô gái sắp về nhà chồng,
muốn hỏi mẹ cho bí quyết làm bếp để tăng hạnh phúc cho gia đình nhà chồng. Bà mẹ
vào phòng lục tìm và đưa ra một cái bị nhỏ, trao cho con và dặn rằng chỉ mở đọc
khi đã về nhà chồng. Về nhà chồng, cô gái mở bị ra coi. Tìm mãi, chỉ thấy một
miếng giấy ghi đậm câu này: « LÀM VỚI TÌNH YÊU ».
Kết luận bài giảng đức cha lập lại Lời Chúa: « Chỉ những ai thi hành ý muốn của
Cha Thầy mới được vào nước trời ». Rồi ngài nhắc nhớ: Tất cả mọi việc ta làm, dù
to dù nhỏ, hãy làm theo thánh ý Chúa và với tình yêu Chúa.
2. Đức cha Giuse sinh hoạt với giới trẻ
Thánh lễ kết thúc, trong phẩm phục thánh lễ, Đức cha Giuse đã ở lại sinh hoạt
với giới trẻ.
Sinh hoạt thứ nhất là tặng quà. Anh Ngô Bảo Lâm, đại diện giới trẻ giáo xứ việt
nam Paris nói lời chào mừng đức cha Giuse và để ghi ghi nhớ ngày gặp gỡ này, anh
xin kính biếu đức cha một món quà nhỏ. Anh mời hai bạn trẻ mang quà ra biếu đức
cha. Nhận quà, đức cha mở gói. Đó là một chiếc áo « đồng phục » của Giới trẻ
Việt Nam Paris. Cả nhà nguyện vỗ tay to. Đức cha Giuse, rất vui vẻ, nói lời cám
ơn. Và trong chủ nhật cuối năm học này, để cám ơn hai cha tuyên úy đã vất vả với
đoàn suốt năm qua, bắt đầu từ tháng 10/2007, anh mời hai bạn trẻ khác mang quà
bất ngờ ra biếu hai cha tuyên úy. Món quà thật bất ngờ. Hai bạn trẻ khệ nệ bưng
ổ bánh gatô to ra đặt trên bàn thờ, biếu hai cha tuyên úy. Tiếng vỗ tay to ran
ra khắp nhà nguyện.
Sinh hoạt thứ hai là lời chào mừng của Ban Giám Đốc và của Hội Đồng Mục Vụ. Cha
tuyên úy Đinh Đồng Thượng Sách đích thân giới thiệu « Bây giờ chúng ta cùng đón
tiếp chủ nhà. Trước một khách quí như Đức Tổng Giám Mục Giuse, Chủ nhà của Giáo
Xứ là Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh sẽ đại diện toàn thể cộng đoàn giáo xứ ». Từ
cuối nhà nguyện, đức ông Giuse tiến lên bàn thờ. Ngài ngỏ lời, đại diện Ban Giám
Đốc, Hội Đồng Mục Vụ và toàn thể cộng đoàn, xin chào mừng Đức cha Giuse và kính
chúc ngài những ngày làm việc kết quả trong chuyến công du Pháp quốc này. Rồi
ngài nhường lời cho ông chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ. Luật Sư Lê Đình Thông xin kính
biếu đức cha một cuốn sách mà giáo xứ vừa ấn hành và sẽ phát hành vào ngày chủ
nhật 08.05.2008 tới đây. Đó là cuốn sách « Hội Đồng Quý Chức », luận án tiến sĩ
thần học mục vụ của cha Mai Đức Vinh và 4 phụ lục về thành lập, sứ mệnh và sinh
hoạt của Hội Đồng Mục vụ Giáo Xứ Việt Nam Paris.
Sinh hoạt thứ ba là giới thiệu phái đoàn trẻ của giáo xứ đi tham dự Đại Hội Giới
trẻ Thế Giới 2008 ở Úc. Trên dưới 20 người đã ghi tên và sẽ đi đại hội. Cha
Giuse Nguyễn Thanh Điển gọi tên từng người. Họ lần lượt ra đứng trước bàn thờ.
Cha Tuyên Úy Đinh Đồng Thượng Sách gởi đôi lời nhắn nhủ, trên màn ảnh hiện hình
phim Đại Hội Giới trẻ Thế Giới 2008 Úc Châu, ca đoàn giới trẻ cất bài hành khúc
JMJ, cả nhà nguyện hát theo; rồi ngài mời mọi người hướng về Đức Mẹ, dâng phái
đoàn giới trẻ của giáo xứ cho Đức Mẹ.
Sinh hoạt thứ tư là chụp hình lưu niệm với đức cha Giuse. Đoàn đồng tế đi về
phòng áo, Các bạn trẻ một số rủ nhau đến xin chụp hình chung với đức cha Giuse,
một số phải vội ra phòng khánh tiết lo tiếp tân, dọn bàn ăn trưa, một số tụm năm
tụm bảy chụp hình lưu niệm riêng, hàn huyên, hát ca, trao quà,…
3. Đức cha Giuse dùng cơm, hỏi chuyện và trả lời giới trẻ
Bắt đầu từ 12 giờ 30, buổi sinh hoạt hàng tháng của giới trẻ qui tụ mỗi chủ nhật
đầu tháng khoảng từ 200 đến 300 người tham dự. Mỗi năm sinh hoạt 10 lần, từ
tháng 10 đến tháng 06. Mỗi lần sinh hoạt bốn tiếng, từ 12 giờ 30 đến 16 giờ 30,
quay qua 2 phần chính: tham dự thánh lễ, rồi dùng cơm trưa chung và trao đổi về
một đề tài. Chủ nhật 01.06.2008 hôm nay, các bạn trẻ giáo xứ được hân hạnh tiếp
đón Đức cha Giuse trong cả ngày. Sau khi cử hành thánh lễ và chia sẻ Lời Chúa,
Đức cha Giuse đã ở lại sinh hoạt, dùng cơm trưa, hỏi chuyện và trả lời những câu
hỏi của giới trẻ. Câu hỏi và trả lời có thể là riêng tư. Trong suốt bữa ăn trưa,
Đức cha Giuse luôn luôn có người đến hỏi chuyện.
Câu hỏi và trả lời cũng có thể là công cộng. Sau cơm trưa, từ 15 giờ 30 đến 16
giờ 30, đức cha Giuse đã trao đổi chung với hết những bạn trẻ nào muốn ở lại
trao đổi với ngài. Sau buổi nghe chuyện với đức cha Giuse, tôi hỏi vài anh chị
xem câu hỏi và trả lời nào anh chị đã ghi nhớ.
Một anh tré trả lời tôi: « Trả lời của đức cha về câu hỏi Làm sao sống đạo giữa
một thế giới Áu châu vô thần, vật chất và chống giáo hội làm cháu ghi nhớ nhất.
Đức cha trả lời rằng: không phài chỉ ở Âu châu mới có phong trào bài tôn giáo
này. Ở Hà Nội, số người công giáo rất ít, các bạn thanh niên công giáo khi đi
học, khi ra ngoài xã hội, thấy chung quanh mình rất đông người không công giáo.
Có bạn thấy ngượng ngùng không dám tỏ ra rằng mình có đạo. Có bạn bị cuốn hút
vào môi trường sôi đỗ lẫn lộn này, quên đi lễ, quên đi nhà thờ, mà lại nhớ đi
chơi thể thao, đi coi chiếu bóng,..Thêm nữa ở Việt Nam và đặc biệt là Hà Nội,
các giáo phái Tin Lành xuất hiện nhiều trông thấy. Họ ưa thách thức và tranh
luận với người công giáo. Nhiều bạn trẻ công giáo bị chao đảo, không đủ kiến
thức giáo lý và thiếu lòng đạo vững mạnh, có những bạn đã mất đức tin. Các bạn
trẻ công giáo muốn giữ vững đức tin cần thực hiện hai phương pháp hữu hiệu này
mà các Đức Giáo Hoàng mới đây luôn luôn nhắn nhủ. Thứ nhất là phải học tập để có
trình độ giáo lý căn bản vững chắc. Đức thanh cha Bênêđictô XVI đặc biệt nhấn
mạnh đến điểm này, qua các thông điệp của ngài. Thứ hai là phải cầu nguyện. Ở
Việt Nam, chúng ta ưa cầu nguyện chung, qua kinh sách sáng tối trong gia đình,
qua kinh hạt mỗi ngày trong nhà thờ. Nhưng chúng ta cũng cần phải biết cầu
nguyện riêng tư với Chúa nữa, hầu kết hiệp với Ngài nhiều hơn, mà có thể chống
trả lại được với những trào lưu thế tục, chống tôn giáo, bài đức tin ».
Một chị trẻ khác trả lời tôi: « Cháu thì lại rất nhớ lời của đức cha khi ngài
nói về giới trẻ công giáo Paris. Cháu nhớ đức cha nói rằng ngài lạc quan về giới
trẻ công giáo việt nam Paris, vì họ tỏ ra còn nhiều tôn trọng các giá trị tinh
thần, di sản của cha ông để lại. Rồi ngài chúc giới trẻ công giáo Paris luôn
luôn giữ vững đức tin, tìm ra những sáng kiến mới để làm cho đời sống thêm đạo
đức hơn, thêm sốt sắng hơn và thêm tích cực hơn ».
Một anh trẻ khác tiếp lời: « Cháu thì lại nhớ câu khác của đức cha khi ngài nói
đến điều cần nhắn nhủ hết các giáo dân. Theo ngài điều cần nhắn nhủ nhất cho hết
các giáo hữu là sự hiệp thông, kết hợp. Kết hợp trước nhất là kết hợp với Chúa,
để có được căn bản và nền tảng vững chắc. Kết hợp thứ đến là kết hợp với Giáo
Hội, với hàng giáo phẩm, để sự kết hợp với Chúa càng thêm vững mạnh hơn. Ngoài
ra, kết hợp với giáo hội sẽ gây sức mạnh, sức mạnh đức tin, sức mạnh ssức cậy và
sức mạnh đức mến. Chúc các bạn trẻ Giáo xứ Việt nam Paris luôn có hiệp thông với
Chúa, với giáo hội, với giáo phận, với giáo xứ, để các bạn sẽ luôn thực hiện
được những công việc cho có kết quả tốt đẹp ».
16 giờ 30, cuộc trao đổi chám dứt. Ra về, nhiều bạn trẻ nói với nhau: « Buổi họp
mặt kết thúc niên khóa 2007/2008 năm nay tuyệt đẹp ».
Paris, ngày 03 tháng 06 năm 2008
Trần Văn Cảnh
Bắc Ninh, Việt Nam (29/05/2008) - Ngày 29/05/2008, tại toà giám mục Bắc Ninh đã diễn ra những hoạt động vui chơi giải trí, văn hoá, văn nghệ, thể thao mừng kỷ niệm ngày thành lập giáo phận tròn 125 năm tuổi.
Hiện tại, giáo phận Bắc Ninh với nhiều lý do, điều kiện không cho phép, ngày lễ kỷ niệm giáo phận tròn 125 tuổi được tổ chức với qui mô khiêm tốn.
Vào hồi 14 h trong khuôn viên toà giám mục, một chương trình giao lưu thi đấu thể thao "Hiệp Nhất" được khai mạc. Chương trình thi đấu thể thao với các nội dung: bóng bàn, cầu lông, đá cầu, đi xe đạp chậm, bóng đá. Các vận động viên tham dự đến từ các giáo xứ; các linh mục, chủng sinh của giáo phận, lớp chủng sinh 2007 đang tu học tại toà giám mục, các nam nữ tu sĩ đang phục vụ, công tác và hoạt động trên địa bàn giáo phận. Chương trình thi đấu diễn ra trong không khí đoàn kết, sôi nổi, hào hứng với sự cổ vũ nhiệt tình của các khán giả có mặt trên sân. Ðiều đặc biệt, trong các môn thể thao có sự tham gia thi đấu của các nữ tu, như: quí sơ Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội đang phục vụ Ðại Chủng Viện; quí sơ tu hội Hiệp Nhất...
Các hoạt động thi đấu thể thao được bế mạc vào lúc 17 h 30. Ban tổ chức đã trao các phần quà cho các đơn vị, cá nhân đoạt giải. Các hoạt động thể thao tuy chỉ diễn ra trong thời gian thật ngắn ngủi, nhưng đã thực sự đem lại một sân chơi của lòng dũng cảm, thông minh và đoàn kết.
Ðúng 19h 30, thánh lễ đồng tế tại nhà thờ chính toà, tạ ơn Thiên Chúa đã gìn giữ, chở che giáo phận vượt qua và hoàn thành một chặng đường dài 125 năm với đầy những gian nan, thử thách.
Thánh lễ đồng tế có sự hiện diện của cha phó giám đốc chủng viện, quí cha giáo, cha đại diện giáo phận, quí cha trong giáo phận, quí tu sĩ nam nữ và giáo dân Nam - Bắc về dự. Trong bài giảng, cha giáo Cosma Hoàng Văn Ðạt đã điểm lại những mốc lịch sử khó khăn từ ngày giáo phận khai sinh cho đến nay. Những "cơn siêu bão" trong lịch sử đã nhiều phen như muốn nhấn chìm, vùi sâu hạt giống đức tin, nhưng tất cả khó khăn đã qua đi. Chúng ta tin tưởng và hy vọng: "sau cơn mưa, trời lại sáng". Nhờ hồng ân Thiên Chúa, những hy sinh đóng góp của các vị mục tử, những máu của các vị tử đạo là con dân của giáo phận, những đóng góp hy sinh của anh chị em giáo dân đã trở thành những hạt giống tốt âm thầm làm bật lên những bông hạt trĩu quả. Tuy đến hôm nay, giáo phận Bắc Ninh vẫn còn thiếu thốn rất nhiều về nhân sự phục vụ: linh mục để coi sóc giáo xứ, các chuyên viên về Kinh Thánh, giáo luật, thần học..., nhưng có lẽ đó là một "qui luật thánh"?! Khó khăn, thiếu thốn để thử thách niềm tin, lòng trung tín.
Thánh lễ kết thúc vào khoảng 21h. Ngay sau thánh lễ là chương trình giao lưu văn nghệ với chủ đề: "Hoan Ca Tạ Ơn". Chương trình văn nghệ được rất nhiều các ca sĩ, nghệ sĩ đến từ các cộng đoàn dòng tu, giáo xứ và bệnh viện phong Quả Cảm.
Kết hợp với những làn điệu Dân Ca Quan Họ mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc của người Kinh Bắc, những bản thánh ca, những điệu vũ, những vần thơ... lần lượt đã làm cho hội trường của trung tâm mục vụ giáo phận Bắc Ninh nóng lên bởi những tràng pháo tay ròn rã. Một bầu khí rất ấm cúng, thân thiện, đầy ắp tình gia đình.
Ngày vui đã khép lại. Một ngày sống chan hòa trong tình Chúa, tình người; ngày của họp đoàn con cái trong giáo phận, nói lên tinh thần hiệp nhất, yêu thương. Ngày lễ kỷ niệm của giáo phận cũng là ngày đánh dấu một mốc lịch sử, một lời nhắc nhớ hết mọi thành phần dân Chúa về những trang sử đầy khó khăn nhưng đầy ắp vinh quang và tình thương của Chúa. Những bước tương lai sẽ tiếp nối ra sao, điều đó tùy thuộc vào chính sự hy sinh, nỗ lực của mỗi người chúng ta.
Dom. Thành Công
Ngôi Nhà thờ xây dựng kiên cố, khang trang, xứng đáng là nơi thờ phượng Thiên Chúa, thánh hoá con người, đó là niềm ước mong của nhiều thế hệ giáo dân Giáo xứ Mẹ Vô Nhiễm trải dài suốt gần 50 năm qua. Vì đã có tới 7 lần làm nhà thờ tạm bằng cây gỗ, lần nào cũng bị bom đạn chiến tranh phá huỷ và bị cháy rụi. Lần thứ 8 xây Nhà thờ bền vững.
Ngày 31.5.2008, lễ Đức Mẹ Thăm Viếng, Đức Giám Mục Giáo Phận Phan thiết, Phaolô Nguyễn Thanh Hoan cắt băng khánh thành, dâng lễ Cung Hiến Nhà thờ kính Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Cùng đồng tế có 50 linh mục trong và ngoài giáo phận,đông đảo tu sĩ và khoảng 3.000 khách tham dự. Trời thật đẹp, nắng nhẹ, không khí trong lành.
Trải qua cuộc hành trình gần nửa thế kỷ, lễ khánh thành là ngày hội lớn, là cột mốc lịch sử mới của giáo xứ. Ngôi Nhà thờ bề thế, khang trang, xinh đẹp cùng với nhiều công trình xây dựng khác để cộng đoàn Dân Chúa nơi đây vui mừng hát lên tâm tình:Hôm nay là ngày Thiên Chúa dựng nên, chúng con vui mừng sung sướng triền miên.
Để có được như hôm nay, giáo xứ phải vượt qua bao thăng trầm, bao khó khăn thử thách. Ơn Chúa luôn dồi dào. Tình thương của Đức Mẹ luôn dạt dào. Tin vào sự quan phòng của Chúa thì mọi sự đều làm được nhờ Ơn Chúa. Cậy trông nơi Đức Mẹ thì tất cả đều là hồng ân.
Nhìn lại hành trình giáo xứ đã đi để thấy Ơn Chúa, ơn Mẹ luôn bao bọc đỡ nâng.
Từ năm 1960, bà con di cư từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung đến lập nghiệp tại miền đất Chính Tâm 3. Đức Giám Mục Nha Trang thời bấy giờ là Đức Cha Piquet đã thiết lập miền đất mới này thành Giáo họ Chính Tâm 3, nhận Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội làm Quan Thầy. Từ đó, nơi đây đã có Giáo họ, có Linh mục đặc trách là Cha Đaminh Nguyễn Đức Nghi (Chánh xứ Chính Tâm I), có Nhà thờ bằng gỗ lợp tole.
Năm 1965, chiến tranh bùng nổ, nhà thờ bị tiêu huỷ vì bom đạn, dân chúng sơ tán đi khắp mọi nơi.
Cuối năm 1972, chiến sự tạm ổn, bà con trở về lại. Mọi người cùng nhau làm Nhà thờ bằng gỗ lợp tole toạ lạc tại đỉnh đồi. Cha FX Hoàng Kim Điền, Quản xứ Chính Tâm I, phụ trách Giáo họ.
Chiến tranh lại bùng nổ từ năm 1973-1975, cho nên tất cả cơ sở đã bị bình địa, dân chúng lại tản mác khắp mọi nơi.
Sau năm1975, bà con từ nhiều nơi quy tụ về nơi đây lập nghiệp xây dựng cuộc sống.
Cuối năm 1975, cha Giuse Nguyễn Văn Chữ vừa mới thụ phong linh mục về phụ trách Giáo họ. Ngài cùng bà con làm Nhà thờ tạm bằng cây gỗ lợp tole toạ lạc tại nghĩa trang Giáo xứ bây giờ. Sau 2 tháng Ngài bị trục xuất, Nhà thờ bị bắt buộc tháo dỡ.
Từ đó, nơi đây không còn cơ sở thờ tự, không có Linh mục… nên bà con phải đi dự lễ tận Nhà thờ Võ Đắt, Nhà thờ Xuân Thành (Đồng Nai) cách xa 20-30km. Ai cũng nhớ một thời truân chuyên sống và giữ đạo Chúa.
Từ năm 1992, khi xã Trà Tân có Nhà thờ Chính Tâm, bà con giáo dân đã dự lễ và sinh hoạt chung tại đó. Đức cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi đã thành lập Giáo họ Mẹ Vô Nhiễm trực thuộc giáo xứ Chính Tâm.
Lâu lâu có lễ giỗ thì cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng đến dâng lễ trong các gia đình. Nhờ công lao của Ông Phêrô Hồ Văn Chiêu, giáo họ có được khu đất để làm nhà thờ. Bà con giáo dân chặt cây, xẻ gỗ, chở đá, đổ đất, cùng nhau góp công sức làm nên Nhà thờ bằng gỗ lợp tole. Thánh lễ Chúa nhật đều đặn mỗi tuần, ban tối bà con quy tụ đọc kinh cầu nguyện. Sau một năm sinh hoạt, Nhà thờ bị buộc phải tháo dỡ. Một thời vất vả gian nan mà hào hùng, thật đáng nhớ, đáng “khắc cốt ghi tâm”.
Đến năm 1996, sau nhiều thăng trầm gian khổ, Giáo họ mới làm được một ngôi Nhà Thờ Tạm (diện tích 360m2) bằng cột gỗ, vách ván, mái tole tận dụng, nền gạch tàu toạ lạc tại Nhà thờ hiện nay. Nhà Thờ Tạm đã sử dụng trên 10 năm nên đã xuống cấp nghiêm trọng, rất nhiều lần cố gắng dùng cây chống đỡ nhưng vẫn không an toàn. Bao nhiêu là ân sủng của Chúa vẫn trao ban cho đoàn con cái nơi Nhà thờ xiêu vẹo này.
Các cha xứ: Phaolô Lê Quang Luân, Phêrô Nguyễn Đình Sáng, Giuse Nguyễn Văn Lừng lần lượt quản xứ Chính Tâm và chăm lo mục vụ Giáo họ Vô Nhiễm. Cha Phó xứ Chính tâm Giuse Nguyễn Hữu An phụ trách Giáo họ từ năm 2000. Thầy Giuse Nguyễn Văn Hiên (Hiện là Cha xứ Nghị Đức) trực tiếp ở với bà con 3 năm.
Năm 1997, Cha Sáng xây nhà giáo lý rồi lần lượt nhà xứ và nhà trẻ. Mãi đến ngày 18/8/2002, Cộng đoàn Nữ tu MTG Phan thiết chính thức được thành lập.
Nhà thờ cháy.
Một sự việc không may đã xảy ra là ngày thứ sáu, sau Lễ Thánh Matta (29.7.2005), mọi người ra về, khoảng 6g30, Nhà Thờ đã bị cháy do sự cố chập đường dây điện, không có ai ở trong khuôn viên, chỉ có mấy Dì ở phía sau xa xa. Tất cả đều bị cháy rụi, kể cả Nhà Tạm, Chén Thánh, Tượng Chúa, Đức Mẹ, Thánh Giuse, Sách Lễ, Sách Bài Đọc.
Những kỷ niệm để nhớ để thương đối với giáo xứ trong những ngày vất vả lao nhọc này. Suốt chiều 29.7.2005, trời mưa gió tầm tã nhưng ai ai cũng nhiệt thành làm việc, cho đến 10 giờ đêm, bà con làm được Nhà thờ bằng lều tạm cho cộng đoàn dâng lễ cầu nguyện. Nhưng cơn mưa lớn chiều thứ bảy hôm đó đã cuốn bay tất cả. Mọi người lại phải vất vả giãi dầm mưa gió đến khuya mới có nơi để tạm dâng lễ sáng Chúa nhật. Sau Thánh lễ sáng, thanh niên nam nữ, các ông bà, thiếu nhi cùng làm việc, đến trưa Nhà thờ lều tạm hoàn thành. Nhà thờ bằng cây bạch đàn, tre nứa, che bạt bên trên, xung quanh trống rỗng lộng gió. Nhà thờ lều bạt tạm này phải thay bạt nhiều lần trong thời gian hơn 10 tháng sử dụng. Cộng đoàn dâng lễ khi trời mưa gió phải chịu ướt vì mưa tạt bốn bên, nước dột bên trên. Mỗi ngày dâng lễ, dự lễ, kinh hạt, ai cũng xót xa, khao khát có ngôi nhà thờ mới.
Nhà thờ tạm khung sắt
Giáo xứ Hiệp nghĩa đã tặng khung sắt của nhà thờ cũ. Nhờ sự giúp đỡ của nhiều giáo xứ trong giáo phận, các ân nhân, cùng với công sức của mình, bà con trong xứ đã làm được ngôi nhà thờ tạm chắc chắn, rộng rãi.
Như vậy, kể từ ngày thành lập Giáo họ đến nay là 46 năm, bà con giáo dân đã làm 7 nhà thờ rồi. Cái nào cũng bằng cây gỗ tre lá, dời từ nơi này sang nơi khác. Bom đạn phá hủy, cây gỗ mục nát. Nhà thờ tạm này là đẹp và chắc chắn nhất trong 7 lần làm nhà thờ.
Lễ đặt viên đá đầu tiên.
Sau lắm gian nan, ngày 4.10.2007, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan,Giám Mục Giáo Phận đến dâng thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng thánh đường mới.
Xây nhà thờ mới.
Ngày 10.12.2007, Đức Giám Mục Giáo Phận, Cha Hạt trưởng hạt Đức Tánh FX Phạm Quyền, đã đến dâng thánh lễ ban Phép Thêm Sức, công bố quyết định nâng Giáo Họ lên Giáo Xứ và bổ nhiệm Cha Giuse Nguyễn Hữu An làm Chánh Xứ Tiên Khởi Giáo Xứ Mẹ Vô Nhiễm. Đức Cha, Cha Hạt Trưởng và Cha Xứ đã khai móng cho công trình xây dựng Nhà Chúa. Một ngày đầy kỷ niệm, ngày hân hoan và vui mừng.
Ngày 11.12, giáo xứ với hơn trăm người đã ra quân khai móng Nhà thờ mới trong khí thế tiếng trống và lời kêu gọi của các vị bô lão.
Sau 16 tháng thi công, Công ty tư vấn thiết kế xây dựng Hoan Thiện cùng với công sức của bà con giáo dân, sự giúp đỡ của các cơ quan bác ái Công giáo, lòng quãng đại của quỳ ân nhân xa gần, Giáo xứ đã hoàn thành ngôi nhà thờ khang trang bền vững, xứng đáng làm nơi thờ phượng Chúa, nơi cộng đoàn dâng lễ kinh nguyện mỗi ngày.
Nhà thờ Mẹ Vô Nhiễm được thiết kế và xây dựng dựa theo mẫu tự Anpha, Ômêga.
Sách Sáng Thế định nghĩa : Thiên Chúa là Alpha và Omêga,là khởi nguyên và cùng tận. Điều ấy có thể diễn tả cách khác : Thiên Chúa là thời gian.
Thánh Gioan xác định : Thiên Chúa là tình yêu.
Thiên Chúa là thời gian và là tình yêu. Như thế tình yêu và thời gian song hành là một. Sống trong Thiên Chúa là sống để yêu và sống trong thời gian là yêu để sống. Kẻ sống trong Thiên Chúa là người biết quý chuộng thời gian. Con người không làm chủ được thời gian. Quá khứ đã qua rồi. Tương lai chưa tới. Chỉ còn hiện tại. Hiện tại là thời gian quý nhất mà con người có trong tay. Lễ khánh thành là ngày hạnh phúc nhất, thời điểm đáng ghi nhớ nhất của mọi người trong giáo xứ. Cộng đoàn Dân Chúa chúc tụng Chúa và tri ân Người luôn mãi.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
LONG XUYÊN - Sáng ngày 30-05-2008, dưới bầu trời trong xanh và chan hoà ánh nắng, Giáo xứ Ngọc Thạch tưng bừng đón tiếp Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ và rất đông đảo Quý khách từ nhiều nơi qui tụ về để tham dự lễ phong chức linh mục cho 19 Thày Phó tế. Đây là đợt phong chức đông đảo nhất, chưa từng có trong giáo phận Long Xuyên.
Đúng 06g00 sáng, đoàn rước gồm ba người mang Thánh giá nến cao, các Thày giúp
lễ, 19 Thày phó tế, Quý Cha đồng tế vận lễ phục vàng, Quý Cha đứng bên Đức Cha
và cuối cùng Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu, từ trên lầu nhà thờ tiến xuống đường
ramp trong tiếng kèn giòn giã hoà với tiếng rào rào vui tai của các thác nước,
bể phun tia nước. Như một con rồng vàng uốn khúc, chuyển mình, đoàn đồng tế từ
từ đi vòng xuống bìa Đài Chúa Ba Ngôi, lượn sang tay phải và uy nghi tiến lên lễ
đài trước sự chứng kiến của hàng vạn con mắt.
Khi đoàn đồng tế tiến lên lễ đài, Thày hướng dẫn hát cộng đồng phất nhịp bài “Từ
ngàn xưa Cha đã yêu con …”. Cả một rừng người như sóng bể trào dâng cùng cất cao
lời ca dồn dập, khiến cho tâm hồn mọi người càng thêm phấn chấn.
Nổi bật giữa rừng người là lễ đài. Với chiều ngang 24m, chiều sâu 11m, chiều cao
1,75m, trên có một chiếc triều thiên lớn, rực rỡ dưới ánh bình minh, lễ đài như
muốn phô diễn vẻ hoành tráng, lộng lẫy nhờ tầm vóc lớn, cách bài trí và cách
phối mầu. Chung quanh lễ đài có rất nhiều cột lục bình bằng inox, được nối liền
với nhau bằng các dải lụa hồng, có điểm chùm bôâng. Các dải lụa hồng vắt lên,
buông xuống như những nhịp cầu mền mại để vừa làm hàng rào bảo vệ vừa trang trí
cho lễ đài. Phía giữa lễ đài, sau bàn thờ, có một bức hình Chúa chăn chiên lành
lớn, được đính trên tấm phông vải thung mầu xanh lá cây. Tấm phông này được viền
bởi những nút hoa vàng lượn theo đường cong cách điệu, càng tôn thêm vẻ đẹp và
uy nghi cho hình Chúa chăn chiên lành.
Nhìn toàn cảnh lễ phong chức, người ta
thấy cả một biển người tập trung trong khoảng không gian rộng gần 8000m2 trước
nhà thờ Ngọc Thạch,. Trong đó, số linh mục tham dự lễ là 293 vị, số Quý Tu sĩ
nam nữ khoảng 250 vị, còn số giáo dân và cả các anh em tôn giáo bạn tham dự là
trên dưới 12.000 người.
Thánh lễ phong chức bắt đầu…
Giữa biển người thinh lặng sâu lắng, tiếng Đức Cha giảng dõng dạc và sang sảng
vang lên như đang len lỏi vào từng con tim mỗi người. Trong bài giảng cảm động
đó, Đức Cha cho biết: Lễ phong chức linh mục là một hồng ân.
Đối với Giám mục, thì đây là một cơ hội để Giám mục thực thi nhiệm vụ sản sinh
thêm những nhân sự mới cho Giáo hội.
Đối với các Thày phó tế, thì đây là dịp vui mừng vì các Thày đã được Đức Giám mục thay mặt Chúa chọn làm người cộng tác với Đức giám mục.
Đối với linh mục đoàn, thì đây là dịp hân hoan vì có thêm những người anh em,
người cộng tác, chia sẻ trách nhiệm mục tử.
Đối với ông bà cố, thân nhân họ hàng, thì đây là dịp rất vui mừng vì được tận
mắt chứng kiến thành quả của bao ước mơ, nguyện cầu cho con, cháu được làm linh
mục..
Đối với các giáo xứ có các Tân chức hôm nay, thì đây là một niềm vui và một vinh
dự vì giáo xứ đã có người được tuyển chọn vào hàng giáo sĩ, được thêm thợ gặt
cho nước trời…
Phút giây cảm động nhất là lúc các Thày phó tế nằm phủ phục trước bàn thờ, một
cử chỉ khiêm nhường tự hạ, một cử chỉ nói lên tâm tình sẵn sàng chấp nhận hy
sinh, quên mình vì Chúa và đàn chiên sau này, trong khi ca đoàn Tử Đạo hát kinh
cầu các Thánh với âm điệu vừa dìu dặt vừa thiết tha nguyện cầu.
Trước khi xướng lời nguyện phong chức, Đức Cha và Quý Cha lần lượt đặt tay trên
đầu các Tiến chức để xin ơn Chúa Thánh Linh xuống trên các Thày.
Sau lời nguyện phong chức, các Tân Linh mục được các bà cố tiến lên trao tặng
chiếc áo lễ đầu đời linh mục và được Cha bảo trợ tiến ra giúp mặc cho Tân linh
mục nghĩa tử.
Tiếp theo, một vị đại diện cộng đoàn dân Chúa tiến lên, dâng Đức Cha chén lễ
mới. Đức Cha trao chén lễ đó cho từng Tân linh mục, kèm theo cái hôn bình an
thắm thiết.
Đến phần rước lễ, các Tân linh mục sau khi đã rước lễ, xuống trao Mình Thánh
Chúa cho các thân nhân trước và giáo dân khác sau. Mỗi Tân linh mục khi đi trao
Mình Thánh được một vị cầm dù Thánh thể hướng dẫn và che nắng cùng được một em
Thiên thần cầm đèn hầu đi trước Thánh Thể.
Một cảnh tượng ngoạn mục, tạo thêm sắc mầu cho buổi lễ vốn trang trọng càng thêm
rực rỡ.
Đặc biệt, sau lời cảm ơn của đại diện các Tân chức, Cha Tổng Đại Diện thay mặt
Đức Giám mục, công bố chứng chỉ phong chức Linh mục và văn thư bôä nhiệm các Tân
chức. Sau đó, Đức Cha trao hai giấy trên cho từng Tân linh mục. Như một mùa Hiện
xuống mới, các Tân linh mục được sai đi làm chứng nhân cho Tin Mừng ở những nơi
có nhu cầu trong giáo phận Long Xuyên hôm nay.
Vào lúc 08giơ ø25 cùng ngày, Thánh lễ Phong chức kết thúc, đã lưu lại trong lòng
mọi người nhiều ấn tượng tốt đẹp và sâu sắc về buổi lễ, về con người, về khung
cảnh tổ chức lễ, hoà quyện với tâm tình đạo đức và hân hoan.
Đoàn người dự lễ, như một áng mây ngũ sắc, im lìm, nay dần tan, tỏa bay về muôn
phương trời thực tại với bao ước mơ, mang theo niềm vui mừng và hy vọng về một
mùa lúa bội thu cho nước trời…
Giuse Ngọc Thạch
Đà Nẵng - Việt Nam - Thứ bảy, ngày 31 tháng 5 năm 2008, tại Giáo xứ Trà Kiệu - Trung tâm Thánh Mẫu của giáo Phận Đà Nẵng, đã long trọng diễn ra Thánh lễ Phong Chức Linh Mục cho 4 tiến chức: Phaolô Trần Ngọc Hoàng, Giuse Trần Ngọc Nam, Gioan. B Trần Ngọc Tuyến và An tôn Nguyễn Thanh Vũ.
Giáo Phận Đà Nẵng với trên 2 triệu dân, do đó con số 4 Linh mục thụ phong lần
này không phải là nhiều nhưng cũng đã góp phần to lớn vào việc đáp ứng nhu cầu
của Giáo Phận. Đây cũng là lần đầu tiên Giáo xứ Trà kiệu vinh dự được Đức Cha
chọn làm nơi cử hành Thánh lễ Truyền chức.
Giữa cái nắng chói chang của những ngày hè, hàng nghìn giáo dân từ các giáo xứ,
giáo hạt trong Giáo Phận Đà Nẵng và các Giáo Phận bạn như Huế, Quy Nhơn, TP. Hồ
Chí Minh… đã vượt đường xa để tụ họp về Trà Kiệu - đất Mẹ linh thiêng, cùng nhau
hiệp thông Thánh Lễ, chung chia niềm vui có thêm những tân Linh mục của Giáo
Phận.
Hàng nghìn người đã tụ họp bên Mẹ Trà Kiệu
Đúng 9h 30 phút, Thánh lễ được bắt đầu dưới sự Chủ tế của Đức Cha Giuse Châu
Ngọc Tri – Giám Mục Giáo Phận Đà Nẵng. Đồng tế với Đức Cha có Cha F. X Đặng Đình
Canh - Tổng Đại Diện Giáo Phận Đà Nẵng (đồng tế 1); Cha G. B Nguyễn Văn Đán –
Giám Đốc Đại Chủng Viện Huế (đồng tế 2), cùng gần 80 Linh mục trong và ngoài
Giáo Phận Đà Nẵng.
Ngay từ đầu Thánh Lễ, Đức Cha đã thay mặt Giáo Phận nói lên tâm tình của mình:
“Từ nhiều năm qua, Chúa Nhật Lễ Chúa Chiên Lành đã trở thành ngày cầu nguyện cho
ơn Thiên Triệu của toàn Thế Giới. Và cũng vào ngày này, hàng trăm người trẻ đã
đến Trà Kiệu để tìm hiểu về ơn Thiên Triệu. Nhờ đó mà hôm nay, Thiên Chúa đã ban
cho Giáo Phận Đà Nẵng có thêm 4 tân linh mục. Đây là Hồng Ân lớn lao mà Thiên
Chúa ban cho Giáo Hội và Giáo Phận Đà Nẵng cách riêng. Đặc biệt trong ngày cuối
tháng hoa và cũng là ngày Hành hương Trà Kiệu, 4 tân chức chính là bông hoa tươi
thắm mà Giáo Phận Đà Nẵng dâng lên Đức Mẹ và cũng là món quà mà Thiên Chúa ban
cho Giáo Phận thông qua Mẹ Trà Kiệu”.
Thánh Lễ diễn ra sốt sắng, và với nghi thức Truyền chức linh mục, Đức Cha mời gọi các tiến chức: “Giờ đây, các con đã lãnh nhận lời Chúa, các con hãy đem ra phân phát cho mọi người để lời nói và gương lành của các con xây đắp ngôi nhà của Thiên Chúa là Hội Thánh”. Ngài cũng nhắn gửi thêm: “Chúng con hãy luôn ngắm nhìn gương sáng của Mục Tử tốt lành: Người không đến để được phục vụ nhưng để phục vụ. Người đến để tìm kiếm và cứu rỗi kẻ hư mất”.
Sau Kinh cầu các Thánh là lời nguyện Phong chức linh mục - Giờ phút các tiến
chức được trao ban Thánh Thần để nên giống Chúa Giêsu linh mục thượng phẩm, nên
người rao giảng Tin Mừng, dẫn dắt các tín Hữu và cử hành phụng Vụ Thánh như các
tư tế đích thực của Tân ước.
Nghi thức trao ban bình an của Đức Giám Mục và các Cha đồng tế - diễn tả ý nghĩa
từ nay các Ngài cùng chung một thừa tác vụ trong hàng Linh mục - đã kết thúc
nghi thức Phong chức Linh mục.
Trong giờ phút linh thiêng, khi được hỏi về tâm trạng của mình, ông Vinh Sơn Bùi
Đệ - Thân phụ của tân linh mục Giuse Bùi Ngọc Nam – đã bồi hồi tâm sự: “Tôi rất
vui khi có được những người con sống đời tận hiến. Đây là niềm vui không chỉ của
riêng gia đình tôi mà còn là của những người Kitô Giáo. Thật là một Hồng Ân của
Thiên Chúa”.
Cuối Thánh Lễ, tân Linh mục An tôn Nguyễn Thanh Vũ đã thay lời các tân chức nói
lên lời tri ân cảm tạ tới Đức Cha, Qúy Cha Đại Diện, Cha Giám Đốc đã tận tâm dìu
dắt các tiến chức trong những tháng ngày tu học tại Giáo Phận và Chủng Viện.
Đồng thời, cha cũng gửi lời cảm ơn tới các qúy cha, quý sơ, ca đoàn giáo Xứ An
Ngãi và cộng đoàn hiện diện đã hiệp lời cầu nguyện và thêm lời kinh tiếng hát
cho buổi lễ thêm phần trang nghiêm, sốt sắng. Đặc biệt, cha bày tỏ lời cảm ơn
tới cha mẹ, thân nhân bằng hữu của các tân chức: “Kính thưa Cha Mẹ, hạnh phúc
của chúng con hôm nay được đổi lấy từ công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Cha
mẹ muốn dâng con cho Chúa. Chúng con nguyện trở lên hiến lễ đẹp lòng Thiên Chúa
để bù đắp phần nào công lao của cha mẹ… ”.
Cũng trong Thánh lễ, Đức Cha Giuse cũng thay mặt Giáo Phận cảm ơn tới quý cha,
quý thầy, quý sơ cùng cộng đoàn tham dự. Đồng thời, Cha cũng bày tỏ niềm vui khi
Giáo Phận có thêm 4 Linh mục, nâng lên con số 85 Linh mục.
Sau Thánh lễ, Quý Đức Cha và các cha đồng tế đã cùng 4 tân Linh mục chụp hình
lưu niệm, cùng nhau dùng bữa cơm đạm bạc của xứ Quảng trong tâm tình tri ân, cảm
tạ Thiên Chúa về những hồng phúc Người đã thương ban cho Giáo phận Đà Nẵng có
được ngày hôm nay.
Khi được hỏi về quết tâm của các tân chức, tân Linh mục An tôn Nguyễn Thanh Vũ
cho biết thêm: “Anh em tân chức chúng tôi đã chọn câu Kinh thánh: “Này tôi là
tôi tớ Chúa” để nguyện vâng theo thánh ý Chúa và cố gắng hết sức để làm tròn bổn
phận linh mục của mình.
Thánh Lễ phong chức Linh mục đã kết thúc nhưng còn vang vọng trong lòng mỗi tân
chức và cộng đoàn tham dự lời cuối Bài cảm ơn của tân chức An tôn Nguyễn Thanh
Vũ: “Niềm vui hôm nay không làm chúng con quên đường Linh mục đi là đường thập
giá Đức Kitô. Chúng con vừa hạnh phúc, vừa lo âu khi bước vào con đường cao qúy
này nhưng chúng con vững tin ơn Chúa luôn đủ cho chúng con và những bước chân
của chúng con luôn có sự quan tâm dìu dắt của Qúy Đức Cha, quý cha và quý vị”.
Nguyễn Đông
Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu là trái tim chứa đầy lòng từ bi bao dung của Cha trên trời,
xin uốn lòng chúng con nên giống như Trái Tim Chúa.
Tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, ngày 4, năm 2008
Kính gởi Đức Cha chủ tịch UBGM đặc trách Mục vụ Giới Trẻ,
Đức Cha chủ tịch UBGM đặc trách Giáo lý Đức tin,
Đức Cha Giuse, Giám mục Lạng Sơn
Thưa quý Đức Cha,
1. Đức Hồng Y G.Pell mới biên thư tha thiết mời cá nhân tôi đến Sydney dự WYD 2008. Thấy không từ chối được, tôi phải cắt bớt chuyến đi công tác mục vụ di dân của tôi và những ngày nghỉ để đáp lời mời của Ngài. Sau khi suy nghĩ mình phải làm gì đem lại lợi ích thiêng liêng cho các bạn trẻ VN từ nhiều châu lục quy tụ về một chỗ để cùng gặp gỡ Chúa và gặp gỡ nhau, để làm chứng cho niềm tin của mình, tôi muốn chia sẻ vài ý nghĩ với quý Đức Cha sẽ có mặt trong WYD. Mục đích là cùng nhau giúp cho các bạn trẻ, - là sức sống của Giáo Hội, của đất nước -, khai thông con đường hiệp thông với Chúa là Cha trên trời, hiệp thông với nhau là con một Cha, là anh em một nhà. Một sự hiệp thông phong phú hoá, tăng lực cho sức sống trẻ của các bạn.
2. WYD ba lần trước ở Pháp, Đức, Canada, đều có một sự kiện mà một số bạn trẻ ở một số nơi coi như một sự cố làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ VN. Sự cố đó là lá cờ vàng ba sọc đỏ đã được dương lên trong lúc các bạn trẻ VN từ nhiều châu lục quy tụ lại để cử hành phụng vụ hoặc sinh hoạt chung.
3. Một lá cờ biểu tượng cho điều gì? Có lúc lá cờ được coi là biểu tượng cho một đất nước, lúc khác được coi là biểu trưng một chủ nghĩa, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa quốc gia... Có lúc chỉ biểu trưng một thói đời mang tính đối kháng. Giám mục của tôi, cách đây hơn 30 năm, lúc còn sinh thời, đã để lại cho các tín hữu và cho bản thân tôi bài học lịch sử nầy : người mẹ VN, lúc mặc áo vàng (cờ vàng), lúc mặc áo đỏ (cờ đỏ), lúc mặc áo lành, lúc áo rách, vẫn là người mẹ đã dày công sinh thành dưỡng dục con dân VN, vẫn là người mẹ đã để lại cho dân tộc VN một di sản vô giá. Di sản đó là truyền thống văn hoá của dân tộc VN, một nền văn hoá khá phong phú với những giá trị tinh thần và đạo đức. (như Tứ hải giai huynh đệ; Chuyện hôn nhân là chuyện trăm năm, là mối tình chung thuỷ; Lá lành đùm lá rách...)
4. Mặt khác, lịch sử thế giới xác minh hai sự thật nầy: (1) đời sống cũng như tinh thần hiệp thông trong Giáo Hội Công Giáo chưa bao giờ được xây trên nền tảng một chủ nghĩa trần thế, hay một thói đời mang tính đối kháng; (2) một chủ nghĩa trần thế , dù là tư bản, hay cộng sản, hay quốc gia, bao giờ cũng tạo nên sự phân rẽ mang tính đối kháng và loại trừ nhau trong lòng một dân tộc, trong hàng ngũ con cái chung một mẹ.
5. Bản chất của Giáo Hội Công Giáo là hiệp thông với Chúa, với nhau, với mọi người anh em đồng bào và đồng loại. Và đời sống hiệp thông của Giáo Hội chỉ có thể được xây đắp trên nền tảng một niềm tin, tin rằng Thiên Chúa là Cha trên trời giàu lòng từ bi bao dung, tin rằng mọi người là con một Cha, là anh em một nhà, tin rằng tình huynh đệ giữa đồng bào còn có thể phát huy trên cơ sở một sắc tộc và một nền văn hoá dân tộc.
6. Tôi thành tâm khẩn cầu cho quý Đức Cha, cho mọi người trong ban tổ chức WDY, cho các bạn trẻ VN quy tụ trong WDY nầy, cho người người lãnh nhận tràn đầy Thánh Thần là nguồn lực tình yêu, là sức mạnh đổi mới Giáo Hội cũng như xã hội. là ánh sáng soi lòng mở trí cho mọi người biết dùng cơ hội quy tụ nầy như con đường bồi đắp cho tình hiệp thông hiếu thảo với Chúa, cho tình hiệp thông huynh đệ với nhau, cho tinh thần hiệp thông liên đới huynh đệ tương thân tương trợ trong Giáo Hội Công Giáo tại VN cũng như trên thế giới toàn cầu hoá hôm nay. Ước mong mọi người cũng nhận được sự bình an của Chúa Kitô, và niềm vui của cuộc gặp gỡ giữa anh em một nhà.
Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Hồng Y Tổng Giám mục
“Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới,
sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi.
Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi,
và sẽ ban tặng các ngươi một quả tim bằng thịt.”
(Ed 36, 26)
Tháng sáu, tháng của những cơn nắng chói chang, của những trận mưa ngập đường xá, nhưng cũng là tháng của bầu trời mở rộng cho những cuộc du hành. Tháng sáu, tháng gặp gỡ bạn bè, tháng hẹn hò tình nhân, tháng của những trái tim, “tháng sáu trời mưa, trời mưa không dứt. Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa…”
Đối với chúng ta, anh chị em trong Cộng Đoàn Cầu Nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ xứ Chí Hoà, tháng sáu là tháng để nói chuyện với nhau về một trái tim: TRÁI TIM GIÊSU.
Trong cuộc đời, bạn đã gặp biết bao trái tim rồi, tháng sáu này, chúng ta sẽ được nghe nói đến một trái tim nữa : Trái Tim Giêsu.
Thực sự bạn và tôi, cũng như mọi tín hữu khác, chúng ta đã nghe nói đến trái tim ấy nhiều lắm rồi. Thế mà Trái Tim Giêsu ấy dường như vẫn xa lạ cách nào ấy đối với chúng ta hôm nay. Tại sao vậy nhỉ?
Bạn có nghĩ rằng ở trên đời này, những sự gì, những con người nào không liên quan đến chúng ta, thì mình ít để tâm để ý đến không?
Có phải những cái ta phải để tâm đến hôm nay, không gì khác hơn là cơm ăn, áo mặc, xe cộ, nhà ở, sức khỏe, công ăn việc làm; là xây cất sửa sang nhà thờ cung thánh, tháp chuông, nhà xứ, phòng giáo lý không?
Trong tất cả những cái âu lo cấp thiết và hợp lý ấy, Trái Tim Giêsu vẫn như một người khách lạ đứng bên ngoài cuộc đời tôi. Có người nói (với tôi): “Chúng tôi bù đầu kiếm gạo tối ngày, bán lưng cho trời, bán mặt cho đất, không rảnh rang gì để bàn đến chuyện trái tim!” Người khác chán nản thốt lên rằng : “Có Ngài thì tôi cũng phải lo từng ấy việc, mà không có Ngài thì cũng từng ấy việc tôi phải lo, có khác gì đâu?”
Có lẽ người ta cho rằng: Trái Tim Đức Giêsu cao trọng, phải được tôn thờ trên tòa cao trong gia đình hoặc nơi thánh đường, như vậy mới xứng đáng! Nhưng trớ trêu thay, cái người ta nghĩ thì người ta lại không làm. Khi có thì giờ đến nhà thờ, người ta lại hay đến trước tòa Đức Mẹ hoặc các thánh thì thầm khấn vái, còn trước Thánh Tâm và Thánh Thể thì vắng lặng. Có phải vì Đức Maria và một số vị thánh có liên quan đến công ăn việc làm của người ta hơn Đức Giêsu không? Nếu (đây chỉ là giả thuyết), nếu cha sở nào đó, trong một ngày nào đó, âm thầm cất hết Mình Thánh Chúa ở nhà chầu vào trong phòng thánh, rồi cửa nhà tạm mở toang ra, trống không, thì có lẽ kinh sách vẫn râm ran, nghi lễ vẫn linh đình, chẳng mấy ai để ý đến có sự mất mát trống vắng lớn lao trong ngôi nhà thờ đó.
Điều này cũng dễ hiểu, vì có những người tín hữu suốt đời họ không cần đến Chúa Giêsu Thánh Thể. Nếu một năm họ có rước lễ một lần, chẳng qua là vì luật buộc thôi, chứ không phải do lòng thiết tha của họ. Nhưng đối với Hội Thánh, thật đau đớn biết chừng nào!
Tin Mừng theo thánh Gioan nói : “Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.” Kinh Thánh nói tiếp :“Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.” (Ga 1, 10-12) Hôm nay người ta có muốn làm con Thiên Chúa nữa không?
Đức Giêsu nói với Tôma : “Chính Thầy là con đường, là sự thật, và là sự sống” (Ga 14, 6). Chúng ta là những người đau khổ, ở trong bế tắc, vì chúng ta đang đi tìm một đường lối giải quyết mọi việc cho hồn xác bằng khả năng sức lực riêng của mình, cho nên chúng ta thường đụng đầu vào ngõ cụt.
Chỉ có một cách duy nhất cho chúng ta và cho mọi người trên thế giới hôm nay là: đặt tất cả vận mệnh của từng người vào trong bàn tay của một Con Người. Con Người ấy đã chết, đã phục sinh, và hiện nay vẫn đang sống giữa chúng ta. Chỉ có một Con Người ấy mới thực sự là Con Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống cho thế giới. Con Người ấy là Giêsu, Đấng Thiên Chúa có trái tim thể lý như mọi người, nhưng khác trái tim mọi người về bản chất, là vì trái tim ấy là trái tim của tình yêu.
Trái Tim ấy đang là Con Đường cho chúng ta phải đặt cuộc sống mình suốt đời trên con đường ấy. Là Sự Thật, vì chỉ nơi trái tim ấy mới tỏ hiện được sự thật nhãn tiền này là: hôm nay Thiên Chúa đang có mặt giữa loài người, và nhất quyết cứu loài người. Và tất cả sự thật đều phải phát xuất từ Con Người này. Là Sự Sống, vì những ai ở ngoài Đức Giêsu là những kẻ ở trong sự chết.
Chính Con Người Giêsu ấy hôm nay có mặt, đang cầm vận mệnh của lịch sử nhân loại cũng như của từng người, và có quyền năng làm cho cuộc đời của từng người thoát ra khỏi mọi bế tắc.
Chúng ta khổ vì chúng ta không gặp được Con Người Giêsu ấy, hoặc có gặp rồi thì cũng chỉ gặp được một Giêsu giả, một người nào đó giống như Ngài mà không phải Ngài, vì người ta không giới thiệu Ngài cho chúng ta như “Chính là Ngài”. Chính vì thế mà đi đạo Chúa Kitô tôi thấy mình vẫn khổ như hoặc khổ hơn những kẻ không đi đạo. Vì, nếu nói theo xác thịt, thì những người kia không bị một lề luật nào ràng buộc cuộc sống họ, không bị ám ảnh bởi hình phạt của hỏa ngục như tôi. Họ không phải vất vả để cố chiếm cho được nước Thiên Đàng (như tôi), một nước ở cõi xa xăm mơ hồ nào đó mà không bao giờ tôi có thể tưởng tượng ra nó như thế nào.
Từ bế tắc này đến bế tắc kia, tôi không muốn đến nhà thờ nữa. Sự thể bi đát như vậy vì tôi đã đi theo một tôn giáo, mà không đi theo một Con Người (Ga 3, 16; 4, 42; 14,1). Tôi đã đi theo một tôn giáo “có qua có lại”, xin ơn rồi tạ ơn. Nhưng nếu rủi tôi sinh ra kiếp nhà nghèo, không phải là “đại gia” hay “doanh nghiệp”, hai bàn tay đen suốt ngày lam lũ, không đủ làm đầy cái miệng, thì lấy gì mà “lễ lạt”, mà “có đi có lại”, mà có bia đá tri ân? Lúc ấy cái cơ khổ của tôi không thần thánh nào đoái hoài tới hay sao?
Cái khổ của tôi là do chính tôi tự đặt ra cho mình một thứ tôn giáo, rồi “suy bụng ta ra bụng… các Đấng”! Như vậy, tôi đã tự chất trên đôi vai tôi những gánh nặng mới, làm khổ thêm cho tôi, và còn làm đau lòng Đức Mẹ và các thánh nữa. Đau lòng hơn cả là Con Người Giêsu, Đấng có một Trái Tim chỉ biết yêu. Bởi khi nào Người không yêu tôi, thì Người không còn là Giêsu Kitô nữa. Nói một cách khác, khi nào Trái Tim Đức Giêsu không thổn thức trên những khổ đau đời tôi, thì Ngài không còn là Ngài nữa, vì Ngài là thiên Chúa tình yêu mà! (1Ga 1, 7; Rm 8, 35)
Kinh Thánh quả quyết : “Chính người đã mang lấy các bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta” (Is 53,4). Ngài đến trong thế gian chỉ có một mục đích đó thôi: yêu thương, mang vác tất cả tội lỗi của tôi, chữa lành, cho ăn no nê, khoác tôi lên vai vàø đưa tôi về. Tất cả mọi biến cố lớn nhỏ trong đời tôi, như như một sợi tóc trên đầu rớt xuống, cũng đều rơi vào trong tình yêu Giêsu. “Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi.” (Gr 1, 4). Nên chú ý chữ “biết” trong Kinh Thánh. Thiên Chúa biết ta thiếu thốn mọi sự, và Ngài đã sắm sẵn tất cả để đặt ta trong tình yêu của Ngài.
Chỉ một giây thôi, cuộc đời tôi không có sự “biết” của Giêsu, lúc ấy tôi chẳng còn là tôi nữa, tôi trở thành một tạo vật tối tăm, vô cùng khốn đốn, vì “đã bị tước mất vinh quang Thiên Chúa” (Rm 3, 23), và đã bị văng ra khỏi quỹ đạo tình yêu rồi.
Thưa bạn, vì lòng mến Đức Giêsu Kitô, tôi xin bạn đừng nhìn vào những đạo đức mà bạn đã lao công khổ sức luyện tập, mà chỉ nhìn vào Trái Tim Giêsu với lòng thành tín đón nhận tất cả những gì Ngài muốn trao ban, bạn sẽ thấy.
Bạn và tôi đau khổ, chán chường, nghi ngờ mọi sự, chẳng còn biết tin vào ai trên đời này. Những cái đóù là có thật, nhưng đó không phải là sự thật mà bạn và tôi phải chịu như thế, vì đã có một người gánh chịu cho chúng ta, xin bạn hãy đọc những lời này: “Mọi lo âu, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em.” (1Pr 5, 7). Xin bạn nhớ cho, Kinh Thánh nói “hãy trút cả”, chứ không nói “trút một phần”.
Có cha mẹ nào nói với con cái mình như thế không? Có người yêu nào dám nói câu đó với nhau không? Chỉ có Giêsu mới có tình yêu ấy, chỉ có mình Ngài mới thương bạn và tôi đến như thế, nên Ngài lo đến bạn và lo cho tôi.
Trái Tim Đức Giêsu liên quan mật thiết đến cuộc đời mọi người và từng người. Nếu tôi thật lòng ký thác đời tôi cho Ngài làm chủ, thì những lo âu, bệnh hoạn, những bế tắc cùng đường, những cô đơn sầu tủi của tôi là của Ngài. Những lo toan cơm ăn áo mặc, sức khỏe, nhà xứ nhà thờ của tôi là của Ngài. Chính Ngài đã nói với tôi : “Đừng sợ, hỡi đoàn chiên nhỏ bé” (Lc 12, 32) “Trong Thầy , anh em được bình an. Trong thế gian , anh em sẽ phải gian nan khốn khó” (Ga 16, 33).
Muốn biết người chồng thế nào thì hỏi người vợ. Muốn biết Đức Giêsu thế nào thì hỏi Hội Thánh, vì Hội thánh là hiền thê Đức Giêsu Kitô.
Bây giờ chúng ta đặt vấn đề với nhau. Nếu có người đến yêu cầu : “xin nói về tấm lòng Đức Giêsu cho chúng tôi nghe”, lúc ấy chúng ta sẽ nói thế nào?
Muốn nói về Trái Tim Giêsu, phải đụng vào con người ấy. Phải ngỡ ngàng : “Quả thật, Con Người ấy hôm nay có thật trong cuộc đời tôi!” Phải nghe được tiếng của Ngài trong chính con tim của tôi. Khi ấy Thánh Thần sẽ thôi thúc tôi nói. SứcThánh Thần mạnh đến nỗi Phêrô và Gioan phải thốt lên : “Chúng tôi không thể không nói.”
Vậy bây giờ tôi phải làm gì (Cv 2, 37)? Chúng ta chẳng có khả năng để làm gì cả. Nếu chúng ta có được khả năng làm cho mình và người khác yêu mến Trái Tim Chúa Giêsu, thì quả thật trái tim ấy nghèo nàn và không hấp dẫn bao nhiêu. Kinh Thánh nói : “Ai yêu thì biết Thiên Chúa” (1Ga 4, 7). Muốn biết Thiên Chúa, muốn biết Trái Tim Chúa Giêsu thì phải yêu. Học giả, tiến sĩ, khoa học kỹ thuật không thể nào biết Trái Tim Giêsu. Yêu thì biết, vì “Thiên Chúa là Tình yêu” (1 Ga 4, 8).
Vậy chúng tôi có khả năng yêu không? Nếu nói là không thì bạn không hài lòng. Vì sống trên đời này, phàm là con người thì phải biết yêu. Ai không yêu đó là một quái vật. Tuy nhiên, đối với Thiên Chúa, tình yêu của loài người đã méo mó lệch lạc vì bị nhuốm tội rồi.
Muốn yêu Thiên Chúa thì phải yêu bằng chính tình yêu của Thiên Chúa. Muốn nhìn thấy Thiên Chúa thì phải nhìn trong ánh sáng của Ngài. Kinh Thánh nói : “Vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5,5)
Đức Giêsu có tài năng, không liên quan gì đến tôi. Đức Giêsu là Thiên Chúa, không liên quan gì đến tôi. Tấm lòng của Ngài thế nào? Ngài có yêu tôi không? Biết được tấm lòng của Ngài, tôi mới trao thân gởi phận cho Ngài.
Muốn biết được Đức Giêsu thì phải nhìn kỹ, chiêm ngắm hằng ngày trong chính đời tôi mới thấy được tấm lòng của Ngài. Làm được như vậy, phải cậy nhờ Thánh Thần bằng cầu nguyện.
Lạy Trái Tim Giêsu, tình yêu điên dại của đời con, Ngài đã ban tất cả mạng sống Ngài cho con, mà chỉ nhận được một trái tim đen đủi vô ơn lạnh nhạt của con. Xin thương xót con.
Ôi Trái Tim Giêsu đáng yêu, đáng mến, con yêu mến Ngài!
Sài gòn, đầu mùa mưa 2008
Lm.Giuse Trần Đình Long, sss
Ngày nay, những trận tranh tài thể thao trên sân vận động hấp dẫn con người
nhiều hơn như Bóng đá, Baseball, Eishockey, Basketball, Tennis, Box, Banh
chuyền, Bơi lội, đấu Kiếm…
Những trận thi đấu bóng đá sôi nổi trên sân cỏ sẽ diễn ra ở hai nước Thụy Sĩ và
nước Áo, Euro 2008, từ 07.- 29.06. 2008 thu hút hấp dẫn hằng nghìn vạn người đến
tận sân cỏ cùng ủng hộ, và cả triệu người theo dõi qua màn ảnh truyền hình trên
mọi làn sóng khắp thế giới.
Có lẽ dựa vào thực tế tâm lý đó, và cả về phương diện quảng cáo thương mại nữa,
nên đã có câu nói: Thể thao bóng đá là đời sống!
Có thật đúng như vậy không?
Tôi nghĩ, lời nói qủa quyết này không là chân lý, và cũng không thể đúng cho hết
mọi người ở mọi thời đại cùng khắp các nơi được. Nhưng câu này cũng nói lên phần
nào ý nghĩa trận tranh tài bóng đá trên sân cỏ cuộc đời.
Vậy đâu là sứ điệp Bóng đá trên sân cỏ?
Trung tâm điểm
Một trận bóng đá luôn bắt đầu từ điểm ở giữa sân banh. Hai hội thi đấu, mỗi bên
11 cầu thủ, đứng vào vị trí của mình ở hai bên đối diện nhau. Lằn ranh ở giữa
sân là mức giao banh khởi đầu trận đấu.
Từ vị trí trung tâm này trái banh da được các cầu thủ luồn lách lừa chuyền cho
nhau, dẫn đá lọt lưới khung thành đối thủ trong suốt hai hiệp trận đấu, mỗi hiệp
45 phút, cho đến khi trọng tài thổi còi chấm dứt trận tranh tài. Trái banh luôn
luân chuyển và không bao giờ được nằm yên ở điểm giữa sân.
Lẽ dĩ nhiên các cầu thủ được dùng nghệ thuật chuyền đá, để tranh giành banh về
cho bên mình. Nhưng họ phải tuân giữ luật chơi, không được chơi xấu phạm luật.
Chính vì thế Fair play luôn được đề cao để nhắc nhở các cầu thủ. Và các Trọng
Tài hướng dẫn trận đấu có nhiệm vụ giám sát quyết định lỗi nghĩa phải trái, phạt
đền về phong cách chơi banh của các cầu thủ thi đấu.
Với đời sống con người chúng ta cũng tương tự như thế. Ðấng Tạo Hóa, vị trọng
tài duy nhất, thổi còi cho cuộc sống chúng ta lăn trên sân cỏ cuộc đời với ngày
chào đời mỗi người, cũng từ trung tâm điểm. Trung tâm điểm đây không phải là nơi
điểm chốn như lằn ranh ở giữa trên sân cỏ bóng đá.
Trung tâm điểm này là điểm tâm lý tinh thần. Ðời sống con người diễn ra khác nào
như một trận tranh tài chay đua trên sân cỏ. Nhưng không vì thế mà bắt đầu từ
lúc mở mắt chào đời, ta cứ phải hung hăng chạy xô về phía trước tranh giành
nhau. Không, con người được dựng nên có thân xác, có tứ chi, có trí khôn, trái
tim, tình cảm cùng ý chí nữa. Những yếu tố này hòa hợp tạo nên lịch sử đời sống
một con người từ lúc thơ bé đến lúc chấm dứt cuộc đời.
Trung tâm điểm đây là ý nghĩa đời sống làm người. Không phải cứ đạt được nhiều
thành công đã là thắng cuộc tranh tài. Không, đạt được điều làm cho cuộc sống có
hạnh phúc, mới là điểm trung tâm đời sống.
Trung tâm điểm đây là mối dây giao hảo liên đới với những người khác. Khi còn thơ bé, em bé nào cũng là trung tâm của gia đình em. Nhưng khi lớn khôn bước chân vào đời, em không còn là trung tâm như thế nữa. Tình giao hảo mối dây liên hệ với những người xung quanh gần xa từ trong gia đình ra đến ngoài xã hội, mới giúp ta đến gần trung tâm đời sống.
Trung tâm điểm đây là đời sống tinh thần niềm tin tôn giáo. Niềm tin tôn giáo
không là một công thức, một luật lệ như luật chơi thể thao. Nhưng là điểm tựa,
hướng đi niềm hy vọng cho tinh thần con người.
Tranh tài thi đua
Trong trận tranh tài giành thắng lợi trên sân cỏ, các cầu thủ phải tập trung sức
lực cùng tâm trí chiến đấu chạy chuyền banh, tấn công, phòng thủ, dùng nghệ
thuật thay hình đổi thế, lừa đưa đối thủ vào mê hồn trận hay khóa cặp giò đối
thủ trong luật lệ.
Trên sân cỏ cuộc đời, đời sống ta cũng phải trải qua những mạo hiểm đâu có khác
hơn gì! Cuộc sống nào mà chả có những dị biệt không chỉ về hình thức bên ngoài
mà còn cả về chiều thâm sâu nữa, những xung khắc về ý tưởng suy nghĩ, về ý thức
hệ, về mầu sắc niềm tin tôn giáo…. Lòng nhân đạo tình người trong cuộc là bổn
phận mỗi người phải đặt lên hàng đầu trong cuộc sống chung với những dị biệt,
khác biệt nhau.
Trong thể thao đối thủ không là kẻ thù của nhau. Ðây là tinh thần thượng võ. Và
trong các trận thi đấu, nếu một cầu thủ nào chạy xô lấn người khác, đá lỗi phạm
luật bị trọng tài tổi còi phạt, họ liền chạy đến kéo người bạn đối thủ đứng dậy
và nói lời xin lỗi. Tinh thần Fair play giúp con nguời sống chung với nhau trong
cuộc tranh tài thi đấu.
Cuộc tranh tài thể thao nào cũng có khởi đầu và kết thúc. Khởi đầu với lòng phấn
khởi, thi đấu với kỷ luật, khi đạt chiến thắng niềm vui sẽ dào dạt lớn gấp bội.
Và khi kết thúc trận đấu, người thắng trận không kiêu, bên bại trận không nản,
là lối sống tình người lúc nào cũng hữu ích cần thiết.
Linh mục thợ người Pháp Michael Quoist đã viết tâm tình lời cầu nguyện: „ Lạy
Thiên Chúa, trên sân cỏ cuộc đời ở trần gian, Chúa là người trọng tài nhìn biết
trước, nên Chúa đã đặt chúng con mỗi người vào một vị trí trong đời sống. Chúa
cần chúng con. Anh chị em chúng con cần nhau và chúng con cần tất cả mọi người.
Không phải vị trí chỗ đứng của con do Chúa sắp định, quan trọng cho đời sống.
Nhưng chu toàn và sẵn sàng làm những việc Chúa đã trao cho hợp với khả năng sức
lực con. Có thế con mới phát triển được món qùa Chúa tặng ban cho, dù con đứng
đàng trước hay đàng sau.“
Và Thánh Phaolô nhắn nhủ: „ Anh em đừng làm chi vì ganh tỵ hay vì hư danh, nhưng
hãy vì lòng khiêm nhượng kính trọng nhau.“ (Phil 2,3).
LM. Nguyễn Ngọc Long
(Viết theo tài liệu của Lm Hồng Phúc dcct, và Lm
Trần Quốc Hùng dcct hiện đặc trách Họ đạo La Mã Bến Tre)
Bầu Dơi là một cánh đồng rộng mênh mông đã được khai phá, chằng chịt sông rạch,
với những chòm cây lưa thưa, với ít xóm nhà lá của nông dân. Bầu Dơi là ấp của
làng Hiệp Hưng, tổng Bàu Phước, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre nằm phía sau một ngôi
chợ nhỏ gọi là chợ Sơn Đốc, cách tỉnh lụy Bến Tre 24km.
Phần đông dân chúng theo Phật giáo hoặc đạo ông bà. Năm 1925 đạo Cao Đài đã lập
thánh thất.
Năm 1930 hạt giống Phúc Âm mới được gieo vào vùng xa xôi này. Một người trong đó
có ông Hạt và gia đình đã đến Cái Bông gặp cha Luca Sách xin tòng giáo. Cái Bông
là họ đạo có từ thời Nguyễn Ánh, nằm cách Sơn Đốc 7 km.
Cha Luca Sách với sự hợp tác của thầy Phêrô Niềm đến Sơn Đốc cất một nhà dạy
giáo lý. Ba tháng sau 10 gia đình gồm 50 người lớn bé được chịu phép Rửa tội. Đó
là mùa gặt thiêng liêng đầu tiên trên cánh đồng Bầu Dơi. Điều tất yếu của một họ
đạo là ngôi nhà nguyện, để giáo dân hôm sớm họp nhau đọc kinh và tham dự Thánh
lễ một đôi lần. Giáo dân góp công, góp của xây dựng một ngôi nhà nguyện nhỏ, mái
lá vách phên, trên khu đất của ông từ Thôn. Cha sở Cái Bông tặng một ảnh Đức Mẹ
Hằng Cứu Giúp lồng trong khung kính đặt trong nhà nguyện.
Năm 1946 quân kháng chiến ta hô hào khẩu hiệu (tiêu thổ kháng chiến) và rút vào
bưng hoặc nằm vùng giữa dân chúng. Người dân lâm cảnh khổ cực giữa 2 luồng đạn,
ở cũng khổ mà đi không yên. Tỉnh Bến Tre mất, những cụ ruồng bố có đủ thủy lực
không quân của quân đội diễn chinh Pháp bắt đầu diễn ra. Người dân quá sợ tìm
nơi xa đồn bót để lánh nạn.
Bổn đạo Sơn Đốc cũng như những người khác đùm túm áo quần gạo muối, dắt vợ cõng
con tản cư về miền Bầu Dơi, ở phía sau cách chợ Sơn Đốc 2 km. Ở đó cũng chưa gọi
là yên, mỗi khi nghe có tiếng động cơ máy bay hay tàu thì không ai bảo ai, mọi
người nhào xuống hầm núp… Ngày nào cũng như ngày nấy. Tình trạng kéo dài. Hết
công làm ăn gì được. Kẻ bỏ đi muốn về thăm lại tổ ấm phải về ban đêm.
Giáo dân di tản vẫn không quên di ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp còn ở lại trong nhà
nguyện mái lá vách phên hiu quạnh giữa hoang vu. Và một đêm mờ mịt, ông biện Hạt
đánh bạo lén về viếng nhà thờ và đem tượng ảnh giấy Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp về Bầu
Dơi. Ông Hạt ôm ảnh về nhà con mình tên là Thành để ngày đêm khấn xin Đức Mẹ
thương cứu giúp. Cũng như các giáo hữu trên thế giới, giáo dân Việt Nam đặt tất
cả lòng cậy trông tin tưởng vào Đức Mẹ.
Ngày tháng trôi qua giáo dân không còn mong được trở về hội họp đọc kinh sách
trong nhà thờ Sơn Đốc nữa. Họ liền tiếp tay với cai tổng Sự, một người mới tòng
giáo cất một nhà thờ bằng lá nhỏ, để hôm sớm có nơi kinh nguyện.
Năm 1948 Bầu Dơi lại bị một trận ruồng bố. Giáo dân lại bỏ chòi chạy nữa. Lần
này chạy xa hơn, chạy thẳng lên họ Cái Sơn lánh nạn quan cơn ruồng bố. Cha sở
Cái Sơn là cha Phêrô Dư.
Tình hình tạm lắng dịu giáo dân kéo về và khẩn khoản xin cha Dư nhận lãnh lo cho
họ Bầu Dơi, thỉnh thoảng đến cho họ được các bí tích.
Ngày 11-11-1949 Đức Cha Phêrô Ngô đình Thục từ Vĩnh Long đến ban phép thêm sức
cho họ đạo Cái Sơn, nghe biết tình cảnh giáo dân họ Bầu Dơi, ngài vượt khó đến
thăm viếng và chúc lành họ đạo. Ngài bổ nhiệm cha Phêrô Dư cha sở Cái Sơn kiêm
luôn họ Bầu Dơi. Đồng thời thấy tận mắt cảnh khổ của giáo dân và lòng nhiệt
thành cao độ của họ đạo, Đức cha truyền đổi họ Bầu Dơi thành họ đạo La Mã, một
danh xưng đầy ý nghĩa, hướng về dĩ vãng huy hoàng của Giáo hội mà cũng hàm ý hy
vọng về tương lai.
La Mã danh xưng mới đi dần vào thói quen dân chúng; họ đạo Bầu Dơi trở thành họ
đạo La Mã.
Sự lạ La Mã
Ngày 02-02-1950 xãy ra một vụ đụng độ lớn trong vùng. Giáo dân bỏ chạy tán loạn.
Sau trận ruồng bố họ trở về thấy cảnh nhà cửa tan hoang. Nơi nhà nguyện trưng
bày ảnh Đức Mẹ cùng chung số phận và ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp biến đâu mất. Theo
tài liệu nghe được thì chính ông Thành từng giữ nhà thờ hay một giáo dân nào đó
đã mang ảnh Đức Mẹ theo. Giữa đường gặp trận chiến ác liệt quá, vội quăng tượng
Đức Mẹ xuống rạch để thoát cho nhanh (tài liệu này có người không đồng ý, nhưng
chưa gặp được tài liệu chính xác hơn).
Ngày 05-5-1950 một bà già theo đạo Cao Đài tên là Võ thị Liễng hay Sáu Liễng, bì
bõm theo con rạch để xúc cá, đụng phải khung ảnh nằm dưới bùn. Khung ảnh được
vớt lên. Khung kiếng vẫn còn nguyên nhưng tượng ảnh đã phai màu hết, chỉ thấy
sắc xám lem lét bùn và có nhiều lỗ rách. Bà già tri hô, nhiều người chạy ra xem.
Ông Thành cũng đến, xin lại khung ảnh, đem về… treo ngay đầu hè để che nắng đỡ
mưa. Nhà ông đã tan nát, còn ảnh tượng thì đen thui thủi… đầy bùn dơ, còn gì nữa
mà kính thờ !
Ông biện Hạt cha ruột của anh Thành đến nhà thăm con, mắng con một mẻ vì bất
kính. Vốn sợ tội, ông đem bức ảnh về nhà, đặt trên tủ thờ trước tấm vách lá giữa
nhà.
* Ngày 07-10-1950 lại một cuộc lùng rát diễn ra bất ngờ. Theo con rạch một chiếc
tàu nhỏ của Pháp tiến vào bắn phá lung tung. Ông Hạt và người con trai Út tên là
Trọng chạy không kịp, vội ẩn núp dưới tấm vách lá sau bàn thờ. Tiếng súng vừa
êm, ông chạy ra trước tủ thờ để cám ơn Chúa và Đức Mẹ cho tai qua vạ khỏi. Ông
khựng lại, nhà ông cũng nhưng bao nhà khác bị đạn xuyên qua tơi bời, duy chỉ có
bàn thờ và tấm vách lá sau bàn thờ còn nguyên vẹn. Ông nhìn lên bàn thờ và sửng
sốt: Bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở dưới bùn hơn 3 tháng, phai nhạt hết hình,
nay bỗng dưng nổi hình lên rõ ràng xinh đẹp lạ thường. Hai cha con vừa chứng
kiến một phép lạ. Ông la lên: Phép lạ ! Phép lạ ! cả xóm vừa hồi cư, mình mẩy
còn ướt mèm chạy đến nhà ông Hạt. Tất cả đều nhìn thấy: Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
mấy tháng trước mất hẳn hình, nay lộ rõ lại, duy 2 mũ triều thiên trên đầu Đức
Mẹ và Chúa còn lu mờ. Hai mũ triều này đến ngày 15-8-1951 lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên
Trời mới lộ rõ.
Hai dì phước cũng được chứng kiến và nói với ông Hạt: "Đây là một phép lạ, khi
vớt Ảnh lên mục nát mờ phai, bây giờ nổi lên rõ ràng tốt đẹp thế này, thật là
Đức Mẹ thương ông lắm".
Sự lạ đồn ra mau chóng. Giáo dân cũng như mọi người rất hồi hởi. Cha Luca Sách,
cha sở Cái Bông, người trước đây đã dâng tặng mẫu Ảnh Đức Mẹ cho nhà thờ Sơn
Đốc, với sự dè dặt thường lệ, đã rước Ảnh Mẹ về đặt tại nhà thờ Cái Bông cho đến
ngày 20-6-1951. Trong thời gian đó, cha Phêrô Dư sửa chữa trang hoàng lại nhà
thờ La Mã để rước Ảnh Mẹ về lại. Người nới rộng nhà nguyện, xây thêm nhà cha sở
nhưng tất cả cơ sở đều lợp lá nghèo nàn.
Cha Phêrô Dư cha sở Cái Sơn kiêm La Mã, quyết định với phép Giám mục, tổ chức
cuộc rước Ảnh Đức Mẹ từ Cái Bông trở về La Mã, với sự tham dự của giáo dân trong
vùng (Ba Tri, Cái Bông, Cái Sơn). Để dọn lòng giáo dân nghênh đón Ảnh lạ, cha Fx
Trần Tử Nhãn Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn được mời về giảng tam nhật và ngày kiệu
Linh Ảnh về La Mã 20/6/1951. Cuộc rước được tổ chức rất trọng thể, có các tôn
giáo khác trong vùng tham dự.
Ngày 20-6-1951 lúc 12 giờ trưa, mây đen nghịt trời, mưa đổ nặng hạt. Cuộc rước
dự định khởi hành lúc 3 giờ. Trời vẫn mưa, nếu dời nữa thì khi đến La Mã trời sẽ
tối, khách hành hương lại không thể qua đêm ở La Mã… 3 giờ bỗng trời hoang đãng.
Ảnh Mẹ được đặt trên 1 chiếc xe, có hàng trăm xe đạp gắn cờ xanh trắng tháp tùng
hướng về Sơn Đốc. Đến chợ, một đoàn ghe xuồng chờ sẵn, đón bàn kiệu đặt trên 1
chiếc xuồng máy. Theo sau là ghe xuồng chở khách hành hương từ từ xuôi theo con
rạch, hướng về nhà thờ La Mã. Phần lớn giáo dân đi bộ đến trước, ứng trực đón
bàn kiệu Đức Mẹ.
Từ ngày đó khách hành hương đổ về La Mã ngày càng đông. Với phép Đức Giám mục
Ảnh Đức Mẹ được cung nghênh đi một vài nơi để giáo dân tôn vinh và kính viếng.
Ngày 15-8-1951 lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, cha Phêrô Dư cung nghênh Ảnh Mẹ về họ
Cái Sơn. Một tuần chính ngày được tổ chức để dọn tâm hồn, một cuộc rước kiệu
xung quanh nhà thờ và bế mạc bởi một Thánh lễ.
Trong dịp này hàng ngàn người có mặt được chứng kiến Mũ Triều thiên lộ hiện ra
trên đầu Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng. Một điều lạ nữa: Khi bức Ảnh vớt lên, ảnh gắn
chặt vào kiếng, có nhiều lỗ thủng. Bây giờ, chân dung Mẹ hiện ra rất xinh đẹp và
các lỗ thủng cũng biến mất.
Người ta chú ý đến một bậc vị vọng đã âm thầm đến hành hương. Đó là Đức cha Ngô
đình Thục, Giám mục Vĩnh Long. Ngài đi với hai linh mục ngày 12-01-1952 đến La
Mã. Khi ở nhà thờ ra, ngài hỏi cha Phêrô Dư: "Trên đầu Đức Mẹ có Mũ Triều thiên
từ bao giờ ? Lần trước tôi có thấy đâu ?". Cha Phêrô Dư thuật lại câu chuyện xảy
ra hôm 15-8-1951 tại Cái Sơn. Và, phải chăng trong dịp đó, Đức cha quyết định
lập Ủy ban để cứu xét về "sự lạ La Mã". Ủy ban gồm một số linh mục triều và
Dòng.
Ngày 20-10-1952, Bức Ảnh Mẹ được đưa về Cái Bông và khai mạc cuộc điều tra.
Những người có liên hệ được mời làm nhân chứng, những người được ơn Đức Mẹ cũng
được mời bày tỏ. Hồ sơ điều tra được phúc trình về Tòa Thánh. Đức Giám mục Vĩnh
Long ban huấn dụ cho phép kính viếng Ảnh Đức Mẹ hiện hình tại nhà thờ họ La Mã
(Bến Tre) và tổ chức các cuộc hành hương. Đức Giám mục cũng chỉ định cha Phêrô
Dư làm chánh sở ở luôn tại La Mã. Như vậy là giáo quyền đã mặc nhiên nhìn nhận
sự kiện La Mã.
Giáo dân từ nhiều nơi, nhất là từ Sài Gòn "lặn lội" tìm về chiêm ngưỡng và cầu
xin với Đức Mẹ, mà từ đây được mệnh danh là "Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã".
Ngay từ buổi đầu khi sự kiện được đồn ra, cha Hồng Phúc dcct đã tổ chức đoàn
hành hương đầu tiên đến La Mã Bến Tre, Hiệp Hội Thánh Mẫu của trường Taberd Sài
Gòn cũng tổ chức một cuộc hành hương đến kính viếng và chiêm ngưỡng sự lạ Đức Mẹ
lộ hình. Một sinh viên của Hiệp Hội thời ấy và ngày nay là một bác sĩ đang hành
nghề ở Los Angeles, là người có lòng sùng kính Đức Mẹ. Vừa rồi, ông đã trở về
Việt Nam, viếng thăm La Mã và mang lại nhiều tài liệu và hình ảnh độc đáo mà
chúng tôi sử dụng trong bài viết này.
Riêng chúng tôi đã đến La Mã ba lần để kính viếng Đức Mẹ. Lần đầu vào năm 1952, hình ảnh mới lộ hiện, khuôn mặt Mẹ và Chúa Hài Đồng rất xinh đẹp, sắc sảo. Lần thứ hai, một năm sau, hai thiên thần và nếp áo buông rũ lộ hiện rõ rệt với màu sắc sống động. Lần thứ ba, trong cuộc hành hương lớn của họ Chợ Quán như sẽ nói sau.
Ông Nguyễn văn Hạt, người được chứng kiến đầu tiên là một giáo dân chất phác, «
một người Israel không có gì gian dối » (Ga 1,47) có sao nói vậy. Ông thuộc nhóm
người Bầu Dơi đầu tiên được biết Chúa với một đức tin mạnh mẽ, một lòng nhiệt
thành tông đồ. Ông cũng đã xây dựng nhà thờ đầu tiên Sơn Đốc nơi đặt Mẫu Ảnh Đức
Mẹ Hằng Cứu Giúp, và nhà thờ mái lá vách phên Bầu Dơi, nay là La Mã, nơi ảnh Đức
Mẹ được an vị, sau khi phép lạ lộ hình xảy ra năm 1950.
Một tờ báo Công giáo ở Sài Gòn đã phỏng vấn ông hai lần xa nhau về sự lạ La Mã.
Cả hai lần ông đều kể lại mọi chi tiết giống hệt nhau, không thêm bớt với lời
văn thô sơ bình dân của ông.
La Mã trở thành một trung tâm thành kính của giáo hữu khắp nơi. Bức Ảnh Đức Mẹ
được cung nghênh về an vị trong cung nhà thờ mái lá vách phên. Tuy nhiên nhiều
phái đoàn từ khắp nơi luân phiên đến kính viếng. Đức Mẹ đã ban nhiều ơn hồn xác.
Theo lời nhiều người thuật lại, đồng bào bên lương được Đức Mẹ ban nhiều ơn hơn
bên Giáo. Họ La Mã trước đây chỉ có hơn 50 nhân danh nay đã lên quá 500. Nhiều
người thuộc ấp Hương Lễ đã mời cha sở La Mã đến viếng thăm và xin tòng giáo. Ông
Khá là người lái đò ai cũng biết, bị hư mắt được Đức Mẹ chữa lành, đã trở lại
đạo và tiếp tục là « người lái đò đưa người sang sông của Đức Mẹ ».
Tại nơi bà Sáu Liễng người Cao Đài tìm thấy khung ảnh, một đài kĩ niệm được xây
lên giữa dòng nước với hàng chữ: "nơi gặp ảnh Mẹ".
Làn sóng hành hương tấp nập đổ về, cha sở La Mã Phêrô Dư, nhờ đó đã có phương
tiện xây được ngôi thánh đường xinh xinh, dài 35m, rộng 16m với tháp cao 19m
vươn lên giữa mây trời. Lễ khánh thành thánh đường La Mã cử hành trong 3 ngày 12
– 13 -14 tháng giêng năm 1957 có sự tham dự của 5 Giám mục, hàng trăm linh mục,
tu sĩ nam nữ và hàng vạn người lương giáo.
La Mã trở thành trung tâm hành hương thứ ba của Việt Nam.
La Mã ngày nay
Tuy là một trong ba trung tâm hành hương của Giáo phận Vĩnh Long nhưng chưa có
chương trình tổ chức định kỳ.
Nay họ đạo La Mã Bến Tre đang được một cha Dòng Chúa Cứu Thế trông coi. Hàng
tuần có Thánh lễ.
Các đoàn hành hương nếu được thông báo trước cha sẽ lo liệu cho có Thánh lễ.
Thỉnh thoảng vào những dịp quan trọng các cha trong giáo hạt Bến Tre về đây đồng
tế.
La Mã có bề dày lịch sử nửa thế kỷ nên có nhiều người đã biết, nay nhớ lại đã về
kính viếng khá đông.
Tòa Giám mục rất quan tâm đến trung tâm này.
Đường về La Mã nay rất dễ dàng, chỉ còn 2km đường hẹp xe ôtô chưa vào được.
Ngôi nhà thờ quý vị thấy trên đây không còn được như xưa nhưng có nhiều phần đã
xuống cấp, tuy được sửa chữa nhiều lần với kinh phí hẹp. Các cơ sở khác cũng đã
được tạm sửa chữa để khách hành hương có thể yên tâm đến.
LM Nguyễn Văn Khải, CSsR
(Tài liệu do GM Raphael Nguyễn Văn Diệp, nguyên GM phó Giáo phận Vĩnh Long
cung cấp)
Tại làng Hiệp Hưng, Tỉnh Bến Tre, thuộc Giáo Phận Vĩnh Long có một nơi gọi là
Bầu Dơi. Nơi đây là một cánh đồng trũng bỏ hoang, cây cối mọc um tùm, là nơi
dành cho chim cò dơi cú đến tụ họp. Dân chúng vùng này phần đông quây quần tụ
họp chung quanh chợ Sơn Đốc, cách Bầu Dơi chừng hai cây số.
Khoảng năm 1930, cha sở Cái Bông là cha Luca Sách ở gần đấy, sai một thầy đến
giảng đạo và cất một ngôi nhà thờ nhỏ ở gần khu chợ để làm nơi phượng tự và
giảng dạy những người tân tòng. Từ năm 1945, chiến tranh làm cho họ Cái Bông và
Sơn Đốc không giao thông được với nhau. Mãi tới năm 1947, chiến tranh lan rộng,
dân chúng Sơn Đốc phải tản cư hết, trong số đó có 11 gia đình tản cư lên Bầu
Dơi. Thế là nhóm Công Giáo này không có Linh Mục chăm sóc. Mấy năm sau họ mới
tiếp xúc được với xứ Cái Sơn do cha Phêrô Dư cai quản, cách xa tới 20 cây số.
Sau đó một năm, dân làng Bầu Dơi cất được một ngôi nhà thờ làm nơi thờ phượng.
Ngày 11 tháng 11 năm 1949 Đức Cha Vĩnh Long về làm phép Thêm Sức tại Cái Sơn,
Ngài đã thân hành đến thăm Bầu Dơi và đổi tên là họ La Mã, Bến tre. Từ đó La Mã
xuất hiện tại Việt Nam.
Nguyên khi lập nhà thờ Sơn Đốc năm 1930, Cha Luca Sách, Bổn Sở Cái Bông có tặng
nhà thờ này một bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp có lộng khám kiếng. Nhưng năm 1957,
khi bổn đạo bỏ nhà cửa, đền thờ, chợ búa đi tản cư khắp nơi, ông già Nguyễn văn
Hạt là trùm trong họ phải rước ảnh Đức Mẹ về nhà mình. Sau ông cho con trai là
Nguyễn văn Thành mượn đem về nhà riêng.
Ngày mùng 2 tháng 2 năm 1957, có cuộc khủng bố đạo ở vùng này, gia đình anh
Thành cũng như bao gia đình khác phải nhiều sự khốn khó, đến bức ảnh cũng bị mất
tích, ông trùm Hạt rất là buồn bã.
Một hôm vào thượng tuần tháng năm, người láng giềng của nhà anh Thành tên là Võ
thị Liễng (đạo Cao Đài) đi xúc cá ngoài ven sông, vớt được một cái khung ảnh.
Anh Thành nhận ra là cái khung ảnh Đức Mẹ của gia đình đã bị mất từ mấy tháng
trước. Chị Hiền cho lại anh Thành. Anh đem khám đi rửa nhưng ảnh không còn nét
chi nữa, ngoài mấy nét mờ mờ như nét viết chì. Nhân ngày ấy các bà phước đang tô
điểm bàn thờ, chị vợ đã đến xin thuốc về cho chồng tô lại bức ảnh, nhưng các bà
đã hết thuốc, lại bảo về nhà mua ảnh khác mà dùng chứ vẽ lại sao được.
Ảnh thật sự hư rồi, ảnh không còn để tôn kính được mà đem ra che mưa đỡ nắng ở
nơi mái hiên nhà bị dột. Đến tháng tám dương lịch, vì tình thế chiến tranh, anh
Thành là thanh niên nên cũng không thể ở nhà được, phải dọn sang Tam Bình là quê
vợ sinh lánh nạn. Ông Hạt đến nhà dọn đồ cho con thấy bức ảnh vứt trong kẹt
vách, lấy về đặt trên bàn thờ sáng tối cầu nguyện.
Hai tháng sau, ngày mùng 7 tháng 10 năm 1950, chiến sự lại diễn ra ngay trong
khu vực Bầu Dơi, lửa đạn bắn ra tơi bời khiến dân làng phải chạy trốn. Ông Trùm
Hạt cùng người con út không kịp chạy phải núp dưới tủ thờ cho qua cơn sóng gió.
Lúc im tiếng súng, căn nhà ông đã bị tan nát vì súng đạn, chỉ trừ nơi tủ thờ ông
núp là còn nguyên vẹn, nhìn lên ảnh Đức Mẹ để tạ ơn thì ôi lạ lùng xiết bao! Bức
ảnh mờ phai mục nát trước kia, sao đã sáng rõ mọi nét, tốt tươi mọi màu sắc từ
lúc nào? Ông Trùm cảm động vô cùng. Với tâm hồn đơn sơ và thành tín của một ông
già đạo đức nơi thôn dã, ông tin ngay là một phép lạ của Đức Mẹ: Đức Mẹ chẳng
những đã cứu thoát hai cha con ông trong lúc nguy khốn cực điểm, lại còn hiển
linh trên bức ảnh phai mờ mà xưa nay ông vẫn tôn kính và hết niềm cậy tin.
Hai mắt rướm lệ, ông Trùm Hạt cùng con quỳ xuống tạ ơn Đức Mẹ. Ngay chiều hôm đó
ông Trùm Hạt đi nhà thờ cầu kinh, rồi kể cho hai bà phước nghe biết sự lạ đã xẩy
ra trên bức ảnh của ông. Hai bà nói:
- Ngày mai chúa nhật, ông đem bức ảnh đến cho chúng tôi coi
- Sáng hôm sau ông đi lễ mang theo bức ảnh và hai bà nói:
- Qủa thiệt, hồi vớt bức ảnh lên thì mục nát phai mờ, mà bây giờ ảnh Mẹ đẹp tốt tươi thế này, ấy là Đức Mẹ thương ông lắm.
Các bổn đạo trong họ cũng đều nhận sự lạ lùng đã xẩy ra nơi bức ảnh. Ai nấy đều như phấn khởi và hân hoan vì đã thấy sự lạ, nhất là được thấy một bức ảnh đẹp chưa từng có.
Sau ông Trùm Hạt đưa ảnh tới Cái Bông cho cha sở cũ của mình là cha Sách coi.
Ngài bảo:
- Để bức ảnh lại đây tôi giữ giùm, đợi khi nào La Mã dựng xong nhà thờ sẽ cho
rước về.
Ngày 20 tháng 6 năm 1951, họ La Mã khánh thành ngôi nhà thờ mới, tuy cũng lợp lá
sơ sài, nhưng khang trang rộng rãi hơn trước. Ngày 15 thang 8 năm 1951, nhân dịp
mừng lễ Đúc Mẹ Mông Triệu lần đầu tiên, kể từ khi Đức Giáo Hoàng Piô 12 ban sắc
lệnh phải tin về tín điều Mẹ Lên Trời cả hồn cả xác này, Cha Phêrô Dự xin họ La
Mã cho họ chánh xứ Cái Sơn mượn bức ảnh lạ về tôn kính trong một tuần 9 ngày.
Chính ngày lễ Mẹ Mông Triệu, trước giờ hành lễ, người ta rước bức ảnh xung quanh
nhà thờ, đến khi sắp đặt bức ảnh lên đài, cha Phêrô Dự đang sắp giảng, ngài nhìn
lên bức ảnh cầu nguyện thì ôi! lạ lùng thay! ngài thấy trong bức ảnh một mũ
triều thiên hiện thêm ra trên đầu Đức Mẹ. Ngài nhớ rõ bức ảnh trước đây không có
triều thiên. Ngài quay ra chỉ cho bổn đạo thấy sự thay đổi lạ lùng ấy. Hàng ngàn
người có mặt ở nhà thờ đều cảm động.
Ngày 12 tháng 1 năm 1952 Đức Cha Ngô Đình Thục đến viếng họ La Mã. Sau khi ở nhà
thờ về, ngài hỏi cha Dự:
- Ủa! Sao trên đầu Đức Mẹ lại có cái triều thiên từ bao giờ? Lần trước tôi có thấy đâu?
Bấy giờ cha Dự mới kể cho ngài nghe câu chuyện xẩy ra hôm 15 tháng 8 năm 1951.
Hiên nay nhiều người còn giữ được hình chụp bức ảnh trước ngày 15 tháng 8 năm
1951, nghĩa là khi chưa có mũ triều thiên trên đầu Đức Mẹ. Đó là tang chứng rất
rõ ràng.
Một điều khác cũng đáng để ý, là khi bức ảnh mới vớt lên, vì ảnh gắn vào với
kính, nên khi gỡ ra thủng nhiều chỗ. Bây giờ chẳng những chân dung Mẹ hiện lên
rất đẹp, mà những chỗ thủng trước kia cũng biến mất, chỉ còn một lỗ ở phía sau.
Tuy vậy mặt sau bức ảnh và trên cái khung gỗ, vẫn còn nhiều dấu vết do sự ngâm
lâu dưới bùn và nước.
Từ đó, tin Đức Mẹ hiện hình đồn ra khắp nơi và người ta tuôn đến La Mã cầu xin
Đức Mẹ đông đúc vô ngần. Nhiều người đã tuyên bố mình đã được phép lạ tỏ tường.
Trước lòng cậy trông và sùng kính của dân chúng, Đức Giám Mục Vĩnh Long đã ban
một tâm thư huấn dụ như sau:
"Dù Bề Trên chưa đoán định hư thật thế nào, Toà Ta không cấm bổn đạo đến
viếng nhà thờ ấy, miễn là sẵn lòng vâng phục lý đoán Hội Thánh sẽ ra, sau khi đã
truy cứu rõ ràng cẩn thận, và miễn là hằng nhớ mình đến viếng nơi thánh ấy cho
được cầu nguyện và hãm mình, không phải đi du lịch, ăn chơi sung sướng. Cho nên
Ta khuyên lơn ai đi đến nơi ấy- từ hàng Giáo sĩ cho đến bổn đạo thường - như
không ăn chay được thì ít ra kiêng thịt và không dùng các thứ rượu
Nếu không thức được trót đêm cầu nguyện thì it là thức một giờ làm giờ thánh hay
là lần hạt Mần Côi.
Nếu không thinh lặng được thì nói nhỏ tiếng, không nên ồ ạt, cợt giỡn vì là nơi
thánh.
Nam nữ không nên trà trộn, nhất là nhựt một chiều rồi. Người nữ phải ăn mặc nết
na kín đáo, không nên lòe loẹt son phấn.
Ta
khuyên ai nấy đừng lợi dụng chốn thánh mà buôn bán kiếm lời hoặc phổ khuyến xin
khất gì.
Muốn cho ai nấy dễ bề chịu các phép Bí Tích thì Ta ban cho các cha đã có quyền
giải tội trong Địa phận mình cũng được giải tội ở La Mã.
Sau hết Ta ước ao cho những kẻ tưởng mình đã được ơn riêng Đức Mẹ ban ở La Mã,
thì trình bày việc ấy cho Cha Bổn sở, tốt hơn là xin giấy chứng minh lương y
trước khi đi La Mã và sau khi nghĩ mình được ơn riêng Đức Mẹ cho thuyên giảm
bệnh tật rồi, gửi giấy má ấy đến tay cha Sở Lạ Mã.
Làm huấn lệnh này tại Vĩnh Lòng ngày 11 tháng 2 năm 1952 cũng là ngày Đức Mẹ
hiện ra tại Lộ Đức.
Ký tên
Phêrô Ngô Đình Thục
Giám Mục Vĩnh Long
LM Nguyễn Văn Khải, CSsR
“Giữa cảnh gian truân, tôi đã kêu cầu,
Chúa đáp lời và giải thoát tôi”
(Tv.17)
Trong thánh lễ buổi chiều thứ sáu đầu tháng 5 vừa qua, chị Têrêsa Lê Thị Aùnh rất vui mừng và xúc động chia sẻ với cộng đoàn cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ ở Chí Hoà về trường hợp chồng chị hai lần được Chúa chữa lành bệnh ung thư hết sức kỳ diệu.
• Đức Tin Đã Cứu Con
Chồng chị là anh Stêphanô Lê Ngọc Lâm, năm nay 46 tuổi. Anh là người tân tòng theo Chúa khi lập gia đình với chị. Chị kể lại: “Năm 2002, anh chị gặp sóng gió thực sự, vì vừa lúc làm ăn thất bại, mất hết nhà cửa, hai vợ chồng trắng tay, nợ nần chồng chất thì cũng là lúc phát hiện anh bị bệnh ung thư bao tử.” Khối u cứ lớn dần lên trong bụng của anh. Đó là cơn thử thách dồn dập cho gia đình anh chị, như người đời thường nói “đã nghèo lại gặp cái eo!” Trong hoàn cảnh khó khăn cùng cực, anh chị chỉ còn biết chạy đến với Chúa, với Đức Mẹ mà thôi. Dành dụm được đồng nào chị dốc hết cho anh chích thuốc để khống chế khối u phát triển. Gần 3 năm trường, tức là từ năm 2002 đến 2005, anh đã chiến đấu với căn bệnh nan y đó bằng lòng tin vào Lòng Thương Xót Chúa và lời cầu bầu của Mẹ Maria. Cho đến một ngày, do chấn động mạnh, khối u đã vỡ ra gây xuất huyết rất nhiều. Bệnh tình của anh trở nên nguy kịch. Bác sĩ đề nghị mổ và cũng cho chị Aùnh biết là khả năng sống chỉ 20%. Chị không thể làm gì hơn ngoài việc phó thác sự sống sự chết của chồng mình cho Chúa định liệu. Gia đình quá khó khăn, vả lại khả năng sống sau khi mổ là “ngàn cân treo sợi tóc”, hầu như không còn hy vọng gì. Nhưng Chúa đã đoái thương đến lòng trông cậy của hai anh chị, chính Chúa đã lấy đi khối bướu độc bị vỡ mà vẫn to như quả trứng gà ra khỏi cơ thể anh trước sự kinh ngạc của biết bao người từ các bác sĩ cho đến những người chứng kiến bệnh tật của anh.
Lần thử thách thứ 2, triệu chứng bệnh trở lại vào những ngày Tuần Thánh 2008. Một khối u khác xuất hiện cách vị trí khối u lần trước 2cm. Bác sĩ cho anh dùng thuốc khống chế nó nhưng xem ra chẳng có tác dụng gì, khối u cứ lớn lên nhanh chóng. Bác sĩ đề nghị mổ vì nếu không lần này anh chỉ có thể sống được 2-3 tháng nữa thôi. Đã từng được Chúa làm phép lạ chữa lành nên anh chị đặt niềm tin trọn vẹn nơi Lòng Thương Xót của Chúa và Đức Mẹ mà vững tâm nguyện cầu.
Quả thật, đức tin đem lại cho anh sự sống. Ngày Chúa Nhật 30-03-2008 là ngày đại lễ kính Lòng Thương Xót Chúa lần đầu tiên được tổ chức tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận với con số tham dự là gần 15 ngàn người. Chị Ánh đã đến dự với tất cả lòng tin tưởng phó thác mọi đau đớn bệnh tật của chồng cho Chúa. Chồng chị không đến được, chỉ có thể hướng lòng về Trung Tâm Mục Vụ tham dự thánh lễ cách thiêng liêng. Nhưng điều lạ lùng đã xảy ra, chị Aùnh quả quyết: “Ngay khi cầu nguyện, con cảm nhận được Chúa thương xót và chữa lành cho chồng con, vì lúc ấy lòng con được bình an vô cùng, và tràn đầy niềm vui nữa. Cả anh cũng vậy, đêm đó anh được bình an hơn bao giờ hết và ngủ được”. Sau đó, vào ngày 16-04-2008, bác sĩ hoàn toàn bất ngờ để thông báo với anh chị rằng: không thấy khối u đâu cả, nó đã biến mất. Một lần nữa. Chúa đã đem khối u quái ác ra khỏi cơ thể anh thực kỳ diệu. Bác sĩ hỏi rằng hai tuần qua, anh có uống thuốc gì không? Anh chỉ cười và mở lòng bàn tay có cỗ tràng hạt đưa ra cho bác sĩ và tuyên xưng rằng Chúa Giêsu Phục Sinh qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria đã chữa anh khỏi bệnh.
• Nhờ Mẹ Đến Với Chúa
Là một người tân tòng, đức tin còn non yếu nhưng khởi đi từ lòng yêu mến Đức Mẹ một cách đặc biệt, anh chạy đến với Mẹ, kêu xin Mẹ và học nơi Mẹ tiếng “XIN VÂNG” trong những cơn thử thách. Anh kể lại: “Thời gian đó không đêm nào con ngủ được, cơn bệnh hành đau ghê lắm nhưng Mẹ đã đồng hành với con, nâng đỡ con. Vợ con luôn lần chuỗi bên cạnh, con nằm đó chỉ đủ sức nhẩm theo trong lòng!”
Càng nhìn ngắm cuộc đời của Mẹ, anh càng được củng cố đức tin để phó thác mọi sự cho Lòng Thương Xót của Chúa. Chính vì thế, anh đã được Chúa chữa lành cả hai lần ung thư hết sức kỳ diệu. Qua những biến cố kỳ diệu trong đời, thậm chí hơn một lần cái chết kề cận, anh chị muốn làm chứng cho cộng đoàn cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức mẹ ở Chí Hoà rằng chính Tình Yêu và Quyền Năng Chúa đã giải thoát và cứu sống anh.
Chứng nhân:
Anh Stêphanô Lê Ngọc Lâm
Chị Têrêsa Lê Thị Aùnh
12 Phạm Văn Xảo - P. Phú Thạnh
Q. Tân Phú - TPHCM
K.Yên ghi lại
Một ông già gầy yếu phải dọn đến ở chung với con trai, con dâu và một đứa cháu nội lên 4 tuổi. Ông già hai tay run rẩy, mắt đã mờ, chân bước không vững. Cả gia đình ngồi ăn chung nơi bàn ăn.
Nhưng người ông lớn tuổi với hai tay lụng cụng và đôi mắt kèm nhèm khiến cho việc ăn uống rất khó khăn. Những hạt đậu rớt từ muỗng xuống sàn nhà. Khi ông với tay lấy ly sữa thì sữa đổ tóe ra khăn bàn.
Người con trai và con dâu rất bực mình vì phải lau chùi dọn dẹp cho ông. Người con trai nói: “Chúng mình phải làm một cái gì để giải quyết vấn đề này. Anh chán ngấy cái vụ ông đánh đổ sữa, ăn uống nhồm nhoàm, và đánh đổ thức ăn trên sàn nhà.”
Do đó hai vợ chồng bàn nhau đặt một cái bàn trong góc phòng. Ở đó, người ông phải ngồi ăn một mình trong khi cả gia đình ăn uống vui vẻ. Vì ông cụ đã đánh vỡ mấy cái đĩa, thức ăn của ông được bỏ vào một cái bát gỗ.
Khi cả gia đình liếc nhìn về phiá ông cụ, đôi khi thấy ông chảy nước mắt khi phải ngồi một mình. Vậy mà, mỗi khi ông đánh rơi muỗng nĩa hay đánh đổ thức ăn, hai vợ chồng vẫn còn la rầy ông.
Đứa cháu 4 tuổi quan sát mọi sự trong thinh lặng.
Một tối kia, ngay trước bữa ăn, người cha thấy đứa con nghịch với mấy khúc gỗ vụn trên sàn. Anh ta dịu dàng hỏi: “Con đang làm gì vậy?”
Đứa bé cũng trả lời diụ dàng không kém: “Ồ con đang làm một cái bát nhỏ cho ba và mẹ ăn khi con lớn lên.” Nó cười và tiếp tục làm việc.
Những lời nói của đứa trẻ làm cho cặp vợ chồng sững sờ không nói nên lời. Rồi những giọt nước mắt tuôn rơi trên mặt họ. Dù không nói ra lời, cả hai đều hiểu phải làm cái gì…
Tối hôm ấy, người con trai, cầm tay bố và dịu dàng dắt ông cụ trở về bàn ăn của gia đình. Và trong suốt những ngày còn lại của cuộc đời, ông cụ được ngồi ăn chung với gia đình. Và từ đó cả chồng lẫn vợ dường như không còn chú ý đến những lúc muỗng nĩa rơi, sữa bị đổ tràn hay khăn bàn bị dính bẩn.
Sưu tầm
Hàng trăm hoàn cảnh mà con cái là nạn nhân những cuộc ghen tuông của bố mẹ. Thế nhưng, tất cả đều diễn ra gần như nhau : từ những cuộc cãi vã nho nhỏ, rồi to tiếng, rồi một trong hai người, có khi cả hai bực bội ra khỏi nhà, và hệ lụy nảy sinh từ những xung đột ấy, những đứa con vô tội phải …lãnh đủ.
Từ ảnh hưởng tâm lý và sức khỏe.
Chữ ‘ghen” hiện diện trong gia đình thường đi theo không khí lục đục, ảm đạm. Em Phượng T… 14 tuổi ( TPHCM) bị cô giáo dạy Tiếng Anh nhận xét là : “Học hành sa sút hẳn so với trước”. Hỏi ra mới biết, mẹ em nghi ngờ ba em có bồ nhí. Mẹ luôn mỉa mai, hờn mát, gặng hỏi ba. Ba bị ‘dị ứng’, cũng gây lại. Thế là những cuộc “hỗn chiến’ cứ xảy ra trong gia đình T. mỗi ngày. Cứ phải chứng kiến cảnh “ hỗn chiến” ấy của ba mẹ, lâu dần T. trở nên lầm lì rồi như trầm cảm.
Em Hoàng M. thì ngược lại. Bố làm ăn thất bại phải ở nhà làm “nội tướng’, mẹ là kế toán một Công ty TNHH thường đi làm về trễ. Cứ mặt trời sụp xuống, mẹ chưa về là bố ra vào lẩm bẩm…Rồi khi thấy mẹ vừa bước vào nhà là cơn nóng giận của bố bùng lên. Cứ thế, ngày này qua ngày khác, gia đình không còn là mái ấm. Em so sánh căn nhà em như chiến trường Irắc mà bố em là ‘trùm khủng bố Al Qaeda”.
Còn trường hợp của em Tuấn N. ( 15tuổi ) thì mẹ em “ phân công” em làm “thám tử” theo dõi họ. Đi học về, chưa kịp nuốt trôi miếng cơm đã xách xe đi rình trước cơ quan ba. Dù chẳng thấy gì khác lạ, mẹ em cũng không tin, một mực “đào luyện” em ‘nghề thám tử”. Nản quá, lại không có thời gian học hành, em học sa sút…Thay vì rình mò ba, em vào quán cà phê hút thuốc…quên đời , kết bạn với những “kẻ hận đời” rồi sa vào hút chích. Lúc này, lại càng có cớ để ba mẹ đổ lỗi cho nhau, gây gỗ nhau. Màn cuối của tấn tuồng, em bỏ nhà đi hoang ở lứa tuổi 18 đầy khát vọng và mộng mơ.
Có dịp tiếp xúc với một giáo viên ở một trường THCS tại TPHCM tôi được nghe kể câu chuyện về em. Nguyễn Đ : Mỗi khi cô giáo gọi đến tên em, em thảng thốt, mặt tái xanh. Thì ra em luôn bất lực nhìn bố mẹ “choảng” nhau từ “võ mồm” đến tay chân. Điều đó khiến tâm lý em trở nên sợ hãi, có cảm giác hoảng loạn mỗi khi nghe tiếng động hay nghe ai lớn tiếng…
Nghi ngờ nhau, bố mẹ dành thời gian rình mò nhau hoặc kiếm cớ xâu xé nhau thay vì quan tâm đến miếng ăn giấc ngủ của con cái. Em Minh T. 13 tuổi – gia đình khá giả nhưng đến lớp luôn lượm thượm, quần áo không ủi, em luôn nhìn các bạn ăn uống trong giờ ra chơi bằng ánh mắt thèm thuồng. Em tâm sự với cô giáo : “Mỗi lần cơn ghen nổi lên, mẹ em thường hất đổ mâm cơm xuống đất. Sau đó, ba bỏ nhà đi đi uống rượu, mẹ giận dỗi, tức tối sang nhà bạn, thảy cho em vài ngàn mua mì gói ăn . Sáng dậy, mẹ “đi rình’ ba, em tự thức dậy, thay đồ đi học, chẳng ăn sáng gì …”
…Đến mất niềm tin trong tình yêu.
Xuất thân từ những gia đình rạn nứt hay đổ vỡ, đa số các bạn trẻ thường “sợ yêu”. Hoàng Thị Th. tốt nghiệp đại học, xinh đẹp, làm việc cho một công ty khá lớn tại thành phố…Nhìn các tiêu chuẩn bề ngoài, Th. không kém cạnh ai. Thế mà bạn bè thấy Th. đến tuổi yêu rồi mà vẫn “một mình một bóng”. Dường như Th. không dám yêu ai. Nói đến chuyện lập gia đình, Th. lại càng lắc đầu : “Nhớ cảnh bố mẹ ngày xưa “oải” lắm!”. Còn có trường hợp, yêu nhưng … không cưới ! Thanh G. – một bạn trẻ cũng khá xinh, có việc làm, có người yêu nhưng “không thèm” tiến tới hôn nhân dù đã qua tuổi “băm” G. nói một cách “bình chân như vại”:” Sống như vầy sướng hơn, lấy chi nhau để làm khổ nhau ! …” Người yêu của G. lại không nghĩ vậy nên quyết định chia tay đi tìm hạnh phúc riêng. Từ những ran nứt sẵn có trong gia đình , giờ đây, trong lòng G. vết rạn ấy lại được dịp bung ra lớn hơn. Còn chuyện của Ngọc thì lại khác. Thấy bạn trai của mình nói chuyện với L. không cần tìm nguyên do. . Ngọc lánh mặt bạn trai rồi chia tay hẳn. Sau này, bạn trai của Ngọc lập gia đình, Ngọc mới biết hôm đó, anh chỉ trao đổi với L. về chuyện làm luận văn tốt nghiệp.Nhưng do ảnh hướng tính “nghi ngờ” của mẹ hay ghen, Ngọc đã đem tính cách ấy xử sự vào chuyện tình cảm của mình, để khi nhận ra “ chân tướng sự thật” thì mọi chuyện đã muộn màng.
Ai có dịp đọc tiểu thuyết ‘Nữ sinh đại học” của Quỳnh Dao (Liêu Quốc Nhĩ dịch) mới thấy được “hệ lụy” không nhỏ mà con cái phải gánh chịu từ những xung đột của cha mẹ. Trong truyện, Quỳnh Dao đã cho người đọc thấy được cái “hệ lụy” không nhỏ này. Chỉ vì thất bại trên tình trường, người mẹ cấm các cô con gái yêu. Thế rồi, hai cô gái lớn đã không thể nói KHÔNG với tình yêu. Nhưng không có niềm tin vào tình yêu, cô chị lớn đã tự tử, cô thứ hai bỏ nhà đi tìm lại tình yêu mà cô đánh mất, cô gái thứ ba bị điên lọan… Từ những bi kịch trong thực tế cuộc sống và cả trong tác phẩm văn chương trên, là các bậc cha mẹ, nên chăng chúng ta hãy bình tâm một chút, để ý hơn đến tâm tư tình cảm của con cái trước khi thể hiện những hành vi ‘ghen tuông” không đáng có ?
Nguyễn Ngọc Hà
Cổng trường vừa mở, các cháu nhỏ ào ra như chim sổ lồng. Những gương mặt nhỏ nhắn, những nụ cười thiên thần tíu tít vòi ba mẹ mua qua bánh. Những vị phụ huynh đáng kính nở nụ cười rất tươi với con em mình. Nhưng cha mẹ chúng hình như không nghe con em mình đang nói những gì, họ bận…nhìn con yêu sau một ngày không gặp.
Một chú bé quần xốc xếch, chiếc áo trắng nát nhàu nhiều vết bẩn ào lại xe bánh cam, lớn tiếng:
- Bán cái bánh cam coi, đói thấy bà!
Chiếc thùng bánh trống rỗng, cụ bà chuẩn bị đạp xe đi, thằng bé níu lại lớn tiếng:
- Nói bàn cái bánh, ông bị điếc hả?
Tôi đã mua những chiếc cuối cùng để thùng bánh hết veo, điều ấy khiến thằng bé không có bánh ăn và tức giận (?). Tôi bảo nó:
- Con phải nói: bán cho con cái bánh, ông ơi! Ông đây cũng già như ông nội con vậy. Nào, con nói thử xem, con nói thử xem cô sẽ tặng con một chiếc bánh.
- Thôi cô ạ, tụi nó mà nói được lễ phép vậy, ngày mai tôi cho cả thùng bánh luôn. Học sinh bây giờ…ông lão bán bánh thở dài.
- Ông ơi…bán…cho…con một…chiếc bánh …con…đói bụng…
Thằng bé nặng từng tiếng.
Á, ông hết bánh rồi, để cô tặng con nhé! Con giỏi quá!
Tôi vừa trao thằng bé chiếc bánh thì một chiếc xe tay ga màu xanh ngọc sáng loáng ào tới, người phụ nũ rất trẻ và sang trọng hướng mắt về thằng bé:
- Hôm nay mấy điểm?
- Tám ! Thằng bé vừa trả lời vừaa bước lại gần, miệng nhí nhoái nhai bánh.
- Bốp! Mày trả lời tao cụt ngủn vậy à? Học hành vậy hả? Tám điểm là sao? Trưa nay bị phạt ăn cơm với muối nhé ! Lên xe, bánh ở đâu mà ăn, tao chưa cho tiền mà? Ăn cắp hả? Bỏ, bỏ ngay!
Và chị ta giật chiếc bánh trên tay thằng bé ném vào lề đường.
Phải chăng bây giờ người ta quan trọng điểm số hơn lễ phép? Lòng chợt buồn cho câu “Tiên học lễ…”. Lỗi do ai?
Theo Phụ nữ Chủ Nhật
Mười Chín Sơ Nhỏ sắp khấn trọn thân mến,
“Hể giúp được cái gì thì giúp ngay, giúp không được thì nói không được”,
đó là “chân lý” mà Bác Tài đã tìm được khi làm cha sở, bởi vì cuộc sống ở giáo
xứ hoặc ở ngoài đời không như trong chủng viện hay dòng tu, nó phức tạp và đáng
thương hơn mình nghĩ. Do đó, mà Bác Tài nhận thấy làm được việc khi các Sơ Nhỏ
yêu cầu, là Bác Tài làm ngay đây, đó là viết bài chia sẻ với các Sơ Nhỏ nhân dịp
Khấn Trọn của các Sơ.
Ngày 12.6.2008 các Sơ Nhỏ sẽ được chính thức trở thành những thành viên trong
Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt, trở thành con cái trong một đại gia đình MTG.DL,
Bác Tài xin chúc mừng các Sơ Nhỏ và Hội Dòng cũng như gia đình của các Sơ Nhỏ
nhé, và Bác Tài xin chia sẻ một vấn đề nhỏ duy nhất, nhưng rất đáng ghét trong
đời sống tận hiến như sau, đó là sự Thỏa mãn.
Có một vài tân linh mục hoặc các tu sĩ vừa được khấn trọn, đều lấy làm mừng và
thỏa mãn với những gì mình đã được hôm nay, đó là được chịu chức linh mục hoặc
là đã được khấn trọn đời.
Vì có lẽ trong quá trình học hành tôi luyện để làm linh mục hoặc để trở thành
một tu sĩ, các tân linh mục hoặc các tu sĩ ấy bị áp lực học hành nặng nề, bị áp
lực kỷ luật của chủng viện hay của nhà dòng, hoặc sự khó tính của bề trên mà
phải cắn răng chịu đựng cho qua, hoặc có âm mưu “nhịn cái đã” sau rồi sẽ hay,
thế là họ đem tất cả những bất mãn, chịu đựng ấy dằn sâu trong lòng cho qua
chuyện, để rồi khi đã vượt qua cầu (chịu chức linh mục hặc khấn trọn) thì bùng
nổ mà không kiêng dè gì cả, bởi vì từ nay mình đã là một linh mục, một tu sĩ như
mọi người, có gì phải sợ nữa !
Các Sơ Nhỏ là những người đã được đào luyện giáo dục trong môi trường thuận lợi
của nhà dòng, được thấm nhuần tư tưởng và tinh thần của Hội Dòng mình, nhưng như
thế không có nghĩa là đã đắc đạo, là đã trở thành một nữ tu chân chính, bởi vì
làm một nữ tu thì dễ, nhưng làm một nữ tu biết khiêm tốn phục vụ và vâng lời thì
không dễ dàng đâu.
Khi khấn trọn xong, các Sơ Nhỏ sẽ có tâm trạng nhẹ nhàng, và –có khi- thở ra nhẹ
nhõm vì từ nay không còn phải sợ bị đuổi về nhà, không còn phải lo lắng sợ người
này phê bình người kia góp ý, rồi nơm nớp lo sợ bị chị em bỏ phiếu loại bỏ.v.v...
Đương nhiên là phải vui mừng vì cộng đoàn và bề trên, cũng như những người có
trách nhiệm đã khẳng định mình là một thành viên của hội dòng, sự vui mừng này
phát xuất từ tâm hồn thánh thiện biết vâng phục thánh ý của Chúa qua hoàn cảnh
“được khấn trọn”.
Nếu không biết vâng phục ý Chúa qua việc khấn trọn, thì niềm vui của các Sơ Nhỏ
sẽ biến thành kiêu ngạo, và do đó nảy sinh ra tư tưởng thỏa mãn với việc từ nay
mình có đủ lông đủ cánh, bay cao và bay vượt ra khỏi khuôn khổ của luật dòng và
mục đích tôn chỉ của hội dòng, tức là khi đến một thời gian nào đó (sau khi khấn
trọn) thì ý chí của các Sơ Nhỏ không muốn thích nghe lời bề trên nữa, không mau
mắn khi bề trên sai phái, và đôi lúc có những thái độ bất mãn với mệnh lệnh của
bề trên, đó chính là vì cái thỏa mãn đáng ghét của chúng ta vậy. Bởi vì khi sự
thỏa mãn đã đầy tràn thì sinh ra kiêu ngạo muốn vượt ra khỏi chính mình để: một
là bất cộng tác hoặc cộng tác cách tiêu cực với cộng đoàn, hai là làm việc tích
cực với âm mưu được trở thành người quan trọng trong cộng đoàn.
Thỏa mãn là con đẻ của sự thiếu vắng cầu nguyện, người đời thường tự mãn khi
mình có công danh sự nghiệp, khi cờ đã tới tay rồi thì phất cách thỏa mãn cho bỏ
ghét những năm tháng bị “đày đọa” dưới sự nghèo đói, làm tôi mọi, chịu đựng
những đau khổ trong cuộc sống. Nhưng các Sơ Nhỏ thì không phải như thế, khấn
trọn là bắt đầu đời tu của bậc cao hơn, là đi vào con đường tận hiến hoàn toàn,
có nghĩa là các Sơ Nhỏ chính là một hội dòng thu hẹp, là luật dòng sống động và
là một đại diện cho hội dòng của mình bất kỳ ở đâu. Cho nên, hể mà có tư tưởng
thỏa mãn thì chắc chắn các Sơ Nhỏ sẽ trở thành công cụ của ma quỷ, tức là qua
hành động và suy nghĩ của mình, mà ma quỷ lợi dụng xúi giục một số thành viên
nổi loạn hoặc là ù lì bất cộng tác với hội dòng.
Thỏa mãn chính là cái tôi đáng ghét của người tu trì, là mầm mống của kiêu ngạo
chia rẽ tranh chấp.
Dù cho các Sơ Nhỏ có làm được việc gì to tát cho hội dòng hay cộng đoàn, thì
phải luôn nhìn nhận sự thành công đó là của Chúa, của hội dòng và của sự nhiệt
thành tích cực của mỗi người, chứ không phải chỉ có một mình mình mà thôi. Bởi
vì, nếu không có sự ủy thác của bề trên, nếu không có sự cộng tác của người này
người nọ, nếu không có sự giúp đỡ của hội dòng thì chắc chắn các Sơ Nhỏ sẽ không
hoàn thành nhiệm vụ.
Phẩm thần Lucifer đã thỏa mãn với ánh sáng chói lọi của mình, mà quên mất mình
là kẻ thụ tạo bởi tình yêu của Thiên Chúa, nên muốn bằng Thiên Chúa, và đã bị
phạt vào trong lửa hỏa ngục đời đời, tối tăm u ám, trở thành ma quỷ là kẻ không
đội trời chung với Thiên Chúa và rất ghét những ai đi theo Chúa, đó chính là hậu
quả của sự thỏa mãn với những gì mình có, mà không nhìn đến nguyên nhân những
thành quả mà mình có hôm nay là bởi đâu và do ai ?
Chỉ có sự cầu nguyện, đơn sơ và khiêm tốn mới “trị” được tính thỏa mãn đáng ghét
trong tâm hồn của chúng ta –những người tu trì- mà thôi.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho các Sơ Nhỏ nhé, nhớ cầu nguyện cho Bác Tài luôn.
Thân mến
Bác Tài
Taiwan, ngày thánh hóa các linh mục.
30.5.2008
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.