f
NHƯ MỘT LỜI MỜI:
- Kính mời quý vị vào trang web www.tinvui.org để đọc các bài viết khác
- Mọi thư từ cộng tác góp ý và giúp đỡ xin quý vị gửi về địa chỉ E-mail :bantreconggiao@yahoo.com
- Ban biên tập Tin vui rất mong nhận được sự đón nhận của quý vị độc gỉa gần xa
- Xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành và đồng hành với quý vị trong hành trình đời sống Kitô hữu
HIỆP THÔNG VỚI CHÚA GIÊSU CẦU NGUYỆN
TỔNG HỢP CÁC TIN TỨC CÔNG GIÁO THẾ GIỚI
Tìm hiểu đôi dòng về việc công du của các Vị Giáo Hoàng
Tưởng niệm 30 năm Đức Phaolô VI qua đời
Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 10-8-2008 với Đức Thánh Cha tại Bressanone
Đức Thánh Cha đã chủ sự lễ trọng Đức Mẹ hồn xác lên trời
Thư Hiệp Thông và Phân Ưu Của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn Gửi Cha Chủ Tịch LĐCGVN
Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI gửi Đại Hội Hành Hương La Vang lần thứ 28
Đại Hội Hành Hương Thánh Mẫu La Vang, Quảng Trị 13-15/8/2008
TƯỜNG THUẬT CHI TIẾT NGÀY THỨ HAI (14-8-2008) CỦA ĐẠI HỘI LA VANG 2008
Đại hội La Vang và công việc âm thầm của những “lao công”
Thư của ĐHY Phạm Minh Mẫn về cứu trợ nạn nhân lũ lụt miền núi phía Bắc Việt Nam
ĐGM COSMA HOÀNG VĂN ĐẠT, NGƯỜI CHA CỦA BỆNH NHÂN PHONG
Lễ Truyền Chức 10 Tân Linh Mục Dòng Đa Minh
Thánh Lễ Kỷ Niệm 60 Năm Thành Lập Legio Mariae Việt Nam
Lễ Khấn Dòng của các Nữ Tu Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết
GIÁO LÝ VỀ ĐỨC MARIA HỒN XÁC VỀ TRỜI
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN SUY NGẪM TỪ TRUYỀN THỐNG CHO HIỆN ĐẠI
CÓ BUỘC PHẢI TIN NHỮNG CUỘC HIỆN RA KHÔNG?
TÌNH YÊU – HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH
Khi các bà mẹ mừng chung một ngày lễ!
"Này bà, bà có lòng mạnh tin".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, ra khỏi đó, Chúa Giêsu lui về miền Tyrô và Siđon, thì liền có một bà quê ở Canaan từ xứ ấy đến mà kêu cùng Người rằng: "Lạy Ngài là con Vua Đavít, xin thương xót tôi: con gái tôi bị quỷ ám khốn cực lắm". Nhưng Người không đáp lại một lời nào. Các môn đệ đến gần Người mà xin rằng: "Xin Thầy thương để bà ấy về đi, vì bà cứ theo chúng ta mà kêu mãi". Người trả lời: "Thầy chỉ được sai đến cùng chiên lạc nhà Israel". Nhưng bà kia đến lạy Người mà nói: "Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi". Người đáp: "Không nên lấy bánh của con cái mà vứt cho chó". Bà ấy đáp lại: "Vâng, lạy Ngài, vì chó con cũng được ăn những mảnh vụn từ bàn của chủ rơi xuống". Bấy giờ, Chúa Giêsu trả lời cùng bà ấy rằng: "Này bà, bà có lòng mạnh tin. Bà muốn sao thì được vậy". Và ngay lúc đó, con gái bà đã được lành. Đó là lời Chúa.
LÒNG MẸ BAO LA
Hằng năm đến ngày rằm tháng bảy âm lịch (vào khoảng giữa tháng tám) các chùa đều
tổ chức lễ Vu Lan để các Phật tử đến cúng dường, cầu nguyện cho các vong linh
được siêu sanh tịnh độ, và cầu cho cha mẹ có được đời sống an lành phước lộc.
Đại Lễ Vu Lan là dịp các Phật tử nhớ ơn sanh thành dưỡng dục của mẹ cha. Trong
ngày này, nhớ ơn mẹ, ở Nhật có tục lệ cài hoa hồng lên áo. Người nào còn mẹ được
cài lên áo hoa hồng đỏ, người nào không còn mẹ thì cài hoa hồng trắng. Một vị
thiền sư Việt Nam đi du học ở Nhật thấy tập quán này hay và có ý nghĩa nên du
nhập tập quán này vào Việt Nam. Bài hát quen thuộc và phong trào "Bông Hồng Cài
Áo" được Phật tử hưởng ứng và phổ biến rộng rãi từ đó.
Tình mẹ thương con bao la như trời như biển. Nói đến tình mẹ thì không có thứ
tình cảm nào đậm đà và cao quý như tình mẹ thương con. Đã có biết bao nhiêu vần
thơ, bao nhiêu câu hò, điệu hát ca tụng tình mẹ thiêng liêng.
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào,
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào.”
Chẳng ai trong chúng ta lại không biết câu hát này. Với giai điệu thật mượt mà,
sâu lắng, với ca từ thấm đẫm chất thơ gợi lên những hình ảnh thật bình dị, gần
gũi, nhạc sĩ Y Vân đã viết thành một bài hát tuyệt vời ca ngợi tình mẹ.
Thương con mẹ nào có quản nắng mưa, có ngại gì sớm khuya vất vả… Tình mẹ mãi mãi
là như thế. Dẫu ở thời nào, dẫu thuộc nền văn minh văn hóa nào và dẫu ở đâu,
tình mẹ cũng vẫn cứ mãi là như thế. Bà mẹ Canaan trong bài Tin Mừng hôm nay là
một hình ảnh sống động minh họa cho tình yêu muôn thuở đó.
Chúng ta cảm động trước tình thương con lớn lao cao cả của bà, hơn thế nữa nơi
bà chúng ta còn học được tấm gương của một lòng tin kiên vững. Tình yêu và lòng
tin ấy cứ xoắn quyện với nhau. Tình yêu dẫn đến lòng tin. Tình yêu kiện cường
lòng tin. Biểu lộ của lòng tin cũng chính là biểu lộ của tình yêu. Lòng tin và
tình yêu cho bà có được một sức mạnh thật kỳ diệu, vượt thắng mọi thử thách và
đi đến cùng trong việc cứu chữa con bà.
Thương con, bà đã chạy thầy chạy thuốc trước khi gặp được Chúa Giêsu. Không rõ
nhờ đâu mà bà biết được Đức Giêsu, nhưng khi thấy Người bà tin rằng cơ may đã
đến. Bà gọi Người là Con Vua Đavít, bà đặt trọn niềm tin vào Người, vị cứu tinh
duy nhất của bà.
Dẫu biết rằng bà thuộc dân ngoại, còn Chúa Giêsu là người Do Thái, hai dân tộc
có mối thù truyền kiếp không giao du tiếp xúc với nhau, nhưng lòng thương con đã
khiến bà bất chấp ranh giới cấm kỵ, hận thù, để đến với Chúa trong tư thế một
người xin ơn.
Thương con nên khổ vì con. Người đàn bà Canaan xin với Chúa Giêsu: “Xin dủ lòng
thương tôi! Đứa con gái tôi bị quỉ nhập khổ sở lắm.” Đứa con bị quỉ nhập khổ sở
là đúng rồi. Thế nhưng thực tế ai khổ hơn ai, đứa con hay bà mẹ? Con đau, khổ
một, còn mẹ khổ mười. Mỗi lần con rên, con quằn quại là lòng mẹ quặn đau như
muối xát, mẹ ước gì được lãnh lấy mọi cơn đau của con. Chắc hẳn, các bà mẹ đều
đã trải qua những kinh nghiệm như thế. Chính vì thế thay vì nói “Xin dủ lòng
thương con tôi” bà lại nói: “Xin dủ lòng thương tôi!”
Bà xin Chúa nhìn đến nổi đau của một bà mẹ, đau vì nỗi đau của đứa con. Nhưng
Chúa Giêsu không đáp lại một lời. Tại sao Chúa lại lãnh đạm với nỗi đau của con
người như vậy? Chắc hẳn chúng ta cũng đã từng gặp sự thinh lặng của Chúa như
thế. Tại sao Chúa không đáp lời cầu xin của chúng ta?
Bà chẳng ngã lòng trước thái độ lạnh lùng của Chúa Giêsu. Bà cứ lẽo đẽo theo sau
mà nài nẵng xin mãi xin hoài đến nổi các môn đệ Chúa không chịu được những lời
lẽo nhẽo ấy nên trình với Chúa để đuổi bà về.
Chẳng kể gì thái độ khó chịu của các môn đệ, bà trực tiếp giáp mặt Chúa Giêsu và nài xin Người cứu giúp. Lần này thì bà lãnh đủ một gáo nước lạnh: “Không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con.” Sao lạ vậy ? Chúa Giêsu mới làm phép lạ hóa bánh ra nhiều nuôi năm ngàn người, vậy mà Người lại nhẫn tâm khước từ mẩu bánh nhỏ cho người đàn bà khốn khổ này ư?
Câu chuyện đã đi đến cao điểm, thử thách đã đến cùng tột. Chính trong cơn thử
thách như thế ta mới thấy hết vẻ đẹp của tình mẫu tử và đức tin của bà.
Bà chấp nhận lối so sánh của Chúa. Bà không dám mong được những ân huệ như dân
Do Thái, bà chỉ xin chút vụn vặt thừa thãi cho con bà, bởi vì “lũ chó con cũng
được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống.”
Đến đây thì Chúa Giêsu chẳng còn lý do gì để chối từ, Người nói: “Này bà, lòng
tin của bà mạnh thật! Bà muốn sao thì được như vậy.”
Làm sao mà Chúa có thể chối từ được trước tình yêu bao la và niềm tin mạnh mẽ
đến vậy. Không phải Người đã từng bảo: “Hãy xin thì sẽ cho, hãy tìm thì sẽ gặp,
hãy gõ thì sẽ mở” đó sao? Hơn nữa, Người cũng có một bà mẹ là Đức Maria. Rồi sẽ
có ngày Mẹ Người sẽ khổ đau đi theo con trên chặng đường thương khó, trái tim Mẹ
như bị lưỡi gươm đâm thâu khi đứng dưới chân thập giá. Có lẽ nỗi đau khổ của bà
mẹ Canaan này khiến Chúa Giêsu chạnh nghĩ đến mẹ mình. Cũng có một bà mẹ, thế
nên Người hiểu tấm lòng của các bà mẹ, Người chẳng nỡ từ chối những gì các bà mẹ
trong cơn đau khổ cầu xin.
Bà mẹ Canaan là tấm gương cho tất cả các Kitô hữu chúng ta về sự kiên trì cầu
nguyện, đặc biệt là cho các bậc làm cha mẹ. Cha mẹ nào mà chẳng thương con. Vì
thương con nên mới khổ vì con. Chắc hẳn, con đau bệnh không làm khổ lòng cha mẹ
cho bằng con hư hỏng. Bao cha mẹ đã bạc mái đầu vì những đứa con ngỗ nghịch hư
hỏng, bao bà mẹ đã khóc hết nước mắt vì có đứa con lỡ vướng vào ma tuý… Trong
trường hợp đó, lòng thương con của các bậc cha mẹ có xoắn quyện chặt chẽ với
lòng tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa hay không? Các bậc cha mẹ đã làm hết cách, đã
tha thiết cầu xin, đã kiên tâm cầu xin, đã tin tưởng cầu xin, như người mẹ
Canaan này chưa?
Có một sự trùng hợp dễ thương là vào những ngày giữa tháng tám này, Giáo Hội
Công giáo mừng kính Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Có điều gì đó rất gần gũi, rất
hiệp thông của những người con khi nói về Lòng Mẹ. Trong lãnh vực tôn giáo,
chính trị, kinh tế, con người thường tìm đủ lý lẽ để phân biệt, tách rời, phe
nhóm; nhưng khi trái tim lên tiếng, nhất là trái tim của người mẹ thì thường đem
chúng ta gần nhau đến không ngờ.
Văn hoá Việt Nam gắn liền với cuộc sống và diễn tả tình cảm con người Việt Nam
rất sâu sắc. Đặc biệt, tình mẹ con, một thứ tình cảm thiêng liêng cao quý nhất,
mà không ai có thể chối từ. Ngay chính Con Một Thiên Chúa Nhập Thể làm người
cũng đã nhận lấy con đường bình thường mà trân quý ấy. Maria, người nữ Sion đã
vâng phục ngay từ ngày đầu khi thiên sứ truyền tin, nhận lấy những nhọc nhằn vất
vả của vai trò làm mẹ. Mẹ đã đảm nhận trọn vẹn thiên chức cao quý nhưng không
thiếu khổ đau vất vả nhọc nhằn như bất cứ người mẹ nào trong nhân loại. Trong
lòng tin, người Mẹ ấy đã âm thầm vâng phục, đón nhận, lắng nghe và bước theo Con
của mình trong hành trình cứu độ. Cuối cùng, người nữ ấy được Thiên Chúa đoái
thương cất nhắc về Trời cả hồn lẫn xác, một trong bốn đặc ân cao cả Thiên Chúa
đã ban cho Mẹ.
Sứ điệp Lời Chúa tuần này trình bày sự kiên trì của người mẹ thành Canaan cầu
xin cho con của bà. Lòng mẹ yêu thương với tất cả hy sinh, chiụ đựng luôn đóng
ấn, trải dài suốt những năm tháng của cuộc đời con cái. Tình mẫu tử cộng vào với
lòng tin của người phụ nữ Canaan đánh động lòng xót thương Đức Giêsu. “Mẹ Maria
Người Thầy dạy Đức tin, Đức cậy, Đức mến” ( Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi Đại
hội Thánh Mẫu La vang lần thứ 28), Mẹ đang được hưởng niềm vui thiên quốc, Mẹ
luôn luôn yêu thương con cái mình trên đường hành hương về quê trời.
Trong cuộc hành hương nội tâm hay lữ hành nơi dương thế, chúng ta tin rằng có Mẹ
Maria luôn cầu bầu che chở. Trong niềm hy vọng sẽ được về trời với Mẹ, chúng ta
nhìn lên Mẹ như mẫu gương của lòng cậy trông, kiên nhẫn với tin yêu và hy vọng.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
HIỆP THÔNG VỚI CHÚA GIÊSU CẦU NGUYỆN
Mỗi người có thể kể ra kinh nghiệm của
mình về sự cầu nguyện. Hôm nay tôi xin kể ra vài kinh nghiệm do người khác thuật
lại cho tôi. Kinh nghiệm này tập trung vào sự hiệp thông với Chúa Giêsu. Khi
hiệp thông với Chúa Giêsu trong cầu nguyện, họ đã được Người chia sẻ cho tâm
tình của Người.
1/ Tâm tình của Chúa Giêsu như đã được viết trong thư gởi Do Thái
"Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Kitô đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhận lời, vì có lòng tôn kính. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh viễn cho tất cả những ai tùng phục Người" (Dt 5,7-9).
Tâm tình của Chúa Giêsu trên đây đã được một số người cảm nghiệm nơi chính bản thân họ.
Những khẩn cầu nài van của họ thường đi đôi với những tiếng khóc than. Họ cầu nguyện bằng nước mắt. Họ chịu đau đớn thân xác, đau khổ tâm hồn. Những mệt mỏi, những chán nản với tất cả những gì mà thân phận yếu đuối của họ phải nếm đều như những đắng cay sâu đậm. Họ muốn được cứu. Họ cầu nguyện và dâng những khổ đau của họ lên Thiên Chúa. Vì chỉ có Chúa mới cứu được họ.
Họ tin: Chỉ có Chúa mới cứu được họ khỏi nhiều cõi chết, mà họ đã bị ném vào. Chết vì bệnh, chết vì nghèo, chết vì nợ nần chồng chất, chết vì bị ruồng bỏ, chết vì tội lỗi.
Có những cái chết là do ngoại cảnh. Có những cái chết là do chính họ dại dột ngu đần. Họ muốn thoát ra khỏi chính họ.
Họ nhìn thấy tư bề bế tắc. Chỉ còn Chúa. Nhưng họ nghi ngờ, vì mình quá tệ, quá bất xứng, không biết Chúa còn thương mình nữa không. Họ khóc. Chính những nước mắt khổ đau ấy đã là niềm tin. Họ tin vào Chúa, cho dù họ chẳng còn gì để Chúa thương.
Như vậy, những nước mắt, những kêu khóc của họ khi cầu nguyện, được kết hợp với những nước mắt và kêu khóc của Chúa Giêsu. Nhờ đó mà họ được nâng đỡ ủi an.
Đôi khi, họ xin ơn nâng đỡ ủi an cho người khác, cho Hội Thánh, cho Quê Hương. Họ cũng cầu xin với nước mắt. Những lúc như thế, họ hiểu rõ hơn thế nào là yêu thương thực.
Cầu nguyện như thế là một cách Chúa huấn luyện tình yêu và niềm tin. Yêu thì phải đợi chờ. Yêu thì phải tin. Tin yêu vốn có khổ đau.
Với kinh nghiệm trên đây, nhiều người nhìn ảnh tượng Chúa Giêsu cầu nguyện một cách gần gũi. Hiệp thông gần gũi ấy sẽ càng sống động hơn, khi được hiệp thông với Chúa Giêsu cầu nguyện ở vườn Cây Dầu.
2/ Tâm tình của Chúa Giêsu khi cầu nguyện ở vườn Câu Dầu
Phúc Âm thánh Marcô kể: "Sau đó, Đức Giêsu và các môn đệ đến một thửa đất gọi là Ghếtsêmani. Người nói với các ông: 'Anh em ngồi lại đây, trong khi Thầy cầu nguyện'. Rồi Người đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan theo. Người bắt đầu cảm thấy hãi hùng xao xuyến. Người nói với các ông: 'Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức'. Người đi xa hơn một chút, quỳ xuống đất mà cầu xin cho giờ ấy rời khỏi mình, nếu có thể được. Người nói: 'Apba, Cha ơi, Cha có thể làm được mọi sự, xin cho con khỏi uống chén này. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha'. Rồi Người trở lại, thấy các môn đệ đang ngủ, liền nói với ông Phêrô: 'Simon, anh ngủ à? Anh không thể thức một giờ sao? Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối'. Người lại đi cầu nguyện, kêu xin như lần trước. Rồi Người trở lại, thấy các môn đệ vẫn ngủ, vì mắt họ nặng trĩu. Các ông chẳng biết trả lời làm sao với Người". (Mc 14,32-40).
Thánh Luca ghi thêm một chi tiết đáng ta chú ý: "Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất" (Lc 22,44).
Cảnh cầu nguyện trên đây là rất bi đát. Cầu nguyện mà buồn sầu, bồi hồi, xao xuyến, lo sợ. Cầu nguyện mà cảm thấy cô đơn. Tất cả muốn đề cao tâm tình vâng phục thánh ý Chúa Cha. Bản tính tự nhiên muốn cưỡng lại. Bạn bè xung quanh không ai đồng ý. Đức Kitô cô đơn giữa những người thân thiết. Qua những lo sợ bồi hồi, xác thịt cho thấy, trốn thoát khổ đau là bình thường. Thánh ý Chúa Cha không cho thấy kết quả trước mắt. Chỉ phải vâng lời. Vâng lời này đòi một sự khiêm nhường tối đa và phó thác trọn vẹn.
Nhiều người cầu nguyện cảm được phần nào cuộc chiến đấu nội tâm gay gắt. Nhưng Chúa Giêsu chiến đấu với họ . Họ cầu nguyện trong tâm tình khiêm tốn của Người.
Sự cô đơn là một thử thách lớn thường đặt ra cho những ai vâng phục thánh ý Chúa. Đôi khi cô đơn là rất lớn lao, lâu dài, sâu rộng. Cùng với Chúa Giêsu, họ biết dâng lên Chúa Cha sự cô đơn đó. Lúc ấy, cô đơn sẽ không là dấu chỉ của sự thất bại, nhưng sẽ là niềm tin vâng phục dẫn tới sự sống và sự sống lại.
?
Kinh nghiệm như trên không phải là tất cả mọi tâm tình của Chúa Giêsu cầu nguy?n. Nó chỉ là một phần, nhưng là phần quan trọng. Hiệp thông với tâm tình quan trọng này là một đặc ân. Ta cần đón nhận với lòng khiêm tốn. Biết đâu sự đón nhận này sẽ là một chuẩn bị khôn ngoan cho tương lai của bản thân ta và của Hội Thánh, một tương lai sẽ không thiếu thử thách, để vâng phục thánh ý Chúa nhiệm mầu trong chương trình cứu độ.
ĐGM. GB. Bùi Tuần
Khi Thánh Phêrô - vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo Hội - di chuyển từ Giêrusalem đến Rôma, lúc đó không ai biết chắc được rằng chính Ngài đã thiết lập nên một kỷ lục về tổng số dặm đường đã đi được - một kỷ lục vốn đã đứng vững được hơn 1,900 năm nay; và đã có tới 258 vị Giáo Hoàng mãi cho đến thời của Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã thực hiện những chuyến công du ngược lại, tức di chuyển từ Rôma trở về lại Giêrusalem vào năm 1964.
Mặc dầu chuyến công du của các Vị Giáo Hoàng đều được thực hiện nội bên trong lãnh thổ của Ý Quốc, thế nhưng hầu hết các Vị Giáo Hoàng đều chỉ ở lại Rôma mà thôi.
Đức Cố Giáo Hoàng Sylvester, chẳng hạn, đã gởi 2 vị Linh Mục đại diện cho Ngài thay vì tự Ngài phải công du đến dự Công Đồng Nicaea vào năm 325. Thêm vào đó, trong thời Đức Cố Giáo Hoàng Gregory XVI vào những năm 1840, Ngài đã mạnh bạo hơn bằng cách cấm các đường ray xe lửa chạy đến Rôma và các văn phòng khác của Tòa Thánh. Chính Ngài đã gọi các đường chạy xe lửa chính là "những con đường chết của hỏa ngục."
Dĩ nhiên cũng có một số vị Giáo Hoàng thực hiện rất nhiều chuyến công du ngoài Rôma.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan I, chẳng hạn, đã công du đến Constantinople vào năm 526 để gặp Hoàng Đế La Mã. Đức Cố Giáo Hoàng Stêphen II đã công du đến Gaul vào năm 753 để tìm sự giúp đỡ và bảo vệ của Pepin, người cha của Vua Charlemagne.
Đức Cố Giáo Hoàng Lêô IX (1049-1054) đã công du đến Đức Quốc, Pháp Quốc, và miền Bắc Ý để chủ tọa các cuộc họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, và thúc tiến việc cải cách Giáo Hội, và Đức Cố Giáo Hoàng Urban II cũng đã công du tới Clermont, Pháp Quốc vào năm 1059 để kêu gọi thực hiện một cuộc viễn chinh.
Hầu hết các Vị Giáo Hoàng phải thực hiện các công du bất đắc dĩ, chủ yếu là khi đang bị thua trận với các vị hoàng đế và các vị vua.
Lấy ví dụ như vào năm 355, Đức Cố Giáo Hoàng Liberius được lệnh để đến Milan để dự buổi xét xử vì tội phản quốc, và sau đó đã phải sống lưu vong đến Thrace (vốn giờ đây chính là phần lãnh thổ của nước Bulgary và Thổ Nhĩ Kỳ). Đức Cố Giáo Hoàng Martin I bị xét xử tại Constantinople vì tội phản quốc, và bị kết tội, rồi phải sống lưu vong tại Crimenia là nơi mà Ngài qua đời vào năm 655.
Đức Cố Giáo Hoàng Innocent II (1130-1143) phần lớn trải qua triều đại Giáo Hoàng của Ngài trong trạng thái bị lưu vong, và Đức Cố Giáo Hoàng Gelesius II (1118-1119) đã chết khi đang trên đường chạy trốn tại tu viện Cluny ở Pháp Quốc.
Một trăm năm sau đó, Đức Cố Giáo Hoàng Innocent IV bị hoàng đế La Mã đẩy ra và phải sống lưu vong tại Pháp Quốc, và vào năm 1799, Đức Cố Giáo Hoàng Piô VI bị Napoleon bắt làm tù nhân và bị đẩy qua Pháp Quốc sau đó, rồi Ngài qua đời, và đám tang của Ngài không được chôn cất theo lễ nghi Công Giáo.
Tới thời đại của chúng ta thì những mối đe dọa của các vị vua và hoàng đế trần tục kém hẳn đi so với những thời gian đầu đầy sóng gió của Giáo Hội, khi các vị vua và hoàng đế này không chịu từ bỏ đi lối sống buông thả và loạn luân, thì họ đều bắt bớ và cầm tù các vị Cố Giáo Hoàng, và đẩy các Ngài phải sống cảnh lưu vong.
Với các phương tiện giao thông hiện đại thời nay, các Vị Giáo Hoàng mới nhận thấy giá trị hết sức lớn lao của những chuyến công du mục vụ ở nước ngoài. Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục (1963-1978) đã thực hiện 9 chuyến công du bên ngoài Ý Quốc và đã trở thành vị Giáo Hoàng La Mã đầu tiên công du đến mỗi lục địa, trừ vùng Nam Cực Antarctica mà thôi.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã thực hiện hơn 110 chuyến công du mục vụ ra nước ngoài, và tính cho đến nay, Đức đương kim Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã thực hiện được các chuyến công du mục vụ tới Áo, Ba Tây, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức Quốc, Tây Ban Nha, Ba Lan, Hoa Kỳ và sắp tới là đến Úc Châu.
P.S. Viết dựa theo tài liệu của Catholic Digest số ra Tháng 4/2008 ở trang 50-51.
Cách đây 30 năm ngày mùng 6 tháng 8 năm 1978 Đức Phaolô VI đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà nghỉ mát Castel Gandolfo, vào đúng chiều ngày lễ Chúa Hiển Dung. Vài ngày trước khi qua đời Đức Phaolô VI đã nói “Tôi đã duy trì lòng tin”. Câu nói này tóm gọn chân dung của một vị Giáo Hoàng khiêm tốn và cứng rắn, say mê Chân Lý và là người đã lèo lái con thuyền Giáo Hội trong những năm sóng gió của thế giới và Giáo Hội thời hậu Công Đồng.
Với thời gian qua đi càng ngày người ta càng nhận ra gương mặt của người như một chứng nhân khiêm tốn và can đảm của sự thật, tông đồ của hòa bình, con người của đối thoại giữa các dân tộc và các nền văn hóa.
Khi được bầu làm Giáo Hoàng Đức Phaolô VI đã tuyên bố ngay lập tức là người muốn
tiếp tục Công Đồng bị bỏ dở vì cái chết của Đức Gioan XXIII, tiếp tục công cuộc
cải tổ Giáo Luật và theo đuổi con đường đối thoại đại kết.
Sau khi Công Đồng Vatican II kết thúc, Đức Phaolô VI can đảm bắt đầu công trình
áp dụng các quyết định của Công Đồng, giữa đủ mọi chướng ngại, chống đối và phản
kháng. Hoạt động đại kết của người đặc biệt quan trọng và sâu rộng, với các gặp
gỡ trao đổi phong phú với Giáo Hội Anh Giáo và Giáo Hội Chính Thống. Cuộc gặp gỡ
của Đức Phaolô VI với Đức Thượng Phụ Constantinpoli Athenagoras đã là một biến
cố lịch sử bắt đầu đánh tan băng giá trong tương quan giữa hai bên.
Đức Phaolô VI đã công bố nhiều Thông Điệp và Tông Huấn quan trọng như ”Ecclesiam
suam”, Populorum progressio”, Evangelii nuntiandi”, Humanae vitae”, ”Communio et
progressio”, ”Marialis cultus”, ”Gaudete in Domino”. Giai đoạn cuối cùng trong
cuộc đời người ghi đậm dấu buồn thương của vụ Lữ Đoàn Đỏ bắt cóc và sát hại
người bạn rất thân của người là chính trị gia Aldo Moro thuộc đảng Thiên Chúa
Giáo.
Khi được bầu làm Giáo Hoàng Đức Hồng Y Giovan Battista Montini đã tuyên bố: ”Có
lẽ Thiên Chúa đã gọi tôi vào việc phục vụ này, không phải để tôi có thái độ nào
trong chức vụ đó, mà để tôi đau khổ một chút cho Giáo Hội”. Sự thông minh bén
nhậy đã cho phép Đức Phaolô VI trực giác được một cách thực sự ngay từ ban đầu,
khía cạnh nặng nề nhất của một sứ mệnh tràn đầy gian truân và bất trắc bất thình
lình đổ trên vai người và thử thách tính tình và sức khỏe của người một cách
nặng nề.
Đức Phaolô VI sinh tại Concesio thuộc tỉnh Brescia, bắc Italia, năm 1897 trong
gia đình trung lưu khá giả, cha là luật sư Giorgio Montini và mẹ là bà Giuditha
Alghini. Ngay khi vừa sinh ra bé Giovan Battista đã yếu ởt đến độ các bác sĩ xác
tín rằng cậu bé chỉ có thể sống tới ngày hôm sau thôi. Nhưng bé Giovan Battista
hồi phục, nhưng lớn lên một cách khó khăn và lúc nào cũng yếu ớt. Cậu bé có tính
tình giống mẹ, tế nhị, dễ thương và tràn đầy tình yêu đối với gia đình nhưng dè
dặt, không hướng ngoại. Ông thân sinh Giorgio trái lại là người hoạt động, hăng
say phổ biến các tư tưởng và tham gia các cuộc chiến đấu chống lại khuynh hướng
bài giáo sĩ lan tràn trong xã hội Italia hồi thế kỷ XIX. Năm 1881 ông trở thành
giám đốc nhật báo công giáo ”Công dân Brescia” (Il Cittadino di Brescia) cho tới
năm 1912. Trong các năm này luật sư Giorgio đưa ra rất nhiều sáng kiến giúp
thăng tiến cuộc sống của người dân và củng cố Giáo Hội Công Giáo như thành lập
các hiệp hội “Liên minh trắng” trong vùng quê Brescia, ”Hiệp hội lao động” và
hội hưu dưỡng học đường. Ông cũng thành lập nhà xuất bản ”Học đường” và dấn thân
nắm giữ các chức vụ công cộng và được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV giao việc đặc
trách một phân bộ của tổ chức Công Giáo Tiến Hành và là dân biểu ba lần liên
tiếp.
Trong nhiều năm trời gia đình Montni đã là nơi gặp gỡ của giới trí thức và chính
trị gia, trong đó có Linh Mục Luigi Sturzo, chính trị gia Romolo Murri và Alcide
De Gasperi. Cha Sturzo và ông Murri đã cùng ông Giorgio thành lập Đảng Nhân Dân
Italia, từ đó năm 1943 nảy sinh ra Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo.
Tất cả các sinh hoạt này của thân phụ đã ảnh hưởng mạnh mẽ trên thiếu niên
Giovan Battista. Nhưng bầu khí tươi vui nhộn nhịp của gia đình không thay đổi
tính tình của vị Giáo Hoàng tương lai, vốn nghiêm khắc và man mác buồn. Tình
hình sức khỏe yếu kém với các cơn sốt bất chợt khiến cho gia đình phải giao
thiếu niên Giovan Battista cho một gia đình nông dân nuôi dưỡng trong 14 tháng.
Nhưng khi cậu trở về Brescia các bác sĩ vẫn lo lắng cho sự phát triển của cậu.
Chính sức khỏe mong manh thời thơ ấu đã khiến cho Giovan Battista sau này có
tính tình nhút nhát, qúa nhậy cảm, bất an và lo lắng.
Thời gian theo học tại trường các cha dòng Tên xen kẽ với các ngày đau yếu và
giai đoạn phải học tư tại gia. Tuy thế khi thế chiến thứ I bùng nổ thanh niên
Giovan Battista cũng tình nguyện nhập ngũ, nhưng bị loại ngay. Chứng bệnh tim
bộc phát sau đó lại càng gia tăng sự nhút nhát khiến cho Giovan Battista luôn
gầy gò xanh xao. Chỉ có đôi mắt là vẫn luôn tinh anh.
Con đường ơn gọi linh mục của Giovan Battista đã chỉ đến từ từ. Vì lý do sức
khỏe thầy Giovan Battista theo học đại chủng viện, nhưng như là sinh viên ngoại
trú. Tuy bị kiệt lực một thời gian dài, nhưng ngày 29 tháng 5 năm 1920 thầy cũng
được thụ phong Linh Mục. Vì là con của luật sư Montini nổi tiếng trong giới công
giáo nên Đức Giám Mục Brescia gửi cha Giovan Battista về Roma tu học. Trước đó
chỉ trong vòng 5 tháng cha Montini đã trình luật án tiến sĩ Giáo Luật tại Milano
và mùa thu năm 1920 cha đến Roma ghi danh học thần học tại Đại Học Giáo Hoàng
Gregoriana, đồng thời ghi danh học văn chương tại đại học nhà nước.
Cha Montini vừa là sinh viên vừa là Tuyên Úy của Liên Hiệp các đại học công giáo
Italia, là lò đào tạo các chính trị gia tương lai. Một dân biểu Brescia biết
Giovan Battista từ hồi còn nhỏ giới thiệu vị linh mục trẻ đầy khả năng này với
Đức Hồng Y Gasparri hồi đó là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Thế là vài tuần sau cha
Montini được gửi vào trường ngoại giao Tòa Thánh. Vào tháng 6 năm 1921 Cha
Montini dọn vào ở trong Vaticăng và bắt đầu làm việc trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa
Thánh khi mới 24 tuổi.
Cha đậu tiến sĩ thần học, rồi lấy bằng ngoại giao, nhưng phải bỏ chương trình
tiến sĩ văn chương. Trong Phủ Quốc Vụ Khanh cha nổi tiếng là người làm việc
không ngưng nghỉ, và được mọi người gọi là ”linh mục bé không bao giờ đi nghỉ
hè”. Trong số các bạn bè cùng làm việc có nhiều Đức Ông, Giám Mục và Hồng Y
tương lai như Ottaviani, Tardini, Spellman, Maglione, Tedeschini vv... Năm 1922
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV qua đời, Đức Cha Achille Ratti, Tổng Giám Mục Milano,
được bầu lên thay thế lấy tên là Pio XI. Cha Montini cũng bắt đầu tiến nhanh
trong các chức vụ tại trung ương Tòa Thánh.
Đức Hồng Y Gasparri, người đỡ đầu vị linh mục trẻ nhiều khả năng, gửi cha
Montini sang Paris học ba tháng, sau đó sang làm thư ký tòa Sứ Thần Varsava bên
Ba Lan 4 tháng. Nhưng khí lạnh Ba Lan khiến cho cha Montini bị đau nên phải trở
về Roma. Tại đây cha làm tuyên úy cho giới sinh viên và tổ chức các sinh hoạt,
kể cả các cuộc du ngoạn và cắm trại cho họ. Cha Montini rất được người trẻ
thương mến. Năm 1925 Đức Pio XI chỉ định cha làm tuyên úy Liên hiệp sinh viên
đại học công giáo toàn nước Italia cho tới năm 1933.
Chính trong thời gian này cha Montini quy tụ giới trí thức công giáo có khả năng
nhất, sau này trở thành các chính trị gia tên tuổi lãnh đạo Italia như Aldo
Moro, Amintore Fanfani, Giulio Andreotti, Paolo Emilio Taviani, Giuseppe
Dossetti, Giorgio La Pira và Guido Carli.
Khi Đức Hồng Y Gasparri qua đời, Đức Tổng Giám Mục Eugenio Pacelli lên thay thế
trong chức vụ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Người tái tổ chức cơ quan này và chọn Đức
Ông Montini làm cộng sự viên thân tín của mình. Năm 1937 khi mới 40 tuổi Đức Ông
Montini được chỉ định làm Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đặc trách thường vụ,
trong khi Đức Ông Domenico Tardini là Phụ Tá đặc trách ngoại vụ. Tuy tôn trọng
nhau, nhưng hai vị không hợp tính tình nhau vì Đức Ông Tardini thì bảo thủ và
nhẹ dạ, còn Đức Ông Montini thì cởi mở và thận trọng. Trong 18 năm trời ảnh
hưởng của hai vị khiến cho người ta có cảm tưởng tại Phủ Quốc Vụ Khanh cũng có
hai phe bảo thủ và cấp tiến. Riêng Đức Ông Montini trở thành bóng của Đức Hồng Y
Quốc Vụ Khanh Pacelli, giữ gìn các bí mật ngoại giao và đặc trách các liên lạc
thư từ của Đức Hồng Y Pacelli.
Năm 1939 Đức Giáo Hoàng Pio XI đột ngột qua đời, và Đức Hồng Y Pacelli được bầu
lên thay thế lấy tên là Pio XII. Đức Hồng Y Luigi Maglione được chỉ định làm
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và hai vị Phụ tá vẫn giữ nguyên chức vụ của mình. Khi
Đức Hồng Y Maglione qua đời năm 1944, Đức Giáo Hoàng Pio XII quyết định để trống
chức vụ này. Và hai vị Phụ tá làm việc thay thế.
Triều đại của Đức Giáo Hoàng Pio XII bị ghi dấu bởi thế chiến thứ II với tình
hình thê thảm của nó. Những gì Đức Pio XII đã làm trong việc làm trung gian giữa
các phe lâm chiến, cứu Roma thoát khỏi cảnh tàn phá, cứu sống người Do thái và
trợ giúp các người tị nạn, tổ chức cứu trợ của Tòa Thánh, sự nảy sinh chính trị,
văn hóa và kinh tế của Italia bị thua trận và tàn phá vv... sẽ được các sử gia
lượng định. Bên cạnh Đức Pio XII có Đức Ông Montini hiện diện trong mọi hoạt
động của Tòa Thánh, từ việc tổ chức cứu trợ, cho tới liên lạc ngoại giao giữa
các phe lâm chiến và giới chức công giáo của cả hai bên.
Thế chiến thứ II kết thúc với cảnh thế giới bị phân chia thành hai khối Đông
Tây, dân chủ và cộng sản, Hoa Kỳ và Liên Xô với Âu châu bị tàn phá nằm ở giữa.
Chẳng bao lâu nó biến thành sự chiến đấu giữa Kitô giáo và chủ nghĩa vô thần.
Tại Roma người dân sống với khẩu hiệu ”Hoặc là Roma, hoặc là Matscơva”.
Là người có bản tính thận trọng, Đức Ông Montini xung khắc với ông Luigi Gedda
Chủ tịch Công Giáo Tiến Hành Italia nhưng đã chiếm được cảm tình của Đức Pio
XII, và người tổ chức giới trẻ công giáo tiến hành trong hình thái cực đoan công
khai chống lại chế độ cộng sản, từ đó người bị mang tiếng là ”cấp tiến”.
Đức Ông Montini làm việc 16 giờ mỗi ngày và tổ chức Năm Thánh 1950. Người cũng
thành lập Hiệp Hội Công nhân công giáo Italia cũng như tổ chức cứu trợ của Tòa
Thánh. Là cánh tay mặt của Đức Giáo Hoàng Pio XII, Đức ông Montini tiếp đón mọi
nhân vật ngoại giao và đảm trách công việc của Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng như
ngoại trưởng, nhưng đã không được Đức Giáo Hoàng Pio XII thăng chức, mà chỉ sống
đơn sơ bé nhỏ như một Đức Ông. Trong mật nghị Hồng Y đoàn năm 1953 tên của hai
Đức ông Montini và Tardini đã không có trong danh sách các tân Hồng Y mặc dù hai
vị rất xứng đáng được vinh thăng.
Sự chống đối giữa hai cánh bảo thủ và cấp tiến ngày càng mạnh mẽ hơn. Khi biết
Đức Ông Montini ủng hộ ông De Gasperi trong cuộc bầu cử hành chánh năm 1952, Đức
Pio XII đã không tha thứ cho người, và năm sau đó chỉ định Đức ông Montini làm
Tổng Giám Mục Milano, với ý định là loại người ra khỏi các nhân viên trung ương
của Tòa Thánh.
Lễ tấn phong Giám Mục cho Đức ông Montini đã được Đức Hồng Y Tisserand, Niên
trưởng Hồng Y Đoàn, chủ sự tại đền thờ thánh Phêrô. Đức Pio XII bị bệnh đã chỉ
chúc mừng và chúc lành cho ”người con yêu dấu”.
Tháng giêng năm 1954 Đức tân Tổng Giám Mục rời Roma sau 30 năm làm việc tại đây
để làm chủ chăn giáo phận lớn nhất Italia, với hành trang kinh nghiệm mục vụ ít
ỏi. Do đó nhiều người cho rằng Đức Cha Montini bị đi đầy, nhưng sau cùng phải
công nhận đó là sự sắp xếp của Chúa Quan Phòng.
Trong bầu khí chuyển động thời hậu thế chiến, mọi người chờ đợi một vị chủ chăn
chính trị gia. Nhưng họ đã lầm chỉ, vì trong một thời gian ngắn Đức Montini đã
bỏ hết mọi thói quen của giáo triều Roma, để trở thành một chủ chăn nhiệt thành.
Người tái thiết tòa GM bị bỏ hoang, tổ chức lại mọi cơ cấu giáo phận, chăm chỉ
lần lượt viếng thăm giới công nhân viên làm việc trong các hãng xưởng khác nhau,
thuyết phục giới tài chánh trợ giúp xây cất các nhà thờ mới. Đức Cha Montini cai
quản giáo phận Milano với rất nhiều thành công trong 9 năm trời cho tới khi Đức
Pio XII qua đời tại Castel Gandolfo ngày mùng 9 tháng 10 năm 1958, mà vẫn không
được vinh thăng Hồng Y, như truyền thống vẫn có từ xưa.
Trong Mật nghị Hồng Y Đức Hồng Y Angelo Roncali, Thượng Phụ Venezia, được bầu
làm Giáo Hoàng lấy tên là Gioan XXIII. Lá thư đầu tiên Đức Gioan XXIII viết là
để báo tin vinh thăng Tổng Giám Mục Montini làm Hồng Y. Trong nhiều dịp khác Đức
Gioan XXIII nói: ”Người con yêu qúy của chúng tôi ở Milano, trong khi ở đây
chúng tôi chiếm chỗ của nó”. Đức Gioan XXIII gửi Đức Hồng Y Montini đi nhiều nơi
trên thế giới như là đặc sứ, để giúp Đức Montini hiểu biết và đào sâu thế giới
Kitô cũng như các tôn giáo khác và trở thành Giáo Hoàng tương lai.
Ngày mùng 3 tháng 6 năm 1963 Đức Gioan XXIII qua đời sau khi triệu tập và chủ sự
lễ nghi khai mạc Công Đồng Chung Vaticăng II. Trong Mật Nghị Hồng Y đoàn ngày 21
tháng 6 cùng năm, Đức Tổng Giám Mục Montini, 66 tuổi, người con yếu đuối của
vùng đất Brescia, được bầu là người kế vị thánh Phêrô thứ 265 lấy tên là Phaolô
VI. Đức Paholo VI đứng trước trách nhiệm hết sức nặng nề là tiếp tục và hoàn
thành Công Đồng Chung Vaticăng II, và nhất là áp dụng các quyết định cách mạng
của Công Đồng vào cuộc sống giáo hội.
Người đã viết các Thông Điệp nền tảng trình bầy giáo lý của Giáo Hội như Thông
Điệp ”Giáo Hội Người”, ”Mầu nhiệm đức tin”, ”Tiến bộ các dân tộc” và ”Sự sống
con người”. Thông điệp cuối cùng này liên quan tới việc hạn chế sinh sản và chức
làm cha có trách nhiệm, đã gây sóng gió khiến Đức Phaolô VI phải công khai tự
bênh vực mình.
Sau bao nhiêu thế kỷ Đức Phaolo VI là vị Giáo Hoàng đầu tiên ra khỏi biên giới
Italia và dùng máy bay để thực hiện các chuyến công du mục vụ khiến cho mọi
người đều hứng khởi. Năm 1964 người viếng thăm Thánh Địa. Tiếp đến năm 1967
người gặp gỡ Đức Athenagoras, Thượng Phụ constantinopoli: đây là lần đầu tiên
sau 14 thế kỷ chia rẽ, một vị Giáo Hoàng gặp gỡ một vị Thượng Phụ.
Phù hợp với tinh thần cải cách của Công Đồng Chung Vaticăng II Đức Phaolô VI hủy
bỏ các huy hiệu, các tàn che, mũ ba tầng, và các cung cách bisantin rườm rà của
các lễ nghi, cũng như kiệu giáo hoàng, và các đội cận vệ gồm giới thượng lưu,
các buổi rước. Ngai giáo hoàng được thay thế bằng một chiếc ghế đơn sơ vv....
Đức Phaolô VI cũng công bố tự sắc xác định là sau 80 tuổi các Hồng Y không có
quyền bầu Giáo Hoàng nữa. Người cũng cho xây đại thính đường Phaolô VI để tiếp
kiến tín hữu và du khách hành hương. Ngoài ra người còn tân trang các văn phòng,
các cơ quan trung ương của Tòa Thánh, trang bị các máy vi tính và các dụng cụ
truyền thông tối tấn nối liền Tòa Thánh với khắp nơi trên thế giới. Đức Phaolô
VI cũng cải cách các chức vụ và các cơ quan trung ương Tòa Thánh, tái lượng định
vai trò của Thánh Bộ, và quốc tế hóa các nhân viên Tòa Thánh, bằng cách mời gọi
người của nhiều quốc gia khác nhau về làm việc tại các Bộ.
Đức Phaolo VI đã phải đương đầu với nhiều khó khăn như các mới mẻ của “Sách giáo
lý Hòa Lan”, sự bất phục tùng của tín hữu và các linh mục lan tràn trong Giáo
Hội khiến cho người âu lo, sự bất đồng ý kiến của các Giám Mục và các Hội Đồng
Giám Mục, các phản đối bạo lực đối với chính con người của ngài, như xảy ra tại
Cagliari.
Đức Phaolô VI cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên viếng thăm Ấn Độ, trụ sở tổ chức
Liên Hiệp Quốc, Fatima bên Bồ Đào Nha, và công du tại Colombia, Australia,
Indonesia, Hông Kông, Phi Luật Tân và các thành phố và giáo phận Italia và các
giáo xứ Roma.
Người cũng chống lại nạn ly dị, phá thai, và đau đớn chứng kiến cảnh Giáo Hội
thua trận không ngăn cản được các luật ly dị và phá thai. Vào các năm cuối đời
sức khỏe của người suy yếu và bị thấp khớp rất nặng, bị giải phẫu tuyến tiền
liệt, và đau đớn chứng kiến sự nổi loạn đến như ly giáo của Đức Cha Marcel
Lefèbvre.
Thế rồi còn có nỗi đau trước cái chết thê thảm của người bạn thân là chính trị
gia Aldo Moro, bị Lữ Đoàn Đỏ sát hại vào tháng 5 năm 1978 mặc dù Đức Phaolô VI
đã tha thiết yêu cầu tổ chức này trả tự do cho ông.
Vài tháng trước khi qua đời ngày mùng 6 tháng 8 năm 1978 tại Castel Gandolfo,
Đức Phaolô VI đã viết một lời kinh cảm động cho đám táng của ông Moro, do chính
người chủ sự tại đền thờ thánh Gioan Laterano ở Roma, trong đó người thấy trước
sự kết thúc 15 năm Giáo Hoàng đầy phong phú và biến động cũng như 81 năm tuổi
đời của người: ”Lậy Thiên Chúa là Cha thương xót, xin cho sự hiệp thông không bị
đứt quãng, cho dù trong đêm đen của cái chết, xin cho sự hiệp thông đó từ cuộc
sống tạm này bầu cử cho những người chết và chúng con tất cả còn sống trong ngày
hôm nay của một mặt trời lặn không thể ngăn cản được....”
Tin Lourdes, Pháp Quốc (Apic 11/08/2008) - Thứ Hai, ngày 11 tháng 8 năm 2008, đã bắt đầu cuộc hành hương toàn quốc lần thứ 135 của giáo hội công giáo Pháp, đến Lộ Ðức, để mừng lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời 15 tháng 8, trong năm mừng kỳ niệm 150 năm Ðức Mẹ hiện ra cho thánh nữ Bernadette (năm 1858).
Cuộc hành hương toàn quốc lần thứ 135 này do các linh mục thuộc dòng Ðức Mẹ Lên Trời, làm tuyên úy hướng dẫn, và được các thành viên của gia đình dòng tu Ðức Mẹ Lên Trời, hỗ trợ đồng hành. Ban tổ chức dự trù có khoảng 15,000 tín hữu từ khắp nơi Nước Pháp tham dự chiến dịch hành hương toàn quốc lần này tựu về Lộ Ðức để mừng lễ Mẹ. Cuộc hành hương sẽ kết thúc vào ngày 16 tháng 8 năm 2008.
Ðức Cha Jacques Perrier, giám mục của Tarbes Lộ Ðức, chủ tịch của cuộc hành hương toàn quốc nước Pháp năm 2008, cho biết chủ đề chính của cuộc hành hương toàn quốc lần thứ 135 là "Bí Tích Thánh Thể", với chú ý đặc biệt đến việc cử hành bí tích Thánh Thể, tức Thánh Lễ Misa.
Hãng tin công giáo Thuỵ Sĩ (Apic) cho biết có khoảng 3,000 nhân viên y tế --- gồm bác sĩ, y tá, dược sĩ, và những thiện nguyện viên trợ tá các bệnh nhân --- tham dự cuộc hành hương toàn quốc để giúp cho các bệnh nhân và những anh chị em khuyết tật đến Lộ Ðức trong dịp này.
Cũng như tuần trước, trưa Chúa Nhật hôm qua đã có hơn 8000 tín hữu và du khách nghỉ hè tới đọc kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha trước nhà thờ chính tòa giáo phận Bressanone bắc Italia, nơi Đức Thánh Cha đang nghỉ hè.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha cầu chúc mọi người luôn tìm thấy đôi tay trợ
giúp của Chúa trong đời để cũng biết giang tay giúp đỡ tha nhân. Ngài khích lệ
mọi người biết dùng kỳ hè để tái sinh trong tương quan với Thiên Chúa, biết lắng
nghe tiếng Chúa trong thinh lặng, cầu nguyện và thánh hóa ngày Chúa Nhật, làm
sao để nó là ngày nghỉ ngơi tươi vui, là thời gian gặp gỡ Thiên Chúa trong bí
tích Thánh Thể và gặp gỡ nhau. Sau cùng ngài kêu gọi hòa bình cho vùng Ossezia
bên cộng hòa Giorgia, và xin cộng đồng quốc tế can thiệp để chấm dứt tức khắc
chiến cuộc vừa bùng nổ tại đây.
Nói buông bằng tiếng Đức Đức Thánh Cha nhắc tới Phúc Âm Chúa Nhật kể lại biến cố
Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện sau khi giảng dậy và làm phép lạ hóa bánh ra nhiều
để nuôi dân chúng, trong khi trên con thuyền nhỏ các mên đệ phải vất vả chèo
chống với gió ngược. Con thuyền bé nhỏ đó là hình ảnh Giáo Hội thời ấy đang
ngược gió lịch sử và xem ra bị Chúa lãng quên. Nó cũng là hình ảnh của Giáo Hội
ngày nay tại nhiều vùng đất trên thế giới, đang vất vả tiến lên mặc dù ngược
gió, và xem ra Chúa cũng ở xa. Nhưng không phải vậy, Chúa Giêsu ở gần Thiên Chúa
Cha, vì ai ở gần Thiên Chúa thì không xa cách mà gần gũi tha nhân. Thật ra Chúa
trông thấy họ và tới gặp gỡ họ đúng lúc. Khi thánh Pherô đi đến gặp Chúa và bị
chìm Chúa giơ tay năm lấy ông và cứu ông lên thuyền. Đức Thánh Cha nói tiếp:
Chúa cũng liên tục giang tay ra cho chúng ta: Ngài làm điều đó trong vẻ đẹp của
ngày Chúa Nhật, Ngài làm điều đó với lễ nghi phụng vụ trang trọng, Ngài làm điều
đó trong lời cầu nguyện mà chúng ta hướng tới Ngài, Ngài làm điều đó trong cuộc
gặp gỡ với Lời Chúa... Ngài làm điều đó trong nhiều tình trạng của cuộc sống
thường ngày: Ngài giơ tay cho chúng ta. Và chỉ khi nào chúng ta cầm lấy tay
Chúa, để cho Chúa hướng dẫn, thì con đường của chúng ta mới là một con đường
ngay thẳng và tốt lành. Vì thế chúng ta muốn cầu xin Ngài cho chúng ta luôn tìm
ra tay Ngài, đồng thời trong lời cầu này cũng có lời mời gọi để nhân Danh Ngài,
chúng ta giang tay ra cho tha nhân, cho những người cần được trợ giúp, để dẫn họ
trên làn nước của lịch sử.
Bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha nói: trong các ngày nghỉ này ngài cũng nghĩ tới kinh
nghiệm đã sống tại Sydney với các bạn trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới. Trong
thành phố lớn của quốc gia Australia trẻ trung, họ đã là dấu chỉ của niềm vui
đích thật, đôi khi ồn ào nhưng luôn an bình và tích cực. Mặc dù họ đông như thế
nhưng đã không gây ra mất trật tự hay thiệt hại nào. Để tươi vui họ đã không cần
đến các kiểu phá phách bạo lực, rượu mạnh và các chất ma túy. Nơi họ có niềm vui
của sự gặp gỡ và cùng nhau khám phá ra thế giới mới. Làm sao không so sánh họ
với các bạn trẻ đồng trang lứa kiếm tìm các giải trí sai lầm, có các kinh nghiệm
hạ cấp thường dẫn đưa tới các thảm cảnh buồn thương? Đó là sản phẩm của ”xã hội
sung túc” ngày nay. Để lấp đầy sự trống rỗng nội tậm và cái nhàm chán đi kèm, nó
đưa con người tới chỗ thử các kinh nghiệm mới, xúc động hơn và cực đoan hơn. Cả
kỳ hè cũng có nguy cơ phân tán con người trong việc theo đuổi các ảo ảnh của
khoái lạc. Nhưng khi làm như thế, trí tuệ không nghỉ ngơi, con tim không cảm
thấy niềm vui và không tìm ra an bình, rốt cuộc lại càng mệt mỏi và buồn chán
hơn trước. Tôi muốn ám chỉ người trẻ là những người khát khao sự sống và các
kinh nghiệm mới hơn, vì thế cũng dễ gặp nguy hiểm hơn. Nhưng suy tư này có gía
trị đối với tất cả mọi người: con người chỉ tái sinh thực sự trong tương quan
với Thiên Chúa, và chúng ta gặp Thiên Chúa, khi tập lắng nghe tiếng Ngài trong
tĩnh mịch nội tâm và trong thinh lặng (x 1 V 19,12) Chúng ta hãy cầu nguyện để
trong một xã hội, trong đó con người luôn vội vã chạy, kỳ hè cũng là những ngày
nghỉ ngơi thực sự, qua đó chúng ta biết dành thời giờ cho việc cầm trí và cầu
nguyện, là điều không thể thiếu giúp tìm lại chính mình và tha nhân một cách sâu
xa. Chúng ta xin điều đó qua lời bầu cử của Đức Maria Rất Thánh, Trinh Nữ của
thinh lặng và lắng nghe. Rồi Đức Thánh Cha đọc kinh tryyền tin và ban phép lành
tòa thánh cho mọi người.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã kêu gọi hòa bình cho vùng nam Ossezia trong cộng hòa Giorgia, đang lâm cảnh chiến tranh khiến cho hàng ngàn người vô tội phải chết và hàng chục ngàn người phải bỏ gia cư đi lánh nạn. Quân đội Nga đang tiến đáng các lực lượng vùng này đòi tự trị. Đức Thánh Cha nói: ”Tôi tha thiết cầu mong các hành động quân sự chấm dứt ngay lập tức, và nhân danh gia tài kitô chung xin ngưng các xung đột và trả thù bạo lực, có thể biến thành một cuộc xung đột có tầm mức rộng lớn hơn. Trái lại, hãy trở về với con đường thương thuyết và đối thoại tôn trọng và xây dựng để tránh gây thêm xâu xé và khổ đau cho các dân tộc vùng này. Tôi cũng mời gọi cộng đồng quốc tế và các nước có ảnh hưởng đối với tình hình này làm mọi sự có thể để yểm trợ và thăng tiến các sáng kiến nhằm đạt tới một giải pháp hòa bình lâu bền cho sự chung sống cởi mở và tôn trọng nhau. Cùng với các anh em chính thống chúng ta hãy tha thiết cầu nguyện và tin tưởng phó thác cho sư bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria Rất Thánh, Mẹ Chúa Giêsu và mẹ của mọi kitô hữu”.
Đức Thánh Cha đã không quên cám ơn Đức Cha Egger GM sở tại và mọi cộng sự viên
của Đức Cha đã thu xếp cho ngài có hai tuần nghỉ hè tuyệt diệu để nghĩ tới Thiên
Chúa, nghĩ tởi con người và tái chiếm sức lực mới. Đức Thánh Cha xin Chúa trả
công và chúc lành cho mọi người và từng người một.
CASTEL GANDOLFO: Lúc 8 giờ sáng 15-8-2008 Đức Thánh Cha đã chủ sự lễ trọng Đức Mẹ hồn xác lên trời trong nhà thờ thánh Toma Da Villanova tại Castel Gandolfo.
Giảng trong thánh lễ ngài khuyến khích mọi người noi gương tin yêu của Mẹ để trở
thành dấu chỉ của niềm hy vọng và ủi an giữa biết bao nhiêu khổ đau đang lan
tràn trên thế giới. Đức Thánh Cha nói: bầu khí của lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời là
bầu khí tươi vui của lễ Phục Sinh. Mẹ Maria là hoa trái đầu mùa của nhân loại
mới. Thụ tạo trong đó mầu nhiệm của Chúa Kitô - Nhập Thể, Chết, Phục Sinh và Lên
Trời - đã có hiệu lực tràn đầy khi Chúa cứu Mẹ khỏi cái chết và đưa Mẹ hồn xác
lên trời trong vương quốc của cuộc sống bất tử.
Vì thế như Công Đồng Chung Vaticăng II khẳng định, Mẹ là dấu chỉ của hy vọng và
ủi an. Ngày lễ hôm nay thúc đẩy chúng ta hướng nhìn lên trời. Không phải trời
của các tư tưởng trừu tượng, hay do nghệ thuật tạo ra, mà trời của thực tại đích
thật, là chính Thiên Chúa: Thiên Chúa là trời, Người là đích tới của chúng ta và
là nơi ở vĩnh cửu, từ đó chúng ta phát xuất ra và chúng ta hướng về đó.
Như Chúa Giêsu và cùng Người Mẹ đã ra khỏi thế giới này để trở về nhà Cha. Chúng
ta tất cả đều là con cái Thiên Chúa Cha, chúng ta tất cả đều là em của Chúa
Giêsu và là con của Mẹ Maria, Mẹ chúng ta. Và tất cả chúng ta đều hướng tới hạnh
phúc. Và hạnh phúc mà chúng ta hướng tới là Thiên Chúa. Như thế chúng ta tất cả
đều bước tới hạnh phúc mà chúng ta gọi là trời, là Thiên Chúa. Mẹ Maria trợ giúp
và khuyến khích chúng ta để mọi lúc trong cuộc sống là một bước xuất hành hướng
tới Thiên Chúa, khiến cho thực tại Nước Trời, sự cao cả của Thiên Chúa hiện diện
trong thế giới này.
Nói cho cùng, trong sức mạnh sự phục sinh của Chúa Kitô có năng động sự vượt qua
của từng người trong chúng ta. Chúa Kitô là hoa trái đầu mùa và thịt xác của
Người không bị tách rời khỏi thịt xác của Đức Maria Người Mẹ trần gian của
Người. Nơi Mẹ toàn thể nhân loại cũng liên lụy trong biến cố Mẹ hồn xác về trời
với Thiên Chúa, và với Mẹ toàn thụ tạo đều rên siết khổ đau: đó là nỗi đớn đau
của việc sinh ra nhân loại mới và nảy sinh trời mới đất mới, nơi không còn tiếng
khóc than vì không còn sự chết nữa.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài giảng: ngày lễ hôm nay cho chúng ta chiêm
ngưỡng mầu nhiệm quyền năng tình yêu thương cao cả đã khiến cho Chúa Kitô chết
vì chúng ta và chiến thắng cái chết. Phải, chỉ có tình yêu mới cho chúng ta bước
vào vương quốc sự sống. Mẹ Maria đã vào đó và để cửa mở cho chúng ta. Vì thế Mẹ
được tung hô là ”Cửa trời”, là ”Nữ Vương các thiên thần” và ”Nơi ẩn náu của
người tội lỗi”. Chúng ta hãy xin Mẹ Maria ban cho chúng ta lòng tin của Mẹ, lòng
tin biến đổi tâm tình và cuộc sống, và làm cho nó hướng tới tương lai, hướng tới
Thiên Chúa, nơi Chúa Kitô đã tới trước và Mẹ Maria tới sau. Khi nhìn lên Mẹ hồn
xác lên trời, cho dù có đầy thử thách khó khăn đi nữa cuộc sống của chúng ta
cũng giống như con sông chảy vào đại dương thiên linh, hướng tới niềm vui và sự
an bình tràn đầy.
Lúc 12 giờ trưa Đức Thánh Cha đã ra bao lớn nhà nghỉ mát để đọc kinh Truyền Tin
chung với 2000 tín hữu và du khách hành hương. Trong bài huấn dụ ngài cũng nhắc
tới biến cố Đức Mẹ hồn xác lên trời, mà truyền thống Kitô gọi là ”Đức Mẹ Ngủ”.
Ngay từ thế kỷ thứ VIII giáo phụ Giovanni Damasceno đã gắn liền biến cố Đức Mẹ
ngủ với cái chết của Chúa Kitô và khẳng định Đức Mẹ hồn xác lên trời.
Công Đồng Chung Vaticăng II đặt để Mẹ Maria vào trong mầu nhiệm của Chúa Kitô và Giáo Hội. Trong viễn tượng đó, Mẹ hồn xác lên trời là hình ảnh và là của đầu mùa mà Giáo Hội phải có trong tương lai, và trên trần gian này Giáo Hội phải rạng ngời lên như dấu chỉ niềm hy vọng và ủi an cho dân Chúa trên con đường lữ hành.
Từ trời cao Mẹ luôn canh chừng trên con cái, mà Chúa Giêsu đã phó thác cho Mẹ
trước khi tắt thở trên thập giá, đặc biệt trong những giờ phút khó khăn của thử
thách. Tình yêu thương ấp ủ đó của Mẹ, chúng ta có thể gặp thấy qua các chứng tá
tại các trung tâm thánh mẫu kính Mẹ. Mẹ Maria hồn xác lên trời chỉ cho chúng ta
thấy mục đích cuộc lữ hành trần gian của chúng ta. Mẹ nhắc nhở cho chúng ta biết
rằng toàn con người chúng ta, hồn xác, được chỉ định cho cuộc sống tràn đầy, và
ai sống và chết trong tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân, thì sẽ được biến
đổi nên giống hình ảnh thân xác sáng láng vinh hiển của Chúa Kitô phục sinh.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người Đức Thánh
Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và chúc mọi người ngày lễ
tươi vui.
Hoa Kỳ Về Tai Nạn Hành Hương ĐHTM Missouri
Thứ
sáu, 08.08.2008, 08:56pm (GMT+7)
Tòa Giám Mục Đà Lạt
9 Nguyễn Thái Học
Đà Lạt, Việt Nam
Kính gửi:
Cha chủ tịch Liên đoàn CGVNHK
Tôi vừa nhận được tin buồn về tai nạn mà anh chị em trên đường tham dự Đại Hội Thánh Mẫu tại Missouri phải chịu. Xin được hiệp thông với thân quyến anh chị em đã khuất và chia sẻ nỗi đau mất mát với cộng đoàn Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Giáo xứ Lộ Đức và Giáo xứ La Vang, và Giáo xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập thể thuộc Tổng Giáo phận Galveston-Houston. Nguyện xin Chúa đưa các tôi tớ Chúa vào hưởng Nhan Thánh và ban ơn nâng đỡ anh chị em còn ở lại.
Xin cha cũng chuyển lời phân ưu của tôi đến các giáo xứ liên hệ.
Tại Đền Thánh trong kỳ Đại Hội sắp tới, bên Đức Mẹ La Vang tu 13-15/8/2008, chúng tôi sẽ dâng lễ tưởng niệm các anh chị em đã an giấc và cầu nguyện cho mọi người tìm được bình an.
+ Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Giám mục Giáo Phận Đàlạt
Chủ tịch HĐGM/VN
Tòa Tổng Giám Mục
40 phố Nhà Chung - Hà Nội
Ngày 10 tháng 08 năm 2008
Kính gửi:
Cha Vũ Thành
Chủ tịch Cộng đồng Công giáo Việt nam
Tổng giáo phận Galveston-Houston
Hoa Kỳ
Thưa Cha,
Ðược tin đoàn hành hương về Ðại hội Thánh mẫu Missouri, gồm giáo dân thuộc các giáo xứ Các Thánh Tử đạo Việt nam, Ðức Mẹ Lavang, Ðức Mẹ Lộ đức và Ðức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể thuộc Tổng Giáo phận Galveston - Houston đã gặp tai nạn trên đường đi với số anh chị em tử vong quá cao, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến Cha, đến các Giáo xứ và đặc biệt đến gia đình các anh chị em gặp nạn.
Ðây là một tin buồn lớn vì số anh chị em tử vong nặng nề hơn cả trận bão Katrina khốc liệt. Hơn nữa đây là một mất mát lớn cho các giáo xứ vì đa số anh chị em tử nạn là những thành viên cốt cán, năng động, tích cực họat động tông đồ trong các phong trào đạo đức.
Tuy nhiên đây là những cái chết cao quí vì chết đang lúc thi hành nhiệm vụ đạo đức cao quí. Các anh chị em này luôn hiến dâng thời giờ, tiền của, sức lực cho Chúa và cho Hội Thánh. Hôm nay cuộc hiến dâng đi đến tận cùng vì anh chị em đã hiến dâng tất cả, kể cả mạng sống. Ðó là những tấm gương đáng cho chúng ta noi theo.
Tôi xin hiệp ý với Cha, với các giáo xứ liên hệ và với gia đình, thân nhân của các anh chị em nạn nhân, trong lời cầu nguyện. Xin Chúa đón nhận những linh hồn của những người rất cao quí mà chúng ta rất mến thương này. Và cũng xin Chúa an ủi Cha, an ủi các giáo xứ, và đặc biệt an ủi các thân nhân còn sống trong những lúc buồn thương tang tóc này.
Hiệp thông sâu xa trong kinh nguyện.
+ Giuse Ngô Quang Kiệt
Tổng Giám Mục Hà Nội
Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Số 96.085
Vatican, ngày 23 tháng 7 năm 2008
Kinh gởi: Đức Cha Têphanô Nguyễn Như Thể
Tổng Giám Mục Giáo Phận Huế
Trọng kính Đức Cha,
Ngày 16 tháng 5 vừa qua, Đức Cha đã thỉnh cầu Đức Giáo Hoàng ban Sứ Điệp cho đại
Hội Hành Hương Tam Niên lần thứ 28 tại Đền Thánh Đức Mẹ La Vang. Đức Giáo Hoàng
ủy thác cho tôi gởi đến Đức Cha Sứ Điệp sau đây của Ngài:
“Nhân dịp Đại Hội Hành Hương Tam Niên lần thứ 28 tại Đền Thánh Toàn Quốc đang
kính Đức Mẹ Là Nữ Vương Hòa Bình, Bổn mạng của người công giáo Việt Nam, Cha
chung lòng hiệp ý với mọi tín hữu đang quy tụ về La Vang để mừng kính và tôn
vinh Đức Trinh Nữ Maria là Thầy Dạy Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến. Mẹ đã vâng nghe
lời mời gọi của Chúa với lòng tín trung trọn vẹn.
Nơi Đền Thánh La Vang, tọa lạc hầu như ở trung tâm Đất Nước thân yêu của Đức
Cha, Mẹ quy tụ về bên Mẹ đông đảo con dân Nước Việt đến từ mọi chân trời, để cầu
nguyện cho sự hợp nhất quê hương, cho lợi ích phần hồn phần hồn phần xác, cho sự
phát triển xã hội, luân lý và tôn giáo của mọi người và của từng người.
Cha khuyến khích mọi công dân công giáo Việt Nam hãy chiêm ngắm Mẹ Maria, là
Người Tôi Tớ Khiêm Hạ đã để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn, tác động sâu xa trong
lòng Mẹ; Thánh Thần là nguồn mạch đức tin, đức cậy và đức mến. Mẹ đã ban cho anh
chị em tại đây, nơi La Vang nầy, sứ điệp: “Các con hãy trông cậy, hãy vui lòng
chịu khốn khó và đau thương, Mẹ đã nhậm lời các con kêu xin.” Mẹ là Đấng an ủi
và nâng đỡ dân tộc anh chị em trong cơn thử thách.
Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Phụ tá Bùi Chu, tuyên đọc sứ điệp của Đức
Thánh Cha Bênêđictô XVI trong lễ Khai mạc Đại Hội La Vang 28
Cha mời gọi anh chị em tin tưởng đến học cùng Mẹ để đón nhận, trao chuyển và gìn
giữ Chúa Kitô luôn sống động trong tâm hồn mọi thế hệ. Noi gương Đức Trinh Nữ
Maria, Mẹ Chúa Kitô và Mẹ chúng ta, anh chị em là những tác nhân hoạt động,
những nhà giáo dục nhiệt thành và những chứng nhân không mệt mỏi cho tình yêu vô
biên của Thiên Chúa đối với mọi người.
Trong dịp Hành Hương diễm phúc nầy, Cha trao phó toàn thể anh chị em cho Đức Mẹ
La Vang là Đấng phù hộ Giáo Hội Việt Nam, để Mẹ cầu bàu cho anh chị em.
Với tất cả tình thương mến, Cha rộng lòng ban Phép Lành Tòa Thánh cho các Giám
mục, Linh mục, Chủng sinh, nam nữ Tu sĩ, anh chị em hành hương đang tề tựu nơi
đây và cho hết mọi tín hữu Việt Nam.
+ Giáo Hoàng Bênêđictô XVI”
Trọng kính Đức Cha,
Cùng với lời cầu chúc tốt đẹp cho chuộc Hành Hương hồng phúc nầy, tôi xin gởi đến Đức Cha những
tình cảm thân ái và lòng tận tụy của tôi đối với Đức Cha.
+ Hồng Y Tarcisio Bertone
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Ký tên
Tarcisio Bertone
LA VANG - Đại hội Tam niên La Vang lần thứ 28 khởi sự từ lúc 16 giờ ngày 13.08.2008. Thế nhưng, đoàn người từ khắp bốn phương đất nước và hải ngoại đã đổ về từ những ngày trước đó. Đến khi được thông báo chuẩn bị khai mạc, trên Thánh địa đã là một biển người. Theo ước tính của chúng tôi thì khoảng trên dưới 150 ngàn người hiện diện trong giờ khai mạc.
Đúng 16 giờ, Đại hội Tam niên La Vang lần thứ 28 bắt đầu với chủ đề: Mẹ Maria Nhà giáo dục đức tin, trong đó chủ đề chính khai mạc: Ngài bảo gì các con hãy làm theo, thể hiện lại tiệc cưới Cana trong vũ khúc diễn nguyện của Hội dòng Mến Thánh Giá Phủ Cam phụ trách, trong đó Mẹ luôn quan tâm đến những nỗi lo lắng muộn phiền của nhân loại và Mẹ đã cầu khẩn cùng Chúa Giêsu con Mẹ đáp ứng và ban ơn cho con cái Mẹ. Cùng lúc đó, đoàn rước các vị Giám mục và linh mục đoàn tiến về lễ đài dâng trầm hương và dâng hoa tôn kính Mẹ. Với sự hiện diện của các vị Giám mục:
1/ Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Giám mục giáo phận Thanh Hóa.
2/ Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng thư ký HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội.
3/ Đức Cha Giuse Nguyễn Đức Minh, Phó Tổng thư ký HĐGM Việt Nam, Giám mục phó giáo phận Nha Trang.
4/ Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám mục giáo phận Hưng Hóa.
5/ Đức Cha Giuse Trương Ngọc Tri, Giám mục giáo phận Đà Nẵng.
6/ Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục giáo phận Hải Phòng.
7/ Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục phó giáo phận Bùi Chu.
8/ Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám mục giáo phận Huế.
9/ Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám mục phụ tá giáo phận Huế.
10/ Đức tân Giám mục Bắc Ninh Cosmas Hoàng Văn Đạt.
11/ Đan viện phụ Stêphanô Huỳnh Quang Sanh.
Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế đã phát 3 hồi trống khai mạc lễ thượng cờ 26 giáo phận tung bay trước tháp cổ.
Sau lễ thượng cờ, Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế đọc diễn từ tuyên bố khai mạc Đại hội Tam niên Đức Mẹ La Vang lần thứ 28. Ngài đã nhấn mạnh việc Nhà nước trao trả lại đất đai của Thánh địa La Vang tạo cho Giáo hội Công giáo Việt Nam một niềm phấn khởi. Năm 2008 là năm có nhiều sự kiện trọng đại đối với Trung tâm Thánh mẫu La Vang. Cách đây tròn 2 tháng cũng đúng ngày 13, Phái đoàn Tòa Thánh trao tặng Hào quang Mình Thánh Chúa Mặt Nhật của Đức Thánh Cha cho La Vang và hiện tượng vầng hào quang mặt trời xuất hiện đã tạo ra sự uy nghiêm đầy linh thiêng của Thánh địa.
Thánh lễ đồng tế do HĐGM Việt Nam chủ trì, trong đó Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam chủ sự với các Đức Giám mục đồng tế và các linh mục Tổng đại diện các giáo phận cùng hàng trăm linh mục từ khắp nơi. Mở đầu thánh lễ, sứ điệp của Đức Thánh Cha được công bố: Ngài ban phép lành Tòa Thánh cho tất cả mọi người hiện diện trong kỳ Đại Hội Tam niên Đức Mẹ La Vang lần thứ 28 tại Đến Thánh toàn quốc, nơi được dâng kính Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình, và mừng kính Đức Trinh nữ Maria là Thầy dạy Đức tin. Mẹ đã ban sứ điệp: Hãy trông cậy và vui lòng chịu khốn khó đau thương. Mẹ đã nâng chị em qua bao thử thách.
Có thể nói từ sau khi xuất hiện sự kiện kỳ lạ tại Thánh địa, đông đảo khách hành hương đã đổ về kính viếng và khẩn cầu Mẹ trong 2 tháng qua, thế nhưng vẫn không giảm bớt được số người hành hương trong kỳ Đại hội này. Số lượng người đi theo những tour du lịch vẫn còn ở lại Huế theo chương trình tham quan sau đó mới hành hương về La Vang. Con số khách hành hương sẽ còn tăng thêm vào ngày mai 14.08 và ngày bế mạc Đại hội 15.08.2008. Chúng tôi sẽ tường thuật đầy đủ về các diễn biến của kỳ Đại hội này trong bài tiếp theo.
TƯỜNG THUẬT CHI TIẾT NGÀY THỨ HAI (14-8-2008) CỦA ĐẠI HỘI LA VANG 2008
BUỔI SÁNG
La Vang - Ngày 14-8-2008,
ngày có nhiều nội dung quan trọng nhất của Đại hội lần thứ 28. Năm nay, Giáo
tỉnh Hà Nội phụ trách tổ chức ngày này. Theo chương trình thì buổi sáng có các
sinh hoạt sau đây:
5 giờ 30: Thánh lễ đồng tế tại Linh Đài do Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục Phó
Giáo phận Nha Trang, chủ tế và chia sẻ.
8 giờ: Thánh lễ dành cho giới nam nữ tu sĩ do Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, Giám mục Bùi Chu, Chủ tịch Uỷ ban Tu sĩ của HĐGM, chủ tế và chia sẻ.
9 giờ: Thánh lễ cầu nguyện cho bệnh nhân và các em khuyết tật do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Phụ tá Giáo phận Bùi Chu, chủ tế và chia sẻ.
10 giờ: Chầu Thánh Thể và cầu nguyện của giới linh mục và chủng sinh do Đức cha Antôn Vũ Huy Chương chủ sự.
Thánh lễ quan trọng và kéo dài nhất ở Linh Đài trong buổi sáng là thánh lễ dành cho các bênh nhân và khoảng 180 anh chị em khuyết tật ở Miền Bắc và khoảng 30 em khuyết tật đến từ Sài Gòn.
Có khoảng hơn 1 chục cha đồng tế với Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ. Ngoài ra còn có Đức cha Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám mục Huế, Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Đà Nẵng và Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt đã ra ngồi tham dự thánh lễ để cầu nguyện và động viên các em khuyết tật.
Các em khuyết tật cùng các anh chị tình nguyện viên trực tiếp phục vụ thành lễ,
cùng với sự trợ giúp của ca đoàn Dòng Đa Minh Bùi Chu. Các em tự tổ chức giờ
diễn nguyện, đọc sách, đọc lời nguyện, hát lễ và dâng lễ vật.
Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ chia sẻ một bài về đau khổ và ý nghĩa của đau khổ trong khi liên tưởng đến hoàn cảnh của các em. Đôi khi tưởng chừng như ngắt quãng vì những tình cảm khiến ngài xúc động.
Các bạn khuyết tật đã dâng những lời cầu nguyện thật cảm động cho mình và cho các bạn cùng hoàn cảnh mà chưa biết Chúa. Còn rất nhiều lời nguyện chưa được đọc lên, đã được các bạn xếp hàng đưa lên cho Đức cha Chủ tế và ngài đã đốt dâng các lời nguyện này trong bình hương trước bàn thờ.
Buổi diễn nguyện và thánh lễ diễn ra thật cảm động. Khi nghe Đức cha Chủ tế giảng, một số cha trong đoàn đồng tế và đông đảo giáo dân đã sụt sùi, nhưng khi nghe các em khuyết tật dâng những lời cầu nguyện đầy can đảm, chân thành và thấm đượm tình bác ái, giữa cái nắng mùa hạ chói chang của miền Trung, nhiều người đã không cầm được nước mắt.
BUỔI CHIỀU
Chiều ngày 14-8-2008, người đến càng ngày càng đông, đến 16 giờ chiều mà trên 2 con đường từ quốc lộ 1 dẫn vào Trung tâm Hành hương vẫn dày đặc người. Tầng tầng lớp lớp con cái Mẹ tay xách nách mang bất kể, đường xa, nắng nóng, mệt mỏi để về với Mẹ. Các nghi thức buổi chiều luôn có đông đảo các thành phần dân Chúa tham dự:
- 14 giờ: Buổi chia sẻ và
cầu nguyện do Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Hải Phòng, Chủ tịch Uỷ Ban
Đặc trách Giới trẻ của HĐGM, chủ sự, có sự cộng tác của cha Phaolô Nguyễn Xuân
Đường, DCCT.
- 15 giờ 30: Giáo xứ Nam Định dâng hoa kính Đức Mẹ. Khoảng gần 100 phụ nữ y phục
đoan trang, lộng lẫy với 4 màu hồng xanh vàng đỏ đã tiến dâng Mẹ La Vang những
đoá hoa tươi thắm trong những ca vãn dâng hoa với giai điệu mượt mà, sâu nặng
tĩnh nghĩa và đậm đà bản sắc dân tộc.
- 17 giờ 30: Thánh lễ đồng tế, lễ vọng mừng kính Đức Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời. Đây là trung tâm và là phần quan trọng nhất trong buổi chiều. Thánh Lễ do Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, TGM Hà Nội, chủ tế. Đồng tế với ngài còn có 13 đức giám mục và khoảng 500 linh mục.
Mở đầu Thánh lễ, Đức TGM Hà Nội xác tín rằng Mẹ Lên Trời luôn luôn quan tâm đến những người con hoạn nạn, khổ đau, vì vậy ngài mời gọi mọi người hãy noi gương Mẹ cầu nguyện cho các anh chị em Công giáo Việt Nam đã gặp nạn trong khi đi hành hương Đức Mẹ ở Đền thánh Missouri, Hoa Kỳ; cầu nguyện cho các nạn nhân lũ lụt ở Miền Bắc.
Trong bài giảng, dựa trên lời khen của người phụ nữ: “Phúc thay lòng dạ nào đã cưu mang Thầy và cho Thầy bú mớm” và dựa trên cầu trả lời của Chúa Giêsu: “Phúc thay người đã nghe và giữ lời Thiên Chúa”, Đức TGM Hà Nội đã ban cho cộng đoàn một bài giảng súc tích, sâu sắc và cảm động.
Qua việc so sánh sự tương phản giữa lời khen của chị phụ nữ với câu trả lời của Chúa Giêsu, Chúa Giêsu muốn nâng tầm nhìn của chúng ta lên tới Thiên Chúa, mở cửa cho tâm hồn chúng ta đi đến tự do, mang đến cho chúng ta niềm hy vọng, mở rộng liên hệ của chúng ta lên bình diện thiêng liêng, đạt đến gia đình rộng lớn của những con người biết nghe và giữ lời Thiên Chúa,
Đức TGM cho cộng đoàn
thấy rằng Đức Mẹ Maria là người có phúc nhất vì trước khi cưu mang Chúa Giêsu,
Mẹ đã cưu mang lời Thiên Chúa trong tâm hồn, Mẹ đã thực thi Lời Chúa đến tận
cùng khổ đau với Chúa Giêsu Con Mẹ. Rồi ngài xác tín rằng cứ thực hành Lời Chúa
thì rượu nhạt cũng sẽ thành rượu thơm ngon, cuộc đời tẻ nhạt cũng sẽ trở nên vui
tươi và cuộc đời bất hạnh cũng trở thành hạnh phúc.
Sau bài giảng, phần dâng lễ hôm nay diễn ra hết sức trang trọng. Lễ vật hương
hoa, đèn nến, bánh rượu đã được chuẩn bị rất đẹp. Cứ mỗi bước tiến lại kèm một
cử điệu và một lời hát thích hợp. Ngoài các đại diện của Công giáo Việt Nam, còn
có một phái đoàn đại diện người Công giáo Thái Lan cùng tham dự Thánh lễ. Các
tín hữu này dâng hương hoa, bánh rượu và đặc biệt còn tiến dâng một “cây lễ vật”
rất ngộ nghĩnh, bên trên có gắn những đồng tiền khác nhau theo phong thục Thái
Lan.
Thánh lễ kết thúc vào khoảng 19 giờ. Mặc dù có đến hơn 100 linh mục cho rước lễ, nhưng vẫn không đủ thời gian để trao Mình Thánh Chúa cho đông đảo giáo dân. Ban Tổ chức phải thông báo cho các anh chị em tín hữu tiếp tục rước Mình Thánh tại nhà nguyện sau khi Đức cha Chủ tế ban phép lành.
BUỔI TỐI
Lúc 19 giờ, ngay sau khi kết thúc Thánh lễ, Cha Giuse Lê Thanh Cảnh và anh Nghĩa, đạo diễn, và các anh em phụ trách chương trình đã khẩn trương lắp đặt và kiểm tra các thiết bị âm thanh, ánh sáng, phối hợp giữa các bộ phận và các nhóm tham gia chương trình diễn nguyện.
Trong khi ấy, các đoàn tham gia diễn nguyện thuộc Giáo tỉnh Hà Nội cũng đang tìm cách vượt qua biển người để tiến đến Linh Đài cho kịp công tác chuẩn bị. Tổng cộng có đến 915 người thuộc 12 đoàn khác nhau đến từ 10 giáo phận trong Giáo tỉnh, chưa kể Dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng.
Dự tính đêm diễn nguyện sẽ khai mạc lúc 20 giờ và kết thúc lúc 23 giờ 30, tuy nhiên, vì quá đông người hành hương, mọi ngóc ngách và lối đi đều chật cứng, công việc di chuyển và tập kết của các thành phần tham dự và tham gia diễn nguyện không dễ dàng, cho nên mãi đến 20 giờ 30, chương trình đêm diễn nguyện mới được bắt đầu.
Hai màn hình lớn dựng 2 bên Linh Đài Đức Mẹ hỗ trợ tích cực cho việc tham dự giờ diễn nguyện của cộng đoàn.
Trong khi chờ đợi giờ phút khai mạc, Ban Tổ chức chương trình diễn nguyện đã mời cộng đoàn nghe một bản nhạc bình ca. Đây là một món quà rất hữu ích và thiết thực, giúp khán thính giả lắng đọng lại tâm hồn lại sau một ngày nắng nôi, khó nhọc hành hương kính Đức Mẹ.
Giữa tiếng nhạc êm đềm, 100 chị em của Dòng Thánh Phaolô mang áo dài tay cầm hoa và nến đã từ từ tiến vào các vị trí trên sân khấu trước Linh Đài. Khoảng 20 giờ 30, Đức Tổng Giám mục Hà Nội xuất hiện giữa sân khấu. Sau khi chào cộng đoàn, ngài nói: “Năm nay là dịp đặc biệt vì là năm kỷ niệm 210 năm ngày Đức Mẹ hiện ra, là lần đầu tiên phái đoàn Toà Thánh đã đến dâng thánh lễ và cũng là lần đầu tiên Giáo tỉnh Hà Nội được hân hạnh góp phần tổ chức đêm diễn nguyện tại La Vang”. Rồi ngài tuyên bố bắt đầu đêm diễn nguyện với chủ đề “Đức Maria nhà giáo dục đức tin”.
Chương trình diễn nguyện gồm 2 phần. Phần I là tiết mục diễn nguyện “Sự tích La Vang” của các nữ tu Dòng Phaolô Đà Nẵng. Tiết mục được các chị em diễn tả một cách hết sức khéo léo, sinh động, công phu và hoành tráng với sự tham gia của hàng trăm người. Kỹ thuật múa hát, hoá trang, dựng cảnh, dẫn chuyện của các chị khá chuyên nghiệp, tái hiện được sự thật lịch sử ở mức độ rất cao, khiến nhiều người tham tham dự buổi diễn nguyện cảm động đến rơi lệ. Những ai theo dõi các Đại hội La Vang trong 20 năm qua thì thấy Dòng Phaolô Đà Nẵng quả thật có kinh nghiệm trong việc dựng các vở diễn nguyện lớn. Cám ơn chị em Phaolô đã góp phần cho Đại hội một buổi diễn nguyện tuyệt vời.
Phần II là các tiết mục diễn nguyện của 10 giáo phận trong Giáo tỉnh Hà Nội: “Theo Mẹ ra khơi” của giới trẻ GP. Hải Phòng, “Mẹ quê hương của con” của các nữ tu MTG Thanh Hoá, “Tiệc cưới Cana” của GP. Lạng Sơn, “Cùng với Mẹ La Vang” của GP. Vinh, “Đẹp thay” của GP. Hưng Hoá, “Muối và ánh sáng” của GP. Bùi Chu, “Thiên thần truyền tin”, “Tiệc cưới Cana” và “Người bảo sao cứ làm vậy” của Dòng MTG Hà Nội, “Apraham - Cha của những kẻ tin” của giới trẻ Thái Bình”, “Bệnh phong” của GP. Phát Diệm, “Người Cha nhân hậu” của GP. Bắc Ninh, và tiết mục diễn nguyện bằng trống kèn của Giáo xứ Nam Định.
Các tiết mục thuộc các thể loại khác nhau, có đủ ca, múa, chèo, kịch, biểu diễn nhạc cụ, có hát quan họ hoặc kết hợp giữa một hay nhiều thể loại trên đây. Theo chúng tôi, độc đáo nhất là tiết mục chèo “Apraham - Cha của những kẻ tin” của GP. Thái Bình, cảm động nhất là tác phẩm kịnh hát quan họ “Người Cha nhân hậu” của GP. Bắc Ninh, hoá trang khéo léo, diễn nguyện hoành tráng, sinh động nhất là tiết mục “Tiệc cưới Cana” và “Người bảo sao cứ làm vậy” của Dòng MTG Hà Nội. Nói chung tất cả các tiết mục trong toàn bộ hay trong từng phần ít nhiều đều giúp cộng đoàn tham gia buổi diễn nguyện cách tích cực và động viên tâm tư, tình cảm của các tín hữu trong việc bắt chước gương sống của Đức Maria.
Xen lẫn giữa các tiết mục là các video clips lặp đi lặp lại chủ đề một cách hết sức ấn tượng bằng âm thanh và hình ảnh đặc sắc chọn lọc từ các phim ảnh đây đó và từ các cảnh sống động. Mỗi video clips kéo dài khoảng 30 đến 45 giây và thể hiện một đề tài cụ thể như “Kính Mừng Maria đầy ơn phúc”, “Đức Maria, Thầy dạy Đức tin, Đức cậy và Đức mến”, “Đức Maria, Người lắng nghe và thực hành lời Chúa”, “Đức Maria, Thầy dạy cộng tác quảng đại vào công trình cứu độ của Chúa”, “Đức Maria, Nhà Giáo dục Đức tin”…
Lúc 0 giờ ngày 15-8, Đức cha Stêphanô Nguyến Như Thể, TGM Huế, tổng kết đêm diễn nguyện. Ngài cám ơn Đức TGM Hà Nội, các ĐGM và Dòng Thánh Phaolô. Ngài nói: “Chúng ta cảm nhận được Giáo Hội trong đêm nay là một Giáo Hội hiệp nhất”. Rằng các đoàn diễn nguyện đã mang đến một sức sống mãnh liệt, đầy hy vọng cho Giáo hội miền Bắc nói riêng và Giáo hội Việt Nam nói chung. Rằng dù thiếu ăn, thiếu ngủ, thiếu nước sạch thế mà các đoàn diễn nguyện nghiệp dư đã làm cho cộng đoàn chúng ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Các đoàn diễn nguyện đã làm được điều mà HĐGM Việt Nam đã nêu lên trong Thư Chung năm 1980, đó là diễn tả đức tin bằng văn hoá dân tộc. Ngài khẳng định đó là điều mà cha ông chúng ta đã làm được và Giáo hội miền Bắc có được cái gène đó của tiền nhân. Kết thúc, ngài xác tín rằng “đức tin phải nằm trong máu thịt mới diễn tả ra được như thế” và “điều này rất đáng khuyến khích”.
LA VANG - Đại hội Thánh Mẫu La Vang lần thứ 28 đã kết thúc mỹ mãn mặc dù đây là một Đại Lễ được đánh giá là “quá tải”. Có được sự thành công đó trước hết phải kể đến sự chuẩn bị công phu, kĩ lưỡng của Ban tổ chức, các Ban ngành liên quan, sự quan tâm ưu ái của quý Đức Tổng, Đức Cha… và thêm vào đó là sự đóng góp của những người “lao công” đang lặng lẽ đêm ngày để đảm bảo một vấn đề nhức nhối trong bất kì một ngày lễ, ngày hội nào: Vệ sinh môi trường. Đó chính là những Tập sinh của Hội Dòng Phaolô Đà Nẵng và nhóm Ve Chai Toàn quốc.
Đảm trách công việc thu dọn bao nilon, rác thải, xú uế… trong Đại Hội La Vang mà
những người khách hành hương thải ra là một việc làm không hề đơn giản. Một ngày
Đại Lễ với số lượng người “đông chưa từng thấy” (khoảng trên 500.000 người) cũng
đủ biết số lượng rác thải lớn đến mức nào. Thế nhưng một điều khó có thể tin
được đó là trong suốt 3 ngày diễn ra Đại hội tất cả mọi thứ rác thải đều được
thu gom nhanh chóng, gọn gàng. Tưởng chừng để làm được công việc đó phải cần đến
hàng nghìn người nhưng thực tế con số đó lại hết sức khiêm tốn: 130 thành viên
của nhóm Ve chai Toàn quốc và 46 Tập sinh (có sự cộng tác của gần 100 em Đệ tử)
Dòng Phaolô Đà Nẵng. Một điều thật bất ngờ!
Để thực hiện tốt nhất việc thu gom rác thải về nơi quy định các “lao công” phải
có mặt từ ngày 12 - 8 và thúc trực 24/24 trong suốt thời gian diễn ra Đại hội.
“Cứ lúc nào có rác là tụi mình lại tức tốc đi lượm. Mong sao rác không làm ảnh
hưởng đến khách hành hương về dự lễ”. - một thành viên trong nhóm Ve chai nói
khi đang lượm những bao nilon cho vào thùng. Để thực hiện được công việc này
trong một kì Đại hội, những thành viên của đội Ve chai phải len lỏi vào từng khu
vực có người đến dự lễ. Công việc chẳng mấy thích thú này đôi khi lại mang tiếng
là quấy rầy vì các tình nguyện viên phải vào giữa khu sinh hoạt của các cộng
đồng hành hương mới lượm được rác. Công việc tuy mệt nhọc nhưng hiện lên trên
khuôn mặt mỗi người lao công vẫn là những nụ cười. Gạt vội những giọt mồ hôi
trên trán, một cô bạn trong nhóm Ve chai bộc bạch: “Mệt nhưng em cảm thấy rất
vui khi được góp một phần nhỏ bé vào Đại hội La Vang”.
Về với Mẹ để dâng lên Mẹ lời kinh, tiếng hát… hay những giờ tĩnh nguyện nhưng
việc Tham dự Thánh lễ và cầu nguyện bên Mẹ đối với những người làm công tác vệ
sinh lại là một việc làm ‘tranh thủ” vì hầu hết thời gian của họ dành vào việc
dọn dẹp. Và cũng chính vì Đại hội quá đông nên công việc càng thêm khó. Nhưng
cũng chính những giờ phút cầu nguyện “chớp nhoáng” đó lại là một niềm an ủi cho
những người con của Mẹ đang ngày đêm mang nặng một nỗi lo: Rác! Họ dâng lên Mẹ
chính công việc của họ với một niềm tín thác: Mẹ sẽ đoái thương nhận lời. Bạn
Anna Hoàng Thị Mai Lan - Tập sinh Dòng Phaolô – tâm sự: “Công việc tuy vất vả
nhưng vì Tình yêu đã thôi thúc chúng mình hăng say phục vụ”.
Giữa cái nắng chói chang của mảnh đất Quảng Trị, giữa sự đông đến “quá tải” của
muôn người về dự lễ… là những bước chân của những ngưòi “lao công” tận tụi với
công việc. Công việc của họ là một sự minh chứng sống động cho Tình yêu mến Mẹ
La Vang. Hình ảnh những tình nguyện viên với màu áo xanh và Logo in dòng chữ VE
CHAI YÊU THƯƠNG sẽ còn mãi trong lòng Đại hội.
Josephus Nguyễn Đông
Ngày 11 tháng 08 năm 2008
Kính gởi: Quý Cha chánh, phó xứ,
Quý Tu sĩ nam nữ
và toàn thể anh chị em giáo dân
trong gia đình Tổng giáo phận
Quý cha và anh chị em tu sĩ, giáo dân thân mến,
Như anh chị em đã biết, trận mưa to bất thường vào đêm 8.8.2008 đã gây ra một
cơn lũ quét kinh hoàng. Theo thống kê mới nhất của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt
bão Trung ương (báo SGGP 11.8.2008) cho biết đã có 143 người chết và mất tích
thuộc 9 tỉnh miền núi phía Bắc do cơn lũ quét gây ra (trong đó tỉnh Lào Cai là
nơi bị thiệt hại nặng nề nhất ). Ngoài số người chết và mất tích, nhiều trăm
ngàn người đang phải sống trong các lều trại tạm bợ, sống trên mái nhà hoặc phải
chịu cảnh màn trời chiếu đất, thiếu thốn thực phẩm, nước sạch và thuốc men…do
nhà cửa bị ngập nước hoặc bị cuốn trôi. Do sạt lở từ những khối đất đá khổng lồ,
rất nhiều nạn nhân bị thương, bị vùi lấp. Bên cạnh đó nhiều ngàn hecta lúa, hoa
màu bị mất trắng hoàn toàn, nhiều đoạn đường bị nhận chìm trong biển nước gây
tắc nghẽn giao thông.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cũng cho biết đến nay mực nước
sông vẫn tiếp tục lên cao và một vài ngày nữa mưa to sẽ tiếp tục diễn ra tại khu
vực Đông Bắc và đồng bằng ven biển. Vì thế, nguời dân thuộc miền núi phía Bắc
vẫn còn phải đối phó với nguy cơ lũ quét có thể xảy ra lần nữa.
Trong tình hiệp thông và liên đới huynh đệ với các nạn nhân thiên tai, tôi tha
thiết kêu gọi toàn thể các linh mục, tu sĩ nam nữ thuộc các Hội dòng, Tu hội, và
anh chị em giáo dân đang sống trong 200 giáo xứ tại Tổng Giáo phận Thành phố,
hãy hy sinh tiết giảm chi tiêu, nhất là trong ăn uống và mua sắm, từ nay cho đến
hết tháng 8 này, để chia sẻ với anh chị em của chúng ta đang sống trong khổ đau
cùng cực, thiếu thốn trăm bề, giúp họ có điều kiện xây dựng lại cuộc sống của
mình; chúng ta hãy đọc lại lời dạy của Thánh Phaolô Tông đồ trong Thư thứ 2 gửi
tín hữu Côrintô: "Trong hoàn cảnh hiện tại, anh em có được dư giả, là để giúp đỡ
những người đang lâm cảnh túng thiếu" (2 Cr 8,14), … "Mỗi người hãy cho tuỳ theo
quyết định của lòng mình, không buồn phiền cũng không miễn cưỡng, vì "ai vui vẻ
dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương" (2 Cr 9,7).
Khi mỗi người trong chúng ta làm như vậy là chúng ta đáp lại tình thương hải hà
của Thiên Chúa là Cha như thánh Phaolô đã nói: "Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ
Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên
Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an. Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi
cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta
cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó" (2 Cr 1,3-4).
Quà tặng của quý cha, quý tu sĩ và anh chị em sẽ được chuyển đến gia đình các
nạn nhân, qua Toà Giám Mục các giáo phận nằm trong khu vực đang bị lũ quét.
Nguyện xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ
Ma-ri-a Hồn-Xác-Về-Trời, mà chúng ta sắp mừng kính, ban muôn ơn lành xuống trên
hết thảy anh chị em.
PS. Chỉ nhận hiện kim và xin quý cha chuyển cho cha Hạt trưởng để các ngài
trao cho Toà Tổng Giám mục hoặc trao trực tiếp cho văn phòng Toà Tổng Giám mục.
+ G.B. Phạm Minh Mẫn
Hồng y Tổng Giám Mục
Ngày 4.8 vừa qua, Ðức Thánh Cha Bênêđíchtô XVI đã chính thức chỉ định linh mục Cosma Hoàng Văn Ðạt, S.J. làm Giám mục giáo phận Bắc Ninh.
Cuộc đời của Đức Giám mục Cosma có nhiều liên hệ yêu thương với người phong. Sau khi được thụ phong linh mục, ngài đã luôn ấp ủ một ước mơ bình thường nhưng cũng thật phi thường, đó là: được đến phục vụ anh chị em phong cùi. Năm 1986, mơ ước chan chứa yêu thương ấy đã trở thành sự thật: ngài được trao sứ vụ chăm sóc trại phong Thanh Bình, Sài Gòn. Từ đó đến nay, ngài đã trở thành vị ân nhân, trở thành người cha, người anh em thân tình của biết bao bệnh nhân phong trong khắp các trại phong Việt Nam. Chính tình nghĩa thân mật với bệnh nhân phong mà ngài thường thích gọi các trại phong là các “gia đình phong”. Cũng chính do những nghĩa cử yêu thương ngài dành cho người phong, mà những người phong đã là phái đoàn đầu tiên mang lẵng hoa ướp đẫm tấm lòng biết ơn đến Tòa giám mục Bắc Ninh chúc mừng sau khi ngài được bổ nhiệm làm Giám mục. Thế rồi, chiều ngày 11.8, Đức Giám mục Cosma đã âm thầm ban bí tích xức dầu cho một bệnh nhân tân tòng tại bệnh viện đa khoa Bắc Ninh - bệnh nhân đó cũng là một người phong. Đây là lần ban bí tích xức dầu đầu tiên của ngài trong sứ vụ Giám mục.
Sáng nay, ngày 12.8.2008, ngày lễ kính nhớ thánh tử đạo Việt Nam Antôn Nguyễn Đích, quan thày của người phong Việt Nam, Đức Giám mục đã tới dâng lễ tại nguyện đường trại phong Quả Cảm Bắc Ninh. Tham dự thánh lễ có khoảng 20 bệnh nhân phong, hầu hết những người này đều do Đức Giám mục đã rửa tội cho họ trước đây. Đầu thánh lễ, Đức Giám mục xin những người phong cầu nguyện cho Đại hội Thánh Mẫu La Vang sắp tới diễn ra tốt đẹp và cũng cầu nguyện cho ngài trong sứ vụ mới vì ngài xác tín “người đau khổ cầu cứu và Chúa đã lắng nghe”.
Trong thánh lễ, Đức Giám mục cũng đã cử hành các bí tích khai tâm Kitô giáo cho em Maria Triệu Thị Lành, một con em của người phong. Như thế, người đầu tiên Đức Giám mục hân hoan mở rộng vòng tay đón nhận em vào gia đình giáo phận Bắc Ninh cũng lại là một con em người phong. Ngài đã trao tặng em một món quà vô cùng ý nghĩa là cuốn Kinh Thánh: “Lời Chúa cho mọi người” như nguồn lương thực thần linh nuôi dưỡng em và em có thể trò chuyện, gặp Chúa trong Lời của Ngài.
Đức Giám mục nói với các bệnh nhân phong: “Chúa cho tôi về ở Tòa giám mục Bắc Ninh. Như thế tôi không chỉ ở gần các ông bà trong trại phong Quả Cảm hơn về khoảng cách địa lý, mà thực sự tôi còn ở gần các ông bà hơn trong tình cảm con tim”. Đúng vậy, người phong tin rằng, Đức Giám mục luôn chung thủy với họ, dù có lãnh nhận sứ vụ mới cao cả hơn thì ngài vẫn không rời xa họ, ngài vẫn mãi luôn là người cha, người anh em của bệnh nhân phong. Đức Giám mục khẳng định: Trên cương vị Giám mục, ngài sẽ là “bàn tay” trợ giúp những tấm lòng đến với người phong.
Tạ ơn Thiên Chúa đã thương trao ban Đức cha Cosma cho giáo phận Bắc Ninh. Tin rằng Chúa đã chọn Đức cha, thì Người cũng sẽ ban cho Đức cha đủ ơn cần thiết để hoàn thành sứ vụ mới: sứ vụ của vị mục tử đến để cho đoàn chiên được sống và sống dồi dào. Khi là linh mục, Ngài đã luôn mang Tình Thương và Sự Sống đến cho nhiều người, nhất là những người bé mọn đau khổ, thì nay là Giám mục, tin rằng Ngài sẽ tiếp tục mang Tình Thương và Sự Sống đến cho nhiều người hơn, nhất là những người trong giáo phận Bắc Ninh của Ngài.
Nguyễn Xuân Trường
Hôm nay thứ năm ngày 7 tháng 8 năm 2008, tại tu viện thánh Anbêtô - giáo xứ Đaminh Ba Chuông đã long trọng diễn ra thánh lễ phong chức linh mục cho 10 tu sĩ thuộc dòng Đaminh
Kể từ ngày khánh thành, giáo xứ Ba Chuông đã trở thành trung tâm tổ chức các đại lễ long trọng cho Tỉnh dòng. Đây là lần đầu giáo xứ vinh dự được Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, giám mục giáo phận Đàlạt - Chủ tịch Hội đồng giám mục Việt Nam đến để chủ sự thánh lễ đặt tay truyền chức cho các tu sỹ dòng.
Thánh lễ được cử hành vào lúc 8giờ sáng với sự tham dự đông đảo của thân nhân, ân nhân các tiến chức cùng với sự hiện rất đông tu sỹ nam nữ thuộc các hội dòng khác nhau. Chỗ ngồi trong và ngoài thánh đường đều chật cứng; trong lòng nhà thờ, trên các gác lầu đều không còn chỗ trống. Cùng đồng tế với đức giám mục có cha Giám tỉnh dòng Đaminh, cha Tổng đại diện giáp phận Vinh và khoảng 100 linh mục trong và ngoài dòng.
Trong thánh lễ, Đức giám mục, với tâm tình chủ chăn, đã nhắn gửi với cộng đoàn dân Chúa, cách riêng với các tân chức về căn tính ơn gọi người mục tử là do tình thương Thiên Chúa. Ngài nhắn nhủ các anh em yêu mến và sống linh đạo của Dòng ; Noi gương rao giảng thánh Phaolô Và hướng đến Thượng hội đồng các giám mục thế giới sắp nhóm họp tại Rôma. Nghĩa là sống ơn gọi giảng thuyết và luôn nhớ mình là người mang Lời đến cho muôn dân. Ngài nhấn mạnh đến đời sống của Thánh tổ phụ, là người chỉ nói với Chúa và nói về Chúa, và mong ước các Tân chức hãy học đấy như kim chỉ nam đời linh mục của mình.
Nghi thức trao ban bình an của Đức giám mục và các Cha đồng tế - diễn tả ý nghĩa từ nay các Ngài cùng chung một thừa tác vụ trong hàng Linh mục - đã kết thúc nghi thức Phong chức Linh mục.
Cuối Thánh Lễ, cha Giám tỉnh thay mặt tỉnh dòng nói lên lời tri ân chân thành đến Đức cha chủ tế, quý cha, quý tu sĩ, các ân nhân, thân nhân gia đình các tân chức cũng như những đóng góp của cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Ba Chuông trong khâu tổ chức.
Trước lúc ban phép lành, Đức cha Phêrô cũng nói lên lòng biết ơn của ngài với sự đóng góp của dòng cho giáo phận từ bao nhiêu năm qua.
Thánh lễ kết thúc với bài ca “sai đi” hùng tráng của toàn thể cộng đồng vào lúc 10 giờ 30.
Trong giờ phút linh thiêng, khi được hỏi về tâm trạng của mình, ông cố Phêrô Nguyễn Thanh Duy - Thân phụ của tân linh mục Vinhsơn Nguyễn Thành Tín – đã bồi hồi tâm sự : “Tôi rất vui khi có được những người con sống đời tận hiến. Đây là niềm vui không chỉ của riêng gia đình tôi mà còn là của những người Kitô Giáo. Thật là một Hồng Ân của Thiên Chúa”.
Thánh Lễ Kỷ Niệm 60 Năm Thành Lập Legio Mariae Việt Nam.
Hà Nội, Việt Nam (11/08/2008) - Chiều ngày thứ Hai, 11 tháng 8 năm 2008, tại nhà thờ giáo xứ Hàm Long, Ðức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã chủ sự Thánh lễ tạ ơn nhân dịp mừng kỷ niệm 60 năm thành lập Ðạo Binh Ðức Mẹ - Legio Mariae Việt Nam. Cùng đồng tế với Ðức Tổng có Cha Linh Giám, quý Cha đại diện Legio Mariae Việt Nam tại 26 giáo phận trong cả nước. Tham dự thánh lễ này có khoảng trên 2,000 hội viên của Legio, đặc biệt còn có sự tham dự của các nhóm Legio đến từ Campuchia, Lào mới được thành lập.
Không khí tại nhà thờ Hàm Long hôm nay trở nên náo nức và tràn đầy niềm hân hoan. Cách đây đúng 60 năm, ngày 12 tháng 8 năm 1948, Legio Mariae Việt nam đã được khai sinh với bốn hội viên đầu tiên (Người sáng lập Legio Mariae Việt Nam là Ðức Hồng Y Trịnh Như Khuê). Ðức hồng y Trịnh Như Khuê, khi đó đang là Cha chính xứ Hàm long đã trở thành thành viên đầu tiên người Việt nam của Ðạo binh Ðức Mẹ. Ngài đã dành nhiều sự quan tâm và dìu dắt để Legio mỗi ngày thêm phát triển và vững mạnh. Giáo xứ Hàm long từ lâu đã được coi như cái nôi khai sinh của Legio Marie, vì vậy, Thánh lễ kỷ niệm 60 năm thành lập hôm nay được cử hành tại nhà thờ này cũng mang nhiều ý nghĩa.
Linh đạo quan trọng nhất của Legio là "Ðến với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria". Thông qua các hoạt động tông đồ như thăm viếng người bệnh, người nghèo khổ, và nhất là các giờ cầu nguyện, Ðạo binh Ðức Mẹ tại Việt nam đã và đang trở thành một hội đi đầu trong phong trào giáo dân, đóng góp những thành quả to lớn cho công cuộc truyền giáo trên đất nước này. Ðặc biệt, với ngày kỷ niệm 60 năm thành lập hôm nay, Legio Mariae Việt nam cũng chào mừng các anh chị em hội viên đến từ hai nước láng giềng Lào và Campuchia, ở đó cũng đã hình thành những nhóm Legio dưới sự hướng dẫn và trợ giúp của Legio Việt nam.
Chia sẻ trong thánh lễ, Ðức Tổng Giám mục đã mời gọi mọi người noi theo tấm gương của Ðức Mẹ, sống xứng đáng là những Kitô hữu nhiệt thành để đem Chúa đến cho mọi người. Ngài cũng chia sẻ tấm gương truyền giáo của giáo hội tại Hàn quốc với con số giáo dân tăng lên không ngừng, nhờ công sức đóng góp rất quan trọng của Legio Mariae. Ðặc biệt, Ðức Tổng Giuse cho biết, Ngài cũng đã trở thành thành viên của Legio Mariae từ khi còn là chủng sinh ở Ðại Chủng Viện Long Xuyên, vì thế, Ngài cũng luôn dõi theo và cầu nguyện, hiệp thông cùng với Legio.
Trong bối cảnh bức thiết của việc truyền giáo hiện nay, Legio Marie có một vị trí và vai trò khá quan trọng bởi đây là một hội đoàn giáo dân năng động và đầy tinh thần đoàn kết yêu thương. Sự hăng say cầu nguyện cùng với những việc bác ái, từ thiện, thăm viếng đã trở nên những khí cụ để Legio Mariae có thể đem Chúa đến cho mọi người. Nhờ Mẹ Maria và cùng với Mẹ, các hội viên của Legio Mariae sẽ trở nên những chứng nhân tình yêu cho Tin Mừng được loan báo tới muôn dân./.
Giuse Trần Ngọc Huấn
PHAN THIẾT - Sáng 14.8, áp lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Giám Mục Phan Thiết đã chủ sự lễ Khấn Dòng. Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết có thêm 18 Nữ Tu Khấn Lần Đầu.
Khi tuyên khấn, người Nữ Tu muốn dâng hiến trọn đời mình cho Đức Kitô cả thể xác
lẫn tâm hồn. Chúa Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí các Nữ
Tu Mến Thánh Giá. Đối với tôi, hình ảnh đẹp nhất ngày lễ khấn dòng là lúc người
Nữ Tu quỳ gối trước mặt Đức Giám Mục đọc lời khấn hứa: Khó Nghèo, Khiết Tịnh,
Vâng Phục. Dựa vào gợi ý suy niệm của Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, xin gởi đến
các Tân Khân Sinh những tâm tình như là quà tặng mừng ngày hồng ân khấn dòng.
Bước theo Đức Kitô Khiết tịnh, người Nữ Tu theo gương Mẹ Maria sống đời thanh
khiết.
1. Đức Giêsu, con người khiết tịnh:
Một trong những nét hấp dẫn của Đức Giêsu trong các sách Tin Mừng là con người
khiết tịnh của Ngài: Ngài rất trong trắng, quân bình, khả ái. Đời sống độc thân
của Đức Giêsu là dấu chỉ Tình Yêu lớn nhất. Trước hết, dựa vào Tin Mừng, chúng
ta biết chắc chắn Đức Giêsu có kinh nghiệm về Tình Yêu lớn nhất là Tình Yêu của
Chúa Cha: không có tình yêu nào lớn bằng, sâu thẳm bằng. Người được Chúa Cha yêu
thương, và tình thương ấy vô bờ. Tình Yêu ấy làm cho Người sung sướng, hạnh
phúc. Tình Yêu ấy đủ cho Người. Người không cần tình yêu nào khác bổ sung. Người
không bao giờ cô đơn, vì có Chúa Cha hằng ở với Người ( Ga 8,29; 16,32 ). Đức
Giêsu đáp trả lại Tình Yêu của Chúa Cha cũng bằng Tình Yêu lớn nhất. Trên bình
diện con người, Đức Giêsu là người thực hành giới răn thứ nhất trọn vẹn hơn cả.
Người đặt Chúa Cha lên trên tất cả, Người dâng hiến tất cả cho Chúa Cha: trái
tim, con người, cuộc sống. Đức Giêsu là một người hoàn toàn tự do, không bị chi
phối bởi một tình cảm trần thế nào. Sự khiết tịnh nơi Đức Giêsu không là sự cằn
cỗi hay thiếu nhựa sống. Sự cằn cỗi không là khiết tịnh, vì không là tình yêu.
Khi nói tới khiết tịnh là nói tới yêu thương: tình yêu khiết tịnh. Nơi Đức
Giêsu, khiết tịnh là yêu thương dạt dào, là trái tim nhạy cảm, tràn ngập yêu
thương, đối với mọi người, đặc biệt đối người nghèo khổ. Khiết tịnh là tình yêu
không bị trói buộc vào một đối tượng, mà là một tình yêu phổ quát, vô giới hạn.
Nhưng đó không phải là một thứ tình yêu trừu tượng, không có thực. Đó chính là
Tình Yêu vô hạn của Thiên Chúa trong lòng con người. Đó là Thánh Thần của Thiên
Chúa trong trái tim của Đức Giêsu.
2. Thách đố cho đức khiết tịnh:
Thế giới hôm nay có khuynh hướng hưởng thụ. Lạc thú là loại của ăn trần thế mà
nhiều người ham muốn. Thậm chí có người muốn coi nền văn hóa đương đại là một
nền văn hóa hưởng lạc. Hiện nay, nhiều người trên thế giới muốn bỏ hết mọi ràng
buộc luân lý về tính dục. Rất nhiều người chiều theo bản năng tính dục, và một
số khá đông tôn sùng bản năng ấy. Khuynh hướng tự do luyến ái làm đổ vỡ biết bao
nhiêu gia đình, làm hại biết bao nhiêu con người về mọi phương diện, thể lý, tâm
lý, tinh thần. Bệnh Aids tràn lan khắp nơi, đặc biệt ở những nước nghèo như các
nước Phi Châu, một số nước Á Châu trong đó có Việt Nam. Liệu nhân đức khiết tịnh
của người tu sĩ có giải đáp được gì cho vấn đề tính dục và tình cảm của con
người thời đại hay không? Những người khấn giữ Đức Khiết Tịnh có vui sống, có
hạnh phúc, có triển nở trong cuộc sống làm người hay không? Họ có được sự quân
bình cần thiết cho sự lành mạnh cả về thể xác lẫn tâm hồn không? Hay họ thường
xuyên đau ốm, cáu gắt, không biết yêu thương, vì thiếu kinh nghiệm về tình yêu?
Họ có ích lợi gì cho xã hội hay chỉ là những người ăn bám? Khi không sống giống
như những con người khác, họ có hiểu gì về con người bình thường không? Sống
khiết tịnh còn có ý nghĩa gì nữa không và liệu có thực hành được hay chỉ là một
ảo tưởng gây tai hại, làm hỏng cuộc đời của nhiều người?
3. Giải đáp của đời sống thánh hiến:
a - Chứng từ của đời thánh hiến: Chứng từ khiết tịnh của đời sống thánh hiến là
loại chứng từ cần thiết cho thời đại chúng ta. Một đời sống khiết tịnh triển nở
vui tươi là bằng chứng, là dấu chỉ của Tình Yêu Vô Hạn: Tình Yêu mạnh hơn sự
chết, mạnh hơn bản năng, mạnh hơn tội ác. Đó là Tình Yêu của Thiên Chúa dành cho
con người, và Tình Yêu ấy ở trong lòng con người: Lòng Mến mà Thiên Chúa đổ tràn
tâm hồn chúng ta nhờ Thánh Thần Người ban cho ta ( Rm 5, 5 ). Sự khiết tịnh của
người tu sĩ làm chứng cho sức mạnh của Tình Yêu Thiên Chúa trong sự mỏng dòn của
thân phận làm người. Mọi người chúng ta đều rất yếu đuối và không ai tự hào đứng
vững. Nhưng với ơn Chúa, chúng ta có thể làm điều mà đa số cho là không thể: yêu
mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, hết trí khôn, đặt Tình Yêu
Thiên Chúa trên mọi thứ tình yêu, yêu mến mọi người, mọi tạo vật với Tình Yêu và
sự tự do của Thiên Chúa. Đức Khiết Tịnh còn giúp con người có những tương quan
trong sáng với nhau. Con người có thể yêu thương nhau thực sự, không bị ràng
buộc bởi yếu tố lợi nhuận, hay bản năng tính dục.
b- Sống đức khiết tịnh hôm nay: Ngày hôm nay, đời sống khiết tịnh của người tu
sĩ phải làm nổi bật một số nét cơ bản mới có sức thuyết phục, có ý nghĩa cho bản
thân và tha nhân: - Quân bằng về tâm lý và tình cảm: không cảm thấy thiếu thốn
tình cảm, mất mát, cần bù trừ bằng cách này hay cách khác. - Có khả năng tự chủ:
làm chủ được bản thân, không dễ xiêu lòng, mềm yếu về tình cảm, không dễ nghiêng
chiều về những khoái cảm bên ngoài. - Trưởng thành tâm lý và thể lý: quảng đại
bao dung, không khó tính khó nết. - Triển nở trong đời sống: dấu hiệu là óc sáng
kiến, sự linh động; ù lì là dấu hiệu thiếu triển nở.
4. Người Nữ tu sống Đức Khiết tịnh theo gương Mẹ Maria.
Đức Mẹ là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đức Mẹ là hoa trái tốt đẹp nhất của Chúa
Thánh Thần Thần. Đức Mẹ là người Nữ Tu đầu tiên của Thiên Chúa.
Cả cuộc đời Đức Mẹ được đúc kết trong bài ca Magnifica “Linh hồn tôi ngợi khen
Đức Chúa, Thần trí tôi hớn hở vui mừng, Vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi. Phận nữ
tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới…” ( Lc 1, 46-48). Đức Mẹ nhìn nhận mình
chỉ là nữ tỳ hèn mọn, được Chúa đoái thương nhìn đến.Với thân phận nữ tỳ hèn
mọn, Đức Mẹ là một người nghèo, thanh khiết, chỉ biết phó thác vào Chúa, chỉ
biết sẵn sàng thực hành bất cứ sự gì là thánh ý Chúa. Với thái độ trút bỏ tuyệt
đối cái tôi của mình, Đức Mẹ tạ ơn Chúa vì được Chúa đoái thương nhìn đến, để
thuộc về Chúa một cách trọn vẹn. Từ đó, Đức Mẹ sống trọn vẹn cuộc đời dâng hiến
theo thánh ý Chúa.
Người Nữ Tu được Chúa đoái thương tuyển chọn để thuộc về Chúa hoàn toàn. Từ nay theo gương Đức Mẹ, các Nữ tu sống Đức Khiết Tịnh để toả hương thánh thiện cho cuộc đời phục vụ yêu thương.
Tình yêu nam nữ là một thực tại luôn có sức hấp dẫn lôi cuốn và mãnh liệt nhất
trong thế giới con người. Được cưu mang,sinh ra, nuôi dưỡng và lớn lên trong yêu
thương, mỗi người được tháp nhập vào quỹ đạo của tình yêu.Từ tình yêu nơi gia
đình,nơi học đường, nơi tha nhân, con người ngày càng khám phá và cảm nhận một
khả năng là muốn yêu và được yêu. Tình yêu là nhu cầu cần thiết, là khát vọng
sâu xa làm cho một ngươì nam và một người nữ đi tìm một nửa của mình để nên “một
xương một thịt”.
Môt tình yêu mà ai ai cũng muốn nếm cảm từ tuổi thanh xuân, muốn tìm đến một ai
đó,một nữa hồn mình để nói hết lý lẽ của trái tim.Xa một nửa hồn mình,người ta
thấy trồng vắng, thấy tẻ nhạt như Hàn Mặc Tử diễn tả: Người đi một nửa hồn tôi
mất Một nửa hồn kia bổng dại khờ. Bởi đó khước từ tình yêu có nhiều sức hấp dẫn
kỳ lạ ấy,dường như trở nên điều nghịch lý trong cuộc sống nhân trần,nhất là thế
giới hôm nay tự do luyến ái,tự do tình dục. Do vậy đời sống khiết tịnh nơi người
tu sĩ càng trở nên một phản chứng cho những gì thế giới bên ngoài đang tôn
thờ.Thế nhưng nó lại trở thành lời hùng biện vĩ đại,có sức lôi cuốn con người
nhìn đến thực tại cao hơn trong lý tưởng dâng hiến mà những tu sĩ đang sống và
thể hiện.
Dâng hiến cho Chúa,người tu sĩ hiểu rằng: tất cả cuộc đời mình đã trao dâng về
Ngài thân xác,linh hồn và cả tình yêu. Khiết Tịnh, đó chính là lời ký ước để
biết yêu thương nhiều hơn nhờ sức mạnh của Thiên Chúa nơi trái tim.Tình yêu đó
không còn mang mùi vị đam mê trần thế,ích kỷ và chiếm đoạt.Người tu sĩ chỉ còn
sống tình yêu với Thiên Chúa để đến với mọi người cho dù bên ngoài tình yêu vẫn
vẫy gọi thiết tha. Từ lời khấn khiết tịnh,người tu sĩ thể hiện sâu xa hơn một
tình yêu không bị chia sẽ,một con tim dâng hiến trọn vẹn cho Đức Kitô.Khi chọn
Đức Kitô,người tu sĩ được Ngài trợ lực,vượt qua những lời mời gọi hạnh phúc lứa
đôi,lắng im tiếng tơ lòng quyến rủ.Tất cả đều ở lại phía sau,trở nên lãng quên
và trả về qúa khứ một tình yêu khao khát hạnh phúc riêng hồn mình. Lời Khấn
Khiết Tịnh giúp người tu sĩ mở rộng con tim mình để chia sẽ với mọi người một
tình yêu thanh khiết trao dâng như Đức Maria –Người Nữ Tu đầu tiên của Thiên
Chúa,Mẹ đã sống hoàn hảo Đức Khiết Tịnh trong cuộc đời cho tình yêu
Xin Vâng. Nhưng để hoàn toàn thuộc về Đức Kitô bằng sự khiết tịnh,người tu sĩ
luôn cảm thức sâu xa “Cái bình sành dễ vở” nơi con người mình,thấy rõ những giới
hạn của bản thân, mỏng dòn,yếu đuối, để từ đó họ luôn ý thức được hồng ân diệu
vợi nơi Thiên Chúa ban tặng cho mình trong lời đoan ước. Lời Khấn Khiết Tịnh đã
giúp bao tâm hồn tu sĩ thuộc hoàn toàn về Đấng Tình Quân Tuyệt Đối “Con nay
thuộc về Chúa, Chúa nay thuộc về con”. Hương thơm của đời sống Khiết Tịnh đã
mang đến cho cuộc đời một mùa xuân dịu mát trong những vẻ đẹp thanh cao
nhất,biến đổi thế giới trong những ích kỷ chiếm đoạt của tình yêu đam mê,hướng
nhân loại nhìn về Nước Trời mai sau trong hạnh hạnh phúc vĩnh cửu tuyệt mỹ.
Trong ngày khấn dòng,người tu sĩ được gọi là“Người Bạn Trăm Năm của Đức
Kitô”,nhưng họ vẫn còn vương mang nhiều yếu đuối và giới hạn phận người.Cuộc đời
họ không thay đổi trong chớp nhoáng,không biến hình để trở thành người của thế
giới siêu phàm.
Dâng hiến không có nghĩa là biến trái tim trở nên khô cứng lạnh giá,không còn
biết rung cảm trước những vẻ đẹp. Dâng hiến cũng không phải là trở nên lạc
lỏng,cô độc,khinh thường tình yêu trần thế. Trái lại,người tu sĩ sống lời khấn
Khiết Tịnh,họ vẫn là người giữa cuộc đời,vẫn tiếp nhận những làn sóng yêu thương
mời gọi trong rung động trái tim,vẫn có thể bị dao động trước một đối tượng mình
tiếp xúc,vẫn nhìn thấy những điều kỳ lạ trong tình yêu đi tìm một nửa hồn
mình.Nhưng họ dám từ bỏ tất cả, chỉ để dâng tình yêu cho Thiên Chúa mà thôi.Chỉ
yêu một mình Đức Kitô.Đó là động lức cơ bản khiến họ chỉ đi tìm Thiên Chúa và
sống với Ngài,cảm nếm sự ngọt ngào vô biên,hạnh phúc diệu kỳ của tình yêu tuyệt
đối họ đang tôn thờ.
Trong Tông Huấn Vita Consecrata,Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã trình bày vẻ
đẹp của đời tu.Con đường tu đức được ví như một cuộc đi tìm cái đẹp (
philocalia,số 19),hướng tới sự chiêm ngưỡng nhan Chúa,chân phúc dành cho các tâm
hồn trong trắng.Các tu sĩ đã bị thu hút bởi vẻ đẹp của Chúa;họ mê say chiêm
ngưỡng Chúa, để rồi phản chiếu khuôn mặt rạng rỡ của Ngài (số 27) và đồng thời
cố gắng tu bổ hình ành Thiên Chúa đã bị méo mó trên khuôn mặt của bao anh chị em
đồng loại (số 75).Từ chỗ đi theo Đức Kitô (số 15;18),hoạ lại nếp sống của
Ngài,đời tận hiến tiến tới chỗ”Đồng hoá hiện thân” (số 16) với Ngài.Ngoài việc
hoạ lại nếp sống khiết tịnh,khó nghèo và vâng phục của Đức Kitô,đời thánh hiến
còn diễn tả mầu nhiệm thập giá và phục sinh của Ngài nữa (số 23-24).
Đức Thánh Cha còn gọi đời Thánh hiến là một Đoàn Sủng đặc biệt trong Giáo
hội,phát xuất và duy trì bởi Chúa Thánh Thần.Tu sĩ là món quà Chúa Thánh Thần
ban cho Giáo hội và là một kho báu mà Giáo hội trân trọng giữ gìn. Không gì khác
hơn ngoài tình yêu,một tình yêu trao dâng cho Đức Kitô và hiến dâng chính những
khả năng yêu thương của mình, mạnh dạn lên đường theo Ngài,say sưa trong nổi
khát khao được trở nên người của Chúa và ước nguyện yêu mọi người trong ân huệ
của Ngài.Chính tình yêu ấy sẽ giúp người tu sĩ sống đời khiết tịnh trong an vui
và hạnh phúc, từ đó họ có thể thốt lên tâm tình: Lạy Chúa, chỉ mình Chúa là đủ
cho con, và Lạy Chúa,xin cho con thấy Chúa thật bao la,để mọi sự đối với con chỉ
là bé nhỏ. 18 Tân Khấn Sinh như những bông hoa tươi xinh kết nên chuỗi ngọc Mân
Côi dâng kính Đức Mẹ. Xin Chúa Thánh Thần đến tràn ngập tâm hồn các Nữ Tu như
Ngài đã đến trong tâm hồn Đức Mẹ, giúp các chị cảm nghiệm được những ơn lành
Chúa ban và mau mắn đáp lại tình yêu thương đó. Cầu chúc các Tân Khấn Sinh luôn
hạnh phúc trong đời dâng hiến.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
1. Đức Maria có chết không ?
Công Đồng Vatican II không bàn tới Đức Mẹ có chết hay không vì muốn để cho các nhà thần học nghiên cứu, bàn cãi nhiều nữa, mặc dầu đã có chiều hướng công nhận.
Từ xa xưa, các giáo phụ, các nhà thần học, và ngay cả lãnh vực Phụng vụ nữa, đều công nhận. Còn nơi, ngày, hoàn cảnh Đức Mẹ chết không được rõ ràng, thêm vào đó các sách ngụy thư thêu dệt, bịa đặt nầy kia nên không thể biết chính xác.
Origène (in Jean 2,12; fragm.31), Thánh Ephrem (Hymne 15,2), Sévérien de Gabala (De mundi creatione or 6,10), Thánh Hiêrônimô (Adv. Ruf 2,5), Thánh Augustinô (In Jean tr.8,9) đều nói về cái chết của Đức Maria.
Thánh Ephan cố gắng làm sáng tỏ chuỗi ngày cuối cùng của Đức Maria thế nào, nhưng Ngài phải thú nhận “không biết”.
Một câu hỏi không có giải đáp rằng Đức Maria qua đời cách tự nhiên hoặc phải chịu chết đau khổ vì theo Thánh Luca, “Mũi gươm sẽ đâm thấu tâm linh nơi chính mình Bà” (Lc 2,35), còn sách Khải Huyền : “Bà được hai cánh đại bàng chở vào sa mạc, nơi dành cho Bà” (Kh 12,14).
Đức Giáo Hoàng Hadrien I đã gửi cho hoàng đế Charlemagne (784-794) quyển Sách Các Phép Grêgoriô có lời nguyện về Đức Maria qua đời chứng tỏ quyền giáo huấn thông thường cũng đã chấp nhận sự kiện Đức Maria qua đời (Veneranda nobis, Domine, hujus est dei festivitas, in qua Sancta Dei Genitrix mortem subiit temporalem, nec tamen mortis nexibus deprimi potuit, quae Filium tuum Dominum nostrum de se genuit incarnatum… Lạy Chúa, trong ngày lễ mừng kính này, chúng con kính Đấng thánh Mẹ Thiên Chúa nhận cái chết trần gian, nhưng cái chết không chôn vùi thân xác trong lòng đất vì Ngài đã sinh ra Con Chúa, Chúa chúng tôi làm người…).
Nhưng cũng có người cho rằng Đức Maria không phải chết.
Tác giả vô danh của một bài giảng lấy tên là Timôtê, linh mục Giêrusalem (thuộc thế kỷ 6-7) đưa ra ý kiến rằng : “Đức Trinh Nữ được bất tử (nghĩa là không chết) vì Đấng đã ngự trong lòng Ngài đã mang Ngài về trời” (orat, in Symeonem).
Cái chết ở trong phạm vi một hình phạt, hình phạt vì tội lỗi mà Đức Maria được miễn khỏi tội nguyên tổ và không vướng mắc mọi tội riêng nên Ngài không phải chết. Tuy nhiên, xác chết là một định luật tự nhiên và phổ quát, lại nữa để giống như Chúa Kitô đã chịu chết nên xác Đức Maria chết nghĩa là Đức Maria lãnh nhận cái chết là một điều dễ hiểu.
2. Đức Maria hồn xác về trời
a. Lịch sử tín điều
Không có một câu Kinh Thánh nào trực tiếp nói tới hồn xác Đức Maria được Thiên Chúa đưa về trời.
Tuy nhiên, có đôi câu Kinh Thánh có thể gợi ý để người ta suy nghĩ :
Matthêu 27,52-53 :
“Mồ mả mở toang ra, xác của nhiều vị thánh xưa kia sống lại. Họ ra khỏi mồ. Sau khi Chúa sống lại, họ vào thành thánh, hiện ra cho nhiều người”.
Như vậy, đã có thể thân xác sống lại hưởng vinh quang trên trời nhờ cái chết của Chúa Kitô trước khi Ngài quang lâm trong ngày tận thế. Một khi đã có như vậy, tại sao xác của Mẹ Chúa không hưởng được hạnh phúc đó ? Thắc mắc nầy đã được đặt ra trước thế kỷ 7. Những truyện hoang đường trong Phúc âm ngụy thư sáng tác ở Ai Cập, ở Syri không có giá trị về lịch sử nhưng ít ra cũng cho ta biết được lòng tôn sùng Đức Mẹ của giáo dân thời ấy : vấn đề xác Đức Mẹ lên trời đã được đặt ra.
Đầu thế kỷ VIII, hoàng đế Mauritiô ra sắc lệnh truyền phải mừng lễ “Dormitio Beatae Mariae” (Đức Mẹ an nghỉ) trong toàn đế quốc của ông. Giáo hội Đông phương thường mừng lễ này vào ngày 15 tháng Tám ; có nơi tin tưởng “xác và hồn Đức Mẹ” đã được đưa về trờ, có nơi không.
Bên Tây phương, lời nguyện trong quyển Sách Các Phép Grêgoriô nói : “Nec tamen mortis nexibus deprimi potuit : nhưng cái chết không chôn vùi xác trong lòng đất” đã làm hứng khởi cho niềm tin sự phục sinh xác của Đức Maria.
Từ đó, niềm tin “Đức Trinh Nữ thăng thiên cả xác” được xem như một phẩm tính cốt yếu của chức Mẹ Thiên Chúa, dĩ nhiên được lan rộng ra nhiều nơi. Tuy nhiên, một số nhà tư tưởng đang chống lại ảnh hưởng của Phúc âm ngụy thư, buộc lòng phải dè dặt với vấn đề này.
Paschase Rabert năm 856 khuyên tín hữu dè dặt một chút về niềm tin “xác Đức Mẹ được thăng thiên”. Ông còn ngụy tạo một bức thư gán cho của Thánh Hiêrônimô viết trong đó tỏ ra hồ nghi và dè dặt về “Đức Maria được thăng thiên cả hồn cả xác”. Bức thư có ảnh hưởng lớn, ngay cả sách Phụng vụ Giờ kinh cũng trích dẫn, đến nỗi tới thế kỷ 16 mới khám phá được sự ngụy tạo. Tuy nhiên, đối với số đông giáo dân, tâm tình mộ mến Đức Mẹ đi đôi với niềm tin “xác Đức Mẹ thăng thiên” cứ tăng lên cao.
Khoảng thế kỷ 12, Đức Giám Mục Herbert de Losinge tại Norwich (qua đời 1118) đã phát biểu rõ ràng biểu lộ lập trường dứt khoát dựa trên niềm tin chung : “Impossbile erat eam carnem diuturna morte posse corrumpi ex qua Verbum caro factum est… Plena, fratres, et secura fide tenete quod… Anima et corpore immortalis facta… et dextris resideat Dei… : Không thể xảy ra cái chuyện xác thịt của đấng cho Ngôi Hai làm người lại tan nát do cái chết lâu dài được… Anh em thân mến, anh em hãy vững tin đầy đủ rằng… Đấng đã hưởng hồn xác bất tử đang ngự bên hữu Thiên Chúa”.
Cũng thời đó xuất hiện một luận đề thần học mà người ta tưởng là của Thánh Augustinô, tác giả vô danh đã lý luận : “Nếu Chúa Giêsu đã muốn gìn giữ sự đồng trinh toàn vẹn của Mẹ mình thì sao lại không giữ Mẹ mình khỏi thối nát, một sự mục nát của mồ mả và sâu bọ là sự tủi nhục cho bản tính loài người”.
Qua thế kỷ XII, có Guilbert, tu viện trưởng tại Nogent và nhất là Đức Alexandre III đã góp một phần lớn trong sự khai triển thần học về niềm tin này.
Sang thế kỷ XIII, một số nhà thần học tỏ ra dè dặt kể cả Thánh Tôma Aquinô, mặc dầu các ngài vẫn công nhận “xác Đức Maria được thăng thiên” là pia opinio (dư luận hiếu kính tốt), trừ Thánh Albertô. Có thể nói thánh Albertô đã có công nhất trong việc Giáo hội công nhận chân lý Đức Maria hồn xác lên trời, Ngài viết : “His rationibus et auctoritatibus, et multis aliis, mafestum est quod beatissima Dei Mater in corpore est assumpta et hoc omnibus modis credimus esse verum : Do bởi những lý lẽ và thể giá này và nhiều thứ khác nữa chứng tỏ rõ ràng Mẹ Thiên Chúa rất diễm phúc được đưa về trời cả xác là điều mà chúng tôi tin tưởng là sự thật”.
Thế kỷ XIV, chân lý này được phổ biến rộng rãi hơn và một xác quyết có vẻ quyết liệt hơn đến nỗi Baldus de Ubaldar (chết năm 1400) coi việc từ chối Đức Mẹ hồn xác được lên trời như một “opinio proxima haeresi” (tư tưởng gần như lạc giáo).
Năm 1947, trường đại học Sorbonne tại Paris đã lên án Jean Morelle vì ông nầy dạy rằng từ chối chân lý Đức Mẹ hồn xác được lên trời không mắc tội nặng.
Suarez (1548-1617) nhà thần học trứ danh đã viết về Đức Mẹ hồn xác về trời, tư tưởng của ông được Đức Piô XII lấy lại một phần trong Thông điệp tuyên bố tín điều. Ông viết : “Giáo thuyết này (Đức Mẹ hồn xác được lên trời !) chưa thuộc về Đức Tin vì chưa được Giáo hội định tín, hơn nữa, nó cũng không có chứng cớ Kinh Thánh hoặc Truyền thống đầy đủ nào để xây dựng thành một tín điều vô ngộ. Nhưng thời chúng ta, giáo thuyết đó được thừa nhận đến nỗi không một tín hữu Công giáo nào dám nghi ngờ nếu không do sự ngỗ ngáo… Muốn điều này được định tín, chỉ cần có một chân lý siêu nhiên nào trong Kinh Thánh hoặc trong Tông truyền chứa nó cách ẩn tàng rồi được tin tưởng chung của Giáo hội thêm lực cho, vì rằng nhờ sự trung gian của Giáo hội, Chúa Thánh Thần luôn luôn giải thích, truyền thông và soi sáng Kinh Thánh và sau cùng phải được Giáo hội xác quyết nhờ ơn vô ngộ của Chúa Thánh Thần phụ giúp, một xác quyết như thế đối với ta là một thứ mạc khải vậy”.
Thế kỷ 17, Giáo thuyết Đức Mẹ hồn xác lên trời được trình bày cách tinh vi hơn, thoát khỏi những thứ ngụy thư.
Công Đồng Vatican I, 197 nghị phụ thỉnh cầu Công Đồng định tín giáo thuyết Đức Mẹ hồn xác được lên trời, các Ngài viết : “Si enim a labe peccati fuit immunis, ista ejus ab ejus peccati paena, ideoque a corruptione carnis immunis esse debuit : vì nếu được miễn trừ khỏi dơ bẩn tội lỗi thì cũng được khỏi hình phạt của tội lỗi và vì thế thân xác Ngài cũng được miễn trừ khỏi hư nát”.
Từ đó, nhiều vị Giám mục, giáo sĩ, giáo dân cứ đều đều năm này qua năm khác gửi thư thỉnh nguyện Tòa Thánh tuyến tín Đức Mẹ hồn xác lên trời.
Năm 1946, Tòa Thánh gửi thư cho toàn thể Giám mục trên khắp thế giới hỏi ý kiến như sau :
“Với sự khôn ngoan và sáng suốt của quý hiền huynh khả kính, quý hiền huynh có nghĩ rằng điều “Đức Trinh Nữ diễm phúc được lên trời cả phần xác” là điều đáng đề xướng lên và định tín như một điều buộc tin không ?”.
“Có phải quý hiền huynh, giáo sĩ và giáo dân của quý hiền huynh ao ước một sự định tín như thế không ?”.
Trong số 1191 lá thư gởi về Tòa Thánh Roma có 1169 tán thành định tín, còn 27 tỏ ý không đồng ý về nguyên tắc và xem việc định tín bây giờ không nên.
Ngày 1-11-1950, Đức Piô XII định tín Đức Maria lên trời cả xác hồn nhưng không giải quyết vấn đề Đức Maria có phải chịu chết về thân xác trước khi mông triệu không :
“… auctoritate Domini nostri Jesu Christi, beatorum apostolorum Petri et Pauli ac nostra pronuntiamus, declaramus et definimus divinitus revelatum dogma esse : immacultam Deiparam semper Viriginem Mariam, explata terrestris vitae cursu, fuisse corpore et animma ad caelestem gloriam assumptam : Do quyền Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, quyền hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô và quyền riêng của chúng tôi, chúng tôi tuyên giảng, công bố và định tín tín điều thuộc mạc khải thần linh là : Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, vô nhiễm nguyên tội, sau khi làm toàn vẹn cuộc sống ở trần gian đã được đưa về trời cả hồn cả xác”.
Công đồng Vatican II đã ghi lại định tín Đức Mẹ Mông triệu của Đức Pio XII : Immaculata Virgo, expleto terrestris vitae cursu corpore et anima ad celestem gioriam assumpta est.
Câu định tín Đức Maria Mông triệu thật đơn giản và rõ ràng. Ở đây, người ta muốn yên lặng, không bàn tới vấn đề còn đang tranh luận về cái chết của Đức Maria. Ngay tiếng “assumpta” cũng chẳng ám chỉ một hình ảnh gì về không gian cả : nó có nghĩa là “mang theo với mình” và Kinh Thánh đã dùng từ ngữ đó với ý nghĩa được kết hiệp với Thiên Chúa (Sáng thế ký 5,24 ; Thánh vịnh 49,16 ; 73,24 : Người mang tôi vào ánh vinh quang).
Những chữ cuối cùng của số này nói lên tước hiệu của Đức Maria là “Nữ vương vũ trụ” mà Đức Pio XII đã công khai tuyên bố năm 1964 (Universorum Regina a Domino exaltata, ut plenius conformaretur Filio suo, Domino dominantium (cf Apoc 16,19) ac peccati mortique victori). Tước hiệu Regina universorum (Nữ Vương vũ trụ) phải được hiểu theo nghĩa thần học như là một sự thông phần vào tước hiệu Vương đế của Chúa Giêsu (Jesus Christus Rex), một sự thông phần mà mọi Kitô hữu cũng được mời gọi tham dự. Nhưng Đức Maria vì đã được đồng hình đồng dạng trọn hảo với Đức Kitô nên Mẹ xứng đáng được tôn vinh bằng tước hiệu nầy ở cao độ trổi vượt (số 50).
b. Suy luận
Chúng ta sẽ nêu ra vài suy nghĩ để thấy sự hợp lý khi tìm hiểu tín điều Đức Maria lên trời cả xác hồn.
1/ Đức Maria liên kết chặt chẽ với Chúa Kitô
Một dây liên kết bằng tình mẫu tử do huyết nhục với dây liên kết tình mẫu tử do lòng tin của Đức Mẹ dành trọn cho Chúa Kitô, một tình yêu mẫu tử giữa Đức Maria và Chúa Kitô theo tình Mẹ/ Con ở trần gian cũng đã bền chặt rồi, nơi Đức Mẹ và Chúa Kitô tình mẹ/ con mang tính cao cả và thiêng liêng, một tình mẫu tử tuyệt vời.
Có thể nói tình yêu mẫu tử đó là chặt chẽ cùng với công nghiệp của Chúa Kitô là mô thể để Đức Mẹ được những đặc ân : Mẹ Thiên Chúa, đồng trinh trọn đời, vô nhiễm nguyên tội v.v…
2/ Thể xác của Đức Maria trong quá trình nhập thể Cứu chuộc của Chúa Kitô.
Không có thể xác không thể hiện hữu trên mặt đất này, không có thể xác không thể nói đến mầu nhiệm nhập thể. Vậy, thể xác của Đức Maria làm cho có sự hiện hữu của Đức Maria và mới có nhập thể của Ngôi Hai trong cung lòng Đức Maria. Thể xác của Đức Maria đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc Ngôi Hai làm người, vì thế Thiên Chúa đã dành cho Đức Maria đặc ân trọn đời đồng trinh. Và chính thể xác Đức Maria là nơi thực hiện tình yêu mẫu tử cao cả và thiêng liêng giữa Đức Maria và con của Ngài là Đức Kitô.
Căn cứ vào những đặc ân Thiên Chúa dành cho Đức Maria nhờ công nghiệp của Chúa Kitô, con Đức Maria và tình yêu mẫu tử cao cả và thiêng liêng nói trên, ta đặt vấn đề : thân xác Đức Maria có nên để cho tan nát trong mồ đến ngày tận thế sẽ sống lại như mọi người không ?
Theo Thánh Phaolô, bởi tội Adam, tội và sự chết đã nhập vào thế gian, chết là báo ứng của tội (Rm 5,13 ,6,23 ; 1Cr 15,26). Cuộc chiến thắng của Chúa Kitô sẽ hoàn toàn chỉ khi nào sự chết bị tiêu diệt (1Cr 15,26; 15,53-56) vì lúc đó “đồ mục nát này sẽ mặc lấy, cái thây chết này sẽ mặc lấy trường sinh bất tử” (1Cr 15,53). Đối với loài người, sự chiến thắng này của Chúa Kitô chỉ xảy ra trong ngày tận thế, nhưng đối với Chúa Kitô, nhân tính của Ngài đã đạt chiến thắng hoàn toàn đó trong ngày phục sinh.
Vậy, có nên quan niệm rằng Đức Mẹ với tư cách Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đồng trinh trọn đời, không mắc tội nguyên tổ và không phạm một tội riêng nào phải chịu cảnh chiến thắng bất toàn tức là thân xác Mẹ bị tiêu tan trong lòng đất để chờ ngày tận thế xác Mẹ mới được hưởng sự chiến thắng hoàn toàn của Con mình không ?
Ngoài ra, những đặc ân miễn trừ khỏi tội nguyên tổ, khỏi tội riêng cũng phải đưa tới kết quả là được miễn trừ khỏi hư nát trong mồ (vì thân xác hư nát trong mồ là hình phạt của tội) nên Thiên Chúa đưa hồn xác Đức Mẹ về trời là điều hợp lý.
Ngoài ra, những đặc ân miễn trừ khỏi tội nguyên tổ, khỏi tội riêng cũng phải đưa tới kết quả là được miễn trừ khỏi hư nát trong mồ (vì thân xác hư nát trong mồ là hình phạt của tội) nên Thiên Chúa đưa hồn xác Đức Mẹ về trời là điều hợp lý.
Lm Fx Nguyễn Hùng Oánh
Để được Chúa ban ơn, chúng ta cần làm gì noi gương người đàn bà ngoại giáo trong Tin Mừng hôm nay ?
Khi chúng ta cầu xin mà xem ra Chúa vẫn im lặng thường do mấy nguyên nhân chính như sau :
+ Có thể Chúa đang thử thách để xem đức tin của ta thế nào ? : Ta cầu xin với sự xác tín Chúa sẽ ban những điều tốt lành cho ta, như lời Đức Giêsu phán : “Cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ được mở cho” ( Mt 7, 7).
+ Có thể ta mới chỉ cầu xin một mình : ta cần xin cộng đoàn hợp ý như lời Đức Giêsu dạy “Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời sẽ ban cho” (Mt 18, 19). Ta cũng nên xin Đức Mẹ, các thánh và các linh hồn trong luyện ngục cầu bầu cùng Chúa cho ta theo tín điều “các thánh cùng thông công”.
+ Có thể lời cầu xin của ta chưa khiêm tốn đủ : Khi ta cầu nguyện trong sự phô trương để tìm tiếng khen của người đời (x. Mt 6, 5-6) hay khi ta đòi Chúa phải theo ý ta thay vì lẽ ra ta phải vâng theo ý Chúa, như Đức Giêsu đã cầu xin : “Cha ơi ! Nếu được, xin cho con chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26, 39), hay như Người dạy ta xin trong kinh Lạy Cha : “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.”
+ Có thể lời cầu xin của ta còn thiếu hy sinh hay thiếu lòng bác ái : ta hãy cầu xin, kèm theo những việc đạo đức như xưng tội rước lễ, và làm các việc hy sinh hãm mình. Ta cũng phải sẵn sàng tha thứ và làm hòa như Đức Giêsu dạy :
“ Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ đó lại trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5, 23-24).
+ Có thể ta đã xin những điều có hại cho phần rỗi của ta mà không biết : Đừng đòi Chúa phải làm theo ý ta, nhưng hãy tin vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa, Đấng luôn muốn ban ơn lành hồn xác cho ta như lời Đức Giêsu “ Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những thứ tốt lành. Phương chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời, Người sẽ ban những của tốt lành. Phương chi cho những kẻ xin người “ (Mt 7, 7 -11).
+ Có thể do ta cầu nguyện với lòng ích kỷ hại nhận : Xin những gì có lợi cho mình mà hại cho người, như hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an xin được ngồi hai bên tả hữu (x. Mt 20 - 11) , hoặc xin Thầy sai lửa từ trời xuống thiêu huỷ làng Sa-ma-ri (x.Lc 9, 53-54)… nên không được Chúa chấp nhận (x. Mt 20, 23; Lc 9,55). Ta nên chú trọng xin những ơn tinh thần như trong kinh Lạy Cha (x. Mt 6, 9-14), vì sẽ dễ được Chúa ban hơn là xin ơn vật chất thể xác. Vì trừ trường hợp thật đặc biệt gọi là phép lạ, bình thường Chúa không làm trái tự nhiên do Chúa an bài.
Tin Mừng hôm nay thuật lại câu chuyện một người đàn bà ngoại giáo xứ Ca-na-an có đứa con gái bị quỷ ám đã đi tìm Đức Giêsu để xin Người cứu chữa. Nhờ có đức tin mạnh bà đã được Người ban như ý. Vậy chúng ta cầu nguyện với đức tin thế nào để được Chúa vui nhận ?
- Cần có một đức tin sáng suốt : Người đàn bà này đã chạy đến xin chính Đức Giêsu là nguồn mọi ơn phúc. Ngày nay, nhiều tín hữu thay vì cầu xin với Thiên Chúa hay với Chúa Giêsu, lại chỉ cầu xin Đức Mẹ, Thánh Giuse hay các thánh…Lẽ ra chúng ta cầu xin với Chúa Giêsu, và xin Đức Mẹ hay các thánh chuyển cầu giống như người đàn bà đã được các tông đồ cầu bầu trợ giúp “Xin Thầy bảo bà ây về đi, vì bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi !” (Mt 25, 23). Sau khi được ơn, ta phải “Tạ ơn Chúa” như người phong cùi ngoại giáo đã làm sau khi khỏi bệnh (x. Lc 17, 16-19). Hiện nay, nhiều tín hữu do trình độ giáo lý yếu kém nên khi được ơn đã làm bảng “Tạ ơn Đức Mẹ” hay “Ta ơn thánh Giuse”… đang khi lẽ ra phải viết : “Xin Mẹ tạ ơn Chúa cho con” , hay “Nhờ thánh Giuse, con tạ ơn Chúa” mới đúng.
Cần có một đức tin vững vàng : Người đàn bà này đã không ngã lòng trông cậy dù bị Đức Giêsu làm ngơ. Bà luôn vững tin và kiên trì cậy trông xin Người cứu giúp “ Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi ! ”( Lc 13b-25).Thực ra khi Chúa im lặng, không phải Người thờ ơ lãnh đạm trước nỗi đau khổ của bà, nhưng Người muốn thử xem đức tin ấy chân thật hay giả dối vụ lợi, coi Chúa như tiện để đạt như ý rồi thôi, như người ta thường nói : “Theo đạo lấy gạo mà ăn” ; “ Cúi đầu lạy Chúa Ba Ngôi. Cho tôi được vợ tôi thôi nhà thờ”. Có người khi cầu nguyện không được như ý đã hồ nghi “Thật sự có Thiên Chúa hay không ? “. Nhiều tín hữu khi cầu nguyện mà chưa được, đã ngã lòng trông cậy và “ hữu sự vái tứ phương” : ai nói gì cũng nghe, bảo làm gì cũng theo, kể cả làm những điều mê tín dị đoan… Hãy noi gương bà thánh Mô-ni-ca kiên trì cầu nguyện suốt 17 năm mới được Chúa nhậm lời cho con trai bà là Au-gút-ti-nô được ơn trở lại cùng Chúa.
Cần có một đức tin khiêm tốn phó thác : Nghe Đức Giêsu trả lời : “Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con”. Bà ta thưa : “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống” . Bà chịu đựng những miệt thị của người Do Thái vốn coi dân ngoại như loài chó. Chính sự khiêm tốn ấy khiến bà được Đức Giêsu yêu mến. Như vậy, tin không phải là cầu xin Chúa ban theo ý mình, nhưng là cầu xin những ơn lành hồn xác, rồi vững lòng cậy trông và phó thác cho Chúa quan phòng định liệu. Dù không được Chúa ban như ý ta xin, nhưng ta vẫn tin rằng Chúa luôn làm những điều thực sự hữu ích cho ta.
LẠY CHÚA. Con xin cảm tạ Chúa vì những điều Chúa đã ban và cả những điều Chúa không ban theo ý con, vì con tin chắc rằng Chúa là Cha yêu thương luôn ban những ơn mang lại ích lợi thực sự cho con. Như gà con khi gặp nguy hiểm luôn chạy đến nép mình dưới cánh gà mẹ để được chở che, xin Chúa giúp con mỗi khi gặp nguy hiểm, khi vui lúc buồn, khi thành công hay thất bại, khi được như ý hay trái ý… biết luôn chạy đến cầu xin Chúa với lòng cậy trông và phó thác tuyệt đối vào quyền năng và tình thương quan phòng của Chúa.
Lm. Đan Vinh
Lối vào…
Từ ngữ “giáo dục” gần đây đang được bàn đến rất nhiều tại Việt Nam. Nhiều ý kiến, quan điểm được trình bày với nhiều sắc thái: vui/buồn, thất vọng/hy vọng, bi quan/lạc quan… của các tác giả. Kể từ ngày thư chung 2007 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được ban hành, những Kitô hữu, cách này cách khác, cũng bắt đầu quan tâm tới nó. Tuy nhiên, cách nhìn nhận đánh giá của những kitô hữu cũng chẳng lấy gì lạc quan hơn, ngoài những tiếng than thở về một nền giáo dục xem ra có nhiều vấn đề của nước nhà. Thế thì làm gì để thay đổi nó đi. Câu trả lời vẫn cứ là: chính quyền chưa cho làm. Chẳng lẽ, thư chung chỉ gợi lên cho chúng ta những bi quan thế thôi sao? Hay có trục trặc gì đó trong cách nhìn nhận vấn đề? Với bản thân tôi, trục trặc chính để chưa tìm ra lối đi lạc quan hơn nằm ở chính chỗ hiểu nội hàm của từ ngữ “giáo dục”.
Đã từ rất lâu, xem ra có nhiều người, kể cả một số nhà nghiên cứu, đang giới hạn nội hàm của từ ngữ này vào trong quá trình dạy học. Vì thế, nhiều người vẫn tiếp tục phê bình, chỉ trích, bi quan… về thực trạng của một nền giáo dục tại Việt Nam hiện nay. Thậm chí, không ít người còn đưa ra những ý kiến phê bình về những hệ quả tiêu cực của nền văn hoá Việt Nam đã và đang tác động trên nền giáo dục hiện nay.
Từ ngữ “giáo dục”, cách chính xác hơn, được hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ quá trình hình thành nhân cách con người. Nói cách khác, đó là quá trình thúc đẩy phát triển con người cách toàn diện. Quá trình này được tiến hành qua hai lĩnh vực hoạt động: dạy học và giáo dục (hiểu theo nghĩa hẹp). Kết quả của quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp được xem xét không chỉ về mặt ý thức nhưng còn được căn cứ vào chính trình độ phát triển toàn diện của từng mỗi cá nhân trong mối liên hệ với toàn xã hội. Quá trình này không chỉ thực hiện ở nhà trường nhưng, trên thực tế, nó được thể hiện trong toàn bộ cuộc sống của con người nơi gia đình, cộng đồng, tôn giáo… Cũng chính nơi những môi trường này, mà quá trình giáo dục (nghĩa hẹp), được thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Trong phạm vi bài viết, chúng tôi muốn dừng lại ở khái niệm giáo dục hiểu theo nghĩa hẹp để qua những suy ngẫm khởi đi từ truyền thống văn hoá Việt nam – đã và đang bị lãng quên, thử đi tìm một định hướng góp phần giúp các kitô hữu sống lời mời gọi của Hội đồng Giám mục Việt Nam trong việc giáo dục phát triển toàn diện những con người Kitô hữu Việt nam.
1. Trước tiên, tận trong tâm khảm của tiền nhân Việt nam, công trình giáo dục con người rất được xem trọng. Một công trình, theo các bậc tiền nhân, phải được bắt đầu từ rất sớm trong môi trường gia đình: “Uốn cây từ thưở còn non. Dạy con từ thưở con còn trẻ thơ”.
Nguyên tắc giáo dục này, cho tới nay vẫn còn nguyên giá trị của nó. Đa phần các học thuyết phát triển nhân cách hiện đại – dù nhìn từ góc độ nào – cũng đều nhìn nhận rằng thời thơ âú sẽ quyết định rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người.
Nếu xét từ góc độ của khoa học tâm lý và giáo dục hiện đại, chúng tôi cũng có thể nói rằng, công trình này đã được người xưa coi trọng từ trong bào thai. Những kinh nghiệm của ông bà dặn dò dâu con khi mang thai như: giữ cho cái tâm an bình, chiêm ngắm cái đẹp của con trẻ, … dù chẳng phải là những giáo án đúng nghĩa, nhưng cũng đã góp phần rất lớn cho công cuộc mà khoa học hiện đại gọi bằng tên gọi “thai giáo”.
Đàng khác, xét từ quan điểm của nhà tâm lý học nhân văn Abraham Maslow, sự quan tâm tới con trẻ của người xưa, quả là đã góp phần rất lớn cho tiến trình phát triển của trẻ: từ việc thoả mãn nhu cầu thể chất, đi tới nhu cầu an toàn, sang nhu cầu yêu và được yêu. Như thế, cách giáo dục của tiền nhân đã thúc đẩy trẻ đi vượt bậc thang nhu cầu của con người mà, chỉ cần đóng góp thêm phần của quá trình dạy học, trẻ rất sớm bước vào việc đạt tới nhu cầu kế tiếp là lòng tự trọng để đi tới thang bậc cuối cùng là hoàn thiện nhân cách của mình.
Lý thuyết hành vi của Watson và sau này của Skinner – khởi từ những khám phá của Thorndike và Paplov về phản xạ có điều kiện cũng đang là một minh chứng sống động cho truyền thống: “dạy con từ thuở còn thơ” của tiền nhân Việt nam. Quá trình học tập chính là quá trình tập quen của trẻ. Sự phát triển những phản xạ có điều kiện của trẻ đã diễn ra từ rất sớm. Một thói quen tốt, một cung cách sống những giá trị đạo đức Kitô giáo… không phải đợi tới khi đến trường nhưng đã được trẻ “tập quen” từ khi rất nhỏ. Đây là công việc của những nhà giáo dục tại gia. Thư chung cũng đã minh xác điều này: “… tại gia đình, đức tin được truyền thụ bằng phương pháp tiếp cận và thực hành, những bài học được giảng dạy ngay giữa thực tế,…”[1]
Công đồng chung Vat. II, trong “Tuyên ngôn về giáo dục”, đã khẳng định: “Chính cha mẹ có nhiệm vụ tạo cho gia đình một bầu khí thấm nhuần tình yêu cũng như lòng tôn kính đối với Thiên Chúa để hỗ trợ việc giaó dục toàn diện cho con cái trong đời sống cá nhân và xã hội. Do đó, gia đình là trường học đầu tiên dạy các đức tính xã hội cần thiết cho toàn thể”[2].
Thực tế hiện tại lại cho thấy một thiếu sót đáng kể của truyền thống này. Những cha mẹ trẻ hiện nay, thay vì chú ý tới tiến trình giáo dục từ trẻ thơ để phát triển toàn diện lại nhắm tới con đường học tập qua quá trình dạy học. Không phải các bậc cha mẹ trẻ không biết, nhưng dường như họ không có những kỹ năng cần thiết để thực hiện thiên chức “giáo dục” này của mình. Chính thế, họ đành giao phó con cái họ cho môi trường học đường với hy vọng những nhà chuyên môn khá hơn họ.
Vì thế, trẻ thơ thay vì được sống trong môi trường “giáo dục” lại được đặt vào trong quá trình dạy – học từ rất sớm ; và thậm chí, quá tải với sự phát triển trí tuệ của chúng. Đây chính là yếu tố làm cho trẻ đánh mất dần đi những nhu cầu – theo tháp nhu cầu của A. Maslow. Hơn nữa, thay vì “tập quen” với những giá trị đạo đức, trẻ đã vội vã bị thúc đẩy bước vào quá trình tập quen với những “kỹ năng tính toán” với nhiều kiểu, nhiều dạng thức rất khác nhau và rất thực dụng.
Hiện tại, những lớp giáo lý hôn nhân của các giáo xứ đang đứng tại một chỗ rất khiêm tốn cho việc trợ giúp này cho phụ huynh. Kết quả khảo sát năm 2005 cho thấy, có 55% các giáo xứ dạy 2-3 tiết, 27.7% dạy 4 tiết và 16.5% dạy 1 tiết về đề tài giáo dục[3]. Ngay cả chương trình đào luyện cán sự giảng dạy các lớp giáo lý hôn nhân, họ cũng chỉ được học với thời lượng rất khiếm tốn (4 buổi x 3 tiết). Như thế, họ không thể làm gì khác hơn hiện nay để giúp cho các bạn trẻ chuẩn bị cho việc giáo dục con cái của họ.
2. Kế đến, truyền thống lễ giáo “tiên học lễ, hậu học văn” cũng ít được chú trọng, không chỉ ở nhà trường mà ngay chính trong môi trường giáo dục gia đình hiện nay.
Lễ giáo, có thể nói rằng đây chính là nội dung mà tiền nhân đã chọn lựa trong suốt chiều dài lịch sử giáo dục của Việt Nam. Nội dung này được thể hiện qua những giá trị đạo đức Nho giáo: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín… Chính truyền thống này đã tạo nên những con người nhân nghĩa, có trách nhiệm, luôn ý thức việc tu dưỡng bản thân, coi trọng giá trị của cộng đồng gia đình và xã hội nhờ đó mà họ biết hy sinh vì đạo nghĩa một cách cao thượng, … Mỗi người, qua quá trình giáo dục được thừa hưởng, đạt tới hạnh phúc trong việc học tập và sống những giá trị của những gì họ đã tích luỹ được qua giáo dục.
Nếu loại bỏ “tính giai cấp” trong đánh giá và nhận định, chúng ta có thể nói truyền thống này chính là mục tiêu của giáo dục Việt Nam trong suốt dọc chiều dài lịch sử. Hiểu như thế, mục tiêu giáo dục của tiền nhân xưa đã đạt được điều mà nhà giáo dục hiện đại của Nhật bản - Tsunesaburo Makiguchi đã đề nghị[4]: mục đích của giáo dục là đem lại hạnh phúc cho mọi người. Theo ông, Hạnh phúc thực sự chỉ có thể đến với chúng ta thông qua sự chia sẻ những nỗi gian lao và những thành công của người khác và của cộng đồng… Hạnh phúc sẽ đến cho ai khiêm hạ, biết hy sinh cho cộng đồng và biết giữ Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Hạnh phúc luôn bao hàm lời cam kết tham gia vào cuộc sống xã hội. Nói cách khác, theo T. Makiguchi, mục đích giáo dục là làm cho con người chuyển từ một đời sống không ý thức xã hội sang một đời sống có ý thức, có kế hoạch.
Việc phối hợp giữa truyền thống này với hiện đại để xây dựng một mục tiêu giáo dục thuộc phạm vi vĩ mô. Ở đây chúng ta không bàn đến những phương thức này.
Vấn đề của chúng ta, nếu xét từ góc độ giáo dục (theo nghĩa hẹp) vẫn còn nguyên giá trị. Thư chung xác định: “Mục đích của nền Giáo dục Kitô giáo không chỉ là rèn luyện nhân cách con người thành hữu ích đối với bản thân, gia đình và xã hội, mà còn là giúp con người sống xứng đáng với tư cách con Thiên Chúa để mai sau trở thành công dân Nước Trời”[5]. Điều đó có nghĩa là những gì tiền nhân của chúng ta đã nhắm hướng tới chính là nền tảng để cho chúng ta đi vào và đạt tới giá trị của Con Thiên Chuá.
Trong thực tế, cả nền giáo dục của xã hội Việt Nam và của cả giáo dục kitô giáo dường như đang quên mất nền tảng này. Nhà trường đang dạy cho trẻ thành công và thậm chí thành công bằng mọi giá, kể cả gian lận. Krisnamurti, trong tác phẩm “Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống” nhận định: “Nền giáo dục hiện thời đã hoàn toàn thất bại vì nó quá nhấn mạnh vào kỹ thuật. Trong việc quá nhấn mạnh vào kỹ thuật chúng ta huỷ diệt con người. Trau dồi tài năng và hiệu quả mà không hiểu biết cuộc sống, không có một tri giác bao quát những thể cách của tư tưởng và khát vọng, sẽ chỉ làm cho chúng ta gia tăng thêm sự tàn nhẫn vô tình, mà đó là điều đã đưa đến những cuộc chiến tranh và làm nguy hiểm cho sự an toàn thể xác của chúng ta”[6]. Theo ông, “sứ mạng cao cả nhất của giáo dục là đào tạo cá nhân hoàn toàn, là người có khả năng giao tiếp với cuộc sống như một toàn thể”[7].
Còn những kitô hữu, chúng ta đang giáo dục con em mình thành những vị thánh trước khi thành nhân đúng nghĩa. Chúng ta đang xây dựng những toà nhà nhưng bỏ quên sự quan trọng của nền móng truyền thống này. Hội đồng giám mục Việt nam, trong thư chung 2002, đã nhận ra và nhắc nhở con cái mình:
“Nói đến gia đình Việt Nam, người ta nghĩ ngay tới một nề nếp gia phong rất gần gũi với giáo lý đức tin. Gia đình ấy coi chữ Hiếu làm đầu nên rất sẵn sàng đón nhận ánh sáng Phúc Âm, trong đó điều răn phải thảo kính cha mẹ được xếp ngay sau ba điều răn quy định việc thờ phượng Thiên Chúa. Gia đình ấy xem chữ Tín làm trọng nên dễ dàng gặp thấy nơi điều răn thứ sáu và thứ chín tiếng nói chung nhằm bảo vệ đời sống hôn nhân một vợ một chồng bất khả phân ly”[8].
Tuy thế, dường như những nhắc bảo này vẫn không có hiệu quả cao. Kết quả khảo cứu năm 2007[9] cho thấy, dù các nội dung: nhân, lễ, nghĩa, tín là những nội dung được phụ huynh ưu tiên dạy con mình, nhưng nó cũng chỉ đạt ở mức độ thường xuyên. Tỉ lệ, phụ huynh không bao giờ giáo dục cho con cái những nội dung này cũng không ít (8.3% - 10.9% - 10.9% và 12.6%). Cũng trong nghiên cứu này, mức độ tự đánh giá của phụ huynh về con cái mình cũng không cao:
Nghiên cứu còn cho thấy, nguyên nhân có thể do chính việc phụ huynh không hiểu biết (14.8%), không đồng ý (1.7%) hoặc chưa bao giờ nghe nói (3.9%) về giáo huấn giáo hội về việc giáo dục nhân bản cho trẻ trong gia đình. Số phụ huynh có hiểu biết những kiến thức khoa học giáo dục liên quan tới việc giáo dục nhân bản cũng chỉ đạt được 60%
Một nghiên cứu khác năm 2006[10] cho thấy, kiến thức của phụ huynh trong vấn đề giới tính dưới cái nhìn Kitô giáo còn kém hơn cả con trẻ. Và cả phụ huynh lẫn con cái đều có hiểu biết giáo huấn của giáo hội về vấn đề này rất thấp – tỉ lệ nhận thức đúng không quá 50%.
Chính sự khập khiễng, thiếu nền tảng này đang tạo ra những bất ổn không lường được cho xã hội và cả giáo hội.
3. Tính cộng đồng là một trong những nét văn hoá truyền thống rất đặc biệt ở Việt Nam. Cốt lõi của tính cộng đồng này là các gia đình, gia tộc với nguyên tắc ứng xử theo quan hệ huyết thống “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, rộng hơn nữa là quan hệ láng giềng theo kiểu “Tình làng nghĩa xóm”, “Tắt lửa tối đèn có nhau”.
Tính truyền thống này có ảnh hưởng rất lớn trên nền giáo dục xưa. Không chỉ trong gia đình, mà trong làng xóm tất cả mọi đứa trẻ đều được trông coi, nuôi dưỡng, và chăm sóc một cách tận tình bởi các thành viên của cộng đồng như một người mẹ trong gia đình. Đồng thời, chúng được hướng dẫn và giáo hóa một cách chu đáo và lễ độ.
Chính do tính truyền thống này mà gia đình Kitô hữu phải là nơi tình gia tộc được gìn giữ và hoàn thiện hơn lên để trở thành nét đặc trưng của gia đình Kitô hữu. Bởi lẽ “Giáo dục Kitô giáo góp phần cổ vũ tình liên đới, làm cho con người có trách nhiệm với nhau, trách nhiệm đối với xã hội và công ích, gìn giữ và bảo vệ môi trường thiên nhiên trong sạch, cùng xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, an bình…”[11]. Chính qua nền giáo dục, “Gia đình ấy gồm có ông bà cha mẹ con cháu trên thuận dưới hoà trong một mái nhà đầm ấm, được xem như một môi trường tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển đức tin, nhất là cho việc xưng tụng Thiên Chúa là Cha và coi mọi người như anh chị em. Gia đình ấy sống liên đới với các gia đình khác trong tình làng nghĩa xóm hiệp thông cầu nguyện khi vui cũng như lúc buồn, dần dà tạo nên một hình ảnh đẹp và cụ thể để diễn tả tình huynh đệ Kitô giáo. Chính vì thế, Hội Thánh dù được định nghĩa như là "Dân Thiên Chúa, Thân Mình Chúa Kitô, Ðền Thờ Chúa Thánh Thần" thường được người Việt Nam hình dung như một gia đình.”[12]
Theo quan điểm hiện đại, một yếu tố rất quan trọng trong nhân cách và sự phát triển của trẻ đó chính là sự nhận dạng (identification). Đó là một tiến trình hình thành nhân cách và các hành vi xã hội qua con đường bắt chước (imitate) người khác. Các thành viên trong gia đình: ông bà, cha mẹ, anh chị em… ảnh hưởng đến trẻ không chỉ bằng việc làm mẫu nhưng còn bằng việc gia cường (reinforcing) các hành vi đó.
Đàng khác, chính tính cộng đồng mà người Việt luôn sẵn sàng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng như anh chị em trong nhà: “Tay đứt ruột xót”; “Chị ngã em nâng”; “Lá lành đùm lá rách”… Vì thế, đứa trẻ lớn lên trong cộng đồng bao giờ cũng học được giá trị của lòng nhân ái. Nói khác hơn, theo cách nhìn của tâm lý học trí tuệ hiện đại, trẻ được lớn lên trong môi trường mà chính nơi đó, trí tuệ cảm xúc – một yếu tố quan trọng của “wisdom” - của chúng được nuôi dưỡng và phát triển. Trẻ không sống cho riêng mình nhưng cho cộng đồng mà nó được đặt trong đó.
Nghiên cứu của Zahn-Waxler và Radke (1982) cho thấy, ngay từ khoảng 10-12 tháng tuổi, dù chưa có những biểu hiện an ủi người khác nhưng trẻ đã có những biểu hiện quan sát đến sự đau khổ của người khác. Đến khoảng 12-18 tháng tuổi, trẻ bắt đầu có những dấu hiệu can thiệp tích cực trước những đau khổ của người khác – thông thường là đến gần vỗ về. Sang độ tuổi 18-24 tháng, trẻ đã có những biểu hiện sự đồng cảm bằng những từ ngữ hoặc tìm ngươì trợ giúp hoặc cố gắng bảo vệ người đau khổ.
Trẻ trước tuổi đến trường sẵn sàng học cách tìm hiểu cảm xúc của ngươì khác và trẻ thể hiện nhiều sự quan tâm khi tìm hiểu như thế. Theo Dunn trẻ 3 tuổi đã có khả năng chăm sóc, kính trọng và tử tế: một nền tảng vững chắc cho sự phát triển xã hội và đạo đức sau này.
Tương tác với các thành viên khác trong gia đình – không chỉ với mẹ mà còn với anh chị - tạo ra sự hiểu biết ngày càng tinh vi về những gì được phép và không được phép, khi nào áp dụng và khi nào không áp dụng nguyên tắc, khái niệm tính trách nhiệm, cách sử dụng lời xin lỗi và bào chữa. Nói cách khác, trẻ tuổi này không những học học hỏi nguyên tắc xã hội mà còn học cách sử dụng chúng, thậm chí vận dụng cho các mục đích riêng của mình. Những bài học chỉ có thể được hun đúc trong đời sống của cộng đồng.
Tính cộng đồng còn được thể hiện qua đời sống tâm linh. Đó là ý thức hướng về cội nguồn: cội nguồn gia đình, dòng họ qua việc thờ cúng tổ tiên, cội nguồn của làng xóm qua việc thờ cúng thành hoàng, thổ thần, những người có công lập làng... Bên cạnh đó, những lễ hội và sinh hoạt cộng đồng là môi trường trẻ rèn luyện tài năng, trí thông minh, tài khéo léo, sức khỏe. Mọi người không chỉ tham gia, trình diễn, nhưng còn là thưởng thức, hưởng thụ. Trẻ thơ cảm nhận văn hóa cộng đồng qua những lễ hội rồi từ đó kế thừa, phát huy và trao truyền lại cho thế hệ kế tiếp.
Hiểu như thế, môi trường các giáo xứ cũng là nơi có thể diễn tả tính cộng đồng này cách tối ưu. Thư chung nhận định: “… tại giáo xứ, đức tin được thông truyền nhờ giảng giải và việc cử hành phụng vụ. Chính khi đối chiếu và đón nhận cảm tưởng của nhau, đoàn kết yêu thương nhau và cầu nguyện chung với nhau, đức tin của Kitô hữu được nuôi dưỡng và củng cố…”[13].
Trong thực tế, từ sau “thời mở cửa kinh tế” của nước nhà, tính cộng đồng của người Việt bắt đầu suy giảm. Sự suy giảm từ nơi các cộng đoàn giáo xứ, đến cơ cấu làng xã và len vào tận mỗi gia đình. Mỗi người suy nghĩ cho riêng mình, học cho riêng mình, làm việc cho riêng mình, … và sống cho riêng mình. Nhà thờ chỉ còn là nơi trẻ đến chuẩn bị lãnh các bí tích và cử hành phụng vụ theo luật rồi ra về. Gia đình chỉ còn là nơi mỗi người trở về để nghỉ như những quán trọ ; và nếu cần, quán trọ sẽ được thay đổi theo nhu cầu cá nhân…. Cách sống như thế tưởng rằng sẽ làm cho giá trị của từng mỗi cá nhân tăng lên, nhưng thực tế, đó là điều ngược lại: thiếu tự tin, thiếu linh hoạt, … và trở thành những con người vô cảm vì thiếu những cọ xát thực tế mang tính cộng đồng, thiếu những cảm nghiệm rất nền tảng “tình yêu thương’.
Một chút suy ngẫm về một vài giá trị bị bỏ quên có lẽ đang gợi lên trong mỗi người ít nhiều những trăn trở cho một lối ra. Riêng với tôi, xin được góp đôi dòng:
Lm. Giuse Têrêsa Trần Anh Thụ
[1] Thư chung 2007, số 29.
[2] Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo Gravissimum educatiois số 3
[3] Matta Nguyễn Thị Thủy & Maria Hoàng Thị Trang - Dòng MTG Quy Nhơn (2005), Khảo sát kết quả việc chuẩn bị cho các bạn trẻ công giáo sống đời sống hôn nhân gia đình tại giáo phận Tp. Hồ Chí Minh, khoá luận Tốt nghiệp khoá THCB, HV Nguyễn Văn Bình, trang 45
[4] X. Tsunesaburo Makiguchi, Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo, ĐHTH TPHCM, NXB Trẻ 1994, Tr. 16-30.
[5] Thư chung HĐGMVN 2007, số 3
[6] Krisnamurti , Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống, bản dịch Việt ngữ: Hoài Khanh (2007), NXB Văn Hoá Sài Gòn, 17.
[7] Krisnamurti, nvt, 25.
[8] Thư chung HĐGMVN 2002, số 3
[9] Maria Vũ Thị Hải, Dòng MTG Hưng Hóa (2007), Giáo dục nhân bản cho con cái trong gia đình Công Giáo, Khoá luận tốt nghiệp khoá THCB, HV Nguyễn Văn Bình – liên dòng MTG, trang 53.
[10] Rosa Đào Thị Xuân Khiêm & Maria Phạm Thị Mỹ Lệ, Dòng MTG Tân Việt (2006), Việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên Công Giáo, Khoá luận tốt nghiệp khoá THCB, HV Nguyễn Văn Bình – liên dòng MTG.
[11] Thư chung 2008, 34.
[12] Thư chung HĐGMVN 2002, số 3
[13] Thư chung, số 29
Lâu lâu người ta lại thấy nơi này nơi kia dân chúng xôn xao về những điều lạ lùng, bí ẩn, kháo láo nhau về những điều được coi là phép lạ, chuyền tay nhau những “sứ điệp” gọi là những điều “mạc khải” cho vị nọ, vị kia ... Hiện tượng này không chỉ có trong Giáo hội Công giáo mà thôi, mà cả trong xã hội nói chung, song khi người ta là tín hữu Công giáo, có một đức tin được giảng dạy rõ ràng chính xác, thì người ta không được phép muốn tin gì cũng được. Giáo hội luôn luôn tỏ ra hết sức thận trọng ngay cả với những chuyện “hiện ra” và những sự ‘mạc khải” có thể là có thật, huống hồ là với những tin đồn và kháo láo ... Làm sao có một thái độ đúng đắn ở đây?
Về vấn đề này, tôi xin trình bày ý kiến có uy tín của cha R. Laurentin, một nhà thần học khá nổi tiếng ở Pháp, một chuyên viên về Thánh Mẫu Học, trong một bài viết năm 1967 nhưng vẫn hợp thời.
Cuộc du hành của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đến Fatima (1967) đã tạo nên những niềm phấn khởi song cũng gây ra những ngại ngùng. Người ta đặt câu hỏi: Cuộc du hành này phải chăng là một sự thừa nhận sự thật của các cuộc Đức Mẹ hiện ra ở Fatima? Những cuộc hiện ra nói chung có phải là thành phần của đức tin Công Giáo hay không? Có buộc phải tin chúng không?
Vấn đề cơ bản là xét xem thái độ của Giáo hội đối với các cuộc hiện ra mang tính chất nào. Tiếng nói có uy tín được mọi người nhìn nhận trong vấn đề này là của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XIV. Trong sách “Việc phong chân phước và phong thánh cho các tôi tớ Chúa" (De servorum Dei beatificatione et canonisatione) xuất bản trước khi ngài lên ngôi giáo hoàng nhưng về sau được tái bản nhiều lần (cuốn 2 chương 32, số 11; cuốn 3, chương 53, số 15), ngài viết:
“Cần biết rằng việc Giáo Hội phê chuẩn một sự mạc khải tư chỉ có nghĩa là, sau khi đã cẩn thận cứu xét, Giáo Hội cho phép được phổ biến nó nhằm giáo dục và mưu ích cho các tín hữu. Đối với những mạc khải như thế, dù đã được Giáo Hội chuẩn nhận, người ta vẫn không được phép, không thể thuận theo với đức tin Công giáo, người ta chỉ cần dựa vào sự khôn ngoan mà tán đồng với lòng tin tưởng tự nhiên nếu những mạc khải ấy có khả năng là đúng và đáng tin cho lòng đạo đức (pie credibiles). Do đó loại mạc khải tư này, người ta có thể không tán thành và không theo miễn là vẫn giữ lòng khiêm tốn thích hợp, khi có những lý do chính đáng và không có ý khinh dể”.
Để hiểu rõ đoạn văn trích dẫn trên, phải biết rằng giáo lý Công giáo phân biệt hai loại mạc khải: chung và riêng (hoặc tư). Mạc khải chung là việc Thiên Chúa bày tỏ sự khôn ngoan và ý muốn của Người cho nhân loại một cách siêu nhiên nghĩa là vượt trên sức tự nhiên của con người, để cứu rỗi họ. Ví dụ những gì Đức Giêsu Kitô dạy cho biết về Thiên Chúa yêu thương tạo thành và cứu độ con người, về ân sủng, về linh hồn bất tử và sự sống đời đời, v.v. Giáo Hội có bổn phận bảo tồn và giải thích mạc khải này. Nó chứa đựng trong Thánh Kinh và Thánh truyền. Còn mạc khải riêng (tư) là việc Thiên Chúa bày tỏ những chân lý còn được giữ bí mật cho một số cá nhân vì lợi ích thiêng liêng của họ hay của người khác. Đối với mạc khải chung, người ta phải đón nhận với đức tin (siêu nhiên); đối với mạc khải tư, người ta có thể đón nhận với lòng tin tưởng (tự nhiên). Biết mà cố tình không chịu tin mạc khải chung thì không được cứu rỗi, biết mà không chịu tin những mạc khải tư cũng không hại gì. (Theo cuốn Pocket Catholic dictionary, của John A Hardon S.J, New York 1985).
Tóm lại, hai khái niệm cần phân biệt ở đây là : đức tin siêu nhiên (đối với mạc khải chung, mạc khải siêu nhiên) và lòng tin tưởng tự nhiên (tin theo sự khôn ngoan của con người có trí khôn, đối với những thứ gọi là mạc khải tư).
Lập trường trên đây đã được xác nhận bởi Thánh Bộ Nghi lễ trong thư trả lời đề ngày 6.2.1875 gửi cho Tổng Giám Mục Santiago ở Chilê.
“Tòa Thánh không phê chuẩn, cũng chẳng lên án các cuộc hiện ra hay mạc khải (tư). Tòa thánh chỉ cho phép, vì coi đó là có thể tin được một cách sốt sắng với lòng tin tưởng tự nhiên, căn cứ theo những dữ kiện và giá trị của các chứng cứ”.
Đức Giáo Hoàng Piô X trong thông điệp Pascendi (8.9.1907) cũng viết tương tự:
“Trong vấn đề này, Giáo Hội giữ thái độ khôn ngoan đến nỗi không cho phép người ta tường thuật lại các truyền thống này bằng tài liệu viết công khai trừ ra với rất nhiều thận trọng và sau khi đã trưng ra lời tuyên bố mà Đức Urbanô VIII đã bắt buộc. Dù vậy, ngay trong những trường hợp này, Giáo Hội cũng không đảm bảo cho sự thật của sự kiện (được kể lại). Đơn giản là Giáo Hội không cấm tin những điều tự nó không thiếu những lý do để tin với niềm tin tưởng tự nhiên”.
Đúng là các Đức Giáo Hoàng thời nay đã dành nhiều lời khuyến khích đặc biệt liên quan tới việc Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức và ở Fatima. Đối với Giáo hội La-tinh, sự kiện Lộ Đức còn là đối tượng cho một ngày lễ phụng vụ. Những lời khuyến khích ấy đã khiến cho một số thần học gia xem xét lại học thuyết đã được trình bày trên đây.
Cha Balic, chủ tịch các cuộc Đại hội quốc tế đã kêu gọi họ làm như thế, trước kỳ đại hội Lộ Đức năm 1985. Tuy nhiên ít người đáp lại lời kêu gọi này. Chỉ có hai diễn giả đề cập tới vấn đề. Từ những lời cổ vũ của họ, có thể rút ra hai điểm như sau: trong trường hợp Lộ Đức và một phần nào trong trường hợp Fatima, ta thấy có cái gì hơn là một sự cho phép, đó là một sự khuyến khích. Nhưng bản chất của những cuộc hiện ra và mạc khải tư vẫn không vì thế mà thay đổi.
Quả vậy, các nguyên tắc căn bản vẫn tồn tại. Ngày nay sự Mạc Khải (chung) đã chấm dứt. Các mạc khải tư không thêm gì vào đó nữa. Chúng chỉ có chức năng là nhắc lại hoặc làm sống động lại một số khía cạnh của sứ điệp đã bị lu mờ trong trí khôn con người, hoặc tỏ ra đặc biệt hữu ích trong một thời đại hay một môi trường nào đó. Chẳng hạn, sự cần thiết sám hối và hoán cải, vốn là chủ đề căn bản của tất cả các cuộc Đức Mẹ hiện ra ở thế kỷ XIX và XX. Một lời nhắc nhở quan trọng (...)
Cần phải giữ sự khôn ngoan cần thiết trước những sự kiện thường rất lộn xộn. Từ một chấn động do một sự liên lạc chân chính với thực tại siêu nhiên gây ra, lắm khi tất cả các mãnh lực tâm lý và tưởng tượng của những người nhìn thấy “thị kiến” và của những kẻ chung quanh bắt đầu hoạt động, vượt xa cái sứ điệp đã nhận được ban đầu. Công việc thanh lọc, phân định thật vô cùng khó khăn. Về mặt này, Lộ Đức là một trường hợp đặc biệt, vì sứ điệp do Thánh Bernadette nhận được bao gồm trong 12 câu hết sức ngắn và đơn sơ và trước sau vẫn không thay đổi. Thời gian không thêm gì khác vào đó. Thời gian chỉ mang tới cái dấu vết thông thường của nó, tức là làm cho người ta quên mất các chi tiết. Trái lại đối với Fatima, nội dung của sứ điệp nguyên thủy và những lời giải thích, những điều tiếp theo hay những mạc khải về sau thật rất khó phân biệt. Công việc này vẫn chưa được làm một cách khoa học khi cha Laurentin viết bài mà tôi đang giới thiệu đây (1967). Tuy nhiên đèn xanh đã bật cho cha J. Alonso, một tu sĩ Tây Ban Nha, dạy khoa Thánh Mẫu Học ở Rôma, để xuất bản toàn bộ tư liệu ...
Trong thực tế, cần nhắc lại đây hai chuẩn mực: chuẩn mực thứ nhất đã được Hồng Y Ottaviani nhắc lại cách mạnh mẽ trong một bài đăng trên báo Osservatore Romano (4.2.1951). Ngài viết: “Từ ít năm nay, chúng ta chứng kiến nơi quần chúng một sự say mê gia tăng đối với 'cái lạ lùng huyền bí'... Từng đoàn tín hữu kéo đến những nơi xảy ra cái gọi là những cuộc hiện ra hay những phép lạ và đồng thời họ lại bỏ vắng nhà thờ, sao nhãng các bí tích, các bài giảng ... Trong lúc quyền bính tôn giáo còn do dự thì dân chúng không chờ đợi nữa, họ xô nhau đến với chuyện 'lạ lùng' ... không được kiểm soát.
“Chúng ta cần phải thành thực nói rằng những hiện tượng loại đó có thể là những biểu lộ của lòng sùng đạo tự nhiên. Nhưng đó vẫn không phải là những hành vi [mang tính tiêu biểu] Kitô giáo và chúng còn tạo ra một cái cớ dễ sợ cho những ngươi muốn--với bất cứ giá nào--tìm thấy trong đạo Kitô (nhất là trong đạo Công giáo) những tồn tại của mê tín dị đoan... Tôn giáo đích thực nằm trong đức tin đích thực...” [tôi nhấn mạnh].
Chuẩn mực thứ hai chính là điều mà Đức Bênêđictô XIV đã nêu lên. Chắc chắn rằng những ai dị ứng với những hiện tượng hiện ra này vẫn được hoàn toàn tự do lương tâm. Đây là một phạm vi “tùy ý” trong Kitô giáo. Song họ phải tôn trọng lương tâm kẻ khác, không được khiêu khích nó hay khinh dể nó. Điều đó là bắt buộc đặc biệt nơi nào quyền bính tối cao đã cho phép, hoặc khuyến khích các hình thức đạo đức này, như ở Lộ Đức và Fatima. Trong Giáo hội cũng như nơi khác, giới hạn của mọi tự do là sự tự do của kẻ khác, và là điều mà một đức ái đầy cảm thông gợi ý cho ta, bởi vì trong linh đạo Kitô giáo có “nhiều chỗ ở”.
(1999, sửa lại 8/2008)
Lm Nguyễn Hồng Giáo, dòng Phanxicô
Một em bé vào lớp học ngồi ủ rũ mếu máo khóc. Cô giáo đến hỏi em tại sao khóc, em trả lời ngập ngừng vì nhớ mẹ mà không còn nhớ rõ hình ảnh mẹ mình như thế nào nữa!
Cả lớp cười ồ lên. Cô giáo cho em về để nhìn lại mẹ mình. Sau khi về thăm mẹ, em
trở lại trường học với vẻ mặt vui mừng hớn hở, hình ảnh mẹ em hiện rõ nét trong
tâm trí em trở lại!
Người tín hữu Chúa Kitô mừng lễ Đức mẹ Maria hồn xác về trời, nhưng xem ra ý nghĩa ngày lễ dần lu mờ hay có khi không còn hiện rõ nét trong tâm trí nữa.
Đức Mẹ Maria, như Kinh Thánh ghi chép lại là người mẹ sinh hạ nuôi dưỡng giáo dục Chúa Giêsu. Đức mẹ Maria là người mẹ mà Chúa Giêsu đã trối lại cho Thánh Gioan tông đồ đứng dưới chân Thập gía ( Ga 19,27). Đức Mẹ Maria trở nên người mẹ của đức tin, người mẹ của các tín hữu Chúa Giêsu.
Có lẽ nhiều khi chúng ta cũng đã quên hình ảnh đức mẹ Maria như thế rồi chăng?
Như em bé, sau khi đã nhìn mẹ mình và có hình ảnh mẹ trở lại, tâm hồn có được
niềm vui mừng hớn hở trở lại ngay. Chúng ta cũng có thể tìm lại sức sống mới cho
đời sống đức tin, khi nhìn vào hình ảnh đức Mẹ Maria, là mẹ Thiên Chúa, và qua
đó tìm thấy cùng đích đời sống của mình.
Ngay từ thuở xa xưa, những nhà triết học Hylạp đã có suy nghĩ phân chia xẻ con
người làm hai phần: thân xác và linh hồn. Suy nghĩ phân tích này ảnh hưởng sâu
xa một thời về hình ảnh con người theo quan niệm thần học Kitô giáo. Từ suy nghĩ
đó đã nảy sinh suy nghĩ linh hồn con người bất tử không bị chết hư nát. Phần
thân xác con người bị rơi vào lãng quên. Phần thân xác hầu như bị coi thường,
không có gía trị gì đặc biệt.
Nhưng trong Kinh Thánh không có ngôn ngữ phân biệt như thế. Kinh Thánh đặt gía
trị con người trên toàn diện đời sống con người.
Theo niềm tin của người tín hữu Chúa Kitô, chúng ta tin sự sống lại của thân
xác. Đức tin ngày Chúa phục sinh nói: Chúa Giêsu sống lại cả hồn lẫn xác từ cõi
chết.
Con người là một đơn vị duy nhất không phân chia thành hai phần. Thân xác và
linh hồn là những khía cạnh của một con ngưòi thôi. Con người chúng ta không có
thân xác và linh hồn, nhưng chúng ta là thân xác và linh hồn. Đây là đức tin
tuyên xưng trong kinh tin kính. Nên khi được cứu độ, chúng ta được cứu độ cả
linh hồn lẫn thân xác bao gồm lịch sử đời sống. Ngày sau cùng lúc về bên Thiên
Chúa với tất cả toàn diện những gì làm nên đặc tính riêng biệt con người của
mình.
Đức Mẹ Maria được Thiên Chúa ban ân phúc cứu chuộc, sau quãng thời gian sống
trên trần gian cho cả linh hồn lẫn thân xác về trời. Đây là niềm tin của người
tín hữu Chúa Kitô và đồng thời cũng là niềm hy vọng cho đời sống con người.
Điều ta tin nơi đức Mẹ Maria được cứu độ cả thân xác lẫn linh hồn về trời cũng
là hình ảnh cho tương lai của chính chúng ta sau này cũng được cứu độ sống lại
về bên Thiên Chúa.
Nhớ cùng nhìn về hình ảnh của Đức mẹ, người mẹ của đức tin, tâm hồn ta có được
niềm vui mừng, an ủi cùng hy vọng vào đường đời sống hôm nay và ngày mai.
15.08.2008
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
Không ít người lớn, vì tình yêu con cái và cả sự thiếu hiểu biết, đã có hành vi đối xử không đúng mực với trẻ em. Những hành vi đối xử đó không vi phạm vào quyền trẻ em mà tổ chức UNICEF đưa ra, nhưng phần nào cho thấy trẻ em đã không được người lớn hiểu.
Trẻ em cũng là người
Trong một chuyến du lịch Nha Trang hè vừa qua với đoàn, chỉ duy nhất chị Hoàng L. (Kiên Giang) là có con nhỏ đi theo. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi cậu bé Bin, 5 tuổi, con chị L. là đối tượng chú y của nhiều người. Bé Bin mũm mĩm và hoạt bát nên chẳng mấy chốc làm quen với hết mọi người trong đoàn. Mọi người trong đoàn chuyện qua chuyện lại hỏi thăm gia đình chị L. Đường đi thì dài lên trong lúc kể về cu Bin, chị L. kể cả chuyện cu Bin ở nhà buổi tối ngủ vẫn phải mặc tã Bin vì cu cậu vẫn còn đái dầm. Mọi người nghe thế cười rần và xúm vào chọc lêu lêu cu Bin. Có mấy chú trẻ còn mạnh miệng nói: “Hay là cái vòi cùa cu Bin hư rồi? Để chú kiểm tra coi nhé! Nếu hư thì kêu thợ sửa ống nước lại sửa cho”. Mọi người không ngờ cu Bin bị chọc quá, đã gắt lên với mẹ: “Mẹ kì quá! Sao mẹ nói xấu con với mọi người?”. Sau đó mọi người trong đoàn lại xúm vào bảo: “Trời ơi, Bin mới có bấy nhiêu tuổi đầu mà đã bày đạt biết quê rồi !”Mọi người cứ làm như cu Bi thì không biết cảm xúc là gì!
Có thể nói thói quen coi trẻ nhỏ thì không biết gì khá phổ biến ở xã hội Việt Nam. Vì thế, khá nhiều người lớn có những hành vi không phải với con trẻ hoặc trước mắt con trẻ. Anh chị Thuận-Phúc (Q. Bình Chánh) được nhiều bà con khen ngợi vì có đứa con đang học tiểu học học khá giỏi. Anh chị Thuận – Phúc rất hãnh diện vì điều đó, Để khuyến khích con mình siêng học, năm cháu học lớp một, anh chị thường hứa nếu cuối năm đoạt loại giỏi thì hè sẽ được ba mẹ cho đi Đà Lạt chơi. Lời hứa qua 4 tháng vậy mà cô gái anh chị… không quên. Cuối năm học cô bé được xếp là học sinh giỏi và đòi ba mẹ cho đi Đà Lạt như ba mẹ đã hứa. Nhưng hè vừa rồi do không thu xếp được công việc và chủ yếu là với suy nghĩ hứa để mà hẹn lên anh chị Thuận – Phát lờ luôn cho dù con gái anh chị mấy lần hỏi bao giờ ba mẹ cho mình đi du lịch. Đầu năm học 2007-2008 con gái anh chị vào lớp hai và lại được anh chị hứa hẹn theo một cách rất cũ: Nếu năm nay con đứng nhất lớp, nhất định ba mẹ sẽ cho con đi đảo Phú Quốc…” Anh chị Thuận – Phát không ngờ con bé nghe xong liền ê a câu hát mà mấy nhà hàng xóm hay hát karaoke: “Hứa thật nhiều, thất hứa cũng thật nhiều…”
Cũng vì cứ nghĩ trẻ em không biết gì nên nhiều người lớn ở trước mặt trẻ hành động khá thoải mái. Họ quên mất rằng dù trẻ em còn nhỏ nhưng cũng có cảm xúc và nhận thức nhất định theo cách của chúng. Nhiều người đã quên rằng có trẻ em tức là có sự hiện diện của con người chỉ vì họ nghĩ đơn giản trẻ em là…còn nhỏ và không biết gì.
Anh Nguyễn Công K (Q.3, TPHCM) cũng nghĩ như thế nên có lần rơi vào tình huống rất vui.Anh K, có một thói quen là thích sưu tầm hình mấy cô gái chân dài cho vào máy điện thoại để lâu lâu mang ra rửa mắt. Cái điện thoại Nokia theo serie N với dung luợng và màng hình lớn được anh sử dụng với chức năng duy nhất đó. Lâu lâu gặp bạn bè bù khú rồi mở ra xem, trao đổi và bình luận rất vô tư dù rất nhiều lần có mặt đứa con trai của anh. Con anh K. đang học lớp ba nhưng cũng biết sử dụng điện thoại nên việc mở mấy cái file hình ảnh mà bố hay xem ra chẳng khó khăn gì. Một lần lúc có cả nhà anh K. than rằng sao hôm nay thời tiết nóng nực thế. Có lẽ vì thương mẹ, thằng con anh K. bảo: “Sao mẹ không cởi quần áo ra cho mát ?”. Vợ anh K. hỏi: “Sao con lại nói kì vậy ?”. Thằng bé lại hồ hởi một cách rất vô tư “ Con thấy mấy cô trong máy điện thoại của bố không mặc gì cả mà bố và mấy chú bạn bạn bố cứ bảo mấy cô ấy mát lắm!”. Khỏi phải nói anh K. ngượng như thế nào trước mặt bố mẹ. Sau đó còn phải giải thích này nọ với vợ anh ra sao về những tấm hình mấy cô “nhà nghèo”trong máy điện thoại của mình.
Trẻ em chưa thể là người lớn Không nhin nhận trẻ em là trẻ em là khi người lớn trao cho trẻ quyền quyết định hoặc quyền sử dụng quá sớm trong khi trẻ chưa được sử dụng hai quyền đó mà thiếu sự hướng dẫn. Bác Trịnh L. (Q.7, TPHCM) kể với chuyên viên tâm l rằng thằng cháu 12 tuổi của bác đã được bố mẹ trao quyền sử dụng tiền khá thoải mái. Vì bữa trưa bố mẹ cháu không thể về lo bữa trưa cho cháu được lên mỗi ngày đều chi cháu 20 ngàn đồng để muốn ăn cơm với ông nội thì ăn còn không thì ra ngoài ăn gì tùy thích. Bác Trịnh L. lo lắng rằng cháu mình sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng do ăn uống không đúng cách hoặc sử dụng tiền sai mục đích. Điều bác L. lo lắng hoàn toàn không sai. Khá nhiều người lớn bối rối không biết có lên cho trẻ xài tiền hay không. Nhưng điều quan trọng hơn mà nhiều người ít để ý là cho trẻ sử dụng tiền như thế nào. Trao tiền cho trẻ mà thiếu sự hướng dẫn hoặc giám sát thì cũng không kém phần lo ngại như đưa cho trẻ chơi dao.
Không cho con sử dụng tiền nhưng cho con tự do khác là trường hợp của chị Kim D.(Q. Bình Thạnh, TPHCM). Thằng con trai chị học lớp 7 nhưng đã được sở hữu chiếc laptop có giá trị gần hai chục triệu đồng. Chị giải thích: “Mình có tiền để làm gì chứ, nếu không phải là trang bị cho con cái phương tiện học tập?”. Bạn bè chị D. bối rối: “ Nhà dùng inter net không dây nên nó thường ngồi trong phòng riêng”. Bạn bè lại hỏi tiếp có khi nào chị biết trong máy con trai mình chứa gì không thì chị D. trả lời khá thoải mái: “Có bao giờ mình khám phá đâu mà biết. Ai lại làm thế. Phải để cháu tự do chứ !” Bạn bè chị D. ngán ngẩm vì thái độ tôn trọng tự do quá đáng của chị D.
Nuôi và giáo dục trẻ em nhưng không ít lần chúng ta quên mất trẻ em là trẻ em. Nếu quên mất thực tế đơn giản đó chúng ta sẽ có những hnàh vi ứng xử, thậm chí là cách giáo dục không đúng. Mà những gì sai hoặc không đúng nơi người lớn sẽ ảnh hưởng đến trẻ em, vì đơn giản trẻ em chưa phải là người lớn.
Duy Mạnh
Sức khỏe gia đình :
Sau một ngày lao động, học tập vất vả, được bơi lội, thư giãn trong làn nước trong xanh là thú vui của rất nhiều người. Thế nhưng trong làn nước xanh ngắt ấy có thể chứa nhiều tác nhân gây hại cho sức khỏe như: rong rêu, nấm mốc, vi khuẩn, các loại kem chống nắng, kem tạo màu da, mồ hôi... Nếu không phòng ngừa các tác nhân này sẽ thâm nhập vào cơ thể con người và gây bệnh.
Viêm tai ngoài
Nấm mốc, vi khuẩn trong nước hồ bơi sẽ dễ đọng lại ở tai (do cấu tạo đặc biệt của tai), từ đó gây bệnh viêm tai ngoài. Bệnh này nếu không được chăm sóc, chữa trị tốt có thể ảnh hưởng đến thính giác. Viêm tấy ống tai ngoài thường không gây sốt cao, nhưng bệnh nhân đau nhức dữ dội, tăng nhanh, nhất là về đêm, khi nhai, khi ngáp. Cùng với đau tai là cảm giác đầy, bít, nút tai, thường có ù tai và nghe kém. Bệnh không thể tự khỏi. Sau 2-3 ngày, đau càng dữ dội, chạm vào nắp, vành tai cũng đau, không nằm nghiêng được phía bên tai đau; nghe kém và ù tai rõ, rất khó chịu. Nhìn có thể thấy cửa ống tai sưng, nề, đỏ, lấp hẹp lỗ tai, có chảy dịch như mủ. Vì thế, nếu thấy tai bị ngứa, hay có vết lở loét, bạn nên đi khám chuyên khoa tai - mũi - họng. Tuyệt đối không được ngoáy tai vì sẽ tạo thêm các vết xước, giúp vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh hơn.
Bệnh tiêu chảy
Nước là môi trường lý tưởng để đơn bào gây tiêu chảy có tên khoa học là Cryptosporidium sinh sống. Loại đơn bào này gây tổn thương tế bào biểu mô ở dạ dày, ruột, đường hô hấp. Khi bị nhiễm thường không có triệu chứng, vì vậy chúng là những ổ chứa âm thầm truyền bệnh cho những cá thể khác. Khi bị nhiễm Cryptosporidium, bệnh nhân bị tiêu chảy dữ dội, phân toàn nước, kết hợp với đau quặn bụng, mệt mỏi toàn thân, sốt, chán ăn, buồn nôn và đôi khi có nôn. Các triệu chứng thay đổi nhưng thường trong vòng 30 ngày ở những người không có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ở những người bị suy giảm miễn dịch, có thể tử vong khi nhiễm Cryptosporidium. Cryptospo-ridium có khả năng đề kháng cao đối với các hóa chất sát khuẩn cho nước uống và nước bể bơi. Vì thế một người bị tiêu chảy có thể dễ dàng gây nhiễm bẩn bể bơi. Để ngăn chặn lây lan các mầm bệnh tại bể bơi, bạn cần tránh để nước bể bơi xâm nhập vào miệng. Tắm rửa sạch sẽ sau khi bơi, rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Không nên đi bơi nếu bạn bị tiêu chảy, vì như thế dễ truyền bệnh cho người khác.
Nấm mốc, vi khuẩn trong nước hồ bơi sẽ dễ đọng lại ở tai, từ đó gây bệnh viêm tai ngoài.
Bệnh da do hóa chất
Các hóa chất để khử khuẩn, làm xanh nước bể bơi chính là thủ phạm gây các bệnh
ngoài da như: viêm da tiếp xúc (xuất hiện ở vùng da mỏng như mặt trong cánh tay,
nách, bẹn, mặt trong đùi) với các triệu chứng điển hình là các đám da đỏ, ngứa,
có thể có các mụn nước nhỏ lấm tấm mọc trên nền da đỏ. Nếu gãi nhiều có thể bị
bội nhiễm vi khuẩn gây viêm da nặng. Đen da, sạm da, thậm chí bỏng da cũng là
một dạng bệnh da do hóa chất. Khi có những xây xát nhẹ (đứt tay, trầy da, vết
thương do cạo râu...) cũng không nên đi bơi. Để tránh các bệnh này, sau mỗi lần
bơi lội, cần phải tắm rửa sạch sẽ bằng nước từ vòi sen để tẩy sạch hết những
chất hữu cơ đã bám vào cơ thể và dùng khăn cá nhân sạch lau khô cơ thể trước khi
mặc quần áo. Hạn chế tối đa việc thuê quần áo bơi để sử dụng. Tránh bơi vào các
giờ nắng gắt như cuối buổi sáng, buổi trưa và đầu buổi chiều. Tốt nhất là dùng
kem chống nắng thoa lên da 15 phút trước khi bơi và sau khi bơi phải tắm thật
sạch.
Bệnh phụ khoa
Do nước bể bơi có rất nhiều nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh... nếu không vệ sinh sạch
sẽ, các vi khuẩn, nấm có thể xâm nhập vào cơ thể, gây ra hiện tượng nhiễm nấm,
viêm nhiễm đường sinh dục. Bệnh này nếu không phát hiện sớm và điều trị dứt điểm
sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm: tiểu ra máu, tiểu buốt, rắt; nam giới viêm
mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt; phụ nữ viêm âm hộ, viêm cổ tử cung và viêm
phần phụ.
Một số bệnh khác
Nấm kẽ chân: Bệnh này do nấm Epidermophytin hoặc Trichophytin gây nên. Đối với
nấm kẽ chân do Epidermophytin, da kẽ chân bị bợt trắng, có khi xuất hiện mụn
nước ở rìa các ngón chân. Do ngứa nhiều, người bệnh phải gãi liên tục khiến các
mụn nước bị vỡ, trợt, loét dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát làm sưng tấy các ngón
chân, lan lên bàn chân, hạch bẹn.
Bệnh về tóc: Các hóa chất dùng để khử trùng, làm sạch nước sẽ làm tóc bạn trở nên khô xơ và cứng, thậm chí là rụng tóc sau một thời gian đi bơi. Các hóa chất khiến lớp cutin (biểu bì) bên ngoài bị đứt gãy, đồng nghĩa với việc mái tóc bạn sẽ trở nên xơ cứng, chẻ ngọn và mất đi độ bóng mượt. Khi bơi bạn nên dùng mũ nilon, cao su bảo vệ tóc để tránh cho tóc và da đầu tiếp xúc với những chất độc hại này. Sau khi bơi về, nếu tóc ướt, tốt nhất nên gội đầu ngay.
Tốt nhất sau khi đi bơi cần được tắm gội ngay bằng nước sạch và xà phòng tắm rồi
lau khô để phòng tránh các bệnh trên.
Theo Sức khỏe & đời sống
Nếu để ý một chút, ngày hôm nay 15-8-2008 là ngày khá đặc biệt! Ngày mừng Mẹ về
Trời của người Công giáo cũng trùng vào ngày đại lễ Vu Lan của người Phật giáo.
Người Công Giáo kính Mẹ Maria - mẹ chung của mọi tín hữu còn người Phật giáo
kính nhớ người mẹ sinh thành dưỡng dục nên mình.
Với người Công Giáo, cứ vào ngày này thì chẳng ai bảo ai, cứ ráng thu xếp công
việc để chạy đến với Mẹ để mừng Mẹ về Trời. Mẹ về Trời gói ghém niềm tin vào đời
sau của kitô hữu. Mẹ về Trời cũng muốn nói cho con cái Mẹ biết rằng Mẹ Chúa đã
được Chúa ân thưởng cho Mẹ đặc ân này và con cái của Mẹ cũng phải sống làm sao
để ngày sau cũng được hưởng nhan Thánh Chúa như Mẹ.
Với người Phật giáo thì cứ đến độ rằm tháng bảy gọi là Đại Lễ Vu Lan, chẳng ai
bảo ai, Phật tử từ mọi nơi cũng tìm đến chùa chiềng để cầu xin, để khấn vái cầu
nguyện cho mẹ của mình như tỏ lòng thảo hiếu với người dù người còn sống hay đã
khuất. Lễ Vu Lan xuất xứ từ kinh Pháp Thuyết Vu Lan Bồn. Theo kinh này Phật có
dạy Mục Kiền Liên rằng: “Là đệ tử của Phật tu hành đạo hiếu thảo, các con thường
nhớ nghĩ cúng dường cha mẹ mình. Hàng năm nhằm ngày rằm tháng bảy các con phải
sinh lòng hiếu thảo đối với cha mẹ đời này cũng như cha mẹ trong bảy đời quá khứ
mà cử hành pháp hội Vu-Lan, cúng dường chư Phật và chư Tăng để báo đáp ân đức mà
cha mẹ mình đã nuôi dưỡng mình”. Ngày Mục Kiền Liên vâng theo lời Phật, thiết
trai cúng dường mười phương tăng chúng, hồi hướng công đức về cho mẹ mình ở dưới
địa ngục, khiến bà được thoát thân ngạ quỷ, vãng sinh tịnh độ.
Với người Á Đông, hình ảnh người phụ nữ quá thân thương, quá gần gụi với con
người và hình ảnh của Mẹ đã được quá nhiều thi sĩ, nhạc sĩ phóng tác ra những
bài thơ, những tác phẩm về Mẹ. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam được không ít
người ví von suốt cả cuộc đời chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để
lo cho chồng cho con. Quả không sai chút nào cả khi cả cuộc đời của bà chỉ biết
lo cho chồng, lo cho con.
Hình ảnh mẹ thân thương như thế, gần gụi như thế để rồi từ tạo thiên lập địa,
Thiên Chúa đã có một chương trình cứu độ đặc biệt. Khi người mẹ của chúng sinh
là Evà phạm tội thất tín bất trung thì Ngài đã có một chương trình đặc biệt cho
người Mẹ Thiên Chúa. Thiên Chúa đã sai Con Một của mình nhập thể và sinh hạ
trong cung lòng của người Mẹ hiền để Mẹ như sửa lại, như hàn lại, như gắn lại
những đổ vỡ xưa của người mẹ chúng sinh.
Hình như trong niềm tin Kitô giáo Mẹ đã lên trời thật nhưng hình như Mẹ chẳng
thể nào cam tâm ở yên trên cõi phúc mình mẹ. Mẹ vẫn còn vương vấn, Mẹ vẫn còn
nặng lòng, Mẹ vẫn còn lo lắng chăm lo cho con Mẹ để rồi đâu đó ở Mễ-du, ở
Fa-ti-ma, ở La Vang, ở Trà Triệu, ở Bạch Lâm Mẹ vẫn còn hiện diện bằng cách này
hay cách khác để nhắn nhủ con Mẹ sống tốt hơn.
Công giáo hay Phật giáo cũng thế, ai ai cũng có Mẹ để rồi ai ai cũng mừng kính
Mẹ, nhớ ơn Mẹ và chạy đến cầu xin Mẹ.
Chẳng hiểu sao, do duyên hay do phận mà năm nay 2008, không phân biệt lương - giáo, phận làm con cứ nô nức chạy đến Mẹ. Chẳng lẽ nào Mẹ lại chẳng nhận lời cầu khẩn của con Mẹ sao ?
Anmai, CSsR