Sửa lỗi trong tinh thần đệ huynh
TỔNG HỢP CÁC TIN TỨC CÔNG GIÁO THẾ GIỚI
Chuẩn bị cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 tại Pháp
Chính trị và tôn giáo tại Hoa Kỳ
Đức Thánh Cha tiếp kiến bà Ingrid Betancourt
Mạng lưới Á châu của Uỷ ban Di dân Công giáo Quốc tế được thành lập
Người Công giáo Tứ Xuyên bàng hoàng trước một trận động đất nữa, và các nhà thờ bị hư hại
Lời kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Ấn của người kế nhiệm Mẹ Têrêxa
Người Công giáo trẻ tại Campuchia tìm hiểu lợi ích và nguy hại của các phương tiện truyền thông
Các linh mục Dòng Phanxicô ở Italia bị đánh đập dã man tại Tu viện Nhà dòng
Đền thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Nhai, giáo phận Bùi Chu, được nâng lên hàng Vương cung Thánh đường
Lược sử Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Nhai
Đại hội Giới Hiền Mẫu Giáo Hạt Đức Tánh, Phan Thiết
LỄ GIỖ LẦN THỨ 10 CỦA ĐỨC CHA CỐ VINH SƠN PHAO LÔ PHẠM VĂN DỤ
Lễ nhậm chức tân Quản Xứ Chánh Tòa Phủ Cam, Gp Huế
Tân Giám Mục Bắc Ninh dâng lễ tạ ơn tại nhà thờ Tam Đảo vừa được trả lại
Thánh lễ khai giảng năm học mới tại Chủng Viện Thánh Tâm Chúa Giêsu – Giáo Phận Thái Bình
CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO HẠT XÓM CHIẾU MỪNG LỄ THÁNH NỮ MONICA
HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO GIÁO HẠT MỸ THO NĂM 2008
Nghề làm lồng đèn Phú Bình thời bão giá
THƯ CHA GIÁM TỈNH DCCTVN GỞI ANH EM TOÀN TỈNH
LINH MỤC ĐOÀN HÀ NỘI KÝ THƯ HIỆP THÔNG VỚI THÁI HÀ
Lá thư mục tử của ĐHY Phạm Minh Mẫn
Tổ chức Caritas là một gia đình liên đới
Không có đau khổ cũng không có đời sống!
LÁI XE AN TOÀN: MỘT ĐÒI HỎI CỦA ĐẠO ĐỨC
Tài liệu Thường huấn Linh mục Giáo Phận Nha Trang, Năm Thánh Phaolô 2008
TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH
NHƯ MỘT LỜI MỜI:
- Kính mời quý vị vào trang web www.tinvui.org để đọc các bài viết khác
- Mọi thư từ cộng tác góp ý và giúp đỡ xin quý vị gửi về địa chỉ E-mail :bantreconggiao@yahoo.com
- Ban biên tập Tin vui rất mong nhận được sự đón nhận của quý vị độc gỉa gần xa
- Xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành và đồng hành với quý vị trong hành trình đời sống Kitô hữu
"Nếu nó nghe ngươi, thì ngươi đã lợi được người anh em".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu anh em ngươi lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó, riêng ngươi và nó thôi. Nếu nó nghe ngươi, thì ngươi đã lợi được người anh em. Nếu nó không nghe lời ngươi, hãy đem theo một hoặc hai người nữa, để mọi việc được giải quyết nhờ lời hai hoặc ba nhân chứng. Nếu nó không nghe họ, hãy trình với cộng đoàn. Và nếu nó cũng không nghe cộng đoàn, ngươi hãy kể nó như người ngoại giáo và như người thu thuế.
"Thầy bảo thật các con, những gì các con cầm buộc dưới đất thì trên trời cũng cầm buộc, và những gì các con tháo gỡ dưới đất, thì trên trời cũng tháo gỡ.
"Thầy lại bảo các con, nếu hai người trong các con, ở dưới đất, mà hiệp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho họ điều đó. Vì ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa những người ấy".
Đó là lời Chúa.
Trong kiếp nhân sinh, ai cũng có những thiếu sót và lầm lỗi, mà tôi và bạn đã có những kinh nghiệm từ chính bản thân mình trong cuộc sống.Nhưng mỗi người theo thánh ý của Chúa Giêsu, được mời gọi vượt lên trên, chữa lành những khiếm khuyết bất toàn, lầm lỗi, để trở «nên hoàn thiện, như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện» (Mt 5, 48). Vì thế, mỗi người luôn sửa lỗi và cần được sửa lỗi. Chúa Giêsu trong Tin Mừng Mt 18,15-17, đã dạy cho chúng ta bài học sửa trị trong tình huynh đệ xuất phát từ đức ái tuyệt hảo mà Đức Chúa Giêsu đã dạy : “Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Mc 12, 31) trong luật mến Chúa yêu người, mà mỗi chúng ta đã được gieo vào trong tâm hồn khi mới có trí khôn.Thánh Phaolô đã dẫn chúng ta đến cùng điểm yêu thương khi mời sống cụ thể: "Anh em hãy mặc lấy áo của sự thành thật, thông cảm, nhân hậu... khiêm nhượng, hiền lành, kiên nhẫn. Chịu đựng lẫn nhau, tha thứ cho nhau... Trên hết mọi sự, anh em hãy mặc lấy tình yêu" (Col 3,12-14).
Chính trong tâm tình đó Chúa Kitô hiện diện trong mọi người : “Đâu có tình yêu thương, ở đó có Đức Chúa Trời” như trong thư gửi cho giáo đoàn Colôsê thánh Phaolô đã khẳng định : "Ngài đã làm cho chúng ta được sống với Ngài" (Col 2, 13).
Vì thế, Ki-tô hữu – người sống và kế thừa tinh thần yêu thương khi sửa lỗi anh em lấy tâm tình đức ái giúp người anh em hướng thiện. Cho nên, sửa lỗi trong tinh thần Tin Mừng không có nghĩa là “bới lông tìm vết, vạch lá tìm sâu”, hay chia bè phái, chia rẽ bên ta tốt, bên kia xấu, làm khổ người lỗi phạm vì chúng ta mang tư tưởng nhị nguyên trong các mỗi quan hệ : “chúng ta là người tốt còn người phạm lỗi là phế liệu, là đồi trụy và ngụy phản”, để rồi quan hệ nhân văn với anh em như Triết gia người Pháp J.P.Sartre quan niệm : “tha nhân là hỏa ngục” hay như người La mã cổ có nhận xét : “tha nhân là chó sói”. Cho nên, bạn hữu của Chúa Kitô mang tâm tình như Phaolô chia sẻ : đức bác ái và tình yêu thương đối với người phạm lỗi khi ta thấy và sửa lỗi người anh em. Việc sửa lỗi, giúp nhau trở lên tốt hơn, tiến bộ hơn, cùng nhau nên thánh, hoàn thiện như Cha ở trên Trời, đó chính là món nợ tương thân tương ái mà Thánh Phaolô đã nhấn mạnh (x. Rm 13, 8).
Người anh em lầm lỗi không hẳn thuộc hạng người không đáng đươc ta tin tưởng, cũng chưa hẳn vì họ xấu về mặt luôn lý hay đạo đức, có thể do những nguyên nhân đưa đẩy họ đến lầm lỗi hay có những căng thẳng, khổ đau làm cho họ kiệt quệ về tinh thần, bào mòn ý chí, làm mất ý chí và làm tổn thương trí nhớ. Tất cả đưa đến những hành động lầm lỡ như tâm sự của Hyler Bracey và các bạn hữu thổ lộ qua “ Lời từ trái tim ” :
Xin hãy nghe và hiểu cho tôi
Dù người chẳng bằng lòng.
Xin đừng làm cho tôi thất vọng,
Xin người hãy nhìn trong sâu thẳm,
Để nhận ra sự cao cả của tôi
Nhớ tìm thấy những yêu thương ấp ủ của tôi (*)
Cần lắng nghe, cảm thông và tìm ra những “ma đồ trận “ đã lừa anh em lạc lối, để chúng ta dẫn đưa họ về với chính lộ. Cho nên trong sửa lỗi anh em, chúng ta cần có thái độ lắng nghe, tìm hiểu, tìm kiếm những tin tức liên quan đến người mà ta có bổn phận sửa lỗi. Dù sự việc thế nào chăng nữa, người lầm lỗi vẫn luôn được chúng ta kính trọng, vì họ là người, hơn nữa trong Chúa Ki tô là anh em với chúng ta. Họ luôn cần được nâng đỡ, để nhận ra sự lỗi lầm và trở về. Nhu cầu được nâng đỡ như tâm tình của Emily Dickinson nói thay cho những người lỗi lầm:
Hãy giúp chú chim nhỏ
Tìm về mái tổ ấm,
Hãy xoa dịu những vết thương
Làm nguôi những lỗi đau của mỗi người
Để cuộc sống không bao giờ là vô ích (*)
Vâng, việc sửa lỗi cho nhau dựa trên tình yêu và lời của Chúa: ” Anh em phải tha thứ cho nhau đến bảy mươi lần bảy “, nghĩa là cảm thông mãi mãi và tha thứ không ngừng. .
Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đã đưa ra tiến trình sư phạm tiệm tiến sửa lỗi cho anh em mình :
Tiến trình sửa sai huynh đệ mang tinh thần bao dung thương xót của tình yêu, nhưng công minh thẳng thắn với kẻ cố chấp từ chối lòng nhân ái, bao dung của anh em .Trước bài học sửa sai huynh đệ mà Chúa dạy, chúng ta cùng rút tỉa cho cuộc sống mình :
Lạy Chúa,
Xin cho con được luôn biết mở lòng trước những lời chỉ dạy của anh em…
Xin cho con được lòng đầy bao dung yêu thương, cất tiếng nói chân lý để bổ khuyết những thiếu sót, sửa chữa những lầm lỗi trong tha nhân.
Lm. Vinh Sơn, Saigòn 06/09/2008
(*) Jack Canfield, Những câu chuyện tuyệt vời trong cuộc sống
Tình hình xã hội và Giáo Hội là chuỗi dài những thời sự. Một thời sự không xuất hiện đơn độc. Nhưng nó xuất phát từ những nguyên do gần xa. Nó mang nhiều liên đới phức tạp. Nó đưa tới những hậu quả lớn nhỏ dễ thấy và khó thấy.
Vì tính cách phức tạp của nhiều thời sự, chúng ta không nên quá đơn giản và quá vội vàng trong xét đoán.
Câu chuyện dưới đây là một bài học. Đó là chuyện Chúa Giêsu chữa lành một đứa con trai bị quỷ nhập. Chuyện được kể lại trong Phúc Âm thánh Marcô, đoạn 9, từ câu 14 đến câu 19. Chỉ xin tóm lược vắn tắt:
Chuyện tiêu biểu
"Thấy Đức Giêsu, lập tức tất cả đám đông kinh ngạc... Một người trong đám đông nói với Chúa: Thưa Thầy, tôi đã đem con trai tôi lại cùng Thầy. Cháu bị quỷ ám... Tôi đã nói với các môn đệ Thầy, để họ trừ quỷ cho, nhưng các ông không làm nổi... Người bảo đem nó lại với Người.
"Vừa thấy Người, nó ngã xuống đất, lăn lộn, sùi bọt mép... Cha đứa bé nói với Chúa: Nếu có thể làm gì được, thì xin chạnh lòng thương mà cứu chúng tôi. Đức Giêsu nói với ông: Sao lại nói: nếu Thầy có thể. Cái gì cũng có thể đối với kẻ có lòng tin. Lập tức, cha đứa bé kêu lên: Tôi tin. Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi.
"Khi thấy đám đông tuốn đến, Đức Giêsu quát mắng tên quỷ: Thần câm điếc kia, Ta truyền cho ngươi phải ra khỏi đứa bé này, và không được nhập vào nó nữa. Quỷ thét lên, lay nó thật mạnh, rồi ra khỏi... Chúa Giêsu cầm lấy tay đứa trẻ, đỡ nó đứng dậy, và nó đứng lên.
"Khi Người vào nhà, các môn đệ hỏi riêng Người: Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy? Người đáp: Giống quỷ ấy chỉ trừ được bằng lời cầu nguyện mà thôi".
Những nhân vật
Trong chuyện kể trên, nếu đem ra phân tách, chúng ta thấy nhiều nhân vật khác nhau:
- Đứa bé bị quỷ ám,
- Tên quỷ ám,
- Cha đứa bé,
- Các môn đệ Chúa,
- Đám đông,
- Chính Chúa Giêsu.
Theo các chi tiết được viết ra, chuyện về đứa bé bị quỷ ám lại không đề cao vai trò của tên quỷ và đứa bé bị nó ám.
Những nhân vật được chú ý nhiều, trước hết là cha đứa bé. Ông thiếu lòng tin. Ông xin Chúa thêm lòng tin. Ông là người khiêm nhường chỉ đặt hy vọng vào một Chúa Giêsu mà thôi.
Nhân vật được chú ý nhiều không kém là các môn đệ Chúa Giêsu. Các ngài được nhắc đến như những người thất bại vì không trừ được quỷ. Lý do vì các ngài dùng quyền để trừ tà, mà thiếu cầu nguyện .
Các ngài được Chúa dạy cho bài học khiêm nhường. Sự ác tồn tại không phải vì ma quỷ quá mạnh, nhưng lỗi tại môn đệ Chúa thiếu cầu nguyện. Một phần cũng do người cha đứa bé đã thiếu lòng tin khi cầu nguyện.
Một vai trò nữa khá quan trọng trong chuyện trên là quần chúng. Quần chúng tuốn đến đông. Nhân cơ hội đó, Chúa Giêsu không đề cao vai trò các môn đệ Chúa, nhưng lưu ý đám đông đến đức tin, cầu nguyện và phục vụ đối với con người, vừa mặt thể xác, vừa mặt tinh thần và nhất là về mặt phần rỗi.
Sau cùng, nhân vật được đề cao trên hết là chính Chúa Giêsu . Người tỏ ra Người là Đấng cứu độ, quyền năng và giàu lòng thương xót.
Áp dụng vào thời sự hôm nay
Chuyện trừ quỷ kể trên giúp cho chúng ta biết suy nghĩ về các thời sự hôm nay.
Thời sự nào cũng gồm nhiều yếu tố. Tình hình đạo không tách khỏi tình hình đời. Cần có một cái nhìn phủ kín cả toàn thể tình hình.
Sáng Chúa nhật vừa qua, 31/8/2008, đài truyền hình Việt Nam lúc 06 giờ, mục "Chào buổi sáng", đã giới thiệu một em trai. Em bị cụt hai chân, phải đi bằng hai tay. Nhà nghèo, xa trường 7 cây số. Nhưng nhờ ý chí vượt khó, em nay đã thành nhân, có nhiều bằng cấp, trở thành thầy dạy nhiều bạn trẻ, nhất là đứng đầu lo cho các em mồi côi.
Sở dĩ được như vậy, là vì em được nhiều người giúp đỡ, trong đó có một nữ tu công giáo. Nếu em đang được coi như một phép lạ sống động, thì nữ tu đó được kể như một nhân chứng về tình thương bao la của người môn đệ Chúa Giêsu.
Sự thiện được chia ra cho nhiều nhân vật.
Khi những thời sự hiện nay được đọc dưới ánh sáng Phúc Âm, chúng ta thấy sự giao tranh giữa thiện và ác luôn diễn ra dưới nhiều hình thức phức tạp.
Ranh giới giữa thiện và ác không luôn rõ . Nhiều khi ta tưởng sự ác là hoàn toàn ở phía người khác. Nhưng sự thực không thế. Nhiều khi phía chúng ta lại thiếu sự thiện một cách trầm trọng. Như trong chuyện quỷ ám trên kia, Chúa Giêsu cho thấy sự thiếu đạo đức đã ở phía các môn đệ Chúa một cách đáng tiếc.
Sự ác sẽ bị đẩy lùi và loại trừ nhờ sức mạnh thực của sự thiện. Sức mạnh thực đó bắt nguồn từ Chúa Giêsu hiền lành khiêm nhường giàu lòng thương xót, chịu hy sinh vì phần rỗi các linh hồn.
Lịch sử luôn có những bất ngờ. Bất ngờ quan trọng nhất đối với mỗi người sẽ là phần rỗi của chính mình. Phần rỗi đó sẽ tuỳ thuộc ở sự mỗi người biết chọn đúng sự thiện và quyết xa tránh điều ác là mọi tội lỗi.
Trong mọi chọn lựa, xin hãy nhớ lời Chúa phán: "Nếu người ta được cả thế gian mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình" (Mt 16,26).
Hậu quả sẽ sâu xa như thế đó.
Long Xuyên, ngày 01 tháng 9 năm 2008
ĐGM GB Bùi Tuần
ROMA -- Chỉ còn 4 ngày nữa, từ 12 đến 15-9 tới đây, ĐTC Biển Đức 16 sẽ đến viếng
thăm Paris và Lộ Đức lần đầu tiên, nhân dịp kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại
Lộ Đức.
Theo chương trình chi tiết được Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố và được Ban Tổ
chức tại Pháp bổ túc chi tiết:
Sáng thứ Sáu, 12-9, lúc 9 giờ, ĐTC sẽ rời Roma và đến phi trường Paris Orly sau
hơn 2 giờ bay. Sau lễ nghi tiếp đón tại phi trường, lúc 12.30 ngài sẽ đến viếng
thăm xã giao tổng thống Nicolas Sarkozy tại diện Elysée. Sau đó gặp các giới
chức chính quyền.
Vào ban chiều cùng ngày, lúc 17 giờ, ĐTC sẽ tiếp phái đoàn 10 người, đại diện
của Do thái giáo tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh. Tiếp đến ngài sẽ gặp gỡ 700 người
giới văn hóa và tôn giáo tại Học viện Bernardins thuộc quận 5. Lúc 19.15, ngài
sẽ chủ sự buổi hát Kinh Chiều với 2.800 linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và
phó tế tại nhà thờ Đức Bà Paris. Lúc 20.30, ĐTC sẽ chào giới trẻ từ thềm nhà thờ
chính tòa.
Sáng thứ Bảy, 13-9, lúc 9.10 ĐTC sẽ thăm Học Viện Pháp, trước khi chủ sự thánh
lễ lúc 10 giờ cho tín hữu tại Quảng trường Les Invalides. Ban tổ chức dự kiến sẽ
có lối 250 ngàn tín hữu tham dự thánh lễ này. Tất cả các linh mục đều được mời
đồng tế thánh lễ này.
Sau đó ĐTC sẽ dùng bữa trưa với các GM vùng thủ đô Pháp (Ile de France) và đoàn
tùy tùng tại Tòa Sứ Thần. Vào ban chiều, lúc 15.50, ĐTC rời Tòa Sứ Thần để ra
sân bay Orly đi Tarbes và Lộ Đức. Từ đây ngài sẽ đáp trực thăng về vận động
trường Antoine Béguère Lộ Đức. Lúc 19.15 ĐTC viếng hang đá Đức Mẹ hiện ra. Và
lúc 21.30, ngài chủ sự lễ nghi kết thúc cuộc rước Đức Mẹ tại quảng trường Mân
Côi.
Chúa Nhật 14-9, lúc 10 giờ, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện
ra. Đức Cha Jacques Perrier, GM Tarbes và Lộ Đức, cho biết sẽ có khoảng 200 ngàn
tín hữu tham dự thánh lễ tại đây. Sau đó ngài sẽ dùng bữa trưa với các GM vùng
Midi-Pyrénées với các HY và GM tháp tùng.
Ban chiều lúc 17.15, ĐTC gặp gỡ các GM Pháp trong phòng hội bán nguyệt thánh nữ
Bernadette. Tiếp đến lúc 18.30 ngài sẽ chủ sự buổi chầu kết thúc cuộc kiệu Thánh
Thể tại cánh đồng Lộ Đức.
Thứ Hai 15-9, lúc 8.45 ĐTC sẽ viếng nhà nguyện nhà thương Lộ Đức. Sau đó lúc
9.30, ngài chủ sự thánh lễ cho các bệnh nhân tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ
Mân Côi. Lúc 12.10, ĐTC sẽ dùng trực thăng ra phi trường Tarbes-Lộ Đức Pyrénées.
Tại đây sau lễ nghi từ biệt ngài sẽ đáp máy bay về phi trường Ciampino của Roma.
Hoa Kỳ,ngày 4 tháng 9 năm 2000. (CNS)- Các ứng cử viên Tổng Thống thuộc đảng Dân chủ hay thuộc đảng Cọng hòa đều không thoát khỏi các luồng dư luận về tôn giáo, mặc dù Ông Barack Obama lựa người phó đứng chung liên danh là một người Công giáo, hoặc là ông Mc Cain chọn người đứng phó là một người nữ thuộc phái Tin Lành “Church on the Rock”.
Lẻ dỉ nhiên là Tòa Thánh Vatican và hàng giáo sĩ ở Hoa kỳ rất chú ý theo dỏi và
quan sát kỷ càng các cuộc đầu phiếu ở Hoa Kỳ và nhất là những khác biệt giữa các
giaó phái. Và cũng như tất cả mọi khía cạnh, vấn đề tôn giaó ở Hoa Kỳ rất phức
tạp và thật là khó khăn để giải thích đối với người Âu châu.
Dù là bà Sarah Palin là một người theo đạo Tin Lành, nhưng các nhật báo ở
Vatican cũng không hề bàn cải, vì bà đang ở trong trào lưu của những người bảo
thủ. Chuyên viên về Vatican John Allen nói thật là khó để xếp bà ấy vào một giáo
phái Tin lành nào! Bà ấy được giáo dục trong phái Tin Lành “Assembly of God” như
vậy bà ấy thuộc về phái Pentecost, nhưng bà ấy tuyên bố là bà không thuộc hệ
phái này. Bà thường đi dự lễ tại nhà thờ “ Church on the Rock” trong xứ Alaska,
một cọng đoàn độc lập được thành lập vào năm 2000, nhưng bà cũng còn đi dự lễ
tại nhiều nhà thờ thuộc nhiều giáo phái khác nữa.
Đối với một Giáo Hội có hệ thống và chặt chẽ như Giáo Hội Công giáo, một hiện
tượng như vậy thật khó mà giải thích. Dù vậy cũng không thể phủ nhận đức tin và
nền luân lý vững chắc của những người Kitô hữu này, điều này làm sôi động hình
ảnh về chính trị và tôn giáo.
Cũng như Joe Biden, người đúng phó trong liên danh Barack Obama, là người Công
giáo, nhưng lại bị các Giám mục Hoa Kỳ chỉ trích nặng nề vì ông này ủng hộ hợp
thức hóa việc phá thai, trong khi đó thì bà Sarah Palin ủng hộ phò sự sống và
được phần lớn những người Công giáo bảo thủ Hoa kỳ ủng hộ dù họ cảm tháy khó
chịu khi con gái của bà đã có con khi chưa làm đám cưới theo nghi thức tôn giáo.
“Thật là khó khăn cho mỗi người nhận ra con chiên của mình” theo như nhận xét
của phóng viên Isablle de Gaulmyn ở Roma của báo La Croix.
Vấn đề của nghị sĩ Joe Biden đặt lại vấn đề là có được trao Mình Thánh Chúa cho
những chính tri gia người Công giáo phò việc phá thai không? Joe Biden thuộc gia
đình người Công giáo Ái nhĩ Lan, lúc trẻ có lần muốn đi tu làm linh mục và trong
túi luôn có một tràng hạt mân côi, đi dự lễ mỗi ngày chúa nhật và đều lên rước
lễ tại nhà thờ Saint Joseph ở Greenville trong tiểu bang Delaware.\
Là một chính trị gia, ông luôn luôn chống lại mạnh mẽ việc hủy bỏ đạo luật phò
phá thai Roe vs Wade của Tòa Tối Cao Pháp Viện, và luôn ủng hộ luật phá thai để
trở thành hợp pháp tại Hoa Kỳ. Ông nói là ông công nhận giáo lý của đạo Công
giáo là sự sống bắt đầu từ khi thụ thai nhưng ông nói ông đã bỏ phiếu thuận cho
đạo luật cấm phá thai khi thai nhi gần kề những tuần sắp sinh, nhưng ông chống
lại việc hủy bỏ đạo luât phá thai Roe vs Wade vì ông đang sống trong một xã hội
mà có nhiều quan điểm khác nhau về việc phá thai.
Trong một cuộc phỏng vấn của tờ báo “Christian Science Monitor”, Joe Biden tuyên
bố là vai trò và địa vị của ông luôn phù hợp với lý thuyết xã hội của đạo Công
giáo. Nhưng đó không phải là ý kiến của Đức Tổng Giám mục Denver, Charles J.
Chaput,lối suy luận của ông Joe Biden không chuẩn vì việc phò phá thai là một
trọng tội. Ngài nói: “Để cho hợp pháp thì ông ấy không nên lên rước lễ.” Ở Roma
một Tổng Giám mục khác là Đức Cha Raymond L.Burke đã bày tỏ cùng một quan điểm:
ngài đã từ chối không cho những chính trị gia phò phá thai được rước Mình Thánh
Chúa.
Vào tháng 6 năm 2004, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã gởi một thông tư từ Roma
đến Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ nói lên những nét đại cương về vấn đề này. Trong
khi đưa ra những lý do chính đáng của các Giám mục không nhân nhượng như Tổng
Giám mục Burke và Chaput, ngài cũng nhìn nhận quan điểm của hai Đức Hồng Y được
nhóm bảo thủ kính trọng là Đức Hồng Y Francis E. George ở Chicago, hiện nay là
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và thần học gia Dòng Tên là Đức Hồng Y Avery
Dulles, cho là đã dùng việc rước lễ như một cuộc chiến về chính trị.”
Cuối cùng, trong cuộc bầu cử Tổng Thống, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ quyết định áp
dụng từng trường hợp riêng biệt bằng cách trao trách nhiệm cho mỗi vị Giám mục
tùy nghi quyết định theo phán đoán riêng của các ngài.” Đức Hồng y Ratzinger đã
chấp thuận giải pháp này mà ngài cho là “hòa hợp” với nguyên tắc tổng quát được
ghi trong thông tư của ngài. (Tin từ Chiesa và CNS).
CASTEL GANDOLFO. Sáng 1-9-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến bà Ingrid Betancourt, cựu ứng cử viên tổng thống Colombia và cựu con tin bị phiến quân Farc tại Colombia giam giữ trong 6 năm rưỡi.
Cùng tháp tùng bà trong buổi kiến kiến có thân nhân gồm thân mẫu và em của bà
Betancourt.
Bà Betancourt quốc tịch Pháp và Colombia đã bị giải thoát hôm 2-7 năm nay. Ngay
sau khi được trả tự do, bà Betancourt đã bày tỏ mong ước được gặp ĐTC đã để cám
ơn ngài vì đã cầu nguyện và nhiều lần can thiệp yêu cầu phiến quân trả tự do cho
mọi con tin đồng thời kêu gọi tái đối thoại hòa giải tại Colombia. Hồi tháng 2
năm nay, ĐTC cũng đã tiếp kiến thân mẫu của bà Ingrid Betancourt là bà Yolanda
Pulecio, tại
Vatican.
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết buổi tiếp kiến đã diễn
ra trong bầu không khí rất cảm động.
Cuộc tiếp kiến ĐTC dành cho bà Betancourt là cuộc tiếp kiến riêng, nên không có
thông cáo chính thức nào được công bố sau đó. Tuy nhiên, trong cuộc gặp gỡ giới
báo chí rất đông đảo sau đó, bà cho biết cuộc tiếp kiến là một kinh nghiệm rất
đặc biệt và một giấc mơ của bà được thành tựu. Bà đã kể cho ĐTC về kinh nghiệm
bị giam cầm của bà và bà hy vọng có ích lợi cho người khác nữa. Bà nói: 'Khi còn
ở trong rừng, chúng tôi bị bắt buộc đi bộ từ sáng tới tối, chúng tôi mệt lữ. Sau
cùng trên chiếc võng, tôi bật radio ra để nghe, và tôi nghe tiếng Đức Giáo Hoàng
nhắc đến tên tôi. Đó thức là một ánh sáng, vì thế cho đến ngày được giải thoát,
tôi vẫn nuôi ước mong được gặp ĐTC”.
Bà cho biết trong buổi tiếp kiến, ĐTC và bà đã cầu xin Chúa đánh động tâm hồn
chai đá của các du kích quân.
Trước đó, chiều ngày 31-8-2008, Bà Betancourt đã cùng với thân mẫu và em gái Astrid viếng thăm trụ sở Cộng đồng thánh Egidio. Bà đã cầu nguyện với các vị lãnh đạo cộng đồng này cho những người còn bị giam giữ như con tin. Cộng đồng thánh Edigio là một tổ chức bác ái chuyên giúp đỡ người nghèo, đồng thời dấn thân trong các cuộc đối thoại đại kết và các cuộc thương thuyết bán chính thức để giải quyết các cuộc xung đột võ trang.
Sau khi được ĐTC tiếp kiến, bà Betancourt sẽ gặp tổng thống Giorgio Napoletano
của Italia ngày 2-9-2008, để cám ơn sự hỗ trợ của Italia trong những ngày bà bị
giam giữ. Ngoài ra, ngày 3-9, bà sẽ đi Firenze, để nhận tước hiệu công dân danh
dự của thành này, cùng với huân chương ”Hoa Huệ Vàng”.
Bà Betancourt vốn là một tín hữu Công Giáo nhiệt thành và bà cho biết chính đức
tin và lời cầu nguyện đã giúp bà chịu đựng được thời gian bị giam cầm. Bà xin
gặp ĐTC để cám ơn ngài về lời cầu nguyện cũng như về những lời ngài kêu gọi trả
tự do cho bà và hàng trăm con tin khác. Bà cũng đã đến hành hương tại Lộ Đức sau
khi được trả tự do.
THÀNH PHỐ MAKATI, Philippines (UCAN 1/9/2008) -- Các đại diện Giáo hội Công giáo tham dự cuộc hội đàm khu vực tại đây thừa nhận Giáo hội cần một mạng lưới toàn châu Á để đối phó với các vấn đề về di dân và người tị nạn hiệu quả hơn.
Vào cuối cuộc họp dài hai ngày ở thành phố Makati hôm 29-8, hầu hết trong số 35 đại diện tham dự cuộc Hội đàm khu vực Á châu của Uỷ ban Di dân Công giáo Quốc tế (ICMC) nhất trí thành lập mạng lưới Á châu của uỷ ban đặt trụ sở ở Geneva.
ICMC, được Đức Thánh cha Piô XII thành lập năm 1951, phục vụ người tị nạn, người tản cư trong nước và di dân. Uỷ ban tài trợ cho cuộc hội đàm tại Chủng viện San Carlos nằm phía đông nam Manila. 15 giám mục đã tham dự cùng với các linh mục, tu sĩ và giáo dân đại diện các hội đồng giám mục tại 15 quốc gia, hàng giáo phẩm ở Timor Leste, Hồng Kông và Nepal, và Hội đồng Giám mục Khu vực Trung Quốc ở Đài Loan.
Đức Tổng Giám mục Philippines Orlando Quevedo của Cotabato, tổng thư ký Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) có mặt trong ngày thứ nhất, trong khi Sư huynh dòng La San người Malaysia Anthony Rogers tham dự cuộc họp với tư cách là thư ký điều hành của Văn phòng Phát triển Con người thuộc FABC.
Vào ngày cuối, các đại diện ngoại trừ các đại diện đến từ Myanmar và Việt Nam, nhất trí cho rằng những người được các giám mục địa phương cử đến tham dự cuộc họp này sẽ thành lập ICMC châu Á. ICMC sẽ trực tiếp làm việc với họ với tư cách là đại diện của các hội đồng giám mục và các tổ chức pháp lý khác của Giáo hội trong khu vực, theo Đức Giám mục Precioso Cantillas của Maasin, chủ tịch uỷ ban di dân của các giám mục Philippines, uỷ ban đăng cai tổ chức cuộc họp này.
Ngài và Đức Giám mục Valence Mendis của Chilaw, chủ tịch uỷ ban di dân của các giám mục Sri Lanka, điều hành phiên họp về hợp tác giữa các thành viên ICMC khu vực và quốc tế. Vị giám chức Sri Lanka lưu ý một trong các vấn đề “then chốt” được thảo luận và trong các báo cáo bằng văn bản là tăng cường khả năng đáp ứng các nhu cầu mục vụ di dân và người tị nạn, nối mạng và nghiên cứu của Giáo hội địa phương.
Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế Liên hiệp quốc, có ít nhất 22 triệu người lao động di dân ở châu Á và khoảng 50 triệu người đến từ châu Á.
Đức Tổng Giám mục Angel Lagdameo của Jaro, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Philippines, nói trong diễn văn bế mạc rằng Giáo hội Á châu nên có các phương pháp chung giải quyết các vấn đề người di dân thường gặp.
John Bingham, đứng đầu chính sách của ICMC, phát biểu tại cuộc họp rằng các cuộc thảo luận về chủ đề này cấp quốc tế tập trung vào các khía cạnh kinh tế, như nguồn cung cấp lao động và số tiền người di dân gửi. Trong báo cáo về quy chế của cuộc thảo luận này, ông Bingham trích dẫn những thay đổi về chính sách mà Pháp, Mỹ và các nước khác hứa sẽ gia tăng số người lao động di dân không kèm theo gia đình, trong những khoảng thời gian tạm thời và với các quyền lợi tối thiểu.
Ông Bingham còn nói Liên hiệp quốc tổ chức cuộc thảo luận “cấp cao” đầu tiên về di dân và phát triển vào năm 2006, mặc dù có sự chống đối từ các nước “được gọi là công nghiệp hoá” đến hành động quốc tế về di dân.
150 chính phủ lúc đó đã cử phái đoàn sang tham dự Diễn đàn Di dân và Phát triển Toàn cầu ở Brussel năm ngoái, mặc cho sự phản đối từ phía Canada, Mỹ và Úc. Diễn đàn thứ hai như thế, được tổ chức ở Manila vào tuần cuối tháng 10, sẽ đưa vào một khu vực xã hội dân sự chính thức, ông Bingham cho biết.
Chủ tịch ICMC là John Klink và nhân viên Johan Ketelers giải thích tại cuộc họp rằng các hội đồng giám mục và hội đồng ICMC soạn thảo các chính sách chung của tổ chức. Cuộc hội đàm Á châu được triệu tập nhằm xác định một cơ cấu “hiệp nhất” các Giáo hội trong khu vực, ông Ketelers nói thêm.
Các đại biểu tham dự cuộc họp nhất trí nên soạn thảo một thông cáo chính thức thông báo với Uỷ ban Trung ương của FABC về mạng lưới ICMC Á châu và đề nghị FABC chỉ định một cơ cấu làm việc trực tiếp với mạng lưới mới này.
Theo Sư huynh Rogers, cộng tác giữa ICMC và FABC sẽ là một “thành công lớn”. Thầy nói với UCA News: “Bản chất coi sóc mục vụ không đủ đối phó với những vấn đề di dân ở châu Á”.
Gần 60 năm kinh nghiệm trong đấu trường quốc tế với các nước của ICMC, các nhóm xã hội dân sự và các “tổ chức cấp cao hơn” khác có thể giúp giải quyết “tình trạng rối loạn” cơ bản đang khiến cho người dân phải rời khỏi quê nhà, thầy nói.
Linh mục Gioan Nguyen Ty đến từ Việt Nam đã từ chối làm đại diện cho hội đồng giám mục Việt Nam và giải thích rằng ngài cần tham khảo ý kiến hội đồng giám mục về vai trò này.
Các đại diện Myanmar từ chối cam kết vì những lý do tương tự.
HỒNG KÔNG (UCAN 2/9/2008) -- Giáo phận Xichang ở tỉnh Tứ Xuyên đang giúp các nạn nhân và đánh giá mức độ hư hại của các nhà thờ sau khi một trận động đất 6,1 độ Richter xảy ra trong tỉnh này, nơi vẫn còn đang phục hồi từ trận động đất hồi tháng 5 làm hàng chục ngàn người thiệt mạng.
Tâm chấn của trận động đất hôm 30-8 nằm giáp ranh giữa thành phố Panzhihua và hạt Huili thuộc miền nam Tứ Xuyên, gần ranh giới với tỉnh Vân Nam. Giáo phận Xichang, đặt trụ sở ở thành phố có cùng tên, cách Bắc Kinh 1.890 km về phía tây nam, trông coi vùng bị ảnh hưởng.
Linh mục John Lei Jiapei, giám quản giáo phận, nói chuyện với UCA News hôm 1-9 các cha xứ tại Panzhihua và Huili đã đến các vùng nông thôn xa xôi để thị sát tình hình của người Công giáo địa phương, đa số là người Hán. Huili thuộc hạt phủ doãn Liangshan Yi Tự trị, nơi người dân tộc Yi chiếm đa số sau người Hán.
Cha Lei nói ngài chưa nghe nói có người Công giáo nào bị thương hay chết trong trận động đất. Tuy nhiên, có hai nhà thờ bị hư hại không thể dùng được nữa.
Tính đến 1-9, Ban phòng chống Động đất của nhà nước Trung Quốc thông báo trận động đất ở Panzhihua-Huili đã làm 36 người thiệt mạng và 506 người khác bị thương. Tân Hoa Xã đưa tin hơn 150.000 người phải sơ tán.
Linh mục Joseph Lei Jun của giáo xứ Huili đã viếng thăm khu vực bị động đất hôm 1-9 và phát 5.000 tệ (731 Mỹ kim) trợ giúp những người hiện phải sống trong lều trại.
Do Huili nằm trong khu vực động đất, người dân địa phương đã quen với các trận động đất xảy ra thường xuyên và bình tĩnh sau vụ động đất mới này, vị linh mục nói sau khi viếng thăm.
Linh mục John Wang Shengjun, chánh xứ Panzhihua, nói chuyện với UCA News chiều 1-9 sau khi thị sát trung tâm cộng đồng Công giáo rộng 100 mét vuông ở thành phố Datian.
Nơi này bị động đất làm hư hại và phòng ngủ tập thể của linh mục gần đó bị nghiêng, cha Wang cho biết. Không có người nào trong số 500 người Công giáo ở đó bị thương, nhưng hơn chục ngôi nhà bị hư hại hoặc bị sập, ngài nói.
Một giáo dân quản xứ 78 tuổi trông coi nơi này lúc đầu không chịu dời đi sau động đất. Cuối cùng cha Wang đã thuyết phục ông chuyển đến nơi khác.
Vì chính quyền đã kiểm tra và tuyên bố nơi này không an toàn, nên các nghi thức tôn giáo sẽ tạm hoãn một thời gian, vị linh mục nói.
Cha Wang dâng Thánh lễ ở Datian một tháng một lần, nhưng người Công giáo địa phương tự tập trung đi đàng Thánh giá vào các ngày thứ sáu và đọc kinh vào các ngày Chúa nhật. “May mắn là không có sinh hoạt Giáo hội diễn ra khi xảy ra động đất”, ngài nói.
Cha Joseph Lei dự định thị sát một nhà thờ 100 tuổi ở Mugu với cha giám quản giáo phận vào ngày 2-9. Ban quản lý giáo xứ thông báo với ngài ngôi nhà thờ rộng 213 mét vuông này đã bị hư hại. Khoảng 700 người Công giáo sống gần đó, và vị linh mục dâng Thánh lễ cho họ một tháng một lần.
Mugu chỉ bị ảnh hưởng động đất nhẹ, ngài lưu ý, và không có báo cáo về số thương vong ở đó.
Trận động đất 8 độ Richter ở Tứ Xuyên hôm 12-5 làm 69.225 người thiệt mạng và 17.939 người khác vẫn còn bị coi là mất tích tính đến ngày 12-8. Có 374.640 người bị thương trong trận động đất này. Giáo phận Chengdu, đặt trụ sở ở thủ phủ tỉnh cùng tên, bị thiệt hại về người và của ước tính gần 80 triệu nhân dân tệ (12 triệu Mỹ kim).
Theo Văn phòng Trùng tu Nhà thờ của giáo phận Chengdu, có 14 nhà thờ bị sập hoàn toàn hoặc một phần và 27 nhà thờ khác bị hư hỏng nặng sau trận động đất hồi tháng 5. 37 giáo dân bị chết và nhiều gia đình Công giáo phải sơ tán.
Calcutta (AsiaNews) - Nữ tu Nirmala Joshi, người kế nhiệm Mẹ Têrêxa trong chức vụ bề trên Tu hội Bác ái Truyền giáo, đã truyền đi một lời kêu gọi gửi đến mọi người Ấn, yêu cầu bẻ tan xiềng xích bạo lực và tình trạng “lạm dụng tôn giáo”. Trong bản kêu gọi gửi tới AsiaNews, bà nói: “Hãy hạ xuống những vũ khí hận thù, bạo lực” và “vươn tới mọi người bằng tình thương” theo gương của Chân phước Têrêxa Calcutta, nhằm xây dựng một “nền văn minh tình thương” ở Ấn độ và trên khắp thế giới.
Lời kêu gọi của Nữ tu Nirmala Joshi được gửi đi sau một chu kỳ bạo lực nổ ra tại Orissa chống lại người theo Thiên Chúa giáo tiếp theo vụ ám sát Swami Laxamananda Saraswati, một người Ấn giáo cực đoan, do nhóm người theo chủ nghĩa cách mạng kiểu Mao trạch đông thực hiện. Cho đến nay đã có ít nhất 20 người bị giết, hàng trăm người bị thương, 45 nhà thờ bị thiêu hủy, các trung tâm xã hội, nhà trọ, viện mồ côi, bệnh viện đã bị cướp bóc và hủy hoại, cả trăm nhà cửa bị đốt cháy. Hàng chục ngàn người trốn tránh bạo hành còn đang phải sống trong rừng hoặc ở những nơi trú ẩn do chính quyền địa phương sắp xếp. Người nữ tu này đã nguyện cầu cho Swami Laxamananda Saraswati và cho những người Kitô hữu bị thảm sát được an nghỉ đời đời, đồng thời kêu gọi “những người anh chị em” ở Ấn đừng “dùng tôn giáo để chia rẽ” hay dùng tôn giáo như một dụng cụ để bạo hành.
Lời kêu gọi của nữ tu Nirmala gửi đi chỉ mấy ngày trước lễ kính Chân phước Têrêxa Calcutta (ngày 5 tháng 9). Nhân dịp lễ này, hội đồng giám mục Ý đã quyết định gọi đó là ngày cầu nguyện và ăn chay “như một dấu hiệu gần gũi tâm linh và đoàn kết với những người anh chị em đã bị thử thách khắc nghiệt vì đức tin của mình.”
Đây là toàn văn lời kêu gọi của nữ tu Nirmala:
Các Anh Chị Em thân mến tại Orissa và ở toàn thể nước Ấn,
Xin đừng quên đi căn tính đích thực của chúng ta là những người con thân thương của Thiên Chúa, Cha chúng ta. Chúng ta là anh chị em với nhau, bất kể tôn giáo, nòi giống, ngôn ngữ, bất chấp chúng ta giầu hay nghèo. Không có gì nên phân cách chúng ta cả.
Trên hết cả, xin đừng dùng tôn giáo để chia tách chúng ta. Tinh hoa của mọi tôn giáo là tình thương – yêu thương Thượng đế và yêu thương nhau. Nhân danh tôn giáo để bạo hành là một sự lạm dụng tôn giáo.
“Tôn giáo có nghĩa là một công trình yêu thương. Nó không nhằm phá hủy hòa bình và đoàn kết. Những công trình yêu thương là công trình hòa bình. Xin hãy dùng tôn giáo để làm thành một trái tim đầy yêu thương trong trái tim của Thiên Chúa” (Lời Mẹ Chân phước Têrêxa Calcutta).
Các Anh Chị Em thân mến, nhân danh Thiên Chúa và nhân danh chính nhân loại chúng ta đây, được tạo dựng để làm những công trình lớn lao, để yêu thương và để được yêu thương muôn đời, nhân danh tổ quốc chúng ta và gia sản cao quý của đất nước này, nhân danh những người nghèo, trẻ em và tất cả những anh chị em chúng ta đang khổ đau vì là nạn nhân của cuộc bạo hành và tàn phá vô nghĩa này, tôi nói lên lời kêu gọi sau đây: chúng ta hãy cầu nguyện, mở tâm trí và tấm lòng nhận lấy ánh sáng và tình yêu thương của Thiên Chúa. Xin hãy hạ xuống vũ khí của hận thù và bạo lực, mặc vào bộ áo giáp của tình thương. Xin hãy tha thứ cho nhau, và xin sự tha thứ từ người khác vì những lầm lỗi chúng ta đã làm cho nhau, và vươn tới nhau bằng tình thương.
Xin hãy nguyện cầu sự an nghỉ cho linh hồn của Swami Laxamananda Saraswati và bốn người phụ tá của ông, của tất cả những người anh chị em chúng ta đã vì cuộc bạo hành này mà mất đi mạng sống. Xin hãy nguyện cầu cho nhau và xin Mẹ, Chân phước Têrêxa Calcutta, cầu cho chúng ta để chúng ta có thể trở thành cho nhau nguồn nước hoà bình, tình thương và niềm vui của Chúa, trở thành những người xây đắp nền văn minh tình thương!
Xin Thiên Chúa chúc phước lành cho quý vị.
Nữ tu M. Nirmala
Bề trên Tổng quyền tu hội Bác ái Truyền giáo
BATTAMBANG, Campuchia (UCAN 29/8/2008) -- Giới trẻ Công giáo của hạt phủ doãn Battambang phân tích ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông hiện đại tại một hội nghị do Giáo hội tổ chức gần đây huấn luyện họ cách đưa tin về Giáo hội địa phương.
“Tôi nhận thấy mình đã xem truyền hình rất nhiều”, Soa Sony nói. Sony là một trong hơn 20 tham dự viên tuổi từ 18-22 tại hội nghị có chủ đề “Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông” được tổ chức tại giáo xứ ở thị xã Battambang, cách Phnom Penh 255 km về phía tây bắc.
Sony, 22 tuổi, cho UCA News biết sau hội nghị từ ngày 11-15/8 rằng anh xem các chương trình “thể thao được truyền hình trực tiếp” ba lần một tuần từ 19 giờ đến 2 giờ sáng, và còn tốn tiền cá độ cho các sự kiện thể thao.
Đây là một trong những ảnh hưởng xấu của các phương tiện truyền thông được thảo luận trong hội nghị. Giờ đây, Sony hứa chỉ xem những chương trình truyền hình có lợi như tin tức, khoa học và học tiếng Anh. Anh còn quyết tâm đi học lại vì anh đã bỏ học trung học cách đây vài năm.
Hạt phủ doãn tông toà Battambang, một trong ba Giáo hội địa phương trong nước, và Uỷ ban Truyền thông Xã hội Công giáo (CSC) ở Phnom Penh đồng tổ chức hội nghị với mục đích giúp giới trẻ Battambang nhận thức về ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông và đào tạo phóng viên địa phương cho CSC.
Trong năm ngày diễn ra đại hội, các tham dự viên tìm hiểu về lịch sử và ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông, cùng với cách Giáo hội dùng phương tiện truyền thông. Họ còn tìm hiểu khái niệm cơ bản về thu thập thông tin, viết tin và trình bày bài báo.
Giám đốc CSC là linh mục Omer Giraldo phát biểu với các bạn trẻ rằng công nghệ truyền thông đang phát triển rất nhanh và các phương tiện truyền thông hiện nay có thể được dùng cho nhiều mục đích. Vị linh mục, thuộc hội thừa sai hải ngoại Yarumal đặt trụ sở ở quê hương Colombia của ngài, nhấn mạnh Giáo hội phải dùng phương tiện truyền thông để loan báo Tin Mừng về Nước Thiên Chúa và tình yêu Thiên Chúa.
Một số tham dự viên nói với UCA News rằng giờ họ nhận ra các phương tiện truyền thông rất thường làm những việc trái ngược nhau và kích động gây xung đột.
Lon Sao, 20 tuổi, kể lại tháng trước trong vụ tranh chấp lãnh thổ với Thái Lan, anh cảm thấy rất tức giận khi đọc các bản tin nói binh lính Thái Lan đang ở ngay biên giới. Anh tin 100% những điều các phương tiện truyền thông đưa tin và sẵn sàng tham gia chiến đấu nếu được gọi nhập ngũ.
Um Kung, cũng 20 tuổi, kể lại các phương tiện truyền thông địa phương đã thổi bùng các quan điểm chủ nghĩa dân tộc hồi năm 2003 như thế nào sau khi một ngôi sao truyền hình Thái bị tình nghi đã có những lời bình luận mang tính xúc phạm Campuchia. Sinh viên Campuchia đã đốt phá Toà đại sứ Thái Lan ở Phnom Penh để trả đũa.
Tương tự, Nop Samnang nói giờ đây cô nhận thấy các phương tiện truyền thông có thể giúp ích hoặc làm tổn hại cho con người và xã hội.
Tất cả các tham dự viên đều nói rằng họ sẵn sàng đóng góp cho Giáo hội bằng cách sử dụng các kỹ năng đưa tin về Giáo hội mới học được.
“Chúng tôi muốn những người trẻ của chúng tôi hiểu được sự ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông, nắm bắt được những kỹ năng mới, và tạo cho họ cơ hội nhận biết các ưu khuyết điểm của các phương tiện truyền thông”, thành viên ban tổ chức hội nghị là linh mục Totet Banaynal nói với UCA News.
Theo vị linh mục dòng Tên, tổng đại diện của hạt Battambang, hội nghị dành cho tất cả người Công giáo tuổi từ 18 trở lên đang hoạt động tích cực trong Giáo hội hoặc quan tâm đến việc loan báo Tin Mừng.
TURIN (CNA) - Hôm thứ tư 29/08 vừa qua, những kẻ tấn công bịt mặt đã đột kích tu viện Dòng Phanxicô ở chân dãy núi Alps gần Turin và tấn công các tu sĩ trong dòng, một linh mục đã bị chúng đánh trọng thương và 3 tu sĩ khác được đưa vào bệnh viện. Đức Hồng Y Severino Poletto, Tổng Giám mục Turin, gọi cuộc tấn công là "không thể hiểu được" và chỉ có thể giải thích trong trường hợp những kẻ tấn công "đã sử dụng ma túy hoặc muốn cướp của, hoặc cả hai."
Theo tường trình của Times Online, khi cha Sergio Baldin (48 tuổi) - người quản lý tu viện San Colombano Belmonte và 3 sư huynh khác đang dùng bữa tối thì họ bị tấn công. Ba kẻ bịt mặt đã bịt miệng và khống chế các tu sĩ trước khi đấm đá, đánh đập họ bằng dùi cui.
Cha Baldin bị chúng đánh trọng thương ở đầu và gặp "các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp" vì ngài bị nghẹn thức ăn trong suốt cuộc tấn công. Ngài đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật não và đang ở trong tình trạng hôn mê.
Cha Salvatore Magliano (86 tuổi), cha Emanuele Battagliotti (81 tuổi) và cha Martino Gurini (76 tuổi) hiện vẫn còn được điều trị tại bệnh viện nhưng thương tích ít nghiêm trọng hơn cha Baldin.
Phát biểu với báo chí từ giường bệnh, cha Battagliotti cho biết khi các tu sĩ đang dùng món rau bina thì họ nghe tiếng ồn ở bên ngoài. Cha nói: "Lúc tôi đi xem xét, khi vừa ra tới cửa thì bị tấn công - một cách đột ngột. Ngay lúc đó, tôi bị đánh vào đầu khiến tôi choáng váng."
Rồi cha Battagliotti giải thích làm cách nào mà cha Baldin đến chỗ ngài được:
"Cha Baldin che chắn trước tôi và cố gắng bảo vệ tôi, nhưng ngài cũng bị chúng đánh không thương xót. Chúng đánh ngài cho đến khi ngài không còn kêu la được nữa. Tiếp đó, chúng đánh cha Salvatore và cha Martino. Thật khủng khiếp."
Đức Hồng Y Poletto đã đến thăm các linh mục Dòng Phanxicô tại bệnh viện. Đức Hồng Y cho rằng bọn tấn công đã sử dụng ma túy và bị quỷ ám, tuy nhiên cảnh sát nói động cơ là cướp bóc.
Người phát ngôn cho biết mặc dù các tu sĩ chỉ có một số tiền rất nhỏ nhưng "có lẽ những kẽ tấn công nghĩ rằng chúng sẽ kiếm được khối tiền tại tu viện."
Cha Gabriele Trivellin, giám tỉnh dòng Phanxicô, phát biểu về cuộc tấn công như là một hành động "vô tâm, dã man và bạo lực vô cớ", hơn nữa, chúng đã tiếp tục đánh các cha ngay cả khi họ không còn bất cứ chống cự nào nữa.
Tờ Times Online miêu tả những kẻ tấn công như là bọn săn người.
- Franciscan monks savagely beaten at Italian monastery
BÙI CHU -- Sáng hôm nay 4/9/2008, ngay tĩnh tâm linh mục hàng tháng của linh mục đoàn giáo phận Bùi Chu. Trong buổi huấn dụ lúc 9h 30 và là buổi huấn dụ thứ 2 của Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, Giám mục Giáo phận Bùi Chu, theo chương trình tĩnh tâm Đức cha đã loan báo tin vui:
Toà thánh đã ký sắc phong Đền thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Nhai lên hàng Vương cung Thánh đường. Đây là vương cung thánh đường thứ ba của Giáo Hội Công giáo Việt Nam và là đầu tiên của Miền Bắc Việt nam.
Mọi tín hữu, nhất là bà con đồng hương xa gần tạ ơn Thiên Chúa và biết ơn tổ tiên nhất là các anh hùng tử đạo. Biết ơn những ai đã vất vả lo liệu để Phú Nhai có được như ngày hôm nay.
Vào năm 1858 tại Lộ Đức, nước Pháp, Đức Mẹ đã hiện ra với một thiếu nữ tên là Bernadette và xưng mình là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội. Cùng thời gian này việc truyền đạo và giữ đạo tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn và thử thách.
Trong hoàn cảnh bi đát, khó khăn, đen tối nhất của lịch sử Công Giáo Việt Nam nói chung, nhất là của địa phận Bùi Chu nói riêng, năm 1858 (tức là chỉ sau 10 năm thành lập địa phận) Đức Cha Valentinô Berrio-Ochoa Vinh, Giám Mục Bùi Chu (ĐC Vinh được phúc Tử Đạo năm 1861 và được phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988) cùng với cha chính địa phận, cha chính Emmanuel Rianô Hoà đã cùng nhau tha thiết khấn cùng Đức Mẹ Vô Nhiễm rằng: Nếu Đức Mẹ ban sự bình an cho địa phận, thì địa phận sẽ nhận Đức Mẹ làm quan Thầy và sẽ xây một Đền Thờ xứng đáng để dâng kính Người.
Lời khấn đã được Đức Mẹ chấp nhận, tuy chưa có bằng an ngay, nhưng tinh thần giáo dân và giáo sĩ mạnh dạn hơn. Những người quá yếu đuối đã bỏ đạo thì tiếp tục ăn năn trở lại, dần lắng dịu. Cha chính Hoà làm Giám Mục năm 1868, ngài đã giữ lời khấn hứa với Đức Mẹ và năm 1881, ngài cùng với Cha chính Ninh (Isaac Barquero) xây nhà thờ kính Mẹ Vô Nhiễm tại Phú Nhai, tuyên bố nhận Đức Mẹ làm Quan Thầy Địa Phận. Ngài cũng là người đầu tiên đưa sáng kiến hàng năm vào ngày 8/12 tổ chức trọng thể lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Quan Thầy địa phận Bùi Chu. Vào ngày lễ đó, ngài kêu gọi tất cả các cha, các tu sĩ và toàn thể giáo dân về Phú Nhai mừng lễ, để tạ ơn Đức Mẹ.
Nhà thờ Phú Nhai đã qua 3 lần xây cất. Lần đầu tiên là năm 1881, vì hoàn cảnh còn eo hẹp. Nhà thờ đã xây xong, nhưng chưa đúng như lòng mong ước, nên những thập niên về sau, giáo quyền đã đặt kế hoạch xây một Đền Thờ lớn hơn hoàn tất năm 1923, có thể nói là nhà thờ lớn nhất Đông Dương. Nhà thờ xây theo kiểu gothic, dài 88m, 2 tháp cao 30m, cha chính Y vẽ đồ án và trông nom xây cất, 7 năm mới hoàn tất. Khánh thành đúng vào ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm 8/12/1923 do Đức Cha Munagori Trung, Giám Mục Bùi Chu chủ toạ, hầu hết các linh mục địa phận và trên 50.000 giáo dân tham dự.
Cơn bão 30/9/1929 làm đổ nhà thờ Phú Nhai. Cha già Phạm Văn Nguyện 82 tuổi, địa phận Thanh Hoá hiện đang hưu dưỡng tại nhà hưu dưỡng 12772 Loisse St, Garden Grove, CA 92841 kể lại như sau. Hồi đó, ngài hơn kém 20 tuổi, thỉnh thoảng dịch những bài báo từ Pháp văn sang Việt văn đăng trên tờ Trung Hoà nhật báo, tờ nhật báo Công Giáo đầu tiên tại Việt Nam. Trung Hoà nhật báo tường thuật cơn bão đó như sau:
Trận bão chỉ kéo dài hơn kém một giờ mà đã làm đổ 48 nhà thờ, trong đó có nhà thờ Phú Nhai. Nhà thờ đổ vào hồi 8 giờ sáng vì lý do trần nhà thờ bị mưa, chứa quá nhiều nước, bị gió lớn làm sập trần và kéo theo đổ cả nhà thờ. Thiệt hại về nhân mạng là 16 người chết, trong đó có ông từ đang đốt đèn. Rất may trận bão chỉ kéo dài có một giờ, nếu kéo dài lâu hơn, thì số thương vong rất nhiều. Dân làng ai ai cũng vội vàng thu dọn nhà cửa rồi vào trú ẩn trong nhà thờ. Chưa kịp vào thì nhà thờ đã bị sập.
Để tái thiết Đền Thánh, địa phận tổ chức Tombola trên toàn cõi Việt Nam. Nguyên tiền dọn dẹp cho sạch để xây lại nhà thờ đã tốn kém 40.000$ VN hồi đó, chưa kể nhân công. Nếu tính ra Mỹ Kim ngày nay, phí tốn dọn dẹp lên tới 800.000 Mỹ Kim. Hồi đó, một con bò giá 5$ VN, thì 40.000$ Vn là 8.000 con bò. Vậy 8.000 con bò nhân với 100 Mỹ Kim là 800.000 MK.
Địa phận Bùi Chu vẫn cố gắng và lần thứ ba, với sự đóng góp của toàn thể giáo dân Bùi Chu và sự trợ giúp của các giáo phận Việt Nam, sau 4 năm cố gắng, giáo phận Bùi Chu lại hoàn thành một Đền Thánh đồ sộ, nguy nga hơn để kính dâng Đức Mẹ Vô Nhiễm vào năm 1933.
Đền Thánh Phú Nhai hiện nay được xây cất năm 1933 đã trải qua 57 năm với bao nhiêu bão gió và bom đạn chiến tranh, nhà thờ cần phải sửa chữa. Vì thế, giáo quyền Bùi Chu đã đề ra công tác Đại Tu Bổ Đền Thánh Phú Nhai.
(Trích từ “Góp phần Đại Tu Bổ Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Nhai”)
Cho tới nay, quê hương Phú Nhai đã sinh ra biết bao người con ưu tú. Trong đó, có
- 6 vị Hiển Thánh Tử Đạo
- 111 Chứng Nhân Đức Tin
- và đã hiến dâng cho Hội Thánh 5 Giám Mục cùng hàng trăm Linh Mục, Tu Sĩ. Chính trên mảnh đất này đã vinh dự được chọn xây dựng Đền Thánh.
1. Năm 1866, Cha chính Hoà giữ lời khấn hứa, đã xây Đền Thánh bằng gỗ lợp bổi.
2. Khi làm Giám Mục, Đức Cha Hoà xây Đền Thánh lần thứ hai dài 40 m bằng gỗ lợp ngói nam năm 1881.
3. Năm 1917, Đức Cha Phêrô Munagori Trung xây dựng lại Đền Thánh hiện nay, hoàn thành năm 1923. Sáu năm sau, bị sập đổ do cơn bão lớn ngày 24/6/1929 (Kỷ Tỵ).
4. Năm 1930, Đức Cha Trung lại tái thiết, hoàn thành năm 1933. Đó là Đền Thánh ngày nay với kích thước: dài 80m, rộng 27m, cao 30m, tháp cao 44m.
1. Kỷ niệm 470 năm, làng Trà Lũ (Phú Nhai) cùng với làng Quần Anh (Quần Phương) và làng Ninh Cường giáo phận Bùi Chu được phúc đón nhận Tin Mừng sớm nhất nước Việt Nam.
2. Kỷ niệm 70 năm xây dựng Đền Thánh (1933 - 2003).
3. Kỷ niệm 150 năm Đức Piô IX tuyên bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội năm 1854.
4. Kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức và giáo phận Bùi Chu được dâng hiến cho Mẹ Vô Nhiễm (1858 - 2008).
Giáo xứ Phú Nhai lúc đó do các đấng Tây Ban Nha coi sóc đã họp tại giáo xứ (còn ở tại giáo họ Bắc Tỉnh) xin Đức Mẹ tỏ dấu hiệu để xây dựng ngôi thánh đường lớn dâng kính Đức Mẹ, bỗng nhiên được sự lạ tỏ ra tại làng Phú Nhai.
PHAN THIẾT - Ngày lễ kính Thánh Nữ Mônica (27.8.2008), Giáo hạt Đức Tánh tổ chức ngày Đại hội giới Hiền Mẫu tại Nhà thờ Võ đắt. 1.450 bà mẹ Công giáo từ 11 giáo xứ, 8 giáo họ đã đến tham dự.
Theo chương trình của giới Hiền Mẫu Giáo phận, mỗi 3 năm tổ chức luân phiên, tại Giáo phận, giáo hạt, giáo xứ.
Tạm gác lại mọi công chuyện bề bộn, các bà mẹ có cơ hội quy tụ bên nhau, trao đổi, học tập về vai trò giáo dục của người mẹ trong gia đình cùng sinh hoạt chia sẽ niềm vui.
Cha Hạt trưởng JB Trần Văn Thuyết, Cha FX Đinh Quang Hùng, đặc trách giới Hiền mẫu Giáo hạt cùng các cha trong giáo hạt đến dự nghi thức khai mạc và dâng đồng tế thánh lễ.
Các bà mẹ đồng phục áo dài trắng trông thật đẹp, duyên dáng và tinh tuyền.
Buổi chiều giao lưu văn nghệ và thi giáo lý đã tạo nhiều niềm vui và sự hiểu biết để các bà mẹ đem về gia đình, giáo xứ chia sẽ cùng mọi người.
Ngày lễ Monica, bổn mạng giới hiền mẫu, học hỏi để càng hiểu về thánh Mônica, chúng ta càng quí trọng những người mẹ trong gia đình và trong giáo xứ. Suốt cuộc đời thánh Mônica luôn dâng lời tạ ơn Thiên Chúa Ba Ngôi, chắc hẳn ngài mượn lời Mẹ Maria để nói rằng: Muôn đời ngợi khen tôi là người diễm phúc. Niềm hạnh phúc của thánh nữ Monica là trở nên gương mẫu cho các bà mẹ Công giáo, Monica là bổn mạng của các người mẹ Công giáo trong mọi thời đại. Xuyên thời gian, niềm hạnh phúc lớn lao của Monica vang vọng và lan tỏa trong Hội Thánh...
Monica còn diễm phúc trong tư cách là người mẹ, bởi Monica đọc Lời Chúa và hiểu rằng con cái là triều thiên của cha mẹ. Đương nhiên triều thiên phải trả giá bằng nhiều đau khổ. Triều thiên của Monica là Augustinô. Chính Augustinô trở nên Tiến sĩ của Hội Thánh không chỉ ở thế kỷ thứ tư mà người ta luôn nhắc đến Augustinô với lòng trọng kính và biết ơn. Trong lịch sử Hội Thánh, nhiều người không ngần ngại nói rằng chính thánh Augustinô đã giúp nền văn minh thời bấy giờ đượm màu sắc Hylạp và Dothái đón nhận đức tin Công giáo…
Monica thật sự là người diễm phúc, diễm phúc trong Hội Thánh và trong chính gia đình của mình. Monica phải nói lời tạ ơn theo gương của Mẹ Maria. Nhưng làm thế nào Monica có thể lãnh nhận được những triều thiên vô cùng cao quí đó ? Phải là một người vợ, một người mẹ hiền. Người vợ hiền (như sách Huấn Ca dạy) sưởi ấm gia đình, quy tụ con cái. Như mặt trời mọc lên sưởi ấm thế nào, người vợ làm cho mọi người trong gia đình cảm nhận được tình thương yêu hòa thuận. Monica đã thực hiện điều đó khi hết sức nhẫn nhục, yêu thương, tùng phục chồng, không nản chí và luôn dâng lên Chúa những lời kinh nguyện cầu trong nước mắt cho chồng… Hạnh phúc cho Monica khi thấy người chồng của mình được ơn trở lại. Chắc chắn người chồng hạnh phúc mãn nguyện và hãnh diện về người vợ hiền của mình.
Trong vai trò là người mẹ, Monica cũng hết sức hiền lành. Hiền lành khi đối diện với những người con khó tính, muốn làm ngược ý mẹ mình, làm những điều phiền lòng mẹ mình. Yêu mến, biết ơn mẹ mình về sự hiền lành, nhẫn nhục, kiên trì và về niềm tin vững vàng, Augustinô kể lại: “Tôi đã làm nước mắt mẹ tôi chảy nhiều như dòng suối, mẹ đã khóc rất nhiều nhưng không làm tôi mềm lòng. Một vị Giám Mục đã an ủi mẹ tôi và nói rằng: “Con bà không hư đâu vì Chúa nhìn tới nước mắt của bà. Một người mẹ đã khóc nhiều và cầu nguyện kiên trì cho con mình thì người con không bao giờ hư mất…” Sau 17 năm trường trong khóc thương, hy sinh, hãm mình, làm việc bác ái và cầu nguyện nhiệt tình với Chúa, Monica đã cứu được người con “vô hy vọng” của mình. Vào năm 386, lúc 33 tuổi, Augustinô đã nhận ra “chân lý vĩnh cửu” và tin vào Phúc Âm tình thương của Chúa là chân thật và là con đường cứu rỗi. Augustino đã từ bỏ tất cả chủ trương sai lạc, quyết tâm gia nhập Hội Thánh và xin chịu phép Thánh Tẩy do chính tay Đức Tổng Giám Mục thành Milan là Ambrosio.
Sau khi gia nhập Hội Thánh, Augustinô đã từ bỏ mọi tham vọng và vui thú trần gian, trở về quê hương Phi Châu, bước vào cuộc đời tu trì khổ hạnh, rồi được chọn làm Giám Mục tại thành phố Hippo. Sau 34 năm tận tụy chăn dắt đòan chiên Chúa, Ngài đã được Chúa gọi về Nước Chúa vào năm 430, lúc Ngài 76 tuổi. Thánh Augustinô viết rất nhiều tác phẩm về thần học và triết học. Thánh Augustinô được kính như một Thánh Giáo Phụ thời danh và là Thánh Tiến Sĩ trong Giáo Hội.
Riêng Monica, sau khi con mình trở về với Chúa và Giáo Hội, bà vô cùng vui mừng tạ ơn Chúa và đã cùng các con trở về Phi Châu. Nhưng thánh ý Chúa nhiệm mầu, trên đường trở về quê hương, Chúa đã cất Monica về với Chúa tại Ostia vào năm 387, thọ 56 tuổi, sau cả một cuộc đời luôn trung thành giữ vững Đức Tin nơi Chúa và Giáo Hội, cả một cuộc đời hy sinh, chịu đựng mọi khổ đau để cầu nguyện trong nước mắt cho chồng, cho con.
Khi con cái đã được quy tụ trong một niềm tin và lòng yêu mến, Monica mãn nguyện về cùng Chúa, tâm tình cuối cùng Monica nói với con: “Mẹ không chờ mong, không tha thiết điều gì hơn, cha các con đã bình an về cùng Chúa trong thánh thiện … hãy cầu nguyện cho mẹ mỗi khi các con nhớ đến mẹ. Hướng về bàn thờ Chúa, hãy tin rằng nơi đó mẹ cùng cầu nguyện với các con …” Sau những thử thách thật dài, thật lâu, Thánh Nữ Monica đã được Chúa thương thực hiện những gì Thánh Nữ cầu xin mà nhiều người cứ tưởng là vô vọng. Thật là một tấm gương tuyệt diệu cho các Bà Mẹ.
Người mẹ hiền trong cuộc sống trần gian, người mẹ hiền bên cạnh Chúa, người mẹ hiền luôn quy tụ con cái của mình. Trong truyền thống của Hội Thánh, hay ngay như trong các giáo xứ, chính thánh Monica đã quy tụ các thế hệ hiền mẫu. Các hiền mẫu tiền bối đã yêu mến và đi theo con đường của Monica, các thế hệ hiền mẫu ngày hôm nay cũng được quy tụ lại để cầu nguyện, ăn chay, hãm mình, dâng biết bao nhiêu hy sinh từ cuộc sống gia đình, phục vụ trong giáo xứ và xã hội, kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu trong Mầu Nhiệm Thánh Giá. Ngày lễ Monica cũng là ngày quy tụ tất cả con cái. Yêu mến, biết ơn, kính trọng các hiền mẫu, chúng ta ước mong các thế hệ hiền mẫu tiếp tục đi theo con đường của Monica. Không những tại nhà thờ, mà còn nơi mỗi gia đình, các hiền mẫu trở nên những người mẹ hiền thật sự, làm cho gia đình mình được ấm cúng thuận hòa, làm cho các thế hệ con cháu trong gia đình và trong giáo xứ được vẻ vang. Như Monica có con cái là triều thiên của mình thế nào, các hiền mẫu trong giáo xứ cũng có các thế hệ con cháu làm vẻ vang cho chính các bà mẹ Công giáo như vậy.
LẠNG SƠN - Trong tinh thần uống nước nhớ nguồn, chiều tối Chúa nhật
ngày 31 tháng 8 Tại nhà thờ Chính Toà, Đức tân giám mục Giáo Phận
Lạng Sơn- Cao Bằng Giuse Đặng Đức Ngân đã chủ sự Thánh Lễ giỗ 10 năm
Đức cha cố Vinh Sơn Phao lô Phạm Văn Dụ, (2.9.1998 – 2.9.2008) vị Giám
mục Việt Nam tiên khởi của cánh đồng truyền giáo sứ Lạng. Đồng tế
với Ngài còn có một số các thành viên của Linh mục đoàn và các Linh
mục thân hữu của Đức cha cố từ miền Nam xa xôi cũng hiện diện để
hiệp dâng Thánh lễ.
Mọi người tham dự Thánh lễ đều cảm nhận được bầu khí ấm cúng, tinh
thần hiệp nhất và lòng biết ơn của những người con giành cho vị chủ
chăn tiên khởi mang dòng máu Việt.
Bầu khí âm cúng không chỉ bắt nguồn từ kiến trúc và không gian của
ngôi Thánh đường mang đậm nét Đông phương, mà thực ra hơi ấm ấy bắt
nguồn từ những tâm hồn vẫn còn đang âm ỉ ngọn lửa đức tin đã được
nhóm lên cách nay gần một thế kỷ (1913). Bản chất của Tin Mừng là
thế, một khi đã được loan đi thì đời đời bất diệt. Giáo phận Lạng
Sơn-Cao Bằng cũng thế, từ khi đón nhận Tin Mừng đến nay thời gian đắp
đổi với biết bao thăng trầm do thời cuộc, địa dư và bầu khí văn hoà
xã hội của mỏm đất biên cương chắc chắn sẽ không tránh khỏi những
khủng hoảng và thách đố, thế mà đức tin vẫn tồn tại và lưu truyền
từ thời các Thừa sai đầu tiên đặt chân trên sứ Lạng cho đến thế hệ
con cháu. Trong số đó không thể không nhắc đến con người và cuộc đời
của một vị mục tử đã gắn bó và hiến thân cho một thế hệ để làm
chứng và giữ gìn ngọn lửa đức tin trong một thời kỳ được coi là
khắc nghiệt nhất. Chính trong tinh thần và cảm thức ấy đã làm cho
bầu khí của Thánh Lễ trở nên ấp áp lạ thường.
Bầu khí đã ấm lại càng ấm hơn khi Đức cha chủ tế trong bài giảng đã
ôn lại những chặng đường mà vị tiền bối của mình đã đi qua từ khi
Ngài lãnh tác vụ Linh mục năm 1948 dưới tay của Đức Cha Hedde; rồi làm
cha phó Giáo xứ Đồng Đăng; cho đến việc Ngài tự nguyện ở lại địa
phận Lạng Sơn và giữ chức vụ Tổng quản địa phận sau hiệp định Geneve
năm 1954. Cũng chính thời gian ấy cha Dụ được chính quyền mời lên làm
cha sứ Thất Khê thay cho cha Guibert. Cũng tại Thất Khê, ngày 5 tháng 3
năm 1960 Ngài được Toà Thánh bổ nhiệm Giám mục và chính thức trở
thành Giám mục Chính toà Lạng Sơn vào ngày 26 tháng 11 năm 1960. Dù
đã được bổ nhiệm Giám mục nhưng phải đợi mãi đến ngày 1 tháng 5 năm
1979 Đức cha Vinh Sơn mới được làm lễ tấn phong bởi Đức cha Phạm Đình
Tụng Giám mục Bắc Ninh tại một nguyện đường nhỏ toạ lạc ngay trong
Toà giám mục Bắc Ninh. Cứ thế Dòng thời gian trôi đi với những đẩy
đưa của thời cuộc mãi đến năm 1992 Đức cha cố Vinh Sơn mới được về
“ngôi nhà”của mình – Toà giám mục Lạng Sơn. Khi nghe những chia sẻ
sống động và đầy tâm tình của Đức cha chủ tế có lẽ ai cũng cảm
thấy gần kề với người cha quá cố của mình dẫu không còn giáp mặt,
thế nhưng đức tin kiên vững lòng cậy trông tuyệt đối nơi Thầy Chí
Thánh và một tình yêu đến cùng của ngài giành cho Giáo phận và con
cái còn mãi trong tim của mọi người. Chính khi cảm nghiệm được sự
gần gũi và gắn bó với Đức cha cố cũng chính là lúc mọi người xích
lại gần nhau hơn trong tâm tình của những người con cùng nhà. Không chỉ
là sự sát cạnh về không gian mà còn nói lên sự hiệp nhất về tinh
thần, có khi sự hiệp nhất ấy không thật rõ với cái nhìn bên ngoài
nhưng nó vẫn chất chứa nơi thẳm sâu bên trong từ khi bà con cùng với
với vị chủ chăn của mình chung tay đặt nền và xây dựng Giáo phận,
rồi cùng xiết tay nhau kiên vững vượt qua những chặng đường khó khăn.
Vẫn một niềm tin ấy, vẫn một tinh thần và bầu nhiệt huyết ấy đã
được khơi dậy trong ngày lễ giỗ Đức cha cố Vinh Sơn Phao lô.
Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân cũng mời gọi anh chị em trong giáo phận hãy nhìn
vào đời sống của Đức Cha Cố để noi gương cuộc sống đạo đức thánh thiện của Ngài,
đồng thời bày tỏ lòng biết ơn với Ngài đối với công cuộc truyền giáo
và gìn giữ Giáo phận. Khi suy tư và chia sẻ về hành trình ơn gọi và
sứ mạng mục tử của vị tiền bối cũng chính là lúc đức Tân Giám Mục
thổ lộ tâm tình và thao thức của mình với con cái trong cương vị chủ
chăn của Giáo phận ở bối cảnh hiện tại. Bước theo Thầy Chí Thánh,
tiếp nối sứ mạng của Ngài, chắc chắn người mục tử cũng phải đồng
cảm thức và chia sẻ ngọt bùi với Thầy mình trên hành trình sứ mạng,
trong đó không thể thiếu chặng đường lên đồi Sọ, với tất cả những cay
đắng, đơn côi và ê chề của thập giá. Nhưng thập giá ấy lại trở nên
Thánh Giá khi có một tình yêu lớn, những cay đắng, đơn côi và ê chề
kia mặc một giá trị và ý nghĩa mới làm nên căn tính đích thực của
Người Mục Tử: cho đi hạnh phúc riêng tư của chính mình, để đón nhận
niềm hạnh phúc lớn hơn, phổ quát hơn; cho đi sự sống của chính mình
vì Thầy và vì sứ mạng để đón nhận để đón nhận sự sống đích thực
từ Đấng là nguồn sống.
Hành trình ấy Đức Cha cố Vinh Sơn Phao Lô đã hoàn tất được mười năm
tròn. Hôm nay, đến lượt Đức Tân Giám Mục Giuse, cho dẫu không phải đối
diện với những thách đố y như vị tiền bối của mình gặp phải do hoàn
cảnh và thời cuộc, nhưng không có nghĩa là không có, những thách đố
vẫn còn đấy, nó khoác những bộ giạng khác nhau, tinh vi hơn, nhậy cảm
hơn và cũng cần hơn bao giờ hết niềm tin, tình yêu dấn thân và niềm hy
vọng để có thể đối diện, mang vác và vượt qua. Với tất cả lòng
khiêm tốn và ý thức được giới hạn của mình Đức cha Giuse đã mời gọi
con cái mình thêm lời cầu nguyện và tích cực chung tay với Ngài xây
dựng Giáo phận mỗi ngày một phát triển hơn.
Kết thúc Thánh Lễ, mọi ngươi cùng Đức cha chủ tế và đoàn linh mục
tề tựu quanh phần mộ của Đức Cha cố được an táng trước khuôn viên Toà
Giám Mục để viếng thăm, thắp những nén hương để tưởng nhớ và tiếp
tục cầu nguyện cho Ngài và cầu nguyện cùng Ngài. Cảm động nhất là
những giây phút thinh lặng cuối cùng nơi phần mộ Đức Cha cố an nghỉ,
không còn nghe những lời kinh, những tiếng hát, nhưng trong lòng của
mỗi người hiện diện chắc chắn sẽ vang lên những tâm tư và ước mơ chân
thành và tha thiết nhất.
Vũ Duy Vinh
HUẾ - Vào lúc 8 giờ sáng ngày 3 tháng 9 năm 2008, Giáo xứ chính tòa Phủ Cam- Huế long trọng tổ chức lễ đón tiếp Đức Tổng Giám mục Giáo phận Huế Stephano Nguyễn Như Thể, Đức Giám mục phụ tá Phanxico Xavie Lê Văn Hồng cùng với linh mục tân quản xứ Anton Dương Quỳnh. Cùng tham dự có đông đảo linh mục, tu sĩ nam nữ, đại diện các giáo xứ thuộc giáo hạt thành phố và cộng đòan dân Chúa Giáo xứ chính tòa.
Hội Đồng Giáo xứ, các hội đòan của giáo xứ rước đòan từ cổng chính nhà thờ lên
tiền đường, ở đây Đức Tổng Giám mục trao chìa khóa nhà thờ cho linh mục tân quản
xứ mở cửa cho Đức Tổng Giám mục, Đức Giám mục phụ tá, các linh mục cũng như cộng
đòan dân Chúa tiến vào nhà thờ tiến hành các nghi thức nhận chức. Đây cũng là
một trong những nghi thức tiếp nhận quản xứ, cai quản nhà thờ.
Đức Tổng Giám mục đã trân trọng giới thiệu linh mục tân quản xứ: Anton Dương
Quỳnh năm nay 61 tuổi, sau khi đi du học tại Pháp đã lấy được 2 bằng thạc sĩ về,
được tòa Giám mục bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm mục vụ giáo phận, chưởng ấn
tòa Giám mục, chánh án tòa án Hôn phối và phụ trách nhiều ban ngành trong giáo
phận. Là một linh mục năng nổ, nhiệt tình nay được giao nhiệm vụ quản xứ Chính
Tòa kiêm hạt trưởng hạt thành phố để coi sóc một giáo xứ quan trọng của giáo
phận. Hình ảnh Chúa Giêsu đã chấp nhận cái chết trên thập giá vì đàn chiên, linh
mục tân quản xứ từ nay cũng chọn giáo xứ là quê hương của mình, những vui buồn
lo âu của cộng đoàn cũng là của cha quản xứ và sinh mệnh của cha cũng thuộc cộng
đoàn. Khi trao nhịêm vụ cho cha Anton, Đức Tổng Giám mục đã gửi gắm cha cho cộng
đòan để cộng đoàn yêu thương nâng đỡ và nhiệt tình cộng tác trong mọi công vịêc.
Sau khi tiến hành các nghi thức nhậm chức tân quản xứ, ông Nguyễn Đình Lục Chủ
tịch HĐGX Chính Tòa thay mặt cộng đòan nêu vài nét về Giáo xứ Chính Tòa Phủ Cam,
một giáo xứ có bề dày lịch sử 326 năm và 100 năm chính tòa với biết bao biến cố
thăng trầm, các bậc tiền nhân đã dùng máu và nước mắt để gầy dựng nên, và trải
qua bao đời linh mục quản xứ dày công vun đắp để Giáo xứ Chính Tòa Phủ Cam có
được bộ mặt như ngày hôm nay, cộng đòan giáo xứ vui mừng đón cha tân quản xứ thứ
27 về tiếp tục coi sóc và xây dựng giáo xứ. Ông cũng tỏ lòng tri ân đối với Đức
Tổng Giám mục, Đức Giám mục phụ tá đã luôn quan tâm lo lắng cho giáo xứ, cảm ơn
các linh mục, tu sĩ nam nữ và đại diện các giáo xứ đã đến dự lễ nhận chức tân
quản xứ của cha Anton.
Cha tân quản xứ Anton Dương Quỳnh trong phát biểu nhận chức đã cảm ơn Đức Tổng
Giám mục, Đức Giám mục phụ tá, các linh mục cùng các tu sĩ nam nữ và cộng đoàn
dân Chúa đã yêu thương đón nhận một con người hèn yếu và bé mọn trong một nhiệm
vụ nặng nề của giáo xứ đầu tàu của giáo phận. Cha cũng đã tỏ lòng tri ân đối với
các bậc tiền nhân và tất cả anh chị em của Giáo Xứ Chính Tòa trong và ngoài nước
đã tận tình giúp đỡ giáo xứ trong thời gian qua. Cha cũng xin anh chị em tiếp
tục nâng đỡ giáo xứ để giáo xứ ngày càng vững mạnh xứng đáng là con tim của giáo
phận.
Cuối cùng, Đức Tổng Giám mục đã ban phép lành cho tòan thể cộng đòan, xin Thiên
Chúa luôn phù trợ nâng đỡ cho cộng đòan.
Minh Phương
BẮC NINH - Đúng chiều ngày Quốc khánh Việt Nam 2.9.2008, Đức Tổng Giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt cùng 12 linh mục giáo phận Bắc Ninh đã long trọng dâng thánh lễ tạ ơn và làm phép nhà thờ Tam Đảo thuộc giáo phận Bắc Ninh. Có tới hơn 2,000 giáo dân đến từ nhiều giáo xứ trong giáo phận như Đại Lãm, Ngọ Xá, Đại Điền, Dân Trù, Yên Mỹ, Vĩnh Yên, Hòa Loan, Hữu Bằng, Vinh Tiến, Thống Nhất… đã tới tham dự thánh lễ. Đây là một con số kỉ lục về số lượng người tham dự thánh lễ tại nhà thờ Tam Đảo từ trước đến nay. Giáo dân ngồi chật kín trong và xung quanh nhà thờ. Cả một khối giáo dân đông đảo như muốn ôm chặt lấy ngôi thánh đường vừa được chính quyền trao trả lại.
Trước thánh lễ vài tiếng đồng hồ, hơn 2,000 giáo dân đã tụ họp đông đủ tại khu
nhà thờ náo nức chờ đợi giây phút hân hoàn chào đón Đức Tân Giám mục kính yêu.
Đến với cộng đoàn tại Tam Đảo, Đức cha đã đi trong những tiếng trống vang dội,
những tiếng kèn đồng oai hùng và cả một rừng những khuôn mặt rạng rỡ cười vui
chào đón Đức cha. Đức cha hết sức cảm động trước tình cảm của mọi thành phần dân
Chúa Bắc Ninh dành cho ngài, đặc biệt tại ngôi Thánh đường Tam Đảo này. Đức cha
đã ngỏ lời với cộng đoàn: Sau hơn nửa thế kỉ mòn mỏi đợi chờ, hôm nay, mọi người
đã “thỏa lòng mong ước” được vào ngôi thánh đường của mình để tạ ơn Thiên Chúa
và cầu nguyện cho giáo phận Bắc Ninh và cho đất nước Việt Nam được hưởng “quốc
thái dân an”. Đức Giám mục cho biết: Trước đây, Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm
Đình Tụng đã muốn nhà thờ Tam Đảo nhận tước hiệu nhà thờ Nữ Vương, nay Đức cha
muốn thêm vào tước hiệu đó là nhà thờ Nữ Vương Hòa Bình. Bởi vì, nếu hiểu hòa
bình là im tiếng súng, là không phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm thì hiện nay
Việt Nam đã có hòa bình. Nhưng nếu hiểu hòa bình một cách sâu xa hơn như là
trạng thái mọi người dân sống thái hòa, bình an thì hiện Việt Nam vẫn chưa có
hòa bình, người dân vẫn hằng ngày phải đấu tranh vật lộn dưới sức đè nặng của
bao thứ giặc: giặc dốt, giặc đói, giặc gian dối, bất công xã hội, sự vô cảm
trước nỗi đau của dân chúng… Vì thế, Đức cha muốn kêu gọi mọi người nài xin Đức
Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình ban ơn phù giúp cho con cái Mẹ, cho dân tộc Việt Nam.
Đức cha mơ ước nhà thờ Tam Đảo sẽ là nơi hành hương của nhiều người trong cũng
như ngoài giáo phận Bắc Ninh và cả những du khách quốc tế. Tam Đảo sẽ không chỉ
là nơi có khí khậu mát mẻ, mà còn là nơi tràn ngập những làn gió mát tâm linh,
những làn gió hiền hòa làm mát dịu lòng người.
Tưởng cũng nên biết rằng nhà xứ Tam Đảo nằm trên khu du lịch Tam Đảo do người Pháp khai sinh. Tam Đảo cách Tòa giám mục Bắc Ninh 90km. Vì ở độ cao nên khí hậu Tam Đảo rất mát mẻ dễ chịu. Khởi đầu khi thành lập năm 1906, giáo xứ có gần 200 giáo dân với ngôi nhà thờ bằng tranh lá. Năm 1937, giáo xứ đã xây dựng ngôi thánh đường hiện nay theo lối kiến trúc Pháp với chiều dài 26m, rộng 11m. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chủ trương “tiêu thổ kháng chiến” đã làm cho toàn bộ những ngôi biệt thự tại Tam Đảo bị phá hủy hoàn toàn, nhà thờ là công trình kiến trúc duy nhất được bảo toàn. Tuy nhiên, từ năm 1954, nhà thờ bị chính quyền quản lý và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, trừ mục đích chính đáng là thờ phượng Thiên Chúa! Sau nhiều lần đối thoại qua lại, ngày 8.8.2008, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã có thiện chí trao trả lại nhà thờ Tam Đảo cho chủ sở hữu đích thực của nó là giáo phận Bắc Ninh. Hiện tại, sau hơn nửa thế kỉ sử dụng sai mục đích, không được sửa chửa bảo trì, nhà thờ Tam Đảo đã xuống cấp nặng nề, nhiều hạng mục công trình hư hỏng, vỡ nát. Vì thế, rất cần những tấm lòng quảng đại mở rộng bàn tay giúp đỡ để nhà thờ Tam Đảo có thể được trùng tu, phục hồi xứng đáng là nơi Chúa ngự.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức cha Cosma một lần nữa không giấu nổi sự xúc động
khi chứng kiến một đoàn chiên đông đảo quanh mình. Đứng trên giảng đài, Đức cha
không chỉ nhìn thấy cộng đoàn trong nhà thờ, mà nhìn qua những vuông cửa sổ ra
bên ngoài khuôn viên nhà thờ, trên các lối đi, trên các sườn đồi, khắp tứ phía
đâu đâu Đức cha cũng thấy đoàn chiên của mình đang ngồi hướng vào Thánh đường
hiệp dâng thánh lễ. Mở đầu bài giảng, Đức cha kêu gọi mọi người xin Chúa tha lỗi
cho chính mình vì đã không thể giữ được ngôi nhà Chúa trong mấy chục năm; đồng
thời mọi người cũng xin Chúa nhân từ tha lỗi cho những ai đã sử dụng ngôi thánh
đường sai mục đích. Đức cha cũng mời gọi mọi người tạ ơn Chúa đã cho ngôi thánh
đường trở về với chủ sở hữu đích thực. Ngài khích lệ mọi người tin tưởng vào
Chúa luôn ban tình thương và sự sống cho mọi người. Và chính Chúa Giêsu là tình
thương và sự sống của Thiên Chúa. Khi chúng ta mở lòng ra đón nhận Chúa Giêsu là
chúng ta đón nhận tình thương và sự sống. Khi chúng ta giới thiệu, làm chứng
Chúa Giêsu cho người khác là lúc chúng ta trao ban tình thương và sự sống của
Thiên Chúa cho họ. Đức cha nói: tuy giáo phận Bắc Ninh còn nghèo, rất nghèo về
vật chất cũng như tinh thần, thiếu thốn về cơ sở tôn giáo cũng như nhân sự,
nhưng tin tưởng vào tình thương của Chúa, chúng ta cũng có thể xác tín như Mẹ
Maria: “kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư”.
Khi nói về hòa bình, Đức cha ước mong mọi người đến nhà Chúa với một trái tim hòa bình, một tâm hồn bình an. Chỉ có hòa bình đích thật khi mọi người thực sự yêu thương nhau, hết lòng sống tử tế với nhau. Và Đức cha không thể không kêu gọi mọi người cầu nguyện cho Dòng Chúa Cứu Thế và giáo xứ Thái Hà, Hà Nội được hưởng bình an trong cơn nguy nan. Con dân đất Việt đã đổ quá nhiều xương máu để đấu tranh cho nhân dân hưởng hòa bình. Lẽ nào chính quyền của dân, do dân và vì dân lại hành động theo những cách thức ngược lại hòa bình, lại không lo cho dân hưởng an bình, thái hòa? Xin Mẹ Maria là Nữ Vương Hòa Bình ban bình an, thái hòa cho dân tộc Việt Nam. Tạ ơn Chúa đã cho giáo phận Bắc Ninh sử dụng lại ngôi thánh đường trong an bình.
Thật là kì lạ, khi thánh lễ bước sang phần Phụng vụ Thánh Thể, thì rất nhiều đám
mây bay tới quấn lấy nhà thờ, ùa vào đầy nhà thờ. Khi thánh lễ kết thúc thì mây
cũng tan. Một quang cảnh thiên nhiên thật thơ mộng, nhưng với con mắt tâm linh,
thì đó giống như một quanh cảnh “thần hiện”, Chúa đến với con cái Ngài. Đức cha
nói quang cảnh nhà thờ Tam Đảo hôm nay giống như cảnh Chúa Giêsu cùng các môn đệ
trên núi Tabo ngày xưa!
Thánh lễ tạ ơn và làm phép lại nhà thờ Tam Đảo kết thúc vào lúc chiều muộn. Một
thánh lễ không chỉ làm ấm lại ngôi thánh đường sau mấy chục năm vắng bóng ánh
nến, lời kinh, nhưng thánh lễ còn làm ấm lại lòng người khi tìm thấy tài sản vô
giá bị đánh mất, làm rực cháy lên đức tin Công giáo của người dân Việt Nam. Mọi
người thầm nguyện ước làm cháy mãi niềm tin Công giáo, niềm tin mà hàng trăm
ngàn cha ông chúng ta đã sẵn sàng đổ máu đào để minh chứng và nuôi dưỡng. Ước
mong thánh đường Tam Đảo sẽ là một điểm sáng tâm linh trong khu du lịch Tam Đảo,
giữa đất trời Tam Đảo dịu mát an hòa.
Nguyễn Xuân Trường
THÁI BÌNH - Lúc 9g30 sáng nay (05/09/08), Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang – Giám mục Giáo Phận Thái Bình đã long trọng cử hành Thánh lễ khai giảng năm học mới tại Chủng Viện Thánh Tâm Chúa Giêsu – Giáo Phận Thái Bình; khóa học đầu tiên sau biết bao năm trời bị đóng cửa (1977- 30/05/08). Cùng đồng tế với ngài là Đức Giám mục Giáo phận Bùi Chu, quí Đức ông, Cha Phó giám đốc, kiêm Tổng đại diện Giáo phận – Đaminh Đặng Văn Cầu, Cha Laurenxô Chu Văn Minh – Giám đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội, quí Bề trên các dòng tu, quí cha trong và ngoài giáo phận; và rất đông đảo các nam nữ tu sĩ, giáo dân từ giáo phận nhà cũng như các giáo phận lân cận tới tham dự.
Được biết, khóa học này được mở ra cho quí thầy lớn tuổi của Giáo phận, 14 thầy
sẽ theo học lớp bổ túc Thần học 3 năm, 15 thầy sẽ theo học lớp 5 năm. Trong số
các thầy này, một số thầy đã từng theo học tại Chủng viện này từ những năm cuối
của thập niên 60, số còn lại cũng đã từng theo học các lớp Triết – Thần trong
miền Nam Việt Nam.
Mặc dù thời tiết oi bức, Thánh lễ được cử hành ngoài trời – trước tiền sảnh của
dãy nhà ba tầng nhưng đã được cử hành trong bầu khí trang nghiêm; cộng đoàn ngập
tràn niềm vui phấn khởi cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã liên tiếp thương ban xuống
cho Giáo phận trong những năm qua, như lời mở đầu bài chia sẻ của Đức cha chủ
tế: “ Hôm nay là ngày vui mừng và hạnh phúc cho hết thảy mọi người chúng ta, vì
là ngày khai giảng lớp đào tạo các tu sĩ lớn tuổi tại Chủng viện Thánh Tâm Thái
Bình. Đây là một niềm vui và hạnh phúc trào lên từ dĩ vãng. Ngắm xem các khuôn
mặt da đã nhăn nheo, đầu đã nhiều tóc bạc, thân thể đã mất đi vẻ cường
tráng…chắc ai ai trong chúng ta cũng phải đặt câu hỏi tại sao bây giờ mới học
tập và sau mấy năm nữa có thể được thụ thong linh mục…chắc mọi người chúng ta,
trong đạo ngoài đời đều hối tiếc phàn nàn, nhưng không hề oán hận, chỉ nuối tiếc
cho một thời gian đã có những chính sách sai lầm trong tôn giáo để xảy ra những
thành quả không mấy tốt đẹp mà mỗi người trong chúng ta ít nhièu đều phải gánh
lấy những hậu quả. Nhưng mọi sự đã qua đi, chúng ta khép lại dĩ vãng, và hôm nay
đây bừng sáng lên một tương lai tốt đẹp cho Giáo phận Thái Bình nói riêng và
Giáo Hội Việt Nam nói chung. Những sai lầm trong dĩ vãng nay được bù đắp lại vì
“có còn hơn không, muộn còn hơn chẳng bao giờ có”. Môt niềm vui lớn lao hơn nữa
là lớp chủng sinh lớn tuổi này vẫn còn khả năng học tập để được đào tạo trong
môt môi trường vật chất cũng như tinh thần ngày càng được cải thiện…”
“Với niềm hi vọng tươi sáng, ấp ủ cho một tương lai đầy vui mừng hơn nữa tôi
tin rằng Thánh Tâm Chúa Giêsu sẽ luôn ban ơn, giúp sức và thánh hóa cho những
hạt giống già cả trong thửa ruộng Chủng viện Thánh Tâm Chúa Giêsu; được sức mạnh
của Lời Chúa bổ dưỡng và phù trợ, được mau chóng trở thành những hcứng nhân tình
yêu, lạc quan và hy sinh cho toàn thể Giáo Hội và xã hội”.
Mạnh Thắng
SAIGÒN - Thiên nhiên huyền nhiệm hôm nay như muốn hoà niềm vui chung với các bà
mẹ Công giáo hạt Xóm Chiếu nên khí trời hôm nay khô ráo và mát hơn vài ngày
trước.
Tờ mờ sáng, bà con giáo dân giáo điểm truyền giáo An Thới Đông - Cần Giờ - dắt
díu nhau tề tụ về ngôi Thánh đường khang trang, ấm cúng của giáo điểm. Cũng xin
nhắc lại một chút là ngôi Thánh đường khang trang và ấm cúng này là quà tặng
mừng Thọ Đức Hồng Y thân yêu của giáo phận Sài Gòn.
Trời vừa sáng hẳn thì các bà mẹ Công giáo từ các nơi trong Hạt tề tựu khá đông
đủ về Giáo điểm. Chắc có lẽ biết được đường sá xa xôi cách trở bởi chuyến phà
Bình Khánh nên các bà phải thu xếp sao cho vượt qua cái khó khăn cách trở ấy.
Không chỉ có các bà mẹ bên kia sông Sài Gòn mới đến sớm nhưng các bà mẹ thuộc
giáo điểm Thánh Giuse (ấp Trần Hưng Đạo - Cần Giờ), giáo điểm Cần Thạnh (Thị
trấn Cần Thạnh), giáo điểm Đồng Hoà (xã Đồng Hoà - Cần Giờ) cũng có mặt sớm với
các bà mẹ ấy. Sự hiện diện đông đảo và sớm sủa như thế nói lên tinh thần nhanh
nhẹn và nhiệt huyết nơi các bà mẹ cách riêng các bà mẹ Công giáo.
Sau khi hội họp, trao đổi, giao lưu với nhau là đến phần chính lễ. Đoàn kiệu
mừng kính thánh nữ Monica được rước xung quanh nhà thờ An Thới Đông thật nghiêm
trang, sốt sắng.
Sự hiện diện quý báu có thể nói là nhất đó chính là sự hiện diện của Cha hạt
trưởng Nguyễn Thới Hoà (chính xứ - quản hạt Xóm Chiếu). Với tuổi cao và sức khoẻ
không cho phép như các cha trẻ nhưng với lòng nhiệt huyết với con chiên, cách
riêng linh hướng cho các bà mẹ nên Ngài đã chủ sự trong Thánh Lễ tạ ơn sáng nay.
Trong bài chia sẻ, Ngài nhấn mạnh đến lòng tin của thánh nữ Monica. Ngài gợi lại
lòng tin từ ban đầu trong ngày nhận Bí tích Thanh Tẩy cũng như lòng tin phải có
trong những lúc khó khăn vất vả của đời sống gia đình. Ngài cũng không quên nhấn
đi nhấn lại vai trò gìn giữ cũng như bảo vệ hạnh phúc gia đình của mỗi thành
viên trong gia đình, cách riêng vai trò của người Mẹ. Ngài tỏ rõ niềm vui khi
mỗi năm một lần các bà mẹ có dịp gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ niềm tin của các bà
mẹ. Ngài nói thêm rằng hôm nay tổ chức ở giáo điểm An Thới Đông rất là ý nghĩa
vì lẽ có những giáo xứ có truyền thống đức tin lâu đời như Xóm Chiếu, Vĩnh Hội
nên chia sẻ niềm tin cho những giáo điểm non trẻ như An Thới Đông, Đồng Hoà,
Thánh Giuse …
Những bó hoa tươi, những tràn vỗ tay thật to như là lời Tri ân Thiên Chúa, tạ ơn thánh nữ Monica và cảm ơn nhau, cảm ơn tất cả những người đã góp công góp sức cho Thánh lễ hôm nay được diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng.
Sau những lời tri ân Thiên Chúa, cảm ơn nhau là phần chụp hình giao lưu. Rất vui và phấn khởi khi đoàn của mình được gọi tên lên tam cấp để chụp hình. Nhỏ bé nhất đoàn các bà mẹ hôm nay là đoàn của các bà giáo điểm truyền giáo Đồng Hoà. Chưa đủ chục bà nhưng sự hiện diện của bà nói lên lòng liên đới, chia sẻ niềm tin nơi mảnh đất truyền giáo nhỏ bé nghèo nàn của vùng Duyên Hải. Hoành tráng nhất đó là các bà mẹ Công giáo thuộc giáo xứ Xóm Chiếu. Các bà mẹ Xóm Chiếu phải đứng đến 5 hàng và phải chen vai nhau mới có thể thấy mặt chứ không thì bị “mất mặt”.
Phần chia sẻ của ăn “phần xác” hôm nay đậm chất “cây nhà lá vườn”. Các bà mẹ
Công giáo An Thới Đông mỗi người một tay lo phần ẩm thực còn các ông thì “chạy
bàn” một cách hết sức xuất sắc trong vai “tỳ nữ”.
Niềm vui nào cũng đến lúc phải dừng lại. Các bà mẹ chia tay nhau trong niềm tin
và tình thân ái. Hẹn nhau ngày này sang năm nơi giáo điểm truyền giáo khác để
khơi lên cũng như chia sẻ niềm tin của những người mẹ, người vợ trong gia đình.
Anmai, CSsR
Theo truyền thống hàng năm và theo chương trình sinh hoạt của giáo hạt Mỹ Tho, vào áp lễ mừng kính thánh nữ Monica, bổn mạng của các Bà Mẹ Công Giáo, các Bà mẹ Công Giáo đại diện của các giáo xứ trong giáo hạt Mỹ Tho và hai giáo xứ Ba Gồng và Tín Đức của hạt Cái Bè đã cùng nhau về họp mặt giáo lưu học hỏi tại Nhà thờ Thánh Tâm.
Từ nhiều ngày trước các Bà mẹ Công giáo và Ban Mục vụ của giáo xứ Thánh Tâm, thị xã Gò Công, đã tích cực chuẩn bị mọi thứ cho ngày họp mặt này. Khuôn viên nhà thờ được trang hoàng đẹp mắt để chào đón những vị khách quý từ khắp các nơi của giáo hạt. Từ sáng sớm, từng đoàn xe nối đuôi nhau tiến vào khuôn viên Nhà thờ cùng với những khuôn mặt rạng rỡ của các Bà mẹ Công giáo từ các giáo xứ. Sân nhà thờ trở nên chật hơn, và ấm hẳn lên với những tiếng chào mừng và những nụ cười gặp gỡ của những người thân quen gặp nhau trong tình bằng hữu, và trong gia đình của niềm tin Kitô giáo.
Đúng 9 giờ, buổi họp mặt được long trọng khai mạc với sự tham dự của quý cha đại diện trong giáo hạt và hơn 350 tham dự viên là các Bà mẹ công giáo đến từ tất cả các giáo xứ của giáo hạt và hai giáo xứ bạn. Sau phần giới thiệu đầy dí dởm của Cha Giuse Bùi Văn Hoàng, Giám đốc Trung Tâm Mục Vụ của giáo phận, các tham dự viên được lắng nghe bài chia sẻ của Cha về đề tài "Giáo Dục Con Cái Trong Bối Cảnh Xã Hội Hiện Nay". Bài chia sẻ này được gợi hứng từ Thư Mục Vụ 2007 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về Giáo Dục Kitô Giáo. Trong bài chia sẻ của mình, Cha Giuse Bùi Văng Hoàng không ngừng mời gọi các Bà Mẹ Công Giáo ý thức về vai trò là người công tác với Thiên Chúa trong công trình sáng tạo và cứu chuộc con người. Mỗi người mẹ được cộng tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa qua việc sinh ra và dưỡng dục con cái.Và khi dạy dỗ, uốn nắn và chỉ bảo con cái để con cái sống tốt, nên người trong việc nhận biết Thiên Chúa và tuân giữ các giới luật của Thiên Chúa để được hưởng ơn cứu độ của Thiên Chúa là cách thức người cha, người mẹ được cộng tác vào công trình cứu độ của Thiên Chúa. Do đó, các bà mẹ Công giáo hãy sung sướng vì được Thiên Chúa mời gọi cộng tác vào công trình cao cả của Ngài và hãy cám ơn Chúa. Nhưng với sức người có giới hạn, và tự sức mình không thể làm được nếu không có ơn Chúa, mỗi người hãy tha thiết xin Chúa ban ơn, giúp sức để có thể trở thành những bậc cha mẹ thật xứng đáng như thánh nữ Mônica. Ngoài ra, cha cũng đưa ra những toa thuốc thật hiệu quả và thiết thực cho các bà mẹ trong cách dạy dỗ con cái nên con ngoan, người tốt, và Kitô hữu đích thực. Với những ngôn từ thật gần gủi với đời thường, và những cách pha trò thật dí dỡm, cùng với những kinh nghiệm trong đời sống mục vụ, bài nói chuyện của cha thật sự lôi cuốn sự chú ý và mang đến những bài học thật hữu ích cho các tham dự viên.
Sau những phút giải lao ngắn, các tham dự viên bắt đầu giờ chia sẻ, đúc kết và giao lưu văn nghệ "bỏ túi" giữa các giáo xứ với nhau, và với các cha. Với những bài hát thật vui tươi, những câu hò và vở kịch ngắn nói về tình Mẫu Tử và Tình Yêu Thiên Chúa, buổi giao lưu trở nên sống động hơn và hào hứng hơn, đến nỗi quên cả những tiếng "lào xào" réo gọi của những cái bao tử chưa được nếm thứ gì từ sáng sớm. Do thời gian giới hạn nên giờ giao lưu được kết trong sự tiếc nuối của những cá nhân và giáo xứ chưa được dịp thể hiện.
Đứng 12 giờ 30, mọi người cùng hướng về Chúa Thánh Thể với lời mời gọi của Cha Giuse Bùi Hoàng để cùng nhau dâng lên Chúa những tạ ơn, lời nguyện ước và cầu xin của mỗi cá nhân và giáo xứ để Chúa thánh hoá và ban ơn. Buổi giao lưu được kết thúc trong buổi tiệc chia sẻ đầy tình thân ái.
Vô Thường
Vào những ngày đầu tháng 8 âm lịch, chúng tôi trở lại thăm khu làm lồng đèn trung thu ở giáo xứ Phú Bình thuộc P.5, quận 11 thành phố Sàigòn. Năm nay, đi từ cổng giáo xứ Phú Bình chúng tôi nhận thấy không khí mua bán ở đây thật đìu hiu vắng vẻ. Các đại lý ở đây chủ yếu trừng bày lồng đèn pin Trung Quốc. Lượng người mua lồng đèn giấy kiếng mỗi năm một ít.
Người đầu tiên mà chúng tôi trao đổi là chị T. , một chủ đại lý bán lồng đèn ở cổng giáo xứ Phú Bình, chị cho biết: “Năm nay sức mua lồng đèn giấy kiếng kém hơn nhiều so với lồng đèn pin Trung Quốc”. Chúng tôi đi tiếp vào trong giáo xứ Phú Bình thuộc Phường 5, Quận 11, và sang cả khu vực giáo xứ Tân Phú Hoà, thuộc P. Phú Trung, Quận Tân Phú trước đây có mấy chục hộ làm lồng đèn nhưng hiện nay chỉ còn trên dưới 10 hộ gia đình còn giữ nghề. Có phải trẻ em bây giờ đã không còn thích thú với chiếc lồng đèn truyền thống khi mùa Trung Thu về, hay trong thời bão giá nghề làm lồng đèn không còn “đứng nổi”?
Nghề làm lồng đèn là cái nghề của cha ông để lại, nghề mang tính gia đình, cả nhà buổi tối cùng làm với nhau sau khi đi làm công sở về, cái nghề làm cho vui những lúc rảnh rỗi. Nghề làm lồng đèn trung thu hiện nay không còn là kế mưu sinh chính của các gia đình ở đây. Cho nên họ cũng không muốn kể chuyện về nghề của mình cho các nhả báo đến tìm hiểu. Nhất là những năm gần đây, nhiều gia đình không thể sống nổi với nghề nên đã bỏ dần. Tệ hơn nữa, sáu tháng đầu năm 2008, khi giá sinh hoạt, giá tiêu dùng leo thang, trong nền kinh tế Việt Nam bị lạm phát, mọi thứ đều tăng giá thì đương nhiên vật liệu để làm ra chiếc lồng đèn cũng tăng giá theo. Tre, kẽm, giấy bóng kiếng, …và những vật liệu khác làm lồng đèn tăng từ 20% - 30% .Tuy chiếc lồng đèn lại được làm hoàn toàn bằng tay, nhưng cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc tăng giá đó. Anh H. một nghệ nhân làm lồng đèn đã có hơn 20 năm trong nghề nói với chúng tôi về tình hình năm nay. “Những năm trước, từ khi cò lồng đèn Trung Quốc thì chiếc lồng đèn này đã bán chậm. Năm nay, cái gì cũng tăng giá, tôi phải bỏ vốn nhiều hơn năm ngoái, nhưng một chiếc lồng đèn bán ra lại không tăng giá bao nhiêu”. Giá chiếc lồng đèn bỏ sỉ năm nay theo một số bà con làm lồng đèn cho biết chỉ khoảng 5000đ một chiếc cỡ trung và 2500đ một chiếc cỡ nhỏ thì vốn họ bỏ ra cũng hơn một nửa. Lượng tiêu thụ lồng đèn năm nay giảm đáng kể theo nhiều người lý giải có thể là do giá xăng dầu cao làm cho phí vận chuyển về các tỉnh tăng. Và khi chiếc lồng đèn đến tay trẻ em vùng nông thôn thì cũng phải ở mức giá 7000đ- 8000đ một chiếc. Với giá ấy thì trẻ em vùng quê còn nghèo không có khả năng để mua. Còn ở thành phố thì người lớn thường mua cho con em mình những chiếc lồng đèn xài pin Trung Quốc vừa tiện lợi và không sợ chúng phải bỏng tay. Dần dần những chiếc lồng đèn xài pin Trung Quốc đủ kiểu đã thay thế cho chiếc lồng đèn truyền thống của dân tộc. Hiện nay đã qua rồi cái thời mà ở khu Phú Bình nhà nhà làm lồng đèn như những năm thập niên 90 trước đây. ông H. một nghệ nhân làm lồng đèn tâm sự với chúng tôi : “Năm ngoái gia đình tôi làm năm sáu ngàn con một mùa, năm nay chỉ bằng một nửa năm ngoái, nhưng đến bây giờ chưa bán được bao nhiêu. Nếu năm nay bán không hết năm sau gia đình tôi không làm nữa. Bỏ nghề buồn lắm ! Nhưng biết làm sao được, vì nghề này bỏ nhiều vốn nhưng lời chẳng bao nhiêu. Chủ yếu là lấy công làm lời”.
Nhìn những chiếc lồng đèn lung linh ánh nến vào mỗi đêm rằm tháng tám làm chúng ta nhớ về những kỷ niệm đẹp thời xa xưa. Mong rằng nghề làm lồng đèn truyền thống ở giáo xứ Phú Bình còn mãi với thời gian để cho thế hệ trẻ em hôm nay được rạng rỡ niềm vui khi đi bên chiếc lồng đèn mỗi mùa trung thu về.
Lê Hoàng Vũ
Đêm 13 rạng ngày 14.8.2008, giáo dân thuộc giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội đã kiệu tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội vào khu đất của giáo xứ bị Công ty May Chiến Thắng chiếm dụng và đang định xây cất cơ sở mới.
Khoảng 12 giờ 30 ngày 15.08.2008, giáo dân lại kiệu tượng Đức Mẹ Ban Ơn đến. Đây là bức tượng khá lớn, cao khoảng 1, 8 – 2 mét, được dựng gần tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm. Khoảng 15 giờ 30 giáo dân lại dựng thêm cây thánh giá cao khoảng 5 mét bằng sắt, trên có tượng nhỏ Chúa Jesus chịu đóng đinh.
Lúc đầu, các nhân viên công lực đã đến khá đông, nhưng họ không làm gì để ngăn cản giáo dân dựng tượng và đứng cầu nguyện xung quanh tượng.
Sở dĩ các giáo dân Thái Hà đã hành động như vậy vì sau nửa năm xem xét, thành phố Hà Nội đã ra quyết định nói rằng “không có cơ sở để giải quyết tranh chấp” và “sẽ thu hồi khu đất để làm công trình công cộng”.
Linh mục Nguyễn Văn Khải từ dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà nói rằng đất này được các tu sĩ từ Quebec, Canada, sang mua từ đầu thế kỷ, nhưng sau đó bị chiếm dụng.
Các giáo dân giải thích thêm: Theo đề nghị của chính quyền thành phố hồi tháng giêng năm 2008, giáo xứ đã kiên nhẫn chờ đợi kết quả thanh tra và thiện chí giải quyết của chính quyền. Tuy nhiên, sau nửa năm chờ đợi, kết quả nhận được vẫn là câu trả lời của quá khứ. Ngày 30.6.2008 chính quyền thành phố đã chính thức trả lời bằng văn bản cho giáo xứ: “Không có cơ sở để giải quyết”. Đi xa hơn, ngày 2.7.2008 chính quyền còn muốn hợp pháp hoá muộn màng việc chiếm dụng khu đất nói trên bằng cách ra văn bản quyết định "thu hồi khu đất để làm công trình công cộng”.
Lúc 10 giờ 40 sáng 19.8.2008, lực lượng công an và công nhân nhà may Chiến Thắng đã đến tháo bỏ các ảnh tượng mà giáo dân đã dựng lên. Được tin này, giáo dân kéo đến đông, họ lại bỏ đi.
Nói đến Thái Hà ấp là phải nói đến Hoàng Cao Khải (1850–1933). Ông là một đại thần thân Pháp dưới triều vua Thành Thái. Năm 1888, ông được thăng làm Tổng đốc Hải Dương, rồi năm 1890 ông làm Khâm sai Kinh lược Bắc Kỳ, tước Duyên Mậu quận công. Thái Hà ấp ngày xưa là ấp riêng của ông. Ông đã về hưu và qua đời tại đây.
Năm 1926, hai linh mục Hubert Cousineau và Eugène Larouche thuộc Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) ở Canada đã đến truyền giáo tại Việt Nam và năm 1928 hai ngài đã mua một khu đất thuộc ấp Thái Hà diện tích khoảng 6 héc-ta, nằm cạnh tuyến đường Hà Nội - Hà Đông, có nhà cửa đủ để một cộng đoàn sống mấy năm đầu.
Khu của DCCT nói trên rộng khoảng 61.455 mét vuông. Ngày 7.5.1929, Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội được chính thức thành lập tại đây. Sau đó, nhà thờ, nhà đệ tử, bệnh viện, trường học và các cơ sở khác cứ được xây dần thêm. Vì giáo dân quy tụ quanh Dòng Chúa Cứu Thế quá đông, nên giáo xứ Thái Hà đã được thành lập. Địa chỉ hiện nay là 180/2 Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.
Năm 1954, khi Cộng Sản tiếp thu miền Bắc theo Hiệp Định Genève ngày 20.7.1954, Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội còn lại 5 thành viên. Năm 1960, hai linh mục bị trục xuất, hai tu sĩ bị tù và chết trong tù (Thầy Văn và Thầy Đạt), cả tu viện còn lại Linh mục Vũ Ngọc Bích.
Sau đó, nhiều cơ quan và hàng ngàn cá nhân đã được chính quyền mới cho đến chiếm dụng gần hết khu đất của giáo xứ Thái Hà mà không có một giấy tờ nào. Nhà đệ tử giao cho xí nghiệp Dệt Thảm Đống Đa. Hiện nay, ngoài một số lớn nhà dân chiếm dụng, còn có các cơ sở của nhà nước như Trạm 4, Hội Chữ Thập Đỏ, Uỷ ban nhân dân phường Quang Trung cũ và mới, Kho Bạc Nhà Nước, Trường Học, v.v. Họ chỉ dành lại cho giáo xứ khoảng 2.700 mét vuông. Giáo xứ đã nhiều lần đòi lại một phần vì nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, nhưng không được chính quyền giải quyết. Sau này xí nghiệp Dệt Thảm Đống Đa tự động bán đất Nhà Dòng cho Công ty May Chiến Thắng (16.296 mét vuông) mà không hề có ý kiến của Linh mục Vũ Ngọc Bích. Ngày 8.8.1996 Linh mục Vũ Ngọc Bích đã gửi lá đơn đầu tiên khiến nại về việc này.
Cuối năm 2006, vì làm ăn thua lỗ, Công ty May Chiến Thắng đã bán một phần khu này cho công ty Phước Điền có trụ sở tại Miền Nam. Phần còn lại cũng đã được bán cho một cán bộ thuộc ngành công an.
Đầu năm 2007, toàn bộ các khu xưởng may đã bị phá bỏ, chỉ còn chừa lại hai căn nhà vốn là nhà của DCCT. Do đó, Dòng và giáo xứ Thái Hà đã làm đơn yêu cần chính quyền trao trả lại khu đất. Từ đó tới nay, DCCT và giáo xứ Thái Hà đã nhiều lần gởi đơn lên các cấp chính quyền xin giải quyết, nhưng chính quyền không trả lời dứt khoát.
Ngày 25.7.2007, Linh mục Vũ Khởi Phụng thuộc DCCT và là Chánh xứ Thái Hà, có làm một báo cáo trình Đức Tổng Giám Mục Hà Nội và Linh mục Bề trên Giám Tỉnh DCCT Việt Nam về vụ tranh chấp đất nói trên, trong đó có cho biết giáo dân đang cảnh giác việc Công ty May Chiến Thắng có thể bán đất của giáo xứ và đang tìm cách ngăn chận.
Vì không bán đất được, đầu tháng 1 năm 2008, giáo dân phát hiện Công ty May Chiến Thắng đang chuẩn bị vật liệu để xây cất cơ sở mới.
Tối hôm 5.1.2008, khi đi cầu nguyện ở Toà Khâm Sứ, một số giáo dân phát hiện đang có sự thi công trên khu đất tranh chấp. Khoảng 20 giờ 20, giáo dân bắt đầu kéo ra phản đối. Công an yêu cầu giải tán và hứa sẽ buộc Công ty May Chiến Thắng ngừng thi công. Tin lời công an, giáo dân ra về.
Khoảng 8 giờ 30 sáng Chúa Nhật 6.1.2008, giáo dân thấy xe cảnh sát chạy náo loạn trên con đường trước khu đất, và phát hiện họ đang triển khai đội hình bảo vệ khu đất cho Công ty Chiến Thắng thi công. Ngay lập tức, giáo dân kéo ra phản đối. Hai bên bắt đầu xô xát nhau. Lúc 14 giờ, công an đến đông hơn, họ vừa đứng trong khu đất phía bên kia tường rào, vừa đứng trên con đường chạy trước mặt khu đất. Lúc 14 giờ 20 khoảng 1000 thiếu nhi trong giáo xứ đã kèo ra tham gia cầu nguyện cùng các bậc phụ huynh đang ở sẵn đó.
Khoảng 15 giờ một linh mục trong nhà thờ ra hiện trường thăm giáo dân và gặp gỡ công an. Rất nhiều người đi theo chụp ảnh quay phim.
Khoảng 18 giờ 15, giáo dân đổ đến nhà thờ ngày càng đông. Cả khu vực trước sau nhà thờ và khu vực đất bị chiếm cách nhà thờ khoảng hơn 200 mét, đều nghe thấy vang lên với giọng hoành tráng lời thánh ca: “Hãy vùng đứng! Hãy bừng sáng! Vì đêm đen bao phủ trái đất, vì đêm tối.”
Sau Thánh lễ chiều, đoàn đồng tế và cộng đoàn khoảng hơn 2000 người bắt đầu tiến bước theo thánh giá nến cao tiến sang khu đất bị chiếm, đứng trên con đường tối tăm cạnh khu đất cầu nguyện trong khoảng hơn nửa tiếng. Hầu hết nội dung cầu nguyện là hát thánh ca. Dân chúng không công giáo trong khu vực đổ ra xem rất đông. Khoảng 23 giờ chỉ còn vài chục giáo dân nằm trên con đường cạnh khu đất và trong khu bãi giữ xe của giáo xứ. Mọi người thay nhau cầu nguyện và ngủ.
Sau đó, chính quyền đề nghi giáo dân tạm ngưng tranh đấu và Công ty May Chiến Thắng ngưng xử dụng khu đất để ban Thanh Tra Liên Ngành cứu xét và giải quyết.
Ngày 9.4.2008, Linh mục Vũ Khởi Phụng và các linh mục thuộc DCCT đang phục vụ tại giáo xứ Thái Hà được mời đến “làm việc” với Đoàn Thanh Tra Liên Ngành vào lúc 8 giờ 30 ngày 11.4.2008. Phía chính quyền có 18 người hiện diện trong phòng họp. Họ thông báo cho các đại diện giáo xứ Thái Hà biết:
(1) Việc Giáo xứ đòi lại/xin lại đất đai mà Công ty Chiến Thắng đang quản lý là không có cơ sở để giải quyết.
(2) Giáo xứ Thái Hà chiếm đất sử dụng hợp lệ mà không hợp pháp của Công ty Vật tư Xi Măng, của Sở Điện Lực - khu đất thuộc Đền Thánh Giêrađô.
(3) Giáo xứ vi phạm luật đất đai và luật giao thông khi phá tường rào bảo vệ của Công ty Chiến Thắng và dựng lều trại ở lề đường.
(4) Giáo xứ vi phạm pháp lệnh và nghị định về tín ngưỡng tôn giáo khi dựng ảnh tượng, đặt bàn thờ và đọc kinh cầu nguyện ở tường rào Công ty Chiến Thắng và lề đường thuộc ngánh 49, ngõ 64, phố Nguyễn Lương Bằng.
Ông Trưởng Đoàn Thanh tra đề nghị:
- UBND TP Hà Nội ra quyết định về việc đòi đất của Giáo xứ Thái Hà.
- UBND TP Hà Nội ra quyết định thu hồi toàn bộ khu đất thuộc Công ty May Chiến Thắng đang quản lý giao cho UBND Quận Đống Đa làm công viên cây xanh để phục vụ dân cư trong khu vực.
- UBND TP Hà Nội ra quyết định thu hồi toàn bộ khu đất thuộc Đến Thành Giêrađô mà báo cáo bảo là thuộc quyền quản lý của Công ty Vật tư Xi măng và thuộc Sở Điện Lực- giao cho UBND Quận Đống Đa làm tụ điểm sinh hoạt văn hoá phục vụ dân cư trong khu phố.
- Đề nghị TP giao cho Sở Giao thông Công chánh nghiên cứu xây dựng tuyến đường phía sau khu đất.
Đại diện giáo xứ Thái Hà trình bày khoảng 15 ý kiến. Nội dung khẳng định Linh mục Vũ Ngọc Bích chưa bao giờ bàn giao khu nhà đất của DCCT cho nhà nước quản lý và nhà nuớc cũng chưa bao giờ có quyết định trưng thu khu này, nên vẫn thuộc quyền của DCCT và giáo xứ Thái Hà.
Đoàn Thanh Tra nói rằng ngày 24.10.1961 Linh mục Vũ Ngọc Bích đã ký giấy bàn giao đất cho nhà nước quản lý. Đại diện giáo xứ Thái Hà hỏi lại: Chính quyền nói ngày 24.10.1961 cha Bích mới giao đất cho nha nước, tại sao ngày 30.1.1961 chính quyền đã có quyết định giao đất cho Xí Nghiệp Dệt Thảm Len Đống Đa? Đại diện giáo xứ khẳng định chính quyền đã chiếm đất không có giấy tờ và giấy bàn giao do cha Vũ Ngọc Bích ký là giả mạo. Cho đến khi qua đời, cha Vũ Ngọc Bích không bao giờ ký giấy hiến phần đất này cho nhà nước.
Các đại diện giáo xứ Thái Hà cũng đã cũng phản đối nội dung xuyên tạc của các bản tin trên Đài Truyền hình Hà Nội và các bài báo trên báo Hà Nội Mới. Các đại diện hỏi thêm: “Hôm nay ông Trưởng Đoàn bảo văn bản báo cáo của Đoàn Thanh Tra chỉ là “dự thảo” chứ chưa phải kết luận, vậy tại sao tối hôm qua, 10.4.2008, đài Truyền hình Hà Nội đã chiếu văn bản ấy và bảo là các kết luận của Đoàn Thanh tra?”
Cuối cuộc họp, ông Trưởng Đoàn Thanh Tra đã phát biểu lớn tiếng, yêu cầu giáo xứ tôn trọng pháp luật. Ông đề nghị UBND quận Đống Đa tăng cường vận động giải thích tuyên truyền cho giáo dân, rằng hôm nay (buổi gặp gỡ này) là buổi tuyên truyền pháp luật!
(1) Trong Quyết định số 2476/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội ngày 30.6.2008 ghi rằng ngày Linh mục Vũ Ngọc Bích ký biên bản “Hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào Nhà nước” là ngày 24.10.1961, và việc bàn giao trên là để “thực hiện Thông tư của Thủ tướng Chính phủ số 73/TTg ngày 7.7.1962”.
Không lẻ việc ký kết được thực hiện trước để thi hành một thông tư có sau đó hay sao?
(2) Quyết định số 76/SQL-NĐ của Sở Quản lý Nhà đất Hà Nội nói đã “giao đất cho Xí nghiệp Thảm Len Hà Nội sử dụng khu đất và nhà sẵn có trong khu vực Nhà thờ Nam Đồng Thái – Hà diện tích 16.296 m2” thì văn bản đó lại được ký ngày 30.1.1961. Như vậy Sở này đã giao đất cho Xí nghiệp Thảm Len Hà Nội đến gần 10 tháng trước khi Linh mục Bích “bàn giao” đất?
(3) Công văn số 1784/TNMT&NĐ-CS của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội lại nói “ngày 24.11.1961 Linh mục Bích đã bàn giao khu đất Thái Hà qua nhà nước quản lý”, tức bàn giao sau ngày ghi trong Quyết Định của UBND đến một tháng!
(4) Công văn lại ghi: “Linh mục Vũ Ngọc Bích (người quản lý) đã bàn giao khu đất Thái Hà qua Nhà nước thống nhất quản lý.” Nhưng khu đất Thái Hà bao gồm cả nhà thờ, bệnh viện, dòng tu, vậy tại sao cho đến nay nhà thờ Thái Hà vẫn thuộc Dòng Chúa Cứu Thế?
Xem lại thì ngày 24.11.1961 thật ra là ngày chính phủ bắt các cơ sở tôn giáo phải kê khai tài sản của nhà thờ và các cơ sở tôn giáo. Các cơ sở tôn giáo chỉ làm tờ khai chứ không hề “hiến, tặng, bàn giao” gì cả!
(5) Chính quyền bảo căn cứ vào nhu cầu sinh hoạt tôn giáo hiện nay, giáo xứ Thái Hà có diện tích phù hợp, đã được chính quyền các cấp tạo điều kiện xây dựng khu nhà 7 tầng trong khuôn viên khu vực Nhà thờ đủ để sinh hoạt. Nhưng hiện nay số giáo dân xung quanh đến dự lễ Chúa Nhật có khi lên đến 7.000 người, sân nhà thờ không có đủ chỗ để đứng chứ đừng nói vào trong nhà thờ.
Không chứng minh được Linh mục Vũ Ngọc Bích, người quản lý tài sản của DCCT ở Hà Nội đã “bàn giao” đất, nhà cầm quyền đã đưa ra luận điệu khác để cãi chày cãi cối:
“Căn cứ vào hồ sơ lưu trữ và kết luận liên ngành ngày 3-5-2007, căn cứ vào Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, căn cứ vào Điều 1 Nghị quyết số 23 ngày 26-11-2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước quản lý và chính sách cải tạo nhà XHCN trước ngày 1-7-1991 thì: “Nhà nước không xem xét lại chủ trương chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 1-7-1991”.
Từ những quy chiếu như trên, nhà cầm quyền kết luận: “Việc Linh mục Trịnh Ngọc Hiên có đơn xin được giao lại khu đất do Công ty may Chiến Thắng đang quản lý sử dụng là không có cơ sở pháp lý để giải quyết.”
Vấn đề căn bản ở đây là nhà cầm quyền không chứng minh được đã có văn bản trung thu khu đất của DCCT, trong đó có giáo xứ Thái Hà. Khi chưa có quyết định trưng thu, khu đất đó vẫn còn thuộc DCCT.
Không cãi lý được, hôm 27.8.2008, chính quyền - qua lệnh của Công An quận Đống Đa, cho biết Công An đang làm thủ tục khởi tố nhưng người đến cầu nguyện tại khu đất Thái Hà do Công ty Chiến Thắng chiếm dụng. Họ cho rằng linh mục và giáo dân vi phạm "tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" và "tội gây rối trật tự công cộng" theo Bộ Luật Hình Sự,
Trong cuộc họp báo sáng 27.8.2008, Cơ quan Công an quận Đống Đa cho biết Thượng tá Nguyễn Văn Thành, Phó Thủ Trưởng Cơ Quan Cảnh sát Điều tra quận Đống Đa đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự mang số 524 về 2 tội danh quy định trong Bộ Luật Hình Sự:
1.- "Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" theo điều 143.
2.- "Tội gây rối trật tự công cộng" theo điều 245.
Một số giáo dân đã nhận được giấy công an mời triệu tập điều tra. Người đầu tiên nhận được giấy đến Công An “làm việc” là ông Lê Quang Kiện. Đây là bắt đầu một chiến dịch mới đe dọa và khủng bố tinh thần giáo dân. Nhưng tất cả đều không sợ sệt trước bạo quyền, họ vẫn đến cầu nguyện và càng ngày càng có nhiều giáo dân từ xa đến để ủng hộ tinh thần. Còn các công an ngồi vạ vật chỗ này chỗ kia, tỏ ra mệt mỏi, rã rời.
Hôm 19.8.2008 tại khu đất mà giáo xứ Thái Hà đang đòi lại, có nhiều công an, quan chức nhà nước một số giáo dân giả và công nhân giả của nhà may Chiến Thắng đến gây rối. Đài truyền hình Nhà Nước đã tới bầy trò phỏng vấn hay dàn cảnh rồi quay phim.
Ngày 26/08/2008, Dòng Chúa Cứu Thế - Giáo xứ Thái Hà nhận được công văn số 680/UBND-NNĐC về việc cung cấp tài liệu giải quyết khiếu nại và gửi kèm 4 băn bản photocoppy, gồm:
1. Bản kê khai tổng số nhà giao nhà nước quản lý (ký ngày 10/11/1961)
2. Bản mẫu kê khai nhà quản lý (ký ngày 09/11/1961)
3. Đơn xin bàn giao đất của linh mục Vũ Ngọc Bích (ký ngày 27/05/1963, số năm
trong ngày ..tháng.. năm bị sửa chữa)
4. Văn bản của cha Vũ Ngọc Bích gửi ban chủ nhiệm Hợp tác xã Dệt thảm Đống Đa về
việc xác nhận đã nhận của Ban chủ nhiệm Hợp tác xã 40 triệu đồng.
Ngoài ra, trong quá trình giải quyết đơn thư khiếu nại của Dòng Chúa Cứu Thế,
tại các Công văn trả lời đơn thư khiếu nại của Dòng Chúa Cứu Thế, còn có hai
Công văn với hai khẳng định khác nhau về thời điểm cha Bích đã ký giấy bàn giao:
1. Ngày 30/6/2008, Dòng Chúa Cứu Thế - Giáo xứ Thái Hà nhận được quyết định số
2476/QĐ-UBNĐ của UBND TP Hà Nội. Trong quyết định đó UBND TP Hà Nội nói rằng:
“Ngày 24/10/1961, linh mục Vũ Ngọc Bích (người quản lý nhà, đất) đã ký biên bản
“Hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào Nhà nước”.
2. Tại Công văn số 1784/TNMT&NĐ-CS của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, ngày
7/5/2008 lại nói rằng: “Trong thời kỳ Nhà nước thực hiện chính sách cải tạo xã
hội chủ nghĩa về nhà đất trước đây, ngày 24/11/1961, linh mục Vũ Ngọc Bích
(người quản lý) đã bàn giao khu nhà đất Thái Hà qua nhà nước thống nhất quản
lý”.
NHẬN XÉT
1. Về thời gian được cho rằng cha Vũ Ngọc Bích đã ký giấy bàn giao
Theo các chứng cớ mà UBND thành phố Hà Nội đã cung cấp cho Dòng Chúa Cứu Thế và
các Công văn trả lời đơn thư khiếu nại của Nhà Dòng, thì có thể dễ dàng nhận
thấy không có sự thống nhất về thời gian cho rằng cha Vũ Ngọc Bích đã ký bàn
giao: 4 văn bản liên quan tới chuyện bàn giao thì được ký vào 4 thời điểm khác
nhau:
- Ngày 24/10/1961 “Linh mục Bích” ký biên bản bàn giao toàn bộ nhà đất (trừ Nhà
thờ) sang Nhà nước quản lý trên diện tích khoảng 60.000m2 (theo quyết định số
2476/QĐ-UBNĐ của TP Hà Nội).
- Ngày 9/11/1961 “linh mục Bích” lại kê khai toàn bộ nhà đất nhưng do mình đang
quản lý trên 6ha? (Theo chứng cứ TP cung cấp ngày 26/08/2008)
- Ngày 10/11/1961 “Linh mục Bích” lại kê khai bàn giao tiếp khu đất trên qua Nhà
nước quản lý, kể cả nhà thờ vì toàn bộ chỉ hơn 60.000m2. (Theo chứng cứ TP cung
cấp ngày 26/08/2008)
- Ngày 24/11/1961 “Linh mục Bích” ký biên bản bàn giao khu đất Thái Hà đất sang
Nhà nước quản lý trên diện tích khoảng 60.000m2 (Theo công văn số
1784/TNMT&NĐ-CS ngày 7/5/2008 của Sở Tài nguyên MT).
- Ngày 27/5/1963 (con số này bị sửa chữa), tức là hai năm sau, “Linh mục Bích”
lại tiếp tục có đơn xin bàn giao qua nhà nước thống nhất quản lý với tổng diện
tích hơn 60.000m2. (Theo chứng cứ TP cung cấp)
2. Về Quyết định 76/QL-NĐ
Trong số các chứng cứ mà UBND Tp. Hà Nội cung cấp cho Dòng Chúa Cứu Thế để làm
bằng chứng thì không thấy nhắc đến Quyết định 76/QL-NĐ, để giao đất cho Xí
nghiệp thảm len, được ký ngày 30 tháng 1 năm 1961, tức là 10 tháng trước khi cho
rằng cha Bích đã ký giấy bàn giao. Quyết định này được Đài Truyền hình đưa lên
để nói: đây là những giấy tờ mà linh mục Bích đã ký hơn 50 năm trước để giao đất
cho nhà nước?
3. Về giấy cha Bích xác nhận đã nhận 40 triệu đồng từ Xí nghiệp thảm len
Văn bản này được ký ngày 24/12/1991 (ngày mừng lễ Noel). Đây là văn bản mà đài
Truyền hình khi đưa lên đã bóp méo và cho rằng văn bản này là văn bản cha Vũ
Ngọc Bích đã ký nhận 40 triệu đồng từ năm 1961. Tại văn bản này, ai cũng dễ dàng
nhận thấy chữ ký của cha Bích hoàn toàn khác với chữ ký của các văn bản kia. Bên
cạnh đó, đây là văn bản duy nhất có dấu chứng nhận của nhà thờ, nhưng lại là hai
con dấu hoàn toàn khác nhau được đóng chồng lên nhau. Điều đáng nói là văn bản
này nếu có thật thì cũng chẳng liên quan gì tới khu đất đang tranh chấp, bởi nó
liên quan tới một khu đất khác
Trần Tâm (tổng hợp)
Sài Gòn, ngày 02.09.2008
"Sự thật giải thoát anh em" (Ga
8,32)
Kính thưa anh em,
Trong những ngày này, lời Tin Mừng trở nên thiết thực với chúng ta.
Chúng ta đang được đọc Tin Mừng một cách sống động,
Chúng ta đang được sống Tin Mừng đầy thách đố,
Chúng ta đang được rao giảng Tin Mừng đầy sức mạnh :
- “Thầy đến để làm chứng cho sự thật” (Ga 18,37)
- “Anh em không thuộc về thế gian này” (Ga 15,19)
- “Thế gian đã bắt bớ Thầy, thế gian sẽ bắt bớ anh em” (Ga 15,20)
- “Người ta sẽ vu khống anh em đủ điều xấu xa” (Mt 5,11)
- “Thầy sai anh em đi như chiên vào giữa sói” (Mt 10,16)
Chúng ta đang được sống ơn gọi Dòng Chúa Cứu Thế một cách mãnh liệt: sống thân phận nguời nghèo, người bị bỏ rơi; phục vụ Tin Mừng cho người nghèo, người bị áp bức; công bố sự thật và tin tưởng sự thật giải thoát chúng ta.
Trong những ngày này, bão tố thế gian đang dập vùi anh em chúng ta, quyền lực thế gian đang tung hoành sức mạnh của nó. Chúng ta “hãy đứng vững, lưng thắt đai là chân lý, mình mặc áo giáp là sự công chính” (Ep 6,14).
Vậy, thưa anh
em,Xin anh em hãy gia tăng lời cầu nguyện. Anh em tại Thái Hà cũng như tất cả
anh em trong toàn Tỉnh Dòng hãy gia tăng lời cầu nguyện, không ai trong chúng ta
được phép đứng ngoài cuộc,
Mỗi cộng đoàn, mỗi nhà đào tạo, từ Đệ tử cho đến Hậu Học viện, hãy làm Tuần Cửu
nhật khấn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Mỗi nhà, mỗi cộng đoàn, mỗi tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế phải theo dõi chặt chẽ thông tin từ Thái Hà, công bố thông tin sự thật về vụ việc và giải thích cho các cộng đoàn, các đoàn thể, các cá nhân chúng ta đang phục vụ. Chúng ta phải nỗ lực tìm kiếm sự công bằng cho chúng ta.
Mỗi khi anh em làm mục vụ ở bất cứ nơi đâu, anh em có bổn phận phải xin cộng đoàn dân Chúa ở nơi đó cầu nguyện cho Thái Hà, cho sự thật, cho công lý và cho sự công bằng. Sự khôn ngoan trong thời điểm này là hiệp thông với anh em và lên tiếng cho sự thật.
Kính thưa anh em, sự kiện Thái Hà là dấu chỉ quan trọng mà Chúa gởi đến cho chúng ta, chúng ta phải đọc được dấu chỉ đó. Sát cánh cùng anh em ở Thái Hà, chúng ta là một trong ơn gọi và trong Chúa Kitô Cứu Thế.
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria Mẹ Hằng Cứu Giúp, thánh Anphong và các thánh trong Dòng, xin Thiên Chúa chúc lành cho anh em.
Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Lm. Vinhsơn Phạm Trung Thành, C.Ss.R
HÀ NỘI - Trưa ngày 04/09/2008, Linh Mục Đoàn
Tổng Giám Phận Hà Nội kết thúc kỳ tĩnh tâm định kỳ 2 tháng/ lần, kéo dài từ trưa
ngày 03.09 đến trưa 04/09/08. Trước khi kết thúc, Linh Mục Đoàn TGP Hà Nội gồm
có 82 vị hiện diện đã ký Thư Hiệp Thông với Giáo xứ Thái Hà.
Trong thư, Linh Mục Đoàn Hà nội bày tỏ sự phẫn nộ của các ngài và của cộng đồng
dân Chúa trong Tổng Giáo phận, trước sự kiện Giáo xứ Thái Hà “bị vu khống, bị
mạ lị, bị khởi tố, bị giam giữ bất công, bị đàn áp dãn man…” Linh Mục Đoàn
cũng “ hoàn toàn ủng hộ đường lối đối thoại ôn hoà trong tinh thần tôn trọng
sự thật” mà Giáo xứ Thái Hà “đang kiên nhẫn thực thi”.
Linh Mục Đoàn, trong tâm tình hiệp thông và đồng hành, cũng "mời gọi mọi
thành phần dân Chúa trong Tổng Giáo Phận Hà Nội cầu xin Chúa ban cho Giáo xứ
Thái Hà được luôn bình an, can đảm làm chứng cho công lý và sự thật”
Cha Chính xứ Thái Hà đã đại diện các linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà bày tỏ
lòng cảm ơn đối với Đức Tổng Giám Mục và quý cha trong Tổng Giáo Phận đã hiệp
thông, chia sẻ và đồng hành với Giáo xứ Thái Hà trên con đường làm chứng cho
công lý và sự thật.
Hôm nay, 04/09/2008 cũng là sinh nhật thứ 56 của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, nhân
dịp này, cha Lôrenxô Chu Văn Minh, đại diện Linh Mục Đoàn đã chúc mừng Đức Tổng
Giám Mục.
Đức Tổng Giám Mục cám ơn quý cha trong Tổng Giáo Phận. Ngài cũng chia sẻ rằng
mỗi người sinh ra được Chúa kêu gọi đảm nhận một vị trí, một vai trò để phục vụ
và chúng ta chỉ có thể chu toàn được vị trí và vai trò của mình khi chúng ta
hiệp nhất với nhau trong tâm tình và trong hành động.
Ngày tĩnh tâm và mừng sinh nhật kết thúc bằng bữa ăn do các cha Giuse Nguyễn
Khắc Quế và F.X Nguyễn Quốc Khánh khoản đãi.
Bầu khí phòng ăn của Tòa Tổng Giám Mục thật vui vẻ. Các giọng ca quen thuộc của
Linh Mục Đoàn thay nhau lên góp vui và chúc mừng Đức Tổng Giám Mục. Cha G.B Phan
Ngọc Pháp hát bài “ Và con tim đã vui trở lại”, cha Giuse Tạ Xuân Hoà góp vui
bài “Tình khúc ngày sinh”, cha Giuse Mai Xuân Lâm lên ca một câu vọng cổ mong
ngày nào cũng được vui như hôm nay.
Đức Tổng Giám Mục cũng lên đáp lễ quý cha bằng bài hát “Kinh Hoà Bình ”. Ngài
hát rất say sưa những lời kinh tha thiết theo một giai điệu rất tâm tình và sinh
động mà chúng tôi mới được nghe lần đầu.
Kết thúc ngày tĩnh tâm, buổi chiều, trước khi về nhiệm sở của mình, nhiều cha đã
đi sang Thái Hà thăm Linh Địa Đức Bà và cầu nguyện cho Giáo xứ Thái Hà.
Kính gửi:
Anh em linh mục,
Anh chị em tu sĩ và giáo dân
trong gia đình giáo phận
Anh chị em thân mến,
1. Trong những ngày gần đây, các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin tức
và hình ảnh về vụ việc Giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, do các cha dòng Chúa Cứu Thế đảm
trách. Nhiều anh chị em trong giáo phận chúng ta cảm thấy hoang mang, không rõ
thực hư thế nào và không biết phải phản ứng ra sao. Vì thế tôi muốn chia sẻ thêm
với anh chị em những gì tôi biết từ những nguồn thông tin khác, để tất cả chúng
ta cùng nhau tìm về chân lý và công lý trong việc giải quyết những vấn đề xã hội
nói chung và vấn đề đất đai nói riêng.
2. Trước hết, lắng nghe phản ánh của người dân trong Thành phố, có người nói với
tôi rằng cơ quan truyền thông chỉ thông tin một chiều, người khác lại nói đó là
sự thật phiến diện, sự thật bị cắt xén. Đó là cách thông tin nhằm phục vụ tư lợi
của cá nhân và phe phái chứ không phục vụ phúc lợi của nhân dân và sự phát triển
vững bền của đất nước.
3. Kế đến, tôi đã gặp cha Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế và được Ngài cho biết như
sau: Dòng Chúa Cứu Thế - Giáo xứ Thái Hà có đầy đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử
để chứng minh khu đất hiện đang tranh chấp là thuộc quyền sử dụng của Dòng Chúa
Cứu Thế – Giáo xứ Thái Hà. Đồng thời không có bất cứ văn bản sang nhượng, chuyển
quyền sử dụng, cho hay biếu tặng bất cứ tổ chức hoặc pháp nhân nào. Vì thế, Dòng
Chúa Cứu Thế – Giáo xứ Thái Hà kiên quyết yêu cầu việc trả lại sự công bằng,
công lý và lẽ phải đối với những tài sản của mình, theo đúng tinh thần hiến
pháp, luật pháp Việt Nam đã qui định, cũng như những luật lệ quốc tế mà Việt Nam
đã cam kết và có nghĩa vụ tôn trọng.
4. Ngoài ra, thông tin từ giới hữu trách trong Chánh phủ cho tôi biết: (1) Luật
đất đai qua 5 lần sửa đổi vẫn còn nhiều điều bất hợp lý. Nhiều nghị định, hướng
dẫn chồng lên nhau, thậm chí tréo ngoe giữa các điều; (2) tại một số địa phương,
nhiều vụ khiếu kiện đã được thanh tra kiểm tra các cấp kết luận, nhưng tỉnh vẫn
không thực hiện; (3) cán bộ làm sai mà không sửa thì dân còn đi khiếu kiện. Có
làm là có sai. Có sai thì phải sửa; (4) phải ngồi lại với dân, xem xét thật thấu
đáo từng trường hợp (x. Sài Gòn Giải Phóng, số 11209, Chúa nhật 31.8.2008).
5. Ngoài những thông tin trên, là người Công giáo, chúng ta cần phải biết đến
giáo huấn của Giáo Hội về lãnh vực này. Theo tinh thần của Công đồng Vaticanô II
mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nêu rõ, và Đức Bênêđictô XVI nhắc lại,
chủ trương của Giáo Hội là đối thoại với các bên liên hệ để giải quyết mọi vấn
đề xã hội, đối thoại thẳng thắn với ý thức tôn trọng chân lý, công lý và bác ái.
Chân lý là điều phản ánh thực tại cách trung thực. Công lý là điều phù hợp với
đạo lý, lẽ phải và công ích. Bác ái là tình huynh đệ tương thân tương trợ nhằm
phục vụ cho sự sống và hạnh phúc của mọi người trong cộng đồng dân tộc cũng như
trong thế giới hôm nay. Việc đối thoại như thế sẽ dẫn đến sự hợp tác với nhau
trong việc xây dựng và phát triển đất nước cách vững bền.
6. Như thế, nếu luật lệ còn nhiều bất cập, chưa thấu tình đạt lý, đó là vì chưa
phù hợp với chân lý và công lý. Có lẽ luật hiện nay về đất đai vẫn còn nhiều
điều bất hợp lý, đồng thời giới hữu trách ở nhiều địa phương chỉ biết làm theo
lệnh mà thiếu đối thoại với dân, không xem xét thấu đáo từng trường hợp, nên đã
có nhiều vụ khiếu kiện kéo dài, trong đó có trường hợp của Giáo xứ Thái Hà. Chỉ
làm theo lệnh và sử dụng quyền lực hoặc bạo lực, sẽ không giải quyết được vấn
đề, đồng thời tạo thêm bất công và bất ổn trong xã hội.
7. Nói tóm lại, giới hữu trách đời cũng như đạo cần tôn trọng sự thật, cư xử
công bằng và cổ võ tình bác ái vị tha. Đó là nền tảng cho cuộc đối thoại thẳng
thắn và hợp tác chân thành giữa mọi thành phần dân tộc, nhằm cùng nhau xây dựng
và phát triển đất nước cách vững bền. Trong tinh thần hiệp thông huynh đệ, chúng
ta cầu khẩn xin Chúa, nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, ban ơn soi sáng,
ơn bình an, ơn sức mạnh cho anh chị em Giáo xứ Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế Việt
Nam, cũng như cho mọi bên liên hệ, để họ có thể đối thoại với nhau cách thẳng
thắn và chân thành, nhằm giải quyết vụ việc dưới ánh sáng chân lý, công lý và
bác ái.
Ngày 1.09.2008
+ Hồng Y Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Tổng Giám Mục Sài Gòn
“Ta sẽ ban cho chúng một tấm lòng … để chúng không lìa bỏ Ta.” (Gr 32, 39)
“Nếu tôi không bỏ Chúa là vì tấm lòng của Chúa giữ tôi lại với Ngài. Muốn nhìn được rõ Thánh Thể thì phải nhìn vào Trái Tim Chúa Giêsu Thánh Thể là tấm lòng của Thiên Chúa.” (ý của Đức Giáo Hoàng Pio XII)
Trong Chúa Nhật XVIII thường niên năm A vừa rồi, chúng ta đã được nghe bài Tin Mừng thánh Mathêu 14,13-21 kể lại việc Đức Giêsu hoá bánh ra nhiều để nuôi dân chúng. Bài Tin Mừng này, vào năm 1976 có vị lãnh tụ một quốc gia nhỏ bé thuộc vùng biển Trung Mỹ đã huyênh hoang tuyên bố : “Cũng như Đức Giêsu, đất nước chúng ta đang lao động hăng say hoá bánh ra nhiều để nuôi dân.” Đến nay đã hơn ba mươi năm rồi, sáu triệu dân thuộc hòn đảo ấy vẫn còn nghèo đói. Phần chúng ta, bài Tin Mừng này làm liên tưởng đến câu nói ở cửa miệng dân gian: “Có thực mới vực được đạo”!
Câu nói này thật là thực tiễn, ai nghe cũng chịu là có lý vô cùng. Bụng tôi đói lấy sức đâu mà đi đạo? Trước hết tôi phải lo làm sao cho gia đình tôi đủ ăn, đủ mặc đã, thì tôi mới có sức, có lòng, có dạ mà đi nhà thờ, đi lễ, đi tham dự những lễ nghi, rước sách linh đình. Bụng đói áo vá, hứng khởi gì mà đi vào nơi đông đúc, hội hè, “đình đám người, mẹ con ta” mà!
Nếu hiểu đạo là như thế, thì quả là đúng: “có thực mới vực được đạo”. Nhưng về phương diện thế gian, vấn đề nào cũng có mặt trái của nó. Vào thời kỳ trước 1975, dân Chúa ở miền Nam có cuộc sống sung túc, các đấng các bậc thì ra vào các cơ quan chỗ quyền quý được kính nể trọng vọng, sinh hoạt đoàn thể thì hết sức rầm rộ, nhà thờ mọc lên san sát, kinh kệ rước sách linh đình. Thế mà vào thời kỳ ấy, “cái thực” nó chẳng vực được “cái đạo” mà đôi khi còn làm “ố danh sự đạo” là khác! Bước sang thiên niên kỷ thứ ba, thời buổi mở cửa, thời buổi @, nhiều gia đình Việt Nam đã có của ăn của để, kẻ ăn người ở, cuộc sống còn sang hơn Tây, hơn Mỹ nữa. Thậm chí trong khoản ăn xài thì “Việt kiều còn thua Việt Nam” nữa. Về phương diện vật chất dường như họ không thiếu sự gì, nhưng “cái thực” nó cũng chẳng vực được “cái đạo”, đáng buồn hơn nữa là nó còn làm mất luôn “cái đạo”. Càng những ông to bà lớn, càng những cậu ấm cô chiêu thì càng suy thoái đạo đức, tung tiền qua cửa sổ vào những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng, nhất dạ đế vương. Con nhà nghèo, không “có thực” lấy tiền đâu ra mua thuốc “lắc”, uống rượu ngoại, chích xì ke? Họ chẳng biết bám víu cậy nhờ vào ai trên thế gian này, cho nên chỉ còn biết ngửa mặt lên phó thác vào Lòng Thương Xót Chúa. Chính những con người khốn khó cơ cực đó lại vực lên được “cái đạo” thì sao? Nhìn sang những nước văn minh tiên tiến giầu có ở Âu Châu, ở Hoa Kỳ, có biết bao nhà thờ phải đóng cửa, phải bán đi vì không có ai đến tham dự thánh lễ nữa. Có nhiều nhà dòng, chủng viện phải chuyển đổi mục đích sử dụng vì không còn người đi tu nữa. “Cái thực” nó có vực được “cái đạo” nơi những quốc gia giầu có này không?
Vì thế muốn đặt vấn đề “có thực mới vực được đạo” cho đúng đắn, chúng ta phải cậy nhờ vào Kinh Thánh. Lời Chúa nói thế này: “Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn uống, nhưng là công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần, ai làm tôi Đức Kitô như vậy thì được Thiên Chúa vui lòng chấp nhận.” Qua miệng ngôn sứ Giêrêmia, Thiên Chúa nói: “Ta sẽ ban cho chúng một tấm lòng, để chúng không lìa bỏ Ta.” (Gr 32, 39) Lời Chúa không nói: “Ta sẽ cho chúng ăn no để chúng không bỏ Ta.”
Thực tế cho thấy chính số đông dân chúng được ăn no nê, lại là những kẻ bỏ Đức Giêsu trước hết. Tin mừng thánh Gioan thuật lại khi đã được ăn bánh và cá rồi, người ta theo Đức Giêsu đông quá, Người phải nói thẳng với họ: “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh” (Ga 6, 26-27). Dân chúng nghe nói đến thức ăn lạ lùng này thì cùng phấn khởi hăm hở xin: “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy” (6, 34). Đức Giêsu liền tỏ rõ ràng cho họ: “Bánh ấy là chính thịt và máu ta.” Nghe Đức Giêsu nói như vậy, tất cả đều sửng sốt, rồi lần lượt bỏ đi hết. Các môn đệ của Ngài cũng thốt lên: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” (6, 60) Phê phán như vậy rồi họ cũng bỏ đi, chỉ còn có nhóm mười hai ở lại với Đức Giêsu.
Đức Giêsu nói: “Không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho” (Ga 6, 44). Hôm nay, mỗi người chúng ta còn yên tâm yên dạ chịu lấy Mình Thánh Chúa mà lòng không có gì thắc mắc thì chúng ta phải hết lòng cảm tạ Thiên Chúa, vì việc chúng ta cứ ngày ngày bị cuốn hút vào Thánh Thể, say mê không nhàm chán, chính là một phép lạ Đức Giêsu đang làm trong mỗi người, chẳng phải do đạo đức riêng của mình làm cho chúng ta yêu mến Chúa được đâu. Nếu Thiên Chúa không nâng đỡ chúng ta trên bàn tay của Ngài, thì tức khắc chúng ta lại đứng ngay vào số đông, những người thấy việc ăn uống Mình Máu Con Thiên Chúa là điều chướng tai gai mắt và bỏ đi.
Có một vị giáo sư yêu nước, rất thông thái, học ở bên Tây về, ông đã tuyên bố trước một số linh mục: “ Nếu thực sự Thánh Thể là mình Đức Giêsu ở trong đó thì tôi sẽ không bao giờ chịu, vì bản tính của tôi là không thích ăn thịt người!”
Đứng trước mầu nhiệm các bí tích, chúng ta không thể lý luận tranh cãi được mà phải tin, Đức Giêsu nói: “Ý của Cha ta là, phàm ai trông thấy Con mà tin thì có sự sống đời đời.”
Khi hai vợ chồng bắt đầu cãi lý với nhau thì tình yêu bắt đầu đi đến chỗ rạn nứt rồi.
Chịu Mình Thánh Chúa, là tự nguyện dìm đời mình vào nguồn suối yêu thương của Con Thiên Chúa, mở trái tim đã nhão nát vì tội lỗi của mình ra để Thần Khí Đức Kitô chiếm hữu và biến đổi thành lành lạnh xinh tươi giống như trái tim của Đấng Phục Sinh, rồi phó thác đời mình cho Đức Giêsu hoạt động với lòng tin yêu vô bờ bến. Nếu không như vậy thì việc rước lễ mỗi ngày của tôi dễ biến thành một việc đạo đức cao cấp, dần trở thành thói quen “không đi rước lễ không chịu được”, nhưng mỗi ngày đời tôi chẳng thấy thay đổi gì cả. Ra khỏi nhà thờ, tôi vẫn là tôi. Trong giáo xứ, trong cộng đoàn, tôi vẫn cứ là một sự nặng nề cho giáo dân, cho anh em của tôi. Trong gia đình, tôi vẫn là mối khổ tâm cho chồng, cho vợ, cho con dâu, con gái tôi. Trong xã hội, tôi vẫn là gai góc cho bà con trong lối xóm, là nỗi lo âu cho bạn bè đồng nghiệp nơi trường học, nơi làm việc của tôi. Tại sao thế? Thưa là bởi vì Đức Giêsu ở trong tôi đã bị nhốt kín, Ngài không thi thố được tình yêu thương và sự vui mừng bình an của Ngài ra cho tôi, cho giáo xứ, cho cộng đoàn và gia đình tôi, vì thế sự dữ, sự xấu, ganh ghét cứ tự do hoành hành nơi bản thân tôi và trong gia đình. Bởi vì tôi chịu lấy Đức Giêsu vào tâm hồn, tôi đưa Ngài về giáo xứ tôi, cộng đoàn tôi, gia đình tôi, nhưng tôi cứ dành lấy quyền làm chủ, tôi quyết đoán mọi chuyện, không chịu để cho Ngài làm Chúa, làm chủ cuộc đời tôi. Thậm chí, suốt cả ngày tôi không hề hỏi ý kiến Ngài lấy một câu trong bất cứ một toan tính, một công việc nào của tôi cả. Cho nên sự dữ bao giờ nó cũng mạnh hơn tôi, nó sẽ vùng lên dành quyền làm chủ, tự do gieo rắc những kình địch, bất an, nóng giận, xao xuyến nơi tôi. Hằng ngày vẫn dâng lễ, vẫn ruớc lễ, vẫn chầu Thánh Thể mà tôi vẫn thấy tối tăm lạnh giá.
Kinh Thánh nói: Khi Đức Giêsu trở về Nazaret quê hương của mình, Ngài “ đã không thể làm được phép lạ nào tại đó”, bởi vì họ không tin vào Ngài (Mc 6, 5).
Mình Thánh Đức Giêsu không phải là một liều thuốc bổ cứ uống vào là không bổ chiều dọc cũng bổ chiều ngang! Mình Thánh Đức Giêsu là một con người Thiên Chúa, vì say mê con người phàm trần tội lỗi mà đến ở với nó để cải hoá nó, và làm cho nó được vui tươi hạnh phúc như Thiên Chúa. Cho nên nêáu tôi chịu lấy Đức Giêsu nơi phép Thánh Thể, tôi phải chịu lấy với một ý thức tự do, với lòng yêu mến và sự tín nhiêm vào Ngài để trao phó đời tôi cho Ngài làm chủ.
Đức Giêsu có làm được bánh cá ra nhiều là bởi vì Ngài có lòng yêu mến và tin vào Cha của Ngài. Kinh Thánh nói: Đức Giêsu ngửa mặt lên trời, hết lòng chúc tụng Cha trên bánh và cá, rồi Ngài bẻ ra, bánh và cá cứ ban tiếp ban tiếp cho đám đông, 50 người một cỗ. Bánh cá như dòng suối ơn huệ tự Cha ban qua Đức Giêsu qua các môn đệ đến những kẻ tin, hầu như vô tận. Kết quả của lòng tin là mọi người ăn no, ăn dư thừa. Bí tích Thánh Thể còn hơn như thế này bội phần. Nếu tôi tin, tôi sẽ thấy quyền năng của Đức Giêsu. Bởi vì Đức Giêsu yêu tôi, nên Ngài mới làm phép lạ hoá bánh cách cụ thể để tôi nhìn vào đó mà tin vào phúc lộc siêu hình, là chính Máu Thịt Ngài sẽ ban cho tất cả những kẻ tin vào Ngài, và từ bí tích Thánh Thể những kẻ tin sẽ được hiệp nhất với nhau nên một thân mình mà Đức Giêsu là đầu trong Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Đó là ý nghĩa của lòng mến, của bác ái Kitô giáo. Tình yêu của Thiên Chúa từ Thánh Thề đổ xuống lòng tôi nhờ bởi Thánh Thần cho nên khi tôi có máu thịt Con Thiên Chúa trong máu thịt tôi, thì Thiên Chúa yêu ai, tôi yêu người ấy. Mà Thiên Chúa, thì Ngài không ghét ai, Đức Giêsu Kitô yêu mến tất cả và muốn cứu tất cả.
Vậy nếu sau khi tôi rước Mình Thánh Chúa, mà những sự ấy không xảy ra trong tôi thì lời Chúa trong thư Côrintô nói thế này: “Ai nấy phải tự xét chính mình, rồi hãy ăn Bánh ấy và uống Chén này.” (1Cr 11, 28)
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con thấy lòng thương xót của Chúa nơi phép Thánh Thể. Xin cho con cảm nghiệm và xác tín rằng Bí Tích Thánh Thể là Bí Tích của Lòng Xót Thương.
Lm. Giuse Trần Đình Long,sss
Đôi hàng của người chuyển ý: Sau khi có tin Ủy Ban Bác Ái Xã Hội của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sắp được trở thành thành viên cúa Tổ Chức Caritas Quốc Tế(CQT), có vài ý kiến không mấy hài lòng với danh xưng “Caritas” vì cho đó chỉ là việc bác ái đơn thuần như ban phát, bố thí, cứu trợ…Bác Ái Xã Hội mới có phạm vi bao quát và rộng rãi hơn. Để sáng tỏ vấn đề, chúng tôi xin chuyển ý bài diễn văn sau đây của Đức Cố TGM Youhanna-Fouad-EL-HAGE, chủ tịch Caritas quốc tế tuyên đọc tại đại hội Cor Unum (Đồng Tâm) ngày 9/11/2001. Tài liệu lấy từ internet tựa đề “Caritas is a family of solidarity”
“Bổn phận của ta, những người “mạnh” là vác đỡ những sự yếu đuối của những người “yếu” chứ không phải là làm hài lòng mình” (Rm 15,1-3)
Trong phối cảnh Kitô giáo thật khó tìm một định nghĩa về tình liên đới chính xác hơn câu của Thánh PhaoLô trên đây. Đối với Ngài, liên đới không gì khác hơn là gắn bó với người nghèo để biện hộ cho họ.Bày tỏ tình liên đới đối với những người yếu đuối nghèo khó bị áp bức có nghĩa là thành thực cảm nhận những gì liên hệ tới những công việc đang xảy ra cho họ để chia sẻ số phận của họ.Nếu chúng ta liên hệ tới hoàn cảnh của những người yếu đuối, nghèo khổ thì sự yếu đuối và nghèo khổ tác động và làm hại họ cũng tác động và làm hại chúng ta vì họ cũng giống như chúng ta.Vì thế chúng ta phản ứng như thể chính chúng ta bị hại vì chúng ta không thể chịu nổi cảnh nhân phẩm bị bỏ bê
Theo ý nghĩa mục vụ xã hội của Giáo Hội, Caritas (bác ái) được linh hứng từ Kinh Thánh và giáo huấn xã hội của Giaó Hội. Qua hành động của các thành viên chúng ta muốn(theo ý nghĩa của Tin Mừng) được làm người uỷ thác làm nhân chứng đóng góp phần xây dựng Nước Trời mà Tin Mừng đã nói về chiều rộng của Nước Trời này, một vương quốc của công lý và hoà bình.Chúng ta muốn động viên chính mình và những người chung quanh theo hướng hoạt động naỳ, ngụ ý lựa chọn hợp luân thường đạo lý trong mọi lĩnh vực. Nếu bỏ những lựa chọn này thì không thể đấu tranh cho công lý, không thể có kinh nghiệm về tình yêu không biên giới, cũng chẳng thể tìm được hoà bình ở những nơi chỉ có bạo lực.
Tổ chức Caritas là gia đình liên đới
Theo Juan Arias ngày nay ai cũng nói về quan niệm tình liên đới. Đây là một kiểu đạo đức học mới đang phát triển trên khắp các lục địa và những vị trí nổi bật, một trong những nét mặt của một Thiên Chúa mới trong thế kỷ này. Nhân danh liên đới, hàng triệu triệu người, nhất là giới trẻ dấn thân bênh vực chính nghĩa cho những người nghèo và bị bỏ rơi nhất(Juan Arias, Un Dieu pour l’an 2000, Fides 1999).Và Thiên Chúa biết rằng trên khắp thế giới có những người nghèo và bị bỏ rơi. Thật vậy, số nạn nhân của sự phát triển và toàn cầu hoá ở mọi lục địa lên tới nhiều triệu. Tin Mừng đã tiên báo rằng người nghèo luôn ở bên chúng ta. Không có hệ thống nào tước quyền sở hữu để người ta có quyền sống một cuộc sống xứng đáng mặc dù chúng ta được mời gọi tìm kiếm những lợi ích của thành quả trên trái đất được dựng nên cho mọi người chứ không phải cho một số ít ngườì.
Người nghèo hiện diện khắp nơi
Dầu sao Phi Châu hiển nhiên lúc này là một châu lục tồi tàn nhất. Điều đó thể hiện ghi nhận sự rõ nét nhất của sự nghèo túng như: mù chữ, đứng đầu về HIV-AIDS, di dân, bạo lực, áp bức, đói khát, thiên tai. Trên 80% dân chúng sống không có được 1USD/ngày
Vậy lấy ai chăm sóc cho họ đây? Vấn đề giải quyết ra sao. Chúng ta đang giải quyết cho một lục địa được coi như đang tuyệt vọng và nhiều người bị bỏ quên hầu như hoàn tòan. Cũng vậy, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng Phi Châu, một châu lục nghèo không nhận được sự giúp đỡ nhiều nhất từ các tổ chức của chúng ta (Caritas) và rất ít từ các chính phủ
Tiếp cận tình liên đới với những người Phi Châu bị áp bức hôm nay
Hơn bao giờ hết chúng ta có thể quả quyết sự liên đới của chúng ta với châu lục và người dân của châu lục này.Chúng ta chú ý tới lời của Đức Gioan Phaolô 2 trong tông thư Novo Millenio Ineunte khi Ngài vấn nạn “hôm nay mà vẫn còn những người bị đói sao? bị mù chữ sao?thiếu trợ giúp y tế căn bản nhất sao? Không có mái nhà che đầu sao?” Ngài kêu gọi một “sáng tạo bác ái mới”: “Bây giờ là thời của một sự sáng tạo bác ái mới, không chỉ bằng xác tín rằng sự trợ giúp có hiệu quả mà còn bằng kết thân với những người đau khổ để giúp đỡ họ không được coi là của bố thí mà là sự chia sẻ giữa anh chị em với nhau”
Đối với Caritas quốc tế. Liên đới với Phi Châu hôm nay không chỉ đơn thuần là cho người đói ăn, cũng không có nghĩa là làm đầy bao tử trống rỗng của những người không thế có đủ nhu cầu cá nhân, những bao tử này không chỉ cần đổ đầy thôi sao! Đó là lý do Caritas quốc tế đã ngưng là một cơ quan trợ cấp đơn thuần. Liên đới thật đối với những người nghèo hôm nay trên hết phải có nghĩa là cung cấp cho họ dụng cụ cần thiết đề họ có thể tự lo cho cuộc sống riêng mình. Qua những sáng kiến naỳ, Caritas quốc tế muốn góp phần phát triển những cộng đồng như vậy. Qua phát triển, hiểu là phải phát triển văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị bao gồm những tiến trình của nó.
Thể hiện liên đới với Phi Châu hôm nay còn hiểu được là chống lại chiều hướng nhửng nhưng lục địa này cùng với dân cư ở đó. Ngoài ra còn có nghĩa là đánh thức càng nhiều người càng tốt để họ hành động cụ thể và huy động các nguồn tài lực không phải để xoa dịu lương tâm chúng ta khi giúp đỡ vật chất cho người nghèo để cảm thấy bình an trong thâm tâm và hưởng lợi bất chính bằng việc nuôi nấng vài người đói khổ.
Liên đới mà Phi Châu thật sự cần hôm nay là đấu tranh chống bất công trong cơ cấu ở điạ phương đó cũng như các nơi khác. Sự bất công này nảy sinh ra nghèo đói, đó là lý do mà Caritas quốc tế ưu tiên tích cực ủng hộ. Ủng hộ về kinh tế, xã hội, văn hoá, tự do tín ngưỡng cho mọi người chứ không chỉ ủng hộ chính trị mà thôi. Vì thế mà một ban lo về sự yểm trợ đã được thành lập tại văn phòng trung ương Caritas quốc tế. Trước hết, ban này muốn bày tỏ sự quan tâm với những vị đang hoạt động trong lĩnh vực này là hàng giáo sĩ, những người hiến thân phục vụ công lý, hòa bình và phát triển tại những nơi chẳng ai thèm đi đến, xa khỏi ống kính camera và đồng hành với quần chúng, luôn cam kết chống lại nghèo đói, áp bức và bạo lực. taị Phi Châu, chúng ta may mắn có thể tựa vào sự hỗ trợ của hầu hết hàng giáo sĩ là giám mục và linh mục; nhưng cũng có các thành phần giáo dân trong xã hội dân sự ý thức vai trò đặc biệt của họ là những người chủ động trong các thay đổi xã hội tại lục điạ này.Ngoài ra, nhiều người trong họ đã phải trả giá bằng mạng sống mình. Theo tổ chức của chúng ta, rất cần để hỗ trợ cho những hoạt động của Giáo Hội trong các lĩnh vực công lý và hoà bình, trợ giúp nhân đạo và phát triển trong tinh thần chung lo trong Giáo Hội, là điều phán đoán trước sự trong sáng, sự thân thiện, lòng thương cảm, sự bổ sung, sự tương kính và quản lý có trách nhiệm về những nguồn tài nguyên.
Không giống các tổ chức quốc tế khác, Caritas quốc tế không phải là một cơ cấu ở phương bắc hoạt động ở phương nam. Caritas quốc tế là một gia đình liên đới có trên 45 thành viên ở Phi Châu da đen và Ấn Độ Dương. Caritas bên Phi Châu tồn tại và hoạt động như một chi nhánh biệt lập của Giáo Hội tại lục điạ này và mong đợi các thành viên Caritas quốc tế khác đồng hành hơn là thay thế họ trong trách vụ ưu tiên cho việc động viên các cộng đoàn căn bản để chống lại việc làm bần cùng giới nữ, góp phần làm mạnh mẽ cơ cấu xã hội dân sự và cổ võ sự khẩn cấp những hình thức mới của tổ chức cho phép sự phát triển thực sự và lâu dài
Để làm tròn chương trình này, nhiều tổ chức Caritas không ngừng áp dụng những ngân khoản công cộng. Hơn nữa, sự thách đố liên tục không cho phép chúng ta thành dụng cụ của ai đó và cũng không cho phép, vì bất cứ lý do gì hy sinh những đặc điểm Kitô giáo và quan điểm chúng ta về nhân bản và công bằng thừa kế. Vai trò của chúng ta không phải lãnh đạo như kiểu từ người gây hoả hoạn và người cứu hoả bởi việc duy trì hệ thống và chế độ áp bức người nghèo, kích động chiến tranh và bảo hiểm sự nghèo như là kéo dài cơn hấp hối của người nghèo, ban phát một ít giúp đỡ nhân đạo. Chớ gì chúng ta tránh đặt mình vào việc phục vụ cho các chế độ như thế nhưng chúng ta muốn ở trong một gia đình liên đới để phục vụ cho một thế giới tốt đẹp hơn. Nơi đó, mọi sinh linh có thể có những điều kiện sinh sống mà phẩm giá được tôn trọng.
Trưởng ban mục vụ bác ái xã hội giáo phận Sài Gòn (Caritas Sài Gòn)
1/9/2008
Lm Joseph Đinh Huy Hưởng
Xưa nay ai cũng mong muốn có niềm vui, có hạnh phúc, có sức khoẻ tốt. Muốn cho mình cùng cầu mong cho người khác cũng được như thế.
Nhưng đời sống rất nhiều khi lại xảy đến khác.
Xưa nay có ai muốn đau khổ đâu! Vì đau khổ đồng nghĩa với bất hạnh, không có may mắn. Không muốn có đau khổ, nhưng đau khổ cứ xảy đến. Đau khổ có nhiều hình dạng tên tuổi về đủ mọi phương diện trong đời sống con người.
Chúa Giêsu rao giảng Nước tình yêu Thiên Chúa, nước của niềm vui mừng hạnh phúc, nhưng Ngài lại đặt ra điều kiện theo Chúa, với con người chúng ta, qúa khô cứng nhiều chông gai sỏi đá: „ Ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ mình, vác thập gía mình mà theo theo Thầy“.
Mà nói đến thập gía là nói đến hy sinh chịu đựng đau khổ. Phải chăng cuộc đời chỉ dệt bằng những thánh gía hy sinh đau khổ thôi sao?
Không ai dám nói qủa quyết như vậy, nhưng hầu như ai cũng đã sống trải qua không ít nhiều trong đời sống mình những hoàn cảnh tương tự như thế. Và cũng không ai muốn nói đến những điều đó, vì nó chẳng mang lại niềm vui gì cho người kể lẫn người nghe.
Giống như lá cây có hai mặt:mặt bên trên hướng lên mặt trời xanh sáng, mặt bên dưới hướng úp xuống mặt đất xẫm đen tối. Cuộc sống con người cũng tương tự như vậy, phần mặt tỏa ra bên ngoài phía trước trong sáng đẹp, nhưng phần ẩn kín bên trong, tuy là một bộ máy tinh vi hoàn hảo do vị Kỹ sư Thượng Đế chế tạo làm nên, nhưng có nhiều tâm tư suy nghĩ lo âu. Đó là một thực tế trong đời sống.
Như một cây cao với cành lá xanh tươi, bông hoa vươn lên trời cao, nhưng cây càng to càng cao, càng tỏa bóng rợp nhiều to xa. Trong bóng rợp đó, tuy mát, nhưng bóng tối mờ cũng nhiều . Cũng tương tự như vậy với đời sống con người. Một người có nhiều khả năng trí tuệ tinh thần thông minh, lại chẳng may có đời sống sức khoẻ về thân xác yếu kém. Một ai đó có trình độ trí khôn học hành địa vị làm việc cao sang bận rộn, nhưng lại không có thời giờ cho đời sống riêng chính mình cùng gia đình. Một người nào đó mải mê phát triển theo đuổi sở thích văn hóa cao cùng tao nhã có thể để tiếng lại cho đời, nhưng có thể cũng vì thế mà phải hy sinh những điều khác cả thời giờ, sức lực cùng tiền bạc nữa.
Không thiếu những mẫu gương hy sinh phải chịu đựng đau khổ trong đời sống từ bậc quân tử thánh nhân cho tới một em bé sơ sinh vừa mở mắt chào đời.
Niềm vui mừng hạnh phúc cùng ý nghĩa đời sống của bậc cha mẹ gặt hái có được luôn gắn liền với hy sinh chịu đựng đau khổ cho đời sống con cái mình.
Chúa Giêsu mời gọi con người theo Chúa vác thập gía mình hằng ngày, chính là lời nhắc nhở chu toàn việc bổn phận làm người của chính mình hằng ngày trong đời sống.
Không có phần thưởng, không có vinh quang được mùa gặt hái nào mà không có nỗ lực hy sinh.Thập gía không phải làm bằng hai thanh cây gỗ, hai miếng thanh sắt, nhưng là những bước đường thực tế chai khô cứng trong chính đời sống mỗi người.
Không có câu trả lời sẵn, giải đáp nhanh liền cho đau khổ, nhưng qua bước đau khổ chịu đựng gặt hái được hiện kinh nghiệm sống đạt niềm vinh quang phần thưởng.
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Đọc báo hằng ngày, hầu như lúc nào tôi cũng thấy đăng một vài tin về tai nạn giao thông. Thường thường đó là những tai nạn thảm khốc hoặc chứa đựng những chi tiết hi hữu, còn vô số tai nạn xảy ra hằng ngày trên đất nuớc thì làm sao đưa tin cho xuể? Đàng sau một mẩu tin có khi rất vắn là cả một bi kịch cho cá nhân hay những cá nhân và gia đình họ. Lấy một trường hợp bất kỳ tôi mới đọc trên báo Tuổi Trẻ ngày 22-8-2008 làm thí dụ: một học sinh lớp 12 ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam lái xe máy lấn đường đâm thẳng vào xe một đôi uyên ương sắp cưới khiến họ bị thương rất nặng, và không những đám cưới của họ bị hoãn lại vô thời hạn mà còn làm hai gia đình lâm vào cảnh túng bấn, nợ nần chồng chất bởi phải vay tiền cứu mạng sống cho con, tuy thế cho tới nay gần một năm rưỡi sau, cả hai nạn nhân vẫn còn ngây ngây dại dại, không biết có trở lại cuộc sống bình thường được không? Bài báo viết rằng tai nạn giao thông này đã làm cho “hai cuộc đời bị phá huỷ”.
Qua theo dõi một số tai nạn giao thông, tôi thấy lỗi phần nhiều là do tài xế bất cẩn, không tuân giữ các qui định, chạy nhanh vượt ẩu, không làm chủ được tốc độ, đôi khi ngủ gật hoặc uống rượu bia. Nhưng phân tích sâu hơn, nhiều khi người ta còn có thể tìm ra những nguyên nhân gián tiếp khác, chẳng hạn chủ xe tham lam khống chế khắt khe thời gian tài xế phải hoàn thành lộ trình khiến anh ta phải chạy mau cho kịp, hoặc bắt tài xế làm việc quá tải; anh cảnh sát ăn tiền bỏ qua những vi phạm nặng hoặc những trường dạy lái xe tổ chức bán bằng; rồi con đường mới đưa vào sử dụng chưa được bao lâu, đã đầy ổ gà, ổ voi… Như thế rõ ràng vấn đề an toàn giao thông liên quan cách này hay cách khác tới nhiều người, nhiều ngành. Và nó không phải chỉ là một vấn đề kinh tế, xã hội, giáo dục công dân, luật pháp mà trên hết còn là vấn đề đạo đức nữa.
Vào những dịp nghỉ lễ hay mùa nghỉ, tai nạn giao thông lại tăng lên gấp nhiều lần. Ở phương Tây cũng vậy. Tháng 8 là tháng nghỉ hè, trên các đường cao tốc từng đoàn xe nối đuôi nhau chạy suốt mấy ngày đêm đến các nơi nghỉ. Mới đây, ngày 17 tháng 8, trước khi đọc kinh Truyền Tin chung với giáo dân như thường lệ, Đức Thánh Cha Bênêđitô đã kêu gọi họ: “Người Kitô hữu trước hết phải xét mình về cách thức họ lái xe và ngoài ra, các cộng đoàn phải giáo dục mỗi người biết coi việc lái xe cũng là một lãnh vực để bảo vệ sự sống và thực hành cụ thể lòng bác ái đối với tha nhân. Quả thật, sự sống con người là quá quí báu và thật là quá bất xứng với người ta khi phải chết hay phải tàn tật vì những nguyên nhân có thể tránh được trong phần lớn các trường hợp [tai nạn]’. Và Đức Thánh Cha tóm tắt tư lời kêu gọi của ngài trong một câu mạnh mẽ: “Lái một chiếc xe trên các con đường công cộng đòi hỏi một ý thức đạo đức và một ý thức công dân” (theo Zenit ngày 18-8-2008).
Nếu không phải Đức Giáo Hoàng nói những lời này mà tôi hay một linh mục khác nói, có lẽ một số người sẽ ngạc nhiên hoặc thắc mắc tại sao đưa chuyện đời vào nói như một chuyện đạo cho người Kitô hữu nghe. Nhưng nếu ta sống đạo không phải chỉ trong nhà thờ hay trong những việc kinh lễ nhưng cả trong cuộc sống cụ thể đời thường và trần tục nữa thì chuyện đó lại là bình thường. Mấy chục năm trước, công đồng Vaticanô II đã dạy: […]
“Hoàn cảnh biến đổi sâu rộng và nhanh chóng đòi hỏi cấp bách đừng ai chủ trương một thứ luân lý cá nhân chủ nghĩa mà không lưu tâm hoặc không màng chi tới diễn tiến thời cuộc. Bổn phận công bình và bác ái được chu toàn mỗi ngày một hơn là do mỗi người biết, tùy theo những khả năng của mình và nhu cầu của kẻ khác mà mưu ích chung, bằng cách cổ võ và trợ giúp những tổ chức công hay tư nhằm cải thiện những điều kiện sống của con người […]. Hơn nữa tại nhiều nơi có nhiều người còn coi thường các luật lệ và những qui định của xã hội. Một số người không ngần ngại dùng những hình thức gian lận và lừa đảo để trốn những thuế vụ chính đáng hoặc trốn những gì xã hội đòi buộc. Có người lại coi nhẹ một số luật lệ trong cuộc sống xã hội, chẳng hạn như những luật liên hệ tới việc bảo vệ sức khoẻ, hoặc việc xe cộ lưu thông, bởi vì họ không nhận thức rằng do bất cẩn như thế sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của họ và của những người khác […] Mỗi người đều phải nhìn nhận và tôn trọng những liên đới xã hội như một trong những nghĩa vụ chính yếu của con người thời nay […] Điều ấy chỉ có thể được một khi mỗi người và cộng đoàn trau dồi nơi chính họ những đức tính luân lý và xã hội, đồng thời đem những đức tính ấy gieo rắc ngoài xã hội” (Hiến chế Vui mừng và Hy vọng, số 30).
Các linh mục khác thế nào tôi không biết, riêng tôi ngồi toà giải tội lâu năm, nhưng chưa từng nghe ai xưng tội liên quan tới “những luật lệ và qui định của xã hội” nhằm vào công ích, ví dụ tội phá hoại môi sinh, làm ô nhiễm môi trường, lái xe bất cẩn gây tai nạn, trốn tránh những nghĩa vụ chính đáng xã hội đòi buộc… Bản xét mình của giáo dân ta nhấn rất mạnh vào những tội thuộc phạm vi phụng tự (đi lễ, đọc kinh …) và phạm vi tôn giáo và luân lý đời sống cá nhân, rất ít quan tâm tới những nhu cầu và nghĩa vụ xã hội, như Công đồng dạy. Và có lẽ chính nhiều vị chủ chăn cũng chưa ra khỏi một quan niệm về đời sống đạo và đời sống luân lý mang tính “cá nhân chủ nghĩa”. Cái “xã hội” mà họ để ý tới thường là cái thế giới riêng của Giáo Hội ta, giáo họ, giáo xứ, giáo phận, giáo hội quốc gia hay quốc tế. Xã hội “trần thế” là chuyện của đời, chỉ bất đắc dĩ lắm mới phải nói tới mà thôi. Linh mục nào đem vào lời giảng dạy những nhắc nhở về bổn phận tôn trọng công ích, tôn trọng những qui định xã hội (như không được lấn chiếm lòng lề đường, không lái xe vượt ẩu, hoặc đổ rác, vất con vật chết vào cống rãnh, v.v. ) có thể bị coi là “làm việc của cán bộ nhà nước”. Dĩ nhiên đó là bổn phận chính của chính quyền, nhưng vì những chuyện tương tự mang chiều kích đạo đức, hơn nữa còn liên quan tới bổn phận bác ái, và vì, trong thực tế, giáo dục nhân bản, trình độ văn hoá cũng như ý thức công dân của người dân ta còn kém, nên một nền giáo dục tôn giáo toàn diện hiện nay vẫn rất nên đi vào những vấn đề đại loại như chúng ta vừa nghe Đức Bênêđitô và Vaticanô II dạy.
Nếu lái xe an toàn là một bổn phận đạo đức liên quan tới bảo vệ sự sống và bác ái đối với mình và tha nhân, thì góp phần trau dồi những đức tính luân lý và xã hội nơi người giáo dân cũng nằm trong trách nhiệm chung của người mục tử.
27-8-2008
Lm Nguyễn Hồng Giáo, dòng Phanxicô
Cách đây vài tháng, sóng truyền hình loan tin một người đàn ông xả súng bắn chết nhiều người rồi sau đó tự sát, rất nhiều người đã bàng hoàng đau sót. Gần đây nữa, một phụ nữ đã gieo mình xuống từ một toà nhà cao tầng và tử vong, rất nhiều người đã xúc động cảm thương. Và sáng nay, báo chí lại đưa tin vừa phát hiện một xác đàn ông trong một căn phòng khách sạn cùng với nhiều vỏ hộp thuốc ngủ còn vương vãi trên bàn. Nhiều khả năng đã chết vì tự tử, vì còn nhiều vỏ hộp thuốc ngủ trên bàn.
Những cái chết vì chán sống, tuy chưa phổ biến như một phong trào rộng khắp, nhưng đã không còn là cá biệt về những trường hợp tự chấm dứt đời mình.
Chúng ta đang sống trong một thời đại với đầy nghịch lý và mâu thuẫn, cùng với nhiều giá trị tinh thần đã bị đảo ngược. So với quyền năng của Tôn ngộ Không trong Tây du Ký trước đây, con người thời nay đã vượt xa hơn rất nhiều. Xưa kia, phép mầu Cân đẩu vân tung mây lướt gió của Tôn ngộ Không chỉ dùng được cho riêng mình, nhưng bây giờ, chỉ một chiếc máy bay loại A 380 đã có thể đưa hàng ngàn người vượt vạn dậm đại dương thật nhẹ nhàng thoải mái. Người ta dễ dàng vượt xa ngàn dậm đi đó đi đây, nhưng nhiều khi, lại ngại ngùng sang nhà hàng xóm dù ở ngay bên cạnh. Trong cả rừng người, đôi khi, người ta vẫn thấy mình cô đơn lẻ loi như đi trong hoang vu sa mạc. Đang có quá nhiều những phương tiện giải trí, nhưng con người vẫn không tìm được niềm vui đích thực là sự bình an trong tâm hồn. Thế giới đang ngày một ồn ào hơn, hối hả hơn, quay cuồng hơn theo nhịp sống công nghiệp, cộng thêm những bất ổn từ các tranh chấp cùng với các loại khủng bố , làm cho đời sống hàng ngày càng trở nên khó khăn căng thẳng cùng với nhiều cạnh tranh gay gắt.
Y khoa đã tiến những bước thật kỳ diệu, nhưng cũng đồng thời xuất hiện nhiều chứng bệnh rất lạ lùng không chữa nổi. Đặc biệt, những loại bệnh có nguyên nhân từ tinh thần gây ra ngày càng tăng, người ta tìm đến thuốc an thần ngày càng nhiều, dù vậy, thần vẫn không an được lâu, tâm vẫn chẳng tĩnh được bao nhiêu dù đã phải nhờ đến cả thuốc an thần. Khi cuộc sống trở nên gánh nặng không kham nổi, người ta sẽ chán sống. Khi bế tắc đến cùng cực, người ta thường tìm đến cái chết. Vẫn luôn đầy rãy trên mặt báo đó đây những tin về các người tự tử. Đã có một câu chuyện liên quan đến tự tử với nhiều ý nghĩa và rất đáng để suy ngẫm được thuật lại như sau :
“Một người đàn ông chán đời nọ đang đứng nhìn giòng nước từ một chiếc cầu cao. Oâng đốt một điếu thuốc cuối cùng, trước khi kết liễu cuộc đời.
Ông không còn lối nào thoát nữa. Ông đã làm đủ mọi cách để lấp đầy nỗi chán chường trong tâm hồn. Ông đã đi đó đi đây, ông đã tìm mọi lạc thú trong các cuộc vui trác táng đủ kiểu. Ông đã tìm đến hơi men và nhiều thứ khác nữa. Nhưng chán chường vẫn cứ chán chường, trống rỗng vẫn hoàn trống rỗng. Ông đã thử thời vận bằng các cuộc hôn nhân, nhưng không một người đàn bà nào có thể ở bên cạnh ông, dù chỉ là vài tháng, bởi vì ông đòi hỏi quá nhiều nhưng lại không biết đến người khác.
Ông nhận ra rằng, không chỉ bản thân ông đã chán chường, mà người khác cũng chẳng ai có thể hạnh phúc được bên cạnh ông, chỉ còn dòng sông may ra mới cho ông sự thanh thản và giúp ông được giải thoát.
Người đàn ông hút chưa xong điếu thuốc thì có một người hành khất cũng đi qua chiếc cầu. Con người rách rưới và nhọc nhằn đó đứng nhìn người đàn ông và chìa tay ra xin giúp đỡ. Người đàn ông không ngần ngại rút cả ví tiền và trao cho người hành khất. Oâng giải thích rằng, bên kia thế giới ông không cần đến tiền bạc nữa.
Người hành khất cầm lấy chiếc ví một lúc, thinh lặng, rồi trao lại cho khổ chủ. Oâng ta nhìn thẳng vào mắt kẻ chán đời và nói :
“Thưa ông, tôi không cần đến một số tiền lớn như thế. Tuy là một kẻ hành khất, nhưng tôi không phải là người hèn nhát. Tôi cũng không muốn cầm tiền của một người hèn nhát. Oâng hãy giữ lại tiền của ông và đem qua bên kia thế giới của ông”.
Nói xong, người hành khất ném cả chiếc ví xuống đất rồi lặng lẽ bước đi, bỏ mặc kẻ chán đời tiếp tục đứng lại gậm nhấm nỗi đắng cay chua xót của mình.
Đã hút xong điếu thuốc, nhưng kẻ chán sống vẫn chưa muốn kết liễu cuộc đời. Oâng nhìn theo người hành khất đang khuất xa dần. Đột nhiên, ông không muốn chết nữa, mà chỉ muốn nhặt lại chiếc ví để trao lại cho người hành khất. Chưa một lần nào trong đời, ông biết mở ví để trao tặng cho bất cứ ai. Nhưng giờ phút này, ông muốn mở rộng tâm hồn, mở rộng đôi tay để trao tặng và muốn tiếp tục sống.
Nghĩ như thế, kẻ chán đời liền đứng thẳng người lên, rời bỏ cây cầu và tiếp tục đuổi theo cho kỳ được, người hành khất kia” .
Đức Giêsu - người Thày thuốc tuyệt vời của mọi người, mọi thời :
Câu chuyện thật là một hoạt cảnh hết sức sinh động. Hoạt cảnh chỉ gồm 2 nhân vật cùng với cây cầu và dòng sông, lời thoại cũng không nhiều nhưng mở ra rất nhiều giá trị và ý nghĩa.
Nghèo thưõng dẫn tới khó, tới khổ, nên người ta thường nói nghèo khó, nghèo khổ là vì vậy. Nhưng ở đây, người hành khất của chúng ta tuy là lam lũ rách rưới nhưng không phải là cái nghèo khổ, nghèo khó. Ngược lại, người hành khất đã cho thấy ông đang làm chủ một kho tàng rất lớn, đó là chính THÂN và TÂM của mình. Và nếu biết rằng, để có thể làm chủ THÂN TÂM của chính mình, ai cũng phải vất vả thế nào trong học hỏi, trong tu tập rèn luyện thì mới biết điều ấy quý giá ra sao.
“Thưa ông ! Tôi không cần đến một số tiền lớn như thế”. Một thái độ siêu thoát và ung dung tự tại như vậy trước bạc tiền không phải ai cũng dễ dàng có được, nhất là đối với một kẻ nghèo nàn đến nỗi phải đi hành khất. Người ta đã thấy trái tim của một hiền giả được bọc trong manh áo rách rưới của người hành khất.
“Tuy là một kẻ hành khất, nhưng tôi không phải là một người hèn nhát. Tôi cũng không muốn cầm tiền của một kẻ hèn nhát. Oâng hãy giữ lại tiền của ông và đem qua thế giới bên kia của ông”. Thật là những lời lẽ nặng nề có thể xúc phạm và gây những tổn thương rất lớn. Nhưng rất may, những lời lẽ nặng nề này chỉ như một liều thuốc đắng cần thiết đủ để giã tật và giúp cho diễn tiến trở nên có hậu.
Kẻ chán đời kia, thực ra cũng giống như bất cứ ai, vốn vẫn luôn có cái TÂM rất sáng như một tấm gương nhưng từ lâu đã bị bụi phủ mờ. Chỉ đến khi gặp đúng người, đến đúng nơi và rơi đúng thời điểm mọi chuyện mới đột nhiên đổi thay hoàn toàn ngược lại. Liều thuốc đắng là những lời lẽ nặng nề kia đã như một tấm giẻ, khi lau sạch lớp bụi, thì gương trở lại sáng. “Nhưng giờ phút này, ông muốn mở rộng tâm hồn, mở rộng đôi tay để trao tặng và muốn tiếp tục sống.”.
Câu chuyện đã trở nên thú vị và hấp dẫn như một Công án thiền, một công án đơn giản giữa đời thường.
Không gì buồn chán cho bằng sống không định hướng và vô vị như cỏ cây muông thú. Sống mà không biết tại sao mình sống và rồi sẽ đi về đâu, đó là những điều dễ làm cho con người chán chường và đau khổ nhất. Ai cũng khao khát và mưu cầu hạnh phúc, nhưng nhiều khi chúng ta chỉ chạy theo cái bóng của hạnh phúc, một thứ hạnh phúc ảo. Hạnh phúc không phải là một nơi để đi đến, nhưng hạnh phúc là một hướng đi. Có đi theo hướng đó, con người mới có hạnh phúc đích thực. Vậy hướng đi của chúng ta là gì ?
Chúa Giêsu, Đấng là Đường, là Sự thật và là Sự Sống, đã vạch cho chúng ta hướng ấy. Hướng Ngài vạch ra chính là sống cho tha nhân. Ai càng tích trữ và chiếm giữ cho mình, người đó càng nghèo nàn khốn khổ. Ai càng đóng kín quả tim và khép chặt bàn tay, người đó sẽ không được nhận lãnh. Hạnh phúc đích thực là trao ban, Thánh Phaolô đã viết lại lời Chúa Giêsu : “Cho thì có phúc hơn nhận lãnh”.
Cho đi chính là phương thuốc chữa trị căn bệnh nghiêm trọng nhất trong tâm hồn chúng ta, đó là sự chán sống. Cho đi, cũng là phương dược xoa dịu được mọi đau khổ trong tâm hồn và thể xác. Những lời hát trong Kinh Hoà bình đã nói thật rõ “quên mình là nhận lại bản thân. Chính lúc chết đi là vui sống muôn đời”. Hướng mà Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta đầy vẻ nghịch thường, nhưng cả ngàn năm qua, hàng hàng lớp những người theo Chúa Giêsu, có nhiều vị thánh lừng danh và cả khối đông vô danh, đều minh chứng rằng, chỉ có hướng đi ấy mới đưa người ta đến hạnh phúc đích thực là sự bình an sâu thẳm trong tâm hồn. Khi có sự bình an kỳ diệu này, người tin Chúa luôn đứng vững trước mọi giông bão cuộc đời.
Quả thật, Đức Giêsu đúng là một lương y của mọi ngưòi qua mọi thời đại.
Lạy Chúa !
Khi con thấy mình đau khổ, xin nhắc cho con, vẫn còn nhiều kẻ khác ở rất gần con, đang phải gánh chịu bất hạnh và khổ đau hơn con rất nhiều.
Lúc con ốm đau bệnh hoạn, xin giúp con nhận ra, vẫn có nhiều người đang ở liền kề bên con, còn bệnh hoạn và tai ương thê thảm hơn con nhiều lắm.
Khi con thất bại, xin chỉ cho con, vẫn còn vô số người đang ở ngay trước mặt, còn lao đao và thất bại nặng nề hơn con rất nhiều.
Chính nhờ như thế, con sẽ biết mở lòng mở trí ra với mọi người xung quanh. Từ đó, con sẽ được hạnh phúc và bình an, ngay ở đời này. Cũng từ đó, mỗi ngày sống của con sẽ là một ngày luôn được chúc phúc, dù cảnh sống có ra sao và thế nào đi nữa. Để luôn mãi biết cảm ơn Chúa trong niềm vui cùng với nụ cười.
Amen.
Xuân Thái
Hôm nay chúng ta đọc các Thư của Thánh Phaolô để ghi nhận những lời giáo huấn của ngài về các bí tích.
Lm. F.X. Nguyễn Chí Cần
Trong bảy bí tích, bí tích xức dầu bệnh nhân không được thánh Phaolô đề cập đến, bí tích thống hối tha các tội còn kín hầu chắc cũng thế. Ngược lại ngài đề cập nhiều đến bí tích thanh tẩy và bí tích thêm sức. Giáo huấn của ngài về bí tích Thánh Thể đầy đủ hơn các tác giả Tin Mừng. Các khẳng định của ngài về bí tích truyền chức và hôn phối cho phép kết luận ngài coi chúng như những dấu chỉ linh thánh ban ơn thánh, nhưng người ta không thể quả quyết ngài coi chúng được Ðức Giêsu Kitô thiết lập.
I. BÍ TÍCH THANH TẨY
1. Nghi thức thanh tẩy bằng dìm trong nước là thực hành thông thường của Giáo hội sơ khai. Ta có thể xem xét nó dưới bốn khía cạnh biểu trưng: như là tắm linh thiêng, biểu tượng của sự thanh tẩy nội tâm; như là trở về với ánh sáng, biểu tượng của sự soi sáng thiêng liêng; như là chôn cất huyền nhiệm, biểu tượng chết cho con người cũ và kết hiệp với cái chết của Ðức Kitô; như là phục sinh huyền nhiệm, biểu tượng của tái sinh và đời sống mới.
Trong số bốn khía cạnh nêu trên, khía cạnh thứ nhất được mọi người công nhận. Khía cạnh thứ hai được đặc biệt đề cao từ thế kỷ thứ hai; từ thánh Giustinô, soi sáng trở thành đồng nghĩa với thanh tẩy. Tuy nhiên, ánh sáng là đề tài rất quen thuộc của thánh Phaolô. Các kitô hữu có "những cặp mắt con tim được soi sáng" (Ep 1,18); họ là "con cái ánh sáng, con cái ban ngày" (1 Tx 5,5). Hơn nữa, ánh sáng thấm nhập họ ngày chịu thanh tẩy biến đổi họ thành lò ánh sáng; họ phản chiếu ánh sáng và phân tán ánh sáng như thuỷ tinh sáng rực và toả sáng khi được tia mặt trời chiếu vào: họ sáng chói như "những vầng sáng đặt giữa thế gian" (Pl 2,15), họ là "ánh sáng trong Chúa" (Ep 5,8). Phaolô cũng biết phép thanh tẩy là "tắm tái sinh và đổi mới" (Tt 3,5): mọi tín hữu đã được "tẩy rửa, thánh hoá và nên công chính" (1 Cr 6,11); Ðức Giêsu Kitô muốn chuẩn bị cho mình một hiền thê hoàn hảo và xứng đáng với Người, nên đã thanh tẩy Hội thánh bằng nước và lời hằng sống" (Ep 5, 26). Hẳn nhiên, đây không phải là thanh tẩy vật chất: nước thanh tẩy có hiệu năng là nhờ lời toàn năng nâng nó lên hàng nghi thức bí tích. Tuy nhiên, không phải sự thanh tẩy linh hồn bằng việc tha tội, không phải sự soi sáng trí khôn bằng đức tin mà Phaolô muốn làm nổi bật khi nói về phép thanh tẩy nhưng chính cái chết và phục sinh huyền nhiệm được hình dung và phát sinh bởi bí tích.
2. Việc tái sinh con người có điều kiện thiết yếu là chết trước đã. Ðức Giêsu Kitô chỉ là đấng cứu độ khi Người chết trên thập giá và Người chỉ cứu chúng ta khi cho chúng ta tham dự vào cái chết của Người. Ðiều này được hiện thực nơi mỗi người chúng ta khi chịu phép thanh tẩy:
"Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao ? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới. Thật vậy, vì chúng ta đã nên một với Ðức Kitô, nhờ được chết như Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên một với Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại. Chúng ta biết rằng: con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Ðức Kitô, như vậy con người do tội lỗi thống trị đã bị huỷ diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. Quả thế, ai đã chết, thì thoát khỏi quyền của tội lỗi" (Rm 6,3-7).
Ðoạn văn này cô đọng xuất sắc trong vài dòng những hiệu quả tức thời của phép thanh tẩy, những ơn ích mà nó đảm bảo cho chúng ta trong tương lai, những bổn phận nó đòi buộc chúng ta trong hiện tại. Chúng ta chỉ bàn ở đây những hoa quả trực tiếp của phép thanh tẩy. Ðược thanh tẩy trong cái chết của Ðức Kitô chính là được thanh tẩy trong Ðức Kitô đang chết, chính là được nhập hiệp vào Ðức Kitô trong chính hành vi nhờ đó Người cứu độ chúng ta, chính là chết cách huyền nhiệm với đấng đã chịu chết nhân danh và vì lợi ích của tất cả. Cái chết huyền nhiệm này là một thực tại, vì những hiệu quả rất là có thực: chết cho tội lỗi, chết cho con người cũ, chết cho Lề Luật.
Chết cho tội lỗi là lột bỏ vết nhơ của tội; nhưng đồng thời cũng được giải thoát
khỏi ách bạo ngược của tội và có sức chống cự với các tấn công sau này của nó.
Không có giới hạn hay miễn trừ: tội nguyên tổ, tội hiện mắc, tất cả những gì gọi
là tội theo đúng nghĩa đều tan biến trong phép thanh tẩy, vì "những ai ở trong
Ðức Kitô Giêsu, thì không còn bị lên án nữa" (Rm 8,1). Hôm qua họ có thể là
người thờ ngẫu tượng, dâm dật, trộm cắp, vu khống, nói phạm thượng, giờ đây họ
"được tẩy rửa, được thánh hoá, được nên công chính nhờ danh Chúa Giêsu Kitô" (1
Cr 6,11).
Chết cho con người cũ là một hệ quả của chết cho tội. Khi chúng ta được thanh
tẩy trong cái chết của Ðức Kitô "con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào
thập giá với Người" (Rm 6,6). Con người cũ chỉ tất cả những gì chúng ta có chung
với Ađam thứ nhất, tất cả những gì, trực tiếp hay gián tiếp, chúng ta nhận lãnh
từ ông, như là thủ lãnh tôn giáo của nhân loại. Tất cả điều đó đã tiêu vong do
việc chúng ta kết hiệp với Ađam thứ hai. Hiển nhiên là chết cho con người cũ có
tính tiệm tiến vì hướng chiều về đàng trái vẫn còn tồn tại trong con người được
tái sinh, nhưng con người cũ đã nhận một cú chí tử; với thuốc giải độc là ơn
thánh, sự hướng chiều về tội, được gọi ở đây là "thân xác tội lỗi" bị làm ra vô
năng và vô hiệu.
Phép thanh tẩy kitô giáo cũng là chết cho Luật Môisen. "Tại vì Lề Luật mà tôi
đã chết đối với Lề Luật, để sống cho Thiên Chúa. Tôi cùng chịu đóng đinh với Ðức
Kitô vào thập giá.Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Ðức Kitô sống
trong tôi" (Gl 2,19-20) - "Thưa anh em, anh em cũng thế. Anh em đã chết đối với
Luật Môisen, nhờ thân thể của Ðức Kitô. Giờ đây chúng ta không còn bị Lề Luật
ràng buộc nữa, vì chúng ta đã chết đối với cái vẫn giam hãm chúng ta" (Rm 7,
4. 6).
Mặt khác thánh Phaolô luôn luôn nêu lên mối dây liên kết giữa cái chết thiêng
liêng và sự phục sinh thiêng liêng. Thật vậy, không thể chết cho tội lỗi mà
không bắt đầu sống trong ơn thánh: "Nếu chúng ta đã cùng chết với Ðức Kitô,
chúng ta tin rằng chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người. Nếu chúng ta đã nên một
với Ðức Kitô nhờ được chết như Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên một với
Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại" (Rm 6,8; 6,5). Sự sống mới
của chúng ta có thể không tỏ lộ, nhưng chắc chắn có thực, vì nó là kết quả tất
nhiên của cái chết của chúng ta: "Anh em đã chết, và sự sống mới của anh em
hiện đang tiềm tàng với Ðức Kitô nơi Thiên Chúa" (Cl 3,3). Làm sao có thể
khác được khi phép thanh tẩy là nấm mồ chôn con người cũ, nhưng cũng là cái nôi
của con người mới ?
Gần như tất cả các hiệu quả của phép thanh tẩy như là nguyên lý của một đời sống
mới được tóm tắt rất hay trong đoạn văn sau: "Thiên Chúa đã cứu chúng ta nhờ
phép rửa ban ơn Thánh Thần, để chúng ta được tái sinh và đổi mới. Thiên Chúa đã
tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh Thần xuống trên chúng ta nhờ Ðức Giêsu Kitô, Ðấng cứu
độ chúng ta. Như vậy, một khi nên công chính nhờ ân sủng của Ðức Kitô, chúng ta
được thừa hưởng sự sống đời đời, như chúng ta vẫn hy vọng" (Tt 3,5-7).
Tất cả những hiệu quả mà chúng ta vừa gán cho phép rửa, - công chính, sự sống,
ơn cứu độ, nghĩa tử, sở hữu Thánh Thần, - thánh Phaolô cũng gán cho đức tin. Vì
đâu mà có sự liên kết chặt chẽ giữa đức tin và phép rửa ? Trước hết là sự đồng
thời. Hầu hết những người nhận thư của Phaolô đã lãnh nhận phép rửa cùng lúc với
ơn huệ đức tin: hai kỷ niệm này hoà nhập trong ký ức của họ. Việc giáo huấn các
dự tòng lúc đó khá giản lược: "Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ"
(Mc 16,16), Chúa đã nói như thế khi lên trời, như thể hai hành vi xảy ra đồng
thời. Thực thế, ba ngàn người do Phêrô hoán cải vào ngày lễ Ngũ Tuần đầu tiên,
được rửa trong chính ngày đó (Cv 2,41). Viên hoạn quan của nữ hoàng Candace bước
xuống xe để chịu phép rửa từ tay phó tế Philippe vừa dạy giáo lý cho ông (Cv
8,38); người cai ngục nơi giam giữ Phaolô được rửa cùng với toàn thể gia đình
ngay trong đêm ông đón nhận đức tin (Cv 16,33); mười hai đồ đệ ở Êphêsô chỉ mới
chịu phép rửa của Gioan, tin vào Ðức Giêsu và chịu phép rửa (Cv 19,5). Lời tổng
kết các hoạt động của vị Tông đồ tại Côrintô cho biết nhiều người ở Côrintô đã
nghe Phaolô giảng cũng tin theo và chịu phép rửa (Cv 18,8). Vậy không có ly cách
giữa đức tin và phép rửa.
Hơn nữa, đối với Phaolô, đức tin cụ thể, đức tin công chính hoá không phải đơn thuần là sự ưng thuận của lý trí với một chân lý trừu tượng; nhưng đó là tiếng amen của lý trí, của ý chí, của toàn diện con người, đối với Tin Mừng, nghĩa là kế hoạch cứu độ mà Thiên Chúa là tác giả và Ðức Giêsu Kitô là người thực hiện. Ðức tin khởi đầu này, mà Phaolô quan tâm hơn cả, vì đó là đối với chính ngài cũng như đối với các độc giả đầu tiên, điểm quyết định của đời sống mình, và là khoảnh khắc hệ trọng của số phận mình, vậy nhất thiệt bao gồm, cùng với sự hâng hiến chính mình cho Thiên Chúa, ước muốn tiềm tàng lãnh nhận phép rửa. Không những người lớn không thể chịu phép rửa mà không có đức tin, bởi vì phép rửa đòi hỏi lòng thống hối và sự trở về với Thiên Chúa, nhưng đức tin chân thành và công chính hoá cũng không thể có được nếu không có ước muốn chịu phép rửa. Chính vì thế việc tái sinh thiêng liêng của chúng ta khi thì đựơc gán cho đức tin khi thì được gán cho phép rửa, vì hành vi và nghi thức có mối tuỳ thuộc hỗ tương và làm thành nguyên nhân chung: "Nhờ đức tin, tất cả anh em đều là con cái Thiên Chúa trong Ðức Giêsu Kitô. Quả thế, bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Ðức Kitô, đều mặc lấy Ðức Kitô" (Gl 3,26-27).
II. BÍ TÍCH THÊM SỨC
Việc ban Chúa Thánh Thần bằng việc đặt tay liên kết chặt chẽ với phép rửa đến nỗi cả hai hành vi dường như chỉ là hai thành phần của cùng một nghi thức. Hẳn nhiên, câu hỏi mà thánh Phaolô đưa ra cho các môn đồ ở Êphêsô, mà ngài nghĩ là đã nhận phép rửa kitô giáo, cho thấy rõ hai hành vi này không những phân biệt mà còn có thể tách rời (Cv 19,2). Thật thế, những người Samari đã được phó tế Philípphê ban phép rửa chỉ nhận Thánh Thần sau này, khi các tông đồ đến (Cv 8,17-18). Ðây là trường hợp phép thêm sức được ban tách rời với phép rửa, chỉ do sự vắng mặt của một thừa tác viên hợp pháp, chứ thông thường chúng được ban chung.
Thánh Phaolô luôn giả thiết các kitô hữu nhận Thánh Thần lúc chịu phép rửa, qua
việc đặt tay: "Ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ
phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Ðức
Kitô cũng vậy. Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do thái hay Hy lạp, nô lệ hay
tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân
thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất" (1 Cr
12,12-13). Những lời của Phaolô mô tả sự hình thành thân thể huyền nhiệm: nhờ
phép rửa, người tân tòng được ghép vào Ðức Kitô, được dìm vào trong Ðức Kitô,
được nhập hiệp với Ðức Kitô; liền sau đó có sự can thiệp của Thánh Thần, linh
hồn của Hội Thánh, để ban cho họ một sự sống mới; việc ban Thánh Thần hoàn tất
việc nhập hiệp của phép rửa.
III. BÍ TÍCH THÁNH THỂ
1. Nếu phép rửa khai sinh thân thể huyền nhiệm, thì phép thánh thể nuôi dưỡng và làm nó lớn lên. Thánh Phaolô trình bày cùng một lúc kiểu mẫu trong Cựu ước của hai bí tích này. Ngài nói: "Những người Do thái chịu phép rửa dưới đám mây và trong lòng biển, để theo ông Môisen. Tất cả cùng ăn một thức ăn linh thiêng, tất cả cùng uống một thức uống linh thiêng, vì họ cùng uống nước chảy ra từ tảng đá linh thiêng vẫn đi theo họ. Tảng đá ấy chính là Ðức Kitô” (1 Cr 10,2-4). Manna và nước chảy từ tảng đá được gọi là linh thiêng vì chúng là kết quả của một phép lạ và vì chúng là hình bóng của hai yếu tố của phép thánh thể, thức ăn và thức uống của người được tái sinh nhờ phép rửa.
Do một sự cố tình cờ mà ta có được giáo huấn của Phaolô về đề tài phép thánh
thể. Ngài đã giảng dạy bằng miệng giáo huấn này cho người Côrintô, cũng như cho
mọi dự tòng, và ngài chỉ lặp lại bằng chữ viết vì có những nghi ngờ của những
người mới tòng giáo liên quan đến việc ăn của cúng và do những cách xử sự bất
kính của họ khi cử hành agape. Vị Tông đồ trước hết cho biết nguồn của những
thông tin ngài có, chính là Ðức Giêsu Kitô: "Ðiều tôi đã lãnh nhận từ nơi
Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em" (1 Cr 11,23). Khi thuật kể việc lập
phép thánh thể, ngài nhấn mạnh đến các hoàn cảnh thời gian - "trong đêm Chúa bị
nộp cho các đối thủ", "sau bữa ăn" từ biệt - hoặc để khắc sâu biến cố vào trí
các tân tòng, hoặc đúng hơn để đặt nó trong tương quan trực tiếp với cái chết
của Ðức Giêsu Kitô.
Công thức truyền phép bánh không thể rõ hơn nữa. Thật là không chỉ tối nghĩa mà
còn không thể hiểu được nếu Chúa nói: "Bánh này là mình Thầy", vì hoàn toàn
không thể xảy ra được việc một sự vật vừa "là" vừa "không là" cùng lúc, và người
ta không thể gở hết khó khăn khi nhốt kín mình Ðức Kitô trong tấm bánh thường,
vì luôn luôn là sai bánh vật chất là mình thật của Ðức Kitô. Nhưng Ðức Giêsu nói
không mập mờ: "Ðây là Mình Thầy, hiến dâng vì anh em" (1 Cr 11, 24). Chủ từ của
câu là đại danh từ chỉ định "Ðây", nghĩa là điều các anh em thấy trước mặt anh
em, điều tôi dùng cử chỉ chỉ đến. Ðộng từ "là" diễn tả sự đồng nhất giữa chủ từ
và thuộc từ.
Nếu chỉ hiểu riêng mình nó, độc lập với các ám chỉ và hoàn cảnh, công thức
truyền phép kia: "Chén này là giao ước mới trong máu Thầy" thật khó hiểu. Ở đây
có hai hoán dụ, một lấy cái chứa đựng thay cho vật được chứa đựng, và hai lấy
cái hiệu quả thay cho nguyên nhân, giao ước mới ký kết trong máu Ðức Kitô thay
cho máu Ðức Kitô ký kết giao ước mới. Tuy nhiên, hoán dụ thứ nhất quá thông dụng
nên "chén này" gợi lên tức khắc trong trí ý tưởng thức uống. Hoán dụ thứ hai ít
thông dụng hơn; nhưng nó rõ nghĩa khi ta đặt nó trong bối cảnh: chất chứa trong
một chén vật chất không thể là giao ước ký kết trong máu, đó phải là máu giao
ước. - Ðức Giêsu Kitô hành động cùng một cách trong hai truyền phép: giữa hai
hành vi có sự song đối hoàn toàn; vậy nếu, theo các lời bí tích, có một bên là
mình Chúa Kitô, thì bên kia cũng phải có máu Chúa Kitô. - Lời ám chỉ minh nhiên
đến bài tường thuật Xuất Hành đánh tan mọi nghi ngờ. Ông Môisen rảy trên dân máu
của hy tế và nói: "Ðây là máu giao ước". Vậy Máu giao ước và giao ước trong máu
chỉ là một.
Dĩ nhiên, trong cả hai công thức, lời của Con Thiên Chúa có tính sáng tạo. Sự
vật được thốt ra không có trước lúc thốt ra, như trong những xác quyết thông
thường; lời thốt ra sản sinh sự vật. Nhưng các môn đệ đã quen với những phép lạ
xảy ra chỉ do một lời nói của Ðức Giêsu Kitô. Ðấng chữa lành chỉ bằng một câu:
"Con ông khoẻ mạnh lại rồi" hoặc "Bà được khỏi bệnh" cũng đáng được tin khi bằng
một công thức tương tự Ngài ban mình và máu Ngài như đã hứa.
Thánh Phaolô thêm vào hai lời truyền phép lệnh của Ðức Kitô truyền các tông đồ
phải tiếp tục cử hành phép thánh thể cho đến tận thế. Thánh Luca chỉ ghi điều
này sau truyền phép bánh và hai thánh sử kia thì không nhắc đến, có lẽ cho rằng
không cần thiết vì đã có truyền thống sống động của Giáo Hội.
2. Theo mệnh lệnh của Chúa và lời giải thích vị Tông đồ đưa ra, phép thánh thể là một nghi thức tưởng niệm: "Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy. Vì mỗi lần anh em ăn bánh này và uống chén này, anh em loan truyền Chúa đã chịu chết, cho tới ngày Chúa đến". Nhưng nghi thức thánh thể không phải là một sự tưởng niệm suông về hy tế thập giá; chính nó là một hy tế tưởng niệm. Thánh Phaolô không nói: "Chén này tưởng niệm giao ước mới ký kết ở Calvariô trong máu Thầy"; Người nói: "Chén này là giao ước"; nói cách khác: "Máu chứa đựng trong chén này đóng ấn giao ước". Vậy đó là máu của một tế vật; và nghi thức làm đổ máu ấy ra cách huyền nhiệm có tính cách một hy tế. Ðiều này càng rõ hơn trong bản văn song song của Luca: "Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em" (Lc 22,20). Thánh Luca không viết: máu sẽ đổ ra vào lúc khổ nạn; ngài viết: "máu đổ ra lúc này, vào lúc thực hiện nghi thức thánh thể; ngài còn nói mạnh hơn rằng chén - nghĩa là máu trong chén - đổ ra cho loài người. Xét riêng một mình, công thức truyền phép bánh không gợi lên ý tưởng hy tế: "Này là mình Thầy vì anh em". Người ta có thể hiểu:"ban cho anh em làm thức ăn", thay vì " hiến tế vì anh em". Bản văn rõ hơn của Luca cũng không hoàn toàn đánh tan nghi ngờ: "Này là mình Thầy trao ban (hoặc trao nộp) vì anh em".
Một đoạn văn khác của thánh Phaolô cung cấp một ánh sáng bổ túc. Muốn chứng minh cho người Côrintô hiểu rằng tham dự vào các bữa tiệc cúng thần là chuyện không được phép, dù người ta có ý gì đi nữa, vì đó là một gương xấu, một nguy hiểm và một hành vi minh nhiên thờ ngẫu tượng, thánh Tông đồ kêu gọi đến lương tâm họ: "Tôi nói với anh em như nói với những người khôn ngoan hiểu biết; anh em hãy tự mình suy xét điều tôi nói. Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Ðức Kitô ư ? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao ? Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể. Anh em hãy coi Israen xét theo huyết thống. Những ai ăn tế phẩm, há chẳng phải là những kẻ được chia lộc bàn thờ sao ?". Thánh Phaolô rút ra kết luận như sau: "Vật dân ngoại cúng là cúng cho ma quỷ, chứ không phải là cúng cho Thiên Chúa; mà tôi không muốn anh em hiệp thông với ma quỷ. Anh em không thể vừa uống chén của Chúa, vừa uống chén của ma quỷ được; anh em không thể vừa ăn ở bàn tiệc của Chúa, vừa ăn ở bàn tiệc ma quỷ được". Như vậy theo lý luận của thánh Phaolô, hiệp thông Thánh Thể đối với kitô hữu cũng giống như ăn thịt cúng đối với dân ngoại và bữa tiệc thánh đối với người Do thái. Thế mà tiệc thánh có một ý nghĩa tôn giáo; nó tạo nên một hành vi thờ phượng vì nó là phần bổ túc của hy tế và nó kết hiệp các tín hữu với vị tư tế làm việc hy tế, với bàn thờ nơi hiến tế lễ vật và với chính lễ vật.
IV. PHÉP TRUYỀN CHỨC
Nghi thức thiết lập các thừa tác viên thánh là việc đặt tay. Tự nó thiếu tính xác định, nghi thức này mang ý nghĩa rõ rệt từ những hoàn cảnh bao quanh nó hay từ những lời đi kèm.Chúng ta thấy trong Thánh Kinh người ta đặt tay: bề trên đặt tay để chúc lành, người thần thông để chữa lành, các tông đồ để ban Thánh Thần, người nắm giữ quyền bính trong Giáo hội để thông ban quyền lực mà họ có. Ý tưởng chung cho bốn loại là thông ban một ân huệ thiêng liêng, một đặc ân siêu nhiên hoặc một quyền bính linh thánh.
Mọi tín hữu đều tham gia vào việc tuyển chọn bảy trợ tá, nhưng chỉ có các tông
đồ đặt tay trên họ. Ý là làm cho họ có khả năng đảm nhận một phận vụ thánh tự
bản chất, vì việc cử hành agape còn liên kết chặt chẽ với phép thánh thể. Vì thế
người ta đòi hỏi các ứng viên phải đầy tràn Chúa Thánh Thần, việc đặt tay được
thực hiện giữa buổi cầu nguyện công cộng; nghi lễ kết thúc, Bảy Vị, ngoài việc
phục vụ bàn ăn, còn đảm nhận việc rao giảng và ban phép thanh tẩy, nhưng không
được ban Chúa Thánh Thần, vì việc này được dành riêng cho các tông đồ. Việc
thiết lập họ đã mang một tính chất tôn giáo và quyền hành của họ mang tính
thiêng liêng, dù vẫn ở bậc thấp.
Việc đặt tay cũng được dùng cho hàng giáo sĩ. Khi Phaolô viết cho Timôthê: "Ðừng vội đặt tay trên bất cứ ai", ngài nói về các kỳ mục, theo nghĩa dùng trong Giáo hội, chứ không theo nghĩa người lớn tuổi.
Sau cùng cũng nghi thức này cũng dùng cho cấp cao của phẩm trật; và ở đây các
bản văn khá rõ ràng. Người ta có cảm tưởng việc đặt tay mô tả trong chương 13
sách Công Vụ có mục đích thông ban cho Barnabê và Saolô quyền bính tối cao của
chức thánh. Một nghi thức ban phúc từ giã không thể mang tính long trọng, có
việc ăn chay trước và được thực hiện trong phụng vụ, dựa theo lệnh của Chúa
Thánh Thần. Các nhà truyền giáo được đặc biệt chỉ định làm công việc hoán cải
dân Ngoại, nghĩa là việc thiết lập các giáo đoàn mới mà quyền chức thánh không
thể không có. Trên thực tế, liền ngay sau đó, chúng ta thấy thiết lập các kỳ mục
trong các thành có các giáo đoàn.
Với việc thánh Phaolô phong chức cho Timôthê, chúng ta có chứng từ chắc chắn hơn. Vị Tông đồ viết cho đồ đệ: "Ðừng thờ ơ với đặc sủng đang có nơi anh, đặc sủng Thiên Chúa đã ban cho anh nhờ lời ngôn sứ khi hàng kỳ mục đặt tay trên anh" (1 Tm 4,14). - "Tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa (charisma), đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh" (2 Tm 1,6). Chúng ta có một nghi thức bên ngoài - đặt tay - và một ân sủng bên trong phát sinh bởi nghi thức. Ân sủng này, charima này là gì ? Ðó dĩ nhiên không phải là ân huệ thuần tuý nhưng không mà Chúa Thánh Thần ban hay rút lại tuỳ ý, nó phải trường tồn và không thuộc về ai khác làm cho nó sống dậy hoặc làm phát sinh. Ðặc sủng ấy là năng khiếu siêu nhiên được nhận lãnh để thi hành xứng đáng thừa tác vụ thánh, giống như điều ta gọi là ân sủng theo chức vụ, nghĩa là toàn bộ những ân huệ thiêng liêng và quyền nhận được các hiện sủng mà các bổn phận của chức thánh đòi hỏi. Ðặc sủng có thể lụi tàn, vì thiếu cố gắng hay tỉnh thứ, nên nó cần đuợc khơi dậy. Thánh Phaolô chỉ ra khá rõ bản chất của đặc sủng này: "Vì Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một thần khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương và biết tự chủ" (2 Tm 2,7). Tất cả những điều này được ban nhờ việc đặt tay của vị Tông đồ, cùng với sự tham dự của hàng kỳ mục.
Vậy chúng ta có trong việc phong chức cho Timôthê ba yếu tố chính của điều mà
Giáo hội ngày nay gọi là bí tích: một nghi thức bên ngoài, việc đặt tay; một ân
sủng trường tồn (charisma), nguồn của mọi ân sủng chức vụ, phát sinh từ nghi
thức này; một ân sủng bên trong đáp ứng với biểu tượng của nghi thức bên ngoài,
mà ý nghĩa được xác định bởi toàn bộ các hoàn cảnh, như việc chỉ định ngôn sứ và
sứ vụ mà Timôthê được bổ nhiệm.
V. PHÉP HÔN PHỐI
Sau trích dẫn sách Sáng Thế: "Người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình và cả hai sẽ thành một xương một thịt", thánh Phaolô thêm suy nghĩ sau: "Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Ðức Kitô và Hội Thánh" (Ep 5,32). Theo công đồng Trentô, bí tích hôn phối được gợi ý trong đoạn văn này. Ðó là từ đúng nhất.
Mầu nhiệm ở đây được dịch trong tiếng la tinh là sacramentum. Ý nghĩa Thánh Kinh
của sacramentum không phải là bí tích. Ðó, hoặc là kế hoạch bí mật liên quan đến
phần rỗi con người, hoặc một lời nói hay một sự kiện chứa đựng một ý nghĩa biểu
tượng. Trong câu này thánh Phaolô so sánh các liên hệ giữa chồng và vợ một bên
và mối liên hệ giữa Ðức Kitô và Hội thánh một bên. Ẩn dụ vợ chồng không phải là
điều mới trong môi trường kinh thánh: từ thời tiên tri Osê (Hs 1-3), ẩn dụ này
được dùng để gợi lên giao ước giữa Thiên Chúa và dân Ngài, mà Ngài làm thành
hiền thê của Ngài. Vì giao ước từ nay được thực hiện trong Chúa Kitô, nên
chính Người trở thánh Hôn phu thần thánh có Hội thánh là Hiền thê, "được thánh
hoá bằng nước" (Ep 5,26: ám chỉ phép rửa), để "nên không tỳ ố, không vết nhăn
hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền" (5,27). Như
thế, tình yêu của Ðức Kitô, Ðấng đã yêu mến Hội thánh Người đến mức "hiến mình
vì Hội thánh" (5,25) trở nên mẫu mực cho người chồng cũng phải yêu thương vợ
mình như vậy. Lúc ấy lý tưởng ghi trong sách Sáng Thế được thực hiện (St 2,24).
Nhưng nếu là như vậy, ta phải kết luận rằng hôn nhân giữa một tín hữu nam và một
tín hữu nữ không chỉ thuộc trật tự thụ tạo, theo đó nó đã có phẩm giá và quy
luật riêng rồi. Nó thuộc về trật tự các sự vật được thánh hoá bởi ân sủng cứu độ
của Ðức Kitô: "mầu nhiệm này thật là cao cả.
Tôi muốn nói về Ðức Kitô và Hội thánh" (Ep 5, 32).Chính từ đoạn văn này mà suy
tư thần học nhìn nhận tính bí tích của hôn nhân giữa những người chịu phép rửa:
hôn nhân kitô giáo là thánh nơi chính nó và là nguồn thánh hoá cho những người
tham dự vào, mà không đánh mất giá trị "tự nhiên" thuộc về trật tự thụ tạo và
điều khiển các quy luật luân lý giúp nó được thực hiện hết sức về mặt nhân bản.
-----------------------------------------------------------------------------
Soạn theo:
- F. PRAT. S.J., La théologie de saint Paul, Les sacrements, p. 305-330, Paris, 1923.
- PIERRE GRELOT, La liturgie dans le Nouveau Testament, Introduction à la Bible. Edition nouvelle, Desclée, 1991.
Trong
lớp học, trẻ có tật khúc xạ không nhìn rõ trên bảng, hay chép nhầm bài, đọc nhầm
chữ ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Đây là bệnh rất hay gặp ở trẻ em nên việc
nhận biết và khắc phục sớm rất quan trọng.
Các loại tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em
Cận thị là khi nhìn xa thì mờ nhưng nhìn gần vẫn rõ nhờ vào chức năng điều tiết
của mắt trừ khi cận thị quá nặng. Cận thị có thể là bẩm sinh hay mắc phải.
Viễn thị là khi nhìn xa rõ hơn nhìn gần. Điều Mắt viễn thị thường gây nhược thị
và có thể là yếu tố gây ra lác điều tiết nên cần phải được phát hiện và điều trị
sớm.
Loạn thị là khi nhìn xa hay gần đều mờ. Trẻ bị loạn thị thường nhìn mờ khi nhìn
lên bảng hay đọc nhầm, chẳng hạn như chữ H đọc thành chữ N, chữ B đọc thành chữ
H, chữ I đọc thành chữ T... Loạn thị có thể là đơn thuần hoặc phối hợp với cận
thị hay viễn thị.
Lệch khúc xạ tức là một mắt cận còn mắt kia viễn hoặc cả hai mắt cùng cận hay
cùng viễn nhưng khác nhau về mức độ. Đôi khi là một mắt chính thị còn mắt kia là
cận thị đơn thuần, viễn thị đơn thuần hay cận loạn hoặc là viễn loạn.
Hậu quả không thể xem thường
Nhìn chung, mắt có tật khúc xạ là mắt có thị lực kém và trẻ thường biểu hiện bằng nheo mắt, nghiêng đầu, vẹo cổ khi nhìn, đôi khi có thể có nhức đầu, nhức mắt... Trong lớp học trẻ không nhìn rõ trên bảng, hay cúi đầu lại gần sách để nhìn cho rõ, hay chép nhầm bài, đọc nhầm chữ thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
Những trường hợp này cần được phát hiện sớm và gửi đi khám bác sĩ mắt để có
phương hướng điều trị thích hợp.
Ngoài ra trẻ phải tuân thủ đầy đủ chế độ vệ sinh học đường như tư thế ngồi học,
bàn ghế, bảng đen, ánh sáng phòng học, chế độ giải lao vui chơi và dinh dưỡng
hợp lý để không bị mắc phải cận thị học đường hoặc nếu có bị những tật khúc xạ
bẩm sinh thì cũng không bị nặng hơn.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Giảng lễ hôn phối :
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA. : Mt 16,24-28.
Sau khi Đức Giêsu được các môn đệ tuyên xưng rõ ràng Ngài là Đ61ng Thiên Sai :”Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa hằngsống”(Mt 16,16). Thì Ngài tiết lộ cho các ông biết Ngài đang tiến về Giêrusalem để chịu khổ nạn. Thánh Phêrô không thể nào chấp nhận được việc làm của Ngài nên nên sau khi quở trách Phêrô vì đã cản ngăn Ngài đi theo con đường thập giá, Đức Giêsu nói thêm rằng con đường ấy là con đường mà bất cứ ai muốn làm môn đệ Ngài đều phải đi theo:”Nếu ai muốn theo Thầy thì hãy từ bỏ mình và vác thập giá mình mà theo”(Mt 16,24).
“Nếu ai muốn theo Thầy…”: Chúa không ép ta theo Ngài, Chúa không buộc ta bỏ mình và vác thập gia. Ngài chỉ mời ta thôi và cho ta tự do. Nếu ta muốn theo thì hãy bỏ mình và vác thập giá, nếu không thì thôi.
Nhưng vì thương ta, nên Ngài cho biết những sự lợi hại : “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai đánh mất mạng sống mình vì Ta thì sẽ được sống”, và “Được lời lãi cả thế gian mà thiệt hại sự sống mình thì được ích gì”?
Chúa không bảo chúng ta đi tìm thập giá, nhưng là hãy vác lấy thập giá mình. Một cách nào đó, không ai có thể thoát khỏi thập giá trong cuộc sống (…). Đau khổ không phải là một đầy đọa mà con người phải gánh chịu, mà là một phương thế nên thánh. Mỗi người một thập giá, mỗi ngày một thập giá. Ai trong chúng ta cũng đang chịu một đau khổ nào đó. Ước gì khổ đau thanh luyện chúng ta để mỗi lúc được kết hợp với Chúa mật thiết hơn (Mỗi ngày một tin vui).
II. THẬP GIÁ TRONG CUỘC ĐỜI.
1. Ai cũng có thập giá.
Thập giá được hiểu là nhữngg đau khổ mà con người phải gánh chịu trong đời sống hằng ngày. Ai mà không có đau khổ ? Chỉ ai được hưởng hạnh phúc tuyệt đối rồi mới không còn đau khổ, mà hạnh phúc tuyệt đối này chỉ có trên thiên đàng.
Trong kinh Lạy Nữ Vương, ta thấy có tư tưởng coi thế gian là thung lũng nước mắt (vallum lacrimarum), là chốn khách đầy. Đức Phật Thích Ca gọi đời là “bể khổ”. Thi sĩ Nguyễn gia Thiều diễn tả tư tưởng ấy trong cái nhìn yếm thế về cuộc đời:
Trắng răng đến thuở bạc đầu,
Tử, sinh, kinh, cụ làm nau mấy lần.
(Cung oán)
Đức Giêsu cũng khuyên hãy chấp nhận đau khổ, nhưng phải bình tĩnh đừng lo lắng quá, hãy tin tưởng vào Chúa quan phòng bởi vi “Sự khốn khó ngày nào đủ cho ngày đó”.
2. Chấp nhận hay từ chối.
Đứng trước thập giá của cuộc đời, mỗi người có một thái độ : có người chấp nhận, có người từ chối. Người biết chấp nhận thì nhìn đời với con mắt lạc quan, không coi đời là bể khổ mà chỉ coi đời có những đau khổ cần phải vượt qua, đôi lúc coi đau khổ là cần thiết vì nó là lò luyện đức luyện tài :
Nếu phải đường đời bằng phảng cả,
Anh hùng ào kiệt có hơn ai.
(Phan bội Châu)
Hoặc :
Bốn mùa ví những xuân đi cả,
Góc núi ai hay sức lão tùng.
(Nguyễn công Trứ)
Còn những người không biết chấp nhận mà phải chịu đựng một cách miễn cưỡng thì họ nhìn đời với cặp mắt bi quan, chỉ biết than thân trách phận, chống trời chống người, . Họ không biết thoát ra hay sống chung với đau khổ mà chỉ than van như những người hiện sinh vô thần : Tại sao tôi sinh ra trong đau khổ, sống đau khổ rồi chết cũng đau khổ ? Không tìm ra được câu giải đáp nên họ kết luận : Đời là phi lý.
3. Cách vác thập giá.
Có hai cách vác thập giá : một là tự nguyện, hai là miễn cưỡng. Thái độ tự nguyện sẽ làm cho thập giá trở nên nhẹ nhàng, còn thái độ miễn cưỡng thì làm cho thập giá càng nặng thêm, mặc dầu thập giá đó đều bằng nhau.
Truyện : Hai cách vác thập giá.
Thầy Napoléon Almoint đã kể câu chuyện vui sau đây :
Một hôm, Chúa Giêsu hiện ra với hai trong số muôn vànmôn đệ của mình, và Ngài đưa họn đến một đầu đường, rồi trao cho mỗi người một cây thập giá giống nhau và nói :
- Mỗi người các con hãy vác lấy thập giá này đi đến cuối đường trước mặt, Thầy sẽ đợi các con ở đó.
Nói xong, Chúa biến đi. Hai đồ đệ bắt đầu vác lấy thập giá mình.
Người thứ nhất vác lấy thập giá mình cách nhẹ nhàng, chân rảo bước ngày càng nhanh, xem ra như không có vấn đề gì cản trỏ hay gây phiền phức cho anh cả. Nội trong ngày, anh đã đến cuối đường và gặp Chúa Giêsu đang chờ sẵn nơi đó.
Người thứ hai, mãi sang chiều ngày hôm sau mới đi trọn con đường. Có vẻ anh rất mệt mỏi, không còn vác nổi mà chỉ còn biết kéo lê cây thập giá. Thập giá của anh xem ra mỗi lúc một nặng thêm. Anh gần như kiệt sức. Vừa gặp Chúa, anh phàn nàn ngay :
- Chúa đối xử bất công quá. Chúa cho con cây thập giá rất nặng. Còn anh kia, Chúa cho cây thập giá nhẹ hơn, nên anh đã đến trước con từ lâu rồi.
Gương mặt vui tươi của Chúa bỗng trở nên nghiêm nghị. Chúa đáp :
- Này con, Ta không đối xử bất công đâu. Hai cây thập giá giống nhau và nặng bằng nhau. Con đừng trách thập giá nào nhẹ nó trở nên nặng là vì trong tâm hồn con. Ngay từ lúc đầu, trong suốt thời gian đi trên quãng đường Ta chỉ, con luôn luôn than phiền, trách móc, thập giá nặng, và càng than phiền, thì thập giá càng trở nên nặng nề. Người bạn đồng hành với con đã đến trước vì lúc nào trong tâm hồn cũng tràn đầy yêu thương. Thình yêu làm thập giá trở nên nhẹ nhàng (R. Veritsa, Aùnh sáng thế gian, tr 68-69).
III. NGHỆ THUẬT VÁC THẬP GIÁ.
1. Phải vui tươi lên.
Tôi phải vui cười, không phải vì”cuộc đời chẳng qua là trò phường chèo, không co chi là nghiêm trang, đến nỗi người hiền phải nhăn mày mà nghĩ ngợi” (Nguyễn văn Vĩnh).
Cũng không phải là “cười, kẻo chết đến mà chưa được cười”(La Bruỳere).
Tôi phải cười, vì đã có lời Chúa phán với tôi : Hãy vui lên, hãy hát lên”(Mt 5,12).
Và lời thánh Phaolô :”Hãy vui lên, hãy vui lên nữa”(Pl 4,4)
2. Tôi sẽ mỉm cười.
Một chị nữ tu nọ gặp nhiều thử thách, nào là va chạm trong cuộc sống chung đụng với chị em, nào là khi công việc không thành công liền bị phê bình chỉ trích thế này thế khác… Những thử thách ấy lắm lúc làm chị nản lòng thối chí. Nhưng sau những phút suy niệm Lời Chúa trước Chúa Giêsu Thánh Thể, chị đã quyết tâm sống can đảm, chị làm việc vì Chúa, chị tìm kiếm thánh ý Chúa, không sợ dư luận bàn tán vào ra. Chị chọn một câu châm ngôn rất đơn sơ:”Tôi sẽ mỉm cười”. Sáng vùa thức dậy, chị nói ngay:”Hôm nay tôi sẽ mỉm cười”. Trước mọi hoàn cảnh khó khăn, chị tự nhủ :”Tôi sẽ mỉm cười”. Từ đó công việc hóa ra nhẹ nhàng, mọi người chung quanh chị cũng được thoải mái vui tươi. Người nữ tu mỉm cười đó, chính là thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, quan thầy các xứ truyền giáo.
3. Ảnh hưởng của nụ cười.
Có một thanh niên đang đi trên đường phố, bỗng gặp thấy một thiếu nữ khá xinh đi ngược chiều. Không biết cô ấy đã nghĩ điều gì vui trong lòng mà tự nhiên cô nở một nụ cười thật tươ, đúng vào lúc chàng trai kia đi qua. Bốn mắt giao nhau. Chàng trai cảm thấy vui sướng vì nghĩ rằng người đẹp chú ý đến mình. Lòng chàng trai cảm thấy rộn ràng, sảng khoái. Chàng vừa bước đi vừa huýt sáo nho nhỏ…Về đến nhà, anh nhìn thấy sách vở của mình nằm lộn xộn trên bàn, bút viết mỗi nơi mỗi chiếc. Hai đứa em ngỗ nghịch đã phá phách lúc anh vắng nhà đấy mà ! Thường ngày thì nỗi đứa chắc đã nhận được một, hai cái tát tai rồi, nhưng hôm nay, vì đang vui, nên anh biết tự chủ, dằn được cơn nóng giận. Anh yên kặng xếp lại sách vở cho ngăn nắp.
Hai cậu em, thấy anh mình hôm nay tỏ vẻ nhịn nhục, nên hối hận> Chiều đó, hai cậu tự động học bài, làm bài, không chờ mẹ phải thúc giục như mọi ngày. Bà mẹ cũng ngạc nhiên khi thấy các con mình hôm nay ngoan quá, nên muốn nấu mon canh sao cho thật ngon để chiêu đãi cả nhà. Oâng bố mọi khi đi làm về thường hay cằn nhằn, hoặc lớn tiếng về những chuyện không đâu, như để bù trừ những nhọc nhằn vất vả phải gánh chịu suốt cả ngày. Nhưng hôm nay, khi bước vào nhà, nghe tiếng con trẻ học bài, nhìn sang thấy vợ vừa nhặt rau vừa tủm tỉm cươi, ông liền cảm thấy lòng thư thái, an vui. Buổi tối hôm ấy, mọi gnười đếu thấy bầu khí gia đình ấm áp, hạnh phúc, nhưng không ai biết tại sao.
Sáng hôm sau, hai cậu bé đi học. Đến lớp, thầy giáo hỏi câu nào hai cậu đều trả lời trôi chảy câu đó. Thầy giáo tỏ vẻ hài lòng, và bỗng nhiên, bài giảng của thầy hôm ấy thật là sôi nổi, hào hứng. Thỉnh thoảng, thầy còn thêm vào vài câu chuyện cụ thể làm ví dụ, nên cả lớp đều chăm chú lắng nghe, không còn ai ngủ gà ngủ gật như trước nữa. Bọn trẻ tự nhủ : thầy giáo dạy tận tâm như thế mà lâu nay chúng mình biếng nhác quá, làm phiền lòng thầy. Thôi, yư nay, chúng mình phải chăm chỉ hơn mới được. Thế là ngay chiều hôm ấy lại có thêm mấy chục gia đình cảm thấy bầu khí gia đình bỗng trở nên vui tươi hạnh phúc và rộn ràng vì tiếng trẻ học bài.
(Góp nhặt 4, tr 108).
Đọc xong câu chuyện này, chúng ta nhận thấy hạnh phúc gia đình và xã hội có thể được bắt nguồn từ một cử chỉ rất đơn sơ nhỏ bé như một nụ cười của một cô gái không quen bắt gặp trên đường phố. Một nụ cười tự nhiên mà còn có ảnh hưởng sâu rộng khó lường như thế, thì một nụ cười siêu nhiên sẽ có giá trị lớn biết bao ! Có lẽ chỉ kh nào vượt khỏi phạm trù thời gian và không gian, chúng ta mới thấy được hết hậu quả của nụ cười thấm nhuần tình thương Kitô giáo.
Người ta nói :”Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” thì biết rằng nụ cười đem đến cho người ta nhiều lợi ích như thế nào cả về phương diện thể xác, cả về phương diện tâm linh. Nếu chúng ta nở được một nụ cười trong lúc gặp đau khổ thì nụ cười ấy đáng giá biết bao trước mặt Thiên Chúa “Đấng làm cho tuổi xuân ta được vui tươi”. Khi gặp đau khổ trong gia đình, vợ chồng hãy cố nở một nụ cười như thánh nữ Têrêsa Hài đồng, thì chắc chắn sự đau khổ ấy sẽ được giảm đi hoặc biến mất.
Lm Giuse Đinh Lập Liễm
Giáo phận Đà Lạt
Bạn thân mến!
Hôm nay bạn thế nào? Tôi vừa gởi đến bạn nói cho bạn biết Tôi yêu bạn rất nhiều và lo lắng rất nhiều về bạn.
Tôi đã thấy bạn ngày hôm qua. Trong lúc bạn đang trò chuyện với bạn bè . Tôi đã chờ đợi suốt ngày, hy vọng bạn cũng muốn nói chuyện với Tôi như vậy. Cũng như đêm đã gần kề. Tôi đã cho bạn một buổi hoàng hôn để kết thúc một ngày. Và cho bạn một làn gió tươi mát để bạn được yên nghỉ và Tôi đã đợi chờ bạn nhưng bạn không đến .
Vâng! Điều đó làm cho tôi đau khổ - nhưng Tôi vẫn yêu bạn, bởi vì Tôi là người bạn thân của bạn.
Tối qua Tôi đã nhìn thấy bạn đang say sưa ngủ và Tôi ao ước muốn chạm đến vầng trán của bạn. Và Tôi đã tràn ánh trăng trên chiếc gối và trên gương mặt của bạn. Một lần Tôi đợi bạn, muốn chạy ào xuống để có thể cùng tâm sự cùng với bạn. Tôi có rất nhiều quà dành cho bạn! Bạn đã thức dậy trễ và vội vã đi làm. Dòng nước mắt của Tôi là những giọt mưa.
Hôm nay trông bạn rất buồn và lẻ loi. Điều đó làm trái tim Tôi đau nhói bởi vì Tôi thấu hiểu những gì bạn đang ấp ủ trong lòng. Cũng nhiều lần bạn đã làm Tôi thất vọng và làm tổn thương Tôi, nhưng Tôi vẫn yêu bạn.
À, nếu bạn chỉ lắng nghe lời Tôi, Tôi yêu bạn, Tôi đang cố gắng nói cho bạn biết, bầu trời xanh biếc và thảm cỏ xanh rì lặng im. Tôi thì thầm cái Tình Yêu đó qua những lá cây trên cành cây và hơi thở của Tình yêu những màu sắc của những bông hoa. Tôi gào thét to lên cái tình yêu đến với bạn như những dóng thác nước và Tôi đã chọn con chim hót lên những âm điệu nhạc Tình yêu. Tôi mặc cho bạn một vầng nắng ấm, tỏa hương thơm với những vị của thiên nhiên. Tình yêu của Tôi cho bạn sâu hơn cả đại dương và Tình yêu đó lớn hơn, cái điều lớn nhất mà bạn mong muốn hay cần trong tâm trí bạn. À! nếu bạn biết là Tôi muốn được dạo chơi và nói chuyện với bạn biết bao. Chúng ta có thể chung sống đời đời với nhau trên Thiên Đàng.
Tôi biết rằng cuộc sống rất khó khăn trên trái đất này Tôi biết chắc chắn là như thế! Và Tôi muốn giúp bạn, Tôi muốn bạn gặp được Cha Tôi. Cha Tôi cũng muốn giúp bạn. Chính Ngài luôn luôn hằng giúp đỡ bạn (Cha Tôi muốn giúp như vậy bạn biết chứ?)
Hãy gọi Tôi – Hãy hỏi Tôi – Và hãy nói với Tôi. Và! Làm ơn đừng quên Tôi. Tôi có rất nhiều điều để chia sẻ với bạn!
Được rồi, Tôi sẽ không làm phiền lòng bạn nữa. Bạn có tự do chọn Tôi, đó là điều quyết định của bạn. Tôi đã chọn bạn và bởi vì điều này Tôi sẽ đợi bạn bởi vì Tôi yêu bạn .
Thân thương
Giêsu
***
A Love Letter from Jesus
Dearly Beloved Friend:
How are you? I just had to send you this letter
to tell you how much
I love you and care for you.
I saw you yesterday as you were walk-
ing with your friends.
I waited all day, hoping you would walk
and talk with me also.
As evening drew near, I gave you a sunset to
close your day, and a cool breeze to rest you.
Then I waited, but you never came.
And yes, it hurt me, but I still love you
because I am your friend.
I saw you fall asleep last night,
and I longed to touch your brow, so
I spilled moonlight upon your pillow and your
face...Again I waited, wanting to rush down so
we could talk.
I have so many giftsfor you.
You awakened late this morning and rushed off
for the day.
My tears were in the rain. Today you looked
so sad, so alone.
It makes my heart ache because I understand.
My friends let me down and hurt me many times,
but I love you.
I try to tell you in the quiet green grass.
I whisper it in the leaves and trees,
and breathe it in the color of the flowers.
I shout it to you in the mountain streams,
and give the birds love songs to sing.
I clothe you with warm sun-
shine and perfume the air.
My love for you is deeper than the
oceans and bigger than the biggest want or
need you could ever have.
We will spend eternity in heaven.
I know how hard it is on earth.
Lang theo chiều tím sưu tầm